1
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN TIẾN HÙNG
VAI TRÒ CỦA AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI
TIẾN BỘ XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: Chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử
Hà Nội - năm 2016
2
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN TIẾN HÙNG
VAI TRÒ CỦA AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI
TIẾN BỘ XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
CHUYÊN NGÀNH: Chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử
171 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 686 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Vai trò của an sinh xã hội đối với tiến bộ xã hội ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
62.22.03.02
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS.TSKH. Lƣơng Đình Hải
2. TS. Nguyễn Đình Hoà
Hà Nội - năm 2016
3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn
đầy đủ theo quy định.
Tác giả
Nguyễn Tiến Hùng
4
MỤC LỤC
Nội dung Trang
MỞ ĐẦU 01
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 06
1.1. Những công trình bàn về an sinh xã hội, tiến bộ xã hội và vai
trò của an sinh xã hội đối với tiến bộ xã hội
06
1.2. Các công trình nghiên cứu thực trạng vai trò của an sinh xã hội
đối với tiến bộ xã hội ở Việt Nam
22
1.3. Những công trình nghiên cứu về các giải pháp phát huy vai trò
của an sinh xã hội đối với tiến bộ xã hội ở Việt Nam hiện nay
25
Chƣơng 2: VAI TRÕ CỦA AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI TIẾN BỘ XÃ HỘI
- MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN
32
2.1. An sinh xã hội, tiến bộ xã hội: Khái niệm và một số nội dung
chủ yếu
32
2.2. Mối quan hệ giữa an sinh xã hội và tiến bộ xã hội 59
Chƣơng 3: VAI TRÕ CỦA AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI TIẾN BỘ XÃ HỘI
Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG
VẤN ĐỀ ĐẶT RA
72
3.1. Thực trạng vai trò của an sinh xã hội đối với tiến bộ xã hội ở
Việt Nam từ năm 1986 đến nay
72
3.2. Những vấn đề đặt ra trong việc phát huy vai trò của an sinh xã
hội đối với tiến bộ xã hội ở Việt Nam hiện nay
103
Chƣơng 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN PHÁT HUY VAI TRÕ CỦA AN
SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI TIẾN BỘ XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
114
4.1. Đổi mới nhận thức về an sinh xã hội để phát huy tốt vai trò của
an sinh xã hội đối với tiến bộ xã hội
114
4.2. Phát triển kinh tế nhanh và bền vững, tạo cơ sở vật chất để đảm
bảo an sinh xã hội thúc đẩy tiến bộ xã hội
128
4.3 Nhóm giải pháp phát triển hệ thống an sinh xã hội đa dạng, đa
tầng để thúc đẩy tiến bộ xã hội
134
KẾT LUẬN 148
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ
CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
5
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
Những chữ viết tắt Những chữ đƣợc viết tắt
ASXH An sinh xã hội
BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
BTXH Bảo trợ xã hội
LLSX Lực lượng sản xuất
NSNN Ngân sách nhà nước
TBXH Tiến bộ xã hội
TCXH Trợ cấp xã hội
TGXH Trợ giúp xã hội
ƯĐXH Ưu đãi xã hội
XHCN Xã hội chủ nghĩa
6
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lịch sử xã hội loài người nói chung vận động theo hướng tiến bộ, mỗi
giai đoạn vận động và phát triển của xã hội có thể theo những xu hướng khác
nhau, nhưng xét đến cùng, đều là những nấc thang của sự tiến bộ xã hội
(TBXH).
Tiến bộ xã hội được đánh giá thông qua sự phát triển con người, là khả
năng đáp ứng các nhu cầu vật chất, tinh thần của con người ngày càng cao.
Tuy nhiên, ở nhiều quốc gia, dân tộc, không phải tất cả mọi nhu cầu của con
người đều đã được đáp ứng do trình độ phát triển kinh tế, do sự hạn chế bởi
các thể chế chính trị, sự tồn tại các quan điểm mâu thuẫn nhau Bên cạnh đó,
ở nhiều quốc gia lại tồn tại tình trạng bất bình đẳng, nghèo đói, dịch bệnh,
thiên tai địch họa, khủng hoảng kinh tế... Do vậy, việc đáp ứng nhu cầu vật
chất, tinh thần, đảm bảo cho sự phát triển hài hòa của sự TBXH vẫn còn hạn
chế ở những mức độ khác nhau.
Để khắc phục những hạn chế đó, các quốc gia đã sử dụng nhiều cách
thức khác nhau để giải quyết các vấn đề xã hội, trong đó an sinh xã hội
(ASXH) được coi như cách thức cơ bản góp phần thúc đẩy sự phát triển và
TBXH. An sinh xã hội được xem là một “giá đỡ”, một “lưới an toàn” để tăng
cường khả năng ngăn ngừa, chống đỡ, giảm nhẹ, khắc phục những rủi ro gặp
phải trong cuộc sống, đảm bảo cho các cá nhân, các giai tầng xã hội có điều
kiện, cơ hội phát triển.
Việt Nam là quốc gia đang phát triển với những điều kiện, hoàn cảnh có
nhiều yếu tố đặc thù. Đất nước Việt Nam đã và đang khắc phục hậu quả do
chiến tranh kéo dài, đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
(CNXH) Sau 30 năm đổi mới, sự phát triển kinh tế thị trường định hướng
7
xã hội chủ nghĩa đã đem lại những biến đổi sâu sắc về kinh tế - xã hội. Kinh
tế tăng trưởng nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ, thu nhập
bình quân đầu người ngày một nâng cao, đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân có sự cải thiện rõ rệt. Tuy vậy, do xuất phát điểm thấp, do tác động
của nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế và các nguyên nhân khác,
nhiều vấn đề xã hội mới nảy sinh phức tạp. Tình trạng phân hóa giàu nghèo,
sự bất bình đẳng trong thu nhập, tạo ra khoảng cách thu nhập ngày càng lớn,
là mầm mống cho những bất ổn xã hội. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
dẫn đến hàng triệu lao động nông nghiệp mất đất, di chuyển từ nông thôn ra
thành thị tìm kiếm việc làm và phải chấp nhận cuộc sống đầy rủi ro, bấp bênh.
Nguy cơ thất nghiệp, bệnh tật, ốm đau đang đe dọa một bộ phận người lao
động, nhất là lao động phổ thông. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu đã và đang
tác động tiêu cực đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, như
hạn hán, sa mạc hóa trong nông nghiệp, xâm thực của biển; nhiễm mặn, lũ ống,
lũ quét, v.v.. các nhóm yếu thế, dễ bị tổn thương cần trợ giúp trong xã hội còn rất
lớn. Do vậy, việc xây dựng hệ thống ASXH phù hợp, góp phần thực hiện TBXH
là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp thiết.
Bước vào thời kỳ chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, cùng với sự
tăng trưởng kinh tế, hệ thống ASXH cũng ngày càng đồng bộ, hoàn thiện với
diện bao phủ không ngừng được mở rộng. An sinh xã hội đã giúp cho các
nhóm yếu thế, dễ bị tổn thương trong xã hội có được cuộc sống ổn định hơn,
khắc phục khó khăn tốt hơn. T TBXH, Việt Nam được
đánh giá là một trong những quốc gia thành công nhất trong
thực hiện các mục tiêu Thiên niên kỷ về giảm nghèo và giải quyết các vấn đề
xã hội, góp phần thúc đẩy TBXH. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế đất nước
còn eo hẹp, nhận thức về việc xây dựng hệ thống ASXH còn hạn chế, với
mức hỗ trợ thấp và chưa đáp ứng được yêu cầu; hệ thống ASXH đang trong
quá trình hình thành, nhiều vấn đề đòi hỏi phải được nghiên cứu, bổ sung và
8
hoàn thiện... để hệ thống ASXH ở Việt Nam phát huy tốt hơn vai trò của nó
đối với TBXH. Xuất phát từ yêu cầu trên đây, tác giả chọn vấn đề “Vai trò
của an sinh xã hội đối với tiến bộ xã hội ở Việt Nam hiện nay” làm nội
dung nghiên cứu trong luận án của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Trên cơ sở phân tích một số vấn đề lý luận về vai trò ASXH đối với
TBXH và đánh giá thực trạng vai trò của ASXH đối với TBXH ở Việt Nam
trong những năm qua, luận án đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm phát huy
vai trò của ASXH đối với TBXH ở nước ta hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ
- Hệ thống hóa, luận giải một số vấn đề lý luận cơ bản về vai trò của
ASXH đối với TBXH.
- Phân tích, đánh giá thực trạng vai trò ASXH đối với TBXH ở Việt
Nam từ năm 1986 đến nay.
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò của ASXH đối
với TBXH ở Việt Nam hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là vai trò của ASXH đối với TBXH ở
Việt Nam hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Vai trò của ASXH đối với TBXH xét cả về mặt lý luận và thực tiễn bao
gồm nhiều nội dung, nhiều vấn đề. Do vậy, luận án giới hạn phạm vi nghiên
cứu là:
- Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu vai trò của ASXH đối với
TBXH ở Việt Nam hiện nay.
- Về không gian: Nghiên cứu trên phạm vi cả nước.
9
- Về thời gian: Luận án nghiên cứu vai trò của ASXH đối với TBXH ở
Việt Nam từ năm 1986 đến nay, tập trung là từ năm 2000 đến nay - vì đây là
giai đoạn hệ thống ASXH đã được hình thành tương đối rõ nét cả về nhận
thức, lý luận cũng như hành động thực tiễn.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
Cơ sở lý luận: Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa
Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta
về vai trò của ASXH đối với TBXH ở Việt Nam hiện nay. Đồng thời, luận án
có tham khảo kết quả nghiên cứu của một số công trình của các tác giả đi
trước có liên quan đến đề tài.
Cơ sở thực tiễn: Luận án căn cứ vào sự thể hiện thực tế vai trò của
ASXH đối với TBXH ở Việt Nam trong những năm qua.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; kết hợp phương pháp
lịch sử - lôgíc, phân tích và tổng hợp, phương pháp trừu tượng hóa và khái
quát hóa, hệ thống hóa Đồng thời, sử dụng một số phương pháp nghiên cứu
khoa học xã hội khác, như phương pháp so sánh, phân tích số liệu
5. Điểm mới của luận án
Là một công trình nghiên cứu dưới góc độ triết học về vai trò của ASXH
đối với TBXH, luận án có những đóng góp mới sau đây:
- Phân tích, đánh giá khái quát thực trạng vai trò của ASXH đối với
TBXH ở Việt Nam thời gian qua.
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò của ASXH đối
với TBXH ở Việt Nam hiện nay.
10
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận án góp phần hệ thống hóa, làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận cơ
bản về vai trò của ASXH đối với TBXH nói chung và ở Việt Nam nói riêng.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho hoạt động nghiên
cứu, giảng dạy về hệ thống chính sách ASXH ở nước ta nói chung, ở Học
viện Chính sách và Phát triển nói riêng.
- Kết quả của luận án có thể gợi mở cho các cơ quan quản lý có những
điều chỉnh chính sách phù hợp để phát huy vai trò của ASXH đối với TBXH
trong thời kỳ đổi mới ở nước ta.
- Góp thêm ý kiến để điều chỉnh nhận thức, hành động, trách nhiệm của
xã hội và đối tượng được thụ hưởng ASXH trong thực hiện TBXH ở Việt
Nam hiện nay.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình nghiên cứu của tác
giả, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án được trình bày trong 4 chương 10 tiết.
11
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH BÀN VỀ AN SINH XÃ HỘI, TIẾN BỘ XÃ HỘI
VÀ VAI TRÒ CỦA AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI TIẾN BỘ XÃ HỘI
1.1.1. Các công trình chủ yếu nghiên cứu nội dung an sinh xã hội
An sinh xã hội là một trong những vấn đề quan trọng trong chiến lược phát
triển của mỗi quốc gia. Vì vậy, ASXH đã và đang là vấn đề được quan tâm
nghiên cứu bởi các nhà khoa học trong nước và trên thế giới với cách tiếp cận,
nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau. Có thể kể đến những công trình chủ yếu
và các kết quả nghiên cứu chính sau:
Cuốn An sinh xã hội và phát triển nguồn nhân lực [122] của Mạc Văn Tiến
tập hợp 101 bài viết nghiên cứu, bài trao đổi tại các Hội thảo trong và ngoài
nước của tác giả, cuốn sách chia làm 3 phần: Phần I - Một số vấn đề về an sinh
xã hội, gồm 17 bài, đã đề cập đến nhiều nội dung, nhiều khía cạnh khác nhau về
ASXH, như khái niệm, cấu trúc, nội dung của ASXH. Phần II - Bảo hiểm xã hội
(BHXH), gồm 55 bài, đề cập đến nguồn gốc, đặc trưng, chức năng, vai trò của
BHXH, tác giả đã nhấn mạnh, BHXH là một bộ phận cơ bản, quan trọng nhất
của hệ thống ASXH. Phần III - Phát triển nguồn nhân lực, gồm 29 bài, đề cập
đến nhiều vấn đề khác nhau về nguồn nhân lực hiện nay ở nước ta.
Cuốn Giáo trình An sinh xã hội [57] của tác giả Nguyễn Văn Định đã cung
cấp những kiến thức cơ sở về ASXH. Cuốn giáo trình đã nêu ra vai trò của
ASXH; bản chất và chức năng của ASXH; hệ thống các chính sách ASXH, như
bảo hiểm xã hội, cứu trợ xã hội, ưu đãi xã hội, chính sách xóa đói giảm nghèo,
quỹ dự phòng; nêu ra sự cần thiết, các nguyên tắc và nội dung của quản lý nhà
nước về ASXH. Với những nội dung được trình bày, giáo trình này là tài liệu cơ
sở để phân tích những vấn đề lý luận về ASXH và ASXH ở Việt Nam hiện nay.
Cuốn Hệ thống an sinh xã hội của EU và bài học kinh nghiệm cho Việt
12
Nam [147] của tác giả Đinh Công Tuấn đã phân tích tổng quát về hệ thống
ASXH của châu Âu nói chung và một số quốc gia điển hình trong việc cải cách
hệ thống ASXH: Mô hình “thị trường xã hội” của Đức; mô hình “thị trường tự
do” của Anh; mô hình “xã hội dân chủ” của Thụy Điển. Cuốn sách còn chỉ ra
thành công, hạn chế và xu hướng cải cách của hệ thống ASXH của một số nước
châu Âu; từ đó, gợi ý những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam hiện nay.
Cuốn sách Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội ở
Việt Nam [23] của tác giả Mai Ngọc Cường đã cung cấp một cái nhìn tổng quan
về khái niệm, cấu trúc, nội dung của ASXH. Chẳng hạn, về khái niệm ASXH,
tác giả cho rằng, ASXH là một khái niệm mở, có thể tiếp cận phạm trù này dưới
hai giác độ là theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp: Theo nghĩa rộng, ASXH là sự bảo
đảm thực hiện các quyền để con người được hưởng an bình, an ninh, an toàn và
an khang trong xã hội; theo nghĩa hẹp, ASXH là sự đảm bảo thu nhập và một số
điều kiện thiết yếu khác cho cá nhân, gia đình và cộng đồng khi họ bị giảm hoặc
mất thu nhập do họ bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc mất việc làm; cho
những người già cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật, những người yếu thế,
người bị thiên tai địch hoạ Tác giả ủng hộ cách tiếp cận ASXH theo nghĩa
hẹp, vì theo tác giả, cách tiếp cận theo nghĩa hẹp phù hợp với cách tiếp cận của
ILO. Tác giả cuốn sách đã đưa ra quan điểm nghiên cứu về khái niệm ASXH là
sự đảm bảo thu nhập và một số điều kiện thiết yếu khác cho cá nhân, gia đình và
cộng đồng trước những biến động về kinh tế, xã hội và tự nhiên làm cho họ bị
giảm hoặc khả năng lao động hoặc mất việc làm, bị ốm đau, bệnh tật, hoặc tử
vong; cho những người già cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật, những người
yếu thế, những nạn nhân chiến tranh, những người bị thiên tai địch hoạ.
Chiến lược an sinh xã hội 2011 - 2020 [17] của Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội đã chỉ ra rằng, hệ thống ASXH thời kỳ 2011 - 2020 gồm 3 tầng
lưới có khả năng hỗ trợ lẫn nhau hướng tới mục tiêu bảo đảm mức sống tối thiểu
cho mọi người dân, không để cho người dân bị bần cùng hóa, bị gạt ra bên lề xã
hội, gồm: Lưới thứ nhất - Phòng ngừa rủi ro, bao gồm nhóm chính sách hỗ trợ
13
người dân có việc làm, tạo thu nhập và tham gia thị trường lao động để chủ động
phòng ngừa rủi ro về đời sống, sức khỏe, sản xuất kinh doanh hoặc do biến động
của môi trường tự nhiên; lưới thứ hai: Giảm thiểu rủi ro, bao gồm nhóm chính
sách BHXH, BHYT, bảo hiểm nông nghiệp để bù đắp phần thu nhập bị suy giảm
hoặc bị mất do các biến cố trong đời sống, sức khỏe, sản xuất kinh doanh và môi
trường tự nhiên; lưới thứ ba: Khắc phục rủi ro, bao gồm nhóm chính sách trợ
giúp xã hội, xóa đói giảm nghèo, tăng cường cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội
cơ bản để hỗ trợ người dân khắc phục các rủi ro không lường trước hoặc vượt
quá khả năng kiểm soát do các biến cố trong đời sống, sức khỏe, sản xuất kinh
doanh và môi trường tự nhiên, bảo đảm điều kiện sống tối thiểu của người dân.
Đây thực chất là nội hàm phản ánh khái niệm, nội dung, chức năng ASXH ở
nước ta mà luận án sẽ kế thừa.
Trong cuốn Pháp luật an sinh xã hội - Kinh nghiệm của một số nước đối
với Việt Nam [66] của Trần Hoàng Hải và Lê Thị Thuý Phương, các tác giả đã
nghiên cứu, phân tích hệ thống pháp luật ASXH ở một số nước tiêu biểu như
Đức, Mỹ, Nga; đồng thời, trình bày những nội dung cơ bản của pháp luật Việt
Nam. Trên cơ sở sử dụng phương pháp nghiên cứu, so sánh luật, tác giả đưa ra
nhận định, đánh giá chung về những ưu điểm, bất cập trong pháp luật hiện hành,
đồng thời đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về lĩnh
vực này. Cuốn sách được chia làm ba chương: Chương 1: Tổng quan hệ thống về
ASXH, chương này nghiên cứu về nguồn gốc xuất xứ của thuật ngữ ASXH, vai
trò của ASXH và các thiết chế ASXH dưới góc độ pháp luật quốc tế. Chương 2:
Pháp luật ASXH của một số nước, chương này tập trung nghiên cứu pháp luật
ASXH của một số quốc gia tiêu biểu như Mỹ, Đức và Nga. Đây là những quốc
gia có những nét rất đặc trưng và có thể đại diện cho các mô hình ASXH khác
nhau trên thế giới. Chương 3: Pháp luật về ASXH của Việt Nam, chương này
giới thiệu khái quát hệ thống ASXH Việt Nam, phân tích những đặc điểm của hệ
thống và sự điều chỉnh của pháp luật đối với hệ thống. Trên cơ sở những kinh
nghiệm thực hiện pháp luật về ASXH của các quốc gia khác, các tác giả rút ra
14
một số bài học để vận dụng vào quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về
ASXH ở Việt Nam.
Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình lãnh đạo đất nước rất quan tâm
đến vấn đề ASXH, nhất là trong thời kỳ đổi mới đất nước. Để thuận lợi cho nhận
thức và hành động, đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, các quan điểm chỉ
đạo đó đã được trình bày một cách ngắn gọn, hệ thống trong cuốn sách Tìm hiểu
một số thuật ngữ trong Văn kiện Đại hội XI của Đảng [114] do Nguyễn Văn
Thạo và Nguyễn Viết Thông đồng chủ biên, công trình đã tập hợp, tuyển chọn
các định nghĩa về ASXH của các nhà nghiên cứu, các tổ chức quốc tế, từ đó làm
cơ sở dẫn giải các quan điểm của Đảng ta về ASXH. Các tác giả đã nhấn mạnh
rằng, ASXH ở nước ta hiện nay được hiểu là một hệ thống chính sách và giải
pháp áp dụng rộng rãi để trợ giúp các thành viên trong xã hội đối phó với những
rủi ro và khó khăn khi gặp phải, dẫn đến mất việc làm hoặc làm suy giảm
nghiêm trọng đến quyền thu nhập và cuộc sống. Hệ thống ASXH ở nước ta
gồm 5 trụ cột cơ bản là hệ thống chính sách, giải pháp và các chương trình
phát triển thị trường lao động; phát triển hệ thống bảo hiểm; thực hiện có hiệu
quả chương trình xoá đói giảm nghèo bền vững; xây dựng thực hiện tốt chính
sách ưu đãi đối với ngững người có công; phát triển hệ thống phúc lợi xã hội
và hệ thống dịch vụ xã hội.
Cuốn Thuật ngữ an sinh xã hội Việt Nam [125] của Viện Khoa học và Lao
động xã hội (ILSSA) phối hợp với Dự án Hỗ trợ giảm nghèo ở Việt Nam, do Tổ
chức GIZ thực hiện dưới sự uỷ quyền của Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Đức
(BMZ) xây dựng, xuất bản năm 2011. Với gần 200 thuật ngữ ASXH sắp xếp
theo thứ tự ABC bằng tiếng Việt và song ngữ Việt - Anh, cuốn sách không chỉ
đem lại sự thuận tiện trong tra cứu mà còn giúp độc giả có một cái nhìn tổng
quát về mối liên hệ giữa các trụ cột trong hệ thống ASXH ở Việt Nam cùng các
chương trình, chính sách có liên quan thông qua sơ đồ về hệ thống ASXH.
15
Tác giả Dương Văn Thắng với bài Bảo đảm an sinh xã hội dưới ánh sáng
Đại hội XI của Đảng [115] đã cho rằng, “an sinh” là một từ Hán-Việt. An - trong
chữ “an toàn”, sinh - trong chữ “sinh sống”, an sinh có thể hiểu là “an toàn sinh
sống”. Nói một cách khái lược: Xã hội an sinh là xã hội mà mọi người được an
toàn sinh sống, hay là có cuộc sống an toàn. Nói ngắn gọn, ASXH là một tấm
lưới che chắn, bảo đảm an toàn cho xã hội và con người, là nhân tố bảo đảm cho
việc phát triển kinh tế - xã hội bền vững. An sinh xã hội là trụ cột của hệ thống
chính sách xã hội, Hệ thống ASXH gồm các cơ chế, chính sách, giải pháp nhiều
tầng, nấc nhằm bảo vệ cho mọi thành viên trong xã hội không bị rơi vào tình
trạng bần cùng hóa bởi tác động tiêu cực của các loại rủi ro. An sinh xã hội có ba
chức năng chính là phòng ngừa rủi ro, hạn chế rủi ro và khắc phục rủi ro.
Cuốn An sinh xã hội ở Việt Nam hướng tới 2020 [105] do Vũ Văn Phúc
chủ biên, đây là một tập hợp các bài viết của các nhà quản lý, các chuyên gia
nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực liên quan đến vấn đề ASXH. Mỗi bài viết
được tiếp cận từ các khía cạnh khác nhau về chủ đề ASXH, nhưng đều khẳng
định hệ thống ASXH ở nước ta hướng tới mục tiêu góp phần không ngừng
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, bảo đảm cho sự phát
triển bền vững của đất nước.
Ngày 13-3-2012, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương đã phối hợp với
Tạp chí Cộng sản, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Hội đồng Khoa học
các cơ quan Đảng Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học - thực tiễn “An sinh xã
hội ở nước ta: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”[5]. Các bài tham luận đã làm
rõ nội hàm khái niệm ASXH; kết cấu, các trụ cột chính của hệ thống ASXH nói
chung, của hệ thống ASXH ở Việt Nam nói riêng; xác định thành tố, trụ cột nào
là quan trọng nhất cần tập trung xây dựng và củng cố. Hội thảo đã làm rõ những
thành tựu, hạn chế, những vấn đề đang đặt ra cần giải quyết để tiếp tục đổi mới,
hoàn thiện hệ thống ASXH ở nước ta sau hơn 25 năm thực hiện công cuộc đổi
mới. Đồng thời, phân tích những quan điểm định hướng lớn của Đảng và Nhà
16
nước ta về xây dựng, hoàn thiện hệ thống ASXH trong thời kỳ đổi mới đất nước,
những giải pháp đột phá, khả thi cần thực hiện trong quá trình đổi mới, hoàn
thiện hệ thống ASXH ở nước ta hiện nay và đến năm 2020.
Trong bài Tiếp cận an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay trên quan điểm
phát triển bền vững [99], tác giả Nguyễn Thị Nga đã nhấn mạnh rằng, trong
thực tiễn, do sự đa dạng về nội dung, phương thức và góc độ tiếp cận nên hiện
nay còn có nhiều quan điểm khác nhau về ASXH, nhưng tựu trung lại, dù tiếp
cận dưới giác độ nào đi chăng nữa, thì về bản chất, ASXH là vấn đề vừa có
tính kinh tế, vừa có tính xã hội, vừa có tính nhân đạo rất sâu sắc. Nhà nước có
vai trò quan trọng trong bảo đảm ASXH, đối tượng bảo đảm ASXH là đông
đảo các tầng lớp dân cư.
Cuốn Những thách thức và giải pháp đối với chính sách an sinh xã hội bền
vững cho tất cả mọi người tại Việt Nam và Đức [103] do Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia phối hợp với Hội đồng Lý luận Trung ương xuất bản năm 2013. Cuốn
sách tập hợp những bài tham luận của các nhà khoa học hàng đầu về ASXH của
Việt Nam và Đức. Các bài hội thảo đã góp phần rút ra những bài học cho Việt
Nam hiện nay khi thực hiện ASXH từ mô hình ASXH của Đức. Chẳng hạn,
nước Đức là một nước có hệ thống ASXH toàn diện. Hệ thống ASXH của Đức
chủ yếu chịu ảnh hưởng của trường phái Bismarck, lấy hệ thống BHXH làm
nòng cốt để thực hiện chính sách ASXH cho người dân. Hệ thống ASXH của
Đức thực hiện trên cơ sở “hợp đồng giữa các thế hệ", thanh toán bảo hiểm trên
nguyên tắc phụ thuộc.
Về mục tiêu: Chính sách ASXH ở Đức nhằm hướng đến sự phát triển
bền vững "phồn vinh cho tất cả và công bằng xã hội". Đức là một trong số
những nước có mạng lưới các chính sách xã hội dày đặc nhất: Ngân sách nhà
nước cấp cho các khoản chi xã hội chiếm tới 26,7% GDP. Tỷ lệ đó ở Mỹ chỉ
là 15,9% và tỷ lệ trung bình trong các nước OECD là 20,5%. Một hệ thống
toàn diện gồm bảo hiểm y tế (BHYT), hưu trí, tai nạn, chăm sóc người già,
17
người bệnh và bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) bảo vệ người dân. Ngoài ra, hệ
thống các chính sách xã hội toàn diện còn bao gồm những hỗ trợ của nhà
nước lấy từ nguồn thu thuế, như hỗ trợ cho gia đình (trợ cấp cho con, giảm
thuế) hoặc an sinh cơ bản cho người về hưu và người thất nghiệp dài hạn. Đức
là một nhà nước xã hội coi việc bảo đảm ASXH cho tất cả công dân của mình
là một nhiệm vụ hàng đầu. Ngày nay, gần 90% người dân sống ở Đức được
hệ thống các chính sách xã hội bảo vệ.
Về hình thức an sinh xã hội phong phú, đa dạng: Đảm bảo ASXH ở Đức
góp phần ổn định cuộc sống của hàng triệu người dân, trong đó phần lớn là phụ
nữ, trẻ em, người thất nghiệp dài hạn. Đức được đánh giá là nước có đối tượng
nhận trợ cấp xã hội rộng rãi nhất ở khu vực EU và trên thế giới hiện nay.
Đối tượng hưởng thụ và các biện pháp trong chính sách an sinh xã hội của
Đức rất rộng rãi, dựa trên các nguyên tắc chủ yếu: Nguyên tắc hợp hiến; nguyên
tắc đoàn kết và hỗ trợ, nguyên tắc hỗ trợ dựa trên trách nghiệm cá nhân, nguyên
tắc phối hợp công bằng.
Công tác chống tiêu cực của Đức trong việc đảm bảo an sinh xã hội của
người dân nhằm đảm bảo "phồn vinh cho tất cả và công bằng xã hội" được tiến
hành một cách nghiêm ngặt, đúng pháp luật. Vì thế, những tiêu cực ít nảy sinh
trong quá trình thực hiện. Hơn nữa, Đức có chính sách quan tâm, đảm bảo cuộc
sống cho những người thực thi chính sách ASXH. Điều kiện sống của họ tốt nên
ít nảy sinh tiêu cực.
Cuốn Chính sách an sinh xã hội và vai trò của Nhà nước trong việc thực
hiện chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam [29] của tác giả Nguyễn Văn Chiều.
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về chính sách ASXH và vai
trò của Nhà nước trong việc thực hiện chính sách ASXH, kinh nghiệm quốc tế
và thực trạng Nhà nước thực hiện chính sách ASXH ở Việt Nam, cuốn sách đã
phân tích những nội dung cơ bản của chính sách ASXH và vai trò của Nhà nước
trong việc thực hiện chính sách ASXH ở Việt Nam hiện nay.
18
Đề tài khoa học cấp Bộ: Đảm bảo an sinh xã hội - Định hướng mô hình và
giải pháp [2], do Đặng Nguyên Anh làm chủ nhiệm, đã phân tích khái niệm và
các chức năng, cấu trúc và các nguyên tắc cơ bản của hệ thống ASXH, tạo cơ sở
lý luận cho việc định hướng mô hình và giải pháp về ASXH ở Việt Nam. Đề tài
làm rõ những đặc điểm chung và nét đặc thù của từng mô hình, từ đó có thể gợi
mở cho Việt Nam.
Đề tài cấp Nhà nước: Cơ sở khoa học của việc xây dựng sàn an sinh xã hội
ở Việt Nam giai đoạn năm 2011 - 2020 [162], mã số KX.02.07/11-15, do Viện
Khoa học Lao động và Xã hội thực hiện, đã phân tích và thống nhất về cơ sở
khoa học của việc xây dựng sàn an sinh xã hội ở Việt Nam, đề xuất các mức
chuẩn để xây dựng sàn ASXH, các chính sách trong sàn ASXH. Đây là cơ sở
quan trọng góp phần xây dựng và hoàn thiện hệ thống lý luận về ASXH, vai trò
của ASXH ở Việt Nam trong những năm tiếp theo.
Hai tác giả William Reichenstein, William Meyer trong cuốn sách Social
Security Strategies: How to Optimize Retirement Benefits (Chiến lược ASXH:
Làm thế nào để tối ưu hóa lợi ích hưu trí) [168], ngoài việc cung cấp cách thức
sử dụng các thông tin và công nghệ tự động để tận dụng tối đa các lợi ích ASXH,
nội dung chính của tác phẩm đã chỉ ra một số yếu tố ảnh hưởng đến ASXH và
hưu trí của người dân nước Mỹ; đề xuất các biện pháp chuyên gia nhằm giúp
người dân xây dựng chiến lược ASXH thông minh nhằm nâng cao thu nhập đời
và giảm thiểu nguy cơ hết tiền tiết kiệm hưu trí.
Với cuốn sách Basis of social security in Asia: Mutual aid, micro-insurance
and social security (Cơ sở ASXH ở châu Á: Viện trợ lẫn nhau, bảo hiểm vi mô
và ASXH) [167], James Midgley là người đầu tiên nghiên cứu một cách toàn
diện các hoạt động của các hiệp hội lẫn nhau và các chương trình bảo hiểm vi
mô của các hiệp hội ở châu Á nơi mà các chương trình này được phát triển đặc
biệt tốt. Nội dung của cuốn sách có thể tóm lược như sau: Trên cơ sở cung cấp
thông tin cơ bản để nhận biết và định dạng cơ bản về các hiệp hội tác động lẫn
nhau trong các phần khác nhau của khu vực, bao gồm Nam Á, Sri Lanka, Thái
19
Lan, Mông Cổ, Indonesia và Philippines, cuốn sách đã chỉ ra cho người đọc
những hiểu biết quan trọng về tiềm năng của các hiệp hội để cung cấp bảo vệ thu
nhập hiệu quả và làm thế nào các hoạt động của họ có thể đóng góp vào việc xây
dựng chiến lược ASXH toàn diện và cơ sở hiệu quả trong thế giới đang phát
triển đóng góp rõ rệt cho mục tiêu xoá đói, giảm nghèo và cải thiện mức sống.
Tác phẩm Social Security, Medicare & Government Pensions (An sinh xã
hội, chăm sóc y tế và trợ cấp chính phủ) [166] của Joseph Matthews Attorney.
Cuốn sách đã bàn sâu về lợi ích và hệ thống chăm sóc y tế, nhà ở xã hội, tiền
lương hưu, chính sách cho những người có công với đất nước và cách thức để
đảm bảo BHYT tốt nhất.
Ngoài những công trình nêu trên, một số công trình khác cũng nghiên cứu
lý luận về ASXH ở nhiều khía cạnh khác nhau. Chẳng hạn, An sinh xã hội ở Việt
Nam: Những quan điểm và cách tiếp cận cần thống nhất [46]; An sinh xã hội
Bắc Âu trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và bài học cho Việt Nam [148];
Giáo trình nhập môn an sinh xã hội [77]; An sinh xã hội ở Việt Nam trong thời
kỳ đổi mới [97]; Từ nhận thức đến thực tiễn: Xây dựng trụ cột chính của hệ
thống An sinh xã hội Quốc gia [116] v.v.. Những nghiên cứu này sẽ được tham
khảo, kế thừa trong quá trình triển khai luận án.
1.1.2. Những công trình chủ yếu nghiên cứu nội dung của tiến bộ xã hội
Ngay từ rất sớm, trên thế giới đã có những nghiên cứu về TBXH dưới
những góc độ khác nhau. Từ những nghiên cứu của các nhà khoa học, Đại hội
đồng Liên hợp quốc nhận thấy rằng cần đưa ra Tuyên bố về phát triển và tiến bộ
xã hội để định hướng cho nhận thức và tìm ra cách thức để thúc đẩy TBXH.
Tuyên bố về phát triển và tiến bộ xã hội được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông
qua theo Nghị quyết 2542 (XXIV) ngày 11/12/1969) đã nêu ra những nguyên tắc,
mục tiêu, phương tiện, biện pháp để thực hiện sự phát triển và TBXH, trong đó
Tuyên bố nêu rõ:
Phát triển và TBXH nhằm đạt được các mục tiêu sau:
20
Thứ nhất, phát triển và TBXH cần dựa trên cơ sở tôn trọng phẩm giá và giá
trị của con người.
Thứ hai, tạo điều kiện để phát triển kinh tế và xã hội một cách bền vững và
nhanh chóng, nhất là ở các nước đang phát triển; thay đổi quan hệ kinh tế quốc tế,
có những biện pháp mới và hiệu quả trong hợp tác quốc tế, trong đó bình đẳng
về cơ hội được coi là đặc quyền giữa các dân tộc và giữa các cá nhân trong dân
tộc đó.
Thứ ba, cung cấp một hệ thống an sinh xã hội toàn diện và các dịch vụ phúc
lợi xã hội; thiết lập và cải thiện hệ thống ASXH và hệ thống bảo hiểm cho tất cả
những người ốm đau, khuyết tật, tuổi già đang tạm thời hoặc vĩnh viễn không
còn khả năng kiếm sống, nhằm đảm bảo một mức sống thích đáng cho những
người này cùng gia đình và những người sống phụ thuộc vào họ.
Những mục tiêu mà Tuyên bố nêu ra cho đến nay vẫn là cơ sở để các quốc
gia trên thế giới phấn đấu thực hiện, qua đó đã thúc đẩy sự tiến bộ chung của thế
giới. Trên tinh thần đó, những công trình nghiên cứu về TBXH ngày càng phong
phú và nhận thức về TBXH ngày càng sâu sắc hơn.
Cuốn sách Tiến bộ xã hội - một số vấn đề lý luận [20] do tác giả Nguyễn
Trọng Chuẩn chủ biên, đã phân tích những nội dung cơ bản về TBXH. Theo các
tác giả, trong tương qu...song tựu trung lại, ASXH được hiểu theo hai nghĩa: Theo
nghĩa rộng, ASXH là toàn bộ các bộ các biện pháp của nhà nước, cộng đồng, cá
nhân nhằm đảm bảo cuộc sống cho người dân trong toàn xã hội; theo nghĩa hẹp,
ASXH hướng tới sự đảm bảo tối thiểu cho mục tiêu mưu sinh của một bộ phận
dân cư thuộc nhóm yếu thế, gặp rủi ro hay chịu thiệt thòi trong xã hội.
Về vai trò của ASXH đối với TBXH, đa số các tác giả tuy đã có đề cập và
đều thống nhất ở điểm chung khi cho rằng ASXH đảm bảo sự phát triển bền
vững của xã hội, ổn định chính trị - xã hội, góp phần vào xây dựng nguồn nhân
lực, thể hiện tính nhân văn cao cả nhưng chưa có sự phân tích hệ thống từ góc
độ triết học.
Hai là, các tác giả đã có cái nhìn khá toàn diện về cấu trúc, mô hình của
ASXH, tạo nên bức tranh tổng quát về ASXH và chính sách ASXH đáp ứng yêu
cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đổi mới, toàn cầu hóa và chủ động
hội nhập quốc tế. Các công trình đã phản ánh khá sâu sắc và rõ nét về những
thành tựu ASXH trong 30 năm đổi mới đất nước nhưng chưa phân tích làm
nổi bật vai trò của những thành tựu ấy đối với TBXH dưới góc độ triết học.
Ba là, các công trình nghiên cứu đã chỉ ra những bài học kinh nghiệm đối
với việc xây dựng hệ thống chính sách và thực tiễn giải quyết vấn đề ASXH ở
các quốc gia trên thế giới. Những bài học này có giá trị tham khảo cho việc xây
dựng và hoàn thiện hệ thống ASXH ở Việt Nam.
Bốn là, các công trình nghiên cứu đã chỉ ra những hạn chế về nhận thức, về
hệ thống chính sách ASXH và thực hiện ASXH trên nhiều lĩnh vực. Do vậy,
nhiều công trình nghiên cứu đã đề xuất những quan điểm, giải pháp góp phần
thay đổi nhận thức, cách thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả, phát huy tốt vai trò
của ASXH trong những năm tiếp theo.
36
Mặc dù vậy, những công trình trên đây chủ yếu mới đề cập đến từng khía
cạnh của ASXH ở góc độ xã hội học, kinh tế học, luật học, quản lý xã hội, v.v..
chưa luận giải một cách có hệ thống và khái quát từ góc độ triết học về vai trò
của ASXH đối với TBXH, nên những quan điểm, giải pháp nêu ra vẫn còn có
những hạn chế nhất định, chưa làm thay đổi căn bản nhận thức tổng thể, cách
thức xây dựng mô hình ASXH phù hợp với yêu cầu của sự phát triển xã hội Việt
Nam hiện nay.
2. Hƣớng nghiên cứu của luận án
Trên cơ sở kế thừa những kết quả của các nhà nghiên cứu trước đó, từ góc
độ triết học luận án sẽ hướng tới việc giải quyết các vấn đề sau:
Một là, hệ thống hoá, phân tích các khái niệm về ASXH, TBXH và làm rõ
những biểu hiện cụ thể vai trò của ASXH đối với TBXH ở Việt Nam hiện nay.
Hai là, phân tích chỉ rõ thực trạng vai trò của ASXH đối với TBXH ở Việt
Nam hiện nay.
Ba là, đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò của ASXH
đối với TBXH ở Việt Nam trong thời gian tới.
Vai trò của ASXH đối với TBXH là một đề tài rộng và khó, được tiếp cận
dưới các góc độ khác nhau, như triết học, xã hội học, kinh tế học, luật học và
nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Các công
trình nghiên cứu về ASXH, TBXH đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Những
kết quả đó từng bước làm sáng tỏ nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của
ASXH đối với TBXH, góp phần hình thành luận cứ khoa học để hoàn thiện
đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước ta về ASXH trong
điều kiện mới.
Mặc dù vậy, đến nay, vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có
hệ thống từ góc độ triết học về vai trò của ASXH đối với TBXH ở Việt Nam
hiện nay. Do đó, việc lựa chọn đề tài này để nghiên cứu là cần thiết và không
trùng lặp với các công trình đi trước. Với những kết quả đạt được, các công trình
nêu trên là tư liệu quan trọng mà luận án cần kế thừa một cách sáng tạo để có thể
hoàn thành mục đích và nhiệm vụ của mình.
37
Chƣơng 2
VAI TRÒ CỦA AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI TIẾN BỘ XÃ HỘI -
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN
2.1. AN SINH XÃ HỘI, TIẾN BỘ XÃ HỘI: KHÁI NIỆM VÀ MỘT SỐ NỘI
DUNG CHỦ YẾU
2.1.1. An sinh xã hội: Khái niệm và nội dung chủ yếu
2.1.1.1. Khái niệm an sinh xã hội
Trong xã hội, con người muốn tồn tại và phát triển trước hết phải ăn, mặc,
ở, đi lại Để thoả mãn những nhu cầu tối thiểu này, con người phải lao động,
làm ra những sản phẩm cần thiết. Của cải xã hội càng nhiều, mức độ thỏa mãn
nhu cầu càng cao, nghĩa là việc thỏa mãn nhu cầu phụ thuộc vào khả năng lao
động của con người. Tuy nhiên, trong suốt cuộc đời, không phải khi nào con
người cũng có thể lao động để tạo ra được thu nhập. Trái lại, có rất nhiều trường
hợp khó khăn, bất hạnh, rủi ro xảy ra làm cho con người bị giảm, mất thu nhập
hoặc do các điều kiện sinh sống khác; chẳng hạn, bị bất ngờ ốm đau, tai nạn, mất
người nuôi dưỡng, tuổi già, tử vong mà rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Cuộc
sống của con người cũng phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và môi trường sống.
Những điều kiện tự nhiên và xã hội không thuận lợi đã khiến một bộ phận dân
cư cần đến sự giúp đỡ nhất định để bảo đảm cuộc sống bình thường. Để tồn tại
và phát triển, con người đã có nhiều biện pháp khác nhau để khắc phục khó
khăn. Điều này được thể hiện thông qua vai trò của ASXH.
An sinh xã hội là hình thức tập hợp (có tổ chức) các thành viên xã hội nhằm
chống lại những biến cố rủi ro, bất hạnh của mỗi cá nhân. Nhờ sự tương hợp,
đoàn kết trên tinh thần tương thân tương ái, thiện nguyện mà những rủi ro, biến
cố, khó khăn của các cá nhân sẽ được chia sẻ trên phạm vi rộng giúp họ vượt qua
khó khăn. Sự tương trợ dần dần được mở rộng và phát triển dưới nhiều hình thức
khác nhau.
38
Trong quá trình phát triển xã hội, đặc biệt là từ sau cuộc cách mạng công
nghiệp, hệ thống ASXH đã có những cơ sở để hình thành và phát triển. Quá trình
công nghiệp hoá làm cho đội ngũ những người làm công ăn lương tăng lên, cuộc
sống của họ phụ thuộc chủ yếu vào thu nhập do lao động làm thuê đem lại. Sự
hẫng hụt về tiền lương trong các trường hợp bị ốm đau, tai nạn, rủi ro, bị mất
việc làm hoặc khi về già, đã trở thành mối đe dọa đối với cuộc sống bình thường
của những người không có nguồn thu nhập nào khác ngoài tiền lương. Sự bắt
buộc phải đối mặt với những nhu cầu thiết yếu hàng ngày đã buộc những người
làm công ăn lương tìm cách khắc phục bằng những hành động tương thân, tương
ái (lập các quỹ tương tế, các hội đoàn); đồng thời, đòi hỏi giới chủ và nhà
nước phải có trợ giúp bảo đảm cuộc sống cho họ.
Vào nửa đầu của thế kỷ XIX, những manh nha về ASXH đã xuất hiện với
việc Chính phủ Anh công bố “Luật cứu tế mới” năm 1834. Luật này công nhận
cứu trợ xã hội là một lưới đỡ thấp nhất trong hệ thống ASXH và lầ đầu tiên trên
thế giới hệ thống ASXH đã đực thực hiện dựa trên luật pháp, được điều tiết bởi
luật pháp.
Năm 1850, lần đầu tiên ở Đức, nhiều bang đã thành lập quỹ ốm đau và yêu
cầu công nhân phải đóng góp để dự phòng khi bị giảm thu nhập vì bệnh tật. Từ
đó, xuất hiện hình thức bắt buộc đóng góp. Lúc đầu chỉ có giới thợ tham gia, dần
dần các hình thức bảo hiểm mở rộng ra cho các trường hợp rủi ro nghề nghiệp,
tuổi già và tàn tật. Đến những năm 80 của thế kỷ XIX, an sinh xã hội (lúc này là
BHXH) đã mở ra hướng mới. Sự tham gia là bắt buộc và không chỉ người lao
động đóng góp mà giới chủ và nhà nước cũng phải thực hiện nghĩa vụ của mình
(cơ chế ba bên). Tính chất đoàn kết và san sẻ lúc này được thể hiện rõ nét: Mọi
người, không phân biệt già - trẻ, nam - nữ, người khoẻ - người yếu mà tất cả đều
phải tham gia đóng góp.
Mô hình này của Đức đã lan dần ra châu Âu, sau đó sang các nước Mỹ
Latin, rồi đến Bắc Mỹ và Canada vào những năm 30 của thế kỷ XX. Sau chiến
tranh thế giới thứ hai, ASXH đã lan rộng sang các nước giành được độc lập ở
châu Á, châu Phi và vùng Caribê. Ngoài BHXH, các hình thức truyền thống về
39
tương tế, cứu trợ xã hội cũng tiếp tục phát triển để giúp đỡ những người có hoàn
cảnh khó khăn, như những người già cô đơn, người tàn tật, trẻ em mồ côi, người
goá bụa và những người không may gặp rủi ro vì thiên tai, hoả hoạn Các dịch
vụ xã hội như dịch vụ y tế, dự phòng tai nạn, dự phòng y tế tái thích ứng; dịch vụ
đặc biệt cho người tàn tật, người già, bảo vệ trẻ em được từng bước mở rộng ở
các nước theo những điều kiện tổ chức, chính trị, kinh tế - xã hội, tài chính và
quản lý khác nhau. Hệ thống ASXH được hình thành và phát triển rất đa dạng
dưới nhiều hình thức khác nhau ở từng quốc gia, trong từng giai đoạn lịch sử,
trong đó BHXH là trụ cột chính.
Năm 1935, Mỹ đã đưa ra đạo luật về ASXH, đạo luật này quy định thực
hiện chế độ bảo vệ tuổi già, chế độ tử tuất, tàn tật và trợ cấp thất nghiệp. Thuật
ngữ ASXH được chính thức sử dụng. Đến năm 1941, trong Hiến chương Đại
Tây Dương và sau đó Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) chính thức dùng thuật
ngữ này trong các công ước quốc tế. An sinh xã hội đã được tất cả các nước thừa
nhận là một trong những quyền con người. Nội dung của ASXH đã được ghi
nhận trong Tuyên ngôn nhân quyền do Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua
ngày 10/12/1948. Trong bản Tuyên ngôn có viết: “Tất cả mọi người với tư cách
là thành viên của xã hội có quyền hưởng ASXH. Quyền đó đặt cơ sở trên sự thoả
mãn các quyền về kinh tế, xã hội và văn hoá cần cho nhân cách và sự tự do phát
triển con người”. Ngày 25/6/1952, Hội nghị toàn thể của ILO đã thông qua
Công ước số 102, được gọi là Công ước về ASXH (tiêu chuẩn tối thiểu) trên cơ
sở tập hợp các chế độ về ASXH đã có trên toàn thế giới thành 09 bộ phận.
Tuy nhiên, cho đến nay, do tính chất phức tạp và đa dạng của ASXH nên
vẫn còn nhiều nhận thức khác nhau về vấn đề này. Khái niệm về ASXH cũng
còn khá khác biệt giữa các tổ chức, các quốc gia.
Theo quan niệm của Liên hợp quốc, hệ thống ASXH bao gồm các bộ phận
cấu thành sau:
Thứ nhất, hệ thống BHXH (hưu trí, bảo hiểm y tế, chế độ trợ cấp, BHXH
ngắn hạn).
40
Thứ hai, hệ thống trợ giúp xã hội (trợ cấp xoá đói giảm nghèo, hỗ trợ xã hội
nhóm yếu thế ).
Thứ ba, hệ thống trợ cấp xã hội chung-Universal Social Benefit (trợ cấp gia
đình, dịch vụ y tế công cộng, trợ cấp người cao tuổi).
Thứ tư, hệ thống trợ cấp tư nhân (Private Benefit System). [trích theo 106,
tr. 63-64.]
Tại Hội nghị trù bị về “An sinh xã hội ASEAN” từ ngày 28-29/6/2001 ở
Singapore, các nhà khoa học đã đưa ra khái niệm mở rộng về ASXH. Về tổng
thể, hệ thống ASXH bao gồm:
Hệ thống BHXH và tiết kiệm: Bảo hiểm tai nạn công nghiệp, y tế, người già,
thất nghiệp Đó là hệ thống có sự tham gia đóng góp của các bên tạo nguồn dự
trữ để sử dụng cho các trường hợp lúc tuổi già, ốm đau, thai sản, chết, tàn tật,
thương tật, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp
Trợ giúp xã hội và những dịch vụ xã hội (trợ cấp). Đó là loại phúc lợi xã
hội trích từ thuế và các nhà tài trợ.
Chính sách thị trường lao động (bao gồm cả thị trường lao động tích cực và
thụ động): tạo cơ hội việc làm; hình thành nguồn nhân lực; phát triển kỹ năng
nghề nghiệp; tìm kiếm việc làm (thông tin, giới thiệu việc làm); đào tạo lại; hỗ
trợ tạo việc làm
Ngân hàng Thế giới cho rằng, ASXH là biện pháp công cộng nhằm giúp
cho các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng đương đầu và kiềm chế được nguy cơ
tác động đến thu nhập nhằm giảm tính dễ bị tổn thương và những bấp bênh thu
nhập. Những năm gần đây, quốc tế đưa ra khái niệm mới gọi là lưới an toàn xã
hội (Social Safety Net).
Trong một công trình của mình, tác giả Mạc Văn Tiến có đề cập đến thuật
ngữ ASXH được Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) sử dụng chính thức trong
Công ước số 102 - công ước quan trọng nhất quy định các tiêu chuẩn tối thiểu về
ASXH. Công ước này được hội nghị toàn thể của ILO thông qua vào năm 1952.
Theo đó, ASXH (Social security) được hiểu là sự bảo vệ của xã hội đối với các
41
thành viên của mình thông qua một loạt biện pháp công cộng, nhằm chống lại
những khó khăn về kinh tế và xã hội do bị ngừng hoặc giảm thu nhập, gây ra bởi
ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, thương tật, tuổi già và chết;
đồng thời đảm bảo các chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đông con [122,
tr.12]. Khái niệm này của ILO thể hiện được bản chất, phương thức và mục đích
của ASXH. Như vậy, về mặt nội dung, ASXH góp phần đảm bảo thu nhập và
đời sống cho các công dân trong xã hội; phương thức hoạt động là thông qua các
biện pháp công cộng; mục đích là tạo ra sự “an sinh” cho mọi thành viên trong
xã hội và vì vậy, mang tính xã hội và tính nhân văn sâu sắc.
Ngày nay, quan niệm về ASXH vẫn có sự khác nhau nhất định giữa các
quốc gia, các tổ chức trên thế giới. Tuy nhiên, các quan niệm đó về nội dung,
bản chất của ASXH đều có những điểm chung, đó là sự trợ giúp của xã hội đối
với những người yếu thế hoặc gặp những rủi ro trong cuộc sống. Mục tiêu của
ASXH là tạo ra một lưới an toàn gồm nhiều tầng, nhiều lớp bảo vệ cho tất cả
mọi thành viên của cộng đồng trong những trường hợp bị giảm hoặc bị mất thu
nhập hoặc phải tăng chi phí đột xuất trong chi tiêu của gia đình, do nhiều nguyên
nhân khác nhau, như ốm đau, thương tật, già cả...gọi chung là những biến cố và
những rủi ro xã hội... Qua đó, giúp họ hoà nhập và vươn lên trong cuộc sống,
thúc đẩy gia đình và xã hội ổn định, phát triển theo hướng TBXH. Điều này là cơ
sở để tạo ra sự nhận thức và hành động chung, thống nhất giữa các quốc gia trên
thế giới.
Thuật ngữ “an sinh xã hội” đã xuất hiện ở Việt Nam vào những năm 70
của thế kỷ XX trong một số cuốn sách nghiên cứu về pháp luật của một số học
giả Sài Gòn. Sau năm 1975, thuật ngữ này được dùng nhiều và đặc biệt là từ năm
1995 trở lại đây nó được dùng rộng rãi hơn.
Đảm bảo ASXH là một yêu cầu của sự phát triển bền vững, là mục tiêu
hướng tới của nhiều quốc gia trên thế giới, cũng là một đòi hỏi cấp thiết đối với
nước ta trong giai đoạn hiện nay. Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã có nhận
thức rất sớm về chính sách ASXH và tiếp cận nó từ góc độ quyền con người.
42
Hiến pháp năm 1946 đã xác định: “Người lao động được bảo đảm quyền việc
làm, nghỉ ngơi, BHXH, cứu tế; phụ nữ được nghỉ trước khi đẻ”. Hiến pháp
năm 1992 đã nêu rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo xã hội cho
mọi người. Trong đó nhấn mạnh, Nhà nước thực hiện chế độ BHXH đối với
người công chức nhà nước và người làm công ăn lương, khuyến khích phát triển
các hình thức BHXH khác đối với người lao động.
Đại hội VII của Đảng có nhận thức rất mới về BHXH trong kinh tế thị
trường; xác định phải đổi mới chính sách BHXH theo hướng: Mọi người lao
động và đơn vị kinh tế thuộc các thành phần kinh tế đều được tham gia BHXH.
Từng bước tách quỹ BHXH ra khỏi ngân sách Nhà nước và hình thành quỹ
BHXH chung cho mọi người lao động thuộc mọi thành phần kinh tế, tách BHXH
ra khỏi quản lý nhà nước và hình thành tổ chức BHXH Việt Nam.
Nghị quyết Đại hội VIII đã xác định phải thực hiện và hoàn thiện chế độ
BHXH, bảo đảm đời sống người nghỉ hưu được ổn định, từng bước được cải
thiện Đẩy mạnh các hoạt động nhân đạo, từ thiện. Thực hiện các chính sách
bảo trợ trẻ mồ côi, lang thang cơ nhỡ, người già neo đơn, nạn nhân chiến tranh,
người tàn tật. Giúp đỡ những người bị thiên tai và những rủi ro khác. Đặc biệt,
Nghị quyết đã nhấn mạnh phải xây dựng luật BHXH, luật về bảo trợ người tàn
tật và trẻ mồ côi. Đến Đại hội IX của Đảng, lần đầu tiên trong Nghị quyết đã sử
dụng thuật ngữ ASXH và chủ trương: “Mở rộng hệ thống bảo hiểm xã hội và an
sinh xã hội” [50, tr. 34]. Nhận thức về ASXH của Đảng ta đã rõ nét và toàn diện
hơn, thể hiện trong Nghị quyết Đại hội X theo hướng xây dựng hệ thống ASXH
đa dạng; phát triển mạnh hệ thống BHXH, BHYT, tiến tới BHYT toàn dân. Thực
hiện tốt các chính sách ưu đãi xã hội (ƯĐXH) đối với người có công, người
hưởng chính sách xã hội. Đa dạng hoá các loại hình cứu trợ xã hội.
Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6 (khoá X)
đã cụ thể hoá chủ trương của Đại hội X về phát triển hệ thống ASXH: Từng
bước mở rộng và cải thiện hệ thống ASXH để đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu
đa dạng của mọi tầng lớp trong xã hội, nhất là của nhóm đối tượng chính sách,
đối tượng nghèo; xây dựng hệ thống BHXH đa dạng và linh hoạt phù hợp với
43
yêu cầu của kinh tế thị trường định hướng XHCN; mở rộng các hình thức bảo
hiểm bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện; bổ sung, sửa đổi các chế độ BHXH còn
bất hợp lý, bảo đảm quyền lợi của người tham gia BHXH; tách BHXH đối với
khu vực hành chính Nhà nước ra khỏi khu vực doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp
và các lĩnh vực khác; điều chỉnh lương hưu và trợ cấp BHXH theo cơ chế tạo
nguồn, độc lập tương đối với chính sách tiền lương, giảm dần hỗ trợ từ ngân
sách nhà nước; từng bước cải thiện đời sống của người về hưu theo trình độ phát
triển của nền kinh tế. Phát triển đa dạng các hình thức tổ chức tự nguyện, nhân
đạo, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận để chăm sóc đối tượng bảo trợ xã
hội dựa vào cộng đồng theo tinh thần xã hội hoá với sự hỗ trợ một phần của Nhà
nước, bảo đảm cho các đối tượng bảo trợ xã hội có cuộc sống ổn định, hoà nhập
tốt hơn vào cộng đồng, tự vươn lên; tạo cơ hội cho các đối tượng bảo trợ xã hội,
trước hết là người còn khả năng lao động, tiếp cận nguồn lực kinh tế, dịch vụ
công thiết yếu, cơ hội giáo dục, đào tạo, dạy nghề, việc làm, chăm sóc sức khoẻ,
nhà ở, văn hoá, thể thao. Sửa đổi, bổ sung chế độ trợ cấp xã hội dựa trên cơ sở
tăng mức sống tối thiểu của toàn xã hội. Thực hiện các chương trình, mục tiêu
hướng ưu tiên vào đối tượng bảo trợ xã hội.
Như vậy, nhận thức mới cơ bản của Đảng ta về chính sách ASXH là kết
hợp giữa phát triển kinh tế và thực hiện chính sách ASXH, đảm bảo công bằng
xã hội; tạo cơ hội cho mọi người cùng phát triển và được thụ hưởng đầy đủ hơn
các thành quả của phát triển và tăng trưởng kinh tế; phòng ngừa và khắc phục
các rủi ro trong kinh tế thị trường và rủi ro xã hội khác; không ngừng nâng cao
chất lượng cuộc sống của mọi người dân.
Đến Đại hội XI, thuật ngữ ASXH được nhắc đến nhiều lần trong Văn kiện,
được xác định là một hệ thống chính sách xã hội trọng yếu, nội dung cơ bản
trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Điểm mới đáng lưu ý trong
kỳ đại hội này ASXH được khẳng định là sự cam kết, trách nhiệm của Đảng và
Nhà nước thực hiện những cơ chế, chính sách, biện pháp trợ giúp, bảo vệ, giúp
đỡ mọi thành viên trong xã hội, nhất là các đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương:
44
“...Thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế,
đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và phân phối thông
qua hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội” [53, tr. 35]; “Bảo đảm an sinh xã
hội; tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo
hiểm thất nghiệp, trợ giúp xã hội đa dạng, linh hoạt, có khả năng bảo vệ, giúp đỡ
mọi thành viên trong xã hội, nhất là những đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương”
[53, tr. 43].
Nhất quán với những nội dung cơ bản trong Cương lĩnh năm 1991, Cương
lĩnh xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ quá độ (Bổ sung, phát triển
năm 2011) có một số điểm mới quan trọng, xác định rõ hơn định hướng, như:
Gắn nghĩa vụ với quyền lợi; cống hiến với hưởng thụ; lợi ích cá nhân với lợi ích
tập thể và cộng đồng xã hội. Tạo môi trường để mọi người lao động có việc làm
tốt hơn. Có chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ tạo động lực để phát triển;
điều tiết hợp lý thu nhập trong xã hội. Khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi
với xoá nghèo bền vững; giảm dần tình trạng chênh lệch giàu nghèo giữa các
vùng, miền, các tầng lớp dân cư. Một trong những định hướng lớn mà Đảng ta
chỉ rõ phải thực hiện là: “Hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội. Thực hiện tốt chính
sách đối với người có công và gia đình có công với nước” [53, tr. 79].
Quan điểm, đường lối của Đảng về chính sách xã hội, đặc biệt là ASXH
được nâng lên tầm cao mới, thể hiện toàn diện hơn trong Chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội 2011 - 2020. Đảng ta nêu định hướng mới về ASXH trong phát
triển toàn diện, hài hòa các lĩnh vực văn hóa, xã hội với phát triển kinh tế, góp
phần hoàn thiện hệ thống chính sách xã hội, kết hợp chặt chẽ các mục tiêu, chính
sách kinh tế với các mục tiêu, chính sách xã hội; thực hiện tiến bộ và công bằng
xã hội trong từng bước và từng chính sách phát triển phù hợp với điều kiện cụ
thể, bảo đảm phát triển nhanh, bền vững.
Phát triển hệ thống an sinh xã hội đa dạng, ngày càng mở rộng và hiệu
quả. Phát triển mạnh hệ thống bảo hiểm như bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
45
Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để người lao động tiếp cận và
tham gia các loại hình bảo hiểm. Thực hiện tốt các chính sách ưu đãi
và không ngừng nâng cao mức sống đối với người có công. Mở rộng
các hình thức cứu trợ xã hội, nhất là đối với các đối tượng khó khăn
[53, tr. 125].
Bảo đảm ASXH là một nội dung mới, được bổ sung, phát triển trong định
hướng thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội đã từng được nêu trong các kỳ đại
hội trước. Bảo đảm ASXH được khẳng định ngay trong tiêu đề phần VII của Báo
cáo chính trị trình Đại hội XI của Đảng: “Thực hiện có hiệu quả tiến bộ và công
bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội trong từng bước và từng chính sách phát
triển” [53, tr. 227]. Nhận thức mới của Đảng ta về ASXH là kết hợp hài hoà giữa
phát triển kinh tế và thực hiện chính sách ASXH, đảm bảo tiến bộ và công bằng
xã hội; tạo cơ hội cho mọi người cùng phát triển và được thụ hưởng đầy đủ hơn
các thành quả của phát triển và tăng trưởng kinh tế; phòng ngừa và khắc phục
các rủi ro trong kinh tế thị trường và rủi ro xã hội khác; không ngừng nâng cao
chất lượng cuộc sống của mọi người dân Từ đây, có thể nhấn mạnh rằng, càng
phát triển kinh tế thì xã hội ngày càng phải được an sinh. Phát triển hệ thống
ASXH phù hợp với phát triển kinh tế chính là thực hiện tiến bộ, công bằng xã
hội và là một trong những tiêu chí của định hướng XHCN; trở thành yếu tố,
động lực thúc đẩy tăng trưởng bền vững. Đầu tư cho ASXH cũng chính là đầu tư
cho con người, đầu tư cho phát triển.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã thể hiện nhận thức mới
trong chủ trương, đường lối xây dựng hệ thống ASXH với quan điểm bao trùm:
“bảo đảm an sinh xã hội trong từng chính sách phát triển”[ 53, tr. 227] phản
ánh các bộ phận hợp thành trong nội hàm khái niệm ASXH: “Tiếp tục sửa đổi,
hoàn thiện hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ
giúp xã hội và cứu trợ xã hội đa dạng, linh hoạt, có khả năng bảo vệ, giúp đỡ mọi
thành viên trong xã hội, nhất là các nhóm yếu thế, dễ bị tổn thương, vượt qua
khó khăn hoặc các rủi ro trong đời sống”[ 53, tr. 228]; đồng thời, “tập trung triển
46
khai có hiệu quả các chương trình xoá đói giảm nghèo ở vùng sâu, vùng xa, vùng
đặc biệt khó khănhuy động mọi nguồn lực xã hội cùng với Nhà nước chăm lo
tốt hơn nữa đời sống vật chất và tinh thần của những người và gia đình có công.
Giải quyết dứt điểm các tồn đọng về chính sách người có công”[53, tr. 229].
Quan điểm trên cho thấy, Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc đảm bảo
ASXH, đồng thời mở rộng sự tham gia của các tổ chức chính trị, xã hội vào thực
hiện ASXH dưới hình thức xã hội hóa. Các bộ, ban, ngành, tùy theo chức năng
của mình thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về
ASXH, phối hợp liên ngành để thực hiện ASXH. Đảm bảo ASXH cũng cần huy
động sự tham gia tích cực của các cá nhân, tổ chức thiện nguyện và toàn thể
cộng đồng. Mở rộng hệ thống ASXH sẽ giúp tăng cường khả năng tiếp cận các
dịch vụ công cộng của người dân, hướng tới bao phủ toàn dân. Việc xây dựng hệ
thống ASXH rộng mở với phát triển hệ thống ASXH đa dạng có mối quan hệ
biện chứng hữu cơ. Do đó, xây dựng hệ thống ASXH rộng mở phải gắn liền với
việc phát triển đa dạng hệ thống ASXH vừa đảm bảo sự phát triển của xã hội,
vừa tạo điều kiện phát triển đất nước, thúc đẩy TBXH.
Trên cơ sở quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, các nhà nghiên cứu đã
có những nghiên cứu sâu thêm về ASXH. Tác giả Nguyễn Hải Hữu cho rằng,
ASXH là một hệ thống các cơ chế, chính sách, biện pháp của Nhà nước và xã
hội nhằm trợ giúp mọi thành viên trong xã hội đối phó với các rủi ro, các cú sốc
về kinh tế - xã hội làm cho họ có nguy cơ suy giảm, mất nguồn thu nhập do ốm
đau, thai sản, tai nạn, bệnh nghề nghiệp, già cả không còn sức lao động hoặc vì
những nguyên nhân khách quan rơi vào hoàn cảnh nghèo khổ và cung cấp các
dịch vụ sức khoẻ cho cộng đồng, thông qua hệ thống mạng lưới về bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế và trợ giúp xã hội [76, tr. 19].
Theo tác giả Hoàng Chí Bảo, ASXH là sự an toàn của cuộc sống con người,
từ cá nhân đến cộng đồng, tạo tiền đề và động lực cho phát triển con người và xã
hội. An sinh xã hội là những đảm bảo cho con người tồn tại (sống) như một con
47
người và phát triển các sức mạnh bản chất người, tức là nhân tính trong hoạt
động, trong đời sống hiện thực của nó như một chủ thể mang nhân cách [6, tr. 8]
Trong công trình của mình, tác giả Mạc Văn Tiến và Mai Ngọc Cường cho
rằng, để thấy hết được bản chất, chúng ta phải tiếp cận ASXH theo cả nghĩa
rộng và nghĩa hẹp của khái niệm này. Theo nghĩa rộng, ASXH là sự đảm bảo
thực hiện các quyền để con người được an bình, đảm bảo an ninh, an toàn trong
xã hội. Theo nghĩa hẹp, ASXH là sự đảm bảo thu nhập và một số điều kiện thiết
yếu khác cho cá nhân, gia đình và cộng đồng khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập
do họ bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc mất việc làm; cho những người
già cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật, những người yếu thế, người bị thiên tai
địch hoạ [122, tr. 25-26; 23, tr. 21-22].
Tổng hợp các ý kiến về ASXH, tác giả Mai Ngọc Cường nhấn mạnh rằng:
An sinh xã hội là sự đảm bảo thu nhập và một số điều kiện thiết yếu
khác cho cá nhân, gia đình và cộng đồng trước những biến động về
kinh tế, xã hội và tự nhiên làm cho họ bị giảm hoặc khả năng lao
động hoặc mất việc làm, bị ốm đau, bệnh tật, hoặc tử vong; cho
những người già cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật, những người
yếu thế, những nạn nhân chiến tranh, những người bị thiên tai địch
hoạ [23, tr. 22].
Như vậy, cách tiếp cận của tác giả Mai Ngọc Cường về ASXH là theo
nghĩa hẹp, đồng quan điểm với tác giả Mạc Văn Tiến và phù hợp với cách tiếp
cận của Tổ chức Lao động thế giới (ILO).
Trong bài Bảo đảm ngày càng tốt hơn ASXH và phúc lợi xã hội là một nội
dung chủ yếu của Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2011 - 2020, nguyên Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, "an sinh xã hội và phúc lợi xã hội là hệ
thống các chính sách và giải pháp nhằm vừa bảo vệ mức sống tối thiểu của
người dân trước những rủi ro và tác động bất thường về kinh tế, xã hội và môi
trường; vừa góp phần không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
48
cho nhân dân" [40, tr. 3]. Khái niệm ASXH theo quan điểm của nguyên Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng là khái niệm rộng, bao gồm một hệ thống các chính
sách và chương trình do Nhà nước, các tổ chức xã hội và tư nhân thực hiện nhằm
hỗ trợ, nâng cao năng lực của cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng quản lý rủi ro
do mất việc làm, tuổi già, ốm đau, rủi ro do thiên tai, chuyển đổi cơ cấu, khủng
hoảng kinh tế, dẫn đến mất thu nhập và giảm khả năng tiếp cận đến hệ thống
dịch vụ xã hội cơ bản. Trong đó, dưới sự quản lý, điều hành, trợ giúp của Nhà
nước thông qua một hệ thống các cơ chế, chính sách, các giải pháp côngđược
thực hiện một cách đồng bộ, phổ biến, đầy đủ sẽ là cơ hội tốt nhất giúp mọi
thành viên trong xã hội đều có điều kiện tiếp cận bình đẳng với các nguồn lực
phát triển, các dịch vụ xã hội, từ đó tạo tiền đề cho việc thực hiện tiến bộ và công
bằng xã hội trong một xã hội còn nhiều khó khăn như Việt Nam hiện nay.
Cuốn Thuật ngữ An sinh xã hội Việt Nam của Viện Khoa học và Lao động
xã hội (ILSSA) phối hợp với Dự án Hỗ trợ giảm nghèo ở Việt Nam, do Tổ chức
GIZ thực hiện dưới sự uỷ quyền của Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Đức
(BMZ) xây dựng, xuất bản năm 2011, định nghĩa: ASXH là hệ thống các chính
sách can thiệp của nhà nước (bảo hiểm xã hội/trợ giúp xã hội) và tư nhân(các chế
độ không theo luật định hoặc của tư nhân) nhằm giảm mức độ nghèo đói và tổn
thương, nâng cao năng lực tự bảo vệ của người dân và xã hội trước những rủi ro
hay nguy cơ giảm hoặc mất thu nhập, bảo đảm ổn định, phát triển và công bằng
xã hội [125, tr . 10].
Từ những quan điểm nêu trên, theo chúng tôi, có thể định nghĩa: An sinh xã
hội là mạng lưới các chương trình, hệ thống chính sách cụ thể từ nhà nước hoặc
các tổ chức xã hội nhằm trợ giúp, hỗ trợ, bảo vệ cá nhân và toàn xã hội, đặc biệt
là các cá nhân gặp phải rủi ro hay khó khăn trong cuộc sống, bảo đảm mức sông
tối thiểu và góp phần nâng cao đời sống của họ, từ đó, thúc đẩy sự phát triển và
tiến bộ xã hội.
Về bản chất, ASXH là sự bảo vệ của xã hội đối với các cá nhân;
49
Về vai trò, ASXH trước hết trợ giúp, hỗ trợ, bảo vệ, bảo đảm cuộc sống tối
thiểu và tiếp đó là thúc đẩy sự phát triển của cá nhân và toàn xã hội thông qua hệ
thống chính sách.
Về chức năng, ASXH tạo ra mạng lưới, “giá đỡ” an toàn cho các thành viên
xã hội bao gồm chức năng phòng ngừa rủi ro, giảm thiểu rủi ro và khắc phục rủi
ro. An sinh xã hội là sự đảm bảo thu nhập và đời sống trong trường hợp người
dân gặp phải các rủi ro hay khó khăn trong cuộc sống, với phương thức hoạt
động là thông qua các chương trình, chính sách cụ thể từ Nhà nước hoặc các lực
lượng xã hội khác nhằm đảm bảo cuộc sống của mỗi cá nhân và toàn xã hội.
Về mục đích, ASXH hướng đến sự phát triển bền vững, thúc đẩy TBXH
trên cơ sở đảm bảo thực hiện được công bằng xã hội.
Có thể thấy rằng, ASXH trong bản chất của nó mang tính nhân văn sâu sắc,
dù rằng bản chất ấy thể hiện trong các chế độ khác nhau có khác nhau.
2.1.1.2. Nội dung của an sinh xã hội
Cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, diện bảo vệ và che chắn của
hệ thống ASXH ngày càng được mở rộng, nội dung của ASXH ngày càng phong ...tác động trở lại đối với việc xây dựng hệ thống chính sách
ASXH phù hợp hơn. Với nhận thức đó, tác giả đã nghiên cứu lý luận và thực
tiễn để tìm ra những biện pháp phù hợp, có tính khả thi cho ASXH phát huy
vai trò của mình đối với TBXH trong quá trình đổi mới đất nước ở Việt Nam.
- Về lý luận
Luận án đã trình bày một cách có hệ thống lý luận về ASXH và TBXH,
từ quá trình phát triển đến các lý thuyết hiện đại trong và ngoài nước, cũng
như những thành tố liên quan đến ASXH,TBXH như: Khái niệm, nội dung,
của ASXH và TBXH. Luận án đã hệ thống hoá được các vấn đề về vai trò của
ASXH đối với TBXH và xác định được luận cứ khoa học, cách tiếp cận phù
hợp cho ASXH thúc đẩy TBXH ở nước ta giai đoạn tiếp tục thực hiện sự
nghiệp đổi mới đất nước. Các cơ sở khoa học để xây dựng có các nhóm giải
pháp cũng đã được nghiên cứu, áp dụng và có tính đến bối cảnh tiếp tục đổi
mới đất nước, hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, đa phương hoá, đa dạng
hoá quan hệ đối ngoại. Từ đó để thấy rằng, việc xây dựng hệ thống ASXH
hướng đến sự phát triển của con người và TBXH luôn có tính mục đích sâu
sắc.
- Về thực tiễn
Luận án đã chỉ ra được các vai trò cơ bản, tác động tích cực của ASXH
đối với TBXH ở Việt Nam hiện nay, điểm tích cực là: 1) ASXH góp phần
thúc đẩy TBXH thông qua phát triển kinh tế, góp phần giải phóng người lao
154
động, tạo thế ổn định về chính trị, văn hóa - xã hội ở nước ta từ 1986 đến nay;
2) ASXH đã góp phần thực hiện quyền con người - một biểu hiện cao nhất
của chế độ chính trị xã hội ở Việt Nam vì mục TBXH; 3) ASXH đã góp phần
hoàn thiện chức năng xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam; 4) ASXH đã góp phần hiện thực hóa các mục tiêu của TBXH ở Việt
Nam. Điểm hạn chế là: 1) Nhận thức về vai trò của ASXH đối với TBXH
thông qua phát triển kinh tế, góp phần giải phóng người lao động, tạo thế ổn
định về chính trị, văn hóa - xã hội còn chưa đầy đủ; 2) Ở một số lĩnh vực
trong cấu trúc ASXH, việc tổ chức thực hiện kém hiệu quả đã cản trở TBXH.
Những bất cập nảy sinh từ thực trạng vai trò của ASXH đối với TBXH ở
Việt Nam thời gian qua cần phải khắc phục bao gồm: Hệ thống ASXH chưa
đồng bộ, mức độ bao phủ thấp đã làm giảm vai trò của ASXH đối với tiến bộ
xã hội; thể chế về ASXH có mặt còn bất cập, cản trở TBXH; nguồn lực tài
chính hạn chế cản trở thực hiện vai trò của ASXH đối với TBXH.
Để đáp ứng yêu cầu nâng cao vai trò của ASXH thúc đẩy TBXH ở Việt
Nam thời gian tới, các giải pháp là: 1) Đổi mới nhận thức về ASXH để phát
huy tốt vai trò của ASXH đối với TBXH; 2) Phát triển kinh tế nhanh và bền
vững, tạo cơ sở vật chất để đảm bảo ASXH thúc đẩy TBXH; 3) Nhóm giải
pháp phát triển hệ thống ASXH đa dạng, đa tầng để thúc đẩy tiến bộ xã hội,
bao gồm 06 giải pháp cụ thể: 1) Phát triển đồng bộ hệ thống an sinh xã hội,
trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo; 2) Hoàn thiện chính sách hỗ trợ người
dân tham gia các loại hình bảo hiểm; 3) Hoàn thiện chính sách trợ giúp xã
hội; 4) Hoàn thiện chính sách ưu đãi xã hội; 5) Tiếp tục thực hiện mục tiêu
xoá đói giảm nghèo gắn với việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; 6)
Hoàn thiện cơ chế tài chính và huy động nguồn lực cho an sinh xã hội. Hệ
thống các nhóm giải pháp trên có sơ sở khoa học, có tính ứng dụng cao và có
thể sử dụng trong việc triển khai Chiến lược ASXH giai đoạn 2011-2020 và
155
nâng cao chất lượng ASXH thúc đẩy TBXH ở nước ta trong giai đoạn 2016-
2020 và những năm tiếp theo với nhiều thời cơ và thách thức mới.
Tóm lại, việc xây dựng hoàn thiện hệ thống ASXH ở nước ta hiện nay là
một quá trình dựa trên trình độ phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, trong quá
trình tiếp tục sự nghiệp đổi mới đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế, việc đổi
mới, hoàn thiện hệ thống ASXH thúc đẩy TBXH ở nước ta là hết sức cần thiết
và cấp bách, tạo động lực cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước bền
vững, phồn vinh, hạnh phúc.
156
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ
ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Nguyễn Tiến Hùng (2015), “Nhận thức của Đảng về mối quan hệ giữa an
sinh xã hội với tiến bộ và công bằng xã hội trong thời kỳ đổi mới”, Tạp chí Giáo
dục lý luận, (232), tr. 21 - 24.
2. Nguyễn Tiến Hùng (2015), “Phát huy vai trò chủ đạo của Nhà nước
trong thực hiện chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Giáo
dục lý luận, (233), tr. 21 - 22 - 35.
3. Nguyễn Tiến Hùng (2015), “Quan điểm của Đảng về vai trò của đảm bảo
an sinh xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam hiện nay”, Tạp chí Triết học ( 9 -292), tr. 65 - 71.
4. Nguyễn Tiến Hùng (2015), “Tiếp cận an sinh xã hội ở Việt Nam hiện
nay trên quan điểm mô hình tăng trưởng xanh”, Tạp chí Giáo dục lý luận, (235),
tr. 60 - 62.
5. Nguyễn Tiến Hùng (2016), “Bảo đảm an sinh xã hội - một phương thức
bảo đảm quyền con người ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu Con người,
(1 - 82), tr 42 - 52.
157
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu trong nƣớc
1. Nguyễn Thị Loan Anh (2013), Một số ý kiến về chế định quyền an sinh xã hội
trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tại trang,
http:www//tapchicongsan.org.vn, [truy cập ngày 14/5/2013].
2. Đặng Nguyên Anh (2015) (Chủ nhiệm đề tài),“Đảm bảo an sinh xã hội: Định
hướng mô hình và giải pháp”, Đề tài khoa học cấp Bộ, Viện Hàn lâm Khoa học
xã hội Việt Nam, Hà Nội.
3. Mai Ngọc Anh (2010), An sinh xã hội đối với nông dân trong nền kinh tế thị
trường ở Việt Nam (sách chuyên khảo), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Lương Tuấn Anh (2004), Tư tưởng Hồ Chí Minh về hoạt động an sinh xã hội,
Đề tài nghiên cứu khoa học, bảo hiểm xã hội Việt Nam, Hà Nội.
5. Ban Tuyên giáo Trung ương, Tạp chí Cộng sản, Bộ Lao động - Thương binh -
Xã hội, Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương, (2012), “An sinh xã
hội ở nước ta: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học,
Hà Nội.
6. Hoàng Chí Bảo (2008), Cơ sở khoa học của việc xây dựng, hoàn thiện hệ
thống chính sách an sinh xã hội ở nước ta giai đoạn 2006-2015, Kỷ yếu Hội
thảo khoa học thuộc Đề tài KX02.02/06-10, Học viện Chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh, Hà Nội.
7. Hoàng Chí Bảo (2012), Những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển xã hội vận
dụng cho Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8. Hoàng Chí Bảo (2014), An sinh xã hội với ổn định và phát triển bền vững ở Việt
Nam, tại trang, [truy cập ngày 18/7/2014].
158
9. Bảo hiểm Thành phố Hà Nội (2008), Báo cáo tổng kết công tác năm 2008 và
phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2009 của Cơ quan Bảo hiểm xã hội
thành phố Hà Nội, Hà Nội.
10. Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội (2009), Báo cáo tổng kết công tác năm 2009
và phương hướng nhiệm vụ năm 2010 của cơ quan Bảo hiểm xã hội thành phố
Hà Nội, Hà Nội.
11. Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội (2010), Báo cáo tổng kết công tác năm 2010
và phương hướng nhiệm vụ năm 2011 của cơ quan Bảo hiểm xã hội thành phố
Hà Nội, Hà Nội.
12. Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội (2012), Báo cáo tổng kết công tác năm 2012
và phương hướng nhiệm vụ năm 2013 của cơ quan Bảo hiểm xã hội thành phố
Hà Nội, Hà Nội.
13. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2014) Tổng kết năm 2013 và triển khai nhiệm vụ
2014 của cơ quan BHXH Việt Nam, Báo cáo số 366/BC-BHXH, ngày 27/1/2014,
Hà Nội, Hà Nội.
14. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2015) Kết quả công tác năm 2014 và phương
hướng nhiệm vụ năm 2015, Báo cáo số 389/BC-BHXH, ngày 04/2/2015, Hà
Nội, Hà Nội.
15. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2015) Kết quả công tác tháng 6/2015 và tình hình
hoạt động 7 tháng đầu năm 2015, Báo cáo số 2837/BC-BHXH, ngày 31/07/2015,
Hà Nội, Hà Nội.
16. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Cơ quan Liên hợp quốc tại Việt Nam
(2009), Nhìn lại quá khứ đối mặt với thách thức – đánh giá giữa kỳ Chương
trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2008, chế bản và in tại
Công ty Cổ phần in La Bàn, Hà Nội.
17. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2010) - Chiến lược an sinh xã hội 2011 -
2020, Hà Nội.
159
18. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Hợp tác và Phát triển
kinh tế Liên bang Đức (BMZ) và Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) (2013),
Hội nghị khu vực về An sinh xã hội, Hà Nội.
19. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2015) - Báo cáo kết quả thực hiện
2011 - 2015 và đề xuất chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
giai đoạn 2016 - 2020 (kèm theo Tờ trình số 22/TTr-BLĐTBXH ngày 17
tháng 4 năm 2015.
20. Nguyễn Trọng Chuẩn (2002) (chủ biên), Tiến bộ xã hội một số vấn đề lý luận,
NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
21. Đỗ Minh Cương, Mạc Văn Tiến (1996), Góp phần đổi mới và hoàn thiện chính
sách bảo đảm xã hội ở nước ta hiện nay, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
22. Trần Đức Cường (2012), Phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở Việt
Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
23. Mai Ngọc Cường (2009), Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh
xã hội ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
24. Mai Ngọc Cường (2013) (chủ biên), Một số vấn đề cơ bản về chính sách xã hội
ở Việt Nam hiện nay, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
25. Mai Ngọc Cường (2013), “Về phát triển hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam đến
năm 2020”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, (192), tr 11-23.
26. Mai Ngọc Cường (2013) (chủ biên), Về an sinh xã hội ở Việt Nam giai đoạn
2012 - 2020, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
27. Mai Ngọc Cường (2015), An sinh xã hội 25 năm đổi mới: Thành tựu và những
vấn đề đặt ra, tại trang, [truy cập ngày
13/4/2015].
28. Bùi Thế Cường (2005), Trong miền an sinh xã hội, NXB Đại học Quốc gia,
Hà Nội.
160
29. Nguyễn Văn Chiều (2014), Chính sách an sinh xã hội và vai trò của Nhà nước
trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
30. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007), Nghị định số
67/2007/NĐ -CP ngày 15/4/2007 về chính sách cứu trợ xã hội.
31. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2011), Báo cáo tình hình
quản lý và sử dụng quỹ Quỹ bảo hiểm xã hội năm 2010, Báo cáo số 22/BC-CP,
ngày 8/3/2011, Hà Nội.
32. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Tờ trình về Dự án
Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với
cách mạng, số 62/TTr-CP, ngày 12 tháng 4 năm 2012, Hà Nội.
33. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Về dự án Luật
Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Tờ trình số 28/TTr-CP, ngày 07/2/2014. Hà Nội.
34. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Báo cáo tình hình
quản lý và sử dụng quỹ Quỹ bảo hiểm xã hội năm 2014, Báo cáo số 158/BC-CP,
ngày 10/4/2015.
35. Phạm Thị Hải Chuyền (2015), “Tiếp tục thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có
công với nước ta hiện nay và định hướng đến năm 2020”, Tạp chí Cộng sản,
(873), tr.23-26.
36. Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (2011), Dịch vụ xã hội phục vụ phát triển
con người – Báo cáo quốc gia vê Phát triển con người năm 2011, Hà Nội.
37. Doãn Mậu Diệp (2015) “Chủ nhiệm đề tài”, Cơ sở khoa học xây dựng sàn an
sinh xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020, Đề tài KX.02.07/11-15.
38. Nguyễn Hữu Dũng (2009), “An sinh xã hội trong Chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội thời kỳ 2011 - 2020”, Tạp chí Khoa học lao động và xã hội, (19/2),
tr. 12-19.
39. Nguyễn Hữu Dũng (2012), Cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng và thực hiện
hệ thống chính sách an sinh xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng
161
xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, tại trang,
[truy cập ngày 03/7/2012].
40. Nguyễn Tấn Dũng (2010), Bảo đảm ngày càng tốt hơn an sinh xã hội và phúc lợi
xã hội là một nội dung chủ yếu của Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-
2020, tại trang, [truy cập ngày 24/8/2012].
41. Bùi Xuân Dự (2009), “Mô hình An sinh xã hội ở Việt Nam trong tương lai”, Tạp
chí Khoa học lao động và xã hội, (19/2), tr. 19 -.24.
42. Phùng Thị Minh Dương (2013), Chính sách an sinh xã hội đối với nông dân ở
nước ta hiện nay, tại trang, [truy cập ngày
17/9/2013].
43. Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Luật (2011), Quyền kinh tế, xã hội, văn hóa
trong pháp luật và thực tiễn ở Việt Nam, NXB Lao động xã hội, Hà Nội.
44. Nguyễn Trọng Đàm (2009), “Hệ thống chính sách an sinh xã hội nước ta
trong giai đoạn phát triển mới”, Tạp chí Khoa học Lao động và Xã hội,
(21/IV), tr. 3 -7.
45. Nguyễn Trọng Đàm (2011), Tổng quan về hệ thống an sinh xã hội của Trung
Quốc - Nhận xét và kiến nghị của Đoàn công tác tại Trung Quốc, tại trang,
[truy cập ngày 13/12/2013].
46. Nguyễn Trọng Đàm (2012), An sinh xã hội ở Việt Nam: Những quan điểm và
cách tiếp cận cần thống nhất, tại trang, , [truy
cập ngày 09/7/2012].
47. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VI, NXB Sự thật, Hà Nội.
48. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VII, NXB Sự thật, Hà Nội.
49. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
162
50. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
51. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
52. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành
Trung ương khoá X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
53. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
54. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới và hội
nhập (Đại hội VI, VII, VIII, IX, X, XI), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
55. Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm - ban chấp
hành trung ương khoá XI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
56. Đảng Cộng sản Việt Nam (2015), Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận – thực
tiễn qua 30 năm đổi mới (1986-2016), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
57. Nguyễn Văn Định (2008), Giáo trình An sinh xã hội, NXB Đại học Kinh tế quốc
dân, Hà Nội.
58. Trần Ngọc Đường (2014), Các điểm mới về quyền bảo đảm an sinh xã hội,
quyền làm việc trong Hiến pháp mới, tại trang, [truy
cập ngày 2/3/2014].
59. M. Evans, I. Gough, S. Harkness, A. McKay, Đào Thanh Huyền và Đỗ Lê Thu
Ngọc (2007), An sinh xã hội ở Việt Nam - Lũy tiến đến mức nào?, Chương trình
Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam - Báo cáo Đối thoại Chính sách của
UNDP.
60. Nguyễn Thị Vĩnh Hà (2009), “Thiết chế xã hội và các thiết chế trong hệ thống an
sinh xã hội”, Tạp chí Khoa học lao động và xã hội, (19/2), tr.12 -18.
61. Nguyễn Minh Hải (2005), Tổ chức thực hiện bảo hiểm y tế đối với người nghèo -
Thực trạng và giải pháp, Đề tài nghiên cứu khoa học, Bảo hiểm xã hội Việt Nam,
Hà Nội.
163
62. Lương Việt Hải, I.K.Lixiev (2008), Hiện đại hoá xã hội và sinh thái, NXB Khoa
học xã hội, Hà Nội .
63. Lương Đình Hải (2008), Hiện đại hóa vì mục tiêu công bằng ở Việt Nam hiện
nay, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
64. Lương Đình Hải (2008), Kết hợp tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội trong
điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, trong cuốn Số phận của chủ
nghĩa xã hội, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, trang 214-239.
65. Lương Đình Hải và Trần Văn Rón (2015), “Thực hiện công bằng xã hội đối với
các hình thức sở hữu vì sự phát triển con người ở nước ta hiện nay”, Tạp chí
Nghiên cứu con người, (3), tr. 52-62.
66. Trần Hoàng Hải, Lê Thị Thuý Phương (2011), Pháp luật an sinh xã hội - Kinh
nghiệm của một số nước đối với Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
67. Trần Hậu, Đoàn Minh Tuấn (2012), Phát triển dich vụ xã hội ở nước ta đến năm
2020 - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
68. Trần Hậu (2013), Về quan điểm tiến bộ và công bằng xã hội ở nước ta, tại trang,
[truy cập ngày 10/7/2013 - bài đã đăng trong Tạp
chí Triết học số 2 (249) tháng 2/2012].
69. Nguyễn Minh Hoàn (2009), Công bằng xã hội trong tiến bộ xã hội, NXB Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
70. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2012), Lao động tiền
lương, an sinh xã hội - một số kinh nghiệm của thế giới, NXB Chính trị - Hành
chính, Hà Nội.
71. Lê Bạch Hồng (2010), Vai trò của chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối
với an sinh xã hội của đất nước, tại trang,
[truy cập ngày 26/2/2010].
72. Hội nghị phát triển bền vững toàn quốc lần thứ nhất (2004), Dự án VIE/01/021,
dự án VIE/01/021 - Hỗ trợ xây dựng và thực hiện chương trình nghị sự 21 quốc
gia Việt Nam, Hà Nội.
164
73. Trần Quang Hùng, Mạc Văn Tiến (1998), Đổi mới chính sách bảo hiểm xã hội
đối với người lao động, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
74. Nguyễn Thị Lan Hương (2009), “Chiến lược An sinh xã hội Việt Nam thời kỳ
2011 - 2020”, Tạp chí Khoa học lao động và xã hội, (19/2), tr.3-5.
75. Nguyễn Thị Lan Hương, (chủ biên), (2014), Phát triển hệ thống an sinh xã hội
ở Việt Nam đến năm 2020, NXB Lao động – xã hội, Hà Nội.
76. Nguyễn Hải Hữu (2007), Hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam, NXB Lao động,
Hà Nội.
77. Nguyễn Hải Hữu (2007), Giáo trình nhập môn an sinh xã hội, NXB Lao động,
Hà Nội.
78. Nguyễn Đắc Hy (2003), Phát triển bền vững trong tầm nhìn của thời đại, NXB
Công ty in và Văn hoá phẩm, Hà Nội.
79. Phạm Thị Khanh (2011), Kinh tế Việt Nam 2010 vượt qua suy giảm, tạo đà phát
triển bền vững sau Đại hội XI của Đảng, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
80. Nguyễn Đức Khiển (2003), Con người và vấn đề phát triển bền vững ở Việt Nam,
NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.
81. Tương Lai (1994), Người cao tuổi và an sinh xã hội, NXB Khoa học xã hội,
Hà Nội.
82. Vũ Ngọc Lân (2011), Quốc hội với vấn đề an sinh xã hội, tại trang,
[truy cập ngày 25/7/2011].
83. V.I.Lênin (2006), Toàn tập, tập 30, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
84. Trần Khắc Lộng (2006), Bảo hiểm y tế - sự ra đời và đổi mới chính sách an sinh
xã hội, NXB Y học, Hà Nội.
85. Bùi Sĩ Lợi (2015), “Nghèo ở Việt Nam - những thách thức và giải pháp”, Tạp
chí Cộng sản, (870), tr.75-80.
86. Bùi Sĩ Lợi (2015), “Tính ưu việt của Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế -
thách thức trong triển khai và giải pháp đảm bảo an sinh xã hội”, Tạp chí Cộng
sản, (873), tr.50-56.
165
87. Trịnh Duy Luân (2002), Phát triển xã hội ở Việt Nam - Một tổng quan xã hội
học năm 2000, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
88. Trịnh Duy Luân (2005), Góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội tổng thể ở
nước ta hiện nay, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
89. Lê Quốc Lý (2013), Chính sách xóa đói giảm nghèo - Thực trạng và giải pháp,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
90. Nguyễn Văn Mạnh (2011), Vai trò của Nhà nước đối với phát triển xã hội và
quản lý xã hội trong tiến trình đổi mới ở Việt Nam, (sách chuyên khảo), NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
91. C.Mác và Ph.Ăngghen (2004), Toàn tập, t.1, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
92. C.Mác và Ph.Ăngghen (2004), Toàn tập, t.2, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
93. C.Mác và Ph.Ăngghen (2004), Toàn tập, t.3, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
94. C.Mác và Ph.Ăngghen (2004), Toàn tập, tập 12, NXB CTQG, Hà Nội.
95. Phạm Xuân Nam (1997), Đổi mới chính sách xã hội: Luận cứ và giải pháp,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
96. Phạm Xuân Nam (2008), Triết lý phát triển ở Việt Nam - Mấy điều cốt yếu, NXB
Khoa học xã hội, Hà Nội.
97. Phạm Xuân Nam (2012), “An sinh xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới”,
Tạp chí Xã hội học, (2) (118), tr.3-13.
98. Nguyễn Thị Nga (2006), “Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội
ở nước ta hiện nay - những quan điểm cơ bản của Đảng”, Tạp chí Triết học, (9)
(184), tr 3-8.
99. Nguyễn Thị Nga (2012), Tiếp cận an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay trên quan
điểm phát triển bền vững, tại trang, , [truy
cập ngày 13/9/2012].
100. Nguyễn Thị Kim Ngân (2008), Nỗ lực phấn đấu thực hiện có hiệu quả chính
sách an sinh xã hội, tại trang, [cập nhật ngày
07/2/2008].
166
101. Nguyễn Thị Kim Ngân (2008), Triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện thắng
lợi chủ trương của Đảng về các vấn đề xã hội, tại trang,
[truy cập ngày 21/2/2012].
102. Ngân hàng thế giới (2003), Phát triển bền vững trong một thế giới năng động,
thay đổi thể chế, tăng trưởng và chất lượng cuộc sống, NXB Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
103. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia- Sự thật (2013), Những thách thức và giải pháp
đối với chính sách an sinh xã hội bền vững cho tất cả mọi người tại Việt Nam và
Đức, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
104. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia- Sự thật (2013), Tài liệu tham khảo phục vụ
nghiên cứu Tổng kết 30 năm đổi mới, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
105. Vũ Văn Phúc (2012), An sinh xã hội ở Việt Nam hướng tới 2020, NXB Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
106. Thiên Phương (2013), Công tác bảo đảm an sinh xã hội ở Việt Nam, tại trang,
[truy cập ngày 25/11/2012].
107. Quốc hội nước Cộng hòa chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật Bảo hiểm xã hội,
NXB Tư pháp, Hà Nội.
108. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Hiến pháp nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội.
109. Hồ Sĩ Quý (2012), Tiến bộ xã hội - Một số vấn đề về mô hình phát triển ở Đông
Á và Đông Nam Á, NXB. Tri Thức, Hà Nội.
110. Phạm Văn Sáng, Ngô Quang Minh, Bùi Văn Huyền, Nguyễn Anh Dũng (2009),
Lý thuyết mô hình an sinh xã hội (Phân tích thực tiễn ở Đồng Nai), NXB Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
111. Lưu Văn Sùng (2012), Định hướng xã hội chủ nghĩa - Tiến tới xã hội nhân đạo
hoàn bị (sách chuyên khảo), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
112. Nguyễn Thị Thanh (2011), Đảng lãnh đạo thực hiện chính sách xã hội trong thời
kỳ đổi mới, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
167
113. Nguyễn Quang Thái, Ngô Thắng Lợi (2007), Phát triển bền vững ở Việt Nam,
thành tựu cơ hội, thách thức và triển vọng, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.
114. Nguyễn Văn Thạo, Nguyễn Viết Thông (2011) (đồng chủ biên), Tìm hiểu một số
thuật ngữ trong Văn kiện Đại hội XI của Đảng, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
115. Dương Văn Thắng (2011), Bảo đảm an sinh xã hội dưới ánh sáng Đại hội XI
của Đảng, tại trang, [truy cập ngày
22/7/2011].
116. Dương Văn Thắng (2013), Từ nhận thức đến thực tiễn: Xây dựng trụ cột chính
của hệ thống An sinh xã hội Quốc gia, tại trang,
[truy cập ngày 05/4/2013].
117. Hồ Bá Thâm (2011), Phát triển đồng bộ và tương xứng văn hoá với kinh tế,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
118. Hồ Bá Thâm, Nguyễn Thị Hồng Diễm (2011), Toàn cầu hoá, hội nhập và phát
triển bền vững từ góc nhìn triết học đương đại, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
119. Hoàng Đức Thân (2010), Gắn kết tăng trưởng kinh tế và thực hiện tiến bộ, công
bằng xã hội ở nước ta, tại trang, [truy cập ngày
27/3/2013].
120. Phạm Thị Ngọc Trầm (2009), Xây dựng và hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội -
Một công cụ quan trọng nhằm thực hiện công bằng xã hội ở nước ta, tại trang,
, [truy cập ngày 04/4/2013].
121. Mạc Văn Tiến (1999), Đổi mới chính sách xã hội đối với người lao động, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
122. Mạc Văn Tiến (2005), An sinh xã hội và phát triển nguồn nhân lực, NXB Lao
động - Xã hội, Hà Nội.
123. Mạc Văn Tiến (2011), An sinh xã hội trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội
2011-2020, tại trang, [truy cập ngày
25/7/2011].
168
124. Mạc Văn Tiến (2013), Thất nghiệp và vấn đề An sinh xã hội ở Việt Nam trong
bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tại trang, [truy
cập ngày 18/9/2013].
125. Tổ chức GIZ, Viện Khoa học lao động và Xã hội (2011), Thuật ngữ an sinh xã
hội Việt Nam, Hà Nội.
126. Tổng cục Thống kê (2004), Tình hình kinh tế - xã hội năm 2004, tại trang
www.gso.gov.vn, [truy cập ngày 18/9/2014].
127. Tổng cục Thống kê (2005), Tình hình kinh tế - xã hội năm 2005, tại trang
www.gso.gov.vn, [truy cập ngày 18/9/2014].
128. Tổng cục Thống kê (2006), Tình hình kinh tế - xã hội năm 2006 tại trang
www.gso.gov.vn, [truy cập ngày 18/9/2014].
129. Tổng cục Thống kê (2007), Tình hình kinh tế - xã hội năm 2007, tại trang
www.gso.gov.vn, [truy cập ngày 18/9/2014].
130. Tổng cục Thống kê (2008), Tình hình kinh tế - xã hội năm 2008, tại trang
www.gso.gov.vn, [truy cập ngày 18/9/2014].
131. Tổng cục Thống kê (2008), Niên giám thống kê, Nxb Thống kê, Hà Nội.
132. Tổng cục Thống kê (2009), Tình hình kinh tế - xã hội năm 2009", tại trang
www.gso.gov.vn, [truy cập ngày 18/9/2014].
133. Tổng cục Thống kê (2010), Tình hình kinh tế - xã hội năm 2010, tại trang
www.gso.gov.vn, [truy cập ngày 18/9/2014].
134. Tổng cục Thống kê (2011), Báo cáo tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm
2009, NXB Thống kê, Hà Nội.
135. Tổng cục Thống kê (2011), Kết quả khảo sát mức sống dân cư năm 2010, NXB
Thống kê, Hà Nội.
136. Tổng cục Thống kê (2011), Niên giám thống kê năm 2010, NXB Thống kê,
Hà Nội.
137. Tổng cục Thống kê (2011), Tình hình kinh tế - xã hội năm 2011, tại trang
www.gso.gov.vn, [truy cập ngày 18/9/2014].
169
138. Tổng cục Thống kê (2012) Báo cáo điều tra lao động và việc làm năm 2011,
NXB Thống kê, Hà Nội.
139. Tổng cục Thống kê (2012), Niên giám thống kê năm 2011, NXB Thống kê,
Hà Nội.
140. Tổng cục Thống kê (2012), Tình hình kinh tế - xã hội năm 2012, tại trang
www.gso.gov.vn, [truy cập ngày 18/9/2014].
141. Tổng cục Thống kê (2013), Niên giám thống kê năm 2012, NXB Thống kê,
Hà Nội.
142. Tổng cục Thống kê (2013) Báo cáo điều tra lao động và việc làm năm 2012,
NXB Thống kê, Hà Nội.
143. Tổng cục Thống kê (2013), Niên giám thống kê - Tóm tắt 2012, NXB Thống kê,
Hà Nội.
144. Tổng cục Thống kê (2013), Tình hình kinh tế - xã hội năm 2013, tại trang
www.gso.gov.vn, [truy cập ngày 18/9/2014].
145. Tổng cục Thống kê (2014), Tình hình kinh tế - xã hội năm 2014, tại trang
www.gso.gov.vn, [truy cập ngày 20/3/2015].
146. Tổng cục Thống kê (2015), Tình hình kinh tế - xã hội năm 2015", tại trang
www.gso.gov.vn, [truy cập ngày 2/1/2016].
147. Đinh Công Tuấn (2008), Hệ thống an sinh xã hội của EU và bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
148. Đinh Công Tuấn và Đinh Công Hoàng (2013), An sinh xã hội Bắc Âu trong cuộc
khủng hoảng kinh tế toàn cầu và bài học cho Việt Nam, NXB Khoa học xã hội,
Hà Nội.
149. Thủ tướng Chính phủ (2012), Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020, tại
trang, [truy cập ngày 13/7/2013].
150. Nguyễn Quang Thuấn, Bùi Nhật Quang (2011 ), Mô hình phát triển xã hội của
một số nước phát triển châu Âu - Kinh nghiệm và ý nghĩa đối với Việt Nam (sách
chuyên khảo), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
170
151. Trần Nguyễn Tuyên (2010), Gắn tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã
hội, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
152. Trung tâm nghiên cứu quyền con người và Viện thông tin khoa học – thuộc Học
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2000), Văn kiện quốc tế về quyền con
người (Lưu hành nội bộ), NXB Xí nghiệp in 19 - 8 - thuộc Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
153. Trung tâm nghiên cứu quyền con người và Viện thông tin khoa học – Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2002), Tuyên ngôn thế giới và hai công ước
1966 về quyền con người, NXB Xí nghiệp in 19-8 - thuộc Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
154. Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Bộ lao động – Thương binh và
Xã hội (2012), “Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về công tác xã hội và an sinh xã
hội”, Kỷ yếu hội thảo khoa học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
155. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội - Đoàn giám sát (2014), Báo cáo của các Bộ,
Ngành “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo, giai đoạn 2005-
2012”, Hà Nội.
156. Viện Chiến lược và Chính sách Y tế (2013), Tham vấn chính sách thanh toán
chi phí khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế theo định suất, Hội thảo ngày 06/2013,
Hà Nội.
157. Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2005), Bảo hiểm y tế trong hệ thống an sinh xã
hội - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn hiện nay, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp
Viện, Hà Nội.
158. Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2006), Một số kết quả nghiên cứu về hệ thống
an sinh xã hội ở nước ta hiện nay, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Viện.
159. Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2012), An sinh xã hội cho khu vực phi chính
thức: Vấn đề và triển vọng, Hội thảo quốc tế, Hà Nội.
160. Viện Khoa học Lao động và Xã hội - Tổ chức GIZ (2011), Thuật ngữ An sinh xã
hội Việt Nam, thiết kế và in ấn, Công ty TNHH Golden Sky, Hà Nội.
171
161. Viện Khoa học Lao động và Xã hội (2012), Điều tra triển vọng tham gia bảo
hiểm xã hội tự nguyện, Hà Nội.
162. Viện Khoa học Lao động và Xã hội - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
(2013), Cơ sở khoa học của việc xây dựng sàn an sinh xã hội ở Việt Nam giai
đoạn 2011-2020, đề tài khoa học mã số KX.02.07/11-15 Hội thảo tham vấn,
ngày 20/5/2013, Hà Nội.
163. Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Việt Nam thực hiện các mục
tiêu phát triển Thiên niên kỷ, (Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại văn bản số
4974/VPCP-QHQT, ngày 01/9/2005), Hà Nội.
164. Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007), Định hướng chiến lược phát
triển bền vững ở Việt Nam (chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam), NXB Công
ty In Sao Việt, Hà Nội.
165. Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Báo cáo mục tiêu phát triển
thiên niên kỷ 2010: Việt Nam 2/3 chặng đường thực hiện các mục tiêu phát triển
Thiên niên kỷ, hướng tới năm 2015, NXB Công ty cổ phần in Khoa học Công
Nghệ mới, Hà Nội.
Tài liệu nƣớc ngoài
166. Joseph Matthews Attorney (2012), Social Security, Medicare & Government
Pensions, No. 170.
167. James Midgley (2011), Basis of social security in Asia: mutual aid, micro-
insurance and social security, Palgrave Macmillan.
168. William Reichenstein, William Meyer (2011), Social Security Strategies: How to
Optimize Retirement Benefits, tại trang https://www.amazon.ca , [truy cập ngày
25/6/2013].