HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ ÁNH
VĂN HOÁ KINH DOANH CỦA DOANH NHÂN
VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH VĂN HÓA HỌC
HÀ NỘI - 2017
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ ÁNH
VĂN HOÁ KINH DOANH CỦA DOANH NHÂN
VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH VĂN HÓA HỌC
Mã số: 62 31 06 40
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Lê Quý Đức
2. PGS.TS. Nguyễn Thị Hương
HÀ NỘI - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đâ
209 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 353 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam đầu thế kỷ XX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, có nguồn
gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Ánh
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1:
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA KINH DOANH
9
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 9
1.2. Lý luận về văn hoá kinh doanh 29
Chương 2:
SỰ HÌNH THÀNH VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
TẦNG LỚP DOANH NHÂN VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ
KỶ XX
47
2.1. Khái lược điều kiện hình thành 47
2.2. Quá trình hình thành và hoạt động kinh doanh 56
Chương 3 : NHẬN DIỆN VĂN HOÁ KINH DOANH CỦA TẦNG LỚP
DOANH NHÂN VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX
75
3.1. Triết lý - tư tưởng kinh doanh 75
3.2. Giá trị, chuẩn mực đạo đức trong kinh doanh 83
3.3. Thực hành kinh doanh 91
3.4. Nhân cách doanh nhân 101
3.5. Nhận xét chung về văn hoá kinh doanh của tầng lớp doanh
nhân Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX
107
Chương 4:
BÀN LUẬN VỀ DOANH NHÂN VÀ VĂN HÓA KINH DOANH
VIỆT NAM - TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI
113
4.1. Doanh nhân và văn hóa kinh doanh Việt Nam nửa đầu thế kỷ
XX - những bài học cho doanh nhân hiện nay
113
4.2. Vấn đề đặt ra đối với việc kiến tạo văn hoá kinh doanh Việt
Nam hiện nay
129
KẾT LUẬN 146
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG
BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
149
TÀI LIỆU THAM KHẢO 150
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Trang
Bảng 2.1: Hoạt động vận tải bằng tàu thuyền của các thương nhân
Việt Nam từ năm 1910 đến năm 1924 70
Bảng 2.2: Tình hình xuất cảng lụa 71
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đầu thế kỷ XX, cùng với sự xuất hiện của phương thức sản xuất tư
bản chủ nghĩa, những yếu tố văn minh phương Tây và sự xáo trộn về chính
trị, văn hoá - xã hội, trong lòng xã hội Việt Nam đã hình thành một lớp
người mới - tầng lớp doanh nhân. Bắt đầu từ các chí sĩ yêu nước trong
phong trào Duy Tân với Lương Văn Can - “người thầy” đầu tiên của các
nhà buôn lúc bấy giờ, tác giả của cuốn giáo khoa “Thương học phương
châm”, đến giữa thế kỷ XX, tầng lớp doanh nhân Việt Nam phát triển
tương đối mạnh mẽ. Họ đã có những đóng góp cho dân tộc, đặc biệt là khi
Cách mạng tháng Tám thành công.
Ngay từ những ngày đầu mới giành được độc lập, tầng lớp doanh nhân
đã trở thành chỗ dựa cho Chính phủ, là “ân nhân” của cách mạng. Những
đóng góp quý báu của doanh nhân nửa đầu thế kỷ XX không chỉ là sự cung
cấp nguồn tài chính cho các phong trào vận động cách mạng mà họ còn là
những người xây dựng nên văn hoá kinh doanh, khẳng định bản lĩnh, trí tuệ
của người Việt Nam trong hoàn cảnh đất nước mất chủ quyền.
Tuy nhiên, trải qua nhiều thập kỷ chiến tranh và những chính sách sai
lầm thời hậu chiến đã kìm hãm sự phát triển kinh tế ngoài quốc doanh, làm lu
mờ vai trò của doanh nhân Việt Nam. Từ năm 1986, chính sách Đổi mới đã
làm thay đổi diện mạo đất nước, đã phát huy được mọi lực lượng, mọi thành
phần kinh tế, trong đó có tầng lớp doanh nhân. Sau hơn ba mươi năm đổi mới,
dưới sự lãnh đạo của Đảng, đội ngũ doanh nhân Việt Nam không ngừng lớn
mạnh và trưởng thành, cùng các giai tầng khác góp phần quan trọng trong xây
dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng đất nước
ngày càng giàu mạnh.
Tầng lớp doanh nhân Việt Nam - chủ thể của văn hoá kinh doanh có
vai trò vô cùng lớn đối với sự phát triển kinh tế đất nước. Năm 2004, Chính
2
phủ đã ra Quyết định lấy ngày 13 tháng 10 (ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi
thư khen ngợi giới công thương - tầng lớp doanh nhân Việt Nam nửa đầu thế
kỷ XX) là ngày Doanh nhân Việt Nam để tôn vinh những con người đang ngày
đêm đóng góp cho nền kinh tế nước nhà. Đó là dấu mốc quan trọng nhắc nhở
các doanh nhân Việt Nam nhớ đến vai trò của mình trong quá trình thúc đẩy,
phát triển kinh tế xã hội, góp phần xây dựng một nước Việt Nam ngày càng lớn
mạnh trong quá trình hội nhập kinh tế, cũng là dịp để các thế hệ doanh nhân
ngày nay ôn nhớ về những tấm gương doanh nhân trong lịch sử, thúc đẩy tinh
thần kinh doanh trong xã hội.
Đối với nước ta hiện nay, để trở thành một quốc gia vững mạnh cần
xây dựng một nền văn hoá kinh doanh hiện đại trên cơ sở kế thừa các giá trị
văn hoá kinh doanh của dân tộc. Mặt khác, nghiên cứu, xây dựng và phát triển
văn hoá kinh doanh hiện đại là một nhiệm vụ trong xây dựng và phát triển văn
hoá và con người Việt Nam. Nhằm làm sáng tỏ đặc điểm, nội dung của văn
hóa kinh doanh nửa đầu thế kỷ XX, qua đó thấy rõ ý nghĩa của văn hoá
kinh doanh thời kỳ này trong việc xây dựng văn hoá kinh doanh ở Việt
Nam hiện nay, nghiên cứu sinh đã chọn vấn đề “Văn hoá kinh doanh của
doanh nhân Việt Nam đầu thế kỷ XX” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ,
chuyên ngành Văn hoá học.
2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Trên cơ sở tìm hiểu văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam nửa
đầu thế kỷ XX, luận án nêu ý nghĩa của văn hóa kinh doanh thời kỳ này và
những vấn đề đặt ra cho công cuộc xây dựng văn hoá kinh doanh hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ
- Luận án làm rõ khái niệm văn hoá kinh doanh, cơ cấu và vai trò của
nó từ phương diện Văn hóa học.
3
- Tìm hiểu hoàn cảnh xuất hiện tầng lớp doanh nhân Việt Nam nửa đầu
thế kỷ XX và khái quát về hoạt động kinh doanh của họ.
- Làm rõ những nội dung cơ bản, đặc điểm của văn hoá kinh doanh của
tầng lớp doanh nhân Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.
- Phân tích một số ý nghĩa cơ bản của văn hoá kinh doanh của doanh
nhân Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX và những vấn đề đặt ra đối với việc xây
dựng văn hoá kinh doanh của tầng lớp doanh nhân Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu văn hoá kinh doanh của lớp doanh nhân giai đoạn
đầu thế kỷ XX đến Cách mạng tháng Tám thành công.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án tập trung phân tích văn hóa kinh doanh của tầng lớp doanh
nhân Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX. Để làm rõ văn hoá kinh doanh
nửa đầu thế kỷ XX, nghiên cứu sinh cũng tìm hiểu về hoàn cảnh ra đời và
hoạt động kinh doanh của tầng lớp doanh nhân giai đoạn này. Tham chiếu
tình hình hiện nay.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu luận án
4.1. Phương pháp luận
4.1.1. Quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
Quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin
về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, giữa cơ sở hạ tầng và kiến
trúc thượng tầng làm nền tảng cho việc nghiên cứu điều kiện kinh tế, chính
trị, xã hội xuất hiện tầng lớp doanh nhân Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX và văn
hoá kinh doanh của họ. Đặc điểm, vai trò của văn hoá kinh doanh của họ tác
động đến đời sống xã hội như thế nào.
Văn hoá kinh doanh là một kiểu, một “tiểu văn hoá”, tồn tại trong một
môi trường văn hoá nhất định của một thời đại, một cộng đồng cụ thể. Luận
4
án nghiên cứu bối cảnh nửa đầu thế kỷ XX mà lớp doanh nhân tồn tại với
những sự kiện, những ảnh hưởng tác động lên nó. Để nghiên cứu bối cảnh ra
đời của tầng lớp doanh nhân Việt Nam, tác giả chủ trương mở rộng phạm vi
nghiên cứu ra khỏi hoàn cảnh của từng cá nhân đơn lẻ, thay vào đó là việc
nghiên cứu, tìm hiểu các tác nhân như sự biến đổi của tình hình thế giới, tác
động của nhà cầm quyền Pháp và sự chuyển biến về kinh tế, văn hóa, xã hội
giai đoạn này. Đây chính là những yếu tố sẽ giúp giải thích các hành động của
chủ thể văn hóa, tránh được cái nhìn phiến diện, chủ quan khi nghiên cứu.
4.1.2. Lý thuyết cộng đồng
Lý thuyết cộng đồng của D.W. McMillan và D.M. Chavis tiếp cận từ
góc độ tâm lý học được vận dụng trong nhiều nghiên cứu văn hóa học. Hai
nhà nghiên cứu cho rằng ý thức cộng đồng dựa trên cơ sở của bốn yếu tố:1) tư
cách thành viên, 2) ảnh hưởng, 3) sự hội nhập và sự đáp ứng các yêu cầu, 3)
sự gắn bó chia sẻ tình cảm. Cho dù các cộng đồng khác nhau nhưng đều có
điểm chung là sức cố kết và bản sắc của cộng đồng. Cũng nghiên cứu văn hóa
cộng đồng, nhà nghiên cứu A. Wildavsky tiếp cận văn hóa của các nhóm cộng
đồng theo hướng “lựa chọn văn hóa”.
Mặc dù đối tượng nghiên cứu của luận án là văn hóa kinh doanh
nhưng tác giả cũng đi sâu tìm hiểu cộng đồng doanh nhân Việt Nam giai
đoạn 1900-1945 vì họ là chủ thể của nền văn hóa này; trong luận án, tác
giả nêu mối quan hệ giữa quy định nội bộ của cộng đồng doanh nhân với
sự cố kết, gắn bó làm nên sức mạnh của lớp doanh nhân nửa đầu thế kỷ
XX cũng như văn hóa ứng xử của cộng đồng doanh nhân trong quá trình
hoạt động kinh doanh. Qua quá trình tìm hiểu đặc điểm doanh nhân Việt
Nam với những giá trị nhân cách, bản sắc cộng đồng, tổ chức thiết chế...
luận án thể hiện cấu trúc của văn hóa kinh doanh Việt Nam được hình
thành trong lòng xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.
5
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam nửa đầu
thế kỷ XX, luận án sử dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vừa là cơ sở phương pháp
luận vừa là phương pháp nghiên cứu cơ bản và quan điểm, đường lối, chính
sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội và văn hóa. Bên cạnh
đó, luận án kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành (hay
cách tiếp cận liên ngành), phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp
phỏng vấn sâu của xã hội học..., cụ thể như sau;
4.2.1. Phương pháp liên ngành
Văn hoá học là bộ môn nằm ở giao điểm của các ngành khoa học xã hội
và nhân văn, nói cách khác là một chuyên ngành không chuyên ngành (“non
discip linary” discipline). Đó cũng là phương pháp liên ngành/hậu liên ngành.
Theo tác giả Trần Ngọc Thêm, văn hoá học là khoa học chuyên sâu đặc biệt.
Cái đặc biệt là ở độ bao quát rộng các sự kiện và tính khái quát cao trong yêu
cầu khảo cứu (...). Văn hoá học là sự tổng hợp và khái quát hoá thế giới con
người về mặt định tính. Vì vậy, không có một khoa học xã hội và nhân văn
nào không liên quan đến văn hoá học [xem 96]. Và chính do vậy, như đã nói
ở trên, văn hoá học là một ngành khoa học giáp ranh giữa khoa học xã hội và
khoa học nhân văn. Hơn nữa đề tài luận án “Văn hoá kinh doanh của doanh
nhân Việt Nam đầu thế kỷ XX” là đề tài nằm trên ranh giới giữa Văn hoá học,
Nhân học, Xã hội học, Kinh tế học và Đạo đức học nên việc sử dụng phương
pháp liên ngành vào nghiên cứu là rất cần thiết và phù hợp. Nó cho phép sử
dụng các khái niệm, phạm trù, các kết quả nghiên cứu của các chuyên ngành
trên vào hệ thống, khái quát các vấn đề mà đề tài đặt ra.
Sử dụng phương pháp liên ngành vào đề tài luận án còn giúp tác giả
khai thác và xử lý hiệu quả các nguồn tư liệu khác nhau trong vấn đề nghiên
cứu của đề tài.
6
4.2.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
Phương pháp phân tích được sử dụng để đánh giá, phân loại các loại tài
liệu dùng trong quá trình nghiên cứu đề tài. Sử dụng phương pháp phân tích,
để tìm ra đặc điểm văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam nửa đầu thế
kỷ XX. Phương pháp tổng hợp được sử dụng để tổng hợp các tài liệu thứ cấp.
Phương pháp tổng hợp sẽ giúp nghiên cứu sinh tìm hiểu nhiều nguồn tài liệu
liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Từ những dữ liệu thu thập được qua quá
trình tổng hợp tài liệu, nghiên cứu sinh lựa chọn, phân tích, dựa trên các cơ sở
lý luận để đưa ra luận chứng và giải quyết vấn đề.
Để phục vụ việc nghiên cứu đề tài của luận án, tác giả đã thu thập, tổng
hợp và phân tích hồi cố một số nguồn tài liệu từ Trung tâm Lưu trữ quốc gia
I, Viện Thông tin khoa học xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt
Nam, Thư viện quốc gia Việt Nam; những đề tài, đề án, các công trình khoa
học viết về văn hoá kinh doanh và đặc biệt những tài liệu về các doanh nhân
đầu thế kỷ XX và những hoạt động kinh doanh của họ. Từ những tài liệu đơn
lẻ về hoạt động của các công ty, những bài viết trên tạp chí, kể cả những bài
quảng cáo tiếp thị sản phẩm..., luận án khái quát về quy mô, hoạt động của
các tổ chức sản xuất kinh doanh... của doanh nhân nửa đầu thế kỷ XX.
4.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Trong nghiên cứu khoa học, để thu nhận và xử lý kết quả sát với vấn đề
nghiên cứu, đòi hỏi kiến thức chuyên ngành, sự nhạy cảm về mặt tâm lý, sự
am hiểu về đối tượng được hỏi... Để có được kết quả sát với yêu cầu của đề
tài luận án, tác giả đã phân loại, soạn câu hỏi phỏng vấn phù hợp với từng
nhóm đối tượng như sau:
- Những nhà nghiên cứu lịch sử, văn hoá, kinh tế. Để tìm hiểu về ý
nghĩa, vai trò của tầng lớp doanh nhân đối với dân tộc, đất nước buổi đầu thế
kỷ XX, tác giả đã tiến hành phỏng vấn 3 nhà nghiên cứu gồm các nhà sử học
7
và kinh tế học. Nội dung phỏng vấn đi sâu vào những ý kiến nhận xét đánh
giá của các chuyên gia về những giá trị trong văn hóa kinh doanh, về sự tồn
tại và phát triển tất yếu của doanh nhân giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX.
- Doanh nhân và hậu duệ của tầng lớp doanh nhân đầu thế kỷ XX .
Đây là những nhân chứng sống trực tiếp kinh doanh hoặc là con cháu của
gia đình doanh nhân. Để thu nhập các ký ức, các cảm nhận của họ về sự
nghiệp kinh doanh và văn hoá kinh doanh của cha ông họ , tác giả đi sâu
tìm hiểu truyền thống gia đình, những hình ảnh hoặc câu chuyện về sự
nghiệp kinh doanh của doanh nhân.
- Một số doanh nhân Việt Nam hiện nay. Đây là thế hệ doanh nhân
đang trực tiếp kinh doanh trên thương trường. Tác giả đã tiếp cận 3 doanh
nhân, trong đó có doanh nhân là chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ, có doanh nhân
là nhà quản lý của tập đoàn kinh tế lớn; qua đó thấy được họ suy nghĩ như thế
nào trước các doanh nhân tiền bối, họ học tập được gì ở lớp doanh nhân ấy để
xây dựng văn hoá kinh doanh hiện nay.
4.2.4. Phương pháp so sánh và đối chiếu
So sánh, đối chiếu là một phương pháp nghiên cứu được dùng trong
nhiều ngành khoa học khác nhau, đặc biệt phổ biến trong nghiên cứu nhân
học văn hoá, văn hoá dân gian và văn hoá học. Tuỳ vào đặc điểm bản chất của
đối tượng nghiên cứu, vào nhiệm vụ nghiên cứu của từng ngành khoa học mà
phương pháp này sẽ phát huy vai trò quan trọng.
Với luận án nghiên cứu về văn hoá kinh doanh của doanh nhân cách
đây gần một thế kỷ, phương pháp so sánh và đối chiếu là một phương pháp
thích hợp để tham chiếu điều kiện lịch sử trong hai giai đoạn khác nhau, đặc
điểm khác nhau trong văn hoá kinh doanh của từng thời kỳ.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Luận án làm rõ khái niệm văn hoá kinh doanh và vai trò của nó; phân
tích đặc điểm văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam nửa đầu thế kỷ
8
XX. Từ đó rút ra những ý nghĩa lịch sử và những vấn đề đặt ra cho doanh
nhân Việt Nam trong xây dựng và phát triển văn hoá kinh doanh hiện nay.
Luận án có những nhận xét, đánh giá khách quan đặc điểm, giá trị văn
hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.
Kết quả nghiên cứu của luận án là tư liệu tham khảo cho các nghiên
cứu về lịch sử doanh nhân và văn hoá kinh doanh Việt Nam.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung luận án có kết cấu gồm 4 chương, 11 tiết:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và lý
luận về văn hóa kinh doanh.
Chương 2: Sự hình thành và hoạt động kinh doanh của tầng lớp doanh
nhân Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.
Chương 3: Nhận diện văn hoá kinh doanh của tầng lớp doanh nhân Việt
Nam nửa đầu thế kỷ XX.
Chương 4: Bàn luận về doanh nhân và văn hóa kinh doanh Việt Nam -
truyền thống và hiện đại.
9
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
VÀ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA KINH DOANH
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về văn hóa kinh doanh
Văn hoá kinh doanh được xem như là một nhân tố quan trọng đối với
sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Cho đến nay vẫn chưa thể khẳng định
khái niệm văn hoá kinh doanh đã xuất hiện từ khi nào, song ý niệm về văn
hoá kinh doanh đã xuất hiện từ lâu trong các nước có nền kinh tế thị trường
phát triển. Nghiên cứu các tài liệu về văn hoá kinh doanh trong nước và trên
thế giới, chúng ta thấy có một số nội dung sau:
1.1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài
Trên thế giới, các công trình nghiên cứu về các yếu tố văn hoá trong
kinh doanh xuất hiện khá sớm. Ngay từ thế kỷ XVIII, Adam Smith (1722-
1790), nhà kinh tế học nước Anh đã cho rằng kinh tế không thể vận hành
nếu thiếu hiểu biết về vai trò của quan điểm đạo đức. Quan điểm đạo đức
được đề cập ở đây chính là một phương diện của văn hoá kinh doanh.
Benjamin Franklin (1706-1790), nhà chính trị, nhà khoa học Mỹ gốc Anh đã
viết “Hãy nhớ rằng sự tín nhiệm (credit) là tiền bạc”, “Hãy nhớ câu châm
ngôn: người trả tiền đàng hoàng là người chủ của túi tiền người khác”,
“Anh hãy xuất hiện như một người chu đáo và lương thiện, điều này sẽ làm
tăng tín nhiệm của anh” [xem 65,tr.89-90]. Max Werber cho rằng đó là “hình
ảnh văn hoá Mỹ” hay “đạo đức kinh tế”. Đây không chỉ đơn giản là “mẹo
kinh doanh” - những lời dạy như vậy có rất nhiều - đó là một ethos (thói quen,
tập quán hay lối sống) hay “phẩm chất” của người làm kinh doanh. Đây được
xem là tinh thần của văn hoá kinh doanh [65, tr.90-91].
Từ những năm 1970, khái niệm đạo đức kinh doanh, một nội dung
tương đồng với văn hóa kinh doanh trở nên phổ biến trên các diễn đàn học
10
thuật và các phương tiện truyền thông. Từ những năm 1980, tại các trường đại
học ở một số quốc gia, môn học Đạo đức kinh doanh (business ethics) đã
được đưa vào chương trình giảng dạy. Tiêu biểu là cuốn “Business Ethics,
Ethical Decision making and cases” của O. C. Farrell, J. Fraedrich, L. Farrell
[121]. Đây là một trong những tài liệu được sử dụng rộng rãi trong giảng dạy
đạo đức kinh doanh tại một số trường đại học trên thế giới. Trong đó, các tác
giả trình bày về đạo đức kinh doanh từ góc độ quản lý / tổ chức. Tác phẩm
trình bày tổng quan về đạo đức kinh doanh, đặc biệt nhấn mạnh vai trò quan
trọng của đạo đức kinh doanh với sự phát triển bền vững trong nền kinh tế
toàn cầu và mối quan hệ giữa các bên liên quan, trách nhiệm xã hội và quản
trị doanh nghiệp. Tài liệu cũng đưa ra những tình huống cụ thể trong môi
trường phức tạp đòi hỏi các nhà quản lý ra quyết định thể hiện trách nhiệm,
vai trò của doanh nghiệp với xã hội.
Bài viết Business Ethics and Corporate Social Responsibility - Is there
a Dividing Line của tác giả Mridula Goel, Preeti E. Ramanathan [119]. Trong
đó, các tác giả đã đưa ra khái niệm về đạo đức kinh doanh, các nguyên tắc
luân lý và ra quyết định, vấn đề quản trị và quy tắc ứng xử của doanh nghiệp;
khẳng định trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) là một yếu tố cấu thành
của đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội doanh nghiệp cần được nhìn nhận
trong bối cảnh của một mô hình tổng thể của đạo đức kinh doanh. Bài viết
nghiên cứu vai trò của đạo đức và trách nhiệm xã hội chi phối các hoạt động
của một công ty và các hệ thống giá trị làm nền tảng cho hoạt động kinh
doanh của họ.
Ngày nay, các nghiên cứu về văn hóa kinh doanh càng được quan tâm
nhiều hơn. Vấn đề văn hoá kinh doanh được nghiên cứu theo hai hướng: thứ
nhất, quan niệm văn hoá kinh doanh là văn hoá doanh nghiệp (corporate culture)
như Organisational Culture của tác giả Andrew Brown, Culture and
Enterprise - development, representation and morality of business của
11
Donlavoie và Emily Chamlee. Nhiều mô hình văn hoá doanh nghiệp được
xây dựng như mô hình văn hoá tháp Eiffel, mô hình văn hoá tên lửa dẫn
đường... Thứ hai, quan niệm văn hoá kinh doanh là sự hiểu biết phong tục,
tập quán kinh doanh, những đặc điểm về văn hóa truyền thống của một quốc
gia, dân tộc hoặc khu vực cụ thể như cuốn Business Passport to Japan của
tác giả Sue Shinomiya và Brian Szepkouski, Business Culture in Euroque
của W. Brierley, et al (2012), hay Managing Cultural Differences, của
Robert T. Moran,... Các tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng của sự thấu hiểu
khi giao tiếp và làm việc với đối tác tại các nước và các nền văn hóa khác
nhau trên thế giới để đạt được lợi nhuận tốt nhất và hiệu suất cao nhất. Đặc
biệt, cuốn When culture collide - Managing successfully [122] của Richard
D. Lewis đã được tái bản nhiều lần, đi sâu tìm hiểu sự đa dạng văn hoá; sự
khác biệt về văn hóa trong kinh doanh quốc tế, tác giả nhấn mạnh mỗi quốc
gia có những đặc tính văn hóa kinh doanh khác nhau; mỗi nền văn hóa có
các tiêu chí đánh giá vì vậy cần tôn trọng văn hoá của các dân tộc khác
nhau; phân loại các nền văn hoá và cú sốc văn hoá. Tác giả cũng đề cập đến
vấn đề quản lý và lãnh đạo trong các nền văn hóa khác nhau, để giành lợi thế
cạnh tranh trong kinh doanh quốc tế cần có những ứng xử hợp lý với sự khác
biệt về văn hoá; tìm hiểu văn hoá các nước trên thế giới, giới thiệu một số
quốc gia trong đó có Việt Nam.
Như vậy, các nghiên cứu về văn hoá kinh doanh ở nước ngoài dù được
tiếp cận ở các hướng khác nhau nhưng đều nhấn mạnh yếu tố bền vững, nhân
văn trong kinh doanh và trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội.
1.1.1.2. Nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, đầu thế kỷ XX, vấn đề “đạo làm giàu”, “thương đức,
thương tài”, “giữ chữ tín” đã được đề cập trong nhiều tài liệu như Thương học
phương châm của Lương Văn Can [11] cũng như trên rất nhiều bài viết báo
chí. Đây được coi là những chuẩn mực trong kinh doanh mà các doanh nhân
12
phải tuân thủ. Tuy nhiên, khái niệm về văn hoá kinh doanh mới chỉ được quan
tâm nghiên cứu khi công cuộc đổi mới do Đảng và Nhà nước khởi xướng gắn
với sự phát triển nền kinh tế nhiều thành phần và cơ chế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa.
Đầu tiên khái niệm văn hoá kinh doanh xuất hiện trong Hội thảo khu
vực châu Á - Thái Bình Dương về chủ đề “Văn hoá và kinh doanh” do Trung
tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia tổ chức năm 1995. Trong cuốn kỷ
yếu đề tài có một số bài đề cập trực tiếp về văn hoá kinh doanh như bài “Văn
hoá kinh doanh ở nước ta - thực trạng và giải pháp” của tác giả Đỗ Huy. Theo
tác giả Đỗ Huy, “văn hoá kinh doanh là một bộ phận cấu thành nền văn hoá
chung, phản ánh trình độ của con người trong lĩnh vực kinh doanh”, “bản chất
của văn hoá kinh doanh là làm cho cái lợi gắn chặt chẽ với cái đúng, cái tốt,
cái đẹp”. Đây cũng là quan niệm được nhiều nhà nghiên cứu ghi nhận trong
các công trình về lĩnh vực này.
Cuối những năm 1990, đầu những năm 2000, văn hoá kinh doanh đã
được nghiên cứu và đưa vào giảng dạy tại một số trường đại học kinh tế như:
Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Thương mại, Đại học Kinh tế (thuộc Đại
học Quốc gia Hà Nội), Đại học Ngoại thương... với các nhà nghiên cứu như:
Đỗ Minh Cương, Dương Thị Liễu, Phùng Xuân Nhạ, Nguyễn Hoàng Ánh,...
Trong số những tài liệu chuyên sâu về văn hóa kinh doanh có cuốn Triết lý kinh
doanh với quản lý doanh nghiệp do Nguyễn Thị Doan, Đỗ Minh Cương chủ
biên [17]. Các tác giả phân tích và nhấn mạnh vai trò của triết lý kinh doanh
trong hoạt động của các doanh nghiệp, có vai trò định hướng, dẫn dắt các hoạt
động của chủ thể kinh doanh.
Cũng về đề tài này, Đỗ Minh Cương còn biên soạn cuốn sách Văn hóa
kinh doanh và triết lý kinh doanh [15]. Trong cuốn sách, tác giả đã đề cập đến
vấn đề văn hoá kinh tế, văn hoá kinh doanh, triết lý kinh doanh, những kiến
13
thức chung về văn hoá và vai trò của văn hoá đối với sự phát triển kinh tế xã
hội; nội dung, vai trò của triết lý doanh nghiệp; triết lý kinh doanh Việt Nam.
Theo tác giả “Văn hoá kinh doanh là việc sử dụng các nhân tố văn hoá vào
trong hoạt động kinh doanh của chủ thể, là cái văn hoá mà các chủ thể kinh
doanh tạo ra trong quá trình kinh doanh hình thành nên những kiểu kinh
doanh ổn định và đặc thù của họ” [15,tr.69-70]. Văn hoá kinh doanh của các
nhà kinh doanh, doanh nghiệp được nhận biết từ hai phương diện chính:
một là các nhân tố văn hoá (hệ giá trị, tâm lý dân tộc, triết lý chung mà chủ
thể lựa chọn từ văn hoá dân tộc, tức là lối kinh doanh có văn hoá, kiểu kinh
doanh phù hợp với văn hoá các dân tộc; hai là các giá trị, sản phẩm văn
hoá như hệ giá trị, triết lý, tập tục riêng, nghệ thuật mà chủ thể kinh
doanh tạo ra trong quá trình hoạt động, tức là lối sống có văn hoá của các
chủ thể kinh doanh. Tác giả khẳng định văn hóa kinh doanh là một bộ phận
của văn hóa kinh tế, “văn hóa kinh doanh Việt Nam chính là kiểu, cách
thức làm kinh tế của người Việt Nam khi ta so sánh với kiểu kinh doanh
của các dân tộc, quốc gia khác để tìm ra những đặc thù văn hóa có tính bền
vững của nó” [15,tr.183]. Văn hóa kinh doanh là một hệ thống với nhiều
thành tố khác nhau; cả yếu tố tích cực và tiêu cực, vì vậy, muốn nhận diện
đúng về văn hóa kinh doanh Việt Nam cần nhận thức đầy đủ tính hai mặt của
nó. Phần triết lý kinh doanh, theo tác giả, đó là những tư tưởng triết học phản
ánh thực tiễn kinh doanh thông qua con đường trải nghiệm, suy ngẫm và khái
quát hoá của các chủ thể kinh doanh. Tác giả cũng trình bày sơ lược về sự
hình thành và phát triển triết lý kinh doanh ở nước ta, đặc điểm triết lý kinh
doanh Việt Nam trong các thời kỳ.
Trong cuốn Giáo trình Đạo đức kinh doanh và văn hóa công ty [84],
tác giả Nguyễn Mạnh Quân cho rằng đạo đức kinh doanh gồm những nguyên
tắc và chuẩn mực có tác dụng hướng dẫn hành vi trong mối quan hệ kinh doanh;
14
chúng được những người có liên quan (như người đầu tư, khách hàng, người
quản lý, người lao động, đại diện cơ quan pháp lý, cộng đồng dân cư, đối tác, đối
thủ) sử dụng để phán xét một hành động cụ thể là đúng hay sai, hợp đạo đức
hay phi đạo đức [84 tr.18]. Tác giả cũng cho rằng văn hoá công ty hay văn hoá
doanh nghiệp cũng chính là văn hoá tổ chức, văn hoá kinh doanh. Văn hoá
công ty là một hệ thống các ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủ đạo (cách) nhận thức
và phương pháp tư duy được mọi thành viên của một tổ chức cùng đồng thuận
và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng đến cách thức hành động của từng thành
viên. Văn hoá công ty thể hiện sự đồng thuận về quan điểm, sự thống nhất
trong cách tiếp cận và trong hành vi của các thành viên một tổ chức, công ty.
Đó là bản sắc riêng hay bản sắc văn hoá của một tổ chức mà mọi người có thể
xác định được và thông qua đó có thể nhận ra được quan điểm và triết lý đạo
đức của một tổ chức, công ty. Văn hoá kinh doanh là biểu hiện của đạo đức
kinh doanh của tổ chức. Như vậy, tác giả đã đồng nhất văn hoá công ty/văn
hoá doanh nghiệp với văn hoá tổ chức/văn hoá kinh doanh và văn hoá kinh
doanh với đạo đức kinh doanh. Bên cạnh đó, các phân tích còn chưa rõ ràng
giữa các khái niệm.
Giáo trình văn hóa kinh doanh do Dương Thị Liễu chủ biên [54] là
cuốn giáo trình phục vụ cho nghiên cứu và giảng dạy của trường Đại học
Kinh tế quốc dân và một số trường đại học kinh tế khác. Trong đó, các tác giả
cung cấp kiến thức tổng quan về văn hoá kinh doanh và các yếu tố cấu thành
văn hoá kinh doanh; phân tích sự đa dạng, phong phú của văn hoá kinh doanh
Việt Nam và quốc tế; giới thiệu một số tình huống trong văn hoá kinh doanh.
Tác giả đưa ra khái niệm văn hoá kinh doanh theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
Theo nghĩa rộng, văn hoá kinh doanh là toàn bộ các giá trị vật chất và các
giá trị tinh thần do chủ thể kinh doanh sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt
động kinh doanh, trong sự tương tác giữa chủ thể kinh doanh với môi trường
15
kinh doanh [54, tr.43]. Theo nghĩa hẹp, văn hoá kinh doanh là một hệ thống
các giá trị, các chuẩn mực, các khái niệm và hành vi do chủ thể kinh doanh
tạo ra trong quá trình kinh doanh, được thể hiện trong cách ứng xử của họ
với xã hội, tự nhiên ở một cộng đồng hay một khu vực [54,tr.43]. Văn hoá
kinh doanh là toàn bộ các giá trị văn hoá được chủ thể kinh doanh sử dụng và
tạo ra trong hoạt động kinh doanh tạo nên bản sắc kinh doanh của chủ thể đó.
Văn hoá kinh doanh là làm cho cái lợi gắn bó với cái đúng, cái tốt, cái đẹp.
Theo các tác giả, văn hoá kinh doanh được cấu thành bởi các yếu tố chính là
triết lý kinh doanh, đạo đức kinh doanh, văn hoá doanh nhân, văn hoá doanh
nghiệp và văn hoá ứng xử trong hoạt động kinh doanh. Nhận diện văn hoá
kinh doanh của Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử, tác giả dành ra gần
chục trang khái quát về văn hoá kinh doanh thời kỳ Pháp thuộc với hai tấm
gương doanh nhân tiêu biểu là Lương Văn Can và Bạch Thái Bưởi. Có thể
nói, đây là một trong những tài liệu rất có giá trị, nghiên cứu chuyên sâu về
văn hoá kinh doanh và là tài liệu tham khảo rất hữu ích cho những người quan
tâm về lĩnh vực này.
Trong tài liệu Nhân cách doanh nhân và văn hoá kinh doanh ở Việt Nam
trong thời kì đổi mới, hội nhập quốc tế [75], các tác giả Phùng Xuân Nhạ,
Dương Thị Liễu, Đỗ Minh Cương trình bày khái niệm, cấu trúc của nhân cách
doanh nhân, văn hoá doanh nhân và khẳng định nhân cách doanh nhân, văn
hoá doanh nhân chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất
là yếu tố thể chế kinh tế, môi trường kinh doanh. Theo các tác giả “Nhân
cách doanh nhân Việt Nam là tổng hoà các yếu tố hợp thành mẫu hình con
người doanh nhân Việt Nam bao gồm đức, tài, phong cách, thể chất, sự
cống hiến và phát triển... có đặc điểm tâm lý và bản sắc riêng so với cộng
đồng và tầng lớp khác trong xã hội nước ta cũng như so với doanh nhân các
nước khác” [75, tr.18].
16
Cấu trúc của nhân cách doanh nhân gồm: đức, trí, thể, lợi, trong đó yếu
tố lợi vừa là mục tiêu, vừa là động lực tạo nên thành công của doanh nhân, trí
là yếu tố tiền đề, thể là yếu tố “giá đỡ”, đức là yếu tố quan trọng nhưng cũng
là điểm yếu của doanh nhân Việt Nam. Từ nghiên cứu về văn hoá và giá trị
văn hoá, các tác giả đưa ra định nghĩa “văn hoá kinh doanh là một hệ thống
các giá trị, chuẩn mực, quan niệm và hành vi do chủ thể kinh doanh tạo ra
trong quá trình kinh doanh, được thể hiện trong cách ứng xử của họ với xã hội
- tự nhiên ở một cộng đồng hay khu vực nào đó” [75,tr.42]. Văn hoá kinh
doanh bao gồm văn hoá doanh nghiệp, văn hoá trong tiêu dùng, văn hoá trong
đàm phán kinh doanh, văn hoá trong marketin... động
sản xuất hay cung ứng dịch vụ, nhằm không ngừng tạo ra giá trị thặng dư,
làm gia tăng tài sản cho doanh nghiệp, tức là góp phần vào sự tăng trưởng
sản phẩm xã hội. Hoạt động kinh doanh của doanh nhân diễn ra trong nền
kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường trong xã hội công nghiệp hiện đại.
Như vậy, hiểu theo nghĩa hẹp, doanh nhân là khái niệm chỉ những người
đứng đầu các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân, có khả năng
lãnh đạo, quản lý và tham gia lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp và đại diện
cho doanh nghiệp trước pháp luật.
Hiểu theo nghĩa rộng thì doanh nhân là những người trong cơ cấu tổ chức
quản lý doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế (tư nhân, quốc doanh, liên
doanh với nước ngoài); họ có thể là chủ sở hữu (hay tham gia sở hữu) sản xuất,
phân phối (hay tham gia phân phối) sản phẩm lao động [xem 19, tr. 15]
Trong luận án, tác giả sử dụng cách hiểu khái niệm doanh nhân theo
nghĩa rộng. Doanh nhân là người trong tổ chức quản lý doanh nghiệp,
người kết hợp sử dụng nguồn vốn (con người, tài chính, nguồn lực vật
chất) nhằm làm cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, mang lại lợi nhuận
cho doanh nghiệp. Như vậy, doanh nhân không chỉ dùng để chỉ người sáng
lập, chủ sở hữu hoặc cổ đông chính của một doanh nghiệp, mà còn để chỉ
một thành viên cấp cao, những CEO quản lý tức là những người được thuê
để quản lý, điều hành doanh nghiệp.
1.2.1.3. Khái niệm văn hoá kinh doanh
Văn hoá kinh doanh là một phạm trù rất rộng, bao gồm nhiều lĩnh vực
gắn với văn hoá của nhân loại nói chung và mỗi cộng đồng, quốc gia, dân tộc
nói riêng nên có nhiều quan niệm (cách hiểu) khác nhau.
33
Như đã trình bày ở trên, đến tận những năm 1990, nhiều nhà nghiên
cứu ở Việt Nam mới bắt đầu tìm hiểu và nghiên cứu về văn hoá kinh doanh.
Sau khi vận hành cơ chế kinh tế thị trường, nền kinh tế xã hội Việt Nam đã
thay đổi cơ bản diện mạo. Sau rất nhiều năm tư tưởng tư hữu của con người bị
chế ngự nay đã được bung ra, khơi gợi cho những ý tưởng sáng tạo cũng như
là bàn đạp cho những nỗi lực không ngừng của con người trong lao động sản
xuất. Nhiều doanh nghiệp, doanh nhân ra đời với mong muốn làm giàu cho
bản thân và cho ước vọng xây dựng đất nước “công bằng, dân chủ, văn minh”.
Tuy nhiên, bản chất của con người là ham lợi. Trong kinh doanh, lợi nhuận là
mục đích có thể làm cho người kinh doanh phải bỏ ra bao trí tuệ và công sức,
thậm chí bất chấp tất cả để giành lấy. Chính sự xuống cấp của đạo đức kinh
doanh đã đặt ra những lo ngại cho toàn xã hội và đặt ra cho các nhà khoa học
vấn đề cần nghiên cứu và giải quyết. Vấn đề văn hoá kinh doanh bắt đầu được đề
cập như là chuẩn mực đạo đức trong kinh doanh là “kinh doanh có văn hoá” hay
“Làm cho cái lợi gắn bó chặt chẽ với cái đúng” [xem 30]. Ở đây, văn hoá được
hiểu như là “cái đúng”, “cái thiện”. Như vậy, phổ biến nhất là quan niệm đồng
nhất văn hóa kinh doanh là đạo đức kinh doanh [84, đã dẫn].
Đáng chú ý, một số nhà nghiên cứu chuyên sâu về văn hoá kinh doanh
như Dương Thị Liễu, Đỗ Minh Cương, Phùng Xuân Nhạ đều thống nhất cho
rằng Văn hoá kinh doanh là toàn bộ giá trị vật chất và giá trị tinh thần do chủ
thể kinh doanh sáng tạo ra và tích luỹ qua quá trình hoạt động kinh doanh.
Khái niệm này trở thành công cụ nghiên cứu của rất nhiều nhà khoa học về
văn hóa kinh doanh.
Như vậy, các quan niệm đều có sự nhấn mạnh đến tính văn hoá (thuộc
tính văn hoá trong kinh doanh như: tri thức, đạo đức, nghệ thuật, cách thức
kinh doanh) hướng đến các giá trị chân, thiện, mỹ, ích. Đồng thời chỉ rõ các
yếu tố văn hoá mà chủ thể kinh doanh tiếp thu được hoặc sáng tạo ra trong
quá trình kinh doanh. Có thể nói rằng, các quan niệm trên đều đúng khi nhìn
34
văn hoá kinh doanh ở những góc độ khác nhau. Song chúng chỉ dừng lại ở
mức độ quan niệm mà thôi, chưa phải là một định nghĩa có tầm bao quát nội
hàm và ngoại diên của khái niệm văn hoá kinh doanh một cách khái quát.
Để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài của luận án, tác giả cho rằng văn
hoá kinh doanh cần được định nghĩa bằng một khái niệm lột tả được bản chất
của nó. Vận dụng phương pháp định nghĩa khái niệm và ý kiến của các nhà
nghiên cứu nước ta, dưới góc độ văn hoá học, nghiên cứu sinh đưa ra một
định nghĩa về khái niệm văn hoá kinh doanh sau đây:
Văn hoá kinh doanh là một bộ phận của văn hoá kinh tế nằm trong
tổng thể của một nền văn hóa, bao gồm toàn bộ hoạt động kinh doanh có sự
thẩm thấu các thuộc tính, đặc trưng, trình độ văn hoá mà chủ thể kinh doanh
(doanh nhân của một cộng đồng) tiếp thu và sáng tạo nên, biểu hiện ra như
một kiểu, dạng hay nền văn hoá kinh doanh nhất định.
Phân tích định nghĩa này cho thấy, nó đã chỉ rõ nội hàm và ngoại diên
của khái niệm văn hoá kinh doanh mà các quan niệm của các nhà nghiên cứu
nước ta ít nhiều đã đề cập đến.
Về nội hàm: Văn hoá kinh doanh chính là thuộc tính văn hoá hay “cái
văn hoá” thẩm thấu vào toàn bộ nền kinh doanh (trong đó có những đặc trưng
văn hoá dân tộc và đặc tính văn hoá do doanh nhân sáng tạo ra).
Về ngoại diên: Văn hoá kinh doanh là văn hoá của nhóm xã hội đặc thù
(doanh nhân) là một bộ phận của văn hoá cộng đồng biểu hiện ra như một
kiểu, dạng, nền văn hoá kinh doanh nhất định.
Văn hoá kinh doanh không chỉ bó hẹp trong phạm vi doanh nghiệp mà
có ảnh hưởng đến mọi thành viên trong xã hội. Văn hóa kinh doanh phản ánh
đặc trưng của nền văn hoá của mỗi cộng đồng dân tộc. Nói cách khác, mỗi
cộng đồng, mỗi dân tộc đều có một văn hoá kinh doanh với những đặc trưng
khác nhau. Thậm chí, ở mỗi giai đoạn, văn hoá kinh doanh của mỗi dân tộc
35
cũng có những đặc điểm khác nhau. Điều đó phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể,
điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, văn hoá xã hội của cộng đồng.
1.2.2. Cơ cấu của Văn hoá kinh doanh
Do có nhiều quan niệm về văn hoá kinh doanh nên cũng có nhiều cách
khái quát (cách chia) cơ cấu của văn hoá kinh doanh khác nhau. Trong luận
án, tác giả cũng dựa vào cách chia cơ cấu văn hoá kinh doanh của các nhà
khoa học đi trước và trên cơ sở định nghĩa văn hoá kinh doanh để phân chia
lại cơ cấu văn hoá kinh doanh với mong muốn sắp xếp các yếu tố của nó theo
một cấu trúc thích hợp nhất và làm cơ sở cho việc khảo sát vấn đề của đề tài.
Theo tác giả Hoàng Vinh, văn hoá kinh doanh gồm có cơ cấu 5
thành tố như một hệ thống xã hội. Đó là đạo lý kinh doanh trong văn hoá
kinh doanh; Định hướng giá trị kinh doanh (xây dựng tinh thần doanh
nghiệp hướng vào “làm giàu” cho tập thể trong đó có lợi ích của cá nhân);
Hệ thống biểu hiện trong hoạt động kinh doanh (bao gồm logo, trang
phục, nghi thức thương hiệu,...) Hệ thống công nghệ trong hoạt động kinh
doanh (bao gồm phương hướng, công nghệ, thông tin, năng lực quản lý, tổ
chức... doanh nghiệp) và Hệ thống nhân cách chủ thể kinh doanh (bao
gồm phẩm chất quyết đoán, dám chịu trách nhiệm, linh hoạt, thích ứng,
đổi mới, năng lực tổ chức, sử dụng nguồn lực...)
Một số nhà nghiên cứu như Dương Thị Liễu, Đỗ Minh Cương, Nguyễn
Ngọc Anh,... cũng đều thống nhất cho rằng văn hoá kinh doanh có cơ cấu
gồm 5 thành tố. Đó là Triết lý kinh doanh, Đạo đức kinh doanh, Văn hoá
doanh nhân, Văn hoá doanh nghiệp, Văn hoá ứng xử trong hoạt động kinh
doanh. Trong đó, triết lý kinh doanh là những tư tưởng chỉ đạo, định hướng,
dẫn dắt hoạt động kinh doanh; đạo đức kinh doanh tập hợp các nguyên tắc,
chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh, đánh giá hành vi của người kinh doanh;
văn hoá doanh nhân là văn hoá của người làm kinh doanh bao gồm năng lực
kinh doanh (tài lực, trí lực, thể lực), trình độ quản lý kinh doanh và các năng
36
lực khác; văn hoá doanh nghiệp là tổng hợp các giá trị, các biểu trưng huyền
thoại, nghi thức, điều cấm kỵ, các quan điểm triết học, đạo đức tạo thành nền
tảng duy nhất đối với một tổ chức doanh nghiệp và văn hóa ứng xử bao gồm
toàn bộ hành vi của cá nhân và cộng đồng trong quan hệ của doanh nghiệp
thẩm thấu thuộc tính văn hóa; biểu hiện rõ rệt nhất trong bộ quy tắc ứng xử
của doanh nghiệp.
Tuy cách hiểu cơ cấu của văn hoá kinh doanh như trên có tầm bao quát
tất cả các yếu tố có liên quan đến hoạt động kinh doanh, song không khỏi ôm
đồm và lẫn lộn giữa các khái niệm: Văn hoá kinh doanh là văn hoá hoạt động,
văn hoá hành vi của chủ thể (doanh nhân) trong hoạt động kinh doanh; văn
hoá doanh nghiệp là văn hoá tổ chức doanh nghiệp (tập hợp các thành viên
của doanh nghiệp để sản xuất, kinh doanh, bao gồm chủ doanh nghiệp và cán
bộ, nhân viên...); văn hoá doanh nhân là văn hoá nhân cách của các cá nhân
doanh nhân. Ba loại hình văn hoá này là khác nhau mặc dù chúng có quan hệ
hữu cơ và tác động lẫn nhau, biểu hiện qua nhau, song không thể đồng nhất
với nhau, lẫn nhau như cơ cấu mà các tác giả trên nêu ra.
Do đó, luận án kế thừa các nghiên cứu của các tác giả đi trước và đưa
ra một cơ cấu của Văn hoá kinh doanh, nhìn từ đặc trưng văn hoá hoạt động
của nhóm cộng đồng đặc thù (nhóm doanh nhân) với các thành tố cơ bản sau.
Thứ nhất là hệ thống triết lý - tư tưởng kinh doanh;
Thứ hai là hệ thống giá trị, chuẩn mực đạo đức trong kinh doanh;
Thứ ba là hệ thống thực hành (công nghệ) kinh doanh;
Thứ tư là hệ thống nhân cách doanh nhân ;
Thứ năm là hệ thống những yếu tố ngoại hiện của văn hoá kinh doanh
Đây là cách chia mang tính hệ thống ước lệ để NCS thao tác trong quá
trình nghiên cứu đặc điểm, đặc trưng của văn hóa kinh doanh bởi các thành tố
này đều có sự giao thoa, cái này biểu hiện qua cái kia và ngược lại.
37
Xem sơ đồ sau:
Sau đây xin giải thích rõ nội dung các thành tố của Văn hoá kinh doanh:
* Hệ thống triết lý - tư tưởng về kinh doanh
Triết lý là những tư tưởng có tính triết học được rút ra từ thực tiễn đời
sống xã hội và trên cơ sở thế giới quan, nhân sinh quan định hướng cho hoạt
động của con người. Triết lý kinh doanh là những tư tưởng có tính triết học
phản ảnh thực tiễn kinh doanh của các chủ thể kinh doanh được rút ra qua sự
trải nghiệm, suy ngẫm của họ [54, tr.77].
Triết lý kinh doanh là những nguyên tắc cơ bản nhất của hoạt động
kinh doanh gắn với đạo lý - quan hệ người - người trước lợi ích kinh tế (kinh
doanh vì cái gì? Vì lợi ích của ai?). Những tư tưởng cốt lõi này trong văn hóa
kinh doanh có vai trò định hướng, dẫn dắt hoạt động kinh doanh của chủ thể
kinh doanh.
Tư tưởng kinh doanh là những lý thuyết về kinh doanh mang tính lý
luận và kinh nghiệm kinh doanh nhằm chỉ ra các mục tiêu kinh doanh và các
cách thực hành kinh doanh khác nhau nhằm đạt được mục tiêu của người làm
Hệ thống triết lý - tư
tưởng kinh doanh
Hệ thống giá trị, chuẩn
mực đạo đức trong
kinh doanh
Hệ thống thực hành
(công nghệ) kinh doanh
Hệ thống nhân cách
doanh nhân
Hệ thống những yếu tố
ngoại hiện
38
kinh doanh. Tư tưởng kinh doanh là sự cụ thể hoá các triết lý kinh doanh
thông qua một hệ thống quan điểm lý luận của các trường phái kinh doanh
hay các nhà lý luận kinh tế khác nhau.
* Hệ thống giá trị, chuẩn mực đạo đức trong kinh doanh (bao gồm giá
trị, chuẩn mực đạo đức, pháp luật, kinh tế, kỹ thuật và trách nhiệm xã hội,
trước hết là giá trị, chuẩn mực đạo đức kinh doanh là một bộ phận của giá trị,
chuẩn mực đạo đức xã hội thuộc lĩnh vực kinh doanh (đạo đức nghề nghiệp -
nghề kinh doanh) bao gồm các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực điều chỉnh,
đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của chủ thể kinh doanh.
Bản chất đạo đức kinh doanh là giải quyết đúng đắn mối quan hệ lợi
ích trong kinh doanh giữa người kinh doanh với người tiêu dùng, bạn hàng, xã
hội (lợi ích được hiểu một cách đúng đắn là toàn bộ cơ sở của đạo đức trong
kinh doanh), chúng có vai trò điều chỉnh hành vi và đánh giá phẩm chất của
người kinh doanh.
Đạo đức kinh doanh bao gồm những chuẩn mực như trung thực, giữ chữ
tín với khách hàng và bạn hàng và đặc biệt là đảm bảo nguyên tắc trách nhiệm
xã hội. Trách nhiệm xã hội của doanh nhân, doanh nghiệp là cam kết và thực
hiện sự phục vụ xã hội, phục vụ cộng đồng, vì sự phồn vinh của cộng đồng. Giá
trị chuẩn mực pháp luật là những giá trị, chuẩn mực bảo đảm cho doanh nhân
hoạt động đúng những yêu cầu pháp lý mà nhà nước đặt ra, tôn trọng lợi ích
chung của cộng đồng, nhà nước,... và cả lợi ích của doanh nhân, doanh nghiệp.
Nếu triết lý kinh doanh có vai trò định hướng hoạt động của doanh nhân và
doanh nghiệp thì chuẩn mực đạo đức, pháp luật... kinh doanh là sự cụ thể hóa định
hướng đó. Giá trị, chuẩn mực, đạo đức, pháp luật kinh doanh điều chỉnh hành của
các chủ thể kinh doanh, là chất keo gắn kết các nhà kinh doanh trong các cộng
đồng doanh nhân và các doanh nghiệp, là điều kiện gây tin tưởng và sự ủng hộ
của người tiêu dùng. Chỉ cần một biểu hiện vi phạm giá trị, chuẩn mực đạo đức
kinh doanh hay vi phạm các quy định pháp luật kinh doanh lập tức gây nên sự
39
nghi kỵ, cản trở sự phát triển, thậm chí có thể làm tan rã một tổ chức kinh doanh.
Bởi vậy, xây dựng ý thức về đạo đức, pháp luật kinh doanh chính là tạo nên môi
trường kinh doanh lành mạnh, là nguồn lực to lớn giúp cho doanh nhân, doanh
nghiệp tìm kiếm lợi nhuận, đồng thời đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng
và xã hội. Giá trị chuẩn mực đạo đức trong kinh doanh là yếu tố vô cùng quan
trọng. Lợi nhuận là kết quả của hoạt động kinh doanh, là giá trị cơ bản của kinh
doanh, còn chuẩn mực đạo đức không chỉ đem lại lợi ích vật chất mà còn đem lại
lợi ích tinh thần cho người kinh doanh. Nó không chỉ là cơ sở tồn tại của doanh
nghiệp, doanh nhân mà còn vì sự tồn tại và phát triển của cộng đồng xã hội.
* Hệ thống thực hành (công nghệ) kinh doanh (năng lực chủ thể, các
thể chế, thiết chế, tổ chức kinh doanh).
Khi nói đến năng lực chủ thể kinh doanh là nói đến trình độ, kỹ năng
hoạt động của họ, cái thuộc về năng lực sáng tạo của nhà doanh nhân, đó là
một thuộc tính văn hóa. Để tạo nên năng lực hoạt động của một doanh nhân,
doanh nghiệp, người ta phải tích lũy và sáng tạo các tri thức, kinh nghiệm, kỹ
năng, nghệ thuật kinh doanh, nghệ thuật ứng xử trong và ngoài doanh nghiệp
hay còn gọi là năng lực lãnh đạo, quản lý của doanh nhân.
Tri thức của doanh nhân được đúc kết từ kinh nghiệm, hiểu biết về tự
nhiên, xã hội và con người. Trong thực tế, những doanh nhân thành công
không phải chỉ học được các tri thức kinh doanh tại các trường, lớp (nhà
trường) mà họ còn tích luỹ được qua hoạt động thực tiễn (trường đời).
Để hoạt động kinh doanh có được thành công, doanh nhân phải có đầu
óc tổ chức lãnh đạo, quản lý khoa học. Đây chính là một trong những yếu tố
có vai trò then chốt. Kỹ năng và nghệ thuật hoạt động của doanh nhân và
doanh nghiệp là khả năng tổ chức và thực hành hoạt động trở nên thuần thục,
nhạy bén linh hoạt đến mức điêu luyện và tinh nhạy. Đó là khả năng giải
quyết các vấn đề nảy sinh mới, thỏa thuận trong các cuộc đàm phán... để
nhanh chóng đưa ra các quyết định đúng đắn, kịp thời.
40
Cách thức hoạt động kinh doanh là hành vi thực tiễn của doanh nhân và
doanh nghiệp, biến các nguồn lực (vật chất và tinh thần) thành sản phẩm của
doanh nghiệp, đem lại lợi ích cho doanh nghiệp, thể hiện rõ nhất trí tuệ, tầm
vóc của doanh nhân,
Cách thức tổ chức hội đoàn doanh nhân và bộ máy doanh nghiệp là một
yếu tố của văn hóa kinh doanh.
Hội đoàn doanh nhân được thành lập trên cơ sở kết hợp của nhiều
doanh nhân với các tiêu chí nghề nghiệp, lứa tuổi, địa phương... nhằm kết nối
giữa các doanh nhân, bảo vệ lợi ích cho các doanh nhân. Mỗi hội đoàn doanh
nhân có những thể chế, mục tiêu khác nhau nhưng về cơ bản là thông tin
trong cộng đồng, bảo vệ và giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động kinh doanh, sẻ
chia và đóng góp cho cộng đồng. Trong hoạt động thực hành kinh doanh của
doanh nhân phải thông qua các doanh nghiệp, các công ty nên việc tổ chức
các doanh nghiệp, công ty và vận hành chúng như thế nào là yếu tố quan
trọng của việc thực hành kinh doanh. Do vậy, việc xây dựng các doanh
nghiệp thành một thiết chế kinh doanh với những quy tắc vận hành, ứng xử
của nó là những nội dung quan trọng của văn hoá kinh doanh.
* Hệ thống nhân cách doanh nhân
Nhân cách doanh nhân hay tổng thể phẩm chất năng lực của doanh
nhân trong lĩnh vực kinh doanh là mẫu hình con người doanh nhân với những
đặc điểm tâm lý và bản sắc riêng, cái phân biệt với các cộng đồng, tầng lớp
khác trong xã hội cũng như cộng đồng doanh nhân các dân tộc khác. Hệ thống
nhân cách doanh nhân bao gồm nhân cách của những doanh nhân tiêu biểu,
thành đạt và mẫu mực trong tầng lớp doanh nhân của một cộng đồng, dân tộc
và thời đại. Khi nói đến một nền văn hoá kinh doanh không thể không nhắc
đến các doanh nhân tiêu biểu của nó. Đây là những nhân cách đại diện và kết
tinh các phẩm chất, tài năng và những đóng góp cho nền kinh tế của cộng
đồng và các lĩnh vực khác. Các nhân cách đó nêu tấm gương cho cộng đồng,
41
xã hội noi theo. Họ có sức hấp dẫn, tập hợp và lôi kéo các thành viên của
cộng đồng, xã hội trong lĩnh vực kinh doanh. Hệ thống nhân cách doanh nhân
còn giữ vai trò cốt yếu ngoại hiện của nền văn hoá kinh doanh. Lớp doanh
nhân Việt Nam đầu thế kỷ XX với rất nhiều nhân cách tiêu biểu mà đề tài
luận án sẽ nghiên cứu.
* Hệ thống yếu tố ngoại hiện của văn hoá kinh doanh
Hệ thống các yếu tố ngoại hiện của văn hóa kinh doanh là những sự vật,
hiện tượng,... hiện ra bên ngoài và người ta dễ quan sát được, cảm nhận được;
chúng biểu đạt cái bên trong một nền văn hóa kinh doanh của doanh nhân, doanh
nghiệp. Yếu tố ngoại hiện bao gồm bộ phận các doanh nhân tiêu biểu và yếu tố
trực quan hữu hình của doanh nghiệp. Những yếu tố trực quan hữu hình của
doanh nghiệp như biểu tượng (logo, trụ sở, hình ảnh); những yếu tố vô hình như:
nghi lễ (kỷ niệm, đại hội...), ngôn ngữ (khẩu hiệu, bài hát, giai thoại...). Đó là
những thứ làm nên hình ảnh trực quan của tổ chức doanh nhân, doanh nghiệp là
những điều dễ nhìn thấy của văn hóa kinh doanh.
Trong 5 yếu tố trên của văn hóa kinh doanh, mỗi yếu tố đóng vai trò
khác nhau nhưng có liên hệ mật thiết lẫn nhau, mang đặc trưng của văn hóa
cộng đồng một thời đại nhất định.
2.1.3. Mối quan hệ giữa văn hoá kinh doanh với môi trường kinh tế xã hội
2.1.3.1. Văn hoá kinh doanh chịu sự tác động của môi trường kinh tế xã hội
Văn hoá kinh doanh là một thành tố của nền văn hoá dân tộc. Cũng như
thành tố khác của nền văn hoá dân tộc, văn hoá kinh doanh luôn chịu sự tác
động của rất nhiều yếu tố, trong từng giai đoạn, từng thời điểm. Nhìn chung,
quá trình hình thành và phát triển, văn hoá kinh doanh chịu sự tác động của
một số yếu tố cơ bản sau:
* Môi trường các thể chế xã hội
Văn hoá kinh doanh được hình thành trong quá trình hoạt động kinh
doanh của các chủ thể kinh doanh, vì vậy, cũng chịu sự quy định của các thể
chế như thể thế chính trị, thể chế kinh tế, thể chế văn hoá.
42
Hoạt động kinh doanh là một trong những dạng hoạt động vật chất của con
người. Mỗi doanh nhân, doanh nghiệp đều phải tiến hành kinh doanh trong một
môi trường cụ thể, một quốc gia cụ thể vì vậy, họ phải thực hiện mọi quy định, thủ
tục, nguyên tắc của pháp luật, chịu sự giám sát của nhà nước đó. Bên cạnh đó,
doanh nhân là những người trực tiếp tổ chức sản xuất, phân phối sản phẩm, lưu
thông hàng hoá... làm cho dòng chảy kinh tế luôn thông suốt. Trong quá trình làm
ra của cải vật chất cho toàn xã hội, họ là những người thường xuyên “va chạm”,
tiếp xúc với chính quyền và chịu ảnh hưởng trực tiếp và nhanh nhất các thay đổi
về chủ trương, chính sách kinh tế của nhà nước. Vì vậy, nếu thể chế và bộ máy
công quyền minh bạch, trong sạch sẽ góp phần quan trọng trong việc tạo niềm tin
nơi doanh nhân, thúc đẩy văn hoá kinh doanh ngày càng phát triển.
Thể chế có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển văn hoá
kinh doanh bởi vì “thể chế nào, doanh nhân ấy” [Phụ lục 2, STT 3]. Trong
một nhà nước pháp quyền, thể chế phản ánh những quy tắc, quy định nhằm
quản lý xã hội và các thành phần kinh tế. Thể chế có thể khuyến khích, thúc đẩy
hoạt động kinh doanh, ngược lại có thể kìm hãm sự sáng tạo của doanh nhân,
làm suy giảm sức mạnh của cả một thế hệ. Thực tế cho thấy, thể chế nhà nước có
thể kìm hãm hoặc xoá bỏ thành phần kinh tế tư nhân, dẫn đến sự vắng bóng gần
như hoàn toàn của một tầng lớp ưu tú của dân tộc trong vài thập kỷ. Ngược lại,
nếu nhà nước có thể chế đúng đắn, minh bạch, nhất quán, công bằng, hợp lòng
dân sẽ có sức mạnh khơi dậy và phát huy mọi nguồn lực trong nhân dân, kích
thích sức sáng tạo cá nhân và làm thay đổi vận mệnh đất nước.
Tóm lại thể chế nhà nước là yếu tố quyết định sự cạnh tranh lành mạnh,
đảm bảo cho đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội được thực thi, tạo
điều kiện phát triển văn hoá kinh doanh.
* Môi trường văn hoá xã hội
Nền văn hoá kinh doanh được định hình trong một môi trường văn hoá
xã hội cụ thể. Môi trường đó gồm các yếu tố như hệ giá trị, tập tục, lối sống,
43
tư tưởng, tôn giáo tín ngưỡng... Cũng có thể nói, đó là truyền thống dân tộc
được hun đúc qua thời gian, được các doanh nhân - chủ nhân của văn hoá
kinh doanh thẩm thấu qua quá trình sinh sống, học tập, lao động, giao tiếp
trong xã hội. Những yếu tố này làm nên đặc trưng của văn hoá kinh doanh
từng dân tộc. Ví dụ: tinh thần võ sĩ đạo Nhật Bản, tinh thần hy sinh trung
thành của người Nhật phản ánh vô cùng rõ rệt trong tư tưởng trung thành với
công ty. Xã hội Nhật Bản đề cao chữ tín (high trust society) thể hiện sâu sắc
trong tính kỷ luật trong lao động, chữ tín trong từng sản phẩm họ.
Trong xã hội hiện đại, môi trường văn hoá tiếp tục ảnh hưởng sâu sắc
đến văn hoá kinh doanh. Một xã hội được xây dựng từ niềm tin và lòng tự
trọng sẽ hình thành nên văn hoá kinh doanh trọng chữ tín. Ngược lại nếu môi
trường văn hoá xã hội không ổn định, tiêu cực sẽ có ảnh hưởng xấu đến văn
hoá kinh doanh. Vì vậy, xây dựng môi trường văn hóa tổng thể có vai trò vô
cùng quan trọng trong việc kiến tạo văn hóa kinh doanh.
* Môi trường toàn cầu hoá kinh tế và giao lưu văn hoá
Nhân loại đã trải qua nhiều lần toàn cầu hoá với các mức độ phạm vi
khác nhau như: quá trình toàn cầu hoá bắt nguồn từ những phát kiến địa lý thế
kỷ XV-XVI do các nước phương Tây tiến hành hay sự xâm lược các nước
châu Á, châu Phi với mục đích mở rộng thị trường của các nước thực dân và
đế quốc thế kỷ XIX. Quá trình toàn cầu hoá diễn ra, kể cả tiến hành bằng các
cuộc chiến tranh đều dẫn đến sự giao lưu văn hoá giữa các quốc gia, dân tộc.
Ngày nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ, quá trình
toàn cầu hoá được mở rộng về cả quy mô và tốc độ nhanh chưa từng thấy và
không một quốc gia nào có thể đứng ngoài xu thế đó.
Văn hóa kinh doanh là một thành tố của văn hóa dân tộc, vì vậy cũng
chịu ảnh hưởng của quy luật giao lưu và tiếp biến văn hóa. Có thể thấy rằng,
toàn cầu hoá dẫn đến sự giao thoa giữa các nền văn hoá và ảnh hưởng đến văn
hoá kinh doanh của từng quốc gia, dân tộc. Ngày nay văn hoá kinh doanh và
44
văn hoá tiêu dùng len lỏi đến cả các làng quê. Quan trọng hơn cả là sự mở
rộng của các tập đoàn, công ty đa quốc gia, các công ty đầu tư nước ngoài đã
mang theo những giá trị văn hoá kinh doanh đòi hỏi doanh nhân phải tìm hiểu
và thích ứng, từ đó bồi đắp thêm giá trị văn hoá kinh doanh dân tộc.
2.1.3.2. Vai trò của văn hoá kinh doanh với sự phát triển kinh tế - xã hội
* Văn hoá kinh doanh giữ vai trò cơ sở tinh thần của hoạt động kinh doanh
Văn hóa kinh doanh là cơ sở tinh thần (nền tảng) của hoạt động kinh
doanh, định hướng và điều tiết hoạt động kinh doanh. Bản chất hoạt động của
con người không chỉ là mong muốn được đáp ứng các nhu cầu cơ bản ăn - ở -
mặc mà còn luôn khao khát vươn lên những giá trị chân- thiện - mỹ. Văn hóa
kinh doanh hướng các doanh nhân và cộng đồng doanh nghiệp vào các hoạt
động vì con người, vì sự phát triển của cộng đồng xã hội. Thông qua triết lý
kinh doanh, văn hóa kinh doanh định hướng cho mọi hoạt động của doanh
nghiệp tới những mục tiêu kinh doanh đúng đắn.
Với mỗi quốc gia, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực là những yếu tố thúc
đẩy nền kinh tế quốc dân. Bên cạnh đó các giá trị tinh thần cũng chiếm một vị
trí vô cùng quan trọng. Giá trị văn hóa dân tộc nói chung và Văn hóa kinh
doanh nói riêng giúp các doanh nhân, doanh nghiệp đoàn kết, là sức mạnh vô
hình trong việc cố kết cộng đồng doanh nhân. Bên cạnh đó văn hóa kinh
doanh còn cung cấp cho doanh nhân những tri thức, kinh nghiệm, trình độ, kỹ
năng, nghệ thuật kinh doanh để kinh doanh có hiệu quả. Văn hóa kinh doanh
chính là yếu tố cốt lõi thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc in đậm trong từng
doanh nghiệp và thế hệ doanh nhân trong từng giai đoạn của lịch sử.
* Tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững
Văn hóa kinh doanh giữ vai trò cơ sở nền tảng tinh thần của hoạt động
kinh doanh đồng thời còn là nguồn lực cho hoạt động kinh doanh phát triển.
Với hệ giá trị, chuẩn mực đạo đức, pháp luật, văn hóa kinh doanh giúp cho
việc điều chỉnh lợi ích của cá nhân trong các doanh nghiệp và trong xã hội .
45
Với hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức, tuân thủ pháp luật, văn hoá kinh
doanh giúp cho việc ngăn ngừa những hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh,
khuyến khích chủ thể kinh doanh thực hiện trách nhiệm xã hội. Văn hóa kinh
doanh đem lại sự hài lòng cho doanh nhân, cộng đồng doanh nghiệp và toàn
xã hội tạo nên động cơ tích cực cho mọi người phấn đấu thúc đẩy hoạt động
kinh doanh, sản xuất, tiêu dùng xã hội theo hướng lành mạnh, bền vững. Kinh
tế thị trường phát triển bền vững là tiền đề có ý nghĩa quyết định cho sự phát
triển xã hội, con người bền vững, an sinh, lành mạnh.
* Tạo điều kiện hội nhập quốc tế
Văn hóa kinh doanh thúc đẩy hoạt động giao thương quốc tế, góp phần
vào việc bảo đảm chất lượng sản phẩm hàng hóa; trao đổi, buôn bán đúng với
những giao kèo (chữ tín), tôn trọng khách hàng làm cho giao thương ngày
càng phát triển.
Không phải ngẫu nhiên, các tài liệu về văn hoá kinh doanh tại các quốc
gia như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,... được xuất bản ngày
càng nhiều. Đây là những tài liệu phục vụ cho các chuyên ngành Quan hệ
kinh tế quốc tế, các nhà doanh nhân trong quá trình hợp tác kinh tế. Việc tìm
hiểu về đặc điểm văn hoá kinh doanh của các nước giúp cho các bên đối tác
nhanh chóng tìm được tiếng nói chung, thuận lợi hơn trong hợp tác phát triển
vì vậy cũng thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế.
Như đã trình bày ở trên, văn hóa kinh doanh góp phần phát triển kinh tế
theo hướng bền vững. Đồng thời, đội ngũ doanh nhân với phẩm chất, trí tuệ
và sự nhiệt huyết luôn là tiếng nói quan trọng tham mưu cho nhà nước trong
quá trình cải thiện môi trường kinh tế - xã hội, cũng là môi trường đầu tư, tạo
sự hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài.
Trên đây là những vấn đề chung về văn hóa kinh doanh. Những vấn đề
cụ thể trong các yếu tố khác của văn hóa kinh doanh của tầng lớp doanh nhân
Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX sẽ được nghiên cứu ở chương sau.
46
Tiểu kết chương 1
Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài cho thấy, trên thế giới, đạo
đức kinh doanh, một yếu tố cốt lõi của văn hoá kinh doanh được nghiên cứu
từ khá sớm. Tại nhiều trường đại học kinh tế trên thế giới, môn học Đạo đức
kinh doanh được giảng dạy phổ biến. Những tài liệu về đạo đức kinh doanh,
văn hoá doanh nghiệp được giới thiệu nhằm giúp các doanh nhân thấu hiểu
đặc điểm văn hoá kinh doanh của các quốc gia khác nhau, giúp các doanh
nhân thành công trong hợp tác kinh tế quốc tế.
Ở Việt Nam, nghiên cứu về văn hoá kinh doanh chỉ thực sự được quan
tâm nhiều sau đổi mới (1986). Với nền kinh tế nhiều thành phần, doanh nhân
giữ vai trò quan trọng, nghiên cứu về văn hoá kinh doanh cũng ngày càng
xuất hiện nhiều. Tuy nhiên, các tài liệu về văn hoá kinh doanh của doanh
nhân Việt Nam đầu thế kỷ XX còn thiếu vắng, sự phân tích đánh giá văn hoá
kinh doanh của họ còn sơ lược. Đây chính là những vấn đề nghiên cứu sinh có
nhiệm vụ làm sáng tỏ trong nội dung của Luận án.
Kế thừa những kết quả nghiên cứu cùng các khái niệm về doanh nhân,
kinh doanh, văn hoá kinh doanh, luận án đã bổ sung thêm một vấn đề lý luận
về các khái niệm liên quan, đặc biệt là khái niệm văn hóa kinh doanh. Cấu
trúc của văn hóa kinh doanh gồm 5 yếu tố cơ bản: triết lý và tư tưởng kinh
doanh; đạo đức kinh doanh; thực hành văn hóa kinh doanh; hệ giá trị nhân
cách doanh nhân; hệ thống ngoại hiện. Trong đó, các yếu tố quan hệ hữu cơ
với nhau, xâm nhập vào nhau, biểu hiện và tác động lẫn nhau. Đây sẽ là cơ sở
lý luận để nghiên cứu sinh nhận diện về văn hóa kinh doanh của doanh nhân
Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.
47
Chương 2
SỰ HÌNH THÀNH VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TẦNG LỚP
DOANH NHÂN VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX
2.1. KHÁI LƯỢC ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH
2.1.1. Điều kiện chính trị, kinh tế thế giới
Sau những phát kiến địa lý, các nước tư bản phương Tây càng ráo riết
tìm tòi các miền đất mới nhằm mở rộng thuộc địa của mình. Cuối thế kỷ XVII
đến đầu thế kỷ XVIII, các cuộc thăm dò của các nước này ở châu Á ngày
càng dày. Đặc biệt khi chủ nghĩa tư bản phương Tây chuyển nhanh từ giai
đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền với sự phát triển mạnh mẽ
của nền kinh tế hàng hóa đã đặt ra yêu cầu bức thiết về thị trường và nguồn
nguyên liệu sản xuất dẫn đến các cuộc chiến tranh xâm lược tại châu Á thế kỷ
XIX. Nhiều quốc gia ở châu Á lần lượt trở thành thuộc địa của các nước
phương Tây.
Cùng với phương thức sản xuất tư bản, các quốc gia phương Tây áp đặt
một nền văn hoá, văn minh với những tư tưởng mới và những thành tựu về
khoa học kỹ thuật và vũ khí tối tân lên những nước thuộc địa; đặc biệt trong
đó, tư tưởng khai sáng phương Tây đã tác động mạnh mẽ đến các nước
phương Đông thuộc địa, nửa thuộc địa và phụ thuộc. Các nước như Nhật Bản,
Thái Lan với quan điểm thức thời đã kịp thời đón nhận luồng gió mới từ
phương Tây, cải cách dân chủ theo khuynh hướng tư sản và thành công
vang dội, từ đ... đã thoát ra từ hệ tư tưởng Nho
giáo, một hệ tư tưởng “trọng nông ức thương”, kìm hãm kinh doanh. Bên
cạnh đó còn có những nhà Tân học, thông ngôn, ký lục, những điền chủ, thợ
thủ công,... như Bạch Thái Bưởi, Trương Văn Bền, Nguyễn Sơn Hà, Trịnh
Đình Kính, Đỗ Đình Thiện, Trịnh Văn Bô... tiếp thu tư tưởng tiến bộ phương
Tây và dũng cảm vượt qua khó khăn của người dân mất nước, quyết đấu với
tư bản nước ngoài trên thương trường. Sự vượt trội của họ chính là trong hoàn
cảnh vừa bị sự cạnh tranh khốc liệt của tư bản nước ngoài như Hoa, Ấn... vừa
chịu sự kìm hãm của nhà cầm quyền Pháp mà vẫn vươn lên và ngày càng lớn
mạnh. Hoạt động kinh doanh của họ ngày càng được mở rộng về quy mô sản
xuất, thị trường và ngành nghề. Bên cạnh những nghề truyền thống, doanh
nhân tham gia nhiều lĩnh vực kinh doanh mới mẻ như khai khoáng, công
nghệ, tài chính - ngân hàng... Các sản phẩm của doanh nhân Việt Nam đầu thế
kỷ XX không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn chinh phục thị trường khu vực
và quốc tế.
147
3. Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX
vừa mang yếu tố văn hoá dân tộc, vừa tiếp thu giá trị văn hoá thế giới. Thứ
nhất, Đó là nền văn hoá kinh doanh lấy tư tưởng yêu nước làm đầu. Tiếp thu
truyền thống dân tộc, doanh nhân Việt Nam luôn lấy giá trị yêu nước làm triết
lý kinh doanh, dẫn dắt các nhà doanh nhân thực hiện lý tưởng phụng sự tổ
quốc, thể hiện sâu sắc trong Cách mạng tháng Tám; Thứ hai, văn hoá kinh
doanh của doanh nhân đầu thế kỷ XX đã dần thoát khỏi ảnh hưởng của mặt
tiêu cực trong văn hoá Việt Nam truyền thống với nền kinh tế lạc hậu, không
khuyến khích kinh doanh buôn bán. Đó là nền văn hoá kinh doanh thể hiện sự
“thoát xác”, lột bỏ hạn chế của văn hoá làng xã, của nền nông nghiệp tự cung tự
cấp trong xã hội Việt Nam; đồng thời xây dựng nên những giá trị mới. Thứ ba,
Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam giai đoạn này tiếp cận mặt tích cực
của văn minh phương Tây, phát triển công nghiệp gắn với thị trường, tiếp thu
thành tựu khoa học vào trong sản xuất, kinh doanh, nâng cao hiệu suất lao động và
chất lượng sản phẩm. Trong một thời gian không dài, với việc nâng cao kỹ năng
quản lý kết hợp với áp dụng khoa học kỹ thuật tiến bộ, nền sản xuất kinh doanh
của Việt Nam đã bước đầu có những sản phẩm mang dấu ấn của trí tuệ Việt.
3. Tầng lớp doanh nhân yêu nước nửa đầu thế kỷ XX - chủ thể của nền
kinh doanh giai đoạn này đã thể hiện ý nghĩa đích thực của đạo làm giàu với
tâm - tài - trí - dũng. Đó chính là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong các thế hệ doanh
nhân nửa đầu thế kỷ XX, tạo nên một thế hệ doanh nhân lấy mục tiêu làm giàu
gắn với công cuộc cứu nước để đến khi gặp được ngọn lửa Cách mạng Tháng
Tám thì bùng cháy khát vọng cống hiến. Những tấm gương doanh nhân từ
Lương Văn Can đến Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Sơn Hà... trở thành những gương
doanh nhân văn hóa được tôn vinh trong các thế hệ doanh nhân sau này.
4. Mặc dù bị ngắt quãng một khoảng thời gian khá dài, văn hoá kinh
doanh của doanh nhân nửa đầu thế kỷ XX có ý nghĩa quan trọng đối với thế
148
hệ doanh nhân Việt Nam ngày nay. Những bài học về sự phát triển của doanh
nghiệp luôn gắn với sự giàu có của quốc gia; bài học về giữ chữ tín trong kinh
doanh, về đoàn kết cộng đồng doanh nhân và đấu tranh bảo vệ quyền lợi của
giới doanh nhân, đặc biệt là đấu tranh vì một nền kinh tế minh bạch và cạnh
tranh bình đẳng; bài học về ý chí vượt qua thử thách khắc nghiệt của thương
trường và định kiến của xã hội để tìm tòi một hướng đi của doanh nhân nửa
đầu thế kỷ XX vẫn luôn được các doanh nhân coi trọng và coi là triết lý kinh
doanh của các doanh nghiệp.
5. Ngày nay, trong xu thế hội nhập quốc tế và công cuộc công nghiệp
hóa hiện đại hóa đất nước, vai trò của doanh nhân càng được khẳng định. Đó
chính là lực lượng chủ yếu làm ra của cải vật chất, giải quyết việc làm cho
toàn xã hội, góp phần vào phát triển kinh tế đất nước. Xây dựng văn hóa kinh
doanh là cả một quá trình lâu dài. Đó không chỉ là việc riêng của doanh nhân
hay doanh nghiệp nào mà là trách nhiệm của toàn xã hội. Để xây dựng văn
hóa kinh doanh cần có một môi trường văn hoá tổng thể, trong đó đặc biệt
nhấn mạnh vai trò của xã hội dân chủ, nhà nước pháp quyền và nền kinh tế thị
trường. Tạo điều kiện cho sự chuyển đổi giá trị văn hóa, tôn vinh doanh nhân
phát triển vừa là nhu cầu, vừa là điều kiện phát triển khi mà ý chí làm giầu để trở
thành một đất nước “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” là
mục tiêu phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân ta; đồng thời cũng góp phần thực
hiện chiến lược xây dựng và phát triển văn hoá và con người Việt Nam hiện nay.
149
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1. Nguyễn Thị Ánh (2013), “Văn hóa doanh nhân và lớp doanh nhân yêu
nước nửa đầu thế kỷ XX” Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, (348), tr.20-24.
2. Nguyễn Thị Ánh (2013), “Tư tưởng cải cách văn hóa trong phong trào
Duy Tân”, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, (349), tr.3-7.
3. Nguyễn Thị Ánh (2013), “Lớp doanh nhân yêu nước Việt Nam trước Cách
mạng Tháng Tám”, Tạp chí Lịch sử Đảng, (8), tr. 65-68.
4. Nguyễn Thị Ánh (2016), “Đạo đức kinh doanh của lớp doanh nhân Việt
Nam nửa đầu thế kỷ XX”, Tạp chí khoa học, (9), tr. 127-134.
5. Nguyễn Thị Ánh (2016), “Triết lý kinh doanh của doanh nhân Việt
Nam đầu thế kỷ XX”, Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thông,
(11), tr. 65-68.
150
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Tài liệu tiếng Việt
1. Nguyễn Thị Ngọc Anh (2010), “Tìm hiểu hoạt động kinh doanh và văn
hoá kinh doanh cổ truyền của người Việt Nam”, Tạp chí Triết học,
(3), Tr.83-87.
2. Nguyễn Thị Ngọc Anh (2010), Vấn đề văn hoá kinh doanh ở nước ta hiện
nay, Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện Khoa học Xã hội, Hà Nội.
3. Nguyễn Hoàng Ánh (2004), Vai trò của văn hoá trong kinh doanh quốc tế
và vấn đề xây dựng văn hoá kinh doanh ở Việt Nam, Luận án Tiến
sĩ Kinh tế, Đại học Ngoại thương, Hà Nội, 2004.
4. Nguyễn Hoàng Ánh (2004), “Văn hoá kinh doanh Nhật Bản”, Tạp chí
Những vấn đề kinh tế thế giới, (8), tr.68-72.
5. Nguyễn Trần Bạt (2005), “Xây dựng nền văn hoá kinh doanh”, Tạp chí
Khoa học và tổ quốc, (261), Tr.3-6.
6. Nguyễn Văn Bảy và các cộng sự (2006), Doanh nhân Việt Nam xưa và
nay, Tập 3, Nxb Thống kê, Hà Nội.
7. Nguyễn Công Bình (1959), Tìm hiểu giai cấp tư sản Việt Nam thời Pháp
thuộc, Nxb Văn - Sử - Địa, Hà Nội.
8. Nguyễn Công Bình (1958), “Tình hình và đặc tính của giai cấp tư sản
Việt Nam thời Pháp thuộc”, Tập san Nghiên cứu Văn - Sử - Địa,
(43), tr. 40-64.
9. Phan Kế Bính (2014), Việt Nam phong tục, Nxb Văn học, Hà Nội.
10. Bộ Chính trị (2011), “Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 9/12/2011 của Bộ
Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân
Việt Nam, tại [truy cập
ngày 15/6/2015].
11. Lương Văn Can (1928), Thương học phương châm, Nhà in Thuỷ Ký, Hà Nội.
151
12. Thượng Chi (1919), “Chấn chỉnh thương trường - một cái gương cho
thương giới nước ta: ông Bạch Thái Bưởi”, Nam Phong tạp chí,
(29), tháng 11, tr.381-394.
13. Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Hiến pháp nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14. Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Luật doanh nghiệp (2015),
Nxb Lao động, Hà Nội.
15. Đỗ Minh Cương (2001), Văn hoá kinh doanh và triết lý kinh doanh, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Đỗ Minh Cương (2002), “Văn hoá kinh doanh Việt Nam”, Tạp chí Lý
luận chính trị, (1), tr.30-34
17. Nguyễn Thị Doan, Đỗ Minh Cương chủ biên (1999), Triết lý kinh doanh
với quản lý doanh nghiệp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
18. Nguyễn Hồng Dung, các chuyên gia của Pace (2007), Lương Văn Can : Xây
dựng đạo kinh doanh cho người Việt, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
19. Vũ Tiến Dũng (2010), Tầng lớp doanh nhân Việt Nam trong kết cấu xã
hội - giai cấp thời kỳ đổi mới, Luận án Tiến sĩ Triết học, Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội.
20. Phạm Đức Dương (2007), “Văn hoá kinh doanh”, Tạp chí Nghiên cứu
Đông Nam Á, (1), tr.35-39.
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Nghị quyết Hội nghị lần thứ Năm,
khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2017), “Toàn văn Nghị quyết Trung ương 5
khóa XII của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân”, tại
[truy cập ngày 8/6/2017]
24. Lê Quý Đức (2009), “Những gương mặt doanh nhân Việt Nam đầu thế
kỷ XX”, Tạp chí Văn hóa doanh nhân, (4), tr.16-18.
152
25. Geffrey G. Meredith, Robert E. Nelson, Philip A. Neck (1996), Quản lý
và tinh thần doanh nghiệp, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung
ương, Trung tâm Thông tin Tư liệu, Hà Nội.
26. Võ Nguyên Giáp và các cộng sự (2013), Gia đình doanh nhân Trịnh Văn
Bô và những cống hiến cho nền tài chính cách mạng Việt Nam, Nxb
Tài chính, Hà Nội.
27. Đinh Quang Hải (2007), “Nhà tư sản Đỗ Đình Thiện- Một nhân sĩ trí
thức yêu nước có nhiều cống hiến cho cách mạng”, Tạp chí Nghiên
cứu lịch sử, (8), tr.56-62.
28. Lê Văn Hiến và các cộng sự (2007), Đỗ Đình Thiện - cuộc đời và những cống
hiến cho nền tài chính cách mạng Việt Nam, Nxb Tài chính, Hà Nội.
29. Lý Tùng Hiếu (2005), Lương Văn Can và phong trào Duy Tân - Đông
Du, Nxb Văn hoá Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh.
30. Đỗ Huy (1996), “Văn hóa kinh doanh ở nước ta - Thực trạng và giải
pháp”, Tạp chí Triết học, (2), tr.22-25
31. Nguyễn Văn Húy (1919), “Thương mãi luận”, Lục Tỉnh Tân Văn, (674),
ngày 19/9.
32. Trần Thanh Hương (2012), Tư sản Việt Nam ở Bắc Kỳ trong ba thập
niên đầu thế kỷ XX, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội, Hà Nội.
33. Nguyễn Văn Khánh (2004), Cơ cấu kinh tế - xã hội Việt Nam thời thuộc
địa (1858-1945), Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
34. Trần Khánh (2004), “Đặc trưng văn hoá kinh doanh của người Hoa”,
Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, (4), tr.59-63.
35. Bùi Huy Khoát (2009), “Giá trị châu Âu - giá trị Nhật Bản - những khác
biệt văn hoá trong kinh doanh”, Tạp chí Những vấn đề kinh tế và
chính trị thế giới, (4), tr.22-27.
36. Không rõ tác giả (1940), “Bình dân phạn điếm - nơi cực lạc của những
kẻ đầu đường xó chợ”, Báo Trung Bắc Tân Văn, ngày 17/3.
153
37. Không rõ tác giả (1919), “Cả tiếng kêu Nam Việt”, Lục tỉnh tân văn,
ngày 10/9.
38. Không rõ tên (2016), “Tinh thần đoàn kết dân tộc của doanh nhân Đặng
Lê Nguyên Vũ”, tại [truy cập ngày
13/6/2016].
39. Không rõ tên (1921), “Hiện tình buôn bán người mình còn thua người
khách”, Khai hóa nhật báo, (132), ngày 20/12.
40. Không rõ tên (1907), “Lời kêu gọi góp vốn”, Lục tỉnh Tân văn, (3), ngày 28/11.
41. Không rõ tên (1927), “Một nhà từ thiện”, Hà Thành ngọ báo, (95),
ngày 25/8.
42. Không rõ tên (1922), “Muốn nước giàu dân thịnh kíp dùng đồ nội hóa”,
Thực nghiệp dân báo, ngày 19/1.
43. Không rõ tên (1922), “Nghề buôn muốn phát đạt nên phải làm sao”, Hữu
Thanh tạp chí, (12), ngày 15/1.
44. Không rõ tên (1997), Nguyễn Sơn Hà - nhà doanh nghiệp yêu nước, đại
biểu quốc hội (1997), Nxb Lao động, Hà Nội.
45. Không rõ tên (1924),“Sự thực thà là căn bản của nhà buôn”, Khai Hóa
nhật báo, (757), ngày 28/1.
46. Không rõ tên (1921), “Thành lập các Hội công thương”, Hữu Thanh tạp
chí, (8), ngày 15/11.
47. Không rõ tên (1919), “Việt Nam đoàn thể hội - An Nam thương cuộc công
ty”, Lục Tỉnh Tân Văn, (674), ngày 19/9.
48. Võ Văn Kiệt và các cộng sự (2010), 35 năm thành tựu kinh tế Việt Nam
và doanh nghiệp, doanh nhân trong thời đổi mới, Nxb Văn hoá
Thông tin, Hà Nội.
49. Jérome Ballet Francoise de Bry (2005), Doanh nghiệp và đạo đức, Dương
Nguyên Thuận, Đinh Thuỳ Anh dịch, Nxb Thế giới, Hà Nội.
50. Nguyễn Phương Lan (2005), “Sắc thái văn hoá kinh doanh ở Việt Nam”,
Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, (12), tr.24-29.
154
51. Đoàn Vô Lạng (1919), Thương mãi - tái luận, Lục Tỉnh Tân Văn, (670),
ngày 10/9.
52. Đinh Xuân Lâm và các cộng sự (2012), Doanh nhân Nguyễn Sơn Hà
với doanh nhân Hải Phòng, Nxb Hải Phòng, Hải Phòng.
53. Mộng Huê Lầu (1919), “Tâm bổn tân thương - Annam xin ghé mắt, ghi đề
kế lâu dài”, Lục Tỉnh Tân Văn, (674), ngày 19/9.
54. Dương Thị Liễu (2011), Giáo trình văn hóa kinh doanh, Nxb Đại học
Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
55. Dương Thị Liễu (2005), “Văn hóa kinh doanh và một số giải pháp xây
dựng văn hóa kinh doanh Việt Nam”, Tạp chí Triết học, (6), tr.54-59.
56. Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp (1997), Nguyễn
Sơn Hà - nhà doanh nghiệp yêu nước, Nxb Lao động, Hà Nội.
57. Nguyễn Viết Lộc (2012), Văn hoá doanh nhân Việt Nam trong bối cảnh
hội nhập quốc tế, Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh, Trường Đại
học quốc gia, Hà Nội.
58. Vũ Tiến Lộc và các cộng sự (2013), Doanh nhân, doanh nghiệp Việt
Nam vinh quang và gian khó: Sáng tạo để thành công, Nxb Thông
tấn, Hà Nội.
59. Lê Lựu (2005), Doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam - Văn hóa và trí
tuệ, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
60. Lê Lựu (2007), “Văn hoá doanh nhân thời hội nhập”, Tạp chí Cộng sản-
chuyên đề cơ sở, (2), tr.24-27.
61. Lê Hồng Lý (2005), “Bàn về việc xác lập những tiêu chí của văn hoá
doanh nhân”, Tạp chí Văn hoá dân gian, (4), tr.24-32.
62. LTTV (1919) “Chớ nên để bọn Kiều thương khinh dễ”, Lục Tỉnh Tân
Văn, (610), ngày 27/3.
63. Đặng Thai Mai (1974), Văn thơ cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX,
Nxb Văn học, Hà Nội.
155
64. Lưu Thanh Mai (2007), “Văn hoá kinh doanh trong xu thế hội nhập quốc
tế”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, (6), tr.47-52.
65. Max Werber (2008), Nền đạo đức tin lành và tinh thần của chủ nghĩa tư
bản, Bùi Văn Nam Sơn dịch, Nxb Tri thức, Hà Nội.
66. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
67. Nguyễn Bình Minh (1957), “Tính chất và giai cấp lãnh đạo hai phong
trào Đông Kinh Nghĩa thục và Đông Du, Tạp chí Nghiên cứu lịch
sử, (33), tr.20.
68. Nguyễn Tuấn Minh (2013), Văn hoá kinh doanh Hoa Kỳ và bài học kinh
nghiệm đối với Việt Nam: Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Khoa
học Xã hội, Hà Nội.
69. Mitokaru Aoki (1993), Nghệ thuật kinh doanh kiểu Nhật Bản, Nguyễn
Văn Nguyệt dịch, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
70. Phạm Xuân Nam (1996), Văn hóa và kinh doanh, Nxb Khoa học Xã hội,
Hà Nội.
71. Phạm Xuân Nam (1999), “Văn hóa, đạo đức trong kinh doanh”, Tạp chí
Cộng sản, (3), tr. 21-25.
72. Thanh Nghị (1967), Việt Nam tân từ điển, Nxb. Khai Trí, Sài Gòn.
73. Trần Viết Nghĩa (2014), “Tư tưởng trọng thương của Lương Khắc Ninh
trên tờ “Nông cổ mín đàm”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, (6), tr.45-53.
74. Phan Ngọc (2002), Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội.
75. Phùng Xuân Nhạ và các cộng sự (2013), Nhân cách doanh nhân và văn
hoá kinh doanh ở Việt Nam trong thời kì đổi mới, hội nhập quốc tế,
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
76. Paul Doumer (2016), Xứ Đông Dương, Lưu Đình Tuân dịch, Nxb Thế
giới, Hà Nội.
77. Hoàng Phê (2007), Từ điển tiếng Việt, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
156
78. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2003), Doanh nhân Việt
Nam thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
79. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2016), “Điều lệ Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam”, tại [truy
cập ngày 1/12/2016].
80. Vũ Huy Phúc (1996), Tiểu thủ công nghiệp Việt Nam (1858-1945), Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
81. Nguyễn Văn Phượng (2015), Tư sản người Việt ở Trung Kỳ từ đầu thế kỷ
XX đến năm 1930, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội, Hà Nội.
82. Võ Trọng Quang (2005), “Bàn về văn hoá kinh doanh và văn hoá doanh
nhân”, Tạp chí Văn hoá dân gian, (4), tr.19-23.
83. Đào Duy Quát chủ biên và các cộng sự (2007), Văn hoá doanh nghiệp -
văn hoá doanh nhân trong quá trình hội nhập, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
84. Nguyễn Mạnh Quân (2011), Giáo trình Đạo đức kinh doanh và văn hóa
công ty, Nxb Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
85. Dương Trung Quốc (2007), “Bàn về đạo kinh doanh của người Việt”,
Tạp chí Nghiên cứu con người, (5), tr.12-16.
86. Dương Trung Quốc (2005), Việt Nam những sự kiện lịch sử 1919-1945,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
87. Lê Minh Quốc (2004), Doanh nghiệp Việt Nam xưa và nay, tập 1, Nxb
Trẻ, Tp.Hồ Chí Minh.
88. Lê Minh Quốc, các chuyên gia của Pace (2007), Bạch Thái Bưởi - khẳng
định doanh tài nước Việt, Nxb Trẻ, Tp.Hồ Chí Minh.
89. Lê Minh Quốc biên soạn (2002), Những người Việt Nam đi tiên phong (Kể
chuyện danh nhân Việt Nam), Phần 2, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.
157
90. Hồ Sỹ Quý (2005), “Văn hoá doanh nhân: từ đời sống thực tế đến khái
niệm học thuật”, Tạp chí Văn hoá dân gian, (6) , tr.205-212.
91. “Quyết định số 844/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Về việc phê
duyệt Đề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc
gia đến năm 2025" (2016), tại [Truy cập
ngày 26/10/2016].
92. T.L (1919), “Nghề buôn phải dọ giá”, Lục Tỉnh Tân Văn, (620), ngày 2/5.
93. Đoàn Duy Thành (2000), Diện mạo doanh nhân Việt Nam thế kỷ XXI,
doanh nghiệp Việt Nam thời kỳ đổi mới, Phòng Thương Mại Công
nghiệp Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
94. Nguyễn Q. Thắng (2006), “Hồ Tá Bang và phong trào Duy Tân tại Phan
Thiết”, Tạp chí Xưa và nay, (270), tr.16-18.
95. Nguyễn Q. Thắng (2006), Phong trào Duy Tân - các khuôn mặt tiêu
biểu, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.
96. Trần Ngọc Thêm (2014), Những vấn đề văn hoá học - lý luận và ứng
dụng, Nxb Văn hoá - Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, Thành
phố Hồ Chí Minh.
97. Lương Dũ Thúc (1901), “Thương cổ luận”, Nông Cổ mín đàm, ngày
22/8, tr.2-3.
98. Lương Dũ Thúc (1903), “Thương cổ luận”, Nông cổ mín đàm, ngày
23/4, tr.1-2
99. Lương Dũ Thúc (1903), “Thương cổ luận”, Nông cổ mín đàm, ngày
19/11, tr.1-2.
100. Đỗ Thị Minh Thuý, Nguyễn Hồng Sơn chủ biên (2010), Phong trào Duy
Tân với sự chuyển biến của văn hoá Việt Nam đầu thế kỷ XX, Nxb
Từ điển bách khoa, Viện Văn hoá, Hà Nội.
101. Tạ Thị Thuý (2013), “Nền kinh tế thương nghiệp của Việt Nam những
năm đầu thế kỷ XX”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, (6), tr.26-32.
158
102. Nguyễn Trung Toàn, Interpress (2007), Triết lý kinh doanh, Nxb Văn
hoá Thông tin, Hà Nội.
103. Võ Thành Trí (2006), “Triết lý 3P trong văn hoá kinh doanh”, Tạp chí
Phát triển kinh tế, (10), tr.40,58.
104. Trompenarars F., Hampden-Turner C. (2006), Chinh phục các làn sóng
văn hoá: Những bí quyết kinh doanh trong môi trường văn hoá đa
dạng, Long Hoàng, Nhóm BKD47 dịch, Nxb Tri thức, Hà Nội.
105. Liêu Chí Trung chủ biên (2010), Hà Nội: Nghề, thương hiệu và doanh
nhân tiêu biểu xưa & nay, Nxb Công thương, Hà Nội.
106. Nguyễn Văn Trung (2015), Hồ sơ về Lục Châu học - tìm hiểu con người
ở vùng đất mới, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
107. Vũ Quốc Tuấn (2001), Doanh nghiệp, doanh nhân trong kinh tế thị
trường, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
108. Phạm Hồng Tung (2006), “Tìm hiểu thêm về Bạch Thái Bưởi, nhân tài kinh
doanh tiêu biểu thời cận đại”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, (5), tr.55-61.
109. Từ điển Bách khoa Việt Nam, tập 2 (2002), Trung tâm biên soạn Từ điển
bách khoa, Hà Nội.
110. Nguyễn Văn Uẩn (2010), Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX, tập 1, Nxb Hà Nội.
111. Hoàng Vinh (2005), “Bàn về thuật ngữ văn hóa và văn hóa doanh
nghiệp, văn hóa doanh nhân từ góc nhìn của văn hóa học xã hội”,
Hội thảo Văn hóa doanh nhân, Hà Nội, 23/9.
112. Hoàng Vinh (2006), “Văn hoá doanh nhân một thuật ngữ khoa học”,
Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, (6), tr.20-27.
113. Nguyễn Quang Vinh (2002), Hoàn thiện và nêu cao hệ giá trị Việt Nam
trong văn hóa kinh doanh như một lợi thế của cạnh tranh và hội
nhập kinh tế quốc tế, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn
Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
114. Trần Quốc Vượng, và các cộng sự (1984), Hà Nội- thủ đô nước cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội.
159
115. Phạm Xanh, Nguyễn Dịu Hương (2003), “Hội Bắc Kỳ công thương đồng
nghiệp và Hữu Thanh tạp chí với vấn đề bảo vệ quyền lợi của giới
tư sản Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, (1), tr.10-20.
116. Nguyễn Như Ý chủ biên (1999), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa
thông tin, Hà Nội.
B. Tài liệu tiếng Anh
117. F. Schein (2004), Corporate Culture and Leadership, Jossey Bass
Publisher.
118. Hofstede G. (1991), Culture and Organization – The Software of Mind,
McGraw-Hill Book Company.
119. Mridula Goel, Preeti E. Ramanathan (2014), “Business Ethics and Corporate
Social Responsibility – Is there a Dividing Line”, tại
[truy cập ngày 20/3/2016].
120. Nina Bandelj, Paul J. Morgan (2015), “Culture and Economy”, International
Encyclopedia of the Social & Behavioral Sciences, Pages 535–541
121. O.C.Farrell, J. Fraedrich, L. Farrell (2016), Business Ethics, Ethical
Decision making and cases, Houghton Mifflin Company.
122. Richard D. Lewis (2006), When culture collide - Managing
successfully, Nicholas Brealey Publisher, London
123. W. Brierley, et al (2012), Business Culture in Euroque, Routledge, London.
C. Tài liệu tiếng Pháp
124. Association amicale des employés indegènes de commerce et d’industrie
au Tonkin, (1921), Imprimerie MAC-DINH-TU, HaNoi, Fonds
RST hồ sơ 1148, TTLTQG 1, Hà Nội.
125. Associatuon Amicale des Employes Indigenes de Commerce et
d’Industrie du Tonkn et de l’Annam (1923) (A.M.E.C.I),
Imprimerie Bui Huy Tin, HaNoi.
160
126. Briqueterie Giêm, Annuaire esconomique de L’indochine, S415, S341-8,
TTLTQG 1, Hà Nội.
127. Hung-Ky&Cie, Annuaire esconomique de L’indochine, S415, S341-6,
TTLTQG 1, Hà Nội.
128. Les “Dong-Loi” sociétés coopératives indegènes au Tonkin”, “Bulletin
é conomique de L’indochine”, 1906, TTLTQG 1, Hà Nội.
129. Société Dong-loi de Kien-an, Annuairé économique de L’Indochine 1926-
1927, Filatures et tissages de la soie, S.418, S425-2, TTLTQG 1, Hà Nội
130. Société ecommerciale Annamite “Quang-Hung-Long”, Annuaire
economique de L’indochine 1926-1927 (Huileries et savonneries),
S42-1, S42-2, TTLTQG 1, Hà Nội.
131. Société ecommerciale Annamite “Quang-Hung-Long” (savonneries) , Annuaire
economique de L’indochine, S42-1, S42-2, TTLTQG 1, Hà Nội.
132. Société Nguyen-Ba-Chinh & Cie, annuaire esconomique de L’indochine,
S415, S342-1->342-3
161
PHỤ LỤC
1
MỤC LỤC
Trang
Phụ lục 1 Mẫu phiếu phỏng vấn sâu 2
Phụ lục 2 Danh sách những người cung cấp thông tin chính 5
Phụ lục 3 Chân dung một số doanh nhân tiêu biểu 6
Phụ lục 4 Trụ sở công ty và hình ảnh quảng cáo sản phẩm 9
Phụ lục 5 Điều lệ của Hội Công thương đồng nghiệp Bắc kỳ 14
Phụ lục 6 Báo cáo hoạt động của một số công ty 26
2
PHỤ LỤC 1
MẪU PHIẾU PHỎNG VẤN SÂU
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Đề tài
VĂN HÓA KINH DOANH CỦA DOANH NHÂN VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX
Kính thưa ông/bà!
Trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay, vấn đề phát triển văn hóa kinh doanh
không chỉ tạo ưu thế cạnh tranh trong quan hệ kinh tế quốc tế mà còn góp phần xây
dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nhằm góp phần tìm
hiểu lịch sử văn hóa kinh doanh của Việt Nam và tiếp thu những bài học kinh
nghiệm vào quá trình xây dựng văn hóa kinh doanh hiện nay, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: Văn hóa kinh doanh của doanh nhân Việt Nam đầu thế kỷ
XX. Để nghiên cứu đạt được các mục tiêu đề ra, xin kính mong ông/bà bớt chút thời
gian trò chuyện với chúng tôi. Xin ông/bà chia sẻ về sự hiểu biết, quan điểm, sự
đánh giá những vấn đề liên quan đến văn hóa kinh doanh của doanh nhân Việt Nam
đầu thế kỷ XX và ý nghĩa của văn hóa kinh doanh thời kỳ này trong quá trình xây
dựng văn hóa kinh doanh hiện nay. Thông tin do ông/bà cung cấp hoàn toàn nhằm
phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học.
THÔNG TIN CHUNG
- Họ tên người được phỏng vấn:
- Tuổi;
- Nghề nghiệp:
- Thời gian, thời điểm phỏng vấn:
3
NỘI DUNG PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA
(Nhà nghiên cứu và doanh nhân)
1. Ông/ bà có biết về lớp doanh nhân đầu thế kỷ XX không? Điều gì
làm ông/ bà khâm phục nhất ở thế hệ doanh nhân đầu tiên của Việt Nam?
2. Theo ông bà, khó khăn lớn nhất trong quá trình hoạt động kinh
doanh của thế hệ doanh nhân đầu thế kỷ XX là gì? (hạn chế trong quan niệm
truyền thống dân tộc, chính sách pháp luật của nhà cầm quyền, chưa có kinh
nghiệm về kỹ năng quản lý hay hạn chế về khoa học kỹ thuật?...)?
3. Ông/ bà có nghĩ rằng thế hệ doanh nhân đầu thế kỷ XX đã có một
nền/kiểu văn hóa kinh doanh đầu tiên? Nền văn hóa kinh doanh đó có đặc
điểm gì? (triết lý kinh doanh, đạo đức kinh doanh, kỹ năng/nghệ thuật kinh
doanh, tổ chức hội đoàn kinh doanh...)
4. Trong giới doanh nhân đầu thế kỷ XX, ai là người ông/bà ấn tượng
nhất? Tại sao?
5. Theo ông/ bà, thế hệ doanh nhân hiện nay có đặc điểm gì giống và
khác so với những doanh nhân đầu thế kỷ XX? Họ có gặp khó khăn như thế
hệ cha ông của mình?
6. Theo ông/ bà, doanh nhân ngày nay có thể học hỏi gì từ thế hệ doanh
nhân đầu thế kỷ XX? Làm gì để doanh nhân hiện nay hiểu biết, tự hào và học
hỏi văn hóa kinh doanh của thế hệ doanh nhân đầu thế kỷ XX?
7. Theo ông/bà, sự thiếu hụt lớn nhất của thế hệ doanh nhân hiện nay là
gì?
8. Theo ông/bà những vấn đề đặt ra đối với việc xây dựng văn hóa kinh
doanh hiện nay là gì?
Xin trân trọng cảm ơn!
4
NỘI DUNG PHỎNG VẤN GIA ĐÌNH DOANH NHÂN
ĐẦU THẾ KỶ XX
1. Cô chú/ anh chị có hay được nghe bố mẹ/ ông bà kể chuyện về công
việc kinh doanh của họ dưới thời Pháp thuộc đầu thế kỷ XX không?
Câu chuyện gì làm ông bà nhớ nhất?
2. Theo cô, chú/ anh, chị, đức tính quan trọng nhất khiến ông, bà/bố mẹ
của cô chú/ anh, chị thành công trong kinh doanh là gì?
3. Mối liên hệ của ông, bà/bố mẹ của cô chú/ anh, chị với quê hương, họ
hàng như thế nào?
4. Mối liên hệ của ông, bà/bố mẹ của cô chú/ anh, chị với những doanh
nhân khác như thế nào?
5. Ông, bà/bố mẹ của cô chú/ anh, chị có muốn con cháu mình nối nghiệp
kinh doanh không? Nếu có, ông, bà/bố mẹ của cô chú/ anh, chị đã làm
gì để dạy dỗ, giúp đỡ con cháu? Nếu không thì tại sao?
6. Bản thân cô, chú/anh, chị có muốn nối nghiệp ông, bà/bố, mẹ mình
không? Tại sao?
7. Trở ngại lớn nhất họ phải đối mặt trong quá trình kinh doanh là gì?
8. Mục đích lớn nhất của họ khi dấn thân vào con đường kinh doanh là gì?
9. Phương châm/ triết lý kinh doanh quan trọng nhất của bố mẹ/ ông bà
của cô chú/anh chị?
10. Theo cô chú/ anh chị, doanh nhân ngày nay có thể học hỏi gì từ thế hệ
doanh nhân đầu thế kỷ XX? (về triết lý kinh doanh, đạo đức kinh
doanh, nghệ thuật kinh doanh, v.v.)
Xin trân trọng cảm ơn!
5
PHỤ LỤC 2
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI CUNG CẤP THÔNG TIN CHO LUẬN ÁN
STT Họ tên Tuổi
Nghề nghiệp
Địa chỉ
Thời gian
khảo sát
Chuyên gia
1 Phạm Xanh 73 PGS.TS, Giảng viên sử học,
Đại học Quốc gia Hà nội
2013-2016
2 Dương Trung Quốc 67 Nghiên cứu lịch sử, TBT Tạp
chí Xưa và nay
2013-2016
3 Vũ Tiến Lộc 56 Chủ tịch Phòng thương mại và
Công nghiệp Việt Nam (VCCI)
2013-2016
Gia đình doanh nhân
4 Hoàng Thị Minh Hồ 103 Doanh nhân, địa chỉ: Số 34,
Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội
2013-2016
5 Trịnh Cần Chính 68 Con trai ông bà Trịnh Văn Bô
và Hoàng Thị Minh Hồ
2013-2016
6 Trịnh Đình Tiến 78 Con trai doanh nhân Trịnh
Đình Kính, địa chỉ: số 65 Hàng
Bồ, Hà Nội
2013-2016
Doanh nhân hiện nay
7 Trần Kim Oanh 42 Phó Giám đốc, Công ty TNHH
Thiết bị trường học, Số 21
Giang Văn Minh, Hà Nội
2013-2016
8 Nguyễn Anh Tuấn 39 Giám đốc, Công ty GTO, Nha
Trang, Hà Nội
2013-2016
9 Lê Mai Lan Tập đoàn Vingroup 2013-2016
6
PHỤ LỤC 3
CHÂN DUNG MỘT SỐ DOANH NHÂN TIÊU BIỂU
Lƣơng Văn Can
Nguồn dẫn:
truy cập ngày 5/9/2010
Gibert Trần Chánh Chiếu
Nguồn dẫn: http:// www.chungta.com.vn
truy cập ngày 12/8/2015
Bạch Thái Bƣởi
Nguồn dẫn:
truy cập ngày 19/5/2014
Hồ Tá Bang
Nguồn dẫn:
truy cập ngày 25/9/2016
7
Trịnh Văn Bô và Hoàng Thị Hồ
(ảnh do Gia đình cung cấp)
Nguồn dẫn:
thoai-ve-ty-phu-xa-bong-co-ba-truong-
van-ben-i- truy cập ngày 15/9/2016
Nguyễn Đình Khánh
Nguồn dẫn:
nam-Thang-Long-Ha-Noi/Nguyen-Dinh-Khanh-
Ong-to-lang-nghe-nhiep-anh-Lai-Xa-2469/
truy cập 4/10/2010
Nguyễn Sơn Hà
Nguồn dẫn: kientrucsonha.com truy cập ngày
15/9/2013
8
Ông bà Đỗ Đình Thiện và Trịnh Thị Điền
(nguồn dẫn: ngày 2/9/2012, truy cập ngày 12/8/2016)
Trịnh Đình Kính Ngô Tử Hạ
(Ảnh do gia đình cung cấp) (Nguồn dẫn:
(truy cập ngày 15/9/2016)
9
PHỤ LỤC 4
TRỤ SỞ CÔNG TY VÀ HÌNH ẢNH MỘT SỐ QUẢNG CÁO SẢN PHẨM
Khách sạn Chiêu Nam lầu nằm giữa khu kinh doanh sầm uất
Nguồn dẫn: truy cập ngày 25/10/2016
Trụ sở nước mắm Liên Thành Phan Thiết
Nguồn dẫn: truy cập ngày 25/9/2016
10
Hình ảnh: Bến tàu và chi điếm công ty Bạch Thái Bưởi ở Hà Nội, ông Nguyễn Văn
Thịnh - đại biểu của công ty
(Nguồn dẫn: Nam Phong tạp chí, số 29, tháng 11-2019)
11
Những người thành lập công ty Liên Thành đầu thế kỷ XX
(Nguồn dẫn: truy cập ngày 25/9/2016)
Hình ảnh con voi đỏ biểu tượng của công ty
(Nguồn dẫn: truy cập ngày 25/9/2016)
12
Mẫu quảng cáo của công ty vận tải ô tô Phạm Văn Phi ở Vinh
Nguồn:Trung tâm lưu trữ Quốc gia I, mã số S.1097
13
Hình ảnh sản phẩm của công ty Trƣơng Văn Bền và các con
(nguồn dẫn:
bong-viet-nam-83171.html, truy cập ngày 1/11/2015)
Một góc kho trong khu nhà máy Sơn của Nguyễn Sơn Hà
Nguồn: Nguyễn Sơn Hà, nhà doanh nghiệp yêu nước, Nxb Lao Động, 1997
14
PHỤ LỤC 5
ĐIỀU LỆ CÔNG THƢƠNG ĐỒNG NGHIỆP BẮC KỲ
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
PHỤ LỤC 6
SỐ LIỆU BÁO CÁO VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT SỐ CÔNG TY
Các tuyến đƣờng thủy của công ty Bạch Thái Bƣời
Nguồn dẫn: Nam Phong tạp chí, số 29, tháng 11-2019
27
28
Hoàn lại thuế thu nhập cho công ty Nguyễn Sơn Hà
Nguồn: Tài liệu lưu trữ Trung tâm lưu trữ Quốc gia 1, số hồ sơ 2368-phông sở trước bạ,
tài sản và tem Đông Dương
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43