BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
TRẦN THỊ THANH HOA
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
TẠI HUYỆN ĐÔNG HƯNG, TỈNH THÁI BÌNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Hà Nội – Năm 2018
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
TRẦN THỊ THANH HOA
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
TẠI HUYỆN ĐÔNG HƯNG, TỈNH THÁI BÌNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Chuyên ngành: Quản lý Đất đai
Mã số: 8850103
97 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 389 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận văn Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Đông hưng, tỉnh Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
T.S. Lê Thị Kim Dung
Hà Nội – Năm 2018
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
Cán bộ hướng dẫn chính: T.S Lê Thị Kim Dung
Cán bộ chấm phản biện 1: T.S Nguyễn Tiến Sỹ
Cán bộ chấm phản biện 2: T.S Hoàng Xuân Phương
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại:
HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
Ngày ... tháng ... năm 20..
Tôi xin cam đoan:
Những kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là hoàn toàn
trung thực, của tôi, không vi phạm bất cứ điều gì trong luật sở hữu trí tuệ và
pháp luật Việt Nam. Nếu sai, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
(Ký và ghi rõ họ tên)
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập tại Trường Đại học Tài Nguyên và Môi Trường
Hà Nội, tôi đã nhận được nhiều sự quan tâm giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các
thầy cô giáo trong khoa Quản lý đất đai. Đặc biệt, trong quá trình hoàn thành
luận văn này sự cố gắng của bản thân tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình
của các thầy cô trong khoa.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn đến Ban giám hiệu nhà trường, khoa Quản
lý đất đai cùng các thầy cô giáo đã giảng dạy trong suốt quá trình học tập.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn đến cô giáo TS. Lê Thị Kim Dung đã trực
tiếp hướng dẫn để tôi hoàn thành luận văn này.
Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn tới các đồng chí lãnh đạo UBND và các
phòng, Ban huyện Đông Hưng đã nhiệt tình chỉ bảo, tạo điều kiện giúp đỡ tôi
làm quen với thực tế hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả bạn bè, người thân và gia đình đã giúp
đỡ e trong quá trình thực hiện đề tài.
Khóa luận tốt nghiệp sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, nên tôi
mong nhận được sự đóng góp chỉ bảo của các Thầy, các cô và các bạn để
khóa luận ngày càng hoàn thiện hơn, cũng như để tôi có thể vững bước hơn
trong chuyên môn sau này.
Em xin chân thành cảm ơn !
Thái Bình, Ngày tháng năm 2018
Tác giả
Trần Thị Thanh Hoa
THÔNG TIN LUẬN VĂN
Nội dung được trình bày gồm:
+ Họ và tên học viên: Trần Thị Thanh Hoa
+ Lớp: CH2B.QĐ Khoá: 2
+ Cán bộ hướng dẫn: T.S Lê Thị Kim Dung
+ Tên đề tài: Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Đông
Hưng, tỉnh Thái Bình.
+ Thông tin luận văn: trình bày những nội dung chính được nghiên cứu trong
luận văn và kết quả đạt được:
Mục tiêu nghiên cứu:
- Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn
huyện Đông Hưng.
- Đề xuất định hướng và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất
nông nghiệp trên địa bàn huyện.
Nội dung chính trong luận văn:
- Huyện Đông Hưng có vị trí trung chuyển giữa thành phố Thái Bình và
các huyện phía Bắc. Thị trấn Đông Hưng là trung tâm chính trị, kinh tế văn hoá
của huyện, cách thành phố Thái Bình 12 km, rất thuận lợi cho việc giao lưu phát
triển kinh tế - xã hội và trao đổi khoa học kỹ thuật công nghệ. Theo thống kê đất
đai tính đến 31/12/2017, huyện Đông Hưng có diện tích đất tự nhiên là 19930,23
ha, gồm 44 xã, thị trấn. Địa hình huyện Đông Hưng tương đối bằng phẳng,
sông ngòi chảy theo nhiều hướng. Cùng với sự khai thác tài nguyên đất đai
và xây dựng hệ thống đê điều từ lâu đời đã phân chia thành nhiều ô lớn nhỏ,
đê điều là ranh giới phân chia giữa các ô và sông. Phần đất ngoài đê có địa
hình cao thấp khác nhau. Phần đất trong đê tương đối bằng phẳng. Nhìn chung
điều kiện địa hình của Đông Hưng thuận lợi cho việc khai thác triệt để quỹ đất
đai, xây dựng cơ sở hạ tầng, bố trí khu dân cư, phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ
cấu cây trồng, tạo ra hệ sinh thái động, thực vật khá đa dạng, phong phú, thuận
lợi cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
- Sự hình thành và phân bố của các các loại hình sử dụng đất xuất phát từ
đặc điểm tự nhiên của huyện, tập quán sản xuất của nhân dân địa phương, từ yêu
cầu tiêu thụ sản phẩm, điều kiện kinh tế xã hội của huyện Hải Hậu và của tỉnh Nam
Định. Quá trình nghiên cứu xác định sự hình thành và phân bố của các loại hình sử
dụng đất huyện Đông Hưng, cụ thể bao gồm: LUT chuyên lúa, LUT 2 lúa – 1 màu,
LUT 2 màu – 1 lúa, LUT chuyên màu, LUT thủy sản.
- Xây dựng đơn vị bản đồ đất đai và phân hạng thích hợp đất đai của các
loại hình được lựa chọn
- Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất : hiệu quả kinh tế, hiệu
quả xã hội, hiệu quả môi trường.
- Đề xuất định hướng sử dụng đất trên địa bàn huyện Đông Hưng, tỉnh
Thái Bình và đưa ra một số giải pháp cụ thể như: giải pháp về thị trường tiêu
thụ sản phẩm, giải pháp tài chính, giải pháp chính sách, giải pháp về nguồn
nhân lực và khoa học kĩ thuật.
- Kết quả đánh giá thích hợp đất đai Đông Hưng đã xây dựng được
bản đồ đơn vị đất đai của huyện gồm 21 đơn vị đất đai. Kết quả phân hạng
thích hợp đất đai cho các LUT huyện Đông Hưng đã xác định được diện tích
thích hợp đất đai ở các mức S1, S2, S3, N cho các LUT.
- Qua đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện
tôi có những định hướng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Đông Hưng đến
năm 2020:Giữ ổn định các LUT chuyên lúa với kiểu sử dụng đất Lúa xuân –
lúa mùa và LUT chuyên rau màu với kiểu sử dụng đất Lạc – ngô – khoai tây
để đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn huyện và góp phần cung ứng gạo,
khoai tây cho thị trường trong tỉnh và các tỉnh lân cận.
DANH MỤC BẢNG
Bảng1. 1 : Phân hạng đất đai thích hợp .......................................................... 19
Bảng 2. 1: Số nông hộ được chọn điều tra theo các LUT huyện Đông Hưng 30
Bảng 3. 1 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Đông Hưng năm 2017 ... 48
Bảng 3. 2: Biến động sử dụng đất nông nghiệp huyện Đông Hưng ............... 50
Bảng 3. 3: Các loại hình sử dụng đất chính tại huyện Đông Hưng. ............... 54
Bảng 3. 4. Phân cấp và mã hoá các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai ..... 57
Bảng 3. 5: Phân cấp đất theo Loại đất ............................................................. 58
Bảng 3. 6: Phân cấp đất theo địa hình tương đối ............................................ 58
Bảng 3. 7 : Phân cấp đất theo thành phần cơ giới ........................................... 59
Bảng 3. 8: Phân cấp đất theo chế độ tưới ........................................................ 59
Bảng 3. 9: Phân cấp đất theo chế độ tiêu ........................................................ 60
Bảng 3. 10: Đặc điểm và tính chất đất đai của các đơn vị bản đồ đất đai ...... 60
Bảng 3. 11: Yêu cầu sử dụng đất và phân cấp thích hợp của các loại hình đất
được lựa chọn ................................................................................. 61
Bảng 3. 12: Phân hạng thích hợp đất đai đối với các loại hình sử dụng đất ....... 62
Bảng 3. 13: Kết quả điều tra năng suất một số cây trồng chính ..................... 64
Bảng 3. 14: Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất ........................... 64
Bảng 3. 15: Hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất ............................ 66
Bảng 3. 16: Bảng so sánh lượng thuốc bảo vệ thực vật .................................. 68
Bảng 3. 17: Các LUT được lựa chọn .............................................................. 71
Bảng 3. 18: Định hướng các loại hình sử dụng đât năm 2020 ........................ 72
DANH MỤC VIẾT TẮT
Danh mục Kí hiệu
Diện tích đất tự nhiên DTTN
Diện tích đất nông nghiệp DTĐNN
Tổ chức nông lương Liên hiệp quốc FAO
Tổng sản phẩm quốc nội GDP
Gía trị sản xuất GTSX
Gía trị gia tăng GTGT
Loại hình sử dụng đất LUT
Đơn vị đất đai LMU
Thành phần cơ giới TPCG
ủy ban nhân dân UBND
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
THÔNG TIN LUẬN VĂN
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC VIẾT TẮT
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU...................................................... 4
1.1. Cơ sở khoa học ....................................................................................... 4
1.1.1. Khái niệm sử dụng đất. ......................................................................... 4
1.1.2.Sử dụng đất bền vững ............................................................................ 7
1.1.3. Khái niệm về hiệu quả, các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng đất
nông nghiệp. .................................................................................................. 11
1.1.4. Đánh giá đất theo FAO ....................................................................... 17
1.2. Tình hình nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên thế
giới và ở Việt Nam. ...................................................................................... 20
1.2.1. Tình hình nghiên cứu về hiệu quả sử dụng đất trên thế giới .............. 20
1.2.2. Tình hình nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
ở Việt Nam .................................................................................................... 22
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 29
2.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 29
2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 29
2.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 29
2.3.1. Điều tra thu thập số liệu ...................................................................... 29
2.3.2. Phương pháp thống kê, tổng hợp và xử lý số liệu: ............................. 30
2.3.3. Phương pháp so sánh .......................................................................... 31
2.3.4. Phương pháp đánh giá hiệu quả sự dụng đất thông qua hệ thống
các chỉ tiêu kinh tế, xã hội và môi trường ..................................................... 31
2.3.5. Phương pháp khác ............................................................................... 32
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... 34
3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên- kinh tế xã hội của huyện Đông
Hưng ............................................................................................................. 34
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................... 34
3.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội ..................................................................... 40
3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên- kinh tế- xã hội ....................... 45
3.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông
Hưng ............................................................................................................. 46
3.2.1. Hiện trạng và biến động sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Đông
Hưng .............................................................................................................. 46
3.2.2. Hiện trạng các loại hình sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Đông
Hưng và mô tả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp ................................. 53
3.2.3. Xây dựng và mô tả các đơn vị bản đồ đơn vị đất đai huyện Đông
Hưng .............................................................................................................. 57
3.3. Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp trên
địa bàn huyện Đông Hưng.......................................................................... 63
3.3.1. Hệ thống cây trồng và các loại hình sử dụng đất nông nghiệp phổ
biến trên địa bàn huyện ................................................................................. 63
3.3.2 Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ...................................................... 63
3.4. Đề xuất định hướng và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng
đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông Hưng ..................................... 70
3.4.1. Lựa chọn các loại hình sử dụng đất nông nghiêp có hiệu quả ............ 70
3.4.2. Đề xuất định hướng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện
Đông Hưng .................................................................................................... 71
3.4.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp hiệu
quả. ................................................................................................................ 73
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................ 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 78
PHỤ LỤC ............................................................. Error! Bookmark not defined.
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt không thể thay thế trong
sản xuất nông nghiệp. Việc quản lý, sử dụng đất bền vững, tiết kiệm và thực
sự có hiệu quả kinh tế đã trở thành chiến lược quan trọng đối với sự tồn tại và
phát triển của xã hội bởi nhiều nguyên nhân: Tài nguyên đất có hạn, đất có
khả năng canh tác càng ít ỏi, áp lực dân số, sự phát triển đô thị hóa, công
nghiệp hóa và các hạ tầng kỹ thuật; do điều kiện tự nhiên và hoạt động tiêu
cực của con người dẫn tới đất bị ô nhiễm, thoái hoá, mất khả năng canh tác,
trong khi đó để phục hồi độ phì nhiêu cần thiết cho canh tác nông nghiệp phải
trải qua hàng trăm năm.
Việt Nam là một đất nước khoảng hơn 70% dân số sống bằng nông
nghiệp, nên ta càng thấy được tầm quan trọng của đất đai trong sản xuất nông
nghiệp. Với vai trò là tư liệu sản xuất, đất đai tham gia vào quá trình sản xuất
tạo ra của cải vật chất, đảm bảo nhu cầu của con người như ăn, ở, mặc....
Trước hết, đất canh tác cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người tồn
tại. Vì vậy, việc tổ chức sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả là nhiệm
vụ quan trọng hàng đầu đảm bảo cho nền nông nghiệp phát triển bền vững.
Cùng với thành phố Thái Bình , huyện Đông Hưng nằm giữa trung tâm tỉnh
Thái Bình, phía Đông giáp huyện Thái Thụy, phía Bắc giáp huyện Quỳnh Phụ,
phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Hưng Hà, phía Tây Nam giáp huyện Vũ Thư,
phía Nam giáp thành phố Thái Bình, phía Đông Nam giáp huyện Kiến Xương.
Con sông Trà Lý chảy men theo ranh giới phía Nam của huyện với các huyện
Vũ Thư và Kiến Xương. Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của
nền kinh tế - xã hội của huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình, nhu cầu sử dụng đất
trên địa bàn huyện ngày càng tăng làm nảy sinh các vấn đề liên quan đến đất
đai,đặc biệt là đất sản xuất nông nghiệp. Nếu chúng ta sử dụng đất không có
2
khoa học, không theo quy hoạch, kế hoạch sẽ làm cho đất bị cằn cỗi và bạc màu
dẫn đến những tác hại xấu đối với đời sống kinh tế xã hội.
Huyện Đông Hưng với diện tích tự nhiên khoảng 19.929,93 ha trong đó,
đất nông nghiệp chiếm 70,56 % tổng diện tích; là huyện có tiềm năng về đất
đai, sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng tương đối lớn (38,24%) trong cơ cấu
kinh tế của huyện.
Vì vậy, sử dụng đất sản xuất nông nghiệp hiệu quả có tầm quan trọng lớn
đối với sự phát triển của huyện. Tuy nhiên thực trạng cho sản xuất nông
nghiệp còn nhiều bất cập, chưa khai thác được đúng tiềm năng đất đai. Mặt khác
hiệu quả về kinh tế, xã hội, môi trường của các loại hình sử dụng đất mang lại
chưa được quan tâm, đánh giá đúng mức. Chính vì vậy việc đánh giá hiệu quả sử
dụng đất nông nghiệp nhằm đề xuất, định hướng sử dụng đất và các loại hình sử
dụng đất có hiệu quả là một việc làm rất cấp thiết hiện nay. Xuất phát từ những
vấn đề trên, tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử
dụng đất nông nghiệp huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình".
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn
huyện Đông Hưng
- Đề xuất định hướng và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất
nông nghiệp trên địa bàn huyện.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học
Dựa trên nghiên cứu của các nhà khoa học về hiệu quả sử dụng đất
nông nghiệp và sử dụng đất nông nghiệp bền vững cũng như đánh giá về các
loại hình sử dụng đất và những kết quả nghiên cứu thu thập được đưa ra được
những đánh giá khách quan nhất về tình hình sử dụng đất nông nghiệp và
những biện pháp sử dụng đất hiệu quả nhất tại huyện Đông Hưng.
3
- Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sở cho các nhà quản lý chỉ đạo và
điều hành sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông Hưng trong việc
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng hiệu quả, bền vững.
Các kết quả nghiên cứu có thế giúp địa phương chuyển đổi cơ cấu sử
dụng đất nông nghiệp phù hợp, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng
đất theo hướng phát triển bền vững, góp phần tăng thu nhập cho người sản
xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình
4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học
1.1.1. Khái niệm sử dụng đất.
- Đất được hình thành trong hàng triệu năm và là một trong những yếu
tố không thể thiếu cấu thành môi trường sống. Đất là nơi chứa đựng không
gian sống của con người và các loài sinh vật, là nơi cung cấp tài nguyên cần
thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người. Với đặc thù vô cùng
quý giá là có độ phì nhiêu, đất làm nhiệm vụ của một bà mẹ nuôi sống muôn
loài trên trái đất.
- Sử dụng đất là tác động vào đất đai nhằm đạt được hiệu quả mong
muốn. Sử dụng đất là các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp tạo ra các loại
hình sử dụng đất trên mỗi đơn vị bản đồ đất đai – LMU.
- Trong quá trình phát triển của xã hội loài người, con người đã biết tận
dụng và khai thác các tiềm năng của đất đai để sử dụng cho các mục đích
khác nhau. Sử dụng vào mục đích nông nghiệp, xây dựng cơ bản, khai thác
khoáng sản, làm nhà ở,Hay nói cách khác, loại sử dụng đất được hiểu khái
quát là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của một vùng đất cụ thể. Có
thể chia sử dụng đất thành các hình thức (kiểu) sử dụng đất như sau:
- Sử dụng đất trên cơ sở sản xuất trực tiếp (cây trồng, đồng cỏ và
rừng gỗ,).
- Sử dụng đất trên cơ sở sản xuất thứ yếu/gián tiếp (như là chăn nuôi).
- Sử dụng đất vì mục đích bảo vệ (chống suy thoái đất, bảo tồn đa dạng
hoá loài sinh vật, bảo vệ các loài quý hiếm).
- Sử dụng đất theo các chức năng đặc biệt như thuỷ lợi, đường giao
thông, đất khu dân cư, du lịch sinh thái, công nghiệp, khu an dưỡng,
Thông thường khi nghiên cứu sử dụng đất người ta thường phân tách
thành 3 loại như sau:
5
Loại hình sử dụng đất chính (Major Kind Of Land Use) Là sự phân nhỏ sử
dụng đất trong khu vực hoặc vùng nông – lâm nghiệp. Chủ yếu dựa trên cơ sở
sản xuất của các cây trồng hàng năm, lâu năm, lúa nước, đồng cỏ, khu giải trí
nghĩ ngơi, rừng, động vật hoang dã, bảo vệ nước, cải thiện đồng cỏ. Ví dụ như
cây hàng năm, cây lâu năm, trồng cỏ đại trà, trồng cỏ thâm canh,...
Loại hình sử dụng đất (Land Use Type – LUT) Là loại hình đặc biệt của
sử dụng đất được mô tả và phân loại một cách chi tiết. Có thể phân loại theo
thời gian sinh trưởng của cây trồng, phân loại theo nhóm sản phẩm, phân loại
chi tiết theo cây trồng và mùa vụ. Nói cách khác thì loại hình sử dụng đất là
một hoặc một nhóm cây trồng được bố trí sản xuất trong điều kiện tự nhiên,
kinh tế hiện hành.
Kiểu sử dụng đất (Land Utilization Type – LUT) Là bức tranh mô tả chi
tiết các loại sử dụng đất khi đánh giá ở cấp huyện, xã, nông trại, nông hộ. Đó
cũng có thể là hệ thống cây trồng hoặc luân canh cây trồng của LUT trên mỗi
LMU. LUT chuyên lúa: Lúa xuân – lúa mùa hoặc 1 vụ lúa.
1.1.1.a. Khái niệm đất nông nghiệp
Luật đất đai 2013 quy định, đất nông nghiệp là đất được xác định chủ
yếu để sử dụng vào sản xuất nông nghiệp như đất trồng cây hàng năm, đất
trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, đất nuôi
trồng thủy sản, đất làm muối hoặc nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp.
Trong nông nghiệp, đất đai vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao
động. Như vậy, đất đai không chỉ là chỗ đứng, chỗ tựa của lao động mà cung
cấp chất dinh dưỡng nuôi cây trồng và thông qua sự phát triển của trồng trọt
tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi phát triển. Với ý nghĩa đó, đất đai là tư liệu
sản xuất đặc biệt, là cơ sở tự nhiên sản sinh ra của cải vật chất cho xã hội. Ở
nước ta với hơn 70% dân số làm nông nghiệp nên vấn đề phát triển nông
nghiệp là mặt trận hàng đầu tạo cơ sở vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.[20]
6
1.1.1.b Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp
- Bảo vệ nghiêm ngặt đất nông nghiệp và đảm bảo an ninh lương thực
quốc gia
Nguyên tắc bảo vệ nghiêm ngặt diện tích đất trồng lúa với với trò an
ninh lương thực quốc gia :
“Nhà nước có chính sách bảo vệ đất chuyên trồng lúa nước, hạn chế
chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích phi nông
nghiệp. Trường hợp cần thiết phải chuyển một phần diện tích đất chuyên
trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích khác thì nhà nước có biện pháp bổ
sung diện tích đất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất chuyên trồng lúa nước.
Nhà nước có chính sách hỗ trợ, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, áp dụng
khoa học và và công nghệ hiện đại cho vùng quy hoạch chuyên trồng lúa
nước có năng suất, chất lượng cao. Người sử dụng đất chuyên trồng lúa nước
có trách nhiệm cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của đất; không được chuyển sang
sử dụng vào mục đích trồng cây lâu năm, trồng rừng, nuôi trồng thủy sản và
vào mục đích phi nông nghiệp nếu không được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cho phép”.
- Sử dụng đất nông nghiệp linh hoạt, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững.
Sử dụng linh hoạt đất nông nghiệp có nghĩa là có thể chuyển đổi việc sử
dụng đất vào nhiều mục đích sản xuất khác nhau phù hợp với điều kiện và cơ
hội sản xuất khác nhau nhằm đa dạng hóa cây trồng.Việc sử dụng đất linh
hoạt cho phép nông dân có thể ứng xử với các tín hiệu thị trường như là giá cả
của các yếu tố đầu vào và đầu ra. Nông dân sẽ có lợi nhiều khi sử dụng đất
linh hoạt và sẽ giúp họ giảm thiểu rủi ro, đồng thời tiết kiệm chi phí, giảm
thiểu tổn thất và do đó tăng thu nhập cho họ. Đất đai đối với mỗi quốc gia là
có hạn, đặc biệt trong tiến trình công nghiêp hóa hiện đại hóa đất nước, đất
nông nghiệp đang dần bị thu hẹp lại. Cùng với đó, việc sử dụng đất bền vững,
tiết kiệm và có hiệu quả là mối quan tâm đặc biệt của nước ta.
7
1.1.2.Sử dụng đất bền vững
1.1.2.a.. Quan điểm sử dụng đất bền vững
- Nông nghiệp bền vững là một nền nông nghiệp: Về kinh tế đảm bảo
được hiệu quả cao và lâu bền. Về xã hội không tạo khoảng cách lớn giữa giàu
nghèo, không làm bần cùng hóa nông dân và gây ra những tệ nạn xã hội
nghiêm trọng. Về tài nguyên môi trường không làm cạn kiệt tài nguyên,
không làm suy thoái và hủy hoại môi trường. Về văn hóa quan tâm đến việc
bảo tồn và phát huy bản sắc nền văn hóa dân tộc.
- Hệ thống nông nghiệp bền vững là hệ thống quản lý thành công các
nguồn lợi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, để thõa mãn những nhu cầu của
con người, trong khi duy trì hoặc nâng cao chất lượng môi trường và bảo vệ
các nguồn lợi thiên nhiên. Hệ thống đó bao gồm sự quản lý, bảo vệ các nguồn
lợi thiên nhiên một cách hợp lý nhất và phải có phương hướng thay đổi công
nghệ và thể chế để đảm bảo duy trì và thõa mãn liên tục những nhu cầu của
con người ở hiện tại và trong tương lai. Sự phát triển như vậy phải gắn liền
với việc bảo vệ đất, nước, các nguồn gen cây trồng, vật nuôi và đảm bảo lợi
ích kinh tế và sự chấp nhận xã hội.
- Eckert and Breitchuh (1994) cho rằng, nông nghiệp bền vững là sự
quản lý và sử dụng hệ sinh thái nông nghiệp bằng cách duy trì tính đa dạng
sinh học, năng suất, khả năng tái sinh và hoạt động của nó, để nó có thể hoàn
thành những chức năng kinh tế, xã hội và sinh thái ở hiện tại và trong tương
lai trên phạm vi địa phương, quốc gia và toàn cầu, mà không làm tổn hại đến
các hệ sinh thái khác.[16]
1.1.2.b. Phát triển bền vững
Khái niệm “Phát triển bền vững” xuất hiện trong phong trào bảo vệ môi
trường từ những năm đầu thập niên 70 của thế kỷ XX.
8
Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển (WCED, 1986), đã đề xuất
“Chương trình tương lai của chúng ta”. Sau đó, Hội nghị Olympic thế giới
(thể thao và môi trường) (1992), đã đưa ra “Chương trình nghị sự 21”. Hai
chương trình này đều định nghĩa: “Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng
các nhu cầu hiện tại mà không làm thương tổn đến khả năng đáp ứng nhu cầu
của các thế hệ tương lai”.
Hội đồng Liên Hợp Quốc trong Hội nghị Rio de Janeiro về môi trường
và phát triển (1992), có 182 nước tham gia đã thông qua bản tuyên bố Rio de
Janeiro về môi trường và phát triển. Bản tuyên bố này đã đưa ra 27 nguyên
tắc cho sự phát triển và bảo vệ môi trường.
Hội đồng Liên Hợp Quốc trong Hội nghị về phát triển bền vững (2002),
đã thông qua bản tuyên bố “Johannesburg”. Trong bản tuyên bố này đã nêu,
phát triển bền vững là có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa 3 mặt
của sự phát triển gồm: phát triển kinh tế (nhất là tăng trưởng kinh tế), phát
triển xã hội (nhất là thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo
và giải quyết việc làm) và bảo vệ môi trường (nhất là xử lý, khắc phục ô
nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; phòng chống cháy và
chặt phá rừng; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên,
bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường sống).
FAO (1991) và FAO (1993), đề xuất “Phát triển bền vững là quản lý và
bảo vệ nguồn lực tự nhiên, định hướng sự thay đổi công nghệ, thể chế, nhằm
đảm bảo và đáp ứng các nhu cầu ngày càng tăng của con người trong các thế
hệ hiện tại và tương lai” [31,33]
1.1.2.c. Sử dụng đất nông nghiệp theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững
- Theo quan điểm sinh thái
Trước hết cần hiểu rõ khái niệm hệ sinh thái. Có nhiều định nghĩa khác
nhau về hệ sinh thái. Odum (1971) đã định nghĩa hệ sinh thái là “ một cấu trúc
9
và chức năng của tự nhiên”. Ehrlich và Roughgarden (1987) cho rằng hệ sinh
thái là “mối quan hệ giữa các tổ chức và môi trường sinh học và vật chất của
chúng”. Như vậy, sinh thái đề cập đến tính chất tự nhiên, vốn có của một hệ
thống cân bằng giữa các yếu tố sự sống và môi trường tự nhiên tồn tại trên trái
đất của chúng ta. [33]
Theo Miguel A. Altieri (2001), nông nghiệp sinh thái là một khoa học
nông nghiệp sử dụng lý thuyết sinh thái để nghiên cứu, thiết kế, quản lý và
đánh giá hệ thống nông nghiệp đạt được năng suất và đảm bảo duy trì, tái tạo
nguồn lực.[32]
Nông nghiệp sinh thái nghiên cứu và đánh giá hệ thống nông nghiệp từ
ba khía cạnh sinh thái, kinh tế và xã hội để nhằm đạt được ba mục tiêu: môi
trường (trong sạch, không ô nhiễm), kinh tế (năng suất - chất lượng - hiệu
quả) và xã hội (xoá đói giảm nghèo - tạo việc làm - công bằng xã hội). Để đạt
được các mục tiêu trên, nông nghiệp sinh thái dựa vào nền tảng khoa học của
sự phát triển bền vững trong đó sự tương tác giữa các yếu tố trong hệ thống
của nó hướng tới việc duy trì mối quan hệ cân bằng, bền vững của các yếu tố
trong hệ sinh thái bao gồm những cơ thể sống của con người, cây trồng, vật
nuôi và các yếu tố môi trường tự nhiên như đất đai, thời tiết, khí hậu, nước,
năng lượng
Sử dụng đất theo quan điểm sinh thái phát triển lâu bền là cơ sở vật chất
tất yếu của sản xuất nông nghiệp bền vững cho mọi quốc gia. Nền nông
nghiệp sinh thái học là một nền nông nghiệp không loại trừ phân bón hóa học,
thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích sinh trưởng mà sử dụng chúng một
cách hợp lý hơn, có hiệu quả hơn, tránh ô nhiễm môi trường. Phải biết chắt
lọc, phát huy thế mạnh, tính ưu việt của từng nền nông nghiệp và kiên quyết
loại bỏ những tồn tại của chúng. Nền nông nghiệp sinh thái phải tuân thủ theo
các nguyên tắc: Không phá hoại môi trường, đảm bảo năng suất ổn định, đảm
10
bảo khả năng thực thi, không phụ thuộc vào bên ngoài, ít phụ thuộc vào hàng
nhập ngoại.
- Theo quan điểm phát triển bền vững
Mục đích của nông nghiệp bền vững là kiến tạo một hệ thống nông nghiệp
bền vững về mặt sinh thái, có tiềm lực về mặt kinh tế, có khả năng thoả mãn
những nhu cầu ngày càng tăng của con người mà không làm suy thoái đất,
không làm ô nhiễm môi trường trên cơ sở sử dụng hợp lý tài nguyên.
Nhóm tư vấn về nghiên cứu nông nghiệp quốc tế TAC/CGIAR (1989), cho
rằng “Nông nghiệp bền vững là sự quản lý thành công nguồn nhân lực cho nông
nghiệp, để thỏa mãn các nhu cầu thay đổi của con người, trong khi vẫn giữ vững
hoặc nâng cao được chất lượng môi trường và bảo tồn các nguồn tài nguyên
thiên nhiên”
FAO (1991) và FAO (1993), định nghĩa “Phát triển bền vững trong lĩnh
vực nông lâm ngư là bảo tồn đất đai, nguồn nước, các nguồn di truyền động thực
vật, môi trường không suy thoái, kỹ thuật phù hợp, kinh tế phát triển và xã hội
chấp nhận được”. [33,35]
Theo nghiên cứu nông nghiệp Hội nghị ở New Delhi Ấn Độ về quản lý
nông nghiệp bền vững (Baier, 1990), “Hệ thống nông nghiệp bền vững là hệ
thống có hiệu quả kinh tế, đáp ứng nhu cầu xã hội về an ninh lương thực,
đồng thời giữ gìn, cải thiện tài nguyên thiên nhiên và chất lượng của môi
trường sống cho đời sau” [28]
Croson P. và Anderson J.R (1993), đã định nghĩa “Một hệ thống nông
nghiệp bền vững phải đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về ăn và mặc
thích hợp; có hiệu quả kinh tế, môi trường và xã hội; gắn với việc tăng phúc
lợi trên đầu người”. [30]
Tại Việt Nam, theo ý kiến của Đào Châu Thu và Nguyễn Khang (1998)
việc sử dụng đất bền vững dựa trên các nguyên tắc: Duy trì hoặc nâng cao các
hoạt động sản xuất; Giảm mức độ rủi ro đối với sản xuất; Bảo vệ tiềm năng
11
của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, chống lại sự thoái hóa chất lượng đất và
nước; Khả thi về mặt kinh tế; Được xã hội chấp nhận và được thể hiện trong 3
yêu cầu sau :
- Bền vững về mặt kinh tế: cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao và được
thị trường chấp nhận.
- B...ây công nghiệp, cây ăn quả... ở nhiều địa phương khác như của Đỗ
Nguyên Hải, Thái Phiên [2,6]
* Nhận xét chung :
Đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến khái niệm, định nghĩa
về đất. Có quan điểm cho rằng: “Đất là một vật thể thiên nhiên cấu tạo độc lập
lâu đời do kết quả quá trình hoạt động tổng hợp của 5 yếu tố hình thành đất,
đó là: sinh vật, đá mẹ, khí hậu, địa hình và thời gian”.
Quan điểm sử dụng đất bền vững là khái niệm được người ta nói đến
nhiều sau năm 1970 và ngày càng có tính thuyết phục. Sử dụng các nguồn tài
nguyên có hiệu quả cao trong sản xuất để đảm bảo phát triển một nền nông
nghiệp bề vững là xu thế tất yếu đối với các nước trên thế giới. Khi đánh giá
hiệu quả sử dụng đất, người ta thường đánh giá trên ba khía cạnh: hiệu quả về
kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường.
Một số các kết quả nghiên cứu về đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp trên thế giới tác giả tham khảo và áp dụng trong đề tài nghiên cứu như:
28
Quan điểm đánh giá hiệu quả sử dụng đất của Liên Xô, Hoa Kỳ và quan điểm
đánhngiá hiệu quả sử dụng đất theo FAO. Các công trình nghiên cứu tại Việt
Nam về nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cứu đánh giá đất đai, mức độ thích
hợp đất đai của các loại hình sử dụng đất ở các cấp từ toàn quốc đến vùng,
tỉnh, huyện của tất cả cáctác giả đếu cho thấy sự nhất quán, thống nhất theo
phương pháp đánh giá đất đai của FAO. Đây chính là bước lựa chọn và phân
cấp các chỉ tiêu phân hạng đất thích hợp trong điều kiện của Việt Nam. Phần
lớn các tác giả của các chương trình đánh giá đất đai đều lấy yếu tố đơn vị đất
đai hoặc tính chất đất đai làm cơ sở để xếp hạng và phân cấp chỉ tiêu cho đánh
giá mức độ thích hợp đất đai của các loại hình sử dụng đất.
29
CHƯƠNG 2:
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Toàn bộ diện tích đất nông nghiệp, người sử dụng đất và các loại hình sử
dụng đất trên địa bàn huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và chính sách có ảnh
hưởng đến sử dụng đất nông nghiệp của địa phương.
- Tình hình quản lý và sử dụng đất nông nghiệp của huyện Đông Hưng
- Xác định thực trạng các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu.
- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất định hướng và
giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Điều tra thu thập số liệu
- Điều tra thu thập số liệu thứ cấp và kế thừa có chọn lọc
Thu thập các nhóm số liệu, tài liệu về: điều kiện tự nhiên tài nguyên
thiên nhiên, môi trường; về kinh tế xã hội. Các số liệu thống kê cụ thể về: dân
số, bình quân diện tích tự nhiên, diện tích canh tác, tình hình sử dụng đất,
năng suất, sản lượng của các loại cây trồng, vật nuôi, bình quân thu nhập của
nông dân; Các hoạt động sản xuất và thực tiễn đầu tư; Điều kiện kinh tế: khả
năng vốn, các yếu tố đầu tư, thu nhập; Điều kiện xã hội; quyền sở hữu đất
đai, cơ sở pháp lý; Tình hình phát triển kinh tế của các ngành trong huyện;
Mục tiêu phát triển và chính sách; các tài liệu và số liệu khác. Các tài liệu, số
liệu nói trên được thu thập tại các phòng ban trực thuộc ủy ban nhân dân
huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.
- Điều tra thu thập số liệu sơ cấp
Điều tra thu thập tài liệu và số liệu để phục vụ cho đánh giá hiệu quả
30
kinh tế, xã hội của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bằng phương pháp
phỏng vấn trực tiếp nông dân và cán bộ địa phương về tình hình sử dụng đất,
những thuận lợi và khó khăn trong quá trình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
theo mẫu phiếu điều tra.
Sử dụng phương pháp ngẫu nhiên để chọn mẫu nông hộ điều tra đảm bảo
các nguyên tắc sau:
+ Đảm bảo tính đại diện cao nhất: Nông hộ được chọn để điều tra, phải là
những hộ đại diện chung cho từng LUT, trên từng đơn vị đất về trình độ canh tác,
khả năng đầu tư, v.v...
+ Điều tra theo đơn vị đất: Năng suất, chất lượng sản phẩm, chế độ canh tác,
sự phân bố cây trồng và nuôi trồng thủy sản phụ thuộc chặt chẽ vào đặc tính, tính
chất của từng đơn vị đất. Mỗi đơn vị đất có mức độ phù hợp với cây trồng, nhóm
cây trồng, các loại thủy sản khác nhau.
+ Điều tra theo quy mô diện tích các LUT: Căn cứ vào diện tích của từng
LUT trên từng đơn vị đất để xác định đơn vị diện tích cho phù hợp.
+ Điều tra theo số lượng các kiểu sử dụng đất của từng LUT: LUT có nhiều
kiểu sử dụng đất thì số hộ điều tra lớn và ngược lại.
Bảng 2. 1 Số nông hộ được chọn điều tra theo các LUT huyện Đông Hưng
TT LUT Số hộ (hộ)
1 2 vụ lúa 50
2 2 lúa 1 màu 27
3 2 màu 1 lúa 19
4 Chuyên màu 25
6 Chuyên NTTS 5
Tổng 126
2.3.2. Phương pháp thống kê, tổng hợp và xử lý số liệu:
+ Căn cứ vào các tài liệu, số liệu đã thu thập được tiến hành thống kê, xử
lý các tài liệu, số liệu đã thu thập được.
31
+ Thu thập tài liệu liên quan đến đề tài, đánh giá, phân tích và tổng hợp
thông tin trong các tài liệu đó nhằm chỉ ra những vấn đề tích cực, tiêu cực để từ đó
đề xuất các biện pháp giải quyết và những vấn đề cần khuyến khích, phát huy.
2.3.3. Phương pháp so sánh
Phương pháp này nhằm so sánh một số kết quả về tình hình sử dụng đất,
biến động đất đai, hiệu quả của các kiểu sử dụng đất trong vùng nghiên cứu.
Cụ thể là so sánh các chỉ tiêu sau: Hiện trạng và biến động đất đai, hiệu quả
về kinh tế, xã hội và môi trường của các kiểu sử dụng đất, cụ thể là hiệu quả
kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường.
2.3.4. Phương pháp đánh giá hiệu quả sự dụng đất thông qua hệ thống các
chỉ tiêu kinh tế, xã hội và môi trường
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất của các LUT phổ biến thông qua các chỉ
tiêu định tính và định lượng gồm: Hiệu quả kinh tế: tổng giá trị sản xuất, chi
phí trung gian, giá trị gia tăng tính trên 1 ha, giá trị sản xuất/1 công lao động,
giá trị gia tăng/1 công lao động.
- Tổng giá trị sản xuất (GTSX): Là toàn bộ sản phẩm thu được quy ra
tiền theo giá thị trường trên 1 ha đất canh tác.
- Chi phí trung gian (CPTG): Là toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên
và dịch vụ quy ra theo giá thị trường.
- Giá trị gia tăng (GTGT): Là phần giá trị tăng thêm của người lao động
khi sản xuất trên một đơn vị diện tích cho một công thức luân canh.
GTGT = GTSX - CPTG
- Giá trị ngày công: Là phần thu nhập thuần túy của người sản xuất trong
một ngày lao động khi sản xuất trên một đơn vị diện tích cho một công thức
luân canh.
- Tỷ suất lợi ích/chi phí (lần) = GTGT/CPTG
Hiệu quả xã hội: khả năng thu hút lao động (công/1 ha); khả năng cung
32
cấp lương thực, thực phẩm; phù hợp với năng lực của nông hộ về đất đai,
nguồn vốn, kỹ thuật, nhu cầu xã hội, mức độ phù hợp với phong tục, tập quán
canh tác, v.v...
Hiệu quả môi trường: đánh giá hiệu quả môi trường thông qua các chỉ tiêu:
- Nguy cơ ô nhiễm đất sản xuất nông nghiệp do nguồn gốc tự nhiên;
- Nguy cơ ô nhiễm đất sản xuất nông nghiệp do nguồn gốc nhân tạo (ảnh
hưởng của việc sử dụng phân bón; Ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật thông qua việc đánh giá chất lượng đất (độ phì nhiêu đất) thông qua
các chỉ tiêu pHH20, pHKCl, Na+, K+, Ca2+, Mg2+, OC %, N %, P2O5 %, K2O
%,P2O5 dễ tiêu, K2O dễ tiêu; BS, EC, Cl-.
- Nguy cơ gây ô nhiễm hoặc phú dưỡng nguồn nước tưới trong sản xuất
nông nghiệp. Nguy cơ mặn hoá do phương thức sản xuất nông nghiệp
2.3.5. Phương pháp khác
- Phương pháp chuyên gia
Lấy ý kiến chuyên gia về nông nghiệp, thuỷ nông, kinh tế, thống kê
của địa phương trong quá trình xây dựng bản đồ các bản đồ đơn tính gồm:
bản đồ tưới, tiêu, bản đồ địa hình tương đối v.v... phục vụ việc xây dựng bản
đồ đơn vị đất đai.
Tham vấn ý kiến các chuyên gia uy tín thuộc lĩnh vực chuyên môn
trong việc các xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp nghiên cứu phù hợp,
xác định các yêu cầu sử dụng đất của các LUT được lựa chọn, xác định trọng
số các yếu tố của bản đồ đơn vị đất đai phục vụ việc phân hạng thích hợp đất
đai, các tiêu chí đánh giá tính bền vững các LUT, v.v... trên cơ sở khoa học và
thực tiễn tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp và dự báo
Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp để dự báo về các nội dung
cần xác định gồm: dân số, số hộ, nhu cầu đảm bảo an ninh lương thực, thực
33
phẩm, nhu cầu sử dụng đất cho các mục đích và xu hướng phát triển kinh tế -
xã hội, khả năng cân đối quỹ đất sản xuất nông nghiệp, khả năng biến đổi của
các điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp trong vòng 10
năm tới và xa hơn và dựa trên sở các kết quả nghiên cứu đề tài làm cơ sở đề
xuất sử dụng đất nông nghiệp huyện Hải Hậu trong tương lai đạt hiệu quả cao
và bền vững.
- Phương pháp minh họa trên bản đồ
Sử dụng phần mềm Mapinfo để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai
được tạo nên từ các bản đồ đơn tính bao gồm: : Bản đồ thành phần cơ giới;
Bản đồ địa hình tương đối; Bản đồ chế độ tiêu; Bản đồ chế độ tưới.
34
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên- kinh tế xã hội của huyện Đông Hưng
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.a. Vị trí địa lý
- Huyện Đông Hưng nằm ở phía bắc thành phố Thái Bình có vị trí địa lý
như sau:
Phía Bắc giáp huyện Quỳnh Phụ;
Phía Đông giáp huyện Thái Thuỵ;
Phía Tây giáp huyện Hưng Hà;
Phía Đông Nam và Nam giáp huyện Vũ Thư, Thành Phố Thái Bình và huyện
Kiến Xương.
Huyện Đông Hưng có vị trí trung chuyển giữa thành phố Thái Bình và các
huyện phía Bắc. Thị trấn Đông Hưng là trung tâm chính trị, kinh tế văn hoá của
huyện, cách thành phố Thái Bình 12 km, rất thuận lợi cho việc giao lưu phát
triển kinh tế - xã hội và trao đổi khoa học kỹ thuật công nghệ. Theo thống kê đất
đai tính đến 31/12/2017, huyện Đông Hưng có diện tích đất tự nhiên là 19930,23
ha, gồm 44 xã, thị trấn.
3.1.1.b. Địa hình, địa mạo
Địa hình huyện Đông Hưng tương đối bằng phẳng, sông ngòi chảy theo
nhiều hướng. Cùng với sự khai thác tài nguyên đất đai và xây dựng hệ thống
đê điều từ lâu đời đã phân chia thành nhiều ô lớn nhỏ, đê điều là ranh giới
phân chia giữa các ô và sông. Phần đất ngoài đê có địa hình cao thấp khác
nhau. Phần đất trong đê tương đối bằng phẳng. Nhìn chung điều kiện địa hình
của Đông Hưng thuận lợi cho việc khai thác triệt để quỹ đất đai, xây dựng cơ sở
hạ tầng, bố trí khu dân cư, phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo
ra hệ sinh thái động, thực vật khá đa dạng, phong phú, thuận lợi cho việc xây
dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
35
3.1.1.c. Khí hậu
Khí hậu huyện Đông Hưng mang tính chất chung của khí hậu đồng bằng
Bắc Bộ là khí hậu chí tuyến gió mùa ẩm có bốn mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông),
mùa đông khô do tác động của gió mùa đông bắc.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23-24oC, số tháng có nhiệt độ
trung bình lớn hơn 20oC từ 8-9 tháng. Mùa đông, nhiệt độ trung bình là 18,9 oC,
tháng lạnh nhất là tháng 1 và tháng 2. Mùa hạ, nhiệt độ trung bình là 27oC, tháng
nóng nhất là tháng 7 và tháng 8. Tổng tích ôn nhiệt từ 8.550-8.650oC/năm.
- Độ ẩm: Độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình năm 80-85%, giữa
tháng có độ ẩm lớn nhất và nhỏ nhất không chênh lệch nhiều, tháng có độ ẩm
cao nhất là 90% (tháng 3), thấp nhất là 81% (tháng 11).
- Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình trong năm từ 1.700- 1.800 mm,
phân bố tương đối đồng đều trên toàn bộ lãnh thổ của huyện. Lượng mưa
phân bổ không đều trong năm, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa
chiếm gần 80% lượng mưa cả năm, các tháng mưa nhiều là tháng 7, 8, 9. Do
lượng mưa nhiều, tập trung nên gây ngập úng, làm thiệt hại cho sản xuất nông
nghiệp, nhất là khi mưa lớn kết hợp với triều cường, nước sông lên cao. Mùa
khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chiếm 20% lượng mưa cả
năm. Các tháng ít mưa nhất là tháng 12, 1, 2, có tháng hầu như không có mưa.
Tuy nhiên, có những năm mưa muộn ảnh hưởng đến việc gieo trồng cây vụ
đông và mưa sớm ảnh hưởng đến thu hoạch vụ chiêm xuân.
- Nắng: Hàng năm trung bình có tới 250 ngày nắng, tổng số giờ nắng từ 1650-
1700 giờ. Vụ hè thu có số giờ nắng cao khoảng 1.100-1.200 giờ, chiếm 70% số giờ
nắng trong năm.
- Gió: Hướng gió thịnh hành thay đổi theo mùa, tốc độ gió trung bình cả
năm là 2- 2,3 m/s. Mùa đông hướng gió thịnh hành là gió đông bắc với tần suất
60-70%, tốc độ gió trung bình 2,4 -2,6 m/s, những tháng cuối mùa đông, gió có
36
xu hướng chuyển dần về phía đông. Mùa hè hướng gió thịnh hành là gió đông
nam, với tần suất 50 -70%, tốc độ gió trung bình 1,9 -2,2 m/s, tốc độ gió cực đại
(khi có bão) là 40 m/s, đầu mùa hạ thường xuất hiện các đợt gió tây khô nóng
gây tác động xấu đến cây trồng.
- Bão: Do nằm trong vùng Vịnh Bắc Bộ, mùa bão tại huyện Đông Hưng từ
tháng 7 đến tháng 9, cực đại vào tháng 8, nên hàng năm thường chịu ảnh hưởng
của bão hoặc áp thấp nhiệt đới, bình quân từ 2-3 cơn/năm. Nhìn chung khí hậu
Đông Hưng rất thuận lợi cho môi trường sống của con người, sự phát triển của hệ
sinh thái động, thực vật.
3.1.1.d. Thủy văn
- Hệ thống sông ngòi: huyện Đông Hưng thuộc Đồng bằng châu thổ Sông
Hồng có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm nên nguồn nước của huyện rất
phong phú nhưng biến đổi theo mùa và chịu ảnh hưởng của thuỷ triều sông. Mật
độ hệ thống sông ngòi huyện Đông Hưng chưa đủ để tiêu hết lượng nước dư
thừa trong mùa mưa lũ, khiến cho một số nơi có vùng úng ngập tạm thời. Có 4
sông lớn chảy qua huyện là Trà Lý, Tiên Hưng, Sa Lung, Thống Nhất với chiều
dài khoảng 82,5 km. Hệ thống đê dài khoảng 23,5 km.
- Thuỷ triều: Chế độ thuỷ văn của huyện Đông Hưng phụ thuộc vào chế độ
của sông. Ảnh hưởng của chế độ thuỷ văn tác động đến hướng chảy của sông
ngòi và độ cao thấp của mực nước sông vào lúc triều cường và triều ròng. Điều
này ảnh hưởng đến giao thông và việc đóng mở cống tưới tiêu. Thông qua hệ
thống sông ngòi, kênh mương, chế độ nhật triều đã tạo nên sự bồi tụ phù sa màu
mỡ, đồng thời đáp ứng đủ nước tưới tiêu cho toàn bộ diện tích đất canh tác.
3.1.1.e Tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên đất
Đất huyện Đông Hưng thuộc loại phù sa trẻ do hệ thống sông Hồng bồi
tụ. Tầng đất nông nghiệp dày 60-80 cm, nằm trên xác sú vẹt, vỏ sò, vỏ hến,
tầng canh tác dày 13 - 15 cm.
37
Theo nguồn gốc phát sinh, đất đai của huyện Đông Hưng được chia làm 2
nhóm chính:
+ Đất phèn (S): Đất phèn của huyện thuộc loại đất phèn trung bình và ít,
chiếm tỷ lệ diện tích nhỏ, tập trung ở các xã phía đông của huyện.
+ Đất phù sa: Gồm đất ngoài đê được bồi tụ thường xuyên và trong đê
không được bồi tụ do đó biến đổi theo hướng glây hoá, loang lổ đỏ vàng, glây ở
địa hình thấp, loang lổ đỏ vàng ở địa hình cao. Với đất phù sa hầu như độ phì
nhiêu thực tế được thể hiện rõ qua thâm canh khai thác. Do bồi tụ của hệ thống
sông Trà Lý hoặc 2 hệ phủ lên nhau nên chia thành nhiều loại, cơ bản chia thành
7 loại sau:
Đất phù sa không bồi tụ, không glây hoặc glây yếu của sông Trà Lý (Ph).
Đất phù sa không bồi tụ, không glây hoặc glây yếu phủ trên nền phù sa
của sông Trà Lý, sông Tiên Hưng (Pht).
Đất phù sa không được bồi tụ, không glây hoặc glây yếu của sông Trà
Lý, sông Tiên Hưng (Pt).
Đất phù sa không được bồi tụ, không glây phủ trên nền cát (Ptc).
Đất phù sa không được bồi tụ, glây trung bình hoặc mạnh của sông Trà
Lý (Phg).
Đất phù sa không được bồi tụ, glây trung bình hoặc mạnh phủ trên nền
phèn (Phgs).
Đất phù sa không được bồi tụ, glây trung bình hoặc mạnh phủ trên nền
phèn (Ptgs).
Đất huyện Đông Hưng do hệ thống sông Trà Lý bồi đắp nhưng có tính chất
và đặc điểm rất khác nhau.Đất thường có màu nâu tươi, kết cấu đất tơi xốp
thành phần cơ giới phần lớn là thịt nhẹ đến thịt trung bình. Địa hình nghiêng từ
phía sông vào nội đồng, đất ít chua hơn đất phù sa sông Thái Bình, các yếu tố
thường từ trung bình đến tốt.
38
Cơ cấu diện tích các loại đất của huyện Đông Hưng như sau:
* Theo phân cấp địa hình: Cao chiếm 7,3%; Vàn cao chiếm 26,5%; Vàn
chiếm 48%; Vàn thấp chiếm 16%; Thấp chiếm 2,2%.
* Theo thành phần cơ giới: Đất cát: 0,5%; Đất cát pha: 2,86%; Đất thịt
nhẹ 28,35%; Đất thịt trung bình: 37,2%; Đất thịt nặng : 31,09%.
* Theo hàm lượng dinh dưỡng trong đất:
- Theo hàm lượng dễ tiêu NH4+: Nghèo (<2,5mg/100g đất) chiếm 79,3%;
Trung bình (2,5-7,5 mg/100 gam đất) chiếm 20,25%; Giàu (>7,5 mg/100 gam
đất) chiếm 0,45%.
- Hàm lượng lân dễ tiêu P2O5: Nghèo (2-50mg/100 gam đất) chiếm
79,45%; Trung bình (10 - 20 mg/100 gam đất) chiếm 18,8%; Giàu (>20
mg/100 gam đất) chiếm 1,75%.
- Mức độ mặn Cl-: Mặn vừa (0,15-0,25%) chiếm 0,7%; ít mặn (0,01-
0,15%) chiếm 37,2%, không mặn (<0,05%) chiếm 62,1%.
- Tài nguyên nước
+ Nguồn nước mặt: Huyện Đông Hưng có hệ thống sông ngòi quan
trọng cung cấp nước, đó là:
Sông Diêm Hộ: chảy qua một phần huyện Đông Hưng, huyện Thái
Thụy và chảy ra biển qua cống Trà Linh. Đây là con sông tiêu nước quan
trọng nhất trong hệ thống thủy nông ở khu vực bắc Thái Bình nói chung và
huyện Đông Hưng nói riêng.
Sông Tiên Hưng: Vốn là con sông tự nhiên chạy uốn quanh các huyện
Đông Hưng, Hưng Hà. Sông dài 51km, rộng 50-100m, tưới tiêu cho các vùng
đất ven sông và là đường giao thông thủy quan trọng của vùng này.
Sông Sa Lung: Sông đào dài khoảng 40km.
+ Nguồn nước ngầm: Đến nay chưa có điều tra nguồn nước ngầm một
cách hệ thống tại huyện Đông Hưng, nhưng qua thực tế cho thấy các giếng
39
nước đào của người dân trong vùng thường không quá sâu, khoảng 7 - 9 m,
chất lượng nước khá tốt có thể phục vụ cho sinh hoạt và hỗ trợ nước tưới cho
thâm canh nông nghiệp.
Tóm lại nguồn nước mặt và nước ngầm ở huyện Đông Hưng khá phong
phú, vấn đề ở chỗ cần quy hoạch khai thác nguồn nước cho hiệu quả, cần cải
tạo hệ thống thủy lợi để phục vụ thâm canh, tăng diện tích tưới tiêu chủ động,
hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của thiên tai.
- Tài nguyên nhân văn
Huyện Đông Hưng là vùng đất được hình thành muộn trong đồng bằng
châu thổ sông Hồng (cách đây khoảng 2000 năm). Người dân nơi đây có truyền
thống cần cù trong lao động, anh dũng trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm,
sáng tạo và thông minh trong xây dựng quê hương, đất nước. Trong phong trào
chống Pháp tiêu biểu là phong trào nổi dậy đấu tranh của du kích làng Nguyễn
với hàng nghìn, hàng vạn các chiến sỹ đã anh dũng tham gia chiến đấu chống
Pháp, chống Mỹ trên khắp mặt trận để bảo vệ quê hương đất nước. Đông Hưng
cũng là huyện có nhiều di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng. Cùng với sự
phong phú của các lễ hội truyền thống, văn hóa dân gian sẽ tạo ra nguồn lực
đáng kể để phát triển ngành du lịch dịch vụ thương mại, trong đó thị trấn Đông
Hưng là trung tâm phát triển kinh tế xã hội toàn diện của huyện.
Ngày nay huyện Đông Hưng vẫn là một trong những địa phương có số
lượng lao động, lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật đông đảo của tỉnh Thái
Bình. Huyện có nguồn tài nguyên nhân văn lớn và phong phú, đây là thế mạnh
cần được bảo vệ, phát triển trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội đến năm
2020 và những thời kỳ tiếp theo.
3.1.1.f. Thực trạng môi trường
Nhìn chung hiện trạng môi trường hiện nay của huyện còn tương đối tốt,
các yếu tố ô nhiễm chỉ mang tính cục bộ, nhất thời. Tuy nhiên cũng như nhiều
40
địa phương khác trong tỉnh, trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa
cùng với sự phát triển của nền kinh tế đã kéo theo những thách thức về môi
trường như:
- Trong sản xuất nông nghiệp ở một số địa phương người dân đã lạm dụng
phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật làm ảnh hưởng đáng kể đến các
thành phần môi trường, nhất là môi trường đất và nước. Tình trạng đốt rơm rạ,
cây màu vụ đông sau khi thu hoạch gây ô nhiễm môi trường không khí. Tại
các khu chăn nuôi tập trung, môi trường đang ở mức báo động (đặc biệt là
nước thải).
- Tốc độ phát triển ngành công nghiệp- xây dựng luôn ở mức khá cao
phát sinh nhiều chất thải rắn nên các bãi chôn lấp rác bị quá tải.
- Ô nhiễm môi trường do hoạt động của các làng nghề đang là vấn đề rất
bức xúc do công nghệ sản xuất thủ công lạc hậu, quy mô sản xuất nhỏ, phân
tán, nằm xem kẽ trong dân cư và hầu hết không có hệ thống xử lý nước thải,
khí thải.
- Tại một số khu trung tâm cụm xã, chợ cóc, chợ thị trấn Đông Hưng,
các cụm công nghiệp tập trung đã thải ra môi trường nhiều loại phế thải khác
nhau, tuy chưa trầm trọng, nhưng cũng cảnh báo trong tương lai cần có các
biện pháp quản lý nguồn phế thải, nước thải này, đồng thời cần có công nghệ
xử lý chống ô nhiễm môi trường giữ cho cảnh quan đô thị và nông thôn trong
sạch và bền vững.
3.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội
3.1.2.a. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Thực hiện đường lối đổi mới phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường,
dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện
Đông Hưng đã chỉ đạo một cách có hiệu quả phát triển kinh tế trong những
năm vừa qua. Nền kinh tế của huyện có những bước tăng trưởng khá, giai
41
đoạn 2010-2015 là 8,91%/năm. Tổng giá trị sản xuất 6 tháng đầu năm 2017
(theo giá so sánh năm 2010) đạt 2.087,4 tỷ đồng, tăng 6,8 % so với cùng kỳ
năm 2016. Sản xuất nông lâm thủy sản đạt 630,9 tỷ đồng giảm 4,3%; Công
nghiệp, TTCN, XDCB đạt 975,4 tỷ đồng, tăng 16,2%; thương mại dịch vụ đạt
481,1 tỷ đồng tăng 5,6% (Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu
năm 2017 của huyện Đông Hưng)
3.1.2.b. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
- Khu vực kinh tế nông nghiệp
Đẩy nhanh tiến độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển
ngành nghề dịch vụ ở nông thôn, chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu vật nuôi. Sản
xuất nông nghiệp đạt giá trị sản xuất năm 2017 là 630,9 tỷ đồng tỷ đồng, tăng
bình quân 3%/năm. Kết quả sản xuất nông nghiệp năm 2017 đạt được các
thành tựu sau:
Ngành trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng đạt bình quân 30.000
ha/năm; Năng suất lúa bình quân đạt trên 130 tạ/ha/năm. Sản xuất vụ đông phát
triển, năm 2017 ước đạt 4.246 ha, chiếm gần 40% diện tích đất canh tác. Đến
năm 2017 đã có thêm 5 xã xây dựng cánh đồng mẫu lớn với diện tích 175,2ha
là Đông Sơn 30 ha, Đông Hoàng 20 ha, Đông Dương 25ha; Đông Kinh 50,2ha;
Hợp Tiến 50 ha, nâng só lượng cánh đồng mẫu của huyện lên 29 với diện tích
là 1289,37ha. Tiếp tục duy trì mô hình sản xuất cánh đồng 4 vụ/năm.
Ngành chăn nuôi: Hình thức chăn nuôi quy mô lớn, tập trung, mô hình
sản xuất tổng hợp đã và đang phát triển, điển hình là Đông Á, Đông Xuân. Giá
trị sản xuất 6 tháng đầu năm 2017 ước đạt 301,8 tỷ đồng, tăng 4% so cùng kỳ.
Toàn huyện có 4210 con trâu bò; đàn gia cầm ước đạt 1.937.670 con; đàn lợn
146.670 con. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản đạt 5,46 ha, sản lượng khai thác đạt
gần 2.000 tấn, giá trị sản xuất đạt 13,7 tỷ đồng tăng 1,2% so cùng kỳ.
42
- Khu vực kinh tế công nghiệp-TTCN, thương mại, dịch vụ
Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản 6 tháng
đầu năm 2017 đạt 668,4 tỷ đồng tăng bình quân 20,3% so cùng kỳ, trong đó công
nghiệp – TTCN tăng 20,3 %/năm, xây dựng tăng 8,1%. Giá trị sản xuất khu vực làng
nghề chiếm khoảng 50%, khu vực doanh nghiệp chiếm 50% tổng giá trị sản xuất
CN-TTCN. Các ngành hàng, mặt hàng sản xuất như may mặc xuất khẩu, chế biến
nông sản, gia công cơ khí, mây tre đan vẫn ổn định và phát triển.
Hoạt động thương mại dịch vụ: giá trị thương mại 6 tháng năm 2017 đạt trên
1.000 tỷ đồng, tăng bình quân 5,6% so cùng kỳ. Các mặt hàng thiết yếu như
điện, điện tử, điện lạnh, xăng dầu, vật liệu xây dựng, nông sản, thực phẩm
sức mua tăng; dịch vụ vận chuyển hàng hóa, hành khách, bưu chính viễn
thông, tín dụng phát triển ổn định.
3.1.2.c. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
Theo số liệu của Chi cục thống kê huyện, dân số toàn huyện năm 2016 là
233.191 người, sơ bộ tính đến tháng 9 năm 2017 là 234.216 người, trong đó
lực lượng lao động chiếm 55,42% dân số. Để giải quyết công ăn việc làm cho
lao động huyện Ủy và UBND huyện đã có nhiều giải pháp, trong đó có việc
xuất khẩu lao động, tiếp tục có chính sách hỗ trợ thu hút các nhà đầu tư để
phát triển công nghiệp, các xí nghiệp liên doanh vào Đông Hưng.
* Thu nhập và mức sống
Cùng với sự phát triển chung của tỉnh, đời sống nhân dân huyện Đông
Hưng trong những năm qua đã được cải thiện. Thu nhập và mức sống hiện
nay của nhân dân trong huyện ở mức bình quân chung của tỉnh khoảng 2,0
triệu đồng/tháng nhưng mức thu nhập phân bố cũng không đồng đều giữa các
vùng, đặc biệt là giữa khu vực nông thôn với thành thị; giữa những hộ sống
ven các trục đường chính, gần các khu vực thương mại và những hộ sống xa
các yếu tố trên.
43
3.1.2.d. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
* Giao thông
- Đường bộ: Hệ thống giao thông đường bộ gồm các tuyến quốc lộ, tỉnh
lộ, huyện lộ và giao thông nông thôn với tổng chiều dài 661 km được phân
thành các loại đường sau:
+ Đường quốc lộ: QL10 được nâng cấp thành đường cấp III đồng bằng
trung bình mặt rộng 12m.
+ QL39 dài 22 km đã nâng cấp và sửa chữa thành đường cấp III đồng
bằng trung bình mặt rộng 11 m.
- Đường tỉnh lộ: Với tổng chiều dài 11 km.
- Đường huyện lộ: Với tổng chiều dài 106,8 km
Các tuyến đường tỉnh lộ, huyện và đường liên xã được xây dựng từ lâu mặt
nền được rải nhựa. Kết cấu mặt đường dầy 12- 15 cm, không có lớp móng, nền
đường trũng, bị ngập nước khi mưa lớn. Bề rộng mặt đường của các tuyến phổ biến
là 2,5 - 4 m nên các phương tiện không chuyển làn được. Mặt khác, trong những
năm qua, các phương tiện giao thông phát triển ồ ạt, phần lớn các phương tiện quá
tải vào tuyến hoạt động làm phát sinh ổ gà, rạn nứt mặt nhựa, phá huỷ mặt đường.
Trong thời gian tới tập trung mở rộng nâng cấp các tuyến đường ĐT 455,
ĐT 396B đạt tiêu chí cấp III đồng bằng. Nâng cấp các tuyến đường huyện như
ĐH45, ĐH51, ĐH54, ĐH220 cải tạo nâng cấp, xây dựng các tuyến đường xã
theo tiêu chí nông thôn mới.
- Đường thuỷ: Có 18 bến đò ngang: Sông Trà Lý có 8 bến, sông Diêm Hộ
có 5 bến, sông Tiên Hưng có 5 bến. Cùng với mạng lưới đường bộ, hàng năm
hệ thống đường thuỷ cũng được nạo vét, thanh thải chướng ngại vật trên sông,
đặt hệ thống phao tiêu trên sông, đảm bảo an toàn giao thông đường thuỷ.
- Hệ thống bến bãi: Toàn huyện hiện có 13 bến xe ô tô và điểm dừng đỗ
xe trong huyện nằm rải rác ở các xã, thị trấn.
44
Giao thông đường bộ từ năm 2016 đến nay đã được tập trung cải tạo
nâng cấp nhưng nhìn chung đã đáp ứng nhu cầu phần lớn của các phương tiện
đi lại của nhân dân.
* Thuỷ lợi
- Hệ thống đê điều:
Hệ thống đê điều đã từng bước được bổ sung, tu sửa và nâng cấp. Đê
Tiên Hưng với chiều dài 28,5 km, hàng năm đều được tu sửa và nâng cấp đáp
ứng được yêu cầu phòng chống lụt bão.
- Hệ thống thuỷ nông:
Kênh, mương gồm với 970 km kênh chính và 580 km mương nội đồng,
kênh nổi sau cống và kênh tưới sau trạm bơm.
Toàn huyện có 216 trạm bơm điện, hệ thống thuỷ nông từng bước được
xây dựng bổ sung phù hợp, 5 năm qua đã hoàn thành và đưa vào sử dụng
nhiều công trình trọng điểm như: Hậu Thượng (20 x 1000 m3/h), Cống Lấp (4
x 4000 m3/h), Sa Lung (20 x 1000 m3/h), Xí nghiệp thuỷ nông của huyện khai
thác quản lý 66 trạm bơm còn lại do các xã, hợp tác xã quản lý.
Cống dưới đê hàng năm khai thác đã khẳng định được năng lực cung cấp
nước cho toàn huyện (kể cả khi nước bình thường cũng như khi nước kiệt).
Hiện tại công trình xây dựng đang bị xuống cấp cần có kế hoạch nâng cấp để
bảo đảm an toàn mùa mưa lũ.
Các tuyến kênh mặt ruộng ít ảnh hưởng đến hiệu quả tưới tiêu, kênh
chính đã kiên cố hoá 30 km kênh từ cấp I đến cấp III, còn lại là kênh đất.
Kênh đất thường có nước rò rỉ, thẩm lậu 20%. Nếu hệ thống kênh của huyện
được cứng hoá có thể tiết kiệm được hàng trăm triệu đồng mỗi năm (do hệ số
lợi dụng nước được tăng lên) và góp phần củng cố vững chắc thêm cho hệ
thống đê điều và bảo vệ môi trường đất.
Để duy trì và hoàn chỉnh hệ thống thuỷ lợi, trong những năm tới phải
45
dành đất để đắp đê, củng cố bờ kênh, nạo vét khơi thông dòng chảy, xây dựng
thêm cống, trạm bơm, đập điều tiết và đào thêm một số đoạn kênh mương nội
đồng để giải quyết tình trạng hạn úng cục bộ và phân cách đất sản xuất với
khu dân cư.
* Hệ thống lưới điện.
Tổng mức tiêu thụ điện qua các trạm biến áp là 10513 KVA. Ngoài ra
còn có trạm trung chuyển Long Bối 20000 KVA, trạm trung chuyển Nguyên
Xá 220KV. Toàn huyện có 19 km đường dây 110 KV, 36 km đường dây 35
KV và 130 km đường dây 10 KV. 100% các xã trong huyện đã sử dụng điện
lưới quốc gia.
Hệ thống lưới điện đã cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất và dân sinh.
Nhưng một số xã xa trạm biến áp trung gian và một số xã trạm hạ thế chưa đủ
công suất phục vụ sản xuất và đời sống, phải xây dựng thêm trạm hạ thế.
* Bưu chính viễn thông.
Bưu chính viễn thông ngày được mở rộng theo hướng hiện đại, 100%
số xã, thị trấn đã có điện thoại tới UBND xã, thị trấn. Toàn huyện có 1
bưu cục trung tâm tại thị trấn Đông Hưng, 46 bưu điện văn hóa xã, thị
trấn. Bình quân 36,7 máy điện thoại/100 dân.
3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên- kinh tế- xã hội
Thuận lợi:
- Về cơ cấu kinh tế : Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, giảm tỷ
trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, góp
phần tích cực tăng việc làm và thu nhập cho người lao động.
-Áp dụng tích cực những tiến bộ khoa học kĩ thuật mới như đưa giống
cây trồng vật nuôi cho năng suất cao, chất lượng tốt vào thâm canh theo cơ
chế thị trường, chính vì vậy đã tăng hiệu quả đồng vốn đầu tư, tăng giá trị
ngày công lao động, tăng thu nhập cho người dân.
- Cơ sở hạ tầng có sự thay đổi đáng kể, đời sống vật chất và tinh thần của
46
nhân dân ngày càng được cải thiện, bộ mặt đô thị và nông thôn trong toàn
huyện thay đổi rõ rệt.
- Giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội là cơ sở vững chắc
để phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn mới.
- Việc xây dựng nông thôn mới, hình thành các khu trung tâm hành chính,
văn hoá, thể dục thể thao, thương mại và các công trì...hế độ tiêu (DRA) Chủ động Bán chủ động Tiêu khó khăn Ngập úng
4
Loại đất (So) Pbe,Pe, Pf Pc P/C,Pg SP2
Chuyên
rau
màu
Địa hình tương đối
vàn thấp Vàn Vàn cao
TPCG (TE) C d D -
Chế độ tưới (I) Chủ động Bán chủ động
Chế độ tiêu (DRA) Chủ động Bán chủ động
3.2.4.b. Phân hạng thích hợp đất đai đối với các các loại hình sử dụng đất
được lựa chọn
Bảng 3. 12. Phân hạng thích hợp đất đai đối với các loại hình sử dụng đất
Đơn vị
đất đai
số
Diện
tích
(ha)
Nuôi thuỷ
sản nước
ngọt
2 lúa
2 lúa -
1 màu
1 lúa -
2 màu
Chuyên
rau –
màu
1 724,6 - N N N N
2 432,1 - N N N N
3 376 - N N N S3
4 132,2 - S1 S1 S3 S3
5 204,1 - S1 S2 S2 S1
6 126,7 - S1 S2 S2 S2
7 462,2 - S2 S3 S2 S1
8 108,8 - S1 S2 S3 S2
9 776,2 - S1 S1 S1 S1
10 247,8 - S1 S2 S2 S1
63
Đơn vị
đất đai
số
Diện
tích
(ha)
Nuôi thuỷ
sản nước
ngọt
2 lúa
2 lúa -
1 màu
1 lúa -
2 màu
Chuyên
rau –
màu
11 689,9 - S1 S1 S2 S2
12 3175,3 - S1 S1 S2 S2
13 1012,0 - S2 S2 S2 S2
14 998,1 - S1 S2 S1 S1
15 2225,2 - S1 S1 S1 S1
16 1367,4 - S1 S1 S1 S1
17 733,2 - S1 S1 S1 S2
18 256,0 - S1 S2 S1 S1
19 200,3 - S2 S1 S1 S1
20 348,4 - S2 S2 S2 S2
21 174,8 - S2 S3 S2 S2
Qua bảng trên ta thấy: do đặc tính là vùng đồng bằng sông Hồng nên hầu
hết các loại đất, thành phần cơ giới, địa hình hay chế độ tưới tiêu đều phù hợp
với canh tác lúa và rau màu. Riêng LUT1 (2 vụ lúa) là LUT có tính tích hợp
cao nhất, cho năng suất ổn định và cũng là tập quán canh tác lâu đời của bà
con nông dân ở địa phương.
3.3. Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa
bàn huyện Đông Hưng
3.3.1. Hệ thống cây trồng và các loại hình sử dụng đất nông nghiệp phổ biến
trên địa bàn huyện
Kết quả nghiên cứu cho thấy Đông Hưng có hệ thống cây trồng đa
dạng với một số cây trồng chủ lực như lúa, ngô, khoai lang, cà chua, bắp cải,
su hào, cà rốt, lạc, đậu tương, đỗ, khoai tây, v.v Trên địa bàn huyện có 5
loại hình sử dụng đất phổ biến (LUT), gồm các LUT: 2 vụ lúa, 2 vụ lúa-1 cây
vụ màu, 1 vụ lúa - 2 vụ màu, chuyên màu, nuôi trồng thuỷ sản.
3.3.2 Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
3.3.2.a.Năng suất một số loại cây trồng, vật nuôi chính
64
Bảng 3. 13.Kết quả điều tra năng suất một số cây trồng chính
Loại cây trồng,
Đơn vị
tính
Năng
suất
Loại cây
trồng,
Đơn vị
tính
Năng
suất
Lúa xuân (BT7) tấn/ha 7,6 Bí xanh tấn/ha 27,77
Lúa mùa (BC7) tấn/ha 6,9 Lạc tấn/ha 3,17
Khoai tây tấn/ha 13,72 Khoai lang tấn/ha 8,33
Cà rốt tấn/ha 15,8 Su hào tấn/ha 20,06
Ðậu tương tấn/ha 1,72 Đỗ tấn/ha 1,9
Ngô tấn/ha 4,22 Bắp cải tấn/ha 55,56
Cà chua tấn/ha 32,56
(Theo kết quả điều tra nông hộ và kết quả sản xuất trung bình trong 3 năm
2015-2017)
3.3.3.b. Đánh giá hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn đầu tiên để đánh giá chất lượng hoạt động
của các loại hình sử dụng đất trong vùng nghiên cứu. Hiệu quả kinh tế của các
loại hình sử dụng đất tại huyện Đông Hưng được thể hiện trong bảng 3.14 sau
Bảng 3. 14: Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất
Loại hình
sử dụng
đất
Kiểu sử dụng đất
GTSX
(triệu
đồng/ha)
CPTG
(triệu
đồng/ha)
GTGT
(triệu
đồng/ha)
GTGT/
CPTG
(lần)
Chuyên lúa
(LUT1)
Lúa xuân - lúa mùa 101,86 43,23 58,63
1,35
2 Lúa – 1
màu
(LUT2)
Lúa xuân- Lúa mùa- Khoai
lang
166,96 64,51 102,45
1,58
Lúa xuân- Lúa mùa- Đậu
tương
102,96 39,67 63,29
1,59
Lúa xuân- Lúa mùa- Cải
bắp
154,64 63,66 90,98
1,43
Lúa xuân- Lúa mùa- Ngô 122,34 53,35 68,99 1,29
65
Loại hình
sử dụng
đất
Kiểu sử dụng đất
GTSX
(triệu
đồng/ha)
CPTG
(triệu
đồng/ha)
GTGT
(triệu
đồng/ha)
GTGT/
CPTG
(lần)
1 lúa – 2
rau2, màu
(LUT 3)
Lạc-lúa mùa - khoai tây 156,23 57,43 92,98 1,61
Lạc- lúa mùa- cải bắp 198,46 114,71 83,75 1,63
Lạc- lúa mùa- đậu tương 109,65 39,82 69,83 1,75
Chuyên rau
màu
(LUT4)
Lạc - Ngô - Cà rốt 186,23 62,21 124,02 1,90
Ngô - Đậu tương - Su hào 149,76 47,96 99,80 2,12
Ngô- Cà chua - Đậu tương 156,23 56,75 99,48 1,75
Ngô - Khoai lang - Đậu
tương
176,23 51,34 124,89
2,23
Lạc- Ngô- Su hào 158,12 46,76 111,36 2,12
Lạc- Ngô- Cải bắp 145,20 47,98 97,31 2,02
Ngô- Sắn- Đậu tương 168,54 67,20 101,23 1,65
Khoai tây- Khoai lang-
Đậu tương
167, 23 54,34 112,89
2,09
Theo bảng ta thấy:
LUT (Chuyên lúa) cho thu nhập ở mức thấp và tương đối đồng đều giữa
các vùng với GTGT trung bình đạt 58.63 triệu đồng/ha và hiệu quả đồng vốn chỉ
đạt 1,35 lần. Tuy nhiên, đây là loại hình sử dụng đất đảm bảo an ninh lương thực
cho huyện nên vẫn cần tiếp tục sử dụng và phát triển. Vì vậy cần có biện pháp
nghiên cứu về giống lúa, thời vụ và thâm canh để đạt hiệu quả kinh tế cao hơn
LUT 2 lúa 1 màu và 2 màu – 1 lúa cho hiệu quả kinh tế tương đối đồng
đều nhau và khá ổn định qua các năm, thiết nghĩ đây là mô hình kinh tế nên
được áp dụng rộng rãi vì nó vừa cung cấp được lương thực cần thiết lại vừa
tạo them được thu nhập cho bà con nông dân vào vụ đông.
LUT chuyên rau màu cho hiệu quả kinh tế cao hơn cả so với các LUT khác
3.3.3.c. Đánh giá hiệu quả về xã hội
Ngoài việc xác định hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất thì
hiệu quả xã hội mà quá trình sử dụng đất mang lại cũng hết sức quan trọng.
66
Chỉ tiêu về mặt xã hội là một chỉ tiêu phức tạp, khó định lượng được. Trong
phạm vi đề tài nghiên cứu chỉ đề cập đến một số chỉ tiêu: Mức độ chấp nhận
của người dân với các loại hình sử dụng đất; khả năng thu hút lao động, giải
quyết côngăn việc làm và đảm bảo thu nhập thường xuyên, ổn định cho nhân
dân; sự đa dạng sản phẩm và chất lượng sản phẩm hàng hóa, tăng thêm sản
phẩm thu nhập của người dân. Giải quyết lao động nông nhàn và dư thừa
trong nông thôn là vấn đề lớn cần được quan tâm. Việc phát triển nông nghiệp
theo hướng đa dạng hóa sản phẩm vànâng cao chất lượng sản phẩm nông
nghiệp là một giải pháp quan trọng để tạo việclàm, tăng thu nhập cho nông
dân và tăng thêm của cải vật chất cho xã hội. Mặt khác, việc phát triển sản
xuất nông nghiệp tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động là gián tiếp
góp phần củng cố an ninh chính trị và trật tự an toàn xãhội, hạn chế tệ nạn xã
hội do thất nghiệp gây nên.
Hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất tại huyện Đông Hưng tỉnh
Thái Bình được thể hiện ở bảng 3.15 sau:
Bảng 3. 15: Hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất
Loại
hình
sử
dụng
đất
Chỉ tiêu định lượng
Khả
năng
cung
cấp
lương
thực
(tạ/ha)
Chỉ tiêu định tính Công lao
động
(công/ha)
GTGT/côn
g lao động
(1000
đồng)
LUT1 490 119 110 -
120
Phù hợp với năng lực sản xuất của
hộ về đất, nhân lực, vốn, kỹ thuật
(NL) ở mức trung bình đến cao; đáp
ứng nhu cầu sản phẩm hàng ngày
của người dân và xã hội (NC) ở mức
cao; phù hợp với tập quán canh tác
địa phương (TQ) ở mức cao
67
Loại
hình
sử
dụng
đất
Chỉ tiêu định lượng
Khả
năng
cung
cấp
lương
thực
(tạ/ha)
Chỉ tiêu định tính Công lao
động
(công/ha)
GTGT/côn
g lao động
(1000
đồng)
LUT2 623 – 798 100,57 -
150,03
118,88-
120
(NL) ở mức trung bình; (NC) ở
trung bình đến mức cao; (TQ) ở
mức cao
LUT3 550 169 61,90 (NL) ở mức thấp đến trung bình;
(NC) ở mức cao; (TQ) ở mức thấp,
hạn chề về điều kiện đất đai
LUT4 618-792 91- 142 - (NL) ở mức trung bình; (NC) ở mức
cao; (TQ) ở mức trung bình đến cao
3.3.3.d. Đánh giá hiệu quả môi trường
Nghiên cứu đánh giá mức độ ảnh hưởng của hệ thống cây trồng hiện tại
với môi trường sinh thái là vấn đề đòi hỏi phải có số liệu phân tích về các mẫu
đất, nước và nông sản trong một thời gian dài. Trong phạm vi nghiên cứu của
đề tài, tôi chỉ xin đề cập đến một số chỉ tiêu ảnh hưởng đến môi trường sinh
thái trong sử dụng đất thông qua đánh giá mức độ sử dụng phân bón, sử dụng
thuốc thuốc bảo vệ thực vật của các cây trồng trên địa bàn huyện
- Sử dụng phân bón trong sản xuất nông nghiệp
Việc sử dụng phân bón cũng đã làm xuất hiện mặt trái về vấn đề môi
trường, nhất là khi chúng ta không sử dụng đúng thời gian và liều lượng.
Việc sử dụng phân bón bất hợp lý gây ảnh hưởng xấu tới năng suất cây
trồng cũng như ảnh hưởng tới môi trường.
+ Phân bón bị rửa trôi theo chiều dọc xuống tầng nước ngầm chủ yếu là
68
phân đạm vì các loại phân lân và kali dễ dàng được giữ lại trong keo đất.Nếu
như phân đạm làm tăng nồng độ nitrat trong nước ngầm thì các loại hóa chất
cải tạo đất làm tăng độ mặn, độ cứng nguồn nước. Phân bón trong quá trình
bảo quản hoặc bón vãi trên bề mặt gây ô nhiễm không khí do bị nhiệt làm bay
hơi khí ammoniac có mùi khai, là hợp chất gây độc hại cho người và động vật
+ Ảnh hưởng đến tính chất hóa học trong đất: Phân vô cơ có khả năng
làm mặn hóa do tích lũy các muối, làm cho đất bị phèn hóa, đất phèn tiềm
tàng thành đất phèn hoạt động khi bón phân chứa gốc sunphát. Bón nhiều
phân hóa học có thể làm tăng hàm lượng kim loại nặng trong đất.
+ Ánh hưởng đến tính chất sinh học của đất: Phân vô cơ sẽ gây hại đến
hệ sinh vật trong đất do làm thay đổi tính chất của đất như độ pH, độ thoáng
khí, hàm lượng kim loại nặng trong đất
- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
Thuốc BVTV là các loại hóa chất do con người sản xuất ra để trừ sâu bệnh
và cỏ dại có hại cho cây trồng. Các loại thuốc này có ưu điểm là diệt sâu bệnh,
cỏ dại nhanh, sử dụng lại đơn giản, nên được nông dân sử dụng nhiều. Nhưng
thuốc BVTV lại có tác hại đối với môi trường khi không được sử dụng đúng
Bảng 3. 16 Bảng so sánh lượng thuốc bảo vệ thực vật
Cây
trồng
Tên thuốc
Thực tế sử dụng
Tiêu chuẩn cho
phép
Số lần
phun
(lần/vụ)
Liều
lượng/ha
Liều
lượng/ha
Ghi
chú
Lúa Acemidax 17wp (diệt
cỏ)
Regent 800wg (trừ sâu
đục thân, sâu cuồn lá)
Bassa 50cc
2
1
1
2
450 gr
30 gr
450ml
0,85 gr
400 gr
30gr
400ml
50-75 gr
69
Cây
trồng
Tên thuốc
Thực tế sử dụng
Tiêu chuẩn cho
phép
Số lần
phun
(lần/vụ)
Liều
lượng/ha
Liều
lượng/ha
Ghi
chú
Virtako 40WWG
Validacin 5L
Tilt super 300EC
Acofit 300EC
Bayluscide 250EC
Biorat
3-4
1
1
1-2
2-3
1,1 lít
0,28 lít
1,1 lít
0,8 lít
10 gr
0,7-1,0 lít
0,3 lít
0,97-1,39 lít
1 lít
7-11 gr/m
Lạc, đậu,
đỗ
Vertimex (trừ sâu vẽ
bùa)
Match, Ammate (trừ
sâu đục quả)
Selecron (diệt bọ phấn)
Daconil 75wp
Anvil 5 SC
Angun 5WDG
Eagle 50WDG
2-3
2-3
1
2
2-3
2-3
3
300-
600ml
450-
600ml
450-
600ml
450 gr
0,9 lít
195 gr
132 gr
400ml
450ml
450ml
400 gr
0,8 lít
150-250 gr
139 gr
Cà chua,
khoai tây
Arygreen 75wp
Altracol 70wp
Daconil 75wp
2-3
2-3
2-3
1,2kg
1,8kg
2,7kg
0,8-1,2kg
1,4-3,5 kg
1,5-2,5 kg
Rau Angun 5wdg
Eage 50wdg
Vibamec 3.6ec
2-3
2
2
200gr
125 gr
0,10 lít
150-250 gr
139 gr
0,08-0,14 lít
Cây hàng
năm
Địch bách trùng (diệt bọ
xít)
1-2 600gr 500gr
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra và nông hộ)
Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của bà con nông dân trên địa
bàn huyện ngày càng nhiều đặc biệt là với cây rau màu. Qua điều tra thực tế
cho thấy thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng chủ yếu như là Antonik 1.8DD,
Balaxanh, Vithadan 95WP, Damycin 3SL,Batdan300w. Nhiều vỏ thuốc
70
bảo vệ thực vật sử dụng xong còn vứt bỏ vỏ ngay trên bờ hay trên các kênh,
mương gần đó.
3.4. Đề xuất định hướng và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất
nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông Hưng
3.4.1. Lựa chọn các loại hình sử dụng đất nông nghiêp có hiệu quả
Trên cơ sở đánh giá các loại hình sử dụng đất hiện trạng, lựa chọn các
loại hình sử dụng đất thích hợp cho địa bàn nghiên cứu, phải đảm bảo phù
hợp giữa các mục tiêu chiến lược quốc gia, mục tiêu phát triển của địa
phương và nhu cầu của người sử dụng đất. Đảm bảo an toàn lương thực, đa
dạng hóa cây trồng, tăng tổng sản lượng sản phẩm nông nghiệp hàng hóa, mở
rộng diện tích đi đôi với thâm canh tăng vụ, bảo vệ độ phì cho đất, đầu tư có
hiệu quả cao.
Để lựa chọn được các loại hình sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả trên
địa bàn nghiên cứu thì dựa vào các tiêu chí sau:
+ Hiệu quả về mặt kinh tế: Loại hình sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế
cao, sản phẩm được thị trường chấp nhận.
+ Hiệu quả về mặt xã hội: Tạo công ăn việc làm cho người dân, nâng cao
trình độ canh tác và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất.
+ Hiệu quả vè mặt môi trường: Bảo vệ đất tốt, duy trì, cải thiện độ phì, k
có nguy cơ gâp ô nhiễm đất.
Dựa vào kết quả đánh giá hiệu quả của các LUT trên địa bàn huyện
Đông Hưng tôi nhận thấy:
- LUT chuyên lúa: LUT này mang lại hiệu quả kinh tế thấp nhưng do
vấn đề về đảm bảo an ninh lương thực cho người dân và vẫn được xã hội chấp
nhận nên vẫn được lựa chọn ưu tiên. Hướng tới sẽ mở rộng thêm 1 vụ đông.
- LUT Chuyên rau màu: Đây là LUT mang lại hiệu quả kinh tế cao, hiệu
quả xã hội cũng cao nhưng có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao do lượng
71
thuốc bảo vệ thực vật cũng như lượng phân bón được người dân sử dụng cho
LUT này là tương đối nhiều. Tuy nhiên đây là LUT đặc trưng về hiệu quả
kinh tế nên LUT này sẽ được lựa chọn để đảm bảo sử dụng đất nông nghiệp
có hiệu quả. Cần hướng dẫn người dân canh tác bền vững theo tiêu chuẩn
VietGap.
- LUT 2 màu – 1 lúa, 2 lúa- 1 màu: đây cũng là LUT được lựa chọn để
phát triển trong tương lai. LUT này cũng rất ổn định về hiệu quả kinh tế, xã
hội cũng như môi trường .
Bảng 3. 17: Các LUT được lựa chọn
Loại hình sử dụng dất Kiểu sử dụng đất
LUT 1 lúa xuân - lúa mùa
Lúa xuân- lúa mùa- khoai lang
LUT 2 lúa xuân - lúa mùa - khoai tây
lúa xuân- lúa mùa - ngô
Lạc- lúa mùa- cải bắp
LUT 3 lạc- lúa mùa- khoai tây
lạc- lúa mùa- đậu tương
Lạc - ngô – khoai lang
LUT 4 Ngô - khoai tây – khoai lang
lạc- ngô - bắp cải
khoai tây- khoai lang- đậu tương
3.4.2. Đề xuất định hướng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông
Hưng
Căn cứ vào quỹ đất hiện có: diện tích đất nông nghiệp trên toàn huyện là
13859,2ha ha chiếm 69,5% diện tích tự nhiên.
Căn cứ vào định hướng trong những năm tới kinh tế nông nghiệp, nông
thôn của tỉnh Thái Bình nói chung cũng như của huyện Đông Hưng nói riêng
cần tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao, phát triển bền vững và chuyển dịch
cơ cấu nông nghiệp , phát triển sản xuất nông nghiệp dựa trên cơ sở đầu tư
thâm canh, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ cao, nâng cao năng suất,
72
chất lượng và sức cạnh tranh các sản phẩm. Xây dựng các vùng chuyên canh
nông sản hàng hoá tập trung quy mô thích hợp.
Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình sản xuất nông
nghiệp của huyện đã được đánh giá ở trên và theo những mục tiêu phát triển
kinh tế nông nghiệp của huyện thì hướng phát triển nông nghiệp của huyện
trong giai đoạn tới là đa dạng hóa hệ thống cây trồng với cơ cấu mùa vụ và hệ
số sử dụng đất tăng.
Căn cứ vào thực tế điều tra trên địa bàn và các số liệu phân tích về hiệu
quả kinh tế, xã hội và môi trường của các loại hình sử dụng đất, tôi xin đề
xuất định hướng các loại hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Đông Hưng
đến năm 2020 như sau:
Bảng 3. 18 : Định hướng các loại hình sử dụng đât năm 2020
Loại hình sử
dụng dất
Kiểu sử dụng đất
Diện tích
2017 (ha)
Diện tích
2020 (ha)
Chuyên lúa lúa xuân - lúa mùa 8284,34 8024,50
Lúa xuân- lúa mùa- khoai
lang
1354,26 1362,26
2 lúa - 1 màu lúa xuân - lúa mùa - cải bắp 709,84 710,98
lúa xuân- lúa mùa ngô 854,09 867,21
Lạc- lúa mùa- cải bắp 34,56 35,65
2 màu - 1 lúa lạc- lúa mùa- khoai tây 57,40 58,60
lạc- lúa mùa- đậu tương 37,84 38,20
Lạc - ngô - cà chua 24,65 25,00
chuyên màu Ngô - hoai tây - đậu tương 20,41 21,76
lạc- ngô - bắp cải 17,63 19,13
khoai tây- khoai lang- đậu
tương
24,98 26,03
Từ kết quả bảng trên ta thấy: Định hướng các loại hình sử dụng đất
nông nghiệp của toàn huyện từ nay đến năm 2020 được đề xuất như sau:
Ta vẫn cần canh tác chủ yếu là LUT chuyên lúa để đảm bảo lượng cung
cấp lương thực, thực phẩm. Gỉam dần diện tích canh tác 2 vụ lúa chuyển sang
73
canh tác xen xanh, luân canh theo hình thức 2 lúa – 1 màu hoặc 2 màu – 1 lúa.
3.4.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả.
3.4.3.a. Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Xuất phát từ tình hình thực tế của địa phương cho thấy muốn chuyển đổi
cây trồng nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa thì vấn
đề thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp là vấn đề đặc biệt quan trọng. Vì
vậy việc nghiên cứu, xác định và mở rộng thị trường là hết sức cần thiết.
Việc thúc đẩy quan hệ ngoại giao giữa các huyện trong khu vực cũng
như các tỉnh lân cận Thái Bình cũng là 1 yếu tố quan trọng để tìm ra những
nguồn thu mua sản phẩm nông nghiệp với số lượng lớn và giá thành cao hơn.
Đặc biệt cần khuyến khích và vận động bà con trồng những loại cây có năng
suất cao, thu nhập tốt hơn và tỉ lệ mất mùa là ít nhất.
3.4.3.b. Giải pháp tài chính
Tài chính là điều kiện quan trọng cho quá trình phát triển sản xuất. Hiện
nay, với sản xuất của nông hộ, vốn có vai trò to lớn, quyết định tới 50 - 60%
kết quả sản xuất kinh doanh của nông hộ. Vốn đang là một nhu cầu cấp bách
không chỉ với các hộ nông dân nghèo và trung bình mà ngay cả đối với các hộ
giỏi nhu cầu về vốn cũng càng ngày càng tăng. Mặc dù Nhà nước đã có
những chính sách hỗ trợ vốn cho nông dân sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên,
việc vay vốn còn có những yêu cầu về thế chấp tài sản, mặt khác sản xuất
hàng hoá còn gặp khó khăn về thị trường đã hạn chế đến việc vay vốn để đầu
tư cho sản xuất nông nghiệp. Để giải quyết vấn đề tài chính tôi có đề ra 1 số
giải pháp như:
- Đa dạng hoá các hình thức cho vay, ưu tiên người vay vốn để phát
triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá.
- Cải tiến các thủ tục cho vay và giảm lãi suất cho vay đối với các hộ
nông dân, sử dụng nhiều hình thức bảo đảm tiền vay đối với tín dụng dạng
74
nhỏ, mở rộng khả năng cho vay đối với tín dụng không đòi thế chấp.
3.4.3.c. Giải pháp về nguồn nhân lực và khoa học kỹ thuật
Cần có biện pháp phân bố dân cư và lao động để tránh tình trạng dư thừa
hoặc thiếu lao động cục bộ trong những thời vụ nhất định. Cần có lao động có
trình độ tiếp thu nhanh các khoa học kỹ thuật canh tác tiên tiến trong quá trình
sử dụng đất và sản xuất nông nghiệp. Tăng cường các hoạt động công tác
khuyến nông, nâng cao hiểu biết kỹ thuật cho nông dân các tiến bộ kỹ thuật
mới về trồng trọt.
3.4.3.d. Giải pháp về chính sách
- Quản lý, giám sát việc thực hiện phuơng án quy hoạch sử dụng đất, cụ
thể như quy hoạch quỹ đất trồng lúa với quy mô tố thiểu khoảng trên 19.000
ha đến 2020 để đảm bảo cung cấp lương thực cho khu vực.
- Đẩy nhanh tốc độ thực hiện dồn điền đổi thửa phục vụ xây dựng cánh
đồng mẫu lớn, cải thiện mặt bằng phục vụ cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp
nhằm nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sử dụng đất. Hình thành các vùng
sản xuất hàng hóa tập trung với quy mô lớn như vùng lúa, vùng hoa, vùng
chuyên canh rau, cây ăn quả...
- Khuyến khích và tạo mọi điều kiện để hình thành các hợp tác xã sản
xuất chuyên canh.
- Có cơ chế chính sách ưu đãi về đất, các chính sách hỗ trợ để huy động
sự tham gia của các doanh nghiệp liên doanh, liên kết với nông dân xây dựng
vùng rau an toàn, hoa cây cảnh.... từ khâu sản xuất, thu mua, chế biến và bao
tiêu sản phẩm đầu ra.
- Hỗ trợ một phần chi phí về giống và hướng dẫn kỹ thuật để hộ nông
dân chuyển đổi các mô hình sử dụng đất kém hiệu quả sang mô hình có hiệu
quả, bền vững, hình thành vùng sản xuất hàng hóa. Trước mắt vào các mô
hình như 2 lúa – 1 màu, chuyên rau màu, hoa cây cảnh, cây ăn quả.
75
- Tuyên truyền, tập huấn cho người dân các kỹ thuật mới về thâm canh
trong trồng trọt, các quy trình sản xuất nông sản an toàn và sự cần thiết phải
sản xuất nông sản an toàn.
76
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
-Đông Hưng là một huyện nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng thuộc
tỉnh Thái Bình có ví trí địa lý, đất đai, khí hậu thuận lợi, nông dân có nhiều
kinh nghiệm trong sản xuất. Đông Hưng có nguồn lao động dồi dào nhưng
chưa được sử dụng hợp lý và triệt để. Sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, thiếu
vốn đầu tư, ứng dụng khoa học kỹ thuật còn chậm nên thu nhập bình quân còn
thấp. Nông nghiệp chiếm vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế của huyện, sự
phát triển kinh tế, xã hội và tốc độ đô thị hóa đang tạo ra áp lực lớn đối với
quỹ đất nông nghiệp.
-Hiện trạng năm 2017 huyện Đông Hưng có 5 loại hình sử dụng đất
chính là:
LUT chuyên lúa, LUT 2 Lúa – 1 màu, LUT 2 màu – 1 lúa, LUT chuyên rau
màu và LUT nuôi trồng thủy sản. Trong đó LUT chuyên lúa là LUT chiếm diện
tích lớn nhất với 8284,34 ha được phân bố ở khắp các xã. Và LUT có diện tích
nhỏ nhất là LUT chuyên rau màu với 133,6 ha.
- Kết quả đánh giá thích hợp đất đai Đông Hưng đã xây dựng được bản
đồ đơn vị đất đai của huyện gồm 21 đơn vị đất đai. Kết quả phân hạng thích
hợp đất đai cho các LUT huyện Đông Hưng đã xác định được diện tích thích
hợp đất đai ở các mức S1, S2, S3, N cho các LUT.
- Qua đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện tôi
có những định hướng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Đông Hưng đến
năm 2020:
Giữ ổn định các LUT chuyên lúa với kiểu sử dụng đất Lúa xuân – lúa
mùa và LUT chuyên rau màu với kiểu sử dụng đất Lạc – ngô – khoai tây để
đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn huyện và góp phần cung ứng gạo,
khoai tây cho thị trường trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Một số loại hình sử
77
dụng đất phù hợp với các vùng kinh tế, sinh thái của huyện, mang lại hiệu quả
kinh tế, xã hội cũng như môi trường cao như LUT chuyên rau màu cần phải
phát triển mở rộng nhằm nâng cao thu nhập và giải quyết công ăn việc làm
cho người dân trong lúc nông nhàn.Và đặc biệt cần đưa giống mới có năng
suất, chất lượng cao vào các công thức luân canh để thu được hiệu quả kinh tế
cao hơn.
- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của huyện Đông Hưng cho thấy
huyên tồn tại hạn chế về: thị trường tiêu thụ sản phẩm, giống cây trồng, vốn
đầu tư sản xuất của người dân .... và chưa khai thác được hết tiềm năng của
huyện.
2. Kiến nghị
Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Đông Hưng, đảm
bảo sự phát triển ổn định và bền vững, UBND tỉnh Thái Bình, UBND huyện
Đông Hưng cần tiếp tục tìm kiếm nguồn vốn đầu tư nhằm nâng cấp hệ thống
đê biển, đê sông, hệ thống kênh, cống tưới, tiêu nhằm chủ động phục vụ kịp
thời và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp.
Trong sản xuất nông nghiệp, UBND huyện cần thiết lập cơ chế phối
hợp trong mối quan hệ của bốn nhà (nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa
học và nhà nông) nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất của các LUT theo
hướng sản xuất hàng hoá và ổn định thị trường dịch vụ nông nghiệp cho các
loại hình sử dụng đất.
Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu cây trồng, giống cây trồng, sử dụng các
giống cây trồng có hiệu quả kinh tế cao vào trong công thức luân canh. Phối
hợp các cơ quan nghiên cứu tăng cường chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ
thuật cho nông dân.
Ngoài ra, cần nhanh chóng hình thành các tổ chức hợp tác tiêu thụ nông
sản, chế biến nông sản trong nông thôn. Cung cấp đầy đủ các thông tin về thị
trường cho người dân một cách thường xuyên.
78
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Đình Bồng (2013). Quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên đất đai,
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2. Lê Thái Bạt (2009). Thoái hóa đất và vấn đề sử dụng đất bền vững, Hội
thảo khoa học sử dụng đất bền vững hiệu quả, Hà Nội.
3. Lê Huy Bá, Vũ Chí Hiếu, Võ Đình Long (2004), Tài nguyên môi trường và
phát triển bền vững, Nxb ĐHQGHN.
4.Tôn Thất Chiểu và nnk (1984), Đánh giá phân loại đất khái quát toàn quốc,
Báo cáo khoa học, Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, Hà Nội.
5. Đỗ Nguyên Hải (2000). Đánh giá đất và hướng sử dụng đất bền vững trong
sản xuất nông nghiệp huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh, Luận án tiến sỹ
nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội
6. Đỗ Nguyên Hải (1999). Xác định chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường
trong quản lý sử dụng đất đai bền vững cho sản xuất nông nghiệp. Tạp chí
Khoa học đất số 11/1990. tr. 120
7. Doãn Khánh (2000). Xuất khẩu hàng hoá Việt Nam 10 năm qua. Tạp chí
cộng sản. tr. 41.
8.Võ Quang Minh(2005), Bài giảng hệ thống thông tin đạ lý, BM Tài nguyên
Đất đai
9. Nguyễn Khang, Đỗ Đình Đài (1994). Tài nguyên đất và hướng sử dụng đất
đai Tây Nguyên, Báo cáo khoa học hội thảo lần thứ nhất quy hoạch tổng
thể kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên và Duyên Hải Nam Trung Bộ.
10. Bùi Quang Toản (1995), Nghiên cứu đánh giá đất và quy hoạch sử dụng
đất hoang ở Việt Nam, Báo cáo đề tài 02-15-02-01, Viện Quy hoạch và
Thiết kế Nông nghiệp, Hà Nội.
11. Đào Châu Thu, Nguyễn Khang (1998), Đánh giá đất, Nhà xuất bản nông
nghiệp, Hà Nội.
79
12. Nguyễn Duy Tính (1995), Nghiên cứu hệ thống cây trồng vùng đồng bằng
sông Hồng và Bắc Trung Bộ, NXB Nông nghiệp, Hà Nội
13. Vũ Cao Thái, Phạm Quang Khánh, Nguyễn Văn Khiêm. Điều tra đánh
giá tài nguyên đất đai theo phương pháp FAO/UNESCO và quy hoạch sử
dụng đất trên địa bàn một tỉnh, Tập 1, NXB Nông nghiệp, TPHCM, 1997.
14. Trần Văn Tuấn, Bài giảng đánh giá đất phục vụ quy hoạch phát triển
nông nghiệp và quy hoạch sử dụng đất, Trường ĐHKHTN, ĐHQG HN
15. Phạm Anh Tuấn (2013) Đánh giá tiềm năng đất đai và đề xuất giải pháp
sử dụng đất nông nghiệp bền vững huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, Luận
án tiến sĩ, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội.
16. Trần An Phong (1995). Đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo quan điểm
sinh thái và phát triển lâu bền. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
17. Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp (2006). Đánh giá tác động của
các TBKHKT đã được công nhận trong 10 năm qua đối với ngành nông
nghiệp. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội
18. Quốc hội (1993). Luật đất đai năm 1993, NXB chính trị Quốc gia
19. Quốc hội (2003). Luật đất đai năm 2003, NXB chính trị Quốc gia
20. Quốc hội (2013). Luật đất đai năm 2013, NXB chính trị Quốc gia
21. Báo cáo thuyết minh về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện Đông
Hưng
22. Niên giám thông kê (2015) của huyện Đông Hưng
23. Báo cáo và kế hoạch sản xuất vụ xuân, mùa năm 2015,206,2017 của
huyện
24. Viện Khoa học NLN miền núi phía Bắc (NOMAFSI-2012) – Nghiên cứu
một số kỹ thuật canh tác bền vững trên đất dốc ở vùng núi phía Bắc VN
25. Đánh giá một số mô hình đa dạng hoá cây trồng vùng đồng bằng sông
Hồng. Nxb nông nghiệp, Hà Nội.
80
26. Kinh tế tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Nxb Thống
kê, Hà Nội.
27. Thông tư 60/2015/TT-BTNMT quy định về kỹ thuật điều tra, đánh giá đất
đai ngày 15/12/2015
Tiếng Anh
28. Baier W. (1990), Characterization of the environment for sustainable
agriculture in semi arid tropics. In: Sustainable Agriculture: issues,
perspectives and prospects in semi arid tropics. Proceedings of the
International Symposium on Natural Resource Management for
Sustainable Agriculture, New Delhi, Indian Soc, page 90 - 128.
29. Committee on Fisheries (COFI)/Food and Agriculture Organization
(FAO) (1991), Fisheries Report - R459 - Report of the Nineteenth Session
of the Committee on Fisheries, Rome, page 8 - 12.
30. Crosson P. and Anderson J. R (1993), Concerns for Sustainability
Integration of Natural Resource and Environmental Issues in the
Research Agendas of NARS, Copyright 1993 by the International Service
for National Agricultural Research (ISNAR), Netherland.
31. Ehrlich.P and J.Roughgarden, The Science of Ecology. Macmillan
Publishing Company, New York, 1987
32. Miguel.A.Altieri (2004) Genentic engineering in agriculture. The Myths,
Environmental Risks, and Alternatives
33. Eugene Odum, Ecosystem Ecologist and Enviromentalist
34. FAO (1976). A Framework for Land Evaluation. Soil Bulletin N0.32,
Food and Agriculture Organisation of the United Nations, Rome,
Italy.
35. FAO (1991)Guidelines.Land Evaluation for extensive grazing. Soil
bulletin 58,FAO,Rome.
81
36. FAO (1993) Land evalution and Farming system analisys for land use
planning, FAO, Rome.
37. FAO (1995) An international Frameword for Evaluating Sustainiable
Land Management, FAO, Rome.
XÁC NHẬN QUYỂN LUẬN VĂN ĐỦ ĐIỀU KIỆN NỘP LƯU CHIỂU
CHỦ NHIỆM KHOA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
T.S Phạm Anh Tuấn T.S Lê Thị Kim Dung
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG
I.Sơ lược lý lịch
Họ và tên : Trần Thị Thanh Hoa giới tính: Nữ
Ngày tháng năm sinh: 06/05/1994
Nơi sinh(Tỉnh mới): xã Nam Bình, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình
Quê quán: xã Nam Bình, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình
Dân tộc : Kinh
Chức vụ : Nhân viên
Đơn vị công tác : Công ty TNHH hợp tác và đào tạo quốc tế FPLUS
Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: số nhà 3, đường Phạm Hưng Văn, thị trấn
Đông Hưng, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình
Điện thoại di động: 0389367484
Email:tranhoa.dh2gmail.com
II.Qúa trình đào tạo
1. Đại học
- Hệ đào tạo( Chính quy, tại chức, chuyên tu) : Chính quy
Thời gian đào tạo: từ 2012 đến 2016
- Trường đào tạo: Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
- Ngành học: Quản lý đất đai Bằng tốt nghiệp loại: Trung bình khá
2. Thạc sỹ
- Hệ đào tạo: Chính quy Thời gian đào tạo : từ 2016 đến
2018
- Chuyên ngành : Quản lý đất đai
- Tên luận văn “ Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện
Đông Hưng, tỉnh Thái Bình”
- Người hướng dẫn khoa học : GVHD: T.S Lê Thị Kim Dung
3. Trình độ ngoại ngữ (Biết ngoại ngữ gì, mức độ nào) : Tiếng anh – B1
III. Qúa trình công tác chuyên môn kể từ khi tốt nghiệp đại học
Thời gian Nơi công tác Công việc đảm nhận
9/2016- 1/2018 Công ty cổ phần xây
dựng và tư vấn môi
trường Huy Hoàng
Nhân viên
IV. Các công trình khoa học đã công bố
Tôi xin cam đoan những nội dung viết trên đây là đúng sự thật.
Ngày tháng năm 2018
NGƯỜI KHAI KÝ TÊN
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_danh_gia_hieu_qua_su_dung_dat_nong_nghiep_tai_huyen.pdf