Luận án Vai trò của xã hội dân sự đối với việc thực hiện quyền con người

i VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ THỊ THU HẰNG VAI TRÒ CỦA XÃ HỘI DÂN SỰ ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN CON NGƯỜI Chuyên ngành: CNDVBC và CNDVLS Mã số: 62 22 03 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS CHU VĂN TUẤN 2.PGS.TS. NGUYỄN MINH PHƯƠNG Hà Nội - 2016 ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu sử dụng trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học

pdf204 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 336 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Luận án Vai trò của xã hội dân sự đối với việc thực hiện quyền con người, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Vũ Thị Thu Hằng iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN ASEAN : HIệp hội các quốc gia Đông Nam Á CSO : Tổ chức xã hội dân sự ECOSOC : Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên hợp quốc HĐNQLHQ : Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc ICCPR : Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị ICESCR : Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa KTTT : Kinh tế thị trường LHQ : Liên hợp quốc NGOs : Các tổ chức phi chính phủ NPOs : Các tổ chức phi lợi nhuận NNPQ : Nhà nước pháp quyền OHCHR : Văn phòng cao ủy nhân quyền Liên hợp quốc TCXH : Tổ chức xã hội UDHR : Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế UPR : Thủ tục kiểm điểm định kỳ phổ quát XHCD : Xã hội công dân XHDS : Xã hội dân sự iv MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... v Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ................................................. 1 1.1. Tình hình nghiên cứu về xã hội dân sự .................................................................... 1 1.2. Tình hình nghiên cứu về quyền con người ............................................................ 15 1.3. Tình hình nghiên cứu vai trò của xã hội dân sự đối với việc thực hiện quyền con người ...................................................................................................................... 21 1.4. Những vấn đề chưa được các nghiên cứu đề cập đến ............................................ 27 Chương 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XÃ HỘI DÂN SỰ, QUYỀN CON NGƯỜI VÀ THỰC HIỆN QUYỀN CON NGƯỜI .............................. 29 2.1. Những vấn đề lý luận chung về xã hội dân sự ....................................................... 29 2.2. Những vấn đề lý luận chung về quyền con người ................................................. 46 2.3. Những vấn đề lý luận chung về thực hiện quyền con người ................................. 61 Chương 3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA XÃ HỘI DÂN SỰ ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN CON NGƯỜI .................. 73 3.1. Những vấn đề chung về vai trò của xã hội dân sự ................................................. 73 3.2. Những vấn đề cơ bản về vai trò của xã hội dân sự với việc thực hiện quyền con người ...................................................................................................................... 86 3.3. Những khó khăn của xã hội dân sự trong việc thực hiện quyền con người ........ 104 Chương 4. XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN CON NGƯỜI HIỆN NAY ........................................... 115 4.1. Khái quát về xã hội dân sự Việt Nam .................................................................. 115 4.2. Vai trò của xã hội dân sự đối với việc thực hiện quyền con người ở Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra ........................................................................ 134 4.3. Một số đề xuất, kiến nghị về vai trò của xã hội dân sự với việc thực hiện quyền con người.......................................................................................................... 160 KẾT LUẬN CHUNG ................................................................................................... 168 DANH MỤC NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN............................................................................................... 172 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 173 PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 1 v MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nhìn lại quá trình phát triển xã hội những năm gần đây, cùng với sự xâm nhập của nền văn minh công nghiệp, quyền lực kinh tế và quá trình dân chủ hóa xã hội, quyền con người đang nổi lên như một vấn đề toàn cầu, được cộng đồng quốc tế và các quốc gia không phân biệt hệ tư tưởng, chế độ chính trị, bản sắc văn hóa, trình độ phát triển, v.v.. coi trọng, xem đó như một thành tựu của nền văn minh hiện đại, là thước đo của sự tiến bộ xã hội. Sự phát triển của quyền con người một mặt gắn liền với những hoàn cảnh, điều kiện lịch sử và sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc và toàn thể loài người; mặt khác, gắn liền với các học thuyết triết học về quyền con người, về bản chất con người, đóng vai trò là cơ sở, tiền đề lý luận cho sự hình thành và phát triển của quyền con người. Jean Jacques Rousseau nói, “người ta sinh ra tự do” [54, tr.52], bởi vậy họ có quyền, bởi quyền chính là khả năng, là sự tự do lựa chọn các hành động, các cơ hội sống của mình. Do đó, mỗi con người khi sinh ra đã mang quyền của mình trong đó, nó là cái vốn có. Nhưng, trên thực tế, nó vừa là cái vốn có lại vừa là cái không phải tự nhiên. Cụ thể, ngay tiếp câu dẫn ở trên của mình, Rousseau nói tiếp: “Nhưng rồi đâu đâu con người cũng sống trong xiềng xích” [54, tr.52]. Con người trong thời kỳ chưa sống trong những cộng đồng xã hội, không bị ràng buộc bởi những chế định xã hội, họ sống bản năng nhiều hơn, nhưng bản thân họ lại gặp nhiều thử thách, bị mất an ninh, bị lạm dụng hoặc họ lại sử dụng tự do của mình một cách thái quá, ảnh hưởng đến tự do của người khác. Đến khi sản xuất phát triển hơn, yêu cầu về sự sống cấp bách hơn, con người đã thiết lập cho mình những cộng đồng người có tổ chức để có thể sinh sống an toàn, tự do trong đó. Nhưng, ngay cả khi những cộng đồng người có tổ chức được thiết lập thì sự khác nhau về văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị, lịch sử trong những điều kiện sinh sống nhất định, trong những hoạt động nhất định cũng dẫn đến sự ràng buộc, lệ thuộc và xâm nhập vào tự do của nhau. Trong cộng đồng xã hội, mỗi người không chỉ thực hiện tự do của mình, ý chí của mình mà còn thực hiện những ý chí chung khác. Mỗi người lại có một lựa chọn riêng trong việc giải quyết các vấn đề của họ, do vậy không thể tránh khỏi những mâu thuẫn, những vi phạm trong thực hiện quyền con người. Vậy làm thế nào để thực hiện quyền của người này mà không vi vi phạm quyền của người khác; làm thế nào để đảm bảo, duy trì và phát triển các quyền của con người. Có chăng, họ phải tìm cho mình một hình thức liên kết chính trị để nhân loại có thể được bảo an nhưng không mất đi quyền tự do. Trong quá trình luận giải những vấn đề trên, để tìm kiếm các cách thức bảo đảm các quyền của con người, các lý thuyết đã đưa đến các yếu tố như nhà nước và pháp luật. Nhưng, ngay cả khi các cá nhân từ bỏ trạng thái tự nhiên chuyển sang trạng thái dân sự thì xuất hiện các mâu thuẫn giữa tự do cá nhân và nghĩa vụ phục tùng đời sống xã hội, mâu thuẫn giữa tính chuyên chế của đa số chống lại thiểu số, hay chế độ độc tài. Bản chất của quá trình phát triển là sự mâu thuẫn và giải quyết những mâu thuẫn, do đó, các quan hệ dân sự (các quan hệ không mang tính quyền lực trực tiếp như quan hệ giữa công dân với nhà nước, quan hệ gia đình) trong đời sống đã góp phần giải quyết phần nào mâu thuẫn này và tác động lớn đến việc thực hiện các quyền con người. Bởi ngoài việc ủy quyền cho nhà nước thực hiện các công việc của mình, người dân còn tự thực hiện các quyền của họ. Đây là cơ sở để hình thành nên xã hội dân sự (XHDS) và là điểm cơ bản để XHDS thực hiện vai trò của mình. Bên cạnh đó, những vấn đề nảy sinh cùng với quá trình phát triển như vấn đề môi trường, khủng hoảng kinh tế, di cư quốc tếđã là những cản trở rõ ràng cho việc thực hiện các quyền con người. Những vấn đề này đã cung cấp động lực cần thiết cho việc mở rộng, phát triển XHDS đối với việc bảo đảm, thực hiện quyền con người trên toàn thế giới. Trên thực tế, XHDS thực hiện nhiều chức năng và vai trò khác nhau trong quá trình phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi quốc gia và thế giới Từ đó, XHDS đã có nhiều phương pháp, sáng kiến và huy động được nhiều nguồn lực trong việc thực hiện quyền con người ở nhiều quốc gia khác nhau, nhất là cho những người yếu thế ở các quốc gia mà có các tổ chức XHDS hoạt động. Những năm gần đây, XHDS phát triển mạnh ở tất cả các quốc gia, ở Mỹ có tới 1,5 triệu tổ chức, sở hữu khối lượng tài sản trị giá 500 tỷ USD, ngay cả ở những nước kém phát triển hơn số lượng tổ chức XHDS cũng rất nhiều như Hungari là 400.000; Brazil gần 45.000 tổ chức, các tổ chức này đã sử dụng một lực lượng lao động tự nguyện khổng lồ tập trung cho các lĩnh vực chính như giáo dục, sức khỏe và dịch vụ xã hội [36, tr.1]. Từ thực tế đó cho thấy, việc phát huy vai trò của XHDS đối với việc thực hiện quyền con người là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay. vii Ở nước ta, từ khi bắt đầu quá trình đổi mới, cùng với quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường (KTTT) định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, chúng ta đã tạo ra những cơ sở, điều kiện để hình thành XHDS và hiện thực hóa các quyền con người. Vấn đề đặt ra ở đây là với một thể chế xã hội đang hình thành, đang hoàn thiện thì vai trò của nó với việc thực hiện quyền con người sẽ được xem xét, giải quyết như thế nào? Nhất là trong điều kiện một đảng duy nhất lãnh đạo, trong một nền kinh tế đang chuyển đổi với trình độ dân trí chưa cao, người dân vẫn chưa ý thức, chưa chủ động được quyền của mình. Trong khi đó quyền con người lại là một vấn đề lớn, vừa thuộc về phạm trù đạo đức, chính trị lại thuộc về phạm trù pháp lý, để thực hiện được nó phải cần có một chiến lược lâu dài, phải có sự kết hợp giữa các chủ thể khác nhau, và sự ý thức và chủ động hành động của bản thân mỗi cá nhân trong xã hội. Thực tế cho thấy, với Nghị quyết số 8B-NQ/TW khóa (VI) ngày 27-3-1990 của Đảng đã nêu ra chủ trương; trong giai đoạn mới dần thành lập các hội đáp ứng nhu cầu chính đáng về nghề nghiệp và đời sống nhân dân hoạt động theo hướng ích nước, lợi nhà, tương thân, tương ái các tổ chức hội quần chúng được thành lập theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản và tự trang trải về tài chính trong khuôn khổ pháp luật; đến nay, cùng với việc ban hành nhiều văn bản pháp luật khác tạo cơ sở pháp lý cho các tổ chức này ra đời và phát triển. Các tổ chức này ngày càng ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình trong quá trình phát triển và đã tham gia tích cực, chủ động trong nhiều lĩnh vực [27, tr.3]. Do đó, xuất phát từ mong muốn đi sâu vào tìm hiểu mối quan hệ giữa XHDS và quyền con người để có thể trả lời cho những câu hỏi về quá trình thực hiện quyền con người dưới sự tác động, ảnh hưởng của XHDS trên thế giới? quá trình này dựa trên những nguồn lực, yếu tố nào và để đảm bảo thực hiện nó trên thực tiễn thì cần phải hành động ra sao? ai sẽ là người cung cấp nguồn lực, kinh nghiệm và trang bị phương pháp cho quá trình này? và đặc biệt, ở Việt Nam, mối quan hệ này sẽ được biểu hiện ra sao trong hoàn cảnh chính trị xã hội đặc thù để có thể hướng tới mục tiêu vì sự phát triển toàn diện của con người, tác giả đã quyết định lựa chọn chủ đề: “Vai trò của xã hội dân sự đối với việc thực hiện quyền con người” để tiến hành nghiên cứu làm đề tài luận án tiến sĩ Triết học của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án 2.1. Mục đích viii Trên cơ sở phân tích làm rõ một số vấn đề lý luận về XHDS, quyền con người, thực hiện quyền con người và vai trò của XHDS đối với việc thực hiện quyền con người, luận án phân tích vai trò của XHDS đối với việc thực hiện quyền con người ở Việt Nam hiện nay, từ đó, đưa ra các đề xuất, kiến nghị nhằm phát huy vai trò của XHDS trong việc thực hiện quyền con người. 2.2. Nhiệm vụ Để đạt được mục đích nêu trên, cần thực hiện 4 nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản sau: Thứ nhất, tổng quan tình hình nghiên cứu về XHDS, quyền con người, thực hiện quyền con người và vai trò của XHDS đối với việc thực hiện quyền con người trên thế giới và Việt Nam. Thứ hai, nghiên cứu, phân tích làm rõ một số vấn đề lý luận chung về XHDS, quyền con người, thực hiện quyền con người. Thứ ba, phân tích, làm rõ những vai trò cơ bản của XHDS đối với việc thực hiện quyền con người, đồng thời, chỉ ra những khó khăn, thách thức trong quá trình thực hiện vai trò này. Thứ tư, trình bày khái quát về XHDS ở Việt Nam, vai trò của XHDS Việt Nam trong quá trình thực hiện quyền con người. Từ đó đưa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm phát huy vai trò của XHDS trong quá trình thực hiện quyền con người ở Việt Nam hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu vào một số vấn đề liên quan đến XHDS, quyền con người, thực hiện quyền con người và những vai trò cơ bản của XHDS đối với quá trình thực hiện quyền con người. Đồng thời, luận án cũng nghiên cứu vai trò của XHDS đối với việc thực hiện quyền con người ở Việt Nam hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian nghiên cứu: Luận án tập trung vào việc nghiên cứu, khảo sát XHDS, các vai trò cơ bản của XHDS đối với quá trình thực hiện quyền con người nói chung và ở Việt Nam nói riêng. ix Về thời gian nghiên cứu: Luận án khảo sát sơ lược tiến trình phát triển XHDS, Quyền con người trong lịch sử và việc thực hiện quyền con người được khảo sát từ năm 1948 khi Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền được thông qua và những nghiên cứu về XHDS ở Việt Nam được khảo sát từ năm 1990 đến nay khi chính sách về đổi mới của Đảng và Nhà nước đã làm cho không gian XHDS được mở rộng hơn. 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cách tiếp cận Luận án dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Bên cạnh đó, luận án sử dụng cách tiếp cận đa ngành, liên ngành khoa học xã hội như là triết học, chính trị học, xã hội học, luật học, triết học - chính trị học, triết học - xã hội học, triết học - luật học 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành của Triết học và khoa học xã hội khác có liên quan như phương pháp lôgic - lịch sử, quy nạp, diễn dịch, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, dự báo, v.v.. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Luận án góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận chung về XHDS, quyền con người và thực hiện quyền con người. - Luận án làm rõ hơn vai trò của XHDS đối với việc thực hiện quyền con người dưới góc độ triết học. - Luận án nêu lên những đặc điểm cơ bản của XHDS ở Việt Nam và vai trò, những thách thức của nó đối với quá trình thực hiện quyền con người, từ đó, đưa ra các đề xuất, kiến nghị nhằm phát huy vai trò của XHDS trong việc thực hiện quyền con người ở Việt Nam. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Về mặt lý luận Luận án đã góp phần bổ sung các nghiên cứu lý luận về XHDS, quyền con người và thực hiện quyền con người ở Việt Nam. Đặc biệt, luận án góp phần phân tích, luận giải những vấn đề lý luận, thực tiễn về vai trò của XHDS đối với việc thực hiện quyền con người. 6.2. Về mặt thực tiễn Luận án góp phần nâng cao nhận thức của cả xã hội nói chung, các chủ thể lãnh x đạo, quản lý xã hội và bản thân các tổ chức XHDS nói riêng về XHDS, vai trò của XHDS, nhất là vai trò của XHDS đối với việc thực hiện quyền con người. Những đề xuất, kiến nghị của luận án có thể cung cấp cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách xã hội có liên quan đến lĩnh vực XHDS và quyền con người. Đồng thời, luận án cung cấp cơ sở lý luận, thực tiễn cho các cơ quan nhà nước trong công tác quản lý gắn với các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam. Ngoài ra, luận án có thể tài liệu tham khảo, phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu về triết học, chính trị học, xã hội học về XHDS, quyền con người, v.v.. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được chia làm 4 chương, 13 tiết. 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu về xã hội dân sự 1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước Xã hội dân sự là một vấn đề không mới đối với các nhà nghiên cứu. Ở Việt Nam trong những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu, hội thảo quốc gia, bài viết đăng trên các sách, báo, tạp chí... về vấn đề này theo nhiều hướng khác nhau: Thứ nhất, tập trung vào khái niệm, đặc điểm, vai trò, cấu trúc hoạt động của XHDS ở Việt Nam và trên thế giới. Cuốn sách Xã hội dân sự - Một số vấn đề chọn lọc do tác giả Vũ Duy Phú chủ biên đã nêu lên những vấn đề khá rõ ràng về XHDS khi đi từ lịch sử vấn đề và khái niệm, đến vai trò và những dấu hiệu, biểu hiện của XHDS trong bối cảnh mới. Các tác giả đã nhấn mạnh sự tác động của toàn cầu hóa, nền kinh tế tri thức, tự do dân chủ trong phát triển XHDS, những cơ hội và thách thức đối với XHDS, từ đó cho rằng, phát triển XHDS thông thái tương xứng với nhà nước pháp quyền hiện đại là nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trong thế kỷ XXI. Cuốn sách này đã cung cấp những thông tin khá cụ thể về XHDS Việt Nam như cấu trúc, môi trường, giá trị tác động, những hạn chế và điểm mạnh của xã hội này. Tác giả Vũ Văn Nhiêm, trong Vài nét về xã hội dân sự trong lịch sử và kinh nghiệm đối với nước ta đã khẳng định, “XHDS” là quan niệm xuất hiện khá sớm, gắn liền với sự phát triển của nhà nước công dân Hy Lạp - La Mã cổ đại và phát triển mạnh vào thời kỳ Khai sáng; theo tác giả, bản chất của XHDS là dân chủ, quá trình dân chủ hóa gắn liền với sự hình thành phát triển của XHDS. Tác giả Lê Thị Thanh Hương với cuốn sách Xã hội dân sự ở Malaysia và Thái Lan đã cung cấp những hiểu biết cơ bản về quá trình hình thành cũng như thực trạng XHDS ở hai quốc gia này. Để thấy được sự khác biệt và tương đồng giữa các quốc gia này so với cách nhìn nhận của phương Tây về XHDS, từ đó có thể gợi mở những kiến giải, hoặc đơn thuần là đưa ra một mô hình XHDS đặc thù nhằm giúp cho việc phát triển XHDS bền vững ở một nước có mô hình chính trị riêng như Việt Nam. Cuốn Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về xã hội dân sự ở Liên minh châu Âu của tác giả Đinh Công Tuấn đã từ những nghiên cứu có hệ thống về khái niệm cơ bản, 2 nguồn gốc, sự hình thành và phát triển XHDS ở EU nói chung, ở từng nước đại diện cho các mô hình phát triển kinh tế - xã hội như Anh, Pháp, Đức, Thụy Điển, Hungari, Ba Lan, Slovakia, để chỉ ra mặt tích cực, tiêu cực trong quá trình thực hiện XHDS ở các nước này. Theo tác giả, với ý nghĩa truyền thống XHDS là khoảng không gian nằm giữa nhà nước, thị trường và gia đình, nơi mọi người cùng bắt tay nhau để xây dựng, thúc đẩy quyền lợi chung của xã hội và cá nhân trong xã hội. Ngày nay, nó được hiểu là một xã hội tốt đẹp, một đời sống hiệp hội, một lĩnh vực công cộng được hình thành trên cơ sở tự nguyện, tự tổ chức, tự chủ, đa dạng, phi lợi nhuận, phi thương mại, hành động tập thể, giải trình cao, minh bạch với các chức năng về kinh tế, xã hội, chính trị, các chức năng này đã quy định vai trò XHDS như vận động chính sách, điều tiết nền chính trị dân chủ, thực hiện các dịch vụ công, thúc đẩy quá trình xã hội hóa và tạo ra, duy trì sự đoàn kết trong xã hội. Ngoài ra, cuốn sách cũng đưa ra các tiêu chí đánh giá về cấu trúc (cơ sở hạ tầng, phạm vi) thể chế, tổ chức, mạng lưới, các cá nhân, thành tố, nguồn lực; môi trường (không gian kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, pháp lý..); các giá trị gồm dân chủ, minh bạch, khoan dung, phi bạo lực, bình đẳng giới; tác động, ảnh hưởng tới các vấn đề chung của xã hội. Tác giả Bùi Quang Dũng với bài viết Xã hội dân sự: khái niệm và các vấn đề đã điểm lại các quan điểm về XHDS và nhấn mạnh các định nghĩa phổ biến về XHDS hiện nay đều nhấn mạnh tới tinh thần tự nguyện của công dân trong việc bảo vệ các quyền lợi hợp pháp và giá trị của mình. Theo đó, XHDS được tạo lập bởi các đoàn thể nhằm kết nối giữa những nhóm quyền lợi hiện đại và những tổ chức truyền thông, giữa các tổ chức chính thức và phi chính thức. Từ đó, tác giả cho rằng, ở Việt Nam, ngoài các tổ chức xã hội truyền thống, nhiều tổ chức xã hội mới đã và đang ra đời, đang tích cực tham gia và đóng góp vào nhiều hoạt động xã hội, góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội Việt Nam trong điều kiện mới. Tác giả đã xác định vai trò của XHDS như: "Củng cố phát triển và dân chủ (dân chủ thực sự); tăng cường trách nhiệm giải trình, tính công khai và phản hồi của cơ quan Nhà nước, cũng như tăng cường sự tham gia và phổ biến thông tin đến người dân; tham gia ngày càng tích cực vào quá trình cung cấp dịch vụ, từ đó XHDS có một vai trò quan trọng trong việc đòi hỏi và thúc đẩy tinh thần trách nhiệm của Nhà nước đối với công dân của mình. 3 Tác giả Trần Tuấn Phong, trong bài viết Xã hội công dân và xã hội dân sự từ Aritxtot đến Hêghen đã trình bày khái quát sự biến đổi khái niệm xã hội công dân/XHDS trong lịch sử tư tưởng triết học chính trị từ Arixtốt đến Hêghen. Tác giả đi từ quan niệm của Arixtốt về cộng đồng chính trị - một khái niệm được coi là tiền thân của khái niệm xã hội công dân/XHDS sau này. Đặc biệt, tác giả đã làm rõ sự kế thừa và phát triển của Hêghen đối với quan điểm của Arixtốt về xã hội công dân. Theo tác giả, tư tưởng của Hêghen về XHDS và nhà nước tuy mang tính duy tâm, song những luận điểm của ông đóng vai trò nhất định trong sự hình thành tư tưởng C.Mác, Ph.Ăngghen về XHDS. Tác giả cũng cho rằng, xung quanh việc nhận định về XHDS hiện còn nhiều bàn luận khác nhau, từ đó dẫn đến những cách hiểu khác nhau về mối liên hệ giữa xã hội công dân/XHDS, gia đình, thị trường và nhà nước. Đề tài cấp bộ Cơ sở triết học và thực tiễn của việc xây dựng xã hội dân sự do PGS,TS. Phạm Văn Đức, Viện Triết học chủ nhiệm (2007-2009) đã tiếp cận các vấn đề XHDS từ góc độ triết học, đặc biệt là góc độ lịch sử triết học trình bày tương đối đầy đủ, chi tiết về lịch sử phát triển của khái niệm này từ Aristot, đến Th.Hobbes và J.Locke, Montesquieu, J.J.Rousseau, I.Kant,G.V.Hegel và C.Mác đến các quan điểm hiện đại của chủ nghĩa cộng đồng, cộng hòa...) và chứng minh bằng các mô hình XHDS thực tiễn ở một số nơi trên thế giới như: Anh, Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore. Từ đó xác định các bản chất, đặc trưng và điều kiện để xây dựng XHDS, góp phần cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng XHDS ở Việt Nam hiện nay. Luận án “An ninh của xã hội dân sự trong bối cảnh toàn cầu hóa” của NCS Trần Việt Hà đã góp phần làm rõ các khái niệm xã hội dân sự Luận án đã góp phần làm rõ các khái niệm: “Xã hội dân sự”, “An ninh”, “An ninh của xã hội dân sự”, “An ninh con người”. Luận án đã làm rõ những điểm mới trong nội dung khái niệm "an ninh của xã hội dân sự" khi đặt vào bối cảnh toàn cầu hóa. An ninh của xã hội dân sự là trạng thái trật tự, kỷ cương, an toàn về thân thể và ổn định về mặt tinh thần. Nói cách khác, an ninh của xã hội dân sự chính là một một phương diện của an ninh con người nhằm tạo ra sự an toàn về thân thể, ổn định về mặt tinh thần, phát triển bình thường của các cá nhân. Mục tiêu an ninh của xã hội dân sự là làm sao cho cộng đồng ấy có được trạng thái trật tự và ổn định, những cá nhân ở trong đó thoát khỏi cảm giác 4 lo sợ, bất an và được an toàn về mặt thân thể. Bên cạnh đó, Luận án góp phần chứng minh rằng, toàn cầu hóa gây ra các yếu tố “bất định” và “rủi ro” và đó chính là những thách thức mới đối với an ninh của XHDS. Góp phần làm rõ tính tất yếu của sự chuyển dịch từ an ninh “truyền thống” sang “phi truyền thống”. Rút ra một số bài học nhằm bảo đảm an ninh con người trong quá trình hội nhập của Việt Nam hiện nay. Ngoài những bài viết trên, một số tác giả khác đã đề cập đến vấn đề này như: Nguyễn Thanh Tuấn, Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Đình Tường, Trần Hữu Quang, Đinh Công Tuấn, Tống Đức Thảo, v.v.. Thứ hai, nhóm các công trình làm rõ mối quan hệ tác động qua lại giữa nhà nước, XHDS và KTTT. Ở nhóm này, các tác giả Lê Văn Quang, Văn Đức Thanh với tác phẩm Quan hệ giữa Nhà nước và XHDS Việt Nam lịch sử và hiện tại; Đào Trí Úc với bài viết Mối liên hệ giữa nhà nước với XHDS và vấn đề cải cách hành chính; Hoàng Ngọc Giao, XHDS với nhà nước và thị trường; Trần Ngọc Hiên, KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa với Nhà nước pháp quyền và XHDS nước ta; Phạm Thị Ngọc Trầm, Nhà nước pháp quyền, XHDS với vấn đề về quyền và nghĩa vụ công dân; Đinh Ngọc Vượng, XHDS và nhà nước pháp quyền ở Việt Nam; Hà Thị Mai Hiên, XHDS và cá nhân trong Nhà nước Pháp quyền; Đỗ Hoài Nam (chủ nhiệm) Đề tài cấp nhà nước Mối quan hệ giữa NNPQ, KTTT, XHCD, v.v.. đã trình bày các vấn đề cơ bản về việc xây dựng nhà nước pháp quyền trong mối quan hệ giữa XHDS và nền KTTT, trong đó nhà nước pháp quyền phải được xây dựng trên nền tảng của XHDS và việc xây dựng nhà nước pháp quyền phải được tiến hành đồng thời với nhau. Cũng có tác giả cho rằng, 3 yếu tố nhà nước pháp quyền, XHDS, KTTT phải bổ sung cho nhau, làm tiền đề cho nhau và cùng phục vụ lợi ích của nhau. Thứ ba, nhóm các công trình nghiên cứu thực trạng xã hội dân sự và đánh giá ban đầu về các yếu tố hình thành, phát triển XHDS Việt Nam. Đã có nhiều nhà nghiên cứu, Viện nghiên cứu tiến hành các dự án nghiên cứu về thực trạng XHDS Việt Nam trên các góc độ, từ tổ chức, hoạt động đến sự ảnh hưởng của chúng đối với đời sống xã hội, như: Trong những năm 2000, Viện Xã hội học đã tiến hành khảo sát về Hệ thống chính trị cơ sở - Xem từ nhân dân thu thập dữ 5 liệu về nông thôn của người dân sự hiểu biết và ý kiến về hệ thống chính trị ở cấp làng, xã, bao gồm cả xã hội tổ chức chính trị (Trịnh Duy Luân, 2002); Phối hợp với các nhà nghiên cứu quốc tế về nghiên cứu kết hợp các kỹ thuật định tính và định lượng về tổ chức dân sự tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh (dự án COHH) trong các nghiên cứu của mình. Đây là dự án đầu tiên sử dụng hình thức điều tra xã hội học để nghiên cứu về các tổ chức XHDS Việt Nam. Tiếp đó, năm 2002-2003, IOS thực hiện hai dự án về những nỗ lực tập thể và phong trào xã hội, trong đó một số tổ chức chính trị xã hội, hiệp hội và các trung tâm phi chính phủ đã được Bùi Thế Cường và các cộng sự nghiên cứu. Sang đến giai đoạn cuối những năm 2000 việc nghiên cứu XHDS Việt Nam đã đi vào thực tiễn hơn, các dự án Phòng chống tham nhũng - đánh giá hiện trạng và xây dựng năng lực trong phòng chống tham nhũng cho các TCXH và các cộng đồng nông thôn do sự hỗ trợ bởi Đại sứ Phần Lan tại Việt Nam (2008). Ngoài ra, một số nghiên cứu của Bùi Thế Cường và Thaveeporn (2008) về cơ chế chính thức cho đối thoại giữa các cơ quan nhà nước, quốc hội và các tổ chức XHDS Việt Nam đã chỉ ra những đặc thù về các TCXHDS Việt Nam, hay nghiên cứu của TS Nguyễn Quang A và Bạch Tân Sinh về các hình thức cam kết hợp tác giữa cơ quan nhà nước và các tổ chức XHDS Việt Nam. Mới đây, Chương trình viện trợ Ailen: Tổ chức xã hội và các tổ chức phi chính phủ trong Chương trình Quốc gia Việt Nam (2010), đã tiến hành các hạng mục thúc đẩy, tăng cường năng lực của các VNGO trong việc cung cấp các dịch vụ, xây dựng chính sách, hoạt động cộng đồng. Dự án “Sự trao quyền của tổ chức xã hội trong việc vận động và phát triển chính sách ở Việt Nam”, do quỹ Dân chủ Quốc gia Hoa Kỳ (UNDEF) tài trợ, năm 2012, với sự tham gia của hơn 40 tổ chức xã hội và đại diện của các cơ quan chính phủ liên quan. Bên cạnh đó, còn nhiều các dự án nghiên cứu về XHDS Việt Nam đã và đang được các tổ chức quốc tế tài trợ. Nhiều tác giả đã xuất bản sách, bài báo về XHDS Việt Nam: Năm 1996, Nguyễn Khắc Mai xuất bản cuốn sách Vị trí và vai trò của các Hiệp hội nhân dân ở đất nước chúng ta. Bài báo Xã hội dân sự và phi chính phủ tại Việt Nam, tác giả Bạch Tân Sinh xem xét lại sự phát triển và những khó khăn phải đối mặt của các tổ chức dân sự Việt Nam. Một nghiên cứu khác của nhóm tác giả Lê Bạch 6 Dương và các cộng sự đã mô tả các đặc tính của các loại hình tổ chức dân sự và nghiên cứu trường hợp một số tổ chức công dân. Năm 2002, cuốn sách Vai trò của các hiệp hội trong đổi mới và Phát triển quốc gia của tác giả Thang Văn Phúc đã cung cấp một cái nhìn tổng quan về các vấn đề lý thuyết của các tổ chức dân sự và một hình ảnh của Hội người Việt Nam cũng như các NGO quốc tế hoạt động tại Việt Nam. Cuốn sách Vai trò của tổ chức xã hội đối với phát triển và quản lý xã hội của TS.Thang Văn Phúc và PGS,TS. Nguyễn Minh Phương đã nêu lên một số vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của các tổ chức xã hội (TCXH) đối với phát triển xã hội như khái niệm, cơ sở, nguyên tắc hình thành và hoạt động của tổ chức xã hội, vai trò của nó đối với sự phát triển xã hội bao gồm nhận thức về vai trò của TCXH ở một số nước trên thế giới và ở Việt Nam, quá trình hình thành, phát triển xu hướng của TCXH ở nước ta. Từ đó, tác giả đã khái quát lại những thành quả trong hoạt động của các tổ chức xã hội ở nước ta hiện nay như các hội chính trị - xã hội, hội chính trị - xã hội - nghề nghiệp, hội nhân đạo, từ thiện, hội xã hội nghề nghiệp và các hiệp hội kinh tế. Qua đó, đưa đến cho người đọc một hình dung khá tổng thể về sự biến đổi, đóng góp của các TCXH ở nước ta trong những năm qua. GS. Tương Lai với bài viết Xã hội dân sự và mấy vấn đề của các tổ chức xã hội dân sự đăng trên Tạp chí Khoa học Pháp luật, số 4/2007, sau khi điểm những lại những khái niệm về XHDS tác giả đã nêu lên vai trò của XHDS được thể hiện qua hoạt động của các tổ chức xã hội, của nhân dân khi tham gia vào quy trình lập pháp của Quốc hội và phản biện xã hội. Tác giả làm rõ việc TCXH sẽ tham gia vào quy trình lập pháp của Quốc hội chính là các tổ chức thực hiện liên kết ngang, tạo nên cấu trúc của XHDS mà chúng ta đang cố gắng hình thành gắn liền với xây dựng nhà nước pháp quyền. Song, dù lập luận như vậy nhưng tác giả vẫn băn khoăn rằng, khái niệm TCXH sẽ tham gia vào quy trình lập pháp của Quốc hội có gồm cả các tổ chức xã hội đã tham gia vào MTTQVN và các tổ chức xã hội nằm ngoài Mặt...n xã hội, là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, đồng thời là vấn đề chính trị phức tạp”. Phạm Ích Khiêm, Hoàng Văn Hảo (1995), “Quyền con người trong thế giới hiện đại: nghiên cứu và thông tin” đề tài KX-07. Công trình này đã tập hợp những khảo sát của các nhà nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về những vấn đề lý luận cơ bản về quyền con người (lịch sử khái niệm, các nhóm quyền cơ bản) trong bối cảnh thế giới hiện đại và việc thực hiện quyền con người ở một số nước như Pháp, Mỹ, Đức, Úc. Cuốn sách cũng đã đề cao việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quyền con người, một vấn đề rất phức tạp và rộng lớn. Đây là một công trình khoa học bổ ích cho những nghiên cứu ban đầu về quyền con người ở nước ta. Những nghiên cứu này đã chỉ ra vấn đề nổi cộm hiện nay là một số quốc gia lợi dụng vấn đề nhân quyền để thực hiện âm mưu bá chủ của mình, áp đặt chuẩn nhân quyền của mình với các nước khác trên thế giới mà không nhìn thấy sự khác biệt về dân tộc, tôn giáo, hoàn cảnh địa lý và đặc biệt là văn hóa của những nước đó - đấy là những công cụ để giải thích về vấn đề nhân quyền như trong quyền Toàn cầu hóa và quyền công dân ở Việt Nam nhìn từ khía cạnh văn hóa, tác giả Trần Văn Bính đã khẳng định. Do vậy, việc thực hiện quyền con người ở Việt Nam hiện nay cần phải được nhìn nhận một cách khách quan và có những bước đi và lộ trình thích hợp, phải căn cứ trên chế độ chính trị, sự phát triển kinh tế và truyền thống văn hóa của mỗi nước. Bên cạnh đó, các vấn đề khái quát về nhân quyền trong thế kỷ XX dự báo thế kỷ XXI, các cách tiệp cận dựa trên quyền để phát triển, các giải pháp thực hiện phát triển quyền con người ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay, chính sách pháp luật bảo vệ quyền con người, các mối liên hệ giữa quyền con người giữa Việt Nam, Trung Quốc, Úc và các nước khác trên thế giới cũng được các bộ ngành và các tác giả như: Vũ Thị Minh Chi, Phạm Thị Tính (Viện NC Con người), Vũ Hoàng Công, Chu Hồng Thanh nghiên cứu một cách cụ thể. 20 1.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Trên thế giới, việc nghiên cứu quyền con người được chia làm nhiều khía cạnh, nhiều lĩnh vực theo những chiều tiếp cận khác nhau, từ việc nghiên cứu lịch sử tư tưởng phát triển của khái niệm quyền, đặc điểm, nội dung, bản chất đến việc nghiên cứu mối quan hệ giữa quyền con người trong tổng thể các yếu tố khác của xã hội. Trong lời mở đầu Tuyên ngôn nhân quyền năm 1948 viết: “Chúng ta, các quốc gia thuộc Liên hợp Quốc đã quyết tâm khẳng định niềm tin của mình vào những quyền cơ bản của con người, vào nhân phẩm,và giá trị của mỗi người, vào quyền bình đẳng nam nữ và quyền bình đẳng của các quốc gia dù lớn hay nhỏ”. Những điều này đã trở thành di sản tri thức vượt qua mọi ranh giới chính trị – luôn luôn được hoàn thiện - và làm cho cuộc sống của con người trên toàn thế giới được tốt hơn. Những tư tưởng đó đã trở thành chủ điểm mà các nhà nghiên cứu trên thế giới đề cập đến khi nghiên cứu về Quyền con người, cụ thể chia thành các nhóm như sau: Thứ nhất, nghiên cứu vai trò của Tuyên ngôn Quyền con người, những nội dung chủ yếu của nó và những kết quả mà nó mang lại trong cuộc sống của con người trên toàn thế giới. Thứ hai, từ việc nghiên cứu Tuyên ngôn này, các nhà nghiên cứu đi sâu vào việc tìm hiểu về sự ra đời của các quyền và quá trình hoàn thiện các văn kiện nhằm nâng cao hiểu biết mới về nhân quyền cho mỗi người. Thứ ba, những rào cản lớn về mặt chính trị trong việc kêu gọi, cam kết thực thi Tuyên ngôn này và các công ước quốc tế khác về quyền con người trên thực tế ở mỗi quốc gia. Thứ tư, nhiều nghiên cứu chỉ ra những cáo buộc nhân rằng quyền chỉ là một sự áp đặt của các đế quốc, các nước giàu hoặc các nước phương Tây. Thứ năm, nhóm nghiên cứu khác lại cho rằng: mặc dù, có những sự khác biệt về chi tiết cụ thể trong các nhóm quyền nhưng có sự nhất trí rộng rãi của nhiều nền văn hóa chấp nhận tính toàn cầu của các quan niệm về nhân quyền chủ yếu. Quyền con người thể hiện tính toàn cầu, là di sản chung của mọi người dân trên toàn thế giới. Thứ sáu, nhóm nghiên cứu quyền con người trong mối quan hệ với các yếu tố khác như phát triển, phát triển bền vững, toàn cầu hóa, KTTT, nhà nước pháp quyền, 21 dân chủ, bản sắc văn hóa, đa dạng văn hóa, tôn giáo, dân số, y tế, giáo dục, an sinh xã hội,v.v.. Thứ bảy, nhóm nghiên cứu quyền con người trong lịch sử phát triển của nó. Thứ tám, nhóm nghiên cứu việc thực hiện nhân quyền ở mỗi quốc gia cụ thể. Một số công trình trong các nhóm nghiên cứu trên: What is human rights? Human Rights in UNDP, www.undp.org/governance/docs/HRPN_English.pdf; John M.Ackerman, human rights and social Accountability, www portals.wi.wur.nl/files/docs/gouvernance/HumanRightsandSocial0AccountabilityFINAL.pd f; J.symonides (2000), Human Rights: concept and standards, UNESCO; Human Rights to day (European legal texts), Council of publishing; Democracy and development: A culture perspective; David P.Forsythe (2000), Human Rights in International Relations, Cambridge; UNDP (1998), Itegrating Human Rights with sustainable human development; United Natios (1990), Population&human rights; Human Rights review, The State University of New Jersey (2001); Goodhart Micheal (2005), Democracy as human rights freedom and equality in the Age of Globalization, New York Routledge. 1.3. Tình hình nghiên cứu về vai trò của xã hội dân sự đối với việc thực hiện quyền con người 1.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước Hiện có rất ít các công trình nghiên cứu chuyên sâu, độc lập về vấn đề này, nếu có thường được nghiên cứu dưới dạng gắn hai yếu tố này với nhà nước pháp quyền, hoặc XHDS là môi trường, là điều kiện để đảm bảo cho thực hiện quyền con người, bên cạnh các yếu tố như NNPQ và KTTT, hoặc từng tác động cụ thể của XHDS đến các mặt khác nhau của việc thực hiện quyền con người. Có thể kể đến một vài công trình như trong cuốn Hỏi đáp về Quyền con người do tập thể tác giả trường Đại học Quốc gia Hà Nội xuất bản, cuốn Tìm hiểu về quyền con người của Wolfgang Benedek, hay cuốn Quyền con người tập hợp những bình luận khuyến nghị chung của Văn bản công ước LHQ cho rằng các yếu tố của XHDS là chủ thể trực tiếp của quyền con người và có nghĩa vụ bảo đảm quyền con người. Ngoài ra, các cuốn sách trên cũng chỉ ra cơ chế tầm quan trọng của các tổ chức phi chính phủ trong việc thực hiện nhân quyền, từ đó các cơ quan nhân quyền LHQ đã thiết lập mối quan hệ phối hợp với các tổ chức này ở các cấp độ quốc 22 gia, khu vực, quốc tế, trên tất cả các lĩnh vực từ việc tư vấn, giám sát việc thực hiện quyền con người, đến các hoạt động hoàn thiện chính sách, giáo dục quyền con người. Tiếp đó, tác giả Vũ Thị Minh Chi với bài viết Về giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện quyền con người trong sự nghiệp phát triển con người ở Việt Nam đã đưa ra các giải pháp nâng cao tính hiệu quả thực hiện quyền con người trong quá trình phát triển, trong đó có giải pháp về để cao vai trò của các tổ chức XHDS tham gia vào quá trình ra quyết định, phản biện quyết định, chiến lược, chính sách của nhà nước nhằm nâng cao tính minh bạch trong quản lý nhà nước. Giúp nhà nước giải quyết một số công việc liên quan đến các vấn đề xã hội, mở rộng dân chủ, đảm bảo tính dân chủ trong mọi hoạt động v.v.. Với việc đưa ra các giải pháp này, tác giả đã cho thấy việc cần thiết phải có sự tham gia của XHDS đối với việc thực hiện quyền con người. Tác giả Đặng Dũng Chí - Hoàng Văn Nghĩa, trong cuốn Chủ nghĩa xã hội và quyền con người, ngoài việc khẳng định những giá trị to lớn của chủ nghĩa xã hội trong bảo vệ quyền con người, cũng đã chỉ ra những vấn đề đương đại của chủ nghĩa xã hội và quyền con người (phần 6). Đó là vấn đề giải quyết những mâu thuẫn của thời đại như phát triển KTTT định hướng XHCN gắn với bảo đảm công bằng xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc với hội nhập và phát triển, vấn đề nhà nước pháp quyền, XHDS với việc bảo đảm quyền con người, biến đổi khí hậu, an ninh quốc gia, chủ nghĩa khủng bố và quyền con người. Cụ thể, nhóm tác giả thông qua quan điểm của các nhà dân chủ xã hội cho rằng việc thực thi hiệu quả quyền lực của nhân dân được thể hiện qua hai hình thức, thứ nhất, thông qua sự ủy thác vào những đại diện cho mình trong bộ máy nhà nước bằng cách thức dân chủ, công khai và minh bạch, thứ hai, thông qua việc thực thi quyền lực trực tiếp quyền lực của mình ở trong tổ chức và hoạt động của tổ chức XHDS [127, tr.361]. Từ đó, cho thấy, XHDS là một phương thức để người dân thực hiện các quyền của mình. Bài viết Quyền con người và xã hội dân sự của tác giả Hà Mai Hiên, trích trong cuốn Quyền con người tiếp cận đa ngành và liên ngành Khoa học xã hội do GS,TS. Võ Khánh Vinh chủ biên đã khẳng định sự tồn tại của XHDS là hỗ trợ và phản biện tốt nhất đối với chế độ, chính sách nhà nước nhằm đảm bảo sự bình đẳng, quyền tự do, dân chủ của người dân chống lại sự chuyên quyền, độc đoán và tùy tiện của cá nhân và quyền lực. Trong XHDS, luật pháp không chỉ là các nguyên tắc do cơ quan quyền lực 23 tối cao thiết lập nên mà còn là những quy định được ban hành phù hợp với giới hạn hiến định của Nhà nước và xã hội và ghi nhận các quyền tự do của các thành viên trong xã hội. Trong Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2010, World Bank đã giành chương 6 nói về vai trò giám sát của các tổ chức XHDS Việt Nam trong các hoạt động vận động chính sách, thực hiện các hoạt động cộng đồng nhằm thực hiện quyền con người nói riêng. Báo cáo đã chỉ ra được các thành tựu, các hạn chế, thách thức của XHDS Việt Nam trong việc thực hiện các mục tiêu xã hội nói chung và thực hiện quyền con người nói riêng. Ngoài ra, còn một số tài liệu, báo cáo của các tổ chức phi chính phủ về các hoạt động của tổ chức mình nói chung cũng có đề cập ít hay nhiều đến các khía cạnh thực hiện các quyền con người, hay vai trò giáo dục quyền con người, nâng cao trình độ nhận thức của người dân về quyền con người như khảo sát của quỹ ASIA Foundation (2008), Khảo sát nhu cầu đào tạo của các tổ chức XHDS: Phát triển tổ chức và huy động sự tham gia của cộng đồng xây dựng chính sách ở Việt Nam, Hà Nội. Khảo sát Khỏa lấp sự cách biệt: XHDS mới nổi tại Việt Nam của UNDP Việt Nam... 1.3.2. Tình hình nghiên cứu nước ngoài Việc nghiên cứu vai trò của XHDS đối với việc thực hiện quyền con người trên thế giới chủ yếu được thể hiện qua các đánh giá, khảo sát, dự án mà các tổ chức nhân quyền thế giới, các tổ chức quốc tế hoạt động trong lĩnh vực nhân quyền, các tổ chức XHDS... tiến hành thông qua các báo cáo về vấn đề quyền con người ở các khu vực, quốc gia cụ thể. Bên cạnh đó,vai trò này còn được nhìn nhận lồng ghép trong quá trình tương tác của các cá nhân, tổ chức XHDS với chủ thể quyền khác như Nhà nước, chính phủ các nước, tổ chức quốc tế.... trong các văn bản, điều ước quốc tế về quyền con người. Cụ thể: Thứ nhất, đứng ở góc độ pháp lý quốc tế, vai trò của XHDS mà cụ thể là của các tổ chức phi chính phủ đối với sự nghiệp nhân quyền được phát triển theo các giai đoạn sau: Giai đoạn 1 là sự ra đời của LHQ với cam kết rõ ràng của mình cho việc khuyến khích nhân quyền trên toàn thế giới đã tạo môi trường thể chế cần thiết cho phép chương trình nhân quyền phi chính phủ phát triển. Giai đoạn 2 là khi hai công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị và quyền kinh tế, văn hóa, xã hội ra đời đã 24 tạo điều kiện cho sự nghiệp nhân quyền phi chính phủ hoạt động. Ở giai đoạn này LHQ đã hình thành cơ chế và thủ tục cưỡng chế quốc tế cho phép những người ủng hộ quyền con người độc lập. Giai đoạn 3 là cơ quan LHQ nhấn mạnh đến sự cần thiết cho việc phát triển các thể chế quốc gia có hiệu quả gồm cả nhóm ủng hộ nhân quyền phi chính phủ để thúc đẩy các quyền con người. LHQ công nhận rõ ràng tính hợp pháp và tầm quan trọng của sự nghiệp ủng hộ nhân quyền phi chính phủ ngày nay [155, tr1182]. Bên cạnh đó, việc các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực nhân quyền được phản ánh qua hai thời kỳ. Thứ nhất, là sự ra đời của tổ chức Ân xá quốc tế từ năm 1961 và thời kỳ thứ hai là các tổ chức giám sát nhân quyền quốc gia phát triển và các nhóm ủng hộ nhân quyền ở các quốc gia tăng lên. Điều này làm tăng sự chú ý của quốc tế và buộc các quốc gia phải thay đổi các chính sách về nhân quyền. Thứ hai, vai trò của XHDS đối với việc thực hiện quyền con người được các văn kiện, công ước, tuyên bố và các chương trình hành động về Quyền con người của Liên hợp quốc ghi nhận như sau: Tại nghị quyết số 1296 (XLIV) của Hội đồng kinh tế và xã hội đã đưa ra những cách thức tham vấn với các tổ chức phi chính phủ nhằm cung cấp một cơ chế thúc đẩy nguyên tắc và mục đích hoạt động của LHQ. Hay, trong Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền của LHQ đã quy định tại điều 21: “Mọi người đều có quyền tham gia vào công việc công cộng của nước mình, hoặc trực tiếp, hoặc qua trung gian những đại diện được tự do lựa chọn” [156, tr.152]. Bản Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị nhân quyền châu Á tại Thái Lan năm 1991, điểm thứ 25 khẳng định “Ghi nhận tầm quan trọng của sự hợp tác và đối thoại giữa các chính phủ và các tổ chức phi chính phủ trên cơ sở cùng chia sẻ các giá trị cũng như sự tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau trong việc thúc đẩy nhân quyền và khuyến khích các tổ chức phi chính phủ có quy chế tư vấn với Hội đồng kinh tế và xã hội, đóng góp tích cực vào quá trình này phù hợp với nghị quyết 1296 (XLIV) của Hội đồng”[156, tr.480]. Trong bản Tuyên ngôn VIENNA và Chương trình hành động 1993 (Được thông qua tại Hội nghị thế giới về quyền con người lần thứ hai, họp tại Viên ngày 25/6/1993) ở điểm 13, khẳng định: Các quốc gia và tổ chức quốc tế hợp tác với các tổ chức phi chính phủ cần phải tạo điều kiện thuận lợi trên bình diện quốc gia, khu vực và quốc tế đảm bảo việc hưởng thụ thực sự và đầy đủ các quyền con người. các quốc gia cần loại bỏ mọi vi phạm nhân quyền và các nguyên nhân gây ra vi phạm cũng như các trở ngại đối với sự 25 hưởng thụ các quyền này”[156, tr.502]. Hay điểm 34 của Tuyên ngôn cũng khẳng định vai trò của XHDS đối với việc nâng cao nhận thức của người dân về quyền con người. Tiếp đến, Hội nghị thế giới về quyền con người, điểm 38 cũng tiếp tục thừa nhận vai trò quan trọng của các tổ chức phi chính phủ trong việc thúc đẩy tất cả các quyền con người và các hoạt động nhân đạo ở các cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế. Hội nghị thế giới về quyền con người lần thứ hai năm 1993 tiếp tục khẳng định một lần nữa “Trao cho khối tư nhân, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức XHDS nói chung những cơ hội rộng rãi hơn trong việc đóng góp vào việc hiện thực hoá các mục tiêu và chương trình của Liên hợp quốc”. Về vai trò của XHDS đối với việc giáo dục quyền con người, Tuyên ngôn Liên hợp quốc về Giáo dục và đào tạo nhân quyền đã được thông qua tại Đại hội đồng LHQ ngày 9/12/2011đã Tái khẳng định tuyên bố của Hội nghị Thế giới về Nhân quyền tổ chức tại Vienna năm 1993 kêu gọi tất cả các Nhà nước và các tổ chức đưa nhân quyền, luật nhân đạo, dân chủ và nguyên tắc thượng tôn pháp luật vào chương trình của tất cả các tổ chức đào tạo, và tuyên bố của hội nghị rằng giáo dục nhân quyền nên bao gồm hòa bình, dân chủ, phát triển và công bằng xã hội, như đã đưa ra trong các công ước nhân quyền quốc tế và khu vực, để đạt được một cách hiểu và nhận thức chung với xu thế tăng cường cam kết toàn cầu về nhân quyền. Cụ thể tại điều 7.2 của Tuyên ngôn cho rằng: Nhà nước nên tạo ra một môi trường an toàn và khuyến khích sự tham gia của xã hội dân sự, khu vực tư nhân cũng như các bên tham gia có liên quan khác trong giáo dục và đào tạo về nhân quyền,... Hay, ở điều 10.1. Nhiều tác nhân trong xã hội, bao gồm các tổ chức giáo dục, truyền thông, các gia đình, cộng đồng địa phương, các thiết chế XHDS bao gồm các tổ chức phi chính phủ, những người bảo vệ nhân quyền và khu vực tư nhân đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy và thực hiện các hoạt động giáo dục và đào tạo về nhân quyền. 2. Các tổ chức XHDS, tổ chức tư nhân và các bên liên quan khác được khuyến khích để đảm bảo giáo dục và đào tạo về nhân quyền đầy đủ cho các cán bộ và nhân viên của họ [224]. Thứ ba, vai trò của XHDS đối với việc thực hiện quyền con người ở các khu vực, quốc gia cụ thể như nghiên cứu trong một số sách được các tác giả Việt Nam nghiên cứu, dịch ra tiếng Việt như cuốn sách Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trong khu vực ASEAN đã phân tích khái quát thực tiễn nhân quyền tại các quốc gia trong khu vực, 26 sự hình thành những chuẩn mực, các cơ chế khu vực bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền, cũng như vai trò của các chủ thể khác nhau ở ASEAN (nhà nước, tổ chức phi chính phủ, cơ sở giáo dục, nghiên cứu...) trong việc bảo vệ nhân quyền. Đặc biệt, cuốn sách dành hẳn phần 3 để nói về hoạt động của các tổ chức XHDS ở Campuchia, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippin, Thái Lan, hoạt động của các tổ chức, mạng lưới XHDS khu vực. Cùng với xu hướng phát triển của XHDS trên phạm vi toàn cầu và vai trò gia tăng của các tổ chức, mạng lưới phi chính phủ tại các diễn đàn quốc tế và khu vực, song phương và đa phương, các tổ chức XHDS trong khu vực ASEAN cũng đã có những bước tiến đáng kể trên nhiều mặt và ngày càng có vai trò tích cực hơn trong đối thoại với chính quyền ở phạm vi trong nước cũng như ở tầm ASEAN. Điều 13 Hiến chương ASEAN đã ghi nhận sự tham gia của XHDS vào tiến trình hội nhập và phát triển “thúc đẩy một cộng đồng ASEAN dựa vào nhân dân, trong đó khuyến khích sự tham gia của mọi thành phần trong xã hội để có thể hưởng lợi từ quá trình hội nhập và xây dựng cộng đồng ASEAN”. Từ đó, quá trình hoạt động của các tổ chức XHDS có nhiều thành tựu, tác động tích cực vào quá trình thực hiện quyền con người ở khu vực, tuy vậy, cuốn sách cũng chỉ ra những hạn chế nhất định từ vai trò này của XHDS được ghi trong Hiến chương đó là tính thực thi trên thực tế của Hiến chương này, bản thân trong Cơ quan nhân quyền ở ASEAN không có đại diện của khu vực XHDS, một số quốc gia thậm chí còn không công nhận vai trò của các tổ chức XHDS [167, tr.111-113]. Hay cuốn sách Làm việc cùng chương trình nhân quyền Liên hợp quốc: Sổ tay cho xã hội dân sự của Cao ủy nhân quyền Liên hợp quốc do dịch giả Nghiêm Hoa dịch đã đánh giá rất cao vai trò của các tổ chức XHDS trong việc thực hiện quyền con người đó là các vai trò cụ thể như việc chia sẻ thông tin, vận động, giám sát chặt chẽ các quyền con người; báo cáo các vi phạm, hỗ trợ nạn nhân; thực hiện các chiến dịch xây dựng những tiêu chuẩn nhân quyền mới. từ đó, cuốn sách đã giúp các nhân tố trong XHDS hiểu và tiếp cận với hệ thống nhân quyền LHQ một cách hiệu quả hơn. Các tác nhân XHDS quan tâm đến việc thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người có giá trị toàn cầu ví dụ như những người bảo vệ nhân quyền, các tổ chức nhân quyền (các NGO, hiệp hội, nạn nhân); các tổ chức làm việc về các lĩnh vực hoặc vấn đề liên quan, v.v.. Cuốn sách nhằm trang bị kiến thức và kỹ năng về nhân quyền cho các tổ chức XHDS, nhằm đảm bảo một cách bền vững việc bảo vệ nhân quyền ở cấp quốc gia. 27 Cuốn sách đã cung cấp những thông tin về các cơ quan và cơ chế nhân quyền LHQ và việc vận dụng các cơ quan, cơ chế này như thế nào. Bên cạnh đó các thông tin về các thủ tục, cơ chế, cách thức gửi khiếu nại tổ cáo về những vi phạm nhân quyền, các thông tin về nhà tài trợ, quỹ tài trợ... giúp cho các tổ chức XHDS dễ dàng tiếp cận với quy trình làm việc của các cơ quan nhân quyền, nhằm đẩy mạnh hiệu quả của việc thực hiện nhân quyền. Ngoài ra, còn một số công trình nghiên cứu về vấn đề này như Sitharamam Kakarala, Human Rights, Pluralism and Civil Society Reflecting on contemporary challenges in India; Ken Bonneville, Civil Society and Human Rights; Kwadwo Appiagyei-Atua, civil society, human rights and development in africa: an important analyse () Civil society discusses human rights implications Thứ tư, là những nghiên cứu về vai trò của XHDS đối với việc thực hiện quyền con người ở những khía cạnh cụ thể như vận động chính sách, giám sát phản biện việc thực hiện các công ước quốc tế về quyền con người, thực hiện các nhóm quyền cụ thể, giáo dục quyền con người Một số công trình liên quan như: Negad El-Borai, Civil Society and Human Rights in Egypt, Làm thể nào để XHDS thúc đẩy được quyền tự quyết; Báo cáo của CHRI (commonwealth Human Rights initiative). CHRI 2011 report: A partnership for human rights: civil society and national human rights institutions; Conor Gearty, Human rights, civil society and the challenge of terrorism - A Centre for the Study of Human Rights report (www.lse.ac.uk/humanrights); David skidmore (2001), Civil society, Social capital, Economic development; Civil society crucial in advancing human rights, UN officials tell Paris meeting; Civil Society: Civil Society & Peacebuilding Processes, v.v.. 1.4. Những vấn đề chưa được các nghiên cứu đề cập đến Có thể thấy, những nghiên cứu về XHDS và quyền con người trên thế giới và Việt Nam khá nhiều, đa phần các nghiên cứu đi sâu vào việc chỉ ra bản chất, đặc điểm, các hoạt động thực tế của XHDS, quyền con người, các điều kiện, cơ sở hình thành, bảo đảm sự phát triển của các yếu tố này và đặc biệt một số nghiên cứu đã bước đầu chỉ ra được một vài điểm đặc thù của XHDS Việt Nam, các khía cạnh riêng lẻ khác nhau về vai trò của XHDS đối với việc thực hiện quyền con người. Tuy vậy, những nghiên cứu này không nhiều và chưa hệ thống, do đó, trên cơ sở khách quan, chúng tôi 28 sẽ cố gắng nghiên cứu rõ hơn về XHDS, các đặc điểm và vai trò của nó nói chung và vai trò đối với việc thực hiện quyền con người nói riêng. Nhờ vậy, đề tài sẽ có những điểm mới mà các nghiên cứu trước đó ít, hoặc chưa đề cập tới, như: Thứ nhất, chưa có nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa XHDS với thực hiện quyền con người, những nghiên cứu này, nếu có thường rất ít, sơ sài. Thứ hai, việc nghiên cứu vấn đề “thực hiện quyền con người” dưới góc độ lý luận chưa được đề cập đến nhiều trong các nghiên cứu về quyền con người ở Việt Nam. Thứ ba, những vai trò cụ thể của XHDS đối với thực hiện quyền con người mới chỉ được nêu ra trong một số bài viết dưới dạng những nhận định, chứ chưa có những phân tích chuyên sâu về vấn đề này. Thứ tư, chưa có công trình nào nghiên cứu về vai trò của xã hội dân đối với việc thực hiện quyền con người ở Việt Nam trên góc độ lý luận và thực tiễn. 29 Chương 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XÃ HỘI DÂN SỰ, QUYỀN CON NGƯỜI VÀ THỰC HIỆN QUYỀN CON NGƯỜI 2.1. Những vấn đề lý luận chung về xã hội dân sự 2.1.1. Khái niệm xã hội dân sự Xã hội dân sự là khái niệm được phát triển trong khuôn khổ của triết học, khoa học chính trị, xã hội học và pháp luật học phương Tây. Nó đã xuất hiện tương đối lâu trong lịch sử, mỗi thời kỳ, mỗi quốc gia, mỗi trường phái, mỗi nhà nghiên cứu lại hiểu khái niệm này trên những khía cạnh khác nhau. Những tư tưởng ban đầu về XHDS đã được các nhà triết học Hy Lạp Cổ đại nêu ra, đó là tư tưởng về dân chủ được thể hiện qua việc tranh luận công khai; tư tưởng về một nhà nước mà người dân được sống bình đẳng, nhân đức. Theo Socrat, để đảm bảo văn minh trong cộng đồng và đảm bảo một cuộc sống tốt cho người dân cần phải thông qua tranh luận công cộng. Với Platon, nhà nước lý tưởng là một xã hội mà trong đó con người hiến thân vào việc phổ biến và thực hành nhân đức. Công dân trong xã hội đó là những công dân của trí tuệ, điều độ, dũng cảm và công bằng. Qua những tư tưởng đầu tiên này chúng ta thấy chúng đã hàm chứa những đặc điểm về quyền được tham gia, về dân chủ - những giá trị cốt lõi của XHDS sau này. Cùng với sự phát triển của xã hội, các nhà tư tưởng sau này đã làm rõ hơn các yếu tố cơ bản của XHDS. Trong tác phẩm Chính trị, Aristotle đã nêu lên khái niệm thành - bang (polis). Polis là cộng đồng chính trị do con người tổ chức ra, nhằm đáp ứng nhu cầu tự nhiên muốn hoàn thiện mình để có cuộc sống hạnh phúc hơn. Cộng đồng này được hình thành dựa trên những công dân tự do (tự do về kinh tế, có tài sản, có địa vị xã hội, có giáo dục, biết suy nghĩ, có năng lực làm chủ), tự chịu trách nhiệm về hành động của mình, cùng nhau chia sẻ và điều hành cộng đồng vì những mục đích chung. Điểm gắn kết các công dân trong cộng đồng chính trị chính là truyền thống văn hóa của cộng đồng đó. Mọi việc liên quan đến đời sống cộng đồng đều được đưa vào thảo luận bình đẳng giữa các công dân tự do trong khuôn khổ hiến pháp của Polis. Bản chất chính của một cộng đồng chính trị là XHDS, là sự tham gia tự nguyện của các thành viên tùy năng lực của mình cùng nhau chia sẻ việc điều hành cộng đồng, 30 vì mục đích của cộng đồng. Rõ ràng là, với khái niệm này, Aristotle đã phân biệt lĩnh vực công thuộc về cộng đồng với lĩnh vực tư (gia đình) mà theo như tác giả Trần Tuấn Phong nhận định đó là sự khác biệt giữa một bên là lĩnh vực được tổ chức để đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của con người, để đảm bảo sự tồn tại về mặt sinh học của cá thể và duy trì sự tồn tại của giống loài, không có sự bình đẳng, không có tự do vì họ không được coi là công dân, với một bên là đời sống cộng đồng, đời sống chính trị của những công dân thành - bang mà chúng tôi đã đề cập đến ở trên [46, tr.66-67]. Và sự phân biệt này cũng là cơ sở cho việc phân chia khu vực XHDS, nhà nước và KTTT hay lĩnh vực công, lĩnh vực tư mà nhiều học giả đề cập đến sau này. Đồng thời, việc nghiên cứu này của Aristotle cũng đã chỉ ra một trong đặc điểm bản chất nhất của khái niệm XHDS là tính tự nguyện và hoạt động vì mục đích chung của cộng đồng, là hướng đến cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc - hay là sự ý thức về nhân vị, khác với mục đích của gia đình là lĩnh vực tư, đời sống kinh tế, cái riêng, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của tồn tại người. Từ quan điểm về một cộng đồng chính trị của Aristotle, các nhà nghiên cứu sau này đã phát triển và mở rộng nghiên cứu XHDS trong mối quan hệ với nhà nước. J.Locke xuất phát từ quan điểm cho rằng có những luật tự nhiên chi phối đời sống xã hội, và khi hiện thực đời sống diễn ra thì những khế ước xã hội sẽ thay thế xã hội tự nhiên để đảm bảo quyền tự do ngang nhau của mọi người và đảm bảo sự không xâm phạm quyền tự do lẫn nhau. Các khế ước xã hội này sẽ tạo ra một xã hội tự do, bình đẳng, được pháp luật bảo đảm một cách linh động. Các khế ước này độc lập với nhà nước chuyên chế và nó là chất xúc tác chuyển xã hội từ trạng thái tự nhiên sang trạng thái văn minh mở đường cho chế độ tự do sau này và ở đó XHDS sẽ được phát sinh từ ý chí của cá nhân, nơi tập hợp con người ở trình độ cao và được thiết lập vì lợi ích chung nhằm giúp cho các cá nhân, gia đình thoát khỏi tình trạng tự nhiên. Như vậy là với J.Locke nhà nước và XHDS xuất hiện đồng thời và tồn tại phụ thuộc vào nhau, sự hình thành XHDS đánh dấu sự phát triển của xã hội loài người từ trạng thái tự nhiên sang XHDS - xã hội văn minh (xã hội có tổ chức, có nhà nước nhằm duy trì trật tự xã hội, hướng đến lợi ích cộng đồng), ngược lại với tự nhiên, bản năng. Đối với ông, không có sự phân biệt, đối lập giữa XHDS và nhà nước hay xã hội chính trị, mà XHDS nằm trong nhà nước, nhà nước công nhận XHDS, từ đó, tính xã hội và tính chính trị 31 trong XHDS được thể hiện, cũng như sự trưởng thành của con người với tư cách công dân cũng được biểu hiện rõ ràng hơn. Điểm riêng của J.Locke khi nói về XHDS nằm ở mục đích của xã hội này đó là tôn trọng các quyền con người, phẩm giá con người và đặc biệt là bảo vệ quyền sở hữu, “quyền tư hữu” bên cạnh việc duy trì hòa bình, an ninh cho các thành viên. Đây cũng có thể được xem là điểm bổ sung nghĩa kinh tế trong sự phát triển về quan niệm XHDS. Từ quan điểm của Aristotle đến J.Locke ta thấy XHDS có hai khía cạnh gắn chặt chẽ với nhau đó là: Tính xã hội và tính chính trị. Từ khía cạnh xã hội, XHDS được các triết gia hình dung như một cộng đồng người với các nguyên tắc tự nguyện tham gia, thảo luận về vấn đề chung Từ khía cạnh chính trị, XHDS là một thực thể ký kết khế ước với nhà nước hay là một yếu tố của tổ chức chính trị trong xã hội. Tiếp đến, chịu ảnh hưởng của J.Locke, J.J.Rousseau, nhà triết học Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII, với sự ý thức sâu sắc về cách thức trở thành một nhân vị đã nhấn mạnh khía cạnh tư hữu của XHDS, ông nói “Người đầu tiên nào có một miếng đất rào kín và biết nói được rằng đất này là của tôi thì đó là kẻ sáng lập thực thụ của XHDS" [50]. XHDS theo J.J.Rousseau là lĩnh vực tư hữu, mặc dù vậy ông cũng muốn tìm một phương thức thay thế XHDS bằng một xã hội chính trị hơn, ở đó quyền lực chính trị thuộc về toàn dân, con người không sa đọa vì quá ích kỷ chỉ lo lợi riêng trái lại biết tôn trọng lợi ích chung, một xã hội của những "công dân" mà ông đã nêu trong tác phẩm Khế ước xã hội sau này. Quan điểm này của ông đã mở đường cho việc tách XHDS khỏi nhà nước và hình thành nên xu hướng phát triển quan niệm coi XHDS là xã hội thị trường. Điển hình cho xu hướng này có thể kể đến quan điểm của Adam Ferguson (1723-1816), nhà tư tưởng người Anh, cho rằng XHDS là "kết quả của hoạt động của con người, chứ không phải của ý định của con người". Ông cho rằng, XHDS không xuất phát từ sự chủ định của con người, mà là từ sự vận động tự phát của các lợi ích, các nhu cầu và các tham vọng của con người. Ở đây, chúng ta thấy thuật ngữ XHDS đã chuyển từ khái niệm "XHDS mang tính quốc gia/nhà nước" (société civile étatique) như J.Locke quan niệm, sang khái niệm "XHDS mang tính thị trường" 32 Đến Adam Smith thì XHDS mang đậm tính thị trường và đã tách rời khỏi nhà nước. XHDS là xã hội thương mại, hoạt động tuân thủ theo các quy luật của thị trường, của lợi ích riêng, của nhu cầu mà không có sự can thiệp của nhà nước. Đây là xã hội tự trị, tự quản. Có thể thấy quan điểm này của Adam Smith đã hình thành nên n...c xã hội, số 2 năm 2010, tr.15. 63. Đinh Công Tuấn (2010), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về xã hội dân sự ở Liên minh châu Âu, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 64. Hoàng Văn Tuệ, Vấn đề phản biện xã hội với yêu cầu thực tế hiện nay, Tạp chí Triết học, số 4 (179) - 2006, tr.53-57. 65. N.M. Voskresenskaia, N.B. Davletshina (2009), Chế độ dân chủ: Nhà nước và xã hội, Nxb Tri thức, Hà Nội. 66. J.Locke. Khảo luận thứ hai về chính quyền (Lê Tuấn Huy dịch), Nxb Tri thức, 2006 tr.124 - 125. 67. Viện Nhà nước và Pháp luật (2006), Hội thảo khoa học Xã hội dân sự ở Việt Nam và những khía cạnh nhà nước pháp quyền, Hải Phòng. 68. Trần Nguyên Việt, Sự thống nhất giữa ổn định chính trị và phát huy dân chủ XHCN - cơ sở của đồng thuận xã hội và phát triển đất nước hiện nay, Tạp chí Triết học, số 2 (201) - 2008, tr.3 - 9. 69. Trịnh Thị Xuyến (2008), Kiểm soát quyền lực nhà nước - một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. TÀI LIỆU TIẾNG ANH 70. Adamferguson, An essay on the history of civil society, L.L.D; 71. Helmut K. Anheier, Stefan Toepler, Regina list (Eds), (2010), Intrernational encyclopedia of civil society, Springer Science+Business Media, LLC (USA), bản pdf. 178 72. Aisha Ghaus (2004), The role of civil society organizations in governance,( 73. WIB e-Monograp`h Series 2007/2, civil society-state discourses From Liberalism and Marxism to Neo-Marxism and Neoliberalism. 74. UNDP, (1993) UNDP and civil society, NY, UNDP; 75. Manuel Mejido C, 2007, Toward a typology of civil society actors, Program paper N.30,UNRISD; 76. Cohen J vaf ACarato A 1992, Political Theory and Civil society, Cambridge, MA, Mit press; 77. Honneth Axel (1993), Conceptions of Civil society, Radical Philosophy 64/summer; 78. Hall. J(ed) Civil society: Theory, History, Comparision, Polity Press, 1995; 79. George F.Mclean (1996), Civil society and social reconstruction, Vol.16/george Mclean-Washington D.C: The council for reasearch in values and philosophy. 80. Chandhoke Nieera (2002) – The Limits of Global civil society in Global civil society 2003,Oxford University Press; 81. Robison M, White G. (ed) 1998. Democratic development state: politics and institutional densign, Oxford Universty press. Adher M 2001; 82. White G 1994, civil society, Democratization and development, Democratization, Vol 1, N 3; 83. Lester Salamon, H.Adheir, regina List, et all Global civil society: Dimensions of the nonprofit sector, John Hopkin Center for civil society Studies, 1999. 84. Lester Salamon, H.Adheir, regina List, et all, Global civil society: an overview, 2003. 85. EUISS, the European Commission/DG Research and UNU-CRIS, the role of civil society in global governance, Bỉ 1/10/2010. 86. Robert W. Cox, (1999) Civil society at the turn of the millenium: Prospects for an alternative world order, cambridge university press. 179 87. K.M.Seethi, Civil society - state discourse From Liberalism and Marxism to Neo-Marxism and Neoliberalism, WIB e-Monograph Series 2/2007. 88. Kaldor, Mary, The Idea of Global Civil Society , International Affairs 79, no; 89. Report 36445-GLB, Civil society and peacebuilding, www.siteresources.worldbank.org 20/12/2006 TÀI LIỆU TRÊN TRANG WEB: 90. The Asia Foundation (2008), Khảo sát Nhu cầu đào tạo của các tổ chức xã hội dân sự: Phát triển tổ chức và huy động sự tham gia của cộng đồng xây dựng chính sách ở Việt Nam, Hà Nội ( 91. Andrew Wells – Dang, Không gian xã hội dân sự ở Việt Nam đang mở rộng?, ( ngày 5/9/2014. 92. Andrew Wells Dang, Xã hội dân sự trọng tâm là hành động, ( ngày 4/7/2014. 93. Amartya Sen, Dân chủ như một giá trị toàn cầu, 94. Nguyễn Trần Bạt (2007), Bàn về Xã hội dân sự, (www.chungta.com), Ngày 5/8/2007. 95. Đặng Ngọc Dinh (2006), Đừng sợ Xã hội dân sự, (www.tuoitre.vn), ngày 21/5/2006. 96. Nguyễn Ngọc Giao, Xã hội dân sự , Trung Quốc và Việt Nam, Tạp chí Thời đại, số 15, tháng 3/2009 ( www.tapchithoidai.org). 97. Hugo Grotius, 98. Huỳnh Khôi, Nhận xét lại các quan điểm về Xã hội dân sự tại Việt Nam (www.kinhtehoc.com), ngày 12/4/2006. 99. Nguyễn Thu Linh (2005), Phát triển bền vững và sự tham gia của Xã hội dân sự, (www.vids.org.vn), ngày 3/2/2005. 100. Locke Vs.Hobbes, Nature, and Civil Society (www.philosophy.intellectualprops.com), november, 22nd, 2007. 101. Đào Thế Tuấn, Phải xây dựng xã hội dân sự ở nông thôn ( ngày 21/9/2010. 180 102. Hồ Bá Thâm (2009), Những tiền đề, điều kiện hình thành phát triển xã hội dân sự ở Việt Nam hiện nay, (www.chungta.com), ngày 23/10/2009. 103. Lê Quang Thế, Dân chủ và phát huy dân chủ theo Nghị quyết Đại hội XI của Đảng ( 104. Chương 1, www.vids.org.vn/vn/Attach/200651222153_Ch1.doc. 105. Chương bốn kết luận và khuyến nghị (www.vids.org.vn) 106. OHCHR, Làm việc cùng chương trình nhân quyền Liên hợp quốc sổ tay cho xã hội dân sự, ( 107. Xã hội dân sự, xã hội tư sản, ( 108. The market economy and civil society: the individual subject and modernization ( 109. Xã hội dân sự là gì? ( ngày 20/4/2014. 110. Xã hội dân sự, ( 111. Việt Nam sử dụng hiệu quả viện trợ phi chính phủ nước ngoài vào công cuộc giảm nghèo và phát triển bền vững ( ngày 7/12/2013. 112. and-welfare-reform.html. II. VỀ QUYỀN CON NGƯỜI SÁCH VÀ TẠP CHÍ LIÊN QUAN, TIẾNG VIỆT 113. Amartya Sen (2002), Phát triển là quyền tự do, Nxb Thống kê, Hà Nội. 114. Phạm Ngọc Anh (2005), Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 115. Nguyễn Hồng Anh (2008), Bảo vệ và thúc đẩy quyền dân sự, chính trị vì mục tiêu phát triển con người, Tạp chí Nghiên cứu con người, số 6. 116. Wolfgang Benedek (chủ biên) (2008), Tìm hiểu về quyền con người, Nxb Tư pháp, Hà Nội, ( 117. Trần Văn Bính, (2003) Toàn cầu hóa và quyền công dân ở Việt Nam nhìn từ khía cạnh văn hóa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 118. Bộ ngoại giao Việt Nam (2005), Sách trắng nhân quyền, thành tựu bảo vệ và phát triển quyền con người ở Việt Nam (www.mofa.gov.vn). 181 119. Chương trình khoa học cấp nhà nước KX-07 (1993), Quyền con người, quyền công dân trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam, Trung tâm thông tin tư liệu - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 120. Vũ Thị Minh Chi, Xã hội dân sự ở Khu vực Đông Á, Tạp chí nghiên cứu con người số 4/2009. 121. Vũ Thị Minh Chi, Về giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện quyền con người trong sự nghiệp phát triển con người ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu con người số 3/2009, tr.18-19. 122. Đặng Dũng Chí - Hoàng Văn Nghĩa (2014) Chủ nghĩa xã hội và quyền con người, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 123. Vũ Hoàng Công (1995), Tìm hiểu tính phổ biến và tính đặc thù của quyền con người, Luận án Tiến sỹ Triết học, Hà Nội. 124. Trương Văn Dũng (2008), Sự tham gia của người dân trong hoạt động quản lý nhà nước và xã hội vì mục tiêu phát triển con người, Tạp chí Nghiên cứu con người, số 5. 125. Vũ Khương Duy (2003), Tính đa dạng của Văn hóa và tính phổ biến của nhân quyền, Tạp chí nghiên cứu Quốc tế, số 54. 126. Trần Ngọc Đường (2004), Bàn về quyền con người, quyền công dân, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 127. Trần Ngọc Đường, (2011), Quyền con người và quyền công dân trong nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 128. Hội luật gia Việt Nam (2007), Pháp luật quốc gia và quốc tế về bảo vệ quyền của các nhóm xã hội dễ bị tổn thương, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. 129. Đại học Quốc gia Hà Nội (2010), Hỏi đáp về Quyền con người, Nxb Công An nhân dân, Hà Nội. 130. Đại học Quốc gia Hà Nội (2010), Quyền con người “tập tài liệu chuyên đề của LHQ”, Nxb Công an Nhân dân. 131. Đại học Quốc gia Hà Nội (2010), Quyền con người tập hợp những bình luận khuyến nghị chung của Văn bản công ước LHQ, Nxb Công an Nhân dân. 132. Trung tâm nghiên cứu Quyền con người (1998) C.Mác-Ph.Ăngghen về quyền con người, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 182 133. Ngô Đình Xây (2003) Một số vấn đề về quyền con người trong kinh điển Macxit Tạp chí Nghiên cứu Con người Số 4, 2003. 134. Lê Toan, Nguyễn Thị Hương (1998), Trên quan điểm Triết học Mác-Lênin xem xét cơ sở triết học của nhân quyền, Nxb Học viện CTQGHCM. 135. Hoàng Văn Hảo, Chu Hồng Thanh (1996), Về quyền con người (C.M - AG), Nxb Lao Động, Hà Nội. 136. Hoàng Văn Hảo, Chu Hồng Thanh (Chủ biên) (1997), Một số vấn đề về quyền dân sự và chính trị, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 137. Hoàng văn Hảo, Chu Hồng Thanh (1998), Các văn kiện quốc tế về quyền con người, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 138. Hoàng Văn Hảo, Võ Khánh Vinh chủ biên (2010), Giáo dục quyền con người: những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 139. Hoàng Mai Hương, Nguyễn Hồng Hải (2010), Tư tưởng của Lênin về Quyền con người và giá trị thực tiễn ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 140. Trần Thị Hòe (2005), Bảo đảm quyền con người trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam, Tạp chí Lý luận Chính trị, số 5. 141. Nguyễn Quang Hiền, Pháp luật là phương tiện quan trọng bảo vệ quyền con người, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 1/2004. 142. Học viện Quan hệ quốc tế (2004), Dân chủ, quyền con người và mậu dịch tự do, Tạp chí Quan hệ Quốc tế, số 16. 143. Mai Quỳnh Nam (chủ biên) (2009), Con người văn hóa quyền và phát triển, Nxb Từ điển Bách Khoa, Hà Nội. 144. Mourgon Jacques, Hoàng Văn Hảo (1995), Quyền con người, Sách dịch. 145. Huỳnh Thị Sương Mai (2008), Quyền con người: sự vi phạm và cứu trợ - cơ chế bảo trợ nhân quyền ở Việt Nam và một số nước trên thế giới, Tạp chí nghiên cứu con người, số 4. 146. Cao Đức Thái (chủ nhiệm), Quyền con người trong thời kỳ đổi mới – thành tựu, vấn đề và phương hướng giải quyết (Đề tài cấp nhà nước), 2005. 147. Nguyễn Văn Thạo - Nguyễn Viết Thông (đồng chủ biên) (2011), Tìm hiểu một số thuật ngữ trong văn kiện đại hội XI của Đảng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 183 148. Trịnh Xuân Thắng, Vai trò các tổ chức XHDS đối với Công tác xã hội, Tạp chí Lý luận Chính trị số 12-2013. 149. Đoàn Trường Thụ, (2006), Luận án Tiến sỹ triết học Quyền con người - Thước đo quan trọng của tiến bộ xã hội. 150. Lê Minh Thông (1998), Quyền con người quá trình hình thành và phát triển, Tạp chí Nhà nước & Pháp luật, số 2, tr.12-23. 151. Lê Minh Thông (2000), Hoàn thiện cơ chế pháp luật bảo đảm quyền con người ở nước ta, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 8. 152. Nguyễn Phú Trọng (2011), Phát huy dân chủ, tiếp tục xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 153. Nguyễn Hữu Trí (2001), Các quan niệm về Quyền con người, Tạp chí Lý luận Chính trị, số 11. 154. Nguyễn Trung Tín (2009), Về các đặc điểm của Quyền con người, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 7. 155. Lại Văn Trình (2011), Luận án tiến sỹ luật học Bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh ( 156. TTNCQCN Thành phố Hồ Chí Minh (1997), Các văn kiện quốc tế về Quyền con người, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 157. TTNCQCN Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Hội nghiên cứu nhân quyền Trung Quốc (2003), Quyền con người ở Trung Quốc và Việt Nam (truyền thống lý luận và thực tiễn), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 158. TTNCQCN - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và khoa Luật Châu Á TBD thuộc đại học tổng hợp Sedey, Úc (2001, 2002), Tài liệu dịch: Nhân quyền lý luận và thực tiễn cách tiếp cận triết học, chính trị học, luật học và đạo đức học, Thư viện TTNCQCN mã số 31,32,33. 159. TTNCQCN - Khoa Luật ĐHQG (2012), Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trong khu vực ASEAN, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội. 160. Trung tâm Nghiên cứu quyền con người (2005), Luật nhân đạo quốc tế - Những vấn đề cơ bản, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội. 184 161. Tường Duy Kiên (2003), Nhà nước: cơ chế bảo đảm quyền con người, Tạp chí nghiên cứu Lập pháp, số 2. 162. Umozurike (1999), Quyền con người và phát triển, Tạp chí Khoa học xã hội, số 8. 163. Nguyễn Đăng Quang (2005), Quan hệ giữa nhân quyền và phát triển, Tạp chí Lý luận Chính trị, số 2. 164. Quyền dân chủ, Thư viện viện Nghiên cứu con người, số ký hiệu TL. 0616, tr.325. 165. Phạm Ích Khiêm, Hoàng Văn Hảo (1995), Quyền con người trong thế giới hiện đại: nghiên cứu và thông tin, đề tài KX-07. 166. Mai Hồng Quỳ (chủ biên) (2010), Hành trình của quyền con người những quan điểm kinh điển và hiện đại, Nxb Tri thức, Hà Nội. 167. Võ Khánh Vinh (chủ biên) (2010), Quyền con người tiếp cận đa ngành và liên ngành luật học, tập 1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 168. Võ Khánh Vinh (chủ biên) (2010), Quyền con người – tiếp cận liên ngành và đa ngành luật học, tập 2, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 169. Võ Khánh Vinh (chủ biên) (2009), Quyền con người tiếp cận đa ngành và liên ngành Khoa học xã hội, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 170. Võ Khánh Vinh (2010), Giáo dục quyền con người, những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 171. Võ Khánh Vinh (2011), Quyền con người, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 172. Nguyễn Văn Vĩnh (2005), Triết học chính trị về quyền con người, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 173. Viện Nghiên cứu quyền con người (2007), Các văn kiện quốc tế và luật của một số nước về tiếp cận thông tin, Nxb Công An nhân dân, Hà Nội. TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI 174. www.amnesty.org/en/united-nations/universal-periodic-review/role-of- civil-society; 175. CHRI (commonwealth Human Rights initiative). CHRI 2011 report: a partnership for human rights: civil society and national human rights institutions; 185 176. Conor Gearty, Human rights, civil society and the challenge of terrorism - A Centre for the Study of Human Rights report (www.lse.ac.uk/humanrights). 177. David skidmore (2001), Civil society, Social capital, Economic development, (www. getcited.org), ngày 26/8/2004. 178. David P.Forsythe (2000), Human Rights in International Relations, Cambridge. 179. Goodhart Micheal (2005), Democracy as human rights freedom and equality in the Age of Globalization, New York Routledge. 180. Goran Therborn, Ambiguous ideals and problematic outcomes: democracy, civil society, human rights, and social justice, Democracy. Reality and Responsibility Pontifical Academy of Social Sciences, Acta 6, Vatican City 2001,www.pass.va/content/dam/scienzesociali/pdf/acta6/acta6-therborn.pdf 181. Human Rights Approach to Development: Case of EU-ACP Partnership 182. Human Rights in UNDP,www.undp.org/governance/docs/HRPN_English.pdf. 183. John M.Ackerman, human rights and social Accountability, www portals.wi.wur.nl/files/docs/gouvernance/HumanRightsandSocial0AccountabilityFINA L.pdf. 184. J.symonides (2000), Human Rights: concept and standards, UNESCO 185. Ken Bonneville, Civil Society and Human Rights (https://www.du.edu/korbel/hrhw/researchdigest/russia/civilsociety.pdf) 186. Kwadwo Appiagyei-Atua, civil society, human rights and development in africa: an important analyse ()Civil society discusses human rights implications, ( 187. Negad El-Borai, Civil Society and Human Rights in Egypt , Egyptian-Style Waltz, 2004-2009 188. Michael Freeman, The Philosophical Foundations of Human Rights, Human Rights Quarterly, Vol. 16, No. 3 (Aug., 1994), pp. 491-514, The Johns Hopkins University Press ( 189. Richard Falk (2009), Achieving human rights, First published 2009, by Routledge 270 Madison Ave, New York, NY 10016 Simultaneously published in the UK. 186 190. Rachel A. Cichowski, civil society and the European court of human rights, University of Washington Seattle WA 98195. 191. Sitharamam Kakarala, Human Rights, Pluralism and Civil Society Reflecting on contemporary challenges in India, Pluralism Working Paper, no 6 , 2010,by the Promoting Pluralism Knowledge Programme, jointly coordinated by: Humanist Institute for Co-operation with DevelopingCountries P.O. Box 85565 | 2508 CG The Hague |The Netherlands www.hivos.net . 192. Tim Dunne and Nicholas J.Wheeler (1999), Human Rights in global politics, Cambridge University Press. 193. UNDP (1998), Itegrating Human Rights with sustainable human development. 194. www.worldcivilsociety.org/documents/18.11_wortley_david.doc&usg=A LkJrhhLxWzP4tngy4QaPlzcVsnesULBhQ; 195. William H.Thornton, Human Rights and Power Politics in the New Moral Realism, International Journal of Politics, Culture, and Society, Vol. 14, No. 2 (Winter, 2000), p.p. 315-332 ( 196. Vai trò của XHDS trong việc thực hiện quyền con người và luật nhân đạo, Handicap International, Diễn đàn Xã hội dân sự toàn cầu tại Geneva tháng 7/2002. MỘT SỐ TRANG WEB 197. Nguyễn Tấn Dũng, Bài phát biểu năm mới 2014, ( ngày 1/1/2014. 198. Lê Hữu Nghĩa, Những đặc trưng thể hiện tính ưu việt của xã hội XHCN mà nhân dân ta đang xây dựng ( ngày 17/1/2011. 199. Vũ Hữu Ngoãn, Về mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, ( ngày 13/1/2010. 200. Bảo đảm thực hiện quyền con người trong Hiến pháp 2013 ( ngày 28/3/2014. 201. Các tổ chức xã hội vận động mở rộng các quyền tự do, ( 202. Cơ chế quốc gia bảo vệ nhân quyền ( 187 203. Cuối 2013, tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm còn 7,6% ( ngày 28/6/2013. 204. Dự luật nhân quyền Việt Nam của Hạ viện Mỹ là sai trái, ( ngày 14/9/2012. 205. Giới thiệu về TT CEPEW ( 206. Hậu UPR: Cơ hội hợp tác cho các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam và Chính phủ vì quyền con người, ( ngày 20/8/2014. 207. Human Rights Watch: Tổ chức đội lốt nhân quyền, ( ngày 23/10/2012. 208. ISEE phát biểu về quyền LGBT ở Việt Nam tại phiên thông qua báo cáo UPR Việt Nam ( ngày 20/6/2014. 209. Nghị quyết A/52/469 ngày 20/10/1997 của Đại hội đồng Liên hợp quốc, đoạn 11, ( 210. Mạng lưới giáo dục Quyền con người toàn cầu www.hrea.org/index.php 211. Một số so sánh quyền con người với quyền công dân, ( ngày 23/1/2013. 212. Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế (1948), ( 213. Tuyên bố Viên và Chương trình Hành động, ( 214. Tình hình phát triển lĩnh vực báo chí 2014, ( ngày 24/12/2014. 215. 216. hoai-hoa-binh-cua-trung-quoc_t221c67n72670.html. 217. Việt Nam: Các tổ chức dân sự xã hội hợp tác với công dân nhằm kêu gọi chính phủ công khai, minh bạch và nâng cao trách nhiệm giải trình ( 218. UNDP, Báo cáo phát triển năm 2000 ( 219. 220. 221. Worldbank, Báo cáo phát triển Việt Nam 2010, ( 188 222. trinh-xay-dung-phap-luat 223. Quan điểm và chính sách của Việt Nam về quyền con người, (www.mofahcm.gov.vn), tháng 7/2007 224. Tuyên ngôn về giáo dục nhân quyền của Liên hợp quốc, ( 225. PHỤ LỤC Phụ lục 1: Văn bản pháp lý thúc đẩy các yếu tố xã hội dân sự Hệ thống pháp luật nước ta đang dần tạo ra hành lang pháp lý cho các yếu tố XHDS phát huy vai trò của mình. Thực hiện chủ trương của Đảng, Hiến pháp của Nhà nước, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp quy tạo điều kiện cho các loại hình tổ chức của nhân dân ra đời: ngoài Hiến pháp, một hệ thống các văn bản pháp lý khác là tiền đề trực tiếp cho sự phát triển XHDS Việt Nam: Nghị định - Luật 102/SL, 20/5/1957 của Chủ tịch nước ban hành các quy định về Quyền thành lập các Hiệp hội; Nghị định 258 ngày 14/6/1957 về các quy định chi tiết hướng dẫn việc thi hành Luật 102/SL 1957; Chỉ thị 01 ngày 5/2/1989 của Chỉ tịch Hội đồng Bộ trưởng về quản lý việc tổ chức và hoạt động của các tổ chức quần chúng; Thông tư 07 ngày 6/1/1989 của Ban Tổ chức Chính phủ hướng dẫn việc thi hành Chỉ thị 01; Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 27/3/1990 của Bộ Chính trị về đổi mới chính sách huy động quần chúng của Đảng, tăng cường các quan hệ giữa Đảng và cộng đồng dân cư; Chỉ thị 202 ngày 05/6/1990 của Chủ tịch Hội đông Bộ trưởng v/v thi hành quy định của Chính Phủ liên quan tới sự thành lập các hiệp hội; Nghị định 35/HĐBT ngày 28/1/1992 của Hội đồng Bộ trưởng v/v thành lập các tổ chức khoa học và công nghệ phi lợi nhuận; Năm 1995, Nhà nước ban hành Bộ luật Dân sự nhằm quy định quyền và nghĩa vụ của công dân. Năm 2005, Bộ luật này được sửa đổi, bổ sung đã tăng cường vị trí, vai trò cho các tổ chức địa phương, tổ chức cơ sở. Dự kiến các tổ chức này sẽ đăng ký là các tổ chức xã hội hoặc xã hội – nghề nghiệp hoặc là các quỹ xã hội, từ thiện tại ủy ban nhân dân xã/phường. Điều này thể hiện một sự tiến bộ rất lớn trong hành động của Đảng với các tổ chức XHDS để mang lại tiếng nói chính thức cho các tổ chức này. Họ hoạt động có tư cách pháp nhân. 2 Năm 1998, Chính phủ ban hành NĐ số 29 về Quy chế thực hiện dân chủ ở xã với mục đích thực hành dân chủ ở nông thông, đảm bảo dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Đến năm 2003 Nghị định này được tăng cường và bổ sung bao hàm việc đề cập đến vai trò của các tổ chức quần chúng và các hội nghề nghiệp. Thông tư 143/TB-TW ngày 5/6/1998 về ý kiến của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị về tổ chức, hoạt động và quản lý các Hiệp hội Nghề nghiệp; Nghị định 177/NĐ-CP ngày 22/12/1999 của Thủ tướng Chỉnh phủ quy định về Tổ chức và Hoạt động của các Quỹ Xã hội và Quỹ từ thiện; Quyết định 21/QĐ-TTg ngày 29/1/2003 của Thủ tướng Chính phủ về các Quỹ của Chính phủ cho các hiệp hội nghề nghiệp chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội và các hiệp hội nghề nghiệp liên quan tới các hoạt động có gắn với các nhiệm vụ của Nhà nước; Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội. Nghị định này quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý Nhà nước đối với hội, khái niệm, đặc điểm, phạm vi hoạt động, quyền lợi, trách nhiệm của Hội (NĐ này thay cho NĐ 88/2003/NĐ-CP). Theo các văn bản này, hội là những tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùng ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, hoạt động thường xuyên, không vụ lợi nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên; hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tiếp theo, các quỹ phi chính phủ thành lập theo Nghị định 148/NĐ-CP /2007. Quỹ là tổ chức phi chính phủ có tư cách pháp nhân do một hoặc nhiều cá nhân, tổ chức tự nguyện dành một khoản tài sản nhất định để thành lập hoặc thành lập thông qua hợp đồng, hiến tặng, di chúc, nhằm mục đích hỗ trợ văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, khoa học, từ thiện, nhân đạo và các hoạt động vì lợi ích cộng đồng, không vì mục đích lợi nhuận (theo báo cáo của Bộ Nội vụ, hiện nay có hàng ngàn tổ chức đăng ký hoạt động dưới dạng này tại Việt Nam). Quyết định 64/2001/QĐ-TTG v/v ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài. Quyết định này đề cập đến Viện trợ Phi chính phủ, viện trợ đề cập trong Quy chế này được hiểu là viện trợ không hoàn lại và trợ giúp không vì mục đích lợi nhuận của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, các tổ chức khác và cá 3 nhân người nước ngoài, kể cả người Việt Nam định cư ở nước ngoài hỗ trợ cho các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức nhân dân (bao gồm các đoàn thể quần chúng, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp và một số tổ chức khác) của Việt Nam thực hiện các mục tiêu nhân đạo và phát triển dành cho Việt Nam. Quyết định số 22/2002/QĐ – TTG ngày 30/1/2002 của Thủ tướng Chính phủ về hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (Các hội thành viên của LHHVN cũng được hưởng các quyền theo quyết định này). Quyết định này mở ra cơ hội cho người dân thông qua các tổ chức XHDS tham gia cung cấp dịch vụ công và phản biện xã hội. NQ 05/2005/NQ-CP của Chính phủ ban hành ngày 18/4/ 2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa... Dự thảo luật về Hội được đưa ra từ năm 2006, đến nay đã có 11 lần dự thảo và nhận được sự tranh luận của đông đảo của các tầng lớp nhân dân trong xã hội. Pháp lệnh Số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20/4/2007 v/v thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Pháp lệnh này quy định những nội dung phải công khai để nhân dân biết; những nội dung nhân dân bàn và quyết định; những nội dung nhân dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định; những nội dung nhân dân giám sát... Việc ban hành pháp lệnh này đã thẻ hiển rất rõ hành động của Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất của nhân dân trong việc thực hành và phát huy dân chủ của người dân. Một bước tiến trong quá trình dân chủ hóa xã hội ở nước ta hiện nay. Mới đây nhất, 2015 Chính phủ ban hành nghị định số 4 về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập. Mục đích của NĐ là nhằm phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức, viên chức và nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là công bộc của nhân dân, có đủ phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển và đổi mới của đất nước. Phòng ngừa, ngăn chặn và chống các hành vi tham nhũng, lãng phí, quan liêu, phiền hà, sách nhiễu nhân dân. Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật nước ta đã và đang trở nên ngày càng hoàn thiện hơn, bao quát tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Chỉ tính từ năm 1986 đến nay 4 (tháng 7/2007), Việt Nam đã ban hành 13.000 văn bản pháp luật các loại, trong đó, có hơn 40 bộ luật và luật, trên 120 pháp lệnh, gần 850 văn bản của Chính phủ và trên 3.000 văn bản pháp quy của các bộ, nghành được thông qua và thực thi. Như vậy, các quyền của con người được quy định trong hiến pháp không ngừng được cụ thể hóa thông qua các văn bản pháp quy, điều này, tác động lớn đến sự phát triển của XHDS đặc biệt là tính chất pháp quyền và mục tiêu vì sự phát triển bền vững của con người. Phụ lục 2: Tổng hợp các dạng hành động tập thể ở Việt Nam Dưới đây là một số bảng khảo sát về các tổ chức xã hội, các dạng hành động tập thể ở Việt Nam do Viện Nghiên cứu những vấn đề phát triển (VIDS) tiến hành khảo sát năm 2006 [42]. Bảng 1: Các dạng hành động tập thể và người khởi xướng Các phong trào từ thập niên 90 tới nay Người khởi xướng Hệ thống các loại hình Bảo thọ Đình công, tranh chấp công nghiệp Bảo vệ Môi trường Chỉnh đốn, xây dựng năng lực Đảng Giảm nhẹ Thiên tai Doanh nhân trẻ Doanh nhân nhỏ và vừa Hiến máu Nhân đạo Khuyến học Đền ơn đáp nghĩa Ngày vì người nghèo Người tốt việc tốt Quy chế Dân chủ cơ sở Thanh niên lập nghiệp Thi đua Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư Toàn dân tham gia bảo đảm an toàn trật tự giao thông Toàn dân xây dựng phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc Trẻ nghèo vượt khó Trở về với truyền thống Uống nước nhớ nguồn Cơ quan Đảng. Cơ quan Nhà nước Tổ chức chính trị - xã hội Tổ chức xã hội (hội, các tổ chức phi chính phủ...). Tổ chức tôn giáo. Viện nghiên cứu. Nhóm sơ cấp, thứ cấp. Họ hàng. Tập thể. Cộng đồng. Cá nhân. Các hành vi tập thể và các phong trào xã hội. Vận động/ Chiến dịch/ Các nỗ lực tập thể/ Phong trào xã hội. Chính thức và Không chính thức (Từ trên xuống và từ dưới lên) Cách mạng/ Cải cách/ Kháng cự. Loại hình theo lĩnh vực/ vấn đề (kinh tế, mở rộng, chuyển giao công nghệ, từ thiện, xã hội, văn hoá). 5 Giảm nghèo Bảng 2: Các Tổ chức Xã hội theo những Dạng thức xã hội khác nhau Dạng thức Xã hội Dạng của Tổ chức xã hội Đặc trưng Xã hội truyền thống Đoàn thể/Tổ chức Tôn giáo. Phường hội. Mạng lưới xã hội. Phân cấp bậc cao. Nới lỏng mạng lưới. Xã hội trên cơ sở nền Kinh tế kế hoạch Xã hội Chủ nghĩa (cuối thập niên 50 ở phía Nam, cuối thập niên 79 tới cuối thập niên 80 trên toàn quốc) Tổ chức Quần chúng. Hiệp hội Nghề nghiệp. Hội Tôn giáo. Tập trung hoá dân chủ nhấn mạnh hơn vào tập trung hoá. Một số Hiệp hội chọn lọc. Nhấn mạnh vào các chức năng chính trị của tổ chức. Xã hội trên cơ sở nền KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa (cuối thập niên 80 tới nay) Tổ chức Quần chúng. Hiệp hội Nghề nghiệp. Tổ chức Bán Chính phủ/ Công. Tổ chức Phi chính phủ. Tổ chức phi lợi nhuận. Hội Tôn giáo. Hội Kinh doanh. Mạng lưới không chính thức. Tập trung hoá dân chủ có tính đến mở rộng sự tham gia từ cơ sở lên trên/dưới lên. Sự đa dạng về các loại hình tổ chức xã hội. Sự đang dạng trong các lĩnh vực hành động chú trọng tới phát triển và công tác an sinh. Bảng 3: Các đặc trưng của ban dạng nỗ lực tập thể và phong trào xã hội Dạng 1: Các phong trào chính thống Dạng 2: Các tổ chức nhóm chung mối quan tâm Dạng 3: Các tập thể Dạng Phong trào vận động Những nỗ lực tập thể Phong trào Các nỗ lực tập thể Lĩnh vực hoạt động Tác động tới chính sách Môi trường Kinh tế An sinh Từ thiện Tác động tới chính sách Môi trường Kinh tế An sinh Từ thiện Hoạt động tôn giáo Kinh tế An sinh Tác động chính sách Từ thiện Hoạt động tôn giáo Những đặc điểm về cấu trúc Quy mô lớn, tổ chức hành chính nhiều cấp bậc Phương pháp tiến cận từ trên xuống Kiểu nhà hát Nhóm gồm những người ưu tú và năng động Tổ chức quy mô vừa và nhỏ Lỏng lẻo Cách thức hành động Kế hoạch chương trình; hành động;Hội thảo; Họp; Hội thảo;Khuyến nghị Áp lực của nhóm nhỏ 6 Khuyến nghị; Vận động hành lang; Vận động Vận động hành lang; Vận động Tổ chức Có tổ chức Có tổ chức; Không chính thức Không chính thức Dạng tổ chức (Hiệp) hội; Quỹ; Trung tâm (Hiệp) hội; Quỹ; Viện nghiên cứu; Đại học Trung tâm; Đơn vị/ Tổ chức tôn giáo Nhóm nhỏ Tập thể Mức độ nguồn tài trợ Cao Hạn chế Không Nguồn tài trợ chính Chính phủ Nhà tài trợ nước ngoài Chính phủ; tư nhân Nhà tài trợ nước ngoài Người dân

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_vai_tro_cua_xa_hoi_dan_su_doi_voi_viec_thuc_hien_quy.pdf
Tài liệu liên quan