Luận án Xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG PHAN QUẢNG THỐNG N THÀN H SƠN XÂY DỰNG HỆ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ QUỸ NGÂN SÁCH CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Đà Nẵng - 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG PHAN QUẢNG THỐNG N THÀNH SƠN XÂY DỰNG HỆ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ QUỸ NGÂN SÁCH CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Mã số : 62.34.05.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS.

pdf180 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 307 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Lâm Chí Dũng 2. PGS.TS. Lê Hùng Sơn Đà Nẵng - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản Luận án “Xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của Kho bạc Nhà nước” là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Nếu có gì sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Nghiên cứu sinh Phan Quảng Thống MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của luận án ............................................................................... 1 2. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................2 3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 3 4. Những đóng góp chính của luận án................................................................. 3 5. Tổng quan tài liệu nghiên cứu......................................................................... 4 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG HỆ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ QUỸ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC ............................................................................................................13 1.1. NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC .............................................................................13 1.1.1. Khái niệm Ngân sách Nhà nước ........................................................ 13 1.1.2. Bản chất của Ngân sách Nhà nước .........................................................16 1.1.3. Vai trò của Ngân sách Nhà nước ............................................................18 1.2. HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ QUỸ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC .............................................................................................................27 1.2.1. Tổng quan về quản lý Ngân sách Nhà nước ....................................... 27 1.2.1.1. Khái niệm và đặc điểm quản lý Ngân sách Nhà nước ...................27 1.2.1.2. Mục tiêu quản lý Ngân sách Nhà nước ..........................................31 1.2.1.3. Chủ thể quản lý Ngân sách Nhà nước ............................................34 1.2.1.4. Nội dung quản lý Ngân sách Nhà nước .........................................35 1.2.2. Nội dung hoạt động quản lý Ngân sách Nhà nước của Kho bạc Nhà nước ......................................................................................................................... 37 1.2.2.1. Tổng quan về Kho bạc Nhà nước .................................................... 37 1.2.2.2. Chức năng quản lý quỹ ngân sách nhà nước của Kho bạc nhà nước .. 43 1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HỆ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ QUỸ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ...............................48 1.3.1. Đánh giá trong hoạt động quản trị .................................................... 48 1.3.2. Hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ Ngân sách Nhà nước của Kho bạc Nhà nước ............................................................................................ 50 1.3.2.1. Hệ tiêu chí ......................................................................................50 1.3.2.2. Phân loại hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ Ngân sách Nhà nước của KBNN ...............................................................................................53 1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ QUỸ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC ..............................................56 1.4.1. Nhân tố bên ngoài .................................................................................. 56 1.4.2. Nhân tố nội tại Kho bạc Nhà nước ........................................................ 57 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1......................................................................................... 59 Chương 2. THỰC TRẠNG VẬN DỤNG CÁC CHỈ TIÊU THỐNG KÊ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ QUỸ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA ............................60 2.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ QUỸ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ...............................................................................60 2.1.1. Bối cảnh ra đời Kho bạc Nhà nước Việt Nam .................................... 60 2.1.2. Nội dung chủ yếu công tác quản lý quỹ ngân sách nhà nước của Kho bạc Nhà nước Việt Nam .......................................................................................... 64 2.1.3. Tổ chức công tác quản lý quỹ ngân sách nhà nước của Kho bạc Nhà nước Việt Nam ................................................................................................. 66 2.2. THỰC TRẠNG VẬN DỤNG MỘT SỐ CHỈ TIÊU THỐNG KÊ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ QUỸ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2013 ...........................................................70 2.2.1. Các chỉ tiêu thống kê sử dụng đánh giá hoạt động quản lý thu Ngân sách nhà nước của Kho bạc Nhà nước ...................................................................... 70 2.2.2. Các chỉ tiêu thống kê sử dụng đánh giá hoạt động quản lý chi Ngân sách nhà nước của Kho bạc Nhà nước ...................................................................... 74 2.2.3. Các chỉ tiêu thống kê sử dụng đánh giá một số hoạt động khác liên quan đến hoạt động quản lý quỹ ngân sách nhà nước của Kho bạc Nhà nước .............. 77 2.2.3.1. Chỉ tiêu thống kê về kết quả huy động vốn cho Ngân sách Nhà nước và đầu tư phát triển ..........................................................................................77 2.2.3.2. Chỉ tiêu về tạm ứng vốn Kho bạc Nhà nước cho Ngân sách Nhà nước địa phương .......................................................................................................78 2.2.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá về hoạt động quản lý ngân quỹ trong quá trình thu - chi Ngân sách Nhà nước ..................................................................................79 2.3. KHẢO SÁT Ý KIẾN CỦA CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC CÁC CẤP KHO BẠC NHÀ NƯỚC VỀ HỆ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ QUỸ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC VIỆT NAM .............80 2.3.1. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................... 80 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu, công cụ thu thập dữ liệu và hoạt động khảo sát ......................................................................................................................... 81 2.3.3. Tổng hợp kết quả nghiên cứu ............................................................ 82 2.3.3.1. Nhận xét về hệ thống chỉ tiêu hiện đang áp dụng trong đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của Kho bạc Nhà nước (thể hiện trong hệ thống báo cáo của KBNN) .................................................................................................83 2.3.3.2. Nhận xét về thực trạng tổ chức công tác phân tích, đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách tại Kho bạc Nhà nước .................................................86 2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG VẬN DỤNG CÁC CHỈ TIÊU THỐNG KÊ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ QUỸ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC VIỆT NAM .....................................................................89 2.4.1. Những mặt làm được ........................................................................ 89 2.4.2. Những hạn chế ................................................................................. 90 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .........................................................................................94 Chương 3. XÂY DỰNG HỆ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ QUỸ NGÂN SÁCH CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC ........................................... 95 3.1. SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN CỦA VIỆC XÂY DỰNG MỚI HỆ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ QUỸ NGÂN SÁCH CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC .............................................................................................................95 3.2. CĂN CỨ XÂY DỰNG HỆ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ QUỸ NGÂN SÁCH CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC ..............................................96 3.2.1. Định hướng cải cách hoạt động quản lý quỹ ngân sách nhà nước của Kho bạc Nhà nước ............................................................................................ 96 3.2.1.1. Định hướng về cải cách quản lý ngân sách nhà nước.................... 96 3.2.1.2. Định hướng cải cách hoạt động quản lý quỹ ngân sách của Kho bạc Nhà nước ..................................................................................................................98 3.2.2. Kết quả phân tích thực trạng vận dụng chỉ tiêu thống kê đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của Kho bạc Nhà nước trong thời gian qua .......... 100 3.2.3. Kết quả khảo sát ý kiến công chức, viên chức KBNN ........................ 100 3.2.4. Mục tiêu, yêu cầu xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của Kho bạc Nhà nước ................................................................... 103 3.2.4.1. Mục tiêu .......................................................................................103 3.2.4.2. Yêu cầu hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ Ngân sách Nhà nước của Kho bạc Nhà nước ..................................................................................104 3.3. THIẾT KẾ NỘI DUNG HỆ TIÊU CHÍ ..........................................................105 3.3.1. Các tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý thu Ngân sách Nhà nước của Kho bạc Nhà nước .......................................................................................... 105 3.3.2. Các tiêu chí đánh giá hoạt động chi trả và kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước của Kho bạc Nhà nước ........................................................................... 110 3.3.2.1. Đối với hoạt động chi trả và kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước ................................................................................................................110 3.3.2.2. Đối với hoạt động kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản và chương trình mục tiêu của Kho bạc Nhà nước ..................................................115 3.3.2.3. Tiêu chí đánh giá về chất lượng dịch vụ hành chính công trong hoạt động quản lý chi Ngân sách Nhà nước ..................................................................117 3.3.3. Các tiêu chí đánh giá một số hoạt động khác liên quan đến hoạt động quản lý quỹ Ngân sách Nhà nước của Kho bạc Nhà nước ................................. 121 3.4. CÁC GIẢI PHÁP VẬN DỤNG HIỆU QUẢ HỆ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ QUỸ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC ...........................................................................................................125 3.4.1. Kết hợp báo cáo thường xuyên theo định kỳ và điều tra chuyên đề .....125 3.4.2. Xây dựng và hoàn thiện quy trình phân tích, đánh giá ...................... 127 3.4.3. Tổ chức bộ phận phân tích, đánh giá trong từng đơn vị Kho bạc Nhà nước........................................................................................................................ 129 3.5. CÁC GIẢI PHÁP BỔ TRỢ ............................................................................130 3.5.1. Tăng cường sự quan tâm của lãnh đạo Kho bạc Nhà nước các cấp ... 130 3.5.2. Bảo đảm yêu cầu của thông tin ........................................................ 131 3.5.3. Nâng cao nhận thức của cán bộ công chức, viên chức Kho bạc Nhà nước ................................................................................................................................ 132 3.5.4. Vận dụng tốt công nghệ thông tin .................................................... 132 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .......................................................................................134 KẾT LUẬN ...........................................................................................................135 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN Các chữ Tiếng Việt 1. CCHC : Cải cách hành chính 2. CNH-HĐH : Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa 3. ĐTPT : Đầu tư phát triển 4. HĐND : Hội đồng Nhân dân 5. KBNN : Kho bạc Nhà nước 6. KDTM : Không dùng tiền mặt 7. KTTT : Kinh tế thị trường 8. KT-XH : Kinh tế - Xã hội 9. MLNS : Mục lục ngân sách 10. NSNN : Ngân sách nhà nước 11. UBND : Ủy ban Nhân dân 12. XDCB : Xây dựng cơ bản Các chữ Tiếng nước ngoài 1. GDP : Tổng sản phẩm trong nước 2. IMF : Quỹ tiền tệ quốc tế 3. PEFA : Khung đánh giá trách nhiệm giải trình tài chính và chi tiêu công 4.TABMIS : Thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc Nhà nước DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang 2.1. Cơ cấu mẫu khảo sát 83 2.2. Tổng hợp kết quả khảo sát về mức độ toàn diện, đầy đủ của các chỉ tiêu đánh giá 83 2.3. Tổng hợp kết quả khảo sát về mức độ chuẩn xác của các chỉ tiêu đánh giá 84 2.4. Tổng hợp kết quả khảo sát về mức độ cụ thể, rõ ràng của các chỉ tiêu đánh giá 85 2.5. Tổng hợp kết quả khảo sát về tính hệ thống của các chỉ tiêu đánh giá (Sự hợp lý trong cách phân loại; Sự liên kết logic giữa các chỉ tiêu ) 85 2.6. Tổng hợp kết quả khảo sát về mức độ khả thi (dễ dàng cho việc vận dụng, thu thập dữ liệu, đánh giá...) của các chỉ tiêu 86 2.7. Tổng hợp kết quả khảo sát về tính quy củ, bài bản của hoạt động phân tích, đánh giá 86 2.8. Tổng hợp kết quả khảo sát về tính hợp lý của quy trình phân tích đánh giá 87 2.9. Tổng hợp kết quả khảo sát về tính hợp lý trong thiết kế các báo cáo 87 2.10. Tổng hợp Kết quả khảo sát về yêu cầu chính xác, kịp thời của việc phân tích, đánh giá 88 2.11. Tổng hợp kết quả khảo sát về tính thiết thực, hiệu quả của kết quả phân tích, đánh giá đối với công tác quản lý Quỹ NSNN của KBNN các cấp 88 3.1. Tổng hợp kết quả khảo sát về bổ sung các tiêu chí định tính 100 3.2. Tổng hợp kết quả khảo sát về câu hỏi nên ưu tiên điều chỉnh, bổ sung các tiêu chí đánh giá 101 3.3. Tổng hợp kết quả khảo sát nội dung nào cần được bổ sung các tiêu chí đánh giá nhất (do hiện còn thiếu hoặc chưa được đề cập) 101 3.4. Tổng hợp kết quả khảo sát về yêu cầu cần phải được ưu tiên đáp ứng nhất 102 3.5. Tổng hợp kết quả khảo sát về nội dung cần được ưu tiên đổi mới nhất 102 3.6. Tổng hợp Kết quả khảo sát về đề xuất giải pháp cốt lõi 103 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án NSNN là một bộ phận cơ bản của hệ thống tài chính, là công cụ tài chính quan trọng của Nhà nước trong việc quản lý, điều hành phát triển kinh tế - xã hội. Qua hơn 24 năm xây dựng và phát triển, KBNN đã góp phần cùng với ngành Tài chính đạt được nhiều kết quả tích cực, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng, đổi mới đất nước thông qua việc quản lý quỹ NSNN, huy động vốn cho đầu tư phát triển, kế toán và cung cấp thông tin kịp thời, chính xác phục vụ sự chỉ đạo điều hành của các cơ quan trung ương và chính quyền địa phương. Quản lý quỹ NSNN là một chức năng cơ bản của KBNN Việt Nam. Nhằm đánh giá hoạt động quản lý quỹ NSNN của KBNN, cung cấp thông tin phản hồi phục vụ hoạt động quản lý quỹ NSNN, trong thời gian qua, KBNN đã vận dụng một số tiêu chí định lượng thể hiện thành các chỉ tiêu thống kê được thiết kế trong các báo cáo. Tuy nhiên, hệ thống chỉ tiêu thống kê hiện đang được vận dụng đã bộc lộ những hạn chế cơ bản: thiếu tính toàn diện và tính hệ thống; chưa đáp ứng tốt nhu cầu đánh giá từng đơn vị KBNN, làm cơ sở so sánh thành tích, chỉ đạo điều hành liên quan đến hoạt động quản lý quỹ NSNN. Mặt khác, trước yêu cầu “xây dựng KBNN hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển ổn định vững chắc trên cơ sở cải cách thể chế, chính sách, hoàn thiện bộ máy, gắn với hiện đại hóa công nghệ” [21] KBNN đã tổ chức triển khai hàng loạt cơ chế, đề án, quy trình quản lý, kiểm soát, thanh toán các khoản thu - chi NSNN phù hợp chức năng quản lý quỹ NSNN trong tình hình mới. Trong bối cảnh đó, để nâng cao hiệu quả quản lý quỹ ngân sách của KBNN, việc xây dựng một hệ tiêu chí đáp ứng các mục tiêu cải cách hệ thống quản lý quỹ NSNN của KBNN là rất cấp thiết. Về phương diện nghiên cứu, cả từ nội bộ KBNN Việt nam cho đến giới học thuật bên ngoài KBNN vẫn chưa có một nghiên cứu có hệ thống và toàn diện về đề 2 tài xây dựng hệ thống tiêu chí đánh gía hoạt động quản lý quỹ NSNN của KBNN. Vì những lý do nói trên, tác giả chọn đề tài “ Xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của Kho bạc Nhà nước” làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sỹ kinh tế của mình. 2. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa, kết hợp phương pháp phân tích và tổng hợp nhằm phát triển cơ sở lý luận về xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của KBNN. - Phân tích thực trạng của việc vận dụng các chỉ tiêu thống kê đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của KBNN Việt Nam trong thời gian qua. - Xây dựng hệ thống tiêu chí (bao gồm cả các tiêu chí định tính và các chỉ tiêu định lượng) đảm bảo việc đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của KBNN. 2.2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các vấn đề lý luận và thực tiễn vận dụng các tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của KBNN. 2.3. Phạm vi nghiên cứu Hoạt động quản lý quỹ ngân sách bao gồm nhiều nội dung công việc liên quan đến nhiều chủ thể khác nhau trong bộ máy Nhà nước theo luật định. Nó bao gồm các công việc của cơ quan lập pháp (hay còn gọi là cơ quan quyền lực); cơ quan hành pháp (cơ quan chấp hành) và cơ quan tư pháp. Bản thân công việc chấp hành dự toán ngân sách được cơ quan quyền lực thông qua cũng được phân công cho nhiều cơ quan khác nhau: Cơ quan Tài chính; cơ quan Thuế; KBNN và một số cơ quan khác. Đề tài chỉ đề cập đến nội dung quản lý quỹ ngân sách thuộc chức năng của KBNN. Mặt khác, hoạt động nghiệp vụ của KBNN bên cạnh chức năng quản lý quỹ ngân sách là chức năng chủ yếu còn có một số chức năng khác như: quản lý quỹ dự trữ tài chính Nhà nước; tiền, tài sản tạm thu, tạm giữ, huy động vốn cho NSNN và 3 cho đầu tư phát triển. Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của KBNN. Thực trạng số liệu các chỉ tiêu thống kê về quỹ ngân sách của KBNN được nghiên cứu, phân tích từ năm 2001 đến 2013 trên phạm vi toàn quốc. 3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận nghiên cứu được sử dụng xuyên suốt trong luận án là phương pháp luận duy vật biện chứng. Theo đó, quan diểm cơ bản là các tiêu chí quản lý quỹ ngân sách được xem như hệ thống luôn biến đổi cần được quan tâm đổi mới. Trong quá trình giải quyết từng vấn đề cụ thể, đề tài vận dụng các phương pháp sau: - Phương pháp tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu, kết hợp các phương pháp phân tích, suy luận quy nạp và diễn dịch; logic và lịch sử. - Các phương pháp xử lý dữ liệu thứ cấp, trong đó các phương pháp thống kê được sử dụng phổ biến. - Đề tài cũng vận dụng phương pháp khảo sát ý kiến kết hợp với phương pháp tham khảo chuyên gia nhằm khảo sát ý kiến của các cán bộ hoạt động thực tiễn KBNN ở các vị trí khác nhau và các chuyên gia trong lĩnh vực hoạt động quản lý quỹ NSNN nhằm cung cấp cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của KBNN Việt Nam. 4. Những đóng góp chính của luận án Kết quả nghiên cứu chủ yếu của luận án là trên cơ sở phân tích thực trạng vận dụng các chỉ tiêu thống kê đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của từng KBNN trong hệ thống KBNN, đề xuất được một hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của KBNN đáp ứng được các mục tiêu, yêu cầu đề ra cũng như các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện công tác đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của KBNN Việt Nam trong thời gian tới. Đồng thời, ngoài những nội dung là kết quả của việc hệ thống hóa, luận án còn đạt được các kết quả nghiên cứu có tính mới sau: 4 - Phân tích các nội dung của hoạt động quản lý quỹ ngân sách của KBNN - Phát triển lý luận về quan hệ giữa hoạt động đánh giá trong tương quan với toàn bộ hoạt động quản trị theo những cách tiếp cận khác nhau. - Phát triển lý luận về hệ tiêu chí đặt trong tương quan với chức năng đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của KBNN - Kết quả nghiên cứu thực trạng đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của KBNN Việt nam. - Kết quả khảo sát ý kiến của cán bộ các cấp của KBNN về hệ thống đánh giá hiện hành đối với hoạt động quản lý quỹ ngân sách của KBNN. 5. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Hoạt động nghiên cứu khoa học về NSNN ở nước ta đã có từ khá lâu, ngay từ khi giành được độc lập dân tộc (1945), sự ra đời bộ máy Bộ Tài chính trong Chính phủ đã đặt ra yêu cầu nghiên cứu về NSNN và quản lý NSNN. Từ đó đến nay đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp ngành, cấp cơ sở và nhiều luận án Tiến sĩ, Phó tiến sĩ, Thạc sĩ của các cán bộ trong Bộ Tài chính, Tổng cục thuế, Hải quan, KBNN, Chứng khoán. Các giảng viên, thực tập sinh Học viện Tài chính, Học viện Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, trường Đại học Kinh tế Đà Nẵngnghiên cứu triển khai liên quan đến khía cạnh NSNN. Bên cạnh đó, nhiều tổ chức quốc tế như ADB, WORLD BANK, IMF, Tổ chức phát triển Châu á Thái Bình Dương trong những năm Việt Nam đổi mới đã có sự hỗ trợ Bộ Tài chính về pháp lý, nghiên cứu quy trình quản lý, xây dựng và hoàn thiện Luật NSNN (1996, bổ sung sửa đổi 2002). NSNN Việt Nam nói chung và các địa phương đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần ổn định và phát triển kinh tế- xã hội. Có thể tóm tắt khái quát một số vấn đề đã nghiên cứu về NSNN liên quan đến nghiên cứu của luận án như sau: Luận án tiến sĩ của tác giả Bùi Đường Nghiêu (Học viện Tài chính năm 2005) với chủ đề “Đổi mới cơ cấu chi NSNN góp phần tực hiện CNH- HĐH ở Việt Nam”, đã có nhiều thành công trong việc nghiên cứu về NSNN, cơ cấu NSNN. Tác 5 giả đã hệ thống hóa lý luận cơ bản về NSNN Việt Nam, phân tích thực trạng NSNN trong các thời kỳ, nhất là từ khi thực hiện đổi mới đất nước và đề xuất giải pháp đổi mới cơ cấu NSNN trong bối cảnh Luật NSNN mới được sửa đổi. Phạm vi nghiên cứu của luận án rộng, bao trùm toàn bộ NSNN trung ương và địa phương. Luận án đưa ra những quan điểm và đánh giá trước khi có những quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế- xã hội giai đoạn 2010 - 2015 và chưa nghiên cứu tác động của NSNN địa phương. Đây là một trong các nguồn tài liệu quan trọng trong quá trình nghiên cứu luận án [25]. Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Lan (Học viện Ngân hàng, năm 2006) với đề tài: “Giải pháp cân bằng NSNN đến năm 2010” đã thành công trong việc nghiên cứu một số nội dung quan trọng nhất của NSNN, cân đối NSNN trong điều kiện nền kinh tế - xã hội nước ta còn khó khăn về nguồn lực, kinh nghiệm quản lý và kỹ thuật yếu nên chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Tác giả cũng đã chỉ ra các biện pháp cân đối NSNN áp dụng giai đoạn 1991 đến 2005, đồng thời xây dựng giải pháp cân bằng NSNN đến năm 2010. Phạm vi nghiên cứu của luận án là NSNN Việt Nam tầm vĩ mô, liên quan đến các chính sách tài khóa, chính sách tài chính công, chính sách tiền tệ. Luận án tiến sĩ: “Nâng cao hiệu quả quản lý NSNN tỉnh An Giang- giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2020” của tác giả Tô Thiện Hiền, bảo vệ thành công năm 2012 tại Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh. Trong luận án này, tác giả đã hệ thống hóa bản chất, vai trò NSNN trong nền kinh tế thị trường và nêu các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý quỹ NSNN ở Việt Nam như: Đặc điểm hoạt động của nền kinh tế có liên quan đến nguồn thu NSNN; Đặc điểm của cơ quan lập pháp (Quốc hội, Nghị viện) liên quan đến phê chuẩn NSNN. Tuy nhiên, các giải pháp về hiệu quả quản lý ngân sách còn giới hạn hẹp trên địa bàn tỉnh An Giang, chưa đề cập nhiều đến lĩnh vực quản lý của các cơ quan quản lý như Thuế, Hải quan, KBNN [13]. Luận án tiến sĩ: “Tổ chức kiểm toán NSNN do Kiểm toán Nhà nước thực hiện” của tác giả Nguyễn Hữu Phúc, trường Đại học Kinh tế quốc dân, năm 2009, 6 tác giả đã thành công trong việc đứng trên giác độ người bên ngoài ngành tài chính, NSNN thực hiện việc kiểm tra, kiểm toán NSNN. Các lý luận và thực tiễn NSNN trở thành đối tượng tác giả đưa ra các quy định, quy trình, chế độ kiểm toán nhà nước và đặc biệt là sự phối hợp chặt chẽ kiểm toán và quyết toán NSNN [27]. Đây là tài liệu hay, liên quan đến NSNN nhưng đã cho chúng ta cái nhìn nhiều chiều về NSNN, nhất là giúp nâng cao nhận thức về NSNN mà trước đây bản thân tác giả luận án này đã nghiên cứu luận án thạc sĩ với chủ đề: “Đổi mới quản lý NSNN qua KBNN Đà Nẵng” (Học viện Chính trị Quốc gia - Hành chính Hồ Chí Minh - Phan Quảng Thống, Hà Nội 1999). Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ - Bộ Tài chính, tác giả Bùi Hà và nhóm tác giả (2002), chủ đề : “Cơ sở khoa học của việc đổi mới chính sách tài khóa giai đoạn 2002 - 2005 ” đã thành công trong việc đề xuất các kiến nghị ra chính sách về tài chính - NSNN giai đoạn 2002 - 2005, các cơ sở khoa học đã cho phép áp dụng vào thực tiễn thành công chính sách tài khóa giai đoạn này, đồng thời định hướng nghiên cứu tác động, nghiên cứu chính sách NSNN giai đoạn sau này. Trong quá trình nghiên cứu khoa học giai đoạn 2001 - 2005, bản thân tác giả luận án này cũng đã làm chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành KBNN liên quan đến NSNN, với đề tài: “Một số giải pháp đổi mới quản lý chi ngân sách xã các tỉnh Duyên hải Miền Trung trong giai đoạn hiện nay”, KBNN năm 2003. Các đề tài nghiên cứu tuy ở các cấp độ khác nhau, nhưng đã có những đóng góp quý báu về mặt khoa học, lý luận và thực tiễn trong việc hoàn thiện cơ chế quản lý NSNN ở tầm vĩ mô và tại các chính quyền địa phương. Do việc cải cách và phân cấp NSNN đồng thời cuộc cải cách hành chính Nhà nước mạnh mẽ ở Việt Nam, nên đã xuất hiện nhiều tình huống mới. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ - Bộ Tài chính 2005, với chủ đề: “Cơ cấu lại NSNN phục vụ phát triển KT-XH và xóa đói giảm nghèo” đã thành công trong việc hoàn thiện lý luận vai trò NSNN đến phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời đánh giá thực tiễn cơ cấu NSNN giai đoạn phát triển này. Đề ra các giải pháp đổi mới cơ cấu ngân sách, ưu tiên ngân sách vào mục tiêu xóa đói giảm nghèo. Đề tài cũng đã 7 được áp dụng khá thành công trong hoạch định chiến lược tài chính của Nhà nước với mục tiêu tăng trưởng đi đôi với xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam. Tài liệu Hội nghị Ngành tài chính, (Hà Nội - 2005; 2007) đã tổng kết những thành công về xây dựng thể chế, chính sách tài chính công áp dụng hiệu quả bước đầu trong công cuộc đổi mới cơ chế quản lý trong nền tài chính Việt Nam giai đoạn 2005-2007. Tài liệu Hội thảo khoa học “ Mô hình tổng Kế toán Nhà nước: (Hội An- 2012) với nhiều tác giả ngành Tài chính Việt Nam và các chuyên gia đầu ngành KBNN đã xây dựng định hướng mô hình KBNN, chức năng Tổng kế toán Nhà nước trong tương lai; Hội thảo VIETNAMFINAL - “Tăng cường bền vững tài khóa; khuôn khổ chi tiêu trung hạn ”. (Hà Nội- 9/2012), bao gồm nhiều tác giả hàng đầu về NSNN Việt nam và thế giới như PGS-TS Đặng Văn Thanh; Habib Rab (chuyên gia cao cấp World Bank); TS Trịnh tiến Dũng, (trợ lý giám đốc quốc gia UNDP Việt Nam); TS Đặng Ngọc Tú (Viện Chiến lược và Chính sách tài chính)đã tổng kết và khuyến cáo nhiều mô hình NSNN, đây là những kinh nghiệm rất cần thiết để hoàn thiện chính sách quản lý, phân cấp NSNN ở nước ta và các địa phương, là nguồn tài liệu phong phú để tác giả luận án hoàn thành chủ đề liên quan NSNN [30;32]. Đi vào những vấn đề cụ thể trong hoạt động đánh giá, các nghiên cứu sau đây là những nghiên cứu khá sát với đề tài nghiên cứu: Tác phẩm: “Phân tích hiệu năng hoạt động Ngân hàng thương mại Việt Nam” của TS Trương Quang Thông, trường Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Phương Đông, một nghiên cứu thực nghiệm về mô hình S-C-P. Tác giả đã phân tích các quan hệ giữa cấu trúc, hành vi và hiệu năng của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam, được chia thành bốn nhóm chính là các ngân hàng cổ phần, các ngân hàng liên doanh, các ngân hàng thương mại nhà nước và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Tuy nhiên, quản trị ngân hàng có nhiều đặc điểm khác với quản trị KBNN hay quản trị tài chính công, vì vậy mô hình này khó áp dụng trong hệ thống KBNN và đây là hình thức gợi mở để tác giả luận án nghiên cứu các giải pháp xây dựng tiêu chí phù hợp trong quản trị KBNN. 8 Bài báo Cải thiện độ tin cậy của ngân sách qua khâu lập dự toán của PGS-TS Hoàng Thị Thúy Nguyệt - Tạp chí nghiên cứu tài chính kế toán số tháng 3/2013. Bài báo này cho rằng: khái niệm độ tin cậy của ngân sách được sử dụng rộng rãi trên thế giới và người ta sử dụng khung đánh giá trách nhiệm giải trình tài chính và chi tiêu công (PEFA). PEFA là một khung giám sát tổng hợp cho phép đánh giá mức độ thực hiện quản lý tài chính công của các Quốc gia theo thời gian. Khung đánh giá này là một phần của “Phương pháp tiếp cận tăng cường” hỗ trợ cho quá trình cải cách quản lý tài chính công của các Quốc gia, nhất là các nước đang phát triển trên cơ sở phù hợp với thể chế Quốc gia và hài hòa với yêu cầu của nhà tài trợ. Trong đánh giá PEFA, sử dụng 4 chỉ số từ PI-1 đến PI-4 để xem xét độ tin cậy của ngân sách. Trong đó: PI-1: Tổng thực chi ngân sách so với tổng dự toán ban đầu được phê duyệt; PI-2: các nội dung (cơ cấu) thực chi ngân sách so với các nội dung trong dự toán ban đầu được phê duyệt; PI-3 thực thu ngân sách so với tổng dự toán ban đầu được phê duyệt; PI-4 số nợ chi và việc kiểm s...có hiệu quả. Kết quả kinh tế thời kỳ sau so với thời kỳ trước không chỉ tăng thêm về mặt sản lượng, GDP mà còn tăng thêm về sự cân đối của nền kinh tế. Vì vậy, tăng trưởng kinh tế bền vững là mục đích sống còn của nhiều Quốc gia trên thế giới. Cách thức sử dụng NSNN phục vụ cho việc tăng trưởng bền vững nền kinh tế cũng khá đa dạng và phong phú. Trước hết để phát huy vai trò tích cực của NSNN trong đời sống KT-XH đòi hỏi quản lý NSNN một cách hợp lý, hiệu quả và duy trì được xu hướng cân bằng NSNN. Thực hiện phân cấp NSNN hợp lý, tích cực để phát huy tính chủ động sáng 23 tạo của ngân sách địa phương. Tất cả nhằm tiến tới mục tiêu hiệu quả và hợp lý của NSNN. Vai trò tích cực của NSNN chỉ có thể phát huy trong thực tiễn khi và chỉ khi Nhà nước xác lập được một hệ thống chính sách thu - chi ngân sách hợp lý, phù hợp những biến động của nền kinh tế, có tác động tích cực đối với nền kinh tế. Do đó, “Ở bất cứ nơi nào trên thế giới, không có Chính phủ nào, dù bảo thủ tới đâu, lại không nhúng tay vào nền kinh tế” [51]. Sau khủng hoảng tiền tệ năm 1998 bắt đầu từ Châu Á, đến khi bắt đầu xảy ra khủng hoảng tài chính năm 2008 từ các nước phát triển, nền kinh tế thế giới đến nay vẫn đang gặp khó khăn. Từ đó người ta đang đặt vấn đề lo ngại về sự phát triển của các nước phát triển ảnh hưởng đến các nước còn lại, chứng tỏ sự không hoàn hảo của các thể chế tài chính quốc tế về hoạt động và giám sát tài chính. Các vấn đề tài chính từ các nước này như nợ công, thâm hụt ngân sách, thương mại... đã ảnh hưởng xấu sang các nước đang phát triển, buộc Chính phủ các nước, các tổ chức tài chính quốc tế phải vào cuộc [31]. Vì vậy, vai trò của NSNN đối với phát triển kinh tế không còn là vấn đề của riêng từng Quốc gia mà trở thành vấn đề kinh tế thế giới. b. Vai trò của NSNN trong phân bổ nguồn lực của nền kinh tế Trong nền KTTT chính sách tài khóa được sử dụng như một công cụ hiệu quả để thực hiện điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế. Thông qua quá trình tập trung và phân phối các nguồn lực tài chính, NSNN đã thực hiện vai trò điều chỉnh vĩ mô trên hai phương diện “kích thích” và “hạn chế” đảm bảo cho nền kinh tế vận hành theo quỹ đạo của thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Như trên đã nói mục tiêu của chính sách tài khóa là phân bổ hiệu quả các nguồn lực; Phân phối công bằng; ổn định kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng. Nguồn lực ở đây được hiểu là toàn bộ phương tiện vật chất, con người và các yếu tố phi vật thể được sử dụng vào những yếu tố đầu vào của sản xuất kinh doanh; Là các nguồn của cải vật chất được thiên nhiên ban tặng; Nguồn nhân lực lao động được NSNN đầu tư đào tạo mà có. 24 Nhà nước phân bổ các nguồn lực tài chính thuộc quyền chi phối theo tỷ lệ hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của việc sử dụng các nguồn lực đó, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển vững chắc và cân đối trong kế hoạch phát triển KT-XH. Sự đúng đắn trong phân bổ nguồn lực nếu được kết hợp chặt chẽ với chính sách động viên và cơ chế tài chính sẽ có tác động toàn diện đến quá trình phân bổ, tái phân bổ và điều chỉnh các nguồn lực trong nền kinh tế để thực hiện các nhiệm vụ chiến lược quốc gia. Nguồn lực thuộc sở hữu Nhà nước được phân bổ trực tiếp thông qua NSNN. Có thể khái quát vai trò phân bổ nguồn lực của NSNN như sau: Thứ nhất: Phân bổ nguồn lực chính là phân bổ các yếu tố đầu vào của quá trình tái sản xuất xã hội như lao động, điều vốn, đất đai,Đó là các yếu tố hình thành quá trình tái sản xuất và các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ cung ứng cho xã hội. Tuy nhiên, với sự phân bổ nguồn lực cho sản xuất chủ yếu thông qua cơ chế thị trường, vai trò phân bổ của NSNN có tính chất gián tiếp thông qua cơ chế chính sách. Thứ hai: Phân bổ nguồn lực xã hội thông qua NSNN chủ yếu là phân bổ cơ cấu đầu tư, đặc biệt là kết cấu đầu tư hạ tầng như đường sá, cầu cống, giáo dục, y tế, đó là tiền đề thúc đẩy tăng trưởng kinh tế phát triển. Thứ ba: Phân bổ nguồn lực thông qua NSNN tạo tiền đề hình thành cơ cấu đầu tư và cơ chế thị trường hợp lý. Thứ tư: Căn cứ vào tài nguyên của đất nước, trình độ lao động, tức là căn cứ vào lợi thế so sánh để phân bổ một bộ phận NSNN cho sản xuất và tăng trưởng kinh tế. Thứ năm: Phân bổ nguồn lực thông qua chính sách tài khóa có thể nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực như đạt hiệu quả Pareto và nhằm tối đa hóa phúc lợi của toàn xã hội. Trong quá trình nền kinh tế chuyển dịch để đạt hiệu quả Pareto thì sự di chuyển làm cho tình trạng kinh tế của người này tốt hơn mà không làm cho tình trạng kinh tế của người khác tồi đi gọi là cải thiện Pareto. c. Vai trò của NSNN trong phân phối thu nhập Đây là nhiệm vụ quan trọng của mọi Nhà nước hiện đại và là công cụ chủ 25 yếu để thực hiện phân phối và phân phối lại các nguồn lực tài chính trong xã hội nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế và đảm bảo công bằng xã hội trong phân phối, hưởng thụ kết quả sản xuất xã hội. Công bằng trong phân phối biểu hiện trên hai khía cạnh là công bằng về kinh tế và công bằng về xã hội. Trong nền KTTT, do sự khác biệt về yếu tố sản xuất của các chủ thể kinh tế, cá nhân về sức khỏe, độ thông minh bẩm sinh, hoàn cảnh gia đình mà thu nhập của các chủ thể kinh tế, cá nhân tất yếu có sự chênh lệch nhất định. Thực tiễn cho thấy sự chênh lệch thu nhập vượt quá giới hạn nào đó sẽ dẫn đến bất bình đẳng xã hội, thậm chí phá vỡ nền tảng của sự phát triển ổn định. Đảm bảo công bằng là yêu cầu của xã hội trong việc duy trì sự chênh lệch về thu nhập ở mức độ và phạm vi hợp lý thích ứng với từng giai đoạn mà xã hội có thể chấp nhận được, trọng trách này đặt lên vai tài chính Nhà nước, NSNN. Điều chỉnh lại thu nhập thực chất là điều tiết bớt các thu nhập cao và hỗ trợ các thu nhập thấp. Một trong các biện pháp để điều tiết là thu thuế, thông qua các loại thuế gián thu để điều tiết giá cả các loại hàng hóa, từ đó điều tiết sự phân phối các yếu tố sản xuất của các chủ thể kinh tế, các thu nhập cao được điều tiết bớt một phần và tập trung vào NSNN. Chi NSNN là biện pháp chủ yếu hỗ trợ thu nhập. NSNN sử dụng các nguồn tài chính đã tập trung được từ các thu nhập cao để giải quyết các vấn đề xã hội, hỗ trợ thu nhập cho những người có thu nhập thấp. Như vậy, Nhà nước đóng vai trò trung gian trong việc điều hòa thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, điều tiết các thu nhập cao và tài trợ cao thêm các thu nhập thấp nhằm rút ngắn độ chênh lệch về thu nhập giữa các cá nhân. Khác với phân bổ nguồn lực, phân phối thu nhập khía cạnh xã hội của sự phân phối được quan tâm nhiều hơn. d. Vai trò của NSNN trong ổn định kinh tế vĩ mô Ổn định kinh tế là mục tiêu KT-XH tổng hợp mà Chính phủ tất cả các nước đều đặt lên hàng đầu trong việc thi hành các chính sách kinh tế vĩ mô của mình. Để đạt được ổn định kinh tế cần: Ổn định giá cả, cân bằng ngân sách, giá trị đồng tiền, tỷ giá hối đoái và cân bằng cán cân thanh toán quốc tế. Việc thực hiện mục tiêu ổn định nào trước phụ thuộc vào các quyết định của mỗi Chính phủ, căn cứ vào tình hình thực thế của mỗi nước trong từng giai đoạn phát triển. Các Chính phủ thường 26 sử dụng chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ - tín dụng nhằm mục tiêu ổn định kinh tế. Trường hợp nền kinh tế có tỷ lệ thất nghiệp cao, nhưng cán cân thanh toán lành mạnh. Chính phủ phải đồng thời áp dụng cơ chế thả lỏng chính sách tài khóa và tiền tệ. Chính sách tài khóa nới lỏng sẽ khuyến khích các doanh nghiệp phát triển thúc đẩy sản xuất kinh doanh, thông qua việc mở rộng đầu tư của NSNN, tăng thêm việc làm. Chính sách tiền tệ nới lỏng sẽ giúp các tổ chức tín dụng mở rộng quy mô tín dụng và các doanh nghiệp sẽ có thêm cơ hội vay vốn ĐTPT sản xuất với lãi suất thấp. Tác dụng tổng hợp của hai chính sách này là khích thích tăng trưởng, tạo thêm nhiều việc làm và giúp Chính phủ thực hiện được cân bằng cán cân thanh toán. Trường hợp nền kinh tế có mức lạm phát cao, để kiềm chế lạm phát và cân bằng cán cân thanh toán. Chính phủ phải sử dụng chính sách tài khóa thắt chặt và chính sách tín dụng nới lỏng. Lúc này, chính sách tài khóa thắt chặt có tác dụng giảm thâm hụt ngân sách và giảm cung ứng tiền, góp phần hạn chế phát hành tiền và giảm lạm phát. Cùng với việc áp dụng chính sách tín dụng nới lỏng, sản xuất được phục hồi, xuất khẩu tăng nhanh và cân bằng cán cân thanh toán. Trường hợp nền kinh tế có mức lạm phát cao vì bội chi ngân sách. Chính phủ phải áp dụng chính sách tài khóa - tín dụng thắt chặt để ổn định tình hình tài chính nhằm đạt cân bằng kinh tế và ngân sách bên trong và bên ngoài. Trường hợp nền kinh tế vừa có tỷ lệ thất nghiệp cao, vừa bội chi ngân sách. Chính phủ phải áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt để hạn chế phát hành tiền, giảm bội chi ngân sách, và vừa phải thực chi chính sách tài khóa nới lỏng để khuyến khích sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho xã hội. PAUL A.SAMUELSON và WILLIAM D.NORDHAUS trong tác phẩm kinh tế học nói: “Chính phủ đóng vai trò chủ chốt bằng việc tạo ra một môi trường an toàn để thị trường phát triển và hạn chế sự dư thừa của những thị trường thiếu kiểm soát” [51]. Giữ vững và ổn định được các cân đối chủ yếu sẽ tạo điều kiện ổn định sản xuất và đời sống nhân dân. Bởi vì, khi tiền hàng mất cân đối thì hoặc là hàng hóa sản xuất ra quá ế ẩm không bán được vì người mua không có tiền. Tiền nhỏ hơn 27 hàng nhiều lần hoặc ngược lại tiền mất giá làm cho các yếu tố đầu vào tăng vọt lên. Lúc này người ta gọi là lạm phát do chi phí đẩy. Lạm phát sẽ đảo lộn mọi sản xuất, tiêu dùng, do đó, rất cần ổn định kinh tế vĩ mô. Mỗi khi nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu dẫn đến cán cân thanh toán mất cân đối và nợ Nhà nước tăng lên, áp lực trả nợ làm NSNN mất cân đối, rơi vào tình trạng thâm hụt, buộc Chính phủ phải tìm nguồn để trả nợ. Khi thuế khóa không ổn định thì hoạt động sản xuất kinh doanh cũng bất ổn định. Vì vậy, ổn định kinh tế vĩ mô là rất quan trọng đối với nền kinh tế của các Quốc gia. Có thể có nhiều biện pháp và công cụ để ổn định kinh tế vĩ mô nhưng quan trọng hơn cả vẫn là sử dụng công cụ NSNN. 1.2. HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ QUỸ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC 1.2.1. Tổng quan về quản lý Ngân sách Nhà nước 1.2.1.1. Khái niệm và đặc điểm quản lý Ngân sách Nhà nước a. Khái niệm quản lý Ngân sách Nhà nước Quản lý nói chung được quan niệm như một quy trình công nghệ mà chủ thể quản lý tiến hành thông qua việc sử dụng các công cụ và phương pháp thích hợp nhằm tác động và điều khiển đối tượng quản lý hoạt động phát triển phù hợp với quy luật khách quan và đạt tới các mục tiêu đã định. Trong hoạt động quản lý, các vấn đề về chủ thể quản lý, đối tượng quản lý, công cụ và phương pháp quản lý, mục tiêu quản lý là những yếu tố trung tâm đòi hỏi chúng ta phải xác định đúng đắn. Trong lịch sử nhận thức của con người về hoạt động quản lý, có một số quan niệm về quản lý khác nhau nhưng cho tới nay vẫn chưa có khái niệm thỏa đáng bao quát tất cả các khía cạnh mà quản lý đề cập. Giữa thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, các trường phái khoa học quản lý, điển hình như F.W.TAYLOR (1856-1915); Henry Fayol (1886-1925) đều cho rằng: “Quản lý là hoàn thành công việc của mình thông qua người khác và biết được một cách chính xác họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất” hay “Quản lý là tiến trình bao gồm tất cả các khâu lập kế hoạch, tổ chức, phân công điều khiển 28 và kiểm soát các nỗ lực của cá nhân, bộ phận và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vật chất khác của tổ chức để đạt được mục tiêu đề ra” [35]. Các quan niệm quản trị hiện đại cho rằng: Quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý bằng hệ thống các phương pháp nhằm thay đổi trạng thái của đối tượng quản lý, tiếp cận đến mục tiêu cuối cùng, phục vụ cho mục đích của con người. Do đó các khái niệm quản lý tùy thuộc lĩnh vực, phạm vi, đối tượng cũng được định nghĩa khác nhau, điển hình như: “quản lý là hoạt động được thực hiện nhằm đảm bảo sự hoàn thành công việc qua những nỗ lực của người khác”; “quản lý là công tác phối hợp với hiệu quả các hoạt động của những người cộng sự cùng chung một tổ chức” [40]. Châm ngôn nổi tiếng trong quản trị gần đây cho rằng “Quản lý là làm đúng mọi điều, còn lãnh đạo là làm điều đúng đắn” hay “lãnh đạo trong thời kỳ kinh tế toàn cầu đòi hỏi các nhà lãnh đạo phải quản lý được cả hiện tại và tương lai” [52]. Từ đó, chúng ta có thể hiểu: Quản lý NSNN là hoạt động của các chủ thể quản lý NSNN thông qua việc sử dụng có chủ đích các phương pháp quản lý và các công cụ quản lý để tác động và điều khiển hoạt động của NSNN nhằm đạt được các mục tiêu đã định. Trong khái niệm trên, chúng ta cùng thống nhất rằng chủ thể quản lý NSNN là Nhà nước hoặc các cơ quan Nhà nước được Nhà nước giao nhiệm vụ thực hiện các hoạt động tạo lập và sử dụng các quỹ NSNN. Chủ thể trực tiếp quản lý NSNN chính là bộ máy tài chính trong hệ thống các cơ quan Nhà nước. Đối tượng của quản lý NSNN là các hoạt động của NSNN, cụ thể là các hoạt động thu, chi bằng tiền của NSNN. Quản lý thu NSNN là việc Nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành nên quỹ NSNN nhằm thỏa mãn các nhu cầu chi của Nhà nước. Quản lý chi NSNN là việc Nhà nước phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm đảm bảo thực hiện chức năng của Nhà nước theo những nguyên tắc đã được xác lập. Trong quản lý NSNN thì nội dung chính là chính sách ngân sách và cơ chế quản lý ngân sách [35]. 29 b. Đặc điểm quản lý Ngân sách Nhà nước Tùy thuộc cách thức tổ chức quản lý nền kinh tế của mỗi nước, quản lý NSNN đều có những đặc điểm riêng, nhưng so với các loại hình quản lý khác như quản lý doanh nghiệp, quản lý quỹ đầu tư, quản lý cơ quan hành chính côngthì quản lý NSNN có một số đặc điểm chung khác biệt cơ bản, cụ thể như sau: Thứ nhất, quản lý NSNN là hoạt động do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện. Chỉ những cơ quan Nhà nước được pháp luật cho phép tham gia vào hoạt động quản lý quỹ NSNN mới có thẩm quyền thực hiện hoạt động này. Đặc điểm này cho phép phân biệt quản lý NSNN với quản lý ngân sách của các chủ thể khác như hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức không phải là Nhà nước. Điều này thể hiện ở chỗ các chủ thể này có xu hướng tự đảm nhiệm việc quản lý ngân quỹ của mình hoặc giao cho các cơ quan chức năng, trực thuộc doanh nghiệp hoặc tổ chức (bộ phận thủ quỹ, kế toán) quản lý. Thứ hai, quản lý NSNN được thực hiện thông qua hoạt động của quản lý quá trình hình thành quỹ NSNN và quản lý quá trình phân phối quỹ NSNN cũng như những hoạt động nhằm bảo đảm sự vận hành của NSNN đã được hoạch định bởi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền [26]. Khác với hoạt động quản lý ngân sách của các chủ thể khác, hoạt động quản lý NSNN phức tạp hơn nhiều. Điều đó được lý giải bởi quỹ NSNN thuộc loại công quỹ, có nguồn thu và nhiệm vụ chi đa dạng, phong phú, do Nhà nước làm chủ sở hữu [24]. Các chủ thể khác, ví dụ, các doanh nghiệp cũng có ngân sách riêng của mình và để quản lý ngân quỹ đó cũng cần phải thông qua một số đại diện như bộ phận kế toán, thủ quỹ và Ban kiểm soát (đối với một vài loại hình doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp); tuy nhiên, những cơ quan này không phải là các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Mặt khác, hoạt động hạch toán kế toán, ngân quỹ và kiểm toán ở các doanh nghiệp đơn giản hơn rất nhiều. Điều đó được lý giải bởi tính đơn giản trong nguồn thu và yêu cầu chi tiêu ở các doanh nghiệp so với tính phức tạp, đa dạng trong nguồn thu và nhiệm vụ chi của Nhà nước. Nguồn thu và nhiệm vụ chi 30 của mỗi doanh nghiệp thường chỉ giới hạn trong phạm vi hoạt động kinh doanh của mình. Thứ ba, quỹ NSNN có nguồn hình thành rất đa dạng, thu NSNN bao gồm các khoản thu từ thuế, phí; các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước; các khoản đóng góp của các tổ chức, cá nhân; các khoản viện trợ; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật [22]. Đây là những nguồn thu riêng có của quỹ NSNN được luật hóa mà quỹ ngân sách của các chủ thể khác trong xã hội không được phép hình thành từ nguồn thu này. Thứ tư, mỗi nguồn thu của quỹ NSNN phát sinh và vận động theo quy luật riêng. Ví dụ: các khoản thu về thuế có đặc điểm phát sinh và vận động khác với các khoản thu từ phát hành trái phiếu Chính phủ; hay trong bản thân nguồn thu thuế, các sắc thuế khác nhau cũng có những phát sinh khác nhau về thời điểm, phương pháp tính thuế và phương thức thu nộp. Đặc điểm này của quỹ NSNN cho thấy sự cần thiết phải xây dựng chế độ quản lý nguồn thu NSNN trên cơ sở quán triệt các đặc điểm của nguồn hình thành quỹ NSNN cũng như nắm bắt được quy luật vận động của từng nguồn thu, trên cơ sở đó mới đảm bảo tập trung đầy đủ, kịp thời mọi nguồn thu vào NSNN, đáp ứng các nhu cầu cấp phát, chi trả, thanh toán từ quỹ NSNN. Thứ năm, chi NSNN bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, bảo đảm hoạt động của bộ máy Nhà nước; chi trả nợ của Nhà nước; chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của Pháp luật [22]. Chi NSNN thể hiện ở chính bản thân các khoản chi mà quỹ NSNN phải đảm nhận. Đặc điểm này do chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước quyết định. Hầu hết các khoản chi NSNN đều được sử dụng nhằm phục vụ cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Thứ sáu, mỗi khoản chi từ quỹ NSNN lại có phạm vi, tính chất và thời điểm phát sinh rất khác nhau. Có khoản chi được thực hiện thường xuyên, trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề, nhiều cấp trên phạm vi cả nước (tiền lương, phụ cấp lương, học bổng); có khoản chi gắn với các chương trình mục tiêu, dự án cụ thể như chi 31 đầu tư phát triển, chi chương trình mục tiêu của Chính phủ. Có khoản chi gắn với trách nhiệm của Chính phủ phát sinh từ các hợp đồng vay nợ hoặc các chứng chỉ vay nợ của Chính phủ, ví dụ: chi trả nợ nước ngoài, chi trả nợ trái phiếu Chính phủ. Việc xác định rõ những đặc điểm của quỹ NSNN có ý nghĩa quan trọng trong quá trình xây dựng chế độ, chính sách thích hợp để quản lý quỹ NSNN, cần có cơ chế quản lý, kiểm soát các khoản chi thích hợp để đảm bảo quỹ NSNN được sử dụng đúng chế độ, tránh thất thoát, lãng phí, kém hiệu quả. 1.2.1.2. Mục tiêu quản lý Ngân sách Nhà nước Trên phương diện chung, mục tiêu cơ bản của quản lý NSNN ở mọi quốc gia chính là nâng cao hiệu quả quản lý NSNN, điều đó có nghĩa là thực hiện quá trình hoàn thiện hoặc đổi mới một cách có hệ thống và đồng bộ các yếu tố cấu thành thể chế, cơ chế quản lý, phương thức điều hành NSNN và phương pháp điều chỉnh cục bộ quy trình quản lý ngân sách nhằm đảm bảo cân đối ngân sách tích cực và lành mạnh, phù hợp đặc điểm phát triển kinh tế- xã hội trong từng thời kỳ. “Nội hàm” của quản lý NSNN là đáp ứng được các chỉ tiêu kinh tế - xã hội được xác lập trong năm kế hoạch, tương ứng với năm tài khóa đó, trên các phương diện: Huy động vượt mức các nguồn lực tài chính; đầu tư phát triển có hiệu quả; tiết kiệm và chi tiêu hợp lý cho giáo dục, y tế, văn hóa, khoa học công nghệ, và các vấn đề an sinh- xã hội. Cuối năm NSNN cần có kết dư sau khi quyết toán để bổ sung cho ngân sách năm sau và tăng cường lực lượng tài chính dự trữ. Ví dụ một số chỉ tiêu cơ bản trong đánh giá hiệu quả quản lý NSNN được các nhà kinh tế học hiện đại khuyến cáo đến các quốc gia, đó là: - Thâm hụt NSNN hàng năm không vượt quá 3-5% GDP. - Động viên các nguồn lực vào NSNN từ 22-25% GDP. - Nợ công không vượt quá 6% GDP. - Mức tăng thu NSNN từ 3 - 5% so với thu NSNN năm trước. Chi thường xuyên chỉ hạn chế trong khả năng thu; chi đầu tư phát triển phải đảm bảo được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả bền vững [32]. 32 Nhà nước sử dụng các chính sách mang tính định hướng cơ bản, sử dụng NSNN như một công cụ quản lý nền KT- XH của Nhà nước trong từng thời kỳ nhất định, phù hợp với đặc điểm KT- XH và những nhiệm vụ lịch sử đặt ra cho Nhà nước ở từng thời kỳ đó. Chính sách ngân sách là sản phẩm chủ quan của Nhà nước nhằm dùng công cụ ngân sách góp phần điều chỉnh tình hình kinh tế - tài chính trong từng thời kỳ nhất định. Nó ràng buộc, vạch ranh giới những bộ phận của các nguồn lực tài chính được phép và có thể tập trung vào quỹ ngân sách. Đồng thời chính sách ngân sách là nhân tố tác động đến các bộ phận khác trong chính sách tài chính quốc gia. Do đó mục tiêu của quản lý ngân sách còn nhằm giải quyết hài hòa mối quan hệ ảnh hưởng qua lại với các chính sách khác như: chính sách phát triển KT-XH; chính sách giá cả; chính sách tiền lương; thu nhập, tín dụng, tiền tệ Để phát huy vai trò của NSNN đối với phát triển kinh tế của các quốc gia, công tác quản lý NSNN phải hướng tới mục tiêu hoàn thiện chính sách ngân sách hợp lý, phù hợp với giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội. Quản lý NSNN giữ một vị trí đặc biệt quan trọng bởi NSNN luôn giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống các khâu tài chính, bảo đảm thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước, điều tiết vĩ mô nền kinh tế để thực hiện các mục tiêu chiến lược của quốc gia. Quản lý NSNN góp phần quan trọng để NSNN phát huy được vai trò chủ đạo đó và NSNN thực sự trở thành công cụ hữu hiệu hướng tới mục tiêu đã định... Vị trí quan trọng của công tác quản lý NSNN được thể hiện rõ nét thông qua quá trình định hướng, hoạch định chính sách, ban hành cơ chế, tiêu chuẩn, định mức để thực hiện chức năng vốn có của ngân sách. Với chức năng NSNN đảm bảo kinh phí cho bộ máy Nhà nước hoạt động thì công tác quản lý NSNN cần hướng tới và phải đạt được, đó là, chính sách chi cho bộ máy đáp ứng cải cách hành chính, góp phần làm trong sạch bộ máy, đặt quyền và trách nhiệm trong mối quan hệ ràng buộc nhau. Quản lý NSNN giúp cho ngân sách được sử dụng minh bạch, tiền tệ hoá các khoản chi chủ yếu gắn với lương, đảm bảo tái sản xuất sức lao động, đủ nuôi sống bản thân và gia đình, tạo cơ sở để xây dựng 33 hệ thống bộ máy hành chính trong sạch đang được đón nhận rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới. Việc tính toán lương là một khoản lớn trong chi hành chính gắn với năng lực, hiệu suất làm việc, khuyến khích người có tài, đặc biệt ở những lĩnh vực đòi hỏi trình độ chuyên môn cao và trách nhiệm xã hội lớn, các lĩnh vực liên quan đến dân, nhạy cảm, có thể nảy sinh tham nhũng. Hệ thống chi hành chính trong cơ chế thị trường được kiểm soát chặt chẽ thông qua các công cụ quản lý như công cụ quản lý sản phẩm đầu ra đối với dịch vụ công do bộ máy Nhà nước cung cấp, các kế hoạch trung hạn cũng được huy động để xác định gói ngân quỹ cho phép dự báo khả năng đáp ứng chi bộ máy hành chính và trong đó yếu tố tiền lương được coi là quan trọng nhất. Với chức năng đảm bảo kinh phí cho quản lý xã hội, thoả mãn nhu cầu phát triển y tế, văn hoá, giáo dục..., bằng hệ thống các chính sách, giải pháp, Nhà nước có thể thực hiện ý chí của mình ở chỗ quyết định quy mô đầu tư, chỉ ra lĩnh vực cần tập trung chỉ đạo, ưu tiên đầu tư, nâng cao chất lượng và hiệu quả của khoản chi đó thông qua cơ cấu thu, chi NSNN, có thể thấy chính sách của Nhà nước ưu tiên cho lĩnh vực nào, ngành nào. Nhìn chung, Nhà nước ngày càng can thiệp sâu vào các lĩnh vực thông qua công cụ NSNN, tạo nên ảnh hưởng và tác động sâu sắc tới sự phát triển từng ngành, lĩnh vực và góp phần tạo môi trường cạnh tranh cho các thành phần kinh tế cùng cung cấp dịch vụ, tạo nguồn dịch vụ phong phú đa dạng, đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu ngày càng đa dạng cho phép người dân tự do lựa chọn. Với chức năng NSNN đóng vai trò là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế thị trường, thông thường, Nhà nước sử dụng thu, chi NSNN như công cụ tác động vào phát triển kinh tế khi cần thiết, đối với ngành, lĩnh vực chiến lược cần ưu tiên song các tổ chức kinh tế tư nhân không muốn làm thì xuất hiện Nhà nước với vai trò nhà tài trợ nhằm đảm bảo sự phát triển cân đối, hài hoà. Trong nền kinh tế thị trường, khi kinh tế càng phát triển, nguồn ngân sách càng dồi dào hơn thì càng được Chính phủ sử dụng như một công cụ linh hoạt, có hiệu quả đối với điều tiết vĩ mô về tăng trưởng, lạm phát, thất nghiệp, việc làm, khắc phục tình trạng chênh lệch giữa các vùng miền, xoá đói giảm nghèo, tăng phúc 34 lợi xã hội và giải quyết các vấn đề quan trọng trong tiến trình toàn cầu hoá. Việc tác động vào nền kinh tế nhằm đạt được mục tiêu của Nhà nước dựa trên chức năng vốn có ngân sách thể hiện rõ vị trí và vai trò của chủ thể hay còn gọi là hiệu quả của công tác quản lý NSNN. 1.2.1.3. Chủ thể quản lý Ngân sách Nhà nước Chủ thể trực tiếp quản lý NSNN là Nhà nước thông qua các cơ quan chức năng của Nhà nước. NSNN bao gồm một hệ thống các cấp ngân sách phù hợp với hệ thống chính quyền Nhà nước các cấp. Tùy theo tổ chức bộ máy Nhà nước khác nhau mà mức độ phân cấp ngân sách khác nhau. Trong mô hình Nhà nước đơn nhất có hai hình thức hệ thống NSNN phổ biến, đó là NSNN Trung ương và ngân sách địa phương, khi phê chuẩn quyết toán NSNN, Quốc hội phê chuẩn cả ngân sách mà cơ quan Chính quyền địa phương đã phê chuẩn, hay các nhà kinh tế học còn gọi là “ngân sách lồng ghép” [24]. Mô hình thứ hai là việc quản lý và quyết toán ngân sách theo từng cấp riêng rẽ và Quốc hội phê chuẩn quyết toán ngân sách Trung ương do Chính phủ trình. Mô hình Nhà nước Liên bang do nhiều Nhà nước các Bang hoặc Vùng lãnh thổ hợp lại, việc quản lý và quyết toán riêng rẽ theo ngân sách Liên bang và các Bang. Quốc hội Liên bang quyết định và phê chuẩn ngân sách Chính phủ Liên bang, Quốc hội Bang phê chuẩn ngân sách Bang mình. Trong suốt chu trình ngân sách, các chủ thể quản lý ngân sách sẽ tham gia cùng nhau, đan xen và hỗ trợ với nhau, cụ thể theo mô hình quản lý NSNN ở Việt Nam: Cơ quan quyền lực Nhà nước (Quốc hội, Hội đồng Nhân dân) chịu trách nhiệm quyết định dự toán, giám sát quá trình chấp hành ngân sách và phê chuẩn quyết toán NSNN, ngoài ra còn là cơ quan quyền lực qui định các luật pháp, thể chế, cơ chế về tài chính, ngân sách Quốc gia. Chính phủ, UBND các cấp chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động NSNN trên cơ sở dự toán NSNN đã được cơ quan quyền lực Nhà nước thông qua và các văn bản pháp lý khác về quản lý NSNN hiện đang có hiệu lực thi hành. 35 Các cơ quan chức năng (Tài chính, Cơ quan Thuế, KBNN, Hải quan) được giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý từng mặt hoạt động của NSNN có trách nhiệm thực thi tốt các việc đã được phân công trong thực hiện chu trình ngân sách. Các đơn vị, các ngành trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân chịu trách nhiệm trước Chính phủ hoặc Ủy ban Nhân dân các cấp về nghĩa vụ nộp, quản lý, sử dụng NSNN và các yêu cầu cụ thể trong quá trình quản lý NSNN. Các cơ quan Thanh tra, kiểm tra thực hiện kiểm tra tính tuân thủ trong việc chấp hành các chính sách, chế độ quản lý NSNN. Cơ quan Kiểm toán Nhà nước thực hiện nhiệm vụ kiểm toán NSNN các cấp và có trách nhiệm báo cáo với Quốc hội, Chính phủ. 1.2.1.4. Nội dung quản lý Ngân sách Nhà nước a. Tiếp cận dưới góc độ chu trình quản lý Ngân sách Nhà nước Chu trình quản lý NSNN là khoảng thời gian cần thiết để tổ chức quản lý NSNN theo một trình tự khoa học nhất định. Trình tự các bước của chu trình NSNN kế tiếp nhau luôn có sự lặp lại nhưng ở mức độ cao hơn. Trong một chu trình ngân sách bao gồm ba khâu: Lập dự toán, chấp hành NSNN và quyết toán NSNN. Độ dài về thời gian của một chu trình ngân sách có liên quan quan đến ba năm ngân sách kế tiếp nhau, trong đó thời gian của khâu chấp hành ngân sách trùng với thời gian của năm ngân sách, còn thời gian của khâu lập dự toán và quyết toán ngân sách lại phải tiến hành ở năm ngân sách trước và năm ngân sách sau [13]. Lập dự toán NSNN là khâu mở đầu của một chu trình NSNN nhằm xác định các chỉ tiêu thu, chi, bội chi ( nếu có) mà NSNN cần phải thực hiện cho năm ngân sách kế tiếp. Dự toán NSNN hằng năm được lập căn cứ vào nhiệm vụ phát triển KT-XH và đảm bảo an ninh, quốc phòng. Dự toán chỉ được coi là hoàn thành khi đã được các cơ quan quyền lực Nhà nước xét duyệt và thông qua. Chấp hành NSNN là quá trình sử dụng tổng hòa các biện pháp về kinh tế, tài chính và hành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu, chi đã ghi trong dự toán năm trở thành hiện thực. Việc tổ chức chấp hành ngân sách là trách nhiệm của cơ quan hành 36 pháp. Trong quá trình chấp hành, căn cứ vào tình hình KT-XH, ngân sách có thể được điều chỉnh dự toán thu, chi theo qui định của pháp luật. Quyết toán NSNN nhằm đánh giá kết quả thực hiện sau một năm chấp hành ngân sách, đồng thời xác định tính đúng đắn, trung thực của các số liệu thu, chi NSNN đối với năm ngân sách đã qua [27]. Thảo luận, đánh giá, phê chuẩn quyết toán NSNN thuộc thẩm quyền của cơ quan quyền lực Nhà nước. Đây là khâu cuối cùng của chu trình ngân sách, là quá trình rà soát, chỉnh lý để đảm bảo tính chính xác của các số liệu thu, chi NSNN sau một năm thực hiện, trên cơ sở đó tổng hợp và lập các báo cáo trình các cơ quan chức năng của Nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn. b. Tiếp cận dưới góc độ nội dung Ngân sách Nhà nước b.1. Quản lý thu NSNN: Theo nghĩa rộng, quản lý nguồn thu NSNN là hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật thu NSNN, tổ chức thực hiện pháp luật thu và kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật thu. Hoạt động quản lý nguồn thu NSNN rất rộng. Đối với mỗi loại nguồn thu, công tác quản lý đều phải tiến hành trên cả ba phương diện: xây dựng và hoàn thiện pháp luật thu, tổ chức thực hiện pháp luật thu và kiểm tra, giám sát hoạt động hành thu. Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, quản lý nguồn thu sẽ được xem xét dưới góc độ là hoạt động nghiệp vụ của KBNN, cơ quan Tài chính và cơ quan thu trong quá trình quản lý quỹ NSNN. Đây là các hoạt động có liên quan tới việc kiểm tra, giám sát chứng từ sổ sách về thu - nộp NSNN nhằm phát hiện những sai sót trong hạch toán kế to...g cường bền vững tài khóa: Khuôn khổ chi tiêu trung hạn, Hà Nội. [33] Nguyễn Thị Kim Thư (1996), Phương hướng hoàn thiện hoạt động tín dụng KBNN Việt Nam, Luận án PTS, trường ĐH Tài chính Kế toán TP Hồ Chí Minh, TP HCM. [34] Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2011), Giáo trình quản lý kinh tế, NXB Tài chính, Hà nội. [35] Trường đại học Kinh tế quốc dân (2012), Giáo trình quản trị học, NXB Tài chính, Hà Nội. [36] Đặng Ngọc Tú (2012), Phương pháp dự báo thu NSNN và yêu cầu về cơ sở dữ liệu. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội. [37] Nguyễn Ngọc Tuyến (2008), Xây dựng mô hình phân tích dự báo các chỉ tiêu kinh tế tài chính phục vụ công tác phân tích, hoạch định và điều hành chính sách tài chính, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội. [38] Từ điển Bách khoa (2001), NXB từ điển bách khoa Hà Nội, Hà Nội. [39] Viện nghiên cứu Bộ Tài chính (1994), Từ điển thuật ngữ tài chính - tín dụng, NXB Tài chính, Hà Nội. [40] Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý (2005), hành chính công và quản lý hiệu quả chính phủ, NXB Lao động xã hội, Hà Nội. [41] Vụ Tổng hợp - Tổng cục thống kê (2009). Việt Nam 15 năm đổi mới và định hướng phát triển đến năm 2010, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. [42] Vĩnh Sang (2005), “Mở rộng quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị sử dụng ngân sách”, Tạp chí tài chính (số 8, năm 2005), (490). [43] Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (2006), NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội. [44] “TABMIS ROAD- SHOW # 1” của dự án TABMIS (2008), Bộ Tài chính. [45] Website: Dự án SLGP- Bộ kế họach đầu tư, Dự án SLGP tỉnh Quảng Nam, năm 2008. [46] Viện Kinh tế - Tài chính, chủ nhiệm: Phạm Minh Thụy, Chỉ tiêu cảnh báo phục vụ phân tích, dự báo chu kỳ kinh doanh và tăng trưởng GDP của Việt Nam, Đề tài NCKH cáp cơ sở năm 2011. Hà Nội 12/2011 Tài liệu nước ngoài: [47] Finane Publiques - Tài chính công (2002), của Michel Bouvier, Marie- Christine Esclaben, Jean-Pierse. [48] Economics of Development 6Th Edition- Kinh tế học phát triển (1992), tái bản lần thứ 6 (2006) của Dwight H.Perkins, Steven Radelet, David Llindancer, Nxb WW Norton & company NewYork- London. [49] JOHN MAYNARD KEYNES (1994), Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ, NXB Giáo dục, Hà Nội. [50] Joseph E. Stiglitz (1995), Kinh tế học công cộng, NXB Khoa học kỹ thuật và trường Đại học kinh tế Quốc dân, Hà nội. [51] PAUL A.SAMUELSON và WILLIAM D.NORDHAUS (1997), Kinh tế học, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [52] RORBORT (2012), Đổi mới kiến tạo tương lai, NXB Khoa học kỹ thuật, TP HCM. Y X1A X1B X1C X2A X2B X2C X3A X3B X3C X4A X4B X4C X5A X5B X5C 7.2 0 1 0 0 0 1 1 0 0 0 1 0 1 0 0 8.3 0 1 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 6.2 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 1 0 6.4 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 0 1 7.2 0 0 1 1 0 0 0 0 1 0 1 0 1 0 0 5.3 0 0 1 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 0 1 7.0 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 1 0 0 1 0 6.9 0 0 1 0 0 1 0 1 0 1 0 0 0 1 0 6.8 0 0 1 0 1 0 1 0 0 0 0 1 0 1 0 5.5 0 0 1 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 0 0 5.3 0 1 0 0 0 0 0 0 1 0 0 1 0 0 1 6.2 0 0 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 0 1 0 6.3 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 0 1 6.6 0 0 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 0 1 0 6.5 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 5.9 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 1 0 0 1 0 5.3 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 0 0 1 0 5.3 0 0 1 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 0 1 5.8 0 0 1 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 6.8 1 0 0 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 0 1 5.4 0 0 0 1 0 0 0 0 1 0 0 1 0 0 1 5.3 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 1 0 0 0 1 6.6 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 1 0 6.6 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 0 1 8.0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 1 0 0 6.1 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 1 0 6.9 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 0 1 6.1 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 0 1 7.0 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 0 1 7.4 0 0 1 0 1 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 8.1 1 0 0 0 1 0 0 0 1 1 0 0 0 1 0 6.4 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 1 0 7.5 0 0 1 0 1 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 6.8 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 1 0 7.4 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 1 0 7.5 1 0 0 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 1 0 6.9 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 1 0 0 6.4 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 1 0 7.4 0 0 1 0 0 1 1 0 0 0 1 0 0 1 0 7.5 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 6.3 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 0 0 6.8 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 1 0 7.0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 0 0 0 0 1 0 6.8 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 1 0 6.9 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 5.8 0 0 0 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 1 0 7.6 0 0 1 0 1 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 7.4 1 0 0 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 1 0 6.4 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 1 0 1 0 0 4.7 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 1 6.6 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 0 1 6.5 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 1 0 1 0 0 6.8 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 1 0 5.4 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 1 0 6.5 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 1 0 7.1 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 1 0 6.6 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 0 1 7.0 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 1 0 PHỤ LỤC 01 Y X1A X1B X1C X2A X2B X2C X3A X3B X3C X4A X4B X4C X5A X5B X5C 6.8 1 0 0 0 1 0 0 1 0 0 0 0 0 0 1 6.6 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 0 1 6.9 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 1 0 6.2 0 0 1 1 0 0 0 0 1 0 0 1 0 0 1 7.1 0 0 1 0 1 0 0 0 1 1 0 0 0 1 0 7.1 1 0 0 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 1 0 8.0 0 1 0 1 0 0 0 0 1 0 1 0 0 1 0 6.9 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 1 0 5.5 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 1 0 0 0 1 6.6 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 1 0 6.0 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 1 5.6 0 0 1 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 0 1 7.3 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 1 0 0 6.0 0 0 0 0 0 1 0 0 1 0 1 0 0 1 0 7.2 1 0 0 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 0 1 5.9 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 1 0 7.2 0 1 0 0 0 1 0 1 0 1 0 0 0 1 0 5.6 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 0 5.8 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 0 1 5.6 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 0 7.2 1 0 0 0 1 0 0 1 0 0 0 0 0 1 0 7.1 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 0 1 6.9 0 0 1 1 0 0 0 0 1 0 1 0 0 1 0 6.2 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 0 1 6.3 0 0 0 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 1 0 6.3 0 0 1 1 0 0 0 0 1 0 0 1 0 1 0 7.1 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 1 0 7.1 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 0 1 5.3 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 1 0 5.8 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 1 0 0 0 1 5.7 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 1 0 7.3 0 0 1 0 1 0 1 0 0 0 0 1 0 1 0 7.2 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 1 0 6.0 0 0 0 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 1 0 8.1 1 0 0 0 1 0 0 0 1 1 0 0 0 1 0 6.4 0 1 0 0 0 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 5.7 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 1 0 0 0 1 7.0 0 1 0 0 0 1 0 1 0 1 0 0 0 1 0 5.4 0 0 1 0 0 0 0 1 0 0 0 1 0 1 0 6.4 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 1 0 6.9 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 0 1 6.3 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 1 0 5.8 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 1 0 0 1 0 6.6 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 1 0 6.3 0 0 0 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 1 0 5.9 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 1 0 0 1 0 5.6 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 1 0 0 0 1 6.4 0 0 1 1 0 0 0 0 1 0 1 0 0 0 1 4.9 0 0 0 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 1 0 5.7 0 0 0 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 0 1 6.6 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 7.4 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 1 0 7.0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 1 0 0 0 0 0 6.1 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 1 5.0 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 1 6.4 0 0 1 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 5.8 0 0 1 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 7.2 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 1 0 0 5.7 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 0 0 0 0 1 6.4 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 1 0 Y X1A X1B X1C X2A X2B X2C X3A X3B X3C X4A X4B X4C X5A X5B X5C 5.2 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 6.4 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 0 1 6.8 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 5.2 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 6.5 0 0 1 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 1 0 7.5 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 1 0 5.8 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 0 0 0 0 1 7.0 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 1 0 8.0 0 1 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 7.0 1 0 0 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 1 0 6.7 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 0 1 6.3 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 1 0 0 0 1 7.6 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 7.1 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 1 0 6.3 1 0 0 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 0 1 6.4 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 1 0 6.1 0 0 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 0 0 1 6.4 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 1 0 0 1 0 5.3 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 1 0 6.3 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 0 1 5.9 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 1 0 6.2 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 0 1 6.2 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 0 0 5.9 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 0 1 6.9 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 1 0 5.9 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 1 0 0 1 0 6.8 0 0 1 0 1 0 0 0 1 1 0 0 0 1 0 6.1 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 0 1 7.4 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 1 0 7.0 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 6.2 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 1 0 5.2 0 0 0 0 0 1 0 0 1 0 1 0 0 0 1 5.9 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 0 1 6.6 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 1 0 7.4 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 5.4 0 0 1 0 0 1 0 0 0 0 0 1 1 0 0 6.8 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 1 0 6.5 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 1 0 5.9 0 0 0 1 0 0 0 0 1 0 0 1 0 1 0 6.4 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 1 0 6.4 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 1 0 7.1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 1 0 0 0 0 1 5.9 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 0 1 7.5 1 0 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 0 1 6.2 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 1 0 0 1 0 6.3 1 0 0 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 1 0 5.5 0 0 0 1 0 0 0 0 1 0 0 1 0 0 1 7.0 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 0 1 1 0 0 6.4 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 1 0 5.7 0 0 0 0 0 1 0 0 1 0 1 0 1 0 0 7.3 0 1 0 0 0 1 0 1 0 1 0 0 0 1 0 5.7 0 0 0 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 1 0 6.7 0 1 0 1 0 0 0 0 1 0 0 1 0 0 1 6.4 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 0 1 7.2 0 1 0 1 0 0 0 0 1 0 1 0 0 1 0 5.7 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 1 0 6.8 0 0 1 0 0 1 0 1 0 0 1 0 1 0 0 7.3 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 7.5 0 0 1 1 0 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 7.8 0 1 0 1 0 0 0 0 1 0 1 0 0 1 0 Y X1A X1B X1C X2A X2B X2C X3A X3B X3C X4A X4B X4C X5A X5B X5C 6.1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 0 1 0 0 0 0 7.8 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 1 0 1 0 0 6.2 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 1 0 5.1 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 1 0 6.1 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 1 0 6.7 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 1 0 5.8 0 0 1 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 0 1 8.3 1 0 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 1 0 0 7.1 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 1 0 7.1 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 1 0 0 7.9 0 0 1 1 0 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 6.5 0 0 1 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 1 0 6.6 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 0 1 7.3 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 7.3 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 7.8 0 1 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 7.6 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 1 0 1 0 0 6.8 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 0 1 6.7 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 0 1 7.5 1 0 0 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 1 0 6.3 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 1 0 5.9 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 0 1 5.6 0 0 0 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 1 0 6.7 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 1 0 6.3 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 0 0 6.8 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 6.9 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 1 0 7.7 1 0 0 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 1 0 6.8 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 1 0 5.5 0 0 0 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 1 0 6.4 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 7.6 1 0 0 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 1 0 7.3 1 0 0 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 0 1 6.9 0 0 1 0 1 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 7.3 0 0 1 1 0 0 0 0 1 0 1 0 0 1 0 6.3 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 1 0 7.6 0 0 1 0 1 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 6.4 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 1 0 7.4 0 1 0 0 1 0 0 0 1 1 0 0 0 1 0 6.7 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 1 0 8.0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 6.1 0 0 0 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 1 0 6.0 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 0 1 7.6 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 1 0 7.1 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 0 1 1 0 0 7.5 0 1 0 1 0 0 0 0 1 0 1 0 0 1 0 6.1 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 1 0 6.7 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 1 0 7.0 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 1 0 5.6 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 0 1 7.7 0 1 0 0 1 0 0 0 1 1 0 0 1 0 0 7.0 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 0 1 5.8 0 0 0 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 7.1 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 1 0 7.0 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 1 0 0 5.6 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 0 0 0 1 0 6.4 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 0 1 6.5 0 0 1 0 1 0 0 0 1 1 0 0 0 0 1 5.7 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 0 1 7.5 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 Y X1A X1B X1C X2A X2B X2C X3A X3B X3C X4A X4B X4C X5A X5B X5C 6.4 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 0 1 6.7 0 0 1 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 1 0 6.6 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 0 1 6.1 0 0 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 0 1 6.2 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 0 1 1 0 0 8.3 1 0 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 1 0 0 6.8 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 1 0 5.4 0 0 1 0 0 0 0 0 1 0 1 0 0 1 0 5.8 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 1 0 6.3 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 0 1 7.4 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 0 1 1 0 0 6.5 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 1 0 0 1 0 8.1 1 0 0 0 1 0 1 0 0 0 0 1 1 0 0 5.6 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 0 1 6.8 0 1 0 1 0 0 0 0 1 0 0 1 0 0 1 7.2 0 1 0 1 0 0 0 0 1 0 1 0 0 1 0 7.9 0 1 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 0 0 1 5.1 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 1 6.9 0 0 1 1 0 0 0 1 0 0 0 1 0 1 0 8.0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 6.1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 0 0 1 0 0 1 6.9 1 0 0 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 1 0 6.3 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 1 0 6.9 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 0 1 6.9 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 1 0 7.6 0 1 0 0 1 0 1 0 0 0 0 1 0 1 0 5.6 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 1 0 5.6 0 0 1 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 0 1 7.2 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 1 0 7.6 1 0 0 0 1 0 0 0 1 0 0 1 1 0 0 7.3 0 0 1 0 1 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 5.9 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 0 1 6.9 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 0 0 0 1 0 6.8 0 1 0 0 0 1 0 0 1 1 0 0 0 1 0 5.9 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 1 0 6.6 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 1 0 5.8 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 1 0 7.2 0 0 1 0 1 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 6.5 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 1 0 7.4 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 1 0 6.7 0 0 1 1 0 0 1 0 0 0 0 1 0 0 1 5.8 0 0 1 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 6.8 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 1 0 7.1 0 0 1 1 0 0 0 0 1 0 1 0 0 1 0 6.5 0 0 1 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 1 0 6.2 0 0 1 0 1 0 1 0 0 0 0 1 0 0 1 7.6 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 1 0 1 0 0 7.8 0 1 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 6.1 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 1 0 5.8 0 0 1 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 6.3 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 0 1 6.0 0 0 1 0 1 0 0 0 0 0 1 0 0 1 0 5.5 0 0 1 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 0 1 6.0 0 0 0 1 0 0 0 1 0 0 0 1 0 1 0 6.1 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 1 0 6.3 0 0 0 0 1 0 0 0 1 1 0 0 0 1 0 6.3 0 0 0 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 1 0 5.8 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 1 0 6.8 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 0 1 1 0 0 5.3 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 0 1 Y X1A X1B X1C X2A X2B X2C X3A X3B X3C X4A X4B X4C X5A X5B X5C 6.9 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 1 0 5.7 1 0 0 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 0 6.2 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 1 0 6.1 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 1 0 6.9 0 0 1 0 1 0 0 0 1 1 0 0 0 1 0 6.6 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 1 0 6.1 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 0 1 5.6 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 1 0 7.6 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 1 0 6.7 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 1 0 7.4 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 7.0 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 6.5 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 0 0 6.1 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 1 0 0 1 0 6.9 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 0 1 6.6 1 0 0 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 1 0 6.4 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 0 0 6.7 1 0 0 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 0 0 5.8 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 0 1 6.0 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 0 1 6.8 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 0 1 7.0 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 1 0 0 6.6 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 6.0 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 1 0 0 0 1 6.9 0 1 0 1 0 0 0 1 0 0 0 1 0 1 0 7.9 0 0 1 0 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 7.4 0 1 0 1 0 0 0 1 0 0 0 1 0 1 0 7.4 0 0 1 0 1 0 1 0 0 1 0 0 0 0 1 7.7 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 1 0 0 6.5 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 1 0 6.4 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 0 1 6.5 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 0 1 7.2 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 0 1 7.4 0 1 0 0 1 0 0 0 1 1 0 0 0 1 0 6.8 0 0 1 0 1 0 0 0 1 1 0 0 0 0 1 7.0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 0 1 6.5 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 0 1 6.5 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 1 0 6.2 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 1 0 0 0 1 7.5 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 1 0 1 0 0 7.0 0 1 0 0 1 0 0 0 1 1 0 0 0 0 1 7.8 0 1 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 0 0 1 7.4 0 1 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 0 0 1 7.5 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 7.1 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 0 1 6.4 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 0 1 7.9 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 6.0 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 0 1 7.7 0 1 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 0 0 1 5.2 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 0 0 0 0 1 7.0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 0 1 7.6 1 0 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 0 1 7.0 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 0 1 8.1 0 1 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 7.1 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 0 0 6.6 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 0 1 7.2 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 6.5 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 0 1 6.9 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 0 1 7.0 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 1 0 Y X1A X1B X1C X2A X2B X2C X3A X3B X3C X4A X4B X4C X5A X5B X5C 7.0 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 1 0 7.0 0 0 1 0 1 0 1 0 0 0 1 0 0 0 1 6.6 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 0 0 6.5 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 0 1 5.9 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 0 0 0 0 1 6.9 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 1 0 6.2 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 0 0 6.7 0 0 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 1 0 0 6.5 0 0 1 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 1 0 7.2 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 7.6 0 1 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 0 0 1 7.5 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 7.3 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 0 1 8.3 0 1 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 1 0 0 5.9 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 0 0 6.6 0 0 1 0 1 0 1 0 0 0 0 1 0 1 0 6.0 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 0 1 6.0 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 0 0 1 0 0 5.0 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 0 0 1 0 7.3 0 0 1 1 0 0 1 0 0 0 1 0 0 0 0 7.2 0 0 1 0 1 0 1 0 0 0 1 0 0 0 1 5.3 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 0 0 0 0 1 6.0 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 0 1 8.1 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 1 0 0 6.1 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 0 1 6.3 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 0 1 6.3 0 0 1 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 0 1 7.8 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 0 1 6.4 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 0 1 6.4 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 1 0 4.6 0 0 1 0 0 0 0 0 1 0 0 1 0 0 1 5.9 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 0 1 6.9 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 0 1 5.6 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 0 1 6.4 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 1 0 0 0 1 7.1 0 1 0 0 1 0 0 0 0 0 1 0 0 1 0 7.7 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 1 0 7.5 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 1 0 6.5 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 1 0 6.3 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 0 1 6.7 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 1 0 7.8 1 0 0 0 1 0 0 0 1 0 1 0 1 0 0 7.0 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 1 0 7.5 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 1 0 5.9 0 0 1 0 1 0 0 0 0 0 1 0 0 0 1 7.6 0 1 0 0 1 0 0 0 1 1 0 0 0 1 0 5.8 0 1 0 0 1 0 0 0 0 0 0 1 0 0 1 6.9 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 1 0 6.1 0 1 0 0 1 0 0 0 0 0 1 0 0 0 1 8.0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 1 0 0 6.2 0 1 0 0 1 0 0 0 0 0 1 0 0 0 1 6.5 0 1 0 0 0 1 0 0 1 1 0 0 0 0 1 6.0 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 0 0 7.5 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 1 0 7.7 0 0 1 0 1 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 5.3 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 0 0 6.4 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 1 0 6.5 0 1 0 0 0 1 0 0 0 0 1 0 1 0 0 6.1 0 1 0 0 0 1 1 0 0 0 0 0 0 1 0 6.8 0 1 0 0 0 1 1 0 0 0 0 1 0 1 0 Y X1A X1B X1C X2A X2B X2C X3A X3B X3C X4A X4B X4C X5A X5B X5C 7.3 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 1 0 0 6.5 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 1 0 6.9 0 0 1 0 0 1 1 0 0 0 1 0 0 1 0 7.2 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 1 0 8.1 1 0 0 0 1 0 0 0 1 1 0 0 0 1 0 7.8 0 1 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 7.0 0 0 1 1 0 0 0 0 1 0 1 0 0 1 0 6.3 0 0 1 0 1 0 0 0 0 0 1 0 0 1 0 6.5 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 1 0 0 1 0 6.6 0 0 1 0 1 0 0 0 0 0 1 0 1 0 0 6.0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 1 0 0 1 0 7.3 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 1 0 7.0 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 1 0 8.4 1 0 0 0 1 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 6.7 0 0 1 0 1 0 1 0 0 0 0 1 0 0 1 6.5 1 0 0 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 0 1 6.5 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 0 1 7.6 1 0 0 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 1 0 7.4 1 0 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 0 1 6.8 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 1 0 8.0 1 0 0 1 0 0 0 0 1 1 0 0 0 0 1 7.7 1 0 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 0 1 8.9 1 0 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 7.3 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 0 1 6.8 1 0 0 0 0 1 0 0 1 0 1 0 0 0 1 6.2 0 0 1 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 0 1 6.8 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 1 0 0 6.3 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 0 1 7.2 1 0 0 0 0 1 1 0 0 0 1 0 0 0 1 7.9 1 0 0 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 1 0 7.7 0 1 0 0 1 0 0 0 1 1 0 0 1 0 0 8.1 1 0 0 1 0 0 0 0 1 0 1 0 0 1 0 6.3 1 0 0 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 0 1 6.3 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 0 1 6.1 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 0 1 5.6 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 0 0 0 0 1 5.4 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 1 7.0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 0 1 7.1 0 1 0 1 0 0 0 0 1 0 1 0 0 0 1 6.8 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 1 0 5.9 0 0 1 0 1 0 0 0 0 0 1 0 0 0 1 6.7 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 0 0 6.9 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 0 1 5.5 0 0 1 0 0 1 0 0 0 0 0 1 0 1 0 6.6 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 1 0 5.7 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 1 0 0 0 1 5.9 0 0 1 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 0 1 4.9 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 0 0 0 0 1 7.0 0 0 1 1 0 0 0 1 0 0 1 0 0 0 1 4.5 0 0 1 0 0 0 0 0 1 0 0 1 0 0 1 7.6 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 6.8 0 0 1 1 0 0 0 0 1 0 1 0 0 0 1 6.9 0 0 1 1 0 0 0 0 1 0 0 1 1 0 0 PHỤ LỤC 02 PHIẾU CÂU HỎI DÀNH CHO CHUYÊN GIA Nhằm phục vụ nghiên cứu đề tài: “Xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ NSNN của KBNN”. Chúng tôi rất mong nhận được những thông tin xác thực và hữu hiệu từ Quý Ông/ Bà là anh chị em đồng nghiệp ngành KBNN. Mọi thông tin mà Ông/ Bà cung cấp sẽ được bảo mật và chỉ được sử dụng riêng cho nghiên cứu đề tài này. Xin vui lòng trả lời, cho ý kiến trong phiếu và gửi về địa chỉ: KBNN Đà Nẵng, số 236 Bạch Đằng, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng. Email: thongpq@vst.gov.vn Fax: 0511.3823898; Điện thoại cá nhân: 0903.578632 Xin trân trọng cảm ơn! A. THÔNG TIN CHUNG: Họ và tên chuyên gia*: . Đơn vị công tác*: .. Công việc đang đảm nhiệm: Tuổi: □ Dưới 35 tuổi □ Trên 35 đến dưới 50 tuổi □ Trên 50 tuổi Trình độ chuyên môn □ Đại học □ Sau Đại học □ Khác (Ghi chú: * thông tin có thể không cần cung cấp) B. NỘI DUNG KHẢO SÁT (Ông/bà chỉ cần đánh dấu X vào 1 ô lựa chọn. Tất cả câu trả lời yêu cầu chỉ duy nhất một lựa chọn) 1. Nhận xét về hệ thống chỉ tiêu hiện đang áp dụng trong đánh giá hoạt động quản lý Quỹ NSNN của KBNN (thể hiện trong hệ thống báo cáo của KBNN) 1.1. Mức độ toàn diện, đầy đủ của các chỉ tiêu đánh giá □ Rất tốt □ Tốt. □ Trung bình □ Chưa đạt 1.2. Mức độ chuẩn xác của các chỉ tiêu đánh giá □ Rất tốt □ Tốt □ Trung bình □ Chưa đạt 1.3. Mức độ cụ thể, rõ ràng của các chỉ tiêu đánh giá □ Rất tốt □ Tốt □ Trung bình □ Chưa đạt 1.4. Tính hệ thống của các chỉ tiêu đánh giá (Sự hợp lý trong cách phân loại; Sự liên kết logic giữa các chỉ tiêu,) □ Rất tốt □ Tốt □ Trung bình □ Chưa đạt 1.5. Mức độ khả thi (có dễ dàng cho việc vận dụng, thu thập dữ liệu, đánh giá..) của hệ thống chỉ tiêu □ Rất tốt □ Tốt □ Trung bình □ Chưa đạt 2. Nhận xét về thực trạng tổ chức công tác phân tích, đánh giá hoạt động quản lý Quỹ NSNN tại KBNN 2.1. Hoạt động phân tích, đánh giá đã được tổ chức quy củ, bài bản □ Rất tốt □ Tốt □ Trung bình □ Chưa đạt 2.2. Quy trình phân tích, đánh giá hợp lý □ Rất tốt □ Tốt □ Trung bình □ Chưa đạt 2.3. Các báo cáo đã được thiết kế hợp lý □ Rất tốt □ Tốt □ Trung bình □ Chưa đạt 2.4. Việc phân tích, đánh giá bảo đảm được các yêu cầu chính xác, kịp thời □ Rất tốt □ Tốt □ Trung bình □ Chưa đạt 2.5. Kết quả phân tích, đánh giá phục vụ thiết thực, hiệu quả cho công tác quản lý Quỹ NSNN của KBNN các cấp □ Rất tốt □ Tốt □ Trung bình □ Chưa đạt 3. Ý kiến về các đề xuất trong thời gian tới 3.1. Có cần bổ sung các tiêu chí định tính (ngoài các chỉ tiêu định lượng hiện có) để đánh giá toàn diện hơn về hoạt động quản lý Quỹ NSNN của KBNN □ Rất cần □ Không cần □ Ý kiến khác 3.2. Nên ưu tiên điều chỉnh, bổ sung các tiêu chí đánh giá về □ Hoạt động quản lý thu NSNN của KBNN □ Hoạt động quản lý chi NSNN của KBNN 3.3. Trong các nội dung về hoạt động quản lý Quỹ NSNN của KBNN sau, nội dung nào cần được bổ sung các chỉ tiêu đánh giá nhất (do hiện còn thiếu hoặc chưa được đề cập) □ Tập trung nguồn thu NSNN □ Chi trả, kiểm soát chi NSNN □ Thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm giải quyết kịp thời nhu cầu chi của Ngân sách Nhà nước (sử dụng vốn nhàn rỗi, vay ngắn hạn ngân hàng TƯ,..) □ Điều hoà vốn trong hệ thống KBNN □ Tổ chức hạch toán và cung cấp thông tin về NSNN 3.4. Trong những yêu cầu sau về hệ thống tiêu chí đánh giá, yêu cầu nào cần phải được ưu tiên đáp ứng nhất □ Dễ hiểu, dễ làm □ Thiết thực, không hình thức □ Tính hệ thống 3.5. Trong những nội dung sau của công tác đánh giá; phân tích, nội dung cần được ưu tiên đổi mới nhất □ Tổ chức bộ phận phân tích, đánh giá trong từng KBNN các cấp □ Xây dựng và hoàn thiện quy trình phân tích, đánh giá □ Thiết kế các báo cáo 3.6. Để nâng cao tính hữu ích, thiết thực của công tác đánh giá; phân tích, giải pháp cốt lõi nhất là □ Sự quan tâm của lãnh đạo KBNN các cấp đối với việc sử dụng các thông tin PT, ĐG □ Bảo đảm các yêu cầu của thông tin (chính xác, kịp thời, đầy đủ) □ Nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân viên trực tiếp làm công tác này □ Vận dụng tốt công nghệ thông tin □ Giải pháp khác PHỤ LỤC 03 So Sánh Dự Toán THU-CHI NSNN với Quyết toán NSNN 2001-2013 Nguồn : KBNN ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu Tổng thu cân đối NSNN Tỷ lệ thu vượt so dự toán(%) Tổng chi cân đối NSNN Tỷ lệ chi vượt so với dự toán (%) DT2001 103,9 127,6 QT 2001 104,0 100,1 130,0 101,9 DT2002 121,7 143,8 QT2002 123,8 102, 148,2 103,0 DT2003 152,3 181,2 QT2003 177,4 116,5 197,3 108,8 DT2004 190,9 214,2 QT2004 224,8 117.8 248,6 116,0 DT2005 228,3 262,7 QT2005 313,5 137,3 283,8 108.0 DT 2006 279,5 308,1 QT 2006 350,8 147,47 346,0 112,3 DT2007 327,9 380,8 QT2007 336,3 102,6 425,1 111,6 DT2008 343,5 452,8 QT2008 548,5 159,7 549,7 121,4 DT 2009 454,8 561,3 QT2009 468,8 103,0 584,7 104,1 DT 2010 461,5 582,2 QT2010 528,1 114,4 588,2 101,0 DT 2011 670,5 685,5 QT2011 674,5 100,1 796,1 116,1 DT2012 734,1 595,1 QT2012 741,5 101,0 904,1 151,9 DT2013 816,0 978,0 QT2013 816, 100,0 978, 100 PHỤ LỤC 04 CHI NSNN QUA KBNN 2001-2013 Đơn vị: Tỷ đồng Năm Số tiền 2001 129,773 2002 148,208 2003 197,573 2004 248,615 2005 313,479 2006 385,666 2007 469,606 2008 533,669 2009 810,000 2010 671.370 2011 796.000 2012 904.100 2013 978.000 Nguồn : KBNN PHỤ LỤC 05 THU NSNN QUA KBNN 2001-2013 Đơn vị: Tỷ đồng Năm Thu NSNN 2001 103.888 2002 123.860 2003 177.409 2004 224.776 2005 283.847 2006 350.842 2007 431.057 2008 582.435 2009 650.000 2010 559.170 2011 674.500 2012 741.015 2013 816.000 Nguồn : KBNN PHỤ LỤC 06 Tỷ trọng thu nội địa so với tổng thu NSNN giai đoạn 2001-2013.(%) Nguồn:Bộ Tài chính và [21], Niên giám Thống kê 2001-2010 Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng thu NSNN 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 Trong đó: Thu nội địa Thu Hải quan Thu dầu thô Thu viện trợ 50.7 22,1 25,3 1,9 50,4 25,9 21,8 1,8 51,7 22,3 24,1 1,9 53,5 19,3 25,9 1,5 57,5 20,6 20,8 1,7 52,03 15,1 29,8 2,8 55,17 19,0 24 1,8 55,7 20,6 20,8 2,9 60,9 24 13,4 1,7 62,5 23,7 11,8 2,0 61,5 21,6 15,3 1,7 61,3 17,3 19,1 2,3 67,1 17,8 14,5 0,63 PHỤ LỤC 07 Tình hình thực hiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN giai đoạn năm 2003 – 2013 Năm Tổng số kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Số đơn vị chưa chấp hành đúng chế độ Số món thanh toán chưa đủ thủ tục Số tiền từ chối thanh toán (Tỷ đồng) (Đơn vị) (Món) (Tỷ đồng) 2003 71.963 9.335 17.866 163 2004 71.209 8.771 20.052 190 2005 97.130 9.593 23.110 192 2006 121.734 12.390 30.146 217 2007 150.558 13.374 30.537 204 2008 201.987 19.404 50.146 372 2009 251.964 19.723 48.883 300 2010 374.922 14.700 42.998 280 2011 374.000 18.140 43.695 260 2012 601.300 25.600 56.300 716 2013 666.268 34.846 76.853 1.502 Nguồn: Theo báo cáo tình hình thanh toán vốn đầu tư hàng năm của KBNN) PHỤ LỤC 08 Tình hình thực hiện công tác kiểm soát chi ĐT- XDCB NSNN qua KBNN giai đoạn năm 2003 – 2013 Đơn vị tính: tỷ đồng STT Năm Số lượng dự án (dự án) Kế hoạch vốn đầu tư (tỷ đồng) Từ chối thanh toán (tỷ đồng) 1 2002 43.388 53.995 467 2 2003 48.083 56.342 451 3 2004 34.340 62.893 481 4 2005 81.344 75.667 554 5 2006 90.307 83.323 551 6 2007 77.057 99.794 573 7 2008 104.704 116.378 241 8 2009 105.000 179.686 165 9 2010 119.255 197.235 234 10* 2011 120.214 247.379 142 11* 2012 115.368 222.326 144 12* 2013 135.569 274.246 55 (Nguồn: Theo báo cáo tình hình thanh toán vốn đầu tư hàng năm của KBNN; * là số ước tính của KBNN) PHỤ LỤC 09 Bảng chỉ tiêu báo cáo thu NSNN qua KBNN hiện nay Đơn vị: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Dự toán năm Thực hiện trong tháng Luỹ kế thực hiện đến Tỷ lệ % Dự toán năm A Thu NSNN Tr.đó: Tổng thu NSNN (không tính tạm thu NSNN) Tổng thu NSNN trong cân đối I Thu NSĐP II Thu NSTW B Vay của NS địa phương PHỤ LỤC 10 Kết quả Huy động vốn cho NSNN qua KBNN giai đoạn 2001-2013 Năm Số tiền (tỷ đồng) 2003 2.322 2004 3.809 2005 2.816 2006 20.126 2007 34.607 2008 19.362 2009(*) 2.210 2010 60.000, 2011 70.000, 2012 147.458, 2013 181.093 (*) Chưa bao gồm trái phiếu Chính phủ có mục tiêu Giao thông Thủy lợi từ 2003 đến 2009 với 7 đợt, huy động 62.757 tỷ đồng và năm 2009 còn huy động 543 triệu USD. Nguồn: Báo cáo Hệ thống KBNN Biểu đồ: 02.1 Tổng thu NSNN qua kbnn giai doạn 2001-2013 THU NSNN QUA KBNN 0 200.000 400.000 600.000 800.000 1.000.000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Năm T ỷ đồ ng Thu NSNN Nguồn: Báo cáo hệ thống KBNN Biểu đồ: 02.2 Chi NSNN qua KBNN giai đoạn 2001-2013: CHI NSNN QUA KBNN 0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Năm T ỷ đồ ng CHI NSNN QUA KBNN Nguồn: Báo cáo hệ thống KBNN Biểu đồ: 02.3 Tình hình thu- chi NSNN so với dự toán giai đoạn 2001-2013 THU CHI NGÂN SÁCH QUA CÁC NĂM 0 200 400 600 800 1000 1200 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Năm T ỷ đồ ng DT THU NSNN QT THU NSNN DT CHI NSNN QT CHI NSNN Nguồn: Báo cáo hệ thống KBNN,[21] Biểu đồ: 02.4 Kết quả thu chi tiền mặt qua KBNN giai đoạn 2001-2013 0.00 50,000.00 100,000.00 150,000.00 200,000.00 250,000.00 300,000.00 350,000.00 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Năm Tổng thu tiền mặt qua KBNN giai đoạn 2001-2013 (Tỷ đồng) Tổng chi tiền mặt qua KBNN giai đoạn 2001-2013 (Tỷ đồng) Nguồn: Báo cáo Ngân quỹ của KBNN-2013 Biểu đồ: 02.5 So sánh tổng thu NSNN bằng tiền mặt với tổng thu NSNN giai đoạn 2001-2013 Nguồn: Báo cáo Ngân quỹ của KBNN-2013 Biểu đồ: 02.6 So sánh giữa chi tiền mặt với tổng chi NSNN giai đoạn 2001-2013 Nguồn: Báo cáo Ngân quỹ của KBNN-2013 SƠ ĐỒ 02 Sơ đồ các bước thực hiện nghiên cứu bằng phương pháp kinh tế lượng Lý thuyết kinh tế, kinh nghiệm, các Thiết lập mô hình Ước lượng mô Kiểm định giả Dự báo Các quyết định về Diễn dịch kết quả Thiết lập lại mô Thu thập dữ liệu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_xay_dung_he_tieu_chi_danh_gia_hoat_dong_quan_ly_quy.pdf
Tài liệu liên quan