Luận án Xây dựng và khai thác nguồn tư liệu tham khảo cho việc dạy học văn học dân gian trong nhà trường trung học (trường hợp tỉnh Trà Vinh)

fỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH ISO 9001:2015 VÕ THỊ NGỌC KIỀU XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC NGUỒN TƯ LIỆU THAM KHẢO CHO VIỆC DẠY HỌC VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG NHÀ TRƯỜNG TRUNG HỌC (TRƯỜNG HỢP TỈNH TRÀ VINH) LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN NGỮ VĂN TRÀ VINH, NĂM 2020 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH VÕ THỊ NGỌC KIỀU XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC NGUỒN TƯ LIỆU THAM KHẢO CHO VIỆC DẠY HỌC VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG NHÀ TRƯỜNG

pdf291 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 378 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Xây dựng và khai thác nguồn tư liệu tham khảo cho việc dạy học văn học dân gian trong nhà trường trung học (trường hợp tỉnh Trà Vinh), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRUNG HỌC (TRƯỜNG HỢP TỈNH TRÀ VINH) Ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN NGỮ VĂN Mã ngành: 9140111 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHẠM TIẾT KHÁNH TRÀ VINH, NĂM 2020 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án này là hoàn toàn trung thực, chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Trà Vinh, ngày tháng năm 20 Tác giả luận án Võ Thị Ngọc Kiều ii LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành luận án này, chúng tôi đã nhận được sự hướng dẫn khoa học, sự giúp đỡ, những trao đổi học thuật và sự động viên của nhiều thầy cô, đồng nghiệp, cộng tác viên, bạn bè cũng như gia đình. Trước hết, chúng tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Phạm Tiết Khánh, người Thầy đã hướng dẫn khoa học, cho tôi phương pháp nghiên cứu cũng như những chỉ bảo chân thành trong cuộc sống. Chúng tôi bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến quý chuyên gia, Ban Giám đốc Trung Tâm Giáo dục Thường xuyên Hướng nghiệp Dạy nghề Thành phố Trà Vinh, Trường Trung học Phổ thông Dân tộc Nội trú Trung học Phổ thông tỉnh Trà Vinh đã giúp đỡ, ủng hộ tôi trong học tập, tổ chức các hoạt động phục vụ cho luận án. Chân thành cảm ơn các trường Trung học Phổ thông, Trung học cơ sở trong tỉnh Trà Vinh đã tạo điều kiện để tôi khảo sát, thực nghiệm. Cảm ơn gia đình đã luôn ở bên, động viên, ủng hộ tôi. Xin bày tỏ lòng biết ơn đến tất cả các Thầy Cô trong hội đồng đánh giá cấp đơn cơ sở, các thầy cô đã giảng dạy cho chúng tôi, các bạn bè đồng nghiệp đã quan tâm, trao đổi khoa học. iii MỤC LỤC Lời cam đoan .................................................................................................................... i Lời cảm ơn ...................................................................................................................... ii Mục lục ........................................................................................................................... iii Danh mục bảng ............................................................................................................ viii Tóm tắt ........................................................................................................................... ix PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .............................................................................................. 1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................ 4 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT ................................. 4 3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................... 4 3.2. Đối tượng khảo sát ................................................................................................... 4 4. PHẠM VI GIỚI HẠN ĐỀ TÀI ................................................................................... 5 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................... 5 5.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu .............................................................................. 5 5.2. Phương pháp điều tra giáo dục ................................................................................. 6 5.3. Phương pháp chuyên gia .......................................................................................... 6 5.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ......................................................................... 7 6. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN ....................................................................................... 7 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................................................. 9 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .......................................................... 9 1.1.1. Những nghiên cứu về văn học dân gian trong và ngoài nước. .............................. 9 1.1.1.1. Trong nước ......................................................................................................... 9 1.1.1.2. Ngoài nước ....................................................................................................... 18 1.1.2. Những nghiên cứu về dạy học văn học dân gian ................................................ 19 1.1.2.1. Những nghiên cứu về phương pháp dạy học văn học dân gian ....................... 19 1.1.2.2. Những nghiên cứu về dạy học văn học dân gian địa phương Trà Vinh bậc trung học ................................................................................................................................. 26 1.1.3. Những tài liệu về thiết kế bài giảng và tư liệu Ngữ văn ..................................... 28 1.1.3.1. Về các thiết kế bài giảng .................................................................................. 28 iv 1.1.3.2. Về các tư liệu Ngữ văn ..................................................................................... 29 1.2. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI .................................. 32 1.2.1. Cơ sở lí luận ........................................................................................................ 32 1.2.1.1. Các khái niệm liên quan ................................................................................... 32 1.2.1.2. Cơ sở lý luận văn học ....................................................................................... 37 1.2.1.3. Cơ sở lý luận dạy học và phương pháp dạy học văn học dân gian theo định hướng phát triển năng lực ............................................................................................. 41 1.2.2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................... 43 1.2.2.1. Về Sách giáo khoa Ngữ văn và Sách giáo khoa Ngữ văn địa phương Trà Vinh bậc Trung học hiện hành ............................................................................................... 43 1.2.2.2. Về Chương trình Ngữ văn bậc trung học sau 2018 ......................................... 47 1.2.2.3. Thực trạng dạy học văn học dân gian bậc trung học ở tỉnh Trà Vinh ............. 49 CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG NGUỒN TƯ LIỆU THAM KHẢO DẠY HỌC VĂN HỌC DÂN GIAN BẬC TRUNG HỌC Ở TỈNH TRÀ VINH ................................. 57 2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGUỒN TƯ LIỆU THAM KHẢO DẠY HỌC VĂN HỌC DÂN GIAN BẬC TRUNG HỌC Ở TỈNH TRÀ VINH ...................................... 57 2.1.1. Đọc mở rộng và vấn đề đọc mở rộng với nguồn tư liệu tham khảo trong dạy học văn học dân gian ............................................................................................................ 57 2.1.2. Đặc điểm và vai trò nguồn tư liệu tham khảo dạy học văn học dân gian bậc trung học ................................................................................................................................. 60 2.2. NGUYÊN TẮC VÀ QUY TRÌNH XÂY DỰNG NGUỒN TƯ LIỆU THAM KHẢO DẠY HỌC VĂN HỌC DÂN GIAN BẬC TRUNG HỌC Ở TỈNH TRÀ VINH ......... 62 2.2.1. Nguyên tắc xây dựng .......................................................................................... 62 2.2.2. Quy trình xây dựng ............................................................................................. 65 2.3. HỆ THỐNG NGUỒN NGUỒN TƯ LIỆU THAM KHẢO DẠY HỌC VĂN HỌC DÂN GIAN BẬC TRUNG HỌC Ở TỈNH TRÀ VINH ............................................... 69 2.3.1. Hệ thống nguồn tư liệu tham khảo cho dạy học văn học dân gian bậc trung học cơ sở ở tỉnh Trà Vinh ......................................................................................................... 69 2.3.2. Hệ thống nguồn tư liệu tham khảo cho dạy học văn học dân gian bậc trung học phổ thông ở tỉnh Trà Vinh ............................................................................................. 77 CHƯƠNG 3. KHAI THÁC NGUỒN TƯ LIỆU THAM KHẢO DẠY HỌC VĂN HỌC DÂN GIAN BẬC TRUNG HỌC Ở TỈNH TRÀ VINH ................................. 86 v 3.1. NGUYÊN TẮC KHAI THÁC NGUỒN TƯ LIỆU ............................................... 86 3.2. QUY TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC VĂN HỌC DÂN GIAN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VỚI NGUỒN TƯ LIỆU THAM KHẢO ........ 89 3.3. TỔ CHỨC KHAI THÁC NGUỒN TƯ LIỆU THAM KHẢO DẠY HỌC VĂN HỌC DÂN GIAN BẬC TRUNG HỌC Ở TỈNH TRÀ VINH THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC .......................................................................................... 91 3.3.1. Định hướng khai thác nguồn tư liệu tham khảo văn học dân gian ..................... 91 3.3.2. Phát triển các năng lực cụ thể qua tổ chức dạy học văn học dân gian theo định hướng khai thác nguồn tư liệu tham khảo ..................................................................... 93 3.3.2.1. Phát triển năng lực ngôn ngữ ........................................................................... 93 3.3.2.2. Phát triển năng lực tự chủ và tự học................................................................. 97 3.3.2.3. Phát triển năng lực năng lực giao tiếp và hợp tác .......................................... 104 3.3.2.4. Phát triển năng lực thẩm mĩ ........................................................................... 108 CHƯƠNG 4. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ............................................................ 114 4.1. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU THỰC NGHIỆM ................................................... 114 4.2. NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN THỰC NGHIỆM ........................ 114 4.3. GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM ................................................................................ 116 4.3.1. Về giáo án đọc hiểu sử thi Đăm Săn, Sách giáo khoa Ngữ văn 10 (cơ bản) .... 116 4.3.2. Về giáo án các bài dạy Truyền thuyết Ao Bà Om, Sách giáo khoa Ngữ văn địa phương Trà Vinh ......................................................................................................... 118 4.3.3. Về Hoạt động trải nghiệm văn học dân gian ..................................................... 120 4.3.3.1. Nội dung chương trình ................................................................................... 120 4.3.3.2. Kịch bản chương trình .................................................................................... 121 4.4. KẾT QUẢ VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM ................................. 124 4.4.1. Về kết quả đánh giá năng lực ............................................................................ 125 4.4.1.1. Kết quả bài kiểm năng lực văn học dân gian của học sinh trung học cơ sở .. 125 4.4.1.2. Kết quả bài kiểm năng lực văn học dân gian của học sinh trung học phổ thông .. 126 4.4.2. Về kết quả khảo sát ........................................................................................... 127 4.4.2.1. Kết quả khảo sát việc học văn học dân gian bậc trung học cơ sở. ................. 127 4.4.2.2. Kết quả khảo sát việc học văn học dân gian bậc trung học phổ thông .......... 130 4.4.3. Về kết quả hoạt động trải nghiệm ..................................................................... 133 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 137 vi DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 140 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ......... 1 PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 1 vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CNTT: Công nghệ thông tin CT: Chương trình DH: Dạy học GV: Giáo viên HS: Học sinh PP: Phương pháp PPDH: Phương pháp dạy học SGK: Sách giáo khoa SGV: Sách giáo viên TH: Trung học THCS: Trung học cơ sở THPT: Trung học phổ thông VH: Văn học VHDG: Văn học dân gian viii DANH MỤC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 2.1. Bài dạy văn học dân gian bậc Trung học Cơ sở (Ngữ văn địa phương Trà Vinh) ............................................................................................................................. 45 Bảng 2.2. Bài dạy văn học dân gian bậc Trung học Phổ thông (Ngữ văn địa phương Trà Vinh). ..................................................................................................................... 45 Bảng 3.1. Mô tả năng lực ngôn ngữ của học sinh bậc trung học: ................................. 95 Bảng 3.2. Mô tả năng lực tự học và tự chủ của học sinh bậc trung học: .................... 100 Bảng 4.1. Bảng thống kê số lượng học sinh các lớp thực nghiệm: ............................. 117 Bảng 4.2. Bảng tác phẩm Ao Bà Om trong các tư liệu: .............................................. 120 Bảng 4.3. Bảng phân phối tần số điểm kiểm tra năng lực bậc THCS......................... 128 Bảng 4.4. Bảng kết quả xếp loại kiểm tra năng lực bậc Trung học Cơ sở .................. 128 Bảng 4.5. Bảng phân phối tần số điểm kiểm tra năng lực bậc Trung học Phổ thông . 129 Bảng 4.6. Bảng kết quả xếp loại kiểm tra năng lực bậc Trung học Phổ thông: .......... 130 Bảng 4.7. Bảng kết quả khảo sát về việc học truyện dân gian của học sinh bậc Trung học cơ sở...................................................................................................................... 131 Bảng 4.8. Bảng kết quả khảo sát về việc học thể loại sử thi của học sinh bậc Trung học Phổ thông..................................................................................................................... 133 ix TÓM TẮT Văn học dân gian là nền tảng cơ bản để hình thành nền văn học Việt Nam.Ở nhà trường phổ thông, văn học dân gian chiếm một vị trí không nhỏ trong thời lượng chương trình với nhiều thể loại đa dạng. Những bài học văn học dân gian đã gắn chặt với mạch nguồn cảm xúc của biết bao thế hệ, nuôi dưỡng tâm hồn hướng thiện của mỗi con người Việt. Những nhà nghiên cứu nói chung và những giáo viên Ngữ văn nói riêng đã và đang tìm ra những hướng đi phù hợp cho việc dạy học văn học dân gian trong nhà trường, trong đó có dạy học văn học dân gian theo định hướng phát triển năng lực. Nhằm kích thích sự tìm tòi, khám phá cái hay, cái đẹp trong các bài học văn học dân gian trong chương trình thiết nghĩ việc xây dựng nguồn tư liệu đa dạng, hấp dẫn, hiện đại,sẽ là một hướng đi cần thiết và quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Chúng tôi đã chọn đề tài “Xây dựng và khai thác nguồn tư liệu tham khảo cho việc dạy học văn học dân gian trong nhà trường trung học (Trường hợp tỉnh Trà Vinh)” cho luận án tiến sĩ của mình. Với hi vọng góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo đặc thù thể loại, theo định hướng phát triển năng lực, và hướng đến một môi trường, phương pháp học tập hiện đại, phù hợp với yêu cầu đổi mới và sự phát triển của xã hội nói chung, nền giáo dục Việt Nam nói riêng. Trong nội dung luận án, chúng tôi thực hiện tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài. Việc tổng quan giúp chúng tôi có cái nhìn toàn diện về các vấn đề liên quan đến văn học dân gian, đến phương pháp dạy học văn học dân gian và đặc điểm tư liệu. Để xác định cơ sở khoa học của việc thực hiện nghiên cứu đề tài, chúng tôi xác định cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc xây dựng, khai thác nguồn tư liệu tham khảo cho dạy học văn học dân gian trong nhà trường trung học ở tỉnh Trà Vinh. Từ đó, chúng tôi xây dựng nguồn tư liệu tham khảo và đề xuất các biện pháp khai thác nguồn tư liệu tham khảo trong dạy học văn học dân gian ở nhà trường trung học tỉnh Trà Vinh. Những nguyên tắc, định hướng, phương pháp dạy học cho việc dạy học văn học dân gian theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh trong chương trình Ngữ văn bậc Trung học hiện hành và đổi mới được chúng tôi xây dựng trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã xác định ở trên. Để kiếm chứng tính khả thi của những đề xuất về nguồn tư liệu và các biện pháp khai thác nguồn tư liệu tham khảo trong dạy học văn học dân gian ở nhà trường trung học tỉnh Trà Vinh, chúng tôi tiến hành thực nghiệm ở một số trường trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Theo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn được ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, môn Ngữ văn sẽ không dạy theo chương trình đóng khung như hiện nay mà là một chương trình theo hướng mở. Sách giáo khoa (SGK) dành một khoảng trống lớn cho người dạy và người học bằng việc không quy định cụ thể các văn bản được dạy trong từng lớp. Căn cứ vào mục tiêu chương trình, yêu cầu cần đạt và nội dung dạy học, nhà trường và giáo viên có thể chủ động lựa chọn ngữ liệu như văn bản nghệ thuật, văn bản nhật dụng, văn bản đa phương thức,... tương thích. Như vậy, việc dạy học (DH) Ngữ văn nói chung, văn học dân gian (VHDG) nói riêng đang đứng trước những yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện. Trong đó, mục tiêu DH VHDG không chỉ phát triển các năng lực chung như năng lực giao tiếp, năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo mà đặc biệt chú trọng phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học. Và về phương pháp dạy học (PPDH) Ngữ văn trong thời gian tới sẽ chuyển hướng mạnh mẽ từ phương pháp (PP) giảng văn sang PP dạy đọc, PP dạy viết, PP dạy nói và nghe, PP DH đọc hiểu. Trên cơ sở này, việc giáo viên (GV) và học sinh (HS) tự đọc, tự học, tự nghiên cứu nguồn tư liệu phục vụ cho việc DH là khâu then chốt, có ý nghĩa quyết định đối với việc tổ chức các hoạt động DH Ngữ văn. Bên cạnh đó, trong giáo dục nói chung, đánh giá là khâu quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với chiến lược DH của GV, HS, nhà trường, Đánh giá trong DH phải vì sự tiến bộ của người học, giúp người học nhận ra mình làm được gì, phát triển ra sao,... trong quá trình học tập của mình. Vì vậy, đánh giá phải diễn ra trong suốt quá trình dạy học, giúp người học liên tục nhận được phản hồi về năng lực của mình để kịp thời điều chỉnh hoạt động học tập. Đồng thời, đánh giá phải tạo ra sự phát triển, phải nâng cao năng lực của người học, tức là giúp người học hình thành khả năng tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau, Qua đó, người học cũng dần hình thành và phát triển năng lực tự học - tự chủ, hợp tác,... Để đạt được kết quả trên thì công cụ đánh giá phải đa dạng, những số liệu, chứng cứ thu được từ hoạt động kiểm tra phải thật sự chính xác, tường minh, phù hợp. Môn Ngữ văn cũng đang tích cực đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá 2 kết quả học tập của học sinh theo hướng khuyến khích sự sáng tạo. Trong Chương trình môn Ngữ văn mới, Bộ Giáo dục & Đào tạo xác định: “Trong môn Ngữ văn, giáo viên đánh giá phẩm chất, năng lực chung, năng lực đặc thù và sự tiến bộ của học sinh thông qua các hoạt động đọc, viết, nói, nghe”1. Từ những định hướng này có thể thấy, việc đánh giá HS đánh giá thường xuyên, hay đánh giá định kì Ngữ văn cũng hướng đến việc sử dụng các hình thức đo lường và phát triển năng lực của HS như: thuyết trình làm bài kiểm tra, viết phân tích và phản hồi VH, viết thu hoạch, làm dự án sưu tầm tư liệu, làm bài tập nghiên cứu,.. Ngoài ra, Bộ Giáo dục & Đào tạo còn xác định: “sử dụng và khai thác ngữ liệu bảo đảm yêu cầu đánh giá được năng lực của HS, khắc phục tình trạng HS chỉ học thuộc bài hoặc sao chép tài liệu có sẵn; tránh dùng lại các văn bản ngữ liệu đã học để đánh giá được chính xác khả năng đọc hiểu và phân tích, cảm thụ tác phẩm văn học”2 cũng là cơ sở quan trọng cho chúng tôi triển khai nghiên cứu đề tài này. Ngoài ra, thách thức của một giờ học sáng tạo, linh hoạt và hiện đại, với việc ứng dụng công nghệ thông tin (IT) và các thiết bị dạy học hiện đại, cũng không hề nhỏ. GV phải nâng cao năng lực chuyên môn và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin như một dạng công cụ trợ giúp bài giảng vừa hiện đại vừa có thể đạt được tốt hơn các giá trị Chân - Thiện - Mĩ. Như vậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong tìm kiếm, khai thác nguồn tư liệu học tập là một hình thức DH phù hợp với xu thế mới, với sở thích của HS và đặc biệt có hiệu quả đối với việc DH phát triển năng lực. Là một bộ phận của nền văn học Việt Nam, VHDG ra đời từ buổi bình minh của dân tộc, trải qua mấy ngàn năm phát triển, đã trở thành viên ngọc quý trong kho tàng văn học nước nhà. Có thể nói, VHDG là nền tảng cơ bản để hình thành nền văn học Việt Nam. Ở trường phổ thông, VHDG chiếm một vị trí không nhỏ trong thời lượng chương trình với nhiều thể loại đa dạng. Những bài học VHDG đã gắn chặt với mạch nguồn cảm xúc của biết bao thế hệ, nuôi dưỡng tâm hồn hướng thiện của mỗi người Việt. Hơn thế, VHDG còn đóng vai trò quan trọng đối với việc hình thành bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần nâng cao ý thức trân trọng di sản văn học cho thế hệ trẻ. Bằng sự tâm huyết của mình, những nhà nghiên cứu nói chung và những giáo viên Ngữ văn nói riêng đã và đang tìm ra những hướng đi phù hợp cho việc dạy học VHDG trong nhà trường, trong đó có việc DH VHDG theo định hướng phát triển năng lực. Những thách thức trên con 1 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình môn Ngữ văn (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT- BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), tr. 85. 2 Bộ Giáo dục và Đào tạo, tlđd (1), tr.87. 3 đường này có thể kể đến là: đặc trưng nguyên hợp và các thuộc tính đa chức năng, đa yếu tố của VHDG, các hình thức diễn xướng, phương thức tồn tại, các chức năng sinh hoạt thực hành xã hội của VHDG, phương thức sáng tác, khoảng cách nhận thức, gây khó khăn cho HS tiếp nhận các tác phẩm, tâm lý xem nhẹ của HS khi từ lâu các bài học VHDG lâu nay không có hoặc ít khi xuất hiện trong chương trình thi cử Vì vậy, nhằm kích thích sự tìm tòi, khám phá cái hay, cái đẹp trong các bài học phần VHDG trong chương trình thiết nghĩ việc xây dựng nguồn tư liệu đa dạng, hấp dẫn, hiện đại, sẽ là một hướng đi cần thiết và quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Về chương trình Ngữ văn bậc Trung học hiện hành, kiến thức VHDG chủ yếu được HS tìm hiểu thông qua SGK. Ngoài ra, phân phối chương trình phần VHDG cũng không có phần tổng kết cho từng thể loại, giờ ôn tập riêng nên những kiến thức mang tính chất lý luận về VHDG không nhiều. Bên cạnh đó, vì chú trọng đến việc rèn luyện kĩ năng cảm thụ nên việc trang bị kiến thức mang tính toàn diện, phong phú trong DH các tác phẩm VHDG chưa có điều kiện thực hiện và còn phải phụ thuộc quá nhiều vào PPDH của GV, HS trong điều kiện cụ thể của từng trường. Lịch sử nghiên cứu VHDG đã ghi nhận những thành tựu nổi bật, cả về số lượng công trình, quan điểm tiếp cận. Cho nên nguồn tư liệu tham khảo về VHDG là vô cùng phong phú. Tuy nhiên trong thực tế, với nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, nguồn tư liệu này hiện nay mới xem nó là đối tượng dạy học, còn với tư cách là phương tiện dạy học có phần chậm trễ và dè dặt. Đặc biệt là nguồn tư liệu phục vụ giảng dạy VHDG ở bậc trung học hiện nay vẫn chưa được xây dựng một cách hệ thống, đầy đủ và chưa có một tài liệu nào hướng dẫn khai thác nguồn tư liệu tham khảo trong dạy học VHDG. Nếu HS được tiếp cận phù hợp với nguồn tư liệu này thì năng lực, hứng thú, nhận thức của HS với VHDG sẽ thay đổi rất nhiều. Bên cạnh đó, khi xem xét một vấn đề Ngữ văn nói chung, VHDG nói riêng qua các điểm nhìn, quan niệm, thời đại, khác nhau của các tác giả khác nhau, HS sẽ mở rộng tầm nhìn từ đó những đánh giá, lựa chọn, phân tích, so sánh, sẽ sâu sắc, đa chiều hơn. Từ đó, HS sẽ tự xây dựng, chiếm lĩnh tri thức, hình thành năng lực một cách tự nhiên, sáng tạo nhất. Ngoài ra, như đã nói, với sự hỗ trợ, thông dụng của mạng internet hiện nay, việc tiếp cận nguồn tư liệu này hiện nay cũng tương đối dễ dàng. Vấn đề là HS và GV cần được hướng dẫn lựa chọn, khai thác một cách khoa học, có thể phát huy được tối đa giá trị của nguồn tư liệu này trong định hướng phát triển năng lực. 4 Với những sự cần thiết nêu trên, cũng như mong muốn giúp cho GV và HS bậc TH tỉnh Trà Vinh tiếp cận nguồn tư liệu tham khảo đã được hệ thống hóa phục vụ cho việc DH VHDG, chúng tôi đã chọn đề tài “Xây dựng và khai thác nguồn tư liệu tham khảo cho việc dạy học văn học dân gian trong nhà trường trung học (Trường hợp tỉnh Trà Vinh)” để nghiên cứu. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu chung: Từ việc xây dựng và hướng dẫn tổ chức các hoạt động khai thác nguồn tư liệu tham khảo khi DH VHDG trong chương trình Ngữ văn bậc TH, luận án sẽ góp phần đổi mới PPDH theo đặc thù thể loại, theo định hướng phát triển năng lực, và hướng đến một môi trường, PPDH hiện đại, phù hợp với yêu cầu đổi mới và sự phát triển của xã hội nói chung, nền giáo dục Việt Nam nói riêng. Mục tiêu cụ thể: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về nguồn tư liệu và PPDH VHDG theo định hướng phát triển năng lực. - Mô tả thực trạng của việc DH và nguồn tư liệu DH VHDG trong nhà trường trung học tỉnh Trà Vinh. - Xây dựng nguồn tư liệu DH và quy trình, cách thức khai thác nguồn tư liệu DH VHDG trong chương trình Ngữ văn TH (hiện hành và sau 2018). 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là nguồn tư liệu VHDG dùng để tham khảo và những PPDH khai thác nguồn tư liệu trên theo định hướng phát triển năng lực HS trong điều kiện tỉnh Trà Vinh. 3.2. Đối tượng khảo sát Trong phạm vi luận án, chúng tôi tiến hành khảo sát: + Nguồn tư liệu tham khảo phục vụ cho việc DH VHDG ở các trường TH trên địa bàn tỉnh Trà Vinh: khảo sát đối tượng này để xây dựng nguồn tư liệu phù hợp với điều kiện DH VHDG bậc TH ở Trà Vinh. + Học sinh, GV và Ban giám hiệu ở một số trường THCS, THPT trên địa bàn tỉnh Trà Vinh: khảo sát đối tượng này để xác định thực trạng DH VHDG; xác định nhu cầu dạy và học VHDG của các đối tượng này với tư liệu; đánh giá tính khả thi và hiệu quả của việc sử dụng và khai thác tư liệu trong việc nâng cao chất lượng và đổi mới DH VHDG. 5 4. PHẠM VI GIỚI HẠN ĐỀ TÀI - Phạm vi về nội dung: + Nguồn tư liệu tham khảo phục vụ việc dạy và học văn học dân gian rất phong phú, trong giới hạn luận án, chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu hình thức tham khảo cơ bản, chủ yếu, căn cứ vào khả năng, điều kiện của bản thân nghiên cứu sinh, của HS, GV các trường TH ở Trà Vinh hiện nay. Đó là nguồn tư liệu văn bản - tài liệu tham khảo được xuất bản, công bố bằng tiếng Việt ở Việt Nam, các tài liệu hình, tiếng (video, tranh ảnh, audio,) + Các hình thức dạy học, phương pháp dạy học được đề xuất trong tổ chức khai thác nguồn tư liệu VHDG trong dạy học phù hợp với đặc trưng thể loại, với định hướng phát triển năng lực người học. - Phạm vi về không gian: Do điều kiện của bản thân và mục tiêu nghiên cứu, chúng tôi chỉ tiến hành khảo sát ở một số địa bàn trên tỉnh Trà Vinh. Tỉnh Trà Vinh hiện nay có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, thị xã và thành phố, 106 xã, phường, thị trấn. Chúng tôi xác định, mỗi khu vực (nông thôn – thành thị) đều có những ưu điểm riêng và sẽ có những đóng góp quan trọng cho việc đánh giá thực trạng tư liệu dạy học VHDG. Do vậy, phạm vi khảo sát của chúng tôi sẽ trải đều ở các khu vực, với 850 phiếu khảo sát GV và HS ở bậc THCS, THPT đã phát ra. - Phạm vi về thời gian: Thời gian nghiên cứu đề tài 36 tháng (từ 01/2016 đến 12/2018). 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu Để xây dựng cơ sở lí luận và nguồn tư liệu tham khảo trong DH VHDG, chúng tôi cần rất nhiều tài liệu liên quan đến TP VHDG. Vì vậy phương pháp nghiên cứu tài liệu với các thao tác phân tích, khái quát hóa,... được sử dụng ngay từ đầu. Chúng tôi nghiên cứu các tác phẩm VHDG, các công trình sưu tầm, tuyển tập VHDG, các công trình nghiên cứu về VHDG, các nghiên cứu về phương pháp dạy học VHDG, nghiên cứu cấu trúc và thời lượng chương trình VHDG trong SGK Ngữ văn bậc TH hiện hành và sau 2018 để làm cơ sở lý luận của luận án cũng như là cơ sở để chúng tôi xác định nguồn tư liệu cho việc dạy học VHDG. Với chương trình, SGK, SGV, chúng tôi phân tích mục tiêu, nội dung và PPDH của các bài dạy VHDG trong chương trình Ngữ văn bậc trung học hiện hành và chương 6 trình môn Ngữ văn sau 2018. Từ đó chúng tôi sẽ có cái nhìn hệ thống, tích hợp để định hướng xây dựng hệ thống tư liệu hỗ trợ việc dạy học VHDG phù hợp. Với các tư liệu khác, chúng tôi sử dụng kĩ thuật phân loại - hệ thống để hệ thống hóa nguồn các vấn đề được nghiên cứu trong các tư liệu để phục vụ cho việc viết cơ sở lý luận của đề tài và cho việc định hướng xây dựng, khai thác ngồn tư liệu dạy học VHDG bậc TH ở Trà Vinh. 5.2. Phương pháp điều tra giáo dục Chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng dạy học VHDG, nguồn tư liệu DH và việc khai thác nó trong DH VHDG qua phiếu điều tra, qua quan sát dự giờ và phỏng vấn HS, GV Ngữ văn và Ban giám hiệu ở một số trường trung học ở tỉnh Trà Vinh. Đối với HS, chúng tôi chọn hình thức khảo sát bằng phiếu điều tra, vì cách này sẽ thuận lợi cho việc khảo sát tổng thể chung lớn. Chúng tôi thực hiện phỏng vấn sâu đối với GV Ngữ văn và Ban giám hiệu vì tổng thể chung ít, để lấy được lượng thông tin chi tiết. Bên cạnh đó, chúng tôi sử dụng PP quan sát dự giờ để tri nhận trực tiếp thực trạng DH, tư liệu VHDG ở các trường TH và kết quả thực nghiệm. Trà Vinh hiện có 9 huyện, thị xã, thành phố (gồm Thành phố Trà Vinh, thị xã Duyên Hải và các huyện: Càng Long, Cầu Kè, Cầu Ngang, Châu Thành, Duyên Hải, Tiểu Cần, Trà Cú), để đảm bảo tính đại diện về đặc điểm kinh tế - xã hội, dân cư, dân tộc của các địa bàn trong tỉnh Trà Vinh, chúng tôi chọn k... kỳ (1928), Những căn rễ lịch sử của truyện cổ tích 4 Đào Huy Hiệp (2009), “Nghiên cứu truyện cổ Grimm từ lí thuyết hiện đại (trường hợp Chim ưng thần)”, Hội thảo Tự sự học dân gian, [https://khoavanhoc.edu.vn/index.php/nghiencuukhoahoc/cong-trinh-khoa-hc/81- vanhocnuocngoai/541-nghien-cu-truyn-c-grimm-t-li-thuyt-hin-i-trng-hp-chim-ng-thn], (truy cập ngày 15/3/2019). 19 (1946), được xem là đại diện tiêu biểu cho PP nghiên cứu cấu trúc – loại hình. Tác phẩm đã cho chúng tôi những kiến thức quan trọng về cấu trúc, về các lý giải sâu sắc những motif dựa trên tri thức văn hóa học, dân tộc học của truyện cổ tích thần kỳ. Còn những nghiên cứu Nhân vật truyện cổ tích thần kỳ, Xuất xứ của hình tượng (1958), Truyện cổ và truyền thuyết dân gian Đungan (1977) của E.M.Mêlêtinxky đã tiếp cận nghiên cứu truyện cổ tích chủ yếu theo hướng xem xét hệ thống nhân vật của truyện, đặc biệt là nhân vật của truyện cổ tích thần kỳ như: đứa trẻ mồ côi, kẻ bất hạnh, người em út Với phương pháp nghiên cứu địa lý – lịch sử của trường phái Phần Lan, công trình The folktale (Truyện kể dân gian) (1977) của Stith Thompson đã cung cấp những minh họa cụ thể về việc ứng dụng nghiên cứu motif theo bình diện mối quan hệ giữa motif và cốt truyện. Bên cạnh đó, folklore được xem là một loại hình nghệ thuật diễn xướng nguyên hợp và về mặt bản chất phải được xem như là một tổng hợp các loại hình nghệ thuật nguyên hợp đa thành phần phức tạp, sử dụng các hình tượng nghệ thuật được lĩnh hội trực tiếp vừa bằng thị giác vừa bằng thính giác trong thời gian diễn xướng. Abler Lord trong công trình The Singer of Tales (Người ca sĩ của truyện kể) đã phân biệt giữa văn bản và tính truyền khẩu. Điều này đã khẳng định cần phải tách rời việc nghiên cứu VHDG ra khỏi phạm trù VH, không thể sử dụng các phương pháp NC VH vào một đối tượng mà mỹ học các thể loại của nó phụ thuộc nhiều vào nghệ thuật diễn xướng và bối cảnh thực địa. Chính khái niệm quan trọng này đã góp phần định hướng then chốt cho sự xuất hiện ngày càng nhiều các nhà khoa học đồng thuận với đường hướng tiếp cận nghệ thuật lời nói trong bối cảnh diễn xướng và tiến hành phân tích bối cảnh “thực địa” của folklore. Vì vậy trong các nghiên cứu folklore, cần xem trọng các chi tiết về ngôn ngữ, âm nhạc trong quá trình biểu diễn, nơi thể hiện ý chính của câu chuyện hoặc nền tảng xã hội và tín ngưỡng tôn giáo của các nghệ nhân. Những công trình này đã đi cùng lịch sử nghiên cứu VHDG Việt Nam từ những buổi đầu và là nguồn tư liệu cho chúng tôi sử dụng như một phương tiện DH hiệu quả, tích cực trong DH VHDG ở tỉnh Trà Vinh. 1.1.2. Những nghiên cứu về dạy học văn học dân gian 1.1.2.1. Những nghiên cứu về phương pháp dạy học văn học dân gian Ở nước ngoài, những lý thuyết DH văn bản nói chung được nghiên cứu, ứng dụng ngày càng rộng rãi và nhiều hơn từ những thập niên 70 của thế kỷ XX trở lại đây, tiêu biểu như K.Goodman (1970), A.Pugh (1978), P.ArSon (1984), L.Baker A.Brows (1984),... Đặc 20 biệt, luận án lưu ý đến tài liệu The power of reading: Insights from the research (2004) của Krashen, S. Trong đó, luận án sử dụng khái niệm đọc mở rộng để khẳng định giá trị của nguồn tư liệu tham khảo trong DH VHDG, và xem đó như một trong những giải pháp tăng động lực học tập VHDG trong nhà trường. Cuốn sách Đọc sách như một nghệ thuật (How to read a book) của Mortimer Adler và Charles Van Doren được xuất bản lần đầu tiên năm 1940, được dịch ra rất nhiều thứ tiếng trong đó có Việt Nam. Đọc sách như một nghệ thuật đề cập đến các cấp độ đọc khác nhau: từ phương pháp đọc sơ cấp, qua việc đọc lướt có hệ thống và đọc kỹ lưỡng đến đẩy nhanh tốc độ đọc. Cuốn sách có tính tổng hợp và bao quát cao, có thể vận dụng cho thể loại văn bản, như văn bản VHDG. Đặc biệt, ở Phần 3 (Tiếp cận những thể loại sách khác nhau), chúng tôi chú ý đến nội dung Đọc tác phẩm văn học giả tưởng và Những gợi ý khi đọc truyện, kịch và thơ. Trong đó, luận án đã tiếp nhận quan điểm cho rằng việc đọc một TP VH giả tưởng là đừng cố chống lại những gì mà TP tác động, đừng cố tìm các thuật ngữ, đừng lấy tiêu chuẩn tính chân thực và sự đồng nhất áp dụng khi trao đổi kiến thức để phê phán TP. Điều này hoàn toàn phù hợp và nếu khéo léo vận dụng vào DH VHDG sẽ giúp giải quyết được các vấn đề khoảng cách thế hệ, về tính hư cấu, tưởng tượng trong thi pháp của các thể loại VHDG khá xa lạ, “khó chấp nhận” với nhận thức của con người ngày nay. Trong quyển sách Phương pháp dạy đọc hiểu văn bản (1996) của Taffy và Efieda, các tác giả đã chỉ ra đối với dạy học Ngữ văn cần phát triển và phối hợp việc giảng dạy Ngữ văn với việc phát triển các kĩ năng đọc, viết, nói, các môn học khác, và chú ý đến các phương diện nhận thức và xã hội của các hoạt động DH. Đây là gợi ý và định hướng mà chúng tôi cho rằng phù hợp với việc khai thác tư liệu trong DH theo định hướng phát triển năng lực. Với tính chất tích hợp nguyên hợp nhiều thành tố của các ngành khoa học xã hội khác nhau của folklore, phương pháp liên ngành được các nhà giáo dục đặc biệt sử dụng để tích hợp kiến thức trong giảng dạy văn học dân gian. Như dạy folklore trong trường học ở các bậc học ở Mỹ đặt ra mục tiêu của bài giảng phù hợp với quan điểm chuyển trọng tâm của sự tìm hiểu từ văn bản sang bối cảnh cũng như giảng giải tất cả những kiến thức văn hóa liên ngành, giúp học sinh cùng một lúc hình thành nhiều kỹ năng và có cái nhìn toàn diện nhất về vấn đề. Nghiên cứu việc DH tác phẩm VHDG trong nhà trường là một vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu trong nước quan tâm từ lâu. Qua tổng quan một số công trình tiêu biểu 21 cho việc DH tác phẩm VHDG nói chung và PPDH VHDG nói riêng, chúng tôi góp phần tả diện mạo phong phú của khoa học lý luận và phương pháp DH Ngữ văn, làm cơ sở cho chúng tôi đề xuất PPDH VHDG dựa trên nguồn tư liệu đề xuất. Về PPDH VHDG, trong Giảng dạy văn học Việt Nam: phần văn học dân gian ở trường phổ thông cấp 3 (1966), các tác giả Đỗ Bình Trị, Bùi Văn Nguyên đã đề cập đến một số vấn đề về việc giảng dạy VHDG như: chú ý đến vai trò cung cấp kiến thức, rèn luyện kĩ năng và giáo dục tư tưởng, bồi dưỡng tình cảm cho học sinh, lưu ý đến tính dân tộc được thể hiện qua từng câu nói, tiếng hát dân gian. Trong Mấy vấn đề phương pháp giảng dạy – Nghiên cứu văn học dân gian (1983), Hoàng Tiến Tựu đã cung cấp nhiều cơ sở lí luận cho việc nghiên cứu và giảng dạy bộ phận văn học này. Tác giả đề cập đến đối tượng nghiên cứu và vấn đề giảng văn tác phẩm VHDG. Ngoài ra, tác phẩm còn đề cập các vấn đề liên quan đến PP nghiên cứu và giảng dạy như: các thuộc tính, vấn đề phân kì, phân loại và phân vùng VHDG. Trong Chương 6 (Vấn đề giảng dạy truyện dân gian), tác giả đã đưa ra cách tiếp cận, tiếp nhận tác phẩn VHDG không theo con đường của văn học viết. Trong Dạy và học thơ ca dân gian (1986) do Lê Trí Viễn chủ biên, các tác giả đã chú trọng đến hai đặc điểm của VHDG: tính đa chức năng và tính biến dịch trong văn chương dân gian. Ngoài ra công trình này còn giới thiệu bài phân tích các văn bản ca dao trong CT phổ thông. Năm 1993, sách Giảng văn văn học dân gian của Vũ Anh Tuấn, Nguyễn Xuân Lạc được xuất bản (tái bản 1995) đã trở thành sách công hữu ích cho giáo viên các trường phổ thông trung học. Trong Phân tích tác phẩm văn học dân gian (1995), Đỗ Bình Trị đã đi sâu vào bản chất và đặc trưng của VHDG, từ đó đưa ra những vấn đề về phân tích tác phẩm theo quan điểm khoa học. Ngoài ra, tác giả còn đề cập đến thể loại và đặc trưng thể loại và phân tích tác phẩm VHDG theo thể loại. Tác giả đã có những gợi ý tìm hiểu, phân tích các vấn đề cơ bản trong các tác phẩm, giúp giáo viên và học sinh hiểu thêm các tác phẩm để từ đó tiếp tục mở rộng, đào sâu suy nghĩ, chọn lọc vấn đề, sáng tạo ra những PP và hình thức giảng dạy, học tập, đọc hiểu thích hợp trong từng bài. Nguyễn Xuân Lạc qua quyển Văn học dân gian Việt Nam trong nhà trường (1998) cũng có một đóng góp không nhỏ trong việc giúp GV và HS trong việc dạy và học VHDG. Trong đó, tác giả đề cập đến PPDH VHDG theo thi pháp thể loại. Quyển sách bao gồm ba phần chính và phần phụ lục. Ở phần I (tiểu luận), tác giả nhìn nhận 22 VHDG trong tổng thể văn hóa dân gian Việt Nam, trong nền văn học dân tộc và trong CT văn học ở trường phổ thông. Dựa trên cơ sở đó, tác giả cũng đã đề xuất cách tiếp cận và PPDH theo quan điểm thi pháp học về những thể loại chủ yếu được dùng trong nhà trường phổ thông. Phần II (bình giảng tác phẩm) gồm một số bài phân tích tác phẩm tiêu biểu được chọn lọc trong CT giảng dạy của cấp trung học cơ sở (THCS) và trung học (THPT) theo quan điểm thi pháp học. Ở phần III, tác giả đã tập hợp những tư liệu có liên quan đến việc dạy và học VHDG, đặc biệt là câu lạc bộ VHDG và phần cuối cùng là phụ lục về VHDG. Ngoài ra, tác giả còn miêu tả chi tiết về CT VHDG trong trường THCS và THPT, thống kê từng văn bản cụ thể trong CT sau đó đặt vấn đề đổi mới giảng dạy. Năm 2001, Nguyễn Xuân Lạc xuất bản cuốn Giảng dạy văn học dân gian theo thể loại đề cập đến mấy vấn đề về thi pháp văn học dân gian như: văn bản ngôn từ, những yếu tố giao thoa. Từ đó tác giả đề xuất việc DH VHDG theo hệ thống, bằng PP hệ thống cho GV và HS phổ thông. Cuốn sách Bình giảng truyện dân gian (2001) của Hoàng Tiến Tựu là công trình nghiên cứu về những thuận lợi, khó khăn xung quanh công việc bình giảng truyện dân gian và tiến hành bình giảng một số truyện tiêu biểu. Cuốn sách giúp cho giáo viên và học sinh có những định hướng cảm thụ bước đầu các truyện dân gian tiêu biểu. Cuốn sách gồm hai phần: Phần I: Xung quanh công việc bình giảng truyện dân gian; Phần II: Bình giảng một số truyện dân gian tiêu biểu. Nguyễn Viết Chữ trong quyển Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương (theo loại thể) (2006) đã hệ thống lại cách nhìn về môn Văn, các PP, biện pháp, câu hỏi, các chiến thuật, vào DH các thể tài cụ thể trong nhà trường. Trong đó, nghiên cứu đã đề xuất cách vận dụng các PP, biện pháp, làm phong phú hơn việc vào các tác phẩm VHDG cụ thể trong nhà trường. Trong Văn học dân gian Việt Nam - Tác phẩm dùng trong nhà trường (2006), Nguyễn Bích Hà đã cung cấp trọn vẹn những tác phẩm VHDG của dân tộc ít người đang được tuyển trích trong sách giáo khoa Ngữ văn 10. Từng tác phẩm sẽ được giới thiệu theo trình tự: phần giới thiệu của người tuyển chọn và giới thiệu, trích ý kiến phân tích, bình giá của các nhà nghiên cứu; giới thiệu trọn vẹn tác phẩm. Đây là tài liệu cần thiết cho GV, HS, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường. Cuốn sách Phân tích tác phẩm văn học dân gian trong nhà trường của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam của tác giả Bùi Mạnh Nhị (Chủ biên) (2012) không phải là sách 23 hướng dẫn giảng dạy mà chủ yếu cung cấp những gợi ý tìm hiểu, phân tích các vấn đề cơ bản trong các tác phẩm, giúp các bạn giáo viên, các em học sinh hiểu thêm các tác phẩm để từ đó tiếp tục mở rộng, đào sâu suy nghĩ, chọn lọc vấn đề, sáng tạo ra những PP và hình thức giảng dạy, học tập, đọc - hiểu thích hợp trong từng bài. Cuốn sách gồm ba phần: Phần I: Phân tích tác phẩm văn học dân gian trong chương trình Ngữ văn phổ thông hiện hành; Phần II: Phân tích tác phẩm văn học dân gian trong chương trình Trung học phổ thông trước đây; Phần III: Một số bài viết khác của tác giả về văn học dân gian. Bộ sách bình giảng các thể loại VHDG của nhóm tác giả Nguyễn Việt Hùng, Phạm Đặng Xuân Hương đã thể hiện tinh thần ứng dụng khoa học cơ bản với khoa học giáo dục, ứng dụng thành tựu nghiên cứu trong công tác giảng dạy môn VHDG ở trường phổ thông: Giáo trình Văn học dân gian (2012), Bình giảng Ngụ Ngôn (2012). Các cuốn sách tập trung vào việc phân tích cắt nghĩa những tác phẩm truyền thuyết, ngụ ngôn có mặt trong nhà trường. Các cuốn sách có kết cấu 2 phần: tìm hiểu chung về thể loại và phần bình giảng. Nguyễn Thị Bích Hường trong Dạy học truyền thuyết và cổ tích theo đặc trưng thể loại cho học sinh lớp 6 (2015) là một công trình nghiên cứu triển khai theo hướng tiếp cận thi pháp thể loại. Tác giả đã vận dụng một cách nhuần nhuyễn, sáng tạo lí thuyết kể trên để “soi sáng” trong từng tác phẩm cụ thể, chỉ ra hệ thống thi pháp của truyền thuyết, cổ tích trong CT lớp 6, từ đó đề xuất hệ thống thao tác phù hợp, cần thiết nhằm giúp giáo viên giảng dạy thành công. Trên cơ sở đó, tác giả đã thiết kế một số bài dạy truyền thuyết và cổ tích ở lớp 6, được thực hiện nhất quán với những tác phẩm cùng thể loại, giúp khắc sâu ở học sinh kiến thức về thể loại, góp phần hoàn thiện mô hình giờ dạy tác phẩm văn hoc dân gian theo đặc trưng thể loại. Ngoài ra, những luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ thời gian qua cũng chọn việc DH VHDG làm đối tượng nghiên cứu, như: Dạy học truyện cổ tích Lào theo đặc trưng loại thể ở nhà trường trung học phổ thông Lào (1989) của Bun Nho Phommabout; Những biện pháp tích cực hóa hoạt động tiếp nhận của học sinh trong giờ học tác phẩm văn chương ở nhà trường trong học phổ thông (1993) của Trịnh Xuân Vũ; Sử dụng ngữ liệu văn học dân gian trong dạy học tiếng Việt (1999) của Nguyễn Văn Tứ; Vận dụng lí thuyết ngôn ngữ học văn bản vào dạy học đọc hiểu truyện dân gian ở Trung học cơ sở (2010) của Trịnh Thị Lan, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội; 24 Về bài báo khoa học, những nghiên cứu về DH VHDG thời gian qua dành được sự quan tâm lớn của giới khoa học. Các nhà khoa học đã có nhiều cách tiếp cận, nhiều đề xuất khác nhau đối với việc DH VHDG. Nguyễn Xuân Lạc trong “Đổi mới cách dạy và học văn học dân gian ở trường phổ thông” (1990) đã nhấn mạnh đến tinh thần folklore trong giảng dạy VHDG, tức là không chỉ lưu ý mặt ngôn từ trên văn bản mà còn cần lưu ý đến đời sống của tác phẩm trong nhân dân ta qua không gian và thời gian, qua các phương thức diễn xướng. Trong bài viết “Đặc thù bộ môn và vấn đề nâng cao hiệu quả của việc dạy học văn học dân gian” (2009), tác giả Trần Hoàng đã chỉ ra những khó khăn trong quá trình giảng dạy VHDG hiện nay. HS, SV cơ bản chỉ học tác phẩm VHDG trên văn bản được ghi lại trong SGK. Họ không trực tiếp tiếp nhận tác phẩm với tư cách là một thực thể đang tồn tại trong các sinh hoạt văn hóa gia đình, xã hội. Điều này làm giảm đi phần nào sự hứng thú trong học tập của HS, SV. Tác giả cũng đưa ra giải pháp là nền cho SV, HS tiếp xúc với các nghệ nhân dân gian, cho họ xem tuồng, chèo, nghe hát dân ca hoặc về làng quê đi điền dã,... để khơi dậy và bồi đắp tình cảm của các em đối với bộ phận văn học này. Tác giả Mai Văn Năm trong bài viết “Đa dạng hóa nội dung và hình thức dạy học Ngữ văn địa phương” (2009) cũng có một phần nhấn mạnh đến ý nghĩa của việc sưu tầm VHDG, tìm hiểu phong tục, lễ nghi,... để HS hiểu rõ hơn văn hóa dân gian ở địa phương mình. Năm 2014, Nguyễn Thị Ngọc Điệp trong bài viết “Từ định hướng giáo dục phát triển năng lực học sinh nghĩ về việc dạy học văn học dân gian trong nhà trường phổ thông”, đã nêu một số suy nghĩ về tình trạng quá tải trong DH văn học dân gian ở nhà trường phổ thông. Đây là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến việc hạn chế sử dụng các phương pháp DH tích cực, kéo theo những ảnh hưởng không nhỏ đến mục tiêu giáo dục phát triển năng lực học sinh. Gần đây, vấn đề DH tác phẩm VHDG theo hướng tiếp cận văn hóa được đặc biệt quan tâm. Trong “Vận dụng tiếp cận văn hóa trong dạy học tác phẩm văn chương ở nhà trường phổ thông” (2007), Bùi Thị Thu Hà đã giới thiệu một phương diện tiếp cận tác phẩm văn chương là vận dụng tiếp cận văn hóa. Mục đích là nâng cao chất lượng giờ học, hấp dẫn HS và tìm kiếm vẻ đẹp văn hóa, giá trị văn hóa của tác phẩm, tránh khuynh hướng tiếp nhận xã hội học dung tục. Lỗ Bá Đạt trong “Dạy học truyền thuyết theo hướng tiếp cận văn hóa” (2008) đã chỉ ra một số khó khăn khi DH truyền thuyết và đưa ra hướng DH truyền thuyết theo hướng tiếp cận văn hóa. Ngoài ra, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động dạy và học là một hướng đi mang tính chiến lược trong quá trình cải cách giáo dục ở Việt Nam. Xét 25 một cách toàn diện, CNTT vừa là công cụ hỗ trợ vừa là nội dung và cũng là PP nhằm đạt được các mục tiêu giáo dục trong quá trình DH. Ứng dụng CNTT để nâng cao tính tích cực trong DH là xu hướng tất yếu của thời đại CNTT. Các chức năng của CNTT mang lại cho con người như thu thập, xử lý, lưu trữ và truyền đạt dữ liệu. Ứng dụng CNTT trong DH Ngữ văn nói chung, VHDG nói riêng cũng là một nhu cầu tất yếu. Đối với việc ứng dụng CNTT trong DH văn nói chung, VHDG nói riêng, có thể thấy ngoài những sáng kiến kinh nghiệm, những bài báo, những nội dung nhỏ trong các luận văn, thì có thể thấy, hiện rất ít các nghiên cứu về vấn đề này: Đổi mới phương pháp giảng dạy với sự hỗ trợ của máy tính (2003) của Nguyễn Mạnh Cường; Môn Văn và việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc dạy và học Văn (2005) của Dương Thị Hồng Hiếu; Sử dụng công nghệ thông tin vào dạy học Ngữ văn của Đỗ Ngọc Thống; Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn, những vấn đề cần trao đổi (2011) của Trương Văn Hà, Năm 2010, tài liệu Công nghệ thông tin cho dạy học tích cực được Bộ Giáo dục & Đào tạo xác định là bộ công cụ nhằm chuẩn bị cho giáo viên trong vai trò mới và cho thấy cách CNTT có thể được sử dụng như thế nào cho quá trình DH. Bộ công cụ gồm 7 modul. Ở mỗi modul giới thiệu ngắn gọn về một công cụ và thiết kế hướng dẫn, các ví dụ minh họa và ý tưởng sử dụng một phương pháp nào đó trong thực tiễn giảng dạy và học tập, những suy ngẫm về giá trị gia tăng của công cụ, cũng như một số hướng dẫn và lời khuyên mở đầu. Và trong các ví dụ ở các nhóm môn học thì tư liệu này có thiết kế minh họa cho môn văn học. Với mục đích hỗ trợ cho học tập hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, của mà tài liệu hướng tới, nên đây sẽ là một tư liệu có ý nghĩa định hướng cho chúng tôi trong việc tìm kiếm, xây dựng tư liệu và định hướng tổ chức khai thác chúng. Và có thể nói, còn có rất nhiều những bài viết về DH VHDG từ nghiên cứu khái quát đến cụ thể từng tác phẩm trong nhà trường với nhiều cách tiếp cận khác nhau đã tạo nên diện mạo phong phú cho việc DH VHDG trong nhà trường. Nói chung, về lĩnh vực giảng dạy VHDG, tính chủ động, tích cực của chủ thể chưa được đề cập nhiều. Hiệu quả trong quá trình giảng dạy VHDG được nhấn mạnh nhưng vẫn chỉ đề cập đến phương diện văn bản, còn vai trò của HS trong tiếp nhận ít được quan tâm. Trong luận án này, người viết sẽ kế thừa thành tựu của các thế hệ đi trước đồng thời cũng mạnh dạn thể nghiệm sự đổi mới trong DH tác phẩm VHDG ở trường phổ thông ở môi trường tình Trà Vinh. Sự đổi mới này chủ yếu dựa trên nguyên 26 tắc kích thích tính tự giác, chủ động của HS qua việc khai thác có hiệu quả nguồn tư liệu VHDG để làm nổi bật đặc trưng của VHDG, chú ý đến các yếu tố phi văn bản, hướng người học đến một môi trường văn hóa dân gian sống động, đa dạng, qua đó phát triển được năng lực người học một cách hiệu quả. 1.1.2.2. Những nghiên cứu về dạy học văn học dân gian địa phương Trà Vinh bậc trung học Từ năm học 2002 - 2003, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo đưa CT địa phương vào dạy và học chính khoá nhằm giúp học sinh có được những kiến thức khái quát về Văn học, Lịch sử, Địa lí của chính quê hương mình. Trên tinh thần đó, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Trà Vinh tổ chức biên soạn sách Ngữ văn địa phương Trà Vinh (Tài liệu dạy – học tại các trường THCS thuộc tỉnh Trà Vinh) nhằm phục vụ cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh trong toàn tỉnh từ lớp 6 đến lớp 9. Nội dung CT được biên soạn theo từng lớp. Mỗi lớp được biên soạn theo tiết với ba phân môn: Văn học, Tiếng Việt và Tập làm văn theo khung CT mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định. Theo tinh thần này, ở 4 khối lớp của bậc trung học cơ sở, CT văn học dân gian Trà Vinh sẽ được phân phối ở lớp 6 và lớp 7. Đặc biệt, trong cả hai CT, phần văn học dân gian địa phương đều là những bài tổng quan. CT lớp 6 là tìm hiểu khái quát về văn học dân gian địa phương và CT lớp 7 là tìm hiểu khái quát về ca dao, dân ca, tục ngữ, vè địa phương. Trong đó các nội dung sẽ được triển khai thành 4 bài 4 tiết (3 bài khái quát, 1 truyện cổ tích đọc thêm). Trong CT này thì không có tác phẩm văn học dân gian Khmer nào được đưa vào giảng dạy chính khóa. Đối với bậc THPT, từ năm 2008 – 2009, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Trà Vinh tổ chức biên soạn sách Ngữ văn địa phương Trà Vinh (Tài liệu dạy – học tại các trường THPT thuộc tỉnh Trà Vinh), được xác định là tư liệu tham khảo dùng cho tiết học trên lớp và ngoại khóa. Chương trình có 7 bài dành cho phần văn học dân gian Trà Vinh, gồm: 4 bài khái quát, 1 truyện thơ, 1 truyền thuyết, 1 truyện cổ tích. Trong đó, truyện dân gian Khmer đã được vào CT gồm 1 truyện cổ tích và 1 truyền thuyết. Tuy nhiên, chỉ có truyền thuyết dân gian Khmer là ở CT chính khóa. Về những nghiên cứu việc DH VHDG địa phương Trà Vinh, hiện chúng tôi mới ghi nhận luận văn thạc sĩ Dạy học văn học dân gian trong Chương trình Ngữ văn địa phương trung học cơ sở, trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực tiếp nhận của học sinh ở tỉnh Trà Vinh (2016) của Phạm Văn Lượm thực hiện. Tác giả luận 27 văn đã phần nào hệ thống hóa các bài dạy VHDG trong chương Ngữ văn địa phương Trà Vinh, để từ đó đề xuất phương hướng dạy các tác phẩm VHDG trong CT theo định hướng phát triển năng lực tiếp nhận của học sinh trung học. Tuy luận văn đã bắt kịp với quan điểm đổi mới DH theo hướng phát triển năng lực nói chung, VHDG nói riêng nhưng kết quả thu được cũng chưa có nhiều đột phá và đóng góp cho việc DH VHDG Trà Vinh. Cũng trong Kỷ yếu Hội thảo Nghiên cứu và Giảng dạy Ngữ văn ở Nam Bộ trong tình hình hiện nay (2016), Ngữ văn địa phương Trà Vinh cũng được các nhà nghiên cứu quan tâm. Trong bài “Mối tương quan giữa văn học địa phương và môi trường học đường tại Trà Vinh”, nhà văn Trần Dũng bên cạnh việc khẳng định tầm quan trọng của việc đưa VH Trà Vinh vào giảng dạy trong nhà trường các cấp qua việc giới thiệu khái quát về diện mạo VH Trà Vinh và thực trạng DH Ngữ văn địa phương Trà Vinh. Từ đó nhà văn đã đề xuất 4 giải pháp cho việc dạy học Ngữ văn địa phương ở Trà Vinh. Trầm Thanh Tuấn trong bài “Dạy học tích hợp Ngữ văn địa phương trong chương trình Ngữ văn trung học phổ thông tại tỉnh Trà Vinh” đã đề xuất các hình thức tổ chức dạy học tích hợp trong DH Ngữ văn địa phương Trà Vinh theo đặc trưng thể loại, tích hợp qua các dự án học tập, giới thiệu tác phẩm tác phẩm văn học Trà Vinh gắn với địa bàn cư trú, học tập của HS và tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo đối với văn học địa phương Trà Vinh. Tháng 8/2018, trong Hội thảo “Văn hóa và Văn học Nam Bộ trong thời kì hội nhập”, tác giả Võ Thị Ngọc Kiều trong bài “Khai thác tư liệu trong dạy học văn học dân gian Khmer theo định hướng phát triển năng lực (Trường hợp Truyện Ao bà Om trong SGK Ngữ văn địa phương Trà Vinh)” đã đề xuất quy trình tổ chức DH nhằm khai thác nguồn tư liệu theo định hướng phát triển năng lực HS. Quy trình này có nhiều yếu tố phù hợp với cách dạy học truyền thống, đồng thời có những yếu tố mới, tích cực, nhất là đã tạo cơ chế để phát huy tính độc lập, năng lực hợp tác, năng lực tư duy sáng tạo,... của học sinh. Năm 2019, Trường Đại học Trà Vinh tổ chức Hội thảo “Văn học các dân tộc thiểu số vùng Nam Bộ - Từ truyền thống đến hiện đại”. Hội thảo đã tập hợp được nhiều bài viết có giá trị khoa học cao về văn học các dân tộc thiểu số ở Nam Bộ, giúp chúng tôi có thêm thông tin về nhiều tư liệu quý trong xây dựng nguồn tư liệu cho luận án như: “Sự tích Ao Bà Om – truyền thuyết tiêu biểu của người Khmer ở Trà Vinh” của Trầm 28 Thanh Tuấn, “Khảo sát truyện kể Khmer trong chương trình Sách giáo khoa Tiếng Khmer cấp Tiểu học hiện hành” của Bùi Thị Luyến, Như vậy, nội dung phần VHDG Trà Vinh trong sách giáo khoa Ngữ văn địa phương Trà Vinh chiếm vị trí quan trọng. Cũng theo xu hướng chung, việc DH VHDG Trà Vinh cần có những đổi mới, tìm tòi cách thức, PP giảng dạy phù hợp, trong đó DH tích hợp, DH trong mối quan hệ với văn hóa dân gian, DH theo dự án,... có thể là những gợi ý phù hợp. Đối với CT Ngữ văn địa phương Trà Vinh nói chung, VHDG Trà Vinh nói riêng hiện vẫn chưa có những nghiên cứu chuyên sâu và nhiều giá trị tham khảo, định hướng cho việc thực thi CT cũng như vận dụng tổ chức DH cho từng bài dạy VHDG Trà Vinh cụ thể, đặc biệt là việc DH VHDG Khmer Trà Vinh trong CT Ngữ văn địa phương Trà Vinh. 1.1.3. Những tài liệu về thiết kế bài giảng và tư liệu Ngữ văn Cũng như các môn khác, Ngữ văn rất cần các tư liệu tham khảo để hỗ trợ việc DH. Trong nghiên cứu này chúng tôi xác định nguồn tư liệu hỗ trợ việc DH VHDG gồm các thiết kế bài giảng và các tư liệu Ngữ văn cho các CT Ngữ văn bậc TH. 1.1.3.1. Về các thiết kế bài giảng Về các tư liệu thiết kế bài học và bài giảng, có thể kể đến tác phẩm Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10 của Nguyễn Văn Đường chủ biên (2009) đã bám sát CT, hệ thống hóa, cụ thể hóa sách giáo khoa và sách giáo viên thành hệ thống hoạt động DH chi tiết, là một tư liệu khá bổ ích cho giáo viên để tham khảo về phần VHDG. Trong Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11, tập 1, tập 2 do Phạm Minh Diệu chủ biên (2007) dùng cho các giáo viên đang dạy các trường phổ thông trung học tham khảo, tư liệu đã giới thiệu cách thiết kế bài giảng theo tinh thần đổi mới PP DH nhằm phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh. Ngoài ra tư liệu còn mở rộng, bổ sung thêm một số nội dung liên quan đến bài giảng bằng nhiều hoạt động nhằm cung cấp thêm tư liệu để các thầy, cô giáo tham khảo vận dụng tùy theo đối tượng và mục đích DH. Các tác giả đã soạn các bài giảng theo cấu trúc gồm các hoạt động của thầy và trò, đồng thời nêu lên yêu cầu cần đạt được của mỗi hoạt động. Trong tư liệu này chúng tôi đã quan tâm xây dựng hệ thống bài tập phù hợp với từng hoạt động học sinh. Mỗi bài tập đều hướng học sinh tới việc tìm hiểu một đơn vị kiến thức hoặc rèn luyện một loại kỹ năng nhất định. Khi thực hiện giáo án này giáo viên không dùng lối thuyết giảng hay vấn đáp như trước mà phải quan tâm đến việc giao nhiệm vụ cho học sinh trong từng cung đoạn của 29 tiết học. Theo đó, giáo viên sẽ thực hiện tốt hơn vai trò hướng dẫn, đôn đốc, động viên, giám sát, ... chỉ đạo mọi hoạt động của lớp học. Quyển Thiết kế bài giảng Ngữ Văn 12 tập 1, 2 của Phạm Minh Diệu, Lê Hồng Chính (2008) được biên soạn theo CT SGK Ngữ Văn 12 của Bộ giáo dục và đào tạo. Thiết kế các hoạt động cùng hệ thống các câu hỏi , bài tập nhằm giúp giáo viên tham khảo trong quá trình DH. Nội dung sách bám sát thực tế ở phần lớn các trường THPT với hệ thống các câu hỏi gợi mở, bài tập cơ bản và nâng cao. Quyển Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12 tập 1, 2 của Nguyễn Văn Đường chủ biên (2008) đã bám sát CT, hệ thống hoá, cụ thể hoá SGK thành hệ thống hoạt động DH trong từng tiết, từng bài. Trong đó, tư liệu chú trọng đến các định hướng tích hợp (ngang, dọc) và tích cực hoá hoạt động học của học sinh bằng nhiều hình thức học phong phú, nhẹ nhàng, hấp dẫn: các chùm câu hỏi gợi mở, dẫn dắt để tổ chức đàm thoại, hoạt động nhóm nhỏ và vừa, thảo luận chung cả lớp, nêu vấn đề, hướng dẫn giải các câu hỏi và bài tập trong mục Luyện tập, bài tập nâng cao cho SGK Ngữ văn 12. 1.1.3.2. Về các tư liệu Ngữ văn Nội dung cuốn sách Tư liệu ngữ văn 10 của nhóm tác giả Đỗ Việt Hùng, Nguyễn Thị Ngân Hoa, Phạm Thị Thu Hương (2009) vừa đảm bảo bám sát CT vừa mở rộng, nâng cao kiến thức cho người học. Cùng với việc cung cấp tư liệu, sách còn gợi ý hướng dẫn sử dụng tư liệu thông qua những đề mục, cách sắp xếp hệ thống tư liệu hoặc một số lời dẫn khi cần thiết, giúp cho bạn sử dụng sách vừa có những định hướng cơ bản vừa không làm mất đi tính chủ động, tích cực trong quá trình dạy và học. Cuốn sách gồm 03 phần tương đương với ba phân môn Văn học, Tiếng Việt và Làm văn. Bên cạnh những nguyên tắc chung khi lựa chọn, sắp xếp tư liệu, mỗi phần có những nội dung riêng phù hợp với bài học. Riêng Phần văn học, nhóm tác giả đã cung cấp tư liệu về tác giả, tác phẩm, thể loại văn học, những vấn đề văn học, trong đó trọng tâm là tư liệu về tác phẩm. Bộ ba cuốn Tư liệu Ngữ văn lớp 10, 11, 12 do Nhà xuất bản Giáo dục xuất bản năm 2010 đã cung cấp hệ thống tư liệu cần thiết cho việc DH Ngữ văn trong nhà trường phổ thông: - Tư liệu Ngữ văn lớp 10 do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam xuất bản năm 2010 của nhóm tác giả Lã Nhâm Thìn, Bùi Minh Toán (Chủ biên), Lê Nguyên Cẩn, Đỗ Kim Hồi, Lê Thái Hoa, Nguyễn Thị Ngân Hoa, Phạm Thu Yến. 30 - Tư liệu Ngữ văn lớp 11 do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam xuất bản năm 2010 của nhóm tác giả Đỗ Kim Hồi, Bùi Minh Toán (Chủ biên), Lê Nguyên Cẩn, Nguyễn Thị Ngân Hoa, Nguyễn Thị Ngọc Khanh. - Tư liệu Ngữ văn lớp 12 do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam xuất bản năm 2010 của nhóm tác giả Lê Nguyên Cẩn, Đỗ Kim Hồi, Nguyễn Thị Ngọc Khanh, Nguyễn Thị Nương, Bùi Minh Toán. Ngoài ra, ở CT Ngữ văn bậc THCS, cuốn Tư liệu Ngữ văn 6 (2012), Tư liệu Ngữ văn 9 (2012) của Đỗ Ngọc Thống, Nguyễn Văn Hiệp, Nguyễn Trọng Hoàn đảm bảo bám sát CT vừa mở rộng, nâng cao kiến thức cho người học. Cùng với việc cung cấp tư liệu, sách còn gợi ý hướng dẫn sử dụng tư liệu thông qua những đề mục, cách sắp xếp hệ thống tư liệu hoặc một số lời dẫn khi cần thiết, giúp cho bạn sử dụng sách vừa có những định hướng cơ bản vừa không làm mất đi tính chủ động, tích cực trong quá trình dạy và học. Cuốn sách gồm 3 phần tương đương với ba môn Văn học, Tiếng Việt và Làm văn của môn Ngữ văn. Phần văn học cung cấp tư liệu về tác giả, tác phẩm, thể loại văn học, những vấn đề văn học, trong đó trọng tâm là tư liệu về tác phẩm. Cuốn Tư liệu Ngữ văn 7 (2011), Tư liệu Ngữ văn 8 (2013) của Đỗ Ngọc Thống, Nguyễn Văn Hiệp, Nguyễn Trọng Hoàn đã bám sát theo từng bài học trong sách giáo khoa Ngữ văn 7, trong mỗi bài học có các tư liệu về Đọc - hiểu văn bản, Tiếng Việt và Tập l...ện được tinh thần, bản sắc của truyện thơ dân gian nói chung, truyện thơ dân tộc Thái nói riêng. + Có thể quay clip và chiếu trên lớp * Tư liệu tham khảo: (10)https://www.youtube.com/watch?v=d2pyHcK- mE4&list=PL5A5ToFpicJp2NeEMADAxo_M-YE3pQw1q&index=4 (11)https://www.youtube.com/watch?v=jy7jB4SYEFY (12)https://www.youtube.com/watch?v=uhYhyO_It7Y (13)https://www.youtube.com/watch?v=_RaKfCp2624 (14)https://www.youtube.com/watch?v=jrjrkV1ooAg&list=PL5A5ToFpicJp2NeEMADAxo_ M-YE3pQw1q&index=12 2. Nhiệm vụ chung cho các nhóm: Các nhóm bốc thăm để giải quyết các tình huống sau: a. Nếu là chàng trai trong đoạn trích, anh/chị sẽ ứng xử như thế nào nếu tình yêu tan vỡ? Là những người đang trong độ tuổi yêu, anh chị học được gì từ cách ứng xử của chàng trai trong đoạn trích? b. Tìm một số bài báo, clip, hình ảnh đề cập về cách ứng xử trong tình yêu sau khi người yêu đi lấy chồng của thanh niên trong xã hội hiện nay, so sánh với cách ứng xử của chàng trai trong đoạn trích và nhận xét. c. Đóng vai một hướng dẫn viên du lịch, hãy thuyết minh cho các bạn em là du khách miền Nam về văn hóa dân tộc Thái trong đó có truyện thơ Xống chụ xon xao. d. Hãy đóng vai một nhà quản lý văn hóa, đề xuất những biện pháp giới trẻ đón nhận các sáng tác truyện thơ dân tộc Thái trong bối cảnh hiện nay, để văn hóa dân tộc Thái nói riêng và giá trị văn học dân gian nói chung không bị mai một? * Yêu cầu: - Tổ chức trên lớp. 108 - Trình bày. * Yêu cầu chung cho các yêu cầu làm trước khi lên lớp: Gửi file kết quả thảo luận cho GV trước 1 ngày trước khi lên lớp và in phát cho lớp trong giờ học. 2.2. Chuẩn bị của HS: - Nhóm trưởng tập hợp nhóm để xác định cụ thể nhiệm vụ của Nhóm. - Thảo luận phân chia nhiệm vụ, cách thức làm việc với ngữ liệu. - Thông nhất thời gian, cách thức trình bày. 3. Phương pháp, phương tiện dạy học: - Diễn giảng, Đàm thoại, Thảo luận Nhóm, Nêu vấn đề, Trực quan; Kĩ thuật trình bày 01 phút. - Sách giáo khoa, Sách giáo viên, Máy chiếu, Máy tính, Thiết kế bài dạy, Tư liệu tham khảo; Phiếu học tập,... 4. Tổ chức các hoạt động dạy học: - Ổn định tổ chức lớp (02 phút) - Kiểm tra bài cũ: Tình huống gây cười trong truyện “Nhưng nó phải bằng hai mày” và “Tam đại con gà”? Truyện phê phán những hiện tượng gì trong đời sống? (05 phút) - Tiến trình dạy học: Thời gian Hoạt động Định hướng kiến thức Định hướng năng lực, phẩm chất 3 1.Hoạt động khởi động: GV yêu cầu Nhóm 1 trình bày kết quả hợp tác  GV định hướng kiến thức, dẫn dắt vào bài. - GV vận dụng kĩ thuật trình bày 01 phút yêu cầu HS Nhóm 1 và 01 HS lớp trình bày ấn tượng/băn khoăn lớn nhất về văn hóa Thái trong mối liên hệ với truyện thơ dân gian. Cho đến nay, các nhà sưu tầm, nghiên cứu chưa tìm thấy truyện thơ của người Kinh trong kho tàng văn học dân gian của dân tộc Việt Nam mà mới chỉ phát hiện, ghi chép và giới thiệu một số truyện thơ của các dân tộc ít người. Trong số đó, nổi bật là tác phẩm “Tiễn dặn người yêu” của dân tộc Thái. Nói về sức hấp dẫn của truyện thơ này, có ý kiến cho rằng: khi “hát Tiễn dặn lên, gà ấp phải bỏ ổ, cô gái quên hái rau, anh đi cày quên cày”. Tại sao có điều kỳ lạ như thế?Liệu sức hấp dẫn đến mức đó không? Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu một đoạn trích trong tác phẩm đó. - Phẩm chất: Biết yêu quý, tự hào về những giá trị văn hóa truyền thống. 5 * Khái quát chung: - GV yêu cầu Nhóm 2 trình bày kết quả nghiên cứu  GV khái quát (nêu CH đàm thoại với Nhóm, lớp để xác định/củng cố kiến thức) - GV diễn giảng: từ định nghĩa trên, ta có thể hiểu: truyện thơ dân gian là tác phẩm dài kết hợp tự sự và trữ tình kể về số phận của những người nghèo khổ và thể hiện thế giới nội tâm của nhân vật một cách trực tiếp, đa dạng, phong phú; vừa phản ánh số phận đau thương I. Tìm hiểu chung 1. Thể loại: Truyện thơ + Tác phẩm tự sự dân gian bằng thơ, giàu chất trữ tình. + Nội dung: Phản ánh số phận bất hạnh; khát khao về tình yêu tự do, khát khao công lý. + Hình thức diễn xướng: Kể- hát. 2. Truyện thơ Tiễn dặn người yêu - Do Mạc Phi dịch gồm 1846 câu, trong đó chỉ có gần 400 câu tiễn dặn. - Chủ đề: Khát vọng về tình yêu tự do và hạnh phúc lứa đôi. - Năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, Năng lực giao tiếp và hợp tác. - Phẩm chất: Biết yêu quý, tự hào về những giá trị văn hóa truyền thống. 109 Thời gian Hoạt động Định hướng kiến thức Định hướng năng lực, phẩm chất vừa bày tỏ khát vọng công bằng, khát vọng tự do yêu đương của nhân dân ta trong xã hội phong kiến đầy bất công, phi lí. 3. Đoạn trích “Lời tiễn dặn”: Có 2 lời tiễn dặn - Lời tiễn dặn đầu: tâm trạng của chàng trai khi nhà trai đưa cô gái về chồng. - Lời tiễn dặn sau: tâm trạng của chàng trai khi khi chứng kiến cô gái bị gia đình chồng hành hạ, đánh đập. 25 2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới * Hoạt động 2.1: GV yêu cầu Nhóm 3 trình bày Tâm trạng của cô gái khi bước chân về nhà chồng thông qua lời của chàng trai  GV khái quát. (nêu CH đàm thoại với Nhóm, lớp để xác định /củng cố kiến thức; - GV vận dụng kĩ thuật trình bày 01 phút yêu cầu Nhóm 3 trình bày kết quả nghiên cứu về Tâm trạng của chàng trai khi tiễn cô gái về nhà chồng và khi chứng kiến người yêu bị gia đình chồng hành hạ, đánh đập  GV khái quát (Gợi ý/dẫn dắt: qua tâm trạng của chàng trai khi người yêu theo chồng  phẩm chất, cách ứng xử của chàng trai trong tình yêu). II. Đọc – hiểu văn bản 1. Tâm trạng của cô gái khi bước chân về nhà chồng thông qua lời của chàng trai: - Động từ: ngoảnh lại, ngóng trông  bồn chồn, lo lắng, lưu luyến, dùng dằng. - Hình ảnh: lá cà, lá ớt, lá ngón  hình ảnh mang tính chất ẩn dụ cho tâm trạng cay đắng, bẽ bàng, đau đớn trong lòng của cô gái.  Tâm trạng đau đớn, bế tắc trước tình cảnh éo le, trớ trêu. 2. Tâm trạng của chàng trai khi tiễn cô gái về nhà chồng: - Người đẹp anh yêu cất bước theo chồng  mâu thuẫn: tình yêu tha thiết và thực tế phũ phàng. - Hành động: + Muốn nhủ đôi câu, muốn dặn đôi lời + Muốn được ủ lấy hương người của cô gái + Nựng, bế con của cô gái với chồng  Tâm trạng lưu luyến, dùng dằng của chàng trai  Tình yêu chân thành, sâu đậm, cao thượng * Ý nghĩa lời tiễn dặn thứ 1: “Đôi ta yêu nhau.góa bụa về già”  Điệp từ “đợi”: + Khắc sâu lời hứa hẹn. + Khẳng định tình yêu thủy chung, vững bền. + Khẳng định sự chấp nhận hiện tại, chỉ còn hi vọng ở tương lai.  Sự bất lực của chàng trai trước tập tục hôn nhân. 3. Tâm trạng của chàng trai khi chứng kiến người yêu bị gia đình chồng hành hạ, đánh đập. - Hành động: Chăm sóc ân cần. - Lời lẽ: dịu dàng, ân cần.  Tâm trạng đau đớn, xót xa của chàng trai. - Năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, Năng lực giao tiếp và hợp tác, Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo - Phẩm chất: Tự tin, sáng tạo, nghệ thuật 110 Thời gian Hoạt động Định hướng kiến thức Định hướng năng lực, phẩm chất Hoạt động 2.2: GV cho HS thảo luận theo bàn: Đoạn trích sử dụng rất nhiều câu thơ có dùng phép điệp (từ ngữ, hình ảnh, kiểu câu). Hãy tìm và nhận xét giá trị biểu cảm của những câu thơ đó. - HS tham gia điền khuyết vào bảng theo yêu cầu của Gv nhằm khắc sâu kiến thức .  Thái độ của tác giả đối với thân phận người phụ nữ: cảm thông, thương xót  Tinh thần nhân đạo sâu sắc. * Ý nghĩa lời dặn thứ 2: - Điệp từ “cùng” + Khát khao thoát khỏi tập tục hôn nhân để gắn bó với người yêu. + Sự cảm thông và san sẻ của những người yêu nhau. - Điệp từ “chết” lặp lại 6 lần: + Thể hiện sự gắn bó bền chặt, nếu họ không được sống cùng nhau thì sẽ chết cùng nhau. + Tô đậm tình yêu mãnh liệt và nồng nàn. + Tố cáo xã hội phong kiến bất công: vùi dập, bóp chết tình yêu của những đôi trai gái khiến họ đau khổ suốt đời. 4. Lời cuối đoạn: “Lòng ta thương nhaukhông nghe”. - Hình ảnh: vàng, đá, gỗ cứng, gió  tình yêu vững bền, không gì thay đổi được, rung chuyển. - Ý nghĩa: Khát vọng về một tình yêu tự do.  Thấm đẫm tinh thần nhân đạo sâu sắc. Lời tiễn dặn Từ ngữ, hình ảnh, kiểu câu Giá trị biểu đạt Lời tiễn dặn đầu Từ “đợi” + Khắc sâu lời hứa hẹn. + Khẳng định tình yêu thủy chung, vững bền. + Khẳng định sự chấp nhận hiện tại, chỉ còn hi vọng ở tương lai. Lời tiễn dặn sau - Điệp từ “cùng” - Điệp từ “chết” lặp lại 6 lần: + Khát khao thoát khỏi tập tục hôn nhân để gắn bó với người yêu. + Sự cảm thông và san sẻ của những người yêu nhau. + Thể hiện sự gắn bó bền chặt, nếu họ không được sống cùng nhau thì sẽ chết cùng nhau. + Tô đậm tình yêu mãnh liệt và nồng nàn. 111 Thời gian Hoạt động Định hướng kiến thức Định hướng năng lực, phẩm chất + Tố cáo xã hội phong kiến bất công: vùi dập, bóp chết tình yêu của những đôi trai gái khiến họ đau khổ suốt đời. Lời cuối đoạn: “Lòng ta thương nhaukhông nghe”.  tình yêu vững bền, không gì thay đổi được, rung chuyển. - Ý nghĩa: Khát vọng về một tình yêu tự do.  Thấm đẫm tinh thần nhân đạo sâu sắc. - Hình ảnh: vàng, đá, gỗ cứng, gió. - Tình yêu vững bền, không gì thay đổi được, rung chuyển. - Ý nghĩa: Khát vọng về một tình yêu tự do.  Thấm đẫm tinh thần nhân đạo sâu sắc. 15 Hoạt động 3: Luyện tập GV yêu cầu nhóm bốc thăm tình huống 1 và tình huống 2 báo cáo kết quả nghiên cứu, giải quyết tình huống (đã bốc thăm trước đó): 1. Nếu là chàng trai trong đoạn trích, anh/chị sẽ ứng xử như thế nào nếu tình yêu tan vỡ? Là những người đang trong độ tuổi yêu, anh chị học được gì từ cách ứng xử của chàng trai trong đoạn trích? 2.Tìm một số bài báo, clip, hình ảnh đề cập về cách ứng xử trong tình - HS nêu cảm nhận về cách ứng xử của chàng trai trong đoạn trích. - Trình chiếu các video/clip về cách ứng xử trong tình yêu của thanh thiếu niên ngày nay. Nêu nhận xét. Đưa ra cách ứng xử phù hợp của bản thân. Lí giải. - Nêu những phẩm chất học được từ cách ứng xử của chàng trai trong đoạn trích. - Năng lực: Tự học, GQVĐ, sáng tạo, CNTT và TT, hợp tác. - Phẩm chất: Sống yêu thương, sống trách nhiệm. 112 Thời gian Hoạt động Định hướng kiến thức Định hướng năng lực, phẩm chất yêu sau khi người yêu đi lấy chồng của thanh niên trong xã hội hiện nay, so sánh với cách ứng xử của chàng trai trong đoạn trích và nhận xét. 5 Đàm thoại: Khái quát lại nội dung và nghệ thuật của đoạn trích? (lần lượt mỗi HS mỗi ý). III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Miêu tả tâm lí của nhân vật thông qua hình ảnh, cử chỉ, suy nghĩ. + Sử dụng nhiều từ ngữ, hình ảnh gần gũi với đời sống đồng bài dân tộc thiểu số. 2. Nội dung Phác thảo chân dung chàng trai, cô gái – nạn nhân của chế độ phong kiến miền núi. Từ đó tố cáo tập tục hôn nhân vô lí, bất công và bày tỏ khát vọng sống của con người. 10 - Dẫn dắt từ khát vọng tình yêu trong sáng, ý thức đấu tranh vì tình yêu của nhân vật trong truyện đối với nhận thức giới trẻ và bối cảnh xã hội hiện nay. - Quan điểm rõ ràng, phù hợp với chuẩn đạo đức, pháp luật, 4. Hoạt động vận dụng: Xác định quan điểm của giới trẻ về vấn đề khát vọng tình yêu trong sáng, ý thức đấu tranh vì tình yêu tự do qua bài thuyết trình ngắn (05 phút). 5. Hoạt động tìm tòi – Mở rộng (05 phút) So sánh những số phận người phụ nữ trong những bài ca dao, truyện cổ tích đã học với truyện thơ Xống trụ xon xao qua đoạn trích Lời tiễn dặn qua bài thuyết trình ngắn (05 phút). .. 113 PHỤ LỤC 7 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO Ý KIẾN TRAO ĐỔI CỦA TS. TRẦN THANH BÌNH Dẫn dắt 1. Trong bức tranh toàn cảnh, nếu hình dung văn học dân tộc như một dòng sông mẹ thì các bộ phận văn học hình thành và phát triển ở các địa phương chính là các nhánh sông con; các nhánh sông con này tuy chảy trên các địa hình khác nhau, có độ dài ngắn, nông sâu khác nhau nhưng tất cả đều hướng về sông mẹ, dồn nước cho sông mẹ, làm cho sông mẹ ngày càng trở nên hùng vĩ. Văn học dân gian Trà Vinh là một bộ phận của văn học dân gian Việt Nam, như vậy văn học dân gian Trà Vinh đương nhiên có những đặc điểm chung với văn học dân gian Việt Nam, giống như các bộ phận văn học dân gian ở các địa phương khác, nhưng nó cũng có những đặc điểm riêng, phản ánh hiện thực, cuộc sống, tư duy cổ xưa của riêng bộ phận cư dân trên địa bàn Trà Vinh. Để làm rõ hơn những đặc điểm của văn học dân gian Trà Vinh thông qua những tư liệu đã sưu tầm được, chúng tôi xin trân trọng kính mời nhà văn Trần Dũng, Phó Chủ tịch thường trực Hội Văn học nghệ thuật Trà Vinh chia sẻ đôi điều. 2. Qua chia sẻ của nhà văn Trần Dũng, có thể thấy khá rõ một điều: bản sắc đậm đà, rõ nét nhất của văn học dân gian Trà Vinh chính là được thể hiện qua kho tàng văn học dân gian Khmer hiện đang lưu truyền trong cuộc sống đương đại của con người Trà Vinh. Trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống các dân tộc, ngoài những công tác sưu tầm, chỉnh lí, tuyên truyền thì việc đưa những giá trị đó vào dạy học trong nhà trường là một giải pháp hiệu quả và cần thiết. Từ nhiều năm nay, trường Trung cấp Khmer Pali Trà Vinh đã triển khai xây dựng chương trình và đưa vào giảng dạy học phần Văn học dân gian Khmer. Tại buổi giao lưu hôm may, xin trân trọng kính mời thầy Lâm Sa Rone, Phó Hiệu trưởng trường Trung cấp Khmer Pali Trà Vinh giới thiệu về việc dạy học học phần văn học dân gian Khmer của nhà trường. 3. Trong chương trình giáo dục hiện hành, nội dung giáo dục địa phương đã được đưa vào dạy học ở một số môn học (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí). Trong chương trình giáo dục mới, do việc tích hợp các kiến thức khoa học xã hội và nhân văn được triển khai theo trục: thế giới – khu vực – quốc gia – địa phương nên vị trí, vai trò của giáo dục địa phương được nhìn nhận một cách chính thức hơn, có sự phân công cụ thể hơn: chương trình tổng thể và SGK đảm bảo các nội dung: thế giới – khu vực – quốc gia; chương trình địa phương và tài liệu dạy học địa phương đảm bảo nội dung địa phương như một bộ phận không thể thiếu của toàn bộ chương trình giáo dục. Những kinh nghiệm dạy học Ngữ văn địa phương trong thời gian qua sẽ rất bổ ích cho việc đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn địa phương trong thời gian tới. Xin mời phát biểu của thầy Kiên Savan, GV Ngữ văn Trường Trung học phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Trà Vinh. 4. TS. Trần Thanh Bình nói về vai trò của tư liệu văn học đối với việc dạy học đọc hiểu văn bản văn học. Trước hết, việc tìm đọc các tư liệu để mở rộng vốn kiến thức là yêu cầu bắt buộc của định hướng dạy học phát triển năng lực: đảm bảo quan điểm tích hợp (huy động tổng hợp kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau). Thứ hai, đọc nhiều tư liệu tức là học được nhiều cách tiếp cận, kĩ năng phân tích văn bản văn học (vd: thơ HXH). Thứ ba, đọc nhiều tư liệu sẽ có khả năng liên kết các văn bản để tìm hiểu một văn bản. Ví dụ 1: Bây giờ mận mới hỏi đào Vườn hồng đã có ai vào hay chưa? Mận hỏi thì đào xin thưa: 114 Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào (CD) Cách hiểu thông thường: lời đối đáp, giao duyên giữa người con trai và người con gái (mận – con trai; đào – con gái). Cách hiểu khác: đây là lời tâm sự của hai người bạn gái với nhau (lí do: trong văn học dân gian, mận không phải là biểu tượng chỉ người con trai mà là biểu tượng chỉ người con gái). Để xử lí vấn đề này cần mở rộng không gian nghiên cứu qua việc tìm hiểu nhiều tư liệu. Tư liệu cho thấy: Trong ca dao dân gian, cặp hình ảnh mận – đào có thể chỉ người con gái: Xin chàng hãy bỏ tay ra Đến mai về cửa về nhà sẽ hay Chàng đừng cầm lấy cổ tay Khi xưa cành mận mà nay cành đào Như vậy, nhờ tìm hiểu qua nhiều tư liệu, ta có thể kết luận rằng: tuỳ vào những ngữ cảnh cụ thể, cặp hình ảnh mận – đào có thể hoặc chỉ thân phận người con gái, hoặc chỉ tình cảm giữa người con trai và người con gái. Do vậy, trong trường hợp câu ca dao “Bây giờ mận mới hỏi đào”, cặp hình ảnh mận – đào chỉ tình cảm giữa người con trai và người con gái, và đây là lời đối đáp, giao duyên giữa người con trai và người con gái (đúng theo cách hiểu thông thường). Ví dụ 2: Gió đưa cành trúc la đà Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương (CD) Cách hiểu thông thường: canh gà Thọ Xương là tiếng gà gáy sang canh ở làng Thọ Xương hoà cùng với tiếng chuông dìu dặt của đền Trấn Vũ. Cách hiểu khác: canh gà Thọ Xương là một món ăn ngon, nổi tiếng của làng Thọ Xương. Để xử lí vấn đề này cần mở rộng không gian nghiên cứu qua việc tìm hiểu nhiều tư liệu. Tư liệu cho thấy: Trong ca dao dân gian, cặp hình ảnh tiếng chuông – canh gà đã trở thành mô-típ, và mô-típ này được dùng để đặc tả cảnh sắc, không gian, thời gian của một vùng, miền, địa danh nào đó: Gió đưa tàu chuối la đà, Tiếng chuông Xá Lợi, canh gà Thủ Thiêm Tuy nhiên, trong một văn cảnh khác, nếu canh gà không gắn liền với tiếng chuông để tạo thành cặp hình ảnh tiếng chuông – canh gà thì rất có thể canh gà không phải là tiếng gà gáy sang canh mà là một món ăn ngon nổi tiếng: Đậu Mơ, cà Láng, dưa La Cá rô Đầm Sét, canh gà Thọ Xương (trong văn cảnh trên, vì gắn liền với hàng loạt đặc sản ẩm thực của Hà Nội xưa nên canh gà Thọ Xương có nghĩa là một món ăn ngon nổi tiếng của làng Thọ Xương; nơi đây, khi nấu canh gà, người nấu thường cho thêm vào nồi 1, 2 con chim sâm cầm nên canh rất ngọt). Kết luận: 1. Tư liệu văn học giúp HS hình thành và phát triển trong tư duy của mình khả năng liên kết, đánh giá, lựa chọn các quan điểm, ý kiến khác nhau, từ đó phát triển tư duy phản biện nên sẽ có đóng góp quan trọng trong định hướng dạy học phát triển năng lực mà Bộ Giáo dục – Đào tạo đang triển khai. 2. Để phục vụ cho dạy học theo định hướng phát triển năng lực, công tác tư liệu cần được chuẩn hoá và có hướng dẫn để tư liệu phát huy được hiệu quả. 3. Luận án của NCS Võ Thị Ngọc Kiều hướng đến mục tiêu khai thác và sử dụng tư liệu văn học là một đề tài cần thiết và có tính khoa học – sư phạm cao. .. 115 Ý KIẾN TRAO ĐỔI CỦA GIÁO VIÊN SƠN VĂN ĐÔNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG GIẢNG DẠY MÔN NGỮ VĂN KHMER TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH TRÀ VINH ***** Kính thưa quý thầy cô, cùng toàn thể các em HS! Như chúng ta đã biết, hiện nay việc giảng dạy tiếng Khmer tại các trường PT, đặc biệt là các trường Trung học Phổ thông Dân tộc nội trú, trong đó có trường Trung học Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Trà Vinh được chú trọng, quan tâm. Trong bài viết ngắn gọn này, tôi xin nêu đôi nét về những thuận lợi, khó khăn cũng như nguồn tư liệu tham khảo phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn Ngữ văn Khmer như sau: 1. Thuận lợi - Được sự quan tâm của Đảng, nhà nước, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Trà Vinh. - Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc giảng dạy môn. - Bản thân giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm trong giảng dạy, cũng như am hiểu đặc thù của bộ môn. - Hằng năm, giáo viên bộ môn Ngữ văn Khmer đều được dự các lớp tâp huấn chuyên môn, dự giờ các tiết hội giảng cụm và cấp tỉnh do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức. - Cơ sở vật chất, phương tiện giảng dạy đáp ứng tốt việc giảng dạy. - Đa số HS có kiến thức chuẩn, cộng với sự hứng thú, yêu thích học môn Ngữ văn Khmer, vì các em luôn có ý thức giữ gìn tiếng mẹ đẻ, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc mình. - Các GV trong nhóm chuyên môn luôn quan tâm, giúp đỡ, góp ý, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy. 2. Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi nêu trên thì cũng có những khó khăn nhất định như sau: - Do là bộ môn đặc thù nên việc trao đổi kinh nghiệm giữa môn Ngữ văn Khmer với các môn khác còn hạn chế, việc trao đổi kinh nghiệm chủ yếu được góp ý xây dựng dựa trên cơ sở tiến trình, phương pháp là chính. - Kiến thức của các em HS chưa thật sự đồng đều. Có em từng được học ở các cấp dưới, học ở chùa nên đã thành thạo kỹ năng nghe, nói, đọc, viết; có em thì kiến thức ở mức trung bình, có một số ít em thì chưa từng được học nên khó theo kịp tiến độ của tiết học. - Một số ít HS nữa vẫn còn tư tưởng chủ quan xem nhẹ bộ môn Ngữ văn Khmer nên ý thức học chưa cao. Có lẽ, nguyên nhân chủ yếu là bộ môn Ngữ văn Khmer không nằm trong các môn thi Trung học Phổ thông quốc gia. - Thiếu nguồn tư liệu tham khảo phục vụ cho việc giảng dạy. 3. Nguồn tư liệu tham khảo. Như đã nêu, nguồn tư liệu tham khảo phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn Ngữ văn Khmer còn hạn chế. Hiện tại, ngoài SGK, SGV, thì giáo viên thường tìm hiểu, nghiên cứu thêm trên báo, đài, tạp chí Khmer hoặc trên internet để làm phong phú thêm nội dung tiết dạy. Tuy nhiên, tư liệu về lĩnh vực chuyên môn Khmer trên internet lại ít, vẫn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu giảng dạy khi cần thiết. Ví dụ như muốn soạn một bài giáo án điện tử để trình chiếu, chúng tôi phải mất nhiều giờ để hoàn thành, vì trên internet vẫn chưa thấy những bài soạn mẫu nào để tham khảo. Tôi vừa nêu những thuận lợi, khó khăn cũng như nguồn tài liệu tham khảo phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn Ngữ văn Khmer tại trường Trung học phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Trà Vinh. Cuối lời xin chúc..... Xin cảm ơn!!! 116 PHỤ LỤC 8 8.1. HÌNH ẢNH KHẢO SÁT Trường THPT Tập Sơn, Trà Cú (Nguồn: do tác giả chụp 15/11/2017) Trường THCS Thái Bình, Càng Long (Nguồn: do tác giả chụp 11/12/2017) 117 Trường THPT Tam Ngãi, Cầu Kè (Nguồn: do tác giả chụp 13/12/2017) Trường THCS An Phú Tân, Cầu Kè (Nguồn: do tác giả chụp 13/12/2017) 118 Trường THPT Cầu Ngang B, Cầu Ngang (Nguồn: do tác giả chụp 06/01/2018) Trường PTDTNT THCS Cầu Ngang, Cầu Ngang (Nguồn: do tác giả chụp 06/01/2018) 119 8.2. HÌNH ẢNH THỰC NGHIỆM Trường THCS Minh Trí, TP Trà Vinh (Nguồn do tác giả chụp 10/5/2019 ) Trường THCS Minh Trí, TP Trà Vinh (Nguồn: do tác giả chụp 10/5/2019) 120 Trường THPT Đại An, Duyên Hải (Nguồn: do tác giả chụp 06/4/2019) Trường THPT Long Hữu, Duyên Hải (Nguồn: do tác giả chụp 06/4/2019) 121 TT GDTX HNDN TP. Trà Vinh (Nguồn: do tác giả chụp 12/4/2019) TT GDTX HNDN TP. Trà Vinh (Nguồn: do tác giả chụp 12/4/2019) 122 8.3. HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO Nguồn: Tác giả chụp (19/5/2019) Nguồn: Tác giả chụp (19/5/2019) 123 Nguồn: Tác giả chụp (19/5/2019) Nguồn: Tác giả chụp (19/5/2019) 124 Nguồn: Tác giả chụp (19/5/2019) Nguồn: Tác giả chụp (19/5/2019) 125 Nguồn: Tác giả chụp (19/5/2019) Nguồn: Tác giả chụp (19/5/2019) 126 PHỤ LỤC 9 BẠN BIẾT GÌ VỀ TÂY NGUYÊN, VỀ SỬ THI ĐĂM SĂN VÀ ĐOẠN TRÍCH “CHIẾN THẮNG MTAO-MXÂY”? Họ và tên: ......................................................................................................................... Trường:.............................................................................................................................. Lớp: .................................................................................................................................. CÂU HỎI PHƯƠNG ÁN ĐÁP ÁN Văn hóa Tây Nguyên, dân tộc Êđê Câu 1. Người Ê đê hiện sinh sống chủ yếu ở: Câu 2. Người Ê đê chủ yếu sống bằng nghề: Câu 3. Về phong tục tập quán: - Về ăn: - Về Hôn nhân: - Về đời sống văn hóa: 1................................................................................. 2................................................................................. 3. - ................................................................................. - ................................................................................. - ................................................................................. Câu 4. Hình nào là kiến trúc nhà ở của dân tộc Ê đê? a. b. c. d. .................. Câu 5. Hình nào là trang phục của dân tộc Ê đê: a. b. .................. 127 CÂU HỎI PHƯƠNG ÁN ĐÁP ÁN c. d. Câu 6. Mỗi bộ chiêng của người Ê đê có bao nhiêu chiếc? 6................................................................................. Câu 7. Chiêng tre (ching kram) có phải là nhạc cụ truyền thống của người Êđê không? a. Đúng b. Sai .................. Câu 8. Luật tục của người Êđê quy định rõ:“rầm sàn gẫy thì phải thay, giát sàn nát thì phải thế, chết người này phải nối bằng người khác”, quy định này nói về tập tục nào của người Ê đê? 8................................................................................. Về sử thi Đăm Săn và đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây” Câu 9. Thần thoại và sử thi giống nhau ở điểm nào? a. Đều là tác phẩm tự sự dân gian b. Đều kể về các vị thần c. Đều kể về những biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng d. Đều sử dụng ngôn ngữ có vần .................. Câu 10. Sử thi của người Êđê là sử thi gì? a. Sử thi anh hùng b. Sử thi thần thoại .................. Câu 11. Hình thức diễn xướng của sử thi Êđê được gọi tên là? a. Hmon b. Ot Ndrông c. Hri d. Khan .................. Câu 12. Người anh hùng trong sử thi anh hùng có những đặc điểm gì: a. Lấy vợ, làm lụng, đánh giặc b. Đánh giặc, xây nhà, làm lụng c. Xây nhà, lấy vợ, đánh giặc d. Cúng tế, xây nhà, lấy vợ .................. Câu 13. Trong những nhận định về đặc điểm của thể loại sử thi anh hùng dưới đây, nhận định nào không đúng? a. Ngôn ngữ hào hùng, thường sử dụng các biện pháp so sánh, phóng đại. b. Phản ánh những sự kiện có ý nghĩa trọng đại trong đời sống của cộng đồng. c. Giải thích sự hình thành vũ trụ, vạn vật và con người. d. Nhân vật đại diện cho phẩm chất và sức mạnh của cộng đồng. .................. Câu 14. Các thành tố diễn xướng sử thi Êđê là? a. Hát kể và kể lời, cử chỉ, vẻ mặt b. Kể lời, cử chỉ, vẻ mặt .................. 128 CÂU HỎI PHƯƠNG ÁN ĐÁP ÁN c. Hát kể và cử chỉ d. Hát kể Câu 15. Sử thi Êđê thường được diễn xướng vào thời gian nào? a. Sáng b. Trưa c. Chiều d. Tối .................. Câu 16. Không gian diễn xướng của sử thi Ê đê là? a. Trong không gian nhà dài b. Trong lễ bỏ mả c. Tại chòi rẫy d. Cả a, b, c đều đúng .................. Câu 17. Khi diễn xướng sử thi Ê đê, tư thế của người diễn xướng là: a. Ngồi hoặc nằm b. Đứng hoặc ngồi c. Nằm hoặc đứng d. Cả a, b, c đều đúng .................. Câu 18. Khi diễn xướng sử thi Ê đê, tư thế của người thưởng thức diễn xướng là: a. Ngồi hoặc nằm b. Đứng hoặc ngồi c. Nằm hoặc đứng d. Cả a, b, c đều đúng .................. Câu 19. Người Ê đê gọi người diễn xướng sử thi là pô khan. Pô nghĩa là gì? a. Nghệ sĩ b. Thầy c. Nghệ nhân d. Già làng d. Cả a, b, c đều đúng .................. Câu 20. Thông tin: “Sử thi của người Ê đê đã được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2014” là đúng hay sai? a. Đúng b. Sai .................. Câu 21. Biện pháp nghệ thuật tiêu biểu được dùng trong đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây” là: a. So sánh, phóng đại b. Miêu tả, so sánh c. Ẩn dụ, miêu tả d. So sánh, ẩn dụ .................. Câu 22. Đăm Săn đánh Mtao Mxây trong đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây” vì lí do gì: a. Mtao Mxây cướp nô lệ của Đăm Săn. b. Mtao Mxây cướp tài sản của Đăm Săn. c. Mtao Mxây cướp Hơ Nhị, vợ của Đăm Săn. d. Mtao Mxây cướp Hơ Bhí, vợ của Đăm Săn. .................. Câu 23. Trong đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây”, Đăm san chiến đấu với Mtao Mxây vì mục đích: a. Trả thù cho người thân. b. Giành lại vợ vì hạnh phúc cá nhân. c. Giành lại vợ, và bảo vệ cuộc sống yên lành của buôn làng. d. Vì sự cường thịnh của buôn làng. .................. Câu 24. Tầm vóc sử thi của đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây” thể hiện rõ nhất trong: a. Mối quan hệ giữa hình tượng người anh hùng và khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ. b. Mối quan hệ giữa hình tượng người anh hùng và hình tượng của kẻ thù. .................. 129 CÂU HỎI PHƯƠNG ÁN ĐÁP ÁN c. Mối quan hệ giữa hình tượng người anh hùng và các lực lượng siêu nhiên. d. Mối quan hệ giữa hình tượng người anh hùng và khung cảnh hoành trang của lễ mừng chiến thắng. Câu 25. Tạo sao trong đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây”, Đăm Săn phải nhờ vào thần linh mới giành được chiến thắng? a. Tài năng của Đăm Săn chưa đủ. b. Vì Mtao Mxây có thần ác hỗ trợ nên Đăm Săn cũng phải có thần linh giúp đỡ mới cân bằng. c. Sử thi vẫn còn dấu vết kiểu tư duy thần thoại. d. Nhân dân vì tôn sùng nên đã thần thánh hóa người anh hùng của mình. .................. Câu 26. Mtao mxay được gọi là tù trưởng Sắt vì khi giao chiến, hắn thường mặc một lớp giáp sắt bảo vệ. Đúng hay sai? a. Đúng b. Sai .................. Câu 27. Phương thức biểu đạt chủ yếu được sử dụng trong đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây” là: a. Miêu tả kết hợp với biểu cảm b. Tự sự kết hợp miêu tả c. Miêu tả kết hợp với nghị luận d. Tự sự kết hợp với thuyết minh .................. Câu 28. Vật gì đã giúp sức mạnh của Đăm Săn tăng lên gấp bội: a. Cây nỏ thần b. Áo giáp c. Miếng trầu d. Bình rượu .................. Câu 29. Câu văn: “Làm sao mà có được một tù trưởng, đầu đội khăn nhiễu, vai mang nải hoa, đánh đâu đập tan đó, vậy đâu phá nát đó như chàng” ca ngợi phẩm chất gì của Đăm Săn? a. Trí tuệ và tài năng b. Sức mạnh và vẻ đẹp c. Dũng khí và tâm hồn d. Tình yêu và danh dự .................. Câu 30. Tại sao Đăm Săn lại ra lệnh cho tôi tớ đánh nhiều loại chiêng? a. Thể hiện sức mạnh của người anh hùng và sự giàu có của thị tộc. b. Thể hiện sự sùng kính, tự hào và khát vọng của dân làng. c. Thể hiện khát vọng của nhân dân và phẩm chất của người anh hùng. d. Thể hiện sự đoàn kết và sự lớn mạnh của cộng đồng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_xay_dung_va_khai_thac_nguon_tu_lieu_tham_khao_cho_vi.pdf
  • pdfCong van.pdf
  • pdfLACT.7.13_NHUNG DIEM MOI VE MAT HOC THUAT - TIENG ANH - VO THI NGOC KIEU - 101031501.pdf
  • pdfLACT.7.13_NHUNG DIEM MOI VE MAT HOC THUAT - TIENG VIET - VO THI NGOC KIEU - 101031501.pdf
  • pdfQD 1638 - QD CONG NHAN NCS VA NGUOI HUONG DAN.pdf
  • pdfTOM TAT LUAN AN TIENG ANH BAO VE CAP TRUONG - VO THI NGOC KIEU - 101031501.pdf
  • pdfTOM TAT LUAN AN TIENG VIET BAO VE CAP TRUONG - VO THI NGOC KIEU - 101031501.pdf
Tài liệu liên quan