Luận án Vấn đề phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ NỤ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CÁ NHÂN CON NGƯỜI VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ HÀ NỘI - 2018 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ NỤ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CÁ NHÂN CON NGƯỜI VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ CHỦ NGHĨA

pdf168 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 400 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Vấn đề phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DUY VẬT LỊCH SỬ Mã số: 62 22 03 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS,TS. TRẦN VĂN PHÒNG HÀ NỘI - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Ngô Thị Nụ MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 5 1.1. Các nghiên cứu liên quan đến những vấn đề lý luận về phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam 5 1.2. Các nghiên cứu liên quan đến thực trạng và một số vấn đề đặt ra trong việc phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay 17 1.3. Các nghiên cứu liên quan đến quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay 21 1.4. Giá trị của các công trình nghiên cứu đã tổng quan và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu, làm sáng tỏ thêm 25 Chương 2: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CÁ NHÂN CON NGƯỜI VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 29 2.1. Phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam - khái niệm, thực chất và những nhân tố ảnh hưởng 29 2.2. Hội nhập quốc tế, tác động và yêu cầu của nó đối với phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam 55 Chương 3: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CÁ NHÂN CON NGƯỜI VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ THỜI GIAN QUA - THỰC TRẠNG VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA 78 3.1. Thực trạng của việc phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế thời gian qua 78 3.2. Vấn đề đặt ra từ thực trạng phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế thời gian qua 103 Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CÁ NHÂN CON NGƯỜI VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY 114 4.1. Một số quan điểm nhằm phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay 114 4.2. Một số nhóm giải pháp cơ bản nhằm phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế hiện nay 120 KẾT LUẬN 149 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Con người là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau, trong đó có triết học. Hiện nay, nghiên cứu con người càng trở nên quan trọng, vì con người là chủ thể của mọi sự sáng tạo giá trị vật chất, tinh thần và là trọng tâm trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta luôn coi con người là trung tâm của mọi chính sách kinh tế - xã hội. Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, nguồn lực con người được xem là yếu tố quyết định so với các nguồn lực khác, nguồn lực con người vừa là phương tiện, vừa là mục tiêu của sự phát triển. Do đó, vấn đề đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó có việc phát triển năng lực cá nhân con người là vấn đề quan trọng, không chỉ nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế mà còn là cơ sở, điều kiện bảo đảm cho sự phát triển bền vững của đất nước. Trong điều kiện hội nhập quốc tế chúng ta có nhiều cơ hội mới, nhưng cũng có không ít những thách thức và những yêu cầu mới đối với sự phát triển của con người. Hội nhập quốc tế làm cho nền kinh tế Việt Nam phát triển năng động, nhưng cũng làm cho thị trường lao động mang tính quốc tế hóa rất cao; chuyên môn của người lao động cũng được nâng lên; tính phức tạp và yêu cầu của công việc càng cao; mức độ cạnh tranh ở thị trường lao động, môi trường làm việc ngày càng gay gắt hơn; môi trường xã hội ngày càng phức tạp, buộc năng lực con người Việt Nam phải được phát triển. Điều đó càng đòi hỏi mỗi cá nhân con người Việt Nam phải có năng lực toàn diện mới có thể đáp ứng được yêu cầu. Đó không chỉ là năng lực về trí tuệ, năng lực chuyên môn, mà còn là năng lực thích ứng, năng lực sáng tạo, năng lực tự học, năng lực hòa nhập trong cộng đồng đa văn hóa, v.v.. Do đó, ngày nay, phát triển toàn diện con người cũng có nghĩa là phải chú trọng đến phát triển toàn diện năng lực của từng cá nhân con người. Phát triển năng lực con người Việt Nam hiện nay vừa phải đáp ứng yêu cầu của thời đại vừa phải phù hợp với các định hướng giá trị xã hội và khả năng thực tế của con người Việt Nam 2 Sự chuyển biến vô cùng mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, của kinh tế tri thức, cùng với những biến đổi thuận nghịch của nền kinh tế thị trường, của hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa đã làm biến chuyển mạnh mẽ những điều kiện kinh tế - xã hội, kéo sự biến chuyển trong năng lực cá nhân con người Việt Nam theo cả chiều hướng tích cực lẫn tiêu cực. Trước yêu cầu ngày càng cao của thời kỳ hội nhập quốc tế, năng lực của cá nhân con người Việt Nam nhìn chung vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng. Điều đó đặt ra yêu cầu phải xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, trong đó có phát triển toàn diện năng lực cá nhân con người Việt Nam đáp ứng được yêu cầu hội nhập quốc tế. Không những thế, ở nước ta những năm qua, quan niệm về phát triển năng lực cá nhân con người thường được hiểu ở phạm vi hẹp như phát triển năng lực chuyên môn nghề nghiệp và những năng lực bẩm sinh sẵn có. Còn một số những năng lực như năng lực thích nghi, năng lực làm việc và hòa nhập trong cộng đồng đa văn hóa, năng lực sáng tạo... ít được đề cập. Vì vậy, vấn đề phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam cũng chưa được chú trọng đúng mức. Điều này đặt ra yêu cầu cần phải có sự nghiên cứu lý luận về phát triển năng lực cá nhân, vai trò của những năng lực cá nhân này trong điều kiện hội nhập để có những giải pháp phát triển thích hợp. Từ những lý do trên cho thấy, việc nghiên cứu “Vấn đề phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay” là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục tiêu của luận án Trên cơ sở làm rõ lý luận về phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam và phân tích thực trạng phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam hiện nay, đề xuất một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. - Nhiệm vụ của luận án Để thực hiện mục tiêu trên, đề tài sẽ giải quyết một số nhiệm vụ sau: + Tổng quan các công trình khoa học tiểu biểu liên quan phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế. 3 + Phân tích làm rõ lý luận về phát triển năng lực cá nhân; thực chất của việc phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam; yêu cầu của hội nhập quốc tế đối với phát triển các năng lực cá nhân con người Việt Nam. + Phân tích thực trạng phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam hiện nay và chỉ rõ một số vấn đề đặt ra từ thực trạng này. + Đề xuất một số quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam nói chung. Khi xem xét năng lực cá nhân, tác giả luận án giới hạn đối tượng là những cá nhân con người đã trưởng thành, trong độ tuổi lao động (từ 15 tuổi trở lên) và kể cả những người hết tuổi lao động nhưng vẫn còn đủ sức khỏe và năng lực để cống hiến cho xã hội. Trong khuôn khổ luận án chỉ nghiên cứu việc phát triển một số năng lực cụ thể phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế. (Phát triển nhóm năng lực nhận thức mà biểu hiện tập trung ở năng lực trí tuệ trong điều kiện hội nhập quốc tế; phát triển nhóm năng lực hoạt động thực tiễn biểu hiện rõ nét ở phát triển năng lực làm việc và phát triển năng lực sống trong điều kiện hội nhập quốc tế). - Phạm vi nghiên cứu: Năng lực cá nhân con người Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay. Về thời gian: từ bắt đầu đổi mới năm 1986, đặc biệt là từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO năm 2007 đến nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận: đề tài dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước Việt Nam về con người và phát triển con người. Đề tài tiếp thu, kế thừa có chọn lọc những giá trị khoa học của các công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến nội dung của đề tài. - Phương pháp nghiên cứu: trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Luận án sử dụng tổng hợp các 4 phương pháp: phân tích và tổng hợp, qui nạp và diễn dịch, đối chiếu, so sánh để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ mà đề tài đặt ra. 5. Đóng góp mới của luận án - Góp phần làm sáng tỏ những khái niệm cơ bản như: năng lực, năng lực cá nhân, phát triển năng lực cá nhân con người, tác động và yêu cầu của hội nhập quốc tế đối với việc phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam. - Phân tích chỉ ra được mặt tích cực và những vấn đề đặt ra cần phải giải quyết trong việc phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế trong thời gian qua. - Đề xuất được một số quan điểm và giải pháp có tính khả thi, phù hợp thực tiễn nhằm phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài - Về mặt lý luận, ở một mức độ nhất định, đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy một số chuyên đề triết học về con người và phát triển con người; đồng thời, làm cơ sở phương pháp luận cho việc đi sâu nghiên cứu năng lực con người. - Về mặt thực tiễn, đề tài cũng có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc xây dựng, hoạch định chiến lược phát triển con người, phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam nói chung và ở các tỉnh, thành phố nói riêng. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận danh mục các công trình đã công bố của tác giả liên quan đến đề tài luận án và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương, 10 tiết. 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CÁ NHÂN CON NGƯỜI VIỆT NAM 1.1.1. Các công trình liên quan đến năng lực, năng lực cá nhân, phát triển năng lực cá nhân và thực chất của phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam Đối với các nghiên cứu nước ngoài, ở mỗi một góc độ, quan niệm về năng lực, phát triển năng lực được tiếp cận ở nhiều chiều cạnh khác nhau từ tâm lý học, xã hội học, kinh tế học, giáo dục học... Trong nhiều công trình nghiên cứu, khái niệm năng lực và phát triển năng lực cũng được các nhà nghiên cứu luận giải ở các góc nhìn khác nhau. Có thể kể đến Amartya Sen là người đầu tiên đưa ra cách tiếp cận năng lực (Capabiltty Approach) trong nhiều công trình nghiên cứu của mình như Equality of what?; Commodities and Capabilities; The Standard of Living; Development as Freedom,... Cách tiếp cận của ông được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực phát triển con người. A.Sen cho rằng sự thịnh vượng của con người nên được đánh giá theo sự vận hành chức năng của con người, đó là người đó có năng lực thực sự hay không và có thể làm gì. Theo A.Sen, năng lực là tổ hợp khả năng thực hiện các chức năng (hay đạt được các chức năng). Nói cách khác, năng lực là sự tự do hiện thực mà con người được thụ hưởng để cuộc sống có ý nghĩa [153, tr.97]. Một người có thể có nhiều năng lực (hoặc nhiều quyền tự do) thay vì chỉ có một. Con người càng có năng lực thì càng có cơ hội lựa chọn hơn. Phát triển con người được coi là quá trình mở rộng cơ hội lựa chọn và năng lực cho con người. Bởi vậy, phát triển con người, theo A.Sen, đó chính là sự phát triển năng lực cho con người. Đề cập đến tính định lượng của năng lực, Howard Gardner cho rằng: “Năng lực phải được thể hiện thông qua hoạt động có kết quả và có thể đánh giá hoặc đo đạc được” [149, tr.11]. Với F.E.Weinert, “Năng lực là những kỹ năng, kỹ xảo học được hoặc sẵn có của cá thể nhằm giải quyết các tình huống xác định, cũng như sự 6 sẵn sàng về động cơ, xã hội và khả năng vận dụng các cách giải quyết vấn đề một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong những tình huống linh hoạt” [156, tr.12]. Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc UNDP lại đưa ra khái niệm năng lực chung cho tất cả cá nhân, tổ chức và xã hội: “năng lực” là khả năng của cá nhân, tổ chức và xã hội để thực hiện chức năng, giải quyết vấn đề, thiết lập và đạt được mục tiêu một cách bền vững. Do đó, “Phát triển năng lực là quá trình mà thông qua đó, các năng lực của con người được hình thành, được tăng cường, thích nghi và duy trì theo thời gian” [154]. Theo Joe Bolger - Tư vấn của Cơ quan phát triển quốc tế Canada, trong bài “Phát triển năng lực - Tại sao, Phát triển cái gì và Phát triển như thế nào”, năng lực được hiểu là “khả năng, kỹ năng, sự hiểu biết, thái độ, các giá trị, các mối quan hệ, hành vi, động lực, nguồn lực và điều kiện cho phép các cá nhân, tổ chức, ngành nghề và hệ thống xã hội rộng lớn hơn để thực hiện các chức năng và đạt được mục tiêu phát triển của họ theo thời gian” [150, tr.2]. Theo tác giả, phát triển năng lực bao gồm nhiều “phương pháp tiếp cận và chiến lược” nhằm cải thiện khả năng ở các mức độ khác nhau, không có một phương pháp chung duy nhất để phát triển năng lực. Mục tiêu của phát triển năng lực là nhằm: tăng cường, hoặc sử dụng một cách hiệu quả hơn các kỹ năng, khả năng và các nguồn lực; tăng cường sự hiểu biết và mối quan hệ; định hướng các giá trị, thái độ, động cơ và điều kiện để hỗ trợ phát triển bền vững. Bài viết “Phát triển năng lực: Định nghĩa, vấn đề và gợi ý cho kế hoạch, giám sát và đánh giá” của Charles Lusthaus, Marie-hélène Adrien, Mark Perstinger là một phần của loạt bài viết và các hoạt động được thực hiện bởi UNICEF và UNDP trong nỗ lực để làm rõ sự phát triển năng lực theo giai đoạn và cách thức để lập kế hoạch, kiểm tra và đánh giá các hoạt động phát triển năng lực. Trong bài viết này, các tác giả đã dẫn ra nhiều định nghĩa khác nhau về phát triển năng lực, xây dựng năng lực hay tăng cường năng lực. Tuy nhiên, các khái niệm này chỉ đề cập đến phát triển năng lực nói chung cho tổ chức, tập thể hay xã hội, chứ chưa đề cập đến sự phát triển năng lực của cá nhân con người cụ thể. Chẳng hạn, “Xây dựng năng lực là một quá trình mà các cá nhân, các nhóm, các tổ chức, các đoàn thể xã hội tăng cường khả năng của mình để xác định và đáp ứng được các yêu cầu phát triển một cách bền vững” (CIDA); Phát triển năng lực: “Trong quá trình đó nhóm người, tổ chức, thể chế và xã 7 hội nâng cao khả năng của mình: để thực hiện các chức năng giải quyết vấn đề và đạt được mục tiêu đề ra, để nhận thức và đáp ứng được nhu cầu phát triển của họ trong một phạm vi rộng một cách bền vững” (UNDP) [146, tr.5]; Theo Ủy ban Chuyên gia về Hành chính công của Liên Hợp quốc, “Phát triển năng lực là quá trình mà các cá nhân, tổ chức, thể chế và xã hội phát triển khả năng để thực hiện các chức năng, giải quyết các vấn đề, đặt ra và đạt được các mục tiêu” [145, tr.7-8]. Nó được thể hiện ở ba cấp độ: cá nhân, tổ chức và xã hội. Ở cấp độ cá nhân, phát triển năng lực liên quan đến việc thiết lập các điều kiện theo đó con người có thể tham gia vào một quá trình liên tục học hỏi và thích nghi với thay đổi - xây dựng trên nền tảng kiến thức, kỹ năng hiện có và tăng cường, sử dụng chúng trong những hướng đi mới. Cách tiếp cận phát triển năng lực ở 3 cấp độ cũng được tác giả David Potten chỉ ra trong bài viết: “Chương trình vừa học vừa làm: Quỹ Phát triển chính sách và nguồn nhân lực Nhật Bản và vấn đề phát triển năng lực”. Đó là, phát triển năng lực cá nhân, phát triển năng lực của tổ chức và phát triển năng lực của xã hội (môi trường hoạt động). Theo tác giả, phát triển năng lực cá nhân là nhằm: Nâng cao kiến thức cho con người, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế hiện hành; Tăng cường năng lực kỹ thuật, công nghệ; Nâng cao kỹ năng làm việc trong những điều kiện làm việc khác nhau (năng lực làm việc nhóm, năng lực thích ứng) [147, tr.7-8]. Ngoài ra, có thể kể đến các nghiên cứu của Samuel Otoo, Natalia Agapitova và Joy Behrens với bài viết “Khung kết quả phát triển năng lực. Một cách tiếp cận chiến lược và phát triển năng lực theo định hướng kết quả học tập” [152]; Chương trình phát triển Liên Hợp quốc với một số nghiên cứu: “Đo lường năng lực” [155]; Peter Morgan với bài “Năng lực và phát triển năng lực - Một số chiến lược” [151]; v.v.. Có thể thấy, đã có rất nhiều nghiên cứu của các học giả nước ngoài đề cập tới năng lực và phát triển năng lực. Tuy nhiên, những nghiên cứu này chủ yếu đề cập tới khía cạnh năng lực và phát triển năng lực cho tổ chức, tập thể, hoặc sử dụng chung khái niệm năng lực và phát triển năng lực cho cả cá nhân và tổ chức. Số công trình có nghiên cứu về năng lực cá nhân và phát triển năng lực cá nhân còn khá khiêm tốn. Đối với những nghiên cứu trong nước, năng lực và phát triển năng lực cũng được xem xét từ nhiều góc độ khác nhau với nhiều công trình nghiên cứu trên sách, tạp chí, đề tài nghiên cứu, luận văn, luận án... 8 Dưới góc độ tâm lý học, năng lực được quan niệm là một tổ hợp đặc điểm tâm lý cá nhân, hay là tổng hợp những thuộc tính độc đáo của con người. Chẳng hạn: Chương trình Khoa học công nghệ nhà nước KX07-18 về năng khiếu và tài năng trong giai đoạn từ 1992-1995 với các đề tài nhánh, trong đó các đề tài nghiên cứu đều đề cập tới năng lực là “một tổ hợp đặc điểm tâm lý của con người, tổ hợp này vận hành theo một mục đích nhất định, nó cho phép con người giải quyết được ở mức này hay mức khác một hay nhiều yêu cầu mới của cuộc sống” [130, tr.7]. Tác giả Phạm Minh Hạc trong cuốn sách “Một số vấn đề Tâm lý học” đã cho rằng: “Năng lực chính là một tổ hợp đặc điểm tâm lý của một con người (còn gọi là tổ hợp thuộc tính tâm lý của nhân cách), tổ hợp đặc điểm này vận hành theo một mục đích nhất định, tạo ra kết quả của một hoạt động nào đấy”, hay: Năng lực là các đặc điểm tâm lý cá biệt tạo thành điều kiện quy định tốc độ, chiều sâu, cường độ của việc tác động và đối tượng lao động”. Theo tác giả, “nói đến năng lực là nói đến xu thế có thể đạt tới một kết quả nào đó của một công việc nào đó do một con người cụ thể tiến hành: năng lực học tập, năng lực lao động, năng lực thụ cảm thẩm mỹ... [42, tr.146]. Tác giả cũng chỉ ra sự khác biệt giữa năng lực, năng khiếu, khả năng, tài năng, phân tích cấu trúc của năng lực, cũng như sự hình thành và phát triển của năng lực. Trần Trọng Thủy, Nguyễn Quang Uẩn trong “Tâm lí học đại cương” cho rằng: “Năng lực là tổng hợp những thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định, nhằm đảm bảo việc hoàn thành có kết quả tốt trong lĩnh vực hoạt động ấy” [118, tr.11]. Các tác giả cũng cho rằng, năng lực của mỗi người một phần dựa trên cơ sở tư chất. Nhưng điều chủ yếu là năng lực hình thành, phát triển và thể hiện trong hoạt động tích cực của con người dưới sự tác động của rèn luyện, dạy học và giáo dục. Việc hình thành và phát triển các phẩm chất nhân cách là phương tiện có hiệu quả nhất để phát triển năng lực. Cùng quan niệm năng lực là “một tổ hợp những thuộc tính tâm lý” và là một yếu tố của nhân cách (mặt tài của nhân cách), tác giả Nguyễn Ngọc Bích trong “Tâm lý học nhân cách - Một số vấn đề lý luận” nhấn mạnh: khi nói đến năng lực là nói đến khả năng đạt được kết quả trong hoạt động nào đó. Tác giả chỉ ra các mức độ của năng lực, phân loại năng lực Trên cơ sở lý luận về năng lực, 9 tác giả phân tích những điều kiện xã hội của phát triển năng lực. Theo đó, sự phát triển năng lực gắn liền với sự phân chia lao động (hoạt động lao động), với các quan hệ xã hội (hình thái giao tiếp của cá nhân) và sự phát triển của nền văn hóa xã hội [2, tr.250, 262-266]. Tác giả Lê Thị Bừng và Nguyễn Thị Vân Hương trong sách “Mỗi người tiềm ẩn một tài năng”, cũng cho năng lực là “tổng hợp những thuộc tính độc đáo của cá nhân, phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định, nhằm đảm bảo việc hoàn thành có kết quả tốt trong lĩnh vực hoạt động ấy” [10, tr.10]. Tác giả cho rằng năng lực là mặt tài trong cấu trúc nhân cách con người. Dựa theo các góc độ nghiên cứu mà có các cách phân loại năng lực khác nhau: theo nguồn gốc phát sinh thì có năng lực tự nhiên và năng lực xã hội; theo mức độ chuyên nghiệp của năng lực thì có năng lực chung, năng lực riêng, năng lực học tập, nghiên cứu, năng lực sáng tạo. Dưới góc độ giáo dục học, vấn đề năng lực được gắn với năng lực hành động, là khả năng đạt được hiệu quả trong hành động. Việc phát triển năng lực đã được quan tâm triển khai áp dụng trong dạy học ở các mặt: phát triển năng lực tư duy, năng lực sáng tạo, năng lực thích ứng nghề, năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề cho đối tượng cụ thể như học sinh trung học phổ thông, hay sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Việc phát triển năng lực theo quan niệm giáo dục học thông qua dạy học được hiểu đồng nghĩa với phát triển năng lực hành động. Bùi Thị Hường trong bài “Kích thích năng lực tư duy người học” cho rằng, năng lực là “khả năng bên trong của mỗi con người, khả năng tạo ra một sức mạnh vượt trội với nhóm, với cộng đồng, biết làm chủ bản thân và lôi cuốn người khác vào hoạt động đạt hiệu quả cao” [51, tr.186]. Theo tác giả, năng lực người học là một khái niệm không đơn giản. Đó là một tổ hợp cấu trúc đa tuyến có thể kể đến các thành tố trong cấu trúc đó như sau: Năng lực là trình độ người học đạt đến một học vấn nhất định; Năng lực là khát vọng, ý chí vươn lên của người học sẵn sàng đón nhận kiến thức mới; Năng lực là khả năng biến Tri thành Hành tức là biết dùng vốn tri thức đã thu nạp được để giải quyết các yêu cầu thực tiễn theo luật tối ưu. Trong hai nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Tuấn với chuyên đề bồi dưỡng sư phạm “Tài liệu học tập về phương pháp dạy học theo hướng tích hợp” [134, tr.7-10] và tác giả Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường với “Một số vấn đề 10 chung về đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông” đều sử dụng chung một cơ sở lý luận dựa theo Chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực. Theo đó, “Năng lực là một thuộc tính tâm lý phức hợp, là điểm hội tụ của nhiều yếu tố như tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm, sự sẵn sàng hành động và trách nhiệm”; và năng lực là: “khả năng thực hiện có trách nhiệm và hiệu quả các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề trong những tình huống khác nhau thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trên cơ sở hiểu biết, kỹ năng, kỹ xảo và kinh nghiệm cũng như sự sẵn sàng hành động” [24, tr.28]. Ngoài ra, trong một số công trình như “Phát triển năng lực độc lập sáng tạo của sinh viên đại học kĩ thuật thông qua dạy học Hoá hữu cơ” của Đinh Thị Hồng Minh [77] và “Năng lực thích ứng nghề của sinh viên sư phạm - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của Dương Thị Nga [79] cũng nhấn mạnh quan niệm năng lực dưới góc độ giáo dục học được thể hiện ở kết quả hoạt động của cá nhân. Năng lực là khả năng thực hiện có hiệu quả và có trách nhiệm các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề thuộc lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trong những tình huống khác nhau trên cơ sở kết hợp sự hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo và kinh nghiệm, và, việc phát triển năng lực thông qua dạy học được hiểu đồng nghĩa với phát triển năng lực hành động;... Khác với các cách tiếp cận trên, dưới góc độ triết học, năng lực, phát triển năng lực lại được coi như một mặt, một yếu tố trong phát triển con người; một yếu tố cấu thành nên phẩm chất hay nhân cách của con người. Do vậy, phát triển năng lực được xem xét ở nhiều đối tượng cụ thể khác nhau, trong các lĩnh vực khác nhau... Đề cập đến năng lực như là một yếu tố cấu thành nhân cách, phẩm chất con người, có thể kể đến Phạm Văn Nhuận. Trong bài viết “Một cách tiếp cận về cặp phạm trù điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan” của Phạm Văn Nhuận đề cập đến năng lực với tư cách là một trong các yếu tố tạo thành phẩm chất của chủ thể. Theo tác giả, năng lực của chủ thể được phân chia theo nhiều loại, tùy theo các góc độ khác nhau, có thể chia năng lực gồm: năng lực nhận thức (trí tuệ); năng lực hoạt động thực tiễn; năng lực sáng tạo hay năng lực tái tạo; chia năng lực theo các bậc thang nhận thức có năng lực cảm giác, tri giác, biểu tượng, ghi nhớ; theo phương 11 pháp thao tác lại có năng lực phân tích, năng lực tổng hợp, trừu tượng, khái quát [84, tr.59], v.v.. Cùng cách tiếp cận này, có thể kể đến một số luận án Tiến sĩ Triết học như: “Vai trò của đạo đức với sự hình thành nhân cách con người Việt Nam trong điều kiện đổi mới hiện nay” của Lê Thị Thủy [117]; “Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống với việc hình thành và phát triển nhân cách cho sinh viên khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay” của Phạm Huy Thành [109]. Trong đó, các tác giả đã nhấn mạnh tính chủ thể của năng lực, đề cập đến năng lực như là một bộ phận của nhân cách con người. Chia cấu trúc của năng lực bao gồm: năng lực xã hội hóa, năng lực chủ thể hóa, năng lực hành động và năng lực giao tiếp xã hội Từ góc độ phát triển con người, nhiều nhà nghiên cứu coi phát triển năng lực cá nhân là một khía cạnh trong phát triển con người, hướng tới sự phát triển toàn diện của con người. Tác giả Phạm Thành Nghị trong bài viết “Tiếp cận năng lực trong phát triển con người” [81, tr.17-22] cho rằng, trong việc tìm kiếm một cách tiếp cận cung cấp cơ chế chung cho sự phát triển con người trong mọi điều kiện xã hội và tạo dựng cơ chế bền vững cho phát triển con người, thì tiếp cận năng lực có ưu thế nổi trội trong giải quyết những bất ổn trong xã hội. Theo tác giả, năng lực ở đây được hiểu là tổ hợp khả năng thực hiện được các chức năng (sống có đủ dinh dưỡng, được xóa mù, được mặc ấm, được thỏa mãn nhu cầu văn hóa, giao tiếp xã hội). Sự phát triển của con người suy cho cùng là sự phát triển năng lực và tăng cường năng lực là mở rộng tự do, mở rộng cơ hội lựa chọn của con người. Năng lực được phát triển không chỉ mang ý nghĩa công cụ giúp đạt được lựa chọn mà còn mang ý nghĩa tự thân làm mở rộng cơ hội lựa chọn của con người. Việc thực hiện tiếp cận năng lực chính là tạo điều kiện cho con người thực hiện các chức năng thông qua tăng cường khả năng của con người thực hiện các chức năng một cách tự do, con người có cơ hội mở rộng tự do của mình thông qua học tập trong môi trường giáo dục đúng nghĩa. Nguyễn Đình Tuấn trong bài viết “Nghiên cứu phát triển con người: quan điểm, xu hướng và những gợi mở” đã phân tích các quan điểm về phát triển con người của UNDP đưa ra trong Báo cáo phát triển con người. Tác giả cho rằng, khái 12 niệm phát triển con người của UNDP đã phản ánh bao quát những vấn đề năng lực tự nhiên và năng lực xã hội của con người. Phát triển con người chính là để phát triển năng lực con người. Phát triển con người là mở rộng các cơ hội và nâng cao năng lực lựa chọn của con người. Phát triển con người mang ý nghĩa là tăng cường năng lực và sức khỏe cho con người để họ có thể tham gia vào các hoạt động của cuộc sống. Ở đây, nâng cao năng lực cho con người trước hết là năng lực về sinh thể và năng lực về tinh thần (năng lực sinh thể là nâng cao sức khỏe cho con người; năng lực tinh thần là nâng cao kiến thức, kỹ năng cho con người). Khi con người có năng lực sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn hơn trong cuộc sống và đôi khi chính năng lực sẽ tạo ra những cơ hội mới để con người lựa chọn [133, tr.12]. Tiếp cận năng lực từ góc độ phát triển con người, tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn trong bài viết “Để phát triển con người một cách bền vững” cho rằng: phát triển con người một cách bền vững là phát triển thường xuyên, liên tục và lâu dài tất cả những năng lực thể chất, tinh thần, trí tuệ, nhân cách, tức là phát triển những năng lực bản chất nhất nhưng đang ở dưới dạng tiềm năng của con người. Qua đó làm phong phú thêm và ngày một nâng cao hơn chất lượng cuộc sống của mỗi người cũng như của cả cộng đồng, đồng thời qua đó tạo động lực bền vững cho sự phát triển kinh tế - xã hội [20, tr.6-7]. Như vậy, theo tác giả, phát triển những năng lực bản chất người chính là để phát triển con người một cách bền vững - nhân tố đảm bảo sự phát triển lâu dài, chắc chắn nhất cho sự phát triển đất nước. Hồ Sĩ Quý trong giáo trình “Con người và phát triển con người” đã đưa ra những vấn đề lý luận về con người và phát triển con người, tác giả làm rõ những vấn đề cụ thể như khoa học về con người, con người và phát triển con người trong quan niệm của chủ nghĩa Mác, nghiên cứu con người trước nhu cầu của sự phát triển... Tác giả cho rằng, theo lý thuyết phát triển con người, để đáp ứng được những thách thức to lớn của sự phát triển, con người Việt Nam trong thế kỷ XXI là con người có năng lực sinh thể khỏe mạnh và năng lực tinh thần cao đẹp. Việc cải thiện đồng bộ, hợp lý các chỉ số cụ thể của phát triển con người thì yêu cầu về sự phát triển con người một cách toàn diện - con người Việt Nam có năng lực sinh thể khỏe mạnh và có năng lực tinh thần cao đẹp sẽ được đảm bảo [100, tr.254-255]... Việc nghiên cứu những công trình về con người, phát triển con người và việc tiếp 13 cận phát triển năng lực từ góc độ phát triển con người trên đây có ý nghĩa thiết thực cho luận án, là một trong những cơ sở lý luận để tác giả luận án nghiên cứu vấn đề lý luận về phát triển năng lực cá nhân con người. Ngoài ra, trong các bài viết “Mấy suy nghĩ về hướng tiếp cận con người trong chủ nghĩa xã hội” [53] và “Mấy vấn đề đặt ra đối với việc nghiên cứu con người ở Việt Nam” của Nguyễn Văn Huyên [54]; ... 1.4. GIÁ TRỊ CỦA CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ TỔNG QUAN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU, LÀM SÁNG TỎ THÊM Giá trị của các công trình nghiên cứu đã tổng quan dưới góc độ tiếp cận của đề tài luận án Các công trình nghiên cứu nêu trên có những giá trị mà trong quá trình nghiên cứu tác giả luận án có thể tham khảo và kế thừa, cụ thể: Một là, các công trình nghiên cứu đã làm sáng tỏ trên nhiều phương diện về khái niệm con người, cá nhân; khái niệm phát triển con người, phát triển cá nhân; khái niệm năng lực, phát triển năng lực... Trong các công trình này, hầu hết các tác giả đã phân tích chỉ rõ những yêu cầu và tầm quan trọng của việc phát triển con người; hay phát triển năng lực cho một số đối tượng cá nhân cụ thể, trên một vài năng lực cụ thể của con người; cung cấp một số quan niệm về hội nhập quốc tế và 26 tính tất yếu, sự tác động của hội nhập quốc tế đến đời sống kinh tế - xã hội cũng như con người Những kết quả nghiên cứu đó ít nhiều cung cấp cho tác giả những cơ sở lý luận về con người và sự phát triển con người, sự phát triển toàn diện của cá nhân con người; về sự phát triển năng lực cụ thể cho cá nhân con người; về khái niệm hội nhập quốc tế và tác động của hội nhập quốc tế đến phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam. Thông qua đó, tác giả có những căn cứ để luận chứng cho những vấn đề lý luận của mình trong đề tài, nhất là vấn đề về sự phát triển toàn diện năng lực cá nhân con người. Hai là, thông qua các nghiên cứu trên, các tác giả đã phân tích thực trạng, đưa ra mặt tích cực và hạn chế của việc phát triển con người, phát triển cá nhân; hay phát triển năng lực con người trong từng năng lực cụ thể (như năng lực sáng tạo, năng lực tổ chức thực tiễn, năng lực thích ứng nghề, năng lực tư duy...), cho một số đối tượng cụ thể (như học sinh, sinh viên, cán bộ lãnh đạo quản lý...). Đồng thời, chỉ ra một số vấn đề đặt ra và những nguyên nhân cơ bản của những hạn chế, yếu kém trong xây dựng, phát triển con người và phát triển một số năng lực cụ thể cho con người Việt Nam ở một số đối tượng nhất định trong quá trình đổi mới, đáp ứng yêu cầu của quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế. Qua đó, tác giả luận án có thể kế thừa ở mức độ nhất định việc phân tích thực trạng của việc phát triển một số năng lực cụ thể cho những đối tượng cụ thể của con người Việt Nam. Trên cơ sở đó, tác giả luận án có một số căn cứ để phân tích, khái quát vấn đề thực trạng phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam nói chung trong điều kiện hội nhập quốc tế. Ba là, các công trình nghiên cứu cũng đã bước đầu làm rõ quan điểm của Đảng, Nhà nước ta đối với việc xây dựng và phát triển con người Việt Nam hay phát triển một số năng lực cụ thể của con người. Từ đó đã đưa ra một số quan điểm cơ bản, giải pháp chủ yếu nhằm phát triển con người hay phát triển một số năng lực cụ thể cho các đối tượng nhất định nhằm đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế. Đây là những cơ sở giúp đề tài luận án khái quát, tìm ra những quan điểm và giải pháp cụ thể, phù hợp cho vấn đề mà luận án cần giải quyết. 27 Những mảng trống trong các công trình nghiên cứu đã tổng quan dưới góc độ tiếp cận của đề tài luận án Bên cạnh những giá trị nhất định về mặt khoa học của các công trình nghiên cứu đã tổng quan nêu trên đối với đề tài luận án, dưới góc độ nghiên cứu của đề tài luận án thì những công trình đó còn một số vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ. Nhìn chung, tuy đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề lý luận về phát triển cá nhân con người, phát triển năng lực con người trên nhiều bình diện, nhiều góc độ khác nhau, nhưng những công trình nghiên cứu về năng lực và phát triển năng lực con người lại chủ yếu được nhìn nhận dưới góc độ tâm lý học, giáo dục học, xã hội học, kinh tế học, v.v.. Hầu như chưa có một công trình nào nghiên cứu vấn đề phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu của điều kiện hội nhập quốc tế dưới góc độ triết học một cách hệ thống. Đồng thời, tuy đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề năng lực của con người, nhưng lại chỉ đi vào một năng lực cụ thể nhất định như năng lực tổ chức thực tiễn, năng lực tư duy, năng lực sáng tạo, năng lực thích ứng, hay là năng lực, phẩm chất của một đối tượng cụ thể như người cán bộ, nhà giáo, học sinh, sinh viên Có thể nói, cho đến nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống vấn đề phát triển năng lực cá nhân con người nói chung, nhất là vấn đề phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế. Đã có nhiều các công trình nghiên cứu về vấn đề phát triển con người, phát triển một số năng lực cụ thể của con người trong những điều kiện khác nhau của đất nước, như kinh tế thị trường, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, toàn cầu hóa, kinh tế tri thức, v.v.. Tuy nhiên, số lượng công trình có nghiên cứu về phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam nói chung đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế còn khá thưa thớt. Do vậy, những vấn đề cần phải giải quyết về mặt khái niệm, thực trạng và hệ thống giải pháp nhằm phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế còn là một mảng trống lớn. Một số vấn đề mà luận án cần tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ. Có thể nói, những kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học trên có giá trị và ý nghĩa nhất định đối với tác giả luận án. Đó là những tài liệu góp phần gợi 28 mở, định hướng cho tác giả luận án một số vấn đề khoa học cần được nghiên cứu, làm sáng rõ trong điều kiện hiện nay. Một số công trình đã góp phần cung cấp cho luận án những căn cứ khoa học để khái quát, vận dụng, nghiên cứu, luận giải vấn đề đặt ra cần giải quyết trong đề tài luận án. Cho đến nay, vấn đề phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế dưới góc độ triết học một cách hệ thống vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu giải quyết. Vì vậy, tác giả luận án đã chọn vấn đề này làm đề tài nghiên cứu. Hướng nghiên cứu của đề tài luận án sẽ tập trung giải quyết một số vấn đề cơ bản sau: Một là, nghiên cứu làm rõ mặt lý luận về năng lực, phát triển năng lực cá nhân con người và một số vấn đề lý luận về hội nhập quốc tế. Đặc biệt, chỉ ra những yêu cầu của hội nhập quốc tế đối với việc phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam. Hai là, nghiên cứu làm rõ mặt thực tiễn của việc phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế. Nghĩa là phân tích thực trạng, chỉ ra mặt tích cực, hạn chế trong việc phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế những năm qua. Từ đó, chỉ ra nguyên nhân của hạn chế và một số vấn đề đặt ra từ thực trạng này. Ba là, đề xuất một số quan điểm và các nhóm giải pháp cơ bản có tính thực tiễn, khả thi, phù hợp điều kiện Việt Nam nhằm phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Đây là những vấn đề có ý nghĩa thực tiễn cấp bách, cần phải tiếp tục nghiên cứu cụ thể, đề ra những giải pháp đúng đắn nhằm phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam đáp ứng được yêu cầu của hội nhập quốc tế - một đòi hỏi cấp thiết từ tình hình thực tiễn của đất nước. Thực hiện đề tài luận án chính là góp phần vào nhiệm vụ trên. 29 Chương 2 PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CÁ NHÂN CON NGƯỜI VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 2.1. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CÁ NHÂN CON NGƯỜI VIỆT NAM - KHÁI NIỆM, THỰC CHẤT VÀ NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG 2.1.1. Khái niệm năng lực cá nhân Để hiểu khái niệm năng lực cá nhân, trước hết cần tìm hiểu khái niệm năng lực. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về năng lực tùy theo góc độ tiếp cận. Trong quan điểm của các nhà triết học mácxít, năng lực và năng lực cá nhân con người được đặt trong tổng hòa về phẩm chất, nhân cách của con người. Con người là một thực thể thống nhất giữa cái tự nhiên và cái xã hội. Với tư cách là thực thể tự nhiên, hơn nữa là thực thể tự nhiên sống, con người “được phú cho những lực lượng tự nhiên, những lực lượng sống, nó là thực thể tự nhiên hoạt động; những lực lượng đó tồn tại trong nó dưới hình thức thiên bẩm và năng lực, dưới hình thức năng khiếu” [17, tr.342]. Như vậy, các năng lực hình thành trên cơ sở của các tư chất tự nhiên bẩm sinh và dưới hình thức năng khiếu. Tuy nhiên, trên cơ sở chung của các đặc điểm năng lực giống loài, những động cơ, hứng thú, nhân cách được hình thành phụ thuộc vào điều kiện xã hội cụ thể của cuộc sống cá nhân, hay là “tính hiện thực”, là các mối “quan hệ xã hội” của con người. Mỗi cá nhân biến tiềm năng giống loài, tiềm năng của các mối quan hệ xã hội thành nhân cách thông qua hoạt động, học tập, giáo dục trong điều kiện lịch sử cụ thể của đời sống cá nhân. Năng lực được đặt trong tổng hòa nhân cách, phẩm chất của con người, nhưng năng lực con người không phải hoàn toàn tự nhiên mà chủ yếu do hoạt động, học tập, rèn luyện và giáo dục mà có. Theo C.Mác, “tư tưởng căn bản không thể thực hiện được cái gì hết. Muốn thực hiện tư tưởng thì cần có những con người sử dụng lực lượng thực tiễn” [11, tr.181] và “đời sống thực tiễn” là nơi sản sinh ra mọi năng lực, tài năng. Theo C.Mác và Ph. Ăngghen, năng lực của mỗi người chính là sức mạnh vốn có hoặc do học tập, rèn luyện, tu dưỡng dưới dạng tiềm năng, khả năng, mang tính chủ quan kết hợp với những lực lượng vật chất khơi dậy tiềm năng sức mạnh đó của mỗi cá nhân nhằm đạt được mục tiêu nhất định. C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng: 30 Cái năng lực cho đến nay chỉ tồn tại như một tiềm năng ở những cá nhân tự giải phóng mình, bắt đầu hoạt động như là một sức mạnh thực sự, hoặc là cái sức mạnh đã tồn tại đó lớn lên nhờ việc thủ tiêu sự hạn chế. Việc thủ tiêu sự hạn chế, kết quả đơn thuần của sự sáng tạo ra sức mạnh mới, tất nhiên có thể được coi là cái chủ yếu [12, tr.439]. Kế thừa quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen, V.I.Lênin cho rằng, thông qua hoạt động thực tiễn, con người mới phát lộ tài năng. Những phẩm chất “kết hợp với năng lực hiểu biết về con người, với năng lực giải quyết những vấn đề tổ chức, thì... mới có thể rèn luyện ra những nhà tổ chức lớn” [137, tr.94]. Tuy chưa đưa ra quan niệm về năng lực, nhưng V.I.Lênin luôn đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ trong xây dựng xã hội mới, phải chú trọng phát triển các năng lực cho con người, nhất là đội ngũ lãnh đạo như năng lực lao động, năng lực nhận thức, năng lực tư duy, năng lực tổ chức thực tiễn, năng lực lãnh đạo,... Theo ông, “một trong những nhiệm vụ quan trọng bậc nhất trong sự nghiệp xây dựng quân đội là đào tạo những chiến sĩ có năng lực nhất, có nghị lực nhất và trung thành nhất với sự nghiệp của chủ nghĩa xã hội, để họ lên nắm các chức vụ chỉ huy” [137, tr.514], hay, “điều rất quan trọng là tìm ra được một đồng chí có đủ những năng lực” [137, tr.274]... Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, năng lực chính là mặt “tài” của con người. Bên cạnh “đức” thì “tài” là một yếu tố không thể thiếu được của con người, nhất là với người cán bộ. Người cán bộ phải “chuyên”, phải có “tài”, có năng lực, trí tuệ, trình độ chuyên môn, có năng lực lãnh đạo, quản lý, có năng lực tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước,v.v.. Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của năng lực, Người đặc biệt chú trọng việc tuyển dụng “những người có năng lực, có đạo đức vào gánh vác công việc to tát của quốc gia” [71, tr.132]. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, “bất kỳ cơ quan nào, bộ đội nào, cũng cần phải chọn một nhóm người hăng hái, trung thành, có năng lực, giữ kỷ luật, đoàn kết họ thành nhóm trung kiên lãnh đạo” [72, tr.330]. Vì vậy, “Việc dùng nhân tài, ta không nên căn cứ vào những điều kiện quá khắt khe... Tài to ta dùng làm việc to, tài nhỏ ta cắt làm việc nhỏ, ai có năng lực về việc gì, ta đặt ngay vào việc ấy” [71, tr.43]... Có thể thấy, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin và Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa đưa ra định nghĩa đầy đủ về năng lực, nhưng đã đưa ra những gợi 31 mở, định hướng cho việc xây dựng khái niệm cũng như việc phát triển năng lực con người cho các nhà nghiên cứu sau này. Cho đến nay, đã có nhiều nhà nghiên cứu, tùy theo mỗi góc độ tiếp cận, hiểu khái niệm năng lực theo nhiều chiều cạnh khác nhau. Nhiều nhà nghiên cứu quan niệm năng lực là một tổ hợp phẩm chất tâm lý cá nhân, là tổng hợp những thuộc tính độc đáo của con người; năng lực của con người luôn gắn liền với hoạt động của chính họ. Để thực hiện có hiệu quả các hoạt động của mình, con người cần phải có một số phẩm chất tâm lý cần thiết và tổ hợp những phẩm chất này được gọi là năng lực. Khi nói đến năng lực cần phải hiểu năng lực không phải là một thuộc tính tâm lý duy nhất nào đó mà là tổng hợp các thuộc tính tâm lý cá nhân đáp ứng được những yêu cầu hoạt động thực tiễn và bảo đảm hoạt động đó đạt được kết quả tối ưu. Theo tác giả Phạm Tất Dong: “Năng lực là sự tổng hợp những thuộc tính của cá nhân con người, đáp ứng những yêu cầu của hoạt động và đảm bảo cho hoạt động đạt được những kết quả cao” [26, tr.72]. Phạm Minh Hạc cũng khẳng định: “Năng lực chính là một tổ hợp đặc điểm tâm lý của một con người (còn gọi là tổ hợp thuộc tính tâm lý của nhân cách), tổ hợp đặc điểm này vận hành theo một mục đích nhất định, tạo ra kết quả của một hoạt động nào đấy”, hay, “năng lực là các đặc điểm tâm lý cá biệt tạo thành điều kiện quy định tốc độ, chiều sâu, cường độ của việc tác động và đối tượng lao động” [42, tr.146]. Lê Thị Bừng và Nguyễn Thị Vân Hương cũng quan niệm, năng lực là “tổng hợp những thuộc tính độc đáo của cá nhân, phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định, nhằm đảm bảo việc hoàn thành có kết quả tốt trong lĩnh vực hoạt động ấy” [10, tr.10]... Các nhà nghiên cứu ở góc độ tiếp cận này đã khẳng định năng lực là một thuộc tính tâm lý vô cùng quan trọng đối với mỗi con người. Năng lực là tổng hợp các đặc điểm, thuộc tính tâm lý của cá nhân phù hợp với yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt hiệu quả cao. Năng lực cho biết con người có thể làm được gì và làm đến đâu, nó bảo đảm cho con người tiến hành được các hoạt động cải tạo tự nhiên và xã hội hiệu quả. Bên cạnh đó, có rất nhiều người coi năng lực là khả năng, tiềm năng, kỹ năng bẩm sinh sẵn có hoặc được hình thành thông qua rèn luyện của con người nhằm đạt được hiệu quả hành động. Theo Amartya Sen, năng lực là tổ hợp khả 32 năng thực hiện các chức năng (hay đạt được các chức năng). Nói cách khác, năng lực là sự tự do hiện thực mà con người được thụ hưởng để cuộc sống có ý nghĩa [153, tr.97]. Năng lực liên quan đến các thiết lập của chức năng có giá trị mà một người có thể tiếp cận được một cách có hiệu quả. Năng lực của một người đại diện cho tự do hiệu quả của một người để lựa chọn giữa những sự kết hợp các chức năng khác nhau - giữa các dạng khác nhau của cuộc sống mà người đó có lý do để coi trọng [108, tr.67]. Theo ông, năng lực gắn liền với khả năng của một cá thể hoặc sức mạnh để đạt được những chức năng nhất định. Denys Tremblay, nhà tâm lý học người Pháp lại quan niệm rằng: “Năng lực là khả năng hành động, đạt được thành công và chứng minh sự tiến bộ nhờ vào khả năng huy động và sử dụng hiệu quả nhiều nguồn lực tích hợp của cá nhân khi giải quyết các vấn đề của cuộc sống” [148, tr.12]. Đối với Joe Bolger, năng lực được hiểu là “khả năng, kỹ năng, sự hiểu biết, thái độ, các giá trị, các mối quan hệ, hành vi, động lực, nguồn lực và điều kiện cho phép các cá nhân, tổ chức, ngành nghề và hệ thống xã hội rộng lớn hơn để thực hiện các chức năng và đạt được mục tiêu phát triển của họ theo thời gian” [150, tr.2]. Theo F.E.Weinert: “Năng lực là những kỹ năng, kỹ xảo học được hoặc sẵn có của cá thể nhằm giải quyết các tình huống xác định, cũng như sự sẵn sàng về động cơ, xã hội và khả năng vận dụng các cách giải quyết vấn đề một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong những tình huống linh hoạt” [156, tr.12]... Tác giả Nguyễn Văn Tuấn quan niệm, năng lực là “khả năng thực hiện có trách nhiệm và hiệu quả các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề trong những tình huống khác nhau thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trên cơ sở hiểu biết, kỹ năng, kỹ xảo và kinh nghiệm cũng như sự sẵn sàng hành động” [134, tr.9]. Tác giả Bùi Thị Hường cho rằng, năng lực là “khả năng bên trong của mỗi con người, khả năng tạo ra một sức mạnh vượt trội với nhóm, với cộng đồng, biết làm chủ bản thân và lôi cuốn người khác vào hoạt động đạt hiệu quả cao” [51, tr.186]. Tác giả Đinh Thị Hồng Minh cũng khẳng định: “Năng lực là khả năng thực hiện có hiệu quả và có trách nhiệm các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề thuộc lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trong những tình huống khác nhau trên cơ sở kết hợp sự hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo và kinh nghiệm” [77, tr.6]. Trong một công trình nghiên cứu khác, các tác giả lại nhấn mạnh tính chủ thể trong năng lực cá nhân. Nhóm tác giả cho rằng, năng lực nói chung được hiểu là khả 33 năng của chủ thể trong việc thực hiện tối đa một công việc cụ thể, một hoạt động cụ thể nào đó trong những điều kiện nhất định; là những phẩm chất của con người tạo cho họ có khả năng hoàn thành một công việc nào đó có hiệu quả nhất. Nói đến năng lực là nói đến năng lực của từng người - chủ thể cụ thể [88, tr.11-12] Như vậy, đã có nhiều cách hiểu khác nhau về năng lực. Từ mỗi một góc độ tiếp cận, có thể thấy được ít nhiều sự hợp lý và tính khoa học của các quan niệm này. Năng lực là khả năng hiện thực của một chủ thể xác định, không có năng lực chung chung, trừu tượng, tách rời chủ thể. Khả năng đó luôn phải đi kèm với việc đáp ứng một cách hiệu quả những yêu cầu của hoạt động, đảm bảo cho hoạt động đạt kết quả tối ưu. Năng lực của con người thể hiện, bộc lộ qua việc thực hiện thành công hoạt động, nhưng bản thân nó không phải là hoạt động. Nó là kết quả “huy động” tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính tâm lý cá nhân khác nhưng không phải chính “sự huy động” ấy [3, tr.23]. Vì vậy, có thể hiểu, năng lực là tổng hợp các thuộc tính riêng có của chủ thể tạo thành khả năng đáp ứng những yêu cầu của hoạt động và bảo đảm cho hoạt động đó đạt kết quả tối ưu. Các thuộc tính riêng có của chủ thể này không chỉ được hiểu đơn giản theo nghĩa gốc của từ “thuộc tính” (là đặc tính vốn có của một sự vật, nhờ đó sự vật tồn tại, và qua đó, con người nhận thức được sự vật, phân biệt được sự vật này với sự vật khác); mà ở đây, nó là sự kết hợp giữa cái bẩm sinh sẵn có với những đặc tính hình thành và phát triển nhờ quá trình học tập, rèn luyện, hoạt động thực tiễn của con người [3, tr.23, 24]. Trong thực tế, khái niệm năng lực và khả năng, kỹ năng trong nhiều trường hợp được dùng với nghĩa như nhau, nhưng chúng không hoàn toàn đồng nhất với nhau. Năng lực, khả năng, kỹ năng đều dùng để chỉ khả năng đáp ứng được yêu cầu của hoạt động của con người. Năng lực là khả năng hiện thực, khả năng đáp ứng được yêu cầu của hoạt động và bảo đảm cho hoạt động đó đạt kết quả tối ưu nhất. Năng lực của con người được hình thành và phát triển không chỉ dựa trên cơ sở những yếu tố bẩm sinh sẵn có, mà còn thông qua tự học tập, rèn luyện và hoạt động thực tiễn. Còn khả năng được hiểu là cái có thể xuất hiện, có thể xảy ra khi có những điều kiện nhất định; là cái vốn có về vật chất hoặc tinh thần để có thể làm được việc gì; là những phẩm chất thể hiện khả năng làm một công việc nào đó. Khả năng là cái vốn có của một người từ khi sinh ra, nó phụ thuộc vào cấu tạo di truyền của người đó. Kỹ năng là sự thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hoạt động trên 34 cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm) nhằm tạo ra kết quả mong đợi; là sự thống nhất giữa tri thức, kinh nghiệm, thực hành của một cá nhân về một hoặc nhiều khía cạnh nào đó được sử dụng để giải quyết tình huống hay công việc nào đó phát sinh trong cuộc sống. Kỹ năng là sự thông thạo được phát triển thông qua quá trình đào tạo, thực hành và trải nghiệm. Vì thế, chúng ta có thể phát triển những kỹ năng của mình thông qua việc trau dồi kiến thức, rèn luyện, học hỏi... Như vậy, trong một số trường hợp nhất định, một khả năng, kỹ năng nào đó cũng được hiểu là một loại năng lực của con người và nhiều khả năng, kỹ năng có thể phát triển thành năng lực. Ngoài ra, còn một số khái niệm như kỹ xảo, kinh nghiệm trong một số trường hợp cũng được coi là năng lực. Ở đây, kỹ xảo có thể hiểu là những kỹ năng được lặp đi lặp lại nhiều lần đến mức thuần thục; còn kinh nghiệm là những tri thức từ thực tiễn được cá nhân lĩnh hội và tích lũy thông qua hoạt động và giao tiếp. Vì vậy, kỹ xảo và kinh nghiệm chỉ là một trong những thành tố cấu thành nên năng lực, nếu chỉ có kỹ xảo và kinh nghiệm không thôi thì chưa thể gọi đó là năng lực. Trong quá trình hoạt động của mình, mỗi cá nhân cần phải biến kiến thức thành tri thức, thường xuyên rèn luyện để hình thành kỹ năng, kỹ xảo; đồng thời kế thừa và tiếp thu kinh nghiệm từ các thế hệ đi trước để phát triển năng lực của bản thân. Ở đây, chúng ta xem xét năng lực dưới góc độ là tổng hợp những thuộc tính riêng có của cá nhân, là một yếu tố cấu thành của nhân cách, cho nên, năng lực được hiểu là năng lực cá nhân, chứ không phải năng lực của tổ chức, tập thể, nhóm... Năng lực của con người là những yếu tố chủ quan tiềm tàng bên trong, tham gia vào việc giải quyết, thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu do thực tiễn đặt ra, thiên về phản ánh mức độ con người hiểu biết chính xác, đúng đắn cũng như khả năng của họ nắm vững, làm chủ các sự vật, hiện tượng thuộc thế giới tự nhiên và xã hội. Cùng với phẩm chất đạo đức, năng lực là một trong những yếu tố hợp thành cơ bản của hệ thống - cấu trúc nhân sinh quan, thế giới quan, nhân cách, chủ thể của con người [38, tr.15]. Mỗi con người chỉ được xem là một cá nhân khi đã đạt tới độ trưởng thành về mặt thể lực, trí tuệ và các phẩm chất xã hội. Cá nhân là sản phẩm của sự phát triển xã hội, là chủ thể của hoạt động, của mọi quan hệ xã hội và của nhận thức do những điều kiện lịch sử cụ thể của đời sống xã hội quy định. Để thể hiện đúng tư 35 cách là cá nhân, con người phải trải qua quá trình phát triển nhất định để có một nhân cách đầy đủ, mang tính chỉnh thể. Và, chỉ trong mối quan hệ với xã hội, con người mới là một cá nhân, là một chủ thể mang nhân cách. Mỗi cá nhân đều mang trong mình đặc trưng chung cho mọi người, đặc trưng chung cho tập đoàn người, tập thể người và đặc trưng riêng có của bản thân mình. Nói cách khác, phạm trù cá nhân đặc trưng cho con người hoàn chỉnh trong sự thống nhất giữa những đặc điểm riêng biệt của con người với bản chất chung của cộng đồng. Do đó, sự hình thành năng lực cá nhân là sự thống nhất giữa cái phổ biến, cái đặc thù và cái đơn nhất. Thông qua quan hệ xã hội và cộng đồng xã hội, mỗi cá nhân khẳng định cái tôi có bản sắc riêng, đặc tính riêng, cá nhân mới có phương tiện để phát triển toàn diện những năng lực của mình. Điều này đã được C.Mác và Ph.Ăngghen khẳng định: “Chỉ có trong cộng đồng cá nhân mới có được những phương tiện để có thể phát triển toàn diện những năng khiếu của mình và do đó, chỉ có trong cộng đồng, mới có thể có tự do cá nhân” [12, tr.108]. Vì vậy, năng lực cá nhân con người được xem xét ở những con người cá nhân đã có sự trưởng thành về thể lực, trí tuệ và các phẩm chất xã hội, tham gia vào các mối quan hệ xã hội, có đầy đủ năng lực thực hiện hành vi và tư cách pháp nhân của một cá nhân. Năng lực mang dấu ấn cá nhân rất rõ nét, thể hiện tính chủ quan trong hành động, được hình thành theo quy luật hình thành và phát triển nhân cách. Do đó, năng lực là một trong những yếu tố để đánh giá sự khác biệt của cá nhân, người này khác người kia liên quan đến hiệu quả thực hiện một hoạt động nào đó, chứ không phải bất kỳ những sự khác nhau cá biệt chung chung nào. Năng lực ở mỗi người không giống nhau. Năng lực luôn gắn với một hoạt động nhất định của chủ thể và sẽ bộc lộ khi chủ thể ấy hoạt động. Kết quả của hoạt động đó là cơ sở để đánh giá năng lực của cá nhân trong hoạt động. Như vậy, có thể hiểu, năng lực cá nhân là tổng hợp những thuộc tính riêng có, tương đối ổn định của cá nhân tạo thành khả năng đáp ứng yêu cầu hoạt động nào đó, bảo đảm cho hoạt động đó đạt kết quả tối ưu nhất. Năng lực cá nhân là tổng hợp những thuộc tính riêng có, bởi, như trên đã phân tích, năng lực là kết quả của sự “huy động” tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính tâm lý cá nhân khác, chứ không phải chỉ là một thuộc tính nhất định nào đó. Sự “huy động” tổng hợp này không phải phép cộng của các thuộc tính mà là 36 sự thống nhất hữu cơ, tương tác qua lại giữa các thuộc tính theo một hệ thống nhất định; trong đó một thuộc tính nổi lên với tư cách chủ đạo và những thuộc tính khác giữ vai trò phụ thuộc. Kết quả của sự “huy động” này tùy thuộc vào bản thân mỗi cá nhân con người. Nó không chỉ phụ thuộc vào những yếu tố bẩm sinh sẵn có, năng khiếu (đặc điểm sinh lí của con người, trước hết là của hệ thần kinh trung ương) mà còn phụ thuộc vào những đặc tính hình thành và phát triển nhờ quá trình học tập, rèn luyện của mỗi cá nhân con người. Vì vậy, những thuộc tính được hình thành và phát triển ở mỗi cá nhân khác nhau là không như nhau. Năng lực cá nhân là những thuộc tính riêng biệt của từng người, nó khác với những thuộc tính của động vật hay các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan, bởi, năng lực ở con người có thể phát triển được. Con người có thể chủ động phát triển năng lực của mình theo nhu cầu của bản thân và xã hội thông qua tự học tập, rèn luyện và hoạt động thực tiễn. Đồng thời, năng lực cá nhân là tổng hợp các thuộc tính tương đối ổn định, tương đối cơ bản của cá nhân, cho phép nó thực hiện có kết quả một hoạt động. Nó được hình thành và phát triển nhờ sự kết hợp giữa yếu tố bẩm sinh và quá trình học tập, rèn luyện và hoạt động của cá nhân qua thời gian nhất định và đã được kiểm nghiệm, đánh giá qua thực tiễn. Năng lực cá nhân là năng lực của từng cá nhân riêng biệt. Tuy nhiên, các cá nhân trong cộng đồng cũng có những năng lực tương đồng nhau do điều kiện xã hội đóng vai trò quyết định trong sự hình thành, phát triển của năng lực. Do vậy, trong một cộng đồng xác định cũng có những năng lực chung nhất định. Mỗi cá nhân luôn tiếp thu, hấp thụ năng lực cộng đồng nhất định và làm giàu thêm, phong phú thêm cho năng lực cộng đồng. Đồng thời, năng lực chỉ được bộc lộ rõ nét và đầy đủ nhất trong một cá nhân đã trưởng thành về mặt xã hội, một chủ thể có nhân cách, đang hoạt động cho mình và cho đồng loại. Do vậy, tùy thuộc vào nghề nghiệp, hoàn cảnh sống và hoạt động, chức trách mà cá nhân đảm nhiệm mà năng lực của họ được biểu hiện ra một cách sinh động, đa dạng khác nhau. Tùy theo mỗi góc độ nghiên cứu, năng lực được phân chia thành những loại khác nhau, chẳng hạn như: năng lực chung và năng lực riêng; năng lực thể chất và năng lực tinh thần. Có quan điểm khảo sát năng lực trên ba tiêu chí: thể lực, trí lực và tâm lực. Có quan điểm chia năng lực gồm: Năng lực cốt lõi; Năng lực chuyên môn; Năng lực hành vi. OECD thì phân chia năng lực thành năng lực chung và 37 năng lực chuyên môn. Các nhà giáo dục học Đức thì chia năng lực thành bốn nhóm: Năng lực chuyên môn; Năng lực phương pháp; Năng lực xã hội và Năng lực cá thể [134, tr.10-14]. UNDP lại quan niệm và đo năng lực con người bằng năng lực sinh thể (Biological Capabilities) và năng lực tinh thần (Spiritual Capabilities), v.v.. Một mô hình năng lực được sử dụng khá phổ biến hiện nay trong quản trị nhân sự nhằm đào tạo và phát triển năng lực cá nhân, đó là mô hình ASK mà Benjamin Bloom là người khởi xướng và sau này B.M.Bass đã kế thừa. Theo Bass, năng lực cá nhân nói chung của mỗi một con người chính là sự tổng hợp giữa kiến thức, kỹ năng và tố chất, hành vi, thái độ của người đó [144]. Vì vậy, mô hình năng lực cá nhân này dựa theo ba nhóm tiêu chuẩn chính: Phẩm chất, tố chất, hành vi, thái độ (Attitude): gồm các năng lực tiếp nhận và phản ứng lại các thực tế, năng lực xác định giá trị...; Kỹ năng (Skills): gồm các năng lực ứng dụng, vận dụng, năng lực vận dụng sáng tạo...; Kiến thức (Knowledges): gồm các năng lực tư duy, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp, năng lực đánh giá... Theo chúng tôi, đây là cách tiếp cận khá toàn diện và hợp lý, khái quát được những yêu cầu cần có trong năng lực cá nhân con người, nhất là trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay. Như vậy, có nhiều cách tiếp cận và phân chia cấu trúc năng lực khác nhau, mỗi cách phân chia đều có tính hợp lý và tính tương đối nhất định tùy theo từng góc độ tiếp cận. Ở đây, tác giả luận án không phân chia năng lực theo các năng lực riêng, năng lực chuyên môn cụ thể (năng lực nghề nghiệp cụ thể: năng lực thẩm mỹ, năng lực âm nhạc,...) mà tác giả luận án phân chia theo các năng lực chung (năng lực tư duy, năng lực nhận thức, năng lực sáng tạo, năng lực xử lý tình huống, năng lực giao tiếp...). Bởi, năng lực chung là năng lực cần thiết cho nhiều hoạt động khác nhau. Năng lực chung là cơ sở để hình thành nên những năng lực riêng, năng lực chuyên môn và nếu chúng càng phát triển thì càng dễ đạt được năng lực riêng, năng lực chuyên môn. Trong thực tế mọi hoạt động có kết quả và hiệu quả cao thì mỗi người đều phải có năng lực chung phát triển ở trình độ cần thiết và có một vài năng lực chuyên môn tương ứng với lĩnh vực công việc của mình. Chẳng hạn, để có được một năng lực nghề nghiệp như năng lực giảng dạy thì người giáo viên cần có rất nhiều năng lực chung khác (như năng lực chuyên môn, năng lực giao tiếp, năng lực xử lý tình huống, năng lực thuyết trình...). Dưới góc độ tiếp cận đó, trên cơ sở quan điểm của triết học...thuận lợi cho việc phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Thứ hai, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Thứ ba, hoàn thiện các chính sách tuyển dụng, sử dụng và đãi ngộ nguồn nhân lực nhằm kích thích phát triển năng lực cá nhân con người đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Thứ tư, phát huy tính tích cực, chủ động, nỗ lực của mỗi cá nhân trong phát triển năng lực cá nhân của bản thân. 149 KẾT LUẬN Ngày nay, hội nhập quốc tế đã trở thành xu thế tất yếu khách quan trên toàn thế giới, cũng như ở Việt Nam. Quá trình này đã và đang đã có những tác động không nhỏ tới mọi mặt của đời sống xã hội. Một mặt, hội nhập quốc tế đem lại nhiều thời cơ, vận hội mới cho sự phát triển, mặt khác, cũng đặt ra những khó khăn, thách thức vô cùng lớn, đòi hỏi con người - với tư cách là nguồn lực quan trọng nhất của mọi nguồn lực phải có có sự nỗ lực, phát triển không ngừng, nhất là phát triển những năng lực cá nhân mình mới có thể đáp ứng được. Phát triển năng lực cá nhân con người trong điều kiện hội nhập quốc tế là một sự cần thiết khách quan mà không một quốc gia, một dân tộc nào có thể né tránh. Những năm qua, ở Việt Nam, nhờ triển khai, vận dụng đúng đắn những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, chúng ta đã đạt được những thành tựu nhất định trong việc phát triển năng lực cá nhân con người. Bên cạnh việc phát triển những năng lực bản chất cơ bản của con người, nhiều loại năng lực mới đã được hình thành và phát triển cho phù hợp với thực tiễn, phần nào đáp ứng được những yêu cầu đặt ra ngày càng cao của thời kỳ hội nhập. Tuy nhiên, trước những biến chuyển vô cùng nhanh chóng và mạnh mẽ của điều kiện hội nhập quốc tế, chúng ta vẫn không tránh khỏi những hạn chế, bất cập trong quá trình phát triển. Nhìn chung, năng lực của con người Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập quốc tế, chưa có sự phát triển ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới. Từ đó, đặt ra nhiều vấn đề đòi hỏi phải được nhận thức, nhiều mâu thuẫn nảy sinh cần được giải quyết nhằm phát triển hơn nữa năng lực cá nhân con người Việt Nam nhằm đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của hội nhập quốc tế. Đó là: Mâu thuẫn giữa yêu cầu ngày càng cao của điều kiện hội nhập quốc tế về phát triển năng lực cá nhân con người với thực tiễn phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam còn nhiều hạn chế; Mâu thuẫn giữa yêu cầu cần phải tạo lập môi trường thuận lợi cho việc phát triển năng lực cá nhân con người với thực tế môi trường này còn bất cập, gây trở lực cho sự phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam; Mâu thuẫn giữa đòi hỏi phải có hệ thống chính sách đào tạo, 150 tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ nguồn nhân lực đồng bộ theo hướng thúc đẩy phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế với thực tế hệ thống chính sách này còn thiếu, không đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu. Trên cơ sở thực trạng và những vấn đề đặt ra trong phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế những năm qua, để phát triển và “phát huy tối đa” năng lực cá nhân con người đáp ứng ngày càng tốt hơn những yêu cầu, đòi hỏi của điều kiện hội nhập quốc tế cần phải quán triệt tốt một số quan điểm cơ bản sau: Thứ nhất, phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam phải phù hợp yêu cầu thực tiễn. Thứ hai, phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam phải gắn với sự phát triển con người một cách bền vững và toàn diện. Thứ ba, kết hợp giữa giáo dục và tự giáo dục, “biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo” trong phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Đồng thời, tập trung thực hiện một cách đồng bộ các giải pháp cơ bản: Thứ nhất, tạo lập những điều kiện, môi trường làm cơ sở cho việc phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế. Thứ hai, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học đáp ứng yêu cầu của thời kỳ hội nhập. Thứ ba, hoàn thiện các chủ trương, chính sách tuyển dụng, sử dụng và đãi ngộ nguồn nhân lực nhằm kích thích phát triển năng lực cá nhân con người đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế. Thứ tư, phát huy tính tích cực, chủ động, nỗ lực của mỗi cá nhân trong phát triển năng lực cá nhân của bản thân. Những giải pháp này phải được tổ chức thực hiện đồng bộ mới mang lại hiệu quả thiết thực. 151 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Ngô Thị Nụ (Chủ nhiệm) (2014), Xây dựng nhân cách con người Việt Nam hiện nay - Vấn đề và giải pháp, Đề tài khoa học cấp cơ sở, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 2. Ngô Thị Nụ (2014), “Xây dựng nhân cách con người Việt Nam - Một số vấn đề đặt ra”, Tạp chí Mặt trận, (133). 3. Ngô Thị Nụ (2016), “Phát triển con người Việt Nam hiện nay từ góc độ phát triển năng lực trí tuệ”, Tạp chí Thông tin Lý luận chính trị, (2). 4. Ngô Thị Nụ (2016), “Phát triển năng lực trí tuệ con người - một số vấn đề lý luận”, Tạp chí Giáo dục và xã hội, (2). 5. Ngô Thị Nụ (2016), “Phát triển năng lực trí tuệ con người Việt Nam trong hội nhập quốc tế”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, (3). 6. Ngô Thị Nụ (2016), “Một số vấn đề đặt ra trong việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam hiện nay”, trong Trần Văn Phòng, Nguyễn Thị Nga, đồng chủ biên, Triết học chính trị - con người một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Lý luận chính trị. 7. Ngô Thị Nụ (2016), “Quan điểm của Đại hội XII về xây dựng con người phát triển toàn diện”, Tạp chí Lý luận chính trị, (8). 8. Ngô Thị Nụ (2016), “Vấn đề năng lực và phát triển năng lực cho đội ngũ cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay theo tinh thần Đại hội XII”, Tạp chí Nghiên cứu con người, (86). 9. Ngô Thị Nụ (2017), “Phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế”, Tạp chí Giáo dục lý luận, (256). 10. Ngô Thị Nụ (2017), “Phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam trong hội nhập quốc tế hiện nay - Một số yêu cầu và vấn đề đặt ra”, Tạp chí Giáo dục và xã hội, (133). 152 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO * Tài liệu tiếng Việt 1. Hoàng Chí Bảo (2010), Văn hóa và con người Việt Nam trong đổi mới và hội nhập quốc tế, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2. Nguyễn Ngọc Bích (1998), Tâm lý học nhân cách - Một số vấn đề lý luận, NXB Giáo dục, Hà Nội. 3. Hoàng Hòa Bình (2015), “Năng lực và sự đánh giá theo năng lực”, Tạp chí Khoa học ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh, (6), tr.23. 4. Bộ Chính trị (2001), "Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 27-11-2001 về hội nhập kinh tế quốc tế", tại trang http//www.cpv.org, [cập nhật ngày 13/5/2012]. 5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Hội nghị tổng kết năm học 2016-2017, triển khai nhiệm vụ năm học 2017-2018, Hà Nội. 6. Bộ Khoa học và Công nghệ (2017), “Xếp hạng chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2017: Việt Nam tăng 12 bậc”, tại trang https://www.most.gov.vn, [cập nhật ngày 1//6/2017]. 7. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội - Tổng cục thống kê (2016), Bản tin Cập nhật thị trường lao động Việt Nam, (8), quý 4 năm 2015. 8. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội - Tổng cục thống kê (2017), Bản tin Cập nhật thị trường lao động Việt Nam, (12), quý 4 năm 2016. 9. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội - Tổng cục thống kê (2018), Bản tin Cập nhật thị trường lao động Việt Nam, (16), quý 4 năm 2017. 10. Lê Thị Bừng, Nguyễn Thị Vân Hương (2003), Mỗi người tiềm ẩn một tài năng, NXB Thanh niên, Hà Nội. 11. C.Mác, Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 2, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 12. C.Mác, Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 3, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 13. C.Mác, Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 4, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 14. C.Mác, Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 12, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 153 15. C.Mác, Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 19, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 16. C.Mác, Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 23, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 17. C.Mác, Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 42, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 18. Ngô Thành Can (2004), “Đào tạo, bồi dưỡng tăng cường năng lực làm việc cho cán bộ, công chức”, Tạp chí Quản lý nhà nước, (98), tr.22-26. 19. Nguyễn Gia Cầu (2006), “Dạy học phát huy năng lực cá nhân của học sinh” Tạp chí Giáo dục, (146), tr.14-16. 20. Nguyễn Trọng Chuẩn (2005), “Để phát triển con người một cách bền vững”, Tạp chí Triết học, (1), tr.5-9. 21. Nguyễn Trọng Chuẩn (2006), “Vấn đề rèn luyện và nâng cao năng lực tư duy cho cán bộ trong điều kiện hiện nay”, Tạp chí Lý luận chính trị, (12), tr.71-74,80. 22. A.G.Côvaliốp, Nguyễn Văn Hàng (1971), Tâm lý học cá nhân, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội. 23. A.G.Côvaliốp (1971), Tâm lý học cá nhân, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội. 24. Nguyễn Văn Cường, Bernd Meier (2010), Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông, Dự án phát triển giáo dục trung học phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội. 25. Phùng Danh Cường (2014), Vấn đề phát triển con người toàn diện ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 26. Phạm Tất Dong (1989), Giúp bạn chọn nghề, NXB Giáo dục, Hà Nội. 27. Trương Thị Hoa Bích Dung (2012), Hướng dẫn và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông, NXB Đại học quốc gia Hà Nội. 28. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, NXB Sự thật, Hà Nội. 29. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa VII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 30. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 154 31. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 32. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 33. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 34. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 35. Đảng Cộng sản Việt Nam (2014), Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Văn phòng Trung ương Đảng, tr.51. 36. Đảng Cộng sản Việt Nam (2015), "Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) về định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và nhiệm vụ đến năm 2000", tại trang [cập nhật ngày 25/9/2015]. 37. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 38. Hà Đăng (Chủ biên) (2002), Nâng cao năng lực và phẩm chất của phóng viên báo chí trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 39. Nguyễn Văn Đệ (2009), “Những đòi hỏi về phẩm chất - năng lực giảng viên trong không gian giáo dục hội nhập”, Tạp chí Quản lý Giáo dục, (225). 40. Dương Minh Đức (2006), Nâng cao năng lực tư duy lý luận của cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay, Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 41. Lê Trường Giang, Ngô Văn Nam và Đặng Thìn Hùng (2014), “Một số yêu cầu đối với nguồn nhân lực Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập Asean 2015”, Bản tin Khoa học lao động và xã hội, (41), tr.26-34. 155 42. Phạm Minh Hạc (1992), Một số vấn đề tâm lý học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 43. Phạm Minh Hạc (2001), Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 44. Phạm Minh Hạc (chủ biên) (2001), Về phát triển toàn diện con người thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 45. Phạm Minh Hạc (2006), “Tiềm năng - năng lực - nhân tài”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, (6), tr.57-72. 46. Lương Đình Hải (2007), “Triết học và năng lực tư duy của con người trong kỷ nguyên toàn cầu”, trong Phạm Văn Đức, Đặng Hữu Toàn, đồng chủ biên, Triết học trong kỷ nguyên toàn cầu, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 47. Đoàn Đức Hiếu (2003), Sự phát triển của cá nhân trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 48. Nguyễn Thị Kim Hoa (2013), Tính tích cực chính trị của công dân Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.153-163. 49. Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước (2015), "Kết quả dự thi Olympic quốc tế, khu vực năm 2015", tại trang [cập nhật ngày 24/8/2015]. 50. Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước (2016), "Lễ công bố quyết định và trao giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2016", tại trang [cập nhật ngày 7/11/2016]. 51. Bùi Thị Hường (2007), “Kích thích năng lực tư duy cho người học”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa học Xã hội và Nhân văn, (23), tr.185-190. 52. Đặng Hữu (2006), “Phát huy năng lực sáng tạo, xây dựng hệ thống đổi mới quốc gia để hội nhập vào xu thế phát triển kinh tế tri thức toàn cầu”, Tạp chí Lý luận chính trị, (11), tr.47-51. 53. Nguyễn Văn Huyên (1990), “Mấy suy nghĩ về hướng tiếp cận con người trong chủ nghĩa xã hội”, Tạp chí Triết học, (1), tr.22-25 156 54. Nguyễn Văn Huyên (2001), “Mấy vấn đề đặt ra đối với việc nghiên cứu con người ở Việt Nam”, Tạp chí Triết học, (5), tr.37-41. 55. Nguyễn Văn Huyên (2004), “Phẩm chất, năng lực người lãnh đạo theo yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Lý luận Chính trị, (8), tr.23-26. 56. Lê Thu Huyền, Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2015), “Một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam nhằm đáp ứng tốt hơn với yêu cầu của thị trường lao động khi hộp nhập AEC”, Bản tin Khoa học lao động và xã hội, (44), tr.24-30. 57. Đoàn Văn Khái (1995), “Nguồn lực con người - yếu tố quyết định sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Tạp chí Triết học, (4), tr.20-23. 58. Nguyên Khang (2016), "Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hội nhập", tại trang [cập nhật ngày 27/01/2016]. 59. Nguyễn Văn Khánh (2010) (Chủ biên), Xây dựng và phát triển nguồn lực trí tuệ Việt Nam phục vụ sự nghiệp chấn hưng đất nước, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 60. Nguyễn Thế Kiệt (1988), Vai trò của những điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan trong việc xây dựng con người mới trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Luận án Phó Tiến sĩ Triết học, Học viện Nguyễn Ái Quốc, Hà Nội. 61. Nguyễn Thế Kiệt (2008), “Xây dựng và phát triển con người, nâng cao chất lượng nguồn lực con người đã trở thành nhân tố quyết định sức mạnh của công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Triết học, (6). 62. Nguyễn Thị Lan, Mai Linh (2015), “Yêu cầu của nhà tuyển dụng về những kỹ năng cơ bản dưới góc nhìn của sinh viên tốt nghiệp ngành khoa học xã hội và nhân văn”, Tạp chí Nghiên cứu con người, (6), tr.51-63. 63. Hoàng Thúc Lân (2014), Phát triển năng lực tư duy biện chứng cho sinh viên Việt Nam hiện nay, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 157 64. Loan Lê (2016), "“Chương trình Sáng tạo Việt” giới thiệu 100 sáng chế trong 2 năm", tại trang [cập nhật ngày 20/05/2016]. 65. Trần Thị Bích Liễu (2013), Giáo dục phát triển năng lực sáng tạo, NXB Giáo dục, Hà Nội. 66. Nguyễn Thị Mỹ Lộc và các cộng sự (2014), Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 67. Nguyễn Đình Đặng Lục (2013), Vai trò của pháp luật trong quá trình hình thành nhân cách, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 68. Từ Lương (2015), "Cần khơi nguồn khả năng sáng tạo của nhân dân", tại trang [cập nhật ngày 9/7/2015]. 69. Trần Hồng Lưu (2011), Vai trò của tri thức khoa học trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 70. Vũ Thị Phương Mai (2013), Nguồn nhân lực chất lượng cao trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Triết học, chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 71. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 4, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội. 72. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 5, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 73. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 6, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 74. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 8, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 75. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 15, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 76. Đỗ Đức Minh (2014), “Thành tựu và một số hạn chế của đào tạo sau đại học ở nước ta”, tại trang [cập nhật ngày 3/12/ 2014]. 77. Đinh Thị Hồng Minh (2013), Phát triển năng lực độc lập sáng tạo của sinh viên Đại học kĩ thuật thông qua dạy học Hoá hữu cơ, Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục, Chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Hóa học, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 158 78. Đỗ Hoài Nam, Võ Đại Lược (Chủ biên) (2005), Một số vấn đề phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay, NXB Thế giới, Hà Nội. 79. Dương Thị Nga (2016), Năng lực thích ứng nghề của sinh viên sư phạm - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên. 80. Ngân hàng Thế giới (2013), Phát triển kỹ năng: Xây dựng lực lượng lao động cho một nền kinh tế thị trường hiện đại ở Việt Nam, Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2014. 81. Phạm Thành Nghị (2008), “Tiếp cận năng lực trong phát triển con người”, Tạp chí Nghiên cứu con người, (6), tr.17-22. 82. Nguyễn Bá Ngọc, Phạm Minh Thu (2014), “Năng suất lao động ở Việt Nam - từ góc nhìn cơ cấu lao động và kỹ năng”, Bản tin Khoa học lao động và xã hội, (41), tr.5-15. 83. Nguyễn Bá Ngọc, Đặng Đỗ Quyên (2015), “Chất lượng lao động trình độ cao ở Việt Nam: những hạn chế cơ bản”, Bản tin Khoa học lao động và xã hội - Viện Khoa học Lao động và Xã hội, (42), tr.8-15. 84. Phạm Văn Nhuận (1999), “Một cách tiếp cận về cặp phạm trù điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan”, Tạp chí Triết học, (112), tr.57-59. 85. Trần Văn Nhung (2015), "Có hay không chuyện “lạm phát” giáo sư ở Việt Nam?", tại trang [cập nhật ngày 15/11/2015]. 86. Nguyễn An Ninh (1998), “Những quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về tiềm năng con người và phát huy tiềm năng trí tuệ của con người”, Tạp chí Nghiên cứu lý luận, (8), tr.11-14. 87. Hoàng Thị Kim Oanh (2016), Vai trò của nhà nước Việt Nam trong chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế - một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội. 88. Trần Văn Phòng (Chủ nhiệm) (2007), Nâng cao năng lực tổng kết thực tiễn của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng, Kỷ yếu đề tài khoa học cấp Bộ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 159 89. Trần Văn Phòng (2008), Nâng cao năng lực tổ chức thực tiễn của cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội. 90. Trần Văn Phòng (Chủ nhiệm) (2013), Quan hệ giữa cá nhân và xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Đề tài Khoa học cấp Bộ, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 91. Nguyễn Văn Phúc, Mai Thị Thu (2012), Khai thác và phát triển tài nguyên nhân lực Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 92. Vũ Văn Phúc, Nguyễn Duy Hùng (Đồng chủ biên) (2012), Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 93. Vũ Văn Phúc, Phạm Minh Chính (Đồng chủ biên) (2015), Hội nhập kinh tế quốc tế: 30 năm nhìn lại, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 94. Đỗ Thanh Phương (2009), “Nâng cao năng lực ứng dụng khoa học, công nghệ cho cán bộ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp ở thành phố Đà Nẵng”, Tạp chí Quản lý Nhà nước, (158), tr.48-52. 95. Nguyễn Kim Phượng (2014), Nhà nước với việc phát huy nội lực và ngoại lực trong hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 96. Trần Viết Quang (1996), Phát triển năng lực tư duy lý luận cho sinh viên thông qua giảng dạy triết học Mác - Lênin, Luận văn Thạc sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 97. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Giáo dục, số 38/2005/QH11, Hà Nội. 98. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Giáo dục nghề nghiệp, số 74/2014/QH13, Hà Nội. 99. Hồ Sĩ Quý (Chủ biên) (2003), Con người và phát triển con người trong quan niệm của C.Mác và Ph.Ăngghen, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 100. Hồ Sĩ Quý (Chủ biên) (2007), Con người và phát triển con người (Giáo trình dùng cho sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh chuyên ngành triết học), NXB Giáo dục, Hà Nội. 160 101. Quỹ hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam VIFOTEC (2017), "Lễ tổng kết và trao giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam, giải thưởng WIPO 2016 nhân dịp 25 năm thành lập VIFOTEC", tại trang [cập nhật ngày 17/5/2017]. 102. Trần Văn Riễn (2009), Phát triển tư duy biện chứng duy vật của học viên đào tạo sĩ quan khoa học kỹ thuật quân sự hiện nay, Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quân sự, Hà Nội. 103. Nguyễn Văn Sơn (2013), Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Triết học, Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 104. Đường Vinh Sường (2014), "Giáo dục đào tạo với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay", tại trang [cập nhật ngày 4/12/ 2014]. 105. Tạp chí Giáo dục Việt Nam điện tử (2012), "Việt Nam có quá nhiều tiến sĩ, nhưng ít phát minh", tại trang [cập nhật ngày 5/12/2012]. 106. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam điện tử (2015), "Gặp mặt các nhà sáng chế không chuyên nghiệp tiêu biểu năm 2015", tại trang [cập nhật ngày 12/05/2015]. 107. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam điện tử (2017), "Hệ thống khoa học, công nghệ và đổi mới ở quốc gia đang phát triển - trường hợp Việt Nam", tại trang [cập nhật ngày 3/5/2017]. 108. Nguyễn Trung Thành (2016), Những tư tưởng của Amartya Sen và ý nghĩa của chúng ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Triết học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Hà Nội. 109. Phạm Huy Thành (2014), Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống với việc hình thành và phát triển nhân cách cho sinh viên khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 110. Trần Phúc Thăng (2010), Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc phát huy nguồn lực con người thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, Đề tài cơ sở, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 161 111. Nguyễn Xuân Thắng (2007), Toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế đối với tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 112. Hồ Bá Thâm (2003), Phát triển năng lực tư duy của người cán bộ lãnh đạo hiện nay, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 113. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 579/Đ-TTg, ngày 19/4/2011 Phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020, Hà Nội. 114. Thủ tướng Chính phủ (2012), Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2012, Ban hành kèm theo Quyết định số 711/QĐ-TTg, ngày 13 tháng 6 năm 2012, Hà Nội. 115. Thủ tướng Chính phủ (2016), Chiến lược tổng thể hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Ban hành kèm theo Quyết định số 40/QĐ/Ttg, ngày 7/1/2016, Hà Nội. 116. Bùi Thị Phương Thùy (2013), Giáo dục, đào tạo với việc phát triển con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay, Đề tài khoa học cấp Cơ sở, Viện Triết học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 117. Lê Thị Thủy (2001), Vai trò của đạo đức với sự hình thành nhân cách con người Việt Nam trong điều kiện đổi mới hiện nay, Luận án Tiến sĩ triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 118. Trần Trọng Thủy, Nguyễn Quang Uẩn (1998), Tâm lí học đại cương, NXB Giáo dục, Hà Nội. 119. Trần Hữu Tiến (1994), “Vấn đề con người, cá nhân và xã hội trong học thuyết Mác”, Tạp chí Cộng sản, (1), tr.24-28. 120. Đào Văn Tiến (1999), Nâng cao năng lực tư duy sáng tạo cho đội ngũ sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Quân sự, Học viện Chính trị quân sự, Hà Nội. 121. Đặng Hữu Toàn (1997), “Phát triển vì con người trong quan niệm của Mác và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hiện đại hóa nhằm mục tiêu phát triển con người ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Triết học, (1), tr.3-5. 162 122. Đặng Hữu Toàn (2010), “Học thuyết Mác về con người về vai trò sáng tạo lịch sử của con người, phát triển con người và giải phóng con người”, Tạp chí Phát triển nhân lực, (3), tr.14-21. 123. Tổng cục Dạy nghề (2015), "Hành trình chinh phục kỹ năng nghề đỉnh cao thế giới", tại trang [cập nhật ngày 24/8/2015]. 124. Tổng cục Thống kê (2013), Niên giám thống kê năm 2014, Hà Nội. 125. Tổng cục Thống kê (2014), Niên giám thống kê năm 2015, Hà Nội. 126. Tổng cục Thống kê (2016), Báo cáo điều tra lao động và việc làm năm 2014, 2015, quý 1 năm 2016, Hà Nội. 127. Lê Quý Trịnh (2002), Phát triển năng lực trí tuệ của sĩ quan trẻ trong quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quân sự, Hà Nội. 128. Phạm Quốc Trụ (2011), "Hội nhập quốc tế: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn", tại trang [cập nhật ngày 31/8/2011]. 129. Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn (2001), Báo cáo phát triển con người Việt Nam 2001: Đổi mới và sự nghiệp phát triển con người ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 130. Nguyễn Huy Tú (Chủ nhiệm) (1993), Tổng luận về năng khiếu tài năng, Chương trình Khoa học công nghệ nhà nước KX07-18, Đề tài khoa học cấp nhà nước KX 07-18-03, Viện Tâm lý học, Hà Nội. 131. Trần Anh Tuấn (2009), “Tiêu chuẩn công chức và vấn đề năng lực trong quá trình tiếp tục cải cách công vụ, công chức”, Tạp chí Tổ chức Nhà nước, (9), tr.11-15. 132. Nguyễn Đình Tuấn (2009), “Phát triển con người Việt Nam thời kỳ đổi mới từ quan điểm đến hành động”, Tạp chí Nghiên cứu con người, (4), tr.13-23. 133. Nguyễn Đình Tuấn (2014), “Nghiên cứu phát triển con người: Quan điểm, xu hướng và những gợi mở”, Tạp chí Nghiên cứu con người, (1), tr.11-24. 134. Nguyễn Văn Tuấn (2010), Tài liệu học tập về phương pháp dạy học theo hướng tích hợp (chuyên đề bồi dưỡng sư phạm), Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. 163 135. UNDP (2011), Báo cáo phát triển con người năm 2011, công bố vào ngày 9 tháng 11 năm 2011 tại Copenhagen (Đan Mạch). 136. V.I.Lênin (2006), Toàn tập, tập 29, NXB Tiến bộ, Mátxcơva. 137. V.I.Lênin (2005), Toàn tập, tập 38, NXB Tiến bộ, Mátxcơva. 138. V.I.Lênin (2005), Toàn tập, tập 42, NXB Tiến bộ, Mátxcơva. 139. Văn phòng ILO Việt Nam (2014), Bản tin ILO, (9), tháng 9. 140. Lê Văn (2015), "57 nhà sáng chế “chân đất” bán công nghệ tại Techmart quốc tế", tại trang [cập nhật ngày 30/9/2015]. 141. Lê Văn (2017), "Những con số bất ngờ về giáo sư, phó giáo sư Việt Nam", tại trang [cập nhật ngày 11/9/2017]. 142. Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (2013), "Thông tin chuyên đề: Vai trò của giáo dục và đào tạo trong xây dựng nguồn nhân lực và đảm bảo công bằng xã hội", Trung tâm thông tin tư liệu, (4), tr.18. 143. Vũ Thiện Vương (2001), Triết học Mác - Lênin về con người và xây dựng con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. * Tài liệu tiếng Anh 144. Bass B.M. (1990), Handbook of leadership, NewYork: FreePress. 145. Committee of Experts on Public Administration- United Nations (2006), “Definition of basic concepts and terminologies in governance and public administration”, Economic and Social Council, New York, 27-31 March 2006, pp.7-8. 146. Charles Lusthaus, Marie-hélène Adrien, Mark Perstinger (1999), Capacity development: definitions, issues and implications for planning, monitoring and evaluation, Universalia Occasional Paper No 35, pp.5. 147. David Potten (2008), “Learning By Doing: The Japanese PHRD Fund and Capacity Development”, Capacity Development Resource Center - The World Bank, June 2008, Issue No. 27, 164 148. Denyse Tremblay (2002), Adult Education A Lifelong Journey The Competency - Based approach "Helping learners become autonomous", pp.12. 149. Gardner, Howard (1999), Intelligence Reframed "Multiple intelligences for the 21st century". Basicbooks. pp.11. 150. Joe Bolger (2000), Capacity Development: Why, What and How, CIDA, Policy Branch, Vol. 1, No. 1, May 2000, pp.2. 151. Peter Morgan (1998), Capacity and capacity development - some strategies, Policy branch, CIDA, October, 1998. 152. Samuel Otoo, Natalia Agapitova and Joy Behrens (2009), The Capacity Development Results Framework. A strategic and results-oriented approach to learning for capacity development, World bank institude, June 2009. 153. Sen, Amartya K (1999), Development as Freedom, Oxford University Press, Oxford. 154. United nations development programme UNDP (2008), Capacity development practice note, [Published on 04 Jun 2008]. 155. United nations development programme - Capacity development (2010), Measuring capacity, [Published on 22 Jul 2010]. 156. Weinert, F.E. (2001), Comparative performance measurement in schools, Weinheim and Basejl: Beltz Verlag, pp.12.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_van_de_phat_trien_nang_luc_ca_nhan_con_nguoi_viet_na.pdf
  • pdfNgo Thi Nu - tom tat LA dich.pdf
  • pdfTrang thong tin Ngo Thi Nu.pdf
  • pdfTTLA _ Ngo Thi Nu _nop QD.pdf
Tài liệu liên quan