BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
BÙI THU TRANG
VĂN HÓA CÔNG SỞ TRONG CÁC CƠ QUAN
HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI
HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS. TS. Triệu
2.
3.
HÀ NỘI, 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
BÙI THU TRANG
VĂN HÓA CÔNG SỞ TRONG CÁC CƠ QUAN
HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI
HIỆN NAY
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số:
308 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 443 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Văn hóa công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước của thành phố Hà nội hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: 9 34 04 03
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS. TS Triệu Văn Cường
2. PGS. TS Đặng Khắc Ánh
HÀ NỘI, 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi thực
hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Triệu Văn Cường - Thứ trưởng
Bộ Nội vụ và PGS.TS Đặng Khắc Ánh – Trưởng Khoa Quản lý Nhà nước về
xã hội, Học viện Hành chính Quốc gia. Các số liệu, tài liệu sử dụng trong luận
án là chính xác, trung thực, được sự đồng ý của các cơ quan.
Tác giả
Bùi Thu Trang
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đến hai thầy hướng dẫn khoa
học PGS.TS Triệu Văn Cường - Thứ trưởng Bộ Nội vụ và PGS.TS Đặng Khắc
Ánh – Trưởng Khoa Quản lý Nhà nước về xã hội, Học viện Hành chính Quốc
gia đã tận tình hướng dẫn và đóng góp nhiều ý kiến khoa học trong quá trình
nghiên cứu và thực hiện luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia,
các thầy, cô giáo Ban Quản lý đào tạo sau đại học cùng toàn thể các thầy, cô
giáo tại các hội đồng chấm luận án tiến sĩ của tôi đã nhiệt tình giảng dạy, hướng
dẫn, góp những ý kiến quý báu và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận án.
Tôi xin gửi lời cảm ơn Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội, Sở Lao động
- Thương binh và xã hội, Sở Văn hóa, Sở Tư pháp, Sở Giao thông vận tải, Quận
Thanh Xuân, Quận Đống Đa, Quận Hai Bà Trưng, Huyện Thanh Oai, Huyện
Thanh Trì, Huyện Phúc Thọ đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình
nghiên cứu, tìm kiếm tài liệu.
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí thường trực Quận ủy Thanh
Xuân đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận án.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới gia đình, người thân,
bạn bè và đồng nghiệp. Sự quan tâm, giúp đỡ của gia đình, bạn bè và đồng
nghiệp là nguồn động viên quý báu cho tôi hoàn thành luận án!
Hà Nội, ngày tháng năm 2020
Tác giả
Bùi Thu Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt
1 Cách mạng công nghiệp CMCN
2 Cải cách hành chính CCHC
3 Cán bộ, công chức CBCC
4 Cán bộ, công chức, viên chức CBCC, VC
5 Cán bộ quản lý CBQL
6 Công chức CC
7 Công nghệ thông tin CNTT
8 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH HĐH
9 Cơ quan hành chính CQHC
10 Cơ quan hành chính nhà nước CQ HCNN
11 Đào tạo bồi dưỡng ĐTBD
12 Hành chính nhà nước HCNN
13 Hội đồng nhân dân HĐND
14 Hợp tác quốc tế HTQT
15 Kinh tế tri thức KTTT
16 Người lao động NLĐ
17 Quản lý nhà nước QLNN
18 Quần chúng nhân dân QCND
19 Quy tắc ứng xử QTƯX
20 Thực thi công vụ TTCV
21 Ủy ban nhân dân UBND
22 Văn hóa công sở VHCS
23 Văn hóa doanh nghiệp VHDN
24 Văn hóa hành chính VHHC
25 Văn hóa ứng xử VHƯX
26 Xã hội chủ nghĩa XHCN
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU PHỤ LỤC
STT BẢNG TRANG
3.1 Đánh giá về tầm quan trọng của việc xây dựng và thực hiện quy 1
chế VHCS trong các CQ HCNN hiện nay
3.2 Xây dựng và ban hành quy chế VHCS tại các địa bàn được khảo sát 1
3.3 Đánh giá về việc thực hiện quy chế VHCS tại các CQ HCNN của 2
thành phố Hà Nội
3.4 Đánh giá của CBQL và CC, VC, NLĐ về những nội dung thực 2
hiện trong quy chế VHCS
3.5 Đánh giá của quần chúng nhân nhân về việc thực hiện quy chế làm 4
việc của CC, VC, NLĐ
3.6 Đánh giá vấn đề giao tiếp, ứng xử của CC, VC, NLĐ trong quá 4
trình làm việc của CC, VC, NLĐ
3.7 Đánh giá của QCND về văn hóa giao tiếp, ứng xử của CBQL, CC, 6
VC, NLĐ
3.8 Đánh giá về văn hóa giao tiếp, ứng xử tại CQ HCNN hiện nay của 7
CBQL và CC, VC, NLĐ
3.9 Đánh giá của QCND về văn hóa giao tiếp, ứng xử của CBQL, CC, 8
VC, NLĐ trong quá trình làm việc tại các CQ HCNN
3.10 Đánh giá về phong cách làm việc CC, VC, NLĐ ở các CQHCNN 9
của thành phố Hà Nội
3.11 Những biểu hiện về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của CC, VC, 10
NLĐ ở các CQ HCNN của thành phố Hà Nội
3.12 Đánh giá về phòng làm việc của CC, VC, NLĐ trong các CQ 11
HCNN của thành phố Hà Nội
3.13 Đánh giá về cách bài trí, môi trường cảnh quan nơi làm việc ở các 12
CQ HCNN ở thành phố Hà Nội
3.14 Mức độ hài lòng của CC, VC, NLĐ trong các CQ HCNN của 12
thành phố Hà Nội
3.15 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện VHCS ở các CQ 13
HCNN của thành phố Hà Nội
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 3.1. Đánh giá về tầm quan trọng của việc xây dựng và thực hiện quy chế VHCS trong các CQ HCNN hiện nay
CBQL CC, NLĐ QCND
Tầm quan trọng
SYK % SYK % SYK %
1. Không quan trọng 2 0.7 18 2.6 5 0.8
2. Ít quan trọng 3 1.1 6 0.9 31 5.1
3. Bình thường 12 4.3 72 10.2 194 32.0
4. Quan trọng 120 42.6 329 46.7 302 49.8
5. Rất quan trọng 145 51.4 279 39.6 74 12.2
Bảng 3.2: Xây dựng và ban hành quy chế VHCS tại các địa bàn được khảo sát
CBQL CC, NLĐ
Nội dung
SYK % SYK %
1. Chưa xây dựng 46 16.3 155 22.0
2. Đã xây dựng nhưng chưa ban hành 55 19.5 204 29.0
3. Đã ban hành và thực hiện 181 64.2 345 49.0
Bảng 3.3. Đánh giá về việc thực hiện quy chế VHCS tại các CQ HCNN của thành phố Hà Nội
Thực hiện quy chế CBQL CC, NLĐ
SYK % SYK %
1. Không biết/khó trả lời 22 7.8 30 4.3
2. Thực hiện không đúng quy chế 76 27.0 34 4.8
3. Thực hiện đúng một phần quy chế 137 48.6 191 27.1
4. Thực hiện theo đúng quy chế 235 83.3 262 37.2
Bảng 3.4. Đánh giá của CBQL và CC, NLĐ về những nội dung thực hiện trong quy chế VHCS
Không Thỉnh Thường
Nội dung bao giờ thoảng xuyên
SYK % SYK % SYK %
1. Lãnh đạo phổ biến, quán triệt CC, NLĐ chấp hành kỷ CBQL 7 2.5 60 21.3 215 76.2
luật, kỷ cương hành chính, VHCS (qua triển khai công tác
năm, giao ban công tác tháng, quý, chuyên đề) CC - NLĐ 6 0.9 177 25.1 521 74.0
2. Công khai nội quy của cơ quan tại cổng chính của cơ CBQL 4 1.4 53 18.8 225 79.8
quan hoặc bộ phận thường trực cơ quan CC - NLĐ 8 1.1 187 26.6 509 72.3
3. Gương mẫu thực hiện nội quy, quy chế VHCS của cơ CBQL 0 0 18 6.4 264 93.6
quan, đơn vị CC - NLĐ 3 0.4 218 31.0 483 68.6
4. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện nội quy, quy chế cơ CBQL 0 0 42 14.9 240 85.1
quan của CC, NLĐ CC - NLĐ 5 0.7 253 35.9 446 63.4
CBQL 0 0 39 13.8 243 86.2
5. Xây dựng kế hoạch và tiến hành kiểm tra, giám sát việc
thực hiện VHCS ở cơ quan của CC, NLĐ
CC - NLĐ 4 0.6 254 36.1 446 63.4
CBQL 6 2.1 98 34.8 178 63.1
6. Xây dựng các điển hình tiên tiến về thực hiện VHCS
CC - NLĐ 32 4.5 332 47.2 340 48.3
7. Tổ chức sơ, tổng kết, đánh giá hàng năm việc thực hiện CBQL 5 1.8 51 18.1 226 80.1
VHCS CC - NLĐ 33 4.7 258 36.6 413 58.7
8. Kịp thời động viên, khen thưởng các cá nhân có sáng kiến
CBQL 7 2.5 70 24.8 205 72.7
kinh nghiệm trong xây dựng và thực hiện VHCS ở cơ quan
CC - NLĐ 30 4.3 314 44.6 360 51.1
9. Có biện pháp xử lý kịp thời, chấn chỉnh những hành vi vi CBQL 6 2.1 52 18.4 224 79.4
phạm quy định về VHCS ở cơ quan CC - NLĐ 10 1.4 283 40.2 411 58.4
Bảng 3.5. Đánh giá của QCND về việc thực hiện quy chế làm việc của CC, NLĐ
Thực hiện
Không biết Thực hiện đúng Thực hiện
không đúng
Nội dung khó trả lời một phần quy chế đúng
quy chế
SYK % SYK % SYK % SYK %
1. Thời gian làm việc 22 3.6 25 4.1 94 15.5 465 76.7
2. Quy trình thực hiện thủ tục hành chính 34 5.6 21 3.5 90 14.9 461 76.1
3. Văn hóa ứng xử, giao tiếp 41 6.8 30 5.0 142 23.4 393 64.9
4. Tác phong, trang phục, đeo biển tên 12 2.0 28 4.6 109 18.0 457 75.4
Bảng 3.6. Đánh giá vấn đề giao tiếp, ứng xử của CC, VC, NLĐ trong quá trình làm việc của CC, VC, NLĐ
KBG TT TX
Văn hóa giao tiếp - ứng xử
SYK % SYK % SYK %
1. Thân thiện, nhiệt tình 7 1.0 200 28.4 497 70.6
2. Chủ động chào hỏi, giúp đỡ 12 1.7 231 32.8 461 65.5
3. Giải quyết công việc nhanh chóng, triệt để 7 1.0 223 31.7 474 67.3
4. Nghiêm túc, thận trọng 7 1.0 265 37.6 432 61.4
5. Lắng nghe ý kiến, hướng dẫn các QĐ liên quan đến giải quyết
7 1.0 238 33.8 459 65.2
công việc cho đồng nghiệp, người dân, khách đến liên hệ CV
6. Công chức, NLĐ có thái độ lịch sự, tôn trọng mọi người 10 1.4 178 25.3 516 73.3
7. Nghiêm túc chấp hành, thực hiện tốt các quy định của cơ quan 7 1.0 234 33.2 463 65.8
8. Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp trong công tác và trong c/s 7 1.0 233 33.1 464 65.9
9. Tinh thần phối hợp của CC, NLĐ trong quá trình thực thi n/vụ 8 1.1 238 33.8 458 65.1
10. Cán bộ lãnh đạo, quản lý quan tâm, lắng nghe, chia sẻ ý kiến,
9 1.3 252 35.8 443 62.9
tâm tư, nguyện vọng của CC, NLĐ mình phụ trách
11. Cán bộ lãnh đạo, quản lý phân công công việc, nhiệm vụ cho
4 0.6 295 41.9 405 57.5
CC, NLĐ công bằng, hợp lý
12. Cán bộ lãnh đạo, quản lý luôn tận tâm với công việc, hướng
33 4.7 284 40.3 387 55.0
dẫn, giúp đỡ CC, NLĐ
13. Tình trạng đi làm muộn, về sớm 232 33.0 424 60.2 48 6.8
14. Chậm trễ trong giải quyết công việc 262 37.2 398 56.5 44 6.2
15. Thờ ơ, quan cách 430 61.1 228 32.4 46 6.5
16. Không chào hỏi 458 65.1 196 27.8 50 7.1
17. Tỏ thái độ khó chịu, bực bội 438 62.2 223 31.7 43 6.1
18. Sử dụng ngôn ngữ hành chính 11 1.6 229 32.5 464 65.9
19. Tận tình hướng dẫn thủ tục 14 2.0 191 27.1 499 70.9
Bảng 3.7. Đánh giá của QCND về văn hóa giao tiếp, ứng xử của CBQL, CC, NLĐ
KBG TT TX
Nội dung
SYK % SYK % SYK %
1. Được đón tiếp niềm nở, chu đáo 49 8.1 235 38.8 322 53.1
2. Được CC tôn trọng 16 2.6 219 36.1 371 61.2
3. Nét mặt vui vẻ, thái độ lịch sự, cư xử đúng mực 10 1.7 247 40.8 349 57.6
4. Có trách nhiệm, tận tình lắng nghe, hướng dẫn 22 3.6 213 35.1 371 61.2
5. Nói năng từ tốn, cử chỉ lịch sự, tư thế tác phong nghiêm túc 29 4.8 157 25.9 420 69.3
6. Được hướng dẫn tận tình, chu đáo của bộ phận tiếp đón 26 4.3 218 36.0 362 59.7
7. Nhiệt tình, mẫn cán với công việc 50 8.3 259 42.7 297 49.0
8. Sử dụng hợp lý, tiết kiệm các phương tiện thiết bị làm việc, điện nước,
46 7.6 192 31.7 368 60.7
điện thoại, máy điều hòa không khí
9. Đoàn kết, gắn bó và giúp đỡ đồng nghiệp trong thực thi nhiệm vụ 18 3.0 257 42.4 331 54.6
10. Giải quyết công việc nhanh, hợp lý 34 5.6 268 44.2 304 50.2
11. Chậm trả lời hoặc trả lời không cần nhìn mặt người dân 167 27.6 267 44.1 172 28.4
12. Thờ ơ, quan cách 277 45.7 267 44.1 62 10.2
13. Chưa biết cách lắng nghe, hay phủ đầu người dân 323 53.3 230 38.0 53 8.7
14. Không được chào hỏi, tiếp đón 330 54.5 209 34.5 67 11.1
15. Không được hướng dẫn, giải thích một cách cặn kẽ 281 46.4 268 44.2 57 9.4
16. Công chức, cán bộ tỏ thái độ khó chịu, bực bội 315 52.0 245 40.4 46 7.6
17. Đòi hối lộ, những nhiễu 355 58.6 213 35.1 38 6.3
18. Đùn đẩy trách nhiệm 330 54.5 234 38.6 42 6.9
19. Hút thuốc lá trong phòng làm việc, phòng họp 417 68.8 148 24.4 41 6.8
20. Đánh bài, chơi games và làm việc riêng tại cơ quan 407 67.2 157 25.9 42 6.9
21. Mặc quần soóc, áo pull, áo trễ cổ, áo có các hình vẽ không phù hợp nếp
454 74.9 110 18.2 42 6.9
sống văn hóa, váy quá ngắn, váy mỏng, váy xẻ cao
22. Không đeo thẻ khi thực hiện nhiệm vụ tại cơ quan 387 63.9 179 29.5 40 6.6
23. “Buôn” điện thoại, để khách, người dân chờ lâu 384 63.4 175 28.9 47 7.8
Bảng 3.8. Đánh giá về văn hóa giao tiếp, ứng xử tại CQ HCNN hiện nay của CBQL và CC, NLĐ
Không Phù hợp Hoàn toàn
Khá phù hợp Phù hợp phù hợp
Nội dung phù hợp một phần
SYK % SYK % SYK % SYK % SYK %
CBQL 0 0 7 2.5 33 11.7 140 49.6 102 36.2
1. Lãnh đạo - nhân viên
Công chức 2 0.3 49 7.0 112 15.9 360 51.1 181 25.7
CBQL 0 0 4 1.4 38 13.5 139 49.3 101 35.8
2. Đồng nghiệp - đồng nghiệp
Công chức 0 0 21 3.0 101 14.3 395 56.1 187 26.6
CBQL 0 0 11 3.9 31 11.0 150 53.2 90 31.9
3. Cán bộ - người dân
Công chức 10 1.4 30 4.3 99 14.1 372 52.8 193 27.4
Bảng 3.9. Đánh giá của QCND về văn hóa giao tiếp, ứng xử của CBQL, CC, NLĐ trong quá trình làm việc tại các CQ
HCNN
KBG TT TX
Nội dung
SYK % SYK % SYK %
1. Tôi - Ông/bà 213 35.1 222 36.6 171 28.2
2. Tôi - Anh/chị 101 16.7 251 41.4 254 41.9
3. Tôi - Cô/chú/bác/cháu 101 16.7 251 41.4 254 41.9
4. Xưng tên, xưng tôi - gọi tên 87 14.4 221 36.5 298 49.2
5. Nói trống không 489 80.7 99 16.3 18 3.0
6. Xưng hô quan cách, bề trên 437 72.1 144 23.8 25 4.1
Bảng 3.10. Đánh giá về phong cách làm việc CC, NLĐ ở các CQ HCNN của thành phố Hà Nội
Nội dung KBG TT TX
CBQL CC, NLĐ CBQL CC, NLĐ CBQL CC, NLĐ
SYK % SYK % SYK % SYK % SYK % SYK %
1.Thi hành đúng pháp luật,
7 2.5 7 1.0 31 11.0 119 16.9 244 86.5 578 82.1
đúng chức năng, thẩm quyền
2.Lịch sự, tôn trọng mọi
8 2.8 8 1.1 13 4.6 113 16.1 261 92.6 583 82.8
người
3.Làm việc DC, công khai 4 1.4 5 0.7 21 7.4 188 26.7 257 91.1 511 72.6
4.Sắp xếp, xử lý giải quyết 3 1.1 10 1.4 29 10.3 245 34.8 250 88.7 449 63.8
công việc một cách khoa
học, hiệu quả
5.Luôn lắng nghe ý kiến,
nguyện vọng của cấp dưới, 12 4.3 3 0.4 46 16.3 208 29.5 224 79.4 493 70.0
đồng nghiệp, nhân dân
6.Đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau 9 3.2 6 0.9 55 19.5 182 25.9 218 77.3 516 73.3
7.Sai hẹn 141 50.0 326 46.3 120 42.6 354 50.3 21 7.4 24 3.4
8.Đi làm muộn, về sớm 130 46.1 279 39.6 133 47.2 382 54.3 19 6.7 43 6.1
9.Chậm trễ trong giải quyết
160 56.7 279 39.6 99 35.1 380 54.0 23 8.2 45 6.4
công việc
Bảng 3.11. Những biểu hiện về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của CC, NLĐ ở các CQ HCNN của thành phố Hà Nội
Nội dung KBG TT TX
CBQL CC, NLĐ CBQL CC, NLĐ CBQL CC, NLĐ
SYK % SYK % SYK % SYK % SYK % SYK %
1. Giải quyết công việc nhanh
12 4.3 6 0.9 29 10.3 232 33.0 241 85.5 466 66.2
chóng, triệt để
2. Phân công công việc hợp lý, 4 1.4 11 1.6 29 10.3 167 23.7 249 88.3 526 74.7
công bằng, khách quan
3. Thực hiện nghiêm các quy
định về những việc phải làm và
4 1.4 1 0.1 23 8.2 212 30.1 255 90.4 491 69.7
những việc không được làm
theo quy định của pháp luật.
4. Nắm chắc các QĐ, kiến thức
liên quan đến giải quyết công 4 1.4 2 0.3 25 8.9 202 28.7 253 89.7 500 71.0
việc mình phụ trách
5. Giải quyết công việc linh
hoạt, nhanh chóng trên cơ sở 0 0 9 1.3 26 9.2 267 37.9 256 90.8 428 60.8
tuân thủ các quy định của PL
6. Hướng dẫn cặn kẽ, dễ hiểu,
đúng pháp luật trong giải quyết 9 3.2 4 0.6 36 12.8 289 41.1 237 84.0 411 58.4
thắc mắc của người dân
7. Kết quả giải quyết công việc
đạt hiệu quả, đáp ứng yêu cầu 1 0.4 7 1.0 28 9.9 215 30.5 253 89.7 482 68.5
đề ra
Bảng 3.12. Đánh giá về phòng làm việc của CC, NLĐ trong các CQ HCNN của thành phố Hà Nội
CBQL CC,NLĐ QCND
Nội dung
SYK % SYK % SYK %
1. Sạch sẽ, lịch sự 134 47.5 280 39.8 273 45.0
2. Diện tích đủ tiêu chuẩn 96 34.0 220 31.2 151 24.9
3. Bố trí hợp lý, khoa học 183 64.9 380 54.0 283 46.7
4. Thiếu vệ sinh 6 2.1 16 2.3 16 2.6
5. Bố trí chật chội 3 1.1 28 4.0 34 5.6
Bảng 3.13. Đánh giá về cách bài trí, môi trường cảnh quan nơi làm việc ở các CQ HCNN ở thành phố Hà Nội
CBQL CC, NLĐ QCND
Nội dung
SYK % SYK % SYK %
1. Không phù hợp 13 4.6 40 5.7 23 3.8
2. Phù hợp một phần 66 23.4 199 28.3 126 20.8
3. Phù hợp 132 46.8 371 52.7 362 59.7
4. Hoàn toàn phù hợp 71 25.2 94 13.4 95 15.7
Bảng 3.14. Mức độ hài lòng của CC, NLĐ trong các CQ HCNN của thành phố Hà Nội
Mức độ CBQL CC, NLĐ
SYK % SYK %
1. Không hài lòng 0 0 10 1.4
2. Ít hài lòng 7 2.5 19 2.7
3. Bình thường 12 4.3 100 14.2
4. Hài lòng 213 75.5 467 66.3
5. Rất hài lòng 50 17.7 108 15.3
Bảng 3.15. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện VHCS ở các CQ HCNN của thành phố Hà Nội
Giải pháp CBQL CC, NLĐ QCND
SYK % SYK % SYK %
1. Nâng cao nhận thức của đội ngũ CC, NLĐ về thực hiện VHCS 215 76.2 477 67.8 407 67.2
2. Đổi mới quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm PL về VHCS 149 52.8 318 45.2 283 46.7
3. Bảo đảm việc tổ chức thực hiện VHCS nghiêm minh 216 76.6 366 52.0 253 41.7
4. Đẩy mạnh phân cấp, làm rõ quyền hạn, trách nhiệm của các cấp hành chính
195 69.1 331 47.0 333 55.0
trong thực hiện VHCS
5. Xây dựng bộ quy tắc về VHCS 166 58.9 337 47.9 292 48.2
6. Xây dựng các mô hình điểm về thực hiện VHCS 155 55.0 300 42.6 189 31.2
7. Tăng cường kiểm tra, giám sát và đánh giá định kỳ việc thực hiện VHCS tại
209 74.1 380 54.0 281 46.4
các CQ HCNN
8. Bố trí, sử dụng CC, NLĐ phù hợp vị trí, việc làm 195 69.1 379 53.8 336 55.4
9. Tăng cường ĐTBD chuyên môn, nghiệp vụ của CC, NLĐ trong các CQ
142 50.4 315 44.7 266 43.9
HCNN
10. Tăng cường đầu tư, trang bị cơ sở vật chất của các CQ HCNN 123 43.6 196 27.8 198 32.7
11. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm người đứng đầu của mỗi cơ quan, đơn
174 61.7 318 45.2 184 30.4
vị gắn với đánh giá cán bộ hàng năm
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn hóa công sở có vai trò rất quan trọng trong tổ chức, hoạt động của các
CQ HCNN cũng như trong thực thi công vụ của CBCC. Văn hóa công sở biểu hiện
ở hình thức và nội dung khi tiến hành các hoạt động quản lý HCNN; thông qua các
chuẩn mực xử sự, nghi thức giao tiếp trong hoạt động công vụ; quan hệ chỉ đạo,
phối hợp, ý thức chấp hành kỷ luật trong và ngoài công sở của CBCC; đồng thời,
VHCS cũng thể hiện qua việc xây dựng và tổ chức thực hiện các quy chế, quy định,
nội quy hoạt động của cơ quan, đơn vị, việc bài trí công sở... VHCS thể hiện một nề
nếp, phương thức làm việc khoa học, dân chủ nhưng có kỷ cương, kỷ luật giúp
CBCC nhận thức đúng về chức trách, nhiệm vụ của mình đối với xã hội, đối với
nhân dân; hình thành thái độ, lòng yêu nghề, niềm tự hào về nghề nghiệp, từ đó có ý
thức làm việc tốt, tận tụy với công việc, có hành vi ứng xử, giao tiếp đúng mực với
nhân dân, với đồng nghiệp. VHCS cũng là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao
hiệu lực, hiệu quả hoạt động của CQ HCNN, giúp cho hoạt động quản lý của cơ
quan được thông suốt, phân công, phân nhiệm rõ ràng, trụ sở, cảnh quan môi trường
làm việc văn minh, hiện đại cho nên hiện nay, vấn đề nghiên cứu và xây dựng
VHCS đang trở nên cấp thiết.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến việc xây dựng
VHCS, nhiều nghị quyết liên quan đến nội dung văn hóa được ban hành. Nghị
quyết số 33/NQ-TW ngày 09 tháng 6 năm 2014 Hội nghị lần thứ IX Ban chấp hành
Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam
đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước đã khẳng định nhiệm vụ xây dựng
môi trường văn hóa lành mạnh: “Mỗi địa phương, cộng đồng, cơ quan, đơn vị, tổ
chức phải là một môi trường văn hóa lành mạnh, góp phần giáo dục, rèn luyện con
người về nhân cách, lối sống” [22]. Trước đó, ngày 02 tháng 8 năm 2007 Thủ
Tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg về “Quy chế về
văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước”. Lần đầu tiên Chính phủ Việt
Nam ban hành một quy chế quy định về cách ứng xử văn minh, thanh lịch, văn hóa
ở nơi công sở, quy định về các hành vi bị cấm, về trang phục, giao tiếp và ứng xử,
bài trí trong công sở, Mục đích của quy chế này là đảm bảo tính nghiêm trang và
hiệu quả hoạt động của các CQ HCNN; xây dựng phong cách ứng xử chuẩn mực
của CBCC có phẩm chất đạo đức tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Thành phố Hà Nội là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, là trung tâm
lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế của
1
cả nước. Hà Nội - Thủ đô ngàn năm văn hiến nổi tiếng với nền văn hóa cổ truyền
giàu giá trị nhân văn, các danh lam thắng cảnh đặc sắc, là nơi thu thút nhân tài, cũng
đồng thời là điểm đến của các nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Vì vậy, yêu cầu đặt ra
là phải xây dựng Hà Nội trở thành biểu tượng của cả nước về mọi mặt.
Luật Thủ đô (2012) đã nêu lên những yêu cầu xây dựng Thủ đô trong giai
đoạn mới cũng đặt ra những yêu cầu xây dựng bộ máy chính quyền thủ đô và lực
lượng CBCC thủ đô: “Phải bảo đảm tiêu biểu cho bản sắc văn hóa dân tộc, phát huy
các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của Thủ đô và của dân tộc, xây dựng văn
hóa người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Các nguồn lực văn hóa trên địa bàn Thủ đô
phải được quản lý, khai thác, sử dụng đáp ứng yêu cầu bảo tồn và phát triển văn hóa
Thủ đô và cả nước” [44]. Do vậy, yêu cầu về xây dựng và thực hiện tốt VHCS ở các
CQ HCNN của thành phố Hà Nội là một nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn hiện
nay và thời gian tới.
Trong các hoạt động HCNN của thành phố Hà Nội thời gian qua có nhiều
chuyển biến tích cực, song yếu tố văn hóa chưa được quan tâm đúng mức hoặc do
không có điều kiện kinh tế để quan tâm nhiều đến VHCS. Sau hơn 10 năm Quyết
định số 129/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng được ban hành, việc thực hiện Quy chế
VHCS ở các CQ HCNN thuộc Hà Nội vẫn còn nhiều hạn chế. Tại nhiều CQ HCNN
vẫn còn hiện tượng vi phạm quy chế; tinh thần trách nhiệm, đạo đức công vụ, trang
phục, giao tiếp và ứng xử của CBCC còn nhiều bất cập. Việc sắp xếp, bài trí bên
trong các phòng làm việc vẫn chưa thực sự khoa học, hợp lý; Trụ sở chưa được xây
dựng đúng quy chuẩn, phòng làm việc còn thiếu sự chuẩn hóa vị trí ngồi khiến mỗi
CBCC bày biện bàn ghế, đồ dùng cá nhân theo ý của riêng mình; tạo cảnh quan
phòng làm việc còn lộn xộn, chưa chuyên nghiệp. Giao tiếp trong cơ quan hiện nay
vẫn chưa có qui định chung cho việc xưng hô giữa các đồng chí, đồng nghiệp cùng
cơ quan và với cá nhân, tổ chức đến làm việc để thể hiện tính chuyên nghiệp cũng
như thể hiện rõ cương vị, chức trách của từng CBCC. Tinh thần trách nhiệm, thái độ
phục vụ nhân dân của CBCC trên thực tế vẫn còn có những trường hợp giải quyết
công việc cho dân theo kiểu “ban phát”, chưa thực sự là quan hệ giữa người phục vụ
và người được phục vụ. Trách nhiệm xử lý công việc ở một số nơi chưa cao, còn
xảy ra hiện tượng “sáng cắp ô đi, tối cắp ô về”, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm... bên
cạnh đó, chưa có những quy định cụ thể về thanh tra, kiểm tra, giám sát và qui định
xử phạt việc thực hiện chưa đúng quy chế VHCS nên việc thực hiện chưa được
nghiêm, hiệu quả của quy chế chưa cao.
2
Với những lý do trên, chúng tôi đã lựa chọn vấn đề “Văn hóa công sở trong
các cơ quan hành chính nhà nước của thành phố Hà Nội hiện nay” để thực hiện
nghiên cứu trong luận án tiến sĩ của mình.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu, làm rõ cơ sở khoa học của VHCS, Luận án tiến hành
đánh giá thực trạng VHCS trong các CQ HCNN của thành phố Hà Nội chỉ ra các ưu
điểm, hạn chế và những vấn đề đặt ra để từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị
nhằm tiếp tục phát triển VHCS trong các CQ HCNN của thành phố Hà Nội hiện
nay.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài luận án tập trung nghiên cứu, phân tích, làm rõ những cơ sở khoa học
về VHCS, phân tích, đánh giá thực trạng VHCS trong các CQ HCNN của Hà Nội
và đưa ra những giải pháp phát triển VHCS trong các CQ HCNN của Hà Nội hiện
nay. Cụ thể, tập trung giải quyết một số nhiệm vụ sau:
- Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
- Hệ thống hóa cơ sở khoa học về VHCS trong các CQ HCNN.
- Phân tích vai trò của việc xây dựng VHCS, mục tiêu, động lực của việc
thực hiện trong các CQ HCNN của thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.
- Phân tích, đánh giá thực trạng VHCS trong các CQ HCNN của thành phố
Hà Nội để thấy rõ những ưu điểm, hạn chế tìm ra các nguyên nhân khách quan và
nguyên nhân chủ quan của những ưu điểm, hạn chế đó.
- Đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế và tiếp tục
phát triển VHCS trong các CQ HCNN của thành phố Hà Nội với mục đích nâng cao
hiệu lực, hiệu quả hoạt động các CQ HCNN của thành phố Hà Nội hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình xây dựng và hoàn thiện VHCS
trong các CQ HCNN của thành phố Hà Nội.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Luận án nghiên cứu VHCS được thể hiện trong các CQ
HCNN của thành phố Hà Nội.
- Phạm vi về không gian: Luận án nghiên cứu VHCS trong các CQ HCNN
của thành phố Hà Nội. Luận án lựa chọn các CQ HCNN của UBND Thành phố Hà
Nội để tiến hành điều tra, khảo sát, thu thập số liệu tại: Văn phòng UBND thành
phố Hà Nội; Ban tiếp Công dân Thành phố; Sở Lao động - Thương binh xã hội; Sở
3
Tư pháp; Sở Giao thông Vận tải; Sở Văn hóa; cấp huyện gồm các đơn vị: UBND
Quận Đống Đa; UBND Quận Thanh Xuân; UBND Quận Hai Bà Trưng; UBND
Huyện Quốc Oai; UBND Huyện Phúc Thọ; UBND Huyện Thanh Trì.
- Phạm vi về thời gian: Luận án tiến hành nghiên cứu VHCS trong các CQ
HCNN của thành phố Hà Nội trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến nay, là thời
điểm sau một năm Thủ tướng chính phủ ban hành Quy chế VHCS tại các CQ
HCNN (ban hành kèm theo Quyết định số 129/QĐ-TTg ngày 02/8/2007). Đây cũng
là khoảng thời gian Hà Nội tiến hành mở rộng địa giới hành chính thủ đô (thực hiện
theo Nghị quyết 15/2008/QH12 ngày 29/5/2008 của Quốc Hội về việc điều chỉnh
địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan).
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp luận
Phương pháp luận của Luận án là phương pháp luận duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử. Nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước về CCHC, VHCS.
4.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể
4.2.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Trên cơ sở các tài liệu bao gồm các văn bản pháp lý liên quan đến đề tài luận
án và các báo cáo, số liệu của các CQ HCNN của thành phố Hà Nội, luận án đối
chiếu, so sánh, phân tích, tổng hợp, chọn lọc những vấn đề, nội dung cần kế thừa và
đề xuất những nội dung cần bổ sung hoàn thiện.
4.2.2 Phương pháp khảo sát, điều tra
Phương pháp này được tiến hành thông qua việc khảo sát thực tế, điều tra
phân tích dữ liệu đối với các CQ HCNN, CBCC, VC và NLĐ của thành phố Hà Nội
trong đối tượng khảo sát của Luận án. Công cụ chủ yếu được dùng để thu thập các
thông tin là bảng câu hỏi, nó đặc biệt hữu dụng trong nghiên cứu; bởi vì câu hỏi cần
được đo lường, tính toán, so sánh một cách cụ thể. Vì vậy, cách thức thu thập số
liệu bằng câu hỏi trong điều tra, thăm dò là phù hợp. Tác giả đã tiến hành xây dựng
phiếu điều tra bằng bảng hỏi với số lượng phát ra 1.700 phiếu dành cho các nhóm
đối tượng là CBQL (21 câu hỏi), CC, VC và NLĐ, (21 câu hỏi), QCND (17 câu
hỏi). Số lượng phiếu thu về 1592 phiếu (đạt 93.64%). Thời gian tiến hành 6 tháng
đầu năm 2018.
Phương pháp chọn mẫu khảo sát, điều tra được sử dụng trong Luận án là
phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên (hay chọn mẫu xác suất). Đây là phương pháp
chọn mẫu tốt nhất mà ta có thể chọn ra một mẫu có khả năng đại diện cho tổng thể.
4
Vì có thể tính được sai số do chọn mẫu, nhờ đó ta có thể áp dụng được các phương
pháp ước lượng thống kê, kiểm định giả thuyết thống kê trong xử lý số liệu để suy
rộng kết quả trên mẫu cho tổng thể chung. Đối tượng khảo sát là cán bộ, công chức
của UBND thành phố Hà Nội (tại 4 sở, UBND 6 quận, huyện của Thành phố Hà
Nội).
Đối với các quận, huyện tiến hành khảo sát thêm mỗi quận, huyện 03 xã,
phường đại diện để làm rõ hơn VHCS các CQ HCNN của các quận, huyện được
chọn. Việc lựa chọn các đơn vị tiến hành khảo sát, điều tra mang tính đại diện cho
từng khu vực (nội đô, ngoại đô).
4.2.3 Phương pháp phỏng vấn sâu
Phương pháp phỏng vấn sâu có ưu điểm nổi bật là phương pháp này có thể cho
ta biết được nhiều thông tin cực kỳ chi tiết hơn là những con số, số liệu thu thập được
từ những phương pháp khác như là phương pháp khảo sát. Ưu điểm kế tiếp là vấn
đáp viên sẽ cảm thấy thoải mái khi có cuộc đối thoại trực tiếp hơn là phải ngồi điền
vào phiếu khảo sát. Luận án sử dụng phương pháp này để tham vấn ý kiến các nhà
khoa học, quản lý về các nội dung có liên quan đến luận án để có cái nhìn đầy đủ,
toàn diện. Từ đó đề xuất những giải pháp có tính khả thi (tác giả xin ý kiến 30 người).
Sở dĩ tác giả phỏng vấn xin ý kiến 30 người, bởi vì phương pháp phỏng vấn sâu có
một số hạn chế như: thông tin phỏng vấn dễ bị chi phối, câu trả lời từ các thành viên
tham gia phỏng vấn cũng có thể bị chi phối; phương pháp này còn tốn thời gian
phỏng vấn vì lý do có quá nhiều việc cần phải làm trong quá trình phỏng vấn như ghi
chép và phân tích kết quả; hơn nữa người phỏng vấn phải được đào tạo bài bản; kết
quả phỏng vấn không thực sự có tính khái quát. Tuy nhiên kết quả phỏng vấn vẫn rất
hữu ích cho chương trình, giúp nhà nghiên cứu đề ra nhiều phương án để thu nhận
thông tin.
4.2.4 Phương pháp phân tích, tổng hợp
Luận án sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp để làm sáng tỏ các vấn
đề lý luận và thực tiễn VHCS ở các CQ HCNN nói chung và ở thành phố Hà Nội
nói riêng, qua đó hệ thống hóa thành những luận chứng, luận cứ khoa học để soi rọi
vào thực tiễn.
Ngoài ra luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp
chuyên ngành quản lý công, phương pháp liên ngành văn hóa, văn hóa học, chính trị
học, hành chính học, logic, lịch sử, phân tích, tổng hợp....
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học
5.1 Câu hỏi nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài luận án cần giải quyết được những câu hỏi nghiên cứu sau:
5
Câu hỏi 1: VHCS là gì và vai trò của nó trong các CQ HCNN?
Trả lời câu hỏi này nhằm khẳng định vai trò quan trọng và sự cần thiết thực
hiện và phát triển VHCS trong các CQ HCNN.
Câu hỏi 2: Những yếu tố nào tác động đến VHCS ở các CQ HCNN thuộc
thành phố Hà Nội?
Việc tìm hiểu những yếu tố tác động đến VHCS các CQ HCNN thuộc TP.
Hà Nội để từ đó lý giải được căn nguyên của những kết quả cũng như những hạn
chế còn tồn tại trong quá trình phát triển VHCS tại các CQ HCNN của TP. Hà Nội.
Câu hỏi 3: Thực trạng VHCS trong các CQ HCNN của thành phố Hà Nội
hiện nay như thế nào? Có ưu điểm, hạn chế gì? Nguyên nhân của những ưu
điểm, hạn chế đó?
Việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng VHCS các CQ HCNN của TP Hà Nội
sẽ góp phần chỉ ra những kết quả, những ưu điểm, hạn chế cần khắc phục trong quá
trình phát triển VHCS tại các CQ HCNN của TP Hà Nội, là cơ sở để xây dựng
những giải pháp nhằm phát triển VHCS tại các CQ HCNN của TP Hà Nội hiện nay.
Câu hỏi 4: Phương hướng và giải pháp để tiếp tục phát triển V... thời gian tới vấn đề
này cần được tiếp tục làm sáng tỏ về nguyên nhân, sự ảnh hưởng của các yếu tố, đặc
biệt là yếu tố văn hóa trong hoạt động hành chính hiện nay.
Luận án của Tiến sĩ Trịnh Thanh Hà (2009) có nhan đề “Xây dựng văn hóa
ứng xử công vụ của công chức cơ quan hành chính nhà nước Việt Nam hiện nay,
Học viện Hành chính Quốc gia” đã xây dựng được hệ thống giải pháp hình thành
và phát triển VHƯX công vụ của công chức CQ HCNN Việt Nam hiện nay. Đề
xuất các tiêu chí VHƯX công vụ của công chức CQ HCNN; các nhóm giải pháp để
xây dựng VHƯX công vụ của công chức CQ HCNN. Những cơ sở đó chỉ ra
phương hướng và giải pháp cho việc cải thiện các mối quan hệ bên trong, bên ngoài
của CQ HCNN.
17
Năm 2014, Lê Hoàng Nam viết luận án Tiến sĩ với đề tài “Vai trò của ý thức
pháp luật trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay”, Đại
học Quốc gia Hà Nội đề cập đến xây dựng văn hóa doanh nghiệp nhằm thúc đẩy
doanh nghiệp phát triển theo hướng bền vững, lấy ý thức pháp luật làm tiền đề là
điều kiện tối thiểu ban đầu cho mỗi doanh nghiệp nước ta biết điều chỉnh hành vi
cho cả quá trình hình thành bản sắc văn hóa riêng biệt đáp ứng như cầu phát triển
hiện nay của các doanh nghiệp. Dưới góc độ triết học, luận án góp phần làm rõ một
số vấn đề như văn hóa doanh nghiệp, nội dung xây dựng văn hóa doanh nghiệp, các
nhân tố dẫn đến sự hình thành văn hóa doanh nghiệp, trong đó có nhân tố ý thức
pháp luật. Từ đó luận án làm rõ vai trò đặc biệt quan trọng của ý thức pháp luật
trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp cũng như thực trạng và những vấn đề đặt
ra từ thực trạng vai trò của ý thức pháp luật trong việc xây dựng văn hóa doanh
nghiệp ở Việt Nam hiện nay, làm cơ sở kiến nghị các giải pháp nhằm phát huy vai
trò ý thức pháp luật trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp ở nước ta hiện nay.
Luận án “Phát triển văn hóa hành chính nhà nước Việt Nam trong bối cảnh
hội nhập quốc tế” của Chu Thị Khánh Ly, Học viện Hành chính quốc gia đã nghiên
cứu phát triển VHHC nhà nước ở góc độ cấu trúc (cấp độ cá nhân, tổ chức, hệ
thống) và sự phát triển của nó trong bối cảnh HNQT. Luận án đã đưa ra một số giải
pháp phát triển văn hóa hành chính nhà nước trong bối cảnh HNQT hiện nay.
Tóm lại, trên cơ sở các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan
đến đề tài dưới góc độ nghiên cứu về văn hóa, văn hóa tổ chức, văn hóa công vụ,
văn hóa hành chính, tác giả luận án có một số nhận xét sau:
Một là, những công trình nghiên cứu ở nước ngoài đã nêu trong luận án chỉ
mới đề cập chủ yếu đến văn hóa và văn hóa tổ chức. Văn hóa tổ chức đại diện cho
các giá trị tập thể, niềm tin và nguyên tắc của các thành viên tổ chức và là một sản
phẩm của các yếu tố như lịch sử, thị trường, công nghệ, chiến lược, nhân viên,
phong cách quản lý, văn hóa dân tộc; văn hóa tổ chức còn bao gồm tầm nhìn, các
giá trị, chuẩn mực, hệ thống, biểu tượng, ngôn ngữ, niềm tin, và thói quen.
Hai là, những công trình nghiên cứu ở trong nước đã nêu trong luận án cho ta
thấy bức tranh đầy đủ hơn về văn hóa, văn hóa tổ chức, văn hóa công vụ, văn hóa
hành chính. Mặc dù được tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau, song các quan niệm
về văn hóa đều có những điểm cơ bản để tham khảo [1], [55], [67], [87]. Dưới góc
độ nghiên cứu về văn hóa tổ chức, văn hóa công vụ, văn hóa hành chính, có thể kể
đến các công trình nghiên cứu như [15], [69], [70] và các luận án Tiến sỹ đã nêu.
Các tài liệu trình bày trên đã giúp nghiên cứu sinh những gợi ý để tiến hành
nghiên cứu luận án.
18
1.2 Những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài: văn hóa công sở,
văn hóa công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước của Hà Nội
Nghiên cứu về văn hóa công sở có các công trình tiêu biểu sau:
Sách Tổ chức điều hành hoạt động của các công sở (2003) của tác giả
Nguyễn Văn Thâm, Nxb. Chính trị quốc gia. Trong phần 5 của giáo trình Kĩ thuật
hành chính và văn hóa trong điều hành công sở, tác giả đề cập đến nội dung của
VHCS và chỉ ra vai trò của VHCS đối với người lãnh đạo, quản lý nói riêng và hiệu
quả hoạt động HCNN nói chung.
Sách Văn hóa công sở (2005) do Nxb. Phụ nữ xuất bản, đã sưu tầm các câu
chuyện, các sự việc về tác phong ứng xử, giao tiếp trong công sở các CQ HCNN.
Từ đó các tác giả đưa ra những bình luận, nhận xét để góp phần xây dựng VHƯX
đúng trong công sở của cán bộ công chức nhà nước.
Vũ Đình Quyền, Trương Công Lý (2006) viết sách “Công sở và điều hành
công sở trong công cuộc đổi mới, phát triển đất nước”, Nxb. Lao Động. Cuốn sách
cung cấp những kiến thức chuyên môn về công sở và kĩ năng quản lý, điều hành
công sở của cán bộ Lãnh đạo, quản lý nhiệp vụ trong các cơ quan, tổ chức. Cuốn
sách gồm 3 phần: Những vấn đề chung về quản lý và điều hành công sở. Nghiệp vụ
của CBCC trong công tác quản lý và điều hành công sở. Đạo đức công vụ, một số
vấn đề cụ thể của VHCS, CCHC nhà nước.
Năm 2007, Lê Như Hoa viết sách “Quản lý văn hóa nơi công sở”, Nxb Lao
động [31] nêu vai trò của văn hóa; những vấn đề lý luận về quản lý văn hóa nơi
công sở; những nội dung chủ yếu về quản lý văn hóa nơi công sở. Từ đó tác giả đưa
ra những phương hướng và giải pháp để tăng cường quản lý văn hóa nơi công sở.
Năm 2010, Trần Hoàng, Trần Việt Hoa viết sách “Kĩ năng thực hành văn
hóa công sở, lễ tân và nghi thức nhà nước ở cơ quan”. Cuốn sách cung cấp tài liệu
về việc học tập kĩ năng giao tiếp công vụ, lễ tân và nghi thức nhà nước góp phần
xây dựng chuẩn mực văn hóa công sở trong hoạt động công vụ, đồng thời xây dựng
đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất tốt, có kĩ năng chuyên nghiệp
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Nguyễn Minh Đoan năm 2011 đã viết sách “Pháp luật, lối sống và văn hóa
công sở, Nxb. Tư pháp Hà Nội. Nội dung cuốn sách gồm 3 phần, ở phần 3 tác giả
tập trung nói về mối quan hệ giữa pháp luật với văn hóa công sở nhằm làm cho các
chuẩn mực pháp luật, văn hóa pháp luật thấm sâu vào các hoạt động của công sở và
cán bộ công chức.
Năm 2012, Đào Thị Ái Thi viết sách “Văn hóa công sở”, Nxb Chính trị -
Hành chính [73]. Cuốn sách có 159 trang chia làm 6 chương, đề cập đến bản chất
19
của VHCS; vai trò và các yếu tố cấu thành VHCS; các quy luật phát triển và chức
năng của VHCS, các kiểu VHCS và những yếu tố ảnh hưởng đến VHCS; tư tưởng
Hồ Chí Minh về VHCS và quy chế VHCS.
Ngoài ra có thể kể đến một số cuốn sách viết về văn hóa công sở ở các cơ
quan nhà nước cụ thể: Bộ Tài chính (Kho Bạc Nhà Nước) - Văn hóa công sở và
giao tiếp hành chính, Nxb. Tài chính, Tổng Cục thuế (Tạp chí Thuế Nhà nước) - Kĩ
năng giao tiếp ứng xử văn hóa công sở và đạo đức công chức thuế, Nxb. Tài
chính... Trong nội dung những cuốn sách này nêu lên thực hiện nội dung cụ thể về
văn hóa công sở tại Kho Bạc Nhà Nước, Tổng Cục thuế...
Bên cạnh đó, có một số bài báo tiêu biểu viết về văn hóa công sở như: “Vai
trò của văn hóa trong hoạt động công sở” của tác giả Đào Ái Thi đăng trên Tạp chí
Tổ chức nhà nước số 9/2010. Tác giả phân tích vai trò của văn hóa trong hoạt động
công sở trong hoạt động công vụ. Bài viết “Văn hóa tổ chức và một số giải pháp
phát triển văn hóa công sở” của tác giả Trần Thị Thanh Thủy đăng trên Tạp chí Tổ
chức nhà nước số 9/2006 bàn về VHHC thường được đồng nhất với VHCS, hay văn
hóa tổ chức, hay văn hóa công vụ.
Luận án Tiến sĩ liên quan đến văn hóa công sở phải kể đến tác giả Lê Thị
Trúc Anh năm 2012 đã bảo vệ thành công luận án “Văn hóa giao tiếp trong công
sở hành chính (trường hợp TP. Hồ Chí Minh) từ năm 1986 đến nay”. Luận án phân
tích văn hóa giao tiếp công sở như một hệ thống, nhận diện thực trạng, làm rõ
những nguyên nhân tác động đến hiệu quả hoạt động nơi công sở hành chính.
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ do Nguyễn Huyền Hạnh chủ nhiệm
nghiên cứu về “Thực trạng và giải pháp xây dựng văn hóa công sở trong các cơ
quan hành chính nhà nước” năm 2012. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã
chỉ ra thực trạng xây dựng VHCS và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện VHCS.
Viết về VHCS trong các CQ HCNN của Thành phố Hà Nội, hiện chưa có
cuốn sách nào, ở đây có thể kể đến một số công trình liên quan đến đề tài, trong quá
trình nghiên cứu tác giả đã sử dụng như:
Cuốn sách Hà Nội 30 năm đổi mới, phát triển, Nxb. Hà Nội trình bày tổng
quan sự phát triển văn hóa, kinh tế - xã hội, thành tựu của Hà Nội sau 30 năm đổi
mới và nêu ra những phương hướng tiếp tục xây dựng Hà Nội trở thành Thủ đô văn
minh, hiện đại, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước. Trong Kỉ yếu hội
thảo “Phát triển văn hóa, xây dụng người Hà Nội thanh lịch, văn minh đến năm
2025, tầm nhìn 2030” của Sở Văn hóa Hà Nội, tập hợp các bài viết thực trạng văn
hóa nói chung và văn hóa Hà Nội nói riêng, từ đó đề ra các giải pháp để phát triển
văn hóa, xây dựng con người Hà Nội trong thời gian tới.
20
1.3 Đánh giá chung về tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề
tài luận án
1.3.1 Nhận xét chung
Một là, các công trình nghiên cứu có liên quan đến dự định đề tài nghiên cứu
của nghiên cứu sinh và nghiên cứu sinh có thể tiếp cận, kế thừa các kết quả nghiên
cứu này khi thực hiện đề tài nghiên cứu của mình.
Hai là, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã phần nào khái quát
được khái niệm về văn hóa, văn hóa công vụ, văn hóa tổ chức, VHCS, phân tích
được một phần về bản chất của VHCS cũng như những ảnh hưởng của VHCS tới
hiệu quả hoạt động của cơ quan, công sở đó.
Ba là, trong các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã có những
công trình kiểm nghiệm mô hình văn hóa tổ chức vào thực tiễn, nhưng do những
điều kiện thực tiễn khác nhau giữa các tổ chức, các công sở, các doanh nghiệp nên
chỉ phần nào chứng minh những tác động đặc thù đó tại các tổ chức khác nhau.
Bốn là, trong các công trình nghiên cứu nước ngoài có những kiểm chứng
cho thấy hiệu quả và những giải pháp để phát huy vai trò của văn hóa tổ chức đối
với kết quả hoạt động của tổ chức đó. Tuy nhiên những công trình tiếng nước ngoài
chưa có nhiều công trình cụ thể hóa nội dung VHCS, chỉ đề cập đến nội hàm văn
hóa tổ chức. Do điều kiện cải cách và điều kiện văn hóa khác nhau nên nhiều
phương diện lý thuyết còn bỏ ngỏ, khó áp dụng vào thực tiễn tại Việt Nam.
Năm là, các công trình nghiên cứu nước ngoài không đề cập trực tiếp đến
VHCS. Chỉ có các công trình nghiên cứu trong nước đề cập cụ thể đến VHCS và
đưa ra những khái niệm mang tính khoa học, tuy nhiên trên thực tế việc áp dụng cụ
thể VHCS vào các CQ HCNN của thành phố Hà Nội vẫn còn có những khoảng
trống cần bổ sung, hoàn thiện để phù hợp với thực tiễn của thành phố Hà Nội.
1.3.2 Những kết quả nghiên cứu luận án có thể kế thừa
Nhìn chung, những công trình nghiên cứu trên đã xây dựng được nền tảng cơ
bản quan trọng cho lý luận về văn hóa và VHCS. Là những định hướng quan trọng
cho các nội dung nghiên cứu sâu về VHCS trong các CQ HCNN của thành phố Hà
Nội hiện nay. Một số nghiên cứu đã đề cập đến những vấn đề cơ bản về văn hóa,
văn hóa công vụ, văn hóa tổ chức nhưng chưa đi sâu vào VHCS, và việc thực hiện
VHCS trong các CQ HCNN nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng.
1.3.3 Những nội dung cần tiếp tục nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong phần lớn các công trình là văn hóa Việt Nam,
văn hóa tổ chức nói chung và văn hóa công vụ, Các công trình nêu trên vẫn chưa
đi sâu phân tích, lý giải cơ sở khoa học những vấn đề có tính lý luận về VHCS nói
21
chung và trong các CQ HCNN của thành phố Hà Nội nói riêng, những yếu tố ảnh
hưởng riêng có nhưng rất điển hình của Thủ đô Hà Nội.
Một số thiếu hụt về mặt lý luận nói trên cần thiết phải triển khai nghiên cứu
trong khuôn khổ đề tài luận án. Các công trình nghiên cứu về VHCS chủ yếu là các
nghiên cứu trên các tạp chí chuyên ngành. Chưa có công trình nghiên cứu nào có
tính hệ thống, chuyên sâu tập trung vào VHCS trong các CQ HCNN của Thành phố
Hà Nội hiện nay.
Vì vậy luận án cần tiếp tục triển khai làm rõ những nội dung sau:
Một là, Luận án dự kiến nghiên cứu một cách toàn diện hệ thống và cụ thể,
làm rõ nội hàm của những khái niệm chính liên quan đến đề tài như: Văn hóa công
sở là gì? Những yếu tố cấu thành VHCS, tiêu chí đánh giá VHCS; văn hóa công sở
trong các CQ HCNN; vai trò của VHCS trong việc nâng cao chất lượng các CQ
HCNN và đội ngũ CBCC nói chung, của Hà Nội nói riêng.
Hai là, Luận án phải làm rõ thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với xây
dựng và thực hiện VHCS trong các CQ HCNN của Thành phố Hà Nội.
Ba là, Luận án đề xuất các luận cứ khoa học làm cơ sở cho các phương
hướng và hệ thống các giải pháp hoàn thiện VHCS trong các CQ HCNN của thành
phố Hà Nội và có giá trị tham khảo cho các CQHCNN của Việt Nam hiện nay.
Chính vì vậy, đề tài:“Văn hóa công sở trong các cơ quan hành chính nhà
nước của Thành phố Hà Nội hiện nay” đáp ứng được đòi hỏi có tính thời sự,
khách quan từ thực tiễn VHCS ở nước ta đặt ra hiện nay. Trong đó, việc làm rõ các
đặc thù của VHCS trong các CQ HCNN của Thành phố Hà Nội và yêu cầu từ thực
tiễn CCHC ở Hà Nội để phát triển VHCS cho phù hợp với các CQ HCNN của
Thành phố Hà Nội ; đồng thời đánh giá khả năng phát triển VHCS phù hợp với xu
hướng hiện đại trên thế giới nhưng vẫn nắm giữ hồn cốt chân, thiện, mĩ của văn hóa
dân tộc Việt Nam và tìm kiếm giải pháp ứng dụng hiệu quả VHCS cho các CQ
HCNN của các thành phố lớn của nước ta hiện nay là điều chúng ta còn thiếu và
thực tiễn đang đặt ra cần làm sáng tỏ.
22
Kết luận Chương 1
Từ việc tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, đề
cập đến những vấn đề văn hóa, văn hóa tổ chức, VHCS, VHCS trong các CQ
HCNN, có thể rút ra một số kết luận sau:
Thứ nhất, các công trình của các học giả nước ngoài đã có những nghiên cứu
tương đối nhiều về văn hóa và văn hóa tổ chức; những kiến thức này chủ yếu
nghiên cứu về VHCS dưới góc độ tổ chức và ở các doanh nghiệp, trên cơ sở các nền
văn hóa, thể chế chính trị, điều kiện kinh tế khác với Việt Nam. Vì vậy, khi tham
khảo các công trình nghiên cứu trên, tác giả luận án sẽ có sự nghiên cứu, chọn lọc
phù hợp với điều kiện của Việt Nam và thành phố Hà Nội.
Thứ hai, các công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến VHCS và trực
tiếp về VHCS ở Việt nam và thành phố Hà Nội chưa nhiều, đặc biệt là liên quan
đến VHCS chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống về lý
luận và thực tiễn. Các công trình nghiên cứu chủ yếu đề cấp đến văn hóa ở các mặt
khác nhau: văn hóa ứng xử, giao tiếp, quy định bài trí công sở
Thứ ba, qua nghiên cứu các công trình, tác giả nhận thấy hiện vẫn còn có
nhiều cách hiểu khác nhau về VHCS, chưa làm rõ các khái niệm VHCS, văn hóa
công vụ, văn hóa tổ chức Hiện nay, nội dung về xây dựng và phát triển VHCS
của Thành phố Hà Nội vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập, đây là
khoảng trống trong lĩnh vực nghiên cứu VHCS nên cần được bổ sung. VHCS có vai
trò quan trọng trong các CQ HCNN, nhất là trong bối cảnh hiện nay Việt Nam đang
đẩy mạnh hội nhập quốc tế; nghiên cứu phát triển VHCS phù hợp thích ứng với
yêu cầu thực tiễn đặt ra. Để đáp ứng công tác CCHC của thành phố Hà Nội trong
giai đoạn hiện nay; báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện công tác CCHC của thành
phố Hà Nội đầu năm 2020 đã chỉ rõ: “Công tác CCHC tiếp tục được xác định là một
trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm, xuyên suốt của Thành phố; quán triệt
tuyên truyền sâu rộng các nội dung của CCHC, góp phần nâng cao nhận thức của
đội ngũ CBCC, VC và tầng lớp nhân dân về công tác CCHC”.
Xây dựng và phát triển VHCS trong bối cảnh CCHC và HNQT là một đề tài
cần thiết; trong khuôn khổ Luận án này, tác giả Luận án dựa trên cơ sở tình hình
nghiên cứu tổng quan, có thể kế thừa được nền tảng cơ bản quan trọng cho lý luận
về văn hóa và VHCS. Việc sử dụng kiến thức lý luận kế thừa, cần phải cân nhắc,
chọn lọc sao cho phù hợp với tình hình ở Việt Nam nói chung, thành phố Hà Nội
nói riêng. Các kết quả nghiên cứu trên cũng gợi mở những định hướng và một số
giải pháp phát triển VHCS là công cụ để quản lý nhà nước hiệu quả hơn.
Sau khi nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn phát triển VHCS ở một số quốc
23
gia trên thế giới, tham khảo về xây dựng VHCS tại các CQ HCNN ở một số tỉnh
của Việt Nam; đồng thời hệ thống hóa và bổ sung một số khái niệm, luận điểm khoa
học về VHCS trong các CQ HCNN, đi sâu vào nghiên cứu bản chất của VHCS, cơ
sở hình thành VHCS, các hệ giá trị cơ bản xác lập, nhận diện của VHCS, có thể
phân tích được thực trạng VHCS trong các CQ HCNN của thành phố Hà Nội hiện
nay, phân tích các định hướng của Nhà nước về VHCS và đề xuất các giải pháp
phát triển VHCS trong các CQ HCNN của thành phố Hà Nội.
24
Chương 2
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VĂN HÓA CÔNG SỞ TRONG
CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
2.1 Các khái niệm
2.1.1 Công sở
Theo “Từ điển tiếng Việt” của Trung tâm từ điển, Viện Ngôn ngữ học, do
Hoàng Phê chủ biên, Nhà xuất bản Đà Nẵng xuất bản năm 2000, thì: công sở là trụ
sở của cơ quan nhà nước. [58, tr.230]
“Từ điển giải thích thuật ngữ hành chính” của Mai Hữu Khuê, Bùi Văn Nhơn
giải thích: “Công sở là bộ phận hợp thành của bộ máy nhà nước bao gồm các cơ
quan QLNN các cấp và các cơ quan hành chính sự nghiệp (trường học công, bệnh
viện công) được thành lập theo luật định, hoạt động nhân danh pháp nhân công
quyền nhằm thực hiện chức năng QLNN hoặc phục vụ công”.[43, tr.172]
Nguyễn Đăng Dung định nghĩa: “Các tổ chức mang tính chất công ích được
nhà nước công nhận thành lập, chịu sự điều chỉnh của luật hành chính và các bộ luật
khác đều có ý nghĩa là những công sở” [14, tr.4]
Công sở còn được giải thích trong cuốn “Thuật ngữ hành chính” do Viện
nghiên cứu khoa học hành chính thuộc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia
Hồ Chí Minh biên soạn và ấn hành năm 2009 theo hai nghĩa:
Nghĩa rộng: nói đến công sở là nói đến các cơ quan trong bộ máy nhà nước nói
chung, bao gồm các cơ quan trong hệ thống quyền lực nhà nước (Văn phòng Quốc hội,
HĐND các cấp); các cơ quan trong hệ thống HCNN (Chính phủ, các Bộ, cơ quan
ngang Bộ, cơ quan thực thuộc Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, UBND các cấp, các
CQ HCNN trực thuộc Bộ, các UBND và các tổ chức nhà nước phục vụ công ích cho
toàn xã hội); các cơ quan Tòa án, Viện Kiểm sát nhân dân các cấp [35]
Nghĩa hẹp: Công sở được hiểu là các CQ HCNN, chỉ bao gồm các cơ quan
thuộc bộ máy HCNN, đứng đầu là Chính phủ, thực hiện chức năng QLNN. Nghĩa
hẹp hơn nữa, công sở được dùng đồng nghĩa với thuật ngữ “trụ sở”, chỉ một địa
điểm cụ thể, một thực thể hiện hữu về kiến trúc và các phương tiện, thiết bị phục vụ
cho hoạt động của một cơ quan nhà nước nói chung [35].
Theo Điều 70 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 thì: “Công sở là trụ sở làm
việc của cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã
hội, đơn vị sự nghiệp công lập, có tên gọi riêng, có địa chỉ cụ thể, bao gồm công
trình xây dựng, các tài sản khác thuộc khuôn viên trụ sở làm việc” [44]. Xét trên ý
nghĩa này, công sở là nơi có đầy đủ mọi điều kiện, phương tiện để thực thi công vụ
25
gồm các sản phẩm vật chất như công trình kiến trúc, thiết kế nhà cửa, phòng làm
việc, bố trí thiết kế trang trí
Từ sự khái quát, tổng hợp các quan niệm về công sở, có thể đồng tình với
định nghĩa sau của tác giả Nguyễn Hữu Khiên và Trần Thị Thanh Thủy:
“Công sở hành chính (công sở) là tổ chức của hệ thống bộ máy nhà nước
hoặc tổ chức công ích được nhà nước công nhận, bao gồm cán bộ, công chức được
tuyển dụng, bổ nhiệm theo quy chế công chức hoặc theo thể thức hợp đồng để thực
hiện công vụ nhà nước. Công sở có vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và có cơ
cấu tổ chức do luật công quy định, được sử dụng công quyền để tổ chức công việc
Nhà nước hoặc dịch vụ công vì lợi ích chung của xã hội, cộng đồng” [42].
Khái niệm trên cho ta thấy: về mặt nội dung công việc, hoạt động của công
sở nhằm thỏa mãn các lợi ích chung của cộng đồng; về mặt hình thức tổ chức thì
công sở là một tập hợp cơ cấu tổ chức, có phương tiện vật chất và con người được
nhà nước bảo trợ để thực hiện nhiệm vụ của mình; về ý nghĩa tổ chức nhà nước thì
có thể coi công sở là trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước, do nhà nước lập ra và có
thẩm quyền giải quyết công vụ. Vậy từ phân tích trên có thể hiểu: Công sở là một tổ
chức thực hiện cơ chế điều hành, kiểm soát công việc hành chính, là nơi phối hợp
thực hiện một nhiệm vụ được nhà nước giao và là bộ phận hợp thành tất yếu của
thiết chế bộ máy quản lý nhà nước.
2.1.2 Cơ quan hành chính nhà nước
Về thuật ngữ cơ quan hành chính nhà nước, giáo trình Quản lý hành chính nhà
nước nêu rõ: Cơ quan hành chính nhà nước là một bộ phận của bộ máy nhà nước, do
nhà nước lập ra để thực hiện chức năng hành pháp hành chính nhà nước [36].
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Điều 94
quy định: “Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của
Quốc hội” [34].
Ở Điều 114 Chương IX Chính quyền địa phương của Hiến pháp năm 2013
cũng quy định: “UBND ở cấp chính quyền địa phương do HĐND cùng cấp bầu là
cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu
trách nhiệm trước HĐND và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên” [33].
Từ những quan niệm nêu trên, khái niệm cơ quan hành chính nhà nước có
thể hiểu là: “Một bộ phận cấu thành của bộ máy hành chính nhà nước, được sử
dụng quyền lực nhà nước để thực hiện chức năng quản lý, điều hành đối với mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội” [8].
26
Mục tiêu của các cơ quan hành chính nhà nước do pháp luật quy định. Tất
các các cơ quan cấu thành của bộ máy hành chính nhà nước đều hướng đến một
mục tiêu chung là thực thi quyền hành pháp, đảm bảo hiệu lực quản lý của nhà nước
trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.“Quản lý hành chính nhà nước là hoạt
động thực thi quyền hành pháp nhằm tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền
lực nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi của công dân do các cơ quan
trong hệ thống hành chính từ trung ương đến cơ sở tiến hành để thực hiện được
chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội, duy trì trật tự, an
ninh, thỏa mãn nhu cầu hàng ngày của nhân dân” [ 38].
2.1.3 Văn hóa
Thuật ngữ ”văn hóa” hiện có nhiều quan niệm khác nhau và cách tiếp cận
khác nhau. Cho đến nay trên thế giới cũng như Việt Nam vẫn chưa có một định
nghĩa thống nhất về văn hóa.
Năm 1871, E.B.Tylor đưa ra định nghĩa: “Văn hóa hay văn minh, theo nghĩa
rộng về tộc người học, nói chung gồm có tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức,
luật pháp, tập quán và một số năng lực và thói quen khác được con người chiếm
lĩnh với tư cách một thành viên của xã hội” [26, tr.13]. Theo định nghĩa này thì văn
hóa và văn minh là một; nó bao gồm tất cả những lĩnh vực liên quan đến đời sống
con người, từ tri thức, tín ngưỡng đến nghệ thuật, đạo đức, pháp luật
F.Boas lại đưa ra định nghĩa: “Văn hóa là tổng thể các phản ứng tinh thần,
thể chất và những hoạt động định hình nên hành vi của cá nhân cấu thành nên một
nhóm người vừa có tính tập thể vừa có tính cá nhân trong mối quan hệ với môi
trường tự nhiên của họ, với những nhóm người khác, với những thành viên trong
nhóm và của chính các thành viên này với nhau [27, tr.149]. Theo định nghĩa này,
mối quan hệ giữa cá nhân, tập thể và môi trường là quan trọng trong việc hình thành
văn hóa của con người.
Một định nghĩa khác về văn hóa mà A.L.Kroeber và Kluckhohn đưa ra là:
“Văn hóa là những mô hình hành động minh thị và ám thị được truyền đạt dựa trên
những biểu trưng, là những yếu tố đặc trưng của từng nhóm người Hệ thống văn
hóa vừa là kết quả hành vi vừa trở thành nguyên nhân tạo điều kiện cho hành vi
tiếp theo [111, tr.357].
Ở Việt Nam, các học giả cũng đưa ra những định nghĩa khác nhau về Văn hóa:
Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu định nghĩa về văn hóa như sau: “Vì lẽ sinh tồn
cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn
ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những
công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặt ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn
27
bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa” [40, tr.431]. Với cách hiểu này,
toàn bộ những gì do con người sáng tạo và phát minh ra đều được coi là văn hóa.
Theo nhà nghiên cứu văn hóa Phan Ngọc thì“Văn hóa là mối quan hệ giữa
thế giới biểu tượng trong óc một cá nhân hay một tộc người với cái thế giới thực tại
ít nhiều đã bị cá nhân này hay tộc người này mô hình hóa theo cái mô hình tồn tại
trong biểu tượng. Điều biểu hiện rõ nhất chứng tỏ mối quan hệ này, đó là văn hóa
dưới hình thức dễ thấy nhất, biểu hiện thành một kiểu lựa chọn riêng của cá nhân
hay tộc người, khác các kiểu lựa chọn của các cá nhân hay các tộc người khác [56,
tr.19, 20].
Trong cuốn Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, PGS.TSKH Trần Ngọc Thêm
định nghĩa: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do
con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương
tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình” [68].
Năm 2001, Tuyên bố chung về tính đa dạng văn hóa của Tổ chức văn hóa,
khoa học và giáo dục Liên hiệp quốc (UNESCO) đưa ra khái niệm về văn hóa: “Văn
hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp những đặc trưng về tâm hồn, vật chất,
tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa
đựng ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống
giá trị, truyền thống và đức tin” [78]. Dưới góc độ xã hội học, văn hóa không chỉ là
sản phẩm sáng tạo của con người, mà luôn xem xét với tư cách là một quá trình, một
trạng thái động, tiếp biến [77]. Với ý nghĩa đó, văn hóa có mặt ở mọi hoạt động vật
chất và tinh thần của con người hướng tới cái chân, thiện, mỹ trong đời sống.
Trong phạm vi luận án, văn hóa được hiểu theo định nghĩa do UNESCO đưa
ra năm 2001; khía cạnh văn hóa trong định nghĩa của UNESCO thì văn hóa là hệ
thống các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra, được tích lũy lưu
truyền từ đời này sang đời khác trong hoạt động sản xuất, sự tương tác giữa con
người với tự nhiên và xã hội.
2.1.4 Văn hóa công sở
Trên thế giới người ta không bàn nhiều về VHCS, mà chủ yếu nghiên cứu
dưới góc độ văn hóa tổ chức... Còn ở Việt Nam, khái niệm VHCS cũng còn khá
mới mẻ, chưa có sự thống nhất. Xin nêu lên một số ý kiến của các nhà khoa học
trong và ngoài nước trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến VHCS như sau:
Theo tác giả Michel Amiel, Francis Bonet, Joseph Jacobs tiếp cận khái niệm
văn hóa tổ chức: Văn hóa tổ chức là toàn bộ các giá trị, niềm tin, truyền thống và thói
quen có khả năng: quy định hành vi của mỗi thành viên trong tổ chức, ngày càng phong
28
phú thêm và có thể thay đổi theo thời gian, mang lại cho tổ chức một bản sắc riêng [48,
tr.52].
Trên thực tế theo nghĩa hẹp hơn, người ta quan niệm rằng VHCS chỉ những giá
trị tinh thần gồm: chuẩn mực đạo đức, cách ứng xử, quản lý được hình thành trong
quá trình tổ chức và hoạt động công sở. Trong cuốn Từ điển tra cứu về QLNN và quản
lý địa phương của Học viện Công vụ Liên Bang Nga VHCS được hiểu là “Tập hợp các
định hướng và giá trị, chuẩn mực do truyền thống hay thói quen tạo nên, đặc trưng
riêng của công vụ tại các cơ quan nhà nước, thể hiện mục tiêu của tổ chức, quan điểm
thái độ của con người đối với công việc, cách xử lý các xung đột” [35].
Ở Việt Nam, theo tác giả Nguyễn Văn Thâm trong cuốn Tổ chức và điều
hành hoạt động của các công sở thì hiểu văn hóa tổ chức “là hệ thống các giá trị,
niềm tin, sự mong đợi của các thành viên trong tổ chức, tác động qua lại với các cơ
cấu chính thức và tạo nên những chuẩn mực hành động có tính truyền thống, tạo
nên đặc điểm về cách thức làm việc của tổ chức mà mọi người trong đó đều tuân
theo một cách tự nguyện” [65, tr.112].
Văn hóa công sở có thể còn được hiểu ở nghĩa rộng, hẹp khác nhau.
Hiểu theo nghĩa VHCS là tổng thể các giá trị tài sản tinh thần và vật chất do
công sở sáng tạo ra. Nguyễn Đăng Dung cho rằng:
Văn hóa công sở gồm toàn bộ những giá trị văn hóa vật thể như: cơ sở vật
chất, môi trường làm việc ở công sở, quần áo, trang phục, phù hiệu của công chức
làm việc tại công sở và văn hóa phi vật thể như: văn hóa ứng xử, giao tiếp, văn
hóa lãnh đạo, văn hóa nghe và trả lời điện thoại [14, tr.8].
Theo Nguyễn Thị Thu Vân thì VHCS lại bao gồm: “Hệ thống các giá trị, các
quy tắc giao tiếp ứng xử, chuẩn mực đạo đức của CBCC, các phương thức, cách
thức quản lý gắn với việc tìm kiếm các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động công
sở” [37, tr.28]. Còn Đào Thị Ái Thi thì cắt nghĩa:
Văn hóa công sở là một dạng đặc thù của văn hóa xã hội bao gồm tổng thể
các giá trị, chuẩn mực, vẻ đẹp và cách hành xử trong hoạt động công sở, mà các
thành viên trong công sở cũng tiếp nhận để ứng xử với nhau trong nội bộ công sở
và phục vụ cộng đồng với sự tác động của hệ thống quan hệ thứ bậc mang tính
quyền lực và tính xã hội [72].
Trên cơ sở kế thừa các quan điểm về VHCS, chúng tôi quan niệm:
Văn hóa công sở là việc xác lập và chia sẻ các giá trị, chuẩn mực của đội
ngũ cán bộ, công chức nhà nước trong thực hành công vụ tại cơ quan công quyền.
2.2 Các yếu tố cấu thành VHCS
29
Chủ thể QLHCNN bao gồm CQ HCNN, những người được nhà nước trao
quyền, một số tổ chức, cá nhân được nhà nước ủy quyền quản lý HCNN (cán bộ,
công chức) đối với các hoạt động cụ thể do pháp luật quy định. VHCS là việc xác
lập và chia sẻ các giá trị, chuẩn mực của đội ngũ CBCC nhà nước trong thực thi
công vụ tại cơ quan công quyền. VHCS là giá trị biểu hiện các mối quan hệ bên
trong của tổ chức công sở như quan hệ giữa cấp trên cấp dưới, xây dựng trên sự dân ...giờ làm việc theo quy định của pháp luật là nghĩa
vụ và trách nhiệm của mình. Bên cạnh đó, các cơ quan cũng cần xây dựng văn hóa
79
công sở nhằm hình thành thói quen, phong cách chấp hành kỷ luật giờ làm việc của
cán bộ, công chức.
Thứ ba, cần nâng cao hiệu quả công tác tổ chức cán bộ trong việc quản lý giờ
làm việc của cán bộ, công chức hiện nay. Nâng cao hiệu quả sử dụng thời giờ làm
việc của cán bộ, công chức không chỉ đơn thuần là quản lý hành chính về mặt thời
gian mà cần gắn công tác này với nâng cao chất lượng công việc. Chúng ta thấy
hiện tượng có nơi công chức rỗi rãi đến mức chơi cờ, chơi điện tử, tán gẫu hàng
giờ,... nhưng cũng có nơi cán bộ làm quá tải công việc. Do đó, muốn nâng cao hiệu
quả công tác tổ chức cán bộ trong việc quản lý thời gian làm việc của cán bộ, công
chức, các cơ quan nhà nước cần phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của
từng đơn vị; xác định rõ từng chức danh của từng công chức, viên chức; chú trọng
kiện toàn tổ chức bộ máy làm việc và tổ chức một cách khoa học quá trình lao động
của công chức, viên chức. Bên cạnh đó, cần đổi mới cơ chế quản lý việc sử dụng
thời gian làm việc của công chức theo tính chất, đặc điểm, đặc thù công việc của
từng đối tượng.
Thứ tư, cần thực hiện công bằng trong đánh giá hiệu quả làm việc của cán
bộ, công chức. Để làm tốt việc này, cần có biện pháp khuyến khích, đãi ngộ, động
viên, khen thưởng kịp thời những cán bộ, công chức, viên chức nghiêm túc chấp
hành kỷ luật lao động, làm việc có năng suất, hiệu quả cao; đồng thời xử lý kỷ luật
nghiêm khắc những người vi phạm kỷ luật lao động, vi phạm quy định của pháp
luật, quy chế của cơ quan, đơn vị về thời giờ làm việc.
9.2 Bà Nguyễn Thị Kim Thanh – Phó chủ tịch Liên đoàn lao động quận
Thanh Xuân cho biết:
Việc áp dụng giờ làm việc trong các cơ quan nhà nước trên thực tế hiện nay
đang xảy ra một số tồn tại. Trước hết là không có sự thống nhất giữa giờ làm việc
của các cơ quan trung ương và địa phương. Theo đó, các cơ quan trung ương bắt
đầu làm việc lúc 8 giờ, trong khi đa số các địa phương bắt đầu từ 7 giờ vào mùa hè
hoặc 7 giờ 30 với mùa đông, ngay trên địa bàn Thủ đô Hà Nội cũng có sự khác
nhau.
80
Giờ làm việc như hiện nay cũng chưa bảo đảm sự liên kết, kết nối giữa giờ
làm việc của khối cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương và địa phương, cũng
như chưa phù hợp xu thế chung của các nước phát triển.
Trên cơ sở đó nên đưa ra phương án về thời gian làm việc của công chức,
viên chức, người lao động trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính
trị, tổ chức chính trị - xã hội. Theo đó, với phương án 1, dự thảo bổ sung vào Bộ
Luật Lao động quy định: “Giao Chính phủ quy định thống nhất thời điểm bắt đầu và
kết thúc thời gian làm việc của các cơ quan hành chính trên cả nước”. Thời gian làm
việc dự kiến là từ 8h30 đến 17h30, nghỉ trưa 60 phút (trừ những đơn vị hoặc bộ
phận phải thường trực 24/24 giờ để đảm bảo liên thông công việc hoặc trực tiếp giải
quyết công việc với người dân). Phương án này giúp thống nhất giờ làm việc cơ
quan hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, phù hợp hơn với thời gian
làm việc của các quốc gia.
Hoặc với phương án 2, dự thảo đề xuất giữ nguyên như hiện hành, thời gian
làm việc không được quy định trong Bộ luật Lao động mà được quy định tại các
văn bản hành chính (đối với các bộ do Thủ tướng quyết định, đối với ủy ban nhân
dân và các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban do chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh
quyết định).
9.3 Ông Lưu Như Thành – Phó Ban Dân vận Quận ủy Thanh Xuân cho biết:
Thời gian gần đây, trước thực trạng một bộ phận công chức chấp hành không
nghiêm quy định giờ làm việc, nhiều địa phương, cơ quan, đơn vị đã có những biện
pháp chấn chỉnh. Thực hiện tốt những biện pháp này sẽ giúp cho công tác cải cách
hành chính ngày càng hiệu quả, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tận
tụy, hết lòng phục vụ nhân dân và chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan hành
chính. Hiệu quả sử dụng thời gian làm việc của công chức, viên chức nhà nước góp
phần rất lớn đến nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay không ít cán bộ, công chức trong các cơ quan
hành chính nhà nước làm việc thiếu tích cực, bớt xén thời gian làm việc như đi trễ,
về sớm, chơi điện tử, đánh bài, uống rượu, bia và dành nhiều thời gian làm việc
riêng, điện thoại,... trong giờ làm việc làm giảm hiệu quả, chất lượng xử lý công
81
việc, gây khó khăn cho công dân và doanh nghiệp khi cần liên hệ công tác. Nguyên
nhân chủ yếu của những khuyết điểm trên là do người đứng đầu các cơ quan, tổ
chức, đơn vị của Nhà nước chưa chú trọng quản lý thời giờ làm việc; ý thức chấp
hành các quy định pháp luật về sử dụng thời giờ làm việc của cán bộ, công chức,
viên chức nhà nước còn yếu kém; việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thời
giờ làm việc không nghiêm.
Câu 10. Trong quá trình thực thi nhiệm vụ, theo anh/chị công chức, người
lao động ở cơ quan, đơn vị mình có những biểu hiện gì chưa văn hóa?
10.1 Bà Phạm Thị Mỹ Hoa – Trưởng phòng Tổ chức pháp chế - Sở Văn hóa
TP Hà Nội cho biết:
Xây dựng văn hoá công sở là xây dựng hệ thống những giá trị bên trong và bên
ngoài của công sở. Nếu xét ở một góc độ hiệu quả, xây dựng văn hóa công sở là xây
dựng và khẳng định thương hiệu của công sở trong xã hội hiện đại. Do đó, đòi hỏi
phải có những quy định của nhà nước về hệ giá trị chuẩn mực làm mục tiêu; để đạt
được mục tiêu đó phải có sự cộng tác của nhà quản lý cũng như các cán bộ, công
chức, viên chức vì mục tiêu chung của công sở, thỏa mãn những nhu cầu thiết thân
của các thành viên và đáp ứng sự kỳ vọng của các tổ chức và cá nhân bên ngoài tổ
chức.
Những biểu hiện thiếu văn hóa trong công sở hiện nay:
Đầu tiên là những biểu hiện thiếu văn hóa trong việc thiết lập hệ thống mục tiêu cá
nhân trong công sở. Nếu mục tiêu chung của công sở là hoàn thành một cách tốt
nhất chức năng, nhiệm vụ được giao, thì mục tiêu của từng cán bộ, công chức rất
phong phú và đa dạng. Để đánh giá một tổ chức đó có lớn mạnh hay không, điều
đầu tiên phải xem xét sự dung hòa của 2 nhánh mục tiêu này. Thực tế trong nhiều
công sở ở ta hiện nay không có sự giao thoa giữa mục tiêu chung của công sở và
mục tiêu riêng của từng cán bộ, công chức, mà biểu hiện thường thấy nhất đó là
nhiều nhà quản lý chỉ xem công sở là một đòn bẩy, một phương tiện để tiến thân,
còn công chức đi làm là để có thu nhập. Cán bộ, công chức không quan tâm đến sứ
mệnh của tổ chức mình đang phục vụ.
82
Trong công sở còn có sự “đối đầu” giữa nhà quản lý với công chức, viên chức dưới
quyền, tuy không phổ biến. Sự đối đầu này có 2 nguyên nhân cơ bản đó là mối quan
hệ về quyền lực và uy tín trong công sở; phát sinh mâu thuẫn và giải quyết mẫu
thuẫn chưa thoả đáng về lợi ích giữa các cá nhân. Nếu chúng ta ví công sở là một
con thuyền đang ngược dòng nước, nhà quản lý là người cầm lái và cán bộ, công
chức trong công sở là các tay chèo, thì lúc đó chúng ta mới nhận thức hết sự nguy
hiểm của tình trạng mất đoàn kết trong công sở!
Thời gian gần đây, một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước
tỏ ra thờ ơ, vô cảm trước nguyện vọng của công dân. Đây là một biểu hiện kém văn
hóa của những người thực thi pháp luật. Đành rằng pháp luật là là chuẩn mực,
nghiêm túc, “bất vị thân” nhưng áp dụng pháp luật luôn là một nghệ thuật. Bản thân
pháp luật không biến con người thành gỗ đá mà chỉ có những người vô cảm mới
biến pháp luật thành vô hiệu. Bên cạnh đó, trong điều kiện dân trí và sự hiểu biết
pháp luật của đại bộ phận người dân còn hạn chế; hệ thống pháp luật và các chính
sách của Nhà nước ta chưa hoàn chỉnh, thì cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước
ngoài việc áp dụng pháp luật còn có trách nhiệm tuyên truyền, hướng dẫn cho người
dân hiểu về chính sách, pháp luật. Cán bộ, công chức là người thay mặt Nhà nước
để thực thi chính sách và đồng thời cũng là người phản ánh với Nhà nước những bất
cập, thiếu sót của chính sách do nhà nước ban hành để có sự điều chỉnh phù hợp với
thực tế, nhưng cán bộ, công chức nhiều lúc giải quyết công việc chưa thấu tình, đạt
lý hay hợp lý mà chưa hợp tình thì khó có thể làm hài lòng người dân.
Không tôn trọng hoặc xem nhẹ kết quả làm việc của đồng sự là một trong những
thực tế tồn tại trong một số công sở hiện nay. Thông thường thì người ta rất trọng
dụng người có tài, nhưng người có tài thực sự thì hay có chứng tật mà đã là có
chứng tật thì người ta cứ chiếu vào tật để mà đánh giá, nhận xét. Nhiều khi đánh giá
chất lượng cán bộ, công chức, viên chức, tuy có tiêu chí mức độ hoàn thành nhiệm
vụ chuyên môn, nhưng lắm lúc kết quả đánh giá lại thiên về những điều không ăn
nhập gì với chuyên môn. Vì vậy, mới có chuyện người tài bị cô lập, họ rơi vào trạng
thái “cô đơn trong công sở”, họ không phát huy được năng lực của mình và kết cục
tất yếu là “chảy máu chất xám”.
83
Đã có nhiều văn bản cấm hút thuốc, sử dụng chất có cồn trong giờ làm việc, nhưng
xem ra việc thực thi hẳn còn nhiều điều phải xem lại. Có cán bộ, công chức từng
tuyên bố: “Thà bỏ việc chứ không bỏ thuốc lá!” Sử dụng chất có cồn trong giờ
làm việc là một vấn đề phổ biển hiện nay ở các công sở. Thật ra ra không nhiều
người muốn như vậy, nhưng việc trao đổi thông tin, quan hệ công tác giữa các cơ
quan, đơn vị, doanh nghiệp là nhiệm vụ thường xuyên, đi liền với đó là quan hệ
giao tiếp thông qua tách trà, ly rượu, đã tiếp khách thì thường là phải có rượu, bia,
vì “phi tửu bất thành lễ”, nếu không thì e không phải đạo, không hiếu khách, mà đã
tiếp khách thì cả chủ và khách đều phải vui vẻ, nhiệt thành, tạo nên không gian văn
hoá ẩm thực rất đa dạng và chứa đựng nhiều cảm xúc. Nếu việc giao lưu ẩm thực ở
mức độ vừa phải thì không sao, song thực tế thường hay quá đà, đây đã làm mất
thời gian, tổn hại sức khoẻ và gây lãng phí tiền bạc của tập thể, cá nhân.
Lãng phí là một biểu hiện thiếu văn hóa hiện nay ở một số công sở. Lãng phí thời
gian làm việc: Buôn chuyện tại công sở, làm việc riêng trong giờ hành chính hoặc
trong thời gian đi công tác. Lãng phí nguồn lực công như: Tiền điện thoại, tiền điện,
vật tư văn phòng Đỉnh điểm của sự lãng phí đó là lãng phí cơ hội. Xét trên góc độ
tổ chức, nếu công sở không hoàn thành nhiệm vụ hoặc có hoàn thành nhưng chậm
tiến độ, hiệu quả không cao thì chắc chắn sẽ lãng phí (giảm đi) sự kỳ vọng, tin
tưởng từ bên ngoài đối với công sở. Ở khía cạnh cá nhân, nếu anh không hoàn thành
tốt nhiệm vụ được giao hoặc chậm trễ tiến độ thì anh sẽ mất cơ hội cho những lần
giao nhiệm vụ tiếp theo.
10.2 Ông Vũ Ngọc Tú – Bí thư Quận Đoàn Thanh Xuân cho biết:
Trong thời gian qua, đội ngũ công chức, viên chức ngày càng hướng đến sự
chuyên nghiệp. Phong cách giao tiếp, ứng xử đã có những tiến bộ rõ rệt. Tuy nhiên,
văn hóa ứng xử của một bộ phận công chức, người dân hiện nay có nhiều vấn đề
đáng quan ngại. Dù ở đâu, nơi nào cũng xảy ra các hiện tượng lệch chuẩn trong văn
hóa ứng xử của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức, trong khi đối tượng này
lẽ ra phải gương mẫu trong ứng xử văn minh, là nòng cốt để lan tỏa những giá trị tốt
trong cộng đồng.
84
Nhiều cơ quan, đơn vị đã đưa những quy tắc về việc tiếp đón, giải quyết
khiếu nại cũng như những quy định về thời gian, địa điểm tiếp công dân. Và
trong thời gian gần đây, rất nhiều cán bộ thực hiện những nhiệm vụ có hành vi lệch
chuẩn đã được các cơ quan đó áp dụng những biện pháp, hình thức tương ứng trong
bình xét thi đua, bình bầu, thậm chí có những đơn vị kỷ luật trong cơ quan khi xuất
hiện những hành vi lệch chuẩn đó.
Thứ nhất, vẫn còn tình trạng cán bộ, công chức, viên chức chưa tận tâm với
công việc, đến công sở còn tranh thủ việc nhà, còn lạm dụng trang thiết bị công làm
việc riêng (xe công, điện thoại, văn phòng phẩm, điện, nước,).
Thứ hai, một bộ phận công chức, viên chức che giấu sự hách dịch, cửa quyền
bằng thái độ “hòa nhã”, “đúng mực” trong các mối quan hệ trực tiếp với người dân,
doanh nghiệp, nhưng không giải quyết công việc kịp thời, bản chất là sách nhiễu,
vòi vĩnh một cách tinh vi. Do đó, trong đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của
từng cán bộ, công chức, viên chức phải lấy hiệu quả công việc thực tế là thước đo,
tức là phải căn cứ vào mức độ hài lòng của người dân.
Thứ ba, tỷ lệ bằng cấp chưa phản ánh đúng thực trạng năng lực, trình độ đội
ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Việc sử dụng cán bộ còn tùy tiện, chưa thực sự
căn cứ vào khả năng chuyên môn, năng lực sở trường. Cán bộ được đào tạo một
ngành lại làm ngành khác là khá phổ biến, ảnh hưởng đến hiệu quả thực thi công vụ.
Bên cạnh đó, vẫn còn một bộ phận cán bộ có bằng cấp, nhưng chưa thực sự có trình
độ, năng lực, lại được sắp xếp vào các vị trí quan trọng.
Đây là những “điểm nghẽn”, chưa văn hóa trong một số cán bộ, công chức,
người lao động đã làm giảm hiệu lực nền công vụ nước ta.
Câu 11. Để nâng cao chất lượng thực hiện văn hóa công sở ở các cơ quan
hành chính nhà nước của TP hà Nội nói chung và ở cơ quan mình nói riêng, theo
anh/ chị cần có những giải pháp nào?
11.1 Ông Trần Tuấn Anh – Chánh văn phòng Sở Văn hóa – TP Hà Nội cho
biết:
Hoàn thiện xây dựng văn hóa công sở không chỉ có ý nghĩa và tầm quan trọng to
lớn, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả khi xử lý, giải quyết công việc, xây
85
dựng lề lối làm việc khoa học của đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động, mà
còn góp phần thúc đẩy quá trình cải cách hành chính mà nghị quyết TW5 (khóa X)
của Đảng đã đề ra. Từ thực tế công việc và quan sát của bản thân, tôi xin đề xuất
một số giải pháp thực hiện văn hóa công sở như sau:
- Thường xuyên tuyên truyền về văn hóa công sở nhằm nâng cao nhận thức của đội
ngũ cán bộ, công chức về tầm quan trọng của việc thực hiện văn hóa công sở trong
môi trường làm việc hiện nay; về ý nghĩa của việc đẩy mạnh thực hiện văn hóa công
sở trong việc hoàn thiện nhân cách của người cán bộ.
- Bên cạnh việc tuyển chọn, sắp xếp công việc phù hợp còn phải tạo ra môi trường
làm việc thân thiện, hiệu quả; quan tâm đến đời sống của cán bộ, công chức, viên
chức, người lao động khi ốm đau, hiếu, hỷ tạo động lực và môi trường cho những
nét đẹp về ứng xử văn hóa được nhân rộng trong cơ quan, đơn vị.
- Thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng về văn hóa công sở, mời báo
cáo viên về tập huấn cho toàn thể cán bộ, công chức trong cơ quan về kỹ năng giao
tiếp, ứng xử nơi công sở.
11.2 Ông Văn Hùng Sơn – Quận ủy Thanh Xuân cho biết:
Theo tôi, để nâng cao chất lượng thực hiện văn hóa công sở ở các cơ quan
hành chính nhà nước của TP Hà Nội nói chung và ở cơ quan mình nói riêng cần có
lộ trình thực hiện bằng những giải pháp vừa cụ thể, vừa thiết thực.
Thứ nhất, chủ động dự báo nhu cầu cán bộ để quy hoạch gắn với đào tạo, có
định hướng xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức văn hóa cơ sở
theo tiêu chuẩn chức danh, trang bị bổ sung những kiến thức về chuyên môn nghiệp
vụ và kỹ năng quản lý điều hành, từng bước tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công
chức văn hóa cơ sở đáp ứng với yêu cầu quá trình phát triển văn hóa.
Thứ hai, thường xuyên tập huấn, bổ sung kiến thức về chuyên môn nghiệp
vụ, về kỹ năng quản lý và tổ chức các nội dung hoạt động xây dựng đời sống văn
hóa ở cơ sở. Tăng cường bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và tổ chức các hoạt
động văn hóa, trang bị kiến thức quản lý và tổ chức hoạt động phong trào: quản lý,
sử dụng và tổ chức hoạt động của hệ thống thiết chế văn hoá cơ sở; hướng dẫn hoạt
động phong trào xây dựng làng (thôn, ấp, bản) văn hoá, gia đình văn hóa, thực hiện
86
phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa; kỹ năng tổ chức các loại
hình lễ hội, thực hiện nếp sống văn minh trong cưới, tang, lễ hội; phương pháp tổ
chức các hoạt động văn nghệ quần chúng tại địa bàn cơ sở. Hằng năm cán bộ văn
hóa cơ sở tập trung ngắn ngày để bồi dưỡng tập huấn cập nhật kiến thức thường
xuyên phù hợp với tình hình mới, tạo điều kiện để kịp thời giải quyết những phát
sinh trong đời sống thực tiễn.
Thứ ba, bổ sung kịp thời các chương trình đào tạo liên quan đến hoạt động
văn hóa cơ sở. Đối với các cơ sở đào tạo chuyên ngành văn hóa, cần kịp thời bổ
sung khung chương trình đào tạo cho sinh viên những kiến thức thực tế về xây dựng
đời sống văn hóa ở cơ sở như kiến thức về xây dựng lối sống, nếp sống văn hóa,
quản lý các hoạt động văn hóa truyền thống, bảo tồn di sản văn hóa, quản lý và tổ
chức lễ hội, về công tác gia đình trong giai đoạn hiện nay.
Thứ tư, có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, tạo cơ chế chính
sách đãi ngộ hợp lý để thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành và
các địa phương. Công tác đào tạo phải gắn liền với yêu cầu sử dụng cán bộ. Giải
quyết hài hòa mâu thuẫn giữa nguồn cung và cầu: tránh tình trạng sinh viên được
đào tạo cơ bản lại thất nghiệp khi ra trường, trong khi đó nguồn cán bộ văn hóa cơ
sở lại bị hụt hẵng, bất cập về trình độ chuyên môn. Cán bộ văn hóa cơ sở tham gia
xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở phải có kinh nghiệm, phải am hiểu văn hóa cơ
sở qua thực tiễn hoạt động, điều này đồng nghĩa với việc phải có kiến thức cơ bản,
có thời gian làm việc để nắm bắt và có kinh nghiệm để trau dồi trong hoạt động
thực tiễn.
Thứ năm, có chính sách đãi ngộ hợp lý để sử dụng đội ngũ cán bộ được lâu
dài, có chính sách hỗ trợ và khuyến khích cán bộ có trình độ cao, sinh viên tốt
nghiệp đại học về vùng sâu, vùng xa, vùng có hoàn cảnh đặc biệt để cùng đồng bào
xây dựng đời sống văn hóa cơ sở. Trên thực tế tại những vùng này, chủ yếu là cán
bộ cử tuyển, thiếu hụt cán bộ chuyên môn cũng là nguyên nhân dẫn đến văn hóa
vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc chậm phát triển.
Thứ sáu, nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức văn hóa cơ sở đáp ứng
với yêu cầu nhiệm vụ công tác trong tình hình hiện nay. Bản thân mỗi cán bộ, công
87
chức văn hóa cơ sở phải không ngừng rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức, có ý
thức cầu thị tiến bộ, nâng cao kiến thức quản lý nhà nước và phương pháp tổ chức
hoạt động thực tiễn để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác trong tình hình mới.
Thường xuyên nắm bắt kịp thời các quan điểm, chủ trương của Đảng và chính sách,
pháp luật của Nhà nước về hoạt động văn hóa cơ sở, nắm bắt kịp thời những diễn
biến trong đời sống của nhân dân tại địa phương mình để tuyên truyền, vận động
nhân dân thực hiện
Câu 12. Ông/bà đánh giá như thế nào về vai trò của người đứng đầu cơ quan,
đơn vị trong xây dựng và thực hiện văn hóa công sở ở TP Hà Nội? Người đứng đầu
phải làm gì để thực hiện tốt nhất văn hóa công sở ở các cơ quan hành chính nhà
nước của Thành phố Hà Nội hiện nay?
12.1 Ông Nguyễn Văn Trực – Trưởng phòng Quản lý nghệ thuật – Sở Văn
hóa TP Hà Nội cho biết:
Bất luận một tổ chức nào, trách nhiệm xây dựng văn hóa nơi công sở, vai trò
người đứng đầu vẫn là yếu tố quan trọng bậc nhất trong vận động, thuyết phục, điều
hành và quản lý cả tập thể cùng xây dựng công sở văn hóa.
Ở đâu người đứng đầu có ý thức xây dựng văn hóa thì ở đấy công sở sẽ văn
minh. Tập thể nào sống có văn hóa thì ở đấy “nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó
khăn nào cũng vượt qua”. Đặc biệt khi văn hóa đã ăn sâu vào tiềm thức, họ sẽ có
những hoạt động có ích cho xã hội. Đơn vị sống có văn hóa thì không khí dân chủ,
lời nói trung thực, ý thức đấu tranh phê bình và tự phê bình được nâng lên; những
điều không tốt đẹp sẽ được đẩy lùi.
Là nhân vật chủ chốt nhất, người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị không chỉ
giữ vai trò quan trọng đối nội mà còn giữ vai trò đối ngoại nhằm mở rộng mối quan
hệ giao lưu, giao tiếp với các cơ quan, đơn vị, các mối liên hệ trong cộng đồng và
xã hội, tạo điều kiện cho cấp dưới hoàn thành nhiệm vụ. Người đứng đầu cấp ủy
phải là tấm gương sáng về đạo đức, lối sống, tác phong công tác, tấm gương về
phẩm chất, năng lực để đảng viên noi theo. Người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị
còn là đầu mối tổ chức triển khai mọi hoạt động của đảng bộ, chi bộ, cơ quan, đơn
vị theo nghị quyết của đảng bộ, chi bộ. Trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu rất
88
lớn, có tác dụng quyết định mọi thành, bại trong quá trình hoạt động, phát triển của
cấp ủy cơ quan, đơn vị.
Để người đứng đầu phát huy hết vai trò tích cực cũng như trách nhiệm của
mình trong thực hiện văn hóa công sở ở các cơ quan hành chính cần phải triển khai
những biện pháp sau:
Trước hết, người đứng đầu phải nhận thức được tầm quan trọng của công tác
văn hóa công sở cũng như vai trò, trách nhiệm bản thân mình trong thực hiện nó, từ
đó không ngừng học tập, rèn luyện để có những phẩm chất, năng lực và uy tín cần
thiết phục vụ công tác.
Thứ hai, Xây dựng các quy định văn hóa tại nơi làm việc phù hợp với quy
định chung của TP Hà Nội và đặc thù riêng tại cơ quan.
12.2 Bà Nguyễn Thị Ngọc Minh – Chủ tịch Hội Khuyến học TP Hà Nội cho
biết:
Để tạo cho mỗi CBNV có ý thức xây dựng nếp sống văn hóa, bản thân người
lãnh đạo phải luôn tự nhắc mình sống có văn hóa đã. Cổ nhân đã dạy: “học ăn, học
nói, học gói, học mở”. Tôi cho rằng, đây chính là lời khuyên mang tính giáo dục
cao. Lời ăn, tiếng nói chính là kỹ năng sống. Muốn rèn cho CBNV có kỹ năng sống
tốt với người bệnh và các mối quan hệ xã hội, bản thân người đứng đầu phải có kỹ
năng sống tốt. Lời ăn tiếng nói phải không phàm tục, thể hiện tính chân thật, cởi
mở, luôn biết kiềm chế sự nóng nảy, đó cũng là yếu tố quan trọng trong hình thành
nhân cách sống có văn hóa”.
Trong cuộc sống đời thường, người đứng đầu không chỉ là người có lối sống
giản dị, dễ gần, có tâm hồn lạc quan, vui vẻ mà còn dám nghĩ, dám làm, dám chịu
trách nhiệm. Thành công nổi bật của cơ quan trước hết biết lấy văn hóa làm “trục
xoay” cho mọi công việc. Ngoài việc đưa những quy chuẩn về xây dựng nếp sống
văn hóa trong cơ quan còn khuyên mọi người phải biết sống trung thực và có lòng
tự trọng, biết tiếp thu phê bình. Tôi quan niệm, xây dựng nếp sống văn hóa trong
đơn vị là xây dựng độ bền vững của chữ Tâm, bởi vì Tâm sáng thì mới yêu nghề,
gạt qua những tính toán ích kỷ cá nhân.
89
Ở đâu người đứng đầu có ý thức xây dựng văn hóa thì ở đấy công sở sẽ văn
minh. Tập thể nào sống có văn hóa thì ở đấy “nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó
khăn nào cũng vượt qua”. Đặc biệt khi văn hóa đã ăn sâu vào tiềm thức, họ sẽ có
những hoạt động có ích cho xã hội. Đơn vị sống có văn hóa thì không khí dân chủ,
lời nói trung thực, ý thức đấu tranh phê bình và tự phê bình được nâng lên; những
điều không tốt đẹp sẽ được đẩy lùi. Tuy nhiên, thực tế văn hóa công sở, những điển
hình, những mẫu hình đáng nêu gương ở Thành phố vẫn chưa nhiều.
Xây dựng văn hóa công sở không chỉ đẹp về hình thức bên ngoài mà cái cơ
bản nhất là phần bên trong, đó là tố chất của con người, thể hiện bằng kỹ năng sống
ở từng cá nhân; là hiệu quả công việc. Một “con sâu” có thể “làm rầu nồi canh”,
một cá nhân suy thoái về đạo đức thì sẽ làm mất uy tín của cả tập thể. Tập thể mạnh
là tập thể luôn lấy văn hóa làm tiền đề để xây dựng nhân cách cho mọi người.
Người đứng đầu phải sống có kỷ cương, có văn hóa thì mới xây dựng được văn hóa
công sở.
Câu 13. Với vị trí là thủ đô, TP Hà Nội phải làm gì để tiêu biểu cho cả nước
về văn hóa công sở?
13.1 Bà Phạm Thị Lan Anh – Trưởng phòng Quản lý di sản – Sở Văn hóa TP
Hà Nội cho biết:
TP Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp đột phá như đẩy mạnh cải cách hành
chính theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại và minh bạch hơn; cải thiện môi trường
đầu tư và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp; tiếp tục tập trung đổi mới công tác chỉ
đạo, điều hành trên cơ sở phân công rõ người, rõ việc, rõ quy trình, rõ trách nhiệm,
rõ hiệu quả; gắn trách nhiệm người đứng đầu với kết quả thực hiện nhiệm vụ được
giao ở tất cả các cơ quan, đơn vị thuộc TP.
Đến nay, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Thành phố tăng 10 bậc, xếp
thứ 14/63 tỉnh, thành phố, cao nhất từ trước tới nay; chỉ số cải cách hành chính (Par
Index) tăng 6 bậc, xếp thứ ba cả nước; chỉ số về mức độ sẵn sàng cho phát triển và
ứng dụng công nghệ thông tin (ICT) xếp thứ hai cả nước.
Hà Nội đứng đầu cả nước về số lượng hồ sơ giao dịch qua mạng và cũng là địa
phương duy nhất cung cấp dịch công mức 3 trong lĩnh vực tư pháp đồng bộ tới
90
100% xã, phường, thị trấn có liên thông dữ liệu với Bảo hiểm xã hội và Công an
thành phố trên cơ sở khai thác cơ sở dữ liệu dân cư; là một trong những địa phương
tiên phong vận hành chính thức hệ thống một cửa điện tử dùng chung 3 cấp; có tỷ lệ
dịch vụ công trực tuyến mức 3, 4 đạt trên 62%...
Cần phải tiếp tục đề cao vai trò nêu gương, trách nhiệm của người đứng đầu các
cấp, các cơ quan, đơn vị, bộ phận trực thuộc đối với kết quả, hiệu quả, chất lượng
nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính gắn
với việc thực hiện tốt quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức trong cơ
quan, đơn vị, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt. Tăng
cường thanh tra, kiểm tra đột xuất về trách nhiệm thực thi công vụ, đạo đức nghề
nghiệp, quy tắc giao tiếp ứng xử nơi công sở, chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành
chính của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân
sai phạm..
13.2 Ông Nguyễn Sỹ Đoàn – Chánh văn phòng Quận ủy quận Thanh Xuân
cho biết:
Với vị trí là thủ đô, theo tôi TP Hà Nội cần tiếp tục triển khai thực hiện trọng
tâm một số việc làm sau để tiêu biểu cho cả nước về văn hóa công sở:
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt đến 100% cán bộ, công
chức, viên chức, người lao động thực hiện nghiêm những quy định của Quy tắc ứng
xử, văn hóa công sở. Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của
các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong
việc thực hiện việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
với chuyên đề “Xây dựng phong cách, tác phong công tác của người đứng đầu, của
đảng viên” gắn với thực hiện nội dung quy tắc ứng xử, văn hóa công sở.
Chú trọng việc kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết phong trào thi đua. Thực
hiện mạnh mẽ cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý,
điều hành, từng bước hình thành các điều kiện để phát triển thành phố thông minh.
Tăng cường thành lập đoàn thanh tra tiến hành kiểm tra công vụ và công tác giải
quyết thủ tục hành chính gắn với thực hiện quy tắc ứng xử tại các cơ quan.
91
Thường xuyên tổ chức lấy ý kiến khảo sát đánh giá sự hài lòng của tổ chức,
công dân đến làm việc, giao dịch với cơ quan công sở; tổ chức đánh giá hàng tháng,
xếp loại thi đua hàng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động
trong cơ quan.
Tiếp tục triển khai thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên
chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội, Quy tắc ứng xử
nơi công cộng, cán bộ, công chức Thủ đô đã thể hiện tinh thần phục vụ, có thái độ
ứng xử đúng chuẩn mực hơn trong thực thi công vụ, tiếp xúc với người dân; giải
quyết các thủ tục hành chính thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ giao, am hiểu
pháp luật, quy trình thủ tục. Nếp sống văn minh tại các địa bàn dân cư trên địa bàn
thành phố đều cũng có nhiều chuyển biến tích cực, văn minh. Qua đó đã phát huy
sức mạnh của cả hệ thống chính trị, tạo khí thế và động lực trong cán bộ, nhân dân
và cộng đồng doanh nghiệp, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các
mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. Nét đẹp văn hóa ứng xử
của người dân thủ đô đã góp phần xây dựng và quảng bá hình ảnh Hà Nội thân
thiện, an toàn và mến khách đối với tất cả du khách trên thế giới, lượng khách du
lịch đến Hà Nội ngày càng cao.
Với quyết tâm tăng cường trật tự, kỷ cương hành chính; nâng cao vai trò nêu
gương, đạo đức công vụ, tinh thần, thái độ, ý thức, văn hóa ứng xử của đội ngũ cán
bộ, công chức, viên chức các cấp của thành phố tại công sở, nơi cư trú và nơi công
cộng, lấy đó là cốt lõi để lan tỏa, nhân rộng ra các tầng lớp nhân dân, từng bước xây
dựng trật tự, kỷ cương trong xã hội, năm 2019, Thành phố tiếp tục chọn Chủ đề
công tác là năm “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị”.
Với quyết tâm đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng, đổi mới công tác
lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng chính quyền; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động
của HĐND, Hà Nội tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy, thực hiện tinh giản
biên chế gắn với vị trí việc làm; hoàn thiện nghiên cứu Đề án thí điểm quản lý theo
mô hình chính quyền đô thị; đề án thí điểm kiêm nhiệm một số chức danh lãnh đạo
chủ chốt tại các quận, huyện, thị xã; đưa vào vận hành chính thức hệ thống phần
mềm một cửa điện tử dùng chung 3 cấp.
92
Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền tới người dân về các chủ trương
của Thành phố, kết quả thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thành
phố nhằm tạo sự đồng thuận, ủng hộ và đồng hành của người dân; đồng thời chủ
động, kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị, phản ánh, mức độ hài lòng
của người dân và doanh nghiệp đối với sự phục vụ của chính quyền các cấp.
Đề cao vai trò nêu gương, trách nhiệm của người đứng đầu các cấp, các cơ
quan, đơn vị, bộ phận trực thuộc đối với kết quả, hiệu quả, chất lượng nhiệm vụ
chính trị của cơ quan, đơn vị. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính gắn với việc
thực hiện tốt quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, đơn
vị, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt. Tăng cường thanh
tra, kiểm tra đột xuất về trách nhiệm thực thi công vụ, đạo đức nghề nghiệp, quy tắc
giao tiếp ứng xử nơi công sở, chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính của đội ngũ
cán bộ, công chức, viên chức; xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân sai phạm.
93