LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Hà Sơn Thái
MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU
5
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
10
Chương 1
Ý THỨC DÂN TỘC TRONG BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM CỦA THANH NIÊN QUÂN ĐỘI - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
31
1.1.
Quan niệm về ý thức dân tộc và bảo vệ chủ quyề
218 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 403 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Luận án Ý thức dân tộc trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam của thanh niên quân đội hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ền biển, đảo Việt Nam
31
1.2.
Đặc điểm của thanh niên quân đội và quan niệm về ý thức dân tộc trong bảo vệ chủ biển, đảo Việt Nam của thanh niên quân đội
52
Chương 2
THỰC TRẠNG Ý THỨC DÂN TỘC TRONG BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM CỦA THANH NIÊN QUÂN ĐỘI HIỆN NAY VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA
76
2.1.
Thực trạng ý thức dân tộc trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam của thanh niên quân đội hiện nay
76
2.2.
Nguyên nhân, kinh nghiệm và một số vấn đề đặt ra đối với ý thức dân tộc trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam của thanh niên quân đội hiện nay
92
Chương 3
YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NÂNG CAO Ý THỨC DÂN TỘC TRONG BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM CỦA THANH NIÊN QUÂN ĐỘI HIỆN NAY
116
3.1.
Dự báo nhân tố tác động và yêu cầu nâng cao ý thức dân tộc trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam của thanh niên quân đội hiện nay
116
3.2.
Những giải pháp cơ bản nâng cao ý thức dân tộc trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam của thanh niên quân đội hiện nay
128
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
154
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
157
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
158
PHỤ LỤC
175
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
Chữ viết đầy đủ
Chữ viết tắt
1
Chính trị quốc gia
CTQG
2
Chủ nghĩa xã hội
CNXH
3
Chủ quyền biển, đảo
CQBĐ
4
Chủ quyền biển, đảo Việt Nam
CQBĐVN
5
Đảng Cộng sản Việt Nam
ĐCSVN
6
Nhà xuất bản
Nxb
7
Xã hội chủ nghĩa
XHCN
MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu khái quát về luận án
Đề tài: “Ý thức dân tộc trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam của thanh niên quân đội hiện nay” là vấn đề nghiên cứu đã được tác giả quan tâm, ấp ủ từ lâu. Ý thức dân tộc là yếu tố quan trọng hàng đầu để nhân dân Việt Nam nói chung và thanh niên quân đội nói riêng hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ nói chung và bảo vệ CQBĐVN trong mọi tình huống. YTDT trong bảo vệ CQBĐVN là vấn đề quan trọng và cấp thiết đối với các đơn vị trong toàn quân, nhất là trong bối cảnh nước ta đang thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TW của Đảng “Về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020” trong điều kiện có sự gia tăng mạnh mẽ làn sóng chủ nghĩa dân tộc cực đoan ở một số nước trong việc giải quyết tranh chấp CQBĐ ở khu vực biển Đông hiện nay. Đây là đề tài mới và khó; tuy nhiên, trên cơ sở tiếp cận kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học trước về YTDT, ý thức bảo vệ Tổ quốc, thanh niên quân đội, CQBĐVN, bảo vệ CQBĐVN; được sự góp ý, giúp đỡ của các cán bộ hướng dẫn khoa học, các chuyên gia, các nhà khoa học và những kinh nghiệm của bản thân đã cho phép tác giả triển khai nghiên cứu đề tài này.
Đề tài luận án tập trung luận giải, làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn YTDT trong bảo vệ CQBĐVN của thanh niên quân đội hiện nay, trên cơ sở đó dự báo những nhân tố tác động, đề xuất những yêu cầu và giải pháp cơ bản nâng cao YTDT trong bảo vệ CQBĐVN của thanh niên quân đội đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ CQBĐ, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Đề tài nghiên cứu không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố.
2. Lý do lựa chọn đề tài
Một là, xuất phát từ vị trí, vai trò của YTDT trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. YTDT là nhân tố quan trọng tạo nên sức mạnh chính trị, tinh thần trong quá trình lịch sử tồn tại và phát triển của dân tộc: “Trong lịch sử hàng ngàn năm, đất nước ta đã bao lần phải đối mặt với những mưu đồ xâm lược của các thế lực ngoại bang. Ý thức dân tộc tạo nên một sức mạnh vô địch đánh bại mọi kẻ thù, trong đó có những kẻ thù to lớn và xảo quyệt nhất” [68, tr.5]. YTDT là một trong những động lực cơ bản đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của quốc gia dân tộc. YTDT Việt Nam được hình thành, phát triển gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước, là cội nguồn sức mạnh của dân tộc Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử.
Hai là, xuất phát từ vị trí, vai trò của biển, đảo Việt Nam đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Biển, đảo có vị trí rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của hầu hết các quốc gia có biển trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Biển Đông có vị trí chiến lược về địa kinh tế, địa chính trị và địa quân sự trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và thế giới; nơi đang diễn ra sự cạnh tranh quyết liệt trong chiến lược toàn cầu của các lực lượng, nhất là Mỹ và Trung Quốc; nơi đang có những tranh chấp về chủ quyền biển, đảo giữa các nước trong khu vực; đặc biệt, với yêu sách phi lý về “đường 9 đoạn”, tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc, trong đó có những hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; đồng thời, sự gia tăng xu hướng dân tộc chủ nghĩa trong khu vực và thế giới làm cho tranh chấp trên Biển Đông diễn biến gay gắt, phức tạp. Là một quốc gia nằm bên bờ Biển Đông, với bờ biển dài trên 3.260 km với hơn 1 triệu km2 vùng đặc quyền kinh tế, với gần 3.000 đảo và một số quần đảo, Việt Nam có nguồn tài nguyên đặc biệt về biển, đảo như: tài nguyên sinh vật, tài nguyên phi sinh vật, tài nguyên vị thế. Việc khai thác, sử dụng, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, đảo một cách bền vững, hiệu quả, cùng với bảo vệ, giữ vững chủ quyền, an ninh biển, đảo Việt Nam là những nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài Yêu cầu bảo vệ vững chắc CQBĐVN trong mọi tình huống đặt ra việc nâng cao YTDT trong bảo vệ CQBĐVN của nhân dân nói chung và thanh niên quân đội nói riêng là vấn đề hết sức quan trọng và cấp thiết hơn bao giờ hết.
Ba là, xuất phát từ vị trí, vai trò của thanh niên quân đội đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới nói chung, vai trò YTDT trong bảo vệ CQBĐVN của thanh niên quân đội nói riêng. Bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ CQBĐVN là sự nghiệp thường xuyên và trọng yếu của cả hệ thống chính trị và toàn dân tộc. Trong đó, thanh niên quân đội là lực lượng chủ yếu, nòng cốt, là lực lượng đông nhất và trực tiếp bảo vệ CQBĐVN, có vai trò quyết định đến thắng lợi sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ CQBĐVN. Trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ CQBĐVN, thanh niên quân đội luôn nêu cao YTDT và giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH, khắc phục khó khăn hoàn thành nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng nên truyền thống vẻ vang của Quân đội ta “Trung với nước, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng” [121, tr. 435].
Bốn là, xuất phát từ thực trạng YTDT trong bảo vệ CQBĐVN của thanh niên quân đội hiện nay. Thanh niên Việt Nam, trong đó có thanh niên quân đội luôn có YTDT đúng đắn, thể hiện tinh thần yêu nước sâu sắc, nêu cao tinh thần đoàn kết dân tộc, sẵn sàng xả thân trong mọi tình huống vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ CQBĐVN, có những hành động thiết thực góp phần quan trọng vào việc giữ gìn môi trường hòa bình, hợp tác và phát triển của đất nước, giữ vững CQBĐVN. Tuy nhiên, hiện nay một bộ phận thanh niên Việt Nam, trong đó có thanh niên quân đội, YTDT trong bảo vệ CQBĐVN chưa đầy đủ và đúng đắn. Đó là những biểu hiện hời hợt và mơ hồ về nhận thức, thờ ơ về thái độ, thiếu ý chí quyết tâm và niềm tin, không có những hành động tích cực trong bảo vệ CQBĐVN. Hiện trạng đó, nếu không khắc phục kịp thời và có hiệu quả thì chẳng những ảnh hưởng đến kết quả thực hiện nhiệm vụ bảo vệ CQBĐVN hiện nay, mà còn gây phương hại đến bản chất “Bộ đội Cụ Hồ” và kết quả hoàn thành trọng trách bảo vệ Tổ quốc mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao cho.
Từ những lý do trên tác giả lựa chọn vấn đề “Ý thức dân tộc trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam của thanh niên quân đội hiện nay” làm đề tài nghiên cứu của luận án.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích
Trên cơ sở luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn về YTDT trong bảo vệ CQBĐVN của thanh niên quân đội, đề xuất yêu cầu và giải pháp cơ bản nâng cao YTDT trong bảo vệ CQBĐVN của thanh niên quân đội hiện nay.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ quan niệm, vai trò, đặc điểm YTDT trong bảo vệ CQBĐVN của thanh niên quân đội.
- Đánh giá thực trạng, làm rõ nguyên nhân và một số vấn đề đặt ra về YTDT trong bảo vệ CQBĐVN của thanh niên quân đội hiện nay.
- Dự báo những nhân tố tác động, đề xuất yêu cầu và những giải pháp cơ bản nâng cao YTDT trong bảo vệ CQBĐVN của thanh niên quân đội hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Ý thức dân tộc trong bảo vệ CQBĐVN của thanh niên quân đội.
* Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Phạm vi nội dung nghiên cứu: Luận án nghiên cứu YTDT trong bảo vệ CQBĐVN của thanh niên Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.
- Phạm vi khách thể nghiên cứu: Là thanh niên quân đội bao gồm: sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan và binh sĩ; trong đó, chủ yếu tập trung vào thanh niên thuộc các đơn vị của: Hải quân nhân dân Việt Nam, Cảnh sát biển Việt Nam, Bộ đội Biên phòng Việt Nam, Quân chủng Phòng không - Không quân trực tiếp tham gia bảo vệ CQBĐVN.
- Phạm vi thời gian nghiên cứu: Các số liệu nghiên cứu từ năm 2006 đến nay.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận, thực tiễn
Cơ sở lý luận
Dựa vào các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về YTDT, về bảo vệ Tổ quốc, về thanh niên và xây dựng quân đội cách mạng của giai cấp công nhân và Nhà nước XHCN.
Cơ sở thực tiễn
Thực trạng YTDT trong bảo vệ CQBĐVN của thanh niên quân đội, thông qua kế thừa kết quả các công trình nghiên cứu đã được công bố liên quan đến đề tài luận án; dựa vào các tư liệu, tài liệu, báo cáo, thống kê của các đơn vị đóng quân trên các vùng biển, đảo của Việt Nam; từ sự khảo sát điều tra xã hội học của tác giả luận án đối với đội ngũ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan và binh sĩ độ tuổi thanh niên ở các đơn vị: Hải quân nhân dân Việt Nam, Cảnh sát biển Việt Nam, Bộ đội Biên phòng Việt Nam, Quân chủng Phòng không - Không quân.
* Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận chung
Luận án được thực hiện từ sự vận dụng phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Phương pháp chuyên ngành chủ nghĩa xã hội khoa học
Phương pháp chuyên ngành chủ nghĩa xã hội khoa học chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu đề tài là phương pháp lôgic - lịch sử; phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp chuyên gia. Ngoài ra, tác giả luận án còn vận dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành khác như: thống kê, so sánh, điều tra xã hội học, xin ý kiến chuyên gia...
6. Những đóng góp mới của luận án
- Đưa ra quan niệm mới và luận giải rõ quan niệm về YTDT trong bảo vệ CQBĐVN của thanh niên quân đội hiện nay.
- Luận giải thực trạng và một số vấn đề đặt ra đối với YTDT trong bảo vệ CQBĐVN của thanh niên quân đội hiện nay.
- Xác định yêu cầu và đề xuất những giải pháp cơ bản nâng cao YTDT trong bảo vệ CQBĐVN của thanh niên quân đội hiện nay.
7. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần phát triển lý luận về YTDT trong bảo vệ CQBĐVN và biểu hiện ở thanh niên Quân đội nhân dân Việt Nam; đồng thời, cung cấp luận cứ khoa học để Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, trước hết là lãnh đạo, chỉ huy quản lý trực tiếp thanh niên nâng cao YTDT trong bảo vệ CQBĐVN của thanh niên quân đội hiện nay ở các đơn vị cơ sở. Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy các vấn đề liên quan ở các nhà trường trong quân đội và cho đội ngũ cán bộ cơ sở hiện nay.
8. Kết cấu của luận án
Luận án gồm: Mở đầu; tổng quan các vấn đề nghiên cứu; 3 chương (6 tiết); danh mục các công trình công bố kết quả nghiên cứu của đề tài luận án; danh mục tài liệu tham khảo được trích dẫn, sử dụng trong luận án và phụ lục.
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
LUẬN ÁN Ý THỨC DÂN TỘC TRONG BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM CỦA THANH NIÊN QUÂN ĐỘI HIỆN NAY
1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài luận án
1.1. Nhóm công trình nghiên cứu về ý thức dân tộc
Trong cuốn sách “Dân tộc trong lịch sử và thời đại ngày nay”, An-phơ-rét Co-đin-gơ đã viết: “Khái niệm “Ý thức dân tộc” trong triết học Mácxít-Lêninnít trước đây hầu như không được nghiên cứu” [31, tr. 335]. Vì vậy, đây là một khó khăn tác giả luận án trong tiếp cận, nghiên cứu và kế thừa các nội dung liên quan đến đề tài luận án.
Trước đây, các nhà lý luận của Liên Xô và một số nước Đông Âu cũng đã đề cập trên góc độ triết học về vấn đề dân tộc trong đó có một số khía cạnh về YTDT, cụ thể: Trong cuốn sách “Dân tộc và cá nhân” [41] của tác giả A.F. Dashdamirov đã đề cập tới mối quan hệ qua lại giữa dân tộc và cá nhân, xem xét cá nhân với tính cách là chủ thể của các quan hệ xã hội, trong đó có quan hệ dân tộc và cũng đã đề cập sơ lược đến YTDT và ý thức tự giác tộc người. Trong cuốn sách “Dân tộc trong lịch sử và thời đại ngày nay” [31] của tác giả An-phơ-rét Co-đin-gơ đã phân tích về vấn đề dân tộc trên quan điểm duy vật lịch sử, trong đó có đề cập đến vấn đề YTDT. Nhìn chung, những cuốn sách của những tác giả nêu trên có nhiều giá trị về góc độ nghiên cứu dân tộc trong lịch sử. Tuy nhiên, thực tiễn mấy năm gần đây đã cung cấp dữ kiện, một mặt chứng minh cho tính đúng đắn của những luận điểm đã được nêu trên, mặt khác cũng làm bộc lộ những thiếu sót của nhiều luận điểm khác, làm cho chúng không còn đứng vững. Cụ thể, An-phơ-rét Co-đin-gơ đề cập tới “Sự phát triển của ý thức dân tộc xã hội chủ nghĩa ở nước Cộng hòa Dân chủ Đức”, “Những quy luật trong sự phát triển dân tộc xã hội chủ nghĩa và triển vọng của dân tộc Đức xã hội chủ nghĩa” cho đến nay thực tế đã thay đổi ngoài dự kiến của tác giả.
Hiện nay, có một số công trình của các nhà nghiên cứu đi sâu phân tích sự biến đổi của vấn đề dân tộc như : “Ethnic Conflic in Southeast Asia” (Mâu thuẫn dân tộc ở Đông Nam Á), Singapore; “The New Global Polictics of the Asia - Pacific” (Chính trị toàn cầu mới của Châu Á - Thái Bình Dương), của các tác giả Michael K.Connors, Resmy Davison (Australia) và Jorn Dosch (Anh) [210], đã phân tích tình hình an ninh khu vực, đặc biệt là điểm nóng Biển Đông, Hồi giáo cực đoan và các nhóm nổi dậy địa phương do kinh tế còn yếu kém và thiếu một mạng lưới an ninh khu vực. Đây là những tư liệu hữu ích cung cấp thông tin bổ ích giúp tác giả trong quá trình nghiên cứu nội dung YTDT ở khu vực này.
Bài “Tình hình cơ bản Việt Nam và quan hệ Trung - Việt” (Vietnam Basic Situation and the China - Vietnam Relationship) [194] của Cổ Tiểu Tùng, giáo sư Cốc Nguyên Dương cũng có hàng loạt bài viết như: “Bàn cờ Đông Nam Á và nước cờ đột phá Việt Nam” (The Southeart Asia Chessboard and the Ground - breaking Movement of Vietnam và bài “Trung - Việt đã giải quyết 2/3 tranh chấp lãnh thổ” (China-Vietnam have Resolved 2/3 of Territorial Disputes) [31]. Các tác giả đều nhận định khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam là trọng điểm bố trí chiến lược của Trung Quốc cũng là nơi được các nước lớn bên ngoài khu vực quan tâm “chăm sóc” vì lợi ích của chính họ khiến tình hình nơi này thiếu ổn định. Tác giả cũng phân tích vai trò địa kinh tế và chính trị của Việt Nam từ đó đề xuất Trung Quốc cần coi trọng ý nghĩa của Đông Nam Á trong địa chính trị toàn cầu. Việt Nam nên trở thành một trong những quốc gia trọng điểm được coi trọng của Trung Quốc và hợp tác kinh tế toàn diện với Việt Nam; nên là một trong những trọng điểm để tăng cường ngoại giao xung quanh với Đông Nam Á của Trung Quốc.
1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về ý thức bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa
Theo nghiên cứu của tác giả luận án, cũng như các công trình nghiên cứu về YTDT, hiện nay không có một công trình nào ở nước ngoài trực tiếp nghiên về ý thức bảo vệ Tổ quốc XHCN - một vấn đề liên quan đến YTDT trong bảo vệ CQBĐ. Tuy nhiên, ý thức bảo vệ Tổ quốc XHCN cũng được đề cập đến trong một số công trình dưới dạng những cuốn sách, tiêu biểu là: Cuốn sách “Xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, sẵn sàng chiến đấu” [152] của tác giả M.V. Phrude; “Phép biện chứng và lĩnh vực quân sự hiện đại” [70] của tác giả I. A. Gruđinhin; “Những vấn đề phương pháp luận của lý luận và thực tiễn quân sự” [69] của tác giả A. X. Gientop; “Cuộc cách mạng về học thuyết quân sự của Trung Quốc” [136] của hai tác giả G. Munvenon và M. Phinhkenxten...
Các công trình khoa học nêu trên đã phân tích, làm rõ bản chất quá trình đổi mới tư duy bảo vệ Tổ quốc XHCN; tác động, ảnh hưởng của quá trình toàn cầu hóa, của cuộc “cách mạng quân sự” đến nhận thức, tư duy của các chủ thể quân sự trong quá trình chuẩn bị và tiến hành chiến tranh, trong hiện đại hóa nền quốc phòng, hiện đại hóa vũ khí, trang bị và xây dựng quân đội, trong xây dựng kế hoạch và chiến lược bảo vệ Tổ quốc XHCN. Các tác giả nhận định rằng, cách mạng trong lĩnh vực quân sự đã và đang làm thay đổi một cách căn bản cách thức tiến hành chiến tranh, phương thức tác chiến và tổ chức quân sự; tác động trực tiếp đến sự thay đổi ý thức, tư duy bảo vệ Tổ quốc XHCN về mặt chiến lược, chiến dịch và chiến thuật; tác động to lớn đến sự thay đổi trong học thuyết quân sự, khoa học và nghệ thuật quân sự.
1.3. Nhóm công trình nghiên cứu về chủ quyền biển, đảo
Trong các công trình nghiên cứu ở nước ngoài, nội dung đề cập nhiều vấn đề liên quan đến kinh tế, chính trị, quốc phòng - an ninh của khu vực Biển Đông nói chung và vùng biển, đảo Việt Nam nói riêng, trong đó, chủ yếu các công trình tập trung luận giải mấy vấn đề chính sau:
Một là, nghiên cứu về vấn đề tranh chấp CQBĐ giữa các quốc gia trong khu vực, nhất là vấn đề tranh chấp CQBĐ trên biển Đông
Những công trình đề cập trực tiếp đến vấn đề tranh chấp CQBĐ giữa các quốc gia trong khu vực, nhất là vấn đề tranh chấp chủ quyền quốc gia trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tiêu biểu có: “Cuộc tranh chấp quần đảo Trường Sa: Ai là người sở hữu đầu tiên?” [41] của Daniel - J.Dzuck, “Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” [134] của Monique Cheminier, “Phân tích về địa lý - chính trị cuộc xung đột và tranh chấp biên giới Việt - Trung liên quan đến quần đảo Paracel và Sparaly ở biển Nam Trung Hoa” [146] của Peaun Medes Antunes, “Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa: Thử phân tích lập luận của Việt Nam và Trung Quốc” [185] của Từ Đặng Minh Thu, “Lập trường của Trung Quốc trong tranh chấp chủ quyền trên hai hòn đảo Hoàng Sa, Trường Sa và luật quốc tế” [186] của Đào Văn Thụy, “Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và sự sử dụng luật quốc tế trong tranh chấp chủ quyền quần đảo Trường Sa” [133] của Michael Bennett,
Điểm chung của các công trình nghiên cứu về tranh chấp CQBĐ giữa các quốc gia trong khu vực đều khẳng định: Biển Đông đang là “vùng biển nóng”, nơi hội tụ nhiều mâu thuẫn về kinh tế, chính trị của khu vực và thế giới; tranh chấp chủ quyền trên biển ở khu vực vừa là vấn đề của lịch sử vừa là vấn đề hiện tại đang diễn ra hết sức phức tạp, tiềm ẩn nhiều yếu tố khó lường. Trên cơ sở đánh giá thực trạng tranh chấp và nhận định cơ sở pháp lý, lịch sử, có tính chứng cứ để khẳng định chủ quyền của các bên tranh chấp, một số công trình đưa ra các giải pháp giải quyết các vấn đề tranh chấp, trong đó nhấn mạnh đến giải pháp thương lượng hoà bình.
Tuy nhiên, có một số nhà khoa học trong các công trình nghiên cứu, do nhiều yếu tố chủ quan (chủ yếu là xuất phát từ lập trường chính trị) và khách quan (chủ yếu xuất phát từ tính phức tạp, nhạy cảm của vấn đề, sự thay đổi trong thực tiễn luật pháp quốc tế về biển), dưới góc độ này hay góc độ khác cũng có những quan điểm khác nhau về nhiều vấn đề liên quan đến tranh chấp CQBĐ ở khu vực Biển Đông. Thực tế cho thấy, xuất phát từ lập trường dân tộc, từ lợi ích của quốc gia, trong các công trình thường hay cố gắng tìm mọi cách đưa ra các chứng lý mang tính chủ quan của mình nhằm khẳng định chủ quyền quốc gia của họ trên vùng biển, đảo đang có tranh chấp. Vì lý do đó, những công trình của họ thường thiếu tính khách quan khoa học.
Hai là, nghiên cứu về chiến lược của một số nước lớn đối với Biển Đông và tác động của nó đối với bảo vệ CQBĐ của Việt Nam
Có thể nêu ra một số công trình có liên quan chủ yếu sau: Hai tác giả Ikenberry.J và Mastanduno.M trong công trình “International Relations Theory and the Asia Pacific” (Lý thuyết quan hệ quốc tế và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương) (Columbia University, New York, 2003) [209] cho rằng, tranh chấp giữa các nước ở Biển Đông sẽ lôi cuốn sự quan tâm của các nước lớn ngoài khu vực, nhất là Mỹ. Xu hướng chung là Mỹ sẽ ngày càng can dự sâu hơn vào vấn đề tranh chấp Biển Đông nhằm đảm bảo lợi ích an ninh chủ yếu của mình và điều đó đặt quan hệ Mỹ - Trung luôn đứng trước trạng thái vừa hợp tác, vừa đấu tranh và kiềm chế lẫn nhau. Công trình “America’s Role in Asia and the South China Sea” (Vai trò của Mỹ ở Châu Á và Biển Đông) [204] của Amitar Acharya đã phân tích sự điều chỉnh chiến lược của Mỹ đối với châu Á, trong đó có Việt Nam. Công trình này nêu bật những cố gắng của Mỹ những năm đầu thế kỷ XXI, nhằm gia tăng vai trò ở Đông Nam Á và Việt Nam, trong đó cùng với việc tăng cường sự hiện diện ở khu vực, Mỹ ngày càng quan tâm đến tình hình an ninh Biển Đông trước việc Trung Quốc tăng cường các hoạt động quân sự và khẳng định chủ quyền ở Biển Đông.
Những công trình đề cập trực tiếp đến vấn đề này, tiêu biểu có: một số công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu nước ngoài được Trung tâm Thông tin tư liệu Khoa học - Công nghệ và Môi trường (Bộ Quốc phòng) tập hợp lại trong tập tài liệu có tiêu đề “Đông Nam Á và chiến lược của các cường quốc chủ chốt” [19], ví dụ: “Đặc điểm mới trong chính sách Đông Á của Mỹ” và “Mỹ thúc đẩy chương trình đối tác cảnh vệ” của Kim Xán Vinh - Chu Hán Vũ, “Chiến lược của Ấn Độ trong việc tăng cường quan hệ với ASEAN” của Trương Đảng Nặc - Kiệt Nhân Quý, “Nga tiến vào Châu Á thông qua Inđônêxia” của Đông Phương Thuần, “Trung Quốc và Ấn Độ cạnh tranh ảnh hưởng đối với ASEAN” của Sheng Lijun; cùng một số tham luận khoa học tại Hội thảo quốc tế về Biển Đông được tập hợp trong cuốn sách “Biển Đông - Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực” [165] do tác giả Đặng Đình Quý chủ biên, ví dụ: “Những diễn biến gần đây ở Biển Đông - Hệ lụy đối với hòa bình, ổn định và hợp tác khu vực” của Daniel Schaeffer, “Thực địa chính trị của khu vực cùng tồn tại trong cái ao của Trung Quốc” của Ba Hamzah, Carlyle A. Thayer, “Những diễn biến gần đây ở Biển Đông: Hệ lụy đối với hòa bình, ổn định và hợp tác khu vực” và “Cách tiếp cận quản lý các tranh chấp biên giới của Trung quốc và Việt Nam - Bài học, liên hệ và tác động đối với tình hình Biển Đông” của Ramses Amer, hoặc những công trình nghiên cứu khác, như: “Chiến lược của Hải quân Trung Quốc và hàm ý của nó đối với khu vực Biển Đông” [93] của Ngô Vĩnh Long, “Trung Quốc tấn công trên biển Nam Trung Hoa” [77] của Shigeo Hiramatsu,...
Về cơ bản các công trình nêu trên đều khẳng định: Biển Đông là vùng biển chiến lược có tác động lớn tới sự phát triển về kinh tế, quốc phòng - an ninh không chỉ đối với khu vực mà còn với cả thế giới, vì thế các quốc gia trong khu vực và các nước khác, nhất là những nước lớn luôn tìm cách cạnh tranh, khẳng định vị thế, tầm ảnh hưởng của mình ở địa bàn chiến lược này; tình hình Biển Đông đã và đang diễn biến vô cùng phức tạp bởi sự tranh chấp về lợi ích, chủ quyền giữa các quốc gia trong khu vực và sự can thiệp của các nước lớn vào địa bàn Biển Đông; chiến lược của các nước lớn đối với Biển Đông một mặt góp phần tạo thế cân bằng lực lượng ở khu vực nhưng mặt khác cũng khiến cho an ninh khu vực, trong đó có Việt Nam thêm phức tạp.
Đối với Trung Quốc, một quốc gia có những lợi ích chiến lược trực tiếp ở Biển Đông lại có nhiều tham vọng vươn lên trở thành một cường quốc mà trước hết là một cường quốc về biển, nhiều nhà nghiên cho rằng: chiến lược biển của Trung Quốc, nhất là ở Biển Đông, có tác động rất lớn đến an ninh CQBĐ của các nước trong khu vực. Trong công trình “Chiến lược của Hải quân Trung Quốc và hàm ý của nó đối với khu vực Biển Đông” [91] của Ngô Vĩnh Long, trên cơ sở phân tích những động thái mới của Trung Quốc trong những năm gần đây, đặc biệt là việc Trung Quốc tăng cường xây dựng một lực lượng hải quân hùng mạnh, tác giả đã chỉ rõ ý đồ của Trung Quốc là muốn thao túng khu vực Biển Đông đồng thời dùng Biển Đông như lá bài để mặc cả với các nước khác trong toan tính về kinh tế, chính trị của mình, cũng như coi Biển Đông là bàn đạp để vươn ra biển xa khẳng định vị thế nước lớn đối với khu vực và thế giới.
Các bài báo nghiên cứu về ảnh hưởng chiến lược của Trung Quốc đối với biển Đông gồm: bài “Tham vọng biển của Trung Quốc và phản ứng của Mỹ” [183, tr.19-25] của tác giả Nguyễn Vĩnh Thuận, cho rằng tham vọng về biển cuả Trung Quốc bằng hành động răn đe, gây sức ép với các nước láng giềng và chiếm lĩnh, quân sự hóa các hòn đảo mà họ chiếm đóng ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh khu vực. Tác giả Hoàng Đình Nhàn với bài “Sự phát triển của hải quân Trung Quốc và những tác động đối với an ninh khu vực Châu Á - Thái Bình Dương” [139, tr.76-81] đã phân tích sự phát triển của hải quân Trung Quốc và hành động cứng rắn ở Biển Đông đã tác động trực tiếp đến hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở khu vực.
Bài “China’s Rise and Capability of Territory Expansion in the Perspective of International Relations” (Sự trỗi dậy của Trung Quốc và khả năng bành trướng lãnh thổ của nước này dưới góc độ lý thuyết quan hệ quốc tế) [135] của M.Taylor Fravel nhận định rằng các hành vi gây hấn của Trung Quốc đã châm ngòi cho quá trình hình thành các liên minh quốc tế với mục tiêu kiềm chế Trung Quốc.
Đối với Mỹ, hầu hết giới quan sát và các nhà nghiên cứu đều cho rằng: vị thế, tầm ảnh hưởng, sự chi phối của Mỹ đối với khu vực Đông Nam Á nói chung và Biển Đông nói riêng là rất lớn, không chỉ bởi Mỹ luôn coi địa bàn này là một trong những địa bàn hết sức quan trọng trong chiến lược toàn cầu của Mỹ, mà còn bởi Biển Đông gắn với những lợi ích sát sườn của Mỹ (cả về kinh tế và chính trị). Trong bài “Đặc điểm mới trong chính sách Đông Á của Mỹ” [21] của tác giả Kim Hán Vinh - Chu Hán Vũ, bài viết “Mỹ thúc đẩy chương trình đối tác cảnh vệ” [21] của Robert J. Coy, đã khẳng định rằng Mỹ đã và đang điều chỉnh chiến lược của mình ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Đông Nam Á; đồng thời tăng cường sự có mặt ở khu vực bằng nhiều cách thức khác nhau; an ninh khu vực, an ninh Biển Đông cũng sẽ phụ thuộc rất lớn vào Mỹ.
Bài viết “Mỹ trở lại Đông Nam Á có tác động thế nào đối với an ninh Biển Đông” [79, tr.38-45] của tác giả Quang Huy đã đưa ra đánh giá rằng việc Mỹ “quay trở lại” Đông Nam Á ảnh hưởng nhiều đến tình hình an ninh Biển Đông, thái độ của các nước Đông Nam Á về vấn đề Biển Đông sẽ chịu sự “cổ vũ” trực tiếp hơn, sự quan tâm chú ý của các nước lớn ngoài khu vực như Nhật Bản, Ấn Độ.
Đối với Ấn Độ, các công trình: “Chiến lược của Ấn Độ trong việc tăng cường quan hệ với ASEAN” [21] của tác giả Trương Đảng Nặc - Kiệt Quý Nhân; “Trung Quốc và Ấn Độ cạnh tranh ảnh hưởng đối với ASEAN” [21] của tác giả Sheng Lijun, công trình “Ấn Độ tăng cường ảnh hưởng tại Đông Nam Á” [21] của Viện Nghiên cứu và phân tích quốc phòng Ấn Độ, đã làm rõ quyền lợi của Ấn Độ ở Đông Nam Á nói chung, Biển Đông nói riêng. Các công trình trên cũng chỉ rõ, hiện nay Ấn Độ đang tìm cách tăng cường sự có mặt của mình và cạnh tranh với các cường quốc khác về lợi ích kinh tế, chính trị ở khu vực này.
Với nước Nga, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, nước Nga hiện nay cũng đang mở cuộc chạy đua với các cường quốc khác vào khu vực Đông Nam Á và Biển Đông vì lợi ích của Nga ở khu vực này là rất quan trọng. Công trình “Đông Nam Á nằm trong lợi ích của Nga” [21] của Viện nghiên cứu và phân tích quốc phòng Ấn Độ, “Nga tiến vào châu Á thông qua Inđônêxia” [21] của tác giả Đông Phương Thuần, đã phân tích lợi ích của Nga ở khu vực đồng thời chỉ rõ nỗ lực cũng như sự điều chỉnh chiến lược trong quá trình khẳng định ảnh hưởng của Nga ở Đông Nam Á và trên địa bàn Biển Đông.
Đối với Nhật Bản, cuốn sách “Chính sách ngoại giao của Nhật Bản đối với ASEAN trong thế kỷ mới” do Nhà xuất bản Nhân dân (Trung Quốc) ấn hành, trên cơ sở phân tích tổng quan chính sách ngoại giao của Nhật Bản với các nước ASEAN, cuốn sách nhận định: một trong những ý đồ chiến lược trong chính sách ngoại giao của Nhật Bản đối với ASEAN, bao gồm cả chính sách với Biển Đông chính là cạnh tranh với các nước khác, đặc biệt là với Mỹ và Trung Quốc tạo cơ sở khẳng định vị thế nước lớn về chính trị ở khu vực; việc can thiệp vào Biển Đông không chỉ thuần tuý về mặt kinh tế mà còn kiềm chế các cường quốc tạo lợi thế cạnh tranh về mọi mặt của Nhật Bản trên trường quốc tế.
1.4. Nhóm công trình nghiên cứu về thanh niên và vai trò của thanh niên trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chủ quyền quốc gia
Cuốn sách “Trung Quốc và thanh niên Trung Quốc” [142] của nhiều tác giả - là nhóm thanh niên Trung Quốc đang học tập tại Trường đại học Phương Đông (Liên Xô) đã giới thiệu khái quát lịch sử, địa lý, kinh tế, văn hoá, xã hội và con người Trung Quốc; trình bày tình cảnh các tầng lớp nhân dân Trung Quốc qua các giai đoạn lịch sử, nhất là trong thời kỳ Trung Quốc bị chủ nghĩa tư bản quốc tế xâu xé, cùng thống trị. Bằng các luận cứ thuyết phục, cuốn sách khẳng định: Chủ nghĩa đế quốc xâm nhập vào Trung Quốc, bóc lột, nô dịch các tầng lớp nhân dân là nguồn gốc của đói khổ, bệnh tật, chết chóc; nông dân bị bóc lột hà khắc, công nhân bị đày đọa trong các công xưởng nhà máy, thanh niên bị đầu độc, bưng bít. Cuốn sách cũng chỉ rõ những nét đặc trưng về phong trào cách mạng Trung Quốc, sự phát triển của phong trào công nhân và đề ra những nhiệm vụ chủ yếu của tuổi trẻ Trung Quốc trong sự nghiệp cách mạng đó là giành lại độc lập, chủ quyền và tự do cho dân tộc Trung Hoa.
Cuốn sách “Hình thành niềm tin cộng sản cho thế hệ trẻ” [203] của tác giả V.A.Xukhomlinxki đã nhấn mạnh: “người nào có một lý tưởng cao đẹp thúc đẩy, lý tưởng đó đối với anh ta trở thành một thực tế hiển nhiên thì người đó không những sẽ yêu cầu cao đối với chính bản thân mình, đối với hành vi của mình mà còn thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với những công việc của người khác” [203, tr. 19].
2. Các công trình nghiên cứu t...liên kết với nhau bằng những đặc điểm ngôn ngữ, văn hóa, nhất là ý thức tộc người” [196, tr.655].
Trong luận án, tác giả tiếp cận dân tộc với tính cách là cộng đồng người của một quốc gia (quốc gia - dân tộc) sẽ có những đặc trưng chủ yếu: Một là, có chung một lãnh thổ quốc gia thống nhất, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; hai là, cùng chung chế độ kinh tế, chế độ chính trị xã hội, nhà nước thống nhất; ba là, có chung nền văn hóa dân tộc thống nhất trong đa dạng về bản sắc và văn hóa tộc người; bốn là, có ngôn ngữ chung (quốc ngữ) của quốc gia cùng sự phong phú về ngôn ngữ tộc người; năm là, có tâm lý dân tộc thống nhất mà đỉnh cao là ý thức tự giác về quốc gia dân tộc, lợi ích quốc gia dân tộc, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, truyền thống lịch sử của quốc gia dân tộc thống nhất gắn với sự phong phú về ý thức tự giác của mỗi tộc người trong quốc gia dân tộc.
Như vậy, dân tộc là cộng đồng người ổn định của một quốc gia được hình thành và phát triển trong quá trình lịch sử, có chung một lãnh thổ ổn định, ngôn ngữ, chế độ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội thống nhất và có tâm lý, ý thức tự giác về cộng đồng mình.
* Về ý thức dân tộc
Khái niệm ý thức dân tộc được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước với những cách tiếp cận khác nhau, cụ thể là:
Tác giả A. Cô-din-gơ đã đưa ra những nét sơ lược về các đặc trưng cơ bản của YTDT như: “Ý thức dân tộc là sự biểu hiện tổng hợp của nội dung ý thức xã hội. Nó bao hàm sự giác ngộ dân tộc, tự hào dân tộc và cả những tình cảm hổ thẹn về những sai lầm, thất bại trong lịch sử của dân tộc. Ý thức dân tộc mang tính giai cấp vì nó được hình thành bởi thái độ của một giai cấp nhất định trong việc giải quyết vấn đề dân tộc trên cơ sở lợi ích dân tộc và quốc tế của giai cấp ấy” [31, tr.311].
Còn A.F. Dashdam Irốp khi bàn về YTDT đã coi “ý thức tự giác dân tộc là mặt quan trọng nhất của ý thức dân tộc và là chỉ tiêu đánh giá mức độ của tính tích cực lịch sử xã hội của dân tộc” [45, tr.149]. A.F. Dashdamlrốp cho rằng, YTDT là biểu hiện tất yếu của nền văn hoá dân tộc, YTDT biểu thị sự tồn tại của một cộng đồng nhất định. Tính chất nhà nước của dân tộc đóng vai trò tích cực trong việc hình thành ý thức tự giác dân tộc. YTDT là sự thể hiện trách nhiệm xã hội của cá nhân trước dân tộc như: nghĩa vụ trước tổ quốc, dân tộc, lòng trung thành với nhân dân, các giá trị và lợi ích dân tộc. Tuy nhiên, các ông cũng chỉ mới trình bày về YTDT một cách chung chung, hơn nữa, bản thân các ông cũng chưa đi sâu phân tích những yếu tố đặc thù của YTDT trong các dân tộc tiền tư bản.
Tác giả Vũ Dũng trong giáo trình “Tâm lý học dân tộc” dưới góc độ nghiên cứu của tâm lý học dân tộc đã đưa ra quan niệm về YTDT: “Ý thức dân tộc là ý thức về cộng đồng của mình, mà mình luôn luôn thuộc về cộng đồng đó. Cá nhân phải có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ cộng đồng dân tộc của mình để nó tồn tại và không bị tan biến vào cộng đồng dân tộc khác” [49, tr.142]. Về ý thức quốc gia tác giả quan niệm “Ý thức quốc gia là ý thức về đất nước mình và được thể hiện rõ nhất qua tình yêu đất nước, lòng tự hào đất nước và tinh thần sẵn sàng hy sinh khi đất nước đứng trước các nguy cơ đe doạ (khủng hoảng kinh tế, chính trị, thiên tai, sự xâm lược của kẻ thù)” [49, tr.145] và luận giải “Khi chúng ta nói tôi là người con dòng họ Nguyễn hay họ Vũ thì đó là ý thức về cộng đồng dòng họ, khi chúng ta nói tôi là người con của dân tộc Việt (Kinh) hay dân Thái, Êđê, Gia Rai... thì đó là YTDT. Khi chúng ta nói tôi là người con của nước Việt Nam, tôi là một người Việt Nam thì đó là ý thức quốc gia. Ý thức quốc gia ở đây cũng có thể gọi là ý thức dân tộc, khi quốc gia được xem là một dân tộc. Ví dụ, ý thức của dân tộc Việt Nam” [49, tr.145-146]. Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra mối quan hệ giữa ý thức cộng đồng, YTDT và ý thức quốc gia: “Ý thức cộng đồng, ý thức dân tộc (tộc người) và ý thức quốc gia luôn luôn có quan hệ và tác động qua lại với nhau. Ở trong mỗi con người có thể đều tồn tại tất cả các loại ý thức trên. Tuỳ thuộc vào các hoàn cảnh cụ thể mà mỗi loại ý thức trên được bộc lộ ra rõ hơn” [49, tr.149-150].
Từ những luận giải trên, có thể quan niệm: Ý thức dân tộc (quốc gia dân tộc) là một hình thái ý thức xã hội phản ánh điều kiện tự nhiên và đời sống xã hội trong quá trình tồn tại và phát triển của dân tộc, tổng hòa các yếu tố tri thức, tình cảm, ý chí, niềm tin của mỗi cá nhân và cộng đồng đối với dân tộc mình về lãnh thổ, ngôn ngữ, chế độ kinh tế, chính trị, nền văn hóa, con người và lợi ích quốc gia dân tộc biểu hiện tập trung ở ý thức tự giác dân tộc mà đỉnh cao là chủ nghĩa yêu nước.
Ý thức dân tộc là tổng thể các yếu tố dân tộc thể hiện ở tri thức và hoạt động thực tiễn của con người về dân tộc mình, nó phản ánh những điều kiện tồn tại và phát triển của dân tộc. YTDT là tổng hòa những quan điểm về thế giới quan, phản ánh tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, lịch sử, đạo đức, thẩm mỹ gắn liền với dân tộc và được biểu hiện thực tế trong tất cả các hình thức của ý thức xã hội và được thể hiện trong nhận thức, tình cảm, ý chí, niềm tin của con người đối với dân tộc mình, đất nước mình khi tham gia vào các hoạt động xã hội với tư cách là một thành viên gắn bó của cộng đồng dân tộc đó. Đó là quá trình tự ý thức giúp cho con người tìm ra ý nghĩa tồn tại của mình trong cuộc sống cộng đồng dân tộc. Hiểu được vị trí, vai trò của dân tộc mình trong tiến trình phát triển của lịch sử để từ đó hướng mọi hoạt động vào hiện thực hóa những khả năng của con người trong việc cùng cố và phát triển của dân tộc.
Ý thức dân tộc được thể hiện ở sự giác ngộ về dân tộc, trong việc quyết tâm bảo vệ các lợi ích dân tộc và góp phần vào sự phát triển dân tộc. YTDT bao hàm cả niềm tự hào về những thành tựu, những giá trị của dân tộc mình và sự đóng góp của nó vào nền văn minh chung của thế giới và tiến bộ xã hội. Đi đôi với nó là tình cảm hổ thẹn về những sai lầm, thất bại, sự thấp kém, lạc hậu về trình độ phát triển của dân tộc mình. Đây là một trạng thái tâm lý phức tạp, biểu hiện ở hai mặt: tích cực hoặc tiêu cực. Tình cảm hổ thẹn đó nêu gắn liền với tự ý thức, lòng tự trọng, từ sự dằn vặt lương tâm như một nỗi đau tinh thần, nó có thể thúc đẩy ý chí và hành động, làm cho dân tộc tự vươn lên, đạt tới sự phát triển. Mặt khác, nếu nó phát triển thái quá mà không có sự điều chỉnh bởi giáo dục xã hội, nó sẽ biến thành tâm lý mặc cảm, tự ti, sự đố kỵ, cực đoan, hằn thù dân tộc khác, tạo ra một thứ chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi.
Ý thức dân tộc chân chính hướng con người vào việc giữ gìn, bảo vệ không chỉ lợi ích chính đáng của dân tộc mình, mà cả lợi ích chính đáng của dân tộc khác. Đó là ý thức gắn với giá trị đạo đức chân chính của một dân tộc, thể hiện thái độ của con người đối với nhân dân, với Tổ quốc và trách nhiệm xã hội của bản thân. YTDT chân chính thể hiện thế giới quan của giai cấp công nhân. Nó không giới hạn ý thức và tình cảm con người trong phạm vi của các giá trị dân tộc, mà còn được kết hợp chặt chẽ với tư tưởng nhân loại và các giá trị quốc tế chân chính, phù hợp với xu thế tiến bộ của thời đại.
Cũng như mọi hình thái ý thức, YTDT trong những điều kiện và hoàn cảnh không thuận lợi rất dễ bị biến dạng theo những chiều hướng lệch lạc đối lập với chính nó. Biểu hiện thường thấy là thái độ tự cao, hẹp hòi dân tộc, sự nghi kỵ và thù hằn dân tộc, nạn kỳ thị dân tộc, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa sô - vanh nước lớn, chủ nghĩa dân tộc cực đoan. YTDT khi bị lợi dụng, kích động rất dễ bị chuyển thành các khuynh hướng của chủ nghĩa dân tộc. Lòng tự hào dân tộc cũng sẽ biến thành sự kiêu căng ngạo mạn, mối quan tâm đến việc bảo vệ những giá trị dân tộc sẽ biến thành thái độ hẹp hòi hoặc tự ti, mặc cảm dân tộc. Xét cho cùng, YTDT không chân chính là những biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc bảo vệ lợi ích vị kỷ của các giai cấp thống trị hoặc các phe nhóm đối lập ở trong dân tộc. Chính vì thế, quan điểm mác xít đã chỉ ra: giáo dục YTDT chân chính là đấu tranh không khoan nhượng với chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi và các khuynh hướng dân tộc cực đoan, phản động.
* Đặc điểm dân tộc Việt Nam và quan niệm về ý thức dân tộc Việt Nam
Dân tộc Việt Nam sớm được hình thành trong lịch sử; do tác động của những điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan, dân tộc Việt Nam có những đặc điểm riêng có. Ở đây, luận án chủ yếu phân tích những đặc điểm điển hình, liên quan trực tiếp đến sự hình thành và phát triển YTDT Việt Nam, cụ thể là:
Dân tộc Việt Nam là một quốc gia dân tộc thống nhất. Việt Nam là quốc gia có 54 dân tộc (tộc người) cùng sinh sống; các dân tộc đoàn kết, giúp đỡ nhau trong quá trình lịch sử. Ngay từ thuở lập nước, quốc gia Văn Lang, Âu Lạc đã do cư dân của nhiều tộc người tạo nên. Trong quá trình phát triển quốc gia dân tộc, chúng ta tiếp nhận thêm nhiều tộc người thiên di đến sinh sống. Hiện nay, nước ta có 54 dân tộc, dân số giữa các dân tộc không đều nhau. Tuy số dân không đều, nhưng các dân tộc luôn luôn quý trọng, thương yêu đùm bọc lẫn nhau, không phân biệt đa số hay thiểu số đã gắn bó lâu đời, đồng cam cộng khổ trong lao động sản xuất, chiến đấu dựng xây và bảo vệ tổ quốc, góp phần bồi đắp nên truyền thống yêu nước, anh hùng, đoàn kết, cần cù, sáng tạo, giàu lòng nhân ái, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau.
Dân tộc Việt Nam sớm có ý thức quốc gia dân tộc. Dân tộc Việt Nam luôn có ý thức về quyền làm chủ, quyền độc lập tự chủ, quyền tự quyết dân tộc và quyền bình đẳng dân tộc. Thống nhất tổ quốc là một nhu cầu của đạo lý, tình cảm, là điều kiện của sự tồn tại độc lập và hạnh phúc của nhân dân ta. Con người Việt Nam đã sớm ý thức được rằng, chỉ có thể giải phóng toàn vẹn đất nước khi toàn thể cộng đồng người sống trên lãnh thổ đó được giải phóng. Ý thức về quyền làm chủ, quyền độc lập tự chủ, quyền tự quyết dân tộc và quyền bình đẳng dân tộc sớn xuất hiện và củng cố, phát triển ngay từ buổi khai sơn lập quốc “Ý thức về độc lập chủ quyền quốc gia dân tộc Việt Nam trên con đường bừng sáng và phát triển như một ngọn lửa thiêng vĩnh viễn bừng sáng” [87, tr.247]. Các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc nước Việt Nam đã có bước phát triển từ ý thức dân tộc (ý thức tộc người) lên ý thức quốc gia dân tộc. Tuy các dân tộc có trình độ phát triển kinh tế - xã hội không đều nhau, song do điều kiện khách quan và chủ quan của tự nhiên, xã hội và của chính các dân tộc, họ có chung tri thức, tình cảm, niềm tin về quốc gia dân tộc mình - dân tộc Việt Nam thống nhất: “nước Việt Nam là một khối thống nhất về mặt dân tộc, lịch sử và kinh tế, và không một lực lượng nào trên thế giới có thể chia cắt nổi Việt Nam” [114, tr.36].
Dân tộc Việt Nam có nền văn hóa thống nhất trong đa dạng. Mỗi dân tộc đều có ngôn ngữ và sắc thái văn hoá riêng, góp phần tạo nên nền văn hoá Việt Nam phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc. Các tộc người ở Việt Nam thường sử dụng song ngữ hay đa ngữ. Tiếng Việt là quốc ngữ, được dùng làm phương tiện giao tiếp của tất cả các dân tộc, tiếng mẹ đẻ của từng dân tộc vẫn được tôn trọng. Văn hóa sản xuất, kiến trúc, xây dựng, văn hoá ăn, mặc, phong tục, tập quán, văn học nghệ thuật, lối sống, ngôn ngữ của mỗi dân tộc đều có những nét khác nhau. Các dân tộc đều có kho tàng văn hoá dân gian vô cùng phong phú và có giá trị văn hóa, nghệ thuật lớn.
Đồng thời, do chung sống trong cùng một điều kiện tự nhiên xã hội, cùng chung vận mệnh dân tộc, nên các dân tộc ở Việt Nam đều có những giá trị văn hoá tinh thần chung, thống nhất như: tình đoàn kết, cố kết cộng đồng, lối sống giản dị, phẩm chất cần cù chịu khó, gan dạ, dũng cảm, giỏi chịu đựng, nhân nghĩa khoan dung, yêu chuộng hoà bình, ý thức tự hào dân tộc. Bởi thế, thống nhất trong đa dạng là đặc điểm nổi trội và là nét độc đáo của văn hóa dân tộc Việt Nam.
Dân tộc Việt Nam sớm có ý thức bảo vệ Tổ quốc. Vì Việt Nam nằm ở vị trí đắc địa về địa kinh tế, địa chính trị và địa quân sự trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương nên trong lịch sử Việt Nam luôn phải chống chọi với nhiều thế lực xâm lược để bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc. Đây là nét nổi bật trong lịch sử ngàn năm văn hiến của dân tộc ta. Trong lịch sử dân tộc Việt Nam luôn phải đấu tranh để dựng nước, đi đôi với giữ nước - thực tiễn đó vừa là cơ sở, vừa là điều kiện để hình thành và phát triển ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam: “Nước Việt Nam là một. Dân tộc Việt Nam là một. Nhân dân cả nước chúng tôi đều có nghĩa vụ chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc” [123, tr.564].
Từ những luận giải chung về YTDT, về đặc điểm dân tộc Việt Nam tác giả luận án có thể quan niệm: Ý thức dân tộc Việt Nam là tổng hòa các yếu tố tri thức, tình cảm, ý chí, niềm tin của mỗi cá nhân và cộng đồng người Việt Nam đối với quốc gia, dân tộc về lãnh thổ, ngôn ngữ, chế độ kinh tế, chính trị, văn hóa và con người, biểu hiện tập trung ở ý thức tự giác dân tộc, mà đỉnh cao là chủ nghĩa yêu nước, định hướng cho mọi hành động tích cực trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Dưới góc độ tiếp cận theo cấu trúc, khái niệm YTDT Việt Nam là một phạm trù rộng lớn, nhưng xuyên suốt và nhất quán là sự thống nhất hữu cơ của các yếu tố cấu thành như: tri thức, tình cảm, ý chí và niềm tin của con người Việt Nam đối với dân tộc.
Về tri thức của con người Việt Nam về đất nước và dân tộc. Tri thức của con người Việt Nam về đất nước, con người và thể hiện ở mỗi cá nhân và cộng đồng để nhận thức về dân tộc mình, do vậy tri thức - nhận thức về dân tộc là yếu tố cơ bản đầu tiên trong cấu trúc của YTDT Việt Nam. Tri thức của con người Việt Nam về đất nước, về dân tộc được biểu hiện trước hết ở sự am tường của mỗi người về tất cả những gì thuộc về dân tộc mình, từ phong tục, tập quán, truyền thống lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc, cũng như thấu hiểu cả những thuận lợi, khó khăn của điều kiện hoàn cảnh đất nước; là ý thức bảo vệ sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, ý thức sâu sắc về nền độc lập và bản sắc văn hóa dân tộc đến lợi ích quốc gia dân tộc Ngày nay, ý thức đó của con người Việt Nam về đất nước, về con người, về dân tộc có sự bổ sung và phát triển mới đó là độc lập dân tộc gắn liền với CNXH.
Việt Nam là một quốc gia thường xuyên bị đe dọa và xâm lược của các thế lực ngoại bang hùng mạnh. Vì vậy, trong tâm thức của mỗi người dân luôn thường trực ý thức về độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, về lợi ích quốc gia dân tộc, coi đó là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm. Mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng thì mọi tầng lớp nhân dân luôn đặt lợi ích của dân tộc lên trên hết và sẵn sàng gạt bỏ mọi lợi ích cá nhân, chấp nhận mọi gian nan thử thách, hy sinh vì sự nghiệp giành và giữ gìn độc lập dân tộc, bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc, bản sắc văn hóa của dân tộc. Mặt khác, Việt Nam cũng là một đất nước có nhiều tiềm năng để phát triển, song, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, đến nay, Việt Nam vẫn chưa là nước công nghiệp hiện đại, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân còn thấp, nghèo đói, lạc hậu vẫn đang hiện hữu. Do đó, ý thức về xây dựng đất nước “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, sánh vai cùng các cường quốc năm châu cũng là một biểu hiện rất cụ thể của YTDT trong mỗi người và cộng đồng người Việt Nam.
Về tình cảm của con người Việt Nam đối với đất nước, con người. Tình cảm của con người Việt Nam về dân tộc mình nảy sinh một các tự nhiên và không ngừng được bồi đắp từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đó là tình yêu đối với những người thân thuộc, gần gũi đến yêu thương đồng bào; yêu quê hương, làng xóm đến tình yêu đất nước; đó là những cảm xúc thường ngày phát triển thành lý trí, với thái độ, trách nhiệm đối với dân tộc và lòng yêu nước thiết tha. Đối với mỗi người Việt Nam, trong ý niệm về Tổ quốc bao giờ cũng có ý niệm về quê hương cụ thể - nơi chôn nhau cắt rốn, nơi họ đã lớn lên gắn liền với những hình ảnh thân yêu, không thể phai mờ như: cây đa, giếng nước, sân đình, cha mẹ, anh em, bạn bè, bà con hàng xóm... Tổ quốc chung rộng lớn luôn gắn với tên sông, tên núi, tên làng. Tình cảm dân tộc, tình yêu đất nước của mỗi người được hình thành trong mối quan hệ hữu cơ giữa Nhà - Làng - Nước xuyên suốt quá trình lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam. Nhờ đó, YTDT của con người Việt Nam rất sâu sắc, rất bền vững. Vì vậy, tình yêu quê hương, đất nước và con người, tình cảm gắn bó, cố kết cộng đồng... là sự thể hiện cụ thể, chân thực nhất tình cảm dân tộc, tình yêu đất nước, lòng yêu nước nồng nàn của con người Việt Nam.
Tình cảm dân tộc của con người Việt Nam không chỉ là sự hòa quyện chặt chẽ giữa tình yêu quê hương, đất nước, yêu thương đồng bào, yêu thương con người mà còn là sự hòa quyện giữa lòng nhân ái, bao dung đối với con người và thái độ không khoan nhượng đối với những hành động làm tổn hại đến lợi ích quốc gia dân tộc chân chính, đến lợi ích chính đáng của nhân dân. Đó còn là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lòng tự hào, tự tôn dân tộc với sự tôn trọng quyền và lợi ích của dân tộc khác. Tình cảm dân tộc còn thể hiện ở thái độ kiên quyết, không khoan nhượng, lòng căm thù sâu sắc đối với các thế lực xâm lăng và bè lũ bán nước; đồng thời, luôn trân trọng, đoàn kết với các lực lượng tiến bộ, tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, tôn trọng lợi ích chính đáng của dân tộc Việt Nam.
Về ý chí và niềm tin trong YTDT của con người Việt Nam. Cùng với tri thức, tình cảm, ý chí và niềm tin là những yếu tố quan trọng cấu thành YTDT Việt Nam; đồng thời, đó là kết quả của sự hội tụ và chuyển hóa giữa tri thức với tình cảm yêu nước. Nó được biểu hiện ở ý chí tự lực, tự cường, không khuất phục trước mọi kẻ thù cũng như mọi khó khăn, gian khổ; không cam chịu cảnh mất nước, thân phận làm nô lệ và cảnh nghèo hèn, luôn nỗ lực cao trong lao động sản xuất và chiến đấu; tình nguyện cống hiến sức người, sức của và tài năng để xây dựng và bảo vệ đất nước, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc. Tinh thần yêu nước qua các thời đại được phát triển thành chủ nghĩa yêu nước, được biểu hiện ở hành động yêu nước của dân tộc Việt Nam và là một vũ khí sắc bén làm nên những chiến công chói lọi, V.I. Lênin cho rằng: “Chủ nghĩa yêu nước là một trong những tình cảm sâu sắc nhất, đã được củng cố qua hàng trăm nghìn năm tồn tại của các Tổ quốc biệt lập” [85, tr.136].
Ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, bản sắc văn hóa dân tộc của con người Việt Nam đã được thể hiện và phát huy cao độ trong những thời điểm, giai đoạn lịch sử mà vận mệnh dân tộc đứng trước những thách thức nghiêm trọng , ở thế “ngàn cân treo sợi tóc” trước họa xâm lăng đe dọa đến sự tồn vong của dân tộc của chế độ. Ý chí quyết tâm và niềm tin vào sức mạnh dân tộc luôn được kế thừa, nuôi dưỡng và phát triển của dân tộc Việt Nam từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ bản “Tuyên ngôn độc lập đầu tiên” của Lý Thường Kiệt, “Hịch tướng sĩ” của Trần Hưng Đạo đến “Cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi, Hịch của Quang Trung - Nguyễn Huệ và đỉnh cao là “Tuyên ngôn độc lập” và “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự kết tinh và cộng hưởng của ý chí quyết tâm và niềm tin, ý thức và hành động yêu nước của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Trong “Tuyên ngôn độc lập” ngày 02/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thực đã thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy” [103, tr.3], trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục khẳng định “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” [105, tr.534]. Với tinh thần và ý chí ấy trong Lời kêu gọi kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh một lần nữa khẳng định “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập, tự do” [124, tr.131].
Hành động không nằm trong nội hàm YTDT, mà nó là kết quả vận động, phát triển của tri thức, tình cảm đối với đất nước, ý chí và niềm tin đối với đất nước, con người Việt Nam, là những thành tố cốt lõi tạo thành YTDT Việt Nam. Tuy nhiên, vị trí, vai trò của từng yếu tố không ngang bằng nhau; trong đó, tri thức giữ vai trò nền tảng, định hướng và chi phối tình cảm, ý chí, dẫn dắt hành động yêu nước của con người Việt Nam; tình cảm là “chất keo” kết dính các yếu tố với nhau, trực tiếp củng cố hệ thống tri thức, góp phần làm cho tri thức trở nên sâu sắc, tạo động lực và sức mạnh hiện thực của ý chí, làm cho ý chí trở nên mạnh mẽ và bền vững; còn ý chí, đến lượt nó, vừa là sự biểu hiện tập trung của tri thức và tình cảm, lại vừa củng cố tri thức, tình cảm của con người; đồng thời, tạo tiền đề trực tiếp để chuyển hóa các yếu tố đó thành niềm tin không gì có thể lay chuyển nổi về giá trị và sức sống của dân tộc mình, tạo thành động lực tinh thần, thúc đẩy những hành động yêu nước của con người và cộng đồng người Việt Nam.
Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam luôn gắn với tinh thần sẵn sàng xả thân vì nước, đó là hệ giá trị trong văn hóa giữ nước của dân tộc ta. Ý thức độc lập, tự chủ, tự cường dân tộc đã giúp cho dân tộc ta chiến thắng những kẻ thù lớn mạnh. Nói về phẩm chất truyền thống, trong đó có YTDT Việt Nam cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng chỉ rõ:
Đó là một dân tộc có lòng nồng nàn yêu nước, giàu sức sống và bản sắc dân tộc nên mặc dầu địa bàn và dân cư không lớn nhưng không bị đồng hóa qua hàng ngàn năm dưới ách đô hộ của nước ngoài; kiên cường, bất khuất và giàu tài thao lược trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm; giàu thông minh và trí tuệ sáng tạo của một dân tộc văn hiến; coi trọng đạo đức làm người; cần cù nhẫn nại trong lao động, tương trợ nhân ái trong đời sống, khoan dung độ lượng trong quan hệ xã hội, linh hoạt trong phong cách ứng xử; biết quý trọng ý thức cộng động và tinh thần dân chủ bắt nguồn từ cách thức tổ chức làng, nước; nhạy cảm với những tinh hoa của nhiều dân tộc gần xa và biến thành của mình [66, tr.31].
Trong thời đại Hồ Chí Minh, YTDT và chủ nghĩa yêu nước Việt Nam đã kế thừa, phát huy và phát triển lên một tầm cao mới, nội dung mới, chất lượng mới. Đó là sự gắn bó hữu cơ giữa tình yêu giai cấp và tình yêu dân tộc, tình yêu nhân loại, tình yêu con người; yêu nước trên lập trường của giai cấp công nhân, yêu nước gắn liền với yêu CNXH, chủ nghĩa yêu nước gắn liền với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, là sự hòa quyện giữa YTDT với ý thức giai cấp công nhân - ý thức chính trị XHCN.
1.1.2. Bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam
* Chủ quyền biển, đảo Việt Nam
Việt Nam là quốc gia có cả biển và nhiều đảo, quần đảo. Việt Nam là quốc gia ven biển nằm bên bờ Tây của Biển Đông, có địa chính trị và địa kinh tế rất quan trọng không phải bất kỳ quốc gia nào cũng có. Với bờ biển dài trên 3.260 km trải dài từ Bắc xuống Nam, đứng thứ 27 trong số 157 quốc gia ven biển, các quốc đảo và các lãnh thổ trên thế giới. Chỉ số chiều dài bờ biển trên diện tích đất liền của nước ta là xấp xỉ 0,01. Trong 63 tỉnh, thành phố của cả nước thì 28 tỉnh, thành phố có biển và gần một nửa dân số sinh sống tại các tỉnh, thành ven biển. Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, biển đảo luôn gắn với quá trình xây dựng và phát triển của đất nước và con người Việt Nam. Vùng biển nước ta bao gồm cả vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Các vùng biển, đảo Việt Nam đều là những vị trí đắc địa về địa kinh tế, địa quân sự.
Một số vùng biển, đảo Việt Nam ở Biển Đông hiện nay đang tồn tại những tranh chấp. Hiện trạng một số vùng biển, đảo trọng điểm của Việt Nam đang tồn tại những tranh chấp giữa các nước và vùng lãnh thổ có liên quan [Phụ lục 5] bởi vì: Trước hết, theo quan điểm của Việt Nam và căn cứ vào nguyên tắc của luật pháp và thực tiễn quốc tế có liên quan đến quyền thụ đắc lãnh thổ, Việt Nam có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Căn cứ vào Công ước quốc tế về Luật Biển năm 1982, Việt Nam có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng biển và thềm lục địa được xác lập phù hợp với Công ước này.
Tuy nhiên, “vì nguyên nhân khác nhau mà các nước nhảy vào tranh chấp chủ quyền lãnh thổ Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, và do việc giải thích và áp dụng Công ước quốc tế về Luật Biển năm 1982 của các nước ven biển nằm trên bờ Biển Đông khác nhau, nên đã hình thành các khu vực biển chồng lấn cần được tiến hành phân định giữa các bên liên quan” [13, tr.71]. Từ thực tế đó, hiện tại Biển Đông đang tồn tại hai loại tranh chấp: “Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam và tranh chấp trong việc xác định ranh giới giữa các vùng biển và thềm lục địa chồng lấn giữa các nước có bờ liền kề hay đối diện nhau ở xung quanh Biển Đông” [13, tr.71].
Từ việc khái quát về biển, đảo Việt Nam và kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã được công bố, tác giả luận án quan niệm: Chủ quyền biển đảo Việt Nam là quyền sở hữu, quản lý, sử dụng và bảo vệ các vùng biển, đảo và quần đảo theo luật pháp của Việt Nam và tuân theo luật pháp quốc tế.
Điều 3 Luật biển Việt Nam (21/6/2012) khẳng định: “Vùng biển Việt Nam bao gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, được xác định theo pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế về biên giới lãnh thổ mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982” [163]. Điều 19 cũng khẳng định: “Đảo, quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam” [163].
Quyền chủ quyền theo quan điểm pháp lý quốc tế là quyền riêng biệt của Việt Nam được thực thi trong phạm vi vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa. Đây là quyền có nguồn gốc chủ quyền lãnh thổ, mang tính chất chủ quyền; là các quyền của quốc gia ven biển được hưởng trên cơ sở chủ quyền đối với mọi loại tài nguyên thiên nhiên trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình, cũng như đối với những hoạt động nhằm thăm dò và khai thác vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của quốc gia đó vì mục đích kinh tế, bao gồm cả việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu, gió...
Quyền tài phán là hệ quả của chủ quyền và quyền chủ quyền, có tác dụng bổ trợ tạo ra môi trường để thực thi chủ quyền và quyền chủ quyền. Như vậy, quyền tài phán gắn bó chặt chẽ với lãnh thổ quốc gia. Tuy vậy, quyền tài phán cũng có thể thực thi ở nơi mà Việt Nam không có chủ quyền. Chẳng hạn, quyền tài phán có thể được áp dụng trên tàu thuyền, phương tiện treo cờ của quốc gia đó khi chúng đang hoạt động trong các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền của quốc gia khác. Quyền tài phán theo nghĩa rộng là thẩm quyền đưa ra các quyết định, quy phạm; thẩm quyền giám sát việc thực hiện; thẩm quyền xét xử của toà án đối với một lĩnh vực cụ thể; theo nghĩa hẹp đó là thẩm quyền pháp định của toà án khi xét xử một người hay một việc.
Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, nước ta có diện tích biển khoảng trên 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền, chiếm gần 30% diện tích Biển Đông (cả Biển Đông gần 3,5 triệu km2). Vùng biển nước ta có khoảng 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ và 2 quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa, được phân bố khá đều theo chiều dài của bờ biển đất nước, với vị trí đặc biệt quan trọng như một tuyến phòng thủ tiền tiêu để bảo vệ sườn phía Đông của đất nước. Một số đảo ven bờ còn có vị trí quan trọng được sử dụng làm các điểm mốc quốc gia trên biển để thiết lập đường cơ sở ven bờ lục địa Việt Nam, từ đó xác định vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, làm cơ sở pháp lý để bảo vệ chủ quyền quốc gia trên các vùng biển.
Cũng theo quy định của Công ước này, các quốc gia ven biển có năm (05) vùng biển gồm: Nội thủy nằm bên trong đường cơ sở; lãnh hải có chiều rộng 12 hải lý; vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở; riêng thềm lục địa có thể kéo dài ra tới 350 hải lý. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuyên bố chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đối với các vùng biển nói trên, cụ thể là:
Nội thủy là vùng nước nằm ở phía trong đường cơ sở của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nội thủy được coi như lãnh thổ trên đất liền, đặt dưới chủ quyền toàn vẹn đầy đủ và tuyệt đối của quốc gia Việt Nam.
Đường cơ sở là đường ranh giới phía trong của lãnh hải và phía ngoài của nội thủy, do quốc gia ven biển hay quốc gia quần đảo định ra phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 để làm cơ sở xác định phạm vi của các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán quốc gia. Là đường dùng làm căn cứ để tính chiều rộng lãnh hải và các vùng biển khác. Có 2 loại đường cơ sở: Đường cơ sở thông thường là đường sử dụng ngấn nước thủy triều thấp nhất ven bờ biển hoặc hải đảo. Đường cơ sở thẳng là đường nối các điểm hoặc đảo nhô ra nhất của bờ biển lục địa hoặc đảo. Đường cơ sở thẳng áp dụng khi bờ biển quốc gia ven biển bị chia cắt hoặc có chuỗi đảo gắn liền và chạy dọc theo bờ biển.
Nước ta có chuỗi đảo chạy dọc theo bờ biển được vận dụng để xác định đường cơ sở thẳng. Năm 1982, Chính phủ nước ta ra tuyên bố xác định đường cơ sở thẳng ven bờ lục địa Việt Nam gồm 10 đoạn nối 11 điểm. Trừ điểm A8 nằm trên mũi Đại Lãnh, các điểm còn lại đều nằm trên các đảo. Điểm 0 nằm trên ranh giới phía Tây Nam của vùng nước lịch sử Việt Nam - Campuchia. Điểm A1: Hòn Nhạn (Kiên Giang); A2: Hòn Đá Lẻ (Cà Mau); A3: Hòn Tài Lớn; A4: Hòn Bông Lan; A5: Hòn Bảy Cạnh (Bà Rịa - Vũng Tàu); A6: Hòn Hải (nhóm đảo Phú Quý - Bình Thuận); A7: Hòn Đôi (Khánh Hòa); A8: Mũi Đại Lãnh (Khánh Hòa); A9: Hòn Ông Căn (Bình Định); A10: Đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi); A11: Đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị).
Lãnh hải của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam rộng 12 hải lý (01 hải lý tương đương 1.852m), ở phía ngoài đường cơ sở. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới của quốc gia ven biển. Nước cộng hò...ải Việt Nam thành một vùng biển rộng 24 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của Việt Nam.
Chính phủ nước Cộng hoà XHCN Việt Nam thực hiện sự kiểm soát cần thiết trong vùng tiếp giáp lãnh hải của mình nhằm bảo vệ an ninh, bảo vệ các quyền lợi về hải quan, đảm bảo sự tôn trọng các quy định về y tế, về di cư, nhập cư trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải Việt Nam.
3. Vùng đặc quyền kinh tế của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam tiếp liền lãnh hải Việt Nam và hợp với lãnh hải Việt Nam thành một vùng biển rộng 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam.
Nước Cộng hoà XHCN Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn về việc thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật và không sinh vật ở vùng nước, ở đáy biển và trong lòng đất dưới đáy biển của vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam: có quyền và thẩm quyền riêng biệt về các hoạt động khác phục vụ cho việc thăm dò và khai thác vùng đặc quyền kinh tế nhằm mục đích kinh tế; có thẩm quyền riêng biệt về nghiên cứu khoa học trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Nước Cộng hoà XHCN Việt Nam có thẩm quyền bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
4. Thềm lục địa của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa Việt Nam mở rộng ra ngoài lãnh hải Việt Nam cho đến bờ ngoài của rìa lục địa; nơi nào bờ ngoài của rìa lục địa cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam không đến 200 hải lý thì thềm lục địa nơi ấy mở rộng ra 200 hải lý kể từ đường cơ sở đó.
Nước Cộng hoà XHCN Việt Nam có chủ quyền hoà toàn về mặt thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam bao gồm tài nguyên khoáng sản, tài nguyên không sinh vật và tài nguyên sinh vật thuộc loại định cư ở thềm lục địa Việt Nam.
5. Các đảo và quần đảo thu lãnh thổ Việt Nam ở ngoài vùng lãnh hải nói ở Điều 1 đều có lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng như đã quy định trong các điều 1, 2, 3 và 4 của Tuyên bố này.
6. Xuất phát từ các nguyên tắc của Tuyên bố này, các vấn đề cụ thể liên quan tới lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam sẽ được quy định chi tiết thêm trên cơ sở bảo vệ chủ quyền phục vụ lợi ích của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam phù hợp với luật phát và tập quán quốc tế.
7. Chính phủ nước Cộng hoà XHCN Việt Nam sẽ cùng các nước liên quan, thông qua thương lượng trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế, giải quyết các vấn đề về các vùng biển và thềm lục địa của mỗi bên.
Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 1977
[Nguồn: Văn phòng Hội đồng Nhà nước]
5.3. Nghị quyết về việc phê chuẩn công ước của Liên Hợp quốcvề luật biển năm 1982 của Quốc hội Nước cộng hoà XHCN Việt Nam
Căn cứ vào Điều 84 của Hiến pháp nước Cộng hoà XHCN Việt Nam năm 1992;
Theo đề nghị của Chủ tịch nước Cộng hoà XHCN Việt Nam;
Sau khi xem xét báo cáo cho Chính phủ, báo cáo của uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội và ý kiến của các đại biểu Quốc hội về việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982.
Quyết định:
1. Phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982.
2. Bằng việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, nước Cộng hoà XHCN Việt Nam biểu thị quyết tâm cùng cộng đồng quốc tế xây dựng một trật tự pháp lý công bằng, khuyến khích sự phát triển và hợp tác trên biển.
3. Quốc hội khẳng định chủ quyền của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam đối với các vùng nội thuỷ, lãnh hải, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam trên cơ sở các quy định của Công ước và các nguyên tắc của pháp luật quốc tế, yêu cầu các nước khác tôn trọng các quyền nói trên của Việt Nam.
4. Quốc hội một lần nữa khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và chủ trương giải quyết các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ cũng như các bất đồng khác liên quan đến Biển Đông thông qua thương lượng hoà bình trên tinh thần bình đẳng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng pháp luật quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, tôn trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của các nước ven biển đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa; trong khi nỗ lực thúc đẩy đàm phán để tìm giải pháp cơ bản và lâu dài, các bên liên quan cần duy trì ổn định trên cơ sở giữ nguyên trạng, không có hành động làm phức tạp thêm tình hình, không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực.
Quốc hội nhấn mạnh: cần phân biệt vấn đề giải quyết tranh chấp về quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa với vấn đề bảo vệ các vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam căn cứ vào những nguyên tắc và những tiêu chuẩn của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.
5. Quốc hội giao cho Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chính phủ nghiên cứu để có những sửa đổi, bổ sung cần thiết đối với các quy định liên quan của pháp luật quốc gia cho phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, bảo đảm lợi ích của Việt Nam.
Quốc hội giao cho Chính phủ thi hành những biện pháp có hiệu quả nhằm tăng cường bảo vệ và quản lý các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam.
Nghị quyết này để được Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam khoá IX kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 23 tháng 6 năm 1994.
Chủ tịch quốc hội
(Đã ký)
Nông Đức Mạnh
[Nguồn: Văn phòng Hội đồng Nhà nước]
5.4. Hiệp định về vùng nước lịch sử của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Campuchia
Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Campuchia, với lòng mong muốn không ngừng củng cố và phát triển mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Campuchia, theo tinh thần Hiệp ước hoà bình, hữu nghị và hợp tác giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà nhân dân Camphuchia ký ngày 18 - 2 - 1979, căn cứ thực tế là vùng biển nằm giữa bờ biển tỉnh Kiên Giang, đảo Phú Quốc đến quần đảo Thổ Chu của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và bờ biển tỉnh Kampot đến nhóm đảo Poulo Wai của Cộng hoà nhân dân Campuchia, gồm những vùng biển từ lâu thuộc nước Việt Nam và nước Camphuchia do những điều kiện địa lý đặc biệt của nó và ý nghĩa quan trọng của nó đối với quốc phòng và kinh tế của mỗi nước, đã thoả thuận những điều sau đây:
Điều 1
vùng nước nằm giữa bờ biển tỉnh Kiên Giang, đảo Phú Quốc đến quần đảo Thổ Chu của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và bờ biển tỉnh Kampot đến nhóm đảo Poulo Wai của nước Cộng hoà nhân dân Campuchia là vùng nước lịch sử của hai nước theo chế độ nội thuỷ, được giới hạn (theo kinh tuyến Greenwich Đông) :
Về phía tây bắc bởi đường thẳng nối liền các toạ độ 90541.2 Bắc - 102o55(.2 Đông và 9o541.5 Bắc - 102o571.0 Đông ở đảo Poulo Wai (Campuchia) đến toạ độ l0o241.l Bắc - l03o481.0 Đông và l0o25'.6 Bắc - l03o491.2 Đông Ở đảo Koh Sès (Campuchia) đến toạ độ l0o301.O Bắc - l03o471.4 Đông Ở đảo Koh Thmei (Campuchia) kẻo đến toạ độ l0o321.4 Bắc - 103o481.2 Đông trên bờ biển tỉnh Kainpot (Campuchia).
Về phía bắc bởi đường bờ biển tỉnh Kampot từ toạ độ l0o321.4 Bắc - l03o481.2 Đông đến điểm mút trên bờ biển của đường biên giới đất liền giữa Việt Nam và Campuchia.
Về phía đông nam bởi đường nối liền từ điểm mút trên bờ biển của đường biên giới đất liền giữa Việt Nam và Campuchia đến toạ độ l0o041.2 Bắc - l04o02'.3 Đông Ở mũi An Yên đảo Phú Quốc (Việt Nam) vòng theo bờ Bắc đảo đến mũi Đất Đỏ ở toạ độ l0o02'.8 Bắc - l03o59’.l Đông kẻo qua toạ độ 9o181.l Bắc - l03o261.4 Đông ở đảo Thổ Chu (Việt Nam) đến toạ độ 9o151.0 Bắc - l03o271.0 Đông ở đảo Hòn Nhạn thuộc quần đảo Thổ Chu (Việt Nam).
Về phía tây nam bởi đường thẳng kẻo từ toạ độ 9o55t.0 Bắc - l02o531.5 Đông ở đảo Poulo Wai đến toạ độ 9o55.0 Bắc - l03o271.0 Đông ở đảo Hòn Nhạn thuộc quần đảo Thổ Chu (Việt Nam).
Điều 2
Hai bên sẽ thương lượng vào thời gian thích hợp trên tinh thần bình đẳng, hữu nghị, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau để hoạch định đường biên giới trên biển giữa hai nước trong vùng nước lịch sử nói ở Điều 1.
Điều 3
Trong khi chờ đợi giải quyết đường biên giới trên biển giữa hai nước trong vùng nước lịch sử nói ở Điều 1 :
Điểm tiếp giáp 0 của hai đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của mỗi nước nằm giữa biển trên đường thẳng nối liền quần đảo Thổ Chu và đảo Poulo Wai và sẽ do hai bên thoả thuận xác định sau.
- Hai bên vẫn lấy đường gọi là đường Brévié được vạch ra năm 1939 làm đường phân chia đảo trong khu vực này.
- Việc tuần tiễu, kiểm soát trong vùng nước lịch sử này do cả hai bên cùng tiến hành.
- Việc đánh bắt hải sản của nhân dân địa phương trong vùng này vẫn tiếp tục theo tập quán làm ăn từ trước tới nay. Đối với việc khai thác các tài nguyên thiên nhiên trong khu vực đó, hai bên sẽ cùng nhau thoả thuận.
Hiệp định này làm tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 7 tháng 7 năm 1982, thành hai bản bằng tiếng Việt Nam và tiếng Khơ me, cả hai văn bản đều có giá trị ngang nhau.
THAY MẶT CHÍNH PHỦ THAY MẶT CHÍNH PHỦ
NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM NHÂN DÂN CAMPUCHIA
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
NGUYÊN CƠ THẠCH HUN XEN
[Nguồn: Ban Biên giới - Bộ Ngoại giao]
5.5. Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ vương quốc Thái Lan về phân định ranh giới giữa hai nước trong vịnh Thái Lan
Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Thái Lan, dưới đây gọi là "Các Bên ký kết".
Xuất phát từ mong muốn củng cố quan hệ hữu nghị sẵn có giữa hai nước;
Nhằm thiết lập đường ranh giới trên biển giữa hai nước trong vịnh Thái Lan tại khu vực chồng lấn tạo bởi yêu sách thềm lục địa của hai nước;
Đã thoả thuận như sau:
Điều I
1. Đường ranh giới trên biển giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Thái Lan tại khu vực chồng lấn tạo bởi yêu sách thềm lục địa của hai nước là đường thẳng nối điểm C và điểm K được xác định theo vĩ độ và kinh độ dưới đây:
Điểm C: Vĩ độ 07049'00".0000 Bắc
Kinh độ l03002'30".0000 Đông
Điểm K: Vĩ độ 08046'54".7754 Bắc
Kinh độ l02012'll".5342 Đông
2. Điểm C là điểm cực Bắc của Vùng Phát triển chung được xác lập theo Thoả thuận giữa Vương quốc Thái Lan và Malaysia về việc thành lập Cơ quan Quyền lực chung khai thác tài nguyên đáy biển trong khu vực thềm lục địa chồng lấn giữa hai nước trong vịnh Thái Lan, ký tại Chiềng Mai ngày 21 tháng 2 năm 1979, và đồng thời trùng với Điểm 43 của đường yêu sách thềm lục địa do Malaysia công bố năm 1979.
3. Điểm K là một điểm nằm trên đường ranh giới trên biển giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia, tức là một đường thẳng cách đều giữa đảo Thổ Chu và đảo Vai vẽ từ điểm O (vĩ độ 09035'.00".4159 Bắc và kinh độ 103010'15".9808 Đông).
4. Toạ độ của các điểm xác định tại các khoản nói trên là toạ độ địa lý tính toán trên Hải đồ của Anh số 2414 được đính kèm theo như một Phụ lục của Hiệp định này. Hệ toạ độ sử dụng để đo đạc và tính toán được xác lập trên Ellipsoid Everest - 1830 - Indian Da tum.
5. Đường biên giới trên biển nêu tại khoản 1 nói trên sẽ là đường ranh giới giữa thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và thềm lục địa của Vương quốc Thái Lan, và cũng sẽ là đường ranh giới giữa vùng đặc quyền kinh tế của nước Cộng hoà xã hội chủn nghĩa Việt Nam và vùng đặc quyền kinh tế của Vương quốc Thái Lan.
6. Khi có yêu cầu của một trong hai Chính phủ, vị trí thực tế trên biển của các điểm C và K nói trên và của đường thẳng nối các điểm này sẽ được xác định theo phương pháp thoả thuận giữa các chuyên gia đồ bản do hai Chính phủ chỉ định.
Điều II
Các Bên ký kết sẽ đàm phán với Chính phủ Malaysia để giải quyết khu vực thềm lục địa chồng lấn giữa ba nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Vương quốc Thái Lan và Malaysia, khu vực này nằm trong Vùng Phát triển chung được xác lập theo thoả thuận giữa Vương quốc Thái Lan và Malaysia về việc thành lập Cơ quan Quyền lực chung khai thác tài nguyên đáy biển trong khu vực thềm lục địa chồng lấn giữa hai nước trong vịnh Thái Lan, ký tại Chiềng Mai ngày 21 tháng 2 năm 1979.
Điều III
Các Bên ký kết công nhận và thừa nhận quyền tài phán và quyền chủ quyền của mỗi nước đối với vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế theo đường ranh giới trên biển được xác lập bởi Hiệp định này.
Điều IV
Trong trường hợp có một cấu tạo mỏ dầu hoặc khí tự nhiên, hoặc các mỏ khoáng sản khác nằm vắt ngang đường ranh giới nêu tại khoản 1 Điều 1, Các Bên sẽ thông báo cho nhau mọi thông tin liên quan và thoả thuận về cách thức khai thác hữu hiệu nhất các cấu tạo hoặc mỏ nói trên, lợi nhuận hu được từ việc khai thác sẽ được phân chia công bằng.
Điều V
Mọi tranh chấp giữa Các Bên ký kết liên quan đến việc giải thích và áp dụng Hiệp định này sẽ được giải quyết một cách hoà bình thông qua đàm phán hoặc thương lượng.
Điều VI
Hiệp định này sẽ có hiệu lực vào ngày trao đổi Văn kiện phê chuẩn hoặc phê duyệt, phù hợp với thủ tục luật pháp của mỗi nước.
Để làm bằng, các đại diện được uỷ quyền hợp thức của hai Chính phủ đã ký Hiệp định này.
Hiệp định này làm tại Băng-cốc ngày 9 tháng 8 năm 1997 thành hai bản bằng tiếng Việt, tiếng Thái và tiếng Anh. Trong trường hợp có sự khác biệt giữa các văn bản, bản tiếng Anh sẽ được dùng làm căn cứ.
THAY MẶT CHÍNH PHỦ THAY MẶT CHÍNH PHỦ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VƯƠNG QUỐC
VIỆT NAM THÁI LAN
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
NGUYỄN MẠNH CẦM PRACHUAB CHAIYASAN
[Nguồn: Ban Biên giới - Bộ Ngoại giao]
5.6. Hiệp Định giữa nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nước trong vịnh Bắc Bộ
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (dưới đây gọi là "hai Bên ký kết").
Nhằm củng cố và phát triển mối quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống giữa hai nước và nhân dân hai nước Việt Nam và Trung Quốc, giữ gìn và thúc đẩy sự ổn định và phát triển của vịnh Bắc Bộ.
Trên cơ sở các nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm phạm lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi, cùng tồn tại hòa bình.
Trên tinh thần thông cảm, nhân nhượng lẫn nhau, hiệp thương hữu nghị và giải quyết một cách công bằng, hợp lý vấn đề phân định vịnh Bắc Bộ;
Đã thỏa thuận như sau:
Điều I
1. Hai Bên ký kết căn cứ vào Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, các nguyên tắc luật pháp và thực tiễn quốc tế được công nhận, trên cơ sở suy xét đầy đủ mọi hoàn cảnh hữu quan trong vịnh Bắc Bộ, theo nguyên tắc công bằng, qua thương lượng hữu nghị đã phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nước trong vịnh Bắc Bộ.
2. Trong Hiệp định này, vịnh Bắc Bộ là vịnh nửa kín được bao bọc ở phía bắc bởi bờ biển lãnh thổ đất liền của hai nước Việt Nam và Trung Quốc, phía đông bởi bờ biển bán đảo Lôi Châu và đảo Hải Nam của Trung Quốc, phía tây bởi bờ biển đất liền Việt Nam và giới hạn phía nam bởi đoạn thẳng nối liền từ điểm nhô ra nhất của mép ngoài cùng của mũi Oanh Ca - đảo Hải Nam của Trung Quốc có tọa độ địa lý là vĩ tuyến 18o30'19" Bắc, kinh tuyến l08o41'17" Đông, qua đảo Cồn Cỏ của Việt Nam đến một điểm trên bờ biển của Việt Nam có tọa độ địa lý là vĩ tuyến 16o57140" Bắc và kinh tuyến l07o08'42'l Đông. Hai Bên ký kết xác định khu vực nói trên là phạm vi phân định của Hiệp định này.
Điều II
Hai Bên ký kết đồng ý đường phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa hai nước trong vịnh Bắc Bộ được xác định bằng 21 điểm nối tuần tự với nhau bằng các đoạn thẳng, tọa độ địa lý của 21 điểm này như sau:
Điểm số l: Vĩ độ 2o28'12".5 Bắc
Kinh độ l08o06'04".3 Đông
Điểm số 2: Vĩ độ 21o28'01".7 Bắc
Kinh độ l08o06'01".6 Đông
Điểm số 3: Vĩ độ 21o27'50".l Bắc
Kinh độ l08005'57".7 Đông
Điểm số 4: Vĩ độ 21o27'39".5 Bắc
Kinh độ l08o05'51".5 Đông
Điểm số 5 : Vĩ độ 21o27'28".2 Bắc
Kinh độ l08o05'39".9 Đông
Điểm số 6: Vĩ độ 21o27'23".l Bắc
Kinh độ l08o05'38".8 Đông
Điểm số 7: Vĩ độ 21o27'08".2 Bắc
Kinh độ l08o05'43".7 Đông
Điểm số 8: Vĩ độ 21o16'32" Bắc
Kinh độ l08o08'05" Đông
Điểm số 9: Vĩ độ 21o12'35" Bắc
Kinh độ l08o12'31" Đông
Điểm số 10 : Vĩ độ 20o24'05" Bắc
Kinh độ l08o22'45" Đông
Điểm số 11: Vĩ độ 19o57'33" Bắc
Kinh độ l07o55'47" Đông
Điểm số 12: Vĩ độ 19o39'33" Bắc
Kinh độ l07o31'40" Đông
Điểm số 13: Vĩ độ 19o25'26" Bắc
Kinh độ l07o21'00" Đông
Điểm số 14: Vĩ độ 19o25'26'l BẮC
Kinh độ l07o12'43" Đông
Điểm số 15: Vĩ độ 19o16'04" Bắc'
Kinh độ l07oll'23" Đông
Điểm số 16: Vĩ độ 19o12'55" Bắc
Kinh độ l07o09'34" Đông
Điểm số 17: Vĩ độ 18o421'52" Bắc
Kinh độ l07o09'34" Đông
Điểm số 18: Vĩ độ 18o13'49" Bắc
Kinh độ l07o34'00" Đông
Điểm số 19: Vĩ độ 18o07'08" Bắc
Kinh độ l07o37'34'' Đông
Điểm số20: Vĩ độ 18o04'13" Bắc
Kinh độ l07o39'09" Đông
Điểm số21: Vĩ độ 17o47'00" Bắc
Kinh độ l07o58'00" Đông
Điều III
1. Đường phân định từ điểm số 1 đến điểm số 9 quy định tại Điều II của Hiệp định này là biên giới lãnh hải của hai nước trong vịnh Bắc Bộ.
2. Mặt thẳng đứng đi theo đường biên giới lãnh hải của hai nước quy định tại khoản 1 Điều này phân định vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải hai nước.
3. Mọi sự thay đổi địa hình đều không làm thay đổi đường biên giới lãnh hải hai nước từ điểm số 1 đến điểm số 7 quy định tại khoản 1 Điều này, trừ khi hai Bên ký kết có thỏa thuận khác.
Điều IV
Đường phân định từ điểm số 9 đến điểm số 21 quy định tại Điều II của Hiệp định này là ranh giới giữa vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nước trong vịnh Bắc Bộ.
Điều V
Đường phân định lãnh hải của hai nước quy định tại Điều II từ điểm số 1 đến điểm số 7 được thể hiện bằng đường màu đen trên bản đồ chuyên đề cửa sông Bắc Luân tỷ lệ lao 000 do hai Bên ký kết cùng nhau thành lập năm 2000. Đường phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tếvà thềm lục địa của hai nước từ điểm số 7 đến điểm số 21 được thể hiện bằng đường màu đen trên Tổng đồ toàn diện vịnh Bắc Bộ tỷ lệ l:500.000 do hai Bên ký kết cùng nhau thành lập năm 2000. Các đường phân định này đều là đường trắc địa.
Bản đồ chuyên đề cửa sông Bắc Luân và Tổng đồ toàn diện vịnh Bắc Bộ nói trên là bản đồ đính kèm Hiệp định. Các bản đồ trên sử dụng hệ toạ độ ITRF-96. Các tọa độ địa lý của các điểm quy định tại Điều II Hiệp định này' đều được xác định trên các bản đồ nói trên. Đường phân định quy định trong Hiệp định này được thể hiện trên các bản đồ kèm theo Hiệp định chỉ nhằm mục đích minh hoạ.
Điều VI
Hai Bên ký kết phải tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của mỗi Bên đối với lãnh hải vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong vịnh Bắc Bộ được xác định theo Hiệp định này.
Điều VII
Trong trường hợp có các cấu tạo mỏ dầu, khí tự nhiên đơn nhất hoặc mỏ khoáng sản khác nằm vắt ngang đường phân định quy định tại Điều II của Hiệp định này, hai Bên ký kết phải thông qua hiệp thương hữu nghị để đạt được thỏa thuận về việc khai thác hữu hiệu nhất các cấu tạo hoặc mỏ khoáng sản nói trên cũng như việc phân chia công bằng lợi ích thu được từ việc khai thác.
Điều VIII
Hai Bên ký kết đồng ý tiến hành hiệp thương về việc sử đụng hợp lý và phát triển bền vững tài nguyên sinh vật ở vịnh Bắc Bộ cũng như các công việc hợp tác có liên quan đến bảo tồn, quản lý và sử dụng tài nguyên sinh vật ở vùng đặc quyền kinh tế hai nước trong vịnh Bắc Bộ.
Điều IX
Việc phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa hai nước trong vịnh Bắc Bộ theo Hiệp định này không gây bất kỳ ảnh hưởng hoặc phương hại nào đến lập trường của mỗi Bên ký kết đối với các quy phạm luật pháp quốc tế về Luật Biển.
Điều X
Mọi tranh chấp giữa hai Bên ký kết liên quan đến việc giải thích hoặc thực hiện Hiệp định này phải được giải quyết thông qua hiệp thương và đàm phán hữu nghị.
Điều XI
Hiệp định này phải được hai Bên ký kết phê chuẩn và có hiệu lực kể từ ngày trao đổi các văn kiện phê chuẩn. Các văn kiện phê chuẩn được trao đổi tại Hà Nội.
Hiệp định này được ký tại Bắc Kinh, ngày 25 tháng 12 năm 2000 thành hai bản, mỗi bản bằng tiếng Việt và tiếng Trung, cả hai văn bản đều có giá trị như nhau.
ĐẠI DIỆN TOÀN QUYỀN NƯỚC ĐẠI DIỆN TOÀN QUYỀN NƯỚC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CỘNG HÒA NHÂN DÂN
VIỆT NAM TRUNG HOA
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
NGUYỄN DY NIÊN ĐƯỜNG GIA TRIỀN
[Nguồn: Ban Biên giới - Bộ Ngoại giao]
5.7. Tọa độ các điểm chuẩn đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của lục địa Việt Nam
Điểm
Vị trí địa lý
Tọa độ N
Kinh độ E
0
Nằm trên ranh giới phía Tây Nam của vùng nước lịch sử của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam và Cộng hoà Nhân dân Campuchia
A1
Tại Hòn Nhạn, quần đảo Thổ Chu, Tỉnh Kiên Giang
9015¢0
103027¢0
A2
Tại Hòn Đá Lẻ ở Đông Nam Hòn Khoai, tỉnh Minh Hải
9022¢8
103027¢0
A3
Tại Hòn Tài Lớn, Côn Đảo, Đặc Khu Vũng Tàu – Côn Đảo
8037¢8
104052¢4
A4
Tại Hòn Bông Lang, Côn Đảo
8037¢9
106037¢5
A5
Tại Hòn Bảy Cạnh, Côn Đảo
8037¢7
106040¢3
A6
Tại Hòn Hải (nhôm đảo Phú Quý) tỉnh Thuận Hải
9058¢0
106042¢1
A7
Tại Hòn Đôi, tỉnh Thuận Hải
12039¢0
109005¢0
A8
Tại mũi Đại Lãnh tỉnh Phú Khánh
12053¢8
109027¢2
A9
Tại Hòn Ông Căn, tỉnh Phú Khánh
13054¢0
109021¢0
A/O
Tại đảo Lý Sơn, tỉnh Nghĩa Bình
15023¢1
109090¢0
An
Tại đảo Cồn Cỏ, tỉnh Bình Trị Thiên
17010¢0
107020¢6
[Nguồn: Ban Biên giới, Bộ Ngoại giao]
5.8. Danh mục các văn bản quy phạm pháp luật chính liên quan đến quản lý và bảo vệ các vùng biển Việt Nam
(Tài liệu tổng hợp phục vụ công tác soạn thảo Dự án luật các vùng biển Việt Nam).
STT
Năm ban hành
Tên văn bản
Ghi chú
I. Văn bản của quốc hội
1992
Hiến pháp
Luật
1
30-6-1990
Bộ luật Hàng hải Việt Nam
2
06-7-1993
Luật dầu khí
3
20-5-1998
Luật tài nguyên nước
4
27-12-1993
Luật bảo vệ môi trường
5
17-6-2003
Luật biên giới quốc gia
6
23-6-1994
Nghị quyết của Quốc hội phê chuẩn Công ước biển 1982
7
26-11-2003
Luật Thuỷ sản
II. Pháp lệnh của uỷ ban thường vụ quốc hội
8
25-4-1989
Pháp lệnh bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản
9
21-12-1990
Pháp lệnh hải quan
10
06-7-1995
Pháp lệnh về xử phạt vi phạm hành chính
11
28-3-1997
Pháp lệnh bộ đội biên phòng
12
28-7-1998
Pháp lệnh về tài nguyên khoáng sản
13
28-3-1998
Pháp lệnh lực lượng cảnh sát biển Việt Nam
III. Văn bản của chính phủ (từ năm 1980-1992 là Hội đồng bộ trưởng)
1. Tuyên bố
14
12-5-1977
Tuyên bố của Chính phủ về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
15
12-11-1982
Tuyên bố của Chính phủ về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam
2. Nghị định
16
29-1-1980
Nghị định số 30/CP về quy chế cho tàu thuyền nước ngoài hoạt động trên các vùng biển của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam
17
05-8-1991
Nghị định số 242/HĐBT ban hành quy định về việc các bên nước ngoài và phương tiện nước ngoài vào nghiên cứu khoa học ở các vùng biển nước Cộng hoà XHCN Việt Nam
18
25-2-1994
Nghị định số 13/CP ban hành Quy chế quản lý hoạt động hàng hải tại cảng biển và các khu vực hàng hải ở Việt Nam
19
26-4-1996
Nghị định số 26/CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
20
17-6-2003
Nghị định số 70/CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản
Thay cho NĐ 48/CP ngày 12-8-1996
21
01-10-1996
Nghị định số 55/CP hoạt động của tàu quân sự nước ngoài vào thăm nước Cộng hoà XHCN Việt Nam.
22
23-4-1997
Nghị định số 35/CP về quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về khai thác khoáng sản
23
10-6-1998
Nghị định số 39/1998/NĐ-CP về xử lý tài sản chìm đắm ở biển
24
13-7-1998
Nghị định số 49/NĐ-CP về quản lý hoạt động nghề cá của người và phương tiện nước ngoài trong các vùng biển Việt Nam
Thay thế NĐ 437/HĐBT
25
21-7-1998
Nghị định số 53/1998/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của lực lượng cảnh sát biển Việt Nam
26
21-7-1998
Nghị định số 54/1998/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 16/CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
27
15-9-1999
Nghị định số 72/1998/NĐ-CP về đảm bảo an toàn cho người và phương tiện nghề cá hoạt động trên biển
28
04-09-1999
Nghị định số 92/1999/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải
29
09-06-1999
Nghị định số 36/1999/NĐ-CP về thẩm quyền xử phạt hành chính trên vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa nước Cộng hoà XHCN Việt Nam
30
30-5-2001
Nghị định số 23/2001/NĐ-CP ngày 30-5-2001. Về sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế đăng ký tàu biển và thuyền viên ban hành kèm theo Nghị định số 91/1998/CP ngày 23 tháng 8 năm 1997 của Chính phủ
31
30-5-2001
Nghị định số 24/2001/NĐ-CP ngày 30-5-2001. Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý hoạt động hàng hải tại cảng biển và các khu vực hàng hải ở Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định số 13/CP ngày 25 tháng 02 năm 1994 của Chính phủ
32
24-7-2001
Nghị định số 41/2001/NĐ-CP ngày 24-7-2001. Ban hành Quy chế phối hợp thực hiện quản lý Nhà nước về hoạt động của lực lượng cảnh sát biển và việc phối hợp hoạt động giữa các lực lượng trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam.
33
24-8-2001
Nghị định 57/2001/NĐ-CP ngày 24-8-2001 Về điều kiện kinh doanh vận tải biển
3. Quyết định của Chính phủ
35
11-12-1986
Quyết định số 13/HĐBT về tăng cường bảo vệ chủ quyền và an ninh các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam
36
28-12-1992
Quyết định số 203/TTg về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động đăng kiểm tàu biển Việt Nam
37
28-12-1992
Quyết định số 204/TTg về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động thanh tra an toàn hàng hải Việt Nam
38
23-10-1996
Quyết định số 780/TTg thành lập Uỷ ban quốc gia về tìm kiếm, cứu nạn trên không và trên biển
39
9-10-2002
Quyết định 133/2002/QĐ-TTg ngày 9-10-2002. Ban hành quy chế phối hợp giữa lực lượng Công an, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển và Hải quan trong đấu tranh phòng, chống các tội phạm về ma tuý tại địa bàn biên giới, cửa khẩu và trên biển.
40
21-7-2003
Quyết định 149/2003/QĐ-TTg ngày 30-5-2001. Về một số chính sách và cơ chế khuyến khích phát triển đội tàu biển Việt Nam
4. Chỉ thị của Chủ tịch HĐBT (Thủ tướng Chính phủ)
41
29-3-1980
Chị thị số 85/chính trị về việc xử lý tàu nước ngoài xâm phạm vùng biển Việt Nam
42
25-2-1993
Chỉ thị số 73/TTg về một số công tác cần làm ngay để bảo vệ môi trường
43
09-8-1995
Chỉ thị số 445/TTg về việc tổ chức triển khai thi hành pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính
44
28-10-1995
Chỉ thị số 701/TTg về đấu tranh chống buôn lậu trên biển
45
18-1-1997
Chỉ thị số 39/TTg về việc đảm bảo an toàn cho người và phương tiện nghề hoạt động trên biển
5. Thông tư
46
19-12-1980
Thông tư số 60/TTg hướng dẫn việc tổ chức thực hiện Bản quy chế cho tàu thuyền nước ngoài hoạt động trên các vùng biển của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam
47
21-10-2002
Thông tư liên tịch 156/2002/TTLT-BQP-BGTVT ngày 21-10-2002. Hướng dẫn việc phối hợp thực hiện quản lý Nhà nước giữa Bộ quốc phòng và Bộ giao thông vận tải về hoạt động của lực lượng Cảnh sát biển và việc phối hợp giữa lực lượng cảnh sát biển với các lực lượng có liên quan thuộc Bộ Giao thông vận tải trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam.
6. Văn bản của một số Bộ, ngành có liên quan
48
06-8-1991
Quyết định số 1533/QĐ-VT về ban hành quy tắc phòng ngừa va chạm tàu thuyền trên biển
Bộ GTVT
49
08-9-1994
Quyết định số 1438/QĐ-PC về cơ quan, trình tự và thủ tục xác nhận việc trình “kháng nghị hàng hải” ở Việt Nam
Bộ GTVT
50
17-5-1995
Quyết định số 2788/QĐ/PC quy định về tàu biển nước ngoài vận chuyển hàng hoá, hành khách và hành lý giữa các cảng biển Việt Nam
Bộ GTVT
51
02-10-1996
Quyết định số 2628/QĐ-TCCB về việc thành lập “Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam”
Bộ GTVT
52
02-7-1982
Thông tư số 99/PC về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 330/CP ngày 9-7-1981
Bộ GTVT
53
08-03-1987
Chỉ thị số 04/CT/VP của Bộ trưởng Bộ thuỷ sản về công tác phòng chống bão lụt, lũ. Giảm nhẹ thiên tai và đảm bảo an toàn cho người và phương tiện nghề cá hoạt động trên biển
Bộ thuỷ sản
54
12-11-1996
Công văn số 2592/MTG của Bộ KHCN và MT về việc kiểm soát ô nhiễm biển từ các phương tiện giao thông thuỷ
Bộ KHCN&MT
55
05-9-1990
Quyết định số 333/CNNG-KHKT về việc ban hành Quy chế bảo vệ môi trường và trong các hoạt động dầu khí biển
Bộ KHCN&MT
7. Hiệp định hàng hải giữa Việt Nam và nước ngoài
1
22-11-1979
1999
Việt Nam - Thái Lan
Sửa đổi, bổ sung
2
03-01-1983
Việt Nam - Cuba
3
12-11-1983
Việt Nam - Hunggary
4
25-10-1991
Việt Nam - Inđônêxia
5
27-1-1992
Việt Nam - Philipphin
6
31-3-1992
Việt Nam - Malaixia
7
16-4-1992
Việt Nam - Xingapo
8
20-7-1992
Việt Nam - Ucraina
9
8-3-1992
Việt Nam - Trung Quốc
10
27-5-1993
Việt Nam - Liên Bang Nga
11
29-6-1993
Việt Nam - CHLB Đức
12
01-09-1994
Việt Nam - Rumani
13
6-12-1995
Việt Nam - Ba Lan
14
12-4-1995
Việt Nam - Hàn Quốc
Ngày ký
Tên công ước
1
18-12-1990
Công ước về gia nhập Tổ chức Hàng hải thế giới (IMO – Convention 48)
2
18-12-1990
Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng trên biển năm 1974 (SOLAS 74)
3
18-12-1990
Công ước quốc tế về tiêu chuẩn huấn luyện, cấp chứng chỉ và trực ca cho thuyền viên năm 1978 và Nghị định Thư bổ sung năm 1985 (STCW 78/95)
4
18-12-1990
Công ước quốc tế về phòng ngừa ô nhiễm dầu từ tàu biển năm 1973 và Nghị định thư bổ sung năm 1978 (MARPOL 73/78)
5
18-12-1990
Công ước quốc tế về phòng ngừa va chạm trên biển năm 1972 (COLRREG 72)
6
18-12-1990
Công ước quốc tế về nạn khô năm 1966 (LL66)
7
18-12-1990
Công ước quốc tế đo dung tích tàu biển năm 1969 (TONNAGE 69)
8
12-10-1992
Nghị định thư bổ sung năm 1978 của SOLAS 74
9
1999
Công ước quốc tế về thông tin toàn cầu (INMAST)
10
1975
Biên bản ghi nhớ về kiểm tra của quốc gia có cảng biển trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (TOKYO-MOU)
11
1998
Hiệp định ASEAN về tìm kiếm cứu nạn trên biển
[Nguồn: Ban Biên giới, Bộ Ngoại giao]