Luận án Văn hóa chính trị trong nhà trường quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ VĂN TÁCH VĂN HÓA CHÍNH TRỊ TRONG NHÀ TRƯỜNG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY (Nghiên cứu trường hợp: Học viện Chính trị - Bộ Quốc phòng, Trường Sĩ quan Lục quân 1) LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: VĂN HÓA HỌC HÀ NỘI - 2020 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ VĂN TÁCH VĂN HÓA CHÍNH TRỊ TRONG NHÀ TRƯỜNG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY (Nghiên cứu trường hợp: Học viện Chính trị - Bộ Quốc phòng, Trường Sĩ quan Lục

pdf246 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 428 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Luận án Văn hóa chính trị trong nhà trường quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quân 1) LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: VĂN HÓA HỌC Mã số: 9229040 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS,TS VĂN ĐỨC THANH 2. PGS,TS LÂM QUỐC TUẤN HÀ NỘI - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin, số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Lê Văn Tách MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VĂN HÓA CHÍNH TRỊ TRONG NHÀ TRƯỜNG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 9 1.1. Tình hình nghiên cứu về văn hóa chính trị 9 1.2. Tình hình nghiên cứu về văn hóa chính trị trong nhà trường quân đội 21 1.3. Đánh giá chung và vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu 28 Chương 2: LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ TRONG NHÀ TRƯỜNG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM VÀ KHÁI LƯỢC VỀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 34 2.1. Lý luận về văn hóa chính trị 34 2.2. Quan niệm về văn hóa chính trị trong nhà trường quân đội 50 2.3. Khái lược về khách thể nghiên cứu 54 Chương 3: THỰC TRẠNG VĂN HÓA CHÍNH TRỊ TRONG NHÀ TRƯỜNG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY 66 3.1. Thực trạng các yếu tố cấu thành văn hóa chính trị trong nhà trường quân đội 66 3.2. Đặc điểm văn hóa chính trị trong nhà trường quân đội 104 Chương 4: NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VĂN HÓA CHÍNH TRỊ TRONG NHÀ TRƯỜNG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 114 4.1. Những yếu tố tác động đến văn hóa chính trị trong nhà trường quân đội 114 4.2. Một số vấn đề đặt ra đối với văn hóa chính trị trong nhà trường quân đội 126 KẾT LUẬN 148 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC 165 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BQP : Bộ Quốc phòng ĐCSVN : Đảng Cộng sản Việt Nam HVCT : Học viện Chính trị NTQĐ : Nhà trường quân đội QĐND : Quân đội nhân dân QUTW : Quân ủy Trung ương TCN : Trước Công nguyên TSQLQ1 : Trường Sĩ quan Lục quân 1 VHCT : Văn hóa chính trị DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1. Nhận định về thái độ và năng lực chính trị của lãnh đạo, chỉ huy 69 Bảng 3.2. Nhận định về thái độ và năng lực chính trị của giảng viên 73 Bảng 3.3. Nhận định về triết lý chính trị của học viên 83 Bảng 3.4. Nhận định về chuẩn mực, khuôn mẫu chính trị của học viên 87 Bảng 3.5. Nhận định về di sản và truyền thống chính trị của học viên 88 Bảng 3.6. Nhận định về sự vận hành của thiết chế chính trị và tính hiệu quả trong hoạt động thực tiễn của học viên 94 Bảng 3.7. Nhận định về sự đồng thuận và gắn kết của tập thể quân nhân của học viên 95 Bảng 3.8. Nhận định về sự giữ gìn và phát huy bản sắc của tổ chức của học viên 96 Bảng 3.9. Nhận định về uy tín chính trị và định hướng giá trị của học viên 97 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 3.1. Đánh giá về phẩm chất chính trị của lãnh đạo, chỉ huy 68 Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ nhận định về lý tưởng, uy tín và niềm tin chính trị của lãnh đạo, chỉ huy 71 Biểu đồ 3.3. Đánh giá về phẩm chất chính trị của giảng viên 72 Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ nhận định về lý tưởng, uy tín và niềm tin chính trị của giảng viên 75 Biểu đồ 3.5. Đánh giá về phẩm chất chính trị của học viên 76 Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ nhận định về năng lực tham gia hoạt đông chính trị và thái độ chính trị của học viên 78 Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ nhận định về lý tưởng, uy tín và niềm tin chính trị của học viên 79 Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ nhận định về vai trò sứ mệnh và mục tiêu của thể chế và thiết chế văn hóa chính trị của học viên 91 Biểu đồ 3.9. Tỷ lệ nhận định về định hướng phát triển các tổ chức trong nhà trường quân đội gắn với yêu cầu xây dựng quân đội của học viên 93 Biểu đồ 3.10. Tỷ lệ nhận định về vai trò của hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên và học viên 100 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Văn hóa có sức mạnh lan tỏa đến mọi phương diện của đời sống, giữ vai trò nền tảng tinh thần xã hội, là mục tiêu đồng thời trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển, tiến bộ của con người. Thế giới quan và phương pháp luận mác xít khẳng định, trong mối quan hệ với văn hóa, con người vừa là chủ thể nhưng cũng đồng thời là sản phẩm của văn hóa. Vớí tính cách là một bộ phận, một phương thức biểu hiện của văn hóa, văn hóa chính trị (VHCT) là hệ giá trị mang tính nhân văn, tiến bộ, có vai trò quan trọng trong việc định hướng và điều chỉnh đối với thái độ và hành vi chính trị của một cá nhân hay một cộng đồng. Văn hóa chính trị giúp chủ thể cũng như thể chế, thiết chế chính trị giữ được sự ổn định, minh bạch, tránh được nguy cơ tha hóa về chính trị, đặc biệt là trong điều kiện cầm quyền và thực thi quyền lực. Thực tiễn xây dựng và phát triển đất nước trong thời gian vừa qua đã chứng minh, những thành tựu đạt được trong công cuộc đổi mới xuất phát từ việc Đảng ta nhìn nhận và đánh giá đúng vai trò quan trọng của văn hóa nói chung và VHCT nói riêng. Trong hơn 30 năm đổi mới, Đảng ta đã ban hành 29 nghị quyết, kết luận, chỉ thị về văn hóa [38, tr.91], những văn kiện đó đã thể hiện bước tiến nhận thức lý luận của Đảng về văn hóa. Tuy nhiên, trong văn kiện, Đảng ta cũng thẳng thắn chỉ rõ: So với các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, thành tựu trong lĩnh vực văn hóa chưa tương xứng; chưa đủ để tác động có hiệu quả xây dựng con người và môi trường văn hóa lành mạnh. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng và trong xã hội có chiều hướng gia tăng [38, tr.44-45]. Những hạn chế yếu kém đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân quan trọng do nhận thức về VHCT của chủ thể còn hạn chế, chưa theo kịp yêu cầu của sự phát triển. Tại Đại hội XII, Đảng ta tiếp tục khẳng định phương hướng: “Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế. Chú trọng chăm lo xây dựng văn hóa trong Đảng, trong các cơ quan nhà nước và các đoàn thể; coi đây là nhân tố quan trọng để xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh” [9, tr.95]. 2 Đối với Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam, nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa luôn được Quân uỷ Trung ương (QUTW) và Bộ Quốc phòng (BQP), trực tiếp là Tổng cục Chính trị quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, từ đó nhận thức về văn hóa của quân nhân ngày càng được nâng lên; mỗi đơn vị quân đội thực sự là một pháo đài vững chắc về chính trị, tư tưởng; là cái nôi nuôi dưỡng những giá trị văn hóa trong nhân cách quân nhân, bồi đắp phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, góp phần đấu tranh ngăn chặn và đẩy lùi những lây nhiễm độc hại, những phản giá trị và tệ nạn xã hội, xây dựng tổ chức đảng luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện. Đối với nhà trường quân đội (NTQĐ) (trong luận án, nghiên cứu sinh sử dụng cụm từ NTQĐ thay cho nhà trường QĐND Việt Nam để đảm bảo ngắn gọn và tạo sự thống nhất trong cách gọi tên), nơi đào tạo đội ngũ sĩ quan, những người có vai trò hết sức quan trọng, kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tương lai, yêu cầu đặt ra cho nhiệm vụ xây dựng, phát triển văn hóa nói chung và VHCT nói riêng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, vừa mang tính đặc thù của hoạt động quân sự, vừa mang tính sư phạm, vì vậy ở đó có sự kết hợp chặt chẽ giữa yêu cầu phát huy vai trò VHCT, với yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Trong tình hình hiện nay, vấn đề nâng cao VHCT trong NTQĐ đã và đang đặt ra những thách thức với những khó khăn, trở ngại: nhận thức của các chủ thể về văn hóa nói chung và VHCT nói riêng chưa thật đầy đủ, thiếu sâu sắc, chưa thực sự đi vào chiều sâu bản chất; các giá trị VHCT chưa được phát huy; thực tiễn hoạt động văn hoá và VHCT còn thiếu sự thống nhất, mang tính hình thức, nhất thời, không có sự gắn kết với tình hình chung của đất nước, quân đội và đặc điểm của mỗi trường, thậm chí cực đoan, với các biểu hiện: suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cá nhân chủ nghĩa; quan liêu, tham nhũng; nói nhiều làm ít; biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; chất lượng đào tạo của NTQĐ có mặt chưa thực sự đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đây là nguyên nhân dẫn đến những hệ lụy như: tư tưởng ngại học, ngại rèn, tâm lý đám đông, sự vô cảm, tình trạng bạo lực, quân phiệt gia tăng; những giá trị truyền thống không được bảo lưu đầy đủ và phát huy; tiếp nhận và phổ biến tràn lan những hiện tượng núp dưới danh nghĩa cái mới, cái hiện đại một cách thiếu chọn lọc ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống văn hóa tinh thần của bộ đội và tác động xấu đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của đơn vị. Thực trạng đó không chỉ tác động tiêu cực 3 đến đời sống của quân nhân trong NTQĐ mà nghiêm trọng hơn có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo cán bộ quân đội của Đảng trong tình mới. Những khó khăn, thách thức đặt ra ở trên chỉ có thể được giải quyết triệt để khi chủ thể VHCT trong NTQĐ nhận thức đầy đủ và vận dụng sáng tạo các quy luật trong xây dựng, phát triển văn hóa nói chung và yêu cầu thúc đẩy, nâng cao VHCT nói riêng phù hợp với môi trường sư phạm quân sự, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Do vậy, đã đến lúc cần thiết phải có những nghiên cứu cơ bản, có hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn về VHCT trong NTQĐ hiện nay. Xuất phát từ những tiền đề nêu trên, cho phép khẳng định, việc nghiên cứu một cách cơ bản, có hệ thống Văn hóa chính trị trong nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay dưới góc độ văn hóa học là hướng nghiên cứu mang tính khả thi, có giá trị về mặt lý luận và thực tiễn sâu sắc, là vấn đề vừa mang tính cấp thiết vừa có ý nghĩa cơ bản lâu dài. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Làm rõ lý luận và khảo sát, đánh giá thực trạng VHCT trong NTQĐ, từ đó rút ra một số vấn đề về VHCT trong NTQĐ hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến VHCT trong nhà trường quân đội. - Làm rõ lý luận về VHCT trong nhà trường quân đội. - Khảo sát và đánh giá thực trạng của VHCT trong NTQĐ hiện nay. - Dự báo những yếu tố tác động, nhận diện những vấn đề đặt ra đối với VHCT trong NTQĐ hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là VHCT trong NTQĐ hiện nay, với tính cách là một thiết chế văn hóa đặc thù trong môi trường sư phạm quân sự. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Văn hóa chính trị trong NTQĐ, trong đó chủ yếu tập trung mô tả và khảo sát trên các biểu hiện: chủ thể VHCT; thang bậc giá trị VHCT; thể chế, thiết chế VHCT và hoạt động văn hóa chính trị. 4 - Phạm vi không gian: luận án lựa chọn khách thể nghiên cứu là NTQĐ, trong đó tập trung khảo sát và đánh giá ở hai trường điển hình của quân đội về hai loại hình đào tạo: cán bộ chính trị và cán bộ quân sự, ở hai cấp độ đào tạo là cấp học viện và cấp trường sĩ quan, đó là: Học viện Chính trị (HVCT) và Trường Sĩ quan Lục quân 1 (TSQLQ1), trong đó có so sánh với Học viện Phòng không - Không quân. - Phạm vi thời gian: số liệu sử dụng trong luận án chủ yếu khảo được sát trong giai đoạn từ 2016 - 2019. 4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở phương pháp luận Luận án được thực hiện dựa trên nền tảng lý luận chủ nghĩa Marx - Lenin; tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) về văn hóa và con người; về giáo dục, đào tạo và các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của QUTW và BQP, Tổng cục Chính trị, các văn bản của NTQĐ để khảo sát, đánh giá làm rõ bản chất, đặc điểm của VHCT trong NTQĐ hiện nay. 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu liên ngành Xuất phát từ nhận thức, nghiên cứu văn hóa hay văn hóa học là chuyên ngành khoa học về văn hóa, mang tính tổng hợp và liên ngành, luận án sử dụng tập hợp các quan điểm mang tính chất lý luận chuyên ngành văn hóa học và các phương pháp liên ngành như: triết học văn hóa, xã hội học văn hóa, nhân học, chính trị học, giáo dục học và tâm lý học. Quá trình vận dụng các phương pháp, luận án sử dụng một cách linh hoạt, tổng hợp các thao tác chung trong nghiên cứu khoa học như: phân tích - tổng hợp, diễn dịch - quy nạp, mô tả, chứng minh, lý giải để làm rõ những nội dung nghiên cứu. - Phương pháp phân tích tài liệu Phương pháp này nhằm cung cấp những tri thức ban đầu về vấn đề nghiên cứu, làm nền tảng cho việc xây dựng mục tiêu, phương hướng của đề tài. Đây là phương pháp được sử dụng xuyên suốt của đề tài từ khi hình thành ý tưởng cho tới khi hoàn thành nghiên cứu. Đồng thời, các thông tin cũng sẽ được sử dụng vào quá trình thực hiện đề tài nhằm miêu tả, làm rõ thực trạng VHCT trong NTQĐ hiện nay, trên cơ sở đó rút ra những nhận định khoa học nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án. Các nguồn tài liệu bao gồm các bài viết trong tạp chí, tư liệu từ internet có liên quan đến VHCT trong NTQĐ hiện nay; các báo cáo sơ kết, tổng kết hàng năm, 5 nhiệm kỳ của NTQĐ, của một số bộ, ngành có liên quan; trong đó tập trung chủ yếu là các báo cáo tổng kết tại HVCT, TSQLQ1 và Học viện Phòng Không - Không quân. - Phương pháp quan sát, phỏng vấn và điều tra xã hội học Phương pháp quan sát là một phương pháp bổ trợ được sử dụng để thu thập thông tin về đối tượng nghiên cứu thông quan tri giác trực tiếp và ghi chép trung thực những nhân tố có liên quan đến đối tượng và mục đích nghiên cứu. Trong luận án, nghiên cứu sinh sử dụng cách thức quan sát công khai và không công khai, quan sát cơ cấu hóa và quan sát phi cơ cấu hóa để mô tả đối tượng, để kiểm tra giả thuyết và kiểm tra thông tin từ các phương pháp khác, nhằm làm rõ hơn và bổ sung các thông tin mà tác giả thu thập được. Nội dung quan sát chủ yếu tập trung vào các khía cạnh về hoạt động giảng dạy, học tập, các hoạt động định hướng, rèn luyện giá trị văn hóa cho học viên trong các nhà trường quân đội hiện nay. Phỏng vấn sâu là phương pháp thu thập thông tin của nghiên cứu xã hội học thông qua việc tác động tâm lý - xã hội trực tiếp của người đi hỏi và người được hỏi nhằm thu thập thông tin phù hợp với mục đích nghiên cứu. Việc sử dụng phương pháp này trong nghiên cứu không phải để tìm hiểu một cách đại diện về tổng thể mà giúp nhà nghiên cứu hiểu sâu, hiểu kỹ về vấn đề nghiên cứu. Đây cũng là một trong những phương pháp thu thập thông tin quan trọng bởi vì có rất nhiều thông tin định lượng chỉ thực sự có ý nghĩa khi những thông tin đó kết hợp với những thông tin định tính thu được từ phỏng vấn sâu. Nghiên cứu phỏng vấn 30 trường hợp tại hai đơn vị là HVCT và TSQLQ1 trong đó bao gồm các đối tượng là giảng viên và học viên cung cấp những thông tin phục vụ cho việc nghiên cứu của luận án. Cụ thể 10 trường hợp đối với học viên, 20 trường hợp đối với giảng viên, cán bộ quản lý ở hai trường khảo sát nhằm để thu thập những ý kiến đánh giá của họ về thực trạng định hướng VHCT và tìm ra nguyên nhân ưu, nhược điểm, đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong việc nâng cao VHCT cho các chủ thể. Thời gian cho một cuộc phỏng vấn tùy thuộc vào từng tiêu chí và đặc điểm đối tượng được phỏng vấn. Công cụ thu thập thông tin là bản hướng dẫn phỏng vấn sâu đã được thiết kế sẵn [PL 2, tr.171-173]. Toàn bộ thông tin thu thập, sẽ được tiến hành tổng quan, sắp xếp, chia tư liệu thành các chủ đề với các tiêu chí về nội dung thông tin, cuối cùng là chọn lọc các thông tin có giá trị để làm luận cứ, luận chứng cho luận án. 6 Điều tra bằng bảng hỏi là cách thức thu thập thông tin được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu điều tra xã hội học. Với những ưu điểm của phương pháp này như: cho phép thu thập thông tin từ những tổng thể có quy mô lớn, có tính đại diện cao, xét trong điều kiện thực hiện luận án là phù hợp nên nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi làm phương pháp chủ đạo để thu thập thông tin cho nghiên cứu này. Đây là dữ liệu quan trọng để phân tích trong chương 3 và chương 4 của luận án. * Cách thức chọn mẫu Lựa chọn xuất phát từ thực tế khách quan trong nghiên cứu, hiện nay hệ thống các nhà trường QĐND Việt Nam được tổ chức rất đa dạng với số lượng trên hàng trăm nhà trường. Vì vậy, tác giả chỉ lựa chọn hai nhà trường điển hình cụ thể theo mục tiêu nghiên cứu của luận án là Học viện Chính trị - Bộ Quốc phòng (đại diện khối học viện và thuộc nhóm trường chính trị) và Trường Sĩ quan Lục quân 1 (đại diện cho khối trường sĩ quan, thuộc nhóm trường quân sự) để khảo sát và đánh giá thực trạng VHCT trong NTQĐ hiện nay. * Cỡ mẫu nghiên cứu được tính theo công thức sau: Trong đó: N là số người cần điều tra 2 2/1 Z hệ số tin cậy = 1,96 với độ tin cậy 95% (xác xuất α = 0,05) p = 0,5 là tỷ lệ học viên đang học tập tại hai địa bàn nghiên cứu. d là sai số chấp nhận bằng 5% Như vậy, cỡ mẫu điều tra trong nghiên cứu mô tả theo công thức tính toán tối thiểu là 300 mẫu để khảo sát. Đây là cỡ mẫu tối thiểu cho phép phân tích thống kê. Để tránh trường hợp đối tượng phỏng vấn từ chối trả lời, nghiên cứu sinh lấy thêm 40 mẫu dự phòng trong cùng một danh sách chọn mẫu. Bằng cách này, nghiên cứu đã đảm bảo được số lượng mẫu cần thiết 300 mẫu được khảo sát tại hai trường. Đặc điểm của mẫu khảo sát và người cung cấp thông tin được thể hiện trong (Phụ lục 3). Công cụ thu thập thông tin là bảng hỏi được thiết kế theo một trình tự lôgic, gồm 7 câu hỏi (Phụ lục số 1). Tiến hành điều tra 300 mẫu, nhằm làm rõ thêm thực trạng VHCT trong NTQĐ hiện nay. 7 * Cách thức xử lý thông tin: Sau khi khảo sát và thu về được 300 đơn vị mẫu. Toàn bộ thông tin thu được từ bảng hỏi sẽ được tổng hợp, mã hoá, nhập, làm sạch và sẽ được xử lý qua phần mềm SPSS version 22.0 theo các biến số cơ bản. Kết quả cho thấy, nhìn chung chất lượng số liệu đảm bảo độ tin cậy, logic, đáp ứng yêu cầu đặt ra của nghiên cứu. Trong luận án, tác giả sử dụng hệ số tương quan Pearson, mô hình hồi quy logit nhị phân (Binary Logistic) để phân tích sự tương quan giữa các yếu tố, kiểm định giả thuyết. H0: không có mối quan hệ giữa các biến. H1: có mối quan hệ giữa các biến. Dựa vào giá trị p (p-value) để kết luận là chấp nhận hay bác bỏ giả thuyết H0 dựa trên mức độ tin cậy nhất định (thông thường p <0,05). p-value (sig.) ≤ α (mức ý nghĩa 0,05)  bác bỏ giả thuyết H0. Có mối quan hệ có ý nghĩa giữa các biến cần kiểm định. p-value (sig.) > α (mức ý nghĩa 0,05)  chấp nhận H0. Không có mối quan hệ giữa các biến cần kiểm định. * Các biến số độc lập được sử dụng Các biến số độc lập được xem xét bao gồm: độ tuổi, cấp bậc quân hàm, học viên năm mấy, trường đang học, điều kiện sống của gia đình học viên, nơi ở của học viên sinh sống (trước khi học tập), v.v.. - Phương pháp chuyên gia Phương pháp này giúp nghiên cứu sinh có được những ý kiến tham khảo và định hướng từ các chuyên gia có trình độ cao và có những kinh nghiệm, hiểu biết sâu sắc về những vấn đề liên quan để xem xét, nhận định, đánh giá về VHCT trong NTQĐ, đồng thời cũng là điều kiện để tác giả kiểm chứng và khắc phục những hạn chế trong quá trình nghiên cứu. 5. Đóng góp mới của luận án 5.1. Về lý luận - Góp phần quán triệt sâu sắc và vận dụng một cách khoa học, sáng tạo quan điểm của Đảng về phát triển văn hóa gắn với việc nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ quân đội của Đảng. 8 - Luận án hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận về VHCT; đưa ra quan niệm về VHCT của QĐND Việt Nam và đặc điểm VHCT trong NTQĐ hiện nay dưới góc độ văn hóa học. 5.2. Về thực tiễn - Luận án khảo sát, đánh giá thực trạng VHCT trong NTQĐ, từ đó rút ra những vấn đề làm cơ sở cho việc thúc đẩy, nâng cao VHCT trong NTQĐ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo cán bộ quân đội. - Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập trong NTQĐ, đồng thời luận án có thể được sử dụng như một tài liệu bổ trợ giúp nâng cao chất lượng hoạt động công tác đảng, công tác chính trị cho đội ngũ cán bộ chính trị nói chung và cán bộ làm công tác văn hóa nói riêng trong môi trường quân đội. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu gồm 4 chương, 10 tiết, trong đó: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến văn hóa chính trị trong nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam. Chương 2: Lý luận về văn hóa chính trị trong nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam và khái lược về khách thể nghiên cứu. Chương 3: Thực trạng văn hóa chính trị trong nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay. Chương 4: Những yếu tố tác động và một số vấn đề đặt ra đối với văn hóa chính trị trong nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam. 9 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VĂN HÓA CHÍNH TRỊ TRONG NHÀ TRƯỜNG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ 1.1.1. Nghiên cứu văn hóa chính trị với tính cách là một thực thể xã hội Tiếp cận nghiên cứu VHCT với tính cách là một khoa học chỉ thực sự bắt đầu từ những năm 50 của thế kỷ XX và được khởi xướng bởi các nhà nghiên cứu chính trị của châu Âu và Mỹ. Tuy nhiên, sự thực hành VHCT và tư tưởng về VHCT đã xuất hiện từ rất sớm cùng với sự xuất hiện của con người. Khởi đầu của tư tưởng về VHCT xuất phát từ việc tìm hiểu và giải thích bản chất và cách thức của sự cai trị (thuật cai trị) hay việc nắm giữ và ứng xử đối với quyền lực của các nhà tư tưởng cổ đại cả ở phương Tây và phương Đông. Ở phương Tây, từ các nhà triết học Hy Lạp, La Mã cổ đại (thế kỷ V- TCN) cho đến các nhà tư tưởng thời kỳ Khai sáng (thế kỷ XVIII), VHCT được xem xét như là đối tượng nghiên cứu của triết học, nghĩa là được nghiên cứu với tính cách một thực thể xã hội. Các nhà tư tưởng Hy Lạp, La Mã cổ đại tiêu biểu như Platon (428 - 348, TCN), Aristotle (384 - 322, TCN) là những người đầu tiên tiếp cận VHCT và đưa ra quan niệm chính trị vừa là khoa học vừa là một nghệ thuật. Có thể nói, Platon và Aristotle được xem là những người đi đầu trong cách tiếp cận VHCT truyền thống phương Tây khi đặt ra được vấn đề quan điểm, thái độ ứng xử của con người đối với quyền lực, đồng thời định hướng cách thức làm thế nào để quản lý tốt các mối quan hệ xã hội; khẳng định vai trò của chính thể đối với người dân là thực sự quan trọng. Nếu như trong tác phẩm “Nền cộng hòa” (The Republic), Platon đã cho rằng, các chế độ chính trị truyền thống cần thiết phải được điều hành bằng một tầng lớp cầm quyền mới, đó là các nhà triết học được giáo dục tốt, bởi vì suy cho cùng mục đích của triết học là xây dựng nhà nước lý tưởng, trong khi nhân cách của con người chỉ có thể được hoàn thiện trong một tổ chức nhà nước thực sự hợp lý, thì Aristotle lại cho rằng, chính trị có vai trò quan trọng trong việc xác định sự tồn tại của con người và khẳng định “con người là động vật chính trị”. Chính trị và luân thường có sự liên kết chặt chẽ với nhau, một đời sống có đạo đức chỉ thực sự có ở những người tham gia vào đời sống chính trị, mục đích cao nhất của chính trị và sứ 10 mệnh của người cầm quyền là không chỉ đảm bảo quyền sống mà còn đặt ra yêu cầu đòi hỏi phải làm thế nào để có được sống tốt hơn. Các thể chế chính trị có nguy cơ bị tha hóa nếu quyền lực không thực sự thuộc về quần chúng, Aristotle đã sử dụng từ “demosthe” (quần chúng, dân thường) thay vì “democracy” (dân chủ) và “ochlocracy” (chính quyền quần chúng hay thường dân cai trị). Coi trọng và đề cao vai trò của các nhà triết học - những người có kỹ năng đặc biệt về quan sát tổng quan xã hội, Platon cho rằng: “Loài người sẽ không tránh được cái ác cho tới khi các nhà triết học chân chính và biết tư duy đúng đắn chưa giữ được các chức trách nhà nước hoặc là các nhà cầm quyền chưa trở thành các nhà triết học chân chính” [dẫn theo 149, tr.19]. Triết gia người Italia N.B Machiavelli (1469 - 1527) - “một trong những người khổng lồ của thời đại Phục hưng” (chữ dùng của F. Engels), trong luận thuyết về chủ nghĩa hiện thực chính trị qua tác phẩm “Quân vương” (The Prince) đã đề nghị cần có một tầm nhìn thế giới về chính trị đồng thời lên án quan điểm đạo đức truyền thống của giới cầm quyền với những hành vi chính trị xảo quyệt và thủ đoạn. N.B Machiavelli đã phê bình mạnh bạo tư tưởng duy lý phi tôn giáo, lòng căm ghét bọn quý tộc ăn bám và thể hiện khát vọng muốn xây dựng Italia thành một quốc gia thống nhất, tự do, bình đẳng với một chính quyền mạnh, sử dụng bạo lực để xây dựng trật tự mới. Học thuyết của ông đã được nhiều nhà lãnh đạo đương thời tiếp thu và thực hiện. Thời kỳ Khai sáng, thế kỷ XVIII cùng với sự bùng nổ của các tư tưởng triết học, các học thuyết chính trị xã hội cũng xuất hiện hết sức đa dạng và phong phú với các tên tuổi như: J. Loker; D. Diderot; S. L. Montesquieu; J. Rousseau... Tư tưởng về VHCT của S. L. Montesquieu (1689 - 1755) thể hiện ở chủ trương tam quyền phân lập nhằm giữ vững cán cân quyền lực. Đây là tư tưởng tiến bộ đương thời vì đã loại bỏ tư tưởng và tàn dư của chế độ phong kiến đồng thời cũng thể hiện tư tưởng VHCT cùng với những giá trị trí tuệ, tài năng của S. L. Montesquieu. Với J. Rousseau (1712 - 1778), quyền lực phải thuộc về nhân dân thông qua đại diện và luật pháp không phải do các cơ quan đại diện ban hành mà phải do dân chúng trực tiếp lập ra. Mục tiêu của chính quyền nhà nước là phải bảo đảm tự do, bình đẳng và công bằng cho tất cả mọi người. Theo J. Rousseau, triết học chính trị gắn liền với đạo đức, nhà nước không thực hiện được các giá trị đạo đức thì sẽ không thực hiện đầy đủ 11 các chức năng vốn có của mình. Có thể nói, tư tưởng chính trị của J. Rousseau đã thể hiện tinh thần cấp tiến hơn so với các nhà tư tưởng đương thời. Theo dòng thời gian, thuật ngữ VHCT được biết đến lần đầu tiên khoảng cuối thế kỉ XVIII ở châu Âu do các nhà triết học, chính trị học sử dụng. Triết gia cổ điển Đức I. G. Gerzer (1744 - 1803), trong quá trình nghiên cứu mối quan hệ tương tác giữa văn hóa và chính trị đã lần đầu tiên đưa ra khái niệm “VHCT”, “sự chín muồi của VHCT” hay “những đại biểu của VHCT” trong cuốn sách “Các phương pháp triết học lịch sử nhân loại”, năm 1784 [dẫn theo 47, tr.1]. Tuy nhiên phải đến thập niên 50 - 60 của thế kỉ XX, VHCT mới được quan tâm như một lĩnh vực nghiên cứu mang tính độc lập và khái niệm VHCT mới thực sự gia nhập vào hệ thống khái niệm, phạm trù của khoa học chính trị gắn với tên tuổi của hai nhà chính trị học nổi tiếng người Mỹ là G. Almond và S.Verba. Theo quan niệm của họ, hành vi chính trị là một phần của hành vi xã hội, vì vậy khi xem xét hành vi chính trị phải tính đến các nhân tố văn hóa, tâm lý cá nhân và của toàn xã hội. Trong tài liệu nghiên cứu “Các hệ thống chính trị so sánh” (Comparative Political Systems), năm 1956 [164], G.Almond cho rằng, văn hóa của cộng đồng có ảnh hưởng đến hệ thống chính trị của các cộng đồng đó và ông sử dụng thuật ngữ “VHCT” (Political Culture) để so sánh, đối chiếu sự khác biệt giữa các nền chính trị. Theo G. Almond “Mỗi hệ thống chính trị đều bắt rễ từ trong một loại định hướng xác định riêng, tôi phát hiện thấy điều này rất hữu dụng và gọi nó là văn hóa chính trị” [164, tr.15]. Năm 1963 G Almond và S. Verba đã xuất bản một trong những tác phẩm được xem là kinh điển cho nghiên cứu VHCT ở phương Tây là “Văn hóa công dân” (The Civic Culture) [166], trong đó cho rằng, VHCT bao gồm các yếu tố nhận thức chính trị, tình cảm chính trị và giá trị chính trị đồng thời đưa ra ba loại hình cơ bản của VHCT trong lịch sử là văn hóa bộ lạc, văn hóa thần thuộc, văn hóa tham dự hay còn gọi là văn hóa công dân. Một trong những nhà nghiên cứu chính trị hàng đầu của Mỹ thế kỷ XX là L. Pye trong khi biên soạn “Bách khoa toàn thư khoa học xã hội quốc tế” (International Encyclopedia of the Social Sciences) vào năm 1961 [169] đã đưa ra định nghĩa về VHCT như sau: “VHCT là một hệ thống thái độ, niềm tin và tình cảm; nó đem lại ý nghĩa và trật tự cho quá trình chính trị; nó bao gồm lý tưởng chính trị và quy phạm vận hành của một chính thể”, đồng thời khẳng định: “VHCT là sản phẩm bao gồm lịch sử 12 tập thể của hệ thống chính trị và cả lịch sử đời sống của các cá thể trong hệ thống đó, do đó, nó bắt rễ sâu xa trong lịch sử các sự kiện chung và lịch sử cá nhân” [169, tr.220]. Ở phương Đông, Nho giáo đã mở đầu cho việc tiếp cận VHCT với tính cách là một thực thể xã hội. Bằng mệnh đề: “việc chính trị cốt ở chính tâm của người trị dân” [79, tr.429], Khổng Tử (551 - 479 TCN) cho rằng, những người trị dân là những “chính nhân quân tử”, khác với hạng “ tiểu nhân” và ông luôn đề cao vai trò, trách nhiệm của những người “quân tử” hay “người hiền”. Quốc gia có “thái bình thịnh trị” hay không phụ thuộc vào việc giữ “Lễ”, tuân theo “Đạo” hay sự chính danh của người “quân tử” và yêu cầu phải giữ được “tam cương, ngũ thường”, đó chính là “văn trị” (cai trị bằng văn) nghĩa là, chính trị phải có văn hóa. Học thuyết chính trị - đạo đức của Khổng Tử đã thể hiện rõ nét quan niệm về VHCT của ông, ở đó chứa đựng những giá trị nhân văn, nhân bản sâu sắc và có ảnh hưởng sâu rộng đến VHCT của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Tư tưởng “văn trị” của Khổng Tử tiếp tục được các thế hệ học trò của ông kế thừa và phát triển, trong số đó, phải kể đến Mạnh Tử (372 - 289 TCN), với tư tưởng “văn trị giáo hóa” và được hiểu là chính trị gắn với giáo dục. Theo Mạnh Tử, “chính giỏi không thể tranh thủ được dân bằng giáo giỏi. Chính giỏi thì dân sợ, giáo giỏi thì dân yêu” [32, tr.308]. Mạnh Tử là người đề xuất chủ trương “dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”, ông cũng là người đưa ra thuyết “tính thiện” của con người rằng con người sinh ra đã là “thiện” rồi, “nhân chi sơ bản tính thiện”, tư tưởng này đối lập với thuyết “tính ác” của Tuân Tử rằng “nhân chi sơ bản tính ác”. Ông cho rằng “kẻ lao tâm tr...hính quy về điều lệnh, điều lệ, chế độ, nền nếp... mà còn là chính quy về văn hoá; vì thế, bản thân chính quy đã bao hàm thống nhất - đa dạng của văn hoá; Tác giả Phạm Bá Toàn trong cuốn “Giá trị văn hóa Bộ đội Cụ Hồ (Qua hồi ký, nhật ký chiến tranh)”, (2012), Nhà xuất bản QĐND [116], trên cơ sở khai thác những giá trị của các hồi ký, nhật ký chiến tranh của các tướng lĩnh, sỹ quan đã khái quát thành sáu giá trị văn hóa tiêu biểu trong nhân cách “Bộ đội Cụ Hồ”, đó là: Trung với nước; hiếu với dân; tình đồng đội; kỷ luật tự giác nghiêm minh; lạc quan yêu đời và tính nhân nghĩa. Công trình “Nâng cao văn hóa lãnh đạo của đội ngũ chính ủy, chính trị viên ở đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay”, (2010), Viện Khoa học Xã hội Nhân văn quân sự - BQP, Nhà xuất bản QĐND, Hà Nội [153]. Theo đó, các tác giả đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, thực tiễn về văn hóa lãnh đạo và văn lãnh đạo của đội ngũ chính ủy, chính trị viên ở đơn vị cơ sở, nêu lên thực trạng, nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao văn hóa lãnh đạo cho đội ngũ cán bộ chính trị cấp cơ sở trong QĐND Việt Nam. Các tác giả quan niệm, văn hóa lãnh đạo là một bộ phận cấu thành của nền văn hóa, bao gồm tổng hòa những dấu ấn sáng tạo và nhân văn theo tiêu chí chân, thiện, mỹ trong các hệ thống, tổ chức, bộ máy con người lãnh đạo và các hình thức hoạt động lãnh đạo gắn liền với thiết chế cộng đồng xã hội. Văn hóa lãnh đạo, hiểu theo nghĩa rộng bao gồm toàn bộ những thành tố bên trong mang dấu ấn của nhà lãnh đạo cùng sự thể hiện ra bên ngoài bởi hoạt động lãnh đạo cũng như những thành tựu lãnh đạo được nhìn nhận theo tiêu chí chân, thiện, mỹ. Hiểu theo nghĩa hẹp, văn hóa lãnh đạo của nhà lãnh đạo chính trị thể hiện 25 như một hệ thống thang bậc giá trị xã hội, đòi hỏi sự lãnh đạo phải được thực hiện một cách chân, thiện, mỹ. Về cấu trúc, văn hóa lãnh đạo bao gồm các thành tố: tư tưởng, tâm lý, chuẩn mực và biểu tượng. Các thành tố đó được biểu hiện ở trí tuệ lãnh đạo; bản lĩnh chính trị; phẩm chất, đạo đức lối sống và năng lực lãnh đạo, phương pháp tác phong công tác. Với cách hiểu như trên, các tác giả khẳng định: đối với ĐCSVN, văn hóa lãnh đạo là một trong những hệ giá trị tiêu biểu quan trọng nhất của VHCT. Mặc dù đã có sự phân biệt giữa hoạt động lãnh đạo và quản lý, giữa lãnh đạo và chỉ huy trong hoạt động quân sự và thừa nhận văn hóa lãnh đạo là một trong những hệ giá trị tiêu biểu quan trọng nhất của VHCT nhưng các tác giả vẫn chưa có sự phân biệt rạch ròi giữa văn hóa lãnh đạo và VHCT và có trường hợp nhóm tác giả sử dụng cụm từ văn hóa lãnh đạo chính trị: Trong các xã hội có giai cấp đối kháng, văn hóa lãnh đạo chính trị là một biểu hiện tất yếu nền văn hóa. Song, đến lượt nó, bản thân văn hóa lãnh đạo chính trị cũng là một hệ thống hoàn chỉnh, được cấu thành bởi nhiều yếu tố, nhiều vòng, nhiều tầng, có quan hệ chặt chẽ với nhau, tức là được thể hiện trong công việc lãnh đạo tập thể và trong cá nhân nhà lãnh đạo [153, tr.13]. “Nhập thân văn hóa trong phát triển nhân cách Bộ đội Cụ Hồ của thanh niên quân đội hiện nay” (2012), luận án tiến sĩ triết học của Hoàng Đình Chiều, Học viện Chính trị - Bộ Quốc phòng [23]. Xuất phát từ góc độ triết học văn hóa, tác giả luận án đã tiếp cận và làm rõ những khía cạnh bản chất, những vấn đề có tính quy luật nhập thân văn hóa trong phát triển nhân cách “Bộ đội Cụ Hồ” của thanh niên quân đội; đánh giá thực trạng; dự báo xu hướng và đề xuất những giải pháp mang tính định hướng nhập thân văn hóa trong phát triển nhân cách “Bộ đội Cụ Hồ” của thanh niên quân đội hiện nay. Theo tác giả, nhập thân văn hóa là quá trình con người tiếp nhận giá trị văn hóa và định hình văn hóa đối với các yếu tố hợp thành nhân cách của họ trong một môi trường xã hội nhất định. Điểm đáng chú ý trong luận án là đã tiếp cận nhân cách “Bộ đội Cụ Hồ” với trọng tâm là những phẩm chất xã hội cơ bản như: “Phẩm chất chính trị, đạo đức, văn hóa; phẩm chất trí tuệ; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quân sự; phong cách tác phong sinh hoạt và hoạt động quân sự được điển hình hóa theo tư tưởng, đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh, phản 26 ánh tính đặc thù của nhân cách trong lĩnh vực quân sự” [23, tr.28]. Những vấn đề có tính quy luật trong nhập thân văn hóa được tác giả chỉ ra, đó là: từ tiếp nhận giá trị văn hóa đến định hình văn hóa trong nhân cách và từ định hình văn hóa đến tỏa sáng nhân cách văn hóa, đây chính là con đường biện chứng của quá trình nhập thân văn hóa trong phát triển nhân cách “Bộ đội Cụ Hồ” của thanh niên quân đội. 1.2.2. Tình hình nghiên cứu văn hóa và văn hóa chính trị trong nhà trường quân đội Nhận thức được vị trí, vai trò quan trọng của NTQĐ, nơi đào tạo ra đội ngũ sĩ quan trong tương lai, QUTW và BQP đã có những chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ gắn với xây dựng và phát triển môi trường văn hóa trong các học viện, trường sĩ quan. Đặc biệt, thời gian gần đây, những nghiên cứu về văn hóa trong NTQĐ đã nhận được sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học và đã có một số công trình luận án tiêu biểu như: “Quan hệ thống nhất - đa dạng trong phát triển môi trường văn hóa quân sự ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay”, (2009), luận án tiến sĩ triết học của Đỗ Văn Ngoan, Học viện Chính trị - Bộ Quốc phòng [94]. Xuất phát từ quan niệm, đặc trưng cơ bản của văn hóa là tính phổ quát và bản sắc, được biểu hiện tập trung ở hai quan hệ chính: thống nhất - đa dạng và truyền thống - hiện đại. Để thúc đẩy văn hóa phát triển, cần thiết phải giải quyết một cách khoa học, hài hòa cả hai quan hệ nói trên: Quan hệ thống nhất - đa dạng trong phát triển môi trường văn hóa quân sự ở các trường sĩ quan là sự tương tác biện chứng giữa hai xu thế hướng điểm và hướng diện, phản ánh xu thế vừa ràng buộc, phụ thuộc, quy định lẫn nhau, vừa vận hành theo cơ chế riêng và tác động qua lại, đồng thời xâm nhập, chuyển hóa lẫn nhau giữa thống nhất văn hóa và đa dạng văn hóa [94, tr.9]. Trong hoạt động quân sự, đặc biệt là đối với các trường đào tạo sĩ quan - những người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tương lai, đòi hỏi phải xây dựng và phát triển môi trường văn hóa quân sự thật sự lành mạnh góp phần xây dựng và phát triển nhân cách người sĩ quan. Bởi vì, môi trường văn hóa quân sự ở các trường sĩ quan QĐND Việt Nam, theo tác giả quan niệm: Là một chỉnh thể thống nhất giữa các giá trị văn hóa sư phạm quân sự, quan hệ văn hóa sư phạm quân sự, hoạt động văn hóa sư phạm quân sự và 27 thiết chế văn hóa sư phạm quân sự trong một không gian và thời gian xác định, thường xuyên tác động đến quân nhân nhằm hình thành, phát triển nhân cách học viên sĩ quan theo mục tiêu đào tạo xác định [94, tr.50]; “Văn hóa thẩm mỹ trong nhà trường Quân đội hiện nay”, (2017), luận án tiến sĩ văn hóa học của Phạm Văn Xây, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh [162]. Xuất phát từ góc độ văn hóa học, tác giả đã tiếp cận nghiên cứu văn hóa thẩm mỹ với tư cách là một lĩnh vực văn hóa đặc thù biểu hiện trình độ phát triển cao của văn hóa, phản ánh mối quan hệ thẩm mỹ của con người đối với hiện thực thông qua hoạt động thẩm mỹ, tác giả luận án quan niệm: Văn hóa thẩm mỹ là một chỉnh thể các giá trị thẩm mỹ được kết tinh từ tất cả các hoạt động thụ cảm, sáng tạo, nhận thức thẩm mỹ của con người trong một cộng đồng văn hóa nhất định, đồng thời có tác động trở lại không thể thiếu đối với đời sống thẩm mỹ của con người và cộng đồng theo những thiết chế văn hóa nhất định [162, tr.32]. Văn hóa thẩm mỹ có vai trò rất quan trọng trong NTQĐ, thể hiện: góp phần đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ và phát triển đời sống tinh thần của quân nhân; góp phần hoàn thiện nhân cách và xây dựng tập thể quân nhân, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng dạy học và nghiên cứu khoa học trong NTQĐ; “Định hướng giá trị văn hóa của học viên đào tạo sĩ quan trong các trường Quân đội”, (2017), luận án tiến sĩ văn hóa học của Nguyễn Vương Bình, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội [14]. Xuất phát từ góc độ văn hóa học, trên cơ sở lý thuyết nhập thân văn hóa, tác giả luận án đã tập trung làm rõ nội dung, phương thức và đặc điểm định hướng giá trị văn hóa cho học viên đào tạo sĩ quan; dự báo những nhân tố tác động, xu hướng định hướng giá trị văn hóa đồng thời đặt ra vấn đề nâng cao định hướng giá trị văn hóa cho học viên đào tạo sĩ quan. Tác giả luận án quan niệm: “Định hướng giá trị văn hóa của học viên đào tạo sĩ quan là sự tiếp nhận, thâu hóa và tỏa sáng giá trị văn hóa của mỗi học viên, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành, phát triển nhân cách người học viên đào tạo sĩ quan quân đội, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quân sự” [14, tr.33]; “Xây dựng văn hóa chính trị Hồ Chí Minh cho học viên đào tạo chính ủy trung, sư đoàn ở Học viện Chính trị hiện nay”, (2017), (Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tà cấp Học viện) do Nguyễn Hữu Lập (Chủ nhiệm đề tài), Học viện Chính trị [75]. Theo đó, “Văn hóa chính trị Hồ Chí Minh là những giá trị chân, thiện và mỹ được Người sáng 28 tạo trong quá trình hoạt động cách mạng của mình, bao gồm một hệ thống các chuẩn mực về tư tưởng, hành vi và nhân cách chính trị” [75, tr.5]. Các tác giả tập trung khẳng định vai trò của VHCT Hồ Chí Minh đối với nhiệm vụ xây dựng đội ngũ chính ủy trung, sư đoàn, từ đó đề xuất những giải pháp chủ yếu xây dựng VHCT Hồ Chí Minh cho học viên đào tạo chính ủy trung, sư đoàn ở HVCT hiện nay. Nhìn chung, công tác tư tưởng văn hóa trong quân đội có vai trò rất quan trọng, là nhân tố trực tiếp tạo ra sức mạnh chính trị tinh thần, góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh tổng hợp của quân đội. Bằng thế giới quan và phương pháp luận mác xít, các nghiên cứu đã chỉ ra: văn hóa quân sự là một phận đặc thù của đời sống văn hóa xã hội, một giá trị độc đáo của văn hóa Việt Nam trong lịch sử giữ nước và dựng nước của dân tộc Việt Nam, thể hiện ở sự thống nhất giữa tính mực thước, nghiêm cách với tính năng động, mềm dẻo. Để góp phần xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, cần thiết phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng văn hóa trong quân đội. Nhà trường quân đội là nơi đào tạo sĩ quan chỉ huy, những người có vai trò quan trọng kế tục sự nghiệp xây dựng quân đội, bảo vệ Tổ quốc trong tương lai, vì vậy yêu cầu đặt ra cho nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa, trước hết là nâng cao VHCT cho các chủ thể trong NTQĐ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Thời gian gần đây đã có những nghiên cứu chỉ ra những vấn đề mang tính quy luật như nhập thân văn hóa hay quan hệ thống nhất - đa dạng dưới góc độ triết học văn hóa; nghiên cứu văn hóa thẩm mỹ, nghiên cứu định hướng giá trị trong NTQĐ dưới góc độ văn hóa học. Về VHCT, đã có những nghiên cứu nhằm nâng cao văn hóa lãnh đạo hay xây dựng VHCT Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ chính trị trong quân đội. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập một cách tổng thể, trực tiếp đến VHCT trong NTQĐ, vì vậy, đây được xem là khoảng trống trong nghiên cứu mà mục tiêu luận án hướng tới. 1.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đánh giá chung Qua trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến VHCT trong NTQĐ ở trên, có thể rút ra một số vấn đề làm cơ sở cho sự nghiên cứu tiếp theo của luận án: 29 Thứ nhất, văn hóa là lĩnh vực rộng lớn, có liên quan đến toàn bộ hoạt động của con người. Nói tới văn hóa là nói tới lực lượng bản chất người, vì sự hoàn thiện, phát triển toàn diện con người, là thước đo trình độ tiến hóa của con người. Các nghiên cứu về VHCT trên thế giới cũng như ở Việt Nam đều xuất phát từ vị trí, vai trò của văn hóa nói chung và VHCT nói riêng đối với đời sống con người. Nhìn chung, dù tiếp cận VHCT tính cách là một thực thể xã hội hay là với tính cách là hệ giá trị, các nghiên cứu đều có điểm chung trong việc khẳng định, VHCT là một bộ phận của văn hóa xã hội, có sức mạnh lan tỏa đến mọi phương diện, thấm sâu vào các lĩnh vực của đời sống, là nền tảng tinh thần xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển, tiến bộ của con người, con người vừa là chủ thể nhưng cũng vừa là sản phẩm của văn hóa, trong đó có văn hóa chính trị. Trong giai đoạn hiện nay, tiếp cận nghiên cứu văn hóa nói chung và VHCT nói riêng nhằm phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là việc làm có ý nghĩa thiết thực. Sự phong phú, đa dạng về thành tựu trong cách tiếp cận và luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn về VHCT trong các nghiên cứu như trình bày trong phần tổng quan đã chứng minh điều đó. Trước sự vận động và phát triển hết sức mau lẹ của thực tiễn, đòi hỏi cần phải tiếp tục lý giải và làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn trong xây dựng và phát triển văn hóa nhằm phát huy tốt hơn nữa vai trò của VHCT, trong đó tập trung nâng cao VHCT cho các chủ thể, làm cho văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển tiến bộ xã hội. Thứ hai, với tính cách là một bộ phận của văn hóa, VHCT là hệ giá trị mang tính nhân văn, tiến bộ, có vai trò quan trọng trong việc định hướng và điều chỉnh đối với thái độ và hành vi chính trị của một cá nhân hay một cộng đồng, VHCT giúp các chủ thể chính trị cũng như thể chế, thiết chế chính trị giữ được sự ổn định, minh bạch, tránh được nguy cơ tha hóa về chính trị, đặc biệt là trong điều kiện cầm quyền và thực thi quyền lực. Sự thực hành VHCT và tư tưởng về VHCT đã có từ rất sớm ở cả phương Đông và phương Tây. Tuy nhiên, khái niệm VHCT chỉ thực sự gia nhập vào hệ thống khái niệm với tư cách là một thuật ngữ khoa học vào giữa thế kỷ XX ở phương Tây. Những thành tựu trong nghiên cứu về VHCT phương Tây đã có ảnh hưởng sâu rộng trong giới khoa học quan tâm đến văn hóa và VHCT ở tất cả các 30 quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Trải qua quá trình phát triển về mặt lý luận cũng như thực tiễn, cho đến nay VHCT đã được tiếp cận nghiên cứu từ nhiều góc độ như triết học, chính trị học và đã khẳng định được vai trò trong tiến trình phát triển của mỗi cộng đồng, quốc gia - dân tộc. Tuy nhiên, văn hóa bao giờ cũng mang tính chủ thể, VHCT của một dân tộc, một cộng đồng luôn phán ánh bản sắc của dân tộc và cộng đồng đó, đồng thời mang đậm dấu ấn của các chủ thể. Cho nên việc nghiên cứu văn hóa nói chung và VHCT nói riêng dưới góc độ văn hóa học, gắn với một cộng đồng nhất định luôn là một yêu cầu mang tính cấp thiết. Điều đó cho phép khẳng định, nghiên cứu VHCT trong NTQĐ ở Việt Nam hiện nay là hướng nghiên cứu cần thiết và hứa hẹn có đóng góp mới. Thứ ba, ở Việt Nam nhìn chung các nghiên cứu về VHCT tuy đã kế thừa và cập nhật được những thành tựu nghiên cứu nước ngoài đặc biệt là châu Âu và Mỹ nhưng ở giai đoạn đầu, VHCT chủ yếu chỉ được nghiên cứu lồng ghép trong các nghiên cứu chung về văn hóa hoặc là được xem xét với tính cách là đối tượng nghiên cứu của các ngành khoa học như triết học, chính trị học. Những năm gần đây, nghiên cứu về VHCT ở trong nước chú ý nhiều hơn và cách tiếp cận cũng đa dạng hơn. Đặc biệt, bên cạnh cách tiếp cận VHCT với tính cách là một thực thể xã hội của triết học, chính trị học, thì VHCT đã nhận được sự quan tâm của các nhà văn hóa học. Tuy nhiên, cho đến nay những khoảng trống tri thức về VHCT cần được bổ sung làm rõ hơn những vấn đề lý luận về VHCT, thực trạng VHCT hiện nay và vấn đề nâng cao VHCT cho các chủ thể trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đây được xem là một trong những vấn đề khoa học có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Thứ tư, xuất phát từ vị trí, vai trò của công tác tư tưởng văn hóa trong quân đội, những năm qua QUTW và BQP, trực tiếp là Tổng cục Chính trị đã chỉ đạo nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận về văn hóa quân sự. Những vấn đề xây dựng và phát triển văn hóa nhằm góp phần hoàn thiện nhân cách người quân nhân cách mạng, nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ trong NTQĐ cũng đã được tiếp cận khai thác trên các khía cạnh: tìm hiểu giá trị văn hóa của “Bộ đội Cụ Hồ”, xây dựng và phát triển môi trường văn hóa quân sự, phát huy và phát triển văn hóa thẩm mỹ hay định hướng giá trị cho các chủ thể trong NTQĐ và đã đạt được bước tiến nhất định góp phần quan trọng xây dựng QĐND Việt Nam vững mạnh về tư tưởng và tổ chức và đạo đức. 31 Trong các nghiên cứu có liên quan đã có những đề cập vấn đề xây dựng và phát triển môi trường văn hóa sư phạm nhằm hướng tới việc hoàn hiện nhân cách của người học. Tuy nhiên, đối với môi trường sư phạm quân sự có những đặc thù riêng, ở đó không chỉ có quan hệ thầy - trò mà còn là quan hệ chỉ huy - phục tùng; quan hệ đồng chí - đồng đội. Song có thể khẳng định, cho đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu chuyên sâu nào về VHCT trong nhà trường quân đội. Vì vậy, việc nghiên cứu VHCT trong NTQĐ nhằm chỉ ra đặc trưng của VHCT môi trường sư phạm quân sự, từ đó nhận diện những vấn đề đặt ra đối với VHCT trong NTQĐ là hướng nghiên cứu khả thi và không trùng lặp. 1.3.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu Văn hóa chính trị trong NTQĐ là một bộ phận VHCT của QĐND Việt Nam và của VHCT Việt Nam, cho nên cũng chịu sự chi phối bởi những quy luật chung, những quan hệ đặc trưng trong quá trình phát triển văn hóa, đồng thời chịu sự chi phối, tác động bởi những hoạt động mang tính đặc thù của môi trường sư phạm quân sự. Nghiên cứu VHCT trong NTQĐ phải trên cơ sở quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa; nhiệm vụ xây dựng quân đội nói chung và nhiệm vụ đào tạo cán bộ quân đội của Đảng nói riêng trong tình hình mới; nhận thức đúng đắn, vận dụng sáng tạo các quy luật, tôn trọng nét đặc trưng và bản chất văn hóa, tính đặc thù của VHCT trong môi trường quân sự, cụ thể ở đây là môi trường sư phạm quân sự; không ngừng nâng cao tri thức chính trị, giữ vững lý tưởng và niềm tin chính trị trong nhân cách người sĩ quan tương lai; xây dựng người quân nhân cách mạng kiểu mới, tạo ra động lực tinh thần mạnh mẽ, góp phần ngăn chặn và đẩy lùi những hiện tượng phản giá trị, phản văn hóa xâm nhập trong môi trường đào tạo cán bộ quân đội của Đảng; đấu tranh có hiệu quả với luận điệu đòi “phi chính trị hóa quân đội” của các thế lực thù địch; xây dựng NTQĐ vững mạnh về chính trị, góp phần giữ vững trận địa tư tưởng của Đảng trong quân đội, nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ, làm cơ sở để xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, xứng đáng với niềm tin của Đảng và Nhân dân giao phó. Tiếp cận hướng nghiên cứu VHCT trong NTQĐ hiện nay, trên cơ sở kế thừa những thành tựu nghiên cứu đã được công bố, luận án sẽ được triển khai thực hiện các nội dung chủ yếu sau: Một là, tiếp tục hệ thống lại và so sánh các quan niệm khác nhau về VHCT đồng thời đưa ra quan niệm về VHCT; làm rõ những vấn đề lý luận về VHCT dưới 32 góc độ văn hóa học, như nội hàm khái niệm; những vấn đề về cấu trúc và chức năng của VHCT; đưa ra quan niệm về VHCT của QĐND Việt Nam và VHCT trong NTQĐ đồng thời chỉ ra mối quan hệ giữa các loại hình văn hóa chính trị. Hai là, tiếp cận VHCT trong NTQĐ với tính cách là VHCT trong một thiết chế văn hóa đặc thù, có vai trò quan trọng trong định hướng củng cố niềm tin, rèn luyện bản lĩnh chính trị trong quá trình đào tạo những sĩ quan chỉ huy; chỉ ra những khía cạnh thuộc về bản chất của VHCT trong NTQĐ với những nét đặc trưng của VHCT trong môi trường sư phạm quân sự; khẳng định vị trí, ý nghĩa của VHCT trước yêu cầu “đổi mới nhưng không đổi màu”, giữ vững trận địa tư tưởng của Đảng, chống lại âm mưu đòi “phi chính trị hóa quân đội”, nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ của Đảng, góp phần xây dựng quân đội ngày càng hùng mạnh. Ba là, khảo sát, mô tả và đánh giá thực trạng của VHCT trong NTQĐ hiện nay với các thành tố cơ bản như: chủ thể VHCT; thang bậc giá trị VHCT; thể chế, thiết chế VHCT và hoạt động văn hóa chính trị. Các thành tố trên có vai trò quan trọng đối với nhiệm vụ dạy học và nghiên cứu khoa học cũng như nhiệm vụ bồi dưỡng, nâng cao trình độ chính trị cho các chủ thể qua đó góp phần hoàn thiện và phát triển nhân cách cho các chủ thể trong nhà trường quân đội. Bốn là, dự báo khái quát những yếu tố tác động đến VHCT trong NTQĐ; nhận diện những vấn đề đặt ra đối với VHCT trong NTQĐ, làm cho các giá trị VHCT thấm sâu vào trong các hoạt động của NTQĐ, tạo nên sức mạnh nội sinh, góp phần xây dựng tổ chức đảng luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, NTQĐ vững mạnh toàn diện. Tiểu kết chương 1 Qua tổng hợp tình hình nghiên cứu về VHCT cho thấy, hầu hết các nhà khoa học đều thống nhất nhận định, sự xuất hiện của VHCT và tư tưởng về VHCT trong lịch sử tư tưởng nhân loại là rất sớm cùng với sự xuất hiện của văn minh nhân loại. Nhìn chung những nghiên cứu về VHCT có thể được khái quát trên hai hướng tiếp cận chủ yếu: VHCT với tính cách là một thực thể xã hội và VHCT với tính cách là hệ giá trị. Trong thời kỳ cổ đại, tư tưởng về VHCT được chứa đựng trong các lý thuyết, học thuyết chính trị của các nhà tư tưởng nhằm hướng tới việc tìm hiểu và giải thích bản chất và cách thức của sự cai trị hay việc nắm giữ và ứng xử đối với quyền lực của các nhà tư tưởng cổ đại cả ở phương Tây và phương Đông. 33 Ở Việt Nam, tư tưởng về VHCT và sự tiếp thu những thành tựu nghiên cứu về VHCT đã có tương đối sớm do ảnh hưởng của các tôn giáo và văn hóa phương Tây. Tuy nhiên, lúc đầu chỉ là những nghiên cứu lồng ghép với văn hóa hoặc các ngành khoa học xã hội và nhân văn như triết học, chính trị học. Thời gian gần đây, VHCT nhận được sự quan tâm của các nhà khoa học Việt Nam, theo đó, các nhà khoa học trong nước thống nhất xem VHCT như là một thành tố của văn hóa tổ chức xã hội, là một yếu tố hợp thành hệ giá trị văn hóa được biểu hiện ở tư tưởng, nhân cách, những chuẩn mực, khuôn mẫu và truyền thống trong hoạt động chính trị. Trong lĩnh vực quân sự nói chung và NTQĐ nói riêng, đã có những nghiên cứu nhằm xây dựng, phát triển môi trường văn hóa sư phạm quân sự từ góc độ triết học; từ góc độ văn hóa học, những nghiên cứu nhằm phát triển và phát huy văn hóa thẩm mỹ cho các chủ thể, định hướng giá trị văn hóa cho học viên đào tạo sĩ quan đã được công bố. Về VHCT, đã có nghiên cứu tiếp cận dưới góc độ chính trị học: xây dựng VHCT Hồ Chí Minh cho học viên đào tạo chính ủy trung đoàn, sư đoàn Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình khoa học nào trực tiếp bàn đến VHCT trong NTQĐ từ góc độ văn hóa học, đây có thể được xem là khoảng trống trong nghiên cứu về văn hóa trong quân đội. Vì vậy, sự lựa chọn đề tài “Văn hóa chính trị trong nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” (Nghiên cứu trường hợp: Học viện Chính trị - Bộ Quốc phòng, Trường Sĩ quan Lục quân 1), là vấn đề nghiên cứu không trùng lặp, dự kiến có những đóng góp mới cả về mặt lý luận và thực tiễn. 34 Chương 2 LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ TRONG NHÀ TRƯỜNG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM VÀ KHÁI LƯỢC VỀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 2.1. LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản Xuất phát từ nhận thức, VHCT là một thành tố của văn hóa xã hội, những dấu hiệu đặc trưng, tính chất, chức năng của văn hóa đều được thể hiện trong VHCT. Vì vậy, nghiên cứu VHCT từ góc độ văn hóa học phải xuất phát từ các khái niệm mang tính công cụ là khái niệm “văn hóa”, khái niệm “chính trị” và đây chính là cơ sở lý luận trực tiếp góp phần hình thành quan niệm VHCT của tác giả luận án. 2.1.1.1. Văn hóa Trong công trình “Phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, Những vấn đề phương pháp luận” (tái bản 2010), Phạm Duy Đức (Chủ biên), [45], mục, “Khái niệm về văn hóa và sự phát triển về văn hóa”, tác giả Đỗ Huy viết: “Trong hoạt động sinh tồn và hoạt động giao tiếp của tất cả các dân tộc trên thế giới hiện nay, văn hóa là một từ được sử dụng rộng rãi đến mức không một lĩnh vực nào trong các quan hệ vật chất và quan hệ tinh thần của con người mà chúng ta không bắt gặp” [45, tr.13] và đã đưa ra nhận định: “Có thể nói, nội hàm khái niệm văn hóa được mở rộng khôn cùng” [45, tr.16]. Về mặt lịch sử, thuật ngữ “Văn hóa” bắt nguồn từ ngữ hệ Latin: cultura hay cultus với ý nghĩa ban đầu là gieo trồng cây cối ở ngoài đồng ruộng, sau đó phát triển thành gieo trồng với ý nghĩa của sự gieo trồng và vun đắp trí tuệ, tinh thần, nhằm chỉ sự nâng niu và nuôi dưỡng những giá trị và phẩm chất con người. Ở phương Đông, văn hóa gắn liền với triết lý “văn trị giáo hóa” nhằm chỉ ra thuật hay phương thức cai trị quốc gia là dùng “Đức”, “Văn” và “Lễ nhạc” để giáo hóa (giáo dục, dạy dỗ), nếu không nghe theo sau đó mới thi hành xử phạt (Văn trị - cai trị bằng văn). Cùng với sự phát triển nhận thức của con người, khái niệm văn hóa đã không ngừng được tiếp cận và hoàn thiện cả nội hàm và ngoại diên. Tuy nhiên, hiện nay trên thế giới có rất nhiều cách tiếp cận không đồng nhất, tạo nên sự đa diện và đa nghĩa cho khái niệm văn hóa, vì vậy đã có ý kiến cho rằng, có bao nhiêu nhà nghiên cứu văn hóa thì có bấy nhiêu khái niệm văn hóa. 35 Xét trong phạm vi và mục tiêu nghiên cứu, có thể dẫn ra một số quan niệm về văn hóa, làm cơ sở cho những khái niệm mang tính công cụ có liên quan trực tiếp đến hướng tiếp cận của luận án. Trong tác phẩm “Văn hóa nguyên thủy” (Primitive Culture), xuất bản năm 1871, tại London, nhà nhân học người Anh E.B Tylor đã đưa ra định nghĩa: “Văn hóa hay văn minh, hiểu theo nghĩa rộng nhất về dân tộc học của nó, là toàn bộ phức thể bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục và những khả năng, những tập quán mà con người có được với tư cách là thành viên của xã hội” [dẫn theo 28, tr.15]. Định nghĩa văn hóa của E.B Tylor được xem là định nghĩa khoa học đầu tiên về khái niệm “văn hóa” và được trích dẫn ở hầu hết các công trình nghiên cứu về văn hóa sau này. Một trong những định nghĩa về văn hóa được cộng đồng thế giới sử dụng nhiều trong các trích dẫn là định nghĩa của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) được nêu trong “Tuyên bố về chính sách văn hóa” tại Hội nghị quốc tế về Chính sách văn hóa, tổ chức tại Mexico từ ngày 26 tháng 7 đến ngày 06 tháng 8 năm 1982: “Văn hóa là tổng thể những nét đặc thù về tinh thần và vật chất, về trí tuệ và cảm xúc quy định tính cách của một xã hội hay của một nhóm xã hội”. [dẫn theo 53, tr.36]. Hiện nay, theo cách tiếp cận với nghĩa rộng, UNESCO quan niệm văn hóa là một phức thể - tổng thể các đặc trưng, diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm... khắc họa nên bản sắc của một cộng đồng và đề xuất mở rộng nội hàm khái niệm văn hóa trong đó có những khái niệm đáng chú ý như: văn hóa tri thức, văn hóa thông tin, văn hóa công nghiệp, văn hóa sáng tạo, văn hóa hòa bình, VHCT, bản sắc văn hóa quốc gia. Khi “Công ước quốc tế về đa dạng văn hóa” của UNESCO được thông qua năm 2006, các vấn đề tiếp tục được đề xuất là: quan hệ văn hóa và dân chủ; văn hóa khoan dung; sự cân đối văn hóa; quyền văn hóa và bảo tồn phát triển văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế. Trong những năm gần đây đã có những thành tựu mới trong tiếp cận cấu trúc khái niệm văn hóa, một trong những thành tựu nổi bật đó là cách tiếp cận văn hóa theo tầng nội dung của Texas University, được công bố vào tháng 5 năm 2015. Theo đó, cấu trúc của văn hóa bao gồm các tầng như: giá trị (values); nghi thức, nghi lễ, chuẩn mực (rituals); nhân vật - anh hùng, hình mẫu (heroes) và các biểu 36 tượng (symbols) [167], đây có thể được xem là một trong những cách tiếp cận hiện đại mà luận án có thể lựa chọn, kế thừa và vận dụng trong phân tích cấu trúc khái niệm văn hóa chính trị. Như vậy, có thể tổng hợp các quan niệm đã trình bày ở trên bằng những khái quát sau: Văn hóa là một trong những phương diện cơ bản của đời sống xã hội, trong đó bao gồm toàn bộ những thành quả hoạt động sáng tạo của con người mang đậm dấu ấn chân, thiện, mỹ trong quá khứ, hiện tại, được biểu hiện trên cả hai lĩnh vực vật chất và tinh thần, với những hệ thống các giá trị, các nghi thức, các nhân vật và các biểu tượng. Hệ thống giá trị đó chi phối, tác động đến đời sống tâm lý và tất cả các quan hệ, những hoạt động của các thành viên trong cộng đồng. Văn hóa có thể được phân chia thành các lĩnh vực đặc thù của đời sống xã hội như: giáo dục, đạo đức, pháp luật, chính trị, tôn giáo, nghệ thuật... tương ứng với các tên gọi văn hóa giáo dục, văn hóa đạo đức, văn hóa pháp luật và VHCT là một trong những thuật ngữ được hình thành trên cơ sở này. 2.1.1.2. Chính trị Ở phương Tây, thuật ngữ “chính trị” có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, “Politika” với ý nghĩa ban đầu là công việc của các thành phố, là nghệ thuật cai trị, là phương pháp nhất định để thực hiện các mục tiêu quốc gia. Các nhà tư tưởng, chính trị gia tiêu biểu như Herodotos, Platon, Aristotle... đã có những khái quát về thuật ngữ chính trị. Theo đó, chính trị gắn liền với thể chế nhà nước, là nghệ thuật cung đình, là nghệ thuật cai trị. Aristotle nhận thấy rằng, chính trị là sản phẩm của sự phát triển tự nhiên của con người, là hình thức giao tiếp cao nhất của con người, con người là “động vật chính trị”. Ở phương Đông, chính trị, theo lối chiết tự là khái niệm được tạo thành bởi hai từ “Chính” và “Trị”. Theo Đào Duy Anh, trong “Giản yếu Hán - Việt từ điển” [2] thì “Chính” là thích đáng, ngay thẳng; việc của nhà nước; quy tắc để làm việc; chủ trì [2, tr.171]. “Trị” là việc đương làm; sửa sang công việc; trừng phạt [2, tr.488]. “Chính trị” gọi chung những việc sắp đặt và thi hành để sửa trị một nước [2, tr.174]. Theo Khổng Tử, chính trị phải chính danh, chính đạo và là công việc của người quân tử; chính trị gắn với “tam cương”, “ngũ thường”. Hàn Phi Tử cho rằng,...Không cần thiết 11 3,7 3,7 5,3 Bình thường 24 8,0 8,0 13,3 Cần thiết 230 76,7 76,7 90,0 Rất cần thiết 30 10,0 10,0 100,0 Total 300 100,0 100,0 207 Ý chí chính trị Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Rất không cần thiết 4 1,3 1,3 1,3 Không cần thiết 15 5,0 5,0 6,3 Bình thường 31 10,3 10,3 16,7 Cần thiết 214 71,3 71,3 88,0 Rất cần thiết 36 12,0 12,0 100,0 Total 300 100,0 100,0 Thái độ chính trị Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Rất không cần thiết 6 2,0 2,0 2,0 Không cần thiết 12 4,0 4,0 6,0 Bình thường 30 10,0 10,0 16,0 Cần thiết 211 70,3 70,3 86,3 Rất cần thiết 41 13,7 13,7 100,0 Total 300 100,0 100,0 Năng lực tham gia các hoạt động chính trị Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Rất không cần thiết 7 2,3 2,3 2,3 Không cần thiết 10 3,3 3,3 5,7 Bình thường 19 6,3 6,3 12,0 Cần thiết 219 73,0 73,0 85,0 Rất cần thiết 45 15,0 15,0 100,0 Total 300 100,0 100,0 208 Lý tưởng chính trị Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Rất không cần thiết 6 2,0 2,0 2,0 Không cần thiết 8 2,7 2,7 4,7 Bình thường 18 6,0 6,0 10,7 Cần thiết 229 76,3 76,3 87,0 Rất cần thiết 39 13,0 13,0 100,0 Total 300 100,0 100,0 Niềm tin chính trị Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Rất không cần thiết 6 2,0 2,0 2,0 Không cần thiết 9 3,0 3,0 5,0 Bình thường 17 5,7 5,7 10,7 Cần thiết 233 77,7 77,7 88,3 Rất cần thiết 35 11,7 11,7 100,0 Total 300 100,0 100,0 Uy tín chính trị cá nhân Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Rất không cần thiết 5 1,7 1,7 1,7 Không cần thiết 11 3,7 3,7 5,3 Bình thường 15 5,0 5,0 10,3 Cần thiết 238 79,3 79,3 89,7 Rất cần thiết 31 10,3 10,3 100,0 Total 300 100,0 100,0 209 Triết lý chính trị Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Rất không cần thiết 4 1,3 1,3 1,3 Không cần thiết 7 2,3 2,3 3,7 Bình thường 16 5,3 5,3 9,0 Cần thiết 229 76,3 76,3 85,3 Rất cần thiết 44 14,7 14,7 100,0 Total 300 100,0 100,0 Khuôn mẫu, chuẩn mực chính trị Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Rất không cần thiết 4 1,3 1,3 1,3 Không cần thiết 5 1,7 1,7 3,0 Bình thường 17 5,7 5,7 8,7 Cần thiết 233 77,7 77,7 86,3 Rất cần thiết 41 13,7 13,7 100,0 Total 300 100,0 100,0 Di sản và truyền thống chính trị Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Rất không cần thiết 4 1,3 1,3 1,3 Không cần thiết 10 3,3 3,3 4,7 Bình thường 16 5,3 5,3 10,0 Cần thiết 230 76,7 76,7 86,7 Rất cần thiết 40 13,3 13,3 100,0 Total 300 100,0 100,0 210 Sứ mệnh, mục tiêu yêu cầu đào tạo gắn với chức năng, nhiệm vụ NTQĐ Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Rất không cần thiết 5 1,7 1,7 1,7 Không cần thiết 6 2,0 2,0 3,7 Bình thường 17 5,7 5,7 9,3 Cần thiết 232 77,3 77,3 86,7 Rất cần thiết 40 13,3 13,3 100,0 Total 300 100,0 100,0 Vai trò của sứ mệnh, mục tiêu trong nhà trường quân đội Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Rất không cần thiết 5 1,7 1,7 1,7 Không cần thiết 12 4,0 4,0 5,7 Bình thường 18 6,0 6,0 11,7 Cần thiết 222 74,0 74,0 85,7 Rất cần thiết 43 14,3 14,3 100,0 Total 300 100,0 100,0 Hành động để hiện thực hóa mục tiêu, yêu cầu đào tạo Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Rất không cần thiết 9 3,0 3,0 3,0 Không cần thiết 11 3,7 3,7 6,7 Bình thường 18 6,0 6,0 12,7 Cần thiết 217 72,3 72,3 85,0 Rất cần thiết 45 15,0 15,0 100,0 Total 300 100,0 100,0 211 Sự vận hành và theo đuổi những giá trị chính trị Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Rất không cần thiết 5 1,7 1,7 1,7 Không cần thiết 9 3,0 3,0 4,7 Bình thường 2 ,7 ,7 5,3 Cần thiết 252 84,0 84,0 89,3 Rất cần thiết 32 10,7 10,7 100,0 Total 300 100,0 100,0 Sự đồng thuận và gắn kết của tập thể quân nhân Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Rất không cần thiết 5 1,7 1,7 1,7 Không cần thiết 7 2,3 2,3 4,0 Bình thường 14 4,7 4,7 8,7 Cần thiết 237 79,0 79,0 87,7 Rất cần thiết 37 12,3 12,3 100,0 Total 300 100,0 100,0 Sự giữ gìn và phát huy bản sắc của tổ chức Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Rất không cần thiết 5 1,7 1,7 1,7 Không cần thiết 12 4,0 4,0 5,7 Bình thường 15 5,0 5,0 10,7 Cần thiết 230 76,7 76,7 87,3 Rất cần thiết 38 12,7 12,7 100,0 Total 300 100,0 100,0 212 Uy tín chính trị và định hướng giá trị chung của NTQĐ Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Rất không cần thiết 3 1,0 1,0 1,0 Không cần thiết 7 2,3 2,3 3,3 Bình thường 17 5,7 5,7 9,0 Cần thiết 235 78,3 78,3 87,3 Rất cần thiết 38 12,7 12,7 100,0 Total 300 100,0 100,0 Hoạt động văn hóa chính trị trong dạy học Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Rất không cần thiết 4 1,3 1,3 1,3 Không cần thiết 7 2,3 2,3 3,7 Bình thường 16 5,3 5,3 9,0 Cần thiết 229 76,3 76,3 85,3 Rất cần thiết 44 14,7 14,7 100,0 Total 300 100,0 100,0 Hoạt động văn hóa chính trị trong nghiên cứu khoa học Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Rất không cần thiết 4 1,3 1,3 1,3 Không cần thiết 5 1,7 1,7 3,0 Bình thường 17 5,7 5,7 8,7 Cần thiết 233 77,7 77,7 86,3 Rất cần thiết 41 13,7 13,7 100,0 Total 300 100,0 100,0 213 Hoạt động văn hóa chính trị trong xây dựng các tổ chức Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Rất không cần thiết 4 1,3 1,3 1,3 Không cần thiết 10 3,3 3,3 4,7 Bình thường 16 5,3 5,3 10,0 Cần thiết 230 76,7 76,7 86,7 Rất cần thiết 40 13,3 13,3 100,0 Total 300 100,0 100,0 Các hoạt động khác Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Rất không cần thiết 6 2,0 2,0 2,0 Không cần thiết 8 2,7 2,7 4,7 Bình thường 21 7,0 7,0 11,7 Cần thiết 223 74,3 74,3 86,0 Rất cần thiết 42 14,0 14,0 100,0 Total 300 100,0 100,0 TÁC ĐỘNG THUẬN CHIỀU Toàn cầu hóa, kinh tế thị trường và sự phát triển công nghệ, truyền thông Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Không đồng ý 6 2,0 2,0 2,0 Đồng ý 235 78,3 78,3 80,3 Rất đồng ý 55 18,3 18,3 98,7 Không có ý kiến 4 1,3 1,3 100,0 Total 300 100,0 100,0 214 Yếu tố văn hóa và chính trị trong nước Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Không đồng ý 12 4,0 4,0 4,0 Đồng ý 234 78,0 78,0 82,0 Rất đồng ý 49 16,3 16,3 98,3 Không có ý kiến 5 1,7 1,7 100,0 Total 300 100,0 100,0 Sự phát triển của NTQĐ gắn với yêu cầu nhiệm vụ xây dựng quân đội Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Không đồng ý 6 2,0 2,0 2,0 Đồng ý 238 79,3 79,3 81,3 Rất đồng ý 51 17,0 17,0 98,3 Không có ý kiến 5 1,7 1,7 100,0 Total 300 100,0 100,0 TÁC ĐỘNG TRÁI CHIỀU Sự chống phá của các thế lực thù địch Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Không đồng ý 6 2,0 2,0 2,0 Đồng ý 235 78,3 78,3 80,3 Rất đồng ý 55 18,3 18,3 98,7 Không có ý kiến 4 1,3 1,3 100,0 Total 300 100,0 100,0 215 Toàn cầu hóa, kinh tế thị trường và sự phát triển công nghệ, truyền thông Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Không đồng ý 5 1,7 1,7 1,7 Đồng ý 244 81,3 81,3 83,0 Rất đồng ý 47 15,7 15,7 98,7 Không có ý kiến 4 1,3 1,3 100,0 Total 300 100,0 100,0 Yếu tố văn hóa và chính trị trong nước Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Không đồng ý 12 4,0 4,0 4,0 Đồng ý 234 78,0 78,0 82,0 Rất đồng ý 49 16,3 16,3 98,3 Không có ý kiến 5 1,7 1,7 100,0 Total 300 100,0 100,0 Tác động từ những hạn chế của công tác tư tưởng văn hóa trong quân đội và công tác xây dựng nhà trường quân đội Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Rất không cần thiết 3 1,0 1,0 1,0 Không cần thiết 5 1,7 1,7 2,7 Bình thường 15 5,0 5,0 7,7 Cần thiết 223 74,3 74,3 82,0 Rất cần thiết 54 18,0 18,0 100,0 Total 300 100,0 100,0 216 Nâng cao văn hóa chính trị trong nhà trường quân đội phải dựa trên cơ sở nhận thức sâu sắc của các chủ thể Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Rất không cần thiết 3 1,0 1,0 1,0 Không cần thiết 7 2,3 2,3 3,3 Bình thường 16 5,3 5,3 8,7 Cần thiết 234 78,0 78,0 86,7 Rất cần thiết 40 13,3 13,3 100,0 Total 300 100,0 100,0 Nâng cao văn hóa chính trị trong nhà trường quân đội phải được đặt trong bối cảnh chung của tình hình đất nước, quân đội và đặc điểm của mỗi trường Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Rất không cần thiết 6 2,0 2,0 2,0 Không cần thiết 6 2,0 2,0 4,0 Bình thường 11 3,7 3,7 7,7 Cần thiết 247 82,3 82,3 90,0 Rất cần thiết 30 10,0 10,0 100,0 Total 300 100,0 100,0 Nâng cao văn hóa chính trị trong nhà trường quân đội phải được đặt trên cơ sở phát huy hiệu quả các giá trị truyền thống và chủ động lựa chọn, tiếp nhận những tri thức mới của nhân loại Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Rất không cần thiết 4 1,3 1,3 1,3 Không cần thiết 7 2,3 2,3 3,7 Bình thường 13 4,3 4,3 8,0 Cần thiết 237 79,0 79,0 87,0 Rất cần thiết 39 13,0 13,0 100,0 Total 300 100,0 100,0 217 Nâng cao văn hóa chính trị trong nhà trường quân đội phải gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị trung tâm Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Rất không cần thiết 2 ,7 ,7 ,7 Không cần thiết 7 2,3 2,3 3,0 Bình thường 8 2,7 2,7 5,7 Cần thiết 239 79,7 79,7 85,3 Rất cần thiết 44 14,7 14,7 100,0 Total 300 100,0 100,0 218 PHỤ LỤC 7 SỰ TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC BIÊN SỐ Correlations Học viên năm thứ mấy Trường đang học Giúp nâng cao nhận thức cá nhân về chính trị Hiểu được phần nào năng lực, tính cách của bản thân Nói lên được tâm tư nguyện vọng, tình cảm của bản thân Có niềm tin, ý chí, lý tưởng đối với VHCT Thấy được trách nhiệm, thái độ của bản thân với hoạt động chính trị Nâng cao năng lực tham gia các hoạt động chính trị Học viên năm thứ mấy Pearson Correlation 1 ,096 -,105 ,020 ,004 ,066 -,086 ,132* Sig. (2-tailed) ,098 ,070 ,732 ,941 ,256 ,138 ,022 N 300 300 300 300 300 300 300 300 Trường đang học Pearson Correlation ,096 1 -,288** -,339** -,346** -,333** -,308** -,375** Sig. (2-tailed) ,098 ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 N 300 300 300 300 300 300 300 300 Giúp nâng cao nhận thức cá nhân về chính trị Pearson Correlation -,105 -,288** 1 ,396** ,387** ,322** ,490** ,425** Sig. (2-tailed) ,070 ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 N 300 300 300 300 300 300 300 300 Hiểu được phần nào năng lực, tính cách của bản thân Pearson Correlation ,020 -,339** ,396** 1 ,876** ,763** ,868** ,572** Sig. (2-tailed) ,732 ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 N 300 300 300 300 300 300 300 300 219 Học viên năm thứ mấy Trường đang học Giúp nâng cao nhận thức cá nhân về chính trị Hiểu được phần nào năng lực, tính cách của bản thân Nói lên được tâm tư nguyện vọng, tình cảm của bản thân Có niềm tin, ý chí, lý tưởng đối với VHCT Thấy được trách nhiệm, thái độ của bản thân với hoạt động chính trị Nâng cao năng lực tham gia các hoạt động chính trị Nói lên được tâm tư nguyện vọng, tình cảm của bản thân Pearson Correlation ,004 -,346** ,387** ,876** 1 ,749** ,815** ,527** Sig. (2-tailed) ,941 ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 N 300 300 300 300 300 300 300 300 Có niềm tin, ý chí, lý tưởng đối với VHCT Pearson Correlation ,066 -,333** ,322** ,763** ,749** 1 ,806** ,754** Sig. (2-tailed) ,256 ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 N 300 300 300 300 300 300 300 300 Thấy được trách nhiệm, thái độ của bản thân với hoạt động chính trị Pearson Correlation -,086 -,308** ,490** ,868** ,815** ,806** 1 ,641** Sig. (2-tailed) ,138 ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 N 300 300 300 300 300 300 300 300 Nâng cao năng lực tham gia các hoạt động chính trị Pearson Correlation ,132* -,375** ,425** ,572** ,527** ,754** ,641** 1 Sig. (2-tailed) ,022 ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 N 300 300 300 300 300 300 300 300 *. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed). **. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed). 220 PHỤ LỤC 8 SỐ LIỆU VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN VÀ HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC ĐẢNG, CÔNG TÁC CHÍNH TRỊ TRONG NHÀ TRƯỜNG QUÂN ĐỘI A. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ NỘI DUNG KẾT QUẢ 2015-2016 2016-2017 2017-2018 2018-2019 PHÂN LOẠI TỐT NGHIỆP TS: 1437; Giỏi: 52; Khá: 1369; TB Khá: 16; TB: 0; TS: 1558; Giỏi: 70; Khá: 1468; TB Khá: 20; TB: 0; TS: 1498; Giỏi: 75; Khá: 1396; TB Khá: 27; TB: 0; TS: 1357; Giỏi: 62; Khá: 1271; TB Khá: 24; TB: 0; NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Đề tài: 15; GT-TL: 55; SK: 20; HT: 18; WEB:503; BV: 135 Đề tài: 18; GT-TL: 165; SK: 32; HT: 15; WEB:503; BV: 156 Đề tài: 25; GT-TL: 128; SK: 23; HT: 14; WEB: 437; BV: 154 Đề tài: 22; GT-TL: 63; SK: 28; HT: 169 WEB: 438; BV: 124 221 NỘI DUNG KẾT QUẢ 2015-2016 2016-2017 2017-2018 2018-2019 PHÂN MỨC CÁN BỘ TS: 1602; HTXSNV: 174; HTTNV: 1365 HTNV: 61; KHTNV: 02; TS: 1900 HTXSNV: 183; HTTNV: 1654; HTNV: 44; KHTNV: 19; TS: 1783 HTXSNV: 164; HTTNV: 1776; HTNV: 75; KHTNV: 21; TS: 1928 HTXSNV: 203; HTTNV: 1689; HTNV: 29; KHTNV: 07; ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC ĐẢNG TS: 33 (ĐB, CBCS); HTXSNV (TSVM): 19; HTTNV: 09; HTNV: 04; KHTNV: 01 TS:33 (ĐB, CBCS); HTXSNV (TSVM): 24; HTTNV: 04 HTNV: 05 TS:33 (ĐB, CBCS); HTXSNV (TSVM): 17; HTTNV: 07; HTNV:09 TS:33(ĐB, CBCS); HTXSNV (TSVM): 07; HTTNV: 23; HTNV: 03; TS: 96 (Chi bộ); HTXSNV (TSVM): 40; HTTNV: 18; HTNV: 18; TS: 72 (Chi bộ); HTXSNV (TSVM): 44; HTTNV: 23; HTNV: 05; TS: 88 (Chi bộ); HTXSNV (TSVM): 41; HTTNV: 36; HTNV: 11; TS: 108 (Chi bộ); HTXSNV (TSVM): 20; HTTNV: 86; HTNV: 02; 222 NỘI DUNG KẾT QUẢ 2015-2016 2016-2017 2017-2018 2018-2019 ĐÁNH GIÁ ĐẢNG VIÊN TS: 1968 (Đảng viên); HTXSNV: 170; HTTNV: 1759; HTNV: 21; KHTNV: 18; TS: 2006 (Đảng viên); HTXSNV: 183; HTTNV: 1760; HTNV: 44; KHTNV: 19; TS: 2036 (Đảng viên); HTXSNV: 164; HTTNV: 1776; HTNV: 75; KHTNV: 21; TS: 2238 (Đảng viên); HTXSNV: 203; HTTNV: 1989; HTNV: 39; KHTNV: 07; GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ 100% ĐYC; 90% KG (28% G) 100% ĐYC; 92,80% KG (29.05% G) 100% ĐYC; 96,32% KG (28,12% G) 100% ĐYC; 95,18% KG (29,37% G) B. TRƯỜNG SĨ QUAN LỤC QUÂN 1 NỘI DUNG KẾT QUẢ 2015-2016 2016-2017 2017-2018 2018-2019 PHÂN LOẠI TỐT NGHIỆP TS: 1636; Xuất sắc: 02 Giỏi: 58; Khá: 1357; TB Khá: 214; TB: 0; Yếu (KTN): 05 TS: 404; Giỏi: 15; Khá: 367; TB Khá: 22; TB: 0; TS: 480; Giỏi: 41; Khá: 390; TB Khá: 44; TB: 5; TS: 541; Giỏi: 38; Khá: 436; TB Khá: 58; TB: 8; Y (KTN): 1 223 NỘI DUNG KẾT QUẢ 2015-2016 2016-2017 2017-2018 2018-2019 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Đề tài: 14; GT-TL: 47; SK: 24; HT: 12; WEB:755; BV: 113 Đề tài: 24; GT-TL: 265; SK: 20; HT: 8; WEB:503; BV: 90 Đề tài: 21; GT-TL: 292; SK: 43; HT: 13; WEB: 511; BV: 104 Đề tài: 18; GT-TL: 63; SK: 28; HT: 7; WEB: 528; BV: 114 PHÂN MỨC CÁN BỘ TS: 1336; HTXSNV: 174; HTTNV: 1081; HTNV: 71; KHTNV: 10; TS: 1346; HTXSNV: 118; HTTNV: 1084; HTNV: 121; KHTNV: 23; TS: 1387; HTXSNV: 149; HTTNV: 1182; HTNV: 48; KHTNV: 08; TS: 1436; HTXSNV: 138; HTTNV: 1225; HTNV: 57; KHTNV: 16; ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC ĐẢNG TS: 41 (ĐB, CBCS); HTXSNV (TSVM): 17 HTTNV: 18 HTNV: 6 Y, K: 0 TS: 42 (ĐB, CBCS); HTXSNV (TSVM): 21 HTTNV: 20 HTNV: 01 Y, K: 0 TS: 42 (ĐB, CBCS); HTXSNV (TSVM): 14 HTTNV: 27 HTNV: 01 Y, K: 0 TS: 42 (ĐB, CBCS); HTXSNV (TSVM): 08 HTTNV: 33 HTNV: 01 Y, K: 0 TS: 176 (Chi bộ); HTXSNV (TSVM): 72 HTTNV: 82 HTNV: 22 Y, K: 0 TS: 172 (Chi bộ); HTXSNV (TSVM): 66 HTTNV: 90 HTNV: 16 Y, K: 0 TS: 174 (Chi bộ); HTXSNV (TSVM): 30 HTTNV: 137 HTNV: 06 Y, K: 01 TS: 177 (Chi bộ); HTXSNV (TSVM): 32 HTTNV: 143 HTNV: 02 Y, K: 0 224 NỘI DUNG KẾT QUẢ 2015-2016 2016-2017 2017-2018 2018-2019 ĐÁNH GIÁ ĐẢNG VIÊN TS: 3867 (Đảng viên); HTXSNV: 425 HTTNV: 3135 HTNV: 301 KHTNV: 06 TS: 2811(Đảng viên); HTXSNV: 211 HTTNV: 2363 HTNV: 230 KHTNV: 07 TS: 2948 (Đảng viên); HTXSNV: 326 HTTNV: 2505 HTNV: 116 KHTNV: 01 TS: 2780 (Đảng viên); HTXSNV: 295 HTTNV: 2473 HTNV: 10 KHTNV: 02 GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ 100% ĐYC; 96,72% KG 100% ĐYC; 95,80% KG (19.05% G) 100% ĐYC; 94,19% KG (14,69% G) 100% ĐYC; 98,43% KG (18.04% G) C. HỌC VIỆN PHÒNG KHÔNG - KHÔNG QUÂN NỘI DUNG KẾT QUẢ 2015-2016 2016-2017 2017-2018 2018-2019 PHÂN LOẠI TỐT NGHIỆP TS: 725; Giỏi: 35; Khá: 420; TB Khá: 245; TB: 25; TS: 825; Giỏi: 48; Khá: 560; TB Khá: 268; TB: 51; TS: 797; Giỏi: 62; Khá: 506; TB Khá: 186; TB: 43; TS: 865; Giỏi: 68; Khá: 567; TB Khá: 204; TB: 26; NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Đề tài, SK: 24 GT-TL: 22 Đề tài HVNCKH: 43 Đề tài, SK: 43 GT-TL: 56 Đề tài HVNCKH: 40 Đề tài, SK: 56 GT-TL: 59 Đề tài HVNCKH: 46 Đề tài, SK: 58 GT-TL: 49 Đề tài HVNCKH: 48 225 NỘI DUNG KẾT QUẢ 2015-2016 2016-2017 2017-2018 2018-2019 PHÂN MỨC CÁN BỘ TS: 1620; HTXSNV: 114; HTTNV: 1418; HTNV: 78; KHTNV: 10; TS: 1900; HTXSNV: 119; HTTNV: 1707; HTNV: 72; KHTNV: 02; TS: 1783; HTXSNV: 97; HTTNV: 1609; HTNV: 74; KHTNV: 03; TS: 1722; HTXSNV: 98; HTTNV: 1561; HTNV: 51; KHTNV: 12; ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC ĐẢNG TS:30 (Đảng bộ cơ sở); HTXSNV (TSVM): 15; HTTNV: 10; HTNV: 05; TS:31(Đảng bộ cơ sở); HTXSNV (TSVM): 16; HTTNV: 12; HTNV: 03; TS:31(Đảng bộ cơ sở); HTXSNV (TSVM): 06; HTTNV: 22; HTNV: 03; TS:31(Đảng bộ cơ sở); HTXSNV (TSVM): 06; HTTNV: 23; HTNV: 02; TS: 95 (Chi bộ); HTXSNV (TSVM): 40; HTTNV: 49; HTNV: 06; TS: 94(Chi bộ); HTXSNV (TSVM): 41; HTTNV: 46; HTNV: 07; TS: 93(Chi bộ); HTXSNV (TSVM): 14; HTTNV: 71; HTNV: 08; TS: 90(Chi bộ); HTXSNV (TSVM): 19; HTTNV: 67; HTNV: 04; ĐÁNH GIÁ ĐẢNG VIÊN TS: 1620 (Đảng viên); HTXSNV: 114; HTTNV: 1418; HTNV: 78; KHTNV: 10; TS: 1900 (Đảng viên); HTXSNV: 119; HTTNV: 1707; HTNV: 72; KHTNV: 02; TS: 1783 (Đảng viên); HTXSNV: 97; HTTNV: 1609; HTNV: 74; KHTNV: 03; TS: 1722 (Đảng viên); HTXSNV: 98; HTTNV: 1561; HTNV: 51; KHTNV: 12; GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ 100% ĐYC; 85% KG (28% G) 100% ĐYC; 86.4% KG (24.5% G) 100% ĐYC; 86,9% KG (29.2% G) 100% ĐYC; 86.2% KG (32.4% G) 226 PHỤ LỤC 9 MƯỜI LỜI THỀ DANH DỰ CỦA QUÂN NHÂN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM Chúng tôi, Quân nhân trong Quân đội Nhân dân Việt Nam, lấy danh dự người chiến sĩ cách mạng, xin thề dưới lá cờ vinh quang của Tổ quốc: 1. Hy sinh tất cả vì tổ quốc Việt Nam; dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, phấn đấu thực hiện một nước Việt Nam hòa bình, độc lập và xã hội chủ nghĩa, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. “Xin thề” 2. Tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh cấp trên; khi nhận bất cứ nhiệm vụ gì đều tận tâm, tận lực thi hành nhanh chóng và chính xác. “Xin thề” 3. Không ngừng nâng cao tinh thần yêu nước Xã hội chủ nghĩa, tinh thần quốc tế vô sản, rèn luyện ý chí chiến đấu kiên quyết và bền bỉ, thắng không kiêu, bại không nản, dù gian lao khổ hạnh cũng không sờn lòng, vào sống ra chết cũng không nản chí “Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. “Xin thề” 4. Ra sức học tập nâng cao trình độ chính trị, quân sự, văn hóa, khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ, triệt để chấp hành điều lệnh, điều lệ, rèn luyện tính tổ chức, tính kỷ luật và tác phong chính quy, xây dựng quân đội ngày càng hùng mạnh, luôn luôn sẵn sàng chiến đấu. “Xin thề” 5. Nêu cao tinh thần làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa, làm tròn nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ tổ quốc, xây dựng chủ nghĩa xã hội và làm tròn nghĩa vụ quốc tế. Gương mẫu chấp hành và vận động nhân dân thực hiện mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và luật pháp của Nhà nước. “Xin thề” 227 6. Luôn luôn cảnh giác, tuyệt đối giữ bí mật quân sự và bí mật quốc gia. Nếu bị quân địch bắt, dù phải chịu cực hình tàn khốc thế nào cũng cương quyết một lòng trung thành với sự nghiệp cách mạng, không bao giờ phản bội xưng khai. “Xin thề” 7. Đoàn kết chặt chẽ với nhau như ruột thịt trên tình thương yêu giai cấp; hết lòng giúp đỡ nhau lúc thường cũng như lúc ra trận; thực hiện toàn quân một ý chí. “Xin thề” 8. Ra sức giữ gìn vũ khí trang bị, quyết không để hư hỏng hoặc rơi vào tay quân thù. Luôn nêu cao tinh thần bảo vệ của công, không tham ô, lãng phí. “Xin thề” 9. Khi tiếp xúc với nhân dân làm đúng ba điều nên: - Kính trọng dân - Giúp đỡ dân - Bảo vệ dân và ba điều răn: - Không lấy của dân - Không dọa nạt dân - Không quấy nhiễu dân Để gây lòng tin cậy, yêu mến của nhân dân, thực hiện quân với dân một ý chí. “Xin thề” 10. Giữ vững phẩm chất tốt đẹp và truyền thống quyết chiến, quyết thắng của quân đội nhân dân, luôn tự phê bình và phê bình, không làm điều gì hại tới danh dự của quân đội và quốc thể nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. “Xin thề” 228 PHỤ LỤC 10 12 ĐIỀU KỶ LUẬT KHI QUAN HỆ VỚI NHÂN DÂN CỦA QUÂN NHÂN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 1. Không lấy cái kim , sợi chỉ của nhân dân. 2. Mua bán phải công bằng, sòng phẳng. 3. Mượn cái gì của nhân dân phải hỏi, dùng xong phải trả, làm hỏng, làm mất phải đền. 4. Đóng quân nhà dân không được làm phiền nhiễu nhân dân, phải giữ gìn nhà cửa sạch sẽ. 5. Phải nghiêm chỉnh chấp hành chính sách dân tộc tôn trọng tự do, tín ngưỡng, phong tục, tập quán của nhân dân. 6. Phải đoàn kết chặt chẽ với nhân dân, kính già, yêu trẻ, đứng đắn với phụ nữ. 7. Không doạ nạt, đánh mắng nhân dân. 8. Phải bảo vệ tính mạng, tài sản của tập thể và của Nhà nước. 9. Phải đoàn kết, tôn trọng và ủng hộ các cơ quan dân, chính, đảng, các lực lượng vũ trang địa phương. 10. Phải gương mẫu chấp hành mọi đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. 11. Phải tích cực tuyên truyền, vận động, giúp đỡ nhân dân thực hiện mọi đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. 12. Phải giữ gìn bí mật và vận động nhân dân giữ bí mật của Nhà nước và quân đội. 229 PHỤ LỤC 11 MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN ĐẾN VĂN HÓA CHÍNH TRỊ TRONG NHÀ TRƯỜNG QUÂN ĐỘI 14.1. Đại hội Đại biểu Đảng bộ Học viện Chính trị nhiệm kỳ 2015-2020 (Ảnh chụp ngày 19 tháng 8 năm 2015 - Nguồn Ban Tuyên huấn Phòng Chính trị Học viện Chính trị) 14.2. Bảo vệ Luận văn thạc sĩ tại Học viện Chính trị (Ảnh do tác giả chụp ngày 14 tháng 6 năm 2019) 230 14.3. Lễ khai giảng năm học 2018 - 2019 của Học viện Chính trị (Ảnh do tác giả chụp ngày 14 tháng 9 năm 2018) 14.4. Đồng chí Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam bắt tay động viên học viên quốc tế trong dịp khai giảng năm học 2018 - 2019 của Học viện Chính trị (Ảnh do tác giả chụp ngày 14 tháng 9 năm 2018) 231 14.5. Hội thảo khoa học tại Học viện Chính trị (Ảnh do tác giả chụp ngày 9 tháng 5 năm 2019) 14.6. Hưởng ứng ngày sách Việt Nam lần thứ 4 tại Học viện Chính trị (Ảnh do tác giả chụp ngày 21 tháng 4 năm 2017) 232 14.7. Hội thao năm học 2018 - 2019 của Học viện Chính trị (Ảnh do tác giả chụp ngày 17 tháng 12 năm 2018) 14.8. Giao lưu tặng quà các cháu thiếu nhi tại Học viện Chính trị (Ảnh do tác giả chụp ngày 01 tháng 6 năm 2019) 233 14.9. Lễ Tuyên thệ chiến sĩ mới năm 2019 tại Trường Sĩ quan Lục quân 1 (Ảnh do tác giả chụp ngày 18 tháng 5 năm 2019) 14.10. Một buổi học môn chiến thuật tai Trường Sĩ quan Lục quân 1 (Ảnh do tác giả chụp ngày 19 tháng 11 năm 2018) 234 14.11. Hình ảnh diễn tập chiến thuật của Trường sĩ quan Lục quân 1 (Ảnh do tác giả chụp ngày 5 tháng 3 năm 2019) 14.12. Giờ học môn Triết học tại Trường Sĩ quan Lục quân 1 (Ảnh do tác giả chụp ngày 18 tháng 11 năm 2018) 235 14.13. Bảo vệ Luận văn thạc sĩ khoa học quân sự tại Trường Sĩ quan Lục quân 1 (Ảnh do tác giả chụp ngày 11 tháng 6 năm 2018) 14.14. Trong giờ học Điều lệnh đội ngũ tại Trường Sĩ quan Lục quân 1 (Ảnh do tác giả chụp ngày 05 tháng 4 năm 2019) 236 14.15. Giờ giải lao trên thao trường tại của học viên Trường Sĩ quan Lục quân 1 (Ảnh do tác giả chụp ngày 12 tháng 2 năm 2019) 14.16. Hoạt động văn hóa văn nghệ tại Trường Sĩ quan Lục quân 1 (Ảnh do tác giả chụp ngày 05 tháng 4 năm 2018) 237 PHỤ LỤC 12 Ý KIẾN TƯ VẤN CỦA CÁC CHUYÊN GIA, NHÀ KHOA HỌC VỀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN VĂN HÓA CHÍNH TRỊ TRONG NHÀ TRƯỜNG QUÂN ĐỘI SỐ TT TÊN CHUYÊN GIA VẤN ĐỀ CẦN TƯ VẤN Ý KẾN CHUYÊN GIA 1 GS.TS. Đinh Xuân Dũng - Hội đồng Lý luận phê bình Văn học nghệ thuật Trung Ương Quan niệm về văn hóa chính trị Quan niệm về văn hóa chính trị phải được xuất phát từ quan niệm văn hóa. Theo đó, văn hóa có hai dạng biểu hiện chính: - Một là, văn hóa là chính nó, tức là những gì nhìn thấy được, nghe thấy được với các dạng sản phẩm như văn học, nghệ thuật, lễ họi, phong tục, kiến trúc - Hai là, văn hóa là những gì cảm thấy, biến từ chính nó để thẩm thấu vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và từ đó, người ta cảm nhận rõ ràng, văn hóa đang nằm sâu và trở thành một thành tố hữu cơ trong các lĩnh vực đó. Văn hóa chính trị cùng với văn hóa đạo đức, văn hóa pháp luật, văn hóa ứng xử, văn hóa giao thông, văn hóa gia đình, văn hóa ẩm thực được hình thành trên cơ sở đó. Khi nói văn hóa chính trị là đã bao hàm sự đánh giá tính đúng đắn, hợp quy luật, hợp lòng dân, tính nhân văn của chính trị. 2 GS.TS. Nguyễn Văn Huyên - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Quan niệm về văn hóa chính trị Hiện nay có nhiều cách tiếp cận văn hóa chính trị, nhưng nhìn chung có thể hiểu, văn hóa chính trị là các giá trị được biểu hiện thành mô thức, chuẩn mực. Các chuẩn mực đó thể hiện trong ý thức (suy nghĩ, lý tưởng), trong hành vi (hành động), trong con người (người có đủ chuẩn mực văn hóa đó là nhân cách chính trị). 238 SỐ TT TÊN CHUYÊN GIA VẤN ĐỀ CẦN TƯ VẤN Ý KẾN CHUYÊN GIA Quan niệm về cấu trúc của văn hóa chính trị Tìm hiểu cấu trúc của văn hóa chính trị nghĩa là xem xét những yếu tố nào cấu tạo nên văn hóa chính trị. Trong đó, văn hóa được cấu tạo bởi những yếu tố nào thì văn hóa chính trị, trước hết, cũng được tạo nên bởi những yếu tố đó. Cấu trúc của văn hóa chính trị gồm các yếu tố tri thức và tri thức chính trị; tình cảm, lý tưởng và tình cảm, lý tưởng chính trị; ý chí, bản lĩnh và ý chí, bản lĩnh chính trị tất cả chúng tạo nên năng lực, kỹ năng, khoa học và nghệ thuật thực hành chính trị. Tất cả những cái đó thể hiện thành các giá trị, các chuẩn mực cho tư duy, hành động. Cho nên, ở một góc độ khác, cấu trúc của văn hóa chính trị thể hiện ở giá trị, hành động, phẩm chất con người hàm chứa bên trong của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng. 3 PGS.TS. Lê Quý Đức - Cựu Giáo chức Thành phố Hà Nội Quan niệm về cấu trúc của văn hóa chính trị Cấu trúc của văn hóa chính trị bao gồm các thành tố: (1) Triết lý, tư tưởng chính trị - Hệ thống định hướng; (2) Thể chế, thiết chế chính trị - Hệ thống công cụ hành động; (3) Công nghệ chính trị; (4) Nhân cách chủ thể chính trị; (5) Ngoại hiện chính trị 4 PGS.TS. Phạm Duy Đức - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Quan niệm về văn hóa chính trị Văn hóa chính trị là quá trình xác lập, truyền bá, chia sẻ các giá trị, các chuẩn mực văn hóa tạo thành niềm tin, thành các quy ước có tính quy phạm được cộng đồng chính trị và xã hội thừa nhận và tạo thành nề nếp, phong cách, bản sắc riêng của tổ chức và cá nhân các thành viên tham gia vào hệ thống chính trị, phục vụ cho mục tiêu chế độ chính trị, phát huy vai trò của văn hóa trong hoạt động chính trị của tổ chức và cá nhân tham gia vào hoạt động chính trị. Văn hóa chính trị có hai cấp độ: văn hóa chính trị cá nhân và văn hóa chính trị tổ chức. 239 SỐ TT TÊN CHUYÊN GIA VẤN ĐỀ CẦN TƯ VẤN Ý KẾN CHUYÊN GIA Quan niệm về văn hóa chính trị trong nhà trường quân đội hiện nay Văn hóa chính trị trong nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay là văn hóa chính trị của một thiết chế văn hóa giáo dục đặc biệt. Thiết chế văn hóa này hướng tới mục tiêu đào tạo đội ngũ quân nhân cách mạng nhằm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Biểu hiện của văn hóa chính trị trong nhà trường quân đội Những biểu hiện của văn hóa chính trị trong nhà trường quân đội, tập trung chủ yếu ở các yếu tố sau: 1. Chủ thể văn hóa chính trị (Lãnh đạo, quản lý nhà trường quân đội; giảng viên và học viên). 2. Giá trị văn hóa chính trị gắn liền với mục tiêu đào tạo. 3. Thể chế và thiết chế văn hóa chính trị trong nhà trường quân đội. 4. Các hoạt động văn hóa chính trị. PGS.TS. Nguyễn Hữu Thức - Đại học Sư phạm Nghệ thuật - TƯ Quan niệm về văn hóa chính trị Văn hóa chính trị là hệ thống tri thức kết tinh thành giá trị về việc giành, phát huy quyền lực và giữ quyền lực trong quản lý xã hội của một quốc gia, thể hiện phẩm chất và năng lực của Nhà nước nhằm thực hiện mục đích, lý tưởng chính trị Cấu trúc của văn hóa chính trị Cấu trúc của văn hóa chính trị, có nhiều cách tiếp cận, có thể quan tâm đến ba thành tố chính: - Triết lý văn hóa chính trị. - Văn hóa nhà chính trị (văn hóa làm quan, nay là văn hóa cán bộ). Văn hóa của tổ chức trong hệ thống chính trị

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_van_hoa_chinh_tri_trong_nha_truong_quan_doi_nhan_dan.pdf
  • docTom tat Luan an Tieng Viet LeVanTách.doc.doc
  • pdfTT-LÊ VĂN TÁCH.pdf
Tài liệu liên quan