VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LÊ MẬU NHIỆM
VAI TRÕ CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM
TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI ĐẤT NƢỚC
(1986-2010)
Chuyên ngành : Lịch sử Việt Nam
Mã số : 92 29 013
LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN VĂN NHẬT
HÀ NỘI, 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các tư
liệu, số liệu được sử dụng trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa
học của luận án chư
213 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 353 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Vai trõ của mặt trận tổ quốc Việt Nam trong thời kỳ đổi mới đất nước (1986 - 2010), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a được từng công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả
Lê Mậu Nhiệm
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU......................................................................................................................................... 1
Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
LUẬN ÁN ....................................................................................................................................... 7
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ................................. 7
1.2. Kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố và những vấn đề luận án tập
trung giải quyết ............................................................................................................. 21
Chƣơng 2 ĐƢỜNG LỐI ĐỔI MỚI ĐẤT NƢỚC VÀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ
CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM ............................................................................. 24
2.1. Vai trò của các hình thức mặt trận dân tộc thống nhất trong lịch sử ..................... 24
2.2. Sự nghiệp đổi mới đất nƣớc và yêu cầu mới đối với mặt trận dân tộc thống nhất 31
2.3. Chức năng, nhiệm vụ của MTTQ Việt Nam trong thời kỳ mới ............................ 40
Chƣơng 3 MỞ RỘNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN, GÓP PHẦN THỰC
HIỆN NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, BẢO ĐẢM QUỐC PHÕNG
VÀ AN NINH............................................................................................................................... 47
3.1. Mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân .................................................................... 47
3.2. Tham gia thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc
phòng, an ninh .............................................................................................................. 58
Tiểu kết chƣơng 3 ......................................................................................................................... 81
Chƣơng 4 THAM GIA XÂY DỰNG ĐẢNG, XÂY DỰNG NHÀ NƢỚC ........................ 82
4.1. Góp phần hoàn thiện đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nƣớc ....................................................................................................................... 82
4.2. Góp phần xây dựng tổ chức bộ máy nhà nƣớc và giám sát hoạt động của bộ
máy nhà nƣớc ................................................................................................................ 86
Chƣơng 5 NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ................................... 101
5.1. Nhận xét về vai trò của MTTQ Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới đất nƣớc
(1986-2010) ................................................................................................................. 101
5.2. Một số bài học kinh nghiệm ................................................................................ 123
KẾT LUẬN ................................................................................................................................ 145
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ................................................................................. 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 152
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCHTW Ban Chấp hành Trung ƣơng
CT-XH Chính trị - xã hội
CNXH Chủ nghĩa xã hội
CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
ĐCT Đoàn Chủ tịch
HĐND Hội đồng nhân dân
HĐTV Hội đồng tƣ vấn
KT-XH Kinh tế-xã hội
MTTQ Mặt trận Tổ quốc
MTTQVN Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Nxb. Nhà xuất bản
UBND Ủy ban nhân dân
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, giải phóng dân tộc, thống
nhất đất nƣớc trƣớc đây và trong công cuộc đổi mới đất nƣớc hiện nay, Đảng
Cộng sản Việt Nam đều nhất quán: Đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng
liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, dƣới
sự lãnh đạo của Đảng, là đƣờng lối chiến lƣợc của cách mạng Việt Nam. Đây
là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo
đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đại đoàn
kết toàn dân tộc lấy mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất của Tổ quốc, vì dân
giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh làm điểm tƣơng đồng,
xoá bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử về quá khứ, thành phần, giai cấp,
xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau, cùng hƣớng tới tƣơng lai.
Đại đoàn kết dân tộc là đƣờng lối chiến lƣợc cách mạng của Đảng
Cộng sản Việt Nam. Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc là trách
nhiệm của cả hệ thống chính trị, song MTTQ Việt Nam có vai trò rất quan
trọng, đó là: củng cố, tăng cƣờng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thắt chặt
mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nƣớc, góp phần tạo nên sự
đồng thuận cao trong xã hội, động viên nhân dân phát huy quyền làm chủ,
tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững
mạnh, gắn bó mật thiết với nhân dân.
Công cuộc đổi mới đất nƣớc hiện nay đứng trƣớc nhiều thời cơ và vận
hội nhƣng cũng phải đƣơng đầu với nhiều nguy cơ, thách thức. Để đƣa sự
nghiệp cách mạng nƣớc ta tiến lên giành thêm những thành tựu mới to lớn
hơn, bền vững hơn. Để tiếp tục đẩy mạnh CNH, HĐH đất nƣớc, hợp tác và
hội nhập quốc tế bảo vệ vững chắc Tổ quốc, bảo vệ thành quả cách mạng là
2
nhiệm vụ rất nặng nề, lâu dài, khó khăn và phức tạp đòi hỏi toàn Đảng , toàn
dân ta phải tăng cƣờng đoàn kết, nỗ lực phấn đấu vƣợt bậc mới hoàn thành
đƣợc nhiệm vụ lịch sử vẻ vang đó.
Vai trò của MTTQ Việt Nam trong hệ thống chính trị đã đƣợc Hiến
pháp nƣớc Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Luật MTTQ Việt Nam
xác định: “MTTQ Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự
nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội
và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân
tộc, các tôn giáo và người Việt Nam ở nước ngoài” [43]. Vai trò và tầm
quan trọng của MTTQ Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới đã đƣợc khẳng
định trong thực tế. Thông qua nhiều hình thức tổ chức và vận động quần
chúng, MTTQ Việt Nam đã góp phần cùng với Đảng, Nhà nƣớc giải quyết
những khó khăn, bức xúc, tạo điều kiện và môi trƣờng thuận lợi để các tầng
lớp nhân dân tham gia phát triển kinh tế - xã hội, khơi dậy và phát huy
những giá trị đạo đức - văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc nhƣ sự
tƣơng thân, tƣơng ái, tình dân tộc, nghĩa đồng bào.
Trong công cuộc đổi mới, nền dân chủ ngày càng phát triển, vai trò
của MTTQ Việt Nam ngày càng quan trọng, nhiệm vụ càng nặng nề hơn.
Mặt trận có nhiệm vụ tiếp tục tăng cƣờng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tập
hợp ngày càng rộng rãi mọi tầng lớp nhân dân, phát huy tinh thần yêu nƣớc,
ý chí tự lực tự cƣờng và quyền làm chủ của nhân dân, giữ vững kỷ cƣơng và
ổn định xã hội, huy động tối đa các nguồn lực để đầu tƣ phát triển kinh tế -
xã hội, thực hiện CNH, HĐH đất nƣớc, đẩy mạnh công cuộc xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc, làm tốt vai trò là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân,
cầu nối vững chắc giữa nhân dân với Đảng và Nhà nƣớc, tăng cƣờng đoàn
kết, hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nƣớc.
3
Tình hình chính trị, kinh tế, an ninh khu vực và quốc tế diễn biến
phức tạp, khó lƣờng. Bên cạnh đó những tác động tiêu cực của quá trình
biến đổi khí hậu; nhiều loại dịch bệnh mới xuất hiện khó kiểm soát; sự
chống phá của các thế lực thù địch đối với sự nghiệp đổi mới; sự suy thoái
về tƣ tƣởng, chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên;
tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí cùng với những hạn chế, yếu kém trong
quản lý, điều hành trên một số lĩnh vực kinh tế, xã hội... kìm hãm, cản trở sự
nghiệp đổi mới của đất nƣớc.
Với tình hình quốc tế và trong nƣớc hiện nay, tăng cƣờng phát huy
sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc là động lực quan trọng trong công cuộc
đổi mới đất nƣớc. Do vậy, việc nâng cao vị trí, vai trò của MTTQ Việt Nam
trong hệ thống chính trị và đời sống xã hội là một yêu cầu khách quan, có ý
nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc,
bảo đảm cho sự phát triển vững chắc của đất nƣớc.
Với ý nghĩa lý luận và thực tiễn nêu trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài
“Vai trò của MTTQ Việt Nam trong thời kỳ đổi mới đất nước (1986-
2010)” để làm luận án tiến sĩ Sử học, chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận giải rõ vai trò của MTTQ Việt Nam trong việc tập hợp, xây
dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong gần 25 năm thực hiện công cuộc
đổi mới đất nƣớc (1986-2010) và đúc rút các kinh nghiệm lịch sử để tiếp tục
đẩy mạnh công cuộc đổi mới đất nƣớc hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích nêu trên, nhiệm vụ của luận án bao gồm:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án, xác
định những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ;
4
- Nghiên cứu khái quát sự tiếp nối truyền thống lịch sử Mặt trận Dân
tộc Thống nhất Việt Nam của MTTQ Việt Nam trong hoàn cảnh thống nhất
đất nƣớc, cả nƣớc quá độ lên CNXH;
- Luận giải rõ bối cảnh lịch sử và các hoạt động chủ yếu của MTTQ
Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2010 nhằm làm sáng tỏ hơn vai trò của
MTTQ Việt Nam sự nghiệp đổi mới đất nƣớc trong giai đoạn này;
- Đánh giá, nhận xét về vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đúc
rút các kinh nghiệm từ thực tiễn hoạt động MTTQ Việt Nam từ năm 1986
đến năm 2010, qua đó đề xuất các nhiệm vụ nhằm phát huy vai trò của
MTTQ Việt Nam trong tình hình mới hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3. 1. Đối tượng nghiên cứu
Vai trò của MTTQ Việt Nam trong thời kỳ đầu của công cuộc đổi mới
(1986-2010).
3. 2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: MTTQ Việt Nam là bộ phận cấu thành hệ thống chính
trị, có vai trò quan trọng trong vận động, tập hợp, tổ chức quần chúng tham
gia xây dựng Đảng, xây dựng, tăng cƣờng và củng cố Nhà nƣớc của nhân
dân, do nhân dân, vì nhân dân, góp phần thúc đẩy sự nghiệp đổi mới đất
nƣớc đi đến thành công.
Chức năng, nhiệm vụ và vai trò MTTQ Việt Nam là rất to lớn. Trong
khuôn khổ luận án, tác giả chỉ tập trung vào nghiên cứu, trình bày vai trò của
MTTQ Việt Nam trên một số lĩnh vực chính, nổi bật là: Mở rộng khối đại đoàn
kết toàn dân, tham gia thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo
quốc phòng, an ninh và tham gia xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nƣớc.
- Về thời gian: Luận án nghiên cứu các vấn đề nói trên chủ yếu trong
khoảng thời gian gần 25 năm, khi đổi mới đất nƣớc từ năm 1986 đến năm
5
2010 và đề cập ở mức độ nhất định đến các sự kiện lịch sử trƣớc và sau giai
đoạn 1986-2010.
- Về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu về MTTQ Việt Nam ở
cấp Trung ƣơng, bên cạnh đó, có đề cập ở mức độ nhất định đến một số tổ
chức thành viên và Uỷ ban MTTQ địa phƣơng.
4. Cơ sở lý thuyết, cơ sở thực tiễn và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý thuyết
Luận án đƣợc tiến hành trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ
Chí Minh và các quan điểm hiện nay của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề
đoàn kết dân tộc, về vị trí, vai trò của MTTQ Việt Nam trong công cuộc đổi mới.
4.2. Cơ sở thực tiễn
Cơ sở thực tiễn của luận án là thực tiễn những thập niên đầu của sự
nghiệp đổi mới đất nƣớc, thực tiễn tổ chức bộ máy và hoạt động của MTTQ
Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2010.
4.3. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng kết hợp các phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu nhƣ sau:
- Phƣơng pháp lịch sử kết hợp với phƣơng pháp lôgic: đƣợc sử dụng
xuyên suốt trong công trình nghiên cứu này để phân tích mối liên hệ giữa
các sự kiện lịch sử; nghiên cứu và luận giải các các vấn đề thông qua các sự
kiện cụ thể trong quá trình lịch sử cũng đòi hỏi tuân theo trật tự logic chặt
chẽ mang tính liên kết.
- Phƣơng pháp so sánh: đƣợc sử dụng nhằm đƣa ra những kết luận,
nhận xét, đánh giá trong luận án đƣợc khách quan và chính xác hơn.
- Phƣơng pháp phân tích - tổng hợp: đƣợc sử dụng nhằm luận giải vai
trò của MTTQ Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới từ 1986 đến 2010.
6
- Phƣơng pháp tổng kết thực tiễn: đƣợc sử dụng để đúc rút các kinh
nghiệm lịch sử nhằm phát huy vai trò của MTTQ Việt Nam trong sự nghiệp
đổi mới từ 1986 đến 2010.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Một là, nghiên cứu có hệ thống về vai trò của MTTQ Việt Nam
trong gần 25 năm đất nƣớc tiến hành công cuộc đổi mới (1986-2010).
- Hai là, khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của MTTQ Việt Nam
trong việc củng cố và mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cƣờng
đồng thuận xã hội, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng nhà nƣớc pháp quyền
xã hội chủ nghĩa, thắt chặt mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà
nƣớc, góp phần vào thành tựu chung của đất nƣớc trong công cuộc đổi mới;
- Ba là, đúc rút các kinh nghiệm nhằm phát huy vai trò của MTTQ
Việt Nam trong tình hình mới hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Luận án góp phần vào việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn làm cơ sở
khoa học cho việc đổi mới nhận thức và phƣơng thức hoạt động của MTTQ
Việt Nam trong tình hình mới.
- Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu,
giảng dạy cho cán bộ dân vận, Mặt trận và các đoàn thể trong công tác vận
đồng quần chúng nhân dân trong tình hình mới ở các cơ sở đào tạo.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình của tác giả đã công
bố có liên quan đến đề tài luận án, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
luận án đƣợc kết cấu 5 chƣơng, 11 tiết.
7
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về lịch sử Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam
Lịch sử Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam, quyển III (1975-2004)
do PGS.TS Trần Hậu chủ biên (Uỷ ban Trung ƣơng MTTQ Việt Nam, 2007)
[138], đây là một trong ba tập về lịch sử của Mặt trận đƣợc tiến hành với mục
tiêu tái hiện một cách chân thực, khoa học quá trình hình thành và phát triển
Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam; quyển III đã phản ánh hoạt động của
MTTQ Việt Nam thời kỳ 1975-2004 – thời kỳ Mặt trận có nhiều cố gắng tự
vƣơn lên tìm tòi, khai thác, thể nghiệm và xác định nội dung, mô hình đổi mới,
góp phần giữ vững ổn định CT-XH, tăng cƣờng sự đoàn kết nhất trí của toàn
dân để vƣợt qua cuộc khủng hoảng KT-XH, kiên định con đƣờng quá độ lên
CNXH, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nƣớc; cuốn sách đã đề cập vai trò của
MTTQ Việt Nam góp phần thực hiện đƣờng lối đổi mới toàn diện đất nƣớc,
thời kỳ CNH, HĐH đất nƣớc. Công trình khoa học này tuân thủ nguyên tắc tôn
trọng sự thật lịch sử, không chỉ phản ánh những thành tựu, ƣu điểm mà còn chỉ
ra những hạn chế, khuyết điểm về tổ chức bộ máy và hoạt động của Mặt trận.
Đóng góp lớn về mặt khoa học của công trình này không chỉ là khẳng định
những truyền thống lịch sử vẻ vang của Mặt trận mà còn góp phần làm sáng tỏ
những vấn đề lý luận, thực tiễn về đại đoàn kết dân tộc và Mặt trận dân tộc
thống nhất trong giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa.
8
Biên niên sự kiện lịch sử Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam, tập
III (1975-2000) do PGS.TS Trần Hậu chủ biên (Uỷ ban Trung ƣơng MTTQ
Việt Nam, 2004) [122], gồm những sự kiện phản ánh hoạt động của Mặt trận
từ sau khi giải phóng hoàn toàn Việt Nam, hoàn thành sự nghiệp giải phóng
dân tộc trong cả nƣớc cho đến hết năm 2000, kết thúc thế kỷ XX, một thế kỷ
có những chuyển biến vô cùng to lớn của đất nƣớc ta. Đây là một trong ba tập
Biên niên sự kiện lịch sử Mặt trận phản ánh lịch sử Mặt trận do Đảng Cộng
sản Việt Nam lãnh đạo diễn ra trên phạm vi cả nƣớc và hoạt động của kiều
bào ở nƣớc ngoài mấy chục năm qua; phản ảnh lịch sử khối đại đoàn kết dân
tộc, ghi chép các sự kiện theo năm, tháng, có tính đến những mốc lịch sử lớn.
Quá trình thực hiện chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Đảng Cộng
sản Việt Nam trong những năm 1976-1994, luận án tiến sĩ Lịch sử của tác giả
Hoàng Thị Điều, (1999) [31]. Luận án đã đánh giá thực trạng việc thực hiện
chiến lƣợc đại đoàn kết dân tộc của Đảng trong thời kỳ cả nƣớc quá độ lên
CNXH, chỉ rõ những vấn đề bức xúc cần giải quyết; trên cơ sở đó rút ra một
số kinh nghiệm bƣớc đầu nhằm gợi mở cho việc củng cố, mở rộng khối đại
đoàn kết dân tộc trong giai đoạn cách mạng hiện nay, một yêu cầu và nhiệm
vụ quan trọng đƣợc Đảng quan tâm; luận án đã nêu mối quan hệ giữa chủ
trƣơng, đƣờng lối của Đảng và quá trình thực hiện chiến lƣợc đại đoàn kết
dân tộc để tìm ra ƣu điểm, khuyết điểm, rút ra một số kinh nghiệm và phân
tích, giải đáp những vấn đề còn chƣa sáng tỏ.
Đề tài cấp bộ “Kế thừa và phát triển truyền thống đại đoàn kết của dân
tộc Việt Nam trong công cuộc đổi mới hiện nay” (2004), Chủ nhiệm: TS
Nguyễn Quốc Bảo, Viện Lịch sử Đảng, Học Viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh [5]. Đề tài đã phân tích những cơ sở hình thành truyền thống đại đoàn
kết dân tộc; nội dung và biểu hiện cụ thể; Vai trò của khối truyền thống đại
đoàn kết trong tiến trình phát triển lịch sử dân tộc. Đề tài nêu và phân tích một
9
số định hƣớng, giải pháp cho việc kế thừa, phát triển truyền thống đại đoàn
kết dân tộc trong công cuộc đổi mới.
Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam: Quá khứ và hiện tại của Trần
Hậu [42] trên cơ sở phân tích về lịch sử và truyền thống của Mặt trận Dân tộc
thống nhất Việt Nam; những thành tựu, kinh nghiệm của Mặt trận; một số vấn
đề cần nghiên cứu đổi mới hoạt động của MTTQ Việt Nam nhằm phát huy
hơn nữa sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, tăng cƣờng sự đồng thuận xã hội, góp
phần đƣa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống.
Các công trình trên viết về Mặt trận Dân tộc Thống nhất, trình bày lịch
sử tổ chức bộ máy và hoạt động của Mặt trận. Ở những mức độ khác nhau,
các công trình, báo cáo trên đã đề cập đƣợc vị trí, vai trò và hoạt động của
Mặt trận Dân tộc Thống nhất trong thời kỳ đổi mới đất nƣớc; trong đó làm
sáng tỏ nội dung và phƣơng thức hoạt động của MTTQ Việt Nam, tiến trình
đổi mới về nội dung và phƣơng thức hoạt động của MTTQ Việt Nam. Ở các
công trình, các báo cáo, kỷ yếu nêu trên, những thành công cơ bản trong hoạt
động của Mặt trận đƣợc nêu khá rõ nét; chƣa đề cập cụ thể hoặc có đề cập
nhƣng còn mờ nhạt, chƣa đầy đủ về vai trò của Mặt trận Dân tộc Thống nhất
trong thời kỳ đổi mới.
1.1.2. Nhóm các công trình về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân
tộc và vai trò của MTTQ Việt Nam trong tình hình mới
Các công trình về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc và vai trò
của MTTQ Việt Nam trong tình hình mới tiêu biểu nhƣ:
Đại đoàn kết dân tộc phát huy nội lực nâng cao hiệu quả hợp tác quốc
tế thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước của Vũ Oanh [83] đã tập
hợp nhiều bài của tác giả xoay quanh chủ đề: khơi dậy và phát huy truyền
thống đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết các tầng lớp nhân dân trên cơ sở
10
củng cố khối liên minh giai cấp công nhân với nông dân và tầng lớp trí thức
dƣới sự lãnh đạo của Đảng; xây dựng cuộc sống xã hội có văn hóa, đạo đức,
phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế,
cần kiệm đẩy mạnh CNH, HĐH đất nƣớc.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và Mặt trận dân tộc
thống nhất [109]. Nhiều tác giả có bài tham luận đã khẳng định tƣ tƣởng đại
đoàn kết dân tộc và Mặt trận dân tộc thống nhất của Hồ Chí Minh là một tƣ
tƣởng lớn, cơ bản và xuyên suốt của cuộc đời hoạt động cách mạng của
Ngƣời, có tác dụng to lớn trong việc tập hợp sức mạnh của cả dân tộc vào
cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do và xây dựng cuộc sống mới trên đất nƣớc
ta; các bài viết cũng khẳng định vai trò của MTTQ Việt Nam trong việc góp
phần quan trọng thu đƣợc trong gần 10 năm đổi mới của đất nƣớc.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đ ng g p vào vào sự nghiệp tăng cường
đoàn kết quốc tế vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đề tài KH.MT.02
do Trần Hậu, làm chủ nhiệm, 2004 [124] đã luận giải hệ thống những lý luận
của hoạt động đối ngoại mang tính nhân dân, trong đó có hoạt động đoàn kết
quốc tế của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; phân tích vai trò và thực trạng hoạt
động quốc tế của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam qua các thời kỳ, rút ra những
kinh nghiệm và những vấn đề cần nghiên cứu để tăng cƣờng vai trò của Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam trong hoạt động đoàn kết quốc tế; đồng thời, đề xuất
những giải pháp để tăng cƣờng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
đóng góp vào sự nghiệp quốc tế của nhân dân ta trong thời kỳ xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc.
Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với việc thực hiện quyền
làm chủ của nhân dân ở nước ta hiện nay, Luận án Tiến sĩ của Nguyễn Thị
Hiền Oanh (2005) [84]. Tác giả nghiên cứu những vấn đề lí luận và thực tiễn
11
về Mặt trận và công tác Mặt trận ở Việt Nam hiện nay, trong đó đi sâu nghiên
cứu về vai trò của MTTQ Việt Nam đối với việc thực hiện quyền làm chủ của
nhân dân; phƣơng hƣớng, giải pháp để MTTQ Việt Nam phát huy đƣợc quyền
làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp đổi mới đất nƣớc.
- Vai trò của MTTQ Việt Nam trong thực hiện dân chủ ở xã, phường,
thị trấn giai đoạn 2005-2010 do Vũ Trọng Kim chủ nhiệm dự án, 2012 [150]
là dự án điều tra cơ bản để nghiên cứu vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
trong việc thực hiện dân chủ ở xã, phƣờng, thị trấn có ý nghĩa rất quan trọng,
góp phần thiết thực vào việc tiếp tục mở rộng và phát huy dân chủ xã hội chủ
nghĩa ở nƣớc ta và phục vụ tổng kết việc thực hiện dân chủ ở xã, phƣờng, thị
trấn giai đoạn 2005 - 2010; xác định các yêu cầu khách quan, xây dựng hệ
thống quan điểm lý luận, phƣơng hƣớng và giải pháp tiếp tục thực hiện tốt
hơn vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc thực hiện dân chủ ở xã,
phƣờng, thị trấn. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp giải pháp tiếp tục thực
hiện tốt hơn vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc thực hiện dân
chủ ở xã, phƣờng, thị trấn nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nƣớc pháp
quyền, nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc
tế ở nƣớc ta.
Thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt
Nam của Nguyễn Thọ Ánh, 2012, [1] đã nêu rõ vị trí, vai trò và chức năng
giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam đối với quá trình thực thi
dân chủ; nêu rõ thực trạng và những vấn đề đặt ra cũng nhƣ khẳng định hoạt
động giám sát và phản biện của MTTQ Việt Nam là đòi hỏi cấp bách và tất
yếu của việc xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
hiện nay.
12
Đại đoàn kết dân tộc - động lực chủ yếu đẩy mạnh công nghiệp hoá,
hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc [118] đã làm rõ quan điểm lớn của
Đảng và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về công tác Mặt trận, về phát huy truyền
thống yêu nƣớc, xây dựng khối đại đoàn kết giữa các giai cấp, dân tộc, tôn
giáo, các tầng lớp xã hội, ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài; về chăm lo
củng cố khối đại đoàn kết toàn dân; những vấn đề liên quan đến chủ trƣơng,
chính sách, pháp luật có tác động đến khối đại đoàn kết toàn dân; những vấn
đề liên quan đến phát huy vai trò của hệ thống chính trị đối với tăng cƣờng,
củng cố khối đại đoàn kết toàn dân; những vấn đề liên quan đến trách nhiệm
của MTTQ Việt Nam trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân và việc phát
huy vai trò của MTTQ Việt Nam trong hệ thống chính trị.
Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng MTTQ Việt
Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh [129], các tác giả là các vị lãnh đạo và
nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nƣớc, MTTQ Việt Nam; các nhà khoa học, các
chuyên gia đã tiếp tục khẳng định những nội dung cơ bản trong hệ thống tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh nói chung và việc quán triệt, vận dụng và phát triển tƣ
tƣởng của Ngƣời vào việc phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và
xây dựng Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam trong giai đoạn hiện nay,
thấy rõ ƣu điểm, khắc phục những khuyết điểm và đƣa ra những giải pháp,
kiến nghị nhằm xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và phát huy mạnh mẽ hơn
nữa vai trò MTTQ Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nƣớc.
Phát huy truyền thống Mặt trận thống nhất Việt Nam nâng cao vai trò
MTTQ Việt Nam trong thời kỳ mới [136] đây là tập hợp các bài viết của nhiều
tác giả khẳng định quá trình 75 năm qua, lịch sử vẻ vang và truyền thống của
Mặt trận thống nhất Việt Nam luôn gắn với lịch sử vẻ vang của Đảng Cộng sản
Việt Nam và dân tộc Việt Nam; nhiều bài viết nêu ra phát huy truyền thống đó,
làm thế nào để có thể phát huy vai trò, vị trí của Mặt trận trong đời sống xã hội,
13
làm sao để Mặt trận, những nghị quyết và chƣơng trình hành động của Mặt trận
đƣợc xây dựng một cách thiết thực, phù hợp và đi vào cuộc sống.
Mặt trận Dân tộc Thống nhất, những chặng đường vẻ vang [149]. Đây
là cuốn sách gồm nhiều bài viết của các vị lão thành cách mạng, các vị
nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nƣớc, MTTQ Việt Nam, các chuyên gia nhà khoa
học nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt
Nam (18/11/1930-18/11/2010) đã nêu bật ý nghĩa to lớn của tƣ tƣởng Hồ Chí
Minh, chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc và xây
dựng Mặt trận Dân tộc Thống nhất trong các giai đoạn cách mạng Việt Nam;
phân tích về sự ra đời, quá trình phát triển và những đóng góp to lớn của Mặt
trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam
trong 80 năm qua; những bài học lịch sử và kinh nghiệm; làm rõ vai trò, vị trí
của MTTQ Việt Nam trong hệ thống chính trị nƣớc ta; phân tích làm rõ
những vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc hoạch định và thực hiện đƣờng
lối, chủ trƣơng, chính sách, pháp luật nhằm tăng cƣờng khối đại đoàn kết toàn
dân tộc; đổi mới nội dung và phƣơng thức hoạt động của MTTQ Việt Nam
hiện nay.
Cuốn sách “Thực hiện đại đoàn kết dân tộc trong công cuộc đổi mới đi
lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của các tác giả Nguyễn Viết Thảo và
Dƣơng Trung Ý, Nxb. Lý luận Chính trị, Hà Nội, 2014 [97]. Các tác giả nêu
và phân tích cơ sở lý luận về thực hiện đại đoàn kết dân tộc, từ quan điểm của
C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin, quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà
nƣớc về đại đoàn kết và thực hiện đại đoàn kết dân tộc; thực trạng, nguyên
nhân, kinh nghiệm và vấn đề đặt ra trong thực hiện đại đoàn kết dân tộc;
những yếu tố tác động và quan điểm, giải pháp tăng cƣờng thực hiện đại đoàn
kết dân tộc trong công cuộc đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
14
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xây dựng sự đồng thuận xã hội trong công
cuộc đổi mới đất nước, của tác giả Nguyễn Thị Lan [55]. Tác giả tập trung
làm rõ vai trò của MTTQ Việt Nam trong xây dựng đồng thuận xã hội. Phân
tích, đánh giá thực trạng về hoạt động của MTTQ Việt Nam trong việc xây
dựng sự đồng thuận xã hội, làm rõ những hạn chế và nguyên nhân, đồng thời
đề xuất một số giải pháp đổi mới tổ chức, hoạt động của MTTQ Việt Nam
nhằm thực hiện tốt hơn nhiệm vụ xây dựng sự đồng thuận xã hội.
Đề tài cấp bộ “Đồng thuận xã hội và đoàn kết dân tộc trong bối cảnh
đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay” (2015), Chủ nhiệm: TS Nguyễn
Dƣơng Hùng, Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học, Học viện Chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh [51]. Đề tài nghiên cứu, làm rõ bản chất, nội dung, thực trạng,
xu hƣớng biến đổi và những vấn đề đặt ra từ đồng thuận xã hội và đoàn kết
dân tộc trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế ở Việt Nam; trên cơ sở đó
đề xuất những quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm góp phần xây dựng đồng
thuận xã hội và đoàn kết dân tộc ở nƣớc ta trong thời gian tới. Đề tài đề cập
đến vai trò của MTTQ Việt Nam đối với xây dựng đồng thuận xã hội và đại
đoàn kết dân tộc trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay.
Bài viết về Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc của tác giả Trần
Hậu trong cuốn Việt Nam 20 năm đổi mới (2006) [158] đã nêu rõ trong thời
kỳ mới, đổi mới và phát huy vai trò của MTTQ Việt Nam là một giải pháp
quan trọng đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết
toàn dân tộc; muốn củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, không thể không
tăng cƣờng hoạt động của Mặt trận; để làm đƣợc sứ mệnh cao cả là tập hợp
khối đại đoàn kết toàn dân tộc, MTTQ Việt Nam cần đổi mới mạnh mẽ hơn
nữa trên nhiều phƣơng diện, cả về lý luận và thực tiễn, làm cho Mặt trận thực
sự trở thành một số chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của các tổ
chức và các cá nhân tiêu biểu của các giai cấp, các dân tộc, các tôn giáo và
15
ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài, là cầu nối giữa Đảng và các tầng lớp nhân dân,
thực hiện tốt chức năng đoàn kết, tập hợp, xây dựng và củng cố khối đại đoàn
kết toàn dân tộc trong thời kỳ mới.
Bài “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với công tác người Việt Nam ở nước
ngoài” của tác giả Hoàng Hải [35]. Tác giả đã nói lên đƣợc cộng đồng ngƣời
Việt Nam ở nƣớc ngoài có khoảng 4 triệu ngƣời, cƣ trú tại hơn 70 quốc gia
thuộc cả 5 châu lục. Cộng đồng ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài là một bộ phận
dân cƣ của Việt Nam, có tiềm năng về tài chính, tri thức rất cần cho sự phát
triển, đổi mới của đất nƣớc và hội nhập kinh tế thế giới. Chính sách của Nhà
nƣớc Việt Nam về ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài đƣợc thể hiện trong nhiều văn
bản, để thực hiện tốt vai trò của mình trong công tác vận động ngƣời Việt Nam
ở nƣớc ngoài, MTTQ Việt Nam đã có nhiều hoạt động rất thiết thực, MTTQ
Việt Nam còn tham gia cùng Nhà nƣớc xây dựng các văn bản pháp luật, làm cơ
sở pháp lý thuận lợi cho ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài. MTTQ Việt Nam thực
hiện kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật trong hoạt động của các cơ
quan Nhà nƣớc và đại biểu dân cử liên quan đối với ngƣời Việt Nam ở nƣớc
ngoài để kiến nghị xử lý đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật. Bên
cạnh việc phát huy Hội Liên lạc với ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài, trên cơ sở
Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị (khoá VII... khôi phục xây dựng mới gần 1700 km đƣờng sắt,
3000 km đƣờng ô tô, đƣờng sắt Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh đƣợc
phục hồi tăng năng lực vận chuyển hàng hóa và đi lại của nhân dân. Tài sản
nhà nƣớc cố định tăng 10,2 tỷ đồng so với năm 1976.
Về nông nghiệp: kết hợp khai hoang và đẩy mạnh phong trào thâm
canh tăng vụ ở các loại địa hình có thể cho phép, giải quyết nhu cầu đời
sống, nhu cầu bức thiết của nhân dân, phục vụ công nghiệp hóa xã hội chủ
nghĩa. Diện tích gieo trồng tăng gần 2 triệu ha, trang bị máy móc cho nông
nghiệp: 18000 máy kéo, rừng trồng mới: 580000 ha. Song song với cải tạo
và phát triển kinh tế, Việt Nam tiến hành cải tạo quan hệ sản xuất (chủ yếu ở
miền Nam).
Nhân dân Việt Nam giành chiến thắng lớn ở biên giới Tây Nam và
biên giới phía Bắc, đập tan cuộc xâm lƣợc ở biên giới Tây Nam và biên giới
phía Bắc. Ngày 20-9-1977, Việt Nam chính thức trở thành thành viên Liên
Hợp Quốc. Ngày 27-6-1978, Việt Nam gia nhập Hội đồng tƣơng trợ kinh tế,
ký kết các Hiệp ƣớc hữu nghị và hợp tác với nhiều nƣớc: Cộng hòa Dân chủ
nhân dân Lào (1977), Cộng hòa Dân chủ Đức (1977), Liên Xô (1978)....
Những thắng lợi về quân sự, ngoại giao của Việt Nam trong thời kì này đã
làm thất bại bƣớc đầu âm mƣu hành động của những thế lực thù địch nhằm
chống phá cách mạng nƣớc ta, tạo điều kiện cho cách mạng nƣớc ta tiến lên
trong giai đoạn mới. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng Cộng
sản Việt Nam (tháng 3-1982) chủ trƣơng tiếp tục thực hiện đƣờng lối xây
dựng kinh tế đã vạch ra từ Đại hội IV và đề ra nhiệm vụ tiếp tục xây dựng
CNXH và cải tạo xã hội chủ nghĩa, tăng cƣờng hơn nữa sự nhất trí về chính
trị và tinh thần của nhân dân, giảm bớt và khắc phục khó khăn, ổn định và
cải thiện đời sông nhân dân, chặn đứng và loại trừ các biểu hiện tiêu cực, đạt
những tiến bộ quan trọng trong mọi lĩnh vực, tạo ra thế cân bằng đổi mới
34
của nền kinh tế; đồng thời, chuẩn bị cho những bƣớc tiễn vững chắc và
mạnh mẽ hơn trong chặng đƣờng tiếp theo. Đến năm 1982 trở đi chúng ta đã
đạt đƣợc những thành tựu trong sản xuất, xây dựng đất nƣớc, ngăn chặn đà
giảm sút nông nghiệp, công nghiệp trong những năm 1979 - 1980.
Thời kỳ 1981-1985 so với thời kỳ 1976-1980: Nông nghiệp hàng năm
tăng 4,9%, mức bình quân tăng lên 17 triệu tấn. Công nghiệp tăng 9,5%.
Hàng trăm công trình tƣơng đối lớn và hàng nghìn công trình vừa và nhỏ
đƣợc hoàn thành. Một số cơ sở quan trọng nhƣ: điện, dầu khí, xi măng, cơ
khí, dệt, đƣợc hoàn thành. Các nhà máy thủy điện Hòa Bình, Trị An đang
khẩn trƣơng xây dựng và hoàn thành để đƣa vào hoạt động trong kế hoạch
1986-1990.
Tuy nhiên, với Việt Nam đây là con đƣờng mới mẻ lại tiến lên CNXH
từ một nƣớc nông nghiệp lạc hậu nên còn mắc phải những sai lầm hạn chế
nhất định.
Sản xuất tuy có tăng nhƣng tăng chậm so với khả năng sẵn có và công
sức bỏ ra, cũng nhƣ so với yêu cầu nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân,
có tích lũy để công nghiệp hóa và củng cố quốc phòng. Một số chỉ tiêu quan
trọng của kế hoạch 5 năm nhƣ: sản xuất lƣơng thực, than, xi măng, gỗ,
vảikhông đạt đƣợc, do đó ảnh hƣởng đến toàn bộ nền kinh tế và đời sống
của nhân dân.
Hiệu quả sản xuất và đầu tƣ thấp. Các xí nghiệp nói chung chỉ sử
dụng đƣợc khoảng một nửa công suất thiết kế, năng suất lao động giảm, chất
lƣợng sản phẩm sút kém. Tài nguyên của đất nƣớc chƣa đƣợc khai thác tốt lại
bị sử dụng lãng phí nhất là đất nông nghiệp và tài nguyên rừng, môi trƣờng
sinh thái bị phá hoại. Lƣu thông không thông suốt, phân phối rối ren, vật giá
tăng nhanh đã tác động tiêu cực đến sản xuất, đời sống và xã hội.
35
Mất cân đối lớn trong nền kinh tế giữa cung và cầu về lƣơng thực,
thực phẩm, hàng tiêu dùng, năng lƣợng, nguyên liệu, vận tải, giữa thu và
chi, xuất khẩu và nhập khẩu. Quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa chậm đƣợc
củng cố. Vai trò chủ đạo của nền kinh tế quốc doanh suy yếu. Các thành
phần kinh tế cá thể chƣa đƣợc sử dụng. Đời sống của nhân dân nhất là công
nhân viên chức còn nhiều khó khăn. Nhiều ngƣời lao động chƣa có và chƣa
đủ việc làm. Nhiều nhu cầu chính đáng và tối thiểu của nhân dân về đời sống
vật chất và văn hóa chƣa đƣợc đảm bảo. Nông thôn thiếu hàng tiêu dùng
thông thƣờng và thuốc men, nhà ở, điều kiện sinh hoạt văn hóa ở nhiều nơi
còn thiếu thốn nghèo nàn.
Hiện tƣợng tiêu cực trong xã hội phát triển. Công bằng xã hôi bị vi
phạm. Pháp luật, kỷ cƣơng không nghiêm. Những hành vi lộng quyền tham
nhũng của một số cán bộ và nhân viên nhà nƣớc, những hoạt động của bọn
làm ăn phi pháp chƣa bị trừng trị nghiêm khắc và kịp thời.
Thực trạng nói trên làm giảm lòng tin của quần chúng đối với sự lãnh
đạo của Đảng và sự điều hành của các cơ quan nhà nƣớc. Nhìn chung, đất
nƣớc chƣa thực hiện đƣợc mục tiêu do Đại hội lần thứ V đề ra là cơ bản ổn
định tình hình kinh tế và đời sống của nhân dân.
Tình hình đất nƣớc với những khó khăn, thuận lợi nhƣ trên đang đặt
cho Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam trƣớc ngƣỡng cửa của một thời điểm lịch
sử mới đầy những yêu cầu và thử thách.
2.2.2. Nội dung đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam
Sau 10 năm xây dựng CNXH (1976-1985) trên phạm vi cả nƣớc, Việt
Nam đã đạt đƣợc một số thành tựu đáng kể, song cũng gặp không ít khó
khăn, yếu kém do sai lầm khuyết điểm gây ra, dẫn đến tình trạng khủng
hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng. Yêu cầu phải khắc phục sai lầm, khuyết
36
điểm, đổi mới để đƣa đất nƣớc vƣợt qua khủng hoảng và đẩy mạnh công
cuộc xây dựng CNXH tiến lên đang đặt ra cấp thiết.
Đại hội VI của Đảng đánh dấu một bƣớc ngoặt rất cơ bản và có ý
nghĩa quyết định trong sự nghiệp xây dựng CNXH ở nƣớc ta, với việc đề ra
đƣờng lối đổi mới toàn diện đất nƣớc - từ đổi mới tƣ duy đến đổi mới tổ
chức, cán bộ và phong cách lãnh đạo của Đảng; từ đổi mới kinh tế đến đổi
mới chính trị và các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Đại hội khẳng định:
Đối với nƣớc, đổi mới là yêu cầu bức thiết của sự nghiệp cách mạng, là vấn
đề có ý nghĩa sống còn.
Trong đánh giá tình hình, Đại hội đề ra phƣơng châm “nhìn thẳng vào
sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”; từ đó không chỉ khẳng định
những thành tựu đạt đƣợc mà còn thẳng thắn vạch ra sai lầm trong bố trí cơ
cấu kinh tế, trong phân phối lƣu thông, trong cải tạo xã hội chủ nghĩa và cả
trong cơ chế quản lý nền kinh tế. Đại hội kết luận rằng: “những sai lầm nói
trên là những sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trƣơng, chính sách lớn,
sai lầm về chỉ đạo chiến lƣợc và tổ chức thực hiện”. Và “Những sai lầm đó
bắt nguồn từ những khuyết điểm trong hoạt động tƣ tƣởng, tổ chức và công
tác cán bộ Đảng. Đây là nguyên nhân của mọi nguyên nhân...” [11].
Đại hội nêu lên bốn bài học kinh nghiệm lớn: Trong toàn bộ hoạt
động của mình, Đảng phải quán triệt tƣ tƣởng lấy dân làm gốc, xây dựng và
phát huy quyền làm chủ của nhân dân; Đảng phải luôn luôn xuất phát từ
thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan; phải biết kết hợp
sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại trong điều kiện mới; phải
xây dựng Đảng ngang tầm nhiệm vụ chính trị của một đảng cầm quyền lãnh
đạo nhân dân tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.
37
Đại hội VI đã đƣa ra quan điểm mới về cải tạo xã hội chủ nghĩa dựa
trên 3 nguyên tắc: nhất thiết phải theo quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ
sản xuất với tính chất và trình độ của lực lƣợng sản xuất để xác định bƣớc đi
và hình thức thích hợp. Phải xuất phát từ thực tế của nƣớc ta và là sự vận
dụng quan điểm của Lênin coi nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần là một
đặc trƣng của thời kỳ quá độ. Trong công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa phải
xây dựng quan hệ sản xuất mới trên cả 3 mặt xây dựng chế độ công hữu về
tƣ liệu sản xuất, chế độ quản lý và chế độ phân phối xã hội chủ nghĩa.
Nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát trong những năm còn lại của
chặng đƣờng đầu tiên là ổn định mọi mặt tình hình kinh tế - xã hội, tiếp tục
xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hóa XHCN
trong chặng đƣờng tiếp theo. Tiếp tục tƣ tƣởng về phân kỳ thời kỳ quá độ
lên CNXH chủ nghĩa ở Việt Nam, Đại hội VI xác định chặng đƣờng đầu tiên
của thời kỳ quá độ, xem ổn định mọi mặt tình hình kinh tế - xã hội, tiếp tục
xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hoá xã hội
chủ nghĩa trong chặng đƣờng tiếp theo là nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng
quát những năm còn lại của chặng đƣờng đầu tiên này.
Các mục tiêu cụ thể đƣợc Đại hội VI đề ra: Sản xuất đủ tiêu dùng và
có tích lũy; tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý nhằm phát triển sản xuất; xây
dựng và hoàn thiện một bƣớc quan hệ sản xuất mới; tạo ra chuyển biến tốt
về mặt xã hội; bảo đảm nhu cầu củng cố quốc phòng và an ninh.
Đại hội VI đề xuất các giải pháp: về bố trí cơ cấu sản xuất, cơ cấu đầu
tƣ, về xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất mới, sử dụng cải tạo đúng đắn
các thành phần kinh tế; về đổi mới cơ chế quản lý; về phát huy động lực của
khoa học - kỹ thuật; về mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại...
38
Về phƣơng hƣớng đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, đại hội chủ trƣơng
trƣớc hết phải xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, xây dựng cơ chế
quản lý mới phù hợp với quy luật khách quan và trình độ phát triển của nền
kinh tế.
Trên lĩnh vực đối ngoại nhiệm vụ của Đảng và Nhà nƣớc là ra sức kết
hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, phấn đấu giữ vững hoà bình ở
Đông Dƣơng, góp phần tích cực giữ vững hoà bình ở Đông Nam Á và trên
thế giới, tăng cƣờng quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện với Liên Xô và
các nƣớc trong cộng đồng xã hội chủ nghĩa, tranh thủ điều kiện quốc tế
thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, đồng
thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì
hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.
Trong hệ thống các giải pháp, đại hội nhấn mạnh phải tập trung sức
ngƣời, sức của vào việc thực hiện 3 chƣơng trình mục tiêu: Chƣơng trình
lƣơng thực, thực phẩm; Chƣơng trình hàng tiêu dùng; Chƣơng trình hàng
xuất khẩu. Ba chƣơng trình mục tiêu đó, chính là sự cụ thể hóa nội dung cơ
bản của công nghiệp hóa XHCN trong chặng đƣờng đầu tiên của thời kỳ quá
độ ở Việt Nam. Tƣ tƣởng chỉ đạo cốt lõi của Đại hội VI là giải phóng mọi
năng lực sản xuất hiện có, khai thác mọi tiềm năng của đất nƣớc và sử dụng
có hiệu quả sự giúp đỡ của quốc tế để phát triển lực lƣợng sản xuất đi đôi
với xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất XHCN.
Mục đích của đƣờng lối đổi mới là nhằm loại bỏ những gì kìm hãm và
cản trở sự phát triển, tổ chức lại xã hội, đƣa vào cơ chế vận hành của xã hội
một hệ thống đồng bộ các yếu tố vật chất và tinh thần, tạo nên lực lƣợng cho
sự phát triển vƣợt bậc. Đây là quá trình giải phóng mang ý nghĩa toàn diện -
giải phóng về tƣ tƣởng, giải phóng lực lƣợng sản xuất, giải phóng mọi tiềm
39
năng sáng tạo của con ngƣời, giải phóng khả năng trí tuệ của nhân dân... để
phục vụ cho sự phát triển của con ngƣời, bảo đảm tự do sáng tạo của nhân
dân. Về lý luận, đổi mới nhằm xác lập hệ thống quan điểm đúng đắn hơn về
chủ nghĩa xã hội và con đƣờng đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Về thực
tiễn, đổi mới để xã hội xã hội chủ nghĩa từng bƣớc đƣợc xác lập vững chắc.
Mục tiêu lý luận và thực tiễn đó đòi hỏi “đổi mới” nhƣng không “đổi
màu” và “đổi hƣớng”. Đổi mới để giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội, để làm cho chủ nghĩa xã hội đƣợc nhận thức đúng đắn hơn và
đƣợc xây dựng có hiệu quả hơn. Đổi mới không phải là xa rời chủ nghĩa
Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, mà làm cho lý luận đó đƣợc nhận thức
và vận dụng, phát triển sáng tạo hơn, mang lại kết quả thiết thực hơn. Đổi
mới không phải là phủ định sạch trơn nhận thức và cách làm trƣớc đây cùng
những thành tựu đã đƣợc tạo ra, mà là khẳng định những gì đã nghĩ đúng,
làm đúng, giữ lại những giá trị tích cực của quá khứ, đồng thời loại bỏ
những gì đã hiểu sai, làm sai, những hậu quả do những sai sót đó tạo ra.
Đại hội VI chủ trƣơng: xây dựng và phát huy quyền làm chủ tập thể
của nhân dân lao động vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng xã
hội chủ nghĩa. Cơ chế Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nƣớc quản lý
đã đƣợc Đại hội lần thứ VI xác định là “cơ chế chung trong quản lý toàn bộ
xã hội”. Phƣơng thức vận động quần chúng phải đƣợc đổi mới theo khẩu
hiệu: Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Đó là nền nếp hàng ngày của
xã hội mới, thể hiện chế độ nhân dân lao động tự quản lý nhà nƣớc của
mình. Xây dựng và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động
vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta.
Cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nƣớc quản lý, nhân dân làm chủ đã đƣợc Đại hội
lần thứ VI xác định là “cơ chế chung trong quản lý toàn bộ xã hội”. Phƣơng
40
thức vận động quần chúng phải đƣợc đổi mới theo khẩu hiệu: Dân biết, dân
bàn, dân làm, dân kiểm tra.
Vấn đề đặt ra cho Đại đoàn kết dân tộc qua Đại hội VI của Đảng là
hƣớng về con ngƣời, đoàn kết dân tộc, phát huy tiềm năng của con ngƣời để
vƣợt qua khủng hoảng kinh tế - xã hội. Từ đó đòi hỏi phải đổi mới tƣ duy về
đại đoàn kết dân tộc và Mặt trận dân tộc thống nhất.
Các kỳ Đại hội VII đến Đại hội XII đã tiếp tục đƣờng lối đổi mới mà
Đại hội VI đề ra, tổng kết những vấn đề lý luận - thực tiễn trong quá trình đổi
mới, rút ra bài học kinh nghiệm, định hƣớng về nhận thức, hành động trong
từng giai đoạn lịch sử cụ thể.
2.3. Chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong
thời kỳ mới
MTTQ Việt Nam là bộ phận của hệ thống chính trị của nƣớc Cộng
hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, là cơ
sở chính trị của chính quyền nhân dân, nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng, tập
hợp khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nơi
hiệp thƣơng, phối hợp và thống nhất hành động của các thành viên...Sự quy
định này xuất phát từ thực tiễn và yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách
mạng, là xuất phát từ thể chế chính trị: Ở Việt Nam là nƣớc dân chủ, mọi
quyền lực thuộc về nhân dân. Đây còn là vấn đề lịch sử, vấn đề truyền thống
từ khi có Đảng Cộng sản là có Mặt trận. Sau khi giành đƣợc chính quyền,
Đảng, chính quyền, Mặt trận là những bộ phận hợp thành hệ thống chính trị.
Tuy vai trò, vị trí, chức năng và phƣơng thức hoạt động có khác nhau nhƣng
đều có công cụ để thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân và
cùng có chung một mục đích là phấn đấu xây dựng một nƣớc Việt Nam hòa
bình, độc lập, thống nhất, dân chủ, giàu mạnh, có vị trí xứng đáng trên
41
trƣờng quốc tế. Vị trí của MTTQ trong hệ thống chính trị đƣợc quy định rõ.
Với Đảng, MTTQ do Đảng lãnh đạo. Với Chính quyền, MTTQ Việt Nam là
cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Với các đoàn thể nhân dân, Mặt
trận là nơi hiệp thƣơng, phối hợp và thống nhất hành động của các thành
viên. Điều 12 Luật MTTQ Việt Nam quy định:
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có nhiệm vụ tập hợp, xây dựng khối đại
đoàn kết toàn dân, tăng cƣờng sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân
dân; tuyên truyền, động viên nhân dân phát huy quyền làm chủ, thực hiện
đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng, nghiêm chỉnh thi hành Hiến
pháp và pháp luật, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nƣớc, đại biểu dân cử
và cán bộ, công chức nhà nƣớc; tập hợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân để
phản ánh, kiến nghị với Đảng và Nhà nƣớc; tham gia xây dựng và củng cố
chính quyền nhân dân... [44].
Cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ
sung, phát triển năm 2011), một lần nữa Đảng khẳng định: “Sự nghiệp cách
mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Chính nhân dân là ngƣời
làm nên những thắng lợi lịch sử. Toàn bộ hoạt động của Đảng phải xuất phát
từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Sức mạnh của Đảng là ở
sự gắn bó mật thiết với nhân dân” [25, tr.65]. Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể
nhân dân có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc,
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính
đáng của nhân dân, chăm lo lợi ích của các đoàn viên, hội viên; thực hiện dân
chủ và xây dựng xã hội lành mạnh; tham gia xây dựng Đảng, Nhà
nƣớc;Đảng tôn trọng tính tự chủ, ủng hộ mọi hoạt động tự nguyện, tích cực,
sáng tạo và chân thành lắng nghe ý kiến đóng góp của Mặt trận và các đoàn
thể. Đảng, Nhà nƣớc có cơ chế, chính sách, tạo điều kiện để Mặt trận và các
42
đoàn thể nhân dân hoạt động có hiệu quả, thực hiện vai trò giám sát và phản
biện xã hội.
Trong văn kiện Đại hội lần thứ X, Đảng xác định: “Mọi đƣờng lối,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc đều vì lợi ích của nhân dân, có
sự tham gia ý kiến của nhân dân”; “Nhà nƣớc ban hành cơ chế để Mặt trận
và các đoàn thể thực hiện tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội”; “Xây
dựng quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ
chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc hoạch định đƣờng lối, chủ
trƣơng, chính sách, quyết định lớn của Đảng và việc tổ chức thực hiện”;
“Hoạt động của Đảng và Nhà nƣớc phải chịu sự giám sát của nhân dân”;
“Phát huy vai trò và tạo điều kiện thuận lợi để Mặt trận và các đoàn thể nhân
dân tham gia xây dựng đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách, pháp luật của
Đảng và Nhà nƣớc, thực hiện vai trò giám sát và phản biện xã hội” [23,
tr.124, 125, 304, 305]. “Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, chịu sự giám
sát của nhân dân” và “Nhà nƣớc phục vụ nhân dân, gắn bó mật thiết với
nhân dân, thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, tôn trọng, lắng
nghe ý kiến của nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân”.
Văn kiện Đại hội XI của Đảng tiếp tục nêu rõ: “Mặt trận Tổ quốc và
các đoàn thể nhân dân tiếp tục tăng cƣờng tổ chức, đổi mới nội dung,
phƣơng thức hoạt động, khắc phục tình trạng hành chính hoá, phát huy vai
trò nòng cốt tập hợp, đoàn kết nhân dân xây dựng cơ sở chính trị của chính
quyền nhân dân; thực hiện dân chủ, giám sát và phản biện xã hội; tham gia
xây dựng Đảng, Nhà nƣớc trong sạch, vững mạnh...”[25, 246].
Trong Kế hoạch số 08-KH/TW của Bộ Chính trị về thực hiện Nghị
quyết Hội nghị lần thứ tƣ BCHTW Đảng (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách
về xây dựng Đảng hiện nay”, Bộ Chính trị đã giao cho Ban Dân vận Trung
43
ƣơng chủ trì nghiên cứu Đề án xây dựng Quy chế giám sát, phản biện xã hội
của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội, nhằm tạo cơ chế để phát huy
vai trò của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội tham gia xây dựng
Đảng, xây dựng chính quyền.
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng và Nhà nƣớc luôn coi
trọng và phát huy vai trò của MTTQVN và các đoàn thể chính trị - xã hội,
nhất là sự tham gia vào quá trình hoạch định chủ trƣơng, đƣờng lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc. Do vậy, việc tiếp tục đổi mới nội
dung, phƣơng thức, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động và trách nhiệm
xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, tăng cƣờng dân chủ xã hội chủ
nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, củng cố mối quan hệ gắn bó
máu thịt giữa Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân của MTTQVN và các đoàn thể
chính trị - xã hội là hết sức quan trọng và cần thiết.
Điều 2 Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (năm 1999) quy định về 7
nhiệm vụ cơ bản của MTTQ Việt Nam, đó là:
+ Tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tăng cƣờng sự nhất
trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân.
+ Tuyên truyền, vận động nhân dân phát huy quyền làm chủ, thực
hiện đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng, nghiêm chỉnh thi hành
Hiến pháp và pháp luật của Nhà nƣớc.
+ Giám sát hoạt động của cơ quan nhà nƣớc, đại biểu dân cử và cán
bộ, công chức nhà nƣớc theo quy định của pháp luật.
+ Tập hợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân để phản ánh, kiến nghị với
Đảng và Nhà nƣớc.
+ Tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân.
44
+ Cùng Nhà nƣớc chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính
đáng của nhân dân.
+ Tham gia phát triển tình hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân Việt Nam
với nhân dân các nƣớc trong khu vực và trên thế giới; góp phần tăng cƣờng
tình hữu nghị giữa các dân tộc, vì hoà bình, hợp tác và phát triển.
Hiến pháp năm 2013 đã có nhiều quy định mới liên quan đến quyền
và trách nhiệm cũng nhƣ chức năng, nhiệm vụ của MTTQ Việt Nam.
Thứ nhất, Hiến pháp đã hiến định chức năng giám sát, phản biện xã
hội của MTTQ Việt Nam. Thực ra chức năng giám sát đã đƣợc hiến định từ
Hiến pháp năm 1992 rồi, nhƣng phản biện xã hội là mới hoàn toàn. Cơ chế
giám sát với cơ chế phản biện khác nhau.
Thứ hai, đã hiến định đƣợc chức năng Mặt trận đại diện, bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp nhân dân. Chức năng
MTTQ Việt Nam đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của
nhân dân đã đƣợc Đảng khẳng định liên tục, xuyên suốt qua các văn kiện
Đại hội X, XI, rõ nhất là trong Cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc trong thời kỳ
quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011), chức năng này tiếp tục
đƣợc thể chế hóa trong Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (sửa đổi).
Thứ ba, một vấn đề rất quan trọng có tính chất lịch sử là lần đầu tiên
Hiến pháp đã hiến định về các tổ chức thành viên của MTTQ Việt Nam.
Mặc dù Hiến pháp 1992, ở Điều 1 cũng đã nói đến các tổ chức thành viên
của Mặt trận nhƣng không rõ. Hiến pháp (sửa đổi) ở khoản 1 Điều 9 vẫn ghi
nhƣ thế, nhƣng khoản 2 thì ghi rõ 5 tổ chức chính trị xã hội (Công đoàn Việt
Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh,
Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam) và các tổ
chức thành viên khác của Mặt trận có trách nhiệm thực hiện chức năng,
45
nhiệm vụ của tổ chức mình, đồng thời phối hợp và thống nhất hành động
trong MTTQ Việt Nam. Điều này khẳng định MTTQ Việt Nam là một thể
thống nhất, bao gồm UBMTTQ và các tổ chức thành viên.
Thứ tư, về điều kiện đảm bảo cũng "mở” hơn bằng việc quy định Nhà
nƣớc không những tạo điều kiện cho Mặt trận và các tổ chức thành viên hoạt
động, mà còn cho cả các tổ chức xã hội khác (chƣa phải là thành viên của
Mặt trận) hoạt động.
Chức năng của MTTQ Việt Nam bao gồm: Tập hợp, phát huy sức
mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; thực hiện dân chủ, tăng cƣờng đồng thuận
xã hội. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân
dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân;
tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ,
tăng cƣờng đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây
dựng Đảng, Nhà nƣớc, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc.
MTTQVN do Đảng Cộng sản lãnh đạo, nhƣng Đảng CSVN là thành
viên trong Mặt trận, lãnh đạo MTTQVN thông qua phát huy vai trò hạt nhân
chính trị của Đảng, Đảng không đứng ngoài, đứng trên để lãnh đạo mặt trận.
MTTQVN phối hợp với nhà nƣớc để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của
mỗi bên theo sự phân công trong Hiến pháp, pháp luật và quy chế phối hợp.
Chính phủ và UBND các cấp thông tin kịp thời và giải quyết, trả lời
kiến nghị và bảo đảm điều kiện cho MTTQVN hoạt động thuận lợi.
MTTQVN đại diện cho tiếng nói của dân, động viên, hỗ trợ nhân dân
thực hiện quyền dân chủ, thực hiện chủ trƣơng, chính sách, pháp luật.
46
Tiểu kết chƣơng 2
Trong lịch sử, Mặt trận Dân tộc thống nhất có vai trò to lớn. Trong
cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, vai trò nổi bật của Mặt trận là tập hợp
khối đại đoàn kết toàn dân, huy động sức mạnh toàn dân tộc làm nên những
thắng lợi vẻ vang. Từ khi thống nhất đất nƣớc, Mặt trận Dân tộc thống nhất
với tên gọi là MTTQ Việt Nam có đóng góp to lớn đối với công cuộc xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong thời kỳ đổi mới, vị thế và vai trò của MTTQ
Việt Nam tiếp tục đƣợc khẳng định. Chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận đƣợc
thể chế hóa trong Hiến pháp, pháp luật. Chức năng của Mặt trận là: Tập hợp,
phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; thực hiện dân chủ, tăng cƣờng
đồng thuận xã hội; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng
của nhân dân; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nƣớc; giám sát, phản biện xã
hội. Với các chức năng đó, Mặt trận có những nhóm nhiệm vụ cơ bản là:
tuyên truyền, vận động nhân dân xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc;
đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; thực
hiện dân chủ, tăng cƣờng đồng thuận xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà
nƣớc; giám sát và phản biện xã hội; tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của
nhân dân để phản ánh, kiến nghị với Đảng và Nhà nƣớc; thực hiện và mở
rộng hoạt động đối ngoại nhân dân.
47
Chƣơng 3
MỞ RỘNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN, GÓP PHẦN
THỰC HIỆN NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI,
BẢO ĐẢM QUỐC PHÕNG VÀ AN NINH
3.1. Mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân
3.1.1. Tăng cường các tổ chức thành viên và cá nhân tiêu biểu
trong Mặt trận
MTTQ Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện
của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá
nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn
giáo và ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài. Năm 2006, Uỷ ban TW
MTTQ Việt Nam đã kết nạp thêm 4 tổ chức thành viên: Hiệp hội các
Trƣờng đại học, cao đẳng ngoài công lập Việt Nam; Hiệp hội Doanh
nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam; Hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt-Đức;
Hiệp hội Làng nghề Việt Nam.
Liên minh chính trị là sự liên kết các lực lƣợng nhân dân với nhau
thành một khối thống nhất để thực hiện mục tiêu chính trị chung là giành,
giữ chính quyền và sử dụng chính quyền để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ thành
quả cách mạng; xây dựng cuộc sống ấm no; hạnh phúc cho nhân dân. Mục
tiêu chung đó ở mỗi giai đoạn cũng khác nhau, phù hợp với nhiệm vụ cách
mạng và lợi ích cơ bản của các lực lƣợng tham gia liên minh. Mục tiêu
chung trong giai đoạn cách mạng này là giữ vững độc lập, thống nhất, chủ
quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, phấn đấu đến năm 2020 nƣớc Việt
Nam cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại, tiến lên dân
giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
48
Đảng Cộng sản Việt Nam - Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam
thực hiện sự liên minh với giai cấp nông dân và các tầng lớp xã hội khác
bằng việc thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất. Đây là nét đặc sắc sáng
tạo của cách mạng Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam là hạt nhân của
khối liên minh đó và nền tảng của khối liên minh là liên minh giữa giai cấp
công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Tổ chức liên minh
chính trị bao gồm:
- Tổ chức chính trị là Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Các tổ chức chính trị - xã hội: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam,
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam,
Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
- Các tổ chức xã hội: Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Hội Ngƣời cao tuổi
Việt Nam, Hội Ngƣời mù Việt Nam, Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam.
Hội Khuyến học Việt Nam, Hội Y học cổ truyền Việt Nam.v.v.
- Quân đội nhân dân Việt Nam - tiền thân là Đội Việt Nam tuyên
truyền giải phóng quân - là thành viên của Mặt trận Việt Minh, nay kế tục
truyền thống đó, là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Các cá nhân tiêu biểu là ngƣời có uy tín cao, có quan hệ và ảnh
hƣởng tốt đối với một giai cấp, một tầng lớp xã hội, một dân tộc, một tôn
giáo, một cộng đồng ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài... Thông qua
những cá nhân tiêu biểu này, MTTQ có thể tập hợp, mở rộng khối đại đoàn
kết toàn dân tộc, cùng nhau thực hiện chƣơng trình phối hợp thống nhất
hành động chung vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tỷ lệ thành
phần cá nhân tiêu biểu khóa sau tăng hơn so với khóa trƣớc. Cụ thể khóa
VI tăng cao (253/320 vị) so với khóa I (192/320 vị) tăng hơn 66 %, trong
đó cơ cấu, thành phần có sự thay đổi rất cơ bản theo phƣơng châm coi
49
trọng tính đại diện, tính thiết thực. Đặc biệt từ khóa VI, số lƣợng thành
viên cá nhân có đủ đại biểu của 54 dân tộc anh em và đại biểu của các tôn
giáo lớn là: Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao đài, Hòa hảo, Hồi giáo. Ủy
ban Trung ƣơng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa VII, tỷ lệ cá nhân tiêu
biểu là 221/355 vị, và khóa VIII hiện nay là: 262/385 vị (chiếm trên 67%).
Thành phần cơ cấu cụ thể đƣợc phân bổ sắp xếp là: nhân sỹ, trí thức đại
diện cho các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, xã hội, pháp luật, văn học nghệ
thuật, giáo dục, y tế, môi trƣờng, quốc phòng - an ninh, dân tộc, tôn giáo là
65 vị; đại diện công nhân, nông dân, lực lƣợng vũ trang là 21 vị; đại diện
các dân tộc thiểu số là 53 vị. Trong số cá nhân tiêu biểu nói trên, cơ cấu kết
hợp có đủ 54 dân tộc anh em; đại diện các tôn giáo là 53 vị, với cơ cấu kết
hợp đủ 13 tôn giáo lớn đã đƣợc Nhà nƣớc công nhận; doanh nhân và các
thành phần kinh tế là 44 vị; cá nhân tiêu biểu công tác Mặt trận (đã nghỉ
hƣu) là 09 vị; Ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài là 17 vị. Ở Ủy ban Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam địa phƣơng, so với Trung ƣơng, số lƣợng thành viên cá
nhân đƣợc cơ cấu không cao bằng, thông thƣờng chiếm khoảng trên dƣới
30% trên tổng số Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc ở địa phƣơng; (63 tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ƣơng) với 5.163 ngƣời, cấp huyện (702 huyện,
quận, thành phố thuộc tỉnh) có: 35.541 ngƣời; cấp xã (11.161 xã phƣờng,
thị trấn) có 360.695 ngƣời.
Nhƣ vậy, MTTQ Việt Nam không có hội viên, chỉ có các thành viên
bao gồm các thành viên tổ chức và các thành viên cá nhân. MTTQ đƣợc tổ
chức theo nguyên tắc liên hiệp tự nguyện của các thành viên. Các thành
viên tham gia Mặt trận đều có địa vị bình đẳng và độc lập với nhau.
Là tổ chức liên minh chính trị, MTTQ Việt Nam đƣợc tổ chức theo
cấp hành chính: Trung ƣơng; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng (gọi
chung là cấp tỉnh); huyện, quận, thị xã thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung
50
là cấp huyện); xã, phƣờng, thị trấn (gọi chung là cấp xã). Ở mỗi cấp hành
chính có Ủy ban MTTQ Việt Nam. Dƣới cấp xã có Ban Công tác Mặt trận
ở khu dân cƣ.
MTTQ Việt...ính sách, pháp luật của Nhà nƣớc.
- Nhân dân tham gia tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam thông qua các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cá
nhân tiêu biểu là Ủy viên của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp,
thông qua các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tham gia
các hoạt động do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động, tổ chức.
- Thông qua Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành
viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nhân dân tham gia ý kiến, phản ánh,
kiến nghị với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về những vấn đề nhân dân quan
tâm để phản ánh, kiến nghị với Đảng và Nhà nƣớc.
- Nhân dân giám sát hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, để
bảo đảm Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện đầy đủ quyền và trách nhiệm
theo quy định của pháp luật.
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thƣờng xuyên đổi mới nội dung và
phƣơng thức hoạt động để thực hiện trách nhiệm của mình với nhân dân theo
quy định của Hiến pháp và pháp luật.
20
Phụ lục 3
CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT
TOÀN DÂN TỘC VÀ CÔNG TÁC MẶT TRẬN
"... Đảng không thể đòi hỏi Mặt trận thừa nhận quyền lãnh đạo của
mình, mà phải tỏ ra là một bộ phận trung thành nhất, hoạt động nhất và chân
thực nhất. Chỉ trong đấu tranh và công tác hằng ngày, khi quần chúng rộng rãi
thừa nhận chính sách đúng đắn và năng lực lãnh đạo của Đảng, thì Đảng mới
giành đƣợc địa vị lãnh đạo" 3.
... Đồng bào Kinh, hay Thổ, Mƣờng hay Mán, Gia rai hay Ê đê, Xê
đăng hay Ba na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều
là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sƣớng khổ cùng nhau, no đói
giúp nhau"
4
"... Giang sơn và Chính phủ là giang sơn và Chính phủ chung của
chúng ta. Vậy nên tất cả dân tộc của chúng ta đoàn kết chặt chẽ để giữ gìn
nƣớc non ta, để ủng hộ Chính phủ ta.
Chúng ta phải thƣơng yêu nhau, phải kính trọng nhau, phải giúp đỡ
nhau để mƣu hạnh phúc chung của chúng ta và con cháu chúng ta.
Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhƣng lòng đoàn kết của chúng ta
không bao giờ giảm bớt. Chúng ta quyết góp chung lực lƣợng lại để giữ vững
quyền tự do, độc lập của chúng ta"5.
"... Tôi khuyên đồng bào đoàn kết chặt chẽ và rộng rãi. Năm ngón tay
cũng có ngón vắn, ngón dài. Nhƣng vắn dài đều họp nhau lại nơi bàn tay.
Trong mấy triệu ngƣời cũng có ngƣời thế này thế khác đều dòng dõi của tổ
tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ. Ta phải nhận rằng đã là con Lạc
cháu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc. Đối với những đồng bào
lạc lối lầm đƣờng, ta phải lấy tình thân ái mà cảm hoá họ. Có nhƣ thế mới
thành đại đoàn kết, có đại đoàn kết thì tƣơng lai chắc chắn vẻ vang" 6.
3
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 3, tr.168
4
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 4, tr.249
5
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 4, tr.249-250
6
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 4, tr.280-281
21
"1. Mặt trận cần có một kỷ luật tự giác mà mỗi hội viên, đoàn thể và cá
nhân đều tuân theo.
2. Mặt trận phải tiến dần dần đến thật dân chủ, nghĩa là những cơ quan
chỉ đạo sẽ do quần chúng trong Mặt trận cử ra.
3. Sự hoạt động của Mặt trận nên nhằm vào điểm chính để tránh khỏi
việc gì cũng làm, nhƣng ít việc làm chu đáo. Điểm chính ấy là đẩy mạnh thi
đua ái quốc.
4. Các đảng phái, đoàn thể và nhân sĩ trong Mặt trận cần phải đoàn kết
chặt chẽ, thân ái giúp đỡ lẫn nhau, thật thà học tập những ƣu điểm và phê bình
những khuyết điểm của nhau để cùng nhau tiến bộ" 7.
"Để phát triển những thuận lợi và khắc phục những khó khăn, điều cần
thiết nhất cho chúng ta là đoàn kết.
Ai cũng biết hiện nay chúng ta có hai lớp cán bộ kháng chiến và cán bộ
khác. Nhƣng chúng ta phải biết rằng nay hai lớp ấy đều là cán bộ của chính
quyền nhân dân, tức là nhƣ anh em một nhà. Cho nên chúng ta cần phải xoá
bỏ hết thành kiến, cần phải thật thà đoàn kết với nhau, giúp đỡ lẫn nhau để
cùng tiến bộ, để cùng phục vụ nhân dân.
Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta. Đoàn kết chặt chẽ thì chúng ta nhất
định có thể khắc phục mọi khó khăn, phát triển mọi thuận lợi và làm tròn
nhiệm vụ nhân dân giao phó cho chúng ta"8.
".... Chắc mọi ngƣời đã thấy rõ, chính sách Mặt trận dân tộc thống nhất
của Đảng ta đã đƣa lại những thắng lợi to lớn:
Đoàn kết trong Mặt trận Việt minh, nhân dân ta đã làm Cách mạng
tháng Tám thành công, lập nên nƣớc Việt Nam Dân chủ cộng hoà.
Đoàn kết trong Mặt trận Liên Việt, nhân dân ta đã kháng chiến thắng
lợi, lập lại hoà bình ở Đông Dƣơng, hoàn toàn giải phóng miền Bắc.
7
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 7, tr.48
8
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 8, tr.144-145.
22
Đoàn kết trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nhân dân ta đã giành đƣợc
thắng lợi trong công cuộc khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa và trong
sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
Mục đích phấn đấu của Mặt trận dân tộc thống nhất là xây dựng một
nƣớc Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.
Cƣơng lĩnh của Mặt trận là nhằm xây dựng miền Bắc vững mạnh, dần
dần nâng cao đời sống của nhân dân, bằng cách phát triển công nghiệp, nông
nghiệp, văn hoá, khoa học. Nó nhằm đoàn kết toàn dân, một lòng một dạ, kề
vai sát cánh, cùng nhau phấn đấu thực hiện hoà bình thống nhất nƣớc nhà.
Bất kỳ ai, dù quá khứ của họ thế nào, miễn là ngày nay họ thật lòng
ủng hộ công cuộc xây dựng miền Bắc và đấu tranh thống nhất nƣớc nhà, thì
chúng ta đoàn kết với họ.
Chủ nghĩa Mác-Lê Nin dạy chúng ta rằng: muốn làm cách mạng thắng
lợi thì phải phân biệt rõ ai là bạn ai là thù, phải thực hiện thêm bầu bạn, bớt kẻ
thù. Mọi ngƣời yêu nƣớc và tiến bộ là bạn của ta. Đế quốc Mỹ, bọn tay sai
của Mỹ, bọn phản cách mạng là kẻ thù của ta.
Để làm tròn trách nhiệm lãnh đạo cách mạng, Đảng ta phải dựa vào
giai cấp công nhân, lấy liên minh công nông làm nền tảng vững chắc để đoàn
kết các tầng lớp khác trong nhân dân. Có nhƣ thế mới phát triển và củng cố
đƣợc lực lƣợng cách mạng và đƣa cách mạng đến thắng lợi cuối cùng.
Đảng ta có chính sách Mặt trận dân tộc đúng đắn, cho nên đã phát huy
đƣợc truyền thống đoàn kết và yêu nƣớc rất vẻ vang của dân tộc ta.
Chính sách Mặt trận là một chính sách rất quan trọng. Công tác Mặt
trận là một công tác rất quan trọng trong toàn bộ công tác cách mạng. Các cán
bộ và đảng viên ta cần nắm vững và chấp hành đúng Nghị quyết của Đại hội
Đảng và Nghị quyết Bộ Chính trị về vấn đề Mặt trận dân tộc thống nhất.
Trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cũng nhƣ trong cách mạng xã hội
chủ nghĩa, Mặt trận dân tộc thống nhất vẫn là một trong những lực lƣợng to
lớn của cách mạng Việt Nam.
23
Chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ các tầng lớp nhân dân, động viên lực
lƣợng của nhân dân, để phấn đấu hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hoá xã hội
chủ nghĩa ở miền Bắc và đấu tranh thực hiện hoà bình thống nhất nƣớc nhà.
Phải đoàn kết tốt các đảng phái, các đoàn thể, các nhân sĩ trong Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam, thực hiện hợp tác lâu dài, giúp đỡ lẫn nhau, cùng
nhau tiến bộ.
Phải đoàn kết các dân tộc anh em, cùng nhau xây dựng Tổ quốc. Phải ra
sức làm cho miền núi tiến kịp miền xuôi, vùng cao tiến kịp vùng thấp. Giữa
nông trƣờng và đồng bào địa phƣơng, giữa đồng bào ở đồng bằng đến vỡ hoang
và đồng bào miền núi, cần phải đoàn kết chặt chẽ, thƣơng yêu lẫn nhau.
Phải đoàn kết chặt chẽ giữa đồng bào lƣơng và đồng bào các tôn giáo,
cùng nhau xây dựng đời sống hoà thuận ấm no, xây dựng Tổ quốc. Phải chấp
hành đúng chính sách tôn trọng tự do tín ngƣỡng đối với tất cả các tôn giáo.
...
Muốn làm tốt những việc nói trên, cán bộ và đảng viên:
- Phải thông suốt và thực hiện đúng chính sách của Đảng và Chính phủ,
đồng thời phải giải thích cho mọi ngƣời hiểu thật thấu và làm cho đúng.
- Phải đi đƣờng lối quần chúng, không đƣợc quan liêu, mệnh lệnh và gò
ép nhân dân. Nhiệm vụ của chính quyền dân chủ là phục vụ nhân dân; tổ
chức, giáo dục, động viên nhân dân xây dựng cuộc sống mới. Chúng ta cần
phải thật sự dân chủ với nhân dân và, chuyên chính với bọn phản cách mạng
bọn phá hoại lợi ích của nhân dân.
- Phải thành thực lắng nghe ý kiến của ngƣời ngoài Đảng, cán bộ và
đảng viên không đƣợc tự cao tự đại, cho mình là tài giỏi hơn mọi ngƣời; trái
lại phải học hỏi điều hay điều tốt của mọi ngƣời.
- Cán bộ làm công tác Mặt trận phải tích cực và phải chủ động giúp cấp
uỷ Đảng lãnh đạo công tác Mặt trận, phổ biến và thực hiện chính sách của Đảng
về Mặt trận; làm việc phải kiên nhẫn, phải tha thiết với công tác Mặt trận"9.
9Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 13, tr 452-455.
24
Phụ lục 4
VĂN KIỆN ĐẠI HỘI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
VỀ MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM (Trích)
1. Văn kiện Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam
"Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,và các đoàn thể quần chúng, trƣớc hết
là công đoàn, hội liên hiệp nông dân tập thể, Đoàn thành niên Cộng sản Hồ
Chí Minh và Hội liên hiệp phụ nữ, có vai trò to lớn trong việc động viện nhân
dân tham gia xây dựng, quản lý kinh tế và quản lý xã hội. Các cấp, các ngành
chính quyền phải tôn trọng các đoàn thể quần chúng và Mặt trận, phối hợp
chặt chẽ và tạo điều kiện thuận lợi để các đoàn thể và Mặt trận hoạt động có
hiệu quả thiết thực. đảng viên, cán bộ chính quyền, bộ đội, công an hàng ngày
cũng phải tự mình trực tiếp vận động quần chúng, coi đó là một công việc tất
yếu để thực hiện tốt công tác chuyên môn của mình"10.
2. Văn kiện Đại hội VII của Đảng Cộng sản Việt Nam
"Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân cần đƣợc đổi mới về tổ
chức và hoạt động để thực sự góp phần thực hiện dân chủ xã hội, chăm lo và
bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân; tham gia các công việc quản lý Nhà
nƣớc; giữ vững và tăng cƣờng mối liên hệ mật thiết giữa Đảng và Nhà nƣớc
với nhân dân. Các đoàn thể có nhiệm vụ giáo dục chính trị, Trung ƣơng
tƣởng và đạo đức mới, động viên, phát huy tính tích cực xã hội của các tầng
lớp nhân dân, phấn đấu cho sự nghiệp thành công của công cuộc đổi mới.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giữ vai trò rất quan trọng trong việc
củng cố và tăng cƣờng khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, Nhà nƣớc cần thể chế hoá quyền hạn và
trách nhiệm của Mặt trận, của các đoàn thể trong việc tham gia quản lý kinh
tế, quản lý xã hội; phối hợp chặt chẽ hoạt động của các đoàn thể với nhau
và các cơ quan Nhà nƣớc ở từng cấp" .
10
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1987,
tr.114
25
"Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là liên minh chính trị của các đoàn thể
nhân dân và cá nhân tiêu biểu của các giai cấp và tầng lớp xã hội, các dân
tộc, các tôn giáo, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Đảng Cộng
sản Việt Nam vừa là thành viên vừa là lãnh đạo Mặt trận. Mặt trận hoạt động
theo phƣơng thức hiệp thƣơng dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động
giữa các thành viên theo chƣơng trình hành động chung" 11.
3. Văn kiện Đại hội VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam
" Xây dựng cơ chế để thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn,
dân làm, dân kiểm tra” đối với các chủ trương chính sách lớn của Đảng và
Nhà nước.
Thực hiện tốt các cơ chế làm chủ của nhân dân: Làm chủ thông qua
đại diện, là các cơ quan dân cử và các đoàn thể; làm chủ trực tiếp bằng các
hình thức nhân dân tự quản, bằng các quy ƣớc, hƣơng ƣớc tại cơ sở phù hợp
với luật pháp Nhà nƣớc.
Đảng và Nhà nƣớc tiếp tục đổi mới phong cách, bảo đảm dân chủ
trong quá trình ra quyết định và thực hiện các quyết định.
Thực hiện thành nề nếp việc Đảng và Nhà nƣớc cùng bàn bạc và
tham khảo ý kiến của Mặt trận về những quyết định, chủ trƣơng lớn" 12.
4. Văn kiện Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam
"Kế thừa truyền thống quý báu của dân tộc, Đảng ta luôn luôn giƣơng cao
ngọn cờ đại đoàn kết toàn dân. Đó là đƣờng lối chiến lƣợc, là nguồn sức mạnh
và động lực to lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Xây dựng khối đại đoàn kết
toàn dân là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.
Thực hiện đại đoàn kết các dân tộc, tôn giáo, giai cấp, tầng lớp, thành
phần kinh tế, mọi giới, mọi lứa tuổi, mọi vùng của đất nƣớc, ngƣời trong
11
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007, t.51, tr.118-
119
12
12
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007, t.51, tr.46
26
Đảng và ngƣời ngoài Đảng, ngƣời đang công tác và ngƣời đã nghỉ hƣu, mọi
thành viên trong đại gia đình dân tộc Việt Nam dù sống trong nƣớc hay ở
nƣớc ngoài. Phát huy sức mạnh của cả cộng đồng dân tộc, truyền thống yêu
nƣớc, ý chí tự lực tự cƣờng và lòng tự hào dân tộc, lấy mục tiêu giữ vững
độc lập, thống nhất, vì dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
vănminh làm điểm tƣơng đồng; tôn trọng những ý kiến khác nhau không trái với
lợi ích chung của dân tộc, xoá bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử về quá
khứ, giai cấp, thành phần, xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau, hƣớng tới
tƣơng lai. Khối đại đoàn kết toàn dân trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam luôn
luôn đƣợc củng cố và phát triển sâu rộng trên cơ sở liên minh vững chắc giai cấp
công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức" 13.
"Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan
trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc; phát huy dân chủ, nâng cao trách
nhiệm công dân của hội viên, đoàn viên, giữ gìn kỷ cƣơng phép nƣớc, thúc đẩy
công cuộc đổi mới, thắt chặt mối liên hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nƣớc.
Nhân dân vừa thực hiện quyền dân chủ trực tiếp vừa thực hiện quyền dân chủ
thông qua đại diện là các cơ quan nhà nƣớc, các đại biểu nhân dân, Mặt trận Tổ
quốc và các đoàn thể nhân dân. Đảng và Nhà nƣớc xây dựng và hoàn chỉnh các
quy chế để Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân phát huy quyền làm chủ của
nhân dân tham gia phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện "dân biết, dân bàn, dân
làm, dân kiểm tra", qua đó tăng cƣờng đoàn kết toàn dân, củng cố sự nhất trí về
chính trị và tinh thần trong xã hội.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là cơ sở chính
trị của chính quyền nhân dân, nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng, tập hợp khối
đại đoàn kết toàn dân, góp sức xây dựng Nhà nƣớc trong sạch, vững mạnh;
phát huy khả năng tham gia bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp; xây
dựng chủ trƣơng, chính sách, pháp luật, tuyên truyền, vận động nhân dân thực
13
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, 2001, tr.123-124.
27
hiện đƣờng lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nƣớc; tham gia xây
dựng, chỉnh đốn Đảng, thực hiện giám sát của nhân dân đối với công tác và
đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, công chức, đại biểu dân cử và các cơ
quan nhà nƣớc; giải quyết những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân.
...Tiếp tục đổi mới phƣơng thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam và các đoàn thể nhân dân, khắc phục tình trạng hành chính hoá, phô
trƣơng, hình thức, quan liêu, xa dân. Thực hiện tốt Luật Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam. Tổ chức các phong trào nhân dân thi đua yêu nƣớc, đoàn kết xây
dựng cuộc sống mới ở khu dân cƣ, xây dựng đời sống văn hoá, bảo đảm trật
tự an toàn xã hội, gắn liền với các chƣơng trình, kế hoạch phát triển kinh tế -
xã hội của cả nƣớc, từng địa phƣơng và địa bàn dân cƣ. Hƣớng mạnh các
hoạt động về cơ sở, cộng đồng dân cƣ và từng gia đình"14.
5. Văn kiện Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam
"Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân có vai trò quan
trọng trong việc tập hợp, vận động, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân; đại
diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân; đƣa các chủ trƣơng, chính
sách của Đảng, Nhà nƣớc, các chƣơng trình kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc
phòng, an ninh vào cuộc sống, góp phần xây dựng sự đồng thuận trong xã hội.
Nhà nƣớc ban hành cơ chế để Mặt trận và các đoàn thể nhân dân thực
hiện tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội. Các cấp uỷ đảng và cấp chính
quyền có chế độ tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với nhân dân; thƣờng xuyên
lắng nghe ý kiến của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân phản ánh với Đảng
và Nhà nƣớc những vấn đề mà nhân dân quan tâm, tham gia xây dựng chủ
trƣơng, chính sách, pháp luật. Thực hiện tốt Luật Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam, Quy chế dân chủ ở mọi cấp để Mặt trận, các đoàn thể và các tầng lớp
nhân dân tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị.
14
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, 2001, tr.129-131
28
Đổi mới nâng cao chất lƣợng hoạt động của Mặt trận, các đoàn thể
nhân dân và các hội quần chúng, khắc phục tình trạng hành chính hoá, phô
trƣơng, hình thức; làm tốt công tác dân vận theo phong cách trọng dân, gần
dân và c trách nhiệm với dân" 15.
"Xây dựng quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ
quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc hoạch định
đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách, quyết định lớn của Đảng và việc tổ chức
thực hiện, kể cả đối với công tác tổ chức và cán bộ"16.
"Đổi mới phƣơng thức lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận Tổ quốc và
các đoàn thể nhân dân, tạo điều kiện để Mặt trận và các đoàn thể xác định
đúng mục tiêu, phƣơng thức hoạt động; đồng thời phát huy tinh thần tự chủ,
sáng tạo trong xây dựng, đổi mới tổ chức và hoạt động của mình"17.
6. Văn kiện Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam
"Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân tiếp tục tăng cƣờng tổ
chức, đổi mới nội dung, phƣơng thức hoạt động, khắc phục tình trạng hành
chính hoá, phát huy vai trò nòng cốt tập hợp, đoàn kết nhân dân xây dựng cơ
sở chính trị của chính quyền nhân dân; thực hiện dân chủ, giám sát và phản
biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nƣớc trong sạch, vững mạnh; tổ
chức các phong trào thi đua yêu nƣớc, vận động các tầng lớp nhân dân thực
hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh,
đối ngoại".18
15
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
2006, tr124.
16
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
2006, tr135.
17
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
2006, tr138.
18
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, 2011, tr246.
29
"Đổi mới phƣơng thức lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận Tổ quốc và
các đoàn thể nhân dân, tôn trọng nguyên tắc hiệp thƣơng dân chủ trong tổ
chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam".19
7. Văn kiện Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam
"Khối đại đoàn kết toàn dân tộc tiếp tục đƣợc mở rộng, củng cố và
tăng cƣờng trong bối cảnh đất nƣớc có nhiều khó khăn, thách thức. Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân có đổi mới cả về nội dung và
phƣơng thức hoạt động; phát huy ngày càng tốt hơn vai trò tập hợp, xây dựng
khối đại đoàn kết toàn dân tộc; cùng Đảng, Nhà nƣớc chăm lo, bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; tham gia xây dựng Đảng, quản
lý nhà nƣớc, quản lý xã hội; thƣờng xuyên tổ chức các cuộc vận động, phong
trào thi đua yêu nƣớc, góp phần tích cực vào những thành tựu chung của đất
nƣớc. Đạt đƣợc kết quả trên là do Đảng và Nhà nƣớc luôn chủ trƣơng nhất
quán, phát huy cao độ sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc".20
"Tiếp tục tăng cƣờng củng cố tổ chức, nâng cao chất lƣợng đội ngũ
cán bộ, đổi mới nội dung, phƣơng thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và
các đoàn thể nhân dân. Mặt trận Tổ quốc đóng vai trò nòng cốt trong tập hợp,
vận động nhân dân, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nƣớc, phát huy sức
mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cƣờng đồng thuận xã
hội; giám sát và phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nƣớc, hoạt
động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" 21.
19
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, 2011, tr2464.
20
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb.Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, 2016, tr156-157.
2121212121
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb.Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 2016, tr166.
30
Phụ lục 5
CÁC TỔ CHỨC THÀNH VIÊN CỦA MTTQ VIỆT NAM HIỆN NAY
1. Đảng Cộng sản Việt Nam
2. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
3. Hội Nông dân Việt Nam
4. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
5. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam .
6. Hội Cựu chiến binh Việt Nam
7. Quân đội Nhân dân Việt Nam
8. Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam
9. Hiệp hội các Hội Văn học - nghệ thuật Việt Nam
10. Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam
11. Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam
12. Liên minh Hợp tác xã Việt Nam
13. Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam
14. Hội Chữ thập đỏ Việt Nam
15. Hội Luật gia Việt Nam
16. Hội Nhà báo Việt Nam
17. Hội Phật giáo Việt Nam
18. Uỷ ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
19. Hội Làm vƣờn Việt Nam
20. Hội Ngƣời mù Việt Nam
21. Hội Sinh vật cảnh Việt Nam
22. Hội Đông y Việt Nam
23. Tổng hội Y dƣợc học Việt Nam
24. Hội Ngƣời cao tuổi Việt Nam
25. Hội Kế hoạch hoá gia đình Việt Nam
26. Hội Khuyến học Việt Nam
27. Hội Bảo trợ tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam
28. Hội Châm cứu Việt Nam
31
29. Tổng hội thánh Tin lành Việt Nam
30. Hội Liên lạc với ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài
31. Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam
32. Hội Nạn nhân chất độc da cam/đioxin Việt Nam
33. Hội Mỹ nghệ - kim hoàn - đá quý Việt Nam
34. Hội Cựu giáo chức Việt Nam
35. Hội Xuất bản - in - phát hành sách Việt Nam
36. Hội Nghề cá Việt Nam
37. Hiệp hội sản xuất kinh doanh của ngƣời tàn tật Việt Nam
38. Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam
39. Hội Y tế Công cộng Việt Nam
40. Hội Cựu Thanh niên xung phong Việt Nam
41. Hiệp hội các Trƣờng đại học, cao đẳng ngoài công lập Việt Nam
42. Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
43. Hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt-Đức
44. Hiệp hội Làng nghề Việt Nam
CÁC HỘI ĐỒNG TƢ VẤN CỦA ỦY BAN TRUNG ƢƠNG
MTTQ VIỆT NAM HIỆN NAY
1. Hội đồng Tƣ vấn về Dân chủ - Pháp luật
2. Hội đồng Tƣ vấn về Kinh tế
3. Hội đồng Tƣ vấn về Khoa học-Giáo dục
4. Hội đồng Tƣ vấn về Tôn giáo
5. Hội đồng Tƣ vấn về Dân tộc
6. Hội đồng Tƣ vấn về Đối ngoại và Kiều bào
7. Hội đồng Tƣ vấn về Văn hóa-Xã hội
32
Phụ lục 6
SỐ LIỆU VỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY ỦY BAN MTTQ CÁC CẤP
(Số liệu tính đến 10/2017) 22
I. Số liệu hành chính
- Tổng số huyện, thị xã, thành phố: 712
- Tổng số xã, phƣờng, thị trấn: 11.159
- Tổng số Tổng số Khu dân cƣ:114.144
- Tổng số Ban Công tác Mặt trận: 103,606
- Tổng số Trƣởng ban công tác Mặt trận: 103.606
Trong đó:
+ Trƣởng ban công tác Mặt trận không kiêm nhiệm (chuyên trách): 56.712
+ Trƣởng ban công tác Mặt trận do Bí thƣ chi bộ kiêm: 34.940
+ Trƣởng ban công tác Mặt trận do Tổ trƣởng (trƣởng thôn) kiêm: 1.097
+ Trƣởng ban công tác Mặt trận do các chức danh khác kiêm: 11.699
II. Biên chế các cấp:
1. Cấp tỉnh:
- Tổng số biên chế đƣợc giao:1.583
- Tổng số cán bộ, ngƣời lao động hiện nay: 1.630
- Tổng số lao động trong biên chế: 1.395
- Tổng số lao động dạng hợp đồng 68: 149
- Tổng số lao động hợp đồng ngoài biên chế: 86
2. Cấp huyện
- Tổng số biên chế đƣợc giao: 4.510
- Tổng số cán bộ, ngƣời lao động hiện nay: 4.675
- Tổng số lao động trong biên chế: 4.188
- Tổng số lao động dạng hợp đồng 68: 234
- Tổng số lao động hợp đồng ngoài biên chế: 253
3. Cấp xã
Tổng biên chế: 11.162
22
Nguồn: Ban tổ chức - cán bộ Ủy ban Trung ƣơng MTTQVN
33
III. Ủy viên Ủy ban
1. Cấp Trung ƣơng:
* Tổng số Uỷ viên Ủy ban: 382
Thành phần trong Ủy ban
+ Thành viên: 46
+ Mặt trận cấp tỉnh, Thành phố: 63
+ Cá nhân tiêu biểu: 259
(trong đó:
- Trí thức đại diện lĩnh vực khoa học kỹ thuật, xã hội, pháp luật, kinh tế, văn
học nghệ thuật, giáo dục: 64 vị
- Công nhân, nông dân, lực lƣợng vũ trang, huyện đảo: 21 vị
- Dân tộc: 53 vị
- Chức sắc tôn giáo: 50 vị
- Thành phần kinh tế: 44 vị
- Ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài: 17 vị
- Ngƣời kinh nghiệm lĩnh vực Mặt trận: 10 vị)
+ Cán bộ MT cùng cấp: 14
* Đoàn Chủ tịch: 61 vị (nam 44 vị; nữ 17 vị)
2. Cấp tỉnh
- Tổng số Uỷ viên Ủy ban: 5.611
Cơ cấu kết hợp:
+ Nữ: 1.391
+ Ngoài Đảng: 1.649
+ Dân tộc: 996
+ Tôn giáo: 704
Thành phần trong Ủy ban
+ Thành viên: 1.949
+ Mặt trận cấp huyện: 712
+ Cá nhân tiêu biểu: 2.293
+ Cán bộ MT cùng cấp: 657
34
3. Cấp huyện
- Tổng số UVUB: 40.086
Cơ cấu kết hợp:
+ Nữ: 9.157
+ Ngoài Đảng: 9.990
+ Dân tộc: 8.059
+ Tôn giáo: 3.806
Thành phần trong ủy ban
+ Thành viên: 11.006
+ Mặt trận cấp xã, phƣờng, thị trấn: 11.101
+ Cá nhân tiêu biểu: 14.169
+ Cán bộ MT cùng cấp: 3.810
4. Cấp xã
- Tổng số UVUB: 385.254
Cơ cấu kết hợp:
+ Nữ: 100.777
+ Ngoài Đảng: 124.064
+ Dân tộc: 86.699
+ Tôn giáo: 25.895
Thành phần trong ủy ban
+ Thành viên: 113.741
+ Ban công tác Mặt trận: 97.976
+ Cá nhân tiêu biểu: 141.309
+ Cán bộ MT cùng cấp: 32.218
IV. Ban Thƣờng trực Ủy ban MTTQ các cấp
1 . Cấp xã: Tổng số:43.897.
- Chủ tịch: 11.162 (trong đó: chuyên trách: 11.014; kiêm nhiệm 180) ; Phó
Chủ tịch: 18.988 ; UVTT: 13.747
- Chủ tịch tham gia cấp ủy: 10.982 (trong đó: Thƣờng vụ: 4.728; Đảng
ủy viên: 6.254)
- Phó Chủ tịch Tham gia cấp ủy: 2.042
35
- Thành phần trong Ban Thƣờng trực: nữ: 10.809; dân tộc: 9.135; tôn
giáo: 1.108.
2 . Cấp huyện: Tổng số: 3.160
- Chủ tịch: 712. (chuyên trách 667; kiêm nhiệm 45) ; Phó Chủ tịch: 1.480 ;
UVTT: 968
- Chủ tịch tham gia cấp ủy: 712 (trong đó: Thƣờng vụ: 555; ủy viên BCH:
157)
- Phó Chủ tịch Tham gia cấp ủy: 99
- Thành phần trong Ban Thƣờng trực: nữ: 986; dân tộc: 512; tôn giáo: 44
3 . Cấp tỉnh: Tổng số: 566
- Chủ tịch: 63 (chuyên trách 56; kiêm nhiệm 7); Phó Chủ tịch: 214 ; UVTT:
289
- Chủ tịch tham gia cấp ủy: 63 (trong đó: Thƣờng vụ: 56; ủy viên BCH: 7)
- Phó Chủ tịch Tham gia cấp ủy: 2
. Thành phần trong Ban Thƣờng trực: nữ: 151; dân tộc: 76; tôn giáo: 7
V. Hội đồng tƣ vấn:
1. Hội đồng tư vấn, ban tư vấn của địa phương: Tổng hợp đến tháng
10/2017 của tỉnh, thành phố
a. Cấp tỉnh:- Số tỉnh, thành phố thành lập: 63/63
- Số hội đồng đƣợc thành lập: 171
- Số ngƣời tham gia: 1.440
b. Cấp huyện:
- Số tỉnh, thành phố thành lập: 49/63
- Số hội đồng đƣợc thành lập: 695
- Số ngƣời tham gia: 5.467
c. Cấp xã:
- Số tỉnh, thành phố thành lập: 33/63
- Số hội đồng đƣợc thành lập: 4.379
- Số ngƣời tham gia: 26.072
2. Hội đồng tư vấn Trung ương:
- Tổng số Hội đồng đƣợc thành lập: 7
36
- Tổng số Thành viên: 126 ngƣời
- Thƣờng trực HĐTV-Thƣ ký HĐ: 07 ngƣời
- Số thành viên là Ủy viên Ủy ban TW MTTQ VN: 46 ngƣời (36,50%)
- Số thành viên là Ủy viên ĐCT Ủy ban TW MTTQ VN: 14 ngƣời (11,11%)
- Số thành viên không trong Ủy viên Ủy ban TW MTTQ VN: 80 ngƣời
(63,50%)
- Thành viên đã tham gia HĐTV: 66 ngƣời (52,38%)
- Thành viên tham gia HĐTV lần đầu: 60 ngƣời (47,62%)
- Thành viên HĐTV cƣ trú phía Bắc: 111 ngƣời (88,10%)
- Thành viên HĐTV cƣ trú phía Nam: 15 ngƣời (11,90%).
37
Phụ lục 7
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC HỆ THỐNG MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM CÁC CẤP
ỦY BAN TRUNG ƢƠNG MTTQ VIỆT NAM
ỦY BAN MTTQ VIỆT NAM CẤP TỈNH
ỦY BAN MTTQ VIỆT NAM CẤP HUYỆN
ỦY BAN MTTQ VIỆT NAM CẤP XÃ
(Dƣới cấp xã có Ban công tác Mặt trận ở khu dân
cƣ)
Đ
Ạ
I H
Ộ
I M
T
T
Q
V
IỆ
T
N
A
M
C
Á
C
C
Ấ
P
38
SƠ ĐỒ CÁC CƠ QUAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM Ở TRUNG ƢƠNG
ỦY BAN TRUNG ƢƠNG MTTQ VIỆT NAM
ĐOÀN CHỦ TỊCH ỦY BAN TW MTTQ VIỆT NAM
BAN THƢỜNG TRỰC UB TW MTTQ
VIỆT NAM
CÁC HỘI ĐỒNG TƢ VẤN
CÁC BAN THAM
MƢU
CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP
T
Ổ
C
H
Ƣ
C
-C
B
P
H
O
N
G
T
R
À
O
D
Â
N
T
Ộ
C
T
Ô
N
G
IÁ
O
D
Â
N
C
H
Ủ
-P
L
Đ
Ố
I N
G
O
Ạ
I- K
B
B
A
N
P
H
ÍA
N
A
M
T
U
Y
Ê
N
G
IÁ
O
T
T
B
D
C
B
-N
C
K
H
B
Á
O
Đ
Ạ
I Đ
O
A
N
K
Ế
T
T
Ạ
P
C
H
Í M
Ặ
T
T
R
Ậ
N
KT VH
XH
DT TG DC
PL
ĐNK
B
KH
GD
ĐV TRỰC THUỘC KHÁC
(VP UBĐKCG, BÁO NCG,
CTCH)
V
Ă
N
P
H
Õ
N
G
-C
B
Q
U
Y
Ế
T
Đ
ỊN
H
T
H
À
N
H
L
Ậ
P
H
IỆ
P
T
H
Ƣ
Ơ
N
G
D
Â
N
C
H
Ủ
39
SƠ ĐỒ CÁC CƠ QUAN MTTQ VIỆT NAM CÁC CẤP Ở ĐỊA PHƢƠNG
40
SƠ ĐỒ CÁC CƠ QUAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM CẤP TỈNH, HUYỆN
ỦY BAN MTTQ VIỆT NAM CẤP TỈNH, HUYỆN
BAN THƢỜNG TRỰC ỦY BAN MTTQ VIỆT NAM CẤP TỈNH, HUYỆN
CƠ QUAN UỶ BAN MTTQ
VIỆT NAM CẤP TỈNH
CÁC HỘI ĐỒNG TƢ VẤN, CÁC BAN
TƢ VẤN
T
Ổ
C
H
Ứ
C
- C
B
V
Ă
N
P
H
Õ
N
G
P
H
O
N
G
T
R
À
O
D
Â
N
T
Ộ
C
, T
Ô
N
G
IÁ
O
D
Â
N
C
H
Ủ
-P
L
T
U
Y
Ê
N
G
IÁ
O
C
H
Ủ
T
ỊC
H
P
H
Ó
C
H
Ủ
T
ỊC
H
Ủ
Y
V
IÊ
N
T
H
Ƣ
Ờ
N
G
T
R
Ự
C
C
Á
N
B
Ộ
C
H
U
Y
Ê
N
T
R
Á
C
H
V
Ă
N
P
H
Õ
N
G
-C
B
H
IỆ
P
T
H
Ƣ
Ơ
N
G
D
Â
N
C
H
Ủ
K
H
Á
C
0
20
40
60
80
100
1st Qtr 2nd Qtr 3rd Qtr 4th Qtr
East
West
North
CƠ QUAN UỶ BAN MTTQ
VIỆT NAM CẤP HUYỆN
(CÁN BỘ CHUYÊN TRÁCH)
41
SƠ ĐỒ CƠ QUAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM CẤP XÃ
ỦY BAN MTTQ VIỆT NAM CẤP XÃ
BAN THƢỜNG TRỰC
BAN CÔNG TÁC
MẶT TRẬN
(Quyết định thành lập)
BAN THANH TRA
NHÂN DÂN
(Công nhận)
BAN GIÁM SÁT ĐẦU
TƢ CỘNG ĐỒNG
(Công nhận)
Ban Thanh tra Nhân dân và Ban giám sát cộng đồng
do Ban Công tác Mặt trận giới thiệu ra và Ủy ban Mặt trận
Tổ quốc cấp xã công nhận
42
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_vai_tro_cua_mat_tran_to_quoc_viet_nam_trong_thoi_ky.pdf
- Trichyeu_LemauNhiem.pdf