HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
TRỊNH THỊ PHƢƠNG OANH
VĂN HÓA HỒ CHÍ MINH TRONG CHIẾN LƢỢC
NGOẠI GIAO VĂN HÓA VIỆT NAM Ở ĐẦU THẾ KỈ XXI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: HỒ CHÍ MINH HỌC
HÀ NỘI- 2017
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
TRỊNH THỊ PHƢƠNG OANH
VĂN HÓA HỒ CHÍ MINH TRONG CHIẾN LƢỢC
NGOẠI GIAO VĂN HÓA VIỆT NAM Ở ĐẦU THẾ KỈ XXI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: HỒ CHÍ MINH HỌC
Mã số: 62 31 02 04
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. VŨ VĂN THUẤN
2. PG
170 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 303 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Luận án Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa Việt Nam ở đầu thế kỉ XXI, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
S.TS. NGUYỄN THẾ THẮNG
HÀ NỘI - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và đƣợc
trích dẫn đầy đủ theo quy định.
Tác giả luận án
Trịnh Thị Phƣơng Oanh
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ........................ 7
1.1. Các vấn đề đã đƣợc nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án .................... 7
1.2. Những vấn đề luận án cần giải quyết ............................. .. 30
Tiểu kết chƣơng 1 ............................................................................................ 32
CHƢƠNG 2: VĂN HÓA HỒ CHÍ MINH .................................................. 34
2.1. Một số khái niệm cơ bản .......................................................................... 34
2.2. Cơ sở hình thành văn hóa Hồ Chí Minh .................................................. 46
2.3. Văn hóa Hồ Chí Minh - những nội dung cơ bản ..................................... 53
Tiểu kết chƣơng 285
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢNG BÁ VĂN HÓA HỒ CHÍ MINH
TRONG CHIẾN LƢỢC NGOẠI GIAO VĂN HÓA VIỆT NAM TỪ
NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2017 ......................................................................... 87
3.1. Ngoại giao văn hóa Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2011 ..................... 87
3.2. Chiến lƣợc ngoại giao văn hóa Việt Nam
3.3. Quảng bá văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lƣợc ngoại giao văn hóa Việt
Nam từ năm 2011 đến năm 2017 ................................................................. .103
Tiểu kết chƣơng 3 .......................................................................................... 122
CHƢƠNG 4 : QUẢNG BÁ VĂN HÓA HỒ CHÍ MINH TRONG CHIẾN
LƢỢC NGOẠI GIAO VĂN HÓA VIỆT NAM TỪ NĂM 2017 ĐẾN
NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030 .................................................................... 124
4.1. Phƣơng hƣớng quảng bá văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lƣợc ngoại
giao văn hóa Việt Nam từ năm 2017 đến năm 2020, tầm nhìn 2030 ........... 125
4.2. Những nội dung văn hóa Hồ Chí Minh cần quảng bá ra thế giới .............. 132
4.3. Một số giải pháp quảng bá văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lƣợc ngoại
giao văn hóa Việt Nam từ năm 2017 đến năm 2020, tầm nhìn 2030
..................................134
Tiểu kết chƣơng 4 .......................................................................................... 146
KẾT LUẬN .................................................................................................. 148
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ..... 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 152
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
EU: Liên minh châu Âu
NGVH: Ngoại giao văn hóa
UNESCO: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thế kỉ XX đã ghi lại những dấu ấn văn hóa không thể phai mờ, những
đổi mới lớn lao của dân tộc Việt Nam trên con đƣờng phát triển và hội nhập.
Đây cũng là thế kỉ in đậm vai trò và những cống hiến to lớn cho nền văn hóa
mới Việt Nam của một con ngƣời vĩ đại: nhà văn hóa Hồ Chí Minh.
Lần đầu tiên tiếp xúc với Nguyễn Ái Quốc, năm 1923, phóng viên của
tạp chí Ngọn lửa nhỏ, nhà thơ Liên Xô Ôxíp Manđenxtam đã nhận xét: “Từ
Nguyễn Ái Quốc đã toả ra một thứ văn hoá, không phải văn hoá Âu châu, mà
có lẽ là một nền văn hoá tƣơng lai” [77; tr.462]; Quyết nghị của Tổ chức Giáo
dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc năm 1987 ghi nhận: Hồ Chí
Minh “Vietnamese hero of national liberation anh great man of culture” –
nguyên văn bản dịch tiếng Anh (Anh hùng giải phóng dân tộc và nhà văn hóa
kiệt xuất).
Đây chính là sự ghi nhận xứng đáng đối với những cống hiến của Hồ
Chí Minh. Danh hiệu “Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất”
gắn liền với cuộc đời cách mạng vô cùng sôi nổi và đẹp đẽ của Hồ Chí Minh,
gắn liền với những cống hiến đặc biệt của Ngƣời nhƣ là một cây bút bậc thầy,
một nhà chiến lƣợc văn hóa lỗi lạc, một nhà chỉ đạo thực tiễn văn hóa tài tình.
Trên tinh thần coi trọng, đánh giá đúng vai trò của văn hóa trong phát
triển đất nƣớc, Hồ Chí Minh đã kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống
tốt đẹp của dân tộc, đồng thời cũng mở rộng việc tiếp thu có chọn lọc những
tinh hoa văn hóa nhân loại. Trong quá trình tổ chức và lãnh đạo nhân dân đấu
tranh giành lại quyền độc lập, tự do cho Tổ quốc, quyền làm ngƣời cho dân
tộc, xây dựng chế độ xã hội mới, Hồ Chí Minh đã giành lại địa vị xứng đáng
cho văn hóa Việt Nam trong nền văn hóa thế giới. Có thể thấy rằng những
hoạt động của Hồ Chí Minh trong lĩnh vực văn hóa có đóng góp quan trọng
2
và có giá trị lớn lao trong việc xây dựng (cả về nội dung và hình thức), tôn
vinh và khẳng định vị thế của văn hóa Việt Nam trên phạm vi quốc tế.
Văn hóa Hồ Chí Minh đã trở thành một phần không thể thiếu trong
văn hóa Việt Nam ở thời hiện đại. Nhân dân Việt Nam và loài ngƣời trên thế
giới ca ngợi danh nhân văn hoá Hồ Chí Minh không chỉ với tƣ cách là ngƣời
sáng tạo ra các công trình văn hoá, hay với tƣ cách là nhà lãnh đạo có nhiều
công lao thúc đẩy sự phát triển văn hóa dân tộc, mà còn bởi Ngƣời đã tạo ra
các giá trị văn hóa phổ quát. Tuy nhiên, các giá trị văn hóa Hồ Chí Minh cho
đến nay vẫn chƣa đƣợc quảng bá một cách rộng rãi nhƣ một nội dung của văn
hóa Việt Nam ra thế giới.
Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, với sự phát triển mạnh mẽ
của khoa học, công nghệ, vai trò của các nhân tố chính trị đặc thù ngày càng
đƣợc nhấn mạnh. Các quốc gia quan tâm nhiều hơn đến việc tạo ra các ảnh
hƣởng bằng “sức mạnh mềm”, trong đó ngoại giao văn hóa là một trong
những điểm nhấn quan trọng.
Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhấn
mạnh đến vai trò của ngoại giao văn hóa nhƣ một biện pháp quan trọng để
phát huy “sức mạnh mềm” của quốc gia: “Kết hợp chặt chẽ đối ngoại của
Đảng với ngoại giao của Nhà nƣớc và ngoại giao nhân dân, giữa ngoại giao
chính trị với ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hóa” [34; tr.139].
Ngày 14 tháng 2 năm 2011, Thủ tƣớng Chính phủ đã phê duyệt: “Chiến
lƣợc ngoại giao văn hóa đến năm 2020” nhằm đẩy mạnh và nâng cao chất
lƣợng của ngoại giao văn hóa. Điều này cho thấy Đảng, Nhà nƣớc đã có
những đánh giá cao về vai trò của văn hóa trong tình hình mới. Ngoại giao
văn hóa là phƣơng thức hiệu quả để gia tăng ảnh hƣởng của đất nƣớc trên
trƣờng quốc tế, củng cố môi trƣờng hòa bình, hợp tác, giao lƣu và tiếp biến
văn hóa, góp phần thực hiện các mục tiêu đối ngoại của quốc gia. Trong
những nhiệm vụ và nội dung của ngoại giao văn hóa, việc quảng bá uy tín,
3
danh vọng và giá trị văn hóa của các vĩ nhân là một nhân tố cơ bản và quan
trọng nhằm làm phong phú, đậm nét giá trị văn hóa dân tộc, tăng cƣờng hiệu
quả, chất lƣợng của ngoại giao văn hóa.
Việc quảng bá các giá trị văn hóa Hồ Chí Minh cần đƣợc đẩy mạnh trên
quy mô quốc gia thành một chiến lƣợc có bài bản, có hệ thống và hiệu quả
trong chiến lƣợc ngoại giao văn hóa Việt Nam. Đây là vấn đề có ý nghĩa cả về
lí luận và thực tiễn, góp phần làm cho thế giới hiểu sâu sắc văn hóa, đất nƣớc,
con ngƣời Việt Nam qua hình tƣợng con ngƣời Việt Nam đẹp nhất, tiêu biểu
nhất, là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu đối ngoại
của đất nƣớc. Tuy nhiên, trong chiến lƣợc ngoại giao văn hóa hiện nay chúng
ta vẫn chƣa khai thác đƣợc triệt để đƣợc điều này. Việc quảng bá văn hóa Hồ
Chí Minh vẫn chủ yếu trong phạm vi đất nƣớc, chƣa đánh giá đúng mức
những giá trị dân tộc và thời đại mà văn hóa Hồ Chí Minh mang lại trong sự
phát triển của Việt Nam.
Với những lí do trên, nghiên cứu sinh đã chọn: “Văn hóa Hồ Chí Minh
trong chiến lược ngoại giao văn hóa Việt Nam ở đầu thế kỉ XXI” làm đề tài
nghiên cứu cho luận án của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
- Luận án nhằm hệ thống hóa những nghiên cứu về “văn hóa Hồ Chí
Minh” để hƣớng tới một quan điểm thống nhất về vấn đề này. Đồng thời, căn
cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ của chiến lƣợc ngoại giao văn hóa Việt Nam, luận
án tập trung vào việc nghiên cứu thực trạng, nội dung, giải pháp quảng bá văn
hóa Hồ Chí Minh trong chiến lƣợc ngoại giao văn hóa Việt Nam đầu thế kỉ
XXI.
2.2. Nhiệm vụ
Một là, xác định khái niệm và phân tích những nội dung cơ bản của
“văn hóa Hồ Chí Minh”.
4
Hai là, phân tích thực trạng quảng bá văn hóa Hồ Chí Minh từ khi bắt
đầu chiến lƣợc ngoại giao văn hóa Việt Nam năm 2011 đến năm 2017.
Ba là, đề xuất phƣơng hƣớng, nội dung, giải pháp quảng bá văn hóa Hồ
Chí Minh trong chiến lƣợc ngoại giao văn hóa Việt Nam đầu thế kỉ XXI (tập
trung từ năm 2017 đến năm 2020 và 10 năm tiếp theo).
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu việc quảng bá văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến
lƣợc ngoại giao văn hóa Việt Nam đầu thế kỉ XXI.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài luận án là: “Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lƣợc ngoại giao
văn hóa Việt Nam ở đầu thế kỉ XXI”, trong quá trình nghiên cứu, tác giả nhận
thấy “văn hóa Hồ Chí Minh” bao gồm rất nhiều nội dung có thể khai thác, tuy
nhiên trong chiến lƣợc ngoại giao văn hóa Việt Nam những nội dung này
chƣa đƣợc quan tâm và quảng bá. Mục tiêu cơ bản của chiến lƣợc ngoại giao
văn hóa Việt Nam đến năm 2020 là quảng bá văn hóa để tăng cƣờng ảnh
hƣởng, nâng cao vị thế và chất lƣợng của ngoại giao văn hóa Việt Nam trên
phạm vi quốc tế. Chính vì lẽ đó, luận án chủ yếu tập trung vào nghiên cứu
việc quảng bá văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lƣợc ngoại giao văn hóa Việt
Nam đầu thế kỉ XXI.
-Về mặt thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu việc quảng bá văn hóa
Hồ Chí Minh trong chiến lƣợc ngoại giao văn hóa Việt Nam đầu thế kỉ XXI,
giới hạn từ khi bắt đầu (năm 2011) cho đến khi kết thúc chiến lƣợc (năm
2020) và 10 năm kế tiếp theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ.
4. Cơ sở lí luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lí luận
5
- Luận án dựa trên nguyên tắc phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác-
Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh: nguyên tắc khách quan, nguyên tắc toàn diện,
nguyên tắc lịch sử- cụ thể.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận án, tác giả sử dụng các phƣơng pháp: phƣơng pháp liên
ngành, phƣơng pháp chuyên ngành: lôgic- lịch sử, phân tích- tổng hợp, tổng
kết thực tiễn, thống kê, so sánh, vv
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
5.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Luận án làm phong phú những nội dung nghiên cứu của Hồ Chí Minh
học, cụ thể là: góp phần làm rõ khái niệm, nội dung “văn hóa Hồ Chí Minh”.
- Phân tích thực trạng, phƣơng hƣớng, nội dung, giải pháp quảng bá
văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lƣợc ngoại giao văn hóa Việt Nam đầu thế
kỉ XXI.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Góp phần vào việc thực hiện chiến lƣợc ngoại giao văn hóa của Việt
Nam ở đầu thế kỉ XXI.
- Luận án có thể dùng là tài liệu tham khảo cho sinh viên học môn Tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh ở bậc đại học, là tài liệu tham khảo cho những ngƣời
quan tâm đến lĩnh vực văn hóa, văn hóa Hồ Chí Minh và ngoại giao văn hóa.
6. Đóng góp của luận án
- Luận án đem đến một cách nhìn mới về văn hóa Hồ Chí Minh khi đặt
văn hóa Hồ Chí Minh là một nội dung quan trọng trong chiến lƣợc ngoại giao
văn hóa của Việt Nam.
- Luận án đề xuất những phƣơng hƣớng, nội dung, giải pháp để quảng
bá văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lƣợc ngoại giao văn hóa Việt Nam, tăng
cƣờng vị thế và chất lƣợng của ngoại giao văn hóa Việt Nam ở đầu thế kỉ
XXI.
6
7. Kết cấu của luận án
Ngoài Mở đầu, Kết luận, luận án gồm 4 chƣơng, 11 tiết.
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chƣơng 2: Văn hóa Hồ Chí Minh
Chƣơng 3: Thực trạng quảng bá văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lƣợc
ngoại giao văn hóa Việt Nam từ năm 2011 đến năm 2017
Chƣơng 4: Quảng bá văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lƣợc ngoại giao
văn hóa Việt Nam từ năm 2017 đến năm 2020, tầm nhìn 2030
7
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. CÁC VẤN ĐỀ ĐÃ ĐƢỢC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1.1. Các nghiên cứu về văn hóa Hồ Chí Minh
Khi nghiên cứu về Hồ Chí Minh, ngƣời ta không chỉ chú ý đến vai trò
của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng xã hội mới,
mà còn có một đề tài cũng đƣợc rất nhiều các nhà nghiên cứu quan tâm, đó
chính là văn hóa Hồ Chí Minh. Văn hóa Hồ Chí Minh là một nội dung quan
trọng khắc họa rõ hơn hình ảnh Hồ Chí Minh với tƣ cách là một nhà văn hóa
kiệt xuất. Vì vậy, khi nghiên cứu nội dung này cũng có nhiều hƣớng nghiên
cứu khác nhau, với những nội dung phong phú, đa dạng, nhƣng không kém
phần sâu sắc. Nghiên cứu về Hồ Chí Minh và văn hóa Hồ Chí Minh từ lâu đã
không chỉ là “đặc quyền” của các nhà nghiên cứu trong nƣớc, mà phạm vi
nghiên cứu về Ngƣời đã mở rộng ở nƣớc ngoài từ rất sớm với nhiều hƣớng
tiếp cận, nhiều nội dung, ở nhiều nƣớc khác nhau.
Hồ Chí Minh là nhà chính trị chuyên nghiệp, Ngƣời không bao giờ tự
nhận mình là nhà văn, nhà thơ, nhà văn hóa, nhƣng những đóng góp của
Ngƣời đối với sự phát triển của nền văn hóa mới Việt Nam thật đáng ghi
nhận. Sự nghiệp và những đóng góp của Hồ Chí Minh trên lĩnh vực văn hóa
khá đồ sộ, vì vậy, khi nghiên cứu về văn hóa Hồ Chí Minh, các nhà nghiên
cứu trên nhiều phƣơng diện với những chiều độ khác nhau.
Sinh thời, Hồ Chí Minh và văn hóa Hồ Chí Minh đã là đề tài đƣợc rất
nhiều các nhà nghiên cứu quan tâm, không chỉ tài năng, đức độ của Ngƣời,
mà cả phong cách, những nếp sinh hoạt hàng ngày của Ngƣời có ảnh hƣởng
rất lớn đối với những ngƣời xung quanh. Vì vậy, khi Ngƣời còn sống và ngay
cả khi Ngƣời vĩnh biệt thế giới này, những giá trị tƣ tƣởng, đạo đức, cũng nhƣ
những tình cảm tốt đẹp về Ngƣời vẫn còn vẹn nguyên trong lòng nhân dân
8
Việt Nam. Điều này đƣợc thể hiện phần nào thông qua những nghiên cứu dày
dặn, công phu về Ngƣời, tƣ tƣởng, văn hóa và phong cách của Ngƣời.
Trong những tài liệu, công trình nghiên cứu về văn hóa Hồ Chí Minh,
có một số lƣợng không nhỏ những tài liệu, công trình của các tác giả là lãnh
đạo Đảng, Nhà nƣớc, những học trò, những ngƣời sống lâu năm bên cạnh Hồ
Chí Minh. Những tài liệu, công trình này không đơn giản là tình cảm cá nhân
đối với lãnh tụ, mà thể hiện một cách nhìn chân thực, sinh động về Hồ Chí
Minh và văn hóa Hồ Chí Minh.
Nghiên cứu về Hồ Chí Minh và văn hóa Hồ Chí Minh trƣớc hết phải
kể đến cuốn sách: “Hồ Chí Minh - Một con ngƣời, một dân tộc, một thời đại,
một sự nghiệp” của cố Thủ tƣớng Phạm Văn Đồng [39]. Cuốn sách đã khắc
họa, làm rõ chân dung của một vị lãnh tụ vừa gần gũi, vừa vĩ đại. Với cách
tiếp cận của tác giả, chúng ta có thể thấy đƣợc tầm vóc của một nhà văn hóa
lớn thông qua những tƣ tƣởng của Hồ Chí Minh về văn hóa, cũng nhƣ phong
cách, nhân cách văn hóa của Ngƣời: vừa bình dị, gần gũi, thân thƣơng, mang
đậm cốt cách dân tộc, vừa vĩ đại, hiện đại và mang tầm vóc thế giới. “Hồ Chí
Minh là một con ngƣời phi thƣờng và xuất chúng. Tuy nhiên, khi gặp Hồ Chí
Minh, mọi ngƣời cảm thấy nhƣ thân thuộc từ lâu, dễ dàng nói chuyện cởi mở,
tự nhiên, không chút nào cách bức”. [39; tr.36]
“Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và con đƣờng cách mạng Việt Nam” là cuốn
sách của cố Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp [43] ra đời trên cơ sở thành quả
nghiên cứu đề tài “Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và con đƣờng cách mạng Việt
Nam” có mã số KX.02.01 thuộc Chƣơng trình khoa học và công nghệ cấp nhà
nƣớc KX.02, do Đại tƣớng trực tiếp làm chủ nhiệm đề tài. Cuốn sách đã trình
bày một cách khoa học, toàn diện những vấn đề cơ bản về tƣ tƣởng Hồ Chí
Minh và con đƣờng cách mạng Việt Nam, về nội dung, những đóng góp sáng
tạo của Hồ Chí Minh trên nhiều lĩnh vực: tổ chức các lực lƣợng cách mạng,
lĩnh vực quân sự, nhân văn, đạo đức, văn hóa, phƣơng pháp luận Hồ Chí
9
Minh. Trong đó, ở nội dung chƣơng VII, tác giả đã làm rõ tƣ tƣởng nhân văn,
đạo đức, văn hóa Hồ Chí Minh với cách tiếp cận hấp dẫn và thuyết phục.
Đây là những nghiên cứu về Hồ Chí Minh của những học trò, những
đồng chí, những ngƣời sống lâu năm bên cạnh Hồ Chí Minh. Vì vậy, mặc dù
những nghiên cứu này chƣa thực sự đi sâu vào làm rõ văn hóa Hồ Chí Minh:
từ khái niệm, cho tới kết cấu và nội dung, nhƣng những nghiên cứu này chính
là những cơ sở lí luận và thực tiễn quan trọng để chúng ta có thể nghiên cứu
làm rõ văn hóa Hồ Chí Minh, nhất là ở góc độ tƣ tƣởng, phong cách và cách
ứng xử văn hóa của Ngƣời một cách chân thực và sinh động nhất.
Văn hóa Hồ Chí Minh là một khái niệm rộng bao gồm nhiều nội dung
và những biểu hiện đa dạng. Khi nghiên cứu về văn hóa Hồ Chí Minh, các
nhà nghiên cứu có những cách tiếp cận ở nhiều phƣơng diện khác nhau: có
những công trình đi sâu vào nghiên cứu tƣ tƣởng văn hóa; có những công
trình nghiên cứu phong cách, cách ứng xử văn hóa; cũng có công trình chủ
yếu đề cập đến những quan điểm trong xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam;
nghiên cứu những sản phẩm văn hóa đặc sắc; hay đề cập đến những giá trị, ý
nghĩa của văn hóa Hồ Chí Minh đối với sự phát triển văn hóa dân tộc.
Thành Duy trong cuốn sách: “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Nhà tƣ tƣởng,
danh nhân văn hóa thế giới” [26] đã có những nghiên cứu và đánh giá thuyết
phục về Hồ Chí Minh trên phƣơng diện tƣ tƣởng và văn hóa. Trên phƣơng
diện tƣ tƣởng hay văn hóa, Hồ Chí Minh đều có những sáng tạo và đóng góp
quan trọng để xây dựng con ngƣời mới, xã hội mới và một nền văn hóa mới.
Tác giả đã bày tỏ sự trân trọng và ngƣỡng mộ trƣớc tầm tƣ tƣởng và tầm văn
hóa của một danh nhân đƣợc thế giới thừa nhận.
Khi nghiên cứu về văn hóa Hồ Chí Minh, các nhà nghiên cứu không
chỉ làm rõ nội hàm văn hóa Hồ Chí Minh, mà còn nhìn nhận vai trò của văn
hóa Hồ Chí Minh trong sự phát triển văn hóa dân tộc. Trên tinh thần đó, “Hồ
Chí Minh và văn hóa Việt Nam” do Trƣờng Lƣu làm chủ biên [74] đã đánh
10
giá cao vai trò của văn hóa Hồ Chí Minh đối với sự phát triển văn hóa dân tộc
trong thời đại mới.
Từ sự ghi nhận của thế giới về Hồ Chí Minh: “Anh hùng giải phóng
dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất”, Đào Phan đã làm rõ những đóng góp của Hồ
Chí Minh qua nghiên cứu: “Hồ Chí Minh danh nhân văn hóa” [107]. Cuốn
sách đã làm rõ những tố chất đặc biệt của một nhà văn hóa lớn, vai trò của Hồ
Chí Minh trong việc khởi xƣớng, kiến tạo nền văn hóa mới, nền giáo dục mới
ở Việt Nam. Qua nghiên cứu của tác giả, hình ảnh Hồ Chí Minh hiện lên hội
tụ cả yếu tố triết nhân và nghệ sĩ, truyền thống và hiện đại. Tuy nhiên, cuốn
sách chƣa đƣa ra một cách lí giải rõ ràng khái niệm cũng nhƣ cấu trúc văn hóa
Hồ Chí Minh.
Các tác giả: Đỗ Huy, Lê Hữu Ái trong: “Tìm hiểu tƣ tƣởng văn hóa nghệ
thuật Hồ Chí Minh” [60] đã làm rõ phƣơng pháp luận nghiên cứu di sản văn
hóa nghệ thuật Hồ Chí Minh, sự chuẩn bị lịch sử và những định hƣớng cơ bản
của Hồ Chí Minh về một nền văn hóa nghệ thuật mới. Cuốn sách chỉ ra mối
quan hệ giữa những tƣ tƣởng văn hóa nghệ thuật cơ bản của Hồ Chí Minh và
quan điểm phát triển văn hóa nghệ thuật Việt Nam trong thời đại mới.
“Chủ tịch Hồ Chí Minh với nền văn hóa Việt Nam” của Lê Xuân Vũ
[143] đã nghiên cứu về nhà văn hóa Hồ Chí Minh trên các phƣơng diện khác
nhau: nhà chiến lƣợc văn hóa, một cây bút bậc thầy, nhà chỉ đạo thực tiễn văn
hóa... Đồng thời, tác giả cũng làm rõ ảnh hƣởng, vai trò của văn hóa Hồ Chí
Minh trong việc “làm đẹp thêm đất nƣớc, con ngƣời Việt Nam”. [143; tr. 251]
Những câu chuyện về Hồ Chí Minh từ lâu đã không còn xa lạ với
ngƣời dân Việt Nam. Mỗi câu chuyện dù rất giản đơn, mộc mạc nhƣng đều
làm nổi bật một nhân cách lớn, một tài năng lớn của dân tộc. “Đặc sắc văn
hóa Hồ Chí Minh” của Nguyễn Gia Nùng [99] không chỉ là những câu chuyện
về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh, cuốn sách còn làm rõ đời sống
vô cùng giản dị, nhƣng vĩ đại của Ngƣời về đạo đức, văn hóa và những hoạt
11
động trên nhiều lĩnh vực; từ đó, ngƣời đọc thấy những nét rất riêng trong tính
cách, lối sống và suy nghĩ của Ngƣời. Chính những điều này đã làm nên một
danh nhân văn hóa đƣợc thế giới thừa nhận và tôn vinh. Cuốn sách chính là
một bức tranh chân thực khắc họa chân dung nhà văn hóa kiệt xuất Hồ Chí
Minh: rất đời thƣờng, nhƣng cũng rất vĩ đại.
Nghiên cứu về Hồ Chí Minh và văn hóa Hồ Chí Minh còn phải kể đến
cuốn sách: “Hồ Chí Minh nhà văn hóa của tƣơng lai” của tập thể các tác giả
Hoàng Chí Bảo, Phạm Hồng Chƣơng, Lê Kim Dung.[102]. Các tác giả đi
sâu nghiên cứu, phân tích, luận giải nhiều vấn đề lớn, quan trọng về văn hóa
Hồ Chí Minh, tập trung vào các nội dung chủ yếu nhƣ: văn hóa ứng xử Hồ
Chí Minh, văn hóa soi đƣờng cho quốc dân đi - một quan điểm độc đáo của
Hồ Chí Minh; giá trị thời đại của văn hóa Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh - nhà
văn hóa của tƣơng lai; tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong xây dựng và
phát triển văn hóa, văn hóa Hồ Chí Minh tiếp cận từ góc độ hội nhập quốc tế.
Với các cách tiếp cận đa dạng, cuốn sách đã làm nổi bật tầm vóc nhà văn hóa
lớn Hồ Chí Minh thông qua những tƣ tƣởng mang tính vƣợt gộp, mang tính
thời đại về văn hóa.
Cuốn sách: “Hồ Chí Minh văn hóa và phát triển” do Phạm Ngọc Anh,
Bùi Đình Phong chủ biên [05] đã tập trung làm rõ mối quan hệ giữa tƣ tƣởng
Hồ Chí Minh với nền văn hóa mới Việt Nam, đánh giá cao những đóng góp
của Hồ Chí Minh trong lĩnh vực văn hóa và với việc hình thành nền văn hóa
mới Việt Nam.
Với cách tiếp cận theo hệ giá trị, “Hồ Chí Minh- Nhà văn hóa kiệt
xuất” của tác giả Song Thành [119] đã nghiên cứu về văn hóa Hồ Chí Minh
khá kĩ lƣỡng, trên nhiều phƣơng diện, nhiều góc độ. Những nghiên cứu của
cuốn sách đã thuyết phục ngƣời đọc bằng những quan niệm rõ ràng về văn
hóa Hồ Chí Minh trên phƣơng diện khái niệm cũng nhƣ kết cấu. Tác giả cũng
làm rõ sự thừa nhận của thế giới đối với nhà văn hóa kiệt xuất Hồ Chí Minh
12
trên một sự nghiệp văn hóa đồ sộ mà Ngƣời đã cống hiến cho dân tộc và nhân
loại. Cuốn sách đã làm rõ tầm vóc nhà văn hóa kiệt xuất Hồ Chí Minh trên
các lĩnh vực: văn hóa chính trị, văn hóa đạo đức, văn hóa ứng xử, văn hóa
khoan dung, văn hóa ngoại giao. Đồng thời cuốn sách cũng ghi nhận những
giá trị dân tộc và thời đại của văn hóa Hồ Chí Minh trong thời đại mới. Cách
luận giải của “Hồ Chí Minh- Nhà văn hóa kiệt xuất” mang tính khách quan,
khoa học, do đó có tính thuyết phục cao. Qua cuốn sách, ngƣời đọc có thêm
tƣ liệu quý giá về Hồ Chí Minh, thêm một cách nhìn mới mẻ về văn hóa Hồ
Chí Minh, thêm kính yêu vị lãnh tụ mang đầy đủ những phẩm chất của một
nhà văn hóa lớn.
Cuốn sách: “Di sản Hồ Chí Minh về đạo đức, văn hóa” của Trần Văn
Bính [14] đánh giá cao những cống hiến về mặt lí luận, tƣ tƣởng trong các
lĩnh vực khác nhau của Hồ Chí Minh. Thông qua những đóng góp của Hồ Chí
Minh trong lĩnh vực văn hóa đạo đức, tác giả còn chỉ ra những tác động của
Hồ Chí Minh về mặt thực tiễn khi bản thân Ngƣời là một hình mẫu lí tƣởng
trong việc thực hành đạo đức và văn hóa.
Nhân dịp kỉ niệm 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
(19/5/1890- 19/5/2010), Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức
Hội thảo quốc tế về Hồ Chí Minh với tiêu đề: “Di sản Hồ Chí Minh trong thời
đại ngày nay” [51]. Kỉ yếu Hội thảo gồm gần 200 bài viết, tập trung vào ba
nội dung lớn: Di sản Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; di
sản Hồ Chí Minh về hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các dân tộc; những
vấn đề về văn hóa, đạo đức, nhân cách trong di sản Hồ Chí Minh. Các bài viết
đều thể hiện sự dày công nghiên cứu và tình cảm trân trọng đối với di sản và
con ngƣời Hồ Chí Minh, thể hiện sự ngƣỡng mộ, lòng biết ơn đối với tài
năng, đức độ và công lao của Ngƣời đối với dân tộc và sự phát triển chung
của nhân loại. Trong những bài viết nghiên cứu về văn hóa Hồ Chí Minh, có
thể kể đến các bài viết: “Văn hóa Hồ Chí Minh - Giá trị và ý nghĩa” của
13
Hoàng Chí Bảo, “Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc và nhà văn hóa
kiệt xuất” của Nguyễn Duy Quý, “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc dƣới ánh sáng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh” của Dƣơng
Văn Sao, “Vấn đề văn hóa trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về phát triển đất
nƣớc” của Tạ Ngọc Tấn, “Con đƣờng tiếp biến văn hóa nhân loại của Hồ Chí
Minh - Giá trị và bài học” của Song Thành, “Văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh -
Một di sản vô giá của thời đại” của Nguyễn Thị Tình, “Phát huy giá trị di sản
văn hóa Hồ Chí Minh ở nƣớc ngoài” của Chu Đức Tính, Phạm Công Khái
vv Các bài viết đều lãm rõ những nét đặc trƣng trong văn hóa Hồ Chí
Minh, giá trị, ý nghĩa của những giá trị văn hóa ấy cả về lí luận và thực tiễn.
Trong cuốn sách: “Hồ Chí Minh - Ngôi sao sáng mãi trên bầu trời Việt
Nam” [65], nhà nghiên cứu văn hóa Vũ Khiêu đã có những đánh giá xác đáng
về Hồ Chí Minh trên những bình diện khác nhau qua 5 phần của cuốn sách.
Đó là: Hồ Chí Minh qua cuộc hành trình tìm đƣờng cứu nƣớc; Hồ Chí Minh
với vấn đề đạo đức; Hồ Chí Minh với vấn đề văn hóa và con ngƣời; Hồ Chí
Minh với các vấn đề nghệ thuật và tôn giáo; Hồ Chí Minh với thƣơng binh,
liệt sĩ. Kèm theo đó là một số bài minh họa, văn bia, hoành phi, câu đối tƣởng
niệm Bác Hồ và các anh hùng liệt sĩ. Tƣ tƣởng đạo đức Hồ Chí Minh, tƣ
tƣởng văn hóa Hồ Chí Minh là những tƣ tƣởng lớn đƣợc coi là điểm nhấn của
cuốn sách. Bằng sự trình bày mạch lạc, rõ ràng, giản dị mà sâu sắc, “Hồ Chí
Minh – Ngôi sao sáng mãi trên bầu trời Việt Nam” đã đem đến cho ngƣời đọc
những thông tin bổ ích, những cảm nhận mới về sự nghiệp và tƣ tƣởng Hồ
Chí Minh, cho thấy rõ hơn tầm vóc, ảnh hƣởng và giá trị nhiều mặt của nhân
cách văn hóa Hồ Chí Minh đối với dân tộc, với thế giới và thời đại. Đó là một
đóng góp quý báu của tác giả vào sự nghiệp nghiên cứu Hồ Chí Minh.
Với nhận định: “Hồ Chí Minh - sự tiếp bƣớc văn hóa, vƣợt qua cú sốc
văn hóa”, nhà nghiên cứu Mạch Quang Thắng trong cuốn sách: “Hồ Chí
Minh- con ngƣời của sự sống” [123] đã đánh giá cao vai trò tiếp biến, chuyển
14
hóa và vƣợt gộp các giá trị văn hóa của Hồ Chí Minh. Mặc dù không phải là
một cuốn sách viết riêng về văn hóa Hồ Chí Minh, nhƣng tác giả đã dành
phần lớn số trang để nghiên cứu, đánh giá về văn hóa Hồ Chí Minh, cũng nhƣ
vai trò của các giá trị văn hóa đó trong xã hội hiện đại.
Với tƣ cách là một nhà ngoại giao, tác giả Phạm Bình Minh trong bài
viết: “Danh nhân văn hóa kiệt xuất và nhà ngoại giao lỗi lạc Hồ Chí Minh”
[94] đã làm rõ sự kết hợp giữa danh nhân văn hóa và nhà ngoại giao Hồ Chí
Minh trên quan điểm: “Bản thân ngoại giao là văn hóa. Ngoại giao đại diện
cho văn hóa của một dân tộc trong sự giao lƣu với văn hóa của các dân tộc
khác. Sự kết hợp hài hòa giữa danh nhân văn hóa kiệt xuất và nhà ngoại giao
lỗi lạc trong Hồ Chí Minh đƣợc thể hiện rõ nét ở tính văn hóa trong mục tiêu
giải phóng dân tộc, giải phóng con ngƣời và đấu tranh vì những giá trị tốt đẹp
của nhân loại; ở tính chính nghĩa và truyền thống ngoại giao hòa hiếu, nhân
đạo, tôn trọng hòa bình; ở sự tiếp thu và tôn trọng sự khác biệt giữa các nền
văn hóa; và ở phong cách ứng xử ngoại giao dung dị và nhân ái, uyên bác và
tinh tế đi vào lòng ngƣời" [94]. Đây là sự trân trọng, ghi nhận những giá trị
văn hóa từ chính những hoạt động ngoại giao của Hồ Chí Minh.
Là ngƣời có nhiều công trình, bài viết nghiên cứu về văn hóa Hồ Chí
Minh, tác giả Bùi Đình Phong trong cuốn sách: “Hồ Chí Minh - sáng tạo và
đổi mới” [110] đã đi sâu vào nghiên cứu những tƣ tƣởng sáng tạo và đổi mới
của Hồ Chí Minh, đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa. Với cách tiếp cận nhẹ
nhàng và sâu sắc, tác giả đã không chỉ đánh giá, làm rõ những sáng tạo và đổi
mới của Hồ Chí Minh trong các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực văn hóa, mà
còn gắn những sáng tạo và đổi mới đó trong sự phát triển của đất nƣớc. Cuốn
sách đã dành hẳn chƣơng 4 để làm rõ những sáng tạo của Hồ Chí Minh về văn
hóa, bao gồm: Hồ Chí Minh - nhà văn hóa kiệt xuất Việt Nam; nhân dân - một
phạm trù văn hóa chính trị Hồ Chí Minh; tầm nhìn và bản lĩnh văn hóa Hồ
Chí Minh; mối quan hệ giữa văn hóa với kinh tế và chính trị; văn hóa và phát
15
triển; con ngƣời và văn hóa trong Hồ Chí Minh; tầm nhìn về chính sách xã
hội. Với cách tiếp cận này, những đóng góp của Hồ Chí Minh về văn hóa
đƣợc thể hiện trên nhiều phƣơng diện, với những nét rất riêng, rất đặc trƣng,
xứng tầm của một nhà văn hóa lớn. Mặc dù chƣa đề cập đến việc gắn kết văn
hóa Hồ Chí Minh với chiến lƣợc ngoại giao văn hóa Việt Nam, nhƣng tác giả
đã đặt ra vấn đề: chấn hƣng đất nƣớc bằng hội nhập và hợp tác quốc tế dƣới
ánh sáng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh.
“Văn hóa chính trị Hồ Chí Minh - giá trị lí luận và thực tiễn” của
Nguyễn Hữu Lập [73] là luận án nghiên cứu chuyên sâu về văn hóa chính trị
Hồ Chí Minh - một khía cạnh rất đặc trƣng của văn hóa Hồ Chí Minh. Thông
qua những giá trị lí luận và thực tiễn của văn hóa chính trị, có thể thấy đƣợc
giá trị, tầm ảnh hƣởng của văn hóa Hồ Chí Minh đối với dân tộc và nhân loại.
Có thể thấy, phần lớn những tài liệu, công trình nghiên cứu về văn hóa
Hồ Chí Minh đều thể hiện sự thừa nhận, ngƣỡng mộ với những cống hiến của
Hồ Chí Minh trong lĩnh vực văn hóa. Các tác giả đã tiếp cận, nghiên cứu Hồ
Chí Minh trên những góc độ, khía cạnh khác nhau để khai thác, làm rõ về vị
thế, cống hiến, tầm vóc của nhà văn hóa lớn Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, các
công trình, tài liệu chƣa quan tâm nhiều đến việc nghiên cứu làm rõ khái
niệm, cấu trúc, nội dung của văn hóa Hồ Chí Minh, do đó nội hàm “văn hóa
Hồ Chí Minh” vẫn chƣa đƣợc thống nhất.
Là một trong những công trình nghiên cứu ở nƣớc ngoài đầu tiên về Hồ
Chí Minh, “Ho Chi Minh” của J. Lacouture [156] đã làm rõ chân dung nhà
lãnh đạo, nhà ngoại giao, nhà văn hóa kiệt xuất Hồ Chí Minh với những dấu
ấn rất riêng. Dƣới góc độ tiểu sử, cuốn sách gồm 270 trang sách đƣợc kết cấu
thành 15 chƣơng đã đem đến cho ngƣời đọc những hiểu biết khá thú vị về Hồ
Chí Minh, ngƣời mà t...(lập ngôn);
Ngƣời là một tấm gƣơng đạo đức vĩ đại (lập đức); Ngƣời là Chủ tịch Đảng,
Chủ tịch nƣớc và đứng đầu Chính phủ (lập công). UNESCO vinh danh Ngƣời
là “Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất”, “là sự kết tinh của
31
truyền thống văn hóa hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam, và những tƣ
tƣởng của Ngƣời là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc mong
muốn đƣợc khẳng định bản sắc văn hóa của mình và mong muốn tăng cƣờng
sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc” [124; tr.71-72]. Do đó, khi nghiên cứu
văn hóa Hồ Chí Minh, tác giả luận án muốn làm rõ những giá trị văn hóa Hồ
Chí Minh trên các phƣơng diện: chính trị, đạo đức, ngoại giao, ứng xử, hòa
bình, góp phần hoàn thiện quan niệm, cách tiếp cận để có thể hình dung về
văn hóa Hồ Chí Minh một cách rõ nét hơn.
1.2.2. Quảng bá văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lƣợc ngoại giao văn
hóa Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Mặc dù các công trình, tài liệu đã đƣa ra đƣợc khái niệm, nội dung của
ngoại giao văn hóa Việt Nam, nhƣng chƣa đặt ra vấn đề quảng bá các giá trị
văn hóa, tầm ảnh hƣởng của các danh nhân, trong đó có văn hóa Hồ Chí Minh
ra thế giới nhƣ một nội dung quan trọng của chiến lƣợc ngoại giao văn hóa.
Một trong những cách truyền tải thông điệp của văn hóa một cách hiệu quả
nhất đó là thông qua những hình ảnh văn hóa. Hình ảnh văn hóa đƣợc thể hiện
sinh động nhất là thông qua những con ngƣời mang những đặc trƣng văn hóa
của dân tộc đó. Các danh nhân văn hóa chính là những biểu hiện đầy đủ nhất
những giá trị văn hóa đó. Trong chiến lƣợc ngoại giao văn hóa của Việt Nam
những năm đầu thế kỉ XXI, bên cạnh việc quảng bá những giá trị văn hóa vật
thể và văn hóa phi vật thể, thì việc quảng bá danh vọng, nét độc đáo của các
vĩ nhân Việt Nam là một nội dung cần đƣợc chú trọng. Theo đó, tên tuổi và
công đức của các vĩ nhân nhƣ: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh, cần
đƣợc quảng bá một cách rộng rãi.
Hiện nay, gần nhƣ chƣa có công trình, tài liệu nào nghiên cứu về việc
quảng bá các giá trị văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lƣợc ngoại giao văn
hóa Việt Nam. Đề án: “Tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng
dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất ở nƣớc ngoài” của Bộ Ngoại giao mang tính
32
quảng bá về danh nhân Hồ Chí Minh một cách chung chung, chƣa tập trung
vào mảng văn hóa Hồ Chí Minh, do đó vẫn chƣa có sự khắc họa thực sự sâu
sắc nhà văn hóa kiệt xuất Hồ Chí Minh trên thế giới để thấy đƣợc nét độc đáo,
đặc sắc, tầm vóc của một nhà văn hóa kiệt xuất. Do đó, khi nghiên cứu về văn
hóa Hồ Chí Minh trong chiến lƣợc ngoại giao văn hóa Việt Nam ở những
năm đầu thế kỉ XXI, tác giả luận án cho rằng văn hóa Hồ Chí Minh không chỉ
là định hƣớng, mà còn là một nội dung cần quảng bá mạnh mẽ trong Chiến
lƣợc ngoại giao văn hóa Việt Nam.
Tiểu kết chƣơng 1
Cuộc đời và những hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh là đề tài vô
tận cho các nhà nghiên cứu trong nƣớc và thế giới khai thác. Với sự vinh danh
của UNESCO “Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất”, vị trí,
tầm vóc văn hóa Hồ Chí Minh đã đƣợc củng cố và khẳng định.
Vị thế, tầm vóc văn hóa Hồ Chí Minh không chỉ đƣợc thể hiện ở
những tƣ tƣởng về văn hóa, mà còn thể hiện ở nhân cách, phong cách văn hóa
của Ngƣời. Tƣ tƣởng, phong cách, nhân cách văn hóa Hồ Chí Minh vừa thấm
đẫm bản sắc văn hóa dân tộc, vừa thể hiện nét tinh tế, hiện đại của thế giới và
thời đại.
Ngoại giao văn hóa là một xu thế phổ biến của thế giới đƣơng đại. Với
Việt Nam, ngoại giao văn hóa đƣợc xác định là một trong ba trụ cột lớn của
ngoại giao Việt Nam: ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế và ngoại giao
văn hóa. Trong ngoại giao văn hóa, việc phổ biến, tuyên truyền, tôn vinh, phát
triển các giá trị văn hóa dân tộc là một phần hết sức quan trọng. Văn hóa Hồ
Chí Minh chính là một hiện tƣợng tiêu biểu mang những nét đặc sắc của văn
hóa Việt Nam cần đƣợc quảng bá ra thế giới.
Có rất nhiều công trình nghiên cứu ở trong nƣớc và thế giới nghiên cứu
về văn hóa Hồ Chí Minh, nghiên cứu về ngoại giao văn hóa Việt Nam. Các
công trình đã đem đến những kết quả nghiên cứu sâu sắc nhằm làm rõ chân
33
dung, tầm vóc của nhà văn hóa lớn Hồ Chí Minh cũng nhƣ những khái niệm,
kết cấu, đặc trƣng, nội dung của ngoại giao văn hóa Việt Nam. Khi đặt ra vấn
đề quảng bá các giá trị văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lƣợc ngoại giao văn
hóa Việt Nam, các công trình, tài liệu chủ yếu đề cập đến các vấn đề chung về
ngoại giao văn hóa Việt Nam, các giá trị văn hóa Hồ Chí Minh, ý nghĩa của
những giá trị văn hóa đó đối với việc xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam
hiện nay; hoặc nghiên cứu một nội dung nào đó trong di sản văn hóa Hồ Chí
Minh và vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh trong việc xây dựng lĩnh vực văn
hóa đó. Các công trình đều thể hiện sự dày công, dụng công và lòng yêu mến,
trân trọng với những di sản văn hóa Hồ Chí Minh, cung cấp những cách nhìn
đa dạng về nhà văn hóa kiệt xuất Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên, cho đến nay, chƣa có một tài liệu, công trình nào nghiên
cứu về văn hóa Hồ Chí Minh nhƣ một nội dung của ngoại giao văn hóa. Do
đó cũng chƣa có những biện pháp, cách thức phổ biến, quảng bá, tôn vinh các
giá trị văn hóa ấy trong Chiến lƣợc ngoại giao văn hóa, góp phần mang đến
thành công cho Chiến lƣợc ngoại giao văn hóa Việt Nam.
34
CHƢƠNG 2
VĂN HÓA HỒ CHÍ MINH
2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
2.1.1. Văn hóa
Văn hóa là một lĩnh vực có sức hấp dẫn đặc biệt đối với các nhà nghiên
cứu. Là nhân tố quan trọng trong đời sống con ngƣời, văn hóa nhƣ chất keo
kết dính các mối quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội tạo nên hình hài và bản sắc
mỗi quốc gia, dân tộc. Văn hóa có khả năng đảm bảo tính bền vững của xã
hội, tính kế thừa của lịch sử và không thể bị trộn lẫn ngay cả khi hội nhập vào
những cộng đồng lớn hơn. Tính khu biệt của văn hóa chính là điểm nhấn quan
trọng mà các các quốc gia, dân tộc đều chú ý gìn giữ, vun đắp để khẳng định
mình trong quá trình giao lƣu kinh tế, đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hóa
mạnh mẽ nhƣ hiện nay.
Chính vì lẽ đó, văn hóa là vấn đề chƣa bao giờ cũ trong giới nghiên cứu.
Ngƣời ta tìm đến văn hóa với tất cả sự tìm tòi, say mê, hào hứng; với mong
muốn khám phá, khẳng định, ghi nhận và cảm nhận những giá trị mới. Cho
đến nay, đã có hàng trăm định nghĩa về văn hóa với những cách tiếp cận,
những quan điểm khác nhau. Trong khoa học xã hội nhân văn, không có khái
niệm nào lại mơ hồ và đa dạng nhƣ khái niệm văn hóa.
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Văn hóa” là: “Toàn bộ những hoạt
động sáng tạo và những giá trị của nhân dân một nƣớc, một dân tộc về mặt
sản xuất vật chất và tinh thần trong sự nghiệp dựng nƣớc và giữ nƣớc” [53;
tr.798]
Nhƣ vậy, văn hóa không chỉ thu hẹp trong lĩnh vực văn học - nghệ thuật,
mà bao trùm lên toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội; văn hóa cũng
không đơn thuần phản ánh trình độ học vấn của con ngƣời trong lĩnh vực giáo
35
dục, mà văn hóa là thƣớc đo trình độ phát triển của toàn xã hội loài ngƣời
trong các thời kì khác nhau.
Tuy nhiên có thể quy các định nghĩa về văn hóa thành hai nhóm chính:
Quan niệm theo nghĩa hẹp coi văn hóa chỉ là những hoạt động liên quan đến
đời sống tinh thần, những quan hệ xã hội và những sáng tạo nghệ thuật; Quan
niệm theo nghĩa rộng coi văn hóa là tất cả những gì do con ngƣời sáng tạo ra.
Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về văn hóa và tuyên ngôn của UNESCO gần đây có
thể xếp vào nhóm quan niệm thứ hai.
Đầu thế kỉ XXI, trong Tuyên bố toàn cầu về Đa dạng hóa văn hóa
(tháng 11/2001), UNESCO cho rằng:
Văn hóa là một tổng hợp các đặc điểm tinh thần, thể chất, tri thức
và tình cảm đặc trƣng cho một xã hội hoặc một nhóm xã hội, bao
hàm không chỉ nghệ thuật và văn học mà còn cả lối sống, cách
thức cùng chung sống, các hệ thống giá trị, truyền thống và tín
ngƣỡng. Những đặc trƣng của các yếu tố cấu thành đó giúp ta
phân biệt đƣợc một xã hội (hoặc một nhóm xã hội) với các xã hội
(hoặc nhóm xã hội khác) [140].
Với định nghĩa này, UNESCO đã chỉ ra vai trò của văn hóa trong việc
giúp một xã hội khẳng định sự hiện diện của mình trên thế giới và đảm bảo sự
tồn tại của xã hội đó theo dòng thời gian. Ở khía cạnh khác, “đa dạng văn hóa”
còn ẩn chứa một sức mạnh bên trong nó, bởi về bản chất, “đa dạng văn hóa”
chính là sự khác biệt giữa các nền văn hóa với nhau và chính sự khác biệt này
tạo nên sự hấp dẫn, sự thu hút của một nền văn hóa với thế giới bên ngoài. Đây
cũng có thể coi là thứ “quyền lực mềm” của văn hóa. Theo đó, UNESCO đã
chỉ ra vai trò của văn hóa trong việc giúp một xã hội (hoặc một nhóm xã hội)
khẳng định sự hiện diện của mình trên thế giới và đảm bảo sự tồn tại của xã hội
(hoặc nhóm xã hội) đó bằng những đặc trƣng riêng của mình.
36
Văn hóa là tất cả những sáng tạo của một cộng đồng ngƣời vì mục đích
tồn tại và phát triển, nghĩa là văn hóa cũng đƣợc quan niệm theo nghĩa rộng.
Ngay từ năm 1943, Hồ Chí Minh đã khẳng định:
Vì lẽ sinh tồn cũng nhƣ mục đích của cuộc sống, loài ngƣời mới
sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật,
khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh
hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phƣơng thức sử dụng. Toàn bộ
những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng
hợp của mọi phƣơng thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà
loài ngƣời đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống
và đòi hỏi của sự sinh tồn.[79; tr.458]
Quan niệm của Hồ Chí Minh về văn hóa rất gần với quan điểm hiện đại
về văn hóa khi coi văn hóa không chỉ là một hiện tƣợng tinh thần tách rời đời
sống vật chất mà bao gồm toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con
ngƣời sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. Văn hóa thể hiện trình độ phát triển
của con ngƣời và xã hội loài ngƣời trong quá trình tổ chức đời sống và hƣởng
thụ các giá trị vật chất và tinh thần do con ngƣời tạo ra, bao gồm “phƣơng
thức sinh hoạt” và “phƣơng thức sử dụng”. Theo Hồ Chí Minh, văn hóa đƣợc
tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con ngƣời và xã hội, trong xu
hƣớng vƣơn tới cái tiến bộ, chân, thiện, mĩ và văn minh. Văn hóa đƣợc truyền
từ thế hệ này qua thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa và văn minh hóa.
Nhƣ vậy, văn hóa đƣợc hiểu là tất cả những giá trị vật chất và tinh thần do
con ngƣời sáng tạo ra, nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của con
ngƣời trong quá trình hình thành và phát triển.
Văn hóa là sự kết tinh những giá trị cao quý nhất, đẹp đẽ nhất
của con ngƣời, của đời sống một dân tộc, một xã hội. Có thể nói,
văn hóa nói chung là trình độ “Ngƣời", trình độ “Ngƣời" của
những quan hệ xã hội, bao gồm tất cả những gì liên quan đến
37
sáng tạo của con ngƣời, đƣợc hun đúc qua các thế hệ, biến thành
truyền thống bền vững, thành bản sắc của dân tộc, của xã hội,
thành động lực phát triển của con ngƣời, của dân tộc và của xã
hội loài ngƣời. [43; tr.291].
Văn hóa là yếu tố không thể thiếu trong đời sống của con ngƣời trong
hành trình đi tới việc hoàn thiện mình, hƣớng tới những giá trị tốt đẹp hơn.
Đó cũng là lí do làm cho văn hóa là một khái niệm đƣợc nhiều ngƣời quan
tâm và đến nay vẫn là một khái niệm mở. Việc đƣa ra một khái niệm có tính
tổng quát đƣợc thế giới chấp nhận là tƣơng đối khó. Chính vì lẽ đó, trong luận
án của mình, tác giả không đƣa ra quan điểm riêng của mình về văn hóa mà
sử dụng định nghĩa về văn hóa của Hồ Chí Minh làm nền tảng chính để
nghiên cứu những luận điểm của luận án.
2.1.2. Văn hóa Hồ Chí Minh
Cho đến nay, ngƣời ta đã nghiên cứu, bàn luận nhiều về Hồ Chí Minh với
tƣ cách là nhà văn hóa kiệt xuất, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về văn hóa, phong
cách, nhân cách của nhà văn hóa lớn Hồ Chí Minh, nhƣng tuyệt nhiên chƣa
có một định nghĩa mang tính thống nhất về văn hóa Hồ Chí Minh.
Theo nhà nghiên cứu Hoàng Chí Bảo:
Văn hóa Hồ Chí Minh, ngoài cốt yếu tƣ tƣởng lý luận về văn hóa
còn là thực tiễn văn hóa sống động trong đời sống và hoạt động
của Ngƣời với tính biểu cảm chân thực đầy sức thuyết phục. Đó là
sự nêu gƣơng, là mẫu mực trong lối sống, hành vi, trong ứng xử
vô cùng tinh tế, lòng nhân ái, tính vị tha và tinh thần khoan dung
của NgƣờiNgƣời chẳng những có sức sáng tạo lớn về văn hóa
mà còn thể hiện một năng lực cảm thụ vô cùng tinh tế, sâu sắc, bởi
Ngƣời không chỉ là nhà tƣ tƣởng mà còn là một nhà thơ lớn, một
nhà báo tài hoa, nhà chính luận và nghệ sĩ đa tài. [51; tr.578]
38
Khi bàn đến văn hóa Hồ Chí Minh , tác giả cũng đƣa ra “những mối
liên hệ, những mối quan hệ tạo nên chủ thể văn hóa Hồ Chí Minh, tạo nên Hồ
Chí Minh nhƣ một hiện tƣợng văn hóa độc đáo.
Đó là những mối liên hệ, quan hệ sau đây:
Mối liên hệ giữa Con ngƣời - Cuộc đời và Sự nghiệp.
Mối quan hệ giữa Tƣ tƣởng - Phƣơng pháp và Phong cách.
Mối quan hệ giữa Đạo đức - Lối sống và Nhân cách.” [51; tr.574-575]
Nhà nghiên cứu văn hóa Trần Ngọc Thêm trong “Tìm về bản sắc văn
hóa Việt Nam” cho rằng: văn hóa Hồ Chí Minh là sự “tích hợp các giá trị văn
hóa Đông - Tây với tinh hoa của chủ nghĩa Mác”. [125; tr.569]
Trong “Hồ Chí Minh - nhà văn hóa kiệt xuất”, nhà nghiên cứu Song
Thành đã đƣa ra một quan điểm về “văn hóa Hồ Chí Minh”: “Văn hóa Hồ Chí
Minh là sự kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn những giá trị văn hóa cổ truyền của
dân tộc với những yếu tố tích cực trong văn hóa các tôn giáo, văn hóa dân chủ
- cách mạng phƣơng Tây, văn hóa mác xít,để trở thành văn hóa tiên tiến,
mang những giá trị nhân văn sâu sắc, vốn là nội dung cốt lõi của văn hóa nhân
loại” [119; tr.26-27].
Nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Thắng cho rằng: “Văn hóa Hồ Chí Minh
là sự kết tinh những giá trị tốt đẹp nhất của văn hóa Việt Nam và tƣ tƣởng, trí
tuệ, tâm hồn, tình cảm, đạo đức và lối sống, nhân cách và bản lĩnh Hồ Chí
Minh. Ở Hồ Chí Minh có sự tích hợp văn hóa Việt Nam với văn hóa phƣơng
Đông và phƣơng Tây tạo thành văn hóa Hồ Chí Minh tiên tiến, hiện đại và
đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam”. [122; tr.74]
Quan điểm của các nhà nghiên cứu đều thống nhất ở việc nhìn nhận
văn hóa Hồ Chí Minh là tiêu biểu cho những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân
tộc và nhân loại, đƣợc thể hiện thông qua tƣ tƣởng, đạo đức, phong cách, cuộc
đời của Ngƣời. Trong quá trình hoạt động văn hóa, Hồ Chí Minh không chỉ là
hiện thân của những giá trị văn hóa dân tộc và thời đại, mà còn sáng tạo ra
39
những giá trị văn hóa rất riêng và độc đáo. Văn hóa Hồ Chí Minh là một phần
không thể thiếu của nền văn hóa mới Việt Nam thời hiện đại, đồng thời cũng
là định hƣớng cho sự phát triển của văn hóa Việt Nam hiện nay.
Từ những nghiên cứu trên đây, tác giả bƣớc đầu đƣa ra quan điểm về
“Văn hóa Hồ Chí Minh” nhƣ sau:
Văn hóa Hồ Chí Minh là sự kết tinh các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân
tộc và nhân loại, thể hiện trong tư tưởng, tài năng, đạo đức và những hoạt
động sáng tạo của Người; tiêu biểu cho những giá trị văn hóa mới Việt Nam
và đồng thời phản ánh xu thế phát triển văn hóa của thời đại. Văn hóa Hồ
Chí Minh là sự định hướng cho việc xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam,
tăng cường vị thế của văn hóa Việt Nam trong quá trình giao lưu, tiếp biến
văn hóa.
Văn hóa Hồ Chí Minh là tổng hợp các giá trị văn hóa của dân tộc, nhân
loại kết tinh trong tƣ tƣởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh- anh hùng giải
phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất, tấm gƣơng đạo đức lớn, định hƣớng xây
dựng nền văn hóa mới Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tăng
cƣờng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc.
2.1.3. Ngoại giao văn hóa
Theo Từ điển ngoại giao văn hóa của Viện ngoại giao văn hóa Đức:
"Ngoại giao văn hóa là những phƣơng thức mà một quốc gia sử dụng để
quảng bá các giá trị văn hóa và chính trị ra thế giới". [154; tr.30]; "Ngoại giao
văn hóa là tổng thể các hoạt động đƣợc triển khai bằng và trên cơ sở trao đổi,
giao lƣu các giá trị, tƣ tƣởng, truyền thống, phong tục, bản sắc và các loại
hình khác của văn hóa, nhằm mục tiêu tăng cƣờng mối quan hệ, đẩy mạnh
hợp tác văn hóa - xã hội hoặc thúc đẩy các lợi ích quốc gia ; ngoại giao văn
hóa có thể đƣợc triển khai bởi khu vực Nhà nƣớc, khu vực tƣ nhân và xã hội
dân sự". [154; tr.30-31]
40
Theo Cummings Milton: "Ngoại giao văn hóa là sự giao lƣu những tƣ
tƣởng, trao đổi thông tin nghệ thuật, lối sống, hệ giá trị, truyền thống, tín
ngƣỡng và các phƣơng diện khác nhau của văn hóa nhằm thúc đẩy sự hiểu
biết lẫn nhau giữa các quốc gia và dân tộc". [158; tr.1]
Các nhà nghiên cứu của trƣờng Đại học Quan hệ Quốc tế Mátxcơva, Liên
bang Nga cho rằng: “Ngoại giao văn hóa là lĩnh vực đặc biệt của hoạt động
ngoại giao, liên quan đến sử dụng văn hóa nhƣ là đối tƣợng và phƣơng tiện
nhằm đạt đƣợc những mục tiêu cơ bản của chính sách đối ngoại của quốc gia,
tạo hình ảnh tốt đẹp của đất nƣớc, quảng bá văn hóa và ngôn ngữ quốc gia
trên thế giới”. [dẫn theo 16; tr. 68]
Những quan niệm trên phần lớn tiếp cận ở góc độ "phƣơng thức ngoại
giao văn hóa", đó là sự trao đổi, giao lƣu văn hóa giữa các quốc gia với nhau,
chƣa có khái niệm nào nêu đƣợc tổng quát 4 thành tố cơ bản quan trọng của
ngoại giao văn hóa, gồm : chủ thể, phƣơng thức/hình thức, nội dung và mục
tiêu, mặc dù những quan niệm đó đều liên quan chặt chẽ với "quyền lực
mềm" mà Joseph S. Nye đã nêu ra trƣớc đó.
Ở Việt Nam, khái niệm ngoại giao văn hóa là một khái niệm đƣợc quan
tâm trong những năm gần đây. Các học giả, các nhà hoạch định chính sách
đều có những định nghĩa riêng của mình về ngoại giao văn hóa. Ngay trong
"Chiến lƣợc ngoại giao văn hóa đến năm 2020" ban hành theo quyết định số
208/QĐ- TTg ngày 14/2/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ cũng nêu rõ : "Ngoại
giao văn hóa là một lĩnh vực, khái niệm mới, nội hàm đang trong giai đoạn
xác định" [128; tr. 4]. Tuy nhiên, hầu hết các học giả đều công nhận rằng,
ngoại giao văn hóa là một trong những trụ cột của ngoại giao Việt Nam.
Dƣới góc độ quan hệ quốc tế, tác giả Phạm Thủy Tiên cho rằng:
Ngoại giao văn hóa là một hình thức ngoại giao thông qua công
cụ văn hóa để thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ đối ngoại
nhằm đạt đƣợc các mục tiêu lợi ích cơ bản của quốc gia là phát
41
triển an ninh và ảnh hƣởng. Hiểu theo nghĩa rộng hơn, ngoại giao
văn hóa có thể bao gồm cả việc giới thiệu các thành tựu khoa
học, kĩ thuật, nghệ thuật, khoa học xã hộikhông chỉ của riêng
quốc gia mà còn của các nhóm quốc gia hoặc các tổ chức quốc
tế. [133]
Nhà nghiên cứu văn hóa Vũ Khiêu cho rằng : Ngoại giao văn hóa, "đó
là ngoại giao giữa các nƣớc chung quanh những vấn đề mang nội dung văn
hóa nhằm đạt đƣợc những thỏa thuận có lợi cho cả hai phía". [16; tr.32]
Tác giả Trần Trọng Toàn cho rằng: "Ngoại giao văn hóa là một lĩnh
vực hay hình thức ngoại giao thông qua công cụ văn hóa để thiết lập, duy trì
và phát triển quan hệ đối ngoại nhằm đạt đƣợc các mục tiêu lợi ích cơ bản của
quốc gia là phát triển, an ninh và mở rộng ảnh hƣởng quốc tế". [16; tr.68]
Ông Nguyễn Khánh (nguyên phó Thủ tƣớng chính phủ) phát biểu ngắn
gọn: “Ngoại giao văn hóa là hoạt động ngoại giao vì văn hóa và bằng văn
hóa”. [16; tr.25]
Ông Phạm Sanh Châu, Vụ trƣởng Vụ đối ngoại và UNESCO khẳng
định : “Ngoại giao văn hóa là một hoạt động đối ngoại đƣợc Nhà nƣớc tổ
chức, ủng hộ và bảo trợ. Hoạt động này đƣợc triển khai trong một thời gian
nhất định, nhằm đạt đƣợc những mục tiêu chính trị, đối ngoại, đuợc xác định
bằng các hình thức văn hóa nhƣ: nghệ thuật, lịch sử, tƣ tƣởng, truyền thống,
ẩm thực, phim, ấn phẩm, văn học" [16; tr.10].
Đối tƣợng hƣớng tới của Ngoại giao văn hóa là chính phủ và nhân dân
các quốc gia khác. Không nhằm lợi nhuận, ngoại giao văn hóa quảng bá hình
ảnh và nâng cao vị thế của đất nƣớc, dân tộc. Mục tiêu của ngoại giao văn hóa
là góp phần đảm bảo an ninh quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế, nâng cao vị
thế, hình ảnh quốc gia trên trƣờng quốc tế và phục vụ cộng đồng ngƣời Việt ở
nƣớc ngoài. Cùng với ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn
hóa là một trong ba trụ cột của Ngoại giao Việt Nam.
42
Xét về bản chất, "Ngoại giao văn hóa" là một khái niệm đa lĩnh vực
mang tính liên ngành, trong đó cần có sự phân định rõ "ngoại giao" và "văn
hóa". Về khái niệm "văn hóa", luận án đã trên tinh thần khái niệm văn hóa của
Hồ Chí Minh, về khái niệm "ngoại giao", tác giả luận án chọn khái niệm
tƣơng đối phổ biến, đƣợc nhiều nhà nghiên cứu về quan hệ quốc tế sử dụng :
"Ngoại giao là công cụ để thực hiện chính sách đối ngoại của quốc gia bằng
những biện pháp hòa bình"[160; tr.3]; Từ điển Ngoại giao của Liên Xô (cũ)
nhận định:
Ngoại giao là công cụ thực hiện chính sách đối ngoại của quốc
gia, là tổng thể những biện pháp phi quân sự, những phƣơng
pháp, thủ thuật đƣợc sử dụng có tính đến điều kiện cụ thể và đặc
điểm của yêu cầu, nhiệm vụ; là hoạt động chính thức của ngƣời
đứng đầu Nhà nƣớc, Chính phủ, Bộ trƣởng bộ Ngoại giao, các cơ
quan đại diện bộ ngoại giao ở nƣớc ngoài, các đoàn đại biểu tại
các hội nghị quốc tế nhằm thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ chính
sách đối ngoại của quốc gia, bảo vệ quyền và lợi ích quốc gia,
pháp nhân và công dân mình ở nƣớc ngoài. Đồng thời, ngoại
giao là nghệ thuật đàm phán nhằm ngăn chặn, hoặc dàn xếp
những xung đột quốc tế, tìm cách thỏa hiệp và những giải pháp
có thể đƣợc các bên chấp nhận, cũng nhƣ việc mở rộng và củng
cố hợp tác quốc tế. [dẫn theo 16; tr.72]
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, “Ngoại giao” là: “Là hoạt động chính
thức của các cơ quan làm công tác đối ngoại và các đại diện có thẩm quyền
thực hiện các nhiệm vụ, chính sách đối ngoại của nhà nƣớc nhằm bảo vệ các
quyền và lợi ích của nƣớc mình, của các cơ quan tổ chức và công dân nƣớc
mình ở nƣớc ngoài, góp phần giải quyết các vấn đề quốc tế bằng con đƣờng
đàm phán và các hình thức hòa bình khác” [52; tr. 119]. Cũng nhƣ văn hóa,
ngoại giao văn hóa là một khái niệm có nhiều cách hiểu khác nhau.
43
Nhƣ vậy, ngoại giao văn hóa là công cụ để thực hiện chính sách đối
ngoại cùng với các công cụ ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế để thực
hiện thắng lợi mục tiêu đối ngoại của Nhà nƣớc. Tuy nhiên, ngoại giao văn
hóa không phải là công cụ ngoại giao đơn thuần mà là công cụ liên ngành, bởi
nó có sự gắn kết chặt chẽ, hữu cơ với văn hóa, sử dụng văn hóa và qua văn
hóa để thực hiện những nhiệm vụ của chính sách đối ngoại. Mục tiêu cao nhất
của ngoại giao văn hóa là góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu của chính
sách đối ngoại Nhà nƣớc, trong đó mục tiêu rõ nét nhất là tăng cƣờng hiểu
biết lẫn nhau, tạo cơ sở nền tảng cho xây dựng lòng tin, qua đó duy trì mối
quan hệ ổn định và lâu bền giữa các quốc gia.
Trong “Chiến lƣợc ngoại giao văn hóa đến năm 2020 (Ban hành theo
Quyết định số 208/QĐ - TTg ngày 14 tháng 02 năm 2011 của Thủ tƣớng
Chính phủ) đã xác định:
Ngoại giao văn hóa của Việt Nam đƣợc xác định là việc triển
khai các hoạt động văn hóa do Nhà nƣớc làm chủ đạo nhằm đạt
đƣợc những mục tiêu chính trị, kinh tế, văn hóa phù hợp với yêu
cầu chung của công tác đối ngoại. Nội hàm của ngoại giao văn
hóa bao gồm năm hoạt động chính là mở đƣờng, khai thông quan
hệ với các nƣớc và khu vực chƣa có nhiều quan hệ với ta; xúc
tiến, tăng cƣờng và làm sâu sắc hiểu biết với các quốc gia; quảng
bá hình ảnh đất nƣớc và con ngƣời Việt Nam trên trƣờng quốc tế;
vận động để Việt Nam có nhiều di sản đƣợc UNESCO công nhận
và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để làm giàu bản sắc văn
hóa dân tộc.[128; tr.2]
Hiện nay, bên cạnh chủ thể chính và quan trọng nhất của ngoại giao
văn hóa là Nhà nƣớc, còn có sự xuất hiện và tham gia ngày càng rõ nét của
một số chủ thể khác của quan hệ quốc tế, đặc biệt là các tổ chức phi chính
phủ, các công ty xuyên quốc gia, các trung tâm, viện, cơ sở văn hóa, nghệ
44
thuật tƣ nhân hoặc không thuộc cơ quan Nhà nƣớc, các tập đoàn, doanh
nghiệp hoạt động trong và ngoài lĩnh vực văn hóa. Sự xuất hiện các chủ thể đa
dạng, đồng thời cũng đi kèm với các phƣơng thức hoạt động khác nhau, tạo
nên sự phong phú của hoạt động ngoại giao văn hóa.
Trên cơ sở quan điểm của các nhà nghiên cứu trong nƣớc và ngoài
nƣớc, có thể thấy:
Ngoại giao văn hóa là hình thức ngoại giao do Nhà nước làm chủ đạo,
điều phối thông qua các hoạt động văn hóa đa dạng, nhằm quảng bá, giới
thiệu, giao lưu và tăng cường ảnh hưởng các giá trị văn hóa giữa một quốc
gia với một hoặc nhiều quốc gia trên thế giới để đạt được mục tiêu của chính
sách đối ngoại của Nhà nước.
2.1.4. Chiến lƣợc Ngoại giao văn hóa Việt Nam
Ở Việt Nam, vai trò của ngoại giao văn hóa vẫn đang là một vấn đề còn
đƣợc bàn luận. Tuy nhiên, những vấn đề sau đây nhận đƣợc sự đồng tình của
đa số học giả cũng nhƣ các nhà hoạch định đƣờng lối, chính sách khi nói về
vai trò của ngoại giao văn hóa:
- Mở đƣờng cho các hoạt động đối ngoại của đất nƣớc;
- Góp phần đảm bảo an ninh quốc gia;
- Phát triển kinh tế;
- Nâng cao vị thế, hình ảnh quốc gia;
- Tham mƣu đồng hành giải quyết khó khăn cho đất nƣớc;
- Quảng bá hình ảnh đất nƣớc ra thế giới;
- Vận động công nhận các giá trị văn hóa;
- Tiếp thu tinh hoa văn hóa của thế giới.
Nhƣ vậy, NGVH là một tiến trình hai chiều giữa quốc gia gửi đi với
quốc gia tiếp nhận. Đây là nội hàm mang tính quy luật mà các chủ thể phải
tôn trọng. NGVH vừa làm nhiệm vụ quảng bá, giới thiệu những giá trị văn
hóa của dân tộc mình ra thế giới bên ngoài, nhƣng đồng thời phải biết tôn
45
trọng những giá trị văn hóa của dân tộc khác. Ở chiều đi, đó là sự nỗ lực của
quốc gia trong việc lựa chọn các giải pháp để quảng bá hình ảnh đất nƣớc,
những giá trị văn hóa của mình đến quốc gia tiếp nhận. Ở chiều ngƣợc lại, đó
là sự hiểu sâu, thu nhận những giá trị văn hóa của các quốc gia khác. Hay nói
đơn giản đây là cách cho và nhận những giá trị văn hóa thông qua hoạt động
ngoại giao. Hiệu quả của hoạt động NGVH đƣợc đo bằng phạm vi và mức độ
ảnh hƣởng của các giá trị văn hóa đến các quốc gia. Hơn nữa, nó còn là sự tác
động đến những hoạt động ngoại giao khác nhƣ: kinh tế, chính trị. Và vì vậy,
mà đến năm 2009, Việt Nam không chỉ coi đây là một hoạt động ngoại giao
mà nâng lên tầm “chiến lƣợc”.
“Chiến lƣợc” là một từ có nguồn gốc từ lĩnh vực quân sự, đó là
“Phƣơng châm và biện pháp quân sự có tính chất toàn cục, đƣợc vận dụng
trong suốt cuộc chiến tranh nhằm thực hiện mục đích quân sự, chính trị, kinh
tế nhất định”. [108; tr. 157]. Có nhiều định nghĩa khác nhau nhƣng có thể hiểu
chiến lƣợc là chƣơng trình hành động, kế hoạch hành động đƣợc thiết kế để
đạt đƣợc một mục tiêu cụ thể, là tổ hợp các mục tiêu dài hạn và các biện pháp,
các cách thức, con đƣờng đạt đến các mục tiêu đó. Trong quân sự, chiến lƣợc
khác với chiến thuật, chiến thuật đề cập đến việc tiến hành một trận đánh,
trong khi chiến lƣợc đề cập đến việc làm thế nào để liên kết các trận đánh với
nhau. Nghĩa là cần phải phối hợp các trận đánh để đi đến mục tiêu quân sự
cuối cùng.
Nhƣ vậy một chiến lƣợc phải giải quyết tổng hợp các vấn đề sau:
- Xác định chính xác mục tiêu cần đạt.
- Xác định con đƣờng, hay phƣơng thức để đạt mục tiêu.
- Định hƣớng phân bổ nguồn lực và tổ chức triển khai hoạt động để đạt
đƣợc mục tiêu lựa chọn.
46
Trong ba yếu tố này, cần chú ý: nguồn lực là có hạn và nhiệm vụ của
chiến lƣợc là tìm ra phƣơng thức sử dụng các nguồn lực sao cho nó có thể đạt
đƣợc mục tiêu một cách hiệu quả nhất.
Khái niệm NGVH tác giả đã trình bày ở phần 2.1.3.
Theo đó, Chiến lược NGVH Việt Nam là việc xác định mục tiêu,
phương thức và định hướng phân bổ nguồn lực, tổ chức hoạt động để đạt
được mục tiêu ngoại giao, do Nhà nước Việt Nam làm chủ đạo, điều phối
thông qua các hoạt động văn hóa đa dạng, nhằm quảng bá, giới thiệu, giao
lưu các giá trị văn hóa giữa một quốc gia với một hoặc nhiều quốc gia trên
thế giới nhằm đạt được mục tiêu của chính sách đối ngoại của Nhà nước.
2.2. CƠ SỞ HÌNH THÀNH VĂN HÓA HỒ CHÍ MINH
2.2.1. Văn hóa Hồ Chí Minh là sự kế thừa và phát triển những giá trị văn
hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam
Trong hành trình trở thành vĩ nhân của dân tộc, Hồ Chí Minh mang theo
hành trang là nền văn hóa và những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Việt Nam. Là nhà văn hóa kiệt xuất, Hồ Chí Minh chính là biểu tƣợng cao
đẹp nhất của bản sắc văn hóa Việt Nam, là tƣợng trƣng cho tâm hồn, tính cách
và trí tuệ của ngƣời Việt Nam.
Hồ Chí Minh đã kế thừa lòng yêu nƣớc, tinh thần bất khuất, quật cƣờng
của dân tộc. Chủ nghĩa yêu nƣớc là dòng chủ lƣu xuyên suốt trong lịch sử
Việt Nam. Chính chủ nghĩa yêu nƣớc tạo nên tình cảm gắn bó mật thiết của
con ngƣời với quê hƣơng đất nƣớc. Chủ nghĩa yêu nƣớc cũng chính là chất
keo kết dính con ngƣời trong cộng đồng dân tộc, là khởi phát cho lòng tƣơng
thân tƣơng ái, đùm bọc lẫn nhau. Đó cũng là đặc trƣng của nền văn hóa không
phải dựa trên lợi ích cá nhân, mà lấy ý thức của cá nhân đối với cộng đồng
làm nền tảng. Điều này ảnh hƣởng rất lớn đến tƣ tƣởng, tình cảm và hành
động của Hồ Chí Minh. Từ ngƣời thanh niên rời quê hƣơng mang theo hành
trang là tình yêu nƣớc với mục đích tìm đƣờng giải phóng cho dân tộc, đến
47
khi là ngƣời đứng đầu Đảng, Nhà nƣớc, Chính phủ, Hồ Chí Minh luôn tiêu
biểu cho chủ nghĩa yêu nƣớc, tinh thần dân tộc chân chính.
Văn hóa Việt Nam còn nổi bật ở tinh thần nhân ái, khoan dung, hòa đồng.
Tất cả những giá trị này cũng đƣợc Hồ Chí Minh kế thừa một cách trọn vẹn
và nâng lên một tầm cao mới. Từ tình yêu quê hƣơng, gia đình, yêu đất nƣớc,
Ngƣời còn dành tình cảm cho những ngƣời cùng khổ, giai cấp cần lao trên
toàn thế giới. Chủ nghĩa nhân văn cách mạng của Hồ Chí Minh không chỉ thể
hiện ở khát vọng giải phóng con ngƣời, bằng mọi giá mang lại những điều tốt
đẹp nhất cho con ngƣời, mà còn thể hiện ở niềm tin mãnh liệt vào con ngƣời,
dù là những ngƣời đang chênh vênh giữa ranh giới sự sống và cái chết, giữa
còn và mất nhân cách: “công cuộc giải phóng anh em chỉ có thể thực hiện
đƣợc bằng sự nỗ lực của bản thân anh em” [78; tr.138]...g vốn là đặc tính của văn hóa dân gian Việt Nam cũng chƣa bao
giờ hết tính sức mạnh, tính hiệu quả của nó.
Trong việc phát huy, phổ biến các giá trị văn hóa Hồ Chí Minh trong
chiến lƣợc ngoại giao văn hóa cần chú ý đến sự kết hợp giữa các hình thức và
phƣơng pháp ngoại giao khác nhau. Trong việc kết hợp đó, văn hóa Hồ Chí
Minh phải luôn đƣợc phát huy hết tinh hoa và hồn cốt của dân tộc, nhân loại.
Tiểu kết chƣơng 4
Quảng bá văn hóa Hồ Chí Minh trong Chiến lƣợc NGVH Việt Nam là sự
nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị. Muốn thực hiện
thành công nhiệm vụ quan trọng này, cần phải chú trọng, tăng cƣờng “khai
thông” nhận thức, tƣ tƣởng cho toàn xã hội về sự cần thiết của hoạt động này
trong thời đại toàn cầu hóa. Từ trƣớc đến nay, khi nói về văn hóa, trong đó có
ngoại giao văn hóa, quảng bá văn hóa Hồ Chí Minh không ít ngƣời vẫn có
những định kiến rằng đây chỉ là hoạt động của các cơ quan tuyên truyền hay
ngoại giao, thậm chí còn coi đây là những hoạt động vô bổ, chỉ mang tính
hình thức, phong trào, có cũng đƣợc, không có cũng chẳng sao. Ngoại giao
kinh tế vẫn đƣợc đánh giá cao và đƣợc quan tâm nhiều hơn, bởi ngƣời ta cho
rằng đây mới là nguồn thu hút đầu tƣ lớn nhất để thúc đẩy tăng trƣởng kinh
tế, phát triển đất nƣớc.
Trƣớc thực tế đó, cần phải làm cho mọi ngƣời, mọi ngành, mọi cấp có
nhận thức đúng là: Ngoại giao chính trị giữ vai trò định hƣớng, ngoại giao
kinh tế là nền tảng vật chất và ngoại giao văn hóa chính là nền tảng tinh thần
của hoạt động đối ngoại. Đây là “thế chân kiềng” mà thiếu một trong ba yếu
tố đó sẽ trở thành lực cản cho công tác ngoại giao nói chung, hoạt động đối
ngoại của Đảng và Nhà nƣớc nói riêng. Muốn vậy, các cấp lãnh đạo phải quán
triệt quan điểm đẩy mạnh hoạt động quảng bá văn hóa Hồ Chí Minh trong
Chiến lƣợc ngoại giao văn hóa nhằm làm cho thế giới hiểu biết hơn về đất
147
nƣớc, con ngƣời và văn hóa Việt Nam, tăng cƣờng xây dựng lòng tin với các
quốc gia trên thế giới, đƣa quan hệ giữa Việt Nam với các đối tác đi vào chiều
sâu, ổn định và bền vững, qua đó nâng cao vị thế đất nƣớc trên trƣờng quốc
tế, tạo điều kiện hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội. Các hoạt động quảng bá văn
hóa Hồ Chí Minh trong Chiến lƣợc ngoại giao văn hóa góp phần tiếp thu tinh
hoa văn hóa của nhân loại, làm phong phú và sâu sắc thêm những giá trị văn
hóa truyền thống của đất nƣớc.
Để duy trì và tăng cƣờng tính hấp dẫn của mình, ngoại giao văn hóa
phải tìm ra đƣợc những nội dung và hình thức độc đáo, có sức thuyết phục để
khẳng định đƣợc vị thế văn hóa của mình trên trƣờng quốc tế. Một trong
những nét độc đáo của ngoại giao văn hóa Việt Nam đầu thế kỉ XXI là quảng
bá văn hóa Hồ Chí Minh. Văn hóa Hồ Chí Minh là sự kết tinh tinh hoa văn
hóa dân tộc, nhân loại và thời đại, là một phần quan trọng của văn hóa Việt
Nam thời hiện đại. Nhƣng kết hợp văn hóa Hồ Chí Minh với chính sách ngoại
giao văn hóa nhƣ thế nào để không khiên cƣỡng, mang tính "chính trị hóa" mà
vẫn đảm bảo đƣợc cái hồn cốt của văn hóa Hồ Chí Minh, đó là vấn đề cũng
cần đƣợc quan tâm nghiên cứu và thực hiện. Việc đề ra phƣơng hƣớng, nội
dung, giải pháp cụ thể để vận dụng, quảng bá văn hóa Hồ Chí Minh trong
chiến lƣợc ngoại giao văn hóa Việt Nam là cần thiết, góp phần vào việc nâng
cao chất lƣợng của ngoại giao văn hóa Việt Nam những năm đầu thế kỉ XXI.
148
KẾT LUẬN
Những năm đầu thế kỷ XXI, ngoại giao văn hóa đƣợc Liên Hiệp Quốc
đặc biệt chú trọng vì khả năng giải quyết những thách thức lớn của thời đại
theo hƣớng bền vững, đó là những thách thức về sự bất bình đẳng, bất công
bằng, nghèo đói và xung đột, dựa trên sự tôn trọng con ngƣời, tôn trọng văn
hóa và lối sống của nhau. Do đó, các nguyên tắc của ngoại giao văn hóa bao
gồm: thừa nhận, thấu hiểu, đối thoại đƣợc phát huy vai trò tối đa.
Việt Nam sớm nhận thức đƣợc vai trò quan trọng của ngoại giao văn
hóa và đã có nhiều hoạt động cụ thể để nâng cao hiệu quả hoạt động này.
Ngoại giao văn hóa của Việt Nam giữ vị trí là nền tảng tinh thần của hoạt
động đối ngoại, đƣợc thực hiện bằng việc áp dụng các nội dung, hình thức
văn hóa: nghệ thuật, lịch sử, tƣ tƣởng, truyền thống văn hóa, thông tin... nhằm
đạt đƣợc những mục tiêu cơ bản của chính sách đối ngoại quốc gia, tạo hình
ảnh tốt đẹp của đất nƣớc, quảng bá văn hóa và ngôn ngữ quốc gia để tạo ra uy
tín, vị thế và ảnh hƣởng của Việt Nam với thế giới trong thời đại toàn cầu
hóa. Việc triển khai chính sách ngoại giao văn hóa đang trở thành một trong
ba chính sách ngoại giao chủ yếu, cùng với ngoại giao chính trị và ngoại giao
kinh tế. Các hoạt động ngoại giao văn hóa chính là kênh tiếp thu tinh hoa văn
hóa của nhân loại, làm phong phú và sâu sắc thêm những giá trị văn hóa
truyền thống của đất nƣớc. Giao lƣu văn hóa sẽ tạo nên hình ảnh tốt hơn về
đất nƣớc, con ngƣời và nền văn hóa quốc gia. Nói cách khác là ngoại giao văn
hóa sẽ góp phần kiến tạo lòng tin để xây dựng quan hệ hữu nghị bền vững
giữa Việt Nam với cộng đồng quốc tế.
Nhà văn hóa Hồ Chí Minh là một biểu tƣợng kết tinh tinh hoa văn hóa
của dân tộc và khát vọng của thời đại đã đƣợc thừa nhận trên phạm vi thế
giới. Những đóng góp trong lĩnh vực văn hóa của Ngƣời đã trở thành những
giá trị văn hóa đặc trƣng, tiêu biểu cho những giá trị dân tộc và thời đại.
149
Những giá trị văn hóa ấy cũng chính là động lực, là phƣơng tiện kết nối các
thế hệ, các dân tộc, các nền văn hóa xích lại gần nhau vì những mục tiêu lớn
của thời đại: hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội. Hồ Chí Minh là một thông
điệp văn hóa chân thành nhất, trung thực nhất, nhƣng lại đầy sức hấp dẫn
trong chiến lƣợc ngoại giao văn hóa Việt Nam ở đầu thế kỉ XXI.
Quảng bá các giá trị văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lƣợc ngoại giao
văn hóa là một việc làm cần thiết và có tính cấp bách. Đó không chỉ là sự tôn
vinh một danh nhân của dân tộc. Đó không chỉ là sự bảo tồn các giá trị văn
hóa Việt Nam. Đó không chỉ là phục vụ mục tiêu của ngoại giao văn hóa. Mà
hơn tất thảy, đó là sự khẳng định bản sắc, nét độc đáo của văn hóa dân tộc
Việt Nam trong chiến lƣợc ngoại giao văn hóa thông qua hình tƣợng ngƣời
Việt Nam tiêu biểu nhất cho những giá trị dân tộc và thời đại: Anh hùng giải
phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất Hồ Chí Minh.
Những chƣơng trình ngoại giao văn hóa sẽ tăng cƣờng cơ hội hợp tác
văn hóa toàn cầu và là nhịp cầu nối Việt Nam ra thế giới và ngƣợc lại. Công
tác ngoại giao văn hóa, quảng bá hình ảnh Việt Nam chỉ có thể thành công khi
huy động đƣợc sức mạnh tổng hợp của mọi lực lƣợng, mọi nguồn lực của đất
nƣớc. Việc quảng bá văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lƣợc ngoại giao văn
hóa Việt Nam cũng chính là góp phần vào mục tiêu ấy. Trên cơ sở mục tiêu,
yêu cầu phát triển của đất nƣớc và với những cam kết quốc tế, cần hoàn thiện
hệ thống chính sách ngoại giao văn hóa đồng bộ trong tổng thể nền ngoại giao
toàn diện Việt Nam. Quảng bá văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lƣợc ngoại
giao văn hóa Việt Nam sẽ tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động ngoại giao trong
thập kỷ tới để nâng tầm hiểu biết của cộng đồng quốc tế về Việt Nam và củng
cố mối quan hệ với những quốc gia khác, qua đó góp phần xây dựng lòng tin
chiến lƣợc giữa Việt Nam và quốc tế.
Đẩy mạnh quảng bá văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lƣợc ngoại giao
văn hóa là “thời cơ vàng” để Việt Nam học hỏi đƣợc nhiều điều hay, tiếp thu
150
đƣợc nhiều điều tốt, chọn lọc đƣợc những tinh hoa văn hóa của các quốc gia,
dân tộc trên thế giới để làm giàu và phong phú thêm bản sắc văn hóa dân tộc,
thực hiện đúng phƣơng châm: Đƣa văn hóa Việt Nam ra thế giới và đƣa văn
hóa thế giới đến Việt Nam. Đây cũng là phƣơng châm hành động của nhà văn
hóa lớn Hồ Chí Minh trong quá trình tìm lại vị trí xứng đáng cho văn hóa Việt
Nam và khẳng định giá trị văn hóa Việt Nam trong quan hệ quốc tế . Đối với
nƣớc ta hiện nay, việc quảng bá các giá trị văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến
lƣợc ngoại giao văn hóa là một trong những việc làm thiết thực để góp phần
thực hiện thắng lợi “đƣờng lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và
phát triển; đa phƣơng hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội
nhập quốc tế; nâng cao vị thế của đất nƣớc; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một
nƣớc Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh; là bạn, đối tác tin cậy và là thành
viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp hòa
bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới” [34; tr.83-84].
Điều này cũng trực tiếp tăng cƣờng chất lƣợng của ngoại giao văn hóa, tạo ra
chất xúc tác thúc đẩy ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế không ngừng
phát triển, xây dựng công cụ quảng bá mạnh mẽ nền văn hóa Việt Nam, nhất
là quảng bá các giá trị di sản văn hóa của dân tộc đến với bạn bè quốc tế.
151
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
1. Trịnh Thị Phƣơng Oanh (2014), Cách sử dụng lập luận trong
văn chính luận Hồ Chí Minh- một thứ “lạt mềm buộc chặt”,
Tạp chí Lý luận giáo dục, (4), tr.109-112.
2. Trịnh Thị Phƣơng Oanh (2014), Văn hóa chính trị Hồ Chí
Minh và bài học về sử dụng quyền lực mềm trong phát triển
đất nƣớc, Tạp chí Nhịp cầu tri thức, (3), tr.8-10.
3. Trịnh Thị Phƣơng Oanh (2015), Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về
triết lí sống hài hòa với thiên nhiên- cơ sở cho sự phát triển
bền vững, Tạp chí Mặt trận, (139), tr.33-37.
4. Trịnh Thị Phƣơng Oanh (2016), Phát huy quyền dân chủ của
nhân dân theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh trong cuộc vận động
bầu cử quốc hội, Tạp chí Mặt trận, (152), tr.8-12.
5. Trịnh Thị Phƣơng Oanh (2016), Giá trị văn hóa Hồ Chí Minh
trong chiến lƣợc ngoại giao văn hóa Việt Nam, Tạp chí Giáo
dục lý luận, (252), tr.13-15.
6. Trịnh Thị Phƣơng Oanh (2017), Tầm nhìn của nhà văn hóa
kiệt xuất Hồ Chí Minh với chiến lƣợc ngoại giao văn hóa Việt
Nam, Tạp chí Giáo dục lý luận, (256), tr. 7-10 và 21.
152
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Lê Hữu Ái (1998), “Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa tính dân tộc
và tính nhân dân trong văn hóa, nghệ thuật”, Tạp chí Triết học, số 2, tr.31-34.
2. Lê Hữu Ái (1998), Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về tính dân tộc của văn
hóa nghệ thuật, Luận án Tiến sĩ Triết học, Viện Triết học, Hà Nội.
3. Đào Duy Anh (1992), Việt Nam văn hóa sử cương, NXB t.p Hồ Chí Minh.
4. Nguyễn Hải Anh (2015), Ngoại giao văn hóa Việt Nam trong quan hệ quốc
tế đương đại, Luận án Tiến sĩ Quan hệ quốc tế, Học viện Ngoại giao, Hà Nội.
5. Phạm Ngọc Anh, Bùi Đình Phong (2009), Hồ Chí Minh văn hóa và phát
triển, NXB Chính trị- Hành chính, Hà Nội.
6. Archimedes L.A.Patti (2008),Why Vietnam (Tại sao Việt Nam?), NXB Đà Nẵng.
7. Ban Tƣ tƣởng văn hóa Trung ƣơng (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn
hóa, Hà Nội.
8. Bảo tàng Hồ Chí Minh (2005), Kỉ yếu hội thảo khoa học: Bảo tàng và phát
huy giá trị di sản Hồ Chí Minh, NXB Thanh niên.
9. Hoàng Chí Bảo (2011), Tìm hiểu phương pháp Hồ Chí Minh, NXB Chính
trị- Hành chính.
10. Hoàng Chí Bảo (2013), Văn hóa đạo đức Hồ Chí Minh, NXB Hà Nội.
11. Đỗ Thanh Bình, Văn Ngọc Thành (đồng chủ biên) (2012), Quan hệ quốc
tế thời hiện đại- những vấn đề mới đặt ra, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
12. Lê Thanh Bình (2009), “Xu hƣớng văn hóa- truyền thông thế giới tác
động đến báo chí, ngoại giao văn hóa quốc tế đƣơng đại và khuyến nghị cho
Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, 2 (77), tr185-196.
13. Lê Thanh Bình (chủ biên) (2012), Giao thoa văn hóa và chính sách ngoại
giao văn hóa Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
153
14. Trần Văn Bính (2010), Di sản Hồ Chí Minh về đạo đức, văn hóa, NXB
Thông tin và truyền thông.
15. Bộ Ngoại giao, Vụ Văn hóa đối ngoại và UNESCO (2007), Văn hóa đối
ngoại trong tình hình mới : Thách thức và giải pháp, Đề tài nghiên cứu khoa
học cấp Bộ, Hà Nội.
16. Bộ Ngoại giao, Vụ Văn hóa đối ngoại và UNESCO (2008), "Ngoại giao
Văn hóa vì một bản sắc Việt Nam trên trường quốc tế, phục vụ hòa bình, hội
nhập và phát triển bền vững", NXB Thế giới, Hà Nội.
17. Bộ Ngoại giao (2009), Đề án : “Tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng
giải phóng dân tộc Việt Nam, Nhà văn hoá kiệt xuất, ở nước ngoài”, Hà Nội.
18. Bộ Ngoại giao (2012), Hỏi đáp về tình hình thế giới và chính sách đối
ngoại của Đảng và Nhà nước ta, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19. Bộ Ngoại giao, Ban chỉ đạo công tác ngoại giao văn hóa (2011, 2012,
2013, 2014, 2015), Báo cáo tổng kết công tác ngoại giao văn hóa năm 2011,
2012, 2013, 2014, 2015, Hà Nội.
20. Bộ Ngoại giao, Vụ UNESCO (2011), Ngoại giao văn hóa Việt Nam trong
hai thập kỉ đầu của thế kỉ XXI, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội.
21. Bộ Ngoại giao, Vụ Văn hóa đối ngoại và UNESCO (2012), Ngoại giao
văn hóa trong giai đoạn hội nhập quốc tế toàn diện, Đề tài nghiên cứu khoa
học cấp Bộ, Hà Nội.
22. Phạm Sanh Châu, Thành tựu ngoại giao văn hóa từ năm 2011-2015, tại
trang chinhphu.vn, [truy cập ngày 15/1/2016].
23. C. Mác và Ănghen (1995), Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
24. Phạm Nhƣ Cƣơng (1990), “Chủ tịch Hồ Chí Minh- nhà cải cách cách
mạng, nhà văn hóa lớn”, Tạp chí Triết học, (1), tr3-7.
25. Đỗ Quý Doãn (2009), “Thông tin truyền thông và việc đẩy mạnh ngoại
giao văn hóa”, Tạp chí Cộng sản, (797), tr.42-47.
154
26. Thành Duy (1990), Chủ tịch Hồ Chí Minh nhà tư tưởng danh nhân văn
hóa thế giới, NXB Khoa học xã hội.
27. Thành Duy (2000), “Hồ Chí Minh với việc phát huy sức mạnh của văn
hóa trong sự nghiệp đấu tranh giữ nƣớc , giải phóng dân tộc”, Tạp chí Triết
học, (5), tr.31-34.
28. Thành Duy và cộng sự (2000), Danh nhân Hồ Chí Minh, NXB Lao động,
Hà Nội.
29. Dƣơng Tự Đam (2004), “Giáo dục thanh niên về tƣ tƣởng văn hóa Hồ Chí
Minh”, Tạp chí Tư tưởng văn hóa, (3).
30. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
31. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ Năm Ban
chấp hành trung ương khóa VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
32. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
33. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
34. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
35. Đảng Cộng sản Việt Nam (2014), Văn kiện Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp
hành trung ương khóa XI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
36. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
37. Hà Đăng (2005), “Tƣ tƣởng đạo đức Hồ Chí Minh với vấn đề xây dựng
văn hóa trong Đảng hiện nay”, Tạp chí Cộng sản, (15).
38. Đặng Đỗ (2005), “Khoan dung- một giá trị đạo đức trong nhân cách Hồ
Chí Minh”, Tạp chí Cộng sản, (7).
155
39. Phạm Văn Đồng (1990), Hồ Chí Minh, một con người, một dân tộc, một
thời đại, một sự nghiệp, NXB Sự thật, Hà Nội.
40. Phạm Văn Đồng (2012), Hồ Chí Minh – tinh hoa và khí phách của dân
tộc, NXB Chính trị quốc gia.
41. Hà Minh Đức (2011), “Chủ tịch Hồ Chí Minh và văn hóa văn nghệ”,
Tạp chí Văn học, (2) tr 3-12.
42. Lê Quý Đức (1994), Chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây
dựng nền văn hóa nghệ thuật Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Triết học,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
43. Võ Nguyên Giáp ( chủ biên) (2000), Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường
cách mạng Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
44. Ninh Viết Giao (1990), “Thử giải thích ngọn nguồn văn hóa xứ Nghệ và
bản sắc văn hóa Việt Nam trong con ngƣời Hồ Chủ tịch”, Tạp chí Văn học,
(2), tr.14-18.
45. Trần Văn Giàu (1980), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt
Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
46. Thạch Hà (2009), “Ngoại giao văn hóa: Trung Quốc quảng bá quốc gia
nhƣ thế nào”, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, 2 (77), tr.173-183.
47. Võ Văn Hải (2011), “Đẩy mạnh ngoại giao văn hóa trong hội nhập quốc
tế”, Tạp chí Quân đội nhân dân, số ra 26/11/2011.
48. Nguyễn Tiến Hải, Lê Hải Triều (2007), Tư tưởng Hồ Chí Minh về các giá
trị cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam, NXB Văn hóa thông tin.
49. John Lê Văn Hóa (2003), Tìm hiểu nền tảng văn hóa dân tộc trong tư
tưởng cách mạng Hồ Chí Minh, NXB Hà Nội.
50. Hồ Trọng Hoài (2005), “Khoan dung- một giá trị đạo đức trong nhân
cách văn hóa Hồ Chí Minh”, Tạp chí Cộng sản, (7).
51. Học viện Chính trị- Hành chính quốc gia (2010),Di sản Hồ Chí Minh
trong thời đại ngày nay, Kỉ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Kỉ niệm 120 năm
156
ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2010), NXB Chính trị-
Hành chính.
52. Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam (2003),
Từ điển bách khoa Việt Nam 3, NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội.
53. Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam (2005),
Từ điển bách khoa Việt Nam 4, NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội.
54. Vũ Dƣơng Huân (chủ biên) (2002), Ngoại giao Việt Nam hiện đại, vì sự
nghiệp đổi mới (1975-2002), Học viện Quan hệ quốc tế, Hà Nội.
55. Vũ Dƣơng Huân (2007), “Vài suy nghĩ về ngoại giao văn hóa”, Tạp chí
Nghiên cứu quốc tế, (76).
56. Hellmut Kapfenberger (2010), Hồ Chí Minh- một biên niên tiểu sử, NXB
Thế giới.
57. Hungtington Samuel (2003), Sự va chạm của các nền văn minh”, NXB
Lao Động, Hà Nội.
58. Đỗ Huy (1997), Tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh, NXB Chính trị quốc
gia, Hà Nội .
59. Đỗ Huy (2006), “Tƣ tƣởng đạo đức Hồ Chí Minh bƣớc phát triển mới về
đạo đức trong văn hóa Việt Nam”, Tạp chí Triết học, (5), tr.9-14.
60. Đỗ Huy, Lê Hữu Ái (1995), Tìm hiểu tư tưởng văn hóa nghệ thuật Hồ Chí
Minh, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
61. Trần Đình Huỳnh- Trịnh Quang Cảnh (chủ biên) (2003): Từ Các Mác đến
Hồ Chí Minh một dòng chảy văn hóa, NXB Hà Nội, Hà Nội.
62. Đặng Thị Thu Hƣơng (2009), “Ngoại giao văn hóa và truyền thống văn
hóa đối ngoại trong bối cảnh hội nhập quốc tế”, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, 1
(76), tr. 79-90.
63. Hội thảo quốc tế về Chủ tịch Hồ Chí Minh (1990), Trích tham luận của
đại biểu quốc tế, NXB Khoa học xã hội Việt Nam.
157
64. Vũ Ngọc Khánh (1990), Hồ Chí Minh và tâm thức folklore Việt Nam,
NXB Thanh Hóa.
65. Vũ Khiêu (2012), Hồ Chí Minh ngôi sao sáng mãi trên bầu trời Việt Nam,
NXB Chính trị quốc gia- Sự thật, Hà Nội.
66. Vũ Khoan (chủ biên) (2010), Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác ngoại
giao, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội.
67. Đặng Xuân Kỳ (chủ biên) (2005), Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển
văn hóa và con người, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
68. Đặng Xuân Kỳ (2010), Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
69. Thái Kim Lan (2009), “Đạo đức văn hóa- Khởi thủy của ngoại giao văn
hóa”, Tia sáng, (2), tr.18-21.
70. T. Lan (2008), Vừa đi đường vừa kể chuyện, NXB Trẻ, Hà Nội.
71. Đinh Xuân Lâm, Bùi Đình Phong (1998), Hồ Chí Minh văn hóa và đổi
mới, NXB Lao động.
72. Đinh Xuân Lâm, Bùi Đình Phong (2001), Về danh nhân văn hóa Hồ Chí
Minh, NXB Lao động.
73. Nguyễn Hữu Lập (2015), Văn hóa chính trị Hồ Chí Minh : giá trị lý luận
và thực tiễn, Luận án Tiến sĩ Chính trị học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh, Hà Nội.
74. Trƣờng Lƣu (chủ biên) (1990), Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam,
NXB Viện Văn hóa.
75. Hồ Chí Minh (1971), Về công tác văn hóa văn nghệ , NXB Sự thật.
76. Hồ Chí Minh (1981), Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận, NXB Văn
học, Hà Nội
77. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 1.
78. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 2.
79. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 3.
158
80. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 4.
81. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 5.
82. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 6.
83. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 7.
84. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 8.
85. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 9.
86. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 10.
87. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 11.
88. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 12.
89. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 13.
90. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 14.
91. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 15.
92. Phạm Bình Minh (chủ biên) (2011), Định hƣớng chính sách đối ngoại
Việt Nam đến năm 2020, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
93. Phạm Bình Minh (chủ biên) (2012), Cục diện thế giới đến 2020, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
94. Phạm Bình Minh (2015), Danh nhân văn hóa kiệt xuất và nhà ngoại giao
lỗi lạc Hồ Chí Minh, tại trang [truy cập
ngày 25/7/2016].
95. Phạm Xuân Nam (2008), Sự đa dạng văn hóa và đối thoại giữa các nền
văn hóa- một góc nhìn từ Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
96. Phạm Xuân Nam (2013), “Những nội dung cốt yếu trong tƣ tƣởng Hồ
Chí Minh về văn hóa- giá trị đối với sự nghiệp đổi mới ở nƣớc ta hiện nay”,
Khoa học xã hội Việt Nam, 4 (65), tr.82-91.
97. Trần Quang Nhiếp, Nguyễn Văn Sáu (2008), Giá trị cơ bản về tư tưởng
đạo đức Hồ Chí Minh, NXB Công an nhân dân.
98. Nguyễn Dy Niên (2002), Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, NXB Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
159
99. Nguyễn Gia Nùng (2007), Đặc sắc văn hóa Hồ Chí Minh, NXB Công an
nhân dân.
100. Nhiều tác giả (1979), Hồ Chủ tịch trong lòng nhân dân thế giới, NXB
Sự thật, Hà Nội.
101. Nhiều tác giả (1997), Hồ Chí Minh- tác gia, tác phẩm, nghệ thuật ngôn
từ, NXB Giáo dục, Hà Nội.
102. Nhiều tác giả (2009), Hồ Chí Minh nhà văn hóa của tương lai, NXB
Thanh niên.
103. Nhiều tác giả (2010), Giá trị thời đại của văn hóa Hồ Chí Minh, NXB
Văn hóa thông tin.
104. Nguyễn Khắc Nho (2008), Hồ Chí Minh- Đỉnh cao truyền thống nhân-
trí- dũng Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
105. Paul Mus (1971), Hồ Chí Minh, Việt Nam, Á Châu, NXB Du Seuil, Pari.
106. Đào Phan (1996), Đạo Khổng trong văn Bác Hồ, NXB Văn hóa thông
tin Hà Nội.
107. Đào Phan (1991), Hồ Chí Minh danh nhân văn hóa, NXB Văn hóa.
108. Hoàng Phê (chủ biên) (2000), Từ điển tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học,
NXB Đà Nẵng- Trung tâm Từ điển học, Hà Nội- Đà Nẵng.
109. Bùi Đình Phong (2009), Trí tuệ và bản lĩnh văn hóa của Hồ Chí Minh,
NXB Công an nhân dân.
110. Bùi Đình Phong (2015), Hồ Chí Minh- sáng tạo, đổi mới, NXB Tổng
hợp thành phố Hồ Chí Minh.
111. Phùng Hữu Phú, Lê Hữu Nghĩa, Vũ Văn Hiền, Nguyễn Viết Thông
(đồng chủ biên) (2016), Một số vấn đề lí luận, thực tiễn về chủ nghĩa xã hội
và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam qua 30 năm đổi mới, NXB
Chính trị quốc gia.
112. Hoằng Quang, Vĩnh Trị (biên soạn và trích dẫn)(2006), Hồ Chí Minh
anh hùng giải phóng dân tộc nhà văn hóa kiệt xuất, NXB Từ điển bách khoa.
160
113. Nguyễn Ngọc Quyến (2004), “Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về văn hóa và vấn
đề bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc”, Tạp chí Triết học, (11), tr.32-36.
114. Phạm Quốc Sử (2013), “Tôn vinh bản sắc dân tộc trong ngoại giao văn
hóa”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, (344), tr.7-12.
115. Văn Tạo (2002), “Khoa học ngoại giao Việt Nam trong thời đại Hồ Chí
Minh”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, (1), tr.1-8.
116. Hà Văn Tăng (2007), “Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và vấn đề xây dựng đời
sống văn hóa cơ sở”, Tạp chí Cộng sản, (2), tr.12-16.
117. Tạ Ngọc Tấn (2010), “Vấn đề văn hóa trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về
phát triển đất nƣớc”,tại trang Tạp chí Cộng sản điện tử, [truy cập ngày
18/5/2010].
118. Song Thành (2005), Hồ Chí Minh- nhà tư tưởng lỗi lạc, NXB Lý luận
chính trị.
119. Song Thành (2010), Hồ Chí Minh nhà văn hóa kiệt xuất, NXB Chính trị
quốc gia Hà Nội.
120. Song Thành (2014), ““Ngoại giao văn hóa” và gia tăng “sức mạnh mềm”
của Việt Nam trong hội nhập và phát triển”, Tạp chí Văn hóa Nghệ An,
(264,265).
121. Hoàng Vĩnh Thành (2009), Ngoại giao văn hóa: Bắt đầu từ khái niệm,
Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, 1 (76), tr. 17-32.
122. Nguyễn Thế Thắng (2014), "Văn hóa Hồ Chí Minh- văn hóa đạo đức, văn
hóa chính trị, văn hóa ứng xử", Tài liệu học tập dành cho lớp bồi dưỡng dự
nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý tỉnh Lào Cai, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
123. Mạch Quang Thắng (2014), Hồ Chí Minh- con người của sự sống, NXB
Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.
124. Mạch Quang Thắng, Bùi Đình Phong, Chu Đức Tính (đồng chủ biên)
(2013), UNESCO với sự kiện tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh- Anh hùng giải
phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất, NXB Chính trị quốc gia.
161
125. Trần Ngọc Thêm (2001), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB Thành
phố Hồ Chí Minh.
126. Trần Ngọc Thêm (2016), Hệ giá trị Việt Nam từ truyền thống đến hiện
đại và con đường tới tương lai, NXB Văn hóa- Văn nghệ.
127. Hữu Thọ (2009), “Mấy cảm nhận về “văn hóa Hồ Chí Minh””, Tạp chí
Tuyên giáo, (5).
128. Thủ tƣớng Chính phủ (2011), Chiến lược ngoại giao văn hóa đến năm
2020, Ban hành theo quyết định số 208/QĐ- Ttg ngày 14/02/2011 của Thủ
tƣớng Chính phủ, Hà Nội.
129. Thủ tƣớng Chính phủ (2015), Chiến lược văn hóa đối ngoại của Việt
Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, Hà Nội.
130. Lƣu Thu Thủy (1990), “Chủ tịch Hồ Chí Minh và vấn đề giáo dục hành
vi văn hóa”, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, (3), tr.24-26.
131. Đỗ Lai Thúy (1998), “Hồ Chí Minh- ngƣời mang nền văn hóa tƣơng
lai”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật.
132. Trần Dân Tiên (2001), Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ
tịch, NXB Văn học, Hà Nội.
133. Phạm Thủy Tiên (2016), Ngoại giao văn hóa, tại trang
diplomacy/, [truy cập ngày 27/9/2016].
134. Phạm Bá Toàn (2012), Giá trị văn hóa Bộ đội cụ Hồ: Qua hồi kí, nhật kí
chiến tranh, NXB Quân đội nhân dân.
135. Nguyễn Đài Trang (2010), Hồ Chí Minh tâm và tài của một nhà yêu
nước, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
136. Phạm Thị Ngọc Trầm (2006), “Những giá trị sinh thái nhân văn Hồ Chí
Minh”, Tạp chí Triết học, (11), tr.32-36.
137. Hà Xuân Trƣờng (2000), “Hồ Chí Minh- cái nhìn văn hóa xuyên thế kỉ”,
Tạp chí Cộng sản, (10).
162
138. Trần Minh Trƣởng (2000), Hoạt động ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí
Minh giai đoạn 1954-1969, Luận án tiến sĩ Lịch sử, Học viện Chính trị quốc
gia Hồ Chí Minh.
139. UNESCO (1988), Thập kỷ thế giới phát triển văn hóa, Tạp chí Thông tin
UNESCO, tr.5.
140. UNESCO (2001), Tuyên bố toàn cầu về đa dạng văn hóa, UNESCO,
2/11/2001.
141. Phạm Thái Việt, Lý Hải Yến (2012), Ngoại giao văn hóa- cơ sở lí luận,
kinh nghiệm quốc tế và ứng dụng, NXB Chính trị- Hành chính.
142. Phạm Thái Việt (2009), “Quan hệ công chúng và ngoại giao văn hóa”,
Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, 3 (78).
143. Lê Xuân Vũ (2004), Chủ tịch Hồ Chí Minh với nền văn hóa Việt Nam,
NXB Văn học.
144. Lê Xuân Vũ (2003), Trong ánh sáng tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh,
NXB Văn học.
145. Vũ Thị Kim Xuyến (2006), “Các giá trị văn hóa truyền thống với vấn đề
giao lƣu hội nhập", Tạp chí Giáo dục lí luận, (10).
TIẾNG ANH
146. Alan Bullock, R. B. Woodings (Editor) (1983), Twentieth Century
Culture: A Biographical CompanionPaperback, Harper and Row.
147. Barghoorn, F.C. (1976), The Soviet Cultural Diplomacy: The Role of
Cultural Diplomacy in Soviet Foreign Policy, Westoort, CT: Greenood Press,
pp.10-11.
148. Bound, Kirsten, Rachel Briggs, John and Holden and Samuel Jones
(2007), Culture is a Central Component of International Relations. It’s Time
to Unlock Its Full Potential London: Demos. Retrieved from:
163
149. Pierre Brocheux (2007). Ho Chi Minh: A Biography. Cambridge
University Press.
150. Ada Bozemann (1994), Politics and Culture in International History:
From the Ancient Near East to the Opening of the Modern Age, Princeton
University Press, Princeton.
151. William J. Duiker (2001). Ho Chi Minh: A life. Hyperion, New York.
152. Gienow-Hecht, J. (2010), What are We Searching for? Culture,
Diplomacy, Agents, and the State, in Searching for a Cultural Diplomacy,
edited by Gienow-Hecht, J & Donfried, M. (2010) Berghahn Books, pp.21-
22.
153. Hect, C.E. and Donfried, M.C. (2010), “The model of cultural
diplomacy: power distance and the promise of civil society,” Searching for a
Cultural Diplomacy, New York: Berghann Books, p. 21.
154. Institute for Cultural Diplomacy (2013), Cultural Diplomacy
Dictionary, Germany.
155. Jacquin-Berdal, D.; Oros, A; Verweij, M. (1998), Culture in World
Politics, St. Martin’s Press, Inc, New York, USA.
156. J. Lacouture (1967), Ho Chi Minh, Ed. Seuil, Pari.
157. McDonald, John W. (September 2003), "Multi-Track Diplomacy", The
Beyond Intractability Project, Eds. Guy Burgess and Heidi Burgess, Conflict
Information Consortium, University of Colorado, Boulder. Retrieved on
26/8/2016 from:
diplomacy.
158. Cummings Milton (2003), Cultural Diplomacy and the United States
Government: a Survey, Center for Arts and Culture, USA.
159. David Reynolds (2006), “International History: the Cultural Turn and
the Diplomatic Twitch”, Cultural and Social History, 1(3), tr.91-95.
164
160. Satow E (1957), A Guide to Diplomatic Practice, 4th Edition, Longmans
Green, London.
161. Schneider,C.P. (2006) “Cultural diplomacy: hard to define, but you’d
know it if you saw it,” The Brown Journal of World Affairs, Fall/Winter,
XIII, (I), p. 196.
162. Schneider, C. P. (2009) The Unrealized Potential of Cultural
Diplomacy: “Best Practices” and What Could Be, If Only, Heldref
Publications. p.276.
163. See Ma, R. (2014) Cultural Diplomacy in ASEAN: Collaborative Efforts.
International Journal of Social Science and Humanity, (4), p. 394-397.
164. Thayer, R (1959) Cultural Diplomacy: Seeing is Believing. Speech
delivered at the University of Maine.
165. Joseph Nye (2011), The Future of Power, PublicAffairs.