Luận án Xác định quan hệ giữa trình độ thể lực với mức độ phát dục cơ thể của VĐV bơi lội 12 - 14 tuổi

MỞ ĐẦU Những năm gần đây, thành tích thể thao đỉnh cao của Việt Nam đã nhanh chóng tiếp cận với khu vực và châu lục. Nhiều môn thể thao đã đạt thứ hạng cao qua các kỳ Đại hội Seagames và quốc tế như Teakwondo, Judo, Wushu, Bắn súng Riêng môn bơi lội thành tích thi đấu sau nhiều năm tụt hậu thì ở đầu thế kỷ 21 này cũng đã có sự khởi sắc. Năm 2001, đội tuyển bơi có 1 huy chương bạc. Năm 2003, bơi lội có 1 huy chương bạc, 3 huy chương đồng và đến năm 2005, lần đầu tiên trong lịch sử tham dự Seagam

doc138 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 439 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Luận án Xác định quan hệ giữa trình độ thể lực với mức độ phát dục cơ thể của VĐV bơi lội 12 - 14 tuổi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
es, đội tuyển bơi Việt Nam đã giành được tấm huy chương vàng quý giá. Thành tích bơi lội ngày được nâng cao là nhờ chính sách và chiến lược phát triển TDTT 2011 đến năm 2020, tầm nhìn 2030 đúng đắn của ngành TDTT. Trong chiến lược phát triển đó, môn bơi lội đã được xác định là môn thể thao cơ bản và được chú trọng đầu tư phát triển. Song muốn nâng cao thành tích thể thao cao hơn, vững chắc hơn đòi hỏi bơi lội Việt Nam cần khoa học hóa cao hơn nữa quá trình tuyển chọn và huấn luyện VĐV bơi lội. Trong hệ thống đào tạo VĐV hiện nay ở các nước có nền thể thao mạnh như Trung Quốc, Nga, Mỹ, Đức đều coi tuyển chọn là yếu tố cực kỳ quan trọng và chiếm tỷ lệ 50% thành công trong đào tạo VĐV xuất sắc. Chính vì vậy ở các nước này đã đầu tư cho việc nghiên cứu khoa học tuyển chọn từ rất sớm. Từ cuối thế kỷ XX, các nhà khoa học tuyển chọn của Nga như Bungacova, Gaida, ở Đức như Hebric, Harre; Hình Văn Hoa, Tăng Phàn Huy, Vương Lộ Đức, Chu Thái Xương ở Trung Quốc đã công bố hàng loạt các kết quả nghiên cứu về tuyển chọn VĐV bơi lội của mình. Trong các công trình nghiên cứu của các tác giả trên đã xây dựng nên hệ thống lý luận tuyển chọn đồng thời đã hình thành nên các hệ thống test tuyển chọn VĐV các môn thể thao trong đó có môn bơi lội [2], [11], [49], [54]. Như chúng ta biết trong hệ thống test tuyển chọn ở mỗi môn thể thao đều bao gồm các nội dung tuyển chọn về: Hình thái cơ thể Chức năng cơ thể Tố chất thể lực Năng lực chuyên môn Tâm lý Các nội dung tuyển chọn này đều chịu tác động rất lớn của nhân tố di truyền và mức độ phát dục của cơ thể. Bởi vậy cuối thế kỷ XX nhiều nhà khoa học về tuyển chọn đã rất coi trọng việc đánh giá các yếu tố tuyển chọn (nội dung) gắn liền với sự phát dục của cơ thể. Thể lực là một yếu tố quan trọng cấu thành thành tích thể thao nên các nhà khoa học hết sức coi trọng khâu tuyển chọn các tố chất thể lực bao gồm cả thể lực chung và thể lực chuyên môn. Đồng thời gắn việc đánh giá thể lực với quá trình phát dục của cơ thể. Đặc biệt là khi khoa học đánh giá tuổi xương ra đời đã tạo tiền đề cho việc nghiên cứu tuyển chọn VĐV theo tuổi xương. Các công trình nghiên cứu của Vương Lộ Đức, Hình Văn Hoa, Lê Đức Chương (2003) về tuyển chọn theo tuổi xương đã làm cho việc tuyển chọn về các mặt hình thái, chức năng, tố chất gắn liền với mức độ phát dục của cơ thể [49], [7]. Bơi lội là một môn thể thao có chu kỳ và thuộc nhóm môn thể lực với sức nhanh chủ đạo. Thể lực của VĐV cũng có mối quan hệ hữu cơ với quá trình phát dục của VĐV bơi lội. Tuy vậy, mức độ quan hệ của trình độ thể lực với mức độ phát dục cụ thể đối với VĐV nam nữ ở tuổi 12-14 ở Việt Nam như thế nào thì vẫn chưa được làm sáng tỏ. Với mong muốn góp phần vào việc xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc tuyển chọn khoa học VĐV bơi lội ở Việt Nam, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Xác định quan hệ giữa trình độ thể lực với mức độ phát dục cơ thể của VĐV bơi lội 12-14 tuổi” Mục đích nghiên cứu Xác định mối quan hệ giữa trình độ thể lực với mức độ phát dục cơ thể của VĐV ở các nhóm cự ly kiểu bơi, theo giới tính và nhóm tuổi để làm cơ sở khoa học cho tuyển chọn VĐV bơi lội lứa tuổi 12-14, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo VĐV bơi lội của Việt Nam. Mục tiêu nghiên cứu Để thực hiện được mục đích nghiên cứu trên, đề tài xác định các mục tiêu nghiên cứu sau: Mục tiêu 1: Nghiên cứu xác định các chỉ tiêu đánh giá trình độ thể lực và mức độ phát dục của VĐV bơi lội 12-14 tuổi. Mục tiêu 2: Thực trạng trình độ phát triển thể lực và mức độ phát dục của VĐV bơi lội 12 – 14 tuổi. Mục tiêu 3: Xác định mối tương quan giữa các chỉ tiêu đánh giá trình độ thể lực với mức độ phát dục của VĐV bơi lội 12-14 tuổi. Giả thuyết khoa học Nếu trình độ thể lực của VĐV bơi lội ở giai đoạn huấn luyện chuyên môn hoá ban đầu được minh chứng có mối quan hệ chặt chẽ với tiềm năng mức độ phát dục cơ thể, thì tuyển chọn VĐV có tiềm năng phát dục cơ thể lớn sẽ làm nền tảng để phát triển thành tích bơi lội trong tương lai. Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Trình độ thể lực và vai trò của trình độ phát triển thể lực trong tuyển chọn và huấn luyện thể thao 1.1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1.1. Khái niệm về trình độ thể lực Trước hết khái niệm trình độ thể lực gắn liền với khái niệm thể lực. Từ thể lực là từ chỉ chung về sức lực mà sức lực của cơ thể lại phụ thuộc vào các tố chất mạnh, nhanh, bền, khéo léo. Bởi vậy, trong Lý luận và phương pháp giáo dục thể dục thể thao của Nguyễn Toán và Phạm Danh Tốn đã cho rằng; Chuẩn bị thể lực chung là một quá trình giáo dục thể chất không chuyên môn hóa hoặc chuyên môn hóa tương đối ít, nhằm tạo những tiền đề chung rộng rãi về thể lực là chính để có thể đạt kết quả tốt trong một hoạt động nào đó. Chuẩn bị thể lực chuyên môn lại chỉ nhằm phục vụ cho yêu cầu chuyên biệt hẹp theo từng nghề, môn thể thao, thậm chí động tác trong từng tình huống cụ thể; thường được đạt trên nền và sau chuẩn bị thể lực chung. [10]. Thể chất được cấu thành bởi hình thái chức năng tố chất thể lực và phẩm chất tâm lý trí tuệ. . .còn thể lực lại chủ yếu chỉ về các tố chất thể lực. Vì vậy việc xem xét khái niệm trình độ thể lực chỉ là có thể xem xét tới khái niệm mức độ hoặc trình độ phát triển các tố chất thể lực. Vậy thế nào là trình độ phát triển các tố chất thể lực? Theo Novicop AD Macveep.LP, Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn thể lực là một phần những đặc điểm tương đối riêng biệt, trong thể lực của con người được chia thành 5 loại; mạnh, nhanh, bền, khéo, dẻo [18], [28]. Vì vậy các tác giả trên cho rằng trình độ phát triển thể lực của con người là chỉ mức độ phát triển các tố chất thể lực mạnh, nhanh, bền, khéo dưới tác động của các yếu tố di truyền, môi trường dinh dưỡng và tập luyện thể dục thể thao. Còn Điền Mạch Cửu, Hình Văn Hoa, Lý Chí Dũng thì cho rằng: Mức độ phát triển các tố chất thể lực là mức độ phát triển các tố chất sức mạnh, sức nhanh, sức bền, khéo léo, mềm dẻo dưới tác động của tăng trưởng tự nhiên, tăng trưởng do tập luyện thể dục thể thao và các hoạt động thể lực khác" [43], [46]. Đề tài cho rằng trong các khái niệm trên thì khái niệm về mức độ phát triển thể lực của các tác giả Trung Quốc là tương đối hoàn chỉnh. 1.1.2. Khái niệm về tố chất thể lực Theo Novicop AD Macveep.LP, Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn thuật ngữ tố chất thể lực là chỉ các nhân tố, đặc điểm, tương đối khác nhau trong thể lực của con người và thường được chia thành năm loại: sức mạnh, sức nhanh, sức bền, năng lực phối hợp vận động, mềm dẻo. Tố chất thể lực trong thể thao lại chia thành tố chất thể lực chung và tố chất thể lực chuyên môn [18], [28] Còn Viên Vĩ Dân và cộng sự thì khái niệm về tố chất thể lực như sau: "Tố chất thể lực là năng lực cơ thể con người biểu hiện ra các trạng thái, chức năng cơ bản của cơ thể như sức mạnh, sức nhanh, sức bền ... trong vận động là trạng thái công năng tổng hợp có mối quan hệ với vận động của cơ thể con người. Đồng thời cũng bao gồm năng lực vận động trong các môn thể thao đặc thù nào đó của VĐV. Sự biểu hiện và đánh giá của tố chất thể lực gồm nhiều mặt và có thể chia thành hai loại lớn là tố chất thể lực chung và tố chất thể lực chuyên môn" [62]. Thể lực chung là thể lực giúp cơ thể hoàn thành các động tác và bài tập trong các bài tập thể lực trong cuộc sống (như đi lại, chạy, nhảy), nó bao gồm 5 tố chất: sức mạnh, sức nhanh, sức bền, khéo léo và khả phối hợp vận động; thể lực chuyên môn là thể lực giúp cơ thể thực hiện chính xác những động tác kỹ thuật và bài tập của một môn thể thao nhất định nào đó, thể lực chuyên môn được xây dựng trên nền tảng của thể lực chung [62]. Thể lực chuyên môn của VĐV bơi lội: Nhìn chung đều gồm có 5 tố chất sức mạnh, sức nhanh, sức bền, khéo léo và khả phối hợp vận động và cũng có sự khác biệt nhất định giữa các cự ly và kiểu bơi (khác biệt chủ yếu là ở cự ly bơi dài, ngắn, trung bình). Qua các khái niệm về tố chất thể lực của các học giả trong và ngoài nước chúng ta có thể thấy có sự thống nhất. Song đề tài cho rằng khái niệm tố chất thể lực của Viên Vĩ Dân là đầy đủ và rõ ràng hơn. 1.1.3. Vai trò của trình độ thể lực trong tuyển chọn và huấn luyện VĐV bơi lội Như mọi người đã rõ mục đích cơ bản của tuyển chọn và huấn luyện VĐV thể thao nói chung và VĐV bơi lội nói riêng, là việc tìm kiếm được các năng khiếu thể thao tiềm ẩn. Để đưa vào đào tạo khoa học và thi đấu, giành được thành tích thể thao xuất sắc trong các cuộc thi đấu căng thẳng trong nước và quốc tế. Vì vậy, việc tuyển chọn cũng như huấn luyện đều phải tìm cách phát hiện, khai thác các yếu tố chi phối thành tích thể thao của VĐV. Theo các tác giả Harre, Điền Mạch Cửu, Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn đều cho rằng thành tích thể thao được cấu thành bởi 5 yếu tố sau [11], [43], [28]: Hình thái chức năng cơ thể. Trình độ kỹ thuật. Trình độ chiến thuật Trình độ thể lực. Phẩm chất tâm lý trí tuệ. Tuy vậy trong thể thao lại có nhiều môn khác nhau có các yêu cầu khác nhau đối với các yếu tố đó. Theo các học giả Lý Văn Tĩnh, Nguyễn Văn Trạch, Lê Nguyệt Nga Bơi lội là môn thể thao có chu kỳ và thuộc nhóm môn có yêu cầu sức bền tốc độ khá cao, đặc biệt bơi lội là môn thể thao có nhiều cự ly và kiểu bơi khác nhau, các cự ly 50m, 100m đòi hỏi VĐV phải có tốc độ cao và năng lực yếm khí tốc độ. Cự ly 200 - 400m đòi hỏi VĐV phải có sức bền tốc độ, đặc biệt là sức bền ưa yếm khí hỗn hợp tốt. Đối với cự ly 800m trở lên đòi hỏi VĐV bơi lội phải có sức bền ưa khí rất tốt, mới có thể đạt được thành tích tốt trong thi đấu bơi lội [49], [29], [20]. Song dù VĐV bơi lội, bơi ở bất cứ cự ly bơi nào đi nữa thì cả 5 yếu tố thể lực cũng có tầm quan trọng đặc biệt. Bởi lẽ, các tố chất thể lực cũng có vai trò đặc biệt quan trọng. Điều này thể hiện ở chỗ: Tố chất thể lực là cơ sở và là tiền đề để VĐV nắm bắt được kỹ thuật hợp lý trong bơi. Tố chất thể lực giúp cho việc duy trì được kỹ thuật bơi trong suốt cự ly bơi giúp VĐV đạt được thành tích tốt trong thi đấu. Tố chất thể lực là tiền đề để thực hiện được chiến thuật trong thi đấu bơi. Tố chất thể lực giúp cho VĐV có được lòng tự tin và ý chí quyết đấu trong thi đấu bơi lội. Có thể nói trong thi đấu bơi hiện đại, khi mà trình độ VĐV hơn kém nhau về thành tích không đáng kể và chỉ được tính bằng phần trăm giây. Trình độ thể lực của VĐV càng trở nên có vai trò quyết định đối với thắng thua và đạt được thành tích cao thấp trong thi đấu. 1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới trình độ phát triển thể lực của VĐV bơi lội Theo các học giả trong và ngoài nước như Butuvich, Bungacova, Mục Tường Hùng, Trần Vận Bằng, Chu Thái Xương, Nguyễn Văn Trạch, Lê Nguyệt Nga, Chung Tấn Phong trình độ phát triển các tố chất thể lực của VĐV bơi lội thường chịu ảnh hưởng của các nhân tố sau [3], [2], [54], [50], [30], [20], [23]: Thứ nhất là chịu ảnh hưởng của yếu tố di truyền. Độ di truyền chỉ mực độ chi phối của gen đến tính trạng quan tâm ví dụ: sức bền được di truyền chiếm tới 60%, điều đó chứng tỏ sức bền bị chi phối bởi gen tới 60%, 40% còn lại là sự chi phối của các yếu tố khác. Theo Triệu Quế Ngân và Vương Chính Âu thì các loại tố chất thể lực có độ (tỷ lệ) di truyền cụ thể như sau. Xem bảng 1.1. Bảng 1.1. Độ di truyền của các tố chất thể lực [48]. Tố chất thể lực và phân loại Độ di truyền Nhân tố môi trường Sức mạnh Sức mạnh tương đối 64,3% 35,7% Sức mạnh tuyệt đối 35% 65% Tốc độ Tốc độ phản ứng 75% 25% Tốc độ động tác 50% 50% Tần số 30% 70% Sức bền Sức bền 60% 40% Sức bền chuyên môn 85% 15% Mềm dẻo Dẻo các khớp 70% 30% Từ các kết quả nghiên cứu của Triệu Quế Ngân và Vương Chính Âu cho thấy các tố chất thể lực của cơ thể con người chịu ảnh hưởng rất to lớn của yếu tố di truyền. Thứ hai là các nhân tố môi trường. Trong các nhân tố về môi trường phải kể dến các nhân tố sau: Môi trường tự nhiên như vĩ tuyến, nhiệt độ, độ ẩm... Môi trường xã hội như chế độ xã hội, trình độ phát triển về kinh tế xã hội... Thứ ba là nhân tố tập luyện thể dục thể thao một cách khoa học hợp lý. Đó cũng là những nhân tố có tác động quan trọng chiếm tỷ lệ từ 25 đến 70% sự phát triển của các tố chất thể lực. Song trong các nhân tố môi trường đó thì quan trọng nhất là chế độ dinh dưỡng. Còn nhân tố tập luyện là tính khoa học trong tập luyện. Do vậy muốn đạt được thành tích thể thao xuất sắc đòi hỏi phải lựa chọn được các VĐV có năng khiếu thể thao (các yếu tố mang tính di truyền) cao, sớm được đưa vào huấn luyện một cách bài bản khoa học. Đó vừa là lý luận vừa là thực tiễn của đào tạo năng khiếu thể thao trẻ ở trong và ngoài nước. 1.2. Đặc điểm hoạt động thể lực và đặc điểm phát triển các tố chất thể lực của thiến niên thời kỳ phát dục 1.2.1. Đặc điểm hoạt động thể lực trong môn bơi lội Theo lý luận huấn luyện nhóm môn của Điền Mạch Cửu bơi lội cự ly ngắn (50 - 100m) thuộc nhóm môn thể lực chủ đạo mang tính tốc độ. Còn bơi ở cự ly từ 800 trở lên là thuộc nhóm môn thể lực chủ đạo mang tính sức bền. Riêng cự ly 200 - 400m thì mang tính vừa tốc độ vừa sức bền [44]. Dựa vào sự phân chia trên thì các cự ly có các đặc điểm hoạt động thể lực sau: Đối với các cự ly ngắn: đặc điểm hoạt động thể lực được thể hiện ở các mặt sau: a. Khi bơi cự ly ngắn tố chất tốc độ cần phát huy cao độ, đặc biệt là tốc độ động tác và tần số động tác phải nhanh để có thể tạo ra được tốc độ cao trong bơi. Theo các chuyên gia bơi như Trần Vận Bằng, Mục Tường Hùng, Butuvich, Nguyễn Văn Trạch khi bơi ở cự ly ngắn VĐV phải dùng tần số bằng 98 - 99% tần số bơi tối đa, và tốc độ động tác cũng đạt tới mức 99 - 100% tốc độ tối đa [54], [3], [31]. Về sức mạnh khi bơi cự ly ngắn, chủ yếu dùng sức mạnh tốc độ và sức mạnh bền, lấy hoạt động sức mạnh tốc độ là chính (riêng động tác xuất phát quay vòng dùng sức mạnh bột phát). Về sức bền chủ yếu sử dụng sức bền yếm khí, cuối cự ly 100m có thể sử dụng một phần của sức bền ưa khí. Sức bền ưa khí là cơ sở để VĐV bơi lội cự ly ngắn nâng cao thành tích bơi của mình. Về mềm dẻo và khéo léo là khả năng dùng sức và thả lỏng cũng như độ dẻo của các khớp để thực hiện kỹ thuật bơi hợp lý, nhằm giúp nâng cao và duy trì tốc độ bơi. b. Khi bơi cự ly trung bình 200 - 400m: Về tố chất tốc độ vẫn yêu cầu tần số động tác và tốc độ động tác đơn tương đối cao, tần số đạt khoảng 96 - 97%, tần số tối đa và tốc độ động tác đạt 97 - 98% so với tốc độ tối đa của động tác đơn. Về sức mạnh: Khi bơi cự ly 200 - 400m thường phải dùng sức mạnh tốc độ kết hợp với sức mạnh bền, trừ động tác xuất phát và quay vòng phải dùng sức mạnh bột phát. Về sức bền: Ở 50m đầu thì sử dụng sức bền ưa khí là chính còn giai đoạn sau VĐV sử dụng sức bền yếm khí là chính. Vì vậy có thể nói sức bền ưa, yếm khí hỗn hợp là sức bền cần thiết nhất cho VĐV bơi lội cự ly trung bình. Về mềm dẻo và linh hoạt cũng có những đặc điểm giống bơi cự ly ngắn. c. Khi bơi cự ly dài 800 - 1500m trở lên đặc điểm hoạt động thể lực có những biểu hiện sau: Về tốc độ VĐV thường chỉ sử dụng 94 - 95% tần số tối đa và khoảng 95 - 96% tốc độ tối đa động tác. Về sức mạnh: sử dụng hỗn hợp hai loại sức mạnh tốc độ và sức mạnh bền lấy sức mạnh bền làm chính. Về sức bền khi bơi cự ly 800 - 1500m VĐV thường ở khoảng 400m - 600m đầu thì sử dụng sức bền ưa yếm khí hỗn hợp, còn từ 600 - 1500m chủ yếu sử dụng sức bền ưa khí. Vì vậy, sức bền ưa khí là sức bền chủ yếu để VĐV bơi lội cự ly dài nâng cao thành tích bơi. Về tố chất mềm dẻo và linh hoạt trong bơi cự ly dài có ý nghĩa rất quan trọng, nhất là khả năng thả lỏng và dùng sức hợp lý của VĐV, sẽ giúp cho VĐV tiết kiệm được sức lực để duy trì tốc độ cao trong suốt cự ly bơi. 1.2.2. Đặc điểm phát triển thể lực chung của thiếu niên Dựa trên cơ sở tổng hợp các tài liệu tham khảo trong và ngoài nước như: Sinh lý học của Dương Tích Nhượng, Lưu Quang Hiệp, Trịnh Hùng Thanh. Các tài liệu chuyên môn về bơi lội của Nguyễn Văn Trạch, Lê Nguyệt Nga, Đỗ Trọng Thịnh, Nguyễn Văn Trọng, Mục Tường Hùng, Chu Thái Xương, Lý Văn Tĩnh, Trần Vận Bằng, Butuvich ta có thể nhận thấy: VĐV bơi lội thiếu niên trong quá trình phát dục trưởng thành, các tố chất thể lực có đặc điểm chung cơ bản là: Các VĐV thiếu niên có tuổi nhạy cảm riêng đối với sự phát triển các tố chất thể lực. Theo các kết quả nghiên cứu của Novoncop, Svat, Chu Thái Xương ở tuổi thiếu niên nhi đồng các tố chất thể lực của các em đều có những tuổi nhạy cảm riêng. Ở tuổi nhạy cảm đối với các tố chất thể lực khác nhau thì trong tuổi đó các em sẽ có tốc độ phát triển các tố chất có tính nhạy cảm sẽ cao hơn hẳn các tuổi khác. Vì vậy, các huấn luyện viên thường lợi dụng cơ hội tuổi nhạy cảm này để phát triển nhằm khai thác tối đa tiềm năng thể thao của các em. Đối với các em thiếu niên nhi đồng thời kỳ nhạy cảm phát triển các tố chất thể lực cụ thể như sau: Tốc độ phản ứng thời kỳ phát triển nhạy cảm là từ 9 - 11 tuổi. Tố chất mềm dẻo linh hoạt thời kỳ phát triển nhạy cảm là từ 10 - 12 tuổi. Tố chất tốc độ thời kỳ phát triển nhạy cảm là từ 9 - 12 tuổi. Tố chất sức mạnh thời kỳ phát triển nhạy cảm là từ 10 - 13 tuổi. Sức bền ưa khí thời kỳ phát triển nhạy cảm là từ 10 - 16 tuổi. 1.2.2.1. Đặc điểm phát triển sức bền của VĐV bơi lội lứa tuổi thiếu niên Các nhà khoa học và chuyên gia, huấn luyện viên môn bơi lội đều cho rằng: sức bền là tố chất cơ bản của VĐV bơi lội. Khả năng tiếp thu sức bền của các em thiếu niên sớm hơn một số tố chất khác. Vì vậy, tuổi đạt thành tích cao ở cự ly dài và cự ly trung bình sớm hơn của cự ly ngắn khoảng 2 tuổi. Các VĐV xuất sắc của tuổi thiếu niên đạt được thành tích bơi xuất sắc ở cự ly dài và cự ly trung bình đã thành quy luật phổ biến. Các kết quả nghiên cứu về sức bền của VĐV bơi lội thiếu niên đã chứng minh: 10 tuổi là lúc sức bền của các em nam phát triển lần đầu nhanh nhất. Đến 13 tuổi lại xuất hiện một đợt phát triển lớn nữa. Đặc biệt là thời gian duy trì cường độ bơi 90% càng biểu hiện rõ rệt hơn. Đến 16 tuổi sức bền phát triển lại càng cao hơn, sau đó sức bền mới phát triển chậm lại. Ở nữ VĐV bơi lội hai năm sau khi có kinh nguyệt, sức bền giảm thấp, tuổi 15 - 16 sức bền giảm sút lớn nhất. Sau đó tốc độ giảm chậm. Không nên cho rằng các VĐV thiếu niên xuất sắc đã đạt được những thành tích xuất sắc ở cự ly trung bình và cự ly dài là đã có đầy đủ tố chất sức bền. Trong sức bền thì sức bền yếm khí có một vai trò quan trọng, nhất là đối với các VĐV cự ly ngắn. Sức bền yếm khí cũng có thời kỳ phát triển nhạy cảm riêng, mặc dù trước khi phát triển sức bền yếm khí đã phải phát triển tốt sức bền ưa khí, để tạo tiền đề cho việc chuyển đổi sức bền sang sức bền chuyên môn. Như chúng ta đã biết, sức bền yếm khí là khả năng chịu đựng nợ oxy. Bởi vì khi VĐV bơi lội nhanh ở thời gian khoảng 30" đầu, năng lượng cung cấp cho vận động chủ yếu là dựa vào hệ cung cấp năng lượng yếm khí. Nói cách khác là dựa vào năng lượng từ việc phân giải yếm khí ATP và CP. Nên việc tích luỹ ATP và CP trong cơ thể (nhất là trong máu, trong cơ và trong gan) sẽ nâng cao sức bền yếm khí cho VĐV. Song do ở tuổi thiếu niên, hình thái chức năng các hệ thống cơ quan trong cơ thể chưa hoàn thiện và các tố chất thể lực khác cũng chưa phát triển đầy đủ, nên sức bền yếm khí của các em chưa phát triển mạnh. Nam VĐV sức bền yếm khí thường phát triển hơn nữ VĐV từ 1 đến 2 tuổi. Còn quá trình diễn biến sự phát triển sức bền mạnh của nam VĐV có thể thấy ở biểu đồ 1.1. Biểu đồ 1.1: Diễn biến độ tăng giảm tỷ lệ % của chỉ số sức mạnh bền của nam VĐV bơi lội theo lứa tuổi [29]. 1.2.2.2. Đặc điểm phát triển tố chất tốc độ của VĐV bơi lội thiếu niên Các chuyên gia, huấn luyện viên, giáo viên bơi đều cho rằng: Tốc độ bơi là biểu hiện tập trung của năng lực bơi. Tốc độ bơi phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như tính hợp lý của kỹ thuật, sức mạnh (nhất là sức mạnh nhanh và sức mạnh bền), tính linh hoạt và cường độ của quá trình thần kinh mạnh hay yếu v.v Tốc độ cũng là kết quả của sự hoàn thiện chức năng của cơ thể, là mốc đánh dấu chủ yếu trình độ tập luyện của VĐV. Theo các nghiên cứu của Bungacova, Chu Thái Xương, Tăng Phàn Huy, Lê Nguyệt Nga, Nguyễn Ngọc Cừ thì sự phát triển tố chất tốc độ ở VĐV bơi lội thiếu niên cũng có quy luật riêng biệt của nó và được thể hiện ở các mặt sau [2], [50], [46], [20], [8]: VĐV bơi lội ở trước tuổi 13 sự phát triển tốc độ của nam và nữ là gần giống nhau. Giai đoạn giữa từ 13 - 16 tuổi sự phát triển tốc độ giữa nam và nữ có sự khác biệt: Nam phát triển nhanh, còn nữ phát triển chậm lại. Nhìn tổng thể sự phát triển tốc độ tạo ra 2 làn sóng và có 2 đỉnh cao. Từ 7 - 13 tuổi tạo ra sóng phát triển thứ nhất, trong đó đỉnh cao của nam là 8 - 13 tuổi, nữ là 9 - 12 tuổi. Ở làn sóng này mức độ tăng trưởng tốc độ rất cao. Làn sóng phát triển tốc độ lần thứ 2 là từ 13 - 16 tuổi, trong đó nam từ 13 - 14 tuổi và nữ từ 13 - 16 tuổi. Tuy vậy ở cuối làn sóng thứ 2 này nam có tốc độ phát triển nhanh hơn nữ, còn nữ phát triển không ổn định. 1.2.2.3. Đặc điểm phát triển sức mạnh của VĐV bơi lội thiếu niên Cũng theo các tác giả môn bơi lội trên sức mạnh là một trong những tố chất cơ bản của VĐV bơi lội, và cũng là cơ sở của tố chất tốc độ, đặc biệt là sức mạnh bột phát. Sự phát triển sức mạnh bột phát của thiếu niên có các đặc điểm sau: a. Đặc điểm phát triển sức mạnh tối đa Sự phát triển sức mạnh tối đa ở nữ thường bắt đầu từ 10 tuổi và quá trình phát triển tự nhiên được chia ra thành 4 giai đoạn: Giai đoạn 1 từ 10 - 13 tuổi: Giai đoạn này sức mạnh phát triển rất nhanh, đặc biệt là các cơ co. Trong cả 3 năm tổng sức mạnh tuyệt đối có thể tăng tới 46%. Giai đoạn 2 từ 13 - 15 tuổi: Sự phát triển sức mạnh giảm đi rõ rệt. Tổng sức mạnh tuyệt đối trong 2 năm chỉ tăng 8%. Giai đoạn 3 từ 15 - 16 tuổi: Trong 2 năm sức mạnh tăng 14%. Giai đoạn 4 từ 16 - 21 tuổi: sức mạnh tuyệt đối tăng chậm trong suốt 5 năm chỉ tăng 6%. Trước 10 tuổi sức mạnh tuyệt đối của nam VĐV thiếu niên nhi đồng cũng tăng chậm và có sự khác biệt so với các em nữ không lớn. Từ 11 tuổi trở đi sự khác biệt thể hiện ngày càng rõ rệt, tốc độ tăng trưởng cũng bắt đầu nhanh dần lên tương ứng. Thời kỳ từ 11 - 13 tuổi và thời kỳ từ 18 - 25 tuổi sức mạnh tăng lên chậm hơn, ngoài 25 tuổi sức mạnh phát triển hầu như hoàn toàn chững lại. b. Đặc điểm phát triển sức mạnh tương đối: Theo Lý Văn Tĩnh và Chu Thái Xương sức mạnh tương đối của nam thiếu niên nhi đồng phát triển tương đối chậm [49], [50]. Ví dụ giai đoạn 12 - 14 tuổi mỗi năm chỉ tăng 2 - 3%. So với mức độ phát triển của sức mạnh tối đa thì sức mạnh tương đối phát triển kém hơn nhiều. Điều này có thể thấy ở biểu đồ 1.2 dưới đây. Biểu đồ 1.2: Diễn biến quá trình phát triển sức mạnh tối đa và sức mạnh tương đối của VĐV bơi lội thiếu niên [29] Qua biểu đồ trên cho thấy quá trình từ 7 đến 18 tuổi sức mạnh tối đa và sức mạnh tương đối của nam và nữ phát triển liên tục nhưng nam sau 13 tuổi phát triển nhanh hơn nữ. c. Đặc điểm phát triển sức mạnh tốc độ của VĐV bơi lội thiếu niên nhi đồng Cũng theo các học giả bơi lội như Lý Văn Tĩnh, Chu Thái Xương, Bungacova sức mạnh tốc độ của các em thiếu niên nhi đồng từ 7 - 13 tuổi phát triển rất nhanh, sau 13 tuổi thì sức mạnh tốc độ của nam và nữ có sự khác biệt đáng kể [49], [50], [2]. VĐV nam phát triển nhanh hơn nữ nhưng sau tuổi 17 thì cả nam và nữ đều phát triển chậm lại như biểu diễn trên biểu đồ 1.3. Biểu đồ 1.3: Diễn biến sự phát triển của sức mạnh tốc độ (lực bột phát của các VĐV 7 - 17 tuổi [29]. Nếu so sánh tốc độ phát triển về sức mạnh tốc độ với tốc độ phát triển sức mạnh tối đa thì sự phát triển sức mạnh tốc độ nhanh hơn. Đó là một trong những đặc điểm về phát triển sức mạnh tốc độ cần quan tâm. d. Đặc điểm phát triển sức mạnh bền Theo các học giả bơi lội trong và ngoài nước, xu thế phát triển sức mạnh bền tự nhiên của thiếu niên nhi đồng như sau: VĐV thiếu niên nhi đồng nam từ 7 - 17 tuổi xu thế phát triển là đường thẳng đi lên phát triển đặc biệt nhanh là giai đoạn từ 7 - 9 tuổi, còn nữ trước tuổi 13 thì phát triển nhanh nhưng sau 13 tuổi thì có xu hướng bắt đầu chậm lại. Sau 14 tuổi thậm chí còn xuất hiện hiện tượng giảm sút. 1.2.2.4 Đặc điểm phát triển tố chất mềm dẻo của VĐV bơi lội thiếu niên Các chuyên gia bơi lội trong và ngoài nước như Butuvich Bungacova, Caosimen, Trần Vận Bằng, Nguyễn Văn Trạch, Nguyễn Văn Trọng đều cho rằng mềm dẻo là tố chất quan trọng trong bơi lội. Nó có thể giúp cho VĐV nắm bắt, hình thành được kỹ thuật bơi hợp lý và còn giúp VĐV tiết kiệm sức. Duy trì tốc độ, nhịp độ bơi trên toàn cự ly bơi và làm chậm xuất hiện mệt mỏi. Độ mềm dẻo có giới hạn nhất định, tuổi càng cao thì độ mềm dẻo càng kém. Ở độ tuổi thiếu niên nhi đồng độ mềm dẻo phụ thuộc chính vào gen di truyền của bố mẹ, được thể hiện ngay ở cấu trúc hình thái cơ thể như vai rộng mông hẹp, bàn tay bàn chân dài... Quá trình huấn luyện phát triển tố chất mềm dẻo cần tiến hành sớm để tận dụng thời điểm nhạy cảm của tính mềm dẻo là từ 10 - 12 tuổi. 1.2.3. Đặc điểm phát triển các tố chất thể lực chuyên môn của VĐV bơi lội thiếu niên Do đặc thù của môn bơi lấy vận động trong nước là chính, cho nên chỉ cần đến sức mạnh bột phát của 2 chân, năng lực phối hợp nhịp nhàng của các bộ phận cơ thể để thực hiện động tác kỹ thuật xuất phát và quay vòng. Tố chất thể lực chuyên môn chủ yếu thể hiện ở các tố chất sau: Sức bền tốc độ, sức bền ưa khí, sức mạnh bền. Sức bền tốc độ của VĐV bơi lội: Là sức bền cần thiết để vượt qua một cự ly mà VĐV cần khoảng 45 giây đến 2 phút. Ở đây, đòi hỏi một tỷ lệ phần trăm cao về các quá trình trao đổi chất yếm khí. Trình độ sức bền của VĐV bơi lội trong thời gian ngắn cũng phụ thuộc một cách quyết định vào mức độ phát triển của sức mạnh bền và sức nhanh. Vì sức bền luôn luôn là thành phần của nhân tố thành tích thể lực nên nó có quan hệ chặt chẽ với các tố chất thể lực sức mạnh và sức nhanh. Đây là những tố chất thể lực tổng hợp có tác dụng xác định thành tích thi đấu của VĐV bơi lội với các giá trị khác nhau trên cơ sở phụ thuộc vào thời gian kéo dài của thi đấu và vào đặc điểm của môn bơi. Nghĩa là trong các cụ ly ngắn thì sức mạnh bền có tác dụng lớn hơn so với cự lý dài. Sức bền ưa khí: Là sức bền cần thiết để vượt qua một cự ly mà VĐV cần: trên 8 phút (như bơi 800m) cho tới nhiều giờ (như bơi 1500m khoảng 14 phút) với tốc độ bơi không giảm về cơ bản. Thành tích xuất hiện chủ yếu hoặc hầu như chỉ xuất hiện trong các điều kiện ưa khí. Trên cơ sở yêu cầu khác nhau về trao đổi chất ở các môn sức bền trong thời gian ngắn hơn so với các môn sức bền trong thời gian dài (Các môn này có cấu trúc các yêu cầu giống như thành tích thi đấu và thành tích tập luyện gần giống các môn sức bền dài của các môn sức bền thời gian trung bình) và trên cơ sở các yêu cầu thực sự của sức bền trong thời gian dài người ta chia ra thành sức bền trong thời gian dài I, II và II tương ứng với thời gian thi đấu khoảng từ 11 phút đến 20 phút với môn bơi cự ly dài, đối với bơi vượt sông thì tùy thuộc vào các giải có thể khoảng 60 phút trở lên (ví dụ như bơi vượt sông Hồng) Sức mạnh bền: Là khả năng chống lại mệt mỏi của VĐV bơi lội khi hoạt động sức mạnh kéo dài. Sức mạnh bền được đặc trưng bởi một năng lực sức mạnh tương đối cao kết hợp với một khả năng sức bền quan trọng. Trước hết sức mạnh bền trong môn bơi hoặc môn không có chu kỳ là cần phải khắc phục các lực cản trong một thời gian dài. Trong môn bơi lội sức mạnh bền xác định trước hết là độ lớn của xung lực trung bình thực hiện trong mỗi chu kỳ chuyển động mà hiệu quả của lực đẩy trong từng chu kỳ chuyển động mà hiệu quả của lực đẩy trong từng chu kỳ chuyển động phụ thuộc vào xung lực này. Xung lực trung bình cũng có thể biểu thị là sức mạnh bền tuyệt đối khác với sức mạnh bền tương đối. Sự phát triển thể lực chuyên môn của VĐV bơi lội cũng có những quy luật riêng của nó. Quy luật này được biểu hiện: Thể lực chuyên môn được tăng dần theo tuổi tác. Dựa vào các kết quả thống kê các học giả bơi lội Trung Quốc đã theo dõi và tính toán tỷ lệ % các năng lực chuyên môn đạt được hàng năm so với năng lực chuyên môn cao nhất của các VĐV bơi lội từ 11 đến 18 tuổi của VĐV bơi lội được trình bày ở bảng 1.2. Bảng 1.2. Tỷ lệ % thể lực chuyên môn đạt được hàng năm (so với năng lực chuyên môn cao nhất) của VĐV bơi lội từ 11 - 18 tuổi [29]. Các tố chất chuyên môn Giới tính Tuổi 11 12 13 14 15 16 17 Tốc độ chuyên môn (bơi 50m tốc độ cao). Nam 27.6 30.1 39.7 50.8 68.8 93.4 9.3 Nữ 30.5 35.6 46.8 66.4 80.8 95.5 99.5 Sức mạnh bền (Quạt tay 3 phút). Nam 31.8 38.8 48.7 60.4 76.2 93.7 97.9 Nữ 32.6 41.5 54.6 70.9 88.2 95.7 99.5 Thời gian nín thở. Nam 34.8 46.7 56.2 71.7 84.3 90.7 96.9 Nữ 35.6 54.6 68.7 87.5 90.6 95.8 99.9 Lực kéo khi tốc độ dòng chảy = 0. Nam 47.4 55.3 65.6 77.4 90.5 92.6 98.7 Nữ 48.4 65.1 76.6 87.5 93.2 95.8 99.9 Lực kéo khi tốc độ dòng chảy = 0.6m/s. Nam 42.0 60.6 58.4 65.6 77.3 96.8 98.4 Nữ 43.5 61.7 68.4 75.5 87.9 97.2 99.8 Lực kéo khi tốc độ dòng chảy = 1m/s. Nam 29.2 36.5 48.2 54.7 68.6 86.9 93.4 Nữ 30.3 43.2 55.6 65.7 78.2 95.5 98.7 Lực kéo khi tốc độ dòng chảy = 1.2m/s. Nam 20.3 28.7 41.4 49.7 66.8 85.0 93.6 Nữ 28.4 43.1 56.2 65.8 77.8 92.5 98.6 Qua bảng trên ta có thể thấy rất rõ: Tỷ lệ % đạt được hàng năm so với thành tích tối đa của các chỉ số đánh giá các tố chất thể lực chuyên môn của nữ VĐV từ 11 - 17 tuổi đều cao hơn nam. Điều này có quan hệ với tuổi phát dục và tuổi đạt thành tích cao trong môn bơi, nữ thường sớm hơn nam. Nếu so sánh với các chỉ số hình thái chức năng cơ thể như chiều cao, cân nặng, dung tích sống v.v thì các tố chất chuyên môn (năng lực chuyên môn) này có thời điểm thấp nhưng tốc độ tăng nhanh. Ví dụ chiều cao, cân nặng của nam khi 8 tuổi so với khi 17 - 18 tuổi chỉ lần lượt bằng 82.7%; 52.8% và 51.6%. Song các chỉ số về thể lực chuyên môn như sức bền tốc độ, sức mạnh bền và thời gian nín thở tối đa của các em lại lần lượt chỉ bằng 27.6%; 31.8% và 34.8%. Nghĩa là tỷ lệ tăng chiều cao, cân nặng và dung tích sống tăng gấp đôi tỷ lệ tăng trưởng các chỉ số thể lực chuyên môn, nhưng từ tuổi 17 trở đi thì sự phát triển lại có sự giống nhau. Quy luật sức bền trong sức mạnh, tức sức mạnh bền tăng nhanh hơn sức bền tốc độ. Tuổi phát triển tốc độ và sức bền tốc độ nhanh nhất ở khoảng 14 - 16 tuổi. Ví dụ tuổi 15 - 16 sức sức mạnh bền tăng lên 17.5% thì sức bề... tình trạng phát dục của thiếu niên có thể thấy loại phát dục này trước nhanh, sau chậm. Sau khi bước vào thời kỳ phát dục thanh xuân sẽ tăng nhanh rõ rệt thời kỳ phát dục. Thời gian duy trì cao trào phát dục của thiếu niên Châu Á thường ngắn hơn thiếu niên của các nước Âu Mỹ và đã làm cho thời kỳ phát dục sớm hơn. Đặc biệt là ở năm thứ 2 của thời kỳ cao trào phát dục thanh xuân của các em nữ và năm thứ 3 thời kỳ cao trào phát dục thanh xuân của các em nam. Các trẻ em ở một số nước Châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc v.v... tốc độ gia tăng mức độ phát dục của xương rất rõ rệt, đó là điểm ngoặt của sự phát dục. Nếu như trong giai đoan này sự phát dục của xương có thể đạt được tiêu chuẩn G - P và chiều cao tăng trưởng vẫn ở mức trên 5 cm/năm thì những em đó có thể được xem là thuộc loại hình kéo dài thời kỳ cao trào phát dục. Phương pháp thứ 5: Là phương pháp xác định mức độ phát dục bằng tính tuổi xương của Trung Quốc. Các nhà khoa học Trung Quốc đã nghiên cứu và xác định 14 điểm cốt hóa có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển tuổi xương và trên mỗi điểm đọc chia thành các cấp độ khác nhau (Hình 1). Hình 1. Điểm cốt hóa xương bàn tay Trên từng cấp độ của từng điểm đọc, người ta xác định điểm của từng cấp cho nam riêng bảng 1.7 và cho nữ riêng bảng 1.8. Sau khi kiểm tra 14 trung tâm cốt hóa, đánh giá số điểm cho mỗi trung tâm, cộng tổng số điểm và tra cứu tuổi xương tương ứng với tổng số điểm nam riêng bảng 1.9 và nữ riêng bảng 1.10 và xác định tuổi xương. 1.7. Tuổi xương và ứng dụng của tuổi xương trong việc đánh giá mức độ phát dục của thiếu niên 1.7.1. Khái niệm tuổi xương Theo các nhà sinh lý học trong và ngoài nước như Dương Tích Nhượng, Lưu Quang Hiệp, tuổi xương là chỉ mức độ phát dục của xương trên tuổi đời liên tục của thiếu niên và còn được gọi là tuổi phát dục xương. Còn tuổi xương tiêu chuẩn là chỉ mức độ phát dục của thiếu niên khoẻ mạnh có tính tiêu biểu và mang tính đại diện. Do đó, còn được gọi là tuổi phát dục xương có tính đại diện cho các thiếu niên mạnh khoẻ ở các giai đoạn hoặc nhóm khác nhau. Tiêu chuẩn tuổi xương là chỉ tiêu chuẩn hoặc thang độ phân định, phán đoán mức độ phát dục tuổi xương của thiếu niên [47], [12]. 1.7.2. Nguyên lý kiểm tra đánh giá tuổi xương Sự cốt hoá các xương của loài người đều bắt đầu xuất hiện từ các trung tâm cốt hoá. Sau đó các khu vực cốt hoá của trung tâm cốt hoá không ngừng mở rộng thông qua hàng loạt sự biến đổi hình thái mang tính quy luật và đạt được hình thái xương của người trưởng thành. Vì vậy, có thể căn cứ vào đặc trưng của các hình chụp trên phim X-quang khác nhau, để phân định mức độ phát dục của xương để xác định tuổi xương. Xác định mức độ phát dục tuổi xương có 3 chỗ dựa: Thứ nhất là số lượng và độ lớn nhỏ của các trung tâm cốt hoá xuất hiện. Thứ hai là sự biến đổi hình dáng của khu vực cốt hoá đầu xương của trung tâm cốt hoá. (vấn đề này so sánh sự to nhỏ là quan trọng bởi vì trung tâm cốt hoá lớn hay nhỏ chủ yếu quyết định bởi sự to nhỏ của cá thể, đồng thời phản ánh một cách chân thực, sự phát dục của xương). Thứ ba là sự liền nhau của đầu xương và thân xương. Tuổi xương nếu đem so với rất nhiều chỉ tiêu sinh lý khác có hai đặc điểm nổi bật sau: Thứ nhất là thiếu niên ở các khu vực các chủng tộc người khác nhau thì sự phát dục của xương đều tuân thủ các quy luật giống nhau, chỉ khác là tốc độ hơi có sự khác biệt. Vì vậy, có tính khách quan và có thể so sánh rất tốt. Thứ hai là tuổi xương so với tuổi đời (theo ngày tháng năm) có thể phản ánh một cách chính xác mức độ thực tế của sự phát dục của thiếu niên. Trong quá trình kiểm tra đánh giá tuổi xương thì những bộ vị thường được chụp X-quang gồm vai, khuỷu tay, cổ chân, cổ tay và xương chậu.v.v Nhưng nhìn chung đều cho rằng cổ tay là bộ vị lý tưởng nhất vì ở đây tập trung rất nhiều xương dài cũng như xương ngắn, có thể phản ánh tập trung tình hình phát dục xương của toàn thân. Đồng thời dễ chụp chiếu và tổn hại sức khoẻ ít nhất. Riêng đối với việc chụp X. quang xương cổ tay có 3 yêu cầu sau: Cần ghi rõ ngày, tháng, năm sinh và chiều cao cận nặng ngay trong ngày chụp phim. Chụp phim chính diện toàn bộ xương của cả xương tay yếu bao gồm xương quay (đầu xa xương trước). Đầu ống kính của máy chụp X-quang cách tay 90cm, mu bàn tay quay lên trên lòng bàn tay úp sát vào hộp phim. Ngón giữa và cẳng tay thẳng với nhau ngón tay hơi xoè ra. Ngón cái và ngón trỏ tạo thành góc 300. Ống kính của máy chụp X-quang chiếu thẳng vào đầu xương thứ 3 của ngón tay. 1.7.3. Phương pháp phán đoán tuổi xương Hiện tại trên thế giới có 3 phương pháp thường được sử dụng là phương pháp phim chuẩn, phương pháp đánh giá ghi điểm và các phương pháp khác. Nhìn chung cả 3 phương pháp này đều có độ chính xác như nhau, nhưng phương pháp phim chuẩn được nhiều người chọn sử dụng vì tính tiện ích dễ làm của nó. Vì vậy đề tài sẽ đi sâu vào phân tích tìm hiểu phương pháp phim chuẩn. Nguyên lý của phương pháp phim chuẩn là căn cứ vào tính quy luật phát dục sinh trưởng xương của cơ thể người chụp X-quang, toàn bộ diễn biến của xương ở các giai đoạn của cả nam và nữ từ lúc sơ sinh đến tuổi trưởng thành. Chọn ra các phim có tính đại diện để làm thành Phim chuẩn. Khi đánh giá tuổi xương trước tiên phải chụp phim X-quang cho người bị kiểm tra sau đó đối chiếu với Phim chuẩn. Xem phim X- quang đó phù hợp với phim nào của Phim chuẩn. Dựa vào đó để phán định tuổi xương của em đó. Bộ phận chụp X-quang là bàn tay và cổ tay. Chụp phim chính diện bàn tay và cổ tay của tay yếu (thường là tay trái). Hiện nay Phim chuẩn được dùng để đối chiếu trong kiểm tra, đánh giá tuổi xương của nhiều nước trên thế giới là Phim chuẩn G - P. Để nắm bắt được cách đánh giá tuổi xương bằng Phim chuẩn G-P, đề tài đã tổng hợp tư liệu và tóm lược về sự hình thành và phương pháp đánh giá tuổi xương bằng Phim chuẩn G-P. 1.7.4. Phim chuẩn G-P và đặc điểm Phim chuẩn G-P của các tuổi xương khác nhau 1.7.4.1. Phim chuẩn G - P Nhà sinh vật học người Anh là Todd năm 1937 là người đề xướng và bước đầu lập nên Phim chuẩn. Nhưng để có Phim chuẩn mà chúng ta đang sử dụng hôm nay chính là do công của 2 nhà khoa học Mỹ là Greulic và Pyle. Greulic và Pyle đã chỉnh sửa nhiều lần mới tạo nên Phim chuẩn X-quang mang tính hệ thống của xương bàn tay và cổ tay. Từ đó, được gọi tắt là Phim chuẩn G-P, chữ cái đầu mang tên của 2 nhà khoa học Greulic và Pyle. Phim chuẩn này được thiết kế thành 2 bộ, 1 bộ dành cho nam có 31 phim và nữ có 29 phim. Tổng cộng 60 phim X-quang, trong đó mỗi phim đại diện cho một tuổi xương tiêu chuẩn trẻ sơ sinh từ 0 tuổi đến 1 tuổi 6 tháng thì cứ 3 tháng lại có 1 phim tiêu chuẩn. Từ 1 tuổi 6 tháng đến 5 tuổi và từ 11 - 16 tuổi trên cơ bản là cứ nửa năm lại có một phim tiêu chuẩn. Ngoài ra cứ mỗi năm có một phim tiêu chuẩn. Khi đánh giá sẽ đối chiếu phim chụp với phim chuẩn. G-P. Nếu tìm thấy phim chụp cho người bị kiểm tra phù hợp nhất với bức phim nào đó của Phim chuẩn thì tuổi xương đã được ghi sẵn ngay trên Phim chuẩn đó. Trong số 60 trang Phim chuẩn G-P mỗi trang vừa ghi tuổi xương vừa có chú thích bằng văn tự để nói rõ tình trạng phát dục của các xương. Trong đó quan trọng hơn là căn cứ vào tài liệu lâu năm đưa ra các đặc trưng phim X-quang về độ thành thục phát dục xương cổ tay. Phương pháp này đơn giản chính xác. Tuy vậy cũng có nhược điểm là do sự khác biệt về nhân chủng mà tồn tại sự khác biệt nhất định, nên không dễ sử dụng cho những em phát dục không đều và cân bằng. 1.7.4.2. Đặc điểm Phim chuẩn G-P của nam và nữ thiếu niên nhi đồng 12 - 14 tuổi Tiêu chuẩn tuổi xương của 2 nhà sinh học Greulic và Pyle thì ở tuổi 12 - 14 nam thiếu niên có các đặc điểm phát dục xương như sau: 11 tuổi 6 tháng: Mỏm trâm quay biến đổi rõ rệt các xương cổ tay phát triển to hơn, khoảng cách giữa các xương thu hẹp lại, diện khớp tiếp xúc với nền xương bàn tay và xương trụ, xương quay phát triển rõ, diện khớp xương thang và xương thuyền tiếp sát lại gần nhau. 12 tuổi 6 tháng: Các diện khớp xương cổ tay nhìn rõ hơn, khoảng cách giữa các xương nhỏ lại, mức độ biến đổi của hàng xương cổ tay rõ hơn xương hàng dưới. Nhìn rõ củ móc của xương móc, diện móc xương thuyền và xương thang sát lại gần nhau ở mặt mu, hình dạng nền xương ngón tay phù hợp với diện khớp xương thê phần thân và đầu xương của các xương bàn tay gần liền khớp với nhau, độ rộng thêm xương và đầu xương của đốt gần ngón 3, 4, 5 và đốt giữa ngón 2, 3 bằng nhau. 13 tuổi: Độ rộng của đầu xương quay và đầu xương đốt bàn tay 2, 3, 4, 5 so với thân xương tương ứng bằng nhau. Xương vừng ở mặt trong xương ngón tay thứ 1. Độ rộng đầu xương và thân xương đốt giữa ngón thứ 5 bằng nhau, chỏm xương đốt xa ngón tay 2, 3, 4, 5 hơi nhọn, đầu khớp với đốt xa hơi lõm. 13 tuổi 6 tháng: Đầu gần xương trụ và xương quay có hình dạng giống như phần gắn liền với thân xương tương ứng. Diện khớp xương quay với xương trụ bằng phẳng, xương thuyền dài ra, đầu xa bằng và to hơn, hình dạng của xương nguyệt và xương tháp cũng thay đổi. Diện khớp xương thang và xương bàn tay thứ nhất lõm hơn, diện khớp của xương thê nhỏ, độ rộng của thân xương và đầu ở các xương bàn tay bằng nhau. Thân và đầu xương của các xương ngón tay bắt đầu liền lại, các xương ngón cái, ngón 3, 4, 5 phát triển mạnh. 14 tuổi: Đầu xương của xương quay và các xương ngón thứ 2, 3, 4, 5 bắt đầu liền lại với thân xương tương ứng, đầu xương bàn tay thứ 2, 3, 4, 5 và thân xương hợp lại, sụn xương trở nên mạnh hơn, khoảng cách giữa thân và đầu xương không rõ rệt, lúc này bước sang giai đoạn cuối của quá trình liền lại của đầu và thân xương. Theo Greulic và Pyle thì Phim chuẩnG-P của nữ thiếu niên lứa tuổi 12 - 14 có một số đặc điểm sau: Tuổi 12: Đầu xương bao phủ thân xương quay, diện khớp với xương trụ bằng phẳng. Hình dạng đầu xương và thân xương trụ tương ứng với nhau, mỏm trầm trụ rõ hơn. Diện khớp giữa các xương hàng trên xương cổ tay được định hình. Diện khớp xương thang và xương bàn tay thứ 1 lõm sâu hơn. 13 tuổi: Tất cả hình dạng xương cổ tay đã gần giống với xương cổ tay của người trưởng thành, đầu xương bàn tay thứ nhất bao phủ thân xương. Nền xương bàn thứ 2 bao phủ xương thê. Thân và đầu đốt xa ngón cái bắt đầu liền lại. Trừ xương trụ và xương quay sụn của các xương dài khác mỏng đi rõ rệt. 13 tuổi 6 tháng: Thân và đầu xương bàn tay thứ nhất bắt đầu liền lại, đầu và thân xương đốt gần ngón tay thứ 3, 4, 5 bắt đầu liền lại. 14 tuổi: sụn đầu xương trụ và xương quay mỏng hơn. Đầu và thân xương bàn tay thứ nhất hoàn toàn liền lại. Thân và đầu xương bàn tay thứ 2, 3, 4, 5 tiếp tục liền lại. Thân và đầu xương đốt gần ngón thứ 2, 3, 5 hoàn toàn liền lại, thân và đầu xương đốt giữa ngón thứ 2 chưa hoàn toàn liền lại. thân và đầu xương đốt giữa thứ 3, 4, 5 tiếp tục liền lại. Khi sử dụng phương pháp đánh giá tuổi xương của cổ tay bàn tay với bộ phim tuổi xương tiêu chuẩn G-P còn cần chú ý khi kiểm tra tình trạng phát dục của xương có thể điền viết đánh giá vào bảng dưới đây (xem bảng 1.11). Bảng 1.11. Bảng đánh giá tình hình phát dục xương bàn tay và cổ tay bằng phương pháp Phim chuẩn G-P Tên xương Tuổi xương Tên xương Tuổi xương Tên xương Tuổi xương Tên xương Tuổi xương Đầu xương quay Xương nguyệt Đầu xương bàn 3 Đốt giữa ngón 3 Đầu xương trụ Xương thuyền Đầu xương bàn 5 Đốt giữa ngón 5 Xương cả Xương thang Đốt gần ngón 1 Đốt xa ngón 1 Xương móc Xương thê Đốt gần ngón 3 Đốt xa ngón 3 Xương tháp Đầu xương bàn 1 Đốt gần ngón 5 Đốt xa ngón 5 1.8. Điểm lược các công trình nghiên cứu về phát dục cơ thể và mối quan hệ của nó với trình độ thể lực của VĐV thể thao Từ kết quả tổng hợp các tư liệu có liên quan trong và ngoài nước, đề tài đã xử lý và quy nạp các công trình đã nghiên cứu về phát dục cơ thể của thiếu niên nhi đồng, cũng như mối quan hệ của chúng với trình độ thể lực của con người thành các vấn đề sau: 1.8.1. Các công trình nghiên cứu cơ bản trong đánh giá mức độ phát dục của thiếu niên nhi đồng Nổi bật có các công trình nghiên cứu của Marshall và Tanner về phương pháp tuổi xương để đánh giá mức độ phát dục của học sinh sinh viên Mỹ (1965) [41]. Kết quả các công trình nghiên cứu đánh giá mức độ phát dục cơ thể con người được phát triển sớm nhất ở Anh Quốc. Vào những năm 1936, 1937 nhà sinh học Todd đã có công trình đầu tiên nghiên cứu về dùng chụp phim ở xương của một số bộ phận cơ thể như xương bàn tay, cổ tay, xương vai, xương khớp, cổ chân, xương chậu Chính nghiên cứu của ông đã đặt nền móng cho việc sử dụng phim X-quang xây dựng Phim chuẩn GP. Kế tiếp đó là công trình nghiên cứu của Acheson (1954) nghiên cứu đánh giá tuổi xương của nhi đồng từ 6 tháng tuổi đến 5 tuổi. Trong nghiên cứu này ông đã đem các biểu hiện thành thục của mỗi bộ phận ngón tay, cổ tay, xương quay và xương thước làm thành đơn vị độ thành thục (gọi là đơn vị độ thành thục NiuTin) mà lần đầu tiên đề xuất phương pháp ghi điểm tuổi xương. Trên cơ sở này Tanner và Whitehouse (1959), dựa trên tài liệu nghiên cứu theo dõi của Harpenden để xây dựng nên tiêu chuẩn đẳng cấp phát dục xương cổ tay, bàn tay xác định quyền trọng của các xương. Sử dụng phương pháp đem tổng phương sai, điểm đạt được của các xương và biến đổi nhỏ nhất để tính toán điểm đạt được của các đẳng cấp phát dục (hoàn toàn thành thục là 1000 điểm). Từ đó có thể chuyển đổi thành tuổi xương [40]. Tanner và cộng sự (1959) dùng phương pháp này đã thiết kế và xây dựng nên tiêu chuẩn đánh giá tuổi xương gọi là phương pháp TWI. Năm 1972 Tanner lại nghiên cứu sửa đổi TWI. Ông đã loại bỏ đẳng cấp cuối cùng của 7 xương khi đánh giá là xương quay, xương thước, xương hình đầu, xương 3 góc, xương nguyệt, xương đan và xương nhiều góc nhỏ để hình thành phương pháp TW II. Có người đã mạnh dạn loại bỏ toàn bộ xương cổ tay mà chỉ dùng xương quay, xương thước và xương đầu xa của các ngón tay để tiến hành ghi điểm đánh giá, gọi là phương pháp Rus của Marshall và Tanner đã đặt nền móng cho việc sử dụng phương pháp tuổi xương trong tuyển chọn thể thao cũng như giáo dục vệ sinh học đường của Mỹ. Bungacova Jaxiorski (1983) cũng đã có các công trình nghiên cứu về đặc điểm phát dục của thiếu niên nhi đồng Nga và đề ra quan điểm tuyển chọn cần phải dựa vào tuổi sinh học [2]. Nổi bật là công trình nghiên cứu của Greulic và Pyle đã nghiên cứu xây dựng nên Phim chuẩn, được miêu tả bằng văn tự các đặc điểm của các Phim chuẩntuổi xương. Giúp cho việc đánh giá mức độ phát dục càng chính xác và có độ tin cậy cao hơn. Lý Quản Trân (1979) đã dựa trên các tư liệu năm 1964 của Trung Quốc xây dựng nên tiêu chuẩn tuổi xương theo thang điểm 100, nguyên lý lấy tổng điểm thành thục là 100 điểm. Kế đó là các công trình nghiên cứu Thẩm Hải Linh, Từ Cương (1993) đã đưa các công trình nghiên cứu của mình vào cuốn "Môn học tuổi xương". Trong cuốn sách này hai tác giả đã hệ thống phương pháp chụp xương bàn tay và cách đánh giá tuổi xương và đưa môn học tuổi xương thành môn khoa học quan trọng, giúp nâng cao hiệu quả tuyển chọn và huấn luyện thể thao [62]. Các nhà khoa học như: Giang Ngư, Vương Lịch, Hãm Quý Minh (1985), Trịnh Quế Lan, Vương Lực, Chu Thu Sâm (1994) đã đi sâu nghiên cứu đánh giá trình độ phát dục của thiếu niên nhi đồng dựa trên sự phát triển tính trạng thứ 2 ở thiếu niên nhi đồng. Các công trình này đã khẳng định quá trình phát triển tinh hoàn của nam, lông âm hộ và vú của nữ thiếu niên có mối quan hệ chặt chẽ với quá trình phát dục [60], [55]. Vương Kim Xán, Phong Phi Hổ, Bối Ân Bột, Khuất Kiến Hoa còn dựa vào sự phát triển của tinh hoàn và tính trạng thứ 2 để xây dựng bảng quy đổi tuổi xương thông qua tính trạng thứ 1 và thứ 2 [51], [59]. Lâm Tĩnh Quyên (1994): Nghiên cứu quy luật tốc độ sinh trưởng chiều cao của nhi đồng thời kỳ duy trì [55]. Phạm Kiến Bình: Nghiên cứu về sự tiến triển của yếu tố sinh trưởng [61]. Các nhà khoa học nước ngoài như Tượng Thanh, Vương Kiến, còn nghiên cứu đánh giá mức độ phát dục qua sự phát dục của tuổi răng, giúp thêm cho quá trình đánh giá mức độ phát dục của cơ thể thiếu niên nhi đồng càng tăng thêm độ chính xác. Một trong những công trình cuốn hút sức chú ý của các chuyên gia đánh giá mức độ phát dục tuổi xương là công trình nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong đánh giá phát dục của Ngô Gia Bình (1999) giúp cho việc kiểm tra đánh giá phát dục nhanh chóng và chính xác hơn [. 1.8.2. Các công trình nghiên cứu ứng dụng tuổi xương để điều tra thực trạng mức độ phát dục của thiếu niên Như chúng ta đã biết, điều tra thực trạng mức độ phát dục của thiếu niên là để giúp cho các ngành y tế giáo dục và thể dục thể thao có những thực tế để đưa ra quyết sách giáo dục giới tính, giáo dục vệ sinh, giáo dục tình cảm ý chí, luyến ái quan cho học sinh. Ngoài ra ngành thể dục thể thao có thêm cơ sở thực tiễn để tiến hành tuyển chọn một cách sâu rộng, khoa học hiệu quả hơn. Vì vậy nhiều nước đã có những công trình nghiên cứu đánh giá về hiệu quả ứng dụng các phương pháp đánh giá phát dục. Đới Mai Cảnh, Chu Đại Sinh (1981) với công trình nghiên cứu: “ứng dụng phương pháp phân tích ghép loại trong nghiên cứu phát dục dậy thì’’ [58]. Tanner (1965) “ứng dụng tuổi xương trong điều tra phát dục về chiều cao, trọng lượng cơ thể học sinh trong tiểu học Mỹ’’ [40]. Diệp Quảng Tuấn (1986) "Xem trọng các vấn đề có liên quan đến việc tăng tốc phát dục của nhi đồng đương đại". Về lĩnh vực ứng dụng tuổi xương trong tuyển chọn VĐV thể thao cũng đã có nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước ứng dụng như: "Ứng dụng tuổi xương trong tuyển chọn khoa học VĐV thể thao" của Tăng Phàn Huy (1991) [45]; "Ứng dụng tuổi xương trong tuyển chọn VĐV bơi lội" của Chu Thái Xương (1988) [50]. Ở Việt Nam cũng có một số học giả ứng dụng tuổi xương trong tuyển chọn thể thao như: Hà Khả Luân (2000) với công trình : “xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn VĐV các môn thể thao theo tuổi xương’’ [15]. Lê Đức Chương (2003) với công trình: "Xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn VĐV một số môn thể thao theo tuổi xương" [7]. 1.8.3. Các công trình nghiên cứu thực trạng mức độ phát dục của thiếu niên Các công trình nghiên cứu về thực trạng trình độ phát dục cơ thể (như chiều cao, cân nặng và các bộ phận cơ thể) ở trong và ngoài nước có một số công trình nghiên cứu sau: Lý Quản Trân (1979) với công trình: "Nghiên cứu sự phát dục xương của người Trung Quốc bằng phương pháp tính tuổi xương bách phân". Lý Hiệu Cơ với công trình: "Khái quát sự sinh trưởng phát dục của thiếu niên các dân tộc thiểu số Trung Quốc”. Tanner (1965) nghiên cứu về thực trạng phát dục cơ thể của học sinh trung tiểu học Mỹ. Pazarốp (1965) "Điều tra thực trạng phát dục của thiếu niên Mascơva" [40]. Gần đây các tác giả Trung Quốc đã có nhiều công trình nghiên cứu về thực trạng phát dục cơ thể của thiếu niên Trung Quốc. Tiêu biểu có các công trình sau; Đường Tích Lâm (1991) với công trình nghiên cứu "Sinh trưởng phát dục thiếu niên"; Giang Ngư, Vương Ích, Hâm Quý Minh (1985) với công trình "470 ví dụ điều tra tình trạng phát dục của nam thanh thiếu niên Trung Quốc" [60]. Diệp Nghĩa, Ngôn Lương Lợi, Lăng Thiên Lai (1993): "Nghiên cứu sự khác biệt cá thể về phát dục của nữ sinh bình thường". Hùng Tiền Tuyến, Đường Tứ Tiến (1992): "Nghiên cứu điều tra hiện tượng mộng tinh trong nước tiểu buổi sáng sớm của nam thanh thiếu niên Bắc Kinh". Hồ Ngô Chí, Dư Nghị Chấn, Vương Lễ Quế (1995) với đề tài: "Phân tích điều tra độ tuổi có kinh lần đầu và hành vi tâm lý giới tính của thiếu nữ 22 thành phố Trung Quốc". Vương Như Mai, Trương Quốc Đông, An Ái Hoa... (1991) với đề tài: "Xu thế kéo dài và phân bố theo mùa của độ tuổi có kinh lần đầu". Ở Việt Nam cũng có một số công trình nghiên cứu về mức độ phát dục của thanh thiếu niên như Đào Duy Thư, Bùi Thị Hiếu (1969): "Nghiên cứu đặc điểm chu kỳ kinh nguyệt thời kỳ phát dục của các em nữ 12 - 14 tuổi". Phạm Tuấn Phượng và cộng sự (1974) cũng nghiên cứu một số đặc điểm thời kỳ phát dục duy trì của thiếu niên miền Bắc Việt Nam. Ngô Đức Nhuận (2005) “Nghiên cứu mối tương quan giữa tuổi sinh học và tuổi xương lứa tuổi thiếu niên phục vụ công tác tuyển chọn VĐV”, Viện khoa học TDTT. Tuy vậy các công trình nghiên cứu về thực trạng phát dục của thiếu niên nhi đồng Việt Nam còn rất ít ỏi. Qua các công trình nghiên cứu trên ta có thể rút ra nhận xét là quá trình phát dục bao gồm phát dục sinh trưởng và phát dục thanh xuân của thiếu niên đã cuốn hút đông đảo các nhà nghiên cứu, các học giả nghiên cứu. Nội dung nghiên cứu chủ yếu xoay quanh 3 vấn đề lớn: Thứ nhất là các nghiên cứu cơ bản về quá trình phát dục và phương pháp đánh giá. Thứ hai là nghiên cứu ứng dụng các quy luật phát dục trong vệ sinh học đường trong giáo dục và trong tuyển chọn thể thao. Thứ ba là các nghiên cứu về hiện trạng sự phát dục của thiếu niên. Tuy vậy việc nghiên cứu mối quan hệ giữa mức độ phát dục với trình độ phát triển các tố chất thể lực của VĐV thiếu niên vẫn còn bỏ trống và cần được đi sâu nghiên cứu Kết luận chương 1. Mức độ phát dục là quá trình biến đổi chức năng cấu trúc và giới tính diễn ra với các mức độ cao, trung bình, thấp khác nhau. Phát dục có các loại hình khác nhau và mỗi loại hình phát dục lại có đặc điểm khác nhau. Trong quá trình phát dục chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như di truyền, môi trường... Để xác định khởi đầu và kết thúc phát dục người ta thường sử dụng phương pháp khác nhau. Trong đó có phương pháp xác định tuổi xương, phương pháp xác định tính trạng thứ 2, phương pháp kiểm tra sư phạm... 2. Trình độ tập luyện bao gồm mức độ phát triển về sức mạnh, sức nhanh, sức bền, mềm dẻo và các tố chất thể lực khác của VĐV. Nhờ quá trình tập luyện thể dục thể thao đã cải thiện được chức năng cơ thể và cấu trúc của các cơ quan vận động thể lực gồm thể lực chung và thể lực chuyên môn. Trình độ thể lực của VĐV thể thao chịu ảnh hưởng của các yếu tố như di truyền, môi trường và tính khoa học trong quá trình tập luyện thể thao. Mức độ phát dục và trình độ tập luyện có mối quan hệ lẫn nhau. Song mức độ chặt chẽ của mối quan hệ này ở những cá thể VĐV khác nhau, giữa VĐV các môn thể thao cũng có sự khác nhau. Tìm hiểu mối quan hệ này có lợi cho việc tuyển chọn những năng khiếu thể thao tiềm ẩn trong từng môn thể thao cụ thể góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả tuyển chọn. 3. Vấn đề mức độ phát dục và trình độ phát triển thể lực trong tuyển chọn và huấn luyện thể thao đã cuốn hút đông đảo các nhà khoa học thể dục thể thao trong và ngoài nước tiến hành nghiên cứu. Tuy vậy việc xác định mối tương quan giữa mức độ phát dục với trình độ thể lực cho VĐV ở từng môn thể thao cụ thể thì còn tương đối ít. Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài được xác định là: Mối quan hệ giữa mức độ phát dục với trình độ thể lực của VĐV bơi lội nam nữ lứa tuổi 12 – 14 ở Việt Nam. Khách thể nghiên cứu là 37 VĐV trong đó có 19 VĐV nam và 18 VĐV nữ đang tập luyện tại các trung tâm huấn luyện thể thao các tỉnh thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Bình Định 2.2. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện được các mục tiêu nghiên cứu đã được xác định, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 2.2.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu Phương pháp nghiên cứu này được đề tài sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu nhằm mục đích thu thập các thông tin từ các nguồn tài liệu khác nhau như sách báo, thông tin khoa học trong và ngoài nước để phân tích, tổng hợp và tiếp thu có chọn lọc các thông tin cần thiết và có liên quan trực tiếp và đáp ứng cho việc lựa chọn đề tài, xây dựng giả thiết khoa học. Những tài liệu được quan tâm thu thập gồm các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, các thông tư văn bản về công tác thể thao thành tích cao của Đảng, Nhà nước, tổng cục TDTT. Các sách và tư liệu về lý luận và phương pháp xác định và đánh giá mức độ phát dục của thiếu niên nhi. Các tài liệu và sách về lý luận và tuyển chọn, các sách về lĩnh vực sinh lý, giải phẫu, y học thể dục thể thao, tâm lý. Các sách lý luận chuyên ngành như lý luận và phương pháp đào tạo VĐV trẻ, học thuyết huấn luyện. Lý luận và phương pháp giáo dục TDTT, bơi lội, những tri thức cớ bản trong đào tạo VĐV bơi lội trẻ. Các sách đo lường và toán học thống kê, xác xuất thống kê, các đề tài và luận án tiến sĩ, thạc sĩ có liên quan. Các tạp chí khoa học TDTT trong và ngoài nước để xây dựng cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu và giúp phân tích đánh giá kết quả nghiên cứu. Các tài liệu trên được trình bày ở phần tài liệu tham khảo. 2.2.2. Phương pháp phỏng vấn bằng phiếu hỏi Phương pháp phỏng vấn bằng phiếu hỏi được đề tài sử dụng trong quá trình nghiên cứu nhằm mục đích thu thập thông tin từ các đối tượng phỏng vấn. Đối tượng được phỏng vấn gồm các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ và các huấn luyện viên bơi, giáo viên bơi có kinh nghiệm ở trường Đại học TDTT, Viện khoa học TDTT, Tổng cục TDTT và một số tỉnh có thành tích thi đấu bơi lội tốt ở miền Bắc như Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Thanh Hóa, Nghệ An Tổng số đối tượng phỏng vấn là 32 người. Nội dung phỏng vấn xoay quanh các vấn đề: Lựa chọn phương pháp xác định mức độ phát dục của VĐV bơi lội 12 - 14 tuổi Lựa chọn chỉ tiêu đánh giá trình độ phát triển thể lực cho VĐV bơi lội 12 - 14 tuổi Xác định tính cần thiết, tính khả thi và độ tin cậy đối với các yêu cầu cơ bản trong ứng dụng mối quan hệ giữa mức độ phát dục với trình độ phát triển thể lực của VĐV bơi lội 12 - 14 tuổi, trong thực tiễn tuyển chọn và huấn luyện bơi lội cho thiếu niên nhi đồng. 2.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm Đề tài sử dụng phương pháp để quan sát phát hiện những sai lệch trong quá trình VĐV thực hiện các test và bài tập kiểm tra, đồng thời qua quan sát các diễn biến cơ thể trong quá trình thực hiện các bài test để phân tích làm sáng tỏ hơn các kết quả nghiên cứu. Đối tượng quan sát là 37 VĐV trong đó có 19 nam, 18 nữ lứa tuổi 12 - 14 tuổi các tỉnh thành Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Bình Định Phương pháp quan sát đề tài sử dụng phương pháp quan sát trực tiếp. Nội dung quan sát là trình tự, nội dung và chất lượng thực hiện các bài test kiểm tra của VĐV. 2.2.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm Đề tài sử dụng phương pháp kiểm tra sư phạm nhằm thu thập các thông tin qua kiểm tra các chỉ tiêu (test) kiểm tra sư phạm. Nội dung và phương pháp cụ thể như sau: A. Các test kiểm tra trên cạn: 1. Bật xa tại chỗ: Dụng cụ gồm bục nhảy bằng gỗ, hố cát, thước giây và thang gạt cát. Cách tiến hành: Cho VĐV đứng trên bục gỗ giậm nhảy. Dùng sức phối hợp bật mạnh lên trên và ra trước. Thang tính được xác định là khoảng cách từ mép bục phía trước đến điểm chạm gần nhất của cơ thể với mặt hố cát. Mỗi VĐV được nhảy 2 lần lấy thành tích tốt nhất. 2. Lực bóp tay thuận (kg) Kiểm tra lực bóp tay để đánh giá sức mạnh tay. Dụng cụ đo là lực kế bóp tay điện tử. Xác định tay thuận là tay thường dùng để thực hiện các động tác quan trọng trong cuộc sống, như ném, đẩy nên tay thuận thương mạnh hơn tay không thuận. Người được kiểm tra hai chân đứng rộng bằng vai, tay thuận cầm lực kế đưa sang ngang tạo một góc 450 so với trục dọc cơ thể. Tay không cầm lực kế duỗi thẳng tự nhiên song song với thân người. Bàn tay cầm lực kế để đồng hồ của lực kế hướng vào lòng bàn tay, các ngón tay ôm chặt thân lực kế và bóp hết sức. 3. Kiểm tra test chạy 30m XPC Dụng cụ: Trên đường chạy 100m. Kẻ 2 vạch xuất phát và vạch đích cách nhau đúng 30m. Tùy khả năng có thể chuẩn bị mỗi đường chạy 1 đến 2 đồng hồ bấm giây. Cách tiến hành: VĐV được đeo số và tập hợp ở phía đấu vạch xuất phát. Khi người kiểm tra gọi tên thì đứng vào sau vạch xuất phát và đứng ở vị trí xuất phát cao. Khi người kiểm tra hô “chạy” (đồng thời phất cờ) thì VĐV dùng tốc độ nhanh nhất chạy về đích và người bấm giờ cùng lúc bấm đồng hồ chạy. Khi chạy đến vạch đích thì người bấm giờ bấm đồng hồ dừng. Đồng thời đọc thành tích theo số đeo của VĐV cho người ghi thành tích ghi lại. Thành tích chạy lấy đến độ chính xác 1% giây. Chú ý VĐV không được chạy sang đường chạy của người khác. 4. Chạy con thoi 4 x 10m (s) Trên sân hoặc trên đường chạy kẻ 2 vạch cách nhau 10m. VĐV khi kiểm tra đứng trước vạch quy định ở tư thế xuất phát cao. Mỗi lần kiểm tra tùy số lượng đồng hồ có thể bố trí mỗi đợt chạy 2- 3 người. Khi người kiểm tra gọi tên VĐV vào chỗ và phát ra khẩu lệnh chạy thì VĐV dùng sức nhanh nhất chạy chạm tay vào vạch đích sau đó quay người chạy trở lại chạm tay vào vạch xuất phát. Trong khi đó người kiểm tra theo dõi việc thực hiện đúng luật của VĐV đồng thời bấm đồng hồ chạy và dừng để xác định chính xác thời gian thực hiện bài tập của VĐV. Yêu cầu VĐV phải thực hiện đúng quy định của trọng tài nếu phạm quy phải chạy lại. Thành tích chạy được xác định chính xác tới 1% giây. 5. Nằm ngửa gập bụng. Test này để đánh giá sức mạnh cơ bụng. Tính số lần trong 30s. Người được kiểm tra ngồi trên sàn chân co 900 ở đầu gối, bàn chân áp sát sàn, hai bàn tay đan chéo vào nhau và đặt sau gáy, người thứ 2 hỗ trợ bằng cách ngồi trên mu bàn chân đối tượng điều tra. Khi có hiệu lệnh bắt đầu, người được kiểm tra ngả người nằm ra sau, hai bả vai chạm sàn rồi gập bụng thành ngồi. Thực hiện động tác gập thân đến 900. Mỗi lần ngả người, co bụng được tính một lần. 6. Quay gậy qua vai. Cách thực hiện: Cho VĐV đứng thẳng tự nhiên 2 tay cầm gậy duỗi thẳng ở phía trước, dùng sức đưa gậy qua vai ra phía sau. Thành tích được tính bằng khoảng cách giữa 2 tay cầm gậy. Chú ý đo 3 lần lấy thành tích tốt nhất. Đơn vị đo là cm. 7. Chạy tùy sức 5 phút. Để đánh giá sức bền (sức bền ưa khí). Sân bãi: sân điền kinh. Cách tiến hành: VĐV được đeo số và tập hợp ở phía đấu vạch xuất phát, khi người kiểm tra gọi tên thì VĐV đứng vào vạch xuất phát và đứng ở vị trí xuất phát cao. Khi người kiểm tra hô “chạy” (đồng thời phất cờ) thì VĐV chạy, người kiểm tra cùng lúc bấm đồng hồ chạy. Khi hêt thời gian 5 phút thì người kiểm tra thổi còi cho tất cả VĐV dừng lại, đồng thời kiểm tra quãng đường của từng VĐV. B. Các test kiểm tra dưới nước: 1. Bơi tốc độ cao 50m kiểu bơi trườn sấp (đánh giá tốc độ chuyên môn). Cách tiến hành: Cho VĐV đứng lên bục xuất phát. khi nghe thấy hiệu lệnh bô “Bơi” (hoặc tiếng súng phát lệnh) thì VĐV thực hiện động tác xuất phát và người kiểm tra cùng lúc bấm đồng hồ chạy. Khi VĐV bơi lội bơi gần tới đích thì người kiểm tra bước ra sát mép bể để bấm giờ làm sao cho tay VĐ...iện hay có khuyết điểm. Các nhân tố chủ yếu gây ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng phát dục của thiếu niên là: Đặc điểm di truyền cá thể và chủng tộc, chế độ cung cấp dinh dưỡng, hoàn cảnh môi trường và điều kiện sống. Tất cả các yếu tố này đều có thể tác động lên quá trình trao đổi chất trong cơ thể, lên các tế bào và cơ quan hiệu ứng, lên hệ thần kinh và các tuyến nội tiết, qua đó chúng gây ảnh hưởng và chi phối quá trình trưởng thành, phát dục và ảnh hưởng đến trình độ thể lực của các em. Mối quan hệ tương tác đó được trình bày trong biểu đồ 3.4. Thần kinh thể dịch Trao đổi chất Tế bào, cơ quan hiệu ứng Yếu tố môi trường Chủng tộcYếu tố di truyền Dinh dưỡng Cá thể Điều kiện sống Sinh trưởng, phát dục (Thể hình) Biểu đồ 3.4. Mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố ảnh hưởng đến sự trưởng thành, phát dục của thanh thiếu niên Mặc dù sự chi phối của các yếu tố di chuyền và tác động của các yếu tố điều kiện môi trường và hoàn cảnh có thể dẫn đến sự khác biệt lớn về thể hình và chiều cao giữa các cá thể, tuy vậy quá trình sinh trưởng phát dục của thiếu niên có các biểu hiện, các hiện tượng chung có tính phổ biến, có thể quy nạp thành các quy luật chung về sự trưởng thành và phát dục của cơ thể người. Muốn thúc đẩy tiềm năng sinh trưởng của thiếu niên phát huy tới mức tối đa, không những cần tìm hiểu lịch sử phát dục quá khứ, tình trạng sinh trưởng hiện tại, mà còn cần phải biết chắc được xu thế phát dục hiện tại và dự báo tiềm năng sinh trưởng tối đa trong giai đoạn sắp tới của các em. Như vậy mới có thể đề suất được nhưng phương pháp, biện pháp, bài tập phù hợp để lựa chọn, phát triển các tố chất cần thiết cho các môn thể thao. 3.3. Xác định quan hệ giữa trình độ phát triển thể lực với mức độ phát dục cơ thể của VĐV bơi lội 12 – 14 tuổi 3.3.1. Lựa chọn chỉ tiêu có tính đại diện cho các biến số X và Y Để có thể xác định được mối quan hệ giữa trình độ phát triển thể lực với mức độ phát dục đề tài dùng phương pháp tính hệ số tương quan giữa trình độ phát triển thể lực (biến số Y) và mức độ phát dục (biến số X). Song các chỉ tiêu dùng để làm thành biến số X và Y có nhiều. Bởi vậy bước đầu tiên của việc xác định hệ số tương quan là phải lựa chọn chỉ tiêu có tính đại diện cho các biến số. Dựa vào kết quả nghiên cứu ở phần 3.2 đề tài bước đầu đề xuất các chỉ tiêu có tính đại diện cho các biến số X và Y như sau: Đối với biến số X (mức độ phát dục) đề tài đề xuất chỉ tiêu tiềm năng phát triển chiều cao của các đối tượng điều tra (tức hiệu số giữa chiều cao dự báo ở tuổi trưởng thành và chiều cao hiện tại). Lý do đề xuất chỉ tiêu này là vì theo kết quả nghiên cứu ở trên, tiềm năng phát triển chiều cao thân thể có thể dùng để đánh giá tiềm năng phát dục của cơ thể, vả lai tuổi xương càng thấp hơn tuổi đời thì tiềm năng phát triển chiều cao thân thể trong tương lai càng tốt. Đối với các chỉ tiêu phát triển thể lực chung, đề tài sử dụng 5 chỉ tiêu đại diện cho 5 tố chất thể lực: nhanh, mạnh, bền, khéo, dẻo. Riêng tố chất sức mạnh thì có hai chỉ tiêu, song chúng tôi chỉ lựa chọn chỉ số lực bóp tay thuận trên cạn và Bơi 50m tay kiểu bơi trườn sấp (dưới nước) vì trong môn bơi lội sức mạnh quạt tay chiếm tỷ lệ từ 50 – 75% lực đẩy cơ thể tiến về phía trước cao hơn so với chỉ số đập chân trườn sấp chiếm tỷ lệ 25 – 40% lực đẩy cơ thể tiến về phía trước. Như vậy đề tài đã lựa chọn được 10 chỉ tiêu (5 chỉ tiêu thể lực chung trên cạn và 5 chỉ tiêu thể lực chuyên môn dưới nước) đề làm thành biến số Y. Các chỉ tiêu đó là: *Thể lực chung trên cạn gồm các chỉ tiêu: 1. Chạy 30m xuất phát cao: Đánh giá sức nhanh 2. Lực bóp tay thuận: Đánh giá sức mạnh 3. Chạy tuỳ sức 5 phút: Đánh giá sức bền 4. Chạy con thoi 4x10m: Đánh giá sự khéo léo 5. Dẻo gập thân: Đánh giá tính mềm dẻo * Thể lực chuyên môn dưới nước gồm các chỉ tiêu: 1. Bơi 50m kiểu bơi trườn sấp: đánh giá sức nhanh. 2. Bơi 50m tay kiểu bơi trườn sấp: đánh giá sức mạnh chuyên môn. 3. Bơi 50m chân kiểu bơi trườn sấp: đánh giá sức mạnh chuyên môn. 4. Bơi 800m trườn sấp:đánh giá sức bền chuyên môn 5. Bơi 200m hỗn hợp 4 kiểu bơi: đánh giá năng lực phối hợp trong bơi của VĐV. 6. Quay gậy qua vai: đánh giá độ mềm dẻo chuyên môn của VĐV bơi lội. Sau khi bước đầu lựa chọn được các chỉ tiêu dùng làm biến số X và Y trình bày ở trên. Để đảm bảo tính khách quan và độ tin cậy trong việc xác định các chỉ tiêu dùng làm biến số, đề tài đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp 15 chuyên gia trong lĩnh vực tuổi xương, các cán bộ nghiên cứu và các giáo viên y sinh học của viện khoa học TDTT và trường Đại học TDTT Bắc Ninh. Kết quả cho thấy: Về việc dùng tiềm năng phát triển chiều cao (hiệu số chiều cao dự báo so với chiều cao hiện tại) của đối tượng nghiên cứu làm thành biến số X đã được 100% ý kiến tán thành. Dùng 10 chỉ tiêu (có 5 chỉ tiêu thể lực trên cạn và 5 chỉ tiêu thể lực chuyên môn dưới nước) đã được 14/15 ý kiến chiếm tỷ lệ 93.33% số ý kiến tán thành. Với tỷ lệ số phiếu tán thành đạt từ 93.33% đến 100% đó, đề tài đã sử dụng các chỉ tiêu được lựa chọn để làm thành biến số X và Y trong quá trình khảo sát mối tương quan giữa mức độ phát dục và trình độ phát triển thể lực của VĐV bơi lội 12 – 14 tuổi. 3.3.2. Các kết quả xác định quan hệ giữa trình độ phát triển thể lực với mức độ phát dục cơ thể VĐV bơi lội 3.3.2.1 Các kết quả xác định mối quan hệ giữa trình độ phát triển các tố chất thể lực chung trên cạn với mức độ phát dục cơ thể (tiềm năng phát dục) của VĐV bơi lội 12 – 14 tuổi a. Quan hệ giữa trình độ phát triển các tố chất sức nhanh (chạy 30m) với mức độ phát dục cơ thể (tiềm năng phát dục cơ thể) của VĐV bơi lội 12 – 14 tuổi Dựa vào kết quả xác định loại hình phát dục và hiệu số chiều cao dự báo với chiều cao hiện tại của đối tượng kiểm tra. Đồng thời dựa vào kết quả kiểm tra thành tích chỉ tiêu chạy 30m xuất phát cao của đối tượng kiểm tra để tính hệ số tương quan theo công thức tính hệ số tương quan đã lập trình sẵn trên phần mềm Exel 2003 cho kết quả trình bày ở các bảng 3.21, 3.22. Bảng 3.22. Quan hệ giữa trình độ phát triển sức nhanh với mức độ phát dục cơ thể của nữ VĐV bơi lội nhóm tuổi 12-14 Lứa tuổi Họ và tên VĐV Phá dục chiều cao Phát triển sức nhanh r P 12 tuổi 37.4 5.9 -0.816 <0.05 36.4 5.97 36.2 5.99 31.7 6 32.4 6.1 33.3 6.3 30.5 6.11 13 tuổi 34.3 5.9 -0.923 <0.05 33.5 5.91 32.7 5.92 30.2 5.92 32.7 5.95 29.3 6.02 14 tuổi 33.1 5.82 -0.897 <0.05 33 5.83 28.7 5.85 29.2 5.9 27.7 5.93 Qua kết quả trình bày ở bảng 3.21 và 3.22 cho thấy: Hệ số tương quan giữa mức độ phát dục cơ thể với trình độ phát triển thể lực của loại hình phát dục bình thường các VĐV ở cả 3 nhóm tuổi kể cả nam và nữ ở loại hình phát dục bình thường đều có mối tương quan chặt với mức độ phát triển sức nhanh (rnam lần lượt là: tuổi 12 có r = -0.848; tuổi 13 có r = -0.926; tuổi 14 có r = -0.971; rnữ tuổi 12 có r = -0.816; tuổi 13 có r = -0.923; tuổi 14 có r = -0.897). b. Quan hệ giữa trình độ phát triển tố chất sức mạnh (lực bóp tay thuận) với mức độ phát dục cơ thể của VĐV bơi lội 12 – 14 tuổi Để xác định mối quan hệ giữa trình độ phát triển sức mạnh với mức độ phát dục cơ thể. Đề tài đã tính mối tương quan giữa mức độ tăng trưởng chiều cao (tức hiệu số chiều cao dự báo với chiều cao hiện tại) của nam nữ VĐV bơi lội 12 – 14 tuổi với lực bóp tay thuận của đối tượng kiểm tra. Kết quả được trình bày ở bảng 3.23; 3.24. Bảng 3.24 Quan hệ giữa trình độ phát triển sức mạnh với mức độ phát dục cơ thể của nam VĐV bơi lội nhóm tuổi 12-14 Lứa tuổi Họ và tên VĐV Phá dục chiều cao Phát triển sức mạnh r P 12 tuổi 37.4 24.8 0.813 <0.05 36.4 24.4 36.2 24.3 31.7 24.2 32.4 23.5 33.3 22.7 30.5 22.3 13 tuổi 34.3 28.9 0.955 <0.05 33.5 28.8 32.7 28.6 30.2 27.9 32.7 27.3 29.3 27 14 tuổi 33.1 31.9 0.971 <0.05 33 31.7 28.7 31.2 29.2 31.1 27.7 30.8 Qua kết quả trình bày ở các bảng 3.23; 3.24 cho thấy: Hệ số tương quan giữa mức độ phát dục cơ thể với trình độ phát triển thể lực của loại hình phát dục bình thường các VĐV ở cả 3 nhóm tuổi kể cả nam và nữ ở loại hình phát dục bình thường đều có mối tương quan chặt với mức độ phát triển sức mạnh (rnam lần lượt là: tuổi 12 có r = 0.801; tuổi 13 có r = 0.822; tuổi 14 có r = -0.973; rnữ tuổi 12 có r = 0.813; tuổi 13 có r = 0.955; tuổi 14 có r = 0.971). c. Quan hệ giữa trình độ phát triển tố chất sức bền (Chạy tuỳ sức 5 phút) với mức độ phát dục cơ thể của nam nữ VĐV bơi lội 12 – 14 tuổi Để xác định mối quan hệ giữa trình độ phát triển tố chất sức bền với mức độ phát dục cơ thể. Đề tài cũng tiến hành bằng cách tính hệ số tương quan giữa mức độ phát dục chiều cao với thành tích chạy tuỳ sức 5 phút của nam nữ VĐV bơi lội 12 – 14 tuổi. Kết quả được trình bày ở các bảng 3.25, 3.26. Bảng 3.26. Quan hệ giữa trình độ phát triển sức bền với mức độ phát dục cơ thể của nữ VĐV bơi lội nhóm tuổi 12-14 Lứa tuổi Họ và tên VĐV Phá dục chiều cao Phát triển sức bền r P 12 tuổi 37.4 778 0.801 <0.05 36.4 760 36.2 758 31.7 755 32.4 735 33.3 725 30.5 721 13 tuổi 34.3 799 0.97 <0.05 33.5 789 32.7 785 30.2 772 32.7 760 29.3 747 14 tuổi 33.1 834 0.94 <0.05 33 824 28.7 805 29.2 793 27.7 779 Từ kết quả trình bày ở hai bảng trên cho thấy: Hệ số tương quan giữa mức độ phát dục cơ thể với trình độ phát triển thể lực của loại hình phát dục bình thường các VĐV ở cả 3 nhóm tuổi kể cả nam và nữ ở loại hình phát dục bình thường đều có mối tương quan chặt với mức độ phát triển sức bền (rnam lần lượt là: tuổi 12 có r = 0.85; tuổi 13 có r = 0.833; tuổi 14 có r = 0.987; rnữ tuổi 12 có r = 0.801; tuổi 13 có r = 0.97; tuổi 14 có r = 0.94). d. Quan hệ giữa mức độ phát dục cơ thể với trình độ phát triển tố chất khéo léo (chạy con thoi 4x10m) của nam nữ VĐV bơi lội 12 – 14 tuổi Tương tự như cách xác định mối quan hệ của mức độ phát dục cơ thể với các tố chất sức nhanh, sức mạnh, sức bền trình bày ở trên. Để xác định mối quan hệ giữa trình độ phát triển tố chất khéo léo với mức độ phát dục cơ thể của VĐV bơi lội đề tài tiến hành xác định mối tương quan giữa mức độ phát dục chiều cao cơ thể với thành thích chạy con thoi 4x10m. Kết quả được trình bày ở các bảng 3.27; 3.28 Bảng 3.28 Quan hệ giữa trình độ phát triển tố chất khéo léo với mức độ phát dục cơ thể của nữ VĐV bơi lội nhóm tuổi 12-14 Lứa tuổi Họ và tên VĐV Phá dục chiều cao Phát triển linh hoạt r P 12 tuổi 37.4 11.9 -0.9 <0.05 36.4 12.06 36.2 12.1 31.7 12.25 32.4 12.37 33.3 12.44 30.5 12.5 13 tuổi 34.3 11.87 -0.967 <0.05 33.5 11.93 32.7 11.97 30.2 12.13 32.7 12.04 29.3 12.16 14 tuổi 33.1 11.67 -0.907 <0.05 33 11.7 28.7 11.98 29.2 11.78 27.7 12.01 Qua kết quả trình bày ở các bảng trên cho thấy: Hệ số tương quan giữa mức độ phát dục cơ thể với trình độ phát triển thể lực của loại hình phát dục bình thường các VĐV ở cả 3 nhóm tuổi kể cả nam và nữ ở loại hình phát dục bình thường đều có mối tương quan chặt với mức độ phát triển tố chất khéo léo (rnam lần lượt là: tuổi 12 có r = -0.866; tuổi 13 có r = -0.933; tuổi 14 có r = -0.982; rnữ tuổi 12 có r = -0.9; tuổi 13 có r = -0.967; tuổi 14 có r = -0.907). e. Quan hệ giữa trình độ phát triển tố chất mềm dẻo với mức độ phát dục cơ thể của VĐV bơi lội 12 – 14 tuổi Sử dụng số liệu kiểm tra tuổi xương và kiểm tra các tố chất thể lực. Thông qua xử lý số liệu bằng phương pháp tính hệ số tương quan giữa mức độ phát dục chiều cao cơ thể với trình độ phát triển tính mềm dẻo của VĐV qua độ dẻo gập thân. Kết quả được trình bày ở các bảng 3.29, 3.30. Bảng 3.30 Quan hệ giữa trình độ phát triển tố chất mềm dẻo với mức độ phát dục cơ thể của nữ VĐV bơi lội nhóm tuổi 12-14 Lứa tuổi Họ và tên VĐV Phá dục chiều cao Phát triển mềm dẻo r P 12 tuổi 37.4 10.4 0.913 <0.05 36.4 9.7 36.2 9.6 31.7 8.2 32.4 7.9 33.3 7 30.5 6.2 13 tuổi 34.3 11 0.954 <0.05 33.5 10.87 32.7 10.75 30.2 10.25 32.7 10.5 29.3 10.2 14 tuổi 33.1 12.77 0.947 <0.05 33 12.69 28.7 12.32 29.2 12.08 27.7 12 Qua kết quả đã trình bày ở 2 bảng trên cho thấy: Hệ số tương quan giữa mức độ phát dục cơ thể với trình độ phát triển thể lực của loại hình phát dục bình thường các VĐV ở cả 3 nhóm tuổi kể cả nam và nữ ở loại hình phát dục bình thường đều có mối tương quan chặt với mức độ phát triển tố chất mềm dẻo (rnam lần lượt là: tuổi 12 có r = 0.917; tuổi 13 có r = 0.831; tuổi 14 có r = 0.936; rnữ tuổi 12 có r = 0.913; tuổi 13 có r = 0.954; tuổi 14 có r = 0.947). 3.4.2.2 Các kết quả xác định quan hệ giữa trình độ phát triển các tố chất thể lực chuyên môn với mức độ phát dục có thể của VĐV bơi lội 12 – 14 tuổi a. Quan hệ giữa trình độ phát triển sức nhanh chuyên môn với mức độ phát dục cơ thể của VĐV bơi lội 12 – 14 tuổi Đối với việc xác định mối quan hệ giữa trình độ phát triển sức nhanh chuyên môn với mức độ phát dục cơ thể của VĐV bơi lội. Đề tài sử dụng mức độ phát dục chiều cao làm thành biến số X và thành tích bơi phối hợp 50m trườn sấp làm thành biến số Y. Sau khi xử lý mối tương quan của 2 biến số X và Y kết quả được trình bày ở bảng: 3.31; 3.32. Bảng 3.32 Quan hệ giữa trình độ phát triển sức nhanh chuyên môn với mức độ phát dục cơ thể của nữ VĐV bơi lội nhóm tuổi 12-14 Lứa tuổi Họ và tên VĐV Phá dục chiều cao Phát triển sức nhanh r P 12 tuổi 37.4 32.7 -0.823 <0.05 36.4 33.5 36.2 33.7 31.7 33.7 32.4 34 33.3 34.9 30.5 35.2 13 tuổi 34.3 32.5 -0.942 <0.05 33.5 32.6 32.7 32.7 30.2 33.7 32.7 33 29.3 33.5 14 tuổi 33.1 31.7 -0.89 <0.05 33 31.8 28.7 31.9 29.2 32 27.7 32.6 Qua kết quả trình bày ở các bảng trên có thể thấy: Hệ số tương quan giữa mức độ phát dục cơ thể với trình độ phát triển thể lực chuyên môn của loại hình phát dục bình thường các VĐV ở cả 3 nhóm tuổi kể cả nam và nữ ở loại hình phát dục bình thường đều có mối tương quan chặt với mức độ phát triển sức nhanh chuyên môn (rnam lần lượt là: tuổi 12 có r = -0.804; tuổi 13 có r = -0.836; tuổi 14 có r = -0.962; rnữ tuổi 12 có r = -0.823; tuổi 13 có r = -0.942; tuổi 14 có r = -0.89). b. Quan hệ giữa trình độ phát triển tố chất sức mạnh chuyên môn với mức độ phát dục cơ thể của VĐV bơi lội 12 – 14 tuổi Bằng việc tính hệ số tương quan giữa trình độ phát triển của tố chất sức mạnh chuyên môn (thành tích bơi quạt tay 50m) với mức độ phát triển chiều cao cơ thể của nam nữ VĐV bơi lội 12 – 14 tuổi. Kết quả được trình bày ở bảng 3.33; 3.34. Bảng 3.34 Quan hệ giữa trình độ phát triển sức mạnh chuyên môn với mức độ phát dục cơ thể của nữ VĐV bơi lội nhóm tuổi 12-14 Lứa tuổi Họ và tên VĐV Phá dục chiều cao Phát triển sức mạnh r P 12 tuổi 37.4 42.3 -0.835 <0.05 36.4 42.7 36.2 42.8 31.7 42.9 32.4 43 33.3 43.3 30.5 43.5 13 tuổi 34.3 41 -0.871 <0.05 33.5 41.4 32.7 41.5 30.2 41.6 32.7 41.7 29.3 41.8 14 tuổi 33.1 40.7 -0.882 <0.05 33 40.8 28.7 41 29.2 40.9 27.7 41.6 Các kết quả trình bày ở 2 bảng trên cho thấy: Hệ số tương quan giữa mức độ phát dục chiều cao cơ thể với sự phát triển tố chất sức mạnh chuyên môn (thành tích bơi quạt tay 50m) của nam nữ VĐV ở cả ba nhóm tuổi có loại hình phát dục bình thường kể cả nam và nữ đều có mối tương quan chặt với mức độ phát triển sức mạnh chuyên môn (rnam lần lượt là: tuổi 12 có r = -0.927; tuổi 13 có r = -0.863; tuổi 14 có r = -0.96; rnữ tuổi 12 có r = -0.835; tuổi 13 có r = -0.871; tuổi 14 có r = -0.882) với ngưỡng xác xuất P < 0.05 . c. Quan hệ giữa trình độ phát triển tố chất sức bền chuyên môn với mức độ phát dục cơ thể của VĐV bơi lội 12 – 14 tuổi Cũng tương tự như cách xác định mối quan hệ của trình độ phát triển các tố chất thể lực khác với mức độ phát dục cơ thể. Để xác định mối quan hệ giữa trình độ phát triển sức bền chuyên môn với mức độ phát dục cơ thể. Đề tài dùng mức độ phát dục chiều cao cơ thể làm biến số X và thành tích bơi trườn sấp 800m làm biến số Y. Kết quả tính r của các nhóm tuổi và loại hình phát dục được trình bày ở bảng 3.35; 3.36. Bảng 3.36 Quan hệ giữa trình độ phát triển sức bền chuyên môn với mức độ phát dục cơ thể của nữ VĐV bơi lội nhóm tuổi 12-14 Lứa tuổi Họ và tên VĐV Phá dục chiều cao Phát triển sức bền r P 12 tuổi 37.4 11.15 -0.827 <0.05 36.4 11.26 36.2 11.27 31.7 11.3 32.4 11.31 33.3 11.33 30.5 11.34 13 tuổi 34.3 11.01 -0.85 <0.05 33.5 11.07 32.7 11.08 30.2 11.09 32.7 11.1 29.3 11.17 14 tuổi 33.1 10.4 -0.92 <0.05 33 10.41 28.7 10.45 29.2 10.49 27.7 10.5 Qua kết quả tính hệ số tương quan r ở cả 2 bảng trên cho thấy: Hệ số tương quan giữa mức độ phát dục chiều cao cơ thể với sự phát triển tố chất sức bền chuyên môn (bơi trườn sấp 800m) của nam nữ VĐV ở cả ba nhóm tuổi có loại hình phát dục bình thường kể cả nam và nữ đều có mối tương quan chặt với mức độ phát triển sức mạnh chuyên môn (rnam lần lượt là: tuổi 12 có r = -0.927; tuổi 13 có r = -0.863; tuổi 14 có r = -0.96; rnữ tuổi 12 có r = -0.835; tuổi 13 có r = -0.871; tuổi 14 có r = -0.882) với ngưỡng xác xuất P < 0.05 . d. Quan hệ giữa trình độ phát triển tố chất khéo léo chuyên môn với mức độ phát dục cơ thể của VĐV bơi lội 12 – 14 tuổi Để xác định mối quan hệ giữa trình độ phát triển tố chất khéo léo với mức độ phát dục cơ thể. Đề tài đã tính hệ số tương quan giữa biến số X là mức độ phát triển chiều cao và biến số Y là thành tích bơi 200m hỗn hợp 4 kiểu bơi của các đối tượng kiểm tra. Kết quả được trình bày ở các bảng 3.37; 3.38. Bảng 3.38 Quan hệ giữa trình độ phát triển tố chất khéo léo chuyên môn với mức độ phát dục cơ thể của nữ VĐV bơi lội nhóm tuổi 12-14 Lứa tuổi Họ và tên VĐV Phá dục chiều cao Phát triển linh hoạt r P 12 tuổi 37.4 2.54 -0.951 <0.05 36.4 2.58 36.2 2.59 31.7 3.05 32.4 3.05 33.3 3.18 30.5 3.35 13 tuổi 34.3 2.53 -0.985 <0.05 33.5 2.54 32.7 2.54 30.2 2.55 32.7 2.57 29.3 2.58 14 tuổi 33.1 2.45 -0.885 <0.05 33 2.46 28.7 2.47 29.2 2.48 27.7 2.5 Từ các kết quả trình bày ở 2 bảng trên cho thấy: Hệ số tương quan giữa sự phát triển tố chất khéo léo chuyên môn (bơi 200m hỗn hợp 4 kiểu bơi) với mức độ phát dục chiều cao cơ thể của nam nữ VĐV ở cả ba nhóm tuổi có loại hình phát dục bình thường kể cả nam và nữ đều có mối tương quan chặt với mức độ phát triển sức mạnh chuyên môn (rnam lần lượt là: tuổi 12 có r = -0.91; tuổi 13 có r = -0.969; tuổi 14 có r = -0.896; rnữ tuổi 12 có r = -0.951; tuổi 13 có r = -0.985; tuổi 14 có r = -0.885) với ngưỡng xác xuất P < 0.05 . e. Quan hệ giữa trình độ phát triển tố chất mềm dẻo chuyên môn với mức độ phát dục cơ thể của VĐV bơi lội 12 – 14 tuổi Đề tài sử dụng số hiệu số chiều cao dự báo với chiều cao hiện tại làm thành biến số X và độ rộng (khoảng cách giữa hai bàn tay nắm gậy), 2 tay nắm gậy khi quay gậy qua vai làm thành biến số Y. Kết quả xử lý mối tương quan giữa hai biến số này được trình bày ở bảng 3.39; 3.40. Bảng 3.40 Quan hệ giữa trình độ phát triển tố chất mềm dẻo chuyên môn với mức độ phát dục cơ thể của nữ VĐV bơi lội nhóm tuổi 12-14 Lứa tuổi Họ và tên VĐV Phá dục chiều cao Phát triển mềm dẻo r P 12 tuổi 37.4 24 -0.857 <0.05 36.4 28 36.2 29 31.7 27 32.4 27 33.3 29 30.5 30 13 tuổi 34.3 23 -0.85 <0.05 33.5 24 32.7 25 30.2 25 32.7 26 29.3 27 14 tuổi 33.1 22 -0.831 <0.05 33 23 28.7 23 29.2 24 27.7 24 Từ các kết quả trình bày ở 2 bảng trên cho thấy: Hệ số tương quan giữa sự phát triển tố chất khéo léo chuyên môn (khoảng cách giữa hai bàn tay nắm gậy) với mức độ phát dục chiều cao cơ thể của nam nữ VĐV ở cả ba nhóm tuổi có loại hình phát dục bình thường kể cả nam và nữ đều có mối tương quan chặt với mức độ phát triển sức mạnh chuyên môn (rnam lần lượt là: tuổi 12 có r = -0.866; tuổi 13 có r = -0.944; tuổi 14 có r = -0.869; rnữ tuổi 12 có r = -0.857; tuổi 13 có r = -0.85; tuổi 14 có r = --0.831) với ngưỡng xác xuất P < 0.05 . 3.3.3 Bàn luận 3.3.3.1 Bàn luận kết quả xác định quan hệ giữa trình độ phát triển các tố chất thể lực chung với mức độ phát dục cơ thể của VĐV bơi lội 12 – 14 tuổi Như chúng ta đã biết thể lực chung là nền tảng của thể lực cơ thể. Thể lực chung gồm các tố chất: mạnh, nhanh, bền, khéo , dẻo là những tố chất có bản làm nền tảng cho sự phát triển thể lực chuyên môn. Các tố chất thể lực chung của cơ thể theo các học giả sinh lý học trong và ngoài nước như Dương Tích Nhượng, Tăng Phàn Huy, Lưu Quang Hiệp thì sự phát triển của tố chất thể lực ở mỗi người chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi các yếu tố sau: Yếu tố di truyền Yếu tố môi trường Yếu tố dinh dưỡng Yếu tố tập luyện thể thao Các yếu tố ảnh hưởng này tác động vào cả quá trình sinh trưởng phát dục lớn lên của mỗi người làm cho các cơ quan vận động như cơ bắp và xương khớp gân cũng như các cơ quan nội tang, thần kinh nội tiết . Không ngừng phát triển và hoàn thiện trong quá trình phát dục. Vì vậy nếu cơ thể của một người nào đó mà loại hình phát dục có thể làm cho các cơ quan vận động và cơ quan nội tạng thần kinh nội tiết phát triển đáp ứng được các yêu cầu tối ưu của một môn thể thao cụ thể thì đó là loại hình phát dục phù hợp với môn thể thao nhất định đó Đối với những môn đòi hỏi chiều cao như các môn Bóng chuyền, Bóng rổ... thì VĐV có loại hình phát dục muộn có thời gian phát dục kéo dài hoặc các loại hình phát dục khác có thời gian phát dục kéo dài và tốc độ phát dục cao thì mới đáp ứng được chiều cao lý tưởng cho các môn thể thao này. Môn bơi lội là môn thể thao chẳng những đòi hỏi VĐV có chiều cao thân hình vạm vỡ mà còn đòi hỏi sự hoàn thiện cao về chức năng các cơ quan vận động, cơ quan nội tạng thần kinh và nội tiết ngay trước tuổi 20. Vì ở tuổi này là tuổi có thể lập được thành tích cao nhất (bơi lội). Bởi vậy trên thực tế tuyển chọn VĐV bơi lội ở nhiều nước như Nga, Trung Quốc thì họ đều thiên về tuyển chọn VĐV có loại hình phát dục bình thường (hoặc muộn) nhưng có thời gian phát dục kéo dài. Qua kết quả kiểm tra xác định mối quan hệ mức độ phát dục cơ thể với trình độ phát triển các tố chất thể lực chung của 37 VĐV bơi lội 12 – 14 tuổi đã chứng tỏ: Trình độ phát triển các tố chất thể lực chung như tố chất: sức mạnh, nhanh, bền, khéo, mềm dẻo đặc biệt là ba tố chất: mạnh, nhanh, bền đều có tương quan chặt với mức độ phát dục của loại hình phát dục bình thường. Kết quả này đi sâu thêm một bước, nhưng vẫn theo hướng kết quả nghiên cứu của Tăng Phàn Huy (1992), Vương Kim Xán (2005). Sở dĩ các tố chất thể lực có tương quan với mức độ phát dục cơ thể (ở đây là tiềm năng phát dục cơ thể) bởi lẽ: Mức độ phát dục bình thường sẽ làm cho khối lượng chất lượng và kích thước của cơ quan vận động, cơ quan nội tạng, thần kinh và nội tiết phát triển lên mức cao hơn đáp ứng cho các hoạt động thể lực với cường độ mật độ thời gian cao hơn và dài hơn. Mặc khác tiềm năng sinh học lớn hơn biểu hiện ở tiềm năng phát triển chiều cao thân thể lớn hơn nên tiềm năng thể thao của VĐV cũng được khai thác triệt để hơn. Chính vì vậy mà các học giả tuyển chọn khoa học VĐV thể thao như Tăng Phàn Huy, Vương Lộ Đức, Vương Kim Xán, Nguyễn Kim Minh, Nguyễn Thế Truyền đều cho rằng: các VĐV bơi lội có loại hình phát dục bình thường dễ trở thành các VĐV bơi lội xuất sắc hơn các loại hình phát dục khác. Theo nghiên cứu của chúng tôi, đối tượng nghiên cứu đều ở loại hình phát dục bình thường, mới có tiềm năng phát triển chiều cao thân thể lớn. Tóm lại: Tiềm năng phát dục được đánh giá bằng tiềm năng phát triển chiều cao thân thể (tiềm năng phát triển chiều cao thân thể là hiệu số chiều cao dự báo với chiều cao thân thể hiện tại), nếu tiềm năng phát triển chiều cao thân thể lớn thì tiềm năng phát triển thể lực tốt. Kết quả xác định quan hệ giữa trình độ phát triển các tố chất thể lực chung với mức độ phát dục cơ thể có mối quan hệ chặt chẽ với loại hình phát dục bình thường. Điều đó đã phản ánh tính khoa học và có độ tin cậy cao và có thể làm chỗ dựa cho công tác tuyển chọn VĐV bơi lội. 3.3.3.2 Bàn luận về kết quả xác định quan hệ giữa trình độ phát triển các tố chất thể lực chuyên môn với mức độ phát dục cơ thể của VĐV bơi lội 12 – 14 tuổi Thể lực chuyên môn được hình thành và phát triển trên nền tảng của thể lực chung, thể lực chuyên môn là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu để nâng cao thành tích thể thao. Thể lực chuyên môn của VĐV bơi lội cũng bao gồm các tố chất sức mạnh, sức nhanh, sức bền, mềm dẻo và khéo léo. Trong đó, sức nhanh chuyên môn trong bơi lội được thể hiện ở sức nhanh tần số, sức nhanh động tác đơn và sức nhanh di chuyển. Do sức nhanh di chuyển là biểu hiện tổng hợp của sức nhanh tần số và sức nhanh động tác đon. Vì vậy người ta thường lấy thành tích bơi các đoạn ngắn như 25 – 50m làm thành các tiêu chí đánh giá sức nhanh chuyên môn trong bơi lội [30]. Sức mạnh chuyên môn trong bơi lội được biểu hiện ở hiệu quả của các động tác dùng sức như: đập chân, quạt tay hoặc xuất phát trên bục . Song do đặc điểm dùng sức mạnh của VĐV bơi lội lấy hoạt động của tay là chính vì quạt tay thường chiếm tỷ lệ khoảng 50% trong bơi ếch, 65- 75% sức đẩy cơ thể tiến ra trước [29]. Do vậy trong đánh giá sức mạnh chuyên môn các chuyên gia tuyển chọn bơi lội trong và ngoài nước như Tăng Phàm Huy, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Văn Trạch thường lấy tốc độ quat tay và đập chân để đánh giá trình độ phát triển sức bền chuyên môn. Do lứa tuổi 12 – 14 đang ở vào giai đoạn huấn luyện chuyên môn hoá ban đầu nên bơi trườn sấp vẫn là kiểu bơi được sử dụng rộng rãi nhất trong tập luyện. Đồng thời bơi trườn sấp còn là một kiểu bơi có nhiều cự ly thi đấu nhất trong 4 kiểu bơi thể thao. Vì vậy, đề tài đã lựa chọn quạt tay và đập chân của kiểu bơi trườn sấp để đánh giá sức mạnh chuyên môn cho VĐV bơi lội 12 – 14 tuổi. Sự lựa chọn cự ly quạt tay và đập chân này là hoàn toàn hợp lý và có căn cứ khoa học. Cự ly 800m bơi trườn sấp cũng là 1 cự ly được các chuyên gia bơi lội trong và ngoài nước sử dụng để đánh giá sức bền chuyên môn của VĐV bơi lội. Đối với việc đánh giá tính khéo léo cự ly 200m hỗn hợp 4 kiểu bơi được đông đảo các chuyên gia bơi lội lựa chọn. Riêng đối với việc lựa chọn chỉ tiêu đánh giá tính mềm dẻo chuyên môn thì còn có ý kiến chưa đồng nhất. Một số chuyên gia bơi lội cho rằng nên lấy chỉ tiêu chắp tay sau lưng cúi gập thân đo khoảng cách hai bàn tay với mặt đất. Song đa số ý kiến cho rằng dùng 2 tay nắm gậy sau đó 2 tay thẳng quay gậy qua vai thì khoảng cách giữa 2 tay nắm trên gậy có thể đánh giá sức mềm dẻo chuyên môn. Vì các kiểu bơi nhất là bơi bướm và kiểu bơi trườn sấp rất cần đến độ dẻo của khớp vai. Chính vì vậy đề tài đã chọn chỉ tiêu độ rộng 2 tay quay gậy qua vai vừa thuận lợi cho việc kiểm tra mà vẫn đảm bảo được độ tin cậy trong đánh giá. Dựa vào các chỉ tiêu mức độ phát triển chiều cao của VĐV các nhóm tuổi làm thành biến số X và thành tích các chỉ tiêu đánh giá tố chất thể lực chuyên môn làm thành biến số Y cho các kết qủa trình bày ở phần 3.3.2. Kết quả trên cũng trùng hợp với kết quả khảo sát mối quan hệ giữa trình độ phát triển thể lực chuyên môn với mức độ phát dục cơ thể VĐV bơi lội 12 – 14 tuổi. Nghĩa là những VĐV bơi lội 12 – 14 tuổi có loại hình phát dục bình thường nhưng có tiềm năng phát dục lớn đều có mối tương quan chặt chẽ giữa trình độ thể lực chuyên môn với tiềm năng phát dục của cơ thể với rtính ≥ 0.8 ở ngưỡng xác suất P < 0.05. Sở dĩ có các kết quả trình bày ở phần trên là do: Nhóm VĐV loại hình phát dục bình thường đã thể hiện rõ tiềm năng sinh học, tiềm năng phát triển chiều cao thân thể cao từ đó giúp cho các cơ quan vận động, cơ quan nội tạng, thần kinh và nội tiết được phát triển tốt hơn về kích thước khối lượng, chất lượng. Từ đó cũng giúp cho các tố chất thể lực chuyên môn phát triển ở trình độ cao hơn. Bởi vậy, trong tuyển chọn VĐV bơi lội nên ưu tiên lựa chọn các VĐV có loại hình phát dục bình thường đồng thời có tiềm năng phát dục lớn (tiềm năng phát triển chiều cao thân thể lớn). Vì những VĐV này có tiềm năng sinh học cao hơn những VĐV khác. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ A. Kết luận Từ các kết quả nghiên cứu, đề tài đi đến các kết luận sau: 1. Xác định được 7 chỉ số đánh giá sự phát triển thể lực chung của VĐV bơi lội 12 – 14 tuổi là: Chạy 30m XPC, bật xa tại chỗ, năm ngửa gập bụng, lực bóp tay thuận, chạy tùy sức 5 phút, chạy con thoi 4 × 10m, dẻo gập thân. Xác định các chỉ số đánh giá thể lực chuyên môn là: Bơi 50m trườn sấp, bơi 50m tay kiểu bơi trườn sấp, bơi 50m chân kiểu bơi trườn sấp, bơi 800m trườn sấp, bơi 200m hỗn hợp 4 kiểu bơi, quay gậy qua vai. Xác định được một chỉ số đánh giá mức độ phát dục thông qua chỉ số tiềm năng phát dục cơ thể, tức hiệu số giữa chiều cao thân thể dự báo so với chiều cao thân thể hiện tại của VĐV bằng hệ thống đo tuổi xương SGY II. Mọi chỉ số nêu trên đều đảm bảo độ tin cậy, tính thông báo cần thiết. 2. Thực trạng phát triển tố chất thể lực của VĐV bơi lội 12 – 14 tuổi đều biểu hiện tốt. Tố chất thể lực của VĐV 14 tuổi hơn tuổi 13 tuổi hơn 12 tuổi. Tin cậy với xác suất P < 0.05. Thực trạng mức độ phát dục của VĐV cho thấy đại đa số ở mức độ phát dục bình thường nếu so tuổi xương với tuổi đời, chỉ có khoảng 5.1 – 8.1% VĐV phát dục muộn. Vậy xét về thời gian phát dục, đều bình thường để được tuyển chọn. Tuy nhiên, nếu xem xét ở góc độ tiềm năng phát dục, tức tiềm năng phát triển chiều cao thân thể, ta thấy tiềm năng này càng lớn nếu tuổi xương càng nhỏ hơn tuổi đời 3. Trong trường hợp VĐV bơi lội 12 – 14 tuổi ở loại hình phát dục bình thường, ta thấy trình độ thể lực chung và thể lực chuyên môn đều phát triển tỷ lệ thuận với tiềm năng của mức độ phát dục. Nói cách khác, tiềm năng phát triển chiều cao thân thể của VĐV càng lớn thì khả năng phát triển các tố chất thể lực càng tốt. Đây cũng là kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa trình độ thể lực với mức độ phát dục của VĐV bơi lội12 – 14 tuổi. B. Kiến nghị 1. Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy lý thuyết cũng như trong thực tiễn công tác tuyển chọn VĐV bơi lội trẻ. 2. Kết quả này có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các công trình nghiên cứu tiếp theo có liên quan với mối quan hệ phát dục cơ thể và trình độ phát triển thể lực của VĐV các môn thể thao khác.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_xac_dinh_quan_he_giua_trinh_do_the_luc_voi_muc_do_ph.doc
Tài liệu liên quan