HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
TRỊNH QUANG BẮC
VI PHẠM PHÁP LUẬT
TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
CÓ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
HÀ NỘI - 2017
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
TRỊNH QUANG BẮC
VI PHẠM PHÁP LUẬT
TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
CÓ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
Mã số: 62 38 01 01
NGƯ
166 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 389 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Luận án Vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. PHẠM HỒNG THÁI
HÀ NỘI - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo
quy định.
Tác giả luận án
Trịnh Quang Bắc
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 7
1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài về vi phạm pháp luật trong đầu tư xây
dựng cơ bản có vốn ngân sách của nhà nước 7
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài 11
1.3. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 18
Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT TRONG ĐẦU
TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN CÓ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 21
2.1. Đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước và pháp luật trong đầu tư
xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước 21
2.2. Khái niệm, đặc điểm vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn
ngân sách nhà nước 34
2.3. Nội dung vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có nguồn vốn ngân
sách nhà nước 45
2.4. Các điều kiện bảo đảm phòng, chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây
dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước 55
2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có
vốn ngân sách nhà nước 59
2.6. Kinh nghiệm đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây
dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước của một số nước trên thế giới có giá
trị tham khảo cho Việt Nam 61
Chương 3: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN VÀ VI PHẠM PHÁP
LUẬT TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN CÓ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010-2014 76
3.1. Khái quát tình hình đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước giai
đoạn 2010-2014 76
3.2. Vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước
giai đoạn từ năm 2010 - 2014 83
3.3. Nguyên nhân của thực trạng vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản
có vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay 99
Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT
TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN CÓ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY 109
4.1. Quan điểm phòng, chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có
vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay 109
4.2. Các giải pháp phòng, chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản
có vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay 117
KẾT LUẬN 148
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CĐT : Chủ đầu tư
ĐTXDCB : Đầu tư xây dựng cơ bản
GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo
GTVT : Giao thông vận tải
HĐND : Hội đồng nhân dân
KBNN : Kho bạc nhà nước
KTNN : Kiểm toán nhà nước
KTV : Kiểm toán viên
KTVNN : Kiểm toán viên nhà nước
KTTT : Kinh tế thị trường
MTV : Một thành viên
NSĐP : Ngân sách địa phương
NSNN : Ngân sách nhà nước
NSTW : Ngân sách trung ương
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
TP : Thành phố
TSCĐ : Tài sản cố định
TW : Trung ương
UBND : Ủy ban nhân dân
XDCB : Xây dựng cơ bản
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Cấp thiết về lý luận
Ở Việt Nam cũng như trên thế giới, vấn đề đầu tư công, pháp luật đầu tư
công và vi phạm pháp luật trong đầu tư công được nghiên cứu và tiếp cận ở dưới
nhiều góc độ khác nhau như khoa học kinh tế học, khoa học chính trị, khoa học
hành chính, khoa học pháp lý và khoa học xã hội.
Ở các góc độ tiếp cận khác nhau và do các nhà nghiên cứu ở mỗi nước
trên thế giới khác nhau nên các công trình nghiên cứu về đầu tư xây dựng cơ bản
có nguồn vốn ngân sách nhà nước rất đa dạng và phong phú. Việc nghiên cứu
được trải rộng từ nghiên cứu lý luận đến nghiên cứu thực tiễn và bất cứ công
trình nào cũng hướng đến tìm ra giải pháp để phòng, chống các vi phạm pháp
luật trong lĩnh vực đầu tư công, tìm ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt
động đầu tư xây dựng cơ bản, hướng đến để có các công trình xây dựng cơ bản
hữu ích, phục vụ cộng đồng và tiết kiệm nhất. Tuy nhiên, việc nghiên cứu ở các
nước trên thế giới và Việt Nam chưa thực sự tập trung vào một thực tiễn cần
nghiên cứu có tính cấp bách.
1.2. Cấp thiết về thực tiễn
Đó là ở Việt Namvi phạm pháp luật, tội phạm cũng ngày càng gia tăng, ở tất
cả các lĩnh vực, trong đó vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn
ngân sách nhà nước là hết sức nghiêm trọng. Thực tế cho thấy, tình trạng thất thoát
tài sản nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản đã diễn ra phổ biến, làm tiêu huỷ các
nguồn lực, phá vỡ quy hoạch, kế hoạch phát triển quốc gia, cả quy hoạch, kế hoạch
phát triển vùng, lãnh thổ, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành kinh tế kỹ thuật, tạo
ra áp lực tài chính lớn cho việc thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh xã hội
môi trường đầu tư, làm hư hỏng một bộ phận đội ngũ cán bộ công chức gây bất bình
trong dư luận xã hội.
Trong bối cảnh đó, nhiều công trình nghiên cứu về đầu tư công trên thế
giới và đầu tư công ở Việt Nam được phân tích, bình luận và đăng tải trên các
phương tiện thông tin đại chúng tại các diễn đàn hội thảo, hội nghị và ở các cấp
2
độ nghiên cứu chuyên sâu, chuyên ngành, cấp nhà nước và cấp bộ, cấp cơ sở.
Nhiều đại biểu Quốc hội, trong nhiều kỳ họp đều có chung những trăn trở, suy
nghĩ, trao đổi, kiến nghị với Đảng, Nhà nước nhiều giải pháp khắc phục. Nhiều
công trình nghiên cứu làm cơ sở lý luận và thực tiễn cho Quốc hội ban hành nghị
quyết về chống thất thoát trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, ban hành và
sửa đổi nhiều đạo luật quan trọng như luât Luật ngân sách nhà nước; Luật thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư, Luật
Phòng chống tham nhũng... đều có mục tiêu là nhằm phòng ngừa, xử lý nghiêm
các vi phạm trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước. Cố gắng
của Quốc hội được chuyển hoá thành quyết tâm chính trị của cả hệ thống chính
trị, với sự nỗ lực và quyết tâm của Chính phủ, của các cơ quan tư pháp song thực
tế là những vi phạm vẫn không được ngăn chặn, ngày càng có nhiều đoàn thanh
tra của Chính phủ, kiểm toán của Nhà nước hoạt động, phát hiện ra nhiều vi
phạm điển hình, phổ biến trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn nhà nước, thậm
chí các hành vi vi phạm ngày càng trở lên tinh vi và phức tạp hơn. Thực trạng ấy
không chỉ cảnh báo tính hiệu quả của quản lý nhà nước, của mô hình và cơ chế
thi hành pháp luật mà còn đặt ra như một tất yếu, phải có tư duy mới, với cách
nhìn nhận và phương pháp mới trong xử lý các hiện tượng pháp luật nói chung,
các vi phạm pháp luật nói riêng, trong đó có vi phạm pháp luật trong đầu tư xây
dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước.
Chính vì vậy, cần phải tiến hành nghiên cứu một cách tổng thể về các
công trình nghiên cứu về vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ
bản có vốn ngân sách của Nhà nước để có được cơ sở lý luận vững chắc, xây
dựng nền móng tư duy pháp lý mới, làm rõ cả cơ chế hình thành từ đó đặt cơ sở
khoa học cho việc đề xuất và thực hiện những giải pháp khả thi, vừa xử lý những
vấn đề trước mắt vừa có tính lâu dài, vừa phòng ngừa, ngăn chặn, vừa xử lý hậu
quả, vừa đáp ứng yêu cầu của quản lý nhà nước, vừa hướng dẫn
Từ thực trạng và yêu cầu về tư duy mới trên, việc nghiên cứu luận án “Vi phạm
pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam" là
hết sức cần thiết.
3
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích
Việc nghiên cứu luận án “Vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản
có vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam" nhằm mục đích tìm kiếm các giải pháp
phòng, chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn nhà nước
mang tính khoa học và ứng dụng trong thực tiễn Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề án
- Thống kê, tìm hiểu các công trình nghiên cứu khoa học của nước ngoài và
trong nước về đầu tư xây dựng cơ bản, pháp luật đầu tư xây dựng cơ bản có vốn
ngân sách nhà nước và vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân
sách của Nhà nước. Trên cơ sở đó xác định rõ những vấn đề đã được nghiên cứu
cần kế thừa, phát triển; những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án
- Phân tích, làm sáng tỏ những cơ sở lý luận về vi phạm pháp luật trong đầu
tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước như khái niệm, đặc điểm đầu tư xây
dựng cơ bản có vốn nhà nước; khái niệm, đặc điểm vi phạm pháp luật và vi phạm
pháp luật đầu tư xây dựng cơ bản có vốn nhà nước; nội dung vi phạm pháp luật
trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước, các điều kiện bảo đảm
phòng, chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này.
- Hệ thống hoá thực trạng vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có
vốn ngân sách nhà nước theo 3 giai đoạn của quá trình đầu tư xây dựng từ 2010-2014.
- Tìm nguyên nhân chủ quan, khách quan của vi phạm pháp luật trong đầu tư
xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước
- Phân tích, luận giải các quan điểm giải pháp bảo đảm phòng, chống vi
phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước ở Việt
Nam hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứucủa luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn về
vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước, các
quan điểm, giải pháp phòng chống loại vi phạm pháp luật này.
4
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Chỉ nghiên cứu vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng sử
dụng ngân sách nhà nước
- Về thời gian: Nghiên cứu, đánh giá thực trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh
vực này từ năm 2010-2014
- Về không gian: Nghiên cứu hoạt động vi phạm pháp luật trong đầu tư xây
dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước trên qui mô toàn quốc
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
- Đề tài luận án được nghiên cứu trên cơ sở lý luận khoa học của chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà
nước và pháp luật nói chung, về đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước
nói riêng. Bên cạnh đó, đề tài chú trọng những quan điểm, tri thức khoa học có tính
phổ biến ở trong nước và nước ngoài về vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ
bản có vốn ngân sách nhà nước để tham khảo và phục vụ cho việc tiếp cận và giải
quyết các vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của luận án.
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật lịch sử của triết học Mác - Lênin, tác giả luận án sử dụng những
phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp được sử dụng trong chương 2, 3, 4 để
làm rõ cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng và đề xuất quan điểm, giải pháp bảo đảm
phòng, chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách
nhà nước.
- Phương pháp tiếp cận hệ thống được sử dụng trong các chương 2,3,4 để làm
rõ nội dung, các điều kiện bảo đảm phòng, chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây
dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay
- Phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn, phương pháp lô gíc được sử dụng
ở chương 2, 3, 4: Luận án nghiên cứu từng vấn đề trong mối quan hệ chặt chẽ giữa lý
luận với thực tiễn, giữa quan điểm, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước với
thực tiễn thực hiện pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà
nước. Ba chương của luận án được nghiên cứu trong mối quan hệ lôgíc xuyên suốt từ
5
cơ sở lý luận đến thực trạng và quan điểm, giải pháp bảo đảm phòng, chống vi phạm
pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước.
- Phương pháp thống kê và xã hội học pháp luật được sử dụng trong chương 3
khi đánh giá thực trạng vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân
sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay.
- Phương pháp so sánh được sử dụng trong chương 1 để làm rõ tình hình
nghiên cứu, chỉ ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. Phương pháp này cũng được
sử dụng ở chương 3 để so sánh, đánh giá thực trạng vi phạm pháp luật trong đầu tư
xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay.
5. Những đóng góp mới về mặt khoa học của đề tài
Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện về vi
phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản ở Việt Nam hiện nay. Kết quả nghiên
cứu của luận án sẽ có những đóng góp mới về mặt khoa học như sau:
- Trên cơ sở phân tích một cách toàn diện các quan điểm, quan niệm về pháp
luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước, luận án đã xây dựng
khái niệm khoa học vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân
sách nhà nước, chỉ ra đặc điểm và hình thức vi phạm đồng thời, phân tích làm rõ các
điều kiện đảm bảo phòng, chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng có vốn
ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay.
- Phân tích, đánh giá thực trạng vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ
bản có vốn ngân sách nhà nước, đồng thời chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của
những hạn chế đó. Từ đó, luận án đề xuất các quan điểm và giải pháp bảo đảm
phòng, chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản ở Việt Nam hiện nay.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung và làm giàu thêm những kiến
thức lý luận về vi phạm pháp luật và vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản
có vốn ngân sách nhà nước; xây dựng cơ sở khoa học cho việc phân tích, đánh giá
thực trạng vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà
nước; xây dựng và hoàn thiện các yếu tố, điều kiện đảm bảo phòng, chống vi phạm
pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước.
6
Luận án là tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy luật học và
văn hóa pháp lý chuyên sâu về vi phạm pháp luật và phòng, chống vi phạm pháp luật
trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước. Luận án cũng là tài liệu
tham khảo hữu ích cho các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và trách nhiệm xã hội
trong quá trình xây dựng và hoàn thiện các chính sách, pháp luật về đầu tư xây dựng
cơ bản; xây dựng và thực hiện các chương trình, đề án, kế hoạch cụ thể tổ chức thực
hiện có hiệu quả công tác phòng, chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ
bản có vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam trong điều kiện phát triển kinh tế thị
trường, hội nhập quốc tế và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình của tác giả đã công bố
liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm
4 chương, 14 tiết.
7
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT
TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN CÓ VỐN NGÂN SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài về đầu tư trong lĩnh vực xây
dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước
Công trình “Định nghĩa về toàn cầu về những so sánh và triển vọng cho các
chương trình đầu tư” của Nayef R.F.Al-Rodhan tập trung viết về xu hướng
đầu tư và triển vọng đầu tư, trong đó có một chương khắc hoạ về các hiểm hoạ đầu
tư như tham nhũng, lãng phí, thất thoát và trên cơ sở đó, khẳng định các nước cần
phải có giải pháp khắc phục và hành vi vi phạm pháp luật.
Trong công trình do OECD công bố “Danh mục các từ khoá và định
nghĩa đầu tư trực tiếp nước ngoài” các định nghĩa đầu tư và đầu tư nước ngoài
được công bố một cách cụ thể, rõ ràng, làm cơ sở cho việc nghiên cứu về đầu tư nói
chung và đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng.
Công trình “Đầu tư trực tiếp nước ngoài và và phát triển các chính sách
thường niên cho các nước có nền kinh tế phát triển” của Giáo sư Theodore
H.Moan đã tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về đầu tư, đầu tư trực
tiếp nước ngoài. Đồng thời có một mục phân tích về đầu tư trong xây dựng cơ bản.
Các nội dung đầu tư, xu hướng đầu tư và lĩnh vực đầu tư bằng các nguồn vốn nhà
nước, vốn ODA và các vốn của các nhà đầu tư trong khối tư nhân cũng được tác giả
phân tích thấu đáo, làm cơ sở cho các nghiên cứu, dự báo và quan điểm, giải pháp,
bình luận cho các nước có nền kinh tế phát triển.
Công trình “Các dự án Đầu tư: Sự thay đổi quan điểm chính trị đối với đầu
tư đô thị” của tác giả David E.Lubroff đã đưa ra giả thiết thực tế từ những sự
thất bại của những năm 1970 ở Mỹ trong các dự án đầu tư công cộng trong những
thành phố ở Mỹ. Ở đó có một số lượng lớn các dự án trong khoảng thời gian từ năm
1960 đên năm 1970 là thời điểm các xung đột chính trị đã hình thành một thế hệ
mới các siêu dự án đô thị. Bằng các nghiên cứu của mình, ông muốn chứng minh
8
vai trò của chính trị, các quyết sách của các đảng cầm quyền đối với việc thiết lập
các dự án đầu tư. Quan trọng hơn cả là những dự án đầu tư đó phải được tổ chức
thực hiện thực sự có hiệu quả, khắc phục tính phi thực tiễn, phục vụ cho chính con
người ở đô thị. Đây là sự tiếp biến văn hoá đầu tư xây dựng, hướng đến con người
và vì con người. Các nhà chính trị khi đưa ra các quyết sách của mình cần chú ý đến
những yếu tố như quyết sách của chính quyền địa phương, quyết sách của chính
quyền Trung ương. Người dân là người thụ hưởng các dự án đầu tư, nhất là dự án
đầu tư về cơ sở hạ tầng như nhà ở, chung cư trung và cao cấp. Thông qua tác phẩm
của mình, tác giả nhấn mạnh các lý do của thực trạng của những dự án đầu tư không
có hiệu quả. Một trong những lý do tác giả đưa ra là việc đánh giá tính khả thi của
dự án xây dựng cơ bản chưa đảm bảo các yếu tố kỹ thuật và việc thực thi các dự án
chưa tuân thủ các quy định của pháp luật.
Cuốn sách “Thảm hoạ kế hoạch - Chuỗi các dự án phát triển đô thị ở
California" tác giả Peter Hall tập trung phân tích một thực trạng được gọi tên
là "bệnh lý quy hoạch”, tác giả đã đã phác hoạ lại lịch sử của năm thảm họa kế
hoạch và hai gần như thảm họa, đồng thời phân tích các quyết định của các quan
chức, các chuyên gia, các nhà hoạt động cộng đồng, và các chính trị gia tham gia
vào quá trình lập kế hoạch. Ông dựa trên một cơ thể chiết trung của các lý thuyết
khoa chính trị học, kinh tế, đạo đức, và dự báo trong tương lai dài hạn để đưa ra
những biện pháp, giải pháp hữu hiệu ngăn chặn sai lầm lớn như vậy trong tương lai.
Cuốn sách “Đầu tư công, tăng trưởng và những hạn chế tài chính:
Những thách thức đối với các nước thành viên EU mới” tập trung vào tầm
quan trọng của đầu tư công để tăng trưởng trong khi thực tế thì thâm hụt ngân sách
lớn và nợ công tăng. Cuốn sách tập trung vào một chủ đề rất kịp thời, đưa ra các
triển vọng tăng trưởng thấp và tài chính, chính sách phải đối mặt với các nước thành
viên Châu Âu hiện tại và tương lai, đó khủng hoảng tài chính nghiêm trọng và tỷ lệ
tăng trưởng sản lượng rất thấp. Do những hạn chế đặt trên chính sách tiền tệ của
đồng tiền chung và mất tự chủ chính sách tiền tệ, vai trò của chính sách tài khóa, và
đặc biệt, công đầu tư trong một khung cảnh khăn về ngân sách và tỷ lệ tăng trưởng
thấp trở nên quan trọng. Các tài liệu trong cuốn sách rất hữu ích cho các học giả,
9
các nhà nghiên cứu và các học viên khi nghiên cứu đầu tư công, nhất là đầu tư xây
dựng cơ bản.
Cuốn sách: “Sức Mạnh của quản lý đầu tư công - Tài sản cho sự tăng
trưởng” của tập thể tác giả biên tập: Anand Rajaram, Kai Kaiser, Tuấn Minh Lê,
Jay-Hyung Kim và Jonas Frank đã tập trung phân tích nguồn lực đầu tư, nếu
đầu tư có hiệu quả cho xây dựng cơ bản như cơ sở hạ tầng công cộng và các dịch
vụ có thể làm mở ra một quá trình tăng trưởng và phát triển toàn diện. Nhưng
thông thường các dự án công cộng thường được lựa chọn nhà đầu tư theo kiểu bảo
trợ chính trị. Nhiều công trình đầu tư được thiết kế kém, thiếu thốn, trì hoãn, rất
tốn kém, hoặc bị thực hiện, với rất ít lợi ích công. Đồng thời nhiều dự án đầu tư
công mà người dân ít có khả năng dân biết. Đây là một thách thức quan trọng đối
với nhiều nước, cả người giàu và người nghèo. Cuốn sách này đưa ra 8 giải pháp
có tính hiệu quả quan trọng mà các nước cần phải áp dụng để đảm bảo rằng các
khoản đầu tư công cộng hỗ trợ tăng trưởng và phát triển. Sức mạnh của quản lý
đầu tư công cộng cung cấp một rõ ràng, không kỹ thuật về các phương pháp để cải
thiện cho các khâu thường có vi phạm là thẩm định dự án, đồng thời xử lý kỷ luật
những trường hợp can thiệp chính trị trong việc lựa chọn dự án, đối phó với sự
không chắc chắn (một vấn đề đó là có khả năng tăng trưởng trong tầm quan trọng
với các phản ứng của biến đổi khí hậu), tích hợp mua sắm kỹ năng vào thiết kế dự
án, triển khai thực hiện và quản lý các quyết định về quan hệ đối tác công-tư.
Cuốn sách có giá trị cho việc đề xuất một khung đơn giản nhưng toàn diện và kinh
nghiệm toàn cầu, cung cấp các nhà hoạch định chính sách các biện pháp áp dụng
nguyên tắc quản lý đầu tư xây dựng cơ bản (quản lý đầu tư công) trong việc thiết
kế các tổ chức để tăng cường quản lý đầu tư công.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu của nước ngoài về vi phạm pháp luật và vi
phạm pháp luật trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản có nguồn vốn nhà nước
1.1.2.1. Tình hình nghiên cứu của nước ngoài về vi phạm pháp luật
Cuốn sách: "Sự sai lệch chuẩn mực xã hội", nhóm tác giả là các nhà khoa
học Xô viết nổi tiếng (V.N.Cudriasep, In.V.Cudriasep, V.X.Nerxêannet...) đã nghiên
cứu các vi phạm các chuẩn mực pháp luật, đạo đức và các chuẩn mực xã hội khác,
những thành phần, cơ chế, nguyên nhân và các tiếp cận trong đấu tranh với các vi
10
phạm đó. Điều có ý nghĩa là các tác giả cuốn sách đã mô tả sinh động, chính xác mối
liên hệ bên trong và biểu hiện bên ngoài của các hành vi vi phạm cũng như mối quan
hệ của chính cáchành vi đó. Đây là cơ sở khoa học tin cậy cho các tiếp cận các giải
pháp hiệu quả trong phòng ngừa vi phạm.
Báo cáo về vi phạm pháp luật và bạo lực, của Brent Teasdale - Eric Silver -
John Monahan là 3 nhà khoa học đến từ Khoa Xã hội học, Đại học Akron, Khoa Xã
hội học, Trường đại học Pennsylvania State, Hoa Kỳ và Trường đại học Virginia Hoa
Kỳ đã chỉ ra các mối quan hệ giữa bạo lực và các chủ thể có liên quan đến vi phạm
pháp luật. Các hành vi vi phạm pháp luật đều xuất phát từ các chủ thể được nghiên cứu
dưới góc độ tâm lý, giới tính và qua đó, chỉ ra rằng đàn ông có nhiều khả năng vi phạm
pháp luật hơn nữ giới.
Công trình “Pháp luật và quả cầu pha lê- dự đoán về hành vi hợp pháp và vi
phạm pháp luật trước các phán quyết tư pháp” năm 1979 của Barbara D.
Underwood, Giáo sư Đại học Luật Yale. Giáo sư Barbara tập trung nghiên cứu về
hai đề tài đang có sự bàn cãi và không thống nhất về hành vi hợp pháp và không
hợp pháp. Thông qua các phân tích của mình, Giáo sư Barbara đã chỉ ra rằng sự vi
phạm pháp luật là hành vi có thể xảy ra thường xuyên hoặc không thường xuyên
phụ thuộc vào ý chí của chủ thể, môi trường xã hội và sự kiểm soát có lợi ích từ
phía nhà nước, nhà trường và xã hội.
1.1.2.2. Các công trình nghiên cứu của nước ngoài về vi phạm pháp luật
trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước
Jill trong nghiên cứu mang tên “Tham nhũng và thông đồng trong xây dựng -
góc nhìn từ ngành công nghiệp” (Corruption and collusion in construction: a view
from the industry) đã chỉ ra rằng: “Đầu tư vào các dự án là điều cần thiết cho sự
tăng trưởng và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều hơn những bất cập
trong việc đầu tư vào xây dựng” . Cụ thể tại các nước đang phát triển, đầu tư
xây dựng đang tồn tại nhiều nhược điểm như dự án không phù hợp, giá cao, chất
lượng kém, lãng phí quá nhiều thời gian và chi phí cho việc bảo trì và một bộ phận
thu nhập thấp không thể tiếp cận với các dự án. Những tiêu cực này đã tác động đến
vấn đề phát triển và xóa đói giảm nghèo và làm nảy sinh một thực trạng đó là nhà
đầu tư tìm kiếm phương pháp giúp nâng cao "giá trị cho đồng tiền" từ ngành công
11
nghiệp xây dựng. Theo thống kê, ngành xây dựng được nhắc đến như là một trong
những ngành xảy ra tham nhũng nhiều nhất trên toàn cầu; trong đó công trình xây
dựng công cộng được nhắc đến như là một lĩnh vực liên tục đứng danh mục các lĩnh
vực có nhiều khả năng xảy ra tham nhũng nhất của tổ chức minh bạch Quốc tế. Ước
tính có khoảng 20%- 30% giá trị của các dự án xây dựng bị mất thông qua việc
tham nhũng đang lan tràn. Trong một cuộc khảo sát của tổ chức CIOB về vi phạm
pháp luật trong đầu tư xây dựng ở Anh năm 2013 “Corruption in the UK Construction
Industry, September 2013, The Charterer Institute of Building (CIOB)” kết quả
khảo sát đã chỉ ra rằng có đến 49% số người được hỏi tin rằng có tồn tại vi phạm pháp
luật (cụ thể là nạn tham nhũng) trong đầu tư xây dựng. Cuộc khảo sát cũng đưa ra một
số con số thống kê về tình trạng vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản, qua
đó đưa ra một vài nguyên nhân lí giải cho thực trạng này như: do tính chất phức tạp,
chia nhỏ giai đoạn, sự tham gia của nhiều đối tượng trong quá trình cung ứng đã tạo
điều kiện hình thành tham nhũng.
Như vậy, trong các công trình nghiên cứu trên, các tác giả tập trung phân
tích về đầu tư công, đầu tư xây dựng cơ bản, các hành vi vi phạm pháp luật trong
hợp đồng đầu tư xây dựng cơ bản, trách nhiệm của Nhà nước, Chính phủ và cơ
quan tư pháp trong việc bảo vệ nhà đầu tư, đưa ra các phán quyết căn cứ vào các
hành vi vi phạm pháp luật, hệ thống pháp luật quốc tế và sự công bằng, công lý
trong các phán quyết.
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước về đầu tư xây dựng cơ bản và
pháp luật đầu tư xây dựng cơ bản
Nợ công Việt Nam nhìn từ kinh nghiệm châu Âu của PGS. TS. Đinh Công
Tuấn là chủ đề chính của cuộc Hội thảo khoa học do Viện Nghiên cứu châu Âu
(Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam) tổ chức ngày 25-4-2013 tại Hà Nội,
trong khuôn khổ Đề tài khoa học cấp Nhà nước KX.01.09/11-15 “Khủng hoảng nợ
công ở một số nước Liên minh châu Âu và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” do
PGS. TS. Đinh Công Tuấn làm Chủ nhiệm đề tài. Khủng hoảng tài chính và suy
thoái kinh tế toàn cầu từ năm 2008 đã làm bùng nổ cuộc khủng hoảng nợ công ở các
12
nước thành viên EU, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội
của các nước trong EU. Khởi phát từ Hy Lạp, kéo theo hàng loạt các nước thành
viên như Ailen, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Italia và hiện nay là Síp, các thành viên
khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đang lún sâu vào nợ công, thâm hụt
ngân sách nặng nề. Các nền kinh tế đầu tàu của châu Âu như Anh, Pháp, Đức cũng
bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nợ công cao xấp xỉ 100% GDP, thâm hụt ngân sách cao
gấp 3-4 lần mức trần cho phép. Đây là công trình nghiên cứu quan trọng, có ý nghĩa
khoa học và thực tiễn sâu sắc. Nội dung sách gồm các bài viết của các chuyên gia,
nhà nghiên cứu hàng đầu nghiên cứu sâu về lĩnh vực tài chính - kinh tế. Cuốn sách
cung cấp cho bạn đọc cái nhìn mới, đầy đủ và rõ nét hơn về nợ công ở một số nước
thuộc Liên minh châu Âu và liên hệ với nền kinh tế Việt Nam.
Cuốn sách: Những vấn đề pháp lý về tài chính doanh nghiệp của TS. Nguyễn
Thị Lan Hương tập trung phân tích sự điều chỉnh của pháp luật về vốn, tài sản;
huy động vốn và tài sản; quản lý và phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp và hoạt
động giám sát tài chính doanh nghiệp... qua đó, giới thiệu những kiến thức cơ bản
và tương đối có hệ thống về hoạt động tài chính của doanh nghiệp và pháp luật về
tài chính doanh nghiệp, tập trung và chủ yếu trong hai loại hình công ty phổ biến
nhất ở nước ta hiện nay là công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn.
Cuốn sách Phân phối bình đẳng các nguồn lực kinh tế: Tiếp cận lý luận và
thực tiễn ở một số quốc gia [69] góp phần nhất định vào việc nhìn nhận vấn đề phân
phối bình đẳng các nguồn lực kinh tế trong nền kinh tế Việt Nam vào những thập kỷ
gần đây và giới thiệu kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới về phân phối
nguồn lực.
Cuốn sách Kinh tế khu vực công do TS. Trần Anh Tuấn - PGS, TS. Nguyễn
Hữu Hải (đồng chủ biên) [70] phân tích, làm rõ ba mục tiêu cơ bản: Tìm hiểu những
hoạt động mà khu vực công tham gia và việc tổ chức những hoạt động đó như thế
nào; tìm hiểu và dự báo về những hậu quả kinh tế - xã hội có thể xảy ra trong hoạt
động của khu vực công; tìm hiểu và đánh giá các phương án chính sách mà Chính
phủ thực hiện và dự kiến thực hiện. Nội dung cuốn sách gồm sáu vấn đề cơ bản:
Khu vực công và hoạt động kinh tế trong khu vực công; Vai trò của Chính phủ đối
13
với khu vực công trong nền kinh tế thị trường; Phân bổ nguồn lực cho phát triển
trong nền kinh tế thị trường; Vai trò của khu vực công trong bảo đảm công bằng xã
hội; Chi tiêu công; Lựa chọn công.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu về vi phạm pháp luật và vi phạm pháp luật
trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước
Ở Việt Nam vấn đề lý luận về vi phạm pháp luật được tiếp cận từ nhiều góc
độ nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau. Khoa học chính trị học nghiên
cứu vi phạm pháp luật như là một biểu hiện của sự tha hoá quyền lực trong khi tâm
lý học lại đi sâu nghiên cứu cấu trúc tâm lý của hành vi vi phạm. Các khoa học về
quản lý, về thể chế học... đều có các tiếp cận riêng, phù hợp với đối tượng và
phương pháp nghiên cứu của nó.
Trong tất cả những ngành khoa học ấy, khoa học luật học, mà trực tiếp là bộ
môn lý luận chung về nhà nước và pháp luật và khoa học luật chuyên ngành là những
bộ môn khoa học nghiên cứu những khía cạnh pháp lý chung nhất về vi phạm pháp luật
cũng như vi phạm pháp luật trong từng lĩnh vực xã hội cụ thể. Những kết quả nghiên
cứu của các ngành khoa học ấy như sau:
Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật của Đại học Luật Hà Nội,
Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luậ...ngay trước
mắt hoặc lâu dài. Do đó trong quá trình thực hiện phải thường xuyên giám sát chất
lượng và khối lượng công trình, đảm bảo việc sử dụng vốn đúng mục đích hiệu quả.
Sản phẩm xây dựng liên quan đến nhiều ngành nghề kinh tế, nhiều vùng địa
phương, nhiều người sử dụng như các đường giao thông quốc lộ, tỉnh lộ, đường
sắt, các cảng biển, hàng không. Do đó đỏi hỏi phải chú ý cân nhắc kỹ về chủ
trương đầu tư nhằm hạn chế và tránh thất thoát, lãng phí, vi phạm pháp luật khi
triển khai dự án.
Thứ sáu, sản phẩm xây dựng mang tính tổng hợp về kỹ thuật, kinh tế, xã
hội, văn hóa nghệ thuật và quốc phòng dẫn đến các mâu thuẫn, mất cân đối trong
quan hệ phối hợp đồng bộ giữa các khâu công tác trong quá trình chuẩn bị đầu tư,
chuẩn bị xây dựng cũng như quá trình thi công. Do đó để khắc phục thất thoát,
lãng phí có thể xảy ra chẳng những phải thận trọng về chủ trương, mà đòi hỏi có
trình độ tổ chức, quản lý tốt ở các khâu từ công tác thẩm định dự án, thẩm định
đấu thầu xây dựng, đấu thầu mua sắm thiết bị, kiểm tra chất lượng công trình
trong quá trình thi công, nghiệm thu thanh toán, đến khi tổng nghiệm thu và quyết
toán dự toán dự án hoàn chỉnh đưa vào khai thác, sử dụng. Hơn nữa, cần thấy
rằng, hoạt động xây dựng chịu ảnh hưởng rất lớn của các yếu tố tự nhiên, điều
kiện làm việc nặng nhọc, ảnh hưởng này thường làm gián đoạn quá trình thi công
từ đó ảnh hưởng đến sản phẩm dở dang, đến vật tư thiết bị thi công. Đặc điểm này
đòi hỏi quá trình đầu tư phải chính xác về thời tiết, lường trước các biện pháp, giải
28
pháp thi công phù hợp với điều kiện tự nhiên, lập tiến độ thi công hợp lý để tránh
thời tiết xấu, giảm thời gian tổn thất do thời tiết gây ra, có chế độ cho người tham
gia lao động sản xuất. Đồng thời phải tổ chức tốt hệ thống kho, bãi để đảm bảo vật
tư, sản phẩm dở dang nhằm tránh hư hỏng, mất mát tài sản, vật tư thiết bị do thiên
nhiên gây ra trong hoạt động đầu tư và xây dựng. Đây là đặc điểm quan trọng cần
chú trọng trong quá trình quản lý công trình đầu tư xây dựng. Bởi nếu không chú
trọng sẽ dễ bị lợi dụng đặc điểm chịu tác động của thiên nhiên để trục lợi hoặc vi
phạm pháp luật.
Công tác quá trình tổ chức sản xuất xây dựng rất phức tạp. Dự án đầu tư xây
dựng cơ bản thường do nhiều đơn vị cùng tham gia thi công nên thường khó khăn
trong khâu phối hợp tổ chức thi công. Do đó đòi hỏi các doanh nghiệp xây dựng
phải có trình độ phối hợp cao trong sản xuất để đảm bảo tiến độ thi công và chất
lượng công trình. Ngoài ra do sự chi phối của đặc điểm này nên không chỉ có giải
pháp tổ chức giữa các đơn vị thi công mà còn phải nghiên cứu cả biện pháp kiểm
tra, giám sát tốt hoạt động thi công của các đơn vị và sự phối hợp giữa các đơn vị
nhằm đảm bảo chất lượng công trình và giảm tối đa thất thoát, lãng phí trong quá
trình thực hiện dự án.
2.1.1.3. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản là toàn bộ những chi phí để đạt được mục đích
đầu tư bao gồm chi phí cho việc khảo sát thiết kế và xây dựng mua sắm, lắp đặt máy
móc, thiết bị khác được ghi trong tổng dự toán. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc
ngân sách nhà nước gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Vốn ngân
sách nhà nước có được từ sự tích luỹ của nền kinh tế, vốn khấu hao cơ bản và một số
nguồn khác giành cho đầu tư xây dựng cơ bản. Vốn ngân sách nhà nước giành cho đầu
tư xây dựng cơ bản có đặc điểm sau:
Thứ nhất, vốn đầu tư xây dựng thuộc sở hữu nhà nước
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước thuộc sở hữu nhà nước nên
không có chủ đầu tư đích thực, việc quyết định sử dụng vốn nhà nước (quyết định
đầu tư) được giao cho các cá nhân quyết định, do vậy từ chủ trương đầu tư, vốn
đầu tư, lĩnh vực đầu tư, chủ đầu tư đều do các cá nhân quyết định. Tuy nhiên, tính
29
hiệu quả của đầu tư, sự thất thoát lãng phí trong quá trình đầu tư thì không có cá
nhân nào phải chịu trách nhiệm do đó việc xẩy ra tiêu cực tham nhũng thất thoát
lãng phí tài sản của Nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà
nước là điều tất yếu.
Thứ hai, vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho xây dựng cơ bản rất lớn
Hầu hết các công trình xây dựng đều đòi hỏi phải đầu tư với số lượng vốn lớn,
đặc biệt là các công trình trọng điểm của Nhà nước về giao thông vận tải như xây dựng
cầu đường, thủy điện, thủy lợi, xây dựng nhà máy, xí nghiệp, trường học, khu đô thị...
Mặc dù, nguồn vốn trong xây dựng cơ bản được huy động từ rất nhiều nguồn khác
nhau nhưng phần lớn từ ngân sách nhà nước (theo số liệu của Viện Quản lý kinh tế
Trung ương, trong cân đối chi ngân sách năm 2010 vốn đầu tư phát triển có xây
dựng là: 120.100 tỷ/125.500 tỷ chiếm 95,6%). Các đối tượng tham nhũng chủ yếu dùng
thủ đoạn chiếm đoạt tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước vì công tác quản lý loại tài sản
này còn nhiều sơ hở.
Thực tế, hiện đang tồn tại nhiều loại vốn cho đầu tư xây dựng, nhưng xét cho
cùng, chỉ có hai loại vốn là vốn nhà nước và vốn không phải của Nhà nước. Vốn
nhà nước bao gồm vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh,
vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh
nghiệp nhà nước và các vốn khác do Nhà nước quản lý.
Tình trạng vi phạm pháp luật, tham nhũng thường xảy ra đối với các nguồn
vốn thuộc sở hữu nhà nước. Theo quan niệm chung, đây là vốn "cho không", vì
trách nhiệm thanh toán không phải bằng tiền mà bằng chứng từ. Trong trường hợp
thông đồng, việc tạo ra chứng từ khống không phải là chuyện khó khăn.
Thứ ba, vốn đầu tư nhà nước hiện được cấp và sử dụng theo quy trình, thủ
tục luật định
Tuy nhiên trong thực tế để nhận được tiền, chủ đầu tư, đơn vị thi công
thường phải xin (xin cấp phát, hỗ trợ vốn hoặc xin vay thông qua tín dụng ưu đãi).
Có xin thì có cho. Mà thông thường, để xin được tiền thì phải chi tiền. Hối lộ nhiều
được cấp phát nhiều, hối lộ ít được cấp phát ít. Chính vì thế, cơ chế xin - cho là
mảnh đất màu mỡ để tham nhũng tồn tại và phát triển.
30
Thứ tư, công tác giám sát, quản lý việc thanh toán vốn trong đầu tư xây dựng
là tổng thể các hoạt động đa dạng, phức tạp đòi hỏi tuân theo thủ tục chặt chẽ
Để có một công trình xây dựng được triển khai thực hiện trong thực tế
thường phải trải qua nhiều khâu, với những thủ tục phức tạp như: Lập dự án, khảo
sát, thiết kế; đấu thầu, giải phóng mặt bằng, thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị; kết
thúc xây dựng, nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng. Mặt khác, vật tư, thiết bị
dùng cho xây dựng rất phong phú, đa dạng và dễ thay thế. Thị trường vật tư, thiết
bị dùng cho xây dựng cơ bản rất đa dạng, nhiều chủng loại đáp ứng nhu cầu sử
dụng trong xã hội và dễ tiêu thụ. Giá vật tư, thiết bị dùng trong xây dựng cơ bản
phần lớn phụ thuộc vào giá thị trường và thường liên tục biến động. Hơn nữa,
trong thực tế nhiều trường hợp rất khó kiểm soát chất lượng vì công trình nằm sâu
trong lòng đất, khối bê tông... Bên cạnh đó, điều kiện bảo vệ an toàn cho tài sản ở
các công trình còn nhiều sơ hở, nhiều nơi kho tàng, bến bãi không đảm bảo cho
công tác bảo vệ an toàn tài sản. Lợi dụng tình hình đó, các đối tượng phạm tội đã
dùng nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt để chiếm đoạt tài sản, hợp pháp hóa hành
vi chiếm đoạt, thậm chí đổ lỗi cho khách quan để biện minh cho những thất thoát
về tài sản trong quá trình đầu tư xây dựng.
Thời gian xây dựng công trình, đặc biệt là công trình trọng điểm thường kéo
dài, có nhiều đơn vị tham gia. Có công trình xây dựng kéo dài đến hàng chục năm
như các công trình thủy điện, có công trình trải dài hàng ngàn km như công trình
xây dựng giao thông. Có công trình vừa thiết kế, vừa xây dựng, vừa hoàn thiện bàn
giao từng phần, vừa xây dựng, vừa sử dụng đan xen...
Trên đây là một số đặc điểm cơ bản có tính chất đặc thù của đầu tư xây dựng
cơ bản có vốn ngân sách nhà nước có liên quan đến công tác đấu tranh phòng,
chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này, đòi hỏi các cơ quan bảo vệ pháp luật
cần nắm vững những đặc điểm đó. Việc nắm vững những đặc điểm này có ý nghĩa
rất quan trọng trong việc xác định địa bàn trọng điểm, mối quan hệ giữa các khâu
trong đầu tư xây dựng để thực hiện các hoạt động nghiệp vụ cơ bản, đảm bảo chủ động
phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật trong đầu tư xây
dựng có vốn ngân sách nhà nước.
31
2.1.2. Khái niệm, đặc điểm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân
sách nhà nước
2.1.2.1. Khái niệm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách
nhà nước
Xuất phát từ nhận thức chung về pháp luật, và những luận giải nêu trên về
đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước, có thể hiểu: pháp luật trong đầu
tư xây dựng cơ bản trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước là
tổng thể các quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành
để điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng cơ
bản và quản lý nhà nước đối với các loại hình đầu tư xây dựng cơ bản có nguồn vốn
nhà nước, là cơ sở để xác định vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ
bản có nguồn vốn ngân sách nhà nước.
2.1.2.2. Đặc điểm của pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân
sách nhà nước
Mặc dù có những đặc trưng riêng nhưng pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ
bản không phải là một hệ thống pháp luật biệt lập mà chỉ là một nội dung cụ thể của
hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung, có mối liên hệ chặt chẽ với các quy định về
đầu tư, ngân sách, tài chính xây dựng, các quy định về tổ chức bộ máy nhà nước, về
quyền hạn của các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước, với các quy định
pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính, hợp tác quốc tế Khi nghiên cứu pháp
luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có thể thấy rằng:
- Đặc điểm về hình thức: Pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản chỉ bao gồm
các quy định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Có nhiều các thức thể
hiện khác nhau các quy định pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản nhưng phổ
biến nhất hiện nay là các quy định chung, các quy định có tính nguyên tắc, quy định
về chủ trương được định ra trong nội dung của văn bản quy pháp pháp luật chuyên
ngành như Luật Đầu tư, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Nhà ở, Luật Qui
hoạch đô thị, Luật Ngân sách. Các quy định cụ thể như hình thức, thủ tục thực
hiện, thẩm quyền được quy định cụ thể trong văn bản riêng, thường là văn bản có
hiệu lực pháp lý thấp hơn để quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật. Có quy định
một hoặc một nhóm vấn đề về đầu tư xây dựng cơ bản được quy định trong Nghị
32
quyết riêng của Quốc hội [54]. Do đầu tư xây dựng cơ bản là một đặc thù nên Luật
Đầu tư được coi là luật gốc vì quy định về khái niệm đầu tư; tuy nhiên, do tính đa
dạng của xây dựng cơ bản, các văn bản pháp luật khác lại thể hiện các quan điểm, biện
pháp đầu tư, cách thức sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước mỗi loại hình theo mỗi
lĩnh vực đầu tư khác nhau, nó có mối quan hệ ràng buộc, liên kết chặt chẽ với nhau.
- Đặc điểm về nội dung: Pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản là những
quy tắc hành vi cho các chủ thể tham gia vào việc đầu tư xây dựng cơ bản có vốn
ngân sách nhà nước ngoài ra còn bao gồm các nguyên tắc, các chủ trương, chính
sách, kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản của từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa bàn
ở Việt Nam. Pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có thể chia thành hai nhóm nội
dung chính là: Các quy định về quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư xây dựng
cơ bản và các quy định về quy trình thủ tục thực hiện các hoạt động nghiệp vụ liên
quan đến đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước. Các nội dung cụ thể
của pháp luật gồm: Nguyên tắc đầu tư; hình thức thực hiện; các yêu cầu, điều kiện
tiêu chí xác định đầu tư xây dựng công trình cơ bản có vốn nhà nước; quyền và
nghĩa vụ các bên, thủ tục thực hiện; các quy định về tổ chức bộ máy, nhân sự; về
thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản. Các
nội dung của pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản là nhằm đảm bảo cho các công
trình đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước được tiến hành đúng trình
tự, thủ tục, có hiệu quả và phát huy mục đích sử dụng của công trình xây dựng.
Pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản tập trung vào vai trò của các chủ thể sử
dụng ngân sách nhà nước, góp phần hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật cũng
như các biểu hiện tham nhũng, lãng phí, thất thoát.
- Đặc điểm về phạm vi tác động, đối tượng điều chỉnh: Pháp luật trong đầu tư
xây dựng cơ bản tác động đến các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cộng đồng và cá
nhân sử dụng vốn ngân sách nhà nước để tiến hành các hoạt động đầu tư xây dựng
cơ bản. Đối tượng tác động của pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản chia thành 3
nhóm cơ bản; Một là, các chủ thể thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản; Hai
là, các cơ quan các tổ chức liên quan đến việc xác định các công trình đầu tư xây
dựng; Ba là, các cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư xây
dựng cơ bản. Chủ yếu là các cơ quan hành chính nhà nước từ Trung ương đến địa
33
phương như Chính phủ, các bộ, Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan chuyên môn
thuộc cơ quan hành chính bằng hành vi của mình đảm bảo cho việc đầu tư xây dựng
cơ bản đúng pháp luật, có chất lượng, đáp ứng yêu cầu của nhân dân.
Tương ứng với sự tham gia của 3 nhóm chủ thể trên, những quan hệ xã hội
là đối tượng điều chỉnh của pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản gồm: Quan hệ
xã hội phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước
và quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý nhà nước có thẩm quyền với các
chủ thể có trách nhiệm thi công các công trình đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân
sách nhà nước.
Pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước được quy
định trong rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật: Luật, nghị định của Chính phủ,
thông tư hướng dẫn của các bộ, các văn bản của chính quyền địa phương. Chính
điều này tạo nên sự không thống nhất của pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản có
vốn ngân sách nhà nước.
2.1.2.3. Trách nhiệm pháp lý trong đầu tư xây dựng có vốn ngân sách
nhà nước
Trách nhiệm pháp lý trong đầu tư xây dựng cơ bản là một loại quan hệ đặc
biệt giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền với chủ thể vi phạm pháp luật, trong
đó cơ quan nhà nước có thẩm quyền được quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế
có tính chất trừng phạt theo quy định của pháp luật đối với chủ thể vi phạm pháp
luật, khiến chủ thể đó phải gánh chịu hậu quả bất lợi về vật chất, tinh thần do hành
vi của mình gây ra.
Trách nhiệm pháp lý gồm có:
- Trách nhiệm hành chính: Được xác định khi vi phạm thủ tục và trình tự
đầu tư xây dựng, các quy định của quy hoạch đô thị, luật đất đai, đền bù giải phóng
mặt bằng, tái định cư, bảo vệ môi trường, quy tắc đấu thầu, cấp sai hoặc gian dối tư
cách hành nghề, chuyển nhượng hợp đồng kinh tế khi chưa được phép, tự ý thay đổi
nội dung thiết kế chưa gây hậu quả nghiêm trọng, đưa nhận hối lộ chưa thành, vi
phạm các quy tắc bảo đảm chất lượng thi công, an toàn lao động, phòng cháy nổ
chưa gây hậu quả, trốn thuế, cạnh tranh không lành mạnh...
34
- Trách nhiệm dân sự được xác định khi vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng tư
vấn, khảo sát thiết kế, giao nhận thầu, cung ứng, không bồi thường thiệt hại do mình
gây ra cho các đối tác trong hợp đồng và những người khác trong khu vực lân cận
công trường, không tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng, an toàn lao động, phòng
cháy nổ gây hậu quả lớn, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
- Trách nhiệm hình sự: Được xác định khi các chủ thể tham gia hoạt động
đầu tư xây dựng thực hiện các hành vi như: Tham nhũng, hối lộ, để chất lượng công
trình kém, thiếu an toàn lao động và phòng cháy nổ gây hậu quả nghiêm trọng, lừa
đảo, gian dối trong thanh toán, nghiệm thu, bàn giao công trình gây thiệt hại
- Trách nhiệm công vụ được xác định khi các cơ quan công quyền và công
chức có quyết định hành chính, hành vi hành chính sai lầm, trái luật, gây thiệt hại
cho công dân hay tổ chức như cấp phép sai, định giá đền bù sai
- Trách nhiệm kỷ luật được xác định với công chức, viên chức vi phạm các
quy tắc lao động, phân công lao động, kỷ luật công vụ gây cản trở hoạt động
bình thường của các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp, tổ chức công khác.
2.2. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VI PHẠM PHÁP LUẬT TRONG ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG CƠ BẢN CÓ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
2.2.1. Khái niệm, đặc điểm vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ
bản có vốn ngân sách nhà nước
2.2.1.1. Khái niệm vi phạm pháp luật
Chuẩn mực xã hội là một yếu tố không thể thiếu được của việc quản lý xã
hội, là một trong những phương tiện định hướng hành vi của cá nhân hay nhóm xã
hội trong những điều kiện nhất định và cũng là phương tiện để xã hội kiểm tra hành
vi của con người. Trong xã hội có giai cấp, việc đánh giá các sai lệch chuẩn mực xã
hội đều xuất phát từ lợi ích của giai cấp, một tập đoàn xã hội. Theo quan điểm của
chủ nghĩa Mác - Lê nin thì khuynh hướng xã hội và kết quả xã hội đạt được là tiêu
chuẩn quyết định để đánh giá sự tiến bộ của chuẩn mực.
Xã hội có nhiều hệ thống chuẩn mực khác nhau, nhưng lại đan xen với nhau
(Chuẩn mực pháp luật, chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực chính trị, chuẩn mực thẩm
mỹ). Ngày nay, để nghiên cứu chuẩn mực xã hội và những sai lệch của chúng,
phải có sự hợp tác của nhiều ngành khoa học như luật học, xã hội học, tâm lý học
35
Chỉ trên cơ sở sự hợp tác đó mới có thể xác định đúng đắn bản chất, nguyên nhân,
nguồn gốc, cơ chế của những sai lệch xã hội để một mặt, có phương pháp thích
hợp chống lại những tiêu cực xã hội và mặt khác để hoàn thiện các chuẩn mực đã
lỗi thời.
Pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân
lao động, do Nhà nước ban hành nên được đại đa số nhân dân nghiêm chỉnh thực
hiện. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau nên vi phạm pháp luật vẫn phát
sinh, tồn tại, xâm hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, xã hội, đến các quyền
và lợi ích hợp pháp của công dân.
Vi phạm pháp luật khá đa dạng, bao gồm nhiều loại khác nhau dựa theo các
tiêu chí phân chia nhất định. Mặc dù mỗi loại vi phạm có những đặc điểm riêng
xong chúng vẫn có những đặc điểm chung. Những điểm chung này đã được thống
nhất cả trong lý luận và thực tiễn.
Xét dưới góc độ của chủ nghĩa hành vi, vi phạm pháp luật có những dấu hiệu
cơ bản sau:
Dấu hiệu thứ nhất: Vi phạm pháp luật luôn luôn là hành vi xác định của con
người. Chỉ có thông qua hành vi của mình con người có thể gây ra hoặc đe dọa gây
ra những thiệt hại cho xã hội. Những gì trong ý nghĩ, trong tư tưởng của con người
nếu chỉ dừng lại ở đó thì chưa thể tác động tới xã hội. Vì vậy, để xác định được ý
nghĩ hoặc tư tưởng của con người thì cũng phải thông qua cách sử xự bên ngoài, tức
là qua hành vi của họ. Vi phạm pháp luật biểu hiện bằng hành vi cụ thể và đó chính
là cơ sở để áp dụng trách nhiệm pháp lý đối với người vi phạm. Ngay từ thế kỷ
XVIII, khi đưa ra luận chứng chống lại việc truy tố hình sự đối với ý nghĩ, tư tưởng
và quan điểm của con người, Montecxkiơ - luật gia nổi tiếng người Pháp, một trong
nhà lý luận lớn nhất về Nhà nước pháp quyền giai đoạn đó đã viết: “Các đạo luật nhất
thiết chỉ trừng phạt những hành vi bên ngoài” [28, tr.318]. Sang thế kỷ XIX nhận thức
về vấn đề này có điểm phát triển nhất định, xuất phát từ quan điểm nhân đạo, tiến bộ
đồng thời để bảo vệ các quyền tự do của con người bằng pháp luật, C.Mác đã viết:
“Các đạo luật chống lại khuynh hướng, các đạo luật không đưa ra các quy phạm khách
quan là các đạo luật khủng bố. Các đạo luật ấy không lấy hành vi mà lại lấy cách suy
nghĩ con người để làm tiêu chuẩn cơ bản, điều đó không có gì khác, mà chẳng qua chỉ
36
là các chế tài đích thực của tình trạng vô pháp luật” vì “không ai có thể bị tù tội do
quan điểm về đạo đức, chính trị và tôn giáo của mình” [28, tr.348]. Tư tưởng này của
Mác ngày nay được thể hiện xuyên suốt trong các ngành luật hành chính, luật kinh tế,
luật dân sự, luật hình sự
Rõ ràng vi phạm pháp luật phải là hành vi của chủ thể, được thể hiện dưới
dạng hành động hay không hành động. Chỉ những hành động, hoặc không hành
động cụ thể của chủ thể nếu trái với pháp luật mới bị coi là hành vi vi phạm pháp
luật. Các quy định pháp luật đặt ra là nhằm điều chỉnh hành vi xử sự của chủ thể,
chứ không phải suy nghĩ hoặc những đặc tính cá nhân khác của con người.
Dấu hiệu thứ hai: Vi phạm pháp luật không những là hành vi xác định của
con người mà hành vi đó phải trái với các quy định pháp luật, xâm hại tới các quan
hệ xã hội được pháp luật xác lập và bảo hộ. Hành vi trái pháp luật là hành vi không
phù hợp với những quy định pháp luật, không thực hiện những gì mà pháp luật yêu
cầu hoặc sử dụng quyền hạn quá giới hạn của pháp luật. Những gì mà pháp luật
không cấm, không bảo vệ thì dù có làm trái cũng không bị coi là trái pháp luật,
không phải là vi phạm pháp luật. Tính trái pháp luật của hành vi thể hiện ở sự chống
đối những quy định chung của pháp luật, tức là khi pháp luật quy định như thế này,
nhưng con người lại hành động ngược lại hoặc không tuân theo. Như vậy, hành vi
vi phạm pháp luật là hành vi vi phạm những điều đã được pháp luật quy định.
Dấu hiệu thứ ba: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật chưa đựng lỗi
của chủ thể khi thực hiện hành vi đó. Có thể nói tất cả mọi vi phạm pháp luật đều là
hành vi trái pháp luật đều chứa đựng yếu tố lỗi. Chỉ những hành vi trái pháp luật
nào được chủ thể thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mới có thể bị coi là hành vi vi
phạm pháp luật. Để xác định hành vi vi phạm pháp luật cần xem xét cả mặt khách
quan và chủ quan của hành vi, nghĩa là phải xác định trạng thái tâm lý của người
thực hiện hành vi trái pháp luật đó (xác định lỗi của họ). Lỗi là yếu tố không thể
thiếu được để xác định trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể vi phạm pháp luật. Một
hành vi trái pháp luật được thực hiện do những điều kiện, hoàn cảnh khách quan và
chủ thể hành vi đó không thể ý thức được, không thể lựa chọn được cách xử sự theo
đúng yêu cầu của pháp luật thì hành vi đó không thể coi là hành vi có lỗi và không
thể bị coi là hành vi có lỗi và không thể bị coi là hành vi vi phạm pháp luật. Chỉ có
37
những hành vi trái pháp luật nào có lỗi (được chủ thể thực hiện một cách cố ý hoặc
vô ý) mới xác định là hành vi vi phạm pháp luật.
Dấu hiệu thứ tư: Năng lực trách nhiệm pháp lý của chủ thể thực hiện hành vi
trái pháp luật. Trong pháp luật xã hội chủ nghĩa sự độc lập gánh chịu nghĩa vụ pháp
lý chỉ quy định đối với những người có khả năng tự lựa chọn được cách xử sự và có
tự do ý chí. Nói cách khác, người đó có khả năng nhận thức, điều khiển được hành
vi của mình và chịu trách nhiệm về hành vi đó. Vì vậy, những hành vi mặc dù trái
pháp luật nhưng do những người mất trí hoặc trẻ em (chưa đến độ tuổi theo quy
định của pháp luật phải chịu trách nhiệm pháp lý) thực hiện thì vẫn không thể coi là
vi phạm pháp luật. Việc coi năng lực chịu trách nhiệm pháp lý của chủ thể thực hiện
là dầu hiệu xác định hành vi vi phạm pháp luật là một quan điểm khá phổ biến trong
khoa học pháp lý ở nước ta. Tuy nhiên, theo chúng tôi, không nên coi đây là dấu
hiệu của hành vi vi phạm pháp luật và dấu hiệu của pháp lý. Xét ở góc độ biểu hiện
khách quan thì hành vi xâm hại đến các khách thể được pháp luật bảo vệ, do người
không có năng lực thực hiện vẫn cấu thành nên hành vi phạm pháp luật. Chỉ có điều
là người đó không chịu trách nhiệm pháp lý.
Trên cơ sở phân tích các dấu hiệu cơ bản nêu trên của hành vi vi phạm pháp
luật, có thể đưa ra khái niệm vi phạm pháp luật như sau: Vi phạm pháp luật là hành
vi nguy hiểm cho xã hội do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện một
cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm đến các quan hệ xã hội được pháp luật xác lập và
bảo vệ.
2.2.1.2. Khái niệm vi phạm pháp luật trong xây dựng cơ bản có vốn ngân
sách nhà nước
Vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước
là cơ sở duy nhất phát sinh trách nhiệm pháp lý. Không có vi phạm pháp luật trong
đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước thì không có trách nhiệm pháp
lý. Trách nhiệm pháp lý liên quan tới việc áp dụng cưỡng chế nhà nước đối với
những cá nhân hay tổ chức vi phạm pháp luật. Do đó, vi phạm pháp luật trong đầu
tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước cần có đầy đủ các dấu hiệu như
hành vi vi phạm pháp luật của chủ thể sử dụng nguồn vốn nhà nước. Đó phải là
những hành động, hoặc không hành động trên cơ sở pháp luật về đầu tư xây dựng
38
mà không phải là những tư tưởng, ý nghĩ, ý niệm. Bên cạnh đó, hành vi hành động,
không hành động trở thành vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng phải là những
hành vi không tuân theo những quy định pháp luật. Nó vi phạm tới trật tự pháp luật,
xâm phạm tới những quan hệ xã hội nói chung và quan hệ pháp luật trong lĩnh vực
đầu tư xây dựng cơ bản được Nhà nước và các chủ thể khác xác lập. Trong đó, việc
vi phạm pháp luật phải gây ra những thiệt hại nhất định về vật chất hoặc phi vật
chất. Như vậy, hành vi vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân
sách nhà nước phải là hành vi trái pháp luật, là những hành vi chống lại những quan
hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh và bảo vệ. Hành vi trái pháp luật bị coi là hành
vi vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước chỉ
được xác định khi có sự biểu hiện ý chí của chủ thể thực hiện hành vi đó để trục lợi
hoặc gây thất thoát, lãng phí nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư vào việc xây
dựng cơ bản đó.
Như vậy, có thể hiểu vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng có vốn ngân
sách nhà nước là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm hại đến trật tự quản lý kinh tế,
xâm hại đến tài sản và các lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tập thể và của công dân
trong lĩnh vực đầu tư xây dựng có vốn ngân sách nhà nước, là cơ sở để xác định
trách nhiệm pháp lý của chủ thể quản lý, sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
2.2.1.3. Đặc điểm vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng có vốn ngân
sách nhà nước
Vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đầu tư xây dựng có vốn ngân sách nhà
nước là hiện tượng mang tính phổ biến hiện nay. Đây là một dạng vi phạm pháp
luật phức tạp. Vì vậy, để nhận diện được chúng cần phải nghiên cứu một số đặc
trưng nhất định. Ngoài những đặc điểm chung của vi phạm pháp luật, vi phạm pháp
luật trong lĩnh vực đầu tư xây dựng có vốn ngân sách nhà nước còn có một số đặc
điểm riêng xuất phát từ tính chất của các quan hệ xã hội bị chúng xâm hại. Việc tìm
ra những đặc điểm về vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đầu tư xây dựng có vốn
ngân sách nhà nước sẽ giúp chúng ta có thể đề xuất những giải pháp đấu tranh một
cách có hiệu quả. Bởi vì các vi phạm pháp luật phát sinh trên thực tế không hoàn
toàn giống nhau nên cách thức và biện pháp mà Nhà nước sử dụng để chống lại
chúng là không thể giống nhau. Trên cơ sở nghiên cứu về vi phạm pháp luật nói
39
chung, có thể đưa ra các đặc điểm của vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đầu tư xây
dựng có vốn ngân sách nhà nước như sau:
Thứ nhất, đặc điểm pháp lý
Dấu hiệu đặc trưng của vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng có vốn
ngân sách nhà nước được phân biệt bởi dấu hiệu khách quan của hành vi và chủ
thể vi phạm:
Về mặt khách quan, có thể nêu lên những những hành vi vi phạm pháp luật
thường gặp trong đầu tư xây dựng có vốn ngân sách nhà nước như sau:
- Là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mình
đang quản lý, lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao như là một phương tiện để
biến tài sản do mình trực tiếp hoặc gián tiếp quản lý thành tài sản của mình hoặc
người khác.
- Hành vi vi phạm là có thể thực hiện không đúng hoặc vượt thẩm quyền
được giao như lập dự toán vượt xa nhu cầu thực tế để lấy tiền chênh lệch, xác nhận,
kê khai khống, sửa chữa hóa đơn, chúng từ về giá cả, khối lượng vật tư, đền bù, đo
đạc, xác nhận thiệt hại sai về diện tích, chủng loại...
- Là hành vi nhận hối lộ để thực hiện một việc thuộc trách nhiệm của mình
vì lợi ích vật chất hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ như nhận hối lộ để
quyết định đầu tư, phê duyệt thiết kế dự toán, xác nhận khống về diện tích, tình
trạng tài sản trên diện tích đất bị thu hồi để nhận tiền đền bù hoặc nhận cao hơn
mức qui định...
Hay hành vi nhận hối lộ để không làm một việc mà theo qui định phải làm vì
lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, như không lập biên bản vi phạm
thiết kế trong quá trình thi công...
- Hành vi làm trái với nhiệm vụ được giao bằng cách lợi dụng chức vụ, quyền
hạn. Làm trái nhiệm vụ được giao ở đây là làm không đúng với nhiệm vụ được giao
hoặc không thực hiện nhiệm vụ được giao gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước,
của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân như quyết định đầu tư sai địa
điểm gây lãng phí vì lý do cục bộ địa phương; thay cho đấu thầu thì chỉ định thầu
cho công ty "sân sau"; làm ngơ khi phát hiện sai phạm trong quá trình thi công công
trình vì anh em, người nhà...
40
- Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhận trực tiếp hoặc qua trung gian
tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào để thông qua chức
vụ, quyền hạn của mình mà gây ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn
khác, thúc đẩy người này làm hay không làm một việc thuộc trách nhiệm liên quan
trực tiếp đến công việc của họ hoặc làm một việc không được phép làm theo yêu
cầu của người đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất. Cụ thể là dùng chức vụ, quyền
hạn của mình để gây sức ép đối với người có trách nhiệm thẩm định, phê duyệt dự
án, ký cấp vốn, cấp vốn, cấp phép... cho thắng thầu, nhận tiền, cho nghiệm thu,
quyết toán...
Như vậy, nhìn chung, những hành vi vi phạm pháp luật trong đầu tư xây
dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước ...ế nào; công tác bảo vệ tài
sản có vấn đề gì nổi lên; các sự cố công trình
Tình hình vi phạm pháp luật nói chung và tình hình tội phạm kinh tế ở địa
bàn xây dựng cơ bản, diễn biến và thủ đoạn hoạt động của tội phạm.
Tình hình và kết quả thực hiện các hoạt động nghiệp vụ của lực lượng Công
an, mối quan hệ phối hợp với các lực lượng trong quản lý địa bàn.
Trước khi tiến hành một hoạt động nghiệp vụ nào nhất thiết chúng ta phải
có những thông tin trên. Do đó trong quản lý địa bàn xây dựng cán bộ điều tra,
trinh sát phải tiến hành điều tra cơ bản theo những nội dung trên đồng thời tiến
hành phân tích đánh giá tình hình một cách khoa học từ đó có biện pháp đấu tranh
cho phù hợp.
145
Về phương pháp tiến hành điều tra cơ bản:
Trước hết cán bộ được giao nhiệm vụ quản lý địa bàn về xây dựng cần mở hồ
sơ và xây dựng kế hoạch cho công tác điều tra cơ bản và tiến hành thu thập tình hình.
Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu thông qua các báo cáo sơ kết, tổng kết công tác,
đặc biệt là công tác bảo vệ cơ quan, bảo vệ tài sản của đơn vị, của doanh nghiệp
xây dựng.
Nghiên cứu tài liệu thanh tra, kiểm tra, kiểm kê.
Nghiên cứu nắm tình hình báo chí, đài phát thanh, truyền hình phản ánh về
các hiện tượng tiêu cực, sự việc tiêu cực có liên quan đến tham nhũng trong xây
dựng cơ bản.
Chủ động đi sâu, đi sát quần chúng để nắm tình hình.
Thu thập thông tin tổng hợp tình hình thông qua kết quả hoạt động nghiệp vụ
của cán bộ phụ trách địa bàn với các hoạt động của các lực lượng khác có liên quan.
Thường xuyên tiến hành điều tra cơ bản, thu thập bổ sung thông tin, tài liệu vào
hồ sơ điều tra cơ bản xác định những vấn đề cần tập trung giải quyết ngay.
4.2.2.4. Đổi mới phương pháp thu thập và xử lý thông tin, tăng cường công
tác điều tra khám phá tội phạm tham nhũng trong xây dựng cơ bản
Về tiếp nhận tin báo, tố giác tội phạm: Trong cuộc đấu tranh chống tội phạm,
thu thập được những thông tin phản ánh hoạt động của các tội phạm có ý nghĩa rất
quan trọng, là một trong những cơ sở đề ra chương trình đấu tranh chống tội phạm
có hiệu quản trong từng thời kỳ; ở phương diện phản ánh, những thông tin về tội phạm
chính là kết quả phản ánh của những tội phạm đó trong hiện thực khách quan, sự tồn tại
của những thông tin này mang tính quy luật.
Tiếp nhận và xử lý tin báo, tố giác về tội phạm là hoạt động của những cơ
quan theo luật định, được tiến hành theo trình tự tố tụng hình sự nhằm ghi nhận,
kiểm tra những tin báo, tố giác về tội phạm và những vụ việc có tính chất hình sự do
công dân, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội chuyển đến hoặc được đăng tải trên các
phương tiện thông tin đại chúng và trên cơ sở đó ra quyết định khởi tố vụ án nếu có
những tài liệu cần và đủ chỉ ra những dấu hiệu cơ bản của tội phạm trên thực tế đã
xảy ra và những quyết định xử lý cần thiết khác.
146
Khi tiếp nhận và xử lý tin báo tố giác về các tội phạm tham nhũng trong xây
dựng cơ bản chúng ta phải làm rõ hai nhiệm vụ:
+ Xác định cơ sở và căn cứ để ra quyết định thanh tra xác minh xem xét vụ
việc hoặc quyết định khởi tố vụ án.
+ Tiến hành những biện pháp cấp bách để ngăn chặn tội phạm, hậu quả của tội
phạm và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thanh tra, điều tra tiếp theo.
Chúng ta phải đặc biệt chú ý đến nguyên tắc tiếp nhận và xử lý tin báo, tố
giác về tội phạm như:
- Phải luôn luôn sẵn sàng tiếp nhận và xử lý tin báo, tố giác về tội phạm.
- Khai thác mọi thông tin hiểu biết của chủ thể của tin báo, tố giác về vụ việc
xảy ra.
- Ưu tiên tiến hành những biện pháp cấp bách có tính chiến đấu trước những
công việc sự vụ hành chính.
- Chấp hành nghiêm túc những yêu cầu của pháp luật về trình tự, thủ tục tiếp
nhận, quyền và nghĩa vụ của những người có tin báo, tố giác về tội phạm.
Chúng ta phải đặc biệt chú ý đến thời hạn giải quyết tin báo, tố giác về tội
phạm. Thực trạng hiện nay hầu như ở các đơn vị đều diễn ra tình trạng kéo dài, vi
phạm thời hạn trong giải quyết đơn thư.
Vụ án tham nhũng trong xây dựng cơ bản có nhiều tình tiết phức tạp, liên
quan đến nhiều đối tượng, nhiều lực lượng thì phải thành lập Ban chuyên án để tiến
hành điều tra, đây là sự phát huy sức mạnh tổng hợp của các cơ quan để phục vụ
công tác điều tra.
Kết luận chương 4
Để phòng, chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn
ngân sách nhà nước ở nước ta hiện nay cần phải quán triệt đồng bộ các quan điểm:
Của Đảng cộng sản Việt Nam về đấu tranh phòng chống tham nhũng lãng phí; xây
dựng Nhà nước pháp quyền XHCN; bảo đảm mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại
hóa và định hướng phát triển bền vững và bảo đảm hội nhập quốc tế và thực hiện
đồng bộ các giải pháp chung: Nâng cao nhận thức về vai trò của công cuộc đấu
147
tranh phòng, chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân
sách nhà nước; nâng cao chất lượng công tác giáo dục, đào tạo, bố trí, đề bạt sử
dụng cán bộ làm công tác đầu tư xây dựng; hoàn thiện các chính sách, pháp luật về
xây dựng tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm trong
lĩnh vực xây dựng nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện các nội dung trong từng
giai đoạn thực hiện đầu tư xây dựng và các giải pháp cụ thể: tăng cường hoạt động
của lực lượng đấu tranh phòng, chống tội vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đầu tư
xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước; tăng cường hoạt động giám sát của
nhân dân và các đoàn thể quần chúng đối với vi phạm pháp luật trong đầu tư xây
dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước; tăng cường công tác điều tra cơ bản bảo đảm
chủ động phòng, chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân
sách nhà nước và đổi mới phương pháp thu thập và xử lý thông tin, tăng cường công
tác điều tra khám phá vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân
sách nhà nước.
148
KẾT LUẬN
Đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước để xây dựng các công
trình cơ sở hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trên qui mô toàn
quốc cũng như ở từng địa phương. Do qui mô, tầm quan trọng của các công trình,
do sử dụng vốn ngân sách của Nhà nước nên quá trình đầu tư đòi hỏi phải được
qui định hết sức chặt chẽ đồng thời phải có các giải pháp đồng bộ phòng chống
các hành vi vi phạm pháp luật gây hậu quả thất thoát, lãng phí tài nhà nước trong
lĩnh vực này. Trong những năm đổi mới vừa qua do yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ
quốc, đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước cho xây dựng cơ bản có giá trị rất lớn,
pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản đã từng bước hoàn thiện, tuy nhiên vẫn
còn nhiều bất cập, thiếu sót, sơ hở, việc quản lý vốn trong đầu tư xây dựng cơ bản
còn lỏng lẻo và nhiều nguyên nhân khác nữa dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật
trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước có chiều hướng gia tăng,
diễn biến ngày càng phức tạp gây thất thoát, lãng phí với giá trị rất lớn ngân sách
nhà nước. Việc nghiên cứu các vấn đề cơ bản và đề xuất các giải pháp đấu tranh
phòng chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách
nhà nước là yêu cầu khách quan, cấp bách.
Vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng có vốn ngân sách nhà nước là
hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm hại các qui định của pháp luật về trật tự quản lý
nhà nước về kinh tế, xâm hại đến tài sản và các lợi ích hợp pháp của Nhà nước,
tập thể và của công dân trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách
nhà nước, là cơ sở để xác định trách nhiệm pháp lý của chủ thể quản lý, sử dụng
nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng có vốn ngân sách nhà nước do
nhiều chủ thể thực hiện bao gồm cả các tổ chức và cá nhân có thẩm quyền thực
hiện các công việc ở các giai đoạn: Chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và kết thúc
đầu tư; rất đa dạng về hành vi xâm hại, lĩnh vực xâm hại và mức độ hậu quả của
hành vi xâm hại nhưng nhìn chung vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này đều xuất
phát từ động cơ vụ lợi vật chất, gian dối trong đề xuất, thẩm định, phê duyệt dự án
149
tổ chức thực hiện và thanh quyết toán công trình nhằm chiếm đoạt tài sản của Nhà
nước, tập thể, công dân. Hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này gây hậu quả
rất lớn về chính trị- xã hội, kinh tế-kỹ thuật, thất thoát lãng phí lớn tài sản của Nhà
nước, tập thể và công dân và phần lớn là lỗi cố ý trực tiếp, nghĩa là tìm mọi cách
chiếm đoạt tài sản của Nhà nước phục vụ cho lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân những
người có chức có quyền.
Về lý luận, vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có nguồn vốn
ngân sách nhà nước, có thể xảy ra ở tất cả các các giai đoạn của quá trình đầu tư
bao gồm giai đoạn chuẩn bị đầu tư (đề xuất dự án, chủ trương đầu tư và quyết định
đầu tư) giai đoạn tổ chức thực hiện đầu tư (đền bù giải phóng mặt bằng; khảo sát
thiết kế lập dự toán; tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu; thi công xây dựng; bố trí
và sử dụng vốn; kiểm tra giám sát thi công). Giai đoạn kết thúc đầu tư đưa công
trình vào khai thác sử dụng (nghiệm thu thanh toán khối lượng, quyết toán, bàn
giao công trình để khai thác sử dụng). Trên thực tế vi phạm pháp luật cũng xảy ra
ở tất cả các giai đoạn của quá trình đầu tư, ngày càng phổ biến, có lúc có nơi rất
nghiêm trọng gây thất thoát, lãng phí rất lớn ngân sách nhà nước, tài sản của tập
thể và công dân.
Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện
nay, đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước ngày càng lớn, yêu cầu
quản lý chặt chẽ, chống thất thoát, lãng phí càng trở nên cấp bách. Đấu tranh
phòng chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách
nhà nước, đòi hỏi phải quán triệt quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về
phòng chống tham nhũng, lãng phí hướng đến mục tiêu xây dựng Nhà nước Pháp
quyền xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển bền
vững bảo đảm hội nhập quốc tế. Đồng thời phải tổ chức thực hiện đồng bộ các
giải pháp chung về nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa, nhiệm vụ đấu tranh
phòng chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách
nhà nước; Hoàn thiện chính sách pháp luật tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động đầu
tranh phòng chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này gắn với việc nâng cao
chất lượng, hiệu quả, thực hiện các nội dung trong từng giai đoạn đầu tư. Ngoài
150
các giải pháp chung nêu trên trong quá trình đấu tranh phòng chống vi phạm
pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước cần đặc biệt
quan tâm đến các giải pháp cụ thể trực tiếp tác động đến cuộc đấu tranh này, đó
là xây dựng, kiện toàn, tăng cường hoạt động của lực lượng chuyên trách đấu
tranh phòng chống vi phạm pháp luật như cơ quan thanh tra các cấp, kiểm toán
nhà nước, cơ quan chuyên trách phòng chống tham nhũng trong lực lượng công
an nhân dân, viện kiểm sát nhân dân, tăng cường hoạt động giám sát của nhân
dân và các đoàn thể tổ chức xã hội, công tác điều tra cơ bản bảo đảm chủ động
phòng chống vi phạm pháp luật, đổi mới phương pháp thu thập, xử lý thông tin,
tăng cường điều tra khám phá, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật
trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước. Các quan điểm giải
pháp nêu trên, nhất là hoàn thiện pháp luật về đầu tư công, xử lý nghiêm túc kịp
thời mọi vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà
nước có ý nghĩa là những khâu đột phá bảo đảm kỷ cương trật tự, phòng chống
có hiệu quả vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này./.
151
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ
CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Trịnh Quang Bắc (2009), "Tham nhũng và phòng chống tham nhũng trong lĩnh
vực đầu tư xây dựng: Những vấn đề đặt ra và giải pháp", Tạp chí Nhà nước
và pháp luật, (256), tr.16-24.
2. Trịnh Quang Bắc (2009), "Cải cách pháp luật về đầu tư xây dựng góp phần nâng
cao hiệu quả quản lý nhà nước", Tạp chí Lý luận chính trị, (9), tr.65-67; 73.
3. Trịnh Quang Bắc (2009), "Những vướng mắc trong việc thực hiện Luật Xây
dựng, Luật Đấu thầu và Nghị định 58/2008/NĐ-CP ngày 05/5/2008 của
Chính phủ: Nguyên nhân và giải pháp", Tạp chí Nhà nước và pháp luật,
(259), tr.76-80.
4. Trịnh Quang Bắc (2015), "Thực trạng vi phạm pháp luật trong lựa chọn nhà
thầu xây lắp, nguyên nhân và kiến nghị" Tạp chí Giáo dục lý luận, (232),
tr.49-50.
5. Trịnh Quang Bắc (2015), "Nhận diện thất thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ
bản có vốn ngân sách nhà nước", Tạp chí Lý luận chính trị, (9), tr.100-103.
152
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt
1. Bộ Chính trị (2001), Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 27/11/2001 về hội nhập
kinh tế quốc tế, Hà Nội.
2. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 53-NQ/TW ngày 29/8/2005 về phát triển
kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh, vùng Đông nam Bộ và
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm
2020, Hà Nội.
3. Bộ Tài chính (2013), Báo cáo số 5527/BTC-ĐT ngày 06/5/2013 báo cáo tình hình
chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản, Hà Nội.
4. Bộ Kế hoạch & Đầu tư (2010) Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư phát
triển năm 2010 và dự kiến kế hoạch đầu tư phát triển năm 2011, Hà Nội.
5. Bộ Kế hoạch & Đầu tư (2011) Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư phát
triển năm 2011 và dự kiến kế hoạch đầu tư phát triển năm 2012, Hà Nội.
6. Bộ Kế hoạch & Đầu tư (2012) Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư phát
triển năm 2012 và dự kiến kế hoạch đầu tư phát triển năm 2013, Hà Nội.
7. Bộ Kế hoạch & Đầu tư (2013) Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư phát
triển năm 2013 và dự kiến kế hoạch đầu tư phát triển năm 2014, Hà Nội.
8. Bộ Kế hoạch & Đầu tư (2014) Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư phát
triển năm 2014 và dự kiến kế hoạch đầu tư phát triển năm 2015, Hà Nội.
9. Chính phủ (2010), Báo cáo số 142/BC-CP ngày 15/10/2010 tình hình thực
hiện kế hoạch đầu tư phát triển năm 2010 và dự kiến kế hoạch đầu tư
phát triển năm 2010, Hà Nội.
10. Chính phủ (2011), Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển năm
2011 và dự kiến kế hoạch đầu tư phát triển năm 2012, Hà Nội.
11. Chính phủ (2012), Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển năm
2012 và dự kiến kế hoạch đầu tư phát triển năm 2013, Hà Nội.
12. Chính phủ (2013), Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển năm
2013 và dự kiến kế hoạch đầu tư phát triển năm 2014, Hà Nội.
13. Chính phủ (2014), Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển năm
2014 và dự kiến kế hoạch đầu tư phát triển năm 2015, Hà Nội.
153
14. Bùi Mạnh Cường, Đầu tư xây dựng cơ bản ở Việt Nam: Thực trạng và giải
pháp, Cổng thông tin phòng chống tham nhũng,
thamnhung.thanhtra.gov.vn, [truy cập ngày 21/10/2011].
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
17. Trần Ngọc Đường (Chủ biên)(1999), Lý luận chung về nhà nước và pháp luật,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
18. Elimazu - Vũ Thành Tự Anh (2005), Luật Đầu tư chung và sự phân hoá giữa
các vùng và địa phương ở Việt Nam, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế
trung ương, Hà Nội.
19. Nguyễn Quốc Hoàn (2001), Cơ chế điều chỉnh pháp luật, Luận án Tiến sĩ Luật
học, Đại học Luật Hà Nội.
20. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2004), Tài liệu học tập, nghiên cứu
môn Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, 2 tập, Hà Nội.
21. Lê Thị Hương (2001), “Pháp luật - công cụ chủ yếu và có hiệu quả nhất để
quản lý nền kinh tế thị trường”, Tạp chí Quản lý nhà nước, (12).
22. Kiểm toán Nhà nước (2010), Báo cáo kiểm toán năm 2010, Tài liệu họp báo,
Hà Nội.
23. Kiểm toán Nhà nước (2011), Báo cáo kiểm toán năm 2011, Tài liệu họp báo,
Hà Nội.
24. Kiểm toán Nhà nước (2012), Báo cáo kiểm toán năm 2012, Tài liệu họp báo,
Hà Nội.
25. Kiểm toán Nhà nước (2013), Báo cáo kiểm toán năm 2013, Tài liệu họp báo,
Hà Nội.
26. V.I.Lênin (1970), Toàn tập, Tập 32, Nxb Sự thật, Hà Nội.
27. V.I.Lênin (1978), Toàn tập, Tập 41, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
28. C.Mác và Ph.Ăngghen (1999), Toàn tập, Tập 39, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
29. Nguyễn Văn Mạnh (2008), “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong
quan hệ với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và xã hội dân
sự”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (9), trang 8.
154
30. Nguyễn Văn Mạnh (2010), Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam: lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
31. Hồ Chí Minh (1981), Thực hành tiết kiệm và chống tham ô, lãng phí, chống
bệnh quan liêu, Nxb Sự thật, Hà Nội.
32. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
33. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
34. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
35. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, Tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
36. Hồ Chí Minh (2008), Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về thực
hành tiết kiệm, chống tham ô lãng phí, quan liêu, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
37. Mai Quỳnh Nam (2003), “Công khai để thực hiện quyền làm chủ của nhân
dân”, Tạp chí Cộng sản, (20), trang 10.
38. Phạm Hữu Nghị (2009), "Các điều kiện của việc xây dựng cơ chế giám sát và
phán quyết các hành vi vi phạm hiến pháp ở Việt Nam", Tạp chí Nhà
nước và Pháp luật, (5), trang 14.
39. Phùng Xuân Nhạ (1998), "Đầu tư trực tiếp của các nước ASEAN ở Việt
Nam", Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới, (2), trang 9.
40. Nguyễn Văn Niên (1996), Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam - một số
vấn đề lý luận thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
41. Thái Ninh - Hoàng Chí Bảo (1991), Dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ
nghĩa, Nxb Sự thật, Hà Nội.
42. Nguyễn Tiến Phồn (2001), Dân chủ và tập trung dân chủ - Lý luận và thực
tiễn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
43. Tào Thị Quyên (2009), "Vi phạm pháp luật và vi phạm Hiến pháp”, Tạp chí
Nghiên cứu Lập pháp, (6), trang 15.
44. Quốc hội (2000), Bộ luật Hình sự, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
45. Quốc hội (2002), Hiến pháp Việt Nam (năm 1946, 1959, 1980, 1992 và Nghị
quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992), Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
155
46. Quốc hội (2009), Nghị quyết số 36/2009/QH12, ngày 6/11/2009 về kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội năm 2010, Hà Nội.
47. Quốc hội (2009), Nghị quyết số 37/2009/QH12 ngày 13/11/2009 về phân bổ
ngân sách trung ương năm 2010, Hà Nội.
48. Quốc hội (2010), Nghị quyết số 51/2010/QH12 ngày 8/11/2010 về kế hoạch
phát triển kinh tế-xã hội năm 2011, Hà Nội.
49. Quốc hội (2010), Nghị quyết số 52/2010/QH12 ngày 10/11/2010 về dự toán Ngân
sách nhà nước năm 2011, Hà Nội.
50. Quốc hội (2010), Nghị quyết số 53/2010/QH12 ngày 15/11/2010 về phân bổ
Ngân sách trung ương năm 2011, Hà Nội.
51. Quốc hội (2011), Nghị quyết số 14/2011/QH13 ngày 10/11/2011 về dự toán
ngân sách nhà nước năm 2012, Hà Nội.
52. Quốc hội (2011), Nghị quyết số 16/2011/QH13 ngày 16/11/2011 về phân bổ
ngân sách trung ương năm 2012, Hà Nội.
53. Quốc hội (2011), Nghị quyết số 12/2011/QH13 ngày 9/11/2011 về kế hoạch
vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2011-2015, Hà Nội.
54. Quốc hội (2012), Nghị quyết số 28/2012/QH13 ngày 21/6/2012 về bổ sung một
số dự án sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2011-2015, Hà Nội.
55. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
2013 và tìm hiểu Hiến pháp Việt Nam qua các thời kỳ (2013), Nxb Hồng
Đức, Hà Nội.
56. Quốc hội (2013), Nghị quyết số 53/2013/QH13 ngày 11/11/2013 về kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội năm 2014, Hà Nội.
57. Quốc hội (2013), Nghị quyết số 57/2013/QH13 ngày 12/11/2013 về dự toán
ngân sách nhà nước năm 2014, Hà Nội.
58. Quốc hội (2013), Nghị quyết số 61/2013/QH13 ngày 15/11/2013 về phân bổ
ngân sách trung ương năm 2014, Hà Nội.
59. Quốc hội (2013), Nghị quyết số 65/2013/QH13 ngày 28/11/2013 về phát
hành bổ sung và phân bổ vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2014-
2016, Hà Nội.
156
60. Quốc hội (2014), Nghị quyết số 736/NQ-UBTVQH13 ngày 17/3/2014 về phân
bổ vốn trái phiếu Chính phủ bổ sung giai đoạn 2014-2016 cho các dự án
dự kiến hoàn thành trong 2 năm 2014-2015 nhưng chưa bố trí đủ vốn,
Hà Nội.
61. Phan Xuân Sơn (2010), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ”, Tạp chí Lý luận
chính trị và Truyền thông, (9), trang 12.
62. Thanh tra Bộ Xây dựng (2014), Xử phạt vi phạm hành chính trong xây dựng 910
triệu đồng,
xay-dung-910-trieu-dong/58/15921819.epi, [truy cập ngày 15/10/2014].
63. Thanh tra Chính phủ (2013), Kết luận thanh tra về công tác quản lý đầu tư xây
dựng trên địa bàn tỉnh Lai Châu; thực hiện quản lý đầu tư xây dựng một
số dự án bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh giai
đoạn 2006-2013, Hà Nội.
64. Phạm Hồng Thái (2005), “Xu hướng chuyển dịch quyền lực trong bộ máy hành
chính và vấn đề dân chủ”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (6), trang 7.
65. Nguyễn Văn Thảo (Chủ biên) (1997), Về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
66. V.N.Cudriasep, V.Xnerxêannet(đồng chủ biên) “Sự sai lệch chuẩn mực xã
hội” (1987) Nhà xuất bản Thông tin lý luận.
67. Đinh Công Tuấn “Nợ công Việt Nam nhìn từ kinh nghiệm châu Âu” (2013)
Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam.
68. Nguyễn Thị Lan Hương “Những vấn đề pháp lý về tài chính doanh nghiệp”
(2014) Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
69. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia “Phân phối bình đẳng các nguồn lực kinh tế:
Tiếp cận lý luận và thực tiễn ở một số quốc gia”.
70. Trần Anh Tuấn, Nguyễn Hữu Hải (đồng chủ biên) “Kinh tế khu vực công”
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (2015).
71. Công trình nghiên cứu về Luật Kiểm toán Nga của Viện Nghiên cứu thanh tra
72. Phạm Ngọc Đản (2006), Những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực trạng sai
phạm, thất thoát, lãng phí được phát hiện qua công tác thanh tra, kiểm
tra nhằm góp phần ngăn ngừa tham nhũng trong đầu tư xây dựng ở nước
ta, Đề tài nghiên cứu khoa học, Văn phòng Chính phủ, Hà Nội.
157
73. Lê Hùng Minh (chủ nhiệm) (2006), Thực trạng và giải pháp chống thất thoát
ngân sách trong hoạt động kiểm toán đầu tư xây dựng cơ bản của kiểm
toán nhà nước Việt Nam. Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp bộ, Kiểm toán
nhà nước, Hà Nội.
74. Nghiên cứu cơ sở khoa học thực tiễn xử lý khiếu nại hành chính, do Thanh tra
Bộ Nội vụ thực hiện (2003), Chủ nhiệm đề tài TS. Đỗ Xuân Đông.
75. Đề tài khoa học công nghệ cấp bộ do Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện
năm 2005.
76. Đề tài nghiên cứu khoa học: Vai trò quản lý nhà nước đối với lĩnh vực đầu tư
xây dựng trong tiến trình hội nhập khu vực và thế giới, Viện KTXD, Bộ
Xây dựng, Mã RD05.
77. Viện Khoa học Công an (1997), Tham nhũng và đấu tranh chống tham nhũng.
78. Cục Cảnh sát kinh tế (1998), Thực trạng tham nhũng trong lĩnh vực đầu tư xây
dựng và giải pháp phòng ngừa đấu tranh.
79. Trần Quốc Nam (chủ nhiệm đề tài) (2000), Cơ sở lý luận và thực tiễn kiểm
toán tuân thủ trong đầu tư xây dựng.
80. Phạm Khắc Xương (2002), Thực trạng về tham nhũng, lãng phí trong các
chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách
nhà nước và những giải pháp đặt ra với kiểm toán nhà nước.
81. Lê Thế Tiệm và đồng nghiệp (2006), Công tác đấu tranh phòng chống tham
nhũng trong xây dựng cơ bản, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
82. Cục Cảnh sát kinh tế (1999), Thực trạng tham nhũng trong lĩnh vực đầu tư xây dựng
và giải pháp phòng ngừa, đấu tranh, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
83. "Vi phạm pháp luật và đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật trong lĩnh
vực kinh tế ở Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào hiện nay", Luận án tiến sĩ
Luật của NCS Xổm Thong Vi Lay Phôn, bảo vệ 2009.
84. Vương Ngọc Thịnh (2010) Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở trên địa
bàn huyện Hoài Đức, Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
85. Đặng Hữu Toàn (2005), “Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và
vấn đề thực thi quyền làm chủ của nhân dân”, Tạp chí Khoa học xã hội,
(9), trang 14.
158
86. Trường Đại học Luật Hà Nội (2004), Giáo trình Lý luận Nhà nước và Pháp
luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
87. Trường Đại học Luật Hà Nội (2013), Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp
luật,(tái bản lần thứ 3 có sửa đổi), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
88. Đào Trí Úc (2007), Mô hình tổ chức và hoạt động của Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
89. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2012), Nghị quyết số 473/NQ-UBTVQH13 ngày
27/3/2012 về kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2011-2015,
Hà Nội.
90. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2012), Nghị quyết số 522/NQ-UBTVQH13 ngày
10/8/2012 về kế hoạch phân bổ vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2011-
2015 cho các dự án bổ sung theo Nghị quyết số 28/2012/QH13, Hà Nội.
91. Võ Khánh Vinh (2003), “Mối quan hệ giữa xã hội - cá nhân - nhà nước trong
Nhà nước pháp quyền và vai trò của nó trong việc xác định mô hình tổng
thể Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”, Tạp chí Nhà
nước và Pháp luật, (2), trang 3.
92. Nguyễn Như Ý (1999), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hoá thông tin,
Hà Nội.
93. Luật Xây dựng (2003).
94. Luật Đầu tư (2005).
95. Luật Đầu tư công (2014).
96. Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (2005).
97. Luật Ngân sách nhà nước (2002).
98. Luật Đấu thầu (2005).
99. Luật Đấu thầu (2013).
II. Tài liệu tiếng Anh
100. "The global definition of comparision and potentials for investment
programmes", by Nayef R.F.AL-Rodhan (2006)
101. "The list of keywords and definition of foreign direct investment", launched by
OECD(2008).
159
102. "The foreign direct investment and annual policies for developed countries",
by professor Theodore H.Moan
103. "the investment projects: the politic attitude changes about urban investment",
by David E.Lubroff (2003).
104. "the plan disaster- a chain of urban development projects in California", by
Peter Hall
105. " state investment, growth and financial limitation: the challenges for new EU
member countries ", editted by Massimo Florio Edward Elgar
106. "The power of management of state investment- the property for growth", by
editorial group: Anand Rajaram, Kai Kaiser, Tuấn Minh Lê, Jay - Hyung
Kim and Jonas Frank
107. "Corruption and collusion in construction: a view from industry", by Jill Wel
108. “Corruption in the UK Contruction Indutry, September 2013, The Charterer
Institute oF Building (CIOB)”
109. Allan R. Brewer - Carías (1989), Judicial Review in comparative law -
Cambridge University Press Evist Published.
110. B.Chwartz (1955), American Constitutional Law, Cambridge, p.129.
111. Cf. B.O. Nwabueze (1984), "Judicial Control of Legislative Action and its
Legitimacy - Recent Developments", African Regional Report, International
Association of Legal Sciences, Uppsala Colloquium, p.3.)
112. C.H.Mcilwain (1920), The High Court of Parliament and its supremacy, Yale,
p. 286-301.
113. Coke quoted by Corwin (1966), op. cit, p.38. "Regarding the inconsistency
of Coke’s views" See w. Holds worth, A History of English Law. Vol V,
London, p.475.
114. Constitution of Germany 1949.
115. Constitution of France of 1958.
116. Constitution of Portugal 1982.
117. C.P.Patterson (1938), The development and evaluation of Judicial Review, 13
Washington Law Review, pp 75, 171, 353.
160
118. Decision of Constitutional Cours and equivalent bodies and their execution
(www.venice.coe.int)
119. Donald P. Kommers, Comparative Judicial Review and Constitutional
Politics, World Politics, Vol.27, No.2 (Jan.1975), 282-297.
120. E.S. Corwin (1914), Marbury v. Madison and the doctrine of judicial review,
Michigan Law Review.
121. Hamilton (1961), The Federalist, BF. Wright, ed, Cambridge, Mass, pp. 491, 3.
122. Hans Kelsen (1942), Judicial Review of Legislation: A comparative study of
the Austrian and the American Constitution, The Journal of Politics, Vol.4,
No.2, 183-200.
123. H.Kelsen (1989), quoted by Allan R. Brewer - Carias Judicial Review in
comparative law - Cambridge University Press, p.82.
124. Host-State "cam kết" và những ẩn số của sự ổn định trong Luật pháp Quốc tế,
24 Am. Rev. của Int'l ARB. 361 (2013); Sanz v. Mỹ Sec. Ins. Công ty 328
F.3d 1314 Cir. 2003 11
125.
126. Hy Lạp Town Mall, LP v New York, 964 NYS2d 277 (25 tháng 4 2013) (giải
quyết vấn đề theo luật tiểu bang New York).. DRFP, LLC v Republica
Bolivariana de Venezuela, Case số 2: 04-CV-00.793 (SD Ohio, ngày 14-
5-2013).
127. J.A.C.Grant (1934), Judicial Review of Legislation under the Austrian
Constitution of 1920, The American Political Science Review, Vol.28,
No.4, 670-676.
128. Kardassopoulos v. Georgia, ICSID Trường hợp số ARB / 05/18, giải thưởng,
3-3-2013
129. Megan Nichols, Marbury v. Madison and the establishment of judicial review,
130. M.Cappelletti (1971), Judicial Review in Contemporary World, Indianapolis,
pp. 38-40.
161
131. P.G.Kauper (1989), Judicial Review of constitutional issues in the United
State, in Allan R. Brewer - Caria’s. “Judicial Review in comparative law” -
Cambridge University Press Evist Published,.
132. Random Unabridged Dictionary, Random House, Ins.2006.
133. Saikrishna B. Prakash - John C. Yoo (2003), The Origin of Judicial Review,
See
134. The Supreme Court and the Constitution (1984), Readings in American
Constitutional History, New York, pp. 7-13.
135. The Federal Constitution Tribunal Law of Germany (FCT) was puplished on
12 March 1951.
136. The Federal Constitution Tribunal Law of Germany. The interior regulation of the
Tribunal was published in 1975 and reformed in 1978.
137. United States Code 297.
138. United States Code 1254.