ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
TRỊNH THÁI HẬU
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG SAU
KHAI THÁC QUẶNG SẮT TẠI MỎ SẮT TRẠI CAU,
HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN
Ngành: Khoa học môi trường
Mã số: 8.44.03.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Đức Nhuận
THÁI NGUYÊN - 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ vớ
88 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 397 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận văn Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phục hồi môi trường sau khai thác quặng sắt tại mỏ sắt trại cau, huyện Đồng hỷ, tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ới đề tài "Đánh giá hiện trạng và đề
xuất giải pháp phục hồi môi trường sau khai thác quặng sắt tại mỏ sắt Trại Cau,
huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên" là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi,
được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu khảo sát và phân tích
từ thực tiễn dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Đức Nhuận.
Số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn hoàn toàn
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ cho một học vị nào, phần trích
dẫn tài liệu tham khảo đều được ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả
Trịnh Thái Hậu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
ii
LỜI CẢM ƠN
Sau một quá trình học tập và nghiên cứu, luận văn của tôi đã được hoàn
thành. Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp
đỡ nhiệt tình của Ban giám hiệu Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên,
Phòng Đào tạo, cùng sự tận tình giảng dạy của các thầy cô trong Khoa Môi
trường đã giúp tôi hoàn thành khóa học của mình. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc tới thầy giáo TS. Nguyễn Đức Nhuận đã rất tận lòng hướng dẫn tôi
trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Nhân dịp này tôi cũng gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã luôn ở
bên động viên giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, xin chúc các thầy cô mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công
trong sự nghiệp trồng người, trong nghiên cứu khoa học.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả
Trịnh Thái Hậu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ...................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................ 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ....................................................................... 2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 3
1.2. Cơ sở pháp lý ............................................................................................. 4
1.3. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................... 6
1.3.1. Tổng quan về hình khai thác và bảo vệ môi trường của các mỏ
quặng sắt trên thế giới ....................................................................................... 6
1.3.2. Khai thác và bảo vệ môi trường của các mỏ quặng sắt ở Việt Nam ..... 10
1.3.3. Khai thác và bảo vệ môi trường tại các mỏ quặng sắt ở tỉnh
Thái Nguyên ................................................................................................... 15
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 31
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 31
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 31
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 31
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
iv
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 31
2.2.1. Tổng quan về mỏ sắt Trại Cau .............................................................. 31
2.2.2. Đánh giá hiện trạng môi trường của mỏ sắt Trại Cau, huyện Đồng
Hỷ, tỉnh Thái Nguyên ...................................................................................... 31
2.2.3. Đề xuất một số giải pháp phục hồi môi trường sau khai thác quặng
sắt tại Trại Cau, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên ...................................... 32
2.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 32
2.3.1. Phương pháp, điều tra thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp ........................ 32
2.3.2. Phương pháp, điều tra thu thập số liệu sơ cấp ...................................... 32
2.3.3. Phương pháp lấy mẫu và phân tích môi trường .................................... 33
2.3.4. Phương pháp so sánh ............................................................................. 38
2.3.5. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ................................................ 38
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 39
3.1. Tổng quan về mỏ sắt Trại Cau ................................................................. 39
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 39
3.1.2. Thực trạng khai thác của mỏ sắt Trại Cau ............................................ 42
3.2. Đánh giá hiện trạng môi trường của mỏ sắt Trại Cau, huyện Đồng
Hỷ, tỉnh Thái Nguyên ...................................................................................... 48
3.2.1. Đánh giá hiện trạng môi trường đất của mỏ sắt Trại Cau ..................... 48
3.2.2. Đánh giá hiện trạng môi trường nước của mỏ sắt Trại Cau.................. 50
3.2.3. Đánh giá hiện trạng môi trường không khí của mỏ sắt Trại Cau ......... 54
3.3. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác quặng sắt đến môi
trường và sức khỏe thông qua ý kiến của người dân và cán bộ, công nhân
của mỏ ............................................................................................................. 58
3.3.1. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác quặng sắt đến môi
trường và sức khỏe thông qua ý kiến của người dân ...................................... 58
3.3.2. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác quặng sắt đến môi
trường và sức khỏe thông qua ý kiến của cán bộ, công nhân của mỏ ............ 59
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
v
3.4. Đề xuất một số giải pháp phục hồi môi trường sau khai thác quặng
sắt tại Trại Cau, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên ...................................... 60
3.4.1. Giải pháp quản lý .................................................................................. 60
3.4.2. Giải pháp công nghệ.............................................................................. 61
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 71
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 74
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
vi
DANH MỤC CÁC TỪ, CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
BCT Bộ Công thương
BOD Nhu cầu oxy sinh học
BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường
COD Nhu cầu oxy hoá học
ĐCCT Địa chất công trình
ĐCTV Địa chất thủy văn
ĐTM Đánh giá tác động môi trường
KCN Khu công nghiệp
KHCN Khoa học công nghệ
KTXH Kinh tế xã hội
NĐ-CP Nghị định - Chính phủ
QCVN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
TN&MT Tài nguyên và Môi trường
UBMTTQ Ủy ban mặt trận tổ quốc
UBND Ủy ban nhân dân
WHO Tổ chức Y tế Thế giới
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Trữ lượng quặng sắt ở một số nước trên thế giới ......................... 7
Bảng 1.2. Công suất và kích thước khai trường một số mỏ quặng sắt
trên thế giới ................................................................................... 9
Bảng 1.3. Quy mô khai thác một số mỏ sắt lộ thiên lớn ............................. 12
Bảng 1.4. Tổng hợp kết quả hoạt động khai thác khoáng sản năm 2017
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên .................................................... 17
Bảng 1.5. Tổng hợp giấy phép khai thác khoáng sản quặng sắt đã cấp
đến năm 2018 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên............................. 21
Bảng 1.6. Tổng hợp các mỏ quặng sắt trên địa bàn huyện Đồng Hỷ
tỉnh Thái Nguyên ........................................................................ 24
Bảng 1.7. Danh sách các mỏ sắt và hiện trạng sử dụng đất sau khai thác ....... 27
Bảng 2.1. Vị trí lấy mẫu môi trường tại mỏ sắt Trại Cau ........................... 33
Bảng 2.2. Chỉ tiêu và phương pháp đo/phân tích ........................................ 36
Bảng 3.2. Bảng tổng hợp các thiết bị phục vụ tuyển khoáng ...................... 47
Bảng 3.3. Kết quả phân tích mẫu đất .......................................................... 49
Bảng 3.4. Kết quả phân tích mẫu nước mặt ................................................ 50
Bảng 3.5. Kết quả phân tích mẫu nước ngầm ............................................. 51
Bảng 3.6. Kết quả phân tích mẫu nước thải sinh hoạt................................. 52
Bảng 3.7. Kết quả phân tích mẫu nước thải sản xuất .................................. 54
Bảng 3.8. Kết quả phân tích mẫu không khí ............................................... 57
Bảng 3.9. Đánh giá của người dân về chất lượng môi trường ảnh
hưởng bởi hoạt động khai thác quặng sắt ................................... 58
Bảng 3.10. Tình hình sức khỏe của người dân ở khu vực xung quanh mỏ ...... 58
Bảng 3.11. Đánh giá của cán bộ, công nhân về chất lượng môi trường
ảnh hưởng bởi hoạt động khai thác quặng sắt ............................ 59
Bảng 3.12. Đánh giá của cán bộ, công nhân về ảnh hưởng của quá trình
khai thác quặng sắt đến sức khỏe con người .............................. 60
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Bản đồ khoáng sản quặng sắt tỉnh Thái Nguyên ........................... 19
Hình 3.1. Vị trí mỏ sắt Trại Cau, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên .......... 40
Hình 3.1. Sơ đồ công nghệ khai thác của mỏ sắt Trại Cau ............................ 45
Hình 3.2. Sơ đồ công nghệ tuyển khoáng và các nguồn phát sinh chất thải ........ 46
Hình 3.3. Sơ đồ tổ chức sản xuất ................................................................... 48
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tài nguyên thiên nhiên gồm các dạng năng lượng vật chất, thông tin tồn
tại khách quan với ý muốn con người mà con người có thể sử dụng trong hiện
tại và tương lai, phục vụ cho sự tồn tại và phát triển của loài người. Ngày nay,
việc sử dụng hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên trong đó có
tài nguyên khoáng sản nói chung và quặng sắt nói riêng được xem là mục tiêu
rất quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của nước ta. Tuy nhiên,
việc khai thác khoáng sản đã và đang để lại những hệ lụy về môi trường, một
phần là do là do quy mô khai thác nhỏ khiến cho việc đầu tư công nghệ không
lớn, dẫn đến hiệu suất khai thác thấp mà môi trường bị ảnh hưởng nặng nề.
Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói chung và huyện Đồng Hỷ nói riêng,
tài nguyên rất phong phú và đa dạng: nhiều mỏ kim loại màu, kim loại đen,
mỏ sét đang hoặc sẽ được khai thác trong tương lai. Hiện nay trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên có khoảng 200 điểm mỏ khoáng sản, gồm 24 loại khoáng sản
rắn thuộc 4 nhóm (Nhiên liệu khoáng; khoáng sản kim loại; khoáng chất công
nghiệp và vật liệu xây dựng) (Sở TN&MT Thái Nguyên, 2013). Trong quá
trình phát triển kinh tế - xã hội để cung cấp nguồn nguyên liệu để phục vụ cho
quá trình phát triển các ngành kinh tế khác thì khai thác quặng sắt đã được
quan tâm chú trọng từ khá lâu. Trong những năm gần đây, tốc độ khai thác,
mở mỏ đã tăng đáng kể, đóng góp một phần lớn cho sự tăng trưởng kinh tế xã
hội của tỉnh Thái Nguyên. Bên cạnh những lợi ích của ngành công nghiệp
khai thác khoáng sản mang lại cho tỉnh Thái Nguyên thì hoạt động khai thác
cũng gây tác động không nhỏ đến môi trường và sức khoẻ cộng đồng nhân
dân xung quanh khu vực khai thác khoáng sản. Nhiều khu vực khai thác đã
làm biến đổi nặng nề bề mặt địa hình, thảm thực vật bị suy thoái, tốc độ rửa
trôi, xói mòn tăng nhanh; môi trường nước đất, nước, không khí bị xáo trộn
và ô nhiễm đang ngày càng nghiêm trọng, điển hình là ảnh hưởng từ việc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
2
khai thác khoáng sản tại mỏ sắt Trại Cau, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
Vì vậy, việc thực hiện đề tài "Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phục
hồi môi trường sau khai thác quặng sắt tại mỏ sắt Trại Cau, huyện Đồng
Hỷ, tỉnh Thái Nguyên" là hết sức cần thiết.
2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá được hiện trạng môi trường đất, nước, không khí tại khu vực
bị ảnh hưởng do quá trình khai thác quặng sắt tại mỏ sắt Trại Cau, huyện
Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
- Đề xuất được một số giải pháp phục hồi môi trường sau khai thác
quặng sắt tại mỏ sắt Trại Cau, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Nghiên cứu đề tài nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng thu thập và xử lý
thông tin và rút ra những kinh nghiệm thực tế phục vụ công tác chuyên môn.
- Vận dụng và phát huy những kiến thức đã được thầy cô truyền đạt
trong quá trình học tập và nghiên cứu.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Giúp các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường thực hiện công tác
quản lí và bảo vệ môi trường hiệu quả hơn.
- Giúp ban lãnh đạo Mỏ sắt Trại Cau thấy được hiện trạng môi trường
để từ đó có những cải tiến về công nghệ, trang thiết bị trong khai thác và xử
lí môi trường, đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
- Khái niệm môi trường:
Theo khoản 1 điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, môi trường
được định nghĩa như sau: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên
và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”.
- Khái niệm ô nhiễm môi trường:
Theo khoản 8 điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014: “Ô nhiễm môi
trường là sự biến đổi của thành phần môi trường không phù hợp với quy
chuẩn kỹ thuật tiêu chuẩn môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh
hưởng xấu đến đến con người và sinh vật”.
- Khái niệm Quy chuẩn kỹ thuật môi trường:
Theo khoản 5 điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014: “Quy chuẩn
kỹ thuật môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi
trường xung quanh, hàm lượng các chất gây ô nhiễm có trong chất thải; các
yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc áp dụng để bảo vệ môi trường”.
- Khái niệm tài nguyên khoáng sản:
Theo khoản 1 điều 2 Luật khoáng sản 2010: “Khoáng sản là khoáng vật,
khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong
lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ”.
Tài nguyên khoáng sản được phân loại theo nhiều cách:
- Theo dạng tồn tại: Rắn (nhôm, sắt, mangan, đồng, chì, kẽm), khí
(khí đốt, Acgon, Heli), lỏng (thủy ngân, dầu, nước khoáng, nước ngầm...);
- Theo nguồn gốc: Nội sinh (sinh ra trong lòng trái đất), ngoại sinh
(sinh ra trên bề mặt trái đất);
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
4
- Theo thành phần hoá học: Khoáng sản kim loại (kim loại đen, kim
loại màu, kim loại quý hiếm), khoáng sản phi kim (vật liệu khoáng, đá quý,
vật liệu xây dựng), khoáng sản cháy (than, dầu, khí đốt, đá cháy).
Tài nguyên khoáng sản thường tập trung trong một khu vực gọi là mỏ
khoáng sản. “Mỏ là một bộ phận của vỏ trái đất, nơi tập trung tự nhiên các
loại khoáng sản do kết quả của một quá trình địa chất nhất định tạo nên”.
1.2. Cơ sở pháp lý
- Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17/11/2010;
- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014;
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH12 ngày 21/6/2012;
- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013;
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
- Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014;
- Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ số 68/2006/QH11 ngày 29/6/2006;
- Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản 2010;
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều của luật Bảo vệ môi trường 2014;
- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản
lý chất thải và phế liệu;
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy
định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh
giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định về cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai
thác khoáng sản;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
5
- Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ Tài nguyên
và môi trường quy định về Đánh giá tác động môi trường chiến lược, Đánh
giá tác động môi trường và Kế hoạch bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 08/2017/TT-BXD ngày 16/5/2017 của Bộ Xây dựng quy
định về quản lý chất thải rắn xây dựng;
- Thông tư 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại;
- Thông tư số 33/2012/TT-BCT ngày 14/11/2012 của Bộ Công thương
quy định về lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế mỏ, dự án đầu tư xây dựng
mỏ khoáng sản rắn;
- Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế về việc
ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ
sinh lao động.
- Thông tư số 32/2013/TT-BTNMT ngày 25/10/2013 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường.
- Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi
trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
- QCVN 03-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về giới
hạn cho phép của một số kim loại nặng trong đất.
- QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước thải công nghiệp.
- QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước mặt.
- QCVN 09-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia chất
lượng nước ngầm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
6
- QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia chất lượng
nước thải sinh hoạt.
- QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
không khí xung quanh.
- QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số
chất độc hại trong không khí xung quanh.
- TCVN 3985- 1999. Âm học - Mức ồn cho phép tại các vị trí làm việc.
- QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
- Quyết định số 09/2012/QĐ-UBND ngày 21/5/2012 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành Đề án “Tăng cường công tác quản lý
nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015”.
1.3. Cơ sở thực tiễn
1.3.1. Tổng quan về hình khai thác và bảo vệ môi trường của các mỏ quặng
sắt trên thế giới
Khai thác khoáng sản nói chung và khai thác quặng sắt nói riêng đã
và đang diễn ra rất lớn trên thế giới, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi
mà giá các kim loại ngày càng tăng. Trong đó, quặng sắt đang đóng vai
trò quan trọng trong lĩnh vực khai thác mỏ trên toàn cầu. Sắt chính là một
trong những nguyên liệu chính cung cấp cho ngành sản xuất thép và các
ngành công nghiệp nặng khác trên thế giới. Các nhà địa chất thế giới đánh
giá nguồn tài nguyên quặng sắt trên trái đất hiện có hơn 800 tỷ tấn, tương
ứng với hơn 230 tỷ tấn Fe kim loại. Trong đó, trữ lượng địa chất khoảng
380 tỷ tấn và trữ lượng có khả năng khai thác 168 tỷ tấn được nêu trong
bảng 1.1. (Asia Miner, 2010).
Đứng đầu thế giới về trữ lượng quặng sắt có khả năng khai thác gồm
các nước: Liên bang Nga 55 tỷ tấn, Braxin 23 tỷ tấn, Canada 26 tỷ tấn, Trung
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
7
Quốc 21 tỷ tấn, Ôxtrâylia 23 tỷ tấn, Mỹ 6,8 tỷ tấn, Ấn Độ 6,6 tỷ tấn. Về sản
lượng khai thác quặng sắt, Nga là một trong những nước đứng đầu thế giới
(454,6 triệu tấn/năm). Tiếp theo là Trung Quốc, Braxin, Ôxtrâylia, Ấn Độ,
Canada, Mỹ, Nam Phi, Pháp, Liberia, Venezuela (Asia Miner, 2010).
Bảng 1.1. Trữ lượng quặng sắt ở một số nước trên thế giới
Trữ lượng có khả năng Trữ lượng địa chất
TT Quốc gia khai thác (triệu tấn) (triệu tấn)
Quặng % Fe Kim loại Quặng % Fe Kim loại
1 Braxin 23.000 69,6 16.000 61.000 69,6 41.000
2 Liên bang Nga 25.000 56,0 14.000 56.000 56,0 31.000
3 Ukraina 30.000 30,0 9.000 68.000 30,0 20.000
4 Ôxtrâylia 23.000 59,3 8.900 50.000 59,3 25.000
5 Trung Quốc 21.000 33,3 7.000 46.000 33,3 15.000
6 Ấn Độ 6.600 63,6 4.200 9.800 63,6 6.200
7 Kazakhtan 8.300 39,8 3.300 19.000 39,8 7.400
8 Venezuela 4.000 60,0 2.400 6.000 60,0 3.600
9 Thụy Điển 3.500 62,9 2.200 7.800 62,9 5.000
10 Mỹ 6.900 30,4 2.100 15.000 30,4 4.600
11 Canada 1.700 64,7 1.100 3.900 64,7 2.500
12 Iran 1.800 55,6 1.000 2.500 55,6 1.500
13 Nam Phi 1.000 65,0 650.000 2.300 65,0 1.500
14 Mauritania 700.000 57,1 400.000 1.500 57,1 1.000
15 Mehico 700.000 57,1 400.000 1.500 57,1 900.000
Các nước khác 11.000 56,4 6.200 30.000 56,4 17.000
Toàn thế giới 168.000 79.000 380.000 180.000
(Nguồn: Asia Miner, 2010)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
8
Những năm gần đây nhu cầu quặng sắt của Trung Quốc tăng mạnh, từ
năm 2010 đến nay chiếm gần 60% quặng sắt thế giới, trong đó hơn 50% được
nhập khẩu từ Braxin và Ôxtrâylia.
Theo các số liệu của Chính phủ Ôxtrâylia, xuất khẩu quặng sắt năm
2010 của nước này đã đạt 414 triệu tấn và năm 2012 đạt 459 triệu tấn (tăng
10,86%). Hiện có tới 11 công ty đang đóng góp chính vào sản lượng quặng
xuất khẩu. Hai Công ty Rio Tinto và BHP Billiton đã xây dựng kế hoạch tăng
sản lượng quặng khai thác vào năm 2015, tương ứng lên 333 triệu tấn và 240
triệu tấn. Tập đoàn Forescue Metals Group, năm 2010 khai thác đạt 55 triệu
tấn và kế hoạch năm 2013 sẽ đạt 155 triệu tấn. (Asia Miner, 2010).
Mỏ quặng sắt Tallering Peak thuộc Công ty Mount Gibson khai thác
với công suất 3 triệu tấn/năm. Công ty Koolan Island sẽ tăng công suất lên 4
triệu tấn/năm. Công ty Murchison Metals đang có kế hoạch tăng công suất mỏ
Jack Hills đạt 25 triệu tấn/năm. Công ty Atlas Iron cũng đang thực hiện các
dự án mới để tăng sản lượng quặng sắt lên 12 triệu tấn (năm 2013) và 22 triệu
tấn (năm 2015). Công ty Gindalbie Metals xây dựng kế hoạch khai thác và
tuyển đạt công suất 8 triệu tấn tinh quặng/năm. Công ty BC Iron xây dựng kế
hoạch từ năm 2012 công suất của nhà máy sẽ đạt 3,7 triệu tấn/năm. Công ty
Grange Resources tại dự án Savage River cũng xây dựng kế hoạch khai thác
đạt 2 triệu tấn quặng sắt/năm.
Theo số liệu công bố của Raw Materials Group (RMG) trong năm
2010, đã có thêm 105 dự án mới trong khai thác quặng kim loại với tổng vốn
đầu tư lên tới 60 tỷ USD được đăng ký trong đó có 36 dự án khai thác vàng,
22 dự án khai thác quặng sắt và 12 dự án khai thác đồng. Tổng vốn đầu tư
trung bình cho một dự án khai thác quặng sắt xấp xỉ 1,3 tỷ USD (tăng từ mức
750 triệu USD), còn đối với các dự án khai thác vàng con số này vẫn giữ mức
ổn định 204 triệu USD. Như vậy, trong tổng vốn đầu tư các dự án được công
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
9
bố trong năm 2010, ngành khai thác quặng sắt chiếm 47%. Theo dự báo, nhu
cầu tiêu thụ thép tiếp tục tăng cao là nguyên nhân chính khiến cho sản lượng
thép tiếp tục tăng trong vòng 3 đến 5 năm tới.
Hiện nay, trên thế giới có nhiều mỏ quặng sắt khai thác với công suất từ
10÷30 triệu tấn/năm. Công suất khai thác và kích thước khai trường một số
mỏ quặng sắt trên thế giới được nêu trong bảng 1.2 (Asia Miner, 2010).
Bảng 1.2. Công suất và kích thước khai trường một số
mỏ quặng sắt trên thế giới
Kích thước khai trường
Trữ Công suất mỏ
(Ðơn vị: m)
Tên mỏ lượng 106
Quặng Ðất đá
tấn Dài Rộng Sâu
106T/n 106T m3/n
Kerol 1755 30 23,6 3900 1200 400
Katre 2890 45,0 25 8000 1200 300
Pictremitren 1500 29,8 45,7 2500 800 240
Yri 1500 30 7,22 2400 900 270
Empair 825 10,7 9,2 1800 700 194
MBR (Braxin) 1600 15÷25 20 2000 9000 250
(Nguồn: Asia Miner, 2010)
* Tình hình khai thác tại một số nước:
- Tại Ôxtrâylia, các mỏ quặng sắt đang khai thác với xu thế phát triển
công nghệ đổi mới, cải tiến đồng bộ các thiết bị có công suất nhỏ bằng các
thiết bị có công suất lớn phù hợp với quy mô khai thác và điều kiện tự nhiên
của từng mỏ. Áp dụng máy xúc thủy lực gầu ngược và ô tô khung động làm
việc ở những khu vực lầy lội, áp dụng công nghệ nổ mìn vi sai toàn phần. Quá
trình điều khiển nổ được thực hiện bằng các phần mềm tin học chuyên dụng,
kiểm soát chất lượng sản phẩm bằng hệ thống điều khiển tự động hóa. Áp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
10
dụng công nghệ khai thác với góc bờ công tác lớn, nhằm điều hòa hệ số bóc.
(Horst Hejny, 2005).
- Ở Nam Phi, các mỏ quặng sắt lộ thiên thường được đánh giá chi tiết
trữ lượng; lựa chọn phương án mở mỏ tối ưu thông qua đánh giá các chỉ tiêu
kinh tế; lựa chọn phương pháp khai thác, công nghệ và đồng bộ thiết bị khai
thác hợp lý; sau đó tiến hành thiết kế chi tiết khai trường, bãi thải và hạ tầng
phục vụ khai thác mỏ. (Horst Hejny, 2005).
- Tại mỏ quặng đồng ở phía Tây nước Mỹ với chiều cao bờ mỏ lớn, đã
áp dụng hệ thống khai thác với góc dốc bờ công tác lớn, chia bờ công tác
thành các nhóm tầng. Nhìn chung, các mỏ quặng sắt có sản lượng lớn trên thế
giới đều sử dụng các thiết bị có công suất lớn và áp dụng các công nghệ tiên
tiến như: Khai thác với góc nghiên bờ công tác lớn, nổ mìn vi sai toàn phần,
áp dụng vận tải liên hợp v.v... Từ kinh nghiệm khai thác của các mỏ trên thế
giới cần đúc rút và lựa chọn các giải pháp công nghệ phù hợp với điều kiện
các mỏ quặng sắt lộ thiên nước ta.
Như vậy, hoạt động khai thác và chế biến quặng sắt trên thế giới đang
diễn ra rất mạnh trong những năm gần đây, cung cấp phần lớn nguyên liệu
cho các ngành công nghiệp nặng và phục vụ đời sống con người. Cùng với
sản lượng khai thác tăng thì ngành công nghiệp khai thác và chế biến quặng
sắt trên toàn thế giới cũng đang phải gánh chịu những hậu quả nặng nề của
hậu quả khai thác và chế biến để lại, trong đó đáng nói đến nhất là vấn đề ô
nhiễm môi trường (do khai thác và nạn khai thác trái phép tại nhiều nước có
trữ lượng quặng sắt lớn). (Horst Hejny, 2005).
1.3.2. Khai thác và bảo vệ môi trường của các mỏ quặng sắt ở Việt Nam
1.3.2.1. Đặc điểm các mỏ quặng sắt ở Việt Nam
Theo quy hoạch phát triển ngành công nghiệp khai thác quặng sắt nước
ta đã được Chính phủ phê duyệt, để đáp ứng nhu cầu cho nền kinh tế quốc dân
giai đoạn đến năm 2025. Ngoài các mỏ sắt lộ thiên hiện đang khai thác như:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
11
Trại Cau, Nà Lũng, Ngườm Tráng... nhiều mỏ lộ thiên sẽ được đầu tư đưa vào
khai thác nhằm đáp ứng nhu cầu cho nền kinh tế quốc dân và xuất khẩu.
Tính đến thời điểm hiện nay trên cả nước đã phát hiện và khoanh định
216 mỏ và điểm quặng sắt, chúng phân bổ ở các vùng như:
- Vùng Tây Bắc Bộ quặng sắt phân bố chủ yếu ở các tỉnh Lào Cai, Yên
Bái và rải rác ở một số khu vực khác thuộc các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Hòa
Bình và Phú Thọ.
- Vùng Đông Bắc Bộ quặng sắt phân bố chủ yếu ở các tỉnh Hà Giang,
Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Quảng Ninh.
- Vùng Bắc Trung Bộ quặng sắt tập trung ở mỏ Thạch Khê, tỉnh Hà
Tĩnh và rải rác ở một số khu vực thuộc tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa.
- Vùng Trung Bắc Bộ quặng sắt có ở huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi
và rải rác ở một số điểm khác có quy mô không đáng kể.
Về quy mô mỏ: Trong số 216 mỏ và điểm quặng, có 21 mỏ có trữ
lượng và tài nguyên từ 2 triệu tấn trở lên. Đến nay, các mỏ có trữ lượng từ 1,0
triệu tấn trở lên đã có báo cáo thăm dò đủ điều kiện để thiết kế khai thác. (Cục
Địa chất và khoáng sản, 2005).
Chất lượng quặng: Thành phần quặng chủ yếu là magnetit với trữ lượng
là 589,40 triệu tấn, limonit trữ lượng là 167,83 triệu tấn. Hàm lượng Fe thay
đổi từ 23%÷67%.
Về trữ lượng: Theo kết quả thăm dò và dự báo tổng trữ lượng và tài
nguyên quặng sắt Việt Nam gần 1,2 tỷ tấn gồm cấp 111+121+122+333.
Trong đó mỏ Thạch Khê có trữ lượng lớn nhất là 544,08 triệu tấn, tiếp đến mỏ
Quý Xa 121,92 triệu tấn còn lại hầu hết các mỏ có trữ lượng dưới 20 triệu tấn.
Trữ lượng quặng sắt cấp 111+121 là 610,7 triệu tấn chiếm 52,57% tổng trữ
lượng và tài nguyên, tập trung chủ yếu ở mỏ Thạch Khê và mỏ Quý Xa. Trữ
lượng quặng sắt cấp 122 là 344,69 triệu tấn chiếm 48,51% tổng trữ lượng, tập
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
12
trung ở mỏ Thạch Khê, Quý Xa, Tiến Bộ, Nà Rụa. Tổng hợp về trữ lượng
một số mỏ quặng sắt lớn được nêu trong bảng 1...
tầng sâu NQ
II Nước mặt
Nước mặt suối Thác Lạc -
1 NM1 2388756 597495 Suối Thác Lạc
điểm 1
Nước mặt suối Thác Lạc -
2 NM2 2388712 597530 Suối Thác Lạc
điểm 2
3 Nước mặt suối Ivol NM3 2388383 443533 Lấy tại suối Ivol
Trước công trường
Nước mặt suối Ngàn Me - NQ, trước tuyển
4 NM4 2388718 444013
điểm 1 quặng sắt từ bãi thải
tại công trường NQ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
34
Ký Vị trí lấy mẫu
Mô tả điểm
STT Tên điểm lấy mẫu hiệu
Kinh độ Vĩ độ lấy mẫu
mẫu
Sau công trường
NQ sau tuyển
5 Nước suối Ngàn Me - điểm 2 NM5 2388687 444018
quặng sắt từ bãi thải
tại công trường NQ
6 Nước mặt hồ Sen NM6 2388988 443980 Lấy tại hồ Sen
III Nước ngầm
Nước giếng nhà
Nước giếng trong khu dân cư
1 NN1 2388159 443132 dân đầu tổ dân
xung quanh Mỏ
phố 7-8
Nước giếng trong khu Nước giếng khu
2 NN2 2388394 443158
tuyển quặng nhà ăn văn phòng
Nước ngầm tại nhà dân phía
3 NN3 2379121 444385 Lấy tại nhà dân
Nam của Mỏ
Nước ngầm tại nhà dân phía
4 NN4 2388553 443772 Lấy tại nhà dân
Nam của Mỏ
IV Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt khu văn Lấy tại ao chứa
1 NTSH1 2388501 443125
phòng Mỏ khu văn phòng
V Nước thải sản xuất
Nước thải nhà máy tuyển Trong khu vực SX
1 NTSX1 2388356 443249
quặng của Mỏ
Nước thải sau hồ lắng
2 NTSX2 Lấy tại hồ Thác Lạc
quặng đuôi
Nước thải công trường tầng Trong khu vực sản
3 NTSX3 2389139 442283
sâu Núi Quặng-điểm 1 xuất của Mỏ
Nước thải công trường tầng
4 NTSX4 2388428 443715 Lấy tại hồ lắng
sâu Núi Quặng-điểm 2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
35
Ký Vị trí lấy mẫu
Mô tả điểm
STT Tên điểm lấy mẫu hiệu
Kinh độ Vĩ độ lấy mẫu
mẫu
VI Môi trường không khí
Mẫu khí phía Tây khai
Trong khu vực sản
1 trường tầng sâu Núi Quặng KK1 2387736 446043
xuất của Mỏ
(đầu hướng gió)
Mẫu khí phía Đông khai
Trong khu vực sản
2 trường tầng sâu Núi Quặng KK2 2388583 444397
xuất của Mỏ
(Cuối hướng gió)
Mẫu khí phía Nam khai Trong khu vực sản
3 KK3 2388581 444349
trường tầng sâu Núi Quặng. xuất của Mỏ
Mẫu khí phía Bắc khai Trong khu vực sản
4 KK4 2388677 444126
trường tầng sâu Núi Quặng. xuất của Mỏ
5 Mẫu khí sân nhà văn hóa KK5 2388493 443721 Tổ 14 TT Trại Cau.
Đầu đường vào khai trường Ngã ba đường
6 KK6 2388404 443666
tầng sâu Núi Quặng. giao thông
Trên đường vào khai trường
7 KK7 2388454 443710 Điểm giao thông
tầng sâu Núi Quặng.
8 Khu vực bãi thải KK8 2387851 444568 Tại bãi thải
Khu vực sản xuất
9 Khu vực sàng tuyển quặng KK9 2388343 443208
của Mỏ
Trên tuyến vận chuyển
10 KK10 2388268 443373 Gần khu sàng tuyển
quặng về khu sàng tuyển.
b. Thời gian lấy mẫu: ngày 05/3 và 06/3/2019
c. Phương pháp lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu
- TCVN 6663-1:2011 (ISO 5667-1:2006)-Chất lượng nước-Phần 1:
Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu và kỹ thuật lấy mẫu;
- TCVN 6663-3:2016 (ISO 5667-3:2012)-Chất lượng nước-Lấy mẫu.
Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
36
- TCVN 6663-6:2018 (ISO 5667-6:2014)-Chất lượng nước-Lấy mẫu.
Phần 6: Hướng dẫn lấy mẫu ở sông và suối;
- TCVN 6663-4:2008 (ISO 5667-4:2003)-Chất lượng nước-Lấy mẫu.
Hướng dẫn lấy mẫu ở ao hồ tự nhiên và nhân tạo;
- TCVN 6663-11-2011 (ISO 5667-11:2009)-Chất lượng nước-Lấy mẫu.
Hướng dẫn lấy mẫu nước ngầm;
- TCVN 5999:1995 (ISO 5667-10:1992)-Chất lượng nước-Lấy mẫu.
Hướng dẫn lấy mẫu nước thải.
Tất cả các mẫu nước được chia làm 4 phần. Phần thứ nhất không hãm
đựng vào chai 1,5 lít. Phần thứ hai đựng vào chai 1,5 lít có hãm axit HNO3 có
pH 2 (dùng 2 ml axít 1:1/500ml mẫu) cho phân tích kim loại. Phần thứ ba
đựng vào chai 1 lít có hãm axit H2SO4 cho phân tích COD. Phần còn lại đựng
vào chai thủy tinh tối màu 1lít tránh ánh sáng mặt trời để phân tích dầu mỡ.
Tất cả các mẫu được bảo quản trong thùng đá và vận chuyển về phòng thí
nghiệm bằng ô tô. Tại phòng thí nghiệm mẫu được bảo quản ở 4oC trong quá
trình chờ phân tích.
Chỉ tiêu độ ồn được đo trực tiếp tại hiện trường bằng thiết bị đo nhanh
đã được kiểm định và hiệu chuẩn. Một số thông số khác được hấp thụ bằng
dung dịch, hấp phụ bằng ống hấp thụ dung môi (TENAX-Carboxen) hoặc
phương pháp trọng lượng sau đó được phân tích trong phòng thí nghiệm.
d. Chỉ tiêu và phương pháp đo/phân tích
Bảng 2.2. Chỉ tiêu và phương pháp đo/phân tích
STT Tên thông số Phương pháp đo/phân tích
I Mẫu đất
1 pH TCVN 5979:2007
2 As EPA Method 3051B+ SMEWW 3125:2012
EPA Method 3051:2007 SMEWW
3 Pb
3125:2012
EPA Method 3051:2007 SMEWW
4 Cd
3125:2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
37
STT Tên thông số Phương pháp đo/phân tích
5 Mn EPA Method 3051B+ SMEWW 3125:2012
6 Zn EPA method 200.8
EPA Method 3051:2007 SMEWW
7 Cu
3125:2012
8 Tổng N TCVN 6498:1999
9 Tổng P TCVN 6499:1999
II Mẫu nước
1 pH TCVN 6492:2011
2 TSS SMEWW 2540 D:2012
3 TDS QT-HT-02
4 COD SMEWW 5220 C:2012
5 BOD5 TCVN 6001-1:2008
6 As EPA200.8
7 Pb EPA200.8
8 Cd EPA200.8
9 Cu EPA200.8
10 Zn EPA200.8
11 Fe TCVN 6177 : 1996
12 Cr TCVN 6658 : 2000
13 Mn EPA200.8
14 Hg EPA200.8
3-
15 PO4 _P TCVN 6202:2000
-
16 NO3 _N TCVN 6180:1996
Dầu mỡ động thực
17 SMEWW 5520B:2012
vật
18 Coliform TCVN 6187-1:2009
III Mẫu khí
1 CO HDPTNXQ-CO-01
2 SO2 MASA Method 704A
3 NOx MASA Method 406
4 Tiếng ồn TCVN 7878-2:2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
38
STT Tên thông số Phương pháp đo/phân tích
5 Bụi tổng số TCVN 5067 – 1995
2.3.4. Phương pháp so sánh
- Các kết quả thu được thống kê thành bảng, biểu đồ trên phần mềm
Microsoft Excel, tổng hợp số liệu, so sánh và đánh giá.
- Các kết quả phân tích được so sánh với TCVN và QCVN Việt Nam:
+ Đất: QCVN 03-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về
giới hạn cho phép của một số kim loại nặng trong đất.
+ Nước mặt: QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về chất lượng nước mặt.
+ Nước ngầm: QCVN 09-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia chất lượng nước ngầm.
+ Nước thải công nghiệp: QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về chất lượng nước thải công nghiệp.
+ Nước thải sinh hoạt: QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia chất lượng nước thải sinh hoạt.
+ Không khí: QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về chất lượng không khí xung quanh; QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
2.3.5. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Số liệu trên phiếu điều tra được tổng hợp, tính toán và xử lý sử dụng
phần mềm Microsoft Office Ecxel trên máy tính.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
39
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Tổng quan về mỏ sắt Trại Cau
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Mỏ sắt Trại Cau phía Tây Bắc giáp xã Nam Hoà, phía Đông giáp xã
Cây Thị, phía Nam và Tây Nam giáp xã Tân Lợi, cách thành phố Thái
Nguyên 20km về phía Đông. Diện tích khu mỏ rộng: 101,39ha. Trong đó diện
tích khai thác là 93,29ha và diện tích chuyên dùng là 8,1ha. Địa hình khu mỏ
là vùng đồi dốc thoai thoải có độ cao trung bình 30m - 50m, xen lẫn các khu
vực bằng phẳng đã được dân cư khai phá để trồng hoa màu. Xung quanh khu
vực sản xuất của mỏ có hàng trăm hộ dân đang sinh sống, dưới chân bãi thải
cũng tập trung dân cư đông đúc. Khoảng cách từ khai trường đến hộ dân gần
nhất là 500m và khu vực bãi thải cách hộ dân gần nhất là 50m. Do vậy, ảnh
hưởng của hoạt động khai thác quặng sắt đến môi trường tại thị trấn Trại Cau
là không thể tránh khỏi. (Mỏ sắt Trại Cau, 2019).
b. Đặc điểm địa hình
Khu vực mỏ sắt Trại Cau có địa hình đồi bát úp, có độ cao trung bình từ 30
đến 35m. Độ dốc giảm dần từ khu vực phân xưởng tuyển quặng về 2 phía Tây
Nam và Đông Nam. Sau thời gian khai thác quặng sắt, địa hình khu vực đã được
biến đổi rõ nét. Địa chất khu vực chủ yếu là quặng phong hóa và quặng Cacbonat
Manhetit nằm trong lớp đá vôi. Lớp trên cùng là thổ nhưỡng mỏng, bên dưới là
lớp quặng phong hóa dạng vỉa hoặc thấu kính có bề dày từ 15 đến 20m, tiếp đến là
lớp quặng Manhetit dày từ 10 đến 15m. (Mỏ sắt Trại Cau, 2019).
c. Khí hậu thủy văn
Khu vực mỏ sắt Trại Cau có địa hình đồi bát úp, mang đặc trưng khí
hậu của vùng bán sơn địa chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
40
khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, hướng gió chủ đạo Đông - Bắc,
Bắc, nhiệt độ trung bình từ 140C đến 260C. Mùa mưa kéo dài từ tháng 3 đến
tháng 9 trong năm, hướng gió chủ đạo Nam và Đông – Nam, mùa này nóng
ẩm mưa nhiều, nhiệt độ thay đổi từ 170C đến 360C.
Mỏ sắt
Trại cau
Hình 3.1. Vị trí mỏ sắt Trại Cau, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
* Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ không khí có ảnh hưởng đến sự lan truyền và chuyển hóa các
chất ô nhiễm trong không khí; đồng thời nó có liên quan đến quá trình bay hơi
của các chất hữu cơ. Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí là
những yếu tố gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe người lao động và môi
trường xung quanh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
41
+ Nhiệt độ trung bình năm: 23,830C.
+ Nhiệt độ cao nhất trung bình của tháng nóng nhất: 29,080C (tháng 6).
+ Nhiệt độ thấp nhất trung bình của tháng lạnh nhất: 18,850C (tháng 2).
* Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí là một trong những yếu tố cần thiết khi đánh giá mức
độ tác động tới môi trường không khí, đây là tác nhân ảnh hưởng trực tiếp đến
sự phát tán, lan truyền các chất gây ô nhiễm.
- Độ ẩm tương đối trung bình tháng của không khí: 81,5%
- Độ ẩm tương đối trung bình tháng lớn nhất (tháng 3, 7): 84,08%
- Độ ẩm tương đối trung bình tháng thấp nhất (tháng 1, 11): 77,5%
* Lượng mưa
Mưa có tác dụng làm sạch môi trường không khí và pha loãng chất thải
lỏng, nó kéo theo các hạt bụi và hòa tan một số chất độc hại trong không khí
rồi rơi xuống đất, có khả năng gây ô nhiễm đất và ô nhiễm nước.
Lượng mưa trên toàn khu vực được phân bổ theo 2 mùa: mùa mưa kéo
dài từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa tăng dần từ đầu mùa tới giữa mùa đạt
tới cực đại vào tháng 7, tháng 8 (tháng nhiều bão nhất trong vùng), mùa khô
(ít mưa) từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
- Lượng mưa trung bình hàng năm: 1720,2 mm
- Số ngày mưa trong năm: 150 - 160 ngày
- Lượng mưa trung bình tháng lớn nhất: 341,1 mm (tháng 7)
- Lượng mưa trung bình tháng nhỏ nhất: 21,3 mm (tháng 12)
- Cường độ mưa trung bình lớn nhất: 80 – 100 mm/h
* Tốc độ gió và hướng gió
Gió là yếu tố khí tượng cơ bản có ảnh hưởng đến sự lan truyền các chất
ô nhiễm trong khí quyển và làm xáo trộn các chất ô nhiễm trong nước. Tốc độ
gió càng cao thì chất ô nhiễm trong không khí càng lan tỏa xa nguồn ô nhiễm
và nồng độ chất ô nhiễm càng được pha loãng bởi không khí sạch. Ngược lại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
42
khi tốc độ gió càng nhỏ hoặc không có gió thì chất ô nhiễm sẽ bao chùm
xuống mặt đất tại chân các nguồn thải làm cho nồng độ chất gây ô nhiễm
trong không khí xung quanh nguồn thải sẽ đạt giá trị lớn nhất.
Tại khu vực nghiên cứu, trong năm có 2 mùa chính, mùa đông gió có
hướng Bắc và Đông Bắc, mùa hè gió có hướng Nam và Đông Nam.
- Tốc độ gió trung bình trong năm: 1,1 m/s
- Tốc độ gió lớn nhất: 29 m/s
* Nắng và bức xạ
Bức xạ mặt trời và nắng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến
chế độ nhiệt trong vùng, qua đó ảnh hưởng đến quá trình phát tán cũng như
biến đổi các chất ô nhiễm.
- Số giờ nắng trong năm: 1.269 - 1.458 giờ/năm.
- Số giờ nắng trong ngày: 4 - 5 giờ/ngày.
- Bức xạ: Lượng bức xạ bình quân: 125,4 Kcal/cm2.
* Hệ thống sông suối
Khu vực mỏ sắt Trại Cau có suối Thác Lạc, suối Ivon và một số con suối
khác, suối Ivon là một con suối nhỏ chảy qua phân xưởng tuyển quặng và đổ
vào suối Thác Lạc tại xã Tân Lập rồi đổ ra Sông Cầu. Suối Thác Lạc bắt nguồn
từ phía Bắc của mỏ, có độ dốc và vận tốc trung bình lớn, chảy qua khu vực đồi
núi, hai bên bờ thoáng đáng nhiều cát sỏi. (Mỏ sắt Trại Cau, 2019).
3.1.2. Thực trạng khai thác của mỏ sắt Trại Cau
a. Quá trình phát triển của mỏ
Mỏ sắt Trại Cau được khởi công xây dựng từ cuối năm 1959 với sự
giúp đỡ về kỹ thuật và thiết bị của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung
Hoa và khánh thành đi vào hoạt động sản xuất từ ngày 16/12/1963 với công
suất thiết kế ban đầu là 150 ngàn tấn quặng sạch/năm. Với công nghệ khai
thác lộ thiên mỏ khai thác lộ thiên phục vụ cho công nghệ luyện kim, một
ngành công nghệ mũi nhọn đang được chú trọng đầu tư. Mỏ sắt Trại Cau là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
43
nơi cung cấp nguyên liệu chính cho khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên,
khu vực này có 9 điểm quặng bao gồm: Mỏ quạng Trung Bắc, Quang Trung
Nam, Núi Đ, Thác Lạc 1, Thác Lạc 2, Thác Lạc 3, Núi Quặng, Chỏm Vung,
Hàm Chim. Qua mấy trục năm khai thác, trữ lượng ở một số khai trường đã
hết và những khai trường này đang trong giai đoạn hoàn thổ. Hiện nay mỏ
đang triển khai sản xuất trên 2 khai trường chính là: mỏ Núi Đ, mỏ Quang
Trung Bắc (Mỏ sắt Trại Cau, 2012).
b. Sản lượng khai thác quặng sắt của mỏ sắt Trại Cau
Mỏ sắt Trại Cau có trữ lượng quặng sắt khoảng 3,17 triệu tấn, công suất
khai thác hiện nay là 350.000 tấn/năm. Sản phẩm là quặng Limonit. Qua mấy
chục năm khai thác, sản lượng quặng khu vực này còn có thể khai thác được gần
2,7 triệu tấn. Hiện nay, mỏ đang triển khai sản xuất trên các công trường như:
Mỏ Núi Đê, mỏ Thác Lạc, mỏ Đông Chỏm Vung, mỏ Núi Quặng, ...
Như vậy, cùng với sức tăng về sản lượng quặng trên thế giới, sản
lượng khai thác quặng sắt tại mỏ Trại Cau cũng đang ngày một tăng đáp ứng
nhu cầu tiêu thụ trên thị trường, mà phần chính là cung cấp nguồn nguyên
liệu cho sản xuất thép của công ty Gang Thép Thái Nguyên. Tuy nhiên,
đồng nghĩa với việc tăng sản lượng thì các nguồn chất thải cũng tăng nhanh,
khối lượng đất đá đổ thải là 997.011.000 m3/năm (423.000 tấn x 2.357
m3/tấn). Cùng với những vấn đề đó thì công tác quản lý chất lượng và bảo vệ
môi trường cũng cần chặt chẽ hơn.
Mô hình tổ chức sản xuất của mỏ bao gồm 04 phân xưởng, 7 phòng ban
với 304 cán bộ, công nhân. Mỏ sắt Trại Cau chia thành 9 khu vực khai thác
bao gồm: Khu vực Núi Quặng; Khu vực Núi Đ; Khu vực Thác Lạc I; Khu vực
Thác Lạc II; Khu vực Thác Lạc III; Khu vực Chỏm Vung; Khu vực Hàm
Chim; Khu vực Quang Trung Bắc; Khu vực Quang Trung Nam. Hiện tại mỏ
sắt Trại Cau đã đóng cửa một số khu vực khai thác và một số khu vực chưa đi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
44
vào khai thác, chỉ có khu vực Núi Đ và khu vực Quang Trung Bắc đang trong
quá trình khai thác. (Mỏ sắt Trại Cau, 2012).
c. Quy trình công nghệ khai thác
* Công tác mở vỉa:
Tùy thuộc vào địa hình và sự phân bố khoáng sàng của từng khu mỏ
mà nhà đầu tư lựa chọn các phương án mở vỉa khác nhau. Cụ thể:
- Tại khu vực công trường núi Đ: Do khoáng sản núi Đ nằm trên sườn
núi, có hướng cắm trùng với hướng dốc tự nhiên của sườn núi cho nên việc
mở vỉa khoáng sàng được xác định theo phương pháp mở vỉa bám vách vỉa.
* Trình tự khai thác:
Theo phương pháp mở vỉa đã chọn, trên các tầng khai thác dùng nổ mìn
để phá vỡ quặng và đất đá phục vụ cho máy gạt. Máy gạt quặng và đất đá
phục vụ cho máy xúc xúc lên phương tiện vận tải ô tô. Quặng được chuyển về
bãi chứa trung gian và được đưa về xưởng tuyển bằng phương tiện vận tải.
Đất đá được đưa ra bão thải bằng ô tô. Công tác khai thác sẽ được tiến hành ở
khu Tây trước, đến khi kết thúc khu Tây sẽ chuyển sang khu Đông, khi đó tận
dụng moong khai thác khu Tây làm bãi thải trong. Đất đá vây quanh thân
quặng được phá vỡ bằng nổ mìn hoặc dùng búa thủy lực.
* Hệ thống khai thác:
Bóc đất phủ
Khai thác quặng
Bốc xúc lên xe
Đất thải đắp đê bao, đắp
Vận chuyển bằng ô tô các con trạch ngăn nước
về bãi chứa quặng tạm trong mỏ, san lấp mặt
bằng bãi thải trong ở khu
vực kết thúc khai thác
Vận chuyển về xưởng
tuyển
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
45
Hồ bùn thải Kho thành phẩm
Hình 3.1. Sơ đồ công nghệ khai thác của mỏ sắt Trại Cau
* Công nghệ tuyển khoáng:
Công nghệ tuyển khoáng áp dụng là công nghệ tuyển trọng lực, quặng
sắt nguyên khai hoặc đất nguyên liệu chứa quặng sau khai thác (gọi chung là
quặng nguyên khai) và vận chuyển được tập kết về kho chứa quặng nguyên
liền kề với máng quặng nguyên. Nguyên liệu được máy xúc gầu ngược cấp
liệu vào máng quặng nguyên, sau đó được súng bắn nước kết hợp rửa và đẩy
xuống sàng song và máy cấp liệu rung 40 mm. Tại sàng song và máy cấp liệu
rung 40 mm nguyên liệu được tách ra làm 2 loại:
+ Trên sàng song cỡ > 40 mm được đưa vào máy nghiền hàm 400 X
900 mm nghiền nhỏ xuống cỡ hạt (8 - 40) mm và qua băng tải B500 x 3000
xuống sàng rung 8 mm, sau đó tách ra 02 cỡ hạt loại dưới sàng (0 - 8) mm và
trên sàng là cỡ (8 - 40) mm, 02 sản phẩm này được qua 02 băng tải B630 x
6000 đưa vào kho chứa riêng.
+ Dưới sàng song 40 mm là các sản phẩm quặng lẫn đất rơi xuống máy
rửa cánh vuông, các sản phẩm là quặng cỡ từ (0 - 40) mm được đưa xuống
sàng 8 mm để tách ra làm 02 loại sản phẩm (0 - 8) mm và (8 - 40) mm theo
lưu trình trên vào kho thành phẩm. Nước và bùn thải lẫn bột quặng được đưa
vào máy tuyển từ để tách bột quặng manhêtit đưa vào bể chứa bột manhetit,
các sản phẩm còn lại sau máy tuyển từ đưa xuống bể bơm cát trung gian và
được hệ thống bơm bùn chuyên dùng tiếp tục đưa vào hệ thống xoát lốc để
tách bột không từ tính limonit đưa vào bể chứa bột limonit, nước và bùn thải
sau xoáy lốc được xả xuống hồ chứa bùn thải đuôi, sản phẩm đuôi thải là bùn
thải sẽ được lắng kết tại hồ chứa này và nước trong ở cuối hồ bùn thải sẽ được
thu hồi lại qua hệ thống cống xiên và cống điều tiết nước cấp nước tuần hoàn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
46
trở lại vào hồ chứa nước trong dự trữ của xưởng tuyển khoáng. (Công ty Cổ
phần Gang thép Thái Nguyên, 2010).
Hình 3.2. Sơ đồ công nghệ tuyển khoáng và các nguồn phát sinh chất thải
* Các thiết bị tuyển khoáng:
Các thiết bị phục vụ cho công tác tuyển rửa tại xưởng tuyển khoáng
được thống kê trong bảng 3.2:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
47
Bảng 3.2. Bảng tổng hợp các thiết bị phục vụ tuyển khoáng
TT Tên thiết bị
1 Bunke chứa
2 Sàng song, máy cấp liệu rung
3 Máy nghiền hàm
4 Máy rửa cánh vuông
5 Sàng rung 8 mm
6 Máy tuyển từ
7 Hệ thống xoáy lốc
8 Băng tải
9 Hệ thống máy bơm bùn và đường ống
10 Hệ thống máy bơm tăng áp cấp nước trong cho súng bắn nước
11 Hệ thống máy bơm nước trong cấp nước ban đầu và bổ sung vào
hồ dự trữ
12 Máy xúc thủy lực gầu ngược
13 Hệ thống Trạm biến áp 400 KVA và đường dây
(Nguồn: Công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên - Mỏ Sắt Trại Cau, 2019)
d. Công tác tổ chức quản lý
Mô hình tổ chức, quản lý mỏ được thể hiện qua sơ đồ sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
48
Hình 3.3. Sơ đồ tổ chức sản xuất
3.2. Đánh giá hiện trạng môi trường của mỏ sắt Trại Cau, huyện Đồng
Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
3.2.1. Đánh giá hiện trạng môi trường đất của mỏ sắt Trại Cau
Nguồn phát sinh do đặc thù của quá trình khai thác mỏ bao gồm:
- Công đoạn nổ mìn thường gây ra các hiện tượng sụt lún, nứt đất...
- Quá trình bốc xúc, tuyển rửa quặng, làm đất rơi, xốp tạo điều kiện cho
quá trình phong hóa và hóa tách các loại khoáng vật kim loại trong đó.
- Một khối lượng lớn chất thải rắn được hình thành do những vật liệu có
ích thường chỉ chiếm một phần nhỏ của khối lượng quặng được khai thác, dẫn
đến nhiều khi khối lượng đất đá vượt khối lượng quặng nằm trong lòng đất.
- Do di dời một khối lượng lớn đất đá ra khỏi lòng đất tạo nên một
khoảng trống rất lớn và rất sâu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
49
- Môi trường đất chịu ảnh hưởng lớn nhất trong mở moong khai thác là
chất thải rắn không sử dụng được cho mục đích khác, đã tạo nên trên bề mặt
địa hình mấp mô, xem kẽ giữa các hố sâu và các đống đất đá.
- Một số diện tích đất xung quanh các bãi thải quặng có thể bị bồi lắng
do sạt lở, xói mòn của đất đá thải, gây thoái hóa lớp đất mặt.
Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường đất bao gồm: Chất thải rắn sản
xuất (đất đá thải, quặng rơi vãi, phế thải công nghiệp), chất thải rắn sinh
hoạt... đây là nguồn gây ô nhiễm chính. Ngoài ra, môi trường đất còn chịu tác
động do các chất ô nhiễm trong không khí và nước thải. Các chất ô nhiễm
trong không khí theo nước mưa cũng như các chất ô nhiễm trong nước thải
ngấm vào đất làm thoái hoá và biến chất đất trồng.
Dầu mỡ và các chất lơ lửng có trong nguồn nước ô nhiễm bịt kín các
mao quản, ảnh hưởng tới quá trình trao đổi ôxy, trao đổi chất trong đất và
không khí. Việc thiếu ôxy trên tầng đất thổ nhưỡng sẽ làm ảnh hưởng trực
tiếp tới đời sống các loài vi sinh vật và các loài côn trùng có ích sống trong
đất. Các loài sinh vật này có khả năng làm tơi xốp và cải tạo đất. Các tác động
tiêu cực tới đời sống các loài sinh vật này đã gián tiếp ảnh hưởng tới chất
lượng đất trồng.
Các chất vô cơ trong đất đá thải, trong nước mưa chảy tràn làm cho đất
trở nên chai cứng, biến chất và thoái hoá.
Các khoáng vật là các kim loại trong các tầng đất, trong quá trình khai
thác có điều kiện xâm nhập vào nguồn nước gây ảnh hưởng tới chất lượng đất.
Các loại chất thải nguy hại như cặn dầu, phế thải công nghiệp, kim loại
nặng có tính bền, tính linh động và tích lũy đối với môi trường. Các chất này
không chỉ tác động với môi trường đất mà có thể theo dòng chảy xâm nhập
vào nguồn nước ngầm, nước mặt, tích lũy qua chuỗi thức ăn ảnh hưởng đến
sức khỏe cộng đồng.
Kết quả phân tích mẫu đất được trình bày ở bảng 3.3.
Bảng 3.3. Kết quả phân tích mẫu đất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
50
Kết quả phân tích QCVN03-
Chỉ tiêu
Đơn MT:2015
TT phân
vị (Đất công
tích Đ1 Đ2 Đ3 Đ4
nghiệp)
1 pH - 6,3 7,2 6,9 6,4 -
2 As mg/kg 2,09 1,44 2,31 2,17 25
3 Pb mg/kg 45,16 30,09 47,74 39,99 300
4 Cd mg/kg 0,39 1,30 0,35 0,33 10
5 Mn mg/kg 439 1007 666 507 -
6 Zn mg/kg 585 1638 980 817 300
7 Cu mg/kg 14,4 24,8 25,4 26,1 300
8 Tổng N mg/kg 673 829 1.107 1.236 -
9 Tổng P mg/kg 120 182 161 149 -
(Nguồn: Báo cáo kết quả quan trắc môi trường Mỏ sắt Trại Cau, 2019)
Kết quả phân tích 04 mẫu đất ở bảng 3.3 cho thấy mẫu đất hầu hết các
chỉ tiêu phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN03-MT:2015
(đất công nghiệp), riêng chỉ tiêu Zn của 4 mẫu đất vượt quy chuẩn cho phép từ
1,95 đến 5,46 lần, trong đó mẫu đất lấy tại vườn phía Nam mỏ tầng sâu núi
Quặng (anh Thanh - tổ 15 thị trấn Trại Cau) vượt quy chuẩn cho phép 5,46 lần.
3.2.2. Đánh giá hiện trạng môi trường nước của mỏ sắt Trại Cau
3.2.2.1. Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt của mỏ sắt Trại Cau
Ở khu vực mỏ sắt Trại Cau, nước mặt chủ yếu là nước suối Thác
Lạc, một con suối chảy uốn khúc qua khu vực Mỏ với tốc độ chảy trung
bình khoảng 1,5m3/s. Ngoài ra còn có suối Ivol với lưu lượng dòng chảy
nhỏ hơn (khoảng 0,2m3/s) chảy qua khu vực phân xưởng tuyển quặng và
một số suối nhỏ khác, các con suối này nhập dòng với nhau tại khu vực dân
cư xã Tân Lập rồi chảy ra sông Cầu.
Bảng 3.4. Kết quả phân tích mẫu nước mặt
Kết quả phân tích QCV08-
Chỉ tiêu Đơn MT:2015/
TT
phân tích vị NM1 NM2 NM3 NM4 NM5 NM6 BTNMT
(Cột B1)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
51
Kết quả phân tích QCV08-
Chỉ tiêu Đơn MT:2015/
TT
phân tích vị NM1 NM2 NM3 NM4 NM5 NM6 BTNMT
(Cột B1)
1 pH - 6,8 6,9 6,9 6,8 6,7 6,8 5,5-9
2 TSS mg/l 23,5 22,6 21,4 24,6 22,5 14,7 50
3 COD mg/l 18,2 18,3 18,4 18,4 13,8 13,8 30
4 BOD5 mg/l 9,5 9,4 9,7 9,3 6,5 7,5 15
5 As mg/l <0,005 <0,005 <0,005 <0,005 <0,005 <0,005 0,05
6 Pb mg/l <0,005 <0,005 <0,005 <0,005 <0,005 <0,005 0,05
7 Cd mg/l <0,003 <0,003 <0,003 <0,003 <0,003 <0,003 0,01
8 Cu mg/l <0,005 <0,005 <0,005 <0,005 <0,005 <0,005 0,5
9 Zn mg/l 0,3 0,3 0,3 0,3 0,3 0,6 1,5
10 Fe mg/l 1,49 1,45 0,36 12,9 5,66 4,26 1,5
MPN/
11 Coliform 2000 2100 900 750 700 280x103 7500
100ml
(Nguồn: Báo cáo kết quả quan trắc môi trường Mỏ sắt Trại Cau, 2019)
Các kết quả phân tích mẫu nước mặt ở bảng 3.4 cho thấy:
Suối Thác Lạc: Kết quả phân tích 02 mẫu nước suối Thác Lạc cho
thấy: đa số các chỉ tiêu phân tích đều dưới mức tới hạn của Quy chuẩn cho
phép (QCVN 08-MT:2015). (Tại thời điểm quan trắc mỏ đã dừng việc xả thải
vào suối Thác Lạc từ tháng 12 năm 2010).
Suối Ivon: Kết quả phân tích cho thấy các chỉ tiêu phân tích đều nằm
trong giới hạn cho phép của QCVN 08-MT:2015.
Mẫu nước suối Ngàn Me, nước hồ Sen: kết quả phân tích cho thấy các
chỉ tiêu phân tích đều dưới mức giới hạn cho phép của Quy chuẩn Việt Nam
(QCVN 08-MT:2015). Riêng chỉ tiêu Fe ở cả 03 mẫu đều vượt quy chuẩn cho
phép từ 2,8 đến 8,6 lần; coliform mẫu nước hồ Sen vượt quy chuẩn cho phép
(Tuy nhiên nước thải của Mỏ không thải vào Suối Ngàn Me).
3.2.2.2. Đánh giá hiện trạng môi trường nước ngầm của mỏ sắt Trại Cau
Bảng 3.5. Kết quả phân tích mẫu nước ngầm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
52
Kết quả phân tích QCVN 09-
Chỉ tiêu
TT Đơn vị MT:2015/
phân tích NN1 NN2 NN3 NN4
BTNMT
1 pH - 6,8 6,8 6,9 6,7 5,5-8,5
2 As mg/l <0,005 <0,005 <0,005 <0,005 0,05
3 Pb mg/l <0,005 <0,005 <0,005 <0,005 0,01
4 Cd mg/l <0,003 <0,003 <0,003 <0,003 0,005
5 Cu mg/l <0,005 <0,005 <0,005 <0,005 1
6 Zn mg/l 0,3 0,3 0,3 0,3 3
7 Cr mg/l <0,01 <0,01 <0,01 <0,01 -
8 Fe mg/l <0,1 <0,1 <0,1 <0,1 5
9 Mn mg/l 0,09 0,08 <0,01 0,02 0,5
10 Coliform MPN/100ml KPH KPH 1 KPH 3
(Nguồn: Báo cáo kết quả quan trắc môi trường Mỏ sắt Trại Cau, 2019)
Người dân khu vực Mỏ chủ yếu sử dụng nước giếng khoan để sinh
hoạt, tuy nhiên trong quá trình khai thác cũng đã có những ảnh hưởng về
chất lượng, số lượng đến nguồn nước trên. Do gần khu vực khai thác nằm
trên vùng đất phân bố karst rất dễ bị hạ mực nước ngầm dẫn đến hiện tượng
thiếu hụt nước.
Các kết quả phân tích mẫu nước ngầm ở bảng 3.5 cho thấy các chỉ
tiêu phân tích đều ở mức dưới giới hạn cho phép của QCVN 09-
MT:2015/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất.
3.2.2.3. Đánh giá hiện trạng chất lượng nước thải sinh hoạt của mỏ sắt Trại Cau
Bảng 3.6. Kết quả phân tích mẫu nước thải sinh hoạt
QCVN 14:2008/
TT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị NTSH1
BTNMT(Cột B)
1 pH - 6,7 5-9
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
53
QCVN 14:2008/
TT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị NTSH1
BTNMT(Cột B)
2 BOD5 mg/l 14,5 50
3 TSS mg/l 17,4 100
4 COD mg/l 27,6 -
5 TDS mg/l 117,5 1000
3-
6 PO4 _P mg/l <0,05 10
-
7 NO3 _N mg/l 0,27 50
8 As mg/l <0,005 -
9 Cd mg/l <0,003 -
10 Pb mg/l <0,005 -
11 Hg mg/l <0,001 -
12 Dầu mỡ động thực vật mg/l <0,3 20
13 Coliform MPN/100ml 1500 5000
(Nguồn: Báo cáo kết quả quan trắc môi trường Mỏ sắt Trại Cau, 2019)
Nước thải của Mỏ sắt Trại Cau chủ yếu là từ khâu tuyển rửa quặng
và nước thải sinh hoạt của 204 cán bộ, công nhân trong khu vực Mỏ.
Nước thải sinh hoạt trong khu vực Mỏ chủ yếu chứa các chất hữu cơ, cặn
lơ lửng và vi sinh.
Kết quả phân tích mẫu nước thải sinh hoạt ở bảng 3.6 cho thấy các chỉ
tiêu phân tích đều ở dưới mức giới hạn cho phép của QCVN
14:2008/BTNMT (cột B) quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.
3.2.2.4. Đánh giá hiện trạng chất lượng nước thải sản xuất của mỏ sắt Trại Cau
Nước thải từ khâu sản xuất có hàm lượng cặn lơ lửng lớn (chủ yếu là
cặn bùn sét và cặn vô cơ), độ đục và hàm lượng dầu mỡ cao. Theo thiết kế
của Trung Quốc, lượng nước thải này được gom vào bể chứa trạm bơm cát,
sau đó được bơm theo hệ thống đường ống gang D400 mm, tập trung về hồ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
54
lắng Quặng Đuôi có dung tích 2 triệu m3 (từ năm 2014 lượng nước thải
được bơm theo hệ thống đường ống gang D400mm, tập trung về hồ Thác
Lạc 3), nước sau khi lắng một phần được sử dụng lại làm nước phục vụ sản
xuất của Mỏ.
Bảng 3.7. Kết quả phân tích mẫu nước thải sản xuất
Kết quả phân tích QCVN
Chỉ tiêu Đơn
TT 40:2011/BTN
phân tích vị NTSX1 NTSX2 NTSX3 NTSX4
MT (Cột B)
1 pH - 6,7 6,9 6,9 6,8 5,5-9
2 TSS mg/l 127 16,5 75,5 25,4 100
3 As mg/l <0,005 <0,005 <0,005 <0,005 0,1
4 Pb mg/l <0,005 <0,005 <0,005 <0,005 0,5
5 Cd mg/l <0,003 <0,003 <0,003 <0,003 0,1
6 Mn mg/l <0,01 <0,01 0,04 0,02 1
7 Cu mg/l <0,005 <0,005 <0,005 <0,005 2
8 Fe mg/l 35,42 1,77 4,65 0,27 5
MPN/
9 Coliform 1500 1100 430 900 5000
100ml
(Nguồn: Báo cáo kết quả quan trắc môi trường Mỏ sắt Trại Cau, 2019)
Kết quả phân tích chất lượng 04 mẫu nước thải cho thấy đa số các chỉ
tiêu phân tích đều ở dưới mức giới hạn cho phép của QCVN 40:2011/BTNMT
(Cột B) quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải công nghiệp.
Riêng chỉ tiêu TSS và Fe của mẫu nước thải nhà máy tuyển quặng vượt
QCVN, trong đó hàm lượng Fe vượt 40:2011/BTNMT (Cột B) gần 7,1 lần.
3.2.3. Đánh giá hiện trạng môi trường không khí của mỏ sắt Trại Cau
Nguồn phát sinh chủ yếu từ các hoạt ...
STT Bệnh thường gặp Có ảnh hưởng Tỷ lệ Không ảnh Tỷ lệ
(phiếu) (%) hưởng (phiếu) (%)
1 Khoan, nổ mìn 37/40 92,50 3/40 7,50
2 Bốc xúc, vận chuyển 29/40 72,50 11/40 27,50
3 Sàng, nghiền 12/40 30,00 28/40 70,00
4 Tuyển rửa quặng 20/40 50,00 20/40 50,00
(Nguồn: Kết quả điều tra năm 2019)
Qua bảng 3.12 ta thấy, công đoạn khoan, nổ mìn gây ảnh hưởng đến
sức khỏe nhất chiếm 92,50%, bốc xúc và vận chuyển chiếm 72,50%, tuyển
rửa quặng chiếm 50% và công đoạn sàng nghiền chiếm 30%. Như vậy, công
đoạn khoan, nổ mìn, vận chuyển và bốc xúc là một trong những công đoạn
gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người.
3.4. Đề xuất một số giải pháp phục hồi môi trường sau khai thác quặng
sắt tại Trại Cau, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
3.4.1. Giải pháp quản lý
Công tác quản lý và bảo vệ môi trường được được bố trí như sau:
phòng kỹ thuật sẽ bố trí 10 cán bộ kỹ thuật chuyên trách theo dõi về các công
tác liên quan tới vấn đề an toàn và bảo vệ môi trường.
Trong hoạt động quản lý môi trường, mỏ luôn có ý thức tuân thủ các
quy định chung liên quan đến bảo vệ môi trường theo Luật Bảo vệ môi trường
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
61
như: Thực hiện các chương trình kiểm soát ô nhiễm định kỳ, lập báo cáo đánh
giá tác động môi trường...
3.4.2. Giải pháp công nghệ
3.4.2.1. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí
Để giảm ảnh hưởng của bụi và tiếng ồn tại các công đoạn khoan, nổ
mìn, sàng tuyển, bốc xúc vận chuyển, mỏ áp dụng các biện pháp giảm thiểu sau:
- Đưa ra lịch trình khai thác vận chuyển hợp lý, giảm mật độ các loại
phương tiện vận chuyển trong cùng một thời điểm.
- Sử dụng các loại xe vận tải có động cơ đốt trong có hiệu suất cao, tải
lượng khí thải nhỏ, độ ồn thấp. Thường xuyên bảo dưỡng máy móc thiết bị thi
công đảm bảo hoạt động trạng thái tốt nhất, hạn chế tiếng ồn và khói thải ở
mức thấp nhất.
- Các ô tô chuyên chở đất đá, quặng phải thực hiện đúng các quy định
giao thông chung: có bạt che phủ, không làm rơi vãi đất đá, nguyên vật liệu
để hạn chế tối đa sự phát thải bụi ra môi trường. Để đảm bảo an toàn nền
đường và tốc độ lưu thông phương tiện, đảm bảo nhu cầu đi lại của nhân dân
khu vực, các xe vận tải không được chở quá tải trọng cho phép đối với từng
loại xe và với tính chất cơ lý của nền đường.
- Triển khai công tác giảm thiểu bụi đất bằng các biện pháp đơn giản
như tưới nước thường xuyên cho các tuyến đường vận tải chính, tại khu vực
bốc xúc. Giải pháp này không xử lý hoàn toàn các loại bụi, song hạn chế tối
đa sự phát tán của chúng.
- Nâng cấp tuyến đường nội bộ tạo điều kiện cho các xe vận tải hoạt
động ở điều kiện tốt tránh phải dừng phanh gấp, thay đổi tốc độ hạn chế
lượng khí thải.
- Trong quá trình đổ thải tại bãi thải Thác Lạc I cũng gây ô nhiễm bụi
từ hoạt động vận chuyển, san gạt, do vậy để hạn chế trong quá trình đổ thải
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
62
cũng như vận chuyển về bãi thải mỏ sẽ sử dụng phương tiện phun nước để
giảm thiểu bụi phát sinh.
3.4.2.2. Biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng do nước thải
- Xử lý nước thải từ quá trình tuyển rửa:
Hiện tại để xử lý nước thải phát sinh từ quá trình tuyển rửa với lưu
lượng 3.200m3/ng.đ đến 3.700m3/ng.đ, mỏ sử dụng 03 trạm bơm công suất
2.000 m3/h và 01 hồ lắng nước thải dung tích 2.000.000m3 và 01 hồ chứa bùn
thải quặng đuôi có dung tích 150.000m3 (diện tích 50.000m2, chiều sâu 3m),
nước thải phát sinh từ quá trình tuyển rửa sẽ được thu gom vào hồ lắng, sau
đó nước thải sau khi lắng được tuần hoàn sử dụng lại, bùn thải phát sinh từ
quá trình lắng nước thải tuyển rửa được bơm bằng hệ thống bơm hút bùn sang
hồ chứa bùn thải quặng đuôi.
Để tận dụng tối đa kim loại còn sót lại sau khi tuyển quặng sắt bằng
phương pháp thô có chứa trong bùn thải quặng đuôi Công ty cổ phần gang
thép Thái Nguyên đã ký kết hợp đồng với Công ty Cổ phần Đức Hạnh tuyển
lại bùn thải, lượng bùn còn lại sau khi tuyển sẽ được tận dụng sản xuất vật
liệu xây dựng (dây truyền sản xuất gạch).
- Đối với nước mưa chảy tràn:
Hiện nay mỏ đang áp dụng các biện pháp nhằm giảm thiểu tác động của
nước mưa như: thu gom vật liệu, đất đá rơi vãi trên bề mặt, định hướng dòng
chảy bằng hệ thống mương rãnh thoát nước và các hố ga lắng cặn trước khi
thoát ra ngoài môi trường. Cụ thể:
+ Tại khu vực bãi thải mỏ: Nước mưa chảy tràn qua bãi thải được thoát
vào hệ thống rãnh xung quanh có kích thước rộng 1,0m, sâu 0,5m nhằm thu
gom tập trung nước mưa chảy tràn xung quanh bãi thải vào suối Ivon.
+ Đối với mặt bằng sân công nghiệp: Hiện nay để hạn chế ô nhiễm do
nước mưa cuốn theo bụi, quặng sắt rơi vãi và bụi đất đá tại khu vực này, mỏ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
63
đã đào rãnh thoát nước vào hệ thống rãnh thu nước và các hố ga lắng cặn, sau
đó chảy vào hệ thống thoát nước chung và chảy vào suối Ivon.
- Đối với nước thải sinh hoạt
Hiện nay mỏ đã xây dựng 3 khu nhà vệ sinh, được bố trí trên mặt bằng
các phân xưởng sàng, phân xưởng cơ khí và khai thác, phân xưởng vận tải. Bể
xử lý tự hoại 3 ngăn. Các thông số của các ngăn như sau:
+ Ngăn thứ nhất có thể tích 10m3
+ Ngăn thứ 2 có thể tích 15m3
+ Ngăn thứ ba có thể tích 10m3
Nước thải sinh hoạt sau xử lý qua bể tự hoại sau đó vào nguồn tiếp nhận.
3.4.2.3. Biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng do chất thải rắn
Đối với đất đá thải: Hiện nay đất đá thải của mỏ được vận chuyển đổ
thải tại cả hai bãi thải.
- Lượng đất đá thải của khu Tây là 139.411m3; khu Đông là 266.562m3.
Sau khi lấp đầy khu Tây lượng đất đá thải đổ thải vào bãi thải Thác Lạc I là
374.838m3. Trung bình mỗi tháng lượng đất đá thải là 21.256m3.
Tại khu vực bãi thải thiết bị san gạt sẽ lu lèn cho đất chặt và ổn định.
Các thông số bãi thải đảm bảo không sạt lở bờ thải, chân bãi thải đào mương
hứng dòng tạo bùn lắng.
Diện tích bãi thải Thác Lạc I là 234.328,4m2, đã được đổ thải từ năm
2003 hiện nay còn trống 5 ha, trong đó diện tích chứa đất đá thải là 20.000m2;
Chiều cao trung bình của tầng thải 20m.
Góc nghiêng sườn tầng thải: 350 - 450
Độ dốc dọc trong lòng bãi thải: id = 2%
Hệ số nở rời sau khi bị nén chặt: 1,05 - 1,10.
Khai thác theo hình thức cuốn chiếu để tạo đủ không gian khai thác và
đổ thải hợp lý. Đất đá thải sau khi đổ thải đến đâu sẽ được lu lèn chặt đến đó,
sau khi cải tạo sẽ trồng cây xanh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
64
Chỉ sử dụng bãi thải trong ở những khu vực đã kết thúc khai thác theo
chỉ giới của phòng kỹ thuật giao ngoài hiện trường (khai thác theo hình thức
cuốn chiếu hoặc phương pháp khai thác phù hợp khác để tạo đủ không gian
khai thác và đổ thải hợp lý).
3.4.2.4. Đối với sự cố sụt lún đất, nứt đất, mất nước và phòng chống sét
- Di dời các gia đình đã sảy ra sụt lún đất, nứt đất ở gần nhà đến nơi
an toàn.
- Khoanh các vị trí sụt lún đất, nứt đất trong vùng và thông báo để nhân
dân khi lao động sản xuất tránh xa, nhất là những ngày có mưa to.
- Điều tra khảo sát chi tiết để khẳng định các nguyên nhân sụt lún đất
trên đây, đồng thời cảnh báo các khu vực có nguy cơ sụt lún đất tiếp theo.
- Vùng thị trấn Trại Cau và lân cận nằm trên vùng đất có phân bố đá
vôi ngầm với các hang hốc karst có thể sảy ra sụt lún đất, nứt đất khi có điều
kiện thuận lợi, vì vậy cần có điều tra khảo sát khoanh vùng khu vực có nguy
cơ sụt lún đất, nứt đất phục vụ quy hoạch đưa nhân dân định cư ở nơi an toàn.
* Phòng chống sét
- Lắp đặt hệ thống cột chống sét cao đảm bảo thu sét trong khu vực mỏ,
khu vực nhà văn phòng và nối đất các thiết bị để đảm bảo an toàn cho người
và máy móc thiết bị.
- Kiểm tra hệ thống cột điện, biến áp, nhà xưởng có biện pháp sửa chữa
những chỗ nứt, vỡ có khả năng gây đổ.
- Thường xuyên kiểm tra hệ thống đường dây điện, có phương án sửa
chữa, bổ sung, thay thế những đoạn dây yếu có khả năng gây chạm chập điện.
- Kiểm tra hệ thống thu lôi, tiếp địa tại các khu vực có khả năng bị sét
đánh trước mùa mưa.
3.4.2.5. Biện pháp cải tạo phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản tại
một số điểm mỏ đã kết thúc khai thác tại mỏ sắt Trại Cau
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
65
Trong số 9 khu vực trong mỏ sắt Trại Cau đ. được Bộ Tài nguyên và
Môi trường cấp trong giấy phép khai thác khoáng sản thì đã có một số điểm
mỏ đã kết thúc khai thác như mỏ Quang Trung Nam, Thác Lạc I, Thác Lạc II,
Thác Lạc III, Chỏm Vung, Quang Trung Bắc, hai điểm mỏ đang trong quá
trình khai thác là Núi Đ và Núi Quặng, một điểm chưa tiến hành khai thác là
khu vực Hàm Chim. Như vậy đối với những khu vực đã kết thúc khai thác thì
nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, sự cố về môi trường là rất lớn nếu không
thực hiện các biện pháp cải tạo phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản,
trong luận văn đề xuất biện pháp cải tạo phục hồi môi trường sau khai thác
đối với các khu vực đã kết thúc khai thác như sau:
a. Phương án giải quyết vấn đề môi trường sau khai thác
+ Bố trí hợp lý tổng mặt bằng khu vực mỏ trên ý thức tiết kiệm đất đai
sử dụng.
+ Xây dựng hệ thống thoát nước trong khai trường đảm bảo cho đất đá
thải không trôi lấp xuống lòng suối.
+ Các bãi thải nâng lên cốt đổ thải tối đa để giảm diện tích chiếm dụng.
+ Khai thác lộ thiên với góc dốc bờ công tác hợp lý nhất vừa đảm bảo
an toàn trong quá trình khai thác, vừa đảm bảo diện tích mở rộng khai trường
là nhỏ nhất.
+ Có thể sử dụng bãi thải trong để tiết kiệm diện tích đổ thải.
+ Tại các chân bãi thải xây dựng các đập chắn để hạn chế hiện tượng
trôi lấp đất đá thải ảnh hưởng tới sông suối và ruộng vườn của nhân dân.
+ Mương thoát nước ngăn thành nhiều tầng bậc để lắng đọng chất thải.
+ Đào hệ thống mương máng thu thoát nước tại xác tầng bãi thải, trong
khai trường để thu nước mặt chống tràn trực tiếp trên mặt mỏ.
+ Khống chế ô nhiễm bụi bằng cách tưới đường thường xuyên nhằm
hạn chế tối đa lượng bụi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
66
+ Trồng cây xanh và cỏ tại những khu vực đã ngừng đổ thải hoặc khai thác.
+ Khi xây dựng mặt bằng, đường xá, mặt taluy cần được đánh cấp đầm
chặt trồng cỏ giữ hoặc xếp đá hộc tránh sự bào mòn trượt lở khi mưa bão.
+ Đất đá thải phát sinh từ quá trình tuyển cần được thu gom đổ thải vào
nơi quy định.
b. Đề xuất biện pháp cải tạo môi trường sau khai thác
* Vấn đề ô nhiễm môi trường sau khai thác
Sau quá trình khai thác tại các điểm quặng sắt trong mỏ sắt Trại Cau tại
huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, một loạt những ảnh hưởng có thể xảy ra
như sau:
+ Tác hại có tính địa cơ học làm biến đổi địa hình, biến đổi cấu trúc địa
chất, hoang mạc hoá đất đai.
+ Tác hại có tính địa chất thủy văn làm hạ mực nước ngầm và làm ô
nhiễm môi trường nước.
Tác hại mang tính khoa học làm thay đổi thành phần hoá học của
không khí, nước và đất nền.
+ Làm thay đổi khí hậu, thay đổi quá trình sinh hoá trong nước, đất.
+ Các hoạt động gây ô nhiễm chính là: Khoan nổ mìn, xúc bốc, vận tải,
thải đất đá, thoát nước, sàng tuyển và các hoạt động phụ trợ khác như trạm
điện, xưởng cơ khí...
* Đề xuất biện pháp cải tạo phục hồi môi trường sau khi kết thúc khai thác
Tiến hành san lấp moong khai thác sau khi kết thúc khai thác. Tính toán
lượng đất đá cần san lấp cho các điểm mỏ đã kết thúc khai thác.
- Đối với các tuyến đường vận tải sau khi kết thúc khai thác, các tuyến
đường vận tải không phục vụ mục đích vận tải khoáng sản từ khu vực khai
thác đến khu vực tuyển quặng nữa. Khi đó, một giải pháp quan trọng là trồng
cây xanh tại các vị trí cho phép mục đích làm đẹp cảnh quan, đối với các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
67
tuyến đường còn lại trồng cây xanh để khôi phục cảnh quan môi trường. Đặc
biệt là sự phân tán bụi trong không khí.
- Đối với bãi thải sau khai thác là nơi sinh ra bụi, bụi được sinh ra khi
đất đá bị gió cuốn đi trong mùa hanh khô. Như vậy, sau khi kết thúc khai thác
khoáng sản quặng sắt, biện pháp tốt nhất để cải tạo phục hồi môi trường trong
khu vực bãi thải là trồng cây xanh. Vị trí trồng cây xanh là bao phủ toàn bộ
bãi thải, nhằm trả lại môi trường xanh-sạch-đẹp cho khu vực mỏ.
- Khu vực tuyển quặng sau khi khai thác khoáng sản, các khu vực sàng,
kho chứa quặng có thể còn tồn tại. Chính vì vậy tác giả đưa ra giải pháp xử lý
và chống bụi như sau: Gian nhà sàng tuyển quặng phải được che chắn để ngăn
ngừa bụi phát tán; xung quanh xưởng sàng tuyển được trồng cây xanh ngăn
bụi phát tán ra môi trường.
- Công tác hoàn nguyên và phục hồi thảm thực vật
+ Công tác tạo mặt bằng và phục hồi thảm thực vật đối với khai trường
và bãi thải được tiến hành ngay sau khi kết thúc khai thác và đổ thải cho từng
khu vực. Việc tạo mặt bằng bằng cách san gạt, tạo địa hình có độ dốc phù hợp
với địa hình khu vực.
+ Tăng độ mầu của đất bề mặt, trong quá trình khai thác thì những
lớp đất mầu có độ dinh dưỡng cao được cất giữ ở một nơi, khi tiến hành
công tác hoàn thổ ở khai trường và bãi thải tiến hành trải đều lớp đất phủ
lên bề mặt để tăng độ màu mỡ, nếu khối lượng lớp đất màu ít thì phải bỏ
vào từng hố để trồng cây.
+ Phục hồi thảm thực vật đặc điểm đá của khu vực mỏ thường là bạc
màu, trơ sỏi đá và có độ chua. Do vậy, cần phải trồng các loại cây có khả
năng thích nghi trong môi trường đất đá mỏ bao gồm: Keo lá tràm, keo tai
tượng, muồn đen, bạch đàn. Thực tế, cây keo được trồng ở khu vực mỏ phát
triển tương đối tốt. Phương án trồng cây keo với khoảng cách 4m một cây.
- Trình tự quá trình hoàn thổ được tiến hành như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
68
Phân tích các tính chất hoá nông của đất đá bóc
Lấp moong khai thác bằng đất đá bóc
San gạt tạo mặt bằng bãi thải, bạt thoải sườn dốc Thu hồi và rải lớp đất
màu, đất trồng trọt lên bề mặt san gạt.
Xây dựng các công trình tiêu thoát nước
+ Phục hồi thực vật: Phục hồi thực vật chính là biện pháp cải tạo phục
hồi môi trường sau khai thác, bao gồm phục hồi nông nghiệp và lâm nghiệp.
Tuỳ theo từng khu vực của mỏ khai thác có điều kiện thuận lợi về địa
hình, chăm bón và tưới tiêu được tiến hành như sau:
Phục hồi đất lâm nghiệp: Áp dụng cho bãi thải và toàn bộ bề mặt của
các mỏ, tiến hành san gạt tạo mặt bằng, bạt thoải sườn dốc, xây dựng các
công trình thoát nước, phủ đất màu trồng cây.
Phục hồi đất nông nghiệp: Tiến hành các công việc làm tăng màu mỡ
của đất đai cho đến khi có đủ điều kiện nuôi sống cây trồng, lựa chọn cách cải
tạo đất hiệu quả và thành phần phân bón hợp lý, khi đất đai phát huy được
hiệu quả cho gieo trồng cây.
- Tận dụng các công trình phục vụ quá trình khai thác tại các khu vực
mỏ vào mục đích dân sinh
+ Mặt bằng khu sàng tuyển, khu vận tải, cơ điện sử dụng làm khu tái
định cư, đồng thời kết hợp với moong khai thác (sau khi lấp bớt một phần hạ
thấp độ sau của moong không ảnh hưởng đến việc gây sạt nở, mất nước
ngầm) làm khu vực giải trí hoặc công viên cho khu dân cư mới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
69
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận
Chất lượng môi trường đất: Kết quả phân tích 04 mẫu đất ở bảng 3.3
cho thấy mẫu đất hầu hết các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong giới hạn cho
phép của QCVN03-MT:2015 (đất công nghiệp), riêng chỉ tiêu Zn của 4 mẫu
đất vượt quy chuẩn cho phép từ 1,95 đến 5,46 lần.
Chất lượng môi trường nước: Kết quả phân tích các mẫu nước thì hầu
hết các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN. Riêng
chỉ tiêu Fe, của mẫu nước thải nước thải nhà máy tuyển quặng, chỉ tiêu Fe ở
mẫu nước mặt suối Ngàn Me, nước mặt hồ Sen vượt quy chuẩn cho phép từ
2,8 đến 8,6 lần; coliform mẫu nước hồ Sen vượt chuẩn cho phép.
Chất lượng môi trường không khí: Kết quả quan trắc các mẫu khí cho
thấy chất lượng môi trường không khí ở khu vực Mỏ chưa bị ảnh hưởng
nhiều. Các chỉ tiêu quan trắc đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN.
Một số giải pháp phục hồi môi trường sau khai thác quặng sắt được đề
xuất bao gồm giải pháp quản lý như tăng cường cán bộ kỹ thuật chuyên trách
theo dõi về các công tác liên quan tới vấn đề an toàn và bảo vệ môi trường,
thực hiện các chương trình kiểm soát ô nhiễm định kỳ, lập báo cáo đánh giá
tác động môi trường... Giải pháp công nghệ nhằm giảm thiểu ô nhiễm không
khí, giảm thiểu ảnh hưởng do nước thải, giảm thiểu ảnh hưởng do chất thải
rắn và các biện pháp cải tạo phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản tại
một số điểm mỏ đã kết thúc khai thác.
- Người dân và cán bộ, công nhân tại khu vực mỏ đánh giá môi trường
không khí bị ảnh hưởng nhiều nhất khi hoạt động khai thác diễn ra, đồng thời
số người mắc các bệnh về đường hô hấp cũng cao hơn các bệnh khác. Công
đoạn khoan, nổ mìn là công đoạn gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe
người dân và công nhân trực tiếp tham gia sản xuất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
70
2. Kiến nghị
- Tiếp tục tìm hiểu và làm sáng tỏ nguyên nhân của những tác động từ
hoạt động khai thác mỏ sắt Trại Cau ảnh hưởng đến môi trường.
- Xây dựng các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai
đoạn vận hành của dự án để giảm thiểu các nguồn tác động nằm trong giới
hạn cho phép đối với môi trƣờng nước, môi trường đất, môi trường không
khí... trước khi thải vào môi trường.
- Thực hiện cải tạo phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản đối
với các điểm mỏ đã kết thúc khai thác.
- Tiếp tục đánh giá và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường
trong hoạt động khai thác quặng sắt ở Thái Nguyên nói riêng và Việt Nam
nói chung.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt
1. Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên - Mỏ sắt Trại Cau (1998).
Thuyết minh dự án khai thác mỏ sắt Trại Cau, Thái Nguyên
2. Công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên - Mỏ sắt Trại Cau (2009). Báo
cáo đánh giá tác động môi trường Phương án mở rộng khai thác tầng sâu
Núi quặng - Mỏ sắt Trại Cau.
3. Công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên - Mỏ sắt Trại Cau (2009). Dự án
Cải tạo phục hồi môi trường sau khai thác của Dự án khai thác mỏ sắt
tầng sâu Núi Quặng - Mỏ sắt Trại Cau.
4. Công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên - Mỏ sắt Trại Cau (2012). Báo
cáo đánh giá tác động môi trường dự án khai thác lộ thiên công trường
núi Đ - Mỏ sắt Trại Cau.
5. Công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên - Mỏ Sắt Trại Cau (2019). Báo
cáo kết quả thực hiện công tác bảo vệ môi trường năm 2018.
6. Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên - Mỏ Sắt Trại Cau (2019). Báo
cáo kết quả quan trắc môi trường quý I năm 2019.
7. Cục Địa chất và khoáng sản Việt Nam (2005). Tài nguyên khoáng sản
Thái Nguyên.
8. Phạm Ngọc Đăng (2003). Môi trường không khí, NXB Khoa học Kỹ
thuật, Hà Nội.
9. Hồ Sĩ Giao và cs., (2010). Bảo vệ môi trường trong khai thác mỏ lộ thiên,
Nxb Từ điển Bách Khoa, Hà Nội.
10. Trần Đức Hạ, (2002). Giáo trình quản lý môi trường nước, NXB Khoa
học và kỹ thuật, Hà Nội.
11. Lê Văn Khoa và cs, (2010). Giáo trình ô nhiễm môi trường đất và biện
pháp xử lý. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
72
12. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014). Luật Bảo vệ
môi trường 2014.
13. Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Nguyên (2005). Báo cáo số
1017/STNMT-KS ngày 19/6/2007 về việc đánh giá hiệu quả việc khai
thác chế biến tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
14. Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Nguyên (2009). Báo cáo Kết quả thực
hiện dự án xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên khoáng sản tỉnh Thái Nguyên.
15. Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Nguyên (2010). Báo cáo kết quả khảo
sát sơ bộ và đề xuất điều tra đánh giá điều kiện địa chất thủy văn-Địa
chất công trình, xác định nguyên nhân gây sụt lún đất, nứt đất và mất
nước tại thị trấn Trại Cau, xã Cây Thị và xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ
tỉnh Thái Nguyên năm 2010.
16. Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Nguyên (2013). Báo cáo danh sách
các điểm mỏ được cấp phép khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên đến ngày 10/11/2012.
17. Thủ tướng chính phủ (2008). Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg ngày
29/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ về ký quỹ cải tạo, phục hồi môi
trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản.
18. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2005). Quyết định số 1009/QĐ-
UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ngày 03/6/2005 về việc
phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên giai đoạn 2006 - 2015 có tính đến năm 2020.
19. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2010). Đề án khắc phục ô nhiễm môi
trường tại các khu vực khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên.
20. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2010). Quy hoạch bảo vệ môi trường
tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
73
21. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2016). Đề án bảo vệ môi trường tỉnh
Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2015.
II. Tài liệu tiếng Anh
22. ASIA Miner (2010). “To exploit the situation in the world metal”.
23. Horst Hejny (2005). Mining Industry Research Handbook, NESMI
coordinator, Europe.
24. Mining Magazine, (2000). Situation mineral mining and metal production
in China.
25. U.S Energy Information Administration, (2010). “Non renewable coal",
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
74
PHỤ LỤC
PHIẾU ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
KHU VỰC MỎ SẮT TRẠI CAU
(Phiếu dành cho người dân xung quanh khu vực Mỏ sắt Trại Cau)
I. CÁC THÔNG TIN VỀ NGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẤN
1. Họ và tên:...................................................................... Tuổi:................................
2. Địa chỉ:....................................................................................................................
3. Nghề nghiệp:............................................................................................................
II. NỘI DUNG PHỎNG VẤN
1. Khoảng cách từ khu vực khai thác quặng sắt đến nhà ông/bà cách xa bao nhiêu?
Cách dưới 150m Cách trên 150m
2. Gia đình ông/bà có ai làm trong Mỏ sắt Trại Cau không?
Có Không
3. Theo ông/bà, Mỏ sắt Trại Cau hoạt động có ảnh hưởng đến môi trường và khu
vực dân cư xung quanh không?
Có Không
4. Theo ông/bà thành phần môi trường chịu ảnh hưởng của việc khai thác Mỏ sắt
Trại Cau là gì?
Môi trường đất
Môi trường nước
Môi trường không khí
5. Các thành viên trong gia đình ông/bà thường mắc bệnh gì?
Bệnh ngoài da
Bệnh đường hô hấp
Bệnh đường ruột
Bệnh khác
6. Gia đình ông/bà có diện tích đất đai nào bị mất do khai thác quặng sắt không?
Có Không
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
7. Gia đình ông/bà sử dụng nguồn nước ăn uống từ đâu?
Nước giếng đào
Nước giếng khoan
Nước lọc
Nguồn khác
8. Chất lượng nước gia đình ông/bà sử dụng thế nào?
Tốt Không tốt
Nếu không tốt, vì sao?
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
9. Hoạt động nổ mìn để khai thác quặng sắt có tác động đến gia đình nhà
ông/bà không?
Có Không
Nếu có, theo ông/bà hoạt động nổ mìn ảnh hưởng như thế nào?
Ồn Bụi Rung Tác động khác
10. Theo ông/bà việc vận chuyển quặng của xe vận tải có ảnh hưởng đến gia đình
ông/bà không?
Có Không
11. Ông/bà có kiến nghị gì tới Mỏ sắt Trại Cau và chính quyền địa phương không?
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Thái Nguyên, ngày......tháng......năm 2019
NGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẤN
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
76
PHIẾU ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
KHU VỰC MỎ SẮT TRẠI CAU
(Đối với công nhân của Mỏ sắt Trại Cau)
I. CÁC THÔNG TIN VỀ NGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẤN
1. Họ và tên:...................................................................... Tuổi:.................................
2. Địa chỉ:.....................................................................................................................
II. NỘI DUNG PHỎNG VẤN
1. Tên mỏ đang khai thác:.............................................................................................
2. Thời gian làm việc tại nơi đây:.................................................................................
3. Lợi ích của Mỏ đem lại: ...........................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
4. Mỏ sắt Trại Cau có tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động không?
Có Không
5. Mỏ sắt Trại Cau có chú ý đến bảo hộ lao động cho công nhân làm không?
Có Không
6. Theo anh/chị, Mỏ sắt Trại Cau hoạt động có ảnh hưởng đến môi trường và khu
vực dân cư xung quanh không?
Có Không
7. Theo anh/chị thành phần môi trường chịu ảnh hưởng của việc khai thác Mỏ sắt
Trại Cau là gì?
Môi trường đất
Môi trường nước
Môi trường không khí
8. Các chất thải có gây ảnh hưởng tới cộng đồng dân cư không?
Không
Có tác động nhưng mức độ nhỏ
Có tác động với mức độ ảnh hưởng lớn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
9. Nếu có tác động thì theo anh/chị phạm vi ảnh hưởng của việc khai thác Mỏ sắt
Trại Cau là bao xa?
200m 500m 1000m
10. Có các đoàn thanh tra của cơ quan nhà nước đi kiểm tra khu vực hoạt động sản
xuất không?
Có Không
11. Anh/chị cho biết nguồn chất thải rắn của quá trình khai thác được xử lý như
thế nào?
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
12. Anh/chị cho biết nguồn nước thải của quá trình khai thác được xử lý như
thế nào?
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
13. Theo anh/chị công đoạn khai thác nào ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân và
môi trường xung quanh nhất?
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
14. Biện pháp hạn chế tác động của quá trình nổ mìn của mỏ sắt có được thực hiện
không? Thực hiện như thế nào?
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
15. Anh/chị có thấy công tác bảo vệ môi trường là cần thiết đối với hoạt động khai
thác của Mỏ sắt Trại Cau không? Vì sao?
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
78
16. Anh/chị có kiến nghị gì công tác bảo vệ môi trường của Mỏ sắt Trại Cau cần
phải thực hiện bây giờ không?
Có Không
Nếu có, anh /chị đưa ra kiến nghị gì với cơ quan quản lý Mỏ sắt Trại Cau?
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Thái Nguyên, ngày......tháng......năm 2019
NGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẤN
(Ký và ghi rõ họ tên)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_danh_gia_hien_trang_va_de_xuat_giai_phap_phuc_hoi_m.pdf