Luận án Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở Việt Nam hiện nay

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỒ THANH HỚN VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT TRONG GIỮ GÌN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT HÀ NỘI - 2018 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỒ THANH HỚN VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT TRONG GIỮ GÌN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Mã số

pdf180 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 360 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ố: 62 38 01 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS,TS. TRƯƠNG HỒ HẢI HÀ NỘI - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Hồ Thanh Hớn MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 6 1.1. Các công trình nghiên cứu của tác giả trong nước 6 1.2. Tình hình nghiên cứu của tác giả nước ngoài 16 1.3. Đánh giá chung các công trình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu của luận án 20 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT TRONG GIỮ GÌN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG 24 2.1. Khái niệm về vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống 24 2.2. Nội dung vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống 43 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống 54 2.4. Nghiên cứu kinh nghiệm về việc phát huy vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống một số nước và giá trị tham khảo cho Việt Nam 62 Chương 3: THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT TRONG GIỮ GÌN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM 71 3.1. Vai trò của pháp luật trong thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống 71 3.2. Vai trò của pháp luật trong việc tạo lập cơ sở pháp lý cho các chủ thể giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống 80 3.3. Vai trò của pháp luật trong bảo đảm hiệu quả đối với việc giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống 95 3.4. Vai trò của pháp luật trong giáo dục nâng cao ý thức cho các chủ thể giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống 107 3.5. Vai trò của pháp luật trong việc chuyển tải nội dung, bảo đảm thực hiện các cam kết quốc tế liên quan đến giá trị văn hóa truyền thống mà Việt Nam là thành viên 111 3.6. Nguyên nhân những kết quả đạt được và những hạn chế về vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở Việt Nam 115 Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT TRONG GIỮ GÌN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 124 4.1. Các quan điểm bảo đảm vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở Việt Nam 124 4.2. Giải pháp bảo đảm vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở Việt Nam hiện nay 133 KẾT LUẬN 155 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 157 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 158 PHỤ LỤC 174 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, hiện đại, giàu bản sắc dân tộc là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Chính sách này đòi hỏi phải có bước đi thích hợp với sự tham gia của nhiều phương tiện và nhiều thiết chế khác nhau như kinh tế, chính trị, đạo đức, pháp luật, nhà nước, các tổ chức xã hội bằng những phương thức và biện pháp khác nhau. Trong hệ thống các thiết chế thuộc kiến trúc thượng tầng, pháp luật có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống (GTVHTT) tốt đẹp của dân tộc, nhằm bảo đảm thực hiện thành công các mục tiêu xây dựng và phát triển nền văn hóa. Để phát huy được vai trò đó, hệ thống pháp luật phải đồng bộ, hoàn chỉnh. Từ đó pháp luật mới tạo lập được cơ sở pháp lý vững chắc cho việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam vừa tiên tiến phù hợp các tiêu chuẩn, chuẩn mực mới, hiện đại nhưng cũng vừa phát huy hết các giá trị văn hóa đặc sắc vốn có nhằm đáp ứng yêu cầu giữ vững giá trị cốt lõi của dân tộc đồng thời tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại. Hệ thống pháp luật Việt Nam bước đầu đã thể chế hóa các quan điểm của Đảng về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, hiện đại, giàu bản sắc dân tộc; tạo được hành lang pháp lý cơ bản cho các hoạt động giữ gìn, phát huy GTVHTT góp phần giáo dục nâng cao ý thức cho con người cũng như góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa. Tuy nhiên, vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy GTVHTT vẫn còn nhiều hạn chế. Cụ thể, pháp luật chưa chưa kịp thời thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng về giữ gìn và phát huy các GTVHTT; chưa bảo đảm hành lang pháp lý vững chắc cho các chủ thể trong các hoạt động giữ gìn, phát huy giá trị ấy. Pháp luật chưa trở thành một công cụ bảo đảm hiệu quả đối với việc giữ gìn, phát huy những giá trị ấy dẫn đến những hạn chế trong việc thực hiện các mục tiêu quốc gia về văn hóa. Bên cạnh đó, pháp luật cũng chưa làm tốt vai trò giáo dục nâng cao ý thức con người đối với việc giữ gìn, phát huy giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa, con người Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. Từ đó đã ảnh hưởng tiêu cực đến chính sách xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, hiện đại, giàu bản sắc dân tộc và không phát huy được các GTVHTT trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế, văn hóa, xã hội. 2 Trên thực tế, ở một số địa phương hiện nay, có tình trạng lễ hội văn hóa truyền thống được tổ chức tràn lan, gây lãng phí về thời gian và kinh phí, mất trật từ an toàn xã hội, gây bức xúc trong nhân dân, thậm chí, một số lễ hội bị thương mại hóa. Việc lợi dụng các hoạt động văn hóa truyền thống nhằm trục lợi và đáp ứng các lợi ích cục bộ ở các địa phương ngày càng phổ biến. Thực trạng này đòi hỏi cần tăng cường vai trò của nhà nước trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm phát huy và bảo đảm tính hiệu quả vai trò của pháp luật trong việc giữ gìn, phát huy các GTVHTT. Cần phải có lộ trình và bước đi thích hợp để phát huy vai trò của pháp luật trong việc điều tiết các quan hệ xã hội bảo đảm cho các hoạt động văn hóa ngày càng lành mạnh, phát huy tối đa các giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc trong đời sống tinh thần của cộng đồng dân cư. Qua đó góp phần xây dựng xã hội văn hóa, văn minh, dân chủ và hiện đại. Trên bình diện quốc tế, việc gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN và hội nhập quốc tế ngày càng sâu hơn trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội đỏi hỏi pháp luật về văn hóa trong điều kiện này phải tiên tiến, hiện đại bảo đảm sự tương thích với hệ thống pháp luật các quốc gia khác, phù hợp với luật pháp quốc tế và nội dung của các điều ước quốc tế có liên quan. Ngoài ra, pháp luật cũng phải bảo đảm giữ vững các giá trị cốt lõi của văn hóa truyền thống đã làm nên cốt cách, bản sắc, tâm hồn người Việt trong suốt chiều dài lịch sử mà trong quá trình phát triển cần phải giữ vững. Trong điều kiện đó hệ thống pháp luật phải có vai trò chuyển tải nội dung, bảo đảm củng cố, thực hiện các cam kết quốc tế về văn hóa mà Việt Nam tham gia. Từ thực trạng và yêu cầu trên đây, nhiệm vụ nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn vai trò của pháp luật về văn hóa nói chung và vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống nói riêng có tính cấp thiết. Chính vì vậy, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở Việt Nam hiện nay” làm Luận án tiến sĩ luật học, chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn vai trò pháp luật trong giữ gìn phát huy GTVHTT, Luận án đề xuất quan điểm và các giải pháp bảo đảm phát huy vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy GTVHTT ở Việt Nam hiện nay. 3 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Để thực hiện mục đích nêu trên, luận án có các nhiệm vụ sau: - Tổng quan các công trình khoa học đã được công bố liên quan đến vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy GTVHTT, từ đó chỉ ra những vấn đề đã được nghiên cứu và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. - Nghiên cứu cơ sở lý luận về vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy GTVHTT ở Việt Nam. Cụ thể, phân tích làm rõ khái niệm, đặc trưng, nội dung, các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy GTVHTT ở Việt Nam; đồng thời, nghiên cứu kinh nghiệm về vai trò của pháp luật đối với giá trị truyền thống một số quốc gia trên thế giới và rút ra giá trị tham khảo cho Việt Nam. - Nghiên cứu, đánh giá thực trạng vai trò của pháp luật để làm rõ những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến thực trạng vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy GTVHTT. - Đề xuất quan điểm, giải pháp nhằm bảo đảm vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy GTVHTT ở Việt Nam hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy các GTVHTT ở Việt Nam dưới góc độ lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án Là đề tài thuộc chuyên ngành lý luận về nhà nước và pháp luật, nên việc nghiên cứu không đi vào nghiên cứu vai trò của một ngành luật cụ thể, mà luận án chỉ tài tập trung nghiên cứu trong phạm vi: - Về nội dung: Thông qua nghiên cứu, phân tích hệ thống pháp luật thực định có liên quan nhằm đánh giá vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy GTVHTT ở Việt Nam, bao gồm cả các quy định pháp luật cụ thể và kết quả thực thi các quy định đó đối thực tiễn một số nội dung trong giữ gìn, phát huy GTVHTT ở Việt Nam. - Về không gian: Để có dữ liệu phong phú và toàn diện, đề tài xác định phạm vi nghiên cứu trên toàn quốc. - Về thời gian: Luận án nghiên cứu thời gian từ năm 1986 đến nay. 4 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Về cơ sở lý luận Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để nghiên cứu các vấn đề liên quan đến nội dung đề tài. Hệ thống quan điểm của Học thuyết Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật nói chung và lý luận về vai trò của pháp luật nói riêng, các quan điểm chỉ đạo của Đảng ta hiện nay về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam, về hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng như các quan điểm về xây dựng và thực hiện pháp luật trong thời kỳ mới. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, luận án sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, hệ thống; quy nạp, diễn dịch, cụ thể: Ở Chương 1: Sử dụng phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích, tổng hợp các tài liệu, công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố để khảo cứu các kết quả liên quan đến đề tài; từ đó chỉ ra những vấn đề tiếp tục nghiên cứu của luận án. Ở Chương 2: Sử dụng phương pháp pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp quy nạp, diễn dịch để nghiên cứu, phân tích, luận giải các khái niệm, phạm trù có tính lý luận về vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy các GTVHTT. Ở Chương 3: Sử dụng phương pháp khảo sát văn bản, thống kê, đối chiếu, so sánh, luận án phân tích đánh giá thực trạng với những kết quả, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng về vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy GTVHTT ở Việt Nam hiện nay. Ở Chương 4: Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, quy nạp - diễn dịch để luận giải và đề xuất các quan điểm, giải pháp bảo đảm vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy GTVHTT ở Việt Nam hiện nay. 5. Đóng góp mới trong của luận án Luận án là chuyên khảo đầu tiên nghiên cứu tương đối toàn diện cả phương diện lý luận lẫn thực tiễn về vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy GTVHTT ở Việt Nam nên có những đóng góp mới như sau: - Luận giải, đưa ra được khái niệm và xác định được nội dung vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy GTVHTT ở Việt Nam; đồng thời xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò đó của pháp luật. - Luận án chỉ ra được những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy GTVHTT ở Việt Nam. 5 - Luận án đề xuất được các quan điểm, giải pháp nhằm bảo đảm vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy GTVHTT ở Việt Nam hiện nay. - Luận án đã luận chứng được sự tác động, ảnh hưởng của những khuôn khổ và quy tắc pháp lý trong thực hiện các mục tiêu về giữ gìn, phát huy GTVHTT ở Việt Nam hiện nay. 6. Ý nghĩa khoa học + Về mặt lý luận: Kết quả của luận án làm sáng tỏ thêm vấn đề lý luận về vai trò của pháp luật nói chung, vai trò của pháp luật về giữ gìn, phát huy GTVHTT nói riêng và làm phong phú thêm kho tàng lý luận chung về nhà nước và pháp luật. + Về mặt thực tiễn: - Kết quả đề tài góp phần nâng cao nhận thức pháp luật cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân về việc giữ gìn, phát huy GTVHTT trong quá trình thực hiện các mục tiêu về kinh tế xã hội. - Kết quả của đề tài là tài liệu cung cấp luận cứ khoa học giúp các cơ quan và tổ chức những cơ sở để hoạch định chủ trương, chính sách, pháp luật hợp lý nhằm xây dựng nền văn hóa - Đề tài có giá trị tham khảo trong công tác nghiên cứu, giảng dạy ở các đơn vị đào tạo chuyên ngành liên quan và có giá trị tham khảo cho nhưng ai quan tâm đến lĩnh vực này. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án được kết cấu làm 4 chương, 15 tiết. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN Nghiên cứu các công trình khoa học đã được công bố cho thấy đến nay đã có một số công trình nghiên cứu đề cập đến những nội dung liên quan đến đề tài luận án. Những công trình đó được các tác giả trong nước và ngoài nước nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau và được đề cập đến những vấn đề sau: 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ TRONG NƯỚC 1.1.1. Nhóm công trình liên quan đến văn hóa truyền thống và giá trị văn hóa truyền thống - Công trình Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay của Phan Huy Lê, Vũ Minh Giang [111]. Ở công trình này, nhiều vấn đề được các tác giả tập trung nghiên cứu như truyền thống yêu nước, truyền thống dân chủ của Việt Nam, con người Việt Nam ở thế kỷ XIX qua con mắt người nước ngoài; biểu hiện của giá trị truyền thống Việt Nam qua ca dao, tục ngữ, qua tư liệu hương ước và sự biến đổi cấu trúc cộng đồng làng quê Việt, trong đó đáng chú ý có bài nghiên cứu về con người Việt Nam hiện tại trong mối liên hệ với các giá trị và phản giá trị của truyền thống. Trên cơ sở số liệu do điều tra xã hội học cung cấp các tác giả đã đưa ra những nhận định của mình về những vấn đề có liên quan đến con người Việt Nam hiện tại với các giá trị truyền thống. - Sách về giá trị văn hoá tinh thần Việt Nam của tập thể tác giả [149]. Trong công trình này các tác giả khẳng định những tính cách dân tộc, những giá trị tinh thần như lòng yêu nước, thương người là truyền thống vô cùng quý báu của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Qua đó, đặt vấn đề phải kế thừa và phát huy những giá trị tinh thần này trong việc xây dựng nền văn hoá Việt Nam. - Trong cuốn Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam của Trần Văn Giàu [70], tác giả đã đưa ra những kiến giải sâu sắc về các giá trị truyền thống đặc thù của dân tộc Việt Nam và đã khái quát cơ bản về các khái niệm giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc, ảnh hưởng của lịch sử đối với việc phát triển các giá trị truyền thống. Tác giả cũng đã tập trung phân tích các đức tính tốt đẹp của dân tộc Việt Nam 7 bao gồm: yêu nước, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan, thương người, vì nghĩa; các phạm trù được trình bày một cách có hệ thống và khoa học với ý nghĩa giống như một “bảng giá trị tinh thần” của người Việt. Đặc biệt, tác giả nhấn mạnh trong bảng giá trị tinh thần, yêu nước là giá trị đầu tiên và quan trọng nhất, là thước đo tiêu chuẩn cho mọi thước đo trong cuộc sống của con người. - Sách Tìm hiểu giá trị văn hóa truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Nguyễn Trọng Chuẩn, Phạm Văn Đức và Hồ Sĩ Quý [30]. Trong công trình này các tác giả đã đề cập mấy vấn đề về giá trị, giá trị truyền thống, giá trị văn hóa truyền thống và sự chuyển biến của chúng sang hiện đại. Cuốn sách cũng đã đề cập đến vấn đề khai thác, giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống trong quá trình phát triển đất nước hiện nay - Sách Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hóa của Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Huyên [31]. Cuốn sách đề cập đến vai trò của giá trị truyền thống trong sự phát triển văn hóa Việt Nam trong quá khứ, cũng như trong sự phát triển nền văn hóa mới Việt Nam. Qua công trình này, các tác giả muốn đề cập đến thách thức của toàn cầu hóa đối với việc giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc. Trên cơ sở đánh giá thực trạng các giá trị truyền thống Việt Nam trước xu thế toàn cầu hóa, tác giả đưa ra các giải pháp nhằm giữ gìn, phát huy các giá trị truyền thống Việt Nam. - Sách Bản sắc văn hóa Việt Nam của Phan Ngọc [134]. Cuốn sách đã cung cấp những khái niệm cơ bản của văn hóa học với những cách tiếp cận riêng của tác giả trong nghiên cứu văn hóa. Qua việc khảo sát một số vấn đề cụ thể trong văn hóa Việt Nam, tác giả đề xuất một số giải pháp để bảo vệ văn hóa Việt Nam trong quá trình giao lưu hội nhập cũng như cách phát huy văn hóa trong cuộc tiếp xúc văn hóa hiện nay. - Sách Đại cương về văn hóa Việt Nam của Phạm Việt Thái, Đào Ngọc Tuấn [152]. Cuốn sách này các tác giả tập trung tiến hành hệ thống hóa một số khái niệm và phương pháp cơ bản của văn hóa học như làm rõ việc định vị và kết cấu văn hóa Việt Nam, các yếu tố tinh thần của văn hóa. Các tác giả cũng đã xác đinh được thực trạng văn hóa Việt Nam trong mối quan hệ tương tác với văn hóa bên ngoài trong bối cảnh toàn cầu hóa. - Tác giả Ngô Đức Thịnh có nhiều công trình về văn hóa và giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam, trong số đó tiêu biểu có quyển sách Những giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam [171]. Ở công trình này, tác giả xây dựng lý thuyết nghiên cứu 8 giá trị và hệ giá trị tổng quát văn hóa truyền thống Việt Nam và nghiên cứu các giá trị văn hóa thể hiện trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống dân tộc như trong thích ứng, khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên; trong đời sống vật chất và tinh thần của con người; trong giao lưu văn hóa; trong đấu tranh chống ngoại xâm. Còn quyển Giá trị văn hóa Việt Nam truyền thống và biến đổi [172], tác giả đã thống kê, phân tích những giá trị văn hóa đặc trưng của dân tộc cũng như của mỗi vùng. Qua đó khẳng định rằng, khi bước vào thời kỳ đổi mới, hội nhập và toàn cầu hóa, hệ GTVHTT cũng có nhiều biến đổi để phù hợp với tình hình mới, nhưng dù ở bất cứ giai đoạn nào của lịch thì các GTVHTT của dân tộc vẫn giữ nguyên vị trí đứng đầu trong quan niệm của người dân, đó là tinh hoa của dân tộc. - Tác giả Nguyễn Văn Dân có quyển sách Văn hóa và phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa của [37]. Ở công trình này tác giả tập trung làm rõ một số vấn đề như khái niệm về văn hóa; bản sắc văn hóa và bản sắc dân tộc; toàn cầu hóa văn hóa và đa dạng văn hóa; toàn cầu hóa văn hóa và văn hóa toàn cầu; toàn cầu hóa và xung đột văn hóa; vai trò của văn hóa trong đổi với phát triển bền vững, trong bối cảnh toàn cầu hóa và một số vấn đề cơ sở văn hóa của phát triển bền vững. 1.1.2. Nhóm công trình liên quan đến giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống - Bản sắc dân tộc và hiện đại hóa văn hóa Việt Nam- mấy vấn đề lý luận và thực tiễn của Thành Duy [44]. Ở công trình này tác giả khẳng định mối quan hệ giữa bản sắc dân tộc với hiện đại hóa văn hóa Việt Nam là mối quan hệ biện chứng, phát triển, nghĩa là hiện đại hóa chỉ có thể thành công nếu bản sắc dân tộc được coi trọng như một động lực. Đồng thời khẳng định bản sắc dân tộc của văn hóa cũng chỉ có thể được phát huy trong một đất nước được hiện đại hóa, do đó phát triển kinh tế và văn hóa phải đồng bộ với nhau, chú trọng phát triển văn hóa làm nền tảng tinh thần của xã hội. - Sự biến đổi các giá trị văn hóa trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay của Nguyễn Duy Bắc [11]. Công trình này đã xây dựng được hệ thống lý luận cơ bản về văn hóa, giá trị văn hóa và biến đổi giá trị văn hóa. Công trình cũng đã chỉ ra thực trạng biến đổi các giá trị văn hóa, phát triển văn hóa ở nước ta trong điều kiện hiện nay. - Bảo tồn, làm giàu và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam trong đổi mới và hội nhập của Ngô Đức Thịnh [169]. Cuốn sách đề cập đến hệ giá trị tổng 9 quát truyền thống Việt Nam, ngoài nghiên cứu hệ giá trị tổng quát, cuốn sách còn phân tích các giá trị văn hóa thể hiện trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội của dân tộc. Tác giả đã lựa chọn ra năm giá trị hàng đầu và tiêu biểu của dân tộc Việt Nam trong tổng số 19 giá trị văn hóa đã đưa ra để khảo sát, đó là: Chủ nghĩa yêu nước; tính cộng đồng (làng xóm, vùng miền, dân tộc); cần cù, chịu khó; hiếu học, khát vọng học; gắn bó huyết thống và làng bản. Bên cạnh đó, tác giả còn nhìn nhận vấn đề hệ giá trị văn hóa một cách hệ thống và đặc biệt là đặt nó trong bối cảnh văn hóa Việt Nam đã và đang hội nhập với văn hóa khu vực và toàn nhân loại. Qua việc đánh giá thực trạng biến đổi hệ giá trị văn hóa truyền thống hiện nay, tác giả đặt vấn đề bảo tồn, làm giàu và phát huy GTVHTT trong đổi mới và hội nhập. - Giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay của Phạm Thanh Hà [74]. Theo tác giả, giữ gìn bản sắc dân tộc không có nghĩa là giữ lại tất cả những gì của quá khứ, mà phải giữ gìn một cách hợp lý, chúng ta phải chủ động hội nhập trên cơ sở lựa chọn cái tốt đẹp của dân tộc mình và dân tộc khác, đồng thời phải mạnh dạn vứt bỏ cái lạc hậu, cái không phù hợp. Do đó, đối với việc định hướng và giải pháp nhằm giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, tác giả nhấn mạnh muốn giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam thì việc giữ gìn phải được thực hiện thường xuyên, đồng bộ và cần có sự quan tâm của mọi cấp, ngành, địa phương. - Các giá trị văn hóa Việt Nam- Từ truyền thống đến hiện đại của Đỗ Huy [92]. Cuốn sách nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về các chuẩn mực, các giá trị văn hóa và lịch sử văn hóa Việt Nam trên góc nhìn giá trị học. Từ đó tác giả đặt vấn đề kế thừa các giá trị văn hóa và định hướng xây dựng những giá trị của nền văn hóa mới cũng như hướng phát triển các giá trị văn hóa Việt Nam. - Một số vấn đề về hệ giá trị Việt Nam trong giai đoạn hiện nay của Trần Ngọc Thêm [162]. Sách là công trình tập hợp các bài viết tập trung làm rõ giá trị học và hệ giá trị trong các nền văn hóa trong đó bàn về cơ sở lý luận cùng kinh nghiệm nghiên cứu và xây dựng hệ giá trị ở nhiều quốc gia (Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đức,..) xác định hệ giá trị Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại và hệ giá trị Việt Nam trên các bình diện, các vùng miền. - Hệ giá trị Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại và con đường tới tương lai của Trần Ngọc Thêm [163]. Cuốn sách được tác giả tập trung vào các khái niệm học thuật, các phương pháp, công cụ lý thuyết về các giá trị văn hóa chung. Cuốn sách cũng 10 chỉ rõ phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam như: tính mực thước, lạc quan, vui vẻ, yêu đời, lòng biết ơn, trọng thể diện, trọng nữ. Đồng thời cuốn sách cũng bàn về "Những biến động của hệ giá trị Việt Nam truyền thống trong giai đoạn hiện đại", theo đó trước những thay đổi nhanh chóng, mạnh mẽ của không gian, thời gian, bối cảnh xã hội, tốc độ thay đổi của nền kinh tế... đã khiến cho nhiều tính cách "xấu xí" của người Việt bộc lộ rõ rệt. Ngoài ra, sách cũng nói về "Con đường đi đến hệ giá trị Việt Nam mới", đề cao vai trò của văn hóa trong mục tiêu phát triển bền vững đất nước. Theo đó, văn hóa dân tộc được tác giả khẳng định chính là được hình thành nên từ văn hóa của mỗi cá nhân, sau đó nới rộng ra gia đình, cộng đồng, xã hội; các yếu tố như chính trị, kinh tế, giáo dục đều giữ vai trò trong việc nhào nặn, định hình nền văn hóa. - Quản lý nhà nước và vai trò của cộng đồng trong bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể của tác giả Nguyễn Thị Hiền [79]. Công trình này tác giả khẳng định để bảo vệ và phát huy giá trị kho tàng di sản văn hóa phi vật thể, việc nâng cao vai trò chủ động, tích cực của cộng đồng cùng với vai trò định hướng, đề ra các chính sách của nhà nước là hướng đi đúng, cần triển khai tốt trong thực tế. Tuy nhiên, định hướng này chưa được thực hiện tốt trong thực tiễn. Các địa phương trong chỉ đạo, quản lý về di sản văn hóa chưa thống nhất và còn chồng chéo. Qua đánh giá thực trạng quản lý nhà nước và vai trò của cộng đồng trong bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể thông qua một vài trường hợp nghiên cứu di sản văn hóa tiêu biểu, tác giả đề xuất một số phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và vai trò của cộng đồng trong bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam. - Kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc trong việc xây dựng lối sống ở Việt Nam hiện nay của Võ Văn Thắng [158]. Công trình này tác giả đã làm rõ vai trò và phân tích, đánh giá thực trạng của việc kế thừa, phát huy các GTVHTT của dân tộc trong xây dựng lối sống ở nước ta thời gian qua, đồng thời đề xuất một số phương hướng và giải pháp kế thừa, phát huy tốt hơn các GTVHTT để xây dựng lối sống ở Việt Nam hiện nay. - Toàn cầu hóa và vấn đề kế thừa một số giá trị truyền thống của dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay của Mai Thị Quý [145]. Luận án được tác giả tập trung làm rõ các vấn đề về giá trị truyền thống, đánh giá thực trạng các giá trị truyền thống và khẳng định sự cần thiết phải kế thừa các giá trị truyền thống dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. 11 - Tác giả Huỳnh Thanh Quang với công trình luận án tiến sĩ triết học Phát huy giá trị văn hóa khơmer vùng đồng bằng sông Cửu Long góp phần củng cố khối đại đoàn kết dân tộc trong giai đoạn hiện nay [140] đã tập trung phân tích làm sáng tỏ các giá trị văn hóa khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long và việc phát huy các giá trị đó trong việc củng cố khối đại đoàn kết dân tộc. Tác giả đã làm sáng tỏ những vấn đề đặt ra hiện nay về việc phát huy các giá trị văn hóa khơmer ở vùng này, đồng thời đề xuất các phương hướng và giải pháp nhằm phát huy các giá trị văn hóa khơmer trong việc phát huy khối đại đoàn kết ở vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện nay. - Kế thừa và phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Gia- Rai ở tỉnh Gia Lai trong môi trường văn hóa đương đại của tác giả Lê Văn Liêm [113]. Công trình này tác giả đã làm rõ tầm quan trọng của vai trò kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong xây dựng môi trường văn hóa của dân tộc Gia- Rai ở tỉnh Gia Lai trong điều kiện mới. Qua đó xác định nội dung, phương hướng giải pháp cơ bản bảo đảm kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống nhằm xây dựng đời sống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Gia- Rai trong môi trường văn hóa đương đại. - Giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng đạo đức mới cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay của tác giả Ngô Thị Thu Ngà [130]. Công trình tác giả đã đánh giá vai trò của các giá trị đạo đức truyền thống và thực trạng phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong việc xây dựng đạo đức mới cho thế hệ trẻ. Từ đó đề xuất các phương hướng và giải pháp nhằm phát huy tốt các giá trị đạo đức truyền thống trong giai đoạn hiện nay. - Kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng nhân cách con người Việt Nam hiện nay của tác giả Cao Thu Hằng [76]. Công trình này tác giả khẳng định các giá trị đạo đức truyền thống có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người Việt Nam, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Từ việc phân tích và luận giải về giá trị đạo đức truyền thống cũng như nhân cách và tính tất yếu của việc kế thừa các giá trị của đạo đức truyền thống, tác giả đưa ra các giải pháp trong việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam hiện nay sao cho hiệu quả hơn. - Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc nước ta hiện nay của Hoàng Thị Hương [98]. Công trình này tác giả tập trung làm rõ một số vấn đề lý luận về mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số ở nước ta. Qua việc đánh giá thực trạng mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với giữ gìn và phát 12 huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc, công trình đã đưa ra một số phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc. - Di sản văn hóa người Việt ở thành phố Hồ Chí Minh và vấn đề bảo tồn, phát huy trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Hồ Văn Tường [190]. Công trình này tác giả trình bày khái quát về đất và người thành phố Hồ Chí Minh; đặc điểm di sản văn hóa vật thể của người Việt tại thành phố Hồ Chí Minh qua các công trình kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu. Qua đó, tác giả đặt ra vấn đề bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa của người Việt ở thành phố Hồ Chí Minh qua các công trình nghệ thuật tiêu biểu trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay. - Phát triển bền vững với việc giữ gìn giá trị truyền thống các dân tộc thiểu số bản địa tỉnh Đăk Nông trong giai đoạn hiện nay của Bùi Thi Hòa [86]. Tác giả luận án đã tập trung nghiên cứu cơ sở lý luậ...hể nào thống kê được. Có thể nói “văn hóa là cái mà khi nhắc đến, ai cũng có thể hình dung ra được nó như thế nào nhưng lại không nói được chính xác nó là cái gì” [37, tr.11], có lẽ trong khoa học xã hội và nhân văn chưa có khái niệm nào phức tạp như là khái niệm văn hóa. Năm 1988, khi phát động thập kỷ thế giới phát triển văn hóa, ông Federico Mayor, Tổng giám đốc UNESCO khi ấy đã đưa ra một định nghĩa có thể coi là định nghĩa của UNESCO cho văn hóa như sau: “Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách sống động mọi mặt của cuộc sống con người đã diễn ra trong quá khứ và cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó cấu thành nên một hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc khẳng định bản sắc riêng của mình” [37, tr.18]. Ở Việt Nam, theo từ điển tiếng Việt phổ thông của Viện ngôn ngữ học thì văn hóa có năm nghĩa: 1. Tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử (ví dụ: kho tàng văn hóa dân tộc, văn hóa phương đông, nền văn hóa cổ). 2. Những hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu đời sống tinh thần- nói một cách tổng quát (ví dụ: phát triển văn hóa; công tác văn hóa, văn nghệ). 3. Tri thức kiến thức khoa học (ví dụ: Văn hóa học, trình độ văn hóa). 25 4. Trình độ cao trong sinh hoạt văn hóa xã hội, biểu hiện của văn minh (ví dụ: Sống có văn hóa, ăn nói thiếu văn hóa). 5. Nền văn hóa của một thời kỳ lịch sử cổ xưa được xác định trên cơ sở một tổng thể những di vật tìm thấy được có những đặc điểm giống nhau (ví dụ: Văn hóa Đông Sơn) [197, tr.1014]. Ông cha ta trước đây hay dùng khái niệm “văn hiến”, bao gồm các ý nghĩa: Xây dựng một quốc gia có điển chương chế độ, kỹ cương sách vở, văn chương nghệ thuật với những anh hùng hào kiệt. Cùng với sự tiếp biến văn hóa, thuật ngữ “văn hóa” đã dần xâm nhập vào đời sống xã hội và được rất nhiều nhà nghiên cứu văn hóa quan tâm. Danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi đã khẳng định: “Như nước Đại Việt ta từ trước, vốn xưng nền văn hiến đã lâu”, học giả Đào Duy Anh trong cuốn “Việt Nam văn hóa sử cương” thì cho rằng văn hóa là chung cho tất cả các phương tiện sinh hoạt của loài người cho nên nói tới cách sinh hoạt của con người tức là văn hóa. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng quan niệm văn hóa theo các quan điểm trên. Trong mục đọc sách ở phần cuối tập Nhật ký trong tù (1942- 1943), lần đầu tiên Hồ Chí Minh có nêu ra một định nghĩa về văn hóa như sau: Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn [124, tr.431] Quan niệm trên về văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ thống kê các yếu tố cơ bản của đời sống tinh thần của con người, mà còn làm rõ bản chất, chức năng của văn hóa. Người đã coi văn hóa là đời sống tinh thần, là thuộc về kiến trúc thượng tầng, để có sự phân biệt tương đối với các mặt khác của đời sống xã hội; văn hóa phải đi tiên phong trong mọi nhiệm vụ bảo vệ và kiến thiết đất nước. Do đó, tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc vào tháng 11 năm 1946 Người khẳng định văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi. Theo Trần Ngọc Thêm thì khái niệm văn hoá bao giờ cũng có thể qui về hai cách hiểu chính: Theo nghĩa hẹp và theo nghĩa rộng. 26 Theo nghĩa hẹp, văn hoá được giới hạn theo chiều sâu hoặc theo chiều rộng, theo không gian hoặc theo thời gian Giới hạn theo chiều sâu, văn hóa được hiểu là những giá trị tinh hoa của nó (nếp sống văn hoá, văn hoá nghệ thuật). Giới hạn theo chiều rộng, văn hoá được dùng để chỉ những giá trị trong từng lĩnh vực (văn hoá giao tiếp, văn hoá kinh doanh). Giới hạn theo không gian, văn hoá được dùng để chỉ những giá trị đặc thù của từng vùng (văn hoá Tây Nguyên, văn hoá Nam Bộ). Giới hạn theo thời gian, văn hoá được dùng để chỉ những giá trị trong từng giai đoạn (văn hoá Hoà Bình, văn hoá Đông Sơn). Theo nghĩa rộng, văn hoá thường được xem là bao gồm tất cả những gì do con người sáng tạo ra [164]. Vẫn theo ông thì tuy có nhiều quan điểm khác nhau về văn hóa với những khuynh hướng khác nhau nhưng tựu trung lại các định nghĩa văn hoá đều chứa một nét nghĩa chung là “con người”, đều thừa nhận và khẳng định mối liên hệ mật thiết giữa văn hóa với con người. Văn hoá và con người là hai khái niệm không tách rời nhau, con người xuất hiện từ lúc nào thì văn hoá xuất hiện từ lúc ấy, con người là chủ thể sáng tạo ra văn hoá. Trong suốt lịch sử hình thành và phát triển của mình, con người luôn sáng tạo không ngừng để làm nên các giá trị văn hoá. Theo ông thì văn hóa có tính giá trị, do đó không phải cái gì do con người làm ra đều là văn hóa, mà chỉ có những gì có giá trị mới thuộc về văn hoá. Còn theo Tiến sĩ Trần Thị Minh ở công trình “Phát triển văn hóa với tư cách là nền tảng tinh thần của xã hội”, tác giả cho rằng “Văn hóa là tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra nhằm mục đích phát triển bản thân con người và xã hội” [13, tr.22]. Theo giáo trình Lý luận văn hóa và đường lối văn hóa của Đảng của Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (dùng cho hệ cử nhân chính trị) thì nói đến văn hóa là “nói tới con người, nói tới việc phát huy những năng lực, bản chất của con người nhằm hoàn thiện con người, hoàn thiện xã hội” [87, tr.12]. Do đó, khái niệm văn hóa chứa đựng bản chất nhân văn, nhân bản và cơ sở của mọi hoạt động văn hóa là hướng đến cái chân, thiện, mỹ. Từ đó khẳng định: Văn hóa là hoạt động tinh thần hướng tới việc sản xuất ra các giá trị chân, thiện, mỹ [87, tr.15]. Văn hóa là phương thức hoạt động của con người và sáng tạo là đặc điểm cơ bản của văn hóa, nó trở thành lực đẩy kích thích xã hội phát triển và hình thành cùng 27 lúc khi con người tạo thành quần thể xã hội. Thường người ta chia văn hóa ra thành hai lĩnh vực: Văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần, “sự phân chia này cũng là cần thiết để có cái nhìn toàn diện hơn đối với các hoạt động và các sản phẩm văn hóa” [87, tr15]. Bên cạnh các sản phẩm tinh thần như các tác phẩm văn học - nghệ thuật, phong tục tập quán, lối sống còn có các sản phẩm vật chất như các công trình kiến trúc, di tích lịch sử Tuy nhiên, sự phân chia đó cũng chỉ có ý nghĩa tương đối, bởi “cái gọi là văn hóa vật chất hay văn hóa vật thể thực ra là vật thể hóa các giá trị tinh thần” [87, tr.15]. Cho nên, không có cái văn hóa thuần túy tinh thần nào mà lại không thấy qua một yếu tố vật chất để tồn tại và biểu hiện được. Nói chung văn hóa là một hiện tượng xã hội có phạm vi biểu hiện rất rộng. Vì thế theo GS. Đặng Xuân Kỳ khi tìm hiểu về lĩnh vực này khẳng định từ trước tới nay đã có nhiều cách hiểu khác nhau về văn hóa, chung quy lại có ba cách hiểu chính sau đây: Thứ nhất, văn hóa được hiểu theo nghĩa rộng nhất- đó là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do loài người sáng tạo ra để đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của mình trong tiến trình đi lên của lịch sử. Văn hóa là đặc trưng của toàn bộ cuộc sống của loài người. Xây dựng văn hóa là xây dựng tất cả các mặt của đời sống xã hội và quan tâm đến trình độ phát triển của con người. Thứ hai, văn hóa được hiểu theo nghĩa hẹp - đó là những giá trị tinh thần, là đời sống tinh thần của xã hội, như đạo đức, tín ngưỡng, tôn giáo, nghệ thuật Như vậy, văn hóa chỉ là một mặt, chứ không phải là toàn bộ đời sống xã hội loài người. Thứ ba, văn hóa còn được hiểu theo nghĩa hẹp nhất, thường dùng hàng ngày - đó là trình độ học vấn của con người [109, tr155]. Từ các phân tích trên, có thể nói hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về văn hóa. Các quan niệm đó được nghiên cứu bởi các ngành khoa học khác nhau nhưng có điểm chung là đều khẳng định văn hóa có mặt trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, văn hóa bao hàm sự kết tinh của quá trình tiến hóa loài người. Tuy nhiên, trong phạm vi luận án khái niệm văn hóa được hiểu “là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy trong quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội nhằm thỏa mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần của mình” [172, tr.18]. 28 Ngày nay, chúng ta đang xây dựng đất nước với một hành trang văn hóa chủ yếu do xã hội truyền thống để lại, xã hội ấy đã tích lũy được những giá trị văn hóa đạt tới đỉnh cao của xã hội văn minh nông nghiệp cổ truyền. Song trong điều kiện khoa học, công nghệ phát triển mạnh mẽ và đang đóng vai trò của lực lượng sản xuất trực tiếp như hiện nay thì văn hóa càng đóng một vai trò quan trọng trong việc đón nhận và sử dụng kịp thời những thành tựu khoa học công nghệ để xây dựng kinh tế, văn hóa của đất nước trên nền tảng các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Văn hóa truyền thống theo GS.TS Ngô Đức Thịnh là từ gốc Hán- Việt, do vậy nó chịu ảnh hưởng về quan niệm của người Trung Hoa. Ông lý giải rằng theo từ điển bách khoa toàn thư Trung Hoa- Từ Hải thì “truyền thống là sức mạnh của tập quán xã hội được lưu truyền lại từ lịch sử. Nó tồn tại ở các lĩnh vực chế độ (chế độ xã hội), tư tưởng, văn hóa, đạo đức. Truyền thống có tác động khống chế vô hình đến hành vi xã hội của con người. truyền thống là biểu hiện tính kế thừa của lịch sử” [170, tr.20]. Cũng theo ông thì từ điển bách khoa thư của Liên Xô cho rằng truyền thống đó là: Những yếu tố của di tồn văn hóa, xã hội truyền thống từ đời này qua đời khác và được lưu giữ trong các xã hội, giai cấp và nhóm xã hội trong quá trình lâu dài, truyền thống được thể hiện trong chế định xã hội, chuẩn mực và hành vi, các giá trị, tư tưởng, phong tục tập quán và lối sống Truyền thống tác động khống chế đến mọi xã hội và tất cả mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội [170, tr.20]. Nhưng không phải tất cả những gì thuộc về văn hóa truyền thống thì đều phải giữ gìn, phát huy. Chỉ những yếu tố bền vững, có giá trị thúc đẩy quá trình phát triển thì mới xem xét giữ gìn, phát huy nhằm tạo ra những động lực thúc đẩy thực hiện các mục tiêu về kinh tế, văn hóa, xã hội. Nghị quyết Hội nghị lần thứ V Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII khẳng định nền văn hóa chúng ta là nền văn hóa tiến tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Nghị quyết không nói đến GTVHTT nhưng nói đến bản sắc dân tộc, theo đó bản sắc dân bao hàm tất cả các yếu tố thuộc văn hóa truyền thống, đó là: Những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, y chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ 29 quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống [59, tr.304]. Do vậy khi nói đến văn hóa là nói đến giá trị. Dưới góc độ văn hóa học “giá trị cũng như tập quán, chuẩn mực, tri thứcđều là sản phẩm của quá trình tư duy, sản xuất tinh thần của con người, nó là yếu tố cốt lõi nhất của văn hóa” [170, tr.21]. Hiện nay, thuật ngữ giá trị được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành khoa học khác nhau như toán học, xã hội học, triết học, văn hóa học và theo nhiều nghĩa rộng, hẹp khác nhau. J. H. Fichter, một nhà xã hội học hiện đại Mỹ, đã đưa ra một định nghĩa và chuẩn xác về giá trị: “Theo cách mô tả của chúng ta có thể nói rằng, tất cả những gì có lợi ích, đáng ham chuộng hoặc đáng kính phục đối với con người hoặc nhóm, đều là “có một giá trị” [172, tr.21]. GS,TS Nguyễn Văn Huyên thì cho rằng “giá trị là phạm trù người- chỉ con người xã hội mới có cái gọi là giá trị” [96, tr.84]. Còn theo GS,TS Trần Ngọc Thêm khi nói đến GTVHTT là nói đến hệ thống, thang, bảng giá trị của dân tộc. Tất nhiên, các thang, bảng giá trị này phải mang tính trường tồn bền vững, nó phải là giá đỡ tinh thần nhìn về cội nguồn truyền thống hướng đến tương lai phát triển tốt đẹp hơn. Truyền thống thì có cái tốt, cái xấu, nhưng khi chúng ta nói “giá trị truyền thống” thì như GS Trần Văn Giàu khẳng định ở đây chỉ có cái tốt mà thôi, bởi vì chỉ có cái gì tốt đẹp đều được gọi là giá trị. Thậm chí, ông cũng nhắc nhở rằng: “không phải mỗi cái gì tốt đẹp thì mới được gọi là giá trị, mà phải là những cái phổ biến, cơ bản, có nhiều tác dụng tích cực cho đạo đức luân lý, có cả tác dụng hướng dẫn sự nhận định và hướng dẫn sự hành động, thì mới được mang danh là giá trị truyền thống” [69, tr.50] Trong tác phẩm “giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam- truyền thống và biến đổi” GS,TS Ngô Đức Thịnh cho rằng giá trị cũng như tập quán, chuẩn mực, tri thứcđều là sản phẩm của quá trình tư duy, sáng tạo tinh thần của con người, nó là yếu tố cốt lỗi nhất của văn hóa. Theo ông giá trị văn hóa là hình thái ý thức, của đời sống tinh thần, tuy nhiên nó phản ánh và kết tinh những giá trị của cả đời sống vật chất và đời sống văn hóa tinh thần của con người. Do vậy, với quan niệm này có thể khẳng định GTVHTT là yếu tố cốt lỗi của văn hóa tinh thần. Ông cho rằng các nhà xã hội học Việt Nam, trong quan niệm về giá trị đã khẳng định rõ hơn yếu tố chủ thể qua nhận thức, tình cảm và hành vi của chủ thể. 30 Từ những nhận định trên ông đã đi đến kết luận về giá trị như sau: Giá trị là hệ thống những đánh giá mang tính chủ quan của con người về bất cứ một hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy theo hướng những cái đó là cần, là tốt, là hay, là đẹp, nói theo cách các nhà triết học phương Tây một thời, đó chính là những cái được con người cho là chân, thiện, mỹ, giúp khẳng định và nâng cao bản chất người. Một khi những nhận thức giá trị ấy đã hình thành và định hình thì nó chi phối cách suy nghĩ, niềm tin, hành vi, tình cảm của con người [172, tr.22]. Theo ông nói đến giá trị thì có giá trị cá nhân và giá trị xã hội, từ đó ông lý giải: Giá trị văn hóa là yếu tố cốt lõi của văn hóa, nó được sáng tạo và kết tinh trong trong quá trình lịch sử của mỗi cộng đồng, tương ứng với môi trường tự nhiên và xã hội nhất định. Giá trị văn hóa hướng đến những nhu cầu và khát vọng của cộng đồng về những điều tốt đẹp (chân, thiện, mỹ), từ đó bồi đắp và nâng cao bản chất Người. Giá trị văn hóa luôn ẩn tàng trong bản sắc văn hóa, di sản văn hóa, biểu tượng, chuẩn mực văn hóa. Chính vì vậy mà văn hóa thông qua hệ giá trị của nó góp phần điều tiết sự phát triển xã hội [172, tr.23] Khi nói đến truyền thống là nói đến “những truyền thống đã được thừa nhận, đánh giá, thẩm định nghiêm ngặt của thời gian, nó được lựa chọn, thừa nhận của cộng đồng qua những giai đoạn lịch sử” [158, tr.21]. Như vậy, giá trị truyền thống là những cái tốt đẹp, có vai trò tích cực trong hiện tại, do đó khi nói đến GTVHTT là “nói đến những giá trị tốt đẹp tiêu biểu cho một nền văn hóa được chắt lọc, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Cho nên nói đến GTVHTT cũng là nói đến những giá trị văn hóa được hình thành và phát triển trong quá trình dựng nước và giữ nước của mỗi dân tộc, nó có tính di truyền xã hội” [158, tr.22]. Trên cơ cở phân tích các tài liệu có liên quan trên, có thể khẳng định rằng khi nói đến GTVHTT Việt Nam là nói đến hệ giá trị tốt đẹp đã được hun đúc trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc và hệ giá trị đó là: (1) Lòng yêu nước Đây là giá trị phổ quát xuyên suốt tạo nên bản sắc văn hóa người Việt trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc. Theo GS Trần Văn Giàu thì “tình cảm và tư tưởng yêu nước là tình cảm và tư tưởng lớn nhất của nhân dân, của dân tộc Việt Nam” [69, tr.100]. Yêu nước đó là từ tình yêu gia đình, dòng tộc, làng xóm đến tình yêu quê 31 hương, xứ sở, đất nước và được nâng lên thành một thứ chủ nghĩa- chủ nghĩa yêu nước; trở thành “cái trục chính của ý thức hệ Việt Nam, nó sản sinh và tích hợp các giá trị tiêu biểu của Việt Nam” [172, tr.76]. (2) Tinh thần đoàn kết dân tộc Tinh thần đoàn kết dân tộc gắn liền với chủ nghĩa yêu nước trong quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm, đây là nét đặc sắc tạo nên sự gắn bó keo sơn của cộng đồng các dân tộc Việt Nam qua các cuộc đấu tranh giữ nước và mỡ mang bờ cỏi, nó đã trở thành chân lí, là truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt Nam. (3) Tính nhân đạo, khoan dung, yêu thương con người người Được bắt nguồn từ lòng yêu nước, tính cộng đồng, đoàn kết dân tộc, từ đó được kết tinh thành sự khoan dung độ lượng, yêu thương con người, yêu thương đồng loại. Đó là giá trị đạo đức lớn, có nét đẹp riêng, hình thành nên hệ giá trị văn hoá đặc sắc Việt Nam. (4) Quan niệm về giá trị chân- thiện- mỹ Đó là tôn trọng lý lẽ, sự công bằng, bảo vệ lẽ phải, tôn trọng kỷ cương; các giá trị thuần phong mỹ tục của người Việt; giá trị về đạo đức, nhân cách, phẩm giá con người được đề cao. (5) Các loại hình di sản văn hóa phi vật thể Các di sản về tiếng nói, chữ viết trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam; các làng nghề truyền thống; phong tục, tập quán, lễ hội truyền thống; các loại hình văn hóa nghệ thuật truyền thống. Từ những luận giải trên, có thể hiểu GTVHTT là những yếu tố tinh thần có giá trị bền vững, tốt đẹp tiêu biểu cho nền văn hóa của dân tộc, có tác dụng tích cực thúc đẩy sự phát triển của dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử cũng như hiện tại có vai trò góp phần thúc đẩy đạt được các mục tiêu kinh tế, văn hóa, xã hội trong tương lai. 2.1.1.2. Khái niệm giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống Giữ gìn, phát huy GTVHTT là nội dung cốt lõi, yêu cầu bắt buộc trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa hiện nay, đồng thời phải luôn gắn chặt với quá trình hội nhập, tiếp nhận các giá trị của văn hóa đương đại. Qua đó, sẽ thúc đẩy thực hiện thành công các mục tiêu về xây dựng, phát triển nền văn hóa và làm giàu đẹp thêm giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc. Giữ gìn theo Từ điển Tiếng Việt đó là: “Giữ cho được nguyên vẹn, không bị mất mát, tổn hại (nói khái quát); giữ được ý tứ, thận trọng và đúng mực, tránh sơ suất trong cử chỉ, nói năng” [197, tr.360]. 32 Từ đó có thể khẳng định giữ gìn GTVHTT là việc lưu giữ lại, truyền lại, kế thừa lại những yếu tố tích cực của văn hóa truyền thống để trở thành nền tảng, tiền đề cho xây dựng và phát triển nền văn hóa mới tiên tiến, hiện đại. Như vậy, việc giữ gìn GTVHTT ở đây không phải là quay về cái cũ, quá khứ mà là việc chắc lọc, có bổ sung và phát triển các giá trị tích cực của văn hóa truyền thống, đồng thời loại bỏ các yếu tố lạc hậu, lỗi thời không còn phù hợp. Phát huy theo Từ điển Tiếng Việt là “làm cho cái hay, cái tốt tiếp tục có tác dụng và nảy nở thêm” [197, tr.701]. Theo tiến sĩ Lê Văn Liêm: “phát huy không chỉ là việc bảo tồn mà còn là sự mở rộng, bổ sung hoặc sự hoàn thiện và nâng cao về chất những đặc điểm, đặc tính vốn có trong sự vật và hiện tượng dẫn đến một trạng thái mới về chất” [113, tr.16]. Phát huy GTVHTT là việc trên cơ sở những yếu tố tích cực được truyền lại, giữ lại và các chủ thể liên quan phải nhân rộng, điển hình hóa, phổ biến nhằm thúc đẩy tạo dựng các mối quan hệ tốt đẹp. Việc phát huy có tác dụng góp phần phát triển các mối quan hệ kinh tế, xã hội tốt đẹp và bền vững hơn; đồng thời, thúc đẩy thực hiện thành công các mục tiêu về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, hiện đại, giàu bản sắc dân tộc. Như vậy giữ gìn và phát huy là khái niệm bổ sung cho nhau, không thể tách rời nhau, không thể chỉ giữ gìn mà không phát huy và ngược lại không thể phát huy nếu không làm tốt việc giữ gìn. Do vậy, có thể khẳng định đây là cụm từ (giữ gìn, phát huy) cần thiết phải sử dụng trong hoạt động liên quan đến việc thực hiện các mục tiêu xây dựng nền văn hóa. Từ các lý giải trên có thể khẳng định: Giữ gìn, phát huy GTVHTT là quá trình lưu giữ, kế thừa, chọn lọc và phát triển các GTVHTT làm cho các giá trị đó ngày đặc sắc hơn, hoàn thiện hơn đồng thời phát huy tính tích cực của văn hóa truyền thống trong quá trình xây dựng và thực hiện các mục tiêu về văn hóa, kinh tế, xã hội. Để giữ gìn các giá trị tốt đẹp đó cũng như phát huy tính tích cực của nó cần phải có sự tham gia của nhiều thiết chế khác nhau trong hệ thống kiến trúc thượng tầng như văn hóa, chính trị, pháp lý, đạo đức, tôn giáo, phong tục, tập quán....Trong hệ thống các thiết chế đó, pháp luật có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm thực hiện thành công các mục tiêu xây dựng và phát triển nền văn hóa. Vì giữa pháp luật và văn hóa có mối quan hệ chặt chẽ lẫn nhau, cho nên để sử dụng hiệu quả vai trò của pháp luật trong thực hiện mục tiêu về giữ gìn, phát huy GTVHTT cần phải hiễu rõ mối quan hệ giữa pháp 33 luật với văn hóa với các hiện tượng khác để thấy được vị trí, vai trò, tầm quan trọng, sự cần thiết bảo đảm vai trò của pháp luật đối với giá trị văn hóa truyền thống 2.1.2. Mối quan hệ giữa pháp luật với văn hóa và các hiện tượng khác trong việc giữ gìn, phát huy các giá trị truyền thống Pháp luật và văn hóa có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của mỗi quốc gia, là những công cụ nhà nước sử dụng nhằm đạt được các mục tiêu đề ra trong quá trình thực hiện chức năng quản lý. Lý luận và thực tiễn đã chứng minh pháp luật và văn hóa có mối quan hệ gắn bó, khăng khít và tương hỗ lẫn nhau. Thông qua mối quan hệ giữa chúng sẽ tạo ra hệ thống giá trị văn hóa và pháp lý nhằm hướng đến việc thúc đẩy và bảo đảm các mối quan hệ xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Giữa pháp luật và văn hóa tác động qua lại, bổ sung cho nhau. Sự tác động đó được thể hiện ở các khía cạnh sau: Pháp luật và văn hóa đều là tổng hợp quy tắc, các chuẩn mực hành vi xử sự của các chủ thể khác nhau khi tham gia vào các mối quan hệ xã hội cụ thể, việc khẳng định giá trị các quy tắc, chuẩn mực trên được thực hiện trong từng giai đoạn khác nhau. Những quy tắc, chuẩn mực của văn hóa mang tính tự nguyện xuất phát từ lương tâm, trách nhiệm của con người đối với cộng đồng xã hội, ngoài phạm vi đã được chuẩn mực hóa, nó còn tồn tại dưới nhiều dạng thức khác nhau. Do vậy nó sẽ hỗ trợ cho pháp luật những vấn đề, những lĩnh vực mà pháp luật không thể hoặc chưa thể (vì các lý do khác nhau) điều chỉnh. Về vấn đề này, các GTVHTT đóng vai trò quan trọng trong việc bỗ khuyết những hạn chế của pháp luật đối với việc điều chỉnh hành vi con người trong các quan hệ xã hội. Những quy tắc, chuẩn mực pháp luật thường mang tính phổ cập và là những chuẩn mực tối thiểu cho mọi người phải thực hiện đồng thời nó được bảo đảm bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước. Do đó, các GTVHTT một khi được nhà nước thể chế hóa thành các quy tắc, chuẩn mực chung thì sẽ mang tính bắt buộc đối với mọi chủ thể khác nhau trong xã hội có nghĩa vụ bảo vệ và phát huy. Sự tồn tại giữa pháp luật và văn hóa là song song nhau, không phụ thuộc lẫn nhau mà cũng không loại trừ nhau, trái lại còn hỗ trợ và bổ sung cho nhau phát huy hiệu quả hơn vì có cùng một mục đích là làm cho các quan hệ xã hội trật tự hơn, tốt đẹp hơn và phát triển theo những định hướng đã được xác lập. Vì vậy, không nên tuyệt đối hóa vai trò của pháp luật hoặc bỏ qua hay đánh giá thấp các giá trị văn hóa trong xây dựng và phát triển xã hội. Từ đó cho thấy một hệ thống pháp luật toàn diện, đồng bộ, phù hợp và bảo đảm tính thống nhất là điều kiện tiên quyết để bảo đảm hiệu lực thi hành cũng như phát huy 34 tác dụng đối với việc giữ gìn, phát huy các GTVHTT của dân tộc. Ngược lại, nếu một hệ thống pháp luật trở nên lỗi thời, lạc hậu hoặc hiệu lực thi hành kém hiệu quả rất khó để giữ gìn và phát huy các giá trị tích cực của văn hóa truyền thống. Đồng thời, đó cũng là mãnh đất màu mỡ để các hiện tượng tiêu cực thuộc yếu tố truyền thống trỗi dậy và thống lĩnh đời sống tinh thần của xã hội. Pháp luật góp phần giữ gìn, phát huy các giá trị tích cực của văn hóa truyền thống phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội. Trong mối quan hệ này pháp luật thúc đẩy các giá trị văn hóa phát triển và phát huy tác dụng. Bởi trong hệ thống các GTVHTT thì những giá trị mang quy tắc phổ biến, phù hợp với sự tiến bộ và phát triển đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam được nhà nước ghi nhận và bảo vệ thông qua việc hình thành hệ thống các văn bản nhằm bảo đảm hiện thực hóa chúng. Bên cạnh đó, pháp luật cũng loại trừ dần những yếu tố thuộc về văn hóa nhưng đã cũ kỹ, lỗi thời, lạc hậu không còn phù hợp với chủ trương, quan điểm, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của nhà nước bằng việc đặt ra các quy định thay thế hoặc cấm đoán việc thực hiện những hành vi nhất định. Có thể nói với một hệ thống pháp luật không phù hợp, lạc hậu, không chứa đựng các giá trị xã hội phổ biến, đi ngược các giá trị truyền thống sẽ cản trở việc thực hiện các chính sách của nhà nước về văn hóa và từ đó sẽ tác động tiêu cực đến việc giữa gìn, phát huy GTVHTT của dân tộc. Pháp luật không phải là ở chỗ “đẩy nhanh hay níu lại các quá trình khách quan của xã hội một cách duy ý chí theo chủ ý của nhà làm luật, mà khi nhu cầu khách quan của xã hội đã chín muồi thì đó chính là chân lý, là khuôn mẫu, là mô hình cần phải được pháp luật quy phạm hóa” [100, tr.46]. Về vấn đề này C. Mác viết: “Nhà làm luật không làm ra luật, không sáng chế ra luật lệ mà chỉ hình thức hóa chúng” và giải thích thêm: “Nhà lập pháp phải coi mình như là nhà khoa học tự nhiên. Ông ta không làm ra pháp luật, ông ta không phát minh ra chúng, mà chỉ nêu chúng lên; ông ta biểu hiện những quy luật nội tại của mối quan hệ tinh thần thành những đạo luật thành văn có ý thức” [24, tr.128]. Như vậy, có thể khẳng định rằng việc luật hóa các giá trị văn hóa đó là việc ghi nhận lại thực tế khách quan đặt ra mà đòi hỏi nhà nước cần phải thực hiện trong quá trình thực hiện các chức năng của mình. Bên cạnh việc luật hóa các quy tắc, chuẩn mực thuộc GTVHTT, làm cho chúng phát huy yếu tố tích cực, có sức sống trong đời sống xã hội hiện đại, pháp luật còn thông qua các giá trị đó hình thành và phát triển những giá trị văn hóa mới tiên tiến, hiện đại. Do đó, đòi hỏi phải có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh và được tổ chức 35 thực hiện nghiêm minh, triệt để nhằm hướng đến mục tiêu trên. Một khi tính bắt buộc được công dân tự giác thực hiện một cách đầy đủ và chính xác thì pháp luật sẽ tác động có hiệu quả tới việc giữ gìn, phát huy GTVHTT. Từ đó sẽ góp phần tích cực thúc đẩy hình thành các giá trị văn hóa mới, tiên tiến, phù hợp hơn trong xã hội hiện đại. Sự tác động của pháp luật đến văn hóa còn được thể hiện ở chỗ pháp luật sẽ giúp định hướng hành vi của con người theo những yêu cầu khác nhau từ phía xã hội, qua đó cũng góp phần hạn chế các xung đột trong các mối quan hệ xã hội. Thực tiễn đã chứng minh trong xã hội văn minh hiện đại, việc tuân theo pháp luật không điều kiện đã trở thành những chuẩn mực văn hóa của con người như văn hóa kinh doanh, văn hóa giao thông, văn hóa giáo dục, văn hóa công sở, văn hóa pháp lý, văn hóa từ chức...Ngược lại pháp luật cũng tác động tiêu cực tới các giá trị văn hóa khi việc tuân theo pháp luật hoặc thực thi pháp luật cứng nhắc, bỏ qua những yêu cầu về văn hóa dễ dẫn đến độc tài, độc đoán. Điều này thể hiện rất rõ ở các kiểu pháp luật mang bản chất giai cấp bốc lột thống trị khi chúng muốn sử dụng pháp luật là công cụ để bốc lột, đàn áp giai cấp bị trị nhằm đoạt lấy những lợi ích cục bộ, cá nhân dẫn đến mất dân chủ, nhân quyền, chà đạp lên các GTVHTT tốt đẹp mà con người đã tạo ra. Có thể khẳng định giữa pháp luật và văn hóa có quan hệ chặt chẽ với nhau trong việc xác định và thực hiện các mục tiêu văn hóa cụ thể, trong việc hình thành các thiết chế văn hóa cũng như các hành vi văn hóa của các chủ thể khác nhau trong xã hội. Từ mối quan hệ này pháp luật khẳng định vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam hiện đại, giàu bản sắc dân tộc. Giữa pháp luật và văn hóa đều có điểm tương đồng - đều là yếu tố thuộc kiến trúc tượng tầng, cho nên cùng chịu sự tác động của yếu tố chính trị và chịu sự quy định bởi các điều kiện về kinh tế, xã hội trong quá trình tồn tại và phát triển. Do đó, một nền chính trị tốt với một hệ quan điểm tiến bộ cùng với nền kinh tế phát triển và các điều kiện xã hội tốt đẹp sẽ bảo đảm được một hệ thống pháp luật hoàn thiện, đó cũng là điều kiện tiên quyết cho hệ thống các giá trị văn hóa tốt đẹp hình thành và cùng với pháp luật xác lập nên hệ thống các chuẩn mực điều chỉnh các quan hệ xã hội. Như vậy, mối quan hệ mật thiết giữa pháp luật với văn hóa cho thấy văn hóa- vốn dĩ tồn tại trong mọi mặt của đời sống xã hội nhưng vẫn cần tới pháp luật như là phương tiện bảo đảm hiệu quả để thể hiện nội dung, mục đích, yêu cầu, phổ biến các giá trị của mình trong đời sống xã hội. Mặt khác, các giá trị văn hóa phải trở thành 36 nguyên tắc, mục tiêu của pháp luật khi đóng vai trò là quy tắc chung, phổ biến cho cách xử sự của mọi thành viên khác nhau trong xã hội. Có thể khẳng định rằng, những quan hệ giữa pháp luật và văn hóa được phân tích như trên là tiền đề cơ bản để pháp luật thể hiện vai trò của mình trong giữ gìn, phát huy GTVHTT ở Việt Nam hiện nay. Ngoài ra, pháp luật có mối quan hệ chặt chẽ với đạo đức và các phong tục, tập quán trong quá trình giữ gìn, phát huy các GTVHTT của dân tộc. Không khó để nhận thấy rằng các quy tắc đạo đức được hình thành trong quá trình giáo dục của cá nhân và qua hoạt động thực tiễn. Quy tắc đạo đức chi phối, định hướng hành vi của mỗi cá nhân, cộng đồng trong việc giữ gìn... tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 45. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội. 46. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội. 47. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội. 48. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 49. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5- Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 50. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 51. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Hội nghị lần thứ10- Ban chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 162 52. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận- thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986-2006), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 53. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đảng thời kỳ đổi mới về văn hóa, xã hội, khoa học - kỹ thuật, giáo dục, đào tạo, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.. 54. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội. 55. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 56. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Hội nghị lần thứ 4- Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 57. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 58. Đảng Cộng sản Việt Nam (2014), Văn kiện Hội nghị toàn quốc lần thứ chín, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 59. Đảng Cộng sản Việt Nam (2015), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 57 (1998), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 60. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia - sự thật, Hà Nội. 61. Nguyễn Khoa Điềm (2004), "Tiếp tục thực hiện thắng lợi nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc", Tạp chí Cộng sản, (16). 62. Nguyễn Minh Đoan (2009), Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội, sách chuyên khảo, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 63. Lê Quý Đức (2001), Tư tưởng nhân văn trong sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 64. Lê Quý Đức (2005), “Góp phần nhận thức luận điểm Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội”, Thông tin Văn hóa và phát triển, (3) 65. Trần Ngọc Đường (1999), Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 163 66. Elady Quiroz (2013), "Suy ngẫm về việc thực hiện Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể ở Mexico: 10 năm trải nghiệm và thử thách", Hội Thảo quốc tế “10 năm thực hiện Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO- Bài học kinh nghiệm và định hướng tương lai”, Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam tổ chức tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. 67. Fons Trompenaars, Charles Hampden - Tumer (2006), Chinh phục các làn sóng văn hoá, Nxb Tri thức, Hà Nội. 68. Chu Xuân Giao (2017), "Chuyển đổi tư duy đối với di sản văn hóa biển trong chính sách văn hóa ở Nhật Bản hiện nay", Tạp chí Di sản văn hóa, (4). 69. Trần Văn Giàu (1980), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 70. Trần Văn Giàu (1993), sách Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh (tái bản). 71. Nguyễn Hồng Hà (2005), “Vấn đề then chốt của văn hóa thời kỳ đổi mới”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, (4). 72. Nguyễn Hồng Hà (2005), Môi trường văn hoá với việc xây dựng lối sống và con người Việt Nam, Viện Văn hoá và Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 73. Nguyễn Thị Thu Hà (2017), "Chính sách bảo tồn và phát huy Di sản văn hóa phi vật thể của Nhật Bản", Tạp chí Di sản văn hóa, (1). 74. Phạm Thanh Hà (2012), Giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 75. Phạm Minh Hạc, Nguyễn Khoa Điềm (Chủ biên), (2003), Về phát triển văn hóa và xây dựng con người thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 76. Cao Thu Hằng (2011), Kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng nhân cách con người Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ triết học, Học viện khoa học xã hội 77. Vũ Thị Phương Hậu (2015), "Chính sách kinh tế trong văn hóa thời kỳ đổi mới", Tạp chí Lý luận chính trị, (1). 78. Hoàng Ngọc Hiến (2007), Văn hóa và Văn minh - Văn hóa chân lí và văn hóa dịch lí, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng. 79. Nguyễn Thị Hiền (2017), Quản lý nhà nước và vai trò của cộng đồng trong bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 164 80. Dương Phú Hiệp (2009), "Vài nét về chính sách ngoại giao văn hóa của Nhật Bản", Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, (7). 81. Dương Phú Hiệp (2010), "Quan niệm về bảo tồn và phát huy hệ giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam với tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại", Kỷ yếu Hội thảo khoa học Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống Việt Nam trong quá trình hội nhập, Hà Nội. 82. Dương Phú Hiệp (Chủ biên) (2010), Một số khía cạnh lý luận và phương pháp nghiên cứu văn hóa và con người Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 83. Dương Phú Hiệp (Chủ biên) (2010), Tác động của toàn cầu hóa đôi với sự phát triển con người ViệtNam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 84. Dương Phú Hiệp (Chủ biên) (2010), Nghiên cứu văn hóa và con người Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010. 85. Đinh Diệp Hoa (1994), "Lệ làng và ảnh hưởng của nó đối với pháp luật hiện đại", Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, (1). 86. Bùi Thi Hòa (2013), Phát triển bền vững với việc giữ gìn giá trị truyền thống các dân tộc thiểu số bản địa tỉnh Đăk Nông trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.. 87. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2005), Giáo trình lý luận văn hóa và đường lối văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam - hệ cử nhân, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 88. Nguyễn Xuân Hồng (2013), “Những giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở trong giai đoạn hiện nay” Hội thảo khoa học Thực trạng và giải pháp xây dựng nền văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới, Bộ Văn hóa thể thao và du lịch, Hà Nội. 89. Đỗ Huy, Chu Khắc (1993), Nhân cách và văn hóa trong bảng giá trị Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 90. Đỗ Huy (2007), "Mấy suy nghĩ về phạm vi điều chỉnh chính sách phát triển văn hóa ở nước ta hiện nay", Tạp chí Triết học, (4). 91. Đỗ Huy (2008), Lối sống dân tộc - hiện đại, mấy vấn đề lí luận và thực tiễn, Viện Văn hoá và Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội. 92. Đỗ Huy (2015), Các giá trị văn hóa Việt Nam- Từ truyền thống đến hiện đại, Nxb Thông tin và truyền thông, Hà Nội. 165 93. Trịnh Duy Huy (2009), Xây dựng đạo đức mới trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 94. Nguyễn Văn Huyên (1995), "Một số chuẩn mực giá trị vượt trội khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường", Tạp chí Triết học, (1). 95. Nguyễn Văn Huyên (1998), “Giá trị truyền thông - nhân lõi và sức sống bên trong của sự phát triển đất nước, dân tộc”, Tạp chí Triết học, (4). 96. Nguyễn Văn Huyên, (2002), Mấy vấn đề triết học về xã hội và phát triển con người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 97. Nguyễn Văn Huyên (2006), Văn hóa mục tiêu và động lực của sự phát triển, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 98. Hoàng Thị Hương (2012), Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc nước ta hiện nay; Luận án tiến sĩ Triết học. 99. Lê Thi Thanh Hương (Chủ biên) (2010), Nhân cách, văn hóa tri thức Việt Nam trong tiến trình mở cửa và hội nhập quốc tế, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 100. Nguyễn Thị Thu Hường (2013), Vai trò của pháp luật trong việc xây dựng đạo đức cho cán bộ lãnh đạo chính trị ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 101. Dương Thị Hưởng, Đỗ Đình Hằng và Đậu Tuấn Nam (Đồng chủ biên) (2010), Một số vấn đề về văn hóa - xã hội các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 102. Nguyễn Văn Hy và các cộng sự (1998), Quản lý hoạt động văn hóa, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 103. Jean- Jeaques Rousseau (2004), Bàn về khế ước xã hội, Hoàng Thanh Đạm dịch, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 104. Lương Văn Kế (2010), Văn hóa châu Âu - lịch sử, thành tựu, hệ giá trị, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 105. Nguyễn Văn Khánh (Chủ biên) (2010), Xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam phục vụ sự nghiệp chấn hưng đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 106. Phan Đình Khánh (2001), Tăng cường đấu tranh phòng, chống tệ nạn xã hội bằng pháp luật ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiễn sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 166 107. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), Bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương trong tố tụng hình sự, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 108. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2012), Giới thiệu Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 109. Đặng Xuân Kỳ (Chủ biên) (2005), Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển văn hóa và con người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 110. Lã Duy Lan (2007), Bản sắc văn hóa người Việt, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội 111. Phan Huy Lê, Vũ Minh Giang (Chủ biên) (1996), Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay, Chương trình Khoa học công nghệ cấp Nhà nước KX.07, đề tài KX.07-02, tập II, Hà Nội. 112. Phan Huy Lê, Truyền thống dân tộc trong công cuộc đổi mới và hiện đại hóa đất nước Việt Nam, Đề tài cấp Nhà nước, mã số KX 07/02. 113. Lê Văn Liêm (2010), Kế thừa và phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Gia- Rai ở tỉnh Gia Lai trong môi trường văn hóa đương đại, Luận án tiến sĩ văn hóa học, Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam, Hà Nội. 114. Từ Thị Loan (2013), "Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại tại Việt Nam", Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: 10 năm thực hiện Công ước Bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO - Bài học kinh nghiệm và định hướng tương lai, Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam, Hà Nội. 115. Võ Hải Long (2010), Vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vững ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật, Đại học luật Hà Nội, Hà Nội. 116. Nguyễn Đức Lữ (2005), Góp phần tìm hiểu tín ngưỡng dân gian Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội. 117. Nguyễn Văn Luật (2000), "Pháp luật nước ta trước nhu cầu hội nhập và hợp tác kinh tế quốc tế", Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (6). 118. Nguyễn Đình Đặng Lục (2005), Vai trò của pháp luật trong quá trình hình thành nhân cách, sách chuyên khảo, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 119. Nguyễn Đình Đặng Lục (2013), Vai trò của pháp luật trong quá trình hình thành nhân cách, sách chuyên khảo, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 120. Trường Lưu (2003), Toàn cầu hóa và vấn đề bảo tồn văn hóa dân tộc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 167 121. Lê Thị Minh Lý (2013), "Đưa di sản văn hóa phi vật thể vào chương trình giáo dục trong nhà trường", Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: 10 năm thực hiện Công ước Bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO - Bài học kinh nghiệm và định hướng tương lai, Viện văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam, Hà Nội. 122. Đinh Xuân Mậu, Phạm Hồng Thái (2005), Luật hành chính Việt Nam, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. 123. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 124. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 125. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 126. Trần Thị Minh (2014), Phát triển văn hóa với tư cách là nền tảng tinh thần của xã hội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 127. Montesquieu (2004), Bàn về tinh thần pháp luật, Hoàng Thanh Đạm dịch, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 128. Lê Đinh Mùi (1997), vai trò của pháp luật trong việc bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công dân ở nước ta hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 129. Trần Chí Mỹ (2002), Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 130. Ngô Thị Thu Ngà (2011), Giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng đạo đức mới cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ triết học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 131. Phạm Quang Nghị (2002), "Để văn hóa thực sự là động lực, mục tiêu của sự phát triển", Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, (2). 132. Phạm Quang Nghị (2003), "Tiếp tục bồi đắp cho văn hóa Việt Nam thêm giàu đẹp", Tạp chí Cộng sản, (7). 133. Phan Ngọc (2004), Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội. 134. Phan Ngọc (2006), Bản sắc văn hóa Việt Nam, NxbVăn học, Hà Nội. 135. Nguyễn Văn Nhật (Chủ biên) (2010), Xây dựng và phát triển đời sống văn hóa của giai cấp công nhân Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 136. Hạ Thị Lan Phi (2011), "Chính sách phát triển công nghiệp văn hóa của Nhật Bản trong thập niên đầu thế kỷ XXI", Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, (3). 168 137. Nguyễn Văn Phúc (2007), "Về tính qui luật của sự hình thành hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức mới", Tạp chí Triết học, (3). 138. Nguyễn Thị Thu Phương (2014), "Nhận diện giới hạn sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc thông qua phản ứng dư luận tại một số nước Đông Á trong những năm gần đây", Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, (11). 139. Lê Thị Hoài Phương (Chủ biên) (2009), Hợp tác quốc tế về văn hoá trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 140. Huỳnh Thanh Quang (2010), Phát huy giá trị văn hóa khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long góp phần củng cố khối đại đoàn kết dân tộc trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ triết học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 141. Hoàng Thị Kim Quế (2004), “Về mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật”, Tạp chí Luật học, (5). 142. Hoàng Thị Kim Quế (2015), Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 143. Hoàng Thị Kim Quế, Ngô Huy Cương (Đồng chủ biên) (2015), Văn hóa pháp luật - Những vấn đề lý luận cơ bản và ứng dụng chuyên ngành, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 144. Hồ Sĩ Quý (2010), "Văn hóa và văn minh, giá trị và con người - Những khái niệm công cụ chủ yếu trong nghiên cứu khoa học xã hội", Tạp chí Thông tin khoa học xã hội. 145. Mai Thị Quý (2006), Toàn cầu hóa và vấn đề kế thừa một số giá trị truyền thống của dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Viện Triết học. 146. Roger L. Janelli (2013), "Sự kết nối những phạm trù vật thể và phi vật thể trong di sản văn hóa", Bài tham luận tại Hội Thảo quốc tế “10 năm thực hiện Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO - Bài học kinh nghiệm và định hướng tương lai”, Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam tổ chức tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. 147. Sanwin (2013), "Bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể và vấn đề quản lý ở Miến Điện", Bài tham luận tại Hội Thảo quốc tế “10 năm thực hiện Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO- Bài học kinh nghiệm và định hướng tương lai”, Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam tổ chức tại thành phố Hội An, tỉnh Quãng Nam. 169 148. Đặng Đình Tân (2006), Thể chế Đảng cầm quyền một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 149. Tập thể tác giả (1983), Giá trị văn hoá tinh thần Việt Nam 2 tập, Nxb Thông tin - lý luận, Hà Nội. 150. Tập thể tác giả (2004), Bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống của người Thái vùng núi bắc trung bộ hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 151. Tập thể tác giả (2005), Nhìn lại quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng 1986-2005, Tập II, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 152. Phạm Việt Thái, Đào Ngọc Tuấn (2004), Đại cương về văn hóa Việt Nam, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 153. Phạm Hồng Thái (2012), "Sức mạnh mềm của văn hóa Trung Quốc hiện nay", Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á, (7). 154. Phạm Hồng Thái (2014), Pháp luật về công vụ và đạo đức công vụ, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 155. Phạm Hồng Thái, Nguyễn Thị Thu Phương (2015), "Các kênh tác động của sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc ở một số nước Đông Á", Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, (8). 156. Nguyễn Kim Thái (2005), Tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 157. Văn Đức Thanh (2004), Về xây dựng môi trường văn hóa cơ sở, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 158. Võ Văn Thắng (2006), Kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc trong việc xây dựng lối sống ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 159. Lê Cao Thắng (2014) Hoạt động giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho sinh viên hiện nay, Luận án tiến sĩ Văn hóa học, Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam. 160. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 161. Trần Ngọc Thêm (2010), "Giá trị và sự chuyển đổi giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam", Kỷ yếu Hội thảo khoa học Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống Việt Nam trong quá trình hội nhập, Thành phố Hồ Chí Minh. 170 162. Trần Ngọc Thêm (Chủ biên) (2015), Một số vấn đề về hệ giá trị Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Nxb Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. 163. Trần Ngọc Thêm (2016), Hệ giá trị Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại và con đường tới tương lai, Nxb Văn hóa - Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.. 164. Trần Ngọc Thêm, Khái luận về văn hóa, tại trang [truy cập ngày 11/4/2017]. 165. Lê Quang Thiêm (1998), Văn hóa với sự phát triển của xã hội Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 166. Nguyễn Quang Thiện (1996), Vai trò của pháp luật trong cuộc đấu tranh chống lợi dụng nhân quyền bảo vệ an ninh quốc gia ở nước ta hiện nay, Luận án phó tiến sĩ luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 167. Đỗ Kim Thịnh (2004), "Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở trong giai đoạn hiện nay", Tạp chí Cộng sản, (15). 168. Đỗ Ngọc Thịnh (2000), vai trò của pháp luật trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hóa, tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 169. Ngô Đức Thịnh (Chủ biên) (2010), Bảo tồn, làm giàu và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam trong đổi mới và hội nhập, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 170. Ngô Đức Thịnh (Chủ biên) (2010), Những giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 171. Ngô Đức Thịnh (Chủ biên) (2014), Những giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 172. Ngô Đức Thịnh (Chủ biên) (2014), Giá trị văn hóa Việt Nam truyền thống và biến đổi, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 173. Nguyễn Đăng Thục (1959), Triết lý văn hóa khái luận, Nxb Văn hữu Á Châu, Sài Gòn. 174. Nguyễn Hữu Thức (2005), Về văn hóa và xây dựng đời sống văn hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 175. Đỗ Thị Minh Thúy (2003), 60 đề cương văn hóa với văn hóa và phát triển ở Việt Nam hiện nay, Viện Văn hóa và Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 171 176. Đỗ Thị Minh Thúy (2004), Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc thành tựu và kinh nghiệm, Viện Văn hóa và NxbVăn hóa - Thông tin, Hà Nội. 177. Trần Thị Thủy (2013), "Cân bằng giữa vai trò cộng đồng và vai trò Nhà nước trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể", Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: 10 năm thực hiện Công ước Bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO - Bài học kinh nghiệm và định hướng tương lai, Viện văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam, Hà Nội. 178. Lê Thế Tiệm (2001), Tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật về trật tự an toàn xã hội trong hoạt động của lực lượng cảnh sát nhân dân ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 179. Lưu Trần Tiêu (2013), "Di sản văn hóa phi vật thể- bảo tồn và phát huy, kế thừa và phát triển", Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: 10 năm thực hiện Công ước Bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO - Bài học kinh nghiệm và định hướng tương lai, Viện văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam, Hà Nội. 180. Nguyễn Văn Tình (2009), Chính sách văn hóa trên thế giới và việc hoàn thiện chính sách văn hóa ở Việt Nam, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 181. Đặng Hữu Toàn (2000), “Gắn phát triển con người Việt Nam hiện đại với giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc”, Tạp chí Triết học, (4). 182. Tokumaru Yosihiko (2013), "Sự không nhất quán giữa giáo dục âm nhạc và di sản văn hóa phi vật thể", Bài tham luận tại Hội Thảo quốc tế “10 năm thực hiện Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO- Bài học kinh nghiệm và định hướng tương lai”, Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam tổ chức tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. 183. Hồ Minh Trí (2001), Bản sắc văn hóa dân tộc trong phim truyện điện ảnh Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Khoa học văn hóa. 184. Trung tâm Từ điển học (2010), Từ điển Tiếng Việt, in lần 3, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng. 185. Trường Đại học luật Hà Nội (2006), Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 186. Trường Đại học luật Hà Nội (2006), Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 187. Trường Đại học luật Hà Nội (2010), Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 172 188. Trường Đại học Luật Hà Nội (2013), Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 189. Vũ Anh Tuấn (2001), Vai trò của pháp luật trong việc bảo đảm công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 190. Hồ Văn Tường (2013), Di sản văn hóa người Việt ở thành phố Hồ Chí Minh và vấn đề bảo tồn, phát huy trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án tiến sĩ Văn hóa học, Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam, Hà Nội. 191. Nguyễn Đình Tường (2006), “Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở Việt Nam trước tác động của toàn cầu hóa”, Tạp chí Triết học, (5). 192. Đào Trí Úc (1993), Những vấn đề cơ bản về pháp luật, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 193. Đào Trí Úc (1994), Xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật, Đề tài Nhà nước KX 07/KX07-17. 194. V.I. Lênin (1981), Toàn tập, tập 30, Nxb Tiến bộ, Mat-xcơ-va. 195. V.I. Lênin (1976) Toàn tập, tập 33, Nxb Tiến bộ Matx-cơ- va. 196. Viện Nghiên cứu nhà nước và pháp luật (1995), Những vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước và pháp luật, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 197. Viện Ngôn ngữ học (2002), Từ điển tiếng Việt phổ thông, Nxb Phương Đông, Hà Nội. 198. Viện Văn hóa (1987), Đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng cộng sản Việt Nam. 199. Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam (2014), "10 năm thực hiện Công ước Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO: Bài học kinh nghiệm và định hướng tương lai", Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 200. Nguyễn Cửu Việt (2008), Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 201. Võ Khánh Vinh (2004), “Về tính ổn định của luật trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (8). 202. Võ Khánh Vinh (2004), “Xây dựng hệ thống pháp luật có hệ thống, đồng bộ”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, (10). 203. Nguyễn Như Ý (Chủ biên) (2013), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 204. Nguyễn Thị Thùy Yên (2013), "Ngoại giao văn hóa Trung Quốc", Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, (354). 173 * Tài liệu tiếng Anh 205. Arizpe, Lourdes (2013), Anthropological Perspectives on Intangible Cultural Heritage, Universidad Nacional Autonoma, Cristina Amescua. 206. Blake, Janet (2006), Commentary on the 2003 UNESCO Convention on the Safeguarding of the Intangible Cultural Heritage, Institute of Art and Law. 207. Blake, Janet (2006), Safeguarding Intangible Cultural Heritage- Challenges and Approaches, Institute of Art and Law. 208. Boswell, Rosabelle (2008), Challenges to Identifying and Managing Intangible Cultural Heritage in Mauritius, Zanzibar and Seychelles, African Books Collective. 209. Hyung II Pai (2014), Heritage Management in Korea and Japan. The Politics of Antiquity and identily, University of Washington Press Han, Sangwoo, cultural heritage management in South Korea. 210. Lewinskin, Von Silke (2008), Indigenous Heritage and Intellectual Property: Genetic Resourcer, Traditional Knowledge and Folklore, Kluwer Law International. 211. Lewis, J, Designing a Cultural Polity, Journal of Arts Management, Law and Society, Sping, Vol.24 (1), tr.41-56. 212. Seong-Yong Park (2003), On Intangible Heritage Safeguarding Governance: An Asia- Pacific Context, Cambridge scholars Publishing. 213. Smith, Laurajane, Natsuko Akagawa (2008), Intangible Heritage, London: Routledge. 214. Stefano, Michelle L., Peter Davis, Gerard Corsane (2012), Safeguarding Intangible Cultural Heritage, Boydell Press. 174 PHỤ LỤC Phụ lục 01 DANH SÁCH CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ĐÃ THẾ HÓA CÁC NỘI DUNG VỀ GIỮ GÌN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG I. CÁC VĂN BẢN DO QUỐC HỘI BAN HÀNH 1. Hiến pháp 2. Luật di sản văn hóa năm 2001. 3. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa năm 2009. 4. Bộ Luật Dân sự 5. Bộ luật Hình sự 6. Luật Lao động 7. Luật Giáo dục 8. Luật Hôn Nhân và gia đình 9. Luật Khám chữa bệnh 10. Luật Quảng cáo 11. Luật Xuất bản 12. Luật Báo chí 13. Luật Điện ảnh 14. Luật Du lịch 15. Luật thể dục, Thể thao 16. Luật phòng, chống bạo lực gia đình II. CÁC VĂN BẢN DO ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI BAN HÀNH 12. Pháp lệnh Thư viện 13. Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng Nguồn: Theo số liệu thống kê của tác giả luận án trên cơ sở hệ thống văn bản pháp luật được công bố. 175 Phục lục 02 HỆ THỐNG CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO VỀ QUẢN LÝ DI SẢN VĂN HÓA TT Tên cơ sở đào tạo Thông tin liên hệ 1 Viện Văn hoá Nghệ thuật Địa chỉ: 32 Hào Nam, Ô chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội quốc gia Việt Nam Điện thoại: 84-24-38569160; Fax: 84-24-38516415 2 Học viện Âm nhạc quốc Địa chỉ: 77 Hào Nam, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội gia Việt Nam ĐT: 84-24-38514969/38561842; Fax: 84-24-38513545 Email: hvan@vnam.edu.vn; Website: www.vnam.edu.vn 3 Nhạc viện Thành phố Hồ Địa chỉ: 112 Nguyễn Du, phường Bến Thành, quận 1, Chí Minh thành phố Hồ Chí Minh ĐT: 84-28-38225841; Fax: 84-28-38220916 4 Học viện Âm nhạc Huế Địa chỉ: 1 Lê Lợi, thành phố Huế, Thừa Thiên Huế ĐT: 84-234-3819852; Fax: 84-234-3837466 5 Trường Đại học Văn hóa Địa chỉ: 418 La Thành, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội Hà Nội ĐT: 84-24-38511971; Fax: 84-24-35141629 6 Trường Đại học Văn hóa Địa chỉ: 51 Quốc Hương, phường Thảo Điền, quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh ĐT: 84-28-35106502; Fax: 84-28-38980740 7 Học viện Khoa học xã hội Địa chỉ: 477 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội ĐT: 84-24-35527736; Fax: 84-24-35527726 8 Trường Đại học Khoa học Địa chỉ: 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội xã hội và nhân văn - Đại ĐT: 84-24-38583799 học Quốc gia Hà Nội Email: contact@ussh.edu.vn; website: 9 Trường Đại học Khoa học Địa chỉ: 10-12 Đinh Tiên Hoàng, phường Bến Nghé, xã hội và nhân văn - Đại quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh học Quốc gia Thành phố ĐT: 84-28-38293828; Fax: 84-28-38221903 Hồ Chí Minh Email: hanhchinh@hcmussh.edu.vn; website: hcmussh.edu.vn Nguồn: Tác giả luận án tổng hợp trên cơ sở các thông tin đã công khai. 176 Phục lục 03 DANH SÁCH DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ ĐẠI DIỆN CỦA NHÂN LOẠI (GHI DANH THEO CÔNG ƯỚC UNESCO 2003 VỀ BẢO VỆ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ) 1. Nhã Nhạc, Âm nhạc Cung đình Việt Nam (Triều Nguyễn) (năm 2008). 2. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên (năm 2008). 3. Dân ca Quan Họ Bắc Ninh (năm 2009). 4. Hát Ca trù (năm 2009; thuộc Danh sách cần bảo vệ khẩn cấp). 5. Hội Gióng ở Đền Phù Đổng và Đền Sóc (năm 2010). 6. Tín ngưỡng Thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ (năm 2012). 7. Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ (năm 2013). 8. Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh (năm 2014). 9. Nghi lễ và trò chơi kéo co (năm 2015, di sản đa quốc gia, gồm: Việt Nam, Hàn Quốc, Philippines và Campuchia). 10. Thực hành Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt (năm 2016). 11. Hát Xoan Phú Thọ. 12. Nghệ thuật Bài Chòi miền Trung Việt Nam (2017). Ghi chú: Trung Quốc là quốc gia có số lượng di sản văn hóa phi vật thể được ghi danh nhiều nhất (39 di sản), tiếp theo là Nhật Bản (21 di sản), Hàn Quốc (19 di sản), 10 quốc gia mới chỉ có 01 di sản được ghi danh và còn 58/175 quốc gia chưa có di sản được ghi danh. Nguồn: Cục Di sản văn hóa - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_vai_tro_cua_phap_luat_trong_giu_gin_phat_huy_gia_tri.pdf
  • pdfTT _ Ho Thanh Hon _ cap HV.pdf
  • pdfTT-ho thanh hon.pdf
Tài liệu liên quan