HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGÔ KHẮC SƠN
VẤN ĐỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN TRONG
TƯ TƯỞNG JOHN LOCKE VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI
CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
HÀ NỘI - 2018
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGÔ KHẮC SƠN
VẤN ĐỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN TRONG
TƯ TƯỞNG JOHN LOCKE VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI
CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
VÀ C
162 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 358 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Vấn đề nhà nước Pháp quyền trong tư tưởng john locke và ý nghĩa hiện thời của nó đối với Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
Mã số: 62 22 03 02
Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS Nguyễn Minh Hoàn
HÀ NỘI - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được
trích dẫn đầy đủ theo quy định.
Tác giả
Ngô Khắc Sơn
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ....... 8
1.1. Những công trình nghiên cứu về John Locke, vấn đề nhà nước và
nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và các nhà tư
tưởng liên quan đến tư tưởng của John Locke ........................................ 8
1.2. Những công trình nghiên cứu về nhà nước pháp quyền và nhà nước
pháp quyền Việt Nam ........................................................................... 13
Chương 2: ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG CỦA JOHN LOCKE
VÀ NHỮNG KIẾN GIẢI CỦA ÔNG VỀ VẤN ĐỀ NHÀ NƯỚC ................. 32
2.1. John Locke và những điều kiện, tiền đề cho sự hình thành tư tưởng
của ông .................................................................................................. 32
2.2. Triết học John Locke và những kiến giải của ông về nguồn gốc,
chức năng của nhà nước ........................................................................ 46
Chương 3: VẤN ĐỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN TRONG TƯ TƯỞNG CỦA JOHN LOCKE .. 63
3.1. Quan niệm về nhà nước pháp quyền ...................................................... 63
3.2. Nội dung vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng của John Locke ....... 68
3.3. Ý nghĩa của vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng của John Locke . 97
Chương 4: Ý NGHĨA CỦA VẤN ĐỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN TRONG TƯ
TƯỞNG JOHN LOCKE ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC
PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HIỆN NAY ............... 102
4.1. Quá trình đổi mới nhận thức và kiến tạo nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa của Đảng và Nhà nước ta ................................................... 102
4.2. Kế thừa vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng của John Locke
trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam hiện nay .............................................................................. 109
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 143
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN ............................................................................................. 147
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 148
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Lịch sử xã hội loài người từ trước đến nay trải qua nhiều hình thức nhà
nước khác nhau. Do yếu tố lịch sử - xã hội quy định, mỗi hình thức nhà nước
đều có vai trò lịch sử nhất định. Ngày nay, có thể khẳng định rằng, sự tồn tại
của nhà nước là tối cần thiết. Nhưng, quan trọng và cần thiết hơn là hiệu lực,
hiệu quả mà nó mang lại cho xã hội. Và, để thực hiện được điều đó, không gì
khác hơn, nhà nước phải thực thi tính pháp quyền của nó một cách đầy đủ để
chống lại sự lạm quyền và tùy tiện trong quản lý, điều hành mọi hoạt động
của bộ máy nhà nước. Đó chính là tư tưởng cốt lõi của lý luận về nhà nước
pháp quyền.
Cho đến nay, có thể khẳng định rằng, xét ở hình thức cai trị thì nhà
nước pháp quyền là mô hình tổ chức nhà nước tiến bộ nhất trong lịch sử. So
với lịch sử lâu dài của hình thức nhà nước thần quyền và vương quyền, mô
hình nhà nước pháp quyền xuất hiện chỉ hơn 200 năm. Hiện nay, trên thế giới
chưa nhiều nước tổ chức theo mô hình nhà nước pháp quyền, nhưng xét về xu
thế dân chủ đang được rộng mở, thế giới đang phấn đấu cho một nhà nước
pháp quyền. Tuy nhiên, ngay cả những nước có nền dân chủ lâu đời, khai sinh
ra mô hình nhà nước pháp quyền thì vẫn không đóng khung cho mình một mô
hình gọi là lý tưởng, mà luôn tìm con đường, biện pháp, hướng đi phù hợp với
xu thế phát triển mới của thời đại. Nói thế để thấy rằng, mô hình nhà nước
pháp quyền không phải là cái có sẵn và rập khuôn, mỗi quốc gia - dân tộc tùy
thuộc vào lịch sử của mình, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội
mà xác lập cho mình một mô hình thích hợp và khả dụng nhất có thể.
Ở Việt Nam, trước bài phát biểu của Tổng Bí thư Đỗ Mười tại Hội nghị
lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương khóa VII (29.11.1991), về mặt ngôn từ,
trong các văn bản có tính quyết sách chính trị ở nước ta, thuật ngữ “nhà nước
2
pháp quyền” chưa được sử dụng, nhưng tư tưởng về nhà nước pháp quyền có
thể thấy trong các Hiến pháp năm 1946, 1959, 1992. Đến Hiến pháp năm
1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) và Hiến pháp năm 2013 thì thuật ngữ “nhà
nước pháp quyền” đã được sử dụng và tư tưởng về nhà nước pháp quyền đã
được khẳng định trong nhiều chương, điều.
Trước Đại hội lần thứ VII, trong các Văn kiện và trong ngôn ngữ chính
trị thường ngày, khi nói đến chế độ chính trị, chế độ nhà nước ở Việt Nam,
thuật ngữ “chuyên chính vô sản” thường được sử dụng với dụng ý phân biệt
nhà nước xã hội chủ nghĩa với nhà nước “dân chủ tư sản” ở các nước tư bản
chủ nghĩa... Cách hiểu, cách làm này dẫn đến hiện tượng, trong thực tế, chủ
thể cầm quyền thường nhấn mạnh chuyên chính mà “quên đi” dân chủ; nhấn
mạnh mặt bản chất giai cấp mà chưa chú tâm đến mặt bản chất xã hội của nhà
nước - cụ thể ở đây là yếu tố dân chủ và pháp luật trong quá trình vận hành
quyền lực nhà nước.
Đến Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ (khóa VII, năm 1994),
thuật ngữ “nhà nước pháp quyền” chính thức được sử dụng trong văn kiện của
Đảng với việc khẳng định: “Tiếp tục xây dựng và từng bước hoàn thiện nhà
nước pháp quyền Việt Nam. Đó là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì
nhân dân, quản lý mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật, đưa đất nước phát
triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa” [30, tr.224]. Đây là lần đầu tiên
những nội dung, nguyên tắc, nhiệm vụ của nhà nước pháp quyền Việt Nam
được đề cập một cách chính thức trong các Văn kiện của Đảng. Nó thể hiện
một nhận thức mới mẻ hơn về những vấn đề lý luận trước đây bị cho là “nhạy
cảm”, trong đó có việc tranh cãi “có hay không nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa ?”. Điều này cũng phù hợp với xu thế đổi mới lúc đó, trong đó tiên
phong là đổi mới tư duy lý luận, đưa lý luận gắn với thực tiễn và nhờ đó đã
góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.
“Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội” (Bổ sung, phát triển năm 2011) nêu ra trong Đại hội lần thứ XI, đã khẳng
3
định: xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội “có nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do
Đảng Cộng sản lãnh đạo” [381, tr.70]. Đây là một trong hai đặc trưng mới
thêm vào 6 đặc trưng của Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội nêu ra trong Đại hội lần thứ VII. Cũng với ý nghĩa đó,
Đảng ta xác định “xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân
dân, do nhân dân, vì nhân dân” là một trong những phương hướng chủ yếu
xuyên suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Nó thể hiện một
bước tiến mới của quá trình nhận thức về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
của Đảng Cộng sản Việt Nam, cũng là quyết tâm xây dựng nhà nước pháp
quyền của Đảng, Nhà nước ta.
Như vậy, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được
hiến định và đã được Đảng ta xác lập trong các văn kiện của Đảng (thể hiện
đậm nét nhất trong hai Cương lĩnh xác lập trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội - văn bản có tính tuyên ngôn chính trị của Đảng). Từ đây nó trở thành
một công cụ hữu hiệu, là “cây gậy” định hướng quá trình đổi mới chính trị và
đổi mới mọi mặt đời sống xã hội ở Việt Nam.
Từ nhận thức trên có thể khẳng định rằng: vấn đề nhà nước pháp quyền
trong lịch sử và việc vận dụng tư tưởng nhà nước pháp quyền của một nhà tư
tưởng cụ thể nào vào việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở các quốc gia -
dân tộc luôn là vấn đề lớn, mang tính lịch sử - xã hội.
Định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền nước ta được Đảng ta
khẳng định là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân
dân, vì nhân dân; nhà nước pháp quyền Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác-Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng. Thế nhưng, để xây dựng và
từng bước hoàn thiện mô hình nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì
chúng ta không chỉ dựa hoàn toàn vào cách tiếp cận mác-xít mà phải biết kế
thừa những giá trị tư tưởng nhân loại. Trong đó, nổi lên tư tưởng về nhà nước
4
pháp quyền của John Locke - nhà triết học chính trị vĩ đại không chỉ của châu
Âu mà cả thế giới.
John Locke được xem là người khơi nguồn tri thức cho phong trào
Khai sáng. Trong hệ thống tư tưởng triết học chính trị của ông, tư tưởng về
nhà nước pháp quyền là nổi bật nhất. Tầm mức lớn lao và ảnh hưởng sâu rộng
của vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng của John Locke đã thôi thúc
nhiều nhà nghiên cứu ở nhiều thế hệ trên thế giới khai thác và tìm cách luận
giải để vận dụng trong quá trình tạo lập nhà nước hợp lý, có hiệu quả.
Đề tài Luận án tôi nghiên cứu: “Vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư
tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời của nó đối với Việt Nam” hy vọng
sẽ góp một phần vào sự tìm kiếm và thể nghiệm chung đó.
2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích cách đặt vấn đề của John Locke về nhà nước, làm
rõ những nội dung cơ bản, giá trị và hạn chế của vấn đề nhà nước pháp quyền
trong tư tưởng của John Locke, Luận án kế thừa một cách có chọn lọc giá trị
thực tiễn của nó đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ của đề tài
Thứ nhất, chỉ rõ các điều kiện, tiền đề hình thành tư tưởng của John
Locke về vấn đề nhà nước. Bên cạnh đó chỉ ra mối liên hệ nội tại của hệ
thống triết học của John Locke và tác động của nó đến việc hình thành quan
điểm của John Locke về vấn đề nhà nước.
Thứ hai, xác định những nội dung của vấn đề nhà nước pháp quyền
trong tư tưởng của John Locke, từ đó chỉ ra ý nghĩa của vấn đề nhà nước pháp
quyền trong hệ thống tư tưởng của John Locke.
Thứ ba, chỉ ra những giá trị thực tiễn của vấn đề nhà nước pháp quyền
trong tư tưởng của John Locke cần vận dụng trong quá trình xây dựng và từng
5
bước hoàn thiện các thiết chế chính trị của nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở nước ta hiện nay.
3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
3.1. Cơ sở lý luận của Luận án
Luận án dựa trên cơ sở lý luận về nhà nước của chủ nghĩa Mác-Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng ta, đặc biệt là những những thành tựu lý
luận trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam liên quan đến vấn đề nhà nước pháp
quyền.
3.2. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Kết hợp phương pháp nghiên cứu lịch sử triết học với các phương pháp
nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử
như: lôgic - lịch sử, so sánh - đối chiếu, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa,
trừu tượng hóa, văn bản học...
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án lấy vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng của John
Locke làm đối tượng nghiên cứu, chủ yếu tập trung vào 4 vấn đề cơ bản là: tư
tưởng quyền lực thuộc về nhân dân, tính thượng tôn pháp luật, tư tưởng phân
chia quyền lực, vấn đề quyền con người, quyền công dân.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Luận án chủ yếu dựa vào tác phẩm “Khảo luận thứ hai về chính quyền
– Chính quyền dân sự” John Locke viết năm 1689, do Lê Tuấn Huy dịch sang
tiếng Việt, Nhà xuất bản Tri thức xuất bản năm 2007.
(Tác phẩm “Khảo luận thứ nhất về chính quyền” chưa được dịch sang
tiếng Việt, nó được in chung trong “Two Treatises of Government: In The
Former the False Principles and Foundation of Sir Robert Filmer and His
Followers, are Detected and Overthrown. The Latter is An Essay Concerning
the True Original Extent and End of Civil Government” London: Awnsham
6
and John Churchill. 1698. Trong “Khảo luận thứ nhất về chính quyền” Locke
chủ yếu phê phán cách thức bảo vệ chủ nghĩa chuyên chế vương quyền trên
quan điểm “thần trị” của Sir Robert Filmer (1588 - 1653) qua tác phẩm “Nền
gia trưởng, hay là quyền lực tự nhiên của vua chúa” (Patriacha, or the natural
power of Kings) xuất bản năm 1680. Tác phẩm này (theo dịch giả Lê Tuấn
Huy) chưa luận bàn nhiều đến chính quyền dân sự).
- Phạm vi thời gian và không gian nghiên cứu: quá trình xây dựng nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1991 đến nay.
5. Đóng góp của Luận án
Luận án đi sâu phân tích một cách có hệ thống những nội dung cơ bản
cấu thành vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng của John Locke. Chỉ ra
những giá trị, hạn chế của từng nội dung.
Luận án kế thừa những giá trị cốt lõi, hạt nhân hợp lý trong quan niệm
của John Locke về vấn đề nhà nước pháp quyền – những điểm tương đồng
với quan niệm mác-xít để vận dụng trong quá trình xây dựng và từng bước
hoàn chỉnh mô hình nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
6. Ý nghĩa của Luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận án là công trình nghiên cứu chuyên sâu và có tính hệ thống vấn đề
nhà nước pháp quyền trong tư tưởng của John Locke, bổ sung, làm phong phú
thêm lý luận về nhà nước pháp quyền nói chung và rút ra ý nghĩa của nó đối
với việc xây dựng và từng bước hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận án là tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên sau đại học,
những nhà nghiên cứu quan tâm đến triết học phương Tây nói chung, triết học
chính trị nói riêng và những ai nghiên cứu về mô hình nhà nước pháp quyền
trên thế giới và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
7
Luận án cũng có thể là tư liệu tham khảo cho những nhà hoạch định
đường lối, nhà lãnh đạo trong việc tìm kiếm, thể nghiệm con đường, biện
pháp xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân
dân, do nhân dân, vì nhân dân ở Việt Nam hiện nay.
7. Bố cục của Luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục Tài liệu tham khảo, nội dung
của Luận án được kết cấu làm 4 chương, 9 tiết.
8
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ JOHN LOCKE, VẤN ĐỀ
NHÀ NƯỚC VÀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN TRONG TƯ TƯỞNG JOHN LOCKE
VÀ CÁC NHÀ TƯ TƯỞNG LIÊN QUAN ĐẾN TƯ TƯỞNG CỦA JOHN LOCKE
Samuel Enoch Stump & Donald C. Abel trong Nhập môn triết học
phương Tây [77] đã giới thiệu dưới dạng bài đọc một cách khái lược chương
II, chương VII, chương IX tác phẩm Khảo luận thứ hai về chính quyền của
John Locke. Mặc dù trình bày hết sức sơ lược trong 4 trang nhưng Bài đọc
này đã khái quát được logic của tác phẩm, qua việc bắt đầu lịch sử xã hội từ
trạng thái tự nhiên, đến việc giải thích vì sao con người cần phải tham gia vào
xã hội chính trị qua việc ký kết với nhau bản khế ước để ủy quyền cho nhà
nước thay mình thực thi và bảo vệ các quyền tự nhiên của mình, đồng thời chỉ
ra mục đích của xã hội chính trị và chính quyền là để bảo vệ “mạng sống,
quyền tự do và tài sản” của các công dân trong nhà nước. Logic trình bày của
tác giả đã giúp tôi hệ thống hóa được những vấn đề cốt lõi trong tác phẩm
Khảo luận thứ hai về chính quyền của John Locke, nhất là trong tìm hiểu và
luận giải về nguồn gốc và bản chất của nhà nước.
Lê Tuấn Huy trong Triết học chính trị Montesquieu với việc xây dựng
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam [51] đã chỉ ra những đóng
góp của Montesquieu về tinh thần pháp quyền và những nguyên tắc để thực
thi nó. Nội dung tư tưởng của Montesquieu có những điểm thống nhất với
John Locke, có những điểm bổ sung, hoàn thiện tư tưởng của John Locke,
cũng có những điểm chưa vượt qua quan niệm của John Locke về pháp
quyền. Tuy nhiên, quan trọng hơn, những tư tưởng ấy của nhà tư tưởng vĩ đại
9
Montesquieu cùng với John Locke là những gợi mở tuyệt vời có thể kế thừa
trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nguyễn Thị Hồi trong Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước với việc
tổ chức bộ máy nhà nước ở một số nước [49] đã giành 30 trang (từ trang 44-
73) để trình bày và phân tích tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước (phân
quyền) của John Locke, chủ yếu là trong tác phẩm “Hai chuyên luận về chính
quyền”. Trong sách, tác giả phân tích mối quan hệ, giới hạn và sự phụ thuộc
giữa cơ quan lập pháp và hành pháp, quyền lực lập pháp và quyền lực hành
pháp theo quan niệm của Locke. Bên cạnh đó, tác giả còn phân tích, chỉ ra
mối quan hệ, sự phụ thuộc giữa quyền hành pháp và liên bang theo quan niệm
của Locke, về đặc quyền hành động của chính phủ, về sự tan rã của chính
quyền khi quyền lực bị lạm dụng. Trong các mối quan hệ đó, tác giả cũng chỉ
ra quan niệm nhất quán, xuyên xuốt của John Locke về vai trò tối thượng của
nhân dân, vai trò quyết định của nhân dân trong các mối quan hệ công việc
của chính quyền và các cơ quan quyền lực nhà nước. Có thể khẳng định, phần
nghiên cứu về John Locke trong sách này là sâu nhất trong các nghiên cứu về
John Locke khi tác phẩm “Two treatises of Government” chưa được dịch sang
tiếng Việt. Logic các vấn đề tác giả giới thiệu trong sách đã bao quát nội dung
chính yếu của tác phẩm “Khảo luận thứ hai về chính quyền – Chính quyền
dân sự” do Lê Tuấn Huy dịch sau này (2007). Đây là nội dung rất gần nội
dung Luận án của tôi.
Đinh Ngọc Thạch trong bài viết Một số tư tưởng triết học chính trị của
Gi.Lốccơ: Thực chất và ý nghĩa lịch sử [85] đã trình bày tư tưởng về nhà
nước pháp quyền với tư cách sản phẩm tất yếu của xã hội công dân, về quyền
con người, về mối quan hệ giữa quyền và luật pháp, về sự phân quyền trong
quyền lực nhà nước, về sự tự do của công dân trong quan niệm của John
Locke và có đặt trong sự so sánh với quan điểm của các nhà triết học trước và
10
sau ông. Trong bài viết, tác giả đã khẳng định quan điểm của John Locke:
“nhà nước là sự kế thừa và củng cố các quyền con người đã có trong trạng
thái tự nhiên”. Đây là tư tưởng cốt yếu của John Locke và là sự dẫn dắt quan
trọng và xuyên suốt toàn bộ tư tưởng về vấn đề nhà nước pháp quyền của
John Locke. Điều khẳng định này đã nói lên thực chất vấn đề nhà nước pháp
quyền trong tư tưởng của John Locke và là một gợi ý quan trọng cho tôi trong
định hướng nghiên cứu vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng của John
Locke trong Luận án.
Dagobert D. Runes trong Lịch sử triết học từ cổ đại đến cận hiện đại
[16] dù chỉ giới thiệu về John Locke trong hơn 1 trang sách nhưng đã đưa ra
nhiều khẳng định quan trọng: (1) “Có một sự kiện không thể chối cãi được là
những mầm mống của bản tuyên ngôn độc lập Mỹ nằm trong tập thứ hai của
cuốn Two Treatises on Government (Hai khái luận về chính quyền của John
Locke)” [16, tr.335], (2) “Trong nhiều thập niên của thế kỷ 18, người Mỹ rất
có lý khi cho mình là những người thừa kế ý chí chính trị của Locke, điều mà
người ta xao lãng ở Anh, quê hương của triết gia. Chủ nghĩa tự do Anh đã
mạnh lên khi trở lại với Locke, mà những ý tưởng, với Montesquieu và
Voltaire là trung gian, đã chinh phục nước Pháp và sau đó đã thấm đượm tinh
thần của Hà Lan và Scandinavia” [16, tr.335-336]. Hai khẳng định trên của
tác giả đã nói lên tầm vóc lớn lao và ảnh hưởng của tư tưởng John Locke đối
với nhiều quốc gia và nhiều nhà tư tưởng lỗi lạc sau ông. Điều này đã giúp tôi
mở rộng góc nhìn về những đánh giá giá trị và hạn chế cũng như tầm ảnh
hưởng của tư tưởng John Locke trong lịch sử nhân loại.
Trần Văn Phòng, Nguyễn Thanh Hải trong Tư tưởng của J.Locke về
tính chủ thể của nhân dân đối với chính quyền [68] đã trình bày những nội
dung cơ bản của tư tưởng về chính quyền của John Locke. Trong bài, các tác
giả đã phân tích một cách có hệ thống quá trình ra đời, tồn tại, tổ chức hoạt
11
động của các cơ quan quyền lực trong chính quyền dân sự và đặc biệt nhấn
mạnh quan điểm cốt lõi trong tư tưởng về chính quyền của John Locke, đó là
vai trò tối thượng của nhân dân, quyền lực của nhân dân trong chính quyền
dân sự. Các tác giả cũng nêu bật được những giá trị mang tính thời đại và
những hạn chế cơ bản trong tư tưởng về chính quyền của John Locke. Đây là
những gợi ý quan trọng cho tôi trong quá trình làm Luận án.
Nguyễn Thị Châu Loan trong Luận án Tiến sĩ Triết học chính trị J.J.
Rousseau và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở
Việt Nam hiện nay [58] đã trình bày quan niệm của Rousseau về triết học
chính trị và những quan niệm nền tảng về triết học chính trị của Rousseau như
quan niệm về quyền tự nhiên, về nguồn gốc của sự bất bình đẳng, về ý chí
chung, về chủ quyền tối cao, về khế ước xã hội Đặc biệt, Luận án trình bày
một cách cơ bản tư tưởng của Rousseau về nhà nước pháp quyền với quan
điểm đây là thiết chế thực hiện các quyền tự nhiên của con người và nó được
cụ thể hóa thông qua phương thức tổ chức, phân định, phân chia và kiểm soát
quyền lực nhà nước – dù là được cụ thể hóa như thế nhưng Rousseau khẳng
định quyền lực nhà nước là không thể phân chia, do nó là quyền lực của nhân
dân giao cho nhà nước nên nhà nước không có quyền phân chia – đây là cốt
lõi của tư tưởng tập quyền không được nhiều nhà nước pháp quyền tư sản kế
thừa. Trong nội dung tư tưởng về triết học chính trị và nhà nước pháp quyền
của Rousseau có những quan niệm gần giống với John Locke, kế thừa và phát
triển vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng của John Locke. Thế nên
nội dung Luận án có giá trị tham chiếu đối với Luận án của tôi. Luận án của
tôi đi sâu nghiên cứu vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng của John
Locke với những quan niệm ban đầu còn chưa đầy đủ, rõ ràng như Rousseau
nhưng đã mang tính hệ thống, tính cách mạng triệt để. Có thể khẳng định, tư
tưởng của John Locke về vấn đề nhà nước pháp quyền đã tạo nguồn cảm
12
hứng và khai mở tư tưởng của các nhà Khai sáng sau này, trong đó có
Rousseau, Motesquieu.
Nguyễn Đăng Dung trong Nguyên tắc quyền lực nhà nước thống nhất,
có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa ba quyền theo tinh thần của
Hiến pháp năm 2013 [20] đã khẳng định rằng: từ lâu học thuyết phân quyền
“đã trở thành xương sống của việc tổ chức quyền lực nhà nước khắp nơi trên
thế giới” [20, tr.3]. Tác giả đã phân tích và luận giải rằng: sự thống nhất
quyền lực nhà nước nằm trong sự phân quyền và việc tổ chức tốt các chức
năng lập pháp, hành pháp, tư pháp. Tinh thần này đã từng được John Locke
và Montesquieu khẳng định. Đồng thời, tác giả còn phân tích mối quan hệ tác
động qua lại giữa cơ quan lập pháp và hành pháp, xem nó như là cơ sở để tạo
nên sự thống nhất và kiểm soát quyền lực. Từ đó, tác giả đi đến việc khẳng
định phải xác lập một nền hành pháp mạnh, kể cả việc hành pháp can thiệp
vào lập pháp. Đây là lý lẽ đã được John Locke phân tích. Việc này cũng cần
thiết ở Việt Nam hiện nay. Ở góc độ này thì có thể khẳng định rằng: cơ chế
phân quyền theo tư tưởng của John Locke đáng để chúng ta lưu tâm trong
việc xác lập phương thức phân công, phối hợp, kiểm soát giữa ba cơ quan
quyền lực nhà nước, nhất là giữa cơ quan lập pháp và hành pháp.
Nguyễn Đình Tường, Lê Văn Tùng trong Vấn đề giáo dục đạo đức qua
một số lý thuyết triết học giáo dục phương Tây [102] đã phân tích các lý
thuyết giáo dục đạo đức trong lịch sử triết học phương Tây, trong đó các tác
giả có dẫn ra tư tưởng tabula rasa của John Locke, xem như là luận điểm gốc
của chủ nghĩa hành vi (Behaviorism) trong giáo dục. Dẫn ra luận điểm của
John Locke trong tác phẩm Một số tư tưởng giáo dục (Some Thoughts
concerning Education – còn dịch là Một số suy nghĩ về giáo dục - tg) viết năm
1693: “sự trải nghiệm về việc học (và thực hành) là cơ sở của hiểu biết và
chúng thể hiện ra một cách khác nhau ở những cá nhân khác nhau Giáo dục
đạo đức là con đường đưa trẻ em đến đức hạnh, lịch thiệp và học tập” [102,
13
tr.70]. Quan điểm này ngoài việc khẳng định sự cần thiết của giáo dục đối với
việc hoàn thiện nhân cách của con người, nó còn thể hiện chủ nghĩa duy
nghiệm trong quan niệm của John Locke. Quan điểm nhận thức luận này của
ông đã được thống nhất từ trước và nó có tác động rất lớn đến những trải
nghiệm thực tiễn của ông, giúp ông đúc rút thực tiễn nước Anh thành những
lý luận vượt thời đại, nhất là trong các quan niệm về nhà nước của ông.
Đỗ Thị Kim Hoa trong Quyền con người trong tư tưởng của John
Locke về nhà nước [45] đã phân tích quan niệm của John Locke về các quyền
tự nhiên của con người như: quyền sống, quyền tự do, quyền sở hữu, quyền
bình đẳng và khẳng định rằng: việc đảm bảo thực hiện các quyền này là “cơ
sở cho sự tồn tại của chính quyền dân sự. Nó phản ánh chân thực sự hiện diện
của một nhà nước pháp quyền. Phải có được sự đảm bảo các quyền đó thì nhà
nước mới là nhà nước pháp quyền” [45, tr.57]. Qua phân tích nội dung tư
tưởng các quyền con người theo quan niệm của John Locke, tác giả cũng chỉ
ra những giá trị và hạn chế trong quan niệm này của John Locke, cuối cùng đi
đến khẳng định: “Mặc dù còn mang những hạn chế về mặt thế giới quan, hạn
chế của lịch sử, nhưng những tư tưởng của ông đã góp phần làm giàu có thêm
kho tàng lý luận về nhà nước pháp quyền của nhân loại” [45, tr.63].
1.2. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN
VÀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM
Lê Minh Quân trong Mối quan hệ giữa việc xây dựng nhà nước pháp
quyền với sự phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa [72] đã
luận giải mối quan hệ biện chứng giữa nhà nước pháp quyền với sự phát triển
của xã hội thông qua những dẫn chứng trong lịch sử tư tưởng về nhà nước
pháp quyền nhân loại. Từ đó tác giả khẳng định tính tất yếu của việc xây dựng
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Trên cơ sở những kiến
giải đó, tác giả đã đề xuất những phương hướng cơ bản giải quyết mối quan
hệ giữa việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa với sự phát triển
14
của xã hội Việt Nam. Đây là những cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn quan
trọng khẳng định là “có” nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và nó đang
được xây dựng ở Việt Nam, rằng nó là giá trị của nhân loại, không phải là
“đặc sản” của nhà nước tư sản, nhà nước xã hội chủ nghĩa cũng có thể kế thừa
và phát triển trong quá trình xây dựng, củng cố và hoàn thiện mô hình của nhà
nước mình. Luận án này rất có giá trị tham khảo, nhất là ở những kiến giải,
kết luận về mối quan hệ biện chứng giữa xây dựng nhà nước pháp quyền với
phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đỗ Quang Khắc trong Thực thi quyền lực chính trị của nhân dân lao
động trong tiến trình đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay [54] đã
phân tích một cách khá cơ bản thực trạng thực thi quyền lực chính trị của
nhân dân lao động ở nước ta trong thời kỳ đổi mới; chỉ ra nguyên nhân của
những hạn chế trong việc thực thi quyền lực đó và bước đầu đề xuất một số
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi quyền lực chính trị của nhân dân
lao động ở nước ta. Luận án đã nêu lên một vấn đề bức thiết trong xây dựng
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nội dung lý luận của
Luận án có những gợi ý quan trọng cho Luận án của tôi. Từ Luận án này tôi
nhận thức rằng: quyền lực chính trị của nhân dân trong nhà nước xã hội chủ
nghĩa là rất rộng, trong đảm bảo xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì càng rộng lớn, không chỉ dừng lại trong phạm
vi hệ thống chính trị. Thế nên, bên cạnh hệ thống chính trị, trong nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyền lực của nhân dân còn phải thể
hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - chính trị - xã hội.
Nguyễn Đăng Thông trong Nâng cao hiệu quả thực hiện chức năng
giai cấp và chức năng xã hội của nhà nước trong quá trình xây dựng nhà
nước pháp quyền ở nước ta hiện nay [93] đề cập đến việc thực hiện chức năng
giai cấp và chức năng xã hội của nhà nước nói chung và Nhà nước xã hội chủ
15
nghĩa ở nước ta nói riêng - nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Từ cơ sở lý luận đó, Luận án nêu, luận giải tính chất, nội dung của nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đồng thời đề xuất những nhân tố đảm
bảo cho việc thực hiện chức năng giai cấp và chức năng xã hội của nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Không dừng lại ở đó, tác giả còn nêu
ra những tồn tại và hạn chế trong việc thực hiện chức năng giai cấp và chức
năng xã hội của Nhà nước ta thời gian qua, qua đó cũng đề xuất những giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện chức năng giai cấp và chức năng
xã hội trong quá trình xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam. Cách tiếp cận vấn đề của Luận án rất hợp lý và có tính
thực tiễn. Đến nay, dù thực tế nước ta đã thay đổi và đạt được nhiều kết quả
nhưng cách tiếp cận và vấn đề nghiên cứu của Luận án vẫn luôn có giá trị.
Vũ Anh Tuấn trong Vai trò của pháp luật trong việc đảm bảo công
bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay [101] đã đưa ra quan niệm về công bằng xã
hội và luận chứng ý nghĩa của nó trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta. Tác giả
đã khẳng định rằng: để đảm bảo công bằng xã hội trong quá trình đổi mới ở
nước ta phải dựa trên nền tảng pháp luật, đảm bảo tính tối thượng của pháp
luật trong thi hành các chính sách xã hội. Tác giả tiếp cận nghiên cứu vấn đề
dưới góc độ lý luận về pháp luật, thông qua việc nghiên cứu, phân tích, khái
quát những cái riêng, cái đặc thù của các luật đơn lẻ để khẳng định cái chung,
cái phổ biến – vai trò của pháp luật trong quá trình thực hiện công bằng xã hội
ở Việt Nam. Hướng tiếp cận nghiên cứu này phản ánh một khía cạnh của vấn
đề nhà nước pháp quyền – tính thượng tôn pháp luật, là mặt rất...ớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ngày nay, trong bối cảnh nước ta hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng,
tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng và từng bước hoàn
thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với việc phát
31
huy quyền làm chủ của nhân dân thì việc xây dựng và từng bước hoàn thiện
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân
dân trên cơ sở quan điểm mác-xít và sự kế thừa một cách có chọn lọc tư tưởng
phi mác-xít nói chung, vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John
Locke nói riêng là một kênh tham khảo quan trọng trong quá trình đổi mới
nhận thức, tư duy và từng bước hoàn thiện thể chế nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa và các thiết chế chính trị ở nước ta hiện nay.
32
Chương 2
ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG
CỦA JOHN LOCKE VÀ NHỮNG KIẾN GIẢI CỦA ÔNG
VỀ VẤN ĐỀ NHÀ NƯỚC
2.1. JOHN LOCKE VÀ NHỮNG ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ CHO SỰ HÌNH
THÀNH TƯ TƯỞNG CỦA ÔNG
2.1.1. John Locke – cuộc đời và sự nghiệp
John Locke (1632-1704) là một nhà triết học duy vật người Anh. Trong
lịch sử tư tưởng nhân loại, ông được đánh giá là người có nhiều cống hiến to
lớn trong các lĩnh vực từ triết học cho đến chính trị và pháp luật. Từ phương
diện này, ông được xem là một nhà tư tưởng khởi nguồn cho các cuộc cách
mạng dân chủ tư sản. Ba cuộc cách mạng tư sản lớn của thế kỷ XVII và
XVIII: Cách mạng Anh, Cách mạng Mỹ và Cách mạng Pháp đều bắt rễ từ
trong tư tưởng về “pháp quyền tự nhiên” của John Locke.
John Locke sinh 29.8.1632 tại Wrington, một làng nhỏ ở Somerset,
nước Anh trong một gia đình Thanh giáo. Cha ông hành nghề luật sư tại nông
thôn và đã từng tham gia phong trào Nội chiến ủng hộ phe Nghị viện chống
lại vua Charles I trong phe của Cromwell (1599 - 1658). Gia đình ông vốn
không giàu có nhưng nhờ sự bảo trợ của một nghị sĩ địa phương thân tín với
gia đình nên Locke được học hành chu đáo.
Năm 1647, Locke vào học trường Westminster ở London - trường
trung học hàng đầu nước Anh.
Năm 1652, Locke học trường Christ Church của Đại học Oxford -
trường đại học hàng đầu tại Oxford.
Năm 1656, Locke tốt nghiệp Cử nhân. Đến 1658 ông nhận học vị Thạc
sĩ văn chương.
Từ 1659, Locke được nhận làm giảng viên dạy tiếng Hy Lạp và môn
hùng biện tại trường Đại học Oxford.
33
Từ 1661, Locke bắt đầu theo học ngành Y và kết bạn với bác sĩ David
Thomas. Qua David Thomas, Locke lại quen biết và trở thành bạn thân của
Lord Ashley, tức Bá tước Shaftesbury - người giàu có nhất nước Anh, người
có chân trong chính quyền và là lãnh tụ của nhóm đối lập với vua Charles II
trong Nghị viện.
Từ 1666, Locke làm thư ký cho Ashley. Khi Ashley thuyết phục
Charles II thành lập Ủy ban thương mại và thuộc địa thì Locke trở thành thư
ký của ban này.
Năm 1688, Locke trở thành Hội viên Hội Hoàng gia Anh.
Từ 1674, khi Ashley rời khỏi chính trường thì Locke quay lại Đại học
Oxford hoàn thành chương trình Cử nhân Y khoa. Sau đó ông sang Pháp để
nghiên cứu Triết học, Chính trị học và tiếp xúc với nhiều nhà tư tưởng vĩ đại
lúc bấy giờ.
Năm 1679, Ashley quay lại chính trường thì Locke từ Pháp trở về Anh.
Năm 1681, Bá tước Shaftesbury bị vào tù do vận động (bất thành)
thông qua một dự luật nhằm loại trừ Quốc vương James II và ngăn chặn em
của ông kế vị. Sau đó ông được tha nhưng lại cùng với Đảng Quê hương của
mình lập kế hoạch ám sát anh em James II. Lần này cũng không thành công
nên Bá tước Shaftesbury chạy sang Hà Lan vào tháng 11.1682 và chết ở đó
tháng 1.1683.
Là thư ký thân tín của Bá tước Shaftesbury nên Locke cũng sang Hà
Lan sống lưu vong vào năm 1683. Tại Hà Lan, Locke tham gia cố vấn cho
William Orange - con rể của James II, và vạch kế hoạch ủng hộ William
thành Hoàng đế nước Anh.
Cuộc Cách mạng vinh quang năm 1688 thành công, Locke trở về Anh
trên du thuyền của Công nương Mary - hoàng hậu nước Anh, cùng William
Orange bấy giờ đã là Vua nước Anh.
34
Sau khi trở về Anh, Locke tiếp tục tham gia hoạt động chính trị và viết,
xuất bản nhiều tác phẩm quan trọng, đưa ông lên hàng tư tưởng gia lừng danh
trong lịch sử tư tưởng nhân loại. Có thể kể đến những tác phẩm lớn như:
Hai khảo luận về chính quyền (1689)
Luận về sự hiểu biết của con người (1689)
Thư về lòng khoan dung (1689)
Lá thư thứ hai về lòng khoan dung (1690)
Lá thư thứ ba về lòng khoan dung (1692)
Lá thư thứ tư về lòng khoan dung (xuất bản sau khi Locke mất)
Một số suy nghĩ về giáo dục (1693)
Tính hợp lý của Ki-tô giáo (1695)
Biện hộ tiếp theo cho tính hợp lý của Ki-tô giáo (1695)
Thuyết trình về phép màu của Chúa (xuất bản sau khi Locke mất)
Con đường của trí tuệ (xuất bản sau khi Locke mất)
Năm 1696, Ban thương mại và thuộc địa được phục hồi, Locke giữ
chức Ủy viên nhưng lại có vai trò quan trọng hàng đầu.
Năm 1700, Locke về hưu, sống tại Oates, Essex cùng với Quý bà
(Lady) Masham - một người bạn thân thiết.
Ngày Chúa nhật 28.10.1704, thời tiết giá lạnh của mùa đông nước Anh
đã tiếp sức cho chứng hen suyển mãn tính, đưa Locke thanh thản “về với
Chúa” trên chiếc ghế bành của mình. Cái chết của Locke như Lady Masham
tuyên đọc: “thật sự kính tín, nhưng tự nhiên, dịu dàng và giản dị”.
Sinh ra và được giáo dục trong một gia đình Thanh giáo sùng đạo sâu
sắc. Lúc trẻ tuổi đến đại học được học trong những ngôi trường bậc nhất nước
Anh. Sau đó tham gia và giữ vai trò quan trọng trong đời sống chính trị sôi
động của nước Anh. Cuối đời chết thanh thản bên người phụ nữ thân thiết
nhưng không phải là vợ (Quý bà Masham). Cuộc đời Locke là những chuỗi
thăng trầm bất tận.
35
Tác phẩm chính của John Locke về chính trị là cuốn “Khảo luận thứ hai
về chính quyền - Chính quyền dân sự”. Trong tác phẩm này, ông đã trình bày
những nội dung căn bản về triết học chính trị của mình và những giá trị rút ra
từ tác phẩm đó đã đưa ông trở thành ông tổ của chủ nghĩa tự do chính trị.
Tuy nhiên, tư tưởng của ông dù rất cách mạng nhưng chưa rõ ràng và
đầy đủ như Marcel Prélot nhận xét: “nếu chúng được cụ thể hóa hay đúng
hơn, nếu nhờ vào một thiên tài khác thì chúng sẽ trở thành đối tượng của một
“khai sáng thứ hai” ảnh hưởng đến dư luận của Toàn thế giới” [14, tr.514].
Quả không sai, Voltaire, Rousseau, Montesquieu, Alexander Hamilton, James
Madison, Thomas Jefferson là những nhà “khai sáng thứ hai”. Cùng với
Cách mạng tư sản Pháp, Cách mạng tư sản Mỹ đã nâng tầm mức của Locke
lên, tư tưởng của ông ghi dấu ấn trong hầu hết các cuộc cách mạng tư sản, ảnh
hưởng đến nhiều người và đến nhiều hệ thống tư tưởng và thực tiễn chính trị
ở nhiều quốc gia tư bản chủ nghĩa sau này.
2.1.2. Điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội tác động trực tiếp đến việc
hình thành vấn đề nhà nước pháp quyền trong hệ tư tưởng của John Locke
Nước Anh là một đảo quốc, trong đó đảo lớn nhất là đảo Đại Britain,
nằm biệt lập với phần châu Âu lục địa, diện tích 244.100 km². Đảo Đại
Britain phân thành ba khu vực: Anh và Bắc Ireland, Scotland và Xứ Wales.
Về chính trị, Anh và Bắc Ireland cấu thành Vương quốc liên hiệp Anh.
Điều kiện tự nhiên của nước Anh vô cùng thuận lợi so với châu Âu lục
địa do được bao bọc bởi biển nhưng mùa đông thì không lạnh dưới -10°C,
mùa hè thì không quá 32°C. Trong nội địa thì hệ thống sông ngòi chằng chịt.
Lịch sử nước Anh bắt đầu từ thời “Rừng đá” Salisbury - thời đồ đá
mới, khoảng 2900 - 2500 TCN và trải qua quá trình biến động phức tạp với
nhiều cuộc xâm lược từ bên ngoài và nội chiến bên trong. Đến thời Cận đại,
người Anh đã đi khắp thế giới bằng đường biển để khảo sát địa lý và tiến
36
hành giao thương, buôn bán với bên ngoài. Từ thế kỷ XVI trở đi, trung tâm
mậu dịch thế giới từ Địa Trung Hải đã chuyển về Đại Tây Dương, trong đó
nước Anh trở thành trung tâm của nền văn minh thế giới.
Do vị trí địa lý thuận lợi, nước Anh phát triển hoạt động kinh tế từ rất
sớm. Đến cuối thế kỷ XVI, thời Nữ hoàng Elizabeth của vương triều Tudor
thì nước Anh là nước phát triển nhất châu Âu.
Thời Elizabeth, những phát minh kỹ thuật mới được áp dụng vào nông
nghiệp làm cho kỹ thuật canh tác phát triển nhanh, năng suất lao động tăng
lên, đời sống xã hội có nhiều biến đổi lớn. Công nghiệp thời kỳ này cũng phát
triển, nước Anh nổi tiếng với ngành dệt, khai thác than... Thời kỳ này các
công ty tư nhân cũng đã hình thành với hai hình thức: công ty qui ước và công
ty cổ phần, tiến hành giao dịch trên toàn thế giới.
Về kết cấu xã hội: từ thời kỳ đầu vương triều Tudor cho đến thời
Elizabeth thì địa vị, thân phận, đẳng cấp của mọi người được quy định dựa
trên tài sản, thành phần xuất thân, nghề nghiệp, phương thức sống... Trong đó,
tài sản, đặc biệt ruộng đất là điều kiện để tạo nên địa vị xã hội.
Giáo chủ William Harrison, năm 1577 chia xã hội Anh thành 4 đẳng cấp:
Đẳng cấp thứ nhất, gồm: thân sĩ (đứng đầu là quốc vương), sau đó là
quý tộc, kỵ sĩ và hương thân. 4 thành phần này chiếm lĩnh một lượng đất đai
lớn, có lúc chiếm ½ đất đai của nước Anh.
Đẳng cấp thứ hai: dân tự do thành thị, thị dân có đặc quyền công dân.
Đẳng cấp thứ ba: Yeomanry - nông dân tự do có thu nhập 40 bảng một
năm, là người thuê đất của thân sĩ để thành lập nông trường.
Đẳng cấp thứ tư là: những người làm công nhật, làm mướn, bị người
khác thống trị.
Năm 1600, Thomas Smith chia người Anh thành 5 đẳng cấp: quý tộc,
thị dân tự do, Yeomanry, thợ thủ công, công nhân nông nghiệp. Quý tộc gồm
37
hai loại: Đại quý tộc (Công, Hầu, Bá, Tử, Nam), Tiểu quý tộc (kỵ sĩ, hương
thân). Những người hành nghề luật sư, học giả, cha cố, quan lại cũng thuộc
đẳng cấp thứ nhất.
Năm 1603, Nữ hoàng Elizabeth qua đời, do không có con thừa kế ngai
vàng nên sau bà vương triều Tudor kết thúc. James IV, quốc vương Scotland
lên kế vị, lấy hiệu là James I, bắt đầu nền thống trị của vương triều Stuart.
Dưới thời vương triều Stuart, số lượng hương thân ngày càng tăng lên,
tài sản và quyền lực của họ cũng tăng theo. Nghị viện lúc này cũng tăng dần
ảnh hưởng và lấn át vương quyền. Thanh giáo vốn bị trấn áp dưới thời
Elizabeth thì bây giờ không ngừng phát triển, trở thành một thách thức đối với
vương quyền.
Do James I vốn sinh trưởng ở Scotland nên thiếu hiểu biết về nền văn
hóa chính trị Anh, đặc biệt là thiếu hiểu biết về chế độ nghị viện Anh nên mâu
thuẫn kịch liệt với nghị viện và do thiếu kinh nghiệm nên không thể khống
chế nổi Hạ viện và thường rơi vào thế bị động trong việc giải quyết mối quan
hệ giữa quốc vương và nghị viện.
James I luôn dùng lý luận thần quyền để bảo vệ vương quyền nhưng
trong thực thi chính sách thì dựa vào nghị viện để lập pháp và thu thuế. Vì
thế, nhân dân Anh cho rằng, chính phủ Anh là chính phủ hỗn hợp do quốc
vương và nghị viện cấu kết với nhau mà thành. Quốc vương, Thượng viện, Hạ
viện dựa vào nhau, hạn chế nhau mà không bài xích nhau.
Năm 1625, James I qua đời, Charles I kế vị, nhưng là người nhu nhược,
mất uy tín, thiếu nhạy bén, xa rời dân chúng... nên gặp nhiều rắc rối.
Rắc rối lớn nhất Charles I gặp phải là mâu thuẫn với nghị viện, khi ông
cho rằng: quân quyền là do thần ban cho nên quốc vương phải đứng trên nghị
viện. Nghị viện thì cho rằng: người Anh sinh ra là đã có tự do, quyền lực của
nghị viện là đã có từ trong lịch sử, bắt đầu từ thời “Đại hiến chương” năm
1215, nó không thể tùy ý bị chà đạp. Sau đó Charles I giải tán nghị viện và từ
38
1629 - 1640, Charles I thực hiện nền thống trị chuyên chế không nghị viện.
Như vậy, nguyên tắc “vua dưới luật pháp và quyền lợi tự do của nhân dân” kể
từ phong trào Đại hiến chương đã bị xâm hại.
Rắc rối nữa Charles I gặp phải là mâu thuẫn với người Anh trong vấn
đề tôn giáo. Năm 1633, Charles I đưa Laud - con một người thợ may lên làm
Giáo chủ Canterbury. Laud đã thi hành chính sách bức hại tín đồ Thanh giáo,
thủ tiêu tín đồ, giải tán hoạt động của Thanh giáo, lập tòa án tôn giáo... Bên
cạnh đó thì tạo mọi điều kiện tăng cường quyền lực và uy danh của Giáo chủ,
mục sư Thiên Chúa giáo nhằm khôi phục việc chiếm lại ruộng đất của Giáo
hội. Hành động này làm nhân dân Anh lo sợ Thiên Chúa giáo sẽ hồi phục, thế
là nhân dân Anh tiến hành cuộc đấu tranh phản đối chủ nghĩa giáo quyền và
chống nền quân chủ chuyên chế. Từ đây nền thống trị của Charles I bị lung lay.
Năm 1639, Scotland tấn công Anh nhưng do tài chính cạn kiệt, Charles
I không thể chống cự lại được, đành ký hòa ước với Scotland và quay sang
tìm sự ủng hộ trong nước để chống lại Scotland bằng cách lập nghị viện sau
11 năm vắng bóng, vào tháng 3.1640. Nghị viện mới thành lập đã chỉ trích
Charles I và cự tuyệt thảo luận về thu thuế. Tức giận, Charles I giải tán nghị
viện (13.4.1640) khi chỉ mới tồn tại được ba tuần. Sau đó chiến tranh giữa
Anh và Scotland tiếp tục. Dưới áp lực có tiền để ký hòa ước với Scotland và
đòi hỏi thành lập nghị viện của các giai tầng trong xã hội nên Charles I buộc
phải thành lập nghị viện vào ngày 3.11.1640. Nghị viện này thông qua nhiều
pháp lệnh tước bỏ quyền lực của nhà vua. Tuy nhiên, trong nghị viện cũng
chia ra nhiều phe phái và mâu thuẫn với nhau nên dẫn đến suy yếu. Từ đó
Charles I lạm quyền và càng làm mất đi sự ủng hộ của dân chúng. Thấy tình
thế bất lợi, Charles I tuyên bố: nghị viện đã chống lại nhà vua và phải bị trừng
trị. Cách mạng tư sản Anh bùng nổ.
Trong cách mạng tư sản, lực lượng cách mạng của nhà vua và nghị viện
đều tương đồng về thành phần xã hội, đều có quý tộc, hương thân, nhà buôn,
39
tiểu nông, thợ thuyền. Lính của hai bên chủ yếu là nông dân - những tá điền
của quý tộc bị buộc phải đi lính.
Ranh giới phân chia lực lượng hai bên là tôn giáo. Phái ủng hộ quốc
giáo thì cũng ủng hộ nhà vua, phái phản đối quốc giáo thì ủng hộ nghị viện.
Do đó, cách mạng tư sản Anh còn được gọi là cách mạng tôn giáo, đặc điểm
nổi bật của nó là chính trị hóa tôn giáo và tôn giáo hóa chính trị.
Khẩu hiệu của cách mạng là “tự do”. Đây là đòi hỏi bức thiết của nhân
dân Anh từ thời Đại hiến chương. Nghị viện đã giương cao khẩu hiệu này nên
hiệu triệu được người dân Anh đứng về phía mình làm cách mạng. Nghị viện
với danh nghĩa là nhân dân yêu cầu chủ quyền, xóa bỏ chế độ chuyên chế.
Tinh thần cách mạng của nghị viện là phù hợp với tinh thần của nhân dân và
thời đại nên thắng lợi của nó là tất yếu. Như thế là sứ mạng của vương quyền
chuyên chế đã kết thúc. Cách mạng tư sản Anh kết thúc.
Sau Cách mạng tư sản, nhận thấy quân đội không còn tác dụng nên
nghị viện yêu cầu giải tán quân đội và vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ phía
quân đội, đứng đầu là Cromwell - vị công thần của cách mạng. Sự đối lập
giữa quân đội và nghị viện ngày càng nghiêm trọng và dẫn đến bạo lực. Nghị
viện bị phân tán nên suy yếu và bị quân đội khống chế. Cùng lúc đó phong
trào đấu tranh đòi giai cấp tư sản thực hiện lời hứa với nhân dân khi làm cách
mạng tăng cao khiến giai cấp tư sản dưới sự điều hành của quân đội đã đàn áp
nhân dân, thủ tiêu nền cộng hòa. Nước Anh lại từ chế độ cộng hòa khôi phục
lại nền quân chủ. Cromwell từ địa vị nhà bảo trợ đã trở thành kẻ độc tài, nắm
trong tay mọi lực lượng quân đội, tài chính, luật lệ...
Nền bảo hộ độc tài của Cromwell đã làm cho tình hình càng tồi tệ hơn.
Làn sóng đấu tranh của quần chúng vẫn không ngừng lan rộng, kinh tế đình
trệ và suy thoái. Sau khi Cromwell mất, các tướng lĩnh không ủng hộ con ông
là Richard Cromwell, còn đại tư sản và quý tộc mới thì không tin tưởng sức
mạnh của chính quyền bảo hộ và muốn thay thế bằng chính phủ khác. Ngày
40
25.4.1660, nghị viện mới ra đời lấy tên là “Hội nghị quốc dân”. Ngày
25.5.1660, lực lượng bảo hoàng đưa Charles II - con Charles I lên làm vua,
triều đại Stuart được phục hồi.
Thời kỳ phục hồi vương triều, quốc vương và nghị viện ở vào thế cân
bằng, nhà vua không có quyền lập pháp nhưng có quyền phủ quyết dự luật
của nghị viện, nhà vua phụ trách hành chính, nghị viện nắm tài chính... Vì
quyền lực giữa nhà vua và nghị viện cân bằng nên bên nào cũng ngấm ngầm
giành giật vị thế cao hơn. Lạm dụng quyền lực, từ 1660 - 1681, Charles II bốn
lần lập mới và giải tán nghị viện. Từ 1681 đến khi mất 1685, Charles II trị vì
không có nghị viện.
Năm 1685, James II - em trai Charles II lên nối ngôi nhưng cũng trị vì
được 3 năm, vì cũng giống như những vị vua trước, vương triều Stuart không
bao giờ chịu chia sẻ quyền lực với nghị viện để duy trì chế độ quân chủ nghị
viện mà muốn khôi phục chế độ quân chủ chuyên chế. Vì thế, giai cấp tư sản
luôn thấy vương triều Stuart là mối đe dọa địa vị chính trị và tài sản của mình
nên “bắt tay nhau” lật đổ James II để đưa người ủng hộ giai cấp mình lên.
Ngày 30.7.1688, bảy lãnh tụ quý tộc bí mật họp bàn với nhau và viết
một lá thư gửi sang Hà Lan yêu cầu William Orange - quốc vương Hà Lan -
chồng của Công nương Mary - con vua James II, dẫn quân sang giúp nước
Anh bảo vệ tự do. Cuộc “Cách mạng vinh quang” thắng lợi, William Orange
lên làm vua nước Anh, hiệu là William III.
Cuộc Cách mạng vinh quang 1688 đã xóa bỏ hoàn toàn chế độ quân
chủ chuyên chế, lập nên chế độ quân chủ lập hiến ở nước Anh, quyền lực tối
cao từ tay nhà vua giờ đây chuyển sang nghị viện - gồm những đại biểu tư sản
và quý tộc giàu có. Cuộc Cách mạng vinh quang đã thay đổi chính thể nước
Anh một cách hòa bình, đem lại tự do cho giai cấp tư sản, quý tộc và toàn thể
nhân dân Anh.
41
John Locke - chứng nhân lịch sử và là người tham gia trực tiếp vào những
biến động lớn của nước Anh thời kỳ trước và trong Cách mạng vinh quang. Ông
là người đầu tiên đặt nền móng cho lý luận tự do và là người thầy của William
Orange nên có ảnh hưởng to lớn đến cuộc Cách mạng vinh quang.
Đánh giá về John Locke và cuộc cách mạng này, Mác nhận xét: “Locke
là con đẻ của sự thỏa hiệp giai cấp năm 1688... Cuộc đảo chính này đã phục
vụ cho thắng lợi của các quan hệ tư bản - tư sản và đảm bảo cho các quan hệ
đó bằng một nền quân chủ lập hiến phụ thuộc vào nghị viện” [7, tr.737].
Tuy thế, tư tưởng về nhà nước của ông trong tác phẩm “Khảo luận thứ
hai về chính quyền - Chính quyền dân sự” (1689) là kết quả của sự trải
nghiệm xương máu của ông và là chân lý đúc rút từ những quy luật của lịch
sử. Nhờ đó, nó góp phần tạo nên sự ổn định cho nền chính trị nước Anh từ
sau Cách mạng vinh quang và đưa nước Anh bước vào cuộc Cách mạng công
nghiệp, sáng tạo ra nền văn minh mới cho nhân loại.
2.1.3. Tiền đề lý luận cho sự hình thành tư tưởng của John Locke
về vấn đề nhà nước pháp quyền
Nhìn trong toàn bộ lịch sử của loài người, "Nhà nước như một dấu
ngoặc đơn của lịch sử” (tên gọi của một cuốn sách xuất bản vào cuối thế kỷ
XX). Vì rằng, xã hội loài người đã trải qua hàng triệu năm, song nhà nước thì
mới xuất hiện chỉ có mấy nghìn năm, như tiên đoán của C.Mác, với tiến trình
lịch sử, nhà nước rồi sẽ tiêu vong, còn xã hội loài người sẽ tiếp tục tồn tại và
phát triển.
Tuy chỉ là “một dấu ngoặc đơn của lịch sử”, nhưng ngay từ khi xuất
hiện, nhà nước lại là một tiêu điểm về sự quan tâm của con người và các cộng
đồng người. Lịch sử các tư tưởng triết học - tất nhiên vào thời kỳ đó, có lẽ nổi
rõ vẫn là triết học phương Tây, từ thời cổ đại đến thời đại của John Locke, đã
phản ánh trong đó những tri thức chung nhất của nhân loại về nguồn gốc, bản
chất... và các loại hình tổ chức nhà nước.
42
Việc nghiên cứu lịch sử triết học, lịch sử các học thuyết chính trị và
pháp luật trên thế giới, cho phép khẳng định một cách xác đáng rằng: sự phôi
thai các tư tưởng đầu tiên của nhân loại về nhà nước đã có cội nguồn lịch sử
từ rất lâu đời.
Chẳng hạn, ngay từ các thế kỷ IX - VI trước công nguyên (TCN) các
nhà tư tưởng của Hy Lạp cổ đại đã quan niệm: sự khẳng định các nguyên tắc
công bằng, pháp chế và một cuộc sống vĩnh hằng bao giờ cũng gắn liền với
quyền năng của các thiên thần trên núi Olympia (đứng đầu là thần Zeus –
Dớt). Lúc bấy giờ, trong các trường ca của Homer (thế kỷ VIII TCN), đặc biệt
là hai trường ca nổi tiếng thế giới "Ilyad" (I-li-át) và "Odyssey" (Ô-đi-xê),
thần Zeus được mô tả như một đấng tối cao ban phát công lý chung và trừng
trị nghiêm khắc những kẻ gây nên bạo lực hoặc những kẻ phán xét bất công.
Dần dần, những quan niệm của Homer đã được tiếp tục phát triển trong các
sáng tác của "bảy nhà thông thái" ở Hy Lạp cổ đại (vào các thế kỷ VII-VI
TCN) - Falex, Pittakos (Pit-tác, 666 - 586 TCN), Periandros (Pe-ri-an-đrơ,
627 - 586 TCN), Bias (Bi-ant), Kleobulos (Kle-ô-bul), Hillon (Hi-lông), và
nhất là Solon (Xô-lông, 638-559 TCN) - nhà lập pháp; nhà hoạt động nhà
nước, cải cách nổi tiếng của Athens và được coi là người sáng lập ra nền dân
chủ Hy Lạp cổ đại. Trong đó, các quan điểm về pháp chế, pháp luật như là
những cơ sở tồn tại của nhà nước đã được đề cập và thực hành.
Tuy nhiên, với tư cách là những giá trị làm cơ sở cho việc giải thích
nguồn gốc và các loại hình nhà nước thời cổ đại, phải kể đến những đóng góp
của Herodotus (Hê-rô-đốt), Socrates, Platon, Aristote đến Ciceron.
Herodotus (480 - 425 TCN hay 485 - 420 TCN) - là một sử gia biên
niên. Thời cổ đại đã ban cho ông danh hiệu “Người cha của môn lịch sử” và
“Người cha của chính trị học” vì rằng chính ở ông người ta thấy tư liệu đầu
tiên chính xác trong đó phân biệt và so sánh các loại chính phủ khác nhau.
Ông là người đầu tiên rút ra những đặc trưng ưu, khuyết điểm của mỗi loại thể
43
chế khi so sánh ba loại thể chế khác nhau: Quân chủ trị, Quí tộc trị và Dân
chủ trị. Chính ông đã tạo cơ sở đầu tiên cho chính trị học đi tìm một loại hình
thể chế chính trị tốt nhất, khắc phục được những hạn chế và phát triển những
tính tích cực của ba loại hình thể chế cơ bản nói trên.
Socrates (469 - 399 TCN) - triết gia, một trong những nhân vật nổi
tiếng nhất của lịch sử tư tưởng nhân loại. Là người ủng hộ triệt để tư tưởng
pháp chế. Ông cho rằng: công lý ở trong sự tuân thủ pháp luật hiện hành; sự
công minh và sự hợp pháp đều là một; nếu không tuân thủ thì cũng không thể
có nhà nước và trật tự pháp luật; nếu như các công dân của nhà nước nào tuân
thủ pháp luật thì nhà nước đó sẽ vững mạnh và phồn vinh.
Platon (427 - 347 TCN) - học trò của Socrates, một trong những nhà tư
tưởng vĩ đại nhất của thời cổ đại, cũng như trong toàn bộ lịch sử triết học, lịch
sử các học thuyết chính trị với những tác phẩm: “Nhà nước”, “Pháp luật”,
“Nhà chính trị”.... Trong đó ông chỉ rõ hoạt động xét xử là để bảo vệ pháp
luật; nhà nước sẽ ngừng tồn tại nếu như trong nhà nước ấy, các tòa án không
được tổ chức một cách thoả đáng. Việc xét xử theo Platon là hướng đến bảo
vệ lẽ phải, bảo vệ sự công bằng cho tất cả mọi người. Ông nói: ta nhìn thấy sự
diệt vong của nhà nước, mà trong đó pháp luật không có sức mạnh và ở dưới
quyền lực của ai đấy.
Aristote (384 - 322 TCN) - “Nhà tư tưởng vĩ đại nhất của thời cổ đại”,
học trò của Platon, người đã trực tiếp tiếp tục phát triển và làm sâu sắc hơn các
quan điểm chính trị - pháp luật của thầy mình. Theo ông, yếu tố cấu thành cơ
bản trong luật là sự phù hợp của tính đúng đắn về chính trị của nó với tính pháp
quyền. Nếu không tuân theo pháp luật mà còn chà đạp lên pháp luật, nếu mưu
toan thống trị bằng bạo lực thì dĩ nhiên là mâu thuẫn với tư tưởng pháp quyền.
Ciceron (106 - 43 TCN) - nhà luật học, hoạt động nhà nước và hùng
biện nổi tiếng, tác giả của một loạt các công trình khoa học “về nhà nước”,
“về những đạo luật” và “về các nghĩa vụ”. Ông đã đưa ra nhiều quan điểm
44
tiên tiến, như: người hoạt động trong các lĩnh vực nhà nước cần phải sáng
suốt, công minh, có khả năng hùng biện và hiểu biết những nguyên lý cơ bản
của pháp luật mà nếu như thiếu các kiến thức đó thì không ai có thể công
minh được; các đạo luật do con người quy định phải phù hợp với tính công
minh và quyền tự nhiên, vì sự phù hợp (hay không) ấy là tiêu chuẩn để đánh
giá tính công minh (hay không) của chúng... Đặc biệt, Ciceron đã nêu lên
nguyên tắc có tính chất bắt buộc về sự tối cao của luật trong nhà nước: “Tất
cả mọi người đều phải ở dưới hiệu lực của pháp luật”.
Nếu như thời cổ đại, tư tưởng triết học, chính trị nảy nở và chứa đựng
nhiều yếu tố tiến bộ, cách mạng thì sang thời Trung cổ, kéo dài suốt 11 thế kỷ
nhưng tư tưởng triết học, chính trị dường như tiến rất chậm chạp, đôi khi còn
thụt lùi so với thời cổ đại. Thời Trung cổ nổi lên tư tưởng chủ yếu của hai vị
Thánh - Augustine và Thomas d’Aquinas.
Augustine (354 - 430) - nhà giáo phụ lớn, nhà thần học nổi tiếng được
Giáo hội Ki-tô phong Thánh. Sinh ra trong thời nền văn minh La Mã sụp đổ,
là người bảo vệ trung thành những tín điều Ki-tô, Augustine đã chống lại tư
tưởng “an phận” của người Hy Lạp cổ đại khi cho rằng: công dân cần phải
tuân lệnh của chính quyền và chiến đấu trong các cuộc chiến tranh chính
nghĩa chứ không nên “trông chờ, ỷ lại” vào nhà nước. Ông còn cho rằng, nhà
nước của mọi công dân không phải là “Thành quốc lý tính” như các thành
bang của Hy Lạp mà là “vương quốc vĩnh hằng” ở bên ngoài trần thế, những
chính quyền trần thế giúp duy trì hòa bình và thực thi luật pháp là do Thượng
đế trao cho.
Thomas d’Aquinas (1225 - 1274) - Thánh Thomas (Tô-ma) - nhà triết
học kinh viện lớn, nhà siêu hình học tài ba thời Trung cổ. Đồng tình với quan
điểm của Aristote, Thomas cho rằng, con người là động vật có tính xã hội và
chính trị, có ước vọng được sống trong xã hội nên con người tất yếu sẽ tìm ra
những nguyên tắc để cai trị. Với tư cách là một hữu thể có lý tính và có ý
45
thức, con người sẽ dùng “luật tự nhiên” - có sẵn, và “nhân luật” - mang tính
thế tục, do nhà nước lập ra từ những luật tự nhiên, để cai trị. Ông cho rằng,
nếu nhà cai trị độc tài, làm khác luật tự nhiên thì sẽ bị nhân dân lật đổ, đó là
điều chính đáng. Tư tưởng về “pháp quyền tự nhiên” này của Thomas sau này
được Locke và nhiều nhà tư tưởng khác kế thừa và làm sâu sắc hơn.
Sang thời Phục hưng, ánh sáng của thời cổ đại đã “quay lại” xua tan đi
đêm trường Trung cổ. Lúc này, những tín điều kinh viện bị xem xét lại, tư
tưởng về thần thánh, Thượng đế được đẩy xuống hàng thứ yếu, nhường chỗ
cho những tư tưởng mới lạ về nhà nước và vai trò của nó đối với công dân, về
nghệ thuật cai trị... Trong đó nổi lên tư tưởng của Machiavelli với “Quân
vương” và Hobbes với “Leviathan” (Thủy quái).
Niccolo Machiavelli (1469 - 1527) - là một nhà chính trị thực tế, là
người làm cho chính trị bộc lộ những thuộc tính vốn có của nó như nó “đang
thế” và “phải thế”. Ông cho rằng, đạo lý của chính trị không giống đạo lý của
tôn giáo, nhà chính trị có thể dùng bất cứ thủ đoạn nào để đạt được kết quả, kể
cả ám sát; và rằng, quyền lực chỉ mang lại sự ổn định và thịnh vượng khi nó
được thực thi một cách tàn nhẫn. Ông nói: một nhà cai trị cần sự xảo quyệt
của một con cáo, sự dũng mãnh và can đảm của con sư tử. Ông ủng hộ nền
cộng hòa và không mơ mộng viển vông về chức năng của nhà nước khi cho
rằng: sự an nguy của chính quyền quan trọng hơn luân lý của nó.
Thomas Hobbes (1588 - 1679) - nhà triết học chính trị đầu tiên thời
hiện đại. Ông ủng hộ quan điểm của Machiavelli khi cho rằng, chính trị cần
được giải phóng khỏi tôn giáo để tránh khỏi cực đoan, quá khích và nội chiến.
Về nhà nước, ông cho rằng, nó không phải do Thượng đế sắp đặt, cũng chẳng
tự nhiên mà có, nhà nước là một sản phẩm nhân tạo và thiết yếu. Ông còn cho
rằng, bản tính con người là “vị kỷ”, chỉ muốn vun vén cho mình mà ít quan
tâm đến người khác nên khi hợp quần lại trong “trạng thái tự nhiên” thì luôn
cạnh tranh với nhau, mà sản vật thì khan hiếm nên con người luôn dùng bạo
46
lực để cư xử với nhau theo nguyên tắc “cách tự vệ tốt nhất thường là tấn công
trước” làm cho “trạng thái tự nhiên” trở nên khủng khiếp đối với tất cả mọi
người. Lối thoát duy nhất cho tất cả mọi người, theo Hobbes là phải thỏa
thuận với nhau cùng tuân theo “luật tự nhiên” để bảo toàn cho tất cả, bằng
cách ký kết với nhau một “khế ước xã hội”, ủy quyền cho xã hội hành động
hướng đến cái chung, ngăn chặn xung đột...
Những quan niệm về nhà nhà nước, tổ chức nhà nước, luật pháp trong
lịch sử tư tưởng nhân loại từ thời cổ đại cho đến thời Phục hưng – cận đại mà
Locke sống đã ảnh hưởng không nhỏ đến các quan niệm về nhà nước của
John Locke, xét ở một khái cạnh nào đó nó còn là tiền đề tư tưởng cho những
quan niệm về nhà nước của ông.
Tuy nhiên, tất cả những tiền đề tư tưởng trên đều là yếu tố khách quan
bên ngoài, nó gián tiếp ảnh hưởng đến tư tưởng của John Locke. Nhờ thiên tư
bẩm sinh, nhờ sự thông tuệ và trải nghiệm qua thực tiễn nước Anh đương thời
đã giúp ông chắt lọc những “hay – dở” của lịch sử tư tưởng nhân loại để đúc
kết, nâng lên, làm mới những tư tưởng đã có thành cái riêng của mình. Ở đây,
nhân tố chủ quan thuộc về tố chất cá nhân là yếu tố quyết định việc hình
thành quan điểm triết học và quan điểm chính trị - xã hội của John Locke. Tư
tưởng về nhà nước nói chung, vấn đề nhà nước pháp quyền nói riêng là một
trong những minh chứng.
2.2. TRIẾT HỌC JOHN LOCKE VÀ NHỮNG KIẾN GIẢI CỦA ÔNG VỀ
NGUỒN GỐC, CHỨC NĂNG CỦA NHÀ NƯỚC
John Locke được biết đến là nhà triết học theo trường phái chủ nghĩa kinh
nghiệm Anh. Đóng góp lớn nhất của ông cho lịch sử tư tưởng nhân loại là trong
lĩnh vực nhận thức luận và vấn đề về nguồn gốc, chức năng của nhà nước.
2.2.1. Về nhận thức luận
Trong lĩnh vực nhận thức luận, Locke được xem là người đặt nền tảng
cho thuyết duy nghiệm Anh với quan niệm nổi tiếng về “tabula rasa” và cấu
47
trúc của kinh nghiệm và quá trình nhận thức. Không chỉ vậy, phương pháp
của ông còn được Hégel đánh giá là: “Khoa học nói chung và nhất là các khoa
học kinh nghiệm, bởi nguồn gốc của mình, phải mang ơn phương pháp của
Locke” [110, tr.285].
2.2.1.1. Nguyên lý tabula rasa
Locke cho rằng: “Khi sinh ra, tinh thần con người chính là một tờ giấy
trắng (hay “tabula rasa”) và chỉ có thể sở đắc được nhận thức cơ bản về thế
giới thông qua các giác quan” [14, tr.64]. ...c tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa năm 1966. Bên cạnh đó, nhiều
quyền mới được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013 đáp ứng những yêu cầu
mới về quyền con người nảy sinh trong thời kỳ đổi mới đất nước (Điều 22,
34, 43) và hội nhập quốc tế (Điều 17, 22, 41, 42) của Việt Nam.
Thứ tư, Hiến pháp năm 2013 có những tiến bộ vượt bậc về đổi mới
nhận thức, thể hiện trong cách dùng thuật ngữ, thay các cụm từ “nhà nước
bảo đảm”, “nhà nước tạo điều kiện”, “nhà nước khuyến khích” trong các
bản Hiến pháp trước bằng cụm từ “mọi người có quyền”, “công dân có
quyền” Điều này đã thể hiện sự cam kết đảm bảo thực hiện quyền con
người, quyền công dân, trách nhiệm pháp lý của Nhà nước trước Nhân dân và
các cam kết quốc tế mà ta đã ký kết.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Trưởng Ban soạn thảo Hiến
pháp năm 2013 khẳng định:
Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được đề
cao, được đưa lên vị trí trang trọng hàng đầu trong Hiến pháp
(Chương II). Đó vừa là kế thừa Hiến pháp năm 1946 do Chủ tịch
Hồ Chí Minh - Trưởng ban soạn thảo; vừa thể hiện nhận thức mới,
đầy đủ, sâu sắc hơn trong việc thể chế hóa quan điểm của Đảng và
nhà nước ta về đề cao nhân tố con người, coi con người là chủ thể,
nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển [744, tr.19].
Những nội dung trên đây thể hiện rất rõ quan điểm của Đảng, Nhà nước
ta về Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Đây là những
nội dung cơ bản định hình phương thức, nội dung giáo dục và tổ chức thực
141
hiện có hiệu quả quyền con người, quyền công dân trong thời gian tới. Những
quy định về Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong
Hiến pháp năm 2013 là nền tảng để Đảng, Nhà nước ta tiếp tục đổi mới quan
điểm, phương hướng giáo dục, thực hiện quyền con người, quyền công dân
nhằm làm cho toàn dân hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình đối với xã hội.
* Tiểu kết chương 4:
Có thể khẳng định rằng, quá trình tìm kiếm, kiến tạo, thể nghiệm mô
hình nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nước ta là một quá trình gian
nan, đầy khó khăn, phức tạp. Việc đứng trên lập trường mác–xít để xác lập,
định hình nhà nước pháp quyền (– vốn được xem là “đặc sản” của chủ nghĩa
tư bản) xã hội chủ nghĩa quả là một cuộc đấu tranh tư tưởng lớn của Đảng,
Nhà nước và nhân dân ta. Rõ ràng, không phải may mắn mà chúng ta tìm ra
mô hình này, cũng không phải nhờ may mắn mà chúng ta đạt được những
thành tựu khá đáng kể trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân hiện nay; mà nó là kết quả của một
quá trình phát triển lý luận và cải tạo thực tiễn theo đúng quy luật khách quan
của nó. Điều này thể hiện trong các bản Hiến pháp từ năm 1946 cho đến
2013, trong quá trình đổi mới tư duy của Đảng qua các kỳ Đại hội. Thế
nhưng, chúng ta chưa tự bằng lòng với những thành tựu đã đạt được mà luôn
suy tư, trăn trở với cả lý luận và thực tại xây dựng nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa Việt Nam. Việc đứng trên lập trường mác–xít, đồng thời kế
thừa có chọn lọc tư tưởng tiến bộ, hợp lý của nhân loại, trong đó có tư tưởng
của John Locke về vấn đề nhà nước pháp quyền trong xây dựng nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quan điểm xuyên xuốt của Đảng và
Nhà nước ta.
John Locke là nhà tư tưởng Khai sáng vĩ đại, người đã phục hưng
những tư tưởng pháp quyền hợp lý thời cổ đại và khai mở những giá trị pháp
quyền mới của những nhà nước cụ thể. Ông là người đặt những viên gạch đầu
142
tiên xây dựng nền móng của nhà nước pháp quyền tư sản. Vấn đề nhà nước
pháp quyền trong tư tưởng của John Locke có nhiều điểm tương đồng với mô
hình nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhất là trong cách
phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan quyền lực nhà nước. Vì vậy,
việc kế thừa những hạt nhân hợp lý từ di sản lý luận và thực tiễn tổ chức nhà
nước pháp quyền của nhân loại, trong đó có tư tưởng của John Locke về vấn
đề nhà nước pháp quyền là một trong những cách để tạo “sự phát triển rút
ngắn” trong tổ chức các cơ quan quyền lực nhà nước trong nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.
Cốt lõi của việc kế thừa vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng
của John Locke trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam hiện nay trong Luận án vẫn thống nhất với ba nguyên tắc: quyền lực
thuộc về nhân dân, tính thượng tôn pháp luật, vấn đề đảm bảo quyền con
người. Trong vấn đề phân chia quyền lực thì nguyên tắc phân quyền của John
Locke không phù hợp với thực tiễn tổ chức quyền lực trong nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chương này chỉ lưu tâm vận dụng những
điểm hợp lý Locke chỉ ra trong cơ cấu, nguyên tắc vận hành và mối quan hệ
hữu cơ giữa cơ quan lập pháp và hành pháp. Với cơ quan tư pháp, dù Locke
chưa bàn đến nhưng là một bộ phận quan trọng trong cơ cấu quyền lực giữa
ba cơ quan nên nó được đặt ngang hàng với cơ quan lập pháp và hành pháp,
giúp cân bằng quyền lực và đảm bảo các nguyên tắc pháp quyền trong nhà
nước pháp quyền nói chung, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
nói riêng.
143
KẾT LUẬN
Lý giải về nguồn gốc ra đời nhà nước, Locke cho rằng, trong một thời
kỳ dài nhân loại sống trong trạng thái tự nhiên, con người được hoàn toàn tự
do, được làm tất cả những gì mình muốn, mọi việc được hành xử theo luật tự
nhiên. Thế nhưng, sống trong trạng thái tự nhiên con người cũng gặp vô số
những bất tiện, mà hậu quả là sẽ dẫn đến trạng thái chiến tranh và tình trạng
nô lệ - sự tha hóa của trạng thái tự nhiên. Và để hạn chế tình trạng tha hóa
này, con người buộc phải lý kết với nhau bản khế ước, nhượng một số quyền
tự nhiên của mình lại để trao cho xã hội chính trị, xã hội dân sự - đó là nguồn
gốc ra đời nhà nước.
Thế nhưng, có nhà nước rồi, theo Locke vẫn chưa đủ, nhà nước đó phải
được vận hành như thế nào, nhà nước đó phải mang lại hiệu lực, hiệu quả trong
quá trình cai trị. Để đạt được điều này thì quyền lực nhà nước phải được phân
chia để không cơ quan nào được độc quyền, toàn quyền. Cách thức phân công
quyền lực nhà nước theo John Locke là: lập pháp làm luật; hành pháp thi hành
luật; quyền liên hiệp (sau này là tư pháp) là phụ thuộc cơ quan hành pháp. Theo
Locke, lập pháp phải đứng trên hành pháp, quyền của cơ quan lập pháp phải cao
hơn quyền của cơ quan hành pháp, chính quyền phải bị hạn chế để tránh lạm
quyền, vai trò của chính quyền là tối thiểu. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng, chính
quyền được đặc quyền hành động trong một số trường hợp, khi cơ quan hành
pháp chưa có luật điều chỉnh, hoặc trong những trường hợp khẩn cấp. Đó là sự
phân quyền và phụ thuộc giữa cơ quan lập pháp và hành pháp.
Trong hoạt động của cả nhà nước và công dân trong xã hội chính trị, xã
hội dân sự, Locke cho rằng tất cả phải dựa trên nền tảng pháp luật, bởi pháp
luật được làm ra trên cơ sở ý chí chung, là công cụ để bảo vệ mọi công dân
nên nó là cơ sở điều chỉnh mọi quan hệ giữa nhà nước và công dân, giữa các
144
công dân trong nhà nước. Đây là nguyên tắc pháp quyền quan trọng trong
hành xử của công dân và nhà nước. Không ai được phép vi phạm nguyên tắc
này, kể cả những người trực tiếp làm ra nó.
Một trong những cống hiến xuất sắc và quan trọng nhất trong tư tưởng
pháp quyền của John Locke là luôn đặt nhân dân ở vị trí tối thượng. “Nhân
dân là tối thượng” - đó là cội rễ và ngọn nguồn xuyên suốt toàn bộ vấn đề nhà
nước pháp quyền trong tư tưởng của John Locke. Xuất phát từ nền tảng này
mà ông đã phác thảo dưới dạng khái lược nhất mô hình tổ chức nhà nước sao
cho hoạt động có hiệu lực, hiệu quả mà các nhà tư tưởng sau này đã hoàn
thiện nó và áp dụng vào thực tiễn tổ chức nhà nước ở các nước có nền dân
chủ phát triển. Đó là nhà nước mà trong đó, nhân dân là người có quyền lực
tối cao, quyền lực này không phải do ai ban tặng mà xuất phát từ các quyền tự
nhiên thiêng liêng bất khả xâm phạm của con người; quyền lực của nhà nước
chẳng qua chỉ là do nhân dân ủy quyền thông qua việc ký với nhau bản khế
ước, khi đi vào xã hội chính trị, xã hội dân sự thì các quyền này không mất đi
mà nó chỉ ẩn vào trong chính quyền và nếu chính quyền vi phạm khế ước thì
dân sẽ đòi lại quyền của mình và giao cho người khác xứng đáng hơn...
Vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng của John Locke dù mới
chỉ dừng lại ở dạng ý tưởng nhưng nó đã đặt nền móng cho chủ nghĩa tự do
chính trị, đưa đến sự ra đời của học thuyết nhà nước pháp quyền hiện đại, là
đề tài tranh luận sôi nổi của triết học chính trị, khoa học pháp lý suốt mấy
trăm năm nay. Đúng như nhận xét của Marcel Prélot là: các tư tưởng của
Locke chưa đạt tới một trình độ luân thiện cũng như một sự phát triển rộng rãi
của một hệ tư tưởng rõ ràng và đầy đủ do những hạn chế về mặt lịch sử và
thời đại; nhưng những sự “khai sáng thứ hai” của những nhà tư tưởng hậu
sinh đã nâng tầm những tư tưởng của Locke lên, đưa nó thành những tư tưởng
mang giá trị toàn nhân loại, mà có thể khẳng định rằng: không nền dân chủ
145
nào, không nhà nước pháp quyền nào mà không mang chở trong mình ít nhiều
tinh thần nhân văn, nhân đạo, tiến bộ của tư tưởng John Locke. Từ Locke đã
nảy nở toàn bộ những tư tưởng pháp quyền tốt đẹp sau này.
Nếu nói nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh có một phần tích
hợp tinh hoa văn hóa phương Tây, cụ thể là các nhà Khai sáng thì trong đó,
Người cũng kế thừa ít nhiều tư tưởng pháp quyền của Locke, nhất là tư tưởng
“nhân dân là tối thượng”. Vì thế, Người luôn nhất quán trong tư tưởng và
hành động quan điểm “dân là gốc”, xem quyền lực của nhân dân cao hơn
quyền lực của nhà nước, quyền lực nhà nước là do dân ủy thác mà có nên cán
bộ nhà nước không phải là “quan” mà là “công bộc” của dân. Hồ Chí Minh
cho rằng, nếu Chính phủ mà làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ. Tư
tưởng này thật trùng hợp với tư tưởng cách mạng của Locke khi ông cho rằng:
sự tan rã của chính quyền cũng khách quan như sự ra đời của nó, khi chính
quyền bị tha hóa, bị lạm dụng, không còn thỏa mãn nhu cầu của người dân
nữa thì dân có quyền rút lại khế ước đã ký kết và lập nên chính quyền mới
theo ý mình.
Tư tưởng “dân là gốc” của Hồ Chí Minh được cụ thể hóa trong điều
đầu tiên của bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
“Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không
phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”. Sau này khi bước
vào xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân
dân, vì nhân dân, nguyên tắc này vẫn được giữ vững. Điều 2 Hiến pháp năm
2013 ghi: “1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. 2.
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả
quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp
công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”.
146
Hẳn nhiên, để những điều đó trở thành hiện thực là cả một quá trình nỗ
lực không ngừng của toàn Đảng, toàn dân, toàn hệ thống chính trị. Mọi nỗ lực
và hành động chân chính hướng đến xây dựng và hoàn thiện thể chế nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân
rõ ràng là phải bắt đầu từ việc phát huy dân chủ, kế đến là nâng cao chất
lượng, hiệu quả của bộ máy nhà nước để phục vụ nhân dân ngày càng tốt
hơn..., cuối cùng là đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng để không chệch hướng.
Tuy vậy, việc xây dựng và hoàn thiện thể chế nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở nước ta hiện nay không
đóng khung ở những nội dung đó mà còn cần phải có nhiều sự nghiên cứu sâu
hơn cả về lý luận và thực tiễn. Hiến pháp năm 2013 đã mở ra những vấn đề lý
luận mới và hoàn thiện hơn về mặt thể chế của mô hình nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Với truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước mấy ngàn năm của
một dân tộc anh hùng, bất khuất; với sự lãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt, tài tình
của Đảng Cộng sản Việt Nam trong gần 90 năm qua; dưới ánh sáng của Đại
hội lần thứ XII, tin tưởng rằng dân chủ sẽ được phát huy hơn nữa, nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân sẽ được
củng cố vững chắc để “Vinh quang đời đời thuộc về dân tộc Việt Nam văn
hiến và anh hùng!”.
147
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Ngô Khắc Sơn (2013), “Những tương đồng và khác biệt giữa nhà
nước pháp quyền tư sản với nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”, Tạp chí
Sinh hoạt lý luận, (3), tr.15-17.
2. Ngô Khắc Sơn (2016), “Bàn thêm về nhà nước pháp quyền và tiến
trình đổi mới nhận thức về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
của Đảng ta”, Tạp chí Sinh hoạt lý luận, (8), tr.28-31.
3. Ngô Khắc Sơn (2017), “Tư tưởng của John Locke về kiểm soát quyền
lực”, Tạp chí Lý luận chính trị điện tử, tại trang
luanchinhtri.vn/home/index.php/dien-dan/item/1936-tu-tuong-cua-john-locke-
ve-kiem-soat-quyen-luc.html,[truy cập ngày 23/3/2017]
148
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tiếng Việt
1. Alexis de Tocqueville (2008), Nền dân trị Mỹ, Nxb Tri thức, Hà Nội.
2. Phạm Ngọc Anh – Bùi Đình Phong (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây
dựng nhà nước pháp quyền kiểu mới ở Việt Nam, Nxb Lao động,
Hà Nội.
3. Hoàng Chí Bảo (2002), “Từ những đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội đến việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa ở việt Nam hiện nay”, Tạp chí Triết học, (11), tr.27-30.
4. Bộ Giáo dục và đào tạo (2007), Giáo trình Triết học, Nxb Lý luận chính trị,
Hà Nội.
5. C.Mác và Ph.Ăngghen (1980), Tuyển tập, tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội.
6. C.Mác và Ph.Ăngghen (1983), Tuyển tập, tập 4, Nxb Sự thật, Hà Nội.
7. C.Mác và Ph.Ăngghen (1984), Tuyển tập, tập 6, Nxb Sự thật, Hà Nội.
8. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
9. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
10. Mai Đình Chiến (2004), Vận dụng quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến
trúc thượng tầng để xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị Quốc
gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
11. Trương Quốc Chính (2008), Quan điểm của Mác, Ăngghen, Lênin về nhà
nước xã hội chủ nghĩa và việc vận dụng để xây dựng nhà nước của
dân, do dân, vì dân ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Triết học,
Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà
Nội, Hà Nội.
12. Nguyễn Trọng Chuẩn (2014), “Một số vấn đề về dân chủ”, Tạp chí Triết
học, (1), tr. 9-21.
149
13. Nguyễn Trọng Chuẩn (2015), “Một số giải pháp thực hành dân chủ trong
điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam hiện nay”, Tạp chí Triết học, (4), tr. 3-10.
14. Bùi Ngọc Chưởng và các cộng sự (dịch) (1993), Lịch sử các tư tưởng
chính trị, Tài liệu đánh máy.
15. Dave Robinson và Judy Groves (2009), Nhập môn Triết học chính trị,
Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.
16. Dagobert D. Runes (2009), Lịch sử triết học từ cổ đại đến cận hiện đại,
Nxb Văn hóa thông tin, Tp. Hồ Chí Minh.
17. Vũ Kim Dung (2003), Tư tưởng Hàn Phi, Luận án Tiến sĩ Triết học, Viện
Triết học, Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Hà Nội.
18. Nguyễn Đăng Dung (2005), Sự hạn chế quyền lực nhà nước, Nxb ĐHQG,
Hà Nội.
19. Nguyễn Đăng Dung (2007), Ý tưởng về một nhà nước chịu trách nhiệm,
Nxb Đại học Đà Nẵng.
20. Nguyễn Đăng Dung (2015), “Nguyên tắc quyền lực nhà nước thống nhất,
có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa ba quyền theo tinh
thần của Hiến pháp năm 2013”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (3),
tr. 3-11.
21. Phạm Ngọc Dũng (2009), Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo và phát triển
chủ nghĩa Mác-Lênin về xây dựng nhà nước pháp quyền, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
22. Trần Thái Dương (2017), “Bàn về khái niệm pháp quyền, nguyên tắc pháp
quyền”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (3), tr. 3-9.
23. Hoàng Thanh Đạm (dịch) (2010), Tinh thần pháp luật, Nxb Đà Nẵng,
Đà Nẵng.
24. Thanh Đạm (dịch) (2010), Bàn về Khế ước xã hội, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.
150
25. Tiền Thừa Đán - Hứa Khiết Minh (2005), Thông sử nước Anh, Nxb Lao
động - xã hội, Tp. Hồ Chí Minh.
26. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu Toàn quốc
lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.
27. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu Toàn quốc
lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
28. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu Toàn quốc
lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
29. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu Toàn quốc
lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
30. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 53, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
31. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu Toàn quốc
lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
32. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu Toàn quốc
lần thứ XII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
33. Phong Đảo (dịch) (2004), Đại Cách mạng Pháp, Nxb Văn hóa thông tin,
Hà Nội.
34. Nguyễn Ngọc Định (2008), Tư tưởng chính trị của John Locke, Luận văn
Thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Tp. Hồ Chí
Minh, Tp. Hồ Chí Minh.
35. Cao Anh Đô (2012), Phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong việc
thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp ở Việt Nam,
Luận án Tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị - hành chính Quốc gia
Hồ Chí Minh, Hà Nội.
36. Phạm Văn Đức (2016), “Thực hành dân chủ ở Việt Nam – Một số thành
tựu cơ bản và yêu cầu mới đặt ra”, Tạp chí Triết học, (4), tr. 3-10.
151
37. Trần Ngọc Đường (2004), Quyền con người quyền công dân trong nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
38. John Locke (2007), Khảo luận thứ hai về chính quyền - Chính quyền dân
sự, Nxb Tri thức, Hà Nội.
39. F.A. Hayek (2009), Đường về nô lệ, Nxb Tri thức, Hà Nội.
40. G.V.F. Hegel (2010), Các nguyên lý của triết học pháp quyền, Nxb Tri
thức, Hà Nội.
41. Hoàng Thị Hạnh (2013), Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện Khoa học xã hội, Viện
Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội.
42. Hoàng Văn Hảo, Chu Hồng Thanh (chủ biên) (1998), Các văn kiện quốc
tế về quyền con người, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
43. Hệ cao cấp lý luận chính trị (2009), Tập bài giảng Chính trị học, Nxb
Chính trị - hành chính, Hà Nội.
44. Đỗ Trung Hiếu (2004), Một số suy nghĩ về xây dựng nền dân chủ ở Việt
Nam hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
45. Đỗ Thị Kim Hoa (2017), “Quyền con người trong tư tưởng của John
Locke về nhà nước”, Tạp chí Triết học, (5), tr. 56-63.
46. Lê Huy Hoà, Vũ Đình Phòng (1999), Những luận thuyết nổi tiếng thế
giới, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
47. Nguyễn Đình Hòa (2016), “Về một số đặc điểm của dân chủ ở Việt Nam
hiện nay”, Tạp chí Triết học, (9), tr. 32-39.
48. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2016), Giáo trình Triết học
Mác – Lênin, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
49. Nguyễn Thị Hồi (2005), Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước với việc
tổ chức bộ máy nhà nước ở một số nước, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
152
50. Đỗ Minh Hợp (2010), Lịch sử Triết học đại cương, Nxb Giáo dục Việt
Nam, Hà Nội.
51. Lê Tuấn Huy (2004), Triết học chính trị Montesquieu với việc xây dựng
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luận án Tiến sĩ
Triết học, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Tp. Hồ Chí Minh,
Tp. Hồ Chí Minh.
52. Phạm Thị Huyên (2015), Quan niệm của J.J. Rousseau về quyền lực và sự
phân chia quyền lực nhà nước trong tác phẩm Bàn về khế ước xã
hội, Luận văn Thạc sĩ Triết học, Trường Đại học khoa học xã hội và
nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
53. Trương Văn Huyền (2013), Tư tưởng chính trị Hàn Phi Tử, Luận án Tiến
sĩ Chính trị học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
54. Đỗ Quang Khắc (2000), Thực thi quyền lực chính trị của nhân dân lao
động trong tiến trình đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay,
Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí
Minh, Hà Nội.
55. Bùi Đức Lại (2011), “Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội”,
Tạp chí Xây dựng Đảng, (6), tr. 22-28.
56. Đỗ Xuân Lân (2012), Thực hiện pháp luật đối với người nghèo trong nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học,
Học viện Chính trị - hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
57. Trần Ngọc Liêu (2010), Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về nhà
nước với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, Luận án Tiến sĩ Triết học, Trường Đại học khoa học xã hội và
nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
58. Nguyễn Thị Châu Loan (2014), Triết học chính trị J.J. Rousseau và ý
nghĩa của nó đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt
Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Triết học, Trường Đại học khoa học
xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
153
59. Nguyễn Thị Phương Mai (2012), Tư tưởng khoan dung và ý nghĩa hiện
thời của nó, Luận án Tiến sĩ Triết học, Trường Đại học khoa học xã
hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
60. Phạm Văn Mậu (2009), “Kiểm soát quyền lực nhà nước trong nhà nước
pháp quyền ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Quản lý nhà nước,
(165), tr. 2-8.
61. Đỗ Đức Minh (2011), Học thuyết pháp trị Trung Hoa thời cổ đại - giá trị
và sự kế thừa trong quản lý xã hội ở nước ta hiện nay, Luận án Tiến
sĩ Luật học, Viện Nhà nước và pháp luật, Học viện Chính trị - Hành
chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
62. Nguyễn Đức Minh (2014), “Mối quan hệ giữa quyền con người và nhà
nước pháp quyền trong một số học thuyết về nhà nước”, Tạp chí
Nhà nước và pháp luật, (6), tr. 43-52 và 67.
63. Phạm Quang Minh (2010), Tìm hiểu thể chế chính trị thế giới, Nxb Chính
trị - hành chính, Hà Nội.
64. Phạm Thành Nam (2009), “Nghiên cứu vận dụng thuyết “tam quyền phân
lập” vào xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay”, Tạp
chí Quản lý nhà nước, (162), tr. 11-14.
65. Niccolo Machiavelli (2010), Quân vương - Thuật trị nước, Nxb Tri thức,
Hà Nội.
66. Ngân hàng thế giới (1998), Nhà nước trong một thế giới đang chuyển đổi,
Báo cáo về tình hình phát triển thế giới 1997, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
67. Nguyễn Như Phát (2011), “Nhận thức về nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa trong các văn kiện của Đại hội XI và những vấn đề cần
được tiếp tục nghiên cứu, phát triển”, Tạp chí Nhà nước và pháp
luật, (8), tr. 1-10.
154
68. Trần Văn Phòng - Nguyễn Thanh Hải (2010), “Tư tưởng của J.Locke về
tính chủ thể của nhân dân đối với chính quyền”, Tạp chí Sinh hoạt
lý luận, (4), tr. 30-34.
69. Phùng Hữu Phú và các cộng sự (2016), Một số vấn đề lý luận – thực tiễn
về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam qua 30 năm đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
70. Hồ Xuân Quang (2008), Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp xây
dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa từ 1996 đến năm
2006, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Học viện Chính trị - Hành chính
Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
71. Trần Viết Quang, Đinh Trung Thành (2017), “Quan điểm của chủ nghĩa
Mác-Lênin về nhà nước và đặc điểm cơ bản của nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, Tạp chí Triết học, (4), tr. 23-31.
72. Lê Minh Quân (2000), Mối quan hệ giữa việc xây dựng nhà nước pháp quyền
với sự phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Luận án
Tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
73. Nguyễn Văn Quân (2015), “Nhà nước pháp quyền - nhận thức của cộng
đồng quốc tế”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (7), tr. 73-77.
74. Quốc hội (2014), Nền tảng chính trị pháp lý cho công cuộc đổi mới toàn
diện đất nước trong thời kỳ mới, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.
75. Nguyễn Duy Quý và Nguyễn Tất Viễn (đồng chủ biên) (2010), Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân - lý luận và
thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
76. Rodentan (chủ biên) (1986), Từ điển triết học, Nxb Tiến bộ, Matxcơva.
77. Samuel Enoch Stump & Donald C. Abel (2004), Nhập môn triết học
phương Tây, Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.
78. Đỗ Tiến Sâm (2008), Trung Quốc với việc xây dựng nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
155
79. Cao Thị Sính (2012), Ảnh hưởng của tâm lý tiểu nông đối với việc xây
dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay,
Luận án Tiến sĩ Triết học, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân
văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
80. Bùi Ngọc Sơn (2004), Tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh, Nxb Lý luận
chính trị, Hà Nội.
81. Bùi Ngọc Sơn (2004), Triết lý chính trị Trung Hoa cổ đại và vấn đề nhà
nước pháp quyền, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
82. Bùi Ngọc Sơn (2004), Xây dựng nhà nước pháp quyền trong bối cảnh văn
hóa Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
83. Bùi Ngọc Sơn (2005), Góp phần nghiên cứu hiến pháp và nhà nước pháp
quyền, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
84. Lê Công Sự (2009), “Locke và triết lý về con người”, Tạp chí Nghiên cứu
con người, (3), tr. 50-55.
85. Đinh Ngọc Thạch (2007), “Một số tư tưởng triết học chính trị của Gi. Lốccơ:
thực chất và ý nghĩa lịch sử”, Tạp chí Triết học, (1), tr. 37-43.
86. Đinh Ngọc Thạch, Nguyễn Thị Thanh Thủy (2015), “Quan điểm về phân
chia giai cấp và quyền lực chính trị của Platon trong tác phẩm Nền
cộng hòa”, Tạp chí Triết học, (9), tr. 41-48.
87. Đỗ Thị Thạch, Nguyễn Văn Quyết (2014), “Xây dựng nền dân chủ xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam qua gần 30 năm đổi mới”, Tạp chí Triết học,
(4), tr. 3-9.
88. Mai Thị Thanh (2012), Hình thức nhà nước và vấn đề xây dựng nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia –
Sự thật, Hà Nội.
89. Trần Hậu Thành (2005), Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng nhà nước
pháp quyền của dân, do dân, vì dân, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
156
90. Trần Thành (2008), “Vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Triết học, (4), tr.24-27.
91. Trần Đức Thảo (2004), Sự hình thành con người, Nxb Đại học quốc gia
Hà Nội.
92. Nguyễn Trọng Thóc (2005), Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì
dân, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
93. Nguyễn Đăng Thông (2000), Nâng cao hiệu quả thực hiện chức năng giai
cấp và chức năng xã hội của nhà nước trong quá trình xây dựng
nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay, Luận án Tiến sĩ Triết học,
chuyên ngành Chủ nghĩa cộng sản khoa học, Học viện Chính trị
Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
94. Cao Huy Thuần (2008), Nhà nước và pháp quyền, tại trang
luatphap/nhanuocphapquyen.htm, [Truy cập ngày 01/04/2008, truy
cập lại ngày 16/12/2017]
95. Vũ Thư (2017), “Bàn về vấn đề tổ chức quyền lực nhà nước”, Tạp chí
Nhà nước và pháp luật, (7), tr. 38-47 và 66.
96. Đặng Hữu Toàn (2005), “Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa và vấn đề thực thi quyền làm chủ của nhân dân”, Tạp chí
Khoa học xã hội, (9), tr. 10-15.
97. Đặng Hữu Toàn (2013), “Quan niệm của I. Kant về pháp quyền trong nhà
nước với tư cách cộng đồng luật pháp”, Tạp chí Triết học, (8), tr.
40-47.
98. Phạm Nguyên Trường (dịch) (2013), Chủ nghĩa tự do truyền thống, Nxb
Tri thức, Hà Nội.
99. Đào Ngọc Tuấn (2002), Tính phổ biến và tính đặc thù trong xây dựng nhà
nước pháp quyền Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Triết học, Viện Triết
học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
157
100. Nguyễn Thanh Tuấn (chủ biên) (2014), Quyền con người trong điều
kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập
quốc tế ở Việt Nam hiện nay, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
101. Vũ Anh Tuấn (2001), Vai trò của pháp luật trong việc đảm bảo công
bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Luật học, Học
viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
102. Nguyễn Đình Tường, Lê Văn Tùng (2016), “Vấn đề giáo dục đạo đức
qua một số lý thuyết triết học giáo dục phương Tây”, Tạp chí Triết
học, (5), tr. 69-76.
103. Đào Trí Úc (2007), Mô hình tổ chức hoạt động của nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
104. Đào Trí Úc - Phạm Hữu Nghị (đồng chủ biên) (2009), Xây dựng nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay: Một
số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội.
105. Đào Trí Úc (2014), “Học thuyết và thực tiễn lịch sử về tính thống nhất
của quyền lực nhà nước và cơ chế phân quyền”, Tạp chí Nhà nước
và pháp luật, (5), tr. 3-9.
106. Đào Trí Úc (2015), Giáo trình nhà nước pháp quyền, Nxb Đại học quốc
gia Hà Nội.
107. Nguyễn Thị Thúy Vân (2013), Khái niệm nhà nước pháp quyền từ cách
tiếp cận triết học”, Tạp chí Triết học, (9), tr. 53-60.
108. N.M. Voskresenskaia - N.B. Davletshina (2009), Chế độ dân chủ: nhà
nước và xã hội, Nxb Tri thức, Hà Nội.
109. Nguyễn Khắc Viện (chủ biên) (1994), Từ điển xã hội học, Nxb Thế giới,
Hà Nội.
110. Nguyễn Hữu Vui (chủ biên) (1998), Lịch sử Triết học, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
158
111. Trịnh Thị Xuyến (2008), Kiểm soát quyền lực nhà nước - một số vấn đề
lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
112. Nguyễn Văn Yểu, Lê Hữu Nghĩa (đồng chủ biên) (2006), Xây dựng nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời kỳ đổi mới,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
II. Tiếng Anh
113. John Locke (1698), Two Treatises of Government: In The Former the
False Principles and Foundation of Sir Robert Filmer and His
Followers, are Detected and Overthrown. The Latter is An Essay
Concerning the True Original Extent and End of Civil
Government”, NXB Awnsham and John Churchill, London.
114. Sir Robert Filmer, Patriarcha, or the Natural Power of Kings (1680).
power-of-kings, [Truy cập ngày 15/5/2017, truy cập lại ngày
16/12/2017].