Luận văn Chính sách đối ngoại của liên minh châu âu đối với khu vực Châu Á - Thái bình dương trong bối cảnh mới

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ BÌNH MINH CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU ĐỐI VỚI KHU VỰC CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG TRONG BỐI CẢNH MỚI LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÂU ÂU HỌC Hà Nội, 2018 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ BÌNH MINH CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU ĐỐI VỚI KHU VỰC CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG TRONG BỐI CẢNH MỚI Ngành: Châu Âu học Mã số: NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐỖ TÁ KHÁN

pdf77 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 11/01/2022 | Lượt xem: 482 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Luận văn Chính sách đối ngoại của liên minh châu âu đối với khu vực Châu Á - Thái bình dương trong bối cảnh mới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NH Hà Nội, 2018 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Liên minh châu Âu(EU) là một chủ thể quốc tế có vai trò rất quan trọng trên bàn cờ chính trị thế giới. EU cũng là một trụ cột lớn mạnh của nền kinh tế thế giới. Trong tiến trình phát triển, hội nhập và liên kết sâu, rộng của EU, nhiều thành tựu, chính sách chung có hiệu lực thực thi, góp phần quan trọng vào sự phát triển của thế giới nói chung cũng như các lĩnh vực cự thể như: hòa bình, ổn định, chính trị đối ngoại, hợp tác phát triển, kinh tế thương mại, đầu tư, tài chính, phát triển xã hội, quyền con người, giáo dục đào tạonói riêng. Một điểm nổi bật của EU là đóng góp vào sự phát triển của hoạt động chính trị ngoại giao, hợp tác phát triển cùng các chủ thể quốc tế khác. Chính sách đối ngoại chung của EU ra đời, phát triển góp phần quan trọng cho tiến trình thúc đẩy hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển với các đối tác trên thế giới. Quan hệ hợp tác phát triển của EU và khu vực châu Á- Thái Bình Dương có bề dày truyền thống với từng đối tác riêng cũng như với cả khu vực, đạt nhiều thành tựu lớn giúp cho các chủ thể cùng có lợi, cùng phát triển hài hòa với lợi ích của chính mình. Châu Á-Thái Bình Dương là khu vực phát triển năng động với nhiều quốc gia, chủ thể lớn có tiếng nói quan trọng trên bàn cờ chính trị thế giới. Khu vực này gồm có các nước lớn: Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, ASEAN, Hàn Quốc,Austraylia, Liên bang Nga,, đóng góp lớn vào sự phát triển chung của thế giới. Nền kinh tế khu vực cũng có vai trò to lớn trong nền kinh tế thế giới. Hợp tác phát triển của khu vực châu Á-Thái Bình Dương với thế giới góp phần quan trọng vào sự phát triển của thế giới và khu vực. Quan hệ hợp tác của châu Á-Thái Bình Dương và Liên minh châu Âu có vai trò rất quan trọng 2 với sự phát triển của chính các chủ thể cũng như góp phần thúc đẩy sự ổn định, phát triển chung của thế giới. Xu hướng chủ đạo của nền chính trị thế giới là hòa bình, hợp tác phát triển mạnh giữa các chủ thể quốc tế. Quan hệ hợp tác giữa các quốc gia, chủ thể góp phần quan trọng vào thành tựu chung của thế giới duy trì, phát triển hòa bình, phát triển kinh tế, xã hội, các lĩnh vực khác của nhân loại. Tuy nhiên, bối cảnh quốc tế và các khu vực có nhiều thay đổi. Các cuộc bầu cử ở các quốc gia lớn trên thế giới có ảnh hưởng nhất định đến dường lối đối ngoại và hợp tác của quốc tế cả trên bình diện song phương và đa phương. Mỗi chủ thể, quốc gia có những đổi thay về chính trị nội bộ dẫn đến sự hợp tác phát triển giữa các quốc gia có những điều chỉnh khác nhau cho phù hợp điều kiện thức tế mới. Liên minh Châu Âu có những điều chỉnh ở mỗi cấp độ, lĩnh vực khác nhau các chính sách chung của liên minh cũng như của các nước thành viên. Chính sách đối ngoại chung của EU hình thành và phát triển cùng sự lớn mạnh, liên kết sâu rộng của Liên minh EU. Thông qua các Hiệp ước khác nhau của EU, chính sách đối ngoại của EU đã có những thành công và triển khai mạnh mẽ trong quan hệ hợp tác quốc tế của EU. Năm 2009, Hiệp ước Lisbon có hiệu lực, việc liên kết, hội nhập của Liên minh châu Âu mạnh mẽ hơn, sâu sắc hơn. Hiệp ước này đồng thời là cơ sở rất quan trọng cho việc thực thi chính sách đối ngoại của EU với các đối tác quốc tế của liên minh. Trong sự điều chỉnh chung của chính sách đối ngoại của EU trong bối cảnh quốc tế mới như thế nào và cụ thể với khu vực châu Á-Thái Bình Dương như thế nào có tầm quan trọng lớn đối với việc hợp tác phát triển giữa hai chủ thể cũng như góp phần vào sự phát triển chung của hòa bình, ổn định của thế giới. Việc tìm hiểu về chính sách đối ngoại của EU nói chung và chính sách đối ngoại của EU đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương nói riêng trong giai 3 đoạn hiện nay có ý nghĩa thực tiễn và lí luận lớn đối với Việt Nam. Việc hội nhập ngày càng chủ động, sâu, mạnh của Việt Nam vào nền kinh tế khu vực và thế giới cũng cần có những điều chỉnh hợp lý, hài hòa lợi ích quốc gia cũng như các đối tác cụ thể trong bối cảnh quốc tế mới. Do vậy, đề tài tìm hiểu sâu về chính sách đối ngoại chung của EU giai đoạn sau năm 2009 đến nay đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương nhằm có cái nhìn toàn diện về Liên minh châu Âu, quan hệ hợp tác giữa EU và châu Á – Thái Bình Dương trong một giai đoạn có nhiều thay đổi lớn hiện nay. Đề tài cũng cố gắng tìm hiểu, đưa ra khuyến nghị có thể đối với Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế mạnh mẽ, quan hệ hợp tác phát triển sậu rộng với các chủ thể quốc tế cũng như với liên minh châu Âu, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước hài hòa cùng sự phát triển của khu vực và thế giới. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài a) Tình hình nghiên cứu trong nước: Có nhiều công trình nghiên cứu, tài liệu phong phú về lý luận quan hệ quốc tế như: Học Viện Quan hệ Quốc tế (2007), “Lý luận quan hệ quốc tế”, Sách tham khảo nội bộ, Quyển 1, Hà Nội 2007. Tác phẩm đề cập đến nhiều luận điểm, học thuyết nổi tiếng của các học giả có tiếng trên thế giới về quan hệ quốc tế. Sách là tập hợp các tri thức sâu, rộng để nghiên cứu về quan hệ quốc tế. Đây cũng là một cuốn sách rất hữu ích cho những ai quan tâm, nghiên cứu về lĩnh vực quan hệ quốc tế. Paul R. Viotti, Mark V. Kauppi (2003), “Lý luận quan hệ quốc tế”, Sách tham khảo, NXB Lao động, Hà Nội 2003. Cuốn sách đề cập sâu rộng các vấn đề lý luận hữu ích cho độc giả quan tâm lĩnh vực nghiên cứu quan hệ quốc tế. Nhiều lý thuyết, lý luận sâu sắc của các học giả nổi tiếng thế giới được đề cập đến trong tác phẩm. Đây là một cuốn sách rất có ý nghĩa trong việc tiềm hiểu, nghiên cứu, nâng cao kiến thức về lĩnh vực quan hệ quốc tế. Nguyễn Thu Mỹ(2006), “Bài giảng: Vấn đề An 4 ninh và Xung đột trong Quan hệ quốc tế”,Viện nghiên cứu Châu Mỹ, Hà Nội, 2006. Tác giả đưa ra bức tranh toàn diện về lý luận các vấn đề liên quan đến an ninh, xung đột cũng như quan hệ quốc tế. Tác giả phân tích sâu, rộng về các vấn đề nổi bật của nền chính trị thế giới giai đoạn trước và trong thời kỳ chiến tranh Lạnh. Bên cạnh đó, tác phẩm đưa ra những nhận xét, góc nhìn về an ninh trong nền chính trị thế giới. Tác phẩm rất bổ ích cho việc tìm hiểu về quan hệ quốc tế đương đại. Về chính sách đối ngoại chung của EU và các lý luận liên quan có các tác phẩm: Đặng Minh Đức (2015), “Chính sách an ninh và đối ngoại chung của Liên minh châu Âu và một số gợi ý cho xây dựng cộng đồng an ninh – chính trị ASEAN”, Viện nghiên cứu Châu Âu. Tác giả đưa ra cái nhìn tổng quan về chính sách an ninh và đối ngoại chung của EU cùng những điều chỉnh hài hòa với bối cảnh thế giới mới. Tác giả cũng nhấn mạnh những khuyến nghị hữu ích cho khu vực ASEAN trong việc hội nhập, liên kết khu vực. Bùi Hồng Hạnh (2010), “Chính sách đối ngoại và an ninh chung của Liên minh Châu Âu (CFSP)), Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu số 1, 2010. Bài viết đưa ra cái nhìn hay về tiến trình hình thành và một số nội dung chủ chốt của Chính sách đối ngoại và An ninh chung của châu Âu cũng như đã tập trung xem xét một số vấn đề và khả năng thực thi chính sách đối ngoại chung trong khuôn khổ của CFSP hiện nay. Bùi Thị Thu Hà (2001), “ Chính sách đối ngoại và an ninh chung của EU và tác động đối với an ninh châu Âu”, khóa luận tốt nghiệp. Bài viết đã đề cập đến quá trình hình thành của CFSP, những vấn đề liên quan đến chính sách cũng như tác động của chính sách này đối với an ninh châu Âu. Bức tranh tổng quan về EU và các vấn đề nổi bật có các tác phẩm: Nguyễn Quang Thuấn (2009), “Quan hệ kinh tế Việt Nam - Liên minh Châu Âu: thực trạng và triển vọng”, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. Cuốn sách phân 5 tích thực trạng quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam - EU từ năm 1995 đến năm 2008 với ba nội dụng chính là thương mại, đầu tư và hợp tác phát triển chính thức. Trên cơ sở đó sẽ đưa ra những định hướng, giải pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam - EU cho đến giai đoạn năm 2020. Nguyễn An Hà (Chủ biên) (2013), “Điều chỉnh chính sách phát triển của một số quốc gia chủ chốt Châu Âu giai đoạn khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu”, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. Cuốn sách đi sâu vào phân tích sự điều chỉnh chiến lược phát triển của EU giai đoạn tới năm 2020 trên cơ sở nhận diện bối cảnh mới sau khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu và những nhân tố tác động tới khu vực của các quốc gia này. Cuốn sách đánh giá các tác động, rút ra một số gợi mở cho Việt Nam trong triển khai chiến lược phát triển bền vững về kinh tế môi trường và xã hội cũng như thúc đẩy quan hệ hợp tác với EU. Đinh Công Tuấn (2010), “Một số vấn đề chính trị - kinh tế nổi bật của Liên minh châu Âu trong giai đoạn 2011 – 2020 và tác động đến Việt Nam”,Viện nghiên cứu châu Âu, Hà Nội. Tác giả đưa ra cái nhìn tổng quan, sâu rộng về các vấn đề nổi bật của EU giai đoạn 2011 cho đến hiện nay, đồng thời khuyến nghị nhiều triển vọng cho giai đoạn tiếp theo. Tác giả đi sâu về lĩnh vực kinh tế, thương mại và khía cạnh chính trị, xã hội ở khu vực EU. Đinh Công Tuấn (Chủ biên) (2011), “Liên minh Châu Âu hai thập niên đầu thế kỷ XXI”, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. Cuốn sách phân tích, nghiên cứu, đánh giá những vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội của EU trong giai đoạn 2000 - 2010, đánh giá những tác động của xu hướng phát triển của EU đối với thế giới, khu vực Châu Âu và Việt Nam trong thời gian tới. Khái quát các vấn đề mới khu vực châu Á –Thái Bình Dương có nhiều công trình nghiên cứu, tác phẩm bổ ích: PGS, TS. Đồng Xuân Thọ(2017), “Sự điều chỉnh chiến lược của các nước lớn đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương”, Tạp chí Cộng sản, Hà Nội. Tác giả đưa ra bức tranh tổng quan, sâu, 6 rộng bối cảnh khu vực châu Á- Thái Bình Dương và những thay đổi chính sách của các nước lớn khu vực trong giai đoạn hậu khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Công trình rất bổ ích cho việc nhìn nhận, đánh giá tình hình khu vực cũng như những hàm ý chính sách đối ngoại cho các chủ thể khác nhau. b) Tình hình nghiên cứu của nước ngoài: Có nhiều công trình nghiên cứu nổi tiếng về chính sách đối ngoại chung của EU và những vấn đề lý luận liên quan như: Catherine Gegout (2010), “European foreign and security policy: States, Power, Institutions, and Amercican Hegemony”. Cuốn sách đề cập lý thuyết và cách tiếp cận về chính sách đối ngoại và an ninh chung, cơ chế ra quyết sách, phân tích quan điểm của EU về nhân quyền của Trung Quốc, mối quan hệ của EU với NATO. Michael Eugene Smith (2004), “ Europe’s foreign and security policy: The Institutionalization of Cooperation”. Cuốn sách chứng minh tầm quan trọng và mức độ của chính sách đối ngoại và an ninh của EU. Tác giả đưa ra cái nhìn sâu về chính sách an ninh và đối ngoại chung của EU cũng như cơ chế phối hợp của liên minh và các nước thành viên giai đoạn đầu hình thành chính sách đối ngoại và an ninh chung. Federiga Bindi, “The Foreign Policy of the European Union Assessing Europe's Role in the World”, (2010). Cuốn sách đưa ra cái nhìn tổng quan về chính sách an ninh và đối ngoại chung của EU đồng thời nêu vai trò quan trọng, đa dạng của EU trên bàn cờ chính trị thế giới. Angelos Chryssogelos, “The EU’s Crisis of Governance and European Foreign Policy”, Europe Programme | November 2016. Tác giả đề cập đến chính sách đối ngoại chung của EU và các nước thành viên cũng như vai trò của các thể chế của liên minh trong việc tìm tiếng nói đồng thuận về các vấn đề chính trị, quan hệ quốc tế mà EU quan tâm, tham gia. Cuốn sách chỉ ra sự hạn chế của cơ chế phối hợp giữa các thể chế của cấp liên minh và các nước 7 thành viên về hoạch định, thực thi chính sách đối ngoại chung. Nicholas Moussis (2011), “Access to the European Union: law, economics, policies”. Cuốn sách đã đề cập đến bức tranh tổng thể về châu Âu. Đưa ra cái nhìn tổng quan về quá trình hội nhập châu Âu, sự phát triển của Liên minh châu Âu thông qua liên minh thuế quan và thị trường chung; phân tích các chính sách nội khối và chính sách đối ngoại chung của EU cũng như nhìn nhận về tiến trình hội nhập của EU. Svein S.Andersen and Kjell A.Eliassen(2001), “Making Policy in Europe” second edition, SAGE publications 2001. Cuốn sách đề cập sâu về cơ chế ra quyết định, cách thức hoạch định chính sách của EU nói chung cũng như việc cho ra đời chính sách an ninh và đối ngoại chung của EU. Eleanor E.Zeff and Ellen B.Pirro(2001), “The European Union and the Member States: Cooperation, Coordination and Compromise”, Lynne Rienner Publishers, 2001. Cuốn sách đề cập đến một số chính sách chung của EU và đi sâu nghiên cứu về cơ chế phối hợp, chia sẻ chính sách của cả cấp liên minh và cấp thành viên. Chính sách an ninh và đối ngoại chung của EU được nêu như một tham khảo chính về sự khó khăn của sự phối hợp chính sách giữa cấp độ liên minh và các nước thành viên. Ramses A.Wessel(1999), “The European’s Foreign and Security policy: a Legal Institutional Perspective”, Kluwer Law International the Hague/Boston/London, 1999. Tác giả đưa ra cái nhìn tổng quan về chính sách an ninh và đối ngoại chung của Liên minh châu Âu đặc biệt liên quan đến cơ chế ra quyết định hình thành, xây dựng chính sách về mặt luật thể chế của liên minh. Tác giả cũng chỉ ra những triển vọng phong phú về tương lai của chính sách đối ngoại và an ninh chung gắn với triển vọng phát triển của hệ thống thể chế cũng như chính liên minh như thế nào. Walter Carlsnaes, Helene Sjursen and Brian White(2004), “Contemporary Foreign Policy”, SAGE Publishers, 2004. Cuốn sách đưa ra cái nhìn sâu, rộng về chính sách đối ngoại của EU và các nước thành viên. 8 Những mặt tích cực và hạn chế của việc hoạch định và thực thi chính sách đối ngoại chung nhằm nâng cao vai trò,tiếng nói của EU trên thế giới. Nicholas Moussis (2011), “Access to the European Union: law, economics, policies”. Cuốn sách đã đề cập đến bức tranh tổng thể về châu Âu. Đưa ra cái nhìn tổng quan về quá trình hội nhập châu Âu, sự phát triển của Liên minh châu Âu thông qua liên minh thuế quan và thị trường chung; phân tích các chính sách nội khối và chính sách đối ngoại chung của EU cũng như nhìn nhận về tiến trình hội nhập của EU. “National security versus global security”, tác giả Segun Osisanya đã khẳng định rằng giữa an ninh quốc gia và an ninh toàn cầu có mối quan hệ cộng sinh. Có những vấn đề an ninh của quốc gia cần sự hỗ trợ giải quyết từ quốc tế, và có những vấn đề an ninh toàn cầu cần sự phối hợp hiệu quả từ các quốc gia. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu a. Mục đích nghiên cứu đề tài: - Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu sâu, rộng về Chính sách đối ngoại của Liên minh Châu Âu đối với châu Á-Thái Bình Dương giai đoạn 2009 đến 2018. - Mục tiêu cụ thể: tìm hiểu về các yếu tố như: Bối cảnh quốc tế, bối cảnh khu vực liên minh châu Âu và khu vực châu Á-Thái Bình Dương giai đoạn 2009 đến 2018; Nghiên cứu rõ về Nội dung chủ yếu của Chính sách đối ngoại EU giai đoạn 2009-2018;Tìm hiểu về Chính sách hợp tác phát triển của EU đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương giai đoạn 2009-2018; tìm hiểu về một số hoạt động thực tiễn của quan hệ đối ngoại, hợp tác phát triển giữa các chủ thể; Dự báo chính sách đối ngoại của EU với khu vực châu Á-Thái Bình Dương cũng như khái quát quan hệ EU-Việt Nam và đưa ra một số khuyến nghị có thể đối với Việt Nam. 9 b. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài: chỉ ra được nội dung chủ yếu của chính sách an ninh và đối ngoại chung của EU giai đoạn 2009 đến nay, tập trung vào chính sách đối ngoại của EU đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương và đặc biệt với Việt Nam. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Chính sách đối ngoại của Liên minh Châu Âu đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương. - Phạm vi nghiên cứu: Tìm hiểu về Cơ sở hình thành và phát triển chính sách đối ngoại chung của EU; Đưa ra nội dung chủ yếu của chính sách đối ngoại EU giai đoạn từ 2009 đến 2018, giai đoạn sau kkhungr hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu; Tìm hiểu về chính sách đối ngoại của EU đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương giai đoạn 2009-2018; khái quát quan hệ hợp tác giữa EU và Việt Nam và đưa ra một số khuyến nghị có thể cho Việt Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu Ngoài các phương pháp cơ bản và mang tính truyền thống như duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đề tài sẽ áp dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh để làm sáng tỏ các vấn đề cần được nghiên cứu trong phạm vi đề tài. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài a. Về mặt khoa học: đề tài đưa ra cái nhìn toàn diện về sự hình thành và phát triển, thực thi chính sách đối ngoại của một quốc gia, chủ thể. Cụ thể là chính sách đối ngoại chung của Liên minh châu Âu. Các yếu tố ảnh hưởng, nội hàm của chính sách đối ngoại chung của EU. b. Về mặt thực tiễn: đề tài đưa ra bức tranh tổng quát về chính sách đối ngoại chung của Liên minh châu Âu những năm 2009 đến nay. Bức tranh toàn cảnh về khu vực châu Á –Thái Bình Dương, khu vực EU, đặc biệt nhấn 10 mạnh quan hệ hợp tác của EU và khu vực châu Á-Thái Bình Dương cũng như với Việt Nam. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, bảng chữ cái viết tắt, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu làm 03 phần, cụ thể như sau: Chương 1: Chính sách đối ngoại chung của Liên minh châu Âu Chương 2: Chính sách đối ngoại của EU đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương giai đoạn từ năm 2009 đến nay Chương 3: Dự báo chính sách đối ngoại chung của EU đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương và một số khuyến nghị cho Việt Nam 11 Chương 1: Chính sách đối ngoại chung của Liên minh châu Âu 1.1. Cơ sở lí luận về Chính sách đối ngoại: Thứ nhất, Chính sách đối ngoại: Chính sách đối ngoại của mỗi quốc gia ra đời và phát triển trên cơ sở lí luận của các học thuyết chính trị, lý thuyết về chính sách đối ngoại cơ bản cũng như các giá trị phổ quát của mỗi quốc gia, dân tộc đó. Việc hình thành, phát triển và thực thi chính sách đối ngoại của mỗi quốc gia phụ thuộc nhiều yếu tố: nền chính trị quốc gia, tầng lớp cầm quyền, các chính trị gia nổi tiếng hay các nhóm học giả có tiếng nói trong xã hội, bối cảnh chính trị khu vực và thế giới, tư tưởng xã hội, nền tảng văn hóa, lịch sử của dân tộc, Trong việc ra đời chính sách đối ngoại, vai trò của nhà lãnh đạo quốc gia, chủ thể quốc tế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Ngày nay, hoạt động quan hệ hợp tác quốc tế phong phú, đa dạng trên nhiều lĩnh vực và rông khắp các chủ thể. Chính sách đối ngoại của một quốc gia cũng có thể hiểu như sự kéo dài của chính sách đối nội với các chủ thể ngoài biên giới quốc gia. Hệ thống các lý thuyết chủ yếu: Về bản chất, các lý thuyết cung cấp một bản đồ hay khung tham chiếu giúp cho thế giới phức tạp xung quanh chúng ta trở nên dễ hiểu hơn. Việc chọn lựa lý thuyết nào là một quyết định quan trọng bởi vì mỗi lý thuyết dựa trên các giả định khác nhau về bản chất của chính trị quốc tế, mỗi lý thuyết đưa ra các tuyên bố nhân quả khác nhau và mỗi lý thuyết đưa ra một tập hợp các khuyến nghị khác nhau về chính sách đối ngoại. Chúng ta cần các lý thuyết để hiểu được cơn bão táp thông tin, thực tiễn cuộc sống, sự vụ diễn ra hàng ngày. Khó có thể đưa ra một chính sách tốt nếu các nguyên tắc tổ chức cơ bản của người đó sai lầm, giống như khó có thể xây dựng được các lý thuyết tốt nếu như không hiểu biết nhiều về thế giới thực. Cách tiếp cận đơn lẻ không thể nắm bắt được tất cả những điều phức tạp của nền chính trị thế giới đương đại. Các lý thuyết khác nhau giúp vạch ra 12 những điểm mạnh và những điểm yếu của chúng và thúc đẩy sự sàng lọc tiếp. Chúng ta nên hoan nghênh và khuyến khích sự đa dạng của các lý thuyết vê quan hệ quốc tế đương đại [32]. Trong việc hoạch định, thực thi và nghiên cứu về chính sách đối ngoại có các lý thuyết chủ yếu được bàn luận đến như: Chủ nghĩa Hiện thực: nhìn nhận thế giới vô chính phủ, hỗn loạn. Các quốc gia, dân tộc luôn tìm kiếm và vì quyền lực quốc gia dân tộc mình là trên hết. Từ cổ chí kim, nhiều hoạt động có mục đích của các quốc gia, dân tộc luôn đề cao tính lợi ích quốc gia lên trên hết. Nhà lãnh đạo của các quốc gia cũng luôn vì quyền lực và lợi ích của đát nước mình làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động, phát ngôn hay quan hệ hợp tác quốc tế. Người dân hay doanh nghiệp có thể vì các lợi ích của bản thân hoạt động trao đổi quốc tế nhưng trên hết vẫn không thể vượt qua lợi ích của quốc gia, dân tộc mình.[10], [11] Chủ nghĩa Tự do: đề cao việc hợp tác quốc tế, thúc đẩy toàn cầu hóa về thương mại, đầu tư, hợp tác kinh tế nhằm tạo ra nền hòa bình, ổn định cho thế giới. Thế giới hiện đại được phát triển phồn thịnh, hòa bình được gìn giữ thành xu hướng chủ đạo cũng nhờ vai trò của hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực từ kinh tế, thương mại, đầu tư và các hoạt động trao đổi tự do khác xuyên biên giới. Những lý luận của chủ nghĩa tự do giúp cho các chủ thể tham gia hoạt động giao thương quốc tế càng có niềm tin và kết quả tốt đẹp hơn. Hợp tác phát triển, hoạt động xuyên biên giới, thế giới phẳng, toàn cầu hóa đang là xu hướng chủ đạo của thế giới đại đồng.[10], [11] Chủ nghĩa Chức năng: khuyến nghị hợp tác từ các lĩnh vực lan tỏa sang các lĩnh vực khác sâu rộng hơn. Hội nhập và liên kết quốc tế là một tiến trình nhiều khó khăn, thách thức do sự khác biệt của các chủ thể tham gia. Việc hợp tác, cùng liên kết trong những lĩnh vực đơn nhất, phổ quát, dễ hòa nhập dẫn đến các liên kết sâu, rộng hơn của các lĩnh vực khác là một quá trình 13 được thực hiện tốt, thuận lợi hơn. Từ các liên kết về ngành nghề, việc làm đến trao đổi thương mại, đầu tư đến tài chính, kinh tế rồi tiền tệ, ngân hàng, liên minh châu Âu cho ví dụ sâu sắc về hội nhập liên kết sâu, rộng các lĩnh vực khác của cộng đồng.[10], [11] Chủ nghĩa Kiến tạo: nhấn mạnh đến bản sắc quốc gia và bản sắc xã hội của mỗi quốc gia nhằm giải thích về điểm mấu chốt trong đường lối chính trị, chính sách quốc phòng an ninh, chính sách đối ngoại của các quốc gia này. Các quốc gia,dân tộc có giá trị văn hóa, tư tưởng chính trị, đặc tính xã hội khác nhau. Trong mỗi quốc gia, dân tộc lại bao gồm nhiều chủ thể có tư tưởng, giá trị khác nhau. Việc hoạch định, thực thi chính sách điều hành, phát triển xã hội nói chung và chính sách đối ngoại nói riêng phụ thuộc vào nhiều biến số của bối cảnh quốc gia đó bên cạnh ảnh hưởng của nền chính trị khu vực, thế giới. Lý thuyết này giúp cho các nhà hoạch định, thực thi chính sách có sự linh hoạt về làm và thực hiện chính sách đối ngoại của quốc gia, dân tộc mình. [10], [11] Khái niệm quyền lực: Quyền lực cứng là kiểm soát về quân sự, ngoại giao, trừng phạt về kinh tế để gia tăng lợi ích quốc gia. Quyền lực mềm là nguồn lực chính trong nghệ thuật quản lý đất nước, là khả năng thuyết phục người khác làm theo những gì mình muốn (cùng với sức mạnh thiết lập luật chơi – yếu tố thường bị bỏ qua một cách kỳ lạ trong những cuộc đối thoại hiện nay về quyền lực cứng và mềm). Các công cụ quyền lực bao gồm: lực lượng vũ trang, các cơ quan thực thi pháp luật và tình báo, các cơ quan chính phủ khác nhau giành riêng cho ngoại giao song phương và công cộng, viện trợ nước ngoài, kiểm soát tài chính quốc tế. Khái niệm an ninh và an ninh quốc gia: An ninh, hiểu theo một nghĩa đơn giản nhất, là khả năng giữ vững sự an toàn trước các mối đe dọa. An ninh có ý nghĩa là sự tồn tại, an toàn, bình an, không có nỗi lo, rủi ro, mối nguy, sự 14 cố hay tổn thất về người và của. Ngược lại với an ninh là mất an ninh là rủi ro, là nguy hiểm, là tổn thất Tuy nhiên, an ninh không phải là một khái niệm tĩnh mà là một khái niệm động và trải qua nhiều thay đổi về cách hiểu, cũng như cách tiếp cận. An ninh quốc gia là vấn đề hệ trọng, quyết định đến vận mệnh của quốc gia, dân tộc nên mọi quốc gia đều phải tập trung củng cố và xây dựng, tăng cường tiềm lực an ninh và bảo vệ vững chắc an ninh quốc gia. Đây là việc làm tất yếu và thường xuyên, là nghĩa vụ thiêng liêng của mọi công dân ở quốc gia đó. Trong lịch sử nhân loại, an ninh quốc gia bao giờ cũng là vấn đề được đặt lên hàng đầu, là nhiệm quan trọng nhất. Các quốc gia luôn tìm mọi cách tăng cường quốc phòng, tiềm lực quân sự của mình, chạy đua vũ trang để tăng cường khả năng tự bảo vệ cho mình. An ninh quốc gia không nên hiểu theo nghĩa hẹp là bảo vệ nhà nước trước những cuộc tấn công quân sự qua biên giới lãnh thổ mà an ninh quốc gia còn phải đối mặt với những thách thức phi truyền thống. An ninh quân sự: An ninh quân sự ngụ ý khả năng của một quốc gia để bảo vệ chính mình, và ngăn chặn sự xâm lược quân sự từ bên ngoài. Ngoài ra an ninh quân sự bao hàm khả năng của một quốc gia để thực thi các lựa chọn chính sách của mình bằng cách sử dụng vũ lực quân sự. An ninh chính trị: là một thành phần quan trọng của an ninh quốc gia, an ninh chính trị là sự ổn định của trật tự xã hội. An ninh chính trị cùng với an ninh quân sự và an ninh xã hội tạo nên một khuôn khổ cho an ninh quốc gia. An ninh chính trị liên quan đến bảo vệ chủ quyền đất nước và hệ thống chính trị, sự an toàn xã hội từ các mối đe dọa nội bộ bất hợp pháp và các mối đe dọa hay áp lực từ bên ngoài. An ninh kinh tế: Trong hệ thống phức tạp hiện nay của thương mại quốc tế, đặc trưng bởi các thỏa thuận đa quốc gia phụ thuộc lẫn nhau, an ninh kinh tế là sự tự do thực hiện việc lựa chọn chính sách phát triển của một quốc gia theo cách mong muốn; tự do kiểm soát các quyết định kinh tế và tài chính của họ. An ninh kinh tế đòi hỏi 15 khả năng bảo vệ sự phồn thịnh, giàu có của một quốc gia và tự do kinh tế từ các mối đe dọa bên ngoài. Vì vậy, nó bao gồm chính sách kinh tế, thương mại, tài chính và một số cơ quan thực thi pháp luật. An ninh năng lượng: thường được định nghĩa ở mức độ mà một quốc gia hoặc những cá nhân liên quan có quyền hạn đối với các nguồn năng lượng như dầu mỏ, khí đốt, nước và khoáng chất. [5], [7] 1.2. Sự ra đời chính sách đối ngoại chung của EU Ý tưởng cho việc ra đời một chính sách về đối ngoại, an ninh và quốc phòng chung được định hình từ thành công của ba cộng đồng giữa các nước châu Âu: Cộng đồng Than và Thép Châu Âu (ECSC) năm 1951, Cộng đồng kinh tế Châu Âu (EEC) và Cộng đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu (Euratom) năm 1957. Ba cộng đồng này đã luôn được thúc đẩy thông qua một loạt các đề xuất, có cùng một mục tiêu phát triển. Sự thất bại trong năm 1954 của các kế hoạch thành lập Cộng đồng Quốc phòng Châu Âu, tức một đội quân châu Âu tích hợp dưới sự chỉ huy chung, được gọi là kế hoạch “Pleven”, cũng như một cộng đồng chính trị châu Âu (cấu trúc liên bang hoặc liên minh), theo sau đó là sự không thành công của kế hoạch “Fouchet” đầu những năm 1960, đó là dự kiến một liên minh của các quốc gia với chính sách đối ngoại và quốc phòng chung. Tuy nhiên, những nỗ lực trong lĩnh vực này vẫn tiếp tục nhưng trở thành mục tiêu ít tham vọng hơn và chuyển dần sang phương thức hội nhập có chủ quyền. Kết quả là dẫn đến sự ra đời chính thức của Tổ chức Hợp tác chính trị châu Âu vào năm 1970 và năm 1974 một cấu trúc mới – Hội đồng châu Âu. Với hiệu lực của Đạo luật Châu Âu Thống nhất vào năm 1987, Cộng đồng châu Âu được hình thành từ Tổ chức Hợp tác chính trị Châu Âu có được nền tảng thế chế và pháp lý riêng của mình.[4] 16 1.2.1. Bối cảnh ra đời chính sách an ninh và đối ngoại chung của EU: 1.2.1.1. Bối cảnh quốc tế: Tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến động cũng tác động mạnh đến châu Âu. Sự chấm dứt đối đầu Xô – Mỹ, sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu tạo ra khoảng trống quyền lực mà không một quốc gia riêng lẻ nào ở châu Âu có thể lấp đi được. Trong khi Mỹ bị tổn thất rất nhiều trong cuộc chạy đua cùng Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh thì đây chính là cơ hội để châu Âu có thể vươn lên thoát khỏi lệ thuộc Mỹ. Ngoài ra còn hai sự kiện tác động lên quá trình đẩy nhanh việc hình thành CFSP chính là Chiến tranh vùng Vịnh đầu tiên kết thúc và cuộc khủng hoảng Nam Tư. Các nước châu Âu thấy lo lắng và phải đối mặt với một khoảng trống quyền lực sau khi bố trí lại số lượng quân đội Mỹ. Cộng đồng Châu Âu mong muốn hội nhập sâu hơn và có tiếng nói thống nhất hơn, Hiệp ước Maastricht và CFSP ra đời vào cuối năm 1992. Bên cạnh đó sự bùng nổ của cuộc khủng hoảng Nam Tư cũng làm tăng yêu cầu Cộng đồng châu Âu có tiếng nói thống nhất. Năm 1991, chứng kiến giai đoạn đầu của một loạt các xung đột bạo lực trong lãnh thổ của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Nam Tư cũ. Trước cuộc khủng hoảng, Nam Tư đã tổ chức một vị trí đặc quyền với các nước châu Âu do tầm quan trọng về địa chính trị của mình giữa khối Liên Xô với các nước phương Tây. Vì vậy, sau khi chính quyền Mỹ cho thấy rằng các đồng minh châu Âu cần phải đi đầu và người châu Âu miễn cưỡng đề cử lực lượng gìn giữ hòa bình dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc. Cộng đồng Châu Âu nhận ra sự thiếu thống nhất trong lĩnh vực chính trị và thiếu phương tiện để hành động trong lĩnh vực quốc phòng. [3], [4] 1.2.1.2. Bối cảnh của Liên minh châu Âu: Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, châu Âu hầu như chịu phụ thuộc chiếc ô bảo vệ của Hoa Kỳ về an ninh, quốc phòng. Các vấn đề an ninh và quân sự đều bị chi phối nhiều bởi Tổ chức 17 Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Khi suy giảm của răn đe hạt nhân và tầm quan trọng của sức mạnh kinh tế ngày càng tăng, một số thành viên của Cộng đồng châu Âu mong muốn phát triển cộng đồng gắn kết và sâu rộng hơn1. Trong tình thế như vậy, các nước thành viên EC đã buộc phải tìm cách vượt qua những khó khăn để thực hiện mong muốn mà họ ấp ủ từ lâu, đó là mở rộng liên kết sang lĩnh vực chính trị cụ thể là lĩnh vực chính sách đối ngoại và an ninh, quốc phòng. [3], [4] Công đồng EC và các nước thành viên coi chính sách an ninh và đối ngoại chung như phương tiện để bảo vệ ...của tất cả các nước trong khu vực dựa trên cơ sở Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á mà Nga đã tham gia từ năm 2004. Theo quan điểm của mình, Nga không có tham vọng giành ưu thế quân sự, cũng không đặt ra nhiệm vụ bảo đảm an ninh biên giới phía Đông của Nga làm phương hại đến an ninh của các nước khác; không có kế hoạch xây dựng căn cứ ở châu Á - Thái Bình Dương, không xây dựng liên minh quân sự bí mật với các nước trong khu vực, không cạnh tranh với bất kỳ các nước nào trong việc tranh giành ảnh hưởng. Nga khẳng định tôn trọng chủ quyền của các nước trong khu vực, ủng hộ sự đa dạng của mô hình phát triển, đối thoại giữa các nền văn hóa và tôn giáo; hợp tác với các nước trong khu vực trong khuôn khổ cơ chế đa phương hiện có và sẵn sàng đề xuất sáng kiến xây dựng các diễn đàn mới, như tăng cường tiếp xúc chặt chẽ hơn nữa giữa ASEAN với Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO). Hai bên có đủ các điều kiện cần thiết, gồm ý chí chính trị, truyền thống hữu nghị lâu đời, nền tảng hợp tác bền vững và sự quan tâm về 34 lợi ích của nhau. Diễn đàn Nga - ASEAN năm 2010 là sự kiện quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới trong lịch sử quan hệ giữa Nga và ASEAN. Tại Hội nghị cấp cao ASEAN - Nga kỷ niệm 20 năm quan hệ đối tác đối thoại được tổ chức tại Xô-chi (Nga) tháng 5-2016, hai bên đã đề ra khuôn khổ hợp tác mới để đưa mối quan hệ đi vào chiều sâu, hướng tới quan hệ đối tác chiến lược trong tương lai. [38] 2.1.3.4. Sự thay đổi chiến lược của Nhật Bản: Ngày 1-7-2014 là dấu mốc quan trọng trong quá trình điều chỉnh chính sách quốc phòng của Nhật Bản để trở thành một “quốc gia bình thường”, thể hiện qua việc nội các nước này đưa ra lời giải thích mới về nội dung Điều 9 của Hiến pháp, theo đó Lực lượng phòng vệ Nhật Bản sẽ tham gia sứ mệnh phòng thủ tập thể bên ngoài lãnh thổ quốc gia. Nhật Bản có 4 phương án hành động để thực hiện quyền phòng vệ tập thể. Phương án 1 là sử dụng hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia để đánh chặn các tên lửa đang bay nhằm vào các mục tiêu của Mỹ. Phương án 2 là triển khai lực lượng phòng vệ trên biển JMSDF (Japan Maritime Self- Defense Force) của Nhật Bản một khi các tàu của Mỹ bị tấn công ở các vùng biển xa. Phương án 3 là sử dụng các lực lượng phòng vệ Nhật Bản JSF để thực hiện một cuộc phản công nếu một bộ chỉ huy liên quân có sự tham gia của Nhật Bản bị một quốc gia nào đó tấn công trên lãnh thổ nước ngoài. Phương án 4 là sử dụng lực lượng quân sự để loại bỏ những trở ngại trong các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc. Bốn phương án trên được đưa ra trong bối cảnh Nhật Bản luôn ở trong trạng thái sẵn sàng bảo đảm hiệu lực và hiệu quả của Liên minh Nhật Bản - Mỹ cũng như bảo đảm lợi ích an ninh của Nhật Bản. Như vậy, Nhật Bản vẫn tuân thủ chủ trương phòng vệ chứ không phải tiến công, kể cả khi phải đối phó với Trung Quốc trong các cuộc tranh chấp liên quan tới quần đảo Xen-ca-cư/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Trên cơ sở diễn giải lại Điều 9 của Hiến pháp, Nhật Bản đã xây dựng 35 Đạo luật an ninh mới có hiệu lực từ ngày 28-3-2016. Theo Đạo luật này, lần đầu tiên sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quân đội Nhật Bản được phép tham gia các hoạt động quân sự ở nước ngoài. Sự điều chỉnh này sẽ có tác động tới cục diện chính trị - quân sự khu vực và thế giới. [38] 2.1.3.5. Sự điều chỉnh chiến lược của Ấn Độ: Sự điều chỉnh chiến lược của Ấn Độ đối với châu Á - Thái Bình Dương được thể hiện rõ nhất ở “chính sách hướng Đông” được công bố chính thức vào năm 1992 nhằm tăng cường quan hệ với các nước ở Đông Bắc Á, Đông Nam Á nói riêng và châu Á - Thái Bình Dương nói chung. Đây là một trong những điều chỉnh chính sách đối ngoại quan trọng của Ấn Độ thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh. Năm 2000, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đề cập đến Biển Đông như là điểm cực đông trong hành trình chiến lược của Hải quân Ấn Độ tại Ấn Độ Dương và cho biết Biển Đông thuộc phạm vi khái niệm “láng giềng mở rộng” về phía đông trong “chính sách hướng Đông”. Năm 2014, trong bản tuyên bố chung sau cuộc gặp cấp cao giữa Thủ tướng Ấn Độ N. Mô-đi và Tổng thống Mỹ B. Ô-ba-ma, chính sách “Hành động phía Đông” đã được đưa ra thay cho “Chính sách hướng Đông”. Hiện nay, Ấn Độ công khai khẳng định lợi ích của mình ở Biển Đông thể hiện trên cả khía cạnh kinh tế và an ninh. Về kinh tế, khoảng 77% giá trị thương mại và hơn 90% khối lượng thương mại của Ấn Độ được vận chuyển bằng đường biển, trong đó, 55% được vận chuyển qua eo biển Ma-lắc-ca tới các thị trường ở châu Á - Thái Bình Dương. Lợi ích về thương mại của Ấn Độ ở Biển Đông càng tăng khi Ấn Độ và ASEAN đặt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 100 tỷ USD vào năm 2015 - 2016. Về an ninh, sự an toàn của tuyến đường vận tải biển qua Biển Đông có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của Ấn Độ. Các thách thức an ninh truyền thống (xung đột leo thang giữa các bên yêu sách) và an ninh phi truyền thống (tội phạm xuyên quốc gia trên biển, cướp biển) ở khu vực này cản trở 36 đường vận tải hàng hóa trên biển của Ấn Độ. Do đó, việc Ấn Độ tăng cường hiện diện hải quân và “quyền tiếp cận” ở Biển Đông là một phần quan trọng trong lợi ích của Ấn Độ. Theo chiều hướng đó, Ấn Độ đã thiết lập quan hệ hợp tác an ninh với Nhật Bản và Ô-xtrây-li-a.[38] 2.1.3.6. Hợp tác kinh tế-thương mại trong khu vực: Bên cạnh sự thay đổi, điều chỉnh chiến lược của các chủ thể chính trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, một số thay đổi trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, hợp tác kinh tế giữa các chủ thể trong khu vực có ảnh hưởng lớn đến hoạt động đối ngoại của khu vực cũng như tác động đến quan hệ hợp tác với liên minh châu Âu. Theo báo cáo của ADB, kinh tế châu Á ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn đối với thế giới, với GDP gần bằng với châu Âu hoặc châu Mỹ (ước tính đến năm 2020 GDP của châu Á sẽ tăng 50%). Hơn nữa, trong bối cảnh kinh tế EU và Mỹ tiếp tục tăng trưởng yếu ớt ở mức 1 – 2,5%/năm, châu Á được kỳ vọng trở thành “đầu tàu” để vực dậy nền kinh tế thế giới. Vì vậy, khu vực này đang chứng kiến cơ chế hợp tác kinh tế cao độ trong khuôn khổ các hiệp định tự do thương mại đa phương, mà nổi bật là RCEP và TPP. Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP): RCEP là hiệp định thương mại do các quốc gia ASEAN khởi xướng, liên kết các nền kinh tế của 16 quốc gia khu vực châu Á – Thái Bình Dương, bao gồm 10 quốc gia ASEAN và 06 quốc gia mà ASEAN đã ký kết FTA gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand. Ý tưởng về RCEP lần đầu tiên giới thiệu vào tháng 11/2011 tại Hội nghị thượng đỉnh lãnh đạo ASEAN ở Bali, được các nước ASEAN nhất trí khởi động đàm phán tại Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS) vào tháng 11/2012 và dự kiến sẽ kết thúc vào cuối năm 2015. RCEP hướng tới mục tiêu thiết lập khối thương mại tự do lớn nhất thế giới với dân số hơn 3 tỷ người, GDP khoảng 17000 tỷ USD và chiếm 37 khoảng 40% tổng thương mại thế giới. Trong đó, nội dung của RCEP sẽ bao gồm các điều khoản về thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, hợp tác kinh tế và kỹ thuật, sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh và giải quyết tranh chấp. Với mục tiêu củng cố vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc kinh tế khu vực đang nổi lên và tìm cách hài hòa những khác biệt giữa các FTA của ASEAN, RCEP không chỉ thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực mạnh mẽ hơn, dần dần loại bỏ thuế quan và các rào cản phi thuế quan, đảm bảo tính nhất quán với các quy tắc của WTO, mà còn đem lại lợi ích kinh tế to lớn cho các quốc gia thành viên. Đặc biệt, các nền kinh tế phụ thuộc xuất khẩu ở khu vực Đông Nam Á sẽ có nhiều cơ hội hơn trong việc tiếp cận các thị trường lớn trong khu vực như Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ. Ngược lại, điều này cũng sẽ thúc đẩy đầu tư từ các quốc gia phát triển sang các quốc gia kém phát triển và cùng hội nhập toàn diện vào các hoạt động kinh tế khu vực. Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP): hiệp định thương mại tự do nhiều bên với mục tiêu thiết lập một khối thương mại cho các nước khu vực châu Á – Thái Bình Dương nhằm thúc đẩy thương mại, đầu tư và cải cách thể chế. TPP được ký kết lần đầu tiên vào ngày 3/6/2005 (có hiệu lực từ ngày 28/5/2006) gồm 4 nước: Singapore, Chile, New Zealand, Brunei. Sau đó, lần lượt Mỹ (tháng 8/2006); Australia, Peru và Việt Nam (tháng 11/2008); Malaysia (tháng 11/2010); Canada và Mexico (tháng 10/2012); Nhật Bản (tháng 3/2013) tuyên bố tham gia đàm phán TPP. Với sự tham gia của các nền kinh tế lớn trên thế giới, TPP được kỳ vọng sẽ trở thành khu vực kinh tế rộng lớn với hơn 790 triệu dân, đóng góp 40% GDP và chiếm 1/3 thương mại toàn cầu. Tính đến nay, các quốc gia vẫn đang tiếp tục đàm phán một loạt các điều khoản của TPP như: quyền sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn lao động, chính sách cạnh tranh, nguyên tắc đầu tư, quy tắc xuất xứ, môi trường và vai trò của doanh nghiệp nhà nước. Trong đó, Mỹ đang giữ vai trò 38 cực kỳ quan trọng, là “nam châm” thu hút các nước châu Á – Thái Bình Dương khác tham gia TPP. Chính vì vậy, TPP được xem như nền tảng để xây dựng một khu vực mậu dịch tự do Châu Á – Thái Bình Dương (FTAAP) rộng lớn hơn. Theo đó, TPP sẽ thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Mỹ với các nước châu Á – Thái Bình Dương, củng cố và mở rộng phạm vi ảnh hưởng của Mỹ tại khu vực trong bối cảnh vai trò của Mỹ tư cách là đối tác thương mại của nhiều nước châu Á đang giảm sút nghiêm trọng. Ngược lại, các nước châu Á – Thái Bình Dương sẽ được hưởng lợi rất nhiều từ TPP, nhất là thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ, tăng cường hội nhập khu vực thông qua cải cách thể chế, gia tăng thương mại hàng hóa, dịch vụ khi thuế suất giảm xuống 0%. RCEP và TPP hình thành các khối thương mại hướng đến hội nhập kinh tế khu vực rộng lớn hơn, mà mục tiêu cuối cùng là thiết lập khu vực mậu dịch tự do châu Á – Thái Bình Dương. Tuy nhiên, cả RCEP và TPP đều đang đối mặt với những thách thức rất lớn (chẳng hạn như những bất đồng quan điểm về quy tắc xuất xứ hàng hóa) trong việc tìm kiếm một hiệp định khu vực hài hòa lợi ích giữa các quốc gia đã ký kết các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương. Đàm phám những vấn đề mới, chưa được quy định trong các hiệp định thương mại tự do song phương, hoặc chấp nhận các thể thức mới đối với một số vấn đề được quy định trong các hiệp định đó cũng đang tạo ra một số thách thức nhất định. Điều này sẽ tác động đến các tiến trình hội nhập kinh tế ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt là Sáng kiến thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN.[39] 2.2. Nội dung chủ yếu chính sách đối ngoại của EU đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương giai đoạn từ 2009 đến nay 2.2.1. Khái quát về Hiệp ước Lisbon và chính sách an ninh đối ngoại chung của EU giai đoạn này: Năm 2009, Hiệp ước Lisbon có hiệu lực, bên cạnh các lĩnh vực liên kết sâu rộng hơn về kinh tế, văn hóa, xã hội, đầu tư, tài 39 chính, tiền tệ, tự do di chuyển cả về nhân lực, việc làm, vốn, nghề nghiệp EU làm sâu sắc hơn lĩnh vực hợp tác an ninh và đối ngoại. Hiệp ước Lisbon quy định cụ thể các mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch cụ thể và hoạt động thực tiễn của việc hoạch định và thực thi chính sách an ninh và đối ngoại chung của EU. Với mục tiêu của chính sách an ninh và đối ngoại là: “đưa ra các nguyên tắc nhằm giúp các thể chế của Liên minh trong việc hình thành, mở rộng, phát triển và tìm kiếm lợi ích trên toàn thế giới; EU nhấn mạnh về dân chủ, nhà nước pháp quyền, các vấn đề nhân đạo, quyền con người, bình đẳng, tự do và phù hợp các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc” [2]. Thông qua Hiệp ước Lisbon, EU đã thành công trong việc cho ra đời chức danh của người phụ trách đối ngoại chung của liên minh. “Ngoại trưởng” của Liên minh EU chính là một vị Phó chủ tịch hội đồng châu Âu, có vai trò to lớn trong việc hoạch định, thực thi các chính sách đối ngoại chung của EU với các chủ thể quốc tế. Chức danh “ngoại trưởng” của EU chịu trách nhiệm điều phối nhiều lĩnh vực cụ thể như các hiệp định thương mại tự do, hợp tác phát triển quốc tế, vấn đề liên quan quyền con người, hỗ trợ nhân đạo quốc tế, cứu trợ nhân đạo và hỗ trợ kinh tế các nước, khu vực nghèo khó hay thiên tai, thậm trí là các vấn đề liên quan an ninh quốc tế mà liên minh có lợi ích hay quan tâm, Điều này càng nâng cao vai trò, tiếng nói của EU trên trường quốc tế. Như vậy, các chủ thể quốc tế có thể trao đổi nhiều vấn đề quan trọng với một vị đại diện cấp cao về an ninh và đối ngoại của EU nhằm thuận lợi hơn trong việc giải quyết vấn đề và thực thi các hoạt động hợp tác giữa các bên hữu quan. Tiếp theo, Hiệp ước Lisbon quy định việc lập ra Cơ quan đối ngoại châu Âu có vai trò như một Bộ ngoại giao quốc gia trực tiếp hỗ trợ hoạt động cho vị “Ngoại trưởng” của EU trong hoạt động thực thi chính sách đối ngoại chung của EU. Thành viên của cơ quan này đến từ các thể chế của EU và quan chức ngoại giao của các nước thành viên. Cơ quan này có nhiệm vụ 40 phối hợp các hoạt động đối ngoại của EU với các nước thành viên trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế, đảm bảo hài hòa lợi ích của các nước thành viên và lợi ích chung của EU. Nhiều vấn đề cụ thể được thực thi bởi Cơ quan đối ngoại châu Âu linh hoạt, hiệu quả hơn để cho các nước thành viên tự giải quyết. Ngoài ra, Hiệp ước Lisbon quy định việc giải quyết khủng hoảng bởi cơ quan chuyên trách, từng bước thành lập lực lượng quốc phòng chung của EU độc lập với cơ chế của NATO, tiến tới thành lập lực lượng giải quyết khủng hoảng chung có thể linh hoạt từ các nước hay một nhóm nước thành viên. Sau một thời gian hoạt động thực tiễn về lĩnh vực an ninh và đối ngoại chung từ ngày Hiệp ước Lisbon có hiệu lực, EU tiếp theo nâng cao vai trò, mục tiêu, nhiệm vụ của chính sách và thực thi chính sách đối ngoại chung. Và mục tiêu tổng quát của chính sách đối ngoại chung của EU giai đoạn gần đây đã được nâng lên thành: “củng cố chính sách an ninh đối ngoại góp phần ổn định và phát triển khu vực và toàn cầu; EU can dự và hợp tác với các quốc gia nhằm hỗ trợ quá trình chuyển đổi, thúc đẩy dân chủ và tăng cường các quyền cơ bản của con người; EU phát triển chính sách an ninh quốc phòng chung giữa các thành viên; EU tăng cường hỗ trợ các quốc gia khác trong cuộc chiến chống đói nghèo, phát triển kinh tế các nước kém phát triển nhằm nâng cao đời sống và củng cố ổn định xã hội, đảm bảo an ninh.” [2]. Bên cạnh mục tiêu tổng quát trong giai đoạn mới này, EU vẫn đặc biệt chú trọng phát triển quan hệ đồng minh với Hoa Kỳ, tăng cường hợp tác với các nước trong khuôn khổ NATO nhằm duy trì an ninh khu vực và toàn cầu. EU cùng với Hoa Kỳ giữ vai trò chủ đạo trong các hoạt động của NATO chống lại các thế lực thù địch có thể trong tương lai của khối và đảm bảo nền hòa bình cho thế giới. Ngoài ra EU đề cao hợp tác với các chủ thể lớn trong khuôn khổ Liên hợp quốc, nâng cao vai trò chủ chốt của các cơ chế của Liên hợp quốc trong việc gìn giữ 41 và phát triển hòa bình thế giới. Liên minh châu Âu cũng khẳng định tăng cường hợp tác với các chủ thể quốc tế, các quốc gia có vị thế lớn trên bàn cờ chính trị khu vực và thế giới nhằm giải quyết các vấn đề khu vực và toàn cầu. [2] 2.2.2. Vấn đề an ninh đối ngoại EU và các nước thành viên: việc thỏa thuận của các nước thành viên vì lợi ích chung và các mục tiêu chiến lược là sứ mạng của EU trong lĩnh vực an ninh, được xem xét ở 3 góc độ: 1) Thực thể chính trị hiện có trong khu vực biên giới lãnh thổ; 2) Công dân – yếu tố cơ bản của sự hình thành này; 3) Các nguồn lực vật chất và phi vật chất. Từ quan điểm này, nhiệm vụ an ninh của EU thể hiện qua các điểm sau: Hỗ trợ độc lập cho các nước thành viên, bất khả xâm phạm biên giới của họ, chủ yếu trong chính trị, kinh tế và các khu vực phi quân sự khác, cũng như trong lĩnh vực quân sự, nếu các nước thành viên đều đồng ý; Hợp tác để tăng cường khả năng một quốc gia thông thường và cá nhân để hỗ trợ an ninh.Các biện pháp để đảm bảo công dân các nước thành viên EU được sống trong môi trường an toàn, được bảo vệ về nhân quyền và các quyền tự do của họ tại lãnh thổ EU, hoặc khi rời khỏi EU thì cũng không gây ra mất an toàn cho các công dân khác và an ninh của các nước thành viên EU; Hỗ trợ việc bảo vệ công dân và bảo vệ tập thể chống lại các mối đe dọa vô tình hay cố ý để bảo vệ cuộc sống và sức khỏe của họ, cũng như bảo vệ tài sản của cá nhân; Nhắm mục tiêu các hoạt động xã hội và kinh tế để hỗ trợ sự phát triển và tăng cường hệ thống an ninh của EU; Hỗ trợ và tham gia đầy đủ vào các hoạt động cộng đồng quốc tế nhằm ngăn chặn sự xuất hiện của các mối đe dọa an ninh và lan rộng cuộc khủng hoảng hiện tại, dưới một nhiệm vụ quốc tế rõ ràng; Ổn định môi trường an ninh, thúc đẩy và phát triển hợp tác trong và ngoài EU, khai thác các cơ hội, giải quyết thách thức, ngăn ngừa các mối đe dọa quân sự và phi quân sự, chính trị, kinh tế...;Quản lý khủng hoảng, hỗ trợ lẫn nhau trong việc ngăn 42 chặn khủng hoảng, giám sát các hoạt động trong lĩnh vực năng lượng, an ninh mạng, thiên tai... nếu nó gây nguy hiểm cho lợi ích quốc gia thuộc EU. Tăng cường mối quan hệ giữa EU - NATO là điều được nhấn mạnh đối với EU giai đoạn này. Ngày 14/11/2016, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Ngoại giao của các quốc gia trong Liên minh Châu Âu đã nhất trí về kế hoạch nhằm thúc đẩy vai trò an ninh và quốc phòng của tổ chức này. Kế hoạch này nhằm thực hiện một chiến lược an ninh và quốc phòng chung mới nhằm thay thế chiến lược được thông qua từ năm 2003. “Đây là một bước nhảy vọt trong chiến lược an ninh và quốc phòng của Liên minh Châu Âu”, bà Federica Mogherini nói. Trong khi đó, có cùng quan điểm, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drain nhấn mạnh: “Châu Âu cần có khả năng để hành động vì an ninh của chính mình”. [40] Các Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng EU đã đồng ý đẩy mạnh cam kết tạo ra một tổ chức hoạch đinh và thực thi kế hoạch chung. Cơ quan mới này sẽ chịu trách nhiệm giám sát các hoạt động huấn luyện và tăng cường sử dụng các đơn vị phản ứng khủng hoảng quân sự hiện có của liên minh nhằm thúc đẩy vai trò chiến lược toàn cầu của EU cũng như năng lực hoạt động độc lập của EU với các tình huống thực tế. Có thể thấy rõ, EU đang dần tự chủ hơn trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng. Nếu các kế hoạch và việc bàn bạc của quan chức cấp cao đi đến thống nhất thì EU sẽ mở rộng sự phối hợp quy mô hơn tại các khu vực như các nhiệm vụ gìn giữ hòa bình do EU dẫn đầu bên ngoài khối đồng tiền chung EURO, nỗ lực để giảm dòng chảy người tị nạn vào EU, tăng chi tiêu cho các nghiên cứu về máy bay tàng hình và trực thăng... Tất cả kế hoạch trên nhằm bảo đảm cả EU lẫn công dân của liên minh này đều an toàn hơn trong một thế giới bất ổn. Tuy nhiên bà Federica Mogherini nhấn mạnh rằng, EU không có ý định cạnh tranh với NATO hay xây dựng đội quân EU mà chỉ tập trung vào việc tăng cường sức mạnh quân 43 sự cho liên minh, bà khẳng định: “Ở thời điểm này, tăng cường hợp tác giữa Liên minh Châu Âu và NATO là cách để củng cố mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương. Chúng tôi tin rằng đây không chỉ là mối quan tâm của Châu Âu mà cả các quốc gia thuộc Đại Tây Dương. Và thông điệp hôm nay, từ các bộ trưởng quốc phòng, là cam kết của Liên minh Châu Âu để tăng cường quan hệ xuyên Đại Tây Dương, trong đó, thắt chặt hơn nữa quan hệ EU - NATO là ưu tiên cao nhất của chúng tôi”. [28] EU vẫn cần NATO như một điểm tựa, nhưng trong nội bộ, các nước thành viên EU cũng dần nhận ra viễn cảnh, Mỹ sẽ không thể bảo vệ an toàn cho khối như thời kỳ Chiến tranh lạnh. Đặc biệt, nước Mỹ hiện nay có quá nhiều mối bận tâm, như khu vực châu Á - Thái Bình Dương, chủ nghĩa khủng bố, vấn đề Trung Đông. Hơn bao giờ hết EU muốn có Bản sắc chung về an ninh, muốn chủ động trong các hoạt động quân sự để duy trì ổn định khu vực và độc lập trong hành động, suy nghĩ... bằng cách thành lập một lực lượng quân sự của riêng mình. Môi trường an ninh ở Châu Âu đang biến động nhanh chóng với sự xuất hiện của nhiều thách thức và nguy cơ từ cả bên trong và bên ngoài, buộc các nước thành viên NATO phải tính đến hàng loạt giải pháp tăng cường sức mạnh quân sự mà trước tiên là câu câu chuyện ngân sách. Đảm bảo mục tiêu ngân sách quốc phòng chiếm 2% GDP và có lựa chọn đúng đắn những lĩnh vực cần đầu tư mua sắm chắc chắn vẫn là đề tài nóng trên chính trường các nước Châu Âu thời gian tới. Một chính sách quốc phòng chung như nhiều nước EU mong muốn vẫn chưa thành hiện thực, do những toan tính chiến lược của một số nước. EU thông qua một kế hoạch an ninh và quốc phòng với 3 ưu tiên: Thứ nhất: cho phép EU hành động toàn diện hơn, nhanh chóng và quyết đoán hơn trước những xung đột và khủng hoảng bên ngoài. Thứ hai: củng cố tiềm lực quốc phòng và an ninh cho liên minh. Cuối cùng là tăng cường khả năng bảo 44 vệ công dân EU. Bản kế hoạch này sẽ được đệ trình lên lãnh đạo Chính phủ các nước EU trong khuôn khổ phiên họp Hội đồng Châu Âu diễn ra vào tháng 12 tới. Vẫn chưa thể biết Kế hoạch an ninh và quốc phòng mới sẽ tiếp tục được thúc đẩy ở mức độ nào sau Hội nghị trên, nhưng rõ ràng Châu Âu đang từng bước khẳng định một chính sách an ninh ít nhiều độc lập với NATO. [28] Những mối đe dọa an ninh đòi hỏi nhiều hơn khả năng ứng biến linh hoạt ở các nước EU. Điều quan trọng chính là phải thu hẹp khoảng cách, phải tạo ra được nhận thức chung trong Liên minh Châu Âu thì lúc đó mới có được cái gọi là chính sách chung. Một khi Liên minh Châu Âu không có tiếng nói chung và hành động mang tính phối hợp, thì việc đảm bảo an ninh và xử lý các mối đe dọa khủng bố vẫn là một bài toán khó. Trong khi đó, an ninh quốc gia của EU chỉ có thể được đảm bảo khi những thách thức an ninh khu vực và thế giới giảm thiểu. 2.2.3. Chính sách đối ngoại và an ninh chung của EU đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương: EU có chiến lược tăng cường quan hệ hợp tác với khu vực châu Á – Thái Bình Dương nhằm hiện diện nhiều hơn tại khu vực và thúc đẩy quan hệ sâu rộng hơn với từng quốc gia trong khu vực. Liên minh châu Âu tiếp tục đưa ra Định hướng về chính sách an ninh và đối ngoại với khu vực Đông Á nhằm tăng cường hợp tác phát triển, mở rộng quan hệ với các nước khu vực này. Sau năm 2009, EU làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác với khu vực châu Á-Thái Bình Dương thông qua các bước đi cụ thể trên các lĩnh vực quan hệ chính trị-đối ngoại, kinh tế-đầu tư-thương mai, hợp tác phát triển EU luôn xác định trọng tâm quan hệ với châu Á Thái bình Dương là với các nước khu vực Đông Á. Với khu vực Đông nam Á, nghị viện châu Âu thông qua Nghị quyết về “tương lai quan hệ EU-ASEAN” năm 2014, 45 nhằm đẩy mạnh hợp tác với các nước Đông nam Á về nhiều lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật, giải quyết xung đột, tranh chấp lãnh thổ, đảm bảo hòa bình khu vực. [1] Cùng với sự nâng cao về tiềm lực kinh tế và chính trị, các nước EU đang mong muốn và nỗ lực tăng cường quan hệ với các quốc gia và các tổ chức quốc tế nhằm gia tăng ảnh hưởng của mình trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế và ổn định chính trị trên toàn cầu. Trong hơn một thập kỷ qua và trong những năm tiếp theo, EU rất chú trọng tới tăng cường quan hệ toàn diện với khu vực châu Á, một châu lục đã và vẫn tiếp tục phát triển rất năng động và đầy hứa hẹn. Đồng thời, EU cũng hướng tới mục tiêu củng cố thêm liên kết với một trong ba cực kinh tế chính trị của thế giới là EU, Mỹ và Đông Á. Với mỗi quốc gia lớn hay chủ thể khác nhau của khu vực châu Á- Thái Bình Dương, EU có các chính sách và thực thi hoạt động hợp tác phát triển khác nhau. Trong phạm vi đề tài, tác giả đi vào tìm hiểu về quan hệ hợp tác giữa EU và các đối tác chủ chốt của khu vực như: Trung Quốc, ASEAN, Nhật Bản, Việt Nam nhằm làm nổi bật vấn đề trọng tâm của đề tài là tìm hiểu về những điều chỉnh của chính sách đối ngoại của EU với khu vực châu Á- Thái Bình Dương. 2.2.3.1. Điều chỉnh chính sách đối ngoại của EU và quan hệ hợp tác với Trung Quốc: Trung Quốc với lãnh thổ rộng lớn, quy mô nền kinh tế đứng thứ hai thế giới, nền chính trị có sức ảnh hưởng lớn và quy mô dân số đứng đầu thế giới... là một chủ thể có vai trò rất to lớn trên bàn cờ chính trị, kinh tế thế giới. Quan hệ hợp tác giữa EU và trung Quốc có truyền thống lâu dài từ các mối quan hệ song phương giữa các nước thành viên EU cũng như với chính liên minh. Đối thoại chính trị giữa EU và Trung Quốc khởi động năm 1975. Quan hệ chính thức được hai bên thiết lập năm 1985 đánh dấu bằng Hiệp định hợp tác kinh tế và thương mại giữa EC và Trung Quốc. EU đã thiết 46 lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc vào năm 2003 và được nâng cấp trong năm 2010 bao gồm các vấn đề đối ngoại, các vấn đề an ninh và các vấn đề toàn cầu như biển đổi khí hậu và quản trị nền kinh tế toàn cầu. EU là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc, trong khi Trung Quốc là nguồn nhập khẩu lớn nhất và là đối tác thương mại thứ hai của EU. Đó là bằng chứng cho thấy nền kinh tế EU và Trung Quốc bổ sung cho nhau, và lý giải vì sao Trung quốc và EU là những đối tác hấp dẫn, quan trọng của nhau. Các mối quan hệ thương mại và đầu tư thực sự thúc đẩy sự phồn thịnh,tạo nhiều công ăn việc làm, động lực cho phát triển và luôn đề cao tính đổi mới cho cả hai bên. Hội nghị thượng đỉnh EU-Trung Quốc lần thứ 14 vào tháng 2 năm 2012, kiến trúc thể chế cho quan hệ hợp tác giữa EU và Trung Quốc dựa trên 3 trụ cột: chính trị, kinh tế - thương mại và giao lưu giữa công dân hai phía. Các cuộc họp hội nghị Thượng đỉnh hàng năm cùng với các cuộc đối thoại cấp cao thường xuyên, cũng như nhiều cuộc đối thoại cấp ngành bao gồm danh sách rộng rãi các chủ đề như chính sách công nghiệp, giáo dục, hải quan, các vấn đề xã hội, năng lượng hạt nhân, quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ người tiêu dùng.... EU khẳng định mạnh mẽ phát triển mối quan hệ chiến lược một cách toàn diện với Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.[41] Bên cạnh nâng cao, làm sâu sắc mối quan hệ hợp tác với Trung Quốc trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư.. song phương và đa phương cả ở cấp độ liên minh cũng như cấp độ các nước thành viên, EU vẫn có những giới hạn về hợp tác an ninh quốc phòng với Trung Quốc vì nhiều lí do. Các nước lớn ở EU vẫn đồng thuận trong việc giới hạn hợp tác an ninh, chính trị, công nghiệp quốc phòng hay thậm trí là quyền sở hữu cổ phần ở các doanh nghiệp nhạy cảm của EU đối với các doanh nghiệp Trung Quốc. Như vậy, chính sách đối ngoại chung của EU với Trung Quốc giai đoạn này tuy thúc đẩy, tăng cường hợp tác kinh tế nhưng vẫn giới hạn về quan hệ chính trị, an ninh, quốc 47 phòng. Dù bản thân EU và Trung Quốc cần nhau trên bàn cờ chính trị thế giới, đặc biệt ở các diễn đàn thuộc liên hợp quốc, ở các vấn đề khu vực và quốc tế liên quan, các nước thành viên của EU vẫn còn nhiều mâu thuẫn, không thống nhất trong thiết lập quan hệ hợp tác toàn diện với Trung Quốc. Mối lo về vị thế chính trị trên thế giới, đối thủ tương lai vẫn chiến thắng cái lợi của hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai chủ thể này. 2.2.3.2.Điều chỉnh chính sách đối ngoại của EU và quan hệ hợp tác với Nhật bản: Quan hệ chính trị, ngoại giao và kinh tế giữa EU và Nhật Bản tiếp tục có những bước phát triển tốt đẹp. Quan hệ hợp tác chính trị của EU với Nhật Bản cả ở cấp độ Liên minh và cấp độ các nước thành viên đều tốt đẹp. Dù ở hợp tác song phương giữa EU với Nhật Bản hay trên các diễn đàn đa phương, hai đối tác đều có nhiều đồng thuận, ủng hộ lẫn nhau. Các diễn đàn đa phương như : Liên hợp quốc, Nhóm nước phát triển G7, hai đối tác này có sự hợp tác rất sâu, rộng với nhau, ủng hộ nhau về lập trường chính trị hay giải quyết các vấn đề quốc tế cùng quan tâm. Các nước thành viên của EU đã có những động thái mới nhằm tăng cường hợp tác với Nhật Bản trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Điều này cùng với xu hướng tự do hoá thương mại, khu vực hoá và toàn cầu hoá kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ, mối quan hệ hợp tác giữa khu vực EU và Nhật Bản có nhiều bước chuyển biến và phát triển mạnh mẽ hơn. Có thể kể ra một số thành công đáng kể trong các hành động chung của hai bên: ủng hộ tăng cường vai trò của Liên hợp quốc cũng được đề cập đến trong bản Tuyên bố chung và ký cam kết giữa các nước trong Liên hợp quốc có tham gia vào việc buôn bán các loại vũ khí hạng nhẹ. Hơn nữa cả Nhật Bản và Châu Âu đều cùng nhau thúc đẩy việc ký kết hiệp ước Kyoto về thay đổi khí hậu toàn cầu. Một chủ đề quan trọng khác cũng được hai bên đề cập là viện trợ chính thức (ODA). Cùng với việc đề cao vai trò của Liên hợp quốc và tránh các xung đột. Hai bên luôn cố gắng tăng cường mối quan hệ 48 trong những diễn đàn hợp tác, trong đó có hội nghị thượng đỉnh Á - Âu (ASEM) giữa các nhà lãnh đạo EU, ASEAN cùng với Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc diễn ra hai năm một lần. Tại diễn đàn này, EU cùng với Nhật Bản là hai đối tác phát triển và ổn định nhất so với những chủ thể khác. Nhật Bản là nước châu Á có nhiều điểm tương đồng nhất về dân chủ, luật pháp và kinh tế thị trường với các nước Châu Âu. Hợp tác trong lĩnh vực thương mại và đầu tư luôn được quan tâm nhiều nhất trong mối quan hệ song phương EU và Nhật Bản. Những năm gần đây, tình hình đã có những thay đổi lớn lao làm ảnh hưởng tích cực đến giao dịch thương mại giữa hai bên. Trong EU thì Đức và Anh là hai đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản. Trong đó Đức là nhà xuất khẩu lớn nhất vào Nhật Bản. Hầu hết các nước thành viên EU đều có thâm hụt thương mại với Nhật Bản. Hợp tác trong lĩnh vực Khoa học và công nghệ : Sự thịnh vượng của Nhật Bản và EU phụ thuộc vào sự phát triển của khoa học và công nghệ. Cả hai không thể dựa vào tài nguyên cơ bản và càng không thể dựa vào lực lượng lao động giá rẻ để cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu. Nhật Bản và châu Âu đều có mối quan tâm đặc biệt về môi trường q...Gucht tới Việt Nam; Năm 2014 có chuyến thăm và làm việc với Việt Nam của Đại diện Cấp cao EU về Chính sách An ninh và Đối ngoại chung, kiêm Phó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu, Bà Catherine Ashton; chuyến thăm của Chủ tịch Ủy ban Châu Âu, Ngài José Manuel Barroso tới Việt Nam; năm 2015, Ngài Dimitris Papadimoulis, Phó Chủ tịch Nghị viện Châu Âu nhân dịp sang tham dự Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 132, thăm và làm việc với Việt Nam; chuyến thăm của Cao ủy EU về Hợp tác và Phát triển Quốc tế, Ngài Neven Mimica tới Việt Nam; chuyến thăm và làm việc của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới Brussels, Bỉ và hai bên đã thông qua một tuyên bố chung đồng thời ký một tuyên bố về kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam (FTA). Vào năm 2016: có các chuyến thăm và làm việc với Việt Nam của các quan chức cấp cao EU trên các lĩnh vực như: Cao ủy EU về Môi trường và Thủy sản, Ngài Marmenu Vella; Cao ủy EU về Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ngài Phil Hogan tới thăm và làm việc tại Việt Nam. [29] Các cuộc thăm và làm việc của các lãnh cấp cao giữa hai đối tác góp phần nâng cao đối thoại chính trị thực chất, hiệu quả giúp tăng cường hiểu biết, chia sẻ và thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương trên các lĩnh vực khác đem lại lợi ích thiết thực cho các chủ thể. Các cuộc tham vấn chính trị cấp Thứ trưởng EU-Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong quan hệ chính trị hai bên, đem đến cơ hội thảo luận các vấn đề song phương và đa phương cùng quan tâm như nhân quyền, phát 58 triển bền vững, biến đối khí hậu và an ninh khu vực và quốc tế. Trong năm 2012, Cơ chế đối thoại đã được nâng cấp thành cơ chế Đối thoại tăng cường. Tiến trình này còn được bổ sung và tăng cường thông qua Tiểu ban EU-Việt Nam về Hợp tác trên các lĩnh vực xây dựng thể chế, cải cách hành chính, quản trị công và nhân quyền. Tiểu Ban được thành lập theo Hiệp định Khung năm 1995 này sẽ xác định những lĩnh vực mang lại lợi ích chung, chia sẻ kinh nghiệm và xác định các lĩnh vực phù hợp dành cho các dự án và những người xây dựng chương trình hợp tác. Các công cụ hợp tác có liên quan bao gồm Sáng kiến Dân chủ và Nhân quyền của châu Âu (EIDHR) và Các Thực thể Phi Nhà nước (NSA) cùng các Cơ quan Chức năng Địa phương (LA). Cam kết của EU nhằm tạo thêm nhiều động lực hơn cho Cơ chế Đối thoại thường niên và khiến cơ chế này hướng vào việc thu được kết quả với những tiến trình cụ thể là một điều đáng ghi nhận sau khi kết thúc cuộc Đối thoại Nhân quyền EU-Việt Nam lần thứ 6 diễn ra tại Brussels vào tháng 12 năm 2016. Vòng đối thoại thứ 7 được tổ chức tại Hà Nội trong năm 2017. [29] Khác biệt với quan hệ hợp tác của EU với cộng hòa nhân dân Trung Hoa, EU sẵn sàng hợp tác với Việt Nam trong việc mua sắm trang thiệt bị quân sự, an ninh, quốc phòng trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. EU ủng hộ lập trường của Việt Nam về giải quyết tranh chấp ở Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế. Việt Nam tăng cường tiềm lực quân sự của mình bằng các hợp đồng mua sắm thiết bị quân sự của các nước thành viên, đối tác thuộc EU. 3.2.2. Quan hệ kinh tế thương mại, đầu tư giữa EU và Việt Nam: Liên minh châu Âu là đối tác đáng tin cậy và hỗ trợ mạnh mẽ quá trình hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế toàn cầu. Hỗ trợ từ EU đóng góp cho việc thực hiện thành công các chính sách cải cách theo định hướng thị trường đã dẫn đến tiến bộ kinh tế vượt bậc của Việt Nam, góp phần năng cao vị thế, vai trò 59 của Việt Nam trong khu vực và thế giới. Với mức thu nhập bình quân đầu người của là 2.215 USD, Việt Nam đang được xếp là một quốc gia có thu nhập trung bình thấp. Năm 2016, EU là một trong những thị trường ngoài nước quan trọng nhất của Việt Nam (EU xếp thứ hai sau Mỹ). EU nhập khẩu 19,5% tổng lượng xuất khẩu của Việt Nam năm 2016. Thương mại hai chiều tăng 9.5% chủ yếu là do tỷ lệ tăng trưởng ấn tượng của hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU, điều này đã làm cho tỷ lệ tăng năm sau so với năm trước là 10% (34 tỷ USD). EU cũng là đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam sau Trung Quốc và Hoa Kỳ. Đặc biệt, khoản thặng dư thương mại liên tục gần 22,9 tỷ USD mà Việt Nam có được trong giao thương với EU giúp cân bằng đáng kể thâm hụt thương mại khổng lồ của Việt Nam với Trung Quốc và Hàn Quốc và dẫn tới kết quả thặng dư thương mại khoảng 2,68 tỷ USD. Do vậy, 2016 đánh dấu một năm nữa mà trong đó Việt Nam có được thặng dư thương mại kỷ lục với EU. Hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU tập trung vào các sản phẩm sử dụng nhiều lao động bao gồm hàng điện tử lắp ráp/điện thoại, giầy dép, hàng dệt may, cà fê, hải sản và đồ gỗ. Hàng xuất khẩu chính của EU vào Việt Nam là các sản phẩm công nghệ cao, bao gồm nồi hơi, máy móc & sản phẩm cơ khí, máy móc & thiết bị điện, dược phẩm và các loại xe. Việc mở rộng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU được hưởng lợi đáng kể từ Hệ thống Ưu đãi Thuế quan Phổ cập của EU (Generalised Scheme of Preferences (GSP) tạo điều kiện cho xuất khẩu hàng hóa từ các nước đang phát triển vào EU. Về Đầu tư của EU vào Việt Nam: Liên minh châu Âu là một trong những nguồn đầu tư nước ngoài quan trọng nhất của Việt Nam. Theo Cục Đầu tư Nước ngoài của Bộ Kết hoạch và Đầu tư, các nhà đầu tư từ 23 trong tổng số 28 Nước Thành viên EU đã đầu tư một lượng vốn FDI theo cam kết là 21,77 tỷ USD vào 1903 dự án trong vòng 26 năm qua (tính đến cuối năm 2016). Trong năm 2016, các nhà đầu tư từ EU đã rót 478,4 triệu 60 USD vào 162 dự án tại Việt Nam. Xếp hạng của EU đã bị tụt xuống hàng thứ 7 so với con số 3 của năm 2015 trong số những đối tác FDI lớn nhất của Việt Nam. [29] Dự án Chương trình Hỗ trợ Chính sách Thương mại và Đầu tư của châu Âu dự án trọng điểm trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, tăng trưởng toàn diện và giảm nghèo ở Việt Nam. Dự án này đã rất hữu hiệu trong việc hỗ trợ các nỗ lực đàm phán của Việt Nam trong quá trình gia nhập WTO và trong Hiệp định FTA EU-Việt Nam sau này. Dự án này cũng tiếp tục giúp đỡ Việt Nam hội nhập sâu hơn vào các hệ thống thương mại toàn cầu, ASEAN và tiểu vùng. Dự án này hỗ trợ Bộ Công Thương Việt Nam và các bộ, cơ quan liên quan trong việc tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư quốc tế bền vững thông qua việc cải thiện năng lực hoạch định chính sách, tham vấn chính sách và việc thực thi các cam kết liên quan, nhất là đối với FTA EU-Việt Nam. Về quan hệ thương mại giữ vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam. Năm 2012, EU và Việt Nam đã chính thức triển khai đàm phán Hiệp định Thương mại tự do (FTA). Sau 14 vòng đàm phán, quá trình đàm phán FTA này đã chính thức hoàn thành. Năm 2015, tại thủ đô của nước Bỉ, FTA EU-Việt Nam là một hiệp định hiện đại và toàn diện. Hiệp định gỡ bỏ gần như toàn bộ thuế quan trong thương mại hàng hóa giữa hai nền đối tác. Đây chính là niềm tin chung giữa EU và Việt Nam về việc thương mại có vai trò thiết yếu đối với sự tăng trưởng, tạo công ăn việc làm và phát triển bền vững cho Việt Nam cũng như đem lại lợi ích lớn cho đối tác EU. Hiệp định này sẽ tạo ra những cơ hội tiếp cận thị trường mới trong lĩnh vực dịch vụ và đầu tư. Việt Nam đã đồng ý với việc tự do hóa thương mại trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, viễn thông, giao thông, bưu chính và chuyển phát nhanh. Trong lĩnh vực đầu tư, Việt Nam sẽ mở cửa thị trường cho các doanh nghiệp của EU. Trong lĩnh vực mua sắm chính phủ, EU và Việt Nam 61 đã đạt thoả thuận về nguyên tắc đảm bảo phù hợp với các quy định trong Hiệp định Mua sắm Chính phủ (GPA) của WTO. Hiệp định này cũng sẽ tăng cường việc bảo vệ những Chỉ dẫn Địa lý đại diện cho những sản phẩm nông sản hàng đầu EU. Những Chỉ dẫn Địa lý của Việt Nam cũng sẽ được công nhận và bảo hộ tại EU thông qua hiệu lực của Hiệp định này. FTA giữa EU và Việt Nam bao gồm một chương toàn diện và có nội dung cam kết mạnh mẽ về Thương mại và Phát triển Bền vững, bao trùm các vấn đề về lao động và môi trường có liên quan trong quan hệ thương mại giữa EU và Việt Nam. Những cam kết đối với những tiêu chuẩn lao động cốt lõi và các Công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đảm bảo cả hai bên tôn trọng những quyền cơ bản của người lao động. Những lĩnh vực như Trách nhiệm Xã hội của Doanh nghiệp và những cơ chế hợp tác thương mại có đạo đức và công bằng cũng được đặc biệt chú trọng. [29] FTA này cũng sẽ thiết lập một cấu trúc chuyên biệt để đảm bảo việc thực thi đầy đủ chương trên, bao gồm cả những cơ chế đảm bảo sự tham gia của các thành phần kinh tế, xã hội và môi trường độc lập ở cả EU và Việt Nam. Hiệp định cũng sẽ bao hàm một mối liên kết có ràng buộc về mặt pháp lý với Hiệp định Đối tác và Hợp tác Toàn diện (PCA) trong đó chi phối mối quan hệ toàn diện giữa EU và Việt Nam, qua đó đảm bảo rằng nhân quyền, dân chủ, và pháp quyền là những thành phần thiết yếu trong mối quan hệ thương mại song phương của hai bên.Vào tháng 6 năm 2016, Phái đoàn EU tại Việt Nam đã phát hành Sách hướng dẫn về Hiệp định Thương mại tự do EU-Việt Nam. [29] 3.2.3. Quan hệ hợp tác phát triển, khoa học giáo dục EU-Việt Nam: Nền giáo dục, đào tạo của Việt Nam vẫn đang tích cực đổi mới, phát triển theo hướng hiện đại của thế giới. EU có nền giáo dục đào tạo và trình độ khoa học, kỹ thuật hàng đầu thế giới. Việc đẩy mạnh hợp tác giữa hai đối tác trong lĩnh vực này là ưu tiên trong hợp tác phát triển. Việt Nam và EU xây dựng mối 62 quan hệ đối tác tốt đẹp trong lĩnh vực giáo dục- đào tạo, khoa học và công nghệ nhằm giải quyết các thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng, nâng cao vai trò của giáo dục, đào tạo trong phát triển kinh tế, xã hội... Hai bên xác định những tiềm năng và các lĩnh vực ưu tiên hợp tác giữa hai khu vực về nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo, đưa ra các cơ chế tài trợ mới cho hợp tác KH&CN, xây dựng nền tảng nhằm khuyến khích sức mạnh tổng hợp của các hoạt động nghiên cứu chung. Tính đến cuối tháng 10/2011, Việt Nam đã tham gia 27 dự án nghiên cứu chung được tài trợ bởi EU, đạt tỷ lệ thành công là 33,3% (cao nhất khu vực Đông Nam Á và trên mức bình quân là 23,9%). Chương trình học bổng Erasmus Mundus (EM)là một cơ hội để tiếp cận trao đổi học thuật cấp cao, chia sẻ ý tưởng và tiếp xúc với cộng đồng học thuật trên thế giới cũng như có được kiến thức sâu rộng về cuộc sống tại châu Âu. Thông qua các dự án đối tác, các trường đại học tại Việt Nam thành lập mạng lưới và liên kết với các đại học thuộc EU, nâng cao chất lượng giảng dạy và xây dựng các cơ chế hỗ trợ trao đổi và công nhận bằng cấp. EU và Việt Nam nhất trí thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học và coi đây là một ưu tiên trong Hiệp định Hợp tác và Đối tác.[44] Về Hợp tác phát triển giữa Việt Nam và EU: Từ việc ký và thực hiện Hiệp định Đối tác và Hợp tác, EU tăng cường đối tác, đối thoại và hợp tác với Việt Nam trên nhiều lĩnh vực: môi trường pháp lý tiến bộ và kỹ thuật công nghệ để giải quyết các thách thức toàn cầu về môi trường và biến đổi khí hậu; EU hỗ trợ kinh nghiệm trong hàng loạt vấn đề về hội nhập khu vực có tầm quan trọng cao đối với Việt Nam trong tiến trình hội nhập sâu vào khu vực ASEAN. Tài liệu Chiến lược Quốc gia cho giai đoạn 2007-2013 phân bổ 298,6 triệu euro cho y tế, phát triển nông thôn, quản trị và hợp tác kinh tế. Ngoài ra, nhiều nước thành viên EU cũng hoạt động tích cực tại Việt Nam thông qua ngân sách phát triển của quốc gia thành viên. Trong năm 63 2013, 743 triệu euro (965 triệu USD) đã được phân bổ cho hợp tác phát triển với Việt Nam, đưa EU và các nước thành viên thành nhà tài trợ không hoàn lại lớn nhất tại Việt Nam. Chương trình Hỗ trợ Trung hạn 2014-2020 đóng góp 400 triệu euro cho hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam bằng cách xây dựng một ngành năng lượng bền vững, tăng cường quản trị và pháp quyền. Nhiều dự án trong những lĩnh vực này sẽ được thiết kế và ra mắt trong những năm tới . Với mỗi nước thành viên khác nhau của EU, Việt Nam có quan hệ hợp tác mạnh mẽ, riêng biệt về giáo dục, đào tạo, khoa học và kỹ thuật nhằm nâng cao trình độ và kỹ năng cho các thế hệ công dân Việt Nam. Việt Nam luôn đề cao giáo dục, đào tạo là quốc sách hàng đầu trong chiến lược phát triển của đất nước. Việc hợp tác phát triển với các đối tác ở EU giúp cho sự nghiệp đổi mới trong giáo dục đào tạo của Việt Nam thành công và phát triển. 3.3. Nhận xét chung quan hệ hợp tác EU-Việt Nam và một số khuyến nghị đối với Việt Nam: EU là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực. Trao đổi thương mại Việt Nam – EU vẫn tiếp tục đà tăng trưởng. EU cũng là nhà cung cấp viện trợ phát triển chính cho Việt Nam. Các nhà đầu tư EU đã có mặt tại hầu hết các ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam. Các dự án đầu tư của EU có hàm lượng và tỷ lệ chuyển giao công nghệ cao, phương pháp quản lý tiên tiến, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Đặc biệt, liên tục trong những năm qua, EU luôn là một trong những đối tác viện trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam. Các khoản viện trợ của EU luôn đáp ứng các lĩnh vực ưu tiên của ta như xóa đói giảm nghèo, y tế, giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực và hội nhập quốc tế. Các hợp tác song phương làm minh bạch, thỏa đáng giữa hai đối tác gồm chương trình hợp tác khu vực và theo chủ đề cho các tổ chức xã hội dân sự, môi trường, bình đẳng giới v.v 64 Tài trợ không hoàn lại và các khoản vay của EU cho Việt Nam phù hợp với các ưu tiên kinh tế-xã hội của quốc gia như đề ra trong Chiến lược Phát triển Kinh tế Xã hội, và hỗ trợ các nỗ lực của chính phủ trong tái cơ cấu nền kinh tế với mục đích đảm bảo tăng trưởng dài hạn và phúc lợi cho người dân. EU đã phân bổ hỗ trợ phát triển cho các lĩnh vực mà Việt Nam cần cải cách liên tục nhằm tối đa hóa hợp lực giữa các chính sách của chính phủ và chương trình hỗ trợ phát triển, nhờ đó góp phần thực hiện mục tiêu tổng thể của tăng trưởng hài hòa và bền vững, giảm nghèo và bình đẳng và hội nhập kinh tế thế giới. Tăng cường an sinh xã hội, y tế và giáo dục; hỗ trợ môi trường kinh doanh thuận lợi và hội nhập khu vực sâu hơn; nông nghiệp bền vững và năng lượng sạch, giúp cung cấp các biện pháp an toàn chống lại các cú sốc từ bên ngoài và biến các thách thức về an ninh lương thực và biến đổi khí hậu thành các cơ hội phát triển. Liên Minh châu Âu trở thành đối tác quan trọng, một thị trường rộng lớn, có khả năng tiêu thụ nhiều loại sản phẩm của Việt Nam. Đồng thời EU cũng là một khu vực có nền kinh tế phát triển cao, có thể đáp ứng các yêu cầu nhập khẩu thiết bị công nghệ nguồn và nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt Nam. Quan hệ hợp tác giữa EU và Việt Nam phát triển tốt đẹp cả cấp độ song phương, khu vực và đa phương. Trên cấp độ song phương: Tăng cường hiểu biết lẫn nhau thông qua tăng cường mối liên hệ giữa con người với nhau, đặc biệt giới thiệu về những quốc gia thành viên mới của EU. Tăng cường các mối liên hệ chính trị, phát huy hiệu quả của các sự kiện đa phương nhằm giảm thiểu sự lãng phí thời gian. Tiếp tục trao đổi trong lĩnh vực cải cách luật lệ để giúp cho nền kinh tế hai bên tăng sức cạnh tranh. Nỗ lực để duy trì mối quan hệ thương mại hoà bình. Trên cấp độ khu vực: Cùng nhau tìm ra hướng đầu tư hiệu quả nhất để tăng cường sự hợp tác. 65 Hợp tác theo hướng hội nhập và chia sẻ kinh nghiệm và hiểu biết, không chỉ là hiểu cách vượt qua những khó khăn về mặt lịch sử và làm cách nào để hoà hợp với cả những đối tác lớn hơn hay nhỏ hơn mà còn xúc tiến hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Hợp tác để giải quyết những xung đột khu vực, đặc biệt thông qua mối liên hệ với “quyền lực mềm”. Hoà hợp trong việc hợp tác trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực tiền tệ - đồng Euro chính là một ví dụ về việc kết hợp một hệ thống tiền tệ với việc thực hiện các chính sách tài chính và xã hội khác nhau. Trên cấp độ đa phương: Tiếp tục cổ vũ và tán thành tiến trình đa phương hoá như một nhân tố chủ chốt cho việc quản lý quốc tế hiệu quả để hướng theo tiến trình toàn cầu hoá. Kết hợp sức mạnh của các đối tác, chủ thể quốc tế góp phần vào sự thành công của vòng đàm phán Doha.[44] Bên cạnh những kết quả tốt đẹp của quan hệ hợp tác giữa EU và Việt Nam, hai đối tác cần đẩy mạnh hơn nữa mối quan hệ hợp tác nhiều mặt đáp ứng vị thế, vai trò to lớn của hai bên trên trường quốc tế cũng như tiềm năng rộng lớn của hai đối tác. EU là một tập hợp của các quốc gia có nhiều thế mạnh, nhiều phân khúc thị trường, nhiều doanh nghiệp ở mức độ phát triển khác nhau, do vậy, Việt Nam cần có chính sách hợp tác phát triển khác nhau phù hợp với từng đối tác, chủ thể của EU. Ngoài phát triển mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác về kinh tế, thương mại, đầu tư, tài chính, ngân hàng,Việt Nam nên tăng cường hợp tác về giáo dục, đào tạo, khoa học kỹ thuật với từng nước, chủ thể của Liên minh EU nhằm phát huy tối đa thế mạnh của từng đối tác. Quan hệ hợp tác quốc tế trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lợi ích của nhau, phù hợp với thể chế và luật pháp quốc tế sẽ giúp cho Việt Nam ngày càng có vị thế tốt hơn với các đối tác của Liên minh châu Âu. Hợp tác phát triển với EU và các nước thành viên, Việt Nam không đặt nặng lợi ích kinh tế lên tất cả. Mỗi đối tác ở EU có thế mạnh, đặc điểm riêng, 66 Việt Nam cần phát huy sự hài hòa để thu được nhiều thành quả nhất có thể trên nguyên tắc tôn trọng lợi ích của đối tác. Trên cấp độ đa phương, quan hệ hợp tác phát triển với EU, Việt Nam cần chủ động nâng cao vai trò, vị thế của EU trên bàn cờ thế giới bằng tôn trọng lợi ích của EU, đồng thuận với tiếng nói của EU ở các diễn đàn đa phương, Liên hợp quốc, giải quyết các vấn đề toàn cầu hay xử lý các cuộc khủng hoảng trên thế giới. Đề cao tiếng nói đồng thuận với EU và các nước thành viên trên các diễn đàn quốc tế đem lại lợi ích lớn trong hợp tác phát triển với EU và các thành viên. Hợp tác phát triển với EU và các nướ thành viên còn nhiều hạn chế, khó khăn vì sự khác biệt của Việt Nam với các đối tác này: quy mô nền kinh tế Việt Nam nhỏ, sản phẩm của nền công nghiệp Việt Nam chưa thật tốt, doanh nghiệp Việt Nam nhỏ, khả năng tiêu thụ của thị trường Việt Nam còn thấp với các sản phẩm chất lượng cao của EU, trình độ khoa học kỹ thuật của Việt Nam còn thua kém Eu nhiều, hay khác biệt về văn hóa, xã hộiNhưng Việt Nam cần có sự chủ động, tích cực, năng động về hợp tác phát triển với các đối tác EU nhằm tìm được tiếng nói chung đem lại lợi ích cao nhất có thể cho cả hai bên. Tiểu kết chương 3: Sau khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế năm 2008, EU đã có những điều chỉnh chiến lược trong quan hệ hợp tác với các quốc gia, khu vực trên thế giới. Quan hệ hợp tác phát triển giữa EU và Việt Nam cũng được tăng cường, sâu rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Hợp tác phát triển, quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư của EU với Việt Nam là điểm sang trong tiến trình hội nhập vào nền kinh tế quốc tế của Việt nam. EU hợp tác với Việt Nam không phân biệt sự khác biệt về thể chế chính trị hay rang buộc về các 67 yếu tố chính trị khác. EU mở rộng giúp đỡ, hỗ trọ Việt Nam mọi mặt từ thương mại, đầu tư, viện trợ phát triển, nâng cao năng lực quản lý đất nước đến các lĩnh vực an ninh, quốc phòng, trang bị kỹ thuật quân sự, hợp tác chính trị, đối ngoại sâu rộng. Mối quan hệ hợp tác phát triển toàn diện giữa Việt Nam và EU cùng các nước thành viên trên cả cấp độ song phương và đa phương giúp cho Việt Nam đạt nhiều thành tựu trên con đường hội nhập vào nền kinh tế thế giới và nâng cao vai trò,vị thế của Việt Nam trong khu vực ASEAN cũng như trên trường quốc tế. Việt Nam sẵn sàng cùng EU và các nước thành viên liên minh mở rộng hợp tác, phát triển các mối quan hệ sâu rộng và mạnh mẽ hơn. Hai bên luôn chủ động tìm các mặt còn hạn chế trong quan hệ hợp tác để cùng nâng tầm mối quan hệ hợp tác hài hòa với lợi ích của nhau và góp phần vào sự phát triển trung của nền hòa bình thế giới. 68 Phần kết luận Qua quá trình phân tích những nền tảng lý thuyết chung về chính sách đối ngoại, tác giả nhận thấy rằng không có một lý thuyết đơn lẻ hay riêng biệt nào về chính sách đối ngoại phù hợp cho sự hoạch định, thực thi chính sách đối ngoại của một quốc gia, thay vào đó, những lý thuyết về quan hệ quốc tế chủ yếu như chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa tự do,.. cũng như nhiều cách tiếp cận khác nhau nhằm giải thích nguồn gốc bên trong của việc hoạch định, thực thi chính sách đối ngoại của các quốc gia. Sự khác biệt về trọng tâm này tương ứng với việc xem xét hai khía cạnh: một là, các nhân tố bên ngoài và mang tính hệ thống như bối cảnh quốc tế, khu vực, quốc gia; hai là nguồn gốc bên trong và mang tính xã hội trong chính sách đối ngoại như lịch sử, văn hóa, nền tảng chính trị, các nhà lãnh đạo, của quốc gia, chủ thể đó. Trong bối cảnh khu vực hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới đang tạo ra những điều kiện thuận lợi trong quan hệ hợp tác giữa các quốc gia, chủ thể quốc tế, yếu tố địa chính trị được xem xét trên nhiều phương diện đóng góp vai trò ngày càng quan trọng để các quốc gia có thể lựa chọn chính sách đối ngoại hợp lý trong quan hệ quốc tế. Thế kỷ XXI được xem là thế kỷ của Châu Á – Thái Bình Dương với những điều chỉnh lớn trong chính sách đối ngoại của nhiều cường quốc trên thế giới, trong đó có EU. Tại khu vực Châu Á –Thái Bình Đương, Đông Nam Á là nơi đan xen lợi ích chiến lược của nhiều cường quốc. Do đó, gần như tất cả các nước lớn trên thế giới đều chú trọng và có sự điều chỉnh chiến lược đối với khu vực có tầm quan trọng đặc biệt này. Châu Á-Thái Bình Dương là một khu vực có vị trí chiến lược về an ninh cũng như là một trong những động lực tăng trưởng kinh tế của toàn bộ thế giới và chính vì vậy đây là khu vực mà các cường quốc thế giới như: Mỹ, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và đặc biệt EU ngày càng gia tăng mức độ ảnh 69 hưởng của mình thông qua hàng loạt các chính sách, trong đó công cụ chính sách đối ngoại đặc biệt quan trọng. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, EU luôn coi khu vực Châu Á-Thái Bình Dương là một địa bàn chiến lược trong trọng tâm phát triển quan hệ hợp tác quốc tế của EU, chính vì vậy mà EU luôn có những điều chỉnh và thay đổi trong chính sách đối ngoại của mình với khu vực để phù hợp bối cảnh thực tế mới. Trong các nước thuộc khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, EU luôn đặt trọng tâm vào thúc đẩy và phát triển mối quan hệ hợp tác với các quốc gia như: Nhật Bản, Trung Quốc và đặc biệt là khu vực ASEAN. Bên cạnh đó, hợp tác phát triển với Việt Nam luôn là mối quan tâm hàng đầu của EU và cá nước thành viên thông qua việc thúc đẩy thương mại, đầu tư và quan hệ chính trị đối ngoại của EU cả cấp độ song phương và đa phương. EU tăng cường hợp tác với khu vực châu Á-Thái Bình Dương trên nhiều lĩnh vực khác nhau, không phân biệt sự khác biệt về thể chế, chính trị, quy mô kinh tế, văn hóa, giáo dụcTừ quan hệ hợp tác về chính trị đối ngoại đến an ninh quốc phòng, EU luôn chủ động hợp tác với các đối tác khu vực tùy theo chủ thể nhất định. Bên cạnh hợp tác sâu rộng với các đối tác như Nhật Bản, Hàn quốc, Austraylia, ASEAN, Ấn Độ,về các lĩnh vực an ninh, quốc phòng, chính trị, EU đề cao quan hệ hợp tác với các nước khác trong khu vực trên các cấp độ song phương và đa phương khác nhau. EU chủ động, tăng cường hợp tác phát triển với các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong bối cảnh mới, hài hòa lợi ích của các bên tham gia, góp phần vào xu hướng toàn cầu hóa, hòa bình,ổn định và phát triển của thế giới đương đại. Nền chính trị thế giới đạt được hòa bình, ổn định, cuộc sống người dân toàn cầu trở lên tốt đẹp hơn nhờ các mối quan hệ hợp tác phát triển giữa các chủ thể lớn trên thế giới, trong đó EU giữ vai trò rất lớn. EU và châu Á-thái Bình Dương tăng cường hợp tác phát triển đóng góp nhiều 70 vào sự ổn định và phát triển của thế giới. Cùng nhau hợp tác, các đối tác hai khu vực này sẽ tạo ra tiếng nói rất quan trọng vào sự ổn định, phát triển của thế giới. Hợp tác phát triển giữa EU và Việt Nam tuy còn nhiều thách thức vì quy mô của hai chủ thể khác nhau, hiệu quả của mối quan hệ phát triển này đem lại nhiều lợi ích cho cả hai bên. Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập, liên kết nền kinh tế vào khu vực và thế giới, hợp tác phát triển mọi mặt với EU là ưu tiên của đất nước. Việt Nam sẵn sàng, chủ động, tích cực hợp tác với EU trên cả cấp độ liên minh cũng như tăng cường mối quan hệ hợp tác với các thành viên của EU. 71 Tài liệu Tham khảo Tiếng Việt: 1. Luận Thùy Dương(2016), “Chuyến hướng sang châu Á – Thái Bình Dương: chiến lược của EU so sánh với Mỹ”, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, số 3, 2016, tr.12-17. 2. Đặng Minh Đức (2015), “Chính sách an ninh và đối ngoại chung của Liên minh châu Âu và một số gợi ý cho xây dựng cộng đồng an ninh – chính trị ASEAN”, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, số 6, tr. 22-25. 3. Trần Văn Đạo – Phan Doãn Nam (2001), “Giáo trình lịch sử quan hệ quốc tế 1945-1990” – Tài liệu tham khảo, Học viện Quan hệ Quốc tế, Hà Nội 2001. 4. Bùi Hồng Hạnh, “Liên minh Châu Âu từ hợp tác chính trị đến một chính sách đối ngoại chung 1952 - 1992”, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, số 4, 2005. 5. Hoàng Khắc Nam(2003), “Một số vấn đề lý luận về Chiến tranh và Xung đột trong Quan hệ quốc tế”, ĐH Quốc gia Hà Nội, Hà Nội 2003. 6. Đào Huy Ngọc, “Lịch sử quan hệ quốc tế (1870-1964)”, Giáo trình, Học viện Quan hệ quốc tế, Hà Nội. 7. Nguyễn Thu Mỹ(2006), “Bài giảng: Vấn đề an ninh và xung đột trong quan hệ quốc tế”, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Hà Nội 2006. 8. Đinh Công Tuấn (2010), “Một số vấn đề chính trị - kinh tế nổi bật của Liên minh châu Âu trong giai đoạn 2011 – 2020 và tác động đến Việt Nam”,Viện nghiên cứu châu Âu, Hà Nội. 72 9. Grzegorz W. Kolodko (2010), “Thế giới đi về đâu ?”, NXB Thế giới, Hà Nội 2010. 10. Paul R. Viotti, Mark V. Kauppi (2003), “Lý luận quan hệ quốc tế”, Sách tham khảo, NXB Lao động, Hà Nội 2003. 11. Học Viện Quan hệ Quốc tế (2007), “Lý luận quan hệ quốc tế”, Sách tham khảo nội bộ, Quyển 1, Hà Nội 2007. 12. Tạ Chí Hiển (2014), “Chính sách Đối ngoại và An ninh chung của liên minh châu Âu trong giai đoạn hiện nay”, Luận văn cử nhân Quan hệ quốc tế, Học viện Ngoại Giao, Hà Nội, 13. Maridon Tuareno (1996), “Sự đảo lộn của thế giới, địa chính trị thế kỷ 21”, Sách tham khảo, NXB CTQG, Hà Nội 1996. Tiếng Anh: 14. Angelos Chryssogelos, “The EU’s Crisis of Governance and European Foreign Policy”, Europe Programme | November 2016. 15. Annegret Bendiek, “A Paradigm Shift in the EU’s Common Foreign and Security Policy: From Transformation to Resilience”, RP 11 October 2017, Berlin. 16. Ben Soetendorp(1999), “Foreign policy in the European Union: theory, history and practice”, LongmanLondon and New York, 1999. 17. Eleanor E.Zeff and Ellen B.Pirro(2001), “The European Union and the Member States: Cooperation, Coordination and Compromise”, Lynne Rienner Publishers, 2001. 18. Federiga Bindi, “The Foreign Policy of the European Union Assessing Europe's Role in the World”, (2010). 19. Magnus Ekengren(2002), “The Time of European Governance”, Manchester University Press, 2002. 73 20. Ramses A.Wessel(1999), “The European’s Foreign and Security policy: a Legal Institutional Perspective”, Kluwer Law International the Hague/Boston/London, 1999. 21. Svein S.Andersen and Kjell A.Eliassen(2001), “Making Policy in Europe” second edition, SAGE publications 2001. 22. Walter Carlsnaes, Helene Sjursen and Brian White(2004), “Contemporary Foreign Policy”, SAGE Publishers, 2004. 23.Youri Devuyst(2003), “The European Union at the Crossroads: the EU’s Institutional Evolution from the Schuman Plan to the European Convention”, P.I.E.-Peter Lang S.A., Germany 2003. Websites: 24. Changing-Waters-Towards-a-New-EU-Asia-Strategy.pdf tải ngày 15 tháng 7 năm 2018. 25. https://fas.org/sgp/crs/row/R41959.pdf tải ngày 20 tháng 7 năm 2018 26. Strategic Issues of European Security Security.html. Tải ngày 15 tháng 7 năm 2018 27. https://vtv.vn/the-gioi/asean-eu-thuc-day-hiep-dinh-thuong-mai-tu-do- 20170311100056653.htm. Tải ngày 15 tháng 07 năm 2018 28. phong-chung-chau-au-198654.html. Tải ngày 15 tháng 08 năm 2018 29. eign_security_policy/index_vi.htm. Tải ngày 20 tháng 8 năm 2018 74 30. ftheeuropeanunion/theforeignpolicyoftheeuropeanunion_chapter.pdf. Tải ngày 20 tháng 08 năm 2018 31. dd.com/index.php?option=com_content&view=article&id=538:the- role-of-the-cfspesdp-for-the-formation-of-the-eu-as-a-global- actor&catid=16&Itemid=35. Tải ngày 22 tháng 8 năm 2018 32. Tải ngày 15 tháng 6 năm 2018 33. tps://baotintuc.vn/kinh-te/eu-asean-tren-chang-duong-hop-tac-va-phat- trien-20140802110253212.htm. Tải ngày 15 tháng 8 năm 2018 34. doi-tac-chien-luoc. Tải ngày 19 tháng 8 năm 2018 35. mai.htm 36. https://www.vietnamplus.vn/aseaneu-thuc-day-hop-tac-an-ninh-truyen- thong-va-phi-truyen-thong/486740.vnp. Tải ngày 18 tháng 8 năm 2018 37. Tải ngày 15 tháng 6 năm 2018 38. kien/2016/41547/Su-dieu-chinh-chien-luoc-cua-cac-nuoc-lon-doi-voi- khu.aspx 39. https://caphesach.wordpress.com/2017/04/18/hop-tac-kinh-te-chau-a- thai-binh-duong-va-tac-dong-doi-voi-aec-phan-dau/. Tải ngày 20 tháng 8 năm 2018 40. toan-cau-cua-lien-minh-chau-au-la-gi. Tải ngày 20 tháng 8 năm 2018 75 41. eet_2012_en.pdf. Tải ngày 20 tháng 7 năm 2018 42. https://baotintuc.vn/kinh-te/eu-asean-tren-chang-duong-hop-tac-va- phat-trien-20140802110253212.htm. Tải ngày 22 tháng 8 năm 2018 43. the-gioi-dang-thay-doi-121835.html Tải ngày 20 tháng 8 năm 2018 44. https://www.vnu.edu.vn/ttsk/?C2093/N13762/Viet-Nam-%E2%80%93- EU:-Hop-tac-chien-luoc-va-toan-dien.htm Tải ngày 20 tháng 8 năm 2018.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_chinh_sach_doi_ngoai_cua_lien_minh_chau_au_doi_voi.pdf
Tài liệu liên quan