Luận văn Chưa phân loại - Việt

iii. Nội dung của công tác xuất khẩu Hoạt động xuất khẩu là một hoạt động rất phức tạp và rủi ro cao, nó đòi hỏi phải tuân thủ luật quốc tế, đồng thời bảo đảm quyển lợi quốc gia và đảm bảo uy tín kinh doanh của đơn vị. Trong qúa trình xuất khẩu phải cố gắng tiết kiệm chi phí lưu thông, nâng cao tính doanh lợi và hiệu quả của toàn bộ nghiệp vụ giao dịch. Do vậy hoạt động xuất khẩu thành công và có hiệu quả cần thực hiện các bước sau : 1. Lập phương án kinh doanh Nội dụng của công việc này là t

doc13 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1489 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận văn Chưa phân loại - Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rên cơ sở khả năng và các nguồn vốn chủ doanh nghiệp, doanh nghiệp xác định cho mình hàng loạt các vấn đề như : Lập phương án sản xuất và xác định các nguồn hàng tiềm năng Lựa chọn các bạn hàng : Việc lựa chọn tuân thủ nguyên tác hai bên cùng có lợi, thông thường khi lựa chọn doanh nghiệp thường lưu tâm đến khách hàng truyền thống. Sau đó là bạn hàng mà các doanh nghiệp khác trong nước đã quen, khách hàng tiềm năng cũng là căn cứ để xem xét lựa chọn. Lựa chọn các phương thức giao dịch : Mỗi phương thức giao dịch có đặc điểm riêng, kỹ thuật tiến hành riêng, nhược điểm nhất định, song doanh nghiệp phải lựa chọn phương thức giao dịch nào phù hợp với yêu càu của thị trường, với khả năng của doanh nghiệp. Lựa chọn điều kiện cơ sở giao dịch Lựa chọn phương thức thanh toán Các phương tiện lưu thông tín dụng ( hối phiếu, kỳ phiếu, séc …) được dùng làm phương tiện thanh toán quốc tế hình thành trên cơ sở của sự phát triển tín dụng thương nghiệp và tín dụng ngân hàng có vai trò quan trọng trong thanh toán quốc tế. 2. Tổ chức điều tra nghiên cứu thị trường Nghiên cứu thị trường trong kinh doanh thương mại quốc tế là một loạt các thủ tục và kỹ thuật được đưa ra để giúp các nhà kinh doanh thương mại có đầy đủ thông tin cần thiết để từ đó đưa ra những quyết định chính xác về Marketing bởi vậy nghiên cứu thị trường giúp các nhà kinh doanh đạt hiệu quả cao trong công tác kinh doanh thương mại quốc tế. Nghiên cứu thị trường là phương pháp đã được tiêu chuẩn hoá có hệ thống và tỉ mỉ xử lý vấn đề marketting với mục đích tìm ra những điều cần thiết, thích hợp để tìm thị trường cho các loại hàng hoá, dịch vụ nào đó trong một khoảng thời gian và nguồn lực hạn chế Nghiên cứu thị trường bao gồm ba bước sau : -Thu nhập các thông tin về thị trường -Xử lý các thông tin -Rút ra những quyết định phù hợp Để làm công tác nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp thường dùng các biện pháp sau: Nghiên cứu tại bàn và nghiên cứu tại hiện trường, tuỳ theo thị trường và kinh phí của mình mà doanh nghiệp tìm ra phương pháp nghiên cứu thị trường cho phù hợp. 3. Tổ chức ký kết hợp đồng Ký kết hợp đồng là khâu cơ bản, quan trọng nhất của qúa trình đàm phán, nó đảm bảo quyền lợi cho các bên và khẳng định tính khả thi của hợp đồng bằng sự rằng buộc nghĩa vụ trách nhiệm của các bên một cách hợp lý. Khi ký kết hợp đồng kinh doanh thương mại quốc tế, doanh nghiệp cần chú ý các điều khoản sau đây. a. Điều khoản tên hàng : Là điều khoản quan trọng của mọi đơn chào hàng thư hỏi hàng, hợp đồng hoặc NĐT. Nói lên chính xác đối tượng mua bán trao đổi. Có những cách sau đây để diễn đạt điều khoản tên hàng : -Tên thương mại : Tên thông thường và tên khoa học của nó -Tên hàng hoá : Tên địa phương sản xuất ra hàng hoá đó -Tên hàng hoá : Tên hãng sản xuất ra hàng hoá đó -Tên hàng hoá : Tên nhãn hiệu hàng hoá -Tên hàng hoá : Tên quy các chính của hàng hoá -Tên hàng hoá : Tên công dụng của hàng hoá -Tên hàng hoá : Mã số của hàng hoá đó trong danh mục hàng hoá .. b. Điều kiện phẩm chất : Phẩm chất hàng hoá là tổng hợp các chỉ tiêu về tính năng ( hoá, cơ, lý, tính) quy cách, công suất, hiệu suất, thẩm mĩ, để phân biệt giữa hàng hoá này với hàng hoá khác. Khi đánh giá phẩm chất hàng hoá cần căn cứ vào tiêu chuẩn quốc tế, tập quán các nước hoặc tiêu chuẩn các bên, đồng thời thống nhất cách giải thích và ghi rõ trong hợp đồng. Có một số cách xác định được phẩm chất như sau -Dựa vào mẫu hàng -Dựa vào phẩm cấp hoặc tiêu chuẩn -Dựa vào quy cách của hàng hoá -Dựa vào các chỉ tiêu đại khái quen dung -Dựa vào hàm lượng thành phẩm thu được từ hàng hoá đó. -Dựa vào hiện trạng hàng hoá -Dựa vào sự xem hàng trước -Dựa vào dung trọng hàng hoá -Dựa vào tài liệu kỹ thuật -Dựa vào nhãn hiệu hàng hoá -Dựa vào mô tả hàng hoá c. Điều kiện số lượng : Nhằm nói lên “lượng” của hàng hoá được giao dịch, điều khoản này bao gồm các vấn đề về đơn vị tính số lượng ( hoặc trọng lượng) của hàng hoá, phương pháp quy định số lượng và phương pháp xác định trọng lượng 4. Tổ chức thực hiện hợp đồng Xin giấy phép Xuất khẩu Chuẩn bị hàng hoá xuất khẩu Kiểm tra chất lượng Thuê tàu lưu cước Mua bảo hiểm Làm thủ tục hải quan Giao nhận hàng xuất khẩu Làm thủ tục thanh toán Khiếu nại và giải quyết khiếu nại ( Nếu có) Trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương, đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu phải tiến hành các công việc dưới đây : 4.1. Xin giấy phép xuất khẩu Giấy phép xuất nhập khẩu là một biện pháp quan trọng để nhà nước quản lý xuất nhập khẩu. Công Ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ thường xuất khẩu theo nghị định thư và các hiệp định đã ký kết với nước ngoài thì hàng năm 6 tháng một lần bộ chủ quản hoặc ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố cần đăng ký với Bộ Thương mại kế hoạch Xuất Nhập Khẩu của mình. 4.2. Chuẩn bị hàng hoá xuất khẩu Công việc chuẩn bị hàng xuất khẩu bao gồm 3 khâu chủ yếu sau : Thu gom bao bì hàng xuất khẩu Đóng gói bao bì hàng xuất khẩu Việc kể ký mã hiệu hàng xuất khẩu 4.3. Kiểm tra chất lượng Trước khi giao hàng, người xuất khẩu có nghĩa vụ phải kiểm tra hàng về phẩm chất, số lượng, trọng lượng bao bì, ( trừ kiểm nghiệm) hoặc nếu hàng hoá xuất khẩu là động vật, thực vật phải kiểm tra về khả năng lây lan bệnh ( trừ kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật ). Vật kiểm nghiệm và kiểm dịch được tiến hành ở hai cấp : câp cơ sở và ở cửa khẩu Thuê tàu lưu cước: Trong hợp đồng mua bán ngoại thương việc thuê tàu chở hàng chỉ được tiến hành dựa vào 3 căn cứ sau đây : Những điều khoản của hợp đồng mua bán ngoại thương, đặc điểm hàng mua bán và điều kiện vận tải, việc thuê tàu, lưu cước đòi hỏi phải có kinh nghiệm nghiệp vụ, có thông tin về tình hình thị trường thuê tàu và tinh thông các điều kiện thuê tàu. 4.4 Mua bảo hiểm Khi mua bảo hiểm doanh nghiệp phải lưu ý tới cái điều kiện bảo hiểm và lựa chọn công ty bảo hiểm. Có 3 điều kiện bảo hiểm chính : Bảo hiểm mọi rủi ro ( điều kiện A) Bảo hiểm miền bồi thường tổn thất riêng ( điều kiện B) Bảo hiểm miền bồi thường tổn thất riêng ( điều kiện C) Ngoài ra còn có một số điều kiện bảo hiểm đặc biệt như : Bảo hiểm chiến tranh, bảo hiểm đình công, bạo động … 4.5 Làm thủ tục hải quan Hàng hoá đi ngang qua biên giới quốc gia để xuất khẩu hoặc nhập khẩu đều phải làm thủ tục hải quan. Việc làm thủ tục hải quan bao gồm ba bước chủ yếu sau đây : Khai báo hải quan Xuất trình hàng hoá Thực hiện các quyết định của hải quan Khai báo hải quan : Yêu cầu của khai báo là trung thực và chính xác, nội dụng của tờ khai báo gồm : Loại hàng ( hàng mậu dịch , hàng trao đổi tiểu ngạch biên giới, hàng tạm nhập tái xuất …) tên hàng số lượng, khối lượng, giá trị hàng, tên công cụ vận tải, xuất khẩu hoặc nhập khẩu với nước ngoài … tờ khai báo hải quan phải được xuất trình kèm theo với một số chứng từ khác, mà chủ yếu là : Giấy phép xuất nhập khẩu, hoá đơn, phiếu đóng gói, bảng kê chi tiết … Xuất trình hàng hoá : hàng hoá phải được sắp xếp trật tự, thuận tiện cho việc kiểm soát, với hàng hoá xuất khẩu có khối lượng ít, người ta chuyến hàng hoá tới kho của hải quan để kiểm lương, làm thủ tục hải quan và nộp thuế ( nếu có). Với hàng hoà xuất khẩu có khối lượng lớn, việc kiểm tra hàng hoá và giấy tờ hải quan diễn ra ở tại nơi đóng gói bao kiện, tại nơi giao nhận cuối cùng, tại cửa khẩu. Thực hiện các quyết định của hải quan : Sau khi kiểm soát giấy tờ và hàng hoá, hải quan sẽ ra quyết định như : Cho hàng được pháp ngang qua biên giới ( thông quan ) cho hàng đi qua một cách có điều kiện ( như phải sửa chữa, phải bao bì lại ..) cho hàng đi qua sau khi chủ hàng đã nộp thuế, lưu kho ngoại quan ( bonded ware house) hàng không được xuất khẩu ( hoặc nhập khẩu) 4.6 Giao nhận hàng xuất khẩu Hàng xuất khẩu ta được giao, về cơ bản bằng đường biển và đường sắt. Nếu giao bằng đường biển chủ hàng phải tiến hành các việc sau : Lập bảng đăng ký chuyên chở Xuất trình bản đăng ký cho người vận tải để lấy hồ sơ xếp hàng Bố trí phương tiện đưa hàng vào cảng, xếp hàng lên tàu Lấy biên lai thuyền phó, đổi biên lai thuyền phó lấy vận đơn đường biển hoàn hảo và chuyển nhượng được, sau đó chuyển về bộ phận kế toán để lập chứng từ thanh toán. 4.7 Làm thủ tục thanh toán Có thể nói thanh toán là khâu trọng tâm và kết quả cuối cùng của tất cả giao dịch kinh doanh thương mại quốc tế. Do đặc điểm buôn bán với nước ngoài, nếu thanh toán trong kinh doanh thương mại quốc tế phức tạp hơn nhiều. Có một số phương thức thanh toán trong thương mại quốc tế như sau : Thanh toán bằng thư tín dung Thanh toán bằng phương thức nhờ thu + Nhờ thu phiếu trơn + Nhờ thu kèm chứng từ Thanh toán bằng đổi chứng từ trả tiền Phương thức thanh toán chuyển tiền Dựa vào đặc điểm của hàng hoá, các điều khoản trong hợp đồng để có phương thức thanh toán phù hợp cho cả hai bên, thanh toán theo hình thức đã quy định trong hợp đồng và cần lưu ý rằng trong quá trình thực hiện hợp đồng khi hàng hoá có tổn thất hoặc thanh toán có nhầm lẫn thì hai bên có thể khiếu nại hoặc đi kiện. 4.8 Khiếu nại và giải quyết khiếu nại ( nếu có ) Khi thực hiện hợp đồng xuất khẩu, nếu chủ hàng xuất nhập khẩu bị khiếu nại đòi bòi thường, cần phải có thái độ nghiêm túc, thận trọng trong việc xem xét yêu cầu của khách hàng ( người nhập khẩu ) việc giải quyết khiếu nại phải khẩn trương, kịp thời , có tình , có lý. Nếu việc khiếu nại không được giải quyết thoả đáng, hai bên có thể kiện nhau tại hội đồng trọng tài ( nếu có thoả thuận trọng tài ) hoặc tại toà án. v. Đặc điểm của xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hàng thủ công mỹ nghệ là một hàng hoá đặc biệt khác biệt với hàng hoá khác. 1. Về đề tài mẫu mã Về mẫu mã, mặt hàng thủ công mỹ nghệ không thể sản xuất hàng loạt rồi để đó muốn hán lúc nào thì bán, mà phải sản xuất theo đơn đặt hàng, mẫu mã cụ thể mà khách hàng yêu cầu. ‘ Hàng hoá, phải phù hợp với nhu cầu và chỉ có thể bán được cho khách hàng cần nó”. Riêng đối với mặt hàng sơn mài, chạm khảm, điêu khắc mỗi nước xuất khẩu có thể sáng tạo ra những mẫu mã đặc trưng riêng, nhìn vào hoa văn trang trí ta có thể thấy rằng đây không chỉ đơn thuần là một mặt hàng xuất khảu mà còn là những tác phẩm nghệ thuật dân tộc. Sản phẩm càng mang đậm tính văn hoá dân tộc thì càng dẽ thu hút khách hàng. 2. Màu sắc Tuỳ từng mặt hàng thủ công mỹ nghệ ( đồ gốm sứ , hàng sơn mài, hàng gỗ điêu khắc, thêu ren, coi ngô dứa … ) để có màu sắc phù hợp với thị hiếu của khách hàng trên các quốc gia khác nhau song nhìn chung : Đồ gốm sứ : Phải có nước men bóng láng, màu sắc thanh nhã, nhẹ nhàng kết hợp với đường nét hoa tiết và kích thước mẫu mã gây cảm giác thích thú khi chiêm gưỡng sản phẩm, chất liệu làm sản phẩm phải mịn màng, không lẫn tạp chất và nổi bọt khí. Hàng sơn mài : Khi sử dụng sao cho không bị cong, vênh, sứt mẻ, màu sắc phải kết hợp hài hoà theo mẫu mã. Hàng gỗ điêu khắc : Là hàng mỹ nghệ xuất khẩu cao cấp được cắt sấy chạm trổ trang trí đánh bóng bề mặt. Loại hàng này được làm bằng gỗ pơ mu, khi sản phẩm hoàn thành , tiền gỗ chiếm khoảng 30% còn lại là tiền công thợ. Cói, ngô, dừa, thêu ren : các mặt hàng này đòi hỏi cao về màu sắc, màu sắc phải thanh nhà, phù hợp với kiểu dáng và chất liệu. 3. Chất liệu Các nguyên liệu sản xuất ra mặt hàng thủ công mỹ nghệ có giá rẻ làm chi phí sản xuất thấp, giá thành phù hợp chủ yếu là tiền công thợ, rừng nước ta phong phú về chủng loại cây, là một trong những nước có diện tích cây lấy gỗ lớn trên thế giới. Ngoài ra hàng thủ công mỹ nghệ là mặt hàng chịu ảnh hưởng nhiều của thời tiết. Những nguyên liệu sản xuất ra những mặt hàng này như cói, ngô, dừa, gốm sứ thường phải tuỳ theo thời tiết mà công ty có thể thu mua được nhiều hay ít ( ví dụ : khi có mưa, bão lụt, hạn hán nung cốm, vận chuyển cốm sẽ bị ảnh hưởng, nguyên liệu sản xuất hàu như không có. Bên cạnh đó giá thành sản phần tiền thợ chiếm rất lớn do vậy giá trị nghệ thuật và chất lượng mặt hàng phụ thuộc lớn vào bàn tay các nghệ nhân. với mặt hàng này phụ thuộc vào thị hiếu và thẩm mỹ của khách hàng. Trên đây em vừa điểm qua các khái niệm về xuất khẩu, vai trò của xuất khẩu, các hình thức xuất khẩu chủ yếu và những đặc điểm vai trò của xuất khẩu thủ công mỹ nghệ để phục vụ cho việc nghiên cứu thực trạng hoạt động của công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ và từ đó đưa ra những biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của công ty trong thời gian tới. thủ luật pháp của Nhà Nước về quản lý kinh tế tài chính quản lý xuất nhập khẩu và giao dịch đối ngoại, nghiêm chỉnh thực hiện các cam kết trong hợp đồng mua bán ngoại thương và các hợp đồng kinh tế có liên quan đến việc sản xuất và kinh doanh của công ty.l Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đồng thời tự tạo các nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh, đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới trong thiết bị, tự bù đắp các chi phí, tự cân đối giữa xuất khẩu – nhập khẩu bảo đảm thực hiện sản xuất kinh doanh có lãi và làm tròn nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà Nước. Nghiên cứu và thực hiện có hiệu quả các biện pháp nâng cao chất lượng các mặt hàng do công ty sản xuất, kinh doanh nhằm tăng cường sức cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ. Quản lý chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị trực thuộc Công Ty được chủ động trong sản xuất kinh doanh theo quy chế và luật pháp hiện hành. Quyền hạn của công ty : Được chủ động trong giao dịch đàm phán, ký kết và thực hiện các hợp đồng mua bán ngoại thương , hợp đồng kinh tế và các văn bản về hợp tác liên doanh, liên kết đã ký với khách hàng trong và ngoài nước thuộc nội dung hoạt động của công ty. Được vay vốn (kể cả ngoại tệ ) ở trong nước và nước ngoài nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo đúng luật pháp hiện hành của Nhà Nước Mỗi doanh vụ được thực hiện trên cơ sở phương án kinh doanh , phản ánh đầy đủ, trung thực các khoản thu nhập và các khoản chi phí thực tế phát sinh bao gồm cả tiền trả công cho người giới thiệu khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ công ty ký kết và thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu có hiệu qủa bảo đảm nguyên tắc lấy thu bù chi và có lãi. Được liên doanh liên kết, hợp tác sản xuất với các tổ chức kinh doanh và cá nhân kể cả các đơn vị khoa học kỹ thuật trong và ngoài nước để đầu tư, khai thác nguyên liệu sản xuất, gia công huấn luyện tay nghề trên cơ sở tự nguyện bình đẳng, các bên cùng có lợi trong phạm vi hoạt động của công ty. Được mở các cửa hàng ở trong và ngoài nước khi được Bộ Trưởng Thương Mại cho phép, để giới thiệu hàng mẫu mã hoặc bán các sản phẩm do công ty sản xuất hoặc do liên doanh, liên kết sản xuất mà có và được tham dự hội chợ, triển lãm, quảng cáo về hàng hoá của công ty ở trong nước và ngoài nước theo quy chế hiện hành. Được lập đại diện, chi nhánh của công ty ở trong nước và ngoài nước theo quy định của nhà nước, được tham dự các hội nghị, hội thảo chuyên đề có liên quan đến sản xuất kinh doanh của công ty trong và ngoài nước, được cử cán bộ và công nhân của công ty đi nước ngoài ngắn hạn hoặc dài hạn, được mời cán bộ, công nhân nước ngoài làm việc theo quy chế của Nhà Nước và Bộ Thương Mại. 2.3 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty Công Ty XNK Thủ Công Mỹ Nghệ – Hà Nội hoạt động chủ yếu là : Tổ chức sản xuất chế biến, gia công và thu mua hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu và một số mặt hàng khác được Bộ cho Phép. Xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm do liên doanh, liên kết tạo ra và cái mặt hàng khác theo quy định hiện hành của Bộ Thương Mại và Nhà Nước. Nhập khẩu nguyên vật liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và các phương tiện vật tự phục vụ cho sản xuất kinh doanh theo quy định hiện hành của Bộ Thương Mại và Nhà Nước. Được uỷ thác và nhập uỷ thác xuất nhập khẩu các mặt hàng Nhà Nước cho phép. 3. Mô hình tổ chức bộ máy của công ty Tổ chức bộ máy của Công Ty đứng đầu là giám đốc, tổ chức điều hành mọi hoạt động của Công Ty theo chế độ thủ trưởng và đại diện cho mọi quyền lợi, nghĩa vụ của Công Ty trước pháp luật và trước cơ quan quản lý nhà nước. Giúp việc cho giám đốc có các phó giám đốc, phó giám đốc Công Ty do Giám đốc công ty đề nghị và được Bộ Thương Mại bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm. Mỗi phó giám đốc được phân công phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước giám đốc về lĩnh vực công tác được giao. Trong số các giám đốc có một giám đốc trường trực thay mặt giám đốc điều hành mọi hoạt động của Công Ty khi Giám đốc đi vắng. Không kể các chi nhánh văn phòng đại diện, công ty gồm các phòng ban và được chia ra làm hai khối là khối đơn vị quản lý và khối đơn vị kinh doanh. 3.1 Khối đơn vị quản lý : -Phòng tổ chức hành chính : Phòng giúp các đơn vị tổ chức, sắp xếp và quản lý lao động nhằm sử dụng hợp lý có hiệu quả lao động của công ty. Nghiên cứu các biện pháp và tổ chức thực hiện việc giảm lao động gián tiếp của công ty. Nghiên cứu các biện pháp nhằm hoàn thiện việc trả lương và phân phối hợp lý tiền thưởng trình giám đốc. -Phòng tài chính kế hoạch: Khai thác mọi nguồn vốn nhằm đảm bảo vốn cho các đơn vị hoạt động. Tham mưu cho giám đốc xét duyệt các phương án kinh doanh và phân phối thu nhập. Kiểm tra kỹ lương các số liệu và thể thức, thủ tục cần thiết của bộ chứng từ và việc thanh toán tiền hàng, nếu để sơ xuất thì phòng tổ chức kế hoạch phải chịu trách nhiện liên đới cùng đơn vị. 3.2 Khối đơn vị kinh doanh -Trên cơ sở các mặt hàng được giao các chỉ tiêu kim ngạch xuất nhập khẩu và được phân bổ ( nếu có ) các đơn vị trực tiếp tiếp cận thị trường tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng để xây dựng phương án kinh doanh có thể tự quyết định trong việc ký hợp đồng để khỏi lỡ thời cơ, trên cơ sở đảm bảo an toàn về pháp lý, chắc chắn có được hiệu quả kinh tế. Sau đó vẫn phải trình giám đốc phê duyệt phương án đó để đảm bảo nguyên tắc quản lý. -Đơn vị sản xuất kinh doanh mặt hàng truyền thống, đồng thời được phép kinh doanh tổng hợp việc phân phối các chỉ tiêu kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty trước hết được ưu tiên cho các đơn vị kinh doanh một mặt hàng thì phải có sự thoả thuận giữa các đơn vị dưới sự chỉ đạo của giám đốc về giá cả, chất lượng, điều kiện thanh toán, thời hạn giao nhận hàng … Trên cơ sở đảm bảo lợi ịch lâu dài của công ty. -Trưởng đơn vị sản xuất kinh doanh trên cơ sở phương án sản xuất kinh doanh đã được duyệt được giám đốc uỷ quyền ký hợp đống kinh tế ( nội ngoại thương ) theo đúng pháp lệnh của hợp đồng kinh tế , chịu trách nhiệm đầy đủ về việc ký kết và thực hiện hợp đồng từ khầu đầu tiên đến khâu cuối, bao gồm cả việc thanh toán tiền hàng từ chối giao nhận hàng và khiếu nại bồi thường -Để sử dụng tổng số vốn của công ty có hiệu quả công ty sẽ quản lý và điều hành toàn bộ số vốn trên cơ sở phương án sản xuất kinh doanh, các đơn vị sẽ được phòng tổ chức kế hoạch bảo vệ bằng tất cả các nguồn, Đơn vị chịu trách nhiệm bảo toàn vốn, phát triển vốn, trả lãi xuất tiền vay và sử sụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả, để tiện cho việc tính toán trong thời hạn sử dụng vốn ngân sách, vốn tự bổ xung và vốn vay ngân hàng, đơn vị phải trả về quyền sử dụng vốn bằng lãi suất vay ngân hàng bằng tiền Việt Nam, được tính từ ngày sử dụng vốn để khi được tính trên cơ sở tổng số vốn thực hiện sử dụng bao gồm cả xuất nhập khẩu. -Trường hợp mua hàng nhập khẩu phương thức dự án, bán thu tiền hàng nhập về trước khi trả tiền nước ngoaì hoặc kinh doanh hàng xuất khẩu thu được tiền bán hàng trước khi phải trả tiền hàng mua trong nước thì được hưởng lãi xuất 1% mỗi tháng trên tổng số tiền ấy. -Mở sổ sách kế toán theo dõi tài sản quản lý, chi phí phát sinh và thu nhập của từng hợp đồng kinh tế, công nợ phải thanh toán và tình hình phân phối thu nhập, thực hiện quyết toán hàng quý và báo cáo cho công ty qua phòng tài chính kế hoạch., theo mẫu quy định trong đó bao gồm cả việc thanh lý theo từng hợp đồng Sơ đồ mô hình tổ chức bộ máy của công ty artexport Phòng Dép Phòng TCHC Phòng Thêu Phòng gốm sứ Phòng XNK1 Phòng XNK2 Phòng XNK3 Phòng XNK4 Phòng XNK 8, 9, 10, 11 Phòng SMMN Phòng cói Phòng TCKH PhòngXNK7 Phòng XNK6 Giám đốc Phó Giám Đốc Phó giám đốc Phòng XNK5 Nhật Bản : Năm 1997, với dân số 126.3 triệu người, GDP đạt xấp xỉ 4200 tỷ USD, Nhật Bản là thị trường tiêu thụ hàng hoá lớn thứ hai trên thế giới sau Mỹ, đồng thời cũng là nước nhập khẩu lớn với kim ngạch nhập khẩu hàng năm lên tới 300- 400 tỷ USD. Quan hệ thương mại Việt-Nhật đã có những bước phát triển khá tốt, kim ngạch xuất khẩu của Công Ty sang Nhật tăng đều qua các năm Nhật được coi là một bạn hàng lớn của ARTEXPORT thuộc khu vực Châu á - Thái Bình Dương, bởi người Nhật có nền văn hoá mang đậm truyền thống Phương Đông, họ quan tâm đến các sản phẩm của Công Ty như cói, ngô, dừa và sơn mài mỹ nghệ – cụ thể như sau : Bảng 12: kim ngạch xuất khẩu sang nhật từ năm 1995 - 2000 (Đơn vị: 1000 USD) Năm Tổng KNXK của Công Ty Giá trị XK sang Nhật Bản Tỷ trọng (%) Tỷ lệ tăng giảm (%) 1995 10566 436 4.13 1996 7493 1045 13.95 140 1997 10718 1492 13. 92 42.78 1998 12096 979 8.09 -34.4 1999 10404 1015 9.76 3.68 2000 11254 1735 15.42 70.94 Tổng 62531 5963 9.54 (Nguồn:Báo cáo xuất khẩu phòng tài chính kế hoạch. ) Qua bảng trên ta thấy, Năm 1996 trị giá xuất khẩu sang Nhật Bản đạt: 1.045.000 $ chiếm tỷ trọng 13.95% trong tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 140%. Do khủng hoảng kinh tế trong khu vực việc xuất khẩu sang Nhật năm 1998 giảm 34.4% so với năm 1997 hai năm gần đây giá trị xuất khẩu sang Nhật lại tăng, do Nhật có văn hoá đặc trưng, Công Ty đã có thay đổi nhất định trong kiểu dáng, mẫu mã, mang đậm văn hoá Phương Đông nhằm phát triển thị trường đầy hứa hẹn này. Bảng 17: Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh 1996-2000 (Đơn vị : triệu đồng) Stt Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 1 2 3 4 5 6 Tổng nguồn vốn Tổng doanh thu Doanh thu thuần Lợi nhuận Tỷ suất LN/DT Tốc độ tăng DT (%) 45.685 75.863 74.989 1.176 1.55 - 53.456 86.882 85.513 2684 3.09 14.52 60.644 119.014 117.778 3765 3.16 36.98 61.518 71.081 70.560 3903 3.66 -40.27 63.221 125.000. 124.000. 4150. 3.32 3.24 (Nguồn: Báo cáo phòng tài chính kế hoạch) Qua số liệu trên ta thấy vốn của Công Ty tăng qua các năm , doanh thu tăng dần qua các năm đặc biệt năm 1998, doanh thu tăng kéo theo lợi nhuận tăng đưa lợi nhuận từ năm 1996 là 1.176.000.000 VNĐ nên năm 2000 là 4.150.000.000. VNĐ. Tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận còn thấp xấp xỉ 3%o. Công ty xuất khẩu chủ yếu với hình thức uỷ thác xuất khẩu do vậy đem lại lợi nhuận chưa cao như xuất khẩu trực tiếp , hiện nay Công Ty một mặt vẫn duy trì hình thức xuất khẩu uỷ thác . mặt khác tìm thị trường để xuất khẩu trực tiếp. Qua số liệu trên ta thấy tốc độ tăng doanh thu tương đối cao đặc biệt năm 1998 là 36.98%, song có năm 1999 giảm 40,27%. Tuy nhiên lợi nhuận tăng đều qua các năm và được Bộ đánh giá là một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVV503.doc