Luận án Vai trò của truyền thông đại chúng trong thực hiện quyền trẻ em ở tỉnh Bình Phước hiện nay

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ MINH NHÂM VAI TRò CủA TRUYềN THÔNG ĐạI CHúNG TRONG THựC HIệN QUYềN TRẻ EM ở TỉNH BìNH PHƯớC HIệN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC HÀ NỘI - 2014 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ MINH NHÂM VAI TRò CủA TRUYềN THÔNG ĐạI CHúNG TRONG THựC HIệN QUYềN TRẻ EM ở TỉNH BìNH PHƯớC HIệN NAY Chuyờn ngành : Xó hội học Mó số : 62 31 30 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS. TS NGUYỄN ĐèNH TẤN HÀ NỘI - 2014 L

doc228 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 353 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Vai trò của truyền thông đại chúng trong thực hiện quyền trẻ em ở tỉnh Bình Phước hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác. Tác giả Nguyễn Thị Minh Nhâm MỤC LỤC DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT CRC : Công ước quốc tế về quyền trẻ em HĐND : Hội đồng nhân dân Nxb : Nhà xuất bản THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông TTĐC : Truyền thông đại chúng UBND : Ủy ban nhân dân UN : Liên hợp quốc UNICEF : Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc VOV : Đài Tiếng nói Việt Nam VTV : Đài Truyền hình Việt Nam DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Mô hình truyền thông chu kỳ của Roman Jakobson 34 Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ các sản phẩm truyền thông về đề tài trẻ em trong tổng chương trình trên Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước từ tháng 6 đến tháng 10/2012. 54 Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ sản phẩm truyền thông của các cơ quan TTĐC tỉnh Bình Phước có mục đích đăng phát thông tin, tuyên truyền, giáo dục thực hiện quyền trẻ em, từ tháng 6 đến tháng 10/2012. 65 Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ sản phẩm truyền thông của các cơ quan TTĐC tỉnh Bình Phước có mục đích đăng phát thông tin, tuyên truyền các chủ trương, chính sách về quyền trẻ em, từ tháng 6 đến tháng 10/2012. 66 Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ sản phẩm truyền thông của các cơ quan TTĐC tỉnh Bình Phước có mục đích vận động, khuyến khích thực hiện quyền trẻ em, từ tháng 6 đến tháng 10/2012. 77 Biểu đồ 3.5. Kết quả điều tra ý kiến đánh giá của công chúng trẻ em Bình Phước về việc thể hiện vai trò giải trí cho trẻ em của Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước. 115 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Đặc điểm mẫu điều tra 6 Bảng 1.2. Cơ cấu mẫu phân tích nội dung thông điệp 7 Bảng 2.1. Các quyền của trẻ em. 41 Bảng 3.1. Số lượng sản phẩm truyền thông và thời lượng phát thanh về trẻ em trên các Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện, từ tháng 6 đến tháng 10/2012. 56 Bảng 3.2. Kết quả điều tra đánh giá chung về nội dung sản phẩm truyền thông về đề tài trẻ em của các cơ quan TTĐC tỉnh Bình Phước, từ tháng 6 đến 10/2012. 60 Bảng 3.3. Số lượng sản phẩm truyền thông có mục đích đăng phát thể hiện vai trò trong thực hiện quyền trẻ em của các phương tiện TTĐC tỉnh Bình Phước, từ tháng 6 đến tháng 10/2012 65 Bảng 3.4. Số lượng sản phẩm truyền thông của các phương tiện TTĐC tỉnh Bình Phước đã hình thành và thể hiện dư luận xã hội về việc thực hiện quyền trẻ em, từ tháng 6 đến tháng 10/2012. 72 Bảng 3.5. Số lượng sản phẩm truyền thông của các phương tiện TTĐC tỉnh Bình Phước có mục đích đăng phát kêu gọi giúp đỡ trẻ em khó khăn, từ tháng 6 đến tháng 10/2012. 78 Bảng 3.6. Số lượng sản phẩm truyền thông của các phương tiện TTĐC tỉnh Bình Phước có mục đích đăng phát nêu gương người tốt, việc tốt, mô hình hay về thực hiện quyền trẻ em, từ tháng 6 đến tháng 10/2012. 81 Bảng 3.7. Số lượng sản phẩm truyền thông của TTĐC tỉnh Bình Phước có mục đích đăng phát giám sát tình hình thực hiện quyền trẻ em, từ tháng 6 đến tháng 10/2012. 84 Bảng 3.8. Số lượng sản phẩm truyền thông của TTĐC tỉnh Bình Phước có mục đích đăng phát giải trí cho trẻ em, từ tháng 6 đến tháng 10/2012. 90 Bảng 3.9. Số lượng sản phẩm truyền thông có mục đích đăng phát thông tin thể hiện các vai trò đối với việc thực hiện quyền trẻ em, theo cơ quan TTĐC, từ tháng 6 đến tháng 10/2012. 93 Bảng 3.10. Kết quả điều tra đánh giá của công chúng người lớn về chất lượng các vai trò đối với việc thực hiện quyền trẻ em của TTĐC Bình Phước. 95 Bảng 3.11. Kết quả điều tra đánh giá của công chúng người lớn về việc thể hiện vai trò thông tin, tuyên truyền, giáo dục về quyền trẻ em của các phương tiện TTĐC tỉnh Bình Phước 96 Bảng 3.12. Kết quả điều tra mức độ thỏa mãn của công chúng người lớn với thông tin về quyền trẻ em trên các phương tiện TTĐC tỉnh Bình Phước. 97 Bảng 3.13. Kết quả điều tra mức độ ứng dụng thông tin về quyền trẻ em vào cuộc sống của công chúng người lớn, theo từng cơ quan TTĐC tỉnh Bình Phước. 99 Bảng 3.14. Kết quả điều tra ý kiến của công chúng người lớn về việc thể hiện vai trò hình thành và thể hiện dư luận xã hội trong thực hiện quyền trẻ em của các phương tiện TTĐC tỉnh Bình Phước. 105 Bảng 3.15. Kết quả điều tra ý kiến của công chúng người lớn về việc thể hiện vai trò vận động, khuyến khích thực hiện quyền trẻ em của các phương tiện TTĐC tỉnh Bình Phước. 109 Bảng 3.16. Kết quả điều tra ý kiến của công chúng người lớn về việc thể hiện vai trò giám sát tình hình thực hiện quyền trẻ em của các phương tiện TTĐC tỉnh Bình Phước 114 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Truyền thông đại chúng (sau đây xin gọi tắt là TTĐC) vừa là động lực, vừa là công cụ tổ chức, quản lý và nâng cao dân trí trong xã hội, tạo sự tương tác xã hội, hình thành các liên kết xã hội, hướng dẫn, định hướng nhận thức, thái độ và hành vi cho công chúng. Trong xã hội bùng nổ thông tin như hiện nay, TTĐC, mà trung tâm là báo chí trở thành một trong những tác nhân xã hội hóa không chính thức rất quan trọng của con người. Theo đó, TTĐC là một trong những công cụ được Đảng, Nhà nước ưu tiên sử dụng cho công tác tuyên truyền thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam. Ngày 20-02-1990, Việt Nam ký Công ước quốc tế về quyền trẻ em (sau đây xin gọi tắt là CRC), là nước đầu tiên ở châu Á, nước thứ hai trên thế giới chính thức cam kết ra sức bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Việc làm này có ý nghĩa hết sức quan trọng, đã thể hiện rõ lập trường, quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước ta coi nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là một nội dung cơ bản của chiến lược con người trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước, phù hợp với truyền thống đạo lý tốt đẹp “kính già, yêu trẻ” của dân tộc Việt Nam. Qua 24 năm thực hiện CRC, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, luật đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, đặc biệt là việc bổ sung, sửa đổi, ban hành Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 (lần đầu ban hành năm 1991). Việc thực hiện quyền trẻ em ở nước ta đã đạt được những thành quả quan trọng, được Nhân dân trong nước và cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn đứng trước rất nhiều thách thức trong việc đảm bảo mọi trẻ em đều được hưởng đầy đủ các quyền của mình. Tình trạng vi phạm quyền trẻ em ở mức độ nghiêm trọng như bị giết chết, bạo hành, xâm hại tình dục, lao động sớm, không được chăm sóc sức khỏe, còn xảy ra ở nhiều nơi. TTĐC tích cực tuyên truyền, kêu gọi, cổ vũ các tổ chức, cá nhân, cộng đồng thực hiện quyền trẻ em, bảo vệ quyền trẻ em, đáng chú ý là việc phanh phui, đưa ra ánh sáng các vụ việc bạo hành, xâm hại tình dục trẻ em gây chấn động dư luận xã hội trong thời gian gần đây. Bên cạnh những mặt tích cực là cơ bản, đôi khi quyền trẻ em chưa được các phương tiện TTĐC tuyên truyền thấu đáo, vì thế đã có những cách hiểu không đầy đủ bản chất khái niệm, có những hành xử và phản ứng không đúng trong quá trình triển khai thực hiện. Có lúc, có nơi, chính TTĐC lại vi phạm quyền trẻ em, lạm dụng trẻ em, sử dụng câu chuyện, hình ảnh trẻ em nhằm giật gân, câu khách, thu hút quảng cáo hay quay lưng lại với nỗi đau của trẻ em. Câu hỏi nghiên cứu được đặt ra ở đây là: TTĐC có vai trò gì để thúc đẩy tiến trình thực hiện quyền trẻ em? Người dân đánh giá thế nào về vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em? Nhân tố nào tác động đến vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em? Vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em có xu hướng biến đổi ra sao? Cần làm gì để tăng cường vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em khi vai trò của TTĐC ngày càng được khẳng định trong bối cảnh toàn cầu hóa, dân chủ hóa đời sống xã hội và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam? Vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em là vấn đề có thể được nghiên cứu từ cách tiếp cận xã hội học TTĐC. Việc vận dụng các lý thuyết của xã hội học TTĐC để đánh giá toàn diện quá trình TTĐC về quyền trẻ em; vận dụng thuyết kiến tạo xã hội vào đánh giá quá trình kiến tạo mô hình nhận thức, thái độ và hành vi thực hiện quyền trẻ em; vận dụng thuyết vai trò xã hội vào xem xét vai trò của TTĐC trong vai trò thực tế và vai trò kỳ vọng của người dân là những hướng nghiên cứu quan trọng để trả lời các câu hỏi đặt ra từ thực tiễn. Tuy nhiên, những nghiên cứu này chưa từng được thực hiện một cách đầy đủ và toàn diện ở Việt Nam. Quyền trẻ em vẫn còn là lĩnh vực chưa được nghiên cứu đầy đủ. Những vấn đề đặt ra từ thực tiễn và lý luận nêu trên sẽ được trả lời trong luận án “Vai trò của truyền thông đại chúng trong thực hiện quyền trẻ em ở tỉnh Bình Phước hiện nay”. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận, từ đó phân tích thực trạng vai trò của các phương tiện TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em ở tỉnh Bình Phước hiện nay và đề xuất các giải pháp tăng cường vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Thứ nhất: Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em. Thứ hai: Phân tích thực trạng vai trò của các phương tiện TTĐC tỉnh Bình Phước trong thực hiện quyền trẻ em ở địa phương hiện nay. Trong đó có những đánh giá từ phía công chúng tỉnh Bình Phước. Thứ ba: Phân tích các nhân tố tác động đến vai trò của TTĐC tỉnh Bình Phước trong thực hiện quyền trẻ em ở địa phương hiện nay. Đưa ra các dự báo xu hướng biển đổi vai trò. Thứ tư: Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em trong thời gian tới. 3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Các vai trò của TTĐC tỉnh Bình Phước trong việc thực hiện quyền trẻ em ở địa phương hiện nay. 3.2. Khách thể nghiên cứu - Cơ quan TTĐC của tỉnh được chọn nghiên cứu. - Cán bộ truyền thông các cơ quan TTĐC được chọn nghiên cứu. - Công chúng Bình Phước (trẻ em và người lớn). 3.3. Phạm vi nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu: 2010-2013. - Không gian nghiên cứu: tỉnh Bình Phước. - Phạm vi nội dung nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu vai trò của các phương tiện TTĐC tỉnh Bình Phước trong thực hiện quyền trẻ em ở địa phương. Các cơ quan TTĐC được chọn để nghiên cứu là: Báo Bình Phước; Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước; bốn Đài truyền thanh và truyền hình cấp huyện (gồm thị xã Đồng Xoài - trung tâm của tỉnh, nơi có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển; huyện biên giới, đặc biệt khó khăn, mới thành lập Bù Gia Mập; huyện miền núi còn nhiều khó khăn Bù Đăng; huyện Đồng Phú đang phát triển khá mạnh). Đề tài giới hạn nghiên cứu trong bốn loại hình báo chí (báo in, truyền hình, phát thanh, báo mạng điện tử) và truyền thanh cấp huyện (không phải là cơ quan báo chí). Thời gian nghiên cứu các sản phẩm TTĐC về trẻ em: từ tháng 6 đến tháng 10-2012. Tháng 6 là tháng hành động vì trẻ em; tháng 7 và tháng 8 là tháng hè; tháng 9 là tháng đầu năm học mới; tháng 10 có tết trung thu. Giả thuyết là có sự chênh lệch về số lượng sản phẩm truyền thông về trẻ em giữa tháng cao điểm truyền thông về trẻ em (tháng 6, tháng 9) và tháng bình thường khác (tháng 7, tháng 8, tháng 10). 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Các tri thức về truyền thông, TTĐC, vai trò của TTĐC và xã hội học TTĐC. Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng: cơ sở hạ tầng có vai trò quyết định đối với kiến trúc thượng tầng; kiến trúc thượng tầng có tác động trở lại cơ sở hạ tầng. TTĐC thuộc kiến trúc thượng tầng, có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của cơ sở hạ tầng. Các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của TTĐC, quyền trẻ em và vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em, là hành lang pháp lý để TTĐC hoạt động và quyền trẻ em được thực hiện. Luận án ứng dụng các lý thuyết mô hình truyền thông theo chu kỳ của Roman Jakobson, thuyết kiến tạo xã hội của Peter L. Berger, lý thuyết trung gian về vai trò - tập hợp của R.Merton và tiếp cận vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em dựa trên quyền để phân tích thực trạng, các nhân tố tác động và đề xuất giải pháp tăng cường vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em. 4.2. Phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương pháp nghiên cứu định lượng 4.2.1.1. Phỏng vấn tiêu chuẩn (cấu trúc) Phương pháp này thu thập thông tin của công chúng đánh giá vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em, những kỳ vọng, mong đợi của công chúng, hiệu quả của các chương trình truyền thông về quyền trẻ em trên TTĐC Bình Phước. Phương pháp cũng đo lường nhận thức, thái độ về quyền trẻ em và hành vi tác nghiệp của cán bộ TTĐC. Các bảng hỏi đã được chuẩn hóa hoàn thiện. Tuy nhiên, người phỏng vấn vẫn được đưa thêm câu hỏi bổ sung để làm rõ những mâu thuẫn trong quá trình trả lời và gợi ý thêm các phương án trả lời cho câu hỏi mở. - Phỏng vấn 582 công chúng người lớn trên địa bàn huyện Bù Đăng, Đồng Phú, Bù Gia Mập và thị xã Đồng Xoài. Mỗi huyện, thị chọn hai đơn vị để khảo sát là hai xã, phường/thị trấn có mức độ phát triển kinh tế - xã hội chênh lệch nhau (xã Tân Thành và phường Tân Phú, thị xã Đồng Xoài; xã Tân Lợi và thị trấn Tân Phú, huyện Đồng Phú; xã Thọ Sơn và thị trấn Đức Phong, huyện Bù Đăng; xã Phú Riềng và Long Hà, huyện Bù Gia Mập). Công thức mẫu là: n: dung lượng mẫu cần điều tra; N: tổng số người dân = 19.088 dân (tổng số dân của 8 xã); t: hệ số tin cậy 1,96 (ứng với mức độ tin cậy 95%); d: phạm vi sai số tối đa cho phép là 4%. Tác giả chọn ngẫu nhiên hệ thống 72 hoặc 73 cha mẹ trong các gia đình có trẻ em ở mỗi xã, phường, thị trấn theo danh sách chủ hộ gia đình. Chỉ hỏi người có đón xem các chương trình về trẻ em trên các phương tiện TTĐC tỉnh Bình Phước. Tổng mẫu là 582 người; đạt yêu cầu và hợp lệ là 535 người, chiếm 91,9%. - Đối với công chúng trẻ em: Cũng với công thức tính mẫu như trên, trong đó N= 26.184; t = 1,96 (mức độ tin cậy 95%); phạm vi sai số cho phép 6%, tiến hành phỏng vấn 264 trẻ em từ 12 đến dưới 16 tuổi có đón xem các chương trình trẻ em trên Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước. Các em là học sinh một trường tiểu học và một trường THCS ở huyện Đồng Phú và thị xã Đồng Xoài. Tổng mẫu là 264 người; đạt yêu cầu và hợp lệ 206 người, chiếm 78,0%. - Đối với cán bộ truyền thông: phỏng vấn 185 người là lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên, phát thanh viên các cơ quan TTĐC được nghiên cứu, bằng cách chọn ngẫu nhiên. Số trường hợp đạt yêu cầu và hợp lệ là 164, chiếm 88,6%. Bảng 1.1. Đặc điểm mẫu điều tra Công chúng người lớn Công chúng trẻ em Cán bộ truyền thông 1. Độ tuổi trung bình 43,3 13,6 34 2. Giới tính Nam: 52,0% Nam: 44,3% Nam: 50,0% Nữ: 48,0% Nữ: 55,7%. Nữ: 50,0%. 3. Nơi ở Nông thôn: 42,3% Nông thôn: 11,1%. Đô thị: 57,7% Đô thị: 88,9% 4. Dân tộc Kinh: 91,8% Kinh: 97,4% Kinh: 92,7% Thiểu số: 8,2% Thiểu số: 2,6%. Thiểu số: 7,3%. 5. Trình độ học vấn Trên đại học: 0,4% Học sinh lớp 9: 20,0% Trên đại học: 2,4% Đại học: 27,2% Học sinh lớp 8: 54,7% Đại học: 80,5% Cao đẳng: 3,8% Học sinh lớp 7: 25,3% Cao đẳng: 6,1% Trung cấp: 22,6% Trung cấp: 8,5% Trình độ khác: 2,5% Tốt nghiệp THPT: 18,7% Chuyên môn báo chí: 57,7% Tốt nghiệp THCS: 22,8% Chuyên môn khác: 42,3% Hết tiểu học: 4,0% Chưa hết tiểu học: 0,5% 6. Nghề nghiệp Công chức: 51,1% Nông dân: 27,7% Cán bộ hưu trí: 7,5% Giáo viên: 5,0% Công nhân: 3,7% Buôn bán, doanh nghiệp: 2,3% Nội trợ: 2,1% Làm thuê: 0,6%. 7. Hoàn cảnh kinh tế gia đình Giàu: 1,0% Giàu: 3,2% Khá: 13,5% Khá: 52,8% Trung bình: 81,0% Trung bình: 37,8% Nghèo: 4,5%. Nghèo: 6,2%. 8. Theo dõi các sản phẩm truyền thông về đề tài trẻ em 90,1% với Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước 74,8% với Báo Bình Phước in 61,1% với truyền thanh cấp huyện 30,0% với Báo Bình Phước điện tử 9. Thâm niên công tác 9,6 10. Số lượng sản phẩm truyền thông về trẻ em 20 (từ 2011 và 9 tháng đầu năm 2012) 11. Dung lượng mẫu 535 206 164 4.2.1.2. Phương pháp phân tích nội dung định lượng Phương pháp này được tiến hành bằng một bộ công cụ mã hóa nội dung thông điệp về trẻ em trên các phương tiện TTĐC tỉnh Bình Phước được nghiên cứu (Xem phiếu mã hóa Phụ lục) để thống kê tần suất sử dụng các phạm trù trẻ em, học sinh (dưới 16 tuổi), quyền trẻ em; liên quan đến trẻ em, hoạt động bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Tác giả luận án mã hóa và xử lý bằng chương trình SPSS 16.0 toàn bộ 2.222 sản phẩm truyền thông về trẻ em trên Đài huyện Đồng Phú, Bù Gia Mập, Bù Đăng và thị xã Đồng Xoài, Báo Bình Phước in, Báo Bình Phước điện tử, Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước từ tháng 6 đến tháng 10/2012. Bảng 1.2. Cơ cấu mẫu phân tích nội dung thông điệp Cơ quan truyền thông Số lượng sản phẩm truyền thông được phân tích Tỷ lệ 1. Báo Bình Phước 218 9,8 Báo in 149 Báo mạng điện tử 69 2. Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước 1.624 73,1 Kênh truyền hình BPTV 1 556 Kênh truyền hình BPTV 2 608 Phát thanh 460 3. Đài huyện Bù Gia Mập 39 1,8 4. Đài huyện Bù Đăng 56 2,5 5. Đài huyện Đồng Phú 109 4,9 6. Đài thị xã Đồng Xoài 176 7,9 Tổng số 2.222 100,0 4.2.2. Phương pháp nghiên cứu định tính 4.2.2.1. Phân tích nội dung tài liệu Sử dụng để tìm hiểu nội dung, ý nghĩa, tư tưởng chủ yếu của các tài liệu lý luận; các công trình khoa học đi trước có liên quan đến hoạt động TTĐC, quyền trẻ em và công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. 4.2.2.2. Phỏng vấn sâu Giúp tác giả luận án hiểu sâu về hoạt động của nhà truyền thông, đánh giá vai trò của TTĐC Bình Phước trong thực hiện quyền trẻ em, tác động của TTĐC đến nhận thức, thái độ và hành vi thực hiện quyền trẻ em của người dân. Có 29 cuộc phỏng vấn sâu với ba lãnh đạo và bốn cán bộ cơ quan báo chí; ba lãnh đạo và hai cán bộ đài truyền thanh cấp huyện; một lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; một lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông; một lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; bảy công chúng người lớn và bảy công chúng trẻ em. 4.2.2.3. Thảo luận nhóm Có bốn cuộc thảo luận nhóm được tổ chức cho các biên tập viên, phóng viên để tìm hiểu tình hình thông tin, tuyên truyền quyền trẻ em trên TTĐC, những kết quả đã đạt được, thuận lợi, khó khăn và đề xuất kiến nghị giải pháp. 4.2.2.4. Phương pháp quan sát Dùng để tìm hiểu: việc sử dụng các phương tiện TTĐC của người dân; tình hình thực hiện quyền trẻ em ở gia đình, nhà trường và cộng đồng; tình hình thông tin, tuyên truyền về quyền trẻ em trên TTĐC. 5. Giả thuyết nghiên cứu và khung phân tích 5.1. Giả thuyết nghiên cứu Thứ nhất: TTĐC thực hiện được vai trò vận động, khuyến khích và được công chúng đánh giá cao nhất. Vai trò thông tin, tuyên truyền, giáo dục được thực hiện tốt hơn vai trò giám sát. Vai trò giám sát không thực hiện tốt bằng vai trò hình thành và thể hiện dư luận xã hội. TTĐC thực hiện vai trò giải trí cho trẻ em hạn chế nhất. Thứ hai: Việc thực hiện các vai trò của TTĐC tỉnh Bình Phước trong thực hiện quyền trẻ em phụ thuộc vào đặc điểm nhân khẩu xã hội, nhận thức, thái độ về quyền trẻ em và hành vi tác nghiệp của cán bộ truyền thông. Thứ ba: Vai trò của TTĐC tỉnh Bình Phước trong thực hiện quyền trẻ em bị chi phối bởi tôn chỉ, mục đích, cơ cấu tổ chức của cơ quan truyền thông, các hoạt động truyền thông cũng như chính sách về TTĐC, quyền trẻ em và vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em và điều kiện phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của địa phương. 5.2. Khung phân tích - Công ước quốc tế về quyền trẻ em (CRC) - Chính sách, pháp luật về TTĐC và quyền trẻ em - Đặc điểm kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương Hoạt động truyền thông (Loại hình truyền thông; thời điểm truyền thông) Đặc điểm của các cơ quan truyền thông (tôn chỉ, mục đích; cơ cấu tổ chức hoạt động) Thông tin, tuyên truyền, giáo dục về thực hiện quyền trẻ em Hình thành và thể hiện dư luận xã hội về thực hiện quyền trẻ em Giải trí cho trẻ em Vận động, khuyến khích thực hiện quyền trẻ em Hoàn thiện chính sách, pháp luật về quyền trẻ em Nhận thức, thái độ và hành vi thực hiện quyền trẻ em của người dân Đặc điểm của cán bộ truyền thông (đặc điểm nhân khẩu xã hội; nhận thức, thái độ về quyền trẻ em; hành vi tác nghiệp) Vai trò của truyền thông đại chúng trong thực hiện quyền trẻ em Giám sát tình hình thực hiện quyền trẻ em Các biến số được xác định trong đề tài: * Biến độc lập: - Đặc điểm cơ quan truyền thông (tôn chỉ, mục đích, cơ cấu tổ chức hoạt động). - Hoạt động truyền thông về trẻ em: thời điểm truyền thông, loại hình truyền thông. - Đặc điểm xã hội của cán bộ truyền thông (đặc điểm nhân khẩu xã hội; nhận thức, thái độ về quyền trẻ em, hành vi tác nghiệp). * Biến phụ thuộc: Các đặc điểm của việc thực hiện vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em: - Thông tin, tuyên truyền, giáo dục về thực hiện quyền trẻ em. - Hình thành và thể hiện dư luận xã hội về thực hiện quyền trẻ em. - Vận động, khuyến khích thực hiện quyền trẻ em. - Giám sát tình hình thực hiện quyền trẻ em. - Giải trí cho trẻ em. Các vai trò này được xác định dựa trên các chức năng của TTĐC. Giữa các vai trò có mối liên hệ mật thiết với nhau. Vai trò của TTĐC tỉnh Bình Phước trong thực hiện quyền trẻ em ở địa phương hiện nay được đo trên các chỉ báo: 1. Số lượng, tỷ lệ sản phẩm truyền thông có mục đích đăng phát thông tin thể hiện vai trò từ kết quả phân tích thông điệp truyền thông, so với ý kiến của cán bộ truyền thông; 2. Chất lượng nội dung, hình thức thể hiện, ưu điểm, hạn chế của vai trò; 3. Ý kiến đánh giá của công chúng về hiệu quả và việc thể hiện các vai trò. * Biến can thiệp: - Công ước quốc tế về quyền trẻ em (CRC); hệ thống chính sách về TTĐC, về quyền trẻ em và vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em. - Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương: chuẩn mực xã hội; phong tục tập quán; trình độ dân trí; các hoạt động truyền thông khác về quyền trẻ em 6. Điểm mới, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 6.1. Điểm mới của đề tài Thứ nhất, về khách thể nghiên cứu: Đây là nghiên cứu đầu tiên về vai trò của TTĐC trong việc thực hiện quyền trẻ em thông qua bốn loại hình báo chí và kênh truyền thanh cấp huyện. Trên cơ sở phân tích thực trạng, các nhân tố tác động, dự báo xu hướng biến đổi vai trò, đề tài đề xuất một số khuyến nghị về giải pháp tăng cường vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em, góp phần thúc đẩy thực hiện quyền trẻ em trên thực tế. Thứ hai, về cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu: Đề tài sử dụng lý thuyết mô hình truyền thông theo chu kỳ của Roman Jakobson, thuyết kiến tạo xã hội của Peter L. Berger, lý thuyết trung gian về vai trò - tập hợp của R.Merton và tiếp cận dựa trên quyền của trẻ em cùng với phương pháp phân tích nội dung thông điệp truyền thông để có được một bức tranh toàn diện về vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em ở tỉnh Bình Phước hiện nay. 6.2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài Ý nghĩa lý luận: Đề tài ứng dụng và góp phần kiểm chứng, phát triển lý thuyết, phương pháp nghiên cứu xã hội học TTĐC và thuyết kiến tạo xã hội. Kết quả nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề về vai trò xã hội của TTĐC. Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài cho thấy bức tranh vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em, hình ảnh trẻ em trên TTĐC và ý kiến đánh giá của công chúng. Luận án khẳng định vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em và sự cần thiết phải tăng cường vai trò của TTĐC trong tiến trình thực hiện quyền trẻ em. Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo bổ ích với ngành Thông tin - Truyền thông, Lao động - Thương binh và Xã hội, ngành Tuyên giáo tỉnh Bình Phước và cả nước trên lĩnh vực quản lý, định hướng tuyên truyền về quyền trẻ em cho các cơ quan TTĐC. Đây cũng là tài liệu tham khảo có giá trị cho các giảng viên, học viên trong nghiên cứu, giảng dạy xã hội học TTĐC ở Việt Nam. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, nội dung chính của luận án được chia thành 4 chương, 9 tiết. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI 1.1.1. Hướng nghiên cứu lý luận về vai trò của truyền thông đại chúng Từ đầu thế kỷ XX, với việc phát minh ra vô tuyến điện và sự ra đời của đài phát thanh chi phối đời sống tinh thần của xã hội hiện đại, TTĐC đã trở thành đối tượng nghiên cứu của xã hội học. Năm 1910, M. Weber luận chứng về mặt phương pháp luận cho sự cần thiết của môn xã hội học báo chí, bản thân ông cũng là một ký giả chính trị rất nổi tiếng vạch ra các vấn đề nghiên cứu như hướng vào các tập đoàn, các tầng lớp xã hội khác nhau; phân tích các yêu cầu của xã hội đối với nhà báo; coi trọng phương pháp phân tích báo chí; phân tích hiệu quả báo chí đối với việc xây dựng con người [83, tr.4]. Các nhà xã hội học lý giải vai trò của TTĐC bằng các quan điểm chức năng luận. R.Merton bàn về chức năng công khai, chức năng tiềm ẩn và hiệu quả thực sự của TTĐC. Lasswell bàn về chức năng kiểm soát môi trường xã hội; liên kết các bộ phận của xã hội với nhau; truyền tải di sản xã hội từ thế hệ này sang thế hệ khác. Charles Wright bổ sung thêm chức năng giải trí. Daniel Lerner cho rằng, một trong những điều kiện và đặc điểm của quá trình chuyển đổi từ các xã hội cổ truyền sang xã hội hiện đại chính là sự chuyển tiếp từ truyền thông miệng sang TTĐC [112]. Nhà chính trị học, xã hội học người Đức Elisabeth Noelle Neumann (1916-2010) đề nghị, phải xem xét vai trò của TTĐC như một vấn đề quan trọng, ngang tầm với các vấn đề như bảo vệ môi trường và bùng nổ dân số. Bà khẳng định, ngoài việc ngủ và làm việc, với những gì TTĐC mang lại, con người gần như không còn thời gian trống [191, tr.51-52]. Douglas M.McLeod và James K.Hertog khẳng định, TTĐC đóng một vai trò quan trọng như một công cụ kiểm soát xã hội [191, tr.309]. Các nhà xã hội học khác quan tâm đến chức năng cảnh báo; chức năng đáp ứng nhu cầu thực tế hàng ngày của người dân trong xã hội; chức năng nâng cao một hình ảnh xã hội, hay hợp thức hóa một vị trí xã hội; chức năng củng cố sự kiểm soát của xã hội qua áp lực của dư luận xã hội. TTĐC có vai trò xã hội hóa con người, thi hành các chuẩn tắc xã hội, ban phát thân trạng và giúp con người biết về môi trường xã hội [110], [121], [206]. Theo Michael Schudson, hệ thống truyền thông phục vụ nền dân chủ cần hướng đến bảy vai trò: 1. Cung cấp cho công dân những thông tin đầy đủ và công bằng; 2. Cung cấp một khuôn khổ chặt chẽ để giúp công dân có một cái nhìn tổng thể về thế giới chính trị phức tạp; 3. Đóng vai trò làm người chuyển tải chung cho các quan điểm của các nhóm người khác nhau trong xã hội; 4. Cung cấp số lượng và chất lượng tin tức mà mọi người muốn; 5. Đại diện cho công chúng và nói lên tiếng nói của công chúng cũng như nói về lợi ích của công chúng để chính quyền biết; 6. Khơi dậy sự cảm thông và hiểu biết sâu sắc để công dân đánh giá đúng tình hình cuộc sống con người trên thế giới; 7. Cung cấp một diễn đàn đối thoại giữa những công dân, không chỉ thông tin về việc ra những quyết định dân chủ, mà phải là một quá trình, một thành tố trong đó [71, tr.55-56]. Theodore Peterson khi viết lý thuyết trách nhiệm xã hội của báo chí cho rằng, báo chí nhận ưu đãi từ Chính phủ, bắt buộc phải có sáu trách nhiệm với xã hội là phục vụ hệ thống chính trị bằng cách cung cấp tin tức, trình bày và thảo luận các công việc công; giác ngộ để công chúng tự điều chỉnh mình; bảo vệ nhân quyền; phục vụ hệ thống kinh tế phát triển; cung cấp giải trí; là một định chế tự trị về tài chính. Có năm điều mà xã hội đòi hỏi ở báo chí là cung cấp các bản tường thuật; là “diễn đàn để trao đổi các nhận xét và chỉ trích”; phản ánh “một hình ảnh tượng trưng những nhóm tổ hợp trong xã hội”; chịu trách nhiệm về “sự trình bày và minh giải những mục tiêu và giá trị xã hội”; cung cấp đầy đủ thông tin trong ngày [164]. Các tác giả cũng bàn nhiều về vấn đề phản chức năng của TTĐC khi TTĐC cung cấp khối lượng thông tin đồ sộ, khán thính giả sẽ trở nên tê người, chẳng thể nào có hành xử phù hợp [121]. Tichenor và các đồng nghiệp cho rằng, một trong những hậu quả xã hội có thể có của TTĐC là sự cách biệt ngày càng tăng về kiến thức, tạo nên giả thuyết về “hố chênh lệch kiến thức”. Theo các nhà nghiên cứu, những tầng lớp xã hội có vị trí kinh tế - xã hội cao thường thu nhận thông tin nhiều hơn và nhanh hơn so với các tầng lớp ở vị trí kinh tế - xã hội thấp, do đó, khoảng cách chênh lệch giữa hai nhóm này ngày càng giãn rộng [110, tr.108 - 109]. TTĐC kiến tạo những hình ảnh khuôn mẫu trong công chúng. Jock Young đi sâu vào mối quan hệ giữa phán đoán chủ quan và những nhãn hiệu của phương tiện TTĐC liên quan đến các định nghĩa về tội phạm và vai trò của TTĐC góp phần vào việc phóng đại các hình ảnh tội phạm cho khán giả. Các nhà nữ quyền cho rằng, TTĐC đúc khuôn và thể hiện sai lạc thực tại xã hội về vai trò của nam giới và nữ giới, cũng như mối quan hệ giữa hai giới này [121, tr.222-223]. Điều này đã được Peter L.Berger bàn đến dưới góc độ lý luận về mối quan hệ giữa con người và xã hội với quan niệm con người kiến tạo nên thế giới của mình, con người vừa bị câu thúc bởi xã hội, nhưng lại vừa có sự chủ động, tích cực nhất định [dẫn theo 114]. Trong xã hội hiện đại, TTĐC được xem là một “người truyền bá” diễn ngôn. TTĐC gửi những “thông điệp” về cách thức mọi việc diễn ra, có thể diễn ra và nên diễn ra. Điều này rất đúng với nhận định của Newbold và cộng sự, những gì tái hiện trên TTĐC là “sự hình thành/kiến tạo thực tại của TTĐC... là mối quan hệ giữa cái thuộc về tư tưởng và cái thuộc về hiện thực” [dẫn theo 58]. Sự kiến tạo nên các giá trị giới vừa là sản phẩm vừa là quá trình của những tái hiện trên TTĐC. Nghiên cứu của tổ chức Children now (Mỹ)về ảnh hưởng của TTĐC đối với trẻ em và thanh thiếu niên đã nhận xét, những hình ảnh nam giới được tái hiện trên TTĐC đã và đang củng cố, ủng hộ các thái độ xã hội về mối liên hệ giữa nam tính và quyền lực, sự ưu trội và quản lý [dẫn theo 58]. Mc Combs và Shaw đề xướng lý thuyết về chức năng “Thiết lập chương trình nghị sự” [110, tr110] với giả thuyết cho rằng, TTĐC có chức năng thu hút sự chú ý của công luận vào một ...huộc vào năng lực hoạt động của chủ thể truyền tin, sự lựa chọn nội dung của ban biên tập [80]. Vai trò của chủ biên và các nhóm tác giả quyết định đến việc đưa ra nội dung thông điệp truyền thông [115], [116]. Hiệu quả của truyền thông phụ thuộc vào khả năng ảnh hưởng của nó đối với công chúng. Nó chịu sự chi phối mạnh mẽ của các yếu tố kỹ thuật từ kênh truyền thông cũng như các yếu tố văn hoá, vị thế kinh tế - xã hội của đối tượng hướng tới. Mặt khác, khó có thể đo lường chính xác ảnh hưởng của nội dung thông điệp đối với nhận thức và hành vi của người tiếp nhận thông tin [180]. Trương Xuân Trường đo hiệu quả TTĐC qua ý kiến của người dân về hoạt động truyền thông, nội dung thông điệp, nhận thức và thái độ về vấn đề phản ánh trên TTĐC [161], [163]; hay bằng ý kiến của người dân về những lợi ích và tác động về mặt nhận thức, việc ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống [163]. Nguyễn Quý Thanh đánh giá hiệu quả TTĐC qua đo lường mối liên hệ giữa việc sử dụng internet và lối sống của sinh viên. Phạm Hương Trà (2011) đo bằng mức độ thỏa mãn nhu cầu thông tin, sự tác động của thông tin đến tình cảm, suy nghĩ của công chúng; lợi ích của thông tin cũng như sự tác động của thông tin đến hành vi của công chúng [157]. Một số nghiên cứu về sự lạm dụng hình ảnh phụ nữ; hình ảnh về vai trò xã hội của nam giới và phụ nữ trên TTĐC đã được phân tích nhìn từ thuyết kiến tạo xã hội. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, sự xuất hiện hình ảnh phụ nữ hay nam giới trên TTĐC còn mang nhiều định kiến giới, gắn với các quan niệm vai trò truyền thống, củng cố, khuyến khích các hành vi giới. Những bài viết, ngôn ngữ, hình ảnh minh họa trên TTĐC ít nhiều phản ánh và khắc sâu thêm khuôn mẫu về sự khác biệt giới, sự kỳ thị giới [27], [42], [54], [55], [59], khiến phụ nữ gặp không ít rào cản trong quá trình khẳng định vị trí, vai trò của mình và nam giới phải đối mặt với các sức ép và kỳ vọng xã hội về vai trò trong gia đình và xã hội [59, tr.257]. Theo đó, TTĐC có thể góp phần quan trọng phá vỡ hoặc củng cố thêm sự bất bình đẳng giới nếu người làm công tác truyền thông thiếu kiến thức về giới [158]. 1.2.3. Các hướng nghiên cứu khác TTĐC về trẻ em được bàn nhiều trong cuốn sách tham khảo “Quyền trẻ em và phương tiện thông tin đại chúng”, xuất bản năm 2000 của Tổ chức cứu trợ trẻ em của Thụy Điển tại Việt Nam. Tổ chức này khẳng định: “Việc thể hiện trẻ em trên các phương tiện thông tin đại chúng ảnh hưởng sâu sắc tới quan điểm của xã hội đối với trẻ em và cuộc sống của trẻ em, đồng thời cũng làm thay đổi cách cư xử của người lớn đối với trẻ em” [155, tr.5]. Tuy nhiên, phần lớn những gì xuất hiện trên TTĐC không thực sự phản ánh các nguyên tắc và các điều khoản trong CRC. Cuốn sách đề cập đến bức tranh của TTĐC về quyền trẻ em với nhiều tiêu cực, trẻ em không được tham gia vào hoạt động truyền thông; không cho các em nói lên tiếng nói của mình. Tổ chức này đề xuất đường lối chỉ đạo về trẻ em và truyền thông với những nguyên tắc hướng dẫn phóng viên phản ánh về trẻ em, đưa trẻ em vào truyền thông. Các tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam rất coi trọng công tác truyền thông về quyền trẻ em nhằm thúc đẩy tiến trình thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam. Họ đào tạo, bồi dưỡng các kỹ năng tham gia của trẻ em như hỗ trợ một số tỉnh thành lập câu lạc bộ phóng viên nhỏ, khuyến khích trẻ em viết báo, chụp ảnh, làm phim và sử dụng internet như: dự án “Những cuộc đời trẻ thơ” của Tổ chức cứu trợ trẻ em Anh tại Việt Nam; câu lạc bộ quyền trẻ em và câu lạc bộ phóng viên nhỏ của Tổ chức tầm nhìn thế giới; câu lạc bộ làm phim hoạt hình của Tổ chức cứu trợ trẻ em Thụy Điển và Ban Tuyên giáo Trung ương; chương trình truyền thông thử nghiệm Meena (Mai) của UNICEF và Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam; nâng cao năng lực tác nghiệp của phóng viên viết về đề tài trẻ em trong dự án hợp tác giữa Khoa Báo chí - Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Tổ chức cứu trợ trẻ em Thụy Điển, trong dự án hợp tác giữa Viện nghiên cứu Dư luận xã hội - Ban Tuyên giáo Trung ương, Học viện Báo chí - Tuyên truyền và Tổ chức Cứu trợ trẻ em tại Việt Nam Trên lĩnh vực TTĐC, các sách tham khảo, bài báo, kỷ yếu khoa học chủ yếu bàn và cung cấp cho các nhà báo kiến thức chung về vấn đề chăm sóc, bảo vệ trẻ em, tâm lý của công chúng trẻ em, các kỹ năng tác nghiệp và đạo đức nghề nghiệp của nhà báo và những vấn đề khác thuộc bếp núc của công tác truyền thông về đề tài trẻ em [30], [32], [34], [69], [101], [160]. Ngày 09-8-2013, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí - Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Tạp chí Nghề báo - Hội Nhà báo Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo “Đưa tin về trẻ em và đạo đức nghề nghiệp của nhà báo” khi mà các sai phạm về kỹ năng của nhà báo ngày càng nhiều và câu hỏi được đặt ra là các nhà báo cần tuân thủ những nguyên tắc gì để bảo vệ trẻ em. Trẻ em và TTĐC được các nhà nghiên cứu trên lĩnh vực báo chí, truyền thông, các tổ chức quốc tế quan tâm, nghiên cứu, đề xuất giải pháp và có những nỗ lực để bảo vệ, thúc đẩy tiến trình thực hiện quyền trẻ em. Tiểu kết chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em được phân tích tập trung vào ba hướng nghiên cứu chính là: hướng nghiên cứu về mặt lý luận để xác định được các vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em; hướng nghiên cứu về mặt phương pháp, để xác định phương pháp phân tích nội dung thông điệp truyền thông; hướng nghiên cứu thực nghiệm, để xác định các nhân tố tác động đến thực trạng. Tất cả các nghiên cứu được điểm luận đều chưa đi sâu phân tích đầy đủ, toàn diện thực trạng vai trò của TTĐC đối với việc thực hiện quyền trẻ em nhìn từ phía nhà truyền thông và công chúng cũng như các nhân tố tác động đến thực trạng. Ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu về trẻ em trên TTĐC, chủ yếu nhận diện được hình ảnh trẻ em trên truyền thông hay đi vào những vấn đề thuộc bếp núc của công tác truyền thông. Đề tài “Vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em ở tỉnh Bình Phước hiện nay” sẽ tìm hiểu sâu những vấn đề chưa được nghiên cứu thấu đáo sau đây: 1- Từ các lý thuyết của xã hội học TTĐC, thuyết kiến tạo xã hội, lý thuyết về vai trò và tri thức về quyền trẻ em, đề tài nhận diện và đánh giá thực trạng vai trò của TTĐC ở Bình Phước trong thực hiện quyền trẻ em. Phân tích các nhân tố tác động đến thực trạng này. 2- Công chúng đã đón nhận những thông điệp truyền thông về trẻ em như thế nào; có tác động ra sao đến nhận thức, thái độ của công chúng; cách công chúng sử dụng các thông tin về quyền trẻ em vào cuộc sống. 3- Đề xuất các giải pháp tăng cường vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em. Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1. Các khái niệm cơ bản 2.1.1.1. Khái niệm truyền thông đại chúng Truyền thông là sự trao đổi thông điệp giữa các thành viên hay các nhóm người trong xã hội nhằm đạt được sự hiểu biết lẫn nhau [131, tr.7-8]. Nói một cách ngắn gọn, truyền thông là một quá trình truyền đạt thông tin [110, tr.10]. Truyền thông đại chúng: Có nhiều định nghĩa khác nhau: Tạ Ngọc Tấn định nghĩa, TTĐC là hoạt động giao tiếp xã hội rộng rãi, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng [131, tr.10]. Tony Bilton và cộng sự quan niệm, TTĐC là những thiết chế sử dụng những phát triển kỹ thuật ngày càng tinh vi của công nghiệp để phục vụ sự giao lưu tư tưởng, những mục đích thông tin, giải trí và thuyết phục tới đông đảo khán thính giả, cho dầu bằng phương tiện báo chí, truyền thanh truyền hình, sách, tạp chí, quảng cáo hay bất cứ gì đó [153, tr.381]. Theo Mai Quỳnh Nam, TTĐC là toàn bộ những phương tiện lan truyền thông tin như báo chí, truyền hình, phát thanh... tới những nhóm công chúng lớn. Đặc điểm của các phương tiện TTĐC là các tin tức từ hệ thống này được truyền đến công chúng một cách nhanh chóng, đều đặn và gián tiếp [83, tr.3]. Trần Hữu Quang quan niệm, TTĐC là một quá trình truyền đạt thông tin một cách rộng rãi đến mọi người trong xã hội thông qua các phương tiện TTĐC như báo chí, phát thanh, truyền hình. TTĐC là một quá trình xã hội, gồm ba thành tố: hoạt động truyền thông (như săn tin, chụp hình, biên tập, xuất bản, phát sóng...); các nhà truyền thông (bao gồm các tổ chức truyền thông và những người làm công tác truyền thông) và đại chúng (các tầng lớp công chúng rộng rãi) [110, tr.12-13]. Trong luận án này, truyền thông đại chúng (mass communication) được hiểu là một quá trình xã hội được thực hiện thông qua các phương tiện kỹ thuật TTĐC (mass media) nhằm quảng bá thông tin tới đông đảo công chúng trong xã hội. Công chúng được hiểu là những cá nhân khuyết danh, thuộc mọi thành phần xã hội, có quan hệ lỏng lẻo, trực tiếp hay gián tiếp tiếp nhận thông tin hoặc chịu ảnh hưởng từ tác động của thông tin từ TTĐC. Theo đó, có công chúng đích, công chúng trực tiếp, công chúng gián tiếp và công chúng thực tế. TTĐC với tư cách là một quá trình tương tác xã hội (mass communication) khác với tư cách là phương tiện kỹ thuật (mass media). TTĐC về quyền trẻ em được hiểu là một quá trình giao tiếp, tương tác xã hội thông qua các phương tiện kỹ thuật TTĐC, giữa một bên là các cơ quan truyền thông, cán bộ truyền thông với một bên là đông đảo công chúng trong xã hội nhằm thông tin, kiến tạo nên các mô hình nhận thức, thái độ và hành vi thực hiện quyền trẻ em trong thực tế theo CRC và pháp luật Việt Nam, góp phần thực hiện đầy đủ và toàn diện các quyền trẻ em. TTĐC có các đặc điểm sau: Thứ nhất, có tính chất công khai và rất phong phú về tin tức. Thứ hai, rất nhanh chóng, kịp thời, có tính chất gián tiếp, định kỳ. Thứ ba, dành cho số đông, quảng đại quần chúng. Thứ tư, nội dung thông điệp có tính mục đích rõ rệt. Thứ năm, là một thiết chế xã hội quan trọng trong xã hội hiện đại khi mà nhu cầu tiếp nhận thông tin của con người ngày càng tăng để thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của xã hội. Các loại hình TTĐC (các phương tiện TTĐC) bao gồm: sách, báo in (báo viết), truyền hình (báo hình), phát thanh (báo nói), báo mạng điện tử, điện ảnh, quảng cáo, internet, băng, đĩa hình và âm thanh, mạng xã hội... Trong đó, báo chí là bộ phận chiếm vị trí trung tâm, vai trò nền tảng và có khả năng quyết định tính chất, khuynh hướng, chi phối năng lực và hiệu quả tác động của TTĐC [37]. 2.1.1.2. Khái niệm quyền trẻ em Trẻ em: Theo Điều 1 CRC, “trẻ em được xác định là người dưới 18 tuổi” [173, tr.23]. Ở Việt Nam, theo Điều 1 - Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, “Trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi” [119, tr.4]. Trong luận án này, trẻ em được quan niệm là những công dân Việt Nam dưới 16 tuổi, là một nhóm xã hội đặc thù có các quyền được ghi trong luật pháp Việt Nam mà Nhà nước, gia đình, nhà trường và xã hội phải thực hiện và TTĐC đại diện cho Nhà nước có nhiệm vụ kiến tạo các mô hình nhận thức, thái độ và hành vi thực hiện quyền trẻ em. Trẻ em vừa là đối tượng được hưởng các quyền, vừa là đối tượng phản ánh, cũng đồng thời là một nhóm công chúng đặc thù của TTĐC. Quyền trẻ em: là một bộ phận quan trọng của quyền con người, là quyền con người của trẻ em. Trong đề tài này, quyền trẻ em được hiểu là quyền con người của công dân Việt Nam dưới 16 tuổi, với 10 quyền cơ bản theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004. 2.1.1.3. Khái niệm vai trò và vai trò của truyền thông đại chúng trong thực hiện quyền trẻ em Vai trò là một khái niệm then chốt trong xã hội học. Nó nhấn mạnh những kỳ vọng xã hội gắn với những vị thế hay vị trí nhất định trong xã hội và nó phân tích sự vận hành của những kỳ vọng ấy [24, tr. 639]. Theo I.Robentsons, vai trò là một tập hợp các chuẩn mực, hành vi, nghĩa vụ và quyền lợi gắn với một vị thế nhất định. J.H.Fischer cho rằng, vai trò là những hành động, hành vi ứng xử, khuôn mẫu tác phong mà xã hội chờ đợi hay đòi hỏi ở một người hay một nhóm xã hội nào đó phải thực hiện trên cơ sở vị thế (vị trí xã hội) của họ [dẫn theo 126, tr.127]. Tác giả luận án thống nhất với quan điểm của R.Merton xem vai trò là chức năng mà hành vi cá nhân hay thiết chế xã hội đảm nhận thực hiện. Hệ vai trò thực chất là hệ thống các chức năng và phản chức năng, chức năng trội và chức năng lặn có liên quan chặt chẽ với nhau. Vì thực chất các chức năng cũng được quy định trên cơ sở vị thế. Theo đó, trong luận án có chỗ vai trò được hiểu theo nghĩa chức năng; có chỗ được hiểu theo nghĩa là vai trò - vị thế. Trong luận án này, vai trò được quan niệm là một tập hợp các chức năng, các quyền và nghĩa vụ gắn cho một vị trí xã hội của một người hay một nhóm người mà xã hội mong đợi phải được thực hiện. Vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em được hiểu là một tập hợp các chức năng, các quyền và nghĩa vụ của các tổ chức TTĐC và những người làm truyền thông được Nhà nước quy định, xã hội và công chúng kỳ vọng, mong đợi phải thực hiện (gồm thông tin, tuyên truyền, giáo dục thực hiện quyền trẻ em; hình thành và thể hiện dư luận xã hội trong thực hiện quyền trẻ em; vận động, khuyến khích thực hiện quyền trẻ em; giám sát tình hình thực hiện quyền trẻ em và giải trí cho trẻ em) để kiến tạo các mô hình nhận thức, thái độ và hành vi thực hiện quyền trẻ em theo CRC và luật pháp Việt Nam, thúc đẩy tiến trình thực hiện quyền trẻ em trong thực tế. 2.1.2. Các lý thuyết nghiên cứu 2.1.2.1. Tiếp cận lý thuyết mô hình truyền thông theo chu kỳ của Roman Jakobson Nhà ngôn ngữ học Roman Jakobson (1960) đưa ra mô hình truyền thông được xác định theo một chu kỳ như một vòng tròn khép kín hoàn chỉnh, gồm bốn giai đoạn chính là phát tin, truyền tin, nhận tin và phản hồi. Mô hình truyền thông theo chu kỳ của R.Jakobson nêu lên được những tính chất cơ bản của bất cứ quy trình truyền thông nào, dù là truyền thông liên cá nhân, tập thể hay đại chúng. Một thông điệp sau khi được phát ra từ người truyền luôn gây ra một phản ứng nào đó về phía người nhận tin, và người nhận tin sẽ có thông điệp phản hồi (feedback) gửi về lại cho người phát tin ban đầu. Người nhận tin cũng trở thành một người phát tin. Như vậy, quá trình truyền thông thực chất phải được hiểu như là một quá trình trao đổi thông tin giữa người này với người khác trong cuộc sống. Người phát tin Phản hồi Người phát tin Người nhận tin PHÁT TIN NHẬN TIN TRUYỀN TIN Phác thảo thông điệp trong đầu Mã hoá Kênh truyền tin Thu nhận tin Bộ lọc Tiếng động Giải thích thông điệp Giải mã Bộ lọc Bộ lọc Bộ lọc Biểu đồ 2.1. Mô hình truyền thông chu kỳ của Roman Jakobson Nguồn : Michel de Coster, Bernadette Bawin-Legros, Marc Poncelet (2006), ntroduction à la sociologie, 6 e ‘dition, De Boeck, Bruxelles, p 118; [110, tr.15]). Giai đoạn phát tin (emission): Truyền thông là bộc lộ một ý tưởng của mình bằng một hệ thống tín hiệu (signs) dưới dạng ngôn ngữ hoặc cử chỉ, nghĩa là bằng một thứ mã (code) mà người phát tin có thể hiểu được, gọi là mã hóa (coding). Giữa giai đoạn “phác thảo thông điệp trong đầu” và “mã hóa” thường xảy ra một hiện tượng giống như “bị nhiễu”: nội dung một thông điệp sau khi được “mã hóa”, nghĩa là sau khi được nói ra thành lời, được viết ra trên giấy, đôi khi không hoàn toàn phản ánh chính xác ý tưởng định nói trong đầu. Hiện tượng này Jakobson gọi là “filtering” (bộ lọc). Nguyên nhân có thể do người phát tin chưa làm chủ được ngôn ngữ mà mình sử dụng, hoặc do bản thân ngôn ngữ không cho phép diễn đạt được hết những ý tứ, sắc thái tế nhị hoặc phức tạp mà người phát tin muốn bày tỏ. Giai đoạn truyền tin (transmission): có thể diễn ra trực tiếp mặt đối mặt, nhưng cũng có thể thông qua một phương tiện kỹ thuật trung gian hay một kênh truyền thông nào đó hay là một người thứ ba mà người truyền tin nhờ nhắn lại cho người nhận tin. Khi thông tin được chuyển qua một kênh trung gian thì rất có khả năng sẽ bị nhiễu bởi các loại tiếng ồn (noise) khác nhau như máy bị ồn, tiếng động ồn ào xung quanh... và do đó, nội dung thông điệp có thể bị sai lạc hoặc bị mất đi một phần nào đó. Còn trong trường hợp truyền thông tin qua người thứ ba nhờ nhắn lại thì rất có thể “bộ lọc” chủ quan của người này cũng làm biến dạng đi ít nhiều nội dung của thông điệp. Giai đoạn nhận tin (reception) thường mang tính chất cục bộ, chọn lọc và lý giải. Có thao tác đầu tiên là “thu nhận tin”. Việc ghi nhận có thể không được đầy đủ, một phần do tác động của các loại “tiếng ồn”, nhưng cũng có thể một phần do người nhận tin không nắm được đầy đủ trọn vẹn thông điệp. Người tiếp nhận thông điệp thường chọn lọc nội dung thông điệp theo những tiêu chuẩn như những vấn đề mà họ đang quan tâm, nội dung phù hợp với suy nghĩ, những điều mà họ cho là quan trọng, hoặc hấp dẫn... gọi là tri giác có chọn lọc. Thao tác thứ hai là “giải mã” sẽ xảy ra khi người tiếp nhận hiểu sai mã hoặc khi mã số cần thiết phải được dịch ra để cho người nhận có thể hiểu được. Mỗi ngôn ngữ bao gồm những từ, thuật ngữ hoặc thành ngữ mang những biểu tượng đặc thù. Vì thế, nếu người nhận tin không nắm được đầy đủ chìa khóa của “hệ thống mã” này, không hiểu hết ý nghĩa của các từ ngữ được sử dụng trong thông điệp thì rất có thể sẽ tiếp thu không đúng, “giải mã” không đúng nội dung thông điệp. Thao tác thứ ba là “giải thích thông điệp” để hiểu được ý nghĩa của nó qua cái khung quy chiếu của người nhận tin. Cái khung này chủ yếu được quy định bởi nguồn gốc xã hội, tuổi tác, quá trình giáo dục, kinh nghiệm sống và trình độ học vấn (gọi là hành trang văn hóa) của người nhận tin. Cái khung này có hai trục, trục nhận thức và trục cảm xúc. Vốn kiến thức cũng như vốn sống sẽ cung cấp những yếu tố cần thiết để giải thích thông điệp, chính là trục nhận thức. Hành trang tâm lý, tâm trạng, tính khí lúc nhận thông điệp là những yếu tố có thể ảnh hưởng tới cách giải thích nội dung thông điệp, chính là trục cảm xúc. Giai đoạn phản hồi (feedback). Thông điệp do người phát tin chuyển đi thường gây ra một kết quả là làm cho người nhận tin có một phản ứng nào đó trở lại người phát tin. Lúc này, người nhận tin cũng trở thành người phát tin. Quá trình truyền thông là một quá trình trao đổi thông tin giữa hai nguồn thông tin. Truyền thông không thể được quan niệm như một quá trình tuyến tính, một chiều, xảy ra một lần là xong, mà phải được xem xét như một chu kỳ (cycle), trong đó có nhiều thông điệp được trao đổi qua lại với nhau giữa các nguồn thông tin. Nói cách khác, quá trình truyền thông luôn diễn ra trong bối cảnh của các mối quan hệ tương tác giữa các cá nhân [110, tr.15-20]. Mối quan hệ giữa nhà truyền thông và công chúng là mối quan hệ biện chứng, nhà truyền thông cần đặt mình vào vị trí của công chúng khi tiến hành các thao tác của quá trình truyền thông. Công chúng phản hồi trở lại với nhà truyền thông, vai trò của công chúng được nhấn mạnh, trở thành yếu tố quyết định trong hoạt động TTĐC. Mô hình này giúp chúng ta hiểu rằng, vai trò của nhà truyền thông rất quan trọng, nếu nhận thức, thái độ của họ về quyền trẻ em không đúng đắn, đầy đủ thì nội dung thông điệp truyền đi cũng không chính xác, chưa kể có thể bị sai lệch do hiện tượng “nhiễu”. Khi công chúng được truyền đạt lại qua thủ lĩnh ý kiến có thể thông điệp đã bị sai lạc qua bộ lọc chủ quan của người này. Nội dung thông điệp nhiều khi được công chúng đón nhận không đúng như ý của nhà truyền thông, nếu nội dung đó xa lạ với phông văn hóa, kiến thức, kinh nghiệm hay khác xa với đời sống, tâm lý và đặc điểm xã hội của công chúng. Công chúng không nắm được đầy đủ trọn vẹn thông điệp cũng ảnh hưởng đến hiệu quả truyền thông về quyền trẻ em. Việc ghi nhận nội dung thông điệp hoàn toàn phụ thuộc vào sự chọn lọc theo các đặc điểm nhân khẩu xã hội, phông văn hóa, vốn kiến thức và vốn tâm lý của họ. Cho nên, công chúng khác nhau sẽ tiếp nhận nội dung thông điệp với hiệu quả khác nhau. Công chúng có những phản hồi trở lại với nhà truyền thông và trở thành người phát tin đến nhà truyền thông. 2.1.2.2. Tiếp cận thuyết kiến tạo xã hội của Peter L.Berger Thuyết kiến tạo xã hội được phát triển từ khoảng những năm 60 của thế kỷ XX. Mục tiêu chính của thuyết là khám phá các phương pháp mà cá nhân hay nhóm tham gia vào quá trình kiến tạo thực tế xã hội mà họ nhận thức được. Việc này bao gồm quá trình nghiên cứu những cách mà các hiện tượng xã hội được hình thành, thể chế hóa, biết đến và được con người đưa thành truyền thống. Trong cuốn sách “Invitation to sociology, a humanistic perspective” (1963), Peter L. Berger cho rằng, lâu nay người ta thường có một quan niệm sai lạc coi cá nhân và xã hội như hai thực thể biệt lập và đối diện nhau, xã hội được nhìn như một thực tại bên ngoài cá nhân và có sức mạnh áp đặt và cưỡng chế lên trên cá nhân. Berger nhấn mạnh, nếu không thay đổi quan niệm này thì chúng ta không thể hiểu được tại sao mỗi cá nhân chúng ta lại dễ dàng chấp nhận vác “cái ách của xã hội” (the yoke of society) [dẫn theo 114]. Theo Berger, sở dĩ chúng ta chấp nhận vác cái ách này là vì chính “chúng ta muốn tuân thủ các luật lệ”, và sở dĩ chúng ta muốn tuân thủ các luật lệ không phải vì sức mạnh của xã hội đã trở nên yếu ớt hơn, mà ngược lại, chính vì sức mạnh của xã hội đối với mỗi cá nhân chúng ta trở nên mạnh hơn là chúng ta tưởng. “Xã hội không chỉ định đoạt cái mà chúng ta làm mà cả cái mà chúng ta là” [dẫn theo 114]. Trong quá trình xã hội hóa, xã hội có những hình thức chế tài khác nhau (nghĩa là cả khen thưởng lẫn trừng phạt) để buộc từng cá nhân phải tuân thủ theo quá trình này. Quá trình xã hội hóa có đặc điểm là làm cho các cá nhân dần dần tự giác và tự nguyện tuân thủ các lề luật, quy tắc của xã hội. Họ thường “nội tâm hóa” tốt đến mức coi các lề luật và quy tắc đó như của chính mình mà mình phải bảo vệ và đấu tranh với người khác để hệ thống chuẩn mực này được tôn trọng.  Các cấu trúc xã hội tác động đến chúng ta thông qua các thể chế, tức là những khuôn mẫu hành vi buộc chúng ta phải tuân theo. “Một thể chế là một cơ quan điều tiết, nó xây đường định hướng cho hành động của con người giống hệt như các bản năng vẫn xây đường định hướng cho hành vi động vật. Nói cách khác, thể chế cung cấp những thể thức thủ tục để qua đó đưa hành vi con người vào khuôn khổ, thành mẫu hình và buộc phải đi theo những lối mòn mà xã hội mong muốn. Và thủ thuật này được thực thi bằng việc làm cho những lối mòn này xuất hiện trước cá nhân như là cách thức khả dĩ duy nhất [dẫn theo 11]. Berger cho rằng, chính con người kiến tạo nên thế giới của mình, nhưng đó hoàn toàn không phải là chuyện của cá nhân, mà là một công trình kiến tạo của cả một tập thể, một cộng đồng xã hội. Cái nhìn về “thực tại xã hội” của mỗi người chúng ta không phải là cái nhìn chủ quan của từng cá nhân, mà đó là một cái nhìn mang tính xã hội, tức là một cái nhìn mà chúng ta đã học được, tiếp thu được từ xã hội [dẫn theo 114]. Peter L. Berger và Thomas Luckmann trong cuốn sách “The social construction of reality, a treatise in the sociology of knowledge” [202] cho rằng, tất cả mọi kiến thức đều được sinh ra và được duy trì bởi sự tương tác xã hội. Khi con người tương tác với nhau, họ tương tác với hiểu biết rằng nhận thức tương ứng của họ về thực tiễn có liên quan với nhau và khi đó họ hành động dựa trên hiểu biết này thì tri thức thực tế được củng cố thêm. Do tri thức theo lẽ thường được con người quy định, nên những trường hợp điển hình, tình trạng biểu thị và thể chế sẽ được trình bày như một phần của một thực tế chủ quan, nhất là đối với những thế hệ tương lai, những người không có liên quan đến quá trình quy định ban đầu. Xuất phát từ sự thôi thúc muốn được chấp nhận trong nhóm, con người ta thu hẹp sự lựa chọn của mình cho khớp với nhận thức chung của những người cùng nhóm, và qua đó hạn chế tự do của mình lại. Và con người được dạy dỗ để chấp nhận, họ chấp nhận sự câu thúc của xã hội. “Xã hội thâm nhập vào bên trong chúng ta ngang với mức xã hội bao bọc bên ngoài chúng ta. Việc chúng ta bị sự câu thúc của xã hội được xác lập bằng sự chinh phục cũng như sự thông đồng ở mức độ ngang nhau. Dĩ nhiên đôi khi chúng ta bị xô đẩy phải phục tùng. Nhưng thường xuyên hơn nhiều thì chúng ta bị sập bẫy do chính bản chất xã hội của chúng ta. Những bức tường nhà giam của chúng ta đã sẵn có ở đó trước khi chúng ta xuất hiện trên sân khấu, nhưng chúng cũng được chính bản thân ta xây dựng lại. Chúng ta bị phản bội đến nỗi sa vào trạng thái giam cầm với sự hợp tác của chính chúng ta” [dẫn theo 11]. Tuy nhiên, con người không phải hoàn toàn bị câu thúc bởi xã hội, mà chúng ta có sự chủ động, tích cực nhất định. “Thật đúng khi nói xã hội là một thực tế khách quan, cưỡng bức và thậm chí tạo ra chúng ta. Nhưng cũng đúng khi nói rằng những hành động có chủ đích của chính chúng ta đã giúp hỗ trợ tòa nhà của xã hội và nếu có dịp thậm chí còn giúp thay đổi nó Các hệ thống kiểm soát thường xuyên cần sự thừa nhận và tái thừa nhận của những người mà chính chúng định kiểm soát. Có thể rũ bỏ sự thừa nhận đó theo nhiều cách”, đó là chuyển hóa, thoát ly, thao túng [dẫn theo 11]. Tiếp cận thuyết kiến tạo xã hội của Berger có thể hiểu, TTĐC là một trong những thiết chế xã hội quan trọng góp phần kiến tạo nên những kịch bản, khuôn mẫu thực hiện quyền trẻ em theo CRC, theo chủ trương, chính sách, pháp luật mà xã hội phải thực hiện. Tất nhiên, những khuôn mẫu, kịch bản thực hiện quyền trẻ em được TTĐC xây dựng dựa trên ý muốn của cơ quan chủ quản, cơ quan định hướng. Mỗi cá nhân tiếp nhận những tri thức, mẫu hình thực hiện quyền trẻ em một cách vô tình hay có chủ đích từ TTĐC. Nếu nhà truyền thông có nhận thức, thái độ tốt, kiến tạo được những khuôn mẫu tích cực, đúng đắn, thì công chúng sẽ có cơ hội để lĩnh hội được những khuôn mẫu, mô hình đúng đắn để thực hiện tốt quyền trẻ em trong thực tiễn; và ngược lại. Song, công chúng cũng tự kiến tạo nên thế giới và quan niệm của họ với những gì rất riêng, do sự khác biệt về trình độ học vấn, thế giới quan, kinh nghiệm sống, phong tục tập quán, phông văn hóa, quan hệ xã hội Nhưng nhiều khi những yếu tố này cũng gây cản trở cho hoạt động TTĐC để thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi thực hiện quyền trẻ em. Những tri thức, kinh nghiệm, khuôn mẫu hành vi thực hiện quyền trẻ em mà công chúng có được từ TTĐC tiếp tục được duy trì, củng cố bởi sự tương tác xã hội. Việc thực hiện quyền trẻ em và truyền thông về quyền trẻ em đều bị chi phối bởi các yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, tôn giáo của bối cảnh xã hội cụ thể, đáng chú ý là văn hóa và phong tục tập quán (sự va chạm văn hóa và pháp lý [10], [23]). 2.1.2.3. Tiếp cận lý thuyết trung gian về vai trò - tập hợp của R.Merton Các ý tưởng về lý thuyết trung gian được Robert Merton (1910 - 2003) nêu ra năm 1947 và được ông áp dụng để đưa ra lý thuyết về tập hợp vai trò (role-set) hay vai trò - tập hợp (dẫn theo Lê Ngọc Hùng, trong [57]) trong bài viết đăng trên tạp chí The British Journal of Sociology năm 1957. Lý thuyết này ra đời khi thuyết hành vi về vị thế - vai trò do Linton đề xuất đã trở nên phổ biến trong xã hội học. Khác với Linton, Merton cho rằng mỗi một vị thế đòi hỏi không chỉ một vai trò mà hàng loạt vai trò, gọi là tập hợp vai trò hay vai trò - tập hợp (role-set). Merton phân biệt vai trò - tập hợp với các vai trò đa dạng: một loạt các vai trò của các vị thế xã hội khác nhau là các vai trò đa dạng, ví dụ, một người nắm giữ các vị thế như bác sỹ, giáo sư, người cha, đảng viên sẽ thực hiện các vai trò đa dạng tương ứng với từng vị thế. Trong khi đó, tập hợp vai trò là tập hợp các vai trò gắn với một vị thế xã hội nhất định chứ không phải với nhiều vị thế xã hội. Điều quan trọng là Merton đã phân tích không phải một vai trò đơn lẻ mà một vai trò - tập hợp để làm rõ vai trò của vai trò qua đó chỉ ra các chức năng của lý thuyết trung gian trong khoa học xã hội [dẫn theo 57]. Lý thuyết này cho chúng ta biết rằng, với vị thế của mình, nhà truyền thông không phải chỉ có một vai trò truyền thông về quyền trẻ em, mà còn có vai trò truyền thông về kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, quốc phòng, an ninh. Trong quá trình thực hiện vị thế là nhà truyền thông về quyền trẻ em, họ lại có nhiều vai trò phải thực hiện. Họ có tập hợp vai trò thể hiện trong mối gắn kết nhà truyền thông với công chúng, với cơ quan chủ quản, các cán bộ nhân viên trong cơ quan, với cơ quan truyền thông khác và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác. Theo đó, nhà truyền thông sẽ có thể gặp phải sự khủng hoảng, căng thẳng và xung đột vai trò. 2.1.2.4. Tiếp cận vai trò của truyền thông đại chúng trong thực hiện quyền trẻ em dựa trên quyền trẻ em Trẻ em là một thực thể con người, là thành viên của xã hội, có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của xã hội, tương lai của dân tộc và nhân loại. Trẻ em là công dân của một quốc gia, là những công dân còn non nớt về thể chất, chưa trưởng thành về tinh thần và trí tuệ. Cho nên, quyền trẻ em cần được quan tâm hơn so với việc đảm bảo thực hiện quyền của người lớn và cũng có những điểm khác với quyền của người lớn. Những công dân đặc biệt này không thể tự thực hiện và bảo vệ các quyền của mình, mà chủ yếu phụ thuộc vào Nhà nước, gia đình, nhà trường và cộng đồng xã hội. CRC có hiệu lực quốc tế từ ngày 02-9-1990, có 54 điều khoản và khoảng 6.000 từ với 15 quyền, được nhóm lại thành bốn nhóm quyền: nhóm quyền được sống; nhóm quyền được phát triển; nhóm quyền được bảo vệ; nhóm quyền được tham gia, phát biểu đối với các vấn đề có liên quan. Theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, trẻ em Việt Nam có 10 quyền cơ bản, là kết quả nhóm họp của 15 quyền từ CRC và căn cứ tình hình thực tiễn Việt Nam. Bảng 2.1. Các quyền của trẻ em Theo CRC Theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục Việt Nam năm 2004 1. Được sống và phát triển 1. Được khai sinh và có quốc tịch 2. Được có họ tên và quốc tịch 2. Được chăm sóc, nuôi dưỡng 3. Được giữ gìn bản sắc 3. Được sống chung với cha mẹ 4. Được sống với cha mẹ 4. Được bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm và danh dự 5. Được đoàn tụ gia đình 5. Được chăm sóc sức khoẻ 6. Được tự do biểu đạt 6. Được học tập 7. Được giáo dục 7. Được vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, du lịch 8. Được hưởng an toàn xã hội 8. Được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia hoạt động xã hội 9. Được bảo vệ đời tư 9. Được có tài sản 10. Được nghỉ ngơi, giải trí, vui chơi, sinh hoạt văn hóa 10. Đ...Có, đọc sơ qua Câu 22. Ông (bà) có hay làm những tác phẩm về mảng đề tài trẻ em không? 1. Luôn ưu tiên cho mảng đề tài trẻ em 2. Làm phóng sự, đưa tin về trẻ em khi có yêu cầu của đơn vị 3. Làm phóng sự, đưa tin về trẻ em khi có dữ liệu, thông tin thực tiễn 4. Không quan tâm đến mảng đề tài trẻ em Câu 23. Trong các bài viết của ông (bà), trẻ em có được bộc lộ quan điểm của mình không? 1. Có 2. Không 3. Có, nhưng không rõ Câu 24. Cách ông (bà) thể hiện tác phẩm có trân trọng trẻ em, bảo vệ quyền trẻ em, đặt lợi ích của trẻ em lên trên hết hay không? 1. Có 2. Điều này không được để ý 3. Không Câu 25. Thái độ của ông (bà) đối với trẻ em khi làm những tác phẩm về trẻ em, nhất là với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn? 1. Trân trọng 2. Cảm thông, chia sẻ 3. Trung lập 4. Thương hại 5. Coi thường, quy kết cho trẻ em những điều không tốt Câu 26. Khi phỏng vấn trẻ em, ông (bà) có xin phép trẻ em không? 1. Có 2. Không 3. Lúc có lúc không Câu 27. Khi phỏng vấn trẻ em, ông (bà) có đảm bảo cho trẻ em thấy thoải mái, không bị cưỡng ép không? 1. Có 2. Không 3. Lúc có lúc không Câu 28. Ông (bà) có giải thích ý định của người phỏng vấn? 1. Có 2. Không 3. Lúc có lúc không Câu 29. Ông (bà) có được trẻ em đồng ý đưa tên và hình ảnh lên TTĐC? 1. Có 2. Không 3. Không hỏi trẻ em, tự mình quyết định Câu 30. Sự xuất hiện của trẻ em trong tác phẩm của ông (bà) có phải chỉ để minh họa cho lời nói của người lớn? 1. Đúng 2. Không đúng 3. Lúc đúng lúc không Câu 31. Ông (bà) có mớm lời cho trẻ em? 1. Có 2. Không 3. Lúc có lúc không Câu 32. Ông (bà) có bao giờ ép trẻ em để lấy thông tin? 1. Có 2. Không 3. Lúc có lúc không Câu 33. Ông (bà) có thái độ như thế nào khi trẻ em nói dối? 1. Tức giận, la mắng trẻ em 2. Giải thích cho trẻ em cần nói thật 3. Tìm cách để trẻ em chịu hợp tác 4. Đi tìm trẻ em khác để lấy thông tin Câu 34. Khi viết/nói về trẻ em khuyết tật, ông (bà) có dùng các từ thay thế để không mô tả sự khuyết tật một cách tiêu cực không (ví dụ khiếm thính, khiếm thị)? 1. Có 2. Không 3. Lúc có lúc không Câu 35. Khi viết/nói về đề tài trẻ em, ông (bà) có lấy ý kiến của người lớn, nhà quản lý, chuyên gia không? 1. Có 2. Không 3. Lúc có lúc không Câu 36. Ông (bà) có đặt lợi ích của trẻ em lên trước hết, trên hết không? 1. Có 2. Không 3. Lúc có lúc không Câu 37. Khi đưa tin về sự phản đối, tác động tiêu cực đến trẻ em, ông (bà) có tính đến sự nguy hiểm cho trẻ em không? 1. Có 2. Không 3. Lúc có lúc không Câu 38. Trong tác phẩm của ông (bà), trẻ em có được nêu tên khi phát biểu (trừ thông tin về trẻ em bị xâm hại, phạm tội)? 1. Có 2. Không 3. Lúc có lúc không Câu 39. Khi viết (đưa tin, làm chương trình) về vấn đề ly hôn, gia đình tan vỡ, xâm hại tình dục, tội phạm, ông (bà) có tính đến hậu quả của bài viết đối với trẻ em? 1. Có 2. Không 3. Lúc có lúc không Câu 40. Ông (bà) thường gặp những thuận lợi và khó khăn gì khi tác nghiệp về đề tài trẻ em? Thuận lợi: ................................................................................................................... Khó khăn: ................................................................................................................... Câu 41. Trong vòng hai năm qua, ông (bà) đã được đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng làm chương trình truyền thông về trẻ em mấy lần ? ......... lần. Câu 42. Theo ông (bà), cần phải giải quyết vấn đề gì để các phương tiện TTĐC làm tốt công tác truyền thông về quyền trẻ em? ...................................................................................................................... Câu 43. Ông (bà) có biết rõ nội dung về quyền trẻ em không? 1. Biết rất rõ 2. Biết sơ qua 3. Không biết gì Câu 44. Ông (bà) quan niệm thế nào về quyền trẻ em? 1. Quyền trẻ em là một bộ phận của quyền con người 2. Quyền trẻ em là những gì các em được hưởng để có điều kiện phát triển toàn diện 3. Trẻ em là chủ thể của quyền và có những nghĩa vụ kèm theo 4. Quyền trẻ em là những quy định mà Nhà nước, cộng đồng xã hội, gia đình có bổn phận, nghĩa vụ phải thực hiện, bảo vệ Câu 45. Ông bà có thái độ như thế nào với việc thực hiện quyền trẻ em? 1. Ủng hộ 2. Không ủng hộ Câu 46. Theo ông (bà), các quyền nào sau đây thuộc quyền trẻ em trong CRC? 1. Được sống và phát triển 2. Được có họ tên và quốc tịch 3. Được giữ gìn bản sắc 4. Được sống với cha mẹ 5. Được đoàn tụ gia đình 6. Được tự do biểu đạt 7. Được giáo dục 8. Được hưởng an toàn xã hội 9. Được bảo vệ đời tư 10. Được nghỉ ngơi, giải trí, vui chơi, sinh hoạt văn hóa 11. Được bảo vệ khỏi bị bóc lột kinh tế và các công việc nguy hiểm, độc hại 12. Được phục hồi về thể chất, tâm lý và tái hoà nhập cộng đồng 13. Được tự do kết giao và hội họp hoà bình 14. Được chăm sóc sức khoẻ và hưởng các dịch vụ chữa bệnh, phục hồi sức khoẻ 15. Được tiếp xúc thông tin nhiều nguồn Câu 47. Theo ông (bà), các quyền nào sau đây thuộc quyền trẻ em trong Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của Việt Nam? 1. Được khai sinh và có quốc tịch 2. Được chăm sóc, nuôi dưỡng 3. Được sống chung với cha mẹ 4. Được bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm và danh dự 5. Được chăm sóc sức khoẻ 6. Được học tập 7. Được vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, du lịch 8. Được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia hoạt động xã hội 9. Được có tài sản 10. Được phát triển năng khiếu Câu 48. Ông (bà) đồng ý với quan niệm nào về trẻ em sau đây? 1. Trẻ em là người đang trưởng thành, chưa phát triển đầy đủ về thể chất lẫn tinh thần 2. Trẻ em cần được bảo vệ đặc biệt 3. Trẻ em là đối tượng phụ thuộc trong gia đình 4. Trẻ em là nguồn lực của gia đình và xã hội trong tương lai 5. Trẻ em là tài sản riêng của gia đình./. PHỤ LỤC 5 PHIẾU XIN Ý KIẾN (Công chúng trẻ em) Câu 1. Em có thường xuyên xem các chương trình trẻ em trên Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước không? 1. Thường xuyên theo dõi 2. Thỉnh thoảng 3. Rất ít khi 4. Không theo dõi Câu 2. Mỗi ngày em thường dành khoảng bao nhiêu thời gian để xem các chương trình trẻ em trên Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước? ...........Phút/ngày. Câu 3. Ngoài các chương trình trẻ em trên Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước, em có đọc báo, xem chương trình ti vi nào khác? .................................. Câu 4. Trên Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước, em thường xem chuyên mục nào của trẻ em? 1. Vì trẻ em 2. Dân số - phát triển 3. Bông hoa nhỏ 4. Vườn hoa âm nhạc tuổi thơ 5. Phim hoạt hình 6. Nhịp điệu tuổi teen 7. Chuyện của bé 8. Chia sẻ nỗi đau 9. Khát vọng sống 10. Con đã lớn khôn 11. Tạp chí thiếu nhi 12. Chuyên mục khác Câu 5. Em có quan tâm đến các bài viết về đề tài thực hiện quyền của trẻ em không? 1. Có 2. Không Câu 6. Em có quan tâm đến các bài viết về đề tài giáo dục thực hiện nghĩa vụ của trẻ em không? 1. Có 2. Không Câu 7. Các bài viết về trẻ em trên Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước, chủ đề nào thu hút sự quan tâm của em nhiều nhất? 1. Được khai sinh và có quốc tịch 2. Được chăm sóc, nuôi dưỡng 3. Được sống chung với cha mẹ 4. Được bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm và danh dự 5. Được chăm sóc sức khoẻ 6. Được học tập 7. Được vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, du lịch 8. Được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia hoạt động xã hội 9. Được có tài sản 10. Được phát triển năng khiếu Câu 8. Trên Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước, em thấy trẻ em có được bộc lộ quan điểm của mình không? 1. Có 2. Rất ít khi 3. Không 4. Có, nhưng không rõ Câu 9. Đối với Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước, văn phong của tác phẩm về đề tài trẻ em như thế nào? 1. Trung lập 2. Lạnh lùng, quy chụp, quy kết một cách tàn nhẫn 3. Trân trọng và luôn bảo vệ trẻ em Câu 10. Đánh giá chung về nội dung của bài viết về đề tài trẻ em trên Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước? 1. Phản ánh trung thực cuộc sống trẻ em 2. Bảo vệ, tôn trọng quyền trẻ em 3. Đặt lợi ích của trẻ em lên trên hết, trước hết 4. Nói được tiếng nói của trẻ em 5. Làm tổn thương trẻ em Câu 11. Em đánh giá như thế nào về hình thức trình bày của các bài viết về đề tài trẻ em trên Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước? 1. Phù hợp, dễ theo dõi 2. Bình thường 3. Không phù hợp, khó theo dõi Câu 12. Mức độ hài lòng với thông tin em có được về đề tài trẻ em từ Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước? 1. Mở rộng hiểu biết về quyền và nghĩa vụ của trẻ em 2. Biết được một số thông tin cơ bản về quyền và nghĩa vụ của trẻ em 3. Biết được ít thông tin cơ bản về quyền và nghĩa vụ của trẻ em 4. Không biết được thông tin gì Câu 13. Theo em, các bài viết có đặt lợi ích của trẻ em lên trên hết không? 1. Có 2. Không Câu 14. Hình ảnh trẻ em trên Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước như thế nào? 1. Bị tai nạn thương tích 2. Bị bạo lực 3. Nghèo khổ, bất hạnh 4. Nạn nhân của tội ác 5. Xấu xí 6. Bị xâm hại 7. Xinh đẹp 8. Sống trong hạnh phúc 9. Nạn nhân của bạo hành gia đình 10. Ốm yếu, bệnh tật 11. Thụ động, kém cỏi 12. Khỏe mạnh, vui vẻ 13. Hình ảnh trẻ em chỉ để trang trí, minh họa cho lời nói của người lớn Câu 15. Thái độ của tác giả bài viết đối với nhân vật trẻ em trong tác phẩm? 1. Trân trọng 2. Cảm thông, chia sẻ 3. Trung lập 4. Coi thường, quy kết cho trẻ em những điều không tốt Câu 16. Bài viết có nêu rõ các quyền của trẻ em có liên quan đến vấn đề được phản ánh trong bài viết? 1. Có 2. Không Câu 17. Theo em mức độ quan trọng của các yêu cầu sau đây đối với việc truyền thông về đề tài bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em? Rất quan trọng Bình thường Không quan trọng 1. Bài viết giản dị, dễ hiểu 2. Thông tin cập nhật 3. Thông tin chính xác, khoa học 4. Hình ảnh, màu sắc trình bày đẹp 5. Phát hành kịp thời 6. Trẻ em được tham gia 7. Tuyệt đối không khiêu dâm 8. Tuyệt đối không bạo lực Câu 18. Em áp dụng những vấn đề đã xem trên Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước về quyền trẻ em vào cuộc sống hàng ngày như thế nào? 1. Áp dụng được nhiều 2. Áp dụng được ít 3. Không áp dụng được Câu 19. Em thường trao đổi, bàn luận những thông tin mình có được từ Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước về quyền trẻ em với những ai? 1. Bố mẹ, ông bà và người thân trong gia đình 2. Bạn bè 3. Hàng xóm 4. Người họ hàng Câu 20. Em có bao giờ trao đổi thông tin gì với Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước không? 1. Gửi tin, bài, hình ảnh 2. Gửi thư hỏi - đáp 3. Gửi thư góp ý 4. Chưa bao giờ trao đổi thông tin Câu 21. Em có bao giờ được các cô chú phóng viên phỏng vấn không? 1. Đã được phỏng vấn 2. Chưa được phỏng vấn Câu 22. Em có muốn được tham gia câu lạc bộ phóng viên nhỏ không? 1. Có 2. Không Vì sao?....................................................................................................................... Câu 23. Em gửi thư góp ý với các cơ quan nào để phản ánh tin, bài liên quan đến trẻ em? 1. Báo Bình Phước 2. Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước 3. Tạp chí Khoa học thời đại 4. Đài truyền thanh huyện/thị xã 5. Báo Thiếu niên tiền phong 6. Các cơ quan báo chí khác 7. Chưa bao giờ gửi thư góp ý Câu 24. Theo em, các quyền nào là quyền trẻ em trong CRC? 1. Được sống và phát triển 2. Được có họ tên và quốc tịch 3. Được giữ gìn bản sắc 4. Được sống với cha mẹ 5. Được đoàn tụ gia đình 6. Được tự do biểu đạt 7. Được giáo dục 8. Được hưởng an toàn xã hội 9. Được bảo vệ đời tư 10. Được nghỉ ngơi, giải trí, vui chơi, sinh hoạt văn hóa 11. Được bảo vệ khỏi bị bóc lột kinh tế và các công việc nguy hiểm, độc hại 12. Được phục hồi thể chất, tâm lý, tái hoà nhập cộng đồng 13. Được tự do kết giao và hội họp hoà bình 14. Được chăm sóc sức khoẻ và hưởng các dịch vụ chữa bệnh, phục hồi sức khoẻ 15. Được tiếp xúc thông tin nhiều nguồn Câu 25. Theo em, các quyền nào là quyền trẻ em trong Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam? 1. Được khai sinh và có quốc tịch 2. Được chăm sóc, nuôi dưỡng 3. Được sống chung với cha mẹ 4. Được bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm và danh dự 5. Được chăm sóc sức khoẻ 6. Được học tập 7. Được vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, du lịch 8. Được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia hoạt động xã hội 9. Được có tài sản, thừa kế 10. Được phát triển năng khiếu Câu 26. Theo em, thực hiện quyền trẻ em là trách nhiệm của ai? 1. Gia đình 2. Nhà nước 3. Nhà trường 4. Cộng đồng xã hội 5. Bản thân trẻ em Câu 27. Theo em, trẻ em có các bổn phận nào sau đây? 1. Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, kính trọng thầy cô giáo. 2. Lễ phép với người lớn, thương yêu em nhỏ, đoàn kết với bạn bè. 3. Giúp đỡ người già yếu, người khuyết tật, người gặp hoàn cảnh khó khăn. 4. Chăm chỉ học tập. 5. Giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể. 6. Thực hiện trật tự công cộng, an toàn giao thông 7. Giữ gìn của công, tôn trọng tài sản của người khác. 8. Bảo vệ môi trường. 9. Yêu lao động, giúp đỡ gia đình làm những việc vừa sức mình. 10. Tôn trọng pháp luật, giữ gìn văn hóa dân tộc. 11. Yêu quê hương, đất nước, đồng bào. Câu 28. Em được biết về quyền trẻ em từ nguồn thông tin nào? 1. Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước 2. Báo Bình Phước in 3. Truyền thanh cấp huyện 4. Cha mẹ, ông bà, người thân 5. Báo Thiếu niên tiền phong 6. Báo Bình Phước điện tử 7. Đài truyền thanh xã, thị trấn 8. Thầy cô giáo 9. Bạn bè 10. Nguồn thông tin khác. Xin các em vui lòng cho biết những thông tin cá nhân của mình: 1. Tuổi: 2. Giới tính: 1. Nam 2. Nữ 3. Đang học lớp 4. Gia đình ở đâu?.......................................... 5. Dân tộc: 1. Kinh 2. Dân tộc thiểu số 6. Hoàn cảnh kinh tế gia đình: 1. Giàu 2. Khá 3. Trung bình 4. Nghèo 7. Gia đình em có các phương tiện sinh hoạt văn hóa tinh thần nào sau đây? 1. Ti vi 2. Đài, cát sét 3. Internet 4. Báo chí 8. Em có thời gian rỗi không? 1. Có nhiều thời gian rỗi 2. Có rất ít thời gian rỗi 3. Không có thời gian rỗi./. PHỤ LỤC 6 KẾT QUẢ PHIẾU XIN Ý KIẾN (Công chúng người lớn) I. NHỮNG THÔNG TIN CHUNG 1. Tuổi: 2. Giới tính: 1. Nam 2. Nữ 3. Nơi ở hiện nay của ông (bà): . 4. Trình độ học vấn cao nhất: 1. Chưa hết tiểu học 2. Hết tiểu học 3. Cấp 2 4. Cấp 3 5. Trung cấp 6. Cao đẳng 7. Đại học 8. Trên đại học 5. Nghề nghiệp của bản thân: 1. Cán bộ công chức 2. Nông dân 3. Công nhân 4. Giáo viên 5. Nội trợ 6. Cán bộ hưu trí 7. Buôn bán, doanh nghiệp 8. Làm thuê 6. Dân tộc: 1. Kinh 2. Dân tộc thiểu số 7. Tình trạng hôn nhân: 1. Đã lập gia đình 2. Chưa lập gia đình 3. Đã ly thân 4. Đã ly hôn 8. Hoàn cảnh kinh tế gia đình: 1. Giàu 2. Khá 3. Trung bình 4. Nghèo 9. Ông/bà có mấy người con? .. con. 10. Gia đình ông/bà có các phương tiện sinh hoạt văn hóa tinh thần nào sau đây? 1. Ti vi 2. Radio 3. Internet 4. Báo chí 11. Ông (bà) có thời gian rỗi không? 1. Có nhiều thời gian rỗi 2. Có rất ít thời gian rỗi 3. Không có thời gian rỗi Câu 1. Ông (bà) có thường xuyên theo dõi các phương tiện TTĐC sau đây? Thường xuyên theo dõi Thỉnh thoảng theo dõi Ít khi theo dõi Không theo dõi 1. Báo Bình Phước in 2. Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước 3. Báo Bình Phước điện tử 4. Đài Truyền thanh - truyền hình huyện/thị Câu 2. Mỗi ngày ông (bà) thường dành khoảng bao nhiêu thời gian để theo dõi các phương tiện TTĐC? Thời gian theo dõi trung bình (phút) 1. Báo Bình Phước in 2. Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước 3. Báo Bình Phước điện tử 4. Truyền thanh cấp huyện Câu 3. Ông (bà) có thường xuyên theo dõi các sản phẩm truyền thông về trẻ em trên các phương tiện TTĐC không? Thường xuyên theo dõi Thỉnh thoảng theo dõi Ít khi theo dõi Không theo dõi 1. Báo Bình Phước in 2. Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước 3. Báo Bình Phước điện tử 4. Truyền thanh cấp huyện Câu 4. Ông (bà) đánh giá như thế nào về hình thức trình bày của các sản phẩm truyền thông về đề tài trẻ em? Phù hợp, dễ theo dõi Bình thường Không phù hợp, khó theo dõi 1. Báo Bình Phước in 2. Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước 3. Báo Bình Phước điện tử 4. Truyền thanh cấp huyện Câu 5. Mức độ hài lòng của ông (bà) với những thông tin mình thu được về đề tài trẻ em? Đáp ứng tốt nhu cầu thông tin của bản thân Cơ bản đáp ứng được nhu cầu thông tin của bản thân Chưa đáp ứng được nhu cầu thông tin của bản thân 1. Báo Bình Phước in 2. Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước 3. Báo Bình Phước điện tử 4. Truyền thanh cấp huyện Câu 6. Đánh giá chung của ông (bà) đối với ngôn ngữ của sản phẩm truyền thông về đề tài trẻ em trên các phương tiện TTĐC? Giản dị, dễ hiểu Khó hiểu 1. Báo Bình Phước in 2. Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước 3. Báo Bình Phước điện tử 4. Truyền thanh cấp huyện Câu 7. Ông (bà) đã áp dụng những thông tin về quyền trẻ em đã theo dõi trên các phương tiện thông tin đại chúng vào cuộc sống gia đình như thế nào? Ứng dụng được nhiều Ứng dụng được ít Không ứng dụng được 1. Báo Bình Phước in 2. Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước 3. Báo Bình Phước điện tử 4. Truyền thanh cấp huyện Câu 8. Bài viết trên TTĐC có đặt lợi ích của trẻ em lên trên hết không? Có Không 1. Báo Bình Phước in 2. Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước 3. Báo Bình Phước điện tử 4. Truyền thanh cấp huyện Câu 9. Ông (bà) cho biết mức độ quan trọng của các yêu cầu sau đây đối với việc truyền thông về đề tài trẻ em? Rất quan trọng Bình thường Không quan trọng 1. Bài viết giản dị, dễ hiểu 2. Thông tin cập nhật 3. Thông tin chính xác, khoa học 4. Hình ảnh, màu sắc trình bày đẹp 5. Phát hành kịp thời 6. Trẻ em được tham gia 7. Tuyệt đối không khiêu dâm 8. Tuyệt đối không bạo lực Câu 10. Theo ông (bà), việc tiếp cận các thông tin về việc thực hiện quyền trẻ em trên các phương tiện TTĐC cần thiết ở mức độ nào? 1. Rất cần thiết 2. Cần thiết 3. Bình thường 4. Không cần thiết Câu 11. Ông (bà) thường trao đổi, bàn luận những thông tin mình có được về quyền trẻ em trên các phương tiện TTĐC với những ai? Người thân trong gia đình Bạn bè, đồng nghiệp Hàng xóm Người họ hàng 1. Thông tin trên Báo Bình Phước in 2. Thông tin trên Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước 3. Thông tin trên Báo Bình Phước điện tử 4. Thông tin trên truyền thanh cấp huyện Câu 12. Ông bà còn theo dõi các thông tin tuyên truyền về quyền trẻ em từ các phương tiện nào sau đây? 1. VTV 2. VOV 3. Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 4. HOV 5. Đài Phát thanh - truyền hình các tỉnh khác 6. Báo Thanh niên 7. Báo Tuổi trẻ 8. Báo Tiền phong 9. Báo Lao động TPHCM 10. Báo Phụ nữ Việt Nam 11. Báo mạng điện tử Vietnamnet 12. Khác Câu 13. Theo ông (bà), TTĐC có tác động như thế nào đối với nhận thức, thái độ và hành vi của mọi người trong việc thực hiện quyền trẻ em? ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... * Câu hỏi về nhận thức, thái độ và hành vi thực hiện quyền trẻ em: Câu 14. Ông (bà) có biết rõ nội dung về quyền trẻ em không? 1. Biết rất rõ 2. Biết sơ qua 3. Không biết gì Câu 15. Ông (bà) được biết CRC từ nguồn thông tin nào? 1. Đài Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước 2. Báo Bình Phước in 3. Truyền thanh cấp huyện 6. Đài truyền thanh xã, thị trấn 4. Cán bộ dân số - gia đình và trẻ em 7. Nguồn thông tin khác 5. Báo Bình Phước điện tử Câu 16. Ông (bà) quan niệm thế nào về quyền trẻ em? 1. Quyền trẻ em là một bộ phận của quyền con người. 2. Quyền trẻ em là những quy định các em được hưởng để có điều kiện phát triển toàn diện. 3. Trẻ em là chủ thể của quyền và có những nghĩa vụ kèm theo. 4. Quyền trẻ em là những quy định mà Nhà nước, cộng đồng xã hội, gia đình có bổn phận, nghĩa vụ phải thực hiện, bảo vệ. Câu 17. Ông bà có thái độ như thế nào với việc thực hiện quyền trẻ em? 1. Ủng hộ việc thực hiện 2. Không ủng hộ thực hiện Câu 18. Theo ông (bà), các quyền nào sau đây thuộc quyền trẻ em trong CRC? 1. Được sống và phát triển 2. Được có họ tên và quốc tịch 3. Được giữ gìn bản sắc 4. Được sống với cha mẹ 5. Được đoàn tụ gia đình 6. Được tự do biểu đạt 7. Được giáo dục 8. Được hưởng an toàn xã hội 9. Được bảo vệ đời tư 10. Được nghỉ ngơi, giải trí, vui chơi, sinh hoạt văn hóa 11. Được bảo vệ khỏi bị bóc lột kinh tế và các công việc nguy hiểm, độc hại 12. Được phục hồi về thể chất, tâm lý và tái hoà nhập cộng đồng 13. Được tự do kết giao và hội họp hoà bình 14. Được chăm sóc sức khoẻ và hưởng các dịch vụ chữa bệnh, phục hồi sức khoẻ 15. Được tiếp xúc thông tin nhiều nguồn (đã kiểm duyệt) Câu 19. Theo ông (bà), các quyền nào sau đây thuộc quyền trẻ em trong Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của Việt Nam? 1. Được khai sinh và có quốc tịch 2. Được chăm sóc, nuôi dưỡng 3. Được sống chung với cha mẹ 4. Được bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm và danh dự 5. Được chăm sóc sức khoẻ 6. Được học tập 7. Được vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, du lịch 8. Được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia hoạt động xã hội 9. Được có tài sản 10. Được phát triển năng khiếu Câu 20. Theo ông (bà), thực hiện quyền trẻ em là trách nhiệm của ai? 1. Gia đình 2. Nhà trường 3. Cộng đồng xã hội 4. Nhà nước 5. Bản thân trẻ em Câu 21. Ông (bà) đã đăng ký khai sinh cho con mình khi nào? 1. Ngay sau khi sinh 2. Từ 1- 3 tháng 3. Từ trên 3 tháng 4. Đến lúc trẻ đi học Câu 22. Đối với các công việc liên quan đến con cái, ông (bà) giải quyết như thế nào? 1. Được tự quyết định 2. Được tham gia bàn bạc 3. Được hỏi ý kiến 4. Được thông báo 5. Không được tham gia Câu 23. Ông (bà) cho biết những thực phẩm gia đình cho các con ăn thường xuyên? 1.Thịt heo 2. Thịt bò 3. Cá 4. Tôm/cua 5. Trứng 7. Rau xanh 8. Rau củ 9. Sữa Câu 24. Ông (bà) có dành cho con một chỗ học tập riêng không? 1. Có 2. Không Câu 25. Ông (bà) có dành thời gian cho các cháu vui chơi giải trí sau giờ học không? 1. Có 2. Không Câu 26. Ông (bà) tạo điều kiện cho con mình tham gia các sinh hoạt xã hội nào? 1. Sinh hoạt thiếu niên, nhi đồng 2. Cắm trại 3. Đi dã ngoại, du lịch 4. Tham gia các hội, câu lạc bộ 5. Học các lớp năng khiếu 6. Không cho tham gia hoạt động nào Câu 27. Ngoài giờ học các cháu làm những gì? 1. Nấu cơm 2. Chăn bò, làm vườn/rẫy 3. Dọn dẹp nhà cửa, trông nhà 4. Trông em 5. Làm thuê 6. Vui chơi giải trí 7. Chăm sóc người già, ốm 8. Đi học thêm 9. Xem tivi/ nghe đài 10. Đọc báo 11. Tham gia công việc sản xuất, kinh doanh của gia đình Câu 28. Ông (bà) có liên hệ thường xuyên với nhà trường nơi con mình học không? 1. Giữ liên lạc thường xuyên 2. Chỉ liên lạc khi có việc 3. Không quan tâm Câu 29. Ông (bà) có kiểm tra vở học của con hàng ngày không? 1. Không biết kiểm tra 2. Không 3. Thỉnh thoảng 4. Thường xuyên Câu 30. Ông (bà) giúp con học bằng cách nào? 1. Học cùng 2. Thuê người dạy kèm 3. Cho đi học thêm 4. Không giúp gì Câu 31. Ông (bà) có cung cấp đủ đồ dùng học tập cho con không? 1. Có 2. Không Câu 32. Ông (bà) có kiểm tra thư từ, nhật ký, điện thoại của con không? 1. Có 2. Không Câu 33. Khi các con có việc làm sai trái, ông (bà) phạt các con bằng cách nào? 1. Đánh 2. Mắng 3. Đánh và mắng 4. Nhắc nhở khuyên bảo 5. Biện pháp khác Câu 34. Khi con bị bệnh, ông (bà) thường làm gì? (Có thể chọn nhiều phương án trả lời) 1. Tự chăm sóc 2. Mua thuốc về nhà 3. Đưa tới thầy lang 4. Đưa ngay tới bệnh viện, bác sỹ 5. Không làm gì cả Câu 35. Ông (bà) có cho con tiêm chủng mở rộng, uống viên sắt, vitamin A đầy đủ không? 1. Đầy đủ 2. Không đầy đủ Câu 36. Nguồn nước gia đình ông (bà) sử dụng có đảm bảo hợp vệ sinh? 1. Hợp vệ sinh 2. Không hợp vệ sinh Câu 37. Gia đình ông (bà) có nhà vệ sinh hợp vệ sinh không? 1. Có 2. Không Câu 38. Ông (bà) quý con trai hay con gái hơn? 1. Con trai 2. Con gái 3. Cả hai bằng nhau Câu 39. Ông (bà) có cho con được sở hữu tài sản gì riêng không? 1. Có 2. Không Câu 40. Những kiến thức, kỹ năng chăm sóc con cái của ông (bà) do đâu mà có? 1. Học từ Báo Bình Phước 2. Học từ Báo Bình Phước điện tử 3. Học từ Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước 4. Học từ Truyền thanh cấp huyện 5. Học từ bạn bè, đồng nghiệp 6. Học từ các phương tiện TTĐC khác 7. Học từ người thân trong gia đình 8. Học từ hàng xóm 10. Học từ hình thức khác 11. Kết hợp của nhiều nguồn thông tin II. Đối với Báo Bình Phước in Câu 1. Các bài viết về trẻ em trên Báo Bình Phước in, chủ đề nào thu hút sự quan tâm của ông (bà)? 1. Được khai sinh và có quốc tịch 2. Được chăm sóc, nuôi dưỡng 3. Được sống chung với cha mẹ 4. Được bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm và danh dự 5. Được chăm sóc sức khoẻ 6. Được học tập 7. Được vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, du lịch 8. Được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia hoạt động xã hội 9. Được có tài sản 10. Được phát triển năng khiếu Câu 2. Các mục đích đăng phát sau đây được thể hiện như thế nào trên Báo Bình Phước in? Tốt Khá Trung bình Yếu 1. Vận động, khuyến khích thực hiện quyền trẻ em 2. Giải trí của trẻ em 3. Thông tin, tuyên truyền, giáo dục thực hiện quyền trẻ em 4. Hình thành, thể hiện dư luận xã hội 5. Giám sát tình hình thực hiện quyền trẻ em Câu 3. Trên Báo Bình Phước in, ông (bà) thấy trẻ em có được bộc lộ quan điểm của mình không? 1. Có 2. Rất ít khi 3. Không 4. Có, nhưng không rõ Câu 4. Đánh giá chung về nội dung của sản phẩm truyền thông về đề tài trẻ em trên Báo Bình Phước in? 1. Phản ánh trung thực cuộc sống trẻ em 2. Bảo vệ, tôn trọng quyền trẻ em 3. Đặt lợi ích của trẻ em lên trên hết, trước hết 4. Nói được tiếng nói của trẻ em 5. Làm tổn thương trẻ em III. Đối với Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước: Câu 1. Các sản phẩm truyền thông về trẻ em trên Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước, chủ đề nào thu hút sự quan tâm của ông (bà)? 1. Được khai sinh và có quốc tịch 2. Được chăm sóc, nuôi dưỡng 3. Được sống chung với cha mẹ 4. Được bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm và danh dự 5. Được chăm sóc sức khoẻ 6. Được học tập 7. Được vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, du lịch 8. Được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia hoạt động xã hội 9. Được có tài sản 10. Được phát triển năng khiếu Câu 2. Các mục đích đăng phát sau đây được thể hiện như thế nào trên Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước? Tốt Khá Trung bình Yếu 1. Vận động, khuyến khích thực hiện quyền trẻ em 2. Giải trí của trẻ em 3. Thông tin, tuyên truyền, giáo dục thực hiện quyền trẻ em 4. Hình thành, thể hiện dư luận xã hội 5. Giám sát tình hình thực hiện quyền trẻ em Câu 3. Trên Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước, ông (bà) thấy trẻ em có được bộc lộ quan điểm của mình không? 1. Có 2. Rất ít khi 3. Không 4. Có, nhưng không rõ Câu 4. Đánh giá chung về nội dung của bài viết về đề tài trẻ em trên Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước? 1. Phản ánh trung thực cuộc sống trẻ em 2. Bảo vệ, tôn trọng quyền trẻ em 3. Đặt lợi ích của trẻ em lên trên hết, trước hết 4. Nói được tiếng nói của trẻ em 5. Làm tổn thương trẻ em IV. Đối với Truyền thanh cấp huyện nơi sinh sống/công tác: Câu 1. Các bài viết về đề tài trẻ em trên truyền thanh cấp huyện nơi ông bà sinh sống, công tác, chủ đề nào thu hút sự quan tâm của ông bà? 1. Được khai sinh và có quốc tịch 2. Được chăm sóc, nuôi dưỡng 3. Được sống chung với cha mẹ 4. Được bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm và danh dự 5. Được chăm sóc sức khoẻ 6. Được học tập 7. Được vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, du lịch 8. Được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia hoạt động xã hội 9. Được có tài sản 10. Được phát triển năng khiếu Câu 2. Các mục đích đăng phát sau đây được thể hiện như thế nào truyền thanh cấp huyện nơi ông bà sinh sống, công tác? Tốt Khá Trung bình Yếu 1. Vận động, khuyến khích thực hiện quyền trẻ em 2. Giải trí của trẻ em 3. Thông tin, tuyên truyền, giáo dục thực hiện quyền trẻ em 4. Hình thành, thể hiện dư luận xã hội 5. Giám sát tình hình thực hiện quyền trẻ em Câu 3. Trên truyền thanh cấp huyện nơi ông bà sinh sống, công tác, ông (bà) thấy trẻ em được bộc lộ quan điểm của mình không? 1. Có 2. Rất ít khi 3. Không 4. Có, nhưng không rõ Câu 4. Đánh giá chung về nội dung của bài viết về đề tài trẻ em trên truyền thanh cấp huyện nơi ông bà sinh sống, công tác? 1. Phản ánh trung thực cuộc sống trẻ em 2. Bảo vệ, tôn trọng quyền trẻ em 3. Đặt lợi ích của trẻ em lên trên hết, trước hết 4. Nói được tiếng nói của trẻ em 5. Làm tổn thương trẻ em V. Đối với Báo Bình Phước điện tử Câu 1. Các bài viết về đề tài trẻ em trên Báo Bình Phước điện tử, chủ đề nào thu hút sự quan tâm của ông (bà)? 1. Được khai sinh và có quốc tịch 2. Được chăm sóc, nuôi dưỡng 3. Được sống chung với cha mẹ 4. Được bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm và danh dự 5. Được chăm sóc sức khoẻ 6. Được học tập 7. Được vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, du lịch 8. Được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia hoạt động xã hội 9. Được có tài sản 10. Được phát triển năng khiếu Câu 2. Các mục đích đăng phát sau đây được thể hiện như thế nào trên Báo Bình Phước điện tử? Tốt Khá Trung bình Yếu 1. Vận động, khuyến khích thực hiện quyền trẻ em 2. Giải trí của trẻ em 3. Thông tin, tuyên truyền, giáo dục thực hiện quyền trẻ em 4. Hình thành, thể hiện dư luận xã hội 5. Giám sát tình hình thực hiện quyền trẻ em Câu 3. Trên Báo Bình Phước điện tử, ông (bà) thấy trẻ em có được bộc lộ quan điểm của mình không? 1. Có 2. Rất ít khi 3. Không 4. Có, nhưng không rõ Câu 4. Đánh giá chung về nội dung của bài viết về đề tài trẻ em trên Báo Bình Phước điện tử? 1. Phản ánh trung thực cuộc sống trẻ em 2. Bảo vệ, tôn trọng quyền trẻ em 3. Đặt lợi ích của trẻ em lên trên hết, trước hết 4. Nói được tiếng nói của trẻ em 5. Làm tổn thương trẻ em./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_vai_tro_cua_truyen_thong_dai_chung_trong_thuc_hien_q.doc
  • docTHONG TIN TIENG ANH. CHINH THUC.doc
  • docTHONG TIN TIENG VIET.doc
  • docTom tat Tieng Anh.doc
  • docTom tat Tieng Viet.doc
Tài liệu liên quan