Luận án Xây dựng học liệu điện tử hỗ trợ dạy học tương tác ở tiểu học

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM TRẦN DƯƠNG QUỐC HOÀ XÂY DỰNG HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ HỖ TRỢ DẠY HỌC TƯƠNG TÁC Ở TIỂU HỌC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Hà Nội - 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM TRẦN DƯƠNG QUỐC HOÀ XÂY DỰNG HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ HỖ TRỢ DẠY HỌC TƯƠNG TÁC Ở TIỂU HỌC Chuyên ngành: Lí luận và lịch sử giáo dục Mã số: 9 14 01 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Đào Thái Lai 2. PG

pdf290 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 528 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Luận án Xây dựng học liệu điện tử hỗ trợ dạy học tương tác ở tiểu học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
S.TS. Trần Thị Thái Hà Hà Nội - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Đào Thái Lai và PGS.TS. Trần Thị Thái Hà. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Trần Dương Quốc Hòa MỤC LỤC MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ HỖ TRỢ DẠY HỌC TƯƠNG TÁC Ở TIỂU HỌC ...................... 7 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ............................................................................... 7 1.1.1. Nghiên cứu về DHTT và DHTT ở tiểu học .................................................. 7 1.1.2. Nghiên cứu xây dựng các loại HLĐT sử dụng trong dạy học ở tiểu học ...... 9 1.2. Dạy học tương tác ở tiểu học ............................................................................... 13 1.2.1. Một số vấn đề cơ bản về DHTT .................................................................. 13 1.2.2. Đặc điểm của học sinh tiểu học ................................................................... 17 1.2.3. Hoạt động học và hoạt động dạy trong DHTT ở tiểu học ........................... 18 1.2.4. Đặc trưng của DHTT ở tiểu học .................................................................. 20 1.2.5. Nguyên tắc tổ chức DHTT ở tiểu học ......................................................... 21 1.2.6. Quy trình tổ chức DHTT ở tiểu học ............................................................ 24 1.2.7. Định hướng tổ chức DHTT ở tiểu học ........................................................ 26 1.3. Học liệu điện tử và vấn đề thiết kế học liệu điện tử hỗ trợ dạy học tương tác ở tiểu học .......................................................................................................................... 31 1.3.1. Một số vấn đề cơ bản về HLĐT .................................................................. 31 1.3.2. Những thành phần cơ bản của HLĐT sử dụng trong DHTT tiểu học ......... 35 1.3.3. Ưu thế và khả năng hỗ trợ của HLĐT trong DHTT ở tiểu học ................... 36 1.3.4. Mức độ hỗ trợ của HLĐT trong DHTT ở tiểu học ...................................... 42 1.3.5. Hạn chế của HLĐT trong DHTT ở tiểu học ................................................ 45 1.3.6. Những định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh khi thiết kế và sử dụng HLĐT hỗ trợ DHTT ở tiểu học................................................................ 46 1.3.7. Yêu cầu sư phạm đối với HLĐT hỗ trợ DHTT ở tiểu học .......................... 47 1.3.8. Công nghệ 4.0 và triển vọng ứng dụng trong xây dựng HLĐT hỗ trợ DHTT ở tiểu học ............................................................................................................... 49 1.4. Sử dụng học liệu điện tử trong dạy học tương tác ở tiểu học ........................... 51 1.4.1. Tương tác dạy học trong môi trường lớp học có sự hỗ trợ của HLĐT ....... 51 1.4.2. Hình thức sử dụng HLĐT trong dạy học tương tác ở tiểu học.................... 51 1.4.3. Các yếu tố tác động đến việc sử dụng HLĐT trong DHTT ở tiểu học ....... 53 1.5. Thực trạng sử dụng học liệu điện tử của giáo viên tiểu học và nhu cầu về học liệu điện tử sử dụng trong dạy học tương tác ở tiểu học .......................................... 57 1.5.1. Mục đích, đối tượng, nội dung và phương pháp khảo sát ........................... 57 1.5.2. Thực trạng khai thác và sử dụng HLĐT của GVTH ................................... 58 1.5.3. Nhu cầu của GVTH, SVTH về nguồn HLĐT hỗ trợ DHTT ở tiểu học ...... 66 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................ 70 CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ HỖ TRỢ DẠY HỌC TƯƠNG TÁC Ở TIỂU HỌC ...................................................................................................... 72 2.1. Nguyên tắc xây dựng HLĐT hỗ trợ DHTT ở tiểu học ...................................... 72 2.1.1. Đảm bảo tính phù hợp ................................................................................. 72 2.1.2. Đảm bảo tính hỗ trợ ..................................................................................... 73 2.1.3. Đảm bảo tính hiệu quả ................................................................................. 73 2.1.4. Đảm bảo khả năng thích ứng ....................................................................... 74 2.1.5. Đảm bảo khả năng sử dụng lại .................................................................... 74 2.1.6. Đảm bảo tính duy trì và phát triển ............................................................... 74 2.2. Đề xuất cấu trúc hệ thống HLĐT hỗ trợ DHTT ở tiểu học .............................. 75 2.2.1. Cấu trúc hệ thống HLĐT hỗ trợ DHTT ở tiểu học ...................................... 75 2.2.2. Các tầng thiết kế theo cấu trúc hệ thống HLĐT hỗ trợ DHTT ở tiểu học... 78 2.3. Quy trình xây dựng HLĐT hỗ trợ DHTT ở tiểu học ........................................ 80 2.3.1. Quy trình xây dựng ...................................................................................... 80 2.3.2. Một số lưu ý khi vận dụng quy trình ........................................................... 85 2.3.3. Minh họa ...................................................................................................... 90 2.4. Xây dựng HLĐT hỗ trợ DHTT các môn học ở tiểu học ................................. 107 2.4.1. Cấu trúc HLĐT hỗ trợ DHTT các môn học ở tiểu học ............................. 107 2.4.2. Chức năng hỗ trợ DHTT của hệ thống EcPit ............................................ 110 2.4.3. Cách thức phân phối và định hướng phát triển dữ liệu của hệ thống EcPit116 2.5. Sử dụng hệ thống EcPit hỗ trợ DHTT ở tiểu học ............................................ 117 2.5.1. Định hướng sử dụng hệ thống EcPit hỗ trợ DHTT ở tiểu học .................. 117 2.5.2. Các hình thức sử dụng hệ thống EcPit hỗ trợ DHTT ở trường tiểu học..... 119 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .......................................................................................... 132 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ............................................................ 134 3.1. Khái quát thực nghiệm sư phạm ....................................................................... 134 3.1.1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................... 134 3.1.2. Nội dung thực nghiệm ............................................................................... 134 3.1.3. Đối tượng thực nghiệm .............................................................................. 134 3.1.4. Tiêu chí đánh giá và thang đo thực nghiệm .............................................. 135 3.1.5. Cách thức tiến hành thực nghiệm sư phạm ............................................... 137 3.2. Kết quả thực nghiệm .......................................................................................... 140 3.2.1. Kết quả khảo sát GVTH, SVTH ................................................................ 140 3.2.2. Kết quả thực nghiệm sư phạm vòng 1 ....................................................... 144 3.2.3. Kết quả thực nghiệm sư phạm vòng 2 ....................................................... 150 3.2.4. Kết quả nghiên cứu trường hợp ................................................................. 162 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .......................................................................................... 164 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................... 165 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ .................... 169 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 170 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ CNTT công nghệ thông tin DHTT dạy học tương tác ĐC đối chứng GV giáo viên GVTH giáo viên tiểu học HLĐT học liệu điện tử HS học sinh HSTH học sinh tiểu học PMDH phần mềm dạy học PPDH phương pháp dạy học PTDH phương tiện dạy học QTDH quá trình dạy học SGK sách giáo khoa SV sinh viên SVTH sinh viên ngành tiểu học THCS trung học cơ sở THPT trung học phổ thông TN thực nghiệm TNSP thực nghiệm sư phạm XT xem thêm DANH MỤC CÁC BẢNG Tên các bảng Trang Bảng 1.1 Hoạt động của GV và HS trong DHTT ở tiểu học 27 Bảng 1.2 Đánh giá của GVTH về số lượng và chất lượng các loại HLĐT hỗ trợ dạy học ở tiểu học hiện nay 68 Bảng 1.3 Ý kiến của GVTH đối với các nhận định về nguồn HLĐT hỗ trợ 1 tiết dạy 69 Bảng 1.4 Mức độ khai thác các loại HLĐT của GVTH 70 Bảng 1.5 Những nội dung thường được lựa chọn để ứng dụng các loại HLĐT 71 Bảng 1.6 Mục đích sử dụng HLĐT của GVTH 71 Bảng 1.7 Mức độ khó khăn khi khai thác và sử dụng nguồn HLĐT do tác động của trình độ công nghệ 74 Bảng 1.8 Các yếu tố quan tâm của GVTH, SVTH khi khai thác các bài giảng điện tử, PMDH hay dữ liệu từ các website dạy học được cung cấp trên Internet 76 Bảng 1.9 Các nội dung, yếu tố GVTH, SVTH mong muốn có trong một HLĐT hỗ trợ DHTT ở tiểu học 78 Bảng 1.10 Ý kiến của GVTH, SVTH về 5 yếu tố mong muốn nhất trong một HLĐT hỗ trợ DHTT ở tiểu học 70 Bảng 2.1 Quy trình xây dựng HLĐT hỗ trợ DHTT theo tiến trình dạy học 95 Bảng 2.2 Quy trình xây dựng HLĐT hỗ trợ DHTT theo bài học hoặc theo nội dung 97 Bảng 2.3 Quy trình xây dựng HLĐT hỗ trợ tự học cho HS 98 Bảng 2.4 Ý tưởng tổ chức hoạt động và các dự kiến cho bài “Phân số” (Toán 4) 101 Bảng 2.5 Bảng tổng hợp các học liệu trong từng hoạt động của bài “Phân số” 103 Bảng 2.6 Bản định hướng thiết kế cho bài “Phân số” (Toán 4) 105 Bảng 2.7 Bảng tổng hợp các nội dung và chủ đề kiến thức của mảng kiến thức Phân số (Toán 4) 110 Bảng 2.8 Bảng minh họa khai triển chi tiết các liều kiến thức của 2 chủ đề (thuộc nội dung “Nhận diện phân số) 111 Bảng 3.1 Các lớp thực nghiệm sư phạm vòng 1 146 Bảng 3.2 Các lớp thực nghiệm sư phạm vòng 2 146 Bảng 3.3 Ý kiến của GVTH, SVTH về hệ thống EcPit 151 Bảng 3.4 Ý kiến của GVTH, SVTH về khả năng hỗ trợ dạy học của hệ thống EcPit 153 Bảng 3.5 Các đại lượng thống kê trên điểm kiểm tra môn Toán, Khoa học của HS nhóm TN và ĐC trước TNSP vòng 1 156 Bảng 3.6 Mức độ nhận thức môn Toán, Khoa học của HS nhóm TN và ĐC trước TNSP vòng 1 156 Bảng 3.7 Phân bố tần suất tích lũy hội tụ lùi điểm kiểm tra môn Toán, Khoa học của HS nhóm TN và ĐC sau TNSP vòng 1 157 Bảng 3.8 Các đại lượng thống kê trên điểm kiểm tra môn Toán, Khoa học của HS nhóm TN và ĐC sau TNSP vòng 1 158 Bảng 3.9 Mức độ nhận thức môn Toán, Khoa học của HS nhóm TN và ĐC sau TNSP vòng 1 158 Bảng 3.10 Các đại lượng thống kê trên điểm kiểm tra môn Toán (lớp 4 và lớp 5) của HS nhóm TN và ĐC trước TNSP vòng 2 163 Bảng 3.11 Các đại lượng thống kê trên điểm kiểm tra môn Khoa học (lớp 4 và lớp 5) của HS nhóm TN và ĐC trước TNSP vòng 2 163 Bảng 3.12 Phân bố tần suất tích lũy hội tụ lùi điểm kiểm tra môn Toán (lớp 4 và lớp 5) của HS nhóm TN và ĐC sau TNSP vòng 2 164 Bảng 3.13 Phân bố tần suất tích lũy hội tụ lùi điểm kiểm tra môn Khoa học (lớp 4 và lớp 5) của HS nhóm TN và ĐC sau TNSP vòng 2 165 Bảng 3.14 Các đại lượng thống kê trên điểm kiểm tra môn Toán (lớp 4 và lớp 5) của HS nhóm TN và ĐC sau TNSP vòng 2 167 Bảng 3.15 Các đại lượng thống kê trên điểm kiểm tra môn Khoa học (lớp 4 và lớp 5) của HS nhóm TN và ĐC sau TNSP vòng 2 167 Bảng 3.16 Kết quả phỏng vấn HS sau các tiết dạy TNSP vòng 2 170 Bảng 3.17 Đánh giá của GV về các tiết dạy TNSP vòng 2 (khi so sánh với các tiết dạy thông thường) 171 Bảng 3.18 Bảng tổng hợp kết quả quan sát giờ dạy của đợt TNSP vòng 2 172 Bảng 3.19 Kết quả nghiên cứu trường hợp 173 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Tên các biểu đồ, sơ đồ Trang Biểu đồ 1.1 Các loại HLĐT được GVTH sử dụng trong dạy học 67 Biểu đồ 1.2 Lí do GVTH không khai thác và sử dụng các loại HLĐT trong dạy học 69 Biểu đồ 1.3 Số lượng HS được tham gia tương tác với học liệu trong tiết học có ứng dụng HLĐT 72 Biểu đồ 1.4 Ý kiến của GVTH về lí do gây ra khó khăn khi khai thác và sử dụng nguồn HLĐT hiện có 74 Biểu đồ 1.5 Các yếu tố quan tâm của GVTH, SVTH khi khai thác các bài giảng điện tử, PMDH hay dữ liệu từ các website dạy học được cung cấp trên Internet 77 Sơ đồ 2.1 Sơ đồ phân nhánh các liều kiến thức thuộc chủ đề “Đọc viết phân số” 114 Biểu đồ 3.1 Đường biểu diễn phân bố tần suất tích lũy hội tụ lùi điểm kiểm tra môn Toán của HS nhóm TN và ĐC sau TNSP vòng 1 157 Biểu đồ 3.2 Đường biểu diễn phân bố tần suất tích lũy hội tụ lùi điểm kiểm tra môn Khoa học của HS nhóm TN và ĐC sau TNSP vòng 1 157 Biểu đồ 3.3 Mức độ nhận thức môn Toán 4 của HS nhóm TN và ĐC trước TNSP vòng 2 162 Biểu đồ 3.4 Mức độ nhận thức môn Toán 5 của HS nhóm TN và ĐC trước TNSP vòng 2 162 Biểu đồ 3.5 Mức độ nhận thức môn Khoa học 4 của HS nhóm TN và ĐC trước TNSP vòng 2 162 Biểu đồ 3.6 Mức độ nhận thức môn Khoa học 5 của HS nhóm TN và ĐC trước TNSP vòng 2 163 Biểu đồ 3.7 Đường biểu diễn phân bố tần suất tích lũy hội tụ lùi điểm kiểm tra môn Toán (lớp 4 và lớp 5) của HS nhóm TN và ĐC sau TNSP vòng 2 165 Biểu đồ 3.8 Đường biểu diễn phân bố tần suất tích lũy hội tụ lùi điểm kiểm tra môn Khoa học (lớp 4 và lớp 5) của HS nhóm TN và ĐC sau TNSP vòng 2 166 Biểu đồ 3.9 Mức độ nhận thức môn Toán (lớp 4 và lớp 5) của HS nhóm TN và ĐC sau TNSP vòng 2 168 Biểu đồ 3.10 Mức độ nhận thức môn Khoa học (lớp 4 và lớp 5) của HS nhóm TN và ĐC sau TNSP vòng 2 169 DANH MỤC CÁC HÌNH Tên các hình Trang Hình 1.1 Khả năng hỗ trợ quá trình tổ chức hoạt động nhận thức cho HSTH của HLĐT 48 Hình 1.2 Khả năng hỗ trợ học theo khả năng cá nhân HS của HLĐT 49 Hình 1.3 Khả năng hỗ trợ việc kích thích và duy trì hứng thú học tập cho HSTH của HLĐT 49 Hình 1.4 Minh họa công nghệ AR trong dạy học một nội dung ở tiểu học 58 Hình 1.5 Mô hình chấp nhận và sử dụng HLĐT trong DHTT ở tiểu học 62 Hình 2.1 Cấu trúc hệ thống HLĐT hỗ trợ DHTT ở tiểu học 86 Hình 2.2 Hình minh họa tính phù hợp và tương thích cấu trúc của các tầng thiết kế 90 Hình 2.3 Hình minh họa việc phân quyền truy cập hệ thống HLĐT hỗ trợ DHTT ở tiểu học (đơn môn hoặc đa môn) 90 Hình 2.4 Quy trình xây dựng HLĐT hỗ trợ DHTT ở tiểu học 91 Hình 2.5 Sơ đồ cấu trúc HLĐT hỗ trợ DHTT bài “Phân số” (Toán 4) 104 Hình 2.6 HLĐT hỗ trợ DHTT bài “Phân số” được thiết kế bằng phần mềm Lectora InSpire 107 Hình 2.7 Trang nội dung của một số hoạt động 107 Hình 2.8 Giao diện trang mở đầu và trang quản lí các hoạt động 108 Hình 2.9 Một trang nội dung của hoạt động 2 (Hoạt động “Khám phá”) 108 Hình 2.10 Giao diện trang quản lí các hoạt động của bài học 108 Hình 2.11 Một trang nội dung của hoạt động 3 (Hoạt động “Chiếm lĩnh”) 109 Hình 2.12 Giao diện trang đăng nhập (1) và trang quản lí nội dung (2) 115 Hình 2.13 Giao diện một trang quản lí chủ đề (1) và một trang thể hiện nội dung SGK (2) 116 Hình 2.14 Giao diện trang nội dung của một liều kiến thức (1) và một trang nội dung của tiểu mục “Bài kiểm tra tổng hợp”(2) 116 Hình 2.15 Giao diện các trang hướng dẫn 116 Hình 2.16 Cấu trúc hệ thống EcPit 118 Hình 2.17 Giao diện trang quản lý nội dung của hệ thống EcPit 118 Hình 2.18 Giao diện trang quản lý nội dung của HLĐT môn Toán với đối tượng đăng nhập là GV (1) và HS (2) 119 Hình 2.19 Giao diện trang quản lý nội dung của HLĐT môn Khoa học (1) và môn Lịch sử (2) với đối tượng đăng nhập là GV 119 Hình 2.20 Giao diện trang lựa chọn đối tượng và trang đăng nhập (môn Toán) 120 Hình 2.21 Giao diện trang quản lý các bài học và một trang bài giảng thuộc hệ thống HLĐT môn Toán (EcPit_M) 121 Hình 2.22 Giao diện trang quản lý các bài học và một trang bài giảng thuộc hệ thống HLĐT môn Khoa học (EcPit_S) 121 Hình 2.23 Giao diện trang luyện tập Toán 4 và Toán 5 122 Hình 2.24 Giao diện trang luyện tập Lịch sử 4 122 Hình 2.25 Giao diện trang đề kiểm tra nội dung “Phân số” (Toán 4) 123 Hình 2.26 Giao diện trang “Kết quả” sau khi HS hoàn thành đề kiểm tra 123 Hình 2.27 Giao diện trang quản lí các chủ đề kiến thức và một trang nội dung một liều kiến thức phần Phân số (Toán 4) 124 Hình 2.28 Giao diện trang quản lí các chủ đề kiến thức và một trang nội dung của HLĐT tìm hiểu về Hai Bà Trưng 124 Hình 2.29 Giao diện một trang nội dung của thành phần “Bài học” (môn Toán) 125 Hình 2.30 Giao diện trang nội dung của thành phần “Bài học” (môn Lịch sử) 125 Hình 2.31 Giao diện trang quản lí dữ liệu của thành phần “Tài nguyên” thuộc HLĐT môn Toán (EcPit_M) 126 Hình 2.32 Nội dung trang “Game giải trí” 126 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Dựa trên quan điểm hướng vào người học, dạy học tương tác (DHTT) là hướng tiếp cận dạy học hiện đại và tích cực của giáo dục hiện nay. DHTT đặc biệt quan tâm đến sự gia tăng giá trị tương tác giữa người dạy, người học và môi trường, để từ đó thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học. DHTT mang đến cho người học một môi trường lý tưởng để kiến tạo và tự chiếm lĩnh kiến thức thông qua các hoạt động được thiết kế bởi người dạy. DHTT coi trọng tính tích cực, năng động của người học. Việc dạy và học được thực hiện dựa trên sự tác động qua lại giữa các thành tố của quá trình dạy học (QTDH) (các tương tác sư phạm). Sự tác động này đã giảm bớt đáng kể tính một chiều, tính thụ động của người học đồng thời tăng cường tương tác tích cực đa chiều, đặc biệt là các tương tác người học - người dạy, người học - người học, người học - nhóm bạn học, người học - phương tiện học. Hiện nay, việc nghiên cứu ứng dụng DHTT vào QTDH đang được thực hiện một cách có hệ thống và đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Có thể kể đến một số nghiên cứu của T.A.Ilina, P.P.Êxipốp, Iu.K.Babanski, Jean Marc Denomme & Madelein Roy, Đặng Thành Hưng, Vũ Lệ Hoa, Tạ Quang Tuấn,. Tuy nhiên, các nghiên cứu về vấn đề này trong dạy học ở bậc tiểu học vẫn còn khá hạn chế và chưa mang lại nhiều kết quả cụ thể. Do đó, việc vận dụng quan điểm DHTT trong dạy học ở tiểu học cần được tiếp tục nghiên cứu sâu với những định hướng rõ ràng hơn. 1.2. Trong DHTT, các hoạt động dạy học đòi hỏi phải được thiết kế, sắp xếp theo trình tự hợp lí, phù hợp với quy luật nhận thức của người học và hướng vào mục tiêu dạy học. Khi tổ chức các hoạt động DHTT, các tác động sư phạm của người dạy cần phải hướng đến việc thúc đẩy cao nhất tính chủ động, tích cực của người học cũng như nâng cao khả năng hoạt động của người học khi tham gia vào các tương tác. Do đó, với DHTT, việc ứng dụng các thành tựu của công nghệ thông tin (CNTT) và truyền thông tỏ ra có nhiều ưu thế vượt trội, được nhiều nước trên thế giới quan tâm nghiên cứu thực hiện, và đây cũng là một xu thế tất yếu trong dạy học hiện nay. Kết hợp với các hình thức cũng như phương pháp dạy học (PPDH) khác, DHTT tạo ra sự phát triển toàn diện hơn cho người học, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy. 2 Và hiện nay, chúng ta đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của CNTT và truyền thông. Việc ứng dụng những thành tựu của CNTT đã và đang tạo ra nhiều thuận lợi cho việc thực hiện đổi mới PPDH nói chung và tổ chức DHTT nói riêng. Có thể nhắc đến việc ứng dụng CNTT để xây dựng, thiết kế các nguồn tư liệu hỗ trợ dạy học như: các phần mềm dạy học (PMDH), các bài giảng điện tử, sách điện tử, cho các bậc học, trong đó có bậc tiểu học. 1.3. Thực tế dạy học ở trường tiểu học hiện nay cho thấy, cùng với sự phát triển của các công cụ tìm kiếm thông tin trên mạng internet, các sách, tài liệu tham khảo cũng như các ứng dụng hay phần mềm hỗ trợ dạy học ở tiểu học ngày càng nhiều và đa dạng. Đây là nguồn tài liệu hữu ích đối với giáo viên tiểu học (GVTH) và học sinh tiểu học (HSTH). Song, thực tế dạy học tại các trường tiểu học cho thấy, số lượng và tần suất xuất hiện của các nghiên cứu, các nguồn tư liệu hỗ trợ dạy học lại không tương đồng với mức độ quan tâm, mức độ ủng hộ cũng như tần suất sử dụng của GVTH, HSTH . Thực trạng này đặt ra vấn đề là liệu các nguồn tài liệu hiện nay có hay không tác dụng hỗ trợ thật sự đối với hoạt động dạy và học ở tiểu học, và lí do của thực trạng nói trên là gì? Giáo viên (GV) và học sinh (HS) mong muốn gì ở một tài liệu hỗ trợ dạy học ở tiểu học theo định hướng đổi mới? Quy trình và kĩ thuật thiết kế các học liệu hiện đã đáp ứng được xu thế mới của giáo dục hay chưa? Để tăng cường khả năng tương tác của HS với GV, với môi trường và với các bạn học khác, các tài liệu hỗ trợ dạy học cần được thiết kế và sử dụng như thế nào?... Đây là những vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu. 1.4. Với sự phát triển của công nghệ hiện nay, học liệu điện tử (HLĐT) là một ứng dụng CNTT đang dần được phát triển và phổ biến rộng rãi trong lĩnh vực giáo dục, đã tạo được hiệu quả tích cực cho QTDH ở trường phổ thông. Do có nhiều ưu thế về sự đa dạng, phong phú và thuận tiện của các dạng thông tin cũng như tính năng hỗ trợ tương tác, việc xây dựng HLĐT phục vụ giảng dạy mang lại nhiều lợi ích cho cả GV lẫn HS trong QTDH. Do đó, nghiên cứu xây dựng nguồn HLĐT trong dạy học nói chung và dạy học ở tiểu học nói riêng là thực sự cần thiết, góp phần nâng cao chất lượng dạy học cho bậc học này. Tuy vậy, hiện nay các nghiên cứu về HLĐT hỗ trợ dạy học các môn học ở tiểu học, đặc biệt là hỗ trợ DHTT, còn khá mới mẻ chưa được quan tâm thực hiện. Do đó, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “Xây dựng học liệu điện tử hỗ trợ dạy học tương tác ở tiểu học” với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở bậc học này. 3 2. Mục đích nghiên cứu Xác định cơ sở khoa học cho việc xây dựng học liệu điện tử hỗ trợ dạy học tương tác ở tiểu học, đồng thời xây dựng được nguồn học liệu điện tử hỗ trợ dạy học tương tác một số nội dung trong chương trình tiểu học. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu QTDH có sự hỗ trợ của HLĐT ở trường tiểu học. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Các hoạt động, quan hệ, tương tác giữa người dạy, người học và môi trường dạy học có sử dụng HLĐT ở tiểu học. Cấu trúc và nội dung của HLĐT hỗ trợ DHTT ở tiểu học. 4. Giả thuyết khoa học HLĐT hỗ trợ DHTT ở tiểu học nếu được xây dựng một cách có hệ thống, kết hợp thống nhất giữa các tiêu chí sư phạm và tiêu chí công nghệ, giữa ý tưởng sư phạm và ý tưởng của HLĐT, phù hợp với đặc điểm DHTT ở tiểu học, đồng thời có hình thức sử dụng hợp lí thì sẽ góp phần nâng cao kết quả học tập và phát huy được tính tích cực, chủ động của HSTH trong quá trình DHTT. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Xác định cơ sở lí luận và thực tiễn cho việc xây dựng HLĐT hỗ trợ DHTT ở tiểu học. 5.2. Đề xuất cấu trúc hệ thống HLĐT hỗ trợ DHTT ở tiểu học 5.3. Hình thành và phát triển phương pháp xây dựng HLĐT hỗ trợ DHTT ở tiểu học. 5.4. Xây dựng HLĐT hỗ trợ DHTT một số nội dung của môn Toán, Khoa học và Lịch sử lớp 4, 5. 5.5. Đề xuất các hình thức sử dụng HLĐT trong DHTT ở tiểu học. 5.6. TNSP nhằm kiểm chứng giả thuyết khoa học và đánh giá tính thiết thực, khả thi của HLĐT trong việc hỗ trợ DHTT ở tiểu học. 6. Phạm vi nghiên cứu 6.1. Nội dung nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu xây dựng HLĐT hỗ trợ DHTT dùng trong dạy học một số nội dung của môn Toán, Khoa học và Lịch sử lớp 4, 5. 4 6.2. Địa bàn nghiên cứu Các khảo sát thực trạng được thực hiện tại 2 trường Đại học và 17 trường tiểu học thuộc thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tỉnh Tây Ninh, tỉnh Thanh Hóa. Các nghiên cứu thực nghiệm được tiến hành tại một số trường tiểu học thuộc tỉnh Đồng Nai. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa nhằm: - Xác định các cơ sở lí luận về DHTT ở tiểu học, lí luận về HLĐT và vấn đề xây dựng HLĐT trong DHTT ở tiểu học. - Hình thành những luận điểm cơ bản làm cơ sở lí luận cho nghiên cứu. - Phân tích tổng quan các nội dung dạy học môn Toán, môn Khoa học, môn Lịch sử ở tiểu học, qua đó tổng hợp, chọn lọc các vấn đề thích hợp làm cơ sở xây dựng HLĐT hỗ trợ DHTT ở tiểu học. 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp điều tra, khảo sát Sử dụng khi thực hiện khảo sát thực trạng ứng dụng HLĐT trong dạy học ở tiểu học thông qua các phiếu điều tra thăm dò ý kiến. 7.2.2. Phương pháp phỏng vấn Thực hiện thông qua trao đổi trực tiếp và qua phiếu hỏi, kết hợp với quan sát biểu hiện bên ngoài của đối tượng được phỏng vấn. Đối với GV, chúng tôi thực hiện trao đổi để tìm hiểu về một số vấn đề dạy học ở trường tiểu học cũng như những đánh giá, nhận xét của GV sau khi thực hiện các tiết dạy. Đối với HS, chúng tôi phỏng vấn để tìm hiểu thêm về chất lượng dạy học ở trường tiểu học, những khó khăn mà HS hay gặp phải trong quá trình học tập, tìm hiểu mong muốn của HS khi tham gia các hoạt động học tập do GV tổ chức trên lớp, đồng thời đánh giá hứng thú học tập, mức độ hài lòng của các em sau các tiết học. 7.2.3. Phương pháp quan sát Quan sát hoạt động của GV và HS ở một số giờ dạy để tìm hiểu về việc tổ chức các hoạt động tương tác và thực tế việc thiết kế, sử dụng HLĐT trong dạy học ở trường tiểu học. 5 Sử dụng phiếu quan sát để ghi nhận thông tin nhằm đánh giá mức độ tương tác giữa GV – HS – Môi trường trong các hoạt động học tập có sử dụng HLĐT cũng như sự tham gia tích cực của HS vào các hoạt động tương tác trong giờ học. 7.2.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Sử dụng phương pháp TNSP nhằm kiểm chứng giả thuyết khoa học và đánh giá tính thiết thực, khả thi của HLĐT trong việc hỗ trợ DHTT ở tiểu học. 7.3. Phương pháp thống kê toán học Sử dụng toán thống kê để phân tích các kết quả điều tra, khảo sát thu được trong quá trình nghiên cứu. 8. Những luận điểm đưa ra bảo vệ 8.1. HLĐT là một trong những phương tiện có khả năng giúp tối ưu hóa việc tổ chức các hoạt động tương tác đồng thời nâng cao tính hiệu quả và khả thi cho các biện pháp tổ chức DHTT ở tiểu học. 8.2. Để một HLĐT phát huy được khả năng hỗ trợ DHTT ở tiểu học thì việc xây dựng phải đảm bảo khả năng đáp ứng nhu cầu dạy học của GVTH, hướng đến việc tạo được hiệu lực ứng dụng thực tiễn cao và phải được thực hiện theo một quy trình hợp lý, khoa học, đồng thời đảm bảo được các nguyên tắc cơ bản của một HLĐT dùng hỗ trợ dạy học cho GV và hỗ trợ học tập cho HS. 8.3. Khai thác sự hỗ trợ của hệ thống HLĐT để DHTT ở tiểu học sẽ tích cực hóa hoạt động của HS đồng thời nâng cao hiệu quả dạy học. 9. Những đóng góp của luận án - Hệ thống hóa và làm sáng rõ hơn các đặc điểm DHTT ở tiểu học, nguyên tắc DHTT ở tiểu học và các định hướng tổ chức DHTT hiệu quả cho HSTH. Ngoài ra, luận án cũng đã làm sáng tỏ việc tổ chức DHTT ở tiểu học với sự hỗ trợ của HLĐT thông qua việc chỉ ra các thành phần cơ bản của HLĐT sử dụng trong DHTT tiểu học, ưu thế và khả năng hỗ trợ của HLĐT trong DHTT ở tiểu học, mức độ hỗ trợ của HLĐT trong DHTT ở tiểu học, triển vọng ứng dụng công nghệ 4.0 trong thiết kế HLĐT và các yếu tố tác động đến việc sử dụng HLĐT trong DHTT ở tiểu học. - Làm sáng tỏ thực trạng khai thác và sử dụng HLĐT trong dạy học của GVTH (bao gồm: các loại HLĐT được sử dụng, mức độ sử dụng, cách thức sử dụng, mức độ khó khăn khi sử dụng, điều kiện sử dụng) đồng thời xác định được các yếu tố và những 6 nội dung mong muốn của GVTH về HLĐT hỗ trợ DHTT ở tiểu học làm cơ sở cho việc xây dựng một HLĐT hỗ trợ DHTT phù hợp và có khả năng ứng dụng cao. - Đề xuất được cấu trúc hệ thống HLĐT, các nguyên tắc và quy trình xây dựng HLĐT hỗ trợ DHTT ở tiểu học phù hợp với đặc điểm DHTT ở tiểu học, hướng đến việc tạo được hiệu lực ứng dụng thực tiễn cao và đáp ứng được nhu cầu dạy học ở bậc tiểu học. - Xây dựng được hệ thống EcPit (hệ thống HLĐT hỗ trợ DHTT một số nội dung của môn Toán, Khoa học, Lịch sử lớp 4, 5) theo định hướng hỗ trợ hiệu quả các hoạt động DHTT ở tiểu học, đáp ứng được nhu cầu giảng dạy của GVTH và nhu cầu học tập của HSTH. - Đề xuất được một số hình thức sử dụng có hiệu quả HLĐT trong DHTT ở tiểu học đồng thời đưa ra định hướng phân phối và phát triển dữ liệu phù hợp nhằm đảm bảo tính duy trì và phát triển cho hệ thống HLĐT hỗ trợ DHTT ở tiểu học. 10. Cấu trúc luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc xây dựng HLĐT hỗ trợ DHTT ở tiểu học. Chương 2: Xây dựng HLĐT hỗ trợ DHTT ở tiểu học. Chương 3: Thực nghiệm sư phạm. 7 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ HỖ TRỢ DẠY HỌC TƯƠNG TÁC Ở TIỂU HỌC 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Nghiên cứu về dạy học tương tác và dạy học tương tác ở tiểu học DHTT đã được đề cập và nghiên cứu từ rất lâu. Về cơ bản, những nghiên cứu về DHTT chủ yếu được thực hiện theo 2 hướng: (1) Nghiên cứu các vấn đề lí luận của DHTT; (2) Nghiên cứu vận dụng DHTT cho các đối tượng cụ thể. Các vấn đề lí luận cơ bản của DHTT đã được đề cập ít nhiều trong các nghiên cứu của các tác giả Bruce Joyce & Marsha Weil (1986) [64], Moore M.G (1989) [81], Wagner E.D (1994) [108], Jean Marc Denomme & Madeleine Roy (2000, 2009) [25][26], Thurmond Veronica & Wambach Karen (2004) [102], Phan Trọng Ngọ (2005) [38], Đặng Thành Hưng (2005) [24], Thái Duy Tuyên (2008) [56], Nguyễn Văn Cường, Nguyễn Cẩm Thanh (2015) [6], ... Trong đó, nghiên cứu của Jean Marc Denomme & Mad..., 205]. Do đó trong các tiết học ở tiểu học không thể thiếu các đồ dùng dạy học như: tranh ảnh, video, mô phỏng, bản đồ,... nhằm giúp HS chiếm lĩnh tri thức của bài học một cách cụ thể nhất. Ngoài ra, cần tổ chức cho HS tương tác, đối thoại bằng các hoạt động quan sát, so sánh, suy luận, trao đổi, tranh luận.... để giúp các em chuyển dần từ nhận thức các mặt bên ngoài của hiện tượng đến nhận thức được các thuộc tính và dấu hiệu bản chất, tiến dần đến các hoạt động khái quát, so sánh, suy luận đơn giản [22, 94]. 1.2.3. Hoạt động học và hoạt động dạy trong dạy học tương tác ở tiểu học 1.2.3.1. Hoạt động học của học sinh tiểu học Theo lý thuyết hoạt động, cấu trúc hoạt động học của HSTH gồm các thành tố: Nhiệm vụ học, các hành động học, động cơ, nhu cầu học [22, 114]. Trong đó, nhiệm vụ học là yêu cầu phải đạt được trong quá trình tương tác với đối tượng học dưới sự điều 19 hướng của GV. HSTH thực hiện nhiệm vụ học thông qua các hành động học. Hành động học bao gồm: hành động phân tích, hành động mô hình hóa, hành động kiểm tra và đánh giá. Hoạt động học được thúc đẩy bởi động cơ, nhu cầu học. Động cơ học chỉ được hình thành khi HS nhận thức rõ về ý nghĩa của việc học và có khả năng chiếm lĩnh, vận dụng được tri thức trong học tập, thực tiễn. Trong DHTT, HS tương tác với GV, với môi trường và với HS khác thông qua các hoạt động. Quá trình tương tác này giúp hình thành và củng cố ở HS kĩ năng học tập. Mặt khác, trong quá trình tương tác, mỗi cá nhân HS sẽ biết tự điều chỉnh phương pháp học để tạo nên sự thích ứng trong hoạt động học của mình, tức là HS đã tự mình thực hiện hành động kiểm tra, đánh giá có định hướng và phù hợp. Với cấu trúc hoạt động học như trên, theo chúng tôi, logic hoạt động học của HSTH trong DHTT bao gồm: - Hình thành động cơ và hứng thú học tập: (1) HS nhận thức được ý nghĩa, sự cần thiết, sự hấp dẫn của nội dung học đối với bản thân, đồng thời nhận ra các mục tiêu học tập cũng như những nội dung cụ thể đáp ứng được mục tiêu học tập; (2) HS nhận ra mối liên hệ giữa vốn kiến thức, kỹ năng đã có với nhiệm vụ mới; tìm thấy phương pháp, phương tiện phù hợp để tiến hành những hành động học; đồng thời tìm thấy cách thức để xác nhận kết quả hoạt động. - Tự giác, tích cực thực hiện các hành động học: (1) HS huy động vốn kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm để tìm hiểu, phân tích các nhiệm vụ nhận thức; (2) Thông qua các tương tác với bạn học, với GV và với môi trường, HS thực hiện các hành động học. Từ đó HS khái quát những đặc điểm, tính chất, các mối liên hệ của kiến thức đã lĩnh hội được để kiến tạo tri thức mới. - Chia sẻ và hoàn thiện tri thức: (1) Chia sẻ kết quả hoạt động với lớp và với GV; (2) Nhận thức lại vấn đề và thay đổi, điều chỉnh quan niệm được hình thành trước đó để đạt được sự đồng nhất về tri thức trong toàn lớp. - Củng cố và mở rộng tri thức: Vận dụng và vận dụng sáng tạo tri thức mới vào việc giải quyết các vấn đề thực tiễn đơn giản (trong và ngoài lớp học) thông qua tương tác với môi trường, với các bạn trong lớp, với GV. 1.2.3.2. Hoạt động dạy của giáo viên tiểu học Dạy học ở tiểu học thực chất là tổ chức hoạt động học cho HS để giúp HS hình thành các năng lực cho riêng mình. Theo M.V.Kudơmina, hoạt động dạy của GVTH bao gồm 4 hoạt động chuyên biệt: Hoạt động xây dựng, hoạt động tổ chức, hoạt động nhận thức, hoạt động thông báo. Hoạt động dạy có đối tượng là hoạt động học và có mục đích là cải tiến và hoàn thiện hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của HS [22, 167]. 20 Trong DHTT, hoạt động dạy của GVTH hướng đến việc giúp HS tự biến đổi tri thức của mình, tự hình thành tri thức mới thông qua sự tương tác tích cực với đối tượng học trong các tình huống dạy học có hướng đích do GV vạch ra. Theo đó, logic của hoạt động này bao gồm các bước: - Hình thành động cơ, hứng thú học tập và định hướng hoạt động cho HS: Làm cho HS nhận ra sự hấp dẫn và ý nghĩa của nội dung bài học với cuộc sống; nhận ra những nội dung đáp ứng được mục tiêu; giúp HS định hướng thực hiện các hành động học (những phương pháp, phương tiện cần huy động để chiếm lĩnh và cách thức nào có thể dùng để kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động). - Tổ chức các hoạt động học cho HS; giúp HS tích cực, chủ động trong các hoạt động để đạt được mục tiêu đề ra: (1) Xác định nhiệm vụ học tập; giúp HS xác định rõ trách nhiệm của mình khi tham gia hoạt động học; (2) Tổ chức các hoạt động tương tác, đồng thời cung cấp các hỗ trợ (về thông tin, phương tiện) phù hợp và kịp thời để giúp HS thực hiện nhiệm vụ học tập; (3) Điều khiển hoạt động học của HS (thông qua việc tạo ra và duy trì tương tác giữa GV – HS – môi trường), đảm bảo HS luôn tích cực, chủ động trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập. - Hợp tác, giúp đỡ HS hoàn thiện tri thức: (1) Tổ chức cho HS chia sẻ kết quả hoạt động; (2) Làm trọng tài cho những ý kiến bổ sung, góp ý của HS khi chia sẻ; tổng hợp ý kiến, bổ sung và giúp HS chính xác hoá kiến thức. - Kiểm tra, đánh giá và giúp HS mở rộng tri thức: (1) Kiểm tra, đánh giá việc lĩnh hội của HS bằng hình thức phù hợp; (2) Tạo cơ hội để HS vận dụng kiến thức đã học vào một số tình huống cụ thể, sử dụng kiến thức đó để sáng tạo và mở rộng tri thức, đồng thời tiếp tục kiến tạo, khám phá kiến thức mới tiếp sau. 1.2.4. Đặc trưng của dạy học tương tác ở tiểu học Xem xét vấn đề này, các nghiên cứu về DHTT (điển hình như: [16], [14], [52], [6]....) đều nhấn mạnh đến 3 đặc điểm cơ bản: (1) DHTT tập trung vào người học; (2) DHTT nhấn mạnh sự tác động qua lại giữa ba thành tố người học, người dạy, môi trường; (3) DHTT coi trọng yếu tố môi trường. Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu kể trên, chúng tôi mô tả, phân tích một số đặc trưng của DHTT theo hướng phù hợp với đặc điểm hoạt động dạy - học ở tiểu học. Theo đó, DHTT ở tiểu học có những đặc trưng cơ bản sau: - Tương tác trong DHTT ở tiểu học vừa là cách thức vừa là mục tiêu dạy học. Kết quả quá trình nhận thức của HSTH trong DHTT không chỉ là tri thức mới mà còn là kĩ năng “vượt qua các chướng ngại” khi thực hiện các hành động học. 21 - Mọi tương tác trong dạy học đều phải xuất phát từ HS và hướng vào HS, đặt HS vào vị trí trung tâm của QTDH, tức là mọi tương tác cần hướng đến việc kích thích và duy trì tính tích cực, chủ động của HS. GV chủ yếu đóng vai trò là người tổ chức, điều khiển và duy trì hợp lý môi trường dạy học. - Coi trọng vốn kiến thức, kinh nghiệm cũng như nhu cầu nhận thức và hứng thú của HSTH. Theo [20, 111], QTDH ở tiểu học chỉ đạt hiệu quả tốt khi kích thích được hứng thú học tập của HS, tức là gây được ở HS nhu cầu nắm vững kiến thức bài học; và để kích thích sự hứng thú nơi HS, GV cần biết tạo ra tình huống có vấn đề đồng thời phải biết khơi sâu mâu thuẫn giữa nhiệm vụ mới và trình độ tri thức hiện có của HS. Do vậy, trong DHTT cho HSTH, nội dung học tập phải gắn với tình huống thực tiễn, mang tính ứng dụng cao và vừa sức với HS. Theo đó, các nhiệm vụ học tập cần hướng đến việc hình thành và phát triển năng lực tự tìm tòi, khám phá tri thức, vận dụng tri thức vào thực tiễn, giải quyết sáng tạo các vấn đề liên quan đến cuộc sống hàng ngày. - DHTT ở tiểu học chú trọng việc xây dựng môi trường dạy học (các tình huống dạy học chứa đựng nhiệm vụ học tập - nhận thức, điều kiện – phương tiện dạy học). Môi trường DHTT cần hướng đến việc tạo ra và duy trì hứng thú, nhu cầu học tập của HS, đồng thời hỗ trợ hữu hiệu các hoạt động tương tác đa dạng. - PPDH sử dụng phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. Hình thức hoạt động chủ yếu của HS là làm việc hợp tác trong nhóm và làm việc độc lập. Chú trọng các hoạt động thực tiễn của HS, kết hợp nhiều giác quan. - Môi trường DHTT có khả năng hỗ trợ tốt hoạt động dạy và học là môi trường đa phương tiện, sử dụng các thiết bị dạy học kết hợp với các ứng dụng đa phương tiện có chức năng tương tác, tạo điều kiện thuận lợi cho HS tương tác với GV, với HS khác và với môi trường dạy học. Hiện nay, bên cạnh các ứng dụng đa phương tiện phổ biến như PMDH, các bài giảng điện tử thì học liệu điện tử (HLĐT) là một ứng dụng đa phương tiện có nhiều lợi thế trong việc tạo ra môi trường tương tác tích cực và phù hợp với DHTT ở bậc tiểu học. 1.2.5. Nguyên tắc tổ chức dạy học tương tác ở tiểu học Nghiên cứu về nguyên tắc tổ chức DHTT, chúng tôi đồng nhất với quan điểm của tác giả Vũ Lệ Hoa [17]: Tính chất, cường độ của các tương tác cũng như hiệu quả DHTT phụ thuộc nhiều vào hoạt động tổ chức, hướng dẫn tương tác của GV. GV có ý nghĩa quyết định tạo nên môi trường học tập và mức độ tham gia của HS vào quá trình dạy học. Theo chúng tôi, điều này đặc biệt đúng trong tổ chức DHTT cho đối tượng HSTH. 22 Với quan điểm trên, tác giả cũng đã chỉ ra 5 nguyên tắc tổ chức DHTT, gồm: (1) Đảm bảo tính chủ động, tích cực của các chủ thể tham gia vào dạy học; (2) Đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ trong tổ chức các tác động sư phạm; (3) Đảm bảo tính linh hoạt, năng động và hợp tác của các chủ thể trong dạy học; (4) Đảm bảo mối quan hệ tôn trọng, bình đẳng về chức năng giữa các chủ thể dạy học; (5) Đảm bảo môi trường dạy học thân thiện. Chúng tôi đồng nhất quan điểm với tác giả ở một số mô tả, phân tích. Tuy nhiên, theo chúng tôi, hoạt động dạy – học ở tiểu học có những điểm khác biệt so với các bậc học khác, do đó các nguyên tắc tổ chức DHTT ở bậc học này cần được xem xét trên khía cạnh phù hợp với mục đích dạy học cũng như đặc điểm DHTT ở trường tiểu học. Theo đó, chúng tôi cho rằng, DHTT ở tiểu học chỉ đạt hiệu quả khi đảm bảo các nguyên tắc sau: 1.2.5.1. Đảm bảo tính chủ động, tích cực và sáng tạo của HS Trong DHTT, tính chủ động, tích cực và sáng tạo của HS tác động trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động giải quyết nhiệm vụ học tập. Do đó, GV cần tạo ra và duy trì được các tương tác tích cực, hấp dẫn, lôi cuốn HS tham gia hoạt động một cách chủ động, tích cực và sáng tạo. GV phải làm sao cho HS ý thức được nhiệm vụ học tập của mình và tin rằng mình có khả năng hoạt động tốt. Ngoài ra, GV cần đặt ra những yêu cầu phù hợp với nhận thức của HSTH và tạo mọi điều kiện thuận lợi để HS hoạt động. Theo chúng tôi, một trong những biểu hiện cơ bản của nguyên tắc này là dạy học sao cho tất cả HS đều được hoạt động, được tương tác với đối tượng học (hay dạy học bằng cách tổ chức làm việc). Đây là một trong những định hướng quan trọng của việc đổi mới PPDH ở tiểu học, là một cách dạy học tiên tiến, bám sát nguyên tắc: “Dạy học thông qua các hoạt động bằng tay của bản thân từng trẻ em” [50, 54]. 1.2.5.2. Đảm bảo tính hiệu quả trong tổ chức các hoạt động tương tác Trong DHTT, GV là người tổ chức các hoạt động tương tác và hỗ trợ, tư vấn cho HS, giúp HS tự biến đổi tri thức của mình, tự hình thành tri thức mới thông qua sự tương tác tích cực với đối tượng học và các chủ thể dạy học khác. Do đó, trong DHTT, các hoạt động tương tác đòi hỏi phải được thiết kế, sắp xếp theo một trình tự hợp lí, hướng vào mục tiêu đồng thời phải đảm bảo tính hiệu quả dạy học, tức là: + Khi bắt đầu mỗi bài học, hoạt động tương tác phải kích hoạt được các giác quan của HS ở mức cao nhất, làm cơ sở để HS khám phá kiến thức mới một cách có hiệu quả. + Việc lĩnh hội kiến thức mới của HS bao giờ cũng dựa trên những kiến thức, kinh nghiệm đã có. Do đó, các hoạt động khám phá tri thức mới cần tạo ra mối liên tưởng giữa kiến thức mới với những kiến thức, kinh nghiệm đã có của HS. 23 + Các hoạt động tương tác cần tác động được tới cảm xúc của HS, gây được nơi HS sự hấp dẫn, hứng thú, lòng ham hiểu biết, niềm vui (tác động này càng lớn thì hiệu quả học tập càng cao). + Các hoạt động tương tác cần hướng đến giúp HS nắm vững tri thức mới cũng như có kĩ năng vận dụng (mức 1) và vận dụng sáng tạo (mức 2) các kiến thức bài học vào đời sống thực tiễn (tức là phải trả lời cho HS câu hỏi “Học để làm gì?”). 1.2.5.3. Đảm bảo tính phù hợp trong tổ chức các tác động sư phạm Dạy học là một chuỗi các tác động, tình huống sư phạm kế tiếp nhau nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học. Do HSTH có đặc điểm tâm sinh lí, đặc điểm nhận thức riêng biệt nên mọi tác động sư phạm với đối tượng này cần đảm bảo tính phù hợp, tức là: + Các tác động, tình huống sư phạm phải được sắp xếp khoa học và được giải quyết gọn, đơn giản do khả năng chú ý chủ định và sức tập trung của HSTH còn yếu. + Dạy học ở tiểu học coi trọng mối quan hệ qua lại giữa tư duy cụ thể và tư duy trừu tượng. Do đó, khi tổ chức các tác động, tình huống sư phạm cần coi trọng cả 2 con đường nhận thức của HSTH: (1) HS thông qua tiếp xúc trực quan (vật thật, mô hình, ...) nắm được các khái niệm, các quy luật, các lí thuyết khái quát; (2) HS tiếp cận với các khái niệm, quy luật, lí thuyết khái quát trước và sau đó lĩnh hội hệ thống tri thức này bằng các ví dụ minh họa cụ thể. + Mỗi HSTH luôn có những sự khác biệt về nhiều phương diện (đặc điểm tâm sinh lí, vốn kinh nghiệm, trình độ phát triển trí tuệ, điều kiện....) nên khi tổ chức các tác động sư phạm, GV ngoài việc chú ý đến trình độ nhận thức của toàn lớp, cũng cần phải lưu ý đến việc phát triển của từng cá nhân. 1.2.5.4. Đảm bảo phát huy tối đa các điều kiện giúp HS tham gia tương tác tích cực với HS khác, với GV và với môi trường Trong mối quan hệ tương tác đa chiều giữa HS – GV – môi trường luôn có sự tồn tại của một tác nhân nắm thế chủ động. Thực tế cho thấy, tác nhân này có xu thế (và rất dễ) nghiêng về GV. Do đó, khi tổ chức DHTT cho HSTH, GV cần chủ động thay đổi vị thế của mình, tạo ra sự dịch chuyển về tác nhân nắm thế chủ động (sang phía HS). Để thực hiện được việc này, GV phải tạo điều kiện cho HS có cơ hội tham gia tương tác nhiều hơn (một cách chủ động) với HS khác, với GV và với môi trường để thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập. GV cần làm cho vị thế của HS được nổi lên thông qua các tác động, tình huống sư phạm khéo léo, lựa chọn PPDH và hình thức tổ chức phù hợp theo hướng giúp HS tích cực, chủ động trong các hoạt động học tập. 24 1.2.5.5. Đảm bảo tính linh hoạt, năng động, sáng tạo của GV trong tổ chức các hoạt động tương tác Để hoạt động tương tác có hiệu quả và hướng mục tiêu, GV phải biết cách thỏa thuận, thích ứng và chấp nhận HS cũng như môi trường dạy học, tức là phải linh hoạt, năng động. Trong DHTT, GVTH luôn phải nhạy cảm chẩn đoán nhu cầu nhận thức của HS để điều chỉnh và thay đổi các tương tác tích cực. Đồng thời, để duy trì hứng thú nhận thức của HS, GV luôn phải sáng tạo, linh hoạt trong vận dụng các PPDH, hình thức tổ chức dạy học nhằm thu hút HS chủ động tham gia, đồng thời biết xuất hiện đúng lúc khi HS cần, cung cấp thông tin cần thiết và đưa ra những phản hồi, điều hướng phù hợp. 1.2.5.6. Đảm bảo môi trường dạy học thân thiện, sôi nổi Để các hoạt động dạy học luôn đảm bảo mục tiêu đề ra, GV cần chủ động tổ chức môi trường học tập tích cực mang lại sự thành công nhiều nhất cho HS. Do đó, khi tổ chức DHTT, GV cần: Chuẩn bị tốt các phương tiện, thiết bị hỗ trợ; tổ chức và điều khiển các hoạt động tương tác phù hợp; lựa chọn các phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học thích hợp; điều chỉnh mối quan hệ với HS trên cơ sở tôn trọng, cởi mở thân thiện, hỗ trợ, hợp tác... Ngoài ra, để có thể tự do hoạt động, tương tác và khám phá tri thức, HSTH cần một môi trường dạy học thân thiện và đầy sự vui vẻ, thoải mái. Bởi lẽ, với một bầu không khí căng thẳng, ngột ngạt thì khó có thể tích cực, chủ động, sáng tạo để tự chiếm lĩnh tri thức. Do vậy, khi tổ chức DHTT, GV cần thật sự chú ý đến việc tạo không khí học tập sôi nổi, vui vẻ, làm sao để các em cảm thấy thoải mái nhất khi tham gia các hoạt động; đồng thời việc làm thế nào để lôi cuốn sự chú ý của HS, khiến các HS hào hứng, thoải mái là một trong những việc cần được GV dành nhiều quan tâm trong quá trình chuẩn bị cho tiết dạy. Thực tiễn dạy học cho thấy, việc sử dụng các ứng dụng CNTT một cách hợp lí vào giờ dạy có thể giúp tạo ra môi trường dạy học sôi nổi, hấp dẫn, kích thích được hứng thú học tập của HSTH. Ngoài ra, CNTT cũng có thể hỗ trợ tốt việc tổ chức các hoạt động tương tác phù hợp, hiệu quả và đảm bảo các nguyên tắc nói trên. 1.2.6. Quy trình tổ chức dạy học tương tác ở tiểu học Căn cứ vào logic hoạt động học, hoạt động dạy trong DHTT ở tiểu học, đồng thời tiếp cận các dạng bài học tương tác trên cơ sở lí thuyết tình huống của Guy Brousseau [74], luận án đề xuất các bước tổ chức DHTT cho HSTH như sau: - Bước 1: Chuyển giao vấn đề nhận thức cùng các định hướng, hỗ trợ cần thiết; kích thích nhu cầu nhận thức, gây hứng thú học tập cho HS. 25 - Bước 2: Tổ chức các hoạt động giải quyết vấn đề nhận thức - Bước 3: Hợp tác, giúp HS hoàn thiện tri thức - Bước 4: Tổ chức hoạt động củng cố và mở rộng tri thức cho HS - Bước 5: Hướng dẫn HS tự học ngoài lớp Theo quy trình trên, hoạt động của GV và HS diễn ra như sau: Bảng 1.1. Hoạt động của GV và HS trong DHTT ở tiểu học TT Hoạt động của GV Hoạt động của HS Bước 1  Chuyển giao vấn đề nhận thức và các định hướng/hỗ trợ cần thiết; kích thích nhu cầu nhận thức, gây hứng thú học tập cho HS  Tiếp nhận vấn đề nhận thức, hình thành động cơ và hứng thú học tập. - Nhận ra sự hấp dẫn, ý nghĩa của bài học và xác định rõ nhiệm vụ học tập. - Tìm thấy phương pháp và phương tiện để giải quyết vấn đề nhận thức. - Nhận ra cách thức để xác nhận kết quả hoạt động. Bước 2  Tổ chức các hoạt động giải quyết vấn đề nhận thức - Tổ chức các hoạt động và cung cấp các hỗ trợ (về thông tin, phương tiện) phù hợp. - Điều khiển hoạt động tương tác của HS (duy trì tương tác, cung cấp phản hồi, điều hướng...)  Giải quyết vấn đề nhận thức - Huy động vốn kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm; thu thập, tiếp nhận và xử lí thông tin để giải quyết vấn đề nhận thức. - Xây dựng kiến thức mới. - Chuẩn bị thảo luận, phát biểu ở nhóm, ở lớp. Bước 3  Hợp tác, giúp HS hoàn thiện tri thức - Tổ chức cho HS chia sẻ kết quả hoạt động - Chính xác hoá kiến thức - Hướng dẫn luyện tập để hoàn thiện tri thức mới.  Khám phá và chiếm lĩnh kiến thức bài học - Chia sẻ kết quả hoạt động giải quyết vấn đề nhận thức. - Điều chỉnh và thu nhận tri thức mới - Luyện tập với các bài tập đơn giản. Bước 4  Tổ chức củng cố, mở rộng tri thức cho HS - Tổ chức các hoạt động giúp HS vận dụng vận dụng sáng tạo kiến thức bài học vào một số tình huống cụ thể (kết hợp kiểm tra, đánh giá bằng hình thức phù hợp).  Vận dụng và sáng tạo kiến thức bài học - Vận dụng kiến thức bài học để giải quyết các vấn đề thực tế đơn giản. - Sáng tạo dựa trên kiến thức bài học. Bước 5  Hướng dẫn HS học tập ngoài lớp - Giao nhiệm vụ tự học - Hướng dẫn, định hướng (nếu cần)  Tự học ngoài lớp - Tiếp nhận nhiệm vụ - Tự học bằng hình thức phù hợp để củng cố và mở rộng tri thức 26 1.2.7. Định hướng tổ chức dạy học tương tác ở tiểu học Theo Nguyễn Thị Thanh Hằng [14], môi trường tương tác có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học tập của HSTH và để tổ chức DHTT ở tiểu học có hiệu quả điều quan trọng là cải thiện vai trò của môi trường tương tác đối với người học. Với quan điểm trên, tác giả đã chỉ ra 3 biện pháp tổ chức DHTT cho HSTH, bao gồm: - Tăng cường môi trường thông tin (từ GV, HS; xây dựng siêu thị thông tin) - Mở rộng môi trường giao tiếp hợp tác (qua các trò chơi, bài tập, hoạt động dự án, hoạt động tự phát hiện, thân thiện hóa môi trường); - Kích thích sự sáng tạo (bằng các bài tập sáng tạo, hoạt động động não, hoạt động kích hoạt ước mơ và trí tưởng tượng). Chúng tôi cho rằng, khi tổ chức DHTT ở tiểu học, GV ngoài việc cần tạo ra được môi trường tương tác tích cực (bằng cách sử dụng phương tiện dạy học hay phương thức dạy học phù hợp) còn phải “lôi kéo” cũng như duy trì được sự tham gia tích cực, chủ động của HSTH trong môi trường đó. Môi trường tương tác tích cực có thể là những tình huống có vấn đề, một yêu cầu mở có liên quan đến thực tiễn, hay một trò chơi hấp dẫn, lí thú... (trong đó chứa đựng tri thức, gợi nhu cầu nhận thức ở HS). Qua các hoạt động tương tác với các bạn cùng lớp, với GV và với môi trường, HS sẽ khám phá và lĩnh hội tri thức một cách tự nhiên. Căn cứ vào đặc điểm, nguyên tắc DHTT ở tiểu học và các thành tố cấu trúc của DHTT, theo chúng tôi, có thể tổ chức DHTT một cách hiệu quả cho HSTH theo các định hướng sau: - Tăng tính hấp dẫn, lí thú và thân thiện của môi trường tương tác (Tác động vào nhân tố môi trường) - Tăng cơ hội tham gia các hoạt động tương tác một cách chủ động, tích cực, sáng tạo cho HS (Tác động vào nhân tố người học) - Mở rộng khả năng tổ chức môi trường tương tác của GV (Tác động vào nhân tố người dạy) 1.2.7.1. Tăng tính hấp dẫn, lí thú và thân thiện của môi trường tương tác Theo Thái Duy Tuyên [56], nếu GV khéo léo tổ chức cho HS khai thác ảnh hưởng của môi trường thì sẽ làm cho việc dạy học gắn liền hơn với cuộc sống, đồng thời nâng cao hứng thú cho HS. Trong tổ chức DHTT cho HSTH, GV cần quan tâm tăng cường các tương tác giữa HS với môi trường trong mỗi bài dạy. Có thể tăng cường sự tương tác này bằng cách tăng tính hấp dẫn, lí thú và thân thiện của môi trường tương tác. Căn cứ vào đặc điểm tâm lí cũng như đặc điểm nhận thức của HSTH, theo chúng tôi, có thể tăng tính hấp dẫn, lí thú và thân thiện của môi trường tương tác bằng các cách thức sau: 27 - Tăng cường tính trực quan trong các nội dung dạy học: Theo Jean Piaget [27], tư duy của trẻ từ 7 đến 10 tuổi về cơ bản còn ở giai đoạn những thao tác cụ thể, trên cơ sở đó có thể diễn ra quá trình hệ thống hóa các thuộc tính, các khái niệm trong kinh nghiệm trực quan. Chính từ những đặc điểm này mà trong DHTT ở cấp tiểu học cần tăng cường tính trực quan cho các nội dung dạy học bằng: tranh ảnh, mô hình, mô phỏng, video,... nhằm giúp HS hứng thú và tích cực trong các hoạt động chiếm lĩnh tri thức mới. Trong các tình huống dạy học, trực quan có chức năng mở rộng kinh nghiệm của HS về đối tượng học và hỗ trợ khám phá bản chất của đối tượng học. Ví dụ: Khi dạy bài “Sự sinh sản của ếch” (Khoa học 5), có thể mở rộng kinh nghiệm của HS đồng thời giúp HS hoàn thiện tri thức bằng cách sử dụng 1 đoạn clip ngắn và 1 sơ đồ về chu trình sinh sản của ếch (Có thể tổ chức thực hiện như sau: HS thảo luận theo nhóm để trình bày các hiểu biết của mình về chu trình sinh sản của ếch, sau đó GV sẽ tổ chức kiểm chứng và chính xác hóa kiến thức thông qua đoạn clip và sơ đồ). - Khai thác các tình huống thực tiễn gần gũi với lứa tuổi tiểu học (có chứa nhiệm vụ nhận thức): Các tình huống thực tiễn giúp HSTH nhận ra sự cần thiết, sự hấp dẫn, lí thú cũng như ý nghĩa của nội dung học, từ đó hình thành động cơ và hứng thú học tập. Ví dụ: Để giúp HSTH vận dụng các kiến thức về phân số (các phép tính với phân số, so sánh phân số), có thể sử dụng tình huống như sau: Từ nhà đến trường, bạn Nam có 3 cách đi như hình dưới đây: 1) Theo em, bạn Nam nên đi như thế nào để tổng quãng đường phải đi là ngắn nhất? A. Đi ngang qua bưu điện B. Đi ngang qua cây đa C. Đi ngang qua hồ nước 2) Quãng đường từ nhà đến tháp truyền hình xa hơn quãng đường từ nhà đến cột đèn giao thông bao nhiêu ki-lô-mét? 3) Bạn Nam nói rằng: Nếu lấy độ dài quãng đường từ tháp truyền hình đến hồ nước chia cho độ dài quãng đường từ nhà đến tháp truyền hình thì sẽ được độ dài quãng đường từ nhà đến cột đèn giao thông. Theo em, bạn Nam nói đúng hay sai? 28 - Sử dụng các bài tập tương tác: Trong dạy học ở tiểu học, bài tập tương tác được hiểu là các bài tập cho phép HS nhận các phản hồi kèm chỉ dẫn/đánh giá tương ứng tức thì khi thực hiện (dạng thức bài tập có thể là bài tập trắc nghiệm nhiều lựa chọn, bài tập kéo thả, điền khuyết, ghép đôi ...). Việc ứng dụng CNTT trong thiết kế và sử dụng dạng bài tập này là cần thiết. Ví dụ: Khi học về “Bảng đơn vị đo khối lượng” (Toán 4), có thể sử dụng một bài tập lựa chọn các vật có cùng khối lượng (với mỗi lựa chọn, HS sẽ nhận được phản hồi đúng/sai tương ứng cùng hướng dẫn kèm theo) như sau: - Sử dụng các trò chơi học tập tương tác: Một trong những nguyên tắc quan trọng khi tổ chức DHTT cho HSTH là cần kích hoạt các giác quan của HS ở mức cao và tác động được tới cảm xúc của HS. Do đó, việc sử dụng các trò chơi học tập tương tác là một trong những biện pháp hữu hiệu tác động vào các giác quan cũng như cảm xúc của HSTH, tạo ra môi trường năng động, hấp dẫn cho các tương tác giữa HS với nội dung học tập và với bạn học. Ví dụ: Khi học về Tiền Việt Nam, có thể sử dụng trò chơi tương tác “Mua sắm” với luật chơi như sau: HS lựa chọn 1 vật hoặc đồ vật muốn mua, sau đó lựa chọn các mệnh giá tiền khác nhau để thanh toán đúng với giá tiền của vật/đồ vật đó. Số điểm nhóm giành được bằng số phương án thanh toán nhóm tìm ra (Có thể tổ chức cho HS chơi theo nhóm 2 hoặc nhóm 4). Hiện nay, với sự phát triển của CNTT và truyền thông, các ứng dụng CNTT có khả năng hỗ trợ tốt việc tăng tính hấp dẫn, lí thú và thân thiện của môi trường tương tác bằng các cách thức kể trên. 1.2.7.2. Tăng cơ hội tham gia các hoạt động tương tác một cách chủ động, tích cực, sáng tạo cho HS DHTT luôn coi người học là trung tâm của QTDH. Để tăng cường sự tương tác chủ động, tích cực của HS với các thành tố khác, nhất thiết phải tạo cơ hội cho HS được 29 tham gia, được hoạt động, được giao tiếp, được thể hiện năng lực của bản thân [34, 111]. Việc này có thể thực hiện bằng các cách thức sau: - Khai thác các nội dung, tình huống thực tiễn gắn với kinh nghiệm của HSTH, giúp các em tìm thấy cơ hội kiến tạo tri thức mới: Kinh nghiệm của mỗi HSTH về một chủ đề học tập thường không giống nhau mà rất đa dạng. Khi HS được khơi gợi kinh nghiệm bản thân đồng thời chia sẻ với lớp sẽ tạo ra cơ hội cho việc hình thành các tương tác tích cực giữa HS với bạn học và với GV với mục tiêu kiến tạo tri thức mới. Kinh nghiệm của HS có thể được khai thác qua: hình ảnh, đồ dùng trực quan; một mô phỏng, một câu chuyện hay câu đố kích thích sự tái hiện – liên tưởng; một tình huống thực tiễn gần gũi với vốn sống của HS; một trò chơi liên quan đến bài học đòi hỏi HS phải huy động kinh nghiệm bản thân một cách linh hoạt, sáng tạo;... Ví dụ: Khi dạy cho HSTH về “Chu vi hình tròn” (Toán 5), ta có thể khai thác kinh nghiệm của HS để gợi nhu cầu nhận thức bằng một tình huống thực tiễn như: So sánh độ dài của 2 sợi dưới đây? Liệu ta có thể dùng thước thẳng để đo độ dài các vật được uốn thành hình tròn tương tự sợi dây số 1 hay không? Trong tình huống này, HS đã có kinh nghiệm trong việc so sánh độ dài 2 vật bằng các cách khác nhau như: so sánh bằng cách đối chiếu trực tiếp hoặc so sánh qua việc đo độ dài bằng thước đo... Tuy nhiên, việc dùng thước thẳng để đo độ dài của các vật được uốn thành hình tròn là một trải nghiệm mới đối với HSTH do đó sẽ kích thích được nhu cầu khám phá của HS (Việc giải quyết tình huống này tạo cơ hội cho HS được chia sẻ kinh nghiệm bản thân với các bạn trong nhóm, trong lớp). - Đa dạng hóa cách trình bày và mô tả nội dung dạy học: Nội dung dạy học phải được thiết kế theo nhiều cách tiếp cận khác nhau để khi thi công, GV có thể tổ chức để HS tiếp cận đối tượng học tập một cách linh hoạt, sáng tạo, nhờ đó làm bộc lộ nhiều khía cạnh của nội dung dạy học. Ví dụ: Khi dạy học bài “Phân số” (Toán 4), với mục tiêu giúp HS nhận diện được phân số trong các tình huống đơn giản, ngoài việc giúp HS tiếp cận với các tình huống như hình 1, nên giúp HS được tiếp cận với các tình huống tương tự khác như: Tìm phân số chỉ số cọ vẽ có trong 1 cốc đựng bút (hình 2), tìm phân số chỉ số quân cờ trắng có trên bàn cờ vua (hình 3), tìm phân số chỉ tổng số chấm nhìn thấy so với tổng số chấm ở tất cả các mặt của 3 con súc sắc (hình 4),.... 30 - Tăng cường các hoạt động hợp tác nhóm: Theo Jean Piaget [27], tầm quan trọng của sự hợp tác giữa HS với nhau cũng lớn như tác động của GV đến HS. Tạo cơ hội cho HS học tập hợp tác nhóm sẽ làm gia tăng sự tương tác giữa HS với HS, tạo bầu không khí hợp tác học tập, có trách nhiệm giữa các thành viên trong nhóm. Trong DHTT ở tiểu học, có thể thực hiện cách thức này bằng việc tổ chức các tình huống dạy học huy động kinh nghiệm của nhiều HS khi giải quyết hay sử dụng các bài tập hợp tác nhóm. Ví dụ: Khi dạy bài “Cây con mọc lên từ hạt” (Khoa học 5), có thể tổ chức cho HS thảo luận nhóm để sắp xếp các bức tranh và nói về sự phát triển của hạt mướp từ lúc gieo cho đến khi ra hoa, kết quả (trong nhóm và trước lớp). - Sử dụng các bài tập, trò chơi (chứa nhiệm vụ học tập) hỗ trợ học theo khả năng HS: Mỗi HSTH luôn có những sự khác biệt về khả năng nhận thức, tốc độ học tập, kiến thức sẵn có. Do đó, việc sử dụng các bài tập, trò chơi với thiết kế rẽ nhánh và phản hồi tương ứng sẽ tạo ra cơ hội học chủ động, tích cực cho HS, giúp HS có điều kiện được học tập tùy theo khả năng. Việc ứng dụng CNTT trong cách thức này là tất yếu. Với định hướng này, việc ứng dụng CNTT cũng sẽ giúp nâng cao tính hiệu quả và tính khả thi khi vận dụng các cách thức nêu trên vào DHTT ở tiểu học. 1.2.7.3. Mở rộng khả năng tổ chức môi trường tương tác của GV Để tổ chức DHTT có hiệu quả, GV cần tăng khả năng tổ chức môi trường tương tác bằng cách: - Lựa chọn và sử dụng PPDH phù hợp: Việc kết hợp sử dụng các PPDH một cách phù hợp trong DHTT (cho từng nội dung bài dạy) giúp GV chuyển giao và tổ chức giải quyết các tình huống dạy học một cách hiệu quả. Theo Saskatchewan Education [92, 20], GV có thể sử dụng một số PPDH có ưu thế trong hỗ trợ DHTT như: Thảo luận, tranh luận, đóng vai, động não, giải quyết vấn đề, hợp tác nhóm, bàn tròn nhận thức... Yêu cầu 1 Yêu cầu 2 . . . Đúng Đúng Yêu cầu phụ 1 Sai Yêu c...hóm 4) tự thực hiện kiểm chứng, quan sát và rút ra kết luận (ghi các kết luận vào mặt thứ 2 của phiếu học tập ban đầu). - Các nhóm trình bày kết quả. - GV hướng dẫn HS so sánh kết quả kiểm chứng với các phán đoán ban đầu và rút ra các kết luận cần thiết (dùng HLĐT – mục “Kiểm chứng”) - GV nêu vấn đề: Em có biết: Những vật khi để gần 1 vật nóng hơn mà nóng lên được gọi là gì không? Những vật khi để gần 1 vật nóng hơn mà nóng lên không đáng kể được gọi là gì không? - HS thử nêu phán đoán của mình? - GV kết luận, khái quát kiến thức (dùng HLĐT – 2 file flash trong mục “Khám phá”) 2. Hoạt động 2: Chiếm lĩnh PL.75 a. Mục tiêu - Kể tên được một số vật dẫn nhiệt tốt, vật dẫn nhiệt kém - Nhận biết các bộ phận dẫn nhiệt tốt, dẫn nhiệt kém trong một số vật dụng quen thuộc. - Giải thích được một số hiện tượng đơn giản liên quan đến khả năng dẫn nhiệt của vật liệu b. Nội dung hỗ trợ từ HLĐT: Hoạt động 1, hoạt động 2 (Bài giảng “Vật dẫn nhiệt, vật cách nhiệt/ Hoạt động 2) c. Cách tiến hành - GV đưa nhiệm vụ 1: Kể tên các vật dẫn nhiệt, vật cách nhiệt - HS thi kể trong nhóm (2 bàn)  HS thi kể trước lớp - GV đưa nhiệm vụ 2: Lấy ví dụ về một đồ vật có cả phần dẫn nhiệt và phần cách nhiệt. - HS trao đổi nhóm 4 và trình bày trước lớp. - GV đưa nhiệm vụ 3: Chỉ ra bộ phận dẫn nhiệt tốt và bộ phận dẫn nhiệt kém của một chiếc xoong, ấm trà đựng trong giỏ. Giải thích tại sao các bộ phận đó lại được chế tạo như vậy? - HS trao đổi nhóm 4 và trình bày trước lớp. 3. Hoạt động 3: Khám phá khả năng dẫn nhiệt của không khí a. Mục tiêu - Nhận biết không khí dẫn nhiệt kém - Giải thích được một số hiện tượng đơn giản liên quan đến khả năng dẫn nhiệt của vật liệu b. Nội dung hỗ trợ từ HLĐT: Tình huống, phán đoán, kiểm chứng, khám phá (Bài giảng “Vật dẫn nhiệt, vật cách nhiệt/ Hoạt động 3) c. Cách tiến hành - GV đưa tình huống: Rót nước nóng vào ly. Với 1 tờ giấy báo, có cách nào để giữ nước trong ly nóng lâu hơn không? - HS bộc lộ quan điểm (cá nhân) - GV tập hợp, ghi nhận các phán đoán của HS. - GV đưa gợi ý (dùng HLĐT – mục “Phán đoán”) - HS đề xuất cách kiểm chứng. - Các nhóm HS (nhóm 2) tự thực hiện kiểm chứng (với 2 cốc nước nóng, 2 tờ giấy báo, 1 nhiệt kế), quan sát và rút ra kết luận - Các nhóm trình bày kết quả. - GV kết luận lại - GV nêu yêu cầu: Lấy thêm ví dụ về các vật dụng, đồ dùng được chế tạo dựa trên tính cách nhiệt của không khí? - HS trao đổi nhóm 2  trao đổi nhóm 4  Trình bày trước lớp. - GV giới thiệu thêm một số vật dụng, đồ dùng khác. 4. Hoạt động 4: Ứng dụng của vật cách nhiệt a. Mục tiêu - Biết cách sử dụng các vật cách nhiệt trong những trường hợp cụ thể liên quan đến đời sống b. Nội dung hỗ trợ từ HLĐT: Nội dung hoạt động kể tên và nói về công dụng của vật cách nhiệt (Bài giảng “Vật dẫn nhiệt, vật cách nhiệt/ Hoạt động 4) c. Cách tiến hành - GV đưa nhiệm vụ: Kể tên và nói về công dụng của một số vật cách nhiệt mà em biết. - HS thi kể trong nhóm (2 bàn)  HS thi kể trước lớp - GV nhận xét và củng cố lại bài học. PL.76 PHỤ LỤC 16 CÁC ĐỀ KIỂM TRA THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM (VÒNG 1) ĐỀ KIỂM TRA ĐẨU RA MÔN TOÁN 4 (TNSP VÒNG 1) Câu 1: Viết rồi đọc phân số chỉ phần tô màu trong mỗi hình dưới đây ................................... ................................... ................................... ................................... ................................... ................................... Câu 2: Viết rồi đọc phân số chỉ phần tô màu vàng trong mỗi hình dưới đây ................................... ................................... ................................... ................................... ................................... ................................... Câu 3: Dưới đây là bài kiểm tra của bạn Nam. Theo em, bạn Nam đã làm sai bao nhiêu câu? Câu 1: Phân số 75 41 đọc là: bốn mươi mốt phần bảy mươi lăm Câu 2: Phân số 63 37 đọc là: ba mươi bảy trên sáu mươi ba Câu 3: Phân số bốn mươi phần tám mươi tư được viết là: 84 40 Câu 4: Phân số năm mươi phần năm được viết là: 50 5 Câu 5: Phân số có tử số là 17, mẫu số là 5 được viết là: 17 5 Bạn Nam đã làm sai: ........................................................ Bạn NAM PL.77 Câu 4: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng Dưới đây là một bàn cờ vua lúc đang chơi. Phân số chỉ số quân cờ màu trắng hiện có trên bàn cờ là: Câu 5: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng Bạn Nam có 3 quả cam. Bạn đã ăn một nửa quả cam thứ nhất (như hình vẽ). Phân số chỉ phần cam bạn Nam đã ăn so với số cam bạn có là: A. 2 1 B. 3 1 C. 5 1 D. 6 1 Câu 6: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng Mẹ bạn Mai đi chợ và mua về 11 cái bánh cam. Mẹ cho bạn Mai và em của Mai mỗi người 3 cái bánh. Phần bánh còn lại mẹ để dành cho bố. Phân số chỉ phần bánh của bố so với tổng số bánh mẹ đã mua là: A. 11 3 B. 11 5 C. 11 6 D. 11 8 A. 13 14 B. 14 13 C. 28 13 D. 28 14 PL.78 ĐỀ KIỂM TRA ĐẨU RA MÔN TOÁN 5 (TNSP VÒNG 1) Câu 1: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu đúng Chu vi hình tròn có bán kính 3,5cm là: A. 10,99cm B. 21,98cm C. 5,495cm D. 7cm Câu 2: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu đúng Chu vi hình tròn có đường kính 1,65m là: A. 5,181cm B. 10,362cm C. 0,825cm D. 5,3cm Câu 3: Tính chu vi hình tròn dưới đây Chu vi hình tròn là: .................................................... Câu 4: Biết rằng mỗi ô vuông nhỏ có kích thước 1dm x 1dm, hãy tính chu vi hình tròn dưới đây: Chu vi hình tròn là: .................................................... Câu 5: Có 2 hình tròn: + Hình tròn A: có bán kính là 1,3cm + Hình tròn B: có đường kính là 2 5 cm Em hãy khoanh vào chữ cái đặt trước ý đúng: A. Hình tròn A có chu vi lớn hơn hình tròn B PL.79 B. Hình tròn B có chu vi lớn hơn hình tròn A C. Hình tròn A và hình tròn B có chu vi bằng nhau Câu 6: Bạn Nam và bạn Mai đang tranh luận với nhau về hình tròn dưới đây: Bạn Nam cho rằng: Bán kính hình tròn này nhỏ hơn 4,5dm Bạn Mai cho rằng: Đường kính hình tròn này lớn hơn 78cm Theo em, bạn nào nói đúng? Em hãy khoanh vào chữ cái đặt trước ý đúng A. Bạn Nam nói đúng, bạn Mai nói sai C. Cả hai bạn đều nói đúng B. Bạn Nam nói sai, bạn Mai nói đúng D. Cả hai bạn đều nói sai Câu 7: Đánh dấu X vào hình có chu vi lớn hơn. Câu 8: Bánh xe đạp của Nam có đường kính 0,65m. Khi bánh xe của Nam quay được 100 vòng thì Nam sẽ đến địa điểm nào? (Em hãy đánh dấu X vào địa điểm em lựa chọn) Chu vi hình tròn này là: 25,12dm PL.80 ĐỀ KIỂM TRA ĐẨU RA MÔN KHOA HỌC 5 (TNSP VÒNG 1) Câu 1: a. Đánh dấu X vào trước những đồ dùng được làm từ cao su:  Lốp xe ô tô  Bong bóng  Quả bóng bàn  Găng tay y tế  Đĩa CD  Gờ giảm tốc trên đường  Túi ni lông  Đường chạy điền kinh  Dây thun b. Kể thêm 3 đồ dùng được làm từ cao su: ............................................................................. ................................................................................................................................................. Câu 2: Ghi chữ Đ vào câu đúng, chữ S vào câu sai Cao su có tính đàn hồi tốt Cao su có khả năng dẫn điện Các vật làm bằng cao su biến dạng rất nhiều khi gặp nước nóng hoặc nước lạnh Cao su có khả năng cách nhiệt Cao su có thể tan được trong nước Các vật làm bằng cao su không tan trong nước mưa Các vật làm bằng cao su không bị cháy khi đốt Câu 3: Người ta dựa vào tính chất gì của cao su để chế tạo ra đồ dùng ở Hình 1: A. Đàn hồi B. Cách nhiệt C. Cách điện D. Tan trong nước Câu 4: Người ta dựa vào tính chất gì của cao su để chế tạo ra đồ dùng ở Hình 2: ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... PL.81 Câu 5: Nối thông tin của cột A với cột B cho phù hợp. CỘT A CỘT B Câu 6 : Đánh dấu X vào những việc làm đúng để bảo quản các đồ dùng bằng cao su:  Phơi ở nơi có nhiều ánh sáng mặt trời chiếu nào  Không để các loại hóa chất dính vào  Cất vào tủ lạnh  Cất vào nơi râm mát  Ngâm trong xăng dầu Câu 7: Mẹ vừa mua cho bạn Lan một đôi găng tay bằng cao su. Mẹ dặn Lan: Không nên để đôi găng tay này ở nơi có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp. Tại sao vậy nhỉ? - Không nên để găng tay cao su ở nơi có nhiệt độ quá cao vì: ....................................... .................................................................................................................................. - Không nên để găng tay cao su ở nơi có nhiệt độ quá thấp vì: ...................................... .................................................................................................................................. 1. Cao su tự nhiên 2. Cao su nhân tạo a. Được chế biến từ than đá, dầu mỏ b. Được chế biến nhựa cây cao su c. Được chế biến từ nhựa PL.82 PHỤ LỤC 17 CÁC ĐỀ KIỂM TRA THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM (VÒNG 2) ĐỀ KIỂM TRA ĐẦU RA MÔN TOÁN 4 (TNSP VÒNG 2) Câu 1: Điền vào chỗ chấm Câu 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm 8hg5dag = ........... dag 5700kg = ........... tạ 7 yến = ........... g 3kg 20g = ........... g Câu 3: Chiếc túi cân nặng bao nhiêu đề-ca-gam? Câu 4: Quả dưa hấu cân nặng bao nhiêu? .............................................................. Câu 5: So sánh khối lượng? A. > B. < C. = dag PL.83 Câu 6: Vật nào nặng nhất? Câu 7: Chùm nho nặng bao nhiêu gam? Cân nặng của chùm nho là: .............................................................. C. B. A. PL.84 Câu 8: Phải đặt những túi nào lên đĩa để cân cân bằng. Em hãy tìm nhiều cách khác nhau nhé. Lưu ý: Em có thể sử dụng nhiều túi cùng cân nặng (Ví dụ: 3 túi A, 2 túi C ....) ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ PL.85 ĐỀ KIỂM TRA ĐẨU RA MÔN TOÁN 5 (TNSP VÒNG 2) Câu 1: Tính thể tích các hình hộp chữ nhật dưới đây rồi viết kết quả vào ô trống Câu 2: Đồ vật nào dưới đây có thể tích bé nhất? Câu 3: Bạn Mai muốn rót hết 2 lon nước ngọt vào một trong hai chiếc khay nhựa hình hộp chữ nhật dưới đây. Bạn Mai nên chọn chiếc khay nào? Biết mỗi lon nước chứa 330ml nước ngọt và 1ml = 1cm3 (Đánh dấu X vào chiếc khay em chọn) A. B. C. PL.86 Câu 4: Tính thể tích hình dưới đây Thể tích của hình trên là: .............................................................. Câu 5: Bạn Nam muốn đổ vào bể nước dưới đây một lượng nước là 1440 l. Hỏi sau khi bạn Nam đổ xong thì độ cao của mực nước là bao nhiêu đề-xi-mét? (Biết rằng: 1l = 1 dm3) Độ cao của mực nước là: .............................................................. Câu 6: Bạn Nam muốn làm cho nước trong bể dưới đây dâng lên và tràn ra ngoài bằng cách thả các viên gạch vào trong bể nước. Bạn Nam phải thả ít nhất bao nhiêu viên gạch? (Mỗi viên gạch có kích thước 10cm x 20cm x 10cm) Bạn Nam phải thả ít nhất: ................................ viên gạch PL.87 ĐỀ KIỂM TRA ĐẨU RA MÔN KHOA HỌC 5 (TNSP VÒNG 2) Câu 1: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu đúng Một bộ phận có thể giúp phát triển thành một cây ớt mới là: Câu 2: Ghi tên các bộ phận vỏ, phôi, chất dinh dưỡng của hạt đậu dưới đây: Câu 3: Điền kí hiệu hình ảnh (1, 2,...) vào chỗ chấm trong Bảng 1 Bảng 1 A. C. B. D. PL.88 Nội dung Hình ảnh Xung quanh rễ mầm mọc ra nhiều rễ con Hạt phình lên vì hút nước. Vỏ hạt nứt ra để rễ mầm nhú ra cắm xuống đất Hai lá mầm xòe ra. Chồi mầm lớn dần và sinh ra các lá mới Hai lá mầm teo dần rồi rụng xuống. Cây con bắt đầu đâm chồi, rễ mọc nhiều hơn Sau vài ngày, rễ mọc nhiều hơn nữa, thân mầm lớn lên, dài ra và chui lên khỏi mặt đất Câu 4: Bạn Nam gieo 1 hạt đậu xanh xuống đất. Bức tranh bạn Nam chụp cây đậu của mình dưới đây là lúc cây đậu đang ở giai đoạn phát triển nào?  Hạt phình lên vì hút nước. Vỏ hạt nứt ra để rễ mầm nhú ra cắm xuống đất  Xung quanh rễ mầm mọc ra nhiều rễ con  Hai lá mầm xòe ra. Chồi mầm lớn dần và sinh ra các lá mới  Hai lá mầm teo dần rồi rụng xuống. Cây con bắt đầu đâm chồi, rễ mọc nhiều hơn  Sau vài ngày, rễ mọc nhiều hơn nữa, thân mầm lớn lên, dài ra và chui lên khỏi mặt đất Câu 5: Đánh dấu X vào các loại cây có thể mọc lên từ hạt của chúng: PL.89 Câu 6: Kể tên 5 loại cây có thể mọc lên từ hạt ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ Câu 7: Bạn Lan muốn gieo hạt cây dưa hấu. Trường hợp nào hạt dưa hấu của bạn Lan sẽ nảy mầm?  Gieo hạt ở nơi đất khô  Gieo hạt ở đất ẩm, nhiệt độ bình thường  Gieo hạt ở nơi có nhiệt độ cao  Gieo hạt ở nơi rất lạnh Câu 8: Đánh dấu X vào các hành động nên làm để cây phát triển tốt:  Tuới nuớc, giữ ẩm cho cây non mới mọc lên từ hạt  Ngắt chồi của cây non khi cây con vừa nhú lên khỏi mặt đất  Mang chồi cây ra nắng phơi để chuẩn bị trồng  Xả nước thải vào nơi ươm hạt  Nhổ cỏ, vun đất cho cây con  Gom rác và đốt dưới gốc cây để làm phân bón cho cây  Bắt sâu, bọ cho cây  Đi vệ sinh vào gốc cây, chậu cây PL.90 ĐỀ KIỂM TRA ĐẨU RA MÔN KHOA HỌC 4 (TNSP VÒNG 2) Câu 1: Điền chữ D vào các vật dẫn nhiệt, điền chữ C vào các vật cách nhiệt: Câu 2: a. Em hãy khoanh tròn vào những bộ phận dẫn nhiệt kém của chiếc nồi dưới đây: b. Theo em, tại sao những bộ phận vừa tìm ra ở câu a lại được chế tạo như vậy? ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ c. Ngoại trừ những bộ phận đã được khoanh tròn ở câu a, những bộ phận còn lại được chế tạo bằng vật liệu dẫn nhiệt tốt hay dẫn nhiệt kém? Tại sao các bộ phận đó lại được chế tạo như vậy? - Những bộ phận còn lại được chế tạo bằng vật liệu: ....................................................... - Vì: ........................................................................................................................................... PL.91 Câu 3: Khi làm một chiếc áo ấm (Hình bên), người ta đã ứng dụng tính chất nào? A. Tính dẫn nhiệt của lớp vải may áo B. Tính cách nhiệt của lớp vải may áo C. Tính dẫn nhiệt của không khí giữa các lớp vải may áo D. Tính cách nhiệt của không khí giữa các lớp vải may áo Câu 4 (1đ): Em có biết: Về mùa đông, các loài chim thường xù lông lên. Theo em, chim xù lông lên là để làm gì? A. Để các loài thú khác cũng như các loài chim lớn hơn thấy sợ mà không đến gần B. Để thu hút các con chim trống, chuẩn bị cho mùa sinh sản C. Để tạo ra lớp không khí giữa các lông chim, giúp chim giữ ấm bởi không khí dẫn nhiệt kém. D. Tất cả các ý trên đều đúng Câu 5 (2đ): Em hãy kể tên 3 vật cách nhiệt và 3 vật dẫn nhiệt mà em biết. - 3 vật cách nhiệt: .................................................................................................. - 3 vật dẫn nhiệt: .................................................................................................... PL.92 PHỤ LỤC 18 CÁC ĐỀ KIỂM TRA THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM (NCTH) ĐỀ KIỂM TRA TRƯỚC THỰC NGHIỆM Câu 1: Nối hình vẽ với phân số chỉ phần đã tô màu của mỗi hình: Câu 2: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: Nhóm những phân số nào sau đây gồm các phân số lớn hơn 1 ? A. 2 3 ; 11 6 ; 10 11 B. 12 13 ; 5 3 ; 7 7 C. 19 21 ; 5 6 ; 2 3 D. 6 6 ; 11 76 ; 100 99 Câu 3: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: Phân số nào sau đây bằng phân số 5 3 ? A. 10 3 B. 2 3 C. 15 9 D. 20 12 Câu 4: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: Một đàn gà có tất cả 1200 con. 5 4 số gà là gà mái. Hỏi đàn gà có bao nhiêu con gà mái? A. 450 B. 800 C. 900 D. 960 PL.93 Câu 5: Tính: a. 7 8 7 4  b. 10 9 7 5 9 8        ....................................... ........................................... ....................................... ........................................... ....................................... ........................................... ....................................... ........................................... ....................................... ........................................... Câu 6: Tìm x: a. x 8 3  = 3 31 b. x : 5 = 3 1 7 8  ....................................... ........................................... ....................................... ........................................... ....................................... ........................................... ....................................... ........................................... ....................................... ........................................... Câu 7: Viết các số hoặc phân số sau theo thứ tự từ bé đến lớn: 9 5 ; 2 3 ; 8 5 ;1 ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ Câu 8: Một thửa ruộng hình chữ nhật có nửa chu vi đo được 64m. Chiều rộng bằng 5 3 chiều dài. Trên thửa ruộng đó người ta cấy lúa, cứ 1 m2 thu được 5 kg thóc. Hỏi thử ruộng đó thu hoạch được bao nhiêu ki-lô-gam thóc? .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. Câu 9: Viết phân số thích hợp vào chỗ chấm: 5 4 .... 5 3  PL.94 ĐỀ KIỂM TRA SAU THỰC NGHIỆM Câu 1: Nối hình vẽ với phân số chỉ phần bánh đã bị lấy đi của mỗi hình: Câu 2: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống: A. 1 19 22  B. 1 11 9  C. 10 7 30 21  D. 1 6 6  E. 1 9 17  Câu 3: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: Trung bình cộng của các phân số 6 1 ; 3 1 ; 2 1 là: A. 11 3 B. 3 11 C. 3 1 A. 3 2 Câu 4: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: Một hình chữ nhật có chiều rộng là 8 5 m, chiều dài hơn chiều rộng là 1m. Chu vi hình chữ nhật đó là: A. 2 9 m B. 4 9 m C. 4 13 m D. 8 13 m PL.95 Câu 5: Tính: a. 5 6 + 5 1 : 3 2 b. 1 –        21 5 7 1 ....................................... ........................................... ....................................... ........................................... ....................................... ........................................... Câu 6: Tìm x: a. x - 2 9 = 8 19 b. x : 5 = 3 1 7 8  ....................................... ........................................... ....................................... ........................................... ....................................... ........................................... ....................................... ........................................... ....................................... ........................................... Câu 7: Viết các số hoặc phân số sau theo thứ tự từ lớn đến bé: 5 3 ; 7 4 ; 3 2 ; 4 5 ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ Câu 8: Anh hơn em 8 tuổi. Cách đây 2 năm, tuổi em bằng 3 1 tuổi anh. Tính tuổi hiện nay của mỗi người. ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ Câu 9: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: Cộng phân số nào dưới đây với phân số 8 5 thì được phân số lớn hơn 1? A. 2 1 B. 3 1 C. 4 1 D. 5 1 PL.96 PHỤ LỤC 19 PHIẾU PHỎNG VẤN HỌC SINH SAU CÁC TIẾT DẠY THỰC NGHIỆM TT Nội dung phỏng vấn Ý kiến phản hồi Biểu hiện (1) Có Không 1 Em có thích tiết học hôm nay không?     2 Em có hiểu bài không?     3 Khi được thầy (cô) giao nhiệm vụ học tập, em có hào hứng tham gia không?     4 Khi hoạt động nhóm, em có trao đổi được nhiều với các bạn của mình không?     5 Em có được đưa ra ý kiến của mình trong tiết học hôm nay không? Em đã đưa ra ý kiến gì?*     6 Em có cảm thấy mình mạnh dạn, tự tin hơn sau giờ học không?     7 Em có thích được học những giờ học như thế này không?     8 Em có mong muốn được thầy (cô) thường xuyên tổ chức giờ học như tiết học vừa rồi không?     (1) Xem xét ở các mức:  Biểu hiện rất tích cực;  Biểu hiện tích cực;  Biểu hiện bình thường;  Biểu hiện không tích cực. PL.97 PHỤ LỤC 20 PHIẾU KHẢO SÁT GIÁO VIÊN SAU CÁC TIẾT DẠY THỰC NGHIỆM 1. Thầy (cô) có thấy hài lòng về tiết dạy đã thực hiện không?  Rất hài lòng  Hài lòng  Không hài lòng 2. Thầy (cô) vui lòng so sánh tiết học vừa diễn ra với các tiết học thông thường ở các nội dung sau: TT Nội dung so sánh Mức độ So với các tiết học thông thường, ở tiết học này: Rất cao Cao Thấp Rất thấp 1 Tính tích cực của HS trong lớp 2 Khả năng tự khám phá tri thức của HS 3 Tính chủ động của HS trong việc giải quyết các nhiệm vụ học tập 4 Khả năng tương tác giữa HS với các bạn trong lớp và với GV 5 Sự sinh động của lớp học 6 Hiệu quả của tiết học 3. Khả năng hỗ trợ của hệ thống EcPit trong việc tổ chức các hoạt động dạy học được thầy (cô) đánh giá ở mức nào?  Rất cao  Cao  Thấp  Rất thấp 4. Thầy (cô) sẽ tiếp tục tổ chức giờ học như tiết học vừa rồi?  Đồng ý  Không đồng ý PL.98 PHỤ LỤC 21 PHIẾU QUAN SÁT TIẾT DẠY TT Nội dung quan sát Mức độ (1) M.1 M.2 M.3 M.4 1 HS tương tác với HS khác trong nhóm, trong lớp Đưa ý kiến Phản biện ý kiến của bạn Giải thích cho các bạn chưa hiểu rõ 2 HS tương tác với GV HS tương tác với GV để nhận các thông tin hỗ trợ và điều hướng (nêu câu hỏi, đặt vấn đề, nêu thắc mắc...) GV tạo điều kiện để HS trình bày những thông tin mà bản thân và các bạn trong nhóm khám phá HS tương tác với GV để kiểm tra kết quả 3 HS và GV tương tác với HLĐT HS tương tác với HLĐT để nhận các thông tin hỗ trợ và điều hướng HS tương tác với HLĐT để kiểm tra kết quả GV tương tác với HLĐT để chuyển giao tình huống tương tác và các nhiệm vụ học tập 4 Sự xuất hiện của HLĐT HLĐT xuất hiện tại thời điểm không phù hợp (không có tác dụng sư phạm) HLĐT không xuất hiện tại thời điểm phù hợp (thời điểm đáng lí nên sử dụng sự hỗ trợ của HLĐT) 5 Thao tác với HLĐT GV gặp khó khăn khi thao tác với HLĐT HS gặp khó khăn khi thao tác với HLĐT 6 Sinh động của tiết học Xuất hiện của điểm sinh động (2) Xuất hiện của điểm thú vị (2) (1) Mức độ: M.1 (Rất thường xuyên), M.2 (thường xuyên), M.3 (thỉnh thoảng), M.4 (không) (2) Quan điểm của người quan sát: + Điểm sinh động: Là thời điểm mà sự hào hứng của HS vượt trội hơn so với diễn tiến của tiết học do cách tổ chức hoạt động giải quyết nhiệm vụ học tập của GV hoặc do cách thức hoạt động giải quyết nhiệm vụ học tập của HS tạo nên. + Điểm thú vị: Là thời điểm mà sự hào hứng của HS vượt trội hơn so với diễn tiến của tiết học dưới tác động của một tình huống dạy học thú vị (có ý đồ sư phạm), một tình huống phát sinh được xử lí hay, một phát hiện (ý kiến) thú vị từ phía HS (hoặc GV),... PL.99 PHỤ LỤC 22 PHÂN BỐ TẦN SỐ ĐIỂM KIỂM TRA TNSP 1. Phân bố tần số điểm kiểm tra môn Toán và Khoa học (TNSP vòng 1) Bảng 21.1. Phân bố tần số điểm kiểm tra môn Toán và môn Khoa học của HS nhóm TN và ĐC trước TNSP vòng 1 Môn Lớp N i x 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Toán 4 TN1 39 0 0 0 1 2 3 7 6 7 9 4 ĐC1 40 0 0 0 0 2 6 7 8 5 7 5 5 TN2 38 0 0 0 1 3 3 8 5 6 7 5 ĐC2 38 0 0 0 1 1 4 6 7 6 8 5 Khoa học 5 TN3 38 0 0 0 2 0 5 7 6 6 9 3 ĐC3 38 0 0 0 2 2 3 5 7 6 8 5 Bảng 21.2. Phân bố tần số điểm kiểm tra môn Toán và môn Khoa học của HS nhóm TN và ĐC sau TNSP vòng 1 Môn Lớp N i x 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Toán 4 TN1 39 0 0 0 0 1 4 3 7 10 9 5 ĐC1 40 0 0 1 2 2 8 5 6 8 7 1 5 TN2 38 0 0 0 1 0 3 2 6 8 11 7 ĐC2 38 0 0 2 0 2 5 4 7 10 6 2 Khoa học 5 TN3 38 0 0 0 0 1 2 4 4 8 12 7 ĐC3 38 0 0 0 1 2 6 5 7 6 8 3 2. Phân bố tần số điểm kiểm tra môn Toán và Khoa học (TNSP vòng 2) Bảng 21.3. Phân bố tần số điểm kiểm tra môn Toán (lớp 4 và lớp 5) của HS nhóm TN và ĐC trước TNSP vòng 2 Lớp N i x 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 4 TN4 40 0 0 0 0 3 5 4 6 8 9 5 ĐC4 39 0 0 0 0 2 4 5 8 7 9 4 TN7 44 0 0 0 1 3 5 8 8 6 10 3 ĐC7 43 0 0 0 0 3 6 6 7 9 8 4 TN10 40 0 0 1 1 3 4 6 8 8 7 2 ĐC10 41 0 0 0 2 5 4 7 6 7 6 4 5 TN6 35 0 0 0 0 2 5 5 6 7 4 6 ĐC6 36 0 0 2 0 1 4 5 8 6 8 2 TN9 38 0 0 0 1 1 4 7 6 8 8 3 ĐC9 36 0 0 0 1 2 3 5 7 6 8 4 TN12 43 0 0 1 2 2 6 5 8 7 9 3 ĐC12 43 0 0 0 2 2 6 6 7 9 8 3 PL.100 Bảng 21.4. Phân bố tần số điểm kiểm tra môn Khoa học (lớp 4 và lớp 5) của HS nhóm TN và ĐC trước TNSP vòng 2 Lớp N i x 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 4 TN5 39 0 0 0 1 3 4 5 8 7 7 4 ĐC5 39 0 0 0 0 1 3 7 7 8 9 4 TN8 41 0 0 1 2 3 5 4 8 6 7 5 ĐC8 43 0 0 0 0 4 5 8 7 9 7 3 TN11 40 0 0 0 1 3 5 6 8 7 7 3 ĐC11 39 0 0 2 0 1 5 7 8 6 8 2 5 TN6 35 0 0 0 0 3 5 4 6 7 5 5 ĐC6 36 0 0 0 0 2 7 4 6 6 7 4 TN9 38 0 0 0 2 1 3 6 5 9 6 6 ĐC9 36 0 0 0 1 3 2 5 7 6 9 3 TN12 43 0 0 1 1 1 7 5 9 7 10 2 ĐC12 43 0 0 0 0 3 7 6 9 6 8 4 Bảng 21.5. Phân bố tần số điểm kiểm tra môn Toán (lớp 4 và lớp 5) của HS nhóm TN và ĐC sau TNSP vòng 2 Lớp N i x 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 4 TN4 40 0 0 0 0 0 4 6 9 10 8 3 ĐC4 39 0 0 0 1 3 7 11 9 5 2 1 TN7 44 0 0 0 0 1 4 7 12 11 7 2 ĐC7 43 0 0 1 1 3 10 13 7 4 4 0 TN10 40 0 0 0 1 1 3 8 11 9 7 0 ĐC10 41 0 0 1 2 4 8 10 8 5 3 0 5 TN6 35 0 0 0 0 0 2 4 7 9 8 5 ĐC6 36 0 0 0 0 0 5 10 8 7 5 1 TN9 38 0 0 0 0 1 2 5 9 8 9 4 ĐC9 36 0 0 0 0 2 5 8 9 7 4 1 TN12 43 0 0 0 0 0 5 7 12 9 9 1 ĐC12 43 0 0 0 0 3 7 11 9 9 4 0 Bảng 21.6. Phân bố tần số điểm kiểm tra môn Khoa học (lớp 4 và lớp 5) của HS nhóm TN và ĐC sau TNSP vòng 2 Lớp N i x 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 4 TN5 39 0 0 0 0 0 0 5 8 9 11 6 ĐC5 39 0 0 0 0 1 2 10 11 8 5 2 TN8 41 0 0 0 0 0 3 5 7 12 9 5 ĐC8 43 0 0 0 0 1 7 9 10 8 6 2 TN11 40 0 0 0 0 0 1 6 8 11 9 5 ĐC11 39 0 0 0 0 2 5 9 8 7 7 1 5 TN6 35 0 0 0 0 1 3 2 5 9 10 5 ĐC6 36 0 0 1 1 3 5 3 9 8 5 1 TN9 38 0 0 0 0 2 2 3 8 11 9 3 ĐC9 36 0 0 0 3 2 5 4 9 8 5 0 TN12 43 0 0 0 0 2 5 5 10 9 9 3 ĐC12 43 0 0 1 1 4 8 5 9 9 6 0

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_xay_dung_hoc_lieu_dien_tu_ho_tro_day_hoc_tuong_tac_o.pdf
  • pdf02_TOM TAT LUAN AN (VIE).pdf
  • pdf03_TOM TAT LUAN AN (ENG).pdf
  • docThong tin luan an (ENG).doc
  • docThong tin luan an (VIE).doc
  • docTrich yeu luan an.doc
Tài liệu liên quan