VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LÊ DUY MẠNH
VẠN KIẾP TRONG LỊCH SỬ CHỐNG NGOẠI XÂM
TỪ THẾ KỶ X ĐẾN THẾ KỶ XIII
LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC
ƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. Nguyễn Đức Nhuệ (HDC)
2. PGS. TS. Hà Mạnh Khoa (HDP)
HÀ NỘI, 2016
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LÊ DUY MẠNH
VẠN KIẾP TRONG LỊCH SỬ CHỐNG NGOẠI XÂM
TỪ THẾ KỶ X ĐẾN THẾ KỶ XIII
Chuyên ngành : Lịch sử Việt Nam
Mã số :
208 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 333 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Vạn kiếp trong lịch sử chống ngoại xâm từ thế kỷ X đến thế kỷ XIII, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: 62.22.03.13
LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. Nguyễn Đức Nhuệ (HDC)
2. PGS. TS. Hà Mạnh Khoa (HDP)
HÀ NỘI, 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tƣ liệu sử dụng
trong luận án hoàn toàn trung thực, khách quan và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Những
kết quả nghiên cứu của luận án chƣa đƣợc công bố trong bất cứ công trình nào khác.
Hà Nội, ngày 30 tháng 6 năm 2016
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Lê Duy Mạnh
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Nguyễn Đức
Nhuệ và PGS. TS. Hà Mạnh Khoa, hai ngƣời thầy đã trực tiếp hƣớng dẫn, giúp đỡ về
mặt khoa học để tôi hoàn thành bản luận án này.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Khắc Minh - Trƣởng ban Quản lý di
tích Côn Sơn - Kiếp Bạc đã luôn quan tâm, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và
hoàn thành luận án.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo, cùng toàn thể cán bộ, nhân
viên Ban Quản lý di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc đã động viên, tạo mọi điều kiện thuận
lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn gia đình, bạn bè và những ngƣời thân đã luôn sát
cánh động viên, chia sẻ và chăm lo, giúp tôi yên tâm tập trung toàn bộ thời gian và
công sức để hoàn thành chƣơng trình học tập và bảo vệ luận án đúng thời hạn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 30 tháng 6 năm 2016
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Bd: Bản dịch
BTLSVN: Bảo tàng Lịch sử Việt Nam
BTHD: Bảo tàng Hải Dƣơng
CNXH: Chủ nghĩa xã hội
GS: Giáo sƣ
H: Hà Nội
ha: Héc ta
HTKH: Hội thảo khoa học
Km: Ki-lô-mét
LA: Luận án
m: Mét
NCLS: Nghiên cứu Lịch sử
NCHN: Nghiên cứu Hán Nôm
Nxb: Nhà xuất bản
Nxb KHXH: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội
Nxb QĐND: Nhà xuất bản Quân đội nhân dân
QLDT: Quản lý di tích
TGLA: Tác giả luận án
Tr: Trang
TS: Tiến sĩ
TT: Thứ tự
Tp: Thành phố.
UBND: Ủy ban nhân dân
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 7
1. Tính cấp thiết của đề tài 7
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 8
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 8
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án 9
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án 9
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 10
7. Cơ cấu của luận án 10
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Những công trình nghiên cứu về các cuộc kháng chiến chống ngoại 11
xâm từ thế kỷ X đến thế kỷ XIII có liên quan đến Vạn Kiếp
1.2. Những công trình nghiên cứu trực tiếp Vạn Kiếp 20
1.3. Những vấn đề còn tồn tại và hướng nghiên cứu tiếp theo của luận án 28
Chƣơng 2: VẠN KIẾP TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG
XÂM LƢỢC THẾ KỶ X VÀ XI
2.1. Vị trí địa lý khu vực Vạn Kiếp trong lịch sử 31
2.2. Vạn Kiếp trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược năm 981 40
2.2.1. Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược năm 981 40
2.2.2. Vạn Kiếp trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược 43
2.2.2.1. Vạn Kiếp trong chiến lược phòng thủ đất nước 43
2.2.2.2. Dược Đậu Trang - đại bản doanh trong kháng chiến chống 48
quân Tống xâm lược
2.2.2.3. Những trận đánh quân Tống tại Vạn Kiếp - Lục Đầu Giang 56
2.3. Vạn Kiếp trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược năm 63
1075 - 1077
2.3.1. Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược năm 1075 - 1077 63
2.3.2. Vạn Kiếp trong chiến lược phòng thủ đất nước 66
2.3.2.1. Căn cứ thủy quân Vạn Xuân 66
2.3.2.2. Chiến thắng quân Tống trên chiến trường Như Nguyệt 71
Tiểu kết chƣơng 2 75
Chƣơng 3: VẠN KIẾP TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG
QUÂN MÔNG - NGUYÊN XÂM LƢỢC CUỐI THẾ KỶ XIII
3.1. Cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên xâm lược cuối thế kỷ XIII 77
3.1.1. Cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên xâm lược lần hai (1285) 77
3.1.2. Cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên xâm lược lần 79
ba (1287 - 1288)
3.2. Trần Hưng Đạo xây dựng thái ấp, đại bản doanh Vạn Kiếp trong 81
cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên
3.2.1. Thái ấp Vạn Kiếp 81
3.2.1.1. Chế độ ban cấp thái ấp thời Trần 81
3.2.1.2. Thái ấp Vạn Kiếp 84
3.2.2. Đại bản doanh Vạn Kiếp 105
3.2.2.1. Xây dựng hệ thống thành lũy 105
3.2.2.2. Khu vực luyện quân 108
3.3. Vạn Kiếp nơi diễn ra những trận quyết chiến trong cuộc kháng chiến 113
chống quân Mông - Nguyên xâm lược
3.3.1. Trận Vạn Kiếp - Lục Đầu tháng 2 năm 1285 114
3.3.2. Trận Vạn Kiếp tháng 6 năm 1285 116
3.3.3. Các trận đánh tại Vạn Kiếp trong cuộc kháng chiến chống quân 123
Mông - Nguyên năm 1288
Tiểu kết chƣơng 3 127
Chƣơng 4: ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÕ CỦA VẠN KIẾP TRONG LỊCH SỬ
CHỐNG NGOẠI XÂM TỪ THẾ KỶ X ĐẾN THẾ KỶ XIII VÀ MỘT SỐ
BÀI HỌC KINH NGHIỆM
4.1. Đặc điểm 129
4.1.1. Là nơi có vị trí địa lý hiểm yếu về quân sự; có đồi núi, rừng rậm, 129
sông sâu, vừa có thế công, vừa có thế thủ
4.1.2. Là địa bàn chiến lược để tổ chức chặn đánh quân giặc tấn công 131
kinh đô Hoa Lư, Thăng Long
4.1.3. Có nguồn hậu cần tại chỗ dồi dào, đảm bảo khả năng tự cung tự cấp 134
4.2. Vai trò 135
4.2.1. Căn cứ chiến lược bảo vệ kinh đô Hoa Lư, Thăng Long 135
4.2.2. Chiến trường cản phá, kìm chân giặc; hỗ trợ cho hoạt động chiến 139
đấu của quân dân các địa phương
4.2.3. Chia cắt quân thủy, bộ của giặc tập trung hội quân 141
4.3. Bài học kinh nghiệm 142
4.3.1. Xây dựng căn cứ chiến lược, tuyến phòng thủ vững mạnh 142
4.3.2. Kết hợp chặt chẽ giữa kinh tế và quân sự 144
4.3.3. Sử dụng khéo léo các binh chủng, việc phối hợp, hợp đồng giữa 145
quân bộ và quân thủy, giữa chủ lực và các lực lượng tại chỗ
Tiểu kết chƣơng 4 146
KẾT LUẬN 147
DANH MỤC CÁC BÀI VIẾT CÓ LIÊN QUAN 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
PHỤ LỤC 169
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm từ thế kỷ X đến thế kỷ XIII, dân tộc
ta phải đƣơng đầu với những cuộc xâm lƣợc rất lớn của quân Tống, quân Mông -
Nguyên. Các cuộc tiến quân xuống Đại Việt, quân xâm lƣợc thƣờng đi đƣờng thuỷ
vào sông Bạch Đằng rồi ngƣợc vào sông Kinh Thầy, tập kết ở Vạn Kiếp, cùng với
cánh quân bộ từ Lạng Sơn xuống tạo thành hai gọng kìm tấn công vào Thăng Long.
Khi bị thua, chúng cũng thƣờng tập kết tại Vạn Kiếp rồi rút về nƣớc.
Vạn Kiếp (nay thuộc thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dƣơng) có vị trí trọng yếu về
quân sự. Từ Vạn Kiếp hệ thống giao thông thuỷ, bộ rất thuận tiện, có thể về Thăng
Long, lên ngƣợc, về xuôi, ra biển đều dễ dàng. Hệ thống núi đồi ở Vạn Kiếp rất thuận
lợi cho việc dụng binh, giấu quân và lập căn cứ quân sự an toàn. Giữa các dãy núi là
những thung lũng rộng lớn có thể tập kết hàng chục vạn quân, hàng nghìn thuyền
chiến, cũng là nơi phát triển hậu phƣơng vững chắc.
Tổ tiên ta từ xƣa đã thấu hiểu vị trí quan trọng của Vạn Kiếp, đã chọn và xây
dựng nơi đây thành chiến trƣờng lợi hại. Thời Thục Phán An Dƣơng Vƣơng, tƣớng Cao
Lỗ đã xây dựng phòng tuyến quân sự tại sông Bình Giang (sông Lục Đầu) để chống
giặc phƣơng Bắc. Những năm đầu Công Nguyên, khu vực Vạn Kiếp là bãi chiến trƣờng
lớn - nơi diễn ra cuộc chiến đấu ác liệt giữa nghĩa quân của Hai Bà Trƣng với Mã Viện.
Trong cuộc kháng chiến chống Tống năm 981, tại Vạn Kiếp đã diễn ra trận đánh lớn
giữa quân đội Đại Cồ Việt và quân Tống xâm lƣợc. Năm 1077, danh tƣớng Lý Thƣờng
Kiệt đã xây dựng căn cứ thuỷ quân ở Vạn Xuân (Lục Đầu). Thế kỷ XIII, Hƣng Đạo Đại
vƣơng Trần Quốc Tuấn đã chọn Vạn Kiếp để đặt đại bản doanh; xây dựng tuyến phòng
thủ quân sự vùng Đông Bắc để chống quân Mông - Nguyên xâm lƣợc .
Đánh giá vị trí, vai trò của Vạn Kiếp trong lịch sử chống ngoại xâm từ thế kỷ X đến
thế kỷ XIII, trên cơ sở đó rút ra những bài học về phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng;
kết hợp giữa trung ƣơng và địa phƣơng trong việc xây dựng hệ thống phòng thủ quân sự
chiến lƣợc, xây dựng lực lƣợng vũ trang, chuẩn bị hệ thống hậu cần là việc làm cần thiết
mà ngày nay cần tiếp tục nghiên cứu, vận dụng một cách sáng tạo, phù hợp với điều kiện
mới của đất nƣớc, nhằm bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
1
Nghiên cứu, tìm hiểu về Vạn Kiếp, đã đƣợc tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau (nhƣ
sử học, khảo cổ học, văn hóa), nhƣng chƣa có một công trình nào nghiên cứu vai trò của
Vạn Kiếp trong lịch sử chống ngoại xâm, đặc biệt là ở thế kỷ X đến XIII. Đây là một
“khoảng trống” cần đƣợc bổ khuyết, trong quá trình nhận thức toàn diện về một căn cứ
quân sự quan trọng nhất bảo vệ phía Đông kinh đô Thăng Long.
Với những ý nghĩa khoa học và thực tiễn đó, tác giả quyết định chọn đề tài “Vạn
Kiếp trong lịch sử chống ngoại xâm từ thế kỷ X đến thế kỷ XIII” làm đề tài luận án tiến sĩ
của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích: Luận án làm sáng tỏ quá trình tổ chức, xây dựng, vị trí và những
diễn biến chiến sự tại Vạn Kiếp trong lịch sử chống ngoại xâm từ thế kỷ X đến thế kỷ
XIII; rút ra đƣợc đặc điểm, vai trò của Vạn Kiếp và những bài học kinh nghiệm trong
kháng chiến chống ngoại xâm. Trên cơ sở đó bổ sung, chỉnh lý một số tƣ liệu liên quan
tới Vạn Kiếp và cuộc kháng chiến chống quân Tống, quân Mông - Nguyên xâm lƣợc.
2.2. Nhiệm vụ: Nghiên cứu các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm từ thế kỷ X
đến thế kỷ XIII. Xác định hệ thống dấu tích, địa danh liên quan đến căn cứ Vạn Kiếp.
Tập trung làm rõ những trận đánh diễn ra tại Vạn Kiếp, những đóng góp của nhân dân
Vạn Kiếp trong lịch sử chống ngoại xâm từ thế kỷ X đến thế kỷ XIII.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là khu vực Vạn Kiếp, trong đó nghiên cứu làm rõ
quá trình tổ chức, xây dựng, đặc điểm và vai trò của Vạn Kiếp trong lịch sử chống ngoại
xâm từ thế kỷ X đến thế kỷ XIII.
3.2. Phạm vi
- Về thời gian: Phạm vi nghiên cứu của luận án giới hạn trong khoảng thời gian
từ cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lƣợc năm 981, đến kết thúc cuộc kháng
chiến chống quân Mông - Nguyên xâm lƣợc năm 1288.
- Về không gian: Giới hạn đề tài luận án nghiên cứu là khu vực Vạn Kiếp bao
gồm thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dƣơng, và vùng phụ cận thuộc huyện Nam Sách, Kinh
Môn, Kim Thành (Hải Dƣơng), huyện Gia Bình, Quế Võ (Bắc Ninh), huyện Lục
Nam, Lục Ngạn, Yên Dũng (Bắc Giang).
2
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp luận
- Vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về
chiến tranh giải phóng dân tộc, cũng nhƣ dựa trên đƣờng lối quân sự của Đảng để đi
sâu nghiên cứu các nội dung liên quan tới đề tài.
4.2. Phương pháp chuyên ngành
- Luận án sử dụng phƣơng pháp lịch sử và logic là chủ yếu. Ngoài ra, ở một
chừng mực nhất định, tác giả còn sử dụng một số phƣơng pháp khác nhƣ phƣơng pháp
khảo cổ học truyền thống để khảo sát hệ thống di tích một cách chi tiết, căn cứ những
di vật, hiện trạng kiến trúc ở khu di tích, căn cứ các sự kiện lịch sử liên quan đến từng
khu di tích để xem xét, phân tích, so sánh đánh giá các vấn đề của luận án; phƣơng
pháp so sánh để thấy đƣợc những đặc trƣng cơ bản của vùng đất Vạn Kiếp, đồng thời
để phát hiện những cứ liệu chính xác hơn; phƣơng pháp nghiên cứu điền dã để thu
thập tƣ liệu; phƣơng pháp văn bản học để có thể khai thác tối đa thông tin có độ chân
xác cao từ các nguồn tài liệu chính sử, thông sử, sách chuyên khảo, luận án, luận văn
và bài viết trên các tạp chí.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Luận án trình bày tƣơng đối đầy đủ, có hệ thống về Vạn Kiếp và đóng góp của
vùng đất này trong lịch sử chống ngoại xâm từ thế kỷ X đến thế kỷ XIII.
- Làm rõ đặc điểm và vai trò của Vạn Kiếp trong các cuộc kháng chiến chống
ngoại xâm từ thế kỷ X đến thế kỷ XIII.
- Góp phần bổ sung một số tƣ liệu lịch sử liên quan tới Vạn Kiếp và cuộc kháng
chiến chống Tống, chống Mông - Nguyên của dân tộc.
- Góp phần làm sáng tỏ hơn những tri thức quân sự của cha ông trong sự nghiệp
chống giặc ngoại xâm phƣơng Bắc, đã đƣợc vận dụng ở Vạn Kiếp, để kế thừa phát huy
trong nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.
- Góp phần giáo dục tinh thần yêu nƣớc, truyền thống đấu tranh chống ngoại
xâm của quân và dân Hải Dƣơng.
- Luận án sẽ góp phần vào việc tổng kết, nghiên cứu, biên soạn về lịch sử cổ trung
đại Việt Nam tỉnh Hải Dƣơng.
3
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Về mặt lý luận: Trên phƣơng diện khoa học, đối với ngƣời Việt Nam, đặc biệt
là với giới nghiên cứu lịch sử Việt Nam cổ trung đại, địa danh Vạn Kiếp không xa lạ gì,
vị trí của Vạn Kiếp trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở thế kỷ X - XIII cũng
không phải là vấn đề gì mới mẻ. Tuy nhiên, biết là vậy, nhƣng một sự hiểu biết sâu sắc,
hệ thống, toàn diện, cập nhật những kết quả nghiên cứu mới của giới nghiên cứu khảo cổ
học, sử học, văn hóa học nhằm làm nổi bật lên đƣợc vị trí, vai trò quan trọng chiến lƣợc
của Vạn Kiếp trong lịch sử chống ngoại xâm thì còn hạn chế. Để góp phần tích cực vào
quá trình nhận thức, lấp dần những khoảng trống lịch sử đó, luận án này là một cái nhìn
tổng thể, trên cơ sở kế thừa các thành tựu nghiên cứu cho đến hiện nay, kết hợp với
những tìm tòi, khám phá của riêng nghiên cứu sinh, sẽ có những đóng góp có ý nghĩa
trong nhận thức khoa học về vấn đề này
6.2. Về mặt thực tiễn: Hệ thống kiến thức toàn diện, cập nhật về vùng đất Vạn
Kiếp trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở thế kỷ X - XIII, làm dày dặn hơn
cho “tài nguyên” di sản, cũng là “tài nguyên” du lịch, phục vụ tốt việc bảo tồn và phát
huy các di sản liên quan. Đề tài hoàn thành cũng bổ sung những tƣ liệu quý cho việc
nghiên cứu và giảng dạy phần lịch sử Việt Nam cổ trung đại, bổ sung những nhận thức
mới khoa học về các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm từ thế kỷ X - XIII.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Tài liệu tham khảo, phần Nội dung của
luận án gồm 4 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chƣơng 2: Vạn Kiếp trong kháng chiến chống quân Tống xâm lƣợc thế kỷ X và XI
Chƣơng 3: Vạn Kiếp trong kháng chiến chống quân Mông - Nguyên xâm lƣợc
cuối thế kỷ XIII
Chƣơng 4: Đặc điểm, vai trò của Vạn Kiếp trong lịch sử chống ngoại xâm thế
kỷ X đến thế kỷ XIII và một số bài học kinh nghiệm
4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Địa danh Vạn Kiếp rất nổi tiếng trong lịch sử quân sự Việt Nam, bởi vì Vạn
Kiếp nói riêng và cả vùng Đông Bắc nói chung là địa bàn chiến lƣợc trọng yếu, luôn
diễn ra những cuộc quyết chiến giữa quân dân ta với các thế lực ngoại xâm lớn mạnh
từ phƣơng Bắc. Vì vậy, vùng đất này đã đƣợc nghiên cứu và ghi chép trong nhiều
công trình khoa học.
1.1. Những công trình nghiên cứu về các cuộc kháng chiến chống ngoại
xâm từ thế kỷ X đến thế kỷ XIII có liên quan đến Vạn Kiếp
* Nghiên cứu các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm từ thế kỷ X đến thế kỷ XIII
Năm 1963, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân xuất bản cuốn sách “Tìm hiểu
chiến lược chiến thuật thời Trần - Lê” do Phạm Ngọc Phụng biên soạn. Cuốn sách đã
nêu lên đặc điểm riêng của cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên thế kỷ XIII,
đồng thời khát quát lại thành những bài học chung, những nét chung về chiến lƣợc,
chiến thuật mà quân đội ta thời đó đã vận dụng.
Năm 1976, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân xuất bản cuốn sách “Một số trận
quyết chiến chiến lược trong lịch sử dân tộc” do các tác giả Phan Huy Lê, Bùi Đăng
Dũng, Phan Đại Doãn, Phạm Thị Tâm, Trần Bá Chí biên soạn. Cuốn sách nghiên cứu,
phân tích 6 trận đánh tiêu biểu trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, trong đó có
trận Nhƣ Nguyệt (1076) và trận Bạch Đằng (1288).
Năm 1983, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân xuất bản cuốn sách “Quân thuỷ
trong lịch sử chống ngoại xâm” do Nguyễn Việt, Vũ Minh Giang, Nguyễn Mạnh
Hùng biên soạn. Công trình nghiên cứu lịch sử phát triển, cách thức tổ chức, hoạt
động và vai trò của quân thuỷ trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Trong công
trình, các tác giả cho rằng thời Trần, nổi bật nhất là hệ thống căn cứ thủy quân ở Lục
Đầu với nhiều quân cảng nhƣ Vạn Kiếp, Trần Xá, với những cửa quan nhƣ Đại
Than... cũng nhƣ căn cứ Vạn Xuân thời Lý, đây là điểm nút của hai đƣờng thủy bộ
chính từ Trung Quốc vào nƣớc ta thời bấy giờ. Mặc dù chỉ mang tính khát quát, nhƣng
công trình đã cung cấp những tƣ liệu quan trọng cho luận án, khi nghiên cứu về các
hoạt động thủy quân, các trận thủy chiến ở căn cứ Vạn Kiếp.
5
Năm 1984, Nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản cuốn sách “Những trang sử
vẻ vang của dân tộc Việt Nam chống phong kiến phương Bắc” của Hồng Nam, Hồng
Lĩnh. Công trình nghiên cứu các cuộc kháng chiến chống quân xâm lƣợc phƣơng Bắc
từ trƣớc Công Nguyên đến thế kỷ XIII. Trong sách, các tác giả đã dựng lại những trận
chiến huy hoàng trong cuộc kháng chiến chống Tống thế kỷ X, XI, ba lần kháng
chiến chống quân Mông - Nguyên thế kỷ XIII. Từ đó, làm nổi bật lên vị trí, vai trò của
Vạn Kiếp trong chiến lƣợc bảo vệ đất nƣớc thế kỷ XIII.
Năm 2003, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam biên soạn bộ sách “Lịch sử quân
sự Việt Nam” gồm 14 tập. Đây là bộ sách rất công phu và có giá trị, đƣợc xem nhƣ
bộ sử lớn đƣơng đại, dựng lại toàn bộ hoạt động quân sự của dân tộc trong các cuộc
chiến tranh chống xâm lƣợc, bảo vệ Tổ quốc. Tập 3 có tiêu đề: “Thời Ngô, Đinh,
Tiền Lê, Lý (939 - 1225)” và tập 4: “Hoạt động quân sự thời Trần (thế kỷ XIII -
XIV)” đã đánh giá những ƣu, nhƣợc điểm chính, phân tích làm rõ nguồn gốc chiến
tranh, nguyên nhân thắng lợi, bài học kinh nghiệm, những thành công, cũng nhƣ
chƣa thành công trong hai cuộc kháng chiến chống Tống thế kỷ X, XI và cuộc kháng
chiến chống Mông - Nguyên cuối thế kỷ XIII.
Năm 2003, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân xuất bản cuốn sách “20 trận đánh
trong lịch sử dân tộc” do Lê Đình Sỹ chủ biên. Trong 20 trận đánh đƣợc trình bày
trong sách, đáng chú ý là các trận Nhƣ Nguyệt (1077), Vạn Kiếp (1285). Dựa vào
những ghi chép trong thƣ tịch, kết hợp với tƣ liệu thực địa, các tác giả vừa dựng lại
diễn biến các trận đánh, vừa đi sâu phân tích về mặt nghệ thuật quân sự của các trận
đánh đó. Tuy nhiên, do tƣ liệu về thời kỳ lịch sử này quá ít ỏi và tản mát, những trận
đánh giới thiệu trong sách còn mang tính chất sơ lƣợc. Mặc dù vậy, đây vẫn là nguồn
tƣ liệu đáng tin cậy, cung cấp cho chúng tôi nhiều thông tin quan trọng khi tiếp cận
vấn đề nghiên cứu.
Năm 2012, Nhà xuất bản Giáo dục xuất bản bộ sách “Lịch sử Việt Nam” gồm
4 tập. Công trình trình bày tƣơng đối đầy đủ và hệ thống quá trình hình thành, và
phát triển của lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc cho đến nay. Tập 1 có tiêu đề: “Từ
nguồn gốc đến cuối thế kỷ XIV” do Phan Huy Lê chủ biên, trên cơ sở những tƣ liệu
mới phát hiện, đã cung cấp nhiều thông tin quan trọng về các cuộc kháng chiến
chống quân Tống, quân Mông - Nguyên xâm lƣợc. Theo các tác giả, hoàn toàn có đủ
6
cơ sở để khảng định rằng đoàn quân bộ của nhà Tống vào nƣớc ta, xuất phát từ
Quảng Đông (Trung Quốc) men theo đƣờng bờ biển tiến vào địa đầu Quảng Ninh,
qua vùng Đông Triều, Phả Lại rồi tiến xuống trung tâm châu thổ sông Hồng. Trên
đƣờng tiến quân, Hầu Nhân Bảo dừng quân ở núi Lãng Sơn. Vị trí cụ thể của núi
Lãng Sơn có lẽ còn phải đƣợc khảo cứu kỹ thêm, tuy nhiên theo các tác giả đó có thể
là vùng Lục Đầu Giang: “Nhiều nguồn tư liệu di tích và truyền thuyết cho phép dự
đoán khu vực Lãng Châu (Kiếp Bạc - Lục Đầu Giang) cũng có thể là Lãng Sơn và
Lãng Sơn (hay Lạng Sơn trong một số bộ sử cũ của ta) - nơi Hầu Nhân Bảo đóng
quân là vùng Lục Đầu Giang” [66, tr. 501].
Năm 2013, Nhà xuất bản Khoa học xã hội cho công bố cuốn sách “Lịch sử
Việt Nam” gồm 15 tập, tái hiện lại tiến trình lịch sử dân tộc suốt từ khởi thủy đến
năm 2000. Trong đó, đáng chú ý là cuốn tập 2 “Lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X đến thế
kỷ XIV” do Trần Thị Vinh chủ biên. Với tập sách này, lịch sử đất nƣớc đƣợc nghiên
cứu, biên soạn trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội trong
năm thế kỷ (X - XIV) các thời họ Khúc, họ Dƣơng đến các vƣơng triều Ngô, Đinh,
Tiền Lê, Lý và Trần. Nhiều tƣ liệu mới về cuộc kháng chiến chống quân Tống năm
981 đƣợc trình bày trong sách, nhƣ con đƣờng hành binh của bộ binh Tống, đại bản
doanh của vua Lê Đại Hành ở Dƣợc Đậu Trang, các trận đánh diễn ra ở khu vực Vạn
Kiếp trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên xâm lƣợc.
Năm 2014, Viện Sử học xuất bản cuốn sách “Lịch sử Việt Nam thường thức”
gồm 2 tập. Tập 1 có tiêu đề: “Từ khởi thủy đến năm 1858”, nội dung tập sách phản
ánh đầy đủ, khách quan về những vấn đề cơ bản nhất của lịch sử Việt Nam từ khởi
thủy đến năm 1858. Thể hiện toàn diện về quá trình đấu tranh chống xâm lƣợc và xây
dựng đất nƣớc của dân tộc Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, quân
sự, ngoại giao, văn hóa - xã hội với độ chính xác cao. Những vấn đề đƣợc biên soạn
đảm bảo cập nhật các thành tựu và kết quả nghiên cứu của giới sử học trong nƣớc và
nƣớc ngoài trong những năm gần đây; đồng thời đƣợc bổ sung bởi những tƣ liệu mới
phát hiện và công bố, giúp cho ngƣời đọc không chỉ nắm bắt đƣợc những vấn đề cơ
bản nhất của lịch sử dân tộc, mà qua đó có đƣợc nhận thức và những đánh giá mới
đảm bảo tính khách quan khoa học, tính chân xác của sự thật lịch sử.
7
* Nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống Tống năm 981
Năm 1985, Trần Bá Chí trong bài viết “Lãng Sơn một vị trí quan trọng trong
kháng chiến chống Tống” trên Tạp chí Khoa học, trƣờng Đại học Tổng hợp Hà Nội đã
nghiên cứu một địa danh quan trọng trên đƣờng hành quân xâm lƣợc nƣớc ta của quân
Tống, đó là địa điểm Lãng Sơn. Với lập luận sắc bén và cứ liệu thuyết phục, tác giả đã
bác bỏ quan điểm trong một số bộ sử cho rằng địa điểm Lãng Sơn là Lạng Sơn hiện
nay. Dựa theo những ghi chép trong sách “Đại Nam thiền uyển truyền đăng tập lục”,
“Thiền uyển tập anh”, “Việt sử lược”, đối chiếu với tình hình chiến sự, tác giả chỉ ra
rằng Lãng Sơn là cù lao Hai Núi (thuộc tỉnh Quảng Ninh ngày nay). Đây là địa điểm
nằm trên tuyến đƣờng lộng của thuyền bè từ phía Bắc qua trấn Vân Đồn, để vào sâu
nội địa nƣớc ta.
Năm 1989, trong bài viết “Trận Đồ Lỗ thắng Tống”, trên Tạp chí Lịch sử quân
sự, Trần Bá Chí phân tích những ghi chép trong sách “Lĩnh Nam chích quái”, “Thiên
Nam ngữ lục”, “An Nam chí lược” kết hợp với các thần tích địa phƣơng, đã chứng
minh sông Đồ Lỗ là sông Lục Đầu, cửa sông Đồ Lỗ là cửa sông Kinh Thầy nối vào
sông Lục Đầu. Tác giả cũng xác định thời gian diễn ra trận Đồ Lỗ là ngày 30 tháng
Chạp năm Canh Thìn (981). Đây là những phát hiện quan trọng của tác giả về cuộc
kháng chiến chống Tống năm 981.
Năm 1992, Trần Bá Chí bảo vệ luận án tiến sĩ Sử học “Cuộc kháng chiến
chống Tống lần thứ nhất (năm 980 - 981)”, tại Khoa Lịch sử trƣờng Đại học Tổng
hợp Hà Nội. Sau này, luận án đƣợc tác giả chỉnh sửa và in thành sách “Cuộc kháng
chiến chống Tống lần thứ nhất” do Nhà xuất bản Quân đội nhân dân xuất bản năm
2003. Khắc phục những hạn chế về sử liệu, bởi chính sự kiện lịch sử diễn ra trong thời
kỳ nƣớc ta bị khuyết sử, tác giả đã phục dựng đƣợc cơ bản toàn cảnh cuộc kháng
chiến của triều đình Tiền Lê cùng quân dân Đại Cồ Việt chống quân Tống xâm lƣợc.
Qua tác phẩm này, ngƣời đọc có đƣợc những tƣ liệu quý, những kết luận xác đáng để
nhận biết đầy đủ thêm về những chiến công rất đáng tự hào, về nghệ thuật quân sự tài
giỏi của tổ tiên ta hơn một nghìn năm trƣớc.
Năm 1996, Tạp chí Lịch sử quân sự đăng bài “Tìm lại tuyến đƣờng hành quân
trƣớc thế kỷ X” của Bá Sĩ Tâm. Trong bài viết, tác giả đã nghiên cứu địa điểm Lãng
Sơn, một vị trí chiến lƣợc trong cuộc kháng chiến chống Tống năm 981. Tác giả
8
khảo cứu các sách “Việt sử lược”, “An Nam chí lược”, “Thiền uyển tập anh”, cùng
các phƣơng pháp liên ngành kết luận: Lãng Sơn là cù lao Hai Núi thuộc tỉnh Quảng
Ninh hiện nay, tọa độ địa lý trung bình của Lãng Sơn là 21011’ vĩ Bắc, 107036’ kinh
Đông. Thủy quân Tống do Hầu Nhân Bảo chỉ huy đã hành quân theo đƣờng ven biển
Lãng Sơn, Bạch Đằng để vào nƣớc ta, chứ không liên quan gì đến vùng ải Chi Lăng
tỉnh Lạng Sơn nhƣ sách “Đại Việt sử ký toàn thư” đã chép, cũng không hề qua Ngân
Sơn nhƣ đã bị dịch nhầm trong sách “Việt Sử lược”.
Năm 2001, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam phối hợp. với Ủy ban nhân dân
tỉnh Hải Dƣơng tổ chức hội thảo khoa học “An Lạc (Chí Linh) - Đại bản doanh của
vua Lê Hoàn trong cuộc kháng chiến chống xâm lƣợc năm 981”. Hội thảo kết luận,
địa điểm Đồng Dinh (An Lạc, Chí Linh, Hải Dƣơng) chính là nơi đóng đại bản
doanh của vua Lê Hoàn vào mùa xuân năm Tân Tỵ (981). Ngoài ra, các tham luận
hội thảo còn cung cấp nhiều thông tin về diễn biến chiến sự tại khu vực Lục Đầu
Giang, những vấn đề chƣa thống nhất nhƣ vị trí Lãng Sơn, Hoa Bộ, Đồ Lỗ...trong
cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê.
Năm 2001, Nguyễn Minh Đức trong bài viết “An Lạc trong cuộc chống Tống
thời Tiền Lê” trên Tạp chí Lịch sử quân sự, đã nêu những đóng góp của nhân dân và
vùng đất An Lạc (Chí Linh) trong sự nghiệp chống Tống do Lê Hoàn lãnh đạo. Tác
giả đã bƣớc đầu xác định các dấu tích liên quan đến hệ thống đồn trại, nơi cất giấu
vũ khí, các kho hậu cần trong đại bản doanh An Lạc.
Năm 2005, nhân kỷ niệm 995 năm Thăng Long - Hà Nội và 1000 năm ngày
mất của Lê Hoàn, Hội Sử học Hà Nội phối hợp với Sở Văn hoá Thông tin Hà Nội tổ
chức hội thảo khoa học “Bối cảnh định đô Thăng Long và sự nghiệp của Lê Hoàn”, kỷ
yếu hội thảo đƣợc Nhà xuất bản Hà Nội in thành sách. Trong hội thảo, có nhiều bài
viết nghiên cứu về sự nghiệp chống ngoại xâm bảo vệ nền độc lập dân tộc của Lê
Hoàn, có thể điểm qua một vài công trình tiêu biểu:
Nguyễn Quang Ngọc trong bài viết “Lê Hoàn và chiến thắng Bạch Đằng năm
981”, đã nhắc đến tuyến phòng thủ chống Tống kéo dài từ sông Bạch Đằng đến Lục
Đầu Giang. Tác giả dựa trên các nguồn tƣ liệu thƣ tịch cổ Trung Quốc, Việt Nam, tƣ
liệu điều tra khảo sát thực địa để hình dung diễn biến của cuộc kháng chiến chống
Tống năm 981 theo một lô gích mới, trong đó nhấn mạnh thắng lợi của trận phản công
9
đánh tan quân Tống ở Lục Đầu Giang, đã dẫn đến trận tổng công kích trên toàn tuyến
sông Bạch Đằng, quyết định thắng lợi của toàn bộ cuộc kháng chiến.
Nguyễn Minh Tƣờng trong tham luận “Đại bản doanh của vua Lê Đại Hành
trong trận Bạch Đằng năm 981”, đã nghiên cứu các dấu tích, địa danh hiện còn tại
vùng An Lạc và kết luận: Xã An Lạc (Chí Linh, Hải Dƣơng) là nơi đóng đại bản
doanh của vua Lê Đại Hành trong cuộc quyết chiến chiến lƣợc trên sông Bạch Đằng.
Tác giả đánh giá vùng đất An Lạc là vị trí chiến lƣợc về quân sự: “Nơi mà vua Lê Đại
Hành chọn để đóng đại bản doanh nói trên, rõ ràng đáp ứng những điều kiện tối cần
thiết của một nơi đóng quân mà các bộ binh thư cổ của phương Đông đã chỉ dẫn”
[61, tr. 205]. Đây là một phát hiện có giá trị của Nguyễn Minh Tƣờng, đã đƣợc trình
bày và tìm đƣợc sự nhất trí tại hội thảo khoa học tổ chức ở Hải Dƣơng đầu năm 2002.
* Nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống Tống năm 1075 - 1077
Năm 1949, Hoàng Xuân Hãn viết cuốn “Lý Thường Kiệt lịch sử ngoại giao và
tông giáo thời Lý”, đến nay bộ sách đã đƣợc tái bản nhiều lần, gần đây nhất đƣợc Nhà
xuất bản Khoa học xã hội tái bản vào năm 2014. Hơn 60 năm kể từ lần xuất bản đầu
tiên, cuốn sách vẫn là một công trình mẫu mực trong việc nghiên cứu lịch sử Việt
Nam nói chung và về Lý Thƣờng Kiệt cũng nhƣ giai đoạn kháng chiến chống quân
xâm lƣợc Tống nói riêng. Cuốn sách mang đến cho ngƣời đọc nguồn sử liệu phong
phú và quý giá; là tài liệu quan trọng để nghiên cứu căn cứ quân thủy Vạn Xuân (Phả
Lại), do hai hoàng tử Hoằng Chân và Chiêu Văn chỉ huy. Tuy nhiên, tác giả chỉ đánh
giá sơ lƣợc về vai trò của căn cứ Vạn Xuân, những diễn biến chiến sự cũng nhƣ những
đóng góp của nhân dân vùng Vạn Xuân - Phả Lại chƣa đƣợc tác giả đề cập đến. Đây
là nội dung luận án tiếp tục đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu.
Năm 1965, Nguyễn Văn Dị và Văn Lang đã công bố bài viết “Nghiên cứu về
chiến tuyến phòng ngự sông Cầu năm 1076 - 1077” trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử.
Các tác giả đã so sánh, phân tích diễn biến cuộc kháng chiến chống Tống năm 1075 -
1077, để phê phán các nhận định mang tính suy đoán về phòng tuyến sông Cầu trong
một số cuốn sách đã xuất bản. Đồng thời, đƣa ra những nhận định về cách thức tổ
chức phòng ngự, diễn biến chiến sự trên chiến tuyến sông Cầu một cách thận trọng.
Năm 1977, Phan Huy Thiệp và Trịnh Vƣơng Hồng trong bài nghiên cứu “Bàn
thêm một số vấn đề xung quanh trận Nhƣ Nguyệt mùa xuân 1077” trên Tạp chí
10
Nghiên cứu Lịch sử, đã đƣa ra những quan điểm mới về cuộc kháng chiến chống Tống
nhƣ: thế chiến lƣợc của quân Tống sau lần tấn công thứ hai về bờ Nam sông Nhƣ
Nguyệt, mối quan hệ của trận Kháo Túc và trận Nhƣ Nguyệt lần hai... Nhận định của
các tác giả, giúp chúng tôi giải quyết một số vấn đề còn tranh luận trong cuộc kháng
chiến chống Tống nhƣ lực lƣợng tham gia, diễn biến trận Kháo Túc, vấn đề chiến
thuật... Đồng thời, cũng khiến chúng tôi thận trọng hơn, khi nghiên cứu vai trò của
Vạn Kiếp trong cuộc kháng chiến chống Tống năm 1075 - 1077.
* Nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên cuối thế kỷ XIII
Trong bộ lịch sử đầu tiên đƣợc viết bằng chữ quốc ngữ tại Việt Nam là “Việt
Nam sử lược”, xuất bản lần thứ nhất vào năm 1921, Trần Trọng Kim đã nghiên cứu
lịch sử dân tộc suốt từ thời thƣợng cổ đến khi thực dân Pháp xâm lƣợc và cai trị (tính
đến năm 1902). Trong sách, có các chƣơng nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống
quân Mông - Nguyên thời Trần. Tác giả đã cung cấp những tƣ liệu quan trọng, liên
quan đến trận Vạn Kiếp (6-1285).
Năm 1964, Đào Duy Anh công bố bài viết “Tìm các đèo Khâu Cấp và Nội
Bàng trên đƣờng dùng binh của Trần Hƣng Đạo”, trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử.
Đèo Khâu Cấp và Nội Bàng, là hai địa điểm dụng binh quan trọng của Trần Hƣng
Đạo, trong hai cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên thế kỷ XIII. Tác giả đã
khảo sát thực địa các địa điểm diễn ra những trận chặn đánh quân Mông - Nguyên ở
vùng Lạng Sơn, Bắc Giang. Kết... việc nghiên cứu về vị trí, vai trò của căn cứ Vạn Xuân chƣa đƣợc chú ý.
Để lấp vào những khoảng trống đó, luận án sẽ tập trung đi sâu tìm hiểu những trận
đánh, những sự kiện lịch sử diễn ra tại Vạn Kiếp trong cuộc kháng chiến chống Tống
thế kỷ XI. Từ đó, làm sáng tỏ vai trò và đóng góp của nhân dân Vạn Kiếp trong cuộc
kháng chiến chống Tống thế kỷ XI.
Thứ ba, nếu nhƣ nghiên cứu về Vạn Kiếp trong cuộc kháng chiến chống Tống
thế kỷ X, XI còn ít ỏi và tản mạn, chủ yếu tập trung ở góc độ quân sự, thì nghiên cứu
Vạn Kiếp trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên thế kỷ XIII đã thu hút
đƣợc nhiều nhà nghiên cứu với các công trình nghiên cứu về kinh tế và quân sự. Điển
hình là Nguyễn Thị Phƣơng Chi trong công trình “Thái ấp điền trang thời Trần (thế
kỷ XIII - XIV)”, căn cứ vào tƣ liệu khảo cổ học, tƣ liệu điền dã đã dựng lên diện mạo
thái ấp Vạn Kiếp với các hoạt động đa dạng về kinh tế nhƣ trồng trọt, đánh bắt cá,
23
đóng thuyền, sản xuất thuốc nam.... Một vấn đề nổi bật trong hoạt động kinh tế của
thái ấp Vạn Kiếp là nghề làm gốm, về nội dung này Hà Văn Cẩn cũng góp thêm tiếng
nói của mình trong luận án tiến sĩ chuyên ngành Khảo cổ học “Các trung tâm sản
xuất gốm sứ cổ ở Hải Dương”. Qua kết quả khai quật khảo cổ học ở Xóm Hống, tác
giả cho rằng đây là một trong những trung sản xuất gốm sứ niên đại thời Trần sớm
nhất ở Hải Dƣơng, có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế của thái ấp Vạn Kiếp.
Bên cạnh đó, nhiều công trình nghiên cứu về chiến trƣờng Vạn Kiếp, các trận đánh
diễn ra trên phòng tuyến Vạn Kiếp - Bình Than... Tuy nhiên, khi nghiên cứu về thái ấp
Vạn Kiếp, các tác giả mới chỉ đề cập đến các hoạt động làm gốm, đóng thuyền, sản
xuất thuốc nam ở khu vực trung tâm của hƣơng Vạn Kiếp thời Trần (thuộc hai làng
Vạn Yên và Dƣợc Sơn, xã Hƣng Đạo ngày nay), mà chƣa xác định đầy đủ quy mô của
thái ấp Vạn Kiếp với những khu vực liên quan đến sản xuất, chăn nuôi nằm ở chân
dãy núi Huyền Đinh thuộc xã Lê Lợi, Bắc An (Chí Linh, Hải Dƣơng), Cẩm Lý, Đan
Hội (Lục Nam, Bắc Giang). Nghiên cứu Vạn Kiếp với tƣ cách là đại bản doanh của
Quốc công tiết chế trong cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên cuối thế kỷ XIII
cũng chƣa đƣợc đề cập trong các công trình nghiên cứu. Mặc dù ở Vạn Kiếp vẫn còn
dấu tích của hệ thống căn cứ hậu cần, khu vực luyện quân, hệ thống thành lũy, kho
tàng phục vụ kháng chiến... Đây là những nội dung luận án sẽ tiếp tục đi sâu nghiên
cứu, tìm hiểu với hy vọng sẽ giải đáp thấu đáo hơn vấn đề quan trọng này.
Thứ tư, Vạn Kiếp là một vị trí quân sự chiến lƣợc quan trọng bậc nhất trong
việc bảo vệ kinh đô Thăng Long, nơi diễn ra những trận quyết chiến giữa quân ta và
quân giặc, nhƣng việc nghiên cứu đặc điểm, vai trò của Vạn Kiếp trong lịch sử chống
ngoại xâm từ thế kỷ X đến thế kỷ XIII, so sánh Vạn Kiếp với các căn cứ quân sự khác
nhƣ Hoa Lƣ, Trƣờng Yên (Ninh Bình), Thiên Trƣờng (Nam Định)... Từ đó, rút ra
những bài học kinh nghiệm có thể vận dụng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc hiện nay, là những nội dung mà các công trình đi trƣớc chƣa đặt vấn đề nghiên
cứu. Luận án sẽ tiếp tục đi sâu nghiên cứu những nội dung này, với hy vọng sẽ giải
đáp thấu đáo hơn những vấn đề quan trọng nêu trên.
24
Chƣơng 2
VẠN KIẾP TRONG KHÁNG CHIẾN
CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƢỢC THẾ KỶ X VÀ XI
2.1. Vị trí địa lý khu vực Vạn Kiếp trong lịch sử
Vạn Kiếp (萬 刧)là tên gọi vùng đất nằm ở phía Tây Bắc thị xã Chí Linh, tỉnh
Hải Dƣơng hiện nay. Tiếng Việt “Vạn” là chỉ một cộng đồng tụ cƣ của các thuyền
chài, dân chài; “Kiếp” là tên của bến sông đó. Điều này phù hợp với từ nguyên của
chữ Kiếp Bạc. Bạc (泊) theo sách “Hán Việt từ điển” của Đào Duy Anh là ghé vào,
(nơi) thuyền ghé bến. Hiện nay, ở vùng này còn có làng Vạn Yên bên tả ngạn, đối
diện bên hữu ngạn sông Thƣơng là làng Bến (huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang)1.
Tên gọi Vạn Kiếp xuất hiện đầu tiên trong bài thơ “An Nam tức sự” viết năm
1293 của Trần Phu (sứ thần nhà Nguyên). Trong tác phẩm này, Trần Phu cho biết,
Vạn Kiếp thời thuộc Hán (111 T.CN - 541) mang tên Lãng Bạc. Dƣời thời đô hộ của
nhà Đƣờng (622 - 905) Lãng Bạc đổi tên là Lãng Châu của đất quận Giao Chỉ. Theo
nhƣ các sách “Thủy kinh chú” và “Hậu Hán thư” mô tả, Lãng Bạc là vùng gò đất cao
nổi lên giữa vùng đồng trũng ngập lụt [64, tr. 368]. Thời Lý (1010 - 1225), Trần (1225
- 1400) gọi là hƣơng Vạn Kiếp thuộc huyện Phƣợng Sơn, châu Lạng Giang, lộ Bắc
1 Cũng có ngƣời cho rằng Vạn Kiếp là một khái niệm Phật giáo (kiếp trƣớc, kiếp sau). Trong
sách “Phật thuyết A Di Đà thiển dịch” bài Khai kinh kệ có nhắc đến Vạn Kiếp:
“Vô thƣợng thậm thâm vi diệu pháp,
Bách thiên Vạn Kiếp nan tao ngộ” [223, tr. 2]
Cũng theo sách “Hán Việt từ điển” của Đào Duy Anh thì Vạn Kiếp: dịch là “muôn đời” [2,
tr.533], Kiếp là theo thời vận, bến đỗ thuyền theo thời vận [2, tr. 542]
25
Giang thƣợng. Đã có nhiều nghiên cứu về cấp hành chính “Hƣơng” trong lịch sử. Căn
cứ vào ghi chép trong chính sử cùng tƣ liệu minh chuông và bi ký, nhiều nhà nghiên
cứu cho rằng cấp chính quyền hƣơng sau cấp lộ (hay phủ) mà lộ hay phủ là cấp chính
quyền địa phƣơng cao nhất. Cấp hƣơng thời Trần có thể gần tƣơng đƣơng với cấp
huyện thời sau1. Kết hợp các nguồn tài liệu, thƣ tịch với các di tích, địa danh hiện còn,
chúng tôi cho rằng hƣơng Vạn Kiếp thời Lý, Trần là vùng đất rộng lớn, tƣơng ứng với
phần lớn đất đai thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dƣơng và các xã Cẩm Lý, Đan Hội, Vũ Xá,
huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang hiện nay. Trong đó trung tâm của Vạn Kiếp thời Trần
là các xã, phƣờng: Phả Lại, Cổ Thành, Nhân Huệ, Hƣng Đạo, Lê Lợi, Cộng Hòa, Bắc
An, Hoàng Tân, Bến Tắm, Hoàng Hoa Thám, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dƣơng.
Thời Lê, Vạn Kiếp thuộc huyện Phƣợng Nhỡn, phủ Lạng Giang, trấn Kinh Bắc.
Thời Nguyễn, Vạn Kiếp đổi thành Vạn Yên. Từ năm Minh Mệnh thứ 3 (1822) trở đi,
Vạn Yên thuộc tổng Kham Điền (sau đổi là Trạm Điền), huyện Phƣợng Nhỡn, trấn
Bắc Ninh. Đến những năm cuối thập kỷ 80, sang đầu thập kỷ 90 thế kỷ XIX, xã Vạn
Yên thuộc huyện Lục Ngạn, phủ Lạng Giang. Sang đầu thế kỷ XX, Vạn Kiếp đƣợc gọi
là Kiếp Bạc do ghép tên Nôm hai làng: Vạn Yên (làng Kiếp), tổng Trạm Điền và Dƣợc
Sơn (làng Bạc), tổng Chi Ngại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dƣơng. Hiện nay, Vạn Kiếp
thuộc xã Hƣng Đạo, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dƣơng. Nhƣ vậy, trong lịch sử Vạn Kiếp đã
nhiều lần thay đổi địa giới hành chính. Qua các nguồn tƣ liệu địa lý lịch sử, dấu tích các
địa danh hiện còn, giai đoạn từ thế kỷ X đến thế kỷ XIII, Vạn Kiếp là vùng đất rộng lớn,
không nhỏ hẹp nhƣ địa danh hành chính hiện nay.
Về địa lý, Vạn Kiếp là vùng đất khá hiểm trở với đầy đủ các dạng địa hình, nhƣ
có núi, có sông và nhiều giải đồng ruộng nhỏ hẹp ở các thung lũng ven đồi.
Núi ở Vạn Kiếp là dãy núi cuối cùng về phía Tây Bắc của hệ thống cánh cung
Đông Triều từ Quảng Ninh đổ về. Núi Yên Tử chạy gần tới Kiếp Bạc thì toả thành hai
dãy song song là dãy Côn Sơn ở phía Bắc và dãy Phƣợng Hoàng ở phía Nam. Dãy
Côn Sơn càng gần tới Vạn Kiếp thì càng thấp dần tạo thành nhiều quả đồi nhỏ nằm rải
rác ở thung lũng phía Đông Bắc Vạn Kiếp. Trái lại, dãy núi Phƣợng Hoàng chạy gần
1 Về vấn đề này xem thêm Nguyễn Thị Phƣơng Chi (2007), Tìm hiểu quy mô thái ấp thời Trần,
NCLS, số 5, tr. 51 - 54.
26
tới phía Nam Vạn Kiếp thì càng cao dần lên, các ngọn núi lại liên kết với nhau làm
thành một bức tƣờng tự nhiên đồ sộ ngăn cách vùng đồng bằng của thị xã Chí Linh
(nơi có quốc lộ 18 chạy ngang qua) với vùng núi Côn Sơn và phần Đông Bắc của khu
vực Kiếp Bạc. Núi ở Vạn Kiếp độ cao trung bình 80 - 100m, nhƣng liền dải thành
nhiều hình vòng cung chạy nhô ra tận bờ sông Lục Đầu tạo ra một địa thế hiểm trở.
Thế kỷ XIII, trong sách “An Nam chí lược” do Lê Tắc biên soạn, phần ghi chép về
các ngọn núi có ghi: “Núi Vạn Kiếp: trở mặt ra một con sông lớn, sau lưng có núi
muôn trùng, rừng rậm tre cao, dưới nước trên cầu, phong cảnh rất đẹp. Hưng Đạo
vương đã từng ở nơi này” [118, tr. 61]. Vạn Kiếp có núi Rồng hình tay ngai, bao bọc
những thung lũng của sông Thƣơng ăn sâu vào hẻm núi, có thể tập kết hàng nghìn
chiến thuyền trƣớc khi xông trận. Trên các đỉnh núi có thể quan sát một vùng sông
nƣớc, làng mạc bao la, tạo thế chủ động cho quân sĩ khi tiến cũng nhƣ lui. Phía Bắc có
hệ thống núi rừng trùng điệp, nơi có thể giấu hàng vạn quân, lập căn cứ an toàn; phía
Nam có làng mạc trù phú, lắm của nhiều ngƣời là nguồn cung cấp nhân tài vật lực to
lớn cho chiến tranh.
Vạn Kiếp hiểm yếu không phải chỉ có núi đồi trùng điệp, mà còn có sông nƣớc
mênh mông toả đi nhiều nơi. Sông Lục Đầu là đoạn sông từ Ngã ba Nhãn tới Ngã ba
Lâu Khê dài khoảng 10km, gồm 6 nhánh sông hợp thành: Sông Lục Nam, sông
Thƣơng, sông Cầu, sông Đuống, sông Thái Bình, sông Kinh Thầy. Đây là nơi giáp ranh
của 3 tỉnh Hải Dƣơng, Bắc Giang và Bắc Ninh, là vị trí quân sự chiến lƣợc quan trọng
bảo vệ đại bản doanh Vạn Kiếp, nơi đây không những đã diễn ra hội nghị vƣơng hầu
bách quan bàn kế sách đánh phòng của nhà Trần, mà còn diễn ra nhiều trận thuỷ chiến
dữ dội giữa quân ta và quân giặc. Nguyễn Trãi trong sách “Dư địa chí” viết năm 1435,
cho biết: “Lục Đầu là tên sông, do sáu con sông hợp nguồn lại, nên gọi là Lục Đầu”
[175, tr. 128]. Vũ Phƣơng Đề trong tác phẩm “Công dư tiệp ký” viết năm 1755, mục
Núi sông chép rằng: “Sông Lục Đầu ở huyện Chí Linh, giáp các huyện Phượng Nhãn,
Yên Dũng, Quế Dương và Gia Định. Một chi từ sông Phượng Nhãn đi xuống, một chi từ
sông Xương Giang đi tới, hội lại thành ngã ba sông, một chi từ sông Như Nguyệt đi
xuống. Một chi từ sông Tam Giang đi lại gặp nhau ở sông Bình Than. Sông này trong
sạch, nước thơm ngon người ta gọi là nước Bình Than. Các ngọn sông hội lại ở sông
Triều Dương làm ra một khúc sông rất rộng lớn. Ở đấy lại chia thành hai chi: Một chi
27
chảy đến bến đò Bàn Khê rồi đi về phía Nam, một chi chảy đến vũng Trần Xá rồi đi về
phía Đông. Tất cả 6 chi ấy làm thành sông Lục Đầu” [42, tr. 319]. Sách “Đại Nam nhất
thống chí” của Quốc sử quán triều Nguyễn chép rõ hơn: “Sông Lục Đầu cách huyện
Chí Linh 14 dặm về phía Nam, bên tả thuộc địa phận xã Phao Sơn trong huyện, bên
hữu thuộc xã Phả Lại huyện Quế Dương, tỉnh Bắc Ninh, ở chỗ giáp giới tỉnh Đông và
tỉnh Bắc. Sông này một chi từ Phượng Nhỡn tỉnh Bắc Ninh chảy đến, một chi từ sông
Thiên Đức chảy đến, một chi từ sông Nguyệt Đức chảy đến, một chi từ sông Nhật Đức
chảy đến, họp nhau ở Bình Than. Đến xã Lý Dương, xưa gọi là vụng Lão Nhạn, thế
nước mênh mông lại chia làm 2 chi, một chi từ bến đò Lâu Khê mà chảy về Nam, một
chi từ sông Linh Hội mà chảy về Đông, ấy là sông Lục Đầu; bãi giữa sông gọi là bãi
Đại Than, hai chi phân tán ra nhiều ngả dọc ngang chằng chịt ở địa phận hai phủ Kinh
Môn và Nam Sách rồi đổ ra biển [100, tr. 380].
Ngày nay sông Lục Đầu từ thƣợng lƣu xuống thứ tự các nhánh nhƣ sau:
- Nhánh thứ nhất là sông Lục Nam (còn gọi là sông Minh Đức), là một phụ lƣu
của hệ thống sông Thái Bình, chảy qua hai tỉnh Lạng Sơn và Bắc Giang. Sông bắt
nguồn từ độ cao khoảng 700 m trên vùng núi Kham thuộc địa phận huyện Đình Lập
(Lạng Sơn) theo hƣớng Tây Nam chảy qua các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam
(thuộc tỉnh Bắc Giang) và kết thúc tại địa phận xã Đan Hội (huyện Lục Nam) và xã
Trí Yên (huyện Yên Dũng) sau khi giao nhau với sông Thƣơng từ hƣớng Tây Bắc
chảy tới tại Ngã ba Nhãn (cách Phả Lại 10 km). Tổng chiều dài của sông gần 200 km.
Tổng diện tích lƣu vực của sông Lục Nam vào khoảng 3.070 km², độ cao bình quân
lƣu vực là 207 m, độ dốc bình quân lƣu vực là 16,5%, lƣu lƣợng trung bình 42,3m3/s.
Khoảng 45 km cuối hạ lƣu (từ thị trấn Chũ đến Ngã ba Nhãn), sông rộng thuận tiện
cho giao thông đƣờng thủy.
- Nhánh thứ hai là sông Thƣơng hay sông Nhật Đức (xƣa còn gọi là sông Nam
Bình, sông Lạng Giang, sông Long Nhỡn), trong sách “Sử học bị khảo” của Đặng
Xuân Bảng chép: “Sông này có hai nguồn: một nguồn từ khe núi Châu Ôn tỉnh Lạng
Sơn, chảy vào huyện Hữu Lũng, tỉnh Bắc Ninh gọi là sông Hóa, đến xã Chiêu Tuấn.
Một dòng từ khe núi huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên chảy theo hướng Nam cũng vào
huyện Hữu Lũng, tỉnh Bắc Ninh, gọi là sông Hòa, đến ngã ba Châu Tuấn [đến phá Nà
Hoa] hợp với sông Hóa làm một, chảy qua các huyện Bảo Lộc, Yên Thế, gọi là sông
28
Thọ Xương, chảy đến huyện Phượng Nhãn, gọi là sông Phượng Nhãn. Lại có một dòng
từ khe núi huyện An Bác chảy theo hướng Đông Bắc, đến huyện Lục Ngạn, gọi là sông
Thủ Dương, đến huyện Bảo Lộc gọi là sông Trụ Hựu, rồi chảy ngoặt theo hướng Đông
Nam lại vào huyện Lục Ngạn, gọi là sông Tứ Bình Sơn vào địa giới huyện Phượng
Nhãn, thì hợp với sông Phượng Nhãn rồi chảy vào sông Phao Giang tỉnh Hải Dương”
[9, tr. 178].
Sông Thƣơng là một sông lớn ở địa phận các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải
Dƣơng và là một chi lƣu của sông Thái Bình. Sông Thƣơng bắt nguồn từ dãy núi Na
Pa Phƣớc, làng Man, xã Vân Thuỷ, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, chảy trong máng
trũng Mai Sao - Chi Lăng và chảy vào địa phận tỉnh Bắc Giang. Sông chảy qua các
huyện Lạng Giang, Yên Thế, Tân Yên, thành phố Bắc Giang và huyện Yên Dũng hợp
lƣu với sông Lục Nam tại Ngã ba Nhạn. Đây là nơi giáp ranh của thôn Cầu, xã Đức
Giang, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang (ở hữu ngạn - phía Tây); thôn Trạm Điền, xã
Hƣng Đạo, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dƣơng (ở tả ngạn - phía Đông) và xã Trí Yên,
huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang (ở phía Bắc), điểm cuối là khu dân cƣ Phao Sơn,
phƣờng Phả Lại, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dƣơng, hợp lƣu với sông Cầu (Ngã ba Lác),
rồi tạo thành sông Thái Bình tại chính Ngã ba Lác.
Sông Thƣơng có chiều dài 157 km, diện tích lƣu vực: 6.640 km², lƣu lƣợng
trung bình 46,5m3/s.
- Nhánh thứ ba là sông Cầu, còn gọi là sông Nhƣ Nguyệt, sông Thị Cầu, sông
Nguyệt Đức (xƣa kia còn có tên là sông Vũ Bình):“Sông này có hai nguồn: Một
nguồn từ phía Bắc núi Án Đĩnh, châu Bạch Thông, tỉnh Thái Nguyên, gọi là sông
Đồng Mỗ, chảy theo huyện Cảm Hóa, Châu Định xuống huyện Phú Lương. Đến huyện
Đồng Hỷ thì có sông Công bắt đầu từ núi Án Đĩnh chảy từ phía Đông Nam đến nhập
vào. Lại chảy theo hướng Đông Nam, qua huyện Tư Nông, vào huyện Hiệp Hòa, tỉnh
Bắc Ninh, đến ngã ba Hương Ninh thì có sông Phù Lỗ từ Nhị Hà chia ra, qua các
huyện An Lạc, An Lăng tỉnh Sơn Tây, xuống huyện Kim Anh tỉnh Bắc Ninh nhập vào,
lại chảy xuôi xuống Ngã ba Sà huyện Thiên Phúc. Một nguồn từ núi Lục Dã, Châu
Định tỉnh Thái Nguyên chảy theo hướng Đông Nam gọi là sông Mão, qua các huyện
Văn Lãng, Đại Từ, Phổ Yên vào huyện Thiên Phúc tỉnh Bắc Ninh, đến Ngã ba Sà hợp
với sông Đồng Mỗ, thế là sông Nguyệt Đức. Lại chảy qua các huyện Hiệp Hòa, Yên
29
Phòng, Việt Yên, Võ Giàng đến huyện Quế Dương gọi là sông Phả Lại, hợp với sông
Nhật Đức chảy vào Phao Giang tỉnh Hải Dương” [9, tr. 177, 178].
Sông Cầu với chiều dài 290 km là con sông quan trọng nhất trong hệ thống
sông Thái Bình. Lƣu vực sông Cầu là một trong những lƣu vực sông lớn ở Việt Nam,
có vị trí địa lý đặc biệt, đa dạng và phong phú về tài nguyên cũng nhƣ về lịch sử phát
triển kinh tế - xã hội của các tỉnh nằm trong lƣu vực của nó.
- Nhánh thứ tƣ là sông Đuống, tên chữ gọi là sông Thiên Đức hay Thiên Đức
Giang: “Sông Thiên Đức từ Nhị Hà chia ra, chảy theo hướng Đông qua huyện Đông
Ngàn, Gia Lâm đến Siêu Loại còn gọi là sông Đông Hồ, lại chảy theo hướng Nam
xuống huyện Quế Dương, đến huyện Gia Bình gọi là sông Đại Than, hợp với hai dòng
sông Nhật Đức, Nguyệt Đức chảy vào Phao Giang tỉnh Hải Dương” [9, tr. 177].
Sông Đuống dài 68 km, nối sông Hồng với sông Thái Bình. Điểm đầu từ Ngã
ba Dâu (xã Xuân Canh, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội). Điểm cuối là Ngã ba
Mỹ Lộc (xã Trung Kênh, huyện Lƣơng Tài, tỉnh Bắc Ninh). Về tổng thể sông Đuống
chảy theo hƣớng Tây - Đông. Sông Đuống là một phân lƣu của sông Hồng, trƣớc đây
chỉ là một dòng sông nhỏ, do cửa nối với sông Hồng bị cát bồi cao nên chỉ khi sông
Hồng có lũ lớn mới tràn qua đƣợc. Sông Đuống là đƣờng giao thông thuỷ nối cảng
Hải Phòng với Hà Nội và các tỉnh ở phía Bắc Việt Nam.
- Nhánh thứ năm là sông Thái Bình: là một con sông lớn trong hệ thống sông ở
miền Bắc Việt Nam, cùng với hệ thống sông Hồng là 2 hệ thống sông chính của Đồng
bằng sông Hồng. Sông Thái Bình là tên gọi của hai đoạn sông chính trong hệ thống
sông Thái Bình.
Sông Thái Bình hiện chia thành 2 đoạn: thƣợng lƣu và hạ lƣu, 2 đoạn này nối với
nhau bằng một dòng chảy hẹp, nhỏ hơn rất nhiều so với các đoạn khác và các phƣơng tiện
giao thông thƣờng phải “đi nhờ” một đoạn sông theo 2 lộ trình sau đây:
Sông Thái Bình - sông Mía - sông Văn Úc - sông Mới - sông Thái Bình.
Sông Thái Bình - sông Cầu Xe - sông Luộc - sông Thái Bình.
Đoạn sông ở phía thƣợng lƣu có chiều dài khoảng 64 km đƣợc bắt đầu từ nơi
hợp lƣu của hai con sông Cầu và sông Thƣơng (còn có tên gọi là Ngã ba Lác, gần
cầu Phả Lại tại địa phận 3 xã, phƣờng Đồng Phúc, Yên Dũng, Bắc Giang; xã Đức
Long, Quế Võ, Bắc Ninh và phƣờng Phả Lại, Chí Linh, Hải Dƣơng). Qua cầu Phả
30
Lại, sông Thái Bình chảy ngoằn ngoèo theo hƣớng Bắc - Nam, đi qua và làm ranh
giới tự nhiên giữa tỉnh Bắc Ninh và thị xã Chí Linh, huyện Nam Sách của tỉnh Hải
Dƣơng. Từ địa phận xã Minh Tân (huyện Nam Sách) đổi hƣớng chảy theo hƣớng
Tây - Đông. Tới xã Nam Đồng thuộc thành phố Hải Dƣơng sông đổi hƣớng chảy
theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam. Tại địa phận thành phố Hải Dƣơng, nó nhận thêm
nƣớc của sông Sặt và sau đó tại Ngã ba Mũi Gƣơm, nó nhận nƣớc từ sông Gùa (dài
khoảng 4 km, nối sông Thái Bình với sông Văn Úc). Đoạn này của sông Thái Bình
kết thúc tại Ngã ba Mía (ranh giới giữa bốn xã Vĩnh Lập (huyện Thanh Hà), An
Thanh, Quang Trung (huyện Tứ Kỳ), Đại Thắng (huyện Tiên Lãng, Hải Phòng). Tại
đây nó gặp sông Mía (tên gọi của đoạn sông dài khoảng 3 km nối sông Thái Bình
với sông Văn Úc) và sông Cầu Xe.
Đoạn sông ở phía hạ lƣu cũng có tên gọi là Thái Bình, dài 36 km, đƣợc bắt đầu
từ Quý Cao, điểm tiếp giáp của xã Giang Biên (huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng) với các
xã Quang Trung, Nguyên Giáp (huyện Tứ Kỳ, Hải Dƣơng), nơi đƣợc tính là điểm cuối
của sông Luộc. Sông chảy theo hƣớng Tây - Đông khoảng 3 km để nhận thêm nƣớc
của sông Kênh Khê (đoạn sông dài khoảng 3 km nối sông Thái Bình với sông Văn
Úc), đổi hƣớng thành Bắc - Nam, đến địa phận xã Kiến Thiết (Tiên Lãng) uốn vòng
cung đổi hƣớng chảy sang hƣớng Tây Bắc - Đông Nam và đổ ra Biển Đông tại cửa
Thái Bình. Cách cửa sông khoảng 7 km nó tiếp nhận nƣớc từ sông Hóa. Đoạn sông
Thái Bình thứ hai này có chiều dài khoảng 36 km và làm ranh giới tự nhiên giữa các
huyện Tiên Lãng và Vĩnh Bảo, giữa huyện Tiên Lãng và một phần Đông Bắc của
huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
- Nhánh thứ sáu là sông Kinh Thầy, nối thông sông Thái Bình với các nhánh
(chi lƣu) vùng Đông Bắc, có chiều dài 44,5 km. Dòng sông có chiều rộng từ 100m -
200m. Sông Kinh Thầy bắt đầu từ Ngã ba Lâu Khê. Sông Kinh Thầy mới có tên trên
bản đồ từ thế kỷ XX, trƣớc đó là tên 3 con sông cổ. Đoạn thƣợng lƣu có tên là sông
Lâu Khê, cách ngã ba Lâu Khê 1 - 2 km về phía Đông, thời Trần gọi là Trần Xá Loan,
tức vụng Trần Xá. Chữ Hán 灣 (Loan) là vụng, Trần Xá là tên làng ở hữu ngạn, nay
thuộc xã Nam Hƣng, huyện Nam Sách. Sông Lâu Khê chảy đến Mặc Ngạn (Tân Dân,
Chí Linh), rồi đến Ngã ba Kèo chia làm hai nhánh, một nhánh chảy về phía Nam tức
sông Rạng. Sông Rạng chảy qua chi lƣu chừng 3km, lại chia đôi, gọi là Ngã ba Tuần
31
Mây. Nhánh phía Đông gọi là sông Kinh Môn, là ranh giới tự nhiên giữa hai huyện
Kim Thành và Kinh Môn.
Một nhánh đổ về Đông, gọi là sông Thủ Chân, qua Kinh Môn, đến Bến Triều
chia làm hai, nhánh phía Đông gọi là sông Đá Vách, nhánh phía Nam có tên là Sài
Giang chảy sang Thủy Nguyên, Hải Phòng. Tên sông Kinh Thầy chính là tên 3 con
sông nối tiếp nhau: Lâu Khê, Thủ Chân và Sài Giang. Từ nửa cuối thế kỷ XIX mới có
tên là sông Kinh Thầy.
Tại Ngã ba Bến Triều, sông Kinh Thầy chia nƣớc với sông Mạo Khê. Tại Ngã ba
Trại Sơn, sông Kinh Thầy chia thành hai sông nhỏ chiều dài khoảng 9 km mỗi sông, có
tên gọi là sông Phi Liệt (lại đổ vào sông Mạo Khê một lần nữa, tại Ngã ba Bến Đụn, để
tạo thành sông Đá Bạch) và sông Hàn để chảy vào sông Kinh Môn tại Ngã ba Nống, tạo
thành sông Cấm.
Ngoài sáu nhánh sông trên, căn cứ vào bản đồ cổ và sách “Đại Nam nhất thống
chí” của Quốc sử quán triều Nguyễn, sông Lục Đầu còn có ba nhánh sông nhỏ nữa là:
- Sông An Mô, thƣợng nguồn từ núi Thanh Mai (núi Phật Tích) thuộc xã
Hoàng Hoa Thám, thị xã Chí Linh chảy qua Bãi Thảo, Đá Bạc (xã Bắc An); Trung
Quê, Thanh Tảo (xã Lê Lợi); Vạn Yên, Trạm Điền (xã Hƣng Đạo) hợp lƣu với sông
Vang (cánh đồng Vạn Yên) đổ ra sông Lục Đầu ở Phố Vạn, cách đền Kiếp Bạc, xã
Hƣng Đạo, thị xã Chí Linh 1,5km. Sông An Mô đóng vai trò quan trọng về giao thông
trong đại bản doanh Vạn Kiếp thời Trần.
- Sông Ngụ thuộc đất Bắc Ninh từ phía Tây đổ ra sông Lục Đầu phía ở dƣới
thôn Phù Than (Cao Đức, Gia Bình, Bắc Ninh). Cửa sông này đã bị lấp do đắp đê.
- Một nhánh sông cổ thuộc đất Bắc Ninh chảy từ phía Tây về hợp lƣu với sông
Lục Đầu ở phía hạ lƣu, xã An Trú, huyện Lƣơng Tài, tỉnh Bắc Ninh (đây là vùng đất
của huyện Thanh Lâm cũ thuộc tỉnh Hải Dƣơng gồm 15 xã, đến cuối thế kỷ XIX mới
cắt về Bắc Ninh), đối ngạn với Ngã ba Lâu Khê. Con sông cổ này phải chăng là sông
Dâu? Đến nay cũng không còn do đắp đê sông Lục Đầu.
Nhƣ vậy, từ sông Lục Đầu theo đƣờng thuỷ có thể lên Bắc xuống Nam, ra
Biển Đông, về kinh đô Thăng Long và các vùng miền khác ở Đồng bằng Bắc Bộ,
vùng rừng núi biên giới phía Bắc đều rất thuận lợi; ngƣời các vùng Thái Nguyên,
Bắc Cạn, Phú Thọ, Vĩnh Phúc xuôi theo dòng sông Cầu về Vạn Kiếp. Ngƣời ở
32
vùng Lạng Sơn, Tuyên Quang, Bắc Giang theo sông Thƣơng, sông Lục Nam mà
xuống nơi đây. Cùng với nhân dân miền ngƣợc, ngƣời ở các tỉnh Hà Tây (cũ), Hà
Nội, Bắc Ninh theo sông Đuống mà về Vạn Kiếp rất thuận lợi. Dòng sông Đuống
nối liền sông Hồng và sông Lục Đầu, hẳn là đƣờng giao thông quan trọng từ kinh
đô Thăng Long đến Vạn Kiếp, cũng tức là miền Đông Bắc nƣớc ta thời xƣa. Ngƣời
ở Hải Phòng, Quảng Ninh ngƣợc nƣớc Kinh Thầy; ngƣời Thái Bình, Hƣng Yên thì
lênh đênh sông nƣớc theo sông Thái Bình để về Vạn Kiếp.
Về đƣờng bộ, Vạn Kiếp cũng là đầu mối giao thông cổ của hai trục “Thiên Lý”
Bắc Nam và Đông Tây của các triều đại phong kiến.
- Trục đƣờng bộ Bắc Nam: Từ Lạng Sơn qua Chi Lăng, qua cửa ải Xa Lý (Lục
Ngạn, Bắc Giang), qua ải Nội Bàng (Lục Nam, Bắc Giang), qua Vạn Kiếp đến Phả
Lại, rồi về Thăng Long theo đƣờng thuỷ hay đƣờng bộ đều thuận lợi.
- Trục đƣờng bộ Đông Tây: Trƣớc thế kỷ X, con đƣờng này tƣơng đƣơng với
con đƣờng ven biển từ khu vực Quảng Đông tiến vào vùng địa đầu tỉnh Quảng Ninh
rồi bám sát con đƣờng bộ ven biển, ven sông tiến vào Đông Triều, Phả Lại, Luy Lâu,
Cổ Loa. Đây là con đƣờng giao thông bộ cổ nhất và gần nhƣ duy nhất nối liền nƣớc ta
với miền Đông Nam Trung Quốc suốt thời Bắc thuộc. Các đạo quân xâm lƣợc nƣớc ta
đều đi lại bằng con đƣờng này. Đến thế kỷ XVIII, trong sách “Niên Phả lục” Phó Đô
Ngự sử Trần Tiến có ghi lại đƣờng kinh lý từ kinh đô Thăng Long qua Phú Thị (Gia
Lâm) về thành Luy Lâu (Dâu) qua các làng cổ: Ngo, Nghe, Ngụ, Triện, Lái, qua bến
đò Đại Than (nay là đƣờng tỉnh 282), sang bến Nhạn Loan (Chí Linh) đến làng Triền
Dƣơng về thành Phao Sơn. Từ thành Phao Sơn lại theo đƣờng “Thiên Lý” qua Chi
Ngại, Vàng Gián (Chí Linh) đến chợ Cột (Đông Triều) ra đất Yên Hƣng và Biển
Đông... Trục đƣờng “Thiên Lý” này tồn tại mãi đến nửa cuối thế kỷ XIX. Sau khi
thực dân Pháp mở đƣờng bộ từ Hà Nội đi Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn (đƣờng số
1) và đƣờng 18 từ thành phố Bắc Ninh đi Quảng Ninh thì đƣờng cổ trên trở thành
đƣờng nội tỉnh.
Về phƣơng diện giao thông, có thể nói đây là những con đƣờng huyết mạch
góp phần quan trọng về giao thƣơng kinh tế, quân sự kiến tạo nên những thành tựu
văn hoá, quân sự dƣới thời đại phong kiến.
33
Vạn Kiếp còn nhƣ một cửa rừng, nơi giao thƣơng lâm, thổ sản từ phía Bắc
xuống; nông, hải sản từ phía Nam lên. Vị trí này góp phần thúc đẩy hoạt động buôn
bán giữa các vùng miền.
Nhƣ vậy, hệ thống núi đồi, sông ngòi cùng với hệ thống giao thông thủy bộ đã
tạo cho Vạn Kiếp trở thành một vị trí quân sự hiểm yếu: “Dựa núi bọc biển, hình thế
vững vàng; núi cao có Yên Tử, Đông Triều, sông lớn có Hàm Giang, Lục Đầu. Mặt
Tây - Nam nội rộng, đất bằng, đường sông như mắc cửi, mặt Đông - Bắc núi cao, biển
rộng, thế rất hiểm trở, việc phòng bị quan hệ rất nhiều” [100, tr. 367], một vùng đất
có vị trí chiến lƣợc quân sự “tiền công, hậu thủ vững chắc”, việc giấu quân, mai phục và
đánh úp đều tiện lợi. Nơi đây, có thể vừa kết hợp xây dựng quân doanh kháng chiến với
xây dựng binh xƣởng, cơ sở sản xuất phục vụ chiến đấu, xây dựng hậu cứ quân sự tại
chỗ mà địch không thể lƣờng.
Với vị trí địa - quân sự quan trọng nhƣ vậy, nên trong các cuộc hành binh xâm
lƣợc của phƣơng Bắc, chúng thƣờng phải đi đƣờng thuỷ vào sông Bạch Đằng, ngƣợc
vào sông Kinh Thầy, tập kết ở Vạn Kiếp, sau đó kết hợp cùng với cánh quân bộ theo
vùng ven biển Đông Bắc, qua Đông Triều (thế kỷ X) hoặc từ Lạng Sơn xuống tạo
thành hai gọng kìm tấn công vào Thăng Long. Khi rút lui, giặc cũng thƣờng tập kết tại
đây trƣớc khi về nƣớc. Vì thế, suốt chiều dài lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta,
Vạn Kiếp luôn có vị trí quân sự cực kỳ quan trọng, là một phòng tuyến chiến lƣợc bảo
vệ cho kinh đô Thăng Long và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đồng bằng châu thổ
Bắc Bộ. Bởi thế, tại đây đã từng diễn ra nhiều trận quyết chiến trong lịch sử chống
ngoại xâm của dân tộc: Thời Thục Phán An Dƣơng Vƣơng, tƣớng Cao Lỗ đã xây
dựng căn cứ quân sự tại sông Bình Giang (sông Lục Đầu) để chống giặc phƣơng Bắc1,
Những năm đầu Công nguyên, khu vực Vạn Kiếp là bãi chiến trƣờng lớn - nơi diễn ra
cuộc chiến giữa nghĩa quân Hai Bà Trƣng với Mã Viện. Đó là mùa hè năm 42, quân
xâm lƣợc nhà Hán do Mã Viện, Đoàn Chí chỉ huy kéo sang xâm lƣợc nƣớc ta. Chúng
chia thành hai đạo quân thuỷ, bộ ngƣợc sông Bạch Đằng, qua sông Kinh Thầy tới
Lãng Bạc (khu vực Lục Đầu Giang) tiến sâu vào Giao Chỉ. Hai Bà Trƣng đã kéo quân
1 Hiện nay ở vùng ven sông Lục Đầu còn đình thờ Cao Lỗ ở Phao Sơn (Phả Lại, Chí Linh), đình
Lý Dƣơng (Cổ Thành, Chí Linh), đình Tiểu Than, đình Phù Than, đình Kênh Than, đình Bình Than,
đình Kênh Phố, đình Mỹ Lộc (Cao Đức, Gia Bình, Bắc Ninh).
34
từ Mê Linh qua Cổ Loa xuống Lãng Bạc đánh quân xâm lƣợc. Cuộc chiến đấu ác liệt
diễn ra ở vùng Lãng Bạc1.
2.2. Vạn Kiếp trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược năm 981
2.2.1. Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược năm 981
Năm 980, lợi dụng tình hình ở Đại Cồ Việt, Hoàng đế Đinh Tiên Hoàng và con bị
ám hại, nhà Tống chuẩn bị chiến tranh xâm lƣợc Đại Cồ Việt. Trƣớc tình hình đó, triều
đình đã tôn Lê Hoàn lên làm vua. Sau khi lên ngôi, Lê Hoàn tiếp tục củng cố triều chính,
hình thành bộ chỉ huy kháng chiến, kén tƣớng luyện quân, triển khai công tác bố phòng.
Cuối năm 980, ba vạn quân Tống theo hai đƣờng thủy, bộ do các tƣớng Hầu
Nhân Bảo và Lƣu Trừng chỉ huy ồ ạt tiến sang xâm lƣợc Đại Cồ Việt: “Hầu Nhân Bảo
và Tôn Toàn Hưng kéo sang Lạng Sơn (Lãng Sơn); Trần Khâm Tộ tiến đến Tây Kết,
Lưu Trừng kéo đến sông Bạch Đằng” [100, tr. 238]. Nhƣ vậy, đạo quân do Hầu Nhân
Bảo và Lƣu Trừng chỉ huy theo đƣờng ven biển quen thuộc từ Khâm Châu men theo
đƣờng thủy ven biển Đông Bắc Đại Cồ Việt tiến về cửa sông Bạch Đằng. Đạo quân do
Tôn Toàn Hƣng, Trần Khâm Tộ chỉ huy từ Ung Châu theo đƣờng bộ ven biển qua châu
Tô Mậu vào Đông Triều đóng ở Hoa Bộ thuộc vùng Đông Bắc huyện Thủy Nguyên,
thành phố Hải Phòng ngày nay. Đó là con đƣờng duy nhất mà trƣớc đây trong suốt thời
kỳ Bắc thuộc, quân xâm lƣợc phƣơng Bắc thƣờng sử dụng để tiến vào nƣớc ta.
Để chặn đứng và đánh bại quân Tống ngay ở vùng địa đầu phía Đông của đất
nƣớc, Lê Hoàn đã bố trí lực lƣợng dọc theo tuyến sông Bạch Đằng, Kinh Thầy kéo dài
cho đến vùng Lục Đầu Giang. Trong đó, nơi tập trung lực lƣợng đông nhất và có vị trí
quan trọng nhất là cửa sông Bạch Đằng, là cửa ngõ yết hầu từ phƣơng Bắc vào nƣớc
ta: “Nước ta khống chế người Bắc, sông này là chỗ cổ họng” [100, tr. 25]. Khu vực
Phả Lại - Lục Đầu Giang là nơi đoàn thuyền chiến của quân Tống từ biển tiến vào và
là nơi tập kết của hai đoàn quân thủy bộ.
1 Tại khu vực ven sông Lục Đầu còn nhiều di tích thờ các vị tƣớng của Hai Bà Trƣng đã minh
chứng điều đó, nhƣ: Đình Đại Lai, (Gia Bình, Bắc Ninh) thờ Lữ Gia, Ngô Lan Đại vƣơng, Tam San
Đại vƣơng - những thuộc tƣớng của Hai Bà Trƣng có công lớn trong việc chặn thuỷ quân Nam Hán ở
cửa sông Đuống. Hay tại đình làng Kỳ Đặc (Văn An, Chí Linh, Hải Dƣơng) thờ ba vị tƣớng của Hai
Bà Trƣng là Chinh, Dƣơng, Uông, có công lớn trong việc chỉ huy trận phục kích đánh tan đạo quân
thuỷ của Mã Viện tại sông Lục Đầu (đoạn chảy qua làng Kỳ Đặc).
35
Trên vùng cửa biển sông Bạch Đằng, học tập kinh nghiệm đánh giặc hơn 40
năm trƣớc của Ngô Quyền, Lê Hoàn đã cho bố trí trận địa cọc ở cửa sông: “Nhà vua
tự làm tướng ra kháng chiến, sai quân sĩ đóng cọc ở sông Bạch Đằng để ngăn cản
địch” [102, tr. 252].
Để trực tiếp chỉ huy quân sĩ đánh giặc, Lê Hoàn đóng bản doanh ở khu vực
Thủy Đƣờng, Núi Đèo (Thủy Nguyên, Hải Phòng), sau đó lại chuyển đến trang Xạ
Sơn (Kinh Môn, Hải Dƣơng) dựng đồn bố trí lực lƣợng chống giặc. Khi đóng quân ở
đây, Lê Hoàn đã nhận thấy khu vực trang Dƣợc Đậu (An Lạc, Chí Linh, Hải Dƣơng)
có nhiều ƣu thế hơn về mặt quân sự và đã lập đại bản doanh ở khu vực Đồng Dinh.
Cuộc chiến đấu đầu tiên diễn ra vào đầu hạ tuần tháng Chạp năm Canh Thìn
(980), thuộc các xã Yên Giang, Hải Yên (Yên Hƣng, Quảng Ninh) và Phục Lễ, Lập Lễ
(Thủy Nguyên, Hải Phòng) ngày nay. Tại đây, quân Đại Cồ Việt đã cắm cọc trên sông
Bạch Đằng, bố trí trận địa đón đánh, kìm chân thủy quân giặc do Hầu Nhân Bảo cầm
đầu. Nhƣng trong trận chiến đấu này, quân ta không ngăn đƣợc bƣớc ti...(1995), Về dòng sông Thiên Đức, trong
sách “Những phát hiện mới về Khảo cổ học năm 1994”, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
[212]. Trần Quốc Vƣợng (1998), Việt Nam cái nhìn địa văn hoá, Nxb Văn hoá
Dân tộc & Tạp chí VHNT, Hà Nội.
[213]. Trần Quốc Vƣợng (2000), Đôi điều cảm nhận về khu di tích Kiếp Bạc,
Xƣa & Nay, số 79.
[214]. Lý Tế Xuyên (2012), Việt điện u linh, Nxb Hồng Bàng, Gia Lai.
[215]. Trƣơng Thị Yến (2012), Hội nghị Bình Than và cuộc kháng chiến chống
xâm lược Nguyên Mông của người dân Bắc Ninh, trong kỷ yếu hội thảo khoa học
“Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá Bình Than - Nguyệt Bàn, xã Cao Đức,
huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh”, tài liệu lƣu tại Viện Sử học.
Chữ Hán
[216]. 至 靈 風 景 (Chí Linh phong cảnh), Ký hiệu Vhv.176, tài liệu Viện
Nghiên cứu Hán Nôm.
[217]. 藥 山 紀 績 全 編 (Dƣợc Sơn kỷ tích toàn biên), Ký hiệu R.1953, tài
liệu Thƣ viện Quốc gia.
[218]. 興 道 王 事 績 略 編 (Hƣng Đạo Vƣơng sự tích lƣợc biên), Ký hiệu
A. 2839, tài liệu Viện Nghiên cứu Hán Nôm.
[219]. 刼 泊 靈 祠 典 昔 (Kiếp Bạc linh từ điển tích), Ký hiệu A.321, tài
liệu Viện Nghiên cứu Hán Nôm.
[220]. 六 南 地 誌 (Lục Nam địa chí), Ký hiệu A.2037, tài liệu Viện Nghiên
cứu Hán Nôm.
[221]. 玉 譜 天 臣 神 位 (Ngọc Phả thiên thần vị), thác bản văn bia kí hiệu
18740 - 18741 tại Thƣ viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm.
[222]. 陳 大 王 平 元 實 錄 (Trần Đại vƣơng bình Nguyên thực lục), Ký
hiệu A.336, tài liệu Viện Nghiên cứu Hán Nôm.
[223]. 佛 說 阿 彌 陀 經 譯 淺 (Phật thuyết A Di Đà thiển dịch), Hòa Dụ
xuất bản xã.
163
PHỤ LỤC
164
PHỤ LỤC 1: THẦN TÍCH, NGỌC PHẢ VÀ HỆ THỐNG DI TÍCH
LIÊN QUAN ĐẾN VẠN KIẾP TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN
CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƢỢC THẾ KỶ X
1. Thần tích, Ngọc phả:
Stt Thần tích/Ngọc phả Nội dung Nơi lƣu giữ
Thần tích - Thần sắc làng Thiện Sự tích hai vị thần là Đông Công Suối Thƣ viện Viện Thông
Đáp, tổng Cam Lâm, huyện Kim Khê Đại vƣơng, húy là Hồng Công, tin khoa học xã hội,
1 Thành, tỉnh Hải Dƣơng. Đoan Trang Thái trƣởng công chúa, húy kí hiệu TT-TS,
là Quế Nƣơng có công âm phù vua Lê FQ4018/IX,8.
Đại Hành đánh quân Tống.
Thần tích - Thần sắc làng Khuê Sự tích bốn vị tƣớng là Sỹ, Nghiêm, Thƣ viện Viện Thông
2 Phƣợng, tổng Phí Gia, huyện Quang, Nam Bang nghĩa tƣớng có công tin khoa học xã hội,
Kim Thành, tỉnh Hải Dƣơng. giúp vua Lê Đại Hành đánh giặc Tống kí hiệu TT-TS,
FQ4018/IX, 34.
Ngọc phả đình Kiên Lao, xã Đại Ghi chép về sự tích đánh giặc Tống thời Đình Kiên Lao, xã Đại
3 Đức, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Tiền Lê của hai vị tƣớng Đào Công Đức, huyện Kim
Dƣơng Hiển, Đào Công Chiêu Thành, tỉnh Hải Dƣơng
Thần tích - Thần sắc làng Nghĩa Ghi chép sự tích vị thần tên là Đôi, âm Thƣ viện Viện Thông
4 Dƣơng, tổng An Lƣơng, phủ Nam phù vua Lê Hoàn đánh Tôn Toàn Hƣng, tin khoa học xã hội,
Sách, tỉnh Hải Dƣơng. Hầu Nhân Bảo đêm 23 tháng 12 kí hiệu TT - TS,
FQ4018/IX, 66.
Thần tích - Thần sắc làng Linh Sự tích hai vị tƣớng Đào Viết Minh, Thƣ viện Viện Thông
5 Khê, tổng An Ninh, phủ Nam Đào Viết Châu, Đô Hồ sơn thần đóng tin khoa học xã hội,
Sách, tỉnh Hải Dƣơng. đồn binh ở trại Khê Khẩu cùng làng kí hiệu TT - TS,
đánh giặc Tống là Quách Tiến FQ4018/IX, 48
Thần tích - Thần sắc làng Vũ Xá, Sự tích tƣớng Vũ Quảng Hộ Tuyên Huệ, Thƣ viện Viện Thông
6 tổng Vũ La, phủ Nam Sách, tỉnh có công đánh giặc Tống thời Tiền Lê tin khoa học xã hội,
Hải Dƣơng. kí hiệu TT-TS,
FQ4018/IX, 6.
Thần tích - Thần sắc làng Nghĩa Ghi chép sự tích hai vị thành hoàng là Thƣ viện Viện Thông
7 Khê, tổng An Lƣơng, phủ Nam Tràng Đôi, Lý Quang có công âm phù tin khoa học xã hội,
Sách, tỉnh Hải Dƣơng. vua Lê Đại Hành đánh Tống. kí hiệu TT-
165
TS,FQ4018/IX, 67.
8 Thần tích - Thần sắc làng Thạch Sự tích đánh giặc của vị thần là Thủ Thƣ viện Viện Thông
Đê, tổng Mạn Đê, phủ Nam Chân Đại vƣơng có công đánh giặc tin khoa học xã hội,
Sách, tỉnh Hải Dƣơng Tống thời Tiền Lê kí hiệu TT-
TS,FQ4018/XV, 34.
Thần tích - Thần sắc làng Tạ Xá, Sự tích 7 vị thành hoàng làng, trong đó Thƣ viện Viện Thông
9 tổng Cao Đôi, phủ Nam sách, có vị Thạch Thành đại vƣơng, Đô tin khoa học xã hội,
tỉnh Hải Dƣơng Thống uy linh đại vƣơng âm phù Lê Đại kí hiệu TT-TS,
Hành đánh giặc Tống. FQ4018/IX, 92.
Thần tích - Thần sắc xã Cập Nội dung nói về sự tích Hoằng Liệt Đại Thƣ viện Viện Thông
10 Nhất, tổng Cập Nhất, huyện vƣơng, Tƣớng Lại Đại vƣơng là các tin khoa học xã hội,
Thanh Hà, tỉnh Hải Dƣơng tƣớng đánh giặc Tống thời Tiền Lê kí hiệu TT - TS,
FQ4018/IX,63.
Thần tích - Thần sắc làng An Nội dung nói về sự tích Đức Thánh Cả Thƣ viện Viện Thông
Lão, tổng Bình Hà, huyện Thanh Trần Trùng Quang, Ngũ Lang Lỗi Hứa tin khoa học xã hội,
11 Hà, tỉnh Hải Dƣơng Cƣ Sĩ đại thần, Già Cả Chƣng Nha đại kí hiệu TT-TS,
thần, Đông Hải Đại vƣơng, Nam Hải đại FQ4018/IX,1.
thần, Già Nuôi Nghĩa Nam Đại vƣơng
có công đánh giặc Tống thời Tiền Lê
Thần tích - Thần sắc thôn Can, Nội dung nói về sự tích Đức thành Thƣ viện Viện Thông
làng Lan Can, tổng Du La, huyện hoàng Khang Phụ Đại vƣơng, An Lâm tin khoa học xã hội,
12 Thanh Hà, tỉnh Hải Dƣơng Đại vƣơng, Hùng Xa Đại vƣơng có công kí hiệu TT-TS,
đáng giặc Tống ở sông Bạch Đằng FQ4018/IX,30.
Thần tích - Thần sắc làng Thống Nội dung nói về sự tích các ngài Đệ Thƣ viện Viện Thông
13 Lĩnh, tổng Lại Xá, huyện Thanh Nhất Xuân, Đệ Nhị Duyên, Đệ Tam tin khoa học xã hội,
Hà, tỉnh Hải Dƣơng Nghiêm, Đệ Tứ Tiến có công bắt đƣợc kí hiệu TT – TS,
36 tƣớng Tống thời Tiền Lê. FQ4018/IX,50.
Thần tích - Thần sắc làng Lạc Nội dung ghi sự tích năm anh em họ Tài liệu Viện Thông
14 Đạo, tổng Đông Đôi, huyện Chí Vƣơng ở Dƣợc Đậu Trang: Thiên Bồng tin khoa học xã hội,
Linh, tỉnh Hải Dƣơng đại tƣớng quân húy Minh, Dƣợc Thánh kí hiệu TT-TS,
linh ứng Đại vƣơng húy Xuân, Anh Vũ FQ4018/IX, 16b.
166
dũng lƣợc Đại vƣơng húy Hồng, Đào
Hoa Trinh Thuận công chúa húy Đào,
Liễu Hoa linh ứng công chúa húy Liễu
giúp Lê Đại Hành đánh Tống
2. Hệ thống di tích:
Stt Tên di tích Địa điểm Nhân vật đƣợc thờ
1 Đền Cao Xã An Lạc, Thờ tƣớng Vƣơng Đức Minh có
Thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dƣơng công đánh giặc Tống thời Tiền Lê
2 Đền Bến Cả Xã An Lạc, Thờ tƣớng Vƣơng Đức Hồng có
Thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dƣơng công đánh giặc Tống thời Tiền Lê
3 Đền Bến Tràng Xã An Lạc, Thờ tƣớng Vƣơng Đức Xuân có
Thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dƣơng công đánh giặc Tống thời Tiền Lê
4 Đền Cả Xã An Lạc, Thờ nữ tƣớng Vƣơng Thị Hồng,
Thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dƣơng Vƣơng Thị Liễu có công đánh giặc
Tống thời Tiền Lê
5 Đền thờ Xã An Lạc, Thờ vua Lê Đại Hành
vua Lê Đại Hành Thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dƣơng
6 Đình Vũ Xá Xã Ái Quốc, Thờ Vũ Hoằng, Vũ Huệ, Vũ Động
Tp. Hải Dƣơng, tỉnh Hải Dƣơng có công đánh giặc Tống thời Tiền Lê
7 Đình Mạc Động Xã Liên Mạc, Thờ vua Lê Đại Hành
Huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dƣơng
8 Đình An Lão Xã Thanh Khê, Thờ Đức Thánh Cả Trần Trùng
Huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dƣơng Quang và 6 vị thiên thần có công
đánh giặc Tống thời Tiền Lê
9 Đình Mạn Đê Xã Nam Trung, Thờ Thủ Chân Đại vƣơng có công
Huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dƣơng đánh giặc Tống thời Tiền Lê
10 Đình Linh Khê Xã Thanh Quang, Thờ hai vị tƣớng Đào Viết Minh,
Huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dƣơng Đào Viết Châu, có công đánh giặc
Tống là Quách Tiến
11 Đền Lạc Xá Xã Quế Tân, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh Thờ Vua Bà húy Tiểu Đồng Tiên
có công giúp vua Lê Hoàn đánh
167
quân Tống
12 Đình Đông Du Xã Cách Bi, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh Thờ thành hoàng là Nguyễn Gia
Uy - vị tƣớng có công đánh Tống
thời Tiền Lê, đƣợc vua phong
Công Minh, Phúc Minh, Cƣ Sĩ
Linh Ứng đại vƣơng
13 Đình Đốc Hậu Xã Toàn Thắng, huyện Tiên Lãng, Thờ năm anh em họ Đặng là
thành phố Hải Phòng XUÂN, TRUNG, THỌ, TUẤN,
NGHIÊM ở trang Đốc Kính, lập
nhiều chiến công đánh quân
Tống trên sông Bạch Đằng và
trận đánh trại Bàng Châu.
168
PHỤ LỤC 2 : THẦN TÍCH, VĂN BIA VÀ HỆ THỐNG DI TÍCH
LIÊN QUAN ĐẾN VẠN KIẾP TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN
CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƢỢC THẾ KỶ XI
1. Thần tích, văn bia
Stt Thần tích/Văn bia Nội dung Nơi lƣu giữ
1 Thần tích - Thần sắc làng Kỳ Côi, Ghi sự tích các vị tƣớng là Thƣ viện Viện Thông tin
tổng Nại Xuyên, huyện Kim Thành, Nguyễn Công Hoằng, Nguyễn khoa học xã hội, kí hiệu
tỉnh Hải Dƣơng. Công Quảng, Nguyễn Bà Da, TT-TS, FQ4018/IX,27.
Thổ Kỳ Đức có công giúp Lý
Thƣờng Kiệt đánh giặc Tống
2 Thần tích - Thần sắc làng Tạ Xá, Sự tích 7 vị thành hoàng, trong Thƣ viện Viện Thông tin
tổng Cao Đôi, phủ Nam Sách, tỉnh đó có Phật Minh công chúa âm khoa học xã hội, kí hiệu
Hải Dƣơng phù Lý Thƣờng Kiệt đánh giặc TT-TS, FQ4018/IX, 92.
Tống
3 Thần tích - Thần sắc làng Cao Đôi, Nói về sự tích thành hoàng làng Thƣ viện Viện Thông tin
tổng Cao Đôi, phủ Nam sách, tỉnh Tạ Cao Cách đóng quân ở trại khoa học xã hội, kí hiệu
Hải Dƣơng Cao Đôi đánh giặc Quách Qùy TT-TS, FQ4018/IX, 92.
4 Văn bia “Thần tích bia ký” Nói về sự tích đánh giặc Tống Văn bia dựng năm 1867,
của các tƣớng Cao Hiển cùng hai tại đình thôn Chí Linh, xã
anh em Phạm Cƣờng, Phạm Uy Nhân Huệ, thị xã Chí
ngƣời ở Ba Gia trang đánh giặc Linh, tỉnh Hải Dƣơng
Tống trên sông Bình Than
2. Hệ thống di tích:
Stt Tên di tích Địa điểm Nhân vật đƣợc thờ
1 Đình Lũ Phú Xã Xuân Phú, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang Thờ tƣớng quân Vũ Thành đánh
Tống năm 1077
2 Đình Xạ Sơn Xã Quang Trung, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dƣơng Thờ Đào Thành, Phạm Minh,
Nguyễn Thiết, Vũ Oai có công
giúp vua Lý đánh giặc Tống
3 Đình Dƣỡng Thái Xã Phúc Thành A, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dƣơng Thờ Nguyễn Thụy Hƣờng có
công giúp vua Lý đánh giặc
169
Tống ở thế kỷ XI.
4 Miếu Ngọc Tân Xã Hƣng Đạo, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dƣơng Thờ tƣớng Vũ Thành Vƣơng có
công đánh giặc Tống năm 1077
5 Đình Phƣợng Sơn Xã Hƣng Đạo, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dƣơng Thờ tƣớng Vũ Thành Vƣơng có
công đánh giặc Tống năm 1077
6 Miếu xóm Hống Xã Hƣng Đạo, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dƣơng Thờ tƣớng Cao Sơn có công
đánh giặc Tống năm 1077
6 Đình Chí Linh Xã Nhân Huệ, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dƣơng Thờ tƣớng Cao Sơn có công
đánh giặc Tống năm 1077
7 Đình Phao Tân Xã Cổ Thành, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dƣơng Thờ tƣớng Cao Sơn có công
đánh giặc Tống năm 1077
8 Nghè Bồ Đề Xã Hƣng Đạo, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dƣơng Thờ tƣớng Vũ Thành Vƣơng có
công đánh giặc Tống năm 1077
9 Đình Hữu Lộc Phƣờng Văn An, thị xã Chí Linh, Hải Dƣơng Thờ Đức Vua Bà có công giúp
nhà Lý đánh giặc Tống
10 Đình Cách Bi Xã Cách Bi, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh Thờ Đức Thánh Linh Lang
(Hoằng Chân), danh tƣớng danh
tƣớng triều Lý đã lãnh đạo đội
quân thủy chiến chống quân
Tống xâm lƣợc trên chiến tuyến
Nhƣ Nguyệt thế kỷ XI.
170
PHỤ LỤC 3: THẦN TÍCH, NGỌC PHẢ, VĂN BIA VÀ HỆ THỐNG DI TÍCH
LIÊN QUAN ĐẾN VẠN KIẾP TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG
QUÂN MÔNG - NGUYÊN XÂM LƢỢC THẾ KỶ XIII
1. Thần tích, ngọc phả và văn bia:
Stt Thần tích/Văn bia Nội dung Nơi lƣu giữ
1 Thần tích - Thần sắc làng Viên Chử, Nội dung cho biết đình làng Thƣ viện Viện Thông tin
tổng Phù Tải, huyện Kim Thành, tỉnh thờ thành hoàng làng là khoa học xã hội, kí hiệu
Hải Dƣơng. Nguyễn Bạch ngƣời bản trang, TT-TS, FQ4018/IX, 25.
có công giúp vua Trần Nhân
Tông đánh trận Bạch Đằng
năm 1288
2 Thần tích - Thần sắc làng Quảng Đạt, Nội dung cho biết đình làng Thƣ viện Viện Thông tin
tổng Cam Lâm, huyện Kim Thành, thờ vị thần là Châu Nƣơng có khoa học xã hội, kí hiệu
tỉnh Hải Dƣơng. công âm phù vua Trần đánh TT-TS, FQ4018/IX, 11.
giặc Mông - Nguyên
3 Thần tích - Thần sắc làng Cổ Dũng, Ghi chép sự tích tƣớng Nguyễn Thƣ viện Viện Thông tin
tổng Lai Vu, huyện Kim Thành, tỉnh Gia Lộc mộ quân đi đánh giặc khoa học xã hội, kí hiệu
Hải Dƣơng. cùng Trần Hƣng Đạo TT-TS, FQ4018/IX,47.
4 Thần tích - Thần sắc làng Lạc Thiện, Nội dung cho biết đình làng Thƣ viện Viện Thông tin
tổng Phí Gia, huyện Kim Thành, tỉnh thờ ba vị thần là Đào Nhã, Đại khoa học xã hội, kí hiệu
Hải Dƣơng. La húy Riễm, Xích Thố - Xích TT-TS, FQ4018/IX, 38.
Đế có công đánh giặc Mông -
Nguyên
5 Thần tích - Thần sắc làng Xuân Nội dung cho biết đình làng Thƣ viện Viện Thông tin
Quang, xã Xuân Quang, huyện Kim thờ Trung Hoa Tể Đại tƣớng khoa học xã hội, kí hiệu
Thành, tỉnh Hải Dƣơng. quân húy là Chiêu và vị thần TT-TS, FQ4018/IX,31.
húy Hiển, có công đánh trận
Bạch Đằng năm 1288
6 Thần tích - Thần sắc làng Trung Hang, Nội dung cho biết đình làng Thƣ viện Viện Thông tin
tổng Nại Xuyên, huyện Kim Thành, thờ vị thứ nhất là Đào Nhã, vị khoa học xã hội, kí hiệu
171
tỉnh Hải Dƣơng. thứ hai là Đại La chi thần húy TT-TS, FQ4018/IX, 28.
Riễm, vị thứ ba là Xích Thố,
Xích Đế chi thần đánh giặc
Mông - Nguyên
7 Thần tích - Thần sắc làng An Bình, Nội dung cho biết đình làng Thƣ viện Viện Thông tin
tổng Cam Lâm, huyện Kim Thành, thờ hai vị tƣớng là Hiển Hựu khoa học xã hội, kí hiệu
tỉnh Hải Dƣơng và Hoằng Độ có công đánh TT-TS, FQ4018/IX, 15.
giặc Mông - Nguyên
8 Thần tích - Thần sắc làng Nhị Châu, Nội dung cho biết đình làng Thƣ viện Viện Thông tin
tổng Trác Châu, phủ Nam Sách, tỉnh thờ Mại Ngô và Mại Độ là các khoa học xã hội, kí hiệu
Hải Dƣơng. tƣớng tham gia đánh trận TT-TS, FQ4018/IX, 22.
Bạch Đằng
9 Thần tích - Thần sắc làng An Đông, An Nội dung cho biết đình làng Thƣ viện Viện Thông tin
Đoài, tổng An Ninh, phủ Nam Sách, thờ tƣớng quân Nguyễn Tĩnh khoa học xã hội, kí hiệu
tỉnh Hải Dƣơng. tham gia đánh giặc trên sông TT-TS, FQ4018/IX,51.
Kinh Thầy
10 Thần tích - Thần sắc làng Thƣợng Nội dung cho biết đình làng Thƣ viện Viện Thông tin
Triệt, tổng Thƣợng Triệt, phủ Nam thờ thành hoàng là Phả Hộ Đại khoa học xã hội, kí hiệu
Sách, tỉnh Hải Dƣơng. vƣơng có công đánh giặc TT-TS, FQ4018/IX, 10.
Mông - Nguyên
11 Thần tích - Thần sắc làng Nam Giàng, Nội dung cho biết đình làng Thƣ viện Viện Thông tin
tổng Thƣợng Triệt, phủ Nam Sách, thờ thành hoàng làng là Phả khoa học xã hội, kí hiệu
tỉnh Hải Dƣơng. Hộ Đại vƣơng có công đánh TT-TS, FQ4018/IX, 15.
giặc Mông - Nguyên
12 Thần tích - Thần sắc làng Đông Nội dung cho biết đình làng Thƣ viện Viện Thông tin
Giàng, tổng Thƣợng Triệt, phủ Nam thờ vị thần là Hộ, ngài đánh Ô khoa học xã hội, kí hiệu
Sách, tỉnh Hải Dƣơng. Mã Nhi trận Lục Đầu Giang và TT-TS, FQ4018/IX, 12.
hóa ngày 9 tháng 1
13 Thần tích - Thần sắc làng Mỹ Xá, tổng Nội dung cho biết đình làng Thƣ viện Viện Thông tin
Thƣợng Triệt, phủ Nam Sách, tỉnh Hải thờ Đƣơng cảnh thành hoàng khoa học xã hội, kí hiệu
172
Dƣơng. Phổ Hộ Cƣ Sĩ Anh Linh Dung TT-TS, FQ4018/IX, 11.
Quang Uy Đoán Đại vƣơng
14 Thần tích - Thần sắc làng Hoàng Xá Nội dung cho biết đình làng thờ Thƣ viện Viện Thông tin
Nam, tổng Mạn Đê, phủ Nam Sách, Sùng Ân cƣ sĩ cùng Trần Hƣng khoa học xã hội, kí hiệu
tỉnh Hải Dƣơng. Đạo đánh trận Bạch Đằng TT-TS, FQ4018/IX, 33.
15 Thần tích - Thần sắc làng Tháp Phan, Nội dung cho biết đình làng Thƣ viện Viện Thông tin
tổng Lạc Nghiệp, phủ Nam Sách, tỉnh thờ Nguyễn Công Vàng, khoa học xã hội, kí hiệu
Hải Dƣơng. Nguyễn Cự, Nguyễn Hoằng, TT-TS, FQ4018/IX, 89.
Nghiêm Công có công đánh
giặc Mông - Nguyên
16 Thần tích - Thần sắc làng Lâm Xá, Nội dung cho biết đình làng thờ Thƣ viện Viện Thông tin
tổng An Điền, phủ Nam Sách, tỉnh Hải Trƣơng Công Độ có công giúp khoa học xã hội, kí hiệu
Dƣơng. vua Trần đánh trận Bạch Đằng TT-TS, FQ4018/IX, 60.
17 Thần tích - Thần sắc làng Tống Xá, Nội dung cho biết đình làng Thƣ viện Viện Thông tin
tổng An Ninh, phủ Nam Sách, tỉnh thờ Cao Sơn, Đông Cực Quất khoa học xã hội, kí hiệu
Hải Dƣơng. Lâm Hiển Đức, Cửu Thiên TT-TS, FQ4018/IX, 49.
Khai hóa Linh ứng Thiên tiên
Công chúa có công âm phù
Trần Hƣng Đạo đi đánh giặc ở
sông Bạch Đằng
18 Thần tích - Thần sắc làng Phù Liễn, Nội dung cho biết đình làng Thƣ viện Viện Thông tin
tổng Vạn Tải, phủ Nam Sách, tỉnh Hải thờ 3 vị tƣớng là Hùng, Dũng, khoa học xã hội, kí hiệu
Dƣơng. Thuận Hoa công chúa có công TT-TS, FQ4018/IX, 53.
giúp vua Trần đánh trận Bạch
Đằng
19 Thần tích - Thần sắc làng Trần Xá, Nội dung cho biết đình làng Thƣ viện Viện Thông tin
tổng Cao Đôi, phủ Nam Sách, tỉnh Hải thờ vị Thiên Chân là Thƣợng khoa học xã hội, kí hiệu
Dƣơng. tƣớng thời nhà Trần, bình giặc TT-TS, FQ4018/IX, 90.
Mông - Nguyên đóng quân ở
Trần Xá trang
173
20 Thần tích - Thần sắc làng Tạ Xá, tổng Nội dung cho biết đình làng Thƣ viện Viện Thông tin
Cao Đôi, phủ Nam Sách, tỉnh Hải thờ 7 vị thành hoàng trong đó khoa học xã hội, kí hiệu
Dƣơng có Trinh Thục Đoan Trang linh TT - TS, FQ4018/IX, 92.
phù Thƣợng đẳng thần, Đô
Thống dũng đức đại vƣơng,
Đô Thống dƣơng vũ Đại
vƣơng âm phù Trần Hƣng Đạo
đánh giặc. Thần tích còn cho
biết Trần Hƣng Đạo đóng quân
ở làng Tạ Xá.
21 Thần tích - Thần sắc làng Lê Xá, tổng Thần tích 5 vị thành hoàng là Thƣ viện Viện Thông tin
An Ninh, phủ Nam Sách, tỉnh Hải Đô Thiên hiển ứng Đại vƣơng, khoa học xã hội, kí hiệu
Dƣơng Đông đại thần, Mộc Kiều đại TT-TS, FQ4018/IX, 44.
thần, Sóc Đạo đại thần, Đào
Tuấn Lang đại thần âm phù
Trần Hƣng Đạo đánh giặc
22 Thần tích - Thần sắc làng Đông Khê, Nội dung cho biết đình làng Thƣ viện Viện Thông tin
tổng An Lƣơng, phủ Nam Sách, tỉnh thờ Đào Công Tuấn là thành khoa học xã hội, kí hiệu
Hải Dƣơng hoàng làng có công âm phù TT - TS, FQ4018/IX, 63.
Trần Hƣng Đạo đánh giặc trên
sông Bạch Đằng
23 Thần tích - Thần sắc thôn Đông, Đoài, Nội dung cho biết đình làng Thƣ viện Viện Thông tin
Canh, làng Trác Trâu, tổng Trác Trâu, thờ các tƣớng Trần Quốc khoa học xã hội, kí hiệu
phủ Nam Sách, tỉnh Hải Dƣơng Nghiễn và Trần Quốc Tảng là TT-TS, FQ4018/IX, 24.
con trai của Trần Hƣng Đạo
24 Thần tích - Thần sắc làng Linh Xá, Thần tích cho biết làng Linh Thƣ viện Viện Thông tin
tổng Cao Đôi, phủ Nam Sách, tỉnh hải Xá thờ tƣớng quân Trần Khánh khoa học xã hội, kí hiệu
Dƣơng Dƣ có công đánh giặc Mông - TT-TS, FQ4018/IX, 96.
Nguyên làm thành hoàng.
25 Thần tích - Thần sắc làng Hào Xá, Sự tích Phả Hộ cƣ sĩ, Phả Tế cƣ Thƣ viện Viện Thông tin
tổng Bình Hà, huyện Thanh Hà, tỉnh sĩ, Phả Lại cƣ sĩ có công đánh khoa học xã hội, kí hiệu
174
Hải Dƣơng giặc Mông - Nguyên TT-TS, FQ4018/IX,7.
26 Thần tích - Thần sắc làng Vạn Tuế, Sự tích Du Dƣợc Thiên Tiên Thƣ viện Viện Thông tin
tổng Hoàng Xá, huyện Thanh Hà, tỉnh linh phù tôn thần, Hoàng Hóa khoa học xã hội, kí hiệu
Hải Dƣơng Trung hƣng linh phù tôn thần, TT - TS, FQ4018/IX,72.
Phả Tế Trung hƣng linh phù
tôn thần, Phả Hộ trung hƣng
linh phù tôn thần có công đánh
giặc Mông - Nguyên ở làng
Vạn Tuế
27 Thần tích - Thần sắc làng An Lão, Nội dung nói về sự tích Đức Thƣ viện Viện Thông tin
tổng Bình Hà, huyện Thanh Hà, tỉnh Thánh cả Trần Trung Quang, khoa học xã hội, kí hiệu
Hải Dƣơng Ngũ Lang lỗi hứa cƣ sĩ đại TT-TS, FQ4018/IX,1.
thần, Già Cả Chƣng Nha đại
thần, Đông Hải đại vƣơng,
Nam Cải đại thần, Già Nuôi
Nghĩa Nam Đại vƣơng có công
âm phù Trần Hƣng Đạo đánh
giặc Mông - Nguyên
28 Thần tích - Thần sắc thôn Đông Ba, Nội dung nói về sự tích thờ hai Thƣ viện Viện Thông tin
làng Nhan Biều, huyện Thanh Hà, tỉnh vị tƣớng là Hùng và Dũng có khoa học xã hội, kí hiệu
Hải Dƣơng công đánh giặc Mông - TT-TS, FQ4018/IX,75.
Nguyên ở Chi Lăng ải, Vạn
Kiếp đồn, Chƣơng Dƣơng xứ.
29 Thần tích - Thần sắc làng Khê Khẩu, Nói về sự tích tƣớng quân Trần Thƣ viện Viện Thông tin
tổng Vĩnh Đại, huyện Chí Linh, tỉnh Hiển Đức giúp vua Trần đánh khoa học xã hội, kí hiệu
Hải Dƣơng giặc Mông - Nguyên TT - TS, FQ4018/IX,8.
30 Ngọc phả Đình Cao, thôn Thanh Nộn, Nói về sự tích chữa bệnh cho Đình Cao, thôn Thanh
xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh quân sỹ nhà Trần của bà Lê Nộn, xã Thanh Sơn,
Hà Nam Thị Liên, khi mất đƣợc phong huyện Kim Bảng, tỉnh Hà
Hoàng Tràng công chúa Nam.
31 Ngọc phả đình Từ Lâm, xã Đồng Nói về tƣớng quân Hoa Duy Đình Từ Lâm, xã Đồng
175
Minh, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Thành có công tham gia đánh Minh, huyện Vĩnh Bảo,
Phòng. quân Mông - Nguyên trong thành phố Hải Phòng.
trận Vạn Kiếp
32 Thần phả thôn Cự Lai, xã Dũng Tiến, Sự tích Đô đốc chỉ huy sứ Vũ Đình Cự Lai, xã Dũng
huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng Đăng Dũng ngƣời trang Đan Tiến, huyện Vĩnh Bảo,
Điền từng lập công lớn trong thành phố Hải Phòng
trận đại phá quân Mông -
Nguyên ở Vạn Kiếp.
33 Văn bia “Thần tích bia ký” Nói về sự tích tƣớng quân Trần Đình Khê Khẩu, xã Văn
Hiển Đức giúp Trần Hƣng Đạo Đức, thị xã Chí Linh, Hải
đánh giặc Mông - Nguyên Dƣơng
34 Văn bia “Ngọc phả thiên thần vị” Nói về tƣớng quân Phi Bồng Thác bản văn bia kí hiệu
Hạo Thiên, có công âm phù 18740 - 18741 tại Thƣ
Trần Hƣng Đạo đánh giặc viện Viện Nghiên cứu
Mông - Nguyên Hán Nôm
2. Hệ thống di tích:
Stt Tên di tích Địa điểm Nhân vật đƣợc thờ
1 Đền Kiếp Bạc Xã Hƣng Đạo, thị xã Chí Linh, tỉnh Thờ Trần Hƣng Đạo cùng gia đình và
Hải Dƣơng các tƣớng Yết Kiêu, Dã Tƣợng
2 Chùa Cao Đƣờng Xã Hƣng Đạo, thị xã Chí Linh, tỉnh Phối thờ Trần Hƣng Đạo
(Chùa Lác) Hải Dƣơng
3 Chùa Thạch Thủy Phƣờng Phả Lại, thị xã Chí Linh, Phối thờ Trần Hƣng Đạo
tỉnh Hải Dƣơng
4 Chùa Bà Lan Xã Hƣng Đạo, thị xã Chí Linh, tỉnh Thờ ngƣời phụ nữ có công trông kho
Hải Dƣơng lƣơng ở Hố Thóc
5 Nghè Lẫm Xã Hƣng Đạo, thị xã Chí Linh, tỉnh Thờ quan trông kho lƣơng trong thái
Hải Dƣơng ấp Vạn Kiếp
6 Đền Gốm Xã Nhân Huệ, thị xã Chí Linh, tỉnh Thờ Trần Khánh Dƣ
Hải Dƣơng
176
7 Đền Trung Quê Xã Lê Lợi, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Thờ Thiên Thành công chúa và con
Dƣơng trai là Trần Quốc Nghiễn
8 Đền Dím Xã Lê Lợi, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Thờ Thiên Thành công chúa, phu nhân
Dƣơng Trần Hƣng Đạo
9 Đền Hóa Xã Lê Lợi, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Thờ Phi Bồng tƣớng quân âm phù
Dƣơng Trần Hƣng Đạo đánh giặc
10 Nghè Hổ Xã Lê Lợi, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Thờ Đông Công phu nhân giúp Thiên
Dƣơng Thành công chúa cai quản khu vực
hậu cần Trung Quê
11 Đình Chín Hạ Xã Bắc An, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Thờ 3 vị tƣớng thời Trần là Hồng
Dƣơng Thiên Đại Vƣơng, Nguyễn Thành Đại
Vƣơng, Chính Đình Đại Vƣơng.
12 Đền Khê Khẩu Xã Văn Đức, thị xã Chí Linh, tỉnh Thờ tƣớng quân Trần Hiển Đức có
Hải Dƣơng công đánh giặc Mông - Nguyên
13 Đền thờ Yết Kiêu Xã Kênh Giang, thị xã Chí Linh, Thờ tƣớng quân Yết Kiêu
tỉnh Hải Dƣơng
14 Đình Đông Xã Cổ Thành, thị xã Chí Linh, tỉnh Thờ Lƣu Công Dũng là tƣớng đánh
Hải Dƣơng giặc Mông - Nguyên thời Trần
15 Đình Phƣơng Quất Xã Lạc Long, huyện Kinh Môn, tỉnh Thờ Trần Thúy Hồng - nữ tƣớng có
Hải Dƣơng công giúp nhà Trần đánh giặc Mông -
Nguyên thế kỷ XIII
16 Đình Châu Bộ Xã Hiệp Hòa, huyện Kinh Môn, tỉnh Thờ 3 vị thành hoàng làng giúp vua
Hải Dƣơng Trần đánh giặc Mông - Nguyên
17 Đình Khuê Bích Xã Thƣợng Quận, huyện Kinh Môn, Thờ hai vị tƣớng thời Trần là Nguyễn
tỉnh Hải Dƣơng Thiện và Lê Quang có công đánh giặc
Mông - Nguyên trên sông Bạch Đằng
18 Đình An Thủy Xã Hiến Thành, huyện Kinh Môn, Thờ tƣớng quân Trần Quốc Tảng, con
tỉnh Hải Dƣơng trai của Trần Hƣng Đạo
19 Đình Đồng Xá Xã Đồng Gia, huyện Kim Thành, Thờ tƣớng Đào Công Nhã phù vua
tỉnh Hải Dƣơng Trần đánh giặc Mông - Nguyên
177
20 Đình Trần Xá Xã Nam Hƣng, huyện Nam Sách, Thờ Phạm Cẩn, Phạm Định, Huy
tỉnh Hải Dƣơng Công có công giúp vua Trần đánh giặc
Mông - Nguyên
21 Đình Linh Xá Xã Nam Hƣng, huyện Nam Sách, Thờ Trần Khánh Dƣ
tỉnh Hải Dƣơng
22 Nghè Quan Đình Xã Đồng Lạc, huyện Nam Sách, tỉnh Thờ Nguyễn Công Vàng có công giúp
Hải Dƣơng vua Trần đánh giặc Mông - Nguyên
23 Đền Ba Xã Xã Thƣợng Đạt, huyện Nam Sách, Thờ Yết Kiêu
tỉnh Hải Dƣơng
24 Đình Cả Xã An Châu, TP. Hải Dƣơng, tỉnh Thờ Trần Quốc Tảng
Hải Dƣơng
25 Đình Tống Xá Xã Thanh Quang, huyện Nam Sách, Thờ Đông Cực Quất Lâm Hiển Đức
tỉnh Hải Dƣơng có công âm phù Trần Hƣng Đạo đánh
trận Bạch Đằng
26 Miếu Du Tái Xã Tiền Tiến, huyện Thanh Hà, tỉnh Thờ Đặng Huyền Quang giúp vua
Hải Dƣơng Trần đánh giặc Mông - Nguyên
27 Đình Lôi Động Xã Tân An, huyện Thanh Hà, tỉnh Thờ Yết Kiêu
Hải Dƣơng
28 Đình Đụn Xã Thanh Xá, huyện Thanh Hà, tỉnh Thờ ba vị thành hoàng Nguyễn Danh
Hải Dƣơng Quang, Nguyễn Danh Nguyện, Lý
Đình Khuê là các tƣớng giúp vua Trần
Nhân Tông đánh giặc Mông - Nguyên
29 Đình Tấy Xã Thanh Bình, huyện Thanh Hà, Thờ ông Cao Minh Hiệu có công đánh
tỉnh Hải Dƣơng giặc Mông - Nguyên
30 Chùa Hào Xá Xã Hào Xá, huyện Thanh Hà, tỉnh Thờ Trần Nhân Tông
Hải Dƣơng
31 Chùa Minh Khánh Thị trấn Thanh Hà, huyện Thanh Hà, Thờ Trần Nhân Tông
tỉnh Hải Dƣơng
32 Đình Lƣơng Xá Xã Kim Lƣơng, huyện Kim Thành, Thờ Đào Nhã ngƣời có công đánh
tỉnh Hải Dƣơng quân Ô Mã Nhi ở trận Bạch Đằng
178
33 Đình chùa Nhị Phƣờng Ngọc Châu, Tp. Hải Dƣơng, Thờ hai vị tƣớng là Mai Ngô và Mai
Châu tỉnh Hải Dƣơng Độ, ngƣời có công giúp vua Trần
Nhân Tông đánh giặc Mông - Nguyên
lần thứ ba năm 1288
34 Đình Châu Bộ Xã Hiệp Hòa, huyện Kinh Môn, tỉnh Thờ bà Phạm Thị Ngọc và hai con là
Hải Dƣơng Đặng Tuấn và Đặng Võ là những
ngƣời đã có công giúp vua Trần đánh
giặc Mông - Nguyên
35 Đình Thịnh Lai Xã Đức Long, huyện Quế Võ, tỉnh Thờ Đặng Chính Sỹ ngƣời có công
Bắc Ninh tham gia cuộc kháng chiến chống
quân Mông - Nguyên thời Trần.
36 Đền Lê Độ Xã Quế Tân, huyện Quế Võ, tỉnh Thờ Trần Duy Hiển tƣớng thời Trần
Bắc Ninh tham gia đánh quân Mông - Nguyên
trên sông Lục Đầu
37 Đình Lâm Thao Xã Lâm Thao, huyện Lƣơng Tài, Thờ thành hoàng là Phù Linh có công
tỉnh Bắc Ninh giúp nhà Trần đánh quân Ô Mã Nhi ở
Lục Đầu Giang
38 Đình Ngọc Khám Xã Lâm Thao, huyện Lƣơng Tài, Thờ ba vị Hoằng Diệu, Phù Linh,
tỉnh Bắc Ninh Thiên Minh là những tƣớng giúp nhà
Trần đánh giặc Mông - Nguyên
39 Đền Vua Bà Xã Cảnh Thụy, huyện Yên Dũng, Thờ Đức Vua Bà ngƣời có công tiếp tế
tỉnh Bắc Giang lƣơng thực trong cuộc kháng chiến
chống quân Mông - Nguyên
40 Đền Cổ Phao Xã Đồng Việt, huyện Yên Dũng, Thờ Kiếm Tích Nghĩa Xuyên Tiền quân
tỉnh Bắc Giang Đại tƣớng là gia tƣớng của Trần Hƣng
Đạo, tham gia đánh trận Vạn Kiếp.
41 Đền Đà Hy Xã Lãng Sơn, huyện Yên Dũng, tỉnh Thờ Trần Tuấn Sơn vị tƣớng thời Trần
Bắc Giang tham gia trận đánh ải Nội Bàng
42 Đình Lãng Sơn Xã Lãng Sơn, huyện Yên Dũng, tỉnh Thờ một vị tƣớng thời Trần đánh trận
Bắc Giang Nội Bàng
179
43 Đền Khánh Vân Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn, tỉnh Thờ tƣớng Vi Hùng Thắng có công
Bắc Giang đánh giặc Mông - Nguyên
44 Đình Cẩy Xã Hƣơng Sơn, huyện Lạng Giang, Thờ Trần Hƣng Đạo
tỉnh Bắc Giang
45 Đình Dâu Khoát Xã Nghĩa Hƣng, huyện Lạng Giang, Thờ Trần Hƣng Đạo
tỉnh Bắc Giang
46 Nghè Quỳnh Xã Hƣơng Sơn, huyện Lạng Giang, Thờ Trần Hƣng Đạo
tỉnh Bắc Giang
47 Đình Quỳnh Xã Hƣơng Sơn, huyện Lạng Giang, Thờ Trần Hƣng Đạo
tỉnh Bắc Giang
48 Đình Trung Sơn Xã Đức Thắng, huyện Hiệp Hòa, Thờ Trần Hƣng Đạo
tỉnh Bắc Giang
49 Đền Trần Xã Nghĩa Phƣơng, huyện Lục Nam, Thờ Trần Hƣng Đạo
tỉnh Bắc Giang
50 Đình Từ Lâm Xã Đồng Minh, huyện Vĩnh Bảo, Thờ Hoa Duy Thành có công đánh
thành phố Hải Phòng. trận Vạn Kiếp
51 Đình Cao Xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng, Thờ Hoàng Tràng công chúa Lê Thị
tỉnh Hà Nam. Liên có công chữa bệnh cho quân sĩ
nhà Trần
52 Đình Cự Lai Xã Dũng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, Thờ Đô đốc chỉ huy sứ Vũ Đăng Dũng
thành phố Hải Phòng lập công lớn trong trận đại phá quân
Mông - Nguyên ở Vạn Kiếp
180
PHỤ LỤC 4: BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH THỊ XÃ CHÍ LINH
181
PHỤ LỤC 5: SƠ ĐỒ KHU VỰC VẠN KIẾP
(Nguån: Ban Qu¶n lý Di tÝch C«n S¬n-KiÕp B¹c)
182
PHỤ LỤC 6: SƠ ĐỒ BỐ PHÕNG KHÁNG CHIẾN
CHỐNG QUÂN TỐNG NĂM 981
Nguồn: Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, “Lịch sử quân sự Việt Nam”,
tập 3, Nxb. CTQG, H. 2003
183
PHỤ LỤC 7: SƠ ĐỒ CUỘC KHÁNG CHIẾN
CHỐNG QUÂN TỐNG NĂM 981
Nguồn: Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, “Lịch sử quân sự Việt Nam”,
tập 3, Nxb. CTQG, H. 2003
184
PHỤ LỤC 8: SƠ ĐỒ CUỘC KHÁNG CHIẾN
CHỐNG QUÂN TỐNG NĂM 1077
Nguồn: Internet
185
PHỤ LỤC 9: SƠ ĐỒ TRẬN NHƢ NGUYỆT NĂM 1077
Nguồn: Internet
186
PHỤ LỤC 10: SƠ ĐỒ CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN
MÔNG - NGUYÊN LẦN 2 (1285)
Nguồn: Tác giả tự lập
187
PHỤ LỤC 11: SƠ ĐỒ CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN
MÔNG - NGUYÊN LẦN 3 (1288)
Nguồn: Tác giả tự lập
188
PHỤ LỤC 12: SƠ ĐỒ QUÂN MÔNG - NGUYÊN RÖT CHẠY
Nguồn: Internet
189
PHỤ LỤC 13:
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ DẤU TÍCH ĐẠI BẢN DOANH VẠN KIẾP
TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN MÔNG-NGUYÊN
Đền Kiếp Bạc
Nguồn: Tác giả
Đền Trung Quê thờ Thiên Thành công chúa
Nguồn: Tác giả
190
Đền Dím thờ người phụ nữ trông coi kho lương trong cuộc kháng chiến
chống quân Mông Nguyên (Nguồn: Tác giả)
Miếu thờ Hưng Vũ vương Trần Quốc Nghiễn tại Trung Quê (Nguồn: Tác giả)
191
Am Chúa Bà thờ bà chúa trông kho lương tại Hố Thóc
Nguồn: Tác giả
Nghè Lẫm thờ quan trông coi kho lương trong cuộc kháng chiến
chống quân Mông Nguyên (Nguồn: Tác giả)
192
Chùa Gạo nơi tập kết lương thảo từ khu vực Trung Quê chuyển về Hố Thóc
Nguồn: Tác giả
Sông Lục Đầu (Nguồn: Internet)
193
Sông Vang (Nguồn: Tác giả)
Ao Cháo (Nguồn: Tác giả)
194
Núi thuốc Dược Sơn (Nguồn: Tác giả)
Thám sát khảo cổ học tại di tích Hố Thóc (năm 2000)
Nguồn: Viện Khảo cổ
195
Dấu vết thóc cháy tại hố khai quật (Nguồn: Viện Khảo cổ)
Thám sát khảo cổ học tại di tích Sinh Từ (năm 2000) (Nguồn: Viện Khảo cổ)
196
Hiện vật chì lưới bằng đất nung phát hiện tại Vạn Kiếp năm 1989
Nguồn: Bảo tàng Hải Dƣơng
Hiện vật Đinh thuyền đào được tại Xưởng Thuyền năm 2000
Nguồn: Bảo tàng Hải Dƣơng
197
Một số vũ khí phát hiện tại khu vực đền Kiếp Bạc
Nguồn: Ban QLDT Côn Sơn - Kiếp Bạc
Đền Kênh Giang nơi thờ tướng quân Yết Kiêu
Nguồn: Tác giả
198
Đền Khê Khẩu thờ tướng quân Trần Hiển Đức
Nguồn: Tác giả
Đền thờ Trần Hƣng Đại ở Suối Mỡ (Nguồn: Tác giả)
199
Dấu tích Đá mài gƣơm tại Suối Mỡ (Nguồn: Tác giả)
Bãi đá mài gƣơm tại Suối Mỡ (Nguồn: Tác giả)
200
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_van_kiep_trong_lich_su_chong_ngoai_xam_tu_the_ky_x_d.pdf