Luận văn Các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng lãnh đạo thực hiện công bằng xã hội giai đoạn hiện nay

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN XUÂN HƯNG CÁC TỈNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CÔNG BẰNG XÃ HỘI GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC HÀ NỘI - 2016 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN XUÂN HƯNG CÁC TỈNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CÔNG BẰNG XÃ HỘI GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC Mã số: 62 31

pdf204 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 384 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận văn Các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng lãnh đạo thực hiện công bằng xã hội giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
02 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGÔ HUY TIẾP HÀ NỘI - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Xuân Hưng MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 6 1.1. Các công trình khoa học về công bằng xã hội và thực hiện công bằng xã hội ở nước ngoài 6 1.2. Các công trình khoa học về công bằng xã hội và thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam 8 1.3. Kết quả đạt được và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết 16 Chương 2: CÁC TỈNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CÔNG BẰNG XÃ HỘI GIAI ĐOẠN HIỆN NAY - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 18 2.1. Các tỉnh, tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng và công bằng xã hội, thực hiện công bằng xã hội 18 2.2. Các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng lãnh đạo thực hiện công bằng xã hội - khái niệm, nội dung và phương thức 52 Chương 3: THỰC HIỆN CÔNG BẰNG XÃ HỘI VÀ CÁC TỈNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CÔNG BẰNG XÃ HỘI - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN, KINH NGHIỆM 64 3.1. Thực trạng thực hiện công bằng xã hội ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng 64 3.2. Các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng lãnh đạo thực hiện công bằng xã hội - thực trạng, nguyên nhân, kinh nghiệm 79 Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA CÁC TỈNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ĐỐI VỚI THỰC HIỆN CÔNG BẰNG XÃ HỘI ĐẾN NĂM 2025 108 4.1. Dự báo những nhân tố tác động và phương hướng tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng đối với thực hiện công bằng xã hội 108 4.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng đối với thực hiện công bằng xã hội 119 KẾT LUẬN 149 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC 164 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CBXH : Công bằng xã hội CNXH : Chủ nghĩa xã hội CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ĐBSH : Đồng bằng sông Hồng HTCT : Hệ thống chính trị KTTT : Kinh tế thị trường MTTQ : Mặt trận Tổ quốc Nxb : Nhà xuất bản PTLĐ : Phương thức lãnh đạo QPAN : Quốc phòng, an ninh XHCN : Xã hội chủ nghĩa 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ khi xã hội phân chia thành giai cấp, công bằng xã hội (CBXH) luôn là khát vọng và mục tiêu đấu tranh của con người. Trong thời đại ngày nay, cùng với sự tăng trưởng của kinh tế và sự phát triển như vũ bão của khoa học - công nghệ, nhu cầu về quyền con người về CBXH đã thật sự trở thành tiêu chí, điều kiện để đánh giá sự phát triển bền vững và tiến bộ của mỗi quốc gia, dân tộc và chế độ chính trị do các chính đảng cầm quyền lãnh đạo và điều hành. Với ý nghĩa đó, CBXH đang và sẽ là một vấn đề lớn trên con đường phát triển của mỗi quốc gia và toàn thể nhân loại. Ở Việt Nam hiện nay, thực hiện CBXH không những là nguyện vọng chính đáng của nhân dân, mà trở thành một nhu cầu bức thiết, là mục tiêu và động lực của công cuộc đổi mới toàn diện đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo. Việc lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) và kiên trì phấn đấu đi theo con đường đó là sự khẳng định nhận thức chính trị sâu sắc, có tầm chiến lược và trách nhiệm cao của Đảng đối với việc thực hiện CBXH, nhất là khi Đảng trở thành đảng cầm quyền. Điều đó, cũng khẳng định vai trò to lớn của CBXH đối với xây dựng thành công CNXH ở nước ta: CBXH vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng CNXH. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định đường lối xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) là: “Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và trong toàn bộ quá trình phát triển. Công bằng xã hội phải thể hiện ở cả khâu phân phối kết quả sản xuất, ở việc tạo điều kiện cho mọi người có cơ hội phát triển và sử dụng tốt năng lực của mình” [17, tr.113]. Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng ta tiếp tục khẳng định phải: “thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và chính sách phát triển, thực hiện tốt các chính sách xã hội trên cơ sở phát triển kinh tế, gắn quyền lợi và nghĩa vụ, cống hiến và hưởng thụ” [24, tr.101]. Những chủ trương, quan điểm và 2 quyết định đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta về CBXH đã được các cấp uỷ, chính quyền địa phương lãnh đạo thực hiện đạt nhiều thành tựu lớn. Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) là vùng có vị trí, vai trò rất quan trọng về chính trị, kinh tế, quốc phòng và an ninh với những tiềm năng, thế mạnh về phát triển kinh tế và thực hiện CBXH. Trong 30 năm qua, các tỉnh uỷ trong vùng đã coi trọng lãnh đạo thực hiện đường lối đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện CBXH, đạt kết quả quan trọng. Ở các tỉnh vùng này, kinh tế tăng trưởng khá nhanh, chính trị ổn định, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện và nâng lên; CBXH trong giáo dục đào tạo được cải thiện; CBXH trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, văn hóa, giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo, thực hiện các quyền của công dân... được cải thiện. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu phát triển kinh tế, thực hiện CBXH nói trên, tình trạng phân hóa giàu nghèo cũng đang diễn ra nhanh và có xu hướng mở rộng ở các tỉnh ĐBSH. Sự phân hóa ấy càng gây bức xúc xã hội hơn khi một số người giàu lên nhanh chóng do làm ăn phi pháp, tham nhũng, lãng phí và thu nhập không chính đáng; trong khi, với nhiều gia đình trong diện chính sách và người nghèo, Nhà nước đang thiếu nguồn lực để chăm sóc, hỗ trợ. Tình trạng thất nghiệp, bất bình đẳng giới và sự xuống cấp của các dịch vụ y tế, giáo dục, sự gia tăng của các tệ nạn xã hội và tai nạn đang đòi hỏi phải được giải quyết. Trong lãnh đạo thực hiện CBXH, bên cạnh những ưu điểm và kết quả nêu trên, việc tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng về CBXH còn nhiều hạn chế. Ở một số nơi, cấp ủy lãnh đạo thực hiện CBXH chưa gắn chặt với lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội. Trình độ, năng lực lãnh đạo thực hiện CBXH của nhiều cấp ủy và cán bộ chủ chốt các cấp còn nhiều bất cập. Một số ít cán bộ tham nhũng cả nguồn kinh phí của Nhà nước về cứu trợ thiên tai, hỗ trợ gia đình khó khăn, gia đình chính sách. Việc phát huy vai trò của chính quyền trong thực hiện CBXH chưa mạnh mẽ. Vai trò của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các đoàn thể chính trị - xã hội, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm trong thực hiện CBXH ở nhiều nơi chưa được phát huy mạnh mẽ. Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện 3 CBXH chưa thường xuyên, nhiều yếu kém... Việc phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh ủy ở ĐBSH trong thực hiện CBXH đang thực sự là vấn đề cấp thiết, cần được đầu tư nghiên cứu thỏa đáng. Để góp phần thực hiện vấn đề cấp thiết nêu trên, nghiên cứu sinh chọn và thực hiện đề tài “Các tỉnh uỷ ở đồng bằng sông Hồng lãnh đạo thực hiện công bằng xã hội giai đoạn hiện nay” làm luận án tiến sĩ khoa học chính trị. 2. Mục đích, nhiệm vụ của luận án 2.1. Mục đích Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về các tỉnh ủy ở ĐBSH lãnh đạo thực hiện CBXH giai đoạn hiện nay, luận án đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường sự lãnh đạo của tỉnh uỷ đối với thực hiện CBXH ở các tỉnh ĐBSH đến năm 2025. 2.2. Nhiệm vụ - Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. - Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về tỉnh ủy ở ĐBSH lãnh đạo thực hiện CBXH. - Khảo sát, đánh giá thực trạng thực hiện CBXH và các tỉnh ủy ở ĐBSH lãnh đạo thực hiện CBXH trong giai đoạn hiện nay, tập trung vào thời kỳ từ năm 2006 đến nay, chỉ ra ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân và những kinh nghiệm. - Đề xuất phương hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường sự lãnh đạo thực hiện CBXH của các tỉnh ủy ở ĐBSH đến năm 2025. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án Luận án nghiên cứu: Các tỉnh ủy ở ĐBSH lãnh đạo thực hiện CBXH giai đoạn hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án - Luận án tập trung khảo sát, đánh giá thực trạng thực hiện CBXH và các tỉnh ủy ở ĐBSH lãnh đạo thực hiện CBXH từ năm 2006 đến nay. - Phương hướng và giải pháp đề xuất trong luận án có giá trị đến năm 2025. 4 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận, thực tiễn - Cơ sở lý luận của luận án là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng ta về CBXH và Đảng lãnh đạo các lĩnh vực đời sống xã hội. - Cơ sở thực tiễn của luận án là các tỉnh ủy ở ĐBSH lãnh đạo các tổ chức trong hệ thống chính trị (HTCT), các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội thực hiện CBXH trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội... 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin; đồng thời sử dụng các phương pháp chuyên ngành và liên ngành chủ yếu như: phương pháp logic và lịch sử; phân tích và tổng hợp; thống kê, so sánh; tổng kết thực tiễn và phương pháp chuyên gia... 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Khái niệm: Công bằng xã hội là một phạm trù lịch sử, mang tính giai cấp, dùng để chỉ trình độ phát triển của một chế độ xã hội, được thể hiện trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội..., phản ánh mối quan hệ giữa cống hiến và hưởng thụ, giữa nghĩa vụ và quyền lợi, giữa thưởng và phạt của cá nhân (nhóm xã hội), bảo đảm cho xã hội phát triển ổn định, hài hòa, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội loài người, vừa là khát vọng của con người, vừa là động lực, mục tiêu phát triển của xã hội. Các tỉnh ủy ở ĐBSH lãnh đạo thực hiện CBXH là toàn bộ hoạt động của các tỉnh ủy, trên cơ sở quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về thực hiện CBXH, ban hành các nghị quyết, quyết định về thực hiện CBXH, chỉ đạo các cấp uỷ trực thuộc, các cơ quan nhà nước, các lực lượng xã hội ở địa phương tổ chức thực hiện; đồng thời kiểm tra, giám sát việc thực hiện để các nghị quyết của tỉnh uỷ về thực hiện CBXH trở thành hiện thực. - Luận án tổng kết kinh nghiệm lãnh đạo thực hiện CBXH: các tỉnh ủy tập trung lãnh đạo chính quyền tỉnh tổ chức thực hiện thắng lợi chủ trương, nghị 5 quyết của tỉnh uỷ về thực hiện CBXH; đồng thời phối hợp chặt chẽ với lãnh đạo đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội và các tổ chức xã hội tham gia vào thực hiện CBXH ở địa phương. - Luận án đề xuất hai giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh uỷ ở các tỉnh ĐBSH đối với thực hiện CBXH đến năm 2025: Một là, đổi mới quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện tốt một số nghị quyết chuyên đề của tỉnh uỷ về phát triển kinh tế tạo cơ sở vững chắc để thực hiện công bằng xã hội. Hai là, tỉnh ủy lãnh đạo chặt chẽ công tác thanh tra, xử lý sai phạm trong thực hiện CBXH; ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí và lợi ích nhóm. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận án góp phần làm rõ thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn về tỉnh ủy ở ĐBSH lãnh đạo thực hiện CBXH. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ quá trình lãnh đạo của các tỉnh ủy ở ĐBSH đối với thực hiện CBXH trong những năm tới. Kết quả nghiên cứu của luận án còn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu về Xây dựng Đảng ở các trường chính trị tỉnh, thành phố thuộc ĐBSH. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình khoa học của tác giả đã công bố liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương, 9 tiết. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Trong thời kỳ đổi mới thực hiện kinh tế thị trường (KTTT) định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) CBXH và thực hiện CBXH là vấn đề đặc biệt quan trọng, thu hút khá nhiều nhà khoa học nghiên cứu từ những góc độ, khía cạnh khác nhau, đạt kết quả quan trọng. Kết quả nghiên cứu của nhiều công trình đã được công bố trên sách, báo, tạp chí, tham luận hội thảo khoa học, tổng quan các đề tài khoa học, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ. Các công trình tiêu biểu liên quan trực tiếp đến đề tài luận án, gồm: 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC VỀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI VÀ THỰC HIỆN CÔNG BẰNG XÃ HỘI Ở NƯỚC NGOÀI 1.1.1. Công trình của các nhà khoa học Trung Quốc - Cát Chí Hoa, Từ nông thôn mới đến đất nước, con người [39]. Cuốn sách tập hợp các bài nghiên cứu về thực trạng và biến động của nông thôn Trung Quốc trong công cuộc CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, khái quát những vấn đề lý luận, nguồn gốc hình thành và những đặc trưng của vấn đề "tam nông" ở Trung Quốc. - Dang Guoying, Agriculture, rural areas and farmers in China (Nông nghiệp, nông thôn và nông dân ở Trung Quốc) [11]. Cuốn sách khái quát về nông nghiệp, các vùng nông thôn và các trang trại ở Trung Quốc; phân tích tình hình kinh tế và xã hội ở các khu vực nông thôn Trung Quốc; sự thành thị hóa và sự luân chuyển dân số nông thôn ra thành thị, đưa ra phương hướng xây dựng một số vùng nông thôn mới. Hai công trình trên cung cấp một số điểm để xây dựng khung lý thuyết của luận án. - Quyết định của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc về Xây dựng xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa [35]. Đây là tài liệu tham khảo có giá trị đối với luận án. Những nội dung bổ ích, gồm: quan niệm, nguyên tắc xây dựng xã hội hài hòa XHCN. Đáng quan tâm hơn là các giải pháp xây dựng xã hội hài hòa 7 XHCN, gồm: đảm bảo phát triển cân đối, chú trọng phương diện xã hội của phát triển; xây dựng văn hóa, củng cố nền tảng tư tưởng đạo đức của xã hội hài hòa; hoàn thiện quản lý xã hội, duy trì xã hội ổn định có trật tự; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc xây dựng xã hội hài hòa XHCN. - Trác Vệ Hoa, Lý luận và thực tiễn cải cách và phát triển nông thôn Trung Quốc 30 năm qua [40]. Tác giả phân kỳ sự phát triển của nông thôn Trung Quốc qua 30 năm thành 4 giai đoạn: từ năm 1978 đến năm 1984 là giai đoạn đột phá cải cách nông thôn; từ năm 1985 đến năm 1991 là giai đoạn thúc đẩy cải cách toàn diện nông thôn; từ năm 1992 đến năm 2001 là giai đoạn cải cách nông thôn chuyển toàn diện sang thể chế kinh tế thị trường XHCN; từ năm 2002 đến nay là giai đoạn mới tính toán tổng thể phát triển thành thị và nông thôn, xây dựng nông thôn mới XHCN. Tác giả khái quát những thành tựu quan trọng và rút ra một số kinh nghiệm, đồng thời nêu một số giải pháp thúc đẩy xây dựng nông thôn mới ở Trung Quốc. 1.1.2. Công trình của các nhà khoa học Lào - Phêng-Pha Văn Đao-Phon-Cha Rơn, Về vấn đề nâng cao sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào [70]. Luận án nêu những nguyên lý cơ bản về hiệu quả đầu tư; phân tích thực trạng đầu tư nhà nước vào lĩnh vực kinh tế - xã hội nông thôn Lào, đưa ra các giải pháp về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn ở Lào. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn là một giải pháp quan trọng thực hiện CBXH. Công trình này là tài liệu tham khảo tốt để luận án đề xuất giải pháp. - Khăm-Bay Ma-La-Sinh, Thực trạng đói, nghèo trong các hộ gia đình ở nông thôn tỉnh Chăm Pa Sắc, kiến nghị về chính sách, giải pháp [49]. Luận văn đã hệ thống hóa, đường lối, quan điểm về chính sách xã hội của Đảng Nhà nước Lào; đánh giá thực trạng đói, nghèo ở nông thôn tỉnh Chăm Pa Sắc, chỉ rõ quy mô, mức độ đói nghèo của các hộ gia đình; nêu một số kiến nghị về chính sách và các giải pháp xóa đói, giảm nghèo của tỉnh. Luận văn cung cấp một số điểm để xác định nguyên nhân và giải pháp của luận án. 8 - Xỉn-Xỏn Phun-Bun-Sỉ, Kinh tế nông thôn ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào thời kỳ đổi mới [145]. Luận án làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển kinh tế nông thôn Lào thời kỳ đổi mới; phân tích thực trạng phát triển kinh tế nông thôn; đề xuất sáu giải pháp phát triển kinh tế nông thôn Lào hiện nay. Trong đó, phát triển kinh tế nông thôn là một giải pháp quan trọng của thực hiện CBXH, có giá trị tham khảo tốt đối với luận án. - Bun-Thoong Chit-Ma-Ni, Đảng Nhân dân cách mạng Lào lãnh đạo xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay [7]. Luận án nêu quan niệm về nông thôn mới và chỉ rõ những đặc trưng cơ bản của nông thôn mới ở Lào; khái niệm Đảng Nhân dân cách mạng Lào lãnh đạo xây dựng nông thôn mới, nội dung, phương thức, quy trình Đảng lãnh đạo xây dựng nông thôn mới. Tác giả khái quát thực trạng Đảng Nhân dân Cách mạng Lào lãnh đạo xây dựng nông thôn mới, đề xuất phương hướng và sáu giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách mạng Lào đối với xây dựng nông thôn mới giai đoạn hiện nay. 1.2. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC VỀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI VÀ THỰC HIỆN CÔNG BẰNG XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 1.2.1. Sách, đề tài khoa học - Lê Bộ Lĩnh (chủ biên), Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở một số nước châu Á và Việt Nam [54]. Sau khi nêu các quan niệm khác nhau về tăng trưởng kinh tế và CBXH, và mối quan hệ giữa hai yếu tố này, cuốn sách khái quát mô hình tổng quát lý giải tăng trưởng kinh tế đi liền với CBXH ở các nước Đông Á; những chính sách giảm bất bình đẳng (dân chủ hóa kinh tế, cải cách ruộng đất và phát triển nông thôn, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, đầu tư phát triển nguồn nhân lực và tạo lập thị trường lao động linh hoạt, chính sách phúc lợi xã hội về nhà ở, xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch và hiệu quả). Tiếp theo các tác giả nêu sự tăng trưởng kinh tế và CBXH ở một số nền kinh tế Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan), Đông Nam Á (Malaixia, Thái Lan). Bài học về CBXH gắn với tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản nửa sau thế kỷ XX; kinh nghiệm của Hàn Quốc về giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế 9 và CBXH theo quan điểm tăng trưởng kinh tế góp phần làm giảm bất bình đẳng thu nhập; thực hiện CBXH thông qua việc tạo dựng các cơ hội việc làm và các phúc lợi xã hội cho mọi tầng lớp nhân dân; đẩy mạnh và nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo; kinh nghiệm của Đài Loan về giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và CBXH thông qua một số chính sách như cải cách ruộng đất; bình đẳng trong thu nhập; hỗ trợ nông nghiệp... trong những năm 50-60 của thế kỷ trước. Từ đó, các tác giả đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện tốt hơn mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và CBXH ở nước ta, gồm: tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và CBXH ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển; tăng cường hơn nữa công tác kế hoạch hóa gia đình; xóa đói giảm nghèo; chống tham nhũng, buôn lậu; xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn; phát triển y tế, giáo dục; phát huy vai trò của Nhà nước trong thực hiện CBXH. - Lê Văn Sang, Kim Ngọc (đồng chủ biên), Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Nhật Bản giai đoạn “thần kỳ” và Việt Nam thời kỳ “đổi mới” [83]. Theo các tác giả sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, nền kinh tế Nhật Bản nhanh chóng phục hồi và có bước phát triển nhảy vọt, do nhiều nguyên nhân, đặc biệt đã tạo được môi trường thuận lợi cho các công ty hoạt động nhờ tạo dựng cơ chế thị trường, cơ chế quản lý kinh tế hợp lý; ý thức trách nhiệm của mỗi người dân, mỗi công ty... Trên cơ sở kinh nghiệm của Nhật Bản các tác giả khảo sát thực trạng tăng trưởng kinh tế và CBXH ở nước ta sau 10 năm đổi mới, đánh giá các biện pháp, chương trình quốc gia thực hiện tăng trưởng kinh tế và CBXH. Đồng thời, luận giải một số giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và CBXH. - Trịnh Quốc Tuấn (chủ nhiệm), Kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta [135]. Các tác giả bàn đến nhiều nội dung như quan niệm mới về phát triển và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta (GS.TS Đỗ Thế Tùng); mâu thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện CBXH trong nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam (GS.TS Nguyễn 10 Ngọc Long); hậu quả xã hội của quá trình tăng trưởng kinh tế qua thực tiễn đổi mới ở Việt Nam và Trung Quốc (TS Hoàng Thị Thành); những vấn đề xã hội cần giải quyết để phục vụ trực tiếp cho tăng trưởng kinh tế (TS Nguyễn Hữu Dũng); về phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp (TS Phạm Hảo); sự lựa chọn và thực hiện chính sách xã hội bảo đảm kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, CBXH trong điều kiện phát triển KTTT theo định hướng XHCN ở nước ta (TS Nguyễn Thanh Tuấn). Kỷ yếu cũng cung cấp cho luận án nhiều điểm quan trọng để thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu của luận án. - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Vấn đề phân phối và phân hóa giàu nghèo trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta [5]. Các tác giả tập trung luận bàn về phân phối và phân hóa giàu nghèo trong điều kiện phát triển KTTT định hướng XHCN ở nước ta; đánh giá quá trình thể chế hóa và thực hiện các chủ trương, đường lối đó, chỉ ra kết quả, hạn chế, nguyên nhân; kiến nghị giải pháp giải quyết vấn đề phân phối và phân hóa giàu nghèo. Đáng chú ý là các tham luận về phân phối và tác động của phân phối đến sự phân hóa giàu nghèo trong nền KTTT của GS Đỗ Thế Tùng; phân phối, tăng trưởng và công bằng trong nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam của TS Đặng Đức Đạm; CBXH và mối quan hệ giữa CBXH với tăng trưởng kinh tế của PGS.TS Trần Đình Thiên... - Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (VASS), German Catholic Action For Human Development (MISEREOR), "Công bằng xã hội, trách nhiệm xã hội và đoàn kết xã hội" "social justice, social responsibility and social solidarity" [142]. Có 35 tham luận được đưa vào kỷ yếu của Hội thảo. Qua các tham luận, các nhà khoa học đưa ra các quan niệm về CBXH, trách nhiệm xã hội và đoàn kết xã hội; quan hệ giữa CBXH với trách nhiệm xã hội và với đoàn kết xã hội; các chức sắc tôn giáo đưa ra quan niệm của các tôn giáo về CBXH, trách nhiệm xã hội và về đoàn kết xã hội theo thế giới quan của họ; đề xuất các giải pháp giải quyết có hiệu quả mối quan hệ đó. - Nguyễn Gia Thơ, Vấn đề công bằng và bình đẳng trong lịch sử triết học phương Tây [91]. 11 Sau khi trình bày tư tưởng của các nhà triết học phương Tây, tác giả nêu bật quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về CBXH và kết luận: đa phần các quốc gia cần tiến hành các cuộc cách mạng xã hội khoa học để giải phóng con người bị áp bức, bóc lột, thống trị; một số quốc gia cần tiếp tục giữ vững định hướng XHCN trong đổi mới toàn diện đất nước, đấu tranh triệt để hơn với quan liêu, tham nhũng, thoái hoá biến chất; xã hội hóa việc thực hiện CBXH trong sự phối hợp chặt chẽ của lãnh đạo chính trị, quản lý của Nhà nước và nhân dân. Từ tư tưởng của các nhà triết học phương Tây tác giả cuốn sách nêu những đề xuất đối với nước ta. Theo tác giả, đối với nước ta CBXH chỉ có thể thành hiện thực khi có sự tác động tổng hợp của nhiều nhân tố dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước. Trong đó, việc thực hiện thắng lợi mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh là cơ sở vững chắc để biến khả năng CBXH thành hiện thực. - Nguyễn Duy Quý Công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa [80]. Tác giả đã phân tích tư tưởng của C.Mác về CBXH và nguyên tắc phân phối theo lao động để thực hiện CBXH; việc thực hiện CBXH ở nước ta trước và trong thời kỳ đổi mới, khẳng định: không nhất thiết phải giàu có mới thực hiện CBXH; Việt Nam coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã hội; không chờ tới khi kinh tế phát triển cao mới thực hiện CBXH, mà ngay từ khi bắt đầu đổi mới phải kết hợp nhiệm vụ kinh tế với các nhiệm vụ xã hội, giải quyết tốt mối quan hệ giữa đổi mới chính sách kinh tế với đổi mới chính sách xã hội, đó là một phương thức để thực hiện CBXH hiệu quả. Tác giả đề xuất các giải pháp về nâng cao nhận thức; chính sách; huy động nguồn lực; gắn phát triển kinh tế với văn hóa. - Phạm Xuân Nam, Công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường và kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa [64]. Tác giả đã điểm qua một số mô hình kinh tế tiêu biểu trên thế giới xét từ góc độ giải quyết mối quan hệ giữa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với thực hiện CBXH; phân tích việc kết hợp tăng trưởng kinh tế và CBXH trong nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta qua hơn 20 năm đổi mới, chỉ ra những thành tựu và những vấn đề đặt ra. Đáng chú ý hơn là, tác 12 giả đã kiến nghị một số hướng giải pháp về thực hiện CBXH trong nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta trong thời gian tới. Thứ nhất, tiếp tục thực hiện nghiêm túc nguyên tắc phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, đồng thời phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực vào quá trình sản xuất, kinh doanh. Thứ hai, trong việc thực hiện đầu tư cho phát triển, cần có quy hoạch và kế hoạch cụ thể để cân đối hợp lý mức đầu tư cho các vùng lãnh thổ khác nhau. Thứ ba, trong số những chính sách có liên quan đến phân phối lại tổng thu nhập quốc dân, không nên chỉ đặt vấn đề phân phối thông qua phúc lợi xã hội. Thứ tư, ngăn chặn và đẩy lùi có hiệu quả những hiện tượng làm giàu phi pháp, vì đây chính là nhân tố vừa làm tổn hại đến tăng trưởng kinh tế chung, vừa tạo ra bất CBXH lớn nhất. - Lê Hữu Tầng (2008), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn xung quanh việc thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay [87]. Tác giả đã trích dẫn một số ý kiến về CBXH: ở những nước kém phát triển, nội dung quan trọng nhất của CBXH là công bằng về kinh tế. Ở nước ta, tác giả đề xuất, để thực hiện đầy đủ hơn CBXH cần mở rộng nguyên tắc phân phối theo lao động và theo mức đóng góp vốn vào sản xuất kinh doanh hiện nay thành nguyên tắc phân phối theo cống hiến (về lao động, nguồn vốn và những cống hiến khác) cho xã hội không chỉ cho sản xuất, mặc dầu cống hiến cho sản xuất là chủ yếu. - Đỗ Huy (2009), Công bằng xã hội ở Việt Nam nhận diện và giải pháp [47]. Tác giả đã khái quát việc thực hiện CBXH ở nước ta trong các thời kỳ cách mạng từ khi Đảng và nhân dân ta giành được chính quyền và trong thời kỳ đổi mới hiện nay; chỉ ra những hạn chế bất cập của việc thực hiện CBXH trong các thời kỳ đó. Tác giả đề xuất những giải pháp chủ yếu để thực hiện mục tiêu CBXH toàn diện ở nước ta trong điều kiện hiện nay: một là, xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân; hiện đại hoá lực lượng sản xuất; hai là, từng bước tập thể hoá, quốc doanh hoá trong quá trình thiết lập quan hệ sản xuất mới; ba là, xây dựng hệ tư tưởng chính thống theo tư tưởng Hồ Chí Minh; bốn là, thực hiện đại đoàn kết dân tộc, quốc tế, con người; năm là, tăng cường sức mạnh bảo vệ Tổ quốc; sáu là, xây dựng Đảng vững mạnh. 13 - Nguyễn Minh Hoàn, Công bằng xã hội trong tiến bộ xã hội [41]. Cuốn sách có giá trị tham khảo đối với luận án về một số điểm: một số quan điểm tiêu biểu về CBXH thời kỳ trước C.Mác; một số quan điểm hiện đại về CBXH của các học giả phương Tây; quan niệm của C.Mác và Ph.Ăngghen về nguyên tắc phân phối đảm bảo CBXH; tư tưởng Hồ Chí Minh về CBXH và bình đẳng xã hội. Đáng chú ý là tác giả đã nêu một số vấn đề đặt ra trong việc thực hiện CBXH ở nước ta hiện nay, gồm: thái độ ứng xử của chúng ta trước thực trạng gia tăng phân hoá giàu nghèo và bất bình đẳng hiện nay; vấn đề thực hiện CBXH trong phân phối tư liệu sản xuất; vấn đề CBXH trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân; trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. 1.2.2. Luận án, luận văn và các bài đăng trên tạp chí 1.2.2.1. Luận án, luận văn - Nguyễn Hữu Đổng, Sự hình thành thu nhập cá nhân trong các doanh nghiệp nhà nước theo hướng đảm bảo công bằng xã hội ở Việt Nam [36]. Luận văn phân tích những đặc điểm, nội dung chủ yếu, thực trạng phân phối hình thành thu nhập cá nhân thực hiện CBXH trong các doanh nghiệp nhà nước trong quá trình chuyển đổi sang nền KTTT định hướng XHCN; đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện phân phối hình thành thu nhập cá nhân thực hiện CBXH trong các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam. - Lê Như Nhất, Đảng bộ tỉnh Kon Tum lãnh đạo xoá đói, giảm nghèo trong giai đoạn hiện nay [67]. Luận văn đã xây dựng quan niệm về Đảng bộ tỉnh Kon Tum lãnh đạo xoá đói, giảm nghèo; tổng kết được những kinh nghiệm về Đảng bộ tỉnh Kon Tum lãnh đạo xoá đói, giảm nghèo trong những năm qua. Luận văn đã đề xuất được các giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của đảng bộ tỉnh đối với xoá đói, giảm nghèo. - Nguyễn Văn Kính, Mâu thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội ở Hải Phòng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay [51]. Luận văn phân tích những vấn đề lý luận về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và CBXH trong lịch sử; phân tích một số mâu thuẫn giữa KTTT và thực hiện CBXH ở Hải Phòng, đề xuất một số giải pháp nhằm kết hợp có hiệu quả 14 giữa tăng trưởng kinh tế và CBXH ở Hải Phòng giai đoạn hiện nay gồm: đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế nhằm xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH; đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn; phát triển nguồn nhân lực; đấu tranh phòng, chống tham nhũng, khuyến khích làm giàu chính đáng và thực hiện tốt chính sách xã hội. - Trịnh Sơn, Các huyện ủy ở tỉnh Hà Giang lãnh đạo công tác xóa đói, giảm nghèo giai đoạn hiện nay [84]. Luận văn khái quát được tình hình đói nghèo ở tỉnh Hà Giang, đã xây dựng được quan niệm về huyệ... các tỉnh ủy. 28 Chất lượng tỉnh ủy viên của các tỉnh Ninh Bình, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2015 - 2020 so với nhiệm kỳ 2010 - 2015 được nâng lên một bước khá lớn: cơ cấu giới tính khá hợp lý (ở tỉnh Ninh Bình, Vĩnh Phúc số tỉnh ủy viên là nữ chiếm trên 10%. Tuyệt đại đa số tỉnh ủy viên của các tỉnh Ninh Bình, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2015 - 2020 có trình độ sau đại học [Phụ lục 5b]. Bốn là, các tỉnh ủy hoạt động trong môi trường có đặc điểm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội đặc thù của vùng ĐBSH, có nhiều thuận lợi trong hoạt động, nhưng cũng gặp không ít khó khăn thách thức. Thuận lợi cơ bản là, ở các tỉnh kinh tế - xã hội phát triển khá nhanh, trình độ dân trí cao, có nhiều cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có cơ sở nghiên cứu và chuyển giao khoa học vào sản xuất; chính trị ổn định; an ninh, trật tự được bảo đảm; nhân dân thông minh, cần cù, chịu khó, gắn bó với Đảng, một lòng một dạ đi theo Đảng đến ấm no, hạnh phúc... Tuy nhiên, các tỉnh ủy cũng gặp không ít khó khăn thách thức, nhất là lãnh đạo phát triển kinh tế, tạo việc làm, xóa bỏ tình trạng dư thừa lao động, phòng chống tệ nạn xã hội, hạn chế sự chi phối của quan hệ huyết thống, truyền thống làng xã trong giải quyết công việc... 2.1.2. Công bằng xã hội - khái niệm, nội dung, vai trò và những đặc tính cơ bản 2.1.2.1. Khái niệm công bằng xã hội Để có thể đưa ra khái niệm tương đối hoàn chỉnh về khái niệm CBXH, trước hết cần làm rõ khái niệm “xã hội” và "công bằng". * Khái niệm "xã hội" và "công bằng": Theo Từ điển bách khoa Việt Nam: Theo nghĩa hẹp, xã hội là khái niệm chỉ một hệ thống xã hội cụ thể, một hình thức nhất định của các quan hệ xã hội, là một xã hội ở vào trình độ phát triển nhất định trong lịch sử như xã hội nô lệ, phong kiến, tư bản, xã hội xã hội chủ nghĩa. Theo nghĩa này khái niệm xã hội đồng nhất với khái niệm hình thái kinh tế - xã hội [44, tr.964]. Theo nghĩa rộng, xã hội là "toàn bộ các hình thức hoạt động chung của con người đã hình thành trong lịch sử" [44, tr.965]. Với cách hiểu này, xã hội được dùng để chỉ một tập đoàn người được tạo nên bởi những cá nhân và những mối quan hệ 29 trong tập đoàn đó; xã hội được coi là môi trường hoạt động của con người, từng người hòa nhập và hoạt động trong môi trường đó. Với cách hiểu này, thì xã hội, đối lập với cá nhân, con người xã hội là con người sống hoạt động trong cộng đồng đối lập với con người sống và hoạt động đơn độc. Theo nghĩa rộng, khái niệm xã hội được dùng để chỉ toàn bộ những cái liên quan đến con người và loài người, phân biệt một cách tương đối với thế giới tự nhiên. Từ điển triết học cho rằng, khái niệm "xã hội" đồng nhất với khái niệm "hình thái kinh tế - xã hội". Từ điển định nghĩa, "Hình thái kinh tế - xã hội: chế độ kinh tế và kiến trúc thượng tầng thích ứng với chế độ kinh tế ấy của một xã hội ở vào giai đoạn nhất định trong sự tiến hóa của lịch sử" [56, tr.397]. Về điều này, C. Mác chỉ ra rằng: Tổng hợp lại thì những quan hệ sản xuất hợp thành cái mà người ta gọi là những quan hệ xã hội, là xã hội, và hơn nữa hợp thành một xã hội ở vào một giai đoạn phát triển lịch sử nhất định. Xã hội cổ đại, xã hội phong kiến, xã hội tư sản đều là những tổng thể quan hệ sản xuất như vậy, mỗi tổng thể đó đồng thời đại biểu cho một giai đoạn phát triển đặc thù trong lịch sử phát triển nhân loại [8, tr.553]. Từ những dẫn giải trên, có thể hiểu xã hội mà toàn Đảng, toàn dân ta đang nỗ lực xây dựng là xã hội thuộc hình thái kinh tế - xã hội XHCN nhưng ở giai đoạn đầu của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên CNXH; những nội hàm cơ bản của xã hội đó đã được Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011) xác định: Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp; có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tư do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện, các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có nhà nước pháp 30 quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới [31, tr.70]. Xã hội XHCN nêu trên ở nước ta đang trong quá trình hình thành, phát triển ở tất cả các nội dung của nó, trong đó có những nội dung đạt kết quả khá cao, cũng có những nội dung mới chỉ bước đầu hình thành, đang trong quá trình tìm tòi, phát triển cả về lý luận và thực tiễn. Để có một xã hội đạt được những nội dung nêu trên phải qua quá trình phấn đấu lâu dài, gian khổ của toàn Đảng, toàn dân, đó cũng là quá trình phấn đấu vì CBXH trên đất nước ta. Đại từ điển tiếng Việt định nghĩa: "công bằng" là không thiên vị mà theo đúng lẽ phải [146, tr.454]. Từ điển Bách khoa Việt Nam tiếp cận khái niệm "công bằng" từ góc độ ý thức đạo đức và ý thức pháp quyền và cho rằng: công bằng là “1. Khái niệm về ý thức đạo đức và ý thức pháp quyền, chỉ điều chính đáng, tương ứng với bản chất và quyền con người khái niệm công bằng nêu ra sự tương quan giữa một số hiện tượng theo quan điểm phân phối phúc và họa, lợi và hại giữa người với người” [44, tr.580]; đồng thời, từ điển chỉ rõ: “Công bằng đòi hỏi sự tương xứng giữa vai trò của các cá nhân (những giai cấp) với địa vị xã hội của họ, giữa hành vi với sự đền bù (lao động và thù lao, công và tội, thưởng và phạt), giữa quyền với nghĩa vụ - không có sự tương xứng trong những quan hệ ấy là bất công” [44, tr.580]. Từ những dẫn giải nêu trên, luận án quan niệm: Công bằng là một khái niệm phản ánh xu hướng phát triển của con người, cộng đồng người, thể hiện khát vọng và mong ước đạt được những lợi ích do xã hội mang lại, tương xứng với lao động và cống hiến của họ cho xã hội. Ngoài những điểm giống nhau, những con người sống trong xã hội giữa họ luôn có sự khác nhau, thậm chí khác nhau rất lớn về năng lực trí tuệ, thể chất, tâm lý, tính cách, hoàn cảnh sống... nên sự đóng góp, cống hiến của mỗi người cho xã hội không giống nhau, sự hưởng thụ những lợi ích từ xã hội cũng rất khác nhau. Có người vì mưu sinh của mình mà xâm hại đến lợi ích của người khác và xã hội; có người tuy lao động, cống hiến nhiều cho xã hội, nhưng không được đền đáp tương 31 ứng; có người khuyết tật phải chịu thiệt thòi nhiều mặt; có người không cống hiến gì cho xã hội, nhưng lại được hưởng thụ rất lớn... đó là những bất công cần được khắc phục. Công bằng - vì vậy - là khát vọng thúc đẩy con người không ngừng vươn lên các nấc thang văn minh trong tiến trình phát triển nhân loại. Công bằng là khái niệm có tính lịch sử - cụ thể và phổ biến. Không có khái niệm công bằng phi lịch sử, phi giai cấp và phi chính trị: “Nội dung công bằng thay đổi trong lịch sử, tùy theo hoàn cảnh kinh tế, xã hội, chính trị của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định. Người Hy Lạp cổ đại cho chế độ nô lệ là công bằng; ý thức công bằng của giai cấp tư sản đang lên đòi hỏi thủ tiêu chế độ phong kiến” [44, tr.580]. Nhìn lại xã hội loài người từ khi phân chia thành giai cấp đối kháng, nhà nước của giai cấp thống trị xuất hiện, giai cấp thống trị đại diện cho công bằng của xã hội đó, họ sử dụng nhà nước làm công cụ để điều tiết những bất công xã hội - vốn không thể tránh khỏi trong xã hội phân chia thành giai cấp đối kháng - để thỏa mãn một phần đòi hỏi công bằng của số đông dân chúng trong xã hội đó. Chế độ sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất từ khi ra đời đến nay, luôn là một động lực to lớn của phát triển sản xuất xã hội, nhưng nó cũng là nguồn gốc của bóc lột giai cấp, bất công xã hội. Do vậy, chừng nào xã hội còn tồn tại chế độ sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất, còn giai cấp và nhà nước thì còn nguồn gốc của bất công xã hội; CBXH chỉ là công bằng pháp quyền, gắn với một chế độ chính trị - xã hội cụ thể. * Khái niệm công bằng xã hội Trong xã hội khi nói tới công bằng, phải được hiểu là CBXH, đó là công bằng giữa các tầng lớp, nhóm xã hội và các cá nhân trong xã hội. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: Công bằng xã hội là phương thức đúng đắn nhất để thoả mãn một cách hợp lý những nhu cầu của các tầng lớp xã hội, các nhóm xã hội, các cá nhân xuất phát từ khả năng hiện thực của các điều kiện kinh tế - xã hội nhất định. Về nguyên tắc, chưa thể có sự công bằng nào được coi là tuyệt đối trong chừng mực mà mâu thuẫn giữa nhu cầu của con người và khả năng hiện thực của xã hội còn chưa được giải quyết. Bởi vậy, mỗi thời đại lại có những đòi hỏi riêng về sự công bằng xã hội [44, tr.580]. 32 Ở phương Đông cổ đại, Khổng Tử (551- 479) và Mặc Tử (480-420 trước Công nguyên) - những nhà tư tưởng nổi tiếng của Trung Quốc cổ đại - đã sớm bàn về CBXH. Các ông cho rằng, xã hội công bằng là xã hội, ở đó, công bằng được thực hiện và đảm bảo đối với tất cả mọi người, không phân biệt đẳng cấp. Quan niệm này, tuy khó thành hiện thực, song có tính nhân văn sâu sắc, phản ánh ước mong của loài người về một xã hội tươi đẹp. Ở phương Tây, nhà tư tưởng nổi tiếng thời cổ đại như Platôn (Platôn) (427-347), Arixtốt (AriStote) (384-322 trước Công nguyên) - các nhà triết học cổ đại Hy Lạp - đã có quan niệm về CBXH, song còn mang nặng tính đẳng cấp. Các ông cho rằng, trong xã hội phân chia thành những đẳng cấp, tầng lớp khác nhau, công bằng là sự đối xử ngang nhau, là sự bình đẳng giữa những người có cùng địa vị xã hội, trong cùng một giai cấp, không thể có công bằng giữa những người ở các đẳng cấp khác nhau. Các ông đã xem xét sự biểu hiện của CBXH trong lĩnh vực phân phối của cải vật chất xã hội trên cơ sở những quy định của xã hội do giai cấp thống trị đưa ra. Mỗi người trong xã hội được hưởng thụ của cải xã hội tương xứng với cống hiến của họ trên cơ sở những quy định ấy. Trong thời đại cách mạng tư sản, các nhà tư tưởng tư sản đã đưa ra cách tiếp cận mới và bổ sung những nội hàm mới của khái niệm CBXH. G. Rútxô (J. J. Roussesau) đã đưa ra quan điểm và giải pháp đúng đắn, có tính nhân văn về CBXH. Ông cho rằng, sở hữu tư nhân là nguyên nhân của phân hoá xã hội thành kẻ giàu và người nghèo. Vì vậy, xóa bỏ được sở hữu tư nhân thì mới có thể đạt được công bằng và bình đẳng. Giải pháp được ông đưa ra gồm: thiết lập "Khế ước xã hội" để cải biến chính mình; loại bỏ các tính xấu, nhất là lòng tham lam và ích kỷ. Tuy còn chung chung, trừu tượng, thoát ly thực tế, nhưng những giải pháp này đã chứa đựng những ý tưởng nhân đạo. Xanh Ximông (1760 - 1828), Phăngxoa Mari Sáclơ Phuriê (1772 - 1837), Rôbớt Ôoen (1771 - 1858)... là những nhà CNXH không tưởng, đã có đóng góp quan trọng, đưa tư tưởng CBXH của nhân loại tiến lên một bước dài trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản. Các ông đã mơ ước về một xã hội lý tưởng và công bằng, một xã hội mọi người đều phải lao động và được hưởng thụ như nhau, không có đặc quyền, đặc lợi. 33 Trong xã hội tư bản hiện đại, các nhà tư tưởng của giai cấp tư sản đưa ra những quan niệm mới về CBXH nhằm biện minh cho những bất công trong xã hội tư bản. G.Rauxơ (John Rawls, 1921-2002), nhà triết học người Mỹ, coi công lý như là sự công bằng. Ông cho rằng, một thể chế xã hội được gọi là công bằng, khi thể chế đó là căn cứ để xác định nguyên tắc phân chia quyền lợi và nghĩa vụ phù hợp với lợi ích của mỗi cá nhân. Thể chế của một xã hội đạt đến giá trị công lý khi chuẩn mực của sự công bằng đảm bảo sự phân chia ngày càng bình đẳng hơn giữa quyền lợi và nghĩa vụ; hoặc ngày càng hạn chế được sự khác biệt về xuất phát điểm của mỗi cá nhân khi tham gia vào hoạt động hợp tác xã hội. Với những luận điểm nêu trên, ở chừng mực nào đó, về thực chất, G. Rauxơ đã biện minh cho những bất bình đẳng và sự phân hoá giàu, nghèo trong xã hội tư bản hiện đại. Những người xã hội dân chủ đã luận giải tính ưu việt của xã hội dân chủ phát triển đến trình độ cao ở một số nước Bắc Âu, như Thụy Điển, Đan Mạch.... Những người này, không đồng tình với các quan điểm và cách tiếp cận khái niệm CBXH nêu trên. Họ đã tiếp cận khái niệm CBXH từ tự do cá nhân và quá nhấn mạnh tự do cá nhân trong mối quan hệ với CBXH, coi tự do cá nhân là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội. Từ đó, họ cho rằng, để phát triển kinh tế phải giảm bớt CBXH, bởi vì, không thể đồng thời vừa có tăng trưởng kinh tế, vừa có CBXH; chỉ khi kinh tế phát triển đến một mức độ nhất định mới có điều kiện để thực hiện CBXH. Những người có quan điểm nêu trên chưa thấy rõ rằng, tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện CBXH, song trên thực tế, ở nhiều nơi, kinh tế chưa thực sự phát triển, nhưng CBXH đã được bảo đảm trong khá nhiều lĩnh vực đời sống xã hội. Đặc biệt, họ không luận bàn về một điều rất cơ bản là, CBXH được quyết định bởi thể chế của một xã hội, thể chế ấy, lại phụ thuộc vào bản chất của giai cấp cầm quyền. Ở các nước tư bản, kể cả các nước tư bản Bắc Âu như Thụy Điển, Đan Mạch giữa giai cấp công nhân, nhân dân lao động và giai cấp tư sản không thể có CBXH khi giai cấp tư sản chiếm hữu tư liệu sản xuất và quyết định việc phân phối sản phẩm xã hội. 34 Những cách tiếp cận, quan điểm, tư tưởng của các nhà khoa học, các nhà tư tưởng về CBXH nêu trên, tuy còn phiến diện và chủ quan, chủ yếu do hạn chế về lập trường giai cấp và lợi ích của giai cấp mà họ là người đại diện, song đã cung cấp những điều bổ ích để nghiên cứu, đưa ra khái niệm CBXH. Những nhà sáng lập CNXH khoa học đã đưa ra những tiếp cận mới, đúng đắn và khoa học về CBXH. Theo Ph.Ăngghen: “Công bằng của những người Hy Lạp và La Mã là sự công bằng của chế độ nô lệ. Công bằng của giai cấp tư sản năm 1789 là những đòi hỏi phải xóa bỏ chế độ phong kiến, mà nó coi là bất công...” [9, tr.327]. Luận điểm này, cho thấy, nếu không gắn chặt CBXH với lợi ích của giai cấp, tầng lớp xã hội và những điều kiện vật chất sinh ra nó, thì không thể có quan niệm đúng đắn về CBXH; CBXH có tính lịch sử, nên khó có thể có một quan niệm chung về CBXH cho mọi thời đại, dân tộc và giai cấp. Trong tác phẩm Phê phán Cương lĩnh Gôta C.Mác viết: "với một công việc ngang nhau và do đó, với một phần tham dự như nhau vào quỹ tiêu dùng của xã hội thì trên thực tế người này vẫn lĩnh nhiều hơn người kia, người này vẫn giầu hơn người kia... Muốn tránh tất cả những thiếu sót ấy thì quyền phải là không bình đẳng, chứ không phải là bình đẳng" [9, tr.35]. C.Mác cũng nhấn mạnh: “những thiếu sót đó là không thể tránh khỏi trong giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa... Quyền không bao giờ có thể ở mức độ cao hơn chế độ kinh tế và sự phát triển văn hoá của xã hội do chế độ kinh tế đó quyết định” [9, tr.480]. Những thiếu sót đó chỉ được khắc phục hoàn toàn trong chủ nghĩa cộng sản, Ông chỉ rõ: “Chỉ khi đó người ta mới có thể vượt hẳn ra khỏi giới hạn chật hẹp của pháp quyền tư sản và xã hội mới có thể ghi trên lá cờ của mình: làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu” [9, tr.36]. Như vậy, lần đầu tiên trong lịch sử tư tưởng nhân loại, CBXH được các nhà sáng lập CNXH khoa học luận giải trên cơ sở của chủ nghĩa duy vật lịch sử: CBXH là một phạm trù lịch sử, có tính giai cấp, thay đổi theo các hình thái kinh tế - xã hội và trong từng giai đoạn khác nhau của một hình thái kinh tế - xã hội, CBXH cũng có thể thay đổi; mỗi giai cấp, dân tộc, tầng lớp dân cư cũng có những quan niệm khác nhau về CBXH... Không có CBXH thoát ly bản chất nhà nước, pháp luật và các thể chế chính trị - xã hội cụ thể. 35 Hồ Chí Minh đã xem xét CBXH trong mối quan hệ mật thiết với độc lập dân tộc và CNXH. Người khẳng định: “Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người, niềm vui, hòa bình và hạnh phúc” [57, tr.46]; “Chủ nghĩa xã hội là gì? Là mọi người ăn no, mặc ấm, sung sướng, tự do” [59, tr.22]. Tuy nhiên, trong điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam thời kỳ quá độ lên CNXH Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, công bằng không có nghĩa là cào bằng, bình quân chủ nghĩa: "Không có tình trạng người giỏi, người kém, việc khó, việc dễ, cũng công điểm như nhau" [59, tr.143]; mà phải theo nguyên tắc: “Làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng” [60, tr.23]. CBXH hiểu theo nghĩa tổng quát nhất, gắn với một hình thái kinh tế - xã hội xác định. Nước ta đang trong giai đoạn đầu của thời kỳ quá độ lên CNXH, CBXH gắn với toàn bộ đường lối, chính sách xã hội của Đảng, được thể chế hoá thành Hiến pháp, pháp luật, cùng với tổ chức bộ máy và con người thực thi đường lối, chính sách pháp luật đó nhằm bảo đảm: Xử lý tốt mối quan hệ giữa quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi công dân, xóa bỏ mọi hình thức đặc quyền, đặc lợi mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Ban hành các chính sách nhằm điều tiết các nguồn thu nhập, bảo đảm sự công bằng trong phân phối các sản phẩm xã hội, lương bổng và các phúc lợi xã hội. Xây dựng những cơ chế tạo điều kiện cho mỗi thành viên trong xã hội, mỗi người lao động có quyền giám sát, kiểm tra mọi hoạt động kinh tế, xã hội, phân phối sản phẩm và phúc lợi [44, tr.581]. Vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề CBXH, Đảng ta luôn quan tâm đến CBXH cả trên phương diện lý luận và thực tiễn. Khái niệm CBXH được Đảng ta phát triển, bổ sung những nội hàm phong phú phù hợp với những điều kiện lịch sử cụ thể ở nước ta trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Tại Đại hội X, Đảng ta khẳng định: “thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển, thực hiện tốt các chính sách xã hội trên cơ sở phát triển kinh tế” [24, tr.101]. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung và phát triển năm 36 2011), Đảng ta tiếp tục khẳng định quan điểm của Đại hội X, chỉ rõ hơn nội hàm khái niệm CBXH thông qua các chính sách xã hội: Chính sách xã hội đúng đắn... Bảo đảm công bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ công dân; kết hợp chặt chẽ, hợp lý phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước và từng chính sách; phát triển hài hòa đời sống vật chất và đời sống tinh thần, không ngừng nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội về ăn, ở, đi lại, học tập, nghỉ ngơi, chữa bệnh và nâng cao thể chất, gắn nghĩa vụ với quyền lợi, cống hiến với hưởng thụ, lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể và cộng đồng xã hội [31, tr.79]. Luận điểm trên chỉ rõ: mục tiêu, phương châm và con đường thực hiện CBXH ở nước ta giai đoạn hiện nay, trong đó nhấn mạnh: bảo đảm CBXH thực chất là giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa quyền lợi và nghĩa vụ công dân; cống hiến với hưởng thụ; lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể, cộng đồng. Từ phân tích ở trên có thể đưa ra khái niệm: Công bằng xã hội là một phạm trù lịch sử, mang tính giai cấp, dùng để chỉ trình độ phát triển của một chế độ xã hội, được thể hiện trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, nhưng chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội..., phản ánh mối quan hệ giữa cống hiến và hưởng thụ, giữa nghĩa vụ và quyền lợi, giữa thưởng và phạt của cá nhân (nhóm xã hội), bảo đảm cho xã hội phát triển ổn định, hài hoà, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội loài người, vừa là khát vọng của con người, vừa là động lực, mục tiêu phát triển của xã hội. 2.1.2.2. Nội dung công bằng xã hội Một là, công bằng xã hội trong lĩnh vực kinh tế Công bằng xã hội trong lĩnh vực này là sự tương xứng giữa lao động, đóng góp của cá nhân hay tổ chức kinh tế, nhóm xã hội vào quá trình sản xuất và sự hưởng thụ kết quả do sản xuất mang lại. Trong xã hội quyền tự chủ, tự do trong sản xuất, kinh doanh và sự cạnh tranh của các chủ thể kinh tế đúng đắn lành mạnh, được nhà nước (pháp luật ở các nước tư bản và XHCN) bảo vệ, hạn chế rủi ro. Các chủ thể kinh tế có quyền như nhau trong sản xuất, kinh doanh, hưởng thụ những kết 37 quả đã đạt được trên cơ sở những đóng góp của họ vào quá trình sản xuất, kinh doanh. Xu hướng chung là tất cả các nhà nước là đảm bảo sự phát triển cân bằng tương đối về mọi mặt, trước hết là về kinh tế giữa các khu vực, vùng, miền, tạo nên sự phát triển cân đối giữa các vùng, miền và sự phát triển của đất nước. Hai là, công bằng xã hội trong lĩnh vực chính trị Công bằng xã hội trong lĩnh vực này là mọi người dân bình đẳng trước các quy định của Nhà nước, các quyền tự do, dân chủ của người dân được Nhà nước đảm bảo. Ở các nước tư bản và XHCN mọi công dân bình đẳng trước pháp luật) các quyền tự do, dân chủ của người dân được Nhà nước đảm bảo bằng pháp luật... Trên thực tế, sự đóng góp của cá nhân, tập thể cho xã hội là những điều tốt, đó là sự cống hiến; cũng có không ít điều xấu mà cá nhân, tập thể đưa vào xã hội, gây nên những phức tạp cho xã hội. Từ đó, cá nhân, tập thể sẽ nhận được từ xã hội sự hưởng thụ hay trừng phạt. Ba là, công bằng xã hội trong lĩnh vực văn hóa Công bằng xã hội trong lĩnh vực văn hóa là các thành viên trong xã hội có quyền như nhau về hưởng thụ các giá trị văn hoá, tinh thần và các quyền đó được nhà nước đảm bảo. Ở các nước tư bản và XHCN các quyền ấy của công dân được nhà nước đảm bảo bằng pháp luật. Các nhà nước đều chăm lo phát triển sự nghiệp văn hóa, giáo dục - đào tạo. Mỗi công dân, tổ chức đều có trách nhiệm đối với sự phát triển văn hóa, giáo dục - đào tạo để được thụ hưởng các giá trị của sự nghiệp đó. Xu hướng chung của các đảng cầm quyền và nhà nước của họ là tạo ra thể chế pháp lý, chính sách, môi trường thuận lợi để mỗi công dân có được cơ hội phát triển về văn hoá, tinh thần, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để tài năng phát triển vì sự phát triển của đất nước, dân tộc. Song, CBXH trong lĩnh vực văn hóa lại phụ thuộc vào giai cấp cầm quyền và chế độ chính trị xã hội ở mỗi nước. Bốn là, công bằng xã hội trong lĩnh vực xã hội Công bằng xã hội trong lĩnh vực này là mỗi người dân, tổ chức trong xã hội được thụ hưởng ngang bằng nhau về việc giải quyết những vấn đề xã hội như giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo, chữa các bệnh xã hội, xóa mù chữ, bình đẳng giới... và phúc lợi xã hội về văn hóa, giáo dục y tế, bảo hiểm xã hội... CBXH trong 38 lĩnh vực xã hội còn được thể hiện ở sự quan tâm, ưu tiên những người, nhóm người yếu thế như người già và trẻ em, những người tàn tật, cô đơn không nơi nương tựa, cư dân ở các vùng thiên tai ác liệt... Ngoài ra, ở nhiều nước còn có những người và gia đình có công với nước đó trong chiến tranh và trong xây dựng đất nước... Họ được hưởng các chính sách xã hội theo quy định của từng nước. 2.1.2.3. Vai trò và những đặc tính cơ bản của công bằng xã hội * Vai trò của công bằng xã hội Thứ nhất, công bằng xã hội là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Công bằng xã hội là khát vọng của con người. Từ khi xã hội phân chia thành giai cấp đối kháng và các đẳng cấp đối địch nhau, ước mong của loài người được sống trong một xã hội mọi người đều bình đẳng, công lý được thi hành triệt để, đó là một xã hội CBXH được bảo đảm. Khát vọng ấy thúc đẩy con người hoạt động có hiệu quả, trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, trước hết là trong lĩnh vực kinh tế, xã hội để được xã hội thừa nhận, suy tôn và được hưởng sản phẩm của xã hội. Như vậy CBXH là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Thực tế cho thấy, kinh tế - xã hội phát triển không phải chỉ nhờ sự tác động và thúc đẩy của CBXH, mà còn nhờ nhiều nhân tố khác, song CBXH là một nhân tố rất quan trọng. CBXH được bảo đảm sẽ thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển mạnh mẽ và bền vững. Đảng ta đã khẳng định điều này: "... gắn quyền lợi và nghĩa vụ, cống hiến và hưởng thụ, tạo động lực mạnh mẽ và bền vững hơn cho phát triển kinh tế - xã hội" [24, tr.101]. Thứ hai, công bằng xã hội tạo nên sự phát triển hài hòa giữa con người với con người và giữa cá nhân con người với xã hội, là một trong những nhân tố bảo đảm sự ổn định chính trị của một chế độ xã hội Trong một chế độ xã hội, nếu CBXH được đảm bảo thì mọi công dân sẽ sống hòa thuận với nhau phù hợp với sự phát triển của xã hội, tạo nên sự phát triển hài hòa giữa con người với con người và giữa con người với xã hội. Trong xã hội ấy, có rất ít, thậm chí không có những mâu thuẫn, xung đột xã hội. Đây là nhân tố rất quan trọng bảo đảm sự ổn định chính trị của xã hội. Trong các xã hội phân chia thành giai cấp đối kháng không thể có sự công bằng giữa giai cấp thống trị, bóc lột với những giai cấp những người bị áp bức, bóc lột, mâu thuẫn, xung đột giữa hai 39 giai cấp này ngày càng cao và gay gắt. Vì địa vị và lợi ích của mình, giai cấp thống trị, bóc lột ngày càng đẩy bất CBXH lên cao, đây là nguyên nhân cơ bản của những cuộc cách mạng xã hội thay thế xã hội ấy bằng xã hội khác, tiến bộ hơn, CBXH được cải thiện. Thứ ba, công bằng xã hội là tiêu chí để xem xét, đánh giá sự phát triển, tiến bộ của một chế độ xã hội Xem xét sự phát triển, tiến bộ của một chế độ xã hội không chỉ căn cứ vào sự phát triển kinh tế, mặc dù đây là yếu tố rất cần thiết, song quan trọng hơn là trong chế độ xã hội ấy, người dân có được chung sống thuận hòa, giữa các công dân có bình đẳng, công bằng trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội hay không. Trên thực tế, đã có không ít quốc gia tư bản có kinh tế phát triển, song ở đó lại có nhiều bất công, oan trái. Ngược lại, ở nhiều nước kinh tế tuy chưa phát triển mạnh mẽ, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, song sự công bằng, bình đẳng trong xã hội được đảm bảo và ngày càng cải thiện. Ở nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng; không sợ nghèo chỉ sợ lòng dân không yên" [59, tr.185]. Kinh tế tuy chưa phát triển mạnh mẽ, đời sống nhân dân còn khó khăn, thiếu thốn, song CBXH ở nước ta từng bước được bảo đảm. Thứ tư, công bằng xã hội thúc đẩy con người vươn lên hoàn thiện bản thân mình phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội Suốt tiến trình phát triển của xã hội, ước mong cao cả nhất của con người là được sống trong một xã hội, ở đó mối quan hệ giữa cống hiến và hưởng thụ, giữa nghĩa vụ và quyền lợi của cá nhân, nhóm xã hội với xã hội được giải quyết công bằng. Ước mong cao cả ấy, thúc đẩy con người vươn lên làm ra nhiều của cải cho xã hội để được hưởng tương xứng. Quá trình đó diễn ra liên tục và phổ biến, qua đó con người ngày càng hoàn thiện bản thân mình phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội. * Những đặc tính cơ bản của công bằng xã hội Tính lịch sử: Thực tế lịch sử phát triển của xã hội loài người cho thấy: không thể có quan niệm và chuẩn mực bất biến về CBXH cho mọi thời đại, mọi quốc gia, dân tộc; trong mỗi hình thái kinh tế - xã hội đều có những quan niệm và chuẩn mực về CBXH tương ứng phù hợp và phụ thuộc vào hình thái kinh tế - xã 40 hội ấy; là nhu cầu khách quan của sự tồn tại và phát triển của con người và xã hội trong mỗi thời đại, quốc gia, dân tộc; gắn liền với điều kiện kinh tế - xã hội của thời đại, quốc gia, dân tộc ấy. Điều này, khẳng định tính lịch sử của CBXH. Tính giai cấp: Trong xã hội phân chia thành giai cấp, CBXH chịu sự chi phối chủ yếu bởi địa vị của mỗi giai tầng xã hội trong sản xuất, phân phối sản phẩm xã hội và nhu cầu, lợi ích của họ. Mỗi giai cấp, tầng lớp xã hội luôn có những quan niệm, chuẩn mực khác nhau về CBXH xuất phát từ bản chất và địa vị của họ trong xã hội. Song, thực tế cho thấy, quan niệm về CBXH chiếm ưu thế và chi phối trong toàn xã hội là quan niệm về CBXH của giai cấp thống trị. Điều này thể hiện rõ và khẳng định tính giai cấp của CBXH. Tính xã hội: Trong xã hội phân chia thành giai cấp quan niệm về CBXH của giai cấp, tầng lớp nào đó kể cả của giai cấp thống trị, chỉ có thể tồn tại, chiếm ưu thế và trở thành chuẩn mực công bằng chung, phổ biến của xã hội (công bằng xã hội) khi nó phù hợp với ý chí, lợi ích chung của toàn xã hội, được xã hội thừa nhận. Điều này thể hiện và quy định tính xã hội của CBXH. Tính nhân văn: CBXH là khát vọng của mọi người, cơ sở để phát huy các nguồn lực, nhất là nguồn lực con người cho sự phát triển của xã hội nhằm thỏa mãn những nhu cầu cơ bản về đời sống vật chất và tinh thần của mọi người trong xã hội; cổ vũ động viên con người vươn lên xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đấu tranh với những quan điểm, hành động sai trái xâm hại đến giá trị và cuộc sống của con người; đem lại hưởng thụ cần thiết về vật chất và tinh thần cho những người khó khăn, yếu thế trong xã hội; khơi dậy trách nhiệm của các thành viên trong xã hội đối với việc cải thiện đời sống của mọi người trong xã hội; lên án và trừng phạt những hành động vi phạm quyền của con người... Điều này thể hiện sâu sắc tính nhân văn của CBXH. 2.1.3. Thực hiện công bằng xã hội - khái niệm, nội dung và những nhân tố chủ yếu chi phối 2.1.3.1. Khái niệm, nội dung thực hiện công bằng xã hội * Khái niệm thực hiện công bằng xã hội Để đưa ra khái niệm thực hiện CBXH cần làm rõ khái niệm "thực hiện". Theo Đại từ điển tiếng Việt: "thực hiện" là làm cho trở thành cái có thật bằng hoạt 41 động cụ thể; làm theo trình tự, thao tác nhất định [146, tr.1615]. Trong cuộc sống hiện thực, "thực hiện" thường được hiểu là bằng những hoạt động cụ thể làm cho ý tưởng, lý thuyết, chủ trương, nghị quyết, quyết định của một cá nhân, tổ chức thành hiện thực. Điều này đòi hỏi chủ thể đưa ra ý tưởng, lý thuyết, chủ trương, nghị quyết, quyết định ý thức sâu sắc về ý tưởng, lý thuyết, chủ trương, nghị quyết, quyết định của mình, bảo đảm tính đúng đắn của chúng; những người thực thi phải ý thức được về ý tưởng, nghị quyết, quyết định của chủ thể, trước khi hành động. M...ở lên (nghìn người) Tỷ lệ lao động thất nghiệp TT Tỉnh Diện tích (km2) Dân số (Nghìn người) Mật độ dân số (người/km2) Thành phố, thị xã Huyện Phường, thị trấn Xã 2008 2012 2008 2012 2014 1 Vĩnh Phúc 1237,5 1041,9 842 2 7 25 112 575,510 619,500 1,3 1,0 631,189 1,0 2 Bắc Ninh 822,7 1131,2 1375 2 6 26 100 585,513 606,053 2,22 1,74 647,932 1,43 3 Quảng Ninh 6102,3 1218,9 197 5 9 71 115 572,0 682,8 (năm 2014) 2,84 (năm 2010) 1,44 697,23 0,34 4 Hưng Yên 926,0 1158,0 1252 1 9 16 145 673,662 712,643 1,44 1,62 742,682 1,51 5 Hải Dương 1656,0 1763,2 1065 2 10 38 227 1000,016 1050,520 1,074,16 - 6 Thái Bình 1570,9 1788,7 1139 1 7 19 267 997,700 1012,0 0,72 0,80 1412 0,79 7 Nam Định 1653,2 1845,5 1119 1 9 35 194 1033,953 1051,657 1,38 1,88 1083487 1,81 8 Ninh Bình 1377,5 935,8 679 2 6 23 122 455,2 569,45 (năm 2014) - - - - 9 Hà Nam 862,0 799,3 927 1 5 13 103 452,016 456,736 2,2 (năm 2009) 2,3 476,473 0,7 Nguồn: Niên giám thống kê 2014 các tỉnh [81 - 87] 166 Phụ lục 2 TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG NĂM 2010 -2014 Đơn vị tính: % TT Tỉnh 2010 2011 2012 2013 2014 1 Nam Định 12.5 8.3 10.7 11.5 12.5 2 Hà Nam 17.7 14.5 15.0 12.0 13.15 3 Hải Dương 12.7 9.8 6.8 9.2 7.7 4 Hưng Yên 12.5 12.4 8.2 7.3 7.55 5 Ninh Bình 15.6 11.5 10.9 11.0 9.8 6 Thái Bình 7.5 7.2 7.3 8.2 7.83 7 Bắc Ninh 17.86 16.2 12.3 10.2 16.2 8 Vĩnh Phúc 6.78 5.89 5.03 7.6 6,11 9 Quảng Ninh 12.6 11.9 7.0 7.1 8.8 Nguồn: Niên giám thống kê 2014 các tỉnh [81 - 87] 167 Biểu đồ: TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA CÁC TỈNH ĐBSH NĂM 2010 - 2014 168 Phụ lục 3 GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CỦA MỘT SỐ TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG THEO CÁC NĂM (theo giá hiện hành) Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm 2010 Năm 2012 Năm 2014 TT Các tỉnh Tổng NN CN & XD DV Tổng NN CN & XD DV Tổng NN CN & XD DV 1 Nam Định 62.101 15.660 32.575 13.866 91.174 20.898 49.794 20.497 117.596 22.852 66.739 28.005 2 Hà Nam 32.881 6.539 20.280 6.061 53.977 8.258 36.023 9.696 76.424 8.631 55.399 12.394 3 Hải Dương 105.004 14.192 71.547 19.265 144.700 18.725 99.280 26.695 187.604 19.572 136.666 31.366 4 Hưng Yên 77.027 9.906 57.011 10.110 116.988 13.053 88.659 15.275 141.795 13.068 107.160 21.367 5 Ninh Bình 43.943 7.389 26.127 10.427 66.475 9.465 40.107 16.903 872.843 99.661 56.185 21.132 6 Thái Bình 30.311 10.397 9.794 9.650 43.490 13.868 13.989 15.078 47.521 16.971 12.412 16.139 7 Bắc Ninh 140.744 8.001 121.383 11.360 454.685 10.117 427.478 17.090 675.167 10.275 641.751 23.141 8 Vĩnh Phúc 104.707 7.779 83.502 13.426 147.870 9.873 119.755 18.422 170.225 11.175 128.826 22.305 9 Quảng Ninh 41.841 2.373 21.914 13.388 63.887 3.611 33.481 20.334 194.114 12.245 141.927 39.942 NN: Nông nghiệp. CN&XD: Công nghiệp và xây dựng. DV: Dịch vụ Nguồn: Niên giám thống kê 2014 các tỉnh [81 - 87] 169 Biểu đồ: GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CỦA MỘT SỐ TỈNH ĐBSH NĂM 2010 170 Phụ lục 4 TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN, LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CỦA TỈNH ỦY VIÊN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG (TÍNH ĐẾN THÁNG 12-2014) Đơn vị tính: người Số cán bộ Độ tuổi Trình độ chuyên môn Trình độ lý luận TT Tỉnh ủy Nam Nữ 35-44 45-54 55-60 Đại học Sau đại học CNCT CCLL 1 Bắc Ninh 48 5 3 20 31 20 33 22 31 2 Hà Nam 46 5 3 18 30 40 10 22 29 3 Hải Dương 46 9 3 24 29 14 40 46 8 4 Hưng Yên 48 7 5 21 27 45 10 45 10 5 Nam Định 49 6 4 17 32 46 9 33 25 6 Ninh Bình 48 6 3 20 30 34 20 25 27 7 Quảng Ninh 47 8 4 19 34 45 10 31 24 8 Thái Bình 47 5 3 24 26 43 9 23 29 9 Vĩnh Phúc 49 5 3 25 26 29 25 35 19 Tổng 428 56 31 188 265 316 166 282 202 Nguồn: Ban Tổ chức Trung ương [4] 171 Phụ lục 5a TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN VÀ LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ỦY VIÊN BTV TỈNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG (TÍNH ĐẾN THÁNG 12-2014) Đơn vị tính: người Số cán bộ Độ tuổi Trình độchuyên môn Trình độ lý luận TT Tỉnh ủy Nam Nữ 35-44 45-54 55-60 Đại học Sau đại học CNCT CCLL 1 Bắc Ninh 13 0 0 3 10 3 10 10 3 2 Hà Nam 13 1 0 5 9 9 5 7 7 3 Hải Dương 14 0 0 4 10 6 8 12 2 4 Hưng Yên 14 1 1 5 8 11 4 15 0 5 Nam Định 14 0 0 4 10 10 4 10 4 6 Ninh Bình 13 1 0 2 12 10 4 7 7 7 Quảng Ninh 14 2 0 5 11 12 4 12 4 8 Thái Bình 13 0 0 6 7 10 3 4 9 9 Vĩnh Phúc 9 2 1 6 5 5 6 11 0 Tổng 117 7 2 40 82 76 48 88 36 Nguồn: Ủy ban kiểm tra Trung ương [138] 172 Phụ lục 5b TỔNG HỢP VỀ GIỚI TÍNH, ĐỘ TUỔI, TRÌNH ĐỘ CỦA TỈNH ỦY VIÊN TỈNH ỦY NINH BÌNH, QUẢNG NINH, VĨNH PHÚC NHIỆM KỲ 2015-2020 (TÍNH ĐẾN THÁNG 10 NĂM 2015) Đơn vị tính: người Số cán bộ Tuổi Trình độ chuyên môn Trình độ lý luận TT Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nam Nữ 35 đến 45 46 đến 55 56 trở lên Đại học Sau đại học Cử nhân chính trị Cao cấp lý luận 1 Ninh Bình 43 8 12 29 10 17 37 15 34 2 Quảng Ninh 46 10 13 29 12 21 35 18 37 3 Vĩnh Phúc 47 5 11 34 7 15 37 23 29 Nguồn: Ban Tổ chức [1; 2; 3] 173 Biểu đồ: ĐỘ TUỔI CỦA TỈNH ỦY VIÊN Ở ĐBSH TÍNH ĐẾN NĂM 2014 Biểu đồ: TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN, LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CỦA TỈNH ỦY VIÊN Ở ĐBSH TÍNH ĐẾN NĂM 2014 174 Biểu đồ: ĐỘ TUỔI CỦA ỦY VIÊN BTV Ở ĐBSH TÍNH ĐẾN NĂM 2014 Biểu đồ: TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN, LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CỦA ỦY VIÊN BTV Ở ĐBSH TÍNH ĐẾN NĂM 2014 175 Biểu đồ: ĐỘ TUỔI, TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN, LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CỦA TỈNH ỦY VIÊN Ở 3 TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG TỪ NĂM 2010-2015 VÀ TỪ NĂM 2015-2020 176 Phụ lục 6 THỐNG KÊ GIÁO DỤC MẦM NON VÀ PHỔ THÔNG CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG, ĐẾN NĂM 2014 Giáo dục mầm non Giáo dục phổ thông Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông TT Tỉnh Trường mầm non Số học sinh (người) Số giáo viên (người) Số trường Số học sinh Số giáo viên Số trường Số học sinh Số giáo viên Số trường Số học sinh Số giáo viên 1 Vĩnh Phúc 183 68502 3596 173 91919 4225 146 57543 4113 37 28802 2054 2 Bắc Ninh 159 71500 3620 153 93100 4109 135 64400 3908 35 37700 2237 3 Quảng Ninh 211 62500 6201 183 95898 5924 147 65203 4578 44 38724 2410 4 Hưng Yên 177 69028 3672 169 89484 4353 171 602250 4282 38 33620 1982 5 Hải Dương 109 111016 7135 281 129867 7304 272 93823 5828 54 50886 2811 6 Thái Bình 301 95384 6557 295 126100 7357 271 97100 6791 39 54600 2593 7 Nam Định 266 98031 6632 293 139518 6756 242 104534 6539 57 56336 3213 8 Ninh Bình 150 40098 2504 150 67869 3550 142 48893 3352 27 23894 1532 9 Hà Nam 116 44653 2804 140 59402 2987 119 43308 2956 26 25196 1340 Nguồn: Niên giám thống kê 2014 các tỉnh [81 - 87] 177 Biểu đồ: SỐ GIÁO VIÊN MẦN NON, TIỂU HỌC, TRUNG HỌC CƠ SỞ VÀ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở CÁC TỈNH ĐBSH NĂM 2014 Biểu đồ: GIÁO VIÊN TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP, CAO ĐẲNG VÀ ĐẠI HỌC Ở CÁC TỈNH ĐBSH NĂM 2014 178 Phụ lục 7 THỐNG KÊ GIÁO DỤC TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP, CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG, ĐẾN NĂM 2014 Giáo dục mầm non Giáo dục phổ thông Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông TT Tỉnh Trường mầm non Số học sinh (người) Số giáo viên (người) Số trường Số học sinh Số giáo viên Số trường Số học sinh Số giáo viên Số trường Số học sinh Số giáo viên 1 Vĩnh Phúc 183 68502 3596 173 91919 4225 146 57543 4113 37 28802 2054 2 Bắc Ninh 159 71500 3620 153 93100 4109 135 64400 3908 35 37700 2237 3 Quảng Ninh 211 62500 6201 183 95898 5924 147 65203 4578 44 38724 2410 4 Hưng Yên 177 69028 3672 169 89484 4353 171 602250 4282 38 33620 1982 5 Hải Dương 109 111016 7135 281 129867 7304 272 93823 5828 54 50886 2811 6 Thái Bình 301 95384 6557 295 126100 7357 271 97100 6791 39 54600 2593 7 Nam Định 266 98031 6632 293 139518 6756 242 104534 6539 57 56336 3213 8 Ninh Bình 150 40098 2504 150 67869 3550 142 48893 3352 27 23894 1532 9 Hà Nam 116 44653 2804 140 59402 2987 119 43308 2956 26 25196 1340 Nguồn: Niên giám thống kê 2014 các tỉnh [81 - 87] 179 Biểu đồ: SỐ GIÁO VIÊN MẦN NON, TIỂU HỌC, TRUNG HỌC CƠ SỞ VÀ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở CÁC TỈNH ĐBSH NĂM 2014 Biểu đồ: GIÁO VIÊN TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP, CAO ĐẲNG VÀ ĐẠI HỌC Ở CÁC TỈNH ĐBSH NĂM 2014 180 Phụ lục 8 THỐNG KÊ CƠ SỞ Y TẾ, CÁN BỘ Y TẾ CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG, ĐẾN NĂM 2014 Năm 2008 Năm 2012 Năm 2014 TT Tỉnh Bệ nh v iệ n G iư ờn g bệ nh Tr ạm y tế xã Bá c sĩ D ượ c sĩ Y tá D ượ c tá Bệ nh v iệ n G iư ờn g bệ nh Tr ạm y tế x ã Bá c sĩ D ượ c sĩ Y tá D ượ c tá Bệ nh v iệ n G iư ờn g b ện h Tr ạm y tế x ã Bá c sĩ D ượ c sĩ Y tá D ượ c tá 1 Vĩnh Phúc 10 2520 138 666 90 931 430 17 4460 139 839 87 1426 156 18 3220 - 1059 99 1760 147 2 Bắc Ninh 14 2205 126 626 52 565 56 16 2788 126 795 979 82 90 16 3346 126 1144 177 925 65 3 Quảng Ninh 22 3996 186 744 135 960 90 22 5692 186 1038 193 2076 18 23 5882 186 1416 93 784 08 4 Hưng Yên 16 1680 162 509 117 691 17 19 2435 162 827 264 1206 11 19 2605 162 991 74 1277 12 5 Hải Dương 17 4067 263 815 103 1078 276 22 5136 265 976 96 1713 259 25 5681 265 1377 247 1960 267 6 Thái Bình 20 3343 285 1330 167 999 494 24 4718 286 1499 286 1239 752 24 5189 286 1411 124 1346 69 7 Nam Định 19 4116 229 844 508 1121 663 20 4466 229 1001 765 1233 548 21 4908 229 1065 128 1502 547 8 Ninh Bình 16 2240 72 633 157 779 64 17 2800 73 533 271 1037 66 14 2870 145 608 243 1022 37 9 Hà Nam 13 2340 116 498 70 601 282 13 2488 116 625 33 1167 146 13 2504 116 550 68 919 197 Nguồn: Niên giám thống kê 2014 các tỉnh [81 - 87] Chú thích: * Số liệu thống kê năm 2009 181 Phụ lục 9 THỐNG KÊ CHĂM SÓC SỨC KHỎE NHÂN DÂN CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG, ĐẾN NĂM 2014 Bệnh HIV/AIDS TT Tỉnh Bác sĩ trên 1 vạn dân (người) Giường bệnh trên 1 vạn dân (giường) Tỷ lệ trạm y tế cơ sở có bác sĩ (%) Số người chết vì dịch bệnh (%) Trẻ em được tiêm chủng các loại vác xin (%) Trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng (%) Người nhiễm HIV Người bị AIDS Người chết vì AIDS 1 Vĩnh Phúc 10,16 30,90 86,0 9 98,50 11,20 1648 1118 542 2 Bắc Ninh 10,1 29,5 99,2 0 98,2 10,8 686 - - 3 Quảng Ninh 12,0 50,0 - 1 95,6 14,8 306 336 178 4 Hưng Yên 8,56 29,49 100 3 98,10 13,5 95 110 58 5 Hải Dương 7,8 26,6 76,0 0 >99 12,5 248 95 19 6 Thái Bình 7,89 29,01 80,76 0 99,8 14,1 3581 1249 858 7 Nam Định 5,8 26,6 82,8 6 94,8 13,4 194 - 105 8 Ninh Bình 6,5 24,6 68,9 0 97,4 14,5 - - - 9 Hà Nam 6,3 31,6 70,7 0 99,3 13,3 - - 607 Nguồn: Niên giám thống kê 2014 các tỉnh [81 - 87] 182 Phụ lục 10 THỐNG KÊ MỨC SỐNG DÂN CƯ VÀ AN TOÀN XÃ HỘI CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG, ĐẾN NĂM 2013 TT Tỉnh Tỷ lệ hộ nghèo (%) Thu nhập bình quân (VNĐ) Tiêu thụ gạo 1 tháng theo đầu người (kg/người/tháng) Tiêu thụ thịt 1 tháng theo đầu người (kg/người/tháng) Tỷ lệ hộ dân có xe máy (%) Tỷ lệ hộ dân có ô tô (%) Tai nạn giao thông đường bộ (vụ) Tỷ lệ hộ dân có tivi màu (%) 1 Vĩnh Phúc - - - - - - - - 2 Bắc Ninh 4,27 2436,5 9,5 2,6 83,6 1,3 135 95,9 3 Quảng Ninh 5,08 2211,8 9,48 2,27 76,81 3,26 108 92,71 4 Hưng Yên 7,3 1800 9,5 2,53 - - 177* - 5 Hải Dương 7,5 2062 10,24 2,32 72,78 169 96,64 6 Thái Bình 10,9 1700 14 28,32 67,97 1,04 65 90,3 7 Nam Định 6,72 1857,8 9,71 2,02 66,56 0,62 62 89,23 8 Ninh Bình 9,4 1857,3 - - - 64 - 9 Hà Nam 8,83 1804,1 10,63 2,25 73,17 1,63 95 96,75 Nguồn: Niên giám thống kê 2013 các tỉnh [81 - 87] Chú thích: *: Tai nạn giao thông chung 183 Phụ lục 11 CHI SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO VÀ DẠY NGHỀ Ở CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG NĂM 2009 -2014 Đơn vị tính: Triệu đồng/ Tỷ lệ % 2009 2010 2011 2012 2013 2014 TT Năm Tỉnh Triệu đồng Tỷ lệ % Triệu đồng Tỷ lệ % Triệu đồng Tỷ lệ % Triệu đồng Tỷ lệ % Triệu đồng Tỷ lệ % Triệu đồng Tỷ lệ % 1 Nam Định 105670 16,5 1189535 18,24 1577815 18,37 2024373 19,47 2140259 25,17 2591528 27,27 2 Hà Nam 455007 15,5 492113 15,3 646167 17,1 949888 20,1 1160797 21,6 1150825 29,15 3 Hải Dương 134500 1,46 1448885 15,5 1602285 14,7 2085260 16,0 2532503 16,6 2841984 13,78 4 Hưng Yên 533111 23,16 663286 21,81 844772 22,89 1155096 22,67 1354533 22,73 1565036 25,00 5 Thái Bình 955591 14,19 1130085 12,91 1468990 13,08 1989401 13,60 2566654 22,68 2465918 22,27 6 Bắc Ninh 639107 14.00 838800 13.00 1025700 14.90 1234200 15.90 1743500 19.10 1882300 17,68 7 Vĩnh Phúc 823.836 8.76 985327 8.33 1202684 8.43 1705883 16.49 1824685 10.13 1966979 11,42 8 Quảng Ninh 1019614 11.8 1304894 9.8 1710524 8.9 2358212 10.6 2607373 13.7 2564700 11,08 Nguồn: Niên giám thống kê 2014 các tỉnh [81 - 87] 184 Phụ lục 12 CHI SỰ NGHIỆP KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ Ở CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG NĂM 2009- 2014 Đơn vị tính: Triệu đồng/ Tỷ lệ % 2009 2010 2011 2012 2013 2014 TT Năm Tỉnh Triệu đồng Tỷ lệ % Triệu đồng Tỷ lệ % Triệu đồng Tỷ lệ % Triệu đồng Tỷ lệ % Triệu đồng Tỷ lệ % Triệu đồng Tỷ lệ % 1 Nam Định 14.550 0,20 15.263 0,23 15.208 0,18 20.235 0,19 21.070 0,25 27898 2,93 2 Hà Nam 11610 0,4 11661 0,4 12367,1 0,3 11463 0,2 16171 0,3 17644 0,44 3 Hải Dương 18.250 0,2 20.736 0,2 22.136 0,2 21.081 0,2 50.807 0,3 54479 0,26 4 Thái Bình 12880 0,19 16044 0,18 15944 0,14 20930 0,14 25139 0,21 24386 0,22 5 Bắc Ninh 14.119 0.3 13.500 0.2 17.000 0.2 22.100 0.3 26.900 0.3 29600 2,78 6 Vĩnh Phúc 18.144 0.19 18.721 0.16 19.711 0.14 28.478 0.28 29.882 0.17 27571 0,16 7 Quảng Ninh 16.373 0.2 18.699 0.1 28.200 0.1 55.861 0.3 60.409 0.3 38202 0,16 Nguồn: Niên giám thống kê 2014 các tỉnh [81 - 87] 185 Phụ lục 13 PHÂN BỔ NGÂN SÁCH CHO Y TẾ, DÂN SỐ VÀ KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH Ở CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG NĂM 2009 - 2014 Đơn vị tính: Triệu đồng/ Tỷ lệ % 2009 2010 2011 2012 2013 2014 TT Năm Tỉnh Triệu đồng Tỷ lệ % Triệu đồng Tỷ lệ % Triệu đồng Tỷ lệ % Triệu đồng Tỷ lệ % Triệu đồng Tỷ lệ % Triệu đồng Tỷ lệ % 1. Nam Định 354.960 5.5 380.591 5.84 485.167 5.65 598.905 5.76 619.946 7.29 819.847 8,62 2. Hà Nam 118.000 4.0 122.552 3.8 225.590 6.0 301.007 6.4 308.312 5.7 291.242 7,37 3. Hải Dương 234.567 2.4 264.607 2.8 356.458 3.3 467.600 3.6 621.595 4.1 697.225 3,38 4. Thái Bình 234.525 3.48 317.192 3.62 381.571 3.40 563.800 3.86 711.600 4.16 433.813 3,96 5. Bắc Ninh 122.300 2.7 179.100 2.8 238.100 3.5 256.200 3.3 304.400 3.3 320.000 3,0 6. Vĩnh Phúc 188.932 2.01 251.198 2.12 287.057 2.01 581.123 5.62 792.553 4.40 622.706 3,6 7. Quảng Ninh 273.541 3.2 405.401 3.1 558.589 2.9 941.957 4.2 1.428.373 7.5 737.649 3,18 Nguồn: Niên giám thống kê 2014 các tỉnh [81 - 87] 186 Phụ lục 14 KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH NGƯỜI CÓ CÔNG, THƯƠNG BINH, LIỆT SỸ, CHẤT ĐỘC DA CAM - CÁC CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VÀ CÁC CHỈ TIÊU VỀ GIẢM NGHÈO VÀ NÔNG THÔN MỚI Ở MỘT SỐ TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG QUA CÁC GIAI ĐOẠN Đơn vị tính: % I KẾT QUẢ THỰC HIỆN Ở VĨNH PHÚC QUA CÁC GIAI ĐOẠN TT KẾT QUẢ THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2001-2005 GIAI ĐOẠN 2006-2010 GIAI ĐOẠN 2011-2015 1 Chính sách đối với bà mẹ việt nam anh hùng, gi đình chính sách, thương binh liệt sỹ, đạt 100%; - Nạn nhân chất độc da cam - Thực hiện tốt các chính sách và các gia đình thương binh, liệt sỹ, đạt 100%; - Thực hiện tốt các chính sách và các gia đình thương binh, liệt sỹ, đạt 100%; - Thực hiện tốt các chính sách và các gia đình thương binh, liệt sỹ có mức sống khá trở lên trong khu vực sinh sống, đạt 100%; - Có chính sách hỗ trợ tốt cho người bị nhiễm và nạn nhân chất độc da cam 2 Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo từ 2010 trở về trước 2001: 12,26% 2005: 6,6% 2006: 18,6% 2010:7,7% 3 Tỷ lệ hộ nghèo theo Quyết định số 09-/2011/QĐ-TTg về chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015 -2010:11,5%; -2012: 8,7% - 2013: 6,53%; -2014:4,93% 187 4 Xoá nhà tạm cho hộ nghèo Đến năm 2008, đã hoàn thành hỗ trợ hộ nghèo nhà ở theo Quyết định 167/QĐ- TTg 5 Thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới về tỷ lệ hộ nghèo Đến: - Năm 2015, có 72/112 (chiếm 64,3%)xã đạt tiêu chí về nông thôn mới và tỷ lệ hộ nghèo 6 Xoá đói Toàn tỉnh không có hộ đói Toàn tỉnh không có hộ đói 7 Chính sách người cao tuổi Đến năm 2015: thực hiện tốt việc trợ cấp, khám chữa bệnh cho người cao tuổi từ 75 tuổi trở lên, đạt 100% 8 Bảo hiểm y tế tư nguyện 2015: triển khai trên diện rộng đạt /50% 9 Tiêm chủng và khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 7 tuổi - Tiểm chủng cho trẻ em đạt đến năm 2015: 100% theo quy định; thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ dưới 6 tuổi 10 Chính sách đối với người khuyết tật Đến năm 2015: Có những chính sách hỗ chợ giảm bớt khó khăn và tạo việc làm thích hợp 11 Những trẻ em mồ côi không nơi nương tựa Đến năm 2015: Thành lập các trung tâm nỗi dưỡng trẻ mồ côi từ tuyến huyện trở lên 188 II KẾT QUẢ THỰC HIỆN Ở NINH BÌNH QUA CÁC GIAI ĐOẠN TT KẾT QUẢ THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2001-2005 GIAI ĐOẠN 2006-2010 GIAI ĐOẠN 2011-2015 1 Chính sách đối với bà mẹ việt nam anh hùng, gi đình chính sách, thương binh liệt sỹ, đạt 100%; - Nạn nhân chất độc da cam - Thực hiện tốt các chính sách và các gia đình thương binh, liệt sỹ, đạt 100%; - Thực hiện tốt các chính sách và các gia đình thương binh, liệt sỹ, đạt 100%; - Thực hiện tốt các chính sách và các gia đình thương binh, liệt sỹ có mức sống khá trở lên trong khu vực sinh sống, đạt 100%; - Có chính sách hỗ trợ tốt cho người bị nhiễm và nạn nhân chất độc da cam 2 Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo từ 2010 trở về trước 2000: 6,93% 2005: 6,2,38% 2007: 11,38% 2010: 12,39% 3 Tỷ lệ hộ nghèo theo Quyết định số 09-/2011/QĐ-TTg về chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015 -2010: 12,39%; -2011: 9,85% - 2012: 7,54%; -2014: 6%; 2015:3,5% 4 Xoá nhà tạm cho hộ nghèo Đến năm 2015, đã hoàn thành hỗ trợ hộ nghèo nhà ở theo Quyết định 167/QĐ-TTg 5 Thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới về tỷ lệ hộ nghèo Đến năm 2015, có 32/119(26,9%) xã đạt tiêu chí về tỷ lệ hộ nghèo 6 Xoá đói Toàn tỉnh không có hộ đói Toàn tỉnh không có hộ đói 7 Chính sách người cao tuổi Đến năm 2015: thực hiện tốt việc trợ cấp, khám chữa bệnh cho người cao tuổi từ 75 tuổi trở lên, đạt 100% 189 8 Bảo hiểm y tế tư nguyện 2015: triển khai trên diện rộng đạt /50% 9 Tiêm chủng và khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 7 tuổi - Tiểm chủng cho trẻ em đạt đến năm 2015: 100% theo quy định; thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ dưới 6 tuổi 10 Chính sách đối với người khuyết tật Đến năm 2015: Có những chính sách hỗ chợ giảm bớt khó khăn và tạo việc làm thích hợp 11 Những trẻ em mồ côi không nơi nương tựa Đến năm 2015: Thành lập các trung tâm nỗi dưỡng trẻ mồ côi từ tuyến huyện trở lên III KẾT QUẢ THỰC HIỆN Ở BẮC NINH QUA CÁC GIAI ĐOẠN TT KẾT QUẢ THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2001-2005 GIAI ĐOẠN 2006-2010 GIAI ĐOẠN 2011-2015 1 Chính sách đối với bà mẹ việt nam anh hùng, gi đình chính sách, thương binh liệt sỹ; - Nạn nhân chất độc da cam - Thực hiện tốt các chính sách và các gia đình thương binh, liệt sỹ, đạt 100% - Thực hiện tốt các chính sách và các gia đình thương binh, liệt sỹ, đạt 100% - Thực hiện tốt các chính sách và các gia đình thương binh, liệt sỹ có mức sống khá trở lên trong khu vực sinh sống, đạt 100%; - Có chính sách hỗ trợ tốt cho người bị nhiễm và nạn nhân chất độc da cam 2 Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo từ 2010 trở về trước 3 Tỷ lệ hộ nghèo theo Quyết định số 09-/2011/QĐ-TTg về chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015 -2011:5,5%; -2014:2,56%; - 2015: 2,2 4 Xoá nhà tạm cho hộ nghèo Đến năm 2015, đã hoàn thành hỗ trợ hộ nghèo nhà ở theo Quyết định 167/QĐ-TTg 190 5 Thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới về tỷ lệ hộ nghèo Đến năm 2015, số tiêu chí đạt chuẩn bình quân là 15,71 tiêu chí/xã 6 Xoá đói Toàn tỉnh không có hộ đói Toàn tỉnh không có hộ đói 7 Chính sách người cao tuổi Đến năm 2015: thực hiện tốt việc trợ cấp, khám chữa bệnh cho người cao tuổi từ 75 tuổi trở lên, đạt 100% 8 Bảo hiểm y tế tư nguyện 2015: triển khai trên diện rộng đạt /50% 9 Tiêm chủng và khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 7 tuổi - Tiểm chủng cho trẻ em đạt đến năm 2015: 100% theo quy định; thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ dưới 6 tuổi 10 Chính sách đối với người khuyết tật Đến năm 2015: Có những chính sách hỗ chợ giảm bớt khó khăn và tạo việc làm thích hợp 11 Những trẻ em mồ côi không nơi nương tựa Đến năm 2015: Thành lập các trung tâm nỗi dưỡng trẻ mồ côi từ tuyến huyện trở lên IV KẾT QUẢ THỰC HIỆN Ở HƯNG YÊN QUA CÁC GIAI ĐOẠN TT KẾT QUẢ THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2001-2005 GIAI ĐOẠN 2006-2010 GIAI ĐOẠN 2011-2015 1 Chính sách đối với bà mẹ việt nam anh hùng, gi đình chính sách, thương binh liệt sỹ; - Nạn nhân chất độc da cam - Thực hiện tốt các chính sách và các gia đình thương binh, liệt sỹ, đạt 100% - Thực hiện tốt các chính sách và các gia đình thương binh, liệt sỹ, đạt 100% - Thực hiện tốt các chính sách và các gia đình thương binh, liệt sỹ có mức sống khá trở lên trong khu vực sinh sống, đạt 100%; - Có chính sách hỗ trợ tốt cho người bị nhiễm và nạn nhân chất độc da cam 191 2 Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo từ 2010 trở về trước 2006: 6% 3 Tỷ lệ hộ nghèo theo Quyết định số 09-/2011/QĐ-TTg về chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015 -2012: 6,77% - 2013: <5%; -2015: 3,2% 4 Xoá nhà tạm cho hộ nghèo Đến năm 2015, đã hoàn thành hỗ trợ hộ nghèo nhà ở theo Quyết định 167/QĐ-TTg 5 Thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới về tỷ lệ hộ nghèo Đến năm 2015, có 38/145 (26,2%) xã cơ bản đạt 19 tiêu chí 6 Xoá đói Toàn tỉnh không có hộ đói Toàn tỉnh không có hộ đói 7 Chính sách người cao tuổi Đến năm 2015: thực hiện tốt việc trợ cấp, khám chữa bệnh cho người cao tuổi từ 75 tuổi trở lên, đạt 100% 8 Bảo hiểm y tế tư nguyện 2015: triển khai trên diện rộng đạt /50% 9 Tiêm chủng và khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 7 tuổi - Tiểm chủng cho trẻ em đạt đến năm 2015: 100% theo quy định; thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ dưới 6 tuổi 10 Chính sách đối với người khuyết tật Đến năm 2015: Có những chính sách hỗ chợ giảm bớt khó khăn và tạo việc làm thích hợp 11 Những trẻ em mồ côi không nơi nương tựa Đến năm 2015: Thành lập các trung tâm nỗi dưỡng trẻ mồ côi từ tuyến huyện trở lên 192 V KẾT QUẢ THỰC HIỆN Ở QUẢNG NINH QUA CÁC GIAI ĐOẠN TT KẾT QUẢ THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2001-2005 GIAI ĐOẠN 2006-2010 GIAI ĐOẠN 2011-2015 1 Chính sách đối với bà mẹ việt nam anh hùng, gi đình chính sách, thương binh liệt sỹ; - Nạn nhân chất độc da cam - Thực hiện tốt các chính sách và các gia đình thương binh, liệt sỹ, đạt 100% - Thực hiện tốt các chính sách và các gia đình thương binh, liệt sỹ, đạt 100% - Thực hiện tốt các chính sách và các gia đình thương binh, liệt sỹ có mức sống khá trở lên trong khu vực sinh sống, đạt 100%; - Có chính sách hỗ trợ tốt cho người bị nhiễm và nạn nhân chất độc da cam 2 Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo từ 2010 trở về trước 2001: % 2005: % 2006: % 2010:7,68% 3 Tỷ lệ hộ nghèo theo Quyết định số 09-/2011/QĐ-TTg về chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015 -2010:7,68%; -2012- 2013: 2,52 % -2015:1,55% 4 Xoá nhà tạm cho hộ nghèo Đến năm 2015, đã hoàn thành hỗ trợ hộ nghèo nhà ở theo Quyết định 167/QĐ-TTg 5 Thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới về tỷ lệ hộ nghèo Đến năm 2015, 79/125 xã cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới; 6 Xoá đói Toàn tỉnh không có hộ đói Toàn tỉnh không có hộ đói 7 Chính sách người cao tuổi Đến năm 2015: thực hiện tốt việc trợ cấp, khám chữa bệnh cho người cao tuổi từ 75 tuổi trở lên, đạt 100% 193 8 Bảo hiểm y tế tư nguyện 2015: triển khai trên diện rộng đạt /50% 9 Tiêm chủng và khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 7 tuổi - Tiểm chủng cho trẻ em đạt đến năm 2015: 100% theo quy định; thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ dưới 6 tuổi 10 Chính sách đối với người khuyết tật Đến năm 2015: Có những chính sách hỗ chợ giảm bớt khó khăn và tạo việc làm thích hợp 11 Những trẻ em mồ côi không nơi nương tựa Đến năm 2015: Thành lập các trung tâm nỗi dưỡng trẻ mồ côi từ tuyến huyện trở lên VI KẾT QUẢ THỰC HIỆN Ở HẢI DƯƠNG QUA CÁC GIAI ĐOẠN TT KẾT QUẢ THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2001-2005 GIAI ĐOẠN 2006-2010 GIAI ĐOẠN 2011-2015 1 Chính sách đối với bà mẹ việt nam anh hùng, gi đình chính sách, thương binh liệt sỹ; - Nạn nhân chất độc da cam - Thực hiện tốt các chính sách và các gia đình thương binh, liệt sỹ, đạt 100% - Thực hiện tốt các chính sách và các gia đình thương binh, liệt sỹ, đạt 100% - Thực hiện tốt các chính sách và các gia đình thương binh, liệt sỹ có mức sống khá trở lên trong khu vực sinh sống, đạt 100%; - Có chính sách hỗ trợ tốt cho người bị nhiễm và nạn nhân chất độc da cam 2 Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo từ 2010 trở về trước 2001: % 2005: trên15% 2006: 15% 2010:4,9,99% 3 Tỷ lệ hộ nghèo theo Quyết định số 09-/2011/QĐ-TTg về chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015 -2010:4,9% -2012- 2013: %; -2015:3,27% 194 4 Xoá nhà tạm cho hộ nghèo Đến năm 2015, đã hoàn thành hỗ trợ hộ nghèo nhà ở theo Quyết định 167/QĐ-TTg 5 Thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới về tỷ lệ hộ nghèo Đến năm 2015, có 64 xã đạt 19 tiêu chí (28,3% số xã) xã đạt tiêu chí về tỷ lệ hộ nghèo 6 Xoá đói Toàn tỉnh không có hộ đói Toàn tỉnh không có hộ đói 7 Chính sách người cao tuổi Đến năm 2015: thực hiện tốt việc trợ cấp, khám chữa bệnh cho người cao tuổi từ 75 tuổi trở lên, đạt 100% 8 Bảo hiểm y tế tư nguyện 2015: triển khai trên diện rộng đạt /50% 9 Tiêm chủng và khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 7 tuổi - Tiểm chủng cho trẻ em đạt đến năm 2015: 100% theo quy định; thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ dưới 6 tuổi 10 Chính sách đối với người khuyết tật Đến năm 2015: Có những chính sách hỗ chợ giảm bớt khó khăn và tạo việc làm thích hợp 11 Những trẻ em mồ côi không nơi nương tựa Đến năm 2015: Thành lập các trung tâm nỗi dưỡng trẻ mồ côi từ tuyến huyện trở lên Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh các tỉnh ĐBSH, Báo cáo thực hiện chính sách pháp luật về giảm nghèo 6 tỉnh Đòng Bằng Sông Hồng từ năm 2001 đến năm 2015 [132]. 195 Phụ lục 15 THỐNG KÊ SỐ GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG, SỐ HỌC SINH PHỔ THÔNG & THỐNG KÊ GIÁO DỤC TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP, CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG NĂM 2014 TT SỐ GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG, SỐ HỌC SINH PHỔ THÔNG & THỐNG KÊ GIÁO DỤC TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP, CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC CÁC TỈNH ĐBSH NĂM 2014 I SỐ GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG VÀ SỐ HỌC SINH PHỔ THÔNG TỪ NĂM 2010-2014 Số giáo viên phổ thông (người) Số học sinh phổ thông (người) TT Tỉnh 2010 2011 2012 2013 2014 2010 2011 2012 2013 2014 1 Vĩnh Phúc 10232 10397 10232 10617 10412 169364 168705 170630 173873 178264 2 Bắc Ninh 10176 10068 10202 10235 10254 189900 187800 188700 191400 195200 3 Quảng Ninh 12270 12290 12844 12909 14463 199284 200306 200679 199825 208267 4 Hưng Yên 10159 10337 10894 10593 10617 272785 270922 273464 269990 274576 5 Hải Dương 12568 15548 16694 15923 15943 179944 178111 176174 179050 183353 6 Thái Bình 16658 16712 16719 16730 16741 28200 278800 276300 276400 277800 7 Nam Định 15999 16451 16499 16474 16508 323928 312262 303291 303040 300388 8 Ninh Bình 8143 8254 8232 8259 8434 143056 140169 139643 139764 140656 9 Hà Nam 7403 7195 7222 7283 7299 130339 128787 127721 127906 128408 Tổng 103608 107252 109538 109023 110671 1636800 1865862 1856602 1861248 1886912 196 II THỐNG KÊ GIÁO DỤC TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP, CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC CÁC TỈNH ĐBSH NĂM 2014 Trung cấp chuyên nghiệp Cao đẳng Đại học Ghi chú TT Tỉnh Số trường Số học sinh Số giáo viên Số trường Số sinh viên Số giáo viên Số trường Số sinh viên Số giảng viên 1 Vĩnh Phúc 6 8840 213 3 11583 454 2 30659 824 2 Bắc Ninh 4 5475 207 5 8115 622 3 6449 450 3 Quảng Ninh 2 4100 77 4 5197 529 2 4835 517 4 Hưng Yên 4 2631 232 3 6600 395 4 7880 1210 5 Hải Dương 4 2910 147 4 4978 621 7 1166 78 6 Thái Bình 1 2306 73 3 12310 568 2 7720 408 7 Nam Định 12 5483 440 6 11011 893 4 27446 1471 8 Ninh Bình 3 3547 270 4 2680 527 1 1735 214 9 Hà Nam 2 2571 157 4 5775 341 1 291 10 Tổng 38 37863 1816 36 68249 4950 26 88181 5182 Nguồn: Niên giám thống kê 2014 các tỉnh [81 - 87] 197 Biểu đồ: HỌC SINH, SINH VIÊN TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP, CAO ĐẲNG VÀ ĐẠI HỌC Ở CÁC TỈNH ĐBSH NĂM 2014 198 Phụ lục 16 THỐNG KÊ THUÊ BAO ĐIỆN THOẠI VÀ INTERNET TỪ NĂM 2010-2014 Số thuê bao điện thoại Số thuê bao Internet TT Tên tỉnh 2010 2011 2012 2013 2014 2010 2011 2012 2013 2014 1 Nam Định 315044 274086 286493 216076 186138 4179 64141 73067 66450 54255 2 Hà Nam 865000 804000 806000 2742830 169468 15336 16539 29000 34000 44146 3 Hải Dương 394000 348000 271000 270000 265000 5500 48000 54000 62000 65000 4 Hưng Yên 190075 160071 118744 102130 53499 244000 234871 178056 154941 116760 5 Ninh Bình 156300 113300 800000 650000 387000 - - - - - 6 Thái Bình 123100 124590 126270 128140 139130 25500 25900 26300 25500 30700 7 Bắc Ninh 112970 113380 114990 121200 118600 42900 47400 52300 57800 63800 8 Vĩnh Phúc - - - - - - - - - - 9 Quảng Ninh 215560 278400 171300 165110 175300 65200 81900 8600 97400 115200 Nguồn: Niên giám thống kê 2014 các tỉnh [81 - 87] 199 Phụ lục 17 SO SÁNH SỐ BÁC SĨ, GIƯỜNG BỆN TRÊN 1 VẠN DÂN NĂM 2010 VÀ 2014 Năm 2010 Năm 2014 TT Tỉnh Bác sĩ trên 1 vạn dân (người) Giường bệnh trên 1 vạn dân (giường) Bác sĩ trên 1 vạn dân (người) Giường bệnh trên 1 vạn dân (giường) 1 Vĩnh Phúc 3046 2300 3210 6502 2 Bắc Ninh 2385 2340 3144 3346 3 Quảng Ninh 4832 3240 6042 4856 4 Hưng Yên 2698 2760 3832 3415 5 Hải Dương 3841 5191 3888 3220 6 Thái Bình 3675 4188 4090 5189 7 Nam Định 3733 4216 4908 4222 8 Ninh Bình 660 1670 650 2460 9 Hà Nam 1982 2440 2057 2532 Nguồn: Niên giám thống kê 2014 các tỉnh [81 - 87]

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_cac_tinh_uy_o_dong_bang_song_hong_lanh_dao_thuc_hie.pdf
  • pdfTom tat _T.Viet_ Nguyen Xuan Hung - da tham dinh.pdf
  • pdftrang thong tin Viet-Anh Nguyen Xuan Hung.pdf
Tài liệu liên quan