Luận án Ý thức bảo vệ lợi ích dân tộc của công nhân khu công nghiệp miền Đông nam bộ hiện nay

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tác giả luận án dưới sự hướng dẫn của PGS, TS Tạ Việt Hùng và TS Mẫn Văn Mai. Các số liệu, tư liệu sử dụng trong luận án là trung thực, có xuất xứ rõ ràng. Tác giả luận án Chu Minh Quốc MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 10 1.1 Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước có liên

doc194 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 322 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Ý thức bảo vệ lợi ích dân tộc của công nhân khu công nghiệp miền Đông nam bộ hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quan đến đề tài luận án 10 1.2. Khái quát kết quả nghiên cứu chủ yếu của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết 24 Chương 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ Ý THỨC BẢO VỆ LỢI ÍCH DÂN TỘC CỦA CÔNG NHÂN KHU CÔNG NGHIỆP MIỀN ĐÔNG NAM BỘ 30 2.1. Lợi ích dân tộc Việt Nam và bảo vệ lợi ích dân tộc Việt Nam 30 2.2. Công nhân khu công nghiệp miền Đông Nam Bộ và ý thức bảo vệ lợi ích dân tộc của công nhân khu công nghiệp miền Đông Nam Bộ 35 2.3. Những yếu tố tác động đến ý thức bảo vệ lợi ích dân tộc của công nhân khu công nghiệp miền Đông Nam Bộ hiện nay 61 Chương 3 THỰC TRẠNG Ý THỨC BẢO VỆ LỢI ÍCH DÂN TỘC CỦA CÔNG NHÂN KHU CÔNG NGHIỆP MIỀN ĐÔNG NAM BỘ HIỆN NAY VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA 74 3.1. Thực trạng ý thức bảo vệ lợi ích dân tộc của công nhân khu công nghiệp miền Đông Nam Bộ hiện nay 74 3.2. Nguyên nhân ưu điểm, hạn chế trong ý thức bảo vệ lợi ích dân tộc của công nhân khu công nghiệp miền Đông Nam Bộ hiện nay và một số vấn đề đặt ra 94 Chương 4 YÊU CẦU VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NÂNG CAO Ý THỨC BẢO VỆ LỢI ÍCH DÂN TỘC CHO CÔNG NHÂN KHU CÔNG NGHIỆP MIỀN ĐÔNG NAM BỘ HIỆN NAY 116 4.1 Yêu cầu nâng cao ý thức bảo vệ lợi ích dân tộc của công nhân khu công nghiệp miền Đông Nam Bộ hiện nay 116 4.2 Một số giải pháp cơ bản nâng cao ý thức bảo vệ lợi ích dân tộc của công nhân khu công nghiệp miền Đông Nam Bộ hiện nay 124 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 158 DẠNH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 161 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 162 PHỤ LỤC 177 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt Chủ nghĩa xã hội CNXH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH Giai cấp công nhân GCCN Miền Đông Nam Bộ MĐNB Xã hội chủ nghĩa XHCN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Đối với mỗi dân tộc trên thế giới, lợi ích dân tộc luôn có vai trò vô cùng quan trọng, là điều kiện, tiền đề để dân tộc tồn tại và phát triển. Do vậy, bảo vệ lợi ích dân tộc luôn là nhiệm vụ chiến lược, “trọng yếu thường xuyên” của mọi dân tộc. Chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ rõ, bảo vệ lợi ích dân tộc là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ Tổ quốc XHCN của GCCN, đồng thời là vấn đề có tính nguyên tắc trong đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản và Nhà nước XHCN. V.I.Lênin đã khẳng định: “Một cuộc cách mạng chỉ có giá trị khi nào nó biết tự vệ” [83, tr.145], bởi lẽ thành quả của cuộc cách mạng vô sản chính là lợi ích cốt lõi của dân tộc XHCN. Ở Việt Nam, trong suốt tiến trình cách mạng, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định, bảo vệ lợi ích dân tộc là mục tiêu cao nhất của cách mạng Việt Nam, đồng thời là cơ sở để đoàn kết và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Một trong năm bài học kinh nghiệm Đảng ta rút ra khi tổng kết 30 năm đổi mới là: “phải đặt lợi ích quốc gia - dân tộc lên trên hết” [52, tr.69]. Văn kiện Đại hội XII, Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế” [52, tr.153]; trong hội nhập và mở rộng quan hệ quốc tế, mọi tổ chức, cá nhân không được phép xem nhẹ lợi ích dân tộc, trái lại phải đặt lợi ích dân tộc lên trên hết, trước hết và phải bảo vệ cho được lợi ích đó trong mọi hoàn cảnh. Do vậy, để bảo vệ lợi ích dân tộc thì một trong những vấn đề cần quan tâm là nâng cao ý thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn dân, nhất là của GCCN Việt Nam - giai cấp đại biểu cho lợi ích dân tộc. Là một bộ phận của GCCN Việt Nam, trong những năm qua, đội ngũ công nhân các khu công nghiệp MĐNB đã có sự phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng, góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ lợi ích dân tộc ở khu vực MĐNB. Một trong những động lực thúc đẩy công nhân khu công nghiệp MĐNB hành động chính là ý thức bảo vệ lợi ích dân tộc của người công nhân. Nó không những nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, ý chí quyết tâm bảo vệ lợi ích dân tộc của công nhân mà còn định hướng, điều chỉnh hành vi của họ trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ lợi ích dân tộc. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm là cơ bản, ý thức bảo vệ lợi ích dân tộc của công nhân khu công nghiệp MĐNB còn những hạn chế nhất định. Một bộ phận công nhân mơ hồ, ít quan tâm đến các vấn đề chính trị - xã hội của đất nước, nhất là các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về bảo vệ lợi ích dân tộc; còn có những hoài nghi, dao động, thiếu tin tưởng vào khả năng bảo vệ lợi ích dân tộc của đất nước; có lối sống thực dụng, tâm lý sùng ngoại, vun vén lợi ích cá nhân, coi nhẹ lợi ích dân tộc; dễ bị các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị lợi dụng, kích động, lôi kéo, dẫn đến có những hành động biểu tình, đình công tự phát, trái pháp luật, đập phá tài sản doanh nghiệp, gây ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của bản thân công nhân, lợi ích doanh nghiệp và lợi ích dân tộc Hiện nay, tình hình thế giới, khu vực đang có sự biến đổi nhanh chóng, phức tạp và tiềm ẩn nhiều yếu tố biến động khó lường, cùng với đó là sự nổi lên của chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, chủ nghĩa dân tộc cực đoan trong quan hệ quốc tế; sự tùy thuộc, đan cài lợi ích lẫn nhau giữa các quốc gia dân tộc càng trở nên phổ biến, đã làm cho việc bảo vệ lợi ích dân tộc càng trở nên khó khăn, phức tạp hơn bao giờ hết. Tình hình đó đặt ra yêu cầu cấp thiết, đòi hỏi hệ thống chính trị các cấp trên địa bàn MĐNB phải quan tâm chăm lo, đảm bảo lợi ích của công nhân, xây dựng đội ngũ công nhân vững mạnh về mọi mặt, đặc biệt là phải nâng cao ý thức bảo vệ lợi ích dân tộc của công nhân khu công nghiệp MĐNB đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới hiện nay. Từ lý do trên, tác giả lựa chọn vấn đề “Ý thức bảo vệ lợi ích dân tộc của công nhân khu công nghiệp miền Đông Nam Bộ hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ. Đây là vấn đề có ý nghĩa cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn hiện nay. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn về ý thức bảo vệ lợi ích dân tộc của công nhân khu công nghiệp MĐNB, luận án xác định yêu cầu và giải pháp cơ bản nâng cao ý thức bảo vệ lợi ích dân tộc của công nhân khu công nghiệp MĐNB hiện nay. Nhiệm vụ nghiên cứu Thứ nhất, tổng quan những công trình nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước có liên quan đến đề tài luận án, từ đó xác định những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu giải quyết. Thứ hai, làm rõ một số vấn đề lý luận về ý thức bảo vệ lợi ích dân tộc của công nhân khu công nghiệp MĐNB. Thứ ba, đánh giá thực trạng ý thức bảo vệ lợi ích dân tộc của công nhân khu công nghiệp MĐNB và chỉ rõ những vấn đề đặt ra từ thực trạng ý thức bảo vệ lợi ích dân tộc của công nhân khu công nghiệp MĐNB hiện nay. Thứ tư, xác định yêu cầu và đề xuất giải pháp cơ bản nâng cao ý thức bảo vệ lợi ích dân tộc của công nhân khu công nghiệp MĐNB hiện nay. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu Ý thức bảo vệ lợi ích dân tộc của công nhân khu công nghiệp MĐNB. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: nghiên cứu nhận thức, thái độ, tình cảm, niềm tin, ý chí quyết tâm, hành động bảo vệ lợi ích dân tộc (quốc gia dân tộc) của công nhân khu công nghiệp MĐNB. Về không gian: tập trung điều tra khảo sát thực trạng ý thức bảo vệ lợi ích dân tộc của công nhân các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai (khu công nghiệp Amata và Tam Phước), tỉnh Bình Dương (khu công nghiệp Sóng Thần 1,2), Thành phố Hồ Chí Minh (khu công nghiệp Tân Tạo, Bình Chiểu). Về thời gian: các số liệu, tư liệu phục vụ điều tra, khảo sát từ năm 2013 (khi ban hành Nghị quyết số 28-NQ/TW, ngày 25-10-2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới) đến nay. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận, thực tiễn của luận án Cơ sở lý luận: luận án dựa trên quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về bảo vệ lợi ích dân tộc, bảo vệ Tổ quốc XHCN, xây dựng GCCN Việt Nam trong tình hình mới. Cơ sở thực tiễn: thực trạng ý thức bảo vệ lợi ích dân tộc của công nhân khu công nghiệp MĐNB hiện nay qua các tài liệu báo cáo, tổng kết của các tổ chức trong hệ thống chính trị các tỉnh MĐNB, tổ chức Đảng, đoàn thể trong các doanh nghiệp; Liên đoàn Lao động, Ban quản lý các khu công nghiệp MĐNB; kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan và kết quả khảo sát thực tế, điều tra xã hội học của tác giả. Phương pháp nghiên cứu của luận án Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đề tài sử dụng tổng hợp phương pháp nghiên cứu của khoa học xã hội và nhân văn, trong đó chủ yếu dựa vào phương pháp lôgic - lịch sử, hệ thống cấu trúc, thống kê, so sánh, điều tra xã hội học và phương pháp chuyên gia để thực hiện mục tiêu nghiên cứu. 5. Những đóng góp mới về mặt khoa học Đưa ra quan niệm, chỉ rõ nội dung biểu hiện và phân tích các yếu tố tác động đến ý thức bảo vệ lợi ích dân tộc của công nhân khu công nghiệp MĐNB hiện nay. Đánh giá thực trạng ý thức bảo vệ lợi ích dân tộc của công nhân khu công nghiệp MĐNB thời gian qua, chỉ rõ nguyên nhân và xác định những vấn đề cần tập trung giải quyết để nâng cao ý thức bảo vệ lợi ích dân tộc của công nhân khu công nghiệp MĐNB thời gian tới. Xác định yêu cầu và đề xuất giải pháp cơ bản nâng cao ý thức bảo vệ lợi ích dân tộc của công nhân khu công nghiệp MĐNB hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài luận án góp phần làm sáng tỏ, bổ sung, phát triển một số vấn đề lý luận và thực tiễn về ý thức bảo vệ lợi ích dân tộc của công nhân khu công nghiệp MĐNB; cung cấp những luận cứ khoa học cho lãnh đạo Đảng, Nhà nước, trực tiếp là cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội các tỉnh, thành phố trên địa bàn MĐNB đề ra những chủ trương, giải pháp nhằm nâng cao ý thức bảo vệ lợi ích dân tộc của công nhân khu công nghiệp MĐNB trong tình hình mới. Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập trong các học viện, nhà trường Quân đội. 7. Kết cấu của luận án Luận án gồm: mở đầu, 4 chương (9 tiết), kết luận và kiến nghị, danh mục các công trình khoa học của tác giả đã công bố có liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước có liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến đề tài luận án Các công trình nghiên cứu về lợi ích dân tộc, bảo vệ lợi ích dân tộc A.F.Dashdam Irốp (1984), “Dân tộc và cá nhân” [72]. Trong công trình này, tác giả đã tập trung làm rõ một số khái niệm cơ bản về nhu cầu, lợi ích, giá trị, mối quan hệ của chúng; vị trí, vai trò của lợi ích trong đời sống xã hội cũng như với mỗi cá nhân con người. Qua đó các tác giả đã nêu lên và luận giải các giải pháp để bảo đảm hài hòa lợi ích cá nhân, lợi ích quốc gia dân tộc, tạo nên động lực phát triển xã hội và hoàn thiện nhân cách con người dưới CNXH. William J. Clinton (1997), “Chiến lược an ninh quốc gia. Sự cam kết và mở rộng” [36]. Cuốn sách đã mô tả chi tiết Chiến lược “Cam kết và mở rộng” của chính quyền Tổng thống Mỹ Bill Clinton. Cuốn sách cũng cho thấy trong bản báo cáo chiến lược an ninh quốc gia này, những lợi ích quốc gia sống còn của nước Mỹ bao gồm: bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ và nhân dân Mỹ; ngăn chặn sự nổi lên của các liên minh thù địch hay bá quyền khu vực; bảo đảm tiếp cận không hạn chế đối với những thị trường chủ chốt, nguồn cung cấp năng lượng và các nguồn lực chiến lược; răn đe và đánh bại khi cần thiết các cuộc xâm lược chống đồng minh và bạn bè của Mỹ; bảo đảm tự do hàng hải, đường biển, vũ trụ và những đường giao thông huyết mạch khi cần thiết. Qua nội dung cuốn sách ta có thể thấy rằng, chủ quyền, lãnh thổ luôn là lợi ích cốt lõi, hàng đầu của mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới. V.A.Vasllép (2012), “Lợi ích xã hội: Sự thống nhất và tính đa dạng” [163]. Trong cuốn sách tác giả cho rằng: lợi ích xã hội có thể được xem như là nguyên nhân kích thích bên trong, là hoạt động định hướng của chủ thể (cá nhân, nhóm xã hội, giai cấp nhà nước) để đáp ứng nhu cầu. Bản chất của lợi ích xã hội là sự cần thiết phải thực hiện nhu cầu đó thông qua việc chủ thể tham gia khách quan vào các quan hệ xã hội; lợi ích xã hội bao gồm nhu cầu nhận thức của chủ thể và sự cần thiết phải đáp ứng nhu cầu đó, những điều kiện xã hội của cuộc sống, và sự lựa chọn thực tiễn cụ thể cho phép chủ thể thực hiện nhu cầu. Tác giả phân tích tính biện chứng giữa lợi ích và nhu cầu cho ta thấy tính đa dạng nhu cầu của con người, thông qua nhu cầu thấy được lợi ích của con người. Cũng như nhu cầu, lợi ích của con người là đa dạng. Chúng có thể được chia thành các nhóm, việc phân tích bản chất của lợi ích xã hội có lợi ích cá nhân. Nhận thức và sự thống nhất các lợi ích đa dạng có thể dựa trên cơ sở hoạt động tự do của các chủ thể xã hội. Điều đó tạo ra trong xã hội một sự phân hoá tự nhiên về cơ cấu xã hội và lợi ích. Tính thống nhất lợi ích không chỉ nằm trong sự thống nhất có mâu thuẫn của lợi ích đa dạng, mà còn ở khả năng của loại hình hoạt động sống mới Joseph S.Nye, JR (1999), “Xác định lại lợi ích quốc gia” [119]. Trong bài báo tác giả cho rằng, lợi ích quốc gia, dân tộc là một khái niệm rất khó giải thích, nó được dùng để mô tả cũng như quyết định chính sách đối ngoại. Tác giả chỉ rõ, trong nền dân chủ, lợi ích quốc gia đơn giản chỉ là một loạt ưu tiên chung trong vấn đề quan hệ với phần còn lại của thế giới. Và lợi ích quốc gia rộng hơn so với các lợi ích chiến lược - một phần lợi ích quốc gia. Theo tác giả, để giải quyết lợi ích quốc gia, các nhà chiến lược khuyên rằng: lợi ích phải được xác định trong mối quan hệ với quyền lực. Tuy nhiên, theo tác giả, cho đến nay việc xác định lợi ích quốc gia vẫn chưa có sự thống nhất trong giới nghiên cứu. Lưu Trang (2009), “Lợi ích quốc gia của Trung Quốc trong quan hệ với ASEAN” [153]. Bài báo chỉ ra rằng, với vị trí địa chiến lược vô cùng quan trọng, Đông Nam Á đã trở thành mục tiêu hàng đầu để Trung Quốc thực hiện ngoại giao với các nước láng giềng Đông Á. Từ thập kỷ 90 thế kỷ 20 đến nay, Trung Quốc từng bước áp dụng chiến lược ngoại giao khu vực chủ động tích cực, tham gia và thúc đẩy hợp tác khu vực Đông Á. Do lợi ích chung không ngừng tăng lên và những nỗ lực không mệt mỏi của cả hai bên, quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN được phát triển toàn diện. Theo đó, tác giả quan niệm rằng: lợi ích quốc gia là nhu cầu để một nước sinh tồn và phát triển, là “tất cả những gì đáp ứng được nhu cầu vật chất và tinh thần cho toàn thể nhân dân, nhà nước, dân tộc” [153, tr.18]. Lợi ích cốt lõi của Trung Quốc đó là ổn định chính trị, xây dựng toàn diện xã hội khá giả, sự ổn định cục diện lâu dài của chính trị và đời sống xã hội. Phát triển kinh tế là cơ sở, là tiền đề để thực hiện toàn diện mục tiêu chiến lược vì lợi ích quốc gia của Trung Quốc. Các công trình nghiên cứu về giai cấp công nhân, ý thức bảo vệ lợi ích dân tộc của giai cấp công nhân Maicen Nhepsi (2004), “Giai cấp công nhân vẫn là lực lượng chính trị quan trọng nhất” [115]; Trushkov (2007), “Triển vọng phát triển của giai cấp công nhân ở thế kỷ XXI” [157]. Các tác giả đã chỉ ra những mâu thuẫn khách quan, cơ bản, vốn có không thể điều hòa được trong lòng xã hội tư bản chủ nghĩa, nhất là mâu thuẫn giữa GCCN với giai cấp tư sản. Đây là mâu thuẫn đối kháng về mặt lợi ích không thể điều hòa được, xuất hiện ngay từ khi chủ nghĩa tư bản ra đời. Khi phân tích xã hội tư bản hiện nay, các tác giả cũng khẳng định, mâu thuẫn này không những không được giải quyết mà ngày càng trở nên gay gắt. Từ đó, các tác giả tiếp tục khẳng định, trong xã hội tư bản hiện nay chỉ duy nhất GCCN là giai cấp có đủ khả năng đánh đổ giai cấp tư sản. Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, GCCN cũng ngày càng phát triển, trở thành lực lượng chính trị - xã hội to lớn. Trong quá trình phát triển của mình, GCCN tiếp tục khẳng định bản chất cách mạng, vẫn là lực lượng tiên tiến trong xã hội. Do vậy, trên cơ sở phân tích những vấn đề đặt ra đối với GCCN trước sự tác động của các nhân tố thời đại, các tác giả khẳng định, GCCN vẫn là lực lượng chính trị - xã hội quan trọng nhất trong thế kỷ XXI. John Russo và Sherry Lee Linkon (2005), “New working-class studies” (tạm dịch là Nghiên cứu tầng lớp lao động mới) [134]. Trong nội dung cuốn sách, các tác giả đã nghiên cứu về GCCN Mỹ - tầng lớp lao động mới, trong tất cả sự đa dạng của giai cấp này. Các nghiên cứu về tầng lớp lao động mới này không chỉ là về phong trào lao động hay về công việc trong bất kỳ loại hình cụ thể nào, hoặc lao động ở bất cứ nơi nào cụ thể. Thay vào đó, các tác giả đã đi nghiên cứu, phân tích và làm rõ lịch sử nguồn gốc, đời sống và văn hoá của GCCN; khám phá xem nó đang được phát triển như thế nào về vấn đề chính trị và giáo dục của GCCN Mỹ. Các tác giả đã phân chia GCCN Mỹ thành tầng lớp lao động - công nhân, công nhân cổ xanh và công nhân trong “nền kinh tế mới”. Trên cơ sở nghiên cứu về sự biến đổi trong đời sống của tầng lớp lao động trong các ngành truyền thống, các tác giả đã khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của tâng lớp lao động mới - GCCN hiện đại trong “nền kinh tế mới”. Liễu Khả Bạch, Vương Mai, Diêm Xuân Chi (2008), “Vị trí và vai trò của giai cấp công nhân đương đại” [4]. Trong cuốn sách này, các tác giả đã nghiên cứu về vị trí kinh tế và quyền lợi hợp pháp của GCCN trong bối cảnh kinh tế thị trường, tình trạng và sự thay đổi của GCCN nước ngoài đương đại. Qua đó, các tác giả đã chia khái niệm về GCCN thành: GCCN đồng nghĩa với giai cấp vô sản theo các tác giả kinh điển của chủ nghĩa Mác, GCCN truyền thống và GCCN đương đại. Theo các tác giả, đặc điểm lớn nhất của GCCN hiện nay là được “trí thức hóa, trí tuệ hóa”. Đặt trong mối quan hệ với sự phát triển của nền kinh tế tri thức, các tác giả cho rằng, trình độ tri thức của công nhân ngày càng tăng lên là một tất yếu; họ có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế tri thức và phát triển sản xuất xã hội. Các tác giả khẳng định, GCCN không chỉ là người sáng tạo ra của cải và giá trị xã hội chủ yếu mà còn là người đại diện quan trọng cho lực lượng sản xuất tiên tiến, họ luôn là lực lượng cơ bản thúc đẩy sản xuất phát triển. Với vị trí và vai trò đó, các tác giả đã đề xuất những giải pháp cơ bản để bảo vệ quyền lợi cơ bản, hợp pháp của công nhân, từ đó tạo điều kiện và môi trường để họ tiếp tục phát huy vai trò to lớn của mình đối với sự phát triển kinh tế, xã hội. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước có liên quan đến đề tài luận án Các công trình nghiên cứu về lợi ích dân tộc, bảo vệ lợi ích dân tộc Vũ Hiền và Ngô Mạnh Lân (1995), “Vấn đề dân tộc, giai cấp và toàn nhân loại” [65]. Các tác giả đã khẳng định, vấn đề dân tộc, giai cấp và nhân loại là những vấn đề vừa có tính chiến lược, vừa có tính thời sự, do đó cần phải có sự nhận thức và giải quyết đúng đắn các vấn đề này. Theo các tác giả, “một trong những đặc điểm đáng chú ý nhất về thế giới hiện nay là nó chứa đựng rất nhiều vấn đề, nhiều nghịch lý, nhiều mâu thuẫn, nảy sinh từ các vấn đề dân tộc, giai cấp và nhân loại” [65, tr.96]. Các lợi ích nảy sinh từ các vấn đề dân tộc, giai cấp và nhân loại có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại với nhau. Do vậy, trên cơ sở quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng khi xem xét, đánh giá các sự vật hiện tượng, các tác giả cho rằng cần phải nhận thức đầy đủ và giải quyết một cách hài hòa, thống nhất giữa các lợi ích giai cấp, lợi ích dân tộc, lợi ích nhân loại, gắn với quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của GCCN. Nguyễn Linh Khiếu (1999), “Lợi ích động lực phát triển xã hội” [74]; Đặng Quang Định (2012), “Vai trò của lợi ích đối với sự phát triển xã hội” [54]. Trong các công trình này, các tác giả đã trình bày khá rõ về vấn đề lợi ích như: phân tích một số quan niệm về nhu cầu, lợi ích; sự hình thành lợi ích và vai trò của lợi ích trong sự phát triển của xã hội. Các tác giả cũng chỉ ra các loại lợi ích khác nhau trong xã hội tùy thuộc vào điều kiện lịch sử cụ thể và mối quan hệ biện chứng giữa chúng như: lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần; lợi ích cá nhân - lợi ích tập thể - lợi ích giai cấp - nhân loại, Từ đó, các tác giả đi đến khẳng định: “lợi ích là một động lực giữ vai trò quan trọng trong hoạt động của con người và trong sự phát triển xã hội” [54, tr.25]. Đàm Trọng Tùng (2016) “Bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống từ năm 2001 đến năm 2015” [160]. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã làm rõ tác động của an ninh phi truyền thống đến độc lập dân tộc và quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam là: “biến đổi khí hậu; an ninh kinh tế, tài chính; an ninh năng lượng; an ninh lương thực; tội phạm công nghệ cao; tội phạm xuyên quốc gia” [160, tr.71]. Trên cơ sở đánh giá những thành tựu, hạn chế trong bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống, tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm ứng phó có hiệu quả đối với vấn đề an ninh phi truyền thống ở Việt Nam; đồng thời rút ra những kinh nghiệm đối với các nước đang phát triển hiện nay. Nguyễn Duy Tiên (2020), “Tư tưởng của V.I.Lênin về bảo vệ lợi ích quốc gia và định hướng vận dụng ở nước ta hiện nay” [148]. Trong cuốn sách này tác giả đã phân tích, làm rõ cơ sở khoa học hình thành tư tưởng của V.I.Lênin về bảo vệ lợi ích quốc gia; nội dung cơ bản tư tưởng của V.I.Lênin về bảo vệ lợi ích quốc; giá trị và định hướng vận dụng tư tưởng của V.I.Lênin về bảo vệ lợi ích quốc gia ở nước ta hiện nay. Trong đó đáng chú ý là định hướng: xác định và thực thi đầy đủ, toàn diện nội dung tư tưởng của V.I.Lênin về bảo vệ lợi ích quốc gia [148, tr.169]; nắm chắc, xử lý tốt tác động của các nhân tố và sự biến động của nó để thực thi bảo vệ lợi ích quốc gia ở Việt Nam hiện nay [148, tr.155]. Lê Văn Quang (2005), “Tư duy mới về độc lập chủ quyền quốc gia - dân tộc và bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia - dân tộc trong thời đại toàn cầu hoá, khu vực hoá và hội nhập kinh tế quốc tế” [123]. Trong bài viết, tác giả đã phân tích, luận giải tác động của quá trình toàn cầu hoá, khu vực hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, làm cho một số vấn đề của chủ quyền quốc gia bị suy giảm do sự chi phối của luật pháp quốc tế, lợi ích kinh tế, chính trị trong quan hệ quốc tế; vốn đầu tư nước ngoài, thông tin, con người đã vượt biên xâm phạm sâu vào nội địa, thậm chí vào mạch máu của nền kinh tế, vào tâm tư, lối sống của người dân trong nước; nhiều tài sản, đất đai đã thuộc quyền sở hữu của người nước ngoài. Vì vậy, cần phải đổi mới tư duy, nhận thức lại, rõ về lợi ích quốc gia - dân tộc và bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Phạm Thanh Hà (2005), “Độc lập dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay” [63]. Bài viết đã chỉ ra, độc lập dân tộc luôn là một mục tiêu hàng đầu của mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới, đặc biệt là của các dân tộc nhỏ, yếu. Tác giả khẳng định: “độc lập dân tộc vừa là một giá trị tinh thần vừa là một giá trị vật chất. Một dân tộc có được vị thế bình đẳng trên trường quốc tế hay không, mọi công dân của một dân tộc có được cuộc sống hạnh phúc, ấm no hay không,... phụ thuộc rất nhiều vào việc dân tộc đó có độc lập hay không” [63, tr.22]. Theo tác giả, độc lập dân tộc biểu hiện trên tất cả các phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh và quốc phòng. Ở mỗi giai đoạn lịch sử, vấn đề này có những biểu hiện riêng, nhưng cũng phải đảm bảo được những nội dung của nó, chủ yếu là quyền dân tộc tự quyết, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay. Độc lập dân tộc luôn là một nội dung cốt lõi của lợi ích dân tộc. Trần Nam Tiến (2013), “Lợi ích quốc gia trong chính sách đối ngoại của Việt Nam thời kỳ đổi mới” [151]. Theo tác giả, “lợi ích quốc gia (State’s Interest) là một trong những khái niệm cơ bản trong quan hệ quốc tế, là nhân tố hết sức quan trọng trong việc xác định chính sách đối ngoại của bất kỳ quốc gia nào và cũng là công cụ không thể thiếu để phân tích chính sách đối ngoại của quốc gia”; “lợi ích quốc gia bao gồm các mục tiêu chiến lược, đôi khi cả các công cụ thực hiện mục tiêu, mà quốc gia theo đuổi trên trường quốc tế” [151, tr.23]. Tác giả đã tập trung nhìn lại quá trình xác định lợi ích quốc gia trong chính sách đối ngoại của Việt Nam thời kỳ đổi mới (1986) cho đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (2011), từ đó rút ra những đặc điểm, luận giải khoa học, góp phần phác thảo một số đường nét cơ bản chính sách đối ngoại của Việt Nam nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc trong giai đoạn mới. Trần Hữu Tiến (2014), “Lợi ích dân tộc” [149]. Trong bài viết tác giả đã đưa ra quan niệm về lợi ích dân tộc và cho rằng, các dân tộc trên thế giới đều coi lợi ích căn bản nhất của dân tộc là tổ quốc độc lập, thống nhất, giàu mạnh, lãnh thổ toàn vẹn (bao gồm vùng đất, vùng trời, vùng biển, hải đảo, thềm lục địa), nhân dân làm chủ đối với tổ quốc mình; lợi ích dân tộc không bất biến mà thay đổi theo hoàn cảnh cụ thể, có những yếu tố mang giá trị lâu dài, vĩnh cửu, có những yếu tố chỉ tồn tại trong giai đoạn lịch sử nhất định. Và trong mỗi thời kỳ tồn tại, phát triển của dân tộc, có một hoặc một số lợi ích dân tộc nổi bật lên. Lợi ích dân tộc và bảo vệ lợi ích dân tộc luôn mang tính giai cấp. Do địa vị, lợi ích khác nhau nên thái độ xử lý vấn đề lợi ích dân tộc của các giai cấp, các chính đảng,... không giống nhau, nhất là khi lợi ích dân tộc, lợi ích giai cấp, lợi ích phe nhóm mâu thuẫn nhau Lợi ích căn bản của dân tộc Việt Nam hiện nay là thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, nhân dân ấm no, tự do, hạnh phúc [149, tr.99]. Đoàn Văn Khái (2015), “Về lợi ích dân tộc và phương thức thực hiện theo tư tưởng Hồ Chí Minh” [73]. Bài viết đã khái quát tư tưởng Hồ Chí Minh về lợi ích dân tộc và các phương thức thực hiện lợi ích dân tộc của Việt Nam trong quan hệ quốc tế. Theo tác giả, trên phương diện quốc gia dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhìn nhận lợi ích dân tộc trước hết là độc lập, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, hòa bình, thống nhất đất nước cho dân tộc Việt Nam và tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Trên phương diện quốc tế, Hồ Chí Minh nhấn mạnh quyền dân tộc, trong đó có quyền bình đẳng, quyền độc lập, tự chủ, tự do thực sự, quyền toàn vẹn lãnh thổ, thống nhất đất nước, quyền được sống trong hòa bình, quyền tự quyết của dân tộc. Đồng thời, luận giải rõ nội dung, phương thức bảo vệ lợi ích dân tộc theo Hồ Chí Minh và Đảng ta trong các giai đoạn cách mạng, đặc biệt là quan tâm lợi ích dân tộc trong sự phát triển trường tồn của mình. Trần Việt Quân (2015), “Quan điểm của Đảng ta về bảo vệ và thực hiện chủ quyền quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa” [126]; Nguyễn Hoàng Giáp (2009), “Bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hoá” [59];. Các tác giả đã hệ thống lại quan điểm của Đảng ta về bảo vệ và thực hiện chủ quyền quốc gia trong sự nghiệp đổi mới. Đó là: bảo vệ nền độc lập dân tộc gắn liền với CNXH; bảo vệ và thực hiện chủ quyền quốc gia luôn phải đi đôi với phát triển kinh tế - xã hội; bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia và nền độc lập dân tộc trên cơ sở tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân; bảo vệ chủ quyền quốc gia trong bối cảnh mới cần phải coi lợi ích quốc gia, dân tộc là mục tiêu của công tác đối ngoại; bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc trên cơ sở gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Trên cơ sở đó, các tác giả khẳng định, để bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia trong hội nhập quốc tế đòi hỏi không lệ thuộc vào bất cứ nước nào, đối tác nào, thị trường nào, không đẩy đối tác vào tình thế phải lựa chọn giữa ta với các nước khác, kiên quyết không để rơi vào tình trạng phải đối đầu, bị cô lập. Trên cơ sở phương châm đa dạng hoá, đa phương hoá, cần có nhận thức rõ về đối tác, đối tượng, tiếp tục tương tác tích cực giữa đối tác trong quan hệ đối với nước ta, tạo được thế đan xen lợi ích. Trần Vi Dân (2020), “Lợi ích quốc gia - dân tộc Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế” [42]. Trong bài viết, tác giả tiến hành luận giải nội hàm vấn đề lợi ích quốc gia - dân tộc của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế hiện nay. Theo tác giả, “lợi ích quốc gia - dân tộc bao gồm lợi ích về kinh tế, về chính trị, về văn hóa - xã hội, về quốc phòng - an ninh, về đối ngoại. Trong đó, lợi ích kinh tế là trung tâm tâm của mọi lợi ích được hình thành từ các quá trình kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Lợi ích chính trị gắn liền với sự ổn định, vững mạnh và sự lãnh đạo, quản lý, vận hành hiệu lực, hiệu quả của thể chế chính trị được xác lập trong Hiến pháp. Lợi ích văn hóa góp phần tạo ra những giá trị làm nền tảng tinh thần của xã hội. Lợi ích quốc phòng - an ninh, đối ngoại gắn với độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, sự ổn định chính trị và môi trường hòa bình, ổn định của đất nước là cơ sở, nền tảng để bảo vệ và phát huy, phát triển, mở rộng lợi ích kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội” [42, tr.1042]. Các công trình nghiên cứu về giai cấp công nhân, ý thức bảo vệ lợi ích dân tộc của giai cấp công nhân Phan Thanh Khôi (2003), “Ý thức chính trị của công nhân trong một số doanh nghiệp ở Hà Nội hiện nay” [76]. Trong công trình này, tác giả đã chỉ ra biểu hiện ý thức chính trị của GCCN nước ta hiện nay được thể hiện rõ nhất thông qua nhận thức và thái độ của người công nhân. Trên cơ sở luận giải ý thức chính trị của GCCN và thực trạng ý thức chính trị của công nhân các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Hà Nội; tác giả đưa ra những dự báo xu hướng biến động về ý thức chính trị của công nhân trong hai loại doanh nghiệp trên là sẽ có thêm những sắc thái biểu hiện, sẽ được nâng cao một bước, từ đó tác giả đưa ra sáu giải pháp nhằm nâng cao ý thức chính trị của công nhân, trong đó có đề cập đến nội dung đổi mới công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho công nhân của các cấp uỷ đảng, tổ chức Công đoàn trên địa bàn và doanh nghiệp, đồng thời nhấn mạnh cần tăng cường...ồ, biển, đảo, thềm lục địa, vùng trời...; có những yếu tố thuộc về xã hội như truyền thống dân tộc, độc lập, thống nhất, đoàn kết dân tộc, các quan hệ xã hội ở trong nước và những mối quan hệ quốc tế. Những điều kiện tự nhiên và xã hội đó không phải là những mong muốn, áp đặt chủ quan mà là những yếu tố, quan hệ khách quan hình thành trong lịch sử, trên cơ sở đặc thù về điều kiện địa lý, trình độ phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của các dân tộc gắn với điều kiện, hoàn cảnh lịch sử nhất định. Trong mọi chế độ xã hội, lợi ích dân tộc có liên quan đến các thành viên, cộng đồng người trong một dân tộc và là một động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của dân tộc. Ph.Ăngghen đã khẳng định, “chính lợi ích là cái liên kết các thành viên của xã hội” [92, tr.183] lại với nhau và những “con người độc lập chỉ liên hệ với người khác thông qua cái nút là lợi ích tư nhân” [92, tr.172], tức là mọi hoạt động của con người đều nhằm đến một cái chung là lợi ích. Do đó, lợi ích dân tộc luôn là nhu cầu tồn tại và phát triển của dân tộc, được biểu hiện ở độc lập, thống nhất, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; sự phát triển đi lên về mọi mặt của dân tộc theo hướng làm cho đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng ngày càng phong phú, tốt đẹp hơn; sự nâng cao không ngừng sức mạnh tổng hợp và năng lực cạnh tranh của dân tộc trên trường quốc tế; vị thế, uy tín và ảnh hưởng trong quan hệ quốc tế của dân tộc... Vì vậy, “các dân tộc trên thế giới đều coi lợi ích căn bản nhất của dân tộc là tổ quốc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ (bao gồm vùng đất, vùng trời, vùng biển, hải đảo, thềm lục địa); phát triển, giàu mạnh, nhân dân làm chủ đối với tổ quốc mình” [149, tr.97]. Hai là, lợi ích dân tộc luôn mang bản chất giai cấp, có tính nhân dân và được thể hiện trong chính sách đối nội, đối ngoại của mỗi quốc gia dân tộc. Xét tổng thể, lợi ích dân tộc trong mỗi thời đại lịch sử đều gắn với một hình thái kinh tế - xã hội và chế độ xã hội ở mỗi quốc gia nhất định. Do vậy, lợi ích dân tộc thường bị quy định bởi lợi ích của giai cấp thống trị, biểu hiện thông qua nhà nước, luật pháp, những quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. V.I.Lênin khẳng định, “phải tìm nguồn gốc của những hiện tượng xã hội ở trong những quan hệ sản xuất, và phải quy những hiện tượng ấy vào lợi ích của những giai cấp nhất định” [79, tr.670]. Trong xã hội tư bản, “nhiều sự thật ngày càng vạch trần ra rằng những lời dạy của thuyết kinh tế tư sản cho rằng lợi ích của tư bản và lao động là nhất trí, là những lời giả dối” [3, tr.302]. Lợi ích giai cấp và lợi ích dân tộc, lợi ích của nhân loại sẽ thống nhất với nhau khi giai cấp thống trị tiến bộ đại diện cho lợi ích toàn dân tộc. Trong trường hợp giai cấp thống trị xã hội phản động, suy tàn, không còn đại biểu cho dân tộc nữa, không còn xứng đáng là “giai cấp dân tộc” thì lợi ích của giai cấp thống trị sẽ đối lập với lợi ích dân tộc chân chính của đông đảo nhân dân, và khi đó cuộc đấu tranh sẽ tất yếu diễn ra để giải quyết mâu thuẫn ấy. Lợi ích dân tộc mang bản chất giai cấp, đồng thời mang tính nhân dân rộng rãi, bởi lẽ, nó là một giá trị chung của cả cộng đồng dân tộc trong một quốc gia. Lợi ích dân tộc có liên quan đến các thành viên, các cộng đồng người trong một dân tộc và là một động lực thúc đẩy sự phát triển của dân tộc. Vì thế trong lịch sử, vấn đề lợi ích dân tộc đã được giai cấp thống trị đại diện cho dân tộc nhận thức, luật pháp hóa, trở thành “giá trị phổ biến” trong chính sách đối nội, đối ngoại của quốc gia. Tuy nhiên, việc nhận thức đúng hay không đúng, từ đó có chính sách đối nội, đối ngoại đúng đắn để bảo vệ lợi ích dân tộc, thúc đẩy sự phát triển của dân tộc lại tùy thuộc vào bản chất của giai cấp thống trị xã hội. Lịch sử chứng minh rằng, trong xã hội có sự đối kháng giai cấp, do địa vị, lợi ích khác nhau nên thái độ xử lý vấn đề lợi ích dân tộc của các giai cấp, các chính đảng không giống nhau, nhất là khi lợi ích dân tộc, lợi ích giai cấp, lợi ích phe nhóm mâu thuẫn nhau. Không ít trường hợp khi tổ quốc lâm nguy, giai cấp thống trị phản động đã từ bỏ lợi ích dân tộc chân chính, cơ bản để cứu vãn địa vị, lợi ích giai cấp. Trong tác phẩm “Nội chiến ở Pháp”, C.Mác chỉ rõ, “trong khi phải chọn giữa hai điều: nghĩa vụ dân tộc và lợi ích giai cấp thì chính phủ quốc phòng đã không hề do dự một phút nào mà biến ngay thành một chính phủ phản quốc” [95, tr.422]. Do vậy, để lợi ích dân tộc thực sự trở thành một động lực thúc đẩy sự phát triển tiến bộ của dân tộc, đòi hỏi giai cấp lãnh đạo xã hội phải là giai cấp tiến bộ, đại diện cho lợi ích dân tộc; kết hợp hài hòa giữa lợi ích giai cấp với lợi ích dân tộc. Ba là, lợi ích dân tộc vừa có tính lịch sử, vừa có tính quốc tế. Lợi ích dân tộc không bất biến mà thay đổi theo hoàn cảnh lịch sử cụ thể, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, tương quan lực lượng và xu hướng phát triển của tình hình thế giới. Lợi ích dân tộc có những yếu tố mang giá trị lâu dài, bền vững nhưng cũng có những yếu tố chỉ tồn tại trong giai đoạn nhất định. Trong mỗi thời kỳ tồn tại, phát triển của dân tộc, có một hoặc một số lợi ích nổi bật lên. Trong thời kỳ đất nước bị ngoại xâm thì “quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy” [97, tr.230], nhiệm vụ giải phóng dân tộc được đặt lên hàng đầu và là lợi ích tối cao của dân tộc. Trong bối cảnh dân tộc đứng trước xu thế tất yếu của một cuộc cách mạng xã hội, giải phóng nhân dân khỏi cảnh áp bức, tối tăm của chế độ xã hội đã lỗi thời, mở đường cho đất nước phát triển đi lên, thì lợi ích của giai cấp tiên tiến, cách mạng, đại biểu cho lợi ích dân tộc chính là lợi ích cao nhất, trực tiếp nhất của dân tộc. Đối với các nước đang phát triển, chậm phát triển và phụ thuộc, hoặc chịu sự đô hộ của chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân cũ và mới thì lợi ích giải phóng xã hội và lợi ích giải phóng dân tộc gắn bó chặt chẽ với nhau. Nếu vấn đề giải phóng dân tộc chưa được giải quyết căn bản thì lợi ích giải phóng dân tộc phải được đặt lên hàng đầu. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được” [47, tr.113]. Khi vấn đề độc lập dân tộc đã căn bản được giải quyết thì lợi ích dân tộc thể hiện tập trung ở nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đem lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc nhân dân. Lợi ích chính đáng, chân chính của dân tộc không đối lập với lợi ích chính đáng của dân tộc khác và phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng chung của loài người tiến bộ. Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định, bảo đảm lợi ích tối cao của dân tộc phải “trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi” [52, tr.153]. Lợi ích dân tộc chính đáng trong thế giới văn minh và nguyện vọng chung của loài người tiến bộ có giá trị chung, đó là hòa bình, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng, tự do lựa chọn con đường phát triển vì tiến bộ xã hội. Trên thực tế, không phải tất cả những gì các chính phủ tuyên bố về “lợi ích quốc gia” đều là lợi ích dân tộc chính đáng. Luật pháp của một quốc gia có thể chỉ là quan điểm đơn phương của quốc gia đó nên không thể là căn cứ duy nhất để giải quyết mâu thuẫn về lợi ích dân tộc. Luật pháp quốc tế phản ánh ý nguyện của các dân tộc, phản ánh kết quả đấu tranh của các dân tộc yêu độc lập, tự do, hòa bình, công lý. Mặt khác, luật pháp quốc tế phản ánh tương quan lực lượng trên trường quốc tế, do vậy không phải bao giờ cũng được các quốc gia tôn trọng và thực hiện, nhất là các nước lớn hiện nay. Bốn là, lợi ích dân tộc rất đa dạng, phức tạp. Lợi ích dân tộc là một cấu trúc phức tạp. Phân loại theo lĩnh vực xã hội có lợi ích chính trị, lợi ích kinh tế, lợi ích văn hóa, lợi ích xã hội. Phân loại theo tầm quan trọng có lợi ích cơ bản, lợi ích sống còn, lợi ích thiết yếu, lợi ích thông thường. Theo thời gian có lợi ích lâu dài, lợi ích trước mắt. Theo chủ thể có lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể, lợi ích xã hội. Phân loại theo góc độ an ninh và phát triển có nhóm lợi ích an ninh và nhóm lợi ích phát triển Sự phân loại này chỉ có tính tương đối vì trong sự tồn tại và phát triển xã hội, các lợi ích này luôn tồn tại đan xen, tác động qua lại và chuyển hóa lẫn nhau trong những điều kiện lịch sử nhất định. Phạm vi luận án nghiên cứu lợi ích dân tộc theo những dấu hiệu đặc trưng của dân tộc gồm: lợi ích lãnh thổ, lợi ích chính trị, lợi ích kinh tế, lợi ích văn hóa, lợi ích xã hội. Đây là những lợi ích cơ bản, cốt lõi nhất để dân tộc tồn tại và phát triển. Quan niệm lợi ích dân tộc Việt Nam Lợi ích dân tộc Việt Nam là toàn bộ những cái có ích, có lợi, có giá trị về vật chất, tinh thần, là yếu tố, điều kiện cần thiết về lãnh thổ, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đáp ứng nhu cầu tồn tại, phát triển bền vững của dân tộc Việt Nam, được xác định trong đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Việt Nam, phù hợp với nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế. Lợi ích dân tộc Việt Nam có nội hàm rất rộng, bao hàm trong đó tất cả những giá trị vật chất và tinh thần, những cái có lợi, có ích, có ý nghĩa, tạo điều kiện cần thiết cho sự phát triển trường tồn và bền vững về lãnh thổ, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của cộng đồng dân tộc Việt Nam, đảm bảo không ngừng nâng cao sức mạnh tổng hợp và vị thế, uy tín của dân tộc Việt Nam trên trường quốc tế. Lợi ích dân tộc Việt Nam là những yếu tố, quan hệ khách quan được cộng đồng dân tộc Việt Nam tạo lập, giữ gìn bằng máu xương của nhiều thế hệ trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước. Theo tinh thần Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 25/10/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” và Nghị quyết số 29-NQ/TW của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII ngày 25/7/2018 về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng”, nội hàm lợi ích dân tộc Việt Nam hiện nay bao gồm những lợi ích cốt lõi sau: Về lãnh thổ, lợi ích dân tộc Việt Nam biểu hiện ở chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Đây là lợi ích căn bản, lợi ích sống còn và cũng là quyền thiêng thiêng bất khả xâm phạm của dân tộc Việt Nam. Lãnh thổ nước Việt Nam phải là một cơ thể thống nhất, toàn vẹn, độc lập, chủ quyền về vùng đất, vùng trời, vùng biển, đảo, thềm lục địa và không gian mạng của Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, “nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, không ai có thể chia cắt được” [108, tr.264]. Xét về phạm vi, chủ quyền lãnh thổ Việt Nam tồn tại hiện hữu trên thực tế được đánh dấu, phân định rõ ràng, được pháp luật, công ước của quốc tế xác nhận. Xâm phạm chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam tức là xâm phạm đến lợi ích của dân tộc Việt Nam về lãnh thổ. Khi đó, ý thức dân tộc trỗi dậy trở thành sức mạnh to lớn để bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện rõ quan điểm này trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” khi Người nhấn mạnh: “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” [101, tr.534]. Về chính trị, lợi ích dân tộc Việt Nam biểu hiện ở quyền độc lập dân tộc, quyền dân tộc tự quyết, quyền lựa chọn thể chế chính trị, con đường phát triển, các chính sách đối nội và đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Đây là những lợi ích tối thượng, thể hiện lập trường, chính kiến của dân tộc Việt Nam và không chịu sự chi phối, áp đặt của bất kỳ dân tộc nào khác. Bởi lẽ, “tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do” [98, tr.1]. Vì vậy, dân tộc Việt Nam “có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thực đã thành một nước tự do và độc lập” [98, tr.3]. Việc một dân tộc nào đó dựa vào sức mạnh quân sự hay sức mạnh kinh tế của mình để gây sức ép, nhằm áp đặt chế độ chính trị cho dân tộc Việt Nam là vi phạm nghiêm trọng lợi ích chính trị của dân tộc Việt Nam. Lợi ích chính trị của dân tộc Việt Nam còn là môi trường chính trị - xã hội của đất nước hòa bình, ổn định để phát triển; sự lãnh đạo độc tôn của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với toàn xã hội và sự quản lý của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong công cuộc đổi mới toàn diện trên các lĩnh vực vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Nói khái quát là độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Lợi ích chính trị còn biểu hiện ở đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ; đa dạng hóa, đa phương hóa, là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố với cả thế giới rằng, Việt Nam muốn “làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ và không gây thù oán với một ai” [103, tr.256], “ ai làm gì lợi ích cho nhân dân, cho Tổ quốc ta đều là bạn. Bất kỳ ai làm điều gì có hại cho nhân dân và Tổ quốc ta tức là kẻ thù” [107, tr.264]. Theo Hồ Chí Minh, lợi ích dân tộc là tiêu chí để phân biệt bạn - thù, là cơ sở để phân hóa kẻ thù và tập hợp lực lượng trong các giai đoạn cách mạng. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung và phát triển năm 2011), Đảng ta xác định: thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. Quá trình hội nhập quốc tế phải dựa trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, cùng có lợi và các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên Hợp Quốc. Lợi ích dân tộc Việt Nam về chính trị còn thể hiện ở nền quốc phòng toàn dân, an ninh toàn dân, toàn diện, hiện đại, đảm bảo giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, từng bước hiện thực hóa mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, dân tộc ta cần cảnh giác với sự can thiệp, chống phá của các thế lực thù địch, phản động và một số nước có tiềm lực kinh tế, quân sự nhằm xóa bỏ chế độ chính trị XHCN ở Việt Nam hiện nay. Về kinh tế, lợi ích kinh tế của dân tộc Việt Nam biểu hiện ở dân giàu, nước mạnh; là nền kinh tế độc lập, tự chủ, hội nhập kinh tế quốc tế hiệu quả. Bảo đảm độc lập, tự chủ trong chủ trương, đường lối, chính sách phát triển kinh tế đất nước; CNH, HĐH đất nước, đảm bảo cho dân tộc có sự ổn định, tăng trưởng kinh tế liên tục và bền vững, có khả năng thích ứng cao trong bối cảnh toàn cầu hóa. Lợi ích kinh tế của dân tộc Việt Nam còn là các quan hệ kinh tế quốc tế trên cơ sở hợp tác bình đẳng cùng có lợi. Đây là vấn đề hết sức quan trọng trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế hiện nay. Lợi ích kinh tế của dân tộc Việt Nam còn biểu hiện ở việc bảo đảm quyền và lợi ích kinh tế của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân trong sản xuất, kinh doanh, cả trong quan hệ kinh tế trong nước và quan hệ kinh tế đối ngoại, đem lại việc làm, thu nhập, sự thịnh vượng cho nhân dân. Do đó, đi liền với phát triển kinh tế phải giữ vững ổn định chính trị, bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên khoáng sản, đồng thời phải giữ gìn và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái. Về văn hóa, lợi ích dân tộc Việt Nam biểu hiện ở giá trị bản sắc văn hóa của dân tộc. Đó là lòng tự hào, tự tôn về truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm kiên cường bất khuất của dân tộc; ý thức tự lực, tự cường của dân tộc Việt Nam trong lao động sản xuất; lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần đoàn kết, ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân. Đó còn là sự phát triển các giá trị văn hóa của dân tộc để không bị phai nhạt trên cơ sở kế thừa và tiếp biến các giá trị văn hóa của nhân loại, nhằm đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu thông tin, đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Về xã hội, lợi ích của dân tộc Việt Nam được biểu biện ở đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao, “đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” [99, tr.187]; khối đại đoàn kết toàn dân tộc bền chặt; môi trường xã hội dân chủ, quyền làm chủ xã hội của nhân dân được phát huy; các mối quan hệ xã hội phát triển lành mạnh, đồng thuận; là tài nguyên, môi trường sinh thái được bảo vệ và trong lành Các lợi ích trên luôn có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại, tạo thành hệ thống lợi ích của dân tộc Việt Nam. Đồng thời, các lợi ích này phản ánh nhu cầu khách quan được hưởng thụ quyền độc lập, tự chủ, tự quyết định con đường phát triển của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam: độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. 2.1.2. Quan niệm bảo vệ lợi ích dân tộc Việt Nam “Đại từ điển tiếng Việt” định nghĩa, bảo vệ là “giữ gìn, chống lại mọi sự huỷ hoại, xâm phạm để khỏi bị hư hỏng, mất mát” [169, tr.111]. Theo đó, bảo vệ là hoạt động có tổ chức của các chủ thể nhất định nhằm giữ gìn, củng cố để không bị hư hỏng, mất mát một cái gì đó. Bảo vệ còn là hoạt động đấu tranh ngăn ngừa, ngăn chặn, chống lại các hành vi phá hoại, xâm phạm từ bên ngoài để giữ cho được nguyên vẹn và không ngừng tiến bộ, phát triển. Từ góc độ tiếp cận như vậy và từ quan niệm, nội dung biểu hiện của lợi ích dân tộc Việt Nam, có thể hiểu: Bảo vệ lợi ích dân tộc Việt Nam là toàn bộ hoạt động của cả hệ thống chính trị và mọi người dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước trong ngăn ngừa, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động xâm hại để giữ gìn lợi ích lãnh thổ, chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của dân tộc Việt Nam, thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu bảo vệ lợi ích dân tộc Việt Nam là bảo vệ lợi ích của dân tộc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, từ lãnh thổ, chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội mà nhân dân ta có được, giành được, giữ gìn và phát triển trong suốt quá trình đấu tranh, xây dựng và bảo vệ đất nước. Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, mục tiêu bảo vệ lợi ích dân tộc Việt Nam là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ XHCN, nền văn hóa; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia, an ninh con người; xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, lành mạnh, phát triển đất nước theo định hướng XHCN. Chủ thể bảo vệ lợi ích dân tộc Việt Nam là cả hệ thống chính trị, các cộng đồng xã hội và mọi người Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài. Trong đó, hệ thống chính trị là “trụ cột”, mọi thành viên của cộng đồng dân tộc đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng, tạo nên sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Cộng đồng người Việt Nam yêu nước ở nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam, là lực lượng quan trọng góp phần bảo vệ lợi ích dân tộc Việt Nam. Nội dung bảo vệ lợi ích dân tộc Việt Nam hiện nay bao gồm: Bảo vệ chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn về vùng đất, vùng trời, vùng biển, đảo; chủ quyền và lợi ích của dân tộc trên không gian mạng. Nước Việt Nam là của người Việt Nam, do dân tộc Việt Nam quyết định, nhân dân Việt Nam không chấp nhận bất cứ sự can thiệp nào từ bên ngoài, “khi phải giữ chủ quyền của Tổ quốc, cần hy sinh thì cũng phải kiên quyết hy sinh” [100, tr.511]. Vì vậy, trong bản “Tuyên ngôn độc lập”, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, “toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy” [98, tr.3] Bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia. Bảo vệ đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, là bạn, đối tác tin cậy và có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế trên cơ sở bình đẳng, hợp tác cùng phát triển, Việt Nam “sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với Chính phủ nước nào trọng quyền bình đẳng, chủ quyền lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của nước Việt Nam, để cùng nhau bảo vệ hoà bình và xây đắp dân chủ thế giới” [105, tr.311]. Bảo vệ chủ trương, đường lối xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh toàn diện, hiện đại. Bảo vệ môi trường hòa bình, ổn định chính trị - xã hội để phát triển đất nước, từng bước hiện thực hóa mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Bảo vệ nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế; bảo vệ các nguồn lực để phát triển kinh tế dân tộc; bảo vệ quyền lợi kinh tế chính đáng, hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân công dân Việt Nam. Bảo vệ nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đầm đà bản sắc dân tộc; kế tục, phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam trên cơ sở sàng lọc và tiếp thu có chọn lọc những giá trị tinh hoa văn hóa của nhân loại. Bảo vệ sự nghiệp phát triển văn học, nghệ thuật đáp ứng nhu cầu tinh thần đa dạng và lành mạnh của nhân dân; tạo môi trường xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, tiến bộ, hạnh phúc, xây dựng con người Việt Nam có sức khỏe, văn hóa, giàu lòng yêu nước, có tinh thần đoàn kết, ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân. Bảo vệ an ninh con người, xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, lành mạnh; bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; tăng cường và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy dân chủ và đồng thuận xã hội; bảo đảm các chính sách xã hội; xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, đẩy lùi tiêu cực, tệ nạn xã hội; bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái của dân tộc Những lợi ích trên là những lợi ích cốt lõi và sống còn của dân tộc Việt Nam mà toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta quyết tâm bảo vệ đến cùng. So với mục tiêu của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN được xác định trong Văn kiện Đại hội lần thứ XII của Đảng thì bảo vệ lợi ích dân tộc Việt Nam và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN xét về bản chất là thống nhất, có mối quan hệ biện chứng, chuyển hóa lẫn nhau. Bảo vệ lợi ích dân tộc Việt Nam, cũng chính là nội dung của chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN trong tình hình mới. Ngược lại, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, cả phương diện tự nhiên và phương diện chính trị - xã hội đều là các lợi ích cơ bản, cốt lõi của dân tộc Việt Nam cần được nhận thức và bảo vệ. Bảo vệ lợi ích dân tộc và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, suy cho cùng là bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc và CNXH ở Việt Nam, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Ở khía cạnh khác, nhận thức và bảo vệ được các lợi ích dân tộc sẽ tạo ra các tiền đề, điều kiện thuận lợi để bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. Đây chính là tư duy mới của Đảng ta về bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa trong bối cảnh tình hình trong nước, quốc tế luôn có sự biến động phức tạp, khó lường như hiện nay. Và khi Tổ quốc Việt Nam XHCN được bảo vệ vững chắc, chúng ta mới có cơ sở, căn cứ xác định các lợi ích dân tộc, cũng như xác định được đường lối chiến lược, sách lược đúng đắn để bảo vệ lợi ích dân tộc. Do vậy, sự phân biệt này cũng khó tách biệt rạch ròi và chỉ mang tính tương đối, thể hiện sự hòa quyện giữa lợi ích dân tộc Việt Nam với lợi ích của GCCN và lợi ích của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Phương thức bảo vệ lợi ích dân tộc là sử dụng tổng hợp tất cả các phương thức vũ trang, phi vũ trang. Xét theo lĩnh vực có phương thức đấu tranh chính trị, phương thức đấu tranh kinh tế, phương thức đấu tranh ngoại giao, phương thức đấu tranh văn hóa, phương thức đấu tranh quốc phòng, an ninh. Tùy thuộc vào tính chất, mức độ, tầm quan trọng của các lợi ích dân tộc; vào tư tưởng, quan điểm bảo vệ lợi ích dân tộc của Đảng ta, trên cơ sở nhận rõ đối tác, đối tượng, phương thức, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động xâm hại đến lợi ích dân tộc Việt Nam; trên cơ sở tương quan so sánh lực lượng giữa dân tộc ta với các dân tộc khác; xu hướng vận động, biến đổi của tình hình khu vực, thế giới, mà xác định phương thức cho phù hợp, nhằm phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ lợi ích dân tộc Việt Nam. 2.2. Công nhân khu công nghiệp miền Đông Nam Bộ và ý thức bảo vệ lợi ích dân tộc của công nhân khu công nghiệp miền Đông Nam Bộ 2.2.1. Khái quát về khu công nghiệp và công nhân khu công nghiệp miền Đông Nam Bộ hiện nay Khu công nghiệp miền Đông Nam Bộ hiện nay Theo Luật Đầu tư của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014 và Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ, khu công nghiệp được hiểu là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho sản xuất công nghiệp. Theo đó, khu công nghiệp là khái niệm dùng để chỉ nơi tập trung các doanh nghiệp có dự án đầu tư dài hạn (bao gồm cả doanh nghiệp đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng), hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ sản xuất công nghiệp ở mức độ cao, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập. Về không gian, các khu công nghiệp có ranh giới địa lý cụ thể, thuộc địa bàn hành chính của một tỉnh, thành phố nhất định và đặt tại vị trí thuận lợi về kết nối giao thông. Toàn bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong các khu công nghiệp được đầu tư đồng bộ phục vụ cho hoạt động sản xuất công nghiệp và kinh doanh dịch vụ phục vụ công nghiệp. Khu công nghiệp là các trọng điểm thu hút các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước để phát triển sản xuất công nghiệp của các địa phương. Ngoài ra, tại một số địa phương, khu công nghiệp hình thành gắn với vùng nguyên liệu của địa phương để phát huy tiềm năng, thế mạnh tại chỗ và di dời các cơ sở công nghiệp ô nhiễm trong khu vực đông dân cư để đảm bảo công tác bảo vệ môi trường. Trong khu công nghiệp không có dân cư sinh sống. Về chức năng, khu công nghiệp là nơi diễn ra các hoạt động sản xuất công nghiệp tập trung ở mức độ cao. Lĩnh vực sản xuất chủ yếu của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp là sản xuất công nghiệp và dịch vụ sản xuất công nghiệp. Vì thế, khi nói đến công nhân khu công nghiệp là nói đến những người lao động gắn với sản xuất công nghiệp và dịch vụ công nghiệp. Theo Nghị định số 92/2006/NĐ-CP, MĐNB là một trong sáu vùng nằm trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, gồm các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2019, dân số miền ĐNB là 17.828.818 người [154, tr.54], chiếm hơn 18% dân số cả nước, số lượng dân di cư từ các vùng miền khác đến đây sinh sống là khá lớn. Miền Đông Nam Bộ nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và của cả nước, đồng thời cũng là vùng có vị thế địa chính trị và an ninh quốc phòng hàng đầu của khu vực phía Nam Việt Nam. Đây là vùng kinh tế phát triển năng động, đầu tàu trong phát triển kinh tế của cả nước, chiếm khoảng 45% GDP và 50% tổng giá trị sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu cả nước; tốc độ tăng trưởng kinh tế của Vùng luôn cao hơn khoảng 1,3 lần đến 1,5 lần tốc độ tăng trưởng bình quân chung cả nước [27]. Hiện nay các tỉnh MĐNB có khoảng 114 khu công nghiệp đã được thành lập và đưa vào sử dụng, chiếm 44,53% số lượng các khu công nghiệp của cả nước [Phụ lục 2]. Hoạt động sản xuất công nghiệp và dịch vụ sản xuất công nghiệp tại các khu công nghiệp MĐNB rất đa dạng nhưng chủ yếu tập trung vào các ngành như dệt may, da giày, cơ khí, chế biến gỗ, sản xuất sản phẩm nhựa... Đây là những ngành nghề thu hút đông công nhân nhưng không đòi hỏi cao về trình độ của người lao động khi tuyển dụng, sử dụng nhiều nhiên liệu và năng lượng. Đặc điểm công nhân khu công nghiệp miền Đông Nam Bộ hiện nay Là một bộ phận của GCCN Việt Nam, công nhân khu công nghiệp MĐNB mang đầy đủ những đặc điểm chung của GCCN Việt Nam đó là tinh thần yêu nước và lòng tự tôn dân tộc; tinh thần cách mạng; tính tổ chức kỷ luật cao trong lao động gắn với phương thức sản xuất tiến bộ; là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước... Ngoài ra, công nhân khu công nghiệp MĐNB còn kế thừa và phát huy truyền thông đấu tranh kiên cường bất khuất của Miền Đông “gian lao mà anh dũng” trong sự nghiệp cách mạng đấu tranh giải phóng dân tộc, chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Trong giai đoạn hiện nay, công nhân khu công nghiệp MĐNB còn có những đặc điểm riêng nổi bật sau: Một là, công nhân khu công nghiệp miền Đông Nam Bộ phần lớn là lao động ngoại tỉnh và thường xuyên biến động. Sự phát triển của các khu công nghiệp trên địa bàn MĐNB đã thu hút một lực lượng lớn công nhân trên khắp mọi miền đất nước về đây lao động, làm việc, đông nhất là miền Trung và Tây Nam Bộ. Hiện các tỉnh miền ĐNB có khoảng 1.4 triệu công nhân đang làm việc tại các KCN; trong đó công nhân từ các địa phương khác đến làm việc chiếm khoảng hơn 65%. Chỉ tính riêng 03 địa phương Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh, số lượng công nhân làm việc tại các khu công nghiệp vào khoảng gần 1.2 triệu người, chiếm 83,74% công nhân trong các khu công nghiệp của toàn Vùng; khoảng hơn 80% công nhân đến từ các địa phương khác trong cả nước [Phụ lục 4]. Lực lượng công nhân tại các khu công nghiệp MĐNB là khá đông nhưng họ không sống tập trung và cũng không ổn định do thiếu khu nhà ở, ký túc xá cho công nhân. Họ cũng thường có sự thay đổi công việc và nơi làm việc. Điều này gây khó khăn cho việc tiếp xúc, tập hợp, vận động, giáo dục, giúp đỡ công nhân và là yếu tố khách quan tác động làm cho một bộ phận công nhân các khu công nghiệp MĐNB dễ bị tiêm nhiễm bởi những thói hư, tật xấu của xã hội và dễ bị các thế lực xấu lợi dụng. Hai là, phần lớn công nhân khu công nghiệp miền Đông Nam Bộ là lao động phổ thông, trình độ học vấn, nhận thức còn hạn chế. Hiện nay, ở khu công nghiệp MĐNB, lao động làm việc trong các doanh nghiệp thuộc ngành nghề giày da, may mặc, chế biến gỗ chiếm số lượng lớn. Đây là những ngành nghề không đòi hỏi công nhân lao động có trình độ cao, nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp này chủ yếu là lao động phổ thông với yêu cầu đơn giản là trong độ tuổi lao động và đủ sức khỏe làm việc, không cần nhiều kinh nghiệm. Đa số công nhân trong các khu ...hính trị học, Học viện Báo chí và tuyên truyền, Hà Nội. Lưu Thiếu Kỳ (1955), Bàn về chủ nghĩa quốc tế và chủ nghĩa quốc gia (Nguyễn Khắc Đạm, Trần Doãn Hoài dịch), Nxb Xây dựng, Hà Nội. V.I.Lênin (1895), “Nội dung kinh tế của chủ nghĩa dân túy và sự phê phán trong cuốn sách của ông Xtơ‐ru‐vê về nội dung đó”, V.I.Lênin toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr.429-672. V.I.Lênin (1914), “Về quyền dân tộc tự quyết”, V.I.Lênin toàn tập, tập 25, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr.299-376. V.I.Lênin (1914), “Về vấn đề chính sách dân tộc”, V.I.Lênin toàn tập, tập 25, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr.77-86. V.I.Lênin (1915), “Giai cấp vô sản cách mạng”, V.I.Lênin toàn tập, tập 27, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr.77-87. V.I.Lênin (1918), “Phiên họp liên tịch giữa ban chấp hành trung ương các Xô‐viết toàn Nga, Xô‐viết Mát‐xcơ‐va, các ủy ban công xưởng ‐ nhà máy và các công đoàn” ngày 22 tháng Mười 1918, V.I.Lênin toàn tập, tập 37, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr.131-152. V.I.Lênin (1921), “Bàn về thuế lương thực”, V.I.Lênin toàn tập, tập 43, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr.244-296. Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương (2018), Báo cáo của Ban chấp hành Liên đoàn Lao động tỉnh khóa IX tại Đại hội Công đoàn tỉnh Bình Dương lần thứ X, Văn kiện Đại hội Công đoàn tỉnh Bình Dương lần thứ X (nhiệm kỳ 2018 -2023), ngày 17 tháng 5 năm 2018, Bình Dương. Liên đoàn lao động tỉnh Đồng Nai (2016), Báo cáo tình hình tranh chấp lao động tập thể và đình công giữa nhiệm kỳ 2013-2015 và 5 tháng/2016, Số: 34/BC-LĐLĐ, ngày 28 tháng 7 năm 2016, Đồng Nai. Liên đoàn lao động tỉnh Đồng Nai (2018), Báo cáo của Ban chấp hành Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Nai khóa IX (phần tổng kết và phương hướng nhiệm kỳ 2013-2018, Văn kiện Đại hội đại biểu Công đoàn tỉnh Đồng Nai lần thứ X (nhiệm kỳ 2018-2023), ngày 11&12 tháng 7 năm 2018, Đồng Nai. Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh (2018),“Báo cáo của Ban chấp hành Liên đoàn lao động Thành phố Hồ Chí Minh khóa X trình Đại hội Công đoàn Thành phố khóa XI, Văn kiện Đại hội đại biểu Công đoàn Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ X (nhiệm kỳ 2018-2023), ngày 29 tháng 6 năm 2018, Thành phố Hồ Chí Minh. Nguyễn Đức Lộc (chủ biên, 2015), Đời sống xã hội Việt Nam đương đại, Nxb Tri thức, Hà Nội. Cao Văn Lượng (chủ biên, 2001), Công nghiệp hoá, hiện đại hoá và sự phát triển giai cấp công nhân, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. C.Mác (1842), “Những cuộc tranh luận tự do về báo chí và về việc công bố các biên bản của hội nghị các đẳng cấp”, C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 1995, tr.49-126. C.Mác, Ph.Ăngghen (1844), “Gia đình thần thánh hay là phê phán sự phê phán có tính phê phán”, C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 1995, tr.9-316. C.Mác, Ph.Ăngghen (1845-1846), “Hệ tư tưởng Đức, tập 1”, C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 1995, tr.19-664. C.Mác, Ph.Ăngghen (1848), “Tuyên Ngôn của Đảng Cộng sản”, C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà nội, 1995, tr.595-646. C.Mác (1871), “Nội chiến ở Pháp”, C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập, tập 17, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà nội, 1995, tr.421-487. Hồ Chí Minh (1930), “Thư gửi các đồng chí Liên Xô”, Hồ Chí Minh toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.652. Hồ Chí Minh (1941), “Kính cáo đồng bào”, Hồ Chí Minh toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.229-231. Hồ Chí Minh (1945), “Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”, Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.1-3 Hồ Chí Minh (1946), “Trả lời các nhà báo nước ngoài”, Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, tr. 187-188 Hồ Chí Minh (1946), “Gửi đồng bào Việt Nam, người Pháp và người thế giới”, Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.510-511. Hồ Chí Minh (1946), “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.534. Hồ Chí Minh (1947), “Người tuyên truyền và cách tuyên truyền”, Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.191-192. Hồ Chí Minh (1947), “Trả lời nhà báo mỹ S.Êli Mâysi”, Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.255-357. Hồ Chí Minh (1947), “Sửa đổi lối làm việc”, Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.269-346. Hồ Chí Minh (1950) “Lời tuyên bố của chính phủ nước việt nam dân chủ cộng hoà cùng chính phủ các nước trên thế giới”, Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.310-311 Hồ Chí Minh (1953), “Thường thức chính trị”, Hồ Chí Minh toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 201-251. Hồ Chí Minh (1955), “Bài nói chuyện tại buổi lễ khai mạc Trường Đại học nhân dân Việt Nam”, Hồ Chí Minh toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.264-267. Hồ Chí Minh (1958), “Đáp từ trong buổi tiệc do Tổng thống Praxát chiêu đãi”, Hồ Chí Minh toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.262-265. Hồ Chí Minh (1959), “Con đường cứu nước và giải phóng dân tộc trong thời đại ngày nay”, Hồ Chí Minh toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.29-32. Nguyễn Thị Ngân (2003), Xây dựng ý thức và tình cảm dân tộc chân chính cho con người Việt Nam trước những thử thách mới, Nxb Lao động Hà Nội. Nguyễn Thị Ngân (2005), Xây dựng ý thức tình cảm dân tộc chân chính cho giai cấp công nhân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Nxb Lao động, Hà Nội. Võ Tuấn Ngọc (2014), “Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam với việc thực hiện lợi ích quốc gia trong hội nhập quốc tế”, Tạp chí Cộng sản, tháng 8, số 862, tr.76-80. Nguyễn Thiện Nhân (2018), Bài phát biểu tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 9 Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh khoá IX, ngày 10/7/2018 Nguyễn Văn Nhật (chủ biên, 2010), Xây dựng và phát triển đời sống văn hoá của giai cấp công nhân Việt Nam: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Maicen Nhepsi (2004), “Giai cấp công nhân vẫn là lực lượng chính trị quan trọng nhất”, Chuyên đề Thông tin - Ban tuyên giáo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, (12), tr.11. Nguyễn An Ninh (2008), Về xu hướng công nhân hóa ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Nguyễn An Ninh, Tô Văn Sơn (2016), “Vài vấn đề đặt ra từ công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho công nhân trong các khu công nghiệp, khu chế xuất”, Tạp chí Lao động Công đoàn (số 593, kỳ 1, tháng 4-2016), tr.14-16. Nguyễn An Ninh (2020), “Những nhận thức mới về giai cấp công nhân hiện nay”, Tạp chí cộng sản, số 950 (9-2020), tr.64-70. Joseph S.Nye, JR (1999), “Xác định lại lợi ích quốc gia”, Tạp chí Quan hệ Quốc tế, tháng 11 năm 1999 (forign affairs - volume 78 no.4 - july/ august 1999). Vũ Thị Mai Oanh (2015), Xây dựng giai cấp công nhân ở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội. Vũ Thị Mai Oanh (2016), “Giáo dục chính trị, tư tưởng trong công nhân - Kinh nghiệm từ Thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Tuyên giáo, số 7, tr.44-47. Phùng Hữu Phú, Nguyễn Văn Đặng, Nguyễn Viết Thông (đồng chủ biên, 2016), Tìm hiểu một số thuật ngữ trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Lê Văn Quang (2005), “Tư duy mới về độc lập chủ quyền quốc gia - dân tộc và bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia - dân tộc trong thời đại toàn cầu hoá, khu vực hoá và hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Giáo dục lý luận Chính trị, số 1, tr.46-49. Phan Duy Quang (2014), “Lợi ích chiến lược của việc tham gia hợp tác chính trị - an ninh ASEAN đối với an ninh và phát triển của Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 5 (170), tr.3-9. Dương Văn Quảng, Vũ Dương Huân (2002), Từ điển Thuật ngữ Ngoại giao Việt - Anh - Pháp, Nxb Thế giới, Hà Nội. Trần Việt Quân (2015), “Quan điểm của Đảng ta về bảo vệ và thực hiện chủ quyền quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa”, Tạp chí Lý luận Chính trị và Truyền thông, số tháng 4, tr.23-28. Nguyễn Thị Quế, Nguyễn Hoàng Giáp (2010), Giai cấp công nhân ở các nước tư bản phát triển từ sau chiến tranh lạnh đến nay - Thực trạng và triển vọng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Quốc hội (2012), Luật Công đoàn, Số: 12/2012/QH13, ngày 20 tháng 6 năm 2012, Hà Nội. Quốc hội (2014), Luật Bảo hiểm xã hội, Số: 58/2014/QH13, ngày 20 tháng 11 năm 2014 Hà Nội. Quốc hội (2019), Bộ luật Lao động, Số: 45/2019/QH14, ngày 20/11/2019, Hà Nội. Đặng Đình Quý (2010), “Bàn thêm về lợi ích quốc gia dân tộc trong hoạt động đối ngoại Việt Nam giai đoạn mới”, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 1 (80), tr.115-126. Đặng Đình Quý (2015), “Quan hệ Việt - Mỹ 1995 - 2015: Tiếp cận từ góc độ lợi ích của hai bên”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 7 (471), tr.3-10. Trần Thị Như Quỳnh (2011), Công nhân trí thức ở thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. John Russo, Sherry Lee Linkon (2005), New working-class studies (tạm dịch là Nghiên cứu tầng lớp lao động mới), Ithaca: ILR Press. Susan L.Shirk (2015), Gã khổng lồ mất ngủ: Một góc nhìn về chính trị Trung Quốc đương đại, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. Lê Duy Sơn (2001), Sự phát triển mối quan hệ giữa giai cấp công nhân Việt Nam và dân tộc Việt Nam trong quá trình đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Hà Nội. Lưu Văn Sùng (chủ biên, 2007) Đình công của công nhân: Thực trạng và những giải pháp xử lý ở tỉnh Đồng Nai, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Dương Thanh Tân (chủ biên, 2005), Công tác tư tưởng chính trị trong giai cấp công nhân Đồng Nai thực trạng và giải pháp, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. Lê Hữu Tầng (1991), Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, vấn đề nguồn gốc và động lực, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Nguyễn Đăng Thành (chủ biên, 2007), Góp phần xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam từ thực trạng công nhân thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội. Mạch Quang Thắng (2014), “Nghiên cứu, phát triển lý luận về giai cấp công nhân Việt Nam”, Tạp chí Khoa học chính trị, số 2, tr.31-34 Nguyễn Mạnh Thắng (2015), “Lối sống của công nhân ở khu công nghiệp, khu chế xuất hiện nay”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 7, tr.56-59. Phạm Tất Thắng (2008), Nâng cao ý thức chính trị của giai cấp công nhân Việt Nam trong điều kiện hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đoàn Văn Thắng (2003), Quan hệ quốc tế: Các phương pháp tiếp cận, Nxb Thống kê, Hà Nội. Vũ Quang Thọ (2015), Xây dựng lối sống văn hóa của công nhân Việt Nam - Lý luận và thực tiễn, Nxb Lao động, Hà Nội. Vũ Quang Thọ (chủ biên, 2017), Giai cấp công nhân và Công đoàn Việt Nam hiện nay - Thách thức và triển vọng, Nxb Lao động, Hà Nội. Lê Xuân Thủy (2017), Lợi ích của công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hiện nay, Nxb Lao động, Hà Nội. Nguyễn Duy Tiên (2020), Tư tưởng của V.I.Lênin về bảo vệ lợi ích quốc gia và định hướng vận dụng ở nước ta hiện nay, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. Trần Hữu Tiến (2014), “Lợi ích dân tộc”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 11, tr.97-99. Trần Hữu Tiến, Nguyễn Ngọc Long, Nguyễn Xuân Sơn (2002), Quan hệ giai cấp - dân tộc - quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Trần Nam Tiến (2013), “Lợi ích quốc gia trong chính sách đối ngoại của Việt Nam thời kỳ đổi mới”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 10 (71), tr.23-30. Hoàng Trang, Phạm Ngọc Anh (2001), Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, Nxb Lao động, Hà Nội. Lưu Trang (2009), “Lợi ích quốc gia của Trung Quốc trong quan hệ với ASEAN”, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (2009), số 270 (7/2009), tr.18-22. Tổng cục Thống kê (2019), Báo cáo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở thời điểm 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2019, Nxb Thống Kê, Hà Nội. Nguyễn Phú Trọng (2014), “Công tác đối ngoại phải lấy lợi ích cơ bản, lâu dài của quốc gia dân tộc làm nền tảng”, Tạp chí Cộng sản, số 855, tr.6-10. Nguyễn Phú Trọng (2018), Bài phát biểu tại Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XII, nhiệm kỳ 2018 - 2023, ngày 25/9/2018, Hà Nội. Trushkov (2007), “Triển vọng phát triển của giai cấp công nhân ở thế kỷ XXI”, Bản dịch đăng trên Thông tin những vấn đề lý luận, (17), tr.1. Maridôn Tuarenơ (1996), Sự đảo lộn của thế giới địa chính trị thế kỷ XXI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Phan Văn Tuấn (2014), “Nâng cao ý thức chính trị, pháp luật cho giai cấp công nhân hiện nay”, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 4, tr.36-39. Đàm Trọng Tùng (2016), “Bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống từ năm 2001 đến năm 2015”, Luận án tiến sĩ chuyên ngành lịch sử phong trào cộng sản,công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Đặng Ngọc Tùng (chủ biên, 2007), Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với giai cấp công nhân và công đoàn Việt Nam thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, kỷ yếu Hội thảo khoa học, Nxb Lao động, Hà Nội. Đặng Ngọc Tùng (chủ biên, 2008), Xây dựng, phát huy vai trò giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nxb Lao động, Hà Nội. V.A.Vasllép (2012), Lợi ích xã hội: sự thống nhất và tính đa dạng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Nguyễn Khánh Vân (2002), Xu hướng biến đổi của giai cấp công nhân ở thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Nguyễn Hoàng Việt (2014), Hội nhập quốc tế và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới, Học viện Chính trị, Hà Nội. Vũ Quang Vinh (2004), “Tuyên truyền, giáo dục ý thức chính trị cho công nhân thuộc các doanh nghiệp ngoài quốc doanh”, Tạp chí Cộng sản, số 23, tr.66-68. Nguyễn Viết Vượng (2010), Giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Dương Thị Thanh Xuân (2017), Ý thức chính trị của công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, sách chuyên khảo, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. Nguyễn Như Ý (chủ biên, 1998), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. PHỤ LỤC Phụ lục 1 Kết quả điều tra xã hội học về ý thức bảo vệ lợi ích dân tộc của công nhân khu công nghiệp miền Đông Nam Bộ hiện nay Đối tượng điều tra: công nhân Công ty TNHH kỹ thuật Thành Nghĩa KCN Sóng Thần 1, Công ty TNHH Ngũ Kim Huasheng KCN Sóng Thần 2, Bình Dương; Công ty TNHH Okamoto Việt Nam KCN Amata, Công ty TNHH Huada Furniture Việt Nam KCN Tam Phước, Đồng Nai; Công ty TNHH Sunnting Fashion Việt Nam KCN Tân Tạo, Công ty TNHH Lee-Shin Int’l KCN Bình Chiểu, Thành phố Hồ Chí Minh. Thời gian điều tra: Tháng 7 năm 2019 Phương thức điều tra: Phiếu điều tra Người điều tra: Chu Minh Quốc Số lượng phiếu điều tra: 600 Số người trả lời: 600 1.1. Đánh giá của công nhân về việc theo dõi thông tin chính trị, thời sự trong nước và quốc tế TT Phương án trả lời Kết quả Số lượng Tỉ lệ % 1 Thường xuyên 123 20,5 2 Không thường xuyên 312 52 3 Không quan tâm 165 27,5 1.2. Đánh giá về vai trò quan trọng của nhiệm vụ bảo vệ lợi ích dân tộc Việt Nam hiện nay TT Phương án trả lời Kết quả Số lượng Tỉ lệ % 1 Rất quan trọng 57 9,5 2 Quan trọng 102 17 3 Bình thường 309 51,5 4 Không quan trọng 132 22 1.3. Đánh giá nhận thức của công nhân về cơ sở xác định lợi ích dân tộc Việt Nam TT Phương án trả lời Kết quả Đồng ý Không đồng ý Khó trả lời Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 1 Luật pháp quốc tế 211 35,16 143 23,84 246 41 2 Luật pháp Việt Nam 410 68,33 112 18,67 78 13 3 Do lịch sử đấu tranh lâu dài của dân tộc giành được 267 44,5 141 23,5 192 32 1.4. Đánh giá nhận thức của công nhân về các hành động xâm phạm lợi ích dân tộc Việt Nam TT Phương án trả lời Kết quả Số lượng Tỉ lệ % 1 Xâm phạm độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ 600 100,00 2 Chống phá sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước 415 69,17 3 Kích động, lôi kéo công nhân biểu tình, gây mất trật tự an toàn xã hội 371 61,83 4 Tuyên truyền văn hóa, lối sống trái thuần phong mỹ tục 337 56,17 5 Tham ô, tham nhũng, làm thất thoát tài sản, tài nguyên đất nước 401 66,83 1.5. Đánh giá nhận thức của công nhân về việc tham gia các cuộc biểu tình, đình công, lãn công mà không do công đoàn công ty phát động TT Phương án trả lời Kết quả Số lượng Tỉ lệ % 1 Thiếu hiểu biết pháp luật 347 57,83 2 Bị kích động, lôi kéo 412 68,67 3 Bị ép buộc tham gia 154 25,67 4 Đòi hỏi quyền lợi của bản thân 476 79,33 1.6. Đánh giá nhận thức của công nhân về các biện pháp để bảo vệ lợi ích dân tộc Việt Nam TT Phương án trả lời Kết quả Số lượng Tỉ lệ % 1 Giữ vững sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước 569 94,83 2 Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội 476 79,33 3 Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc vững mạnh 452 75,33 4 Khắc phục tệ nạn tham nhũng, tệ nạn xã hội 513 85,50 5 Xây dựng lực lượng Công an, Quân đội mạnh 553 92,17 6 Tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của cộng đồng quốc tế 364 60,67 1.7. Đánh giá nhận thức của công nhân về lực lượng bảo vệ lợi ích dân tộc Việt Nam TT Phương án trả lời Kết quả Số lượng Tỉ lệ % 1 Công an, Quân đội 89 14,83 2 Hệ thống chính trị và của mỗi người dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước 350 58,33 3 Sự giúp đỡ của nước ngoài 35 5,84 4 Khó trả lời 126 21 1.8. Đánh giá nhận thức của công nhân về hành động bảo vệ lợi ích dân tộc TT Phương án trả lời Kết quả Đồng ý Không đồng ý Khó trả lời Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 1 Làm tốt công việc của bản thân 405 67,5 138 23 57 9.5 2 Chấp hành nghiêm pháp luật Nhà nước, nội quy doanh nghiệp 340 56,75 190 31,6 76 12,65 3 Không nghe theo sự xúi giục, lôi kéo của các phần tử xấu 408 68 76 12.75 116 19,25 4 Không tham gia các hoạt động biểu tình trái phép 426 71 123 20,5 51 8,5 1.9. Đánh giá lòng tự hào của công nhân khi thuộc thành phần của giai cấp công nhân Việt Nam TT Phương án trả lời Kết quả Số lượng Tỉ lệ % 1 Rất tự hào 83 13,83 2 Tự hào 340 56,67 3 Không tự hào 43 7,17 4 Khó trả lời 134 22,33 1.10. Đánh giá nội dung tự hào về giai cấp công nhân Việt Nam TT Phương án trả lời Kết quả Số lượng Tỉ lệ % 1 Là giai cấp lãnh đạo sự nghiệp cách mạng Việt Nam 328 54,67 2 Là giai cấp đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 306 41,00 3 Là giai cấp tiên tiến nhất trong xã hội 336 56,00 4 Là giai cấp làm của cải nhiều nhất cho xã hội 383 63,83 1.11. Đánh giá của người công nhân về kết quả của công cuộc đổi mới đất nước: TT Phương án trả lời Kết quả % Số lượng Tỉ lệ 1 Kết quả tốt 459 76,50 2 Kết quả chưa nhiều 98 16,33 3 Không có kết quả 10 1,67 4 Khó trả lời 33 5,50 1.12. Đánh giá về mức độ quan tâm của công nhân khu công nghiệp miền Đông Nam Bộ vê đời sống, việc làm, thu nhập, môi trường lao động TT Phương án trả lời Kết quả Số lượng Tỉ lệ % 1 Được học tập nâng cao trình độ 407 67,83 2 Có việc làm, thu nhập ổn định 600 100,00 3 Có môi trường làm việc an toàn, đảm bảo sức khỏe 502 72,00 4 Được vui chơi, giải trí 409 68,17 5 Khắc phục tệ tham nhũng, tệ nạn xã hội 318 53,00 1.13. Đánh giá của công nhân về mức độ quan tâm đối với những văn bản pháp luật TT Phương án trả lời Kết quả Đã đọc Chưa đọc Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 1 Luật Lao động 159 26,5 441 73,5 2 Luật Công đoàn 207 34,5 393 65,5 3 Luật Bảo hiểm xã hội 176 29,33 424 70,77 4 Luật Bảo hiểm thất nghiệp 171 28,5 429 71,5 5 Nội quy của công ty 407 67,83 133 22,17 1.14. Đánh giá về lòng tin của công nhân vào khả năng bảo vệ vững chắc các lợi ích của dân tộc Việt Nam TT Phương án trả lời Kết quả Số lượng Tỉ lệ % 1 Rất tin tưởng 364 59,00 2 Tin tưởng 127 21,17 3 Tin tưởng nhưng còn băn khoăn 92 15,33 4 Không tin tưởng 27 4,50 1.15. Đánh giá thái độ của công nhân khi bắt gặp người làm cùng công ty xâm hại lợi ích của doanh nghiệp TT Phương án trả lời Kết quả Số lượng Tỉ lệ % 1 Im lặng 439 73,17 2 Gặp trực tiếp người có hành vi xâm hại để nhắc nhở 81 13,50 3 Báo cáo với tổ chức công đoàn 75 12,50 4 Báo cáo, phản ánh với người quản lý 5 0,83 1.16. Đánh giá thái độ của công nhân khi bắt gặp doanh nghiệp xả thải trộm làm ô nhiễm môi trường TT Phương án trả lời Kết quả Số lượng Tỉ lệ % 1 Im lặng 67 11,17 2 Chụp ảnh làm bằng chứng, báo cáo với chính quyền địa phương 143 23,83 3 Chụp ảnh làm bằng chứng, kiến nghị với chủ doanh nghiệp dừng ngay việc xả thải trộm 11 1,83 4 Chụp ảnh làm bằng chứng, báo cáo với tổ chức công đoàn 379 63,17 1.17. Đánh giá thái độ của công nhân trước những việc làm sai trái của giới chủ trong doanh nghiệp (sỉ nhục, chèn ép công nhân) TT Phương án trả lời Kết quả Số lượng Tỉ lệ % 1 Thông qua tổ chức Công đoàn để đấu tranh 501 83,50 2 Kêu gọi mọi người trong doanh nghiệp đình công 59 9,67 3 Im lặng 37 6,17 4 Hành động khác 4 0,67 1.18. Đánh giá thái độ của công nhân trước những lôi kéo, kích động biểu tình trái pháp luật của phần tử xấu TT Phương án trả lời Kết quả Số lượng Tỉ lệ % 1 Không tham gia 409 68,17 2 Tham gia 133 22,17 3 Khó trả lời 58 9,66 1.19. Đánh giá việc tham gia các hoạt động cộng đồng ở nơi cư trú của công nhân TT Phương án trả lời Kết quả Số lượng Tỉ lệ % 1 Rất tích cực tham gia 52 8,67 2 Có tham gia 277 46,17 3 Không bao giờ tham gia 271 45,16 1.20. Đánh giá hành động của công nhân sẵn sàng tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc TT Phương án trả lời Kết quả Số lượng Tỉ lệ 1 Rất sẵn sàng 343 57,50 2 Sẽ tham gia khi có yêu cầu 186 15,67 3 Khó trả lời 71 11,83 Phụ lục 2. Diện tích tự nhiên, dân số và tình hình phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh miền Đông Nam Bộ TT TÊN ĐƠN VỊ (tỉnh) Diện tích tự nhiên (km2) Dân số (1/4/2019) 2016 2017 2018 2019 6 tháng đầu 2020 GRDP của tỉnh (%) GRDP bình quân đầu người (triệu) GRDP của tỉnh (%) GRDP bình quân đầu người (triệu) GRDP của tỉnh (%) GRDP bình quân đầu người (triệu) GRDP của tỉnh (%) GRDP bình quân đầu người (triệu) GRDP của tỉnh (%) Bà Rịa - Vũng Tàu 1.980,8 1.148.313 5,6 121,6 7,09 129.48 7,2 134,4 7,65 141,55 0,52 Bình Dương 2.694,7 2.455.865 8,5 108,6 9,15 120 9,01 130,8 9,5 146,9 6,73 Bình Phước 6.880,6 994.679 6,6 42,1 6,64 53,07 7,63 58,03 7,8 62 5,31 Đồng Nai 5.905,7 3.097.107 8,2 83 8,0 91 8 98,32 9,05 112 5,8 Tây Ninh 4.041,4 1.169.165 7,6 54,57 7,91 55,26 8,01 62,79 8,4 68 3,7 Tp. Hồ Chí Minh 2.095,2 8.993.082 8,05 121,5 8,25 124 8,3 291,2 8,32 299,8 1,02 Nguồn: Ủy ban nhân dân các tỉnh miền ĐNB - Báo cáo tình hinh phát triển kinh tế - xã hội các năm 2016, 2017,2018, 2019 và 6 tháng đầu năm 2020 Phụ lục 3. Số lượng các doanh nghiệp khu công nghiệp miền Đông Nam Bộ tính đến hết năm 2019 TT CÁC TỈNH MĐNB SỐ LƯỢNG CÁC KCN SỐ LƯỢNG DOANH NGHIỆP DIỆN TÍCH (ha) TRONG NƯỚC NƯỚC NGOÀI Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 1 Thành phố Hồ Chí Minh 17 1062 4.532 653 61,46 409 38,51 2 Bình Dương 31 1446 12.729,95 401 27,7 1045 72,3 3 Đồng Nai 32 1484 10.220,45 382 25,74 1.102 74,26 4 Bà Rịa - Vũng Tàu 15 423 8.400 202 47,76 221 52,24 5 Bình Phước 13 164 4.686 60 36,58 104 63,42 6 Tây Ninh 7 268 3.958 94 35,07 174 64,94 TỔNG 115 4.847 44.528,4 1.792 3.055 Nguồn: Ban Quản lý các khu công nghiệp miền Đông Nam Bộ (số liệu tính đến hết tháng 12/2019)Phụ lục 4. Số lượng công nhân các khu công nghiệp miền Đông Nam Bộ tính đến hết năm 2019 TT CÁC TỈNH MĐNB Số lượng công nhân Công nhân làm việc trong DN có vốn đầu tư nước ngoài Công nhân nữ Công nhân nhập cư Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % TP. Hồ Chí Minh 280.676 194.757 69,38 163.688 58,31 239.489 85,32 Bình Dương 312.896 243.800 77,92 174.547 55,7 284.329 90,87 Đồng Nai 590.810 473.827 80,2 350.770 59,37 425.019 71,93 Bình Phước 142.000 98.513 69,37 80.514 56,7 83.354 58,7 Tây Ninh 169.300 135.333 79,93 81.569 48,18 44.779 26,45 Bà Rịa - Vũng Tàu 62.400 19.968 32 32.822 52,6 37.440 60 TỔNG 1.414.354 1.055.132 74,6 883.910 62,49 974.306 68,88 Nguồn: Ban Quản lý các khu công nghiệp MĐNB (12/2019)Phụ lục 5. Trình độ học vấn công nhân các khu công nghiệp Bình Dương, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh tính đến hết năm 2019 TT Các khu công nghiệp Trình độ Đào tạo nghề (%) Cao đẳng, Đại học (%) Trung cấp (%) THPT và THCS (%) Khác (%) 1 TP. Hồ Chí Minh 8.9 22,7 68,2 0,2 76.8 2 Bình Dương 7,8 8,3 83,7 0,8 53,2 3 Đồng Nai 8,6 18,6 72,2 0,6 63,8 Nguồn: Báo cáo sử dụng lao động của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh năm 2019. Phụ lục 6. Số lượng tổ chức công đoàn, cơ sở đảng tại các khu công nghiệp Bình Dương, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh tính đến hết năm 2019 TT Các khu công nghiệp Tổ chức cơ sở đảng Tổ chức Công đoàn Số lượng Đảng viên Số lượng Công đoàn viên Tỉ lệ % 1 TP. Hồ Chí Minh 195 2.146 834 246.044 87,66 2 Bình Dương 79 2.140 1042 255.730 92,05 3 Đồng Nai 172 3.488 1.182 480.734 81,36 TỔNG 446 7.774 3.058 982.508 Nguồn: Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh năm 2019 Phụ lục 7. Số vụ tranh chấp lao động, đình công ở các khu công nghiệp Bình Dương, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2016 - 2019 TT CÁC TỈNH Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Số vụ Người tham gia Số vụ Người tham gia Số vụ Người tham gia Số vụ Người tham gia 1 Thành phố Hồ Chí Minh 11 8.756 13 2.587 14 9.914 08 15.867 2 Bình Dương 04 1.218 06 3.512 02 482 07 1.940 3 Đồng Nai 19 4.028 36 37.182 24 31.131 06 8.554 TỔNG 34 14.002 55 43.290 40 41.527 21 26.361 Nguồn: Báo cáo phong trào công nhân lao động và hoạt động công đoàn của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh các năm 2016, 2017, 2018, 2019 Phụ lục 8. Tổng hợp kết quả công tác giáo dục chính trị - tư tưởng cho công nhân các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2016 - 2019 TT Các tỉnh miền Đông Nam Bộ 2016 2017 2018 2019 Số lượt tuyên truyền Số công nhân tham gia Tỉ lệ% Số lượt tuyên truyền Số công nhân tham gia Tỉ lệ % Số lượt tuyên truyền Số công nhân tham gia Tỉ lệ % Số lượt tuyên truyền Số công nhân tham gia Tỉ lệ % 1 Đồng Nai 7134 124.870 69.93 6218 142.715 72.9 5613 122.000 59.71 6502 216.366 51.8 2 Bình Dương 9036 176.853 51,02 8956 312.761 65 7514 216.859 47.63 9816 349.322 65.93 3 TP Hồ Chí Minh 8554 139.763 78.86 9017 201.630 88.64 6914 234.719 90.34 8529 228.356 82.43 Nguồn: Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh các năm 2016, 2017, 2018, 2019 Phụ lục 9: Công tác tuyên truyền, giáo dục công nhân của tổ chức Công đoàn các khu công nghiệp khu miền Đông Nam Bộ 6 tháng đầu năm 2020 TT Tên đơn vị Số cuộc tuyên truyền Số người tham dự Tỷ lệ % 1 Công đoàn các KCN Tây Ninh 6.623 152.884 82,1 2 Công đoàn các KCN TP Hồ Chí Minh 849 39.103 47,5 3 Công đoàn các KCN tỉnh Bình Dương 3.500 380.000 - 4 Công đoàn các KCN tỉnh Đồng Nai 1.800 216.015 95 5 Công đoàn các KCN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 1.401 82.640 59,5 6 Công đoàn các KCN tỉnh Bình Phước 1.289 26.426 26,8 Nguồn: Báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm 2020 Cụm thi đua 7 Liên đoàn Lao động tỉnh khu vực MĐNB (6/2020) Phụ lục 10: Kết quả bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Công đoàn cho đội ngũ cán bộ Công đoàn cơ sở các khu công nghiệp miền Đông Nam Bộ 6 tháng đầu năm 2020 TT Tên đơn vị Số lớp tập huấn Số lượt người tham gia 1 LĐLĐ tỉnh Tây Ninh 2 95 2 LĐLĐ TP Hồ Chí Minh 13 1.469 3 LĐLĐ tỉnh Bình Dương 51 3.812 4 LĐLĐ tỉnh Đồng Nai 16 1.920 5 LĐLĐ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 20 1.412 6 LĐLĐ tỉnh Bình Phước 8 743 Nguồn: Báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm 2020 Cụm thi đua 7 Liên đoàn Lao động tỉnh khu vực MĐNB (6/2020) Phụ lục 11: Kết quả thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở ở các khu công nghiệp miền Đông Nam Bộ 6 tháng đầu năm 2020 TT Công đoàn các KCN Hội nghị NLĐ Tổ chức đối thoại tại nơi làm việc Số TƯLĐTT được ký kết Số đơn vị/TS đơn vị Đạt tỷ lệ % Số đơn vị/TS đơn vị Đạt tỷ lệ % Số đơn vị/TS đơn vị đạt tỷ lệ % 1 Tây Ninh 96/268 36 115/268 43 220/268 82 2 TP Hồ Chí Minh 532/1062 50,07 542/1062 51 623/1062 58,7 3 Bình Dương 247/1446 17,1 755/1446 52,2 862/1446 59,6 4 Đồng Nai 317/1484 21,4 1393/1484 93,87 1.228/1484 76 5 Bà Rịa - Vũng Tàu 209/423 49,4 242/423 57,21 296/423 70,1 6 Bình Phước 97/164 59,1 109/164 64,46 124/164 75,4 Nguồn: Báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm 2020 Cụm thi đua 7 Liên đoàn Lao động tỉnh khu vực MĐNB (6/2020)Phụ lục 12: Chương trình phúc lợi đoàn viên, người lao động và bữa ăn ca cho công nhân các khu công nghiệp miền Đông Nam Bộ 6 tháng đầu năm 2020 TT Tên đơn vị Số doanh nghiệp đã ký kết thỏa thuận Số đoàn viên Công đoàn được hưởng lợi Tổng số tiền Số DN có tổ chức bữa ăn ca từ 15.000đ trở lên 1 LĐLĐ tỉnh Tây Ninh - 25.875 2887.5tr 97 2 LĐLĐ TP Hồ Chí Minh 15 8.332 380tr 182 3 LĐLĐ tỉnh Bình Dương 40 251.000 - 2.018 4 LĐLĐ tỉnh Bình Phước 6 5.100 227.5 tr 272 5 LĐLĐ tỉnh Đồng Nai 6 456 - 693 6 LĐLĐ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 14 220 18.5tr 411 Nguồn: Báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm 2020 Cụm thi đua 7 Liên đoàn Lao động tỉnh khu vực MĐNB (6/2020)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_y_thuc_bao_ve_loi_ich_dan_toc_cua_cong_nhan_khu_cong.doc
  • jpg0 Cong Van De Nghi TTM - Quoc CNXHKH.jpg
  • doc1. QUỐC - BÌA LUẬN ÁN.doc
  • doc2. QUỐC - BÌA TÓM TẮT TIẾNG ANH.doc
  • doc2. QUỐC - BÌA TÓM TẮT TIẾNG VIỆT.doc
  • doc3. QUỐC - TÓM TẮT TIẾNG ANH.doc
  • doc3. QUỐC - TÓM TẮT TIẾNG VIẾT.doc
  • doc4. QUỐC - THÔNG TIN MẠNG TIẾNG ANH.doc
  • doc4. QUỐC - THONG TIN MẠNG TIẾNG VIỆT.doc
Tài liệu liên quan