Luận án Vai trò của Asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở Đông Á

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO Tôn Thị Ngọc Hương VAI TRÒ CỦA ASEAN TRONG TIẾN TRÌNH HỢP TÁC VÀ LIÊN KẾT KHU VỰC Ở ĐÔNG Á LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ MÃ SỐ: 62 31 02 06 Hà Nội - 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO Tôn Thị Ngọc Hương VAI TRÒ CỦA ASEAN TRONG TIẾN TRÌNH HỢP TÁC VÀ LIÊN KẾT KHU VỰC Ở ĐÔNG Á Chuyên ngành : Quan hệ quốc tế Mã số : 62 31 02 06 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ NGƯ

pdf184 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 312 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Vai trò của Asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở Đông Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. GS TS Nguyễn Thái Yên Hương Hà Nội - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án “Vai trò của ASEAN trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực Đông Á” là công trình nghiên cứu của tôi. Các nội dung nghiên cứu và kết quả được trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố. Hà Nội, ngày 30 tháng 07 năm 2015 Tác giả luận án Tôn Thị Ngọc Hương LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS. TS. Nguyễn Thái Yên Hươngvề những lời chỉ bảo, hướng dẫn cũng như sự động viên hết sức chân tình và sâu sắc đối với tôi trong suốt quá trình viết Luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp quý báu và có giá trị của các nhà khoa học qua những buổi thảo luận ở Bộ môn của các nhà khoa học qua những buổi thảo luận ở Bộ môn. Đồng thời tôi xin cảm ơn đến Lãnh đạo và các đồng nghiệp tại Vụ ASEAN, Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia đã tạo điều kiện để tôi vừa hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn được giao, vừa thực hiện được luận án. Tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Ban giám đốc Học viện Ngoại giao và Lãnh đạo Khoa Đào tạo sau Đại học đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho quá trình học tập và nghiên cứu của tôi. Lòng tri ân sâu sắc nhất của tôi xin được gửi đến Bố Mẹ, người thân đã không ngừng động viên, giúp đỡ, quan tâm, chăm sóc, kể cả đóng góp ý kiến giúp tôi có cái nhìn hoàn thiện hơn, đầy đủ hơn trong quá trình làm luận án.. Tác giả luận án Tôn Thị Ngọc Hương DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Tên Tiếng Anh Tên Tiếng Việt 1. AEC ASEAN Economic Community Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2. ADMM+ ASEAN Defence Ministerial Meeting Plus Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng 3. ADB The Asian Development Bank Ngân hàng Phát triển châu Á 4. AFTA ASEAN Free Trade Area Hiệp định Khu vực Mậu dịch Tự do đa phương của ASEAN 5. APEC Asia Pacific Economic Cooperation Forum Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương 6. ARF ASEAN Regional Forum Diễn đàn khu vực ASEAN 7. ASA Association of Southeast Asia Hiệp hội Đông Nam Á 8. ASEM Asia Europe Meeting Hội nghị Á-Âu 9. ASEAN+1 ASEAN plus One Hợp tác ASEAN và từng bên đối thoại 10. ASEAN+3 ASEAN plus Three Hợp tác ASEAN và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc 11. ASEAN+6 ASEAN Plus Six Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và Niu Di-lân 12. ASPAC Asian and Pacific Coucil Hội đồng châu Á và Thái Bình Dương 13. CEPEA Comprehensive Economic Partnership in East Asia Đối tác kinh tế toàn diện Đông Á 14. CLMV Cambodia, Laos, Myanmar, Vietnam Nhóm các nước Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam 15. COC Code of Conduct in the South China Sea Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông 16. DOC Declaration of Conduct of Parties in the South China Sea Tuyên bố về Ứng cử của các bên trên Biển Đông 17. Eac East Asian community cộng đồng Đông Á 18. EAFTA East Asia Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do Đông Á 19. EAS East Asia Summit Hội nghị cấp cao Đông Á 20. EAEC/EAEG East Asian Economic Group/Caucus Nhóm kinh tế Đông Á 21. EU European Union Liên minh châu Âu 22. FTA Free Trade Agreement Hiệp định Thương mại tự do 23. IMF International Monetary Fund Qũy Tiền tệ quốc tế 24. IAI Initiative for ASEAN Integration Sáng kiến Liên kết ASEAN 25. MERCOSUR Mercado Comun del Sur Cộng đồng các quốc gia Nam Mỹ 26. NATO North Atlantic Treaty Organization Hiệp ước Quân sự Bắc Đại Tây Dương 27. RCEP Regional Comprehensive Economic Partnership Đối tác kinh tế toàn diện khu vực 28. SEATO South East Asia Treaty Organization Khối Hiệp ước Đông Nam Á 29. SEANWFZ Southeast Asia Nuclear Weapons Free Zone Hiệp ước Khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân 30. TAC Treaty of Amity and Cooperation Hiệp ước thân thiện và hợp tác 31. TPP Trans Pacific Partnership Đối tác xuyên Thái Bình Dương 32. USD United States dollar Đồng đô la Mỹ 33. ZOPFAN Zone of Peace, Freedom and Neutrality Tuyên bố về Khu vực Hòa bình, Tự do và Trung lập MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: VẤN ĐỀ LIÊN KẾT KHU VỰC TRONG QUAN HỆ ...... 19 QUỐC TẾ - LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN Ở ĐÔNG Á ....................... 19 1.1. Lý thuyết về liên kết khu vực .......................................................... 19 1.1.1. Khái niệm .................................................................................... 19 1.1.2. Các hình thức liên kết kinh tế ..................................................... 21 1.2. Các luận điểm chính về liên kết và hợp tác khu vực trong lý thuyết quan hệ quốc tế ....................................................................................... 23 1.2.1. Chủ nghĩa tự do .......................................................................... 23 1.2.2. Chủ nghĩa Kiến tạo ..................................................................... 29 1.2.3. Chủ nghĩa khu vực mới .............................................................. 33 1.3 Lý luận về vai trò của các nước vừa và nhỏ trong quan hệ quốc tế 36 1.4 Thực tiễn hợp tác và liên kết khu vực Đông Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ Haiđến nay .......................................................................... 40 1.4.1 Thực tiễn hợp tác khu vực trước 1997 ......................................... 40 1.4.2. Hợp tác và liên kết khu vực giai đoạn sau Chiến tranh Lạnh .... 42 1.4.3. Các khuôn khổ hợp tác do ASEAN khởi xướng ......................... 43 1.4.4. APEC .......................................................................................... 45 1.4.5. ASEM .......................................................................................... 48 1.4.6. Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) ...................................... 49 1.5 Một số đặc điểm chung của các xu hướng liên kết khu vực ở Đông Á .................................................................................................................. 50 1.6 Thuận lợi và thách thức của xu hướng gia tăng liên kết ở khu vực 52 1.6.1.Thuận lợi...................................................................................... 52 1.6.2 Hạn chế và thách thức ................................................................. 54 Tiểu kết: ...................................................................................................... 57 CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH ASEAN TẠO DỰNG VAI TRÒ TRONG .. 59 LIÊN KẾT KHU VỰC Ở ĐÔNG Á .......................................................... 59 2.1 Chính sách của ASEAN đối với liên kết khu vực ............................ 59 2.2 Các nhân tố giúp ASEAN phát huy vai trò ở khu vực .................... 67 2.2.1. Điều kiện khách quan ................................................................. 67 2.2.2. Năng lực của ASEAN ................................................................. 69 2.3 Đóng góp của ASEAN trong thúc đẩy liên kết khu vực .................. 74 2.3.1. Củng cố hợp tác nội khối, thúc đẩy liên kết khu vực ở Đông Nam Á ............................................................................................................ 74 2.3.1.1. Giai đoạn đầu mới thành lập từ 1967-1999đến khi hoàn tất mở rộng thành viên .................................................................................. 74 2.3.1.2. Đẩy mạnh hợp tác và liên kết sau khi hoàn tất mở rộng thành viên từ 1999-2003 .............................................................................. 78 2.3.1.3. Xây dựng Cộng đồng ASEAN ................................................. 81 2.3.2. Mở rộng quan hệ đối ngoại, phát huy vai trò trong thúc đẩy hợp tác Đông Á ............................................................................................ 84 2.3.3. Vai trò tích cực của ASEAN trong thúc đẩy liên kết khu vực ở Đông Á .................................................................................................. 85 2.3.3.1. Ý tưởng ban đầu về Khối kinh tế Đông Á (EAEC) .................. 85 2.3.3.2Thúc đẩy hình thành và phát triển hai cơ chế chuyên biệt về hợp tác Đông Á là ASEAN+3 và EAS ........................................................ 85 2.3.4.Tạo dựng và thúc đẩy các cơ chế hợp tác về an ninh, các chuẩn mực ứng xử ........................................................................................... 93 2.3.5. Vai trò trong thúc đẩy liên kết kinh tế Đông Á ........................... 95 2.4 Quan điểm của cácnước lớn vềvai trò của ASEANtrong cấu trúc hợp tác khu vực Đông Á ....................................................................... 100 2.5Tác động của các nước lớn đến vai trò của ASEAN ....................... 106 2.6 Hạn chế của ASEAN trong thúc đẩy liên kết khu vực .................. 108 Tiểu kết: .................................................................................................... 110 CHƯƠNG 3: TRIỂN VỌNG VAI TRÒ CỦA ASEAN TRONG LIÊN KẾT VÀ HỢP TÁC ĐÔNG Á – KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚIVIỆT NAM ........................................................................................ 113 3.1. Triển vọng vai trò của ASEAN trong tiến trình liên kết và hợp tác ở Đông Á sau 2015................................................................................. 113 3.1.1. Triển vọng hợp tác và liên kết Đông Á đến 2025 ...................... 113 3.1.2. Dự báo vai trò của ASEAN ....................................................... 115 3.1.2.1. Các thách thức mà ASEAN phải đối mặt trong tiến trình liên kết Đông Á ....................................................................................... 115 3.1.2.2 Triển vọng vai trò của ASEAN trong tiến trình liên kết và hợp tác ở Đông Á sau 2015 ..................................................................... 118 3.2 Kiến nghị chính sách đối với Việt Nam .......................................... 121 3.2.1. Khát quát về sự tham gia của Việt Nam trong ASEAN: ........... 121 3.2.1.1. Quyết định gia nhập ASEAN ................................................ 121 3.2.1.2. Quá trình tham gia ASEAN từ 1995-2015 ............................ 124 3.2.1.3. Lợi ích và hạn chế đối với Việt Nam khi tham gia ASEAN ... 128 3.2.2. Đóng góp của Việt Nam trong thúc đẩy liên kết khu vực Đông Á ............................................................................................................ 131 3.2.3. Kiến nghị chính sách đối với Việt Nam .................................... 136 3.2.3.1. ASEAN trong tổng thể chính sách đối ngoại của Việt Nam .. 136 3.2.3.2. Định hướng tham gia liên kết khu vực Đông Á, thúc đẩy vai trò của ASEAN ....................................................................................... 139 Tiểu kết: .................................................................................................... 146 KẾT LUẬN ............................................................................................... 148 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ .............. 152 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 153 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Được đánh giá là một trong những khu vực phát triển năng động nhất thế giới, Đông Á, hay rộng hơn là châu Á-Thái Bình Dương, là nơi hội tụ nhiều nền kinh tế lớn và đang nổi lên của thế giới, có vị trí địa chiến lược quan trọng, nơi đan xen lợi ích của các cường quốc. Trong những thập niên đầu của thế kỷ XXI, Đông Á đang chứng kiến những biến chuyển nhanh chóng, mở ra những cơ hội mới song cũng đặt ra những thách thức không nhỏ cho các quốc gia trong khu vực. Cùng với xu thế toàn cầu hóa, liên kết khu vực ở Đông Á được đẩy mạnh, đặc biệt kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, khi các quốc gia nhận thấy sự cần thiết phải gắn kết chặt chẽ hơn nhằm ứng phó với hậu quả của khủng hoảng cũng như ngăn ngừa hữu hiệu các nguy cơ khủng hoảng trong tương lai. Sự gia tăng nhu cầu lợi ích cả về chính trị và kinh tế đã thúc đẩy việc hình thành và phát triển nhiều cơ chế và khuôn khổ tạo điều kiện thúc đẩy đối thoại và hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực. Có lẽ ít có nơi nào trên thế giới lại tồn tại nhiều diễn đàn, cơ chế hợp tác đan xen, với nhiều tầng nấc và phạm vi khác nhau như ở Đông Á. Bên cạnh một loạt các cơ chế do ASEAN khởi xướng và chủ trì như ASEAN+1, ASEAN+3, EAS, ARF, ADMM+, còn có các khuôn khổ quan trọng khác như APEC, ASEM, với mộtđiểm chung là đều có sự tham gia của hầu hết các cường quốc trong và ngoài khu vực. Tất cả những cơ chế này tạo nên không gian chung để các nước tăng cường đối thoại, xây dựng lòng tin, thúc đẩy hợp tác trên những lĩnh vực có lợi ích, đồng thời chia sẻ quan điểm về các khác biệt, và tìm hướng giải quyết các tranh chấp, nếu có. Trong bối cảnh xu thế hợp tác và liên kết ở Đông Á ngày càng phát triển và mở rộng, nổi lên vai trò được chú ý của ASEAN. Từ một xuất phát điểm khiêm tốn, ASEAN đã có những đóng góp được ghi nhận trong việc thúc đẩy hợp tác, đối thoại và liên kết không chỉ ở Đông Nam Á mà ở cả khu vực Đông Á và Thái Bình Dương. Nhìn vào mạng lưới hợp tác đa phương ở khu vực, dễ dàng 2 nhận thấy các cơ chế bắt đầu bằng chữ “ASEAN” xuất hiện khá thường xuyên, với sự tham dự của nhiều đối tác khác nhau, trong đó có nhiều nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, EU, Ấn Độ v.v. Mặc dù hiệu quả của các khuôn khổ hợp tác này còn nhận được những đánh giá khác nhau, không thể phủ nhận các diễn đàn do ASEAN khởi xướng đã tồn tại và tiếp tục được mở rộng, vẫn thu hút được sự tham dự đông đảo và thường xuyên của các nước, nhất là các nước lớn. Việc nghiên cứu về vai trò của ASEAN trong các tiến trình hợp tác và liên kết ở Đông Á có ý nghĩa quan trọng giúp xác định năng lực và vị trí thực sự của tổ chức này ở khu vực, qua đó, làm cơ sở cho việc định hướng chính sách phù hợp của Việt Nam khi đã là thành viên ASEAN ở môi trường có tác động trực tiếp đến an ninh và phát triển của Việt Nam như Đông Á. Về lý luận, nếu khẳng định được vai trò của ASEAN trong thúc đẩy liên kết khu vực sẽ giúp củng cố thêm luận điểm của các nhà lý luận theo chủ nghĩa kiến tạo về khái niệm bản sắc chung cũng như quá trình hình thành các chuẩn mực trong việc tạo dựng thể chế hợp tác ở khu vực. Bên cạnh đó, nếu như vai trò của ASEAN trong liên kết khu vực được khẳng định qua nghiên cứu của luận án sẽ đóng góp vào các nghiên cứu về vai trò ngày càng gia tăng của các nước vừa và nhỏ trong quan hệ quốc tế. Chính vì vậy, tác giả đã quyết định chọn đề tài “Vai trò của ASEAN trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở Đông Á.” làm luận án tốt nghiệp tiến sĩ chuyên ngành Quan hệ Quốc tế sau thời gian làm nghiên cứu sinh tại Học viện Ngoại giao. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu trong nước và ngòai nước về chủ nghĩa khu vực và liên kết khu vực nói chung và Đông Á. Tuy nhiên mỗi công trình đã công bố đều có mục tiêu nghiên cứu riêng, để triển khai nghiên cứu vấn đề được nêu là đề tài luận án, có thể tóm tắt tình hình nghiên cứu như sau: 2.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước - Liên kết khu vực hay các khái niệm tương đồng như chủ nghĩa khu vực, hợp tác đa phương ở châu Á cũng như Đông Á là chủ đề ngày càng thu hút sự 3 quan tâm nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước. Các công trình nghiên cứu ngoài nước đáng chú ý về vấn đề này có các cuốn sách của một số học giả chuyên nghiên cứu về Đông Á nhưRemapping East Asia: constructing a region, (Vẽ lại bản đồ Đông Á: xây dựng một khu vực) T. J. Pempel biên tập, Cornell University, Ithaca, NY 2005;East Asian Regionalism, (Chủ nghĩa khu vực Đông Á, NXB Routledge 2008) của Christopher M. Dent;East Asian Multilateralism, (Chủ nghĩa đa phương Đông Á, NXB Đại học Johns Hopkins, 2008, do Kent E. Calder và Francis Fukuyama biên tập. Asia’s new multilateralism: Cooperation, competition and searching for a community, (Chủ nghĩa đa phương mới ở châu Á: Hợp tác, cạnh tranh và tìm kiếm một cộng đồng) do Michael J. Green và Bates Gill biên tập, nhà xuất bản Columbia University, 2009;Regionalism in East Asia: why it has flourished since 2000 and how far it will go?, (Chủ nghĩa khu vực ở Đông Á: tại sao lại nảy nở kể từ 2000 và sẽ đi xa đến đâu?) Richard Pomfret, Nhà xuất bản World Scientific, 2010; Routledge Handbook on Asian Regionalism (Sổ tay Routledge về Chủ nghĩa khu vực châu Á - NXB Routledge) Mark Beeson và Richard Stubbs biên tập; Regional Integration in East Asia, (Liên kết khu vực ở Đông Á, NXB Đại học Liên Hợp Quốc 2013) do Satoshi Amako, Shunji Matsuoka và Kenji Horiuchi biên tập; Regionalism and Globalisation in East Asia, (Chủ nghĩa khu vực và Toàn cầu hóa ở Đông Á, NXB Palgrave Macmillan 2007, 2014) của Mark Beeson. Trong cuốn Remapping East Asia: constructing a region, T. J. Pempel biên tập, Cornell University, Ithaca, NY xuất bản 2005, các tác giả cho rằng hợp tác khu vực ở Đông Á đã chín muồi, và hợp tác không chỉ tập trung vào các hoạt động liên chính phủ, mà còn bao gồm hoạt động của các tập đoàn đa quốc gia, các tổ chức phi chính phủ và các nhân tố phi nhà nước khác. Tuy nhiên, cuốn sách chủ yếu mới dừng lại xem xét chủ yếu hai nhóm đối tượng là chính phủ và các tập đoàn/công ty, các tổ chức phi chính phủ mà hầu như chưa đề cập đến vai trò của các thiết chế đa phương đang hoạt động rất tích cực ở khu vực và trở thành động lực thúc đẩy hợp tác và liên kết Đông Á, trong đó có ASEAN và các 4 diễn đàn do ASEAN chủ trì. Cuốn Regionalism and globalization in East Asia: politics, security and economic development của Mark Beeson, Palgrave, Macmillan xuất bản 2007, đãđánh giá tương đối toàn diện về vị trí của Đông Á trong các xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa đang nổi trội, các tiến trình ẩn chứa đằng sau sự phát triển các mối quan hệ kinh tế và an ninh ở khu vực, đề cập khá rõ đến các thể chế hợp tác tại Đông Á như APEC, ASEAN, ASEAN+3, ARF và EAS, và dự báo về tương lai của Đông Á,đánh giá mặc dù còn những khiếm khuyết, xu thế liên kết là tất yếu ở Đông Á. Công trình này của Mark Beeson có thể đánh giá là một trong những nghiên cứu tổng hợp có giá trị nhất về liên kết khu vực ở Đông Á, song do xuất bản từ 2007 nên còn chưa cập nhật được những xu thế thay đổi gần đây ở khu vực, bên cạnh đó, chưa đi sâu phân tích về vai trò thực tế của ASEAN trong tổng thể tiến trình liên kết và hợp tác ở Đông Á. Trong cuốn “East Asian regionalism”, Christophe M. Dent, nhà xuất bản Routledge, 2008, tác giảđem đến một cách nhìn khá rộng về các góc độ của liên kết khu vực ở Đông Á, từ các tiến trình liên kết tài chính thông qua ASEAN+3, liên kết kinh tế thông qua các FTAs, sự gắn kết giữa các quốc gia thông qua hợp tác ứng phó với các vấn đề xuyên quốc gia, đến vai trò của một số tổ chức khu vực như ASEAN hoặc diễn đàn APEC v.v. Tuy nhiên, từ những phân tích qua các góc độ khác nhau này, Dent chưa tổng hợp được thành một nhận định chung về thực trạng hay dự báo về xu thế liên kết khu vực tương lai ở Đông Á, vai trò của ASEAN được nhìn nhận ở mức độ nhất định, còn đặt trong bối cảnh hẹp chỉ ở Đông Nam Á và chưa phân định rõ ASEAN với các cơ chế do ASEAN chủ trì như ASEAN+3 hay EAS khiến người đọc dễ nhầm hiểu đây là các khuôn khổ hoàn toàn độc lập với nhau. Trong cuốn Regionalism in East Asia: why it has flourished since 2000 and how far it will go?, Richard Pomfret, Nhà xuất bản World Scientific, 2010, tác giả tập trung nhiều hơn vào liên kết kinh tế khu vực ở châu Á. Pomfret nhấn mạnh chủ nghĩa khu vực mở là đặc trưng mà châu Á theo đuổi, nhìn nhận sự khác biệt giữa khu vực hoá do thị trường dẫn dắt với chủ nghĩa khu vực hình thành 5 thông qua các thể chế hay chính sách của các quốc gia; cho rằng cuộc khủng hoảng 97-98 có tác động quyết định đến tiến trình khu vực hoá và chủ nghĩa khu vực ở châu Á.ASEAN cũng như các cơ chế ASEAN+3, ASEAN+6 đóng vai trò thúc đẩy xu thế liên kết khu vực mạnh mẽ hơn ở châu Á sau 2000. Hạn chế của cuốn sách này ở chỗ tác giả đi quá sâu vào kinh tế mà thiếu vắng một cách nhìn rộng và toàn diện hơn đến các khía cạnh như an ninh, chính trị, văn hoá v.v. Vai trò của ASEAN mới được nhìn nhận qua góc độ kinh tế là chủ yếu. Cuốn Asia’s new multilateralism: Cooperation, competition and searching for a community, do Michael J. Green và Bates Gill biên tập, nhà xuất bản Columbia University, 2009, nhận định sau nhiều năm liên kết kinh tế được đẩy mạnh ở châu Á, thập kỷ gần đây chứng kiến làn sóng hợp tác mới mạnh mẽ, dẫn đến sự thay đổi rõ rệt trong cấu trúc khu vực. Cuốn sách này nhấn mạnh nhiều hơn đến vấn đề quyền lực, cân bằng quyền lực chứ không phải là các chuẩn mực hoặc các thể chếđằng sau liên kết khu vực ở châu Á; cho rằng cấu trúc khu vực ở châu Á sẽ dưới dạng nhiều tầng nấc, với các thể chế song phương, tiểu khu vực, khu vực và toàn cầu cùng tham gia đan xen; các chính phủ vẫn đóng vai trò là đối tượng chơi chính, đặc biệt khi liên quan đến các vấn đề như an ninh hoặc cân bằng quyền lực. Mặc dù đưa ra được những phân tích tương đối đầy đủ về chính sách của các nước chủ chốt trong khu vực; chỉ ra các thách thức mà khu vực phải đối mặt trong quá trình định hình một cấu trúc hợp tác, cuốn sách đã bỏ qua một khía cạnh thiết yếu khi đề cập đến hợp tác đa phương ở khu vực: đó là vai trò của các thể chế hợp tác. Nhận định của các tác giả còn cần làm rõ hơn nếu chỉ cho rằng chủ nghĩa khu vực ở châu Á chỉ là sự kéo dài của các chính sách cân bằng quyền lực của các quốc gia mà không xuất phát từ các nhu cầu nội sinh của khu vực. Cuốn Routledge Handbook on East Asian Regionalism, Mark Beeson và Richard Stubbs biên tập, nhà xuất Bản Routledge 2012, xác định chủ nghĩa khu vực ở Đông Á (gồm Đông Bắc Á và Đông Nam Á), khác biệt với chủ nghĩa khu vực ở các nơi khác, vì đây là tiến trình do các nhà nước dẫn dắt, tập trung vào hợp tác nhiều hơn là liên kết, đề cập đến hợp tác và liên kết trên nhiều lĩnh vực 6 như kinh tế, chính trị, tài chính, chiến lược, và sự tham gia của một số tổ chức khu vực như ASEAN, SCO trong liên kết khu vực ở Đông Á. Tuy nhiên, cũng như hạn chế của một số nghiên cứu khác, tác giả đi sâu vào từng khía cạnh cấu thành nên liên kết khu vực Đông Á nhưng thiếu sự xâu chuỗi thành một đánh giá tổng thể, vai trò của ASEAN chỉ được nhìn nhận như một trong các nhân tố tham gia trong tiến trình liên kết khu vực. Cuốn Regional integration in East Asia: theoretical and historical perspectives”, do Satoshi Amako, Shunji Matsuoka và Kenji Horiuchi biên tập, United Nations University Press, 2013, tập hợp các bài nghiên của các học giả Nhật Bản về liên kết khu vực ở Đông Á. Cuốn sách chỉ ra rằng liên kết khu vực ở châu Á, với những tiến triển ấn tượng kể từ cuối thập niên 90, đangđứng trước ngã rẽ mới,Đông Á cần những cách tiếp cận mới cho giai đoạn tiếp theo. Các tác giả xem xét thực trạng liên kết khu vực trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, an ninh, năng lượng, môi trường và giáo dụctheo chiều dài lịch sử, từ giai đoạn trước Chiến tranh thế giới thứ Hai, đến nay, tính đến sự tham gia của 3 đối tượng chính là Nhật Bản, ASEAN và Trung Quốc. Hạn chế là cuốn sách chủ yếu đưa ra thực trạng, nhìn nhận về tiến trình, chứ chưa chỉ ra được các động lực chính của liên kết khu vực Đông Á, các nhân tố tác động và dự báo triển vọng tương lai như một nghiên cứu tổng thể cần có. Vai trò của ASEAN chỉ được các tác giả đánh giá như một trong 3 đối tượng tham gia chính, và chưa được đi sâu phân tích. Bên cạnh đó, có khá nhiều bài viết đăng trên các tạp chí nghiên cứu đánh giá, phân tích về một hay một số khía cạnh đáng chú ý trong liên kết khu vực Đông Á như: Eisuke Sakakibara và Sharon Yamakawa, Regional Integration in East Asia: Challenges and Opportunities, (Liên kết khu vực ở Đông Á: Các thách thức và cơ hội), World Bank East Asia project, June 2003. Mark Beeson, “Rethinking regionalism: Europe and East Asia in comparative historical perspective”, (Suy nghĩ lại về chủ nghĩa khu vực: Châu Âu và Đông Á trong so sánh tương quan lịch sử) trong Journal of European Public Policy 12, 6/12/2005; Akihiko Tanaka, Prospects for East Asia Community, (Triển vọng 7 Cộng đồng Đông Á), Trilateral organisation discussion, 2006; “Building an Open and Inclusive Regional Architecture for Asia”, (Xây dựng một kiến trúc khu vực mở và thu nạp cho châu Á), Policy Dialogue Brief, The Stanley Foundation and Center for Strategic and International Studies, November 2006; Richard Weixinghu trong “Building Asia-Pacific Regional Architecture: the challenge of hybrid regionalism” 2009 (Xây dựng kiến trúc khu vực châu Á- Thái Bình Dương), Brookings Institution; Mark Beeson, “East Asian Regionalism and the End of the Asia-Pacific: After American Hegemony”, (Chủ nghĩa khu vực Đông Á và sự kết thúc của châu Á-Thái Bình Dương; sau sự bá quyền Mỹ), The Asia-Pacific Journal, Vol. 2-2-09, January 10, 2009; Peter Drysdale, trong “Positioning Asian Architecture Internationally” (Định vị quốc tế Kiến trúc châu Á), East Asia Forum, tháng 11/2011; Tan See Reng, trong “Competing visions: EAS in the regional architecture debate” (Tầm nhìn cạnh tranh: EAS trong tranh luận về kiến trúc khu vực), RSIS Commentary No. 164/2011; Cheunboran Chanborey, East Asian Community Building: Challenges and future prospects (Xây dựng Cộng đồng Đông Á: Các thách thức và triển vọng tương lai), Cambodia Institute for Cooperation and Peace, January 2011. Justyna Szczudlik-Tatar, Regionalism in East Asia: A bumpy road to Asian Integration (Chủ nghĩa khu vực ở Đông Á: Con đường gồ ghề dẫn đến Liên kết châu Á), The Polish Institute for International Relations, Policy Paper No. 16 (64), June 2013; David Arase, “East Asian Regionalism at a crossroads”, (Chủ nghĩa khu vực Đông Á ở ngã rẽ), trong The Journal of Social Science, 75(2013).Ellen Frost (2014), “Rival Regionalisms and Regional Order: A Slow Crisis of Legitimacy”, (Các chủ nghĩa khu vực đối đầu và trật tự khu vực: cuộc khủng hoảng từ từ của sự chính danh), The National Bureau of Asian Reseach Report No. 48, December 2014. Evan A. Feigenbaum (2015), “The new Asian order and how the US fits in”, (Trật tự mới châu Á và làm cách nào để Mỹ tham gia vào), Foreign Affairs, 2/2/2015. 8 Các bài viết kể trên đều đưa ra những đánh giá sâu về từng lĩnh vực, từng khía cạnh và nhân tố tác động đến tiến trình liên kết ở Đông Á, xem xét đến vai trò của các nước lớn và các tổ chức khu vực, trong đó có ASEAN, nhưng không tập trung riêng về vai trò của ASEAN trong tổng quan của liên kết khu vực. Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu về ASEAN đã có rất nhiều, nhưng chủ yếu tập trung vào lịch sử hình thành, phát triển, các vấn đề đặt ra đối với ASEAN, quá trình liên kết khu vực và xây dựng Cộng đồng ASEAN trong khi các cuốn sách, bài viết nghiên cứu về vai trò của ASEAN trong liên kết khu vực Đông Á chưa nhiều.Một số công trình nghiên cứu tác giả đã tìm được về ASEAN và Đông Á có: Muthiah Alagappa, edited, Asian Security Order; Instrumental and Normative Features-Trật tự an ninh châu Á: khía cạnh công cụ và thực chứng, Stanford University Press, 2002;T.J. Pempel, Remapping East Asia: The Construction of a Region, Cornell University Press, 2005; David Martin Jones & M.L.R Smith, ASEAN and East Asian International Relations, Edward Elgar Publishing, 2006; Noel M. Norada, Regional order in East Asia, ASEAN and Japan perspectives, (Trật tự khu vực ở Đông Á: góc nhìn của ASEAN và Nhật Bản), Edited by Jun Tsunekawa, National Institute for Defense Studies Japan, 2007; Alice Ba, (Re)Negotiating East and Southeast Asia: Region, Regionalism and the Association of Southeast Asian Nations, Stanford University Press 2009 – (Tái đàm phán Đông Á và Đông Nam Á: khu vực, chủ nghĩa khu vực và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á);Amitav Acharya, Whose ideas matter? Agency and Power in Asian Regionalism- (Ý tưởng của ai có ý nghĩa? Tổ chức và quyền lực trong chủ nghĩa khu vực châu Á), Cornell University Press, 2009; Ralf Emmers edited, ASEAN and the Institutionalisation of East Asia-(ASEAN và Thể chế hóa Đông Á), Routledge Publishing 2013; Amitav Acharya, Constructing a Security Community in Southeast Asia-(Xây dựng Cộng đồng an ninh ở Đông Nam Á), 2nd edition, Routledge, 2013; 9 Trong cuốn “ASEAN and international relations in East Asia”, Jones và Smith chỉ trích sự tồn tại của ASEAN, phê phán vai trò của các quốc gia và hợp tác khu vực trong tăng trưởng kinh tế Đông Á, chỉ ra những vấn đề trong cấu trúc kinh tế khu vực, dẫn chứng về thất bại của các nước khi ứng phó với khủng hoảng tài chính 1997, nhất là vai trò yếu kém của ASEAN, không cho rằng ASEAN có “vai trò chính thống” ở cả Đông Nam Á và Đông Á, khi tiềm lực kinh tế hạn chế, các mô hình như ASEAN+3 hay thậm chí EAS chỉ là khuôn khổ để ASEAN dựa vào các nước lớn, và rằng các nước Đông Nam Á cần Đông Bắc Á hơn là ngược lại, ASEAN+3 nên đổi thành 3+ASEAN. Các luận điểm đưa ra trong cuốn sách còn gây tranh cãi và đây là một trong số ít những nghiên cứu gần như phủ nhận hoàn toàn vai trò của ASEAN ở khu vực. Trong cuốn “ASEAN and the institutionalization of East Asia”, Ralf Emmers biên tập, các tác giả chỉ ra những điểm mạnh và hạn chế của ASEAN trong quá trình xây dựng thể chế ở Đông Nam Á, trong hợp tác đa phương và an ninh ở ĐôngÁ và trong thể chế hoá quan hệ giữa các nước lớn. Vấn đề thể chế hoá quan hệ giữa các nước lớn, cụ thể là Trung-Nhật-Mỹ được xem như động lực chính của tiến trình thể chế hoá các quan hệ quốc tế ở ĐôngÁ, với sự hỗ trợ của các cơ ch...ên chính phủ tự do mới của Moravcsik có sự kết hợp với cách tiếp cận của những người theo chủ nghĩa chức năng mới. Moravcsik cho rằng lợi ích quốc gia được xác định là phần quan trọng của tiến trình vận động trong nội bộ xã hội đa nguyên chính trị của quốc gia thành viên đó. Moravcsik sử dụng phương pháp phân tích "trò chơi hai cấp" (two-level game) 182để giải thích các cuộc mặc cả thương lượng trong nội bộ liên minh châu Âu. Nhu cầu liên kết nảy sinh từ quá trình vận động chính trị nội bộ, và thế lực chính trị mạnh nhất sẽ quyết định lợi ích và lập trường của chính phủ quốc gia đó khi tham gia đàm phán hội nhập. Tuy nhiên, kết quả liên kết lại phụ thuộc vào kết quả đàm phán quốc tế giữa quốc gia đó với những quốc gia khác, và kết quả đó sẽ tác động trở lại đối với tiến trình chính trị nội bộ. Trong phân tích và lý giải tiến trình liên kết khu vực ở châu Âu, Moravcsik kết luận: (i) tiến trình thương lượng liên chính phủ giữa các quốc gia tham gia tiến trình liên kêt khu vực châu Âu giúp củng cố quyền lực của Nhà nước trong chính trị nội bộ, (ii) liên kết không nhất thiết đồng nghĩa với sự củng cố quyền lực cho các thể chế siêu quốc gia, (iii) nhà nước quốc gia vẫn có thể được coi là tác nhân chính quyết định mức độ và tiến độ liên kết, và mục đích liên kết là để duy trì quyền tự trị của nhà nước quốc gia thành viên. Trường phái liên chính phủ chịu ảnh hưởng khá nhiều của chủ nghĩa hiện thực mới, coi nhà nước là chủ thể chính trong chính trị quốc tế. K.J. Holsti, một học giả theo trường phái tân hiện thực, kết luận rằng quan điểm lấy nhà nước làm trọng tâm vẫn đứng vững trong thời kỳ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Mặc dù không giải thích được tiến trình liên kết ở châu Âu, nhưng những luận điểm của trường phái chủ nghĩa hiện thực mới có ảnh hưởng sâu sắc tới những lý luận 25 ban đầu về chủ nghĩa khu vực hay còn gọi là những lý thuyết về liên kết cổ điển, đặc biệt là chủ nghĩa liên chính phủ. Dựa trên những lập luận cơ bản của chủ nghĩa hiện thực mới, trường phái này đặt trọng tâm vào vai trò của nhà nước, coi nhà nước là chủ thể chính chi phối tiến trình liên kết. Tiến trình liên kết và thể chế hoá phụ thuộc vào nhà nước, lợi ích và quan hệ qua lại giữa các nhà nước với nhau. Cụ thể: (i) Nhà nước có chủ quyền trong tài phán quốc gia và các vấn đề đối nội, cũng như trong chính trị đối ngoại nhằm bảo đảm sự tồn tại của nhà nước và quốc gia đó; (ii) mục tiêu của nhà nước là duy trì và đạt được hòa bình trong xã hội quốc tế vô trật tự, và nhà nước tham gia vào hợp tác quốc tế nhằm thực hiện lợi ích quốc gia và nhà nước không phải phục tùng bất kỳ thế lực quốc tế nào; (iii) vai trò trung tâm của nhà nước đãđem lại vị trí quan trọng cho các chính phủ, các lãnh đạo, nguyên thủ quốc gia trong hoạch định đường lối chính sách cho quốc gia. Mặc dù nhân tố phi nhà nước có vai trò ngày càng tăng, nhưng nhà nước vẫn là nhân tố chính chịu trách nhiệm đàm phán về các chuẩn tắc và luật lệ khi tham gia vào nền kinh tế quốc tế. Đặc biệt, trường phái liên chính phủ đã tiếp nhận quan điểm của chủ nghĩa hiện thực mới khi nhấn mạnh tác động của "quan hệ giữa các nước lớn" tới tiến trình liên kết. Trong các trường phái chính thuộc Chủ nghĩa Tự do, Tự do thể chế là mảng lý luận tập trung làm làm rõ vai trò của các tổ chức quốc tế trong quan hệ quốc tế, và do đó tạo cơ sở cho việc phân tích các vấn đề về liên kết khu vực. Theo thuyết Tự do thể chế, các cơ chế/thể chế mang tính chất liên chính phủ đóng vai trò chính yếu trong việc đưa quan hệ quốc tế ra khỏi tình trạng vô chính phủ hoặc bị bá quyền chi phối. Sở dĩ như vậy là do các cơ chế/thể chế này đặt ra các luật lệ (rules) và quy chuẩn (norms) có tính ràng buộc cao đối với các bên tham gia. Quá trình ra quyết định của các thể chế và tổ chức quốc tế có mức độ minh bạch tương đối do luật lệ quy định, do đó góp phần khắc phục tình trạng nước lớn dùng ý chí áp đặt các nước còn lại. Ngoài ra, sự tăng cường trao đổi thông tin chính sách giữa các nước thành viên trong thể chế quốc tế cũng làm giảm chi phí giao dịch, nâng cao hiệu quả hoạch định và triển khai chính sách 26 cho các nước thành viên. Thuyết Tân chức năng tiền đề quan trọng của mảng lý luận Tự do Thể chế, cho rằng trong giai đoạn đầu của quá trình liên kết, các quốc gia hợp tác chủ yếu để giải quyết các vấn đề mang tính kỹ thuật và phi chính trị Thành công của hợp tác trong các lĩnh vực này sẽ có hiệu ứng lan toả sang các vấn đề mang tính chính trị thực sự. Từ đó, quá trình liên kết đạt được những bước phát triển mới. Theo quan điểm của chủ nghĩa tự do nói chung, quốc gia là chủ thể quan trọng nhất, nhưng không phải là duy nhất của quan hệ quốc tế. Các chủ thể khác bao gồm các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quốc tế, các thể chế đa phương và các cá nhân. Chủ nghĩa tự do nhấn mạnh tính hệ thống cũng như vai trò của thể chế trong việc cung cấp thông tin, giảm chi phí giao dịch giữa các thành viên, và do đó tạo thuận lợi cho hợp tác giữa các quốc gia, đặc biệt là hợp tác kinh tế. Hợp tác đem lại lợi ích cho các nước nên các nước có nhu cầu hợp tác thông qua việc thành lập các thể chế đểđạt mục tiêu một cách tốt nhất, đồng thời thúc đẩy các nước tiếp tục hợp tác để giải quyết những mâu thuẫn. Trong các trường phái chính thuộc Chủ nghĩa Tự do, Tự do thể chế là mảng lý luận tập trung làm làm rõ vai trò của các tổ chức quốc tế trong quan hệ quốc tế, và do đó tạo cơ sở cho việc phân tích các vấn đề về liên kết khu vực. Theo thuyết Tự do thể chế, tổ chức và thể chế quốc tế đóng vai trò chính yếu trong việc đưa quan hệ quốc tế ra khỏi tình trạng vô chính phủ hoặc bị bá quyền chi phối. Sở dĩ như vậy là do các tổ chức/thể chế này đặt ra các luật lệ và quy chuẩn (norms) có tính ràng buộc cao đối với các bên tham gia. Sự tồn tại của các tổ chức và thể chế quốc tế cũng tạo điều kiện cho sức mạnh pháp lý dần thay thế ý chí của các nước lớn do quá trình ra quyết định của các thể chế và tổ chức quốc tế có mức độ minh bạch tương đối do luật lệ quy định, do đó góp phần khắc phục tình trạng nước lớn dùng ý chí áp đặt các nước còn lại. Ngoài ra, việc tăng cường trao đổi thông tin chính sách giữa các nước thành viên trong thể chế quốc tế giúp nâng cao hiệu quả hoạch định và triển khai chính sách của các nước thành viên. 27 Theo quan điểm của chủ nghĩa tự do nói chung, quốc gia là chủ thể quan trọng nhất, nhưng không phải là duy nhất của quan hệ quốc tế. Các chủ thể khác bao gồm các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quốc tế và các thể chế đa phương. Chủ nghĩa tự do nhấn mạnh tính hệ thống cũng như vai trò của thể chế trong việc cung cấp thông tin, giảm chi phí chuyển tải và do đó tạo thuận lợi cho hợp tác giữa các quốc gia, đặc biệt là hợp tác kinh tế. Tuy nhiên, các nhánh khác nhau của chủ nghĩa tự do có cách giải thích khác nhau về nguyên nhân dẫn đến hợp tác giữa các quốc gia. Nhánh“Tự do cổ điển” cho rằng các chủ thể hợp tác được với nhau là nhờ sự tồn tại của các thể chế do con người lập nên nhằm tạo thuận lợi cho trao đổi hợp tác và ngăn chặn việc dùng sức mạnh răn. Trong khi đó, nhánh“Tân Tự do”, với đại diện tiêu biểu là Robert O. Keohane và Robert Axelrod, cho rằng hợp tác thực hiện được là do các chủ thể, qua quá trình tương tác liên tục, nhận thức được lợi ích của việc hợp tác[137]. Như vậy, lợi ích trong hợp tác có hiệu ứng lan tỏa, thúc đẩy các chủ thể hợp tác tiếp tục để giải quyết mâu thuẫn. Keohane và Nye, đại diện cho trường phái tân tự do nhấn mạnh thuyết tuỳ thuộc lẫn nhau, cho rằng sự trao đổi qua lại tạo nên sự tuỳ thuộc lẫn nhau, hình thành mạng lưới tuỳ thuộc trong đó các khía cạnh quốc gia và khu vực mờ đi[136; tr.728]. Trường phái chủ nghĩa tân tự do còn có những dấu ấn quan trọng trong nghiên cứu về vai trò của nhà nước, thuyết về sự phụ thuộc lẫn nhau, cho rằng hợp tác giữa các quốc gia, chủ yếu là giữa các chủ thể nhà nước, được xúc tiến khi các bên nhận thức được mối đe dọa chung, hoặc để đối phó với những mối đe dọa mới xuất hiện như sự đình trệ kinh tế hay tình hình bất ổn định, gọi chung là những vấn đề “xuyên biên giới" mà bất cứ quốc gia nào, dù mạnh đến đâu cũng không thể một mình xử lý được. Luận điểm của chủ nghĩa tự do về kinh tế thị trường và tự do thương mại, về sự liên kết và phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế- chính trị giữa các chủ thể trong hệ thống quốc tế có ảnh hưởng tới luận điểm cơ bản của trường phái chức năng mới [16]. 28 Trường pháichức năng cho rằng liên kết kinh tế sẽ tạo ra sức ép dẫn tới liên kết chính trị, và liên kết chính trị tới lượt nó sẽ thúc đẩy nhanh hơn nữa liên kết kinh tế. Chia sẻ quan điểm của những người theo chủ nghĩa tự do cho rằng "các cơ chế quốc tế và sự quản lý toàn cầu ở một mức độ nào đó là cần thiết để đàm phán và thực thi các hiệp định toàn cầu", trường phái chức năng cũng nhằm tới mục tiêu cuối cùng là tạo ra một sự liên kết khu vực, xây dựng một thể chế siêu quốc gia theo mô hình liên bang (hoặc khu vực). David Mitrany là một trong những thành viên khởi xướng của trường phái này cho rằng các quốc gia ban đầu liên kết với nhau trên các lĩnh vực hợp tác chuyên ngành hay kinh tế. Sau đó, các quốc gia trong quá trình liên kết từng phần, tạo nên động lực mở rộng ra các lĩnh vực khác. Đây được xem là “tác động lan truyền”. Tác động lan truyền có hai dạng: chức năng và chính trị. Lan truyền chức năng trên các lĩnh vực chuyên ngành, kinh tế, từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác. Lan truyền chính trị là việc tạo nên các mô hình siêu quốc gia, tầm cỡ như EU, hoặc Liên Hợp Quốc. Một trong những học giả chủ xướng thuyết lan truyền này là Ernst Haas. Haas là người áp dụng thuyết “tác động lan truyền” để lý giải cho quá trình liên kết ở châu Âu. Theo Haas và những người theo chủ nghĩa chức năng, tiến trình liên kết khu vực sẽ được thúc đẩy trên ba giả định: (i) tác động lan tỏa; (ii) cam kết trung thành của các nhóm lợi ích chuyển từ cấp độ quốc gia sang thể chế khu vực; (iii) vai trò quyết định của các thể chế siêu quốc gia đối với tiến trình liên kết khi các thể chế này có quyền lực hơn và độc lập hơn với các quốc gia thành viên (Hass sử dụng thuật ngữ sự độc lập của phái kỹ nghệ)[16]. Haas nhấn mạnh rằng những kết quả tích cực đạt được do tác động lan truyền sẽ tạo ra sự thay đổi trong cách đánh giá và động cơ của các chính trị gia đối với các vấn đề liên kết khu vực. Haas cũng cho rằng không chỉ các chính trị gia mà cả giới thượng lưu trong xã hội cũng ủng hộ tiến trình liên kết, và tính hợp lý mà các chính khách vốn tuân sẽ bị mờ đi do sự tham gia của nhiều đối tượng khác nhau trong nỗ lực theo đuổi mục tiêu liên kết. Haas chỉ ra rằng tác động lan truyền không phải đương nhiên theo một số dạng của luật kinh tế mà dựa vào khả năng điểu chỉnh và thay đổi lòng trung 29 thành và thái độ của các quốc gia trong cùng khu vực, cuối cùng hướng đến thúc đẩy liên kết khu vực [110]. Mặc dù không rõ nét như chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa tự do mới, Karl Deutsch và những người theo trường phái "tương tác"chủ trương thông qua tiếp xúc để xây dựng “tính cộng đồng”) cũng có ảnh hưởng nhất định đối với những lý luận về liên kết khu vực ở châu Âu. Deutsch và những người đồng sự phát triển khái niệm “cộng đồng an ninh”, nêu ý tưởng về một hiệp hội khu vực mà ở đó nhu cầu hợp tác về cơ bản sẽ nổi trội hơn khuynh hướng xung đột. Mặc dù tồn tại cạnh tranh về lợi ích, bất đồng và chênh lệch về sức mạnh, các thành viên của cộng đồng an ninh vẫn tham gia vào một hệ thống quản lý dựa trên hiểu biết chung và bản sắc tập thể, không chính thức, nhằm tìm giải pháp hòa bình cho các tranh chấp. Đặc trưng của cộng đồng này là giữa các thành viên có sự tin cậy lẫn nhau, có chung nguyện vọng hoà bình, do đó khả năng nổ ra chiến tranh giữa các nước này là tương đối thấp. Luận điểm của Deutsch và những người theo "chủ nghĩa tương tác" cho rằng liên kết là quá trình tiệm tiến trước hết ở lĩnh vực kinh tế, văn hoá-xã hội và bản sắc chính trị, rồi tiến tới thể chế hoá chính trị" đã có ảnh hưởng tới trường phái chức năng mới. Trường phái này cho rằng chiến lược phù hợp nhất để đạt tới mục tiêu cuối cùng (tức là sự nhất thể hoá khu vực) cần phải là một chiến lược từng bước, thông qua chính sách liên kết trên từng lĩnh vực chức năng cụ thể để chuyển dần quyền lực từ cấp độ nhà nước quốc gia sang trung tâm mới [16]. 1.2.2. Chủ nghĩa Kiến tạo Ra đời vào nửa sau thế kỷ XX, Chủ nghĩa Kiến tạo là một mô hình lý thuyết không mang tính đồng nhất. Điểm đặc trưng căn bản của Chủ nghĩa Kiến tạo là nhấn mạnh nhận thức chủ quan của từng quốc gia về bản sắc với vai trò là biến số chính tác động đến cách nhìn nhận lợi ích quốc gia cũng như quan hệ quốc tế. Alexander Wendt, một đại diện tiêu biểu của mảng lý thuyết này, cho rằng“Tình trạng vô chính phủ do chính các quốc gia tạo nên” [209]. Như vậy, 30 việc một hệ thông có trở nên vô chính phủ hay không tuỳ thuộc vào bản sắc chứ không phải khả năng quân sự của các quốc gia. Bản sắc của các quốc gia được hình thành thông qua quá trình tương tác và “xã hội hoá”. Theo thuyết Kiến tạo xã hội, hai vấn đề quan trọng nhất đối với hợp tác trong hệ thống quốc tế là sự đồng dạng về mặt thể chế và sự thể chế hoá các chuẩn mực/quy tắc. Theo đó, sự đồng dạng về mặt thể chế là kết quả của quá trình tương tác và tham gia trong một môi trường, theo đó có sự thay đổi về mặt nhận thức và mô hình giữa các quốc gia theo hướng đồng nhất. Sự thay đổi này gắn với thay đổi trong nhận thức về lợi ích quốc gia, nhằm phục vụ nhu cầu an ninh, phát triển và ảnh hưởng của quốc gia đó. Có hai lý do chính cho việc các quốc gia ủng hộ sự thể chế hoá các chuẩn mực/quy tắc: i) tránh phải trả giá cho việc hành xử ngược với các chuẩn mực, quy tắc trong quan hệ quốc tế vốn được chấp nhận rộng rãi; và ii) nâng cao uy tín và vị thế quốc tế của quốc gia thông qua sự thừa nhận của các quốc gia khác. Tuy nhiên, quá trình hình thành nên các quy tắc và chuẩn mực này thường kéo dài và đầy khó khăn (quá trình “xã hội hoá”), và kết quả của nó là sự gia tăng tính cộng đồng khu vực và quốc tế. Khác với cách tiếp cận của trường phái chủ nghĩa hiện thực và tự do, chủ nghĩa Kiến tạo nhấn mạnh tầm quan trọng của văn hóa, ý tưởng, hệ tư tưởng và sự “xã hội hóa”. Theo đó, hành vi của nhà nước được quyết định bởi niềm tin, bản sắc cũng như các chuẩn mực cư xử xã hội của tầng lớp tinh hoa. Chủ nghĩa kiến tạo dựa trên giả định rằng hệ thống quốc tế là một sự kiến tạo xã hội, trong đó hệ tư tưởng, lịch sử và quá trình xã hội hóa có vai trò quan trọng trong chính sách của mỗi nước và quan hệ quốc tế. Các cá nhân, cụ thể là các nguyên thủ quốc gia, với những giá trị văn hóa và bản sắc gắn liền trong hoàn cảnh lịch sử của họ, đưa ra quyết sách và vì vậy, đóng vai trò quan trọng trong hệ thống quốc tế. Trong khi chủ nghĩa hiện thực chủ yếu đề cập đến an ninh và sức mạnh vật chất, chủ nghĩa tự do chủ yếu nhấn mạnh sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế và các yếu tố trong nước, chủ nghĩa kiến tạo quan tâm nhiều hơn tới vai trò của các ý tưởng, bao gồm các mục tiêu, mối đe dọa, sự đồng nhất và các yếu tố khác có ảnh 31 hướng tới nhà nước và các chủ thể phi nhà nước, trong việc định hình hệ thống quốc tế. Theo các nhà lý luận Kiến tạo, vấn đề quan trọng sau chiến tranh lạnh là việc các nhóm khác nhau nhìn nhận bản sắc và lợi ích của mình như thế nào. Quốc gia sẽ hợp tác với nhau khi có cùng một bản sắc tập thể, nhìn nhận về lợi ích giống nhau. Bản sắc là những khái niệm theo đó các nước nhận thức về mình và người trong một tiến trình tương tác liên tục và dày đặc. Hợp tác sẽ lâu dài nếu quan hệ giữa các nước được xây dựng trên bản sắc chung, gần về địa lý và có sự tương đồng về lịch sử. Theo Alexander Wendt, “các cấu trúc của tổ chức loài người được quyết định chủ yếu bởi các ý tưởng chung chứ không phải các lực lượng vật chất, và bản sắc và mối quan tâm của các chủ thể được xây dựng bởi những ý tưởng chung chứ không phải do tự nhiên mà có” [209; tr.1] . Ông cũng như những nhà lý luận của học thuyết này không nhìn nhận tình trạng vô chính phủ là cơ sở bất biến của hệ thống quốc tế mà cho rằng tình trạng vô chính phủ là do các nhà nước tự tạo ra; và các chuẩn mực xã hội định hình và thay đổi chính sách đối ngoại theo thời gian chứ không phải an ninh là nhân tố làm thay đối như học thuyết hiện thực khẳng định. Tình trạng vô chính phủ có thể chuyển thành một “cộng đồng an ninh” mà ở đó các nước tin tưởng lẫn nhau và giải quyết xung đột không xảy ra chiến tranh. Do đó hệ thống quốc tế vô chính phủ cũng là một kiến tạo xã hội. Nhà lý luận theo trường phái kiến tạo Amitav Acharya cũng cho rằng lợi ích và bản sắc của các quốc gia không phải là tự có mà hình thành và phát triển qua một quá trình tương tác và xã hội hóa, được kiến tạo bởi các cấu trúc xã hội. Thông qua tương tác và xã hội hóa, các quốc gia có thể phát triển một bản sắc chung để vượt qua chính trị quyền lực và tình thế tiến thoái lưỡng nan về an ninh. Một ví dụ là chủ nghĩa khu vực ở Đông Nam Á hình thành bởi các lực lượng có chung ý tưởng và việc xã hội hóa nhằm đạt được bản sắc chung. Các yếu tố như quy tắc chung, sự bình đẳng và việc tránh tham gia các hiệp ước quân sự của các cường quốc có tầm ảnh hưởng đối với việc hình thành một hình thái 32 chủ nghĩa khu vực yếu và tương đối không thể chế hóa, được biết đến như“bản sắc ASEAN” [42; tr.57-82]. Thuyết Kiến tạo giải thích về mô hình của chủ nghĩa khu vực ở châu Á, mọ ̂t loại hình phản ánh rõ rệt hơn các chuẩn mực và văn hóa của các quốc gia châu Á và bản sắc chung của họ - những quốc gia mới giành độc lập đang tìm kiếm quyền tự chủ cho đất nước và cho cả khu vực. Những nhà kiến tạo biện luận rằng sự thành lập ASEAN năm 1967 kho ̂ng thể giải thích dưới góc độ hiện thực chủ nghĩa do thiếu vắng một mối đe dọa chung từ bên ngoài, hoặc bởi chủ nghĩa tự do, vốn cho rằng cần phải có sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước thành viên. Không điều kiện nào kể trên xuất hiện trong mối quan hệ giữa các thành viên sáng lập ASEAN thưở ban đầu. Thay vào đó, chủ nghĩa khu vực ở Đông Nam Á là sản phẩm đến từ lý tưởng, chẳng hạn như những chuẩn mực chung, và bản sắc chung đến từ quá trình xã hội hóa. Các chuẩn mực chung - bao gồm nguye ̂n tắc không can thiệp, bình đẳng giữa các quốc gia, và không trở thành thành vie ̂n trong hiẹ ̂p ước quân sự của các siêu cường - đã có ảnh hưởng đến viẹ ̂c hình thành một dạng chủ nghĩa khu vực sơ khai và phi thể chế hóa, vốn đu ̛ợc biết đến với cái tên “Phương cách ASEAN.” Các tổ chức khu vực do đó đã đã trở thành điểm cốt lõi trong các quan điểm của chủ nghĩa kiến tạo về quan hệ quốc tế ở châu Á thời hậu chiến. Thông qua các thiết chế khu vực châu Á, những nhà kiến tạo đã thử nghiệm và kiểm tra những quan điểm của họ về vai trò của ý tưởng (ví dụ như an ninh tập thể và an ninh hợp tác), bản sắc (“con đường châu Á”, “phương cách ASEAN”, “con đu ̛ờng châu Á-Thái Bình Dương”), và sự xã hội hóa. Ảnh hưởng của chủ nghĩa kiến tạo là đặc biệt rõ rệt trong nỗ lực phân biệt chủ nghĩa khu vực châu Âu và châu Á, nhấn mạnh vào bản chất chính thức, pháp lý và quan liêu của châu Âu so với quan điểm phi chính thức, đồng thuạ ̂n và nhấn mạnh tới tiến trình của châu Á. Lập luận chủ yếu của những nhà kiến tạo về chủ nghĩa khu vực tại châu Á là 33 những tiêu chí xuất phát từ châu Âu không nên được sử dụng đểđánh giá kết quả và tính hiệu quả của các tổ chức khu vực châu Á [42; tr.57-82]. 1.2.3. Chủ nghĩa khu vực mới Trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh, các lý thuyết tập trung vào lý giải tiến trình liên kết khu vực ở châu Âu có thể kể đến như thuyết chức năng, thuyết chức năng mới, thuyết liên bang mới và thuyết liên chính phủ. Cho tới thời điểm đó, mô hình liên kết khu vực ở châu Âu được đánh giá là thành công nhất, có mức độ sâu và toàn diện nhất, trở thành mẫu hình liên kết cho nhiều khu vực khác. Các nước châu Âu đãđi tiên phong trong nỗ lực liên kết, đạt được thành tựu trong lĩnh vực xây dựng thể chế và tạo dựng khuôn khổ pháp lý cho liên kết khu vực. Theo đó, các lý thuyết được đề cập ở trên đều xoay quanh giải thích về tiến trình liên kết khu vực mà châu Âu khởi xướng. Tuy nhiên, cùng với sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh, sự mở rộng của trào lưu liên kết ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới, các lý thuyết cổ điển về liên kết khu vực dựa vào mô hình châu Âu đã trở nên không còn phù hợp 100, 108, 138. Tiến trình liên kết khu vực trên thế giới phát triển theo hai khuynh hướng: (i) tự phát, do các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa-xã hội và lịch sử vốn ẩn chứa sâu xa ở khu vực tác động (Hette và Soderbaum 2000, Wallace 1994) và (ii) những biến đổi trong cấu trúc hệ thống quốc tế sau Chiến tranh Lạnh đã tạo cơ hội cho các hình thức liên kết khu vực phát triển đa dạng hơn (Milner 1992), khiến xu hướng co cụm trong các khối phòng thủ khép kín thời Chiến tranh Lạnh chuyển thành mô hình hợp tác và liên kết khu vực mở, kết nối toàn cầu gia tăng. Khái niệm “liên kết khu vực mở” đã nổi lên. Do đó, các lý thuyết cổ điển về liên kết khu vực đã nhường chỗ cho lý thuyết mới. Nhiều môn khoa học khác nhau được sử dụng để giải thích về liên kết khu vực như kinh tế chính trị quốc tế, khoa học chính trị, quan hệ quốc tế, xã hội học và địa lý kinh tế, chứ không chỉ đơn thuần dựa vào kinh tế học như trước đây. Lý thuyết mới giúp giải thích toàn diện và đầy đủ hơn về liên kết khu vực, các nguyên nhân và kết quả của nó từ cả góc độ chính trị, kinh tế và xã hội. 34 Chủ nghĩa khu vực mới tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của các thể chế trong thúc đẩy liên kết và hợp tác khu vực. Các thể chế giúp giảm chi phí và bất trắc trong các giao dịch, đảm bảo việc thực thi các cam kết, hỗ trợ tiến trình gắn kết giữa các xã hội, hình thành bản sắc chung98. Lý thuyết mới về liên kết khu vực cũng mở rộng khái niệm “khu vực” dưới nhiều hình thức khác nhau như: về chính trị là một đơn vị hành chính, về văn hóa là một cộng đồng có ngôn ngữ và sắc tộc chung, về kinh tế là một khu vực sản xuất và trao đổi chung. Chính các động lực được thúc đẩy bởi nhu cầu thị trường đã tạo nên các làn sóng khu vực tạo nên những không gian kinh tế mở trong khu vực, vượt qua các ranh giới quốc gia. Thuyết kiến tạo xã hội, nhìn từ góc độ của chủ nghĩa khu vực mới, giúp diễn giải quá trình tương tác giữa các xã hội tạo nên một khu vực có bản sắc chung. Alexander Wendt 221 cho rằng sự tùy thuộc gia tăng trong bối cảnh toàn cầu hóa tạo nên những cộng đồng mới với lợi ích chung, cảm giác “khu vực” nơi các trao đổi về kinh tế, chính trị và xã hội tập trung trong không gian khu vực riêng, không giống với các cộng đồng khu vực khác. Chủ nghĩa khu vực mới cũng giải thích về tiến trình xây dựng cộng đồng ở khu vực, như là sự tạo dựng các mối quan hệ hợp tác chặt chẽ hơn, giữa người dân, các tổ chức, các cơ quan của mỗi quốc gia, nhằm phát triển sự gắn kết về chính trị, kinh tế và xã hội chung trong khu vực, trên cơ sở các lợi ích chung, khiến các thành viên cộng đồng tùy thuộc lẫn nhau cũng như hình thành cách thức các hành động ở cấp khu vực được tiến hành để xử lý các lợi ích chung của khu vực. Trong quá trình đó, bản sắc khu vực được hình thành, giúp tạo nên các mối quan hệ hợp tác và hòa hợp trong một cộng đồng khu vực. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với những khu vực vốn phải trải qua giai đoạn xung đột dài như Đông Á. Khác với lý thuyết liên kết khu vực cũ, lý thuyết mới không chỉ bó hẹp trong các nhân tố nhà nước, mà nhấn mạnh tầm quan trọng của các yếu tố phi nhà nước, các lực lượng xã hội và các thể chế đa phương trong tiến trình liên kết khu vực. Nói cách khác, chủ nghĩa khu vực kiểu mới tập trung nhiều hơn vào các 35 mức độ đa dạng, đa tầng nấc của hợp tác và liên kết khu vực (như vai trò của các nhà nước, thị trường, các tiểu khu vực...), với cách nhìn theo thuyết kiến tạo xã hội để lý giải tiến trình xây dựng cộng đồng, cũng như sự liên kết giữa liên kết khu vực với các tiến trình và cơ cấu bên ngoài khu vực đó, ở cấp độ đa phương và toàn cầu. Gavin nhấn mạnh thuyết liên kết khu vực mới khác với thuyết liên kết cũ ở một số điểm quan trọng như [104; tr.277-312]: (i) Chủ nghĩa khu vực mới đề cập đến một số nước nhỏ, sẵn sàng gắn kết với các nước lớn hơn, những nước đóng vai trò bá quyền trong khu vực; (ii) Các nước nhỏ có xu hướng tham gia vào tiến trình tự do hóa một cách đơn phương và muốn củng cố bằng cách kết nối với một nước lớn đóng vai trò chủ chốt. (iii) Liên kết khu vực mới chính là liên kết sâu. Nó vượt ra bên ngoài khía cạnh tự do hóa thương mại hàng hóa và bao hàm cả các vấn đề dịch vụ và đầu tư. (iv) Sẽ không có bước đột phá mà liên kết được tiến hành tiệm tiến từng bước (v) Liên kết khu vực mới diễn ra giữa các nước có phạm vi địa lý gần gũi nhau. (vi) Các nước nhỏ coi các thỏa thuận thương mại tự do khu vực như biện pháp để tăng thế mặc cả của họ trong đàm phán thương mại quốc tế. Chủ nghĩa khu vực mới, kết hợp các lý thuyết của chủ nghĩa tự do và kiến tạo,giúp giải thích tốt hơn về diễn biến trong liên kết khu vực ở Đông Á với cách nhìn toàn diện và đa chiều hơn về tiến trình liên kết tại khu vực này vốn có nhiều đặc trưng và khác biệt so với các khu vực khác. Lý thuyết khu vực mới, kết hợp với phần lý luận về vai trò của các nước vừa và nhỏ trong quan hệ quốc tế được trình bày ở phần dưới đây, sẽ là cơ sở lý luận phù hợp để chứng minh vai trò của ASEAN trong tiến trình liên kết khu vực ở Đông Á. 36 1.3 Lý luận về vai trò của các nước vừa và nhỏ trong quan hệ quốc tế Vai trò của các nước vừa và nhỏ ngày càng được quan tâm nhiều hơn kể từ giữa Thế kỷ XX trở lại đây khi sự xuất hiện của các quốc gia mới giành độc lập từ các thuộc địa khiến số lượng các nước vừa và nhỏ gia tăng, cùng với tác động của quá trình toàn cầu hóa làm thay đổi đánh giá về sức mạnh của mỗi quốc gia. Theo Hans Morgenthaus, các nước lớn được cho là “những nước có khả năng áp đặt ý chí lên các nước nhỏ... còn các nước nhỏ là các nước không có khả năng chống lại ý chí của các nước lớn” [155] và “các nước lớn dễ dàng rơi xuống tầng thứ hai và trở thành nước nhỏ, và một nước nhỏ có thể dễ dàng nổi lên thành nước lớn”. Hans Morgenthaus, việc phân loại sức mạnh của các quốc gia dựa trên các tiêu chí sau: lãnh thổ; dân số, quân đội, nền kinh tế, tài nguyên, đặc điểm của dân tộc, tinh thần dân tộc, khả năng của chính phủ và nền ngoại giao[156].Đây là cách phân loại truyền thống, dựa trên sức mạnh và quyền lực, mà theo đó, các nước lớn sẽ có vai trò quan trọng hơn thông qua khả năng sử dụng sức mạnh và quyền lực của mình trong quan hệ quốc tế. Các học giả đều cho rằng các nước lớn hoặc các siêu cường đóng vai trò quan trọng nhất trong hệ thống quốc tế, họ định ra những“luật chơi” cho hệ thống mà các nước khác phải theo. Khái niệm về nước nhỏ được các nhà nghiên cứu nhìn nhận theo một số cách khác nhau. Neumann [126] cho rằng các nước nhỏ là tất cả các nước không phải nước lớn, và do đó, bao gồm cả các quốc gia tầm trung như Australia, Canada, Nam Phi. Francis Fukuyama cho rằng vượt lên trên quy mô lãnh thổ, một nước nhỏ là nước có ít hoặc ít hơn sự tham gia của chính phủ trong xã hội hoặc nền kinh tế v.v [100]. Còn theo Keohane, một nước nhỏ là nước mà các nhà lãnh đạo cho rằng nó không bao giờ có thể hành động một mình hoặc trong một nhóm nhỏ, để tạo ảnh hưởng đáng kể trên toàn cầu [136]. Galtung cho rằng một nước được xem là nước nhỏ khi có quy mô khiêm tốn (xét về lãnh thổ, dân số, tiềm lực kinh tế, tiềm lực quân sự) và đang trong quá trình phát triển [103; tr.96]. Trong khi đó, Robert Rothstein bác bỏ khái niệm về một nước nhỏ dựa trên các 37 tiêu chí đo đếm được. Ông cho rằng“một nước nhỏ là nước thừa nhận rằng họ không thể đảm bảo được an ninh chủ yếu bằng cách sử dụng các năng lực của chính mình. Và họ phải dựa chủ yếu vào sự hỗ trợ của các nước khác, các thể chế và tiến trình khác để làm điều này...” [180].Keohane chỉ trích khái niệm này của Rothstein, lập luận rằng “một nước lớn là nước mà nhà lãnh đạo cho rằng họ có thể hành động một mình để gây ảnh hưởng quyết định đối với hệ thống quốc tế; một nước bậc hai là nước mà nhà lãnh đạo cho rằng họ có thể tạo một số ảnh hưởng, mặc dù chưa mang tính quyết định đối với hệ thống; một nước tầm trung là nước mà nhà lãnh đạo cho rằng họ không thể hành động hiệu quả một mình nhưng có thể có tác động mang tính hệ thống đến một nhóm nhỏ thông qua các thể chế quốc tế; một nước nhỏ là nước mà nhà lãnh đạo cho rằng họ không thể hành động một mình hay trong một nhóm nhỏ để tạo ra ảnh hưởng đối với hệ thống quốc tế” [136]. Về cơ bản, chưa có một định nghĩa chung được thừa nhận về một nước nhỏ nhưng có điểm chung được nhiều nhà nghiên cứu thống nhất rằng nước nhỏ ít có khả năng tự bảo vệ mình, cả về quân sự và kinh tế, chống lại sự xâm lấn của các nước lớn. Các học giả phân loại nước nhỏ hay lớn dựa trên tiêu chí về sức mạnh, tuy nhiên, sức mạnh quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa không chỉ còn dựa vào sức mạnh kinh tế hay quân sự, mà còn cần tính đến cả sức mạnh mềm nằm trong tri thức, khoa học công nghệ, giáo dục.... Các nước nhỏ hoặc vừa, có tiềm lực mềm nằm trong tri thức về khoa học công nghệ, có sự đầu tư cho giáo dục,nghiên cứu và phát triển sẽ có khả năng tác động đến quan hệ quốc tế theo cách riêng của mình. Khái niệm các quốc gia tầm trung (tách ra từ nhóm các nước nhỏ) gần đây được nhiều học giả đề cập đến mặc dù cũng chưa có một tiêu chí cụ thể để đánh giá. Như nhận định của Keohane [136], các quốc gia bậc trung là quốc gia có vai trò nhất định tác động đến hệ thống quan hệ quốc tế, dù không mang tính quyết ....vnp 39. Lê Thùy Trang (2010), “Nhìn lại triển vọng cộng đồng ASEAN”, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 81 (6/2010) 40. Hoàng Anh Tuấn, “Các thách thức đối với sự phát triển của ASEAN trong tương lai”, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 63 (12/2005) 41. Văn kiện Đại hội Đảng các kỳ, website báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam: Tiếng Anh: 42. Abad Jr., M.C (1996), "Re-engineering ASEAN." Contemporary Southeast Asia 18, no. 3, p. 237-53. 43. Acharya, Amitav (1993), "A New Regional Order in South-East Asia: ASEAN in the Post-Cold War Era." Adelphi Paper 279 New York: Oxford University Press. 157 44. Acharya, Amitav (2004), “Will Asia’s Past be its Future?”, International Security 28(3), pp.149-164. 45. Acharya, Amitav (2009), Constructing a Security Community in Southeast Asia: Asean and the Problem of Regional Order, Taylor & Francis. 46. Acharya, Amitav (2009), Whose ideas matter? Agency and Power in Asian Regionalism, Ithaca, Cornell University Press. 47. Acharya, Amitav (2005), “Do Norms and Identity Matter? Community and Power in Southeast Asia’s Regional Order,” Pacific Review, vol.18, no.1, pp.95-118. 48. Acharya, Amitav (2004), “How Ideas Spread: Whose Norms Matter? Norm Localization and Institutional Change in Asian Regionalism”, International Organization, vol. 58, no.2, pp. 239-275. 49. Alastair Iain Johnston (2001), “Treating International Institutions as Social Environment”, International Studies Quarterly, Vol. 45, Issue 4. 50. Alagappa, M. (1998), “Asian practice of security: Key features and explanations”. In M. Alagappa (Ed.), Asian Security Practice: Material and Ideational Influences, Stanford: Stanford Uni Press, p. 611-76 51. Alagappa, M. (2003), “Managing Asian security: Competition, cooperation, and evolutionary change”. In M. Alagappa (Ed.), Asian Security Order: Instrumental and Normative Features, Stanford: Stanford University Press, p. 571-606. 52. Alagappa, M. (2015), “Community-building: ASEAN’s millstone?”, in PacNet No. 18, Pacific Forum CSIS, 19/3/2015. 53. Alatas, Ali (n/d) "ASEAN Plus Three" Equals Peace Plus Prosperity: Institute of Southeast Asian Studies. 54. Art, Robert J (1998/99) “Geopolitics updated: The strategy of selective engagement”, International Security, 23(3), p.79-113. 55. APEC, Malaysian Perspectives on East Asian Regionalism, APEC Study Centres Consortium, Pỉura Peru, 19-21 June 2008. 158 56. Asian Development Bank (2008), Emerging Asian Regionalism: A Partnership for Shared Prosperity - adbi.org/2013/07/rcep-and-tpp-next-stage-in-asian- regionalism/#sthash.RVjByP6J.dpuf 57. ASEAN, Bangkok Declaration, 8 August 19967, nguồn: 58. ASEAN Business Advisory Council (ABAC) Survey on ASEAN Competitiveness, nguồn: content/uploads/2013/07/2011-12_ASEAN_BAC_Survey_Report.pdf 59. ASEAN, Chairman’s Statement of the Ninth ASEAN Plus Three Summit Kuala Lumpur, 12 December 2005, asean-3-chairman-s-statement-of-the-ninth-asean-plus-three-summit-kuala- lumpur-12-december-2005 60. ASEAN, Joint Statement on East Asia Cooperation on 28 November 1999, 28-november-1999 61. ASEAN, Chairman’s Statement of the 12th ASEAN Plus Three Summit, plus-three-summit 62. ASEAN, Chairman's Statement of the First East Asia Summit Bangkok, 14 December 2005, kuala-lumpur-14-december-2005-2 63. ASEAN, Ha Noi Declaration on the commemoration of the Fifth Anniversary of the East Asia Summit, commemoration-of-the-5th-Anniversary-of-the- EAS/Ha%20Noi%20Declaration.pdf 159 64. ASEAN,The ASEAN Charter, p.3-5. 65. ASEAN, Roadmap for an ASEAN Community 2009-2015, pp 17. ity.pdf 66. ASEAN, The future of ASEAN, asean/history/item/the-future-of-asean 67. ASEAN - India Center at RIS, English rendering of PM’s remarks at the East Asia Summit, Nay Pyi Taw, pms-remarks-at-the-east-asia-summit-nay-pyi-taw-13-november-2014/ 68. ASEAN, Joint Declaration on the Launch of Negotiations for the Regional Comprehensive Economic Partnership, %20the%20Launch%20of%20Negotiations%20for%20the%20Regional%2 0Comprehensive%20Economic%20Partnership.pdf 69. ASEAN,Cebu Declaration on the Acceleration of the Establishment of an ASEAN Community by 2015, the-acceleration-of-the-establishment-of-an-asean-community-by-2015 70. ASEAN, President Yudhoyono’s speech at the opening ceremony of the 19th ASEAN summit. excellency-dr.-susilo-bambang-yudhoyono--president-of-the-republic-of- indonesia--at-opening-ceremony-of-the-19th-ASEAN-summit-nusa-dua,- bali,-17-november-2011.html (14 March 2012. 71. ASEAN Secretariat Trade Statistics, General Statistical Office of Viet Nam figures. 72. Annette Baker (1959), The Power of Small States: Diplomacy in World War II. Chicago, University of Chicago Press. 160 73. Bates Gill, Michael Green, Kiyoto Tsuji and William Watts (2009),Strategic Views on Asian Regionalism: Survey results and Analysis, Washington, DC: CSIS, February. 74. Beeson, Mark (1996) "APEC: Nice theory, shame about the practice", Australian Quarterly, 68(2), p.35-48. 75. Beeson, Mark (1999) "Reshaping regional institutions: APEC and the IMF in East Asia", The Pacific Review, 12(1), p. 1-24. 76. Beeson, Mark (2001a), "Globalisation, governance, and the political- economy of public policy reform in East Asia", Governance: An International Journal of Policy, Administration and Institutions, 14(4), p. 481-502. 77. Beeson, Mark. (2001b)," Japan and Southeast Asia: The lineaments of quasi-hegemony", In G. Rodan, K. Hewison, & R. Robison (Eds.), The Political Economy of South-East Asia: An Introduction (2nd Edition ed, Melbourne: Oxford University Press, p. 283-306. 78. Beeson, Mark (2003a) "American hegemony: The view from Australia", SAIS Review, 23(2), p.113-31. 79. Beeson, Mark (2003b) "ASEAN Plus Three and the rise of reactionary regionalism", Contemporary Southeast Asia, 25(2), p. 251-68. 80. Beeson, Mark (2003c) "Sovereignty under siege: Globalisation and the state in Southeast Asia", Third World Quarterly, 24(2), p. 357-374. 81. Berger, Mark T. (2001) "The rise and demise of national development and the origins of post-Cold War capitalism", Millennium-Journal of International Studies, 30(2), p. 211. 82. Beeson, Mark (2006), “Rethinking regionalism: Europe and East Asia in comparative historical perspective”, Journal of European Public Policy, 19 August. 161 83. Beeson, Mark (2013), “Living with Giants: ASEAN and the Evolution of Asian Regionalism”, Trans-regional and National Studies of Southeast Asia, 1. Pp 303-322. 84. Bela Balassa (1961), Introduction to Economic Integration Theory, Routledge Revivals. 85. Bernard, Mitchell, & Ravenhill, John (1995) "Beyond product cycles and flying geese: Regionalization, hierarchy, and the industrialization of East Asia", World Politics, No. 47. 86. Ramzi Bendebka (2012), “APEC’s role in new regionalism”, Asia Times online, 28th August. 87. Bowles, Paul (1997) “ASEAN, AFTA and the "new regionalism"', Pacific Affairs, 70(2), p. 219-44. 88. P. Bowles (2002), “Asia’s Post-Crisis Regionalism: Bringing the State Back in, Keeping the (United) States Out”, Review of International Political Economy 9/2 (2002) p. 245. 89. BJÖRKDAHL, Annika (2002). Form Idea to Norm: Promoting ConflictPrevention. Lund Political Studies 90. Breslin and Higgott(2000), “Learning from the old, constructing the new” in New political economy, Vol 5, No. 3 91. Buzan, Barry, & Waever, Ole (2003) Regions and Powers: The Structure of International Security, Cambridge: Cambridge University Press. 92. Charrier, Philip (2001) "ASEAN's inheritance: The regionalization of Southeast Asia, 1941-61", Pacific Review, 48(3), p. 313-338. 93. Chia, Siow Yue (1999) “Trade, foreign direct investment and economic development of Southeast Asia”, Pacific Review, 12(2), p. 249-70. 94. Cheunboran, C. (2011).East Asian Community building: Challenges and future prospects, (CICP Working No.36). Phnom Penh: Cambodian Institute for Cooperation and Peace 162 95. Cooper, Robert (2003) The Breaking of Nations: Order and Chaos in the Twenty-first Century, New York: Atlantic Monthly Press. 96. Calder, Kent E. and Fukuyama, Francis (Edit) (2008), East Asian ultilateralism: Prospects for Regional Stability, The Johns Hopkins University Press, Baltimore, p.17. 97. De Lombaerde, P. and Van Langenhove, L (2007): "Regional Integration, Poverty and Social Policy." Global Social Policy (7) 3. 98. Dent, Christopher M (2003) “Networking the region? The emergence and impact of Asia-Pacific bilateral free trade agreement projects”, The Pacific Review, 16.(1), p. 1-28. 99. Dent, Christopher M (2010), “Regionalism and East Asia: Which way forward?”, World Politics Review, June 1. 100. Dieter, H., & Higgott, R. (2003) “Exploring alternative theories of economic regionalism: from trade to finance in Asian co- operation?”Review of International Political Economy, 10(3), p. 430-454. 101. Dieter, Heribert (2008), “ASEAN and the Emerging Monetary Regionalism – A case of Limited Contribution”, The Pacific Review 21(4), pp489-506. 102. Dirlik, Arif (1992) “The Asia-Pacific idea: reality and representation in the invention of regional structure”, Journal of World History, 3(1), p.55-79. 103. Barry Desker, Prospects for East Asian Community, pects.pdf... 104. Fox, Annette Baker. (1959), The Power of Small States: Diplomacy in World War II, Chicago: University of Chicago Press. 105. Friedberg, A (1993/94) “Ripe for rivalry: Prospects for peace in a multipolar Asia”, International Security, 18(3), p. 5-33. 106. Friedrich, Jorge (2012), “East Asian Regional Security: What the ASEAN family can (not) do?”, in Asian Survey, Vol. 52, No. 4. 163 107. Fukuyama, Francis (2005), “Re-envisioning Asia”, Foreign Affairs, January/February. 108. Francis Fukuyama (2014, Political Order and Political Decay: From the Industrial Revolution to the Globalisation of Democracy, Farrar, Straus & Giroux. 109. Yoshifumi Fukunaga (2014), “ASEAN’s Leadership in Regional Comprehensive Economic Partnership”, Asia & Pacific Policy Studies, vol 10.1002. 110. Gangopadhyay, P. (1998), “Patterns of Trade, Investment and Migration in the Asia- Pacific Region”. In G. Thompson (Ed.), Economic Dynamism in the Asia-Pacific, London: Routledge, p. 20-54. 111. Johan Galtung (1964), “A structural theory of aggression”, Journal of Peace Research No. 1, Vol. 2, pp. 96. 112. Gamble, Andrew & Payne, Anthony (1996), Regionalism and World Order, Pagrave MacMillan. 113. Gavin, B., and Van Langenhove, L. (2003), “Trade in a World of Regions”, in: G. P. Sampson and S. Woolcock, ed. By, Regionalism, Multilateralism and Economic Integration. The Recent Experience, UNU Press, Tokyo. 114. Gersham, John (2002) 'Is Southeast Asia the second front?' Foreign ffairs, 81(4), p.60- 74. 115. Glyn, A, Hughes, A, Lipietz, A, & Singh, A. (1990), “The Rise and fall of the Golden Age”. In S. Marglin & J. Schor (Eds.), The Golden Age of Capitalism: Reinterpreting the Postwar Experience, Clarendon Press. 116. Granville, Kevin (2015), “The Trans Pacific Partnership trade deal explained”, New York Times, May 11. 117. Ginsburg, Tom (2010), Eastphalia and Asian Regionalism, University of Chicago Law School Journal Articles. 118. Giraldo, Melissa Eusse (2010), “The process of Institutionalisation of the Association of Southeast Asian Nations: Evolution and Prospects for the 164 future in East Asian Regionalism”, EAFIT, Journal of International Law, Vol 1. 02, July-December 2010. Ejil-articulo-3-2-Vol-1-2010.pdf 119. Haas, Ernst B. (1964),Beyond the Nation-State. Functionalism and International Organisation. California, USA: Standford University Press. 120. Haas, Ernst B. Beyond the Nation-state (1964),Functionalism and International Organisation. California, USA: Standford University Press. 121. Haas, Ernst B. (1971) "The Study of Regional Integration: Reflections on the Joy and Anguish of Pretheorizing", pp. 3-44 in Leon N. Lindberg and Stuart A. Scheingold (eds.), Regional Integration: Theory and Research. Cambridge, MA: Harvard University Press. 122. Handel, Michael (1981), Weak States in the International System, London: Frank Cass. 123. Hamilton-Hart, Natasha (2003) “Asia's new regionalism: government capacity and cooperation in the Western Pacific”, Review of International Political Economy, 10(2), p. 222 -- 245. 124. Hatch, Walter, & Yamamura, Kozo (1996) Asia in Japan's Embrace: Building a Regional Production Alliance, Cambridge: Cambridge University Press. 125. Hemmer, Christopher, & Katzenstein, Peter J (2002) “Why is there no NATO in Asia? Collective identity, regionalism, and the origins of multilateralism”, International Organization, 56(3), p. 575-607. 126. Higgott, Richard A (1998) “The Asian economic crisis: A study in the politics of resentment”, New Political Economy, 3(3), p.333-56. 127. Higgott, Richard A. (2003), “American unilateralism, foreign economic policy, and the "securitisation" of globalization”, CSGR Working Paper, 124/03. 165 128. Yulius Purwadi Hermawan (2015), “China’s Dual Neighbourhood Diplomacy and Indonesia’s New pragmatic leadership: How can ASEAN preserve its Centrality in a New challenging Dynamic?”, Policy Forum, Spring/Summer. 129. Benjamin Ho, “ASEAN’s centrality in a rising Asia”, RSIS Working Paper, 13th September 2012, pp1-2. content/uploads/rsis-pubs/WP249.pdf 130. Hurrell, Andrew. (1995), “Regionalism in theoretical perspective”. In L. Fawcett & A. Hurrell (Eds.), Regionalism in World Politics: Regional Organization and International Order,Oxford University Press. 131. Hussain, Zakir. "‘PM: East Asia Summit hit good balance"’. The Sunday Times. 20 Nov2011. rimeminister/2011/November/pm_east_asia_summithitgoodbalance.html 132. Huxley, Tim. "Southeast Asia in the Study of International Relations." The Pacific Review 9, no. 2 (1996), p. 1999-228. 133. Ikenberry, G J (1998) “Institutions, strategic restraint, and the persistence of the American postwar order”, International Security, 23(3), p. 43-78. 134. INGEBRITSEN, Christine (2002). "Norm Entrepreneurs: Scandinavia's Role in World Politics"., Cooperation and Conflict, 37(1), pp 11-23. 135. Iver B. Neumann and Sieglinde Gstohl (2004), “Lilliputians in Gulliver’s World? Small states in international relations”, Working paper for Center for Small States studies, University of Iceland. 136. Johnston,Alastair Iain (2001), “Treating International Institutions as Social Environment”, International Studies Quarterly, Vol. 45, Issue 4 (12/2001). 137. Johnston, Alastair I. (2003), “Socialization in international institutions: The ASEAN way and international relations theory”. In G. J. Ikenberry & M. Mastanduno (Eds.), International Relations and the Asia-Pacific, New York: Columbia University Press. 166 138. Jones, David M. (2015), “ASEAN and the Limits of Pacific Regionalism in East Asia”, in Robert Schuman Center for Advanced Studies Research Paper No. RSCAS 2015/16. 139. Jung, Ku-Hyun (1999) “Foreign direct investment and corporate restructuring in East Asia”, Pacific Review, 12(2), p. 271-90. 140. Kagan, Robert (1998) “The benevolent empire”, Foreign Policy, No. 111, p. 24-35. 141. Kang, David C (2003) “Getting Asia wrong: The need for new analytical frameworks”, International Security, 27(4), p. 57-85. 142. Katada, Saori N (2002) “Japan and Asian monetary regionalisation: Cultivating a new regional leadership after the Asia financial crisis”, Geopolitics, 7(1), p. 85-112. 143. Katzenstein, Peter (2000), “Varieties of Asian Regionalisms”, in Peter J. Katzenstein, Natasha Hamiltion-Hart, Kozo Kato and Yue Ming, Asian Regionalism, pp. 1-34, (East Asia Program, Cornell University). 144. Kei Koga (2010), “Competing Institutions in East Asian Regionalism: ASEAN and the Regional Powers”, Pacific Forum CSIS, Issues and Insights, Vol. 10, No. 23, October 2010. 145. Keohane, Robert (1986), “Theory of World Politics: Structural Realism and Beyond”, Neorealism and its critics, p.160. 146. Keohane, Robert and Nye, Joseph (1987), “Review: Power and Interdependence Revisited”, in International Organisation, Vol 41, No. 4. 147. Keohane, Robert (1998), “International institutions, can indepedence work?” Foreign Policy, Spring. 148. Kerr, Pauline (1994), "The Security Dialogue in the Asia-Pacific." The Pacific Review 7, no. 4 p. 397-409. 149. Kindleberger, Charles P (1973) The World in Depression 1929-1939, University of California Press. 167 150. Koh, T. (2008) “The United States and Southeast Asia”, in American’s Role in Asia: Asian and American views (San Francisco, CA: The Asia Foundation 151. Kurlantzick, Joshua. (2007) “Pax Asia-Pacifica? East Asian integration and its implications for the United States”. Washington Quarterly 30(3), p.67– 77. 152. Larner, Wendy, & Walters, William (2002) “The political rationality of "New regionalism": Toward a genealogy of the region”, Theory and Society, 31, pp391-432. 153. Latham, Robert (1997) The Liberal Moment: Modernity, Security, and the Making of Postwar International Order, New York: Columbia University Press. 154. Lawrence, Susan V (2002) “Enough for everyone”, Far Eastern Economic Review, June 13, p. 14-18. 155. Paul Lim (2012), “The unfolding Asia – Europe Process” in The European Union and East Asia, edited by Peter W. Preston and Julie Gilson, Edward Elgar Publishing. 156. Seong Min Lee (2006), “ASEAN brief history and its problems”, Korean Minjok Leadership Academy, 157. Surin Pitsuwan. Speech made at the 16th ASEAN Economic Ministers meeting. Putrajaya, Malaysia, 1 Mar 2010. Accessed at (12 Mar 2012) 158. Lyons, Gene M. (1995), "International Organizations and National Interests", International Social Science Journal No 47, pp 261-76. 159. Mastanduno, Michael. (2003), "Incomplete hegemony: The United States and security order in Asia'. In M. Alagappa (Ed.), Asian Security Order: Instrumental and Normative Features, Stanford: Stanford University Press. 168 160. Mearsheimer, John (2001), The Tragedy of Great Power Politics, New York: W.W. Norton. 161. Medeiros, Evan S. 2005/06. “Strategic hedging and the future of Asia- Pacific stability”, Washington Quarterly 29(1), 145–167. 162. Mittelman, James H. (1999), “Rethinking the "new regionalism" in the context of globalization”. In B. Hettne & et al (Eds.), Globalism and the New Regionalism, London: Macmillan. 163. Ministry of foreign Affairs of Japan, Second Join Statement on east ASIA Cooperation, paci/asean/conference/asean3/joint0711.pdf 164. Ministry of Foreign Affairs of Jappan, The Bounty of the Open Seas: Five New Principles for Japanese Diplomacy 165. Ministry of Foreign Affairs of Jappan, Joint Statement of the ASEAN- Japan Commemorative Summit “Hand in hand, facing regional and global challenges”, 166. Ministry of foreign affairs of Japan (2002), Final Report of the East Asia Study Group, paci/asean/pmv0211/report.pdf 167. Morgenthaus, Hans J. (1972), Science: Servant or Master? New York: New American Library. 168. Morgenthaus, Hans J. (1948), The Politics Among Nations, in Alfred Knopf New York. 169. Morada, Noel (2007), “Institutionalisation of Regional Order: Between Norms and Blance of Power”, in Regional order in East Asia, ASEAN and Japan perspectives, Ed by Jun Tsunekawa, National Institute for Defense Studies Japan. 170. Narine, Shaan (1998) “ASEAN and the management of regional security”, Pacific Affairs, 71(2), pp 195-214. 169 171. Narine, Shaan (2002), Explaining Asean: Regionalism in Southeast Asia, Lynne Rienner Publishers. 172. Nanto, Dick (2010), East Asian Regional Architecture: New Economic and Security Arrangements and US Policy, Congressional Research Service, April 15. 173. Nair, Deepak, “Regionalism in the Asia Pacific/East Asia: A frustrated regionalism?”, Contemporary Southeast Asia Vol 31, No.1 (2008), pp 100-142 174. Nanto, Dick (2010) “East Asian Regional Architecture: New Economic and Security Arrangements and U.S. Policy”, Congressional Research Service Report for Congress, RL33653, April 15. 175. Nabers, Dirk (2010), “Power, leadership, and hegemony in international politics: the case of East Asia” Review of International Studies 36, pp 931- 949 176. New Zealand Ministry of Foreign Affairs & Trade, Regional Comprehensive Economic Partnership (RCEP), Relationships-and-Agreements/RCEP/ 177. Ng Eng Hen, Remarks by Singapore Minister for Defence Ng Eng Hen at the Center for a New American Security, 26/4/2012. 178. Palmer, Ronald D. and Thomas J. Reckford (1987). "Building ASEAN - 20 Years of Southeast Asian Cooperation." The Washington Paper 127. New York: Praeger Publisher. 179. Pan, Zhongqi (2007), Dilemmas of Regionalism in East Asia, revised version of a paper presented to the 2007 Six-University Conference at Korea University, November 1-2. 180. Paribatra, Sukhumbhand (1994). "From ASEAN Six to ASEAN Ten: Issues and Prospects." Contemporary Southeast Asia16, no. 3 (December 1994), p. 243; p.58. 170 181. Partem, Michael-Greenfield (1983), "The Buffer System in International Relations", The Journal of Conflict Resolution No. 27, p.3-26. 182. Pempel, T.J. (2008), “China and the Emerging Asian Regionalism”, Paper prepared for the Conference on China sponsored by the Alexandre de Gusmão Foundation (FUNAG) and the Institute of Research of International Relations (IPRI), Itamaraty Palace, Rio de Janeiro, Brazil, April 17-18. 183. Pempel, T. J. (2010), “Soft balancing, hedging, and institutional Darwinism: the economic-security nexus and East Asian Regionalism”. Journal of East Asian Studies 10(2), pp209–238. 184. Pempel, T. J. (2010b), “Soft Balancing, Hedging and Institutional Darwinism: The Economic- Security Nexus and East Asian Regionalism”, Journal of East Asian Studies 10, pp. 209-238 185. Petri, Peter (2008), “Multitrack Integration in East Asian Trade: Noodle Bowl or Matrix?” AsiaPacific Issues, N°86, October 186. Phongpaichit, Pasuk (2006), “Who wants an East Asia Community (and who doesn’t)?, Seminar of the Comparative Regionalism Project ISS, University of Tokyo, December 19 (available on www.project.iss.u- tokyo.ac.jp/crep) 187. Plummer, Michael G, How (and why) the United States should help to build the ASEAN Economic, and-why-united-states-should-help-build-asean-economic-community 188. Putnam, Robert (1988). "Diplomacy and Domestic Politics: The Logic of Two-Level Games". International Organization42: 427–460. 189. Ravenhill, John (1995) “Competing logics of regionalism in the Asia- Pacific”, Journal of European Integration, 18, pp 179-99. 190. Ravenhill, John (2008), “East Asian regionalism: Much ado about nothing?”, Working Paper 2008/3, Department of International Relations, College of Asia and the Pacific, Australian National University. 171 191. Ravenhill, John (2014), “RCEP vs TPP: What future for Asian Regionalism?”, Presentation to Workshop: El TLCAN y las nuevas iniciativas comerciales regionales: el TPP y el TTIP, El Colegio de México, 5 February 2014. 192. Robison, Richard, Beeson, Mark, Jayasuriya, Kanishka, & Kim, Hyuk-Rae (Eds.). (2000). Politics and Markets in the Wake of the Asian Crisis. London: Routledge. 193. Ross, Robert S. (1995), East Asia in Transition: Toward a New Regional Order, M.E. Sharpe. 194. Robert L. Rothstein (1968), Alliances and Small Powers, New York and London: Columbia University Press. 195. Rozman, Gilbert. (2012), East Asian regionalism", In Mark Beeson and Richard Stubbs(eds.), Handbook of Asian Regionalism, pp. 22–32. London: Routledge. 196. Ruggie, John Gerard (1993) “Multilateralism: the anatomy of an institution”, International Organization, 46(3), pp 561-98. 197. Richard Stubbs (2002), “ASEAN+3: Emerging East Asian Regionalism”, Asian Survey, No 42. 198. Russian News Agency, TASS, (2015) “Russia not trying to outmach the US in partnership with ASEAN, Lavrov”, World News, 8/8/2015. 199. Schaller, Michael (1982) “Securing the Great Crescent: Occupied Japan and the origins of containment in Southeast Asia”, Journal of American History, 69(2) pp. 392-414. 200. Severino, Rodolfo C. (2006), “Southeast Asia in Search of an ASEAN Community: Insights from the Former ASEAN Secretary-General”, Institute of Southeast Asian Studies. 201. Simon, Sheldon (1998) “Security prospects in Southeast Asia: Collaborative efforts and the ASEAN Regional Forum”, The Pacific Review, 11(2), pp 195-212. 172 202. Soesastro, Hadi (2006), “East Asia: Many Clubs, Little Progress”, Far Eastern Economic Review 169 (1), pp 50-53. 203. Soesastro, H. (2007), “ASEAN and the Future of East Asia”, International Issues & Slovak Foreign Policy Affairs Vol. XVI, No. 3/2007; Purnendra, Jain, Australia's Asia Dilemma, 204. Solidum, Estrella D. (2003), The politics of ASEAN: an introduction to Southeast Asian regionalism, Eastern Universities Press. 205. Stiglitz, Joseph E (2002) Globalization and Its Discontents, New York: Norton. 206. Stubbs, R (2002) 'ASEAN Plus Three: Emerging East Asian Regionalism?' Asian Survey, 42(3), pp. 440-55. 207. Stubbs, Richard (2008),“The ASEAN alternative? Ideas, institutions and the challenge to“global” governance”. The Pacific Review 21(4), pp. 451– 468. 208. Tanaka, Hiroshi (2009), “Japan’s Foreign Policy and East Asian Regionalism”, paper based on New Regional Security Structure for Asia, a project by the Center for Foreign Relations, December. 209. Terada, Takeshi (2003) “Constructing an "East Asia" concept and growing regional identity: From EAEC to ASEAN+3”, Pacific Review, 16(2), pp. 251-77. 210. Terada, Takashi (2010), "The origins of ASEAN + 6 and Japan’s initiatives: China’s rise andthe agent-structure analysis". The Pacific Review 23(1), pp71–92. 211. Than, Mya (2001), Asean Beyond the Regional Crisis: Challenges and Initiatives, Institute of Southeast Asian Studies. 212. N. Thomas, “From ASEAN to an East Asian Community? The Role of Functional Cooperation”, SEARC Working Paper Series No. 28 (July 2002) City University of Hong Kong, available at http:// www.cityu.edu.hk/searc. 173 213. The white house,U.S.-ASEAN Leaders Joint Statement, https://www.whitehouse.gov/the-press-office/us-asean-leaders-joint-statement 214. US. Department of State Diplomacy in action, Remarks at the East Asia Summit Ministerial Intervention, 215. Vaughn, Bruce (2005), “East Asian Summit: Issues for Congress”, Congressional Research Service Report for Congress, RS22346, December 9 216. Van Ginkel, H. and Van Langenhove, L (2003), "Introduction and Context" in Hans van Ginkel, Julius Court and Luk Van Langenhove (Eds.), Integrating Africa : Perspectives on Regional Integration and Development, UNU Press. 217. Viner, Jacob (1950), The Customs Union issue, Carnegie Endowment for International Peace. 218. Vital, David. (1967) The Inequality of States: A Study of the Small Power in International Relations, Oxford: Clarendon Press. 219. Vital, David (1971) The Survival of Small States: Studies in Small Power/Great Power Conflict. London, New York: Oxford University Press. 220. Wade, Robert (1990) Governing the Market: Economic Theory and the Role of Government in East Asian Industrialization, Princeton, NJ: Princeton University Press. 221. Webber, Douglas (2001), "Two funerals and a wedding? The ups and downs of regionalism in East Asia and Asia-Pacific after the Asian crisis", The Pacific Review 14(3), pp339–372. 222. Webber, Douglas (2010), “The regional integration that didn’t happen: cooperation without integration in early twenty-first century East Asia” The Pacific Review 23 (3), pp 313-334. 223. Weber, Katja (2009), “ASEAN: A prime example of regionalism in Southeast Asia”, Miami Florida – European Union Center for Excellence’s Special Series, University of Miami, Vol. 6, No. 5, April. 174 224. Wendt, Alexander (1992), "Anarchy is what states make of it: the social construction of power politics" in International Organization, vol. 46, no. 2. 225. Wendt, Alexander (1999), Social Theory of International Politics, Cambridge: Cambridge University Press. 226. Woods, Ngarie. (2002), “Global governance and the role of institutions”. In D. Held & A. McGrew (Eds.), Governing Globalization: Power, Authority and Global Governance, Oxford: Polity Press, p 25-45. 227. Woods, Ngarie. (2003), “The United States and the international financial institutions: Power and influence within the World Bank and the IMF”. In R. Foot & et al (Eds.), US Hegemony and International Organizations, Oxford: Oxford University Press.. 228. Wyatt-Walter, Andrew. (1995), “Regionalism, globalization, and world economic order”. In L. Fawcett & A. Hurrell (Eds.), Regionalism in World Politics: Regional Organization and International Order, Oxford University Press. 229. Yeo, Andrew (2012), “Historical Institutionalism and East Asia’s Regional Architecture”, Catholic University of America, American Political Science Association, August 30-September 2. 230. Yuzawa, Takeshi (2012)“The ASEAN Regional Forum: challenges and prospects”. In MarkBeeson and Richard Stubbs (eds.), The Routledge Handbook of Asian Regionalism, pp. 338–349. London: Routledge. Trang web bổ trợ 231. publications/item/master-plan-on-asean-connectivity-2 232. of17June15.pdf 233. 234.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_vai_tro_cua_asean_trong_tien_trinh_hop_tac_va_lien_k.pdf