BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
VƢƠNG VĂN SƠN
XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN KHÍ THẢI PHÁT TÁN
VÀO MÔI TRƢỜNG CỦA ĐỘNG CƠ Ô TÔ
SỬ DỤNG LƢỠNG NHIÊN LIỆU DIESEL-LPG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT
HÀ NỘI - 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
VƢƠNG VĂN SƠN
XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN KHÍ THẢI PHÁT TÁN
VÀO MÔI TRƢỜNG CỦA ĐỘNG CƠ Ô TÔ
SỬ DỤNG LƢỠNG NHIÊN LIỆU DIESEL-LPG
Chuyên ngành: Kỹ thuật ô tô máy kéo
Mã số: 62.52.35.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ
157 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 07/01/2022 | Lượt xem: 420 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Xác định thành phần khí thải phát tán vào môi trường của động cơ ô tô sử dụng lưỡng nhiên liệu diesel - Lpg, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THUẬT
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS. TS Cao Trọng Hiền
2. PGS. TS Đào Mạnh Hùng
HÀ NỘI - 2014
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Giao
thông Vận tải, Phòng Sau đại học, Khoa Cơ khí, Bộ môn Cơ khí ô tô đã
tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận án.
Tôi xin chân thành biết ơn PGS.TS Cao Trọng Hiền và PGS.TS
Đào Mạnh Hùng đã hướng dẫn tôi hết sức tận tình, chu đáo về mặt chuyên
môn để tôi có thể thực hiện và hoàn thành luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể Phòng thí nghiệm động cơ đốt
trong, Viện Cơ khí Động lực, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội về
những ý kiến đóng góp quý báu và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành
nghiên cứu mô phỏng trên phần mềm AVL Boost.
Tôi xin chân thành cảm ơn Trung tâm thử nghiệm khí xả - Cục Đăng
kiểm Việt Nam, Công ty Cơ khí ô tô Ngô Gia Tự, Công ty TNHH Tân An
Bình đã tạo điều kiện giúp đỡ để tôi hoàn thành được các thí nghiệm quan
trọng cho luận án và định hướng nghiên cứu trong tương lai.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo Học viện Quân sự, Đại
học Nông nghiệp, Đại học Lâm nghiệp, các Nhà khoa học trong ngành Cơ
khí Động lực đã nhiệt tình giúp đỡ và đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho
luận án.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến tất cả bạn bè, đồng nghiệp,
những người thân trong gia đình đã động viên, khích lệ tôi rất nhiều trong
suốt thời gian tôi tham gia nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Nghiên cứu sinh
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Hà Nội, tháng 4 năm 2014
Tác giả luận án
Vƣơng Văn Sơn
i
MỤC LỤC
Mục lục........................................................................................................
Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt....................................................
Danh mục các bảng trong luận án.........................................................
Danh mục các hình vẽ và ảnh trong luận án...........................................
MỞ ĐẦU.....................................................................................................
Chương I. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................
1.1 Tổng quan về ô nhiễm môi trường do phát thải của ô tô .....................
1.1.1. Sự phát triển phương tiện giao thông ở Việt Nam............................
1.1.2. Tình hình ô nhiễm môi trường do phát thải của ô tô.........................
1.2. Tình hình sản xuất và sử dụng LPG...............................................
1.2.1. Tình hình sản xuất LPG.................................................................
1.2.2. Tình hình sử dụng LPG.................................................................
1.3. Các nghiên cứu trong và ngoài nước về khí thải của động cơ diesel và
động cơ diesel-LPG................................................................................
1.3.1. Các kết quả nghiên cứu trên thế giới.................................................
1.3.2. Các kết quả nghiên cứu trong nước...................................................
1.4 Kết luận chương I.....
Chương II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT TÍNH TOÁN THÀNH PHẦN KHÍ THẢI
CỦA ĐỘNG CƠ DIESEL VÀ ĐỘNG CƠ DIESEL – LPG.................................
2.1. Chọn phương án hòa trộn lưỡng nhiên liệu diesel- LPG.....................
2.1.1. Các phương án hòa trộn lưỡng nhiên liệu diesel-LPG....................
2.1.2. Chọn phương án hòa trộn lưỡng nhiên liệu diesel- LPG..............
2.2. Cơ sở lý thuyết quá trình cháy trong động cơ diesel và động cơ diesel-LPG
2.2.1. Quá trình cháy trong động cơ diesel..................................................
2.2.2. Cơ sở lý thuyết quá trình cháy trong động cơ diesel-LPG ..........
2.2.3. Cơ sở mô hình hóa quá trình hình thành hỗn nợp và cháy trong
động cơ lưỡng nhiên liệu diesel-LPG ..........................................................
i
iv
ix
xi
1
5
5
5
7
10
10
11
11
11
16
19
22
22
22
25
26
26
31
37
ii
2.3. Các thành phần khí thải .........................................
2.3.1. Mônôxit cácbon...........................................................................
2.3.2. Hyđrô cácbon..............................................................................
2.3.3. Ôxit nitơ.....................................................................................
2.3.4. Phát thải hạt................................................................................
2.4. Cơ sở tính toán các thành phần phát thải trong động cơ diesel và động
cơ diesel - LPG .....................................................................................
2.4.1. Tính toán phát thải NOx....................................................................
2.4.2. Tính toán phát thải CO......................................................................
2.4.3. Tính toán phát thải HC........................................................................
2.4.4. Tính toán phát thải bồ hóng (Soot)...................................................
2.5. Kết luận chương II...............
Chương III. XÂY DỰNG MÔ HÌNH XÁC ĐỊNH CÁC THÀNH PHẦN KHÍ
THẢI CỦA ĐỘNG CƠ DIESEL VÀ ĐỘNG CƠ DIESEL-LPG
3.1. Phần mềm AVL BOOST................................................................
3.1.1. Các phần mềm mô phỏng động cơ....................................................
3.1.2. Phần mềm AVL BOOST..................................................................
3.2. Ứng dụng phần mềm AVL BOOST tính toán các thành phần khí thải
của động cơ FAWDE - 4DX23.................................................................
3.2.1. Các thông số cơ bản của động cơ FAWDE- 4DX23.........................
3.2.2. Nhiên liệu diesel và LPG..............................................................
3.2.3. Xây dựng mô hình động cơ diesel trên AVL Boost..........................
3.2.4. Kiểm chứng độ chính xác của mô hình.............................................
3.2.5. Xây dựng mô hình động cơ diesel - LPG trên AVL Boost...............
3.2.6. Kết quả tính toán mô phỏng..............................................................
3.3. Khảo sát ảnh hưởng của một số thông số kết cấu và điều chỉnh đến
lượng phát thải của động cơ diesel-LPG bằng phương pháp mô phỏng ......
3.3.1. Ảnh hưởng của góc phun sớm đến lượng phát thải của động cơ
diesel - LPG.........................................................................................
47
48
49
52
54
59
59
60
60
61
63
65
65
65
66
68
68
69
72
73
74
77
80
80
iii
3.3.2. Ảnh hưởng của pha phân phối khí đến lượng phát thải của động cơ
diesel - LPG..........................................................................................
3.4. Kết luận chương III..............................................................................
Chương IV. THỰC NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ......................................
4.1. Mục tiêu và nội dung thử nghiệm........................................................
4.1.1. Mục tiêu thử nghiệm.........................................................................
4.1.2. Nội dung thử nghiệm.........................................................................
4.2. Thiết bị thí nghiệm...............................................................................
4.2.1. Sơ đồ thiết bị thí nghiệm...................................................................
4.2.2. Các bộ phận cơ bản của thiết bị thử nghiệm.....................................
4.3. Lựa chọn và lắp đặt hệ thống cung cấp LPG vào động cơ diesel thí
nghiệm........................................................................................................
4.4. Quy trình thí nghiệm...................................................................................
4.4.1. Điều kiện thí nghiệm.........................................................................
4.4.2. Thí nghiệm đo khí xả động cơ diesel nguyên thủy...........................
4.4.3. Thí nghiệm đo khí xả động cơ lưỡng nhiên liệu diesel-LPG............
4.5. Kết quả thử nghiệm và đánh giá..........................................................
4.5.1. Tiêu chuẩn EURO về phát thải của động cơ diesel...........................
4.5.2. Kết quả đánh giá động cơ thử nghiệm..............................................
4.5.3. Đánh giá chất lượng phát thải của động cơ diesel khi chạy lưỡng
nhiên liệu diesel-LPG.................................................................................
4.5.4. Đánh giá kết quả mô phỏng và thực nghiệm.....................................
4.6. Kết luận chương IV..............................................................................
KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ..................................................
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ............
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................
PHỤ LỤC....................................................................................................
83
85
87
87
87
87
87
88
90
99
103
103
104
107
110
110
110
112
118
121
122
124
125
133
iv
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu Tên gọi Đơn vị
AVL-BOOST Phần mềm mô phỏng một chiều của hãng AVL -
AVL-MCC Mô hình cháy của hãng AVL -
CA Góc quay trục khuỷu -
CO Mônôxit cácbon -
CNG Khí thiên nhiên -
CRT Bộ lọc tái sinh liên tục -
DOC Bộ xúc tác ôxi hóa -
DPF Bộ lọc phát thải hạt, dạng khép kín -
ECE R49 Chu trình thử châu Âu 13 mode đối với động cơ xe tải
hạng nặng
-
EGR Hệ thống luân hồi khí thải -
HAP Hyđrô các bon thơm mạch vòng -
HC Hyđrô các bon -
LHC Luân hồi áp suất cao -
LHT Luân hồi áp suất thấp -
LNT Bộ xúc tác hấp thụ NOx -
LPG Khí dầu mỏ hóa lỏng -
CNG Khí thiên nhiên -
MN Máy nén -
MP Mô phỏng -
NETC Trung tâm thử nghiệm khí thải các phương tiện cơ giới
đường bộ, Cục Đăng Kiểm Việt Nam
-
NOX Ôxít nitơ -
PM Phát thải hạt -
PM- cat Bộ lọc phát thải hạt (dạng lọc hở) -
PM10 Phát thải hạt có kích thước nhỏ hơn 10µm -
ROHR
SCR
Đồ thị tốc độ tỏa nhiệt
Bộ xúc tác khử NOx
-
-
SCRT Hệ thống xử lý khí thải tổng hợp CRT và SCR -
SMF Bộ lọc phát thải hạt có trang bị sợi đốt -
v
Smoke Độ khói -
SOOT Bồ hóng -
SOX Ôxít lưu huỳnh -
TB Tua bin -
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam -
TN Thực nghiệm -
TSP Tổng lượng bụi lơ lửng trong không khí -
VOCs
Hàm lượng các chất hữu cơ độc hại bay lên trên không
khí
-
Góc quay trục khuỷu hiện thời Độ
Q
Nhiệt tỏa ra tính đến góc quay của trục khuỷu J
Q Tổng nhiệt lượng tỏa ra trong quá trình cháy J
aw
Hằng số phụ thuộc vào tỷ lệ nhiên liệu LPG cung cấp
vào xy lanh
-
o, Thời điểm và thời gian diễn ra quá trình cháy Độ
k Sai số %
CCR
Tỷ lệ phần trăm năng lượng do LPG sinh ra trong tổng
năng lượng của lưỡng nhiên liệu diesel-LPG
%
LPGm Khối lượng LPG tiêu thụ kg
uLPGH Nhiệt trị thấp của LPG MJ/kg
dieselm Khối lượng diesel tiêu thụ kg
udieselH Nhiệt trị thấp của diesel MJ/kg
cm Khối lượng môi chất bên trong xy lanh kg
u Nội năng -
cp Áp suất bên trong xy lanh Pa
V Thể tích xy lanh m3
FQ Nhiệt lượng của nhiên liệu cung cấp kJ
WQ Tổn thất nhiệt qua vách kJ
α Góc quay trục khuỷu độ
BBh Trị số entanpy -
idm Lượng khí đi vào xy lanh kg
vi
edm Lượng khí đi ra khỏi xy lanh kg
ih Entanpy của môi chất khí đi vào xy lanh -
eh Entanpy của môi chất khí đi ra khỏi xy lanh -
evq Nhiệt hóa hơi của nhiên liệu kJ
f Phần nhiệt hóa hơi của môi chất trong xy lanh kJ
mew Khối lượng nhiên liệu bay hơi kg
effA Diện tích thông qua m
2
olP Áp suất môi chất trước họng tiết lưu Pa
2P Áp suất môi chất sau họng tiết lưu Pa
olT Nhiệt độ môi chất trước họng tiết lưu K
oR Hằng số chất khí -
ψ Hệ số phụ thuộc tỷ lệ áp suất môi chất -
k Tỷ số nhiệt dung riêng của môi chất -
μσ Hệ số cản dòng của đường ống -
vid Đường kính xu páp m
S Vị trí của piston tính từ điểm chết trên -
r Bán kính quay m
l Chiều dài thanh truyền m
φ
Góc giữa đường nối tâm quay với piston ở điểm chết
trên với trục thẳng đứng (trường hợp xy lanh lệch tâm)
độ
e Khoảng lệch tâm m
wiQ
Nhiệt truyền đến các chi tiết (nắp máy, đỉnh piston,
thành xy lanh)
K
wiA
Diện tích bề mặt các chi tiết (nắp máy, đỉnh piston,
thành xy lanh)
m
2
wα Hệ số truyền nhiệt
cT Nhiệt độ môi chất trên bề mặt thành xy lanh K
wiT :
Nhiệt độ bề mặt chi tiết (nắp máy, đỉnh piston, thành xy
lanh)
K
D Đường kính xy lanh m
Cm Tốc độ trung bình của piston m/s
Cu Tốc độ tiếp tuyến của môi chất m/s
vii
VD Thể tích công tác của 1 xy lanh m
3
Pc Áp suất môi chất trong xy lanh Pa
pc,0 Áp suất khí trời Pa
Pc,1
Áp suất môi chất trong xy lanh tại thời điểm đóng xu
páp nạp
Pa
Tc,1
Nhiệt độ môi chất trong xy lanh tại thời điểm đóng xu
páp nạp
K
VTDC Thể tích xy lanh khi piston ở điểm chết trên m
3
IMEP Áp suất chỉ thị trung bình pa
V Thể tích xy lanh m3
D Đường kính xy lanh m
P Áp suất Pa
T Nhiệt độ K
din Đường kính ống nối với đường nạp m
vin Tốc độ dòng khí trên đường nạp m/s
Aeff Diện tích thông qua m
2
δ Khe hở piston - xylanh m
Q Tổng nhiệt lượng cấp vào kJ
Δ0 Thời điểm bắt đầu cháy độ
Δαc Thời gian cháy giây
m Thông số hình dạng -
a Thông số Vibe -
QMCC Lượng nhiệt tỏa ra trong giai đoạn cháy chính kJ
QComb Hằng số cháy -
CRate Hằng số hòa trộn hỗn hợp -
K Thế năng của dòng chuyển động rối J
mF Lượng nhiên liệu được hóa hơi kg
LCV Nhiệt trị thấp của nhiên liệu kJ/kg
V Thể tích xy lanh m3
Oxygen,availablew
Tỷ lệ khối lượng ôxy có trong hỗn hợp khi bắt đầu phun
nhiên liệu
-
CEGR Hằng số xét đến ảnh hưởng của khí thải luân hồi -
Ekin Thế năng của tia nhiên liệu J
Cturb Hằng số năng lượng chuyển động rối -
viii
CDiss Hằng số suy giảm -
mF,I Lượng nhiên liệu phun vào kg
v Tốc độ nhiên liệu m/s
mstoich
Khối lượng không khí lý tưởng để đốt cháy hết nhiên
liệu
kg
λDiff Hệ số dư lượng không khí trong quá trình cháy chính -
QPMC
Tổng nhiệt lượng do nhiên liệu cung cấp trong giai đoạn
cháy nhanh
kJ
CNOe NO ở trạng thái cân bằng
mfi Lượng nhiên liệu cấp vào kg
mfb Lượng nhiên liệu đã cháy kg
msoot Khối lượng soot kg
mCO Khối lượng CO kg
LHVf, LHVC,
LHVCO
Nhiệt trị thấp của nhiên liệu, carbon (soot) và CO kJ/kg
ms Khối lượng soot kg
mf,v Khối lượng nhiên liệu bốc hơi kg
PO2 Áp suất của các phân tử O2 Pa
Es,f Năng lượng hoạt hoá kJ/kmol
Es,ox Năng lượng ôxy hoá kJ/kmol
Af, Aox
Các hằng số được lựa chọn theo kinh nghiệm và kiểu
động cơ
-
x Tỷ lệ C trên bề mặt của phần tử A tham gia phản ứng -
Rtot Hằng số tốc độ ôxy hoá soot -
MWc Trọng lượng của phân tử C -
s Mật độ của soot kg/m
3
Ds Đường kính của phân tử soot đặc trưng m
ix
DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN
Ký hiệu Tên bảng Trang
Bảng 1.1 Dự báo tổng phát thải do hoạt động GTVT đường bộ
và đường sắt 9
Bảng 2.1 Phương trình tính toán giá trị của các góc bắt đầu và
kết thúc giai đoạn cháy nhiên liệu cho các chế độ
khác nhau
36
Bảng 2.2 Chuỗi phản ứng hình thành NOx với hệ số tốc độ k 59
Bảng 3.1 Các thông số cơ bản của động cơ FAWDE- 4DX23-
110 69
Bảng 3.2 Đặc tính kỹ thuật của nhiên liệu diesel 70
Bảng 3.3 Đặc tính kỹ thuật của nhiên liệu LPG 71
Bảng 3.4 Các phần tử của mô hình mô phỏng trên hình 3.2 73
Bảng 3.5 Kết quả so sánh công suất động cơ FAWDE-
4DX23-110 giữa thực nghiệm và mô phỏng ở chế độ
đặc tính ngoài
73
Bảng 3.6 Các phần tử của mô hình mô phỏng trên hình 3.5 76
Bảng 3.7 Diễn giải các mode của chu trình thử ECE R49 77
Bảng 3.8 Phát thải trung bình theo chu trình ECE R49 80
Bảng 3.9 Kết quả mô phỏng các thành phần phát thải của động
cơ diesel-LPG theo chu trình ECE R49 khi thay đổi
góc phân phối khí
85
Bảng 4.1 Tiêu chuẩn EURO về phát thải của động cơ diesel 110
Bảng 4.2 Kết quả đo công suất và mô men của động cơ diesel
nguyên thủy 111
Bảng 4.3 Kết quả đo các thành phần phát thải của động cơ
diesel 112
x
Bảng 4.4 Kết quả đo độ khói của động cơ diesel-LPG 115
Bảng 4.5 Phát thải trung bình của động cơ lưỡng nhiên liệu
diesel-LPG 116
Bảng 4.6 Kết quả đo công suất của động cơ diesel-LPG 117
Bảng 4.7 Kết quả so sánh phát thải giữa mô phỏng và thực nghiệm
của động cơ nguyên bản theo chu trình ECE R49 118
Bảng 4.8 Kết quả so sánh phát thải giữa mô phỏng và thực nghiệm
của động cơ diesel-LPG theo chu trình ECE R49 119
Bảng 4.9 Kết quả so sánh công suất giữa mô phỏng và thực
nghiệm của động cơ diesel-LPG theo chu trình ECE R49 120
xi
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ẢNH TRONG LUẬN ÁN
Ký hiệu Tên hình vẽ Trang
Hình 1.1 Số lượng ô tô của cả nước theo năm 5
Hình 1.2 Các loại ô tô của cả nước theo năm 5
Hình 1.3 Số lượng ô tô tại Hà Nội theo năm 6
Hình 1.4 Các loại ô tô tại Hà Nội theo năm 6
Hình 1.5 Số lượng ô tô tại thành phố Hồ Chí Minh theo năm 6
Hình 1.6 Các loại ô tô tại thành phố Hồ Chí Minh theo năm 6
Hình 1.7 Phát thải độc hại từ các loại phương tiện khác nhau ở
Việt Nam 8
Hình 1.8 Biểu đồ sản xuất LPG trên toàn cầu 10
Hình 1.9 Sơ đồ chung về quá trình nghiên cứu 21
Hình 2.1 Sơ đồ hệ thống trộn nhiên liệu diesel-LPG ở dạng lỏng 22
Hình 2.2 Sơ đồ hệ thống phun trực tiếp LPG vào buồng đốt 23
Hình 2.3 Sơ đồ hệ thống phun LPG vào đường ống nạp động cơ 25
Hình 2.4 Sơ đồ bố trí hệ thống cung cấp LPG và hệ thống
nhiên liệu động cơ diesel tăng áp 26
Hình 2.5 Đồ thị biểu diễn các giai đoạn trong quá trình cháy
động cơ diesel 29
Hình 2.6 Phân chia vùng cháy trong động cơ diesel-LPG 31
Hình 2.7 Hướng lan truyền của màng lửa trong buồng cháy 32
Hình 2.8 Quá trình tỏa nhiệt trong động cơ sử dụng lưỡng
nhiên liệu diesel-LPG 33
Hình 2.9 Các giai đoạn trong quá trình cháy của động cơ
diesel-LPG 35
Hình 2.10 Cân bằng năng lượng trong xy lanh động cơ 38
Hình 2.11 Sơ đồ tính toán chuyển vị của piston 41
Hình 2.12 Sự phân bố nhiên liệu tia phun 50
xii
Hình 2.13 Sự hình thành HC do tôi trên thành buồng cháy 51
Hình 2.14 Tóm tắt quá trình hình thành bồ hóng của Fusco 55
Hình 2.15 Cơ chế trung gian về động hóa học của quá trình hình
thành bồ hóng từ các phân tử aromatics 56
Hình 2.16 Mô hình cơ chế tạo hạt bồ hóng từ aromatics và
aliphatics 57
Hình 3.1 Giao diện phần mềm AVL BOOST 67
Hình 3.2 Mô hình mô phỏng động cơ FAWDE- 4DX23-110
trên AVL BOOST
72
Hình 3.3 So sánh công suất và mô men của động cơ giữa thực
nghiệm và mô phỏng
74
Hình 3.4 Mô hình mô phỏng động cơ diesel-LPG trên AVL
BOOST 75
Hình 3.5 Khai báo thành phần hóa học của LPG trên AVL
BOOST 76
Hình 3.6 Sơ đồ thể hiện các mode của chu trình thử ECE R49 77
Hình 3.7 Phát thải CO ở các chế độ mô phỏng theo chu trình
ECE R49 78
Hình 3.8 Phát thải NOX ở các chế độ mô phỏng theo chu trình
ECE R49 79
Hình 3.9 Phát thải bồ hóng ở các chế độ mô phỏng theo chu
trình ECE R49 80
Hình 3.10 Phát thải NOx và CO ở 100% tải, tốc độ động cơ
1800 v/ph theo góc phun sớm 81
Hình 3.11 Phát thải bồ hóng ở 100% tải với các tốc độ động cơ
theo góc phun sớm 82
Hình 3.12 Công suất và mô men động cơ theo góc phun sớm 82
Hình 3.13 Thay đổi biên dạng cam dẫn động xu páp trong phần
mềm AVL BOOST 83
Hình 3.14 Phát thải CO ở các góc mở xu páp mô phỏng theo chu 83
xiii
trình ECE R49
Hình 3.15 Phát thải NOX ở các góc mở xu páp mô phỏng theo chu
trình ECE R49 84
Hình 3.16 Phát thải bồ hóng ở các góc mở xu páp mô phỏng theo
chu trình ECE R49
84
Hình 4.1 Sơ đồ phòng thử động cơ ETC01,Trung tâm thử nghiệm
khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ 88
Hình 4.2 Sơ đồ bố trí thiết bị của băng thử động lực học cao
ETC01 ở phòng thử nghiệm khí thải động cơ thuộc
Trung tâm thử nghiệm khí thải phương tiện giao
thông cơ giới đường bộ 89
Hình 4.3 Sơ đồ nguyên lý của cụm phanh điện PA 406/6 PA 90
Hình 4.4 Sơ đồ nguyên lý của thiết bị đo tiêu hao nhiên liệu
AVL 735S 93
Hình 4.5 Sơ đồ cấu tạo của bộ phân tích CO 94
Hình 4.6 Sơ đồ cấu tạo của bộ phân tích NO và NOX 96
Hình 4.7 Sơ đồ nguyên lý hệ thống PSS i60 97
Hình 4.8 Sơ đồ nguyên lý buồng đo khói 98
Hình 4.9 Hệ thống cung cấp LPG điều khiển phun bằng điện tử 99
Hình 4.10 Hệ thống cung cấp LPG điều khiển phun bằng cơ khí 100
Hình 4.11 Bộ giảm áp hóa hơi 101
Hình 4.12 Sơ đồ bố trí bộ cung cấp LPG và hệ thống nhiên liệu 102
Hình 4.13 Chương trình thử Châu Âu EC ER49 cho động cơ 105
Hình 4.14 Lắp trục dẫn động 105
Hình 4.15 Lắp đặt bộ cung cấp LPG và động cơ trên bệ thử 108
Hình 4.16 Màn hình điều khiển của thiết bị thí nghiệm đo khí thải 109
Hình 4.17 Kết quả thí nghiệm đặc tính tốc độ ngoài của động
cơ FAWDE- 4DX23 111
Hình 4.18 Quan hệ giữa lượng bồ hóng và tốc độ vòng quay của
động cơ 112
xiv
Hình 4.19 Phát thải CO ở các chế độ thử nghiệm theo chu trình
ECE R49 113
Hình 4.20 Phát thải HC ở các chế độ thử nghiệm theo chu trình
ECE R49 113
Hình 4.21 Phát thải NOX ở các chế độ thử nghiệm theo chu
trình ECE R49 114
Hình 4.22 Quan hệ giữa độ khói và số vòng quay của động cơ
lưỡng nhiên liệu diesel-LPG 116
Hình 4.23 Kết quả so sánh công suất giữa mô phỏng và thực
nghiệm của động cơ nguyên bản theo chu trình ECE R49 118
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khí thải từ ô tô sử dụng nhiên liệu diesel sinh ra đang là một trong
những tác nhân lớn nhất gây ô nhiễm môi trường không khí, đặc biệt ở tại các
khu đô thị. Trong khí thải của động cơ diesel thì thành phần độc hại đáng
quan tâm nhất là khí thải dạng hạt có đường kính 10 m (bụi lơ lửng) và
nitơ ôxít (NOx). Các nghiên cứu trên thế giới đều cho thấy NOx là một trong
những nhân tố làm trầm trọng thêm bệnh hen suyễn và các bệnh về hô hấp
khác, trong khi đó khí thải bụi hạt có liên quan đến nguy cơ gây ung thư.
Trong những năm qua, việc nghiên cứu giảm khí thải độc hại cho động cơ
diesel đang được nhiều quốc gia đầu tư thực hiện.
Để giảm các thành phần độc hại trong khí thải động cơ diesel, ngoài các
biện pháp công nghệ như cải tiến kết cấu buồng cháy, sử dụng hệ thống
tuần hoàn khí thải, tối ưu hóa các thông số của quá trình cung cấp nhiên
liệu...thì biện pháp sử dụng nhiên liệu sạch cho động cơ diesel, trong đó có
nhiên liệu khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) hiện đang được nhiều nước ứng dụng.
Sử dụng động cơ chạy bằng lưỡng nhiên liệu diesel- LPG trên ô tô
nhằm giảm khí thải độc hại là một hướng nghiên cứu đang được các nhà khoa
học quan tâm. Biện pháp này khi áp dụng sẽ giải quyết được hai vấn đề là bảo
vệ môi trường không khí và tận dụng được nguồn nhiên liệu hiện đang có sẵn
ở nhiều nơi trên thế giới trong khi nhiên liệu hóa thạch đang dần có nguy cơ
cạn kiệt.
Để đảm bảo cho động cơ sử dụng lưỡng nhiên liệu diesel-LPG mà ít
phải thay đổi kết cấu có thể dùng biện pháp lắp đặt thêm bộ cung cấp LPG
vào động cơ diesel nguyên thủy.
Phương án này không chỉ sử dụng được cho các loại ô tô dùng động cơ
diesel mới mà còn có thể sử dụng cho các loại xe ô tô đang lưu hành vì việc
lắp đặt thêm hệ thống cung cấp LPG vào động cơ diesel là không phức tạp và
2
ít làm ảnh hưởng đến đặc tính của động cơ.
Ưu điểm nổi bật của động cơ lưỡng nhiên liệu theo phương án đã nêu
so với đơn nhiên liệu LPG là không phải chế tạo động cơ chuyên chạy LPG
mà vẫn đạt được mục đích giảm lượng khí thải độc hại.
Hiện nhiều nước trên thế giới đã nghiên cứu sử dụng động cơ lưỡng
nhiên liệu diesel – LPG trên ô tô, các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhận định
chung về đặc điểm sử dụng LPG trên động cơ diesel như: khả năng giảm bụi
khói và NOX, hiện tượng tăng phát thải HC và CO khi thay thế LPG vào
diesel. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đưa ra các kết quả rất khác nhau mức
giảm hoặc tăng các thành phần phát thải khi tăng tỷ lệ LPG thay thế. Điều đó
cho thấy ảnh hưởng của tỷ lệ LPG thay thế đến phát thải của động cơ sử dụng
lưỡng nhiên liệu diesel - LPG phụ thuộc rất nhiều vào loại động cơ, thành
phần nhiên liệu sử dụng, phương pháp cung cấp nhiên liệu LPG và điều kiện
vận hành động cơ.
Ở Việt Nam, ứng dụng LPG cho động cơ đốt trong đã và đang được
quan tâm nghiên cứu ngày càng nhiều nhưng chưa được chuyên sâu, các kết
quả nghiên cứu mới chỉ dừng ở mức cho động cơ chạy bằng nhiên liệu LPG
thôi chứ chưa quan tâm tới việc tối ưu hóa hệ thống cung cấp nhiên liệu, quá
trình cháy, hình thành các chất ô nhiễm.
Với thực trạng trên, việc nghiên cứu tính toán xác định thành phần khí thải
phát tán vào môi trường của động cơ ô tô sử dụng lưỡng nhiên liệu diesel - LPG
trở nên cấp thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao.
2. Mục đích nghiên cứu
- Xác định hàm lượng các thành phần khí thải khi lắp thêm bộ cung cấp
khí hóa lỏng (LPG) vào động cơ diesel.
- Đánh giá hiệu quả giảm phát thải của động cơ sử dụng lưỡng nhiên
liệu diesel-LPG.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3
* Đối tượng nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu động cơ sử dụng
lưỡng nhiên liệu diesel-LPG lắp trên ô tô cỡ nhỏ và trung bình.
* Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu về khí thải của đối tượng đã chọn
trên cơ sở giữ nguyên các chỉ tiêu kỹ thuật (công suất mô men) của động cơ
diesel nguyên thủy.
4. Phương pháp nghiên cứu
Kết hợp giữa nghiên cứu lý thuyết với nghiên cứu thực nghiệm.
* Về lý thuyết: Sử dụng lý thuyết về quá trình trao đổi nhiệt và trao đổi
chất của động cơ đốt trong để xây dựng phương pháp xác định lượng khí thải.
Sử dụng phần mềm AVL-BOOST để mô phỏng quá trình làm việc của
động cơ và tính toán hàm lượng phát thải.
* Về thực nghiệm: Thí nghiệm trên băng thử hiện đại theo chu trình
ECE của Cục Đăng kiểm Việt Nam để xác định hàm lượng các thành phần
khí thải độc hại, trên cơ sở đó sẽ hiệu chỉnh kết quả tính toán lý thuyết.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
* Ý nghĩa khoa học
Luận án đã xây dựng được phương pháp xác định các thành phần khí
thải độc hại của động cơ khi sử dụng nhiên liệu diesel và lưỡng nhiên liệu
diesel – LPG.
Luận án đã xây dựng được mô hình mô phỏng để đánh giá lượng phát
thải của động cơ khi sử dụng nhiên liệu diesel và lưỡng nhiên liệu diesel –
LPG.
Luận án đã tiến hành thực nghiệm đánh giá và so sánh các thành phần
khí thải của động cơ khi sử dụng nhiên liệu diesel và lưỡng nhiên liệu diesel –
LPG bằng hệ thống trang thiết bị thử nghiệm hiện đại, đạt tiêu chuẩn Quốc tế.
* Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở để đánh giá hiệu quả môi
trường và năng lượng của động cơ khi sử dụng lưỡng nhiên liệu diesel – LPG.
4
Luận án là tài liệu tham khảo có giá trị trong giảng dạy, nghiên cứu
khoa học và thực tế ứng dụng.
6. Những nội dung chính của luận án
Luận án được trình bày trong 4 chương với cấu trúc như sau:
Mở đầu
Chương I. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
Chương II. Cơ sở lý thuyết tính toán thành phần khí thải của động cơ
diesel và động cơ diesel - LPG.
Chương III. Xây dựng mô hình xác định các thành phần khí thải của
động cơ diesel và động cơ diesel - LPG.
Chương IV. Thực nghiệm và đánh giá kết quả
Kết luận và kiến nghị.
5
Chương I. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về ô nhiễm môi trường do phát thải của ô tô
1.1.1. Sự phát triển phương tiện giao thông ở Việt Nam
Trong những năm qua cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế, nhu cầu đi
lại và vận chuyển hàng hóa ở Việt Nam cũng tăng nhanh. Điều đó dẫn tới số
lượng các phương tiện vận tải, đặc biệt là loại sử dụng nhiên liệu diesel ngày
càng gia tăng. Tính đến 31/12/2012, số lượng ô tô trên c ả nước đã lên tới
1.539.142 chiếc [4]. Các số liệu biểu thị trên hình 1.1 và hình 1.2 cho thấy, trong
khoảng thời gian từ năm 2008 đến 2012, số lượng ô tô trên cả nước đã tăng trên
60%, xe con và xe tải chiếm tỷ lệ tương đối lớn, tỷ lệ giao thông công cộng
chỉ chiếm một phần nhỏ của giao thông đô thị.
Phương tiện giao thông cơ gi ới đường bộ lưu hành ở Việt Nam bao
gồm nhiều loại, có nhiều phương tiện đã cũ , tiêu thụ nhiên liệu lớn , độ ồn và
phát thải độc hại r ất cao . Thực hiện Nghị định s ố 92/2001/NĐ-CP ngày
11/12/2001 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô và Nghị
định số 23/2004/NĐ-CP ngày 13/01/2004 của Chính phủ về niên hạn sử dụng
ô tô tải và ô tô chở người , số lượng phương tiện quá cũ đã được giảm đi đáng
kể. Tuy nhiên, mức độ phát thải các chất độc hại vẫn còn ở mức cao.
Số lượng phương tiện tăng quá nhanh trong khi hạ tầng giao thông không
phát triển kịp đã tạo ra sức ép ngày càng lớn đối với môi trường đặc biệt là ở đô
Hình 1.1. Số lượng ô tô của cả nước theo năm
0,0
0,4
0,8
1,2
1,6
2008 2009 2010 2011 2012
(Triệu xe)
Hình 1.2. Các loại ô tô của cả nước theo năm
0
150
300
450
600
750
Xe con Xe tải Xe khách
2008 2009 2010 2011 2012
(Nghìn xe)
6
thị. Hà Nội là một thành phố có tốc độ phát triển số lượng phương tiện giao
thông đường bộ ở mức cao. Tính đến 31/12/2012, số lượng ô tô đạt 334.399
chiếc [4]. Các số liệu biểu thị trên hình 1.3 và hình 1.4 cho thấy, trong khoảng
thời gian từ năm 2008 đến 2012, số lượng ô tô trên cả nước đã tăng lên gấp
khoảng 1,5 lần, trong đó gia tăng chủ yếu là xe con, số lượng xe tải và xe
khách thay đổi không đáng kể.
Tốc độ phát triển các loại phương tiện giao thông đường bộ ở Thành phố
Hồ Chí Minh cũng tăng lên rất nhanh, chủ yếu là các loại xe con và xe tải. Tính
đến 31/12/2012, số lượng ô tô tại Thành phố Hồ Chí Minh đạt 307.724 chiếc [4].
Các số liệu biểu thị trên hình 1.5 và hình 1.6 cho thấy, trong khoảng thời
gian từ năm 2008 đến 2012, tổng số phương tiện giao thông đường bộ tại thành
Hình 1.3. Số lượng ô tô tại Hà Nội theo năm
0
50
100
150
200
250
30... tạo thành hỗn hợp LPG-không khí trước khi đưa qua các họng hút đi vào
buồng cháy của động cơ.
Ưu điểm:
- Kết cấu gọn nhẹ, lắp đặt đơn giản.
- Không phải cải tạo động cơ diesel nguyên bản.
- Quá trình cháy hoàn toàn, hiệu suất cháy cao.
Nhược điểm:
- Tỷ lệ hòa trộn diesel - LPG không ổn định khi tốc độ và tải trọng
động cơ thay đổi.
25
- Động cơ dễ bị cháy kích nổ khi tỷ lệ hòa trộn cao.
Hình 2.3. Sơ đồ hệ thống phun LPG vào đường ống nạp động cơ
1. Bình chứa LPG; 2. Van điện từ; 3. Bộ giảm áp hóa hơi; 4. Van tiết lưu;
5. Cảm biến tín hiệu áp suất nạp; 6. Vòi phun LPG
2.1.2. Chọn phương án hòa trộn lưỡng nhiên liệu diesel - LPG
Căn cứ vào ưu nhược điểm của các phương án hòa trộn lưỡng nhiên
liệu diesel - LPG và để phù hợp với mục tiêu nghiên cứu, đề tài chọn phương
án phun LPG vào đường ống nạp động cơ để khảo sát tính toán và thực
nghiệm. Sơ đồ bố trí hệ thống cung cấp LPG vào động cơ diesel được trình
bày trên hình 2.4.
LPG từ bình chứa được đưa đến bộ hóa hơi giảm áp, tại đây LPG bay hơi,
áp suất giảm đến giá trị làm việc phù hợp. Vòi phun LPG và sensor thu tín hiệu
áp suất được lắp vào đường ống nạp, trong quá trình hóa hơi, LPG sẽ thu nhiệt
gây ra hiện tượng đóng băng nên cần phải có một nguồn nhiệt đưa vào để duy trì
khả năng làm việc của bộ hóa hơi giảm áp. Để giải quyết vấn đề này, hai ống
dẫn nước của thiết bị được lắp vào đường nước vào và ra két nước làm mát của
động cơ, do đó sẽ bổ sung nhiệt hâm nóng bộ giảm áp hóa hơi, làm tăng tốc độ
hóa hơi LPG và tránh hiện tượng đóng băng trong hệ thống.
2 3 41
5 6
26
Hình 2.4. Sơ đồ bố trí hệ thống cung cấp LPG và hệ thống nhiên liệu
động cơ diesel tăng áp
1. Bầu lọc khí; 2. Bộ làm mát khí nạp; 3. Ống xả; 4. Bơm cao áp; 5. Bầu lọc thô;
6. Turbo tăng áp; 7. Vòi phun; 8. Đường ống lấy tín hiệu áp suất nạp; 9. Đường ống
dẫn LPG đã hóa hơi; 10. Bơm tiếp nhiên liệu; 11. Van điều chỉnh lưu lượng LPG;
12. Bầu lọc tinh; 13. Bình chứa LPG; 14. Đường ống dẫn LPG; 15. Két làm mát
động cơ; 16. Thùng nhiên liệu diesel; 17. Bộ giảm áp hóa hơi.
2.2. Cơ sở lý thuyết quá trình cháy trong động cơ diesel và động cơ diesel - LPG
2.2.1. Quá trình cháy trong động cơ diesel
Khác với động cơ xăng, quá trình hình thành hỗn hợp đối với động cơ
diesel được thực hiện bên trong xi lanh. Nhiên liệu có áp suất cao được phun
vào xi lanh ở cuối hành trình nén, trước thời điểm quá trình cháy diễn ra [26].
Nhiên liệu lỏng được phun với tốc độ cao thành một hoặc nhiều tia phun qua
các lỗ phun nhỏ trên vòi phun, sau đó được xé tơi thành những hạt nhỏ và
1
2
3
4 5
6
13
7
8
9 10
11
15 16
12
14
11
17
27
phun vào trong buồng cháy động cơ. Các hạt nhiên liệu này có kích thước
khác nhau và phân bố không đều trong xi lanh động cơ. Lớp nhiên liệu trên bề
mặt hạt bắt đầu bay hơi và khuếch tán nhanh vào khối không khí nóng xung
quanh, tạo ra các lớp hỗn hợp hơi nhiên liệu và không khí. Lớp hỗn hợp nằm
sát với bề mặt hạt có thành phần đậm và nhiệt độ thấp do hạt nhiên liệu hấp
thụ nhiệt để bay hơi, lớp hỗn hợp càng xa hạt nhiên liệu thì thành phần càng
nhạt và có nhiệt độ càng cao. Khi nhiệt độ và áp suất của lớp hỗn hợp cao hơn
điểm tự cháy của nhiên liệu, quá trình tự cháy xuất hiện sau thời gian trễ
khoảng vài độ góc quay trục khuỷu. Quá trình cháy của phần hỗn hợp này làm
áp suất trong xi lanh tăng nhanh, do đó phần hỗn hợp chưa cháy bị nén mạnh,
thời gian chuẩn bị cháy được rút ngắn và phần này được cháy rất nhanh, đồng
thời thời gian bay hơi của nhiên liệu lỏng còn lại cũng giảm. Quá trình phun
nhiên liệu tiếp tục cho đến khi toàn bộ lượng nhiên liệu cần thiết được cung
cấp hết vào xi lanh động cơ. Toàn bộ nhiên liệu phun vào đều lần lượt trải qua
các quá trình xé tơi, bay hơi, hòa trộn nhiên liệu với không khí và bốc cháy.
Trong suốt hành trình cháy và giãn nở, liên tục diễn ra sự hòa trộn của không
khí còn sót lại trong xi lanh với hỗn hợp đang cháy và đã cháy.
Quá trình cháy của động cơ diesel thực chất là các phản ứng cháy của
nhiên liệu với không khí. Sản phẩm của quá trình cháy bao gồm: CO2, H2O, N2,
O2, CO, HC cháy không hết, NOx, bụi, khói và tuỳ thuộc vào chất lượng của
nhiên liệu mà sản phẩm cháy có thể có SOx. Trong các thành phần khí thải thì
NOx, phát thải hạt, CO và HC cháy không hết là phát thải gây độc hại nghiêm
trọng nhất của động cơ đốt trong [27].
Như vậy, quá trình hình thành hỗn hợp và cháy trong động cơ diesel là
một quá trình phức tạp. Có thể rút ra một số vấn đề chính từ quá trình cháy
trong động cơ diesel như sau:
- Nhiên liệu được phun vào buồng cháy ngay trước khi quá trình cháy
diễn ra nên không có hiện tượng kích nổ như đối với động cơ xăng. Do đó, có
28
thể tăng tỷ số nén giúp tăng hiệu suất cao hơn với động cơ xăng.
- Nhiên liệu diesel phải có chỉ số xetan đủ lớn để rút ngắn thời gian
cháy trễ, điều này đảm bảo việc có thể kiểm soát thời điểm bắt đầu cháy qua
thời điểm bắt đầu phun nhiên liệu và đảm bảo áp suất khí cháy tối đa trong xi
lanh không vượt quá giới hạn cho phép.
- Mô men của động cơ được điều chỉnh theo lượng nhiên liệu phun vào cho
mỗi chu trình trong khi lượng không khí nạp gần như không đổi nên trên đường nạp
động cơ không cần có bướm tiết lưu, công suất bơm nhỏ nên hiệu suất cơ giới của
động cơ diesel ở chế độ tải trọng trung bình cao hơn so với động cơ xăng.
- Khi lượng nhiên liệu cung cấp cho một chu trình tăng, lượng muội
than (bồ hóng) được hình thành do nhiên liệu cháy không hết tăng lên, do vậy
hệ số dư lượng không khí ở chế độ toàn tải phải cao hơn 20% hệ số dư lượng
không khí ở điều kiện cháy tiêu chuẩn.
Trong động cơ diesel tốc độ hòa trộn hỗn hợp sẽ quyết định tốc độ
cháy, vì vậy buồng cháy của động cơ diesel cần đảm bảo hòa trộn nhanh giữa
nhiên liệu phun vào và không khí trong xi lanh để quá trình cháy hoàn thành
trong khoảng góc quay thích hợp gần điểm chết trên. Quá trình cháy trong
động cơ diesel có thể được chia thành 4 giai đoạn gồm: Cháy trễ, cháy nhanh,
cháy chính (cháy chậm) và cháy rớt (Hình 2.5) [26].
Giai đoạn cháy trễ (I): Được tính từ khi bắt đầu phun nhiên liệu vào
buồng cháy đến khi bắt đầu cháy. Đặc điểm của giai đoạn này là:
+ Tốc độ phản ứng hóa học tương đối chậm, phản ứng tạo ra các sản
phẩm trung gian.
+ Nhiên liệu được phun liên tục vào buồng cháy, lượng nhiên liệu được
phun vào cuối giai đoạn cháy trễ khoảng 30-40%, cá biệt đối với một vài
động cơ cao tốc có thể tới 100%.
Giai đoạn cháy nhanh (II): Trong giai đoạn này xảy ra quá trình cháy
của nhiên liệu đã được hòa trộn với không khí trong giai đoạn cháy trễ, quá
29
trình cháy này diễn ra rất nhanh, chỉ trong vài độ góc quay trục khuỷu. Đặc
điểm của giai đoạn này là:
+ Hình thành nguồn lửa, tốc độ cháy tăng nhanh, tốc độ tỏa nhiệt
thường lớn nhất, cuối giai đoạn này lượng nhiên liệu được đốt cháy chiếm
khoảng 1/3 lượng nhiên liệu cấp cho chu trình.
+ Áp suất và nhiệt độ môi chất tăng nhanh.
+ Nhiên liệu tiếp tục được phun vào làm tăng nồng độ nhiên liệu trong
hỗn hợp.
Hình 2.5. Đồ thị biểu diễn các giai đoạn
trong quá trình cháy động cơ diesel
Trong giai đoạn cháy nhanh, tốc độ tăng áp suất p/ rất lớn, nếu giá
trị này quá lớn sẽ tạo ra các xung áp suất va đập vào bề mặt các chi tiết tạo
thành buồng cháy gây tiếng gõ, làm giảm tuổi thọ động cơ. Tình hình cháy
trong giai đoạn này phụ thuộc chính vào lượng nhiên liệu cung cấp và sự
T
P
3'
4'
5'
T3
2'
1'
4
1
5
P
2
60 40 20 0 20 40 60 80
ĐCT
I II III IV
φ0
30
chuẩn bị về vật lý và hóa học của hỗn hợp trong giai đoạn cháy trễ. Nếu giai
đoạn cháy trễ kéo dài, lượng nhiên liệu phun vào nhiều và được chuẩn bị đầy
đủ để cháy thì sau khi có một điểm bắt đầu cháy, màng lửa sẽ lan nhanh đến
mọi nơi trong buồng cháy làm tốc độ cháy và tốc độ tăng áp suất rất lớn.
Giai đoạn cháy chính (III): Khi phần hỗn hợp nhiên liệu/không khí hòa
trộn trong giai đoạn cháy trễ được đốt cháy hết, tốc độ cháy (hay tốc độ tỏa
nhiệt) trong giai đoạn tiếp theo phụ thuộc vào tốc độ hình thành hỗn hợp đủ
điều kiện có thể cháy. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ hình thành hỗn
hợp và cháy trong giai đoạn này như: Mức độ phun sương, khả năng bay hơi
nhiên liệu, tốc độ hòa trộn hơi nhiên liệu với không khí, các phản ứng hóa học
chuẩn bị cho sự cháy. Trong đó tốc độ cháy bị chi phối lớn nhất bởi quá trình
hòa trộn hơi nhiên liệu với không khí. Tốc độ tỏa nhiệt có thể đạt giá trị đỉnh
thứ hai (thường thấp hơn đỉnh thứ nhất) và sau đó dần dần giảm xuống. Một
số đặc điểm cơ bản của giai đoạn này là:
+ Quá trình cháy tiếp diễn với tốc độ cháy khá lớn, cuối giai đoạn này
khoảng 70-80% nhiệt lượng được tỏa ra.
+ Nhiên liệu đã kết thúc phun, do lượng sản vật cháy tăng nhanh nên
nồng độ nhiên liệu và ôxy giảm.
+ Nhiệt độ tăng đến giá trị lớn nhất, tuy nhiên do piston bắt đầu đi
xuống nên áp suất hơi giảm xuống.
+ Nồng độ sản phẩm của quá trình cháy trung gian giảm, nồng độ sản
phẩm cháy cuối cùng tăng.
Giai đoạn cháy rớt (IV): Quá trình tỏa nhiệt vẫn tiếp diễn với tốc độ thấp
ngay trong hành trình giãn nở. Một phần nhỏ nhiên liệu chưa được cháy, một phần
năng lượng của nhiên liệu ở dưới dạng bồ hóng và các sản phẩm của quá trình
cháy giàu nhiên liệu vẫn tiếp tục tỏa nhiệt. Đặc điểm của giai đoạn này là:
+ Tốc độ cháy giảm dần đến kết thúc cháy, tốc độ tỏa nhiệt giảm dần
tới không.
31
+ Thể tích môi chất trong xi lanh tăng dần nên áp suất và nhiệt độ môi
chất giảm xuống.
Điều kiện cháy trong giai đoạn này kém do áp suất, nhiệt độ thấp,
chuyển động của dòng khí yếu và sản phẩm cháy tăng dẫn đến tăng khả năng
hình thành muội than. Phần nhiệt lượng tỏa ra trong giai đoạn này không những
chuyển thành công ít hiệu quả hơn so với các giai đoạn trước mà còn tăng phụ
tải nhiệt cho các chi tiết, tăng tổn thất nhiệt truyền cho nước làm mát và làm
giảm tính năng của động cơ.
2.2.2. Cơ sở lý thuyết quá trình cháy trong động cơ sử dụng lưỡng
nhiên liệu diesel - LPG
Trong động cơ sử dụng lưỡng nhiên liệu diesel - LPG, LPG được hóa hơi
và phun vào đường ống nạp, hòa trộn với không khí tạo thành hỗn hợp đi vào xi
lanh động cơ. Cuối kỳ nén, hỗn hợp khí bị nén lại, áp suất và nhiệt độ tăng lên,
khi piston gần tới điểm chết trên, nhiên liệu diesel được phun vào trong xi lanh.
Tương tự như trong động cơ diesel-CNG, môi chất trong xy lanh sẽ hòa
trộn với hơi nhiên liệu ở phần vỏ hình nón của tia nhiên liệu [62]. Đường bao
của tia nhiên liệu chia không gian buồng cháy thành 2 vùng: Vùng chưa cháy
và vùng cháy (Hình 2.6).
Hình 2.6. Phân chia vùng cháy trong động cơ diesel - LPG
Vòi phun
nhiên liệu
diesel
Vùng chưa
cháy
Vùng cháy
32
Vùng chưa cháy là vùng hỗn hợp đồng nhất của LPG và không khí, nằm bên
ngoài hình nón của tia nhiên liệu. Vùng cháy nằm bên trong hình nón của tia nhiên
liệu là nơi diễn ra quá trình cháy, thành phần môi chất trong vùng này gồm sản
phẩm cháy, nhiên liệu diesel chưa cháy, hỗn hợp LPG và không khí chưa cháy.
Quá trình cháy của hỗn hợp môi chất nạp diễn ra sau khi hơi nhiên liệu
diesel tự cháy. Trong quãng thời gian cháy trễ, nhiệt độ và áp suất của môi
chất trong cả 2 vùng đều tăng nhanh khi piston vẫn tiếp tục chuyển động tới
gần điểm chết trên, đồng thời lượng diesel bay hơi tiếp tục tăng lên và hòa
trộn với môi chất nạp tạo hỗn hợp cháy và thâm nhập vào vùng cháy. Khi quá
trình cháy xảy ra, 2 vùng trên bị phân cách bởi màng lửa bao phủ bề mặt của
tia nhiên liệu diesel với chiều dày màng lửa khoảng 0,2mm [62]. Màng lửa
này sẽ lan truyền qua toàn bộ không gian buồng cháy theo phương vuông góc
với bề mặt ngoài của vùng cháy (Hình 2.7).
Hỗn hợp LPG và không khí sẽ cháy khi màng lửa lan tràn qua tạo ra
các sản phẩm cháy, do vậy lượng nhiệt tỏa ra sẽ phụ thuộc vào tốc độ lan tràn
của màng lửa và lượng LPG trong hỗn hợp. Tổng lượng nhiệt tỏa ra bao gồm
cả phần nhiên liệu LPG và diesel.
Hình 2.7. Hướng lan truyền của màng lửa trong buồng cháy
Phía trước
màng lửa
Ranh giới của
vùng cháy
Hướng lan truyền
của màng lửa
33
Quá trình cháy trong động cơ sử dụng lưỡng nhiên liệu diesel -LPG
khá phức tạp vì kết hợp các hiện tượng cháy ở động cơ xăng và động cơ
diesel. Ngoài giai đoạn cháy trễ và cháy rớt giống như trường hợp đơn nhiên liệu
diesel, quá trình cháy này có thể chia thành 3 giai đoạn chính [30].
Hình 2.8. Quá trình tỏa nhiệt trong động cơ sử dụng
lưỡng nhiên liệu diesel- LPG
1. Điểm bắt đầu quá trình cháy
2. Điểm cực đại ở giai đoạn cháy thứ nhất
3. Điểm cực tiểu giữa hai giai đoạn cháy
4. Điểm cực đại ở giai đoạn cháy thứ hai
5. Điểm kết thúc quá trình cháy
Góc quay trục khuỷu (độ)
T
ố
c
đ
ộ
t
ỏ
a
n
h
iệ
t
(J
/C
A
)
100% diesel
75,9 % diesel + 24,1 % LPG
340 360 380 400 420
T
ố
c
đ
ộ
t
ỏ
a
n
h
iệ
t
(J
/C
A
)
-25
25
75
125
175
225
275
-25
25
75
125
175
225
275
340
1
2
4
3
5
1
2
5
360 380 400 420
34
- Giai đoạn 1: Giai đoạn cháy nhanh với nhiên liệu diesel và một phần
nhỏ nhiên liệu khí. Quá trình cháy này chủ yếu do nhiên liệu diesel phun vào cùng
với một lượng nhỏ LPG bị cuốn vào vùng cháy, thể hiện bằng đỉnh thứ nhất trên
hình 2.8.
- Giai đoạn 2: Giai đoạn cháy nhanh với phần lớn nhiên liệu LPG và
một phần nhiên liệu diesel. Quá trình cháy này chủ yếu do nhiên liệu LPG
cùng với một lượng nhỏ diesel, thể hiện bằng đỉnh thứ 2 trên hình 2.8.
- Giai đoạn 3: Giai đoạn cháy khuếch tán của diesel và khí còn lại.
Trong giai đoạn này lượng nhiên liệu diesel và LPG còn lại tiếp tục cháy nốt.
Giá trị cực đại trên đồ thị biểu diễn giai đoạn cháy nhanh của nhiên liệu
diesel và LPG phụ thuộc nhiều vào tỷ lệ diesel và LPG thay thế. Giới hạn này
được xác định dựa vào lượng LPG phun vào động cơ mà không gây ra hiện
tượng cháy kích nổ.
Theo A. Bilcan, O . Le Corre and M . Tazerout [30], nhiệt lượng tỏa
ra trong quá trình cháy của động cơ lưỡng nhiên liệu diesel – LPG theo góc
quay của trục khuỷu động cơ được xác định từ phương trình mô tả quy luật
cháy Vibe (2.1).
1
.exp1.)(ˆ
s
o
waQQ
(2.1)
Trong đó:
. Góc quay trục khuỷu hiện thời, độ;
Q
. Nhiệt tỏa ra tính đến góc quay của trục khuỷu , J;
Q. Tổng nhiệt lượng tỏa ra trong quá trình cháy, J;
aw. Hằng số phụ thuộc vào tỷ lệ nhiên liệu LPG cung cấp vào xy lanh;
S. Hệ số hình dáng (thông số kích thước);
o, . Thời điểm và thời gian diễn ra quá trình cháy, độ;
Hệ số hình dáng S quyết định biên dạng của đồ thị tốc độ tỏa nhiệt
35
(ROHR), giá trị S càng lớn, giá trị cực đại của ROHR càng cao. Thời điểm
bắt đầu và kết thúc của mỗi giai đoạn cháy phụ thuộc vào tỷ lệ diesel và LPG.
Quy luật tỏa nhiệt trong động cơ lưỡng nhiên liệu diesel – LPG được
trình bày trong hình 2.9 [30].
Hình 2.9. Các giai đoạn trong quá trình cháy của động cơ diesel-LPG
Đối với mỗi một giai đoạn cháy cần phải xác định được thời điểm bắt đầu
và kết thúc. Các thời điểm này được xác định theo tỷ lệ hòa trộn diesel-LPG
khác nhau. Phương trình tính toán và các hệ số được trình bày trong bảng 2.1.
Thời điểm bắt đầu giai đoạn cháy nhanh của nhiên liệu diesel được xem
là cùng với thời điểm bắt đầu của toàn bộ quá trình cháy. Giai đoạn cháy
nhanh của nhiên liệu LPG được xem là giai đoạn tiếp theo giai đoạn cháy của
nhiên liệu diesel, khi mà điều kiện bên trong xy lanh đủ để hình thành quá
trình cháy của nhiên liệu khí. Giá trị hằng số được lựa chọn cho 2 giai đoạn
cháy đối với mỗi tỷ lệ LPG khác nhau như thể hiện trong bảng 2. Giá trị 𝜃𝑜
được điều chỉnh tùy theo từng loại động cơ.
1
3
2
4
5
(spd,Qpd)
(sd,Qd)
(spg,Qpg)
Góc quay trục khuỷu (độ)
Bắt đầu cháy nhanh với LPG
Bắt đầu cháy khuyếch tán
Bắt đầu cháy nhanh với diesel
T
ố
c
đ
ộ
t
ỏ
a
n
h
iệ
t
(J
/C
A
) 275 -
225 -
175 -
125 -
75 -
25 -
360 370 380 390 400
! ! ! ! ! !
!
36
Bảng 2.1. Phương trình tính toán giá trị của các góc bắt đầu và kết
thúc giai đoạn cháy nhiên liệu cho các chế độ khác nhau
k
pd pg d
𝜃s ( ) 0
d Q
d
pcl pg
s i
pd d
x j
𝜃e
3 2
2 3
3
3 2
. .
.
pd pd
e
pd pd
d Q d Q
d d
d Q d Q
d d
( ) 0
d Q
d
( )
f
b bx x
Giá trị tối ưu của cặp hệ số (S, Q) được xác định bằng cách tối thiểu
hóa sai số mô hình cần xây dựng và giá trị thực nghiệm của đường ROHR tại
mỗi tỷ lệ diesel-LPG khác nhau.
Sai số cho mỗi giai đoạn cháy được xác định theo phương trình 2.2.
2
2
( ) ( )
( )
e
s
e
s
k k
p m
k
k
p
dQ dQ
d d
dQ
d
d
Trong đó:
k . Sai số (%);
𝜃𝑠 và 𝜃𝑒. Góc quay trục khuỷu ứng với thời điểm bắt đầu và kết thúc
của giai đoạn cháy hiện thời;
dQp/d𝜃 và dQm/d𝜃. Giá trị tính toán và giá trị thực nghiệm của ROHR.
Phương trình tính toán trong bảng 2.1 được sử dụng để xác định quy luật
cháy và tỏa nhiệt của động cơ lưỡng nhiên liệu ở các tỷ lệ diesel – LPG khác nhau.
. 100 (2.2)
37
Tỷ lệ năng lượng do LPG sinh ra trong tổng năng lượng của lưỡng
nhiên liệu diesel-LPG được tính theo công thức 2.3.
LPG uLPG
LPG uLPG diesel udiesel
m .H
CCR
m .H m .H
.100 %
(2.3)
Trong đó:
CCR. Tỷ lệ phần trăm năng lượng do LPG sinh ra trong tổng năng
lượng của lưỡng nhiên liệu diesel-LPG;
LPGm . Khối lượng LPG tiêu thụ (kg);
HuLPG. Nhiệt trị thấp của LPG;
mdiesel. Khối lượng diesel tiêu thụ (kg);
Hudiesel. Nhiệt trị thấp của diesel.
Nhiệt trị thấp của LPG là 45,31 MJ/kg, của diesel là 42,50 MJ/kg, dựa
vào đó có thể xác định được tỷ lệ phần trăm năng lượng LPG trong tổng năng
lượng được đốt cháy trong quá trình hoạt động của động cơ.
2.2.3. Cơ sở mô hình hóa quá trình hình thành hỗn hợp và cháy trong động
cơ lưỡng nhiên liệu Diesel - LPG
2.2.3.1. Phương trình nhiệt động học thứ nhất
Trạng thái nhiệt động diễn ra trong xy lanh động cơ được tính toán dựa
trên phương trình nhiệt động học thứ nhất [33]:
d mc .u
dα
= −pc .
dV
dα
+
dQF
dα
−
dQw
dα
− hBB .
dmBB
dα
+
dm i
dα
. hi −
dme
dα
. h − qev . f.
dmev
dt
. (2.4)
Trên cơ sở cân bằng năng lượng trong xy lanh động cơ, biến thiên về
khối lượng môi chất trong xy lanh được tính bằng tổng khối lượng môi chất đi
vào trừ khối lượng đi ra khỏi xy lanh:
c i e BB evdm dm dm dm dm
dα dα dα dα dt
(2.5)
38
Trong các công thức trên:
cd(m .u)
dα
. Nội năng biến đổi bên trong xy lanh;
c
dV
p .
dα
. Công sinh ra trên đỉnh piston;
FdQ
dα
. Nhiệt lượng cấp vào;
wdQ
dα
. Tổn thất nhiệt qua vách;
BB
BB
d
m
h .
dα
. Tổn thất entanpy lọt khí;
BBdm
dα
. Lượng khí lọt các te;
idm . Lượng khí đi vào xy lanh;
edm . Lượng khí đi ra khỏi xy
lanh;
ih . Entanpy của môi chất khí đi
vào xy lanh;
eh . Entanpy của môi chất khí đi
ra khỏi xy lanh;
qev. Nhiệt hóa hơi của nhiên liệu;
f. Phần nhiệt hóa hơi của môi
chất trong xy lanh;
mew. Khối lượng nhiên liệu bay hơi.
mC. Khối lượng môi chất bên
trong xy lanh;
u. Nội năng;
cp . Áp suất bên trong xy lanh;
Hình 2.10. Cân bằng năng lượng trong
xylanh động cơ
hBB dmBB
pc dV
Giới hạn vùng
nhiệt động
dQw
pc Tc, mc
hi dmi
hi dmi
39
V. Thể tích xy lanh;
FQ . Nhiệt lượng của nhiên liệu cung cấp;
WQ . Tổn thất nhiệt qua vách;
α. Góc quay trục khuỷu;
BBh . Trị số entanpy.
Định luật nhiệt động học I cho thấy sự thay đổi nội năng của môi chất trong
xy lanh bằng tổng công sinh ra trên đỉnh piston, nhiệt lượng của nhiên liệu
cung cấp, tổn thất nhiệt cho thành vách và tổn thất entanpy do lọt khí.
Nhiên liệu diesel phun vào trong xy lanh hình thành hỗn hợp với môi
chất nạp bên trong xy lanh nên có thể giả thiết:
+ Nhiên liệu phun vào trong buồng cháy được đốt cháy ngay.
+ Sản phẩm của quá trình cháy được hòa trộn tức thì với phần hỗn hợp
chưa cháy còn lại tạo thành hỗn hợp đồng nhất.
+ Hệ số dư lượng không khí giảm dần từ giá trị cao khi bắt đầu cháy
đến giá trị thấp khi kết thúc quá trình cháy.
2.2.3.2. Mô hình hỗn hợp môi chất
Hỗn hợp môi chất trong động cơ diesel-LPG được mô tả bởi các thành
phần hình thành lên hỗn hợp gồm nhiên liệu diesel, LPG (C3H8, C4H10), O2,
N2, CO2, H2O, CO, H2. Đặc tính của hỗn hợp được tính toán trên cơ sở đặc
tính của từng thành phần hợp thành trên cơ sở xét đến tỷ trọng khối lượng của
thành phần đó trong hỗn hợp. Đối với một thành phần thứ k, các đặc trưng cơ
bản gồm nhiệt dung riêng cpk , entanpy Hk và entropy Sk là các hàm đa thức
đối với nhiệt độ trong điều kiện áp suất không đổi:
kp 2 3 4
1k 2k 3k 4k 5k
C
a a T a T a T a T
R
(2.6)
2 3 4k 2k 3k 4k 5k 6k
1k
H a a a a a
a T T T T
RT 2 3 4 5 T
(2.7)
40
2 3 4k 3k 4k 5k
1k 2k 7k
S a a a
a .lnT+a T+ T + T + T +a
2 3 4
=
R
(2.8)
Các hệ số
mka xác định tùy vào thuộc tính nhiệt động của chất thành phần
2.2.3.3. Tính toán lượng môi chất vào và ra khỏi xy lanh
Theo Blair, G. P [33], lượng môi chất đi vào xy lanh trong hành trình
nạp và đi ra trong hành trình thải được tính toán trên cơ sở lưu lượng khối
lượng môi chất qua khe hẹp, với giả thiết dòng chảy liên tục và ổn định:
eff ol
o o1
dm 2
=A .P . .Ψ.
dt R T
(2.9)
Trong đó:
dm
dt
. Lưu lượng khối lượng theo thời gian;
effA . Diện tích thông qua;
olP . Áp suất môi chất trước họng tiết lưu;
2P . Áp suất môi chất sau họng tiết lưu;
olT . Nhiệt độ môi chất trước họng tiết lưu;
oR . Hằng số chất khí;
Ψ . Hệ số phụ thuộc tỷ lệ áp suất môi chất.
Với dòng chảy có tốc độ dưới âm:
2 k 1
k k
2 2
o1 ol
k P P
.
P P
k 1
(2.10)
k. Tỷ số nhiệt dung riêng của môi chất;
Với dòng chảy có tốc độ trên âm:
1
k 1
max
2 k
Ψ Ψ .
k 1 k 1
. (2.11)
Diện tích thông qua của dòng chảy được tính bằng:
41
2
vi
eff
d .π
A μσ. ;
4
(2.12)
μσ . Hệ số bóp dòng của đường ống;
vid . Đường kính xu páp.
2.2.3.4. Tính toán chuyển vị của piston
Chuyển vị của piston tính theo công thức (2.13):
s = r + l . cos𝜑 − r. cos 𝜑 + α − l. 1 −
r
l
. sin 𝜑 + α −
e
l
2
. (2.13)
S. Vị trí của piston tính từ điểm chết trên;
r. Bán kính quay;
l. Chiều dài thanh truyền;
𝜑. Góc giữa đường nối tâm quay với
piston ở điểm chết trên với trục thẳng đứng
(trường hợp xy lanh lệch tâm);
𝜑 = arcsin
e
r+l
;
e. Khoảng lệch tâm;
𝛼. Góc quay trục khuỷu.
2.2.3.5. Mô hình truyền nhiệt
Nhiệt truyền từ môi chất trong xy
lanh đến bề mặt các chi tiết tạo thành
buồng cháy được tính theo công thức [33]:
Qwi = AWi . αw . (Tc − Twi ). (2.14)
Qwi . Nhiệt truyền đến các chi tiết
(nắp máy, đỉnh piston, thành xy lanh);
AWi . Diện tích bề mặt các chi tiết (nắp máy, đỉnh piston, thành xy lanh);
αw . Hệ số truyền nhiệt;
Tc . Nhiệt độ môi chất trên bề mặt thành xy lanh;
Twi . Nhiệt độ bề mặt chi tiết (nắp máy, đỉnh piston, thành xy lanh);
Hình 2.11. Sơ đồ tính toán
chuyển vị của piston
e
r
α
l
𝜑 s(α)
42
Hệ số truyền nhiệt được tính theo các công thức dưới đây:
+ Công thức Woschni 1978:
0,8
D c,10,2 0,8 0,53
w c c 1 m 2 c c,0
c,1 c,1
V .T
α 130.D .p .T . C .C C . . .p P
P V
(2.15)
1 u mC 2,28 0,308. C / C ;
C2 = 0,00324 với động cơ phun trực tiếp;
C2 = 0,00622 với động cơ phun gián tiếp;
D. Đường kính xy lanh;
Cm. Tốc độ trung bình của piston;
Cu. Tốc độ tiếp tuyến (Cu = π. D. nd/60 trong đó nd - tốc độ xoáy của
môi chất, nd = 0,85n);
VD. Thể tích công tác của 1 xy lanh;
Pc. Áp suất môi chất trong xy lanh;
pc,0. Áp suất khí trời;
Pc,1. Áp suất môi chất trong xy lanh tại thời điểm đóng xu páp nạp;
Tc,1. Nhiệt độ môi chất trong xy lanh tại thời điểm đóng xu páp nạp.
+ Công thức Woschni 1990:
2
0,2 0,8 0,53 0,2 0,8TDC
w c c 1 m
V
α 130.D . .p .T .{C .C .[1 2 .IMEP ]}
V
(2.16)
VTDC. Thể tích xy lanh khi piston ở điểm chết trên;
V. Thể tích xy lanh;
IMEP. Áp suất chỉ thị trung bình;
+ Công thức Hohenberg:
-0,06 0,8 -0,4 0,8
w c c mα =130V .p .T .(C +1.4) (2.17)
+ Công thức truyền nhiệt AVL 2000:
w= Max αwoschni . 0,013d
−0,2p0,8T−0,53 C4
d in
d
2
vin
0,8
(2.18)
43
w. Hệ số truyền nhiệt (J/m
2
.
0
K);
C4 = 14,0;
D. Đường kính xy lanh (m);
P. Áp suất (Pa);
T. Nhiệt độ (K);
din. Đường kính ống nối với đường nạp (m);
vin. Tốc độ dòng khí trên đường nạp (m/s).
Công thức Woschni 1978 áp dụng phổ biến để tính hệ số truyền nhiệt cho
động cơ diesel nói chung, công thức này chỉ xét đến các thông số rất cơ bản của
động cơ như diện tích ống lót xylanh, diện tích đỉnh piston Trong nghiên cứu
này sử dụng công thức Woschni 1978 bởi dễ áp dụng và có độ chính xác phù
hợp, thể hiện qua kết quả kiểm chứng giữa mô phỏng và thực nghiệm.
2.2.3.6. Tính toán lượng khí lọt các te
Lượng khí lọt các te được tính toán theo công thức áp dụng cho dòng
chảy tiết lưu qua khe hợp tương tự như trường hợp tính lượng môi chất vào và
ra khỏi xy lanh. Diện tích thông qua được tính bằng [34]:
Aeff = D. π. δ (2.19)
Trong đó :
Aeff . Diện tích thông qua;
D. Đường kính xylanh;
δ. Khe hở piston - xylanh.
2.2.3.7. Mô hình cháy trong xy lanh
a) Mô hình cháy Vibe 2 vùng (Vibe 2 zones)
Tốc độ tỏa nhiệt của môi chất cháy trong xy lanh được xác định theo
công thức Vibe:
m 1
m a.y
c
dx α
. m 1 .y .e
dα α
(2.20)
a
ì
44
dQ
dx ;
Q
0
c
y .
Δ
Trong đó:
Q. Tổng nhiệt lượng cấp vào;
𝛼. Góc quay trục khuỷu;
𝛼0. Thời điểm bắt đầu cháy;
∆𝛼𝑐 . Thời gian cháy;
m. Thông số hình dạng;
𝑎. Thông số Vibe.
Phần nhiên liệu đã được đốt cháy được tính toán qua tích phân phương
trình Vibe là:
m 1
a.ydxx .dα 1 e
dα
(2.21)
Với mô hình cháy Vibe 2 vùng, môi chất trong xylanh được chia thành
2 vùng: Vùng cháy và vùng chưa cháy. Phương trình nhiệt động thứ nhất
được viết cho 2 vùng này như sau:
- Với vùng cháy:
BB,bb b b F Wb b
c u BB,b
dmdm μ dV dQ dQ dm
=-p + +h h .
dα dα dα dα dα dα
(2.22)
- Với vùng chưa cháy:
BB,bu u u Wu B
c u BB,b
dmdm μ dV dQ dm
p h h .
dα dα dα dα dα
(2.23)
Chỉ số b và u lần lượt thể hiện thông số của vùng cháy và vùng chưa cháy;
B
u
dm
h ;
dα
đại lượng thể hiện biến đổi enthalpy của môi chất nạp (vùng
chưa cháy) sang sản phẩm cháy (vùng cháy).
Sự thay đổi thể tích của 2 vùng chính bằng sự thay đổi thể tích của xy
lanh, do vậy:
45
b udV dV dV ;
dα dα dα
(2.24)
Vb + Vu = V.
b) Mô hình cháy 2 giai đoạn (Mixing Controlled Combustion, MCC)
Nhiệt lượng tỏa ra trong xy lanh tập trung chủ yếu trong giai đoạn cháy
nhanh và cháy chính, vì vậy có thể tính lượng nhiệt tỏa ra theo công thức:
total MCC PMCdQ dQ dQ
dα dα dα
(2.25)
Trong đó:
totaldQ
dα
. Biến thiên nhiệt lượng tổng trong xy lanh;
MCCdQ
dα
. Biến thiên nhiệt lượng trong giai đoạn cháy chính;
PMCdQ
dα
. Biến thiên nhiệt lượng trong giai đoạn cháy nhanh.
Nhiệt lượng trong giai đoạn cháy chính được tính bằng:
MCC Comb 1 F MCC 2
dQ
C .f m ,Q .f k,V
dα
(2.26)
Trong đó:
EGRCMCC1 F F Oxygen,available
Q
f m ,Q m .(w )
LCV
;
2 Rate 3
k
f k,V C .
V
;
QMCC . Lượng nhiệt tỏa ra trong giai đoạn cháy chính (kJ);
CComb . Hằng số cháy (kJ/kg/độ trục khuỷu);
CRate . Hằng số hòa trộn hỗn hợp;
K. Thế năng của dòng chuyển động rối (J);
mF . Lượng nhiên liệu được hóa hơi (kg);
LCV. Nhiệt trị thấp của nhiên liệu (kJ/kg);
46
V. Thể tích xy lanh (m3);
α. Góc quay trục khuỷu (độ);
wOxygen ,available . Tỷ lệ khối lượng ôxy có trong hỗn hợp khi bắt đầu
phun nhiên liệu;
CEGR . Hằng số xét đến ảnh hưởng của khí thải luân hồi.
Thế năng của dòng chuyển động rối được xác định như sau:
2 1.5kin
turb F F Diss kin
dE
0.5.C .m .v C .E ;
dt
(2.27)
kin
F,I Diff stoich
E
k= .
m (1 λ m )
(2.28)
Trong đó:
Ekin . Thế năng của tia nhiên liệu (J);
Cturb . Hằng số năng lượng chuyển động rối;
CDiss . Hằng số suy giảm;
mF,I . Lượng nhiên liệu phun vào (kg);
v. Tốc độ nhiên liệu;
mstoich . Khối lượng không khí lý tưởng để đốt cháy hết nhiên liệu (kg);
λDiff . Hệ số dư lượng không khí trong quá trình cháy chính.
Nhiệt lượng trong giai đoạn cháy nhanh: Sử dụng phương trình Vibe để
tính toán tốc độ tỏa nhiệt:
( m 1)
PMC
m a.yPMC
c
dQ
Q a
. m 1 .y .e
dα α
(2.29)
id
c
α α
y
α
Trong đó:
QPMC . Tổng nhiệt lượng do nhiên liệu cung cấp trong giai đoạn cháy nhanh;
QPMC = Tid . CPMC-Dur ;
47
CPMC. Hệ số cháy nhanh;
∆∝𝑐 . Khoảng thời gian cháy nhanh;
∆∝𝑐 = mfuel,id . CPMC;
mfuel, id. Tổng lượng nhiên liệu được phun vào trong giai đoạn cháy trễ;
CPMC-Dur. Hệ số xét đến thời gian cháy nhanh;
m. Thông số hình dạng, m = 2.0;
a. Thông số Vibe, a = 6,9.
Mô hình MCC không kể đến phần nhiên liệu hình thành bên ngoài xy
lanh nên không phù hợp với mô hình cháy của động cơ nghiên cứu. Do đó đề
tài chọn mô hình cháy Vibe 2 vùng để tính toán mô phỏng động cơ. Việc lựa
chọn quy luật cháy và các phản ứng phù hợp sẽ giúp cho quá trình mô phỏng
đạt kết quả có độ chính xác cao.
2.3. Các thành phần khí thải
Quá trình cháy trong động cơ đốt trong là quá trình ô xy hóa nhiên liệu,
giải phóng nhiệt năng diễn ra trong buồng cháy động cơ theo những cơ chế
hết sức phức tạp và chịu ảnh hưởng của nhiều thông số. Sản phẩm độc hại của
quá trình cháy trong động cơ diesel và diesel - LPG bao gồm các chất: HC,
NOX, SO2, và bụi hạt (PM) [50].
Khi nhiên liệu lỏng lý tưởng cháy hoàn toàn, sản phẩm cháy chủ yếu
gồm CO2, H2O và N2 (có trong không khí). Phản ứng ôxy hoá trong trường
hợp này có thể vi...iới hạn cho phép theo tiêu chuẩn EURO 2, riêng lượng phát
thải hạt PM vượt quá giới hạn tiêu chuẩn cho phép.
Bảng 4.3. Kết quả đo các thành phần phát thải của động cơ diesel
Thành
phần
Đơn vị Giá trị
Tiêu chuẩn
EURO 2
Kết luận
CO g/kW.h 1,502 4 Đạt
HC g/kW.h 0,179 1,1 Đạt
NOX g/kW.h 5,853 7 Đạt
PM g/kW.h 0,340 0,15 Không đạt
4.5.3. Đánh giá chất lượng phát thải của động cơ diesel khi sử dụng
lưỡng nhiên liệu diesel – LPG
4.5.3.1. Phát thải CO
Hình 4.19 thể hiện kết quả phát thải CO khi sử dụng diesel nguyên thủy
và khi sử dụng lưỡng nhiên liệu diesel-LPG. Kết quả cho thấy khi cho LPG
113
phun vào đường nạp động cơ thì phát thải CO tăng lên ở tất cả các chế độ thử
nghiệm. Giá trị CO trung bình tại các chế độ có tỷ lệ LPG thay thế 20% diesel
tăng gấp trên 2 lần so với giá trị CO khi sử dụng diesel nguyên thủy.
4.5.3.2. Phát thải HC
Hình 4.19. Phát thải CO ở các chế độ thử nghiệm
theo chu trình ECE R49
Hình 4.20. Phát thải HC ở các chế độ thử nghiệm
theo chu trình ECE R49
Diesel
LPG_10
LPG_20
Diesel
LPG_10
LPG_20
114
Kết quả trên hình 4.20 thể hiện phát thải HC của động cơ thử nghiệm khi sử
dụng diesel nguyên thủy và khi sử dụng lưỡng nhiên liệu diesel- LPG. Kết quả trên
đồ thị cho thấy, khi phun LPG vào đường ống nạp động cơ diesel thì phát thải HC
tăng, lượng tăng cao nhất ở chế độ LPG thay thế 20% lên tới 335%. HC và CO tăng
là do hỗn hợp đồng nhất nhiên liệu và không khí quá nghèo, dưới giới hạn cháy nên
không cháy hết hoặc màng lửa không lan đến kịp trong không gian buồng cháy.
4.5.3.3. Phát thải NOX
Kết quả trên hình 4.21 cho thấy, khi sử dụng lưỡng nhiên liệu diesel –
LPG thì hàm lượng NOX giảm. Ở chế độ LPG thay thế 10%, phát thải trung
bình của NOX khi thử nghiệm theo chế độ ECE R49 giảm 2,8 %. Ở chế độ
LPG thay thế 20%, phát thải trung bình của NOX giảm 4,2 %.
NOX giảm là do LPG khi hòa trộn với diesel sẽ làm giảm nhiệt độ ngọn lửa
khi cháy, thời gian duy trì môi chất đã cháy ở nhiệt độ cao khi tiếp xúc với ngọn
lửa được rút ngắn làm giảm quá trình hình thành NOX ở chế độ nhiệt độ cao.
Hình 4.21. Phát thải NOX ở các chế độ thử nghiệm
theo chu trình ECE R49
Diesel
LPG_10
LPG_20
115
4.5.3.4. Độ khói
Kết quả đo độ khói khi thí nghiệm ở chế độ LPG thay thế 10% và
chế độ LPG thay thế 20% được trình bày trong bảng 4.4. Các kết quả cho
thấy độ khói giảm ở tất cả các tốc độ của động cơ khi cho LPG phun vào
đường ống nạp động cơ. Ở tốc độ cực đại của động cơ, độ khói giảm 33,6%
khi LPG thay thế 20%. Mức giảm trung bình là 9,1% ở chế độ LPG thay
thế 10% và 16,6% ở chế độ LPG thay thế 20% diesel.
Bảng 4.4. Kết quả đo độ khói của động cơ diesel - LPG
Độ khói ở 100% tải (1/m)
Tốc độ động
cơ (v/ph)
Diesel
Chế độ
LPG_10
So sánh
(%)
Chế độ
LPG_20
So sánh
(%)
1000 0,394 0,379 -3,8 0,370 -6,1
1200 0,207 0,197 -4,8 0,187 -9,7
1400 0,142 0,134 -5,6 0,125 -12,0
1600 0,086 0,080 -6,9 0,077 -10,0
1800 0,068 0,062 -8,8 0,058 -14,7
2000 0,081 0,074 -8,4 0,068 -16,0
2200 0,120 0,110 -8,2 0,101 -15,9
2400 0,182 0,160 -12,0 0,142 -22,0
2600 0,252 0,217 -13,9 0,186 -26,2
2800 0,342 0,280 -18,1 0,227 -33,6
Trung bình -9,1 -16,6
Độ khói giảm là do khi phun LPG vào, tỷ lệ cacbon so với hyđro của
LPG nhỏ hơn so với diesel, tức là khối lượng C trong nhiên liệu LPG thấp
hơn so với diesel nên giảm khả năng hình thành bồ hóng, dẫn đến độ khói của
động cơ diesel-LPG giảm so với động cơ diesel nguyên thủy.
Quan hệ giữa độ khói và số vòng quay của động cơ ở các tỷ lệ hòa trộn
116
diesel-LPG khác nhau được trình bày trên hình 4.22.
4.5.3.5. Phát thải trung bình
Phát thải trung bình theo chu trình thử ECE R49 của động cơ thí
nghiệm thể hiện trên bảng 4.5.
Bảng 4.5. Phát thải trung bình của động cơ lưỡng nhiên liệu diesel-LPG
Thành
phần
Đơn vị
100%
Diesel
Chế độ
LPG_10
Chế độ
LPG_20
CO g/kW.h 1,502 2,701 3,85
HC g/kW.h 0,179 0,45 0,78
NOX g/kW.h 5,853 5,685 5,61
PM g/kW.h 0,341 0,291 0,268
Như vậy, khi tăng lượng LPG thay thế, hàm lượng phát thải NOX và
PM giảm còn hàm lượng HC và CO tăng. Hiện tượng này là do LPG chiếm
chỗ làm giảm không khí trong đường ống nạp gây nên hiện tượng cháy thiếu
Hình 4.22. Quan hệ giữa độ khói và số vòng quay của động cơ
lưỡng nhiên liệu diesel-LPG
Diesel
LPG_10
LPG_20
Diesel
LPG_10
LPG_20
117
ôxy, tuy nhiên do có LPG nên tốc độ cháy của môi chất tăng, thời gian cháy
nhanh với diesel được rút ngắn làm giảm NOX và muội than.
4.5.3.6. Công suất động cơ
Khi thử nghiệm, đề tài chỉ tiến hành điều chỉnh tỷ lệ diesel- LPG cung
cấp cho động cơ để giữ nguyên công suất ở một chế độ, trong quá trình chạy
theo chu trình với các chế độ thử khác nhau, công suất động cơ ở các mode có
thể sai khác so với khi chạy diesel nguyên thủy. Bảng 4.6 trình bày kết quả đo
công suất động cơ thử nghiệm, kết quả cho thấy khi phun LPG vào đường ống
nạp động cơ diesel, công suất động cơ không thay đổi nhiều, Giá trị sai lệch
trung bình là 3,2% ở chế độ LPG _10 còn ở chế độ LPG_20, mức độ sai lệch
là 5,2%. Giá trị sai lệch này càng lớn sẽ phản ánh thực nghiệm có mức độ
chính xác càng kém.
Bảng 4.6. Kết quả đo công suất của động cơ diesel - LPG
Công suất động cơ (KW)
Mode Diesel Chế độ
LPG_10
So sánh
(%)
Chế độ
LPG_20
So sánh
(%)
1 0,252 0,246 -2,4 0,248 -1,6
2 5,300 5,130 -3,2 4,860 -8,3
3 13,00 11,50 -11,5 11,10 -14,6
4 25,90 25,20 -2,7 24,14 -6,8
5 38,80 37,20 -4,1 36,50 -5,9
6 55,20 55,17 -0,0 55,08 -0,2
7 0,252 0,246 -2,4 0,248 -1,6
8 82,10 81,60 -0,6 80,70 -1,7
9 61,80 60,20 -2,6 59,30 -4,0
10 41,40 41,40 0,0 39,40 -4,8
11 20,90 19,20 -8,1 18,40 -11,9
12 8,600 8,500 -1,2 8,200 -4,6
13 0,252 0,246 -2,4 0,248 -1,6
Trung bình -3,2 -5,2
118
4.5.4. Đánh giá kết quả mô phỏng và thực nghiệm
4.5.1.1. So sánh kết quả mô phỏng và thực nghiệm đối với động cơ nguyên
bản theo chu trình ECE R49
Hình 4.23 thể hiện công suất động cơ khi mô phỏng và thực nghiệm. Kết
quả cho thấy công suất động cơ giữa thực nghiệm và mô phỏng sai lệch không
nhiều. Giá trị công suất trung bình theo chu trình ECE R49 sai lệch là 1,4 %.
Hình 4.23. Kết quả so sánh công suất giữa mô phỏng và thực nghiệm
của động cơ nguyên bản theo chu trình ECE R49
Bảng 4.7. Kết quả so sánh phát thải giữa mô phỏng và thực nghiệm
của động cơ nguyên bản theo chu trình ECE R49
Thành phần Đơn vị Mô phỏng
Thực
nghiệm
Sai lệch
(%)
CO g/kW.h 1,469 1,502 -2,2
NOX g/kW.h 5,654 5,853 -3,4
Bồ hóng/PM g/kW.h 0,299 0,341 -12,3
119
Bảng 4.7 thể hiện kết quả phát thải của động cơ FAWDE- 4DX23-110
tính theo chu trình ECE R49 khi mô phỏng và thực nghiệm. Kết quả cho thấy
giá trị sai lệch giữa mô phỏng và thực nghiệm đối với phát thải NOx và CO là
không lớn, trong khi đó giá trị phát thải bồ hóng/PM sai lệch lên tới 12,3%.
Sai lệch trên là do trong mô phỏng chỉ xác định được lượng PM thông qua các
phản ứng hình thành bồ hóng của nhiên liệu cháy và phần trăm tỷ lệ dầu bôi
trơn bị phân hủy. Tuy nhiên trong mô phỏng lại không đánh giá được ảnh
hưởng của các yếu tố khác như: nhiên liệu, hiện tượng bơm dầu buồng cháy...
Trong khi đó thực nghiệm xác định tất cả các thành phần tạo thành phát thải
dạng hạt thông qua phương pháp cân lọc PM.
4.5.4.2. So sánh kết quả mô phỏng và thực nghiệm đối với động cơ diesel -
LPG theo chu trình ECE R49
Kết quả so sánh phát thải trung bình giữa mô phỏng và thực nghiệm ở
các chế độ với tỷ lệ hòa trộn diesel-LPG khác nhau được trình bày trong bảng
4.8. Các giá trị trong các bảng cho thấy, phát thải CO và NOX tính theo chu
trình ECE R49 giữa mô phỏng và thực nghiệm sai lệch không nhiều. Giá trị
sai lệch giữa mô phỏng và thực nghiệm đối với phát thải CO ở các chế độ
LPG thay thế 10% diesel là 3,5% và LPG thay thế 20% diesel là 3,9%.
Bảng 4.8. Kết quả so sánh phát thải giữa mô phỏng và thực nghiệm
của động cơ diesel - LPG theo chu trình ECE R49
Thành
phần
Đơn vị
Chế độ LPG_10 Chế độ LPG_20
Mô
phỏng
Thực
nghiệm
Sai lệch
(%)
Mô
phỏng
Thực
nghiệm
Sai lệch
(%)
CO g/kW.h 2,606 2,701 -3,5 3,699 3,850 -3,9
NOX g/kW.h 5,460 5,685 -3,9 5,305 5,610 -5,4
Bồ hóng/PM g/kW.h 0,249 0,291 -14,4 0,223 0,268 -16,7
120
Với NOx sai lệch giữa mô phỏng và thực nghiệm ở chế độ LPG thay
thế 10% diesel là 3,9% và ở chế độ LPG thay thế 20% diesel là 5,4%.
Giá trị phát thải bồ hóng/PM giữa mô phỏng và thực nghiệm ở chế độ
LPG thay thế 10% diesel sai lệch là 14,4%, ở chế độ LPG thay thế 20% diesel
sai lệch lên tới 16,7%.
Bảng 4.9. Kết quả so sánh công suất giữa mô phỏng và thực nghiệm
của động cơ diesel - LPG theo chu trình ECE R49
Mode
Chế độ LPG_10 Chế độ LPG_20
Mô
phỏng
Thực
nghiệm
Sai lệch
(%)
Mô
phỏng
Thực
nghiệm
Sai lệch
(%)
1 0,251 0,246 -1,9 0,251 0,248 -1,2
2 5,40 5,13 -5,0 5,40 4,86 -10
3 13,17 11,50 -12,7 13,17 12,80 -2,8
4 26,02 25,20 -3,2 26,02 24,14 -7,2
5 39,08 37,20 -4,8 39,08 36,50 -6,6
6 56,80 54,80 -3,5 56,80 54,20 -4,6
7 0,25 0,25 -1,9 0,25 0,25 -1,2
8 85,06 81,60 -4,1 85,06 80,70 -5,1
9 62,59 60,20 -3,8 62,59 59,30 -5,3
10 42,12 41,40 -1,7 42,12 39,40 -6,5
11 21,12 19,20 -9,1 21,12 19,50 -7,6
12 8,57 8,50 -0,8 8,57 8,20 -4,3
13 0,25 0,25 -1,9 0,25 0,25 -1,2
Kết quả so sánh trên bảng 4.9 cho thấy, giá trị công suất động cơ
FAWDE-4DX23-110 khi sử dụng lưỡng nhiên liệu diesel-LPG giữa mô
phỏng và thực nghiệm sai lệch không nhiều. Giá trị sai lệch lớn nhất về công
121
suất của động cơ theo chu trình ECE R 49 ở chế độ LPG thay thế 10% diesel
là 12,7%, còn ở chế độ LPG thay thế 20% diesel là 10%.
Kết quả sai lệch về công suất và các thành phần khí thải của động cơ
giữa mô phỏng và thực nghiệm là có thể chấp nhận được, như vậy mô hình
khảo sát lý thuyết là hoàn toàn có thể tin cậy được.
4.6. Kết luận chƣơng IV
1. Luận án đã lựa chọn hệ thống cung cấp LPG phù hợp và lắp đặt hệ
thống này vào động cơ diesel FAWDE 4DX23-110.
2. Luận án đã tiến hành thí nghiệm xác định các thành phần khí thải của
động cơ khi sử dụng diesel và lưỡng nhiên liệu diesel-LPG trên hệ thống
trang thiết bị thí nghiệm hiện đại.
3. Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm động cơ diesel FAWDE
4DX23-110 có lắp thêm hệ thống cung cấp LPG trên băng thử khí thải hiện
đại với độ chính xác cao ETC01 thuộc phòng thử nghiệm khí thải động cơ
hạng nặng, Trung tâm thử nghiệm khí thải phương tiện giao thông cơ giới
đường bộ (NETC) - Cục Đăng kiểm Việt Nam cho thấy:
Khi phun LPG vào đường ống nạp động cơ diesel thí nghiệm thì:
- Độ khói giảm ở tất cả các tốc độ làm việc của động cơ.
- CO và HC tăng nhưng vẫn đạt tiêu chuẩn EURO II.
- Lượng giảm NOx là 4,2 % khi LPG thay thế 20% diesel.
- Lượng giảm PM là 21,4 % khi LPG thay thế 20% diesel.
4. Kết quả so sánh giữa mô phỏng và thực nghiệm sai khác nhau không
nhiều, điều này cho thấy việc sử dụng phần mềm AVL-BOOST để tính toán
các thành phần phát thải của động cơ diesel thí nghiệm và động cơ diesel -
LPG là chấp nhận được.
122
KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận chung
1. Động cơ sử dụng lưỡng nhiên liệu diesel-LPG là một trong những
hướng nghiên cứu đang được các nhà khoa học quan tâm. Nhiều nước tiên
tiến trên thế giới đã đầu tư tài chính, công sức cho nghiên cứu này. Ở Việt
Nam, ứng dụng LPG cho động cơ đốt trong đã và đang được quan tâm nghiên
cứu ngày càng nhiều, nhưng chưa chuyên sâu. Các kết quả nghiên cứu mới
chỉ dừng ở mức cho động cơ chạy bằng nhiên liệu LPG chứ chưa quan tâm tới
việc tối ưu hóa hệ thống cung cấp nhiên liệu, quá trình cháy, hình thành các
chất ô nhiễm. Đề tài này đã nghiên cứu một cách tổng quan về quá trình cháy
của động cơ diesel-LPG và xác định thành phần khí thải phát tán vào môi
trường.
2. Đề tài đã xây dựng được mô hình tính toán phát thải của động cơ
diesel tăng áp FAWDE 4DX23-110 khi sử dụng nhiên liệu diesel và lưỡng
nhiên liệu diesel – LPG trên phần mềm AVL BOOST. Kết quả so sánh giữa
mô phỏng và thực nghiệm sai khác nhau không nhiều, điều này cho thấy việc
sử dụng phần mềm AVL-BOOST để tính toán các thành phần phát thải của
động cơ diesel - LPG là một giải pháp đúng đắn.
3. Đề tài đã lựa chọn và lắp đặt hoàn chỉnh bộ cung cấp LPG lên động
cơ diesel tăng áp FAWDE 4DX23-110 để chuyển đổi động cơ diesel thành
động cơ sử dụng lưỡng nhiên liệu diesel – LPG. Việc lắp đặt thêm hệ thống
cung cấp LPG không làm thay đổi kết cấu của động cơ nguyên bản.
4. Kết quả thực nghiệm trên băng thử đồng bộ về khí thải hiện đại của
hãng AVL (Áo) tại Trung tâm thử nghiệm khí thải quốc gia cho thấy: Khi
LPG thay thế 20% diesel, Độ khói giảm ở tất cả các tốc độ làm việc của động
cơ, CO và HC tăng nhưng vẫn đạt tiêu chuẩn EURO II, lượng giảm NOx là
4,2 %, lượng giảm PM là 21,4 %.
123
II. Kiến nghị
Trên cơ sở các kết quả đã nghiên cứu, luận án có một số kiến nghị sau:
1. Ứng dụng phương án đã nghiên cứu để giảm khói bụi và giải quyết
yêu cầu về năng lượng thay thế cho các động cơ diesel lắp trên ô tô hoạt động
tại các đô thị lớn.
2. Sử dụng bộ lọc khí thải dạng ô xy hóa để giải quyết việc tăng CO và
HC của động cơ sử dụng lưỡng nhiên liệu diesel – LPG.
3. Cần có thêm các nghiên cứu nhằm tối ưu hóa tỷ lệ hòa trộn LPG
trong động cơ lưỡng nhiên liệu diesel-LPG.
124
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
Bài báo
1. Cao Trọng Hiền, Vương Văn Sơn, Nghiên cứu đánh giá khả năng
giảm phát thải NOX và PM cho động cơ hai nhiên liệu diesel-LPG, Tạp chí
Cơ khí Việt Nam, tháng 1/2013, tr. 257-260.
2. Cao Trọng Hiền, Vương Văn Sơn, Xác định phát thải bồ hóng cho
động cơ diesel và động cơ diesel-LPG bằng thực nghiệm, Tạp chí Cơ khí Việt
Nam, tháng 6/2013, tr. 72-76.
3. Cao Trọng Hiền, Đào Mạnh Hùng, Vương Văn Sơn, Xác định thành
phần khí thải của động cơ lưỡng nhiên liệu diesel – LPG bằng phần mềm
AVL – BOOST, Tạp chí Giao thông Vận tải, tháng 11/2013, tr. 30-31.
Công trình khoa học
3. Vương Văn Sơn, Các thành phần khí thải của ô tô và tác hại của nó,
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở năm 2009, Mã số T 2009-CK-26, Đại
học GTVT.
4. Vương Văn Sơn, Xây dựng phương pháp xác định các thành phần khí
thải của ô tô bằng phần mềm AVL BOOST, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp
cơ sở năm 2011, Mã số DT1011.09, Đại học Công nghệ GTVT.
5. Vương Văn Sơn, Xây dựng phương pháp xác định mức độ ô nhiễm
không khí do các phương tiện giao thông gây ra trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc,
Hội nghị Sáng tạo kỹ thuật Tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ 3, năm 2011.
6. Vương Văn Sơn, Nghiên cứu xác định lượng phát thải độc hại của
động cơ diesel lắp trên ô tô tải HYUNDAI 3,5 tấn, Đề tài nghiên cứu khoa
học cấp cơ sở năm 2012, Mã số DT1112.18, Đại học Công nghệ GTVT.
7. Vương Văn Sơn, Tính toán lượng khí thải độc hại của động cơ ô tô
125
và đề xuất các biện pháp giảm thiểu, Hội nghị Sáng tạo kỹ thuật Tỉnh Vĩnh
Phúc lần thứ 4, năm 2013.
8. Vương Văn Sơn, Nghiên cứu ứng dụng phần mềm AVL BOOST để
xây dựng mô hình tính toán mức phát thải của động cơ diesel khi sử
dụng lưỡng nhiên liệu diesel-LPG, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở
năm 2013, Mã số DT1213.12, Đại học Công nghệ GTVT.
126
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Tiếng Việt`
[1] Nguyễn Đại An (2002), Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống nạp - thải khi thủy
động hóa động cơ Díesel Sông Công họ D50, Luận án Tiến sỹ kỹ thuật, Đại
học Hàng Hải, Hải Phòng.
[2] Vũ An, Nghiên cứu sử dụng lưỡng nhiên liệu diesel-LPG đồng thời chuyển đổi
động cơ diesel trên xe buýt theo hướng phù hợp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi
trường tại các đô thị lớn, Báo cáo tổng kết đề tài khoa học cấp ngành dầu khí.
[3] Cục Đăng kiểm Việt Nam (2006), Yêu cầu và phương pháp thử khí thải gây ô
nhiễm trong phê duyệt kiểu.
[4] Cục Đăng kiểm Việt Nam (2012), Tổng hợp số liệu về phương tiện giao thông
trong cả nước.
[5] Bùi Văn Ga, Văn Thị Bông, Phạm Xuân Mai, Trần Văn Nam, Trần Thanh Hải
Tùng, (1997), Ô tô và ô nhiễm môi trường, nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
[6] Bùi Văn Ga (1994), Góp phần nghiên cứu ngọn lửa tự do, rối và khuếch tán
bằng nhiên liệu khí và nhiên liệu lỏng, Luận án Tiến sĩ Khoa học-Kỹ thuật số
19-GD ĐT.
[7] Bùi Văn Ga, Phạm Xuân Mai, Trần Văn Nam, Trần Thanh Hải Tùng (1997),
Mô hình hóa quá trình cháy trong động cơ đốt trong, nhà xuất bản giáo dục,
Hà nội.
[8] Bùi Văn Ga, Trần Văn Nam, Trần Thanh Hải Tùng, Phạm Xuân Mai (N0
11/1996), Tính toán nồng độ các chất trong sản vật cháy. Phần 5: Tính toán
nồng độ bồ hóng trong quá trình cháy khuếch tán, Thông tin môi trường, Sở
KHCNMT Quảng Nam-Đà Nẵng.
[9] Mai Sơn Hải (2008), Bước đầu nghiên cứu sử dụng khí hóa lỏng LPG trên
động cơ diesel cỡ nhỏ, Đại học NHa Trang.
[10] Cao Trọng Hiền, Nguyễn Tuấn Anh (1996), Giao thông vận tải và môi
trường, Proceeding of liiternntioiial Conference on Aiitomotive Technology,
ICAT96. Science and Technical Publishing House, Hanoi.
[11] Chu Mạnh Hùng (2008), Sử dụng nhiên liệu gas hóa lỏng(LPG) cho ô tô và
vấn đề hạn chế ô nhiễm môi trường trong thành phố, Bộ GTVT.
[12] Nguyễn Hữu Hường (2003), Nghiên cứu quá trình cháy hỗn hợp phân lớp
127
trong động cơ sử dụng nhiên liêuh hóa lỏng (LPG) phun trực tiếp, Luận án
Tiến sỹ kỹ thuật, Đại học Đà Nẵng.
[13] Lê Viết Lượng (2004), Lý thuyết động cơ Diesel, nhà xuất bản Giáo dục, Hà
Nội.
[14] Phạm Xuân Mai (1998), Nghiên cứu mô hình hóa sự hình thành bồ hóng
trong quá trình cháy của động cơ Diesel, Luận án Tiến sỹ kỹ thuật, Đại học
Đà Nẵng.
[15] Lý Ngọc Minh, Một số đặc điểm và tính chất hóa lý của khí dầu mỏ hóa lỏng
(LPG), Báo cáo khoa học, Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh.
[16] Trần Văn Nam (1997), Nghiên cứu sự hình thành CO trong động cơ đánh lửa
cưỡng bức. Luận án Tiến sỹ kỹ thuật, Đại Học Đà Nẵng.
[17] Hồ Tấn Quyền, Nghiên cứu hệ thống cung cấp khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG)
cho xe buýt cỡ nhỏ phù hợp với điều kiện giao thông đô thị Miền Trung Việt
Nam, Luận án Tiến sỹ kỹ thuật Đại học Đà Nẵng.
[18] Trần Văn Tế, Phạm Minh Tuấn, Trần Thanh Hải Tùng, Đỗ Xuân Kính, Vũ
Thị Lạt, Lê Thượng Hiền, Lê Anh Tuấn (2000), Nghiên cứu giảm ô nhiễm
môi trường do khí thải của các phương tiện giao thông gây ra, Đề tài cấp bộ
B98-28-38TD, Đại học Bách khoa Hà Nội.
[19] Đinh Xuân Thành, Nghiên cứu khả năng giảm khí thải độc hại cho động cơ Diesel
tăng áp lắp trên xe buýt, Luận án Tiến sỹ, ĐH Bách khoa Hà Nội.
[20] Lê Anh Tuấn, Phát triển bộ dữ liệu hệ số phát thải của ô tô trên băng thử
CD48, Báo cáo khoa học, ĐH Bách khoa Hà Nội.
[21] Trần Thanh Hải Tùng (1998), Góp phần nghiên cứu Sự hình thành NO, trong
quá trình cháy của động cơ diesel, Luận văn tiến sĩ kỹ thuật, Đại học bách
khoa Hà Nội.
[22] Trần Thanh Hải Tùng, Lê Minh Xuân (2006), Ảnh hưởng tỷ lệ hỗn hợp LPG-
Diesel trong động cơ hai nhiên liệu, Hội nghị Khoa học lần thứ 20, Đại học
Bách khoa Hà Nội.
[23] Trần Thanh Hải Tùng, Trần Văn Nam (2010), Kích nổ trong động cơ nén cháy
sử dụng nhiên liệu khí, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng.
[24] Trần Thanh Hải Tùng, Lê Minh Tuấn, Phạm Minh Tuấn (2010), Nghiên cứu
sử dụng nhiên liệu thay thế trên động cơ diesel, Tạp chí Khoa học và Công
nghệ Hàng hải.
128
[25] Lê Văn Tụy, Tính toán mô phỏng cung cấp nhiên liệu khí thiên nhiên (CNG)
phun trực tiếp cho động cơ có tỷ số nén cao, Luận án Tiến sỹ, Đại học Đà
Nẵng.
[26] Nguyễn Tất Tiến (2000), Nguyên lý động cơ đốt trong, nhà xuất bản Giáo dục,
Hà Nội.
[27] Phạm Minh Tuấn (2008), Khí thải động cơ và ô nhiễm môi trường, nhà xuất
bản Khoa học & Kỹ thuật, Hà Nội.
[28] Nguyễn Quang Vinh (2008), Nghiên cứu áp dụng thí điểm nhiên liệu khí dầu
mỏ hóa lỏng cho xe buýt tại thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, Báo
cáo tổng kết đề tài cấp Bộ.
[29] Nguyễn Hoàng Vũ (2005), Nghiên cứu ảnh hưởng một số thông số điều chỉnh
của quy luật cung cấp nhiên liệu đến các chỉ tiêu kinh tế năng lượng và mức độ
độc hại khí thải, Luận án Tiến sỹ, Học viện Kỹ thuật quân sự.
B. Tiếng Anh
[30] A. Bilcan, O. Le Corre and M. Tazerout, Characterization of the LPG -
Diesel Dual Fuel Combustion, Département Systèmes Energétiques et
Environnement, France Ecole des Mines de Nantes.
[31] Aoyagi, Y. Kamimoto, T. Matsin, Y. Matsuoka (1994), S.A gas sampling
study on the information processes of soot and NO in a DI Diesel enginc.
SAE 800254.
[32] Asian Development Bank (2003), Reducing Vehiele Emissions in Asia.
[33] AVL LIST GmbH (2000), AVL BOOTS User's Guide - Version 3.3.
[34] AVL GmbH (2001), Boost Version 5.0 User’s Guide. Austria
[35] Babu V. Rajalinggam, Patrick V. Farrell (1999), "The Effects of Injection
Pressure on Air Entrainment into Trasient Diesel Sprays", Technology for
Diesel Fule Injection and Spray, SP - 1415, SAE Paper No
0
1999-01-0523,
pp.171-180.
[36] Badami. M, Nuccio. P, Trucco. G (1999), "Influence of Injection Pressure on
the Performance of a DI Diesel Engine with a Common Rail Fuel Injection
System", Technology for Diesel Fule Injection and Spray, SP-1415, SAE
Paper No
0
1999-01-0193, pp. 291-300.
[37] Bogdan Cornel BENEA, Adrian Ovidiu SOICA (2007), Researches
129
regarding using LPG on diesel engine, TRANSILVANIA University of
Brasov.
[38] BEROUN, Stanislav (2001), The Development of Gas (CNG, LPG and H2)
Engines for Buses and Trucks and their Emission and Cycle Variability
Characteristics, Techn. Univ. Liberec – Czech Republic.
[39] Colin R. Ferguson and Allan T. Kirkpatrick (2001), Internal Combustion Engine:
Applied Thermoscience. Second edition, John Wiley & Sons, Inc.
[40] Dara D. Torkzadeh, Wolfgang Lhgst, Uwe Kiencke, Engine Modeling and
Exhaust Gas Estimation for DI-Diesel Engines, Institute of Industrial
Information Technology, University of Karlsruhe, Germany.
[41] Dong Jian, Gao Xiaohong, Li Gesheng, Zhang Xintang (2001), Study on
Diesel-LPG Dual Fuel Engines , Wuhan University of Technology.
[42] Guido Lenaers and Martine Van Poppel (2007), On-board Emission and
Odour Measurements on Euro 2 Buses Retrofitted with Different
Combinations of PM Traps and SCR, 07NAPLES-14, SAE International.
[43] Guihua Wang, Guo Xiang Li, Yungang Liu, Lu Chen, Xichao Zhang,
Jiaxiang Lu (1999)."A Developde Model for Emissions Prediection of a DI
Diesel Engine", Disel Engine Modeling, SP- 1450, SAE Paper No
0
1999-01-
0233, pp. 131-137.
[44] Helmut Tschöke (2010), Exhaust Gas Emissions and Reduction Potential
forconventional Combustion Engines. Traffic and Environment Workshop,
Hanoi.
[45] Hou Z-X, Abraham (1995), “Three-Dimentionnal Modeling of Soot and NO
in a Direct-injection Diesel Engine”, Diesel Engine Combustion Processes,
SP-1092, SAE Paper N
0
950608, pp. 53-68.
[46] Heywood J.B, Internal Combustion Engine Fundamentals, McGraw–Hill,
New York, 1988.
[47] Hwang J.W, Kal H.J, Kim M.H, Park J.K, Liu Shenghua, Martychenko A.A,
Chae J.O (1999), “Effect of Fuel lnjection Rate on Pollutant Emissions in DI
Diesel Engine”, Techonology for Diesel Fuel Injection and Spray, SP-
1415,SAE Paper N
0
1999-01-0195, pp, 51-58.
[48] James E. Parks II, H. Douglas Ferguson III, John M. E. Storey (2005), NOx
Reduction With Natural Gas For Lean Large- Bore Engine Applications
130
Using Lean NOx Trap Affertreatment. Oak Ridge National Laboratory, U.S.
Department of Energy.
[49] Japan International Cooperation Agency (JICA), The Comprehensive Urban
Development Programme in Hanoi Capital City of the Socialist Republic of
Vietnam (HAIDEP), Final report. 2007
[50] John B. Heywood (1989), Internal Combustion Engine Fundamentals.
Massachusetts Institute of Technologi.
[51] Karim GA, Khan M.O (1971), “An Examination of Some of the Errors
Normally Associated with the Calculation of Apparent Rates of Combustion
Heat Release in Engines”, SAE Transaction, Vol.80, SAE Paper N0710135.
[52] Katey E. Lenox, et.al, Experimental Investigation on Attenuation of Emission
with Optimized LPG Jet Induction in a Dual Fuel Diesel Engine and
Prediction by ANN Model, Department of Mechanical Engineering, KS
Rangasamy College of Technology, Tiruchengode, Tamilnadu, India.
[53] M. Eng. Nataporn Chindaprasert, Thermodynamic based prediction Model
for NOx and CO Emissions from a Gasoline Direct Injection Engine, Rostock,
12. August 2007.
[54] Magin Lapuerta, Octavio Armas, Juan Jose Hernandez (1999), “Effeet of the
Injection Parameters of a Common Rail Injeetion System on Diesel
[55] Combustion through Thermosynamic Diagnosis”, Technolegy for Diesel Fuel
Injection and Spray, SP-1415, SAE Paper N
0
1999-01-0194, pp, 43-50.
[56] National Workshop on Clean Fuels and Vehicles (2009), The state of urban
air environment in Vietnam, Vietnam Clean Air Parnership.
[57] M. P. Poonia, A. Ramesh (1999), Experimental Investigation of the Factors
Affecting the Performance of a LPG -Diesel Dual Fuel Engine, Indian
Institute of Technology Madras, Chennai.
[58] P. Belardini; C. Bertoli; C. Beatrice; A- D'anna (1996), Application of a
reduced kinetic model for soot formation, Twently-sixth Symposium
Intemational on Combustion, pp 2517-2524.
[59] Pierpont D.A, Reitz R.D (1995), “Effects of lnjection Pressure and Nozzle
Geomatry on D.l Diesel Emissions and Performanace”, Diesel Engine
Combustion Processes, SP-1092, SAE Paper N
0
950604, pp. 15-24.
[60] Pattas K, Häfner G (1973), Stickoxidbildung bei der ottomotorischen
131
erbrennung, MTZ Nr. 12, 397-404.
[61] Purvin & Gertz, Fifthteenth Annual Conference, The Petrochemical
Feedstock Association of the Americas, (PFAA) - (Sản lượng LPG)
[62] R.G. Papagiannakis, P.N. Kotsiopoulos, T.C. Zannis b, E.A . Yfantis b, D.T.
Hountalas c, C.D. Rakopoulos, (2009), Theoretical study of the effec ts of
engine parameters on perfor manceand emissions of a pilot ignited natural
gas diesel engine, Els evier Ltd. Al l rights reserved.
[63] Raffaello Ardanese, Control of NOx and PM Emissions from SCR- equipped
2010 Compliant Heavy Duty Diesel Engine over Different Engine- Out
Calibrations. PhD. Thesis, Department of Mechanical and Aerospace
Engineering, Morgantown, West Virginia, 2008.
[64] Rakopoulos C.D, Hountalas D.T, Agaliotis .N(1999), “Application lf a Multi-
Zone Combustion Model for the Prediction of Large Scale Marine Diesel
Engines Performance and Pollutants Emissions”, Diesel Engine Modeling,
SP-1450,SAE Papre N
0
1999-01-0227, pp.43-56.
[65] R. G. Papagiannakis, et al, Experimental and Theoretical Analysis of the
Combustion and Pollutants Formation Mechanisms in Dual Fuel DI Diesel
Engines, SAE 2005-01-1726.
[66] Stefano d’Ambrosio, Roberto Finesso, Ezio Spessa, Calculation of mass
emissions, oxygen mass fraction and thermal capacity of the inducted charge
in SI and diesel engines from exhaust and intake gas analysis, IC Engines
Advanced Laboratory, Politecnico di Torino, c.so Duca degli Abruzzi, 24,
10129 Torino, Italy.
[67] T.A. Rao, A.V.S. Raju, K. Govinda Rajulu and C.V. Mohan Rao, (2010),
Performance evaluation of a dual fuel engine (Diesel + LPG), University
College of Engg. Kothagudem, Dist.Khammam-507101(A.P.) India
[68] Tran Thi Thu Huong, Nguyen Duc Khanh, Pham Hoang Luong, Le Anh Tuan
(2012), Prediction of combustion and emission characteristics in a single
cylinder common-rail diesel engine enriched by syngas, Hanoi University of
Science & Technology.
[69] Thomas Renald C.J, Somasundaram P, Experimental Investigation on
Attenuation of Emission with Optimized LPG Jet Induction in a Dual Fuel
Diesel Engine and Prediction by ANN Model (2012), Department of
132
Aeronautical Engineering, Sri Ramakrishna Engineering College,
Coimbatore, Tamilnadu, India.
[70] T.R. Barknecht (1994), Toxicology of soot, Progress in Eticrgy and
Combustion Science. An International Review journal Vol-9.
[71] Thierry Seguelong, Nicolas Weinstein (2004) Review of SCR Technologies
for Diesel Emission control, European Experience and Worldwide
Perspectives, Aaqius & Aaqius.
[72] V. Pirouzpanah and B. O. Kashani (1999), Prediction of Major Pollutants
Emission in Direct-Injeection Duaal-Fuel Diessel and Natural-Gas Engines,
Department of Mechanical Engineering, University of Tabriz, IRAN.
[73] YiliangHuang, Zhiming Wang, Junying Zhang, Yuanyi Zhang (1995),
“Astudy of Small Bore Diesel Engine with Shallow W-Type Combustion
System-Combustion Rate and NOX Emission”, Diesel Engine Combustion
Processes, SP-1092, SAE Paper N
0
950852, pp. 207-212.
[74] Z.H. Zhang, C.S. Cheung, T.L. Chan, C.D. Yao (2010), Experimen tal
investigation of regulated and unregulated emissions from a diesel engine
fueled with Euro V diesel fuel and fumigation methanol, State Key Laboratory
of Engines, Tianjin University, Tianjin 300 072, PR China.
[75]
[76] Notox:
[77]
[78]
[79]
133
PHỤ LỤC
I
Các Nhà khoa học tại Trung tâm thử nghiệm
khí thải PTGT cơ giới đường bộ
Phòng thử động cơ ETC01, Trung tâm
thử nghiệm khí thải (NETC)
p1
I
Thiết lập các thông số cho chương trình thử
nghiệm tại phòng điều khiển
Vị trí lắp mặt bích và vòi phun
LPG trên động cơ thí nghiệm
p2
I
Điều chỉnh lưu lượng LPG phun vào
động cơ trong quá trình thử nghiệm
Lắp đặt động cơ lên bệ thử
p3
I
p4
Các Nhà khoa học theo dõi quá trình thử nghiệm
Các Nhà khoa học tham gia quá trình thử nghiệm tại phòng
thử động cơ ETC01, Trung tâm thử nghiệm khí thải (NETC)
I
Động cơ FAWDE- 4DX23
Bình chứa LPG
Hệ thống khí hiệu chuẩn
Bộ hóa hơi giảm áp D-BES 200
Bố trí bộ hóa hơi giảm áp và lưu
lượng kế đo LPG (LZB 15)
Tủ phân tích khí
p5
I
Sơ đồ nguyên lý thiết bị
làm mát nước AVL553
Sơ đồ nguyên lý của thiết bị làm mát
dầu bôi trơn AVL 554
Bộ điều khiển tay ga THA 100 Buồng cân
Thiết bị đo lượng nhiên liệu
tiêu thụ
Thiết bị duy trì nhiệt độ của
nhiên liệu
p3 p3 6
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_xac_dinh_thanh_phan_khi_thai_phat_tan_vao_moi_truong.pdf