Tài liệu Luận chứng vai trò của tri thức đối với sự phát triển kinh tế: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
ĐỀ TÀI:
LUẬN CHỨNG VAI TRÒ CỦA TRI THỨC ĐỐI VỚI
SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ.
Người viết: ĐỖ THỊ THẢO
Lớp: Quản lý kinh tế 49A Khoá: 49
Khối: K22
Tiết 7, 8 tại D505
HÀ NỘI _2008
1. Luận chứng về tri thức và tri thức khoa học công nghệ .
1.1Tri thức là gì?
‘Từ điển tiếng việt” viện ngôn ngữ học định nghĩa “Tri thức là những hiểu biết có hệ thống về sự vật, hiện tượng tự nhiên trong xã hội”.
Theo quan điểm triết học,tri thức được hiểu là ... Ebook Luận chứng vai trò của tri thức đối với sự phát triển kinh tế
14 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1495 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận chứng vai trò của tri thức đối với sự phát triển kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kết quả của quá trình nhận thức,là phản ánh trung thực của thực tiễn vào tư duy con người, tính đúng đắn của nó thể hiện bằng sự kiểm nghiệm thực tế, đồng thời phù hợp với các nguyên lí của lí luậnvề nhận thức trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng.
Hiện nay, với những tác động mạnh mẽ của các tiến bộ khoa học và công nghệ, đặc biệt là của khoa học công nghệ thông tin và truyền thông, thế giới đang biến chuyển tới một nền kinh tế và xã hội mới mà thông tin và tri thức được xem là nguồn lực chủ yếu. Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, điều đó cũng tác động mạnh mẽ đến các nước đang phát triển. Như ta đã nói nó mang đến cho ta cả những cơ hội và những thách thức. Cơ hội sẽ tuột qua nếu không đủ bản lĩnh và hiểu biết để tận dụng, còn thách thức thì đầy nghiêm khắc và nghiệt ngã. Với sự xuất hiện của nền kinh tế tri thức thì kinh tế các nước có phát triển hay không điều đó còn phụ thuộc vào bản lĩnh, ý chí phát huy tiềm năng tri thức trong mỗi đất nước,phụ thuộc vào khả năng mở rộng một môi trường tự do và lành mạnh cho các hoạt động giao lưu thồng tin tri thức trong mỗi mước.Máy tính điện tử, công cụ chủ yếu của công nghệ thông tin hiện đại là loại máy móc thay thế con người trong các hoạt động lao động trí óc. Chất lượng và khối lượng của các hoạt động trí óc này không ngừng tăng lên theo sự tiến nhanh chóng khả năng lưu trữ, xử lý thông tin của máy tính và khả năng tính toán của khoa học công nghệ ngày càng được phát triển. Sự phong phú về thông tin dữ liệu cùng khả năng kịp thời khai thác chúng đã mang đến năng suất và chất lượng cho công tác quản lý, hoạt động kinh doanh và phát triển sản xuất, dịch vụ. Nhưng yêu cầu về thông tin trong các hoạt động đó đặc biệt là chất lượng trong công tác quản lý đòi hỏi chất lượng cao hơn, người làm quyết định không những chỉ cần tri thức mà cần phải hiểu rõ bản chất của tri thức để hỗ trợ việc làm của mình. Hoạt động nhận thức của con người bao gồm tìm kiếm tri thức để tăng cường hiểu biết tự nhiên, xã hội, cuộc sống đồng thời sử dụng các tri thức có được để tạo nên các kĩ thuật công nghệ và giải pháp nhằm không ngừng cải thiện cuộc sống. Trải qua nhiều thế kỷ tích luỹ và ngày càng có thêm sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, chúng ta đã có khả năng sử dụng rộng rãi trong các hoạt động kinh tế ở vào thời đại mà kĩ thuật và tri thức đang trở thành yếu tố chính trong các hoạt động đó. Và dĩ nhiên con người không chỉ thụ động sử dụng những tri thức đã có mà tìm kiếm, thu thập thêm tri thức cho hoạt động của mình. Nếu như trong thế kỷ qua con người luôn hướng tới phát hiện những tri thức có giá trị dưới dạng nguyên lý, kĩ thuật thì ngày nay trong công cuộc sống hàng ngày, trong công tác quản lý tri thức ngày một đóng vai trò quan trọng.Và trong bối cảnh như vậy tri thức đã có nhiều biến đổi. Đó là tri thức trở lên mở rộng hơn, phong phú hơn. Đặc biệt là tri thức ngày một trở lên quan trọng hơn.
1.2 Tri thức khoa học công nghệ là gì?
Tri thức khoa học công nghệ là kết quả của quá trình nhận thức, là phản ánh trung thực của thực tiễn với sự tác động của khoa học công nghệ vào tư duy con người,là những thông tin khoa học đã được thu thập, xử lý và nhận thức để dử dụng có ích vào cuộc sống của con người.
Thế giới đang biến chuyển tới nền kinh tế mới mà thông tin và tri thức được xem là nguồn lực chủ yếu thì tri thức khoa học công nghệ xuất hiện góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế hiện nay với những thành tựu to lớn. Với sự xuất hiện của tri thức khoa học công nghệ thì phương thức sản xuất ngày một hiện đại hơn. Đó là sự xuất hiện của máy kéo sợi rồi đến máy hơi nước. Đặc biệt sự xuất hiện của máy hơi nước đã làm cho sự phát triển kinh tế chuyển sang bước ngoặt mới. Rồi đến sự xúât hiện của những nguyên, nhiên liệu mới như polime, nguồn năng lượng mới như “năng lượng mặt trời”, năng lượng gió”,cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp…Tất cả những điều trên có được đều là do sự xuât hiện của tri thức khoa học công nghệ thông tin, cho thấy tri thức khoa học công nghệ thông tin quan trọng với sự phát triển kinh tế ngày nay như thế nào.
2.Luận chứng về vai trò của tri thức và tri thức khoa học công nghệ đối với sự phát triển kinh tế.
2.1Luận chứng về vai trò của tri thức với sự phát triển của kinh tế.
Tri thức là nền tảng, là động lực để phát triển kinh tế,là nhân tố đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc góp phần tạo nên mọi thành tựu và tiến bộ trong lịch sử phát triển của văn minh nhân loại.
Tri thức là nhận thức và kinh nghiệm mà loài người thu được trong quá trình cải tạo thế giới. Do vậy trong bất kì giai đoạn nào con người cũng luôn ứng dụng tri thức vào việc phát triển kinh tế. Trong các hình thái kinh tế khác nhau, mức độ tri thức được ứng dụng sâu rộng cũng khác nhau, cho nên tác dụng cũng khác nhau.
Trong ba thế kỉ qua, với những thành tựu kì diệu về phát triển khoa học và công nghệ đã đưa loài người từ nền văn minh nông nghiệp(văn minh gốc tự nhiên) vượt qua nền văn minh công nghiệp(văn minh gốc kĩ thuật) và ngày nay đang tiến vào nền văn minh trí tuệ(văn minh gốc con người). Trong nền văn minh này động lực thúc đảy nền sản xuất,nền kinh tế phát triển không phải là vốn, tài nguyên thiên nhiên, sức lao động giản đơn mà là tri thức. Tri thức tồn tại trong bộ óc con người, vai trò tự chủ con người là tiền đề để con người phát huy đầy đủ tri thức. Vì vậy nền văn minh trí tuệ, tri thức trở thành động lực lớn nhất của nền kinh tế. Khi chưa có chữ viết thi kĩ năng tri thức của con người được truyền qua tay, qua miệng. Sau khi nắm được chữ viết ,nhờ chữ viết mà người ta có thể nắm được kĩ năng tri thức rộng hơn,từ đó xuất hiện một tầng lớp trí thức chuyên truyền bá tri thức và sáng tạo tri thức. Sự biến đổi tư duy và hành vi của cộng đồng nhân loại chính là tiêu chí đổi mới tư duy của họ. Tri thức không giới hạn ở bất cứ một lĩnh vực nào, nó được thể hiện ở mọi lĩnh vực, đặc biệt là tri thức có vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực kinh tế. Tri thức thực sự có vai trò rất quan trọng cho sự phát triển kinh tế bởi mọi việc chúng ta làm đều phụ thuộc vào tri thức. Nếu chúng ta muốn ngày mai có cuộc sống sung túc hơn, muốn nâng cao mức
Sống trong từng hộ gia đình hay trong cả dân tộc cao hơn nữa là cho cả xã hội loài người thì chúng ta cần phải có tri thức bởi tri thức là nhân tố giúp chúng ta phát triển kinh tế, từ đó xây dựng đất nước giàu mạnh hơn. Nếu một đất nước giàu có về tài nguyên thiên nhiên nhưng tri thức yếu kém thì nước đó cũng không biết khai thác tài nguyên thế nào cho hợp lý. Điều này sẽ dẫn đến sự hoang phí về tài nguyên trong khi nước đó vẫn không phát triển được nhiều.Ví dụ điển hình là các nước Châu Phi mặc dù là khu vực mà tài nguyên thiên nhiên rất phong phú và đa dạng nhưng kinh tế khu vực này phần lớn phát triển kém và con nhờ vào sự viện trợ của các nước phát triển. Điều này là do tri thức ở đây kém, tỉ lệ người mù chữ còn cao khiến cho công tác khai thác tài nguyên thiên nhiên gặp nhiều khó khăn, không những thế do tri thức kém người dân còn không nhận thức đươc tầm quan trọng cua tài nguyên thiên nhiên dẫn đến việc khai thác bừa bãi gây nhiều hậu quả nghiêm trọng không những không phát triển kinh tế mà còn ảnh hưởng nhiểu đến xã hội loài người.Qua đây cho thấy tầm quan trọng của tri thức đối với sự phát triển kinh tế. Đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay khi thế giới đang ngày một cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên thì việc tạo ra những vật liệu nhân tạo ngày càng trở nên quan trọng. Muốn thực hiện được điều này chỉ có tri thức cao mới giúp con người có đủ khả năng phát hiện và tạo ra những nhiên vật liệu này.Nhà kinh tế người Anh Anfied Mashall đã phát biểu rằng:”…Tri thức là động cơ sản xuất mạnh nhất của chúng ta, nó tạo điều kiện cho chúng ta chinh phục thiên nhiên và …thoả mãn những ham muốn của chúng ta”. Hay theo báo cáo “Khoa học của thế giới”năm1994 của liên hợp quốc “Khoa học mãi mãi là nguồn của cải,khoảng cách giữa nước các nước giàu và nghèo ngày nay là khoảng cách nắm được ít hay nhiều tri thức”. Một nền giáo dục tốt đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao là điêù kiện tiền đề cho một nền kinh tế phát triển dựa trên tri thức.Cuộc cách mạng tri thức đang diễn ra mạnh mẽ và sôi động trên các châu lục sẽ làm cho tri thức loài người ngày càng phát triển cao hơn vì sự cạnh tranh mạnh.Với trí tuệ và con người Việt Nam, với những chủ trương,chính sánh đúng đắn của đảng và nhà nước Việt Nam thì chúng ta luôn hướng tới một nền kinh tế phát triển dựa trên tri thức sẽ có mặt tại Việt Nam, từ đó giúp kinh tế Việt Nam phát triển hơn.
2.2. Luận chứng vai trò của tri thức khoa học công nghệ với sự phát triển của kinh tế.
Tri thức khoa học công nghệ đóng vai trò quan trọng tới sự phát triển kinh tế, góp phần tụ động hoá nền kinh tế giúp kinh tế phát triển ngày càng mạnh, đạt hiệu quả cao.
Hiện nay công nghệ thông tin ngày càng trở lên quan trọng đối với sự phát triển kinh tế. Điều này thể hiện qua việc xuất hiện thần kì của cuộc cách mạng khoa học_công nghệ thế kỉ 20, cuộc cách mạng khoa học thần kì của thế giới loài người. Chính cuộc cách mạng này đã đưa loài người tới tầm phát triển cao hơn rất nhiều. Cuộc cách mạng náy xuất phát chủ yếu từ kinh nghiệm, từ kĩ thuật_ là thành tựu tuyệt vời của trí tuệ con người, được kết tinh trong một khối lượng đồ sộ của tri thức được dựa trên nền tảng của cáuatri thức rất trừu tượng như toán học hay vật lý học. Sự ra đời của máy điều khiển tự động, trong đó có máy vi tính là quan trọng nhất bởi nó có thể hoạt động thay cho trí óc con người. Sau khi có máy vi tính và hệ thống thông tin liên lạc hiện đại, tri thức của nhân loại tăng lên nhanh chóng và khi đó người ta nói đến sự bùng nổ của tri thức khoa học công nghệ. Muốn có tri thức khoa học công nghệ, một mặt phải có tri thức khoa học cơ bản, và mặt khác không thể thiếu kinh nghiệm, những thủ thuật chuyên môn. Tri thức khoa học công nghệ với những yếu tố như trên đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế. Nhờ có tri thức khoa học công nghệ mà đã có nhiều ngành công nghệ cao ra đời như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học. Những ngành công nghệ này đã tạo ra bước phát triển mới trong nền kinh tế. Đặc biệt là khoa học công nghệ thông tin với sự ra đời của máy vi tính như đã nói ở trên và cao hơn nữa là sự ra đời của những chú robot, mà tương lai sẽ đóng góp nhiều cho sự phát triển của kinh tế tri thức sau này. Chính sự xuất hiện của tri thức khoa học công nghệ đã góp phần quan trọng vào việc giúp cho máy móc ngày một trở lên hiện đại hơn, đặc biệt là trở lên tụ động hoá. Việc sử dụng máy móc hiện đại thay cho sức lao động của con người giúp cho việc sản xuất trở nên nhanh chóng hơn, giúp cho trong cùng một thời gian nhưng sản xuất ra lượng hàng hoá nhiều hơn.
Nói tóm lại, với sự xuất hiện của tri thức khoa học công nghệ đã làm cho sự phát triển của kinh tế thế giới trở lên nhanh chóng một cách vượt bậc. Riêng đối với Việt Nam, tri thức khoa học công nghệ xuất hiện giúp cho nền kinh tế Việt Nam phát triển theo con đường mới nhanh hơn đó là con đường dụă nhiều vào khoa học công nghệ chư không như trước đây chủ yếu dựa vào ngành nông nghiệp, một nganh không đòi hỏi đến những công nghệ hiện đại như ngày nay, từ đó giúp cho nền kinh tế Việt Nam nhanh chóng hội nhập với nền kinh tế thế giới.
Qua trên, ta thấy tri thức và tri thức khoa học_công nghệ là yếu tố quyết định cho sự phát triển của các quốc gia. Các nước có thành tựu kinh tế phát triển cao cũng là những nước thu hút được nhiều nhất lực lượng tri thức trên thế giới. Sự giàu có về tri thức đang góp phần tạo dựng thương hiệu quốc gia, đồng thời là cơ sở và cơ hội cho sự phát triển đất nước bền vững.
3.Vai trò của tri thức khoa học công nghệ với sự ra đời của nền kinh tế tri thức.
3.1Kinh tế tri thức là gì?
Theo định nghĩa của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế(OECD) đưa ra năm 1995:Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra ,phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế ,tạo ra của cải nâng cao chất lượng cuộc sống.
Với định nghĩa trên có thể hiểu kinh tế tri thức là trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất xã hội,mà trong quá trình lao đông của từng người lao động và toàn bộ lao động xã hội ,trong từng sản phẩm và trong tổng sản phẩm và trong tổng sản phẩm quốc dân thì hàm lượng lao động cơ bắp ,hao phí lao động cơ bắp giảm đi trong khi hàm lượng tri thức, hao phí lao động tri óc tăng lên.
Tuy nhiên cũng có thể hiểu đơn giản kinh tế tri thức là là nền kinh tế trong đó khoa học, kĩ thuật và công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, là yếu tố hang đầu quyết định việc sản xuất ra của cải,sức cạnh tranh và triển vọng phát triển.
Như vậy trong nền kinh tế tri thức, vấn đề không chỉ ở việc tạo ra tri thức,mà phải thu nhận, sử dụng và truyền bá tri thức. Kinh tế tri thức không chỉ bao gồm duy nhất các lĩnh vực lao động với công nghệ cao, sử dụng lao động có tri thức và lao động có kĩ năng cao là chính mà còn là quá trình tri thức xâm nhập và chi phối tất cả các hoạt động kinh tế. Nghĩa là không phải tất cả các ngành đều dựa tên nền tảng công nghệ kĩ thuật cao, song điều chắc chắn là tất cả đều hoạt động dưới sự chi phối của tri thức.
Nền kinh tế tri thức được nuôi dưỡng bằng năng lượng vô tận và năng động là tri thức nên phát triển nhanh và khả năng bền vững rất cao.
Môt số ngành kinh tế tri thức như:dịch vụ khoa học và công nghệ, dịch vụ tin học, các ngành công nghiệp công nghệ cao.
Tiêu trí cơ bản của một nền kinh tế tri thức là:
_Về cơ cấu GDP:hơn 70% do các ngành sản xuất, dịch vụ và công nghệ cao.
_Cơ cấu giá trị gia tăng: hơn 70% do lao động trí óc đem lại.
_cơ cấu lao động : hơn 70% là những công nhân có tri thức.
_Cơ cấu tư bản: hơn 70% là vốn con người.
Ngoài ra còn có các tiêu trí về giáo dục và văn hoá.
3.2. Đặc trưng cơ bản của nền kinh tế tri thức.
Ở trình độ kinh tế tri thức những nganh dựa vào tri thức, dựa vào những thành tựu mới của khoa học,công nghệ có tác dụng to lớn tới sự phát triển xã hội. Chẳng hạn như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học…; nhưng cũng có thể là những nghành kinh tế truyền thống được ứng dụng khoa học công nghệ cao.
Một số ngành kinh tế được coi là kinh tế tri thức khi giá trị do tri thức tạo ra chiếm tỉ lệ áp đảo(khoảng 70%) trong tổng giá trị sản xuất của ngành đó.Một nền kinh tế được coi là đã phát triển đến trình độ kinh tế tri thức khi tổng sản phẩm các ngành kinh tri thức chiếm khoảng 70% tổng sản phẩm trong nước.
Trên thế giới hiện nay, ở các nước thuộc tổ chức OECD các ngành kinh tế tri thức đóng góp trên 50% GDP. Nhiều nền kinh tế công nghiệp mới và các nước đang phát triển cũng đang hướng mạnh vào kinh tế tri thức,tập trung nỗ lực để phát triển nhanh một số ngành kinh tế tri thức,như công nghệ thong tin,internet, thương mại điện tử, công nghệ phần mềm...
Trong kinh tế tri thức, tri thức trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp,là vốn quý nhất, là nguồn lực quan trọng hàng đầu, quyết định sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Trong kinh tế tri thức,cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động kinh tế có những biến đổi sâu sắc, nhanh chóng; trong đó các ngành kinh tế dựa vào tri thức, dựa vào các thành tựư mới nhất của khoa học công nghệ ngày càng tăng và chiếm đa số.
Trong kinh tế tri thức, công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực và thiết lập được mạng thông tin đa phương tiện phủ khắp nước, nối với hầu hết các tổ chức, các gia đình.Thông tin trở thành tài nguyên quan trọng nhất của nền kinh tế.
Trong kinh tế tri thức nguồn nhân lực nhanh chóng được tri thức hoá; sự sáng tạo, đổi mới, học tập trở thành yêu cầu thường xuyên đối với mọi người và phát triển con người trở thành nhiệm vụ trung tâm của xã hội.
Trong kinh tế tri thức mọi hoạt động đều có liên quan đến vấn đề toàn cầu hoá kinh tế, có tác động tích cực hoặc tiêu cực sâu rộng tới nhiều mặt của đời sống xã hội trong mỗi quốc gia và trên toàn thế giới.
Với những đặc trưng trên vai trò của kinh tế tri thức ngày một lớn hơn. Báo cáo chính trị tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 10 của đảng nhấn mạnh “Tranh thủ cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta dể rút ngắn quá trình công nghiệp hoá _hiện đại hoá đát nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri htức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và công nghiệp hoá _hiện đại hoá.
3.3Tác động của xu thế phát triển kinh tế tri thức đến quan hệ kinh tế quốc tế.
Quá trình chuyển từ kinh tế công nghệ công nghiệp sang kinh tế tri thức có tác động mạnh đến quan hệ kinh tế quốc tế,từ phương thức hoạt động đến nội dung,cấu trúc các mối quan hệ đó. Ta có thể đưa ra một số tác đông sau:
_Kinh tế tri thức đẩy nhanh quá trình toàn cầu hoá, làm cho nó trở thành xu thế bao trùm quan hệ quốc tế hiện đại. Do kinh tế tri thức chủ yếu dựa trên việc tạo ra và sử dụng tri thức vốn mang tính chất năng động, lan toả không biên giới, trước hết là khoa học_ công nghệ nên lực lượng sản xuất thế giới và các hoạt đọng kinh tế của con người ngày càng được đa dạng hoá, đa phương hoá trên phạm vi toàn cầu.
_Qúa trình phát triển kinh tế tri thức làm cho phân công lao động trở lên sâu sắc và rộng khắp toàn cầu. Cùng với quá trình chuyển từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức, tri thức mà trước hết là khoa học công nghệ sẽ phát triển nhanh chóng, làm cho phân công lao động phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Bởi vì trong thời đại này khoa học_công nghệ và con người sẽ áp đảo các lợi thế về tài nguyên và đất đai…Một xu thế khác là sự phân công chuyên sâu trong hợp tác quốc tế cũng được tăng cường theo hướng ngày càng có nhiều công ty đi chuyên sâu vào sản xuất một mặt hàng, một chi tiết cụ thể của một sản phẩm hoặc chỉ cung cấp một dịch vụ chuyên môn nhất định.
_Phát triển kinh tế tri thức sẽ làm thay đổi sâu sắc cơ cấu kinh tế thế giới và cấu trúc của quan hệ kinh tế quốc tế. Trong những năm 60, cơ cấu sản phẩm thế giới và các ngành nông nghiệp_công nghiệp_dịch vụ có tỉ lệ là 10.4%_28.4%_50,4% thì đến năm 90 cơ cấu này đã có sự thay đổi mạnh mẽ với tỉ lệ 4,4%_21%_62,4%.Chiếm vị trí ngày càng quan trọng trong cơ cấu kinh tế thế giới là các ngành kinh tế dựa vào tri thức. Sự thay đổi trong cơ cấu của các nước và kinh tế thế giới kéo theo biến đổi trong cấu trúc kinh tế quốc tế, thể hiện ở một số khía cạnh sau:
+Hàng hoá dịch vụ có hàm lượng trí tuệ cao ngày càng chiếm vị trí chủ chốt trong thương mại quốc tế.
+Thương mại điện tử là ngành lĩnh vực phát triển nhanh nhất và sẽ đóng vai trò hang đầu trong thương mại thế giới.
+Tình trạng vừa cạnh tranh vừa hợp tác giữa các doanh nghiệp và tính năng động, linh hoạt trên phạm vi quốc tế của chúng ngày càng tăng. Để tồn tại và phát triển trong quá trình toàn cầu hoá, các công ty luôn tìm cách đổi mới công nghệ và nâng cao năng lực cạnh tranh. Hai xu hướng sáp nhập và chia nhỏ của các công ty đang cùng diển ra, tạo nên sự linh hoạt của nền kinh tế.
+Lợi thế của các quốc gia trong thương mại quốc tế thay đổi theo xu hướng giảm dần các lợi thế các ngành truyền thống như đất đai, tài nguyên, nhân công rẻ, vị trí địa lý… và tăng vai trò của yếu tố tri thức. Tong điều kiện hiện tại, các nước phát triển sẽ có lợi thế hơn các nước đang phát triển vì trình độ công nghệ của họ nhìn chung là phát triển hơn, lại nắm giữ hầu hết các nguồn vốn và đội ngũ công nhân tri thức đông đảo.Tuy nhiên đây cũng là cơ hội để các nước đang phát triển “đi tắt đón đầu” để phát triển kinh tế và thu hẹp khoảng cách so với các nước đi trước.
+Đặc tính tăng trưởng của nền kinh tế thị trường sẽ tạo nên sự biến dổi nhanh nhất về chất trong quan hệ kinh tế quốc tế. Kinh tế quốc tế sẽ tạo phát triển một cách ổn định, nguy cơ về khủng khoảng sẽ không còn là một bóng đen bao trùm lên quan hệ kinh tế quốc tế nữa.
Chính vì những điều trên mà nhiều nhà khoa học cho rằng kinh tế tri thức đang được hình thành một cách tất yếu, khách quan trong xã hội tư bản chủ nghĩa. Khi kinh tế tri thức phát triển lan rộng sẽ làm sâu sắc thêm những mâu thuẫn cơ bản của chủ nhĩa tư bản,mặt khác sẽ tạo ra tiền đề vật chất to lớn cho một xã hội cao hơn xã hội tư bản chủ nghĩa.
3.4. Do ở ác nước tư bản chủ nghĩa, công nghệ thông tin được khai thác một cách mạnh mẽ ở mọi lĩnh vực nên thu được một lợi nhuận cao khiến một số người ngộ nhận rằng : Công nghệ thông tin là nhân tố quyết định đối với sự ra đời của nền kinh tế tri thức. Điều này trái với quan điểm duy vật lịch sử luôn cho rằng : Công nghệ thông tin chỉ góp phần tụ động hoá công tác quản lý các hoạt động trong xã hội và có đóng góp to lớn trong việc nâng cao năng suất xã hội.
Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ 2 đã đem lại bước phát triển đột biến cho kinh tế loài người với sự ra đời của rất nhiêu phương tiện sản xuất mới hiện đại. Cuộc cách mạng khoa học này đã đưa các quốc gia công nghiệp phát triển đến xã hội tin học bằng cuộc cách mạng tin học. Người ta ước tính rằng trong thế kỉ 20 toàn bộ lượng thông tin, tri thức tăng thêm khoảng 1000 lần so với đầu thế kỉ và vượt trội hơn tất cả các tri thức mà loài người tích luỹ được trong suốt lịch sử phát triển thế kỉ 19 trở về trước. Đây chính là bước ngoặt lớn cho sự phát triển của kinh tế thế giới.
Với sự xuất hiện của tri thức khoa học công nghệ đã đưa loài người dần tiến tới một nền kinh tế mới, đó là kinh tế tri thức.
Tri thức khoa học_công nghệ cùng với lao dộng kĩ năng là lực lượng sản xuất thứ nhất, là lợi thế phát triển quyết định của nền kinh tế tri thức.
Trí tuệ con người được thể hiện trong tri thức khoa học công nghệ cùng với kĩ năng lao động cao là lợi thế có ý nghĩa quyết định triển vọng phát triển của mọi quốc gia hay cụ thể hơn là của mỗi người trong thời đại ngày nay.
Lịch sử phát triển hiện đại chứng tỏ rằng các lợi thế tự nhiên như tài nguyên thiên nhiên, nhân công rẻ do thiếu kĩ năng, gắn với lao động đơn giản thuần tuý ngày nay giảm bớt vai trò trong khi đó trình độ khoa học_công nghệ và nguồn nhân lực tri thức là những nhân lực có kĩ năng cao ngày càng đóng vai trò quyết định thắng lợi trong cuộc đua tranh_cạnh tranh tới nền kinh tế tri thức.
Trong nền kinh tế tri thức yếu tố sản xuất quý nhất, động lực quan trọng nhất cho sự phát triển kinh tế hiện nay là tri thức khoa học_công nghệ. Biểu hiện đó là ở một nước phát triển như Mỹ thì công nhân tới 60% là công nhân tri thức. Trong khi cơ hội cho các nguồn lao động khác như lao động thiêú kĩ năng ngày càng bị thu hẹp và chúng sẽ bị mất đi khi sử dụng thì tri thức khoa học _công nghệ có thể được chia sẻ và trên thực tế lại được tăng lên khi sử dụng. Tính chung cho cả khối OECD tỉ lệ thất nghiệp trong nhóm những người chỉ có bằng phổ thông hoặc thấp hơn chiếm 10.5% trong khi tỷ lệ này trong nhóm những người có bằng đại học là 3.8%. Tại nhiều nước phát triển trong khi khu vực sản xuất truyền thống đang phải liên tục cắt giảm lượng nhân công thì những ngành công nghiệp thâm dụng tri thức như máy tính, viễn thông, thông tin, dược… lại đang khan hiếm nhân công và có nhu cầu cao về việc nhập khẩu lao động kĩ thật từ nước ngoài. Trong những ngành công nghệ cao như công nghệ nano, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học thậm chí không dừng lại ở mức đại học mà cao hơn nưã như cao học hay thạc sĩ thậm chí là tiến sĩ….
Trong kinh tế tri thức, tri thức khoa học vừa được sử dụng để quản lý, điều khiển và tham gia vào các quá trình như sản xuất công cụ sản xuất, vừa trực tiếp là nhân tố trong sản phẩm nhưng cũng là nguyên liệu gián tiếp.Nói tóm lại, tri thức khoa học_công nghệ là tư liệu sản xuất của kinh tế tri thức.
Có thể khẳng định ngay kinh tế tri thức không phải là một bước thay đổi đột biến, hay một sáng tạo của một lý thuyết nào đó mà là hình thái phát triển cao hơn của nền kinh tế do sự phát triển của tri thức khoa học_công nghệ trong thời gian gần đây. Và tiến tới nền kinh tế tri thức đang là nhiệm vụ đặt ra cho các nước trên thế giới.
4.Kết luận
Thế giới đã bước sang thế kỉ 21, thế kỉ của những thành tựu kì diệu của cuộc cách mang khoa học_công nghệ hiện đại, thế kỉ của nền kinh tế tri thức. Nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Anh…đã và đang củng cố được vị trí của mình trên trường quốc tế ngày một vững mạnh hơn.Vậy với một đất nước đang phát triển như Việt Nam liệu chúng ta có thể tận dụng được cơ hội này để phát triển kinh tế nhanh chóng hội nhập với kinh tế thế giới được hay không? Điều này đòi hỏi mỗi người phải dày công nghiên cứu, tìm tòi nắm vững kiến thức khoa học hiện đại, rèn luyện kĩ năng thực hành và vận dụng sang tạo vào hoàn cảnh đất nước con người Việt Nam, trở thành tài năng trẻ ngay từ khi còn ngồi trên nghế nhà trường.
Đất nước ta đang trên con đường hội nhâp nền kinh tế thế giới vì vậy khoa học công nghệ đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng và phát triển nền kinh tế tri thức. Trước mắt chúng ta là rất nhiều cơ hội và thách thức. Và bằng sự nỗ lực cuả mỗi cá nhân trong xã hội chúng ta đang quyết tâm ngày một đưa đất nước phát triển hơn, hội nhập hơn với nền kinh tế thế giới.
Với tôi khi vẫn còn đang ngồi trên nghế nhà trường thì nhiệm vụ trọng tâm nhất vẫn là nỗ lực học hành để sau này trở thành một tri thức lớn góp phần cho sự phát triển kinh tế của đất nước.
MỘT SỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO
_GIÁO TRÌNH KINH TẾ CHÍNH TRỊ_ NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
_TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT_ NHÀ XUẤT BẢN ĐÀ NẴNG_ TRUNG TÂM TỪ ĐIỂN HỌC _HÀ NỘI_ĐÀ NẴNG NĂM 2000
_CUỐN “BƯỚC CHUYỂN SANG NỀN KINH TẾ TRI THỨC Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI HIỆN NAY CỦA NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC (LƯU NGỌC ANH CHỦ BIÊN
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 11100.doc