HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGHIÊM THỊ THU NGA
VĂN HÓA CHÍNH TRỊ THỜI THỊNH TRẦN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HÓA HỌC
HÀ NỘI - 2018
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGHIÊM THỊ THU NGA
VĂN HÓA CHÍNH TRỊ THỜI THỊNH TRẦN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HÓA HỌC
Mã số: 62 31 06 40
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. HOÀNG VINH
HÀ NỘI - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong lu
233 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 481 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Văn hóa chính trị thời Thịnh Trần, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ận án là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo
quy định.
Tác giả
Nghiêm Thị Thu Nga
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN VĂN HÓA CHÍNH TRỊ THỜI THỊNH TRẦN 7
1.1. Tình hình nghiên cứu về văn hóa chính trị 7
1.2. Tình hình nghiên cứu về văn hóa chính trị thời thịnh Trần 22
1.3. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 34
Chương 2: QUAN NIỆM VỀ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ VÀ GIỚI THUYẾT
VỀ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ THỜI THỊNH TRẦN 36
2.1. Quan niệm về văn hóa chính trị 36
2.2. Giới thuyết về văn hóa chính trị thời thịnh Trần 49
Chương 3: DIỆN MẠO CỦA VĂN HÓA CHÍNH TRỊ THỜI THỊNH TRẦN 69
3.1. Định hướng giá trị trong chính trị 69
3.2. Sự vận hành chính trị 80
3.3. Nhân cách chính trị 99
3.4. Ngoại hiện chính trị 110
Chương 4: GIÁ TRỊ TIÊU BIỂU CỦA VĂN HÓA CHÍNH TRỊ THỜI
THỊNH TRẦN VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG
VĂN HÓA CHÍNH TRỊ VIỆT NAM HIỆN NAY 119
4.1. Giá trị tiêu biểu của văn hóa chính trị thời thịnh Trần 119
4.2. Bài học đối với sự nghiệp xây dựng văn hóa chính trị nước ta hiện nay
từ kinh nghiệm của thời Trần 129
KẾT LUẬN 151
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 153
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 154
PHỤ LỤC 170
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Cương mục : Khâm định Việt sử thông giám cương mục
ĐCSVN : Đảng Cộng sản Việt Nam
ĐVSKTT : Đại Việt sử ký toàn thư
NCS : Nghiên cứu sinh
NQHNTW : Nghị quyết Hội nghị Trung ương
TCN : Trước Công nguyên
UNESCO : United Nations Educational, Scientific and
Cultural Organization
VHCT : Văn hóa chính trị
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
- Xuất phát từ vai trò của văn hóa chính trị (VHCT) và sự cần thiết của việc
nghiên cứu VHCT
Văn hóa chính trị là một bộ phận quan trọng của văn hóa xã hội (cùng với
văn hóa đạo đức, văn hóa pháp luật, văn hóa truyền thông). Trong suốt chiều
dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, VHCT đã được tạo
dựng, dần hoàn thiện và góp phần làm phong phú thêm cho nền văn hóa dân tộc.
Những giá trị VHCT tiêu biểu đã thấm sâu vào đường lối trị nước và nhân cách
của nhiều người lãnh đạo đất nước, góp phần phát huy sức mạnh của cả dân tộc,
vượt thoát ra khỏi những thử thách khắc nghiệt của lịch sử, đưa đất nước đi lên
cường thịnh và trường tồn.
Nghiên cứu VHCT có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc và nhằm nâng cao
tính tích cực chính trị của con người trong hoạt động xã hội nói chung, nâng cao kỹ
năng, kỹ xảo, nghệ thuật lãnh đạo và quản lý của đội ngũ cán bộ ở Việt Nam nói
riêng, từ đó góp phần xây dựng, đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị của nước ta
phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước trong hoàn cảnh mới.
Cho đến nay, đã có không ít công trình nghiên cứu về VHCT, nhiều học giả
sử dụng thuật ngữ “VHCT” ở các chuyên ngành khác nhau. Riêng ở chuyên ngành
văn hóa học, vấn đề VHCT vẫn còn những ý kiến chưa đồng nhất, nhất là nội hàm
khái niệm, cấu trúc của VHCT vẫn chưa thực sự được xác lập. Nhiều điểm còn bỏ
ngỏ của vấn đề này đòi hỏi cần được quan tâm nghiên cứu thấu đáo hơn.
- Xuất phát từ sự cần thiết phải nghiên cứu VHCT thời thịnh Trần
Trong 175 năm tồn tại của triều Trần, có khoảng 100 năm đầu là giai đoạn
thịnh trị, hào khí Đông A và trí tuệ Đại Việt đã hội tụ, tỏa sáng trên nhiều lĩnh vực
của đời sống xã hội, làm nên một quốc gia quân chủ độc lập, tự chủ và thịnh vượng.
Khác với những giai đoạn lịch sử sau đó, thời thịnh Trần chưa bị chi phối bởi tư
tưởng Nho giáo, nên càng có điều kiện thuận lợi để những người nắm quyền có thể
phát triển năng lực cá nhân, trở thành những nhân cách rực rỡ, sáng chói, góp phần
gây dựng một nền VHCT sáng tạo với những giá trị độc đáo, ghi dấu ấn đặc biệt
2
trong lịch sử các triều đại quân chủ Việt Nam, có nhiều đóng góp quan trọng cho
văn hóa dân tộc. Hiểu VHCT thời thịnh Trần chính là hiểu sức mạnh nội tại, tiềm ẩn
của dân tộc trước những thử thách cam go, là góp phần lý giải nguyên nhân thịnh -
suy trong lịch sử. Nghiên cứu VHCT thời thịnh Trần, ta tiệm cận đến giá trị của các
bài học giữ nước và phát triển đất nước, bài học về xây dựng một nền chính trị văn
minh, một nền văn hóa vì con người, hợp lòng người.
VHCT thời thịnh Trần đã thành địa hạt thú vị cho nhiều ngành khoa học
xã hội nhân văn tiếp cận nghiên cứu như: văn hóa học, xã hội học, tâm lý học xã
hội, chính trị học... Từ cách tiếp cận văn hóa học, cho đến nay, chưa hề có một
công trình nghiên cứu riêng biệt, chuyên sâu, hệ thống về vấn đề VHCT thời
thịnh Trần. Định vị được một khái niệm công cụ quan trọng trong văn hóa học,
thấu hiểu được một bộ phận thiết yếu trong đời sống văn hóa xã hội của dân tộc
ở buổi đầu dựng nền độc lập tự chủ rạng rỡ, oai hùng và còn nhiều ẩn số, thiết nghĩ
là việc làm cần thiết và ý nghĩa.
- Xuất phát từ nhiệm vụ nghiên cứu, giảng dạy đáp ứng yêu cầu phát triển
đất nước thời kỳ mới
Một trong những nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp xây dựng nền văn
hóa và con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước đã
được Đảng Cộng sản Việt Nam xác định, đó là: “Chú trọng chăm lo xây dựng văn
hóa trong Đảng, trong các cơ quan nhà nước và các đoàn thể; coi đây là nhân tố
quan trọng để xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh” [41, tr.29].
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đó, nội dung VHCT đã và đang được triển khai
nghiên cứu, giảng dạy ở nhiều góc độ, nhiều chuyên ngành. Ở chuyên ngành văn
hóa học, VHCT mới chỉ dừng lại ở những nghiên cứu bước đầu với kết quả còn
khiêm tốn, VHCT truyền thống Việt Nam cũng chưa thực sự được quan tâm thỏa
đáng. Do đó, việc nghiên cứu đề tài VHCT thời thịnh Trần sẽ góp phần đi sâu vào
địa hạt VHCT truyền thống theo cách tiếp cận của văn hóa học, từ đó, giúp ích cho
việc nghiên cứu, giảng dạy các nội dung quan trọng liên quan như: Lịch sử văn hoá,
VHCT, Văn hóa công vụ...
3
Xuất phát từ những lí do trên, nghiên cứu sinh (NCS) lựa chọn đề tài
“Văn hóa chính trị thời thịnh Trần” cho luận án tiến sĩ, chuyên ngành Văn hóa
học với mong muốn nhận chân một cách hệ thống diện mạo, giá trị của nền
VHCT thời thịnh Trần, từ đó góp phần luận bàn về những bài học kinh nghiệm
của thời Trần đối với việc xây dựng và phát triển nền VHCT Việt Nam hiện nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án tiến hành nghiên cứu VHCT thời thịnh Trần, qua đó liên hệ, bàn
luận về vấn đề xây dựng nền VHCT Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Làm rõ một số vấn đề lý luận về VHCT (khái niệm, cấu trúc của VHCT);
+ Miêu tả diện mạo VHCT thời thịnh Trần qua các thành tố cơ bản;
+ Nhận định về giá trị của VHCT thời thịnh Trần, từ đó liên hệ và bàn luận về
một số bài học đối với công cuộc xây dựng nền VHCT Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu VHCT thời thịnh Trần (mà trọng tâm là diện mạo, giá
trị và bài học lịch sử đối với giai đoạn hiện nay).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Luận án nghiên cứu giai đoạn thịnh trị của triều Trần (1225-
1329), tức từ lúc vua Trần Thái Tông lên ngôi cho đến khi vua Trần Minh Tông
nhường ngôi cho thái tử Vượng.
Giai đoạn sau không thuộc phạm vi nghiên cứu mà chỉ được đề cập đến ở
mức độ liên quan cần thiết của luận án.
- Về không gian: Ở thời thịnh Trần, nước Đại Việt gồm 12 lộ, kéo dài từ
Lạng Giang đến Hóa Châu (Lạng Sơn đến Thừa Thiên Huế ngày nay). Không
gian nghiên cứu của luận án chính là nước Đại Việt thời thịnh Trần trong mối
quan hệ với các nước láng giềng, đặc biệt là nước Trung Hoa (ở phương Bắc) và
nước Chiêm Thành (ở phương Nam).
4
- Về nội dung: Luận án chủ yếu nghiên cứu VHCT của của các vương triều
thời thịnh Trần (tức của chủ thể cầm quyền cơ bản: vua, quan lại và tướng lĩnh).
4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở phương pháp luận
Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy
vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của học thuyết mác xít để phân tích tiền
đề, bối cảnh lịch sử dẫn đến sự hình thành VHCT thời thịnh Trần, phân tích vấn đề
vai trò cá nhân (người anh hùng) và quần chúng (thần dân) trong lịch sử, nhận định
giá trị và bài học của VHCT thời thịnh Trần đối với giai đoạn hiện nay.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tổng hợp tư liệu, sử liệu:
Đây là phương pháp chủ đạo và hết sức cần thiết đối với một đề tài mang
tính hồi cố và nguồn tài liệu chủ yếu là tài liệu thứ cấp như luận án. Thông qua
việc sưu tầm và tập hợp tư liệu từ các văn bản đáng tin cậy, như các văn bản Hán
Nôm (văn bản hành chính, văn bản luật pháp, văn bản nghệ thuật... ra đời trong
thời Trần), các tài liệu lịch sử, các công trình khoa học của các tác giả trong và
ngoài nước về thời Trần, VHCT thời Trần, luận án có thể nhận diện cụ thể các
vấn đề thuộc VHCT thời thịnh Trần. Phương pháp này cho phép NCS thu thập
được các thông tin lịch sử, khảo sát nhiều nội dung quan trọng liên quan đến vấn
đề nghiên cứu một cách chính xác, tránh tình trạng võ đoán, tư biện.
- Phương pháp liên ngành:
Văn hóa là đối tượng của nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn: triết
học, sử học, dân tộc học, nhân học, tâm lý học, đạo đức học, nghệ thuật học... Văn
hóa học vừa là khoa học độc lập, vừa là khoa học liên ngành gắn với các khoa học
xã hội và nhân văn kể trên. Do vậy, khi nghiên cứu một nền văn hóa, một hiện
tượng văn hóa dưới góc độ văn hóa học, người nghiên cứu có thể sử dụng các kết
quả nghiên cứu của các ngành khoa học xã hội và nhân văn làm cơ sở, tài liệu cho
việc nghiên cứu. Ngoài ra, người nghiên cứu văn hóa còn có thể sử dụng các tri
thức, các khái niệm, phạm trù, các phương pháp của các ngành khoa học xã hội và
nhân văn trên để nghiên cứu các hiện tượng, quá trình văn hóa.
5
Vấn đề VHCT thời thịnh Trần có liên quan đến tri thức của nhiều môn
khoa học khác nhau như: nhân học văn hóa, xã hội học văn hóa, tâm lý học, triết
học, sử học, văn học... Chính vì vậy, NCS đã vận dụng những tri thức của các
môn khoa học trên để làm rõ vấn đề nghiên cứu của luận án. Mặt khác, trong quá
trình thực hiện luận án, NCS đã sử dụng các thuật ngữ, khái niệm, các khái quát
lí luận (nguyên lí, quy luật, kết luận khoa học), các cứ liệu, tài liệu và một số
phương pháp nghiên cứu của các khoa học khác.
- Phương pháp logic - lịch sử:
Lịch sử là bản thân quá trình vận động và phát triển của hiện thực. Logic là
cái được trừu tượng hóa từ lịch sử, là cái phản ánh lịch sử trong các mối quan hệ và
liên hệ cơ bản nhất của nó trong ý thức con người. Kết hợp lịch sử và logic nhằm
khám phá bản chất và quy luật nội tại chi phối sự phát triển của sự vật, hiện tượng
và phản ánh khái quát lịch sử ở nét chủ yếu của nó.
Phương pháp logic - lịch sử giúp NCS chỉ ra được diện mạo của VHCT khi
xem xét nó trong một giai đoạn cụ thể (thời thịnh Trần), đồng thời lại có thể nhìn
nhận, đánh giá VHCT thời thịnh Trần trong chiều lịch đại, đồng đại của sự vận
động, phát triển của văn hóa dân tộc. Mặt khác, phương pháp này giúp người viết
đi sâu vào những đặc điểm của đối tượng nghiên cứu.
- Phương pháp chuyên gia: Trên cơ sở nội dung của Luận án, NCS phỏng
vấn sâu, tham khảo các ý kiến, nhận định của các chuyên gia, những người am
hiểu về văn hóa, VHCT, về lịch sử thời Trần..., từ đó bổ sung, hoàn chỉnh cho
các phân tích, kết luận trong luận án.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Đây là phương pháp phân chia
(trong thực tế và tư duy) sự vật hiện tượng thành các yếu tố cấu thành, sau đó
nghiên cứu từng yếu tố cấu thành ấy một cách riêng rẽ để cuối cùng bằng
phương pháp tổng hợp, tức là bằng cách xác định những cái chung cũng như cái
quy luật, mối liên hệ, tác động qua lại giữa các yếu tố ấy, ta lại kết hợp chúng lại
với nhau thành một chỉnh thể cố kết. Cái tổng thể ta thu được là kết quả nghiên
cứu, không phải là cái tổng thể giản đơn mà là cái tổng thể được nhận thức đầy
đủ và sâu sắc.
6
Luận án đã sử dụng phương pháp này để phân chia cấu trúc VHCT và tiến
hành nhận diện VHCT thời thịnh Trần theo các thành tố thuộc cấu trúc VHCT nói
chung đó. Rồi từ diện mạo các thành tố đã được nhận diện, phân tích đó, NCS lại
tổng hợp, đánh giá những giá trị chung của cả nền VHCT thời thịnh Trần.
Để thực hiện tốt các phương pháp trên, luận án tiến hành các thao tác nghiên
cứu cụ thể: phỏng vấn sâu, thống kê, so sánh,...
5. Đóng góp mới của luận án
5.1. Về lý luận
- Hệ thống hóa, bổ sung và phát triển một số vấn đề liên quan đến lý luận
về VHCT; góp phần xác lập khái niệm và cấu trúc của VHCT dưới góc nhìn văn
hóa học;
- Qua việc nghiên cứu về VHCT thời thịnh Trần, luận án góp phần bổ
sung về phương pháp luận cho việc nghiên cứu một bộ phận của văn hóa xã hội
trong một thời đại lịch sử cụ thể.
5.2. Về thực tiễn
- Luận án làm rõ được diện mạo và giá trị của VHCT trong giai đoạn
thịnh Trần, thông qua đó có thể hiểu rõ hơn về lịch sử văn hoá Việt Nam;
- Từ việc hiểu về VHCT của một giai đoạn trong lịch sử với tất cả những
ưu điểm và hạn chế, luận án rút ra bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng, phát
triển VHCT Việt Nam hiện nay.
- Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần làm phong phú thêm nguồn
tư liệu về văn hóa, văn hóa Việt Nam, VHCT Việt Nam và là nguồn tư liệu tham
khảo cho công tác học tập, nghiên cứu và giảng dạy các học phần VHCT, Văn
hóa công vụ, Lịch sử văn hóa Việt Nam...
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình đã công bố của tác
giả liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án
kết cấu thành 04 chương, 11 tiết.
7
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
VĂN HÓA CHÍNH TRỊ THỜI THỊNH TRẦN
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
1.1.1.1. Nghiên cứu của các nước phương Đông
Ở phương Đông, các nhà tư tưởng cổ đại Trung Quốc đã mở đầu cho
truyền thống tiếp cận VHCT trong lịch sử tư tưởng nhân loại với các hệ tư tưởng
về đức trị, pháp trị và vô vi nhi trị.
Khổng Tử là đại diện tiêu biểu cho chủ trương đức trị. Nhà tư tưởng này rất
tin ở sức hấp dẫn và sự tác động của đạo đức đến hoạt động chính trị. Ông khẳng
định: “Vi chính dĩ đức, thí như Bắc thần, cư kỳ sở nhi chúng tinh củng chi” (Dùng
đức mà làm chính trị cũng ví như ngôi sao Bắc Đẩu, ở yên tại vị trí của mình mà
các ngôi sao khác đều chầu về) [19, tr.6], nghĩa là nếu nhà cầm quyền làm chính trị
bằng đức thì vương hầu và dân chúng sẽ mến đức mà quy phục. Việc lấy đạo đức
làm tiêu chuẩn chi phối hành vi chính trị đã đưa Khổng Tử đi đến phủ nhận vai trò
của luật pháp. Theo ông, vua không cần dùng tới hình luật nghiêm khắc, chỉ ngồi rủ
áo xiêm, dùng đạo đức của mình cảm hóa bề tôi và dân chúng mà mọi việc trôi chảy
tốt đẹp, đất nước thái bình. Ông cho rằng nếu nhà cầm quyền chuyên dùng pháp
chế, cấm lệnh mà dẫn dắt dân chúng, thì dân sợ mà không dám phạm pháp thôi chứ
không phải vì họ biết xấu hổ. Vậy muốn dẫn dắt dân chúng, nhà cầm quyền phải
dùng lễ tiết đức hạnh, khi đó chẳng những dân biết xấu hổ, mà còn được cảm hóa
để trở nên tốt lành. Quan điểm của Khổng Tử được kế tục và phát triển bởi các học
trò của ông, tiêu biểu là Mạnh Tử - người đã đề ra tư tưởng “văn trị giáo hóa”, nghĩa
là dùng văn để giáo hóa thiên hạ. Để hiện thực hóa tư tưởng đức trị, họ đã đề ra mô
hình “tam cương, ngũ thường” với tư cách là mô hình đạo đức chuẩn mực mà con
người phải tuân thủ. Từ năm 136 trước công nguyên (TCN), khi được Hán Vũ Đế
thừa nhận là tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị, Khổng giáo đã trở thành hệ
8
tư tưởng có ảnh hưởng lớn, là công cụ tinh thần để bảo vệ cho chế độ quân chủ suốt
hai nghìn năm ở Trung Quốc.
Khác với tư tưởng đức trị, tư tưởng pháp trị - mà người nâng lên thành học
thuyết pháp trị hoàn chỉnh nhất Trung Quốc cổ đại là Hàn Phi Tử (280 - 233
TCN) - lại đề cao giá trị của pháp luật. Theo Hàn Phi Tử, nhà nước rất cần tới
pháp luật bởi pháp luật là công cụ quan trọng để điều chỉnh xã hội. Ông phủ
nhận lý luận đề cao mọi cái cao quý của con người cũng như lý luận chính trị
thần quyền. Để hiện thực hóa tư tưởng pháp trị, Hàn Phi Tử đã đề xuất mô hình:
“Pháp - Thế - Thuật” và coi đó là 3 nguyên lý trong chính trị. Trong đó, “pháp”
là trung tâm, còn “thế” và “thuật” là điều kiện tất yếu để thực hành pháp luật.
Ông cho rằng, chỉ cần duy trì hiệu lực của pháp luật thì sẽ giữ vững được trật tự
chính trị bình thường và thu được những hiệu quả lớn. Cho nên, việc làm cho
pháp luật không bị hỏng nát là tiền đề và mục đích tối cao của chính trị. “Thuật”
thực chất là thủ đoạn của người làm vua dùng để điều khiển cho các quan lại
phải giữ gìn pháp luật và tuân theo mệnh lệnh. “Thế” là một thứ quyền lực đặt ra
cho phù hợp với yêu cầu của pháp luật. Lý thuyết của Hàn Phi Tử được Tần
Thủy Hoàng dùng để thống nhất Trung Quốc. Sau này, các triều đại phong kiến
Trung Quốc cũng tiếp tục sử dụng lý thuyết pháp trị của ông nhưng nó bị che
dấu dưới cái vỏ bề ngoài của Nho giáo mà thường được gọi là “dương Nho, âm
Pháp” hay “nội Pháp, ngoại Nho”.
Lão Tử là thuỷ tổ của phái Đạo gia. Trong Đạo đức Kinh, Lão Tử bàn về
chính trị không nhiều, nhưng tương đối có hệ thống. Ông nêu ra lý luận triết
học “Đạo pháp tự nhiên” và vận dụng nhuần nhuyễn, nhất quán lý luận này vào
việc lý giải lĩnh vực chính trị. Bao trùm tư tưởng chính trị của ông là tư tưởng
“vô vi nhi trị”. Đây là quan điểm cai trị xã hội hướng người cầm quyền đến
việc để xã hội tự nhiên như nó vốn có, không can thiệp bằng bất cứ cách nào,
xã hội sẽ được ổn định. “Vô vi” không phải là không làm gì cả mà là không
làm gì trái với tự nhiên, không dùng tâm mà xen vào việc của người khác,
không dùng tham vọng cá nhân mà can thiệp vào mọi việc, là hành sự thuận
9
theo quy luật tự nhiên. Theo ông, tự nhiên là không bị chi phối bởi tình cảm, ý
muốn, trí tuệ của con người, nếu có sự can thiệp của con người dù bằng bất cứ
cách nào thì chính trị cũng trở nên rắc rối. Tuy có nhiều mặt hạn chế nhưng
phương pháp “vô vi” của ông vẫn có những nhân tố hợp lý, tư tưởng chính trị
của ông vẫn có một vị trí ảnh hưởng nhất định đến ngày nay.
Sang thời kỳ hiện đại, từ sau thập niên 70 của thế kỷ XX, ở nhiều nước
châu Á, các học giả Nhật Bản, Đài Loan bắt đầu nghiên cứu VHCT. Sau năm
1980, ở Trung Quốc, việc nghiên cứu VHCT (hay còn gọi là “văn minh
chính trị”) ngày càng phổ biến rộng rãi. Văn minh chính trị ở Trung Quốc
được nhìn nhận trong mối quan hệ với thành quả của quá trình cải tạo xã hội
của loài người. Trong cuốn Trung Quốc Đại bách khoa toàn thư, quyển
Chính trị học viết: “Văn minh chính trị là sự tổng hòa các thành quả chính
trị do con người cải tạo xã hội mà có, thông thường nó biểu hiện thành mức
độ thực hiện dân chủ, tự do, bình đẳng, giải phóng con người trong một hình
thái xã hội nhất định” [49]. Tác giả Ngu Sùng Thắng (Đại học Vũ Hán)
trong bài Phân biệt khái niệm văn minh chính trị đã nêu ra:
Văn minh chính trị, xét từ trạng thái tĩnh, nó là toàn bộ thành
quả tiến bộ đạt được trong tiến trình chính trị; xét từ trạng thái
động, nó là quá trình tiến hóa cụ thể trong sự phát triển chính trị
của xã hội loài người [49].
1.1.1.2. Nghiên cứu của các nước phương Tây
Ở phương Tây, từ thời cổ đại cho đến thời đại Khai sáng, vấn đề VHCT
được nghiên cứu như đối tượng của triết học. Platon (khoảng 427 - 347 TCN)
với tác phẩm Nền cộng hoà và Aristoteles (384 - 322 TCN) với tác phẩm Chính
trị được coi là những người mở đầu cho cách tiếp cận VHCT truyền thống ở
phương Tây. Khi bàn về VHCT, cả hai nhà tư tưởng này đều đặc biệt chú ý đến
quan điểm, thái độ cơ bản của con người đối với các vấn đề như: quyền lực, tác
động của chính thể đến người dân, cách thức để quản lý các mối quan hệ xã
hội. Học thuyết chính trị - xã hội của Platon quan tâm đến vấn đề nhà nước và
10
theo ông, trong nhà nước đó, các nhà triết học là những người cầm quyền. Còn
Aristoteles thì nhấn mạnh vai trò của chính trị trong việc xác định tư cách tồn
tại của con người khi ông coi con người là “động vật chính trị”. Ông cho rằng
mục đích cao nhất của chính trị là làm sao để mọi người có thể sống và sống tốt
hơn, sứ mệnh của nhà nước, của những người cầm quyền - chủ thể chính trị -
không chỉ là đảm bảo cho mọi người sống bình thường mà còn là làm sao để
mọi người sống hạnh phúc: “Mục đích của nhà nước là cuộc sống phúc lợi...,
bản thân nhà nước là sự giao thiệp của các gia tộc và dân cư nhằm đạt được sự
tồn tại một cách hoàn thiện và tự lập” [147, tr.210].
Cho đến cuối thế kỷ XVIII, thuật ngữ “VHCT” mới xuất hiện bởi nhà triết
học cổ điển Đức I.Herder (1744 - 1803) khi ông nghiên cứu mối quan hệ tương tác
giữa văn hóa và chính trị. Trong cuốn sách Các phương pháp triết học lịch sử nhân
loại (năm 1784), lần đầu tiên ông đưa ra khái niệm “VHCT”, “sự chín muồi của
VHCT” hay “những đại biểu của VHCT” [147, tr.460].
A.Tocqueville (1805-1859), là học giả người Pháp nhưng đã viết một số
khảo luận về hệ thống chính trị của Hoa Kỳ. Nền dân chủ Mỹ là một trong những
tác phẩm nổi tiếng của ông. Trong tác phẩm này, ông đã đưa các giá trị văn hóa
lên vị trí hàng đầu trong việc phân tích về nền dân chủ ở Mỹ. Tocqueville khẳng
định: “Nếu không có những quan điểm và thói quen thích hợp về vai trò của dân
chúng thì đến cả những thể chế dân chủ sáng giá nhất cũng khó có thể tránh khỏi
sự lung lay từ cơ sở” [147, tr.462]. Nhà chính trị học nổi tiếng khác của Mỹ là
L.Pye, năm 1961, khi biên soạn Bách khoa toàn thư khoa học xã hội quốc tế, đã
đưa ra định nghĩa rõ hơn về VHCT:
Văn hóa chính trị là một hệ thống thái độ, niềm tin và tình cảm; nó đem
lại ý nghĩa và trật tự cho quá trình chính trị; nó đưa ra tiền đề cơ
bản và quy tắc chế ước hành vi của hệ thống chính trị; nó bao
gồm lý tưởng chính trị và quy phạm vận hành của một chính thể.
Bởi vậy, VHCT là biểu hiện hình thức tập hợp tâm lý chính trị và
góc độ chủ quan; một loại VHCT vừa là lịch sử tập thể của một
11
hệ thống chính trị, lại vừa là sản phẩm của lịch sử đời sống của
các cá thể trong hệ thống đó; do đó, nó bắt rễ sâu xa trong lịch sử
các sự kiện chung và lịch sử cá nhân [68, tr.83-84].
Nói cách khác, VHCT thuộc phương diện chủ quan trong hệ thống chính trị,
nó chế ước chế độ chính trị và xác định hành vi chính trị của con người.
Mặc dù vấn đề VHCT xuất hiện sớm như vậy, nhưng môn Nghiên cứu
VHCT lại thực sự ra đời cùng với ngành khoa học chính trị hiện đại. Trong đó,
nổi lên hai xu hướng nghiên cứu chính:
Thứ nhất, coi VHCT chỉ là chiều cạnh chủ quan của hệ thống chính trị và
quá trình chính trị.
Công trình The Civic Culture, Political Attitudes and Democracy in
Five Nations (“Văn hóa công dân - Những thái độ chính trị và nền dân chủ ở
năm quốc gia”) của hai nhà khoa học Mỹ G.Almond và S.Verba, được coi là
chuyên khảo đầu tiên khai phá và đặt nền móng cho môn Nghiên cứu VHCT
ở phương Tây. Hiện nay, nhiều công trình nghiên cứu về VHCT thường giới
thiệu một định nghĩa được thừa nhận là “kinh điển” của G.Almond. Học giả
này đã tiến hành khái quát các công trình nghiên cứu diện xã hội - văn hóa
của các quá trình chính trị để đưa ra khái niệm VHCT: “VHCT của một dân
tộc là cách chia sẻ riêng của các thành viên của dân tộc ấy những dạng thức
của sự định hướng quan tâm tới các khách thể chính trị” [147, tr.14-15]. Như
vậy, G.Almond (cùng với S.Verba) là những người đầu tiên đưa ra quan
điểm: VHCT chỉ là chiều cạnh chủ quan của hệ thống chính trị và quá trình
chính trị. Almond cho rằng VHCT “gồm các yếu tố về nhận thức, tình cảm
và giá trị. Nó hàm chứa nhận thức và ý kiến, quan niệm giá trị và tình cảm
đối với chính trị” [68, tr.83]. Verba khẳng định: VHCT không phải là chế độ
và cơ cấu chính trị, cũng không phải là mô hình hành vi chính trị: “nó không
nói về các sự việc phát sinh trong lĩnh vực chính trị mà là nói về những suy
nghĩ và niềm tin của người ta đối với các sự việc đó” [68, tr.84].
Hai ông cũng đưa ra ba loại hình cơ bản của VHCT: văn hóa chính trị bộ lạc,
văn hóa chính trị thần thuộc và văn hóa chính trị tham dự (hay văn hóa công dân).
12
Một số trường phái khoa học chính trị và các nhà nghiên cứu ở phương
Tây sau này đã dựa trên cơ sở lý thuyết khoa học về VHCT của G.Almond và
S.Verba. Tiêu biểu có thể kể đến:
- Định nghĩa của nhóm nghiên cứu thuộc Trường Đại học Tổng hợp
Berkeley (California) trong cuốn Đề cương bài giảng VHCT (năm 2006):
“VHCT được tạo thành bởi những tri nhận, những giá trị và những bộc lộ cảm
tình mà dân chúng của một cộng đồng/ tập thể nào đó mang lại cho một quá trình
mà tại đó những giá trị chân xác sẽ được định vị” [147, tr.29]. Theo trường phái
này, cả ba bộ phận hợp thành của VHCT trên đây chỉ được xem xét, phân tích
khi đặt trong mối quan hệ với hệ thống chính trị và đặc biệt là trong quá trình
chính trị, nơi mà những bộ phận này được “định vị”. Điều này có nghĩa là tương
tự như trong cách tiếp cận và định nghĩa khái niệm của G.Almond và S.Verba,
các chiều cạnh chủ quan của hệ thống chính trị và quá trình chính trị được xem
như hệ quy chiếu gốc của môn nghiên cứu về VHCT.
- Định nghĩa được công bố trong cuốn Từ điển chính trị xuất bản năm
2007 của trường phái học thuật Heidelberg (Đức): VHCT là khái niệm “dùng để
chỉ chiều cạnh chủ quan của những cơ sở xã hội của các hệ thống chính trị.
VHCT liên quan tới những bộ phận khác nhau của ý thức chính trị, những
“phong thái”, những lối nghĩ và ứng xử “điển hình” của những nhóm xã hội hoặc
của toàn xã hội. VHCT bao gồm tất cả những đặc tính chính trị cá nhân của từng
cá thể, tiềm ẩn trong những thái độ và các giá trị, bắt rễ trong những động cơ
bẩm sinh của hành vi chính trị, và có trong những hình thức bộc lộ có tính chất
biểu tượng và những ứng xử chính trị cụ thể” [147, tr.24]. Đây cũng có thể coi là
một quan điểm gợi mở những khía cạnh có tính phương pháp luận trong nghiên
cứu về VHCT.
Thứ hai, coi VHCT là một bộ phận trong chỉnh thể văn hóa chung của xã hội.
Không phải tất cả các nhà khoa học chính trị hiện đại ở phương Tây đều
dựa trên cơ sở lý thuyết khoa học về VHCT của G.Almond và S.Verba. Xu
hướng tiếp cận VHCT khác đáng chú ý ở phương Tây là coi VHCT là một bộ
phận trong chỉnh thể văn hóa chung của xã hội. Nhà sử học và chính trị học Hoa
13
Kỳ P.X.Taquar đã nhiều năm có dự định giải quyết vấn đề về cách tiếp cận và
các khái niệm, liên quan tới các phạm vi của khái niệm VHCT. Ông cho rằng: có
thể nói về VHCT như một bộ phận tự trị (tách riêng) trong chỉnh thể văn hóa
chung của xã hội. Lý giải vấn đề trên đây, quan điểm của ông có hai mặt tương
liên đáng lưu ý là: Thứ nhất, luận chứng về ưu thế của cách tiếp cận văn hóa học đối
với VHCT (khác với cách phân tích hệ thống hoặc phân tích tâm lý hẹp, chủ yếu
dùng trong khoa chính trị học). Thứ hai, trong khi phân tích phê phán khái niệm
VHCT của Almond, học giả này cũng đã xây dựng nên hàng loạt vấn đề mang tính
chất phương pháp luận, chủ yếu là để xác lập hệ hình khái niệm cho VHCT. Theo
ông, G.Almond và những người kế tục ông chỉ tập trung chú ý vào một phương
diện (dù đó là quan trọng nhất) của VHCT - đó chính là phương diện chủ quan
(nhiều khi mang tính chất tâm lý học), nhận định đặc trưng của VHCT như “một tổ
hợp những ý đồ và mục tiêu” của các nhân vật chính trị.
Các trường phái chính trị học Nga với các tên tuổi như E.A.Dodin,
G.Grat, A.X.Carmin, I.X.Piroparov cũng đưa ra nhiều quan niệm khác nhau.
Theo E.A.Dodin:
Văn hóa chính trị là quá trình xã hội hóa chính trị, suy cho cùng là quá
trình phổ cập những giá trị và quy tắc chính trị nhất định” và “quá
trình xã hội hóa trong chừng mực nào đó đưa đến sự ra đời các thiết
chế xã hội, các giá trị và những chuẩn mực hành vi phù hợp với tiến
trình phát triển [147, tr.64-65].
Với quan điểm này, E.A.Dodin đã không đồng tình với các tác giả
phương Tây khi quy VHCT về các khuôn mẫu xác định nào đó. Bởi điều đó
thường mang tính chủ quan của nhà nghiên cứu và sẽ rất dễ nhầm lẫn với các
hiện tượng bề mặt.
Thông qua lăng kính của những yếu tố cấu trúc cơ bản, G.Grat cho rằng
VHCT được cấu trúc bởi 3 thành tố: “Cấu trúc của VHCT gồm: Văn hóa về ý thức
chính trị, văn hóa hành vi chính trị và văn hóa vận hành các hành vi chính trị của
Nhà nước” [191, tr.45].
14
Còn nhà chính trị học Liên Xô cũ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc
dùng VHCT mới để đả phá những thói quen do xã hội cũ để lại và xây dựng một
nhà nước kiểu mới. Họ phê phán các học giả Mỹ quá nhấn mạnh định nghĩa
VHCT là một thứ động cơ tâm lý, là thái độ chủ quan mà coi nhẹ vấn đề giai cấp
và lợi ích giai cấp, bỏ qua việc đời sống chính trị luôn phụ thuộc vào lợi ích giai
cấp và những mối quan hệ kinh tế nhất định. Theo họ, VHCT là thành phần quan
trọng của văn hóa tinh thần, nó thuộc về lĩnh vực thượng tầng kiến trúc, có tính
giai cấp và tính xã hội rõ ràng; nó phản ánh lợi ích, nguyện vọng và yêu cầu của
một giai cấp nhất định.
Ngoài ra, V.I.Lê-nin đưa ra khái niệm VHCT dựa trên quan niệm về mối
liên hệ chặt chẽ giữa chính trị và văn hóa. Sử dụng các thành quả đấu tranh để
xây dựng chính quyền Xô Viết, Lê-nin khẳng định: “Giờ đây, trước mắt chúng ta
đang phải thực hiện các nhiệm vụ văn hóa, cần nắm vững các kinh nghiệm chính
trị và có thể nhân rộng ra để tái hiện trong đời sống [195, tr.246].
Như vậy, VHCT ra đời từ rất sớm cả ở phương Đông và phương Tây. Có
thể nói, từ khi có chính trị thì vấn đề VHCT cũng được đặt ra. Nhưng, việc
nghiên cứu VHCT như một môn khoa học thì ra đời khá muộn. Dù vậy, với
những nghiên cứu công phu, phong phú từ nhiều góc nhìn, các tài liệu trên đã
giúp NCS có được những nhận thức khái quát về hệ thống lý thuyết cũng như
phương pháp tiếp cận VHCT. Việc kế thừa các thành tựu nghiên cứu đó có ý
nghĩa quan trọng và là việc làm h...ống điền trang, thái ấp và có sự đánh giá sắc sảo về vai trò cũng như hạn chế
của chúng trong vấn đề xây dựng và bảo vệ vương triều, đất nước thời Trần.
Ngoài ra, có một số tài liệu khác đã hướng đến lý giải hệ thống thiết chế,
chính quyền, bộ máy nhà nước thời Trần trên cơ sở mối quan hệ giữa chúng với
tư tưởng Phật giáo. Chẳng hạn Hoàng Đức Thắng với cuốn Mối quan hệ giữa
nhà nước quân chủ Lý - Trần với Phật giáo [156]. Trong tài liệu này, tác giả
nhấn mạnh ảnh hưởng của tinh thần khoan hòa, bác ái, tinh thần nhập thế tích
cực đối với việc hình thành một chính quyền thân dân.
Thời Trần gắn liền với ba lần kháng chiến chống Mông - Nguyên vĩ đại,
nên khi bàn đến câu chuyện dựng nước, giữ nước thời kỳ này, nghệ thuật quân sự
được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đặc biệt. Trong đó, phải kể đến công trình
Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên - Mông thế kỷ XIII [145] của Hà Văn
Tấn, Phạm Thị Tâm. Cùng với việc mô tả tỉ mỉ diễn biến ba lần kháng chiến của
quân dân nhà Trần, tài liệu này đã phân tích nghệ thuật quân sự kết hợp ngoại giao
mà vương triều Trần vận dụng để đạt được thắng lợi oanh liệt.
Cùng với nghệ thuật quân sự, kế sách đánh giặc, trong các tài liệu trên và
một số tài liệu khác, một số kỹ năng, nghệ thuật làm chính trị khác cũng được đề
29
cập: kế sách phát triển kinh tế đa sở hữu; kế sách trị thủy và làm nông nghiệp; kế
sách đào tạo, tuyển dụng nhân tài: Lê Đình Sỹ, Nguyễn Danh Phiệt với Kế sách
giữ nước thời Lý - Trần [141]; Phan Hữu Dật với Phương sách dùng người của
ông cha ta trong lịch sử [32].
Như vậy, dù tài liệu khá phong phú, song chưa có công trình nào tiến hành
miêu tả phương diện vận hành chính trị một cách toàn diện, từ công cụ thực hành
(với hệ thống luật pháp, chế độ, bộ máy nhà nước và quan chế) đến phương thức
thực hành (qua hoạt động quân sự, ngoại giao, quản lý xã hội, đào tạo và sử dụng
người cầm quyền) một cách toàn diện, hệ thống từ góc nhìn văn hóa học.
1.2.2.3. Nghiên cứu về nhân vật chính trị
Nhân cách chính trị cũng là tâm điểm của góc nhìn VHCT. Trên cái nhìn
tổng thể, có thể thấy nhân cách chính trị thời Trần có sức hút mạnh mẽ đối với
các nhà nghiên cứu từ góc độ lý luận cũng như thực tiễn. Trong đó, các vấn đề
sau được các nhà nghiên cứu khá quan tâm:
- Nghiên cứu sự hình thành nhân cách chính trị:
Một số tài liệu đã lý giải quá trình hình thành nhân cách chính trị, phân
tích các điều kiện, nhân tố ảnh hưởng đến nhân cách. Tác giả Đỗ Lai Thúy trong
Văn hóa Việt Nam nhìn từ mẫu người văn hóa [173], trong khi phân tích thời đại
và mẫu người văn hóa Lý - Trần, đã khẳng định: bối cảnh xã hội (kinh tế phát
triển, chiến công hiển hách, tinh thần khoan hòa, phóng khoáng) đã tạo ra mẫu
người văn hóa mang những nét đặc trưng của thời đại. Trí thức đại diện cho thời
đại này là: vua, quan lại, tướng lĩnh, tu sĩ, cư sĩ - những trí thức Phật học. Chính
tầng lớp trí thức này đã tạo ra nền văn hóa bác học thời Lý - Trần. Mặt khác, là
sản phẩm của thời đại, bản thân họ cũng mang đậm dấu ấn văn hóa thời đại. Mẫu
người văn hóa của thời đại này là con người vô ngã - con người phóng khoáng,
biết mang cái tiểu ngã hòa nhập vào cái đại ngã đích thực, trường tồn của vũ trụ,
đồng thời có trình độ tư duy cao, sống an nhiên, tự tại, nhân nghĩa, dũng cảm, có
tinh thần yêu nước chân chính... Những luận điểm và hướng tiếp cận trên đây
thực sự là một gợi ý thú vị cho nghiên cứu sinh khi đi sâu lý giải quá trình hình
30
thành nhân cách chính trị thời thịnh Trần, đặc biệt là sự xuất hiện những mẫu
nhân cách sáng chói, độc đáo.
Nguyễn Thị Thanh Hảo trong luận án tiến sĩ Văn hóa học Ảnh hưởng của
Phật giáo đối với văn hóa đạo đức các vương triều Lý - Trần [70] lại bàn sâu về
sự hình thành đạo đức của quân vương, quan lại, quý tộc hai vương triều Lý và
Trần như là hệ quả của Phật giáo, đặc biệt tinh thần từ bi, hỷ xả và in dấu ấn
“đức trị” trong quá trình trị nước của nhà cầm quyền.
- Nghiên cứu vai trò lịch sử của các nhân vật chính trị:
Vũ Khiêu trong cuốn Bàn về văn hiến Việt Nam [95], Nguyễn Quang Ân
trong Những gương mặt trí thức (1998), Lê Thị Thanh Hương trong Nhân cách
văn hóa trí thức Việt Nam trong tiến trình mở cửa và hội nhập quốc tế (2007), đã
tiến hành đánh giá nền văn hiến Việt Nam thông qua những trí thức xuất sắc
trong lịch sử, đã chú ý đến các nhân vật lịch sử thời Trần. Các nhân vật đó được
nhìn nhận trong mối quan hệ với thời đại và lịch sử dân tộc, với tư cách là chủ
thể, động lực tạo dựng nên nền văn hiến Việt Nam.
Trong những chủ thể chính trị thời Trần, thu hút nhất với nhiều nhà nghiên
cứu là nhân cách của hoàng đế. Chân dung các hoàng đế hiện lên vừa là nhà vua,
nhà chính trị, nhà quân sự, nhà thơ, nhà sư... Một loạt công trình theo hướng này
đã ra đời, trong đó đáng chú ý nhất phải kể đến các tài liệu sau: Bài viết “Mẫu
hình nhân cách hoàng đế và con đường tìm kiếm sự thể hiện bản ngã trong triết
học và văn học khu vực Đông Á” trong sách Văn học Việt Nam - dòng riêng giữa
nguồn chung (1999) của Trần Ngọc Vương. Trong tài liệu này, ông đã có những
nhận định quan trọng về mẫu nhân cách hoàng đế: mẫu hình hoàng đế là một mẫu
hình nhân cách văn hóa đặc biệt, có quyền năng và thế năng chi phối tất cả dưới
gầm trời này. Mọi nhân cách văn hóa hình thành và phát triển trong nền chuyên
chế đều quay quanh trục mẫu hình nhân cách hoàng đế.
Trường Khánh trong Hoàng đế triều Trần - cội nguồn ấn tượng dân gian
(2003) đã dựng lại chân dung các nhân vật từ những ấn tượng dân gian, có những
nhìn nhận đúng về vai trò của hoàng đế trong lịch sử dân tộc. Đáng chú ý, tác giả
31
đã có sự phân định thời Trần ra làm hai giai đoạn: thịnh Trần và mạt Trần với vai
trò của minh quân lương tướng, coi nhân cách chính trị của họ là cơ sở của sự
tồn vong của vương triều:
Thời thịnh Trần rực rỡ bởi có vua hiền, bề tôi trung hậu. Thời mạt
Trần suy vi bởi vua thiếu minh mẫn, triều thần thì phe cánh, bon chen
đua đòi, ăn chơi trụy lạc làm mất đi ngôi báu, mất đi nét đẹp truyền
thống, dẫn đến đất nước đắm chìm trong thảm họa giặc Minh đô hộ,
để cho muôn dân sống quằn quại đau thương [93, tr.41].
Đây là một hướng nghiên cứu gợi cho NCS một góc nhìn so sánh để lý
giải nguyên nhân thịnh - suy của triều Trần.
- Nghiên cứu một số mẫu nhân cách tiêu biểu:
Một số tác giả đã nghiên cứu các nhân vật lịch sử tiêu biểu với tư cách là
những mẫu nhân cách chính trị tiêu biểu, nhiều nhất là Trần Nhân Tông, Trần
Quốc Tuấn: Đỗ Thanh Dương (Trần Nhân Tông - nhân cách văn hóa lỗi lạc,
2008), Lê Mạnh Thát (Trần Nhân Tông - cuộc đời và tác phẩm, 1999), Hồ Đức
Thọ (Trần triều Hưng Đạo Đại Vương trong tâm thức dân tộc Việt, 2000), Viện
Lịch sử quân sự Việt Nam (Trần Quốc Tuấn - nhà quân sự thiên tài, 2000);
Hoàng Thúc Trâm (Trần Hưng Đạo, 2014). Ngoài ra, một số bài viết cũng bàn
sâu về con người chính trị giai đoạn này, chẳng hạn như: Trần Ngọc Vương
(Trần Nhân Tông - nhiều trong một; Trần Nhân Tông - trí giả anh minh, nhà văn
hóa kiệt xuất), Nguyễn Hữu Sơn (Trần Nhân Tông - vị hoàng đế, thiền sư, thi
sĩ)..., qua đó, các phẩm chất cao đẹp của nhân cách được nhận diện một cách
toàn diện. Đặc biệt, các bài viết đầy tâm huyết của Trần Ngọc Vương đã có
những nhận định sâu sắc về nhân cách Trần Nhân Tông đồng thời khẳng định
được vị thế, vai trò của vị hoàng đế đặc biệt của triều Trần đối với vương triều,
với dân tộc và với thời đại, với tư cách là một nhà văn hóa kiệt xuất. Theo sự
phân tích của học giả này, Trần Nhân Tông là một trí giả anh minh, nhà văn hóa
kiệt xuất, bởi không có một tì vết về đức hạnh, sự cống hiến trọn vẹn cho đời và
đạo, phụng sự cộng đồng, bởi tinh thần an nhiên tự tại, lòng khoan dung..., trong
số các quân vương thời quân chủ Việt Nam, ông là “quân vương tài hoa bậc
32
nhất”, là “một nhân cách lịch sử lỗi lạc” [205] và “đã sống một cuộc đời không
thể ước mơ cao hơn, xa hơn” [206].
Các tài liệu trên đã phác họa ra những bức tranh sinh động về các nhân vật
chính trị mà chủ yếu là các bậc minh quân, lương tướng - chủ thể chính trị quan
trọng tạo nên mô hình thời đại lý tưởng. Các tác giả đã tập trung vào những đóng
góp về võ công, văn trị và sức sống của các nhân vật lịch sử trong tâm thức dân
tộc Việt Nam mà đại diện tiêu biểu là Trần Nhân Tông, Trần Quốc Tuấn. Đây là
những nghiên cứu khá đa diện, sinh động song chưa toàn diện. Bởi lẽ thời thịnh
Trần hội tụ nhiều nhà chính trị tài năng, nhiều nhân cách thú vị, Trần Nhân Tông
và Trần Quốc Tuấn là đại diện tiêu biểu nhưng nếu bỏ qua một số nhân vật khác
thì sẽ là thiếu sót. Hơn nữa, khi bàn về nhân cách chính trị, không chỉ có nhân
cách của người cầm quyền mà còn có nhân cách của thần dân, người bị cầm
quyền và rộng hơn là con người thời đại. Vì vậy, cần có cái nhìn toàn diện, khái
quát hơn khi bàn về nhân cách chính trị giai đoạn này.
Mặt khác, nhìn chung, vấn đề nhân cách chính trị mới được bàn đến với tư
cách “con người chính trị” chung chung, hoặc những đóng góp của các nhân vật
lịch sử riêng lẻ, chưa được hệ thống hóa thành những phẩm chất nhân cách mang
tính đại diện và mang màu sắc riêng cho con người thời Trần. Hơn nữa, chưa có
tài liệu nào khai thác các mẫu hình nhân cách văn hóa, hay coi con người chính
trị là chủ thể sáng tạo và chịu tác động của nền VHCT.
1.2.2.4. Nghiên cứu về ngoại hiện chính trị
Đây là nội dung ít được các tài liệu bàn đến hoặc chưa được nghiên cứu thấu
đáo. Ta chỉ có thể tìm thấy thấp thoáng bóng dáng của chúng được phác thảo trong
một số công trình nghiên cứu về văn hóa, lịch sử, tôn giáo thời Trần, như tài liệu
nghiên cứu về các biểu tượng, quy cách thể hiện quyền lực chính trị, trật tự xã hội
hay về các công trình kiến trúc cung đình, kiến trúc tôn giáo (đền, chùa, tháp...), về
trang phục cung đình và dân gian...
Ngô Đức Thọ trong Chữ húy Việt Nam qua các triều đại [166] đã thống
kê hệ thống chữ húy của các triều đại quân chủ Việt Nam, trong đó, có mô tả
những quy định về chữ húy của nhà Trần.
33
Về hệ thống công trình kiến trúc, nhóm tác giả Trương Hữu Quýnh, Đinh
Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn trong Đại cương lịch sử Việt Nam [133] đã mô tả đô
thành Thăng Long từ kiểu cấu trúc, kết cấu trong ngoài của kinh thành và cung
điện ở Thăng Long cũng như khu Tức Mặc - phủ Thiên Trường. Trong cuốn Cơ
sở văn hóa Việt Nam [8], Huỳnh Công Bá cũng đã phác thảo về các sự vật như
cung điện, chùa tháp thời Trần.
Vấn đề trang phục thời Trần cũng được khá nhiều tài liệu quan tâm trong
quá trình nghiên cứu chung về trang phục dân tộc qua các thời kỳ lịch sử. Tiêu
biểu có Lịch sử trang phục các triều đại phong kiến Việt Nam [203] của Trịnh
Quang Vũ, Trang phục Việt Nam [146] của Đoàn Thị Tình, Ngàn năm áo mũ
[46] của Trần Quang Đức. Đặc biệt, trong Ngàn năm áo mũ - bộ sách công phu
với tham vọng dựng lại bức tranh trang phục Việt Nam trong cung đình và ngoài
dân gian trong khoảng một nghìn năm từ thời Lý đến thời Nguyễn (1009-1945),
tác giả đã có những phát hiện mới về trang phục thời Trần: Chế độ áo mũ của
nhà Trần kế thừa một phần của nhà Lý, tiếp tục tham khảo quy chế trang phục
của nhà Tống, thực hiện cải cách một số kiểu áo mũ cho vương hầu bá quan và
hầu như không chịu ảnh hưởng nào từ chế độ y phục của nhà Nguyên [46,
tr.106]. Đó là những gợi ý quan trọng cho NCS khi lý giải các biểu tượng, yếu tố
ngoại hiện. Tuy nhiên, đây vẫn là những nghiên cứu thiên về văn hóa trang phục,
tác giả không hoặc chưa có ý định đi sâu nghiên cứu chúng như những biểu
tượng chính trị - hệ thống ngoại hiện của VHCT giai đoạn này.
Cũng tương tự, một số công trình nghiên cứu khác, có nhắc đến một số yếu
tố của hệ thống ngoại hiện thuộc VHCT thời Trần như: trang phục, lăng mộ, thành
quách, đền đài, cung điện, xe kiệu, thuyền bè, thái ấp, chức tước, mỹ tự, danh
xưng, tế lễ, đặt tên cho quan lại và các cơ quan trong bộ máy nhà nước Tuy
nhiên, chúng là những thông tin hoặc là đơn lẻ hoặc là được nhắc đến trong những
công trình nghiên cứu lịch sử, tôn giáo, kiến trúc... với những ý đồ nghiên cứu
khác ngoài biểu tượng VHCT (chẳng hạn nghiên cứu luật pháp, nghiên cứu thể
chế, thiết chế).
34
Trong mấy năm gần đây, ngành khảo cổ học Việt Nam đã khai quật được
một số di chỉ liên quan đến cung điện, thành quách nhà Trần. Theo đó, ngoài
hành cung Thiên Trường và Vũ Lâm, thời Trần còn có hành cung Lỗ Giang
(Thái Bình) là hành cung dưới thời vua Trần Anh Tông, Trần Minh Tông, sau
này là hành cung Kiến Xương dưới thời vua Trần Hiến Tông, nay là di tích đền
Trần - Thái Lăng. Theo Đức Văn, hành cung “có phạm vi khá rộng lớn” với kiến
trúc độc đáo như: sự độc đáo trong kỹ thuật xây dựng móng trụ (Móng trụ ở đây
theo dạng trụ kép đôi và kép ba), kỹ thuật xây dựng bó nền với hệ thống cọc gỗ
và trụ đá kiên cố, các loại ngói mũi sen lợp mái. Ngoài ra, theo tác giả, các nhà
khảo cổ đã phát hiện hàng trăm di vật, hiện vật mang giá trị biểu trưng vương
quyền như hàm rồng, mai rồng, riềm mái hình lá đề có hình rồng [181]. Đây là
một trong những cơ sở quan trọng để nghiên cứu về các yếu tố ngoại hiện vốn
mờ nhạt trong tư liệu lịch sử còn để lại.
Như vậy, những sự vật (cung điện, thành quách, trang phục cùng các
chi tiết trong công trình kiến trúc thời Trần) được mô tả với mục đích như các
cứ liệu lịch sử, văn hóa, tôn giáo chứ không phải với tư cách các yếu tố ngoại
hiện chính trị.
1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
Qua tổng quan tình hình nghiên cứu, có thể rút ra một số nhận định:
- Dù thuật ngữ VHCT đã được nhắc đến từ khá sớm nhưng cho đến nay, do
sự phong phú về hướng tiếp cận nghiên cứu từ các ngành khoa học khác nhau, khái
niệm này vẫn còn nhiều ý kiến tranh luận. Đặc biệt, khái niệm VHCT chưa thực sự
được quan tâm và có những kiến giải thấu đáo từ góc nhìn văn hóa học.
- Liên quan đến vấn đề VHCT thời thịnh Trần, đã có nhiều tài liệu đề cập
ở những khía cạnh và mức độ khác nhau. Đó là những nguồn tư liệu quý báu, bổ
ích để NCS có thể kế thừa, chắt lọc và phát triển trong luận án.
Tuy nhiên, do mục tiêu nghiên cứu, những tài liệu đó chưa quan tâm đến
việc nhận diện VHCT thời thịnh Trần một cách toàn diện và hệ thống dựa trên
một cấu trúc cơ bản của VHCT dưới góc nhìn văn hóa học. Vì vậy, mỗi tài liệu
mà NCS thu thập được hầu như mới chỉ là một mảnh ghép riêng lẻ và chủ yếu bàn
35
về một số nội dung như: định hướng giá trị trong chính trị, phương thức vận hành
chính trị và chủ yếu được lồng ghép vào trong các tài liệu về thời Trần. Một số
yếu tố khác rất quan trọng của VHCT chưa được đi sâu lý giải, chẳng hạn: nhân
cách chính trị, hệ thống ngoại hiện thì hoặc là chưa được nghiên cứu thấu đáo
hoặc chưa được định danh, nghiên cứu đúng với tư cách là thành tố của VHCT.
Như vậy, một công trình nghiên cứu toàn diện, hệ thống, chuyên sâu về
VHCT thời thịnh Trần - dưới ánh sáng lý luận của văn hóa học - thì chưa từng
xuất hiện. Từ thực tế đó, NCS lựa chọn đề tài luận án “Văn hóa chính trị thời
thịnh Trần” với mong muốn: 1/Góp phần hệ thống hóa và xác lập khái niệm, cấu
trúc của VHCT dưới góc nhìn văn hóa học; 2/Phân tích diện mạo của VHCT thời
thịnh Trần - thông qua các thành tố cơ bản của cấu trúc VHCT đã xác lập;
3/Đánh giá giá trị của VHCT thời thịnh Trần và bàn luận về việc vận dụng bài
học của thời Trần trong xây dựng VHCT Việt Nam hiện nay.
Tiểu kết chương 1
Tổng quan tài liệu cho thấy VHCT đã hình thành cùng với sự ra đời của
hoạt động chính trị của con người. Tuy nhiên, VHCT với tư cách là một đối
tượng nghiên cứu của bộ môn khoa học thì mới xuất hiện, bắt đầu từ phương
Tây sau chiến tranh thế giới thứ hai. Ở Việt Nam, nghiên cứu về VHCT đã
diễn ra theo nhiều xu hướng song nhìn chung, còn đang ở những bước đi đầu
tiên trên nền tảng lý thuyết và phương pháp còn chưa hoàn bị.
Văn hóa chính trị thời thịnh Trần là vấn đề quan trọng, đã được các nhà
nghiên cứu tiếp cận trong cái nhìn đa chiều. Nhưng cho đến nay, chưa có một
công trình nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện về VHCT thời thịnh Trần dựa trên
lý thuyết VHCT từ góc nhìn văn hóa học. Đó cũng là vấn đề đặt ra đòi hỏi luận
án cần tiếp tục nghiên cứu một cách thấu đáo hơn.
36
Chương 2
QUAN NIỆM VỀ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ VÀ GIỚI THUYẾT
VỀ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ THỜI THỊNH TRẦN
2.1. QUAN NIỆM VỀ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ
2.1.1. Khái niệm văn hóa chính trị
2.1.1.1. Văn hóa
“Văn hóa” là từ có nguồn gốc Latinh: “colere”, sau chuyển thành
“cultura” có nghĩa là “cày cấy, vun trồng”, với nghĩa ban đầu là vun trồng đất
đai, cây cối trong nông nghiệp, sau chuyển sang nghĩa vun trồng tinh thần, trí
tuệ, nghĩa là nói đến những gì thiêng liêng, quan trọng đối với cuộc sống con
người. Đến thời Trung cổ, văn hóa được hiểu là tín ngưỡng, bởi tín ngưỡng cũng
là một điều thiêng liêng, là biểu hiện của sự phát triển cao nhất của tinh thần con
người. Ở phương Tây, khi bàn về nghĩa của từ “cultura”, người ta hay viện dẫn
câu chuyện về nhân vật Prométhée trong thần thoại Hy Lạp đã chấp nhận bị
xiềng xích để lấy được lửa về cho loài người.
Thuật ngữ văn hóa được các nhà nghiên cứu từ thời cổ đại cho đến ngày nay
nghiên cứu, tìm tòi, phân tích để làm rõ nội hàm ý nghĩa của nó. Tính đến nay, đã
có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa dựa trên các cách tiếp cận khác nhau,
chẳng hạn tiếp cận theo tính chất miêu tả, theo tính chất lịch sử, nhấn mạnh vào nếp
sống xã hội, nhấn mạnh vào sự thích ứng của con người với môi trường tự nhiên,
nhấn mạnh vào tính chất di truyền xã hội (tức khả năng học tập của con người),
nhấn mạnh vào phương thức ứng xử, nhấn mạnh vào khía cạnh tư tưởng của văn
hóa, nhấn mạnh vào phương diện giá trị của văn hóa, nhấn mạnh vào hoạt động
sáng tạo trong lịch sử, nhấn mạnh vào mô hình các thể chế xã hội, nhấn mạnh vào ý
nghĩa biểu trưng của văn hóa
Ban đầu, văn hóa được quan niệm là có tính đồng nhất, dùng để chỉ những
gì mang tính đồng nhất trên toàn thế giới. Về sau, các nhà nghiên cứu tìm hiểu
37
và phát hiện ra rằng mỗi dân tộc khác nhau đều có những truyền thống, đặc trưng
khác nhau, và như thế có nghĩa là có những nền văn hóa khác nhau, riêng biệt.
Do vậy, các nhà văn hóa học phương Tây giải thích từ “văn hóa” theo hai trường
hợp là Culture (văn hóa nói chung - số ít) và cultures (những nền văn hóa - số
nhiều). Trong sách Nhân học - một quan niệm về tình trạng nhân sinh, Emily
A.Schultz viết:
Các nhà nhân học đôi khi phân biệt giữa văn hóa “Culture” (với chữ C
viết hoa) và những nền văn hóa “cultures” (với chữ c viết thường).
Văn hóa (viết hoa) được xem là một thuộc tính của nhân loại nói
chung - đó là khả năng học hỏi và sáng tạo ra những hành vi và quan
niệm để chủng loài có thể tồn tại được như những cơ thể sinh học.
Ngược lại, những nền văn hóa (viết thường) là những truyền thống
khác nhau bao gồm những hành vi và quan niệm mà những tập thể
người học hỏi được vì họ là thành viên của những xã hội đó. Mỗi
truyền thống có thể được gọi là một nền văn hóa riêng, mặc dù biên
giới ngăn cách một nền văn hóa này với một nền văn hóa khác thường
không dễ xác định [49, tr.14-15].
Quan niệm này tương đối phù hợp với định nghĩa văn hóa do Federico
Mayor - nguyên Tổng giám đốc UNESCO, nêu ra:
Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo của con người
trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã
hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và các thị hiếu -
những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc [15, tr.23].
Có thể nói cách quan niệm về văn hóa theo hai trường hợp (văn hóa nói
chung - văn hóa toàn thể) và văn hóa nói riêng (các nền văn hóa) rất cần thiết để
chúng ta nghiên cứu VHCT một cách tổng quát. VHCT vừa mang tính chất, đặc
trưng của văn hóa nói chung (văn hóa toàn thể), vừa mang tính chất, đặc trưng
của văn hóa nói riêng (các nền văn hóa), song chủ yếu người ta nhấn mạnh đến
“những yếu tố xác định đặc tính riêng” của mỗi cộng đồng, của mỗi nền văn hóa
38
trong VHCT. Do vậy, mới có những mô hình VHCT khác nhau như: VHCT bộ
lạc, VHCT thần thuộc (trong xã hội nô lệ, quân chủ), VHCT tham dự (trong xã
hội tư sản). Ngoài ra, ở thời hiện đại lại có các mô hình VHCT khác nhau của
mỗi quốc gia.
2.1.1.2. Chính trị
Về phương diện ngôn ngữ, “chính trị” là một từ Hán Việt được kết hợp bởi
hai từ chính và trị. Vậy, để hiểu khái niệm chính trị, chúng ta cần chiết tự để tìm
nghĩa của hai từ này. Theo Đào Duy Anh, một trong các nghĩa của “Chính” 政 là
“sửa cho đúng, sắp đặt lại”; một trong các nghĩa của “Trị” 治 là “sửa chữa công
việc”. Và “Chính trị” 政治 là từ dùng để gọi chung những việc sắp đặt và thực hành
để sửa trị một nước [1, tr.120]. Như vậy, có thể nói, chính trị là việc tổ chức đời
sống xã hội của một cộng đồng (dân tộc, quốc gia) bằng quyền lực chung.
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, chính trị được hiểu là:
Toàn bộ hoạt động có liên quan đến mối quan hệ giữa các giai cấp,
giữa các dân tộc, các tầng lớp xã hội mà cốt lõi của nó là vấn đề giành
chính quyền, duy trì và sử dụng quyền lực nhà nước, sự tham gia công
việc của nhà nước, sự xác định hình thức tổ chức, nhiệm vụ, nội dung
hoạt động nhà nước. Bất kể vấn đề chính trị nào cũng đều có liên quan
đến quyền lực của các giai cấp và nhà nước (). Chính trị còn là sự
biểu hiện tập trung của nền văn minh, của hoạt động sáng tạo, của sự
giải phóng [187, tr.603].
Từ góc độ từ nguyên, “chính trị” là thuật ngữ có nguồn gốc từ tiếng Hy
Lạp: “politicus”. Trong tiếng Hy Lạp, “polis” có nghĩa là “thành”. Người Hy
Lạp xưa kia thường xây dựng “thành bang” (một dạng đô thị có thành vây xung
quanh). Trong thành chỉ có giới chủ nô và gia đình của họ mới được ở. Ngoài
thành là dân nô lệ. Từ đó, có chữ “homo - politicus” là “người chính trị”, tức là
người ở trong thành, thuộc giới có quyền. Về sau, từ “chính trị” được dùng để
chỉ những công việc liên quan đến nhà nước, là nghệ thuật để cai trị nhà nước và
là phương pháp để thực hiện các mục tiêu của quốc gia.
39
Platon - triết gia Hy Lạp cổ đại - đã khẳng định, chính trị là nghệ thuật cai
trị và theo ông, cai trị bằng sức mạnh của quyền lực là độc tài, còn cai trị bằng
thuyết phục mới là cai trị đích thực. Sang thời hiện đại, nhà kinh tế, chính trị và xã
hội học người Đức là M.Weber cho rằng, chính trị là khát vọng tham gia vào
quyền lực hay ảnh hưởng đến sự phân chia quyền lực giữa các quốc gia, bên trong
quốc gia hay giữa các tập đoàn người trong một quốc gia. Với quan điểm này,
chính trị là sự khôn khéo, là nghệ thuật, là thủ đoạn, là trường đấu tranh, chiếm
quyền hành, tước vị mà kẻ thắng thế chưa hẳn là người tốt. Theo cách định nghĩa
của nhiều trường phái khoa học chính trị ở phương Tây, chính trị “là tất cả các
hoạt động của con người nhằm xác lập những chế định bắt buộc chung đối với
nhóm hoặc giữa các nhóm người” [147, tr.58].
Trong thực tế, chính trị đã từng là công cụ đặc quyền để tầng lớp thống trị
buộc các tầng lớp khác phải phục tùng ý chí của mình. Tuy nhiên, cùng với quá
trình dân chủ hóa, chính trị dần trở thành công việc của đông đảo quần chúng
nhân dân. Mọi công dân đều có quyền tham gia vào công việc của nhà nước ở
những mức độ, phạm vi khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội và văn
hóa của họ.
Như vậy, về bản chất, chính trị phản ánh một trình độ văn hóa của nhân
loại nói chung và của từng cộng đồng người nói riêng về phương diện tổ chức,
điều hành xã hội. Chính trị luôn gắn liền với con người kể từ khi nhà nước ra
đời và đó là một lĩnh vực hoạt động quan trọng nhất của đời sống xã hội. Mọi
thành quả lý luận và thực tiễn do con người sáng tạo ra liên quan đến việc
giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước đều thuộc về VHCT. Với cách nhìn
nhận như vậy, cùng với quá trình ra đời và phát triển của nhà nước, khái niệm
VHCT đã hình thành và từng bước hoàn thiện.
2.1.1.3. Văn hóa chính trị
Ở Việt Nam, vấn đề VHCT cho đến nay, vẫn còn nhiều ý kiến chưa thống nhất.
Như đã trình bày ở trên, có ý kiến cho rằng VHCT là nghệ thuật làm chính trị, là văn
hóa trong chính trị. Lại có quan niệm cho rằng VHCT là một bộ phận của văn hóa.
40
Để xác lập khái niệm từ góc nhìn văn hóa học, luận án đi theo quan niệm
thứ hai, khẳng định rằng, VHCT là một thành tố, một lĩnh vực của văn hóa nói
chung, có nghĩa là VHCT là một bộ phận trong văn hóa toàn thể. Tiêu biểu cho
quan niệm này, có thể dẫn ra các định nghĩa của các tác giả:
Tác giả Phạm Ngọc Quang trong cuốn “Văn hóa chính trị và việc bồi
dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở nước ta hiện nay” đã định nghĩa:
Văn hóa chính trị là một phương diện của văn hóa; nó nói lên tri thức,
năng lực sáng tạo trong hoạt động chính trị dựa trên sự nhận thức sâu
sắc các quan hệ chính trị hiện thực cùng những thiết chế chính trị tiến
bộ được lập ra để thực hiện lợi ích chính trị cơ bản của giai cấp hay của
nhân dân phù hợp sự phát triển của lịch sử. Văn hóa chính trị nói lên
phẩm chất và hình thức hoạt động chính trị của con người cùng những
thiết chế chính trị mà họ lập ra để thực hiện những lợi ích giai cấp cơ
bản của chủ thể tương ứng [131, tr.19].
Tác giả Song Thành trong cuốn sách “Hồ Chí Minh - nhà văn hóa kiệt xuất”
quan niệm:
Văn hóa chính trị là một bộ phận cấu thành của văn hóa, kết tinh trong đó
cả tri thức, lý tưởng, đạo đức và năng lực hoạt động chính trị, có ảnh
hưởng đến thái độ, hành vi chính trị của một cá nhân hay một cộng đồng
xã hội nhất định. Văn hóa chính trị được hình thành từ kinh nghiệm lịch sử
của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa chính trị hiện đại, dưới sự chi phối
của hệ tư tưởng chính trị của giai cấp hay đảng cầm quyền [151, tr.86].
Hai định nghĩa trên đã thừa nhận VHCT là một bộ phận cấu thành của văn
hóa, một phương diện của văn hóa nhưng lại chưa chỉ rõ vị trí cụ thể của nó trong
văn hóa toàn thể nói chung, nghĩa là chưa nhìn khái niệm từ góc nhìn văn hóa học.
Trong cuốn “Các chuyên đề bài giảng chính trị học”, dành cho hệ đào tạo
cao học chuyên ngành Chính trị học, tác giả Phan Xuân Sơn đã đưa ra định nghĩa:
Văn hóa chính trị là một loại hình văn hóa, ở đó kết tinh toàn bộ giá
trị, phẩm chất, năng lực, trình độ và phương thức hoạt động chính trị,
được hình thành trên cơ sở một nền chính trị với thể chế, hệ thống và
41
thiết chế đúng đắn, khoa học, thực hiện lợi ích giai cấp, dân tộc, quốc
gia, phù hợp với tiến bộ xã hội - con người [139, tr.260].
Quan niệm này, theo NCS, cũng chưa thực sự chính xác. Khi nói đến
VHCT, tất nhiên ta không phủ nhận góc độ giá trị của nó, nghĩa là xét yếu tố văn
hóa trong hoạt động chính trị. VHCT bao hàm những giá trị, mặt tích cực, tiến
bộ trong hoạt động chính trị, nó làm cho đời sống xã hội tốt đẹp hơn, là những
thứ mà con người mong muốn đạt tới và khao khát chia sẻ. Nhưng VHCT còn có
cả những tập quán, những cách ứng xử đã trở thành truyền thống, kể cả những
thủ đoạn, hay kế sách mang đặc điểm riêng của một nền chính trị mà có thể trong
một nền chính trị khác là xa lạ.
Cũng thừa nhận VHCT là một loại hình văn hóa, song nhóm tác giả của Tập
Bài giảng Chính trị học (hệ đào tạo Cao cấp Lý luận chính trị) lại khẳng định:
Văn hóa chính trị là một loại hình của văn hóa, là một phương diện
hợp thành của văn hóa trong xã hội có giai cấp và nhà nước. VHCT
là văn hóa được thể hiện trong hoạt động chính trị của con người, tổ
chức, thể chế, thiết chế chính trị [202, tr.381-382]
Thực tế, VHCT không chỉ thuộc văn hóa trong xã hội có giai cấp và nhà
nước. Bởi lẽ trong lịch sử, ngay ở Việt Nam, có những giai đoạn xã hội chưa
phân chia giai cấp, nhưng đã có VHCT (như xã hội bộ lạc, thậm chí đến thời
quân chủ, đã thực sự có giai cấp chưa, hay mới chỉ là đẳng cấp?). Mặt khác, các
tác giả đồng nhất các khái niệm mà theo NCS là khác nhau: “VHCT” và “văn
hóa của chính trị” hay “văn hóa trong hoạt động chính trị”, nghĩa là đồng nhất
một phương diện của văn hóa với một tính chất của chính trị. Văn hóa không
phải là một tính chất, thuộc tính hay phẩm chất của chính trị, trái lại, văn hóa với
chính trị là hai yếu tố độc lập trong đời sống xã hội. Hơn nữa, khi nói đến
VHCT, ta không chỉ nói đến phương diện chủ quan của chủ thể chính trị mà còn
có nhiều yếu tố cấu thành khác.
Như vậy, các định nghĩa nêu trên đã khẳng định được VHCT là một
phương diện của văn hóa. Tuy nhiên, cuối cùng vẫn thiên về quan điểm nhấn
42
mạnh yếu tố văn hóa trong chính trị hay chính trị có văn hóa mà thôi. Thiết nghĩ,
khi xem VHCT là một phương diện của văn hóa, ta cần đặt nó trong hệ thống cấu
trúc của một nền văn hóa nói chung để thấy được mối quan hệ mật thiết giữa nó
và văn hóa toàn thể (văn hóa nói chung).
Thao tác này đã được tác giả Lê Quý Đức thực hiện khi ông chia cấu trúc
văn hóa toàn thể ra làm 3 thành tố: văn hóa sản xuất vật chất, văn hóa sản xuất
tinh thần và văn hóa tổ chức xã hội. Theo ông, VHCT là một tiểu hệ thống
thuộc văn hóa tổ chức xã hội. Từ đó, cấu trúc của văn hóa toàn thể và văn hóa
nói chung được ông mô hình hóa như sau:
(VHĐĐ: Văn hóa đạo đức; VHPL: Văn hóa pháp luật; VHTT: Văn hóa
truyền thông; VHTCXH: Văn hóa tổ chức xã hội; VHSXVC: Văn hóa sản xuất vật
chất; VHSXTT: Văn hóa sản xuất tinh thần).
Về cơ bản, đây là quan điểm được kế thừa trong luận án. Tuy nhiên, để phù
hợp hơn với mạch logic của luận án, NCS đã có một số điều chỉnh. Về cấu trúc của
văn hóa, có thể chia thành ba bộ phận: văn hóa xã hội, văn hóa vật chất, văn hóa
tinh thần. VHCT thuộc văn hóa xã hội, bên cạnh các thành tố: văn hóa đạo đức, văn
hóa pháp luật, văn hóa truyền thông. Văn hóa chính trị vừa là một thành tố của văn
hóa toàn thể, cũng là một bộ phận cấu thành văn hóa xã hội. Đồng thời khi tách ra
khỏi các hệ thống lớn đó, với cấu trúc riêng, VHCT lại là một tiểu hệ thống bao
VHSXVC
VHSXTT VHCT
VHPL
VHĐĐ
VHTT
V
H
T
C
X
H
43
gồm nhiều yếu tố cấu thành (nội dung này sẽ được cụ thể hóa hơn ở phần sau khi... lớn lắm.
Ngô Sĩ Liên ĐVSKTT, tr.71 Lời bàn chung
3 Trần Nhân
Tông - Trần
Khâm
Vua nhân từ hòa nhã, cố kết lòng dân, sự nghiệp trùng
hưng sáng ngời thuở trước, thực là bậc vua hiền của
nhà Trần. Song để tâm nơi kinh Phật, tuy nói là để siêu
thoát, nhưng đó không phải là đạo trung dung của
thánh nhân.
202
Người kiện có điều oan uổng mà được dễ dàng kêu bày,
hình quan để chậm án, không thấy có lời trách hỏi,
hoạn quan nội thần lạm cử làm pháp quan, vua làm việc
này có ba lầm lỗi kèm theo, nhưng như vậy thì dân tình
được thấu lên trên. Việc cai trị kẻ dưới thà sai vì khoan
thứ để cho án kiện đọng lại được xử ngay, cũng thấy
được lòng trung hậu của vua.
Ngô Sĩ Liên ĐVSKTT, tr.48 Nhân việc em quan đại
thần Đỗ Khắc Chung
gây án oan sai, người bị
oan đón xa giá vua Nhân
Tông kêu bày, vua lập
tức sai chuẩn định để trả
lại công bằng cho người
vô tội.
Than ôi! Câu nói ấy của vua thực là câu nói của bậc đế
vương! Nói rõ đại nghĩa để người bề tôi muôn đời biết
rằng trung với vua, chết vì phận sự là vinh, tuy chết mà
bất hủ, mối quan hệ lớn lắm vậy. Huống chi lại cởi áo
ngự, sai người liệm chôn nữa. Làm vậy, có thể khích lệ
sĩ khí để trừ giặc mạnh là phải lắm.
Ngô Sĩ Liên ĐVSKTT, tr.60 Nhân việc vua Nhân
Tông nhìn thấy thủ cấp
của Toa Đô, nói trước
ba quân: “Người làm tôi
phải nên như thế này”,
rồi cởi áo ngự, sai quân
đem liệm chôn.
Vua bảo kẻ thần hạ tặng biếu giao hảo với nhau thì
chẳng phải là gây cái tệ tư giao giữa người làm tôi với
nhau sao?
Xin thưa, giao hảo với tư giao, việc thì giống nhau,
nhưng tình thì có khác. Đem tâm tư mà kết ngầm với
nhau, đó là tư giao, như Kinh Xuân Thu chê Thái Bá
đến nước Lỗ là thế. Lấy tình nghĩa giao hoan với nhau
thì không phải là tư giao, như thi nhân ngâm vịnh việc
tặng dưa tặng mận cho nhau là vậy. Vua bảo bề tôi giao
hảo với nhau là để cùng nhau làm tốt việc của nhà vua.
Nhà Trần trung hậu như thế [qua việc này] có thể thấy
được. Nhưng lấy hoạn quan không biết chữ làm Hành
khiển thì cũng không phải.
Ngô Sĩ Liên ĐVSKTT, tr.67 Nhân việc Củng Viên (sĩ
quan Hàn Lâm viện) và
Tòng Giáo (hoạn quan
ty Hành khiển) bất hòa,
vua Nhân Tông giúp hai
bên hòa giải.
Ông vua này có thể gọi là “thiên tử hòa giải” Lời phê Cương mục, t.1,
tr.538
203
Chữ tín là vật báu của nước, mà làm cho người khác
phục mình sâu sắc thì đó là gốc của vương chính. Hưng
Đạo Vương dùng bá thuật, muốn được thành công trong
một thời mà không biết làm như thế là đã thất tín với
muôn đời. Đã nói là đưa về nước lại dùng mưu kế để
giết đi, thì thực quỷ quyệt quá lắm. Thái Tổ Cao Hoàng
Đế nước Đại Việt ta đang khi dẹp loạn, định tha người
Minh về nước. Bọn ngụy quan có kẻ viện dẫn cho người
Minh nghe câu chuyện dùi thuyền của Hưng Đạo
Vương khi trước nhằm ngăn cản ý muốn về nước của
họ. Nhưng lòng tín thực của Thái Tổ thấu đến cả muông
thú nên rốt cục người Minh tin theo không ngờ vực. Thế
mới là làm cho người khác phục mình sâu sắc và là cội
gốc của vương chính. Đâu có thể nói [chữ tín] chỉ là
chuyện nhỏ nhặt
Ngô Sĩ Liên ĐVSKTT, tr.67-
68
Nhân việc vua Nhân
Tông sai người đưa
tướng giặc bại trận là Ô
Mã Nhi về nước, nhưng
ngầm dùng kế của Hưng
Đạo Vương, lấy người
giỏi bơi lặn giả làm phu
thuyền, đang đêm dùi
thuyền cho đắm làm
chết cả bọn.
Bất nhân phi nghĩa! Lời phê Cương mục, t.1,
tr.539
Như thế cũng không đúng Lời phê Cương mục, t.1,
tr.541
Năm 1289, chỉ việc
Trần Thái Tông đối xử
ân cần với gia đồng,
không cho thị vệ thét
đuổi gia đồng
Xem lời tâu của Quốc Kế, chẳng những học vấn nông
cạn mà kiến thức cũng thấp kém. Cưỡi ngựa không phải
là điều nên làm trong tang chế mà cứ xin cưỡi ngựa;
làm tổn thương người sống có nghĩa là hủy thân thể,
diệt sinh mạng mà lại bảo đi kiệu là thương tổn người
sống. Học vấn của hắn như thế, kiến thức của hắn như
Ngô Sĩ Liên ĐVSKTT, tr.71 Nhân việc vua Nhân
Tông đang để tang
Thượng hoàng Thánh
Tông mới được 3 tháng,
Ngự sử đại phu Đỗ
Quốc Kế khuyên vua
nên cưỡi ngựa, không
204
thế thì việc sửa lầm nắn lỗi sẽ ra sao?
Nhân Tông đang có tang, không nhận ra điều sai trái đó
mà lại lầm lẫn làm theo thì cũng không phải.
nên dùng kiệu khiêng vì
sợ làm tổn thương người
sống, vua nghe theo
cưỡi ngựa, nhưng dùng
yên trắng.
Nhân Tông trên thờ Từ Cung làm sáng đạo hiếu, dưới
dùng người giỏi, lập nên võ công. Nếu không có tư chất
nhân, minh, anh, võ thì sao được như thế? Chỉ có một
việc xuất gia là không hợp đạo trung dung, là cái lỗi
của bậc hiền giả.
Ngô Sĩ Liên ĐVSKTT, tr.99 Nhân việc Thượng
hoàng hóa, lúc hỏa táng
được 3000 hạt xá lỵ
Vua khéo biết kế thừa, cho nên thời cuộc đi tới thái
bình, chính trị trở nên tốt đẹp, văn vật chế độ ngày càng
trở nên thịnh vượng, cũng là bậc vua tốt của triều Trần.
Song tụ họp nhà sư trên núi Yên Tử, làm nhọc sức dân
dựng gác Ánh Vân, thì chẳng phải là tỳ vết nhỏ trong
đức lớn đó sao?
Ngô Sĩ Liên ĐVSKTT, tr.75 Lời bàn chung
Nhân Tông mất ở Sơn Am, là một việc trọng đại trong
nước, thế mà chỉ có một nhà sư đảm nhận, còn bấy giờ
người làm con, người làm tôi cũng đều điềm nhiên như
không. Xem thế thì việc Anh Tông thờ cha và việc nhà
Trần sung bái đạo Phật, chả phải là một sự đáng lấy
làm kỳ dị lắm sao?
Ngô Thì Sĩ Cương mục, t.1,
tr.576
Bàn về vua Anh Tông
nhân việc thượng hoàng
Nhân Tông băng hà
4 Trần Anh Tông
- Trần Thuyên
Thái hoàng thái hậu là danh hiệu để tôn xưng bà nội khi
còn sống. Khâm Từ là hoàng hậu của Nhân Tông, thế
mà Anh Tông lại truy tôn là thái hoàng thái hậu, danh
vị không chính đáng đến như thế dư! Huống hồ linh cữu
Nhân Tông còn quàn chưa chôn mà nào là lập thái tử,
lập hoàng hậu, cử hành một cách tự nhiên, thật là
không biết lễ nghĩa gì cả.
Ngô Thì Sĩ Cương mục, t.1,
tr.577
Nhân việc vua Anh Tông
truy tôn Khâm Từ Bảo
Thánh thái hậu làm Thái
hoàng thái hậu (năm
1309)
205
Luật pháp nhà Trần nghiêm cấm đánh bạc đến như vậy,
thế mà đến đời Dụ Tông lại công nhiên làm bậy, gọi
những người giàu vào cung đánh bạc, rồi sau người
trong nước bắt chước cái dở ấy, không thể ngăn cấm
được nữa, cuối cùng, vì tệ đánh bạc mà rồi mất nước.
Phan Phu
Tiên
ĐVSKTT, tr.78 Nhân việc Thượng
phẩm Nguyễn Hưng
đánh bạc, vua Anh Tông
sai người đánh chết
Ngày xưa, Hán Cao hoàng vì nước Hung Nô nhiều lần
làm khổ biên cương, mới lấy con gái nhà dân làm công
chúa gả cho Thiền Vu.
Kết hôn với người không cùng giống nòi, các tiên nho
đã từng chê trách, song dụng ý là muốn bình yên, dân
nghỉ, thì còn có thể nói được. Nguyên Đế thì vì Hồ Hàn
sang chầu, xin làm rể nhà Hán, nên lấy Vương Tường
mà ban cho, cũng là có cớ.
Nhân Tông đem con gái gả cho chúa Chiêm Thành là
nghĩa làm sao? Nói rằng nhân khi đi chơi đã trót hứa
gả, sợ thất tín thì sao không đổi lại lệnh đó có được
không?
Vua giữ ngôi trời mà Thượng hoàng đã xuất gia rồi,
vua đổi lại lệnh thì có khó gì, mà lại đem gả cho người
xa không phải giống nòi để thực hiện lời hứa trước, rồi
sau lại dùng mưu gian trá cướp về, thế thì tín ở đâu?
Ngô Sĩ Liên ĐVSKTT, tr.96-
97
Nhân việc vua thực hiện
việc hứa hôn của thượng
hoàng Nhân Tông trước
đó, gả công chúa Huyền
Trần cho chúa Chiêm
Thành, khi Chế Mân
chết, vua lại cho người
sang cướp công chúa
đưa về Đại Việt
Triều đình cốt phải nghiêm. Rước đưa linh cữu thì cần
gì phải đến tể tướng dẹp người, hữu ty dùng kế mới đi
được? Là bởi nhà Trần khoan hậu thì có thừa mà
nghiêm khắc thì không đủ vậy!
ĐVSKTT, tr.102 Nhân việc lễ tang
thượng hoàng Nhân
Tông, dân chúng vào
đứng chật cung điện,
linh cữu không thể di
dời, tể tướng phải đích
thân dẹp đường mà vẫn
206
không xong, bèn sai Chi
hậu chánh trưởng dùng
kế cho hát điệu Long
ngâm, dân tò mò kéo
đến nghe, mới rộng
đường đưa linh cữu.
Vũ Vương nhà Chu lên ngôi truy tôn hai tổ làm vương;
Thái Tổ nhà Tống dựng nước, truy tôn bốn đời làm đế.
Bởi vì tổ tông tích lũy công đức, nhân nghĩa nên mới có
được thiên hạ, thì việc truy tôn huy hiệu cho các miếu
thờ là cần phải làm gấp. Nhà Trần có thiên hạ, đã lên
ngôi đế mà lấy tước vương truy phong cho ba đời đã là
việc không thỏa lòng người, đến nay mới truy tôn đế
hiệu thì lại có lỗi là để chậm chạp.
ĐVSKTT, tr.106 Nhân việc đến đời vua
Anh Tông mới truy tôn
Chiêu Vương (Trần Lý),
Cung Vương (Trần
Hấp), Ý Vương (Trần
Kinh).
(...) không ngần ngại sửa bỏ lỗi lầm, kính cần thờ phụng
cha mẹ, hòa mục với họ hàng, truy tôn tổ tiên làm đế
làm hậu, chu đáo trong cúng tế, thận trọng trong tang
lễ, đều là phải đạo; trong nhà đủ làm khuôn phép,
người ngoài bắt chước theo. Cho nên, trên thì Nhân
Tông khen là hiếu, dưới thì Minh Tông tuân theo khuôn
phép. Nước trở nên văn minh, dân tới chỗ giàu thịnh.
Như thế chẳng phải là hiệu quả trị nước vốn gốc ở tu
thân tề gia là gì? Dù lời khen ở trong Thi, Thư cũng
không hơn thế.
ĐVSKTT, tr.114 Khi an táng vào hoàng
lăng
5 Trần Minh
Tông - Trần
Mạnh
Vua đem văn minh sửa sang đạo trị nước, làm rạng rỡ
công nghiệp của người xưa, giữ lòng trung hậu, lo nghĩ
sâu xa, trong yên ngoài phục, kỷ cương đủ bày. Tiếc
rằng không nhận biết mưu gian của Khắc Chung, để
đến nỗi Quốc Chẩn phải chết, đó là chỗ kém thông minh
vậy.
ĐVSKTT, tr.107 Lời bàn chung
207
Vua vốn nhân hậu với họ hàng, nhất là đối với các
bậc bề trên thì lại càng tôn kính. Kẻ hạ thần hễ ai cùng
tên (với họ hàng nhà vua) đều phải đổi cả, như Độ đổi
thành Sư Mạnh vì là cùng tên với Thượng phụ, Tung đổi
thành Thúc Cao vì là cùng tên với Hưng Ninh Vương
(con trưởng của An Sinh Vương). Lại các tên của chú
bác, cô cậu, khi nói đến vẫn kiêng cả. Vua có quyển sổ
nhỏ biên những chữ húy không được nói đến, trao cho
các hoàng tử và cung phi. Chỉ vì ngài có tấm lòng ấy,
nên đã có chính tích ấy
ĐVSKTT, 107-
108
Câu nói ấy của vua, tuy là nhất thời nói ra với Hiệu
Khả, nhưng tấm lòng trung hậu qua đó cũng đủ rõ
ĐVSKTT, tr.121 Nhân việc Hiệu Khả ca
ngợi vua giỏi hơn Anh
Tông, vua mặt biến sắc
và bảo: “Ai mà khen
người khác là giỏi hơn
cha, thì người ấy hẳn là
bất hiếu với cha mẹ, cho
nên mới nói ra câu ấy”.
Hiệu Khả không biết
chiều cha mẹ, nên vua
nói thế để răn đe.
Ngôi thái tử là gốc của nước, không thể không lập
sớm. Phận chính đích không thể để chi thứ phạm bừa.
Vua ở ngôi đã lâu, con thứ đã lớn rồi mà con chính đích
chưa sinh, thì làm thế nào? Tòng quyền là phải. Đợi
con đích là chấp kinh, lập con thứ là tòng quyền. Đến
khi con đích sinh ra, lớn lên thì gia phong cho con thứ
tước vương, còn ngôi thái tử trả về con đích, ai bảo là
chẳng nên.
Ngô Sĩ Liên ĐVSKTT,
tr.122-123
Nhân việc vua Minh
Tông trì hoãn lập thái tử
vì đợi hoàng hậu sinh
hoàng nam, lại nghe
theo gian thần giết oan
nhạc phụ Quốc Chẩn.
208
Có người bảo: “Lỡ có chuyện không lành, vua cha
mất trước thì nguy lắm”.
Xin thưa: Hãy chăm chú vào lời dạy thường ngày,
nhận rõ lấy những lời trong di chiếu, chọn người bề tôi
xã tắc, ủy cho gửi gắm con côi, thì không có lo gì.
Huống chi Minh Tông chính mình ở vào cảnh ấy rồi, tất
nhiên có thể xử trí được ổn thỏa. Quốc Chẩn là người
cố chấp không linh hoạt, để cho kẻ gian thần thừa dịp
gieo vạ, đáng thương thay!
Kinh Dịch có câu: “Xét xem chỗ sáng tỏ thông suốt
mà thi hành điển lễ”. Quốc Chẩn có lẽ chưa nghe bao
giờ. Nhưng nỗi oan của ông không thể làm cho rõ.
Còn như Trần Khắc Chung cũng là nhân vật của một
thời, vua trao cho hắn chức vị sư bảo và đem việc nước
hỏi hắn, đáng lẽ phải hết lòng trung khuyên can, để cho
vua mình trở thành Nghiêu Thuấn mới phải. Thế mà lại
vào hùa với kẻ quyền quý, làm hại người ngay thẳng, đi
theo bọn gian tà, đẩy người lành tới nỗi oan khiên, hãm
đức vua vào việc làm tội lỗi. Việc ấy mà nhẫn tâm làm
được, thì còn việc gì mà không nhẫn tâm làm nữa? Sau
lại xui vua cầu công đi đánh Chiêm Thành, thì cái thói
nịnh hót lại lộ ra nữa.
Cho nên bậc làm vua khi dùng người hiền, phải xét
kỹ họ, là bởi sợ rằng có đứa tiểu nhân như Khắc Chung
có thể lọt vào trong đó vậy.
209
Tam Đại xưa lấy được thiên hạ là vì lòng nhân. Cho
nên những vua có đức lớn mà không làm nhiều việc ác
quá lắm thì trời chưa bao giờ vội dứt bỏ họ. Nhà Hạ
nếu không có Kiệt, nhà Thương nếu không có Trụ, thì
việc truyền ngôi hẳn cũng chưa hết. Xem như cuối đời
nhà Chu, các nước chư hầu cưỡng bức, tiếm lấn mà
ngôi chính thống vẫn truyền nối mãi mãi không dứt. Đó
là do nhân sâu ơn dày của tổ tông để lại mãi đến đời
sau vậy.
Họ Lý được nước không kém gì Tam Đại, truyền nối
nhiều đời, đến Huệ Tông không có con trai, lại mắc
bệnh tật, chắc là ơn trạch của tiên vương đến đây là hết
rồi, cho nên họ Trần mới có thể lấy được nước. Đã lấy
nước của người ta, lại giết vua của người ta thì thực bất
nhân quá lắm.
Sau này Phế Đế phải thắt cổ chết, Nguyên Quân bị giết,
mình làm thế nào thì phải chịu thế ấy, đạo trời là như
vậy đó. Dù không có lời nguyền của Huệ Tông, cũng tin
là phải thế. Thủ Độ coi việc đó là hết lòng trung, lo việc
nước, nhưng có biết đâu thiên hạ về sau đều chỉ mặt,
gọi là giặc giết vua, huống chi lại còn làm thói chó lợn.
Ngô Sĩ Liên ĐVSKTT, tr.9 Nhân việc Thủ Độ giúp
nhà Trần dấy nghiệp,
bức tử vua Lý Huệ
Tông, lại lấy hoàng hậu
của Huệ Tông là Trần
Thị Dung làm vợ.
6 Trần Thủ Độ
Thủ Độ là công thần nhà Trần, tức là tội nhân nhà Lý.
Huống chi làm những nết xấu như chó lợn, dạ độc như
hùm beo, dựng nước mà như thế thì làm thế nào mà lâu
dài được?Nhưng chẳng qua cũng bởi nhà Lý tự rước
lấy tai vạ, lại còn trách gì nữa!
“Khâm định Việt
sử thông giám
cương mục”, tập
1, tr.446
210
Thủ Độ tuy không có học vấn, nhưng tài lược hơn
người, làm quan triều Lý được mọi người suy tôn. Thái
Tông lấy được thiên hạ đều nhờ mưu sức của ông cả. Vì
thế ông được nhà nước dựa cậy, quyền át cả vua
ĐVSKTT, tr.36
Thủ Độ tuy làm tể tướng, nhưng mọi việc không gì
không để ý. Vì thế đã giúp nên vương nghiệp và giữ
được tiếng tốt cho đến lúc mất. Thái Tông có làm bài
văn bia ở sinh từ để tỏ lòng đặc biệt quý mến ông.
Thế nhưng, cái tội giết vua và thông dâm với hoàng hậu
thì khó lẩn tránh với đời sau vậy.
ĐVSKTT, tr.37 Luận công tội khi Trần
Thủ Độ mất
Ban tước cho người là quyền của thiên tử, không phải
quyền của kẻ làm tôi. (). Bề tôi nhà Trần mà biết đạo
ấy, phải chăng chỉ có Quốc Công Hưng Đạo Đại
Vương. Thái Tông vì thấy ông có công lao to lớn, cho
phép được tự tiện phong tước cho người, nhưng chưa
bao giờ ông phong cho một ai cả. Giữa lúc giặc Hồ vào
cướp, cầm quân chuyên chế, lấy thóc của người giàu để
cấp cho lương quân, nhưng cũng chỉ cho người đó làm
già Lang tướng mà không dám cho làm Lang tướng
thực.
Ngô Sĩ Liên ĐVSKTT, tr.10 Nhân việc vua Thái
Tông cho phép Thái phó
Phùng Tá Chu quyền Tri
phủ Nghệ An, cho phép
ban tước từ tá chức, xá
nhân trở xuống cho
người khác rồi sau về
triều tâu lên.
7 Trần Quốc
Tuấn
Bậc đại thần ở vào hoàn cảnh bị hiềm nghi nguy hiểm,
tất phải trung thực tin nhau, sáng suốt khéo xử, như hào
Cửu Tứ của quẻ Tùy thì mới có thể giữ tròn danh dự,
làm nên sự nghiệp. Nếu không thế thì nhất định sẽ mang
tai họa. Quách Tử Nghi nhà Đường, Trần Quốc Tuấn
nhà Trần đã làm được như vậy
Ngô Sĩ Liên ĐVSKTT, tr.57 Nhân dịp 1285, trong
kháng chiến chống
Nguyên Mông, thế giặc
bức bách, xa giá hai vua
(Thánh Tông, Nhân
Tông ) phiêu dạt, Quốc
phò tá hai vua. Ông vốn
là bậc kỳ tài, lại còn mối
hiềm cũ của cha, nên bị
hiềm nghi. Lúc ấy, ông
211
dùng gậy đầu bịt sắt
nhọn, liền vứt đi, chỉ
chống gậy không để vua
và tướng lĩnh trong quân
yên lòng.
Trần Quốc Tuấn là người văn võ toàn tài, đủ cả trung
lẫn hiếu, duy phải một vết xấu này, nên không được là
người hoàn toàn. Có lẽ cái thói chung chạ của nhà Trần
đã ăn sâu vào đầu óc người ta, đến nỗi họ cho việc ấy
là tự nhiên không có gì quái lạ
Khâm định Việt
sử thông giám
cương mục, tập
1, tr.475
Nhân việc Trần Quốc
Tuấn tư thông với Thiên
Thành công chúa (cô
ruột) Thiên Thành đã
được hứa hôn với Trung
Thành Vương
8 Lê Phụ Trần Dũng lược đứng đầu ba quân, một mình một ngựa xông
pha trong trận giặc, tùy cơ ứng biến, chống đỡ cho
chúa trong lúc gian nguy, mà tài văn học của ông đủ để
dạy bảo thái tử.
ĐVSKTT, tr.113
9 Phạm Ngũ Lão Các danh tướng nhà Trần như Hưng Đạo Vương thì
học vấn tỏ ra ở bài hịch, Phạm điện súy thì học vấn
biểu hiện ở câu thơ, không chỉ có chuyện về nghề võ.
Thế mà dùng binh tinh diệu, hễ đánh là thắng, đã tấn
công là chiếm được, người xưa cũng không ai vượt nổi
các ông.
ĐVSKTT, tr.114
10 Trần Khắc
Chung
Trần Khắc Chung cũng là nhân vật của một thời, vua
trao cho hắn chức vị sư bảo và đem việc nước hỏi hắn,
đáng lẽ phải hết lòng trung khuyên can, để cho vua
mình trở thành Nghiêu Thuấn mới phải. Thế mà lại vào
ĐVSKTT,
tr.122-123
Nhân việc Trần Khắc
Chung vì muốn lập
hoàng tử Vượng làm
thái tử mà xúi giục vua
Minh Tông giết oan
nhạc phụ Quốc Chẩn
212
hùa với kẻ quyền quý, làm hại người ngay thẳng, đi theo
bọn gian tà, đẩy người lành tới nỗi oan khiên, hãm đức
vua vào việc làm tội lỗi. Việc ấy mà nhẫn tâm làm được,
thì còn việc gì mà không nhẫn tâm làm nữa? Sau lại xui
vua cầu công đi đánh Chiêm Thành, thì cái thói nịnh
hót lại lộ ra nữa.
Thói gian tà của Trần Khắc Chung thật quá quắt lắm.
Không những hắn giở trò chó lợn ở đây mà hắn còn vào
hùa với Văn Hiếu vu hãm Quốc phụ thượng tể vào tội
phản nghịch, làm chết oan đến hơn trăm người.
Thế mà hắn được trọn đời phú quý. Khổng Tử nói: “Kẻ
gian tà được sống sót là may mà thoát tội chăng?”
Song, sau khi hắn chết, gia nô của Thiệu Vũ Vương đào
xác hắn lên mà vằm nhỏ ra thì lời thánh nhân càng
đáng tin.
ĐVSKTT, tr.98 Nhân việc Khắc Chung
cướp công chúa Huyền
Trân từ người Chiêm,
dùng thuyền đi loanh
quanh ngoài biển, tư
thông với công chúa, lâu
mới về kinh.
11 Trần Nhật Hiệu Nhật Hiệu là đại thần cùng họ với vua. Giặc đến, khiếp
sợ, hèn nhát, không có kế sách chống giữ, lại còn kiếm
cách xui vua mình chạy đi ở nhờ nước khác, thì còn
dùng hắn làm tướng làm gì?
Ngô Sĩ Liên ĐVSKTT, tr.30 Nhân việc năm 1257,
chiến chống Nguyên
Mông, thế giặc rất mạnh,
vua Thái Tông hỏi Thái
úy Trần Nhật Hiệu kế
sách chống giặc, Hiệu
viết lên mạn thuyền 2
chữ “nhập Tống”.
12 Linh Từ Quốc
mẫu Trần Thị
Dung
Linh Từ trước lấy Lý Huệ Tông là bất chính, sau lấy
Trần Thủ Độ là thất tiết. Thế nhưng con gái bà là Chiêu
Hoàng nhường ngôi cho nhà Trần. Thuận Thiên lại là
ĐVSKTT, tr.33 Nhân việc Trần Thị
Dung mất
213
hoàng hậu của Thái Tông, Linh Từ đã điều đình hòa
giải, lại tình nghĩa an hem như xưa.
Đến khi người Nguyên tắt đường vào cướp, kinh thành
thất thủ, Linh Từ ở Hoàng Giang, giữ gìn hoàng thái tử,
cung phi, công chúa và vợ con các tướng soái thoát
khỏi giặc cướp, lại khám xét thuyền các nhà có chứa
giấu quân khí đều đưa dùng vào việc quân. Công của
bà giúp nhà Trần trong việc nội trị thì nhiều mà phần
báo đáp nhà Lý thì không được bằng. Thế mới biết trời
sinh Linh Từ là để mở nghiệp nhà Trần. Việc thì giống
như Đồ Sơn dấy nhà Hạ, mà đức thì không giống. Đạo
biến của trời như thế đấy, huyền vi thay!
214
PHỤ LỤC 10
HÌNH ẢNH MỘT SỐ DI SẢN VĂN HÓA THỜI TRẦN
Hình vẽ mô tả binh sĩ thời Trần trên đồ gốm
Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%
C3%A0_Tr%E1%BA%A7n
Chân đèn (phần dưới) gốm mentrắng
với hình tượng rồng thời Trần
Nguồn: https://vi.wikipedia.org/
wiki/Nh%C3% A0_Tr%E1%BA%A7n
Uyên ương bằng đất nung trang trí cung điện thời Trần
Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Ngh%E1% BB%87_thu%E1%BA%ADt_
Vi%E1%BB%87t_Nam_th%E1%BB%9Di_Tr%E1%BA%A7n
215
Một trong 6 hố khai quật tại khu vực đền Trần ở xã Hồng Minh, huyện Hưng Hà
Nguồn:
thoi-tran-1421353053.htm
Tháp chùa Phổ Minh
Nguồn:
216
Rồng trên cánh cửa chùa Phổ Minh
Nguồn:
217
Tháp Tổ - Huệ Quang Kim Tháp
Nguồn:
218
Bảo tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông bằng đá cẩm thạch trong Tháp Tổ
Nguồn:
219
Chứng tích Bãi cọc Bạch Đằng
Nguồn:
Bach-Dang.html
220
Một phần của bức “Trúc Lâm đạo sĩ xuất sơn chi đồ”
Nguồn: https://www.dkn.tv/nghe-thuat/truc-lam-dai-si-xuat-son-do-kiet-tac-thu-hoa-ve-nhung-ngay-
vua-tran-nhan-tong-xuong-nui-hoa-duyen.html
221
PHỤ LỤC 11
SỨC SỐNG CỦA VĂN HÓA CHÍNH TRỊ THỜI TRẦN
Đền Trần (Nam Định)
Chùa Đồng (Yên Tử, Quảng Ninh)
222
Tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông (bằng đồng, ở đỉnh An Kỳ Sinh,
Yên Tử, Quảng Ninh)
Tượng Trần Hưng Đạo - tại bến Bạch Đằng (Tp. Hồ Chí Minh)
223
Liên hiệp UNESCO Thế giới tặng bằng tôn vinh các giá trị di sản lịch sử
và văn hóa thời Trần
Nguồn:
duoc-unesco-ton-vinh-20160915061456899.htm
224
PHỤ LỤC 12
Ý KIẾN TƯ VẤN CỦA CÁC CHUYÊN GIA, NHÀ KHOA HỌC VỀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN TRIỀU TRẦN
VÀ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ THỜI THỊNH TRẦN
TT TÊN CHUYÊN
GIA
VẤN ĐỀ CẦN TƯ
VẤN
Ý KIẾN TƯ VẤN CỦA CHUYÊN GIA
- Tính chất quân chủ
tông tộc/đồng tộc
của nhà nước thời
Trần
- Cần nhấn mạnh đến tính chất nhà nước của nhà Trần. Chỉ có dưới thời thịnh
Trần mới tồn tại tính chất quân chủ quý tộc đồng tộc. Nhà Trần dùng con cháu
tôn thất điều hành công việc của triều đình và đất nước. “Tông tử duy thành”- tức
dùng con cháu tôn thất làm thành luỹ. Tính chất này chi phối nhiều vấn đề chính
trị. Ví dụ: 1. Chức vụ chủ chốt do các vương hầu nắm giữ; 2. Nhà Trần quan
niệm tông miếu và xã tắc làm một. Kháng chiến chống ngoại xâm thắng lợi, bảo
vệ xã tắc cũng là bảo vệ tông miếu. Nên việc bình công, thưởng công sau kháng
chiến đối với nhà Trần rất đơn giản. Trần Hưng Đạo có công lớn như vậy nhưng
cũng chỉ thăng lên Đại vương. 3. Cac vương hầu quý tộc vứ có quyền cao chức
trọng vừa có đặc quyền, đặc lợi về kinh tế, đó là được ban cấp thái ấp và được
phép lập điền trang. 4.Chính vì có điều 1, 2 và 3 nên nhà Trần đã xây dựng được
sự đoàn kết gần như tuyệt đối trong triều đìh và toàn dân. Đây là nhân tố rất quan
trọng góp phần làm nên chiến thắng trong ba lần kháng chiến chống quân xêm
lược Mông- Nguyên.
1 PGS.TS. Nguyễn
Thị Phương Chi
- Sự phân cấp hệ
thống chính quyền
cấp địa phương (từ
cấp lộ trở xuống)
Kết quả nghiên cứu của tôi đã chỉ ra rằng cấp lộ- phủ -trấn- châu là đồng cấp.
Châu ở nơi xã như châu Nghệ An, châu Diễn. Thời Trần, chính quyền cấp lộ có
lúc gọi là lộ phủ, có lúc gọi là lộ trấn, có khi gọi là châu lộ nhưng đa số được gọi
là lộ như thống kê trên đây. Đến cuối thời Trần, năm Quang Thái thứ 10 (1397),
thì nhà nước tiến hành đổi cấp lộ làm trấn. Từ đây trở đi cấp trấn mới chính thức
225
sử dụng rộng rãi. Như vậy, theo tôi trước năm 1397, cấp lộ, phủ hay trấn, châu là
cấp chính quyền tương đương nhau (lộ = phủ = trấn = châu), chứ hoàn toàn
không phải là cấp chính quyền thống thuộc nhau.
- Tiêu chí xác định
thời kỳ thịnh trị của
một vương triều?
Cho đến nay chưa có nhà khoa học nào chính thức đưa ra một bộ tiêu chí để xác
định thời kỳ thịnh trị của một vương triều. Nhưng thường thì một thời kỳ được
gọi là thịnh trị là một thời kỳ mà xã hội, đất nước phát triển đồng bộ về mọi mặt
từ kinh tế, chính trị đến văn hóa, xã hội.
Về đường lối chính
trị thời thịnh Trần
Cần nhấn mạnh vấn đề xây dựng và duy trì sự đoàn kết trong triều đình và toàn
dân. Đây là vấn đề rất đặc biệt của thời Trần. Sự đoàn kết là yếu tố góp phần làm
nên thắng lợi trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Cũng chính vì đoàn
kết được toàn dân nên trong thời thịnh Trần chỉ có một cuộc làm phản ở đạo Đà
Giang vào năm 1280.
Về mối quan hệ giữa
tư tưởng chính trị
thời Trần và tư
tưởng chính trị
Trung Hoa
Do Việt Nam thời trung đại chịu ảnh hưởng trực tiếp và to lớn của lý luận và
thực tiễn chính trị Trung Quốc, nên việc nhận chân mối quan hệ giữa các lý
thuyết chính trị ở quốc gia này, cùng những đặc điểm, những “hằng số của
VHCT” với bề dày vài ba nghìn năm sẽ giúp cho việc triển khai nghiên cứu cụ
thể thời thịnh Trần được dễ dàng hơn để đáp ứng yêu cầu nhận ra cái giống và
cái khác giữa hai nền chính trị, hai thực tiễn chính trị quốc gia vừa giống vừa
khác ấy.
2 GS. Trần Ngọc
Vương - Đại học
Khoa học Xã hội
và nhân văn
Về chủ thể chính trị Khi bàn tới chính trị, cần nhận thức một cách tiên quyết rằng đó là loại công
việc, lĩnh vực hoạt động đặc thù của giai cấp hay tầng lớp thống trị, giai cấp cầm
quyền. Sự “tham dự”, loại hành vi “tham dự chính trị” của dân chúng chỉ xuất
hiện khi trong thực tiễn xã hội bảo lưu hay xuất hiện ít hay nhiều tinh thần “dân
chủ’, dù tự phát hay tự giác.
226
Cần lưu ý để tìm kiếm và phát hiện những nét đặc sắc, những “sáng kiến” và cả
những lối “ứng xử bất thường” của các nhân vật chính trị Việt Nam thời thịnh
Trần, không dễ và không nên chỉ quy chiếu vào những khuôn mẫu đã biết trong
nền chính trị Trung Quốc.
- Hạn chế của VHCT
thời Trần
Sự níu kéo của tư tưởng Phật giáo và quán tính “tự tung tự tác” của dân gian
bằng các cách khác nhau xói mòn định hướng xây dựng một thiết chế đại thống
nhất, đại tập trung - điều cần thiết để bảo vệ độc lập dân tộc và chủ quyền quốc
gia.
Thêm vào đó, một trong những nguyên nhân nữa khiến nhà Trần rối loạn rồi suy
yếu là vì không có người trong hoàng tộc hiểu và thực hành quyền lực của mẫu
nhân cách hoàng đế
Đặc trưng của
VHCT thời Trần
Cái hay nhất của nhà Trần chính là tinh thần đa nguyên, sự cởi mở, khoan dung,
khai phóng. Có thể gói gọn trong công thức: “khoan - giản - an - lạc”.
Vấn đề ý thức hệ
thời Trần
Cần phải thiết lập ý thức hệ thời Trần: thời nào cũng có ý thức hệ và vấn đề ý
thức hệ như thế nào? Thời Trần đó là ý thức hệ Phật giáo - Phật giáo là quốc
giáo, nên văn hóa của thời đó cũng là văn hóa ảnh hưởng của phật giáo.
Vấn đề vai trò của
Phật giáo Thiền tông
Văn hóa Phật giáo đã kết tinh trong mẫu người vô ngã (tự do tự tại, không tham
quyền, của cải,...)
Cũng có thể khẳng định, trong các yếu tố quan trọng tạo nên tiền đề hình thành VHCT
thời thịnh Trần, Phật giáo Thiền tông đóng vai trò không phải như là một trong những
yếu tố, mà là yếu tố chủ đạo, yếu tố làm nên tinh thần thời đại của thời Trần.
3 PGS.TS. Đỗ Lai
Thúy - Tạp chí
Văn hóa Nghệ
thuật Việt Nam
Vấn đề hôn nhân nội
tộc thời Trần nhìn từ
góc độ văn hóa học
Thực ra ở đây xuất phát từ chỗ nhà Trần tiếp tục nhà Đinh, Tiền Lê, Lý muồn có
được sự chính danh bằng mẫu hệ. Truyền ngôi theo phụ hệ, nhưng phải được xác
nhận bằng mẫu hệ. Ở đây thể hiện tính chất song hệ của xã hội Việt Nam cổ truyền.
227
Nhân cách thời Trần - Về cơ bản, con người thời đại Lý - Trần là “con người vô ngã”, song không
phải là tất cả. Còn có con người ý thức về bản ngã cá nhân (“cái tôi”) như Trần
Quốc Tuấn, Tuệ Trung Thượng sĩ Trần Tung không thể gộp chung vào con
người vô ngã.
Trần Quốc Tuấn là con người tự ý thức về bản ngã rất mạnh mẽ, rất sâu sắc và
rất đặc biệt, điều này thể hiện rất rõ trong Hịch tướng sĩ văn: ý thức về trách
nhiệm với đất nước, chế độ, ý thức về quyền lợi, địa vị của mình, ý thức về danh
dự của mình - đó chính là cái “ngoại nhân cách”. Không những thế, ông còn giáo
dục cho mọi người ý thức về quyền lợi, nghĩa vụ của họ, đề cao tài năng của mọi
người (khi nói về gia nô Dã Tượng, Yết Kiêu: “Chim hồng hộc bay cao được là
nhờ sáu cái trụ cánh, nếu không có sáu cái trụ cánh ấy thì cũng chỉ là chim
thường mà thôi”)
- Trường hợp Phật hoàng Trần Nhân Tông: Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân
Tông, danh xưng này không giống với “Vua - Thần”, Vua - Phật (Deva - Raja),
Pharaon (Ai Cập), Patesi (Lưỡng Hà), Raja (Ấn Độ), Varaman (Ăng co)... Vua
hiện thân quy luật thế tục, Raja hiện thân của thần thánh kết hợp lại. Phật hoàng
= Giáo hoàng thậm chí cả Nhật hoàng.
4 PGS.TS. Lê Quý
Đức - Cựu Giáo
chức thành phố
Hà Nội
- Phân chia cấu trúc
của một nền văn hóa
nói chung và cấu
trúc của một nền
VHCT nói riêng?
- Cấu trúc của nền văn hóa nói chung, có thể phân chia thành 3 bộ phận: văn hóa
vật chất, văn hóa tinh thần và văn hóa tổ chức xã hội
- Cấu trúc của VHCT: có 5 thành tố: tư tưởng - thể chế chính trị, thiết chế chính
trị; công nghệ chính trị, nhân cách chính trị, ngoại hiện chính trị
228
5 PGS.TS. Đoàn
Thế Hanh - Học
viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí
Minh
Về giá trị văn hóa
của nền chính trị
thời thịnh Trần
Nghiên cứu về VHCT của một vương triều cụ thể thì thông qua biểu hiện cụ thể
về một mặt nào đó (ví dụ: về tổ chức chính quyền chẳng hạn thì sau khi mô tả bộ
máy phải đánh giá vai trò, mối quan hệ của mỗi bộ phận cấu thành để thấy được
tính văn hóa (hợp lý, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả...) từ bộ máy đó một cách cụ
thể, chứ nhất thiết không chỉ là liệt kê các tổ chức của bộ máy. Tương tự như
vậy, ở các mặt cụ thể của các thành tố trong cấu trúc nền VHCT cần làm nổi bật
tính văn hóa của nó.
Nội dung nhận diện văn hóa chính trị ở 4 thành tố cần dựa tên các bằng chứng
lịch sử để có cơ sở khoa học vững chắc và tính thuyết phục.
Quan niệm về VHCT Văn hóa chính trị là các giá trị, được biểu hiện thành mô thức, chuẩn mực. Các
chuẩn mực đó thể hiện trong ý thức (suy nghĩ, lý tưởng), trong hành vi (hành
động), trong con người (người có đủ chuẩn mực văn hóa đó là nhân cách chính trị.
6 GS.TS. Nguyễn
Văn Huyên -
Học viện Chính
trị quốc gia Hồ
Chí Minh
Vấn đề quyền lực
chính trị
Quyền lực chính trị là phạm trù trung tâm của chính trị học. Bàn về VHCT cần
phải bàn đến quyền lực. Quyền lực ở đây phải bao hàm cả vấn đề nhận thức về
quyền lực, thái độ đối với quyền lực của một bộ phận vua quan (tầng lớp elite)
trong xã hội và cả việc sử dụng quyền lực đó như thế nào. Đặc biệt, vấn đề sử
dụng quyền lực cần được bàn đến một cách trực diện và sâu sắc vì chính việc sử
dụng quyền lực chính trị như thế nào sẽ phản ánh được VHCT của chủ thể sử
dụng quyền lực đó.