VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ DUNG HUYỀN
Y TẾ DÂN SỰ Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM
TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1975
Ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 92 29 013
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS TRÂN ĐỨC CƯỜNG
HÀ NỘI - 2020
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................
201 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 345 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Y tế dân sự ở miền bắc Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ............................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 3
4. Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu ................ 4
5. Đóng góp của luận án ...................................................................................... 5
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án ....................................................... 5
7. Bố cục của luận án ........................................................................................... 6
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÁC VẤN
ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .................................................. 7
1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu .................................................................. 7
1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu chung, trong đó có đề cập đến y tế ở
miền Bắc từ năm 1954 đến năm 1975 ................................................................ 7
1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu trực tiếp về hoạt động y tế miền Bắc ..... 9
1.2. Những nội dung luận án kế thừa và những vấn đề luận án tập trung
giải quyết ............................................................................................................ 18
1.2.1. Những nội dung luận án kế thừa ............................................................ 18
1.2.2. Những nội dung luận án cần làm rõ ....................................................... 19
Chương 2. XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN Y TẾ DÂN SỰ Ở MIỀN BẮC
VIỆT NAM TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1965 .............................................. 21
2.1. Tình hình miền Bắc và chủ trương của Đảng và Nhà nước về y tế ........ 21
2.1.1. Khái quát y tế dân sự trước năm 1954 ................................................... 21
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội sau khi miền Bắc được giải phóng ................ 26
2.1.3. Chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng ngành y tế .................. 29
2.2. Tổ chức, xây dựng hệ thống y tế dân sự .................................................... 32
2.2.1. Hệ thống tổ chức ................................................................................ 32
2.2.2. Đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ y tế ............................................ 45
2.3. Hoạt động y tế dân sự ở miền Bắc .............................................................. 50
2.3.1. Vệ sinh phòng bệnh, phòng dịch ......................................................... 50
2.3.2. Khám và chữa bệnh cho nhân dân ...................................................... 54
2.3.3. Sản xuất và phân phối thuốc ............................................................... 58
2.3.4 Hoạt động hợp tác quốc tế ................................................................... 63
Chương 3. CHUYỂN HƯỚNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA Y TẾ
DÂN SỰ Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM TỪ NĂM 1965 ĐẾN NĂM 1975 ... 70
3.1. Tình hình miền Bắc và chủ trương chuyển hướng tổ chức và hoạt
động của y tế dân sự .......................................................................................... 70
3.1.1. Tình hình miền Bắc ........................................................................... 70
3.1.2. Chủ trương chuyển hướng tổ chức và hoạt động của y tế dân sự ở
miền Bắc .......................................................................................................... 72
3.2. Chuyển hướng tổ chức và xây dựng đội ngũ cán bộ y tế dân sự ở
miền Bắc ............................................................................................................. 75
3.2.1. Chuyển hướng tổ chức .......................................................................... 75
3.2.2. Mở rộng đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ y tế ............................... 81
3.3. Hoạt động của y tế dân sự miền Bắc ........................................................ 87
3.3.1.Thực hiện nhiệm vụ y tế phòng không nhân dân thời chiến .............. 87
3.3.2. Phong trào vệ sinh phòng bệnh, phòng dịch ..................................... 98
3.3.3. Chi viện cho chiến trường miền Nam .............................................. 104
3.3.4. Tiếp nhận sự hỗ trợ của các nước XHCN ........................................ 108
Chương 4 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM ........................................ 114
4.1. Thành tựu ................................................................................................ 114
4.2.Hạn chế ....................................................................................................... 136
4.3. Một số kinh nghiệm .................................................................................. 141
KẾT LUẬN .................................................................................................. 147
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................................................... 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 152
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 168
BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN
Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt
Cộng hòa Dân chủ CHDC
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân CHDCND
Cộng hòa Nhân dân CHND
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa CHXHCN
Dân chủ Cộng hòa DCCH
Nhà xuất bản Nxb
Xã hội Chủ nghĩa XHCN
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ
Số TT
Chú
thích
Tên bảng Trang
1 Sơ đồ Sơ đồ bố trí của hệ thống cấp cứu điều trị 93
2 Bảng 3.1 Tỉ lệ vết thương do các tuyến xử lí ở miền Bắc (1965-1968) 95
3 Bảng 3.2 Cơ cấu bệnh tật và thương tổn tại các cơ sở điều trị dân sự
ở miền Bắc từ năm 1969 đến năm 1971
96
4 Bảng 3.3 Khối lượng hàng của các nước XHCN viện trợ cho Việt
Nam trong 3 năm 1965-1966-1967
109
5 Bảng 3.4 Số lượng cán bộ y tế Việt Nam DCCH sang học tập tại
CHDC Đức từ năm 1966 đến năm 1971
111
6 Sơ đồ Hệ thống tổ chức của y tế dân sự ở miền Bắc (1954-1975) 117
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc, y tế là một trong những
lĩnh vực quan trọng ảnh hưởng không nhỏ đối với sự tiến bộ và phát triển bền vững
của xã hội. Xuất phát từ tầm quan trọng đó, trong thời kì cận – hiện đại, các quốc gia
đều chú trọng đầu tư vào xây dựng hệ thống y tế, nhất là y tế phục vụ nhân dân để
phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội.
Sau thắng lợi của cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953-1954 mà đỉnh
cao là chiến dịch Điện Biên Phủ, thực dân Pháp phải kí Hiệp định Genève, lập lại
nền hoà bình ở miền Bắc Việt Nam (7-1954). Hòa bình lập lại, miền Bắc bước vào
thời kì khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội, từng bước thực hiện nhiệm vụ xây
dựng chủ nghĩa xã hội. Trước yêu cầu và nhiệm vụ mới, ngành y tế đã nỗ lực thiết
lập, củng cố hệ thống tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân
viên y tế và hoạt động không ngừng hướng đến mục tiêu lấy quần chúng nhân dân
lao động làm đối tượng phục vụ. Với lực lượng cán bộ y tế được bổ sung từ nhiều
nguồn khác nhau, ngành y tế dân sự đã xây dựng mạng lưới y tế phát triển rộng
khắp và hoạt động thống nhất từ tuyến Trung ương đến tuyến địa phương, có nhiều
đóng góp lớn đối với hoạt động chăm sóc sức khỏe của nhân dân.
Từ năm 1954 đến năm 1975 là khoảng thời gian miền Bắc Việt Nam có nhiều
biến đổi cả về chính trị và xã hội. Khoảng thời gian này, ở miền Bắc hòa bình -
chiến tranh rồi chiến tranh - hòa bình đan xen, đòi hỏi Trung ương Đảng, Chính phủ
và bản thân ngành y tế phải nhạy bén điều chỉnh về tổ chức, hoạt động để phù hợp
với tình hình, triển khai thực hiện nhiệm vụ một cách đồng bộ, hiệu quả, đáp ứng
yêu cầu của từng giai đoạn, từng điều kiện hoàn cảnh. Đặc biệt, trong khoảng thời
gian Mỹ tiến hành chiến tranh đánh phá miền Bắc, ngành y tế đã thực hiện chuyển
hướng mọi hoạt động từ thời bình sang thời chiến để thực hiện nhiệm vụ chăm sóc
sức khỏe của nhân dân. Với phương châm “lấy thương binh làm mệnh lệnh, lấy
giường bệnh làm chiến trường, lấy kết quả làm chiến công”, đội ngũ y bác sĩ, nhân
viên y tế đã có nhiều đóng góp quan trọng trong hoạt động cấp cứu điều trị cho
những người bị thương bởi chiến tranh hoặc bị ảnh hưởng bởi chất độc hóa học.
Nhiều bệnh viện, bệnh xá, nhà thương, trạm y tế dã chiến ở các tuyến được khôi
phục, xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân và phục vụ
chiến đấu. Có thể nói, đây là giai đoạn ngành y tế hoạt động không ngừng nghỉ, đội
ngũ cán bộ y bác sĩ được thử thách, rèn luyện qua lửa đạn chiến tranh, không quản
ngại hy sinh gian khổ, thực sự là những “chiến sỹ áo trắng” được nhân dân tin yêu,
cảm phục. Chính vì vậy, nghiên cứu y tế dân sự ở miền Bắc Việt Nam từ năm 1954
đến năm 1975 là yêu cầu cần thiết nhằm làm rõ vị trí, vai trò và những đóng góp
của ngành y tế trong tiến trình lịch sử dân tộc.
2
Hoạt động của ngành y tế ở miền Bắc trong giai đoạn lịch sử đầy biến động
này đã có khá nhiều công trình nghiên cứu được công bố ở các mức độ khác nhau
như: lịch sử ngành y tế nói chung, lịch sử của các bệnh viện, các viện nghiên cứu,
các cơ sở đào tạo cán bộ y tế,... Các công trình này đã nêu được một số thành tựu
nổi bật, khái quát được vai trò, hạn chế và bước đầu khẳng định vai trò, vị trí của
ngành y tế ở miền Bắc trong hoạt động chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh cho nhân
dân, thực hiện nghĩa vụ hậu phương chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam. Bên
cạnh đó, đã có nhiều công trình tập trung nghiên cứu sự kết hợp giữa quân y và dân
y, tuy nhiên, các tác giả mới chỉ tập trung phân tích hệ thống tổ chức và hoạt động
của ngành quân y, trong khi đó, hệ thống tổ chức và hoạt động của y tế dân sự đóng
vai trò rất lớn trong hoạt động chăm sóc sức khỏe, cứu thương cho nhân dân lại
chưa được các nhà khoa học tập trung tìm hiểu. Chính vì vậy, chủ đề nghiên cứu cơ
cấu tổ chức và hoạt động của ngành y tế dân sự ở miền Bắc từ năm 1954 đến năm
1975 cần được triển khai nghiên cứu nhằm bổ khuyết một khoảng trống lớn trong
mảng nghiên cứu về văn hóa - xã hội ở miền Bắc thời kì 1954-1975, đồng thời tái
hiện chân thực, đầy đủ hoạt động của ngành y tế dân sự với những đóng góp to lớn
của ngành đối với sự phát triển của xã hội.
Trong giai đoạn hiện nay, bên cạnh những thành tựu đạt được, ngành y tế Việt
Nam đang tồn tại một số hạn chế, yếu kém cả về tổ chức, hoạt động, chất lượng đội
ngũ cán bộ, nhân viên viên y tế, về quy hoạch, phân bổ lực lượng cũng như công tác
quản lý khám chữa bệnh.... Những hạn chế đó là mối quan tâm của xã hội, trở thành
những lực cản của quá trình phát triển ngành y tế dân sự. Chính vì vậy, nghiên cứu
thành công đề tài sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm những vấn đề lí luận và thực tiễn
của chiến lược phát triển y tế nói chung, y tế dân sự nói riêng; từ đó góp phần thiết
thực vào sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành y tế Việt Nam trong thời kì đổi
mới và hội nhập quốc tế hiện nay.
Xuất phát từ các mục đích trên, với mong muốn tìm hiểu đầy đủ, toàn diện và
sâu sắc hơn y tế dân sự miền Bắc từ năm 1954 đến năm 1975 nhằm thấy rõ vị trí,
vai trò, tầm quan trọng và những nỗ lực to lớn của ngành y tế dân sự đối với nhiệm
vụ xây dựng và củng cố hậu phương miền Bắc, tác giả chọn đề tài “Y tế dân sự ở
miền Bắc Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975” làm đề tài nghiên cứu cho luận án
chuyên ngành lịch sử Việt Nam của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là làm rõ cơ cấu tổ chức và hoạt động của
ngành y tế dân sự, từ đó rút ra nhận xét về thành tựu, hạn chế và đưa ra một số kinh
nghiệm trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ miền Bắc, đấu tranh thống nhất Tổ quốc.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, đề tài sẽ thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Sưu tầm, hệ thống nguồn tài liệu liên quan đến đề tài luận án.
3
- Làm rõ tình hình kinh tế, xã hội miền Bắc và Chính sách của Đảng và Nhà
nước đối với y tế dân sự
- Phân tích cơ cấu tổ chức của y tế dân sự bao gồm: các tổ chức y tế ở tuyến
Trung ương, tuyến địa phương (tỉnh, huyện, xã, và tổ y tế hợp tác xã) nhằm làm rõ
những bước chuyển hợp lí trong cơ cấu tổ chức để phù hợp với điều kiện lịch sử.
- Phân tích quá trình xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ y tế của ngành y tế
dân sự ở miền Bắc.
- Trình bày hoạt động của y tế dân sự thông qua các nội dung: công tác vệ sinh
phòng bệnh; hoạt động khám và điều trị; sản xuất và cung cấp thuốc; hợp tác quốc tế,...
- Đánh giá về thành tựu, hạn chế, kinh nghiệm của y tế dân sự ở miền Bắc Việt
Nam từ năm 1954 đến năm1975.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là cơ cấu tổ chức và hoạt động của y tế dân
sự ở miền Bắc Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Từ năm 1954 khi hoà bình được lập lại ở miền Bắc đến năm
1975 khi đất nước thống nhất; trong đó có bước ngoặt là năm 1965 Mỹ mở rộng
chiến tranh ra toàn miền Bắc và ngành y tế bắt đầu thực hiện sự chuyển hướng trong
tổ chức và hoạt động để phù hợp với tình hình mới của đất nước.
Về không gian: Đề tài giới hạn không gian ở miền Bắc Việt Nam bao gồm các
tỉnh: Bắc Giang, Bắc Kạn, Bắc Ninh, Cao Bằng, Hà Đông, Hà Giang, Hà Nam, Hải
Dương, Hải Ninh, Hoà Bình, Hưng Yên, Kiến An, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai,
Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ, Quảng Yên, Sơn La, Sơn Tây, Thái Bình, Thái
Nguyên, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,
hai thành phố Hà Nội, Hải Phòng, đặc khu Hòn Gai và khu vực Vĩnh Linh.
Về nội dung nghiên cứu: Tác giả trình bày quá trình xây dựng và phát triển y
tế dân sự trên một số nội dung sau đây:
- Cơ cấu tổ chức của y tế dân sự gồm các tổ chức y tế tuyến Trung ương và
tuyến địa phương (tỉnh, huyện, xã và tổ y tế hợp tác xã);
- Xây dựng đội ngũ cán bộ y tế dân sự;
- Hoạt động của y tế dân sự trên các nội dung: vệ sinh phòng dịch, khám và
điều trị, sản xuất và phân phối thuốc, hợp tác quốc tế
Một số khái niệm liên quan trong luận án:
- Y tế để chỉ lĩnh vực thực hiện phòng, chữa bệnh và bảo vệ sức khỏe.
- Dân sự chỉ những việc liên quan đến nhân dân.
- Y tế dân sự là lĩnh vực thực hiện chuyên môn phòng bệnh, chữa bệnh và
chăm sóc sức khỏe cho đối tượng hướng đến là nhân dân. Hay còn gọi là y tế nhân
dân. Sử dụng khái niệm y tế nhân dân để phân biệt với y tế phục vụ quân nhân.
4
4. Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
4.1. Phương pháp luận
Nghiên cứu về y tế dân sự ở miền Bắc từ năm 1954 đến năm 1975, tác giả
đề tài dựa trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của Chủ
nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh cùng các quan điểm, đường lối, chủ
trương của Đảng và Nhà nước để tìm hiểu các vấn đề của y tế dân sự nằm trong
mối liên hệ với văn hóa - xã hội ở miền Bắc. Từ đó, lý giải cho các hiện tượng
lịch sử, mục tiêu, chính sách, cơ cấu tổ chức, hoạt động của y tế phục vụ nhân
dân trong giai đoạn 1954-1975.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng chủ yếu là các phương pháp nghiên cứu của khoa học lịch sử,
cơ bản là những phương pháp sau:
- Phương pháp chủ đạo là phương pháp lịch sử được tác giả luận án sử dụng
khi đặt đối tượng nghiên cứu chính trong sự phát triển chung của lịch sử kinh tế - xã
hội miền Bắc. Các sự kiện được tác giả mô tả, dựng lại theo đồng đại, lịch đại nhằm
làm rõ quá trình xây dựng, củng cố về tổ chức và hoạt động của y tế dân sự ở miền
Bắc qua hai giai đoạn 1954-1965 và 1965-1975, từ đó tác giả có những đánh giá
toàn diện, khoa học về y tế dân sự trong giai đoạn này.
- Phương pháp logic giúp tác giả tìm được mối liên hệ giữa hoàn cảnh lịch sử,
yêu cầu đặt ra để thiết lập cơ cấu tổ chức và hoạt động y tế dân sự phù hợp với từng
giai đoạn. Thông qua việc điều chỉnh về tổ chức và hoạt động, tác giả rút ra được
nhận xét về thành tựu, hạn chế và kinh nghiệm của y tế dân sự trong giai đoạn này.
Bên cạnh đó, tác giả kết hợp chặt chẽ với các phương pháp nghiên cứu khác như:
phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu được sử dụng để thu thập, phân tích và thẩm
định nguồn tài liệu sưu tầm được từ các nguồn: tài liệu lưu trữ, tài liệu báo cáo của
ngành, của các địa phương, sách, báo, tạp chí và các kết quả nghiên cứu liên quan đến
nội dung nghiên cứu của đề tài; phương pháp thống kê có vai trò quan trọng trong việc
thống kê và xử lý các số liệu thu được từ các tài liệu lưu trữ có liên quan đến số lượng
cơ sở khám chữa bệnh, đội ngũ y bác sĩ, hệ thống cơ sở vật chất,; phương pháp mô
tả được áp dụng trong việc khai thác thông tin từ các nguồn tài liệu lưu trữ, cố gắng mô
tả một cách cụ thể, sống động các nguồn tài liệu đã khai thác được; phương pháp so
sánh được sử dụng để so sánh hoạt động của y tế dân sự ở miền Bắc trong hai giai
đoạn: giai đoạn có chiến tranh và giai đoạn hòa bình; phương pháp chuyên gia (nhờ sự
tư vấn, trao đổi với các nhà nghiên cứu chuyên sâu về giai đoạn lịch sử này)
4.3. Nguồn tài liệu
- Thực hiện đề tài, tác giả khai thác nguồn tài liệu gốc tại các phông Phủ Thủ
tướng, Bộ Y tế, Ủy ban kế hoạch nhà nước, Cục Chuyên gia,... thuộc Trung tâm lưu
trữ quốc gia III. Đó là những văn bản được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Y
tế, Cục chuyên gia, Sở, Ty Y tế các tỉnh ban hành gồm các nội dung: tổ chức, hoạt
5
động của Bộ Y tế, các Viện nghiên cứu, các cơ sở đào tạo cán bộ y tế, cơ sở điều trị,
cơ sở sản xuất và phân phối thuốc... Đây là nguồn tài liệu gốc, có độ tin cậy về mặt
sử liệu giúp tác giả có thế đối chiếu với các nguồn tài liệu khác.
- Các công trình đã nghiên cứu về y tế hoặc có liên quan đến hoạt động y tế
bao gồm những cuốn sách viết về lịch sử Việt Nam, các cuốn viết về lịch sử ngành
y tế, lịch sử các bệnh viện, các viện nghiên cứu, các cơ sở đào tạo...
- Nguồn tài liệu điền dã: thực hiện đề tài, tác giả đã có những cuộc khảo sát tại
các cơ sở y tế như trường Đại học Y Hà Nội, bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Việt
Đức, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương,...
5. Đóng góp của luận án
- Hệ thống hóa và cung cấp nguồn tài liệu mới công bố có liên quan đến ngành
y tế nói chung, ngành y tế dân sự nói riêng ở miền Bắc giai đoạn 1954-1975.
- Gợi ý một hướng nghiên cứu chuyên sâu, đó là lĩnh vực y tế trong tổng thể
các vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội ở miền Bắc trong giai đoạn 1954-1975.
- Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả luôn đặt vấn đề nghiên cứu trong bối
cảnh của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam để xem
xét, đánh giá những yếu tố tác động đến quá trình xây dựng tổ chức và hoạt động
của y tế dân sự trong thời kì 1954-1975. Từ đó, kế thừa, mở rộng, so sánh cơ cấu tổ
chức và hoạt động của y tế dân sự trong các giai đoạn lịch sử trước và sau nó.
- Làm rõ những thành tựu và hạn chế của y tế dân sự trong việc chăm sóc sức
khỏe của nhân dân nói riêng và sự nghiệp xây dựng CNXH ở miền Bắc nói chung.
- Đưa ra một số kinh nghiệm để hoạch định chính sách y tế trong sự nghiệp
đổi mới và phát triển y tế ở Việt Nam hiện nay.
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án
Nghiên cứu đề tài ngoài bổ sung kiến thức về thực trạng hoạt động y tế trước năm
1954 còn cung cấp thêm thông tin về quá trình tiếp quản các cơ sở y tế dân sự ở miền
Bắc, đây là yếu tố quan trọng giúp ngành y tế kế thừa về cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ
để củng cố hệ thống tổ chức trong giai đoạn tiếp theo. Nếu giải quyết được các yêu cầu
đặt ra, ngoài việc làm rõ cơ cấu tổ chức của ngành y tế dân sự với hai tuyến Trung
ương và địa phương đề tài còn phân tích sự phối hợp nhịp nhàng, gắn kết giữa các
tuyến trong việc thực hiện mục tiêu chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Hơn nữa, nghiên
cứu thành công đề tài sẽ cung cấp thêm tư liệu về chương trình và hoạt động đào tạo
chuyên môn của các cơ sở đào tạo trong các giai đoạn lịch sử. Riêng đối với lịch sử
ngành y tế Việt Nam, nghiên cứu thành công đề tài sẽ cung cấp một số kinh nghiệm
trong quá trình xây dựng và thiết lập hệ thống tổ chức từ tuyến Trung ương đến tuyến
địa phương trong những giai đoạn lịch sử tiếp theo.Và cuối cùng, đề tài là loại hình
nghiên cứu lịch sử của một lĩnh vực hoạt động, đó là ngành y tế, chính vì vậy nó có ý
nghĩa quan trọng đối với lịch sử ngành y khoa ở Việt Nam. Bởi vậy, nghiên cứu y tế
dân sự ở miền Bắc trong giai đoạn này phải được nhìn nhận cả dưới góc độ sử học và y
6
tế. Cách nhìn biện chứng đó là câu trả lời rõ nhất để lí giải một số câu hỏi về văn hóa
xã hội, nhất là về tính nhân văn, tình yêu thương con người của đội ngũ cán bộ y tế đối
với nhân dân trong những hoàn cảnh đặc biệt.
Về ý nghĩa thực tiễn: Nghiên cứu cơ cấu tổ chức và hoạt động của y tế dân sự
ở miền Bắc giai đoạn 1954-1975 sẽ cung cấp nhiều bài học kinh nghiệm trong quá
trình củng cố, xây dựng và phát huy hơn nữa vai trò của hệ thống y tế Việt Nam đối
với hoạt động chăm sóc sức khỏe của nhân dân.
7. Bố cục của luận án
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung
luận án gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến đề tài
luận án
Chương 2: Xây dựng và phát triển y tế dân sự ở miền Bắc Việt Nam từ năm
1954 đến năm 1965
Chương 3: Chuyển hướng tổ chức và hoạt động của y tế dân sự ở miền Bắc
Việt Nam từ năm 1965 đến năm 1975
Chương 4: Nhận xét và kinh nghiệm
7
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÁC VẤN ĐỀ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu
Mặc dù đã có một số công trình viết về y tế miền Bắc trong thời kì này nhưng
chủ yếu mới điểm qua hoặc chỉ mới đề cập một cách chung chung, mà ở đó cơ cấu tổ
chức, hoạt động, vị trí và vai trò của y tế dân sự ở miền Bắc chưa được đề cập đến.
Trên cơ sở các công trình có đề cập đến hoạt động y tế ở miền Bắc, đề tài chia các
công trình thành các nhóm vấn đề chủ yếu sau đây:
1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu chung, trong đó có đề cập đến y tế ở miền
Bắc từ năm 1954 đến năm 1975
Công trình Lịch sử Việt Nam 1965-1975 của tập thể nhóm tác giả Cao Văn
Lượng (chủ biên), Văn Tạo, Trần Đức Cường, Đinh Thị Thu Cúc, Nguyễn Văn Nhật,
Trần Hữu Đính do Nxb Khoa học Xã hội xuất bản năm 2002. Đây là kết quả của đề tài
cấp Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia1 do PGS Cao Văn Lượng làm
chủ nhiệm đề tài. Dựa vào nguồn tài liệu mới, đồng thời kế thừa những kết quả nghiên
cứu trước đó, công trình đã phác họa lại quá trình xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội
trong hoàn cảnh cả nước có chiến tranh. Trong phần I, từ trang 50 đến trang 54, các tác
giả đã khái quát hoạt động của ngành y tế ở miền Bắc với những nét cơ bản nhất, trong
đó xác định nhiệm vụ của ngành y tế trong hoàn cảnh có chiến tranh là vừa phục vụ sản
xuất, vừa phục vụ chiến đấu. Ngoài ra, các tác giả còn nêu được tầm quan trọng và
chức năng của từng tuyến y tế, trong đó chú trọng đến tuyến huyện, xã. Trong phần III,
từ các trang từ 446 đến 449, các tác giả đã cung cấp nguồn số liệu về số lượng cơ sở
khám chữa bệnh; số lượng cán bộ y tế được phân bổ ở các tuyến Trung ương và địa
phương, đặc biệt là bổ sung các số liệu về số lượng nhà hộ sinh, số lượng phụ nữ được
thăm khám thai; số lượng nhà trẻ, nhóm trẻ; Qua nguồn số liệu đó, các tác giả nêu
lên một trong những thành tựu của ngành y tế dân sự trong giai đoạn này là đã xây
dựng được một mạng lưới y tế phủ khắp miền Bắc, nhất là ở khu vực nông thôn. Tuy
nhiên, đây là công trình mang tính thông sử nên hoạt động y tế mới chỉ được đề cập
dưới dạng thống kê số liệu mà chưa có nhiều điều kiện phân tích cơ cấu tổ chức cũng
như hoạt động chuyên môn của ngành y tế dân sự trong giai đoạn này.
Công trình Lịch sử Việt Nam, tập 4 (1945-2005) của tác giả Lê Mậu Hãn,
Nguyễn Đình Lê, Trương Thị Tiến, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2013. Công trình được
biên soạn nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập lịch sử Việt
Nam trong hệ thống giáo dục đại học, góp phần nâng cao hiểu biết về lịch sử đất
1 Nay là Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam
8
nước, truyền thống dân tộc, cung cấp những bài học kinh nghiệm của lịch sử cho quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Công trình được tập thể tác giả nghiên cứu và
trình bày lịch sử Việt Nam đầy đủ, toàn diện về kinh tế, văn hoá, xã hội, y tế trong
suốt tiến trình lịch sử từ nguồn gốc cho đến năm 2000 theo một hệ thống nhất quán,
cập nhật những thành tựu và phương pháp nghiên cứu mới. Đây là công trình mang
tính thông sử, vì vậy các tác giả chưa có điều kiện đi sâu phân tích các vấn đề cụ thể,
do vậy, dung lượng nghiên cứu về hoạt động y tế còn ít.
Trong tập 12 (1954-1965) của Bộ Lịch sử Việt Nam do tập thể tác giả Trần Đức
Cường (chủ biên), Nguyễn Hữu Đạo, Lưu Thị Tuyết Vân biên soạn, Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội, in lần đầu vào năm 2014 và tái bản lần thứ nhất vào năm 2017. Công
trình được thực hiện trên cơ sở kế thừa các công trình nghiên cứu lịch sử Việt Nam
của nhiều tác giả, đồng thời cập nhật, bổ sung thêm nhiều tư liệu mới trên tất cả các
lĩnh vực. Với dung lượng hơn 500 trang, các tác giả đã dành hơn 14 trang để nêu và
phân tích những nét cơ bản nhất của hoạt động y tế qua các giai đoạn lịch sử 1955-
1960 và 1961-1965. Trong giai đoạn 1955-1960, với dung lượng gần 4 trang (từ trang
119 đến trang 122), công trình đề cập đến các nội dung như cơ sở vật chất, trang thiết
bị y tế, trình độ y học và đội ngũ cán bộ y tế Trong giai đoạn 1961-1965, các tác
giả dành 10 trang (từ trang 353 đến trang 363) để phân tích những thành tựu đạt được
trong hoạt động khám và chữa bệnh, thực hiện chăm sóc sức khỏe nhân dân của
ngành y tế. Tuy nhiên, đây là một công trình mang tính thông sử nên các tác giả
nghiên cứu hoạt động y tế ở miền Bắc với một số nét cơ bản mà chưa đi sâu phân tích
cơ cấu tổ chức và vai trò, vị trí của y tế đối với lịch sử dân tộc.
Công trình Lịch sử Việt Nam, tập 13 (1965-1975) do tác giả Nguyễn Văn
Nhật (chủ biên), Đỗ Thị Nguyệt Quang, Đinh Quang Hải, Nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội, in lần đầu vào năm 2014 và tái bản lần thứ nhất vào năm 2017. Công trình
đã giới thiệu một cách hệ thống từ âm mưu, kế hoạch xâm lược của Mỹ đến chủ
trương xây dựng đường lối kháng chiến của Đảng; nhất là nêu được quá trình xây
dựng và bảo vệ miền Bắc, đấu tranh của nhân dân miền Nam trên tất cả các lĩnh
vực chính trị, kinh tế, văn hóa, y tế, quân sự, ngoại giao,... Đây cũng là giai đoạn
mà ngành y tế có sự chuyển hướng và hoạt động tích cực, có nhiều đóng góp lớn
cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Trong tập này, các tác giả nhấn mạnh
đến một trong những thành tựu của ngành y tế dân sự là xây dựng được mạng lưới
y tế phát triển rộng khắp với nhiều số liệu cụ thể. Tại các trang 91, trang 247,
trang 427 và 428 đã cung cấp các số liệu về số lượng cơ sở y tế, số lượng giường
điều trị, đội ngũ cán bộ nhân viên y tế Ngoài bổ sung các số liệu cần thiết, trong
chương III các tác giả còn nhấn mạnh đến một trong những thành tựu lớn của
9
ngành y tế dân sự từ năm 1973 đến năm 1975 là đã chú trọng đến công tác bảo vệ
sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Tuy nhiên, do đây là công trình thông sử nên các số liệu
về ngành y tế mới chỉ ở dạng thống kê mà chưa phân tích sâu đến hoạt động
chuyên môn cũng như vị trí, vai trò của của ngành y tế nói chung, y tế dân sự nói
riêng trong giai đoạn lịch sử đầy biến động ở miền Bắc Việt Nam. Chính vì vậy,
đây là khoảng trống mà luận án cần đi sâu nghiên cứu.
Ngoài các cuốn thông sử, năm 2016, PGS.TS Nguyễn Thị Thanh đã chủ biên
công trình “Chính sách xã hội ở miền Bắc Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975”.
Đây là công trình chuyên khảo nghiên cứu về chính sách xã hội ở miền Bắc từ năm
1954 đến năm 1975, tác giả đã đi sâu phân tích các lĩnh vực như văn hóa, xã hội, y tế
ở miền Bắc theo từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Công trình gồm có 3 chương, trong đó
nội dung chính được tập trung ở chương 2 gồm: tình hình miền Bắc sau năm 1954 và
vấn đề đặt ra đối với xã hội miền Bắc; phân tích quá trình thực hiện các chính sách xã
hội ở miền Bắc qua từng thời kì. Phân theo từng thời kì lịch sử, tác giả đã nêu lên
được những thành tựu của ngành y tế trên các nội dung như số lượng y bác sĩ, trang
thiết bị y tế, các cơ sở y tế, trong tổng thể chung của xã hội miền Bắc. Thông qua
nghiên cứu của PGS.TS Nguyễn Thị Thanh, tác giả luận án có thể chắt lọc, kế thừa
nguồn tư liệu có giá trị về hoạt động của ngành y tế.
1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu trực tiếp về hoạt động y tế miền Bắc
* Nhóm công trình nghiên cứu về lịch sử quân y
Nghiên cứu về y tế dân sự, tác giả tham khảo một số công trình viết về lịch sử
quân y để đối chiếu, so sánh và thấy rõ hơn bức tranh về hoạt động y tế nói chung
trong thời kì này, ví như:
Công trình Lịch sử 40 năm phục vụ của ngành quân y quân khu 3 (1945-1985)
của bác sĩ Dương Bình, Nxb Quân đội nhân dân xuất bản năm 1990. Dưới cái nhìn
của người trực tiếp tham gia công tác quân y, tác giả đã nêu được quá trình hoạt động
của ngành quân y quân khu III theo tiến trình lịch sử dân tộc. Công trình gồm có 6
chương, trong đó chương III và chương IV tác giả viết trực tiếp về hoạt động của
ngành quân y quân khu III trong các giai đoạn từ năm 1955 đến năm 1964 và từ năm
1965 đến năm 1975. Trong chương III, tác giả đã phác thảo những nét cơ bản nhất về
hoạt động của quân y quân khu III trong giai đoạn từ năm 1955 đến năm 1964 trên
các nội dung: thực hiện cuộc vận động vệ sinh phòng bệnh, chấn chỉnh mạng lưới
điều trị để tiếp nhận thương bi...rất quan trọng được tác giả luận án tham khảo, kế thừa khi thực hiện đề
tài. Bên cạnh tham khảo nguồn tư liệu của các công trình đã công bố, tác giả luận án
còn chú trọng khai thác thêm nguồn tư liệu ở Trung tâm lưu trữ quốc gia III, ở trường
Đại học Y khoa Hà Nội và một số cơ sở y tế. Trên cơ sở nguồn tài liệu phong phú và
tin cậy đó, luận án tập trung nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện về y tế dân sự ở
miền Bắc từ năm 1954 đến năm 1975 với các vấn đề sau:
Thứ nhất, làm rõ tình hình miền Bắc và chủ trương của Đảng và Nhà nước về
xây dựng ngành y tế
Thứ hai, trình bày và phân tích có hệ thống, toàn diện về cơ cấu tổ chức của hệ
thống y tế dân sự ở miền Bắc từ năm 1954 đến năm 1975 bao gồm: Tuyến Trung
ương, tuyến địa phương (mạng lưới y tế tuyến tỉnh, huyện, bệnh xá, tổ y tế hợp tác
xã). Từ đó, đánh giá một trong những thành tựu nổi bật của y tế dân sự ở miền Bắc từ
năm 1954 đến năm 1975 là đã xây dựng được một hệ thống y tế rộng khắp từ thành
thị đến nông thôn, từ đồng bằng đến miền núi với nhiệm vụ cơ bản là chữa bệnh và
chăm sóc sức khỏe cho người dân.
Thứ ba, làm rõ hoạt động đào tạo đội ngũ cán bộ y tế dân sự để thấy rõ hơn
chương trình đào tạo cán bộ y tế giai đoạn này được diễn ra như thế nào?
Thứ tư, đi sâu tìm hiểu hoạt động của hệ thống y tế dân sự miền Bắc trên cơ sở
trình bày và phân tích các nội dung: Thực hiện công tác vệ sinh phòng bệnh, phòng
dịch theo phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”; kết hợp Đông - Tây y trong
phòng bệnh và chữa bệnh; tổ chức sản xuất và cung cấp thuốc cho nhân dân,
Thứ năm, đưa ra một số nhận xét về thành tựu, hạn chế, đồng thời rút ra một số
kinh nghiệm cho sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành y tế trong giai đoạn hiện nay.
Như vậy, trên cơ sở các kết quả nghiên cứu về y tế đã được công bố cùng với
việc cập nhật và bổ sung thêm nhiều nguồn tài liệu mới, tác giả có thể phục dựng lại
bức tranh về hệ thống y tế dân sự miền Bắc từ năm 1954 đến năm 1975 một cách toàn
diện, cụ thể hơn, từ đó thấy rõ sự chuyển biến, đổi thay của hệ thống y tế dân sự qua
mỗi giai đoạn lịch sử.
21
Chương 2
XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN Y TẾ DÂN SỰ
Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1965
2.1. Tình hình miền Bắc và chủ trương của Đảng và Nhà nước về y tế
2.1.1. Khái quát y tế dân sự trước năm 1954
2.1.1.1. Cơ cấu tổ chức
Năm 1945, cách mạng Tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Nam DCCH
ra đời. Ngày 3-11-1946, trong kì họp thứ I của Quốc hội tại Hà Nội, Chính phủ
Việt Nam DCCH do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch, gồm có 14 bộ, trong đó có Bộ Y
tế được trình diện trước Quốc hội. Bộ Y tế ra đời trên cơ sở chọn lọc bộ máy và
nhân viên của Sở Tổng thanh tra vệ sinh và Y tế Đông Dương, gồm hơn 10 nhân
viên hành chính. Bác sĩ Hoàng Tích Trý, đại biểu Quốc hội khóa I, nhân sĩ trí
thức yêu nước được cử làm Bộ trưởng Bộ Y tế [5; tr.149] . Đây cũng là cơ quan
cao nhất trong hệ thống y tế của chính quyền nhân dân. Vừa ra đời, Bộ Y tế đã
đưa ra 3 nhiệm vụ: Một là, thực hiện công tác phòng bệnh bằng cách tuyên
truyền, phổ biến ăn uống vệ sinh, đề phòng các bệnh truyền nhiễm. Hai là, chống
và chữa bệnh xã hội như bệnh sốt rét cơn, bệnh lao, bệnh hoa liễu, bệnh đau mắt
hột. Ba là, giúp đỡ nhân dân, nhất là ở nông thôn trong hoạt động điều trị, bảo vệ
bà mẹ và trẻ sơ sinh. Để thực hiện nhiệm vụ, ngành y tế tập trung xây dựng bộ
máy y tế từ Trung ương, khu, tỉnh, huyện.
Ở Trung ương, Bộ Y tế là tổ chức quản lí cao nhất có nhiệm vụ điều hành mọi
hoạt động y tế. Các cơ quan chuyên môn tuyến Trung ương gồm có:
- Các viện nghiên cứu: Viện Vi trùng học Việt Nam được thành lập vào ngày 01-
05-1946 trên cơ sở Viện Pasteur Hà Nội, đây là cơ quan nghiên cứu có vai trò quan
trọng hàng đầu trong hoạt động phòng và chống các dịch bệnh. Viện có nhiệm vụ sản
xuất các thuốc sinh hóa, nghiên cứu, xét nghiệm các bệnh truyền nhiễm, dịch tễ và
các phương pháp dự phòng. Viện được phân thành 3 chi viện ở mỗi liên khu. Đứng
đầu mỗi chi viện là một y sĩ chuyên môn.
Viện Bào chế Trung ương được thành lập vào ngày 01-03-1951 tại Thanh Hóa,
có nhiệm vụ nghiên cứu, tiếp tế dược liệu và y cụ cho Viện bào chế ở các liên khu.
Ngoài 2 viện nghiên cứu, còn có Ban nghiên cứu Đông y được thành lập vào
tháng 2-1952 với nhiệm vụ nghiên cứu, bào chế thuốc Nam thay thế thuốc nhập nội.
- Các cơ sở đào tạo cán bộ y tế: Đại học y dược với thời gian đào tạo 6 năm,
chương trình giảng dạy vẫn được thực hiện theo chương trình cũ nhưng được cải tiến
qua từng năm.
22
- Các cơ sở điều trị: Bệnh viện Bạch Mai4 là cơ sở điều trị có quy mô lớn nhất
gồm các khoa: nội thương, truyền nhiễm và thần kinh, tai mũi họng, da liễu, sản
khoa, nha khoa. Bệnh viện có quy mô 962 giường điều trị. Mỗi ngày bệnh viện tiếp
nhận 1.117 người vào điều trị. Phòng khám bệnh mỗi ngày tổ chức khám từ 200-300
bệnh nhân. Phòng điện quang tiếp nhận 60 bệnh nhân/ngày, chụp hình ảnh cho 80
bệnh nhân và chữa điện cho 10 bệnh nhân. Các phòng xét nghiệm về huyết thanh, hóa
học về vi trùng học, mỗi tháng xét nghiệm cho hơn 9.300 bệnh nhân [96; tr.3]
Sau bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Phủ Doãn5 là cơ sở điều trị có quy mô lớn
thứ hai với các phòng: phẫu thuật chung, nha khoa, ung thư, điện quang. Trung bình
mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận điều trị khoảng 420 người với 380 giường bệnh. Trang
thiết bị và phương tiện chuyên môn khá đầy đủ để thực hiện những thủ thuật hàng
ngày. Trong đó, phòng điện quang chụp phim cho 70 bệnh nhân/ngày, chữa điện cho
5 bệnh nhân [96; tr.3].
Bệnh viện chữa mắt (nhà thương Hàng Gà)6 với quy mô khoảng 220 giường
điều trị. Số bệnh nhân nằm điều trị hàng ngày khoảng 250 người. Trung bình, mỗi
ngày bệnh viện tiếp nhận khoảng 300-400 bệnh nhân, chủ yếu là nạo mắt hột, phẫu
thuật nhỏ và nhỏ mắt [96; tr.4]. Bệnh viện có đủ dụng cụ y tế và cán bộ để thực hiện
điều trị các trường hợp đau mắt đỏ.
Nhìn chung, các cơ sở điều trị tuyến Trung ương có đủ trang thiết bị y tế đáp
ứng khu cầu khám và điều trị, bước đầu hạn chế tỉ lệ tử vong trong quá trình điều trị.
Dưới cấp Trung ương là cấp liên khu với cơ quan phụ trách là Sở Y tế liên
khu7. Sở Y tế liên khu có nhiệm vụ thực hiện các yêu cầu của Bộ Y tế, đồng thời điều
khiển mọi hoạt động của Ty Y tế các tỉnh. Phụ trách hoạt động y tế của mỗi liên khu
gồm: 1 giám đốc và 1 phó giám đốc có trình độ y sĩ. Các cơ quan chức năng của y tế
liên khu bao gồm: - Viện bào chế dược phẩm gồm: Viện bào chế liên khu Việt Bắc8
4 Được Pháp thành lập năm 1910 với tên gọi là Nhà thương Cống Vọng, đến năm 1945, bệnh viện đổi tên là
bệnh viện Bạch Mai
5 Vốn là nhà thương bảo hộ của Pháp được xây dựng năm 1906, đến năm 1945 được đổi tên thành bệnh viện
Phủ Doãn
6 Được Pháp thành lập năm 1917
7 Sở y tế liên khu 1 gồm các tỉnh: Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Phúc Yên, Thái Nguyên, Quảng Yên (nay
là thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh), Hồng Gai (nay là một phường thuộc thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng
Ninh), Cao Bằng, Bắc Kạn, Hải Ninh (nay là tỉnh Quảng Ninh), do bác sĩ Bùi Đồng làm giám đốc Sở
-Sở y tế liên khu 10 gồm các tỉnh: Vĩnh Yên, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Sơn La,
Lai Châu, do bác sĩ Ngô Đăng Ngạnh làm giám đốc
-Sở y tế liên khu 3 gồm các tỉnh: Sơn Tây, Hà Đông, Nam Hà, Nam Định, Ninh Bình, Hòa Bình, Hưng Yên,
Hải Dương, Hải Phòng, Kiến An, Thái Bình, do bác sĩ Nguyễn Xuân Nguyên làm giám đốc
-Sở y tế liên khu IV gồm các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế,
do bác sĩ Nguyễn Kinh Chi – Thứ trưởng Bộ Y tế kiêm nhiệm
8 Ở liên khu Việt Bắc lúc đầu có 2 viện bào chế: Viện bào chế liên khu 10 và Viện bào chế liên khu 12, đến
năm 1950 hai viện được sát nhập thành Viện bào chế liên khu Việt Bắc
23
(gồm liên khu I và liên khu XII); Viện bào chế liên khu III; Viện bào chế liên khu IV.
Phụ trách các hoạt động của viện có 1 hoặc 2 dược sĩ. Các viện có nhiệm vụ thực hiện
sản xuất và tiếp tế dược phẩm, y cụ cho các liên khu.
- Nha Y tế thôn quê được thành lập vào tháng 11-1949 với nhiệm vụ tuyên
truyền, vận động nhân dân thực hiện công tác vệ sinh phòng bệnh. Hoạt động của
Nha Y tế thôn quê góp phần củng cố và tạo niềm tin của nhân dân trong các liên khu
vào nền y học mà Chính phủ nước Việt Nam DCCH đang xây dựng.
- Các trường huấn luyện y tá, dược tá, nữ hộ sinh, cán bộ vệ sinh, lớp đại lí
thuốc Tây bao gồm: trường Y sĩ Việt Nam Liên khu 3-49 và trường Y sĩ Liên khu 1-
1010, trường Nữ hộ sinh trung cấp Liên khu 3-411 và trường Dược sĩ trung cấp12. Các
cơ sở này có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng lực lượng cán bộ y tế có trình độ trung, sơ
cấp nhằm củng cố và phục hồi hoạt động y tế, từng bước đưa nền y học hướng đến
tính đại chúng.
- Cơ sở điều trị bao gồm: bệnh viện Liên khu Việt Bắc, bệnh viện Liên khu 3,
bệnh viện Liên khu 4. Mỗi liên khu có 1 bệnh viện với quy mô 150-200 giường. Do
các cơ sở điều trị được xây dựng trong kháng chiến nên cơ sở vật chất, trang thiết bị y
tế còn thiếu và lạc hậu.
- Các đoàn giải phẫu lưu động được Bộ Y tế chủ trương thành lập vào tháng
12-1946. Đây là lực lượng hoạt động tích cực trong công tác chăm sóc sức khỏe cho
nhân dân. Lực lượng có nhiệm vụ đi đến các địa phương vùng sâu, vùng xa thực hiện
các công tác tuyên truyền, vận động nhân dân phòng chống dịch bệnh, thực hiện
khám và phẫu thuật các trường hợp mắc bệnh nặng ở địa phương.
Cấp địa phương được phân cấp thành:
Ty y tế tỉnh có nhiệm vụ theo dõi, đôn đốc các phòng phát thuốc huyện và các
cơ sở y tế tại tuyến xã. Phụ trách điều khiển mọi hoạt động của Ty Y tế là Ty trưởng,
có trình độ y sĩ và thường có 1 đến 3 y sĩ giúp việc cho Ty trưởng.
Cơ sở y tế tuyến huyện bao gồm: phòng phát thuốc và nhà hộ sinh. Phòng phát
thuốc huyện do một y tá trưởng phụ trách với đủ phương tiện để thực hiện nhiệm vụ
điều dưỡng bệnh nhân nhẹ, cứu thương và tải thương. Bên cạnh đó, mỗi huyện có 1-2
nhà hộ sinh do nữ hộ sinh hay nữ y tá hộ sinh phụ trách.
Y tế xã là tuyến gần sát với nhân dân nhất bao gồm 1 ban tải thương và cứu
thương, nhà hộ sinh, tủ thuốc thôn quê và vệ sinh viên.
9 Thành lập vào ngày 20-8-1948 theo sắc lệnh số 234-SL của Chủ tịch nước. Sau này thành trường quân y sĩ
thuộc Cục quân y
10 Cũng được thành lập vào ngày 20-8-1948 theo sắc lệnh số 234-SL của Chủ tịch nước. Sau này thuộc Bộ Y
tế đào tạo cán bộ trung cấp cho các cơ quan dân y
11 Được thành lập vào tháng 3-1950 tại huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa
12 Được thành lập vào tháng 7-1952, tại huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa
24
2.1.1.2. Đào tạo cán bộ y tế
Ngay sau khi được thành lập, Bộ Y tế đã nỗ lực xây dựng ngành y tế phục vụ
nhân dân trong hoàn cảnh thiếu thốn về cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ y tế. Thực
hiện Tuyên cáo của Chính phủ lâm thời Việt Nam DCCH là: quyết định tự cải tổ, mời
thêm một số nhân sĩ tham gia Chính phủ để cùng nhau gánh vác nhiệm vụ nặng nề mà
nhân dân giao phó, Bộ Y tế kêu gọi những trí thức ngành y dược vượt qua mọi cám dỗ
về vật chất để tham gia kháng chiến. Theo đó, nhiều bác sĩ, y sĩ đã đi theo kháng chiến.
Ngoài số lượng bác sĩ, y sĩ người Việt Nam được thu dung, ngành y tế tiếp tục
mở rộng chương trình đào tạo bằng ba hình thức: đào tạo đại học, đào tạo y sĩ có trình
độ trung cấp và cán bộ y tế có trình độ sơ cấp. Về chương trình đào tạo đại học tiếp
tục được thực hiện tại trường Đại học y dược khoa. Chương trình và nội dung học tập
vẫn dựa theo chương trình của Pháp nhưng được thực hiện bởi đội ngũ cán bộ giảng
dạy là người Việt Nam. Thời gian đào tạo là 6 năm. Chương trình giảng dạy vẫn thực
hiện theo chương trình cũ nhưng được cải tiến qua từng năm. Tuy nhiên, do tính chất
khắc nghiệt của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã đặt ra yêu cầu cần cải tiến
chương trình theo hướng: tập trung vào những môn cơ bản ở trường trong thời gian 2
năm. Sau đó, sinh viên được cử đi phục vụ chiến trường với chức năng là y sĩ trung
đoàn. Chương trình đào tạo được bác sĩ Hồ Đắc Di tổng kết thành phương pháp đặc
thù của công tác đào tạo cán bộ y tế trong thời gian này là: học tập - đi chiến dịch - về
tổng kết, tiếp tục học, rồi lại đi chiến dịch. Phương pháp này được trường áp dụng
uyển chuyển, linh hoạt nên thời gian trung bình để sinh viên tốt nghiệp là 6 năm,
thậm chí một số trường hợp 7-8 năm mới có điều kiện về trường thi tốt nghiệp.
Trước yêu cầu và nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe của nhân dân trở nên bức thiết,
một cơ sở đào tạo cán bộ y tế với thời gian 6 năm chưa thể đáp ứng được yêu cầu to
lớn và cấp bách của hậu phương cũng như tiền tuyến. Chính vì vậy, ngày 20-8-1948,
Chủ tịch nước ra sắc lệnh số 234-SL về việc mở Trường y sĩ Việt Nam Liên khu 3-413
và Trường y sĩ Liên khu 1-1014. Ban đầu, thời gian đào tạo cán bộ trung cấp y được
quy định là 4 năm, trong đó mỗi niên khóa chỉ học 9 tháng 15. Đến năm 1951, xuất phát
từ yêu cầu thực tiễn của Việt Nam để nhanh chóng bổ sung vào đội ngũ cán bộ y tế
phục vụ nhu cầu của đất nước, Bộ Y tế quyết định thời gian đào tạo hệ trung cấp y sĩ là
2 năm. Chương trình học được điều chỉnh theo hướng chỉ học những môn cần thiết.
Ngoài công tác đào tạo cán bộ y tế bậc đại học, trung cấp, hoạt động đào tạo cán
bộ sơ cấp cũng được chú trọng. Các lớp đào tạo cứu thương được mở ở khắp các địa
phương trong khoảng thời gian từ 1 đến 2 tháng. Chương trình học chủ yếu là sơ cứu
13 Sau này thành trường quân y sĩ thuộc Cục quân y
14 Sau này thuộc Bộ Y tế đào tạo cán bộ trung cấp cho các cơ quan dân y
15 quy định thời gian đào tạo 4 năm, là do ảnh hưởng từ mô hình học tập của trường đào tạo y sĩ Đông Dương.
25
vết thương, chuyển tải thương. Học sinh là những nam, nữ thanh niên vừa làm công
tác cứu thương, vừa cầm súng chiến đấu. Ngoài lực lượng cứu thương, công tác đào
tạo đội ngũ cán bộ sơ cấp, nữ hộ sinh thôn quê bắt đầu được thực hiện. Thời gian và
chương trình học được quy định theo thực tế của từng khu. Có nơi học 1 tháng, có nơi
học 2 đến 3 tháng. Năm 1950, Bộ Y tế mở lớp đào tạo thí điểm cho cán bộ ở Thanh
Hóa. Lớp học do Giám đốc Nha Y tế thôn quê phụ trách trong thời gian 1 tháng. Từ
lớp học thí điểm này, chương trình đào tạo cán bộ y tế cơ sở được Bộ Y tế thực hiện
thống nhất. Theo đó, chương trình học gồm các môn: vệ sinh phòng bệnh, điều trị các
chứng bệnh thông thường, cách sử dụng một số loại thuốc thông dụng và ấn định thời
gian học thống nhất là 3 tháng. Từ năm 1952, công tác đào tạo cán bộ xã được giao
cho các Khu Y tế và một số Ty Y tế thực hiện thông qua việc mở các lớp đào tạo y tá,
dược tá, hộ sinh có trình độ sơ cấp. Thời gian học thống nhất là 1 năm. Học sinh theo
học phải có trình độ văn hóa phổ thông cấp I.
Như vậy, hệ thống đào tạo cán bộ y tế trước năm 1954 được thiết lập phù
hợp với chức năng, nhiệm vụ của ngành y tế. Hệ thống đào tạo được thiết lập bao
gồm: bậc đại học, trung cấp và sơ cấp. Mặc dù số lượng đào tạo cán bộ y tế còn
hạn chế nhưng bước đầu đã bổ sung lực lượng cán bộ cho các cơ sở y tế, tạo ra
những thành quả bước đầu làm tiền đề cho công tác đào tạo nguồn cán bộ y tế
trong những giai đoạn tiếp theo.
2.1.1.3. Hoạt động của y tế dân sự
Ngay sau khi được thành lập, Bộ Y tế xác định vệ sinh phòng dịch là nhiệm vụ
hàng đầu để thực hiện chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Chính vì vậy, phong trào vệ
sinh phòng bệnh được phát động sôi nổi với khẩu hiệu “phòng bệnh, chữa bệnh, lấy
kết quả chữa bệnh để đẩy mạnh phòng bệnh”. Bằng phương pháp tuyên truyền, giáo
dục, vận động nhân dân thực hiện vệ sinh phòng bệnh, ngành y tế bước đầu giải quyết
được vấn đề nước uống, nước sinh hoạt, dời chuồng gia súc ra xa nhà. Công tác vận
động nhân dân thực hiện 3 sạch (ăn sạch, ở sạch, uống sạch), 4 diệt (diệt ruồi, muỗi,
rận), xây dựng làng kiểu mẫu được phát động khắp nơi. Công tác tiêm chủng ngừa
đậu, phòng tả, thương hàn được chính quyền quan tâm, nhân dân hưởng ứng, cán bộ
y tế thực hiện nhiệt tình, nhờ đó tỉ lệ tiêm chủng đạt tỉ lệ khá cao, nhất là vùng tự do.
Đối với hoạt động khám và điều trị bệnh nhân, với tinh thần khắc phục gian
khổ, ý chí tự lực cánh sinh, trong 9 năm kháng chiến (1946-1954) ngành y tế nhân
dân đã xây dựng một số cơ sở điều trị khắp các tỉnh để phục vụ nhu cầu khám và điều
trị cho nhân dân. Tuy cơ sở vật chất còn thiếu thốn nhưng hiệu quả điều trị bước đầu
được cải thiện. Lần đầu tiên, người dân Việt Nam được tiếp cận với các hoạt động
chăm sóc sức khỏe, được đội ngũ cán bộ y tế trực tiếp điều trị ngay tại địa phương.
Nhiều dịch bệnh như sốt rét, đau mắt hột, viêm phổi được điều trị bằng Tây y
26
Đối với công tác sản xuất thuốc, ngành bào chế đã sản xuất được nhiều dược
phẩm hỗ trợ cho công tác điều trị như thuốc gây mê, Benzoate Na, tinh dầu
Chenopodium, Morphine, Từ năm 1948 đến năm 1954, Viện bào chế Trung ương
đã sản xuất gần 70 triệu viên thuốc, hơn 22 triệu ống tiêm [96; tr.7]. Về sinh hóa, từ
năm 1946 đến năm 1954, các Viện Vi trùng học Trung ương đã sản xuất hơn 130
triệu liều chủng đậu [96; tr.7]. Từ năm 1952, nguồn vắc xin tiêm chủng phòng bệnh
thương hàn, bệnh tả được sản xuất đảm bảo số lượng.
Đối với vùng tạm chiếm, hoạt động y tế chưa được chú trọng mặc dù Pháp đã
tập trung thành lập các phòng y tế, phòng khám bệnh phát thuốc. Khi ốm đau, nếu là
người có tiền người bệnh vẫn phải đến các phòng mạch tư, nhà hộ sinh tư, nếu không
có tiền thì tìm đến các thầy lang bắt mạch, cắt thuốc. Riêng đối với người lao động
nghèo chủ yếu sử dụng Đông y và những kinh nghiệm dân gian để phòng và chữa
bệnh. Đối với ngành sản xuất thuốc, hoạt động sản xuất thuốc bị hạn chế. Thuốc chủ
yếu là thuốc Tây được nhập từ Pháp, Anh, Mỹ. Nguồn thuốc Đông y chủ yếu nhập
của Trung Quốc và Nam Triều Tiên. Ở vùng tạm chiếm, nguồn thuốc Tây y đang tìm
cách bóp nghẹt thuốc Đông y. Về công tác vệ sinh phòng bệnh bị hạn chế bởi Pháp
không chú trọng đến công tác vệ sinh môi trường. Chính quyền Pháp chỉ chú trọng vệ
sinh môi trường ở các khu phố Tây, khu quân sự và khu người giàu có. Chính vì vậy,
nhiều nơi môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Công tác phòng bệnh, phòng dịch chỉ
được thực hiện mang tính đối phó, khi có dịch mới tổ chức tiêm phòng.
Như vậy, trước năm 1954, ngành y tế Việt Nam trước năm 1954 được thiết lập
thành các tuyến gồm: Trung ương, khu, tỉnh, và huyện. Ở mỗi cấp đều có các cơ sở y
tế phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ của từng giai đoạn lịch sử. Cán bộ y tế để vận
hành tổ chức y tế đó được thu dung từ chính quyền cũ và được ngành y tế đào tạo
dưới nhiều chương trình đào tạo khác nhau. Sự tham gia tích cực của lực lượng cán
bộ y tế đã giúp ngành y tế có nhiều đóng góp vào công tác chăm sóc sức khỏe của
nhân dân, góp phần củng cố hậu phương, phục vụ chiến trường đưa cuộc kháng chiến
chống Pháp giành thắng lợi.
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội sau khi miền Bắc được giải phóng
Sau thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ, Hiệp định Genève được kí kết,
miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng Dân tộc
Dân chủ Nhân dân. Đối với miền Bắc, nhiệm vụ trước mắt được xác định là hàn gắn
vết thương chiến tranh, phục hồi kinh tế, ổn định đời sống nhân dân, chuẩn bị tiền đề
cho quá trình cải tạo và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, miền Bắc đối mặt với nhiều khó
khăn, thách thức:
Về kinh tế: sau khi hoàn thành nhiệm vụ tiếp quản, miền Bắc đứng trước nhiều
khó khăn trong lĩnh vực kinh tế. Kinh tế nông nghiệp được xem là mũi nhọn nhưng sản
27
xuất manh mún, kĩ thuật canh tác thô sơ, nghèo nàn. Sau năm 1954, Miền Bắc có tới
143.000 hecta ruộng đất bị bỏ hoang, hàng nghìn làng mạc bị tàn phá, hàng loạt hệ
thống thủy nông lớn nhỏ bị phá hủy, hàng vạn con trâu bò bị giết hại đã khiến cho
nguồn sức kéo phục vụ cho kinh tế nông nghiệp thiếu nghiêm trọng. Về công nghiệp, ở
Hà Nội, Hải Phòng khi tiếp quản chỉ có hai nhà máy điện và nhà máy nước hoạt động.
Hoạt động sản xuất của các xí nghiệp bị cản trở bởi Pháp phá bỏ và tháo dỡ máy móc
mang đi. Chiến tranh đã làm cho hơn 50% kho tàng, công sở thiếu nguồn nguyên liệu
để hoạt động. Sản xuất thủ công nghiệp bị đình đốn, hàng hóa công nghiệp khan hiếm.
Lực lượng cán bộ quản lí và cán bộ khoa học kĩ thuật bị thiếu nghiêm trọng.
Về văn hóa, xã hội: kinh tế gặp nhiều khó khăn đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời
sống văn hóa - xã hội của nhân dân miền Bắc. Hàng trăm nghìn gia đình không có nhà
ở, nạn đói lan rộng ra ở vùng mới giải phóng. Cùng với nạn đói, số người mù chữ ở
miền Bắc cũng chiếm tỉ lệ lớn. Hàng chục vạn người thất nghiệp ở cả nông thôn và
thành thị, phải lang thang khắp nơi. Với những người lao động có tay nghề bị ép di cư
vào Nam, trong đó có một bộ phận không nhỏ là giáo viên, y bác sĩ. Các lực lượng
chống phá cách mạng ra sức tung tin gây hoang mang, kích động quần chúng, nhất là
thúc ép đồng bào theo đạo Thiên Chúa rời bỏ nhà cửa ruộng vườn di cư vào Nam.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, ngành y tế đã có nhiều đóng góp
vào thắng lợi chung của cuộc kháng chiến. Tuy nhiên, hoạt động y tế bị hạn chế, một
mặt do thiếu cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ y tế, mặt khác do các cơ sở y tế chưa
được đảm bảo về mặt không gian và điều kiện lao động. Ở nhiều vùng nông thôn,
người ốm đau không được chăm sóc y tế, cách thức điều trị chủ yếu là cúng bái.
Công tác vệ sinh hạn chế đã làm bùng phát nhiều dịch bệnh, nhất là bệnh sốt rét ở
miền núi. Theo số liệu điều tra của các đội lưu động, tỉ lệ dân số mắc bệnh sốt rét
chiếm 90%. Về mùa đông, bệnh viêm phổi đã gây chết hàng nghìn người. Năm 1954,
tỉnh Cao Bằng có 2.000 người chết, Hà Giang có 300 người chết. Ở bệnh viện các
tỉnh miền núi tỉ lệ tử vong do sốt rét chiếm từ 25-45% trong tổng số người bệnh tử
vong. Tỉ lệ lách to trong nhiều xã chiếm hơn 80%. Tỉ lệ kí sinh trùng trong máu trung
bình từ 10-20% [98; tr.3].
Thiên tai khắc nghiệt, đói rét làm bùng phát nhiều dịch bệnh như đau mắt hột,
sốt rét, dịch tả. Dịch mắt hột xảy ra khắp nơi ở khu vực đồng bằng với 80-90% dân số
mắc bệnh. Ở khu vực miền núi, cảnh bụng báng da chì, tình trạng đẻ mười không
nuôi được một là hậu quả của dịch bệnh sốt rét. Ngoài những bệnh do vi trùng, siêu vi
trùng, các bệnh do thiếu ăn, thiếu vệ sinh, bệnh tê phù do thiếu chất đạm cần thiết,
thiếu vitamin B1 trở nên phổ biến đến mức “một số thầy thuốc Pháp cho là bệnh dịch
do một thứ vi trùng mà chưa tìm được”. Theo những cuộc điều tra năm 1953-1954
cho thấy tỉ lệ sơ sinh chết do bà mụ vườn trung bình từ 130-200/00. Một số xã ở Kiến
28
An tỉ lệ sơ sinh chết lên đến 600/00, nghĩa là đẻ 10 chỉ còn sống 4 vì dịch uốn ván rốn.
Số trẻ em dưới 1 năm tử vong nhiều nơi lên đến 500/00 nghĩa là 10 trẻ sơ sinh ra đời
chỉ có 5 trẻ sống đến 1 năm. Tỉ lệ sản phụ tử vong là 20/00. Tỷ lệ tử vong cả mẹ và
con chiếm 30/00[159; tr.9]. Vì vậy, ngay sau khi hòa bình được lập lại, nhiệm vụ đầu
tiên của ngành y tế Việt Nam DCCH là: thực hiện tiếp quản các cơ sở y tế, tổ chức
phòng chống dịch bệnh và cung cấp thuốc men cho nhân dân, trong đó chú trọng đến
hoạt động tiếp quản các cơ sở y tế dân sự. Quá trình tiếp quản các cơ sở y tế của Pháp
được thực hiện bởi Ban tiếp quản ngành y tế - xã hội, gồm có 6 thành viên16. Ngoài
các thành viên chính, Ban tiếp quản có thêm 7 bác sĩ, 21 y sĩ, 6 dược sĩ, 1 kĩ sư hóa
học, 3 y tá trưởng, 7 y tá, 2 dược tá, 4 học sinh y sĩ, 8 cán bộ chính trị hành chính và 7
nhân viên trong bộ phận giúp việc. Tổng cộng toàn đoàn tiếp quản có 67 người [98;
tr.4]. Các thành viên được tập huấn cả về chính trị và chuyên môn17.
Dưới Ban tiếp quản ngành y tế - xã hội ở các thành phố lớn, Bộ Y tế thiết lập Ban
tiếp quản riêng cho từng khu vực. Ngày 20-8-1954, Bộ Y tế quyết định thành lập Ban
tiếp quản Hà Nội18 do Giáo sư Hồ Đắc Di làm trưởng ban. Dưới Ban tiếp quản là đội
tiếp quản được thành lập tại các cơ sở y tế. Sau Hà Nội, các tỉnh thành miền Bắc nhanh
chóng thành lập các ban tiếp quản với thành phần của Ban tiếp quản gồm: Trưởng Ty
Y tế (Trưởng ban); một lãnh đạo cơ sở y tế tại địa phương và các thành viên là các y,
bác sĩ có trình độ chuyên môn. Dưới ban tiếp quản là các đội tiếp quản cơ sở.
Bắt đầu từ ngày 02-10-1954, hoạt động tiếp quản các cơ sở y tế ở Hà Nội bắt
đầu được thực hiện. Hai đơn vị y tế hàng đầu về chữa bệnh là bệnh viện Bạch Mai và
bệnh viện Phủ Doãn được tiếp quản đầu tiên; tiếp đó, trường Đại học Y dược khoa
Hà Nội; Nha Y tế Bắc Việt, Bệnh viện mắt Hàng Gà, Viện Bào chế Trung ương...
Ngay sau khi các cơ sở điều trị quy mô lớn được tiếp quản, các cơ sở khác như Sở Y
tế, phòng da liễu Sinh Từ, 7 phòng khám bệnh và phát thuốc ở nội thành cũng được
tiếp quản. Tiếp đó, các phòng khám và chữa bệnh gồm: quận 1,2,3,4 (nội thành) và
5,6,7 (ngoại thành) được bổ sung cán bộ phụ trách, tiếp tục thực hiện khám và chữa
bệnh cho nhân dân [17; tr.32]. Sau Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Hải
16G.S Hồ Đắc Di – Giám đốc Trường đại học y dược khoa: Trưởng ban
- B.s Hoàng Đình Cầu – Giám đốc y tế liên khu 3: Phó ban
- Ông Nguyễn Đức Thắng - Phó ban văn phòng Bộ Y tế: Phó ban
- B.s Nguyễn Đức Khởi – Giám đốc Phân viện vi trùng học liên khu 4: Ủy viên
- Giáo sư Đặng Văn Ngữ - G.S Trường đại học y dược khoa: Ủy viên
- Dược sĩ Trương Xuân Nam – Giám đốc sở bào chế Trung ương: Ủy viên
17Về chính trị: thành viên Ban tiếp quản được giải thích rõ chính sách đại đoàn kết của Chủ tịch Hồ
Chí Minh và Chính phủ, nhằm vạch rõ âm mưu chia rẽ của Pháp.
Về chuyên môn: thành viên Ban tiếp quản được hướng dẫn việc khử trùng, tẩy uế, tuyên truyền, vận động
nhân dân và các cơ sở y tế tiến hành tổng vệ sinh toàn thành phố. Sau đó, các thành viên di chuyển đến các cơ sở y
tế dân sự chuẩn bị lực lượng cấp cứu, tải thương, dự trữ thuốc chiến thương, đồng thời phổ biến một số kinh
nghiệm để đảm bảo hoạt động y tế trong thành phố
18 Ban tiếp quản có nhiệm vụ theo dõi, chỉ đạo, phân công nhiệm vụ tiếp quản các cơ sở y tế ở Hà Nội
29
Dương và một số tỉnh thành khác cũng nhanh chóng hoàn thành tiếp quản các cơ sở y
tế dân sự. Như vậy, hoạt động tiếp quản các cơ sở y tế dân sự ở miền Bắc trong hoàn
cảnh vừa kết thúc chiến tranh là quá trình khó khăn, phức tạp. Tuy nhiên, do sự chuẩn
bị tốt cả về mặt chủ trương và lực lượng thực hiện tiếp quản, nhất là quy trình tiếp
quản được thực hiện chính xác, hiệu quả đã góp phần quyết định sự thành công của
hoạt động tiếp quản các cơ sở y tế dân sự sau năm 1954.
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ tiếp quản, Đảng và Chính phủ xác định khôi phục
kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu. Để thực hiện
nhiệm vụ, Đảng và Chính phủ đã tổ chức, huy động cả bộ máy chính quyền và các
đoàn thể nhân dân thực hiện nhiều biện pháp và đạt nhiều kết quả to lớn, góp phần
khắc phục hậu quả chiến tranh, duy trì sản xuất, từng bước ổn định đời sống nhân dân.
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, Đảng
và Chính phủ tiếp tục thực hiện kế hoạch 3 năm cải tạo XHCN, phát triển kinh tế, văn
hóa (1958-1960). Với sự nỗ lực của toàn Đảng và toàn dân, trên tất cả các lĩnh vực đã
đạt được nhiều thành tựu quan trọng, thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa.
Năm 1960, khi cách mạng ở hai miền Nam Bắc có những bước tiến quan trọng,
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng lao động Việt Nam họp từ ngày 5
đến ngày 12-9-1960 đã xác định nhiệm vụ của miền Bắc là: hoàn thành cải tạo xã hội
chủ nghĩa, củng cố quan hệ sản xuất mới ở miền Bắc chuyển trọng tâm vào việc xây
dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội bằng việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ
nhất 1961-1965. Thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965), dưới sự lãnh
đạo của Đảng Lao động Việt Nam và sự điều hành của các cấp chính quyền, nhân
dân miền Bắc đã khắc phục khó khăn, hăng hái lao động thi đua sản xuất và đã đạt
được một số thành tựu về kinh tế - xã hội, xây dựng bước đầu về cơ sở vật chất và kĩ
thuật của CNXH, thực hiện một bước công nghiệp hóa và cải tạo XHCN.
Như vậy, trong 10 năm đầu xây dựng kinh tế - xã hội, miền Bắc Việt Nam đã nỗ
lực vượt mọi khó khăn, thi đua sản xuất và đạt nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả
các lĩnh vực. Những thành tựu đạt được là động lực lớn cho ngành y tế nói chung, y
tế dân sự nói riêng nhanh chóng củng cố, xây dựng và hoàn thiện về tổ chức để thực
hiện đúng chức năng chăm sóc sức khỏe của nhân dân.
2.1.3. Chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng ngành y tế
Khi những vết thương của cuộc chiến tranh chưa liền ở miền Bắc, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã nêu ra quan điểm cơ bản về xây dựng hệ thống y tế. Người nêu rõ:
“Trong nhiều năm nước ta bị nô lệ thì y học cũng như các ngành khác bị kìm hãm.
Nay chúng ta đã độc lập, tự do, cán bộ cần giúp đồng bào, giúp Chính phủ xây dựng
một hệ thống y tế thích hợp với nhu cầu của nhân dân ta” [68; tr.476]. Và, Người căn
dặn ba điều quan trọng:
30
- Phải thật thà đoàn kết
- Thương yêu người bệnh, thực hiện “lương y phải như từ mẫu”
- Xây dựng một nền y học của ta dựa trên nguyên tắc khoa học, dân tộc và đại
chúng; chú trọng nghiên cứu phối hợp “Đông” và “Tây y” [68; tr.476].
Như vậy, những lời dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh hướng đến xây dựng một hệ
thống y tế nhân dân. Đây cũng được xem là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của y
bác sĩ và nhân viên y tế ở miền Bắc trong điều kiện hoàn cảnh mới.
Để quá trình xây dựng, hoàn thiện ngành y tế dân sự ở miền Bắc đáp ứng yêu
cầu và nhiệm vụ mới, trên cơ sở kế thừa và phát huy những thành tựu của hệ thống
y tế mà Chính phủ nước Việt Nam DCCH đã xây dựng được trong 9 năm kháng
chiến kiến quốc, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách và biện
pháp quan trọng nhằm xây dựng và hoàn thiện hệ thống y tế phục vụ nhân dân.
Theo đó, nhiều chỉ thị, nghị quyết, sắc...uộc Bộ năm 1965.
168
PHỤ LỤC
1. PHỤ LỤC 1: Bản đồ miền Bắc Việt Nam giai đoạn 1954-1975
2. PHỤ LỤC 2: Một số sự kiện về y tế dân sự ở Việt Nam giai đoạn
1954-1975
3. PHỤ LỤC 3: Một số bảng biểu về y tế dân sự ở miền Bắc giai đoạn
1954-1975
4. PHỤ LỤC 4: Một số văn bản, chỉ thị, nghị quyết về y tế dân sự giai
đoạn 1954-1975
5. PHỤ LỤC 5: Một số hình ảnh về hoạt động của ngành y tế giai đoạn
1954-1975.
169
PHỤ LỤC 1:
BẢN ĐỒ MIỀN BẮC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1954-1975
Nguồn: [https://www.freewebs.com/jim4jet/vietmap8.htm]
170
PHỤ LỤC 2:
MỘT SỐ SỰ KIỆN VỀ Y TẾ DÂN SỰ Ở VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 1954-1975
Ngày 3-11-1946, Thành lập Bộ Y tế
Ngày 20-8-1948, Chủ tịch nước ra Sắc lệnh số 234-SL về việc mở Trường y sĩ
Việt Nam Liên khu 3-4 và trường y sĩ Liên khu 1-10
Ngày 26-8-1954, Bộ Y tế quyết định thành lập đoàn cán bộ y tế về tiếp quản
Hà Nội gọi là Ban tiếp quản Hà Nội do bác sĩ Hoàng Đắc Di làm Trưởng ban
Ngày 19-7-1955, Viện vi trùng học được thành lập trên cơ sở viện Pasteur Hà Nội
Ngày 19-10-1955 Vụ bào chế (sau đổi tên thành Vụ dược chính) được thành lập
Ngày 15-12-1955, Khu y tế Trung ương được thành lập
Ngày 24-8-1956, điều lệ tạm thời cho phép làm các nghề chữa bệnh, hộ sinh,
bào chế và bán thuốc được ban hành
Ngày 12-10-1956, Xưởng bào chế Trung ương được đổi tên thành xí nghiệp
dược phẩm Trung ương
Ngày 1-3-1957, chuyển giao 18 đội chống sốt rét lưu động của Bộ Y tế đang
hoạt động ở các khu, tỉnh cho các tổ chức y tế của khu, tỉnh.
Ngày 22-4-1957, Bộ Y tế ra Nghị định số 274/BYT-NĐ về việc thành lập
quốc doanh y dược phẩm tỉnh
17-6-1957, Viện nghiên cứu Đông y được thành lập
1-7-1957, Viện sốt rét và kí sinh trùng, Viện chống lao Trung ương, Viện
chống mắt hột được thành lập
Ngày 25-9-1957,Tổng công ty dược phẩm thuộc Bộ Nội thương được thành
lập thay thế Tổng công ty bách hóa trong lĩnh vực cung ứng thuốc cho nhân dân
Ngày 28-3-1958, hợp nhất bệnh viện Hồng thập tự Liên Xô và bệnh viện B
“303” thành bệnh viện lấy tên là bệnh viện hữu nghị Việt Xô trực thuộc Bộ Y tế.
Tháng 4-1958, Hội Đông y được thành lập để xét duyệt các công thức thuốc
cao đơn, hoàn tán của các tập đoàn và cá nhân sản xuất.
Ngày 30-6-1959, Viện vệ sinh được thành lập trên cơ sở điều chuyển một số
cán bộ phòng nghiên cứu của Viện vi trùng học
Ngày 26-10-1960, Hội Y học Việt Nam đổi tên thành Tổng hội Y học Việt Nam.
Ngày 26-10-1960, Bộ Y tế ra thông tư số 22-BYT/TT về việc thành lập 3
trường y sĩ ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Nam Định
Tháng 12-1960, 3 tập đoàn Đông y được thành lập gồm: Tập đoàn Đông y
thống nhất, tập đoàn Đông y miền Nam “Nhà thuốc thống nhất” và Hợp tác xã
Đông y Đại chúng
171
Ngày 25-3-1961, sát nhập Viện vi trùng học và Viện vệ sinh thành Viện Vệ
sinh dịch tễ học trực thuộc Bộ Y tế
Ngày 13-4-1961, Viện dược liệu được thành lập
Ngày 22-1-1962, Quốc doanh dược liệu Trung ương được thành lập trực thuộc
Bộ Y tế.
Ngày 11-2-1963, Bộ Y tế ra quyết định số 134/BYT-QĐ về việc tách các
xưởng dược, thủy tinh, thuốc dân tộc thành những xí nghiệp độc lập
Ngày 16-8-1963, các trạm vệ sinh phòng dịch ở các khu, tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung uơng được thành lập
Ngày 24-2-1964, Bộ Y tế ra Thông tư liên bộ YT-NV số 04-LB-TT hướng dẫn
cải tiến tổ chức cơ quan y tế địa phương
Tháng 6-1965, Hội nghị toàn ngành y tế được tổ chức tại Thanh Chương,
Nghệ An đã đưa ra nhiệm vụ chiến lược y tế trong giai đoạn mới.
Ngày 25-12-1965, Bộ Y tế ra Chỉ thị số 12/BYT/CT về chuyển hướng hoạt
động của các cơ sở điều trị để đối phó với âm mưu phá hoại của Mỹ.
Ngày 14-7-1966, các cơ sở sự nghiệp, sản xuất, kinh doanh thuộc ngành y tế
giao cho Uỷ ban hành chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Ngày 17-6-1967, Cục dược liệu được thành lập.
Ngày 14-8-1967, lớp chuyên tu đại học được mở tại các trường y sĩ Thanh
Hóa, Thái Bình, Việt Bắc.
Ngày 23-7-1968 Phân hiệu đại học y khoa Thái Bình được thành lập
Ngày 23-7-1968 Phân hiệu đại học y khoa miền núi được thành lập
Ngày 30-12-1968 Hội châm cứu Việt Nam thành lập
Tháng 11-1970, Bộ Y tế quyết định giao cho trường Đại học y khoa, Đại học
dược khoa tổ chức bổ túc sau đại học cho các bác sĩ, dược sĩ trong ngành
Ngày 01-04-1971, Bộ Y tế ra quyết định số 169/BYT-QĐ giải thể 4 cục (phân
phối dược phẩm, quản lí sản xuất, dược liệu và vật tư) thành Tổng công ty dược
Tháng 6-1971, Bộ trưởng Bộ Y tế Vũ Văn Cần giao cho B.s Hoàng Bảo Châu
nghiên cứu phương pháp châm tê ở bệnh viện Phủ Doãn dưới sự chỉ đạo của G.S
Tôn Thất Tùng
Ngày 24-8-1972, Hội đồng dược lí Việt Nam được thành lập
Ngày 19-12-1972, máy bay Mỹ ném 4 quả bom vào bệnh viện Bạch Mai
Ngày 08-07-1974 Viện giám định y khoa được thành lập
Ngày 14-01-1975, Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị quyết số 15-CP về việc
cải tiến tổ chức y tế địa phương.
[Nguồn: Tác giả tự tổng hợp]
172
PHỤ LỤC 3:
MỘT SỐ BẢNG BIỂU VỀ Y TẾ DÂN SỰ Ở MIỀN BẮC GIAI ĐOẠN
1954-1975
Bảng 1: Trang thiết bị y tế của các cơ sở điều trị ở miền Bắc năm 1955.
Cơ sở Địa phương Số giường hiện tại Địa điểm
300 giường Bệnh viện liên khu Việt
Bắc
158 Thị xã Thái Nguyên
300 giường Bệnh viện liên khu IV 280 Nghệ An
300 giường Bệnh viện Cán bộ ở Trung
Ương (BV C)
120 Hà Nội
300 giường Bệnh viện công trường
đường sắt
Gia Lâm (Hà Nội)
300 giường Bệnh viện đoàn thanh niên
xung phong
Hà Nội
300 giường Bệnh viện cán bộ miền
Nam( bệnh viện A)
Hà Nội
300 giường Bệnh viện cán bộ miền
Nam (bệnh viện F)
Ninh Giang, Hải Dương
100-150 giường Bệnh viện khu Tây Bắc 100 Tuần Giao, Lai Châu
100-150 Bệnh viện Bắc Ninh, Bắc
Giang
100 Thị xã Bắc Ninh
100-150 Khu 3: Hà Đông, Hà Nam,
Nam Định, Sơn tây
200 Thị xã Hà Đông, Thị xã
Hà Nam, Bùi Chu, Thị
xã Sơn Tây
100-150 Tả ngạn: Kiến An, Thái
Bình
120, 130 Thị xã
Bệnh xá 30-50
giường
Tây Bắc: Lai Châu, Sơn La 27 Thị xã Lai Châu, Sơn La
Bệnh xá Lạng Sơn 65 Thị xã
Bệnh xá Lào Cai 46 Thị xã
Bệnh xá Phú Thọ 68 Thị xã
Bệnh xá Thái Nguyên 40 Phúc Trìu
Bệnh xá Vĩnh Phúc 50 Thị xã Phúc Yên
Bệnh xá Yên Bái 70 Thị xã
173
Bệnh xá Quảng Yên 80 Thị xã
Bệnh xá Hải Ninh 30 Tiên Yên
Bệnh xá Khu III: Hòa Bình 38 Thị xã
Bệnh xá Ninh Bình 50 Thị xã, Phát Diệm
Tả ngạn Tả ngạn: Bệnh xá cán bộ
khu
Hải Dương
Hưng Yên
Thái Bình
20
80
60
50
Ninh Giang
Bần Yên Nhân
Duyên Hà
Thái Bình
Bệnh xá 30-50
giường
Việt Bắc: Bắc Kanj, Cao
Bằng
40,50 Thị xã
Khu 4: Quảng Bình, Thanh
Hóa, Vĩnh Linh
130,150,130 Thị xã Đồng Hới, thị xã
Vĩnh Linh
Bệnh xá 30-50
giường
Khu 4: Hà Tĩnh 2 Thị xã, nông thôn
Nghệ An 4 Diễn Châu, Đô Lương,
Nghĩa Đàn, Thị xã Vinh
Quảng Bình 2 Tuyên Hóa, Lệ Thủy
Thanh Hóa 3 Hậu Lộc, Vĩnh Lộc,
Quảng Xương.
Nguồn: [Trung tâm lưu trữ Quốc gia III, Phông Bộ Y tế; Hồ sơ 235, Báo cáo
về công tác y tế năm 1954-1955 của Bộ Y tế]
174
Bảng 2: Phát triển sự nghiệp bảo vệ sức khỏe toàn miền Bắc (1961-1965)
Chỉ tiêu Đơn vị 1961 1962 1963 1964 1965
+Số cơ sở điều trị Cơ sở 340 391 402 413 428
- Bệnh viện Cái 79 89 94 97 100
- Bệnh xá Cái 250 287 292 299 311
- Điều dưỡng đường Cái 7 9 9 10 10
+Viện nghiên cứu Viện 8 10 11 11 11
+ Tổng số giường Giường 25.930 29.105 29.415 29.975 30.695
-Giường bệnh viện, bệnh xá Giường 22.180 24.255 24.965 25.375 25.995
-Giường điều dưỡng Giường 2.700 3.400 2.850 3.000
- Giường viện nghiên cứu Giường 1.050 1.450 1.600 1.600 3100
+ Trạm y tế xã Trạm 5.000 5.350 5.667 5.667 1600
- Giường trạm y tế xã Giường 50.000 53.500 56.670 56.670 5.667
- Phòng khám bệnh phát thuốc Phòng 46 69 69 69 56.670
- Đội y tế lưu động Đội 122 122 122 122 69
+ Đội phòng bệnh, chống dịch Đội 61 61 61 61 61
+ Đội chống mắt hột Đội 30 30 30 30 30
+ Đội chống sốt rét Đội 31 31 31 31 31
Nguồn: [Trung tâm lưu trữ Quốc gia III, Phông Bộ Y tế, Hồ sơ 845, Kế hoạch
phát triển sự nghiệp y tế trong 5 năm (1961-1965)]
175
Bảng 3: Số liệu thống kê hoạt động của Trạm vệ sinh phòng dịch các
thành, tỉnh và huyện trong 2 năm 1967-1968 ở miền Bắc
Nội dung công tác
Số đã làm được Tỉ lệ
tăng/giảm Năm 1967 Năm 1968
Vệ sinh công cộng:
- Tỉ lệ % gia đình có hố xí 2 ngăn (%) 67,66 74,26 6,6
- Tỉ lệ % hố xí bảo quản sử dụng hợp vệ sinh (%) 16,02 31,40 15,38
- Tỉ lệ gia đình có giếng nước ăn (%) 24,97 26,75 1,78
- Tỉ lệ gia đình có nhà tắm (%) 18,31 22,00 3,69
Vệ sinh thực phẩm:
Số cơ sở kiểm tra vệ sinh thực phẩm (cơ sở) 198 1263 6,3
Số công nhân được khám sức khỏe (người) 1198 16.686 11,6
Vệ sinh trường học: 8674 246.012 28,3
Số trường học có kiểm tra vệ sinh, ánh sáng, bàn ghế
(trường)
277 1040 3,7
Số học sinh, giáo viên được khám sức khỏe (người) 31.114 216.508 6,0
Vệ sinh lao động:
Số cơ sở có kiểm tra vệ sinh an toàn lao động (cơ sở) 186 223 1,2
- Số công nhân được khám sức khỏe (người) 78.632 80.347 -
Quản lí dịch và tiêm chủng:
-Tỉ lệ đối tượng được tiêm Tả-TAB (%) 54,29 37,45
- Tỉ lệ đối tượng được tiêm chủng đậu (%) 68,24 74,38 6,1
-Tỉ lệ% đối tượng được uống Sabin (%) 55 62 1,1
Công tác nghiên cứu khoa học:
- Số đề tài nghiên cứu đã hoàn thành (đề tài) 55 62 6,1
Công tác xét nghiệm san xuất Subtilis
- Số mẫu phản ứng huyết thanh, nuôi cấy (mẫu) 16,037 18,247 -
- Số Subtilis sản xuất (cc) 7618,24 7671,48 16,84
Trạm liên hợp huyện, khu phố
- Số trạm làm gần đủ các mặt công tác (trạm) 28 68 1,06
Nguồn: [Trung tâm lưu trữ Quốc gia III, Phông Bộ Y tế; Hồ sơ số 8240,
Phông Bộ Y tế; Báo cáo tổng kết công tác vệ sinh phòng bệnh năm 1968 của Viện
vệ sinh dịch tễ Trung ương; tr.16]
176
Bảng 4: Thống kê các cơ sở điều trị y tế ở miền Bắc năm 1961
Địa phương
Bệnh viện Bệnh xá Viện điều dưỡng
Số lượng Số giường Số lượng Sốgiường Số lượng Số giường
Trung ương: 14 5.238 - - 1 5548
Hà Nội 7 1049 4 150 1 1289
Hải Phòng 5 719 1 150 - 869
Khu tự trị Việt Bắc 3 280 2 35 - 315
Khu Lao Hà Yên 4 462 6 160 - 622
4 tỉnh trực thuộc
Khu tự trị Thái Mèo
3
190 1 60 -
-
Khu Hồng Quảng 3 160 1 50 - 195
Xí nghiệp quốc doanh 1 145 1 89 - 349
Khu Tả Ngạn 5 260 13 220 1 1383
Liên khu 3 8 963 4 220 1 2125
Liên khu 4 7 1470
11 680 1
3.240
Nguồn: [Trung tâm lưu trữ Quốc gia III, Phông Bộ Y tế; Hồ sơ 235, Báo cáo
về công tác y tế năm 1954-1955 của Bộ y tế]
Bảng 5: Thống kê tình hình cơ sở y tế và cán bộ y tế xã từ năm 1955
đến 1959
Các cơ sở y tế Đơn vị 1955 1956 1957 1958 1959
Trạm y tế dân lập xã Cái - - 200 472 1.355
Trạm hộ sinh xã Cái 200 250 300 827 1.687
Túi thuốc xã Cái - 37.735 56.580 32.286 37.123
Cán bộ y tế xã Người 6.979 13.771 12.114 15.489 19.063
Nữ hộ sinh xã Người 1.814 5.197 4.776 15.489 9.107
Vệ sinh viên Người 39.089 - 100.000 6.328 100.000
Nguồn: [Trung tâm lưu trữ Quốc gia III, Phông Bộ Y tế ;Hồ sơ 626, Báo cáo
công tác y tế 5 năm( 1955-1959) của Bộ Y tế]
177
Bảng 6: Trang thiết bị cơ sở vật chất của bệnh viện khu vực ở miền Bắc
Các khoa Tỷ lệ so với
tổng số(%)
Số giường cụ thể của từng khoa trong
BV 200 giường BV 300 giường BV 500 giường
Nội khoa
Ngoại khoa
Nhi khoa
Sản khoa
Nhãn khoa
Tai Mũi
Họng
Lây
Lao
Thần kinh
30
20
15
10
5
5
10
3
2
60
40
30
20
10
10
20
5
5
90
60
45
30
15
15
30
10
5
150
100
75
50
25
25
50
15
10
Tổng số 100 200 300 500
[ Nguồn: 132; tr.4]
Bảng 7: Thống kê hàng thiết bị y tế Liên Xô cung cấp cho bệnh viện Hồng
thập tự Liên Xô năm 1955
Ngày Tên hàng
Số lượng
hòm
Trọng
Lượng
14-11-1955 Quang tuyến X và hóa nghiệm 122 6607
14-11-1955 Thiết bị y tế 4 6607
23-11-1955 Thiết bị y tế 7 6607
26-11-1955 Quang tuyến X và hóa nghiệm 46 6607
26-11-1955 Vải băng 18 6092
14-11-1955 Công cụ y tế 15 405
Nguồn: [Trung tâm lưu trữ Quốc gia III, Phông Bộ Y tế; Hồ sơ 17164, Công
văn, kế hoạch, báo cáo về việc xin tiếp nhận và sử dụng hàng viện trợ năm 1955 của
Bộ Y tế và đơn vị trực thuộc; tr.3]
Bảng 8: Số liệu thống kê nguồn lao động trong ngành y tế qua các năm
1964, 1967, 1969 ở miền Bắc
178
Đơn vị: Người
Năm 1964 Năm 1967 Năm 1969
+Tổng số lao động. Trong đó: 29.330 43.050 55.651
- Khu vực không sản xuất vật chất 20.210 25.876 33.232
của Trung ương 5.005 5.322 8.385
của địa phương 15.205 20.554 24.847
+ Cán bộ chuyên môn
- Bác sĩ 1.365 1.984 2.977
-Dược sĩ cao cấp 398 580 713
- Y sĩ 4.219 5.993 7.146
- Dược sĩ trung cấp 711 773 1.165
-Y sĩ dân lập 2.329 5.544 9.808
Nguồn: [Trung tâm lưu trữ Quốc gia III, Phông Bộ Y tế Hồ sơ số 8285; Báo
cáo tình hình mạng lưới y tế cơ sở chữa bệnh từ hòa bình đến nay (1955-1970); tr.
17)]
Bảng 9: Tình hình sử dụng Đông y trong các cơ sở điều trị ở miền Bắc
trong 3 năm ( 1958-1960)
Các cơ sở điều trị Năm 1958 Năm 1959 Năm 1960
Trạm y tế xã
Phòng y tế huyện
Bệnh xá huyện, xí nghiệp
Bệnh viện tỉnh
Điều dưỡng đường
Bệnh viện khu vực
Bệnh viện Trung ương và Viện Đông y
0
0
0
0
0
0
2
2
1
1
0
0
1
2
12
1
1
15
1
5
7
Tổng số cơ sở 2 7 42
[ Nguồn: Hồ sơ 8707, Dự thảo về chính sách Đông y 190; tr.7]
179
Bảng 10: Thống kê số lượng thuốc và dụng cụ y tế Liên Xô giúp Việt Nam
năm 1955.
Ngày tháng Tên hàng Số lượng hòm Trọng lượng
13-9-1955 Quinne crine 0,10 và Plasmokine 0,02 700 16.000
14-9-1955 Vitamine K 4 105
14-9-1955 Emulsion se Syntemycine 269 5500
14-9-1955 Dụng cụ thuốc men 500 16.956
22-9-1955 Emulsion DDT 172 37.813
29-9-1955 Emulsion DDT 170 37.631
29-9-1955 Y dược 157 4.930
29-9-1955 Dược phẩm 43 1330
3-10-1955 Y Dược phẩm 240 9810
3-10-1955 Dược phẩm 45 7500
3-10-1955 Vitamine 25 598
4-10-1955 Y dược 17 564
4-10-1955 Y dược 36 1294
Nguồn: [Trung tâm lưu trữ Quốc gia III, Phông Ủy ban kế hoạch Nhà nước;
Hồ sơ 17164, Công văn, kế hoạch, báo cáo về việc xin tiếp nhận và sử dụng hàng
viện trợ năm 1955 của Bộ Y tế và đơn vị trực thuộc; tr.4]
180
Bảng 11: Tỉ lệ mắc bệnh so với 1000 dân ở miền Bắc từ năm 1964-1968
Đơn vị: %
Bệnh Năm 1964 Năm 1965 Năm 1966 Năm 1967 Năm 1968
Thương hàn 123,00 10,36 4,03 1,68 1,2
Bại liệt 1,6 0,61 0,40 0,39 0,06
Bạch hầu 5,2 3,24 2,94 0,40 0,24
Ỉa chảy 1621,4 1109,68 1068,51 737 354,69
Kiết lị 296,8 258,46 238,08 117 62,77
Cúm 1319,8 558,44 991,61 1407 1000,79
Sởi 333 347,23 376,83 334 309,18
Ho gà 414,2 550,27 466,46 245 191,62
Thủy đậu 175 201,56 141,73 140,1 75,32
Quai bị 107,3 69,36 53,82 35,26 23,89
Viêm gan siêu vi
trùng
12,3 8,91 9,55 8,5 8,43
Hội chứng não 3,6 2,59 3,51 4,3 2,36
Hội chứng viêm
màng não cấp
11,2 10,04 8,82 4,91 1,96
Uốn ván 4 2,21 2,26 0,98 0,45
Nhiệt thán 1,21 0,37 0,06 0,07 0
Chó cắn 50 47,34 48,97 41 37,51
Nguồn: [Trung tâm lưu trữ Quốc gia III, Phông Bộ Y tế; Hồ sơ số 8240, Báo
cáo tổng kết công tác vệ sinh phòng bệnh năm 1968 của Viện vệ sinh dịch tễ Trung
ương; tr.8]
181
Bảng12 :Tình hình cơ sở và giường bệnh các năm 1964-1967-1969-1970
Năm 1964 Năm1967 Năm1969 Năm1970
Số cơ
sở
Số
giường
Số cơ
sở
Số
giường
Số cơ
sở
Số
giường
Số cơ
sở
Số
giường
Tổng số 469 28.563 871 33.645 923 43.390 955 49.068
Bệnh viện ( cơ sở) 123 18.507 441 25.170 456 31.013 458 7.020
Bệnh xá (cơ sở) 339 9.306 390 6175 402 5855 428 5.554
Điều dưỡng (cơ sở) 7 1.200 40 2.300 65 6.522 76 6.494
Thuộc ngành y tế
quản lí:
Tổng số: 386 22.428 432 22.525 454 30.305 424 35.910
Bệnh viện ( cơ sở) 113 16.957 357 20.570 385 26.813 391 32.840
Bệnh xá (cơ sở) 270 4.671 57 1.295 37 590 - -
Điều dưỡng (cơ sở) 3 800 18 660 32 2.902 33 3070
Thuộc các ngành
quản lí
Tổng số: 83 6.135 439 11.120 469 13.085 531 13.158
Bệnh viện (cơ sở) 10 1.100 84 4.600 71 4.200 67 4.180
Bệnh xá (cơ sở) 69 4.635 333 4.880 365 5.265 421 5.554
Điều dưỡng (cơ sở) 4 400 22 1.640 33 3.620 43 3.424
Cơ sở và giường
của Trạm y tế xã
5274 33.532 5731 39.749 5942 38.850 6038 42.749
[Nguồn: Trung tâm lưu trữ Quốc gia III, Phông Bộ Y tế; Hồ sơ số 8285, Báo
cáo tình hình mạng lưới cơ sở chữa bệnh từ hòa bình đến nay (1955-1970)]
182
Bảng 13: Kế hoạch 5 năm kiến thiết cơ bản của ngành y tế (thuộc ngân
sách Trung ương)
Năng lực thiết
kế toàn bộ
công trình
Vốn đầu tư
Tổng số
Xây lắp thiết
bị trong
nước ( triệu
đồng)
Xây lắp
thiết bị
ngoài nước
(triệu
đồng)
Trường đại học Y Hà Nội 1.200 sinh viên 10,000 9,000 1,000
Trường đại học Y Hải Phòng 900 sinh viên 8,000 6,500 1,000
Trường Trung cấp Hà Tĩnh 300 sinh viên 0,600 600 0
Trường trung cấp Thái Bình 500 sinh viên 1,800 1,800 0
Trường trung cấp Hải Dương 900 sinh viên 1,800 1,800 0
Trường trung cấp Tuyên Quang 300 sinh viên 1,800 1,800 0
Trường trung cấp Phú Thọ 900 sinh viên 1,800 1,800 0
Trường trung cấp Hồng Quảng 150 sinh viên 0,300 0,300 0
Trường trung cấp Thái Nguyên 300 sinh viên 0,600 600 0
Trường trung cấp Thái Mèo 150 0,300 0,300 0
Trường trung cấp Hải Phòng 900 1,800 1,800 0
Trường trung cấp Hà Nội 900 1,800 1,800 0
Trường trung cấp Hà Nội (Trung
uơng)
2.000 2000 0
Trường trung cấp Thanh Hóa 900 1,800 1,800 0
Trường trung cấp Nam Định 900 1,800 1,800 0
Trường trung cấp Nghệ An 900 1,800 1,800 0
[Trung tâm lưu trữ Quốc gia III, Phông Bộ Y tế; Hồ sơ số 7546; Kế hoạch
phát triển sự nghiệp y tế ở miền Bắc (1961-1965); tr.5]
183
Bảng 14: Tổng sản lượng sản xuất thuốc từ năm 1961-1965
Chỉ tiêu 1960 1961 1962 1963 1964 1965
Tổng sản lượng 24,8 33,6 48,7 41 46,4 51,7
Nguồn: [Trung tâm lưu trữ Quốc gia III, Phông Bộ Y tế; Hồ sơ số 7546, Kế
hoạch phát triển sự nghiệp y tế ở miền Bắc (1961-1965); tr.3]
Bảng 15: Số vốn đầu tư cho một số cơ sở điều trị ở miền Bắc
năm 1956 của Chính phủ
Đơn vị: Triệu đồng
Cơ sở điều trị Vốn đầu tư
Quá trình thực hiện
Tổng
Thiết bị
trong nước
Thiết bị
nước ngoài
- Bệnh viện lây 3,000 3,000 1,500 1,500
- Bệnh viện thần kinh 1,500 1,500 1,000 500
- Bệnh viện lao khu IV 900 900 700 200
- Bệnh viện Saint paul 800 800 500 300
- Bệnh viện nhi khoa 3,000 3,000 1,800 1,200
- Bệnh viện lao Nam Định 750 750 450 300
- Bệnh viện lao Hải Dương 600 600 300 300
- Bệnh viện Bạch Mai 500 500 300 200
- Bệnh viện lao Việt Bắc 600 600 400 200
- Bệnh viện Lao Hà Nội 400 400 400 0
- Khu điều dưỡng Cửa Lò 500 500 500 0
- Khu điều dưỡng Ba Đồn 500 500 400 100
- Khu điều dưỡng Ba Vì 2,600 1,000 1,800 800
- Trại phong Quỳnh Lập 100 100 100 0
Nguồn: [Trung tâm lưu trữ quốc gia III, Phông Phủ thủ tướng, Hồ sơ số 248,
Báo cáo tình hình phát triển y tế trong năm 1956 của Bộ Y tế; tr.9]
184
Bảng 16: Thống kê số lượng đào tạo học sinh hệ chính quy các khóa
và phân phối đi B- C.
Khóa học
Số lượng
(người)
Nữ Miền Nam Dân tộc Đi B-C
1958-1963 154 28 21 7 -
1959-1965 294 44 37 8 32
1960-1965 326 74 73 14 31
1961-1966 407 160 143 14 52
1962-1968 413 122 156 11 82
1963-1969 343 142 105 14 72
1964-1970 355 155 147 55 99
1965-1971 576 303 84 41 70
1966-1972 - 359 98 56 -
1967-1973 - 335 60 43 -
1968-1974 - 334 23 4 -
1969-1975 - 311 29 6 -
1970-1976 - 146 19 2 -
[Nguồn: Trung tâm lưu trữ Quốc gia III, Phông Phủ thủ tướng, Hồ sơ số 4964,
Thống kê số lượng đào tạo học sinh hệ chính quy các khóa và phân phối đi B, C-
quân đội- miền núi năm 1972 của Trường đại học y khoa]
Bảng 17: Số lượng cán bộ y tế qua các năm 1955-1957-1960-1961
Số lượng (người) 1955 1957 1960 1961
Bác sĩ (người) 108 177 419 597
Y sĩ (người) 363 1003 1771 2446
Y tá (người) 3278 6182 6492 7826
Dược cao cấp (người) 45 59 172 231
Dược trung cấp (người) 59 120 238 293
Dược tá (người) 233 761 1161 1494
Nguồn: [Trung tâm lưu trữ Quốc gia III, Phông Bộ Y tế; Hồ sơ số 5778, Tài
liệu trao đổi sách báo, bài viết về y tế giữa Việt Nam với các nước năm 1962; tr.4]
185
Bảng 18: Chỉ tiêu của ngành dược phẩm trong 5 năm 1961-1965
Chỉ tiêu Tổng Năm 1961 Năm 1962 Năm 1963 Năm 1964 Năm 1965
-Tổng sản lượng 226 23 28 39 51 85
-Thuốc bào chế 170 22 27 363 41 44
-Hóa chất dược liệu 22 1 1 - 6 11
-Kháng sinh 34 1 - - 4 30
Nguồn: [Trung tâm lưu trữ Quốc gia III, Phông Bộ Y tế; Hồ sơ số 7546, Kế
hoạch phát triển sự nghiệp y tế ở miền Bắc (1961- 1965); tr.3]
Bảng 19: Chỉ tiêu của ngành dược phẩm trong 5 năm 1961-1965
Chỉ tiêu Tổng 1961 1962 1963 1964 1965
-Tổng sản lượng 226 23 28 39 51 85
-Thuốc bào chế 170 22 27 363 41 44
-Hóa chất dược liệu 22 1 1 6 11
-Kháng sinh 34 1
Nguồn: [Trung tâm lưu trữ Quốc gia III, Phông Bộ Y tế; Hồ sơ số 7546, Kế
hoạch phát triển sự nghiệp y tế ở miền Bắc (1961-1965); tr.8]
Bảng 20: Nguồn vốn đầu tư cho các xưởng sản xuất thuốc và y cụ (1961-1965)
Đơn vị tính: Triệu đồng
Sản xuất Vốn đầu tư Thực hiện
Tổng Thiết bị trong nước Thiết bị nước ngoài
Xưởng bào chế
Xưởng sản xuất y cụ
Xưởng hóa chất dược liệu
Xưởng kháng sinh
Kho thuốc Trung ương
Xưởng thủy tinh
1,500
3,600
8,000
18,000
4,000
600
1,500
3,600
8,000
18,000
4,000
600
1,200
2,600
3,000
6,000
3,500
600
300
1,000
5,000
12,000
500
0
Nguồn: [Trung tâm lưu trữ Quốc gia III, Phông Bộ Y tế; Hồ sơ số 7546, Kế
hoạch phát triển sự nghiệp y tế ở miền Bắc (1961-1965); tr.5
186
Bảng 21: Nguồn vốn đầu tư cho các xưởng sản xuất thuốc và y cụ (1961-1965)
Đơn vị tính: Triệu đồng
[Nguồn: Trung tâm lưu trữ Quốc gia III, Phông Bộ Y tế; Hồ sơ số 7546, Kế
hoạch phát triển sự nghiệp y tế ở miền Bắc (1961-1965); tr.6]
Bảng 22: Lao động y tế trong ngành qua các năm
Đơn vị: Người
Năm 1964 Năm 1967 Năm 1969 Năm 1970
Tổng số lao động:
Trong đó:
+ Khu vực không sản xuất vật chất
Trung ương
Địa phương
+ Cán bộ chuyên môn:
Bác sĩ
Dược sĩ cao cấp
Y sĩ
Dược sĩ trung cấp
Y sĩ dân lập
29.330
20.210
5005
15.205
1365
398
4.219
711
2329
43.050
25.876
5.322
20.554
1984
580
5993
733
5544
55651
33232
8385
24.847
2.977
713
7.146
1165
9808
-
-
-
-
3852
1001
10.801
2264
-
[ Nguồn: Trung tâm lưu trữ Quốc gia III, Phông Bộ Y tế; Hồ sơ số 8285, Báo
cáo tình hình mạng lưới cơ sở chữa bệnh từ hòa bình đến nay (1955-1970); tr.4]
Sản xuất
Vốn đầu tư Thực hiện
Tổng
Thiết bị
trong nước
Thiết bị nước
ngoài
Xưởng bào chế 1,500 1,500 1,200 300
Xưởng sản xuất y cụ 3,600 3,600 2,600 1,000
Xưởng hóa chất dược liệu 8,000 8,000 3,000 5,000
Xưởng kháng sinh 18,000 18,000 6,000 12,000
Kho thuốc Trung ương
Xưởng thủy tinh
4,000
600
4,000
600
3,500
600
500
0
187
Bảng 23: Thống kê tình hình hoạt động điều trị và khám bệnh của bệnh viện
Bạch Mai trong công tác phòng không nhân dân
Chỉ tiêu
Đơn vị Năm
1964 1965 1966 1967
Số giường quy định
Số giường trung bình 1 tháng
Ngày điều trị trung bình
Ngày sử dụng giường trung bình 1 tháng
Tỉ lệ sử dụng giường
Tổng số ngày điều trị
Số bệnh nhân điều trị
Số người khám bệnh
Số lần khám
Số bệnh nhân điều trị ngoại trú
Số bệnh nhân điều trị khỏi ra viện
Số bệnh nhân chết
Số trẻ em dưới 15 tuổi chết
Số chết trước 24 giờ
Tỷ lệ tử vong chung
Tỷ lệ tử vong dưới 15 tưởi
Tỷ lệ tử vong trước 24 giờ
Số người chiếu điện
Số người chụp điện
Số người điều trị lí liệu
Số lần điều trị lí liệu
Tổng số lần xét nghiệm
Bình quân xét nghiệm một bệnh nhân nội
trú
Bình quân xét nghiệm một bệnh nhân
ngoại trú
Số bệnh nhân phẫu thuật
Số bệnh nhân đại phẫu
Số bệnh nhân trung phẫu
Số bệnh nhân tiểu phẫu
Số mổ cấp cứu
Cấp cứu chiến thương
Tỷ lệ tử vong phẫu thuật
Tỷ lệ tử vong mổ cấp cứu
Giường
Giường
Ngày
Ngày
%
Ngày
Người
Người
Lần
Người
Người
Người
Trẻ em
Người
%
%
%
Người
Người
Người
Lần
Lần
Phút
Phút
Người
Người
Người
Người
Người
Người
%
%
150
-
19,9
33,7
92,1
378.612
20.477
11.3409
169.895
9585
9.900
1579
967
587
7,9
11,78
37,1
38.633
15.135
38.183
46.217
350.575
82
73
8318
6155
2583
3467
2491
3205
0,45
-
476
-
17
27,22
89,51
155.522
9075
49.737
74.080
3.499
4.061
900
539
370
9,8
17
41
17.353
9.973
24.127
18.641
156.482
-
-
4296
4842
1778
3.034
2955
4267
0,46
6,3
301
276
16,4
23,4
75,2
80.062
5.117
2.903
55.704
3.684
2.603
642
396
281
13,4
19,4
73,7
18.569
8.104
19.484
7913
106323
-
-
4555
399
1026
2510
459
23
-
-
370
330
19,8
22,4
74,6
6.5564
3617
35.904
46.904
46.127
4.204
1.753
3300
184
10,7
13,5
42,7
9.151
5.035
14.339
1276
102700
11,9
1,1
1238
338
439
755
187
17
1,7
12,2
188
Tỷ lệ tử vong mổ cấp cứu chiến thương
Tỷ lệ mổ tử thi
Tỷ lệ chẩn đoán đúng hoàn toàn
Tỷ lệ chẩn đoán đúng 1 phần
Tỷ lệ chẩn đoán sai hoàn toàn
Chi phí thuốc trung bình 1 giường/ 1
ngày
%
%
%
%
%
Đồng
23,5
30,4
67,7
22,4
9,9
1 đ81
29,2
31,1
73,7
18,31
7,9
2 đ 04
-
-
-
-
-
11,7
94,4
66
22,5
11,5
1đ41
[ Nguồn: Trung tâm lưu trữ Quốc gia III, Phông Bộ Y tế; Hồ sơ 8229; Báo
cáo tổng kết công tác chữa bệnh cấp cứu phòng không năm 1967;tr.8]
Bảng 24: Tình hình cơ sở và giường bệnh các năm 1964-1967-1969-1970
Năm 1964 Năm1967 Năm 1969 Năm 1970
Số cơ
sở
Số
giường
Số
cơ sở
Số
giường
Số
cơ sở
Số
giường
Số
cơ sở
Số
giường
Tổng số
Bệnh viện
Bệnh xá
Điều dưỡng
469
123
339
7
28.563
18.507
9.306
1.200
871
441
390
40
33.645
25.170
6.175
2.300
923
456
402
65
43.390
31.013
5.855
6.522
955
458
428
76
49.068
37.020
5.554
6.494
Thuộc ngành
y tế quản lí:
Tổng số:
Bệnh viện
Bệnh xá
Điều dưỡng
386
113
270
3
22.428
16.957
4.671
800
432
357
57
18
22.525
20.570
1.295
660
454
385
37
32
30.305
26.813
590
2.902
424
391
-
33
35.910
32.840
-
3070
Thuộc các
ngành quản lí
Tổng số:
Bệnh viện
Bệnh xá
Điều dưỡng
83
10
69
4
6.135
1.100
4.635
400
439
84
333
22
11.120
4.600
4.880
1.640
469
71
365
33
13.085
4.200
5.265
3.620
531
67
421
43
13.158
4.180
5.554
3.424
Cơ sở và
giường của
Trạm y tế xã
5274 33.532 5731 39.749 5942 38.850 6038 42.749
[ Nguồn: Trung tâm lưu trữ Quốc gia III, Phông Bộ Y tế; Hồ sơ số 8285, Báo
cáo tình hình mạng lưới cơ sở chữa bệnh từ hòa bình đến nay (1955-1970); tr.11.]
189
Bảng 25: Nguồn vốn đầu tư cho các công trình y tế từ năm 1961 đến năm 1965
Tên công trình Năng lực thiết kế
( giường)
Vốn đầu tư
(triệu đồng)
-Bệnh viện 74 Vĩnh Phúc
- Bệnh viện 71 Thanh Hóa
- Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội
- Bệnh viện truyền nhiễm Hà Nội
- Bệnh viện trẻ em Hà Nội
- Bệnh viện Vinh
- Trại Phong Quỳnh Lập
-Trường đại học y Hà Nội
- Trường đại học y Hải Phòng
- Trường y sĩ Việt Bắc
- Trường y sĩ Nam Định
- Trường cán bộ y tế Hà Nội
-Xí nghiệp dược phẩm I
-Xí nghiệp dược phẩm II
-Xưởng kháng sinh
600 giường
500
1200
300
300
500
2.600
1.800
1.200
600
900
1.100
-
15 tấn
1,722
1.560
1.329
3.000
3.000
3.000
2.398
7.500
3.500
1.100
870
1.152
4.000
37.
Nguồn: [Trung tâm lưu trữ Quốc gia III, Phông Bộ Y tế; Hồ sơ số 7546, Kế
hoạch phát triển sự nghiệp y tế ở miền Bắc (1961-1965)]
Bảng 26: Tổng doanh thu của Hệ thống quốc doanh dược phẩm từ năm
1960-1965
Đơn vị: Triệu đồng
Hệ thống quốc doanh dược phẩm 1960 1961 1962 1963 1964 1965
81,844 86,300 107,900 139,300 140,0 145,0
Nguồn: [Trung tâm lưu trữ Quốc gia III, Phông Bộ Y tế; Hồ sơ số 7546, Kế
hoạch phát triển sự nghiệp y tế ở miền Bắc (1961-1965); tr.4]
190
PHỤ LỤC 4: MỘT SỐ VĂN BẢN, CHỈ THỊ, NGHỊ QUYẾT VỀ Y TẾ DÂN
SỰ GIAI ĐOẠN 1954-1975
191
PHỤ LỤC 5: MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH Y
TẾ GIAI ĐOẠN 1954-1975
Ảnh 1: B.S Phạm Ngọc Thạch (1909-1968)
Vị bộ trưởng lỗi lạc, người có công lớn trong chuyên khoa lao và bệnh phổi
Nguồn: [https://www.pnt.edu.vn/vi/gioi-thieu/bac-si-pham-ngoc-thach]
Ảnh 2: Bác sĩ Hoàng Sử hướng dẫn 1 y tá dùng máy chiếu điện chữa bệnh ung
thư ngoài da năm 1959
Nguồn: [ N.70; Q1914; Mã 60; Kho lưu trữ ảnh; Thông tấn xã Việt Nam]
192
Ảnh 3: Các chuyên gia y tế CHDC Đức hướng dẫn y bác sĩ bệnh viện Phủ
Doãn sử dụng máy năm 1959
Nguồn: [N70; Q.1914; Mã 68; Kho lưu trữ ảnh; Thông tấn xã Việt Nam
Ảnh 4: Hoạt động chế biến thuốc Nam ở viện Đông Y năm 1961
Nguồn: [N60; Q.1696; Mã F6173 ; Kho lưu trữ ảnh; Thông tấn xã Việt Nam
193
Ảnh 5: Các y sĩ trong tổ ngoại trú của bệnh viện Khu tự trị Việt Bắc khám
bệnh cho học sinh trường thiếu nhi các dân tộc vùng cao Khu tự trị Việt Bắc
năm 1961
Nguồn: [N.60; Q.1692; Mã A 4797/02; Kho lưu trữ ảnh; Thông tấn xã Việt Nam]
Ảnh 6: Chế biến thuốc Nam thành nhiều loại thuốc chữa bệnh năm 1962
Nguồn: [N.60, Q.1696; Mã 6173; Kho lưu trữ ảnh; Thông tấn xã Việt Nam]
194
Ảnh 7: Chăm sóc các be sinh chưa đủ tháng tại Viện bảo vệ bà mẹ và trẻ em
năm 1963
Nguồn: [N60, Q1696; Mã V.401; Kho lưu trữ ảnh; Thông tấn xã Việt Nam
Ảnh 8: Các cụ lương y và bác sĩ, y sĩ ngồi hội chẩn để thống nhất phương pháp
chữa bệnh năm 1961
Nguồn: [ N.60; Q.1692; Mã 02.177; Kho lưu trữ ảnh; Thông tấn xã Việt Nam]
195
Ảnh 9: Tiêm chủng dịch tả TAB phòng dịch bệnh cho nhân dân năm 1964
Nguồn: [N.60; Q.1704; Mã AB.607; Kho lưu trữ ảnh; Thông tấn xã Việt Nam]
Ảnh 10: Y tá đến tiêm tại hầm bệnh nhân năm 1969
Nguồn: [N60.Q1696; Mã V.775 YT2; Kho lưu trữ ảnh; Thông tấn xã Việt Nam]
196
Ảnh 11: Đường hào trong bệnh viện Vĩnh Linh năm 1972
Nguồn: [N.60; Q.1696; Mã V.769 YT2; Kho lưu trữ ảnh; Thông tấn xã Việt Nam
Ảnh 12: Bác sĩ nhi khoa đang khám tai cho bệnh nhân tại bệnh viện
Khu Hoàn Kiếm, Hà Nội năm 1973
Nguồn: [N.60, Q.1696, Mã F.4597; Kho lưu trữ ảnh; Thông tấn xã Việt Nam]
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_y_te_dan_su_o_mien_bac_viet_nam_tu_nam_1954_den_nam.pdf
- Trichyeu_NguyenThiDungHuyen.pdf