BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
- - - - - & - - - -
NGUYỄN THANH HÙNG
XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT
HỌC PHẦN TỰ CHỌN, NGOẠI KHÓA CHO
SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUY NHƠN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
TP. Hồ Chí Minh – 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
- - - - - & - - - -
NGUYỄN THANH HÙNG
XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH GI
292 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 330 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Xây dựng chương trình giáo dục thể chất học phần tự chọn, ngoại khóa cho sinh viên đại học quy nhơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÁO DỤC THỂ CHẤT HỌC PHẦN TỰ CHỌN, NGOẠI KHÓA CHO
SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUY NHƠN
Chuyên ngành: Giáo dục thể chất
Mã số: 62140103
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS Lê Thiết Can
PGS.TS Nguyễn Đăng Chiêu
TP. Hồ Chí Minh – 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào.
Tác giả luận án
Nguyễn Thanh Hùng
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Các chữ viết tắt
BGH
Ban Giám hiệu
CP
Chính phủ
CSVC
Cơ sở vật chất
CNXH
Chủ nghĩa xã hội
CLGD
Chất lượng giảng dạy
CTĐT
Chương trình đào tạo
ĐHQN
Đại học Quy Nhơn
ĐBCL
Đảm bảo chất lượng
ĐVHT
Đơn vị học trình
GDTC
Giáo dục thể chất
GDTC-QP
Giáo dục thể chất-Quốc phòng
GD&ĐT
Giáo dục và Đào tạo
GV
Giảng viên
HDV
Hướng dẫn viên
HĐTT
Hoạt động thể thao
HĐNK
Hoạt động ngoại khóa
HĐ
Hoạt động
HK
Học kỳ
HP
Học phần
HS, SV
Học sinh, sinh viên
KĐCL
Kiểm định chất lượng
KĐCLGD
Kiểm định chất lượng giáo dục
LVĐ
Lượng vận động
NĐ
Nghị định
NQ
Nghị quyết
NĐC
Nhóm đối chứng
NTN
Nhóm thực nghiệm
QĐ
Quyết định
RLTT
Rèn luyện thân thể
SPSS
Statistical Package for the Social Sciences
SV
Sinh viên
TB
Trung bình
tc
Tín chỉ
TC
Thể chất
TDTT
Thể dục thể thao
ThS
Thạc sĩ
TS
Tiến sĩ
TT
Thông tư
TTg
Thủ tướng
TW
Trung ương
VN
Việt Nam
XPC
Xuất phát cao
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
XHH
Xã hội hóa
Đơn vị đo lường
cm
Centimét
g
Gam
kg
Kilôgam
m
Mét
DANH MỤC CÁC BẢNG
BẢNG
NỘI DUNG
TRANG
Bảng 3.1
Thực trạng nội dung chương trình nội khóa GDTC trường Đại học Quy Nhơn.
60
Bảng 3.2
Kết quả phỏng vấn sinh viên về hoạt động thể thao ngoại khoá ngoài giờ học của trường Đại học Quy Nhơn
62
Bảng 3.3
Các hoạt động TDTT ngoại khóa qua các năm 2013– 2015
62
Bảng 3.4
Kết quả khảo sát sinh viên về các yếu tố ảnh hưởng tới sự tập luyện TDTT ngoại khoá trường Đại học Quy Nhơn
63
Bảng 3.5
Kết quả khảo sát CBQL về công tác GDTC của nhà trường
65
Bảng 3.6
Kết quả phỏng vấn ý kiến đánh giá của giảng viên, CBQL chương trình nội, ngoại khóa hiện nay có phù hợp cho sinh viên trường Đại học Quy Nhơn.
Sau 65
Bảng 3.7
Kết quả phỏng vấn ý kiến đánh giá của chuyên gia, cán bộ quản lý về chương trình GDTC nội, ngoại khóa hiện nay của Bộ GD&ĐT
66
Bảng 3.8
Kết quả phỏng vấn Chuyên gia các ý kiến đánh giá của mình về những vấn đề chung
67
Bảng 3.9
Kết quả điều tra về số lượng và trình độ giảng viên chuyên ngành GDTC trong trường Đại học Quy Nhơn năm 2016 (n = 19)
70
Bảng 3.10
Kết quả điều tra về cơ sở vật chất phục vụ công tác GDTC trường Đại học Quy Nhơn
Sau 72
Bảng 3.11
Thực trạng diện tích tập luyện TDTT/sinh viên tại Trường ĐHQN
73
Bảng 3.12
Tài liệu giảng dạy các môn GDTC tại Trường Đại học Quy Nhơn
74
Bảng 3.13
Tổng hợp kết quả đánh giá của CBQL nhà trường về điều kiện CSVC, trang thiết bị, các hoạt động thể thao cho SV ở mức độ nào
74
Bảng 3.14
Thực trạng kinh phí dành cho GDTC, giai đoạn 2013 – 2015
76
Bảng 3.15
Kết quả học tập nội khóa môn GDTC sinh viên trường Đại học Quy Nhơn giai đoạn năm 2009-2014
Sau 78
Bảng 3.16
Đánh giá thể chất của nam sinh viên trường ĐHQN các khóa 33, 34, 35, 36
Sau 79
Bảng 3.17
Đánh giá thể chất của nữ sinh viên trường ĐHQN các khóa 33, 34, 35, 36
Sau 79
Bảng 3.18
So sánh Thể chất của nam sinh viên trường ĐHQN với thể chất người Việt Nam cùng lứa tuổi
Sau 79
Bảng 3.19
So sánh Thể chất của nữ sinh viên trường ĐHQN với thể chất người Việt Nam cùng lứa tuổi
Sau 79
Bảng 3.20
Khảo sát giảng viên TDTT các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập môn GDTC nội khóa, ngoại khóa trường Đại học Quy Nhơn
Sau 82
Bảng 3.21
Kết quả phỏng vấn sinh viên nhận thức các yếu tố làm hạn chế kết quả học tập môn học GDTC của sinh viên trường Đại học Quy Nhơn
83
Bảng 3.22
Tổng hợp ý kiến đánh giá của giảng viên về tính cấp thiết đổi mới chương trình GDTC học phần tự chọn, ngoại khóa trường ĐHQN
84
Bảng 3.23
Kết quả phỏng vấn nhu cầu tập luyện các môn thể thao HP tự chọn nội khóa sinh viên trường Đại học Quy Nhơn
Sau 95
Bảng 3.24
Kết quả phỏng vấn của sinh viên về nội dung hoạt động thể thao ngoại khóa CLB trường ĐHQN
97
Bảng 3.25
Kết quả phỏng vấn nhận thức của sinh viên về hoạt động thể thao ngoại khóa trường Đại học Quy Nhơn
99
Bảng 3.26
Kết quả khảo sát CBQL về công tác GDTC hiện nay của nhà trường đã đáp ứng được qui định của Bộ GD&ĐT.
100
Bảng 3.27
Khảo sát phỏng vấn CBQL về nội dung hoạt động thể thao ngoại khóa trường Đại học Quy Nhơn
100
Bảng 3.28
Kết quả phỏng vấn đánh giá vai trò và tính tự giác tích cực trong học tập các môn thể thao tự chọn nội, ngoại khóa trường Đại học Quy Nhơn
101
Bảng 3.29
Kết quả đánh giá thực trạng và điều kiện chủ quan đảm bảo công tác TDTT ngoại khóa trường Đại học Quy Nhơn
102
Bảng 3.30
Tổng hợp khảo sát giảng viên GDTC nội dung phân bố kế hoạch giảng dạy n=19
Sau 105
Bảng 3.31
Chương trình GDTC nội khóa trường Đại Quy Nhơn.
Sau 109
Bảng 3.32
So sánh kết quả học tập sinh viên nhóm thực nghiệm
119
Bảng 3.33
Kết quả phát triển thể chất trước thực nghiệm của nam, nữ ĐC1 và TN 1 học phần GDTC tự chọn
Sau 120
Bảng 3.34
Kết quả phát triển thể chất sau thực nghiệm 30 tiết của nam, nữ ĐC1 và TN1 học phần GDTC tự chọn
Sau 120
Bảng 3.35
Kết quả phát triển thể chất sau thực nghiệm 60 tiết của nam, nữ ĐC1 và TN 1 học phần GDTC tự chọn
Sau 120
Bảng 3.36
So sánh sự tăng trưởng thể chất trước và sau 30 tiết thực nghiệm của nam nhóm TN1 học phần GDTC tự chọn
Sau 122
Bảng 3.37
So sánh sự tăng trưởng thể chất sau 30 tiết đến 60 tiết thực nghiệm của nam nhóm TN1 học phần GDTC tự chọn
Sau 122
Bảng 3.38
So sánh sự tăng trưởng thể chất trước TN và sau 60 tiết thực nghiệm của nam nhóm TN1 học phần GDTC tự chọn
Sau 122
Bảng 3.39
So sánh sự tăng trưởng thể chất trước và sau 30 tiết thực nghiệm của nữ nhóm TN1 học phần GDTC tự chọn
Sau 122
Bảng 3.40
So sánh sự tăng trưởng thể chất sau 30 tiết đến 60 tiết thực nghiệm của nữ nhóm TN 1 học phần GDTC tự chọn
Sau 122
Bảng 3.41
So sánh sự tăng trưởng thể chất trước và sau 60 tiết thực nghiệm của nữ nhóm TN 1 học phần GDTC tự chọn
Sau 122
Bảng 3.42
Kết quả phát triển thể chất trước TN của nam, nữ nhóm ĐC2 và TN2 hoạt động TDTT ngoại khóa
Sau 128
Bảng 3.43
Kết quả phát triển thể chất sau 6 tháng của nam, nữ ĐC2 và TN2 hoạt động TDTT ngoại khóa
Sau 128
Bảng 3.44
Kết quả phát triển thể chất sau thực nghiệm một năm của nam, nữ ĐC2 và TN2 hoạt động TDTT ngoại khóa
Sau 128
Bảng 3.45
So sánh kết quả sự tăng trưởng thể chất trước và sau 6 tháng thực nghiệm của nam nhóm TN2 học ngoại khóa TDTT
Sau 130
Bảng 3.46
So sánh kết quả sự tăng trưởng thể chất sau 6 tháng đến một năm thực nghiệm của nam TN2 học ngoại khóa TDTT
Sau 130
Bảng 3.47
So sánh kết quả sự tăng trưởng thể chất trước và sau một năm của nam nhóm TN2 học tập ngoại khóa TDTT
Sau 130
Bảng 3.48
So sánh sự tăng trưởng thể chất trước và sau 6 tháng thực nghiệm của nữ nhóm TN 2 học ngoại khóa TDTT
Sau 130
Bảng 3.49
So sánh sự tăng trưởng thể chất sau 6 tháng đến một năm thực nghiệm của nữ nhóm TN2 học ngoại khóa TDTT
Sau 130
Bảng 3.50
So sánh sự tăng trưởng thể chất trước và sau một năm thực nghiệm của nữ nhóm TN2 học ngoại khóa TDTT
Sau 130
Bảng 3.51
Đánh giá thể lực sinh viên khóa 36 nhóm TN1 Trường ĐHQN theo tiêu chuẩn phân loại thể lực của Bộ GD&ĐT
Sau 135
Bảng 3.52
Đánh giá thể lực sinh viên khóa 35 nhóm TN2 Trường ĐHQN theo tiêu chuẩn phân loại thể lực của Bộ GD&ĐT
Sau 137
Bảng 3.53
Đánh giá về đổi mới chương trình, hiệu quả chương trình học phần tự chọn, ngoại khóa (CLB) trường Đại học Quy Nhơn
Sau 140
Bảng 3.54
Đánh giá của giảng viên về chương trình, hiệu quả đổi mới chương trình GDTC học phần tự chọn, ngoại khóa trường Đại học Quy Nhơn
Sau 141
Bảng 3.55
Kết quả phỏng vấn giảng viên TDTT trực tiếp giảng dạy chương trình GDTC Trường ĐHQN (n=19)
Sau 142
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
NỘI DUNG
TRANG
Biểu đồ 3.1
Nhu cầu tập luyện các môn thể thao tự chọn nội khóa
Sau 95
Biểu đồ 3.2
Nhu cầu tham gia tập luyện môn thể thao theo câu lạc bộ thể thao
98
Biểu đồ 3.3
Kết quả các chỉ số về hình thái và tố chất thể lực ban đầu TN của nam, nữ (ĐC1) và (TN 1)
Sau 120
Biểu đồ 3.4
Kết quả các chỉ số về hình thái và tố chất thể lực sau 30 tiết của nam, nữ (ĐC1) và (TN 1)
Sau 120
Biểu đồ 3.5
Kết quả các chỉ số về hình thái và tố chất thể lực sau 60 tiết của nam, nữ (ĐC1) và (TN 1)
Sau 120
Biểu đồ 3.6
So sánh SV nam tăng trưởng sau một năm thực nghiệm
Sau 122
Biểu đồ 3.7
So sánh SV nữ tăng trưởng sau một năm thực nghiệm
Sau 122
Biểu đồ 3.8
Kết quả về hình thái và tố chất thể lực ban đầu của nam, nữ nhóm ĐC2 và nhóm TN2
Sau 128
Biểu đồ 3.9
Kết quả về hình thái và tố chất thể lực sau 6 tháng TN của nam, nữ nhóm ĐC2 và nhóm TN2
Sau 128
Biểu đồ 3.10
Kết quả về hình thái và tố chất thể lực sau một năm của nam, nữ nhóm ĐC2 và nhóm TN2
Sau 128
Biểu đồ 3.11
So sánh SV nam tăng trưởng sau một năm thực nghiệm
Sau 130
Biểu đồ 3.12
So sánh SV nữ tăng trưởng sau một năm thực nghiệm
Sau 130
Sơ đồ 1.1
Các bước phát triển CTĐT
25
Sơ đồ 3.1
Mô hình hệ thống tổ chức CLB thể thao trường ĐHQN
114
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia. Nhà trường các cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân có trách nhiệm đào tạo những học sinh, sinh viên đang đến trường hôm nay trở thành nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH đất nước Việt Nam trong thế kỷ XXI. Vì vậy, phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng nhằm "phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững" [6].
Hệ thống Giáo dục thể chất trong các trường đại học là một bộ phận hữu cơ của hệ thống Giáo dục và Đào tạo Việt Nam. Mục đích của giáo dục thể chất (GDTC) là củng cố và tăng cường sức khỏe, phát triển năng lực thể chất của con người, hình thành và hoàn thiện các kỹ năng vận động để chuẩn bị sẵn sàng xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Theo báo cáo tổng kết thực hiện Chỉ thị 36-CT/TW của Ban bí thư Trung ương Đảng về công tác thể dục thể thao trong giai đoạn mới: “Việc luyện tập thể dục ngoại khóa, nội khóa trong các trường học đã có tổ chức và đầy đủ hơn, phong trào Hội khỏe Phù Đổng các cấp đã tiến hành thường xuyên, có hệ thống. Tuy nhiên, công tác giáo dục thể chất trong các trường học còn nhiều bất cập; nhận thức của các cấp quản lý giáo dục còn hạn chế, chất lượng giảng dạy, học tập còn thấp, hiệu quả chưa cao các hình thức thể thao quần chúng còn nghèo nàn, điểm tập ít”.[4] .
Trong thời kỳ tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa và xây dựng đất nước, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X đã khẳng định: “Phát triển các hoạt động TDTT cả về quy mô và chất lượng, góp phần nâng cao thể lực và phát huy tinh thần dân tộc của con người Việt Nam”. Muốn xây dựng đất nước giàu mạnh, phải có con người phát triển toàn diện, trong đó chăm lo cho con người phát triển về thể chất là trách nhiệm của toàn xã hội, việc đào tạo nguồn lực phải đáp ứng được yêu cầu “Phát triển cao trí tuệ, cường tráng về thể chất, trong sáng về đạo đức, phong phú về tinh thần”. [73]
Thể dục, thể thao trong nhà trường vừa là một môn học vừa là một mặt của giáo dục toàn diện, là một bộ phận của TDTT cho mọi người. Giáo dục thể chất bắt buộc được gọi là giờ thể dục chính khoá hoặc giờ thể dục nội khoá. Nhiệm vụ và mục tiêu của TDTT trường học là nâng cao sức khoẻ, đảm bảo sự phát triển bình thường của cơ thể học sinh; phát triển các tố chất thể lực và kỹ năng vận động cơ bản của con người; hình thành thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và rèn luyện đạo đức ý chí cho người học. Phát triển TDTT trường học có tầm quan trọng đặc biệt trong việc chuẩn bị nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. [40]
Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ: “Trong những năm vừa qua lĩnh vực giáo dục và đào tạo vẫn còn nhiều hạn chế và yếu kém”[6]. Chính vì vậy, Đảng ta đã xác định cần phải có những đổi mới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao chất lượng, đào tạo ra đội ngũ tri thức, lao động đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Nghị quyết Đại hội cũng đã nêu rõ, một trong 5 nhiệm vụ để phát triển đất nước là“phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực”[6]. Quan điểm đó đã được thể hiện cụ thể trong Nghị quyết 14/2005/NQ-CP ngày 2/11/2005 về “Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010 và hiện nay là Nghị quyết số 29 NQ/TW ngày 4/11/2013 về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” [3].
Thể dục thể thao (TDTT) là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống giáo dục xã hội chủ nghĩa. Đó là phương tiện giáo dục, giáo dưỡng, bồi dưỡng thế hệ trẻ cho tương lai phát triển toàn diện về Đức, Trí, Thể, Mỹ, Lao động nhằm xây dựng con người mới XHCN. Đó là những con người có khả năng cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức. Đảng ta luôn coi trọng vị trí của công tác giáo dục nói chung, của giáo dục thể chất (GDTC) nói riêng và xem GDTC là một mặt của công tác giáo dục toàn diện trong nhà trường XHCN. GDTC trong nhà trường các cấp còn giữ một vị trí quan trọng, then chốt trong chiến lược phát triển sự nghiệp TDTT, nhất là trong các trường phổ thông.
Trong những năm qua, công tác GDTC của trường đại học Quy nhơn luôn được quan tâm, chú trọng và phát triển. Các giờ học GDTC được thực hiện theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bao gồm các giờ học bắt buộc và những hoạt động TDTT ngoài giờ của sinh viên. Qua đó cho thấy, phong trào rèn luyện thể chất nói riêng và công tác giáo dục thể chất cho sinh viên nói chung do nhiều yếu tố khách quan và điều kiện chi phối, đặc biệt là phụ thuộc vào mức độ nhận thức của cán bộ quản lý các cấp, giáo viên và sinh viên, ngoài ra còn phụ thuộc vào phương tiện, phương pháp giảng dạy, điều kiện sân bãi dụng cụ và trình độ giáo viên hướng dẫn, kinh phí phục vụ tập luyện, thi đấu Để đáp ứng yêu cầu cấp bách đó, trường Đại học Quy Nhơn đã tiến hành đổi mới nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường với các giải pháp đồng bộ như: Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ công tác dạy và học, đổi mới kế hoạch đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy nâng cao chất lượng giáo dục... trong đó vấn đề xây dựng, bổ sung, cập nhật hay đổi mới chương trình đào tạo cũng như chương trình môn học là công việc được quan tâm và ưu tiên hàng đầu. Việc xây dựng mới hay bổ sung hoàn thiện chương trình giáo dục sẽ là một trong những giải pháp hữu hiệu để giúp nhà trường đạt được mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực thỏa mãn yêu cầu của thị trường lao động, phù hợp với nhu cầu xã hội và đáp ứng mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Hiểu rõ tầm quan trọng của lĩnh vực này, nhiều nhà khoa học giáo dục đã quan tâm nghiên cứu, các đề tài tiêu biểu có thể đề cập đến như: Lê Trường Sơn Trấn Hải (2012) [52], Nguyễn Trọng Hải (2010) [51], Nguyễn Cẩm Ninh (2012) [60], Nguyễn Duy Quyết ( 2012) [68], Nguyễn Đức Thành( 2013) [70], Võ Văn Vũ[94], Nguyễn Hữu Vũ(2016)[93], Trần Hữu Phương(2015)[67]...Tuy nhiên, các đề tài nghiên cứu theo hướng đổi mới chương trình GDTC nội, ngoại khóa cho sinh viên còn rất ít. Các đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu cải tiến chương trình chuyên ngành GDTC chính khóa và các giải pháp GDTC cho học sinh, sinh viên.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giảng dạy môn GDTC ở trường Đại học Quy nhơn, dựa vào các phân tích về ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề cần nghiên cứu, tiến hành nghiên cứu đề tài:“Xây dựng chương trình giáo dục thể chất học phần tự chọn, ngoại khóa cho sinh viên Đại học Quy nhơn”.
2. Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc đánh giá thực trạng chương trình môn học giáo dục thể chất, cũng như thực trạng công tác giáo dục thể chất của sinh viên trường ĐHQN, luận án tiến hành xây dựng chương trình giáo dục thể chất học phần tự chọn, ngoại khóa cho sinh viên, ứng dụng các môn thể thao đã xây dựng trong chương trình môn học giáo dục thể chất cho đối tượng nghiên cứu trong điều kiện cụ thể hiện nay của nhà trường. Kết quả nghiên cứu đã trực tiếp góp phần đổi mới và nâng cao chất lượng công tác GDTC và hiệu quả đào tạo chung của trường Đại học Quy Nhơn.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Để giải quyết mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án xác định các mục tiêu nghiên cứu sau:
Mục tiêu 1. Đánh giá thực trạng chương trình giáo dục thể chất nội khóa, ngoại khóa Trường Đại học Quy Nhơn.
- Đánh giá thực trạng việc thực hiện công tác Giáo dục thể chất tại Trường ĐHQN (đánh giá về thực trạng chương trình GDTC nội, ngoại khóa; thực trạng kết quả học tập và thể chất của sinh viên).
- Đánh giá các điều kiện đảm bảo cho công tác GDTC: số lượng và chất lượng đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất phục vụ cho TDTT...
- Đánh giá về thái độ nhận thức của GV, sinh viên trong quá trình giảng dạy học phần GDTC.
Mục tiêu 2. Xây dựng chương trình môn học giáo dục thể chất học phần tự chọn, ngoại khóa cho sinh viên trường Đại học Quy Nhơn.
- Xác định các cơ sở khoa học để đổi mới chương trình giảng dạy các môn thể thao tự chọn và ngoại khóa cho sinh viên không chuyên.
- Xác định cấu trúc và nội dung của chương trình giảng dạy các môn thể thao cần đổi mới.
- Đổi mới chương trình giảng dạy các môn thể thao tự chọn, ngoại khóa cho sinh viên không chuyên.
Mục tiêu 3. Đánh giá hiệu quả ứng dụng chương trình môn học giáo dục thể chất học phần tự chọn, ngoại khóa cho sinh viên trường Đại học Quy Nhơn.
- Tổ chức thực nghiệm: xây dựng kế hoạch thực nghiệm chương trình, kế hoạch ngoại khóa, ứng dụng chương trình giảng dạy đã được đổi mới cho sinh viên không chuyên trường ĐHQN.
- Tiến hành thực nghiệm và đánh giá hiệu quả thông qua kế hoạch đánh giá chương trình thực nghiệm cho sinh viên không chuyên khóa 35, 36 Trường ĐHQN.
4. Giả thiết khoa học của luận án
Trên cơ sở đánh giá chương trình giáo dục thể chất và thực trạng công tác giáo dục thể chất của trường Đại học Quy nhơn cho thấy, năng lực thể chất, thể lực của sinh viên còn thấp. Giả thiết nguyên nhân chủ yếu là do các yếu tố và điều kiện đảm bảo cho công tác GDTC trong nhà trường, đặc biệt là chưa lựa chọn được chương trình GDTC nội, ngoại khóa phù hợp cho sinh viên. Nếu lựa chọn hợp lý các môn thể thao cho chương trình GDTC học phần tự chọn, ngoại khóa phù hợp sẽ góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập cho sinh viên. Từ nhận định đó, luận án sẽ xây dựng chương trình môn học giáo dục thể chất học phần tự chọn, ngoại khóa cho sinh viên trường Đại học Quy Nhơn.
5. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ tiến hành đánh giá được thực trạng chương trình và công tác GDTC, năng lực thể lực của sinh viên Trường Đại học Quy Nhơn. Đồng thời xây dựng chương trình GDTC học phần tự chọn, ngoại khóa cho đối tượng nghiên cứu; đưa ra những chỉ dẫn cụ thể cho các nhà quản lý, các nhà chuyên môn, sinh viên trong việc tổ chức các hoạt động tập luyện TDTT cho sinh viên tại nhà trường, từng bước góp phần nâng cao hiệu quả công tác GDTC trong điều kiện thực tiễn hiện nay.
Đánh giá được hiệu quả chương trình GDTC học phần tự chọn, ngoại khóa cho sinh viên Trường Đại học Quy Nhơn, cũng như công tác giáo dục thể chất của nhà trường, từ đó tiến hành đổi mới hình thức tổ chức, quản lý hoạt động tập luyện TDTT phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường, góp phần nâng cao hiệu quả công tác thể chất cho sinh viên Trường Đại học Quy nhơn nói riêng và sinh viên các Trường Đại học trên cả nước nói chung.
Xác định được luận cứ khoa học về đổi mới chương trình GDTC phần tự chọn nội, ngoại khóa trường Đại học Quy Nhơn nói chung và công tác GDTC nói riêng trong quá trình đào tạo sinh viên.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về Giáo dục - Đào tạo nói chung và Giáo dục thể chất nói riêng.
1.1.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về vai trò của Giáo dục - Đào tạo trong sự nghiệp phát triển đất nước.
Đảng lãnh đạo công tác TDTT nói chung và công tác TDTT trường học nói riêng bằng việc hoạch định chủ trương, đường lối, quan điểm chỉ đạo và được thể hiện cụ thể qua các thời kỳ cách mạng. Quan điểm chủ đạo xuyên suốt của Đảng bước vào thế kỷ 21, thực hiện Nghị quyết Đại hội IX, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 17/CT-TW (23/10/2002) về phát triển TDTT đến năm 2010, giao cho ngành TDTT và ngành GD&ĐT đẩy mạnh hoạt động TDTT trường học [5]. Chỉ thị 17/CT-TW đã ghi dấu cho sự phát triển mới của nền TDTT Việt Nam, nhiều nội dung của Chỉ thị đi vào cuộc sống, có tác động rất lớn đối với sự nghiệp phát triển TDTT nước nhà nói chung và công tác TDTT trường học nói riêng trong những năm đầu thế kỷ XXI, góp phần tích cực vào những thành tựu chung của công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội.
Trước tình hình mới của Đất nước, ngày 24/3/1994 Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị 36/CT-TW về công tác TDTT trong giai đoạn mới, trong đó nêu rõ: “Thực hiện công tác GDTC trong tất cả các trường học, làm cho việc tập luyện TDTT trở thành nếp sống hàng ngày của HS, SV...” [4]. Ngày 07/03/1995 Thủ tướng Chính phủ ra chỉ thị 113/TTg về việc xây dựng và qui hoạch phát triển ngành TDTT, về GDTC có đoạn viết: “Giáo dục và Đào tạo cần đặc biệt coi trọng việc GDTC trong nhà trường, cải tiến nội dung giảng dạy TDTT nội khóa, ngoại khóa, quy định tiêu chuẩn rèn luyện thân thể cho học sinh ở các cấp học...[13]
Từ nghị quyết của Đại hội lần thứ IV (1976), Đảng đã xem giáo dục là bộ phận quan trọng của cuộc cách mạng tư tưởng; thực thi nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ từ nhỏ đến lúc trưởng thành. Nghị quyết Đại hội VI tiếp tục khẳng định vai trò của giáo dục đào tạo là: hình thành và phát triển toàn diện nhân cách xã hội chủ nghĩa của thế hệ trẻ, đào tạo đội ngũ lao động có kỹ thuật đồng bộ về ngành nghề, phù hợp với yêu cầu phân công lao động của xã hội. Bên cạnh đó, vai trò quan trọng của giáo dục chuyên nghiệp trong việc phát triển con người Việt Nam mới cũng được đánh giá cao, Đảng coi sự nghiệp giáo dục, nhất là giáo dục đại học và chuyên nghiệp, trực tiếp góp phần vào việc đổi mới công tác quản lý kinh tế và xã hội [8], [9], [10], [11].
Nghị quyết Đại hội Đảng khóa VII, Nghị quyết của Hội nghị Trung ương 2 khóa VIII về Giáo dục & Đào tạo và khoa học công nghệ đã tiếp tục khẳng định: “Giáo dục đào tạo cùng với Khoa học công nghệ phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu, chuẩn bị tốt hành trang cho thế hệ trẻ đi vào thế kỷ XXI. Muốn xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh, phải có con người phát triển toàn diện. Không chỉ về trí tuệ, trong sáng về đạo đức mà còn phải là con người cường tráng về thể chất”.[12], [14]
Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 điều 41 có quy định: “ Nhà nước và xã hội phát triển nền TDTT dân tộc, khoa học và nhân văn. Nhà nước thống nhất quản lý sự nghiệp phát triển TDTT, quy định chế độ GDTC bắt buộc trong trường học...”. [53]
Một trong những mục tiêu và phương hướng tổng quát của giai đoạn 2006-2010 được Đại hội Đảng (khóa X) xác định là: “GD&ĐT cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, thực hiện xã hội hóa giáo dục. Huy động nguồn lực vật chất và trí tuệ của xã hội tham gia chăm lo sự nghiệp giáo dục. Phối hợp chặt chẽ giữa ngành giáo dục với các ban ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội – nghề nghiệp.... Đề cập đến vấn đề sức khỏe của nhân dân, Đại hội khẳng định cần phải: Xây dựng chiến lược quốc gia về nâng cao sức khỏe, tầm vóc con người Việt Nam, tăng cường tuổi thọ và cải thiện chất lượng giống nòi. Tăng cường thể lực của thanh niên. Phát triển mạnh thể dục thể thao, kết hợp tốt thể thao phong trào và thể thao thành tích cao, dân tộc và hiện đại. Có chính sách và cơ chế phù hợp để phát hiện, bồi dưỡng và phát triển tài năng, đưa thể thao nước ta đạt vị trí cao của khu vực, từng bước tiếp cận với châu lục và thế giới ở những bộ môn Việt Nam có ưu thế...[6]
Báo cáo chính trị tại Đại hội XI khẳng định phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển nhanh, bền vững đất nước. Vì vậy, Đại hội yêu cầu phải “Đổi mới căn bản, toàn diện nền GD theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, XHH; đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học” Đẩy mạnh các hoạt động thể dục, thể thao cả về quy mô và chất lượng. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội nhấn mạnh “GD&ĐT có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước...”. Theo đó, cần phải “Đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT theo nhu cầu phát triển của xã hội, nâng cao chất lượng theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế”[6].
Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 01/12/2011 của Bộ chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về TDTT đến năm 2020; trong phần đánh giá những tồn tại, hạn chế đã chỉ rõ:“GDTC và hoạt động thể thao trong học sinh sinh viên chưa thường xuyên và kém hiệu quả”. Nghị quyết đã đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng GDTC và hoạt động thể thao trường học, một trong những giải pháp quan trọng là đổi mới chương trình và phương pháp GDTC, gắn GDTC với giáo dục ý chí, đạo đức, quốc phòng, sức khỏe và kỹ năng sống của học sinh sinh viên[7]. Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong trường học; đổi mới nội dung, giáo trình, chương trình giáo dục thể chất phù hợp với thể chất học sinh, sinh viên Việt Nam và tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khoá với các tiêu chí đánh giá cụ thể, linh hoạt; Đổi mới nội dung, giáo trình, chương trình giáo dục thể chất phù hợp với thể chất học sinh Việt Nam và tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khoá với các tiêu chí đánh giá cụ thể, linh hoạt; Phát triển thể dục thể thao ngoại khóa, xây dựng các loại hình câu lạc bộ TDTT trường học; khuyến khích học sinh tham gia hoạt động ngoại khóa trong các câu lạc bộ, các lớp năng khiếu thể thao...[53]
Thể dục, thể thao trường học là bộ phận quan trọng của phong trào thể dục, thể thao - một mặt của giáo dục toàn diện nhân cách học sinh, sinh viên, cần được quan tâm đầu tư đúng mức. Xây dựng và thực hiện “Đề án tổng thể phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học”. Thực hiện tốt giáo dục thể chất theo chương trình nội khóa; phát triển mạnh các hoạt động thể thao của học sinh, sinh viên, đảm bảo mục tiêu phát triển thể lực toàn diện và kỹ năng vận động cơ bản của HS, SV. Đổi mới chương trình và phương pháp giáo dục thể chất, gắn giáo dục thể chất với giáo dục ý chí, đạo đức, giáo dục quốc phòng, giáo dục sức khỏe và kỹ năng sống của HS, SV.[7]
Nghị quyết 29/NQ-TW (khóa XI) “về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT; đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã đề ra quan điểm chỉ đạo: “Chuyển mạnh quá trình GD từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Có thể nói Nghị quyết 29/NQ-TW là sự tổng kết toàn diện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) về phát triển GD&ĐT trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa, qua đó đề ra mục tiêu đổi mới toàn diện GD&ĐT từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện đảm bảo thực hiện....
Luật Thể dục, thể thao năm 2006 được Quốc hội ban hành số 77/2006/QH11 và các văn bản dưới luật đã xác định vị trí của GDTC và thể thao trong nhà trường:
- Giáo dục thể chất là môn học chính khóa thuộc chương trình giáo dục nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản cho người học thông qua các bài tập và trò chơi vận động, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.
- Hoạt động thể thao trong nhà trường là hoạt động tự nguyện cảu người học được tổ chức theo phương thức ngoại khóa phù hợp với sở thích, giới tính, lứa tuổi và sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người học thực hiện quyền vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu thể thao.[40]
Xây dựng hệ thống các trường, lớp năng khiếu thể thao, đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân tài thể thao cho quốc gia; Phát triển TDTT ngoại khóa, xây dựng các loại hình câu lạc bộ TDTT trường học; khuyến khích học sinh tham gia hoạt động ngoại khóa trong các CLB, các lớp năng khiếu thể thao. Củng cố và phát triển hệ thống thi đấu thể dục thể thao giải trí thích hợp với tưng cấp học, từng vùng, địa phương. Tăng cường chỉ đạo triển khai thực hiện Quy hoạch cơ sở giáo dục đào tạo có cơ sở vật chất đáp ứng hoạt động TDTT trường học theo quy chuẩn quốc gia. [113]
Luật Giáo dục được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/6/2005 và có hịêu lực thi hành từ ngày 01/01/2006, tại điều 41 xác định chương trình giáo dục đại học thể hiện mục tiêu giáo dục đại học; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục đại học, phương pháp và hình thức đào tạo, cách thức đánh giá kết quả đào tạo đối với mỗi môn học, ngành học, trình độ đào tạo của giáo dục đại học; bảo đảm yêu cầu liên thông với các chương trình giáo dục khác.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng ta đã khái quát cả 20 năm đổi mới, chúng ta thấy những thành tựu đạt được là to lớn và có ý nghĩa lịch sử, đã đưa lại cho đất nước ta một sự thay đổi cơ bản và toàn diện, làm cho thế và lực, uy tín quốc tế của nước ta tăng lên nhiều so với trước. Một trong những mục tiêu và phương hướng tổng quát của 5 năm 2006-2010, Đảng ta xác định: “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nội dung, phương pháp dạy và học; thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam”. Khi bàn về vấn đề sức khoẻ của nhâ...thời gian (thường thì khoảng 2 – 3 khóa đào tạo). Việc đánh giá chương trình cần được thực hiện trên cơ sở kết quả thử nghiệm và lấy ý kiến rộng rãi các nhà khoa học, chuyên gia giáo dục, đội ngũ cán bộ quản lý GV và HS, các tầng lớp xã hội khác như phụ huynh HS
1.3.4. Khái niệm phát triển chương trình đào tạo
Cũng giống như khái niệm CTĐT, khái niệm phát triển chương trình đào tạo có nhiều cách hiểu khác nhau và chưa đi đến sự thống nhất chung. Chính điều này dẫn đến việc có nhiều mô hình khác nhau trong phát triển CTĐT. Do đó, việc đưa ra khái niệm phát triển CTĐT sẽ chi phối đến quan điểm tiếp cận khi thực hiện công tác phát triển CTĐT đại học.
Trong nghiên cứu lý thuyết vấn đề phát triển CTĐT hiện nay (một số nhà nghiên cứu tiêu biểu ngoài nước như Hilda Taba, John Deweys, Jon Wiles, Joseph Bondi ở trong nước có Lâm Quang Thiệp, Lê Viết Khuyến, Trần Khánh Đức, Nguyễn Đức Chính), nhiều nhà nghiên cứu ủng hộ quan điểm tiếp cận phát triển. Trong khi đó, cách tiếp cận nội dung và tiếp cận mục tiêu có nhiều nhược điểm hơn, đã lạc hậu và không còn phù hợp trong tình hình mới hiện nay. Cách tiếp cận phát triển gắn với quan niệm “người học là trung tâm”, theo đó, các bài giảng được tổ chức dưới dạng các hoạt động khác nhau nhằm giúp cho người học lĩnh hội dần các kinh nghiệm học tập thông qua việc giải quyết các tình huống, tạo cho SV cơ hội được thử thách trước những thách thức khác nhau. Người dạy phải hướng dẫn người học tìm kiếm và thu thập thông tin, gợi mở giải quyết vấn đề, tạo cho người học có điều kiện thực hành, tiếp xúc với thực tiễn, học cách phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo. Với cách hiểu như thế, CTĐT xây dựng mục tiêu đào tạo, lộ trình thực hiện, nguồn lực cần có và những hoạt động cần thực hiện (kể cả trong và ngoài nhà trường). Khi bất kỳ một yếu tố nào kể trên thay đổi, CTĐT cần thay đổi theo. Do đó, CTĐT không phải là một công thức bất biến mà theo thời gian, cùng với thay đổi của yêu cầu xã hội, CTĐT cũng cần thay đổi cho phù hợp.
Phân tích nhu cầu hoặc bối cảnh, xác định mục tiêu, thiết kế CTĐT, thực hiện CTĐT, đánh giá CTĐT, cụ thể như sau:
Bước 1. Phân tích bối cảnh và nhu cầu đào tạo: CTĐT phải phù hợp với thể chế chính trị, trình độ phát triển kinh tế – xã hội, khoa học – công nghệ, truyền thống văn hoá, yêu cầu chuyên môn và nhu cầu nhân lực của thị trường lao động để làm cơ sở thiết kế.
Bước 2. Xác định mục đích chung và mục tiêu cụ thể: Tức là xác định“cái đích hướng tới” của quá trình giáo dục – đào tạo nhằm hình thành và phát triển nhân cách con người, những đức tính nghề nghiệp.
Bước 3. Thiết kế CTĐT: Tức là quá trình xây dựng nội dung, kế hoạch đào tạo, các yêu cầu và điều kiện bảo đảm nhằm thực hiện CTĐT.
Bước 4. Thực thi CTĐT: Đưa CTĐT vào thử nghiệm và thực hiện.
Bước 5. Đánh giá CTĐT: Việc đánh giá chương trình cần được thực hiện trên cơ sở kết quả thử nghiệm và lấy ý kiến rộng rãi các nhà khoa học, chuyên gia giáo dục, đội ngũ giảng viên, sinh viên hoặc người sử dụng lao động.
III - Thiết kế CTĐT
II - Xác định mục tiêu
IV - Thực thi CTĐT
I - Phân tích tình hình
V - Đánh giá CTĐT
Sơ đồ 1.1: Các bước phát triển CTĐT
Hơn nữa, quá trình này cần phải được hiểu như là một quá trình liên tục và khép kín, do đó 5 bước nêu trên không phải được sắp xếp thẳng hàng mà phải được xếp theo một vòng tròn.
Phát triển CTĐT là một quy trình khép kín, không có bước kết thúc. Điều quan trọng là mỗi bước phải được giám sát và đánh giá ngay từ đầu. Mỗi bước trong quy trình bao gồm một số hoạt động. Trong quy trình phát triển CTĐT, các nhóm liên quan được đặt giữa nhằm nhấn mạnh sự tham gia trong suốt quá trình phát triển CTĐT.
1.3.5. Đánh giá chất lượng trong giáo dục đại học
Chất lượng là một phạm trù phức tạp và có nhiều định nghĩa khác nhau. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về chất lượng. Hiện nay có một số định nghĩa về chất lượng đã được các chuyên gia chất lượng đưa ra như sau:
- "Chất lượng là sự phù hợp với nhu cầu" (theo Juran - một Giáo sư người Mỹ).
- "Chất lượng là sự phù hợp với các yêu cầu hay đặc tính nhất định" Theo Giáo sư Crosby.
- "Chất lượng là sự sự thoả mãn nhu cầu thị trường với chi phí thấp nhất" Theo Giáo sư người Nhật – Ishikawa.
Trong mỗi lĩnh vực khác nhau, với mục đích khác nhau nên có nhiều quan điểm về chất lượng khác nhau. Tuy nhiên, có một định nghĩa về chất lượng được thừa nhận ở phạm vi quốc tế, đó là định nghĩa của Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế. Theo điều 3.1.1 của tiêu chuẩn ISO 9000:2005 định nghĩa chất lượng là: "Mức độ đáp ứng các yêu cầu của một tập hợp có đặc tính vốn có".[88]
Chương trình đào tạo của một ngành học (Program) ở một trình độ cụ thể bao gồm: mục tiêu, chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ của người học cần đạt được sau khi tốt nghiệp; nội dung, phương pháp và hoạt động đào tạo; điều kiện cơ sở vật chất - kỹ thuật, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và các hoạt động học thuật của đơn vị được giao nhiệm vụ triển khai đào tạo ngành học đó.
Chương trình dạy học (Curriculum) của một chương trình đào tạo ở một trình độ cụ thể bao gồm: mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể và chuẩn đầu ra đối với ngành học và mỗi học phần; nội dung đào tạo, phương pháp đánh giá và thời lượng đối với ngành học và mỗi học phần.
Chất lượng của CTĐT là sự đáp ứng mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo ở trình độ cụ thể, đáp ứng các yêu cầu theo quy định của Luật giáo dục đại học và của Khung trình độ Quốc gia, phù hợp với nhu cầu sử dụng nhân lực của địa phương, của ngành và xã hội.
Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT các trình độ của giáo dục đại học là mức độ yêu cầu về những nội dung và điều kiện mà chương trình đào tạo phải đáp ứng để được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.
Tiêu chí đánh giá chất lượng CTĐT các trình độ của giáo dục đại học là mức độ yêu cầu và điều kiện cần đạt được ở một khía cạnh cụ thể của mỗi tiêu chuẩn.
Phát triển chương trình giáo dục là một quá trình liên tục nhằm hoàn thiện không ngừng chương trình giáo dục. Theo quan điểm này chương trình giáo dục là một thực thể không phải được thiết kế một lần và dùng cho mãi mãi, mà được phát triển, bổ sung, hoàn thiện tùy theo sự thay đổi của trình độ phát triển kinh tế - xã hội, của thành tựu khoa học - kỹ thuật và công nghệ. Nói cách khác, một khi mục tiêu đào tạo của nền giáo dục quốc dân thay đổi để đáp ứng nhu cầu xã hội, thì chương trình giáo dục cũng phải thay đổi theo, mà đây lại là quá trình diễn ra liên tục nên chương trình giáo dục cũng phải được không ngừng phát triển và hoàn thiện.[47]
Đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học là việc thu thập, xử lý thông tin, đưa ra những nhận định dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá đối với toàn bộ các hoạt động liên quan đến chương trình đào tạo trong cơ sở giáo dục đại học, bao gồm: Mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo; bản mô tả chương trình đào tạo; cấu trúc và nội dung chương trình dạy học; phương pháp tiếp cận trong dạy và học; đánh giá kết quả học tập của người học; đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên; đội ngũ nhân viên; người học và hoạt động hỗ trợ người học; cơ sở vật chất và trang thiết bị; nâng cao chất lượng và kết quả đầu ra. Chất lượng giáo dục trường đại học là sự đáp ứng mục tiêu do nhà trường đề ra, đảm bảo các yêu cầu về mục tiêu giáo dục đại học của Luật Giáo dục, phù hợp với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước. [38], [24] Trong các quốc gia phát triển, CLGD của một trường đại học được công nhận bởi việc trường đã được KĐCL và thứ hạng của trường trong các Bảng xếp hạng thế giới. Trong hầu hết các quốc gia trên thế giới đều tồn tại ít nhất một tổ chức KĐCLGD. Căn cứ trên những mục tiêu và yêu cầu nhất định, các tổ chức KĐCL xây dựng những tiêu chí đánh giá để KĐCL. Hiệp hội các Trường ĐH và CĐ ở Vùng Đông Bắc Mỹ (NEASC) có 11 tiêu chuẩn KĐCL; Tổ chức Đảm bảo chất lượng của Châu Âu (ENQA) có 15 tiêu chuẩn KĐCL; Mạng lưới ĐBCL của các trường hàng đầu Đông Nam Á (AUN-QA) có 11 tiêu chuẩn để KĐCL trường đại học và 18 tiêu chuẩn KĐCL chương trình đào tạo (trong đó TC13: SV đánh giá môn học). Đánh dấu bước ngoặt của sự phát triển -trong quản lý chất lượng giáo dục đại học của Việt Nam thì đó chính là năm 2004. Vào năm này, một loạt các văn bản quản lý nhà nước ở tầm quốc gia đã khẳng định rõ chủ trương đổi mới quản lý bằng cách áp dụng kiểm định chất lượng, một cách làm xuất phát từ nền giáo dục đại học Hoa Kỳ và đang trở thành một phương thức quản lý chất lượng được áp dụng rộng rãi trên thế giới từ thập niên 1990. [109]
- Nghị quyết số 37-2004/QH11 của Quốc hội khoá XI thông qua ngày 3/12/2004 đã chỉ rõ "Lấy việc quản lý chất lượng làm nhiệm vụ trọng tâm; thực hiện việc kiểm định chất lượng giáo dục hàng năm". [65]
- Ngày 2/8/2004, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ban hành Chỉ thị số 25/2004/CT-BGD&ĐT trong đó yêu cầu các cấp quản lý giáo dục, các trường đại học và cao đẳng trong toàn quốc "khẩn trương xây dựng và hoàn thiện về tổ chức, bộ máy và triển khai hoạt động của hệ thống khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục"
- Ngày 2/12/2004, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký Quyết định số 38/2004/QĐ-BGD&ĐT ban hành Quy định tạm thời về kiểm định chất lượng trường đại học. (Trích Tài liệu tập huấn Tự đánh giá, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2006).
Tiếp theo sự ra đời của quy định nêu trên, trong vòng gần 3 năm từ năm 2005 đến giữa năm 2007, 20 trường đại học Việt Nam, gồm 18 trường công lập cùng 2 trường dân lập được xem là thuộc tốp đầu trong hệ thống đại diện cho các khu vực địa lý trên toàn quốc, đã được chọn để thí điểm đánh giá theo bộ tiêu chuẩn đã ban hành. Sau khi áp dụng với 20 trường, bộ tiêu chuẩn tạm thời đã được điều chỉnh, bổ sung, sửa chữa để trở thành bộ tiêu chuẩn chính thức được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành vào tháng 11/2007, Quyết định 65/2007/QĐ-BGD&ĐT, ngày 1/11/2007, Ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học. Bộ đã chỉnh sửa lại và ban hành quy định về tiêu chuẩn ĐGCLGD trường đại học gồm 10 tiêu chuẩn và 61 tiêu chí. So sánh giữa hai Bộ tiêu chuẩn thấy rằng, Bộ tiêu chuẩn 2007 có bổ sung thêm 8 tiêu chí, đến năm 2016 Bộ GD&ĐT đã ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học.[38]
Các tiêu chí đánh giá phát triển thể thao trong trường học
Đánh giá sự phát triển TDTT trong trường học các cấp, ngày 10 tháng 9 năm 2012, BVHTT&DL, đã ban hành thông tư 08/2012/TT-BVHTTDL, Quy định nội dung đánh giá phát triển thể dục, thể thao. Trong đó điều 4 qui định đánh giá thể dục, thể thao trong nhà trường gồm 4 nội dung về chuyên môn(dạy đúng, dạy đủ chương trình giáo dục thể chất chính khóa, hoạt động thể thao ngoại khóa; luyện tập thể dục thể thao thường xuyên; đạt được tiêu chuẩn trong đánh giá và phân loại thể lực theo Quyết định 53/2008/QĐ-BGD-ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nội dung điều kiện đảm bảo: Tổ chức, cán bộ, giảng viên, giáo viên, cơ sở vật chất, sân bãi và kinh phí.[25]
Các qui định về đánh giá môn học GDTC trong nhà trường
Căn cứ vào Quyết định số 25/2006/QĐ-BGDĐT, ngày 26 tháng 6 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Về việc ban hành “Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống niên chế”.[33]
Đối với chương trình GDTC học theo hệ thống tín chỉ
Căn cứ vào Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT, ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Về việc ban hành “Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ”. [17]
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Quyết định số: 17/VBHN-BGDĐT, ngày 15 tháng 5 năm 2014, Ban hành quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ.
Căn cứ vào Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg, ngày 10 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ. Về việc ban hành “Điều lệ trường Đại hoc”. Tại điều 15, 16 Quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của khoa, bộ môn.[85]
“Chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu” là một định nghĩa phù hợp nhất đối với giáo dục đại học của chúng ta nói chung và đối với từng ngành đào tạo nói riêng. Mục tiêu trong định nghĩa này được hiểu theo nghĩa rộng và do từng trường đại học xác định.
Đảm bảo chất lượng là mô hình quản lý chất lượng giáo dục đại học phù hợp với điều kiện của nước ta hiện nay. Đảm bảo chất lượng là những quan điểm, chủ trương, chính sách, mục tiêu, hành động, công cụ, quy trình và thủ tục, mà thông qua sự hiện diện và sử dụng chúng có thể đảm bảo rằng các mục tiêu đã đề ra đang được thực hiện, các chuẩn mực học thuật phù hợp đang được duy trì và không ngừng nâng cao ở cấp trường và ở chương trình đào tạo của nhà trường.
1.4. Giáo dục thể chất, nội dung và hình thức tập luyện TDTT trường học
1.4.1. Giáo dục thể chất
Giáo dục thể chất là một bộ phận hữu cơ của giáo dục toàn diện nhằm tác động có hệ thống phát triển những năng lực thể chất toàn diện cho con người. Dạy học động tác và những hiểu biết có liên quan là nội dung cơ bản của GDTC. Thực chất đó là dạy cho người cách điều khiển vận động hợp lý, hình thành kĩ năng kĩ xảo vận động. Mặt khác, GDTC trực tiếp phát triển thể lực chung (nhanh, mạnh, bền, khéo, dẻo) và thể lực chuyên môn có ý nghĩa thực dụng đối với hoạt động nghề nghiệp thể thao và chữa bệnh.[89]
Giờ học TD trong nhà trường đóng vai trò chủ đạo trong thực hiện GDTC trường học, nội dung GDTC có các giờ học lý thuyết và giờ học thực hành.
- Giờ học lý thuyết là giờ học cơ bản nhằm trang bị kiến thức về TDTT và vệ sinh, sức khoẻ cho học sinh . Những kiến thức đó không chỉ cần thiết đối với HS mà còn là yếu tố văn hoá, là một phần cấu thành của kết quả học tập môn TD của HS.
- Giờ học thực hành là giờ học đặc trưng của dạy học TDTT, có những đặc điểm chung của hình thức lớp – bài, trong đó GV giữ vai trò chủ đạo, điều khiển và trực tiếp tổ chức hoạt động dạy học. Sự tác động giữa GV và HS tạo nên điều kiện sư phạm tốt nhất cho quá trình GDTC. Ưu thế của giờ học thực hành còn thể hiện ở chỗ có kế hoạch học tập chặt chẽ theo thời khoá biểu chung; lớp học có số lượng học sinh ổn định, cùng lứa tuổi, hoạt động chung, đã liên kết thành tập thể.[56], [72]
Khái niệm TDTT: là một bộ phận của nền văn hóa xã hội, một loại hình hoạt động mà phương tiện cơ bản là là các bài tập thể lực nhằm tăng cường thể chất con người hoặc nâng cao thành tích thể thao, góp phần lầm phong phú đời sống tinh thần, giáo dục con người phát triển toàn diện, làm khởi dậy và phát huy tối đa mọi tìm năng di truyền trong con người. TDTT bao gồm ba bộ phận chủ yếu cấu thành TDTT trường học, TDTT quần chúng, thể thao thành tích cao. ở Việt Nam TDTT là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân. [90]
Điều 20 luật TDTT qui định về giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường:
Giáo dục thể chất là môn học chính khoá thuộc chương trình giáo dục nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản cho người học thông qua các bài tập và trò chơi vận động, góp hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. [40]
Giáo dục thể chất là một phần của giáo dục cung cấp cơ hội duy nhất cho tất cả trẻ em học về vận động cơ thể và tham gia hoạt động thể chất. Như đã lưu ý, mục tiêu và địa điểm trong giáo dục được thể chế hóa đã thay đổi từ việc tập trung ban đầu vào việc giảng dạy về vệ sinh và sức khoẻ để giáo dục trẻ em về nhiều hình thức và lợi ích của việc vận động thể chất, bao gồm thể thao và tập thể dục.[99]
Hoạt động thể thao thường xuyên có thể là một phương tiện thực tế để đạt được nhiều lợi ích sức khỏe, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua tác động tích cực của nó đối với rủi ro lớn khác, đặc biệt là huyết áp cao, cholesterol cao, béo phì, sử dụng thuốc lá và stress[101]
Theo điều tra khảo sát Giáo dục thể chất ở tỉnh Quý Châu, Trung Quốc trong vài năm trở lại đây các khái niệm về hướng dẫn chất lượng giáo dục có một số tác dụng, mục đích của việc học hợp lý hơn và dài hạn theo định hướng, mà nhắc nhở chúng ta rằng ngoài việc cụ thể việc giảng dạy kỹ năng vận động sinh viên, cần chú ý đến các chương trình tư vấn tâm lý cho sinh viên, để giúp họ hiểu biết đúng đắn về lợi ích của môn thể thao để tìm hiểu về cuộc sống của họ trong tương lai, và hướng dẫn họ tham gia tích cực trong việc tham gia học TDTT. Giáo viên trong giảng dạy nên chú ý nhiều hơn để giúp học sinh xây dựng sự tự tin, vượt qua sức ỳ của họ và đặt sang một bên cái gọi là sự nhút nhát.[108]
Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn thì cho rằng, GDTC là một loại hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt là dạy học vận động (động tác) và phát triển có chủ định các tố chất vận động của con người. GDTC bao gồm dạy học động tác và giáo dục các tố chất thể lực. Dạy học động tác là nội dung cơ bản của quá trình giáo dưỡng thể chất. Còn giáo dục các tố chất thể lực là sự tác động hợp lý tới sự phát triển tố chất đảm bảo năng lực vận động. Trong hệ thống giáo dục, nội dung đặc trưng này của GDTC gắn liền với trí dục, đạo đức, mỹ dục và giáo dục lao động. Trong đó, giáo dục thể chất (GDTC) là một thành phần quan trọng trong chương trình giáo dục trong các trường Đại học, Pháp lệnh TDTT được Quốc hội khoá XI kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29/11/2006 và Chủ tịch nước ban hành lệnh số 22/2006/L-CTN ngày 12/12/2006 công bố trong luật tại điều 20 qui định GDTC là môn học chính khoá thuộc chương trình giáo dục, cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản cho người học góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, hoạt động thể thao trong nhà trường là hoạt động tự nguyện của người học được tổ chức theo phương thức ngoại khoá phù hợp với sở thích, giới tính, lứa tuổi và sức khoẻ nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. Thể dục thể thao trường học là bộ phận đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe và thể lực, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, ý chí, giáo dục nhân cách cho học sinh, sinh viên góp phần đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước".[2]
Từ mục tiêu chung đó, “chúng ta xác định mục tiêu GDTC cụ thể cho từng cấp học, bậc học, tiếp đó là sự cụ thể hơn trong các mục tiêu, tiêu chí môn học, bài học. Cấp độ sau là sự triển khai cụ thể hoá cấp độ trước, là thành phần cấu trúc, mục tiêu của cấp độ trước. Việc xác định mục tiêu càng cụ thể, càng chi tiết đến đơn vị cuối cùng để có thể mô tả, đo đếm được thì càng thuận lợi, càng chính xác cho việc xác định các yếu tố như nội dung chương trình, biên soạn sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy, đào tạo và sử dụng đội ngũ giáo viên, quản lý quá trình giáo dục và đánh giá chất lượng giáo dục”[56].
Tóm lại, với các mục tiêu đã đề ra khi xây dựng chương trình giáo dục thể chất nội, ngoại khóa ở trường đại học cần lưu ý :
+ Chú trọng cái đích trọng tâm của giáo dục thể chất là bảo đảm cho sinh viên tập luyện TDTT giữ gìn sức khỏe và nâng cao thể lực. Đồng thời kết hợp giáo dục đạo đức và các mặt khác liên quan.
+ Không quá thiên về việc trang bị các kiến thức, kĩ năng TDTT cơ bản mà không chú ý đến sự hưng phấn, phấn khích, vui vẻ khi tập luyện đây là một trong các nguyên nhân làm hạn chế việc phát huy tính tích cực dẫn đến hạn chế mật độ tập luyện TDTT của sinh viên.
Liên hệ qua lĩnh vực giáo dục thể chất, điều 14 Pháp lệnh TDTT qui định TDTT trường học bao gồm giáo dục thể chất và hoạt động TDTT ngoại khoá cho học sinh. Luật TDTT Điều 20 quy định TDTT trường học bao gồm giáo dục thể chất và thể thao. Dù cách diễn giải có khác nhau, nhưng về bản chất cũng chỉ là một. theo tác giả Lê Văn Lẫm, Phạm Xuân Thành thì: “ngoài các tri thức lý luận cơ bản về TDTT và vệ sinh sức khoẻ còn có các bài tập thể chất là phương tiện chuyên môn cơ bản để rèn luyện thân thể. Hơn nữa phần sau lại chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều mới có thể đạt được mục tiêu và nhiệm vụ TDTT trường học đề ra”.[56]
1.4.2. Khái quát về chương trình môn học GDTC nội, ngoại khóa.
Hiện nay các trường đại học trong cả nước nói chung và trường đại học Quy Nhơn nói riêng đang thực hiện chương trình GDTC của Bộ GD và ĐT ban hành chương trình và kế hoạch đào tạo.[Phụ lục 9], [17],[23],[26],[27],[30],[31],[32],[40]
Mục tiêu chương trình
Chương trình môn học Giáo dục thể chất nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, hình thành thói quen luyện tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực, tầm vóc, hoàn thiện nhân cách, nâng cao khả năng học tập, kỹ năng hoạt động xã hội với tinh thần, thái độ tích cực, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.[30]
Giáo dục thể chất trong nhà trường là nội dung giáo dục, môn học bắt buộc, thuộc chương trình giáo dục của các cấp học và trình độ đào tạo, nhằm trang bị cho trẻ em, học sinh, sinh viên các kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, hình thành thói quen luyện tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực, tầm vóc, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. Hoạt động thể thao trong nhà trường là hoạt động tự nguyện của học sinh, sinh viên, được tổ chức theo phương thức ngoại khóa, câu lạc bộ thể dục, thể thao, nhóm, cá nhân phù hợp với sở thích, giới tính, lứa tuổi và sức khỏe, nhằm hoàn thiện các kỹ năng vận động, hỗ trợ thực hiện mục tiêu giáo dục thể chất thông qua các hình thức luyện tập, thi đấu thể thao[86]
Giáo dục thể chất đóng góp đáng kể cho sức khoẻ và hạnh phúc của mỗi học sinh. Giáo dục thể chất là ưu tiên giáo dục cho các trường học tại California. mọi học sinh - bất kể khuyết tật, dân tộc, giới tính, ngôn ngữ bản xứ, chủng tộc, tôn giáo, đều được hưởng một chương trình giáo dục thể chất chất lượng cao.[97]
Giáo dục thể chất là một lĩnh vực nội dung chính thức của học tập trong các trường học, đó là các tiêu chuẩn và nó bao gồm việc đánh giá theo tiêu chuẩn và chuẩn. Lựa chọn các chương trình giáo dục thể chất dựa trên chương trình giảng dạy đã được mô tả trong chương này để cho thấy tiềm năng của giáo dục thể chất chất lượng cao trong việc phát triển trẻ thành người lớn hoạt động. Các mô hình như vậy tạo cơ hội duy nhất cho tất cả trẻ em ở độ tuổi đi học tiếp cận với các hoạt động thể chất tăng cường sức khoẻ. Chương trình giáo dục thể chất chất lượng là dựa trên các tiêu chuẩn và đánh giá, chúng được đặc trưng bởi chỉ dẫn của giáo viên thể dục thể chất được chứng nhận, tối thiểu 150 phút mỗi tuần cho các trường tiểu học và 225 phút một tuần cho các trường trung học.[117]
Tổ chức các hoạt động thể thao ngoại khoá trong nhà trường nhằm động viên, khuyến khích học sinh, sinh viên tự giác tham gia tập luyện thể thao; hình thành thói quen rèn luyện thân thể thường xuyên cho học sinh, sinh viên.[23]
Nội dung đào tạo
Nội dung chương trình GDTC của Bộ GD và ĐT trong các trường đại học và cao đẳng, được phân thành hai loại học phần bao gồm phần bắt buộc và phần tự chọn. Đối với học phần bắt buộc học các môn thể dục và điền kinh; đối với học phần tự chọn, căn cứ vào điều kiện cơ sở vật chất của trường và giảng viên lựa chọn một hoặc hai môn trong các môn thể thao sau để giảng dạy như: bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, bóng ném, bóng bàn, cầu lông[54],[57],[58],[59],[62],[63],[75].
Khuyến khích động viên học sinh, sinh viên hàng ngày tự tập luyện ngoài giờ (ngoại khoá) các môn thể thao theo sở thích của từng cá nhân (điền kinh, thể dục, các môn bóng, cầu lông, đá cầu, cờ, võ, vật, bơi lội,). Nội dung kiểm tra đánh giá thể lực, các môn thể thao có trong chương trình thi đấu của Hội khoẻ Phù Đổng, Đại hội thể thao SV và các chương trình hoạt động giáo dục thể chất của ngành giáo dục.[23]
Thời lượng đào tạo
Đối với các trường đại học, khối lượng kiến thức GDTC nội khoá cho toàn khoá học là 5 đơn vị học trình(5tc) là (150 tiết) được chia thành 5 học phần (mỗi học phần chứa đựng một đơn vị học trình (01tc) cơ bản tương đương 30 tiết) và thời gian dành cho hoạt động ngoại khóa là 300 tiết (qui định 1 tiết học nội khóa thì tự học có 2 tiết ngoại khóa).
Những đặc điểm cơ bản của chương trình
Phân loại đối tượng: Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ GDTC cho sinh viên các trường Đại học, chương trình GDTC được tổ chức thực hiện dựa trên cơ sở phân loại sức khoẻ của sinh viên:
- Người học là người khuyết tật hoặc không đủ sức khỏe học một số nội dung trong chương trình môn học Giáo dục thể chất được xem xét miễn, giảm những nội dung không phù hợp hoặc được học các nội dung thay thế phù hợp. Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học quy định cụ thể việc miễn, giảm và quy định các nội dung học tập thay thế đối với người khuyết tật, người không đủ sức khỏe học tập.
- Đối với sinh viên nhóm sức khoẻ bình thường và có năng khiếu tập theo chương trình quy định, ở những trường có điều kiện về đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất có thể tổ chức tập luyện nâng cao. Nội dung nâng cao do nhà trường (khoa hoặc bộ môn TDTT xây dựng).
Tổ chức thực hiện chương trình:
- Đối với các trường đại học tổ chức đào tạo trong 5 học kỳ đầu liên tiếp và chia thành 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1 gồm 3 đơn vị học trình (3tc) là (90 tiết) là những học phần bắt buộc. Giai đoạn 2 gồm 2 đơn vị học trình (2tc) là (60 tiết) là những học phần tự chọn.
Tổ chức hoạt động thể thao ngoại khoá theo kế hoạch của nhà trường và được phân cấp tổ chức tập luyện với các hình thức tập theo tập thể (tổ, đội, nhóm, lớp) và tập có GV hướng dẫn.
Những yêu cầu mang tính pháp lý đảm bảo cho chương trình được thực hiện có hiệu quả: ngày 26/6/2006, Bộ GD và ĐT ban hành Quyết định số 25/2006/QĐ-BGD-ĐT về quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy trong đó quy định chương trình được các trường xây dựng trên cơ sở chương trình khung do Bộ trưởng Bộ GD và ĐT ban hành; mỗi chương trình có thể gắn với một ngành học với một vài ngành đào tạo. Tiếp theo đó ngày 15/8/2007 Bộ GD và ĐT ban hành Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT về quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ và quy định chương trình được các trường xây dựng trên cơ sở chương trình khung do Bộ trưởng Bộ GD và ĐT ban hành. Mỗi chương trình gắn với một ngành hoặc gắn với một vài ngành. Như vậy về chương trình đào tạo, Bộ đã giao cho các trường tự xây dựng trên cơ sở chương trình khung của Bộ, đã tạo cho các trường chủ động trong việc thiết kế chương trình đào tạo phù hợp với điều kiện đào tạo của nhà trường.[30], [33]
Kết quả học tập môn học GDTC là một trong những điều kiện đánh giá kết quả học tập chung toàn khoá.
Kết quả học tập là điều kiện cấp chứng chỉ và xét cấp bằng tốt nghiệp.
Căn cứ vào quy chế GDTC và y tế trường học được ban hành theo Quyết định số 14/2001-QĐ-BGD-ĐT, ngày 3/5/2001 của Bộ trưởng Bộ GD và ĐT: quy định sinh viên các trường đại học, cao đẳng phải có chứng chỉ môn học GDTC mới đủ điều kiện xét công nhận tốt nghiệp và đạt tiêu chuẩn RLTT thì được cấp giấy chứng nhận.[21]
Như vậy, môn học GDTC là một nội dung đào tạo chính khóa trong các trường đại học. Điểm môn học không tính vào điểm TB học tập làm căn cứ xét điểm học kỳ (thôi học, cảnh báo), nhưng kết quả học tập GDTC sau khi học xong chương trình sinh viên phải có chứng chỉ GDTC mới được xét tốt nghiệp.
1.4.3. Đặc điểm hình thức và nội dung tập luyện TDTT của học sinh, sinh viên.
- Về nội khoá (chính khoá)
Giáo dục nói chung và GDTC nói riêng đều bao gồm giáo dục nội khoá (chính khoá) và giáo dục ngoại khoá. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam 2 thì: “Giáo dục nội khoá là công tác giáo dục được tiến hành trong các giờ học, chủ yếu qua dạy và học các môn học, giảng dạy nội khóa kết hợp chặt chẽ với giáo dục ngoại khóa...”. [89]
Giờ học TDTT trong các trường học các cấp hoặc các buổi huấn luyện thể thao trong các trường năng khiếu thể thao chính là hiện thân của giờ học GDTC nội khóa (hay còn gọi là GDTC chính khóa). Đây là hình thức cơ bản nhất của GDTC được tiến hành theo kế hoạch trong nhà trường các cấp.
Nhiệm vụ trọng tâm của giờ học GDTC nội khóa là trang bị tri thức chuyên môn, hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động cần thiết cho cuộc sống và cho thể thao. Trong các trường học, giờ học thể chất nội khóa có ưu điểm là được tổ chức chặt chẽ theo thời khóa biểu trên sân tập hoặc trong nhà tập, ở bể bơi...
Theo A.D.Nôvicốp và L.P.Mátvêép: “Hình thức và nội dung tập luyện TDTT có liên quan hữu cơ với nhau, trong đó nội dung là mặt quyết định và cơ động hơn” [1]. Nội dung của bài tập thể chất bao gồm các cử động tạo nên bài tập đó và các quá trình cơ bản xảy ra trong cơ thể khi thực hiện bài tập và chính các quá trình này quyết định sự tác động của bài tập đó đối với người tập.
Hình thức cũng ảnh hưởng đến nội dung. Hình thức chưa hoàn thiện của bài tập sẽ làm cản trở sự biểu hiện tối đa của khả năng chức phận và dường như “gò” chúng lại; ngược lại, hình thức hoàn thiện sẽ tạo điều kiện cho việc sử dụng có hiệu quả các năng lực thể chất. Như vậy, mặc dù nội dung và hình thức của bài tập thể chất không thể tách rời nhau, nhưng giữa chúng vẫn có thể có những sự không tương ứng và mâu thuẫn nhất định”[1, tr.119-121]
Giờ học GDTC nội khóa có thể được chia thành ba phần: chuẩn bị, cơ bản và kết thúc. Bản chất của việc xây dựng cấu trúc giờ học hợp lý là xác định trật tự giải quyết nhiệm vụ sư phạm phù hợp với các trạng thái khả năng hoạt động thể lực của người học và từng bước phát triển lên mức cao hơn.[74, tr 384-385]
Theo các tác giả Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn, căn cứ theo xu hướng của nội dung, giờ học GDTC nội khóa được phân như sau: Giờ học chuẩn bị thể chất chung có đặc điểm là nôi dung học tập phong phú, lượng vận động vừa phải, thường áp dụng chủ yếu trong trường học các cấp. Cần lưu ý đặc biệt đến định mức lượng vận động và phòng ngừa chấn thương.. Xét theo đặc điểm hoạt động dạy học còn có thể chia giờ học nội khóa theo: giờ học tiếp thu nội dung mới, giờ học củng cố, giờ học kiểm tra và giờ học hỗn hợp. [74, tr 400-401]
- Về ngoại khoá
Giáo dục ngoại khoá là công tác giáo dục được tiến hành ngoài giờ học trên lớp do các giáo viên, Đoàn Thanh niên Cộng sản hoặc Đội Thiếu niên Tiền phong tổ chức và điều khiển, nhằm hỗ trợ cho hoạt động giáo dục nội khoá, góp phần phát triển nhân cách, năng khiếu, thể chất và tài năng sáng tạo của học sinh”. Giáo dục ngoại khoá được thực hiện bằng nhiều hình thức hoạt động phong phú và phối hợp chặt chẽ với giáo dục nội khoá. Giáo dục nội khoá phối hợp chặt chẽ với giáo dục ngoại khoá, giáo dục trong trường và giáo dục ngoài trường tạo nên sức mạnh giáo dục tổng hợp.[92]
Liên hệ qua lĩnh vực GDTC, hoạt đ...àn (6) Tấn- Thủ- Cước pháp, đấu tập (6)
+ Quyền thuật:
- Nâng cao trình độ kỹ thuật toàn bài Lão Mai Quyền
+ Đối luyện: Liên hoàn (7) Tấn- Thủ- Cước pháp, đấu tập (7)
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
Mục tiêu đào tạo chung của học phần:
Kiến thức: Nắm được lý luận, phương pháp tập luyện và thi đấu môn Võ cổ truyền Việt Nam.
Kỹ năng: Thưc hiện đúng các kỹ thuật cơ bản môn Võ cổ truyền Việt Nam.
Thái độ: Nâng cao tính tự giác tích cực học tập, tính kỷ luật cao.
Nội dung chi tiết học phần:
Lý thuyết:
Triết lý võ đạo, nghi thức, phong cách người luyện tập VCTVN
Nguyên lý, kỹ thuật và phương pháp tổ chức tập luyện và thi đấu
Thực hành:
- Kỹ thuật Tứ Tượng căn bản Tấn- Bông- Thủ- Cước pháp
- Kỹ thuật các đòn tay, đòn chân, chiêu thức đối kháng
- Kỹ thuật quyền đoàn I của bài Lão Mai Quyền
- Kỹ thuật quyền đoàn II của bài Lão Mai Quyền
- Kỹ thuật quyền đoàn III của bài Lão Mai Quyền
- Kỹ thuật quyền đoàn IV của bài Lão Mai Quyền
- Thể lực chung và chuyên môn
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
KARATEDO
3+4
Mục tiêu đào tạo chung của học phần:
- Kiến thức: Nắm được lý luận và phương pháp tập luyện môn võ thuật.
- Kỹ năng: Thưc hiện đúng các kỹ thuật cơ bản môn võ thuật.
- Thái độ, chuyên cần: Nâng cao tính tự giác tích cực học tập, tính kỷ luật cao.
Nội dung chi tiết học phần:
Giới thiệu môn võ Karatedo (Lịch sử phát triển, hệ thống kỹ thuật, hệ thống thi đấu).
Học kỹ thuật cơ bản karatedo.
+ Mi subi - dachi: Tấn nghiêm.
+ Hasuri - dachi: Tấn chuẩn bị.
+ Kiba - đachi: Đứng trung bình tấn.
+ Neko shi - dachi: Tấn nhón.
+ Zenkutsu - dachi: Tấn trước
+ Hayko - dachi: 2 bàn chân song song về trước
+ Kokut su - dachi: Tấn sau.
+ Chudan - suki: đấm giữa
Học kỹ thuật mới.
+ Jodan - suki: đấm cao
+ Ge dan - suki: đấm thấp.
+ Ren - suki: đấm liên tiếp.
+ Oi - suki: đấm thuận chân.
+ Age - uke: Đỡ cao
+ Soto - uke: đỡ mép ngoài.
+ Uchi uke: đỡ mép trong.
+ Gedan barai: đỡ gạt dưới
+ Maegeri - kekomi: đá tống trước
+ Maewashi: đá vòng cầu (mu bàn chân).
+ Gyaku - suki: đấm nghịch chân.
+ Shuto - uke: đỡ trong ra ngoài
+ Yokogeri – kekomi : đá tống ngang
+ Di chuyển, kết hợp các kỹ thuật uke với kỹ thuật uchi.
+ Giới thiệu luật
+ Di chuyển, kết hợp các kỹ thuật uke với kỹ thuật geri.
+ Di chuyển, kết hợp các kỹ thuật uke – geri - uchi.
+ Giới thiệu bài quyền số 1(heian shodan), tập từ động tác 1 đến động tác 9 của bài.
+ Tập từ động tác 10 đến động tác 17 của bài quyền số 1
+ Tập từ động tác 17 đến động tác 21 của bài quyền số 1
Hoàn thiện bài quyền.
- Hoàn thiện bài quyền.
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
Mục tiêu đào tạo chung của học phần:
- Kiến thức: Nắm được lý luận và phương pháp giảng dạy môn võ Karatedo.
- Kỹ năng: Trang bị cho sinh viên những kỹ năng cơ bản của môn võ Karatedo để có khả năng dạy, hướng dẫn, tổ chức thi đấu và trọng tài.
- Thái độ, chuyên cần: SV nghiêm túc học tập, nắm bắt bài trên lớp, tham gia học đầy đủ.
Nội dung chi tiết học phần
Phần I: lý thuyết
Phần Thực Hành
1/ Mae ge ri - ke ko mi: đá tống trước
2/ Mae yo ko : đá tống
3/ Mae wa shi: đá vòng cầu (mu bàn chân).
4/ Fu mi ko mi: đá chặn.
- Phương pháp tổ chức thi đấu và trọng tài Karatedo
- Rèn luyện kỹ năng thi đấu
- Hoàn thiện.
Ôn tập và kết thúc.
4
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
8
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
TAEKWONDO
3+4
Mục tiêu đào tạo chung của học phần:
- Kiến thức: Nắm được lý luận và phương pháp tập luyện môn võ thuật.
- Kỹ năng: Thưc hiện đúng các kỹ thuật cơ bản môn võ thuật.
- Thái độ, chuyên cần: Nâng cao tính tự giác tích cực học tập, tính kỷ luật cao.
Nội dung chi tiết học phần:
Kỹ thuật tấn pháp (Seogi):
Kỹ thuật Đòn đấm (Jireugi):
Luật thi đấu Taekwondo (Điều 1 đến điều 4)
Tập kỹ thuật tấn pháp (Seogi)
Tập kỹ thuật phòng thủ (Makki):
Luật thi đấu Taekwondo (Điều 5 đến điều 10)
Tập kỹ thuật phòng thủ (Makki)
Tập kết hợp kỹ thuật
Tập kết hợp kỹ thuật
Tập kỹ thuật tấn công (Kongkyok Kisul)
Tập kết hợp kỹ thuật
Tập kỹ thuật tấn công (Kongkyok Kisul)
Tập kết hợp kỹ thuật
Tập kỹ thuật tấn công (Kongkyok Kisul)
Tập kỹ thuật đối luyện
Hoàn thiện các kỹ thuật đã học
Tập kỹ thuật đối luyện
Tập bài Thái Cực Kiền Cung Quyền (Taegeuk 1 Jang)
Củng cố các kỹ thuật đã học
Tập bài Thái Cực Kiền Cung Quyền (Taegeuk 1 Jang)
Tập bài Thái Cực Kiền Cung Quyền (Taegeuk 1 Jang)
Củng cố và hoàn thiện các kỹ thuật đã học
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
Mục tiêu đào tạo chung của học phần:
- Kiến thức: Nắm được luật thi đấu của môn võ Taekwondo
- Kỹ năng: Thực hiện được tốt kỹ thuật tấn công bằng đòn chân, đòn tay; kỹ thuật phòng thủ; tấn pháp; kỹ thuật đối luyện và bài quyền số 2, 3 Taekwondo
- Thái độ, chuyên cần: Nâng cao tính tự giác tích cực học tập, tính kỷ luật cao.
NỘI DUNG CHI TIẾT HỌC PHẦN:
I. Lý thuyết: Luật thi đấu Taekwondo
II.Thực hành
1. Tập kỹ thuật tấn pháp - Seogi
- Tấn nghiêm (Moa Seogi)
- Tấn chuẩn bị (Pyonhi Seogi)
- Tấn ngang (Juchum Seogi)
- Tấn trước ngắn (Ap Seogi)
- Lập tấn (Apkubi)
- Tấn sau (Dwitkubi)
2. Tập kỹ thuật phòng thủ - Makki
- Đỡ thượng đẳng (Eolgul Makki)
- Đỡ trung đẳng từ ngoài vào trong (Momtong An Makki)
- Đỡ trung đẳng từ trong ra ngoài (Momtong Bakkat Makki)
- Đỡ hạ đẳng (Arae Makki)
3. Tập kỹ thuật tấn công - Kongkyok Kisul
- Đòn đấm (Jireugi):
- Đấm thượng đẳng (Olgul Jireugi)
- Đấm trung đẳng (Momtong Jireugi)
- Đấm hạ đẳng ( Arae Jireugi)
- Chặt cổ bằng cạnh ngoài bàn tay (Sonnal Mokchigi)
- Đá tống trước (Apchagi)
- Đá tống ngang (Yopchagi)
- Đá vòng cầu (Dollyo Chagi)
4. Tập kỹ thuật đối luyện
- Tập đối luyện đòn tay
- Tập đối luyện đòn chân
- Tập đối luyện phối hợp đòn tay và đòn chân
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
BÓNG BÀN
3+4
Mục tiêu đào tạo chung của học phần:
- Kiến thức: Trang bị cho sinh viên phương pháp giảng dạy và các kiến thức cơ bản của môn bóng bàn.
- Kỹ năng: Trang bị cho sinh viên những kỹ năng cơ bản của môn bóng bàn để có khả năng dạy, hướng dẫn, tổ chức thi đấu và trọng tài ở các trường học phổ thông, cao đẳng, đại học và các cơ sở.
- Thái độ, chuyên cần: Yêu cầu sinh viên tập luyện nghiêm túc, tích cực, tham gia học tập đầy đủ.
Nội dung chi tiết học phần:
Phần I: Lý thuyết môn bóng bàn
- Di chuyển bước chân trong bóng bàn.
- Kỹ - chiến thuật cơ bản.
- Đặc điểm,di chuyển,chiến thuật đánh đôi.
- Luật thi đấu bóng bàn.
- Công tác tổ chức thi đấu và trọng tài bóng bàn.
Phần II: Thực hành
- Các kỹ thuật cơ bản của tấn công: ( líp bóng, giật bóng, bạt bóng, vụt bóng nhanh, đánh bóng bổng thuận,trái tay.)
- Các kỹ thuật cơ bản của phòng thủ: ( chận - đẩy, gò bóng, cắt bóng thuận , trái tay.)
- Kỹ thuật giao bóng và đở giao bóng:(tung, mổ, chèo.., đỡ bóng công thuận, trái tay.)
- Kỹ-chiến thuật đánh đôi:( dichuyển vị trí trong tấn công - phòng thủ.)
- Kỹ thuật di chuyển bước chân.
- Thực tập trọng tài.
- Thể lực chung và chuyên môn.
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
Mục tiêu đào tạo chung của học phần:
- Kiến thức: Nắm được lý luận và phương pháp tập luyện môn bóng bàn.
- Kỹ năng: Thưc hiện đúng các kỹ thuật cơ bản môn bóng bàn.
- Thái độ, chuyên cần: Nâng cao tính tự giác tích cực học tập, tính kỷ luật cao.
Nội dung chi tiết học phần:
- Lịch sử phát triển bóng bàn, các nguyên lý kỹ thuật, những điểm cần biết khi đánh bóng bàn, PP tổ chức thi đấu.
- Kỹ thuật líp bóng thuận tay theo đường chéo
- Hoàn thiện kỹ thuật líp bóng thuận tay
- Kỹ thuật líp bóng trái tay theo đường chéo
- Hoàn thiện kỹ thuật líp bóng trái tay
- Hoàn thiện kỹ thuật líp bóng thuận tay
- Kỹ thuật giật bóng thuận tay theo đường chéo
- Kỹ thuật chận đẩy thuận tay
- Hoàn thiện kỹ giật bóng thuận tay
- Hoàn thiện kỹ thuật chận đẩy
- Kỹ thuật giật bóng trái tay theo đường chéo
- Kỹ thuật chận đẩy trái tay
- Kiểm tra giữa kỳ
- Kỹ thuật gò bóng thuận tay theo đường chéo, đường thẳng
- Kỹ thuật gò bóng trái tay theo đường chéo, đường thẳng
- Hoàn thiện kỹ thuật gò bóng thuận tay theo đường chéo, đường thẳng.
- Hoàn thiện kỹ thuật gò bóng trái tay theo đường chéo, đường thẳng.
- Kỹ thuật giao bóng thuận tay
- Kỹ thuật giao bóng trái tay
- Hoàn thiện kỹ thuật giật bóng trái tay, thuận tay
- Ôn tập, hoàn thiện kỹ thuật, phương pháp tổ chức thi đấu.
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
BÓNG RỔ
3+4
Mục tiêu đào tạo chung của học phần:
- Kiến thức: Nắm được lý luận và phương pháp tập luyện môn bóng rổ.
- Kỹ năng: Thưc hiện đúng các kỹ thuật cơ bản môn bóng rổ.
- Thái độ, chuyên cần: Nâng cao tính tự giác tích cực học tập, tính kỷ luật cao.
Nội dung chi tiết học phần:
I. Lý thuyết
Sơ lược lịch sử phát triển môn bóng rổ
Luật bóng rổ
II. Thực hành
Các động tác làm quen với bóng
Kỹ thuật di chuyển không bóng
Kỹ thuật di chuyển với bóng
Kỹ thuật chuyền bóng và bắt bóng hai tay trước ngực
Kỹ thuật nhồi bóng tại chỗ
Kỹ thuật dẫn bóng di chuyển
Kỹ thuật ném rổ tại chỗ 1 tay trên vai
Kỹ thuật di động 2 bước lên rổ 1 tay trên vai
Tổ chức thi đấu kết hợp với giới thiệu về luật
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
Mục tiêu đào tạo chung của học phần:
- Kiến thức: Nắm được lý luận và phương pháp tập luyện môn bóng rổ.
- Kỹ năng: Thưc hiện đúng các kỹ thuật cơ bản môn bóng rổ.
- Thái độ, chuyên cần: Nâng cao tính tự giác tích cực học tập, tính kỷ luật cao.
Nội dung chi tiết học phần:
I. Lý thuyết
- Chiến thuật bóng rổ
- Luật bóng rổ, phương pháp tổ chức thi đấu và trọng tài bóng rổ
II. Thực hành
Kỹ thuật di chuyển (có bóng và không bóng)
Kỹ thuật chuyền bóng và bắt bóng bật đất
Kỹ thuật dẫn bóng di chuyển
Kỹ thuật di động 2 bước lên rổ 1 tay dưới thấp
Kỹ thuật ném rổ tại chỗ 1 tay trên vai
Nhảy ném các vị trí cự ly gần
Nhảy ném bóng ở vị trí 3 điểm
Chiến thuật bóng rổ
Thi đấu
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
BÓNG NÉM
3+4
Mục tiêu đào tạo chung của học phần:
- Kiến thức: Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về kỹ năng thực hiện kỹ thuật động tác.
- Kỹ năng: Tăng cường sức khỏe, phát triển thể chất cho người tập, giúp họ phát triển cân đối toàn diện.
- Thái độ: Sinh viên cần nghiêm túc chấp hành đúng quy chế lớp học; tích cực thực hiện tốt nội dung học tập.
Nội dung chi tiết học phần:
Lý thuyết môn Bóng ném.
Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển môn bóng ném.
Kỷ chiến thuật môn bóng ném.
Phần thực hành.
Các tư thế chuẩn bị trong tấn công và phòng thủ.
- Tư thế chuẩn bị ban đầu.
- Di chuyển trong tấn công và phòng thủ.
- Chạy vòng và xoay người, biến hướng biến tốc.
- Nhận bóng tại chỗ
- Bắt bóng bằng hai tay cơ bản
+ Tại chỗ bắt bóng bằng hai tay trước ngực
+ Di chuyển bắt bóng
Kỹ thuật chuyền bóng.
-Tại chỗ chuyền bóng bằng một tay
- Chạy đà 3 bước chuyền bóng bằng 1 tay
- Kỹ thuật dẫn bóng băng tay thuận và trái tay
- Nhảy cao ném bóng tại vị trí số 2,3,4.
- Phản công nhanh 1 nhịp
- Kỹ thuật động tác giả trong tấn công và phòng thủ
- Giả chuyền sang đột phá
- Thể lực chung, chạy tăng tốc, biến tốc và trung bình
Các trò chơi vận động chuyên môn
- Thi đấu trên đội hình 7 x 7 trên toàn sân
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
Mục tiêu đào tạo chung của học phần
- Kiến thức: Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về kỹ năng,kỹ xảo thực hiện động tác.
- Kỹ năng: Tăng cường sức khỏe, phát triển thể chất cho người tập, giúp họ phát triển cân đối toàn diện.
- Thái độ: Sinh viên cần nghiêm túc chấp hành đúng quy chế lớp học; tích cực thực hiện tốt nội dung học tập.
Nội dung chi tiết học phần:
Lý thuyết môn Bóng ném.
Kỷ chiến thuật môn bóng ném.
Luật thi đấu và phương pháp tổ chức trọng tài.
Phần thực hành.
a. Các tư thế chuẩn bị trong tấn công và phòng thủ.
- Di chuyển trong tấn công và phòng thủ.
- Chạy vòng và xoay người, biến hướng biến tốc.
b. Kỹ thuật nhận bóng.
- Nhận bóng tại chỗ
- Nhận bóng từ đất.
+ Nhận bóng đang lăn đi về trước và lăn đến.
+ Giữ bóng bằng hai tay
- Bắt bóng bằng hai tay
+ Di chuyển bắt bóng
+ Bắt bóng ở các độ cao và các hướng khác nhau
+ Nhảy bắt bóng
c. Kỹ thuật chuyền bóng.
-Tại chỗ chuyền bóng bằng một tay
- Chuyền bóng trong chạy
- Kỹ thuật chuyền bóng 1 tay dưới thấp
d. Kỹ thuật dẫn bóng.
+ Dẫn bóng tại chỗ
+ Dẫn bóng trong di chuyển tiến, lùi, di chuyển sang hai bên
e. Nhảy cao ném bóng tại vị trí số 2,3,4,5,7.
- Dẫn bóng từ ngoài vào ném bóng
i. Kỹ thuật động tác giả trong tấn công và phòng thủ.
- Giả đột phá sang chuyền
- Giả chuyền sang đột phá
- Giả đột phá sang đột phá
J. Các bài tập chiến thuật trong tấn công.
- Phản công nhanh 1: 0, 2: 0, và 2: 1
- Thể lực chung, chạy tăng tốc, biến tốc và trung bình
- Các trò chơi vận động chuyên môn
- Thi đấu tậpvà phương pháp trọng tài
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
BÓNG CHUYỀN
3+4
Mục tiêu đào tạo chung của học phần:
Kiến thức: Nắm được lý luận và phương pháp tập luyện môn bóng chuyền.
Kỹ năng: Thưc hiện đúng các kỹ thuật cơ bản môn bóng chuyền.
Thái độ, chuyên cần: Nâng cao tính tự giác tích cực học tập, tính kỷ luật cao.
Nội dung chi tiết học phần
Lý thuyết:
Ý nghĩa tác dụng, lịch sử phát triển môn bóng chuyền
Các kỹ thuật môn Bóng chuyền.
Luật thi đấu
Thực hành
1. Tư thế chuẩn bị, di chuyển
1. Tư thế chuẩn bị, di chuyển
1.1. Tư thế chuẩn bị
- Tư thế chuẩn bị thấp
- Tư thế chuẩn trung bình
- Tư thế chuẩn cao
1.2. Di chuyển
- Đi (bước): Bước thường, bước lướt, bước nhảy, bước chéo, bước xoạc
- Chạy
- Nhảy
- Lăn và ngã
2. Kỹ thuật chuyền bóng
- Kỹ thuật chuyền bóng cao tay
- Kỹ thuật chuyền bóng thấp tay (đệm bóng)
3. Kỹ thuật phát bóng
- Kỹ thuật phát bóng thấp tay trước mặt
- Kỹ thuật phát bóng cao tay trước mặt
4. Kỹ thuật đập bóng
- Kỹ thuật đập bóng chính diện theo phương lấy đà ở vị trí số 4, 2
- Giới thiệu kỹ thuật đập bóng trung bình ở vị trí số 3
5. Kỹ thuật chắn bóng
- Kỹ thuật chắn bóng cá nhân
- Kỹ thuật chắn bóng tập thể
6. Chiến thuật bóng chuyền
7. Thể lực
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
Mục tiêu đào tạo chung của học phần:
Kiến thức: Nắm được lý luận và phương pháp kỷ chiến thuật môn bóng chuyền.
Kỹ năng: Thưc hiện đúng các kỹ chiến thuật cơ bản môn bóng chuyền.
Thái độ, chuyên cần: Nâng cao tính tự giác tích cực học tập, tính kỷ luật cao.
Nội dung chi tiết học phần
Lý thuyết
- Chiến thuật thi đấu cơ bản bóng chuyền
- Phương pháp tổ chức thi đấu bóng chuyền
- Phương pháp giảng dạy và huấn luyện kỹ chiến thuật
- Luật thi đấu và phương pháp tổ chức thi đấu, trọng tài môn Bóng chuyền.
Thực hành
1. Tập luyện cơ bản :
1.1.Chiến thuật tấn công.
1.1.1.Chiến thuật cá nhân.
1.1.2.Chiến thuật tập thể.
1.2. Chiến thuật phòng thủ
1.2.1. Chiến thuật phòng thủ.
1.2.2. Chiến thuật phòng thủ 6 tiến.
1.2.3. Chiến thuật phòng thủ 6 lùi.
1.3. Phương pháp giảng dạy kỹ chiến thuật
2. Chiến thuật bóng chuyền, tổ chức thi đấu
3. Thể lực
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
CẦU LÔNG
3+4
Mục tiêu đào tạo chung của học phần:
- Kiến thức: Nắm được lý luận và phương pháp tập luyện môn cầu lông.
- Kỹ năng: Thưc hiện đúng các kỹ thuật cơ bản môn cầu lông.
- Thái độ, chuyên cần: Nâng cao tính tự giác tích cực học tập, tính kỷ luật cao.
Nội dung chi tiết học phần:
Giới thiệu cách cầm vợt và các bước di chuyển ngang, tiến, lùi,
Kỹ thuật đánh cầu thấp tay bên phải bên trái
Ôn tập kỹ thuật trên
Kỹ thuật Phát cầu thuận tay, trái tay
Kỹ thuật đánh cầu cao tay, bên phải, bên trái
Kỹ thuật đánh cầu cao sâu
Kỹ thuật đập cầu
Ôn tập kỹ thuật trên
Kỹ thuật bỏ nhỏ
Ôn tập hoàn thiện kỹ thuật
Phương pháp trọng tài và tổ chức thi đấu thi đấu
Lý thuyết luật cầu lông
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
Mục tiêu đào tạo chung của học phần:
- Kiến thức: Nắm được lý luận và phương pháp tập luyện môn cầu lông.
- Kỹ năng: Thực hiện đúng các kỹ thuật cơ bản môn cầu lông.
- Thái độ, chuyên cần: Nâng cao tính tự giác tích cực học tập, tính kỷ luật cao.
Nội dung chi tiết học phần:
Lý thuyết
Nguyên lý và các kỹ thuật cơ bản.
Luật Cầu lông
Thực hành
Ôn tập và hoàn thiện các kĩ thuật đã học:
Cách cầm vợt, cầm cầu, các tư thế chuẩn bị cơ bản.
Các kỹ thuật di chuyển
Kỹ thuật đánh cầu thấp tay bên phải, bên trái
Kỹ thuật phát cầu thuận tay, trái tay.
Kỹ thuật đánh cầu cao tay bên phải, bên trái.
Học các kĩ thuật nâng cao:
Kỹ thuật đánh cầu cao tay trên đầu.
Kĩ thuật đập cầu.
Kĩ thuật di chuyển tiến lùi.
Thể lực
Phát triển khéo léo bằng các bài tập tâng cầu, đỡ cầu, đánh cầu gần lưới và các bài tập TCVĐ.
Luật cầu lông.
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
BÓNG ĐÁ
3+4
Mục tiêu đào tạo chung của học phần:
- Kiến thức: Nắm được lý luận và phương pháp tập luyện môn bóng đá.
- Kỷ năng: Thưc hiện đúng các kỹ thuật cơ bản môn bóng đá.
- Thái độ, chuyên cần: Nâng cao tính tự giác tích cực học tập, tính kỷ luật cao.
Nội dung chi tiết học phần:
Lịch sử phát triển môn bóng đá, nguyên lý kỹ thuật cơ bản
Thể lực chung và chuyên môn.
Làm quen với bóng
Kỹ thuật dẫn bóng, ném biên
Tâng bóng
Kỹ thuật đá lòng, giữ bóng
Kỹ thuật đá má trong, kỹ thuật đá má ngoài
Dẫn bóng
Kỹ thuật đá mu chính diện
Chuyền bóng và giữ bóng
Tâng bóng
Hoàn thiện kỹ thuật dẫn bóng và giữ bóng
Kỹ thuật ném biên
Kỹ thuật đánh đầu
Kiểm tra giữa kỳ
Hoàn thiện kỹ thuật tâng bóng và đánh đầu
Giới thiệu tấn công và phòng thủ đơn giản (cơ bản )
Giới thiệu luật thi đấu
Kỹ thuật động tác giả, tranh cướp bóng
Tổ chức thi đấu
Hướng dẫn thi đấu các kỹ chiến thuật cơ bản
Hướng dẫn luật bóng đá thường gặp
Hoàn thiện các kỹ thuật cơ bản
Hướng dẫn tập thi đấu
Công tác tổ chức thi đấu và trọng tài
Bài tập thi đấu ( đấu tập )
Hướng dẫn thực tập phương pháp trọng tài
Bài tập thi đấu ( đấu tập )
Ôn các nội dung kiểm tra đánh giá
Bài tập thi đấu ( đấu tập )
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
Mục tiêu đào tạo chung của học phần:
- Kiến thức: hiểu và nắm được nguyên lý một số kỹ thuật cơ bản của Bóng đá
- Kỹ năng:Rèn luyện kỹ năng làm mẫu chính xác các động tác bổ trợ kỹ thuật; Các động tác làm quen với bóng.
- Thái độ:Sinh viên cần nghiêm túc chấp hành đúng quy chế lớp học; tích cực thực hiện tốt nội dung học tập.
Nội dung chi tiết học phần:
Lý thuyết
- Nguyên lý một số kỹ thuật cơ bản của Bóng đá: Kỹ thuật tâng bóng, Kỹ thuật đá bóng bằng má trong bàn chân,
- Luật Bóng đá, phương pháp tổ chức thi đấu, phương pháp giảng dạy kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân, tâng bóng, đánh đầu, ném biên, sút bóng.
Thực hành
- Tập dẫn bóng: má trong, ngoài, mu chính diện tăng tốc độ nhanh dần
- Tập đá bóng bằng lòng bàn chân (tại chỗ, lăn sệt, nửa nẩy)
- Tập sút bóng bằng má trong, má ngoài, mu chính diện (tại chỗ, lăn sệt, nửa nẩy).
- Tập ném biên, đánh đầu.
- Phối hợp nhóm 2,3 người
- Tập đá bóng vào điểm cố định
- Tập công tác trọng tài, tổ chức trận đấu và thi đấu.
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
PHỤ LỤC 8
KẾ HOACH TẬP LUYỆN CÂU LẠC BỘ BÓNG ĐÁ NĂM HỌC 2015-2016
Tiến trình biểu giảng dạy ngoại khóa môn Bóng đá cho sinh viên Trường Đại học Quy Nhơn.
Phần
Nội dung giảng dạy
Tuần
1+2
3+4
5,6
7+8
9+10
11+12
13+14
15+16
17+18
19+20
21+22
23+24
25+26
27+28
29+30
Lý thuyết
- Nguyên lý một số kỹ thuật cơ bản và Phương pháp giảng dạy môn Bóng đá.
+
-
- Luật thi đấu và phương pháp trọng tài trong môn Bóng đá.
+
-
Kỹ thuật cơ bản
Kỹ thuật chuyền bóng bằng lòng bàn chân
+
+
-
-
-
-
-
Kỹ thuật chuyền bóng bằng mu chính diện
+
-
-
-
-
-
Kỹ thuật chuyền bóng bằng mu trong
+
-
-
-
-
Kỹ thuật chuyền bóng bằng mu ngoài
+
-
-
-
-
Kỹ thuật dừng bóng bằng mu chính diện
+
-
-
-
Kỹ thuật dừng bóng bằng đùi
+
-
-
-
-
-
-
Kỹ thuật dừng bóng bằng ngực
+
-
-
-
-
-
Phối hợp 2 người
+
-
-
-
-
-
Phối hợp 2 người
+
-
-
-
-
-
Phối hợp 2 người
+
-
-
-
-
Phối hợp 3 người
+
-
-
-
-
Ôn tập tổng hợp\
-
Thi đấu, đối luyện
Trò chơi vận động
+
-
-
-
-
Đấu tập
+
-
-
-
-
Thi đấu & giao lưu
+
-
-
-
-
Thể lực
- Thể lực chung và chuyên môn.
+
+
-
-
-
-
-
-
-
Ký duyệt
Chủ nhiệm CLB
Quy Nhơn, ngày.tháng. năm 20
Huấn luyện viên
Chú thích: ( + ): Nội dung được học mới.
( - ): Nội dung ôn luyện.
(Tuần:1,230): 1 tuần 2 buổi&mỗi buổi (90 phút)
PHỤ LỤC 8
KẾ HOACH TẬP LUYỆN CÂU LẠC BỘ BÓNG CHUYỀN
NĂM HỌC 2015-2016
Tiến trình biểu giảng dạy ngoại khóa môn Bóng chuyền cho sinh viên Trường Đại học Quy Nhơn.
Phần
Nội dung giảng dạy
Tuần
1+2
3+4
5,6
7+8
9+10
11+12
13+14
15+16
17+18
19+20
21+22
23+24
25+26
27+28
29+30
Lý thuyết
- Nguyên lý một số kỹ thuật cơ bản và Phương pháp giảng dạy môn bóng chuyền
+
-
- Luật thi đấu và phương pháp trọng tài trong môn bóng chuyền.
+
Kỹ thuật cơ bản
- Kỹ thuật chuyền bóng:
+ Kỹ thuật chuyền bóng cao tay
+ Kỹ thuật chuyền bóng thấp tay (Đệm bóng)
+
+
-
-
-
-
-
-
- Kỹ thuật phát bóng:
+ Kỹ thuật phát bóng thấp tay trước mặt
+ Kỹ thuật phát bóng cao tay trước mặt
+
-
-
-
-
-
- Kỹ thuật đập bóng:
+ Kỹ thuật đập bóng chính diện theo phương lấy đà ở vị trí số 4 (số 2)
+ Kỹ thuật đập bóng trung bình ở vị trí số 3, đập bóng nhanh
+
-
+
-
-
-
-
- Kỹ thuật chắn bóng:
+ Kỹ thuật chắn bóng cá nhân
+ Kỹ thuật chắn bóng tập thể
+
-
-
-
-
-
-
Chiến thuật
- Chiến thuật bóng chuyền
+ Chiến thuật tấn công.
Chiến thuật cá nhân trong tấn công.
Chiến thuật nhóm trong tấn công.
+
-
-
-
-
-
+ Chiến thuật phòng thủ.
+
-
-
-
-
-
1.3. Chiến thuật toàn đội trong tấn công.
- Khi người chuyền 2 ở hàng trên:
+ Tấn công trung
+ Tấn công biên (thuận, ngược)
+
-
-
Chiến thuật cá nhân trong phòng thủ
- Hoạt động không có bóng
- Hoạt động có bóng:
1.2. Chiến thuật nhóm trong phòng thủ.
- Phối hợp của các VĐV chắn bóng.
- Phối hợp của các VĐV yểm hộ
- Phối hợp của các VĐV phòng thủ hàng sau
+
-
-
-
Chiến thuật phát bóng:
+ Phát bóng vào vị trí hàng trên (nơi đan chuyền)
+ Phát bóng sâu vào cuối sân (bóng bay).
+ Luân phiên các kiểu phát bóng.
+ Phát bóng chuẩn vào một số vị trí trên sân
+
-
-
-
-
-
Chiến thuật chuyền bóng.
Chiến thuật đập bóng.
Chiến thuật đỡ phát bóng (các đội hình đỡ phát bóng...)
Chiến thuật đỡ đập bóng
Chiến thuật chắn bóng.
Chiến thuật yểm trợ
+
-
-
Thi đấu, đối luyện
Tổ chức thi đấu, đấu tập
+
-
-
-
-
-
Tổ chức trọng tài
+
-
-
-
-
-
Thể lực
- Thể lực chung và chuyên môn.
+
+
-
-
-
-
-
-
-
-
-
Ký duyệt
Chủ nhiệm CLB
Quy Nhơn, ngày.tháng. năm 20
Huấn luyện viên
Chú thích: ( + ): Nội dung được học mới.
( - ): Nội dung ôn luyện.
(Tuần:1,230): 1 tuần 2 buổi&mỗi buổi (90 phút)
PHỤ LỤC 8
KẾ HOACH TẬP LUYỆN CÂU LẠC BỘ BÓNG RỔ
NĂM HỌC 2015-2016
Tiến trình biểu giảng dạy ngoại khóa môn Bóng rổ cho sinh viên Trường Đại học Quy Nhơn.
Phần
Nội dung giảng dạy
Tuần
1+2
3+4
5,6
7+8
9+10
11+12
13+14
15+16
17+18
19+20
21+22
23+24
25+26
27+28
29+30
Lý thuyết
- Nguyên lý một số kỹ thuật cơ bản và Phương pháp giảng dạy môn bóng rổ
+
-
- Luật thi đấu và phương pháp trọng tài trong môn bóng chuyền.
+
-
Kỹ thuật cơ bản
-Chạy đường thẳng, đường vòng
.- Chạy biến tốc, biến hướng.
+
+
-
-
-
-
-
-
-
- Dẫn bóng đường thẳng, đường vòng.
+
-
-
-
-
-
- Trượt ngang, tiến, lùi.
- Di chuyển biến tốc, biến hướng.
+
-
-
-
-
- Dẫn bóng cao, dẫn bóng thấp.
+
+
-
-
-
-
- Chuyền bắt bóng hai tay trước ngực.
- Chuyền bắt bóng 1 tay trên cao.
- Chuyền bắt bóng 2 tay trên cao.
+
+
-
-
-
-
-
- Tại chỗ ném rổ 1 tay trên cao.
+
+
-
-
-
-
- Dẫn bóng 2 bước ném rổ 1 tay trên cao.
- Dẫn bóng 2 bước ném rổ 1 tay dưới thấp.
+
+
+
+
-
-
-
-
-
Chiến thuật
Chiến thuật phòng thủ khu vực.
+
+
-
-
-
-
- Chiến thuật tấn công nhanh.
- Chiến thuật kèm người ½ sân chật và toàn sân.
- Phối hợp đổi người kèm.Phối hợp bù người
+
+
-
-
-
-
-
- Chiến thuật phòng thủ 3 – 2.
- Chiến thuật phòng thủ 1 – 3 – 1.
+
-
-
-
-
Thi đấu, đối luyện
Tổ chức thi đấu, đấu tập
+
-
-
-
-
Tổ chức trọng tài
+
-
-
-
-
Thể lực
- Thể lực chung và chuyên môn.
+
+
-
+
-
-
+
-
-
-
-
-
Ký duyệt
Chủ nhiệm CLB
Quy Nhơn, ngày.tháng. năm 20
Huấn luyện viên
Chú thích: ( + ): Nội dung được học mới.
( - ): Nội dung ôn luyện.
(Tuần:1,230): 1 tuần 2 buổi&mỗi buổi (90 phút)
PHỤ LỤC 8
KẾ HOACH TẬP LUYỆN CÂU LẠC BỘ BÓNG BÀN
NĂM HỌC 2015-2016
Tiến trình biểu giảng dạy ngoại khóa môn Bóng bàn cho sinh viên Trường Đại học Quy Nhơn.
Phần
Nội dung giảng dạy
Tuần
1+2
3+4
5,6
7+8
9+10
11+12
13+14
15+16
17+18
19+20
21+22
23+24
25+26
27+28
29+30
Lý thuyết
- Nguyên lý một số kỹ thuật cơ bản và Phương pháp giảng dạy môn bóng bàn.
+
-
- Luật thi đấu và phương pháp trọng tài trong môn bóng bàn.
+
-
Kỹ thuật cơ bản
Líp bóng thuận tay
+
-
-
-
-
Vụt nhanh thuận tay
+
-
-
-
-
Líp bóng trái tay
+
-
-
-
-
Xây dựng cảm giác với bóng.
+ Hình thành động tác.
+ Đánh bóng trên một đường cơ bản
+
-
-
-
-
Đánh bóng trên các đuờng phối hợp thay đổi lực đánh bóng.
+
-
-
-
Chặn đánh trái tay
+
-
-
-
Gò bóng thuận tay
+
-
-
-
Chiến thuật
Chiến thuật tấn công
+
-
-
-
Chiến thuật phòng thủ phản công
+
-
-
-
Thi đấu, đối luyện
Tổ chức thi đấu, đấu tập
+
+
-
-
-
-
Tổ chức trọng tài
+
-
-
-
-
Thể lực
- Thể lực chung và chuyên môn.
+
-
-
+
-
-
-
-
-
-
Ký duyệt
Chủ nhiệm CLB
Quy Nhơn, ngày.tháng. năm 20
Huấn luyện viên
Chú thích: ( + ): Nội dung được học mới.
( - ): Nội dung ôn luyện.
(Tuần:1,230): 1 tuần 2 buổi&mỗi buổi (90 phút)
PHỤ LỤC 8
KẾ HOACH TẬP LUYỆN CÂU LẠC BỘ VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
NĂM HỌC 2015-2016
Tiến trình biểu giảng dạy ngoại khóa môn Võ cổ truyền Việt Nam cho sinh viên Trường Đại học Quy Nhơn.
Phần
Nội dung giảng dạy
Tuần
1+2
3+4
5,6
7+8
9+10
11+12
13+14
15+16
17+18
19+20
21+22
23+24
25+26
27+28
29+30
Lý thuyết
- Nguyên lý một số kỹ thuật cơ bản và Phương pháp giảng dạy môn Võ cổ truyền Việt Nam
+
-
- Luật thi đấu và phương pháp trọng tài trong môn Võ cổ truyền Việt Nam.
+
-
Kỹ thuật cơ bản
Kỹ thuật căn bản Quyền thuật tay không: Luyện tập bài Tứ tượng quyền pháp (Tấn- Bông- Thủ- Trữu- Tất- Cước pháp)
+
-
-
-
-
Kỹ thuật căn bản Quyền thuật binh khí: Luyện tập bài Tứ tượng tiểu đao pháp
+
-
-
-
-
Kỹ thuật quyền tay không: Bài Lão Mai Quyền: luyện tập mô phỏng theo 04 đoạn và liên kết toàn bài
+
-
-
-
-
Kỹ thuật quyền binh khí: Bài Tứ linh đao: luyện tập mô phỏng theo 04 đoạn và liên kết toàn bài
+
-
-
-
-
Kỹ thuật đấu luyện tay không với tay không
Kỹ thuật đấu luyện tay không với binh khi (côn)
Kỹ thuật đấu luyện binh khí với binh khí (côn)
Kỹ thuật tấn, di chuyển, né tránh, gạt đỡ, se đài.
+
-
-
-
Kỹ thuật căn bản Quyền thuật tay không: Luyện tập bài Tứ tượng quyền pháp (Tấn- Bông- Thủ- Trữu- Tất- Cước pháp)
+
-
-
-
Kỹ thuật căn bản Quyền thuật binh khí: Luyện tập bài Tứ tượng Côn pháp.
+
-
-
-
Kỹ thuật quyền tay không: Bài quy định- Ngọc Trản Quyền: luyện tập mô phỏng theo 04 đoạn và liên kết toàn bài
Kỹ thuật quyền binh khí: Bài quy định- Bát Quái Côn: luyện tập mô phỏng theo 04 đoạn và liên kết toàn bài
+
-
-
-
Chiến thuật
Kỹ- chiến thuật đòn tay tấn- thủ- phản công và đấu tập ứng biến
+
-
-
-
Kỹ- chiến thuật đòn chân tấn- thủ- phản công và đấu tập ứng biến
Kỹ- chiến thuật đòn đánh ngã trong tấn công, phản công và đấu tập ứng biến.
+
-
-
-
Thi đấu, đối luyện
Tổ chức thi đấu, đấu tập
+
+
-
-
-
-
Tổ chức trọng tài
+
-
-
-
-
Thể lực
- Thể lực chung và chuyên môn.
+
-
-
+
-
-
-
-
-
-
-
Ký duyệt
Chủ nhiệm CLB
Quy Nhơn, ngày.tháng. năm 20
Huấn luyện viên
Chú thích: ( + ): Nội dung được học mới.
( - ): Nội dung ôn luyện.
(Tuần:1,230): 1 tuần 2 buổi&mỗi buổi (90 phút)
PHỤ LỤC 8
KẾ HOACH TẬP LUYỆN CÂU LẠC BỘ CẦU LÔNG
NĂM HỌC 2015-2016
Tiến trình biểu giảng dạy ngoại khóa môn Cầu lông cho sinh viên Trường Đại học Quy Nhơn.
Phần
Nội dung giảng dạy
Tuần
1+2
3+4
5,6
7+8
9+10
11+12
13+14
15+16
17+18
19+20
21+22
23+24
25+26
27+28
29+30
Lý thuyết
- Nguyên lý một số kỹ thuật cơ bản và Phương pháp giảng dạy môn cầu lông
+
-
- Luật thi đấu và phương pháp trọng tài trong môn cầu lông
+
-
Kỹ thuật cơ bản
Cách cầm vợt, cầm cầu, Các tư thế chuẩn bị cơ bản.
+
-
-
-
-
Kỹ thuật di chuyển đơn bước với các tập tiến, lùi, phải, trái, phối hợp.
+
-
-
-
-
Kỹ thuật di chuyển đa bước với các tập di chuyển ngang, từ giữa sân ra các góc.
+
-
-
-
-
Kỹ thuật đánh cầu thấp tay bên phải, bên trái
+
-
-
-
-
Kỹ thuật phát cầu thuận tay, trái tay.
+
-
-
-
Kỹ thuật đánh cầu trên đầu (cao sâu).
+
-
-
-
Kỹ thuật đánh cầu cao tay bên phải, bên trái.
+
-
-
-
-
Chiến thuật
Chiến thuật đánh đơn và đôi trong cầu lông.
+
-
-
-
Kĩ năng tổ chức tập luyện Cầu lông.
+
-
Thi đấu
Tổ chức thi đấu, đấu tập
+
-
-
-
-
Tổ chức trọng tài
+
-
-
-
Thể lực
- Thể lực chung và chuyên môn.
+
-
-
-
-
-
Ký duyệt
Chủ nhiệm CLB
Quy Nhơn, ngày.tháng. năm 20
Huấn luyện viên
Chú thích: ( + ): Nội dung được học mới.
( - ): Nội dung ôn luyện.
(Tuần:1,230): 1 tuần 2 buổi&mỗi buổi (90 phút)
PHỤ LỤC 9
PHỤ LỤC 10
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_xay_dung_chuong_trinh_giao_duc_the_chat_hoc_phan_tu.docx