BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH
-----------------------
NGUYỄN NGỌC KHÔI
XÂY DỰNG NỘI DUNG DẠY NGOẠI KHÓA
MÔN TAEKWONDO NHẰM PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
BẮC NINH - 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH
-----------------------
NGUYỄN NGỌC KHÔI
XÂY DỰNG NỘI DUNG DẠY NGO
257 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 332 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Xây dựng nội dung dạy ngoại khóa môn Taekwondo nhằm phát triển thể chất cho học sinh trung học cơ sở thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẠI KHÓA
MÔN TAEKWONDO NHẰM PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Ngành : Giáo dục học
Mã số : 9140101
LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. TRẦN TUẤN HIẾU
2. TS. PHAN HỒNG MINH
BẮC NINH - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên
cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu
nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào.
Tác giả luận án
Nguyễn Ngọc Khôi
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVHTT&DL : Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Cm : Centimet
GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo
GDTC : Giáo dục thể chất
HLV : Huấn luyện viên
HSTH : Học sinh tiểu học
HSSV : Học sinh, sinh viên
kg : Kilogam
kG : Kilogam lực
LVĐ : Lượng vận động
m : mét
ml : mililit
mmHg : milimet thủy ngân
QĐ : Quyết định
QS : Quân sự
RLTT : Rèn luyện thân thể
s : giây
TCTL : Tố chất thể lực
TD : Thể dục
TDTT : Thể dục thể thao
TH : Tiểu học
THCS : Trung học cơ sở
TLC : Thể lực chung
TTLT : Thông tư liên tịch
TW : Trung ương
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
XFC : Xuất phát cao
MỤC LỤC
Trang bìa
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Mục lục
Danh mục các biểu bảng, biểu đồ trong luận án
PHẦN MỞ ĐẦU 1
Mục đích nghiên cứu 4
Nhiệm vụ nghiên cứu 4
Giả thuyết khoa học 4
Ý nghĩa khoa học của luận án 4
Ý nghĩa thực tiễn của luận án 5
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 6
1.1. Một số khái niệm cơ bản có liên quan 6
1.2. Đặc điểm Công tác Giáo dục thể chất ngoại khóa trong các
10
trường Trung học cơ sở
1.3. Những yếu tố tự nhiên và xã hội ảnh hưởng tới sự phát triển
17
thể chất của học sinh trung học cơ sở thành phố Hà Nội
1.4. Đặc điểm môn võ Taekwondo 23
1.5. Đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi học sinh Trung học cơ sở trong
28
tập luyện Taekwondo
1.6. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan 39
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 48
2.1. Phương pháp nghiên cứu 48
2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu tham khảo 48
2.1.2. Phương pháp quan sát sư phạm 48
2.1.3. Phương pháp phỏng vấn 49
2.1.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm 50
2.1.5. Phương pháp kiểm tra y học 52
2.1.6. Phương pháp kiểm tra tâm lý 54
2.1.7. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 56
2.1.8. Phương pháp toán học thống kê 57
2.2. Tổ chức nghiên cứu 59
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu 59
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu 59
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẠN 61
3.1. Đánh giá thực trạng công tác giáo dục dục thể chất và thực
trạng hoạt động ngoại khóa của các câu lạc bộ võ Taekwondo dành 61
cho học sinh các trường Trung học cơ sở thành phố Hà Nội
3.1.1. Thực trạng công tác giáo dục thể chất cho học sinh các
61
trường Trung học cơ sở thành phố Hà Nội
3.1.2. Lựa chọn các tiêu chí và test đánh giá thể chất của học sinh
77
Trung học cơ sở thành phố Hà Nội
3.1.3. Thực trạng thể chất của học sinh Trung học cơ sở thành phố
82
Hà Nội
3.1.4. Bàn luận kết quả nghiên cứu nhiệm vụ 1 86
3.2. Nghiên cứu xây dựng nội dung dạy ngoại khóa môn
Taekwondo nhằm phát triển thể chất của học sinh Trung học cơ sở 98
thành phố Hà Nội
3.2.1. Lựa chọn nội dung giảng dạy ngoại khóa môn Taekwondo
98
cho học sinh khối Trung học cơ sở thành phố Hà Nội
3.2.2. Xây dựng chương trình và phương pháp giảng dạy môn
111
Taekwondo vào giờ ngoại khóa
3.2.3. Bàn luận kết quả nghiên cứu nhiệm vụ 2 118
3.3. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả của các nội dung dạy ngoại
khóa môn Taekwondo đối với sự phát triển thể chất của học sinh 120
Trung học cơ sở thành phố Hà Nội
3.3.1. Tổ chức thực nghiệm 120
3.3.2. Đánh giá hiệu quả thực nghiệm 124
3.3.3. Bàn luận kết quả nghiên cứu nhiệm vụ 3 144
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 149
Kết luận 149
Kiến nghị 150
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
Thể Số
Nội dung Trang
loại TT
Khung phân phối chương trình môn học thể dục cho học Sau
3.1
sinh Trung học cơ sở thành phố Hà Nội (70 tiết) tr.61
Thực trạng thực hiện chương trình giảng dạy môn Giáo
3.2 dục thể chất nội khóa tại các trường Trung học cơ sở 62
thành phố Hà Nội (n=40)
Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy Thể dục tại
3.3 63
các trường Trung học cơ sở thành phố Hà Nội (n=40)
Thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên Thể dục tại các
3.4 66
trường Trung học cơ sở thành phố Hà Nội (n=126)
Thực trạng trình độ đào tạo và trình độ chuyên môn Thể
3.5 dục tại các trường Trung học cơ sở thành phố Hà Nội 67
(n=126)
Thực trạng nội dung tập luyện thể thao ngoại khóa của
3.6 học sinh các trường Trung học cơ sở thành phố Hà Nội 69
(n=40)
Thực trạng hình thức tập luyện thể thao ngoại khóa
3.7 71
của học sinh Trung học cơ sở thành phố Hà Nội (n=40)
Bảng
Nhận thức của học sinh các trường Trung học cơ sở
3.8 thành phố Hà Nội về vấn đề tập luyện thể thao ngoại 72
khóa (n=1236)
Nhu cầu tập luyện thể dục thể thao ngoại khóa của học
3.9 74
sinh Trung học cơ sở thành phố Hà Nội (n=1236)
Thực trạng các câu lạc bộ ngoại khóa giảng dạy môn
3.10 Taekwondo cho học sinh Trung học cơ sở thành phố Hà 75
Nội (n=20)
Thực trạng nội dung giảng dạy môn võ Taekwondo tại
3.11 76
các trường Trung học cơ sở thành phố Hà Nội (n=20)
Kết quả phỏng vấn lựa chọn test đánh giá thể chất của
3.12 80
học sinh Trung học cơ sở thành phố Hà Nội (n=57)
Thực trạng thể chất của học sinh khối 6 các trường Sau
3.13
Trung học cơ sở thành phố Hà Nội (n=400) tr.82
Thực trạng thể chất của học sinh khối 7 các trường Sau
3.14
Trung học cơ sở thành phố Hà Nội (n=400) Tr.83
Thực trạng thể chất của học sinh khối 8 các trường Sau
3.15
Trung học cơ sở thành phố Hà Nội (n=400) Tr.83
Thực trạng thể chất của học sinh khối 9 các trường Sau
3.16
Trung học cơ sở thành phố Hà Nội (n=400) Tr.84
So sánh mức độ phát triển thể chất của nam học sinh Sau
3.17
Trung học cơ sở thành phố Hà Nội (n=800) Tr.84
So sánh mức độ phát triển thể chất của nữ học sinh Sau
3.18
Trung học cơ sở thành phố Hà Nội (n=800) Tr.85
3.19 Phân phối thời gian và cấp đai môn Taekwondo 99
Nội dung giảng dạy đai trắng cấp 10 cho học sinh
3.20 101
Trung học cơ sở thành phố Hà Nội (30 buổi)
Nội dung giảng dạy đai trắng cấp 9 cho học sinh Trung
3.21 102
học cơ sở thành phố Hà Nội (30 buổi)
Nội dung giảng dạy đai vàng cấp 8 cho học sinh Trung
3.22 103
học cơ sở thành phố Hà Nội (30 buổi)
Nội dung giảng dạy đai vàng cấp 7 cho học sinh Trung
3.23 104
học cơ sở thành phố Hà Nội (30 buổi)
Nội dung giảng dạy đai xanh cấp 6 cho học sinh Trung
3.24 105
học cơ sở thành phố Hà Nội (30 buổi)
Nội dung giảng dạy đai xanh cấp 5 cho học sinh Trung
3.25 106
học cơ sở thành phố Hà Nội (30 buổi)
Nội dung giảng dạy đai đỏ cấp 4 cho học sinh Trung
3.26 107
học cơ sở thành phố Hà Nội (30 buổi)
Nội dung giảng dạy đai đỏ cấp 3 cho học sinh Trung
3.27 108
học cơ sở thành phố Hà Nội (30 buổi)
Nội dung giảng dạy đai đỏ cấp 2 cho học sinh Trung
3.28 109
học cơ sở thành phố Hà Nội (30 buổi)
Nội dung giảng dạy đai đỏ cấp 1 cho học sinh Trung
3.29 110
học cơ sở thành phố Hà Nội (120 buổi)
Nội dung giảng dạy đai đen nhất đẳng cho học sinh
3.30 111
Trung học cơ sở thành phố Hà Nội (120 buổi)
Kết quả kiểm tra thể chất của học sinh khối 6 nhóm đối
3.31 chứng và nhóm thực nghiệm, thời điểm trước thực 125
nghiệm
Kết quả kiểm tra thể chất của học sinh khối 7 nhóm đối
3.32 chứng và nhóm thực nghiệm, thời điểm trước thực 126
nghiệm
Kết quả kiểm tra thể chất của học sinh khối 8 nhóm đối
3.33 chứng và nhóm thực nghiệm, thời điểm trước thực 127
nghiệm
Kết quả kiểm tra thể chất của học sinh khối 9 nhóm đối
3.34 chứng và nhóm thực nghiệm, thời điểm trước thực 128
nghiệm
Kết quả kiểm tra thể chất của học sinh khối 6 nhóm đối
3.35 chứng và nhóm thực nghiệm, thời điểm sau 12 tháng 130
thực nghiệm
Nhịp tăng trưởng thể chất của học sinh khối 6 nhóm đối
3.36 131
chứng và nhóm thực nghiệm sau 12 tháng thực nghiệm
Kết quả kiểm tra thể chất của học sinh khối 7 nhóm đối
3.37 chứng và nhóm thực nghiệm, thời điểm sau 12 tháng 133
thực nghiệm
Nhịp tăng trưởng thể chất của học sinh khối 7 nhóm đối
3.38 135
chứng và nhóm thực nghiệm sau 12 tháng thực nghiệm
Kết quả kiểm tra thể chất của học sinh khối 8 nhóm đối
3.39 chứng và nhóm thực nghiệm, thời điểm sau 12 tháng 137
thực nghiệm
Nhịp tăng trưởng thể chất của học sinh khối 8 nhóm đối
3.40 138
chứng và nhóm thực nghiệm sau 12 tháng thực nghiệm
Kết quả kiểm tra thể chất của học sinh khối 9 nhóm đối
3.41 chứng và nhóm thực nghiệm, thời điểm sau 12 tháng 141
thực nghiệm
Nhịp tăng trưởng thể chất của học sinh khối 9 nhóm đối
3.42 142
chứng và nhóm thực nghiệm sau 12 tháng thực nghiệm
1.1 Đặc điểm hoạt động thể thao ngoại khóa 16
Sau
Sơ đồ Sơđồ 1.2 Nền tảng cơ bản của môn võ Taekwondo
Tr.26
Thực trạng tập luyện thể thao ngoại khóa của học sinh
3.1 70
các trường Trung học cơ sở thành phố Hà Nội
Thực trạng nhận thức của học sinh các trường Trung
3.2 học cơ sở thành phố Hà Nội về vấn đề tập luyện thể thao 73
ngoại khóa
Tỷ lệ thành phần đối tượng phỏng vấn lựa chọn test
3.3 đánh giá sự phát triển thể lực cho học sinh Trung học 79
Biểu đồ đồ Biểu cơ sở thành phố Hà Nội
Mức độ tăng trưởng thể chất của học sinh nam khối 6
3.4 nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm sau 12 tháng 132
thực nghiệm
Mức độ tăng trưởng thể chất của học sinh nữ khối 6
3.5 nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm sau 12 tháng 132
thực nghiệm
Mức độ tăng trưởng thể chất của học sinh nam khối 7
3.6 nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm sau 12 tháng 136
thực nghiệm
Mức độ tăng trưởng thể chất của học sinh nữ khối 7
3.7 nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm sau 12 tháng 136
thực nghiệm
Mức độ tăng trưởng thể chất của học sinh nam khối 8
3.8 nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm sau 12 tháng 139
thực nghiệm
Mức độ tăng trưởng thể chất của học sinh nữ khối 8
3.9 nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm sau 12 tháng 139
thực nghiệm
Mức độ tăng trưởng thể chất của học sinh nam khối 9
3.10 nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm sau 12 tháng 143
thực nghiệm
Mức độ tăng trưởng thể chất của học sinh nữ khối 9
3.11 nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm sau 12 tháng 143
thực nghiệm
1
PHẦN MỞ ĐẦU
Sức khỏe được xem như một bộ phận cấu thành của nền văn hoá xã hội.
Đó là một mặt quan trọng của chất lượng đời sống, là nguồn tài sản quý báu của
mỗi quốc gia, là sản phẩm phản ánh một cách khách quan thành tựu của nhiều
lĩnh vực khoa học, trong đó có sự đóng góp quan trọng của ngành Thể dục thể
thao (TDTT) nói chung và Giáo dục thể chất (GDTC) nói riêng. Chủ tịch Hồ Chí
Minh trong bài báo Sức khoẻ và Thể dục nhân ngày 27/3/1946 đã khuyên nhân
dân: “...Mỗi người dân khỏe mạnh tức là cả nước khỏe mạnh, mỗi một người dân
yếu ớt tức là cả nước yếu ớt” [114]. GDTC là một bộ phận quan trọng góp phần
hình thành con người mới phát triển toàn diện (theo Luật Giáo dục 1998) [82],
[85]. Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm chăm lo bồi dưỡng thế hệ trẻ, thế hệ
tương lai của đất nước, công tác GDTC và thể thao trong nhà trường các cấp là
một nhân tố quan trọng trong sự nghiệp giáo dục cũng như trong chiến lược phát
triển sự nghiệp TDTT. Về mặt này trong báo cáo chính trị Đại hội Đảng VII đã
nêu rõ “Công tác TDTT cần coi trọng nâng cao chất lượng GDTC trong trường
học” [4].
Trong những năm qua công tác GDTC và thể thao trong các trường học đã
đạt được một số kết quả nhất định nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu chất lượng,
nhiệm vụ giáo dục đào tạo. Do nhiều nguyên nhân như: Học sinh chưa nhận thức
được toàn diện về mục đích ý nghĩa của môn học, chất lượng giờ học TDTT còn
thấp, tác dụng phát triển thể chất học sinh còn nhiều hạn chế. Do chưa có biện
pháp tổ chức hợp lý, thiếu giáo viên thể dục chuyên trách, nhất là các trường tiểu
học và trung học cơ sở (THCS), nội dung giờ học TDTT còn thiếu hấp dẫn,
không gây được hứng thú cho học sinh tập luyện. Thực tế này đã được chỉ rõ
trong chỉ thị 36 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng: “Hiệu quả giáo dục thể
chất trong trường học còn thấp” [5], ngoài ra giờ học ngoại khóa ở trường học
hiện nay hầu như chưa thực hiện được những chức năng vốn có của nó. Tập
luyện ngoại khóa có ý nghĩa quan trọng nhằm động viên thu hút học sinh tham
gia tập luyện các môn thể thao yêu thích, rèn luyện thân thể...
Giờ học ngoại khóa là thời gian để học sinh tự rèn luyện và củng cố kiến
thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên với hình thức hoạt động hấp dẫn, phong
phú và đa dạng. Vì thế việc sử dụng giờ học ngoại khóa hợp lý sẽ nâng cao chất
lượng GDTC mà trước hết là nâng cao thể chất, phát triển thể lực, thỏa mãn nhu
cầu vận động của học sinh. Có rất nhiều môn thể thao đã và đang được học sinh
trong trường học các cấp yêu thích và lựa chọn để tập luyện thể thao ngoại khóa,
trong đó có các môn võ thuật nói chung và môn võ Taekwondo nói riêng.
2
Đưa võ thuật vào giảng dạy trong nhà trường là một hình thức rèn luyện
thể chất hiệu quả đồng thời góp phần giáo dục học sinh ý chí vượt khó, khổ
luyện, nâng cao ý thức kỷ luật và đạo. Đảng và nhà nước ta đã thấy rõ hiệu quả
của việc đưa võ thuật vào giảng dạy tập luyện trong nhà trường. Tại Quyết định
số 72/2008/QĐ-BGDĐT ngày 23/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo quy định tổ chức hoạt động thể thao ngoại khóa cho học sinh, sinh viên và ý
kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trong Hội nghị triển khai
công tác ngành Văn hóa,Thể thao và Du lịch ngày 17/2/2009 tại Hà Nội đã nhấn
mạnh: “vận động người dân tập thể dục thường xuyên, đưa võ cổ truyền vào
nhà trường, phát động những cuộc thi võ cổ truyền trên cả nước” [10].
Năm 2015, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đồng ý việc triển khai từ năm
học 2015-2016 các nội dung đã được Bộ GD&ĐT, Bộ VD,TT&DL thống nhất
về tập thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ và đưa võ cổ truyền Việt Nam vào
chương trình GDTC trong các cấp học phổ thông phù hợp với điều kiện thực tiễn
các địa phương. Trong đó, ông đã nhấn mạnh: Phát triển giáo dục toàn diện đối
với học sinh phổ thông không thể thiếu vai trò của GDTC và hoạt động thể thao
trong nhà trường, trong đó việc duy trì đều đặn hoạt động tập thể dục, tập luyện
các bài võ cổ truyền là hết sức cần thiết, vừa rèn luyện sức khỏe, vừa góp phần
xây dựng lối sống lành mạnh, có kỷ cương, nền nếp, ý thức trách nhiệm, phát
huy tinh thần thượng võ của dân tộc. Như vậy, có thể nói, võ thuật là môn thể
thao thích hợp phát triển trong các trường học các cấp.
Một quốc gia đi đầu trong việc đưa võ thuật giảng dạy trong nhà trường
tại tất cả các cấp và bậc học là Hàn Quốc. Môn võ Taekwondo đã được giảng
dạy chính thức trong chương trình GDTC trường học và đã đem lại hiệu quả
nâng cao thể lực, ý chí và lòng tự hào của người Hàn Quốc.
Taekwondo là môn võ truyền thống của Triều Tiên, do tổ sư Choi-
HongHi sáng lập, được tổ chức tập luyện chính thức vào năm 1955. Tuy ra đời
khá muộn so với các phái võ khác song tới nay Taekwondo đã phát triển mạnh
trên toàn thế giới, được Ủy ban Olympic thế giới công nhận chính thức là môn
thể thao võ thuật, được đưa vào thi đấu chính thức tại các thế vận hội. Hiện nay
Việt Nam là một trong những thành viên tích cực tham gia tập luyện môn võ này
và giành được thành tích thi đấu cao [27], [126], [128].
Cho đến nay phong trào Taekwondo đã phát triển và lan rộng ra khắp hầu
hết các tỉnh thành trong cả nước, có đủ mọi tầng lớp xã hội tham gia đặc biệt là
thanh thiếu niên. Taekwondo hiện được xác định là môn thể thao trọng điểm
3
được đầu tư trong “Chương trình thể thao Quốc gia”. Để có thể phát hiện và bổ
sung tốt nhất những học viên có năng khiếu môn Taekwondo cho đội tuyển cấp
thành phố, phát triển môn Taekwondo trong các trường THCS là cần thiết và cấp
thiết.
Thành phố Hà Nội là một Trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế lớn của
cả nước. Với số đông dân cư tập trung nhưng cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu tập
luyện TDTT của người dân trên địa bàn lại không nhiều. Mặt khác học sinh
trong thành phố ngoài các hoạt động học tập thì có nhiều điều kiện vui chơi hơn
các bạn bè ở khu vực nông thôn. Các loại hình giải trí đa dạng, phong phú nhưng
do áp lực về học tập và bị ảnh hưởng bởi những loại hình giải trí không lành
mạnh dẫn tới thiếu rèn luyện về thể chất, Kèm theo đó là các loại bệnh học
đường có xu hướng phát triển như: cận thị, béo phì, lười, ngại vận động, thể chất
kém... Vì thế tập luyện Thể thao ngoại khóa trong trường học sẽ rất bổ ích và
hiệu quả cho học sinh, với gia đình, nhà trường và toàn xã hội.
Từ nhiều năm nay, hình thức tập luyện ngoại khóa môn Taekwondo ở các
trường hoạt động dưới dạng câu lạc bộ đã tồn tại do sự phối hợp của nhà trường,
Trung tâm TDTT các quận, huyện của Sở Văn hóa, Thể thao Hà Nội, Hiệp hội
Taekwondo Hà Nội. Với ưu điểm phù hợp với đối tượng học sinh, có yêu cầu
đơn giản về cơ sở vật chất tập luyện... Taekwodo nhanh chóng phát triển mạnh
mẽ trong các trường học tại Hà Nội. Tuy nhiên nội dung và chương trình giảng
dạy chưa có và chưa thống nhất. Các huấn luyện viên giảng dạy chủ yếu dựa vào
nội dung thi lên cấp đai. Đây là một nguyên nhân rất lớn ảnh hưởng đến sự phát
triển của hình thức tập luyện này.
Như vậy qua loại hình tập luyện ngoại khóa sẽ giúp phong trào tập luyện
Taekwondo vì sức khỏe được mở rộng, thu hút hoạt động tập luyện đồng thời
thông qua đó có thể tuyển chọn, phát hiện và đào tạo nhân tài. Tuy nhiên quan
trọng hơn là thông qua đó nâng cao thể chất, giáo dục đạo đức và tâm lý cho các
em học sinh.
Đã có một số công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của võ thuật đến sự
phát triển như: Nguyễn Thành Tuấn (1999 [100], Trần Tuấn Hiếu (2004) [49],
Nguyễn Đương Bắc (2007) [16], Vũ Xuân Thành(2012) [89]... Các đề tài trên đã
nghiên cứu phát triển các tố chất thể lực riêng lẻ qua tập luyện võ thuật. Nhưng
chưa có đề tài nghiên cứu ứng dụng giảng dạy môn võ Taekwondo trong nhà
trường.
4
Xuất phát từ ý nghĩa và tầm quan trọng của GDTC với học sinh và thực
trạng những hạn chế về mặt thể chất của học sinh trường THCS trên địa bàn
thành phố Hà Nội, từ ý nghĩa và tầm quan trọng theo định hướng của Đảng và
nhà nước về GDTC và nâng cao tầm vóc người Việt Nam đặc biệt là thể chất của
học sinh. Chúng tôi thấy việc đưa môn võ Taekwondo giảng dạy trong nhà
trường là cần thiết, vì thế chúng tôi đi đến nghiên cứu:“Xây dựng nội dung dạy
ngoại khóa môn Taekwondo nhằm phát triển thể chất cho học sinh Trung học
cơ sở thành phố Hà Nội”
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu tổng hợp, đánh giá thực trạng của công tác GDTC
trong các trường THCS tại thành phố Hà Nội, chúng tôi tiến hành lựa chọn và
ứng dụng các nội dung giảng dạy môn võ Taekwondo vào giờ ngoại khóa để
nâng cao thể lực cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng GDTC cho học
sinh THCS thành phố Hà Nội.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng công tác GDTC và thực trạng hoạt động
ngoại khóa của các câu lạc bộ võ Taekwondo cho học sinh các trường THCS
thành phố Hà Nội.
Nhiệm vụ 2: Nghiên cứu xây dựng nội dung dạy ngoại khoá môn
Taekwondo nhằm phát triển thể chất cho học sinh THCS thành phố Hà Nội.
Nhiệm vụ 3: Ứng dụng và đánh giá hiệu quả của các nội dung dạy ngoại
khóa môn Taekwondo đối với sự phát triển thể chất của học sinh THCS thành
phố Hà Nội.
Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng được nội dung dạy ngoại khóa môn Taekwondo phù hợp,
có hiệu quả áp dụng trong giờ ngoại khóa cho học sinh sẽ giúp phát triển thể chất
cho học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả công tác GDTC trong trường học các
cấp.
Ý nghĩa khoa học của luận án
Luận án tiến hành tìm hiểu và làm rõ các hệ thống lý luận liên quan như:
Giáo dục và giáo dưỡng thể chất, phát triển thể chất, hoàn thiện thể chất, sức
khỏe, tố chất thể lực và công tác GDTC, thể thao ngoại khóa trong trường học
các cấp và trường THCS. Tiến hành tìm hiểu những yếu tố tự nhiên và xã hội
ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất của học sinh THCS thành phố Hà Nội; các lý
5
luận về xây dựng nội dung dạy ngoại khoá môn Taekwondo nhằm phát triển thể
chất cho học sinh THCS thành phố Hà Nội.
Ý nghĩa thực tiễn của luận án
Luận án lựa chọn được 11 tiêu chí và test đủ tiêu chuẩn đánh giá thể chất
cho học sinh THCS thành phố Hà Nội, bao gồm: Đánh giá hình thái cơ thể (2
tiêu chí), Đánh giá chức năng sinh lý (2 tiêu chí), Đánh giá chức năng tâm lý (3
tiêu chí) và Đánh giá trình độ thể lực (4 tiêu chí), trên cơ sở đó, đánh giá thực
trạng thể chất của học sinh THCS thành phố Hà Nội từ đó đánh giá được nội
dung dạy ngoại khoá môn Taekwondo nhằm phát triển thể chất cho học sinh
THCS thành phố Hà Nội.
Trên cơ sở phân tích lý luận và thực trạng nội dung dạy ngoại khoá môn
Taekwondo nhằm phát triển thể chất cho học sinh THCS thành phố Hà Nội, luận
án đã lựa chọn được 8 nội dung giảng dạy ngoại khóa cho học sinh THCS thành
phố Hà Nội tương ứng 4 năm học. Cụ thể đã xác định nội dung và định lượng cụ
thể theo 11 chương trình giảng dạy tương ứng với 11 cấp đai, tương ứng với 11
chương trình giảng dạy ngoại khóa cho học sinh THCS thành phố Hà Nội.
Đồng thời luận án tiến hành ứng dụng nội dung và hình thức giảng dạy
ngoại khóa môn Taekwondo đã xây dựng trong giảng dạy ngoại khóa môn
Taekwondo cho học sinh THCS thành phố Hà Nội. Kết quả, chương trình đã xây
dựng của luận án đã có hiệu quả cao trong việc phát triển thể chất cho học sinh
THCS thành phố Hà Nội.
6
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Một số khái niệm cơ bản có liên quan
1.1.1. Giáo dục thể chất
Có rất nhiều quan điểm khác nhau khi đưa ra khái niệm về GDTC do tiếp
xúc từ nhiều góc độ khác nhau. Có thể kể tới:
Theo điều 20, Luật TDTT, GDTC là môn học chính khoá thuộc chương
trình giáo dục nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản cho người học
thông qua các bài tập và trò chơi vận động, góp phần thực hiện mục tiêu giáo
dục toàn diện [84].
Theo Nôvicốp A.D và Matvêep L.P, GDTC là một quá trình giải quyết
những nhiệm vụ giáo dục-giáo dưỡng nhất định mà đặc điểm của quá trình này
là có tất cả các dấu hiệu chung của quá trình sư phạm vai trò chỉ đạo của nhà sư
phạm, tổ chức hoạt động tương ứng với các nguyên tắc sư phạm [75].
Theo Vũ Đức Thu, GDTC là quá trình sư phạm nhằm giáo dục và đào tạo
thế hệ trẻ, hoàn thiện về thể chất và nhân cách, nâng cao khả năng làm việc và
kéo dài tuổi thọ [95].
Tác giả Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn thì cho rằng, GDTC là một loại
hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt là dạy học vận động (động tác) và phát
triển có chủ định các tố chất vận động của con người [112].
Theo Nghị định Số: 11/2015/NĐ-CP quy định về GDTC và hoạt động thể
thao trong nhà trường: “GDTC trong nhà trường là nội dung giáo dục, môn học
bắt buộc, thuộc chương trình giáo dục của các cấp học và trình độ đào tạo, nhằm
trang bị cho trẻ em, học sinh, sinh viên các kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản,
hình thành thói quen luyện tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe, phát triển
thể lực, tầm vóc, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện”. [98]
Đặc điểm nổi bật của GDTC là quá trình hình thành các kỹ năng, kỹ xảo
vận động và phát triển các tố chất thể lực của con người như sức nhanh, sức
mạnh, sức bền, khéo léo, mềm dẻo. Như vậy, GDTC là một hình thức giáo dục
mà đặc điểm thể hiện ở việc giảng dạy các động tác (hành vi vận động) và giáo
dục (điều khiển sự phát triển) các tố chất thể lực của con người.
Tác giả Nôvicôp A.D và Mátvêép L.P cho rằng: Trong suốt quá trình
GDTC “giảng dạy các động tác và giáo dục các tố chất thể lực luôn gắn bó chặt
7
chẽ với nhau, chúng có thể “chuyển” lẫn nhau nhưng không đồng nhất với nhau,
và trong các giai đoạn giáo dục khác nhau lại có quan hệ khác nhau” [75].
Như vậy, GDTC bao gồm dạy học động tác và giáo dục các tố chất thể
lực. Dạy học động tác là nội dung cơ bản của của quá trình giáo dưỡng thể chất.
Đó là quá trình tiếp thu có hệ thống những cách thức điều khiển động tác, vốn kỹ
năng, kỹ xảo cần thiết cho cuộc sống và những tri thức chuyên môn. Còn giáo
dục các tố chất thể lực là sự tác động hợp lý tới sự phát triển tố chất đảm bảo
năng lực vận động. Trong hệ thống giáo dục, nội dung đặc trưng này của GDTC
gắn liền với trí dục, đạo đức, mỹ dục và giáo dục lao động.
1.1.2. Thể thao ngoại khóa
Theo luật TDTT năm 2007, Hoạt động thể thao trong nhà trường (ở đây
được hiểu là Thể thao ngoại khóa) là hoạt động tự nguyện của người học được tổ
chức theo phương thức ngoại khoá phù hợp với sở thích, giới tính, lứa tuổi và
sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người học thực hiện quyền vui chơi, giải trí,
phát triển năng khiếu thể thao [84].
Theo Nghị định Số: 11/2015/NĐ-CP quy định về GDTC và hoạt động thể
thao trong nhà trường: “Hoạt động thể thao trong nhà trường là hoạt động tự
nguyện của học sinh, sinh viên, được tổ chức theo phương thức ngoại khóa, câu
lạc bộ thể dục, thể thao, nhóm, cá nhân phù hợp với sở thích, giới tính, lứa tuổi
và sức khỏe, nhằm hoàn thiện các kỹ năng vận động, hỗ trợ thực hiện mục tiêu
giáo dục thể chất thông qua các hình thức luyện tập, thi đấu thể thao, tạo điều
kiện cho học sinh, sinh viên thực hiện quyền vui chơi, giải trí, phát triển năng
khiếu thể thao; phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, tài năng thể thao”. [98]
Thể thao ngoại khóa là hoạt động TDTT tự nguyện là chính, diễn ra theo
hình thức tổ chức có người hướng dẫn hoặc tự tập, thường được tiến hành ngoài
giờ học nội khóa, phù hợp với sở thích, giới tính, lứa tuổi và sức khỏe của học
sinh, sinh viên. Thể thao ngoại khóa có lịch sử gần 100 năm nay, cụ thể là vào
cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, với mục đích tổ chức giao lưu trong giáo hội, các
cộng đồng dân cư, giữa các trường chủ yếu ở các môn điền kinh, thể dục và các
môn bóng.
1.1.3. Giáo dưỡng thể chất
Theo P.Ph. Lexgaphơtơ (1837 - 1909) nhà bác học Nga nổi tiếng, nhà sư
phạm, nhà hoạt động xã hội, người sáng lập học thuyết về giáo dưỡng thể chất,
bản chất của giáo dưỡg thể chất là làm sao để học: Tách riêng các cử động ra và
so sánh chúng với nhau, điều khiển có ý thức các cử động đó và thích nghi với
8
các trở ngại, đồng thời khắc phục các trở ngại đó sao cho khéo léo và kiên trì
nhất, nói một cách khác, rèn luyện để với sức lực ít nhất, trong một khoảng thời
gian ngắn nhất có thể tiến hành có ý thức một hoạt động thể lực lớn nhất.
“Giáo dưỡng thể chất” chính là quá trình trang bị những kỹ năng kỹ xảo
vận động cơ bản và quan trọng trong đời sống của con người, giúp con người
hoạt động có hiệu quả cao và tốn ít năng lượng trong quá trình sống, tồn tại và
phát triển. Trong TDTT đây là việc truyền thụ cho người tập kỹ thuật của các
môn thể thao, cũng như vận dụng tốt những kỹ thuật đã tiếp thu được để củng cố
nâng cao sức khoẻ duy trì và kéo dài tuổi thọ. Đối với VĐV việc tiếp thu tốt kỹ
thuật các môn thể thao sẽ là điều kiện tiên quyết giúp họ thi đấu đạt thành tích
thể thao cao trên các đấu trường trong khu vực và Quốc tế... [75], [96], [101].
1.1.4. Thể chất
Thể chất là chất lượng cơ thể con người. Đó là những đặc trưng tương đối
ổn định về hình thái và chức năng của cơ thể được thay đổi và phát triển theo
từng giai đoạn và các thời kỳ kế tiếp nhau theo quy luật sinh học. Thể chất được
hình thành và phát triển do bẩm sinh di truyền và những điều kiện sống tác động
(bao gồm cả giáo dục, rèn luyện).
1.1.5. Phát triển thể chất
Theo Nôvicốp A.D và Mátvêép L.P, “Phát triển thể chất của con nguời là
quá trình biến đổi các tính chất hình thái và chức năng tự nhiên của cơ thể con
người trong suốt cả cuộc sống cá nhân của nó” [75].
Cũng có quan điểm cho rằng: Phát triển thể chất là quá trình biến đổi và
hình thành các tính chất tự nhiên về hình thái, chức năng cơ thể trong đời sống tự
nhiên và xã hội. Phát triển thể chất của mỗi người phụ thuộc vào những đặc điểm
sinh học, điều kiện sống và giáo dục, môi trường tự nhiên và mỗi trường xã hội.
Sự phát triển thể chất biểu hiện qua các chỉ số bên ngoài như: kích thuớc
không gian và trọng luợng cơ thể, còn sự phát triển về chức năng thể hiện ở sự
biến đổi các khả năng chức phận của cơ thể theo các thời kỳ và các giai đoạn
phát triển theo lứa tuổi của nó, sự biến đổi này thể hiện qua các tố chất thể lực
như: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm dẻo, khả năng phối hợp vận động...Sự
biến đổi các khả năng hoạt động của hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ bài tiết, hệ thần
kinh, tâm lý và ý chí...Sự phát triển thể chất tuân theo các quy luật tự nhiên,
trong các quy luật đó có quy luật tác động lẫn nhau của các xu huớng phát triển
di truyền và các xu hướng bị điều kiện sống tác động; quy luật xác định lẫn nhau
của các biến đổi cấu trúc và chức năng; các thời kỳ theo lứa tuổi phát triển từ từ
9
và thay thế nhau (các thời kỳ phát triển nhanh đuợc thay thế bằng các thời kỳ ổn
định tuơng đối về cấu trúc và chức năng, sau đó đến các thời kỳ biến đổi sút
kém)...; đồng thời, phát triển thể chất phụ thuộc vào các điều kiện sống của xã
hội và hoạt động của con nguời(điều kiện phân phối và sử dụng sản phẩm vật
chất, giáo dục, lao động, sinh hoạt v.v..) và do đó sự “phát triển thể chất của con
nguời là do xã hội tác động và tác động ở mức độ quyết định” [18], [51], [75].
1.1.6. Tố chất thể lực
Theo tác giả Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn, tố chất thể lực (hay tố chất
vận động) là những đặc điểm, một phần tương đối riêng biệt trong thể lực của
con người và thường được chia thành năm loại cơ bản: Sức nhanh, sức ...không thể thiếu được của mỗi cơ
thể sống, đồng thời là điều kiện để cơ thể tồn tại và phát triển. Vì vậy thỏa mãn
nhu cầu vận động tự nhiên của cơ thể là vấn đề cần phải được chú trọng. Vận
động không chỉ đơn thuần là những hoạt động của cơ bắp mà nó bao gồm tất cả
các hoạt động khác trong đời sống của con người như: Học tập, lao động, hoạt
động TDTT và vui chơi giải trí Các hoạt động này phải vừa đủ để kích thích
được cơ thể phù hợp với các quy luật tự nhiên của quá trình phát triển.
1.3.2.2. Hoạt động vận động
Vận động không ngừng đó chính quy luật và điều kiện quyết định sự tồn
tại của vũ trụ bao la xung quanh chúng ta cũng như mỗi sinh vật trên trái đất.
22
Con người không thể sống và phát triển nếu không tích cực vận động. Ngay từ
khi mới sinh ra, trưởng thành rồi già yếu nhu cầu vận động bằng cơ bắp của
chúng ta luôn được đặt ra hàng đầu. Nó giống như nhu cầu ăn khi đói, khát khi
uống... Vận động tích cực là tổng số hoạt động (hành vi) vận động mà chúng ta
thực hiện trong cuộc sống hàng ngày và trong suốt cả cuộc đời mỗi con người.
Những hoạt động ấy bao gồm tổng hợp các tố chất thể lực tham gia như sức
nhanh, sức mạnh, sức bền, khéo léo và mềm dẻo. Tùy thuộc hoạt động khác nhau
mà sự biểu hiện của tố chất thể lực này hay tố chất thể lực kia nhiều hay ít. Bên
cạnh đó vận động tích cực còn bao hàm cả khả năng động não, chủ động tư duy
và sáng tạo của mỗi người trong việc học và tự học để năng cao tri thức cho
chính bản thân mình. Như vậy vận động tích cực chính là điều kiện cần thiết cho
sự phát triển và hoàn thiện thể chất của cơ thể con người.
Vận động tích cực không phân biệt lứa tuổi, giới tính và trình độ tập
luyện, nó diễn ra trong suốt cả đời người. Để có được những con người phát triển
toàn diện cả về thể chất và tinh thần, chúng ta phải quan tâm giáo dục toàn diện
ngay từ khi trẻ em mới cắp sách đến trường. Việc giáo dục ấy bên cạnh trang bị
tri thức cho các em chúng ta còn cần phải giáo dục thể chất đầy đủ để trang bị
cho các em vốn kỹ năng kỹ xảo vận động phong phú và quan trọng trong đời
sống cùng những tri thức có liên quan cũng như giáo dục các tố chất thể lực cần
thiết để các em có cơ thể khỏe mạnh, cân đối... Giáo dục thể chất trường học
thực hiện tốt sẽ giúp quá trình giải quyết các nhiệm vụ giáo dục chung như đạo
đức, thẩm mỹ, lao động... tốt hơn, đồng thời đây cũng là phương tiện rèn luyện
có tác dụng tăng cường sức khoẻ chung và duy trì hoạt động sống một cách bình
thường, lành mạnh. Các em học sinh được rèn luyện tốt sẽ ít đau ốm hơn và vì
vậy, có thể tập luyện thường xuyên, có sức đề kháng cao trong điều kiện khí hậu
thời tiết phức tạp đòi hỏi phải có sự thích nghi nhanh. Mặt khác việc tích cực
tham gia tập luyện trong nhà trường sẽ giúp các em học sinh tránh xa được
những thói hư tật xấu và những hiện tượng tiêu cực ngoài xã hội.
Theo GS Dương Nghiệp Chí và PGS Vũ Đức Thu nếu thiếu vận động sẽ
dẫn tới suy giảm sức khỏe, sức đề kháng thấp và cơ thể phát triển không bình
thường. Sự vận động tích cực của học sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Điều
kiện kinh tế của gia đình và xã hội, công tác GDTC và thể thao trong nhà trường,
hoạt động của các câu lạc bộ TDTT ngoài trường, sự quan tâm của gia đình và
xã hội đối với hoạt động của các em... Ngoài ra còn một yếu tố không thể thiếu
23
được đó là thái độ tự giác, chủ động và hứng thú của các em trong suốt quá trình
học tập và rèn luyện. Tóm lại vận động tích cực bằng cơ bắp có ý nghĩa rất to lớn
đối với con người. Một trong những hình thức vận động có hiệu quả đó chính là
hoạt động TDTT.
1.4. Đặc điểm môn võ Taekwondo
Taekwondo là môn thể thao võ thuật truyền thống của Hàn Quốc hiện được
phát triển rộng rãi trên toàn thế giới. Đến nay, Liên đoàn Taekwondo Thế giới đã
có 204 quốc gia thành viên (Tính đến ngày 22 tháng 10 năm 2012 ) với khoảng
trên 60 triệu người tập luyện. Uỷ ban Olympic thế giới (IOC) đã công nhận
Taekwondo là môn thể thao quốc tế tại Đại hội lần thứ 83 năm 1980, từ đó
Taekwondo được công nhận là một trong những môn thi đấu chính thức tại các
Thế vận hội Olympic từ năm 2000 đến nay. [15], [27], [127].
Taekwondo là tổng hợp của ba từ:
TAE có nghĩa là “hệ thống đòn chân”.
KWON có nghĩa là “hệ thống đòn tay”.
DO có nghĩa là “con đường đạt đến sự phát triển cao nhất về thể
chất và tình thần”.
Taekwondo là một chương trình hoàn toàn thống nhất, nếu Taekwon là
những biểu hiện bên ngoài thì Do là bản chất bên trong. Bản chất này được thể
hiện ở tinh thần thi đấu và cũng là phương pháp hoàn thiện bản thân trong quá
trình đấu tranh nội tâm liên tục giữa cái tốt và cái xấu. [59], [65], [129], [130].
Taekwondo được tạo nên từ bản thân sinh tồn của con người, với việc sử
dụng các kỹ năng chiến đấu bằng tay để tự bảo vệ trước các mối đe dọa từ bên
ngoài. Môn võ này được phát triển và được huấn luyện một cách có hệ thống
trong thời kỳ hình thành phát triển của ba triều đại là Silla, Koguryo và Paekje.
Do luôn đối nghịch và muốn thôn tính lẫn nhau để hợp nhất bán đảo Triều Tiên
và đồng thời đều phải chịu sự đe dọa từ phía Trung Quốc, Nhật Bản, nên các
triều đại này đều cố gắng củng cố sự đoàn kết và tăng cường tinh thần dân tộc
của mình. Tinh thần này được xây dựng trên cơ sở của hệ tư tưởng truyền thống
và các chiến binh đã lấy nó làm tinh thần chiến binh của môn Taekwondo. Hơn
ai hết, các lính Ngự lâm trong triều đại Silla là những người thể hiện một cách rõ
rệt nhất sự kết thừa và phát huy tinh thần đó. Ngoài lòng trung thành và tính hiếu
đạo, điều đã giúp họ sẵn sàng hi sinh lợi ích của quốc gia, thông qua rèn luyện
võ thuật họ đã được trang bị thêm lòng quả cảm "không hề lùi bước trước nguy
24
hiểm". Ba môn này cùng song song tồn tại và phát triển trong tinh thần của họ và
biến đổi họ trở thành những con người kiên định, không chấp nhận sự giải dối và
tuyệt đối không bao giờ phản bội hoặc đi ngược là lợi ích của quốc gia.
Nhờ có tinh thần này mà Ngự lâm quân triều Silla mới bảo vệ triều đại của
mình và thôn tính được hai triều đại kia để hợp nhất bán đảo Triều Tiên. Có thể
những người lính Ngự lâm này đã kế thừa và phát huy truyền thống lâu đời của
dân tộc để tạo ra một bản sắc riêng của mình và đó cũng chính là tinh thần của
môn võ Taekwondo với sự đề cao lòng trung thành, tính hiếu đạo và lòng quả
cảm "không hề lùi bước trước nguy hiểm.
Trải qua nhiều biến cố, cùng với sự phát triển của môn võ Taekwondo,
tinh thần của môn võ này cũng ngày một phát triển và được truyền bá rộng khắp.
Truyền thống dân tộc, và lịch sử phát triển của môn võ Taekwondo là sự
phản ánh sống động nhất về lịch sử phát triển của xã hội Triều Tiên. Không chỉ
vì những kỹ năng hoàn thiện của nó mà còn bởi vì nó chính là sản phẩm của
truyền thống dân tộc và điều này đã biến Taekwondo trở thành một trong các
môn võ thuật mang tính triết học trên thế giới. Tuy phải đấu tranh khốc liệt với
thiên nhiên và các chủng tộc khác để duy trì sự tồn tại của mình, nhưng nhân dân
Triều Tiên vẫn luôn giữ được tinh thần dân tộc trong suốt lịch sử 5.000 năm
dựng nước và giữ nước. Dựa trên nền tảng tinh thần này, tinh thần Taekwondo
cũng từng bước được hình thành phát triển cùng với lịch sử phát triển của Triều
Tiên.
Trang sử của Triều Tiên được khởi đầu bằng thời kỳ dựng nước của
Tangun, người đã đưa ra tư tưởng "Vì lợi ích của tất cả mọi người" và "Tổ chức
lại cuộc sống của xã hội loài người". Tư tưởng đã được thể hiện rõ nét trong triều
đại Silla để sản sinh ra tinh thần của các Ngự Lâm quân tiền thân của tinh thần
Taekwondo với sự kết hợp hài hòa giữa đạo Phật và đạo Khổng. Trong triều địa
Koryo và Chosun, truyền thống dân tộc của Triều Tiên có sự tương đồng rất lớn
với "Chủ nghĩa nhân đạo". Con người trong các triều đại này luôn đặc biệt coi
trọng tính mạng của người khá, và họ luôn tỏ ra kính trọng, lễ phép với cấp trên
nhưng đồng thời lại luôn đối xử thân ái, chân tình với cấp dưới. Trong giai đoạn
này, ngoài tư tưởng của Đạo Phật và Đạo Khổng, truyền thống dân tộc Triều
Tiên còn bị ảnh hưởng rất lớn bởi tư tưởng của Triết học phương Tây, học thuyết
Yoga của Ấn Độ và thuyết Thiên Chúa giáo phương Tây. Là sản phẩm của
truyền thống dân tộc, tinh thần Taekwondo bị ảnh hưởng trực tiếp của các học
25
thuyết này và vì vậy, có thể nói rằng tinh thần của môn võ này đã mang tính triết
học rất cao.
Taekwondo hiện đại chú trọng đặc biệt những đòn chân và nhấn mạnh
tính chất thể thao của môn này và có một số nét tương tự các môn võ Triều Tiên
khác như Hapkido, Tangsudo... Taekwondo theo hướng sử dụng bàn chân và
cẳng chân thể hiện bằng những đòn đá đầy uy lực. Nhưng, thực tế Taekwondo
vẫn có một số lượng đòn tay khá lớn. Nghiên cứu các bài quyền và chương trình
luyện tập, dễ nhận thấy số lượng đòn tay của Taekwondo nhiều gấp ba lần các
đòn tấn công hoặc phòng ngự bằng chân. Trong huấn luyện và thi đấu thì
Taewkondo có giá trị một môn thể thao hơn là một môn võ tự vệ, luôn coi trọng
vai trò của các đòn chân nên đòn tay không thể tránh khỏi sự mai một do ít được
trau chuốt, tinh lọc để đạt được tính hiệu quả. [27], [69], [71].
Taekwondo là môn giao đấu đối kháng trực tiếp, là tổng hợp của sức
mạnh thể chất và sức mạnh ý chí. Do đặc điểm là môn thể thao đối kháng mạnh
mẽ và hấp dẫn nên Taekwondo đã trở thành một môn thi đấu của Thế vận hội
Olympic. Trong thi đấu Taekwondo, các vận động viên lấy cương thắng nhu, lấy
sức mạnh tốc độ làm cơ bản, do đó cần phải có những phương pháp huấn luyện
chuyên biệt. Theo lý thuyết huấn luyện các môn giao đấu đối kháng nhằm mục
đích cao nhất là chiến thuật để đột phá phòng thủ đối phương giành chiến thắng.
Vì vậy trong huấn luyện cần huấn luyện chuyên sâu, chuyên môn đối kháng, hệ
thống lâu dài để nâng cao năng lực giao đấu tối ưu nên trong thời gian dài phải
chịu đựng lượng vận động lớn và tương đối lớn xen kẽ cường độ và số lần lớn
nhất, gần lớn nhất.
Ở nước ta, Taekwondo là một trong những môn thể thao có hệ thống tổ
chức rất khoa học và chặt chẽ do phù hợp cho tập luyện của mọi người nên đã
phát triển nhanh chóng và sâu rộng. Từ 1986 đến nay, qua hơn 20 năm, phong
trào tập luyện Taekwondo từng bước đi vào nề nếp, cả nước có 60 tỉnh, thành,
ngành có phong trào tập luyện Taekwondo (miền Bắc: 19 tỉnh, thành; miền
Trung: 17 tỉnh, thành; miền Nam: 21 tỉnh, thành và 3 ngành là Giáo dục, Quân
đội, Công an). Taekwondo hiện được coi là một trong những môn thể thao mũi
nhọn của ngành TDTT giành huy chương trên đấu trường quốc tế. [69], [72],
[73]
Trong môn võ Taekwondo, kỹ thuật được coi như một phương tiện để giải
quyết những tình huống nảy sinh trong thi đấu. Thông qua sự phân tích chính
26
xác các tình huống, mỗi vận động viên sẽ phải tự quyết định sử dụng các kỹ
thuật tấn công hay phản công để vô hiệu hóa hoạt động của đối phương nhằm đạt
được những mục tiêu đã đề ra. Trên thực tế, có sự phân tích chính xác và phản
ứng mau lẹ trong các tình huống là điều rất quan trọng trong thi đấu Taekwondo
đỉnh cao. Để có thể sử dụng thuần thục được tất cả các kỹ thuật trong tập luyện
và thi đấu thì bắt buộc vận động viên phải thường xuyên luyện tập và hoàn thiện
từng kỹ năng trong quá trình tập luyện. Trong thi đấu quyền Taekwondo đỉnh
cao, việc thực hiện các kỹ năng thi đấu rất khó, đòi hỏi phải tổng hợp tập trung
cao của các yếu tố: linh hoạt, sức mạnh, sự phối hợp, khả năng biểu cảm... Các
kỹ thuật Taekwondo có thể được thể hiện một cách hết sức đa dạng thông qua sự
kết hợp và biến thể của chúng, ta phân tích nền tảng của môn võ Taekwondo
theo Sơ đồ 1.2.
Qua sơ đồ 1.2. cho thấy: Trong quá trình tập luyện Taekwondo, các võ
sinh sử dụng rất nhiều các kỹ thuật khác nhau, nhưng trên thực tế những kỹ thuật
thường được sử dụng nhất là:
Kỹ thuật đấm: Jireugi
Đấm thuận Baro jireugi
Đấm nghịch: Bandae Jireugi
Đấm cao: Olgul Jireugi
Đấm trung: Momtong Jireugi
Đấm thấp: Arae Jireugi
Đấm móc (momtong jecho jireugi).
Đấm ngang (yop jireugi).
Kỹ thuật đỡ bằng cổ tay: Palmok Makki
Đỡ hạ đẳng: Arae makki
Đỡ trung đẳng ra ngoài bằng cổ tay trong: Alpalmok momtong
makki
Đỡ trung đẳng ra ngoài bằng cổ tay ngoài: Momtong bakkat
makki
Đỡ trung đẳng từ ngoài vào: Momtong makki
Đỡ thượng đẳng: Olgul makki
ặ
M t Phía trước
Hai bên
Đẳng trước
Mục tiêu Thân
Hai bên
Phần dưới Đẳng trước
thân Cạnh trong
Cạnh ngoài
Cơ thể Bàn tay
Tay
Các bộ Cẳng tay
phận trên
cơ thể Chân Bàn chân
Chân
Nền tảng
Đứng một chân
cơ bản Thủ kín
n
của môn Thủ kín hai chấ
võ Tấn pháp Thủ mở trái phải
Taekwondo Thủ mở Thủ mở trướcsau
Cẳng tay
Tay
Bàn tay
Kỹ thuật Phòng thủ Bàn chân
Chân
Cẳng chân
Nắm đấm
Đòn tay
Khuỷu tay
Tấn công Bàn chân
Đòn chân
Đầu Gối
Sơ đồ 1.2. Nền tảng cơ bản của môn võ Taekwondo
27
Kỹ thuật đỡ bằng cạnh bàn tay: Sonnal makki, Hansonal makki.
Thế thủ cao – Trung Thấp. (Kodureo bakkat makki) (Palchagi).
Thế thủ tay đao cao – Trung Thấp. (Sonnal bakkat makki)
Kỹ thuật tấn công: Chigi.
Xỉa dọc bàn tay (Pyongsonnkeut Sewotzireugi.
Xỉa bàn tay úp (Pyongsonnkeut Epeo tzireugi) .
Xỉa mũi bàn tay ngửa (Pyongsonnkeut Jecho tzireugi) .
Kỹ thuật chém cổ bằng cạnh bàn tay (HanSonnal mok chigi).
Đánh Lưng nắm đấm đánh trước (Deung jumeok ap chigi).
Đòn phối hợp chém cổ + Đỡ thượng (Jebipoom mok chigi).
Đánh cùi trỏ (Palkup chigi).
Đánh bằng đầu gối (Mureup chigi)
Kỹ thuật chân cơ bản: Chagi.
Đá lăng trước: Apoto olygi
Đá lăng từ trong ra ngoài: Bakkat olygi
Đá lăng từ ngoài vào: An olygi
Đá tống trước: Ap chagi
Đá vòng cầu: Dollyo chagi
Đá tống ngang: Yop chagi
Đá tống sau (Dwit chagi).
Đá chẻ (Naelyo chagi).
Đá vòng cầu sau (Dwit dollyo chagi).
Đá phối hợp 2 đòn trước và sau.
Di chuyển Baljitgi
Di chuyển tiến về trước
Di chuyển lùi về phía sau
Di chuyển sang hai bên
Quay...
Phòng thủ trực tiếp là gạt gỡ các đòn tấn công của đối phương bằng cách
dùng tay che chắn những mục tiêu tấn công. Đây là hình thức phòng thủ hiệu quả
nhất nhằm ngăn cản khả năng ghi điểm của đối phương.
Phòng thủ gián tiếp là tránh né đòn tấn công của đối phương bằng cách
di chuyển tránh đòn hoặc thay đổi tư thế đứng. Phòng thủ gián tiếp luôn được
phối hợp với các đòn đánh phản công. Trên thực tế những đòn phản công chính
28
xác được hiện ngay sau một đòn tấn công của đối phương thì bao giờ cũng là
những đòn đánh hiệu quả nhất và thường hay ghi điểm nhất.
Theo luật thi đấu của Liên đoàn Taekwondo thế giới ( WTO), trong thi
đấu các vận động viên có thể dụng rất nhiều những kỹ thuật khác nhau, nhưng
trên thực tế chủ yếu chỉ có kỹ thuật chân là được tính điểm. Theo thống kê, có
tới 90 95 % nhóm đòn đá trước ( bao gồm đá trước và đá vòng cầu) được sử
dụng.
1.5. Đặc điểm tâm, sinh lý lứa học sinh Trung học cơ sở trong tập
luyện Taekwondo
1.5.1. Đặc điểm giải phẫu của học sinh Trung học cơ sở và việc tập
luyện võ Taekwondo
1.5.1.1. Đặc điểm về hình thái
Sự phát triển cơ thể của thiếu niên diễn ra mạnh mẽ nhưng không cân đối,
trong đó có sự nhảy vọt về chiều cao và sự phát dục.
Chiều cao của trẻ tăng lên một cách đột ngột, hàng năm có thể tăng từ 5-
6cm; trọng lượng cơ thể hàng năm tăng từ 2,4 tới 6kg... là những yếu tố đặc biệt
trong sự phát triển của trẻ lứa tuổi THCS. Đây cũng là một ưu thế trong tập
luyện môn võ Taekwondo.
Ở lứa tuổi 11-14 vẫn còn các đốt sụn chưa hoàn toàn mất giữa các đốt
xương sống nên cột sống dễ bị cong vẹo khi đứng, ngồi không đúng tư thế.
Trong tập luyện võ Taekwondo, do đặc điểm môn võ thiên nhiều về các đòn đá
nên trong quá trình tập luyện, cần đặc biệt chú ý hướng dẫn các em giữ thăng
bằng trong quá trình tập luyện.
Sự phát triển cơ thể diễn ra không cân đối làm cho các em lúng túng, vụng
về, lóng ngóng. Trong quá trình tập luyện, HLV cần đặc biệt chú ý tới đặc điểm
này để tạo không khí tập luyện thoải mái, từ từ hướng dẫn các em trong quá trình
tập luyện.
Sự tăng khối lượng các bắp thị và lực của cơ bắp diễn ra mạnh nhất vào
cuối thời kỳ dậy thì khiến các em khỏe ra rõ rệt. Tuy hiên, sự phát triển cơ của
các em trai khác biệt nhật định báo hiệu sự hình thành ở các em những nét khác
biệt về cơ thể: Con trai cao lên, vai trộng ra, con gái tròn trặn dần, xương chậu
rộng ra [46], [79]...
Xương chân và tay dài nhanh nhưng cơ phát triển chậm hơn và lồng ngực
phát triển chậm nên đầu tuổi thiếu niên thường có thân hình dài, hơi gầy và ít
29
nhiều không cân đối. Trong quá trình tập luyện võ Taekwondo cần chú ý đặc
điểm này để lựa chọn các bài tập phù hợp, tránh tập luyện quá sức.
1.5.5.2. Đặc điểm về cơ, xương
Hệ xương đang diễn ra quá trình cốt hóa về hình thái, làm cho thiếu niên
lớn lên rất nhanh, xương sọ phần mặt phát triển mạnh. Ở các em gái đang diễn ra
quá trình hoàn thiện các mảnh của xương chậu (chứa đựng chức năng làm mẹ
sau này) và kết thúc vào tuổi 20-21; Xương sống phát triển chậm hơn so với nhịp
độ lớn lên về chiều cao thân thể. Trong quá trình tập luyện võ Taekwondo cần
chú ý tránh những bài tập tác động quá mạnh tới cột sống của trẻ.
Hệ cơ: Sự tăng khối lượng các bắp thị và lực của cơ bắp diễn ra mạnh nhất
vào cuối thời kỳ dậy thì khiến các em khỏe ra rõ rệt. Đặc điểm này cho phép vào
những năm cuối của học sinh THCS, có thể tác động các bài tập sức mạnh với
cường độ lớn hơn [46], [47], [64], [125].
Trong quá trình hướng dẫn tập luyện môn võ Taekwondo, cần đặc biệt
chú ý tới đặc điểm phát triển hệ cơ, xương của học sinh để tác động các bài tập
phù hợp và tạo tâm lý thoải mái cho học sinh trong quá trình tập luyện.
1.5.5.3. Đăc điểm phát triển các tố chất vận động của học sinh Trung học
cơ sở.
Các tố chất thể lực có thể chia làm 5 loại: Sức mạnh, sức nhanh, sức bền,
năng lực phối hợp vận động và mềm dẻo (độ linh hoạt các khớp).
Sự thay đổi các tố chất thể lực trên dựa trên cơ sở sự phát triển hình thái
cơ năng. Sự thay đổi không ngừng theo lứa tuổi và có tính làn sóng, tính giai
đoạn. Sức mạnh cơ có quan hệ mật thiết với sự phát triển của tổ chức xương cơ,
sự phát triển của hệ thống dây chằng khớp, nó còn được quyết định bởi năng lực
khống chế điều hoà các cơ. Sợi cơ của tuyến nhi đồng tương đối mạnh, hàm
lượng các chất đạm của cơ còn ít, sự điều tiết của hệ thần kinh đối với cơ chưa
hoàn thiện, hoạt động các cơ chưa nhịp nhàng, do đó sức mạnh cơ còn yếu.
Nhưng cũng bởi sự tăng trưởng của lứa tuổi, sức mạnh cơ cũng được tăng lên.
Sức mạnh cơ duỗi lưng lúc 11 tuổi là 72,0kg tới 14 tuổi tăng tới 90,8kg, từ 14-17
tuổi 144kg. Theo tài liệu của Trung quốc từ 10-13 tuổi sức bật tăng rõ ràng, lực
bóp tay từ 14 đến 16 tuổi tăng tương đối nhiều.
Tố chất tốc độ của nhi đồng và thiếu niên tăng tự nhiên theo lứa tuổi, đặc
biệt nó phát triển sớm hơn các tố chất khác. Kết quả nghiên cứu của CHLB Nga
cho thấy: Tố chất tốc độ phát triển nhanh nhất đối với lứa tuổi 10-13. Sau 14 tuổi
30
tương đối chậm, sau 16 tuổi thì thay đổi không rõ ràng, vào giai đoạn ổn định.
Tố chất tốc độ của nhi đồng và thiếu niên Trung Quốc được phát triển mạnh nhất
đối với Nam từ 7 - 14 tuổi. Thành tích tố chất tốc độ đạt tới đỉnh cao của Nam là
19 tuổi. [64], [107].
Về sức bền chia làm 2 loại lớn: Sức bền ưa khí và sức bền yếm khí. Sức
bền có liên quan
Về năng lực phối hợp vận động là một tố chất tổng hợp nó liên quan đến
khả năng định vị trong không gian và cảm giác về thời gian.
Độ lớn của độ mềm dẻo được quyết định bởi tính linh hoạt của các khớp,
tính đàn hồi của cơ, dây chằng và tác dụng của hệ thần kinh trung ương. Độ
mềm dẻo không phát triển đồng đều theo lứa tuổi.
Độ linh hoạt của cột sống được nâng cao rõ rệt ở tuổi 7-14. Khi tuổi lớn
lên sự phát triển chậm lại. Chỉ số lớn nhất của độ mềm dẻo của Nam lúc 15 tuổi.
Độ linh hoạt co duỗi vai được nâng cao lúc 12-13 tuổi, sau đó độ mềm dẻo phát
triển chậm tới 13-14 tuổi tiếp cận chỉ số của người trưởng thành.
Trong quá trình giảng dạy môn võ Taekwondo cho học sinh THCS cần
chú ý tới những đặc điểm này để không bỏ lỡ những thời kỳ nhạy cảm trong phát
triển các tố chất thể lực cho các em. Học sinh THCS lứa tuổi 11-14, khi tập
luyện môn võ Taekwondo cần chú ý phát triển năng lực tốc độ, sức bền yếm khí,
khả năng phối hợp vận động và sự mềm dẻo của học sinh.
Tóm lại: Đặc điểm giải phẫu của cơ thể học sinh lứa tuổi 11-14 có sự biến
đổi mạnh mẽ theo hướng phát triển nhanh nhưng không đồng đều giữa các bộ
phận, cơ quan trọng cơ thể. Trong hướng dẫn tập luyện ngoại khóa môn
Taekwondo cho học sinh THCS cần chú ý tránh những bài tập tác động nhiều tới
cột sống của các em; chú ý phát triển năng lực tốc độ, sức bền ưa khí, khả năng
phối hợp vận động và năng lực mềm dẻo cũng như chú ý tạo không khí vui vẻ
cho các em trong quá trình tập luyện.
1.5.2. Đặc điểm sinh lý của học sinh Trung học cơ sở và việc tập luyện
ngoại khóa Taekwondo
Về chức năng sinh lý và hệ thống cơ quan trong cơ thể ở lứa tuổi này quá
trình hưng phấn vẫn chiếm ưu thế so với quá trình ức chế. Đây là đặc điểm giúp
thích ứng tốt trong quá trình tập luyện môn võ Taekwondo. Tuy nhiên, sự phối
hợp động tác ở lứa tuổi này chưa cao, động tác cứng, hơi vụng về nên trong quá
trình hướng dẫn tập luyện, người giáo viên phải kiên trì hướng dẫn và tạo không
31
khí thoải mái cho người tập. Mặc dù các biểu hiện trên có tính tạm thời, song
vẫn cần được chú ý trong quá trình tập luyện. Cụ thể:
1.5.2.1. Đặc điểm về hệ thần kinh
Sự phát triển của hệ thần kinh không cân đối. Sự phái triển của hệ thống
tín hiệu thứ nhất và tín hiệu thứ hai, giữa hưng phấn và ức chế cũng diễn ra mất
cân đối theo hướng hưng phấn mạnh hơn ức chế.
Quá trình hưng phấn chiếm ưu thế rõ rệt, ức chế phân biệt bị kém đi, hưng
phấn phát triển mạnh, lan tỏa cả vùng dưới vỏ não. Vì vậy, học sinh THCS dễ bị
"hậu đậu", có nhiều động tác phụ của đầu, chân, tay trong khi vận động hay tham
gia các hoạt động. Do các quá trình hưng phấn mạnh, chiếm ưu thế và các quá
trình ức chế có điều kiện bị suy giảm nên thiếu niên không làm chủ được cảm
xúc, không kiềm chế được xúc động mạnh. Bởi vậy học sinh THCS dễ nổi nóng,
có phản ứng vô cớ, dễ bị kích động, mất bình tĩnh... nên dễ vi phạm kỷ luật. Học
sinh tham gia tập luyện Taekwondo là môn võ thuật nên không thể tránh khỏi
những nguy hiểm khi áp dụng các đòn thế không chính xác. Chính vì vậy, trong
quá trình hướng dẫn tập luyện, giáo viên cần đặc biệt chú ý tới việc giáo dưỡng
cho học sinh, trang bị cho học sinh tinh thần võ đạo cần thiết cũng như khả năng
kiềm chế trong những tình huống khác nhau.
1.5.2.2. Đặc điểm về hệ tuần hoàn
Kích thước tuyệt đối và tương đối của tim tăng dần theo lứa tuổi, 8-10 tuổi
96 g và 15 tuổi 200 g. Kích thước tim của trẻ em chịu ảnh hưởng rất lớn của tập
luyện. Tần số co bóp của tim giảm dần theo lứa tuổi, đến tuổi 14-16 tần số này
giảm xuống còn 70-78 lần/phút. Nhịp tim của trẻ không ổn định. Dưới tác dụng
của các yếu tố kích thích, chúng thay đổi nhiều hơn so với người lớn. Khi hoạt
động thể lực như nhau tần số co bóp tim của các em sẽ cao hơn. Nghĩa là các em
càng lớn thì tim hoạt động càng tinh tế hơn. Trong quá trình hướng dẫn tập luyện
ngoại khóa môn Taekwondo cần chú ý đặc điểm này để điều chỉnh lượng vận
động cho phù hợp bởi nhịp tim các em sẽ tăng nhanh dưới kích ứng của lượng
vận động nhưng sẽ không duy trì được lâu tác động của lượng vận động.
Trong các hoạt động tối đa, nhịp tim của các em tăng trưởng với tỷ lệ
tương đối thấp, chứng tỏ cơ thể các em có tiềm năng hoạt động thấp hơn so với
người lớn. Chính vì vậy, trong quá trình tập luyện môn võ Taekwondo, không
nên yêu cầu các em thực hiện nhiều bài tập với công suất tối đa.
32
Hệ tim mạch của cơ thể trẻ thích nghi với sự tăng công suất hoạt động thể
lực, kém hơn so với người lớn ví dụ khi tăng công suất hoạt động lên 1kgm/giây
thì nhịp tim của các em tuổi 13 tăng 6-7 lần/phút còn người lớn 3-5 lần/phút.
Sự hồi phục tim mạch sau hoạt động thể lực nói chung phụ thuộc vào độ
lớn của lượng vận động. Sau các lượng vận động nhỏ có thể các em sẽ hồi phục
nhanh hơn so với người lớn, nhưng sau những lượng vận động lớn cơ thể các em
hồi phục chậm hơn. Chính vì vậy, trong quá trình tập luyện môn võ Taekwondo,
nếu lượng vận động tập luyện thấp, các em có thể tập luyện lại nhiều lượt nhưng
với những bài tập có lượng vận động cao, sau khi tập luyện 1 lần cần để cho các
em thời gian nghỉ dài đủ đề hồi phục.
Về huyết áp cũng tăng dần cùng với lứa tuổi. Khi 15 tuổi sẽ tăng lên 100 -
110 mmHg và tối thiểu cũng tăng lên từ 80-95 mmHg. Hoạt động thể lực cũng
làm tăng huyết áp, thường tăng yếu hơn so với người lớn. ở lứa tuổi 12-14 tăng
từ 32-35 mmHg.
Hệ tim mạch phát triển không cân đối. Thể tích tim tăng nhanh, tim to
hơn, hoạt động mạnh hơn, trong khi đường kính của các mạch máu lại phát triển
chậm hơn dẫn đến sự rối loạn tạm thời của tuần hoàn máu. Do đó thiếu niên
thường bị mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, huyết áp tăng... khi phải làm việc quá
sức hoặc làm việc trong thời gian kéo dài. Giáo viên giảng dạy ngoại khóa môn
Taekwondo cũng cần chú ý đặc điểm này để có những điều chỉnh lượng vận
động hợp lý [46], [64].
1.5.2.3. Đặc điểm về hô hấp
Học sinh THCS thở nhanh và không ổn định, thở nông và có tỷ lệ thở ra
hít vào bằng nhau. Tần số hô hấp sẽ được giảm xuống dần khi đến tuổi trưởng
thành 12-18 lần/phút.
Dung tích sống cũng nhỏ hơn người lớn. Tuy nhiên về dung tích sống trên
trọng lượng cơ thể thì các em có chỉ số cao hơn người lớn. Các em 14 tuổi có
dung tích sống tương đối; trung bình là 120ml/1 kg trọng lượng trong khi người
lớn là 80ml/1kg trọng lượng.
Dung tích sống cũng như thông khí phổi tối đa ở các em học sinh tập
luyện ngoại khóa Taekwondo đều cao hơn ở các em không tập luyện thể thao
cùng lứa tuổi. Trong hoạt động thể lực thông khí phổi của trẻ em tăng lên chủ
yếu là do tăng tần số hô hấp chứ không phải độ sâu hô hấp. Ở các em hấp thụ
Oxy trong các hoạt động thể lực có thể tăng lên 10 lần so với mức chuyển hoá cơ
33
sở trong khi người lớn có thể tăng hấp thụ Oxy lên đến 15-16 lần. Hấp thụ Oxy
tối đa ((VO2max) của các em thấp hơn của người lớn song vẫn cao hơn các em
cùng lứa tuổi không tập luyện TDTT [46], [47].
1.5.2.4. Đặc điểm về quá trình trao đổi chất
Về quá trình trao đổi chất và năng lượng là quá trình đồng hoá chiếm ưu
thế so với quá trình dị hoá. Sự tiêu hao năng lượng trong hoạt động thể lực cũng
phụ thuộc vào lứa tuổi. Trong cùng một hoạt động, trẻ em tiêu hao nhiều năng
lượng hơn so với người lớn.
Cùng với lứa tuổi, tính hiệu quả trong hoạt động cơ bắp tăng lên, giá trị
năng lượng của hoạt động giảm đi. Do ảnh hưởng của tập luyện thể dục thể thao
nói chung và tập luyện ngoại khóa Taekwondo nói riêng, các dấu hiệu nêu trên
biểu hiện càng rõ hơn.
Ở trẻ em khối lượng máu tỷ lệ với trọng lượng cơ thể cao hơn ở người lớn,
cùng với lứa tuổi chỉ số này giảm dần. Tuổi 14 tổng lượng máu chiếm 78% tổng
lượng máu cơ thể [46], [47].
1.5.2.5. Đặc điểm phát triển giới tính
Sự trưởng thành về mặt sinh dục là yếu tố quan trọng nhất của sự phát
triển cơ thể ở lứa tuổi học sinh THCS.
Dấu hiệu dậy thì ở em gái là sự xuất hiện kinh nguyệt, sự phát triển của
tuyến vú (vú và núm vú nhô lên, quầng vú rộng), ở em trai là hiện tượng "vỡ
giọng", sự tăng lên của thể tích tinh hoàn và bắt đầu có hiện tượng "mộng tinh".
Tuổi dậy thì, các em gái ở Việt Nam thường vào khoảng 12 14 tuổi, ở các em
trai bắt đầu và kết thúc chậm hơn các em gái khoảng từ 1.5 tới 2 năm.
Dấu hiệu phụ báo hiệu tuổi dậy thì có sự khác nhau giữa em trai và em
gái. Các em trai cao rất nhanh, giọng nói ồm ồm, vai to, có ria mép... các em gái
cũng lớn nhanh, thân hình duyên dáng, da dẻ hồng hào, tóc mượt mà, môi đỏ,
giọng nói trong trẻo...
Sự xuất hiện tuổi dậy thì phụ thuộc yếu tố khí hậu, thể chất, dân tộc, chế
độ sinh hoạt (vật chất và tinh thần), lối sống... Tuy nhiên, hiện nay do gia tốc
phát triển thể chất và phát dục nên tuổi dậy thì của các em có thể đến sớm hơn từ
1.5 tới 2 năm.
Đến khi tuổi dậy thì kết thúc, các em có thể sinh sản được, nhưng các em
chưa trưởng thành về mặt cơ thể, đặc biệt về mặt tâm lý và xã hội. Bởi vậy, lứa
tuổi học sinh THCS được coi là không có sự cân đối giữa việc phát dục, giữa bản
34
năng tương ứng, những tình cảm và ham muốn tình dục với mức độ trưởng thành
về xã hội và tâm lý. Vì thế, người lớn (cha mẹ, giáo viên, nhà giáo dục...) cần
hướng dẫn, trợ giúp một cách khéo léo, té nhị để các em hiểu đúng vấn đề, biết
xây dựng mối quan hệ đúng đắn với bạn khác giờ và không băn khoăn, lo lắng
khi bước vào tuổi dậy thì.
Sự phát dục và những biến đổi trong sự phát triển thể chất của thiếu niên
có ý nghĩa quan trọng đối với sự xuất hiện những cấu tạo tâm lý mới. Những
biến đổi rõ rệt về mặt giải phẫu, sinh lý đối với thiếu niên đã làm cho các em trở
thành người lớn một cách khách quan và làm nảy sinh cảm giác về tính người
lớn của bản thân các em. Sự phát dục làm cho thiếu niên xuất hiện những cảm
giác, tình cảm và rung cảm mới mang tính chất giời tính, các em quan tâm nhiều
hơn tới người khác giới.
Tuy nhiên, ảnh hưởng trên đến sự phát triển tâm lý của học sinh THCS
còn phụ thuộc nhiều yếu tố: Kinh nghiệm sống, đặc điểm giao tiếp của thiếu
niên, những hoàn cảnh riêng trong đời sống và điều kiện giáo dục đối với các em
[46], [47].
Tóm lại: Chức năng sinh lý và hệ thống cơ quan trong cơ thể ở lứa tuổi học
sinh THCS quá trình hưng phấn vẫn chiếm ưu thế so với quá trình ức chế. Sự
phát triển cơ thể của thiếu niên diễn ra mạnh mẽ nhưng không cân đối, đây là
đặc điểm đặc trưng của giai đoạn dậy thì ở học sinh THCS. Trong quá trình
giảng dạy ngoại khóa các môn thể thao nói chung và môn Ta...Đỡ tay đao thượng đẳng nghịch
từ trong ra ngoài.
- Bakat-palmok olgul bakkat: Đỡ cạnh cổ tay ngoài thượng đẳng
từ trong ra ngoài.
- Batangson momtong an makki: Đỡ bằng long bàn tay từ ngoài
vào.
* Kỹ thuật chân phối hợp (4 buổi).
+ Kỹ thuật đá: Chagi
- Yop chagi + dwit chagi: Đá tống ngang + đá tống sau.
- Dollyo chagi +Koro chagi: Đá vòng cầu + đá móc gót.
* Kỹ thuật nhất thế đối luyện: (4 buổi ) Kỹ thuật nhất thế đối luyện đòn
7-8-9.
* Kỹ thuật Quyền Poomsae: (4 buổi)
- Bài quyền Thái cực số 6: Taegeuk Yuk jang
* Thi đấu đối kháng KYORUGI: (6 buổi) Song đấu
* Thể lực chung, thể lực chuyên môn và trò chơi vận động: (2
buổi)Lồng ghép vào thời gian gần cuối tất cả các buổi tập.
+ Thể lực chung:
- Chạy ngắn.
- Nhẩy dậy.
- Chống đẩy.
+ thể lực chuyên môn:
- Đá đích tốc độ tại chỗ.
- Đá hai đích đối diện.
- Đá đích theo tín hiệu.
* Bài tập: Giao nhiệm vụ cho võ sinh vào cuối các buổi tập.
+ Giao bài tập về nhà tự tập:
- Bài tập ép dẻo.
- Ôn các kỹ thuật cơ bản đã học.
* Giáo án cơ động: (2 buổi)
9.3. Kiểm tra thi lên đai đỏ cấp 2: (1 buổi)
Nội dung kiểm Kiểm tra đánh
TT Hướng dẫn thực hiện
tra giá các kỹ năng
1. Kĩ thuật tay:
+ Chuyển chân trái sang trái lập tấn trung bình (Juchum seogi junbi), giữ tấn trung bình đấm
thấp - trung - cao 3 nhịp/lần x 5 lần (Juchum seogi sebol jireugi).
+ Lùi chân phải sang phải lập tấn dài, tay trái đỡ hạ đẳng bằng cạnh ngoài cổ tay (Apkubi
seogi bakat-palmok area makki), sau đó di chuyển chân phải lên thực hiện các kĩ thuật sau 3
lần tiến, quay sau lặp lại 3 lần:
- Lập tấn sau đỡ 1 tay đao (Dwitkubi seogi han-sonnal momtong bakkat makki),
chuyển chân trước lên lập tấn dài đánh cùi chỏ vòng cầu (Apkubi seogi palgup dollyochigi).
Kỹ thuật cơ bản
- Lập tấn sau đỡ 2 tay đao (Dwitkubi seogi sonnal momtong makki), chuyển chân
1 (2 điểm) trước lên lập tấn dài đánh cùi chỏ dọc (Apkubi seogi ollyo palgup chigi).
- Lập tấn sau đỡ trung đẳng bằng cạnh ngoài cổ tay từ trong ra (Dwitkubi seogi bakat-
palmok momtong bakat makki), chuyển chân trước lên lập tấn dài đánh cùi chỏ ngang Kỹ thuật chuyên
(Apkubi seogi palgup pyojeokchigi). môn
2. Kĩ thuật chân:
+ Từ tư thế nghiêm chân phải lùi sang phải thủ thế chiến đấu (Palchagi junbi) và thực hiện
các kĩ thuật bằng chân sau mỗi chân đá 2 lần tiến + quay sau lặp lại (di chuyển ngang):
- Đá tống sau trung đẳng bằng 2 chân (Dwit chagi+ dwit chagi).
- Đá vòng cầu trung đẳng, đá tiếp vòng cầu nghịch cao (Dollyo chagi+ pande dollyo
chagi).
Thực hiện Bài số thái cực số 6 (Poomsea Taegeuk Yuk jang)
2 Quyền( 4 điểm)
Bốc thăm 1 bài quyền trong 5 bài thái cực 1, 2, 3 , 4 và 5.
Nhất thế đối
3 luyện Nhất thế đối luyện: đòn 7, 8, 9. Lưu ý: Bên số chẵn thực hiện tấn công trước).
(1,5 điểm)
4 Song đấu(2điểm) Thi đấu 1 hiệp x 1 phút 30 giây/hiệp.
5 Thể lực(0,5 điểm) Chống đẩy 20 lần Thể lực chung
Tổng 10 điểm, các võ sinh thi đạt 5/10 điểm sẽ được lên đai đỏ cấp 2. Đạt 10/10 điểm được vượt cấp lên đai đỏ cấp 1.
10. NỘI DUNG GIẢNG DẠY MÔN TAEKWONDO ĐAI ĐỎ CẤP 2:
10.1. Lý thuyết: (1 buổi)
Bài 9: - Kỹ thuật biểu diễn môn Taekwondo
10.2. Thực hành: (28 buổi)
* Bài tập khởi động:
+ Bài khởi động chung:
+ Bài khởi động chuyên môn:
* Phối hợp các tấn nâng cao: (2 tiết). Học kỹ thuật mới và giảng dạy lỹ
thuật di chuyển phối hợp của các tấn đã học
+ Ôn kỹ thuật tấn đã học:
- Ap seogi + Apkubi seogi: Tấn trước ngắn kết hợp tấn trước dài.
- Dwit seogi + Apkubi seogi : Tấn sau kết hợp tấn trước dài.
- Apkubi seogi + Dwit seogi : Tấn trước dài kết hợp tấn sau.
- Ap koa seogi: Tấn chéo trước.
- Dwit koa seogi: Tấn chéo sau.
- Wen seogi: Tấn mở bên trái.
- Oreun seogi: Tấn mở bên phải.
+ Học kỹ thuật tấn mới:
- Beom seogi: Hổ tấn.
* Phối hợp các kỹ thuật tay nâng cao: (2 buổi) Ôn các kỹ thuật tay đã
học, Giảng dạy cách phối hợp đòn tay với tấn.
+ Ký thuật đấm: Jireugi
- Yop Jireugi
+ Kỹ thuật đỡ bằng cổ tay:
- Bakkat palmok momtong hecho makki: Đỡ bằng 2 cổ tay ngoài của
2 tay trung đẳng từ trong ra.
- Dujumeok jecho jireugi: Đấm 2 đấm ngửa.
- Arae otgoreo makki: Đõ chéo hai tay hạ đẳng.
* Phối hợp các kỹ thuật chân nâng cao:(6 buổi).
+ Kỹ thuật đá bay: Twio Chagi
- Twio ap chagi: Đá bay tống trước.
- Twio Dollyo chagi: Đá bay vòng cầu.
- Twio yop chagi: Đá bay tống ngang.
* Kỹ thuật nhất thế đối luyện: (4 buổi) Kỹ thuật nhất thế đối luyện đòn
10 – 11 – 12.
* Kỹ thuật Quyền Poomsae: (4 buổi)
- Bài quyền Thái cực số 7: Taegeuk Chil jang
* Thi đấu đối kháng KYORUGI: (6 buổi)Song đấu
* Thể lực chung, thể lực chuyên môn và trò chơi vận động: (2
buổi)Lồng ghép vào thời gian gần cuối tất cả các buổi tập.
+ Thể lực chung:
- Chạy ngắn.
- Nhẩy dậy.
- Chống đẩy.
+ thể lực chuyên môn:
- Đá đích tốc độ tại chỗ.
- Đá hai đích đối diện.
- Di chuyển kết hợp đá đích tiến lùi.
- Bán đấu với đích
* Bài tập: Giao nhiệm vụ cho võ sinh vào cuối các buổi tập.
+ Giao bài tập về nhà tự tập:
- Bài tập ép dẻo.
- Ôn các kỹ thuật cơ bản đã học.
* Giáo án cơ động: (2 buổi)
10.3. Kiểm tra thi lên đai đỏ cấp 1: (1 buổi)
Nội dung kiểm Kiểm tra đánh giá
TT Hướng dẫn thực hiện
tra các kỹ năng
1. Kĩ thuật tay:
+ Chuyển chân trái sang trái lập tấn trung bình (Juchum seogi junbi), giữ tấn trung bình đấm
trung đẳng 3 nhịp/lần(hét ở nhịp thứ 3) x 5 lần (Juchum seogi momtong sebol jireugi).
+ Lùi chân phải sang phải lập tấn dài, tay trái đỡ hạ đẳng bằng cạnh ngoài cổ tay (Apkubi
seogi bakkat-palmok area makki), sau đó di chuyển chân phải lên thực hiện các kĩ thuật sau 3
lần tiến, quay sau lặp lại 3 lần(di chuyển ngang):
- Lập tấn dài đỡ tạt trung đẳng 2 tay(Apkubiseogi bakat palmok momtong
hechomakki) ,chộp lên gối ,lập tấn chéo đấm trung đẳng 2 tay cùng 1 lúc với nắm đấm
Kỹ thuật cơ bản
ngửa(Dwitkoa seogi dujumeok jeocho jireugi),lùi chân sau về tấn trước đỡ chéo 2 tay hạ
1 (2 điểm) đẳng(Apkubi seogi are otgoreo makki).
- Lập hổ tấn đỡ 2 tay đao trung đẳng (Beom seogi sonnal koduro momtong makki),
chuyển chân trước sang bên lập tấn dài đấm trung đẳng nghịch (Apkubi seogi momtong baro Kỹ thuật chuyên
jireugi). môn
2. Kĩ thuật chân:
+ Từ tư thế nghiêm chân phải lùi sang phải thủ thế chiến đấu (Palchagi junbi) sau đó thực
hiện các kĩ thuật sau 1 lần tiến - quay sau - lặp lại(di chuyển ngang):
- Chạy đà 1 bước đá bay tống trước (Twio ap chagi).
- Chạy đà 2 bước đá bay ngang (Twio yop chagi).
- Chạy đà 1 bước đá bay vòng cầu (Twio dollyo chagi).
- Thực hiện Bài số thái cực số 7 (Poomsea Taegeuk Chil jang)
2 Quyền( 4 điểm)
- Bốc thăm 1 bài quyền trong 6 bài thái cực 1, 2, 3 , 4, 5 và 6.
Nhất thế đối
3 Nhất thế đối luyện: đòn 10, 11, 12. Lưu ý: Bên số chẵn thực hiện tấn công trước).
luyện(1,5 điểm)
4 Song đấu(2điểm) - Thi đấu 1 hiệp x 2 phút/hiệp.
Thể lực(0,5
5 Chống đẩy 20 lần Thể lực chung
điểm)
Tổng 10 điểm, các võ sinh thi đạt 5/10 điểm sẽ được lên đai đỏ cấp 1. Đạt 10/10 điểm được vượt cấp lên đai đen nhất đẳng.
11. NỘI DUNG GIẢNG DẠY MÔN TAEKWONDO ĐAI ĐỎ CẤP 1:
11.1. Lý thuyết: (2 buổi)
Bài 10: - Kỹ chiến thuật trong thi đấu Poomsae và Kyorugi
11.2. Thực hành: (97buổi)
* Bài tập khởi động:
+ Bài khởi động chung:
+ Bài khởi động chuyên môn:
* Phối hợp các tấn nâng cao: (10 tiết). Học kỹ thuật mới và giảng dạy lỹ
thuật di chuyển phối hợp của các tấn đã học
+ Ôn kỹ thuật tấn đã học:
- Ap seogi + Apkubi seogi: Tấn trước ngắn kết hợp tấn trước dài.
- Dwit seogi + Apkubi seogi : Tấn sau kết hợp tấn trước dài.
- Apkubi seogi + Dwit seogi : Tấn trước dài kết hợp tấn sau.
- Ap koa seogi: Tấn chéo trước.
- Dwit koa seogi: Tấn chéo sau.
- Wen seogi: Tấn mở bên trái.
- Oreun seogi: Tấn mở bên phải.
- Beom seogi: Hổ tấn.
* Phối hợp các kỹ thuật tay nâng cao: (10 buổi) Ôn các kỹ thuật tay đã
học, Giảng dạy cách phối hợp đòn tay với tấn.
+ Ký thuật đấm: Jireugi
- Dangkyo Teokjireugi.
- Palkup Dollyo chigi.
+ Kỹ thuật đỡ bằng cổ tay:
- Momtong kodureo bakkat makki.
- Wesanteul makki.
* Phối hợp các kỹ thuật chân nâng cao:(20 buổi).
+ Kỹ thuật đá bay phối hợp: Twio Chagi
- Dubal dángung chagi.
- Ap chagi + Twio ap chagi.
* Kỹ thuật tự vệ tay không: (4 buổi)
- Chống túm tóc.
- Chống ôm sau.
- Chống lại đối phương khi bị nằm ngửa.
* Kỹ thuật Quyền Poomsae: (20 buổi)
- Bài quyền Thái cực số 8: Taegeuk Pal jang
* Thi đấu đối kháng KYORUGI: (20 buổi)Song đấu
* Thể lực chung, thể lực chuyên môn và trò chơi vận động: (10
buổi)Lồng ghép vào thời gian gần cuối tất cả các buổi tập.
+ Thể lực chung:
- Chạy ngắn.
- Nhẩy dậy.
- Chống đẩy.
+ thể lực chuyên môn:
- Đá đích tốc độ tại chỗ.
- Đá hai đích đối diện.
- Di chuyển kết hợp đá đích tiến lùi.
- Bán đấu với đích
* Bài tập: Giao nhiệm vụ cho võ sinh vào cuối các buổi tập.
+ Giao bài tập về nhà tự tập:
- Bài tập ép dẻo.
- Ôn các kỹ thuật cơ bản đã học.
* Giáo án cơ động: (3 buổi)
11.3. Kiểm tra thi lên đai đen nhất đẳng: (1 buổi)
Kiểm tra đánh
TT Nội dung kiểm tra Hướng dẫn thực hiện
giá các kỹ năng
1. Kĩ thuật tay:
+ Lùi chân phải sang phải lập tấn dài, tay trái đỡ hạ đẳng bằng cạnh ngoài cổ tay (Apkubi
seogi bakkat-palmok area makki), sau đó di chuyển chân phải lên thực hiện các kĩ thuật sau
3 lần tiến, quay sau lặp lại 3 lần(di chuyển ngang):
- Lập tấn dài trọng tâm dồn ngược chân sau đỡ phối hợp 2 tay hạ đẳng và thượng
đẳng từ trong ra(Apkubiseogi Wesanteul makki),chuyển trọng tâm thành tấn trước dài, 1 tay
túm cổ kéo về gần, một tay đấm móc từ dưới lên vào phần cổ đối phương(Apkubi seogi +
Kỹ thuật cơ bản Dangkyo Teokjireugi)
- Đỡ phối hợp Tấn sau đỡ cạnh bàn tay đao 1 tay trung đẳng(Dwitkubi seogi
1 (2 điểm) Hansonnal bakkat makki), chuyển chân trước lên trước thành tấn dài đồng thời đánh cùi chỏ
nghịch vòng từ ngoài vào(Apkubiseogi Palkup Dollyochigi), vẫn dung tay đánh chỏ chuyển
Kỹ thuật
dùng lưng nắm đấm đánh vào mặt(Deungjumeok Apchigi), tại chỗ đổi tay đấm trung chuyên môn
thuận(Bande Jireugi)
2. Kĩ thuật chân:
+ Từ tư thế nghiêm chân phải lùi sang phải thủ thế chiến đấu (Palchagi junbi) sau đó thực
hiện các kĩ thuật sau 1 lần tiến - quay sau - lặp lại(di chuyển ngang):
- Bật đá bay tại chỗ 2 đòn đá tống trước trên không(Dubal dansung apchagi)
- Đá phối hợp tống trước + bật đá bay tống trước.(Apchagi + Twio Apchagi)
Thực hiện Bài số thái cực số 8 (Poomsea Taegeuk Pal jang)
2 Quyền( 4 điểm)
Bốc thăm 1 bài quyền trong 7 bài thái cực 1, 2, 3 , 4, 5, 6 và 7.
Tự vệ tay không
3 Tự vệ tay không 3 đòn.( Lưu ý: Bên số chẵn thực hiện tấn công trước).
luyện(1,5 điểm)
4 Song đấu(2điểm) Thi đấu 1 hiệp x 2 phút/hiệp.
5 Thể lực(0,5 điểm) Chống đẩy 30 lần Thể lực chung
Tổng 10 điểm, các võ sinh thi đạt 5/10 điểm sẽ được lên đai đen nhất đẳng.
12. NỘI DUNG GIẢNG DẠY MÔN TAEKWONDO ĐAI ĐEN NHẤT
ĐẲNG:
12.1. Lý thuyết: (4 buổi)
Bài 11: - Phương pháp trọng tài
12.2. Thực hành: (97buổi)
* Bài tập khởi động:
+ Bài khởi động chung:
+ Bài khởi động chuyên môn:
* Tổng hợp các kỹ thuật tấn cơ bản và nâng cao: (10 tiết). Học kỹ
thuật mới và giảng dạy lỹ thuật di chuyển phối hợp của các tấn đã học
+ Tổng hợp kỹ thuật tấn đã học:
- Moa seogi: Tấn nghiêm (Cạnh trong bàn chân đặt sát nhau).
- Dwit chuk moa seogi: Tấn nghiêm mở bàn chân chữ “ V”.
- Wen seogi: Tấn mở bên trái.
- Oreun seogi: Tấn mở bên phải.
- Kibon seogi: Tấn chuẩn bị.
- Juchum seogi: Chung bình tấn.
- Ap seogi: Tấn trước ngắn.
- Ap seogi + Apkubi seogi: Tấn trước ngắn kết hợp tấn trước dài.
- Dwit seogi + Apkubi seogi : Tấn sau kết hợp tấn trước dài.
- Apkubi seogi + Dwit seogi : Tấn trước dài kết hợp tấn sau.
- Ap koa seogi: Tấn chéo trước.
- Dwit koa seogi: Tấn chéo sau.
- Wen seogi: Tấn mở bên trái.
- Oreun seogi: Tấn mở bên phải.
- Beom seogi: Hổ tấn.
* Tổng hợp các kỹ thuật tay cơ bản và nâng cao: (10 buổi) Ôn các kỹ
thuật tay đã học, Giảng dạy cách phối hợp đòn tay với tấn.
+ Ký thuật đấm: Jireugi
- Tongmilgi jumbiseogi.
- Batangson Nullomakki.
- Mejumeok area Pyojeokchigi.Dangkyo Teokjireugi.
+ Kỹ thuật đỡ nâng cao:
- Sonnal Bakkat chigi.
- Khaljaebi.
- Mureup Kukki.
- Pyojeok Jireugi.
- Pyonsonkkeut area jeocho Tzireugi.
- Palkup yopchigi Momtong kodureo bakkat makki.
* Tổng hợp các kỹ thuật chân cơ bản và nâng cao:(20 buổi).
- Dollyo chagi
- Momtong yop chagi
- Olgul dollyo chagi
- Olgul yop chagi
- Naeryo chagi
- Dwit chagi
- Ap + Dollyo chagi
- Yop + yop chagi
- Dollyo chago dwit chagi.
- Pande dollyo chagi
- Dwit chagi+ dwit chagi
- Dollyo chagi+ pande dollyo chagi
- Yop chagi + dwit chagi
- Dollyo chagi+ Koro chagi
- Twio ap chagi.
- Twio yop chagi.
- Twio dollyo chagi
- Dubal dángung chagi.
- Ap chagi + Twio ap chagi.
* Kỹ thuật tự vệ tay không chống dao: (4 buổi)
- Chống dao bổ thượng.
- Chống dao chém ngang.
- Chống dao đâm thẳng.
* Kỹ thuật Quyền Poomsae: (20 buổi)
- Bài quyền huyền đai: Koryo Poomsae
* Thi đấu đối kháng KYORUGI: (20 buổi)Song đấu
* Thể lực chung, thể lực chuyên môn và trò chơi vận động: (10
buổi)Lồng ghép vào thời gian gần cuối tất cả các buổi tập.
+ Thể lực chung:
- Chạy ngắn.
- Nhẩy dậy.
- Chống đẩy.
+ thể lực chuyên môn:
- Đá đích tốc độ tại chỗ.
- Đá hai đích đối diện.
- Di chuyển kết hợp đá đích tiến lùi.
- Bán đấu với đích
* Bài tập: Giao nhiệm vụ cho võ sinh vào cuối các buổi tập.
+ Giao bài tập về nhà tự tập:
- Bài tập ép dẻo.
- Ôn các kỹ thuật cơ bản đã học.
* Giáo án cơ động: (3 buổi)
12.3. Kiểm tra thi lên đai đen nhị đẳng: (1 buổi)
Kiểm tra đánh
Nội dung kiểm
TT Hướng dẫn thực hiện giá các kỹ
tra
năng
- Thực hiện Bài quyền huyền đai số 9 (Koryo Poomsae)
1
Quyền( 4 điểm) - Bốc thăm 1 bài quyền trong 8 bài thái cực 1, 2, 3 , 4, 5, 6, 7 và 8.
Tự vệ chống
2 Tự vệ tay không chống dao 3 đòn.( Lưu ý: Bên số chẵn thực hiện tấn công trước).
dao(1 điểm)
3 Song đấu(2điểm) - Thi đấu 2 hiệp x 2 phút/hiệp.
1. Kĩ thuật tay:
+ Lùi chân phải sang phải lập tấn dài, tay trái đỡ hạ đẳng bằng cạnh ngoài cổ tay (Apkubi seogi
bakkat-palmok area makki), sau đó thực hiện các kĩ thuật công phá sau(Chỉ được thực hiện 1
lần):
- Đinh tấn đấm thẳng 2 viên ngói(Có thể dung ngói nhựa chuyên công phá của liên đoàn
Công phá Taekwondo thế giới công nhận).
- Chặt 1 viên gạch xây(Có thể dung gạch nhựa chuyên công phá của liên đoàn Taekwondo Kỹ thuật
4 (2 điểm)
thế giới công nhận). chuyên môn
2. Kĩ thuật chân:
+ Từ tư thế nghiêm chân phải lùi sang phải thủ thế chiến đấu (Palchagi junbi) sau đó thực hiện
các kĩ thuật công phá sau(Chỉ được thực hiện 1 lần):
- Bật đá bay tống trước 1 viên ngói với chiều cao bằng thân võ sinh đứng thẳng tay dơ cao
trên đầu(Twio Apchagi)
- Đá phối hợp vòng cầu + Đá chẻ.(Dollyo chagi + Naelyo chagi)
- Chống đẩy 30 lần
5
Thể lực(1 điểm) - Nhẩy dây 1 phút tính số lần Thể lực chung
Tổng 10 điểm, các võ sinh thi đạt 5/10 điểm sẽ được lên đai đen nhị đẳng.
PHẦN IV. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
- Chương trình được xây dựng từ đai Trắng cấp 10 tới đai đen Nhị đẳng với
tổng thời gian tập luyện 48 tháng (04 năm). Nếu học sinh bắt đầu tập luyện từ khi vào
lớp 6 (đai Trắng cấp 10) và tập liên tục cho tới khi học hết lớp 9 có thể đạt được trình
độ Đai đen nhị đẳng (15 tuổi).
- Học sinh có thể tập luyện ở bất cứ lứa tuổi nào (từ lớp 6 tới lớp 9), và khi bắt
đầu học sẽ được học từ đầu chương trình (đai Trắng cấp 10 lên đai Trắng cấp 9 – Bắt
đầu nhập môn) và tiến hành học lần lượt từng chương trình một.
- HLV của các lớp ngoại khóa và các CLB giảng dạy theo chương trình đã xây
dựng, đảm bảo đầy đủ các nội dung, nội dung thi nâng cấp đai được thông báo cho học
sinh vào đầu mỗi chương trình học (tương ứng với mỗi màu đai).
Chủ nhiệm chương trình
ThS. Nguyễn Ngọc Khôi
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ THỰC NGHIỆM
Trường THCS xác nhận đã ứng dụng
chương trình giảng dạy ngoại khóa môn võ Taekwondo trong quá trình tổ chức
ngoại khóa môn Taekwondo cho học sinh Nhà trường.
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ.........................................
(Ký tên và đóng dấu)
PHẦN V. PHỤ LỤC
1.1. Bài tập phát triển thể lực chung
Nhóm Lượng vận động
TT Bài tập
bài tập Khối lượng Cường độ Quãng nghỉ
1 Nhảy dây tốc độ 10s 3 tổ 95-100% tốc độ tối đa 1 phút, nghỉ tích cực
2 Bật nhảy Adam 10s 3 tổ 95-100% tốc độ tối đa 1 phút, nghỉ tích cực
3 Chạy 30m XPC 3 tổ 95-100% tốc độ tối đa 1 phút, nghỉ tích cực
4 Chạy 60m XFC 3 tổ 95-100% tốc độ tối đa 2 phút, nghỉ tích cực
5 Chạy 100m 3 tổ 95-100% tốc độ tối đa 2 phút, nghỉ tích cực
6 Chạy lao 10m 3 tổ 95-100% tốc độ tối đa 1 phút, nghỉ tích cực
7 Chạy biến tốc 100m (10m nhanh – 10m chậm) 3 tổ 95-100% tốc độ tối đa 1 phút, nghỉ tích cực
8 Nhảy dây kép 10s 3 tổ 95-100% tốc độ tối đa 1 phút, nghỉ tích cực
9 Phản xạ nhanh với bóng treo nhỏ 3 tổ 95-100% tốc độ tối đa Nghỉ tự nhiên
10 Tiếp sức 10m x 4 3 tổ 95-100% tốc độ tối đa 2 phút, nghỉ tích cực
Sức
11 Chạy tốc độ tại chỗ, di chuyển tốc độ 10m theo tín hiệu 3 tổ 95-100% tốc độ tối đa 1 phút, nghỉ tích cực
nhanh
12 Trò chơi chia nhóm
13 Trò chơi chim xổ lồng
14 Trò chơi tạo sóng
15 Trò chơi đổi bóng
16 Trò chơi Lăn bóng tiếp sức
Chơi từ 15-20’, tự giác, tích cực khi chơi
17 Trò chơi Người thừa thứ ba
18 Trò chơi Hoàng Anh, Hoàng Yến
19 Trò chơi Chặt đuôi rắn
20 Trò chơi Mèo đuổi chuột
21 Trò chơi Bóng chuyền sáu
22 Trò chơi tránh bóng
23 Bật xa tại chỗ liên tục 5 lần 3 tổ 95-100% tốc độ tối đa 2 phút, nghỉ tích cực
24 Bật cao không đà liên tục 5 lần 3 tổ 95-100% tốc độ tối đa 2 phút, nghỉ tích cực
25 Bật bục qua lại liên tục 15s 3 tổ 95-100% tốc độ tối đa 2 phút, nghỉ tích cực
26 Bật bục đổi chân liên tục 15s 3 tổ 95-100% tốc độ tối đa 2 phút, nghỉ tích cực
27 Lò cò cầu thang 3 tổ 95-100% tốc độ tối đa 2 phút, nghỉ tích cực
28 Bật nhảy rút gối 10s 3 tổ 95-100% tốc độ tối đa 2 phút, nghỉ tích cực
29 Cơ lưng 20 lần 2 tổ 95-100% tốc độ tối đa 2 phút, nghỉ tích cực
30 Cơ bụng 20 lần 2 tổ 95-100% tốc độ tối đa 2 phút, nghỉ tích cực
31 Nằm sấp chống đẩy 15s 3 tổ 95-100% tốc độ tối đa 2 phút, nghỉ tích cực
32 Co tay xà đơn 5 lần 3 tổ 95-100% tốc độ tối đa 2 phút, nghỉ tích cực
33 Sức Đứng lên ngồi xuống liên tục 15s 3 tổ 95-100% tốc độ tối đa 2 phút, nghỉ tích cực
34 mạnh Bật cóc 10m 3 tổ 95-100% tốc độ tối đa 2 phút, nghỉ tích cực
35 Đi vịt 10m 3 tổ 95-100% tốc độ tối đa 2 phút, nghỉ tích cực
36 Bật nhảy ưỡn thân liên tục 15s 3 tổ 95-100% tốc độ tối đa 2 phút, nghỉ tích cực
37 Chạy đạp sau 50m 2 tổ 95-100% tốc độ tối đa 2 phút, nghỉ tích cực
38 Bật rút gối 10 lần và chạy lao 10m 3 tổ 95-100% tốc độ tối đa 2 phút, nghỉ tích cực
39 Trò chơi Đội cò nào nhanh
40 Trò chơi Phá vây
41 Trò chơi Đàn vịt nào nhanh
Chơi từ 15-20’, tự giác, tích cực khi chơi
42 Trò chơi Đấu tăng
43 Trò chơi Vác đạn tải thương
44 Trò chơi Tránh mìn
45 Bật cóc 20m 2 tổ 95-100% tốc độ tối đa 2 phút, nghỉ tích cực
Sức
46 Nhảy lò cò 20m 2 tổ 95-100% tốc độ tối đa 2 phút, nghỉ tích cực
bền
47 Đi vịt 20m 2 tổ 95-100% tốc độ tối đa 2 phút, nghỉ tích cực
48 Nhảy dây 1 phút 2 tổ 70-80% tốc độ tối đa 2 phút, nghỉ tích cực
49 Nhảy dây kép 1 phút 2 tổ 70-80% tốc độ tối đa 2 phút, nghỉ tích cực
50 Cơ lưng tối đa sức 2 tổ 70-80% tốc độ tối đa 3 phút, nghỉ tích cực
51 Cơ bụng tối đa sức 2 tổ 70-80% tốc độ tối đa 3 phút, nghỉ tích cực
52 Nằm sấp chống đẩy tối đa sức 2 tổ 70-80% tốc độ tối đa 3 phút, nghỉ tích cực
53 Bật bục đổi chân 1 phút 2 tổ 70-80% tốc độ tối đa 3 phút, nghỉ tích cực
54 Bật bục qua lại 30s 2 tổ 70-80% tốc độ tối đa 2 phút, nghỉ tích cực
55 Chạy 400m 1 lần 65-75% tốc độ tối đa Nghỉ tích cực
56 Chạy 800m 1 lần 65-75% tốc độ tối đa Nghỉ tích cực
57 Chạy tùy sức 5 phút 1 lần 65-75% tốc độ tối đa Nghỉ tích cực
58 Trò chơi Chọi cóc
59 Trò chơi Cua đá bóng
Chơi từ 15-20’, tự giác, tích cực khi chơi
60 Trò chơi Tranh phần
61 Trò chơi nhảy cừu
62 Chạy ziczăc 30m
63 Chạy con thoi 4x10m
64 Chạy ziczac luồn cọc lên và về 30m
Khả
65 Di chuyển 4 góc chữ thập cách tâm 2m
năng
66 Di chuyển 3 góc hình nan quạt cách thâm 2m
phối
67 Trò chơi giăng lưới bắt cá
hợp
68 Trò chơi đan bóng
vận
69 Trò chơi cướp cờ
động Chơi từ 15-20’, tự giác, tích cực khi chơi
70 Trò chơi Bảo vệ gót chân
71 Trò chơi chọi gà
72 Trò chơi Bóng qua hầm
73 Mềm Ép dọc 4 lần x 8 nhịp Biên độ tối đa Không
74 dẻo Ép ngang 4 lần x 8 nhịp Biên độ tối đa Không
75 Ép sâu 4 lần x 8 nhịp Biên độ tối đa Không
76 Dẻo gập thân 4 lần x 8 nhịp Biên độ tối đa Không
77 Dẻo vai với gậy 4 lần x 8 nhịp Biên độ tối đa Không
78 Xoạc dọc 4 lần x 8 nhịp Biên độ tối đa Không
79 Xoạc ngang 4 lần x 8 nhịp Biên độ tối đa Không
80 Xoạc dọc ép thân 4 lần x 8 nhịp Biên độ tối đa Không
81 Xoạc ngang ép thân 4 lần x 8 nhịp Biên độ tối đa Không
82 Uốn cầu 4 lần x 8 nhịp Biên độ tối đa Không
1.2. Bài tập phát triển thể lực chuyên môn
Nhóm Lượng vận động
TT bài Bài tập
Khối lượng Cường độ Quãng nghỉ
tập
1 Trung bình tấn đấm tốc độ 10s 3 tổ 95-100% tốc độ tối đa 1 phút, nghỉ tích cực
2 Đá vòng cầu 2 chân liên tục 10s 3 tổ 95-100% tốc độ tối đa 1 phút, nghỉ tích cực
3 Đá phản xạ với đích 3 tổ 95-100% tốc độ tối đa 1 phút, nghỉ tích cực
4 Tại chỗ đá vòng cầu chân sau với đích liên tục 10s 3 tổ 95-100% tốc độ tối đa 1 phút, nghỉ tích cực
5 Tại chỗ đá vòng cầu chân trước với đích liên tục 10s 3 tổ 95-100% tốc độ tối đa 1 phút, nghỉ tích cực
Sức
Đá vòng cầu chân sau liên tục zíc zắc với đích (2 hàng Giữa mỗi lần thực
6 nhanh 10 lần x 3 tổ 95-100% tốc độ tối đa
x 8 đích)1 lần đổi theo dòng nước hiện nghỉ 5s
Đá vòng cầu chân trước liên tục zíc zắc với đích (2 Giữa tổ nghỉ 2 phút,
7 10 lần x 3 tổ 95-100% tốc độ tối đa
hàng x 8 đích)1 lần đổi theo dòng nước nghỉ tích cực
Bật đá kẹp vòng cầu 2 chân liên tục tại chỗ 10s (1 hàng Nghỉ trong quá trình
8 3 tổ 95-100% tốc độ tối đa
phục vụ) chuyển thành người
Bật đá kẹp vòng cầu di chuyển tiến lùi 5m (1 hàng lần phục vụ
9 3 tổ 95-100% tốc độ tối đa
lượt phục vụ)
Trung bình tấn 2 tay nắm dây chun căng xuôi chiều
10 3 tổ 95-100% tốc độ tối đa 1 phút, nghỉ tích cực
đấm tốc độ 10s
Thế thủ 2 chân buộc dây chun căng xuôi chiều đá tốc
11 3 tổ 95-100% tốc độ tối đa 1 phút, nghỉ tích cực
độ 10s
Đinh tấn tay sau nắm dây chun căng xuôi chiều đấm
12 3 tổ 95-100% tốc độ tối đa 1 phút, nghỉ tích cực
tốc độ 10s
Thi đấu 1 điểm Giữa mỗi lần thực
hiện nghỉ 15s
13 5 lần x 3 tổ 95-100% tốc độ tối đa
Giữa tổ nghỉ 2 phút,
nghỉ tích cực
14 Trung bình tấn đấm đích liên tục 15s 3 tổ 95-100% tốc độ tối đa 1 phút, nghỉ tích cực
15 Đá đích tốc độ 15s 3 tổ 95-100% tốc độ tối đa 1 phút, nghỉ tích cực
16 Đinh tấn đấm tay sau vào đích liên tục 15s 3 tổ 95-100% tốc độ tối đa 1 phút, nghỉ tích cực
17 Đinh tấn đá tống chân sau liên tục vào đích 15s 3 tổ 95-100% tốc độ tối đa 1 phút, nghỉ tích cực
18 Đinh tấn đá vòng cầu chân sau liên tục vào đích 15s 3 tổ 95-100% tốc độ tối đa 1 phút, nghỉ tích cực
19 2 tay cầm tạ Ante 0.5kg đấm tốc độ 15s 3 tổ 95-100% tốc độ tối đa 1 phút, nghỉ tích cực
20 Sức Đinh tấn cầm tạ Ante 0.5kg đấm tay sau liên tục 15s 3 tổ 95-100% tốc độ tối đa 1 phút, nghỉ tích cực
21 mạnh Đinh tấn cầm tạ Ante 0.5kg đấm tay trước liên tục 15s 3 tổ 95-100% tốc độ tối đa 1 phút, nghỉ tích cực
Trung bình tấn 2 tay nắm chun ngược chiều căng đấm
22 3 tổ 95-100% tốc độ tối đa 1 phút, nghỉ tích cực
tốc độ 15s
Đinh tấn tay sau nắm chun ngược chiều căng đấm tốc
23 3 tổ 95-100% tốc độ tối đa 1 phút, nghỉ tích cực
độ liên tục 15s
Đinh tấn tay trước nắm chun ngược chiều căng đấm tốc
24 3 tổ 95-100% tốc độ tối đa 1 phút, nghỉ tích cực
độ liên tục 15s
25 Đứng lên ngồi xuống đá tống trước liên tục 15s 3 tổ 95-100% tốc độ tối đa 1 phút, nghỉ tích cực
26 Đứng lên ngồi xuống đá vòng cầu liên tục 15s 3 tổ 95-100% tốc độ tối đa 1 phút, nghỉ tích cực
27 Cõng bạn đi tấn 15s 3 tổ 95-100% tốc độ tối đa 1 phút, nghỉ tích cực
28 Đá 3 đích hình nan quạt 15s 3 tổ 95-100% tốc độ tối đa 1 phút, nghỉ tích cực
29 Đá 4 đích chữ thập cách tâm 1m trong 15s 3 tổ 95-100% tốc độ tối đa 1 phút, nghỉ tích cực
30 Đá vòng cầu 2 đích đối diện cách 3m trong 15s 3 tổ 95-100% tốc độ tối đa 1 phút, nghỉ tích cực
Đinh tấn chân đeo bao chì 1kg đá tống trước liên tục
31 3 tổ 95-100% tốc độ tối đa 1 phút, nghỉ tích cực
chân sau 15s
Đinh tấn chân đeo bao chì 1kg đá vòng cầu liên tục
32 3 tổ 95-100% tốc độ tối đa 1 phút, nghỉ tích cực
chân sau 15s
Chân đeo bao chì 1kg đá tống trước luân phiên 2 chân
33 3 tổ 95-100% tốc độ tối đa 1 phút, nghỉ tích cực
liên tục 15s
Chân đeo bao chì 1kg đá vòng cầu luân phiên 2 chân
34 3 tổ 95-100% tốc độ tối đa 1 phút, nghỉ tích cực
liên tục 15s
35 Thi đấu theo luật 2 trận 95-100% tốc độ tối đa 5 phút, nghỉ tích cực
36 Trung bình tấn đấm đích liên tục 30s 3 tổ 80-90% tốc độ tối đa 2 phút, nghỉ tích cực
37 Đá đích tốc độ 30s 3 tổ 80-90% tốc độ tối đa 2 phút, nghỉ tích cực
38 Đinh tấn đấm tay sau vào đích liên tục 30s 3 tổ 80-90% tốc độ tối đa 2 phút, nghỉ tích cực
39 Đinh tấn đá tống trước chân sau liên tục vào đích 30s 3 tổ 80-90% tốc độ tối đa 2 phút, nghỉ tích cực
40 Đinh tấn đá vòng cầu chân sau liên tục vào đích 30s 3 tổ 80-90% tốc độ tối đa 2 phút, nghỉ tích cực
Sức
41 Đá vòng cầu 2 đích đối diện cách 3m trong 30s 3 tổ 80-90% tốc độ tối đa 2 phút, nghỉ tích cực
bền
42 Cõng bạn đi tấn 30s 3 tổ 80-90% tốc độ tối đa 2 phút, nghỉ tích cực
43 Đá 3 đích hình nan quạt 1 phút 3 tổ 70-80% tốc độ tối đa 3 phút, nghỉ tích cực
44 Đá 4 đích chữ thập cách tâm 1m trong 1 phút 3 tổ 70-80% tốc độ tối đa 3 phút, nghỉ tích cực
Đinh tấn chân đeo bao chì 1kg đá tống trước liên tục
45 3 tổ 70-80% tốc độ tối đa 3 phút, nghỉ tích cực
chân sau 1 phút
Đinh tấn chân đeo bao chì 1kg đá vòng cầu liên tục
46 3 tổ 70-80% tốc độ tối đa 3 phút, nghỉ tích cực
chân sau 1 phút
Chân đeo bao chì 1kg đá tống trước luân phiên 2 chân
47 3 tổ 70-80% tốc độ tối đa 3 phút, nghỉ tích cực
liên tục 1 phút
Chân đeo bao chì 1kg đá vòng cầu luân phiên 2 chân
48 3 tổ 70-80% tốc độ tối đa 3 phút, nghỉ tích cực
liên tục 1 phút
49 Thi đấu trận 3 phút 2 trận 80-90% tốc độ tối đa 5 phút, nghỉ tích cực
50 Thi đấu trận 4 phút 2 trận 80-90% tốc độ tối đa 5 phút, nghỉ tích cực
51 Thi đấu trận 5 phút 2 trận 80-90% tốc độ tối đa 5 phút, nghỉ tích cực
52 Trung bình tấn đấm hạ, trung, thượng trong 15s 3 tổ 80-90% tốc độ tối đa 2 phút, nghỉ tích cực
Tấn Apkubiseogi thực hiện đấm 2 đấm trung bật đổi
53 3 tổ 80-90% tốc độ tối đa 2 phút, nghỉ tích cực
chân trong 15s
Phối hợp thực hiện đỡ hạ đấm trung với tấn Apkubi và
54 3 tổ 80-90% tốc độ tối đa 2 phút, nghỉ tích cực
đổi chân thực hiện liên tục trong 15s
Phối hợp thực hiện đá tống trước, hạ chân đinh tấn đỡ
55 Khả 3 tổ 80-90% tốc độ tối đa 2 phút, nghỉ tích cực
hạ đấm trung trong 15s
năng
Phối hợp thực hiện đá tống trước, hạ chân đinh tấn đỡ
56 phối 3 tổ 80-90% tốc độ tối đa 2 phút, nghỉ tích cực
trung đấm trung trong 15s
hợp
Phối hợp thực hiện đá tống trước, hạ chân đinh tấn đỡ
57 vận 3 tổ 80-90% tốc độ tối đa 2 phút, nghỉ tích cực
thượng đấm trung trong 15s
động
Phối hợp thực hiện đá Apchagi và Dollyochagi 1 chân
58 3 tổ 80-90% tốc độ tối đa 2 phút, nghỉ tích cực
trong 15s
Phối hợp đá Vòng cầu, đá chẻ 1 chân luân phiên 2 chân
59 3 tổ 80-90% tốc độ tối đa 2 phút, nghỉ tích cực
liên tục trong 10s
60 Đá gió 15m 3 tổ 80-90% tốc độ tối đa 2 phút, nghỉ tích cực
61 Đá 3 đích hình nan quạt 15s 3 tổ 80-90% tốc độ tối đa 2 phút, nghỉ tích cực
62 Đá 4 đích chữ thập 15s 3 tổ 80-90% tốc độ tối đa 2 phút, nghỉ tích cực
63 Tấn công tay sau và chân trước vào đích 15s 3 tổ 80-90% tốc độ tối đa 2 phút, nghỉ tích cực
64 Phối hợp tấn công 2 đòn đá vào đích trong 15s 3 tổ 80-90% tốc độ tối đa 2 phút, nghỉ tích cực
Phối hợp tấn công 2 bước và đổi bước vào đích trong
65 3 tổ 80-90% tốc độ tối đa 2 phút, nghỉ tích cực
15s
Phối hợp tấn công 3 đòn đá vào đích hạ, trung, thượng
66 3 tổ 80-90% tốc độ tối đa 2 phút, nghỉ tích cực
trong 15s
67 Dồn thảm 30s x 3 tổ 95-100% tốc độ tối đa 2 phút, nghỉ tích cực
68 Thoát góc 30s x 3 tổ 95-100% tốc độ tối đa 2 phút, nghỉ tích cực
69 Đá phản xạ 30s x 3 tổ 95-100% tốc độ tối đa 2 phút, nghỉ tích cực
70 Phòng thủ đòn tay và phản công đòn chân trước 30s x 3 tổ 95-100% tốc độ tối đa 2 phút, nghỉ tích cực
71 Phòng thủ đòn tay và phản công đòn chân sau 30s x 3 tổ 95-100% tốc độ tối đa 2 phút, nghỉ tích cực
72 Phòng thủ đòn chân và phản công đòn chân trước 30s x 3 tổ 95-100% tốc độ tối đa 2 phút, nghỉ tích cực
73 Phòng thủ đòn chân và phản công đòn chân sau 30s x 3 tổ 95-100% tốc độ tối đa 2 phút, nghỉ tích cực
74 Đá lăng chân dọc xoạc dọc 4 lần x 8 nhịp Biên đội tối đa không
75 Đá lăng chân ngang xoạc ngang 4 lần x 8 nhịp Biên đội tối đa không
76 Di chuyển đá lăng chân trước 20m 1 lần Biên đội tối đa không
77 Di chuyển đá lăng chân ngang 20m 1 lần Biên đội tối đa không
Di chuyển đá phối hợp năng chân trước và lăng chân
78 Mềm 1 lần Biên đội tối đa không
ngang 20m
dẻo
79 Di chuyển đá lăng chân dọc xoạc dọc 1 lần Biên đội tối đa không
80 Di chuyển đá lăng chân ngang xoạc ngang 1 lần Biên đội tối đa không
81 Đinh tấn đá vòng cầu thượng đẳng chân sau 10 lần 3 tổ Biên đội tối đa 1 phút, nghỉ tích cực
82 Đinh tấn đá Apchagi thượng đẳng chân sau 10 lần 3 tổ Biên đội tối đa 1 phút, nghỉ tích cực
83 Phối hợp 2 đòn đá thượng đẳng 10 lần 3 tổ Biên đội tối đa 1 phút, nghỉ tích cực