HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ ÁNH TUYẾT
VốN Xã HộI CủA NGƯờI LAO ĐộNG
TRONG CHUYểN ĐổI CấU TRúC NGHề NGHIệP
ở NÔNG THÔN ĐồNG BằNG SÔNG HồNG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYấN NGÀNH: XÃ HỘI HỌC
Mó số: 62 31 03 01
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Lấ NGỌC HÙNG
HÀ NỘI - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tụi xin cam đoan bản luận ỏn này là cụng trỡnh nghiờn
cứu khoa học độc lập của riờng tụi. Cỏc số liệu, kết quả nờu
trong bản luận ỏn là trung thực cú nguồn gốc rừ ràng và
được tr
190 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 449 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Vốn xã hội của người lao động trong chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp ở nông thôn đồng bằng Sông Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ích dẫn đầy đủ theo quy định.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Nguyễn Thị Ánh Tuyết
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 7
1.1. Nghiên cứu về vốn xã hội 7
1.2. Nghiên cứu về cấu trúc nghề nghiệp ở nông thôn 22
1.3. Nghiên cứu về ảnh hưởng của vốn xã hội đến chuyển đổi cấu trúc
nghề nghiệp 30
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
2.1. Cơ sở lý luận về vốn xã hội của người lao động trong chuyển đổi cấu
trúc nghề nghiệp ở nông thôn 35
2.2. Khung phân tích 49
2.3. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 52
2.4. Địa bàn và đặc điểm đối tượng khảo sát 56
Chương 3: BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI CẤU TRÚC NGHỀ NGHIỆP Ở
NÔNG THÔN TỈNH HẢI DƯƠNG 66
3.1. Chính sách và thực tiễn chuyển đổi cấu trúc kinh tế, nghề nghiệp ở
nông thôn 66
3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương 72
3.3. Bối cảnh chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp ở nông thôn tỉnh Hải Dương
giai đoạn 2010-2015 76
3.4. Thực trạng nghề nghiệp của người lao động ở địa bàn khảo sát 82
Chương 4: VỐN XÃ HỘI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở NÔNG THÔN HẢI
DƯƠNG 91
4.1. Các thành tố của vốn xã hội 91
4.2. Phạm vi, mức độ của vốn xã hội ở người lao động 107
4.3. Một số yếu tố tác động đến vốn xã hội của người lao động 109
Chương 5: VỐN XÃ HỘI TRONG CHUYỂN ĐỔI NGHỀ NGHIỆP CỦA
NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở NÔNG THÔN TỈNH HẢI DƯƠNG 120
5.1. Chuyển đổi nghề nghiệp của người lao động ở nông thôn tỉnh Hải
Dương 121
5.2. Người lao động vận dụng vốn xã hội trong chuyển đổi nghề nghiệp 129
5.3. Nhu cầu phát huy vốn xã hội trong chuyển đổi nghề nghiệp ở nông thôn 146
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 157
PHỤ LỤC 166
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CN : Công nghiệp
CNH-HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
DV : Dịch vụ
KT-XH : Kinh tế - xã hội
NTM : Nông thôn mới
PVS : Phỏng vấn sâu
TLN : Thảo luận nhóm
TM-DV : Thương mại dịch vụ
TTCN : Tiểu thủ công nghiệp
VXH : Vốn xã hội
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Tóm tắt một số định nghĩa của các tác giả nước ngoài về vốn
xã hội 7
Bảng 1.2: Thước đo và chỉ số vốn xã hội của người lao động 13
Bảng 1.3: Hệ thống 4 vòng phân loại nghề nghiệp ở Việt Nam năm
1999-2009 25
Bảng 2.1: Đặc điểm và tiêu chí đo lường vốn xã hội 36
Bảng 2.2: Cấu trúc của mẫu khảo sát phân theo huyện và xã 55
Bảng 2.3: Bảng tóm tắt một số thông tin về tình hình KT-XH tại các xã
khảo sát 58
Bảng 2.4: Đặc điểm giới tính của đối tượng tham gia khảo sát 59
Bảng 2.5: Đặc điểm nhóm tuổi của đối tượng tham gia khảo sát 59
Bảng 2.6: Đặc điểm trình độ học vấn của đối tượng tham gia khảo sát 60
Bảng 2.7: Đặc điểm trình độ chuyên môn của đối tượng tham gia khảo sát 61
Bảng 2.8: Đặc điểm về mức thu nhập bình quân theo tháng của đối
tượng tham gia khảo sát 62
Bảng 2.9: Đặc điểm số thành viên trong gia đình của đối tượng tham
gia khảo sát 63
Bảng 2.10: Đặc điểm lao động trong gia đình của đối tượng tham gia
khảo sát 63
Bảng 2.11: Đặc điểm tổ chức đang tham gia của đối tượng tham gia
khảo sát 64
Bảng 3.1: Chuyển đổi cấu trúc GDP theo theo ngành nghề năm 2005 - 2014 69
Bảng 3.2: Đặc điểm dân số qua các năm của tỉnh Hải Dương 73
Bảng 3.3: Cấu trúc lao động phân theo nhóm tuổi, năm 2006 - 2010 74
Bảng 3.4: Thu nhập bình quân đầu người một tháng 76
Bảng 3.5: Chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp theo ngành kinh tế của tỉnh
Hải Dương giai đoạn 2005-2013 77
Bảng 3.6: Hiện trạng lao động phân theo trình độ đào tạo của Hải Dương 78
Bảng 3.7: Chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp theo các loại hình doanh
nghiệp ở tỉnh Hải Dương, 2005 - 2013 79
Bảng 3.8: Lao động nữ làm việc tại các doanh nghiệp đang hoạt
động phân theo loại hình doanh nghiệp của tỉnh Hải
Dương, 2005 - 2012 80
Bảng 3.9: Cấu trúc việc làm của người lao động theo địa bàn khảo sát 83
Bảng 3.10: Tình trạng việc làm của người lao động theo địa bàn khảo sát 84
Bảng 3.11: Cấu trúc việc làm theo giới nam và nữ 86
Bảng 3.12: Cấu trúc các loại nghề nghiệp chính 86
Bảng 3.13: Cấu trúc về nghề nghiệp mang lại thu nhập chính 87
Bảng 3.14: Cấu trúc các loại nghề nghiệp làm thêm 88
Bảng 3.15: Nơi làm việc của các ngành nghề 89
Bảng 4.1: Số lượng và tỉ lệ các tổ chức trong mạng lưới xã hội của
người lao động phân theo nam nữ 93
Bảng 4.2: Tương quan địa bàn về những rủi ro mà người lao động gặp phải 96
Bảng 4.3: Tương quan giới về những rủi ro mà người lao động gặp phải 97
Bảng 4.4: Tương quan địa phương về sự trợ giúp của người thân, gia
đình, bạn bè hàng xóm 99
Bảng 4.5: Tương quan giới về sự trợ giúp của người thân, gia đình, bạn
bè hàng xóm 100
Bảng 4.6: Tương quan địa phương về sự trợ giúp của tổ chức chính trị -
xã hội 102
Bảng 4.7: Tương quan giới về sự trợ giúp của của tổ chức chính trị - xã hội 103
Bảng 4.8: Tương quan địa phương về sự trợ giúp của tổ chức phi chính thức 104
Bảng 4.9: Tương quan giới về sự trợ giúp của của tổ chức phi chính thức 104
Bảng 4.10: Tương quan địa phương về sự trợ giúp của tổ chức tín dụng,
kinh doanh 106
Bảng 4.11: Tương quan giới về sự trợ giúp của của tổ chức tín dụng,
kinh doanh 106
Bảng 4.12: Số lượng tổ chức tham gia theo giới tính 109
Bảng 4.13: Số lượng tổ chức tham gia theo trình độ học vấn 111
Bảng 4.14: Số lượng tổ chức tham gia theo trình độ học vấn 112
Bảng 4.15: Số lượng tổ chức tham gia theo thu nhập 112
Bảng 4.16: Số lượng tổ chức tham gia theo tình trạng việc làm 113
Bảng 4.17: Số lượng tổ chức người lao động tham gia phân theo nhóm
nghề nghiệp 114
Bảng 5.1: Chuyển đổi nghề nghiệp của người lao động 122
Bảng 5.2: Bảng phân nhóm lý do chuyển đổi nghề nghiệp 128
Bảng 5.3: Tương quan địa bàn về sự hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp đối
với các mối quan hệ thân thiết 131
Bảng 5.4: Tương quan giới về sự hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp đối
với các mối quan hệ thân thiết 132
Bảng 5.5: Vốn xã hội trong hỗ trợ giới thiệu việc làm 133
Bảng 5.6: Tương quan địa bàn về sự hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp đối
với các tổ chức chính trị - xã hội 135
Bảng 5.7: Tương quan giới về sự hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp đối
với các tổ chức chính trị - xã hội 136
Bảng 5.8: Vốn xã hội huy động các nguồn lực sản 137
Bảng 5.9: Tương quan giữa mức độ tin tưởng và cho vay mượn tiền bạc 138
Bảng 5.10: Hỗ trợ trong trong hoạt động tư vấn chuyển đổi sản xuất 142
Bảng 5.11: Hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm 143
Bảng 5.12: Lợi ích nhận được khi tham gia các tổ chức 144
DANH MỤC CÁC HÌNH, HỘP, SƠ ĐỒ
Trang
Hình 1.1: Sơ đồ các vòng phân loại và số lượng các nghề nghiệp của
“nhà chuyên môn bậc cao”, năm 2009 27
Hình 3.1: Cấu trúc lao động thành thị - nông thôn của Hải Dương
(2000-2013) 75
Hình 4.1: Mạng lưới xã hội của người lao động 107
Hình 4.2: Số lượng tổ chức người lao động tham gia 108
Hình 5.1: Số lần chuyển đổi nghề nghiệp 121
Hình 5.2: Chuyển đổi cấu trúc ngành nghề nông nghiệp - phi nông nghiệp 123
Hình 5.3: Khoảng thời gian chuyển đổi nghề nghiệp 124
Hình 5.4: Thời điểm chuyển đổi nghề nghiệp 125
Hình 5.5: Lý do không làm nghề cũ để chuyển sang nghề mới 126
Hình 5.6: Lý do chuyển sang nghề mới 128
Hình 5.7: Phát triển nghề nghiệp cơ khí qua quan hệ bạn bè 130
Hình 5.8: Sơ đồ huy động vốn xã hội trong chuyển đổi nghề từ nông
nghiệp sang phi nông nghiệp (trường hợp hộ làm nghề nhựa) 139
Hình 5.9: Xu hướng mở rộng các mạng lưới xã hội của người lao động
và đặc trưng cấu trúc nghề nghiệp 149
Hộp 1.1: Một số thông tin chủ yếu về hộ và ngành, nghề ở nông thôn
Việt Nam 28
Hộp 1.2: Thông tin chủ yếu về cấu trúc nghề nghiệp của lao động ở
nông thôn 29
Hộp 5.1: Sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội 134
Sơ đồ 2.1: Khung phân tích vốn xã hội của người lao động trong chuyển
đổi cấu trúc nghề nghiệp ở nông thôn tỉnh Hải Dương 50
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông thôn Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội của cả nước. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2014 dân số
khu vực nông thôn là 60,69 triệu người, chiếm 66,9% dân số cả nước. Về kinh tế,
nông lâm ngư nghiệp đóng góp 18,4% trong GDP cả nước [45]. Sự phát triển
nhanh, bền vững của nông nghiệp những năm qua đã góp phần quan trọng duy trì
tốc độ phát triển cao của nền kinh tế, ổn định xã hội, tạo cơ sở vững chắc đẩy mạnh
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bảo vệ môi trường sinh thái.
Những năm qua Đảng, Nhà nước đã luôn quan tâm tạo điều kiện thuận lợi phát
triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống của nông dân. Nghị quyết Đại hội
Đảng qua các thời kỳ đều nhấn mạnh vai trò và các giải pháp phát triển nông nghiệp,
nông thôn. Nghị quyết 26 của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa X
đã thể hiện rất toàn diện chủ trương của Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều luật, cơ chế, chính sách thực hiện chủ trương
của Đảng. Một số chương trình, cơ chế, chính sách đã nhanh chóng đi vào cuộc sống
và có tác động tốt đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Cấu trúc kinh tế nông thôn
có bước chuyển biến tích cực theo hướng tăng tỷ trọng của công nghiệp, dịch vụ.
Những xu hướng chính của quá trình chuyển đổi cấu trúc kinh tế ở khu vực
nông thôn trong thời gian qua là việc đa dạng hóa sản xuất, phát triển nông nghiệp
toàn diện và phát triển ngành nghề phi nông nghiệp. Các xu hướng đó đã kéo theo
sự chuyển đổi về cấu trúc nghề nghiệp của người lao động. Theo kết quả của Tổng
điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2011 thì xu hướng hoạt động đa
dạng ngành nghề của lao động ở khu vực nông thôn ngày càng tăng [1]. Trong tổng
số người ở độ tuổi lao động có tham gia hoạt động nông nghiệp trong 12 tháng qua
thì lao động chuyên nông nghiệp (thuần nông) chiếm 46%; lao động nông nghiệp
kiêm ngành nghề khác chiếm 32,1% và lao động phi nông có hoạt động phụ nông
nghiệp chiếm 21,9% [1].
Theo quan điểm duy vật biện chứng của Marx, thông qua lao động có chủ
đích của mình con người biến đổi giới tự nhiên và môi trường xung quanh đồng thời
2
biến đổi chính bản thân con người. Người lao động ở nông thôn chuyển đổi nghề
nghiệp của họ và đồng thời làm biến đổi cấu trúc nghề nghiệp ở nông thôn. Sự
chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp ở nông thôn Việt Nam nói chung vừa là quá trình
chuyển đổi kinh tế - nghề nghiệp diễn ra một cách “tự nhiên”, khách quan vừa là kết
quả của quá trình chuyển đổi nghề nghiệp của người lao động. Nói cách khác, sự
chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp ở nông thôn là bối cảnh, điều kiện trực tiếp tác
động đến người lao động thông qua việc định hướng và tạo điều kiện để người lao
động chuyển đối nghề nghiệp của họ. Đồng thời việc người lao động chuyển đổi
nghề nghiệp tạo nên tác động tích lũy và tương tác dẫn đến sự chuyển đổi cấu trúc
nghề nghiệp ở nông thôn. Mối quan hệ biện chứng giữa sự chuyển đổi nghề nghiệp
ở nông thôn và sự chuyển đổi nghề nghiệp của người lao động ở nông thôn là biểu
hiện cụ thể, sinh động của mối quan hệ giữa con người, lao động nghề nghiệp và xã
hội rất cần được nghiên cứu làm rõ. Vấn đề nghiên cứu đặt ra ở đây là vốn xã hội
của người lao động ở nông thôn biểu hiện như thế nào trong bối cảnh chuyển đổi
cấu trúc nghề nghiệp và có ảnh hưởng như thế nào đối với sự chuyển đổi nghề
nghiệp của người lao động?
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp
của người lao động. Các nghiên cứu ở góc độ kinh tế học tập trung lý giải sự phát
triển các ngành nghề, đóng góp của việc chuyển đổi đối với sự phát triển kinh tế - xã
hội ở khu vực nông thôn như Lê Xuân Bá và nhóm nghiên cứu, Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Đào Thế Tuấn và nhóm nghiên cứu, Phạm Thị Lan Hương
(2005) v.v, nhưng chưa đi sâu tìm hiểu, đo lường các tác động, đóng góp của vốn xã
hội [7]. Chính vì vậy, rất nhiều đặc điểm, tính chất và các chiều cạnh của vốn xã hội
bị coi nhẹ hoặc chưa được xem xét khi bàn đến quá trình chuyển dịch cấu trúc kinh
tế, cấu trúc lao động, cấu trúc nghề nghiệp ở khu vực nông thôn. Trong khi đó, nhiều
nghiên cứu chỉ ra rằng, các nhân tố xã hội, trong đó nổi bật là vốn xã hội có những
đóng góp quan trọng đối với quá trình chuyển đổi kinh tế nói chung và cấu trúc xã
hội- nghề nghiệp ở nông thôn nói riêng. Chẳng hạn như: Nguyễn Đức Truyến nghiên
cứu mối quan hệ giữa kinh tế hộ với các mối quan hệ xã hội ở nông thôn [51]; Bế
Quỳnh Nga nghiên cứu về vai trò của các tổ chức xã hội tự nguyện ở nông thôn trong
3
tìm việc làm, huy động vốn, học hỏi kinh nghiệm và nâng cao hiểu biết về thị trường
[33, tr.45-51]; Bùi Thanh Hà chỉ ra những người lao động di cư ở nông thôn dựa vào
các mối quan hệ xã hội để tìm kiếm việc làm; Vũ Hào Quang chỉ ra vai trò của các tổ
chức chính thức và tổ chức xã hội nghề nghiệp trong việc chuyển đổi nghề nghiệp ở
khu vực nông thôn trong quá trình đô thị hóa [38, tr.33-42].
Rõ ràng, vẫn còn những thiếu hụt trong nhận thức và triển khai các nghiên
cứu về vốn xã hội trong bối cảnh chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp ở nông thôn và ảnh
hưởng của vốn xã hội đối với việc chuyển đổi nghề nghiệp của người lao động ở
nông thôn hiện nay. Việc tập trung nghiên cứu lý luận và thực tiễn chuyên sâu từ góc
độ xã hội về chủ đề này là rất quan trọng và cần thiết về mặt lý luận và thực tiễn để
nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ và hành vi trong quá trình xây dựng và thực hiện
các chính sách thúc đẩy chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp nhằm góp phần phát triển
nông nghiệp, nông thôn và cải thiện đời sống nông dân. Trước tình hình như vậy, tác
giả lựa chọn đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sỹ chuyên ngành xã hội học là “Vốn
xã hội của người lao động trong chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp ở nông thôn
Đồng bằng sông Hồng".
2. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu của luận án
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Vốn xã hội của người lao động trong
chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp ở nông thôn Đồng bằng sông Hồng (qua nghiên
cứu trường hợp tỉnh Hải Dương).
2.2. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu của đề tài là: Người lao động ở nông thôn.
2.3. Phạm vi nghiên cứu
Luận án sẽ làm rõ quá trình chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp ở nông thôn
thông qua nghiên cứu 01 trường hợp điển hình (tỉnh) thuộc Đồng bằng sông Hồng.
Trong bối cảnh chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp đó, luận án sẽ tìm hiểu thực tế vốn
xã hội của người lao động và cách thức người lao động vận dụng vốn xã hội để thay
đổi nghề nghiệp việc làm của họ.
Phạm vi không gian của nghiên cứu là 04 xã được khảo sát ở khu vực nông
thôn tỉnh Hải Dương. Các xã bao gồm: Tân Trường, Cao An thuộc Huyện Cẩm
4
Giàng và Đồng Tâm, Tân Hương thuộc huyện Ninh Giang. Các huyện và xã được
chọn có chủ đích, trong đó Huyện Cẩm Giàng thuộc Vùng kinh tế trung tâm, là nơi
có điều kiện thuận lợi về giao thông, phát triển mạnh các ngành dịch vụ, thương
mại, tài chính- ngân hàng, khoa học- công nghệ, đào tạo nhân lực chuyên môn kỹ
thuật, tay nghề cao, có tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động nhanh và
Huyện Ninh Giang không thuộc Vùng kinh tế trung tâm của tỉnh, là nơi phát triển
trên cơ sở kết hợp nông nghiệp với công nghiệp và dịch vụ. Tại mỗi huyện, chọn
01 xã có tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động nhanh theo hướng phát triển
các ngành nghề phi nông nghiệp và 01 xã có tốc độ chuyển đổi chậm hơn, phát
triển kinh tế dựa vào các ngành nghề nông nghiệp là chính (đặc điểm các xã được
trình bày chi tiết tại 2.4.1 về địa bàn nghiên cứu ở Chương 2).
Phạm vi thời gian của nghiên cứu là từ năm 2000 đến nay, nhất là giai đoạn
từ năm 2008 đến nay, đây là giai đoạn đẩy mạnh quá trình thực hiện chính sách phát
triển nông nghiệp và nông thôn.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của luận án là mang lại một sự hiểu biết có hệ
thống về quá trình người lao động ở nông thôn vận dụng vốn xã hội để thay đổi nghề
nghiệp, việc làm của họ trong bối cảnh chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp của địa
phương này. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy tác động
tích cực của vốn xã hội trong quá trình chuyển đổi, phát triển nghề nghiệp của người
lao động ở nông thôn Đồng bằng sông Hồng, cụ thể là trường hợp tỉnh Hải Dương.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lý luận để nghiên cứu quá trình người lao động vận dụng
vốn xã hội nhằm thay đổi nghề nghiệp, việc làm của mình trong bối cảnh chuyển
đổi cấu trúc nghề nghiệp ở nông thôn.
- Phân tích quá trình chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp ở nông thôn - bối cảnh
vĩ mô trong đó người lao động thay đổi nghề nghiệp, việc làm.
- Tìm hiểu thực tế vốn xã hội của người lao động ở nông thôn qua khảo sát
tại tỉnh Hải Dương.
- Làm rõ quá trình người lao động ở nông thôn vận dụng vốn xã hội để thay
đổi, phát triển nghề nghiệp, việc làm của mình trong bối cảnh chuyển đổi cấu trúc
nghề nghiệp ở địa phương.
5
- Đề xuất giải pháp nhằm phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu
cực của vốn xã hội đối với quá trình chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm của lao động
trong bối cảnh chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp ở nông thôn hiện nay và thời gian tới.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Luận án nhằm trả lời một số câu hỏi nghiên cứu sau đây:
- Sự chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp ở nông thôn diễn ra như thế nào trong
giai đoạn vừa qua, đặc biệt là từ năm 2008 đến nay?
- Thực trạng vốn xã hội của người lao động trong bối cảnh chuyển đổi cấu
trúc nghề nghiệp ở nông thôn hiện nay như thế nào?
- Người lao động vận dụng vốn xã hội như thế nào để chuyển đổi nghề
nghiệp, từ đó dẫn đến chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp ở nông thôn?
- Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến vốn xã hội của người lao động trong
chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp ở nông thôn? Có thể đưa ra những giải pháp nào để
phát triển vốn xã hội và kiểm soát những ảnh hưởng bất lợi của vốn xã hội đối với
người lao động?
5. Giả thuyết nghiên cứu
Luận án nhằm kiểm chứng một số giả thuyết nghiên cứu cơ bản như sau:
Giả thuyết thứ nhất: Cấu trúc nghề nghiệp ở nông thôn chuyển đổi từ cấu
trúc nghề nghiệp nặng về nông nghiệp sang cấu trúc nghề nghiệp phi nông nghiệp
dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng trong sản xuất, kinh doanh ở nông thôn;
Giả thuyết thứ hai: Vốn xã hội của người lao động ở nông thôn chủ yếu bao
gồm mạng lưới xã hội, niềm tin và quan hệ có đi có lại được hình thành, biểu hiện
và phát triển trên cơ sở tình cảm, gia đình, dòng họ, bạn bè, đồng hương và sự tham
gia các tổ chức cộng đồng ở nông thôn;
Giả thuyết thứ ba: Vốn xã hội được người lao động ở nông thôn vận dụng để
tìm kiếm thông tin, huy động nguồn lực và tăng cường hỗ trợ, hợp tác, liên kết trong
chuyển đổi nghề nghiệp, nhờ vậy mà chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp ở nông thôn.
6. Đóng góp của luận án
6.1. Đóng góp về khoa học
- Góp phần hệ thống hóa và làm rõ một số vấn đề lý thuyết của Coleman,
Bourdieu và Giddens được áp dụng trong nghiên cứu về vốn xã hội và tác động của nó
đến sự chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp của người lao động ở nông thôn Việt Nam.
6
- Kiểm chứng một số giả thuyết nghiên cứu về vốn xã hội và ảnh hưởng của
nó trong chuyển đổi nghề nghiệp của người lao động và chuyển đổi cấu trúc nghề
nghiệp ở nông thôn.
- Phát hiện những vấn đề mới và cung cấp thông tin khoa học gợi mở suy
nghĩ nghiên cứu lý thuyết khoa học tiếp theo về vốn xã hội và chuyển đổi cấu trúc
nghề nghiệp ở nông thôn.
- Cung cấp kiến thức lý luận và thực tiễn góp phần phát triển các chuyên
ngành xã hội học nông thôn, xã hội học lao động - nghề nghiệp, xã hội học kinh tế.
6.2. Đóng góp về thực tiễn
- Góp phần xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ báo đo lường, đánh giá vốn xã
hội và sự chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp của người lao động.
- Cung cấp thông tin khoa học để nắm bắt được thực trạng vốn xã hội và tình hình
chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp của người lao động ở nông thôn.
- Cung cấp các bằng chứng và thông tin khoa học phục vụ công tác đào tạo, bồi
dưỡng và nghiên cứu khoa học chuyên ngành xã hội học.
- Đề xuất và kiến nghị những giải pháp lãnh đạo, quản lý dựa trên các bằng
chứng khoa học và cơ sở thực tiễn nhằm phát triển vốn xã hội và chuyển dịch cấu
trúc nghề nghiệp một cách hợp lý, hiệu quả góp phần đổi mới, phát triển nông
nghiệp, nông thôn và cải thiện đời sống người dân.
Điểm mới cơ bản, quan trọng về mặt khoa học và thực tiễn cần nhấn mạnh của
luận án là việc phân tích làm rõ vốn xã hội của người lao động trong bối cảnh chuyển
đổi cấu trúc nghề nghiệp ở nông thôn, đồng thời làm rõ cách thức mà người lao động
sử dụng vốn xã hội để chuyển đổi nghề nghiệp của họ. Từ đó có thể gợi mở suy nghĩ,
nghiên cứu và đề xuất giải pháp phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực có thể có
của vốn xã hội trong chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp ở nông thôn.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung luận án được kết cấu gồm 5 chương, 17 tiết.
7
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. NGHIÊN CỨU VỀ VỐN XÃ HỘI
1.1.1. Các quan niệm về vốn xã hội
“Vốn xã hội” là một thuật ngữ trong một hai thập niên gần đây được đề cập
nhiều trong giới khoa học xã hội ở Việt Nam, nhưng cho đến giờ, dường như giới
học thuật ở Việt Nam cũng như ở cả nước ngoài vẫn chưa đi đến một định nghĩa
thống nhất về khái niệm này. Trong thực tế, mỗi nhà nghiên cứu thường xác định
nội hàm khái niệm vốn xã hội tùy theo sự chọn lựa mục đích, góc độ tiếp cận và
phương pháp khảo sát.
Xem xét các văn bản, tài liệu nghiên cứu về vốn xã hội của các tác giả trên
thế giới, có thể tổng hợp và tóm tắt một số cách định nghĩa như sau.
Bảng 1.1: Tóm tắt một số định nghĩa của các tác giả nước ngoài về vốn xã hội
Tác giả Định nghĩa vốn xã hội
Hanifan Vốn xã hội ở đây không phải là tài sản đất đai, tài sản cá nhân hay tiền
mặt mà ông đề cập đến những giá trị hiện thực trong đời sống có tác
động lên hầu hết cuộc sống hằng ngày của con người như sự thiện ý,
tính đoàn kết, sự đồng cảm, trao đổi xã hội trong một nhóm người
hoặc gia đình - những đơn vị xã hội chính của cộng đồng nông thôn
[101, tr.204 -207].
Jane Jacobs Đó là một hệ thống phức tạp các mối quan hệ con người được xây
dựng theo thời gian, có chức năng hỗ trợ lẫn nhau trong thời gian cần
thiết, đảm bảo sự an toàn của các đường phố và nuôi dưỡng một ý
thức trách nhiệm công dân [104, tr.24].
James
Coleman
Vốn xã hội được xác định bởi chức năng của nó. Nó không phải là 1
thực thể duy nhất mà là rất nhiều thực thể khác nhau với 2 đặc điểm
chung: đều bao gồm một vài khía cạnh của cấu trúc xã hội và tạo
những điều kiện thuận lợi nhất định cho các cá nhân hành động -
8
Tác giả Định nghĩa vốn xã hội
những người sống trong cấu trúc đó [98, tr.95 -120].
Robert
Putnam
Trong khi vốn vật chất đề cập đến các đối tượng vật chất và vốn con
người đề cập đến các tính chất của các cá nhân, vốn xã hội đề cập đến
các kết nối giữa các cá nhân - mạng xã hội và các quan hệ có đi có lại
và sự tin cậy được nảy sinh từ mạng này. Trong ý nghĩa đó vốn xã hội
liên quan chặt chẽ với những gì một số người đã gọi là "đạo đức công
dân". Sự khác nhau đó là "vốn xã hội", kêu gọi sự chú ý đến thực tế
rằng đạo đức công dân trở nên mạnh mẽ nhất khi được gắn vào một
mạng lưới của các mối quan hệ xã hội qua lại [110, tr.65 - 78].
Francis
Fukuyama
Vốn xã hội là những quy tắc, chuẩn mực không chính thức mà đẩy sự
hợp tác giữa hai hoặc nhiều cá nhân với nhau [93, tr.3].
Wayne
E.Baker
Một nguồn tài nguyên mà các cá nhân nằm trong các cấu trúc xã hội cụ thể
và sau đó sử dụng nó để theo đuổi lợi ích của mình, nó được tạo ra bởi
những thay đổi trong mối quan hệ giữa các cá nhân [113, tr.589 - 625].
Pierre
Bourdieu và
Loic
Wacquant
Tổng hợp các nguồn lực (thực tế hoặc ảo) tích lũy trong một cá nhân
hoặc nhóm nhờ vào sở hữu một mạng lưới bền vững các mối quan hệ
quen biết và công nhận lẫn nhau [78, tr.219 - 260].
Boxman, De
Graai. Flap
Số lượng người có khả năng sẽ cung cấp sự hỗ trợ và các nguồn lực để
giúp đỡ một cá nhân [90, tr 51 - 57].
Ronald
S.Burt
Bạn bè, đồng nghiệp, và các mối quan hệ rộng hơn qua đó một cá
nhân có cơ hội sử dụng vốn con người và vốn tài chính của mình [113,
tr.57 - 91].
John Brehm
và Wendy
Rahn
Mạng lưới của các mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân, tạo điều kiện
thuận lợi cho giải quyết các vấn đề hành động tập thể [114, tr.999 - 1023]
Clive Y.
Thomas
Những phương tiện tự nguyện và quá trình phát triển trong xã hội dân
sự mà thúc đẩy toàn bộ cộng đồng phát triển [82, tr.15 - 20].
9
Tác giả Định nghĩa vốn xã hội
Glenn C.
Loury
Các mối quan hệ xã hội nảy sinh một cách tự nhiên giữa các cá nhân
mà thúc đẩy hoặc hỗ trợ họ đạt được những kỹ năng và những thứ có
giá trị trong cuộc sốngnó được coi như một thứ tài sản quan trọng
(giống quyền thừa kế tài sản) trong việc duy trì bất bình đẳng trong xã
hội [96, tr.1].
Janine
Nahapite
Tổng các nguồn tài nguyên thực tế và tiềm năng mà các cá nhân nhận
được từ mạng lưới mối quan hệ mà cá nhân hoặc xã hội sở hữu. Do đó
vốn xã hội bao gồm cả mạng lưới và tài sản mà có thể được huy động
thông qua mạng [101, tr.242 - 266].
Michael
Woolcock
Thông tin, sự tin tưởng, quy tắc quan hệ có đi có lại gắn liền với
mạng xã hội của một cá nhân [106, tr.151 - 208].
Ở Việt Nam, những năm gần đây các nghiên cứu chủ yếu xoay quanh việc
làm rõ khái niệm vốn xã hội và vận dụng vốn xã hội vào giải thích một số hiện
tượng của đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội. Xem xét kỹ có thể thấy phần lớn các
tác giả trong nước đều nghiên cứu vốn xã hội dựa trên các định nghĩa của các học
giả nổi tiếng trên thế giới và phát triển các khái niệm phù hợp với bối cảnh Việt
Nam hiện nay. Chẳng hạn, Trần Hữu Quang cho rằng, cần phải coi “vốn xã hội”
như là một khái niệm xã hội học được dùng để chỉ một cách tổng hợp hiện thực và
đặc trưng của những mối dây liên kết giữa con người với nhau trong một cộng đồng
hay xã hội. Những mối dây liên kết này chịu sự chi phối quyết định của các chuẩn
mực (chính thức và phi chính thức) và các định chế đang tồn tại trong cộng đồng
hay xã hội ấy và được biểu hiện ra bằng sự tin cậy giữa con người với nhau, khả
năng làm việc chung với nhau và các loại mạng lưới xã hội khác nhau [39, tr.74-
81]. Một số tác giả sử dụng quan niệm của Putnam để nói về vốn xã hội trong đó
nhấn mạnh những mối liên hệ trong mạng kết nối giữa các cá thể từng con người
với nhau, giữa cá thể con người và xã hội, về những mối quan hệ tạo ra sự có đi có
lại, sự tin cậy nhau, về những chuẩn mực hình thành từ những mối quan hệ này
[50]. Một quan niệm khác coi vốn xã hội như mạng lưới các tổ chức xã hội dựa trên
10
các quan hệ tin cậy và tương tác có thể giúp nâng cao tính hiệu quả của các hoạt
động bằng cách thúc đẩy sự hợp tác [13]. Từ góc độ kinh tế học, một số nghiên cứu
nhấn mạnh chức năng giảm chi phí và tăng cường hợp tác của vốn xã hội trong sản
xuất kinh doanh. Một số nghiên cứu về chức năng của vốn xã hội xuất phát từ chỗ
coi vốn xã hội (social capital còn gọi là tư bản xã hội) được cấu thành từ niềm tin và
sự hợp tác [16].
Chính vì sự đa dạng về cách định nghĩa khái niệm “vốn xã hội” như trên
nên có học giả cho rằng, thuật ngữ này vẫn chưa được “khái niệm hóa” một cách
đầy đủ, hay nói cách khác, nó chưa trở thành một khái niệm khoa học thực thụ
(Trần Hữu Quang). Nhưng cũng chính từ sự đa dạng nói trên, tác giả Lê Minh
Tiến cho rằng vốn xã hội là một khái niệm đa chiều và do đó, nếu có duy nhất
một định nghĩa thì sẽ khó cho thấy được “hình ảnh” thực sự của vốn xã hội. Vì
thế, tác giả Lê Minh Tiến đã đề xuất cách hiểu khái niệm vốn xã hội trên cả ba
cấp độ vi mô, trung mô, vĩ mô và cho rằng làm như vậy mới có thể đo lường,
đánh giá được vốn xã hội [44].
Như vậy, dựa vào việc xem xét dưới những chiều cạnh, đặc điểm, chức năng
khác nhau mà mỗi nhà nghiên cứu đều có những quan niệm, định nghĩa riêng về
vốn xã hội. Luận án này sử dụng những nội dung chung, thống nhất có thể tìm thấy
trong các quan niệm về vốn xã hội, đặc biệt là quan niệm của Coleman và Bourdieu.
Cụ thể luận án sử dụng khái niệm vốn xã hội với những ý nghĩa, nội dung cơ bản là:
(1) vốn xã hội gắn liền với mạng lưới xã hội, quan hệ xã hội của người lao động, (2)
vốn xã hội là nguồn lực của hoạt động nghề nghiệp và chuyển đổi nghề nghiệp của
cá nhân, cộng đồng (3) vốn xã hội được tạo ra thông qua việc đầu tư vào các quan
hệ xã hội, hoặc mạng lưới xã hội; các cá nhân có thể sử dụng vốn xã hội để đạt kết
quả nhất định, trong đó có việc chuyển đổi nghề nghiệp của họ, (4) vốn xã hội bao
gồm sự tin cậy và quan hệ qua lại/sự có đi - có lại.
1.1.2. Các tiêu chuẩn, tiêu chí và chỉ báo về vốn xã hội
Đã có nhiều nhà khoa học tiến hành các nghiên cứu về đo lường vốn xã hội.
Trước hết, cần làm rõ xem các hướng nghiên cứu tập trung đo lường những vấn đề
gì thông qua các chỉ số/chỉ báo gì.
11
Khởi đầu là Putnam cho rằng ở quy mô rộng, sự khác biệt về vốn xã hội có
thể giải thích bởi sự khác biệt giữa số lượng thành viên của các tổ chức tự nguyện
[108]. Và quan điểm này được kế thừa trong rất nhiều nghiên cứu và cách đo lường
về vốn xã hội. Việc tham gia tổ chức tự nguyện là một trong những biểu hiện/chỉ
báo đánh giá mức độ giàu có/nghèo nàn của vốn xã hội trong cộng đồng.
Tác giả Anirudh Krishna và Alizabeth Shrader trong bộ công cụ của mình
đã đưa ra 4 nội dung vốn xã hội theo 4 cấp độ: cấp độ cá nhân/hộ gia đình, cấp độ
hàng xóm/cộng đồng, cấp độ khu vực và cấp độ quốc gia. Đây là cách nhìn khá toàn
diện khi đo lường về vốn xã hội. Công cụ mà các tác giả đưa ra chủ yếu là thông
qua bảng câu hỏi, phỏng vấn cấp độ hộ gia đình và thường được áp dụng ở các nước
đang phát triển vì việc lưu trữ số liệu/thông tin hạn chế [74, tr.14-15]. Tác giả
Richard Rose đi sâu xác định phạm vi mạng lưới chính thức và phi chính...ng 3 chia thành nhóm nghề và vòng 4 chia thành
nghề. Việc chia nhỏ các nhóm nghề vòng 1 cơ bản dựa trên cơ sở đặc tính chuyên
môn hóa, được xác định bằng cách xét đến lĩnh vực chuyên môn mà công việc đòi
25
hỏi, các công cụ và máy móc đã sử dụng, các nguyên vật liệu dùng trong sản xuất
và loại sản phẩm và dịch vụ đã làm ra [29] (Xem bảng 1.3)
Bảng 1.3: Hệ thống 4 vòng phân loại nghề nghiệp ở Việt Nam năm 1999-2009
Vòng 2
(lĩnh vực nghề)
Vòng 3
(nhóm nghề)
Vòng 4
(nghề)
Vòng 1
(nghề nghiệp chuyên
môn) 1999 2009
Tăng/
giảm
1999 2009
Tăng/
giảm
1999 2009
Tăng/
giảm
1. Nhà lãnh đạo trong
các ngành, các cấp và
các đơn vị
9 8 -1 24 23 -1 81 86 5
2. Nhà chuyên môn
bậc cao
4 6 2 18 28 10 66 102 36
3. Nhà chuyên môn
bậc trung
4 6 2 21 24 3 82 89 7
4. Nhân viên trợ lý
văn phòng
2 4 2 7 8 1 24 29 5
5. Nhân viên dịch vụ
và bán hàng
2 4 2 9 13 4 20 40 20
6. Lao động có kỹ
năng trong nông, lâm
nghiệp và thuỷ sản
1 3 2 5 9 4 16 18 2
7. Lao động thủ công
và các nghề nghiệp có
liên quan khác
5 5 0 17 14 -3 74 66 -8
8. Thợ lắp ráp và vận
hành máy móc, thiết
bị
3 3 0 20 14 -6 67 40 -27
9. Lao động giản đơn 3 6 3 11 11 0 24 33 9
0. Lực lượng quân đội 1 3 2 1 3 2 1 3 2
Tổng cộng 34 48 14 133 147 14 455 506 51
Nguồn: Tổng cục Thống kê [49].
26
Nhìn chung, trong vòng 10 năm (1999 - 2009), số lượng nghề nghiệp đã có
sự thay đổi rõ rệt. Ở nghề vòng 1 vẫn giữ nguyên 10 nghề nghiệp chuyên môn cơ
bản, được phân loại dựa theo lĩnh vực chuyên môn mà công việc đòi hỏi, các công
cụ và máy móc đã sử dụng, các nguyên vật liệu dùng trong sản xuất và loại sản
phẩm, dịch vụ đã làm ra như đã đề cập ở trên.
Ở nghề vòng 2 xuất hiện sự thay đổi rõ rệt về lĩnh vực nghề, theo đó, từ năm
1999 đến 2009, có đến 7/10 nghề vòng 1 tăng từ 1-3 lĩnh vực nghề, có 2 nghề vòng 1
giữ nguyên không đổi (về số lượng) đó là “Lao động thủ công và các nghề nghiệp có
liên quan khác” và “Thợ lắp ráp, vận hành máy móc, thiết bị”, chỉ có nghề vòng 1
“Nhà lãnh đạo trong các ngành, các cấp và các đơn vị” giảm 1 lĩnh vực nghề (năm
1999 có tính đến Công ty, doanh nghiệp, xí nghiệp tạo ra sản phẩm vật chất, dịch vụ
và các trường nhỏ; năm 2009 không có nhóm này).
Ở hệ thống nghề vòng 3, các nhóm nghề bắt đầu thể hiện sự khác biệt trong
việc phân hóa giữa các lĩnh vực nghề, theo đó, có những nhóm nghề tăng mạnh và
có những nhóm nghề giảm hẳn về số lượng, cụ thể:
- Các nhóm nghề của “Nhà chuyên môn bậc cao” tăng 10 nhóm nghề, từ 18
nhóm nghề (1999) lên 28 nhóm nghề (2009).
- Trong khi đó, các nhóm nghề của “Lao động thủ công” và “Thợ lắp ráp,
vận hành máy móc, thiết bị” giảm tương ứng là 3 và 6 nhóm nghề.
Ở hệ thống nghề vòng 4, mức độ phân hóa thể hiện rất rõ ràng trong từng
nghề, cụ thể [29]:
Các nghề của “Nhà chuyên môn bậc cao” và “Nhân viên dịch vụ, bán hàng”
tăng mạnh, tăng với con số tương ứng là 36 và 20 nghề, trong khi đó, các nghề “Lao
động thủ công” và “Thợ lắp ráp, vận hành máy móc, thiết bị” giảm tương ứng là 8
và 27 nghề.
Nếu năm 1999, cả nước có 34 nghề vòng 2, 133 nghề vòng 3, 455 nghề vòng 4
thì năm 2009 có 48 nghề vòng 2 (tăng 14 lĩnh vực nghề so với 1999), 147 nghề vòng 3
(tăng 14 nhóm nghề so với 1999) và 506 nghề vòng 4 (tăng 51 nghề so với 1999).
27
Hình 1.1: Sơ đồ các vòng phân loại và số lượng các nghề nghiệp của “nhà
chuyên môn bậc cao”, năm 2009
Nguồn: Tổng cục Thống kê [49].
Theo đó, nghề nghiệp ở nông thôn, đây là khái niệm được hiểu là bất kỳ hoạt
động, nghề nghiệp, công việc, kinh doanh, dịch vụ được thực hiện bởi người dân ở
nông thôn, với mục đích nhằm tạo ra tiền thù lao, lợi nhuận, lợi ích xã hội, lợi ích
gia đình, bằng tiền mặt hoặc hiện vật, bao gồm cả các hoạt động nông nghiệp và phi
nông nghiệp [92].
Trong nghiên cứu này, việc phân loại nghề nghiệp tập trung vào các lĩnh vực
nghề nghiệp theo các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp nói trên để xem xét
sự chuyển đổi công việc, nghề nghiệp của người lao động ở khu vực nông thôn và sự
vận dụng vốn xã hội của người lao động như thế nào trong chuyển đổi nghề nghiệp.
1.2.2. Cấu trúc nghề nghiệp ở nông thôn
Cấu trúc nghề nghiệp được hiểu là hệ thống các nghề nghiệp và kiểu quan hệ
giữa các nghề nghiệp của một cộng đồng xã hội xác định. Khái niệm cấu trúc nghề
506 nghề 102 nghề
14711
147 nghề 28 nghề
48 nghề 6 nghề
9 nghề Nhà CM bậc
cao
28
nghiệp cho biết các loại nghề nghiệp và tỉ trọng của từng loại nghề nghiệp, vị thế và
mối quan hệ giữa các vị thế nghề nghiệp. Ví dụ, cấu trúc nghề nghiệp cho biết nghề
nghiệp nào chiếm tỉ trọng lớn nhất và nghề nghiệp nào chiếm tỉ trọng nhỏ nhất,
nghề nghiệp nào được coi trọng, đề cao và nghề nghiệp nào chưa được như vậy.
Cấu trúc nghề nghiệp của một cộng đồng không đứng im mà vận động, biến đổi
không ngừng về cả mặt định lượng và định tính: một số nghề nghiệp tăng lên và
một số nghề nghiệp giảm đi, đồng thời vị thế, uy tín của từng loại nghề nghiệp cũng
có thể thay đổi.
Theo Tổng cục thống kê năm 2011, tại các khu vực ở nông thôn Việt Nam cấu
trúc nghề nghiệp đã có sự chuyển đổi mạnh mẽ. Trong 5 năm 2006 - 2011 cấu trúc
ngành nghề của hộ nông thôn có sự chuyển dịch nhanh theo hướng tích cực: Giảm số
lượng và tỷ trọng nhóm hộ nông lâm thủy sản; tăng số lượng và tỷ trọng nhóm hộ công
nghiệp xây dựng và dịch vụ.
o 15,34 triệu hộ nông thôn, tăng 1,58 triệu hộ (+11,4%) so với năm 2006.
o 9,53 triệu hộ nông lâm thủy sảm ở nông thôn, giảm 248 nghìn hộ (-2,54%)
so với năm 2006.
o 5,13 triệu hộ công nghiệp xây dựng và dịch vụ, tăng 1,67 triệu hộ
(+48,5%) so với năm 2006.
o 62,2% hộ khu vực nông thôn là hộ nông lâm thủy sản (71,1% của năm
2006 và 80,9% của năm 2001.
o 33,4% hộ khu vực nông thôn là hộ công nghiệp xây dựng và dịch vụ, tăng
thêm 8,3% so với năm 2006.
o 13/63 tỉnh có tỷ trọng hộ công nghiệp xây dựng và dịch vụ chiếm trên
40% tổng số hộ nông thôn (năm 2006 chỉ có 5/63 tỉnh).
Hộp 1.1: Một số thông tin chủ yếu về hộ và ngành, nghề ở nông thôn Việt Nam
Nguồn: Đánh giá tổng quan về thực trạng nông thôn, nông nghiệp từ kết quả Tổng
điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2011 [46]
Tuy nhiên, cấu trúc ngành nghề của lao động nông thôn chuyển dịch nhanh
hơn so với cấu trúc ngành nghề của hộ.
29
o 32 triệu người trong độ tuổi có khả năng lao động ở khu vực nông thôn
tăng 1,4 triệu người (+4,5%) so với 2006
o 59,6% lao động trong độ tuổi có khả năng lao động ở khu vực nông thôn
là lao động nông lâm thủy sản; 18,4% là lao động công nghiệp xây dựng
và 20,5% là lao động dịch vụ
o 46% người trong độ tuổi lao động có tham gia hoạt động NN trong 12
tháng qua là lao động chuyên nông nghiệp (thuần nông); 32,1% là lao
động nông nghiệp kiêm ngành nghề khác và 21,9% là lao động phi nông
nghiệp có hoạt động phụ nông nghiệp.
Hộp 1.2: Thông tin chủ yếu về cấu trúc nghề nghiệp của lao động ở nông thôn
Nguồn: Đánh giá tổng quan về thực trạng nông thôn, nông nghiệp từ kết quả
Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2011 [46]
Trong những năm qua, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách và chương
trình đào tạo nghề cho nông dân. Với sự hỗ trợ của nhà nước bằng việc đào tạo
nghề miễn phí, trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động nông thôn đã nâng lên.
Số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động có trình độ chuyên môn kỹ
thuật từ sơ cấp trở lên năm 2011 chiếm tỷ lệ 11,2% (năm 2006 đạt 8,2% và năm 2001
đạt 6,2%), trong đó: trình độ trung cấp lần lượt ở các năm 2011, 2006 và 2001 là 4,3%,
3% và 2,5 %; trình độ đại học là 2,2%, 1,1% và 0,7% trong 3 năm tương ứng. Kết quả
nghiên cứu cho biết [46]: 11,2% người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động có
trình độ chuyên môn kỹ thuật từ sơ cấp trở lên (năm 2006 đạt 8,2% và năm 2001 đạt
6,2%), 4,3% có trình độ trung cấp; 2,2% có trình độ đại học [46].
Có thể nói tuy đạt được những tiến bộ so với các năm trước nhưng trình độ
chuyên môn của lao động nông thôn vẫn còn rất thấp trước yêu cầu sản xuất hàng
hoá trong nền kinh tế thị trường. Điều này dẫn đến khả năng chuyển đổi ngành nghề
từ khu vực nông lâm thủy sản sang khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ còn
chậm và không đều giữa các vùng, các địa phương, nhất là miền núi, vùng sâu,
vùng dân tộc thiểu số. Lao động nông thôn dư thừa nhiều, nhưng còn ít lao động
chuyển đổi sang công nghiệp và dịch vụ. Do vậy, sự chuyển đổi cấu trúc nghề
nghiêp ở nông thôn diễn ra không đồng đều.
30
1.3. NGHIÊN CỨU VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA VỐN XÃ HỘI ĐẾN CHUYỂN ĐỔI CẤU
TRÚC NGHỀ NGHIỆP
1.3.1. Ảnh hưởng của vốn xã hội đến việc mở rộng cơ hội việc làm
Làm thế nào đánh giá được ảnh hưởng của vốn xã hội của người lao động
đến chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp ở nông thôn? Câu hỏi nghiên cứu này đã được
nêu lên và đã được trả lời lần lượt từng phần một trong luận án này. Trước hết vốn
xã hội của người lao động là vốn xã hội của cá nhân, do vậy chỉ có thể ảnh hưởng
gián tiếp đến sự chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp ở nông thôn. Vốn xã hội ảnh
hưởng trực tiếp đến việc người lao động định hướng nghề nghiệp, tìm kiếm việc
làm, ra quyết định lựa chọn nghề nghiệp, thực hiện nghề nghiệp và chuyển đổi nghề
nghiệp của họ. Vô số các hành động chuyển đổi nghề nghiệp của các cá nhân tạo
nên quá trình và kết quả tổng tích hợp là sự chuyển đổi nghề nghiệp ở cộng đồng xã
hội mà cụ thể ở đây là ở nông thôn, đến lượt nó sự chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp
ở nông thôn thể hiện như là bối cảnh, tình huống ảnh hưởng trở lại đối với hành
động chuyển đổi nghề nghiệp của người lao động.
Trong bối cảnh chuyển đổi nghề nghiệp hiện nay ở nông thôn, vốn xã hội của
người lao động có thể được xem như một tài sản, một loại nguồn lực, một loại vốn
trong nhiều loại vốn khác, nguồn lực khác, tài sản khác mà người lao động sử dụng,
vận dụng vào tìm kiếm công việc hoặc thay đổi công việc trong thị trường lao động.
Vốn xã hội của người lao động cũng có thể được xem xét trong việc tạo ra cơ hội để
phát triển nghề nghiệp hoặc duy trì công việc hiện tại hay chuyển đổi sang nghề
nghiệp khác.
Vốn xã hội và cùng với nó là vốn con người có ảnh hưởng tích cực trong tìm
kiếm việc làm của người lao động nói chung và sinh viên tốt nghiệp nói riêng (Lê
Ngọc Hùng, Hoàng Bá Thịnh, Nguyễn Tuấn Anh).
Vốn xã hội của người lao động thường bị quy định bởi những kỹ năng, trình
độ chuyên môn, và vốn cá nhân của từng người. Trong đó, đặc điểm hành vi được
coi là yếu tố quyết định trong việc có được nghề nghiệp hoặc thăng tiến nghề
nghiệp tại nơi làm việc. Đặc điểm về hành vi đã được coi là một yếu tố quyết định
bổ sung - được định nghĩa là vốn xã hội của người lao động cả bên trong và bên
31
ngoài nơi làm việc, các khái niệm về vốn xã hội của người lao động có thể được
hiểu như sự mô tả về sự tương tác này giữa người lao động và cộng đồng [101].
Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh đã thông qua một định nghĩa về vốn xã
hội của người lao động do Cote và Healy của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
đưa ra là “mạng lưới cùng với định mức chia sẻ, giá trị và hiểu biết nhằm tạo điều
kiện hợp tác giữa các nhóm” [87]. Ba hình thức của vốn xã hội đã được đề xuất, cụ
thể là vốn gắn kết ràng buộc (bonding capital), vốn kết nối bắc cầu (bridging
capital) và vốn liên kết (linking capital). Vốn liên kết (linking capital) liên quan đến
sự tương tác giữa các thành viên gia đình và bạn bè thân thiết. Vốn kết nối, bắc cầu
(bridging capital) bao gồm các mối quan hệ lỏng lẻo với các mối quan hệ bạn bè
bình thường, đồng nghiệp hay đối tác, còn vốn gắn kết, ràng buộc (bonding capital)
thì mạnh hơn,nhưng ít đa dạng so với vốn kết nối trong các mối quan hệ quan trọng.
Vốn xã hội của người lao động có thể hỗ trợ cho những người đang thất
nghiệp hoặc không có nghề nghiệp trong việc tìm kiếm một công việc, hoặc nếu đã
có việc làm sẽ hỗ trợ trong việc thay đổi công việc hoặc thăng tiến hơn trong công
việc. Khi tìm kiếm một công việc, vốn xã hội đối với người lao động có thể là một
tài sản tích cực trong việc cung cấp kiến thức về các cơ hội. Đối với nhà tuyển
dụng, khi các nhân viên hiện tại giới thiệu bạn bè hoặc người quen, điều này sẽ giúp
xây dựng lòng tin đối với các nhà tuyển dụng và tạo ra cơ hội cho người lao động.
Các nghiên cứu phân tích để xác định mối liên hệ giữa nguồn vốn xã hội và tình
trạng hoạt động kinh tế, tìm kiếm công việc, cho thấy rằng người lao động có vốn xã hội
càng lớn thì khả năng về nghề nghiệp của họ cũng tốt hơn với những đối tượng khác.
Chẳng hạn, nghiên cứu của Keith Brook chỉ ra rằng, các nhân viên làm trong tổ chức phi
chính phủ sau 3 tháng vào làm việc có thể thấy rõ sự khác biệt giữa tỉ lệ nhân viên có
được nghề nghiệp bởi quen biết với người trong nghề thường cao hơn so với các phương
pháp khác [100]. Điều đó cho thấy vai trò quan trọng trong việc tích lũy vốn xã hội từ
các mạng lưới giao tiếp để hỗ trợ trong việc tìm kiếm cơ hội việc làm.
1.3.2. Ảnh hưởng của vốn xã hội đến các vấn đề khác liên quan tới nghề
nghiệp của người lao động
Một phát hiện quan trọng là hiệu ứng của vốn xã hội không đồng đều giữa các
nhóm khác nhau của các cá nhân và vốn xã hội có thể phản ánh mức độ rõ ràng về sự
32
bất bình đẳng hoặc sự khác biệt giữa người có kinh tế và người kém kinh tế. Ví dụ,
những người không có nghề nghiệp ít có khả năng có quan hệ với những người đang
đi làm. Hơn nữa, việc sử dụng các kết nối bạn bè và gia đình của những người có
xuất phát điểm thấp về kinh tế để tìm việc là ít có khả năng [100, tr.117-120].
Ủy ban châu Âu coi việc phát triển vốn con người thông qua nâng cao trình
độ và kỹ năng là động lực chính sách quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và
gắn kết xã hội trong cộng đồng [100, tr.118]. Caspi đã nghiên cứu thanh niên thất
nghiệp ở Mỹ liên quan đến vốn con người và vốn xã hội đã kết luận rằng đặc
điểm cá nhân và gia đình là nơi bắt đầu hình thành kết quả về thị trường lao động
trong tương lai của từng đứa trẻ. Trẻ em tham gia vào hành vi chống đối xã hội
có vốn cá nhân thấp và có nguy cơ thất nghiệp cao. Cuối cùng nghiên cứu chỉ ra
rằng trẻ em có vốn xã hội thấp, thường là trong một gia đình mẹ độc thân hoặc
những gia đình hay xung đột, có nguy cơ thất nghiệp cao hơn. Nghiên cứu sâu
hơn ở Mỹ bởi Smith và Aguilera đã tập trung vào ảnh hưởng của vốn xã hội vào
các nhóm thiệt thòi về mặt dân tộc và giới tính. Cả hai nghiên cứu kết luận rằng
các sáng kiến tìm cách đưa thông tin thị trường lao động cho các nhóm thiệt thòi
có thể sẽ có hiệu quả trong việc giảm sự bất bình đẳng xã hội, đặc biệt là khi kết
hợp với các biện pháp khác để phát triển vốn con người và cá nhân [95]. Quan hệ
lao động có hiệu quả tại nơi làm việc có thể hỗ trợ sự hình thành của vốn xã hội
cho người lao động bằng cách phát triển liên kết giữa các đồng nghiệp hoặc
chuyển tiếp giữa quản lý và nhân viên.
Từ những điều vừa trình bày trên có thể thấy rõ vốn xã hội ảnh hưởng một
cách trực tiếp đến nghề nghiệp của người lao động, cụ thể:
- Vốn xã hội của người lao động ảnh hưởng đến (1) thái độ ứng xử với công
việc và những người xung quanh;(2) kinh nghiệm tích lũy sẵn có; (3) hiểu biết của
bản thân;
- Đồng thời, vốn xã hội của cá nhân người lao động có thể ảnh hưởng đến (1)
kết nối cộng đồng; (2) sự tin tưởng; (3) sự tham gia trong các hoạt động xã hội; (4)
sự tham gia trong các hoạt động công dân; (5) thái độ của những người xung quanh
với cá nhân.
33
Các ảnh hưởng riêng lẻ và nhất là sự tương tác của các ảnh hưởng hay tác
dụng của vốn xã hội sẽ tạo ra nhiều cơ hội và điều kiện thuận lợi cho người lao
động thực hành nghề nghiệp và người lao động có thể khai thác, vận dụng triệt để
vốn xã hội của họ để thực hiện nghề nghiệp và chuyển đổi nghề nghiệp của họ. Tuy
nhiên, về mặt nghiên cứu lý luận và thực tiễn, cần tính đến các tác động, ảnh hưởng
tích cực và cả tác động tiêu cực của vốn xã hội đối với sự chuyển đổi nghề nghiệp của
cá nhân người lao động trong bối cảnh chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp ở nông thôn.
Tiểu kết chương 1
Chương 1 “Tổng quan tình hình nghiên cứu” cho thấy rõ hiện nay đã có khá
nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về các chủ đề của vốn xã hội. Các nghiên cứu
khác nhau nhấn mạnh các chiều cạnh, các hình thức, các thước đo, các chỉ số khác
nhau, các chức năng, vai trò của vốn xã hội của con người. Từ đó các nghiên cứu
này gợi ra sự cần thiết phải tiếp tục nghiên cứu các thành phần, cấu trúc và đặc điểm
chung, quan trọng nhất của vốn xã hội trong đó nổi bật nhất là mạng lưới xã hội,
niềm tin hay lòng tin và sự có đi có lại với tính cách là các thành tố cơ bản của vốn
xã hội.
Các nghiên cứu cho thấy vốn xã hội có tác dụng, ảnh hưởng nhất định đối
với người lao động trong tìm kiếm các nguồn lực kinh tế, thiết lập và củng cố mối
quan hệ gia đình và quan hệ với cộng đồng. Đặc biệt vốn xã hội có ảnh hưởng trực
tiếp đến việc huy động nguồn lực, tìm kiếm các điều kiện để thực hiện hoạt động
nghề nghiệp, việc làm của người lao động và ra quyết định chuyển đổi nghề nghiệp
của các cá nhân. Vốn xã hội ảnh hưởng đến sự chuyển đổi nghề nghiệp của người
lao động và sự chuyển đổi nghề nghiệp của các cá nhân người lao động tương tác
tổng tích hợp với nhau tạo nên sự chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp của cộng đồng
xã hội. Đến lượt nó sự chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp ở nông thôn tạo thành bối
cảnh diễn sự chuyển đổi nghề nghiệp của người lao động ở nông thôn.
Tuy nhiên, các nghiên cứu trong nước và ngoài nước đã bàn nhiều về vốn xã
hội của người lao động, nhưng chưa xem xét kỹ lưỡng vốn xã hội của người lao
động trong bối cảnh chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp ở nông thôn và cũng chưa tập
trung làm rõ ảnh hưởng của vốn xã hội đối với nghề nghiệp của người lao động
34
trong bối cảnh như vậy. Tổng quan nghiên cứu như trên cho thấy việc lựa chọn đề
tài luận án là cần thiết và phù hợp để tác giả có thể vừa kế thừa các kết quả nghiên
cứu hiện có về lý luận, phương pháp và các phát hiện khoa học về vốn xã hội và
vừa đi sâu nghiên cứu làm rõ các hình thức biểu hiện và cách sử dụng, vận dụng
vốn xã hội của người lao động trong bối cảnh chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp ở
nông thôn tỉnh Hải Dương.
35
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN XÃ HỘI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG
CHUYỂN ĐỔI CẤU TRÚC NGHỀ NGHIỆP Ở NÔNG THÔN
2.1.1. Các khái niệm làm việc
2.1.1.1. Vốn xã hội
Khái niệm “Vốn xã hội” là khái niệm có nội hàm đa dạng về quan điểm, cách
định nghĩa như đã đề cập trong chương tổng quan tình hình nghiên cứu của luận án.
Luận án này kế thừa quan niệm của Bourdieu coi vốn xã hội là toàn bộ nguồn lực
(thực tế hoặc tiềm ẩn) xuất phát từ mạng lưới quen biết trực tiếp hoặc gián tiếp
(chẳng hạn thành viên của cùng một tôn giáo, hoặc cùng sinh quán, hay đồng môn).
Trong đa số trường hợp, mạng lưới này đã có từ lâu và đã được thể chế hoá phần
nào. Nhờ nó, những cá nhân, gia đình, hay tập thể nào càng có nhiều các kết nối thì
càng nhiều ưu thế. Nói cách khác, mạng lưới này có giá trị sử dụng: nó là một loại
"vốn". Bourdieu đã khẳng định rằng xã hội là một đấu trường tranh giành thế vị
(status). Kẻ thắng là người dồi dào vốn kinh tế, vốn xã hội, và vốn văn hóa và cho
rằng vốn xã hội không phải là tích cực cho mọi người: giá trị vốn xã hội của mỗi
người là tuỳ vào mức độ chênh lệch giữa vốn đó của họ và của người khác [79; 80].
Đồng thời, luận án cũng kế thừa và vận dụng quan điểm quan trọng nữa của
Coleman về vốn xã hội để làm cơ sở lý luận nghiên cứu đề tài luận án. Coleman cho
rằng vốn xã hội gắn liền với sự hình thành vốn con người [83, tr.95-120]. Tác giả
cũng nhất trí với quan điểm của Robert Putnam rằng vốn xã hội là những mạng lưới
xã hội và những liên hệ qua lại trong xã hội, những quy tắc cho phép cá nhân (cũng
như tập thể) giải quyết những vấn đề chung của cộng đồng [109, tr.65-79].
Trên cơ sở các quan niệm về vốn xã hội vừa nêu, luận án nêu một định nghĩa
như sau: Vốn xã hội là một thành tố của mối quan hệ giữa con người và xã hội
được hình thành, biểu hiện ở mạng lưới xã hội, niềm tin và sự có đi có lại . Vốn xã
hội được con người tạo dựng, vân dụng nhằm đạt được mục tiêu, lợi ích nhất định
trong cuộc sống sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt hàng ngày của của họ.
36
Căn cứ vào định nghĩa vừa nêu có thể xác định một số tiêu chí cơ bản, quan
trọng để đo lường từng nội dung của vốn xã hội như sau:
Bảng 2.1: Đặc điểm và tiêu chí đo lường vốn xã hội
Đặc điểm Tiêu chí đo lường
Niềm tin/sự tin tưởng - Mức độ tin cậy lẫn nhau trong cộng đồng
- Sẵn sàng hỗ trợ, hợp tác, cho vay mượn
Sự có đi có lại - Chia sẻ nguồn lực
- Sự sẵn sàng, hỗ trợ, giúp đỡ
- Các hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ
Mạng lưới xã hội - Số lượng tổ chức tham gia
- Mức độ tham gia/tư cách tham gia
- Các loại hình tổ chức tham gia
Nguồn: Động thái cấu trúc xã hội và thuyết cấu trúc hóa của Lê Ngọc Hùng [27].
2.1.1.2. Nghề nghiệp
Nghề nghiệp gắn liền với lao động và việc làm của con người trong xã hội do
vậy nó bị quy định bởi hệ thống các quy tắc, chuẩn mực nhất định của xã hội. Trong
Bộ Luật lao động việc làm được hiểu là "mọi hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà
không bị pháp luật cấm". Trong khi đó, lao động được hiểu là toàn bộ các hoạt động
của con người nhằm tạo ra các sản phẩm phục vụ mục đích, đời sống của con người.
Nghề nghiệp được hiểu là loại việc làm có tính bền vững, ổn định tương đối
được người lao động thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định nhằm đem lại
thu nhập đảm bảo tái sản xuất sức lao động và phát triển con người.
Nghề nghiệp không đơn giản chỉ là công việc, việc làm hay lao động để kiếm
sống, để tồn tại mà còn là con đường, cách thức và cơ chế để người lao động thể
hiện và khẳng định các phẩm chất, các giá trị và vị thế, vai trò của họ trong xã hội.
Nghề nghiệp gắn với việc làm chuyên môn thuộc ngành kinh tế nhất định, ví
dụ nghề nghiệp trong ngành nông nghiệp, ngành công nghiệp, ngành dịch vụ. Nghề
nghiệp gắn với việc làm chuyên môn thuộc từng lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh
doanh nhất định, ví dụ nghề chăn nuôi lợn, nghề chăn nuôi gà, nghề chăn nuôi bò.
Nghề nghiệp gắn liền với sự phân công lao động theo hướng chuyên môn hóa,
37
chuyên nghiệp hóa ngày càng sâu sắc và tinh vi trong tiến trình phát triển của xã
hội. Tuy nhiên, luận án này giới hạn phạm vi nghiên cứu nghề nghiệp theo ngành
kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn mà mỗi một ngành kinh tế
này lại phân hóa thành nhiều nghề nghiệp khác nhau tạo nên sự chuyển đổi cấu trúc
nghề nghiệp phức tạp ở nông thôn hiện nay.
2.1.1.3. Cấu trúc nghề nghiệp và chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp
Cấu trúc nghề nghiệp. Khái niệm “cấu trúc” được hiểu theo nhiều cách khác
nhau. Trong sinh vật học, khái niệm cấu trúc (structure) được sử dụng để nói đến
cấu tạo của một thực thể như tế bào, mô, cơ quan Cấu trúc gồm những thành
phần có những chức năng nhất định nhằm đảm bảo cho một thực thể có khả năng
tồn tại và thích nghi với môi trường sống của nó [27, tr.82-85].
Theo học thuyết Marx, cấu trúc xã hội (hay còn gọi là cơ cấu xã hội) là cấu
trúc xã hội - giai cấp với mối quan hệ chủ yếu là quan hệ đấu tranh diễn ra giữa
những giai cấp thống trị và những giai cấp bị trị [27, tr.82-85].
Trong luận án này, cấu trúc nghề nghiệp được hiểu là “hệ thống tương đối ổn
định, bền vững của các nghề nghiệp và mối quan hệ giữa các nghề nghiệp đó”. Ví
dụ, cấu trúc nghề nghiệp theo ngành kinh tế ở nông thôn Việt Nam là hệ thống các
nghề nghiệp với tỉ trọng nhất định thuộc ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch
vụ. Có thể xác định được cấu trúc nghề nghiệp của người lao động qua điều tra,
khảo sát nghề nghiệp của người lao động, đồng thời có thể xác định được cấu trúc
nghề nghiệp ở nông thôn qua tìm hiểu số liệu thống kê về kinh tế - xã hội cụ thể là
thống kê về lao động, việc làm ở nông thôn.
Cấu trúc nghề nghiệp được hình thành chủ yếu do sự phát triển của lực lượng
sản xuất và phân công lao động xã hội. Khi phân tích cấu trúc nghề nghiệp các nhà
xã hội học thường xem xét nó theo 3 ngành nghề là ngành nông nghiệp, công
nghiệp, dịch vụ và cùng nhiều loại hình nghề nghiệp khác [91, tr.24-59]. Trong mỗi
lĩnh vực ngành, nghề, các nhà nghiên cứu còn đi sâu nhiều loại hình nghề nghiệp
nhỏ hơn. Chẳng hạn, trong công nghiệp lại phân ra làm công nghiệp nặng và công
nghiệp nhẹ, trong nông nghiệp có trồng trọt và chăn nuôi, v.v. Ngoài ra, tiếp cận về
cấu trúc nghề nghiệp còn bao hàm việc phân tích lực lượng lao động theo giới tính,
38
độ tuổi, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, lãnh thổ, vùng miền, khu vực kinh
tế - xã hội và quy mô gia đình để phân tích; đồng thời dựa vào thành phần kinh tế để
xem xét cấu trúc nghề nghiệp theo các khu vực kinh tế nhà nước, tập thể, kinh tế hộ
gia đình, kinh tế cá thể, tư bản tư nhân hoặc các hình thức kinh doanh, liên kết với
người nước ngoài. Cấu trúc nghề nghiệp luôn gắn với sự phân công lao động xã hội,
là sự chuyên môn hóa theo ngành của các tập đoàn xã hội, thực hiện các chức năng
của mình trong khuôn khổ của tổ chức sản xuất xã hội chung, tổ chức sản xuất, của
một ngành nghề nào đó trong nền kinh tế xã hội.
Trước đây có rất nhiều nhà nghiên cứu cấu trúc nghề nghiệp đã nhấn mạnh
vào hai loại lao động chính trong xã hội công nghiệp. Thứ nhất là lao động nghề
nghiệp (cổ xanh) - lao động chân tay, với việc sử dụng lao động dựa trên sức lực
của cơ bắp trong các xí nghiệp, nhà máy và thứ hai là lao động nghề nghiệp (cổ
trắng) - lao động dựa trên trí óc, phục vụ cho các hoạt động quản lý, kinh doanh, sản
xuất. Tuy nhiên, với sự phát triển của nền kinh tế như hiện nay thì sự phân loại như
vậy đã trở nên không hợp lý khi các ngành nghề trở nên đa dạng hơn, và đều đòi hỏi
cao về trình độ chuyên môn. Như vậy, thật khó để xác định rằng ngành nghề đó
thuộc đối tượng lao động nghề nghiệp nào. Do vậy, có thể xét tới một cấu trúc nghề
nghiệp theo sáu nhóm như sau [26, tr.265]:
- Nghề quản lý và chuyên môn đặc biệt.
- Nghề hỗ trợ kỹ thuật, bán hàng và hành chính.
- Nghề dịch vụ (dịch vụ gia đình, dịch vụ bảo vệ và các dịch vụ khác).
- Nghề sản xuất, chế tạo và sửa chữa.
- Nghề điều khiển máy móc, lắp ráp, vận chuyển.
- Nghề nông, lâm nghiệp, thủy hải sản.
Cấu trúc nghề nghiệp là yếu tố cơ bản để quyết định cấu trúc phân tầng xã
hội. Hầu như những ai làm cùng nghề với nhau thường cùng chiếm vị trí trên cùng
một thang bậc, cùng tầng lớp xã hội. Những người này có cùng mức thu nhập, học
vấn, uy tín, nghề nghiệp, quyền lực và giống nhau về lối sống, tiêu dùng.
Thông qua các định nghĩa về cấu trúc nghề nghiệp có thể nhận định rằng
nghề nghiệp luôn gắn với quá trình chuyên môn hóa về lao động, sắp xếp lại đội
39
ngũ lao động theo các nhóm nghề và thay đổi các yêu cầu đối với từng ngành nghề.
Cấu trúc nghề nghiệp giúp cho người lao động có thể xác định rõ ràng vị trí, vai trò,
yêu cầu, đặc điểm và chức năng của từng ngành nghề. Từ đó người lao động có thể
chủ động trong quá trình tham gia các ngành nghề, hoặc chuyển đổi ngành nghề sao
cho phù hợp với trình độ và năng lực của bản thân, tạo năng suất và hiệu quả cao
khi chuyển đổi sang ngành nghề mới.
Ngoài ra, cấu trúc nghề nghiệp cũng chính là đặc điểm để giúp nhận định rõ
ràng sự phát triển của nền kinh tế tại một khu vực nào đó trong một thời điểm nhất
định, thông qua cấu trúc nghề nghiệp để dự đoán và định hướng về các nghề nghiệp
và sự biến đổi cấu trúc nghề nghiệp trong tương lại của các ngành nghề.
Vấn đề lý thuyết xã hội học cần kết luận ở đây là có thể lựa chọn và áp dụng
lý thuyết của Peter Blau vào xem xét cấu trúc xã hội nghề nghiệp. Câu hỏi là cấu
trúc xã hội nghề nghiệp hàng ngang là như thế nào? Gồm những nghề nghiệp nào?
Cấu trúc xã hội nghề nghiệp hàng dọc tức là cấu trúc xã hội nghề nghiệp bất bình
đẳng, phân tầng nghề nghiệp như thế nào? Gồm những nghề nghiệp gì?
Câu trả lời là nếu xác định được các đặc điểm định tính của cấu trúc xã hội
nghề nghiệp thì sẽ có cấu trúc xã hội gồm các loại nghề nghiệp khác biệt nhau
nhưng khó có thể coi nghề nghiệp nào “tốt hơn”, “vinh quang hơn” nghề nghiệp
nào. Nhưng một khi xác định được đặc điểm định lượng của cấu trúc xã hội nghề
nghiệp, thì khi đó có cấu trúc xã hội bất bình đẳng của nghề nghiệp. Chẳng hạn như
trong xã hội phong kiến Việt Nam cấu trúc xã hội nghề nghiệp bất bình đẳng là cấu
trúc “sỹ nông công thương”.
Chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp là sự thay đổi cấu trúc nghề nghiệp. Cấu
trúc xã hội không đứng im mà luôn biến đổi, tương tự như vậy, cấu trúc nghề
nghiệp không cố định mà luôn luôn biến đổi và chuyển đổi một cách tự phát, tự giác
dưới tác động của các yếu tố khác nhau, trong đó nổi bật nhất là yếu tố chính sách
phát triển kinh tế - xã hội và yếu tố lựa chọn, chuyển đổi nghề nghiệp của người lao
động. Sự chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp diễn ra qua sự di động xã hội - nghề
nghiệp trong đó các cá nhân, nhóm người thay đổi từ vị trí nghề nghiệp này sang vị
trí nghề nghiệp khác trong cấu trúc nghề nghiệp. Tổng tích hợp các hoạt động
40
chuyển đổi nghề nghiệp của người lao động tạo nên sự chuyển đổi cấu trúc nghề
nghiệp của cả cộng đồng xã hội mà họ là thành viên.
Luận án tập trung xem xét sự chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp trên cấp độ vĩ
mô biểu hiện ở sự chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp của cả cộng đồng xã hội ở địa
bàn nông thôn nhất định theo các ngành kinh tế, theo trình độ chuyên môn kỹ thuật
của người lao động, theo loại hình doanh nghiệp và theo một số tiêu chí, chỉ báo
khác về nghề nghiệp.
Tóm lại, từ những trình bày ở trên về nghề nghiệp, cấu trúc nghề nghiệp và
sự chuyển đổi có thể xác định “chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp” là sự thay đổi
trạng thái của hệ thống các nghề nghiệp và mối quan hệ giữa các nghề nghiệp trong
một khoảng thời gian nhất định. Sự chuyển đổi cấu ...m vụ
kinh tế - xã hội năm 2014 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Hải Dương.
66. Khúc Thị Thanh Vân (2013), Tác động của vốn xã hội đến nông dân trong
quá trình phát triển bền vững nông thôn vùng đồng bằng Bắc bộ (2010 -
2020), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
67. Khúc Thị Thanh Vân (2012), Vai trò của vốn xã hội trong phát triển kinh tế
hộ ở nông thôn đồng bằng Sông Hồng hiện nay,Luận án Tiến sĩ Kinh tế,
Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
68. Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam (2013), Vốn xã hội trong phát triển ngành
nghề phi nông nghiệp, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Hà Nội.
69. Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (2006), Thực trạng và đẩy
mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động, Hà Nội.
162
70. Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương và các đối tác (2012), Các cú
sốc thu nhập và các chiến lược thích ứng với rủi ro của hộ gia đình: Vai
trò của bảo hiểm chính thức ở nông thôn Việt Nam, Hà Nội.
71. Max Weber (2008), Nền đạo đức tin lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản,
NXB Tri thức, Hà Nội.
Tài liệu tiếng Anh
72. Allatt, P (1993), "Becoming privileged: the role of family process”, in I.R.
Bates and G.Buckingham, Youth and Inequality, Buckingham, Open
University Press.
73. Anirudh Krishna and Norman Uphoff (1999), Mapping and Measuring Social
Capital: A Conceptual and Empirical Study of Collective Action for
Conserving and Developing Watersheds in Rajasthan, India, Worldbank.
74. Anirudh Krishna, Alizabeth Shrader (1999), Social capital assessment tool.
Prepared for the Conference on Social Capital and Poverty Reduction,
The World Bank Washington, DC.
75. Anthony Giddens (1997), Sociology, 3rd. Polity Press.
76. Anthony Giddens (1996), Trust, it might be said, is a device for stabilizing
interaction. To be able to trust another person is to be able to rely upon
that person to produce a range of anticipated responses, Social Theory
and Modern Sociology, Stanford, Stanford University Press.
77. Berrou, J., and Combarnous, F. (2011), “The Personal Networks of
Entrepreneurs in an Informal African Urban Economy: Does the
‘Strength of Ties’ Matter”, Review of Social Economy, 70(1): 1-30.
78. Bourdieu and Wacquant (1992), The practice of Reflexive Sociology,The
University of Chicago Press.
79. Bourdieu, P (1997/1986), "The forms of capital" in A.H. Halsey, H. Lauder,
P. Brown and A.S.Wells (eds) Education: Culture, Economy, Society,
Oxford: Oxford University Press.
80. Bourdieu, P. and Wacquant, L. (1992), An Invitation to Reflexive Sociology,
Chicago:University of Chicago Press.
81. Brehm và Rahn (1997), Individual - Level Evidence for the Cause and
Consequence of Social Capital, American Journal of Political Sciences
41: 999-1023.
163
82. Clive Y. Thomas (1995), Capital markets, financial markets and social
capital, The conference of the Regional programme of monetary studies.
83. Coleman, J. S. (1988), “Social Capital in the Creation of Human-Capital”.
American Journal of Sociology, 94, S95-S120.
84. Coleman, J.S(1990), Foundations of Social Theory, London: Harvard
University Press.
85. Coleman, J.S. (1991), Prologue: constructed social organisation, in Bourdieu,
P. and Coleman, J.S. (eds) Social Theory for a Changing Society,
Oxford: Westview Press.
86. Coleman, J.S. (1997), Social capital in the creation of human capital (first
published in 1988),in A.H. Halsey, H. Lauder, P. Brown and A.S. Wells
(eds) Education: Culture, Economy andSociety, Oxford: Oxford
University Press.
87. Cote, Healy (2001), The well-being of Nations: The role of human and social
capital, Center for Education Research and Innovation, Organisant for
economic co-operation and development.
88. Christiaan Grootaert (1998), Social Capital: The Missing Link, Worldbank.
89. Christina Kinghan, Carol Newman (2015), Social capital, political
connections, and household enterprises: Evidence from Vietnam, World
Institute for Development Economics ResearchWIDER Working Paper,
WP/2015/001.
90. Ed A.W. Boxman, Paul M.De Graai and Hendrik D.Flap (1991), The impact
of social and human capital on the income attainment of Dutch
managers, Social Networks, Vol.13, pp 51-57.
91. Emile Durkheim (1986), The Division of Labor in Society, an Introduction to
Four Major Works, Beverly Hills, CA: Sage Publications, Inc.,. (24-59).
92. FAO (2012), Decent rural employment for food security, Gender, Equity and
Rural Employment Division Economic and Social Development
Department.
93. Francis Fukuyama (2000), Social Capital and Civil Society, IMF working
paper. IMF institute. pp.3.
94. Fukuyama, F (2001), Social capital, civil society and development, Third
World Quarterly, (7-20).
164
95. George Davey Smith (2000), Social capital and the third way in public heatth,
Critical Public Health, Vol 10, No.2.
96. Glenn C. Loury (2000), Social Exclusion and Ethnic Groups: The Challenge
to Economics, The internaltional Bank For Reconstruction and
Development.
97. Hanifan, Lyda (1916), The rural school community center, Annals of the
American Academy of Political and Social Science, 67, 130-38
98. James S. Coleman (1994), Foundations of Social Theory. USA: Harvard
University Press. (302).
99. James S.Coleman (1988), Social capital in the creation of human capital, The
American Journal of sociology, Vol 94.
100. Janine Nahapite, Sumantra Ghoshal (2009), Social capital, intellectual
capital, and the organizational advantege, Academy of Management, the
academy of management review.
101. Keith Brook (2005), Labour Market participation: The influence of social
capital, Labour Market Division, Office of National Statistics.
102. Marsden, P. V(2001), Interpersonal Ties, Social Capital, and Employer Staffing
practices, Social Capital: Theory and Research, Part II, Chapter 5, pp.
105-125, New York.
103. Matthias Wend (2009), The importance of dead and life of great American
cities (1961) by Jane Jacobs. To the Profession of Urban Planning, New
vision for Public Affairs, Vol 1.
104. Michael Woolcock (1998), Social Capital and economic development:
Towward a theorical synthesis and policy framework, Kluwer Acadamic
Publishers, Printed in the Netherlands.ity Press.
105. Paul F.Witeley (2000), Economic Growth and Social Capital, Political
Studies. Volume 48, Issue 3, (443-466).
106. Pierre Bourdie (2005), Outline of a Theory of Practice, Richard Nice,
Cambridge University Press.
107. Pierre Bourdieu (1986), The Forms of Capital, New York.
108. Putnam, R.D (1993), “The prosperous community: social capital and public
life”, The AmericanProspect, (11-18).
109. Richard Rose (1998), Getting Things Done in an Anti-Modern Society: Social
Capital Networks In Russia, New York.
165
110. Robert D.Putnam (1995), Bowling anlone, Journal of Democracy. Pp.65- 78.
111. Ronald S. Burt (1992), Structural holes: the social structure of competition,
Harvard Univers.
112. John Brehn, Wendy Rahn (1997), Indidual -Level Evidence for the Causes
and Consequences of Social Capital, American Journal of Political
Science, Vol.41, No.3, pp. 999-1023.
113. Santarelli, E., and Tran, H (2013), The Interplay of Human and Social Capital
in Shaping Entrepreneurial Performance: The Case of Vietnam, Small
Business Economics, 40: 435-58.
114. Wayne E.Baker (1990), Maker Networks and Corporate Behavior, The
American Journal of Sociology, Vol 96, No.3.
115. Wendy Stone (2001), Measuring social capital towards a theoretically
informed measurement framework for researching social capital in
family and community life, Research Paper No. 24, Australian Institute of
Family Studies.
166
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Bảng hỏi hộ gia đình
BẢNG PHỎNG VẤN CÁ NHÂN
-----------------------------------
Chào Ông/Bà,
Chúng tôi đang thực hiện nghiên cứu liên quan đến chuyển đổi nghề nghiệp của
người dân và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi. Ông/bà vui lòng trả
lời một số câu hỏi dưới đây. Các thông tin mà Ông/bà cung cấp chỉ sử dụng cho
mục đích nghiên cứu khoa học.
Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của Ông/ Bà!
A. THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
A1. Họ tên người trả lời:
A2. Huyện:
A3. Xã:
A4. Thôn:
A5. Giới tính? 1. Nam
2. Nữ
A6. Năm sinh (ghi rõ năm sinh)
A7. Trình độ học vấn?
1. Cấp 1 5. Cao đẳng/Đại học
2. Cấp 2 6. Biết đọc/biết viết
3. Cấp 3 7. Mù chữ
4. Trung học/ học nghề
A8. Đã tham gia bất kỳ khóa đào
tạo nghề nào tại địa phương?
1. CóàHỏi tiếp câu A9
2. Khôngà Chuyển sang câu A11
A9. Nghề mà ông bà đã tham gia
khóa đào tạo?
Ghi rõ:......................................
A10. Ông bà tham gia khóa đào
tạo trong thời gian nào?
Ghi rõ:......................................
167
A11. Mức thu nhập hiện nay của
ông /bà?
Lưu ý: thu nhập tính chưa trừ chi phí và
chọn 1 trong 2 cách ghi
1. Trung bình/ tháng:
2. Trung bình/ năm: ..
A12. Số thành viên trong gia
đình?
...........
A13. Số lao động hiện nay trong
gia đình?(không tính trẻ em
dưới 15 tuổi)
168
B. VỐN XÃ HỘI
B 1. Ông/ Bà vui lòng cho biết một vài thông tin liên quan tới các tổ chức xã hội mà
hiện tại Ông/ Bà tham gia ? (Hỏi với từng tổ chức đang tham gia sinh hoạt, viết câu
trả lời là số thứ tự phương án gợi ý cho từng câu hỏi)
Tổ chức
(Liệt kê tổ chức tham gia)
Lý do tham gia
(Chọn 1 lý do chính)
Từ khi tham gia ông/bà đã
nhận được sự hỗ trợ nào?
(Mỗi tổ chức chỉ chọn 1 sự hỗ
trợ quan trọng nhất)
1. Đoàn thanh niên
2. Hội phụ nữ
3. Hội cựu chiến binh (Hội
cựu quân nhân)
4. Hội nông dân
5. Hội đồng niên/ đồng
ngũ/ đồng môn
6. Nhóm cùng sở thích
(bóng đá, bóng chuyền,
chơi )
7. Hợp tác xã
8. Tổ chức sinh hoạt tôn
giáo
9. Tổ chức tín dụng
10. Hiệp hội kinh doanh
11. Hụi/ họ/ phường
12. Khác
13. Không tham gia tổ chức
nàoàChuyển câu B2
1. Phong trào
2. Tìm kiếm cơ hội làm
ăn, phát triển sản xuất
kinh doanh
3. Giải trí, vui vẻ
4. Bắt buộc tham gia
5. Khác
1. Vay vốn ưu đãi
2. Tạo việc làm ổn định
3. Nâng cao thu nhập
4. Mở rộng quan hệ xã hội
5. Vui chơi, giải trí nâng cao
sức khỏe
6. Đảm bảo việc sinh hoạt tôn
giáo
7. Được đào tạo/chia sẻ kinh
nghiệm
8. Đang ký kinh doanh/hoạt
động
9. Tìm kiếm máy móc/thiết bị
10. Tìm kiếm và mở rộng thị
trường tiêu thụ
11. Không nhận được hỗ trợ gì
12. Khác:
TL:. TL:. TL:.
TL:. TL:. TL:.
TL:. TL:. TL:.
TL:. TL:. TL:.
169
B 2. Ông/ Bà cho biết trong 12 tháng qua, gia đình đã từng gặp rủi ro nào sau đây
không ?
Rủi ro gặp phải Có Không
1. Thiên tai □ □
2. Dịch bệnh □ □
3. Ô nhiễm môi trường □ □
4. Thay đổi chính sách, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương (quy hoạch đất đai, định hướng đầu tư, ưu tiên
sản xuất)
□ □
5. Mất đất □ □
6. Đầu tư không hiệu quả/ Vỡ nợ □ □
7. Thuế/ Phí dịch vụ tăng cao □ □
8. Biến động về giá sản phẩm trên thị trường □ □
9. Nguồn nguyên liệu/ Dịch vụ đầu vào bị thiếu hoặc không ổn
định
□ □
10. Thiếu vốn nên mất cơ hội đầu tư kinh doanh □ □
11. Thất nghiệp, thiếu lao động □ □
12. Vỡ hụi/ họ □ □
13. Khác: □ □
B 3. Có ai giúp
đỡ ông/bà khi
gặp phải rủi ro
không?
1. Có àHỏi tiếp câu B4
2. Không àChuyển qua mục C
170
B4. Ai đã giúp đỡ và họ đã giúp đỡ ông bà khi gặp rủi ro như thế nào(Đánh dấu X vào
phương án phù hợp)
Các hoạt động giúp đỡ
Tổ chức/cá nhân giúp
đỡ
Hỗ
trợ
tiền
Hỗ trợ
ngày
công lao
động
Động
viên tinh
thần
Giới
thiệu
việc làm
Cho
mượn đồ
dùng
Đứng ra
kêu gọi,
ủng hộ
Khác
1. Người thân gia đình □ □ □ □ □ □ □
2. Họ hàng □ □ □ □ □ □ □
3. Hàng xóm/ láng
giềng
□ □ □ □ □ □ □
4. Bạn bè □ □ □ □ □ □ □
5. Chính quyền (thôn,
xã)
□ □ □ □ □ □ □
6. Hội nông dân □ □ □ □ □ □ □
7. Hội phụ nữ □ □ □ □ □ □ □
8. Hội cựu chiến binh □ □ □ □ □ □ □
9. Đoàn thanh niên □ □ □ □ □ □ □
10. Mặt trận tổ quốc □ □ □ □ □ □ □
11. Hợp tác xã □ □ □ □ □ □ □
12. Hiệp hội ngành
nghề
□ □ □ □ □ □ □
13. Đồng niên, đồng
học.
□ □ □ □ □ □ □
14. Ngân hàng/tín
dụng
□ □ □ □ □ □ □
15. Khác (ghi rõ) □ □ □ □ □ □ □
171
B5. Mức độ tin tưởng lẫn nhau ở nơi
Ông/bà sinh sống hiện nay như thế
nào?
(Chọn 01 phương án)
1. Tất cả tin tưởng lẫn nhau
2. Phần lớn tin tưởng lẫn nhau
3. Một số tin tưởng lẫn nhau
4. Hầu hết không tin tưởng lẫn nhau
5. Tất cả không tin tưởng lẫn nhau
B6. Ở nơi Ông/bà sinh sống có dễ
dàng vay mượn tiền bạc không?
1. Có
2. Không
C. NGHỀ NGHIỆP và SỰ CHUYỂN ĐỔI NGHỀ NGHIỆP
Câu hỏi Lựa chọn
C1. Nghề nghiệp chính của
Ông bà hiện nay?
1. Trồng trọt
2. Chăn nuôi
3. Đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản
4. Chế biến, bảo quản nông, lâm, thuỷ sản.
5. Sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, mây tre đan,
gốm sứ, thủy tinh, dệt may, cơ khí nhỏ.
6. Xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất
ngành nghề nông thôn.
7. Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.
8. Gây trồng và kinh doanh sinh vật cảnh.
9. Xây dựng, vận tải trong nội bộ xã, liên xã và các
dịch vụ khác phục vụ sản xuất, đời sống dân cư
nông thôn.
10. Tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề; tư vấn sản
xuất, kinh doanh trong lĩnh vực ngành nghề nông
thôn.
11. Buôn bán kinh doanh nhỏ/ tạp hóa
C2. Ngoài ra Ông bà có
thêm nghề nào khác?
1. Trồng trọt
2. Chăn nuôi
3. Đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản
4. Chế biến, bảo quản nông, lâm, thuỷ sản.
5. Sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, mây tre đan,
gốm sứ, thủy tinh, dệt may, cơ khí nhỏ.
172
Câu hỏi Lựa chọn
6. Xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất
ngành nghề nông thôn.
7. Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.
8. Gây trồng và kinh doanh sinh vật cảnh.
9. Xây dựng, vận tải trong nội bộ xã, liên xã và các
dịch vụ khác phục vụ sản xuất, đời sống dân cư
nông thôn.
10. Tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề; tư vấn sản
xuất, kinh doanh trong lĩnh vực ngành nghề nông
thôn.
11. Buôn bán kinh doanh nhỏ/ tạp hóa
C3. Nghề nào là nghề mang
lại thu nhập cao nhất
cho gia đình?
Thu nhập từ nghề này là bao
nhiêu tiền/tháng:
______________đồng/tháng
1. Trồng trọt
2. Chăn nuôi
3. Đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản
4. Chế biến, bảo quản nông, lâm, thuỷ sản.
5. Sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, mây tre đan,
gốm sứ, thủy tinh, dệt may, cơ khí nhỏ.
6. Xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất
ngành nghề nông thôn.
7. Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.
8. Gây trồng và kinh doanh sinh vật cảnh.
9. Xây dựng, vận tải trong nội bộ xã, liên xã và các
dịch vụ khác phục vụ sản xuất, đời sống dân cư
nông thôn.
10. Tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề; tư vấn sản
xuất, kinh doanh trong lĩnh vực ngành nghề nông
thôn.
11. Buôn bán kinh doanh nhỏ/ tạp hóa
C4. Xin cho biết tình trạng
việc làm của Ông ba
hiện nay?
1. Có việc làm thường xuyên
2. Thiếu việc làm dưới 1 tháng
3. Thiếu việc làm từ 1-3 tháng
4. Thiếu việc làm >3 tháng
5. Không biết
C5. Nơi làm việc hiện nay?
1. Trong thôn
2. Trong xã
3. Ngoài xã nhưng trong huyện
4. Ngoài huyện nhưng trong tỉnh
5. Ngoài tỉnh
C6. Ông bà bắt đầu nghề
này từ năm nào?(ghi rõ
173
Câu hỏi Lựa chọn
năm)
(Hỏi với nghề ở câu B1)
C7. Trước khi bắt đầu nghề
này ông bà đã có mấy
lần chuyển đổi nghề
nghiệp?
1. Một lần
2. Hai lần
3. Ba lần
4. Trên ba lần
5. Chưa chuyển nghề bao giờ-> Chuyển hỏi Mục D
C8. Ngay trước khi bắt đầu
làm nghề này ông bà
làm nghề gì?
1. Trồng trọt
2. Chăn nuôi
3. Đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản
4. Chế biến, bảo quản nông, lâm, thuỷ sản.
5. Sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, mây tre đan,
gốm sứ, thủy tinh, dệt may, cơ khí nhỏ.
6. Xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất
ngành nghề nông thôn.
7. Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.
8. Gây trồng và kinh doanh sinh vật cảnh.
9. Xây dựng, vận tải trong nội bộ xã, liên xã và các
dịch vụ khác phục vụ sản xuất, đời sống dân cư
nông thôn.
10. Tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề; tư vấn sản
xuất, kinh doanh trong lĩnh vực ngành nghề nông
thôn.
C9. Ông bà bắt đầu làm
công việc này vào năm
nào?
Ghi rõ:......................................
C10. Lý do Ông bà quyết
định chuyển sang làm
việc này?
1. Bị mất đất/ mất tư liệu sản xuất
2. Gặp tai nạn mất sức lao động
3. Điều kiện sức khỏe không phù hợp
4. Phải di chuyển chỗ ở
5. Chính sách thay đổi phát triển ngành nghề của
chính quyển địa phương
6. Thiếu vốn đầu tư
7. Thiếu lao động có tay nghề
8. Thiệt hại do thiên tai không khắc phục được
9. Không được đào tạo kỹ năng/ tay nghề
10. Khác:
.
174
Câu hỏi Lựa chọn
C11. Ông bà cho biết thêm
nguyên nhân nào khiến
ông bà quyết định lựa
chọn nghề nghiệp hiện
nay
1. Mang lại thu nhập ổn định
2. Phù hợp với điều kiện hiện tại của gia đình
3. Đây là nghề được địa phương ưu tiên hỗ trợ
4. Điều kiện lao động được tốt hơn
5. Phù hợp với trình độ chuyên môn/tay nghề
6. Có người đứng ra giúp đỡ, bảo hộ, giới thiệu
7. Không có lựa chọn nào khác
8. Khác: .
C12. Trong quá trình
chuyển sang công việc
hiện nay có ai giúp đỡ
ông bà không?
1. CóàHỏi tiếp câu C13
2. KhôngàChuyển sang mục D
C13. Ai là người đã giúp đỡ ông bà chuyển sang làm công việc hiện nay và họ giúp
đỡ như thế nào?
(Đánh dấu X vào phương án phù hợp)
Các hoạt động giúp đỡ
Tổ chức/cá nhân giúp đỡ
Giới
thiệu
việc
làm
Đào
tạo/tập
huấn/chia
sẻ kinh
nghiệm
Hỗ
trợ
vốn
đầu
tư
Hỗ trợ
các cơ
sở vật
chất ban
đầu
Hỗ trợ,
tư vấn
về mặt
pháp lý,
thủ tục
Ủng
hộ/chia
sẻ/động
viên tinh
thần
Khác
1. Người thân gia đình □ □ □ □ □ □ □
2. Họ hàng □ □ □ □ □ □ □
3. Hàng xóm/ láng giềng □ □ □ □ □ □ □
4. Bạn bè □ □ □ □ □ □ □
5. Chính quyền (thôn, xã) □ □ □ □ □ □ □
6. Hội nông dân □ □ □ □ □ □ □
7. Hội phụ nữ □ □ □ □ □ □ □
175
8. Hội cựu chiến binh □ □ □ □ □ □ □
9. Đoàn thanh niên □ □ □ □ □ □ □
10. Mặt trận tổ quốc □ □ □ □ □ □ □
11. Hợp tác xã □ □ □ □ □ □ □
12. Hiệp hội ngành nghề □ □ □ □ □ □ □
13. Đồng niên, đồng học. □ □ □ □ □ □ □
14. Ngân hàng/tín dụng □ □ □ □ □ □ □
15. Khác (ghi rõ) □ □ □ □ □ □ □
D. VỀ DỰ ĐỊNHNGHỀ NGHIỆP
D1. Ông bà có dự
định thay đổi
công việc trong
thời gian tới?
1. Tiếp tục duy trì nghề nghiệp hiện nayà Chuyển sang câu D3 hỏi
tiếp
2. Tìm kiếm nghề nghiệp mới tốt hơnàChuyển sang câu D2 hỏi
tiếp
3. Chưa có định hướng gìà Chuyển sang câu D3 hỏi tiếp
D2. Nếu có ý định
chuyển đổi
nghề nghiệp
ông bà sẽ tìm
việc trong lĩnh
vực nào?
1. Trồng trọt
2. Chăn nuôi
3. Đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản
4. Chế biến, bảo quản nông, lâm, thuỷ sản.
5. Sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh,
dệt may, cơ khí nhỏ.
6. Xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông
thôn.
7. Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.
8. Gây trồng và kinh doanh sinh vật cảnh.
9. Xây dựng, vận tải trong nội bộ xã, liên xã và các dịch vụ khác
phục vụ sản xuất, đời sống dân cư nông thôn.
10. Tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề; tư vấn sản xuất, kinh doanh
trong lĩnh vực ngành nghề nông thôn.
176
D3. Nếu Ông bà có
dự định thay
đổi nghề nghiệp
thì ông bà có
cần được giúp
đỡ về điều gì?
1. Hỗ trợ về đất đai
2. Hỗ trợ vốn
3. Đào tạo nghề
4. Nâng cao trình độ chuyên môn
5. Vấn đề về sức khỏe
6. Vấn đề vệ sinh môi trường
7. Khác
D4. Ông bà hãy
đánh giá mức
độ quan trọng
của từng yếu tố
này trong việc
chuyển đổi
nghề nghiệp?
1. Các mối quan hệ xã hội (bạn bè, đồng nghiệp)
2. Thị trường (nguyên liệu đầu vào, tư liệu sản xuất, thị trường đầu
ra)
3. Khả năng huy động vốn (ngân hàng, tín dụng)
4. Điều kiện sản xuất (tư liệu, môi trường xã hội, luật pháp, điều kiện
kinh doanh)
5. Thông tin về ngành nghề mới (tổ chức giới thiệu, tư vấn/đào
tạo)
6. Khác:
.
NGƯỜI TRẢ LỜI
(Ký và ghi rõ họ tên)
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN !
177
Phụ lục 2. Các hướng dẫn thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu
PHỎNG VẤN SÂU NGƯỜI LAO ĐỘNG
A. Thông tin cá nhân
- Tuổi
- Giới tính
- Tôn giáo
- Học vấn, trình độ, ngành nghề đào tạo
- Hôn nhân
- Quan hệ với chủ hộ
B. Thực trạng Vốn xã hội của người lao động
1. Ông/bà có là thành viên của các tổ chức chính trị - xã hội, hội nghề nghiệp,
hội sở thích nào [gợi ý danh sách các hội, tổ chức để tránh bị thiếu] không?
Nếu có, xin cho biết cụ thể các hội, tổ chức tham gia hiện nay? Tại sao
Ông/bà lại đăng ký tham gia?
2. Kể từ khi tham gia, Ông/bà có nhận được sự trợ giúp hay lợi ích gì từ các tổ
chức đó không? Đó là những lợi ích gì? Về tình cảm, hoạt động sản xuất
kinh tế?
3. Ông/bà đánh giá thế nào về hiệu quả hoạt động của các tổ chức chính trị- xã
hội, các hội, nhóm tại địa phương?
4. Ông/bà có thường xuyên tham gia hoặc đóng góp cho các hoạt động cộng
đồng ở địa phương (lễ hội, chùa, đám hiếu/hỷ)? Tại sao Ông/bà lại tham
gia?
5. Ông/bà có người thân, người quen làm việc ở các cơ quan công quyền/nhà
nước, doanh nghiệp không? Nếu có, họ ở đâu? [gợi ý: gần nhà, ở nơi khác]
Họ đã từng giúp đỡ Ông/bà lần nào chưa? Cụ thể như thế nào?
6. Theo Ông/bà, những người tại nơi Ông/bà sinh sống và làm việc mức độ tin
tưởng, giúp đỡ lẫn nhau như thế nào trong đời sống, làm ăn?
C. Vốn xã hội trong chuyển đổi nghề nghiệp của người lao động
7. Ngành nghề chính của Ông/bà là gì? Ngoài ra, có làm nghề gì khác không?
Nghề gì mang lại thu nhập chính? Nghề gì chiếm nhiều thời gian nhất? Nghề
nghiệp của các thành viên khác trong gia đình Ông/bà là gì? Vị trí/chức vụ
của Ông/bà tại tổ chức, nơi làm việc [nếu có]?
178
8. Ông/bà đã từng làm nghề gì khác trước đây không? Nếu có, đó là công việc
gì?
9. Trước khi chuyển sang nghề hiện nay, Ông/bà từng làm nghề gì? Tại sao
Ông/bà lại chuyển sang nghề nghiệp mới?[gợi ý lý do bỏ nghề cũ, lý do
chuyển sang nghề mới hiện nay]. Bằng cách nào Ông/bà có thông tin biết
đến công việc hiện tại?
10. Quá trình chuyển sang nghề nghiệp mới, Ông/bà có gặp khó khăn gì không?
Xin nêu cụ thể những khó khăn đó?
11. Khi gặp khó khăn, Ông/bà có nhờ đến sự trợ giúp/hỗ trợ của những người
khác không? Nếu có, họ là ai? [gợi ý: bạn bè, người thân, anh em, các tổ
chức, các hội nhóm.]
12. Ông/bà có từng vay mượn tiền chưa? Nếu đã từng, Ông/bà mượn của những
ai [gợi ý gồm cả cá nhân, tổ chức tín dụng]? Họ có quan hệ như thế nào với
Ông/bà? Tại sao Ông/bà tìm đến họ? Họ đã trợ giúp Ông/bà như thế nào, có
phải trợ giúp theo điều kiện gì không (lãi suất, ưu đãi, thế chấp)?
13. Trong công việc của Ông/bà hiện nay có gặp khó khăn gì không? Nếu có, đó
là gì?
14. Khi gặp khó khăn trong công việc, Ông/bà có tìm đến sự trợ giúp nào
không ? Nếu có, họ là ai ? Hình thức trợ giúp như thế nào ? [gợi ý: vay mượn
tiền, đổi công, cho mượn tư liệu sản xuất, chia sẻ kinh nghiệm, trợ giúp pháp
lý....]
15. Ông/bà có đề xuất, mong muốn gì để công việc, nghề nghiệp của bản thân và
gia đình Ông/bà được thuận lợi?
16. Trong thời gian tới Ông/bà có dự định chuyển sang làm một công việc/ngành
nghề khác không? Nếu có, đó là công việc gì? Tại sao?
17. Theo Ông/bà, để chuyển sang công việc mới/ngành nghề mới, yếu tố
nào/điều gì là quan trọng đối với Ông/bà để có thể chuyển đổi?
18. Theo Ông/bà, để thành công trong một công việc/ngành nghề, điều gì/yếu tố
nào là quan trọng nhất ? Xin nêu cụ thể, tại sao ? Và làm thế nào để có thể có
được những yếu tố như vậy ?
179
THẢO LUẬN NHÓM NGƯỜI LAO ĐỘNG
A. Thông tin cá nhân
- Tuổi
- Giới tính
- Tôn giáo
- Học vấn, trình độ, ngành nghề đào tạo
- Hôn nhân
- Quan hệ với chủ hộ
B. Thực trạng Vốn xã hội của người lao động
19. Ông/bà có là thành viên của các tổ chức chính trị - xã hội, hội nghề nghiệp,
hội sở thích nào [gợi ý danh sách các hội, tổ chức để tránh bị thiếu] không?
Nếu có, xin cho biết cụ thể các hội, tổ chức tham gia hiện nay? Tại sao
Ông/bà lại đăng ký tham gia?
20. Theo Ông/bà các tổ chức, đoàn thể có trợ giúp hay mang lại lợi ích gì đối với
người tham gia không? Đó là những lợi ích gì? Về tình cảm, hoạt động sản
xuất kinh tế?
21. Ông/bà đánh giá thế nào về hiệu quả hoạt động của các tổ chức chính trị- xã
hội, các hội, nhóm tại địa phương?
22. Địa phương Ông/bà, người dân có thường xuyên tham gia hoặc đóng góp
cho các hoạt động cộng đồng ở địa phương (lễ hội, chùa, đám hiếu/hỷ)?
Tại sao Ông/bà lại tham gia?
23. Theo Ông/bà, những người tại nơi Ông/bà sinh sống và làm việc mức độ tin
tưởng, giúp đỡ lẫn nhau như thế nào trong đời sống, làm ăn?
C. Vốn xã hội trong chuyển đổi nghề nghiệp của người lao động
24. Ngành nghề chính của Ông/bà là gì? Ngoài ra, có làm nghề gì khác không?
Nghề gì mang lại thu nhập chính? Nghề gì chiếm nhiều thời gian nhất? Nghề
nghiệp của các thành viên khác trong gia đình Ông/bà là gì? Vị trí/chức vụ
của Ông/bà tại tổ chức, nơi làm việc [nếu có]?
25. Ông/bà đã từng làm nghề gì khác trước đây không? Nếu có, đó là công việc gì?
180
26. Trước khi chuyển sang nghề hiện nay, Ông/bà từng làm nghề gì? Tại sao
Ông/bà lại chuyển sang nghề nghiệp mới?[gợi ý lý do bỏ nghề cũ, lý do
chuyển sang nghề mới hiện nay]. Bằng cách nào Ông/bà có thông tin biết
đến công việc hiện tại?
27. Quá trình chuyển sang nghề nghiệp mới, Ông/bà có gặp khó khăn gì không?
Xin nêu cụ thể những khó khăn đó?
28. Khi gặp khó khăn, Ông/bà có nhờ đến sự trợ giúp/hỗ trợ của những người
khác không? Nếu có, họ là ai? [gợi ý: bạn bè, người thân, anh em, các tổ
chức, các hội nhóm.]
29. Ông/bà có từng vay mượn tiền chưa? Nếu đã từng, Ông/bà mượn của những
ai [gợi ý gồm cả cá nhân, tổ chức tín dụng]? Họ có quan hệ như thế nào với
Ông/bà? Tại sao Ông/bà tìm đến họ? Họ đã trợ giúp Ông/bà như thế nào, có
phải trợ giúp theo điều kiện gì không (lãi suất, ưu đãi, thế chấp)?
30. Trong công việc của Ông/bà hiện nay có gặp khó khăn gì không? Nếu có, đó
là gì?
31. Khi gặp khó khăn trong công việc, Ông/bà có tìm đến sự trợ giúp nào không ?
Nếu có, họ là ai ? Hình thức trợ giúp như thế nào ? [gợi ý: vay mượn tiền, đổi
công, cho mượn tư liệu sản xuất, chia sẻ kinh nghiệm, trợ giúp pháp luật....]
32. Ông/bà có đề xuất, mong muốn gì để công việc, nghề nghiệp của bản thân và
gia đình Ông/bà được thuận lợi?
33. Trong thời gian tới Ông/bà có dự định chuyển sang làm một công việc/ngành
nghề khác không? Nếu có, đó là công việc gì? Tại sao?
34. Theo Ông/bà, để chuyển sang công việc mới/ngành nghề mới, yếu tố
nào/điều gì là quan trọng đối với Ông/bà để có thể chuyển đổi?
35. Theo Ông/bà, để thành công trong một công việc/ngành nghề, điều gì/yếu tố
nào là quan trọng nhất ? Xin nêu cụ thể, tại sao ? Và làm thế nào để có thể có
được những yếu tố như vậy ?
181
THẢO LUẬN NHÓM
(Dành cho thảo luận các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể, hội, nhóm sở thích...)
A. Thông tin cá nhân
- Tuổi
- Giới tính
- Tôn giáo
- Học vấn, trình độ, ngành nghề đào tạo
- Chức vụ, vị trí công tác... trong tổ chức
B. Thực trạng vốn xã hội địa phương
1. Ở địa phương có những tổ chức chính trị - xã hội, hội nghề nghiệp, hội sở
thích nào [gợi ý danh sách các hội, tổ chức để tránh bị thiếu]?
2. Xin cho biết người dân tham gia các hội, tổ chức như thế nào, nhiều hay ít?
Tại sao người dân tham gia hoặc không tham gia?
3. Theo Ông/bà các tổ chức, đoàn thể có trợ giúp hay mang lại lợi ích gì đối với
người tham gia không? Đó là những lợi ích gì? Về tình cảm, hoạt động sản
xuất kinh tế? [gợi ý có thể lấy ví dụ cụ thể vai trò của các tổ chức]
4. Ông/bà đánh giá thế nào về hiệu quả hoạt động của các tổ chức chính trị- xã
hội, các hội, nhóm tại địa phương?
5. Địa phương Ông/bà, người dân có thường xuyên tham gia hoặc đóng góp
cho các hoạt động cộng đồng ở địa phương (lễ hội, chùa, đám hiếu/hỷ)?
Điều gì khiến người dân tích cực/hoặc không tích cực tham gia các hoạt
động cộng đồng?
6. Theo Ông/bà, những người tại nơi Ông/bà sinh sống và làm việc mức độ tin
tưởng, giúp đỡ lẫn nhau như thế nào trong đời sống, làm ăn?
C. Vốn xã hội trong chuyển đổi nghề nghiệp của người lao động
7. Những ngành nghề chính của địa phương hiện nay là gì? Ngoài ra, người dân
có có làm nghề gì khác không? Nghề gì mang lại thu nhập chính? [có thể mô
tả để phân chia theo 10 nhóm nghề chính ở nông thôn]
182
8. So với trước đây, các ngành nghề/công việc của người dân địa phương có gì
thay đổi không? Có sự chuyển đổi công ăn việc làm, nghề nghiệp không?
Nếu có, những thay đổi đó như thế nào?
9. Tại sao người dân lại chuyển sang nghề nghiệp mới?[gợi ý lý do bỏ nghề cũ,
lý do chuyển sang nghề mới hiện nay].
10. Trong quá trình chuyển đổi nghề nghiệp, các tổ chức, đoàn thể, hội, nhóm ở
địa phương có tham gia hỗ trợ gì người dân không? Nếu có, cụ thể các hoạt
động hỗ trợ là gì? Người dân có đề nghị được hỗ trợ không?
11. Người dân ở địa phương có dễ dàng vay mượn tiền không? Nếu người dân
có nhu cầu vay mượn thường tìm đến đâu [gợi ý gồm cả cá nhân, tổ chức tín
dụng]? Việc vay mượn có phải kèm theo những điều kiện gì không (lãi suất,
ưu đãi, thế chấp)?
12. Hiện nay người dân ở địa phương có gặp khó khăn gì trong công việc, việc
làm, hoạt động nghề nghiệp? Nếu có, đó là gì?
13. Khi gặp khó khăn trong công việc, người dân thường tìm đến sự trợ giúp nào
không ? Nếu có, họ là ai ? Hình thức trợ giúp như thế nào ? [gợi ý: vay mượn
tiền, đổi công, cho mượn tư liệu sản xuất, chia sẻ kinh nghiệm, trợ giúp pháp
lý, đào tạo, truyền nghề....]
14. Trong thời gian tới những công việc/ngành nghề ở địa phương có thay đổi gì
không? Nếu có, thì xu hướng như thế nào? Tại sao có sự thay đổi đó?
15. Theo Ông/bà, để chuyển sang công việc mới/ngành nghề mới, yếu tố
nào/điều gì là quan trọng đối với người lao động? Tại sao?
16. Ông/bà có đề xuất gì về việc nâng cao vai trò của các tổ chức, đoàn thể,
nhóm... ở địa phương trong việc hỗ trợ, phát triển kinh tế, chuyển đổi nghề
nghiệp cho người dân?