Luận án Văn xuôi về Đề tài lịch sử viết cho thiếu nhi từ sau cách mạng tháng tám 1945 đến nay

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI -------- TRẦN HẢI TOÀN VĂN XUÔI VỀ ĐỀ TÀI LỊCH SỬ VIẾT CHO THIẾU NHI TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 ĐẾN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN HÀ NỘI - 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI -------- TRẦN HẢI TOÀN VĂN XUÔI VỀ ĐỀ TÀI LỊCH SỬ VIẾT CHO THIẾU NHI TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 ĐẾN NAY Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 9.22.34.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Hƣớng dẫn khoa học: PGS.

pdf179 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 684 | Lượt tải: 9download
Tóm tắt tài liệu Luận án Văn xuôi về Đề tài lịch sử viết cho thiếu nhi từ sau cách mạng tháng tám 1945 đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.TS Lê Quang Hƣng HÀ NỘI - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả, số liệu trình bày trong Luận án là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, tháng 5 năm 2020 Tác giả Trần Hải Toàn MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1 2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 3 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................. 4 4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 5 5. Đóng góp của luận án .............................................................................................. 6 6. Bố cục của luận án .................................................................................................. 6 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ ...................................................................................................................... 7 1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................ 7 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ................................................................................... 7 1.1.2. Các yêu cầu cơ bản đối với văn xuôi về đề tài lịch sử viết cho thiếu nhi ....... 16 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu văn xuôi về đề tài lịch sử viết cho thiếu nhi ....... 20 1.2.1. Những nghiên cứu chung về văn xuôi đề tài lịch sử viết cho thiếu nhi .......... 21 1.2.2. Một số nghiên cứu về các tác giả, tác phẩm tiêu biểu .................................... 27 Tiểu kết ..................................................................................................................... 38 Chương 2. VĂN XUÔI VỀ ĐỀ TÀI LỊCH SỬ VIẾT CHO THIẾU NHI TRONG TIẾN TRÌNH VẬN ĐỘNG CỦA VĂN HỌC THIẾU NHI VIỆT NAM ........... 40 2.1. Khái quát quá trình phát triển của văn xuôi viết cho thiếu nhi trong văn học Việt Nam hiện đại ..................................................................................................... 40 2.1.1. Văn xuôi viết cho thiếu nhi giai đoạn 1945 - 1975 ......................................... 40 2.1.2. Văn xuôi viết cho thiếu nhi từ 1975 đến nay ................................................... 41 2.2. Văn xuôi về đề tài lịch sử viết cho thiếu nhi từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay - quá trình hình thành và phát triển ............................................................. 48 2.2.1. Giai đoạn từ 1945 đến 1975 ............................................................................ 48 2.2.2. Giai đoạn từ 1975 đến nay .............................................................................. 52 2.3. Văn xuôi về đề tài lịch sử viết cho thiếu nhi từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay - những gương mặt tiêu biểu ....................................................................... 60 2.3.1. Hà Ân - tái hiện lịch sử bằng trí tƣởng tƣợng phong phú .............................. 60 2.3.2. Nguyễn Huy Tưởng - hướng tới những tấm gương cao đẹp bằng cảm hứng anh hùng ca ............................................................................................................... 62 2.3.3. Tô Hoài - khai thác lịch sử gắn với truyền thuyết, văn hóa ............................ 65 2.3.4. Nguyễn Đức Hiền - khai thác giá trị giáo dục từ những câu chuyện, nhân vật lịch sử ........................................................................................................................ 69 2.3.5. Nghiêm Đa Văn - khắc họa các chân dung lịch sử bằng tâm hồn giàu cảm xúc và ngòi bút tài hoa ..................................................................................................... 70 Tiểu kết ...................................................................................................................... 73 Chƣơng 3. CẢM THỨC LỊCH SỬ VÀ NHỮNG KHUYNH HƢỚNG TIÊU BIỂU TRONG VĂN XUÔI VỀ ĐỀ TÀI LỊCH SỬ VIẾT CHO THIẾU NHI TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 ĐẾN NAY ................................... 75 3.1. Cảm thức về vẻ đẹp hùng tráng với khuynh hướng ngợi ca .............................. 75 3.1.1. Tái hiện những sự kiện có ý nghĩa trong lịch sử dân tộc ................................ 76 3.1.2. Khắc họa các chiến công và những nhân vật anh hùng ................................. 81 3.1.3. Ngợi ca những tình cảm cao đẹp trong cuộc sống.......................................... 87 3.2. Cảm thức về vẻ đẹp bi tráng với khuynh hướng khai thác các yếu tố thế sự, đời tư ......................................................................................................................... 96 3.2.1. Khai thác vẻ đẹp bình dị của các nhân vật, sự kiện lịch sử trong cái nhìn đa chiều ..................................................................................................................... 96 3.2.2. Khám phá góc khuất của những con ngƣời, những số phận dạt trôi ............. 99 3.2.3. Đan xen sự kiện lịch sử với những cung bậc cảm xúc mang tính cá nhân ... 101 3.3. Cảm thức về văn hoá với khuynh hướng miêu tả phong tục, tiểu thuyết hoá truyền thuyết, huyền thoại ....................................................................................... 103 3.3.1. Miêu tả phong tục, tập quán truyền thống của dân tộc ................................ 104 3.3.2. Khai thác lịch sử gắn với văn hoá, truyền thuyết ......................................... 106 3.4. Cảm thức về truyền thống với khuynh hướng giáo dục ................................... 107 3.4.1. Khơi gợi niềm say mê và tự hào về lịch sử dân tộc ...................................... 108 3.4.2. Truyền dẫn niềm tin vào con ngƣời, niềm tin vào chân - thiện - mỹ ............ 110 3.4.3. Xây dựng lý tƣởng cuộc sống và định hƣớng nhân cách cho thiếu nhi ............... 114 Tiểu kết .................................................................................................................... 116 Chƣơng 4. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA VĂN XUÔI VỀ ĐỀ TÀI LỊCH SỬ VIẾT CHO THIẾU NHI TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 ĐẾN NAY ............................................................................ 118 4.1. Nghệ thuật tổ chức kết cấu ............................................................................... 118 4.1.1. Kết cấu theo trình tự thời gian, diễn biến sự kiện ......................................... 118 4.1.2. Kết cấu lồng ghép hiện tại - quá khứ, sự kiện - nội tâm ............................... 121 4.1.3. Kết hợp nhuần nhuyễn yếu tố tiểu thuyết và yếu tố lịch sử trong dòng cốt truyện ................................................................................................................. 124 4.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ......................................................................... 128 4.2.1. Lựa chọn xây dựng hệ thống nhân vật nguyên mẫu và hƣ cấu ..................... 128 4.2.2. Khắc họa nhân vật từ nhiều điểm nhìn ......................................................... 130 4.2.3. Đan xen cảm nghĩ, độc thoại nội tâm nhân vật trong lời ngƣời kể chuyện ........... 135 4.3. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ .......................................................................... 137 4.3.1. Ngôn ngữ gợi không khí cổ xƣa, đậm màu sắc lịch sử ................................. 137 4.3.2. Ngôn ngữ giàu tính tạo hình, tạo âm thanh, nhịp điệu ................................. 140 4.3.3. Ngôn ngữ giàu chất thơ ................................................................................. 142 Tiểu kết .................................................................................................................... 146 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 147 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .............................................................................. 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 152 PHỤ LỤC 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Văn học viết cho thiếu nhi là một bộ phận quan trọng không thể thiếu trong nền văn học của mỗi dân tộc. Hướng tới đối tượng đọc chính là thiếu nhi, cùng với các loại hình nghệ thuật khác như: âm nhạc, hội hoạ,... văn học là một “món ăn” tinh thần, góp phần hình thành nhân cách, tâm hồn mỗi người ngay từ khi còn ở tuổi ấu thơ. Chính bộ phận văn học này có mối quan hệ gắn bó, qua lại thân thiết với văn học cho người lớn, đã tạo nên diện mạo hoàn chỉnh cho nền văn học của mỗi nước trên thế giới. So với nhiều quốc gia khác, văn học viết cho thiếu nhi Việt Nam có lịch sử hình thành và phát triển muộn hơn. Phải đến đầu những năm 1940 của thế kỷ XX, đặc biệt là sau 1945, văn học viết cho thiếu nhi mới thực sự phát triển và cho ra đời nhiều tác phẩm đặc sắc. Chưa đầy một thế kỷ phát triển, nhưng có thể nói, cho đến nay, bộ phận văn học này đã đạt được nhiều thành tựu cơ bản với đội ngũ sáng tác đông đảo, phong phú về đề tài, đa dạng về thể loại, đổi mới về thi pháp... Tuy nhiên, trong tương quan so sánh với văn học viết cho người lớn, văn học viết cho thiếu nhi và việc nghiên cứu về nó vẫn chưa thực sự được nhiều người quan tâm. 1.2. Sáng tác về đề tài lịch sử là một trong những nguồn cảm hứng lớn, một nhu cầu không thể thiếu trong dòng mạch phát triển của văn học mỗi dân tộc. Trên thế giới, mảng đề tài này đã được nhiều nhà văn sáng tác với nhiều tác phẩm có thể coi là “kinh điển” như: Ivanhoe của Walter Scott, Chiến tranh và hoà bình của Lev Tolstoy, Sông Đông êm đềm của Mikhail Sholokhov, Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Thuỷ hử của Thi Nại Am,... Ở Việt Nam, tiểu thuyết lịch sử thường được tính từ Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô Gia Văn Phái, Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm. Từ đó đến nay, đặc biệt là từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, sáng tác và nghiên cứu về lịch sử là mối quan tâm của rất nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu. Cùng với quá trình hình thành và phát triển của văn học thiếu nhi Việt Nam, văn xuôi lịch sử cho thiếu nhi cũng phát triển và đạt được nhiều thành tựu nổi bật kể từ sau 1945, đặc biệt là từ 1954 đến nay. Rất nhiều các tác phẩm có giá trị cả về nội dung và hình thức nghệ thuật được trẻ em hào hứng đón nhận như: Lá cờ thêu sáu chữ vàng và Kể chuyện Quang Trung của Nguyễn Huy Tưởng; Trăng nƣớc Chƣơng Dƣơng, Bên bờ Thiên Mạc, Trên sông truyền hịch của Hà Ân; Tiếng trống Mê Linh, Ngƣời lão bộc của vua Quang Trung của An Cương; Nhà Chử, 2 Đảo hoang, Chuyện nỏ thần của Tô Hoài; Sao Khuê lấp lánh của Nguyễn Đức Hiền; Sừng rƣợu thề của Nghiêm Đa Văn; Trần Khánh Dƣ, Trần Quốc Toản của Lưu Sơn Minh,... Trên chặng đường hơn 70 năm hình thành và phát triển đến nay, văn xuôi Việt Nam về đề tài lịch sử viết cho thiếu nhi đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, gắn bó chặt chẽ với lịch sử, chính trị, văn hoá, xã hội của mỗi thời kỳ và phản ánh cái nhìn, tư tưởng của mỗi nhà văn. Cũng trên chặng đường ấy, văn xuôi về đề tài lịch sử viết cho thiếu nhi đã cho thấy những cảm thức lịch sử và khuynh hướng sáng tác tiêu biểu gắn với từng giai đoạn lịch sử, mang những đặc trưng riêng về nghệ thuật, thể hiện phong cách của những nhà văn tiêu biểu. Các nghiên cứu về tiểu thuyết lịch sử viết cho người lớn, được quan tâm nghiên cứu khá sôi nổi, trong khi những nghiên cứu về văn xuôi lịch sử cho thiếu nhi lại có phần rất khiêm tốn. Việc nghiên cứu hầu hết cũng mới chỉ dừng ở một số bài viết in trên các cuốn sách chuyên khảo hoặc trên các tạp chí khoa học, ít có các công trình nghiên cứu sâu rộng, toàn diện, hệ thống về mảng đề tài này. Vì thế, nghiên cứu văn xuôi về đề tài lịch sử viết cho thiếu nhi từ sau 1945 như một đối tượng đầy đủ, trọn vẹn là một việc làm cần thiết, góp phần hệ thống hoá các thành tựu tiêu biểu, phân tích những cảm thức lịch sử, đặc trưng nghệ thuật, khái quát các khuynh hướng sáng tác và khẳng định vị trí không thể thiếu của mảng đề tài này trong dòng chảy của văn học thiếu nhi nói riêng, văn học Việt Nam nói chung. 1.3. Văn xuôi về đề tài lịch sử viết cho thiếu nhi cũng đã được đưa vào chương trình học tập trong nhà trường hiện nay. Tuy nhiên, khảo sát các tác phẩm về đề tài lịch sử viết cho cho thiếu nhi được đưa vào Chương trình giáo dục phổ thông (ở bậc Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông), chúng tôi nhận thấy số lượng các tác phẩm đưa vào nội dung giảng dạy, kể chuyện cho các em học sinh còn quá ít và chất lượng cũng còn một đôi chỗ chưa thật ổn. Trong khi đó, một trong những vấn đề lớn khiến nhiều người lo ngại hiện nay là thực trạng hiểu biết lịch sử và văn hoá đọc của thiếu nhi. Mặc dù việc tìm hiểu lịch sử đã được thực hiện trong môn Lịch sử ở tất cả các lớp, các cấp nhưng một thực tế đáng báo động hiện nay là tình trạng học sinh sợ học lịch sử, thờ ơ với lịch sử và thiếu hiểu biết trầm trọng về lịch sử nước nhà có xu hướng ngày càng tăng. Làm thế nào để học sinh thích thú tìm hiểu lịch sử dân tộc, làm thế nào để các em nhớ lịch sử, tự hào về truyền thống lịch sử vẫn còn là một câu hỏi không hề đơn giản với các nhà giáo dục. Thiết nghĩ, việc sáng tác văn xuôi về đề 3 tài lịch sử cho thiếu nhi, việc xuất bản các tác phẩm văn xuôi viết về đề tài lịch sử cho các em và đưa nhiều hơn các tác phẩm, trích đoạn giá trị viết về đề tài lịch sử làm ngữ liệu cho phần đọc hiểu văn bản văn học trong Chương trình giáo dục phổ thông là một trong những giải pháp hiệu quả không chỉ giúp học sinh thêm yêu thích, hào hứng đến với các kiến thức lịch sử mà còn góp phần phát triển ngôn ngữ, định hướng lý tưởng, xây dựng tình cảm, ước mơ cho các em. Chính vì những lý do trên, cùng với niềm yêu thích văn học thiếu nhi, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: Văn xuôi về đề tài lịch sử viết cho thiếu nhi từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay. 2. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các tác phẩm văn xuôi về đề tài lịch sử viết cho thiếu nhi từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay. Đề tài này thu hút khá nhiều thế hệ người cầm bút trong tiến trình phát triển của văn học. Mốc nghiên cứu các tác phẩm viết về đề tài lịch sử cho thiếu nhi, chúng tôi xin dừng ở năm 2015 để khảo sát, nghiên cứu. Trong đó, chúng tôi đặc biệt tập trung vào mảng sáng tác từ sau 1945 đến 1986. Đây cũng là giai đoạn do đặc thù hoàn cảnh lịch sử và yêu cầu sáng tác về đề tài lịch sử cho bạn đọc thiếu nhi, mảng văn học này có số lượng tác phẩm dồi dào nhất và nhiều tác phẩm tiêu biểu nhất. Từ sau 1986, so với các sáng tác về đề tài lịch sử cho người lớn, sáng tác về đề tài lịch sử cho thiếu nhi vẫn còn một số tác giả tâm huyết và theo đuổi như Tô Hoài, Nghiêm Đa Văn và gần hơn là Hoài Anh, Lưu Sơn Minh,... tuy nhiên số lượng cũng chưa thật phong phú (điều này có căn nguyên từ bối cảnh lịch sử văn hóa, chúng tôi sẽ phân tích cụ thể ở chương 2). 2.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án nghiên cứu, khảo sát các tác phẩm văn xuôi về đề tài lịch sử viết cho thiếu nhi từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay. Trong đó tập trung vào thành tựu chủ yếu ở hai thể loại là truyện dài và tiểu thuyết - cũng là hai thể loại có được nhiều tác phẩm thành công nhất. Đặc biệt, chúng tôi tập trung vào tìm hiểu chín tác phẩm tiêu biểu về đề tài lịch sử viết cho thiếu nhi của các tác giả Nguyễn Huy Tưởng, Hà Ân, Tô Hoài, Nguyễn Đức Hiền, Nghiêm Đa Văn, đó là: Lá cờ thêu sáu chữ vàng, Bên bờ Thiên Mạc, Trên sông truyền hịch, Trăng nƣớc Chƣơng Dƣơng, Đảo hoang, Nhà Chử, Chuyện nỏ thần, Sao Khuê lấp lánh, Sừng rƣợu thề. Mỗi tác phẩm gắn với một thời 4 kỳ, một giai đoạn lịch sử nhất định trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, với những hướng khai thác riêng tạo thành một bức tranh khá sinh động về lịch sử Việt Nam. Đây là chín tác phẩm đã được các nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình văn học Việt Nam hiện đại và nhiều nhà xuất bản (Nxb Kim Đồng, Nxb Giáo dục Việt Nam, Nxb Hội Nhà văn) đánh giá là xứng đáng, tiêu biểu nhất về đề tài lịch sử viết cho thiếu nhi. Đây cũng là lý do vì sao trong lần xuất bản chào mừng ngày Quốc tế thiếu nhi 2012, Nhà xuất bản Kim Đồng đã lần lượt cho tái bản chín tác phẩm này như một món quà ý nghĩa dành tặng cho các em. Bên cạnh đó, để có một cái nhìn bao quát hơn, trong quá trình phân tích, đánh giá, chúng tôi cũng mở rộng tìm hiểu và đề cập đến nhiều tác phẩm về lịch sử hoặc liên quan đến đề tài lịch sử viết cho thiếu nhi như: Ngƣời lão bộc của vua Quang Trung (An Cương), Nguyễn Trung Trực, Tƣớng quân Nguyễn Chích (Hà Ân); Kể chuyện Quang Trung (Nguyễn Huy Tưởng); Chọn soái (Trương Công Định); Nghĩa quân sông Đà (Mai Hanh); Chọn soái (Quách Thọ); Nghĩa quân Đồng Tháp, Mƣu trí Đề Thám (Mai Hanh); Đốc Cọp (Mộng Lực), Tuổi thơ dữ dội (Phùng Quán), Đuốc lá dừa (Hoài Anh), Trần Quốc Tuấn, Trần Khánh Dƣ (Lưu Sơn Minh),... Đồng thời, chúng tôi cũng mở rộng so sánh với các tác phẩm văn xuôi về lịch sử (chủ yếu là tiểu thuyết lịch sử) viết cho đối tượng người lớn qua mỗi thời kỳ lịch sử để làm nổi bật những đặc trưng riêng của văn xuôi về lịch sử viết cho đối tượng bạn đọc là thiếu nhi. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận án phân tích các đặc điểm, đánh giá những thành tựu của văn xuôi về đề tài lịch sử viết cho thiếu nhi trong nền văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 qua những trường hợp có ý nghĩa kết tinh. Từ đó rút ra một số vấn đề trong việc sáng tác văn xuôi về đề tài lịch sử viết cho thiếu nhi trong giai đoạn hiện nay; gợi ý đưa các tác phẩm, trích đoạn văn xuôi về đề tài lịch sử viết cho thiếu nhi vào nhà trường phổ thông. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để hoàn thành mục đích trên, luận án giải quyết các nhiệm vụ cụ thể như sau: - Khái quát quá trình phát triển của văn xuôi Việt Nam về đề tài lịch sử viết cho thiếu nhi từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 với những chặng đường, khuynh hướng, các thành tựu và những gương mặt tiêu biểu. - Phân tích, lý giải cảm thức lịch sử và các khuynh hướng sáng tác tiêu biểu trong văn xuôi về đề tài lịch sử viết cho thiếu nhi từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay. 5 - Phân tích đặc trưng nghệ thuật của mảng văn xuôi Việt Nam về đề tài lịch sử viết cho thiếu nhi trên một số phương diện: nghệ thuật trần thuật, nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật tổ chức kết cấu, nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ. Ở mỗi nhiệm vụ, luận án sẽ có sự so sánh với các sáng tác cùng thể tài viết cho đối tượng người lớn, đồng thời có sự lý giải gắn với diễn ngôn sáng tác của từng thời kỳ. Hoàn thành các nhiệm vụ trên, luận án sẽ cho thấy diện mạo hoàn chỉnh của văn xuôi lịch sử viết cho thiếu nhi từ sau 1945 với các đặc trưng nổi bật về cảm thức lịch sử, khuynh hướng sáng tác, đặc điểm nghệ thuật và phong cách của một số tác giả tiêu biểu; từ đó khẳng định vị trí đặc biệt của mảng văn xuôi này trong dòng chảy chung của văn xuôi lịch sử Việt Nam. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích và tổng hợp: Khảo sát các tác phẩm tiêu biểu nhằm có cơ sở khái quát những đặc điểm nổi bật về nội dung phản ánh, giá trị tư tưởng và nghệ thuật của văn xuôi về đề tài lịch sử viết cho thiếu nhi từ sau Cách mạng tháng Tám. - Phương pháp nghiên cứu hệ thống: Đặt các tác phẩm văn xuôi về đề tài lịch sử viết cho thiếu nhi từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 trong hệ thống các tác phẩm viết cho thiếu nhi nói chung; đồng thời đặt trong tương quan với các tác phẩm viết về đề tài lịch sử trong văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay. - Phương pháp nghiên cứu loại hình: Phương pháp loại hình giúp luận án có thể khảo sát đối tượng nghiên cứu từ nhiều phương diện khác nhau: cảm thức, khuynh hướng sáng tác Đồng thời vận dụng những nguyên tắc loại hình trong lĩnh vực văn học giúp chúng tôi bao quát văn xuôi lịch sử viết cho thiếu nhi ở các dạng thức biểu hiện cụ thể trên phương diện nghệ thuật như: kết cấu, nhân vật, ngôn ngữ, - Phương pháp lịch sử xã hội: Nghiên cứu, tìm hiểu các tác phẩm văn xuôi về đề tài lịch sử trong mối tương quan với thời gian lịch sử - văn hóa của sự kiện được phản ánh, với bối cảnh lịch sử, xã hội của đất nước khi tác phẩm được ra đời. - Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Luận án sử dụng kiến thức của các ngành khoa học xã hội khác như: sử học, triết học, văn hoá học, dân tộc học, khảo cổ học, tâm lý học,.. để khai thác, bổ sung, nhấn mạnh một số phương diện văn hoá - lịch sử được đề cập đến trong các tác phẩm. Ngoài các phương pháp trên, luận án còn sử dụng một số biện pháp, thao tác khác như: phân loại, so sánh,... Các biện pháp, thao tác nghiên cứu nói trên sẽ được vận dụng linh hoạt trong quá trình xử lý đề tài. 6 5. Đóng góp của luận án Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu văn xuôi Việt Nam về đề tài lịch sử viết cho thiếu nhi như một đối tượng độc lập, trọn vẹn. Luận án đã hệ thống hoá quá trình hình thành, phát triển, phân tích những đặc trưng tiêu biểu, những vấn đề nổi bật... mang đến cái nhìn toàn diện về văn xuôi về đề tài lịch sử viết cho thiếu nhi trên hành trình 70 năm phát triển; khẳng định vị trí không thể thiếu của bộ phận này trong lịch sử phát triển văn học Việt Nam. Kết quả của luận án đóng góp một phần cho thực tiễn nghiên cứu văn học thiếu nhi nói chung, văn xuôi lịch sử viết cho thiếu nhi nói riêng - lĩnh vực nghiên cứu còn chưa thực sự được quan tâm và chưa có nhiều bề dày thành tựu. Tổng kết, đánh giá những đặc điểm, khuynh hướng của văn xuôi lịch sử cho thiếu nhi, luận án cũng bước đầu muốn thăm dò tìm ra cách đi mới, con đường mới cho văn học về đề tài lịch sử viết cho thiếu nhi, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi thành tựu về mảng đề tài này đang chững lại. Luận án là tài liệu tham khảo bổ ích cho giáo viên, sinh viên, học sinh, những người quan tâm, yêu thích văn học thiếu nhi. Luận án cũng đưa ra gợi ý để đề tài lịch sử cho thiếu nhi được trở nên gần gũi và có ý nghĩa trong việc hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh theo mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 bằng cách tuyển chọn, giới thiệu một số tác phẩm, trích đoạn tiêu biểu. Giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục, tác giả biên soạn sách giáo khoa, sách tham khảo có thể sử dụng các tác phẩm, đoạn trích này trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục, biên soạn sách giáo khoa, tham khảo góp phần mở mang hiểu biết, kích thích sự hứng thú, say mê của các em với lịch sử nước nhà. 6. Bố cục của luận án Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận án được triển khai thành các chương: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề Chƣơng 2: Văn xuôi về đề tài lịch sử viết cho thiếu nhi trong tiến trình vận động của văn học thiếu nhi Việt Nam Chƣơng 3: Cảm thức lịch sử với những khuynh hướng tiêu biểu trong văn xuôi về đề tài lịch sử viết cho thiếu nhi từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay Chƣơng 4: Một số đặc điểm nghệ thuật của văn xuôi về đề tài lịch sử viết cho thiếu nhi từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay. 7 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1.1. Văn xuôi về đề tài lịch sử Căn cứ vào mối quan hệ giữa chủ thể nhà văn và đối tượng phản ánh, dựa theo hình thức tổ chức ngôn ngữ, các nhà lý luận văn học phân chia văn học gồm ba loại hình: tự sự, trữ tình, kịch. Văn xuôi về đề tài lịch sử thuộc loại hình tự sự. Đó là “một dạng ngôn ngữ thể hiện một cấu trúc ngữ pháp và mô phỏng văn nói tự nhiên, không tuân theo các lề luật như thi ca” [152]. Văn xuôi về đề tài lịch sử bao gồm nhiều thể loại như: truyện ngắn, truyện dài, tiểu thuyết, ký... Ở đây, khi tìm hiểu văn xuôi về đề tài lịch sử viết cho thiếu nhi, chúng tôi chủ yếu hướng tới phân tích hai thể loại tiêu biểu là truyện dài và tiểu thuyết. Do đặc thù thể loại, các nhà văn sáng tác văn xuôi về đề tài lịch sử nói chung thường lựa chọn tiểu thuyết. Văn xuôi về đề tài lịch sử viết cho thiếu nhi, phổ biến nhất là các thể loại như những câu chuyện người tốt việc tốt, truyện dài và đặc biệt là tiểu thuyết. Những câu chuyện kể về những tấm gương người tốt việc tốt trong chiến đấu, lao động, học tập được sáng tác để khích lệ, động viên tinh thần thiếu nhi, chủ yếu trong giai đoạn 1945 - 1975. Tuy nhiên giá trị nghệ thuật của những câu chuyện này không nhiều. Thành tựu tiêu biểu của văn xuôi về đề tài lịch sử cho thiếu nhi tập trung ở truyện dài và tiểu thuyết. Nhóm tác giả trong cuốn Lí luận văn học do Phương Lựu chủ biên quan niệm: “Tiểu thuyết là hình thức tự sự cỡ lớn đặc biệt phổ biến trong thời cận đại và hiện đại (...) có thể chứa đựng lịch sử của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục đạo đức xã hội, miêu tả cụ thể các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng” [68, tr.387]. Tác giả Lê Huy Bắc trong Truyện ngắn: lý luận, tác gia và tác phẩm đưa ra đề xuất về việc phân chia truyện ngắn, truyện dài, theo đó “dưới 20.000 chữ là truyện ngắn, trên 20.000 chữ là truyện dài” [15, tr.52]. Có thể nói, xét về dung lượng, tiểu thuyết có độ dài nhiều hơn truyện dài. Hệ thống sự kiện và nhân vật được thể hiện trong tiểu thuyết cũng lớn hơn truyện dài. Văn học viết cho thiếu nhi, nhất là viết cho các em ở độ tuổi nhi đồng thường hướng đến nội 8 dung ngắn gọn, chứa đựng những bài học giá trị. Tuy nhiên, viết về đề tài lịch sử lại đòi hỏi cần được thể hiện trong dung lượng tương đối nhiều, số lượng các sự kiện và nhân vật được nhắc đến khá lớn và các tác giả cũng cần có một khoảng thời gian nghiên cứu lâu dài nên lựa chọn thể loại truyện dài, đặc biệt là tiểu thuyết là một sự lựa chọn hợp lý. Với công phu trong nghiên cứu lịch sử, tài tình trong sáng tạo chi tiết và xây dựng kết cấu, truyện dài và tiểu thuyết lịch sử viết cho thiếu nhi không hạn chế sự tiếp nhận của các em mà vẫn có một sức hấp dẫn riêng trong việc truyền tải một phần tri thức lịch sử và nội dung thông điệp của nhà văn. Ở phương Tây, khái niệm văn xuôi về đề tài lịch sử tập trung chủ yếu vào tiểu thuyết lịch sử đã được bàn đến từ khá sớm. Nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu đã đưa ra các quan niệm khác nhau về thuật ngữ tiểu thuyết lịch sử như: A. Dumas, H.S. Haasse, D. Brevvster, J. Burell,... Ở Việt Nam, văn xuôi về đề tài lịch sử cũng được tập trung ở thuật ngữ tiểu thuyết lịch sử, được nghiên cứu và bàn luận khá sôi nổi từ các nhà nghiên cứu và từ chính những nhà văn cầm bút viết về đề tài này. Theo nhà văn Nguyễn Xuân Khánh, trước 1930 - 1945, chúng ta thường đọc những bộ chuyên về lịch sử như: Đông chu liệt quốc, Tam quốc diễn nghĩa, Hoàng Lê nhất thống chí,... Đó là những bộ bút lục lịch sử, cũng có lúc được gọi là tiểu thuyết lịch sử nhưng không giống như cách hiểu tiểu thuyết lịch sử của thời hiện đại. Từ sau 1945 đến nay đã có khá nhiều cách hiểu về thể loại này. Theo Từ điển thuật ngữ văn học, tiểu thuyết lịch sử bao gồm “Các tác phẩm viết về đề tài lịch sử có chứa đựng các nhân vật và các chi tiết hư cấu, tuy nhiên nhân vật chính và sự kiện chính thì được sáng tạo trên các sử liệu xác thực trong lịch sử, tôn trọng lời ăn tiếng nói, trang phục, phong tục, tập quán phù hợp với giai đoạn lịch sử ấy. Tác phẩm văn học lịch sử thường mượn chuyện xưa nói chuyện đời nay, hấp thu những bài học quá khứ, bày tỏ sự đồng cảm với những con người và thời đại đã qua, song không vì thế mà hiện đại hoá người xưa, phá vỡ tính chân thực lịch sử của thể loại này” [36, tr. 109]. Tác giả Bùi Văn Lợi trong Luận án tiến sĩ Ngữ văn Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ những năm đầu thế kỷ XX đến 1945 (Diện mạo và đặc điểm) cũng đưa ra khái 9 niệm “tiểu thuyết lịch sử là những tác phẩm mang trọn đặc trưng tiểu thuyết nhưng lại lấy nội dung lịch sử làm đề tài, làm cảm hứng sáng tạo nghệ thuật” [54, tr.17]. Nghiên cứu về Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ 1945 đến nay, Nguyễn Thị Tuyết Minh quan niệm: “Tiểu thuyết lịch sử là loại hình tiểu thuyết lấy đề tài lịch sử làm nội dung chính. Đối tượng của nó là nhân vật, sự kiện, thời kỳ hay tiến trình lịch sử. Đó có thể là một quá khứ xa xôi hay một thời kỳ lịch sử đặc biệt. Nó đòi hỏi người viết vừa phải có kiến thức uyên bác, tỉ mỉ của một nhà sử học, lại vừa có khả năng biến những tri thức đó thành nghệ thuật” [86, tr. 28]. Hầu hết các quan niệm về văn xuôi đề tài lịch sử (trong đó tập trung vào thể loại tiểu thuyết lịch sử) đều có sự thống nhất khi cho rằng, tiểu thuyết lịch sử là một loại hình văn học lấy lịch sử làm đề tài và cảm hứng sáng tạo. Tuy nhiên, yếu tố văn học và yếu tố lịch sử được sử dụng ở mức độ như thế nào trong các tác phẩm viết về đề tài lịch sử lại là một vấn đề gây nhiều tranh luận, thu hút nhiều ý kiến khác nhau. Những tranh luận này đến từ những người nghiên cứu, phê bình, lý luận văn học và đến từ chính những nhà văn - những người trực tiếp cầm bút sáng tác, trải nghiệm và tâm huyết với mảng đề tài này. Nhà văn Thái Vũ quan niệm đã là sáng tác lịch sử thì phải tôn trọng sự thật lịch sử. Nói cách khác, yếu tố lịch sử là yếu tố chính, là cái cốt lõi; yếu tố văn học chỉ là hình thức để thể hiện tác phẩm lịch sử: “Khi tôi nói, tôi viết tiểu thuyết lịch sử, sự thật là tôi không viết tiểu thuyết mà tôi viết lịch sử. Trước hết phải trung thực với mọi chi tiết lịch sử mà biên niên sử có ghi. Hư cấu nhưng không phải là bịa mà tôn trọng tính chính xác của lịch sử” [theo Nguy... là những bài viết trực tiếp bàn về sáng tác lịch sử cho thiếu nhi; hai là các bài viết nhân đọc một hoặc một vài tác phẩm viết về đề tài lịch sử cho thiếu nhi, từ đó đưa ra những suy nghĩ, quan điểm về truyện lịch sử viết cho các em; ba là những nghiên cứu về một giai đoạn phát triển của văn học thiếu nhi có đề cập tới văn xuôi lịch sử cho các em. 22 1.2.1.1. Những bài viết trực tiếp bàn về sáng tác lịch sử cho thiếu nhi Ở hướng nghiên cứu này, trước tiên có thể kể đến một số bài viết, bài trao đổi của Hà Ân - nhà văn có nhiều sáng tác tâm huyết về đề tài lịch sử cho thiếu nhi. Trong bài viết trên Tạp chí Văn học (số 2, 3/1968), Hà Ân đã nêu lên “Mấy ý kiến về truyện lịch sử cho các em”. Theo ông, mục đích sáng tác truyện về đề tài lịch sử cho thiếu nhi là “giáo dục về truyền thống dân tộc cho các em, nhưng chính là phải gợi cho các em những suy nghĩ về hiện tại và khơi lên những mơ ước mới về tâm hồn cho các em” [119, tr. 81]. Với mục đích sáng tác như vậy, tác giả đã đưa ra các cách lựa chọn nhân vật, lựa chọn đề tài, chủ đề sao cho có “khả năng nâng lòng tự hào dân tộc”. Về cách lựa chọn đề tài, theo Hà Ân, “chúng ta có một địa bàn rộng lớn để thể hiện mọi mặt đấu tranh của cha ông chúng ta, lóng lánh như chính tấm gương phản chiếu mọi mặt đấu tranh của chính bản thân thế hệ chúng ta bây giờ”. Vì vậy, đề tài về lịch sử cho thiếu nhi cũng chính là “phương tiện giúp các em suy nghĩ làm tròn nhiệm vụ trước mắt, chuẩn bị cho các em tiến lên chèo lái lấy con thuyền dân tộc” [119, tr.82]. Từ đó, theo Hà Ân, nhân vật chính trong tác phẩm văn học viết về đề tài lịch sử phải là những nhân vật có thật trong lịch sử, ngoài ra vẫn có thể hư cấu thêm các nhân vật thuộc đủ các lứa tuổi, các tầng lớp, các giai cấp khác nhau, nhưng cũng không có nghĩa là “người viết có quyền bịa bừa bãi” [119, tr.88]. Đặc biệt, theo ông đã là sáng tác về đề tài lịch sử cho thiếu nhi nhất thiết tác phẩm phải có không khí lịch sử. Không khí lịch sử được tạo nên không chỉ bằng hệ thống các ngôn ngữ cổ kính (sử dụng nhiều có khi còn gây khó hiểu cho các em), mà có một “phương pháp mạnh mẽ hơn” đó là “dùng một cách nhuần nhuyễn phong tục tập quán” [119, tr.89]... Ở một bài viết khác với tiêu đề “Vài ý kiến về sự thực lịch sử và hư cấu nghệ thuật trong truyện lịch sử phục vụ các em” trên báo Văn nghệ số 3 năm 1979, Hà Ân tập trung bàn luận về một vấn đề quan trọng của truyện về đề tài lịch sử cho thiếu nhi: mối quan hệ giữa sự thực lịch sử với hư cấu nghệ thuật trong sáng tác. Trên cơ sở so sánh với cách chép sử của các sử gia phong kiến thường đưa quan điểm cá nhân của mình vào lịch sử, Hà Ân đưa ra yêu cầu “người sáng tác phải xem xét các nguồn tài liệu và phải có kiến giải riêng” [119, tr.51]. Tác giả cũng đưa ra kinh nghiệm sáng tác truyện lịch sử của riêng mình: 23 “đọc biên niên sử, tôi rung động trước một nhân vật lịch sử nào đó”, “qua nghiên cứu và tưởng tượng dần dần tôi đi theo nhân vật lịch sử, vào sâu nhân vật, cảm thông với nhân vật”, “qua nhân vật lịch sử đó, tôi phát giác ra mình cần nói với bạn đọc thiếu nhi một điều mình tâm đắc” [119, tr.52], từ đó hình thành ý đồ sáng tác và bố cục đầy đủ cho tác phẩm. Sự thật lịch sử và hư cấu nghệ thuật trong sáng tác lịch sử cho thiếu nhi, cuối cùng theo tác giả vẫn là một điều vô cùng, “thật chẳng biết bao nhiêu cho đủ”. Điều đó tùy thuộc vào tài năng, tâm huyết của mỗi người nghệ sĩ, làm sao để cái đích cuối cùng vẫn là tạo nên những tác phẩm hay hơn, tốt hơn nữa để phục vụ nhu cầu đọc của các em. Những ý kiến trao đổi, chia sẻ của tác giả Hà Ân được rút ra từ chính kinh nghiệm sáng tác của nhà văn đã có nhiều thành công trong mảng đề tài lịch sử. Đây có thể coi là những gợi ý, định hướng cho các nhà văn khác, cũng có thể coi là những yêu cầu cụ thể cho sáng tác về đề tài lịch sử viết cho thiếu nhi. Trong rất nhiều bài viết của mình, tác giả Vân Thanh trực tiếp hoặc gián tiếp cũng đưa ra những vấn đề lý luận trong sáng tác truyện lịch sử cho thiếu nhi. Với bài viết “Truyện lịch sử cho các em”, sau khi khái quát những thành tựu đạt được từ sau 1945 đến 1982 trên các khía cạnh đề tài, chủ đề, nhân vật và cả những hạn chế, tác giả đưa ra một số yêu cầu cơ bản trong sáng tác truyện lịch sử cho. Vân Thanh vẫn yêu cầu chú trọng vấn đề hư cấu nghệ thuật, nhưng bên cạnh đó cũng đặt ra một vấn đề với người sáng tác, đó là “khác với viết cho người lớn, sáng tác về đề tài lịch sử viết cho các em (...) trước hết cần tôn trọng tuyệt đối các sự kiện lịch sử, các chi tiết về sự việc năm tháng, nếu không sẽ gây cho các em sự nhầm lần giữa hư cấu và sự thật, khiến cho các em nảy ra tâm lý không tin ở tác phẩm lịch sử, hoặc tin ở tác phẩm, mà không tin ở sách giáo khoa nữa” [119, tr.168]. Với quan điểm như vậy, trong cách lựa chọn, xây dựng nhân vật, tác giả Vân Thanh cũng yêu cầu “viết cho thiếu nhi, sự sáng tạo cần có giới hạn. Cần trước hết đưa lại cho các em những bức tranh lịch sử về cơ bản đã rõ ràng, những tấm gương nhân vật chính diện. Còn những sự kiện, những nhân vật có tính chất phức tạp, đa dạng, cần một sự giải thích nhiều mặt, hoặc còn đang gây tranh cãi thì có lẽ chưa nên vội đưa ra” [119, tr.169]. 24 1.2.1.2. Những bài viết nhân đọc một hoặc vài tác phẩm viết về đề tài lịch sử viết cho thiếu nhi, từ đó đƣa ra những suy nghĩ, quan điểm về truyện lịch sử viết cho thiếu nhi. Hướng nghiên cứu này tập trung sự quan tâm của khá nhiều các nhà nghiên cứu, phê bình với các bài viết tiêu biểu của Bùi Thanh Ninh, Vân Thanh, Nguyễn Chí Bền,... Bùi Thanh Ninh trong bài viết “Đọc một số truyện lịch sử viết cho các em” qua tìm hiểu về một số tác phẩm như: Nghĩa quân sông Đà, Mƣu trí Đề Thám của Mai Hanh; Pháo đài trên đồng nƣớc của Mộng Lực; Sóng gió Bạch Đằng, Bố Cái Đại Vƣơng, Ngƣời lão bộc của vua Quang Trung của An Cương; Lá cờ thêu sáu chữ vàng của Nguyễn Huy Tưởng,... đã chỉ ra một số nội dung chính trong các sáng tác về đề tài lịch sử cho thiếu nhi như: tinh thần yêu nước, yêu chính nghĩa, truyền thống đánh giặc, bộ mặt đầu hàng phản động của bọn phong kiến tay sai. Tác giả cũng đưa ra cả những hạn chế của những sáng tác viết cho thiếu nhi về đề tài lịch sử nói chung, đó là: nhiều tác phẩm chủ đề chưa được rõ ràng, chưa làm rõ được các cuộc đấu tranh khởi nghĩa của nông dân chống lại các triều đại phong kiến,... Trên cơ sở đó, Bùi Thanh Ninh đưa ra một số vấn đề cần trao đổi về truyện lịch sử viết cho các em. Thứ nhất là “mối quan hệ giữa việc trung thành với lịch sử và quyền sáng tạo của nhà văn” [119, tr.96]. Giống như tác giả Hà Ân, Bùi Thanh Ninh cũng đặt ra yêu cầu “người viết truyện lịch sử phải đứng trên quan điểm Mác-Lênin để đánh giá và chọn lọc tài liệu” [119, tr.96]. Nhưng nếu chỉ có cứ liệu lịch sử mà “thiếu sự sáng tạo, thiếu khả năng hư cấu phong phú của nhà văn thì không thể có được một cuốn truyện lịch sử” [119, tr.96]. Đáng chú ý, Bùi Thanh Ninh còn đưa ra một ý kiến cần trao đổi thêm với nhà văn Hà Ân. Tác giả của Bên bờ Thiên Mạc, Trên sông truyền hịch, Trăng nƣớc Chƣơng Dƣơng cho rằng “đã gọi là truyện lịch sử thì nhất thiết nhân vật chính phải là nhân vật có thật trong lịch sử” [119, tr.83]. Theo Bùi Thanh Ninh, ý kiến đó chỉ đúng một phần, bởi theo tác giả, nhà văn “không những có quyền sáng tạo nhân vật phụ mà ngay cả những nhân vật chính vẫn có thể là những nhân vật chưa có sử sách nào ghi bao giờ, hoàn toàn do tác giả sáng tạo nên” [119, tr.98]. Vấn đề thứ hai tác giả đặt ra là “mối quan hệ giữa yêu cầu về tính chân thực lịch sử và yêu cầu giáo dục trong một cuốn truyện viết cho các em” [119, tr.101]. Đây cũng là yêu 25 cầu chung trong hầu hết các sáng tác dành cho thiếu nhi. Tác giả còn quan tâm và bàn đến vấn đề “mối quan hệ giữa cá nhân và quần chúng trong lịch sử”. Tác giả đồng thời cũng đặt ra vấn đề “một cuốn truyện lịch sử viết cho các em có nhất thiết phải mô tả nhân vật thiếu nhi hay không?” và đưa ra quan điểm của mình “không phải là nên hay không nên, cần hay không cần có nhân vật thiếu nhi trong tác phẩm mà là nên và cần xây dựng nhân vật thiếu nhi như thế nào cho sinh động” và điều quan trọng là phải “miêu tả cho tự nhiên và đúng vai trò của các em trong đời sống” [119, tr.101]. Nhìn chung, các vấn đề mà Bùi Thanh Ninh đưa ra là những ý kiến xác đáng, có tính chất định hướng cho những người sáng tác về lĩnh vực này. Tuy nhiên những ý kiến đó vẫn chủ yếu gắn với một số tác phẩm nhất định trong một giai đoạn lịch sử nhất định (giai đoạn chiến đấu chống Pháp và chống Mỹ). Một bài viết khác cũng đáng chú ý là của nhà nghiên cứu Nguyễn Chí Bền với tiêu đề “Từ Đuốc lá dừa nghĩ về những yêu cầu với nhà văn viết truyện lịch sử cho thiếu nhi”. Trên cơ sở phân tích những thành công của Đuốc lá dừa của nhà văn Hoài Anh viết về giai đoạn lịch sử từ khi thực dân Pháp xâm lược thành Gia Định đến khi Nguyễn Đình Chiểu qua đời (1859 - 1888), Nguyễn Chí Bền đặt ra vấn đề về cách xây dựng nhân vật và vấn đề sáng tạo của nhà văn trong truyện lịch sử. Tác giả cũng đưa ra cách phân loại truyện lịch sử thành hai loại: “một là những tác phẩm trung thành với sự thật lịch sử, suy ngẫm cặn kẽ lịch sử, hai là tác phẩm ít chất liệu lịch sử” [119, tr.258]. 1.2.1.3. Những nghiên cứu về một giai đoạn phát triển của văn học thiếu nhi có đề cập tới văn xuôi lịch sử cho các em Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này có thể kể đến hàng loạt các bài viết của nhà nghiên cứu Vân Thanh qua từng giai đoạn phát triển của văn học thiếu nhi. Trong bài “Văn học thiếu nhi Việt Nam” in trên tạp chí Văn học (số 6/1962), Vân Thanh đưa ra một cái nhìn hệ thống về văn học viết cho thiếu nhi từ trước 1945 đến thời điểm tác giả viết bài. Giai đoạn trước 1945, văn học thiếu nhi ít được coi trọng. Thành tựu viết cho thiếu nhi thật sự thu được nhiều kết quả kể từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Bên cạnh rất nhiều các mảng đề tài như: đề tài thống nhất Nam - Bắc, đề tài về Bác Hồ, đề tài về tình hữu nghị quốc tế, đề tài sinh hoạt đời thường,... đề tài lịch sử cũng chiếm một vị trí quan trọng. Sau khi liệt kê ra một 26 vài tác phẩm tiêu biểu viết về đề tài này như: Kể chuyện vua Quang Trung, Lá cờ thêu sáu chữ vàng (Nguyễn Huy Tưởng), Kể chuyện Lam Sơn (Hoàng Đạo Thúy),... tác giả cho rằng: “Loại sách này không những thiếu nhi mà nhiều bà con ở nông thôn cũng thích đọc” [127, tr.47]. Tóm lược lại, khi nghiên cứu những thành tựu của “Truyện viết cho thiếu nhi trong chặng đầu phát triển” (Tạp chí Văn học, 6/1963) khoảng 20 năm (từ 1945 đến 1963), Vân Thanh đã thống kê hệ thống các đề tài viết cho các em: đề tài kháng chiến, đề tài sinh hoạt, đề tài đời sống cá nhân. Trong mảng đề tài lịch sử viết cho các em, Vân Thanh nhắc đến các tác phẩm tiêu biểu: Tƣớng quân Nguyễn Chích, Bố Cái Đại Vƣơng, Nghĩa quân sông Đà, Nhụy Kiều tƣớng quân,...Từ việc đánh giá những thành công và hạn chế của các tác phẩm này, tác giả đưa ra kết luận: “viết về đề tài lịch sử rõ ràng có những khó khăn như phải xây dựng cốt truyện, xây dựng nhân vật thế nào cho phù hợp với quan điểm lịch sử. Điều đó đòi hỏi nhà văn phải có một sự am hiểu lịch sử đúng đắn” và một “óc tưởng tượng phong phú” [119, tr.33]. Trong bài viết “Qua một số sáng tác cho thiếu nhi trong cao trào chống Mĩ” (Tạp chí Văn học, số 8/1967), Vân Thanh cũng không quên nhận xét về đề tài lịch sử trong giai đoạn này. Nhà nghiên cứu nhận thấy “trên mỗi chặng đường lịch sử của dân tộc, bên cạnh những tấm gương chiến đấu dũng cảm của các anh hùng dân tộc, bao giờ cũng có những tấm gương hi sinh cao cả của các em”. Nhưng thực tế là đối với các sáng tác cho thiếu nhi trong cao trào chống Mĩ, “gần đây mảng truyện lịch sử hình như lại không được chú ý như trước”, trong khi đó “đâu có phải đề tài lịch sử chúng ta đã khai thác hết, đến không còn gì để nói nữa. Mặt khác, ngay trong những đề tài đã viết. Chắc gì đã hết những khía cạnh phong phú mà chúng ta chưa nhìn ra”. Trước tình hình ấy, nhà nghiên cứu kêu gọi những người sáng tác “Hãy cho các em đi ngược lại thời gian để biết được những trang lịch sử vẻ vang của cha ông ta, và do đó càng vững lòng tin vào cuộc sống hiện đại” [118, tr.64]. Nhìn chung, những nhận xét về đề tài truyện lịch sử trong giai đoạn này chủ yếu gắn với mục đích xây dựng lòng yêu nước, tự hào dân tộc phục vụ cho cuộc chiến đấu chống Mỹ xâm lược. Sau năm 1975, văn học viết cho thiếu nhi nói chung, truyện viết cho thiếu nhi nói riêng cũng có nhiều đổi mới theo sự thay đổi chung của văn học nước nhà. Lã Thị Bắc Lý với cuốn chuyên khảo Truyện viết cho thiếu nhi sau 1975 xuất bản năm 2000 đã dày công nghiên cứu diện mạo và quá trình phát triển của văn học thiếu nhi trên 27 các khía cạnh nội dung và hình thức nghệ thuật. Nhà nghiên cứu chia truyện viết cho thiếu nhi sau 1975 thành hai giai đoạn: giai đoạn thứ nhất 1975 - 1985 là những kiếm tìm và sự chuẩn bị cho đổi mới, giai đoạn thứ hai từ 1986 đến nay là sự mở rộng đề tài, đổi mới cách tiếp cận đời sống và tăng cường khả năng khám phá con người. Tác giả đã bỏ ra nhiều công sức và tâm huyết để phân tích các thành tựu văn học viết cho thiếu nhi sau 1975. Bên cạnh sự phát triển cả về bề rộng và chiều sâu của rất nhiều mảng đề tài, “đề tài lịch sử rất phát triển ở giai đoạn trước 1975 thì đến bây giờ dường như chững lại”. Trong những thành tựu về đề tài lịch sử giai đoạn này, đáng chú ý chỉ có Tô Hoài đã “mở ra một hướng khai thác mới, hướng khai thác lịch sử gắn với phong tục và văn hóa”. Mảng đề tài lịch sử “vẫn có người theo đuổi, có vài truyện ngắn được xuất bản nhưng chưa có tác phẩm hấp dẫn”, “đây là mảng đề tài bế tắc trong văn học thiếu nhi giai đoạn này” [119, tr.292]. Như vậy có thể thấy hầu hết các bài nghiên cứu, khi bàn đến vấn đề sáng tác truyện lịch sử cho các em đều đặt ra các yêu cầu về cách xây dựng nhân vật, cách lựa chọn đề tài, chủ đề, vấn đề sự thật và hư cấu, và cái đích cuối cùng vẫn là mục đích sáng tác, những bài học giáo dục, nhận thức mang đến cho các em. Điều đó cho thấy sáng tác cho thiếu nhi nói chung, sáng tác truyện lịch sử cho thiếu nhi nói riêng là một công việc không hề đơn giản. Nó đòi hỏi người viết cần có vốn hiểu biết phong phú về lịch sử, về tâm sinh lý lứa tuổi thiếu nhi. 1.2.2. Một số nghiên cứu về các tác giả, tác phẩm tiêu biểu Như trên đã nói, trong phạm vi đề tài nghiên cứu, chúng tôi tiến hành khảo sát, tìm hiểu chín tác phẩm tiêu biểu của năm tác giả có thể được coi là tiêu biểu nhất trong hệ thống các sáng tác về đề tài lịch sử viết cho thiếu nhi. Vì thế, ở phần này, chúng tôi sẽ lần lượt đi vào tìm hiểu lịch sử vấn đề liên quan đến các tác phẩm cụ thể trong phạm vi nghiên cứu của đề tài. 1.2.2.1. Nguyễn Huy Tƣởng với “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” Lá cờ thêu sáu chữ vàng là tác phẩm cuối đời của Nguyễn Huy Tưởng, được ông hoàn thiện ngay khi nằm trên giường bệnh và được bạn đọc thiếu nhi ở mọi thời say mê đón đọc. Những nhận xét, đánh giá về Lá cờ thêu sáu chữ vàng thường được các tác giả dẫn ra khi tổng kết, nhận định về một giai đoạn văn học hoặc một vấn đề văn học viết cho thiếu nhi. 28 “Đọc sách Lá cờ thêu sáu chữ vàng” (Tạp chí Văn học, 1/1961), Thiều Quang chia sẻ “có cảm khoái say sưa như lâu ngày được hưởng một món ăn lạ miệng” [119, tr.417]. Tác giả cho rằng sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng thì nhiều, “cái khiếu viết chuyện lịch sử” đã biểu lộ trên nhiều tác phẩm: kịch Vũ Nhƣ Tô, Chuyện An Dƣơng Vƣơng xây thành Ốc, Kể chuyện Quang Trung,... Nhưng đến truyện Lá cờ thêu sáu chữ vàng thì “khả năng viết truyện của anh mới lộ ra nhiều mặt” [119, tr.421]. Với lối văn “lúc nào cũng thanh thoát, bình tĩnh - tưởng chừng như khách quan mà kỳ thực nội dung tư tưởng tràn trề một tình yêu nhân vật và lịch sử đến cao độ”, “Nguyễn Huy Tưởng có rất nhiều sáng tạo về hình tượng nhân vật, cả về tình cảm, về cá tính cũng như chi tiết hành động mà không vi phạm đến những nét lớn của sử liệu” [119, tr.418]. Khi đã đạt đến mức độ nghệ thuật rung cảm lòng người như vậy, Lá cờ thêu sáu chữ vàng mặc dù phục vụ lứa tuổi thiếu nhi nhưng “vẫn là một tác phẩm chung cho tất cả các giới và các tầng lớp bạn đọc” [119, tr.421]. Trong bài viết về “Nguyễn Huy Tưởng” trên Tạp chí Văn học số 8/1969, Vân Thanh nhắc đến và khẳng định giá trị của Lá cờ thêu sáu chữ vàng: “Bạn trẻ nào, ngay cả người lớn chúng ta nữa, nói đến Nguyễn Huy Tưởng, nói đến sáng tác cho thiếu nhi của Nguyễn Huy Tưởng, mà không nhắc đến Lá cờ thêu sáu chữ vàng?” [119, tr.462]. Ở tác phẩm này “Nguyễn Huy Tưởng đã thành công trong việc mở mang cốt truyện, phát triển các chi tiết và xây dựng hình ảnh nhân vật”, “cách sử dụng ngôn ngữ miêu tả linh hoạt” [119, tr.463 - 464]. Vũ Ngọc Bình nhìn lại “Chặng đầu của nền văn học viết cho thiếu nhi” đã điểm lại chặng đường phát triển 15 năm của văn học thiếu nhi và khẳng định có sự phát triển cả về số lượng cũng như chất lượng. Trong đó, không thể không kể đến những đóng góp của Nguyễn Huy Tưởng với mảng đề tài truyền thống lịch sử viết cho các em qua Lá cờ thêu sáu chữ vàng. Tác phẩm “có tác dụng dẫn dắt các em đi vào quá khứ vô cùng oanh liệt của dân tộc để càng thêm tin tưởng vào thế hệ anh hùng ngày nay có lớp lớp “Hoài Văn Hầu” mới đang cùng cha anh đánh giặc Mông, quân hung nô mới của thời đại” [119, tr.73]. Tô Hoài - một trong những bạn văn thân thiết của Nguyễn Huy Tưởng đã viết những lời tâm huyết, thấu hiểu đến tường tận những tác phẩm của bạn mình 29 trong “Lời tựa” in trong tuyển tập Truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Huy Tƣởng. Tô Hoài khẳng định “Trong văn học thiếu nhi của ta, kể chuyện lịch sử và cổ tích, cho đến bây giờ, chưa ai chuyên và thành công như Nguyễn Huy Tưởng”; “viết cho các em, anh đã tìm hiểu các em muốn biết gì, các em thích xem gì”; “công phu và kiên nhẫn nghiên cứu và viết, Nguyễn Huy Tưởng đã cống hiến cho lứa tuổi bạn đọc nhỏ tuổi (...) những chuyện cổ tích và lịch sử thật đặc biệt của anh”. Nhà văn cũng nhận định về Lá cờ thêu sáu chữ vàng “là một trang anh hùng đời đời của dân tộc ta” [119, tr.443]. Văn Hồng trong “Phác họa một chặng đường văn học thiếu nhi” cũng dẫn ra Lá cờ thêu sáu chữ vàng và ngợi ca đây là “tác phẩm “nổi nhất”của Nguyễn Huy Tưởng”, đọc tác phẩm “người đọc thấy rõ độ chín về tư tưởng và nghệ thuật của một tài năng”, tác phẩm có thể “thua nhiều tác phẩm khác của tác giả về số trang nhưng không hẳn đã thua về giá trị” [119, tr.92]. Ngợi ca Lá cờ thêu sáu chữ vàng, song Văn Hồng cũng bày tỏ một điều đáng tiếc “thế mà trong một công trình nghiên cứu về tác giả dày 242 trang, ở phần sáng tác cho thiếu nhi Lá cờ thêu sáu chữ vàng chỉ được nhắc tới trong một trang cuối sách” [119, tr.92]. Cũng “Phác thảo 50 năm văn học thiếu nhi”, Vân Thanh nhận định: “Đóng góp nổi bật trong văn học thiếu nhi vẫn là những sáng tác về đề tài truyền thống yêu nước, về chủ nghĩa anh hùng của dân tộc. Lá cờ thêu sáu chữ vàng, Trăng nƣớc Chƣơng Dƣơng, Sát Thát đã dựng lại trước mắt các em cuộc chiến đấu của các tướng sĩ đời Trần với hình ảnh toàn dân tham gia đánh giặc” [119, tr.221]. Viết về tác phẩm của Nguyễn Huy Tưởng, đến “Cuối thế kỷ nhìn lại - Nguyễn Huy Tưởng với các tác phẩm viết cho tuổi thơ”, Vân Thanh trên Diễn đàn Văn nghệ số 6/1999 tổng kết và chia truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Huy Tưởng thành ba loại: truyện viết về người thực việc thực, truyện cổ tích “lạ lùng xanh biếc” và truyện lịch sử đậm màu sắc anh hùng ca. Ở mảng truyện lịch sử, tác giả đã dẫn ra hai tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng, Kể chuyện Quang Trung và nhận định: “Nguyễn Huy Tưởng đã làm sống lại hình ảnh hai nhân vật rất đẹp và rất đáng tự hào của dân tộc ta, một nhân vật thiếu niên Trần Quốc Toản, một nhân vật chính là hình ảnh nhân dân với vai trò lớn lao của họ trong lịch sử” [119, tr.883]. 30 Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh Nguyễn Huy Tưởng, từ ngày 3 đến ngày 5 tháng 5 năm 2012, Nhà xuất bản Kim Đồng, Hội Nhà văn Hà Nội và Thư viện Hà Nội đã tổ chức hội thảo Nguyễn Huy Tƣởng và lịch sử. Hội thảo đã thu hút sự quan tâm chú ý và tham gia của rất nhiều nhà văn, nhà phê bình lý luận, nhà nghiên cứu văn học. Phát biểu tại hội thảo, Phạm Xuân Nguyên khẳng định Nguyễn Huy Tưởng đã dành phần tâm huyết nhất để viết về đề tài lịch sử. Vũ Nho cũng khẳng định cái hay, cái “khác lạ” của Lá cờ thêu sáu chữ vàng và đưa ra gợi ý cho các nhà làm phim nên có phim về Trần Quốc Toản. Nguyễn Thị Huế nhận xét mặc dù truyện lịch sử viết cho thiếu nhi chỉ là một phần trong sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng, nhưng chính mảng sáng tạo mang dấu ấn cá nhân và đích thực này đã mãi mãi đem lại cho ông niềm mến yêu vô hạn không chỉ ở những bạn đọc nhỏ tuổi mà cả những người đọc lớn tuổi. Ngoài ra, còn có rất nhiều tham luận của các tác giả khác như: Vũ Quần Phương, Hoàng Quốc Hải, Phạm Quang Vinh, Nguyễn Huy Thắng (con trai Nguyễn Huy Tưởng)... Nhìn chung, gần 20 tham luận của các nhà văn, nhà phê bình lý luận, nhà nghiên cứu văn học trình bày tại hội thảo đã khẳng định thân thế, sự nghiệp và đặc biệt là nhấn mạnh chân dung của một người “viết sử bằng văn chương” - một nhà văn lớn với những sáng tác thấm đẫm tinh thần dân tộc. 1.2.2.2. Hà Ân với bộ ba tác phẩm “Bên bờ Thiên Mạc”, “Trên sông truyền hịch”, “Trăng nƣớc Chƣơng Dƣơng” Trong sự nghiệp sáng tác của Hà Ân, những tác phẩm thành công nhất chính là các tác phẩm viết về đề tài lịch sử cho thiếu nhi, trong đó tiêu biểu nhất phải kể đến bộ ba tác phẩm viết về lịch sử đời Trần: Trăng nƣớc Chƣơng Dƣơng, Bên bờ Thiên Mạc, Trên sông truyền hịch. Hầu hết các bài nghiên cứu, đánh giá về một giai đoạn phát triển của văn học thiếu nhi hoặc đánh giá về đề tài lịch sử viết cho thiếu nhi như: “Văn học thiếu nhi Việt Nam”; “Truyện viết cho thiếu nhi trong chặng đầu phát triển” của tác giả Vân Thanh; “Phác họa một chặng đường văn học thiếu nhi của Văn Hồng”; “Đọc một số truyện lịch sử viết cho các em của Bùi Thanh Ninh”,... đều dẫn ra các tác phẩm của Hà Ân, đặc biệt là bộ ba tác phẩm viết về lịch sử đời Trần của ông. Đáng chú ý là bài viết về “Truyện lịch sử cho các em” được tuyển chọn và in trong Văn học thiếu nhi Việt Nam của Vân Thanh. Tác giả bài viết đã nhìn lại một 31 chặng đường phát triển về mảng đề tài lịch sử trong văn học thiếu nhi từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975. Khi đưa ra minh chứng cho các tác phẩm viết về lịch sử nhà Trần, Vân Thanh khẳng định: “Đáng chú ý là bộ ba Trăng nƣớc Chƣơng Dƣơng, Bên bờ Thiên Mạc, Trên sông truyền hịch của Hà Ân”, “người viết không chỉ miêu tả những cuộc chiến đấu anh dũng mà còn dựng được hình ảnh một số nhân vật vừa đánh giặc giỏi, vừa có tình yêu nước, vừa có đức độ, được quân dân yêu mến” [119, tr.161]. Trăng nƣớc Chƣơng Dƣơng, Bên bờ Thiên Mạc, Trên sông truyền hịch như một biểu tượng, trở thành một trong những minh chứng xác đáng, không thể không nói đến khi nhắc đến những thành tựu của mảng văn xuôi viết về đề tài lịch sử cho các em. Bên cạnh đó, phải nhắc đến bài viết của tác giả Nguyễn Huệ Chi với nhan đề “Truyện lịch sử của Hà Ân” được viết nhân ngày kỷ niệm lần thứ 699 cuộc khải hoàn của hai vua Trần về Thăng Long. Nói đến truyện lịch sử của Hà Ân, Nguyễn Huệ Chi kể tên một số tác phẩm tiêu biểu như: Ông trạng thả diều, Truyện kể lịch sử, Lƣỡi gƣơm nhân ái và bộ ba tác phẩm viết về nhà Trần. Những cuốn truyện ấy “đã giúp chúng ta trở về với hình bóng một Trần Quốc Tuấn, một Trần Nhân Tông, một Trần Bình Trọng, một Trần Quang Khải, một Nguyễn Chích, một Trần Lựu, một Quang Trung,...” [119, tr.188]. Đó là những nhân vật đã “quá quen thuộc với chúng ta” nhưng “ngòi bút của Hà Ân làm cho họ như bỗng hóa lạ hơn”, “đi vào cái bên trong”, “hé mở những tâm tư thầm kín, từ đấy dựng lên những trang đời của họ”. Điều đó khiến cho “tất cả những ai đọc anh, đều phải bước ra ngoài sách sử”. Nguyễn Huệ Chi khẳng định: “22 năm cầm bút, Hà Ân đã tạo được con đường riêng cho mình”, “mười cuốn truyện lịch sử viết cho thiếu nhi của anh đã nói rõ con đường ấy của anh: anh đúng là nhà văn của trẻ nhỏ, người kể chuyện hào hứng và thú vị của tuổi trẻ” [119, tr.189]. Ngoài các bài viết của các nhà phê bình lý luận, các nhà nghiên cứu văn học về truyện lịch sử của Hà Ân nói chung, bộ ba tác phẩm về đời Trần nói riêng, còn có những chia sẻ, tâm sự của chính nhà văn khi viết bộ ba tác phẩm này. Tâm niệm của nhà văn khi sáng tác Trăng nƣớc Chƣơng Dƣơng, Bên bờ Thiên Mạc, Trên sông truyền hịch là “truyền lại cho các em những huy hoàng của sử xưa, không khí của những đêm truyền hịch, những lộng lẫy trên đất nước sạch bóng giặc, những đêm trăng sáng trên 32 cửa Hàm Tử hẹn ngày khải hoàn, chính là truyền cho các em cái tinh túy của người Việt, truyền lại cái hào hùng của cha ông đã từng sống”. Qua đó “tôi muốn gửi đến bạn đọc thân thương của tôi một điều: Hãy đọc sử Việt Nam” [118, tr.349]. Nhìn chung, các nhận định, đánh giá về sáng tác của Hà Ân hầu hết đều khẳng định Trăng nƣớc Chƣơng Dƣơng, Bên bờ Thiên Mạc, Trên sông truyền hịch là bộ ba tác phẩm tiêu biểu viết về lịch sử nhà Trần nói riêng, về đề tài lịch sử cho thiếu nhi nói chung. Đây cũng là bộ ba tác phẩm thành công nhất trong sự nghiệp sáng tác của Hà Ân. 1.2.2.3. Tô Hoài với bộ ba tiểu thuyết “Đảo hoang”, “Nhà Chử”, “Chuyện nỏ thần” Cuối thập niên 70, đầu thập niên 80 của thế kỷ trước, Tô Hoài đã mang đến một hướng khai thác lịch sử mới với bộ ba tiểu thuyết: Đảo hoang; Nhà Chử; Chuyện nỏ thần. Nhiều tác giả, nhà văn, nhà phê bình nghiên cứu đã tìm hiểu, đánh giá về các tác phẩm này. Có những bài viết đánh giá về một tác phẩm, hai tác tác phẩm hoặc cả bộ ba tác phẩm viết đề tài lịch sử cho các em của Tô Hoài. Nhìn chung, các bài viết, nghiên cứu về bộ ba tiểu thuyết này thường đánh giá giá trị tác phẩm trên các khía cạnh nội dung, hình thức nghệ thuật và khẳng định sự sáng tạo của Tô Hoài khi mở ra hướng khai thác lịch sử gắn với truyền thuyết, huyền thoại cho thiếu nhi. Tác giả Phan Cự Đệ khẳng định: “Tô Hoài biết khai thác những đặc điểm của thần thoại, truyền thuyết và cổ tích để thỏa mãn thị hiếu thẩm mĩ riêng biệt của lứa tuổi thiếu niên. Thần thoại là một pho lịch sử thiêng liêng, pho kinh nghiệm sản xuất và chiến đấu, là kết tinh trí tuệ của thị tộc, bộ lạc. Truyện cổ tích và ngụ ngôn cũng ghi lại những kinh nghiệm sống và vốn kiến thức rất phong phú về thiên nhiên và xã hội của nhân dân qua các thế kỷ” [64, tr.495]. Phan Cự Đệ cho rằng thành công ở mảng truyện lịch sử viết cho thiếu nhi nói chung (trong đó có mảng đề tài lịch sử viết cho thiếu nhi) là Tô Hoài “đã biết khai thác những truyện cổ tích, thần thoại, những câu chuyện thơ mộng trong dân gian đã khơi dậy trí tưởng tượng, lòng khao khát muốn hiểu biết, khám phá đến mênh mông, vô tận của các em”, Tô Hoài đã “chủ trương viết lại câu chuyện ấy dưới một ánh sáng mới nhằm giáo dục thế hệ trẻ, đồng thời cũng nhằm bồi đắp thêm vào kho truyện huyền ảo, thi vị mà trí tuệ loài người đã để lại cho con cháu về sau” [64, tr.94]. Đỗ Bạch Mai trên Báo Văn nghệ số ra ngày 19/1/1985 ngợi ca Chuyện nỏ thần của Tô Hoài là “một đề tài lịch 33 sử hấp dẫn, xưa nay đã có nhiều người viết, nhiều thể loại, thơ có, kịch có, truyện cũng có. Nhưng kể chuyện nỏ thần thành hình thức tiểu thuyết như nhà văn Tô Hoài làm thì đây là lần đầu” [64, tr.502]. Định Hải khi đánh giá về sáng tạo từ ngữ của nhà văn Tô Hoài trong bài viết “Nhà văn và những con chữ” trên Báo Văn nghệ số ra ngày 1/6/1985 đã đưa Đảo hoang, Chuyện nỏ thần, Nhà Chử là những dẫn chứng tiêu biểu. Ông nhận xét: “ngôn ngữ Đảo hoang đưa ngược về thời hoang sơ, con người trần trụi giữa thiên nhiên bí hiểm và hung dữ”; ngôn ngữ Chuyện nỏ thần “mang hơi hướng lịch sử dựng lại cho con em hôm nay nhìn thấy một khung cảnh hết sức đậm nét về thằng giặc Tàu, về cuộc đấu tranh đầy máu và nước mắt chống ngoại xâm” [119 tr.643]. Văn Hồng, trong bài viết với nhan đề “Chuyện nỏ thần: hiện thực và huyền thoại” tập trung đánh giá tác phẩm này. Theo Văn Hồng, cùng với sự lớn lên về lứa tuổi, tư duy khoa học của trẻ em phát triển, thế giới huyền thoại của trẻ thu hẹp dần thì “tái hiện cuộc sống trong hiện thực như nó vốn tồn tại với sự việc, những con người cụ thể với mối quan hệ thường ngày như thiên tiểu thuyết Chuyện nỏ thần của Tô Hoài là một hướng đi cần thiết, bổ ích với bạn đọc, nhất là lứa tuổi thiếu niên” [119, tr.634]. Tính hiện thực và huyền thoại trong tác phẩm được thể hiện ở sự kết hợp trong cách nhìn, cách cảm của chính tác giả và của nhân vật trong tác phẩm, ở việc xây dựng các tính cách điển hình, ngôn ngữ hình tượng giàu có, tươi mát. Văn Hồng đã phân tích khá kỹ một số chi tiết dựng lên được cảnh tượng bi tráng gần với truyền thuyết nhưng vẫn chấp nhận được như một sự thực lịch sử (tiêu biểu như chi tiết cuối khi rùa vàng hiện lên nói “giặc sau lưng nhà vua chứ đâu”). Nhà nghiên cứu đánh giá “cái hư đã hoàn toàn thoát cái thực để trở nên thực hơn - thực với lịch sử và thực với suy tư của người đọc hôm nay” [119, tr.640]. Vũ Quần Phương trên Tạp chí Văn học số 8 năm 1994 nhận xét chung về truyện viết cho thiếu nhi của Tô Hoài và đề cập đến bộ ba tiểu thuyết của nhà văn: “Trong văn xuôi Tô Hoài có lối đi riêng. Ông nhảy qua các chuyện thời sự mà quay về xa xưa. Ông viết về An Tiêm, về Loa Thành (...). Nhiều huyền thoại lịch sử được ông viết lại thành truyện cho nhi đồng. Đọc ông, người ta được tắm tâm hồn mình vào không khí Việt Nam truyền thống. Ông là người lưu giữ được nhiều nét xưa, nhiều hương vị xưa mà không sa vào hoài cổ” [64, tr.162]. 34 Trong “Truyện viết cho thiếu nhi sau 1975: Diện mạo và quá trình phát triển”, Lã Thị Bắc Lý nêu cảm nhận về bộ ba tiểu thuyết lịch sử: “đọc Đảo hoang, Chuyện nỏ thần, Nhà Chử, bạn đọc như được trở về cái nôi văn hóa đất Việt thuở khai sơn lập địa” [119...74), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, tập 1, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. 27. Phan Cự Đệ (1977), “Tiểu thuyết Đảo hoang của Tô Hoài”, in trong Tô Hoài, Về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục tái bản lần 1 năm 2001. 28. Hà Minh Đức (1991), Mấy vấn đề lý luận văn nghệ trong sự nghiệp đổi mới, Nxb Sự thật, Hà Nội. 29. Hà Minh Đức (2000), Đi tìm chân lý nghệ thuật, Nxb Văn học, Hà Nội. 30. Hà Minh Đức, Phan Cự Đệ (1966), Nguyễn Huy Tƣởng (1912 - 1960), Nxb Văn học, Hà Nội. 154 31. Hà Minh Đức (2007), Tô Hoài đời văn và tác phẩm, Nxb Văn học, Hà Nội. 32. Hà Minh Đức (1984), “Lời giới thiệu Tuyển tập Nguyễn Huy Tưởng”, Nxb Văn học, Hà Nội. 33. Nguyễn Mộng Giác và Nam Dao, “Thảo luận về tiểu thuyết lịch sử”, nguồn: https://nguyenmonggiac.com/tap chi van hoc/137 thao luan ve tieu thuyet lich su.html 34. Định Hải (1983), “Bước tiến mới trong sáng tác cho nhi đồng”, Báo Văn nghệ, số 9. 35. Định Hải (1985), Nhà văn và những con chữ, Báo Văn nghệ, số 22, ngày 1/6. 36. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên (2000), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 37. Nguyễn Đức Hiền (1985), “Vài lời tâm sự của tác giả “Sao Khuê lấp lánh” chung quanh việc hư cấu nhân vật Lê Đàm”, Báo Văn nghệ, ngày 19/1. 38. Phạm Hổ (1986), “Học gì ở các em để viết cho các em?”, Báo Văn nghệ, số 14. 39. Phạm Hổ (1993), “Làm sao để viết cho các em hay hơn”, Tạp chí Văn học, số 5 40. Tế Hanh (1983), “Nói về thơ cho các em”, in trong Bàn về văn học thiếu nhi, Nxb Kim Đồng, Hà Nội. 41. Bùi Văn Huê (1995), Tâm lý học sinh tiểu học, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội. 42. Nguyễn Văn Hùng (2016), “Những hình thái diễn ngôn mới trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau đổi mới 1986”, nguồn: tuc/p0/c7/n22986/Nhung hinh thai dien ngon moi trong tieu thuyet lich su viet nam sau doi moi 1986.html 43. Nguyễn Văn Hùng (2014), Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau năm 1986 dƣới góc nhìn tự sự học, Luận án tiến sĩ văn học, Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. 155 44. Lê Văn Hồng (2001), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sƣ phạm, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 45. Văn Hồng (1986), Hoa trái mùa đầu, Nxb Kim Đồng, Hà Nội. 46. Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 47. Tô Hoài (1996), Lời tựa, in trong Truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Huy Tƣởng, Nxb Văn học, Hà Nội. 48. Mai Thị Hương (1996), “Thao thức Nguyễn Huy Tưởng”, Văn hóa, số 24, ngày 30/10. 49. Karl Marx, F. Engels, V.I. Lenin (1997), Bàn về văn học nghệ thuật, Nxb Sự thật, Hà Nội. 50. Trần Trọng Kim (2008), Việt Nam sử lƣợc, Nxb Văn học, Hà Nội. 51. Nguyễn Khải (1961), “Sống mãi với thủ đô của Nguyễn Huy Tưởng”, Tạp chí Văn học, số 177. 52. Kim Lân (1990), “Những ngày cuối cùng của Nguyễn Huy Tưởng”, Tạp chí Văn học, số 106. 53. Kim Lân (1961), “Nguyễn Huy Tưởng và sự làm việc của anh”, Tạp chí Văn nghệ, số 9. 54. Bùi Văn Lợi (1999), Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ những năm đầu thế kỷ XX đến 1945 (Diện mạo và đặc điểm), Luận án Tiến sĩ ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội. 55. Huỳnh Lý (1961), “Đọc mấy truyện Kim Đồng nhân ngày kỷ niệm Đội thiếu niên tiền phong”, Tạp chí Văn học, số 149. 56. Lã Thị Bắc Lý (2000), Truyện viết cho thiếu nhi sau 1975, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 57. Lã Thị Bắc Lý (2002), “Những tác phẩm được giải thưởng của nhà xuất bản Kim Đồng (1990 – 2000)”, Tạp chí Nhà văn, số 7. 58. Lã Thị Bắc Lý (2003), Giáo trình văn học trẻ em, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 156 59. Hồ Liên (2008), Một hƣớng tiếp cận văn hóa Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội. 60. Nguyễn Thị Liên (2004), Một số vấn đề lý luận về tiểu thuyết lịch sử (thông qua tác phẩm Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh và Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác), luận văn thạc sĩ khoa học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội. 61. Phạm Minh Lăng (2002), Tâm lý trẻ thơ, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 62. Phong Lê (1967), “Bàn thêm về Nguyễn Huy Tưởng”, Nghiên cứu Văn học, số 7. 63. Phong Lê (1997), Văn học trên hành trình của thế kỷ XX, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 64. Phong Lê giới thiệu, Vân Thanh tuyển chọn (2003), Tô Hoài về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 65. Nguyễn Triệu Luật (1999), Tuyển tập tiểu thuyết lịch sử, Nxb Văn học, Hà Nội. 66. Nguyễn Văn Long (2003), Văn học Việt Nam trong thời đại mới, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 67. Đặng Văn Lung (1997), Nghiên cứu văn nghệ dân gian, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 68. Phương Lựu chủ biên (2001), Giáo trình lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 69. Trần Đình Nam (1985), “Nguyễn Huy Tưởng với đề tài lịch sử”, Báo Văn nghệ, ngày 23/12. 70. Nguyễn Xuân Nam (1975), “Nhân đọc chuyện ông Gióng của Tô Hoài”, Tạp chí Văn học, số 1. 71. Trần Đức Ngôn, Dương Thu Hương (1998), Văn học thiếu nhi Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 72. Đỗ Hải Ninh (1996), Tiểu thuyết Hồ Quý Ly trong sự vận động của tiểu thuyết lịch sử nửa sau thế kỷ XX, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 157 73. Bùi Thanh Ninh (1965), “Mấy suy nghĩ về truyện viết về sinh hoạt của thiếu nhi gần đây”, Tạp chí Văn học, số 6. 74. Bùi Thanh Ninh (1969), “Đọc một số truyện lịch sử viết cho các em”, Tạp chí Văn học, số 3. 75. Vương Trí Nhàn (1980), Sổ tay ngƣời viết truyện ngắn, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội. 76. Nhiều tác giả (1960), Kinh nghiệm viết cho các em, Nxb Văn học, Hà Nội. 77. Nhiều tác giả (1977), 20 năm sách Kim Đồng, Nxb Kim Đồng, Hà Nội. 78. Nhiều tác giả (1982), Văn học và trẻ em, Nxb Kim Đồng, Hà Nội. 79. Nhiều tác giả (1982), Vì tuổi thơ, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội. 80. Nhiều tác giả (1983), Bàn về văn học thiếu nhi, Nxb Kim Đồng, Hà Nội. 81. Nhiều tác giả (1997), Tác giả văn xuôi Việt Nam hiện đại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 82. Nhiều tác giả (1999), Phác thảo văn học thiếu nhi Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 83. Nhiều tác giả (2003) Phác thảo lịch sử nhân loại, Nxb Thế giới, Hà Nội. 84. Nhiều tác giả (2006), Ngữ văn 10 nâng cao, tập 1, 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 85. Đỗ Bạch Mai (1985), “Đọc Chuyện nỏ thần”, Báo Văn nghệ, 19/1. 86. Nguyễn Thị Tuyết Minh (2012), Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1945, Nxb Công an Nhân dân 87. Nguyễn Hữu Hồng Minh (2017), “Nhà văn Lưu Sơn Minh: đừng quá giáo điều về lịch sử”, nguồn: https://m.baomoi.com/nha van luu son minh dung qua giao dieu ve lich su/c/22534452.epi 88. Lê Thanh Nga (2006), “Những vấn đề hiện thực trong truyện lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp”, Tạp chí Khoa học (24B), Đại học Vinh. 89. Ngô Thị Quỳnh Nga (2007), Những hƣớng tìm tòi của văn xuôi viết về đề tài lịch sử trong văn học Việt Nam sau 1975, Luận văn thạc sĩ, Đại học Vinh. 158 90. Phạm Xuân Nguyên (1991), “Phân tích tâm lý trong tiểu thuyết”, Tạp chí Văn học, số 2. 91. Vương Trí Nhàn (2012), “Nghiêm Đa Văn và rất nhiều dang dở”, nguồn https://phebinhvanhoc.com.vn/nghiem da van va rat nhieu dang do/ 92. Lưu Hữu Phước (1959), “Mấy kinh nghiệm sáng tác cho thiếu nhi”, Tạp chí Văn học, số 44. 93. Đạm Phương (1995), Giáo dục nhi đồng, Nxb Trẻ, Hà Nội. 94. Vũ Quần Phương (1996), “Tô Hoài văn và đời”, Tạp chí Văn học, số 8. 95. Hoàng Phê chủ biên (2011), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng. 96. Hoàng Thu Phố (2016), “Lưu Sơn Minh viết tiểu thuyết Trần Khánh Dư suốt 8 năm”, nguồn: hoa giai tri/van hoc sach/20160317/luu son minh viet tieu thuyet tran khanh du suot 8 nam/1068880.html 97. Thiều Quang (1961), “Đọc sách Lá cờ thêu sáu chữ vàng”, Tạp chí Văn học, số 1. 98. Võ Quảng (1962), “Mấy ý kiến về văn học thiếu nhi”, Tạp chí Văn học, số 11. 99. Võ Quảng (1973), “Đến với các em như thế nào”, Báo Văn nghệ, số 449. 100. Võ Quảng (1977), “Mấy suy nghĩ về đặc trưng và chức năng giáo dục của văn học thiếu nhi”, Tạp chí Văn học, số 1. 101. Võ Quảng (1980), “Một số ý kiến về văn học cho thiếu nhi”, Báo Văn nghệ số 38 ngày 21/9. 102. Võ Quảng (1998), “Sách cho thiếu nhi”, Báo Văn nghệ số 22, ngày 28/5. 103. Nguyễn Quỳnh (1962), “Một số ý kiến về sáng tác và phê bình văn học thiếu nhi”, Tạp chí Văn học, số 201. 104. Võ Xuân Quế (1990), “Ngôn ngữ một vùng quê trong các tác phẩm đầu tay của Tô Hoài”, Tạp chí Văn học, số 5. 105. Trần Đình Sử (2013), “Suy nghĩ về lịch sử và tiểu thuyết lịch sử”, nguồn: https://trandinhsu.wordpress.com/2013/04/03/suy nghi ve lich su va tieu thuyet lich su/ 159 106. Văn Tâm (1991), Góp lời thiên cổ sự, Nxb Văn học, Hà Nội. 107. Tần Tần (2016), “Nguyễn Đình Tú “nuôi” độc giả bằng cách viết cho thiếu nhi”, nguồn: https://news.zing.vn/nguyen dinh tu nuoi doc gia bang cach viet cho thieu nhi post688494.html 108. V.V.Tân (2017), “Tiểu thuyết lịch sử Trần Quốc Toản gặp lại bạn đọc sau 12 năm”, nguồn: https://tuoitre.vn/tieu thuyet lich su tran quoc toan gap lai ban doc sau 12 nam 1332300.htm 109. Nguyễn Thị Minh Thái (2012), “Lấp lánh Nguyễn Đức Hiền trong Sao Khuê lấp lánh”, nguồn: https://vnexpress.net/giai tri/lap lanh nguyen duc hien trong sao khue lap lanh 1970749.html 110. Vân Thanh (1962), “Văn học thiếu nhi Việt Nam”, Tạp chí Văn học, số 6. 111. Vân Thanh (1963), “Truyện viết cho thiếu nhi trong chặng đầu phát triển”, Tạp chí Văn học, số 6. 112. Vân Thanh (1967), “Qua một số sáng tác cho thiếu nhi trong cao trào chống Mĩ”, Tạp chí Văn học, số 8. 113. Vân Thanh (1969), “Nguyễn Huy Tưởng”, Tạp chí Văn học, số 8. 114. Vân Thanh (1975), “Bước đi lên của văn học thiếu nhi Việt Nam”, Tạp chí Văn học, số 5. 115. Vân Thanh (1976), “Truyện viết về cuộc sống trước mắt cho các em”, Tạp chí Văn học, số 5. 116. Vân Thanh (1982), Truyện viết cho thiếu nhi dƣới chế độ mới, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 117. Vân Thanh (1999), “Cuối thế kỷ nhìn lại – Nguyễn Huy Tưởng với các tác phẩm viết cho tuổi thơ”, Diễn đàn Văn nghệ, số 6. 118. Vân Thanh sưu tầm, biên soạn (2001), Văn học thiếu nhi Việt Nam (tập 1), Nxb Kim Đồng, Hà Nội. 119. Vân Thanh sưu tầm, biên soạn (2001), Văn học thiếu nhi Việt Nam (tập 2), Nxb Kim Đồng, Hà Nội. 120. Vân Thanh, Nguyên An (2003), Bách khoa thƣ văn học thiếu nhi Việt Nam, Nxb Từ điển bách khoa. 160 121. Nguyễn Huy Thắng (1990), “Cha tôi – hình ảnh dệt từ trí tưởng tượng”, Tạp chí Văn học số 4, số 7, số 8. 122. Nguyễn Huy Thắng (1996), “Nguyễn Huy Tưởng sống mãi”, Tác phẩm mới, số 12. 123. Nguyễn Huy Thắng (1997), “Nguyễn Huy Tưởng khát vọng một đời văn”, Tuổi trẻ chủ nhật, số 10 ngày 27/4. 124. Nguyễn Huy Thắng (1997), “Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng”, Giáo dục và thời đại chủ nhật ngày 27/4. 125. Nguyễn Huy Thắng (2019), “Lá cờ thêu sáu chữ vàng: nửa thế kỷ vẫn bay”, nguồn: 126. Nguyễn Đình Thi (1960), “Vĩnh biệt Nguyễn Huy Tưởng”, Tạp chí Văn học, số 105. 127. Mai Thi (2012), “Nhà văn Lưu Sơn Minh: Luôn ám ảnh về số phận nhân vật, nguồn: am anh ve so phan nhan vat 128. Bích Thu, Tôn Thảo Miên tuyển chọn và giới thiệu (1999), Nguyễn Huy Tƣởng, về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 129. Hoàng Tiến (1984), “Nguyễn Huy Tưởng với đề tài Hà Nội”, Tạp chí Văn học số 5. 130. Hoàng Tiến (1999), “Đọc tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Quốc Hải”, Báo Văn nghệ, số 2. 131. Lê Thị Thu Trang (2017), Đặc trƣng nghệ thuật tiểu thuyết lịch sử Việt Nam thập niên đầu thế kỷ XXI, luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam, trường Đại học Khoa học Huế. 132. Bùi Việt Thắng (2000), Truyện ngắn những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 133. Nguyễn Huy Thắng (1996), “Những khúc sông, những mảnh hồ trong cuộc đời cha tôi”, Tạp chí Tia sáng, tháng 11/1996. 161 134. Trần Ngọc Thêm (2006), Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 135. Phong Thu (1979), “Viết cho lứa tuổi nhi đồng”, Tạp chí Văn học, số 3. 136. Phong Thu (2000), “Văn học thiếu nhi và vấn đề đặt ra”, Báo Giáo dục và thời đại, số 54. 137. Đỗ Lai Thuý (2005), Văn hoá Việt Nam nhìn từ mẫu ngƣời văn hoá, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội. 138. Phan Trọng Thưởng (1997), “Nguyễn Huy Tưởng – nghệ sĩ và công dân”, Báo Nhân dân, ngày 17/4. 139. Phan Trọng Thưởng (1995), “Suy nghĩ thêm về Vũ Nhƣ Tô nhân vở kịch được dàn dựng trên sân khấu”, Báo Văn nghệ, số 50. 140. Bùi Đức Tịnh (1990), Ngôn ngữ và văn học, Nxb Trẻ, Hà Nội. 141. Cửu Thọ (1988), Sách viết cho thiếu nhi, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 142. Nguyễn Thị Ánh Tuyết (2001), Tâm lý học trẻ em, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 143. Hoàng Tiến Tựu (2001), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 144. Xuân Tửu (1963), “Mấy vấn đề văn nghệ thiếu nhi gần đây”, Tạp chí Văn học, số 6. 145. Xuân Tửu (1969), “Ý kiến ngắn về truyện ngụ ngôn cho trẻ em”, Báo Văn nghệ, số 300. 146. Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam (1971), Lịch sử Việt Nam, tập1, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 147. X. Mikhancôp, P. Gamara, M. Panitsơ, người dịch Xuân Tửu (1982), Văn học và trẻ em, Nxb Kim Đồng, Hà Nội 148. Hoàng Thuỷ Vân (2017), “Tiểu thuyết lịch sử Trần Quốc Toản khúc tráng ca về một chiến tướng oai hùng”, nguồn: https://anninhthudo.vn/giai tri/tieu thuyet lich su tran quoc toan khuc trang ca ve mot chien tuong oai hung/731224.antd 162 149. Hà Vỹ (1982), “Tâm lý thiếu niên với tác phẩm văn học”, Tạp chí Văn học, số 1. 150. Trần Quốc Vượng (1997), Cơ sở Văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 151. Trần Quốc Vượng (2003), Nghìn năm văn hiến, Nxn Hà Nội. 152. Wikipedia Bách khoa toàn thư mở, nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C4%83n_xu%C3%B4i PL.1 PHỤ LỤC 1 DANH MỤC CÁC TÁC PHẨM LỊCH SỬ ĐƢỢC KHẢO SÁT VÀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Hoài Anh (2006), Tuyển tập truyện lịch sử, Nxb Văn học, Hà Nội. 2. Hà Ân (1962), Tƣớng quân Nguyễn Chích, Nxb Kim Đồng, Hà Nội. 3. Hà Ân (1963), Quận He khởi nghĩa, Nxb Quân đội Nhân dân. 4. Hà Ân (1977), Nguyễn Trung Trực, Nxb Kim Đồng, Hà Nội. 5. Hà Ân (2012), Trăng nƣớc Chƣơng Dƣơng, Nxb Kim Đồng, Hà Nội. 6. Hà Ân (2012), Bên bờ Thiên Mạc, Nxb Kim Đồng, Hà Nội. 7. Hà Ân (2012), Trên sông truyền hịch, Nxb Kim Đồng, Hà Nội. 8. An Cương (1963), Ngƣời lão bộc của vua Quang Trung, Nxb Kim Đồng, Hà Nội. 9. Nam Dao (2007), Đất trời, Nxb Đà Nẵng 10. Đoàn Ánh Dương tuyển chọn và giới thiệu (2016), Truyện ngắn đặc sắc Việt Nam về lịch sử từ 1986 đến nay, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 11. Nguyễn Mộng Giác (2003), Sông Côn mùa lũ, Nxb Văn học, Hà Nội. 12. Hoàng Quốc Hải (2009), Vƣơng triều sụp đổ, Nxb Văn học, Hà Nội. 13. Hoàng Quốc Hải (2009), Huyền Trân công chúa, Nxb Văn học, Hà Nội. 14. Hoàng Quốc Hải (2009), Bão táp cung đình, Nxb Văn học, Hà Nội. 15. Hoàng Quốc Hải (2009), Thăng Long nổi giận, Nxb Văn học, Hà Nội. 16. Hoàng Quốc Hải (2010), Tám vua triều Lý (tập 1: Thiền sƣ dựng nƣớc), Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 17. Hoàng Quốc Hải (2010), Tám vua triều Lý (tập 2: Con ngựa nhà Phật), Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 18. Hoàng Quốc Hải (2010), Tám vua triều Lý (tập 3: Bình Nam dẹp Bắc), Nxb Phụ nữ, Hà Nội. PL.2 19. Hoàng Quốc Hải (2010), Tám vua triều Lý (tập 4: Con đƣờng định mệnh), Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 20. Hoàng Quốc Hải (2010), Đuổi quân Mông – Thát, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 21. Hoàng Quốc Hải (2010), Huyết chiến Bạch Đằng, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 22. Mai Hanh (1963), Nghĩa quân sông Đà, Nxb Kim Đồng, Hà Nội. 23. Võ Thị Hảo (2005), Giàn thiêu, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 24. Nguyễn Thu Hằng (2005), Đàn đáy, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 25. Nguyễn Đức Hiền (2012), Sao Khuê lấp lánh, Nxb Kim Đồng, Hà Nội. 26. Tô Hoài (2006), Nhà Chử, Đảo hoang, Chuyện nỏ thần, Nxb Kim Đồng, Hà Nội. 27. Tô Hoài (2005), 101 truyện ngày xƣa, Nxb Văn học, Hà Nội. 28. Thái Hồng (1965), Nghĩa quân Đồng Tháp, Nxb Kim Đồng, Hà Nội. 29. Hoàng Công Khanh (1999), Vằng vặc Sao Khuê, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 30. Nguyễn Xuân Khánh (2006), Hồ Quý Ly, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 31. Nguyễn Xuân Khánh (2006), Mẫu Thƣợng Ngàn, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 32. Nguyễn Xuân Khánh (2011), Đội gạo lên chùa, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 33. Mộng Lực (1974), Đốc Cọp, Nxb Kim Đồng, Hà Nội. 34. Lưu Sơn Minh (2006), Trần Quốc Toản, Nxb Kim Đồng, Hà Nội. 35. Lưu Sơn Minh (2016), Trần Khánh Dƣ, Nxb Văn học, Hà Nội. 36. Duy Phi (2006), Vực hiểm chốn thâm cung, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 37. Ngô Văn Phú (2006), Gƣơm thần Vạn Kiếp, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 38. Phùng Quán (2016), Tuổi thơ dữ dội, Nxb Kim Đồng, Hà Nội. 39. Nguyễn Thế Quang (2010), Nguyễn Du, Nxb Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh. 40. Võ Quảng (1998), Tuyển tập Võ Quảng (2 tập), Nxb Văn học, Hà Nội. 41. Xuân Sách (2016), Đội thiếu niên du kích Đình Bảng, Nxb Kim Đồng, Hà Nội. PL.3 42. Bùi Anh Tấn (2009), Đàm đạo về Điều Ngự Giác Hoàng (Trần Nhân Tông), Nxb Văn hoá Sài Gòn, thành phố Hồ Chí Minh. 43. Bùi Anh Tấn (2010), Nguyễn Trãi (quyển 1: Oan khuất), Nxb Thanh niên, Hà Nội. 44. Bùi Anh Tấn (2010), Nguyễn Trãi (quyển 2: Bức huyết thƣ), Nxb Thanh niên, Hà Nội. 45. Bùi Anh Tấn (2012), Bí mật hậu cung, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 46. Nguyễn Quang Thân (2009), Hội thề, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 47. Nguyễn Huy Thiệp (2001), Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 48. Nguyễn Huy Tưởng (1960), Kể chuyện Quang Trung: truyện lịch sử, Nxb Kim Đồng, Hà Nội. 49. Nguyễn Huy Tưởng (2012), Lá cờ thêu sáu chữ vàng, Nxb Kim Đồng, Hà Nội. 50. Đỗ Bích Thúy (2012), Em Béo và hội Cầu vồng, Nxb Kim Đồng, Hà Nội. 51. Đỗ Bích Thúy (2012), Tết đến rồi em Béo ơi, Nxb Kim Đồng, Hà Nội. 52. Phạm Thắng (2016), Đội thiếu niên tình báo Bát Sắt, Nxb Kim Đồng, Hà Nội. 53. Nghiêm Đa Văn (1984), Pho tƣợng lạ, Nxb Kim Đồng, Hà Nội. 54. Nghiêm Đa Văn (2009), Huyền thoại về đứa con cá ông voi, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 55. Nghiêm Đa Văn (2019), Bí mật kho vàng Ninh Tốn, Nxb Văn học, Hà Nội. 56. Nghiêm Đa Văn (2012), Sừng rƣợu thề, Nxb Kim Đồng, Hà Nội. 57. Thái Vũ (2000), Cờ nghĩa Ba Đình, Nxb Thanh Hoá. PL.4 Phụ lục 2 BẢNG KHẢO SÁT CÁC TÁC PHẨM, TRÍCH ĐOẠN VĂN XUÔI VỀ ĐỀ TÀI LỊCH SỬ TRONG CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG  Tiêu chí nhận diện - Các trích đoạn có nội dung thông tin về nhân vật, sự kiện lịch sử được trích dẫn trong các cuốn sách lịch sử kinh điển như Đại Việt sử kí toàn thư, Đại Việt lược sử... - Các trích đoạn lấy từ tiểu thuyết lịch sử, truyền thuyết có chứa các thông tin lịch sử nổi bật. - Các sáng tác, phóng tác về đề tài lịch sử có đưa ra các thông tin để làm rõ về chân dung nhân vật lịch sử hoặc sự kiện lịch sử.  Thống kê chung - Tổng số: 24 tác phẩm, trích đoạn. - Phân bố: từ sách giáo khoa lớp 1 đến lớp 10 (riêng lớp 10 có cả trong chương trình ban nâng cao). - Tác giả của các sáng tác thuộc thể loại dân gian sẽ gọi là tác giả dân gian (gọi là vô danh có thể nhầm lẫn với các sáng tác không rõ nguồn gốc của các tác phẩm thời kì hiện đại). Lớp Số lƣợng Tên tác phẩm Thể loại Tác giả/Nguồn Phân môn/Phần 1 01 Con Rồng cháu Tiên Truyền thuyết Tác giả dân gian Kể chuyện 2 02 Sơn Tinh, Thủy Tinh Truyền thuyết Theo Truyện cổ tích Việt Nam Tập đọc + Kể chuyện Bóp nát quả cam (trích trong Lá cờ thêu sáu chữ vàng) Tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Huy Tưởng Tập đọc + Kể chuyện 3 01 Hai Bà Trưng Truyện phóng tác Theo Văn Lang Tập đọc 4 01 Trích đoạn giới thiệu thông tin về Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu Văn bản thông tin Vô danh Luyện từ và câu 5 04 Lý Tự Trọng Văn bản thông tin Theo Báo thiếu niên Tiền Phong Kể chuyện PL.5 Con Rồng cháu Tiên Truyện phóng tác Theo Nguyễn Đổng Chi Luyện từ và câu Gắn bó với miền Nam Văn bản thông tin Theo Từ điển nhân vật lịch sử Chính tả Cây cỏ nước Nam Truyện phóng tác Theo Tạ Phong Châu - Nguyễn Quang Vinh - Nghiêm Đa Văn Kể chuyện 6 04 Con Rồng cháu Tiên Truyền thuyết Tác giả dân gian Văn bản Sự tích bánh chưng, bánh giầy Truyền thuyết Tác giả dân gian Văn bản Thánh Gióng Truyền thuyết Tác giả dân gian Văn bản Sự tích Hồ Gươm Truyền thuyết Tác giả dân gian Văn bản 7 01 Phò giá về kinh Thơ Trần Quang Khải Văn bản 8 03 Nước Đại Việt ta (Trích Bình Ngô đại cáo) Cáo Nguyễn Trãi Văn bản Chiếu dời đô Chiếu Lí Công Uẩn Văn bản Hịch tướng sĩ Hịch Trần Quốc Tuấn Văn bản 9 01 Hoàng Lê nhất thống chí Chí Ngô gia văn phái Văn bản 10 06 Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu- Trọng Thủy Truyền thuyết Tác giả dân gian Văn bản Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (Trích Đại Việt sử kí toàn thƣ) Kí Ngô Sĩ Liên Văn bản Thái sư Trần Thủ Độ (Trích Đại Việt sử kí toàn thƣ) Kí Ngô Sĩ Liên Đọc thêm Bình Ngô Đại cáo Cáo Nguyễn Trãi Văn bản Phẩm bình nhân vật lịch sử (Trích Đại Việt sử kí toàn thƣ) Kí Lê Văn Hưu Văn bản Thái phó Tô Hiến Thành (Trích Đại Việt lƣợc sử) Nguyễn Đăng Na, Trần Lê Sáng dịch Văn bản 11 0 12 0 PL.6 PHỤ LỤC 3 GỢI Ý MỘT SỐ TRÍCH ĐOẠN (ngữ liệu tham khảo) DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN (TIẾNG VIỆT) CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 Trong Chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn, ngữ liệu là một bộ phận cấu thành của nội dung giáo dục, góp phần hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh. Đáp ứng yêu cầu này, chúng tôi lựa chọn ngữ liệu đảm bảo một số tiêu chí sau: - Phục vụ trực tiếp cho sự phát triển các phẩm chất và năng lực theo mục tiêu, yêu cầu cần đạt của chương trình; - Phù hợp với kinh nghiệm, năng lực nhận thức, đặc điểm tâm sinh lí của học sinh ở từng lớp học, cấp học. - Từ ngữ dùng làm ngữ liệu dạy học được chọn lọc trong phạm vi vốn từ văn hóa, có ý nghĩa tích cực, đảm bảo mục tiêu giáo dục phẩm chất, giáo dục ngôn ngữ, giáo dục thẩm mĩ và phù hợp với tâm lí học sinh; - Có giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật, tiêu biểu về kiểu văn bản và thể loại, chuẩn mực, trong sáng về ngôn ngữ; - Phản ánh được thành tựu về tư tưởng, văn học, văn hóa dân tộc; - Thể hiện tinh thần yêu nước, độc lập dân tộc, ý thức về chủ quyền. Có tính nhân văn, giáo dục lòng nhân ái, khoan dung và tình yêu chân thiện mĩ, tình yêu thiên nhiên, hướng đến giá trị nhân văn, nhân bản của nhân loại. Chủ đề đoạn trích (mạch nội dung) Trích đoạn Tác phẩm Tác giả Khối lớp Góp phần hình thành , phát triển năng lực, phẩm chất Cảnh sắc thiên nhiên, đất nước và cuộc sống lao động. “Những con sông chẳng bao giờ ở yên, cứ tự nhiên bên lở, bên bồi. Bao nhiêu lồi lõm triền miên xô đẩy làn sóng cát chờm ra lòng sông ... ... Ngƣời ở sâu vào thành các làng cửa bến. Có ngƣời bảo trông cây đề bãi trong to thế nào, biết đƣợc tuổi bến quê. Hẳn ngày trƣớc, khi các cụ vừa tìm đƣợc dáng đất đẹp, đến đây đã trồng cây đề, đánh dấu cho ấm đất. Cây đề cổ thụ, thân mốc xù xì nhƣ đất thó. Mỗi đầu mùa nắng, lá đề non lại lấp lánh nhƣ cây tơ...” [PL1, STT 26, tr. 422-423] Nhà Chử Tô Hoài Khối lớp 4,5; Khối lớp 6,7,8 - Biết giữ gìn, bảo vệ thiên nhiên. - Hiểu được thông điệp của tác giả về sự gắn bó giữa thiên nhiên và cuộc sống con người. - Thể hiện tình yêu, PL.7 “Ngã ba sông Cái mênh mông suốt cửa sông Thiếp, sông Lú – cả đến những bãi cát lẫn dòng nƣớc cũng đỏ ối tới chân trời. Mấy con chim bói cá vẫy cánh.... ... Chƣa bao giờ các nơi sông hồ, các đồi đá ong vùng Kẻ Vang, Kẻ Nhồi đông vui đến thế. .... chỗ hát xoan, hát thƣơng hát nhớ, chỗ đấu voi, đấu vật, rộn rã đến khuya.” [PL1, STT 26, tr.53-56] Chuyện nỏ thần Tô Hoài tình cảm gắn bó với thiên nhiên, cuộc sống lao động. “Trần Quốc Tuấn đi giữa những luống thuốc bắt đầu giấc hái. Ông nghĩ đến các cụ già trên sáu mƣơi tuổi đƣợc triều đình liệt vào bậc long lão. ... Hƣơng Vạn Kiếp, nơi ông đã sống bao năm tháng an nhàn xa kinh thành, xa quyền thế, xa cuộc đời bận rộn. Ông đã ở đây, nhƣ một nhà hiền triết, đọc sách, học binh thƣ và nghiền ngẫm sâu xa về chữ trung chữ hiếu. ... Ở đấy, một đô quân đánh sông đã chờ sẵn để hộ vệ vị tƣớng già đi dự hội võ Bình Than chọn tƣớng để cầm cờ Tiết chế.” [PL1, STT 7, tr. 17-19] Trên sông truyền hịch Hà Ân “Trong bến, có một túp lều cọ. Những đụn cát áp lƣng phên nứa cao nhƣ vách. Gió lùa ù ù sởn mái lá. Ông Chử ở lều ấy. Ngƣời hàng chài muốn đón ông Chử vào xóm. Làng xóm đầm ấm quây quần quanh ông Chử... ....Bây giờ mà hai vai vẫn bóng lộng màu nƣớc mùa nắng, thân hình săn lên, đỏ hắt nhƣ đồng hun. Tài trai con ngƣời ấy đã lẫy lừng. Bởi vậy, bây Nhà Chử Tô Hoài - Cảm nhận được tình người, tình nghĩa gần gũi, yêu thương, gắn bó của cha ông. - Biết tự hào về truyền thống gia đình, tình nghĩa yêu thương, đoàn kết của PL.8 Tình cảm, tình nghĩa vua tôi, thầy trò, gia đình, bè bạn. giờ về già rồi, ngồi đấy mà con sông vẫn bầu bạn với ông.” [PL1, STT 26, tr. 423-424] dân tộc. “Đêm ấy cả một gò củi cháy trên bờ biển, đêm càng khuya càng sáng thật xa, tận giữa khơi cũng thấy. ... Thế là An Tiêm nhảy ngay xuống biển. Quên hẳn hai con gấu có thể xông ra xé tan xác nhƣ chơi.... Hai bố con xô lại, níu chặt vai nhau. Nƣớc mắt An Tiêm giàn giụa trên mặt... An Tiêm cứ vừa đi vừa cƣời, vừa đầm đìa nƣớc mắt.” [PL1, STT 26, tr.325-329] Đảo hoang Tô Hoài “Trần Quốc Tuấn trở về phòng lúc cơm chiều đã dọn sẵn trên án. Vị tƣớng già chợt thấy đói vô cùng. Khu nhà gia nô san sát, đủ chứa mấy ngàn ngƣời. Tiếng cƣời, tiếng đùa bỡn nhau chen lẫn tiếng vài ngƣời say lè nhè bông lơn Ông vui lòng vì gia nô trong thái ấp của ông đƣợc chăm nom hơn bất cứ gia nô của một vƣơng hầu nào khác.” [PL1, STT 7, tr. 39-41] Trên sông truyền hịch Hà Ân Hình ảnh người anh hùng và những chiến công hào “Mấy tháng ở kinh, thấy sứ Nguyên hạch sách đủ điều, Hoài Văn chỉ có một ý chí là đánh, đánh để giữ lấy quốc thể. ... Suốt ngày hôm qua, Hoài Văn ruổi ngựa đi tìm vua, quên không ăn uống. Hôm nay, đợi mãi từ sáng tới trƣa, Hoài Văn thấy đói cồn cào, mắt hoa lên, đầu choáng váng, chân tay buồn bã. Hoài Văn không chịu đƣợc Lá cờ thêu sáu chữ vàng Nguyễn Huy Tưởng - Biết phát huy truyền thống anh dũng, đoàn kết trong chiến đấu, xây dựng đất nước. Trân trọng, giữ gìn thành quả của PL.9 hùng của dân tộc nữa. Đứng mãi đây cho đến bao giờ? Thôi thì liều một chết vậy. Ta cứ xuống, chỉ nói hai tiếng xin đánh, rồi mặc cho triều đình luận tội... ... Ta đã tâu với quan gia cho đánh. Quan gia ban cho ta quả cam này. Ơn vua lộc nƣớc, ta đem về để biếu mẫu thân. Trần Quốc Toản xòe bàn tay phải ra. Quả cam đã nát bét, chỉ còn trơ bã.” [PL1, STT 49, tr. 51-55] cha ông để lại. - Thấu hiểu sự hy sinh lớn lao của người anh hùng dân tộc. - Thể hiện tình cảm yêu mến, lòng ngưỡng mộ và thái độ trân trọng đối với người anh hùng dân tộc. “Lý Hằng thoáng mỉm cƣời. Y ngắm sắc mặt Trần Bình Trọng. Nhƣng đôi mắt của viên Tả thừa cứ mở to ra mãi... Ông tƣớng Thánh dực cầm cốc rƣợu trong bàn tay phải, còn tay trái vẫn bình thản nƣớng cá. ... Ông càng thấy Thiên Mạc gần gũi với ông biết bao nhiêu. Ông thấy yêu tha thiết mảnh đất sẽ là nơi yên nghỉ của ông, mảnh đất mà trên đó, ông đã thu đƣợc nhiều bài học về tự do, về lòng yêu nƣớc, mảnh đát mà ông chỉ mới đặt chân lên vừa đúng hai ngày... Thế rồi, ánh nắng chiếu vàng vầng trán của ông.” [PL1, STT 6, tr.88-95] Bên bờ Thiên Mạc Hà Ân “Từ Thăng Long, thái phi nhiếp chính Ỷ Lan đã xin vua xuống chiếu huy động sƣơng quân ở khắp các làng chạ tứ chiếng và châu Hoan – Diễn. Quân ùn ùn kéo lên vùng lăng miếu của vua các triều Lý phía nam ngạn sông Nguyệt Đức và sông Nhƣ Nguyệt. ... Tất cả các tƣớng lĩnh tù trƣởng đều gầm lên hai tiếng: “Xin thề...xin Sừng rượu thề Nghiêm Đa Văn PL.10 thề...” vang động. Hội thề vừa dứt, Lý Thƣờng Kiệt mở tiệc khao các tù trƣởng và quân sĩ ngay trong rừng Báng, rồi tiễn từng thủ lính một lên đƣờng ra ngoài biên ải. Chỉ lƣu lại vợ chồng phò mã Thân Cảnh Phúc để bàn tiếp việc điều binh sau này.” [PL1, STT 56, tr.215-217] Truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc “Lại bắt đầu vào mùa nắng. Cuối những bãi lúa chiêm mơn mởn kia không thấy một bóng mây mà tiếng sấm cứ ùng ục rền đi. ... Các làng ở Vũ Ninh, Mi Linh cho vào đến Hàm Hoan đều đào lò đúc mũi tên đồng, rèn giáo, đinh ba.” [PL1, STT 26, tr. 78-79] “Đầu năm, mùa ấm áp đã trở về. Đất Kẻ Chủ lại vào hội lệ. ... Ngoài bến, những chiếc thuyền thúng chi chít nhƣ lá tre thả ngang sông. Ngƣời vẫn còn dập dìu về nữa. Trên thuyền, đầy con trai, con gái và tiếng hát.” [PL1, STT 26, tr.102-104] “Những đám vui hội rửa nỏ vẫn rộn khắp các phƣờng, các làng, trên các bến và từng nhà. ... Từng xâu cá anh vũ nƣ những thỏi bạc kẹp vào cả dãy xiên trúc. Mùi cá nƣớng thơm phức một vùng.” [PL1, STT 26, tr. 132-134] Chuyện nỏ thần Tô Hoài - Hiểu, biết giữ gìn, phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. - Thể hiện tình cảm trân trọng, tự hào và yêu mến những giá trị văn hóa truyền thống của cha ông. - Khơi gợi niềm say mê và tự hào về đất nước, con người, lịch sử dân tộc. PL.11 “Hơn hai mƣơi năm sau. Trên bến Lú. Những cây gạo cổ thụ gốc lên vè sần sừi nhƣ gốc đa. Giữa tháng hai, hoa gạo đỏ cháy. ... Đâu đâu cũng mở gióng vật, đấu voi, đánh phết, đánh còn, hát xoan,... ... Ai cũng biết, nhƣng ai cũng kín miệng. Hội này hội luyện quân to. ... Toàn những tay đô, những cô gái son rỗi, tóc cuốn ngƣợc đỉnh đầu, vừa đi vừa chạy sầm sập nhƣ voi, nhƣ ngừa.” [PL1, STT 26, tr. 166-168] “Đoàn thuyền hộ tống Trần Quốc Tuấn từ sông Thiên Đức rẽ qua sông Cơ Xá lúc trời sắp bình minh. Trần Quốc Tuấn đứng trên mui thuyền. Cảnh trí và không khí buổi sớm mai trong lành gợi cảm xúc lâng lâng trong tâm hồn vị tƣớng già. ... Chân trời phía đông rạng hồng rồi chuyển dần sang đỏ tƣơi. Thăng Long vụt hiện ra lộng lẫy với vô vàn cờ xí cắm la liệt. ... Những ngày tƣơi trẻ ấy qua đi đã lâu nhƣng vẫn in đậm trong tâm hồn ông lƣu luyến, say mê cái kinh thành mà mỗi bƣớc đi ngƣời ta lại tìm ra một điều chi mới lạ.” [PL1, STT 7, tr. 129-132]. Trên sông truyền hịch Hà Ân

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_van_xuoi_ve_de_tai_lich_su_viet_cho_thieu_nhi_tu_sau.pdf
  • pdfThông tin kết luận mới của luận án T. Việt - T. Anh.pdf
  • pdfTóm tắt LA TIẾNG ANH cấp TRƯỜNG 22.7.2020.pdf
  • pdfTóm tắt LA TIẾNG VIỆT cấp TRƯỜNG 22.7.2020.pdf
Tài liệu liên quan