Luận án Xây dựng chương trình huấn luyện mô phỏng độ cao cho đội tuyển nam xe đạp đường trường Việt Nam

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ================== PHẠM HÙNG MẠNH XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN MÔ PHỎNG ĐỘ CAO CHO ĐỘI TUYỂN NAM XE ĐẠP ĐƢỜNG TRƢỜNG VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ================== PHẠM HÙNG MẠNH XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN MÔ P

pdf167 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 323 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Luận án Xây dựng chương trình huấn luyện mô phỏng độ cao cho đội tuyển nam xe đạp đường trường Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỎNG ĐỘ CAO CHO ĐỘI TUYỂN NAM XE ĐẠP ĐƢỜNG TRƢỜNG VIỆT NAM N n G o dục học M ố 9140101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018 Lờ cam đoan Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tác giả luận án Phạm Hùng Mạnh MỤC LỤC Trang TRANG BÌA TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ DANH MỤC PHỤ LỤC MỞ ĐẦU ..........................................................................................1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .........................4 1.1 Cơ sở khoa học huấn luyện độ cao (Hypoxia) ........................................... 4 1.1.1. Khái niệm phương pháp huấn luyện độ cao .................................... 4 1.1.2. Đặc điểm các thành phần không khí trong phòng thí nghiệm mô phỏng độ cao ........................................................................................ 4 1.2. Tác dụng và đặc điểm của phương pháp huấn luyện độ cao ...................... 6 1.3. Các hình thức huấn luyện độ cao hiện nay .............................................. 7 1.3.1. Sống trên độ cao – tập luyện trên độ cao(Living High –Traning High) .................................................................................................... 8 1.3.2. Sống trên độ cao – tập luyện dưới thấp (Living high- Training low): ............................................................................................................ 9 1.3.3. Sống dưới thấp – tập luyện trên độ cao (Living low – training high) .......................................................................................................... 12 1.4. Tác động cơ học của tập luyện trong môi trường độ cao đối với cơ thể VĐV. ........................................................................................................ 19 1.4.1. Thích nghi hệ hô hấp .................................................................. 21 1.4.2. Thích nghi về huyết học ............................................................. 22 1.4.3. Biến đổi chức năng hệ tim mạch ................................................. 25 1.4.4. Thích nghi mô cơ ....................................................................... 26 1.4.5 Tính không đồng nhất của các phản ứng sinh lý ở môi trường độ cao. .......................................................................................................... 28 1.4.6. Ý nghĩa chỉ số chức năng sinh lý và sinh hóa huyết học. .............. 29 1.5. Đặc điểm thi đấu xe đạp đường trường ................................................. 31 1.5.1 Đặc điểm thi đấu môn xe đạp ....................................................... 31 1.5.2. Cấu trúc trong thi đấu xe đạp ...................................................... 32 1.6. Các yếu tố cấu thành thành tích của VĐV xe đạp đường trường: ............ 34 1.7. Đặc điểm sinh lý và nhu cầu năng lượng trong môn xe đạp. ................... 40 1.7.1. Đặc điểm của hệ cơ. ................................................................... 41 1.7.2. Đặc điểm các cơ quan chức năng vận chuyển oxy: ....................... 41 1.7.3. Nhu cầu năng lượng cho hoạt động đua XĐĐT ............................ 44 1.8. Một số công trình nghiên cứu liên quan. ............................................... 49 CHƢƠNG 2 ĐỐI TƢỢNG, PHƢƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 52 2.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 52 2.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 52 2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp các tài liệu: .......................... 52 2.2.2. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia ............................................ 53 2.2.3. Phương pháp kiểm tra y sinh ...................................................... 53 2.2.4. Phương pháp xét nghiệm sinh hóa huyết học ................................ 55 2.2.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ............................................. 58 2.2.6. Phương pháp toán học thống kê .................................................. 59 2.3. Tổ chức nghiên cứu ............................................................................. 59 2.3.1. Phạm vi nghiên cứu: .................................................................. 59 2.3.2. Địa điểm nghiên cứu .................................................................. 59 2.3.3. Kế hoạch nghiên cứu: ................................................................. 59 CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .................. 61 3.1. Đánh giá thực trạng chức năng sinh lý và sinh hóa của đội tuyển nam XĐĐT Việt Nam. ....................................................................................... 61 3.1.1. Cơ sở lựa chọn các chỉ số kiểm tra đánh giá thực trạng chức năng sinh lý và sinh hóa. ............................................................................. 61 3.1.2. Thực trạng chức năng sinh lý và sinh hóa máu của VĐV đội tuyển nam XĐĐT Việt Nam. ......................................................................... 66 3.2. Xây dựng chương trình huấn luyện môi trường mô phỏng độ cao cho đội tuyển nam XĐĐT Việt Nam........................................................................ 79 3.2.1. Tổng hợp các chương trình huấn luyện môi trường mô phỏng độ cao có hiệu quả. ........................................................................................ 79 3.2.2. Xây dựng chương trình huấn luyện độ cao cho đội tuyển nam XĐĐT Việt Nam ............................................................................................ 91 3.3. Đánh giá hiệu quả chương trình huấn luyện độ cao cho đội tuyển nam XĐĐT Việt Nam. ....................................................................................... 97 3.3.1. Sự biến đổi chức năng sinh lý, sinh hóa của nhóm TN sau thực nghiệm. .............................................................................................. 97 3.3.2. Đánh giá sự biến đổi chức năng sinh lý, sinh hóa của nhóm ĐC sau TN. .................................................................................................. 104 3.3.3. So sánh sự biến đổi chức năng sinh lý và sinh hóa giữa nhóm TN và nhóm ĐC sau TN ............................................................................... 109 3.3.4. So sánh sự biến đổi chức năng sinh lý và sinh hóa giữa nhóm TN VĐV đội tuyển xe đạp Việt Nam và VĐV một số nước trên thế giới. .... 116 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................... 124 Kết luận .................................................................................................. 124 Kiến nghị ................................................................................................ 125 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu Nội dung chữ viết tắt BF% Tỷ lệ phần trăm mở cơ thể (Body fat %) CO2 Khí cacbonic cm Centimet ĐC Đối chứng EPO Erythropoietic kích thích sản sinh hồng cầu FIO2 Hàm lượng oxy trong không khí Hb Nồng độ Hemoglobin trong máu Hct Tỷ lệ% hồng cầu trong máu HL Huấn luyện HLV Huấn luyện viên HRmax Nhịp tim tối đa HRpeak Nhịp tim đỉnh HVR Phản ứng thông khí với môi trường độ cao IHT Huấn luyện giãn cách trong môi trường mô phỏng độ cao IHE Huấn luyện giãn cách trong tập luyện và nghỉ ngơi ở môi trường mô phỏng độ cao. kg Kilogram LL + TL Live low + Train low: Sống dưới thấp – tập luyện dưới thấp LH + TL Live high + Train low: Sống trên độ cao – tập luyện dưới thấp LH-TH Live high + Train high: Sống trên độ cao – tập luyện trên độ cao LL + TH Live low + Train high: Sống dưới thấp –tập luyện trên độ cao N Nitơ O2 Oxy P Áp suất ph phút PIO2 Áp suất không khí RBC Số lượng Hồng cầu RER Thương số hô hấp VO2/VCO2 SPO2HYPO Độ bảo hòa oxyhemoglobin T3000 Thời gian chạy 3000m TTHYPO Thời gian gắng sức Tlim Thời gian kiệt sức TĐTL Trình độ tập luyện TDTT Thể dục thể thao TP.HCM thành phố Hồ Chí Minh TTTT Thành tích thể thao TN Thực nghiệm VO2peakNORMO Khả năng hấp thụ oxy tối đa ở P ≈ 760 mmHg VEHYPO Thể tích thông khí ở áp suất thấp VT Ngưỡng yếm khí V & E Lượng oxy hấp thụ, tần số hô hấp VĐV Vận động viên Wmean5000 Công suất trung bình chạy 5000m WmeanHYPO Công suất trung bình ở môi trường độ cao WRLT Công suất ngưỡng yếm khí WRmax Công suấthoạt động tối đa W Oát XĐĐT Xe đạp đường trường % Tỷ lệ phần trăm DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình Nội dung các hình vẽ Trang 1.1. Cơ chế áp dụng phương pháp huấn luyện độ cao 7 1.2. Con đường oxy từ không khí bên ngoài vào cơ bắp 20 1.3. Bề mặt sức cản của không khí khi ngồi ở các tư thế khác nhau. 32 1.4. Hiệu quả của chương trình huấn luyện (Cấu trúc thi đấu và bài tập) trong sự thích nghi của thể thao. Sự thích nghi nỗ lực đánh giá bằng các test trong phòng thí nghiệm và test trên sân tập; Chương trình huấn luyện phản ứng theo nỗ lực. 33 2.1. Hệ thống phân tích khí Metamax 3B 53 2.2. Xe đạp lực kế Monark Egormedic 894E 55 2.3. Xe đạp lực kế Monark Egormedic 894E và phần mềm phân tích 55 3.1. Sơ đồ huấn luyện kết hợp giữa môi trường độ cao và môi trường mực nước biển với 3 hình thức huấn luyện trong giai đoạn chuẩn bị. 83 3.2. Sơ đồ huấn luyện độ cao cho VĐV thể thao sức bền, sức nhanh và ưu yếm khí. 84 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Nội dung bảng Trang 1.1. Thiết kế và số liệu của các nghiên cứu IHT. Sau 13 1.2. Thiết kế và kết quả của các nghiên cứu IHE với thời gian ngắn P ≈ 760 mmHg Sau 14 1.3. Thiết kế và kết quả của các nghiên cứu IHE với thời gian dài áp suất thấp 16 1.4. Các nội dung thi đấu môn xe đạp Sau 31 2.1. Tiêu chuẩn đánh giá VO2max (ml/kg/ph) cho nam VĐV 54 3.1. Kết quả phỏng vấn chuyên gia về chỉ số chức năng sinh lý và sinh hóa máu kiểm tra VĐV đội tuyển nam XĐĐT Sau 64 3.2. Đặc điểm VĐV đội tuyển nam XĐĐT Việt Nam. 66 3.3. So sánh đặc điểm cơ thể giữa các VĐV đội tuyển xe đạp Việt Nam và VĐV một số nước trên thế giới 67 3.4. Thực trạng ưa khí của 2 nhóm TN và ĐC VĐV đội tuyển nam XĐĐT Việt Nam trước TN 69 3.5. So sánh khả năng ưa khí giữa các VĐV đội tuyển xe đạp Việt Nam và VĐV một số nước trên thế giới 70 3.6. Thực trạng yếm khí của 2 nhóm TN và ĐC VĐV đội tuyển nam XĐĐT Việt Nam trước TN 72 3.7. So sánh khả năng yếm khí giữa các VĐV đội tuyển xe đạp Việt Nam và VĐV một số nước trên thế giới 73 3.8. Thực trạng các sinh hóa của 2 nhóm TN và ĐC VĐV đội tuyển nam XĐĐT Việt Nam trước TN 74 3.9. So sánh đặc điểm sinh hóa máu giữa các VĐV đội tuyển xe đạp Việt Nam và VĐV một số nước trên thế giới 76 3.10. Chương trình huấn luyện thực nghiệm 80 3.11. Tổng hợp một số đặc điểm chương trình huấn luyện độ cao đã công bố 85 Bảng Nội dung bảng Trang 3.12. Kế hoạch huấn luyện năm 2016 của đội tuyển nam XĐĐT Việt Nam Sau 93 3.13. Chương trình tập luyện và lượng vận động của đội tuyển nam XĐĐT Việt Nam tại phòng thí nghiệm mô phỏng độ cao 94 3.14. Biến đổi khả năng ưa khí của VĐV nhóm TN 98 3.15. Biến đổi khả năng yếm khí của VĐV nhóm TN 100 3.16. Biến đổi chỉ số sinh hóa của VĐV nhóm TN 101 3.17. Biến đổi khả năng ưa khí của VĐV nhóm ĐC 104 3.18. Biến đổi khả năng yếm khí của VĐV nhóm ĐC 106 3.19. Biến đổi chỉ số sinh hóa của VĐV nhóm ĐC 107 3.20. So sánh sự biến đổi khả năng ưu khí của 2 nhóm TN và ĐC 110 3.21. So sánh biến đổi khả năng yếm khí của 2 nhóm TN và ĐC 111 3.22. So sánh sự biến đổi sinh hóa của 2 nhóm TN và ĐC 112 3.23. So sánh sự biến đổi khả năng ưa khí giữa nhóm TN VĐV đội tuyển xe đạp Việt Nam và VĐV một số nước trên thế giới 116 3.24. So sánh sự biến đổi khả năng yếm khí giữa nhóm TN VĐV đội tuyển xe đạp Việt Nam và VĐV một số nước trên thế giới 118 3.25. So sánh sự biến đổi sinh hóa máu giữa nhóm TN VĐV đội tuyển xe đạp Việt Nam và VĐV một số nước trên thế giới 119 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ Nội dung biểu đồ Trang 3.1. Thông tin trình độ chuyên gia được khảo sát 64 3.2. Biểu diễn thời gian của lượng vận động trong chương trình nghiên cứu 95 3.3. Nhịp tăng trưởng khả năng hoạt động ưa khí của nhóm TN sau 4 tuần tập luyện 99 3.4. Nhịp tăng trưởng khả năng hoạt động yếm khí của nhóm TN sau 4 tuần tập luyện 101 3.5. Sự biến đổi giá trị trung bình chỉ số sinh hóa của nhóm TN sau 4 tuần tập luyện 102 3.6. Nhịp tăng trưởng khả năng hoạt động ưa khí của nhóm ĐC sau 4 tuần tập luyện 105 3.7. Nhịp tăng trưởng khả năng hoạt động yếm khí của nhóm ĐC sau 4 tuần tập luyện 106 3.8. Sự biến đổi giá trị trung bình chỉ số sinh hóa của nhóm ĐC sau 4 tuần tập luyện 108 3.9. So sánh nhịp tăng trưởng khả năng ưa khí giữa nhóm TN và ĐC sau TN của VĐV đội tuyển xe đạp Việt Nam 112 3.10. So sánh nhịp tăng trưởng khả năng yếm khí giữa nhóm TN và ĐC sau TN của VĐV đội tuyển xe đạp Việt Nam 113 3.11. So sánh giá trị trung bình của 2 nhóm TN và ĐC với giá trị tham chiếu sau TN 114 DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Phiếu phỏng vấn Phụ lục 2: Bản thỏa thuận tham gia công trình nghiên cứu Phụ lục 3: Bảng hỏi các vấn đề về y học có liên quan Phụ lục 4: Phiếu xét nghiệm mẫu của VĐV Phụ lục 5: Số liệu kiểm tra lần 1 nhóm ĐC Phụ lục 6: Số liệu kiểm tra lần 1 nhóm TN Phụ lục 7: Số liệu kiểm tra lần 2 nhóm ĐC Phụ lục 8: Số liệu kiểm tra lần 2 nhóm TN 1 MỞ ĐẦU Trong công cuộc đổi mới, để xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh, ngành Thể dục Thể thao (TDTT) cũng như các ngành khoa học khác đã có những đóng góp to lớn cho sự phát triển chung của đất nước. Ở Việt Nam: Môn Xe đạp xuất hiện rất sớm khoảng năm 1896 sau đó được phát triển chủ yếu tại hai miền Bắc và Nam, có thể thấy những vận động viên (VĐV) tiêu biểu của Xe đạp Việt Nam như; Huỳnh Châu, Mai Công Hiếu, Nguyễn Nam Cực, và mới nhất là VĐV Nguyễn Thị Thật đã xuất sắc giành tấm huy chương đầu tiên trong lịch sử bộ môn đua xe đạp của Việt Nam ở đấu trường Asiad. Tuy nhiên thành tích của Việt Nam vẫn còn hạn chế so với các nước trong khu vực và Châu Á. Một trong những nhân tố ảnh hưởng chính đến thành tích môn xe đạp là sức bền của vận động viên. Theo Scott (2009), để cải thiện sức bền, VĐV cần nâng cao năng lực hệ tuần hoàn, hô hấp và chuyển hóa tế bào, nâng cao khả năng hấp thụ oxy tối đa, duy trì hoạt động ưa khí với cường độ thi đấu trong thời gian dài hơn [63]. Để nâng cao năng lực này, bên cạnh việc xây dựng chương trình huấn luyện theo các vùng cường độ một cách khoa học thì các VĐV còn sử dụng doping, đây là phương pháp bị cấm. Một phương pháp tự nhiên để tăng số lượng hồng cầu là đưa VĐV tập luyện ở các vùng cao (trên 1500m so với mặt nước biển) phương pháp này đã được áp dụng phổ biến trên thế giới.Ở độ cao trên 1500m áp suất không khí và lượng oxy sẽ giảm dẫn đến cơ thể phản ứng bằng việc điều hòa máu để tăng sản sinh hồng cầu trong cơ thể. Tuy nhiên, việc đưa VĐV đi tập ở các vùng có độ cao không phải lúc nào cũng thuận tiện, độ cao tại các vùng cao nguyên của Việt Nam khá thấp như Đà Lạt trung bình so với mặt biển là 1500 m, nơi cao nhất trong trung tâm thành phố là Nhà Bảo Tàng (1532m), nơi thấp nhất là thung lũng Nguyễn Tri Phương (1398.2 2 m). Do đó, Trường Đại học TDTT thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã tiến hành trang bị hệ thống phòng tập huấn luyện môi trường độ cao phục vụ công tác nghiên cứu và huấn luyện VĐV cấp cao, đây là phòng tập hiện đại, công nghệ cao được nhiều nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu và đạt được nhiều kết quả khả quan. Bản thân từng là huấn luyện viên đội leo núi Everest Việt Nam, đã có kinh nghiệm và tâm huyết theo đuổi nghiên cứu huấn luyện môi trường độ caonên chọn nghiên cứu đề tài:“Xây dựng chương trình huấn luyện mô phỏng độ cao cho đội tuyển nam xe đạp đường trường Việt Nam”. - Mục đíc n ên cứu Xây dựng và ứng dụng chương trình huấn luyện mô phỏng độ cao cho đội tuyển nam xe đạp đường trường (XĐĐT) Việt Nam nhằm nâng cao chức năng sinh lý và sinh hóa cho VĐV đội tuyển nam XĐĐT. - Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng chức năng sinh lý và sinh hóa của VĐV đội tuyển nam XĐĐT Việt Nam. - Cơ sở lựa chọn các chỉ số đánh giá thực trạng chức năng sinh lý và sinh hóa của VĐV đội tuyển nam XĐĐT Việt Nam - Đánh giá thực trạng chức năng sinh lý và sinh hóa của VĐV đội tuyển nam XĐĐT Việt Nam. Mục tiêu 2: Xây dựng chương trình huấn luyện mô phỏng độ cao cho đội tuyển nam XĐĐT Việt Nam. - Tổng hợp các chương trình huấn luyện mô phỏng độ cao có hiệu quả trên thế giới. - Xây dựng chương trình huấn luyện mô phỏng độ cao cho VĐV đội tuyển nam XĐĐT Việt Nam 3 Mục tiêu 3: Đánh giá hiệu quả chương trình huấn luyện mô phỏng độ cao cho VĐV đội tuyển nam XĐĐT Việt Nam. - Đánh giá biến đổi chức năng sinh lý và sinh hóa (Máu, Ngưỡng yếm khí, VO2max) của nhóm thực nghiệm. - Đánh giá biến đổi chức năng sinh lý và sinh hóa (Máu, Ngưỡng yếm khí, VO2max) của nhóm ĐC. - Sự khác biệt giữa hai nhóm sau TN chương trình huấn luyện. Giả thuyết khoa học của đề tài VĐV tập luyện ở độ cao 2500m so với mực nước biển sẽ dẫn đến cơ thể phản ứng bằng việc điều hòa máu để tăng cường sản sinh hồng cầu trong cơ thể điều này giúp nâng cao năng lực hệ tuần hoàn, hô hấp và khả năng vận chuyển oxy, giúp VĐV hấp thụ oxy tối đa cao hơn, cải thiện sức bền, duy trì phù hợp hoạt động ưa khí với cường độ thi đấu trong thời gian dài hơn. Luận án chứng minh 3 giả thuyết sau: Ho1: Không có sự biến đổi về chức năng sinh lý, sinh hóa máu nhóm thực nghiệm trước và sau 4 tuần sống ở độ cao mặt nước biển - tập luyện ở độ cao mô phỏng 2500m. Ho2:Không có sự biến đổi về chức năng sinh lý, sinh hóa máu nhóm thực nghiệm trước và sau 4 tuần sống và tập luyện ở độ cao mặt nước biển. Ho3: Không có sự khác biệt về chức năng sinh lý, sinh hóa máu của nhóm tập luyện và đối chứng sau 4 tuần tập luyện. 4 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ ở khoa học huấn luyện độ cao (Hypoxia) 1.1.1. Khái niệm phương pháp huấn luyện độ cao Theo Dương Nghiệp Chí (2003):“Phương pháp huấn luyện độ cao là phương pháp sử dụng môi trường có hàm lượng Oxy trong không khí thấp để phát triển sức bền ưa khí, sức bền yếm khí và sức mạnh bền“. [3] Theo Gareth (2016), từ cuối thế kỷ 20 các nhà khoa học và các huấn luyện viên dần dần phát hiện thấy những VĐV giành phần thắng trong cuộc thi đấu Điền kinh nội dung cự ly dài thế giới thường là các VĐV của Kenia, Zambia thuộc cao nguyên Châu Phi; Vô địch môn chạy cự ly dài của một số nước Châu Á như Trung Quốc cũng đến từ các vùng núi cao như Vân Nam. Thông qua nghiên cứu của các nhà khoa học đã phát hiện thấy, nếu huấn luyện với cùng cường độ như nhau khu vực cao nguyên và khu vực đồng bằng thì môi trường độ cao do có tính chất đặc biệt đã tạo ra sự kích thích biến đổi chức năng sinh lý, góp phần nâng cao thành tíchthể thao. [36] 1.1.2. Đặc điểm các thành phần không khí trong phòng thí nghiệmmô phỏng độ cao Hiện nay, các nước có nền thể thao phát triển trên thế giới đã đầu tư rất mạnh về khoa học công nghệ thể thao nhằm rút ngắn thời gian đào tạo, bằng việc đầu tư các phòng tập môi trường mô phỏng độ cao tương đương với các vùng núi cao. Các VĐV đồng bằng không phải lên vùng núi cao tập luyện mà vẫn đạt thành tích như các VĐV tập luyện ở vùng núi cao. Trong đó phòng thí nghiệm mô phỏng độ cao là một trong những phương tiện hỗ trợ rất cần thiết và có vai trò quan trọng cho công tác huấn luyện thể thao hiện nay. [6] 5 Theo Wilber (2007) trong môi trường không khí gồm có các thành phần chính là oxy, nitơ, khí cacbonic... (nhiệt độ, độ ẩm và áp suất biến đổi theo điều kiện). Ở độ cao bình thường so với mặt nước biển có tỷ lệ không khí như sau: oxy = 20.93%, nitơ N = 79.0%, CO2 = 0.03%, nhiệt độ và độ ẩm tùy vào điều kiện thời tiết và địa lý [76]. Theo các nhà khoa học trên thế giới cũng đều cho rằng càng lên cao thì áp suất không khí càng giảm xuống, CO2 và nitơ cũng giảm xuống theo từng thành phần với các tỷ lệ % tương ứng. Theo Wilber (2011) sử dụng độ cao để huấn luyện cho VĐV đội tuyển xe đạp ở độ cao 2500 mét so với mực nước biển, có hệ thống cảm biến được mặc định sẵn với chuẩn tỷ lệ oxy = 15.3%, nitơ N = 84.7%, CO2 = 6.4%, nhiệt độ 210C, độ ẩm không khí nằm trong khoảng từ 40 – 50%. [77] Theo Maglischo (1993), khi tập luyện ở môi trường mô phỏng độ cao, trước hết các VĐV cảm thấy thiếu oxy trong không khí. Thực ra tỷ lệ % oxy trong không khí giống như ở vùng đồng bằng – 21%. Tuy nhiên hàm lượng oxy bị giảm xuống do áp suất của không khí sẽ giảm xuống từ từ khi VĐV di chuyển từ độ cao mặt biển lên núi cao. Áp suất không khí (phụ thuộc vào mật độ phân tử khí và các điều kiện khác,nếu mật độ phân tử khí càng lớn thì áp suất càng lớn và ngược lại.Do đó, khi càng lên cao không khí càng loãng nên áp suất sẽ giảm) thấp hơn là nguyên nhân làm sự vận chuyển oxy vào phổi không đầy đủ, từ đó dẫn tới sự cung cấp oxy cho máu bị giảm sút và cơ bắp cũng vì thế mà không đủ oxy hoạt động [31]. Áp suất không khí giảm xuống khi độ cao tăng lên, làm giảm áp lực với oxy và đó là nguyên nhân làm sụt giảm nồng độ oxy. Bắt đầu từ mức độ cao 700m (2300ft) sẽ có sự sụt giảm nồng độ oxy vào khoảng 8% cho 6 mỗi độ cao 1000m (3300ft). Sự giảm áp đối với oxy do áp suất ở vùng có độ cao sẽ không vấn đề gì lớn nếu như VĐV nghỉ ngơi hoặc chỉ tập luyện nhẹ nhàng. Phản ứng của cơ thể người trong trường hợp này là tăng tần số hô hấp nhằm nâng cao số lượng oxy đưa vào phổi và tăng tốc độ dòng chảy của máu để có được nhiều oxy hấp thụ vào máu ở mỗi đơn vị thời gian. Điều này cho phép cơ thể duy trì được sự cung cấp oxy phù hợp nhưng hệ thống tuần hoàn, hô hấp phải làm việc nhiều hơn bình thường. [31] 1.2.Tác dụn v đặc điểm của p ƣơn p p huấn luyện độ cao Theo Czuba (2014) bước vào thập kỷ 70 của thế kỷ 20 các nhà khoa học phát hiện thấy phương pháp huấn luyện độ cao có tác dụng tốt mà tập luyện ở đồng bằngkhó có thể đạt được. Ví dụ, làm cho số lượng hồng cầu trong máu tăng lên, nâng cao năng lực trao đổi chất ưa khí của VĐV, tăng cường năng lực làm việc của cơ thể trong điều kiện thiếu oxy; Có thể cải thiện một cách rõ rệt cơ chất trong mô và chất lượng sợi miozin của cơ xương, về mặt sinh lý học khi tập luyện thời gian dài ở vùng có độ cao biểu hiện qua sự nâng cao sức bền ưa khí và yếm khí của cơ bắp VĐV [26]; Theo Jacob (2015) thì có thể tăng cường một cách rõ rệt năng lực chống lại mệt mỏi của VĐV, có lợi cho VĐV nâng cao năng lực vận động trong thời gian dài. [44] Theo Maglischo (1993) sự thích ứng của hệ tuần hoàn, khả năng vận chuyển oxy của máu được tăng lên nhờ sự tăng cường các tế bào hồng cầu. Việc tăng lượng hồng cầu trong máu nhằm vận chuyển oxy nhiều hơn, khi có nhiều oxy được vận chuyển trong máu thì khả năng khuếch tán oxy của hồng cầu sẽ mạnh hơn và cơ bắp sẽ có được nhiều oxy hơn. [31] Theo Debevec (2011), ứng dụng TN trên VĐV có hai phương pháp huấn luyện độ cao bao gồm: ở điều kiện tự nhiên (huấn luyện tại vùng có 7 độ cao từ 1500m đến 3000m so với mực nước biển), và giả định môi trường độ cao tương tự các vùng núi cao nhờ phòng thí nghiệm mô phỏng độ cao (thay đổi tỷ lệ oxy, nitơ...) [28]. Chi tiết được trình bày qua hình 1.1 sau: Hình 1.1. Cơ c ế áp dụn p ƣơn p p uấn luyện độ cao (Nguồn: Debevec, 2011) 1.3.Các hình thức huấn luyện độ cao hiện nay Theo Smet(2017), thế vận hội Olympic 1968 tại Mexico City (độ cao 2300m so với mực nước biển) đã phát sinh vấn đề tập luyện ở vùng có độ cao (High – altitude training) để chuẩn bị cho các cuộc thi đấu thể thao ở mực nước biển, nghiên cứu cho thấy sống trên độ cao “Living high” trong khi tập luyện ở thấp “Training low” là cách tiếp cận rất tốt trong huấn luyện độ cao [66]. Theo Park Hun-young (2016) vào thời kỳ này các nhà nghiên cứu đã tiến hành thực hiện nghiên cứu cho VĐV tập luyện ở độ cao 8 trong môi trường mô phỏng độ cao nhằm nâng cao hiệu quả huấn luyện vận động viên [58]. Hiện nay các phương pháp huấn luyện ở độ cao thường được nhiều huấn luyện viên áp dụng để đào tạo VĐV (Wilber, 2007) [76], và Maglischo (1993) [31] có một phát hiện rất thú vị là có nhiều VĐV, đặc biệt là các VĐV chạy cự ly dài đã cải thiện được thành tích của họ khi thi đấu ở vùng đồng bằng (sea – level performance) ngay sau kỳ thế vận hội diễn ra ở Mexico (Karikosk, 1984) cho biết khi tập luyện ở vùng có độ cao, các VĐV cự ly ngắn sẽ tăng lượng hồng cầu lên được khoảng 7% so với nhóm đối chiếu tập ở vùng đồng bằng (0%). Sự tăng lên về lượng hồng cầu khi tập luyện ở vùng có độ cao đi kèm với việc giảm sự lưu thông máu, sự tăng hồng cầu làm tăng mức độ “dính – nhớt” của máu và có thể làm giảm tốc độ dòng chảy của máu, như vậy sự phát triển gia tăng tế bào hồng cầu có thể làm cho hệ tuần hoànhoạt động chậm lại. Tuy nhiên, khối lượng máu sẽ tăng trở về mức bình thường khi việc tập luyện trở lại ở vùng đồng bằng và sẽ không diễn ra sự giảm sút tốc độ dòng chảy của máu. Điều đó cho thấy sự ảnh hưởng của phương pháp tập luyện ở môi trường độ cao lên cơ thể VĐV rất lớn. [31, 36, 76] 1.3.1. Sống trên độ cao – tập luyệntrên độ cao(Living High –Traning High) Theo Debevec (2011), đây là phương pháp huấn luyện độ cao truyền thống đã có trong vài thập kỷ qua. Tuy nhiên các kết quả nghiên cứu về hiệu quả tác động lên cơ thể VĐV chưa có kết quả thống nhất [28]. Theo Friedmann-Bette (2008) và Bailey (1998), đặc trưng của phương pháp này là VĐV được huấn luyện và nghỉ ngơi tại độ cao vừa phải tại những nơi có độ cao từ 1500 - 3000m trên mực nước biển trong khoảng 3-4 tuần [19, 9 34]. Do phải sống tại độ cao này trong thời gian nhất định bởi áp dụng phương pháp này cần phải phân chia giai đoạn: − Giai đoạn chuẩn bị ban đầu: điều chỉnh cường độ và lượng vận động trong thời gian VĐV làm quen với độ cao, nhằm thích ứng với việc giảm phân áp oxy/máu (PO2). − Giai đoạn huấn luyện chính: nâng cao cường độ và khối lượng ở mức cao nhất và tối ưu. − Giai đoạn hồi phục: giảm lượng vận động trước khi VĐV quay trở về đồng bằng, giúp VĐV có thời gian hồi phục. Mặc dù còn nhiều tranh cãi, tuy nhiên một số nghiên cứu đã chỉ ra sau 2 đến 3 tuần huấn luyện theo phương pháp này có tác động hiệu quả đối với việc nâng cao thành tích cho VĐV . So với các hình thức huấn luyện khác, phương pháp “Sống trên độ cao – Tập trên độ cao”có mục đích tận dụng việc làm quen với khí hậu liên quan đến hiệu ứng độ cao và việc giảm oxy trong huấn luyện để tăng mức độ vận chuyển oxy trong cơ. Hiệu quả của phương pháp được thể hiện thông qua việc tăng tổng khối lượng hemoglobin và cũng có tương quan đáng kể với sự thay đổi đồng thời của thể tích oxy đỉnh (VO2 peak). Khả năng vận chuyển oxy tăng đáng kể, sau hai tuần của “Sống trên độ cao – Tập trên độ cao”ở độ cao 2100 - 2700 m [28]. Theo Gregoire P. Millet (2010), các hạn chế của phương pháp này là do tập luyện và sinh hoạt trong điều kiện môi trường độ cao, do đó không thể tập với cường độ cao nhất. Ngoài ra có phát sinh một số tác động tiêu cực do tình trạng thiếu oxy cụ thể như: sự suy giảm chức năng và kích thước cơ (thường xảy ra ở độ cao lớn) [38]. 1.3.2. Sống trên độ cao – tập luyệndưới thấp(Living high- Training low): 10 Theo Stray(2001) do việc sống và tập luyện tại vùng cao có những tác động ảnh hưởng lớn đến tình trạng thiếu oxy mãn tính. Một phương pháp khác được sử dụng là tập luyện tại vùng có độ cao gần mực nước biển, và nghỉ ngơi hồi phục trên vùng cao. Phương pháp này đã được Stray, Chapmanvà Levine sử dụng vào cuối những năm 90 [69]. Nghiên cứu ảnh hưởng của ba phương thức: 1) Sống trên độ cao – Tập luyện dưới thấpngang mực nước biển, 2) Sống trên độ cao – Tập luyện trên độ caovà 3) Sống tại dưới thấp gần mực nước biển và tập luyện trên độ cao (hoặc sinh hoạt và tập luyện ở mực nước biển). Kết quả nghiên cứu đã cho thấy, sau các phương thức thử nghiệm, các đối tượng của nhóm1) Sống trên độ cao – Tập luyện tại dưới thấp gần mực nước biển, 2) Sống trên độ cao – Tập trên độ caotăng đáng kể Hemoglobin, khối lượng hồng cầu và VO2max. Tuy nhiên, chỉ có nhóm 1) Sống trên độ cao – Tập luyện tại dưới thấpngang mực nước biểncó sự tăng đáng kể thành tích chạy 5000m. Điều này khẳng định giả thiết về khả năng trong môi trường HL“Sống trên độ cao – Tập luyện tại dưới thấp gần mực nước biển” để có thể đồng thời vừa làm quen với tình trạng thiếu oxy, trong khi duy trì những lợi ích của việc huấn luyện tại mực nước biển (có thể nâng cao cường độ và khối lượng đến mức tối đa). Do đó “Sống trên độ cao – Tập luyện tại dưới thấp”dựa trên lợi ích của việc thích nghi (tăngtổng khối lượng Hb, tăng Hct), không làm gián đoạn vào quá trình huấn luyện và tránh tình trạng thiếu oxy mãn tính có thể gây ra tác động có hại. [69] Các nghiên cứu ban đầu được thực hiện tại điều kiện thực tế. Nhưng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các nhà khoa học đã có thể sử dụng phương pháp giả định tình trạng thiếu oxy tại môi trường áp suất khí quyển bình thường. Đây là một tiến bộ lớn, hạn chế được sự bất tiện và 11 căng thẳng của việc liên tục di chuyển từ vùng gần mực nước biển lên vùng cao và ngược lại. Các tiến bộ công nghệ ngày nay cho phép các VĐV“Sống trên độ cao – Tập luyện dưới thấp” phương thức tập tại chỗ bằng cách sử dụngthiết bị và lều ngủ hypoxicator cá nhân nhỏ. Các phát minh mới này đã dẫn đến việc điều chỉnh các phương thức, tức là áp dụng ...tác động tích cực cho hoạt động ở độ cao lên đến 5000m. Lợi ích của nó liên quan đến việc giảm tải trọng tuần hoàn cần thiết để đảm bảo sự oxy hóa mô đầy đủ , do tối đa hóa quá trình bão hòa oxy động mạch và tĩnh mạch. Tuy nhiên ở độ cao trên 5000m tăng khả năng hấp thụoxytrong máu là thích hợp hơn, do thực tế việc bão hòa và duy trì cao oxycác động mạch là một tính năng tối ưu ở độ cao [28]. 1.4.3. Biến đổi chức năng hệ tim mạch Phản ứng của các chức năng tim mạch cũng là một trong những thay đổi quan trọng nhất xảy ra trong thời gian tiếp xúc môi trườngđộ caolà giúp phục hồi chức năng và tăng sự vận chuyển oxyđến hệ thống tim mạch. Những biến đổi chính của hệ tim mạch là những thay đổi trong lượng tim (CO2). Nó đã được đề xuất, mà CO2 làm tăng thời gian tiếp xúc thiếu oxy cấp tính. Mặt khác một số nghiên cứu cho thấy CO2 vẫn tương đương nhau hoặc thậm chí giảm nhẹ [28]. Những thay đổi chức năng tim mạch được điều tiếtbởibiến đổinhịp tim (HR) và/hoặc biến đổi khối lượng đột ngột. Các phản ứng mạch máu bình thường tiếp xúc với thiếu oxy là sự gia tăng nhịp tim nhanh. Nó xảy 26 ra gần như ngay lập tức sau khi tiếp xúc vớitình trạng thiếu oxy cấp tính và do phân phối của lưu lượng máu đến não, thận và các cơ xương đòi hỏi oxy lớn hơn. Sự gia tăng được tạo ra chủ yếu là thông qua kích thích hệ thống thần kinh giao cảm. Không giống như tìnhtrạng thiếu oxy ngắn, trong thời gian nghỉ ngơi nhịp tim có xu hướng giảm về với độ cao ở mực nước biển. Khi kết hợp với tập thể thao ở môi trường độ cao, lúc đầu xảy ra tăng CO2, cung cấp được đủ lượng oxy vận chuyển đến cơ bắp và các mô khác trong luyện tập. Trong bài tập cực nhỏ, thích ứng này (tăng CO2) cho phép lượng oxyđược vận chuyển và sử dụng bởi các cơ vận động tương tự so với mực nước biển. Cơ và não lưu thông máu có phản ứng tích cực khi tiếp xúc môi trường độ cao. Nó được xác định rằng việc cung cấp máu ngoại vi trở nên hiệu quả hơn sau khi tiếp xúc với độ cao. Đặc biệt, thông qua sự sụt giảm tỷ lệ máu giữa cơ và mao mạch do yêu cầu dòng chảy của máu lớn hơn, là hiện tượng liên quan trực tiếp đến việc giảm khối lượng sợi cơ. Do đó có thể suy đoán rằng, lưu lượng máu sẽ được tăng lên trong cơ bắp người tập ở tình trạng thiếu oxy, gần đây có nghiên cứu đã chỉ ra rằng số lượng hemoglobin vàoxy là hai yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến lưu lượng máu trong cơ [28]. 1.4.4. Thích nghi mô cơ Những thay đổi về mức độ phân tử trong các mô cơ là một trong những kết quả quan trọng của hình thức huấn luyện khác nhau ở từng độ cao. Điều này đặc biệt đúng với hình thức HLIHT, phương pháp tập luyện và đồng thời thiếu oxy dẫn đến kích thích phản ứng của các mô cơ. [28]. Khi huấn luyện sức bền chỉ làm tăng khả năng oxy hóa cơ bắp và tăng cường cơ bắp, việc bổ sung các tác nhân kích thích sự giảm oxy 27 máu,nên các mô cơ phản ứng rõ rệt trong kết quả huấn luyện . Các phản ứng cấp độ phân tử được phân phối bởi phương thức và thông tin hoạt động của tiếp xúc HIF1- tăng số lượng lớn các gen, có ý nghĩa chức năng bổ sung cho mô cơ thích ứng được xác nhận bởi các nghiên cứuqua biểu hiện gen sau tiếp xúc IHT. [28] Những phản ứng này là sự thích nghi phi huyết học chính sự khác biệt về hình thức huấn luyện độ cao. Trong số các kết quả nghiên cứu liên quan đến mô cơ có sự thích nghi huấn luyệnđộ cao nhằm tập trung nâng cao các enzym glycolytic, myoglobin và yếu tố tạo mạch VEGF. Trong số các phương pháp áp dụng mang lại lợi ích tốt sau huấn luyện độ cao, tăng khả năng đệm và tăng cường năng lực quy định độ pH cơ bắp. Trong các nghiên cứu chuyên đề, Muza. [56] cho thấy rằng khả năng đệm có thể được tăng cường chỉ sau hai tuần HL IHT. Những phát hiện này đã được xác nhận trong các nghiên cứu tiếp theo của hình thức HL IHT, trong khi không phải tất cả LH-TL sẽ thấy tăng cường khả năng đệm của các cơ xương sau cácphương pháp huấn luyện [21]. Hơn nữa, phát triển năng lượng sinh học của cơ bắp và chức năng của ty lạp thể đã được chứng minh hiệu quả của ty lạp thể tăng [56]. Trong khi cơ chế thích ứng rõ ràng là có lợi, cũng có một số hậu quả của tình trạng thiếu oxy mãn tính detriemental và tập luyện đã được báo cáo cụ thể, khối lượng cơ bắp giảm chảy máu, cũng như ty lạp thể và oxy hóa enzyme có năng lực hoạt động suy giảm, đã được chứng minh sau tập luyện do thiếu oxy dài [56]. Từ những hệ quả bất lợi xảy ra sau tập luyện do thiếu oxy dài, họ có thể tránh được bằng cách lựa chọn hình thức huấn luyện độ cao thích hợp (tức là tiếp xúc liên tục ngắn hơn). Mặc dù, trạng thái thiếu oxy gây ra hypotrophy cơ, bằng chứng từ các nghiên cứu cho thấy , nếu tiếp xúc lâu 28 dài với độ cao không quá 3500m, mức độ dinh dưỡng và hoạt động khớp, các hypotrophy của các mô cơ không xảy ra [21]. Điều này cho thấy,việc sử dụng phương pháp LH-TH nhất định tác động bất lợi đến chức năng cơ bắp có thể tránh được. Ngoài ra, các giá trị lactate, được các nhà nghiên cứu đề cập đến. Đặc biệt, sau khi tiếp xúc IHT, các giá trị lactate có xu hướng cao hơn so với ở mực nước biển, nhưng sau một thời gian kéo dài ở độ cao, nó giảm một cách khó hiểu. Các đặc điểm của hiện tượng này đã được tranh luận gần đây, nhưng không có sự đồng nhất quan điển kể từ khi các nghiên cứu có quả khác nhau [21]. 1.4.5 Tính không đồng nhất của các phản ứng sinh lý ở môi trường độ cao. Theo Park Hun-young (2016), sau khi bắt đầu tiếp xúc cao độ, các phản ứng sinh lý khác nhau giữa cường độ và thời gian của các cá nhân. Nó đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu mà một số cá nhân cho rằng với kích thích thành tích tập luyện do thiếu oxy nhanh hơn và hiệu quả hơn so với những người khác, thậm chí không có tiếp xúc nhiều ở độ cao [58]. Jacob (2015) trên phương pháp huấn luyệnđộ cao theo đặc điểm cá nhân, cho thấy phản ứng về sinh lý chưa phù hợp ("thích nghi" - "không thích nghi") [44]. Kết quả nghiên cứu cho thấy,một số cá nhân có nhiều biến đổi sinh lý, đặc biệt là trong phản ứng tạo máu với phương pháp huấn luyện độ cao. Các phản ứng không cải thiện được sức bền hoặc VO2peak, nhưng sự khác biệt này không liên quan đến những biến đổi trong kích thích sản xuất EPO. Nghiên cứu cho rằng nó không phải là dùng để xác định phản ứng của một người với huấn luyện ở độ cao, bằng cách quan sát sự tạo hồng cầu. Các yếu tố di truyền cũng có thể quyết định biến đổi huyết học, cũng đã được nghiên cứu [44]. 29 Theo Jacob (2015) kiểm tra mối tương quan giữa dấu gen kích thích tạo hồng cầu (EPO) hay tám gen quy định tham gia vào EPO và có biến đổi EPO trong tập luyện ở độ cao, nhưng không có mối liên hệ đáng kể. Các vấn đề của sự khác biệt giữa những sự thích nghi và không thích nghi để huấn luyện ởđộ cao, do đó vẫn còn chưa có sự thống nhất quan điểm. Hiện nay,phương pháp dự đoán không có hiệu quả cho phản ứng cá nhân để kích thích não thiếu oxy, do đó, khi thực hiện các phương pháp cẩn thận theo dõi các phản ứng để lựa chọn một phương pháp hợp lý nhất. [44] 1.4.6. Ý nghĩa chỉ số chức năng sinh lý và sinh hóa huyết học.  Các tế bào máu đỏ (hồng cầu) RBC: số lượng hồng cầu - là số lượng hồng cầu có trong một đơn vị máu (thường là lít hay mm³). RBC yên tĩnh ở nam (4.5 – 5.4). 10.12/lít, ở nữ giá trị trung bình thấp hơn chỉ số này. RBC phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng, chế độ tập luyện và điều kiện địa lý. Trong Y học thể thao, RBC được xem như chỉ số phản ánh mức độ chuẩn bị thể lực của VĐV và sự tác động của lượng vận động tập luyện và thi đấu. Trong vận động, RBC có thể tăng lên 10% do máu dự trữ được huy động và sự “cô đặc” của máu do mất nước. Sự tăng hồng cầu trong và sau vận động về bản chất là tăng giả, phụ thuộc vào lượng nước bị mất trong tập luyện và thi đấu. Ở các hoạt động kéo dài, bên cạnh sự phá hủy hồng cầu kèm theo chứng thiếu hồng cầu trong vận động, VĐV hoạt động với công suất cao, thời gian hoạt động từ 1 đến 40 phút có tốc độ tuần hoàn dòng máu cao. Các tế bào hồng cầu già rất nhạy bén với sự thay đổi thành phần máu và dễ bị phá vỡ do va chạm dẫn đến hiện tượng thiếu máu, giảm quá trình vận chuyển oxy cho tổ chức tế bào. [11]  Hematocrit (Hct) Hct là một biểu hiện của khối lượng tế bào hồng cầu là một tỷ lệ 30 phần trăm của tổng số máu. Một bình thường người lớn thường có một Hct giữa 40-45% (Cedaro, 2002). Nó không phải là rõ ràng cho dù độ cao đào tạo tăng hematocrit, đặc biệt là ở các VĐV ưu tú. Một số nghiên cứu đã chỉ ra một tăng, mặc dù hạn chế trong thiết kế nghiên cứu ảnh hưởng đến hiệu lực và độ tin cậy của các kết quả. Những hạn chế này được giải thích sau này, bao gồm các biến thể trong phản ứng cá nhân độ cao, độ cao không đủ để tăng H ct, thiếu nhóm kiểm soát, và việc sử dụng các huấn luyện vừa phải chứ không phải VĐV ưu tú.[11]  Hemoglobin (Hb) Hemoglobin là protein có khả năng vận chuyển oxy và trên RBC. Tiếp xúc có độ cao được hiển thị để tăng Hb (Cedaro, 2002). [11]  VO2max VO2max đề cập đến tỷ lệ tối đa của tiêu thụ oxy ở một cá nhân (De Castella, 1996). Sự gia tăng khối lượng tế bào màu đỏ được biết đến để tăng sự hấp thu oxy tối đa (Balsom, 1994, được trích dẫn trong McArdle, 1996). Một số bằng chứng và một số nghiên cứu hỗ trợ quan điểm cho rằng, huấn luyện độ cao sẽ cải thiện hiệu suất so với mực nước biển. Đây chỉ là ở những người được đào tạo vừa phải hoặc chưa qua đào tạo dù. Khi được đào tạo VĐV được quan tâm, nhiều nghiên cứu đã không cho thấy bất kỳ cải thiện. Các VĐV cần hiểu biết chính xác bao lâu, như thế nào và những gì của huấn luyện cần phải được thực hiện ở độ cao để tối ưu hóa hiệu suất (Ashenden, 1999) [18]. Cải thiện VO2max tăng cường hiệu suất ưa khí. Vì vậy, sử dụng tiếp xúc với một môi trường độ cao là một phương pháp an toàn để nâng cao hiệu suất ưa khí (Randall, 2002). Burtscher (2010), tìm thấy một sự gia tăng đáng kể trong VO 2max (10%) giữa ngày 3 và 12 huấn luyện môi trường độ cao tại 2315 mét (m). [23] 31  Erythropoietin (EPO) EPO là hormone điều chỉnh sự tăng trưởng và phát triển của của RBC và HB từ tế bào của xương dài xuất phát. Nồng độ EPO làm tăng đáng kể trong vòng vài giờ độ cao tiếp xúc, bởi nhiều như 40% và đạt mức tối đa trong vòng 72 giờ. Các thiếu oxy cao càng lớn thì phản ứng EPO (Cedaro, 2002). [28]  K ả năn n ận t ức Độ cao có thể gây ra chứng mất ngủ và ngăn chặn sự thèm ăn và có thể ngăn chặn các VĐV từ sử dụng cơ bắp của họ mạnh mẽ, đủ để có được một lợi ích (Holden, 1997). Sự thay đổi trong tâm trạng tâm lý, tính cách, chức năng nhận thức và hành vi liên quan với độ cao đã được chứng minh. Thay đổi như vậy, đó là kết quả của sự tác động của tình trạng thiếu oxy, thường bao gồm sự gia tăng hưng phấn, kích thích, sự thù địch và làm suy giảm chức năng bệnh học thần kinh như tầm nhìn và trí nhớ. Điều thú vị là, những thay đổi này tồn tại trong một khoảng thời gian sau khi gốc. Không có thay đổi đã được quan sát dưới 3600m, nơi bộ nhớ cho các sự kiện gần đây trở nên suy yếu một chút. Haldane, 1991 (trích trong Bahrke, 1993), cho thấy mức độ nghiêm trọng của tình trạng thiếu oxy cấp tính gây ra một sự suy giảm nhất định của khả năng tinh thần. [28] 1.5.Đặc đ ểm t đấu xe đạp đƣờn trƣờng 1.5.1Đặc điểm thi đấu môn xe đạp Môn đua xe đạp bao gồm nhiều nội dung thi đấu (bảng 1.4) trong đó môn đua XĐĐT và xe đạp lòng chảo là 2 nội dung chính. Ngoài ra cũng có những hình thức đua xe đạp biểu diễn khác. Cũng giống như những môn thể thao phối hợp khác, nội dung thi đấu 3 môn phối hợp là rất quan trọng. Đua xe đạp là nội dung thi đấu thứ 2 sau nội dung thi bơi và cuối cùng là nội dung chạy bộ. Bảng 1.4. Các nội dun t đấu môn xe đạp (Nguồn: Cheung (2017)) Nộ dun Sức bền n ắn (1 – 2 phút) Sức bền trun bình (2 – 10 phút) Sức bền tron t ờ an d (>10 phút) I (10-35 phút) II (35 - 90 phút) III (90 – 360 phút) IV (>360 phút) Xe đạp lòng chảo 1000m - Chạy tốc độ (10 – 25s và 2 phút với tải trọng đặt ở trước). - Đua 4000m cá nhân, 4000m đồng đội, 3000m nữ cá nhân. Xe đạp đường trường 30 – 50km cá nhân -100km đồng đội. -80–180km cá nhân >200km 3 môn phối hợp 30 – 50km 180km (nam và nữ) Đua nhiều chặng 20 – 50km 50 – 120km BMX 270 – 320m đường vòng Đua xe đạp địa hình (MTB) 5 – 20km 30 – 50km 50 – 70km 32 Trong môn xe đạp, tất cả mọi người phải phối hợp với nhau. Ở các cuộc thi đấu khác nhau phải sử dụng các loại xe đạp khác nhau. Xe đạp được sử dụng trong các cuộc chạy đua đường trường có trọng lượng nặng 9kg. Nó gồm có 2 phanh với 2 chức năng khác biệt nhau và sự cài số (thường gồm 10 bánh răng). Sườn xe được làm từ kim loại sáng đặc biệt hoặc được làm từ sợi cacbon. Trong môn xe đạp lòng chảo, xe đạp (nặng khoảng 6kg) không có căm hay bộ cài số thường được sử dụng. Sức mạnh từ bàn đạp được truyền qua một bánh răng cứng. Sự hãm phanh được thực hiện khi chạy mặt dốc của lòng chảo. Lòng chảo đua xe đạp thường có độ dài từ 170m đến 400m. Mặt đường đua được làm ximăng hay bằng gỗ. [67] 1.5.2. Cấu trúc trong thi đấu xe đạp Việc cải thiện thành tích những môn thể thao thi đấu đỉnh cao vẫn được tiếp tục thực hiện, trong đó đua xe đạp vẫn dẫn đầu trong việc cải thiện về tốc độ vào khoảng 1% mỗi năm. Đây là kết quả từ những sự cải tiến trong khoa học thể thao. Điều cần thiết nhất là phải tăng sức mạnh bền bởi vì khi tăng tốc độ, khả năng chịu đựng với sức cản của không khí sẽ tăng lên khoảng ¼. Sự cải thiện về công nghệ (khối lượng, lốp xe...) sẽ làm tăng độ ổn định của xe và vị trí ngồi thấp cũng làm giảm sức cản của không khí (hình 1.3). Hình 1.3. Bề mặt sức cản của không khí khi ngồi ở c c tƣ t ế khác nhau. (Nguồn: Cheung (2017)) Huấn luyện VĐV là một yếu tố rất cần thiết để chuẩn bị cho cuộc thi đấu (hình 1.4). Thay đổi nội dung chương trình huấn luyện hay cấu trúc và 33 bài tập huấn luyện có thể đem lại hiệu quả lâu dài cho cuộc thi đấu. Kết quả của cuộc đua sẽ phản ánh mức độ thích nghi đối với hệ thống chức năng trong suốt thời kì huấn luyện cũng như tài năng vốn có của VĐV và sự cải tiến về trang thiết bị. Chương trình huấn luyện cho VĐV có thể thay đổi nhiều lần theo xu hướng ngày càng tăng. Giá trị của chương trình huấn luyện đặc biệt sẽ được bộc lộ một cách rõ nét trong cuộc thi đấu của VĐV ở các cuộc thi đấu thể thao quốc tế đỉnh cao. [67] Hình 1.4. Hiệu quả của c ƣơn trìn uấn luyện (Cấu trúc thi đấu và bài tập) trong sự thích nghi của thể thao. Sự thích nghinỗ lực đánh giá bằng các test trong phòng thí nghiệm và test trên sân tập; Chương trình huấn luyện phản ứng theonỗ lực.(Nguồn: Coast (1986)) Thi đấu thể thao Cấu trúc chương trình huấn luyện Cấu trúc của cuộc thi Chương trình huấn luyện Trang thiết bị,dụng cụ, chế độ ăn Sự thích nghi Kết quả chương trình huấn luyện Sự thích nghi trong phòng thí nghiệm Đánh giá mức độ thích nghi hiện tại Nỗ lựcsự thích nghi hiện tai vớ icác test trênsân tập 34 Tốc độ chạy sẽ tăng lên nếu tăng lực đạp vào bàn đạp ( tốc độ quay của bàn đạp tăng lên) Coast(1986) nhận thấy rằng tốc độ đạp tối ưu khác với công suất sức mạnh; công suất sức mạnh cao hơn đòi hỏi tốc độ đạp tối ưu cũng phải cao hơn. Nếu một VĐV xe đạp chọn việc kết hợp sai giữa tốc độ đạp và tải trọng, VĐV đó sẽ nắm phần bất lợi từ 5 – 10% so với VĐV khác sử dụng tốc độ đạp tối ưu (120 hay 80 rpm, cả 2 cách này thường được sử dụng trong đua xe đạp). [67] Theo Cheung (2017) Không phải tất cả khả năng của VĐV có thể thay đổi bằng việc huấn luyện thể chất thông thường. Những đặc tính di truyền đặc trưng cho 1 VĐV như cấu trúc cơ thể, tỷ lệ sợi cơ, phẩm chất cá nhân như sự tự động viên chính mình và đức tính nhẫn nại. Trong đua xe đạp, sự sắp xếp của các sợi cơ là điều kiện tiên quyết cho một VĐV có mơ ước trở thành một VĐV đua XĐĐT hay đua lòng chảo. Những nét đặc trưng trong cấu tạo cơ thể (khối lượng cơ thể và chiều cao đứng) khác rất nhiều so với môn chạy bộ vì môn đua xe đạp làm giảm bớt trọng lượng thừa của cơ thể. Mỡ trong cơ thể VĐV đua xe nam khoảng 8 – 12%, ở nữ từ 11 – 15%. Để đạt được trình độ đỉnh cao trong môn đua xe đạp đòi hỏi 8 ± 2 năm tập luyện. Tuổi để đạt được đỉnh cao trong môn đua xe đạp là khoảng 24 ± 2 năm. Với động cơ thúc đẩy thích đáng của xã hội, thành tích đỉnh cao có thể kéo dài trong 10 năm. [67] 1.6.Các yếu tố cấu thành thành tích của VĐV xe đạp đƣờn trƣờng: Từ các quan điểm trên cho thấy, thành tích của VĐV XĐĐT được cấu thành qua các yếu tố đặc trưng cơ bản: hình thái, kỹ chiến thuật, thể lực, tâm – sinh lý. Trong đó các yếu tố về thể lực dưới sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng của cơ thể đóng vai trò then chốt. 35 * Yếu tố hình thái: Hình thái phản ánh cấu trúc cơ thể, được xác định bởi trình độ phát triển, những giá trị tuyệt đối về nhân trắc và tỷ lệ của những chỉ số đó. Các chỉ tiêu hình thái hầu hết đều có độ di truyền cao. Mỗi môn thể thao đòi hỏi phải có hình thái đặc trưng phù hợp với việc thực hiện kỹ thuật động tác để phát huy triệt để ưu thế của các tố chất chuyên môn. [3] Một chỉ tiêu hình thái quan trọng trong việc xác định hình thái VĐV XĐĐT là lượng mở trong cơ thể. Chỉ tiêu này tỷ lệ nghịch với TTTT. Với VĐV BF% càng nhỏ có nghĩa là mỡ của cơ thể càng ít là càng có lợi cho việc đạt TTTT. Cũng theo Phan Hồng Minh thì một VĐV đua xe đạp phải có số lượng mở cơ thể nhỏ, trọng lượng nạc cao, tay thô to, ngực rộng nở, chân to, thân thể cao nhưng cân đối. [3] Trong môn xe đạp, VĐV tiêu biểu trong môn đua bấm giờ cá nhân thường có tầm vóc cao lớn. Thường là VĐV xuất sắc về đua đường trường, đua đuổi bắt trình độ cao có những đặc điểm nhân trắc rất ngoại lệ. VĐV đua đuổi bắt thường là một VĐV cao lớn, chân tay dài, (cánh tay mô men lực lớn) giúp cho việc thực hiện thực hiện hoạt động với độ lớn. Đặc điểm hình thái cơ thể VĐV đua 1km thường là một lực sĩ có cơ bắp nở nang nhất là hai chân, có tỷ lệ cao về các sợi cơ nhanh. VĐV đua nước rút có đặc điểm hình thái là ít khi cao lớn, thường là "thấp", tỷ số chiều cao/trọng lượng lớn, có khối lượng cơ bắp lớn, các sợi cơ nhanh chiếm ưu thế ở hai chân. Qua các đặc điểm trên, ở môn XĐĐT thật khó xác định chân dung về một hình mẫu VĐV. Sẽ không có hình mẫu VĐV chuyên về leo dốc hay đua đường trường, vì ngày nay VĐV đua xe đạp trình độ cao đã là những lực sĩ và có thể thành công trong nhiều môn thể thao khác [3]. * Yếu tố kỹ thuật: Kỹ thuật thể thao là cách thức thực hiện động tác có hiệu quả cao 36 nhất để giải quyết nhiệm vụ vận động hợp lý. Thuật của VĐV xe đạp là mối quan hệ hữu cơ giữa các động tác, sự phối hợp hài hòa hoàn chỉnh, thống nhất giữa các kỹ thuật ngồi xe – kỹ thuật đạp xe và kỹ thuật điều khiển xe (kỹ thuật lên dốc, kỹ thuật xuống dốc, kỹ thuật cua xe gấp, kỹ thuật dừng xe, kỹ thuật xuất phát, kỹ thuật rượt đuổi, kỹ thuật vượt chướng ngại vật nhân tạo...). Để có kỹ thuật tốt VĐV phải tập luyện các mặt sau: thứ nhất là xử lý mối quan hệ giữa người với xe và lực cản của gió, thứ hai là phải xây dựng tiền đề dùng lực tốt nhất của việc đạp xe và cuối cùng là sự tổng hợp của tất cả các lực chạy xe. [67] * Yếu tố chiến thuật: Theo Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn, chiến thuật thể thao là nghệ thuật tranh tài trong thi đấu thể thao [14]. Trong XĐĐT chiến thuật và quy ước giữa HLV và VĐV hoặc toàn đội, áp dụng những thành quả của kỹ thuật để đạt tới một mục đích đặt ra. Kỹ thuật và chiến thuật không tách rời nhau.Không thể thực hiện tốt chiến thuật mà lại không có kỹ thuật tốt giúp cho VĐV thực hiện tốt chiến thuật đề ra. Chiến thuật của môn XĐĐT có sự khác biệt rất lớn với chiến thuật của môn thi chạy, bởi khoảng cách của các đối thủ. Khi đạp xe đạp có thể phục hồi sức khỏe bằng cách theo sau đối thủ, làm thế nào để tiết kiệm sức lực và sử dụng nó một cách thông minh là điều vô cùng quan trọng. Đặc biệt là khi chỉ còn cách đích một đoạn ngắn thì chiến thuật đóng vai trò quan trọng. * Tố chất thể lực: Trong HLTT, ngoài trình độ kỹ chiến thuật, tâm lý, đạo đức, ý chí thì thể lực là một trong những yếu tố quyết định TTTT. Theo I.V. Aulic thì ở những môn thể thao có chu kỳ mà sức bền là tố chất thể lực trội nhất (trong các môn XĐĐT), thì thành tích của VĐV phụ thuộc trực tiếp vào 37 khả năng tiêu thụ oxy của cơ thể và ở đây trình độ thể lực và TĐTL hầu như trùng nhau. Qua đó xác định mức độ phát triển các tố chất thể lực là yếu tố quan trọng hầu như trong việc đánh giá TĐTL của VĐV XĐĐT. XĐĐT là môn thể thao có tính chu kỳ thi đấu nhiều ngày, nhiều giờ liên tục và có cường độ thi đấu, tập luyện lớn hơn nên đòi hỏi VĐV phải có một trình độ thể lực tốt. [1] Từ đó môn XĐĐT đòi hỏi nhiều gắng sức có cường độ cao và một thể lực tuyệt vời, đó là điều rất thiết nếu muốn tiếp cận thi đấu ở bất kỳ trình độ nào; muốn đạt được thành tích cao. Trình độ thể lực của VĐV XĐĐT biểu thị trạng thái chức năng của cơ thể và đặc biệt nó thể hiện ở các tố chất thể lực: sức mạnh, sức nhanh, sức bền, mền dẻo và khả năng phối hợp vận động. + Tố chất sức nhanh (tốc độ): Sức nhanh trong XĐTT gồm tốc độ và tốc lực của VĐV thực hiện được khi đạp xe. Tốc độ trong xe đạp là khả năng vượt qua một cự ly cho trướctrong một thời gian ngắn có thể được, nó bao gồm tốc độ cơ sở và tốc độ chuyên môn. - Tốc độ cơ sở: là tốc độ tối đa mà một VĐVcó thể đạt trên một cự ly rất ngắn, cho phép VĐV thể hiện được toàn bộ tiềm năng của mình [14]. - Tốc độ chuyên môn:là tốc độ đua trên một cự ly xác định không phụ thuộc vào công vận động đã được sử dụng [14]. Tốc độ tương ứng với tần số guồng đạp tính bằng vòng đạp trong phút (v/ph) tại một thời điểm hoặc trên một cự ly nào đó.Tốc lực của hai thành phần là tốc lực cơ sở và tốc lực chuyên môn. - Tốc lực cơ sở: Tương ứng với tần số vòng đạp tối đa, lực cản là không, biểu thị bằng số vòng/phút (v/ph) theo khả năng của từng VĐV. 38 Tốc lực cơ sở liên quan đến quá trình yếm khí phi lactate được đo trong thời gian ngắn (6 – 8 giây), sau đó tốc lực đạt giá trị tối đa để rồi cuối cùng lại giảm đi. - Tốc lực chuyên môn:Tốc lực chuyên môn tương ứng với tần số vòng đạp tối đa, biểu hiện bằng số vòng/phút (v/ph) với độ mở nào đó. Tốc độ và tốc lực cơ sở trong xe đạp được thể hiện trong xuất phát, tấn công bứt phá và rút về đích (trong xe đạp đường trường) và trong các cuộc đua nước rút. Tốc độ và tốc lực chuyên môn là cơ sở để đánh giá TĐTL của VĐV. Ngoài ra, sức nhanh trong xe đạp còn thể hiện ở việc VĐV phải phản ứng nhanh để đối phó với các tính huống bất ngờ xảy ra trên đường chạy trong khi tập luyện và thi đấu. + Tố chất mạnh (sức mạnh): Là khả năng con người sinh ra lực cơ học bằng nỗ lực của cơ bắp, nói cách khác là khả năng sức mạnh khắ phục lực đối kháng bên ngoài hoặc đề kháng lại nó bằng nỗ lực của cơ bắp. Sức mạnh chuyên môn trong môn XĐĐT là khả năng của VĐV thực hiện một brackê thể hiện bằng số răng (đĩa và líp sau). Brackê này tương ứng với cự ly của một vòng đạp.Với 52x16 thì cự ly là 6.94m mỗi vòng đạp.Cự ly này được gọi là độ mở. Sức mạnh là tích số của lực nhân với tốc độ, trong môn xe đạp là tích số của độ mở nhân với tần số guồng đạp tính bằng số vòng/phút. Các hình thức của sức mạnh biển hiện trong đua xe đạp có quan hệ chặt chẽ đến thành tích trong thi đấu, có sức mạnh tốc độ tốt sẽ giúp cho VĐV có ưu thế trong các cuộc đua nước rút, rút về đích và xuất phát. Có sức mạnh bột phát tốt sẽ giúp VĐV có ưu thế trong xuất phát và trong các cuộc bứt phá, tấn công và sức mạnh bền giúp VĐV có ưu thế trong các đoạn đường 39 đèo, dốc và leo núi. + Sức bền: Sức bền: Là năng lực thực hiện một hoạt động với cường độ cho trước hay là năng lực duy trì khả năng vận động trong thời gian dài nhất mà cơ thể có thể chịu đựng được. Nói một cách khác tố chất bển là năng lực của cơ thể chống lại mệt mỏi trong một hoạt động nào đó. Căn cứ trên cường độ, thời gian hoạt động và cơ chế cung cấp năng lượng, sức bền được chia thành 3 loại sau: Sức bền trong thời gian dài.Thành tích sức bền này chủ yếu dựa trên năng lực hoạt động của hệ thống cung cấp năng lượng ưa khí. Sức bền trong thời gian trung bình: là sức bền cần thiết để vượt qua một cự ly mà VĐV cần khoảng từ 45 giây đến 2 phút. Thành tích sức bền này dựa trên năng lực hoạt động của hai hệ thống cung cấp năng lượng yếm khí. [14] + Mềm dẻo: Độ mềm dẻo là khả năng thực hiện động tác với biên độ lớn. Biên độ tối đa của động tác là thước đo độ mềm dẻo. Sự mềm dẻo cho phép VĐV thực hiện được những động tác với biên độ lớn.Nó phụ thuộc vào cấu trúc và hình dạng của khớp, sự căng cơ, gân, dây chằng và bao khớp.Không thể thay đổi hình dạng của khớp và khó có thể hoàn thiện khả năng kéo giãn của dây chằng và bao khớp nếu không có tố chất mềm dẻo tốt.Để phát triển tố chất mềm dẻo trong môn XĐĐT dùng phương pháp kéo dãn cơ. * Yếu tố chức năng sinh lý: Các yếu tố chức năng sinh lý quy định khả năng hoạt động thể lực của cơ thể. Khả năng chức phận của các cơ quan trong cơ thể là năng lực tiềm ẩn của mỗi con người được phát triển, hoàn thiện nhờ quá trình giáo 40 dục, rèn luyện và bộc lộ ra bên ngoài bằng tố chất thể lực và năng lực vận động. Theo Nguyễn Toán khi phân tích so sách đặc điểm của VĐV với yêu cầu của môn (nội dung) thể thao chuyên sâu thì cho rằng: “các VĐV môn chèo thuyền, chạy dài, xe đạpưu thế về sức bền, đòi hỏi cao về cơ năng của hệ thống tuần hoàn máu và hô hấp”. [14] Từ đặc điểm môn XĐĐT, cho thấy các VĐV phải thường xuyên vượt qua những chặng đường dài trong tập luyện và thi đấu nên chức năng thể hiện rõ nhất của họ cần là chức năng hô hấp, tuần hoàn và khả năng cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động trong khoảng thời gian dài. * Yếu tố thần kinh – tâm lý: Trong tập luyện thể thao nói chung và đặc biệt là trong môn đua XĐĐT nói riêng, để vượt qua một chặng đường dài trên 100km VĐV phải tiêu hao một lượng năng lượng rất lớn trong nhiều giờ liền và kèm theo sự gắng sức tối đa, nỗ lực bền bỉ của bản thân VĐV rất lớn để vượt qua nỗi đau về thể chất trong những cuộc leo dốc hoặc một đoạn đường ngược gió. Do đó, ý chí thi đấu bền bỉ, kiên cường, sẵn sàng vượt mọi khó khăn để hoàn thành cự ly thi đấu là một trong những nhân tố quan trọng làm nên thành tích thi đấu của VĐV xe đạp. [8] 1.7. Đặc đ ểm sinh lý và nhu cầu năn lƣợn tron môn xe đạp. Đua XĐĐT thuộc thể loại môn thể thao sức bền, các cuộc thi đấu được thực hiện với khoảng thời gian khác nhau. Trong môn đua xe đạp lòng chảo, thời gian mà VĐV thực hiện khoảng từ 60 – 300s (1000 – 4000m), ngắn hơn nhiều so với thời gian của môn XĐĐT là từ 2 – 4h. Sự nỗ lực hết sức thường xảy ra trong thi đấu 3 môn phối hợp (triathlon), các VĐV nam hay nữ đều phải hoàn tất cự ly bơi 3-8 km, đua xe đạp cá nhân 180 km và cuối cùng là chạy maratong. Đua xe đạp gây ra những sự căng 41 thẳng khác nhau lên hệ vận động, hệ thống tim mạch cũng như sự trao đổi chất. 1.7.1. Đặc điểm của hệ cơ. Các bài tập sức bền trong thời gian ngắn kéo dài từ 1 – 2 phút, các bài tập sức bền với thời gian trung bình kéo dài từ 2 – 10 phút. Đối với môn chạy tốc độ (3 phút với sự cố gắng hết sức ở mức độ thấp và 20s với sự gắng sức tối đa) và trong cuộc đua xe đạp lòng chảo 1000 – 4000m đòi hỏi phải có sự hoạt hóa cao của hệ thần kinh trung ương. Trong các bài tập đua xe đạp lòng chảo, chương trình vận động được huy động chủ yếu bởi các sợi cơ co. Các VĐV đua xe đạp lòng chảo, các VĐV chạy đua nước rút có tỷ lệ sợi cơ nhanh cao vào khoảng 35 – 65%. Các chương trình huấn luyện chuyên biệt sẽ làm thay đổi đặc tính trao đổi chất của các sợi cơ nhanh. Huấn luyện sức mạnh sẽ làm nở sợi cơ, đặc biệt là các cơ nhanh. [67] 1.7.2. Đặc điểm các cơ quan chức năng vận chuyển oxy: Hệ hô hấp: Khi đạp xe VĐV thường ngồi xe ở tư thế không giống nhau trong các tình huống khác nhau. Phân lớn VĐV phải áp cơ thể thấp xuống, đồng thời hai tay nắm tay lái thấp và ổn định ở trạng thái hoạt động tĩnh lực. Nên thở bằng bụng rất khó khăn, hạn chế hoạt động hai vai, lồng ngực và biên độ hô hấp. VĐV xe đạp luôn luôn ở vào tư thế đặc biệt, nên cần thở sâu và tần số hô hấp thích hợp mới tạo điều kiện đáp ứng oxy cho quá trình tập luyện và thi đấu. Trong môn xe đạp đường trường, thì sự phối hợp giữa hô hấp và guồng đạp đóng vai trò vô cùng quan trọng. Hoạt động hô hấp và việc đạp bàn đạp tạo ra một tổ hợp năng động được gọi là “tập dượt hô hấp”. Đối với người không được huấn luyện đầy đủ hoặc chỉ có trình độ trung bình thì sự phối hợp kém giữa đạp bàn đạp và những động 42 tác thở sẽ làm tăng nhanh nợ oxy và làm giảm hiệu quả vận động (Seropeguin, 1978). Mối quan hệ giữa tần số và độ sâu của động tác thở là rất quan trọng vì nó cho phép thỏa mãn tốt hơn nhu cầu oxy. Ở những VĐV trình độ cao, nhận thấy có một sự tương quan tốt giữa động tác và nhịp độ.Nghĩa là giữa tần số của guồng đạp và nhịp thở. Nếu động tác càng nặng nề (độ mở càng lớn và tần số guồng đạp cao) thì càng khó thích hợp với nhịp độ thở.Theo nghiên cứu khi đạp bình thường trên đường bằng phẳng thường 3-4 lần đạp hô hấp một lần, khi chạy xuất phát thì “nín thở”. [11] Trong những gắng sức đòi hỏi tiêu thụ oxy gần mức tối đa thì hô hấp bằng miệng với tần số cao (50 đến 80 lần trong 1 phút) là có hiệu quả nhất, nếu hô hấp với tần số và biên độ thấp hơn thì không hợp lý trong những điều kiện trên. Qua nghiên cứu cho thấy, sự gắng sức tốt luôn kèm theo sự thích ứng của hô hấp. Thật vậy, lưu lượng thông khí trong gắng sức tiến triển song song với sự tiêu thụ oxy. Sau một gia tăng nhanh ban đầu, giảm thiếu rồi đến ổn định. Lưu lượng thông khí phổi phụ thuộc vào tần số hô hấp và thể tích khí lưu thông cũng như lưu lượng máu trong tim phụ thuộc vào tần...ờng độ cao đạt hiệu quả tốt hơn so với tập luyện ở điều kiện môi trường bình thường. Kết quả này chứng minh rằng việc tập luyện liên tục trong điều kiện môi trường độ cao là một phương tiện đào tạo có hiệu quả để cải thiện việc cung cấp oxy và hoạt động ưa yếm khí cho các VĐV. Tiến hành so sánh kết quả nghiên cứu sau 4 tuần TN giống nhau trong phòng thí nghiệm mô phỏng độ cao, ở độ cao 2500m giữa VĐV đội tuyển nam XĐĐT Việt Nam VĐV đội tuyển xe đạp Pháp của Roels (2007)[19], VĐV đội tuyển xe đạp của Học viên giáo dục thể chất Ba Lan của Czuba(2011) [37] tập luyện ở độ cao 3000m, VĐV đội tuyển xe đạp Thụy Sĩ của Saugy(2015)[41] tập luyện ở độ cao 3450m, nhằm xem xét sự ảnh hưởng của môi trường tập luyện đến sự phát triển khả năng hoạt động ưa yếm khí của VĐV cũng như mức độ biến đổi một số thành phần hồng cầu trong cơ thể VĐV. Tóm lại: qua kết quả phân tích cho thấy, đặc điểm cơ thể của VĐV 123 nam XĐĐT Việt Nam có ảnh hưởng nhất định đến khả năng hoạt động ưa,yếm khí thông qua các chỉ số VO2max, tỷ lệ % giữa lượng thông khí phổi, tỷ lệ VCO2/VO2của VĐV và công suất hoạt động tối đa.VO2max là khả năng hấp thụ oxy lớn nhất của cơ thể đồng nghĩa với năng lực ưa khí tối đa, bởi VO2max là chỉ số chức năng sinh lý hết sức quan trọng phản ảnh khả năng hoạt động thể lực hỗn hợp ưa khí và yếm khí tối đa của cơ thể và phụ thuộc vào lứa tuổi cũng như trọng lượng cơ thể. Sự phát triển yếm khí cũng được phản ánh dựa trên công suất hoạt động thông qua cường độ vận động tập luyện của VĐV. Về sinh hóa có chức năng sản sinh ra số lượng hồng cầu để vận chuyển oxy cho các tế bào cơ hoạt động tốt hơn và duy trì hoạt động trong thời gian dài đồng thời là nguồn vận chuyển và cung cấp dinh dưỡng cho tế bào cơ thể. Sự vận chuyển oxy của máu trong hoạt động thể thao đạt hiệu quả tối ưu khi áp lực bên trong màng tế bào hồng cầu là 50 – 60%, tương ứng với giá trị Hb là 15.5 – 16.0g/dL. Ngược lại, hàm lượng Hb giảm sút sẽ làm giảm VO2max, giảm tốc độ ngưỡng Acid lactic của VĐV. 124 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận Từ kết quả nghiên cứu trên đề tài rút ra được một số kết luận như sau: 1. Trên cơ sở tổng hợp các công trình nghiên cứu có liên quan và phỏng vấn chuyên gia đã xác định được 15 chỉ số đánh giá chức năng sinh lý và sinh hóa máu cho VĐV đội tuyển nam XĐĐT Việt Nam gồm: 9 chỉ số chức năng sinh lý và 6 chỉ số sinh hóa. Đánh giá được thực trạng đặc điểm cơ thể giữa 2 nhóm TN và ĐC nam VĐV đội tuyển XĐĐT Việt Nam đều có sự đồng nhất về độ tuổi, số năm tập luyện, chiều cao đứng và cân nặng; các chỉ sốvề hoạt động ưa khí, yếm khí và sinh hóa, không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê với ttính0.05. 2. Căn cứ vào kế hoạch huấn luyện năm, căn cứ lịch thi đấu giải của đội tuyển XĐĐT Việt Nam, căn cứ vào điều kiện thực tiễn phương tiện, thiết bị, phòng thí nghiệm mô phỏng độ cao 2500m,đã xây dựng được chương trình huấn luyện cho VĐV đội tuyển theo hình thức HL sống dưới thấp – tập luyện trên độ caovới 4 tuần thực nghiệm, 1 tuần tập 3 buổi, 1 buổi tập từ 130 – 150 phút(bao gồm cả khởi động và thả lỏng khoảng 30 phút) với bài tập đạp xe trên Rulo,thực hiện xen kẽ: bài tập ở ngưỡng yếm khí duy trì trong thời gian 3-4 phút, cường độ 100% công suất ở ngưỡng yếm khí, với nhịp tim đạt ≥ 180 lần, sau đó tiếp tục bài tập 2, đạp xe với thời gian 15 phút với cường độ 60% công suất ở ngưỡng yếm khí,thực hiện 4 tổ và nghỉ giữa các tổ 10 phút. Chương trình ứng dụng cho 2 nhóm TN và ĐC ở 2 môi trường độ cao khác nhau. 125 3. Kết quả sau thực nghiệm cho thấy: VĐV XĐĐT nhóm TN có sự biến đổi tích cực có10/15 chỉ số (VO2max (ml/kg/ph); thể tích khí thở VT1 (ml/kg/ph); %VT1 (%); HRmax (bpm); Time to Exhaustion; Công suất hoạt động tối đa WRmax (W); RBC (T/L); Hb (g/dL); Hct (%) và Erythropoietin) biến đổi mang ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất p < 0.05. Kết quả sau thực nghiệmgiữa nhóm TN và ĐC cho thấy: khả năng thiếu hụt oxy ở tế bào cơ được cải thiện, khả năng hấp thụ oxy tối đa (VO2max) có sự phát triển tốt hơn, chức năng của hệ hô hấp, tuần hoàn nhóm TN tập luyện trong phòng thí nghiệm mô phỏng độ cao 2500m sau thực nghiệm có cải thiện tốt hơn so với nhóm ĐC tập luyện ở môi trường có độ cao ngangmực nước biển, thể hiện rõ qua các chỉ số chức năng sinh lý, sinh hóa với 7/15 chỉ số có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất p < 0.05; Có thể nhận định rằng chương trình thực nghiệm là có hiệu quả rõ rệt trong việc nâng cao khả năng ưa khí và yếm khí cho VĐV đội tuyển XĐĐT Việt Nam. Kiến nghị 1.Ban huấn luyện đội tuyển XĐĐT Việt Nam, xem xét ứng dụng chương trình huấn luyện của đề tài vào công tác huấn luyện ở môi trường độ cao để nâng cao thể lực cho VĐV vào giai đoạn chuẩn bị. 2.Có thể tiến hành nghiên cứu chương trình huấn luyện độ cao cho các môn thể thao sức bền khác theo đặc điểm từng môn. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt: 1. Aulic I. V (1952), Đánh giá trình độ tập luyện thể thao , NXB Hà Nội. 2. Dương Nghiệp Chí (1991), Đo lường thể thao, NXB TDTT, Hà Nội 3. Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Danh Thái (2003), Công nghệ đào tạo VĐV trình độ cao, NXB TDTT Hà Nội. 4. Phạm Minh Đức (2007), Sinh lý học, NXB Y học, Bộ Y Tế. 5. Nguyễn Đại Dương (2015), Đánh giá hiệu quả huấn luyện trên vùng núi cao của VĐV chạy cự ly trung bình đội tuyển quốc gia , Hội nghị khoa học quốc tế nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển Văn hóa Thể thao và Du lịch. 6. Nguyễn Khánh Duy (2017), “Ảnh hưởng của tập luyện ở độ cao khác nhau đối với sự phát triển khả năng ưa khí của nam sinh viên Khóa 37 Bóng rổ trường Đại học Thể dục Thể thao thành phố Hồ Chí Minh sau 4 tuần tập luyện”, đề tài cấp cơ sở, Trường Đại học TDTT TP.HCM. 7. Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên (1995), Sinh lý học TDTT, NXB TDTT Hà Nội. 8. Lưu Quang Hiệp và cộng sự (2000), Y học TDTT, NXB TDTT, Hà Nội. 9. Lưu Quang Hiệp (2005), Sinh lý bộ máy vận động, NXB TDTT, Hà Nội. 10. Lê Hữu Hưng, Vũ Chung Thủy, Nguyễn Thị Thanh Nhàn (2013), Kiểm tra y học thể dục thể thao, NXB TDTT Hà Nội, tr300 - 302. 11. Phạm Hùng Mạnh, Đặng Hà Việt (2017), Hiệu quả chương trình huấn luyện mô phỏng độ cao cho đội tuyển nam xe đạp đường trường Việt Nam, Tạp chí khoa học và công nghệ Thể thao, số 6, Trường Đại học TDTT TP.HCM. 12. Phạm Hùng Mạnh, Lê Quý Phượng (2017), Đánh giá khả năng ưa khí và yếm khí cho vận động viên nam đội tuyển xe đạp đường trường Việt Nam, Tạp chí khoa học và công nghệ Thể thao, số 6, Trường Đại học TDTT TP.HCM. 13. Lê Quý Phượng (2015), Bài giảng cơ sở y sinh học TDTT , Trường Đại học TDTT Tp.HCM. 14. Trịnh Hùng Thanh (2000), Đặc điểm sinh lý các môn thể thao , NXB TDTT Hà Nội, tr74 - 76. 15. Trịnh Hùng Thanh (2004), Giáo trình sinh hóa thể dục thể thao , Trường Đại học TDTT TP.HCM. 16. Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (2000), Lý luận và phương pháp TDTT, NXB TDTT, Hà Nội. Tiếng Anh: 17. Adlercreutz H, Härkönen M, Kuoppasalmi K, Näveri H, Huhtaniemi I, Tikkanen H, Remes K, Dessypris A, Karvonen J (1986). Effect of training on plasma anabolic and catabolic steroid hormones and their response during physical exercise. Int J Sports Med. Jun;7 (Suppl 1):27–28. 18. Ashenden M.J, C.J. Gore, G.P. Dobson, and A.G. Hahn. (1999). “Live high, train low” does not change the total haemoglobin mass of male endurance athletes sleeping at a simulated altitude of 3000 m for 23 nights. Eur. J. Appl. Physiol.80:479-484. 19. Bailey DM, Davies B, Romer L, Castell L, Newsholme E, Candy G. (1998). Implications of moderate altitude training for sea -level endurance in elite distance runners. Eur J Appl Physiol; 78:360 -8. 20. Bailey, D.M.; Castell, L.M.; Newsholme, E.A. and Davies, B (2000). Continuous and intermittent exposure to the hypoxia of altitude: implications for glutamine metabolism and exercise performance. Br J Sports Med 34(3), 210-212. 21. Beidleman, B.A.; Muza, S.R.; Fulco, C.S.; Jones, J.E.; Lammi, E.; Staab, J.E. and Cymerman, A (2009). Intermittent hypoxic exposure does not improve endurance performance at altitude. Med Sci Sports Exerc 41(6), 1317-1325. 22. Benoit, H.; Germain, M.; Barthelemy, J.C.; Denis, C.; Castells, J.; Dormois, D.; Lacour, J.R. and Geyssant, A (1992). Pre- acclimatization to high altitude using exercise with normobaric hypoxic gas mixtures. Int J Sports Med 13 Suppl 1, S213-216. 23. Burtscher, M.; Gatterer, H.; Faulhaber, M.; Gerstgrasser, W. and Schenk, K. (2010), Effects of intermittent hypoxia on running economy. Int J Sports Med 31(9), 644-650. 24. Czuba M, Zbigniew Waskiewicz, Adam Zajac, Stanislaw Poprzecki, Jaroslaw Cholewa, and Robert Roczniok (2011), The Effects of Intermittent Hypoxic Training on Aerobic Capacity and Endurance Performance in Cyclists, Journal List, J Sports Sci Med, v.10(1); , PMC3737917, PMID: 24149312. 25. Czuba M, Zając A, Maszczyk A, Roczniok R, Poprzęcki S, Garbaciak W, Zając T (2013), The effects of high intensity interval training in normobaric hypoxia on aerobic capacity in basketball players, The Jerzy Kukuczka Academy of Physical Education in Katowice, Journal of Human Kinetics, 39 (4), 103-114. [PMC free article] [PubMed]. 26. Czuba M, Adam Maszczyk, Dagmara Gerasimuk, Robert Roczniok, Olga Fidos-Czuba, Adam Zając, Artur Gołaś, Aleksandra Mostowik, Jozef Langfort (2014), The Effects of Hypobaric Hypoxia on Erythropoiesis, Maximal Oxy Uptake and Energy Cost of Exercise Under Normoxia in Elite Biathletes, Journal of Sports Science & Medicine, 13, 912 – 920. 27. Dallas, Vivian H. Heyward, (1998), The Physical Fitness Specialist Certification Manual, The Cooper Institute for Aerobics Research. 28. Debevec T (2011), The use of normobaric hypoxia and hyperoxia for the enhancement of sea level and/or altitude exercise performance. Jožef Stefan International Postgraduate School. Ljubljana, Slovenia. 29. Desplanches, D.; Hoppeler, H.; Linossier, M.T.; Denis, C.; Claassen, H.; Dormois, D.; Lacour, J.R. and Geyssant, A (1993). Effects of training in normoxia and normobaric hypoxia on human muscle ultrastructure. Pflugers Arch 425(3-4), 263-267. 30. Dufour, S.P.; Ponsot, E.; Zoll, J.; Doutreleau, S.; Lonsdorfer -Wolf, E.; Geny, B.; Lampert, E.; Fluck, M.; Hoppeler, H.; Billat, V.; Mettauer, B.; Richard, R. and Lonsdorfer, J (2006). Exercise tra ining in normobaric hypoxia in endurance runners. I. Improvement in aerobic performance capacity. J Appl Physiol 100(4), 1238-1248. 31. Ernest W. Maglischo (1993). Special Forms of Training, Mayfeild Publishing Company. 32. Faulhaber, M.; Gatterer, H.; Haider, T.; Patterson, C. and Burtscher, M (2010). Intermittent hypoxia does not affect endurance performance at moderate altitude in well-trained athletes. J Sports Sci 28(5), 513- 519. 33. Friedmann B, Falko Frese, Elmar Menold, Peter Bärtsch (2007), Effects of acute moderate hypoxia on anaerobic capacity in endurance-trained runners, European Journal of Applied Physiology, Volume 101, Issue 1, pp 67–73. 34. Friedmann B (2008). Classical altitude training. Scand J Med Sci Sports; 18(S1):11-20. 35. Fu Q, Nathan E. Townsend, S. Michelle Shiller, Emily R. Martini, Kazunobu Okazaki, Shigeki Shibata, Martin J. Truijens, Ferran A. Rodrı´guez, Christopher J. Gore, James Stray-Gundersen, and Benjamin D. Levine (2007), Intermittent hypobaric hypoxia exposure does not cause sustained alterations in autonomic control of blood pressure in young athletes, Am J Physiol Regul Integr Comp Physiol 292: R1977–R1984. 36. Gareth Turner. (2016), Hypoxic Exposure to Optimise Altitude Training Adaptations in Elite Endurance Athletes; The University of Brighton, School of Sport and Service Management. 37. Geiser, J.; Vogt, M.; Billeter, R.; Zuleger, C.; Belforti, F. and Hoppeler, H (2001). Training high--living low: changes of aerobic performance and muscle structure with training at simulated altitude. Int J Sports Med 22(8), 579-585. 38. Gregoire P. Millet, B. Roels, L. Schmitt, X. Woorons and J.P. Richalet. (2010). Combining Hypoxic Methods for Peak Performance. Sports Med. 39. Häkkinen K, Alén M (1987). Androgenic steroid effects on serum hormones and on maximal force development in strength athletes. J Sports Med Phys Fitness. 27(1):38-46. 40. Hamlin, M.J. and Hellemans, J (2007). Effect of intermittent normobaric hypoxic exposure at rest on haematological, physiological, and performance parameters in multi-sport athletes. J Sports Sci 25(4), 431-441. 41. Hamlin, M.J.; Hinckson, E.A.; Wood, M.R. and Hopkins, W.G (2008) . Simulated rugby performance at 1550-m altitude following adaptation to intermittent normobaric hypoxia. J Sci Med Sport 11(6), 593 -599. 42. Hinckson, E.A.; Hopkins, W.G.; Downey, B.M. and Smith, T.B (2006). The effect of intermittent hypoxic training via a hypoxic inhaler on physiological and performance measures in rowers: a pilot study. J Sci Med Sport 9(1-2), 177-180. 43. Hinckson, E.A.; Hamlin, M.J.; Wood, M.R. and Hopkins, W.G (2007). Game performance and intermittent hypoxic training. Br J Sports Med 41(8), 537-539. 44. Jacob A. Sinex, Robert F. Chapman (2015), Hypoxic training methods for improving endurance exercise performance, Open Access funded by Shanghai University of Sport, Volume 4, Issue 4, P325–332. 45. Julian, C.G.; Gore, C.J.; Wilber, R.L.; Daniels, J.T.; Fredericson, M.; Stray-Gundersen, J.; Hahn, A.G.; Parisotto, R. and Levine, B.D (2004). Intermittent normobaric hypoxia does not alter performance or erythropoietic markers in highly trained distance runners. J Appl Physiol 96(5), 1800-1807. 46. Karikosk, O. (1984). Training volume in distance running. Modern Athlete and Coach, 22(2), 18-20 47. Katayama, K.; Sato, K.; Matsuo, H.; Ishida, K.; Iwasaki, K. and Miyamura, M. (2004). Effect of intermittent hypoxia on oxygen uptake during submaximal exercise in endurance athletes. Eur J Appl Physiol 92(1-2), 75-83. 48. Katayama, K.; Sato, K.; Hotta, N.; Ishida, K.; Iwasaki, K. and Miyamura, M. (2007). Intermittent hypoxia does not increase exercise ventilation at simulated moderate altitude. In t J Sports Med 28(6), 480-487. 49. Kim SH, Oh SD, Jeon WC (2009). Effects of 4 week altitude training to cardiovascular function, oxygen transporting capacity in high school soccer player. Kor J Sports Sci. 18:1181-1192. 50. Kuoppasalmi K, Näveri H, Härkönen M, Adlercreutz H. Plasma cortisol, androstenedione, testosterone and luteinizing hormone in running exercise of different intensities. Scand J Clin Lab Invest. 1980 Sep;40(5):403–409. 51. Levine, B.D. and Stray-Gundersen, J (1997). "Living high-training low": effect of moderate-altitude acclimatization with low-altitude training on performance. J Appl Physiol 83(1), 102-112. 52. Mazzeo, R.S (2008). Physiological responses to exercise at altitude: an update. Sports Med 38(1), 1-8. 53. Melissa, L.; MacDougall, J.D.; Tarnopolsky, M.A.; Cipriano, N. and Green, H.J (1997). Skeletal muscle adaptations to training under normobaric hypoxic versus normoxic conditions. Med Sci Sports Exerc 29(2), 238-243. 54. Millet, G.P.; Roels, B.; Schmitt, L.; Woorons, X. and Richalet, J.P (2010). Combining hypoxic methods for peak performance. Sports Med 40(1), 1-25. 55. Morton, J.P. and Cable, N.T (2005). Effects of intermittent hypoxic training on aerobic and anaerobic performance. Ergonomics 48(11- 14), 1535-1546. 56. Muza, S.R (2007). Military applications of hypoxic training for high- altitude operations. Med Sci Sports Exerc 39(9), 1625-1631. 57. Park HY, Nam SS, Choi WH, Sunoo S (2011). Effects of 4 weeks living high training low (LHTL) on aerobic exercise capacity, concentration in oxygenated skeletal muscle, cardiac function and time trial in elite middle and long distance runners. Exerc Sci;20:425 - 440. 58. Park HY, Hyejung Hwang, Jonghoon Park, Seongno Lee, Kiwon Lim, (2016). The effects of altitude/hypoxic training on oxy delivery capacity of the blood and aerobic exercise capacity in elite athletes – a meta analysis, Seoul, Republic of Korea, J Exerc Nutrition Biochem. 20(1):015-022. 59. Roels B, David J Bentley, Olivier Coste, Jacques Mercier, Gre´goire Millet (2007). Effects of intermittent hypoxic training on cycling performance in well-trained athletes. Eur J Appl Physiol; 101: 359- 368. 60. Robertson EY, Saunders PU, Pyne DB, Gore CJ, Anson JM, (2010). Effectiveness of intermittent training in hypoxia combined with live high/train low. Eur. J. Appl. Physiol; 110: 379-387. 61. Saugy J, Thomas Rupp, Raphael Faiss, Alexandre Lamon, Nicolas Bourdillon, and Gre ´Goire p. Millet (2015); Cycling Time Trial Is More Altered in Hypobaric than Normobaric Hypoxia.; Medicine & Science in Sports & exercise; the American College of Sports Medicine. 62. Saunders, P.U.; Telford, R.D.; Pyne, D.B.; Hahn, A.G. and Gore, C.J. (2009). Improved running economy and increased hemoglobin mass in elite runners after extended moderate altitude exposure. J Sci Med Sport 12(1), 67-72. 63. Scott T, David Costill, Philip Gallagher, Andrew Creer, Jim R. Peters, Harlan Evans, Danny A. Riley, and Robert H. Fitts (2009); Exercise in space: human skeletal muscle after 6 months aboard the International Space Station.; J Appl Physiol 106: 1159 –1168. 64. Shatilo, V.B.; Korkushko, O.V.; Ischuk, V.A.; Downey, H.F. and Serebrovskaya, T.V (2008). Effects of intermittent hypoxia training on exercise performance, hemodynamics, and ventilation in healthy senior men. High Alt Med Biol 9(1), 43-52. 65. Shin CH, Cho SY (2003). Effects of intermittent hypoxic training on cardiopulmonary function and blood parameter in elite swimmer. Exerc Sci. 12:223-232. 66. Smet S.D, Paul van Herpt, Gommaar D’Hulst, Ruud Van Thienen, Marc Van Leemputte1 and Peter Hespel, (2017), Physiological adaptations to hypoxic vs normoxic training during intermittent living high; Front. Physiol, Frontiers in Physiology/ www.frontiersin.org 67. Stephen S. Cheung (2017), Cycling Science, Human Kinetics, ISBN: 978-1-4504-9732-9 (print). 68. Stray-Gundersen, J., and Levine, B. D. (2008). Live high, train low at natural altitude. Scand. J. Med. Sci. Sports 18 (Suppl. 1), 21 –28. doi: 10.1111/j.1600-0838.2008.00829. 69. Stray-Gundersen, J., R.F. Chapman, and B.D. Levine. (2001), “Living high-training low” altitude training improves sea level performance in male and female elite runners. J. Appl. Physiol., 91:1113-1120. 70. Sunoo S, Hwang KS (2004). Effects of chronic intermittent hypobaric hypoxic training on cardiopulmonary function and oxygen transporting capacity in trained athletes. Kor J Physl Edu. 43:441-455. 71. Sunoo S, Kim HK, Hwang KS (2005). Effects of intermittent hypoxic exposure on cardiopulmonary function and oxygen transporting capacity in university basketball players. Kor J Exerc Nutr. 9:23-33. 72. Sunoo S, Nho HS, Nam SS, Hwang KS, Park HY, Lee EJ (2007). The effects of intermittent hypobaric hypoxic training at the simulated altitude of 3,000m on aerobic exercise performance in youth fin swimmer. Kor J Growth Devel.;15:241-249. 73. Tadibi, V.; Dehnert, C.; Menold, E. and Bartsch, P (2007). Unchanged anaerobic and aerobic performance after short-term intermittent hypoxia. Med Sci Sports Exerc 39(5), 858-864. 74. Truijens, M.J.; Toussaint, H.M.; Dow, J. and Levine, B.D (2003). Effect of high-intensity hypoxic training on sea-level swimming performances. J Appl Physiol 94(2), 733-743. 75. Yoon JR, Lee MJ (2014). Effects of sprint interval training on blood variables, aerobic and anaerobic performance in normobaric hypoxia. Kor J Sport Sci. 25:890-903. 76. Wilber RL (2007), Application of altitude/hypoxic training by elite athletes, Med Sci Sports Exerc, 39:1610-1624. 77. Wilber R.L (2011), Application of altitude/hypoxic training by elite athletes, Athlete Performance Laboratory, United States Olympic Committee, Colorado Springs, CO, USA, Journal of human Sport & Exercise, ISSN 1988-5202., Vol. 6, No. 2. 78. Wood, M.R.D., M.N. & Hopkins, W.G (2006). Running performance after adaptation to acutely intermittent hypoxia. European Journal of Sport Science 6(3), 163-172. Webside 79. https://www.topendsports.com/testing/records/vo2max.htm PHỤ LỤC Phụ lục 1: Phiếu phỏng vấn TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT Tp.HCM Trung tâm HLQG TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc PHIẾU PHỎNG VẤN Họ và tên: .................................................................................................. Chức vụ: .................................................................................................... Đơn vị công tác: ......................................................................................... Để thực hiện nghiên cứu đề tài với tên:“Xây dựng chương trình huấn luyện độ cao cho đội tuyển nam XĐĐT Việt Nam” trên cơ sở tổng hợp các tài liệu có liên quan, luận án dự thảo các chỉ số sau nhằm kiểm tra đánh giá thực trạng chức năng sinh lý và sinh hóa của VĐV đội tuyển nam XĐĐT Việt Nam. Kính mong quý chuyên gia, thầy cô và huấn luyện viên bằng những kinh nghiệm thực tế của bản thân trong công tác nghiên cứu khoa học, huấn luyện và giảng dạy, bớt chút thời gian quý báu của mình và cho biết ý kiến về mức độ cần thiết trong việc sử dụng các chỉ số dưới đây bằng cách đánh dấu (X) vào mức độ: 1) Rất cần thiết; 2) Cần thiết; 3) Không cần thiết. Sự đóng góp các ý kiến thiết thực và quý báu của Quý chuyên gia, thầy cô và các huấn luyện viên, giúp cho luậnán của chúng tôi có bước hoàn thành. Xin chân thành cảm ơn! TT Nội dung chỉ số kiểm tra Mức độ cần thiết 3 2 1 A Chức năn n lý 1 VO2max (ml/kg/phút) (qua Metamax 3B) 2 Thể tích khí thở “VT1” (ml/kg/ph) (qua Metamax 3B) 3 Tỷ lệ % thể tích khí thở “%VT1” (%) (qua Metamax 3B) 4 Tỷ lệ VCO2/VO2“RER” (qua Metamax 3B) 5 Công suất “WRmax” (W) 6 Hoạt động gắng sức (Time to Exhaustion) 7 Tần số hô hấp (lần/phút) 8 Nhịp tim yên tĩnh (lần/phút) 9 Nhịp tim tối đa “HRmax” (bpm) 10 Nhịp tim đỉnh “HRpeak” (bpm) 11 Thông khí phổi đỉnh “VEpeak” (l min-1) (qua Metamax 3B) 12 Huyết áp (mmHg) 13 Dung tích sống (lít) B Sinh hóa máu 1 Số lượng bạch cầu “WBC” (x 109L) 2 Số lượng hồng cầu "RBC" (x 1012L) 3 He moglobin "Hb" (g/dL) 4 Tỷ lệ % hồng cầu trong máu "Hct" (%) 5 Thể tích trung bình hồng cầu "MCV" (fL) 6 Số lượng hemoglobin/hồng cầu "MCH" (pg) 7 Tích áp bề mặt hồng cầu "RDW" (%) 8 Tiểu cầu "PLT" (x 109L) 9 Erythropoietin “EPO” (mIU/mL) 10 Cortisol máu (μg/dL) 11 Testosteron (ng/mL) Các ý kiến khác (nếu có): ........................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... Tp.Hồ Chí Minh, ngày thángnăm 201 N ƣời phỏng vấn N ƣờ đƣợc phỏng vấn Phụ lục 2: Bản thỏa thuận tham gia công trình nghiên cứu TRƢỜNG ĐH TDTT TP.HCMCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRUNG TÂM HLTTQG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢN THỎA THUẬN V/v Tham gia công trình nghiên cứu Họ và tên: Ngày sinh:. Đội tuyển: Số năm tập luyện: Sau khi nghe hướng dẫn và giải thích kỹ về công trình nghiên cứu đề tài: “Xây dựng chương trình huấn luyện độ cao cho đội tuyển nam XĐĐT Việt Nam”. Chủ nhiệm đề tài: Phạm Hùng Mạnh Cơ quan: Đại Học Tây Nguyên Đơn vị phối hợp: Trung tâm HLTT QG TP.HCM - Viện NCKH & CNTT Tôi tình nguyện tham gia chương trình nghiên cứu với tư cách là khách thể nghiên cứu và đồng ý với các điều sau: 1. Tôi tình nguyện làm khách thể nghiên cứu và hiểu rõ quyền lợi cùng nghĩa vụ của mình. 2. Tôi sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về tiểu sử bệnh của gia đình cùng tình trạng bệnh lý đã và đang mắc phải (nếu có của bản thân) 3. Tôi chịu sự hướng dẫn của Ban chủ nhiệm đề tài và sẽ thực hiện các yêu cầu của Ban chủ nhiệm đề tài với tất cả khả năng của mình. 4. Tôi nhất trí cho phép Ban chủ nhiệm đề tài toàn quyền sử dụng các dữ liệu thu được của bản thân tôi cho việc tính toán, thống kê và báo cáo khoa học. Tôi hiểu được tầm quan trọng của công trình nghiên cứu, tôi xin hứa sẽ cân nhắc kỹ trước khi quyết định và xin tình nguyện tham gia. Tp.HCM, ngày tháng năm 201 Xác nhận của HLV Tình nguyện viên Phụ lục 3: Bảng hỏi các vấn đề về y học có liên quan TRƢỜNG ĐẠI HỌC TDTT TP. HCM TRUNG TÂM HLTTQG BẢNG HỎI CÁC VẤN ĐỀ VỀ Y HỌC CÓ LIÊN QUAN Cá nhân: Họ và tên: Giới tính: Ngày sinh: Ngày kiểm tra: Đội tuyển: . Địa chỉ: . Điện thoại NR: ĐT di động:. Tiền sử bệnh lý của a đìn Đề nghị ghi rõ các vấn đề về sức khỏe của gia đình bạn. Có người nào trong gia đình bạn bị đột tử (trước 50)  Có Không. Đề nghị cho biết lý do qua đời:. ... Tron a đìn bạn có mắc các chứng bệnh sau không:  Huyết áp cao  Thiếu máu  Các vấn đề về tim  Động kinh  Ung thư hay u, bướu  Viêm khớp  Đau nửa đầu  Rối loạn chức năng thận/bàng quang  Vấn đề về cảm xúc  Rối loạn chức năng dạ dày  Tiểu đường  Dị ứng/Hen suyễn  Ruột  Rối loạn về gen (máu không đông, hội chứng Marfan)  Vấn đề khi mang thai  Bệnh khác (ghi rõ tên): . Tình trạng sức khỏe hiện tại: Tôi vừa khỏi bệnh hoặc đang bị bệnh sau  Dị ứng  Thị trường hay thị lực bị hạn chế  Có vấn đề về mũi hay cổ họng  Có vấn đề về thính giác  Đau đầu, chóng mặt, yếu, choáng, ngất hay các vấn đề về khả năng phối hợp vận động hay thăng bằng.  Bị tê liệt 1 phần cơ thể  Có xu hướng bị run rẩy hay co giật  Cúm, thở nông, đau ngực, chóng mặt, hay hồi hộp (cảm thấy tim đập nhanh) khi thực hiện bài tập.  Ăn không ngon, buồn nôn, đau bụng, đại tiện không bình thường (tiêu chảy, tiêu ra máu, )  Các triệu chứng đối với cơ, xương hay khớp (cứng cơ, sung hay đau, )  Các triệu chứng đối với da như loét, phát ban, ngứa, cảm giác bỏng rát,  Các triệu chứng khác. Đề nghị ghi chi tiết các vấn đề có liên quan đến bệnh tật, sức khỏe hay loại dược phẩm đã sử dụng. Tình trạng bệnh tật, sức khỏe hay loại dược phẩm đã sử dụng Ngày Thời gian điều trị, tên và địa chỉ bệnh viện hay bác sỹ đã điều trị Tôi.xin hứa các thông tin trên đây hoàn toàn là sự thật, được viết bằng tất cả sự hiểu biết của tôi. Tôi xin ch ịu hoàn toàn trách nhiệm và đồng ý cho phép Ban chủ nhiệm đề tài và đơn vị chủ trì được sử dụng các thông tin này. Tp.Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 201 Tình nguyện viên Phụ lục 4: Phiếu xét nghiệm mẫu của VĐV Phụ lục 3: Kết quả kiểm tra hoạt độn ƣa-yếm khí trên Metamax 3B Phụ lục 5: Số liệu kiểm tra lần 1 nhóm ĐC TT Họ v Tên Độ tuổ Số năm tập luyện C ều cao đứng (cm) Cân nặn (kg) VO2 max (ml/kg/ph) VT1 (ml/kg/ph) %VT1 (%) VEpeak (1.min -1 ) RER 1 Quàng Văn Cường 19 6.3 167 65 63 54 81 151.2 1.05 2 Trần Thanh Điền 20 5.7 179 63 68 51 80 152.5 1.07 3 Phan Hoàng Thái 18 6.5 173 57 57 45 72 145.6 1.05 TT Họ v Tên HRmax (bpm) HRpeak (bpm) WRmax (W) Time to Exhaustion RBC (T/L) Hb (g/dL) HCT (%) Erythropoietin (mIU/mL) Cortisol máu Testosteron 1 Quàng Văn Cường 174 176 250 7.5 4.9 14.4 40 10.7 9.47 10.05 2 Trần Thanh Điền 179 179 250 8 5 14.4 39.4 9.03 6.8 9.6 3 Phan Hoàng Thái 188 187 250 7 4.7 15 41 9.14 9.75 11.12 Phụ lục 6: Số liệu kiểm tra lần 1 nhóm TN TT Họ v Tên Độ tuổ Số năm tập luyện C ều cao đứn (cm) Cân nặn (kg) VO2 max (ml/kg/ph) VT1 (ml/kg/ph) %VT1 (%) VEpeak (1.min -1 ) RER 1 Nguyễn Minh Luận 19 5.8 170 60 67 55 78 145.9 1.04 2 Trần Ng. Duy Nhân 19 6.4 174 69 58 47 72 155.3 1.05 3 Nguyễn Minh Việt 19 7 169 61.1 60 49 79 146.5 1.07 TT Họ v Tên HRmax (bpm) HRpeak (bpm) WRmax (W) Time to Exhaustion RBC (T/L) Hb (g/dL) HCT (%) Erythropoietin (mIU/mL) Cortisol máu Testosteron 1 Nguyễn Minh Luận 184 186 250 8 4.8 15.2 40.7 10.9 6.64 10.43 2 Trần Ng. Duy Nhân 183 179 250 7 4.6 13.3 37.1 9.24 8.01 11.84 3 Nguyễn Minh Việt 178 179 245 7 5.1 14.9 40.9 9.74 7.5 9.83 Phụ lục 7: Số liệu kiểm tra lần 2 nhóm ĐC TT Họ v Tên Độ tuổ Số năm tập luyện C ều cao đứn (cm) Cân nặn (kg) VO2 max (ml/kg/ph) VT1 (ml/kg/ph) %VT1 (%) VEpeak (1.min -1 ) RER 1 Quàng Văn Cường 19 6.3 167 65 65 53 73 149.6 1.05 2 Trần Thanh Điền 20 5.7 179 63 70 53 75 148.4 1.08 3 Phan Hoàng Thái 18 6.5 173 57 63 50 73 145.8 1.05 T T Họ v Tên HRma x (bpm) HRpea k (bpm) WRma x (W) Time to Exhaustio n RBC (T/L ) Hb (g/dL ) HC T (%) Erythropoieti n (mIU/mL) Cortiso l máu Testostero n 1 Quàng Văn Cường 175 176 256 8 5.01 15.2 41. 6 10.3 11.91 13 2 Trần Thanh Điền 179 179 259 8.5 5.25 14.8 42. 2 10.5 12.74 12.78 3 Phan Hoàng Thái 188 188 251 8 5.01 14.5 41. 6 8.32 11.93 15 Phụ lục 8: Số liệu kiểm tra lần 2 nhóm TN TT Họ v Tên Độ tuổ Số năm tập luyện C ều cao đứn (cm) Cân nặn (kg) VO2 max (ml/kg/ph) VT1 (ml/kg/ph) %VT1 (%) VEpeak (1.min -1 ) RER 1 Nguyễn Minh Luận 19 5.9 170 61.5 75 62 89 146.9 1.06 2 Trần Ng. Duy Nhân 19 6.5 174 69 71 56 77 162.6 1.09 3 Nguyễn Minh Việt 19 7.3 169 61.5 74 59 89 160.7 1.07 TT Họ v Tên HRmax (bpm) HRpeak (bpm) WRmax (W) Time to Exhaustion RBC (T/L) Hb (g/dL) HCT (%) Erythropoietin (mIU/mL) Cortisol máu Testosteron 1 Nguyễn Minh Luận 191 191 273 9.4 5.08 16 44.9 12 5.32 14.61 2 Trần Ng. Duy Nhân 192 193 288 9 4.95 13.9 40.7 10.5 9.76 14.65 3 Nguyễn Minh Việt 190 191 269 9 5.37 15.5 43 10.3 6.14 11.36

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_xay_dung_chuong_trinh_huan_luyen_mo_phong_do_cao_cho.pdf
  • docTom tat LATS PHAM HUNG MANH.doc
  • docTrang thong tin ve Luan an cua NCS PHAM HUNG MANH.doc
Tài liệu liên quan