Luận án Vai trò của ngân hàng trung ương Hoa kỳ và Nhật bản trong phát triển kinh tế: Nghiên cứu so sánh và bài học cho Việt Nam

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐINH VIỆT HƢNG VAI TRÕ CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƢƠNG HOA KỲ VÀ NHẬT BẢN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ: NGHIÊN CỨU SO SÁNH VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2020 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐINH VIỆT HƢNG VAI TRÕ CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƢƠNG HOA KỲ VÀ NHẬT BẢN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ: NGHIÊN CỨU SO SÁNH VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM Ngành: Kinh tế quố

pdf190 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 409 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Vai trò của ngân hàng trung ương Hoa kỳ và Nhật bản trong phát triển kinh tế: Nghiên cứu so sánh và bài học cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ốc tế Mã số : 9.31.01.06 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS Nguyễn Xuân Dũng 2. PGS.TS Trần Thị Lan Hƣơng HÀ NỘI - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận án chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả luận án Đinh Việt Hƣng i LỜI CẢM ƠN Luận án tiến sĩ kinh tế là công trình nghiên cứu độc lập của tôi, với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Khoa Quốc tế học, các phòng ban liên quan của Học viện Khoa học xã hội cùng tập thể các Thầy, Cô giáo đã tham gia giảng dạy, trao đổi kinh nghiệm, kiến thức và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại Học viện. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Xuân Dũng và PGS.TS. Trần Thị Lan Hƣơng, những thầy, cô đã trực tiếp hƣớng dẫn khoa học đã tận tâm giúp đỡ, hỗ trợ tôi từ những ngày đầu tiên chập chững bƣớc vào con đƣờng nghiên cứu khoa học. Ngoài ra, tôi cũng xin đƣợc cảm ơn các nhà khoa học khác trong và ngoài Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam nhƣ PGS.TS. Lƣu Ngọc Trịnh - nguyên Viện trƣởng viện Kinh tế Chính trị thế giới; PGS.TS. Chu Đức Dũng - nguyên Viện trƣởng Viện Kinh tế Chính trị thế giới; PGS.TS. Nguyễn Huy Hoàng - Viện trƣởng Viện Nghiên cứu Đông Nam Á kiêm Trƣởng khoa Kinh tế quốc tế, Học viện Khoa học xã hội; PGS.TS. Phạm Quý Long - Viên Nghiên cứu Đông Bắc Á; TS. Nguyễn Bình Giang - Tổng Biên tập tạp chí Nghiên cứu Châu Phi - Trung Đông, Phó Trƣởng khoa Kinh tế quốc tế, Học viện Khoa học xã hội; GS.TS. Đỗ Đức Bình - Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân, TS. Nguyễn Thị Ngọc Loan - Học viện Ngân hàng; TS. Tô Thị Ánh Dƣơng - Viện Kinh tế Việt Nam; TS. Phạm Anh Tuấn - Viên Kinh tế Chính trị thế giới; PGS.TS. Nguyễn Việt Khôi – Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội; TS. Trần Thế Tuân - Đại học Công nghệ Giao thông vận tải đã tận tình hỗ trợ tôi trong suốt thời gian làm nghiên cứu sinh. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, ngƣời thân, bạn bè, cơ quan, đồng nghiệp đã đồng hành, hỗ trợ, động viên, giúp đỡ về mọi mặt trong quá trình tôi nghiên cứu và hoàn thành Luận án. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 10/2020 Tác giả: Đinh Việt Hƣng ii MỤC LỤC MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án ..................................................................................1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................3 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................3 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án .......................................4 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án ......................................................................6 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án .....................................................................7 7. Kết cấu của luận án ......................................................................................................7 Chƣơng 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI CỦA LUẬN ÁN .......................................................................................8 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ...............................................................................8 1.1.1. Nghiên cứu về ngân hàng Trung ương ..................................................................8 1.1.2. Nghiên cứu về vai trò của ngân hàng Trung ương đến phát triển kinh tế ..........10 1.1.3. Nghiên cứu về sự độc lập của ngân hàng Trung ương .......................................13 1.1.4. Nghiên cứu về ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ và Nhật Bản .............................15 1.1.5. Nghiên cứu về ngân hàng Nhà nước Việt Nam ...................................................16 1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ..................................17 1.2.1. Về những kết quả nghiên cứu mà luận án sẽ kế thừa ..........................................17 1.2.2. Về những vấn đề luận án cần nghiên cứu ............................................................18 Tiểu kết chƣơng 1 ..........................................................................................................19 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÂN HÀNG TRUNG ƢƠNG VÀ VAI TRÒ CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƢƠNG TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ ..................20 2.1. Tổng quan về ngân hàng Trung ƣơng ....................................................................20 2.1.1. Khái niệm và bản chất của ngân hàng Trung ương ............................................20 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của ngân hàng Trung ương ..............................................22 2.1.3. Trách nhiệm và nghĩa vụ của ngân hàng Trung ương ........................................25 2.1.4. Tính độc lập của ngân hàng Trung ương ............................................................26 2.1.5. Mô hình tổ chức của ngân hàng Trung ương ......................................................29 2.2. Vai trò của ngân hàng Trung ƣơng trong phát triển kinh tế ...................................33 2.2.1. Khái niệm về vai trò của ngân hàng Trung ương trong phát triển kinh tế .........33 2.2.2. Các tiêu chí đánh giá vai trò của ngân hàng trung ương trong phát triển kinh tế .....33 2.2.3. Mối quan hệ giữa vai trò với nền kinh tế và các công cụ điều tiết của ngân hàng trung ương .....................................................................................................................45 2.2.4. Các nhân tố tác động tới vai trò của ngân hàng Trung ương trong phát triển kinh tế. .............................................................................................................56 Tiểu kết chƣơng 2 ..........................................................................................................58 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƢƠNG HOA KỲ, NHẬT BẢN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM ..........................................................................................................59 3.1. Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ trong phát triển kinh tế ............................................59 3.1.1. Khái quát về Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ .........................................................59 iii 3.1.2. Vai trò của Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ trong phát triển kinh tế .....................62 3.2. Ngân hàng Trung ƣơng Nhật Bản trong phát triển kinh tế .....................................81 3.2.1. Khái quát về Ngân hàng Nhật Bản ......................................................................81 3.2.2.Vai trò của ngân hàng trung ương Nhật Bản trong phát triển kinh tế Nhật Bản 84 3.3. So sánh ngân hàng Trung ƣơng Hoa Kỳ và Nhật Bản ........................................ 101 3.3.1. Khung thể chế và đặc điểm thể chế của hai ngân hàng trung ương ................ 101 3.3.2. Mục tiêu chính sách tiền tệ ............................................................................... 104 3.3.3. Mức độ độc lập ................................................................................................. 105 3.3.4. Trách nhiệm giải trình, minh bạch và truyền thông ......................................... 106 3.3.5. Vai trò trong phát triển kinh tế ......................................................................... 107 3.4. Bài học kinh nghiệm có thể áp dụng vào việc hoàn thiện vai trò của ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam trong phát triển kinh tế .............................................................. 110 3.4.1. Bài học về cách thức tổ chức hoạt động ........................................................... 110 3.4.2.Bài học về cách thức điều tiết nền kinh tế thông qua các công cụ chính sách tiền tệ 113 3.4.3. Bài học khi có khủng hoảng tài chính xảy ra ................................................... 118 Tiểu kết chƣơng 3 ....................................................................................................... 121 Chƣơng 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN VAI TRÒ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ ...................... 121 4.1. Khái quát về Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam ..................................................... 121 4.1.1. Lịch sử hình thành ............................................................................................ 121 4.1.2. Cơ cấu tổ chức .................................................................................................. 119 4.1.3. Vị trí pháp lý ..................................................................................................... 119 4.1.4. Chức năng, nhiệm vụ ........................................................................................ 119 4.1.5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong bối cảnh hiện nay ................................ 121 4.2. Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam trong phát triển kinh tế ..................................... 121 4.2.1. Vai trò của Ngân hàng nhà nước Việt Nam trong phát triển kinh tế ............... 121 4.2.2. Đánh giá vai trò của ngân hàng nhà nước Việt Nam trong thời gian qua ...... 140 4.3. Một số giải pháp góp phần hoàn thiện vai trò của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam trên cơ sở vận dụng bài học kinh nghiệm từ Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ và Ngân hàng Trung ƣơng Nhật Bản trong phát triển kinh tế .................................................. 146 4.3.1. Mục tiêu, phương hướng hoàn thiện vai trò của ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế .................................................................... 146 4.3.2. Một số giải pháp góp phần hoàn thiện vai trò của ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong phát triển kinh tế ...................................................................................... 147 Tiểu kết chƣơng 4 ....................................................................................................... 150 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 150 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 155 iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt tắt 1 ADB Asian Development Bank Ngân hàng phát triển châu Á Association of South East 2 ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Asian Nations 3 BOJ Bank of Japan Ngân hàng Trung ƣơng Nhật Bản 4 CBI Central Bank Independence Ngân hàng trung ƣơng độc lập 5 CPI Consumer Price Index Chỉ số giá tiêu dùng 6 CSTK Chính sách tài khoá 7 CSTT Chính sách tiền tệ 8 DN Doanh nghiệp 9 DTBB Dự trữ bắt buộc 10 ECB European Central Bank Ngân hàng Trung ƣơng Châu Âu 11 FDI Foreign Direct Investment Vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài 12 FED Federal Reserve System Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ Federal Open Market 13 FOMC Uỷ ban thị trƣờng mở liên bang Committee Financial Stability Oversight 14 FSOC Hội đồng giám sát ổn định tài chính Council 15 FY Finacial Year Năm tài chính 16 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội 17 GNI Gross National Income Thu nhập quốc dân 18 GNP Gross National Product Tổng sản lƣợng quốc gia 19 GSNH Giám sát ngân hàng 20 HĐCS Hội đồng chính sách 21 IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế v 22 LDC The least developed countries Các quốc gia kém phát triển 23 MBS Mortgage-backed security Chứng khoán có thể chấp bằng tài sản 24 MPM Monetary Policy Meeting Hội nghị Chính sách tiền tệ 25 NCS Nghiên cứu sinh 26 NHNN Ngân hàng Nhà nƣớc 27 NHTG Ngân hàng trung gian 28 NHTM Ngân hàng thƣơng mại 29 NHPH Ngân hàng phát hành 30 NHTW Ngân hàng Trung ƣơng 31 NXB Nhà xuất bản Organization for Economic Co- 32 OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế operation and Development 33 OMO Open Market Operations Nghiệp vụ thị trƣờng mở 34 OCR Overnight Cash Rate Lãi suất qua đêm tiền mặt 35 TCTD Tổ chức tín dụng 36 QE Quantitative Easing Nới lỏng định lƣợng 37 WB World Bank Ngân hàng thế giới 38 XHCN Xã hội chủ nghĩa vi DANH MỤC CÁC BẢNG Tên bảng Trang Bảng 3.1: Tăng trƣởng GDP của Hoa Kỳ từ năm 1980 - 2018 62 Bảng 3.2: Tỷ lệ lạm phát của Hoa Kỳ từ năm 1980 - 2018 66 Bảng 3.3: Tổng số vốn hình thành (tổng số vốn đầu tƣ trong nƣớc) của 76 Hoa Kỳ từ năm 1980 – 2018 Bảng 3.4: Giá trị xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ của Hoa Kỳ từ 77 năm 1980 – 2018 Bảng 3.5: Tăng trƣởng GDP của Nhật Bản từ năm 1980 - 2018 82 Bảng 3.6: Tỷ lệ lạm phát, giảm phát của Nhật Bản từ năm 1980 - 2018 86 Bảng 3.7: Điều chỉnh lãi suất của BOJ 2007 – 2008 90 Bảng 3.8: Tổng số vốn hình thành (tổng số vốn đầu tƣ trong nƣớc) của 95 Nhật Bản từ năm 1980 – 2018 Bảng 3.9: Giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Nhật Bản từ 97 năm 1980 – 2018 Bảng 3.10: Các nhiệm vụ khác của FED và BOJ 100 Bảng 4.1: Tăng trƣởng GDP của Việt Nam từ năm 1986 - 2018 122 Bảng 4.2: Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam từ năm 1986 - 2018 126 Bảng 4.3: Tổng số vốn hình thành (tổng số vốn đầu tƣ trong nƣớc) của 136 Việt Nam từ năm 1980 – 2018 Bảng 4.4: Giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam từ 138 năm 1986 - 2018 vii DANH MỤC CÁC HÌNH Tên hình Trang Hình 1.1: Khung phân tích 6 Hình 2.1: Mô hình ngân hàng trung ƣơng độc lập với chính phủ 29 Hình 2.2: Mô hình ngân hàng trung ƣơng trực thuộc chính phủ 31 Hình 2.3: Mô hình ngân hàng trung ƣơng bán độc lập 32 Hình 2.4: Quan hệ giữa lãi suất và đầu tƣ 42 Hình 2.5 Quan hệ giữa lãi suất (trong nƣớc) và xuất khẩu 44 Hình 2.6: Quan hệ giữa lãi suất (nƣớc ngoài) với lợi tức dự tính 44 Hình 2.7: Quan hệ giữa lãi suất, cung tiền với cung cầu thị trƣờng 47 Hình 2.8: Các công cụ điều tiết nền kinh tế của NHTW 49 Hình 2.9: Cung ứng tiền của NHTW 49 viii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Tên sơ đồ, biểu đồ Trang Sơ đồ 2.1: Mối liên kết giữa Ổn định hệ thống tài chính và Ổn định giá cả 37 Biểu đồ 3.1: Tăng trƣởng GDP, lãi suất thực tế, lãi suất cho vay của Hoa 63 Kỳ từ năm 1980 – 2018 Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ lạm phát, lãi suất thực tế, lãi suất cho vay của Hoa Kỳ 67 từ năm 1980-2016 Biểu đồ 3.3: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Hoa Kỳ 2008-2018 68 Biểu đồ 3.4: Thâm hụt ngân sách của Hoa Kỳ từ năm 1995 – 2018 72 Biểu đồ 3.5: Mối quan hệ giữa tổng vốn đầu tƣ trong nƣớc và lãi suất 75 của Hoa Kỳ từ năm 1980 – 2018 Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ tăng trƣởng GDP, lãi suất thực tế, lãi suất huy động, 84 lãi suất cho vay của Nhật Bản từ năm 1980-2016 Biểu đồ 3.7: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Nhật Bản từ 2008-2018 85 93 Biểu đồ 3.8: Thâm hụt ngân sách Nhật Bản từ 1995 – 2018 Biểu đồ 3.9: Mối quan hệ giữa tổng vốn đầu tƣ trong nƣớc và lãi suất 96 của Nhật Bản từ năm 1980 – 2018 Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ tăng trƣởng GDP, lãi suất thực tế, lãi suất huy động, lãi 123 suất cho vay của Việt Nam từ năm 1993 - 2018 125 Biểu đồ 4.2: Chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam từ năm 1995 - 2018 131 Biểu đồ 4.3: Thâm hụt ngân sách Việt Nam từ 1995 - 2018 Biểu đồ 4.4: Mối quan hệ giữa tổng vốn đầu tƣ trong nƣớc và lãi suất 137 của Việt Nam từ năm 1993 – 2018 ix MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Mỗi quốc gia, hệ thống ngân hàng, đứng đầu là Ngân hàng Trung ƣơng giữ vai trò to lớn trong việc tổ chức, điều hành và thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế. Hoạt động của NHTW có hiệu quả hay không không chỉ ảnh hƣởng lợi ích của cá nhân ngân hàng, mà cả đến tình hình phát triển kinh tế của đất nƣớc. Hội nhập kinh tế quốc tế đem đến nhiều cơ hội cho nền kinh tế nói chung, NHTW nói riêng nhƣ tạo cơ hội nâng cao năng lực, hiệu quả điều hành và thực thi chính sách tiền tệ, đổi mới cơ chế kiểm soát tiền tệ, lãi suất, tỷ giá theo nguyên tắc thị trƣờng. Hội nhập quốc tế tạo động lực cho các quốc gia hoàn thiện thể chế, hệ thống pháp luật và nâng cao năng lực hoạt động của các cơ quan quản lý tài chính tiền tệ, gỡ bỏ các hình thức bảo hộ vốn, tài chính đối với các NHTM, hạn chế tình trạng phụ thuộc vào sự hỗ trợ của Chính phủ. Đồng thời cũng mang lại nhiều thách thức bởi hình thành nên các cam kết quốc tế về tài chính, tiền tệ buộc mỗi quốc gia phải tiến hành cải cách hệ thống ngân hàng cho phù hợp với tình hình thực tế. Tùy thuộc vào đặc điểm ra đời của NHTW, thể chế chính trị, nhu cầu của nền kinh tế cũng nhƣ truyền thống văn hóa của từng quốc gia mà NHTW có thể có những mô hình tổ chức khác nhau và những mô hình tổ chức này có ảnh hƣởng không nhỏ tới vai trò điều tiết vĩ mô của từng NHTW. Hoa Kỳ và Nhật Bản là hai cƣờng quốc kinh tế lớn trên thế giới, là những nƣớc đi đầu trong việc cải cách hệ thống ngân hàng nói chung và Ngân hàng Trung ƣơng nói riêng. Tuy nhiên, mỗi quốc gia có những chính sách, những con đƣờng khác nhau. Ở Hoa Kỳ, theo “Đạo luật Dữ trữ liên bang” đƣợc Quốc hội Hoa Kỳ thông qua ngày 23/12/1913 đã hình thành hệ thống dự trữ liên bang, bao gồm 12 ngân hàng dự trữ có trụ sở trong cả nƣớc để đảm bảo rằng tất cả các vùng của đất nƣớc đều có đại diện của mình trong các quyết định về chính sách tiền tệ và tổ chức này hoàn toàn độc lập với Chính phủ, có vai trò quan trọng và khác biệt đối với phát triển kinh. Ở Nhật Bản, Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) thành lập năm 1882 dƣới thời Minh Trị. Chính sách tiền tệ đƣợc Hội đồng Chính sách quyết định. Tuy nhiên, từ tháng 6/1998, đạo luật mới về ngân hàng Nhật Bản có hiệu lực, ngoài việc khẳng định mục tiêu của chính sách tiền tệ là ổn định giá cả, nó trao cho BOJ mức độ độc lập nhất định, Bộ Tài chính cũng mất quyền giám sát nhiều hoạt động của ngân hàng, đặc biệt quyền sa thải quan chức cấp 1 cao. Bộ Tài chính tiếp tục kiểm soát bộ phận ngân sách của ngân hàng không có quan hệ với chính sách tiền tệ. Điều này có thể hạn chế sự độc lập của nó trong phạm vi nhất định, từ đó ảnh hƣởng tới vai trò của BOJ trong phát triển kinh tế Nhật Bản. Nhƣ vậy, NHTW hai quốc gia nói trên đi theo hai con đƣờng tƣơng đối khác nhau, nhƣng đều là những cƣờng quốc lớn mạnh về nhiều mặt trên thế giới, các quyết định của NHTW có thể rất đúng trong phát triển kinh tế, nhƣng cũng có những sai sót ảnh hƣởng không nhỏ tới nền kinh tế quốc gia. Thông qua việc nghiên cứu những thành công và thất bại của NHTW Hoa Kỳ và Nhật Bản là những bài học để Việt Nam rút ra kinh nghiệm cho mình. Hội nhập là cơ hội để NHNN Việt Nam gia tăng sự gắn kết, phối hợp với các tổ chức tài chính quốc tế và NHTW các quốc gia về chính sách tiền tệ, trao đổi dữ liệu, thông tin và phòng ngừa các rủi ro, qua đó hạn chế sự thay đổi của thị trƣờng tài chính quốc tế và giữ vững sự ổn định hệ thống ngân hàng Việt Nam. Ngày nay, Việt Nam đang trên đà phát triển với những định hƣớng và chính sách đổi mới nhằm hoà nhập với thế giới. Nền kinh tế phát triển với nhiều thành phần kinh tế tham gia để đáp ứng đƣợc một cách toàn diện mục tiêu phát triển đó. Trong những năm gần đây, NHNN Việt Nam đã góp phần rất lớn vào sự phát triển kinh tế thông qua việc đƣa ra những biện pháp hiệu quả để ngăn chặn và kiểm soát đƣợc lạm phát, xây dựng một cấu trúc hạ tầng đa dạng gồm các loạt sở hữu ngân hàng nhƣ sở hữu Nhà nƣớc, cổ phần, hợp tác, liên doanh, công ty tài chính, tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Trong quá trình đó, chính sách tiền tệ cũng đã đƣợc cải thiện theo hƣớng mở và tự do hơn cho các TCTD. Hoạt động của hệ thống ngân hàng vì thế mà có những bƣớc tiến mới về số vốn tự có, các phƣơng tiện thanh toán, dƣ nợ cho vay nền kinh tế. Tuy nhiên, trong giai đoạn phát triển mới, khi hội nhập kinh tế quốc tế trở nên sâu, rộng thì NHNN Việt Nam cần phải hoàn thiện, đổi mới tích cực, hỗ trợ tốt nhất cho nền kinh tế Việt Nam. Trên cơ sở nghiên cứu so sánh vai trò của các NHTW ở Hoa Kỳ và Nhật Bản trong phát triển kinh tế, rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình hội nhập là hết sức quan trọng và cần thiết, nhằm bổ sung vào những nghiên cứu trƣớc đây, cũng nhƣ gợi mở cách thức hoạt động để hoàn thiện vai trò của NHNN Việt Nam, phục vụ tốt nhất cho quá trình tăng trƣởng kinh tế đất nƣớc. Do vậy, đề tài: “Vai trò của Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ và Nhật Bản trong phát triển kinh tế: Nghiên cứu so sánh và bài học cho Việt Nam” đƣợc chọn làm chủ 2 đề nghiên cứu trong khuôn khổ của một luận án tiến sĩ chuyên ngành kinh tế quốc tế là có ý nghĩa lý luận và thực tiễn đối với việc hoàn thiện hoạt động của NHNN Việt Nam. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu so sánh về vai trò của NHTW Hoa Kỳ và Nhật Bản đối với phát triển kinh tế mỗi quốc gia và rút ra bài học cho NHNN Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Thứ nhất, tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến ngân hàng trung ƣơng và vai trò của ngân hàng trung ƣơng trong phát triển kinh tế. Thứ hai, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về vai trò của NHTW trong phát triển kinh tế. Thứ ba, phân tích làm rõ vai trò và so sánh các điểm giống và khác nhau giữa NHTW Hoa Kỳ và Nhật Bản, chỉ ra những thành công và hạn chế của các NHTW này đối với phát triển kinh tế. Thứ tư, nghiên cứu và rút ra một số bài học kinh nghiệm có thể áp dụng vào ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam trong phát triển kinh tế. Thứ năm, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hoạt động của NHNN Việt Nam cho phù hợp với giai đoạn phát triển mới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Những vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của Ngân hàng Trung ƣơng trong phát triển kinh tế của quốc gia. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Nghiên cứu vai trò của NHTW Hoa Kỳ và Nhật Bản đối với sự phát triển kinh tế mỗi quốc gia và rút ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. - Về không gian: Nghiên cứu vai trò của NHTW Hoa Kỳ và Nhật Bản đối với phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. - Về thời gian: 3 Nghiên cứu vai trò của NHTW Hoa Kỳ và Nhật Bản đối với phát triển kinh tế của mỗi quốc gia từ sau năm 1980 đến 2018. Từ cuối năm 1980, xu thế các nền kinh tế khu vực Châu Á – Thái Bình Dƣơng ngày càng phụ thuộc lẫn nhau một cách chặt chẽ về nhiều mặt, kinh tế thế giới rơi vào tình trạng khủng hoảng (1979 – 1981) đặc biệt là ở Hoa Kỳ, giá năng lƣợng đi lên kéo theo lạm phát gia tăng, mức đỉnh điểm 13,5% năm 1980, buộc Cục dự trữ liên bang phải thực hiện hàng loạt chính sách thắt chặt tiền tệ. Tại Nhật Bản, tuy chỉ bị ảnh hƣởng nhẹ từ cuộc khủng hoảng nói trên, nhƣng nền kinh tế Nhật Bản lại có những dấu hiệu chững lại sau giai đoạn phát triển “thần kỳ”, đặc biệt mở ra thời kỳ “bong bóng kinh tế” từ năm 1986 và bùng nổ vào năm 1990. Để cứu nền kinh tế quốc gia khỏi tình trạng suy thoái và hƣớng tới sự tăng trƣởng, phát triển ổn định, Chính phủ và NHTW Hoa Kỳ và Nhật Bản đã có nhiều cải cách và chính sách phù hợp. Điều này, làm cho nền kinh tế của các quốc gia này có đƣợc một số thành công và cả những hạn chế. Đây là mốc thời gian mà NCS lựa chọn để nghiên cứu tại hai quốc gia này. Đối với Việt Nam, từ năm 1986 nƣớc ta chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa với những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, đƣa Việt Nam ra khỏi tình trạng kém phát triển, bƣớc vào nhóm nƣớc đang phát triển, hình thành hệ thống kết cấu hạ tầng thiết yếu phục vụ đời sống kinh tế - xã hội và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Do đó, NCS lựa chọn mốc thời gian 1986 - 2018 để nghiên cứu vai trò của NHNN Việt Nam trong phát triển kinh tế và đề xuất giải pháp vận dụng kinh nghiệm của NHTW Hoa Kỳ và Nhật Bản đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cách tiếp cận nghiên cứu Luận án đƣợc nghiên cứu trên cơ sở tiếp cận lịch sử và hệ thống. Cụ thể: Luận án tiếp cận nghiên cứu từ góc độ chuyên ngành kinh tế quốc tế, trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm vận dụng các công cụ, chính sách của Ngân hàng Trung ƣơng Hoa Kỳ và Nhật Bản vào điều tiết nền kinh tế, đánh giá những thành công và hạn chế trong điều tiết nền kinh tế của hai quốc gia trên, rút ra bài học cho NHNN Việt Nam. 4.2. Phương pháp luận trong nghiên cứu Nhằm thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, trên cơ sở phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận án sử dụng tổng hợp các phƣơng 4 pháp nghiên cứu khác nhau nhƣ: phương pháp thống kê, tổng hợp nhằm hệ thống hóa tất cả các các vấn đề liên quan đến chủ đề luận án; những quan điểm, luận điểm, cơ sở lý thuyết, công trình khoa học, tài liệu, số liệu báo cáo đã đƣợc công bố. 4.3. Phương pháp nghiên cứu cụ thể Phương pháp lịch sử là xem xét và trình bày quá trình phát triển của các sự kiện lịch sử theo trình tự thời gian liên tục và trong mối liên hệ tác động lẫn nhau của chúng. Phƣơng pháp này nhằm tái hiện các diễn biến, hoạt động của NHTW Hoa Kỳ và Nhật Bản theo trình tự thời gian và không gian. Căn cứ vào các nguồn tƣ liệu để nghiên cứu đầy đủ điều kiện, quá trình hình thành và phát triển của các sự kiện, hiện tƣợng, đồng thời làm rõ điều kiện, đặc điểm phát sinh, phát triển và biểu hiện của chúng; làm sáng tỏ các mối liên hệ đa dạng của chúng với các nhân tố khác. Phương pháp logic là sử dụng các luận điểm khoa học nhằm xem xét, nghiên cứu khái quát các sự kiện, lý giải các hiện tƣợng lịch sử, loại bỏ các yếu tố ngẫu nhiên, không cơ bản. Từ đó đánh giá, rút ra kết luận, chỉ ra bản chất, khuynh hƣớng tất yếu và quy luật vận động, phát triển khách quan của sự kiện, hiện tƣợng lịch sử trong mỗi ngân hàng trung ƣơng Hoa Kỳ và Nhật Bản. Phương pháp thu thập số liệu, do nghiên cứu NHTW Hoa Kỳ và Nhật Bản nên để có đƣợc nguồn số liệu đầy đủ, chính xác và đáng tin cậy, luận án tham khảo các tài liệu thứ cấp, đặc biệt là các tài liệu tham khảo nƣớc ngoài. Phương pháp phân tích, đánh giá đƣợc sử dụng để phân chia toàn bộ các dữ liệu, số liệu đã thu thập đƣợc thành các nhóm để có nhận thức sâu hơn về các số liệu, dữ liệu, sau đó đƣa ra quan điểm về các vấn đề còn tồn tại liên quan đến đề tài luận án, chọn lọc và xác định những vấn đề luận án cần và sẽ tập trung giải quyết. Phương pháp so sánh dựa trên kết quả phân tích và diễn biến thực tế tại NHTW mỗi quốc gia, đƣa ra những so sánh để tìm ra điểm khác biệt giữa cách thức tổ chức và vai trò của NHTW đối với nền kinh tế ở hai quốc gia Hoà Kỳ và Nhật Bản. Phương pháp diễn dịch và quy nạp, nhằm đảm bảo tính toàn diện, có hệ thống và logic của các vấn đề nghiên cứu, luận án kết hợp. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu cùng với những kiến thức đã học và kinh nghiệm tích lũy trong quá trình công tác, nghiên cứu, tác giả làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu. 5 4.4. Khung phân tích Từ hệ thống hóa cơ sở lý luận, khung phân tích của luận án nhƣ sau: Vai trò của NHTW Hoa Kỳ và Nhật Bản trong phát triển kinh tế: Nghiên cứu so sánh và bài học cho Việt Nam Các công cụ điều tiết kinh tế của NHTW: Bối Cung ứng tiền; Tỷ lệ dự trữ bắt buộc; Lãi suất Thực trạng cho vay chiết khấu; Kiểm soát tín dụng; NHNN VN cảnh Cơ sở lý luận về Nghiệp vụ thị trƣờng mở; Chính sách tỷ giá, NHTW và vai trò quản lý ngoại hối của NHTW trong phát triển kinh tế Các giải pháp góp - Thực trạng vai trò của NHTW Hoa Kỳ và phần đổi mới và hoàn Các số liệu thứ cấp Nhật Bản trong phát triển kinh tế thiện hoạt động của - So sánh vai trò của NHTW Hoa Kỳ và NHNN Việt Nam Nhật Bản - Bài học kinh nghiệm từ việc nghiên cứu Các phƣơng pháp nghiên cứu Các nhân tố ảnh hƣởng đến Các tiêu chí để đánh giá vai trò của NHTW Mục tiêu, phƣơng phát triển kinh tế đối với phát triển kinh tế: Tăng trƣởng kinh hƣớng hoàn thiện tế; Ổn định giá cả, kiềm chế lạm phát; Ổn vai trò của NHNN - Nhân tố chủ quan định và phát triển thị trƣờng tài chính; Tài trợ Việt Nam - Nhân tố khách quan thâm hụt NS; Tỷ lệ thất nghiệp, Xuất nhập khẩu, Đầu tƣ Hình 1.1. Khung phân tích (Nguồn: tác giả xây dựng và tổng hợp) 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản liên quan đến NHTW theo phƣơng pháp tiếp cận mục tiêu để làm nổi bật đặc điểm và nhiệm vụ của các NHTW. Phân tích và làm rõ vai trò cũng nhƣ so sánh các điểm giống và khác nhau giữa hai NHTW Hoa Kỳ và Nhật Bản, chỉ ra những thành công và hạn chế trong phát 6 triển kinh tế ở mỗi quốc gia. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm có thể áp dụng vào việc hoàn thiện vai trò của NHNN Việt Nam. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận án góp phần bổ sung và phát triển những vấn đề lý luận về vai trò của NHTW trong phát triển kinh tế. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận án bổ sung một số cơ sở khoa học trong việc định hƣớng, xây dựng chính sách phát triển ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam; Từ nghiên cứu so sánh NHTW Hoa Kỳ và Nhật Bản rút ra bài học kinh nghiệm, gợi mở một số kinh nghiệm để giải quyết các vấn đề còn tồn tại trong cách thức tổ chức, thực hiện các công cụ điều tiết của NHNN Việt Nam; đề xuất một số kiến nghị với Nhà nƣớc trong việc hỗ trợ NHNN Việt Nam thực hiện tốt vai trò của mình trong phát triển kinh tế. 7. Kết cấu của luận án Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu luận án gồm 4 chƣơng: Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án Chương 2: Cơ sở lý luận về Ngân hàng Trung ƣơng và vai trò của Ngân hàng Trung ƣơng trong phát triển kinh tế Chương... luật của Nhà nƣớc [52]; là một định chế công cộng độc quyền phát hành tiền giấy, là ngân hàng của các ngân hàng và là ngân hàng của Chính phủ [104]; là một định chế quản lý nhà nƣớc về tiền tệ, tín dụng. Nó nằm trong bộ máy quyền lực quốc gia [103]; là ngân hàng đầu não của quốc gia, đóng vai trò là ngân hàng của Chính phủ và hệ thống ngân hàng, đồng thời đóng vai trò là cơ quan chịu trách nhiệm thi hành chính sách tiền tệ của Chính phủ [53]; là cơ quan của Chính phủ có trách nhiệm giám sát hệ thống ngân hàng và thực thi chính sách tiền tệ [90]; là ngân hàng phát hành tiền của một quốc gia, là cơ quan quản lý và kiểm soát lĩnh vực tiền tệ ngân hàng trong phạm vi toàn lãnh thổ. NHTW là bộ máy tài chính tổng hợp, thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, đồng thời là ngân hàng của các ngân hàng và tổ chức tín dụng khác trong nền kinh tế [104]. 20 Theo luật Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam thì: “NHNN Việt Nam là cơ quan ngang Bộ của Chính phủ, là NHTW của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. NHNN là pháp nhân, có vốn pháp định thuộc sở hữu nhà nước, có trụ sở chính tại thủ đô Hà Nội. NHNN thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối, thực hiện chức năng của NHTW về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền cho Chính phủ” [40]. NHTW là một định chế quản lý nhà nƣớc về tiền tệ, tín dụng và ngân hàng, phát hành tiền tệ, ngân hàng của các ngân hàng, tổ chức điều hoà lƣu thông tiền tệ trong phạm vi cả nƣớc nhằm ổn định giá trị đồng tiền [13]. Theo định nghĩa của Financial Times1: NHTW là cơ quan tiền tệ và ngân hàng lớn nhất của một quốc gia. Chức năng của nó gồm phát hành tiền và quản lý tiền tệ của quốc gia, kiểm soát chính sách tiền tệ và giám sát hoạt động thị trƣờng tiền tệ, quản lý ngoại tệ và dự trữ vàng, đóng vai trò là ngƣời cho vay cuối cùng của các NHTM và các tổ chức tín dụng, cung cấp các dịch vụ ngân hàng, tài chính cho Chính phủ. NHTW là do Nhà nƣớc kiểm soát, tuy nhiên hiện nay, NHTW ngày càng tiến tới độc lập hơn nhằm cách ly khỏi các mục tiêu chính trị. NHTW (ngân hàng dự trữ, hoặc cơ quan hữu trách về tiền tệ) là cơ quan quản lý hệ thống tiền tệ của quốc gia và chịu trách nhiệm ban hành và thực hiện chính sách tiền tệ. Mục tiêu hoạt động của NHTW là ổn định giá trị tiền tệ, ổn định cung tiền, kiểm soát lãi suất, trợ giúp các NHTM có nguy cơ phá sản. Hầu hết các NHTW thuộc sở hữu của Nhà nƣớc, nhƣng vẫn có mức độ độc lập nhất định đối với Chính phủ [3]. Nhƣ vậy, qua tổng hợp từ các định nghĩa trên, NCS nhận thấy hầu hết các định nghĩa trên đều chỉ rõ: NHTW là một định chế công cộng, quản lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng và ngân hàng, có thể độc lập, phụ thuộc hay bán độc lập với Chính phủ, có nhiệm vụ in ấn, độc quyền phát hành tiền, là ngân hàng của các ngân hàng, điều tiết cung ứng tiền, cung ứng dịch vụ cho Chính phủ, tổ chức điều hoà lưu thông dòng tiền trong phạm vi quốc gia nhằm mục đích ổn định giá trị của đồng tiền. 2.1.1.2. Bản chất ngân hàng Trung ương Mọi quốc gia đều có NHTW, nhƣng tên gọi có thể khác nhau (ngân hàng trung tâm, ngân hàng Nhà nƣớc, quỹ dự trữ liên bang ...). Tiền thân của ngân hàng trung 1 Financial Times (FT) hay Thời báo tài chính là một tờ báo uy tín quốc tế về kinh doanh quốc tế. Tờ báo ra hàng ngày tại Luân Đôn và 23 thành phố trên toàn thế giới. 21 ƣơng là ngân hàng phát hành tiền. Khi ngân hàng có tên là NHTW thì ngân hàng này đảm nhiệm việc độc quyền phát hành tiền và quản lý Nhà nƣớc. Do tính chất hoạt động của NHTW mà ngân hàng này đã nắm trong tay công cụ quản lý chủ yếu nhất của Nhà nƣớc trong quản lý kinh tế vĩ mô là chính sách tiền tệ. NHTW là một bộ phận trong bộ máy quản lý của Nhà nƣớc. NHTW là cơ quan duy nhất có quyền phát hành tiền (in tiền) vì thế nó là ngân hàng duy nhất không có khả năng bị phá sản. Nó đóng vai trò chủ ngân hàng đối với các NHTM, đảm bảo cho hệ thống ngân hàng hoạt động không trục trặc và còn đóng vai trò chủ ngân hàng đối với Chính phủ, gánh trách nhiệm kiểm soát việc cung ứng tiền tệ và việc tài trợ cho thâm hụt ngân sách của Chính phủ [3]. NHTW là một định chế công cộng có thể độc lập hoặc trực thuộc chính phủ, thực hiện chức năng độc quyền phát tiền, là ngân hàng của ngân hàng, ngân hàng của chính phủ và chịu trách nhiệm trong việc quản lý Nhà nƣớc về các hoạt động tiền tệ, tín dụng cho mục đích phát triển của cộng đồng. Từ những định nghĩa trên, theo NCS, bản chất của NHTW đƣợc thể hiện qua những nội dung sau: Là một bộ máy của nhà nước thực hiện việc quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và ngân hàng; Là ngân hàng độc quyền phát hành tiền của Nhà nước, điều tiết cung ứng tiền cho nền kinh tế, cung ứng dịch vụ cho Chính phủ; Là cơ quan cao nhất trong hệ thống tiền tệ, ngân hàng, nơi cho vay cuối cùng của các NHTM và các tổ chức tín dụng; Là cơ quan quản lý kinh tế tài chính tổng hợp, điều hoà lưu thông dòng tiền nhằm ổn định giá trị đồng tiền của quốc gia. 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của ngân hàng Trung ương 2.1.2.1. Chức năng Ngân hàng trung ƣơng thực hiện hai chức năng cơ bản: là ngân hàng của quốc gia và thực hiện chức năng quản lý vĩ mô các hoạt động tiền tệ, tín dụng và ngân hàng nhằm đảm bảo sự ổn định tiền tệ và an toàn cho cả hệ thống ngân hàng, qua đó mà thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô của nền kinh tế. NHTW thực hiện các chức năng này thông qua các nghiệp vụ mang tính kinh doanh, song tính chất kinh doanh chỉ là phƣơng tiện nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý chứ không phải là mục đích của NHTW. Nói cách khác, mục đích hoạt động của NHTW không phải là mƣu tìm doanh lợi mà là ổn định lƣu thông tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng từ đó tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển kinh tế. 22 a, Chức năng ngân hàng của quốc gia Độc quyền phát hành tiền: NHTW là tổ chức duy nhất đƣợc phát hành tiền theo luật định hoặc theo sự phê duyệt của Chính phủ (về mệnh giá, loại tiền, số lƣợng tiền) nhằm đảm bảo sự thống nhất và an toàn cho hệ thống tiền tệ quốc gia. Trƣớc đây, NHTW phải có một lƣợng vàng dự trữ nhằm đảm bảo cho số lƣợng tiền giấy phát hành ra. Tuy nhiên, sau một quá trình thực hiện, nhu cầu về phát hành tiền giấy tăng cao và không phải tất cả tiền giấy đều đổi ra vàng, vì thế yêu cầu dự trữ vàng dần bị loại bỏ. Ngày nay, lƣợng tiền phát hành đƣợc quyết định dựa trên cơ sở nghiên cứu về cung và cầu tiền của nền kinh tế. Ngân hàng của các ngân hàng: Tuy NHTW không trực tiếp tham gia kinh doanh tiền tệ, tín dụng với các chủ thể trong nền kinh tế, mà chỉ thực hiện gián tiếp thông qua việc quản lý các Ngân hàng trung gian (NHTG). Thể hiện ở các nghiệp vụ: (i) Quản lý tài khoản và nhận tiền gửi của các NHTM và các tổ chức tín dụng dƣới hai dạng: Tiền gửi dự trữ bắt buộc và tiền gửi thanh toán; (ii) Cho vay đối với các NHTM và các tổ chức tín dụng dƣới hình thức tái chiết khấu, tái cầm cố các chứng từ có giá. NHTW luôn là chủ nợ và là ngƣời cho vay cuối cùng đối với các NHTM; (iii) Là trung tâm thanh toán của các NHTM thông qua hình thức thanh toán bù trừ trong hệ thống ngân hàng. Các NHTM đều có tài khoản tại NHTW chính vì thế khi thanh toán, các NHTM không cần dùng tiền mặt. NHTW sẽ đóng vai trò trung tâm thanh toán giữa các NHTM. Qua đó tiết kiệm chi phí, đảm bảo lƣợng vốn luân chuyển nhanh, phản ánh thực trạng hoat động của NHTM, nhờ đó mà NHTW quản lý đƣợc sự biến động của vốn và có các giải pháp kịp thời. Ngân hàng của Nhà nước: Là một định chế cộng đồng, ngày từ khi thành lập NHTW đã đƣợc xác định là ngân hàng của Nhà nƣớc. Nội dung của chức năng này đƣợc thể hiện trên các phƣơng diện quản lý nhà nƣớc về tiền tệ, tín dụng và ngân hàng: (i) NHTW xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ của quốc gia. Quản lý Nhà nƣớc về các hoạt động tiền tệ, ngân hàng, tín dụng và đối ngoại; (ii) Nhận tiền gửi từ Kho bạc Nhà nƣớc: hàng ngày các khoản thu của Nhà nƣớc dƣới dạng thuế, lợi nhuận, các khoản thu khác đƣợc chuyển vào một tài khoản (tuy theo mỗi quốc gia Chính phủ có thể uỷ quyền cho Kho bạc hoặc Bộ Tài chính đứng tên tài khoản này tại NHTW); (iii) Cho vay Chính phủ: Khi ngân sách bị thiếu hụt tạm thời hoặc bội chi, NHTW có thể cấp cho Chính phủ các khoản tín dụng. Tuy nhiên, việc cấp tín dụng trực tiếp sẽ 23 làm tăng lƣợng tiền cung ứng vào nền kinh tế, là nguyên nhân dẫn tới lạm phát. Do vậy, phần lớn các khoản tín dụng đƣợc cấp gián tiếp thông qua tái chiết khấu các trái phiếu kho bạc mà các NHTG nắm giữ; (iv) Làm đại diện thay mặt Nhà nƣớc ký kết các hiệp định về tiền tệ, tín dụng, thanh toán với nƣớc ngoài và các tổ chức tín dụng – tài chính quốc tế, tham gia vào một số tổ chức tài chính – tín dụng quốc tế với tƣ cách là một thành viên. Làm đại lý trong việc phát hành chứng khoán Chính phủ. Ngoài ra, NHTW còn đóng vai trò quan trọng trong việc tƣ vấn chính sách cho Nhà nƣớc. b, Chức năng quản lý vĩ mô về tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng Đây là chức năng quyết định nên bản chất của NHTW. Để thực hiện đƣợc chức năng này thì cũng có nghĩa là NHTW phải thực hiện tốt các nghiệp vụ ngân hàng của mình. Thông qua các việc cụ thể nhƣ: - Hoạch định và thực hiện chính sách tiền tệ (CSTT) quốc gia: CSTT của NHTW là một bộ phận quan trọng trong hệ thống các chính sách vĩ mô của một quốc gia. Sự tăng lên hay giảm xuống của khối lƣợng cung ứng tiền tệ đều có ảnh hƣởng đến các biến số kinh tế vĩ mô, vì vậy thông qua việc chủ động kiểm soát và điều tiết lƣợng cung tiền mà Nhà nƣớc có thể đạt đƣợc các mục tiêu phát triển kinh tế. CSTT có thể đƣợc hoạch định theo một trong hai hƣớng CSTT nới lỏng và CSTT thắt chặt. - Thanh tra, giám sát hoạt động của hệ thống Ngân hàng: Ngoài các chức năng cơ bản theo quy định của Ngân hàng, NHTW còn phải thực hiện vai trò điều tiết, giám sát hoạt động của các NHTG nhằm đảm bảo sự hoạt động ổn định của toàn hệ thống và bảo vệ lợi ích của các chủ thể trong nền kinh tế. 2.1.2.2. Nhiệm vụ Phát hành đồng tiền pháp định, ổn định giá trị đồng tiền quốc gia: trong giai đoạn hiện nay, đa số các NHTW hiện đại đều đƣợc giao nhiệm vụ chính là duy trì và ổn định giá trị đồng tiền. Để duy trì và ổn định giá trị đồng tiền đƣợc giao ở mức độ khác nhau trong việc hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ phù hợp với mục tiêu chung của nền kinh tế, hƣớng tới sự ổn định. Việc phát hành tiền vào lƣu thông do NHTW độc quyền, đây là nhiệm vụ rất cơ bản của NHTW mỗi quốc gia. Xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ: Hầu hết NHTW các nƣớc đều đƣợc giao nhiệm vụ xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ của quốc gia, căn cứ vào tình hình thực tế của quốc gia, NHTW xây dựng các chính sách theo từng giai đoạn, từng 24 thời điểm và điều hành các chính sách này phù hợp với sự phát triển chung của nền kinh tế quốc gia. Duy trì sự an toàn của hệ thống thanh toán: Đa số NHTW các nƣớc phát triển đều quan tâm đến xây dựng hệ thống thanh toán và đảm bảo sự an toàn của hệ thống này. Khi nền kinh tế càng phát triển cùng với tiến bộ của công nghệ thông tin và công nghệ ngân hàng thì an toàn trong thanh toán toàn hệ thống là yêu cầu cấp thiết đối với NHTW mỗi quốc gia. Bảo đảm an toàn trong hoạt động của hệ thống ngân hàng, thanh tra, giám sát các NHTM và các tổ chức tín dụng. Nhiệm vụ này đƣợc giám sát ở hai cấp độ: - NHTW đƣợc giao nhiệm vụ thanh tra, giám sát các TCTD (NHTW Pháp, NHTW Nhật Bản, Ngân hàng quốc gia Ba Lan, NHNN Việt Nam); - NHTW chỉ đảm nhiệm phối hợp với cơ quan của Chính phủ để thanh tra, giám sát các TCTD (NHTW Hoa Kỳ, ngân hàng Liên bang Đức, Ngân hàng Hàn Quốc) Tuy nhiên, mục đích đều để đảm bảo cho toàn bộ hệ thống hoạt động lành mạnh góp phần ổn định các biến số vĩ mô, tăng trƣởng và phát triển kinh tế quốc gia. Ngoài ra, NHTW còn đƣợc giao thêm một số nhiệm vụ khác tại mỗi quốc gia. 2.1.3. Trách nhiệm và nghĩa vụ của ngân hàng Trung ương NHTW đƣợc trao quyền tự chủ và các công cụ cần thiết để thực thi một trong những chính sách quan trọng của Nhà nƣớc có ảnh hƣởng lớn tới nền kinh tế và an sinh xã hội. Do vậy, đi liền với quyền hạn và chức năng thì trách nhiệm và nghĩa vụ của tổ chức này cũng phải đƣợc quy định cụ thể và chặt chẽ trong luật. a, Chịu trách nhiệm giải trình Về nguyên tắc, trách nhiệm giải trình của NHTW phải tƣơng xứng với mức độ độc lập, đặc biệt là độc lập về chính sách và nhân sự của nó. Trách nhiệm và nghĩa vụ giải trình của NHTW gắn liền với mục tiêu và nhiệm vụ, chức năng của tổ chức này, cụ thể là việc thực thi chính sách tiền tệ và ổn định hệ thống tài chính. Cơ sở pháp lý về việc nhận trách nhiệm và nghĩa vụ giải trình của NHTW tùy thuộc vào hiến pháp và vị trí của NHTW trong cơ cấu tổ chức Chính phủ của từng nƣớc. Nói chung, NHTW thƣờng chịu trách nhiệm trƣớc cả cơ quan lập pháp (Quốc hội) lẫn hành pháp (Chính phủ). Hiện nay, có những cơ chế để NHTW nhận trách nhiệm và có nghĩa vụ giải trình về các hoạt động của mình nhƣ sau: Chịu sự giám sát 25 của Quốc hội và/hoặc Chính phủ; Công bố báo cáo thƣờng kỳ; Nghĩa vụ giải trình và trách nhiệm khi không đạt đƣợc mục tiêu đã cam kết; Khi hệ thống tài chính có nguy cơ bị đổ vỡ hay rơi vào tình trạng khủng hoảng, NHTW sẽ phải có những biện pháp can thiệp bất thƣờng, NHTW trình lên Quốc hội trƣớc khi có các biện pháp can thiệp; NHTW còn chịu trách nhiệm một cách không chính thức, cụ thể là phải giữ đƣợc uy tín của mình trƣớc công chúng và thị trƣờng tài chính. b, Công khai và minh bạch Tính minh bạch của NHTW đƣợc đo lƣờng bằng khả năng của nó trong việc truyền đạt ý định của mình, và nhờ độ bất định của mục tiêu chính sách trong nhận thức của công chúng (Blinder, Goodhart, Hildbrand, Lipton và Wyploz, 2001) [43]. Vì NHTW tác động đến lãi suất trong cả ngắn và dài hạn (thông qua việc phát tín hiệu về chính sách trong tƣơng lai và do vậy tác động đến kỳ vọng lạm phát) nên sự minh bạch và giao tiếp hiệu quả giữa NHTW với thị trƣờng sẽ ảnh hƣởng rất nhiều tới hiệu lực của CSTT. Hiện nay, hoạt động của NHTW đã càng ngày trở nên công khai, minh bạch so với trƣớc đây, đặc biệt là trong hoạt động điều hành CSTT. Cụ thể, NHTW thƣờng có các biện pháp công khai và minh bạch đối với CSTT nhƣ sau: Công bố các chỉ số thống kê và dự báo về kinh tế vĩ mô của NHTW, giải thích các quyết sách về CSTT và phân tích kinh tế vĩ mô trong trung hạn nhằm giảm thiểu các yếu tố bất thƣờng và nâng cao uy tín trong điều hành; Công bố các dự báo giúp thị trƣờng hiểu rõ và có thể tự điều chỉnh đối với các cú sốc kinh tế; Công bố cụ thể chiến lƣợc của CSTT giúp thị trƣờng hiểu đƣợc quá trình hoạch định CSTT và có thể dự đoán đƣợc xu hƣớng của chính sách. Mức độ công khai minh bạch của NHTW tùy thuộc vào trình độ phát triển của nền kinh tế và chiến lƣợc CSTT của từng nƣớc. Nền kinh tế phát triển có độ công khai và minh bạch cao hơn nền kinh tế đang phát triển và NHTW theo CSTT lạm phát mục tiêu công khai thông tin nhiều hơn so với NHTW theo đuổi mục tiêu tỷ giá. 2.1.4. Tính độc lập của ngân hàng Trung ương Để đo lƣờng mức độ độc lập của NHTW và tìm kiếm mối liên hệ của nó với các chỉ số vĩ mô quan trọng nhƣ lạm phát, tăng trƣởng GDP, đầu tƣ... các nhà nghiên cứu đã đo lƣờng mức độc lập của NHTW trên cả ba khía cạnh nhân sự, chính sách và tài chính. Trên thực tế, vì khái niệm độc lập của NHTW chỉ có tính tƣơng đối và đa 26 chiều nên nhiều khi không thể đo lƣờng một cách trực tiếp. Do đó, các khía cạnh độc lập của NHTW sẽ đƣợc đánh giá thông qua các chỉ tiêu gián tiếp. Có nhiều phƣơng pháp đo lƣờng mức độ độc lập của NHTW đƣợc sử dụng phổ biến. Đầu tiên là thang đo của Bade và Parkin (1982) [48] gồm 4 cấp độ đo lƣờng cho 12 nƣớc dựa trên sự độc lập về mặt chính trị. Và sau đó vào năm 1988, Alesina đã bổ sung đo lƣờng thêm 4 nƣớc khác dựa vào thang đo này. Độc lập về chính trị đƣợc định nghĩa theo các tác giả này là liên quan đến mối quan hệ có tính thể chế giữa Chính phủ và NHTW, về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm các nhân sự cấp cao của NHTW bởi Thủ tƣớng, hay khả năng chi phối về các mục tiêu và công cụ chính sách của các thành viên Chính phủ trong NHTW. Hiện nay, hai phƣơng pháp đo lƣờng tính độc lập của NHTW phổ biến nhất là do Grilli, Masciandaro, và Tabellini [82] (GTM) xây dựng năm 1991 và do Cukierman [59] đề xuất năm 1992. GMT phân biệt khía cạnh độc lập về chính trị (quyền hạn của NHTW trong việc xây dựng mục tiêu của chính sách tiền tệ) và độc lập về kinh tế (quyền hạn của NHTW trong việc lựa chọn công cụ để thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ). Trong khi đó, Cukierman quan tâm về mức độ độc lập về việc bổ nhiệm thống đốc NHTW, việc hình thành mục tiêu, chính sách của NHTW và những giới hạn trong việc NHTW cho chính phủ vay đƣợc quy định trong luật. GMT – Grilli, Masciandaro, and Tabellini (1991) [82] đánh giá mức độ độc lập của NHTW trên hai phƣơng diện độc lập về chính trị và độc lập về kinh tế: - Độc lập về chính trị là khả năng của NHTW trong việc lựa chọn mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ. Sự độc lập về chính trị đƣợc đo lƣờng theo tám chỉ tiêu bao gồm: 1) Chính phủ không tham gia quá trình bổ nhiệm Thống đốc NHTW; 2) Chính phủ không tham gia quá trình bổ nhiệm thành viên của Hội đồng thống đốc; 3) Nhiệm kỳ của Thống đốc dài hơn 5 năm; 4) Nhiệm kỳ của các thành viên trong Hội đồng thống đốc dài hơn 5 năm; 5) Không bắt buộc có sự tham gia của đại diện Chính phủ trong Hội đồng thống đốc; 6) Chính sách tiền tệ không phải qua sự phê duyệt của Chính phủ; 7) NHTW đƣợc pháp luật cho phép coi ổn định tiền tệ là một mục tiêu cơ bản; 8) Tồn tại những quy định pháp luật tăng cƣờng vị thế của NHTW trong trƣờng hợp có mâu thuẫn với Chính phủ. - Độc lập về kinh tế đo lƣờng sự tự chủ trong hoạt động của NHTW trên bảy chỉ tiêu: 1) Không tồn tại thủ tục tự động cho phép Chính phủ vay tiền trực tiếp từ 27 NHTW; 2) Tín dụng cho chính phủ (nếu có) phải theo lãi suất thị trƣờng; 3) Tín dụng cho chính phủ (nếu có) phải có tính ngắn hạn; 4) Tín dụng cho chính phủ (nếu có) phải nằm trong hạn mức nhất định; 5) NHTW không tham gia thị trƣờng sơ cấp đối với nợ của Chính phủ; 6) NHTW có trách nhiệm thiết lập lãi suất tái chiết khấu; 7) NHTW không có trách nhiệm giám sát ngành ngân hàng, hoặc chia s chức năng này với các cơ quan chức năng khác. Chỉ số CWN – Cukierman (1992) [59] đề xuất phƣơng pháp đo lƣờng mức độ độc lập của NHTW theo 16 chỉ tiêu nhƣ sau: - Thống đốc NHTW: (i) Độ dài của nhiệm kỳ, (ii) Cơ quan đƣợc ủy quyền bổ nhiệm thống đốc, (iii) Điều khoản bãi nhiệm thống đốc, và (iv) Khả năng giữ một vị trí khác trong Chính phủ. - Hình thành chính sách: (v) NHTW có chịu trách nhiệm xây dựng chính sách tiền tệ hay không, (vi) Quy tắc liên quan đến việc giải quyết xung đột giữa NHTW và Chính phủ, và (vii) Mức độ tham gia của NHTW trong việc xây dựng ngân sách của Chính phủ. - Mục tiêu của NHTW: (viii) Ổn định tiền tệ là một mục tiêu cơ bản của NHTW. - Hạn chế đối với việc NHTW cho chính phủ vay: (ix) Tạm ứng trƣớc và (x) Chứng khoán hóa nợ của chính phủ, (xi) Chính phủ kiểm soát các điều khoản của khoản vay (thời gian đáo hạn, lãi suất, và quy mô tín dụng), (xii) Độ rộng của những đối tƣợng trong diện đƣợc phép vay từ NHTW, (xiii) Các loại ràng buộc (nếu có) đối với các khoản vay từ NHTW, (xiv) Thời hạn của khoản vay từ NHTW, (xv) Những giới hạn về lãi suất đối với các khoản vay từ NHTW, và (xvi) Việc ngăn cấm NHTW tham gia thị trƣờng nợ thứ cấp đối với các chứng khoán của Chính phủ. IMF cũng đƣa ra thang đo 4 mức độ về sự độc lập của NHTW nhƣ sau: Mức độ độc lập cao nhất là “Độc lập trong việc thiết lập mục tiêu”: ngân hàng trung ƣơng có quyền quyết định chính sách tiền tệ và chế độ tỷ giá nếu nhƣ nó không đƣợc thả nổi (Ví dụ nhƣ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ- FED đƣợc lựa chọn mục tiêu hoạt động trong số các mục tiêu có thể xung đột với nhau là tuyển dụng nhân công và ổn định giá cả). Mức độ độc lập thứ hai là “Độc lập trong việc xây dựng ch tiêu hoạt động”: NHTW đƣợc quyền quyết định chính sách tiền tệ và chế độ tỷ giá. Tuy nhiên không giống với kiểu độc lập về mục tiêu, độc lập trong việc xây dựng chỉ tiêu hoạt 28 động là việc xây dựng các chỉ tiêu của một mục tiêu chủ yếu đã đƣợc xác định rõ ràng trong Luật. Ví dụ, Luật quy định mục tiêu của chính sách tiền tệ là ổn định giá cả thì trong Điều lệ tổ chức và hoạt động của ECB cũng quy định mục tiêu là ổn định giá cả và ECB đƣợc quyết định chỉ tiêu hoạt động để hoàn thành mục tiêu đó. Mức độ độc lập thứ ba là “Độc lập trong việc lựa chọn công cụ điều hành”: Chính phủ hoặc Quốc hội quyết định mục tiêu và xây dựng chỉ tiêu chính sách tiền tệ, có sự bàn bạc và thỏa thuận với NHTW. NHTW có trách nhiệm lựa chọn các công cụ chính sách phù hợp ví dụ nhƣ hạn mức tín dụng, lãi suất chiết khấu, nghiệp vụ thị trƣờng mở, chế độ tỷ giá hối đoái, ... để thực hiện mục tiêu đó. Cuối cùng là “Mức độ độc lập bị hạn chế thậm chí không có”: Chính phủ sẽ quyết định tất cả từ việc tạo ra chính sách (cả mục tiêu lẫn chỉ tiêu hoạt động) cũng nhƣ là can thiệp vào việc lựa chọn các công cụ để thực thi chính sách. 2.1.5. Mô hình tổ chức của ngân hàng Trung ương 2.1.5.1. Ngân hàng trung ương độc lập Ngân hàng Trung ƣơng độc lập Chính phủ, theo mô hình này, NHTW là do Quốc hội lập ra, vai trò của NHTW không bị chi phối bởi Chính phủ mà chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Quốc hội về nhân sự và các mục tiêu của CSTT, thống đốc NHTW không là thành viên của Chính phủ. Mối quan hệ giữa NHTW và Chính phủ là quan hệ hợp tác. Đi theo hình thức này là Cục dự trữ liên bang Mỹ, NHTW Thụy Sỹ, Anh, Pháp, Đức, NHTW Châu Âu, ... và phần lớn theo mô hình này là các nƣớc phát triển. Sự hoàn toàn độc lập này sẽ giúp cho NHTW có toàn quyền quyết định và thực thi chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá, chính sách lãi suất không bị áp lực bởi các chỉ tiêu về ngân sách hoặc áp lực chính trị khác. Nhƣng lại không có sự kết hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ của NHTW và chính sách tài khóa của Chính phủ để quản lý vĩ mô hiệu quả. Quốc hội Chính phủ NHTW Hình 2.1: Mô hình ngân hàng trung ương độc lập với chính phủ 29 (Nguồn: tác giả tổng hợp) Ƣu điểm: NHTW có toàn quyền quyết định việc xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ mà không bị ảnh hƣởng bởi các áp lực chi tiêu của ngân sách hoặc các áp lực chính trị khác NHTW do có vai trò hết sức quan trọng tới đời sống kinh tế nên không thể đặt dƣới quyền chính phủ đƣợc mà phải do quốc hội kiểm soát. Tăng hiệu quả các mục tiêu kiểm soát lạm phát, tăng trƣởng kinh tế, giảm thâm hụt ngân sách và ổn định hệ thống tài chính; Đƣợc trao quyền lựa chọn mục tiêu mà không chịu sự can thiệp, chỉ đạo từ Chính phủ hay cơ quan liên quan khác: rõ ràng, cụ thể và thống nhất; Quyết định trong việc thực thi các CSTT, nên: tăng tính chủ động và giảm độ trễ của CSTT; Có thể từ chối trong mục tiêu thâm hụt ngân sách; Tự chủ về tổ chức và cơ chế tài chính, nhân sự; Trách nhiệm giải trình đầy đủ và minh bạch. Nhƣợc điểm: Điểm bất lợi chủ yếu của mô hình này là khó có sự kết hợp hài hoà giữa chính sách tiền tệ do NHTW thực hiện và chính sách tài khoá và do chính phủ chi phối để quản lý vĩ mô một cách hiệu quả. Đầu tiên, một ngân hàng đƣợc xem là độc lập hơn nếu đƣợc bổ nhiệm giám đốc điều hành từ hội đồng quản trị ngân hàng trung ƣơng chứ không phải do thủ tƣớng hoặc bộ trƣởng Bộ tài chính, không chịu sa thải, và có nhiệm kỳ lâu hơn. Những khía cạnh này giúp các ngân hàng trung ƣơng không chịu nhiều áp lực chính trị. Thứ hai, mức độ độc lập sẽ cao hơn khi NHTW đƣợc quyết định chính sách mà không có sự can thiệp của chính phủ. Thứ ba, một ngân hàng trung ƣơng độc lập hơn nếu ổn định giá cả là mục tiêu duy nhất hoặc chủ yếu của chính sách tiền tệ. Thứ tƣ, sẽ độc lập cao hơn nếu giảm thiểu, hạn chế đƣợc việc cho chính phủ vay để bù đắp thâm hụt ngân sách. NHTW khó có thể tránh đƣợc sự chi phối chính trị - khó thực hiện hài hòa giữa chính sách tài khóa và tiền tệ. 2.1.5.2. Ngân hàng trung ương trực thuộc Mô hình NHTW trực thuộc chính phủ là mô hình trong đó NHTW nằm trong nội các Chính phủ và chịu sự chi phối trực tiếp của Chính phủ về nhân sự, về tài chính và đặc biệt về các quyết định liên quan đến việc xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ. Theo đó, Ngân hàng trung ƣơng là một bộ máy của Chính phủ, là một cơ quan chức năng của Chính phủ, chịu sự kiểm soát toàn diện của Chính phủ và thực hiện mọi chính sách thể chế của Chính phủ. Sự đề xuất ngân hàng trung ƣơng trực thuộc chính 30 phủ xuất phát từ quan điểm cho rằng tiền tệ là một bộ phận của chính sách cai trị về tài chính, tiền tệ là phƣơng tiện của chính quyền. Ƣu điểm: Theo mô hình này, Chính phủ có thể dễ dàng phối hợp chính sách tiền tệ của NHTW đồng bộ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm đảm bảo mức độ và liều lƣợng tác động hiệu quả của tổng thể các chính sách đối với các mục tiêu vĩ mô trong từng thời kỳ. Mô hình này đƣợc xem là phù hợp với yêu cầu cần tập trung quyền lực để khai thác tiềm năng xây dựng kinh tế trong thời kỳ tiền phát triển. Quốc hội Chính phủ Bộ và các cơ quan ngang Bộ Ngân hàng trung ƣơng Các mục tiêu kinh tế - xã hội Hình 2.2: Mô hình ngân hàng trung ƣơng trực thuộc chính phủ (Nguồn: tác giả tổng hợp) Nhƣợc điểm: Điểm hạn chế chủ yếu của mô hình là NHTW sẽ mất đi sự chủ động trong việc thực hiện chính sách tiền tệ. Sự phụ thuộc vào chính phủ có thể làm cho NHTW xa rời mục tiêu dài hạn của mình là ổn định giá trị tiền tệ, góp phần tăng trƣởng kinh tế. Các quốc gia và nền kinh tế đang sử dụng mô hình này bao gồm: Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Indonesia, Việt Nam... hoặc các nƣớc thuộc khối XHCN trƣớc đây. Ở Việt Nam cũng đƣợc áp dụng mô hình tổ chức Ngân hàng trung ƣơng nhƣ trên. Điều 1 của pháp lệnh ngân hàng Nhà nƣớc đã khẳng định: “Ngân hàng nhà nước Việt Nam là cơ quan của Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính Phủ)”. Sự lớn mạnh nhanh chóng của các nƣớc thuộc nhóm NIEs nhƣ Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan... nơi NHTW là một bộ phận trong guồng máy chính phủ là một bằng chứng có sức thuyết phục về sự phù hợp của mô hình tổ chức này đối với truyền thống văn hoá Á Đông. 2.1.5.3. Ngân hàng trung ương bán độc lập 31 Ngân hàng Trung ƣơng bán độc lập là mô hình mà hoạt động của NHTW tuy tách biệt so với Chính phủ, Chính phủ không có quyền biểu quyết, bỏ phiếu cũng nhƣ tham gia vào hoạt động của NHTW, tuy nhiên mọi quyết định của NHTW vẫn chịu sự chi phối của Chính phủ. Điển hình cho mô hình này là Nhật Bản. Quốc hội Ngân hàng Chính phủ Trung ƣơng Giám sát các quyết định của NHTW, có thể yêu cầu hủy Quyết định (nếu cần thiết) Các quyết định Các mục tiêu kinh tế - xã hội Hình 2.3: Mô hình ngân hàng trung ƣơng bán độc lập (Nguồn: tác giả tổng hợp) Theo mô hình này, mặc dù NHTW hoạt động độc lập so với Chính phủ, Chính phủ không can thiệp vào cơ cấu nhân sự, tổ chức của ngân hàng Trung ƣơng, tuy nhiên tại tất cả các cuộc họp của NHTW để ban hành các quyết định đều có đại diện (có thể là Bộ Tài chính) của Chính phủ tới dự, đại diện này sẽ không có quyền biểu quyết nhƣng lại có quyền báo cáo Chính phủ can thiệp vào việc ban hành quyết định trong trƣờng hợp cần thiết. Nhƣ vậy, mặc dù NHTW đƣợc trao quyền độc lập nhƣng vô hình chung vẫn bị chi phối bởi Chính phủ. Ƣu điểm: NHTW hoạt động độc lập, không bị chi phối bởi các mục tiêu chính trị của Chính phủ, đƣợc chủ động thực hiện chức năng, nhiệm vụ, ban hành các chính sách nhằm giữ vững ổn định thị trƣờng tài chính, tiền tệ. Nhƣng trong các trƣờng hợp cần thiết giữa NHTW và Chính phủ vẫn có mối liên hệ để thống nhất đƣợc các chính sách hƣớng tới mục tiêu phát triển chung của quốc gia. 32 Nhƣợc điểm: Mặc dù có tính độc lập, tuy nhiên trong trƣờng hợp cần thiết Chính phủ vẫn có thể can thiệp vào các quyết định của NHTW, điều này khiến NHTW vẫn luôn phải cân nhắc khi ban hành các quyết định. 2.2. Vai trò của ngân hàng Trung ƣơng trong phát triển kinh tế 2.2.1. Khái niệm về vai trò của ngân hàng Trung ương trong phát triển kinh tế Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “phát triển là phạm trù triết học ch ra tính chất của những biến đổi đang diễn ra trong thế giới. Phát triển là một thuộc tính của vật chất. Mọi sự vật và hiện tượng của hiện thực không tồn tại trong trạng thái khác nhau từ khi xuất hiện đến lúc tiêu vong, nguồn gốc của phát triển là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập” [32, tr. 2424]. Phát triển kinh tế đƣợc hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế, là quá trình biến đổi cả về lƣợng và chất, là sự kết hợp chặt chẽ quá trình hoàn thiện về kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia. Nhƣ vậy, phát triển là một quá trình lâu dài do các nhân tố nội tại của nền kinh tế quyết định. Vai trò thƣờng là tính từ tính chất của sự vật, sự viêc hiện tƣợng, dùng để nói về vị trí chức năng, nhiệm vụ, mục đích của sự vật, sự việc, hiện tƣợng trong một hoàn cảnh, bối cảnh và mối quan hệ nào đó. Nhƣ vậy, kết hợp giữa hai khái niệm trên thì khái niệm về vai trò của NHTW trong phát triển kinh tế đƣợc hiểu nhƣ sau: Vai trò của Ngân hàng Trung ương trong phát triển kinh tế là việc NHTW thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình thông qua các công cụ điều tiết nhằm mục đích làm tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế, là quá trình tác động tới sự biến đổi cả về chất và lượng trong quá trình hoàn thiện về kinh tế và xã hội trong điều kiện và hoàn cảnh nhất định. 2.2.2. Các tiêu chí đánh giá vai trò của ngân hàng trung ương trong phát triển kinh tế 2.2.2.1. Góp phần tăng trưởng kinh tế Sự tăng trƣởng kinh tế phụ thuộc vào sự tích luỹ tài sản (nhƣ vốn, lao động, đất) và đầu tư tài sản một cách có hiệu quả. Tăng trƣởng đƣợc thúc đẩy ch...n hàng cũng khác nhau. Tuy nhiên, những thay đổi đối với các hoạt động ngân hàng trung ƣơng (đặc biệt là các xu hƣớng độc lập và minh bạch hơn) và những thay đổi đối với môi trƣờng kinh tế và tài chính nói chung trong suốt hai thập kỷ qua đã làm giảm đáng kể sự khác biệt giữa các cơ quan tiền tệ. Đặc biệt, về chiến lƣợc chính 151 sách tiền tệ, FED có nhiều chỉ số về ổn định giá cả và việc làm lao động, trong khi BOJ có nhiều chỉ số và tập trung vào tiền và tài sản tài chính. Về các mục tiêu, FED có nhiều mục tiêu còn, BOJ tập trung nhiều vào phát triển lạm phát. 4. Từ việc nghiên cứu so sánh, phân tích, đánh giá thực trạng vai trò của NHTW Hoa Kỳ và Nhật Bản, luận án đã đƣa ra đƣợc những bài học kinh nghiệm cả thành công và chƣa thành công, trong quá trình hoạt động của NHTW Nhật Bản và Hoa Kỳ nhƣ về cách thức tổ chức hoạt động, cách thức điều tiết nền kinh tế thông qua các công cụ CSTT và bài học khi có khủng hoảng tài chính xảy ra, đặc biệt là trong việc điều tiết nền kinh tế vĩ mô mà Việt Nam có thể tham khảo học tập để hoàn thiện vai trò của NHNN Việt Nam trong phát triển kinh tế. 5. Luận án cũng đã khái quát về NHNN Việt Nam, các chức năng, nhiệm vụ và cách điều hành CSTT thực tế mà NHNN Việt Nam đã làm trong thời gian từ khi Đổi mới đất nƣớc (năm 1986) đến nay. Qua đó, đánh giá thành tựu đạt đƣợc, hạn chế và nguyên nhân, từ đó, trên cơ sở vận dụng các bài học kinh nghiệm từ Hoa Kỳ và Nhật Bản, luận án đã đƣa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện vai trò của NHNN Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới, bao gồm: hoàn thiện môi trƣờng pháp lý; hoàn thiện bộ máy tổ chức; nâng cao chất lƣợng nhân sự; đổi mới cơ chế quản lý, điều hành tổ chức; nâng cao chất lƣợng và thực thi hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ. Vấn đề vai trò của NHTW Hoa Kỳ và Nhật Bản trong phát triển kinh tế: Nghiên cứu so sánh và bài học cho Việt Nam là một vấn đề lớn cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu sâu và hoàn thiện hơn cả góc độ lý luận và thực tiễn ở những công trình tiếp theo. CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 152 1. Đinh Việt Hƣng (2015). “Một số mục tiêu và giải pháp quản lý nợ xấu trong năm 2015”. Tạp chí Quản lý Nhà nƣớc, số 236 (9/2015), tr.45-47. ISSN: 2354-0761. 2. Đinh Việt Hƣng (2016). “Ngành ngân hàng Việt Nam cần phải làm gì trước khi TPP có hiệu lực”. Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 21 (09/2016), tr.37-39. ISSN: 0866-7120. 3. Đinh Việt Hƣng, Bùi Thị Hạnh (2016). “Vai trò của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong quản lý nợ xấu”. Tạp chí Công Thƣơng, số 7 (7/2016), tr.149-153. ISSN: 0866-7756. 4. Динь Вьет Хынг (2016). “Merger and acquisition of commercial banks inVietnam and its impact to the economy from 2011 to 2015”. Вопросы экономики и управления, еждународны нау ны журнал, №5 (7), ноябрь 2016 г, pp.93- 95. (Đinh Việt Hƣng (2016). “Mua bán và sáp nhập ngân hàng thương mại tại Việt Nam và tác động của nó tới nền kinh tế từ năm 2011 – 2015”. Tạp chí Các vấn đề Kinh tế và quản lý, số 5 (7) tháng 11/2016, tr.93-95. ISSN: 2412-3773. 5. Динь Вьет Хынг (2017). “Roles of the central bank in Japanese economy from 1945 to now”. Вопросы экономики и управления, еждународны нау ны журнал, №1 (8) февраль 2017 г, pp.105-109. (Đinh Việt Hƣng (2017). “Vai trò của NHTW đối với nền kinh Nhật Bản từ năm 1945 đến nay”. Tạp chí Các vấn đề Kinh tế và quản lý, số 1 (8) tháng 2/2017, tr.105-109.). ISSN: 2412-3773. 6. Dinh VH (2017). “Roles of the State Bank of Vietnam in Economic Development after Global Financial Crisis from 2008 to Now”. In Young Scientist USA, Vol. 7 (p. 23). Auburn, WA: Lulu Press, pp.23-27. (Đinh Việt Hƣng (2017). “Vai trò của Ngân hàng nhà nước Việt Nam trong phát triển kinh tế từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu từ năm 2008 đến nay”. Nhà khoa học tr Hoa Kỳ, Số 7, Auburn, WA: Lulu Press, tr.23-27). ISBN: 978-1-365-95329-3. 7. Dinh Viet Hung, Nguyên Thi Thuy Dung (2018). “A study on Coparision of the United States and Japan Central Banks”. 14th Internatinonal Conference on Humannites and Social Sciences (IC-HUSO) 2018, November 22nd-23rd, 2018 at KhonKaen Province, Thailand, pp.508-516. (Đinh Việt Hƣng, Nguyễn Thị Thuỳ Dung (2018). “Nghiên cứu so sánh Ngân hàng trung ương Hoa Kỳ và Nhật Bản”. Hội nghị lần thứ 14 về Nhân văn và Khoa học xã hội (IC-HUSO) 2018, 153 22,23/9/2018 tại KhonKhaen, Thái Lan, tr.508-516). ISBN (e-book): 978-616-438- 332-6. 8. Dinh Viet Hung, Tran Thi Lan Huong and Bui Van Vien (2019). “Economic Regulation Role and Some Solutions to Improve the Operational Efficiency of the State Bank of Vietnam in International Economic Integration”. The 15th International Conference on Humanities and Social Scienaces (IC-HUSO 2019), 11th – 12th November 2019, Faculty of Humanities and Social Sciences, Khon Kaen University, Thailand, pp. 1131 – 1145. (Đinh Việt Hƣng, Trần Thị Lan Hƣơng và Bùi Văn Viễn (2019). “Vai trò điều tiết kinh tế và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng nhà nước Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế”. Hội nghị lần thứ 15 về Nhân văn và Khoa học xã hội (IC-HUSO 2019), ngày 11, 12 tháng 11 năm 2019, Khoa Nhân học và Khoa học xã hội, Đại học Khon Kaen, Thái Lan, tr. 1131 – 1145). ISBN (e-book): 978-616-438-425-5. 154 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1. Mai Văn Ban (2008). Nghiệp vụ ngân hàng trung ương, Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. 2. David Cox (1977). Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Chính trị Quốc gia. 3. David Begg (2014). Kinh tế học, NXB Thống Kê. 4. Lê Vinh Danh (1997). Chính sách tiền tệ và sự điều tiết vĩ mô của ngân hàng trung ương, NXB Tài chính. 5. Lê Vinh Danh (2005). Chính sách tiền tệ và sự điều tiết vĩ mô của ngân hàng trung ương ở các nước tư bản phát triển, NXB Chính trị quốc gia. 6. Lê Vinh Danh (2009). Tiền tệ và hoạt động ngân hàng, NXB Giao thông vận tải. 7. Nguyễn Đăng Dờn (2011). Nghiệp vụ ngân hàng trung ương, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. 8. Nguyễn Duệ (2003). Giáo trình ngân hàng trung ương, Học viện Ngân hàng, NXB Thống kê. 9. Nguyễn Hƣơng Giang (2010). Sự độc lập của ngân hàng trung ương và một số gợi ý chính sách cho Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng (Số 23/2010). 10. Nguyễn Văn Hà (2015). Cải cách hệ thống Tài chính – Tiền tệ của Inđônêxia và bài học kinh nghiệm, NXB. Khoa học Xã hội. 11. Vũ Văn Hà, Phạm Thị Thanh Bình, (2013). Giảm phát ở Nhật Bản: Thực trạng và giải pháp. Tạp chí Tài chính (số 7/2013). 12. Vũ Văn Hà, Phạm Thị Thanh Bình, (2013). Nhật Bản ứng phó với vấn đề giảm phát. Tạp chí Cộng sản (7/2013). 13. Đinh Xuân Hạng và Nghiêm Văn Bảy (2015). Giáo trình Quản lý tiền tệ ngân hàng trung ương, Học viện Tài chính, NXB Tài Chính. 14. Nguyễn Thị Minh Huệ (2010). Hoạt động giám sát của ngân hàng nhà nước Việt Nam đối với ngân hàng thương mại, Luận án Tiến sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân. 15. Tô Ngọc Hƣng (2000). Nghiệp vụ Kinh doanh ngân hàng, Học viện Ngân hàng, NXB Thống kê. 16. Nguyễn Minh Kiều (2007). Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Thống kê. 155 17. Đặng Hữu Mẫn (2007). Tính độc lập của NHTƯ - chìa khóa để ổn định giá, kinh nghiệm của New Zealand và một số đề xuất đối với Việt Nam, Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Trƣờng Đại học Đà Nẵng (Số 19/2007). 18. Lê Thị Mận (2012). Nghiệp vụ ngân hàng trung ương, NXB Lao động. 19. Nguyễn Thị Mùi (2006). Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng trung ương, Học viên Ngân hàng, NXB Tài chính. 20. Nguyễn Hữu Nghĩa (2014). Vai trò của ngân hàng Nhà nước trong ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng, Nghiên cứu trao đổi (29/8/2014). 21. Tô Kim Ngọc (2008). Giáo trình Lý thuyết Tiền tệ - Ngân hàng, Học viên Ngân hàng, NXB Thống kê. 22. Nguyễn Văn Ngọc, 2011. Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Đại học kinh tế quốc dân. 23. Lê Văn Tế (2003). Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thống kê. 24. Nguyễn Văn Tiến (2012). Tiền tệ ngân hàng, NXB Thống kê. 25. Doãn Hữu Tuệ (2009). Mô hình nào cho NHNN Việt Nam?, 11/07/2009. 26. Vũ Nhữ Thăng (2014). Vai trò của NHNN đối với sự ổn định hệ thống tài chính, Nghiên cứu trao đổi (06/10/2014). 27. Lê Thị Thu Thủy (2013). “Tổ chức và hoạt động của ngân hàng trung ương trên thế giới và những gợi ý về việc hiến định cơ quan này ở Việt Nam”, Phần IV, trang 123 – 142, kỷ yếu hội thảo: Các thiết chế hiến định độc lập. Kinh nghiệm quốc tế và triển vọng ở Việt Nam. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 28. Lê Trần (2010). Cải cách ngân hàng trung ương Nhật Bản và bài học cho Việt Nam, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, 03/2010. 29. Lƣu Ngọc Trịnh (1998), Kinh tế Nhật Bản: Những thăng trầm trong lịch sử, NXB Thống Kê. 30. Đỗ Thiên Anh Tuấn, Trần Thanh Hằng - Nguyễn Thanh Nhã (2009). Bàn tiếp về tính độc lập của NHTƯ, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, 16/7/2009. 31. Samuelson, Paul A. and Nordhaus, Wiliam D. (2007), Kinh tế học, NXB Tài chính, Hà Nội. 156 32. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam (2003). Từ điển bách khoa Việt Nam 3, NXB Từ điển bách khoa Hà Nội. 33. Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nghị định số 88/1998/NĐ- CP của Chính phủ về chức năng, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, ban hành ngày 02/11/1998. 34. Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nghị định số 52/2003/NĐ- CP của Chính phủ về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, ban hành ngày 19/5/2003. 35. Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nghị định số 96/2008/NĐ- CP của Chính phủ về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, ban hành ngày 26/8/2008. 36. Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nghị định số 156/2013/NĐ- CP của Chính phủ về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, ban hành ngày 11/11/2013. 37. Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nghị định số 123/2016/NĐ- CP của Chính phủ về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ, ban hành ngày 01/09/2016. 38. Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nghị định số 16/2017/NĐ- CP của Chính phủ về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ban hành ngày 17/02/2017. 39. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (từ năm 1997 - 2017). Báo cáo thường niên. 40. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Luật Ngân hàng Nhà nước, số 46/2010/QH12 ngày 29/6/2010. 41. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Luật các Tổ chức Tín dụng, số 47/2010/QH12 ngày 29/6/2010. Tài liệu tiếng nước ngoài 42. Alan Blinder, (2004). The Quiet Revolution: Central Banking Goes Modern. New Haven, CT: Yale University Press. 43. Alan Blinder, Charles Goodhart, Philipp Hildebrand, David Lipton and Charles Wyplosz (2001). How Do Central Banks Talk?. Geneva Reports on the World Economy 3, International Center for Monetary and Banking Studies. 44. Alan s.Blinder, Michael Ehrmann, Marcel Fratzscher, Jakob De Haan and David- 157 Jan Kansen (2008). Central Bank Communication and Monetary Policy, A survey of Theory and Evidence. Working Paper Serises, No 898/May 2008. 45. Alonzo L. Hamby, (2007), Outline of U.S. History (New York: Nova Publishers, 2007). 46. Alberto Alesina and Lawrence H. Summers (1993). Central Bank Independence and Macroeconomic Performance: Some Comparative Evidence. Journal of Money, Credit and Banking 25: pp151–162. Online at: 47. Bank of Japan (from 2005 to 2017). Annual Review of Bank of Japan. 48. Bade, Robin and Michael Parkin (1984). Central Bank Laws and Monetary Policy, Department of Economics, University of Western Ontario, Canada. 49. Basel Committee on Banking Supervision (1988). Basel I Convention. 50. Basel Committee on Banking Supervision (1988). Basel II Convention, Jun 2004. 51. Basel Committee on Banking Supervision (2010). Basel III Convention, Nov 2010. 52. Bank of England Act (1998) 53. Bank of Japan Act (1997) 54. Bernanke, Ben (2003b). "Panel Discussion". At the 28th Annual Policy Conference: Inflation Targeting: Prospects and Problems, Federal Reserve Bank of St. Louis, St. Louis, Missouri, October 17. 55. Campillo, M., Miron, J.A., (1997). Why does inflation differ across countries? In: Romer, C.D., Romer, D.H. (Eds.), Reducing Intation: Motivation and Strategy. University of Chicago Press, Chicago. 56. Capie, Forrest and Geoffrey Wood (2013). Central Bank Independence: Can It Survive a Crisis? Rivista Di Storia Economica, 2/2013, pp.193-222. 57. Charles T. Carlstrom and Timothy S. Fuerst (2006). Central bank independence: The key to price stability?, Economic Commentary, 01/09/2006. Online at: 58. Crowe, Christopher and Ellen E. Meade (2007). The Evolution of Central Bank Governance around the World. Journal of Economic Perspectives, Vol. 21, No. 4, 69–90. 158 59. Cukierman, Alex, Steven B. Webb, and Bilin Neyapti (1992). Measuring the Independence of Central Banks and Its Effect on Policy Outcomes. The World Bank Economic Review, September, Vol. 6, No. 3, pp. 353–98. 60. Cukierman, A., (2008). Central bank independence and monetary policymaking institutions – past, present and future. European Journal of Political Economy No.24 (4), tr722–736. 61. Cukierman,A.,(2011). Reflections on the crisis and on its lessons for regulatory reform and for central bank policies, Journal of Financial Stability No.7/2011, tr26-37 62. De Haan, J., Masciandaro, D., Quintyn, M, (2008). Does central bank independence still matter? European Journal of Political Economy No.24 (4/2008), tr717–721. 63. Debelle, Guy and Stanley Fischer (1994). How Independent Should a Central Bank Be?, Conference Series, Federal Reserve Bank of Boston, pp. 195-225. 64. Dieter Gerdesmeier, Francesco Paolo Mongelli và Barbara Roffia (2009). The US FED, the Eurosystem, the Bank of Japan, and the Bank of England: more similarities or differences, and do they matter, trên kỷ yếu hội thảo AEA ở San Francisco (1/2009) 65. Economic Review of the President (from 2010 to 2017) 66. Ehrmann, M. and Fratzscher, M. (2005). “Communication and decision-making by central bank committees: different strategies, same effectiveness?” ECB Working Paper Series No. 488, Frankfurt: ECB 67. Ehrmann, M. and M. Fratzscher (2005). Transparency, Disclosure and the Federal Reserve. European Central Bank Working Paper, forthcoming. 68. Eijffinger, S. and P. Geraats, (2006). “How Transparent Are Central Banks?” European Journal of Political Economy 22, pp. 1–21. 69. Ferderal Reserve System (from 1995 to 2017). Annual Report of Ferderal Reserve System. 70. Mishkin, Frederic S. 2003. "Financial Policies and the Pre~ention of Financial Crise5 in Emerging Market Countries" in Economic and Finnnc7nl Crisps iiii Em~rqining- .\Iarirt~f Counfric~s.llartin Feldstein, ed. Chicago: University of Chicago Press, pp. 93-130. 159 71. Frederic S. Mishkin (2004). Can Central Bank Transparency Go Too Far?. NBER Working Paper Series, National Bureau of Economic Research, 1050 Massachusetts Avenue Cambridge, MA 02138, October 2004. 72. Frederic S. Mishkin (2007). The economics of Money, Banking and Financial markets 8th Ed, Pearson Education, Inc... 73. Friedman Milton, (1957). A Theory of the Consumption Function. 74. Friedman, Milton, (1962). Should There Be an Independent Monetary Authority?, in Leland B.Yeager (Ed.), In Search of a Monetary Constitution, Harvard University Press, Cambridge, Massachusetts. 75. Gary Smith, D.C.: Mone (1991). Banking and Financial Intermediation, Health and Company. 76. Gerald Epstein (2005). Central Banks as Agents of Economic Development. Working paper series, Viện nghiên cứu Chính trị - Đại học Massachusetts, No.104 (9/2005). Milton Friedman, 1982. Monetary Policy: Theory and Practice. Journal of Money, Credit and Banking 14: pp.98–118. Online at: 77. Goodhart, Charles A.E.. 2001. “Monetary policy transmission lags and the formulation of the policy decision on interest rates”. Federal Reserve Bank of St. Louis Review, 83(4), pp. 165-81. 78. Goodfriend, Marvin (2012). The Elusive Promise of Independent Central Banking. Monetary and Economic Studies, Bank of Japan, Vol. 30, November, pp. 39-54. 79. Goodfriend, M. (1999). The role of a regional bank in a system of central banks. Carnegie- Rochester Comference Series on Publish Policy 51: pp 51-71. 80. Greenspan Alan, (1993). "FDICIA and the future of banking law and regulation". Proceedings 392, Federal Reserve Bank of Chicago. 81. Greenspan, Alan (2004). “Risk and Uncertainty in Monetary Policy.” Remarks at the Meetings of the American Economic Association, San Diego, 3 January. 82. Grilli, Vittorio, Donato Masciandaro, and Guido Tabellini. "Political and Monetary Institutions and Public Finance Policies in the Industrial Countries." Economic Policy 13 (October 1991), 341-92. 83. Ito Takatoshi & Koibuchi Satoshi & Sato Kiyotaka & Shimizu Junko, (2009). "Determinants of Currency Invoicing in Japanese Exports: A firm-level analysis 160 (Japanese)," Discussion Papers (Japanese) 09013, Research Institute of Economy, Trade and Industry (RIETI). 84. Ito T and FS Mishkin (2004), “Monetary policy in Japan: problems and solutions”, Columbia University, mimeo. 85. Issing, Otmar (2002). “Monetary Policy in a World of Uncertainty.” Economie Internationale, 92, 165-80. 86. Issing, Otmar (2003). Background Studies for the ECB’s Evaluation of Its Monetary Policy Strategy. European Central Bank, Frankfurt am Main. 87. John B. Taylor (2013). The Effectiveness of Central Bank Independence Versus Policy Rules. Online at: y_rules_AEA_2013_wkg_paper.pdf 88. John Maynard Keynes (1930). Economic Possibilites for our Grandchildren. 89. Kahneman D. (2003). A psychological perspective on economics. American Economic Review, 93, 162-168. 90. Law of the People’s Republic of China on the People’s Bnak of China (1995) 91. Laurens, B., Arone, M., and Segalotto, J.-F (2009). “Central Bank Independence, Accountability and Transparency: A Global Perspective, Basingstoke and New York: Palgrave Macmilan. 92. Marco Arnone & Davide Romelli (2013). Dynamic central bank independence indices and inflation rate: A new empirical exploration, Journal of Financial Stability 9/2013, pp385-398. 93. Meltzer, Allan H (2009). A History of the Federal Reserve, Vol. 2. Chicago: University of Chicago Press, Chicago. Online at: 94. Pollard, Patricia S, (1993). “Central Bank Independence and Economic Performance” Review (Federal Reserve Bank of Saint Louis), Vol. 75, Issue 4 95. Posen, A. (1993). Why central bank independence does not cause low inflation: There is no institutional fix for politics. In Finance and the international economy: 7, R. O'Brien (ed.). Oxford: Oxford University Press, pp. 40-65. 96. Petar Stankov (2010). Banking and Monetary Policy. 161 97. Pringle, Robert (2012). How Governments Are Undermining World Finance. Central Banking November 24. 98. Revenda Z (2003). Peněžní ekonomie a bankovnictví. Praha: Management Press, 1996. ISBN 80-85943-06-9. 99. Ruchi Soyeda (2000). A history of Banking in Japan. 100. Ruckriegel, K and Seitz, F (2002). The Eurosystem and the Federal Reserve System Compared: Facts and Challenges, ZEI Working Paper B02-2002, Februar 2002. 101. Seccheti, Stephen G (2006). Money, Banking and Financial Markets. The Economist magazine: 102. Trichet (2004). “The Monetary Policy Strategy of ECB”, www.ecb.int; European Central Bank. 103. The Bundesbank Act (2002) 104. The Federal Reserve Act of (1913) 105. The 2013 French Banking Law (2013) 106. Woodford, Michael (2003), Interest and Prices: Foundations of a Theory of Monetary Policy, Princeton: Princeton University Press. 107. Woodford, M. (2005). “Central bank communication and policy effectiveness” paper prepared for the Conference on Inflation Targeting: Implementation, Communication and Effectiveness Sveriges Riksbank, Stockholm, June 10-12 108. 109. 110. 111. https://tradingeconomics.com 112. 113. https://www.ecb.europa.eu/ 162 PHỤ LỤC 1 LÃI SUẤT TẠI HOA KỲ, NHẬT BẢN VÀ VIỆT NAM Phụ lục 1.1. Lãi suất thực tế, lãi suất cho vay tại Hoa Kỳ từ năm 1980 -2018 Năm Lãi suất Lãi suất cho Năm Lãi suất Lãi suất cho thực tế vay (%) thực tế vay (%) (%) (%) 1980 5,72 15,27 1999 6,46 7,99 1981 8,59 18,87 2000 6,84 9,23 1982 8,18 14,86 2001 4,63 6,92 1983 6,62 10,79 2002 3,05 4,68 1984 8,14 12,04 2003 2,22 4,12 1985 6,56 9,93 2004 1,60 4,34 1986 6,19 8,33 2005 2,98 6,19 1987 5,59 8,20 2006 4,79 7,96 1988 5,69 9,32 2007 5,22 8,05 1989 6,69 10,87 2008 3,08 5,09 1990 6,04 10,01 2009 2,47 3,25 1991 4,92 8,46 2010 2,06 3,25 1992 3,88 6,25 2011 1,14 3,25 1993 3,55 6,00 2012 1,31 3,25 1994 4,90 7,14 2013 1,47 3,25 1995 6,59 8,83 2014 1,33 3,25 1996 6,32 8,27 2015 2,17 3,26 1997 6,60 8,44 2016 2,39 3,5 1998 7,15 8,35 2017 2,15 4,10 2018 2,41 4,90 Nguồn: www.data.worldbank.org 1 Phụ lục 1.2. Lãi suất ngân hàng Nhật Bản từ năm 1980 đến 2018 Năm Lãi suất Lãi suất Lãi suất Năm Lãi suất Lãi suất Lãi suất thực tế huy động cho vay thực tế huy động cho vay (%) (%) (%) (%) (%) (%) 1980 2,76 5,50 8,35 1999 3,52 0,12 2,16 1981 4,80 4,44 7,86 2000 3,50 0,07 2,07 1982 5,47 3,75 7,31 2001 3,11 0,06 1,97 1983 6,12 3,75 7,13 2002 3,37 0,04 1,86 1984 5,20 3,50 6,75 2003 3,50 0,04 1,82 1985 5,27 3,50 6,60 2004 2,90 0,08 1,77 1986 4,34 2,31 6,02 2005 2,74 0,27 1,68 1987 5,37 1,76 5,21 2006 2,57 0,68 1,66 1988 4,38 1,76 5,03 2007 2,63 0,81 1,88 1989 3,11 1,97 5,29 2008 2,92 0,59 1,91 1990 4,15 3,56 6,86 2009 2,35 0,43 1,72 1991 4,47 4,14 7,53 2010 3,56 0,50 1,60 1992 4,41 3,35 6,15 2011 3,23 0,46 1,50 1993 4,41 2,14 5,01 2012 2,19 0,48 1,41 1994 3,86 1,70 4,13 2013 1,64 0,54 1,30 1995 4,06 0,90 3,51 2014 -0,52 0,42 1,22 1996 3,17 0,30 2,66 2015 -0,98 0,41 1,14 1997 1,94 0,30 2,45 2016 0,78 0,30 1,04 1998 2,37 0,27 2,32 2017 1,22 0,32 0,99 2018 n/a n/a n/a Nguồn: www.data.worldbank.org 2 Phụ lục 1.3. Lãi suất thực tế, lãi suất cho vay tại Việt Nam từ năm 1993 -2018 Năm Lãi suất Lãi suất Lãi suất Năm Lãi suất Lãi suất Lãi suất thực tế huy động cho vay thực tế huy động cho vay (%) (%) (%) (%) (%) (%) 1993 12,58 22,04 32,18 2006 2,40 7,63 11,18 1994 n/a n/a n/a 2007 1,41 7,49 11,18 1995 n/a n/a n/a 2008 -5,62 12,73 15,78 1996 10,49 n/a 20,10 2009 3,63 7,91 10,07 1997 7,34 8,51 14,42 2010 0,95 11,19 13,14 1998 5,11 9,23 14,40 2011 -3,55 13,99 16,95 1999 6,59 7,37 12,70 2012 2,29 10,50 13,47 2000 6,91 3,65 10,55 2013 5,36 7,14 10,37 2001 6,62 5,30 9,42 2014 4,83 5,76 8,67 2002 4,17 6,45 9,06 2015 7,32 4,75 7,12 2003 2,21 6,62 9,48 2016 5,79 5,04 6,96 2004 1,19 6,17 9,72 2017 2,86 4,81 7,07 2005 -6,55 7,15 11,03 2018 3,87 4,68 7,40 Nguồn: www.data.worldbank.org 3 PHỤ LỤC 2 Phụ lục 2.1: Sơ đồ tổ chức của Cục dự trữ Liên bang Hoa Kỳ HỘI ĐỒNG THỐNG ĐỐC ỦY BAN THỊ TRƢỜNG MỞ NGÂN HÀNG DỰ TRỮ LIÊN NGÂN HÀNG THÀNH VIÊN BANG 3.400 ngân hàng thành viên tính 7 thành viên Hội đồng 12 ngân hàng dự trữ liên bang đến 31/12/99 7 thành viên hội đồng do Tổng Góp vốn thống đốc thống bổ nhiệm và Thƣợng viện 25 chi nhánh và phê duyệt 9 văn phòng bổ sung kiểm tra QUY MÔ 5 trong số 12 thống đốc ngân hàng dự trữ MỖI NGÂN HÀNG DỰ TRỮ CÓ 9 THỐNG ĐỐC 3 ngân hàng hạng A Lớ n 3 ngân hàng hạng B Vừa Nh ỏ Phế duyệt lƣơng 3 ngân hàng hạng C ỦY BAN THỊ TRƢỜNG MỞ Thống đốc tại mỗi ngân Mỗi nhóm quy mô đƣợc lự chọn vào hạng A và một giám đốc (12 thành viên) hàng dự trữ liên bang Khuyến cáo Bổ nhiệm hạng B trong mỗi Ngân hàng dự Mỗi bang 1 thành viên trữ của mỗi Bang Thống đốc Phê duyệt lƣơng bổng Phó thống đốc Văn phòng & nhân viên Phê duyệt lƣơng bổng 1 Nguồn: Cục dự trữ Liên bang Hoa Kỳ 2 Phụ lục 2.2: Sơ đồ tổ chức của Ngân hàng Trung ƣơng Nhật Bản (BOJ) KIỂM TOÁN VIÊN THỐNG ĐỐC (1) (3) THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG CHÍNH SÁCH (6) BAN TƢ VẤN (10) PHÓ THỐNG ĐỐC (2) BAN ĐIỀU HÀNH CÁC GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH (6) BAN TUÂN THỦ HỘI SỞ CHÍNH (15) CHI NHÁNH (32) VĂN PHÒNG ĐỊA PHƢƠNG (14) VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN Ở NƢỚC NGOÀI (7) Nguồn: Ngân hàng Trung ương Nhật Bản 2 Phụ lục 2.3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam Thống đốc NHNN Các phó Thống đốc NHNN Vụ cục NHTW VP đại diện NHNN Các tổ chức sự 63 CN NHNN tại TP.HCM nghiệp Tỉnh, Thành phố Vụ CSTT Vụ tín dụng Viện chiến lƣợc HN Vụ hợp tác quốc tế Vụ quản lý ngoại hối Thời báo NH Vụ thanh toán Vụ pháp chế Tạp chí NH Vụ kiểm toán nội bộ Vụ tài chính-kế toán TT thông tin tín dụng Vụ dự báo thống kê Vụ ổn địnhTC-kế toán Trƣờng bồi dƣỡng CB Cục phát hành&kho quỹ Vụ tổ chức cán bộ Học viện NH CQ thanh tra, giám sát Sở giao dịch ĐH NH TP.HCM NH Cục công nghệ tin học Văn phòng NHNN Cục quản trị Vụ thị đua khen thƣởng Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 3 PHỤ LỤC 3 Các yếu tố của Khung tiền tệ của FED và BOJ Hệ thống dự trữ liên bang Ngân hàng Nhật Bản Thành lập/ Xuất xứ độc Năm 1914 Các năm 1882/1998 lập Ủy ban Thị trƣờng Mở Liên bang (FOMC), gồm 12 thành Cơ cấu viên: 7 Thống đốc Ngân hàng, quyết định Chủ tịch FED của New York Ban Chính sách gồm 9 thành viên chính sách và 4 trong số 11 ngân hàng dự tiền tệ trữ khác của các bang trên cơ sở luân phiên; 19 ngƣời tham gia Thống đốc (nhiệm kỳ 14 năm)/ Chủ tịch (nhiệm kỳ 4 Bổ nhiệm năm) do Tổng thống bổ nhiệm Các thành viên HĐQT đƣợc bổ các nhà và đƣợc Đại hội thông nhiệm trong 5 năm theo nội các, hoạch định qua; Chủ tịch Ngân hàng do yêu cầu phê chuẩn của quốc hội chính sách các giám đốc ngân hàng (chủ yếu là các ngân hàng / doanh nghiệp địa phƣơng) Có sự độc lập. Đƣợc thành lập Có sự độc lập. FED là một trong Luật BOJ năm 1998, nhƣng Sự độc lập "thành phần của Quốc hội" và (đôi khi) sự độc lập này bị hạn từ ảnh phải báo cáo thƣờng xuyên, chế, ví dụ Chính phủ đƣợc cử đại hƣởng nhƣng đƣợc hƣởng sự độc lập diện tới các cuộc họp của BOJ để chính trị đáng kể bởi truyền thống lâu đƣa ra quan điểm và có thể đệ đời trình các đề xuất hoặc yêu cầu BOJ hoãn cuộc bỏ phiếu về các 1 biện pháp CSTT (các đại diện này không đƣợc bỏ phiếu) Đa mục tiêu: ổn định giá cả và sự Đa mục tiêu: thúc đẩy việc ổn định của hệ thống tài làm tối đa, tính khả thi của các Mục tiêu chính. Mục tiêu ổn định giá đƣợc chính sách và giữ lãi suất dài /chính sách đặt ra trong định tính về luật năm hạn ở mức vừa phải. Sự ổn tiền tệ 1998 và ban chính sách đã định định về giá cả nằm trong lƣợng nó nhƣ là một khoảng từ 0% khoảng 1-2% đối với lạm phát đến 2% lạm phát trong trung hạn Tập trung vào các dự báo kinh Hai chiến lƣợc: 1) tập trung vào Chiến lƣợc tế; CSTT đƣợc điều chỉnh để phát triển lạm phát ngắn hạn, và 2) chính sách tối ƣu hóa các kết quả dự báo phát triển kinh tế và lạm phát cũng tiền tệ và giảm thiểu rủi ro có thể xảy nhƣ ổn định tài chính trong một ra thời gian dài hơn Theo ý kiến của tập thể, chủ Theo ý kiến của tập thể; (55% tịch sẽ tổng hợp các ý kiến từ quyết định vì luật BOJ đã đƣợc các thành viên và ra quyết Kiểu ra ban hành với ít nhất một ngƣời bất định. Các thành viên có quyền quyết định đồng chính kiến); Thống đốc nói phản đối tuy nhiên những chung là lãnh đạo thống nhất các ý điểm bất đồng thƣờng không kiến nhiều, phản đối rất hiếm Vai trò của các khoản Không đóng một vai trò quan Cả hai đóng một vai trò quan trọng tiền tệ và trọng giá tài sản Thông báo ngay lập tức sau Thông báo tức thời sau các cuộc Trách nhiệm giải cuộc họp FOMC, có biên bản họp chính sách tiền tệ (khoảng 12 biểu quyết (khoảng 14h15 giờ trƣa theo giờ địa phƣơng) với trình và phút giờ địa phƣơng) biên bản bỏ phiếu, tiếp theo là minh bạch cuộc họp báo của Thống đốc 2 (15:30 phút theo giờ địa phƣơng) Biên bản tổng hợp cuộc họp Biên bản (thƣờng là một tháng sau có ba tuần sau đó đó, ba ngày sau cuộc họp chính sách tiền tệ tiếp theo) Báo cáo chính sách tiền tệ nửa Báo cáo hàng tháng của Ban năm cho Quốc hội; Các buổi Chính sách trong vòng 34-40 ngày điều trần khác sau cuộc họp Báo cáo chính sách tiền tệ nửa năm Nguồn: Các trang web và các ấn phẩm khác của BOJ và FED. Gerdesmeier, Mongelli, và Roffia (2007) và các tài liệu tham khảo khác. 3 PHỤ LỤC 4 Phụ lục 4.1: Khung tổ chức của Cục dự trữ Liên bang Hoa Kỳ Cục dự trữ liên bang Hội đồng Ngân hàng Ngân hàng Ngân hàng dự thống đốc dự trữ bang 1 dự trữ bang 2 trữ bang 12 Giai đoạn ra Thống đốc ngân quy ết định hàng dự trữ bang Hội đồng thống đốc Thống đốc ngân hàng dự trữ bang (4 thành (7 thành viên) viên) Ủy ban thị trƣờng mở (12 thành viên) Giai đoạn thực hiện Ngân hàng dự Ngân hàng dự Ngân hàng dự trữ bang 1 trữ bang 2 trữ bang 12 Nguồn: FED 1 Phụ lục 4.2: Khung tổ chức của Ngân hàng Trung ƣơng Nhật Bản Hội đồng chính sách của BOJ Giai đoạn Thống đốc 2 phó thống đốc Thành viên hội ra quyết đồng chính sách định Chi nhánh 1 32 chi nhánh Bộ phận thị trƣờng Chi nhánh 2 Giai đoạn tài chính ở Tokyo thực hiện 14 văn phòng Chi nhánh 32 địa phƣơng VP 1 VP2 VP12 Nguồn: 2 1

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_vai_tro_cua_ngan_hang_trung_uong_hoa_ky_va_nhat_ban.pdf
  • pdfTrichyeu_DinhVietHung.pdf
Tài liệu liên quan