Luận án Vai trò hệ thống chính trị cơ sở ở địa bàn Tây Bắc Việt Nam trong phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia hiện nay

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các trích dẫn, số liệu được trình bày trong luận án là trung thực và có xuất xứ rõ ràng. Kết quả nghiên cứu không trùng lặp với các công trình đã được công bố. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Tạ Huy Du MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC MỞ ĐẦU 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 10 1.1. Những công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến đề tài luận án 10 1.2. Khái quát kết

doc194 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 339 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Vai trò hệ thống chính trị cơ sở ở địa bàn Tây Bắc Việt Nam trong phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quả nghiên cứu của các công trình khoa học liên quan đến đề tài luận án và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 30 Chương 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ Ở ĐỊA BÀN TÂY BẮC VIỆT NAM TRONG PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM XUYÊN QUỐC GIA 34 2.1. Quan niệm hệ thống chính trị cơ sở và vai trò hệ thống chính trị cơ sở ở địa bàn Tây Bắc Việt Nam trong phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia 34 2.2. Nhân tố cơ bản quy định hệ thống chính trị cơ sở ở địa bàn Tây Bắc Việt Nam thực hiện vai trò trong phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia 58 Chương 3 THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ Ở ĐỊA BÀN TÂY BẮC VIỆT NAM THỰC HIỆN VAI TRÒ TRONG PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM XUYÊN QUỐC GIA HIỆN NAY 75 3.1. Thực trạng hệ thống chính trị cơ sở ở địa bàn Tây Bắc Việt Nam thực hiện vai trò trong phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia hiện nay 75 3.2. Những vấn đề đặt ra đối với hệ thống chính trị cơ sở ở địa bàn Tây Bắc Việt Nam thực hiện vai trò trong phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia hiện nay 101 Chương 4 GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ Ở ĐỊA BÀN TÂY BẮC VIỆT NAM TRONG PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM XUYÊN QUỐC GIA HIỆN NAY 115 4.1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và năng lực phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia của các chủ thể thuộc hệ thống chính trị cơ sở ở địa bàn Tây Bắc Việt Nam hiện nay 115 4.2. Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở địa bàn Tây Bắc Việt Nam vững mạnh và phát huy tính tích cực của các chủ thể trong phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia hiện nay 128 4.3. Hoàn thiện cơ chế phối hợp, hiệp đồng và thực hiện hợp lý công tác chính sách đối với các tổ chức, các lực lượng, đoàn thể thuộc hệ thống chính trị cơ sở ở địa bàn Tây Bắc Việt Nam trong phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia hiện nay 139 KẾT LUẬN 154 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 156 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 157 PHỤ LỤC 174 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Hoạt động của tội phạm xuyên quốc gia ở các tỉnh vùng Tây Bắc Việt Nam diễn biến ngày càng phức tạp, có xu hướng gia tăng cả về tính chất và mức độ, nhất là tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy và tội phạm buôn bán người. Tăng cường phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia trên địa bàn là vấn đề cấp thiết, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội, trước hết là trách nhiệm của hệ thống chính trị cơ sở. Do đó, phát huy vai trò hệ thống chính trị cơ sở ở địa bàn Tây Bắc Việt Nam trong phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia là vấn đề có ý nghĩa quan trọng và cấp bách cả về lý luận và thực tiễn hiện nay. Theo phạm vi phân chia địa giới hành chính, Tây Bắc Việt Nam gồm 6 tỉnh ở phía Tây của miền Bắc Việt Nam, có đường biên giới giáp Lào và Trung Quốc (Lào Cai, Lai Châu, Yên Bái, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình). Những năm qua, cấp ủy, chính quyền, các cơ quan, đoàn thể ở các địa phương trên địa bàn đã tích cực đẩy mạnh triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch, biện pháp phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm. Qua đó, công tác xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng, chống tội phạm đã được quan tâm và triển khai tương đối rộng khắp, từng bước phát huy hiệu quả, nhất là ở các tuyến, địa bàn trọng điểm. Sự phối hợp giữa hệ thống chính trị cơ sở với các lực lượng chuyên trách về phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia ngày càng chặt chẽ. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hệ thống chính trị cơ sở ở địa bàn Tây bắc thực hiện vai trò trong phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia còn có những hạn chế nhất định: công tác quán triệt, nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho các tổ chức, lực lượng, đoàn thể ở một số địa phương trên địa bàn có thời điểm, có nơi chưa được quan tâm đúng mức; chưa phát huy đầy đủ vai trò các tổ chức, lực lượng và quần chúng nhân dân trong đấu tranh phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia. Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế trên là do nhận thức của một số chủ thể thuộc hệ thống chính trị cơ sở về phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia chưa đầy đủ; sự phối hợp giữa hệ thống chính trị cơ sở với các lực lượng chuyên trách đứng chân trên địa bàn có thời điểm chưa đồng bộ. Bên cạnh đó, do đặc điểm điều kiện kinh tế dân cư ở các tỉnh Tây Bắc nói chung, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới còn nhiều khó khăn; trình độ dân trí và ý thức chấp hành pháp luật của đồng bào chưa cao, còn chịu nhiều ảnh hưởng bởi hủ tục lạc hậu nên một số người dân bị các đối tượng tội phạm lôi kéo, dụ dỗ tham gia vào các tổ chức, đường dây của chúng, trở thành những mắt xích và lực lượng cảnh giới cho chúng. Hiện nay, thực hiện chủ trương của Đảng về xây dựng bộ máy Nhà nước các cấp (trong đó có bộ máy chính quyền cơ sở và các tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội địa phương ở địa bàn Tây Bắc) vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đảm bảo giữ vững vai trò trong quản lý, điều hành mọi hoạt động kinh tế - xã hội ổn định, phát triển. Tuy nhiên, phương thức, thủ đoạn của các đối tượng tội phạm xuyên quốc gia ngày càng tinh vi, xảo quyệt; có nơi diễn ra công khai, thách thức các lực lượng chức năng; việc câu kết, mua chuộc một số cán bộ tha hoá, biến chất trong bộ máy chính quyền còn làm cho hệ thống chính trị cơ sở ở một số địa phương thuộc địa bàn Tây Bắc có thời điểm bị tê liệt, hoạt động không hiệu quả. Từ những vấn đề nêu trên cho thấy, việc lựa chọn nghiên cứu: “Vai trò hệ thống chính trị cơ sở ở địa bàn Tây Bắc Việt Nam trong phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia hiện nay” là có ý nghĩa cấp thiết sâu sắc cả về lý luận và thực tiễn. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Luận giải một số vấn đề lý luận về vai trò hệ thống chính trị cơ sở và phân tích thực trạng hệ thống chính trị cơ sở ở địa bàn Tây Bắc Việt Nam thực hiện vai trò trong phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia. Trên cơ sở đó, luận án khái quát vấn đề đặt ra và đề xuất giải pháp phát huy vai trò hệ thống chính trị cơ sở ở địa bàn Tây Bắc Việt Nam trong phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia hiện nay. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. - Làm rõ một số vấn đề lý luận về vai trò hệ thống chính trị cơ sở ở địa bàn Tây Bắc Việt Nam trong phòng, chống tội phạm quốc gia. - Đánh giá thực trạng hệ thống chính trị cơ sở ở địa bàn Tây Bắc Việt Nam thực hiện vai trò trong phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia. - Đề xuất giải pháp phát huy vai trò hệ thống chính trị cơ sở ở địa bàn Tây Bắc Việt Nam trong phòng, chống tội phạm quốc gia hiện nay. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Vai trò hệ thống chính trị cơ sở ở địa bàn Tây Bắc Việt Nam trong phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: đề tài nghiên cứu đưa ra quan niệm, luận giải các nhân tố quy định, đánh giá thực trạng, khái quát những vấn đề đặt ra và đề xuất giải pháp phát huy vai trò hệ thống chính trị cơ sở ở địa bàn Tây Bắc Việt Nam trong phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia hiện nay. Tập trung vào ba nhóm tội phạm chính là: vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy xuyên quốc gia; buôn lậu xuyên quốc gia và buôn bán người xuyên quốc gia. Về không gian: đề tài nghiên cứu hoạt động phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia của hệ thống chính trị cơ sở ở địa bàn Tây Bắc Việt Nam. Về thời gian: các số liệu, tư liệu của đề tài được khai thác thông qua báo cáo tổng kết của các đơn vị có liên quan trong những năm gần đây; chủ yếu sử dụng các số liệu báo cáo, khảo sát từ năm 2016 đến 2020. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận Dựa trên hệ thống quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về hệ thống chính trị và vai trò của hệ thống chính trị. Cơ sở thực tiễn Kết quả hoạt động phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia của hệ thống chính trị cơ sở ở địa bàn Tây Bắc Việt Nam; báo cáo tổng kết công tác bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội của các tổ chức, lực lượng thuộc hệ thống chính trị cơ sở trên địa bàn các tỉnh Tây Bắc Việt Nam; các nghị quyết, chỉ thị của cấp uỷ, chính quyền địa phương về phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia. Đồng thời, đề tài còn dựa trên kết quả điều tra, khảo sát thực tế về các nội dung liên quan. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận án còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa học chuyên ngành và liên ngành như: phân tích và tổng hợp; lôgic và lịch sử; hệ thống và cấu trúc; điều tra khảo sát thực tế; tổng kết thực tiễn và tham vấn ý kiến chuyên gia. 5. Những đóng góp mới của luận án Quan niệm vai trò hệ thống chính trị cơ sở ở địa bàn Tây Bắc Việt Nam trong phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia. Nhân tố cơ bản quy định hệ thống chính trị cơ sở ở địa bàn Tây Bắc Việt Nam thực hiện vai trò trong phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia. Giải pháp phát huy vai trò hệ thống chính trị cơ sở ở địa bàn Tây Bắc Việt Nam trong phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp các luận cứ khoa học để các cấp uỷ đảng, cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương ở địa bàn Tây Bắc Việt Nam nói riêng và các địa phương cả nước nói chung vận dụng nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia hiện nay. Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy, học tập các nội dung liên quan đến xây dựng hệ thống chính trị cơ sở và phát huy vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong giữ gìn an ninh trật tự nói chung; trong phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia nói riêng cho các đối tượng trong hệ thống nhà trường thuộc Bộ Công an và hệ thống các cơ sở giáo dục và đào tạo của cả nước hiện nay. 7. Kết cấu của luận án Luận án gồm: mở đầu, 4 chương (9 tiết), kết luận, danh mục các công trình khoa học của tác giả công bố liên quan đến đề tài, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Những công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Nhóm công trình khoa học tiêu biểu nghiên cứu về hệ thống chính trị và hệ thống chính trị cơ sở ở nước ta Năm 2000, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân xuất bản cuốn sách “Xây dựng hệ thống chính trị theo tư tưởng Hồ Chí Minh” [123]. Nội dung công trình đã làm rõ những mảng lý luận cơ bản về hệ thống chính trị, sự cần thiết và định hướng xây dựng các yếu tố cấu thành hệ thống chính trị ở nước ta; chỉ rõ bản chất, đặc trưng cũng như mục tiêu hoạt động của hệ thống chính trị; nêu lên những vấn đề có tính nguyên tắc trong đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của cả hệ thống chính trị nói chung cũng như từng thành tố cấu thành hệ thống chính trị ở nước ta nói riêng. Trên cơ sở đó, các tác giả đã chỉ ra yêu cầu và giải pháp cơ bản để củng cố mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với quần chúng nhân dân; những vấn đề cấp bách trong củng cố tư tưởng, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực hoạt động của đội ngũ cán bộ công chức và những yêu cầu phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Đây là nguồn tư liệu có giá trị gợi mở, sẽ được nghiên cứu sinh kế thừa, tiếp thu và làm rõ thêm trong xây dựng hệ thống các giải pháp phát huy vai trò của hệ thống chính trị cơ sở ở địa bàn Tây Bắc Việt Nam trong phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia. Tác giả Nguyễn Quốc Phẩm (2000), trong công trình khoa học “Hệ thống chính trị cấp cơ sở và dân chủ hoá đời sống xã hội nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta” [125]. Từ cách tiếp cận hệ thống chính trị cơ sở dưới góc độ thể chế, nội dung công trình nghiên cứu đã đi sâu phân tích vai trò của từng tổ chức thành viên đối với việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, nêu lên những yêu cầu cụ thể về xây dựng hệ thống chính trị cơ sở nhằm phát huy ngày càng tốt hơn dân chủ xã hội chủ nghĩa trong đời sống xã hội ở vùng nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta hiện nay. Đồng thời, công trình khảo sát đặc điểm và thực trạng hệ thống chính trị cơ sở vùng nông thôn, miền núi - là vùng chiếm phần lớn diện tích trong địa bàn cơ sở dân cư, nơi còn nhiều khó khăn về kinh tế - xã hội, vừa có tính phổ quát, đại diện cho hệ thống chính trị cơ sở ở nước ta, vừa có nhiều điểm tương đồng với đặc thù địa bàn Tây Bắc; nghiên cứu vai trò, hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở gắn với quá trình thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở,... Những kết quả nghiên cứu đạt được là cơ sở khoa học rất có giá trị, giúp cho nghiên cứu sinh kế thừa, phát triển trong luận giải một số vấn đề lý luận cơ bản của đề tài luận án, nhất là trong khái quát về đặc điểm hệ thống chính trị cơ sở ở địa bàn Tây Bắc Việt Nam gắn với nhiệm vụ phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia. Đề tài“Nghiên cứu một số vấn đề nhằm củng cố và tăng cường hệ thống chính trị ở cơ sở trong sự nghiệp đổi mới và phát triển của nước ta hiện nay” [84] do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì (2002) đã luận giải lý luận về hệ thống chính trị và xây dựng hệ thống chính trị ở nước ta theo tinh thần đổi mới. Đặc biệt, đã luận giải khái niệm hệ thống chính trị, hệ thống chính trị cơ sở; phân tích đặc điểm và tình hình hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở; dự báo những xu hướng biến đổi, phát triển của hệ thống chính trị cơ sở dưới tác động của sự biến đổi kinh tế - xã hội, dân số, của yêu cầu xây dựng và thực thi nền dân chủ, của yêu cầu tiếp tục đổi mới chính trị trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong đó, khẳng định: “Bản chất, mục tiêu của đổi mới và nâng cao chất lượng của hệ thống chính trị là nhằm thực hiện và phát huy đầy đủ quyền làm chủ của Nhân dân” [84, tr. 226]. Đồng thời chỉ ra mối quan hệ giữa hệ thống chính trị với quần chúng nhân dân là mối quan hệ cơ bản nhất, địa bàn cơ sở chính là xuất phát điểm thực thi quyền làm chủ của Nhân dân. Tác giả Vũ Hoàng Công (2002) trong công trình “Hệ thống chính trị cơ sở - đặc điểm, xu hướng và giải pháp ” [35] và tác giả Chu Văn Thành (2004), trong công trình “Hệ thống chính trị cơ sở - thực trạng và một số giải pháp đổi mới” [141] đã làm rõ các vấn đề lý luận về hệ thống chính trị, hệ thống chính trị cơ sở ở nước ta như: khái niệm, cấu trúc, bản chất, mục tiêu, cơ sở chính trị - xã hội của hệ thống chính trị trong quá trình hình thành và phát triển; chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức thành viên và mối quan hệ giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị. Luận giải, làm rõ khái niệm hệ thống chính trị cơ sở, phân tích đặc điểm và tình hình hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở; đồng thời, dự báo những xu hướng biến đổi, phát triển của hệ thống chính trị cơ sở trong thời gian tới dưới tác động của sự biến đổi kinh tế - xã hội, dân số; yêu cầu xây dựng và thực thi nền dân chủ xã hội chủ nghĩa; yêu cầu tiếp tục đổi mới chính trị trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Các công trình đều khẳng định bản chất, mục tiêu của đổi mới và nâng cao chất lượng của hệ thống chính trị là nhằm thực hiện và phát huy đầy đủ quyền làm chủ của Nhân dân. Những kết quả đạt được là nguồn tư liệu quý, cho phép nghiên cứu sinh có thể kế thừa, tiếp thu có chọn lọc và vận dụng linh hoạt trong giải quyết các vấn đề liên quan đến đề tài luận án. Tập thể tác giả: Tô Huy Rứa, Nguyễn Cúc, Trần Khắc Việt (2003), trong công trình“Giải pháp đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị ở các tỉnh miền núi nước ta hiện nay” [140] đã đề cập những đặc điểm và nhân tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng hệ thống chính trị ở miền núi nước ta, đánh giá tổng quát thực trạng và những vấn đề đặt ra liên quan đến tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị cũng như của các tổ chức cấu thành. Đồng thời đề cập trực tiếp, khảo sát toàn diện hệ thống chính trị cấp cơ sở, đề xuất quan điểm và các giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở ở miền núi nước ta hiện nay. Trong cuốn sách“Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn nước ta hiện nay” [5], tác giả Hoàng Chí Bảo (2004) đã phân tích, làm rõ các vấn đề lý luận về hệ thống chính trị như: khái niệm, cấu trúc, bản chất, mục tiêu, cơ sở chính trị - xã hội của hệ thống chính trị trong quá trình hình thành và phát triển; chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức thành viên và mối quan hệ giữa các tổ chức đó. Cho rằng: “Quan hệ với dân là quan hệ nền tảng, sâu xa nhất, bản chất nhất, quy định và chi phối mọi quan hệ khác của hệ thống chính trị” [5, tr. 15]. Đồng thời, tác giả đã nghiên cứu lý luận về cơ sở, nghiên cứu về hệ thống các cấp độ và quan hệ giữa các cấp độ của hệ thống chính trị theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 (khoá IX) về “Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn”. Đồng thời, công trình đã khái quát những đặc điểm của cơ sở trong quan hệ với việc tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị đó là: “Cơ sở là nơi chính quyền trong lòng dân, nơi diễn ra cuộc sống của dân, là tầng sâu nhất mà sự vận hành của thể chế từ vĩ mô phải tác động tới, cơ sở không phải là cấp hoạch định đường lối mà là cấp hành động, tổ chức hành động đưa đường lối, nghị quyết, chính sách vào cuộc sống” [5, tr. 179]. Từ nhận thức đó, công trình đi đến kết luận “ổn định chính trị và làm lành mạnh xã hội phải bắt đầu từ ổn định và làm lành mạnh ở cơ sở với một hệ thống chính trị cơ sở được lòng dân’’ [5, tr. 26]. Đây là những gợi ý quan trọng để nghiên cứu sinh tiếp thu và phát triển khi luận giải vai trò của hệ thống chính trị cơ sở ở địa bàn Tây Bắc Việt Nam trong phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia. Tác giả Trần Đình Hoan (2008), với công trình “Quan điểm và nguyên tắc đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam giai đoạn 2005 - 2020” [77] đã tập trung phân tích, làm rõ tính tất yếu khách quan của việc đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay, nêu ra các mục tiêu, quan điểm và nguyên tắc đổi mới hệ thống chính trị; đề xuất phương hướng và các giải pháp đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam giai đoạn 2005 - 2020. Theo đó, đổi mới hệ thống chính trị không nhằm mục tiêu tạo ra một hệ thống chính trị mới hay thay đổi bản chất của hệ thống chính trị hiện nay, mà thực hiện đổi mới theo hướng hoàn thiện để khắc phục các bất cập, yếu kém, tạo nên sự phù hợp của hệ thống chính trị với các yêu cầu của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Đổi mới hệ thống chính trị nhằm giữ vững ổn định chính trị, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, chống lại mọi âm mưu “diễn biến hoà bình”. Đổi mới hệ thống chính trị để củng cố, tăng cường, mở rộng nền tảng xã hội của hệ thống chính trị, tăng cường sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, tạo ra sự đồng thuận xã hội để thực hiện hiệu quả các mục tiêu phát triển. Đổi mới hệ thống chính trị luôn phải đảm bảo và nâng cao vị trí, vai trò cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, nâng cao sức chiến đấu của Đảng, trong đó, đổi mới, chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hữu Đổng (2010), về “Đảng và các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay” [59] đã khái quát những vấn đề cơ bản của hệ thống chính trị ở Việt Nam; làm rõ chức năng, vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị; thực trạng hoạt động và những vấn đề đặt ra trong tổ chức và hoạt động của Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay. Kết quả nghiên cứu của công trình giúp cho nghiên cứu sinh những hiểu biết cụ thể hơn về cơ cấu tổ chức trong hệ thống chính trị ở nước ta. Trong cuốn sách “Quá trình đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam (1986 - 2011)” [154] của tác giả Phạm Ngọc Trâm (2011) đã nghiên cứu toàn diện về quá trình hình thành, phát triển của hệ thống chính trị ở Việt Nam. Trong công trình này, tác giả đã khái quát quá trình xây dựng và phát triển của hệ thống chính trị ở Việt Nam giai đoạn từ 1945 đến 1986 và phân tích những nhân tố tác động; quá trình đổi mới, nâng cao chất lượng lãnh đạo của Đảng; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và tăng cường vai trò của mặt trận, các đoàn thể, phát huy dân chủ, mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc giai đoạn từ 1986 đến 2011. Tác giả Lê Hữu Nghĩa (2013), với công trình nghiên cứu “Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay - một số vấn đề lý luận và thực tiễn” [118] đã khẳng định đổi mới quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội là nội dung chủ yếu và căn bản của đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay. Công trình nghiên cứu của tác giả luận giải về cơ sở lý luận, thực tiễn, những nhân tố tác động và yêu cầu đổi mới quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội ở nước ta hiện nay; sơ lược quá trình hình thành và phát triển quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội ở nước ta; chỉ ra những ưu điểm, những hạn chế, yếu kém cùng với những nguyên nhân và bài học kinh nghiệm. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về mặt lý luận, tác giả đã đề xuất những nội dung, giải pháp chủ yếu của đổi mới quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội ở nước ta hiện nay, như: đổi mới về nhận thức, về tổ chức cán bộ; đổi mới thể chế, cơ chế và qui chế hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị; đổi mới nội dung, phương pháp, cách thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; đổi mới công tác giáo dục tuyên truyền trong Đảng và trong xã hội; đẩy mạnh nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn và dự báo khoa học các vấn đề chính trị, xã hội phục vụ cho yêu cầu lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và thực hành dân chủ của Nhân dân. Tác giả cho rằng: đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta không có mục đích tự thân mà mục đích sâu xa, bản chất, quan trọng nhất của nó là hướng vào xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm thực hiện dân chủ, phát huy quyền làm chủ và vai trò làm chủ thực sự của người dân. 1.1.2. Nhóm công trình khoa học tiêu biểu nghiên cứu về phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia nói chung và tội phạm xuyên quốc gia ở địa bàn Tây Bắc Việt Nam nói riêng Ở nước ta, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về các mặt khác nhau của công tác phòng, chống tội phạm, trong đó, có một số công trình nghiên cứu về tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia và tình hình tội phạm ở khu vực Tây Bắc. Điển hình như: Tác giả Phạm Hỗ (2003), trong công trình nghiên cứu về “Tội phạm xuyên quốc gia liên quan đến Việt Nam - Thực trạng và giải pháp” [85] đã tổng kết thực tiễn, trên cơ sở đó đưa ra quan niệm về tội phạm xuyên quốc gia liên quan đến Việt Nam. Tác giả công trình khẳng định: “Tội phạm xuyên quốc gia liên quan đến Việt Nam là những hoạt động tội phạm cụ thể đơn lẻ hoặc thành băng nhóm có tổ chức từ thấp đến cao hoạt động xuyên biên giới, đe dọa đến lợi ích của công dân, tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội của Việt Nam nhằm thu lợi vật chất hoặc lợi ích khác, vi phạm pháp luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” [85, tr. 56]. Trên cơ sở ấy, tác giả cũng chỉ ra xu hướng phát triển, đồng thời xác định giải pháp phòng chống tội phạm xuyên quốc gia có tính lôgic và có sức thuyết phục về mặt khoa học. Nghiên cứu của tác giả Đỗ Đình Hòa (2003), về “Tổ chức hoạt động điều tra của lực lượng Cảnh sát nhân dân đối với các vụ án buôn lậu” [72] đã luận giải khá sâu sắc những vấn đề lý luận, thực tiễn về cơ chế phối hợp giữa lực lượng có tính chuyên trách, chuyên môn là lực lượng Cảnh sát nhân dân với cấp uỷ, chính quyền địa phương ở các địa bàn cơ sở trong điều tra các vụ án buôn lậu. Trong đó, đã quan niệm: “Buôn lậu là buôn bán trái phép qua biên giới hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý hoặc các vật phẩm thuộc di tích lịch sử văn hóa” [72, tr. 89]. Đồng thời, công trình đã nghiên cứu có tính hệ thống thực trạng tình hình buôn lậu và thực trạng hoạt động phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát nhân dân với các tổ chức, lực lượng, đoàn thể thuộc hệ thống chính trị cơ sở ở các địa phương trong nắm, khai thác tình hình địa bàn, điều tra và trấn áp tội phạm từ năm 1994 đến năm 2002. Đây là công trình có ý nghĩa thiết thực, cung cấp thêm tri thức về các loại hình tội phạm xuyên quốc gia hiện nay. Tập thể tác giả: Nguyễn Trường Giang, Nguyễn Ngọc Anh (2005), trong công trình “Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và các nghị định thư bổ sung” [63] đã chỉ rõ: tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia đã trở thành vấn nạn của toàn cầu. Loại tội phạm này hoành hành trên khắp thế giới với nhiều loại hình hoạt động khác nhau. Chính vì vậy, Liên hợp quốc đã thông qua Công ước Chống tội phạm xuyên quốc gia ngày 15/11/2000. Đồng thời, công trình còn đề cập đến nội dung của Công ước về phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia (công ước TOC) mà Việt Nam đã tham gia từ tháng 12/2000 và 03 Nghị định thư bổ sung cho Công ước, bao gồm: Nghị định thư về chống buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em; Nghị định thư về chống đưa người di cư bất hợp pháp và Nghị định thư về chống mua bán bất hợp pháp vũ khí, đạn dược. Công ước này và các Nghị định thư bổ sung là cơ sở pháp lý cho các quốc gia trong việc phòng, chống tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia. Đây là nguồn tham khảo có giá trị, giúp nghiên cứu sinh hiểu rõ hơn khách thể nghiên cứu của luận án, trực tiếp là về tội phạm xuyên quốc gia. Tác giả Nguyễn Quang Dũng (2007), với công trình “Đấu tranh chống tội phạm mua bán phụ nữ quan biên giới của Bộ đội Biên phòng” [43] đã tiếp cận, luận giải hoạt động phối hợp giữa lực lượng chuyên trách là Bộ đội Biên phòng với các tổ chức thuộc hệ thống chính trị cơ sở trong đấu tranh chống tội phạm mua bán phụ nữ xuyên biên giới. Tác giả đã luận giải, chứng minh Bộ đội Biên phòng trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ đều có sự phối hợp chặt chẽ với các tổ chức khác thuộc hệ thống chính trị cơ sở và có sự gắn bó mật thiết với quần chúng nhân dân các địa phương. Qua đó, tác giả công trình đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ này. Đây là những gợi ý thiết thực và được nghiên cứu sinh tiếp thu trong xây dựng hệ thống giải pháp của đề tài luận án. Các tác giả: Trần Văn Luyện, Nguyễn Xuân Tất Hòa (2011), với công trình “Đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy có yếu tố nước ngoài” [104] đã tập trung phân tích làm rõ một số vấn đề như: khái niệm tội phạm ma túy có yếu tố nước ngoài; nhận thức chung về hoạt động phòng ngừa, điều tra loại tội phạm này; những vấn đề cần chứng minh trong quá trình điều tra tội phạm ma túy có yếu tố nước ngoài; thực trạng hoạt động phòng ngừa, điều tra loại tội phạm này của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy trong thời gian từ năm 2004 đến năm 2009. Mặc dù chủ yếu bàn về hoạt động phòng ngừa tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy có yếu tố nước ngoài, song trong các giải pháp mà tác giả đề xuất và luận giải đã bước đầu khẳng định sự cần thiết phát huy vai trò đấu tranh tố giác tội phạm của quần chúng nhân dân trên địa bàn cũng như sự phối hợp, giúp đỡ của hệ thống chính trị cơ sở các địa phương. Đây là tài liệu để tham khảo có giá trị, giúp cho nghiên cứu sinh có góc nhìn sâu hơn khi tiếp cận luận giải một số nội dung lý luận và thực tiễn trực tiếp liên quan đến đề tài luận án. Trong đề tài khoa học cấp nhà nước “Luận cứ khoa học cho những giải pháp nâng cao hiệu quả phòng, chống tội phạm về ma túy” [171], của tác giả Vũ Hùng Vương (2011) đã cung cấp những kiến thức cơ bản về ma túy và các quan điểm, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác đấu tranh chống tội phạm ma túy. Ngoài ra, đề tài còn làm rõ các vấn đề về thực trạng cơ chế phối hợp giữa lực lượng chức năng và chính quyền địa phương trong phòng, chống tội phạm về ma túy cũng như kết quả đạt được của công tác này. Trên cơ sở những vấn đề lý luận và thực tiễn, công trình đã khái quát và luận giải có hệ thống về các giải pháp đảm bảo việc hoạch định chính sách và biện pháp phòng, chống tội phạm về ma túy ở nước ta hiện nay, nhất là về cơ chế phối hợp, hiệp đồng giữa các tổ chức, các lực lượng tham gia. Đây là những gợi ý rất thiết thực để nghiên cứu sinh tiếp thu và làm rõ hơn trong xây dựng hệ thống các giải pháp của đề tài luận án. Tác giả Đỗ Xuân Khang (2012), với nghiên cứu về “Phòng, chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia trong thời kỳ hội nhập quốc tế” [88] đã chỉ ra đặc trưng của tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia trên 3 mặt cụ thể là: có cơ cấu hoạt động từ 03 người trở lên; có liên quan từ 02 quốc gia trở lên; có dấu hiệu tại khoản 2, Điều 3 của Công ước Liên Hợp quốc. Đồng thời, phòng chống ở một nước nhưng phải có sự tham gia của cả hệ thống chính trị cũng như sự chung tay thực hiện đồng bộ của các nước có liên quan trong một thể thống nhất. Tiếp cận kết quả đạt được của công trình này giúp nghiên cứu sinh có thêm tri thức, sự hiểu biết về tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia; thấy được mối liên hệ về công tác phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia ở địa bàn Tây Bắc Việt Nam không thể tách rời với sự hợp tác của các quốc gia khác, đặc biệt là Trung Quốc, Lào và các nước trong khu vực. Trong Luận án tiến sĩ của tác giả Ngô Văn Hóa (2012), về “Hoạt động của lực lượng Cảnh sát nhân dân trong phòng ngừa tội phạm về ma tuý ở các tỉnh biên giới Việt Nam - Trung Quốc” [76] đã làm rõ nhận thức lý luận và thực trạng về hoạt động của lực lượng Cảnh sát nhân dân trong phòng ngừa tội phạm về ma túy ở các tỉnh biên giới Việt Nam - Trung Quốc; chỉ ra những sơ hở, tồn tại thiếu sót, nguyên nhân của những sơ hở, tồn tại, thiếu sót trong hoạt động phòng ngừa tội phạm về ma túy. Trong đó, đã nêu rõ một trong những nguyên nhân là công tác phối hợp với cấp uỷ, chính quyền địa phương trên một số địa bàn chưa chặt chẽ. Từ đó, tác giả đã kiến nghị và đề xuất hệ thống các giải pháp nói chung, giải pháp về tăng cường sự phối hợp với cấp uỷ, chính quyền địa phương nói riêng, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa loại tội phạm này của lực lượng Cảnh sát nhân dân ở các tỉnh biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Những kết quả nghiên cứu của công trình sẽ được nghiên cứu sinh tiếp thu có chọn lọc và làm...ính khái quát để không chỉ phản ánh hiện thực chính trị từ một quốc gia riêng biệt mà còn phản ánh được hiện thực chính trị ở nhiều quốc gia có chế độ chính trị- xã hội khác nhau trong thể chế chính trị dân chủ. Bàn về tổ chức hệ thống chính trị cơ sở, lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ ra các vấn đề có tính nguyên tắc như: Thứ nhất, đảm bảo vị trí, vai trò lãnh đạo và cầm quyền của Đảng Cộng sản đối với chính quyền địa phương. V.I.Lênin khẳng định tính tất yếu, khách quan về sự lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền các cấp, trong đó có chính quyền địa phương: “về nguyên tắc Đảng Cộng sản phải giữ vai trò lãnh đạo, đó là điều không phải nghi ngờ gì nữa” [98, tr. 479]. Tuy nhiên, V.I.Lênin cũng chỉ rõ: “Cần phân định một cách rõ ràng hơn nữa những nhiệm vụ của Đảng (và của Ban Chấp hành Trung ương của nó)” [101, tr. 75]. Để thực hiện vai trò lãnh đạo của mình, Đảng phải dựa vào Nhân dân, liên hệ mật thiết với Nhân dân, tổ chức để Nhân dân kiểm tra, giám sát hoạt động của chính quyền các cấp. Tức là: “Toàn thể đội tiên phong phải gắn liền với toàn thể quần chúng vô sản, với toàn thể quần chúng nông dân. Nếu những ai quên mất những mối liên hệ khăng khít đó, nếu họ cứ mê mải với những biện pháp hành chính thôi, thì đó sẽ là một tai họa” [102, tr. 128]. Thứ hai, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa. V.I.Lênin khẳng định: “... chế độ tập trung dân chủ, một mặt, thật khác xa chế độ tập trung quan liêu chủ nghĩa và mặt khác, thật khác xa chủ nghĩa vô chính phủ” [94, tr. 185]. Nếu tuyệt đối hóa tập trung sẽ dẫn đến quan liêu, chuyên quyền, độc đoán; ngược lại, tuyệt đối hóa dân chủ thì sẽ dẫn đến tình trạng vô chính phủ, vô tổ chức, vô kỷ luật. Cả hai biểu hiện trên đều không đúng và làm giảm sức mạnh của chính quyền nhân dân. Dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực, vừa là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa. Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định: bản chất của dân chủ xã hội chủ nghĩa là Nhân dân tham gia vào mọi công việc của nhà nước, điều cần thiết không phải chỉ là cơ quan đại biểu theo chế độ dân chủ, mà là toàn bộ việc quản lý nhà nước từ dưới lên phải do bản thân quần chúng tổ chức, quần chúng thực sự đóng vai trò tích cực trong việc quản lý, vì thế nhà nước xã hội chủ nghĩa phải là một công cụ, một phương tiện, đồng thời là một biểu hiện tập trung trình độ dân chủ của nhân dân lao động. Thứ ba, tổ chức bộ máy hành chính tinh gọn, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ; phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Trong quá trình lãnh đạo xây dựng Nhà nước Xôviết, V.I.Lênin đã yêu cầu phải xây dựng bộ máy nhà nước hoạt động hiệu quả theo nguyên tắc “thà ít mà tốt”, nghĩa là coi trọng chất lượng để xây dựng: “Một bộ máy vững mạnh phải thích ứng được với mọi sự biến đổi. Nhưng nếu sự vững mạnh của bộ máy đó lại trở thành cứng nhắc và làm trở ngại những chuyển biến thì khi ấy sẽ không tránh khỏi nổ ra đấu tranh. Cho nên chúng ta hãy đem hết sức ra để hoàn toàn đạt được những mục đích của mình, để làm cho bộ máy đó hoàn toàn phục tùng chính trị” [100, tr. 87]. Thứ tư, kiểm soát quyền lực nhà nước ở địa phương. Các nhà kinh điển mácxít khẳng định, quyền lực nhà nước là ý chí và nguyện vọng của Nhân dân được giai cấp cầm quyền thừa nhận và bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh của bộ máy nhà nước hợp pháp. Quyền lực nhà nước không có mục đích tự thân, sự xuất hiện và tồn tại của quyền lực nhà nước là nhu cầu tất yếu khách quan của xã hội có giai cấp. Nguồn gốc của quyền lực nhà nước từ cộng đồng xã hội, suy cho cùng quyền lực nhà nước thực chất chỉ là “quyền lực phái sinh bắt nguồn từ quyền lực Nhân dân”. Do đó, quyền lực nhà nước không thể nằm ngoài hay vượt quá quyền lực công của xã hội. V.I.Lênin đã chỉ rõ: “Nếu quyền lực chính trị trong nước nằm trong tay một giai cấp có quyền lợi phù hợp với quyền lợi của đa số, thì mới có thể thực hiện việc điều khiển công việc quốc gia thực sự theo đúng nguyện vọng của đa số. Tuy nhiên, nếu quyền lực chính trị nằm trong tay một giai cấp có quyền lợi khác với quyền lợi của đa số, thì việc điều khiển công việc quốc gia theo nguyện vọng của đa số không khỏi trở thành một sự lừa gạt, hoặc đưa đến chỗ đàn áp đa số ấy” [92, tr. 52]. Cho nên, kiểm soát quyền lực nhà nước là yêu cầu tất yếu của mọi nhà nước, bởi vì quyền lực nhà nước luôn đi kèm với sự “tha hoá” quyền lực nếu thiếu sự kiểm soát. Kiểm soát quyền lực nhà nước ở địa phương không chỉ làm cho quyền lực nhà nước được thực thi một cách tối ưu, đạt mục đích cao nhất, hiệu quả và an toàn nhất, mà còn nhằm ngăn ngừa khả năng lạm dụng quyền lực nhà nước ở địa phương. Thứ năm, pháp luật là công cụ quan trọng để nhà nước quản lý xã hội. Bàn về vai trò của pháp luật trong quản lý xã hội, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ rõ tính tối thượng của pháp luật không chỉ đối với mọi người trong xã hội mà còn tối thượng ngay bản thân đối với nhà nước. C.Mác khẳng định: “ luật pháp là những tiêu chuẩn khẳng định rõ ràng, phổ biến không phụ thuộc và sự tùy tiện của cá nhân riêng lẻ” [105, tr. 95]. Và như vậy, “ không một người nào, ngay cả nhà lập pháp ưu tú nhất, cũng không được đặt cá nhân mình cao hơn luật pháp do mình bảo vệ” [105, tr. 202]. Theo đó, hệ thống chính trị cơ sở cần phải thực hiện quản lý, duy trì trật tự theo pháp luật nhằm đảm bảo trật tự và tính ổn định xã hội thông qua chức năng điều chỉnh của pháp luật đối với các quan hệ xã hội. Kế thừa và vận dụng sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin về hệ thống chính trị, khái niệm hệ thống chính trị được Đảng ta nêu ra từ Hội nghị lần thứ sáu, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VI và chính thức được sử dụng trong Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII. Theo đó, hệ thống chính trị trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là một chỉnh thể gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cùng với các tổ chức chính trị - xã hội hợp pháp, hoạt động theo một cơ chế nhất định nhằm từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm mọi quyền lực thuộc về Nhân dân và thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Điểm cốt lõi cũng như mục đích vận hành của hệ thống chính trị ở nước ta là quyền lực chính trị thuộc về Nhân dân. Xét theo cấu trúc ngang, hệ thống chính trị gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội là: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam. Xét theo cấu trúc dọc, hệ thống chính trị nước ta được tổ chức theo 4 cấp tương đương với phân cấp hành chính - lãnh thổ hiện nay: Trung ương, tỉnh (và thành phố trực thuộc Trung ương), huyện (quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh), xã (phường, thị trấn). Theo đó, mỗi tổ chức trong hệ thống chính trị là một hệ thống dọc từ Trung ương xuống cơ sở, song căn cứ vào chức năng và tính chất hoạt động của từng tổ chức để xác định mô hình tổ chức riêng cho phù hợp. Theo Điều 110, Hiến pháp năm 2013 của Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Các đơn vị hành chính của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân định như sau: Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Tỉnh chia thành huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương đương; Huyện chia thành xã, thị trấn; thị xã và thành phố thuộc tỉnh chia thành phường và xã; quận chia thành phường” [137, tr. 58]. Theo đó, trong bộ máy hành chính 4 cấp, xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) được coi là đơn vị hành chính cấp cơ sở, ở trên một khu vực lãnh thổ nhất định với một cộng đồng dân cư sinh sống cố định liên kết với nhau trong sinh hoạt vật chất và đời sống tinh thần và một hệ thống chính trị ổn định theo quy định của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Mỗi xã, phường, thị trấn là một cộng đồng xã hội thu hẹp, ở đó diễn ra các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của Nhân dân. Hệ thống chính trị cơ sở được tổ chức và hoạt động theo quy định của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhằm phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và tổ chức đời sống của Nhân dân. Theo đó, có thể thấy: Hệ thống chính trị cơ sở là toàn bộ các thiết chế chính trị hợp pháp gồm tổ chức cơ sở đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ở xã, phường, thị trấn, tạo thành một chỉnh thể, có tính hệ thống, tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc nhất định; để bảo đảm và thực hiện quyền làm chủ của Nhân dân, xây dựng xã, phường, thị trấn giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh. Là một trong 3 tiểu vùng địa lý tự nhiên của Bắc Bộ Việt Nam, theo phân định địa giới hành chính thì Tây Bắc là vùng núi phía tây của miền Bắc Việt Nam, có chung đường biên giới với Lào và Trung Quốc; Tây Bắc gồm 6 tỉnh hợp thành là: Lào Cai, Lai Châu, Yên Bái, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình. Tổng diện tích của Tây Bắc là 50.645,32km2, chiếm 10,5% so với tổng diện tích cả nước. Tuy nhiên, mật độ dân cư ở Tây Bắc khá thấp, (khoảng 88 người/1km2 tổng lượng dân cư trên địa bàn chỉ khoảng 4,7 triệu người (chiếm 15,5% tổng dân số cả nước) [Phụ lục 6]. Với địa hình chủ yếu là đồi núi hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, khí hậu khắc nghiệt, Nhân dân sinh sống ở địa bàn Tây Bắc chủ yếu là đồng bào các dân tộc thiểu số như: Thái, Mường H'Mông, Dao, Tày, Kinh, Nùng,... Các dân tộc thiểu số nơi đây chiếm khoảng 73,4% dân số toàn vùng. Kinh tế các địa phương nơi đây nhìn chung chậm phát triển so với các khu vực khác của cả nước. Đồng thời, đây là khu vực có diễn biến phức tạp về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nhất là hoạt động của tội phạm xuyên quốc gia với xu hướng ngày càng gia tăng cả về số lượng, quy mô, tính chất và mức độ. Vì vậy, Tây Bắc luôn được Đảng và Nhà nước ta xác định là địa bàn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng và đối ngoại của đất nước. Nghị quyết 37-NQ/TW ngày 01/7/2004 của Bộ Chính trị chỉ rõ: “Trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn Chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước; có vai trò quyết định đối với môi trường sinh thái của cả vùng Bắc Bộ; có tiềm năng, lợi thế về nông, lâm nghiệp, thủy điện, khoáng sản, du lịch và kinh tế cửa khẩu, là vùng có nhiều dân tộc sinh sống gắn bó lâu đời, mỗi dân tộc có bản sắc dân tộc riêng, song đều có chung truyền thống yêu nước, đoàn kết, đấu tranh cách mạng kiên cường chống ngoại xâm; là căn cứ địa cách mạng, an toàn khu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ” [6]. Trên cơ sở quan niệm chung về hệ thống chính trị cơ sở, cũng như đặc điểm tình hình địa bàn Tây Bắc, có thể quan niệm: Hệ thống chính trị cơ sở ở địa bàn Tây Bắc Việt Nam là một hình thức biểu hiện của hệ thống chính trị cơ sở nói chung, với một chỉnh thể thống nhất, gồm các tổ chức, các thiết chế chính trị hợp pháp được tổ chức ở cấp xã và được pháp luật thừa nhận; được tổ chức trên một địa bàn giàu truyền thống cách mạng, có bản sắc văn hóa đặc trưng nhưng còn khó khăn về nhiều mặt, một địa bàn có tầm chiến lược về quốc phòng - an ninh của quốc gia nhưng luôn tiềm ẩn những vấn đề xuyên quốc gia phức tạp cần phải giải quyết trong suốt tiến trình lịch sử. Hệ thống chính trị cơ sở ở địa bàn Tây Bắc Việt Nam gồm các tổ chức thành viên: tổ chức cơ sở đảng (đảng bộ hoặc chi bộ), chính quyền cơ sở (hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân), Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội (Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Công đoàn cơ sở) được tổ chức ở cấp xã, phường, thị trấn; có các chức năng, nhiệm vụ: tổ chức và vận động Nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các mục tiêu kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh ở cơ sở; tăng cường đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động mọi khả năng để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư; xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở trong sạch vững mạnh. Những nội dung của chức năng trên bảo đảm mối liên hệ chung và sự thống nhất hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị với tư cách là một chỉnh thể. Tuy nhiên, mỗi tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở lại có vị trí, vai trò khác nhau và có mối quan hệ hữu cơ với nhau trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của toàn hệ thống. Trong các tổ chức, lực lượng của hệ thống chính trị cơ sở ở địa bàn Tây Bắc Việt Nam khi thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia thì tổ chức đảng và chính quyền giữ vai trò đặc biệt quan trọng, trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và đồng thời là hạt nhân, trung tâm đoàn kết các tổ chức, các lực lượng trong toàn hệ thống thực hiện thắng lợi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Tổ chức cơ sở đảng (đảng bộ cơ sở, chi bộ cơ sở) giữ vai trò là hạt nhân trực tiếp lãnh đạo hệ thống chính trị cơ sở thực hiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân; xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh. Đây là sự cụ thể hoá chức năng, nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng, được quy định trong Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam: 1. Chấp hành đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ở cơ sở; đề ra chủ trương nhiệm vụ chính trị của đảng bộ, chi bộ và lãnh đạo thực hiện có hiệu quả. 2. Xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ; nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng, thực hiện tự phê bình và phê bình, giữ gìn kỷ luật và tăng cường sự đoàn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyên giáo dục, rèn luyện, quản lý cán bộ, đảng viên, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, trình độ kiến thức, năng lực công tác cho cán bộ, đảng viên ở cơ sở; làm công tác phát triển đảng viên. 3. Lãnh đạo xây dựng chính quyền, các tổ chức kinh tế, hành chính, quốc phòng, an ninh và các đoàn thể chính trị - xã hội trong sạch, vững mạnh; chấp hành đúng pháp luật và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân. 4. Liên hệ mật thiết với Nhân dân, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ lợi ích chính đáng của Nhân dân; lãnh đạo Nhân dân tham gia xây dựng và thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. 5. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện, bảo đảm các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và pháp luật của nhà nước được chấp hành nghiêm chỉnh; kiểm tra, giám sát tổ chức đảng và đảng viên chấp hành Điều lệ Đảng [54, tr. 39 - 40]. Đối với chính quyền cơ sở (hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân) có chức trách, nhiệm vụ: Hội đồng nhân dân (xã, phường, thị trấn) là cơ quan quyền lực nhà nước ở cơ sở, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. Căn cứ vào Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên, hội đồng nhân dân ra nghị quyết về các biện pháp bảo đảm thi hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật ở cơ sở; về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, chăm lo phát triển giáo dục, y tế, xã hội và đời sống, văn hoá, xây dựng chính quyền địa phương; không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân địa phương; làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước; giám sát đối với việc thực hiện các nghị quyết của hội đồng nhân dân; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương. Ủy ban nhân dân do hội đồng nhân dân cùng cấp bầu, là cơ quan chấp hành của hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên. Ủy ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp, luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của hội đồng nhân dân cùng cấp và thực hiện nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật qui định, uỷ ban nhân dân xã, thị trấn ra quyết định và tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó. Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương trong các lĩnh vực chính trị, tổ chức và quản lý kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ - môi trường, thể dục, thể thao, báo chí, phát thanh, truyền hình; thực hiện chính sách xã hội, củng cố quốc phòng, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và thi hành pháp luật ở địa phương, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở [137, tr. 60]. * Hệ thống chính trị cơ sở ở địa bàn Tây Bắc Việt Nam trong phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia Theo quan niệm chung nhất, tội phạm xuyên quốc gia được hiểu là loại tội phạm có liên quan đến hai quốc gia trở lên và thể hiện ở phạm vi không gian mà tội phạm diễn ra, ở phạm vi ảnh hưởng của tội phạm hoặc chủ thể thực hiện tội phạm. Hành vi phạm tội xuyên quốc gia xâm hại các lợi ích quốc gia, quyền, lợi ích chính đáng của cá nhân, tổ chức một cách nghiêm trọng, có thể đe dọa đến trật tự an ninh của một khu vực nào đó hoặc toàn thế giới. Theo Khoản 2, Điều 3 Quy định của Công ước Liên Hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia thì hành vi phạm tội cụ thể được coi là phạm tội xuyên quốc gia phải thỏa mãn các điều kiện: Hành vi phạm tội được thực hiện ở nhiều quốc gia; hành vi phạm tội được thực hiện ở một quốc gia nhưng phần chủ yếu của việc chuẩn bị, lên kế hoạch, chỉ đạo hoặc điều khiển nó lại diễn ra ở một quốc gia khác; hành vi phạm tội được thực hiện ở một quốc gia nhưng liên quan đến một nhóm tội phạm có tổ chức tham gia các hoạt động phạm tội ở nhiều quốc gia hoặc hành vi phạm tội đó được thực hiện ở một quốc gia nhưng có ảnh hưởng sâu rộng đến một quốc gia khác. Ở Việt Nam, tội phạm xuyên quốc gia được xem là một trong những tội danh cụ thể. Trong đó, hành vi phạm tội hoạt động có tính chất xuyên quốc gia được quy định trong Bộ Luật Hình sự hiện hành. Theo đó, có thể hiểu: tội phạm xuyên quốc gia là khái niệm dùng để chỉ những loại tội phạm cụ thể, được quy định trong Bộ luật Hình sự với dấu hiệu đặc trưng là các đối tượng thực hiện hành vi phạm tội diễn ra liên quan đến phạm vi địa bàn lãnh thổ của hai quốc gia trở lên. Quan niệm trên cho thấy: tội phạm xuyên quốc gia là những cá nhân, tổ chức có hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, cấu thành một tội phạm cụ thể và được quy định trong Bộ Luật Hình sự hiện hành. Theo Điều 5, Điều 6 của Bộ Luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2017, tội phạm xuyên quốc gia nếu diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam sẽ thuộc thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan chức năng Việt Nam. Vì vậy, xét về bản chất pháp lý, tội phạm xuyên quốc gia thực chất là một loại tội phạm, một bộ phận trong đối tượng đấu tranh nhằm bảo đảm an ninh trật tự ở nước ta. Tội phạm xuyên quốc gia có thể thực hiện ở Việt Nam hoặc ở nước ngoài nhưng phải nằm trong phạm vi điều chỉnh về hiệu lực theo quy định tại các Điều 5, 6, 7 của Bộ Luật Hình sự hiện hành. Tội phạm xuyên quốc gia rất đa dạng, phức tạp, thường có sự câu kết giữa các đối tượng là người Việt Nam với các đối tượng là người nước ngoài để hoạt động như: Tội phạm khủng bố quốc tế, tội phạm buôn lậu, tội phạm lừa đảo quốc tế, tội phạm rửa tiền, tội phạm buôn bán người, tội phạm về ma tuý,... Tội phạm xuyên quốc gia có thể là một hoặc nhiều tình tiết, hay vấn đề nào đó thuộc các yếu tố chủ quan, khách quan, chủ thể, khách thể của tội phạm như: Đối tượng phạm tội là người nước ngoài; khách thể bị tội phạm xâm hại không chỉ là của Việt Nam mà còn của nước ngoài được pháp luật Việt Nam thừa nhận hoặc bảo vệ; hậu quả của tội phạm đồng thời gây thiệt hại đến lợi ích của một hoặc một số quốc gia, tổ chức, cá nhân ngoài Việt Nam; phương tiện, công cụ phạm tội có liên quan đến nước ngoài,... Đối với địa bàn Tây Bắc Việt Nam, do có tuyến biên giới giáp hai nước láng giềng là Lào và Trung Quốc nên hoạt động của các loại tội phạm xuyên quốc gia ở đây diễn ra hết sức phức tạp. Trên cơ sở các vấn đề chung về tội phạm xuyên quốc gia, có thể quan niệm: tội phạm xuyên quốc gia ở địa bàn Tây Bắc Việt Nam là loại hình tội phạm mang đầy đủ những yếu tố đặc trưng của tội phạm xuyên quốc gia nói chung, diễn ra trên địa bàn với tính đặc thù về điều kiện tự nhiên, xã hội, nhất là đặc điểm thành phần dân cư tuyến biên giới giáp Lào và Trung Quốc - Địa bàn thường xuyên nảy sinh những vấn đề xuyên quốc gia ngoài mong muốn, khó tránh khỏi và đặc biệt nguy hiểm; có thể và cần được giải quyết bằng sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị cơ sở với những phương cách phù hợp trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Tùy theo cách phân loại và góc độ tiếp cận, có thể phân tội phạm xuyên quốc gia ở địa bàn Tây Bắc Việt Nam thành các nhóm khác nhau. Theo quốc tịch của người thực hiện hành vi phạm tội xuyên quốc gia thì có tội phạm xuyên quốc gia do người nước ngoài thực hiện tại Việt Nam và tội phạm xuyên quốc gia do người Việt Nam cùng người nước ngoài cấu kết với nhau thực hiện; căn cứ vào số lượng chủ thể thực hiện hành vi phạm tội xuyên quốc gia thì có tội phạm xuyên quốc gia do một người thực hiện và tội phạm xuyên quốc gia có tổ chức; căn cứ vào khách thể hoặc lĩnh vực mà tội phạm xâm hại thì có tội phạm xuyên quốc gia xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm xuyên quốc gia xâm phạm trật tự an toàn xã hội, tội phạm xuyên quốc gia xâm hại trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, tội phạm xuyên quốc gia xâm hại trật tự quản lý nhà nước về các chất ma tuý; căn cứ vào phạm vi địa bàn, tuyến hoạt động của tội phạm thì có tội phạm hoạt động xuyên biên giới, tội phạm xuyên quốc gia trong phạm vi khu vực, tội phạm xuyên quốc gia mang tính toàn cầu; Ngoài ra còn có thể phân loại tội phạm xuyên quốc gia theo những tiêu chí khác như tội phạm do người nước ngoài gây ra tại Việt Nam; tội phạm do người Việt Nam thực hiện ở nước ngoài; tội phạm gây ra ở khu vực; tội phạm xuyên quốc gia xâm hại đến lợi ích của Việt Nam; tội phạm xuyên quốc gia đồng thời xâm hại đến lợi ích của Việt Nam và lợi ích của các quốc gia khác là đối tác của Việt Nam,... Việc phân loại tội phạm xuyên quốc gia bằng những cách như trên cũng chỉ có tính chất tương đối về mặt phương pháp luận. Trong thực tiễn, việc phân loại tội phạm xuyên quốc gia phải căn cứ vào tính chất, đặc điểm hoạt động phạm tội, cũng như yêu cầu và biện pháp đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này. Tội phạm xuyên quốc gia thường có quan hệ chặt chẽ với tội phạm có tổ chức, thậm chí cùng đồng thời là tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia. Do có đường biên giới trên đất liền trải dài, giáp Trung Quốc và Lào, địa hình chủ yếu là rừng núi, sông suối hiểm trở, rất khó khăn cho công tác quản lý, kiểm soát của các lực lượng chức năng nhà nước. Vì vậy, đây là một trong những điều kiện thuận lợi để tội phạm thực hiện hành vi phạm tội, nhất là tội phạm xuyên quốc gia về ma túy, phạm tội mua bán người và vượt biên trái phép. Theo thống kê của Công an các tỉnh địa bàn Tây Bắc, hiện nay trong toàn khu vực có 32 huyện, 170 xã, phường, thị trấn được xác định là địa bàn trọng điểm phức tạp về an ninh trật tự; đồng thời những năm qua, tình hình hoạt động của các loại tội phạm nói chung đã và đang có diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng cả về quy mô và tính chất. Thực tiễn công tác phòng, chống tội phạm nói chung và tội phạm xuyên quốc gia nói riêng cho thấy, địa bàn Tây Bắc là vùng đặc biệt phức tạp về tội phạm về ma túy. Về cơ bản lượng ma tuý (chủ yếu là heroin, ma túy tổng hợp) từ Lào về Việt Nam rồi chuyển đi các địa bàn trong cả nước hoặc sang nước thứ ba tiêu thụ (nhiều nhất là sang Trung Quốc) và ngược lại, lượng ma tuý tổng hợp và tiền chất ma túy được vận chuyển, mua bán từ Trung Quốc về Việt Nam tiêu thụ đều đi qua các địa phương trên địa bàn. Cùng với đó, ở các tuyến biên giới Việt - Trung cũng diễn ra tình trạng phức tạp về tội phạm mua bán người, chủ yếu là các đường dây mua bán phụ nữ, trẻ em sang Trung Quốc. Theo số liệu thống kê hàng năm, số vụ mua bán người được phát hiện ở địa bàn Tây Bắc thường chiếm trên 50% tổng số vụ mua bán người trong cả nước. Bên cạnh đó, tại địa bàn Tây Bắc hiện có nhiều khu kinh tế cửa khẩu là: Lào Cai thuộc tỉnh Lào Cai; Ma Lù Thàng thuộc tỉnh Lai Châu; Tây Trang thuộc tỉnh Điện Biên; Sơn La thuộc tỉnh Sơn La. Lợi dụng việc trao đổi, buôn bán thương mại giữa Việt Nam với hai nước láng giềng Lào và Trung Quốc cũng như những bất cập của cơ chế, chính sách quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa, những khó khăn trong triển khai công tác quản lý, tuần tra kiểm soát tuyến biên giới nên các đối tượng phạm tội đã và đang triệt để lợi dụng tiến hành hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Tình hình tội phạm xuyên quốc gia nêu trên ở địa bàn Tây Bắc đã và đang đặt ra nhiều vấn đề phức tạp đòi hỏi cần phát huy vai trò của các tổ chức, các lực lượng chuyên trách cũng như sự chung tay vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhất là hệ thống chính trị cơ sở nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp, đủ sức phòng, chống hoạt động của tội phạm xuyên quốc gia; góp phần đảm bảo an ninh trật tự để triển khai các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng đời sống Nhân dân, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn. Theo Từ điển Bách khoa Công an nhân dân năm 2005: Phòng, chống tội phạm là việc các cơ quan thi hành pháp luật tập trung sử dụng đồng bộ, phối hợp chặt chẽ các lực lượng phương tiện, biện pháp nghiệp vụ để nghiên cứu, điều tra, xác minh, khai thác làm rõ âm mưu, tổ chức, kế hoạch, phương thức, thủ đoạn và diễn biến hoạt động của các đối tượng phạm tội, từ đó xác định cách đánh có hiệu quả, đạt được mục đích đã đề ra trong điều tra, khám phá vụ án [122, tr. 58]. Với vai trò là một bộ phận của công tác đảm bảo trật tự an toàn xã hội, góp phần bảo vệ vững chắc an ninh trật tự Tổ quốc, phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia ở địa bàn Tây Bắc Việt Nam là tổng hợp các hoạt động: Phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm theo pháp luật Việt Nam của hệ thống chính trị và các lực lượng chức năng được tiến hành ở các địa phương trên địa bàn. Thực hiện mặt công tác này, hệ thống chính trị cơ sở ở địa bàn Tây Bắc Việt Nam có các đặc điểm cơ bản: Một là, hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở ở địa bàn Tây Bắc Việt Nam trong phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia diễn ra trong điều kiện địa bàn rộng, khá phức tạp, sự phân bố dân cư không đồng đều, trình độ dân trí thấp. Tính đặc thù về điều kiện kinh tế - xã hội ở địa bàn Tây Bắc, nhất là về điều kiện địa lý, dân cư và trình độ dân trí thấp, tồn tại nhiều hủ tục lạc hậu, vấn đề trồng cây thuốc phiện, buôn bán thuốc phiện cũng như vấn đề nghiện hút của đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh Tây Bắc vẫn còn phổ biến, đặc biệt là ở các vùng sâu và vùng giáp biên giới. Bên cạnh đó, vấn đề mặt bằng nhận thức của đồng bào các dân tộc thiểu số ở địa bàn Tây Bắc còn thấp so với các địa phương khác của cả nước, nên dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng để truyền bá các loại “tôn giáo lạ” nhằm lợi dụng, lôi kéo vào các hoạt động bất hợp pháp hoặc tham gia vào các đường dây, tổ chức tội phạm. Điều này đã và đang đặt ra yêu cầu riêng cũng như phản ánh tính đặc thù của hệ thống chính trị cơ sở ở địa bàn Tây Bắc Việt Nam trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức, lực lượng thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia, nhất là phải luôn gắn bó và có mối quan hệ chặt chẽ với xây dựng bản làng văn hoá, đời sống văn hoá mới ở khu dân cư. Hai là, trình độ, kinh nghiệm và kỹ năng công tác của một số tổ chức, lực lượng thuộc hệ thống chính trị cơ sở ở địa bàn Tây Bắc Việt Nam trong phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia thấp, không đồng đều. Do những khó khăn về điều kiện địa lý, kinh tế - xã hội nên về cơ bản, trình độ học vấn của đội ngũ cán bộ thấp so với yêu cầu, nhiệm vụ. Hiện nay, số cán bộ ở địa bàn Tây Bắc nói chung, trong hệ thống chính trị cơ sở, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và khu vực biên giới có trình độ đại học, cao đẳng trở lên chiếm tỉ lệ thấp (khoảng 2%). Cá biệt, trình độ đội ngũ cán bộ ở các xã đặc biệt khó khăn thì tỉ lệ này còn thấp hơn. Số lượng đảng viên là người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ thấp, nhiều thôn, bản vùng sâu, vùng xa ở địa bàn Tây Bắc không có đảng viên. Điều này đã dẫn đến hoạt động của cấp uỷ, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội nhiều nơi chưa hiệu quả. Nhiều cán bộ công tác ở địa bàn dân tộc không biết tiếng dân tộc, một số cán bộ được cơ cấu vào các thiết chế của hệ thống chính trị cơ sở nhưng năng lực công tác chưa tương xứng nên không hoàn thành nhiệm vụ hoặc hoàn thành nhiệm vụ ở mức thấp và không yên tâm gắn bó với địa phương nơi công tác [3]. Ba là, hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở ở địa bàn Tây Bắc Việt Nam trong phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia được thực hiện trong điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, kém phát triển. Nhìn chung, kinh tế các địa phương ở địa bàn Tây Bắc Việt Nam, nhất là các xã miền núi chậm phát triển, một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ thiếu đất ở và đất sản xuất. Đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở địa bàn Tây Bắc, đất đai không chỉ là vấn đề kinh tế mà còn là vấn đề xã hội, văn hóa, chính trị. Lợi dụng những khó khăn về kinh tế, các phần tử xấu đã dụ dỗ, lôi kéo một bộ phận đồng bào tham gia vào các hoạt động vi phạm pháp luật như: buôn bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép chất ma tuý, tham gia vượt biên trái phép,... Bên cạnh đó, cơ sở vật chất phục vụ cho nhiệm vụ giáo dục, đào tạo nâng cao dân trí trên địa bàn nhìn chung còn nhiều bất cập, mặt bằng dân trí của đồng bào các dân tộc nơi đây còn thấp, là điều kiện để các loại tội phạm lợi dụng lừa phỉnh, dụ dỗ, gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Bốn là, hệ thống chính trị c...nh sự Việt Nam và việc đấu tranh phòng chống, Luận án tiến sĩ luật học. Chu Văn Thành (chủ biên, 2004), hệ thống chính trị cơ sở - thực trạng và một số giải pháp đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Thủ tướng Chính phủ (1998), Quyết định số 138/1998/QĐ-TTg, ngày 31/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm, Hà Nội. Thủ tướng Chính phủ (2004), Chỉ thị số 37/2004/CT-TTg, ngày 08/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP và Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm, Hà Nội. Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định số 187/2005/QĐ-TTg ngày 22-7-2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Đề án tổng thể kiểm soát ma túy qua biên giới đến năm 2010”, Hà Nội. Thủ tướng Chính phủ (2008), Quyết định số 151/2008/QĐ-TTg, ngày 28/11/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế áp dụng biện pháp công tác nghiệp vụ trong phòng, chống tội phạm và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội của lực lượng Cảnh sát nhân dân, Hà Nội Tổng cục An ninh (2003), Báo cáo tình hình công tác Công an tham gia giải quyết vấn đề phát triển trái phép và âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch đối với vùng dân tộc thiểu số phía Bắc. Tổng cục Cảnh sát (2004), Đề tài nhánh 3 - Dự báo tình hình và các định hướng, giải pháp phòng, chống tội phạm có tổ chức ở Việt Nam, đề tài khoa học cấp Nhà nước KX07.07. Tổng cục Hải quan, Tổng cục Cảnh sát (2007), Quy chế phối hợp số 5341/QCPH/TCHQ-TCCS ngày 22-11-2007 giữa lực lượng Hải quan và lực lượng Cảnh sát nhân dân trong đấu tranh phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật, Hà Nội. Nguyễn Mạnh Thắng, Nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm giữa Công an Việt Nam và Trung Quốc tại địa bàn tỉnh Lào Cai, luận văn thạc sĩ luật học, năm 1996. Vũ Thu Thủy (2013), “Những khó khăn, bất cập và giải pháp xây dựng hệ thống chính trị cơ sở”, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 5, tr. 5 - 8. Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (2009), số 1902/HD-TLĐ, ngày 10/11, Về tổ chức và hoạt động của công đoàn cơ sở cơ quan xã, phường, thị trấn. Phan Xuân Tuy (2018), “Một số yếu tố ảnh hưởng và những vấn đề đặt ra đối với công tác tham mưu phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia ở vùng Tây Bắc”, Kỷ yếu hội thảo: Nâng cao vai trò của hệ thống chính trị cơ sở ở địa bàn biên giới trong phòng, chống tội phạm ma túy xuyên quốc gia, Học viện Chính trị Công an nhân dân, tr. 44 - 50. Phạm Ngọc Trâm (2011), Quá trình đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam (1986-2011), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Ngô Văn Tuân (2014), Chiến thuật kiểm soát hoạt động vận chuyển trái phép chất ma túy trong điều tra tội phạm về ma túy - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Đề tài khoa học cấp Bộ, Hà Nội. Đặng Anh Tuấn (2017), Hoạt động của Chính phủ trong phòng ngừa tội phạm mua bán người ở Việt Nam, Đề tài khoa học công nghệ - TB.16X/13 - 18, Hà Nội. Uỷ ban nhân dân tỉnh Điện Biên (2020), Báo cáo tổng kết công tác phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia trên địa bàn giai đoạn 2016 - 2020, Điện Biên. Uỷ ban nhân dân tỉnh Hoà Bình (2020), Báo cáo tổng kết công tác phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia trên địa bàn giai đoạn 2016 - 2020, Hoà Bình. Uỷ ban nhân dân tỉnh Lai Châu (2020), Báo cáo tổng kết công tác phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia trên địa bàn giai đoạn 2016 - 2020, Lai Châu. Uỷ ban nhân dân tỉnh Lào Cai (2020), Báo cáo tổng kết công tác phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia trên địa bàn giai đoạn 2016 - 2020, Lào Cai. Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La (2020), Báo cáo tổng kết công tác phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia trên địa bàn giai đoạn 2016 - 2020, Sơn La. Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái (2020), Báo cáo tổng kết công tác phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia trên địa bàn giai đoạn 2016 - 2020, Yên Bái. Uỷ ban nhân dân xã Bắc Thuỷ (2020), Báo cáo tổng kết công tác phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia trên địa bàn giai đoạn 2016 - 2020, Lào Cai. Uỷ ban nhân dân xã Mường Đăng (2020), Báo cáo tổng kết công tác phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia trên địa bàn giai đoạn 2016 - 2020, Điện Biên. Uỷ ban nhân dân xã Mường É (2020), Báo cáo tổng kết công tác phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia trên địa bàn giai đoạn 2016 - 2020, Sơn La. Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Quy chế hoạt động của hội đồng nhân dân, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Trần Hữu Ứng (2017), “Tội phạm có tổ chức và tội phạm xuyên quốc gia trong tiến trình hội nhập quốc tế, những thách thức và giải pháp đấu tranh phòng, chống”, Kỷ yếu hội thảo khoa học: Thực trạng và kinh nghiệm phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia ở vùng Tây Bắc, Học viện Chính trị Công an nhân dân, tr. 78 - 84. Viện Nghiên cứu khoa học tổ chức nhà nước (2004), Hệ thông chính trị cơ sở - thực trạng và một số giải pháp đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Viện Chiến lược và Khoa học Công an (2006), Những giải pháp nâng cao hiệu quả phòng, chống tội phạm có tổ chức ở Việt Nam trong tình hình mới, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. Nguyễn Văn Vịnh (2018), “Tăng cường vai trò của cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở trong sự nghiệp bảo vệ an ninh trật tự nói chung và phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia trên địa bàn tỉnh Lào Cai”, Kỷ yếu hội thảo: Nâng cao vai trò của hệ thống chính trị cơ sở ở địa bàn biên giới trong phòng, chống tội phạm ma túy xuyên quốc gia, Học viện Chính trị Công an nhân dân, tr. 13 - 20. Vũ Hùng Vương (2011), Luận cứ khoa học cho những giải pháp nâng cao hiệu quả phòng, chống tội phạm về ma túy”, Đề tài khoa học cấp Nhà nước, Hà Nội. Nguyễn Xuân Yêm (2003), Tội phạm có tổ chức Mafia và toàn cầu hóa tội phạm, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. Nguyễn Xuân Yêm (2004), Luận cứ khoa học cho các giải pháp kiểm soát tiền chất và triệt nguồn ma túy ở Việt Nam trong điều kiện mở cửa và hội nhập, đề tài khoa học cấp bộ, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. Nguyễn Xuân Yêm (2005), Phòng chống các loại tội phạm ở Việt Nam thời kỳ đổi mới, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. Nguyễn Như Ý, Đại từ điển tiếng Việt (1998), Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. PHỤ LỤC Phụ lục 1 PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN Để phục vụ nghiên cứu đề tài “Vai trò hệ thống chính trị cơ sở ở địa bàn Tây Bắc Việt Nam trong phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia hiện nay”. Xin đồng chí vui lòng cho ý kiến về những nội dung dưới đây, nếu nhất trí phương án nào thì đánh dấu (X) vào ô ¨ ở bên phải ý đó. Xin chân thành cám ơn đồng chí ! Câu 1. Theo đồng chí, công tác phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia ở địa bàn Tây Bắc Việt Nam có vai trò như thế nào đối với giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở nước ta hiện nay? (Chọn 1 phương án) STT NỘI DUNG Phương án trả lời 01 Rất quan trọng ¨ 02 Quan trọng ¨ 03 Bình thường ¨ 04 Không quan trọng ¨ Câu 2. Theo đồng chí, phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia ở địa bàn Tây Bắc Việt Nam là trách nhiệm của những tổ chức, lực lượng nào? (Tuỳ chọn phương án) STT NỘI DUNG Phương án trả lời 01 Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương ¨ 02 Công an, Quân đội, Hải quan ¨ 03 Hệ thống chính trị các cấp ¨ 04 Tổ chức, lực lượng khác ¨ 05 Quần chúng nhân dân ¨ Câu 3. Theo đồng chí, vai trò của hệ thống chính trị cơ sở ở địa bàn Tây Bắc Việt Nam trong phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia được biểu hiện trên những nội dung nào dưới đây? (Tuỳ chọn phương án) STT NỘI DUNG Phương án trả lời 01 Lãnh đạo, chỉ đạo tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia. ¨ 02 Trực tiếp củng cố, tăng cường mối liên hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân trong phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia. ¨ 03 Trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức Nhân dân đấu tranh phòng, chống hoạt động của các loại hình tội phạm xuyên quốc gia. ¨ * Nội dung khác (xin kể ra):... . . Câu 4. Theo đồng chí, những nhân tố nào dưới đây quy định hệ thống chính trị cơ sở ở địa bàn Tây Bắc Việt Nam thực hiện vai trò trong phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia? (Tùy chọn phương án) STT NỘI DUNG Phương án trả lời 01 Đường lối, quan điểm của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan quy định hệ thống chính trị cơ sở ở địa bàn Tây Bắc thực hiện vai trò phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia ¨ 02 Cơ chế phối hợp, hiệp đồng trong thực hiện nhiệm vụ quy định hệ thống chính trị cơ sở ở địa bàn Tây Bắc thực hiện vai trò phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia ¨ 03 Trình độ năng lực và tính tích cực thực hiện nhiệm vụ quy định hệ thống chính trị cơ sở ở địa bàn Tây Bắc thực hiện vai trò phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia ¨ 04 Điều kiện kinh tế - xã hội các địa phương quy định hệ thống chính trị cơ sở ở địa bàn Tây Bắc Việt Nam thực hiện vai trò trong phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia ¨ * Nhân tố khác (xin kể ra):... ... . Câu 5. Theo đồng chí, hệ thống chính trị cơ sở ở địa bàn Tây Bắc Việt Nam trong thực hiện vai trò lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao nhận thức, trách nhiệm, năng lực công tác cho các tổ chức, lực lượng, đoàn thể về nhiệm vụ phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia đạt kết quả như thế nào? (Chọn 1 phương án) STT NỘI DUNG Phương án trả lời 01 Tốt ¨ 02 Khá ¨ 03 Trung bình ¨ 04 Yếu ¨ Câu 6. Theo đồng chí, các tổ chức, lực lượng, đoàn thể chính trị - xã hội thuộc hệ thống chính trị cơ sở ở địa bàn Tây Bắc thực hiện chức năng tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương biện pháp phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia đạt kết quả như thế nào? (Chọn 1 phương án) STT NỘI DUNG Phương án trả lời 01 Tốt ¨ 02 Khá ¨ 03 Trung bình ¨ 04 Yếu ¨ Câu 7. Theo đồng chí, hệ thống chính trị cơ sở ở địa bàn Tây Bắc Việt Nam tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia đạt kết quả như thế nào? (Chọn 1 phương án) STT NỘI DUNG Phương án trả lời 01 Tốt ¨ 02 Khá ¨ 03 Trung bình ¨ 04 Yếu ¨ Câu 8. Theo đồng chí, hệ thống chính trị cơ sở ở địa bàn Tây Bắc Việt Nam tổ chức triển khai hoạt động đấu tranh trấn áp tội phạm xuyên quốc gia đạt kết quả như thế nào? (Chọn 1 phương án) STT NỘI DUNG Phương án trả lời 01 Tốt ¨ 02 Khá ¨ 03 Trung bình ¨ 04 Yếu ¨ Câu 9. Theo đồng chí, nguyên nhân nào dưới đây dẫn đến ưu điểm của hệ thống chính trị cơ sở ở địa bàn Tây Bắc Việt Nam thực hiện vai trò trong phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia hiện nay? (Tuỳ chọn phương án) STT NỘI DUNG Phương án trả lời 01 Công tác phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia của hệ thống chính trị cơ sở ở địa bàn Tây Bắc Việt Nam luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và cơ quan chức năng cấp trên. ¨ 02 Cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương luôn phát huy tốt vai trò nòng cốt trong lãnh đạo, chỉ đạo hệ thống chính trị cơ sở tiến hành công tác phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia. ¨ 03 Trình độ nhận thức, trách nhiệm, năng lực công tác của các tổ chức, lực lượng, đoàn thể chính trị - xã hội thuộc hệ thống chính trị cơ sở ở địa bàn Tây Bắc trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia thường xuyên được chăm lo bồi dưỡng. ¨ 04 Tình hình kinh tế - xã hội ở địa bàn Tây Bắc Việt Nam có sự phát triển, quốc phòng và an ninh được giữ vững. ¨ * Nguyên nhân khác (xin kể ra):. . Câu 10. Theo đồng chí, nguyên nhân nào dưới đây dẫn đến hạn chế của hệ thống chính trị cơ sở ở địa bàn Tây Bắc Việt Nam thực hiện vai trò trong phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia hiện nay? (Tùy chọn phương án) STT NỘI DUNG Phương án trả lời 01 Chưa có sự phối hợp thống nhất giữa các lực lượng chuyên trách với hệ thống chính trị cơ sở trên địa bàn trong phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia. ¨ 02 Các nguồn lực của địa phương ở địa bàn Tây Bắc phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và trực tiếp dành cho công tác phòng, chống tội phạm nói chung và tội phạm xuyên quốc gia nói riêng còn hạn hẹp. ¨ 03 Cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở tại một số địa phương, trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội chưa chú trọng đến việc phòng ngừa, ngăn chặn hoạt động của các loại tội phạm, thậm chí một số địa phương đã buông lỏng công tác quản lý, mất cảnh giác dẫn đến tội phạm xuyên quốc gia diễn ra hết sức phức tạp. ¨ 04 Hệ thống chính trị cơ sở ở địa bàn Tây Bắc Việt Nam còn yếu và chưa được kiện toàn; một số cán bộ xã, bản chịu sự chi phối của quan hệ họ hàng, dòng tộc, gia đình, phong tục tập qua nên chưa kiên quyết và tập trung vận động đồng bào tham gia công tác phòng, chống tội phạm. ¨ 05 Phương thức, thủ đoạn của tội phạm xuyên quốc gia ngày càng tinh vi, thường xuyên thay đổi, có nhiều biện pháp đối phó với các lực lượng chức năng. ¨ * Nguyên nhân khác (xin kể ra):... . Câu 11. Theo đồng chí, những vấn đề nào dưới đây đặt ra cần quan tâm giải quyết đối với phát huy vai trò của hệ thống chính trị cơ sở ở địa bàn Tây Bắc Việt Nam trong phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia hiện nay? (Tùy chọn phương án) STT NỘI DUNG Phương án trả lời 01 Sự phát triển của tình hình nhiệm vụ đặt ra yêu cầu cao về ý chí và hành động trong phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia của các chủ thể, trong khi nhận thức, trách nhiệm của một số cá nhân, tổ chức, đoàn thể thuộc hệ thống chính trị cơ sở còn có những hạn chế nhất định. ¨ 02 Tình hình hoạt động của tội phạm xuyên quốc gia ngày càng gia tăng về quy mô, tính chất tinh vi, phức tạp trong khi năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một số chủ thể thuộc hệ thống chính trị cơ sở ở địa bàn Tây Bắc Việt Nam còn chưa tương xứng. ¨ 03 Công tác phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia hiện nay đòi hỏi phải có sự chung tay thực hiện của các chủ thể, trong khi cơ chế phối hợp, hiệp đồng còn thiếu đồng bộ, chưa cụ thể, chưa chặt chẽ. ¨ 04 Tính chất nguy hiểm, khó khăn, gian khổ của phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia ở địa bàn Tây Bắc Việt Nam đòi hỏi phải có cơ sở vật chất, phương tiện hỗ trợ và chính sách đãi ngộ hợp lý đối với lực lượng trực tiếp tiến hành trong khi điều kiện kinh tế - xã hội các địa phương trên địa bàn còn nhiều khó khăn. ¨ Câu 12. Theo đồng chí, để phát huy vai trò của hệ thống chính trị cơ sở ở địa bàn Tây Bắc Việt trong phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia hiện nay? (Tùy chọn phương án) STT NỘI DUNG Phương án trả lời 01 Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và năng lực phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia của các chủ thể thuộc hệ thống chính trị cơ sở ở địa bàn Tây Bắc Việt Nam hiện nay ¨ 02 Nâng cao năng lực phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia cho các chủ thể thuộc hệ thống chính trị cơ sở ở địa bàn Tây Bắc Việt Nam hiện nay. ¨ 03 Hoàn thiện cơ chế phối hợp, hiệp đồng và thực hiện tốt chính sách đãi ngộ đối với các tổ chức, các lực lượng, đoàn thể thuộc hệ thống chính trị cơ sở ở địa bàn Tây Bắc Việt Nam trong phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia hiện nay ¨ * Giải pháp khác (xin kể ra):... . . Câu 13. Đồng chí vui lòng cho biết một số thông tin về bản thân? STT NỘI DUNG Phương án trả lời 01 Cán bộ cấp uỷ, chính quyền địa phương ¨ 02 Cán bộ các tổ chức, lực lượng, đoàn thể chính trị - xã hội ở địa phương ¨ 03 Cán bộ thuộc lực lượng vũ trang (Công an, Quân đội) ¨ 04 Đảng viên ¨ 05 Đoàn viên ¨ 06 Là đồng bào dân tộc thiểu số ¨ Xin chân thành cảm ơn sự cộng tác của đồng chí! Phụ lục 2 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VỀ NHẬN THỨC, TRÁCH NHIỆM VÀ NỘI DUNG BIỂU HIỆN VAI TRÒ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ Ở ĐỊA BÀN TÂY BẮC VIỆT NAM TRONG PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM XUYÊN QUỐC GIA Đơn vị điều tra: Tỉnh Điện Biên, Hoà Bình, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La. Số lượng điều tra: 600 phiếu. Trong đó, khảo sát mỗi tỉnh = 100 phiếu (cấp uỷ, chính quyền địa phương = 30 phiếu; cán bộ các đoàn thể chính trị - xã hội địa phương = 70 phiếu. (Dùng cho cả 3 bảng phụ lục dưới đây) 2.1. Đánh giá về vai trò phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia hiện nay ở địa bàn Tây Bắc Việt Nam đối với giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội ở nước ta hiện nay Phương án Tổng số % Đánh giá của các chủ thể (%) Cán bộ các đoàn thể chính trị - xã hội địa phương Cấp uỷ, chính quyền địa phương Rất quan trọng 61,4 55,7 70,0 Quan trọng 28,0 32,7 21,0 Bình thường 9,6 10,0 9,0 Không quan trọng 1,0 1,6 0,0 2.2. Đánh giá nhận thức về trách nhiệm của các tổ chức, lực lượng trong phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia hiện nay ở địa bàn Tây Bắc Việt Nam Phương án Tổng số % Đánh giá của các chủ thể (%) Cán bộ các đoàn thể chính trị - xã hội địa phương Cấp uỷ, chính quyền địa phương Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương 97,6 96,7 99,0 Công an, Quân đội, Hải quan 90,2 86,7 95,5 Hệ thống chính trị các cấp 97,2 95,7 99,5 Tổ chức, lực lượng khác 95,0 92,4 96,0 Quần chúng nhân dân 93,8 91,0 98,0 2.3. Đánh giá nội dung biểu hiện vai trò hệ thống chính trị cơ sở ở địa bàn Tây Bắc Việt Nam trong phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia hiện nay Phương án Tổng số % Đánh giá của các chủ thể (%) Cán bộ các đoàn thể chính trị - xã hội địa phương Cấp uỷ, chính quyền địa phương Lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia. 98,4 98,0 99,0 Trực tiếp củng cố, tăng cường mối liên hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân trong phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia. 93,8 91,0 98,0 Trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức Nhân dân đấu tranh phòng, chống hoạt động của các loại hình tội phạm xuyên quốc gia. 96,4 95,3 98,0 (Nguồn: Tác giả luận án điều tra thực tế, tháng 01 năm 2021) Phụ lục 3 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VỀ THỰC TRẠNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ Ở ĐỊA BÀN TÂY BẮC VIỆT NAM THỰC HIỆN VAI TRÒ TRONG PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM XUYÊN QUỐC GIA 3.1. Đánh giá về kết quả hệ thống chính trị cơ sở ở địa bàn Tây Bắc Việt Nam trong thực hiện vai trò lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia Phương án Tổng số % Đánh giá của các chủ thể (%) Cán bộ các đoàn thể chính trị - xã hội địa phương Cấp uỷ, chính quyền địa phương Tốt 38,3 37,3 40,0 Khá 39,7 41,7 37,5 Trung bình 22,0 21,0 23,5 Yếu 0,0 0,0 0,0 3.2. Đánh giá về kết quả hệ thống chính trị cơ sở ở địa bàn Tây Bắc Việt Nam trong thực hiện vai trò phòng, tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia Phương án Tổng số % Đánh giá của các chủ thể (%) Cán bộ các đoàn thể chính trị - xã hội địa phương Cấp uỷ, chính quyền địa phương Tốt 30,0 29,0 31,0 Khá 39,7 41,7 37,5 Trung bình 27,0 24,0 30,2 Yếu 3,3 4,3 2,3 3.3. Đánh giá về hoạt động các tổ chức, lực lượng, đoàn thể chính trị - xã hội thuộc hệ thống chính trị cơ sở ở địa bàn Tây Bắc trong tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương biện pháp phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia. Phương án Tổng số % Đánh giá của các chủ thể (%) Cán bộ các đoàn thể chính trị - xã hội địa phương Cấp uỷ, chính quyền địa phương Tốt 29,8 33,7 24,0 Khá 45,4 43,0 49,0 Trung bình 21,6 21,3 22,0 Yếu 3,2 2,0 5,0 3.4. Đánh giá về kết quả hệ thống chính trị cơ sở ở địa bàn Tây Bắc Việt Nam trong thực hiện vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức đấu tranh trấn áp hoạt động của các loại tội phạm xuyên quốc gia Phương án Tổng số % Đánh giá của các chủ thể (%) Cán bộ các đoàn thể chính trị - xã hội địa phương Cấp uỷ, chính quyền địa phương Tốt 23,8 22,3 26,0 Khá 47,0 44,3 51,0 Trung bình 25,4 28,4 21,0 Yếu 3,8 5,0 2,0 (Nguồn: Tác giả luận án điều tra thực tế, tháng 01 năm 2021) Phụ lục 4 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VỀ NGUYÊN NHÂN CỦA ƯU ĐIỂM, HẠN CHẾ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ Ở ĐỊA BÀN TÂY BẮC VIỆT NAM THỰC HIỆN VAI TRÒ TRONG PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM XUYÊN QUỐC GIA 4.1. Đánh giá về nguyên nhân dẫn đến ưu điểm của hệ thống chính trị cơ sở ở địa bàn Tây Bắc Việt Nam thực hiện vai trò trong phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia hiện nay Phương án Tổng số % Đánh giá của các chủ thể (%) Cán bộ các đoàn thể chính trị - xã hội địa phương Cấp uỷ, chính quyền địa phương Công tác phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia của hệ thống chính trị cơ sở ở địa bàn Tây Bắc Việt Nam luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và cơ quan chức năng cấp trên. 92,4 92,0 93,0 Cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương luôn phát huy tốt vai trò nòng cốt trong lãnh đạo, chỉ đạo hệ thống chính trị cơ sở tiến hành công tác phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia. 91,2 89,3 96,0 Trình độ nhận thức, trách nhiệm, năng lực công tác của các tổ chức, lực lượng, đoàn thể chính trị - xã hội thuộc hệ thống chính trị cơ sở ở địa bàn Tây Bắc trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia thường xuyên được chăm lo bồi dưỡng. 94,0 93,3 95,0 Tình hình kinh tế - xã hội ở địa bàn Tây Bắc Việt Nam có sự phát triển, quốc phòng và an ninh được giữ vững. 90,8 91,3 90,0 4.2. Đánh giá về nguyên nhân dẫn đến hạn chế của hệ thống chính trị cơ sở ở địa bàn Tây Bắc Việt Nam thực hiện vai trò trong phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia hiện nay Phương án Tổng số % Đánh giá của các chủ thể (%) Cán bộ các đoàn thể chính trị - xã hội địa phương Cấp uỷ, chính quyền địa phương Chưa có sự phối hợp thống nhất giữa các lực lượng chuyên trách với hệ thống chính trị cơ sở trên địa bàn trong phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia. 96,6 95,7 98,0 Các nguồn lực của địa phương ở địa bàn Tây Bắc phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và trực tiếp dành cho công tác phòng, chống tội phạm nói chung và tội phạm xuyên quốc gia nói riêng còn hạn hẹp. 91,8 89,7 95,0 Cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở tại một số địa phương, trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội chưa chú trọng đến việc phòng ngừa, ngăn chặn hoạt động của các loại tội phạm, thậm chí một số địa phương đã buông lỏng công tác quản lý, mất cảnh giác dẫn đến tội phạm xuyên quốc gia diễn ra hết sức phức tạp. 91,2 89,3 96,0 Hệ thống chính trị cơ sở ở địa bàn Tây Bắc Việt Nam còn yếu và chưa được kiện toàn; một số cán bộ xã, bản chịu sự chi phối của quan hệ họ hàng, dòng tộc, gia đình, phong tục tập qua nên chưa kiên quyết và tập trung vận động đồng bào tham gia công tác phòng, chống tội phạm. 92,4 92,0 93,0 Phương thức, thủ đoạn của tội phạm xuyên quốc gia ngày càng tinh vi, thường xuyên thay đổi, có nhiều biện pháp đối phó với các lực lượng chức năng. 94,0 93,3 95,0 4.3. Đánh giá về những vấn đề đặt ra trong phát huy vai trò của hệ thống chính trị cơ sở ở địa bàn Tây Bắc Việt Nam trong phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia hiện nay Phương án Tổng số % Đánh giá của các chủ thể (%) Cán bộ các đoàn thể chính trị - xã hội địa phương Cấp uỷ, chính quyền địa phương Sự phát triển của tình hình nhiệm vụ đặt ra yêu cầu cao về ý chí và hành động trong phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia của các chủ thể, trong khi nhận thức, trách nhiệm của một số cá nhân, tổ chức, đoàn thể thuộc hệ thống chính trị cơ sở còn có những hạn chế nhất định. 98,2 97,7 99,0 Tình hình hoạt động của tội phạm xuyên quốc gia ngày càng gia tăng về quy mô, tính chất tinh vi, phức tạp trong khi năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một số chủ thể thuộc hệ thống chính trị cơ sở ở địa bàn Tây Bắc Việt Nam còn chưa tương xứng. 93,0 90,3 97,0 Công tác phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia hiện nay đòi hỏi phải có sự chung tay thực hiện của các chủ thể, trong khi cơ chế phối hợp, hiệp đồng còn thiếu đồng bộ, chưa cụ thể, chưa chặt chẽ. 98,2 98,7 97,5 Tính chất nguy hiểm, khó khăn, gian khổ của phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia ở địa bàn Tây Bắc Việt Nam đòi hỏi phải có cơ sở vật chất, phương tiện hỗ trợ và chính sách đãi ngộ hợp lý đối với lực lượng trực tiếp tiến hành trong khi điều kiện kinh tế - xã hội các địa phương trên địa bàn còn nhiều khó khăn. 96,6 95,7 98,0 (Nguồn: Tác giả luận án điều tra thực tế, tháng 01 năm 2021) Phụ lục 5 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VỀ NHỮNG NHÂN TỐ QUY ĐỊNH VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ Ở ĐỊA BÀN TÂY BẮC VIỆT NAM TRONG PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM XUYÊN QUỐC GIA 5.1. Đánh giá về nhân tố quy định hệ thống chính trị cơ sở ở địa bàn Tây Bắc Việt Nam thực hiện vai trò trong phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia Phương án Tổng số % Đánh giá của các chủ thể (%) Cán bộ các đoàn thể chính trị - xã hội địa phương Cấp uỷ, chính quyền địa phương Đường lối, quan điểm của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan quy định hệ thống chính trị cơ sở ở địa bàn Tây Bắc thực hiện vai trò phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia 98,8 98,7 99,0 Cơ chế phối hợp, hiệp đồng trong thực hiện nhiệm vụ quy định hệ thống chính trị cơ sở ở địa bàn Tây Bắc thực hiện vai trò phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia 97,8 97,3 98,5 Trình độ năng lực và tính tích cực thực hiện nhiệm vụ quy định hệ thống chính trị cơ sở ở địa bàn Tây Bắc thực hiện vai trò phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia 97,2 97,0 97,5 Điều kiện kinh tế - xã hội các địa phương quy định hệ thống chính trị cơ sở ở địa bàn Tây Bắc Việt Nam thực hiện vai trò trong phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia 91,8 89,3 95,5 5.2. Đánh giá về các giải pháp phát huy vai trò của hệ thống chính trị cơ sở ở địa bàn Tây Bắc Việt trong phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia hiện nay Phương án Tổng số % Đánh giá của các chủ thể (%) Cán bộ các đoàn thể chính trị - xã hội địa phương Cấp uỷ, chính quyền địa phương Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và năng lực phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia của các chủ thể thuộc hệ thống chính trị cơ sở ở địa bàn Tây Bắc Việt Nam hiện nay 97,8 97,3 98,5 Nâng cao năng lực phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia cho các chủ thể thuộc hệ thống chính trị cơ sở ở địa bàn Tây Bắc Việt Nam hiện nay. 96,0 96,7 95,0 Hoàn thiện cơ chế phối hợp, hiệp đồng và thực hiện tốt chính sách đãi ngộ đối với các tổ chức, các lực lượng, đoàn thể thuộc hệ thống chính trị cơ sở ở địa bàn Tây Bắc Việt Nam trong phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia hiện nay 96,0 96,7 95,0 (Nguồn: Tác giả luận án điều tra thực tế, tháng 01 năm 2021) Phụ lục 6 THỐNG KÊ DIỆN TÍCH, DÂN SỐ TÂY BẮC VIỆT NAM (Tính đến 01/01/2021) STT Tên Tỉnh Diện tích (km²) Dân số (người) Mật độ dân số (người/km²) 1 Hòa Bình 4.600,30 854.131 185 2 Sơn La 14.123,50 1.248.415 88 3 Điện Biên 9.541,00 598.856 63 4 Lai Châu 9.068,80 460.196 51 5 Lào Cai 6.364,02 730.420 115 6 Yên Bái 6.887,70 821.030 121 (Nguồn: Tổng cục Thống kê, tháng 3/2021) Phụ lục 7 TỔNG HỢP KẾT QUẢ PHỎNG VẤN MỘT SỐ NỘI DUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VỚI CÁN BỘ CẤP UỶ, CHÍNH QUYỀN; CÁC TỔ CHỨC, LỰC LƯỢNG, ĐOÀN THỂ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI ĐỊA BÀN TÂY BẮC VIỆT NAM Nội dung phỏng vấn Đối tượng phỏng vấn Thời gian Đánh giá như thế nào về vai trò của hệ thống chính trị xã trong tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia? Lãnh đạo xã Cam Cọn thuộc tỉnh Lào Cai 07/01/2021 Đồng chí đánh giá như thế nào về công tác tham mưu của các tổ chức, lực lượng, đoàn thể cho cấp uỷ, chính quyền về các biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia? Lãnh đạo Công an Mường Đăng thuộc Tỉnh Điện Biên 12/01/2021 Đồng chí đánh giá như thế nào về công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương trong phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia? Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu 19/01/2021 Đồng chí đánh giá như thế nào về năng lực của đội ngũ cán bộ thuộc các tổ chức, lực lượng, đoàn thể trong bám nắm địa bàn, dự báo tình hình hoạt động tội phạm xuyên quốc gia? Cán bộ lãnh đạo địa phương tỉnh Yên Bái 28/02/2021 (Nguồn: Khảo sát thực tế của tác giả luận án tại các tỉnh: Điện Biên, Lào Cai, Lai Châu, Yên Bái, tháng 01 năm 2021) Phụ lục 8 THỐNG KÊ HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN, VẬN ĐỘNG NHÂN DÂN THAM GIA PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM XUYÊN QUỐC GIA CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ Ở ĐỊA BÀN TÂY BẮC VIỆT NAM (Từ 01/2016 đến 01/2021) Năm Số lượng (buổi) Số lượt người tham gia (người) 2016 1050 860018 2017 988 81121 2018 1143 88035 2019 1032 92167 2020 1116 10022 Tổng cộng 5329 447363 (Nguồn: Bộ Công an, tháng 01 năm 2021) Phụ lục 9 THỐNG KÊ KẾT QUẢ ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM MA TÚY XUYÊN QUỐC GIA Ở ĐỊA BÀN TÂY BẮC VIỆT NAM (Từ 01/2016 đến 12/2020) Năm Số vụ Số đối tượng Các chất ma túy thu giữ Heroin (kg) Thuốc phiện (kg) Cần sa (kg) Ma tuý tổng hợp (viên) 2016 12850 20268 156,16 187,9 86,57 165314 2017 13219 19870 213 240,5 79 7434797 2018 14828 21874 211,9 180,1 177 9756784 2019 17147 24933 206,93 230 435 979487 2020 19582 29786 390,3 746 134 1961785 Tổng 77626 116731 1178,29 1584,5 911,57 20298167 (Nguồn: Cục Cảnh sát - Bộ Công an, tháng 01 năm 2021) Phụ lục 10 THỐNG KÊ ĐẶC ĐIÊM ĐỐI TƯỢNG TỘI PHẠM XUYÊN QUỐC GIA CÁC TỈNH BIÊN GIỚI Ở ĐỊA BÀN TÂY BẮC VIỆT NAM (Từ 01/2016 đến 12/2020) Loại tội phạm Tổng số Quốc tịch Giới tính Độ tuổi Nghề nghiệp Dân tộc Việt Nam Nước ngoài Nam Nữ 18-30 31-40 Trên 40 Có nghề nghiệp Không nghề nghiệp Kinh Thiểu số Tội phạm ma túy 5.357 5.301 56 4.716 641 2.464 1.734 1.159 962 4.395 2.253 3.104 Tội phạm mua bán người 1.965 1.948 17 1.496 469 303 1.242 420 390 1.575 1.202 763 Tội phạm buôn lậu 10.552 10.424 128 9.802 750 2.275 5.143 3.134 2.760 7.792 7.289 3.263 Tổng 17.874 17.673 201 16.014 1.860 5.042 8.119 4.713 4.112 13.762 10.744 7.130 (Nguồn: Cục Cảnh sát - Bộ Công an, tháng 01 năm 2021) Phụ lục 11 THỐNG KÊ TIN BÁO TỐ GIÁC VỀ TỘI PHẠM XUYÊN QUỐC GIA Ở ĐỊA BÀN TÂY BẮC VIỆT NAM (Từ 01/2016 đến 12/2020) Năm Tổng Nguồn tin báo tội phạm xuyên quốc gia Quần chúng nhân dân cung cấp Lực lượng khác cung cấp Cơ quan thông tin đại chúng Cơ quan, tổ chức cung cấp Cơ quan chức năng các nước trao đổi 2016 526 250 102 65 73 36 2017 567 298 121 62 71 15 2018 554 311 86 77 58 22 2019 624 347 145 74 40 18 2020 669 353 189 41 66 20 Tổng cộng 2940 1559 643 319 308 111 (Nguồn: Cục Cảnh sát - Bộ Công an, tháng 01 năm 2021)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_vai_tro_he_thong_chinh_tri_co_so_o_dia_ban_tay_bac_v.doc
  • doc1 BÌA LUẬN ÁN - HUY DU.doc
  • doc2 BÌA TÓM TẮT TIẾNG VIỆT - HUY DU.doc
  • doc2 TÓM TẮT TIẾNG VIỆT - HUY DU.doc
  • doc3 BÌA TT TIẾNG ANH - HUY DU.doc
  • doc3 TÓM TẮT TIẾNG ANH - HUY DU.doc
  • doc4 THÔNG TIN MẠNG TIẾNG ANH - HUY DU.doc
  • doc4 THÔNG TIN MẠNG TIẾNG VIỆT - HUY DU.doc
Tài liệu liên quan