Tài liệu Luận án Vấn đề giữ gìn và phát huy di sản văn hóa ở Thừa Thiên Huế hiện nay, ebook Luận án Vấn đề giữ gìn và phát huy di sản văn hóa ở Thừa Thiên Huế hiện nay
182 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 340 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Luận án Vấn đề giữ gìn và phát huy di sản văn hóa ở Thừa Thiên Huế hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uận án là mới và chưa có tác giả công bố trong bất cứ công trình khoa học nào.
Tác giả luận án
Trần Thị Hồng Minh
MỤC LỤC
Trang
MMỞ ĐẦU
1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VẤN ĐỀ GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA Ở THỪA THIÊN HUẾ HIỆN NAY
5
1.1. Các công trình nghiên cứu tổng quát về văn hóa, di sản văn hóa và vấn đề giữ gìn, phát huy di sản văn hóa dân tộc
5
1.2. Các công trình nghiên cứu trực tiếp đến việc giữ gìn và phát huy di sản văn hóa ở Thừa Thiên Huế hiện nay
13
Chương 2: GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
22
2.1. Văn hóa, di sản văn hóa và vấn đề giữ gìn phát huy di sản văn hóa ở Việt Nam hiện nay
22
2.2. Vị trí và vai trò của di sản văn hóa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
45
2.3. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới trong việc giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa
52
Chương 3: GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HOÁ Ở THỪA THIÊN HUẾ HIỆN NAY- THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA
70
3.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc giữ gìn và phát huy di sản văn hóa ở Thừa Thiên Huế hiện nay
70
3.2. Thực trạng của vấn đề giữ gìn và phát huy di sản văn hóa ở Thừa Thiên Huế hiện nay
79
3.3. Những vấn đề đặt ra đối với việc giữ gìn và phát huy di sản văn hóa ở Thừa Thiên Huế hiện nay
106
Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC GIỮ GÌN, PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA Ở THỪA THIÊN HUẾ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
118
4.1. Phương hướng cơ bản, tầm nhìn để nâng cao hiệu quả của việc giữ gìn và phát huy di sản văn hóa ở Thừa Thiên Huế hiện nay
118
4.2. Những giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả của việc giữ gìn và phát huy các di sản văn hóa ở Thừa Thiên Huế hiện nay
124
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
147
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
152
PHỤ LỤC
162
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
DSVH : Di sản văn hóa
KTTT : Kinh tế thị trường
UBND : Ủy ban nhân dân
TTBTDTCĐ : Trung tâm bảo tồn di tích cố đô
TTH : Thừa Thiên Huế
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN
Trang
Bảng 3.1: Tổng số khách du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế phát triển hơn trong những năm gần đây
101
Bảng 3.2: Doanh thu của tỉnh Thừa Thiên Huế từ 2006-2012
101
Bảng 3.3: Lượt khách và doanh thu của nhà hát Duyệt Thị Đường và Minh Khiêm Đường từ 2003 đến 2009
104
Biểu đồ 3.1: Doanh thu vé tham quan từ năm 1996- 2011
102
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lý luận và thực tiễn đã chứng minh rằng, bất kỳ dân tộc nào cũng có quá trình lịch sử phát triển riêng của mình, đồng thời sản sinh ra giá trị văn hóa dân tộc và chính giá trị văn hóa đó đã làm nên diện mạo, cốt cách riêng của mỗi dân tộc để tạo nên sự phong phú đa dạng của nền văn hóa chung của nhân loại. Thực tế ngày càng khẳng định vai trò to lớn của DSVH dân tộc đối với quá trình phát triển của xã hội. Một quốc gia không thể phát triển bền vững nếu thiếu một nền tảng văn hóa nội sinh, nếu các giá trị DSVH bị mai một hoặc không được giữ gìn, phát huy đúng đắn, có hiệu quả.
Hiện nay, công tác giữ gìn và phát huy DSVH ở nước ta đã thu được những thành tựu rất đáng khích lệ. Cho đến nay, ở Việt Nam đã có khoảng 3.000 di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh được xếp hạng DSVH quốc gia; 120 bảo tàng các loại ở hầu khắp các tỉnh, thành phố trong toàn quốc. Nhiều DSVH phi vật thể đã và đang được phát hiện, nghiên cứu giữ gìn và phát huy tác dụng. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội X, Đảng ta đã nêu rõ quyết tâm:
Tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế - xã hội, làm cho văn hoá thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội
Tiếp tục đầu tư cho việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng, kháng chiến, các DSVH vật thể và phi vật thể của dân tộc, các giá trị văn hoá, nghệ thuật, ngôn ngữ, thuần phong mỹ tục của cộng đồng các dân tộc. Bảo tồn và phát huy văn hoá, văn nghệ dân gian. Kết hợp hài hoà việc bảo vệ, phát huy các DSVH với các hoạt động phát triển kinh tế, du lịch [32, tr.106].
Ngày nay, TTH là trung tâm văn hóa - du lịch quốc gia và quốc tế hấp dẫn, đã được Tổ chức UNESCO công nhận hai DSVH của nhân loại. Nơi đây hiện đang lưu giữ trong lòng nhiều DSVH vật thể và phi vật thể chứa đựng giá trị biểu trưng cho trí tuệ và tâm hồn của dân tộc Việt Nam. Ngay sau ngày Việt Nam thống nhất, Thủ tướng Phạm Văn Đồng khi vào thăm Huế đã mừng rỡ cho rằng: "Giải phóng xong, Việt Nam may ra còn có Huế để đối ngoại về văn hóa" [35, tr4]. Trong nhiều năm qua, với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, cùng sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là sự tham gia đầy nhiệt huyết của các cấp chính quyền địa phương, cán bộ, Đảng viên và nhân dân TTH, công tác trùng tu, giữ gìn và phát huy các DSVH ở TTH đã có những chuyển biến lớn lao và đạt nhiều thành tựu to lớn. Nhiều di tích lịch sử văn hóa có giá trị tiêu biểu đã được khôi phục; cảnh quan thiên nhiên được giữ gìn và tôn tạo; các DSVH phi vật thể và ngành nghề truyền thống cũng được nghiên cứu, phục dựng và phát huy giá trị. Nhìn chung, DSVH ở TTH đã vượt qua giai đoạn khó khăn và đang chuyển dần vào giai đoạn ổn định phát triển theo hướng bền vững. Những giá trị DSVH vật thể và phi vật thể tưởng chừng bị mai một đã dần dần sống lại trong sinh hoạt cộng đồng, trong nếp nghĩ và việc làm người dân cố đô Huế, góp phần mở rộng giao lưu và hội nhập trong đời sống văn hóa của dân tộc Việt Nam với các nước trong khu vực và thế giới.
Tuy nhiên, do hậu quả nặng nề của chiến tranh và do thiên tai tàn phá, nhiều di tích văn hóa ở TTH vẫn thường xuyên bị đe dọa. Những nỗ lực trong công tác trùng tu, bảo vệ vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của một quần thể di tích có quy mô lớn, đa dạng, phức tạp và chưa tương xứng với tiềm năng văn hóa vốn có của tỉnh TTT. Không gian hoang phế ở các khu di tích còn lớn, một số công trình văn hóa nghệ thuật tiêu biểu cho bộ mặt hoàng cung Huế vẫn chưa khôi phục, môi trường văn hóa và cảnh quan thiên nhiên, hệ thống nhà vườn vẫn còn bị xâm phạm; kho tàng văn hóa phi vật thể: ca múa nhạc cung đình, các lễ hội dân gian, các ngành nghề truyền thống vẫn chưa được khai thác triệt để và đầu tư hiệu quả. Vai trò chủ thể của nhân dân TTH trong việc giữ gìn và phát huy DSVH cũng chưa được khẳng định.
Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng nói trên, để các giá trị DSVH của TTH tiếp tục được phát huy có hiệu quả, góp phần xây dựng TTH trở thành một tỉnh vững về chính trị, giàu về kinh tế, đẹp về văn hóa, tôi quyết định chọn đề tài: “Vấn đề giữ gìn và phát huy di sản văn hóa ở Thừa Thiên Huế hiện nay" để làm luận án tiến sĩ của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích
Mục đích nghiên cứu của luận án là làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn của vấn đề giữ gìn và phát huy DSVH; phân tích, đánh giá thực trạng giữ gìn và phát huy DSVH ở TTH hiện nay; từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc giữ gìn và phát huy các DSVH tại địa phương này hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện mục đích trên luận án có nhiệm vụ:
- Làm rõ cơ sở lý luận của vấn đề giữ gìn và phát huy DSVH ở nước ta hiện nay. Đặc biệt làm rõ các khái niệm liên quan đến luận án như: văn hóa, DSVH, giữ gìn và phát huy DSVH.
- Nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về giữ gìn và phát huy DSVH. Từ đó, rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nói chung và tỉnh TTH nói riêng.
- Phân tích thực trạng, một số vấn đề đặt ra của việc giữ gìn, phát huy DSVH ở TTH hiện nay. Trên cơ sở đó, luận án đưa ra các quan điểm làm cơ sở và một số giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của việc giữ gìn và phát huy DSVH tại địa phương trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu hoạt động giữ gìn và phát huy DSVH ở tỉnh TTH dưới góc độ triết học. Chủ yếu nghiên cứu thực trạng giữ gìn và phát huy DSVH ở TTH trên những nét tiêu biểu gắn liền với quần thể di tích Cố đô Huế do TTBTDTCĐ Huế quản lý.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Qua quá trình điền dã thực tế, kế thừa từ các kết quả nghiên cứu của các công trình đi trước, tác giả luận án lựa chọn và tập trung khảo sát chủ yếu các DSVH ở TTH gắn liền với quần thể di tích cố đô Huế.
Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng giữ gìn và phát huy các giá trị DSVH ở TTH với trọng tâm số liệu được giới hạn trong khoảng thời gian từ 1996 đến năm 2013, các giải pháp đưa ra cho thời kỳ đến năm 2020.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
- Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, đường lối chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước Việt Nam về văn hóa, DSVH, giữ gìn và phát huy DSVH. Cơ sở thực tiễn của luận án là phân tích kinh nghiệm của một số nước và đánh giá thực trạng giữ gìn và phát huy DSVH ở tỉnh TTH.
- Trên cơ sở lý luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, luận án sử dụng các phương pháp cụ thể: Phương pháp phân tích- tổng hợp, phương pháp thu thập và xử lý thông tin. Đồng thời có sự kế thừa các kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.
5. Những đóng góp về khoa học của luận án
- Làm rõ thực trạng giữ gìn và phát huy DSVH ở tỉnh TTH với những nét đặc thù riêng có của một tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm miền trung bao gồm: những kết qủa đạt được, hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra.
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả của vấn đề giữ gìn và phát huy DSVH ở tỉnh TTH trong thời gian tới.
6. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài luận án gồm 4 chương, 10 tiết.
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VẤN ĐỀ GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA
Ở THỪA THIÊN HUẾ HIỆN NAY
Trong thời gian gần đây, vấn đề giữ gìn và phát huy DSVH được nhiều nhà khoa học quan tâm và đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học có giá trị, đã công bố rộng rãi dưới dạng sách tham khảo, bài báo cáo khoa họcĐể đảm bảo tính kế thừa và khẳng định những đóng góp của luận án, luận án chia các công trình nghiên cứu khoa học theo 2 nhóm vấn đề: nhóm công trình nghiên cứu tổng quát về văn hóa, DSVH và vấn đề giữ gìn phát huy DSVH dân tộc; nhóm công trình nghiên cứu trực tiếp đến vấn đề giữ gìn và phát huy DSVH ở TTH. Trên cơ sở sự phân định đó, luận án tiến hành chọn lọc có thực hiện tổng quan những công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến luận án như sau:
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TỔNG QUÁT VỀ VĂN HÓA, DI SẢN VĂN HÓA VÀ VẤN ĐỀ GIỮ GÌN, PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA DÂN TỘC
- Trong cuốn “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” [34], các tác giả xuất phát từ sự tiếp cận văn hóa, các yếu tố cấu thành nền văn hóa, những tiền đề lý luận và thực tiễn hoạt động văn hóa hơn nữa thế kỷ qua do Đảng ta lãnh đạo, đã phản ánh rõ những nét chính yếu về tính tiên tiến của nền văn hóa mà nhân dân ta đang xây dựng, về bản sắc văn hóa dân tộc. Qua hoạt động thực tiễn và tham khảo kinh nghiệm xử lý vấn đề văn hóa ở một số nước trên thế giới, cuốn sách ghi nhận rõ nét về thực trạng văn hóa Việt Nam, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để xây dựng nền văn hóa Việt Nam đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Từ đó, đưa ra những định hướng chiến lược cơ bản cho sự nghiệp xây dựng nền văn hóa “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, để trở thành nền tảng tinh thần xã hội trên con đường thực hiện mục tiêu: “Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
- Cuốn sách “Một số vấn đề về bảo tồn và phát triển DSVH dân tộc” [139] gồm 3 chương và phần phụ lục đề cập đến những vấn đề lý luận về DSVH dân tộc; về vai trò, chức năng của DSVH đối với việc lựa chọn mô hình phát triển văn hóa dân tộc. Căn cứ vào những đòi hỏi thực tiễn của cuộc sống để tiến hành phân loại và bước đầu mô tả thực trạng vốn DSVH dân tộc. Làm nổi rõ những mặt tồn tại, những nguyên nhân đã và đang gây nên sự xuống cấp vốn DSVH trong thời gian qua. Từ đó, đưa ra những kiến nghị, biện pháp cụ thể và giới thiệu kinh nghiệm của Nhật Bản về giữ gìn và phát huy DSVH.
Những nội dung của cuốn sách liên quan đến đề tài luận án:
- Khái niệm DSVH là tổng thể những tài sản văn hóa truyền thống trong hệ thống giá trị của nó, được chủ thể nhận biết và đưa vào sử dụng nhằm đáp ứng những nhu cầu của hiện tại. Đóng vai trò then chốt ở đây là những khái niệm “nhận biết” và sử dụng; bên ngoài mối quan hệ với chủ thể, không tồn tại khái niệm DSVH theo nghĩa đích thực của nó.
- Chính sách về bảo tồn và phát triển DSVH dân tộc của nước ta trong thời gian qua thông qua các kỳ đại hội của Đảng.
- Một số bài học kinh nghiệm từ việc bảo tồn và phát huy DSVH tại Nhật Bản: Luôn coi bảo tồn và khai thác tài sản văn hóa là một vấn đề quan trọng được quy định trong các văn bản pháp luật, chính sách. Thể hiện việc bảo tồn các DSVH được nhấn mạnh trong nhận thức của mỗi người dân và thể hiện chức năng, vai trò của di sản trong qúa trình phát triển của đất nước Nhật Bản theo hướng bền vững. Từ những nhận thức trên, Nhật Bản đã thực hiện hóa DSVH trong đời sống thực tiễn bằng một loạt biện pháp cụ thể như: Tổ chức bộ máy hành chính và ngân sách hoạt động, khai thác các giá trị văn hóa trên cơ sở đưa chúng thâm nhập vào đời sống hiện đại của cộng đồng
Tuy nhiên, cuốn sách này chỉ nghiên cứu giá trị DSVH nói chung mà chưa đi sâu nghiên cứu về vấn đề giữ gìn và phát huy DSVH ở một số thành phố có nhiều tài sản văn hóa đáp ứng nhu cầu hội nhập và phát triển như TTH. Những gợi ý đối với việc giữ gìn và phát huy DSVH dân tộc ở Việt Nam nêu trên mới ở tầm vĩ mô và ở phương diện lý luận chung, chưa đưa ra một cách cụ thể gắn với một loại hình DSVH nào, nhất là đối với TTH, một thành phố đang lưu giữ rất nhiều tài sản văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, tác giả luận án xem đây là một công trình khoa học có thể kế thừa để làm những căn cứ tìm ra các giải pháp thích hợp nhằm giữ gìn và phát huy DSVH ở TTH.
- Cuốn sách “Văn hóa mục tiêu và động lực của sự phát triển xã hội”, ” [54] đã nghiên cứu bản chất của văn hóa nhằm chứng minh văn hóa vừa là mục tiêu phấn đấu vươn lên của xã hội loài người vừa là động lực mạnh mẽ có ý nghĩa quyết định trong việc thúc đẩy quá trình phát triển xã hội theo hướng nhân văn; từ đó vận dụng nguyên tắc về mối quan hệ thống nhất giữa mục tiêu và động lực của văn hóa (văn hóa- phát triển- tiến bộ) vào quá trình xây dựng và phát triển xã hội Việt Nam hiện nay.
Nội dung của cuốn sách liên quan đến đề tài chủ yếu nằm ở chương I, trong đó tác giả có thể tiếp cận quan niệm triết học mát xít về văn hóa để làm cơ sở lý luận của luận án.
- Trong cuốn “Phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2011-2020 những vấn đề phương pháp luận” [37] là kết quả nghiên cứu bước đầu của đề tài khoa học cấp Nhà nước Phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2011- 2020, mã số KX04- 13/06 do tác giả làm chủ nhiệm. Trên cơ sở tổng kết thực tiễn 25 năm xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam “tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”, các bài viết trong cuốn sách đã phân tích, đánh gía thực trạng văn hóa Việt Nam và thực trạng lãnh đạo, quản lý văn hóa của Đảng, Nhà nước ta; chỉ rõ mối quan hệ giữa văn hóa và các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng văn hóa chính trị; đề xuất mục tiêu, quan điểm, định hướng và các giải pháp có tính chất đột phá để phát triển văn hóa dân tộc trong thập kỷ tới.
Những nội dung của cuốn sách này liên quan trực tiếp đến đề tài luận án tập trung chủ yếu ở các bài viết: Khái niệm văn hóa và sự phát triển của văn hóa (GS.TS Đỗ Huy); Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc (PGS.TS Phạm Đức Duy). Tác giả luận án có thể kế thừa các nội dung sau:
- Cách tiếp cận khái niệm văn hóa theo nhiều cách khác nhau, đặc biệt cuốn sách khẳng định phương pháp tiếp cận mácxít về văn hóa là cách tiếp cận về hình thái kinh tế - xã hội, do đó: “Văn hóa gắn bó chặt chẽ với sự vận động của các phương thức sản xuất”, “nguyên tắc tiếp cận đầu tiên với văn hóa là phải tìm thấy mối quan hệ giữa tự nhiên và văn hóa” [37, tr.22].
- Các quan điểm chỉ đạo của Đảng cộng sản Việt Nam như văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội; nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam; đồng thời chỉ ra một trong những nhiệm vụ quan trọng là cần giữ gìn và phát huy các DSVH:
DSVH là cơ sở để liên kết cộng đồng, là nền tảng để sáng tạo ra các giá trị văn hóa mới, là tiền đề để mở rộng giao lưu văn hóa với các dân tộc khác trên thế giới. DSVH không chỉ nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần của nhân dân, góp phần khẳng định niềm tự hào dân tộc mà còn là nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội” [37, tr.177].
- Cuốn “Bảo tồn, phát huy giá trị DSVH vật thể Thăng Long - Hà Nội” [8] đã làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn kinh nghiệm bảo tồn, phát huy giá trị của DSVH vật thể Thăng Long - Hà Nội, tiếp thu những quan điểm mới về quản lý di sản một số nước trên thế giới để vận dụng vào công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản vật thể Thăng Long - Hà Nội; xuất phát từ thực trạng DSVH vật thể Thăng Long - Hà Nội làm rõ giá trị của nó trong thời kỳ công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Trên cơ sở chỉ ra những nguy cơ, thách thức của công cuộc bảo tồn DSVH, cuốn sách đã đề xuất các giải pháp nhằm phát huy hiệu quả của công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản vật thể Thăng Long - Hà Nội. Sách gồm 5 chương và những nội dung của cuốn sách liên quan trực tiếp đến đề tài luận án tập trung chủ yếu ở chương 2 và chương 5. Từ kết quả nghiên cứu của cuốn sách, tác giả có thể chọn lọc, kế thừa và phát triển trong quá trình viết luận án là:
- Các văn bản của Đảng ta về công tác bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH, đặc biệt một mốc đánh dấu quan trọng về định hướng của Đảng đó là Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) viết: “DSVH là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa”.
- Thông qua các nhóm giải pháp về: Nâng cao năng lực quản lý DSVH; cơ chế chính sách kinh tế - tài chính; luật pháp; huy động sự tham gia của cộng đồng; nâng cao nhận thức của người dân, cán bộ trong và ngoài ngành văn hóa, thể thao và du lịch về giá trị của di sản và việc bảo tồn và phát huy giá trị của di sản; xây dựng lưu trữ tài liệu, thông tin; hợp tác quốc tế tác giả luận án có thể áp dụng vào chính thực tiễn của công tác bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH ở TTH hiện nay.
- Ở cuốn “Bảo tồn, phát huy giá trị DSVH phi vật thể ở Thăng Long - Hà Nội” [107], tác giả luận án có thể kế thừa có chọn lọc phần cơ sở lý luận về bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH như: Khái niệm văn hóa; văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể; bảo tồn và phát huy DSVH phi vật thể, mối quan hệ giữa DSVH vật thể và DSVH phi vật thể, quan điểm của UNESCO, Đảng và Nhà nước ta về bảo tồn và phát huy DSVH phi vật thể đồng thời nêu kinh nghiệm một số nước trong công tác này. Luận án quán triệt quan điểm: “Bảo tồn cần phải đi kèm với khai thác, phát huy giá trị DSVH trong đời sốngBảo tồn cần phải quan tâm đến đặc điểm xã hội trong từng thời điểm cụ thể để có những điều chỉnh phù hợp với thời đại” [107, tr.237]. Một trong những biện pháp hữu hiệu để giữ gìn và phát huy DSVH là cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục ý thức tự giác, trách nhiệm của người dân tham gia vào công tác này.
- Cuốn “Thành tựu trong xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam 25 năm đổi mới (1986- 2010)” [38] là tập hợp các bài viết có chọn lọc của các chuyên gia nghiên cứu về văn hóa. Xuất phát từ sự tiếp cận văn hóa, những yếu tốc cấu thành nền văn hóa, những tiền đề lý luận và thực tiễn hoạt động văn hóa do Đảng ta lãnh đạo, nội dung cuốn sách phản ánh thực trạng văn hóa Việt Nam qua 25 năm đổi mới, chỉ ra những thành tựu quan trọng, đồng thời vạch ra những mặt yếu kém, hạn chế, qua đó đề xuất một số giải pháp cơ bản và kiến nghị xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam trong những năm tiếp theo vừa đáp ứng những đòi hỏi bức xúc tinh thần của xã hội ta trên con đường: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Bài viết trong cuốn sách liên quan trực tiếp tới đề tài luận án: Thực trạng bảo tồn và phát huy DSVH dân tộc và bài học kinh nghiệm(Th.s Vũ Công Hội), tác giả luận án kế thừa được khái niệm DSVH và vai trò của DSVH trong đời sống xã hội, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về việc bảo tồn và phát huy DSVH dân tộc và đặc biệt là những ưu điểm, nhược điểm, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm, những vấn đề đặt ra trong việc bảo tồn và phát huy DSVH dân tộc.
- Trong cuốn “Giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay” [42] đã khằng định, vấn đề bản sắc dân tộc và việc giữ gìn bản sắc dân tộc là mối quan tâm của nhiều quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa. Vì một trong những thách thức mà toàn cầu hóa đặt ra đối với sự phát triển của các nước là sự nhạt nhòa, mai một bản sắc dân tộc. Đòi hỏi mỗi quốc gia phải có những phương thức xử lý để không những đưa đất nước phát triển đi lên, hội nhập cùng thế giới và phát huy được sức mạnh vốn có của mình, đưa bản sắc dân tộc thành động lực nội sinh thúc đẩy dân tộc phát triển.
Trong cuốn sách, tác giả khẳng định: “Dân tộc Việt Nam phải giữ gìn bản sắc dân tộc một cách sáng tạo, linh hoạt; phải kết tinh lại và nâng lên tầm cao mới mọi đặc điểm tích cực của dân tộc và những đặc điểm tích cực mới của thế giới” [42, tr.69]. Với cách nhìn nhận này, tác giả luận án có thể tiếp thu vào công tác giữ gìn và phát huy DSVH ở TTH, vì suy cho đến cùng, DSVH là biểu hiện rõ nét bản sắc văn hóa dân tộc. Hay nói cách khác, giữ gìn DSVH là giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
- Cuốn“Một số vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa Việt Nam” [61] là kết quả nghiên cứu của hai tác giả tổng hợp qua các bài viết được đăng tải trên các tạp chí về lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa Việt Nam trong quá trình đổi mới, hội nhập quốc tế dưới sự chỉ đạo của Đảng: “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ tiến bộ; làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm nhuần vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển”.
Những nội dung của cuốn sách này liên quan trực tiếp trực tiếp đến đề tài luận án tập trung chủ yếu ở phần 2, gồm:
- Kinh nghiệm của Trung Quốc về giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong xu thế toàn cầu hóa, xem “phát triển văn hóa dân tộc phải gắn với trình độ khoa học kỹ thuật” [61, tr.77], “Phải có những phương thức thích hợp trong việc bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc” [61, tr.78].
- Chính sách của Canada trong việc giữ gìn di sản lịch sử- văn hóa. Theo bách khoa toàn thư Canada, “Giữ gìn di sản- đó là sự nhận thức, sự thừa nhận giá trị và bảo tồn một cách xác đáng những vật thể được coi là quan trọng đối với sự phát triển văn hóa và lịch sử của đất nước” [61, tr.87]. Trong các phương diện đối nội và đối ngoại của mình, Canada luôn có những chính sách phù hợp, tối ưu cho công tác giữ gìn di sản lịch sử- văn hóa. Những kinh nghiệm đó có ý nghĩa lớn đối với Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay.
Tuy nhiên, cuốn sách bàn về xây dựng, phát triển văn hóa Việt Nam nói chung và ở tầm vĩ mô, chưa bàn đến vấn đề giữ gìn và phát huy các giá trị DSVH trong bối cảnh hội nhập và phát triển, nhất là đối với tỉnh TTH nói riêng, chưa có điều kiện để đưa ra các giải pháp cụ thể để việc giữ gìn và phát huy giá trị DSVH có hiệu quả.
Ngoài ra còn có một số bài viết đăng ở các tạp chí khoa học cũng đề cập đến vấn đề này như:
- GS.TS Ngô Đức Thịnh trong bài “Bảo tồn và phát huy văn hóa phi vật thể” [89] đã khẳng định: Văn hóa phi vật thể là một cách phân loại, chỉ ra các dạng chính thức của văn hóa phi vật thể, các đặc trưng của văn hóa phi vật thể và việc sưu tầm bảo tồn chúng. Qua đó, tác giả muốn gửi thông điệp rằng: Văn hóa phi vật thể là văn hóa trải dài trong cả không gian và thời gian, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong giai đoạn hiện nay với sự giao thoa, giao lưu văn hóa giữa các vùng miền, các quốc gia thì văn hóa phi vật thể mang tính mỏng manh, dễ bị thương tổn. Do đó, Nhà nước cần thông qua các cấp chính quyền, các nhà khoa học, giữ vai trò định hướng trong nhiệm vụ bảo tồn và phát huy văn hóa phi vật thể của dân tộc.
- Chu Thái Thành trong bài “Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc” [86] khẳng định từ xưa đến nay, bản sắc văn hóa dân tộc đã làm nên sức sống mãnh liệt, giúp cộng đồng người Việt Nam vượt qua biết bao thử thách khắc nghiệt của lịch sử để không ngừng phát triển và lớn mạnh. Nhận thức được tầm quan trọng đó, Đảng ta đã ra nhiều chỉ thị, nghị quyết nhằm động viên tối đa nguồn lực nội sinh và ngoại sinh để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội và con người trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Tác giả Nguyễn Văn Huyên trong bài “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc” [55] khẳng định quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thực chất tự bản thân nó chính là một quá trình biến mọi hoạt động kinh tế - chính trị - xã hội, đặc biệt là hoạt động sản xuất tinh thần và đời sống văn hóa từng bước lên trình độ tiên tiến và hiện đại. Trong đó, bản sắc văn hoá là cơ sở bảo đảm cho sự phát triển ổn định và trường tồn của văn hoá đất nước. Theo phương châm đó, CNH, HĐH ở Việt Nam phải lấy văn hóa truyền thống làm nền tảng và động lực, lấy việc làm đậm đà bản sắc văn hóa làm mục tiêu.
- Tác giả Nguyễn Chí Bền trong bài viết “Bảo tồn DSVH phi vật thể ở nước ta hiện nay” [7] xuất phát từ khái niệm DSVH phi vật thể đến chính sách đối với nó và các vấn đề đang đặt ra, tác giả đã khẳng định: Trong công cuộc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, việc sưu tầm, nghiên cứu và bảo tồn, phát huy DSVH phi vật thể các dân tộc đang được đặt ra rất nhiều vấn đề đòi hỏi phải giải quyết cả ở tầm vĩ mô lẫn vi mô, cả ở phương diện lý luận lẫn thực tiễn.
- Tác giả Ngô Phương Thảo trong bài “Bảo vệ di sản, cuộc chiến từ những góc nhìn” [87] đã đề cập trực tiếp đến vấn đề bảo vệ DSVH hiện nay. Theo tác giả thì “Mỗi ngày, DSVH càng đối mặt với nhiều nguy cơ, xuất phát từ những hệ lụy của cuộc sống hiện đại. Cũng mỗi ngày, ý thức về trách nhiệm phải gìn giữ các giá trị văn hoá đã tồn tại với thời gian càng lan toả sâu rộng trong toàn xã hội, trong mỗi cộng đồng để dẫn tới những chương trình dự án ngày càng có hiệu quả hơn trong việc gìn giữ các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể”.
- Giáo sư Hoàng Chương trong bài báo “Thực trạng vấn đề bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc” [20] cho rằng: Bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc là vấn đề muôn thuở, nhưng cũng là vấn đề mang tính bức xúc của xã hội, bởi thực trạng nền văn hóa dân tộc đang có nguy cơ mai một và có nhiều vấn đề mà toàn xã hội cần quan tâm bên cạnh hiện tượng xâm thực văn hóa ngày càng gia tăng. Trong thời kỳ đổi mới, chuyển đổi sang cơ chế thị trường và nhất là trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay, vấn đề bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc đang bắt đầu nảy sinh những khó khăn, tiêu cực, thiếu lành mạnh. Cụ thể là xu hướng thương mại hóa nghệ thuật dân tộc đang lan ra trên khắp các sân khấu biểu diễn. Các loại hình nghệ thuật truyền thống như Tuồng, Chèo, Cải Lương, dân ca quan họ Bắc Ninh, dân ca kịch ngày càng thiếu hấp dẫn với khán giả, đặc biệt là khán giả trẻ. Các rạp hát dành cho nghệ thuật dân tộc phần lớn là vắng khách, “tối đèn”. Theo tác giả, muốn bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc tốt hơn, hiệu quả hơn, bền vững hơn, Ðảng và Nhà nước phải có một chính sách đầu tư hợp lý hơn, mạnh mẽ, thỏa đáng hơn, phải quan tâm, khuyến khích những cơ quan, những tổ chức, những cá nhân đang tâm huyết cho sự nghiệp bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc; đồng thời phê phán, có biện pháp xử lý đối với những tổ chức và cá nhân không nhận thức đúng, làm tổn hại DSVH của cha ông, làm mờ nhạt bản sắc văn hóa dân tộc và hình ảnh của đất nước nghìn năm văn hiến.
1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRỰC TIẾP ĐẾN VẤN ĐỀ GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA Ở THỪA THIÊN HUẾ HIỆN NAY
TTH hiện đang lưu giữ trong lòng nhiều DSVH vật thể và phi vật thể chứa đựng nhiều giá trị biểu trưng cho trí tuệ và tâm hồn của dân tộc Việt Nam nên cũng được khá nhiều các nhà nghiên cứu quan tâm và tiếp cận bằng nhiều cách khác nhau:
1.2.1. Từ góc độ sử học
- Trong cuốn “Quần thể di tích Huế di sản thế giới” [75], tác giả Thái Công Nguyên chủ yếu giới thiệu pháp lệnh bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Hệ thống các DSVH của TTH như sông hương, núi Ngự Bình, cầu Trường tiền, Kinh thành, Hoàng thành, Đàn Nam giao, Điện hòn chén, chùa Linh mụ... đồng thời khẳng định giá trị của nó đối với sự phát triển của tỉnh TTH.
Với cuốn sách này tác giả luận án tiếp thu để có cái nhìn một cách có hệ thống các giá trị DSVH ở Huế một cách chi tiết và khá đầy đủ.
- Tác giả Phan Thuận An trong cuốn“Kiến trúc cố đô Huế” [2] cho rằng, Huế ngày nay còn bảo lưu được một khối lượng lớn những di sản vật chất và tinh thần mang tính văn hóa nghệ thuật truyền thống của Việt Nam. Trong gần 400 năm (1558- 1945), Huế là trung tâm chính trị và văn hóa của Đàng trong, rồi trở thành Kinh đô của cả đất nước thống nhất. Huế đã được xác nhận là một trung tâm văn hóa du lịch của Việt Nam, và quần thể di tích cố đô Huế đã được công nhận là một DSVH Thế giới. Sau đó một thập niên, nhã nhạc triều Nguyễn lại được tổ chức UNESSCO công nhận là kiệt tác di sản phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại.
Cuốn sách chủ yếu giới thiệu các công trình kiến trúc, thời gian và vật liệu xây dựng các DS...a cuộc sống hiện tại.
Như vậy, khái niệm DSVH được hiểu là một tập hợp những cặp phạm trù vừa tương phản, vừa thống nhất, trong đó có hai cặp phạm trù chính là: Truyền thống - hiện đại, Kế thừa - phát triển.
Trong mối quan hệ với cặp phạm trù Truyền thống - hiện đại, DSVH tồn tại như một thực thể khách quan. DSVH là cái hiện đại được truyền lại từ trong quá khứ như một “mã di truyền xã hội” (Abraham Moles), một ký ức tập thể được tái sinh, nhớ về quá khứ trên trục thời gian, tạo nên tính liền mạch của nền văn hóa dân tộc. DSVH là hiện thân của một hệ thống giá trị (Federico Mayor) hình thành nên bản sắc văn hóa của dân tộc. “Bản ở đây vừa là cái gốc, cái nguyên thủy, vừa là cái cốt lõi, cái nền tảng cho phép nền văn hóa đó tự hồi sinh, tự hóa trên cơ sở của chính mình” [139, tr.7].
Trong mối quan hệ với cặp phạm trù Kế thừa- phát triển, DSVH khẳng định tính khả biến của mình dưới tác động của chủ thể. Chủ thể nhận thức, tiếp thu các DSVH trên cơ sở kế thừa, đưa chúng vào hiện tại trong những phức hợp loại hình quan hệ với những gí trị mới nảy sinh, làm phong phú cho kho tàng DSVH văn hóa của mình. Trên thực tế, việc khai thác và sử dụng DSVH của chủ thể có thể chính xác và cũng có thể sai lầm, dẫn đến DSVH có thể được phát triển, cũng có thể bị suy kiệt, nghèo nàn, thẩm chí bị triệt thoái từng phần hoặc toàn bộ. Gắn liền với vấn đề nhận thức, khai thác, sử dụng nền DSVH, trong bình diện này không còn là những giá trị trừu tượng, mà là những giá trị đã được hiện thực hóa, vật chất hóa thành lối sống, phong tục, tập quán, ngôn ngữ, những vật thể
DSVH được chứa đựng các yếu tố sau: thứ nhất, trong DSVH chứa đựng vốn kinh nghiệm và tri thức sống của con người. Thứ hai, DSVH hội tụ những yếu tố, phẩm chất: đúng, tốt đẹp, có ích. Thứ ba, DSVH phải biểu hiện thành những hiện tượng văn hóa. Thứ tư, tính lịch sử sẽ làm cho vốn DSVH có bề dày về thời gian, có sự phong phú về loại hình.
2.1.2. Các quan điểm của UNESCO, Đảng và Nhà nước Việt Nam về giữ gìn, phát huy di sản văn hóa
Theo từ điển Tiếng Việt thì “ giữ gìn” có nghĩa là giữ cho được nguyên vẹn, không bị mất mát, tổn hại. Về cơ bản, khái niệm giữ gìn và bảo tồn có nghĩa gần giống nhau đó là giữ lại không để cho mất đi. Theo bách khoa toàn thư Canada, “Giữ gìn di sản- đó là sự nhận thức, sự thừa nhận giá trị và bảo tồn một cách xác đáng những vật thể được coi là quan trọng đối với sự phát triển văn hóa và lịch sử của đất nước” [61, tr.87]
Giữ gìn DSVH là bảo vệ sự tồn tại của sự vật hiện tượng theo dạng thức vốn có của nó. Giữ gìn DSVH là không để DSVH bị mai một, “không để bị thay đổi, biến hóa hay biến thái”. Như vậy, trong nội hàm của thuật ngữ này, không có khái niệm “cải biến”, “nâng cao” hoặc “phát triển”. Hơn nữa, khi nói đối tượng giữ gìn “phải được nhìn là tinh hoa”, có nghĩa chúng ta đã khẳng định giá trị đích thực và khả năng tồn tại theo thời gian, dưới nhiều thể trạng và hình thức khác nhau của đối tượng được bảo tồn.
Đối tượng giữ gìn (giữ gìn với nghĩa bao hàm cả phát huy) các giá trị DSVH cần thỏa mãn hai điều kiện:
- Một là, nó phải được nhìn là tinh hoa, là một “giá trị” đích thực được thừa nhận minh bạch, không có gì phải hồ nghi hay bàn cãi.
- Hai là, nó phải hàm chứa khả năng, chí ít là tiềm năng, đứng vững lâu dài (tức là có giá trị lâu dài, có thể “trơ gan cùng tuế nguyệt”) trước những biến đổi tất yếu về đời sống vật chất và tinh thần của con người, nhất dưới tác động của nền kinh tế thị trường và quá trình toàn cầu hóa, hội nhập đang diễn ra cực kỳ sôi động.
Giữ gìn DSVH nguyên vẹn (bảo tồn trong dạng “tĩnh”): là vận dụng thành quả khoa học kỹ thuật công nghệ cao, hiện đại đảm bảo giữ nguyên trạng hiện vật như sự vốn có về kích thước, vị trí, đường nét màu sắc, kiểu dáng. Khi cần phục nguyên các DSVH vật thể cần sử dụng hiệu quả các phương tiện kỹ thuật như: đồ họa kỹ thuật vi tính công nghệ 3D theo không gian ba chiều; chụp ảnh; băng hình video; xác định trong lượng, thành phần chất liệu của DSVH vật thể. Sau khi tiến hành bảo quản nguyên vẹn, phải so sánh đối chiếu số liệu với nguyên mẫu đã được lưu giữ chi tiết để không làm biến dạng DSVH vật thể.
Giữ gìn, bảo quản DSVH phi vật thể ở dạng “tĩnh” là tiến hành điều tra sưu tầm, thu thập các dạng thức văn hóa phi vật thể như nó hiện có theo quy trình khoa học nghiêm túc chặt chẽ, “giữ” chúng trong sách vở, các ghi chép, mô tả bằng băng hình (video), băng tiếng (audio), ảnh.v.v... Tất cả các hiện tượng văn hóa phi vật thể này có thể lưu giữ trong các kho lưu trữ, các viện bảo tàng.
Giữ gìn DSVH trên cơ sở kế thừa (bảo tồn trong dạng “động”): là giữ gìn các hiện tượng văn hóa trên cơ sở kế thừa. Các DSVH vật thể sẽ được bảo tồn trên tinh thần giữ gìn những nét cơ bản của di tích, cố gắng phục chế lại nguyên trạng di sản văn hóa vật thể bằng nhiều kỹ thuật công nghệ hiện đại. Đối với các DSVH phi vật thể, bảo tồn “động” trên cơ sở kế thừa là bảo tồn các hiện tượng văn hóa đó ngay chính trong đời sống cộng đồng. Bởi lẽ, cộng đồng không những là môi trường sản sinh ra các hiện tượng văn hóa phi vật thể mà còn là nơi tốt nhất để giữ gìn, bảo vệ, làm giàu và phát huy văn hóa phi vật thể trong đời sống xã hội theo thời gian. Các hiện tượng văn hóa phi vật thể tồn tại trong ký ức cộng đồng, nương náu trong tiếng nói, trong các hình thức diễn xướng, trong các nghi lễ, nghi thức, quy ước dân gian.
Văn hóa phi vật thể luôn tiềm ẩn trong tâm thức và trí nhớ của con người mà chúng ta thường mệnh danh họ là những nghệ nhân hay là những Báu vật nhân văn sống. Do đó giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể còn đồng nghĩa với việc bảo vệ những Báu vật nhân văn sống. Đó là việc xã hội thừa nhận các tài năng dân gian, tôn vinh họ trong cộng đồng, tạo điều kiện tốt nhất để trong hoàn cảnh có thể, để họ sống lâu, sống khỏe mạnh, phát huy được khả năng của họ trong quá trình giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Cần phải phục hồi các giá trị văn hóa phi vật thể một cách khách quan, sáng suốt, tin cậy, chứ không thể chủ quan tùy tiện. Tất cả những giá trị văn hóa phi vật thể phải được kiểm chứng qua nhiều phương pháp nghiên cứu có tính chất chuyên môn cao, có giá trị thực chứng, thuyết phục thông qua các dự án điều tra, sưu tầm bảo quản, biên dịch và xuất bản các dấu tích DSVH phi vật thể.
Giữ gìn theo quan điểm phục hồi nguyên dạng DSVH phi vật thể chính là mong muốn “lý tưởng” nhất, hoàn hảo nhất. Nếu không thể giữ gìn nguyên dạng thì phải giữ gìn, bảo quản theo hiện dạng đang có. Bởi theo quy luật của thời gian thì các DSVH phi vật thể ngày càng có xu hướng xa dần nguyên gốc. Do vậy, nếu không thể khôi phục được nguyên gốc thì giữ gìn hiện dạng là điều cần phải thực hiện và có ý nghĩa khả thi nhất.
Tuy nhiên, hiện dạng phải có mối liên hệ chặt chẽ với nguyên dạng. Theo đó, cần xác định rõ thời điểm giữ gìn, bảo quản để sau này khi có thêm tư liệu tin cậy thì sẽ tiếp tục phục nguyên ở dạng gốc các DSVH.
Còn “phát huy” có nghĩa là làm cho cái hay, cái tốt tỏa tác dụng và tiếp tục nảy nở thêm” [77, tr.39]. Nói một cách đơn giản phát huy DSVH chính là việc khai thác, sử dụng di sản một cách có hiệu quả. Công việc này xuất phát từ nhu cầu thực tế, con người mong muốn DSVH của họ phải được nhiều người cùng biết đến hoặc đem về những lợi ích kinh tế. Phát huy DSVH là một hoạt động có tính liên ngành, có tiêu chí chung, mục đích là phục vụ cho sự tiến bộ của xã hội, cho việc phát triển du lịch bền vững và góp phần quan trọng trong việc giáo dục truyền thống yêu nước, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc đồng thời là nhịp cầu nối với bạn bè năm châu. Cách thức phát huy của mỗi di sản, mỗi thời điểm có khác nhau, điều đó tùy thuộc vào văn hóa của mỗi vùng, vào nhận thức của từng người. Nhưng tất thảy các hoạt động này đều phải dựa vào giá trị sẵn có của di sản, làm tôn vinh vẻ đẹp và phát triển các giá trị văn hóa đó. Hình thức chủ đạo của phát huy DSVH là quảng bá hình ảnh của di sản trên mọi phương diện nhằm khai thác, thu hút khách đến tham quan, đầu tư. Từ đó giúp việc phục hồi tối đa các giá trị văn hóa truyền thống, tạo cơ hội giao lưu giữa các nền văn hóa khác nhau góp phần hiểu biết lẫn nhau và tăng cường mối quan hệ quốc tế vì hòa bình, vì sự phát triển của xã hội. Mặt khác, nếu biết phát huy lợi thế của di sản văn hóa thì đây còn được xem là một tiềm lực kinh tế để phát triển xã hội.
Hiện nay, hầu hết các nước trên thế giới đều cho rằng DSVH tồn tại trong đời sống kinh tế - xã hội như một tất yếu khách quan, minh chứng cho quá trình hình thành và phát triển của quốc gia dân tộc. Vì thế, DSVH là vấn đề được nhiều tổ chức quốc tế quan tâm và được chú trọng trong quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
- Quan điểm của UNESCO về giữ gìn và phát huy DSVH..
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc- Unesco- (United Nations Educational Scientific and Cultural Organization), là một trong những tổ chức chuyên môn lớn của Liên hiệp quốc, hoạt động với mục đích "thắt chặt sự hợp tác giữa các quốc gia về giáo dục, khoa học và văn hoá để đảm bảo sự tôn trọng công lý, luật pháp, nhân quyền và tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo".
Nguyên Tổng giám đốc UNESCO, F.Mayor cũng nhấn mạnh:
Kinh nghiệm của hai thập kỷ qua cho thấy rằng trong mọi xã hội ngày nay, bất luận ở trình độ phát triển kinh tế nào hoặc theo xu hướng chính trị nào, văn hóa và phát triển là hai mặt gắn liền với nhau (...). Hễ nước nào tự đặt ra cho mình mục tiêu phát triển kinh tế mà tách rời môi trường văn hóa thì nhất định sẽ xảy ra những mất cân đối nghiêm trọng cả về mặt kinh tế lẫn văn hóa và tiềm năng sáng tạo của nước ấy sẽ bị suy yếu rất nhiều. Một sự phát triển chân chính đòi hỏi phải sử dụng một cách tối ưu nhân lực và vật lực của mỗi cộng đồng. Vì vậy phân tích đến cùng, các trọng tâm, các động lực và các mục đích của phát triển phải được tìm trong văn hóa (...). Từ nay trở đi văn hóa cần coi mình là một nguồn bổ sung trực tiếp cho phát triển và ngược lại phát triển cần thừa nhận văn hóa giữ một vị trí trung tâm, một vai trò điều tiết xã hội... [trích theo 137, tr.23].
Ở phương diện pháp lý, UNESCO đã có công ước về bảo vệ di sản thiên nhiên và văn hóa thế giới (năm 1972). Mục tiêu chính của công ước này là xây dựng một chương trình nhằm phục hồi, bảo tồn các di tích, địa danh hay phong cảnh nổi tiếng.
Để đảm bảo có được những biện pháp hữu hiệu và tích cực cho việc giữ gìn, phục hưng DSVH và thiên nhiên có trên lãnh thổ đất nước mình, mỗi quốc gia tham gia Công ước này sẽ nỗ lực, trong điều kiện phù hợp với sự triển kinh tế - xã hội đất nước đó: Tiếp nhận một chính sách chung nhằm quy định một chức năng cho DSVH trong đời sống của cộng đồng và đưa việc bảo vệ di sản vào một chương trình quy hoạch tổng thể; có những biện pháp thích hợp về luật pháp, khoa học, kỹ thuật, hành chính và tài chính cần thiết cho việc xác định, bảo vệ, bảo tồn, giới thiệu và phục hồi di sản đó; thiết lập hoặc phát triển các trung tâm đào tạo tầm quốc gia hoặc địa phương về bảo vệ, bảo tồn và giới thiệu DSVH, ưu tiên nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực này.
Năm 1989, UNESCO đưa ra một văn bản Đề nghị về việc bảo tồn văn hóa truyền miệng và văn hóa dân gian. Văn bản này yêu cầu các quốc gia trên thế giới đưa ra những giải pháp bảo tồn văn hóa phi vật thể nằm trong đường biên quốc gia của họ. Và từ năm 2001, UNESCO đã xây dựng chương trình Những kiệt tác DSVH truyền miệng và phi vật thể và 4 lần công bố các danh sách vào các năm 2001(gồm 19 di sản), năm 2003 (gồm 28 di sản), năm 2005 (gồm 43 di sản) và gần đây nhất năm 2009 (76 di sản).
Mục tiêu chương trình này của tổ chức UNESCO là nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy DSVH phi vật thể của nhân loại. Kêu gọi các quốc gia hành động để giữ gìn và phát huy các DSVH, bằng việc thống kê các DSVH trong lãnh thổ của mình; thiết lập một ủy ban bảo vệ DSVH phi vật thể.
Năm 2003, với Công ước quốc tế về bảo vệ DSVH phi vật thể đã được các thành viên trong tổ chức UNESCO thông qua và có hiệu lực sau khi có đủ 30 nước phê chuẩn vào năm 2005. Điều 12 của bản công ước quy định: “Để đảm bảo cho công việc bảo tồn, mỗi quốc gia thành viên dựa vào năng lực riêng của mình sẽ xây dựng một hay nhiều thống kê các DSVH phi vật thể trên lãnh thổ của họ. Những bản thống kê này sẽ được cập nhật một cách thường xuyên”. Ngoài việc thống kê, bản công ước còn yêu cầu các quốc gia, các cộng đồng phát triển hành động cho công việc bảo tồn các DSVH.
- Quan điểm của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam về giữ gìn và phát huy DSVH.
Thứ nhất, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về giữ gìn và phát huy DSVH
Trong quá trình lãnh đạo, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, đề cao giá trị của DSVH trong sự phát triển văn hóa của dân tộc. Quan điểm chỉ đạo của Đảng ta trong hơn 80 năm qua là: Trân trọng, bảo vệ, kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc, vì tiến bộ của nhân dân.
Đặc biệt từ năm 1986 đến nay, khi Đảng tiến hành đổi mới đất nước, Đảng ta không chỉ đổi mới về kinh tế mà còn đổi mới trong nhận thức và tư duy: Phát triển kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa, gắn chặt với phát triển văn hóa. Rõ ràng, Đảng ta đã nhận thức một cách đúng đắn và sâu sắc hơn về vai trò của văn hóa trong sự phát triển kinh tế - xã hội. Trên nền tảng đó, các DSVH được tôn trọng, phát triển, góp phần làm cho đời sống tinh thần của xã hội ngày càng phong phú. Hội nghị Trung ương lần thứ 4, khóa VII (tháng 1- 1993) đã khẳng định: “Văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội, một động lực phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội” và đề ra nhiệm vụ:
Trước mắt, tập trung xây dựng để sớm ban hành Luật xuất bản và luật bảo vệ DSVH dân tộc...cần có chính sách cụ thể giữ gìn và nâng cao tinh hoa văn hóa của công đồng các dân tộc và của từng dân tộc. Vấn đề này cần được quan tâm một cách toàn diện, từ sưu tầm, nghiên cứu bảo tàng, phổ biến các DSVH dân tộc đến đào tạo cán bộ văn hóa cho các dân tộc... Nhà nước có kế hoạch xây dựng các bảo tàng, bảo vệ và tôn tạo các di tích văn hóa lịch sử, xây dựng các tượng đài về các anh hùng dân tộc và danh nhân văn hóa ở Thủ đô và các thành phố lớn [31, tr.413-416].
Phát triển tư duy đó, tại Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII (7- 1998) Đảng ta đã ra Nghị quyết về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc và khẳng định:
DSVH là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo ra những giá trị mới và giao lưu văn hóa. Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống (bác học và dân gian), văn hóa cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể [28, tr.63].
Nghị quyết Trung ương 5 cũng nhấn mạnh việc bảo tồn, phát huy DSVH dân tộc không chỉ bó hẹp trong phạm vi trong nước mà còn phải “làm tốt việc giới thiệu văn hóa, đất nước và con người Việt Nam với thế giới”.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001), Đảng tiếp tục nêu rõ:
Bảo tồn và phát huy các DSVH dân tộc, các giá trị văn học, nghệ thuật, ngôn ngữ, chữ viết và thuần phong mỹ tục của các dân tộc; tôn tạo các di tích lịch sử; văn hóa và danh lam thắng cảnh; khai thác các kho tàng văn hóa cổ truyền. Tiếp thu tinh hoa và góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa của nhân loại [29, tr.115].
Trong kết luận của hội nghị Trung ương 10 khóa IX, mục tiêu, các nhiệm vụ trọng tâm và các giải pháp chủ yếu để tiếp tục xây dựng, phát triển văn hóa trong thời kỳ đổi mới được Đảng đề ra:
Trong quá trình mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế và giao lưu văn hóa, cùng với việc tập trung xây dựng những giá trị mới của văn hóa Việt Nam đương đại, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo tồn, kế thừa, phát huy các giá trị tốt đẹp của truyền thống văn hóa dân tộc và tiếp nhận có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới, bắt kịp sự phát triển của thời đại [30, tr.243].
Đại hội X, Đảng ta xác định tiếp tục phát triển sâu rộng, nâng cao chất lượng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Gắn kết chặt chẽ hơn giữa văn hóa với phát triển kinh tế xã hội. Làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam. Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ CNH, HĐH, hội nhập kinh tế quốc tế. Bồi dưỡng các giá trị văn hóa trong thanh niên, sinh viên, học sinh, đặc biệt là lý tưởng sống, lối sống, năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hóa Việt Nam. Đặc biệt chú trọng đến đầu tư cho việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng, kháng chiến, DSVH vật thể, phi vật thể. Kết hợp hài hòa giữa bảo tồn, phát huy với kế thừa và phát triển, giữ gìn di tích với phát triển kinh tế du lịch, tinh thần tự nguyện, tính tự quản của nhân dân trong xây dựng văn hóa. Đồng thời tăng cường quản lý nhà nước về văn hóa. Xây dựng cơ chế chính sách, chế tài ổn định. Tăng cường mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế về văn hóa. Chống sự xâm nhập văn hóa độc hại, lai căng, phản động. Xây dựng, nâng cấp đồng bộ hệ thống thiết chế văn hóa.
Tiếp tục phát triển các quan điểm của các đại hội trước, đại hội XI của Đảng đã đưa ra nhiệm vụ chăm lo phát triển văn hóa tập trung vào 4 nội dung quan trọng:
Một là: Củng cố và tiếp tục xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phong phú, đa dạng; tiếp tục đẩy mạnh xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội...; triển khai cuộc vận động xây dựng gia đình Việt Nam góp phần giữ gìn và phát triển những giá trị truyền thống của văn hóa, con người Việt Nam, nuôi dưỡng giáo dục thế hệ trẻ.
Hai là: Phát triển sự nghiệp văn học, nghệ thuật; bảo tồn, phát huy giá trị các DSVH truyền thống, cách mạng. Theo đó, tiếp tục phát triển nền văn học, nghệ thuật Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, giàu chất nhân văn, dân chủ, vươn lên hiện đại, phản ánh chân thật, sâu sắc đời sống, lịch sử dân tộc và công cuộc đổi mới đất nước; cổ vũ, khẳng định cái đúng, cái đẹp, đồng thời lên án cái xấu, cái ác. Hoàn thiện và thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, về bảo tồn, phát huy giá trị các DSVH vật thể và phi vật thể của dân tộc. Xây dựng và thực hiện các chính sách, chế độ đào tạo, bồi dưỡng, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, tạo điều kiện để đội ngũ những người hoạt động văn hóa, văn học, nghệ thuật sáng tạo nhiều tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật.
Ba là: Chú trọng phát huy mạnh mẽ chức năng thông tin giáo dục, tổ chức và phản biện xã hội của các phương tiện thông tin đại chúng vì lợi ích của nhân dân và đất nước. Tập trung đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ hoạt động báo chí, xuất bản vững vàng về chính trị, tư tưởng, nghiệp vụ và có năng lực đáp ứng tốt yêu cầu của thời kỳ mới.
Bốn là: Đổi mới, tăng cường việc giới thiệu, truyền bá văn hóa, văn học, nghệ thuật, đất nước, con người Việt Nam với thế giới. Xây dựng một số trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài và trung tâm dịch thuật, quảng bá văn hóa Việt Nam ra nước ngoài. Tiếp thu những kinh nghiệm tốt về phát triển văn hóa của các nước, giới thiệu các tác phẩm văn học, nghệ thuật đặc sắc của nước ngoài với công chúng Việt Nam. Ngăn chặn, đẩy lùi, vô hiệu hóa sự xâm nhập và tác hại của các sản phẩm đồi trụy, phản động từ nước ngoài vào nước ta; bồi dưỡng và nâng cao sức đề kháng của công chúng, nhất là thế hệ trẻ.
Như vậy, những quan điểm trên của Đảng đã cho thấy, nền văn hóa mà chúng ta xây dựng mang bản sắc dân tộc, vừa phản ánh đậm cốt cách truyền thống dân tộc, vừa hiện đại phù hợp với trào lưu tiến bộ chung của nhân loại. Đó là sự tiếp biến các giá trị văn hóa nhân loại một cách tự nhiên trong quá trình hội nhập và phát triển. Từ nhận thức này, Đại hội đã đưa ra những định hướng lớn về phát triển văn hóa của dân tộc Việt Nam trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội như: xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phong phú, đa dạng để văn hóa trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của dân tộc trong hội nhập quốc tế, phát huy giá trị các DSVH truyền thống Rõ ràng, Đảng đã nhận thức sâu sắc về vai trò của văn hóa, đặc biệt là các di sản truyền thống đối với sự nghiệp phát triển đất nước hiện nay, để hội nhập mà không đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc. Thông qua các DSVH để giáo dục lịch sử dân tộc cho thế hệ trẻ, khơi dậy niềm tự hào dân tộc để họ sống có lý tưởng, niềm tin, bồi dưỡng để họ có một thế giới quan và nhân sinh quan cách mạng đúng đắn, tránh sự cám dỗ của kẻ thù, chạy theo lối sống thực dụng, xa rời mục tiêu và lý tưởng cách mạng mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn.
Thứ hai, chính sách của Nhà nước ta về giữ gìn và phát huy DSVH.
Ngay sau khi giành được độc lập, ngày 23- 11-1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký và công bố sắc lệnh số 65/SL về bảo tồn cổ tích trên toàn cõi Việt Nam. Trong sắc lệnh này, thuật ngữ “cổ tích” được hiểu với nghĩa DSVH, bao gồm cả văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể. Từ đó đến nay, nhiều văn bản quy phạm pháp luật được ban hành. Hiến pháp 1992 đã quy định trách nhiệm của Nhà nước, các tổ chức và nhân dân về bảo vệ phát huy DSVH dân tộc. Đặc biệt là Quyết định số 25/TTg ngày 19/1/1993 của Thủ tướng chính phủ về một số chính sách nhằm xây dựng và đổi mới sự nghiệp văn hóa, nghệ thuật, trong đó nêu rõ:
“Đầu tư 100% kinh phí cho việc tu bổ, tôn tạo các di tích cách mạng, những di tích gắn với quá trình hoạt động của Đảng và cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc; hỗ trợ một phần kinh phí và vốn đầu tư của nước ngoài, để giữ gìn và tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa khác, kể cả các công trình mang tính chất tôn giáo đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa. Đầu tư 100% cho công tác sưu tầm, chỉnh lý, biên soạn, bảo quản lâu dài, phổ biến các sản phẩm văn hóa tinh thần như: Văn hóa dân gian, các điệu múa, các làn điệu âm nhạc của các dân tộc, giữ gìn các nghề thủ công truyền thống, các loại nhạc cụ dân tộc. Đầu tư 100% kinh phí cho việc xây dựng tiết mục,, luyên tập thường xuyên và trang bị cho các đơn vị nghệ thuật dân tộc: tuồng, chèo, dân ca, cải lương, múa rối... Nhà nước khuyến khích và dành một khoảng kinh phí đễ hỗ trợ các tập thể hoặc gia đình tổ chức hoạt động biểu diễn nghệ thuật và truyền dạy trên cơ sở khai thác, phổ biến nghệ thuật truyền thống, các loại hình nhạc cụ cổ truyền, xét khen thưởng xứng đáng cho những người có công sưu tầm các giá trị văn hóa dân gian, các hiện vật bảo tàng có giá trị, những người có công bảo tồn các giá trị văn hóa tinh thần, bao gồm cả các bí quyết ngành nghề thủ công truyền thống”.
Tại Quyết định số 62/QĐ- TTg, ngày 3/2/ 1994, Thủ tướng chính phủ đã giao cho bộ Văn hóa- Thông tin quản lý điều hành ba chương trình có mục tiêu cấp nhà nước, trong đó có chương trình Chống xuống cấp và tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa Việt Nam. Thời gian thực hiện chương trình từ năm 1994 đến năm 2000 với nội dung chủ yếu tập trung vào công tác bảo tồn di tích và công tác bảo tàng, nhiệm vụ trọng tâm là: Bảo vệ, phục cấp, nâng cấp tôn tạo các di tích lịch sử, cách mạng và kháng chiến đặc biệt quan trọng, các di tích kiến trúc nghệ thuật có giá trị lớn đang có nguy cơ sụp đổ cần tu bổ gấp; xây dựng mới một số khu di tích lịch sử và cách mạng quan trọng, phục cấp, nâng cấp, sắp xếp lại và hiện đại hóa các nhà bảo tàng và một số kho bảo tàng có nhiều hiện vật quý hiếm; xây dựng mới một vài viện, hoặc khu bảo tàng đặc biệt; bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ quản lý di tích, quản lý bảo tàng...
Tiếp đến là văn bản 4739/KG- TƯ ngày 26/8/1994, Thủ tướng chính phủ đã cho phép bộ Văn hóa- Thông tin triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa. Đây là sự thể hiện một sự đầu tư đúng hướng, trên cơ sở các chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước đối với sự nghiệp giữ gìn và phát huy các giá trị DSVH.
Với nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, Luật DSVH đã được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 14/6/2001 được xem là văn bản hoàn chỉnh nhất từ trước đến nay về vấn đề giữ gìn và phát huy DSVH ở nước ta. Nội dung của Luật gồm 7 chương, 74 điều quy định những nội dung chủ yếu như khái niệm, nội dung của DSVH; phạm vi, đối tượng điều chỉnh của luật; chính sách biện pháp chủ yếu của Nhà nước nhằm bảo vệ DSVH; trách nhiệm của cơ quan Nhà nước, tổ chức, cá nhân và của toàn bộ xã hội trong việc bảo vệ DSVH; giải thích các từ ngữ về DSVH và bảo vệ, phát huy các DSVH; xác định quyền sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý và các hình thức sở hữu khác đối với DSVH; những mục đính của việc sử dụng và phát huy DSVH; các điều cấm nhằm bảo vệ DSVH.
Đối với việc giữ gìn và phát huy DSVH phi vật thể, Luật DSVH quy định:
Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, truyền dạy và giới thiệu DSVH phi vật thể nhằm giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và làm giàu kho tàng DSVH của cộng đồng các dân tộc Việt Nam [21, tr.21].
Luật DSVH quy định những nội dung: Chính sách của Nhà nước đối với việc nghiên cứu, sưu tầm và phát huy giá trị DSVH phi vật thể; trách nhiệm của Bộ văn hóa Thông tin và UBND cấp tỉnh trong việc quản lý chỉ đạo lập hồ sơ khoa học về DSVH phi vật thể; chính sách của Nhà nước trong việc khuyến khích sưu tầm, biên soạn, dịch thuật, thống kê, phân loại DSVH phi vật thể; khuyến khích và tạo điều kiện bảo vệ và phát triển tiếng nói, chữ viết của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; khuyến khích việc duy trì, phục hồi và phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống có giá trị tiêu biểu, những kinh nghiệm, bài thuốc cổ truyền dân tộc, đặc sản văn hóa ẩm thực và các tri thức văn hóa dân gian khác; tạo điều kiện cho việc duy trì và phát huy giá trị văn hóa của các lễ hội truyền thống; bài trừ các hủ tục và chống các biểu hiện tiêu cực và thương mại hóa trong việc tổ chức và hoạt động lễ hội; Nhà nước tôn vinh và có chính sách đãi ngộ đối với tổ chức, nghệ nhân nắm giữ, có công phổ biến bí quyết nghề nghiệp; nghệ thuật và kỹ thuật truyền thống có giá trị đặc biệt; quy định việc nghiên cứu, sưu tầm DSVH phi vật thể ở Việt Nam của tổ chức cá nhân nước ngoài.
Còn đối với việc giữ gìn và phát huy các DSVH vật thể, văn bản Luật này chia thành ba hạn mục.
Mục 1 là di tích- danh lam thắng cảnh, quy định các nội dung chủ yếu: Phân hạng các di tích, danh lam thắng cảnh; Thẩm quyền, thủ tục xếp hạng các di tích, danh lam thắng cảnh; các khu vực bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh; tổ chức quản lý bảo vệ, sử dụng và phát huy giá trị di tích, danh lam thắng cảnh; bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích, danh lam thắng cảnh; thẩm quyền phê duyệt các dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích, danh lam thắng cảnh; trách nhiệm của các chủ đầu tư dự án với việc bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh trong quá trình xây dựng; việc thăm dò, khai quật khảo cổ.
Mục 2 gồm di vật, cổ vật quốc gia được quy định những nôi dung chủ yếu: Quyền và trách nhiệm cua tổ chức cá nhân khi mua bán, thay đổi sở hữu, di chuyển, xuất khẩu di vật, cổ vật; quy định về chế độ bảo vệ bặc biệt đối vớ bảo vật quốc gia; thẩm quyền, thủ tục, điều kiện đưa di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài nhằm mục đích giao lưu văn hóa giữa Việt Nam với các nước; quy định việc đưa di vật, cổ vật ra nước ngoài; điều kiện làm bản sao cổ vật.
Mục 3 là bảo tàng và quy định những nội dung chủ yếu sau: khái niệm về bảo tàng; các bảo tàng trong hệ thống bảo tàng Việt Nam; nhiệm vụ và quyền hạn của bảo tàng; điều kiện, thẩm quyền và thủ tục thành lập bảo tàng; việc quản lý các di vật, cổ vật trong các nhà truyền thống, nhà lưu niệm và tổ chức trưng bày tại bảo tàng.
Khi Luật DSVH chính thức có hiệu lực ngày 11-11-2002, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành nghị định số 92/2002/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật DSVH. Chính sách của Nhà nước ta về giữ gìn và phát huy DSVH được thể hiện:
1. Xây dựng và thực hiện chương trình mục tiêu bảo tồn DSVH tiêu biểu.
2. Khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa; thực hiện các chính sách ưu đãi về tinh thần và vật chất đối với nghệ nhân, nghệ sĩ nắm giữ và công bố phổ biến nghệ thuật truyền thống, bí quyết nghề nghiệp có giá trị đặc biệt.
3. Nghiên cứu, áp dụng các thành tựu khoa học- công nghệ các hoạt động sau đây:
+ Thăm dò, khai quật khảo cổ; bảo quản, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích.
+ Thẩm định, bảo quản hiện vật và chỉnh lý, đổi mới nội dung trưng bày, hình thức thông tin bảo tàng.
+ Sưu tầm, lưu giữ và phổ biến giá trị DSVH phi vật thể, thành lập ngân hàng giữ liệu về DSVH phi vật thể.
4. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị DSVH.
5. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đóng góp về tinh thần và vật chất hoặc trực tiếp tham gia các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị DSVH.
6. Mở rộng các hình thức hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị DSVH; xây dựng và thực hiện các dự án hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, Nhà nước ta còn chỉ ra các biện pháp cụ thể, cần thiết để giữ gìn và phát huy DSVH phi vật thể, từ đó xem xét thực tiễn của công tác này để thấy được những thành tựu cũng như bất cập đặt ra hiện nay như:
1. Tổ chức thực hiện các dự án nghiên cứu, sưu tầm, thống kê, phân loại các DSVH phi vật thể trong phạm vi toàn quốc;
2. Tiến hành sưu tầm, thống kê, phân loại thường xuyên và định kỳ về DSVH phi vật thể;
3. Tăng cường việc truyền dạy, phổ biến, xuất bản, trình diễn và phục dựng các loại hình DSVH phi vật thể;
4. Đầu tư và hổ trợ kinh phí cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị DSVH phi vật thể, ngăn chặn nguy cơ làm mai một, thất truyền DSVH phi vật thể;
5. Mở rộng các hình thức xã hội hóa trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị DSVH phi vật thể;
6. Thực hiện thẩm quyền miễn phí, hướng dẫn nghiệp vụ và hỗ trợ lưu giữ, bảo quản di sản văn hóa phi vật thể theo đề nghị của các tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu DSVH phi vật thể đó [21, tr.46- 47].
Trước tình hình cấp thiết của vấn đề này thì đây là một văn bản quan trọng ảnh hưởng đến việc giữ gìn và phát huy DSVH vật thể. Từ đó, là cơ sở để đưa ra quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử và danh lam th...oàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
Nguyễn Khoa Điềm (Chủ biên) (2002), Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Phạm Văn Đồng (1995), Văn hóa và đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Phạm Duy Đức (2008), Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về văn hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Phạm Duy Đức (Chủ biên) (2009), Phát triển văn hóa Việt nam giai đoạn 2011-2020 những vấn đề phương pháp luận, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Phạm Duy Đức (Chủ biên) (2010), Thành tựu trong xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam 25 năm đổi mới (1986- 2010), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Nguyễn Phú Đức (2003), "Di sản văn hóa Huế với phát triển du lịch", Tạp chí Huế xưa và nay, (60).
Hiếu Giang (2003), "Về giá trị văn hoá phi vật thể Thăng Long - Hà Nội", Tạp chí Di sản văn hoá, (3), tr.90-92, 32.
Trần Văn Giàu (Chủ biên) (1996), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Tái bản, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Phạm Thanh Hà (2011), Giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Phạm Minh Hạc (1996), Phát triển văn hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc kết hợp tinh hoa nhân loại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Đinh Hồng Hải, Nguyễn Viết Cường (2005), Bảo tồn và khai thác văn hóa - một số vấn đề cần đặt ra, Kỷ yếu Hội nghị thông báo Văn hóa dân gian năm 2004.
Phan Thanh Hải (2012), "Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Huế: cơ hội và thách thức", Tạp chí Xưa và Nay, (112+113).
Phan Thanh Hải (2012), “30 năm bảo tồn và phát huy DSVH Huế”, Tạp chí Huế xưa và nay, (109).
Lê Như Hoa (2003), Bản sắc văn hóa trong lối sống hiện đại, Nxb Thông tin, Hà Nội.
Hội Văn nghệ dân gian Thừa Thiên Huế (1991), Bảo tồn và phát triển văn nghệ dân gian Thừa Thiên Huế, Huế.
Đỗ Huy (Chủ biên) (1996), Văn hóa mới Việt Nam- sự thống nhất và đa dạng, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Đỗ Huy (2002), Nhận diện văn hóa Việt Nam và sự biến đổi của nó trong thế kỹ XX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Đỗ Huy (2005), Văn hóa và phát triển, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Nguyên Văn Huyên (1996), Góp phần nghiên cứu văn hóa Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Nguyễn Văn Huyên (1999), "Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc", Tạp chí Triết học, (1/107).
Nguyễn Văn Huyên (Chủ biên) (2006), Văn hóa mục tiêu và động lực của sự phát triển xã hội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Nguyễn Văn Huyên (2007), "Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc", Tạp chí Triết học.
Lê Văn Huyên (2002), Lễ hội Huế thời Nguyễn, tuyển tập những bài nghiên cứu về thời Nguyễn, Sở Khoa học công nghệ và môi trường Thừa Thiên Huế.
Trần Huyền (2009), "Bảo toàn tính xác thực của di sản văn hóa phi vật thể trong hoạt động du lịch và tổ chức lễ hội", Tạp chí Xưa và Nay, (96).
Nguyễn Quốc Hùng (2001), "Bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể - khái niệm và nhận thức", Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, (4/202).
Nguyễn Quốc Hùng (2003), "Hành trình 10 năm của di sản văn hóa Huế", Tạp chí Huế xưa và nay, (60).
Nguyễn Quốc Hùng (2002), "Luật di sản văn hóa - văn bản luật hoàn chỉnh về bảo vệ, phát huy di sản văn hóa ở nước ta", Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, (2).
Nguyễn Thị Hương (Chủ biên), Trần Kim Cúc (2011), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
Huỳnh Đình Két, "Di tích cảnh quan Huế- một số vấn đề về công tác bảo tồn",
Vũ Khiêu, Phạm Xuân Nam (Chủ biên) (1993), Mấy vấn đề văn hóa và phát triển ở Việt Nam hiện nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Vũ Khiêu (Chủ biên), Phạm Xuân Nam, Hoàng Trinh (1993), Phương pháp luận về vai trò cuả văn hóa trong phát triển, Tái bản có bổ sung và sửa chữa, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Tùng Lâm (1995), "Những việc làm cơ bản và cấp thiết trong công cuộc bảo tồn di sản văn hóa Huế", Tạp chí Huế xưa và nay, (5).
Phan Huy Lê - Vũ Minh Giang (1994), Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay, Hà Nội.
Trường Lưu (2003), Toàn cầu hóa và vấn đề bảo tồn văn hóa dân tộc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
F. Mayor (1994), "Ban đầu và cuối cùng là văn hóa", Người đưa tin UNESCO, (10).
C.Mác - Ph.Ăngghen (1958), Về văn học và nghệ thuật, Nxb Sự thật, Hà Nội.
C.Mác - Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, Tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
C.Mác - Ph.Ăngghen (2000), Toàn tập, Tập 42, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Phạm Xuân Nam (1998), "Bản sắc văn hóa Việt Nam trong giao lưu văn hóa với khu vực và thế giới", Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, (5).
Phan Ngọc (1998), Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
Thái Công Nguyên (Chủ biên) (1999), Quần thể di tích Huế di sản thế giới, Nxb Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế.
Nhiều tác giả (2005), Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam, Viện Văn hóa - Thông tin xuất bản, Hà Nội.
Hoàng Phê (2003), Từ điển tiếng Việt, in lần thứ 9, Nxb Đà Nẵng - Trung tâm từ điển học, Hà Nội - Đà Nẵng.
Lê Đình Phúc (2010), “Nhã nhạc cung đình Huế với việc phát triển du lịch”, Tạp chí Huế xưa và nay, (101).
Lê Đình Phúc (2012), "Các di sản thế giới với sự phát triển du lịch ở miền trung", Tạp chí Huế xưa và nay, (105).
Nguyễn Vinh Phúc (1997), "Xây dựng làng văn hóa nên chú ý tới tính chất khu vực", Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, (1/151).
Quốc hội (2003), Luật Di sản văn hóa và các văn bản hướng dẫn thi hành, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Quốc hội (2009), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 5, số 32/ 2009/QH 12, ngày 18 tháng 6 năm 2009.
Bùi Hoài Sơn (2007), Quản lý lễ hội truyền thống của người Việt ở châu thổ Bắc Bộ từ 1945 đến nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Sở Văn hóa thể thao du lịch Thừa Thiên Huế (2012), Báo cáo tổng kết năm 2012 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2013.
Sở Văn hóa thể thao du lịch Thừa Thiên Huế (2013), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2013- 2020, định hướng đến năm 2030.
Chu Thái Thành (2007), "Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc", Tạp chí Cộng sản, (14/134).
Ngô Phương Thảo (2008), "Bảo vệ di sản, cuộc chiến từ những góc nhìn", Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, (289).
Trần Ngọc Thêm (2001), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngô Đức Thịnh (2007), "Bảo tồn và phát huy văn hóa phi vật thể", Tạp chí Cộng sản, (15/135).
Nguyễn Hữu Thông (1994), Huế nghề và làng nghề thủ công truyền thống, Nxb Thuận Hóa Huế.
Nguyễn Hữu Thông (2012), "Hệ giá trị và nhân tố con người trong di sản văn hóa xứ Huế", Tạp chí Huế xưa và nay, (109).
Lê Văn Thuyên (1998), "Một số giải pháp bảo tồn di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa", Tạp chí Huế xưa và nay, (28).
Đỗ Thị Minh Thúy (Chủ biên) (2001), Xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc: thành tựu và kinh nghiệm, Viện Văn hóa và Nxb Văn hóa Thông tin Hà Nội.
Đỗ Thị Minh Thúy (Chủ biên) (2003), 60 năm đề cương văn hóa với văn hóa và phát triển ở Việt Nam hôm nay, Viện Văn hóa và Nxb Văn hóa Thông tin Hà Nội.
Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định 818/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án điều chỉnh quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Di tích Cố đô Huế giai đoạn 2010 - 2020.
Đàm Hoàng Thụ (1998), Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa nghệ thuật ở nước ta hiện nay, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
Đàm Văn Thụ (1998), "Về chính sách giữ gìn và phát huy di sản văn hóa nghệ thuật", Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, (6/168).
Trần Mạnh Thường (2000), Những di sản nổi tiếng thế giới, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
Nguyễn Danh Tiên (2012), Đảng lãnh đạo xây dựng và phát triển văn hóa trong thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Nguyễn Quang Trung Tiến, Phan Tiến Dũng và các tác giả khác (1994), Huế thành phố du lịch, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Lưu Trần Tiêu (1991), “Di tích- bản thông điệp của các thế hệ”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, (97).
Lưu Trần Tiêu (2002), "Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Việt Nam", Tạp chí Văn hóa nghệ thuật.
Lưu Trần Tiêu (2003), "Di sản văn hóa thế giới - 10 năm nhìn lại", Tạp chí Huế xưa và nay, (60).
Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế (2011), Nghị quyết hội nghị lần thứ năm của Bch Đảng bộ tỉnh khóa XIV về xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm văn hoá, du lịch đặc sắc của cả nước giai đoạn 2011 - 2015 và tầm nhìn đến năm 2020.
Tổng kết một số vấn đề lý luận thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986- 2006) (2006), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Hoàng Trinh (1996), Vấn đề văn hóa và phát triển, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Võ Quang Trọng (Chủ biên), Bảo tồn, phát huy giá trị DSVH phi vật thể ở Thăng Long - Hà Nội, Nxb Hà Nội.
Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế (2001), Thời gian đã chứng minh, Tập san kỷ niệm 5 năm thực hiện dự án quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích cố đô Huế.
Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế (2003), Huế Di sản và cuộc sống, Huế.
Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế (2003), Công cuộc bảo tồn di sản Thế giới ở Thừa Thiên Huế, Huế.
Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, Phòng Nghiên cứu khoa học và hướng dẫn tổ chức (2010), DSVH Huế nghiên cứu và bảo tồn, Kỷ yếu hội thảo.
Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế - Phòng Nghiên cứu khoa học (2010), Di sản văn hóa Huế nghiên cứu và bảo tồn, Tập 1, Huế.
Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế - Phòng Nghiên cứu khoa học (2012), Di sản văn hóa Huế nghiên cứu và bảo tồn, Tập 2, Huế.
Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế - Phòng Nghiên cứu khoa học (2013), Di sản văn hóa Huế nghiên cứu và bảo tồn, Tập 3, Huế.
Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế (2012), 30 năm bảo tồn và phát huy giá trị DSVH Huế (1982- 2012), Huế.
Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế (2013), Công cuộc bảo tồn di sản thế giới ở TTH, Công ty cổ phần in Thuận Phát, Huế.
Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia (2002), Tính đa dạng của văn hóa Việt Nam: Những tiếp cận về sự bảo tồn, Công ty in và thương mại Thái Hà xuất bản, Hà Nội.
Hoàng Phủ Ngọc Tường (1995), Huế di tích và con người, Nxb Thuận Hóa, Huế.
Chu Quang Trứ (1996), Di sản văn hóa dân tộc trong tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Thuận Hóa, Huế.
Từ điển Triết học (1986), Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
UNESCO (1993), "Hội nghị tư vấn quốc tế về các di sản văn hóa phi vật chất", Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, (6/114).
UNESCO (1995), "Bảo vệ và phát huy các di sản văn hóa phi vật thể (Quan điểm của UNESCO và một số kinh nghiệm quốc tế)", Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, (3/129).
UNESCO (2001), Tuyên bố toàn cầu về sự đa dạng văn hóa, Hội nghị quốc tế do UNESCO.
UNESCO (2005), Công ước UNESCO về bảo tồn và phát huy đa dạng văn hóa, Hội thảo quốc tế “Khía cạnh pháp lý của vấn đề bảo tồn đa dạng văn hóa”, Hà Nội.
Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (1999), Quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết khu Kinh thành Huế, Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (2005), Địa chí Thừa Thiên Huế, Tập 1, Phần tự nhiên, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (2006), Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020.
Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (2008), Quyết định về việc phân công quản lý di tích.
Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (2010), Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế (1995- 2010), Huế.
Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Sở Công thương (2010), Đề án khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống và ngành nghề TTCN trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007- 2015.
Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (2011), Dự thảo phát triển nhân lực tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011- 2020, Huế.
Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (2011), Báo cáo hai năm thực hiện Kết luận 48- KL/ TW của Bộ chính trị về xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế và đô thị Huế đến năm 2020.
Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (2012), Báo cáo cuối cùng quy hoạch phát triển du lịch Thừa Thiên Huế đến năm 2020, Huế.
Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (2012), Đề án phát triển du lịch trên cơ sở phát huy giá trị di tích cố đô Huế giai đoạn 2012- 2020.
Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Thể thao và du lịch - Hội Khoa học lịch sử Thừa Thiên Huế (2012), Tiềm năng và hướng phát triển du lịch Bắc trung bộ, Kỷ yếu hội thảo khoa học.
Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế (2013), Báo cáo tổng kết công tác năm 2012 và phương hướng nhiệm vụ năm 2013.
Ủy ban quốc gia về Thập kỷ quốc tế phát triển văn hóa (1992), Thập kỷ thế giới phát triển văn hóa, Bộ văn hóa Thông tin và thể thao, Hà Nội.
Viện Văn hóa nghệ thuật (1990), Huế ngàn năm văn vật, Hà Nội.
Hoàng Vinh (1997), Một số vấn đề về bảo tồn và phát triển DSVH dân tộc”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Hoàng Vinh (1999), Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng văn hóa ở nước ta, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
Hồ Sỹ Vịnh (Chủ biên) (1993), Văn hóa vì con người, Nxb Văn hóa và Tạp chí Văn hóa - nghệ thuật, Hà Nội.
Website: aspx?OneID=
Website: NewsID=20130111143149.
Website: 40110062/181/
Website:
Website: oa/2012/7/43843.aspx
PHỤ LỤC 1: DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐÃ THỰC HIỆN
GIAI ĐOẠN TỪ 1996 ĐẾN 2012
TT
HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH
Tổng kinh phí đã thực hiện
Giai đoạn 1996-2000
Giai đoạn 2001-2005
Giai đoạn 2006-2009
Giai đoạn 2010- 2012
Ghi chú
TỔNG SỐ
589.518.112
87.445.885
148.162.917
194.521.238
159.388.072
I
KINH THÀNH
102.483.051
8.253.552
26.033.966
41.470.056
26.725.477
1
Cửa Quảng Đức
X
Hoàn thành
(HT)
2
Cửa Thể Nhơn
X
HT
3
Cửa Chánh Nam
X
HT
4
Cửa Chánh Bắc
X
HT
5
Cửa Đông Nam
X
HT
6
Cửa Chánh Tây
X
X
X
HT
7
Cửa Tây Nam
X
X
HT
8
Cửa Tây Bắc
X
X
HT
9
Cửa Đông Bắc
X
HT
10
Cửa Chánh Đông
X
X
HT
11
Điện
Long An
( Bảo tàng cổ vật)7788
X
X
X
X
HT
12
Cữu Vị
Thần Công
(Nhà che
súng)
X
X
HT
13
Kỳ Đài
X
HT
14
Phu Văn Lâu
X
HT
15
Hệ thống điện chiếu sáng QTNM
X
X
HT
16
Hệ thống điện chiếu sáng Kỳ Đài
X
HT
17
Mặt Nam Kinh Thành
X
X
HT
18
Quảng trường Ngọ Môn
X
HT
19
Bảo tồn, tu bổ tôn tạo mặt Kè Hào
X
Chuyển
tiếp
(CT)
20
Tu bổ Đàn Xã Tắc
X
X
CT
21
Bảo tồn, tu bổ tôn tạo Kinh Thành
X
CT
Hợp phần: Tu bổ, tôn tạo di tích Huế
X
CT
22
Nhà Tế Tửu
X
HT
23
Bình phong Tam Toà
X
HT
24
Xiền Võ Từ
X
HT
25
Bảo tồn, tôn tạo Nhà Bia Thị Học
X
HT
26
Bình An Đường
X
HT
27
Lầu Tàng Thơ ( Đền bù, giải phóng mặt bằng)
X
CT
28
Nạo vét hồ Tịnh Tâm
X
CT
II
KHU VỰC HOÀNG THÀNH
163.776.093
59.237.196
59.403.671
16.796.584
28.338.642
1
Hồ Kim Thuỷ
X
HT
2
Ngọ Môn
(Tu bổ Hữu Dực Lâu)
X
X
X
CT
3
Điện Thái Hoà
X
CT
4
Pháp lam Nghi Môn cầu Trung Đạo
X
X
HT
5
Lầu Tứ Phương Vô Sự
X
X
HT
6
Điện Long Đức
X
HT
7
Pháp lam Nhật Tinh, Nguyệt Anh Môn
X
HT
8
Phủ Nội Vụ
X
CT
9
Hệ thống điện quanh khu vực Đại Nội
X
HT
10
Tây Khuyết Đài
X
HT
11
Đông Khuyết Đài
X
CT
12
Điện Chiêu Kính
X
CT
13
Cửa Chương Đức
X
HT
14
Khu vực Cung Trường Sanh
X
X
X
HT
1.Trường An Môn
HT
2.Ngũ Đại Đồng Đường
HT
3.Tả Vu
HT
4.Hữu Vu
HT
5.Hồ Tân Nguyệt
HT
6.Sân vườn, non bộ
HT
7.Lạch Đào Nguyên
HT
8.Cầu Kiều
HT
9.Bình Phong
HT
10.Tường, cổng
HT
11.Điện chiếu sáng, PCCC
HT
15
Cụm di tích Diện Thọ
X
X
X
CT
1.Chính điện-cung Diên Thọ
X
HT
2.Tịnh Minh Lâu
X
HT
3.Trường Du Tạ
X
HT
4.Khương Ninh Các
X
HT
5.Sân vườn khu vực Cung Diên Thọ
X
HT
6.Các cổng Thọ Chỉ, Thiện Khánh,
X
HT
7.Điện chiếu sáng cung Diên Thọ
X
HT
8.Tường thành cung Diên Thọ
X
HT
10.Hệ thống trường lang
X
HT
- Trường lang A2
X
HT
- Trường lang A5
X
HT
11.Tả Trà
X
CT
12.Điện Thọ Ninh
X
CT
16
Cụm di tích Thế Miếu
1.Thế Tổ Miếu
X
X
HT
2.Hiển Lâm Các
X
HT
3.Hưng Tổ Miếu
X
HT
4.Hữu Tùng Tự
X
HT
5.Sùng Công môn, Tuấn Liệt môn
X
HT
6.Tường bao quanh Thế Miếu
X
HT
7.Các cổng Thế Miếu
X
HT
8.Nhà Thổ Công
X
HT
9.Nhà Thần Trù
X
HT
10.Sân đường nội bộ Thế Miếu
X
HT
12.HT điện chiếu sáng Thế Miếu
X
HT
13.HT cấp thoát nước Thế Miếu
X
HT
14.Di tích bất động sản Thế Miếu
X
HT
15.Chống mối Thế Miếu
X
HT
17
Hạ tầng Đại Nội
(Gđ1)
X
HT
18
Hạ tầng Đại Nội
(Gđ2)
X
X
HT
19
Hạ tầng Đại Nội
(Gđ3)
X
X
X
HT
20
Hạ tầng Đại Nội
(Gđ4)
X
HT
21
Hạ tầng Đại Nội
(Gđ5)
X
HT
22
Hệ thống cấp nước Đại Nội
X
HT
23
Hệ thống điện chiếu sáng Đại Nội
(Gđ1)
X
X
HT
24
Hệ thống điện chiếu sáng Đại Nội
(Gđ2)
X
X
HT
III
KHU VỰC TỬ CẤM THÀNH
118.372.468
6.856.020
10.549.794
65.074.078
35.892.576
1
Tả Vu
X
HT
2
Duyệt Thị Đường
X
X
X
HT
3
Nhà Bát giác phía Đông
X
HT
4
Nhà Bát giác phía Tây
X
HT
5
Trường lang – Tử Cấm Thành
X
X
X
CT
5.1.HL-
01: Điện Càn Thành – Hưng Khánh Nội
HT
5.2.HL-
04: Điện Càn Thành – HT Gia Tường Môn
HT
5.3.HL-
05A: Hồi lang Đại Cung Môn – Tả Vu – Điện Cần Chánh – Hữu Vu
5.4.HL-
05B: Hồi lang Đại Cung Môn – Tả Vu – điện Cần Chánh – Hữu Vu
5.5.HL-
06A: Hồi lang Đại Cung Môn – Tả Vu – điện Cần Chánh – Hữu Vu
5.6.HL-
06B: Hồi lang Đại Cung Môn – Tả Vu – điện Cần Chánh – Hữu Vu
5.7.HL-
02A: Hồi lang điện Quang Minh – điện Càn Thành – điện Trinh Minh
5.8.HL-
03A: Hồi lang điện Quang Minh – điện Càn Thành – điện Trinh Minh
5.9.HL-
02C: Hồi lang điện Cần Chánh-viện Thuận Huy-điện Cao Trung Minh Chính
5.10.HL-
03C: Hồi lang điện Cần Chánh-viện Thuận Huy-điện Cao Trung Minh Chính
HT
6
Thái Bình Lâu
X
X
CT
IV
CÁC LĂNG VUA
119.691.327
10.546.671
19.036.799
39.254.801
50.853.056
1
Lăng vua Gia Long
X
X
X
X
CT
1.Lăng Thiên Thọ
X
HT
1.1.Minh Thành Điện
X
X
HT
2.2.Sân chầu lăng Thiên Thọ
X
HT
2.3.Cổng Tam quan
HT
2.4.Tả Vu
Minh Thành Điện
HT
2.5.Hữu Vu ( Minh Thành Điện)
HT
2.6.Tường, cổng
HT
2.7.Bi Đình
HT
2.8.Hạ tầng kỹ thuật lăng Thiên Thọ
(nạo vét suối Kim Ngọc, điện chiếu sáng, bến lăng, đường vào lăng,)
X
X
HT
2
Lăng vua Minh Mạng
X
X
X
X
CT
1.Điện Sùng Ân
X
X
HT
2.Minh lâu
X
HT
3.Bi Đình
X
HT
4.Tả Tùng Tự
X
CT
5.Pháp lam phường môn
X
X
HT
6.Hiển Đức Môn
X
HT
7.Đền bù cây xanh
X
HT
3
Lăng vua Thiệu Trị
X
X
X
CT
1.Điện Biểu Đức
X
X
X
HT
4
Lăng vua Tự Đức
X
X
X
CT
1.Ôn Khiêm Đường
X
HT
2.Chấp Khiêm Điện
X
HT
3.Tường thành
X
HT
5
Lăng vua Khải Định
X
X
CT
Thiên Định Cung
X
HT
6
Lăng vua Đồng Khánh
X
X
CT
1.Cung môn
HT
2.Hữu Phối Điện
(Minh Ân Điện)
HT
3.Tả Phôi Điện
(Công Nghĩa Điện)
HT
4.Hữu Tòng Viện
HT
5.Tả Tòng Viện
(Vĩnh Khánh Đường)
HT
6.Tường thành khu tẩm điện
HT
7
Lăng Dục Đức
X
CT
1.Điện Long Ân
X
HT
V
CÁC CÔNG TRÌNH KHÁC
85.195.209
2.255.446
33.138.687
31.925.755
17.578.321
1
Chùa Thiên Mụ
X
X
X
X
HT
1.Tháp Phước Duyên
HT
2.Cửa Tam Quan
HT
3.Nhà bia
HT
4.Lầu chuông
HT
5.Lầu trống
HT
6.Lôi gia Đông
HT
7.Lôi gia Tây
HT
8.Điện Đại Hùng
HT
9.Điện Địa Tạng
HT
10.Điện Quan Âm
HT
11.Nhà Tăng
HT
12.Trụ Biểu
HT
13.Các cổng, tường, la thành, lan can
HT
14.Nhà trực bảo vệ chùa Thiên Mụ
X
HT
2
Đàn Nam Giao & Trai Cung
X
X
X
X
CT
3
Văn Thánh, Võ Thánh
X
X
X
CT
1.Linh Tinh Môn
(Văn Miếu Huế)
X
HT
2.Văn Miếu Môn
HT
4
Phòng thí nghiệm
X
HT
5
Cung An Định
X
X
X
HT
1.Cổng, tường thành, bến thuyền, kè hồ
HT
2.Lầu Khải Tường
HT
3.Đình Trung Lập
HT
4.Nhà phụ A
HT
5.Nhà phụ B
HT
6.Nhà ở chuyên gia
(Cung An Định)
X
HT
7.Cây xanh, sân vườn, điện chiếu sang
HT
6
Phục hồi thích nghi thuyền Cung đình
X
7
Lưới điện lăng Khải Định, Minh Mạng
X
X
HT
8
HT điện chiếu sang Tự Đức & Đồng Khánh
X
HT
9
HT điện chiếu sang lăng Khải Định
X
HT
10
HT điện CS Tự Đức, Minh Mạng, Khải Định
X
X
HT
11
HT điện CS điện Thái Hoà
X
HT
12
TBA & ĐCS Đàn Nam Giao
X
X
HT
13
Điện CS N/Lương Đình & Phu Văn Lâu
X
HT
14
HT điện CS Hồ Tịnh Tâm
X
HT
15
HT điện CS NL Đình & Phu Văn Lâu
X
HT
16
Hệ thống chống sét các cổng Kinh thành Huế
X
HT
17
Khắc phục sự cố sét Cửa Tây Bắc
X
HT
18
Chống sét các điểm di tích
X
HT
19
Khảo cổ Cung Diên Thọ
X
HT
20
Khảo cổ Duyệt Thị Đường
X
HT
21
Khảo cổ Lầu Tứ Phương Vô Sự
X
HT
22
Khảo cổ Cung Trường Sanh
X
HT
23
Khảo cổ Hồ Tịnh Tâm
X
HT
24
Khảo cổ Vườn Thiệu Phương
X
HT
25
Khảo cổ Trường Lang
X
HT
26
Khảo cổ Cung An Định
X
HT
27
Khảo cổ Lăng Gia Long
X
HT
28
Khảo cổ lăng Minh Mạng
X
HT
29
Khảo cổ lăng Thiệu Trị
X
HT
30
Khảo cổ lăng Tự Đức
X
HT
31
H/thống chống sét các CT di tích Huế
X
HT
32
Các nhà vệ sinh tại Tả Vu, Hữu Vu, Thần Trù-Thế Miếu thuộc khu vực Đại Nội và tại Bảo tang CVCĐ Huế
X
HT
33
Các nhà vệ sinh tại lăng Minh Mạng, Tự Đức, Khải Định và các nhà vệ sinh tại khu vực Ngọ Môn
X
HT
34
Khảo cổ đàn Xã Tắc
X
HT
Tổng cộng: 174 lượt công trình, hạng mục công trình được bảo tồn trùng tu
Trong đó:
1, Số công trình được bảo tồn trùng tu là 132
2, Số công trình phụ trợ (điện, nước, khảo cổ, cây xanh) là 42
Tổng hợp nguồn vốn đầu tư: 589.518 tỷ đồng VN
Trong đó:
- Ngân sách Trung ương: 275,840 tỷ đồng VN
- Ngân sách địa phương và tài trợ quốc tế: 313,678 tỷ đồng VN
- Giai đoạn 1996 – 2000: Bảo tồn 54 CT, hạng mục CT, kinh phí: 87,445 tỷ
- Giai đoạn 2001 – 2005: Bảo tồn 74 CT, hạng mục CT, kinh phí: 148,16 tỷ
- Giai đoạn 2006 – 2009: Bảo tồn 79 CT, hạng mục CT, kinh phí: 194,521 tỷ
- Giai đoạn 2010 – 2012: Bảo tồn 37 CT, hạng mục CT, kinh phí: 159,338 tỷ
Nguồn: Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế [116].
PHỤ LỤC 2: CÁC DỰ ÁN ĐƯỢC SỰ HỖ TRỢ CỦA CÁC CHÍNH PHỦ VÀ TỔ CHỨC QUỐC TẾ (giai đoạn 1992- 2013)
STT
Tên chương trình
Năm
Cơ quan tài trợ và hợp tác
Kinh phí tài trợ
1
Trùng tu di tích Ngọ Môn
1992
Quỹ Ủy thác Nhật Bản thông qua UNESCO
100.000 USD
2
Thiết bị cho kho cổ vật
1994
Toyota Foundation
( Nhật Bản)
40.000 USD
3
Văn Thánh
1995
Hội người yêu Huế tại Paris
150.000 Fr
(# 30.000 USD)
4
Gỗ lim phục vụ trùng tu di tích Huế
1995
Chính phủ nước CHDCND Lào
400m3gỗ
(#200.000 USD)
5
Hữu Tùng Tự
( lăng Minh Mạng)
1996
Toyota Foundation và Japan Foundation ( Nhật Bản)
40.000 USD
6
Cửa Quảng Đức
1996
Hội Thương mại Việt- Mỹ ở Honolulu (Mỹ)
50.000 USD
7
Phục chế ba án thờ các vua Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân( Thế Miếu)
1996
Đại sứ Anh và 10 công ty của Anh tại Việt Nam tài trợ
35.000 USD
8
Thiết bị cho phòng công nghệ thông tin và đào tạo về GIS
1996-1997
UNESCO
50.000 USD
9
Bảo quản và tư vấn kỹ thuật chống mối cho công trình Hiển Lâm Các, Đại Nội Huế
1996-1997
Công ty hóa chất Rhone Polenc, Pháp
1.000.000 USD
10
Bảo tồn trùng tu công trình Minh Lâu (lăng Minh Mạng)
1997-1999
Express (Mỹ) thông qua quỹ di tích Thế giới WMF
80.000 USD
11
Thiết bị cho phòng hóa nghiệm bảo tồn
1997
Trung tâm Di sản Thế giới của UNESCO
467.301 Fr
(# 90.000 USD)
12
Bảo tồn trung tu công trình Hưng Miếu
1997
Thủ tướng Chính phủ Thái Lan
20.000 USD
13
Tu bổ khẩn cấp các công trình bị hư hỏng do cơn lốc tháng 9/1997(cung Diên Thọ)
1997
Trung tâm Di sản Thế giới của UNESCO
50.000 USD
14
Bảo tồn trùng tu công trình Thế Tổ Miếu
1997-1998
Xử lý nợ giữa nước CHXHCN Việt Nam và chính phủ Ba Lan với sự hợp tác của các chuyên gia Xí nghiệp bảo tồn Tài sản văn hóa Ba Lan(PKZ)
900.000 USD
15
Trùng tu tôn tạo nhà Bát giác phía đông (Đại Nội)
1998
Đại sứ Canada thông qua Trung tâm nghiên cứu và hợp tác Quốc tế CECI
10.000 USD
16
Hệ thống bia biển chỉ dẫn tham quan di tích(đợt 1)
1999
Đại sứ Canada thông qua Trung tâm nghiên cứu và hợp tác Quốc tế CECI
4.200 USD
17
Hỗ trợ phục hồi các công trình di tích do hậu quả lũ lụt 1999
1999
UNESCO
40.000 USD
18
Tổ chức hội thảo bảo tồn và phát huy giá trị Tuồng cung đình Huế
2000
Ford Foundation
9.500 USD
19
Bảo tồn trùng tu công trình Bi đình (lăng Minh Mạng)
2001-2003
Quỹ di tích thế giới (World Monuments Fund)
50.000 USD
20
Hệ thống bia biển chỉ dẫn tham quan di tích(đợt 2)
2001
Đại sứ Canada thông qua Trung tâm nghiên cứu và hợp tác Quốc tế CECI
12.040 USD
21
Trùng tu tôn tạo Nhà hát Duyệt Thị Đường
1998-2001
Chính phủ Pháp và các công ty của Pháp, EDF,CBC, PAIMBEUF ủy thác cho tổ chức CODEV Việt Pháp đóng góp
124.000 USD
22
Lập hồ sơ quốc gia ứng cử Nhã nhạc là Kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại
2002
Quỹ Nhật Bản thông qua UNESCO
15.000 USD
23
Phục hồi tranh tường nội thất Cung An Định-Giai đoạn 01
2003
VP đối ngoại CHLB Đức thông qua ĐSQ Đức tại Hà Nội
17.580 EURO (# 20.100 USD)
24
Dự án kế hoạch hành động Quốc gia nhằm bảo vệ Nhã nhạc-Âm nhạc Cung đình Việt Nam
2005-2008
Quỹ ủy thác Nhạt Bản thông qua UNESCO
154.900 USD
25
Phối hợp nghiên cứu, đào tạo và bảo tồn tại khu di tích Huế
2005-2012
Viện di sản Thế giới UNESCO-Đại học Wasda, Nhật Bản
1.600.000 USD
26
Tu bổ, phục hồi tranh tường nội thất Cung An Định và đào tạo kỹ thuật-giai đoạn 2.
2005-2008
Bộ Ngoại Giao Đức thông qua Hiệp hội trao đổi Văn hóa Leibniz, Hiệp Hội Đông tây hội ngộ.
355.000 EURO (# 420.000 USD)
27
Phối hợp nghiên cứu, bảo tồn Võ Thánh và chùa Thiên Mụ, thiết lập hệ thống GÍ về công viên khảo cổ di tích Huế
2007-2009
Đại học Bách Khoa Marche, Ancona, Ý
30.000 USD
28
Bảo tồn trung tu tôn tạo di tích Hiển Đức Môn (Lăng Minh Mạng)
2008-2009
- Quỹ Robet W.Wilson Challenge to Conserve Our Heritage thông qua tổ chức World Monuments Fund, Mỹ
- Tập đoàn Công nghiệp than- Khoáng sản Việt Nam
75.000 USD + 3.200.000.000 VNĐ (# 194.000 USD)
29
Gỗ phục vụ trùng tu di tích Huế
2008
Chính phủ nước CHDCND Lào
150 m3 gỗ (# 35.000 USD)
30
Phục dựng khu Hoành Thành Huế và Hổ Quyền bằng công nghệ kỹ thuật số 3D
2007-2010
Tổng cục quản lý Di sản văn hóa Hàn Quốc thông qua viện KAIST
500.000 USD
31
Xây dựng mạng lưới cộng đồng hỗ trợ bảo tồn khu vực di sản Huế
2008-2009
Hội đồng vùng Nord Pas de Calais, Pháp
13.650 EURO (# 18.000 USD)
32
Xây dựng lộ trình chuẩn bị kế hoạch quản lý và chương trình xây dựng năng lực cho khu vực di sản Huế (giai đoạn 1)
2008-2009
Đại sứ quán vương quốc Hà Lan thông qua Công ty tư vấn giải pháp đô thị Urban Solutions, Hà Lan
41.630 EURO (#54.600 USD)
33
Bảo tồn trung tu cổng và bình phong khu mộ vua ở lăng Tự Đức kết hợp đào tạo kỹ thuật
2009-2010
Bộ ngoại giao CHLB Đức thông qua Hiệp hội Bảo tồn di sản văn hóa Đức và nhóm GCREP
110.525 EURO (#145.450 USD)
34
Bảo tồn tu bổ và tôn tạo bia Thị học- Quốc Tử Giám Huế
2010-2011
Chương trình hổ trợ quốc tế 2010 của Bộ ngoại giao Cộng hòa Ba Lan thông qua đại sứ quán Ba Lan ở Việt Nam
18.700 USD
35
Đào tạo kỹ thuật và bảo tồn, tu sửa tại công trình Tối Linh Từ- Phủ Nội vụ, Hoành Thành Huế
2011-2012
Bộ ngoại giao CHLB Đức thông qua Hiệp hội Bảo tồn di sản văn hóa Đức và nhóm GCREP
91.395 EURO (# 125.000 USD)
36
Trùng tu tôn tạo di tích Tả Tùng Tự (Lăng Minh Mạng)
2011-2012
Quỹ Robet W.Wilson Challenge to Conserve Our Heritage thông qua tổ chức World Monuments Fund, Mỹ
46.000USD
37
Bảo tồn tu bổ công trình Linh Tinh Môn- Văn Miếu Huế và đào tạo kỹ thuật bảo tồn
2011
Chương trình hổ trợ quốc tế 2010 của Bộ ngoại giao Cộng hòa Ba Lan thông qua đại sứ quán Ba Lan ở Việt Nam
25.497 USD
38
Đào tạo bảo tồn cho cán bộ kỹ thuật của khu di sản Huế và miền trung tại Việt Nam
2012-2013
Chương trình hổ trợ quốc tế 2010 của Bộ ngoại giao Cộng hòa Ba Lan thông qua đại sứ quán Ba Lan ở Việt Nam
16.872 USD
39
Đào tạo kỹ thuật và bảo tồn phục hồi nội thất công trình Tả Vu- Hoành Thành Huế
2012-2013
Bộ ngoại giao CHLB Đức thông qua Hiệp hội Bảo tồn di sản văn hóa Đức và nhóm GCREP
139.660 EURO (#181.558 USD)
40
Bảo tồn, trùng tu và đào tạo kỹ thuật tại công trình Bi đình- lăng Tự Đức
2013-2014
Chương trình hổ trợ quốc tế 2013 của Bộ ngoại giao Cộng hòa Ba Lan thông qua đại sứ quán Ba Lan ở Việt Nam
173.874,3 USD
41
Tập huấn xây dựng năng lực quản lý di sản đô thị Huế thông qua ứng dụng GIS
6-10/2013
Tổ chức tài chính NUFFIC- Hà Lan thông qua tổ chức Urban Solutions tại Hà Nội
49.935.90 EURO
42
Dự án đào tạo kỹ thuật và bảo tồn phục hồi nội thất công trình Tả Vu- Hoàng Thành Huế
2012-2014
Bộ ngoại giao CHLB Đức thông qua Hiệp hội Bảo tồn di sản văn hóa Đức và nhóm GCREP
139.660 EURO (# 181.558 USD)
43
Chương trình hợp tác nghiên cứu và phục hồi nhạc cụ truyền thống Biên chung, Biên khánh
2010
Bộ văn hóa Thể thao Du lịch Hàn Quốc thông qua trung tâm Nghệ thuật biểu diễn truyền thống Quốc gia Hàn Quốc
20.000 USD
44
Chương trình hợp tác nghiên cứu và phục hồi nhạc cụ truyền thống Bác chung, Đặc khánh
2012
Bộ văn hóa Thể thao Du lịch Hàn Quốc thông qua trung tâm Nghệ thuật biểu diễn truyền thống Quốc gia Hàn Quốc
14.000 USD
45
Phục hồi điện Chiêu Kính- Thái Miếu Đại Nội Huế
2013-2015
Bộ giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và công nghệ Nhật Bản thông qua viện Công nghệ Đại học Monotsukuri- Nhật Bản và viện Di sản Đại học Waseda
210.000 USD
Nguồn: Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế [116].
PHỤ LỤC 3: MỘT SỐ CÔNG TRÌNH CỤ THỂ TRONG CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU VĂN HÓA PHI VẬT THỂ Ở TTH GIAI ĐOẠN 1994- 2013
STT
TÊN CÔNG TRÌNH
1
Viết sách lễ hội cung đình triều Nguyễn
2
Hồ sơ lễ tế xã tắc
3
Kịch bản lễ tế xã tắc
4
Hồ sơ phục chế Biên chung, Biên khánh
5
Hồ sơ trang phục Cung đình Huế
6
Hồ sơ lễ tế Nam giao
7
Kịch bản và dàn dựng lễ tế Nam giao
8
Kịch bản và dàn dựng lễ hội Truyền lô
9
Kịch bản và dàn dựng lễ hội Tiến sỹ võ
10
Hồ sơ lễ Truyền lô- Yết bảng, Vinh quy bái tổ
11
Hồ sơ lễ tế Tịch điền
12
Hồ sơ lễ Công chúa hạ giá
13
Hồ sơ ẩm thực Cung đình Huế
14
Hồ sơ lễ nguyên đán
15
Hồ sơ lễ Thiết đại triều
16
Hồ sơ lễ tế Văn Miếu
17
Hồ sơ lễ Đăng quang
18
Hồ sơ lễ hội điện Hòn chén
19
Kịch bản công chúa hạ giá
20
Dịch sách Thần nhạc chi lữ
21
Dịch các phần tài liệu tiếng Trung, Hán cổ sang tiếng Việt phục vụ cho việc nghiên cứu văn hóa phi vật thể: Thiên Đàn, đàn Xã Tắc, vườn cảnh Trung Quốc, Minh Sử, Thanh sử, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Châu bản triều Nguyễn.
Nguồn: Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế [116].