Luận án Văn hóa chính trị của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Hà Nội, ngày tháng 01 năm 2021 TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Văn Ký MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC MỞ ĐẦU 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 9 1.1. Các công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến đề tài luận án 9 1.2. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa họ

doc199 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 370 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Luận án Văn hóa chính trị của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c tiêu biểu đã công bố và những vấn đề luận án tập trung giải quyết 26 Chương 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ CỦA SĨ QUAN TRẺ NGÀNH HẬU CẦN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 30 2.1. Quan niệm văn hóa chính trị và văn hóa chính trị của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam 30 2.2. Nhân tố quy định văn hóa chính trị của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam 51 Chương 3 THỰC TRẠNG VĂN HÓA CHÍNH TRỊ CỦA SĨ QUAN TRẺ NGÀNH HẬU CẦN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 76 3.1. Thực trạng văn hóa chính trị của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay 76 3.2. Yếu tố tác động và những vấn đề đặt ra đối với phát triển văn hóa chính trị của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay 102 Chương 4 GIẢI PHÁP CƠ BẢN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA CHÍNH TRỊ CỦA SĨ QUAN TRẺ NGÀNH HẬU CẦN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY 121 4.1. Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng hướng tới phát triển văn hóa chính trị của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay 121 4.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động chính trị thực tiễn của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam để phát triển văn hóa chính trị của họ 131 4.3. Xây dựng môi trường văn hóa chính trị ở đơn vị cơ sở hướng vào phát triển văn hóa chính trị của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay 139 4.4. Tích cực hóa nhân tố chủ quan trong phát triển văn hóa chính trị của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay 148 KẾT LUẬN 158 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 160 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 161 PHỤ LỤC 175 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Với tính cách là một bộ phận, một phương diện của văn hóa, văn hóa chính trị là hệ giá trị mang tính nhân văn, tiến bộ, sáng tạo, có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh, định hướng quan hệ giữa các chủ thể chính trị, giữa con người với tổ chức, cộng đồng trong đời sống chính trị và đời sống xã hội sao cho phù hợp với thể chế chính trị của xã hội. Theo đó, văn hóa chính trị là một phẩm chất không thể thiếu trong nhân cách của người quân nhân nói chung, sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam nói riêng, góp phần khắc phục những mặt trái, những ảnh hưởng tiêu cực của môi trường sống, lĩnh vực hoạt động đến đạo đức, lối sống; đồng thời khơi dậy tính năng động, sáng tạo trong việc vận dụng cơ hội, điều kiện thuận lợi cho việc phát triển và hoàn thiện nhân cách của họ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trên từng cương vị, chức trách. Thực tiễn cho thấy, văn hóa chính trị của đa số sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả quan trọng. Đa số sĩ quan trẻ ngành Hậu cần có tri thức chính trị, tri thức chuyên ngành, liên ngành tốt và vận dụng sáng tạo trong thực tiễn công tác hậu cần quân đội; luôn giữ vững được phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp; chủ động, nhạy bén, sáng tạo trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ, góp phần từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phục vụ bộ đội. Tuy nhiên, trình độ văn hóa chính trị của một số sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam có mặt còn hạn chế: Tri thức, phẩm chất chính trị chưa toàn diện, thiếu sâu sắc, còn mang tính lý luận; chưa thực sự gương mẫu về phẩm chất, đạo đức, lối sống, tinh thần, thái độ phục vụ, ý thức thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chấp hành pháp luật, kỷ luật; năng lực hoạt động chính trị chưa linh hoạt, hiệu quả, nhất là trước những sự kiện, tình hình chính trị mới nảy sinh Những bất cập, hạn chế đó do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó nguyên nhân chủ quan của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam là cơ bản. Trong quân đội, với chủ trương ưu tiên xây dựng một số quân, binh chủng, lực lượng tiến thẳng lên hiện đại, việc đổi mới của phương thức bảo đảm hậu cần, nhất là việc bảo đảm hậu cần cho đơn vị tác chiến trong điều kiện khó khăn, ác liệt của chiến tranh công nghệ cao (nếu xảy ra) đặt ra những yêu cầu bảo đảm hậu cần đa dạng hơn, phức tạp hơn, cho nhiều lực lượng mới, với khối lượng lớn và chất lượng cao, đòi hỏi ngành Hậu cần Quân đội phải bảo đảm kịp thời, đầy đủ các phương tiện, điều kiện vật chất cho nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, các nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất. Những vấn đề trên đã, đang và sẽ đặt ra yêu cầu ngày càng cao về tri thức chuyên ngành, liên ngành; những phẩm chất đặc trưng và sự linh hoạt, sáng tạo trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Quân đội. Văn hóa chính trị được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều tác giả trong và ngoài nước với nhiều công trình khoa học đã được công bố dưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu trực tiếp vấn đề văn hóa chính trị của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay dưới góc độ triết học. Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn vấn đề “Văn hóa chính trị của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận án. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích: Nghiên cứu làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về văn hóa chính trị của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp cơ bản phát triển văn hóa chính trị của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay. Nhiệm vụ Tổng quan tình hình nghiên cứu, xác định những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết. Làm rõ một số vấn đề lý luận về văn hóa chính trị của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam. Đánh giá thực trạng văn hóa chính trị của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay, chỉ rõ nguyên nhân của thực trạng và những vấn đề đặt ra. Đề xuất giải pháp cơ bản phát triển văn hóa chính trị của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Văn hóa chính trị của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực trạng văn hóa chính trị của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam hiện đang công tác ở đơn vị cơ sở bộ binh đủ quân; có tuổi đời từ 35 tuổi trở xuống, quân hàm từ thiếu úy đến thiếu tá, chức vụ từ trợ lý hậu cần tiểu đoàn đến chủ nhiệm hậu cần cấp trung đoàn, trung đội trưởng đến đại đội trưởng vận tải và tương đương. Về không gian: Tập trung nghiên cứu, khảo sát một số đơn vị Quân đội nhân dân Việt Nam: Quân khu 1, Quân khu 3, Quân khu 4, Quân đoàn 1, Quân đoàn 2, có sử dụng số liệu một số quân chủng, binh chủng để tham chiếu. Về thời gian: Các tư liệu, số liệu phục vụ cho nghiên cứu chủ yếu từ năm 2015 đến nay. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận: Luận án dựa trên hệ thống các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam có liên quan về văn hóa, văn hóa chính trị. Cơ sở thực tiễn: Thực trạng văn hóa chính trị của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay; những nhận định, đánh giá có liên quan trong văn kiện, nghị quyết, báo cáo tổng kết của Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị, Tổng Cục Hậu cần, các đảng bộ cơ sở; số liệu báo cáo của cơ quan chức năng, đơn vị và kết quả điều tra xã hội học, khảo sát thực tế của tác giả ở một số đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu của khoa học chuyên ngành và liên ngành: Phân tích và tổng hợp, hệ thống và cấu trúc, lịch sử và lôgic, trừu tượng hóa và khái quát hóa, so sánh, điều tra xã hội học, trao đổi, phỏng vấn và phương pháp chuyên gia. 5. Những đóng góp mới của luận án Quan niệm và những nhân tố quy định văn hóa chính trị của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam. Những vấn đề đặt ra đối với phát triển văn hóa chính trị của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay. Giải pháp cơ bản phát triển văn hóa chính trị của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án Ý nghĩa lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần khái quát, bổ sung, phát triển một số vấn đề lý luận khoa học về văn hóa chính trị của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay. Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp luận cứ khoa học đáp ứng yêu cầu cấp thiết để phát triển văn hóa chính trị của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay. Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu khoa học và giảng dạy những nội dung có liên quan trong quân đội nói chung, ngành hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam nói riêng. 7. Kết cấu của luận án Mở đầu; nội dung gồm 4 chương (10 tiết); kết luận; danh mục các công trình khoa học của tác giả đã được công bố có liên quan đến đề tài luận án; danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Các công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Các công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến lý luận về văn hóa chính trị, văn hóa chính trị của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam Quan niệm về văn hóa chính trị Gabriel Abraham Almond and Sidney Verba (1963), The Civic Culture - Political Attitudes and Democracy in Five Nations (Văn hoá công dân - Những thái độ chính trị và nền dân chủ ở 5 quốc gia) [160], tiếp cận phạm trù văn hóa chính trị trong phạm vi quốc gia, dân tộc để xem xét, trên cơ sở đó đưa ra quan niệm: “Văn hóa chính trị nói về một loại thái độ với hệ thống chính trị và thái độ đối với vai trò của mình trong hệ thống chính trị đó” [160, tr. 115]. Với phương pháp tiếp cận trên, khái niệm văn hóa chính trị được tác giả nghiên cứu từ góc độ thái độ của chủ thể đối với hệ thống chính trị. Theo Gabriel Abraham Almond and Sidney Verba, văn hóa chính trị là sản phẩm sáng tạo của chủ thể hoạt động chính trị, thái độ của khách thể chỉ phản ánh một mặt nào đó về văn hóa chính trị của chủ thể. Lucian Pye (1968), International Encyclopedia of the Social Siences (Bách khoa thư quốc tế về khoa học xã hội) [162] quan niệm: Văn hóa chính trị là tập hợp thái độ, niềm tin và tình cảm tạo ra trật tự, ý nghĩa cho một quá trình chính trị và cung cấp các giả định, quy tắc cơ bản để điều chỉnh hành vi trong hệ thống chính trị. Nó bao gồm lý tưởng chính trị và chuẩn mực hành vi của một chính thể. văn hóa chính trị và do đó, là biểu hiện của chiều cạnh tâm lý và chủ quan của chính trị. Mỗi nền văn hóa chính trị là sản phẩm lịch sử của cả một hệ thống chính trị lẫn lịch sử của các thành viên trong hệ thống đó. Do đó, nó bắt nguồn từ các sự kiện cộng đồng lẫn kinh nghiệm cá nhân [162, tr. 218]. Trong quan niệm văn hóa chính trị, Lucian Pye đã tập trung nghiên cứu văn hóa chính trị tổ chức, nhìn nhận văn hóa chính trị là sản phẩm được tạo ra từ hoạt động của chủ thể chính trị gắn với điều kiện lịch sử nhất định. Phạm Ngọc Quang (1995), Văn hóa chính trị và việc bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở nước ta hiện nay [115], tiếp cận văn hoá chính trị với tính cách là một phương diện, một bộ phận của văn hoá dân tộc trong lĩnh vực hoạt động chính trị nhằm hình thành tình cảm, thái độ, niềm tin của các chủ thể chính trị đối với các hiện tượng chính trị và điều chỉnh các quan hệ chính trị theo chuẩn mực văn hoá truyền thống dân tộc. Theo đó, tác giả quan niệm: Văn hóa chính trị là một phương diện của văn hoá; nó nói lên tri thức, năng lực sáng tạo trong hoạt động chính trị dựa trên sự nhận thức sâu sắc các quan hệ chính trị hiện thực cùng những thiết chế chính trị tiến bộ được lập ra để thực hiện lợi ích chính trị cơ bản của giai cấp hay của nhân dân phù hợp với sự phát triển lịch sử. Văn hóa chính trị nói lên phẩm chất và hình thức hoạt động của con người cùng những thiết chế chính trị mà họ lập ra để thực hiện những lợi ích giai cấp cơ bản của chủ thể tương ứng [115, tr. 19]. Nguyễn Văn Huyên (Chủ biên, 2009), Bước đầu tìm hiểu những giá trị văn hoá chính trị truyền thống Việt Nam [63], đã xác định bản chất, nội dung của văn hóa chính trị; đi sâu tìm hiểu, phân tích những nhân tố hình thành tư tưởng văn hóa chính trị, khái quát được một số giá trị văn hóa chính trị truyền thống trong lịch sử chính trị Việt Nam. Về bản chất, nội dung của văn hóa chính trị, các tác giả quan niệm: văn hóa chính trị là một phương diện của văn hoá, là nhát bổ dọc lịch sử văn hoá theo lĩnh vực hoạt động chính trị, nên bản chất, tính chất, đặc trưng và kết cấu của văn hoá đều có mặt trong văn hóa chính trị. Phạm Ngọc Thanh, Nguyễn Thị Thu Hà (2009), “Văn hóa chính trị và văn hóa pháp luật Việt Nam - từ lý luận đến thực tiễn” [133], trên cơ sở tiếp cận các khía cạnh chủ quan của chính trị: Lập trường, cách ứng xử, cách giao tiếp của cá nhân, nhóm xã hội, giai cấp trong các quá trình chính trị, hiện tượng chính trị diễn ra trong đời sống xã hội, quan niệm: Văn hóa chính trị là tổng thể các giá trị, quan điểm, niềm tin, các khuynh hướng và các biểu trưng của chúng, được thừa nhận chung, dùng để điều chỉnh hành vi chính trị của mọi thành viên xã hội. văn hóa chính trị bao gồm các lý tưởng, các giá trị, các quan điểm chính trị và chuẩn mực hiện hành của đời sống chính trị. Nó quyết định những hình mẫu, những quy tắc đặc trưng nhất của hành vi chính trị, của mối quan hệ qua lại giữa chính quyền, quyền lực chính trị, quyền lực chính trị với cá nhân và xã hội [133, tr. 11]. Hồ Thức Tài (2019), “Bàn về khái niệm văn hóa chính trị” [129], trên cơ sở nghiên cứu quan niệm văn hóa chính trị của các nhà khoa học trong và ngoài nước, tác giả quan niệm: “Văn hóa chính trị là hệ thống các giá trị hình thành trong thực tiễn hoạt động chính trị, thể hiện ở mục đích và cách thức sử dụng quyền lực chính trị, được kết tinh trong tri thức, lý tưởng, đạo đức, năng lực hoạt động chính trị nhằm hướng tới sự phát triển của con người và cộng đồng” [129, tr. 93]. Quan niệm trên cho thấy, tác giả tiếp cận văn hóa chính trị từ góc độ giá trị, bao gồm các giá trị: Tri thức, lý tưởng, đạo đức, năng lực hoạt động chính trị; đồng thời làm rõ chức năng của văn hóa chính trị như: Giáo dục, định hướng và kết nối, tập hợp các chủ thể chính trị. Phương pháp tiếp cận để xây dựng quan niệm văn hóa của tác giả là gợi ý có giá trị khoa học để nghiên cứu sinh tiếp thu, kế thừa và vận dụng trong quá trình xây dựng khái niệm trung tâm của luận án. Trần Đình Thảo, Ngô Minh Thuận (2011), “Văn hóa chính trị trong việc hình thành phẩm chất, năng lực của người cán bộ lãnh đạo chính trị” [136] từ góc độ triết học văn hóa, các tác giả quan niệm: Văn hóa chính trị là tổng hợp các giá trị vật chất và tinh thần được hình thành trong thực tiễn chính trị. Nó là cái góp phần chi phối hoạt động của các cá nhân, của các nhà chính trị, góp phần định hướng, đánh giá hoạt động của các chủ thể chính trị trong việc tham gia vào đời sống chính trị để phục vụ lợi ích căn bản cho một giai cấp nhất định [136, tr. 22]. Quan niệm trên cho thấy, các tác giả tiếp cận văn hóa chính trị từ góc độ giá trị, bao gồm các giá trị vật chất và giá trị tinh thần được hình thành trong thực tiễn chính trị; đồng thời các tác giả còn làm nổi bật vai trò của các giá trị ấy đối với việc định hướng, đánh giá kết quả hoạt động của các chủ thể chính trị trong việc tham gia vào đời sống chính trị để phục vụ lợi ích căn bản cho một giai cấp nhất định. Về cấu trúc, các nhân tố, yếu tố tác động đến văn hóa chính trị Walter A. Rosenbaum (1975), Political Culture (VHCT) [163], chia văn hóa chính trị thành hai cấp độ: Cá nhân và tập thể. Ở cấp độ cá nhân, văn hóa chính trị tập trung ở khía cạnh tâm lý; ở cấp độ tập thể, văn hóa chính trị tập trung vào sự định hướng chính trị của số đông. Trên cơ sở đó, Ông chia sự định hướng ấy thành ba loại: Một là, định hướng về cấu trúc chính quyền (bao gồm: Đối với thể chế và thành tựu của chính phủ). Hai là, định hướng về các yếu tố khác trong hệ thống chính trị (bản sắc chính trị, sự tin tưởng trong lĩnh vực chính trị và luật lệ trong sinh hoạt chính trị). Ba là, định hướng về các hoạt động chính trị của cá nhân (thái độ và cách thức tham gia cũng như ý thức về tính hiệu quả của sự tham gia vào chính trị). Như vậy, Walter A. Rosenbaum đã đề cập đến văn hóa chính trị cá nhân, song chỉ tiếp cận ở những biểu hiện cụ thể của nó trong đời sống chính trị của cá nhân mà chưa làm rõ sự hình thành, vận động, phát triển và vai trò của nó đối với văn hóa chính trị cộng đồng. Roland H.Elbe, Raymond Taras, Jame.D.Cochrance (1991), Political Culture and Foreign Policy in Latin America, New York, State University of New York Presss (VHCT và chính sách ngoại giao của châu Mỹ Latin) [161], cho rằng: Văn hóa chính trị được cấu thành từ ba bộ phận là giá trị chính trị; hành vi chính trị và thái độ chính trị. Theo các tác giả, giá trị chính trị ở đây chỉ một quy phạm của một hệ thống chính trị thích đáng nên cấu trúc và vận hành lý tưởng hóa như thế nào; thái độ chính trị là xu hướng người ta lấy việc thực hiện làm cơ sở trong quá trình chính trị, nó có lúc cũng được gọi là văn hóa chính trị “điển hình”; hành vi chính trị là phương thức biểu hiện giá trị và thái độ chính trị của vài người hoặc đoàn thể dưới hình thức cụ thể. Cao Thu Hằng (2017), “Về cấu trúc của văn hóa chính trị” [52], tập trung xem xét cấu trúc của văn hóa chính trị biểu hiện dưới hai cấp độ cơ bản: Cấp độ ý thức và hoạt động; phạm vi biểu hiện. Ở cấp độ ý thức và hoạt động, tác giả xem xét văn hoá chính trị dưới góc độ mối quan hệ giữa ý thức và hoạt động thì văn hóa chính trị bao gồm ý thức chính trị và thực tiễn chính trị. Ý thức chính trị là sự phản ánh thực tiễn văn hóa chính trị. Sự phản ánh này được thể hiện ở hai cấp độ: Cảm tính và lý tính. Thực tiễn chính trị là toàn bộ hoạt động của con người được điều chỉnh bằng ý thức chính trị, là sự thể hiện của ý thức chính trị thành hành động. Xét từ phạm vi biểu hiện, văn hóa chính trị bao gồm văn hóa chính trị xã hội, văn hóa chính trị tổ chức và văn hóa chính trị cá nhân. Với cách tiếp cận này, cấu trúc của văn hóa chính trị được tiếp cận, nghiên cứu theo hai cấp độ khác nhau. Đặc biệt, ở cấp độ phạm vi biểu hiện, tác giả đã tập trung luận giải cả văn hóa chính trị tổ chức và văn hóa chính trị cá nhân cũng như vai trò, mối quan hệ tác động qua lại của các yếu tố với nhau. Theo tác giả, văn hóa chính trị ở cấp độ cá nhân là biểu hiện của văn hóa chính trị xã hội trong những cá nhân cụ thể. văn hóa chính trị cá nhân bao gồm những yếu tố cơ bản: Tri thức, tình cảm và hoạt động thực tiễn. Phương pháp tiếp cận của tác giả, giúp nghiên cứu sinh có thêm những góc độ nhìn nhận về cấu trúc của văn hóa chính trị; đồng thời có thể tiếp thu, kế thừa và phát triển trong quá trình viết luận án của mình. Nguyễn Văn Tặng (2008), “Những nhân tố tác động tới việc nâng cao văn hóa chính trị cho cán bộ, đảng viên hiện nay” [130], trên quan điểm khách quan, toàn diện, lịch sử, cụ thể và phát triển, đã khái quát và luận giải sâu sắc những nhân tố tác động và ảnh hưởng đến việc nâng cao văn hóa chính trị của cán bộ, đảng viên hiện nay, đó là: Sự kế thừa và tiếp biến những giá trị văn hóa dân tộc; tính chất của thiết chế chính trị; tính chất và trình độ phát triển của nền kinh tế; tự ý thức và ý thức chính trị của mỗi cán bộ, đảng viên; trình độ văn hóa, trình độ học vấn của cán bộ, đảng viên; giao lưu văn hóa và toàn cầu hóa. Các nhân tố trên tác động theo hai chiều, cả thuận lợi và khó khăn tới việc nâng cao văn hóa chính trị cho cán bộ, đảng viên hiện nay. Đây là những gợi ý quan trọng, giúp nghiên cứu sinh tiếp thu, kế thừa trong quá trình viết luận án. Lê Hường (2016), “Một số nhân tố tác động đến văn hóa chính trị ở Việt Nam hiện nay” [65], khái quát: Văn hóa chính trị ở Việt Nam được hình thành, kế thừa và phát triển từ các giá trị văn hóa truyền thống. Hiện nay, văn hóa chính trị ở Việt Nam đang chịu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của những nhân tố: Toàn cầu hóa, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, truyền thông hóa Theo đó, tác giả nhận định: Trước sự tác động của các nhân tố này, văn hóa chính trị Việt Nam, sản phẩm của lịch sử dân tộc, đang có sự chuyển biến tích cực theo hướng xác lập một nền chính trị vì mục tiêu nhân văn, nhân đạo; đồng thời trở thành một trong những công cụ quan trọng giúp chúng ta có thể chọn lọc và tiếp nhận những giá trị tinh hoa của nhân loại phục vụ cho sự nghiệp phát triển bền vững đất nước hiện nay [65, tr. 31]. Về mối quan hệ giữa văn hóa chính trị với ý thức pháp luật, đạo đức Bùi Giang Nam (2007), “Ý thức pháp luật với việc nâng cao văn hóa chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay” [106], trên cơ sở phân tích vai trò của ý thức pháp luật đối với việc nâng cao văn hóa chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, cho rằng: “Giữa học vấn nói chung, tri thức pháp luật nói riêng và văn hóa chính trị có mối quan hệ khăng khít” [106, tr. 31]. Quan niệm của tác giả chỉ rõ: Chỉ có những người có một trình độ nhất định mới có thể tham gia vào đời sống chính trị một cách đúng đắn. Chính trị và pháp luật có mối quan hệ gắn kết chặt chẽ với nhau ở cả cấp độ tổ chức và cấp độ cá nhân. Ở cấp độ tổ chức, pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, thể hiện tương quan lực lượng và sự tiến bộ của mỗi chế độ xã hội. Pháp luật cũng thể hiện trình độ tổ chức quyền lực và sự phát triển của bộ máy hành chính, thể hiện mức độ dân chủ trong xã hội Chính trị và pháp luật còn gắn kết với nhau ở cấp độ cá nhân. Trình độ, năng lực, sự am hiểu pháp luật của cá nhân thể hiện qua hành vi trong lĩnh vực dân sự, cao hơn là trong các lĩnh vực chính trị, cao hơn nữa là vận dụng một cách khôn khéo pháp luật vào chính trị vì pháp luật là cái “có thể” nhất trong những cái có thể, trở thành nghệ thuật chính trị - “nghệ thuật của những khả năng” (khả năng do luật cho phép). Đỗ Hoàng Ánh (2015), “Mối quan hệ giữa văn hóa chính trị và đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức” [2], trên cơ sở phương pháp luận biện chứng duy vật, khái quát: Văn hóa chính trị và đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức có quan hệ tương tác theo hai chiều. Chiều cạnh thứ nhất, đạo đức công vụ đối với văn hóa chính trị: “Đạo đức công vụ là nguồn năng lượng nội sinh duy trì và tạo động lực mạnh mẽ cho quá trình đổi mới, hiện đại hóa văn hóa chính trị trong hệ thống chính trị” [2, tr. 22]. Ở chiều cạnh thứ hai, văn hóa chính trị có tác động tới đạo đức công vụ trong thực thi công vụ thể hiện trên một số nội dung: Văn hóa chính trị góp phần định hướng, điều chỉnh hành vi trong các mối quan hệ công vụ, nâng cao nhận thức chính trị cho mỗi cán bộ, công chức, viên chức; góp phần quan trọng hình thành nhân cách của người cán bộ, công chức, viên chức và hướng nhân cách đó vào những hoạt động tích cực nhằm thực hiện những giá trị lý tưởng đã chọn; thúc đẩy công chức tích cực trong các hoạt động chính trị, nâng cao tính chủ động, nhạy bén, sáng tạo trong thực thi công vụ, góp phần đáng kể để tiêu diệt các căn bệnh dễ nảy sinh trong hoạt động công quyền như giáo điều, quan liêu, duy ý chí, thiếu khoa học, tham nhũng Về văn hoá chính trị của cán bộ ngành hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam Vũ Hồng Hà (2016), “Giáo dục, rèn luyện ý thức đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh cho sĩ quan trẻ ngành Hậu cần quân đội hiện nay” [50] đã làm sáng tỏ vai trò của đạo đức cách mạng đối với người cán bộ, đảng viên nói chung, sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam nói riêng. Theo đó, tác giả tập trung luận giải các nội dung cơ bản ý thức đạo đức cách mạng của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần: Luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, tận tâm với nghề nghiệp, không phân biệt sang hèn; thực sự tiêu biểu về cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; hết lòng thương yêu bộ đội và quên mình vì bộ đội. Các nội dung cơ bản về ý thức đạo đức cách mạng - giá trị văn hóa trong hoạt động chính trị công tác hậu cần của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần, đóng vai trò quan trọng đối với phát triển đạo đức cách mạng, tạo động lực bên trong thúc đẩy họ hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Bùi Nam Hưng (2016), Bồi dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ hậu cần ở Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố giai đoạn hiện nay [64]. Dưới góc độ khoa học chính trị, tác giả cho rằng: “Đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ hậu cần ở Ban chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố được gắn với một đối tượng cụ thể, xác định, đó là đạo đức của người cán bộ quân đội và cán bộ hậu cần thực hiện nhiệm vụ cách mạng trong lĩnh vực hậu cần” [64, tr. 48]. Do đó, đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ hậu cần trước hết là đạo đức của người cán bộ quân đội, song gắn với những phẩm chất đạo đức riêng của người cán bộ hậu cần quân đội, như: “kiểu mẫu về cần, kiệm, liêm, chính”; thương yêu đồng chí, đồng đội “như người mẹ, người chị”, “Lương y như từ mẫu”, “yêu xe như con, quý xăng như máu”;... Những phẩm chất đạo đức cách mạng trên - giá trị văn hóa trong hoạt động chính trị của đội ngũ cán bộ hậu cần ở Ban chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố, có vai trò quan trọng đối với chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của họ. Đây là những gợi ý quan trọng để nghiên cứu sinh kế thừa, phát triển trong viết nội dung cấu trúc văn hóa chính trị của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam. Nguyễn Việt Hà (2018), Ảnh hưởng của kinh tế thị trường đến nhân cách người cán bộ hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay [48], đã luận giải những nhân tố quy định ảnh hưởng của kinh tế thị trường đến nhân cách người cán bộ hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam: Nhận thức và giải quyết mối quan hệ về lợi ích của cán bộ hậu cần; môi trường công tác và chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng chủ thể cán bộ hậu cần; quá trình tự tu dưỡng, rèn luyện trong thực tiễn của mỗi cá nhân. Theo tác giả, những nhân tố quy định sự ảnh hưởng của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đến nhân cách người cán bộ hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam là tất yếu. Tuy nhiên, mức độ, tính chất của quá trình ảnh hưởng không hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện khách quan là nền kinh tế mà còn phụ thuộc rất lớn vào nhân tố chủ quan của người cán bộ hậu cần quân đội. Do vậy, tự học tập, tu dưỡng, rèn luyện, hoàn thiện nhân cách, đáp ứng thực tiễn là đòi hỏi khách quan của người cán bộ hậu cần để họ tồn tại và phát triển trong chính môi trường công tác và sinh sống; là vấn đề nội sinh trong quá trình phát triển của cá nhân. Đây là nội dung có giá trị, giúp nghiên cứu sinh kế thừa, vận dụng khi viết các nhân tố quy định văn hóa chính trị của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam. 1.1.2. Các công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến thực trạng văn hóa chính trị, văn hóa chính trị của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay Về thực trạng văn hóa chính trị nói chung Lâm Quốc Tuấn (2006), Nâng cao văn hóa chính trị của cán bộ lãnh đạo quản lý ở nước ta hiện nay [147], với quan điểm khách quan, toàn diện và phát triển, tác giả đánh giá thực trạng văn hóa chính trị của cán bộ lãnh đạo quản lý ở nước ta. Về ưu điểm: Đại bộ phận cán bộ lãnh đạo đã giữ được bản lĩnh chính trị của mình; trình độ tư duy của người cán bộ lãnh đạo đã được nâng lên rõ rệt; đội ngũ cán bộ lãnh đạo (đặc biệt là lãnh đạo cấp chiến lược) đã thực hiện được sự đoàn kết thống nhất trong Đảng. Hạn chế, khuyết điểm: Biểu hiện của sự suy thoái về chính trị, tư tưởng là dao động về lý tưởng, nhận thức mơ hồ, lệch lạc, phiến diện chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, giảm sút niềm tin vào chủ nghĩa xã hội, hoài nghi đường lối của Đảng; biểu hiện của sự yếu kém về năng lực, trình độ của cán bộ lãnh đạo, như: sự lúng túng trong việc hoạch định các chủ trương, các chương trình hành động, trong việc tổ chức và thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết của Đảng và chính sách của Nhà nước; về đạo đức, lối sống hiện nay có thể nói rằng, không ít cán bộ lãnh đạo không đủ uy tín để thuyết phục và lãnh đạo quần chúng. Nguyễn Ngọc Hà (2013), “Tư tưởng thượng tôn pháp luật trong văn hóa chính trị Việt Nam hiện nay” [45], nhận định: Tư tưởng thượng tôn pháp luật trong văn hóa chính trị Việt Nam đã có lịch sử hơn 70 năm. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều người vẫn chưa quán triệt tư tưởng này, họ coi thường pháp luật và vi phạm pháp luật. Ở nước nào cũng có một số người vi phạm pháp luật, nghĩa là không có tư tưởng thượng tôn pháp luật. Tuy nhiên, ở Việt Nam, số người không có tư tưởng thượng tôn pháp luật còn nhiều; tình trạng vi phạm pháp luật khá phổ biến; biểu hiện của sự vi phạm pháp luật rất đa dạng. [45, tr. 9]. Theo tác giả, những hạn chế trên có nhiều nguyên nhân, trong đó có các nguyên nhân chính sau: Hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, lịch sử phát triển của Nhà nước pháp quyền chưa lâu dài; tư tưởng đức trị vẫn có ảnh hưởng lớn trong xã hội; tình trạng Đảng làm thay Nhà nước còn tồn tại ở một số cơ quan; độ hiểu biết pháp luật của một số người dân chưa cao. Thực trạng tư tưởng thượng tôn pháp luật trong văn hóa chính trị Việt Nam hiện nay, nhất là những hạn chế mà tác giả chỉ ra là những nội dung có giá trị khoa học quan trọng giúp nghiên cứu sinh kế thừa, vận dụng trong đánh giá thực trạng văn hóa chính trị của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay. Bùi Đình Phong (2013), Chính trị của văn hóa và văn hóa chính trị [112], đánh giá thực trạng vận dụng một số tư tưởng cơ bản của Hồ Chí Minh về văn hóa chính trị ở cả cấp độ tổ chức và cấp độ cá nhân. Đặc biệt, ở cấp độ cá nhân, theo đánh giá của tác giả: Hiện nay, một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về đạo đức, lối sống, chạy chức, mua ghế nhưng lại không có một chút hiểu biết gì về văn hóa chính trị. Họ thích làm chính trị mà thiếu văn hóa lãnh đạo. Họ say mê quyền lực mà không có văn hóa lãnh đạo. Họ ở cương vị quản lý mà thiếu văn hóa quản lý. Tóm lại, họ thiếu văn hóa chính trị [112, tr. 29 - 30]. Đánh giá thực trạng vận dụng một số tư tưởng cơ bản của Hồ Chí Minh về văn... tinh thần. Giá trị tinh thần là phong tục, tập quán, lối sống, quy định pháp luật, chuẩn mực đạo đức, thẩm mỹ; các hệ tư tưởng, giáo lý tôn giáo; là các mâu thuẫn tâm lý, tình cảm, các lối tư duy của một cộng đồng người. Giá trị vật chất - tinh thần là các sản phẩm khoa học - công nghệ, nơi vừa chứa đựng tình cảm, khát vọng, nghị lực, ý chí, vừa chứa đựng tư tưởng khoa học với kỹ năng thao tác; là công trình nghệ thuật, kiến trúc, điêu khắc, âm thanh, hội họa, văn chương nơi thể hiện lý tưởng, khát vọng và tài năng vươn tới chân, thiện, mỹ của con người. Văn hóa luôn gắn với phát triển, thúc đẩy con người và xã hội loài người vận động theo hướng tiến bộ, nhân văn. Hàm lượng văn hóa, giá trị văn hóa cao hay thấp được chứng minh và kiểm nghiệm thông qua sự tác động của hoạt động đó, sản phẩm đó, thúc đẩy đối với sự phát triển của con người, xã hội ít hay nhiều. Văn hóa được các nhà khoa học tiếp cận, luận giải ở nhiều góc độ, phương diện khác nhau, phản ánh mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Tiếp cận theo lĩnh vực hoạt động: Văn hóa lao động, văn hóa kinh tế, văn hóa pháp luật, văn hóa ứng xử, văn hóa chính trị Chính trị, theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa mác, là vấn đề quyền lực, vấn đề giai cấp và lợi ích giai cấp mà trước hết là quyền lực nhà nước. Mọi biểu hiện của chính trị đều phản ánh những vấn đề kinh tế, tất yếu kinh tế quyết định tất yếu chính trị, các cuộc đấu tranh chính trị bao giờ cũng hướng tới giải quyết mục tiêu lợi ích kinh tế. Chính trị và kinh tế có quan hệ biện chứng với nhau; chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế nhưng giữ vị trí ưu tiên so với kinh tế. Theo từ điển Bách khoa Việt Nam: Chính trị là toàn bộ hoạt động có liên quan đến mối quan hệ giữa các giai cấp, giữa các dân tộc, các tầng lớp xã hội mà cốt lõi của nó là vấn đề giành chính quyền, duy trì và sử dụng quyền lực nhà nước, sự tham gia công việc của nhà nước, sự xác định hình thức tổ chức, nhiệm vụ, nội dung hoạt động nhà nước. Bất kể vấn đề chính trị nào cũng đều có liên quan đến quyền lực của các giai cấp và nhà nước (). Chính trị còn là sự biểu hiện tập trung của nền văn minh, của hoạt động sáng tạo, của sự giải phóng [156, tr. 603]. Chính trị là một trong những dạng hoạt động thực tiễn cơ bản của con người, lĩnh vực quan trọng quyết định đến sự phát triển của quốc gia, dân tộc, xã hội. Trình độ, hiệu quả của hoạt động chính trị thể hiện ở mục tiêu vì sự phát triển con người; hướng tới xây dựng một xã hội nhân văn, nhân đạo, dân chủ và tiến bộ; phản ánh những nội dung cơ bản văn hóa chính trị của cộng đồng, quốc gia, dân tộc. Do đó, văn hóa và chính trị là hai lĩnh vực đời sống xã hội có quan hệ hữu cơ với nhau. Tiếp cận từ góc độ triết học văn hóa, chính trị là sản phẩm của văn hóa [63, tr. 23]. Văn hóa là kết tinh toàn bộ giá trị, phương thức sống, năng lực hoạt động và trình độ phát triển người. Do vậy, chủ thể chính trị, hệ thống chính trị, thiết chế chính trị, cơ chế vận hành chính trị... là sản phẩm, là trình độ của một giai đoạn và một quá trình phát triển của văn hóa loài người. Bởi nền chính trị đó vừa thể hiện như là sản phẩm do đời sống chính trị, hoạt động chính trị của nền chính trị đó tạo nên, vừa chứa đựng nội dung thể chế chính trị, thiết chế và cơ chế vận hành của nó. Theo logic tiếp cận lý luận và thực tiễn xã hội, luận án quan niệm: Văn hóa chính trị là một phương diện của văn hóa, những giá trị kết tinh từ tri thức, phẩm chất và năng lực hoạt động chính trị của chủ thể, được hình thành trong một nền chính trị nhất định, thực hiện lợi ích giai cấp, dân tộc, cộng đồng phù hợp với xu hướng phát triển và tiến bộ của xã hội loài người trong những giai đoạn lịch sử nhất định. Văn hóa chính trị là một phương diện của văn hóa dưới góc độ chính trị. Điều đó, trước hết bắt nguồn từ chỗ chính trị là một lĩnh vực đặc thù, trọng yếu của xã hội. Đó là một lĩnh vực chuyên biệt riêng có của con người, một phương diện để các chủ thể xã hội thực hiện và biểu đạt các lực lượng bản chất của mình. Muốn có “một chính trị nghiêm túc” theo cách nói của V.I.Lênin thì không có con đường nào khác là phải xác lập một nền văn hóa cao hoặc như Hồ Chí Minh khái quát: “Văn hóa, nghệ thuật cũng như mọi hoạt động khác, không thể đứng ngoài, mà phải ở trong kinh tế và chính trị” [94, tr. 246]. Văn hóa chính trị thực chất là sự thẩm thấu của văn hóa vào chính trị, là chính trị có tính văn hóa. Như vậy, văn hóa chính trị không phải là bản thân chính trị, bản thân văn hóa, hay là sự cộng gộp giản đơn hai lĩnh vực này, mà đó là chính trị bao hàm tính văn hóa từ bản chất bên trong của nó. Văn hóa chính trị phản ánh mọi phương diện, mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, nó thể hiện thông qua đường lối, quan điểm, thể chế chính trị hiện hành và hành vi chính trị của các chủ thể. Do đó, chủ thể chính trị cần có tri thức tổng hợp để huy động sức mạnh văn hóa của mọi lĩnh vực vào việc đề ra mục tiêu, tạo ra động lực cho hoạt động chính trị. Chủ thể chính trị phải nắm chắc, phân tích đúng tình hình, có khả năng dự báo được xu hướng vận động biến đổi của thực tiễn để đề ra các quyết định chính trị chính xác; đồng thời có trình độ tổ chức, vận hành các thiết chế chính trị hiệu quả nhằm thực hiện được mục tiêu, lý tưởng chính trị đề ra. Với tư cách là một phương diện của văn hóa, văn hóa chính trị kết tinh những giá trị bản chất người, được thể hiện tập trung ở dân chủ, khoa học, nhân văn, nhân đạo và sáng tạo trong chính trị, nhằm thực hiện lợi ích giai cấp, dân tộc, cộng đồng phù hợp với xu hướng phát triển và tiến bộ xã hội. Giá trị dân chủ, nhân văn và giá trị trí tuệ, sáng tạo là các phương diện biểu hiện của văn hóa chính trị, có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại với nhau và tồn tại trong mọi phương diện của chính trị như: Quan hệ giai cấp, dân tộc, hệ tư tưởng, cơ chế và thiết chế vận hành của hệ thống chính trị Trong đó, giá trị dân chủ, nhân văn quyết định giá trị tư tưởng, quyết định sức mạnh của tư tưởng và hành động chính trị. Giá trị sáng tạo trong chính trị chỉ trở thành sáng tạo văn hóa khi dựa trên cơ sở của giá trị dân chủ, nhân văn; khoa học và nghệ thuật trong chính trị là làm thế nào để chính trị ngày càng trở nên dân chủ, nhân văn hơn. Trí tuệ, sáng tạo là cơ sở lý trí làm cho giá trị dân chủ, nhân văn vượt lên cảm tính trở thành hiện thực. Mục tiêu chính trị nhân văn phải gắn liền với cơ chế và thiết chế chính trị sáng tạo, thiếu trí tuệ và sáng tạo có thể đưa hành động chính trị đến chỗ phản lại mục tiêu nhân văn. Văn hóa chính trị mang tính lịch sử - cụ thể. Hệ thống chính trị, thiết chế chính trị, cơ chế vận hành chính trị... là sản phẩm, là trình độ của một giai đoạn và một quá trình phát triển lịch sử của xã hội loài người, do đó, là một giai đoạn phát triển của văn hoá loài người. Theo đó, ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, chủ thể chính trị khác nhau... thì văn hóa chính trị cũng khác nhau. Cấu trúc của văn hóa chính trị bao gồm các yếu tố cơ bản: Tri thức, phẩm chất và năng lực hoạt động chính trị. Tri thức chính trị là trình độ học vấn và sự hiểu biết của con người về chính trị một cách đầy đủ, sâu sắc, ở tầm bản chất. Tri thức chính trị không chỉ là một trong những yếu tố cấu thành mà còn là yếu tố nền tảng của văn hóa chính trị, định hướng phẩm chất và năng lực hoạt động chính trị của các chủ thể khi tham gia vào đời sống và hoạt động chính trị. Phẩm chất chính trị là một giá trị văn hóa chính trị cao đẹp, tổng hợp của thái độ, tình cảm, niềm tin và ý chí chính trị, đóng vai trò chi phối, định hướng và điều chỉnh hành vi của chủ thể. Nó là biểu hiện cụ thể, sinh động của chất nhân văn, nhân đạo trong lý tưởng sống cao đẹp của chủ thể chính trị. Năng lực hoạt động chính trị là khả năng cải biến thế giới, sáng tạo giá trị văn hóa thông qua đời sống và hoạt động chính trị thực tiễn của chủ thể. Các yếu tố cấu thành văn hóa chính trị có mối quan hệ hữu cơ với nhau, tạo nên tính chỉnh thể của nó. Văn hóa chính trị và văn hóa pháp luật là một bộ phận của văn hóa nói chung, có những đặc thù về nội dung, cấu trúc và biểu hiện, xuất hiện như là sự tích hợp không thể tách rời của văn hóa chính trị và văn hóa pháp luật. văn hóa chính trị thể hiện trong nền tảng pháp lý của xã hội, trên đó hình thành hệ thống các quy phạm pháp luật do các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước ban hành. Hệ thống các quy phạm pháp luật đó trở thành nguyên tắc điều chỉnh hành vi chính trị, quan hệ chính trị và ứng xử chính trị của mỗi cá nhân hay tổ chức trong xã hội. Do vậy, sự tiến bộ trong văn hóa chính trị sẽ được nhìn nhận theo các tiêu chí: khả năng phản ánh xu hướng phát triển, khơi dậy mọi tiềm năng sáng tạo của các chủ thể, đối tượng, phương tiện trong quản lý xã hội bằng hệ thống pháp luật. Theo đó, sự thay đổi, bổ sung, sửa chữa luật pháp sẽ là tích cực và tiến bộ khi quá trình đó xuất phát từ sự vững mạnh của xã hội. Tuy nhiên, nó sẽ là không tích cực và ảnh hưởng đến sự tiến bộ khi sửa đổi, bổ sung pháp luật do sự hạn chế của nhận thức, thậm chí vì một lý do có tính chủ quan của các chủ thể trong công tác lãnh đạo, quản lý xã hội. Văn hóa chính trị có mối quan hệ chặt chẽ, tác động biện chứng với văn hóa đạo đức. văn hóa chính trị biểu hiện ở các chuẩn mực đạo đức trong các quan hệ xã hội của các thành viên trong đời sống. Theo đó, người có địa vị càng cao trong xã hội thì chuẩn mực về đạo đức càng đòi hỏi về tính gương mẫu. Chẳng hạn, họ phải có các hành vi và các hoạt động đi đầu trong việc chấp hành và thực hiện đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực hiện dân chủ, đề cao phê bình và tự phê bình, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, trong việc ứng xử, sử dụng bộ máy quyền lực. văn hóa chính trị được biểu hiện như những khuôn mẫu trong mọi quan hệ, nhất là các quan hệ chính trị, và chính những khuôn mẫu đó đã tác động trực tiếp tới tư duy và cách làm của mọi thành viên trong xã hội. Do vậy, văn hóa chính trị còn biểu hiện ở sự đoạn tuyệt với các phong tục, tập quán đã lỗi thời, lạc hậu trong đời sống xã hội của bộ phận nhân dân. Văn hóa đạo đức tác động đến văn hóa chính trị, biểu hiện trên một số khía cạnh như: Góp phần bảo đảm sự ổn định và phát triển của nền chính trị quốc gia, tạo dựng niềm tin chính trị trong quần chúng nhân dân và từng bước hoàn thiện nhân cách của mọi thành viên trong xã hội. Như vậy, văn hóa chính trị là huyết mạch, nguồn sức mạnh bên trong của cơ thể chính trị, tạo nên sức sống, sức mạnh của một nền chính trị vươn tới những giá trị nhân văn, tới một xã hội dân chủ, văn minh và cao đẹp. Nghiên cứu văn hóa chính trị phải đứng vững trên lập trường giai cấp công nhân để nhận thức đầy đủ các phương diện tồn tại của văn hóa trong lĩnh vực chính trị, vận dụng bản chất cách mạng, khoa học và tính nhân văn, nhân đạo của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh để làm rõ bản chất, nội dung, cấu trúc của văn hóa chính trị, mối quan hệ giữa văn hóa chính trị với văn hóa đạo đức và văn hóa pháp luật. Văn hóa chính trị là sự thẩm thấu của văn hóa vào chính trị, là chính trị có văn hóa. Đó chính là chính trị dân chủ, tiến bộ, hướng tới mục đích cao nhất là vì con người, giải phóng con người, tôn trọng quyền con người, tạo điều kiện cho con người phát triển tự do, toàn diện và hài hòa. văn hóa chính trị luôn gắn với chủ thể chính trị nhất định, biểu hiện ở hai cấp độ phổ quát là: Cá nhân và tổ chức. Ở cấp độ tổ chức, văn hóa chính trị biểu hiện mức độ quan tâm của mọi người đến việc quản lý, điều hành của nhà nước đối với toàn xã hội. Ở cấp độ cá nhân, văn hóa chính trị thể hiện trình độ tri thức, phẩm chất và năng lực hoạt động trong đời sống chính trị của đất nước. văn hóa chính trị xét ở cấp độ cá nhân luôn gắn với những đặc điểm của từng chủ thể chính trị nhất định. 2.1.2. Quan niệm văn hóa chính trị của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam Ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam Hậu cần là một mặt quan trọng của công tác quân sự, gồm tổng thể các hoạt động nhằm bảo đảm hậu cần cho các lực lượng vũ trang, cho quân đội xây dựng, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu. Trong chiến tranh, hậu cần chính là khâu nối liền hậu phương đất nước với tiền tuyến và là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của chiến tranh. Đứng trước yêu cầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, các tổ chức tiền thân hoạt động tiếp tế hậu cần đã ra đời và ngày càng phát triển. Trên cơ sở đó, Đảng ta có điều kiện thuận lợi hơn để chăm lo củng cố, kiện toàn hệ thống tổ chức và công tác hậu cần. Ngày 11 tháng 7 năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh 121/SL quy định tổ chức Bộ quốc phòng - Tổng tư lệnh, trong đó thành lập Tổng cục Cung cấp (tức Tổng cục Hậu cần). Cùng ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 123/SL bổ nhiệm Đồng chí Trần Đăng Ninh - Ủy viên Trung ương Đảng - Trưởng ban Kiểm tra Trung ương Đảng làm Chủ nhiệm Tổng cục Cung cấp. Từ đây, hậu cần quân đội đã trở thành một hệ thống tổ chức thống nhất trong toàn quân, bao gồm hậu cần cấp chiến lược, hậu cần cấp chiến dịch và hậu cần cấp chiến thuật. Là một mặt cơ bản của hoạt động quân sự, có sự thống nhất hữu cơ giữa tính chất quân sự, tính chất chính trị, tính chất kinh tế - tài chính, tính chất khoa học và kỹ thuật” [10, tr. 10]; trực tiếp bảo đảm các nhu cầu ăn, mặc, ở, y tế, cơ động của bộ đội, đảm nhiệm chuyên chở vũ khí đạn dược theo yêu cầu của các ngành khác và của người chỉ huy quân sự; có sự kết hợp chặt chẽ giữa bảo đảm hậu cần của nhà nước với hậu cần quân đội, kết hợp giữa hậu cần quân đội với hậu cần nhân dân, hậu cần Trung ương với hậu cần địa phương, hậu cần cơ động với hậu cần tại chỗ; chủ thể của hoạt động hậu cần là cán bộ, chiến sĩ trong quân đội, trong đó cán bộ, chiến sĩ hậu cần đóng vai trò nòng cốt. Nội dung cơ bản của hoạt động hậu cần gồm: Tổ chức bảo đảm hậu cần cho quân đội thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ trong mọi tình huống, đồng thời chi viện và bảo đảm một số mặt hậu cần cho các lực lượng vũ trang nhân dân theo yêu cầu nhiệm vụ được giao; tổ chức sản xuất, tạo nguồn bảo đảm hậu cần cho quân đội, đồng thời góp phần tích cực vào xây dựng phát triển kinh tế đất nước; tổ chức quản lý công tác hậu cần theo đúng các quy định của Nhà nước và quân đội, nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả công tác hậu cần; tổ chức xây dựng ngành hậu cần quân đội và các cơ quan đơn vị hậu cần toàn quân vững mạnh theo hướng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại [10, tr. 6 - 7]. Sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam Tiếp cận theo quan điểm của triết học văn hóa, văn hóa chính trị của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam là một bộ phận, một phương diện của văn hóa chính trị nói chung, là tổng thể những giá trị văn hóa trong thực tiễn chính trị gắn liền với môi trường hậu cần quân đội và hoạt động đặc thù của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Quân đội. Do vậy, để nghiên cứu và thấy được tính đặc thù văn hóa chính trị của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với việc xem xét hoạt động chính trị thực tiễn công tác hậu cần ở đơn vị cơ sở và đồng thời tiếp cận sĩ quan trẻ ngành Hậu cần với tính cách là chủ thể chính trị. Có nhiều quan niệm khác nhau về sĩ quan trẻ, tuỳ theo góc độ nghiên cứu, tuỳ từng thời điểm cụ thể, song về cơ bản, việc xác định “sĩ quan trẻ” thường dựa trên độ tuổi, đặc điểm tâm, sinh lý, xã hội và thường gắn liền với cả cấp bậc quân hàm, chức vụ mà họ đảm nhiệm. Tác giả Lê Quý Trịnh quan niệm: “Sĩ quan trẻ trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay là thế hệ sĩ quan đang ở độ tuổi không quá 30, có quân hàm chủ yếu là cấp úy, có chức vụ là cán bộ phân đội (trung đội, đại đội, tiểu đoàn) hoặc tương đương phân đội trong quân đội” [145, tr. 28]; Phạm Ngọc Nhân quan niệm: “Sĩ quan trẻ là một bộ phận trong đội ngũ sĩ quan quân đội, có độ tuổi không quá 35, cấp bậc quân hàm thường là từ thiếu uý đến thiếu tá và được giao trọng trách lãnh đạo, chỉ huy, quản lý ở cấp phân đội (hoặc tương đương) trong Quân đội nhân dân Việt Nam” [111, tr. 36]; Lê Xuân Thanh quan niệm: “Sĩ quan trẻ là những sĩ quan có quân hàm từ thiếu úy đến thiếu tá, có tuổi đời dưới 35 tuổi, giữ chức vụ cán bộ cấp phân đội (Trung đội, Đại đội, Tiểu đoàn) hoặc tương tương cấp phân đội trong QĐND Việt Nam” [132, tr. 35]. Kế thừa quan niệm về sĩ quan trẻ của các công trình khoa học trước; căn cứ vào đặc điểm, nội dung công tác hậu cần quân đội, luận án quan niệm: Sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam là một bộ phận của đội ngũ sĩ quan đang công tác trong ngành hậu cần quân đội, được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ hậu cần, có nhiệm vụ tham mưu, đề xuất và tổ chức bảo đảm hậu cần ở đơn vị cơ sở theo chức trách, nhiệm vụ được giao. Với mục đích nghiên cứu về văn hóa chính trị đặc trưng của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam, luận án tập trung tiếp cận sĩ quan trẻ ngành Hậu cần quân đội là một chủ thể chính trị. Chính trị của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần quân đội thể hiện trên các nội dung: Chính trị của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam là chính trị của người cán bộ làm công tác hậu cần quân đội theo cương vị, chức trách mà họ đảm nhiệm. Sĩ quan trẻ ngành Hậu cần là một bộ phận của sĩ quan trẻ Quân đội nhân dân Việt Nam, công tác trong ngành hậu cần quân đội, đang ở độ tuổi trưởng thành và phát triển về mọi mặt. Là một bộ phận của sĩ quan trẻ Quân đội nhân dân Việt Nam, sĩ quan trẻ ngành Hậu cần có những đặc điểm chung với các loại hình sĩ quan trẻ Quân đội nhân dân Việt Nam như: Được đào tạo cơ bản, có trình độ học vấn cao đẳng, đại học; năng động, nhiệt tình, ham hiểu biết, sáng tạo, thích ứng nhanh với điều kiện, hoàn cảnh; tuy nhiên, vốn sống, kinh nghiệm hoạt động thực tiễn còn ít, xử lý công việc có thời điểm chưa linh hoạt Cũng như các loại hình sĩ quan khác trong tổ chức biên chế của Quân đội nhân dân Việt Nam, sĩ quan trẻ ngành Hậu cần với tư cách là những cán bộ, đảng viên giác ngộ sâu sắc mục tiêu, lý tưởng cách mạng, họ đã thực sự trở thành một chủ thể hoạt động chính trị. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Quân sự mà không có chính trị như cây không có gốc, vô dụng lại có hại” [95, tr. 217], mọi hoạt động của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần đều hướng tới thực hiện mục tiêu chính trị, do chính trị quyết định. Chính vì vậy, chính trị của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần là trung thành tuyệt đối với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân; là ý chí quyết chiến, quyết thắng cao, anh dũng chiến đấu, cần cù lao động; là đoàn kết nội bộ chặt chẽ, dân chủ tốt, kỷ luật nghiêm, đoàn kết quân dân thắm thiết; là tinh thần ham học tập, cầu tiến bộ, tích cực rèn luyện, không ngừng nâng cao phẩm chất cách mạng; là ý chí chịu đựng gian khổ, khắc phục khó khăn, cần, kiệm, liêm trong thực hiện nhiệm vụ bảo đảm hậu cần phục vụ bộ đội. Khác với cán bộ quân sự, chính trị là quản lý con người, cán bộ ngành hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam nói chung, sĩ quan trẻ ngành Hậu cần quân đội nói riêng được Đảng, Nhà nước, Nhân dân và Quân đội tin tưởng giao nhiệm vụ tiến hành công tác hậu cần trong Quân đội, đại diện cho giá trị ngành hậu cần quân đội, cho quyền lợi của cán bộ, chiến sĩ về các mặt bảo đảm hậu cần, nên mọi hoạt động của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần đều có liên quan trực tiếp đến các tiêu chuẩn, chế độ và chính sách của cán bộ, chiến sĩ; liên quan trực tiếp đến các giá trị về sức mạnh chiến đấu và chiến thắng của Quân đội ta. Do đó, chính trị của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần là bảo đảm tốt hậu cần phục vụ bộ đội huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu và thực hiện các nhiệm vụ đột xuất khác; thực hiện tốt lời dậy của Bác Hồ: “Các chú phải làm thế nào một bát gạo, một đồng tiền, một viên đạn, một viên thuốc, một tấc vải, phải đi thẳng đến chiến sĩ” [96, tr. 433]. Trình độ, phẩm chất, năng lực và phương pháp, tác phong công tác của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần do chính trị trong nhiệm vụ bảo đảm hậu cần phục vụ bộ đội ở các đơn vị cơ sở quy định, nó được xem xét từ góc độ chính trị. Lợi dụng môi trường, điều kiện, vị trí công tác để tham ô, gây lãng phí, bớt xén tiêu chuẩn, đó không chỉ là hành động vi phạm đạo đức, pháp luật, kỷ luật; đối với sĩ quan trẻ ngành Hậu cần còn là vi phạm chính trị, ảnh hưởng đến sức mạnh chiến đấu và chiến thắng của Quân đội ta, làm lu mờ các giá trị truyền thống ngành hậu cần Quân đội. Chính trị của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam là luôn chủ động “thấy trước, lo trước”, thường xuyên, liên tục. Là một trong bốn mặt công tác cơ bản của quân đội, bảo đảm hậu cần liên quan đến nhiều mặt: Bảo đảm vật chất, sinh hoạt, sức khoẻ, cơ động của bộ đội; đồng thời, bảo đảm dự trữ vật chất, cứu chữa thương binh trong chiến đấu, giải quyết hậu quả và thu dọn chiến trường sau tác chiến Tính chất trên đặt ra yêu cầu đối với chính trị của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần quân đội là phải luôn chủ động “thấy trước, lo trước” [93, tr.180] và luôn đi trước về sau trong các nhiệm vụ, đặc biệt là nhiệm vụ tác chiến. Hơn nữa, hoạt động quân sự đòi hỏi bảo đảm hậu cần phải thường xuyên, liên tục, không có thời gian đệm, không ngừng không nghỉ “Bộ đội chưa ăn cơm, cán bộ không được kêu mình đói. Bộ đội chưa đủ áo mặc, cán bộ không được kêu mình rét. Bộ đội chưa đủ chỗ ở, cán bộ không được kêu mình mệt” [92, tr. 76], vừa bảo đảm hậu cần thường xuyên, vừa bảo đảm đột xuất cả trong thời bình và thời chiến, với yêu cầu kịp thời, đầy đủ, chính xác các loại vật chất hậu cần cho các đơn vị thực hiện nhiệm vụ; đồng thời phải tích cực chuẩn bị cho các nhiệm vụ tiếp theo. Đặc điểm này, đòi hỏi rất cao đối với chính trị của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần quân đội về tính chủ động, khả năng phân tích, dự kiến tình huống, tham mưu đề xuất với cấp ủy, người chỉ huy đơn vị cơ sở sát, đúng và trúng về cách thức huy động và bảo đảm hậu cần; đồng thời, không ngừng nỗ lực phấn đấu, phát huy tốt tinh thần trách nhiệm, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, tổ chức bảo đảm hậu cần cho các nhiệm vụ của đơn vị cơ sở. Chính trị của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam biểu hiện ở việc giải quyết hài hòa các mối quan hệ liên quan đến lợi ích của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài quân đội. Bên cạnh việc thường xuyên tiếp xúc với một khối lượng lớn vật chất, hàng hóa, tiền bạc của quân đội; hoạt động chính trị của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần quân đội chịu ảnh hưởng trực tiếp của cơ chế thị trường. Hiện nay, với phương thức phân bổ kinh phí một phần, hậu cần đơn vị cơ sở được chủ động khai thác, tạo nguồn hàng hóa phục vụ sinh hoạt thông qua tăng gia, sản xuất hoặc những nguồn hàng có sẵn từ địa phương nơi đóng quân (lương thực, thực phẩm, chất đốt và một số loại thuốc thông dụng). Theo đó, quá trình bảo đảm hậu cần, sĩ quan trẻ ngành Hậu cần quân đội thường xuyên tiếp xúc với thị trường thông qua đấu thầu cung ứng với các doanh nghiệp bên ngoài. Do vậy, giải quyết hài hòa các mối quan hệ liên quan đến lợi ích của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài quân đội là chính trị của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần quân đội. Cần quán triệt tốt lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Việc thiện thì dù nhỏ mấy cũng làm. Việc ác thì dù nhỏ mấy cũng tránh. Việc gì dù lợi cho mình, phải xét nó có lợi cho nước không? Nếu không có lợi, mà có hại cho nước thì quyết không làm” [91, tr. 131]. Hơn nữa, trong điều kiện đất nước phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, quân đội thực hiện phương thức bảo đảm mới - kết hợp cấp phát hiện vật với tiền, sĩ quan trẻ ngành Hậu cần thường xuyên tiếp xúc với các quan hệ hàng - tiền trong việc tiếp nhận, khai thác, vận chuyển, sản xuất, phân phối, quản lý khối lượng lớn vật chất, tài chính do nhân dân giao cho. Do vậy, giải quyết tốt quan hệ giữa công tác quản lý chặt chẽ, kế hoạch khoa học và đức tính trung thực, liêm khiết với các biểu hiện cửa quyền, bớt xén “hà lạm” hoặc phân phối không đúng nguyên tắc, không đúng đối tượng, trong công tác quản lý, cấp phát vật chất hậu cần là chính trị của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay. Từ những luận giải trên, luận án quan niệm: Văn hóa chính trị của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam là những giá trị kết tinh từ tri thức, phẩm chất và năng lực hoạt động chính trị của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần, hình thành, phát triển trong qúa trình đào tạo ở nhà trường và bồi dưỡng ở đơn vị phù hợp với chức trách, nhiệm vụ trên từng cương vị công tác trong những giai đoạn lịch sử nhất định. Văn hóa chính trị của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam là sự kết tinh những giá trị bản chất người hợp thành nhân cách văn hoá của họ. Đó không phải những giá trị đơn lẻ mà là tổng thể những giá trị, những dấu ấn sáng tạo trong quá trình đào tạo tại nhà trường, bồi dưỡng ở đơn vị, phản ánh sự phát triển bản chất người - nhân cách cán bộ trẻ ngành hậu cần quân đội. Những giá trị mang tính nhân đạo, nhân văn, tiến bộ của trình độ hiểu biết ở tầm bản chất về chính trị; về mục tiêu, lý tưởng và hành vi chính trị; về con đường, cách thức hiện thực hóa mục tiêu, lý tưởng chính trị của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần vào hoạt động thực tiễn theo chức trách, nhiệm vụ, góp phần bảo đảm tốt công tác hậu cần phục vụ cho bộ đội sinh hoạt, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu. Văn hóa chính trị của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam với tính cách là văn hóa cá nhân hay còn gọi là nhân cách chính trị cá nhân, là sự thừa nhận hay đánh giá của xã hội, quân đội nói chung, ngành hậu cần quân đội nói riêng về trình độ tri thức, phẩm chất và năng lực hoạt động chính trị trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ ở đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Việt Nam. Những giá trị bản chất người đó không tồn tại biệt lập mà luôn tác động qua lại, gắn bó chặt chẽ với nhau hợp thành chất giá trị tổng thể văn hóa chính trị, nhân cách văn hoá sống và làm việc của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần theo chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật Nhà nước, kỷ luật quân đội và chức năng, nhiệm vụ ngành hậu cần quân đội. Sĩ quan trẻ ngành Hậu cần là chủ thể chính trị, hoạt động trong lĩnh vực hậu cần quân đội có những đặc điểm riêng. Tuy nhiên, văn hóa chính trị của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần còn chịu sự chi phối, tác động văn hóa chính trị của tổ chức cơ sở đảng, tổ chức chỉ huy, tổ chức quần chúng; văn hóa chính trị của đồng chí, đồng đội; văn hóa chính trị của chính quyền, nhân dân địa phương nơi đóng quân. Trong quan hệ với các chủ thể trên, văn hóa chính trị của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam hình thành và phát triển, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ trên từng cương vị, chức trách. C.Mác đã từng khẳng định: “Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội” [83, tr. 11]. Cấu trúc văn hóa chính trị của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam là một chỉnh thể thống nhất bao gồm các yếu tố: Tri thức, phẩm chất và năng lực hoạt động chính trị. Tri thức chính trị của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam. Tri thức chính trị là yếu tố cơ sở, nền tảng trong văn hóa chính trị của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần. Với tính cách là một yếu tố không thể thiếu trong cấu trúc văn hóa chính trị, tri thức chính trị của sĩ quan quan trẻ ngành Hậu cần là trình độ học vấn và sự hiểu biết về chính trị một cách đầy đủ, sâu sắc, ở tầm bản chất. Tri thức chính trị của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam là một chỉnh thể thống nhất, bao gồm: Tri thức chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng; những tri thức về lịch sử dựng nước và giữ nước, về lịch sử văn hoá các dân tộc, truyền thống của Quân đội và ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam; những tri thức chuyên ngành, liên ngành; những tri thức kinh nghiệm, lý luận được hình thành, khái quát thông qua thực tiễn công tác hậu cần Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, là kim chỉ nam cho mọi hành động cách mạng; là một bộ phận cốt lõi trong văn hoá Đảng, văn hóa chính trị xã hội chủ nghĩa. Ánh sáng văn hoá của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng sẽ toả sáng, góp phần giữ vững ổn định, phát triển trên lĩnh vực công tác hậu cần quân đội thông qua tri thức, đạo đức, phương pháp và tác phong công tác của người cán bộ, đảng viên trong đó có sĩ quan trẻ ngành Hậu cần. Tri thức là văn hoá của nhân loại, song con người văn hoá không phải là “cái bình” được nạp đầy tri thức. Văn hoá là tri thức đã thấm vào tâm hồn, nhân cách và được biểu hiện qua hành vi ứng xử của mỗi cá nhân. Do vậy, hệ thống tri thức chủ nghĩa Mác - Lênin, tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng góp phần hình thành thế giới quan khoa học, nâng cao trình độ giác ngộ chính trị, củng cố niềm tin, định hướng hoạt động sĩ quan trẻ ngành Hậu cần trong công tác bảo đảm hậu cần quân đội. Chính vì vậy mà những tri thức đó trở thành tri thức văn hóa chính trị của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần. Những tri thức về lịch sử dựng nước và giữ nước, về lịch sử văn hoá dân tộc, truyền thống của Quân đội và ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam; đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước là cơ sở lý luận, trực tiếp chỉ đạo hoạt động của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần, thể hiện vẻ đẹp trí tuệ của họ trên cương vị là chủ thể hoạt động chính trị có tri thức, am hiểu về chính sách, pháp luật, về truyền thống lịch sử, văn hoá. Những tri thức khoa học chuyên ngành, liên ngành được sĩ quan trẻ ngành Hậu cần áp dụng sáng tạo vào thực tiễn bảo đảm hậu cần phục vụ bộ đội. Để có sáng tạo văn hóa, chủ thể chính trị cần có một nền tảng tri thức vững chắc, V.I.Lênin khẳng định: “Đối với bất kỳ hoạt động chính trị nào cũng cần có sự chuẩn bị khoa học hết sức nghiêm túc” [72, tr. 422 - 423]. Những tri thức chuyên ngành, liên ngành được vận dụng sáng tạo trong thực tiễn công tác hậu cần quân đội là biểu hiện tập trung nhất, rõ nhất của tri thức văn hóa chính trị, điều kiện quan trọng để sĩ quan trẻ ngành Hậu cần trở thành chủ thể chính trị trong lĩnh vực công tác bảo đảm hậu cần quân đội. Sĩ quan trẻ ngành Hậu cần cần phải là người có chuyên môn, nghiệp vụ tốt; am hiểu về công tác hậu cần, nắm vững Điều lệ công tác Hậu cần và điều lệ các chuyên ngành thuộc hậu cần, để ứng xử, giải quyết có văn hoá các quan hệ chính trị; đồng thời, nắm vững tri thức khoa học quâ..., Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội. Tổng cục Chính trị (2016), Nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa ở đơn vị cơ sở trong quân đội hiện nay, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội. Tổng cục Hậu cần (1999), Lịch sử hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội. Đào Thị Thu Trang, Hoàng Thị Thu Trang (2015), “Giáo dục lối sống văn hóa, đạo đức cho thanh niên Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Giáo dục lý luận, số 233, tr. 64 - 66. Vũ Văn Trí (2015), “Nâng cao văn hóa chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp quận, huyện”, Tạp chí Dân chủ & Pháp luật, số 5, tr. 39 - 42. Vũ Văn Trí (2015), “Bàn về tiêu chí văn hóa chính trị của cán bộ chủ chốt cấp quận, huyện ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, (tháng 9), tr. 13 - 15. Lê Quý Trịnh (2017), Phát triển năng lực trí tuệ của sĩ quan trẻ Quân đội nhân dân Việt Nam, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội. Trung đoàn 31, Sư đoàn 309 (2018), Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Đề án “Đổi mới công tác giáo dục chính trị tại đơn vị trong giai đoạn mới”, Đồng Nai. Trung tâm từ điển bách khoa quân sự Bộ quốc phòng (1996), Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội. Lâm Quốc Tuấn (2006), Nâng cao văn hóa chính trị của cán bộ lãnh đạo quản lý ở nước ta hiện nay, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Hà Nội. Lâm Quốc Tuấn (2016), “Văn hóa chính trị với sự phát triển con người - xã hội”, Tạp chí Tuyên giáo, số 5, tr. 67 - 70. Lâm Quốc Tuấn, Nguyễn Thắng Lợi (2017), “Một số giải pháp chủ yếu nâng cao văn hóa chính trị của cán bộ lãnh đạo hiện nay”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 5, tr. 62 - 68. Trương Nguyên Tuệ (2019), “Làm gì để xây dựng văn hóa chính trị”, Tạp chí Tuyên giáo, số 08, tr. 35 - 39. Tuyên bố chung của UNESCO về tính đa dạng của văn hóa (2011), Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. Nguyễn Đăng Tuyên (2019), Phát triển phẩm chất chính trị của sĩ quan kỹ thuật cấp phân đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ triết học, Học viện Chính trị - Bộ quốc phòng, Hà Nội. Trần Ánh Tuyết (2019), “Vấn đề tăng cường xây dựng văn hóa chính trị trong Đảng Cộng sản Trung Quốc từ Đại hội XVIII đến nay”, Tạp chí Lý luận chính trị số 3, tr. 114 - 117. Nguyễn Đức Tưởng (2015), Xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần ở các sư đoàn bộ binh đủ quân trong Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ khoa học chính trị, Học viện Chính trị - Bộ quốc phòng, Hà Nội. Từ điển Bách khoa Việt Nam (2007), Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa, Hà Nội. Từ điển Tiếng Việt (2008), Nhà xuất bản Đà Nẵng. Từ điển Triết học (1986), Nhà xuất bản Tiến bộ, Mát-xcơ-va, In tại Liên Xô. Tiếng Anh Gabriel Abraham Almond (1956), “Comparative Political System”, The Journal of Politics (8), pp.12 - 25. Gabriel Abraham Almond and Sidney Verba (1963), The Civic Culture, Boston: littl, Brown & C. Roland H.Elbe, Raymond Taras, Jame.D.Cochrance (1991), Political Culture and Foreign Policy in Latin America, New York, State University of New York Press. Lucian Pye (1968), International Encyclopedia of the Social Siences, Macmillen Press, New York. Walter A. Rosenbaum (1975), Political Culture, London: Nelson. Marx Weber (1992), The Protestant Ethic and the Spirit of Capitalism, trans. By Talcott Parsons, London: Routledge. Aaron Wildavsky (1987), Choosing Preferences by Constructing Institutions: A cultural Theory of Preference Formation, in: American Political Science Review, (81), No. March. PHỤ LỤC Phụ lục 1 PHIẾU ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC (Dùng cho cán bộ lãnh đạo, chỉ huy trung đoàn; sĩ quan trẻ ngành Hậu cần; cán bộ quân sự, cán bộ chính trị cấp phân đội; nhân viên chuyên môn hậu cần) Để đánh giá thực trạng văn hóa chính trị của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay, xin đồng chí cho biết ý kiến của mình về những vấn đề dưới đây. (Từng câu hỏi đã có ý trả lời, đồng ý với ý nào đồng chí đánh dấu (x) vào ô vuông bên phải. Đồng chí không cần ghi tên vào phiếu). Câu 1: Theo đồng chí, văn hóa chính trị có vị trí, vai trò như thế nào trong nhân cách sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam? (chọn 01 phương án) - Rất quan trọng £ - Quan trọng £ - Bình thường £ - Không quan trọng £ Câu 2: Theo đồng chí, văn hóa chính trị có cần thiết đối với sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam không? (chọn 01 phương án) - Rất cần thiết £ - Cần thiết £ - Bình thường £ - Không cần thiết £ Câu 3: Văn hóa chính trị của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam được cấu thành từ những yếu tố nào? (tùy chọn các phương án) - Tri thức chính trị £ - Phẩm chất chính trị £ - Năng lực hoạt động chính trị £ - Yếu tố khác. Câu 4: Đồng chí đánh giá những nội dung tri thức chính trị của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay ở mức nào? (mỗi nội dung đánh giá chọn 01 mức độ) Nội dung đánh giá Mức độ Tốt Khá Trung bình Yếu Hiểu biết về tình hình chính trị thế giới, khu vực và trong nước £ £ £ £ Hiểu biết về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kỷ luật quân đội, quy định của ngành hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam £ £ £ £ Hiểu biết về nghị quyết, chỉ thị của cấp ủy, chỉ huy các cấp £ £ £ £ Câu 5: Đồng chí đánh giá tri thức chuyên ngành, liên ngành của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay ở mức nào? (chọn 01 phương án) - Tốt £ - Khá £ - Trung bình £ - Yếu £ Câu 6: Đồng chí đánh giá tri thức Tạp chí Lý luận chính trị của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay ở mức nào? (chọn 01 phương án) - Tốt £ - Khá £ - Trung bình £ - Yếu £ Câu 7: Đồng chí đánh giá tri thức kinh nghiệm chính trị của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay ở mức nào? (chọn 01 phương án) - Tốt £ - Khá £ - Trung bình £ - Yếu £ Câu 8: Đồng chí đánh giá các phẩm chất chính trị của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay ở mức nào? (mỗi nội dung đánh giá chọn 01 mức độ) Nội dung đánh giá Mức độ đánh giá Tốt Khá Trung bình Yếu Trung với Đảng, hiếu với dân, nói và làm theo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kỷ luật quân đội, quy định của ngành hậu cần £ £ £ £ Tình thương yêu đồng chí đồng đội, tận tâm, tận lực phục vụ bộ đội £ £ £ £ Kiểu mẫu về “cần, kiệm, liêm, chính” £ £ £ £ Kỷ luật nghiệp vụ trong hoạt động bảo đảm hậu cần phục vụ bộ đội £ £ £ £ Câu 9: Đồng chí đánh giá các năng lực hoạt động chính trị của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay ở mức nào? (mỗi nội dung đánh giá chọn 01 mức độ) Nội dung đánh giá Mức độ đánh giá Tốt Khá Trung bình Yếu Khả năng tham mưu đề xuất với cấp ủy, người chỉ huy kế hoạch, phương án bảo đảm hậu cần của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần £ £ £ £ Khả năng thực thi nhiệm vụ trong các quan hệ và tình huống chính trị đặc thù của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần £ £ £ £ Khả năng ứng xử linh hoạt và nhạy cảm với các quan hệ chính trị trong quá trình bảo đảm hậu cần phục vụ bộ đội của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần £ £ £ £ Khả năng huy động, tổ chức và sử dụng lực lượng, phương tiện cho nhiệm vụ bảo đảm hậu cần £ £ £ £ Câu 10: Theo đồng chí những ưu điểm về văn hóa chính của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam do những nguyên nhân nào? (tùy chọn các phương án) Những thành tựu của công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, xây dựng quân đội và ngành hậu cần £ Sự thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức đảng và chỉ huy các cấp £ Đa số sĩ quan trẻ ngành Hậu cần đã tích cực, tư giác tu dưỡng, rèn luyện nâng cao phẩm chất và năng lực, đáp ứng tốt chức trách, nhiệm vụ được giao £ Nguyên nhân khác . Câu 11: Theo đồng chí những hạn chế về văn hóa chính của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam do những nguyên nhân nào? (tùy chọn các phương án) Kết hợp giữa đào tạo ở nhà trường, bồi dưỡng tại đơn vị về tri thức, phẩm chất và năng lực hoạt động chính trị của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần đôi lúc chưa đồng bộ, chưa liên tục £ Hoạt động chính trị thực tiễn chưa đa dạng, chưa mang lại hiệu quả đối với phát triển văn hóa chính trị của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần £ Môi trường văn hóa chính trị chưa được xây dựng đồng bộ và phát huy hiệu quả vai trò £ Một số sĩ quan trẻ ngành Hậu cần chưa tích cực, tự giác tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao tri thức, phẩm chất và năng lực hoạt động chính trị £ Nguyên nhân khác . Câu 12: Theo đồng chí những nhân tố nào sau đây tác động đến phát triển văn hóa chính của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay? (tùy chọn các phương án) Tác động của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa £ Tác động của Cách mạng Công nghiệp 4.0 và âm mưu, thủ đoạn của các thế lực trong chiến lược “diễn biến hòa bình” £ Tác động của yêu cầu nhiệm vụ xây dựng quân đội và ngành hậu cần vững mạnh về chính trị £ Nhân tố khác .. Câu 13: Theo đồng chí, phát triển văn hóa chính của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay đang đặt ra những vấn đề nào sau đây? (tùy chọn các phương án) Mâu thuẫn giữa yêu cầu đổi mới đào tạo ở nhà trường, bồi dưỡng tại đơn vị với giữ vững phương châm “cơ bản, hệ thống, thống nhất, chuyên sâu” trong đào tạo, bồi dưỡng £ Mâu thuẫn giữa yêu cầu tăng cường, đa dạng hóa hoạt động chính trị thực tiễn với tính chuyên môn chuyên sâu về công tác bảo đảm hậu cần £ Mâu thuẫn giữa yêu cầu xây dựng và phát huy vai trò của môi trường văn hóa chính trị tích cực, lành mạnh với sự thiếu đồng bộ, hiệu quả hoạt động hạn chế của các yếu tố cấu thành môi trường văn hóa chính trị £ Mâu thuẫn giữa yêu cầu phát huy tính tích cực, tự giác học tập, giáo dục, rèn luyện với tính thụ động, ngại học tập, bồi dưỡng, rèn luyện của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần £ Vấn đề khác ... Câu 14: Theo đồng chí, để phát triển văn hóa chính trị của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay cần thực hiện những giải pháp nào sau đây? (tùy chọn các phương án) Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng nhằm phát triển văn hóa chính trị của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay £ Nâng cao hiệu quả hoạt động chính trị thực tiễn của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam nhằm phát triển văn hóa chính trị của họ £ Xây dựng môi trường văn hóa chính trị ở đơn vị cơ sở nhằm phát triển văn hóa chính trị của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay £ Tích cực hóa nhân tố chủ quan trong phát triển văn hóa chính trị của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay £ Giải pháp khác Câu 15: Xin đồng chí cho biết, đồng chí là: Lãnh đạo, chỉ huy trung đoàn £ Sĩ quan trẻ ngành Hậu cần £ Cán bộ quân sự, cán bộ chính trị £ Nhân viên chuyên môn hậu cần £ Xin cảm ơn sự cộng tác của đồng chí! Phụ lục 2 TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC VỀ VỊ TRÍ, VAI TRÒ, SỰ CẦN THIẾT VÀ CẤU TRÚC VĂN HÓA CHÍNH TRỊ CỦA SĨ QUAN TRẺ NGÀNH HẬU CẦN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM Đơn vị điều tra: Quân khu 1, Quân khu 3, Quân khu 4, Quân đoàn 1, Quân đoàn 2. Đối tượng điều tra: 48 cán bộ lãnh đạo, chỉ huy trung đoàn; 180 sĩ quan trẻ ngành Hậu cần; 200 cán bộ quân sự, cán bộ chính trị cấp phân đội; 200 nhân viên chuyên môn hậu cần. Thời điểm điều tra: Tháng 5, 8 năm 2020. Phụ lục 2.1 Đánh giá về vị trí, vai trò của văn hóa chính trị trong nhân cách sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam Phương án Tổng số % Đánh giá của các chủ thể (%) Lãnh đạo, chỉ huy trung đoàn Sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Cán bộ quân sự, chính trị cấp phân đội Nhân viên chuyên môn hậu cần Rất quan trọng 86,76 79,17 88,89 90,00 89,00 Quan trọng 10,87 16,67 8,33 8,00 10,50 Bình thường 2,36 4,16 2,78 2,00 0,50 Không quan trọng 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 Phụ lục 2.2 Đánh giá về sự cần thiết của văn hóa chính trị đối với sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam Phương án Tổng số % Đánh giá của các chủ thể (%) Lãnh đạo, chỉ huy trung đoàn Sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Cán bộ quân sự, chính trị cấp phân đội Nhân viên chuyên môn hậu cần Rất cần thiết 85,46 75,00 88,33 89,00 89,50 Cần thiết 12,05 22,91 7,78 8,50 9,00 Bình thường 2,50 2,09 3,89 2,50 1,50 Không cần thiết 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 Phụ lục 2.3 Đánh giá về các yếu tố cấu thành văn hóa chính trị của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam Phương án Tổng số % Đánh giá của các chủ thể (%) Lãnh đạo, chỉ huy trung đoàn Sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Cán bộ quân sự, chính trị cấp phân đội Nhân viên chuyên môn hậu cần Tri thức chính trị 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 Phẩm chất chính trị 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 Năng lực hoạt động chính trị 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 Yếu tố khác 100,00 0,00 0,00 0,00 0,00 Phụ lục 3 TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC VỀ TRI THỨC CHÍNH TRỊ CỦA SĨ QUAN TRẺ NGÀNH HẬU CẦN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM Đơn vị điều tra: Quân khu 1, Quân khu 3, Quân khu 4, Quân đoàn 1, Quân đoàn 2. Đối tượng điều tra: 48 cán bộ lãnh đạo, chỉ huy trung đoàn; 180 sĩ quan trẻ ngành Hậu cần; 200 cán bộ quân sự, cán bộ chính trị cấp phân đội; 200 nhân viên chuyên môn hậu cần. Thời điểm điều tra: Tháng 5, 8 năm 2020. Phụ lục 3.1 Đánh giá hiểu biết của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần về tình hình chính trị thế giới, khu vực và trong nước Phương án Tổng số % Đánh giá của các chủ thể (%) Lãnh đạo, chỉ huy trung đoàn Sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Cán bộ quân sự, chính trị cấp phân đội Nhân viên chuyên môn hậu cần Tốt 41,75 45,83 41,66 39,00 40,50 Khá 35,03 33,33 37,78 35,00 34,00 Trung bình 19,20 18,75 15,56 21,00 21,50 Yếu 4,02 2,09 5,00 5,00 4,00 Phụ lục 3.2 Đánh giá hiểu biết của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kỷ luật quân đội, quy định của ngành hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam Phương án Tổng số % Đánh giá của các chủ thể (%) Lãnh đạo, chỉ huy trung đoàn Sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Cán bộ quân sự, chính trị cấp phân đội Nhân viên chuyên môn hậu cần Tốt 41,09 43,75 41,11 40,00 39,50 Khá 35,74 31,25 37,22 35,50 39,00 Trung bình 19,27 20,83 17,76 20,50 18,00 Yếu 3,89 4,17 3,91 4,00 3,50 Phụ lục 3.3 Đánh giá hiểu biết của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần về lịch sử dựng nước và giữ nước, về lịch sử văn hóa dân tộc, truyền thống của Quân đội và ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam Phương án Tổng số % Đánh giá của các chủ thể (%) Lãnh đạo, chỉ huy trung đoàn Sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Cán bộ quân sự, chính trị cấp phân đội Nhân viên chuyên môn hậu cần Tốt 40,39 41,67 38,89 41,00 40,00 Khá 34,48 29,17 37,78 35,00 36,00 Trung bình 20,95 27,07 17,76 19,00 20,00 Yếu 4,16 2,09 5,57 5,00 4,00 Phụ lục 3.4 Đánh giá về tri thức chuyên ngành, liên ngành của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam Phương án Tổng số % Đánh giá của các chủ thể (%) Lãnh đạo, chỉ huy trung đoàn Sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Cán bộ quân sự, chính trị cấp phân đội Nhân viên chuyên môn hậu cần Tốt 40,32 41,67 38,89 42,22 38,50 Khá 36,51 37,50 37,78 31,78 39,00 Trung bình 19,02 16,67 19,44 22,50 17,50 Yếu 4,01 4,16 3,89 3,50 4,50 Phụ lục 3.5 Đánh giá về tri thức Tạp chí Lý luận chính trị của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam Phương án Tổng số % Đánh giá của các chủ thể (%) Lãnh đạo, chỉ huy trung đoàn Sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Cán bộ quân sự, chính trị cấp phân đội Nhân viên chuyên môn hậu cần Tốt 38,06 43,75 38,33 40,00 38,50 Khá 32,38 35,41 37,79 34,00 39,00 Trung bình 15,21 18,75 18,78 22,50 17,50 Yếu 3,25 2,09 5,00 3,50 4,50 Phụ lục 3.6 Đánh giá về tri thức kinh nghiệm chính trị của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam Phương án Tổng số % Đánh giá của các chủ thể (%) Lãnh đạo, chỉ huy trung đoàn Sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Cán bộ quân sự, chính trị cấp phân đội Nhân viên chuyên môn hậu cần Tốt 40,36 41,67 37,78 41,00 41,00 Khá 34,35 31,25 36,67 35,00 34,50 Trung bình 21,38 22,91 21,11 20,00 21,50 Yếu 3,90 4,17 4,44 4,00 3,00 Phụ lục 4 TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC VỀ PHẨM CHẤT CHÍNH TRỊ CỦA SĨ QUAN TRẺ NGÀNH HẬU CẦN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM Đơn vị điều tra: Quân khu 1, Quân khu 3, Quân khu 4, Quân đoàn 1, Quân đoàn 2. Đối tượng điều tra: 48 cán bộ lãnh đạo, chỉ huy trung đoàn; 180 sĩ quan trẻ ngành Hậu cần; 200 cán bộ quân sự, cán bộ chính trị cấp phân đội; 200 nhân viên chuyên môn hậu cần. Thời điểm điều tra: Tháng 5, 8 năm 2020. Phụ lục 4.1 Đánh giá về phẩm chất trung thành vô hạn đối với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân, với chế độ xã hội chủ nghĩa, nói và làm theo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kỷ luật quân đội, quy định của ngành hậu cần của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam Phương án Tổng số % Đánh giá của các chủ thể (%) Lãnh đạo, chỉ huy trung đoàn Sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Cán bộ quân sự, chính trị cấp phân đội Nhân viên chuyên môn hậu cần Tốt 41,13 43,75 37,78 41,00 42,00 Khá 34,68 33,33 38,89 34,50 32,00 Trung bình 20,69 20,83 19,44 20,00 22,50 Yếu 3,50 2,09 3,89 4,50 3,50 Phụ lục 4.2 Đánh giá về tình thương yêu đồng chí đồng đội, tận tâm, tận lực phục vụ bộ đội của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam Phương án Tổng số % Đánh giá của các chủ thể (%) Lãnh đạo, chỉ huy trung đoàn Sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Cán bộ quân sự, chính trị cấp phân đội Nhân viên chuyên môn hậu cần Tốt 41,16 50,00 36,67 38,00 40,00 Khá 34,36 27,07 39,44 36,50 34,50 Trung bình 20,05 18,76 19,45 21,50 20,50 Yếu 4,40 4,17 4,44 4,00 5,00 Phụ lục 4.3 Đánh giá phẩm chất kiểu mẫu về “cần, kiệm, liêm, chính”của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam Phương án Tổng số % Đánh giá của các chủ thể (%) Lãnh đạo, chỉ huy trung đoàn Sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Cán bộ quân sự, chính trị cấp phân đội Nhân viên chuyên môn hậu cần Tốt 40,15 45,83 37,78 39,00 38,00 Khá 37,14 33,33 37,22 38,50 39,50 Trung bình 18,45 16,67 21,11 18,00 18,00 Yếu 4,01 4,17 3,89 3,50 4,50 Phụ lục 4.4 Đánh giá phẩm chất kỷ luật nghiệp vụ trong hoạt động bảo đảm hậu cần phục vụ bộ đội của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam Phương án Tổng số % Đánh giá của các chủ thể (%) Lãnh đạo, chỉ huy trung đoàn Sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Cán bộ quân sự, chính trị cấp phân đội Nhân viên chuyên môn hậu cần Tốt 39,10 41,67 37,22 38,00 39,50 Khá 36,35 33,33 36,10 38,50 37,50 Trung bình 20,23 20,83 21,11 19,00 20,00 Yếu 4,31 4,17 5,57 4,50 3,00 Phụ lục 5 TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC VỀ NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG CHÍNH TRỊ CỦA SĨ QUAN TRẺ NGÀNH HẬU CẦN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM Đơn vị điều tra: Quân khu 1, Quân khu 3, Quân khu 4, Quân đoàn 1, Quân đoàn 2. Đối tượng điều tra: 48 cán bộ lãnh đạo, chỉ huy trung đoàn; 180 sĩ quan trẻ ngành Hậu cần; 200 cán bộ quân sự, cán bộ chính trị cấp phân đội; 200 nhân viên chuyên môn hậu cần. Thời điểm điều tra: Tháng 5, 8 năm 2020. Phụ lục 5.1 Đánh giá khả năng tham mưu đề xuất với cấp ủy, người chỉ huy đơn vị cơ sở xây dựng kế hoạch, phương án bảo đảm hậu cần của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam Phương án Tổng số % Đánh giá của các chủ thể (%) Lãnh đạo, chỉ huy trung đoàn Sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Cán bộ quân sự, chính trị cấp phân đội Nhân viên chuyên môn hậu cần Tốt 40,91 45,83 38,33 39,50 40,00 Khá 35,71 33,33 40,00 38,00 31,50 Trung bình 19,50 18,76 17,23 18,50 23,50 Yếu 3,88 2,08 4,44 4,00 5,00 Phụ lục 5.2 Đánh giá khả năng thực thi nhiệm vụ trong các quan hệ và tình huống chính trị đặc thù của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam Phương án Tổng số % Đánh giá của các chủ thể (%) Lãnh đạo, chỉ huy trung đoàn Sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Cán bộ quân sự, chính trị cấp phân đội Nhân viên chuyên môn hậu cần Tốt 40,24 41,67 37,78 40,00 41,50 Khá 33,45 31,25 35,56 34,00 33,00 Trung bình 22,14 22,91 21,66 22,50 21,50 Yếu 4,42 4,17 5,00 3,50 5,00 Phụ lục 5.3 Đánh giá khả năng ứng xử linh hoạt và nhạy cảm với các quan hệ chính trị trong quá trình bảo đảm hậu cần phục vụ bộ đội của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam Phương án Tổng số % Đánh giá của các chủ thể (%) Lãnh đạo, chỉ huy trung đoàn Sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Cán bộ quân sự, chính trị cấp phân đội Nhân viên chuyên môn hậu cần Tốt 40,67 47,92 37,78 39,00 38,00 Khá 36,80 29,16 40,00 39,50 38,50 Trung bình 19,29 20,83 18,33 18,50 19,50 Yếu 3,24 2,09 3,89 3,00 4,00 Phụ lục 5.4 Đánh giá khả năng huy động, tổ chức và sử dụng lực lượng, phương tiện cho nhiệm vụ bảo đảm hậu cần của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam Phương án Tổng số % Đánh giá của các chủ thể (%) Lãnh đạo, chỉ huy trung đoàn Sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Cán bộ quân sự, chính trị cấp phân đội Nhân viên chuyên môn hậu cần Tốt 40,51 43,75 37,78 39,00 41,50 Khá 36,26 33,33 37,78 40,00 34,00 Trung bình 19,93 20,83 18,88 17,50 22,50 Yếu 3,91 2,09 5,56 5,00 3,00 Phụ lục 6 TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC VỀ NGUYÊN NHÂN THỰC TRẠNG văn hóa chính trị CỦA SĨ QUAN TRẺ NGÀNH HẬU CẦN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM Đơn vị điều tra: Quân khu 1, Quân khu 3, Quân khu 4, Quân đoàn 1, Quân đoàn 2. Đối tượng điều tra: 48 cán bộ lãnh đạo, chỉ huy trung đoàn; 180 sĩ quan trẻ ngành Hậu cần; 200 cán bộ quân sự, cán bộ chính trị cấp phân đội; 200 nhân viên chuyên môn hậu cần. Thời điểm điều tra: Tháng 5, 8 năm 2020. Phụ lục 6.1 Đánh giá về những nguyên nhân ưu điểm văn hóa chính của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam Phương án Tổng số % Đánh giá của các chủ thể (%) Lãnh đạo, chỉ huy trung đoàn Sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Cán bộ quân sự, chính trị cấp phân đội Nhân viên chuyên môn hậu cần Những thành tựu của công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, xây dựng quân đội và ngành hậu cần 98,97 100,00 98,34 98,50 99,00 Sự thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức đảng và chỉ huy các cấp 98,68 100,00 97,22 99,00 98,50 Đa số sĩ quan trẻ ngành Hậu cần đã tích cực, tư giác tu dưỡng, rèn luyện nâng cao phẩm chất và năng lực, đáp ứng tốt chức trách, nhiệm vụ được giao 97,54 95,83 98,34 98,50 97,50 Nguyên nhân khác 3,21 4,17 1,67 3,00 4,00 Phụ lục 6.2 Đánh giá về những nguyên nhân hạn chế văn hóa chính của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam Phương án Tổng số % Đánh giá của các chủ thể (%) Lãnh đạo, chỉ huy trung đoàn Sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Cán bộ quân sự, chính trị cấp phân đội Nhân viên chuyên môn hậu cần Kết hợp giữa đào tạo ở nhà trường, bồi dưỡng tại đơn vị về tri thức, phẩm chất và năng lực hoạt động chính trị của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần đôi lúc chưa đồng bộ, chưa liên tục 98,57 100,00 97,78 99,00 97,50 Hoạt động chính trị thực tiễn chưa đa dạng, chưa hiệu quả đối với phát triển văn hóa chính trị của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần 98,06 97,91 98,34 97,50 98,50 Môi trường văn hóa chính trị chưa được xây dựng đồng bộ và phát huy hiệu quả vai trò 98,68 100,00 97,22 98,50 99,00 Một số sĩ quan trẻ ngành Hậu cần chưa tích cực, tự giác tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao tri thức, phẩm chất và năng lực hoạt động chính trị 98,23 100,00 99,44 97,00 96,50 Nguyên nhân khác 1,80 2,09 1,11 1,50 2,50 Phụ lục 7 TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC VỀ NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG, NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VĂN HÓA CHÍNH TRỊ CỦA SĨ QUAN TRẺ NGÀNH HẬU CẦN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY Đơn vị điều tra: Quân khu 1, Quân khu 3, Quân khu 4, Quân đoàn 1, Quân đoàn 2. Đối tượng điều tra: 48 cán bộ lãnh đạo, chỉ huy trung đoàn; 180 sĩ quan trẻ ngành Hậu cần; 200 cán bộ quân sự, cán bộ chính trị cấp phân đội; 200 nhân viên chuyên môn hậu cần. Thời điểm điều tra: Tháng 5, 8 năm 2020. Phụ lục 7.1 Đánh giá những nhân tác động đến phát triển văn hóa chính của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay Phương án Tổng số % Đánh giá của các chủ thể (%) Lãnh đạo, chỉ huy trung đoàn Sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Cán bộ quân sự, chính trị cấp phân đội Nhân viên chuyên môn hậu cần Tác động của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 97,40 93,75 98,34 98,50 99,00 Tác động của Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư và âm mưu, thủ đoạn của các thế lực trong chiến lược “diễn biến hòa bình” 98,09 97,91 99,44 97,00 98,00 Tác động của yêu cầu nhiệm vụ xây dựng quân đội và ngành hậu cần vững mạnh về chính trị 96,40 93,75 98,34 97,50 96,00 Nhân tố khác 2,33 4,18 1,66 1,50 2,00 Phụ lục 7.2 Đánh giá những vấn đề đặt ra đối với phát triển văn hóa chính của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay Phương án Tổng số % Đánh giá của các chủ thể (%) Lãnh đạo, chỉ huy trung đoàn Sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Cán bộ quân sự, chính trị cấp phân đội Nhân viên chuyên môn hậu cần Mâu thuẫn giữa yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ở nhà trường, bồi dưỡng tại đơn vị với những hạn chế về chương trình, nội dung, hình thức và phương pháp trong đào tạo, bồi dưỡng 98,71 97,91 99,44 99,00 98,50 Mâu thuẫn giữa yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động chính trị thực tiễn với sự nghèo nàn, chưa đa dạng, cụ thể hóa, linh hoạt trong các hoạt động chính trị thực tiễn 97,95 100,00 97,79 96,50 97,50 Mâu thuẫn giữa yêu cầu xây dựng và phát huy vai trò của môi trường văn hóa chính trị tích cực, lành mạnh với sự thiếu đồng bộ, hiệu quả hoạt động hạn chế của các yếu tố cấu thành môi trường văn hóa chính trị 97,56 97,91 98,34 97,50 96,50 Mâu thuẫn giữa yêu cầu phát huy tính tích cực, tự giác học tập, giáo dục, rèn luyện với tính thụ động, ngại học tập, bồi dưỡng, rèn luyện của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần 98,98 100,00 99,44 98,00 98,50 Vấn đề khác 1,55 2,09 1,10 2,00 1,00 Phụ lục 7.3 Đánh giá về giải pháp phát triển văn hóa chính của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay Phương án Tổng số % Đánh giá của các chủ thể (%) Lãnh đạo, chỉ huy trung đoàn Sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Cán bộ quân sự, chính trị cấp phân đội Nhân viên chuyên môn hậu cần Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng nhằm phát triển văn hóa chính trị của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay 97,29 95,83 98,34 98,00 97,00 Nâng cao hiệu quả hoạt động chính trị thực tiễn của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam nhằm phát triển văn hóa chính trị của họ 97,84 97,91 99,44 96,50 97,50 Xây dựng môi trường văn hóa chính trị ở đơn vị cơ sở nhằm phát triển văn hóa chính trị của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay 98,36 100,00 99,44 97,50 96,50 Tích cực hóa nhân tố chủ quan trong phát triển văn hóa chính trị của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay 98,32 100,00 97,79 97,50 98,00 Giải pháp khác 1,56 2,09 1,66 1,50 1,00 Phụ lục 8 THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG SĨ QUAN TRẺ NGÀNH HẬU CẦN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM (Chủ nhiệm hậu cần, phó chủ nhiệm hậu cần, trợ lý các ngành cơ quan hậu cần trung đoàn; trợ lý hậu cần tiểu đoàn) Đối tượng Chất lượng Chủ nhiệm hậu cần % P. chủ nhiệm hậu cần % Trợ lý Quân nhu % Trợ lý Doanh trại % Trợ lý Xăng dầu % Trợ lý Quân y % Trợ lý hậu cần tiểu đoàn % Ghi chú Tuổi đời Từ 22-30 tuổi Từ 31-35 tuổi 0 5 0 18 26,7 73,3 20,0 60,1 13,4 83,3 0 12,3 46,7 53,3 Tuổi quân Từ 5-10 năm Từ 11-20 năm 0 30,7 0 66,6 20,0 80,0 18,4 81,6 0 100 0 62,5 37,8 62,2 Quân hàm Cấp úy Thiếu tá, trung tá 8 92 33,4 66,6 100 0 100 0 100 0 79,1 20,9 100 0 Đào tạo dài hạn Trung cấp Cấp phân đội Cấp chiến thuật, chiến dịch 0 0 92,2 0 0 100 0 100 0 0 100 0 0 100 0 0 37,5 62,5 0 100 0 Bổ túc Cấp phân đội Cấp chiến thuật, chiến dịch 0 7,08 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Qua chiến đấu 0 0 0 0 0 0 0 (Nguồn: Ban cán bộ và Phòng hậu cần các đơn vị: sư đoàn BB3/QK1, sư đoàn BB395/QK3, sư đoàn BB312/QĐ1, sư đoàn BB10/QĐ3, sư đoàn BB9/QĐ4. Thời điểm: tháng 8/2020). Phụ lục 9 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG ĐẢNG VIÊN LÀ SĨ QUAN TRẺ NGÀNH HẬU CẦN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM (Chủ nhiệm hậu cần, phó chủ nhiệm hậu cần, trợ lý các ngành cơ quan hậu cần trung đoàn; trợ lý hậu cần tiểu đoàn) Chức vụ Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Đảng viên HTXSNV (%) Đảng viên HTTNV (%) Đảng viên HTNV (%) Đảng viên không HTNV (%) Đảng viên HTXSNV (%) Đảng viên HTTNV (%) Đảng viên HTNV (%) Đảng viên không HTNV (%) Đảng viên HTXSNV (%) Đảng viên HTTNV (%) Đảng viên HTNV (%) Đảng viên không HTNV (%) Đảng viên HTXSNV (%) Đảng viên HTTNV (%) Đảng viên HTNV (%) Đảng viên không HTNV (%) Đảng viên HTXSNV (%) Đảng viên HTTNV (%) Đảng viên HTNV (%) Đảng viên không HTNV (%) CNHC 1,16 14,40 0,74 0,76 16,34 0,71 13,83 0,35 2,43 14,57 3,53 8,65 0,64 P.CNHC 17,12 0,78 1,58 16,73 1,77 11,70 1,77 0,81 17,00 0,40 0,96 10,90 1,28 TLT.Mưu 1,58 14,01 0,78 1,56 12,84 0,39 1,42 12,41 0,35 0,40 11,74 1,62 11,54 0,96 TLD.Trại 0,76 13,62 0,78 1,56 12,06 1,17 1,06 12,77 0,71 1,62 13,36 0,40 0,40 0,64 11,54 0,96 TLX. Dầu 1,19 6,23 1,19 0,39 0,37 7,78 1,17 1,42 7,09 0,35 0,35 1,62 6,07 0,40 0,81 1,28 6,09 0,32 TLQ. Nhu 0,78 18,68 2,72 1,95 16,73 3,11 0,39 0,71 15,96 12,77 2,43 20,24 1,62 0,96 13,78 22,44 0,32 TLQuân y 2,72 0,39 3,11 0,39 2,13 0,35 0,40 1,62 0,32 2,56 0,32 + 5,45 86,77 7,39 0,39 7,78 85,60 6,23 0,39 7,09 75,89 15,96 1,06 9,72 84,62 4,45 1,21 7,69 65,06 26,92 0,32 (Nguồn: Kết qủa khảo sát, điều tra các trung đoàn thuộc các sư đoàn Bộ binh đủ quân: QK1, QK2, QĐ1, QĐ3, QĐ4, tháng 8 năm 2020)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_van_hoa_chinh_tri_cua_si_quan_tre_nganh_hau_can_quan.doc
  • jpg0 Cong Van De Nghi TTM - Ky CNDVBC.jpg
  • doc1 BIA LUAN AN - Ky.doc
  • doc2 BIA TOM TAT TIENG VIET.doc
  • doc2 TOM TAT TIENG VIET.doc
  • doc3 BIA TOM TAT TIENG ANH.doc
  • doc3 TOM TAT TIANG ANH.doc
  • doc4 THONG TIN MANG TIENG ANH.doc
  • doc4 THONG TIN MANG TIENG VIET.doc
Tài liệu liên quan