Luận án Ủy viên không thường trực hội đồng bảo an liên hợp quốc: Địa vị pháp lý, thực tiễn hoạt động và vấn đề nâng cao vai trõ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO ------------------ Phạm Lan Dung ỦY VIÊN KHÔNG THƢỜNG TRỰC HỘI ĐỒNG BẢO AN LIÊN HỢP QUỐC: ĐỊA VỊ PHÁP LÝ, THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG VÀ VẤN ĐỀ NÂNG CAO VAI TRÕ LUẬN ÁN TIÊN SĨ CHUYÊN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ MÃ SỐ: 62 31 02 06 Hà nội 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO ------------------ Phạm Lan Dung ỦY VIÊN KHÔNG THƢỜNG TRỰC HỘI ĐỒNG BẢO AN LIÊN HỢP QUỐC: ĐỊA VỊ PHÁP LÝ, THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG

pdf181 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 337 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Ủy viên không thường trực hội đồng bảo an liên hợp quốc: Địa vị pháp lý, thực tiễn hoạt động và vấn đề nâng cao vai trõ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VÀ VẤN ĐỀ NÂNG CAO VAI TRÕ Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế Mã số: 62310206 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS.TS Nguyễn Hồng Thao 2. PGS.TS Dương Văn Quảng Hà nội 2014 ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu đã nêu trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, kết quả của luận án là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Tiếng Việt Từ viết tắt ĐHĐ HĐBA LHQ LLGGHB TAQT UVKTT UVTT Nguyên văn tiếng Việt Đại hội đồng Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc Lực lượng gìn giữ hòa bình Tòa án Công lý Quốc tế Ủy viên không thường trực Ủy viên thường trực iv Tiếng Anh Từ viết tắt Nguyên văn tiếng Anh Nguyên văn tiếng Việt ASEAN AU G4 NAM S5 TCCs UFC Association of Southeast Asian Nations African Union Group 4 Non-Aligned Movement Small Five Troop Contributing Countries Uniting for Consensus Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Nhóm Liên minh Châu Phi Nhóm 4 nước Phong trào không liên kết Nhóm 5 nước nhỏ Các nước đóng góp quân cho lực lượng gìn giữ hòa bình Nhóm Liên minh vì Đồng thuận v DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1 Tỷ lệ cơ cấu các đợt bầu ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an xét theo số vòng bầu giai đoạn 1946- 2012 27 Biểu đồ 2.1 Sử dụng quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an trong Chiến tranh Lạnh 59 Bảng 2.2 Sử dụng quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an sau Chiến tranh Lạnh 60 Biểu đồ 2.3 Nghị quyết của Hội đồng Bảo an giai đoạn 1946-2012 62 Bảng 3.1 Các quốc gia có nhiều năm đảm nhiệm vị trí ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an 112 Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ các quốc gia xét theo số nhiệm kỳ đảm nhiệm vai trò ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an trên tổng số quốc gia thành viên Liên hợp quốc 113 Bảng 3.3 Các quốc gia đóng góp quân nhiều nhất cho lực lượng gìn giữ hòa bình 114 Bảng 3.4 Các quốc gia đóng góp tài chính nhiều nhất cho lực lượng gìn giữ hòa bình 115 vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ iii DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ ............................................................................... v MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ ỦY VIÊN KHÔNG THƢỜNG TRỰC HỘI ĐỒNG BẢO AN LIÊN HỢP QUỐC ............ 16 1.1. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................... 16 1.1.1. Sự ra đời của Liên hợp quốc ............................................................... 16 1.1.2. Những nguyên tắc chính của trật tự thế giới sau 1945 ....................... 19 1.2. Cơ sở pháp lý .............................................................................................. 20 1.2.1. Hiến chương Liên hợp quốc ............................................................... 20 1.2.2. Các quy định của Hiến chương về uỷ viên không thường trực và thực tiễn triển khai ....................................................................................................... 22 1.2.3. Các quy định của Hiến chương về Hội đồng Bảo an có ảnh hưởng đến uỷ viên không thường trực ................................................................................... 36 1.3. Các sửa đổi Hiến chƣơng liên quan đến vị trí của ủy viên không thƣờng trực .............................................................................................................. 44 1.3.1. Thực tiễn sửa đổi Hiến chương .......................................................... 44 1.3.2. Một số phương án cải tổ Hội đồng Bảo an ......................................... 45 1.3.3. Các đề xuất sửa đổi Hiến chương nhằm nâng cao vị trí ủy viên không thường trực ........................................................................................................... 48 Tiểu kết .................................................................................................................... 52 CHƢƠNG 2: HOẠT ĐỘNG CỦA UỶ VIÊN KHÔNG THƢỜNG TRỰC TẠI HỘI ĐỒNG BẢO AN LIÊN HỢP QUỐC ............................................................ 54 vii 2.1. Cơ hội và thách thức .................................................................................. 54 2.1.1. Cơ hội và và thách thức trong việc phát huy vai trò ........................... 54 2.1.2. Cơ hội và thách thức trong quá trình thông qua quyết định ............... 68 2.2. Thực tiễn hoạt động của một số quốc gia ở Hội đồng Bảo an ............... 74 2.2.1. Thực tiễn hoạt động của Singapore tại Hội đồng Bảo an ................... 75 2.2.2. Thực tiễn hoạt động của Ấn Độ tại Hội đồng Bảo an ........................ 79 2.2.3. Sự chuẩn bị của Úc cho nhiệm kỳ 2013-2014 .................................... 82 2.2.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ................................................... 85 2.3. Thực tiễn hoạt động của Việt Nam ở Hội đồng Bảo an ......................... 87 2.3.1. Các công việc đảm nhiệm ................................................................... 87 2.3.2. Kinh nghiệm xử lý các vấn đề liên quan đến các nước láng giềng .... 89 2.3.3. Kinh nghiệm xử lý các vấn đề có thể tạo tiền lệ ................................. 92 2.3.4. Thành tựu và nhận xét chung .............................................................. 94 Tiểu kết .................................................................................................................... 97 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NÂNG CAO VAI TRÕ CỦA ỦY VIÊN KHÔNG THƢỜNG TRỰC .................................................................................... 99 3.1. Sự cần thiết nâng cao vai trò của ủy viên không thƣờng trực .............. 99 3.2. Các cách tiếp cận trong việc nâng cao vai trò ủy viên không thƣờng trực ............................................................................................................ 106 3.2.1. Các yếu tố ngắn hạn trong cách tiếp cận .......................................... 106 3.2.2. Tầm quan trọng của cách tiếp cận rộng và dài hạn .......................... 108 3.2.3. Một số thực tiễn về các cách tiếp cận ............................................... 110 3.2.4. Khả năng về một cách tiếp cận đặc biệt ........................................... 118 3.3. Các bài học kinh nghiệm nâng cao vai trò uỷ viên không thƣờng trực ................................................................................................................... 122 3.4. Đề xuất xây dựng các thực tiễn hoạt động nhằm nâng cao vai trò ủy viên không thƣờng trực ........................................................................... 130 3.5. Bài học kinh nghiệm và đề xuất đối với Việt Nam ............................... 136 viii 3.5.1. Xây dựng chủ trương, mục tiêu và phương châm tham gia ............. 137 3.5.2. Các bước chuẩn bị cho việc đảm nhiệm vai trò ................................ 141 3.5.3. Đề xuất các vấn đề cần chú trọng phát huy ...................................... 144 Tiểu kết .................................................................................................................. 145 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 148 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ................................................................ 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 152 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Liên hợp quốc (LHQ) là tổ chức chính trị quốc tế lớn nhất thế giới. Hội đồng Bảo an (HĐBA), với trách nhiệm hàng đầu trong việc giữ gìn hoà bình và an ninh quốc tế, là cơ quan duy nhất của LHQ có thể đưa ra những quyết định có tính ràng buộc đối với tất cả các quốc gia. Bởi đặc điểm này mà HĐBA được coi là cơ quan quyền lực nhất LHQ và các quốc gia coi việc được bầu làm ủy viên không thường trực (UVKTT) HĐBA là cơ hội và vinh dự, góp phần nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế. Các cuộc vận động tranh cử vào HĐBA thường căng thẳng và quyết liệt. Nếu các quốc gia coi việc trở thành thành viên LHQ là một trong những mục đích quan trọng nhất khi tham gia vào quan hệ chính trị quốc tế thì việc được đảm nhiệm vị trí UVKTT HĐBA được cho là một trong những mục tiêu khó khăn nhưng cũng vinh dự nhất đối với mỗi thành viên LHQ. Sau khi trở thành thành viên LHQ năm 1977, thế và lực củaViệt Nam đã tăng lên qua hai mươi năm tiến hành công cuộc đổi mới. Tích cực thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế trên tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII (1996), Việt Nam đã đạt thành công lớn tại LHQ khi được bầu vào vị trí UVKT HĐBA nhiệm kỳ 2008-2009. Sự kiện này là dấu ấn quan trọng nhất trong hơn 3 thập kỷ quan hệ Việt Nam – LHQ, đồng thời là đỉnh cao của quá trình hội nhập, tham gia đóng góp tích cực, có trách nhiệm tại các tổ chức quốc tế đa phương và khu vực. Kết quả và kinh nghiệm hoạt động của Việt Nam ở HĐBA không chỉ khẳng định sự đúng đắn của đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước mà còn đóng góp những bài học thực tiễn có giá trị để bổ sung, phát triển đường lối đó nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước và tình hình thế giới trong những giai đoạn tiếp theo. Năm 2013, Việt Nam tuyên bố sẵn sàng tham gia lực lượng gìn giữ hoà bình (LLGGHB) của LHQ. Hai năm sau khi hoàn thành nhiệm kỳ đầu tiên tại HĐBA, 2 Việt Nam đã chính thức tuyên bố tiếp tục ứng cử vào vị trí này nhiệm kỳ 2020- 2021. Đây là lý do khiến tác giả quyết định nghiên cứu về vị trí và vai trò của UVKTT HĐBA và liên hệ, đề xuất cho hoạt động của Việt Nam ở cơ quan này nhằm nâng cao vị thế quốc tế và bảo vệ lợi ích quốc gia của Việt Nam. Trên thực tế, nhiều quốc gia thành viên LHQ chưa được bầu làm UVKTT lần nào, đa số các quốc gia mới chỉ có cơ hội đảm nhiệm vị trí UVKTT một đến hai lần trong suốt khoảng thời gian tồn tại của tổ chức này. Trong khi đó, công việc tại HĐBA lại vô cùng thách thức bởi mức độ nhạy cảm của các vấn đề, khối lượng công việc lớn, cường độ làm việc cao và thủ tục hoạt động rắc rối. Việc đảm nhiệm thành công và phát huy vai trò của UVKTT do đó luôn là thách thức đối với mỗi quốc gia trong đó có Việt Nam. LHQ được thành lập năm 1945 trong một trật tự thế giới do các quốc gia thắng trận thoả thuận thiết lập nên. Điều này lý giải vì sao UVTT có địa vị và quyền hạn vượt trội hơn các UVKTT. Tuy nhiên, sự đối đầu của hai hệ tư tưởng dẫn đầu bởi hai cường quốc Liên xô và Mỹ đã dẫn đến sự tê liệt của HĐBA trong Chiến tranh Lạnh cho thấy những bất cập giữa quy định của Hiến chương về HĐBA với thực tiễn. Sự thay đổi địa chính trị từ năm 1991, sự lớn mạnh và tham gia tích cực hơn vào đời sống chính trị quốc tế của các quốc gia không phải UVTT đòi hỏi có những thay đổi ở HĐBA LHQ. Sự phát triển không ngừng trong hoạt động của HĐBA sau Chiến tranh Lạnh, một mặt thể hiện tính hiệu quả của HĐBA tăng lên, mặt khác vẫn có những trường hợp can thiệp gây tranh cãi về mức độ thiệt hại đối với người dân cũng như hậu quả tiêu cực cho cả một quốc gia và đằng sau đó là câu hỏi về quyền lợi của các UVTT khiến mối quan tâm đến việc nâng cao vai trò của các UVKTT lại càng có ý nghĩa trên thực tế. Ngay từ đầu, các nhà soạn thảo Hiến chương đã khẳng định sự cần thiết sửa đổi Hiến chương. Hơn nữa, tương quan lực lượng trên thế giới đã có nhiều thay đổi. Nếu vào năm 1945 LHQ chỉ gồm 51 thành viên ban đầu thì hiện nay số lượng thành viên LHQ đã tăng lên 193. Trước bối cảnh đó, LHQ luôn xác định 3 cần có những sự cải tổ phù hợp. Các nỗ lực cải tổ HĐBA đang được thảo luận chính thức tại LHQ hiện nay tập trung vào hai hướng chính là tăng số lượng ủy viên HĐBA, trong đó chủ yếu là UVKTT và cải tổ phương pháp hoạt động của cơ quan này theo hướng minh bạch và thuận lợi hơn cho sự tham gia của các quốc gia. Có thể thấy, mặc dù không đề cập một cách trực tiếp, nhưng hai cụm vấn đề cải tổ HĐBA hiện nay đều liên quan đến việc nâng cao vị thế và vai trò của UVKTT. Là một thành viên LHQ, Việt Nam không thể đứng ngoài và không nên đứng ngoài quá trình cải tổ này. Các nhóm quốc gia với các phương án đề xuất cải tổ luôn nỗ lực tiếp cận các thành viên LHQ, trong đó có Việt Nam để tìm kiếm sự ủng hộ. Đây là cơ hội để Việt Nam có thể đóng góp vào sự định hình nên những thay đổi mới ở HĐBA. Bên cạnh đó, đây cũng là cơ hội để, đổi lại, Việt Nam có thể nhận được sự ủng hộ của các nước đối với Việt Nam tại các diễn đàn và các cơ quan của LHQ như việc Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền (2014-2016), vào Hội đồng Kinh tế Xã hội (2016-2018), vào Hội đồng Bảo an (2020-2021). Xuất phát từ những nhận thức như trên, nghiên cứu sinh đã chọn vấn đề "Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc: địa vị pháp lý1, thực tiễn hoạt động và vấn đề nâng cao vai trò" làm đề tài luận án tiến sĩ. Việc nghiên cứu nhằm nâng cao vai trò của UVKTT mang tính cấp thiết và góp phần vào quá trình cải tổ HĐBA hiện nay tại LHQ. Việt Nam, với tư cách thành viên LHQ hoặc tư cách UVKTT có thể có những đóng góp tích cực cho tiến trình này, qua đó nâng cao vị thế của quốc gia trên trường quốc tế. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1. Ở nƣớc ngoài - Các nghiên cứu về ủy viên không thường trực 1 Khái niệm “địa vị pháp lý của UVKTT” trong luận án này được hiểu là tổng hợp các quy định của Hiến chương LHQ về vị trí, chức năng và quyền hạn của UVKTT tại HĐBA; mối liên hệ của UVKTT với các UVTT và các cơ quan của LHQ. 4 Các công trình nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến UVKTT thường tập trung chủ yếu vào một số cụm vấn đề chính: (i) thực tiễn bầu UVKTT, (ii) các lợi ích về kinh tế và tài chính mà các nước UVKTT có thể có được khi đảm nhận vị trí này và (iii) sự chuẩn bị và kinh nghiệm của một số nước khi đảm nhiệm vị trí UVKTT. Cụm vấn đề được quan tâm nhiều nhất là các quy định và thực tiễn về bầu UVKTT. Sydney D. Bailey và Sam Daws khi viết về UVKTT trong cuốn The Procedure of the UN Security Council (Oxford University Press Inc., New York, 1998) đã dành phần chính tập trung phân tích thực tiễn bầu UVKTT, đặc biệt là các trường hợp mà ĐHĐ đã phải tiến hành bầu nhiều vòng do có sự cạnh tranh của các quốc gia vào vị trí này. Mặc dù nghiên cứu về thực tiễn bầu UVKTT nhưng các tác giả hoàn toàn không đi vào phân tích các quy định về tiêu chí bầu UVKTT. Vì vậy kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả chỉ dừng ở việc mô tả thực tiễn trong lĩnh vực này mà chưa tìm hiểu được nguyên nhân của những khó khăn trong quá trình bầu chọn từ các góc độ khác nhau, cũng như chưa nêu lên được những đề xuất nhằm hoàn thiện việc bầu chọn. Tương tự, nội dung liên quan đến UVKTT trong cuốn The Charter of The United Nations: A Commentary do Bruno Simma và nhóm tác giả biên tập (Oxford University Press, 2002) cũng đề cập đến thực tiễn bầu UVKTT. Mặc dù mục tiêu chính của cuốn sách tập trung vào việc phân tích, giải thích và bình luận về các quy định pháp lý quốc tế trong Hiến chương LHQ, tuy nhiên, Bruno Simma và nhóm tác giả chưa đề cập đến địa vị pháp lý của UVKTT, và như vậy đã bỏ sót một vấn đề quan trọng trong khuôn khổ của LHQ. Bài viết “Eyes on the Prize: The Quest for Nonpermanent Seats on the UN Security Council” của David M. Malone (Global Governance, 6, 2000) cũng nghiên cứu thực tiễn ứng cử và tranh cử vào vị trí UVKTT. Malone đã cung cấp những phân tích khá thiết thực và bổ ích từ góc độ xác định mục tiêu và sự chuẩn bị của các quốc gia ứng cử viên. Tuy nhiên, bài viết chỉ dừng ở những bình luận mặc dù khá thẳng thắn nhưng còn rất sơ lược về vấn đề này và 5 chưa đề cập đến UVKTT một cách tổng thể. Trang web nghiên cứu về HĐBA ra đời năm 2008 với tên gọi Security Council Report (www.securitycouncilreport.org), do nhà nghiên cứu, nhà ngoại giao, cựu đại sứ của New Zealand, ông Colin Keating phụ trách, hàng năm đã công bố các Báo cáo Nghiên cứu về thực tiễn bầu UVKTT. Các Báo cáo Nghiên cứu này, ngoài việc cập nhật thông tin về các ứng cử viên tranh cử vào ghế UVKTT hàng năm, tình hình vận động bầu cử, mức độ ủng hộ của các nước, mỗi năm cũng dành một phần đáng kể tập trung tổng hợp và phân tích một/ một số khía cạnh nhất định trong thực tiễn bầu UVKTT. So với các công trình nêu trên, các Báo cáo Nghiên cứu trên trang web Security Council Report mang tính cập nhật hơn do bám sát tình hình bầu UVKTT hàng năm, đồng thời qua các năm, các nhà nghiên cứu cũng dành công sức tổng hợp các số liệu có thể sử dụng hữu ích cho việc nghiên cứu về UVKTT, đặc biệt có thể kể đến Báo cáo Nghiên cứu năm 2011, 2012 và 2013. Cụm vấn đề được quan tâm thứ hai là mối liên hệ giữa chiếc ghế UVKTT và các lợi ích về kinh tế và tài chính mà các nước có thể có được khi đảm nhận vị trí này. Có thể nhắc đến các bài viết điển hình trong lĩnh vực này như: “Eyes on the Prize: The Quest for Nonpermanent Seats on the UN Security Council” của David M. Malone (Global Governance, 6, 2000); “How Much Is a Seat on the Security Council Worth? Foreign Aid and Bribery at the United Nations” của Ilyana Kuziemko và Eric Werker (Journal of Political Economy, 2006, vol. 114, no. 5); “Global horse trading: IMF loans for votes in the United Nations Security Council” của Axel Dreher, Jan-Egbert Sturm và James Raymond Vreeland, (7, 2008); “Development Aid and International Politics: Does membership on the UN Security Council influence World Bank decisions?” của Axel Drehera, Jan- Egbert Sturmb và James Raymond Vreeland, (7, 2007). Loạt bài viết này tập trung nghiên cứu một vấn đề khá nhạy cảm và không dễ chứng minh, đó là liệu có việc “mua phiếu” đối với các UVKTT hay không, hay khái quát hơn là có 6 mối liên hệ giữa các lợi ích về kinh tế và tài chính với việc bỏ phiếu của UVKTT không. Tuy nhiên, cách đặt vấn đề như vậy khá thiên lệch khi tập trung nhiều vào góc độ tiêu cực của hiện tượng này, trong khi các UVKTT hoàn toàn có thể có được các lợi ích về kinh tế và các lợi ích khác do việc thực hiện một cách chính đáng quyền hạn của mình ở HĐBA. Hơn nữa, các tác giả chỉ tập trung nêu lên những lợi ích có thể có về mặt kinh tế trong khi các thách thức đối với UVKTT ở HĐBA là không hề nhỏ. Cụm vấn đề cuối cùng - sự chuẩn bị và kinh nghiệm của các quốc gia với tư cách UVKTT ở HĐBA được trình bày trong một số bài viết, tiêu biểu như: “In the United Nations Security Council”, của Kishore Mahbubani trong cuốn The Little Red Dot: Reflections by Singapore’s Diplomats, (Institute of Policy Studies and World Scientific Publishing Co.Pte.Ltd., 2005). Bài viết cung cấp một số kinh nghiệm quý báu của Singapore với tư cách UVKTT ở HĐBA. Tuy nhiên, do kinh nghiệm hoạt động ở HĐBA luôn liên quan đến các vấn đề khá nhạy cảm và thường ít khi được các quốc gia công bố chi tiết, tường tận, vì vậy trong bài viết của mình, Mahbubani chỉ đề cập đến các vấn đề một cách sơ lược, tập trung chủ yếu vào việc nêu lên những thành tựu mà quốc gia này đạt được ở HĐBA. Các vấn đề nổi bật ở HĐBA vào giai đoạn Singapore đảm nhiệm vị trí UVKTT đều được nhắc đến nhưng không được phân tích bình luận kỹ. Cũng vì lý do trên, bài viết của Thom Woodroofe “Australia‟s Two Years on the UN Security Council” (AIIA Policy Commentary, Australia Institute of International Affairs 2012, ISSN 1838 – 5842), chỉ phân tích một cách khái quát về sự chuẩn bị và cách tiếp cận của Úc tại HĐBA cho nhiệm kỳ 2013-2014 của quốc gia này. Tuy nhiên, Woodroofe cũng cung cấp những thông tin hữu ích về sự chuẩn bị của một quốc gia lớn ở khu vực và tầm trung trên thế giới cho việc đảm nhiệm vị trí UVKTT. Tương tự, bài viết của Changavalli Siva Rama Murthy “India as a Non-permanent Member of the UN Security Council in 2011-12”, (UN Security Council in Focus, Friedrich-Ebert-Stiftung, Electronic ed.: Berlin ; Bonn : FES, 7 2011) cũng phân tích khái quát những nét chính trong cách tiếp cận của Ấn Độ với tư cách một UVKTT ở HĐBA. Các bài viết về vấn đề này thường rải rác và vì những lý do nhạy cảm, không thể đi sâu vào phân tích các quốc gia đã tính toán ra sao khi đưa ra các quyết định trong các trường hợp cụ thể. Chưa có công trình nào so sánh, đối chiếu kinh nghiệm và cách tiếp cận của các UVKTT này với Việt Nam và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Có lẽ đề cập trực tiếp đến UVKTT và một vài khía cạnh về địa vị pháp lý của UVKTT ở mức độ sơ lược có bài viết “Permanent and elected members of the Security Council” của Kishore Mahbubani, trong cuốn sách The UN Security Council: From the Cold War to the 21st Century (Lynne Rienner Publishers, 2004) do David M. Malone biên soạn. Mặc dù có phân tích vai trò và mối liên hệ giữa các UVTT và UVKTT tại HĐBA, nhưng Mahbubani lại chỉ tập trung chủ yếu vào các UVTT chứ không phải UVKTT và do đó cũng nhìn nhận, phân tích vấn đề từ góc độ của các UVTT chứ không phải từ góc độ của UVKTT hay ít nhất thì cũng từ góc độ kết hợp giữa hai loại ủy viên này. Cách tiếp cận của Mahbubani trong bài viết loại trừ khả năng nghiên cứu kỹ về địa vị pháp lý của UVKTT cũng như việc nâng cao vai trò của các ủy viên này. Tóm lại, mặc dù có nhiều công trình nghiên cứu ở nước ngoài về HĐBA và một số công trình nghiên cứu về UVKTT có thể sử dụng làm cơ sở tốt cho nghiên cứu của tác giả luận án này, nhưng chưa có nghiên cứu chuyên sâu nào ở nước ngoài về địa vị pháp lý, thực tiễn hoạt động và việc nâng cao vai trò của UVKTT. - Các nghiên cứu về Hội đồng Bảo an có liên quan đến ủy viên không thường trực Trên thế giới có rất nhiều công trình nghiên cứu về HĐBA LHQ, từ tổng thể đến chuyên sâu, liên quan đến các khía cạnh khác nhau như chức năng, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và thủ tục hoạt động của HĐBA, thực tiễn hoạt động của HĐBA, các thách thức đối với HĐBA và vấn đề cải tổ HĐBA. Tiêu biểu có 8 thể kể đến một số công trình sau. Trong giai đoạn kết thúc chiến tranh lạnh có cuốn sách The United Nations in the Post-Cold War Era của đồng tác giả Mingst và Karns (Westview Press, Oxford, 2nd ed., 2000) nghiên cứu tổng thể về HĐBA đồng thời gợi mở những đặc điểm mới trong hoạt động của HĐBA giai đoạn sau Chiến tranh Lạnh dưới góc độ đối chiếu với giai đoạn Chiến tranh Lạnh. Bài báo của Berdal "The UN Security Council: Ineffective but Indispensable" (Survival, 45; 2, 2003) không né tránh việc phân tích những nhược điểm của HĐBA nhưng cũng khẳng định vai trò không thể thiếu của cơ quan này trong bối cảnh quan hệ quốc tế và cán cân quyền lực giữa các nước từ khi LHQ ra đời. Nổi bật gần đây có cuốn The UN Security Council: From the Cold War to the 21st Century (Lynne Rienner Publishers, 2004) do David M. Malone biên soạn. Malone đã tập hợp các bài viết gần như về mọi khía cạnh liên quan đến HĐBA. Các bài viết của các tác giả là các nhà nghiên cứu đồng thời là các nhà ngoại giao hoặc các nhà hoạt động thực tế, đến từ nhiều quốc gia trên thế giới, mang tính thực tiễn cao; với những số liệu, sự kiện cập nhật và phong phú; phản ánh sát và rõ nét xu hướng và những biến chuyển tích cực trong hoạt động của HĐBA giai đoạn sau Chiến tranh Lạnh. Trong các công trình nghiên cứu về HĐBA có hai lĩnh vực có thể ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cao vai trò của UVKTT đó là thủ tục hoạt động của HĐBA và vấn đề cải tổ HĐBA. Mọi nghiên cứu chung về HĐBA nêu trên đều có phần đề cập đến chủ đề cải tổ HĐBA. Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu riêng biệt về cải tổ HĐBA. Trong số đó có thể kể đến cuốn sách UN Security Council Reform and the Right of Veto: a cosntitutional perspective của Bardo Fassbender (Kluwer Law International, 1998); bài báo của Weiss T.G. “The ilussion of UN Security Council reform” (Washington Quarterly, 2003); cuốn sách History and Politics of UN Security Council Reform (Routledge, 2005) của Bourantonis Dmitris; bài viết của Bardo Fassbender “Pressure for Security Council Reform” trong cuốn The UN Security Council: 9 From the Cold War to the 21st Century (Lynne Rienner Publishers, 2004) do David Malone biên soạn; bài viết của Esther Pan “Backgrounder on UN Reform” (Council on Foreign Relations, 2005); bài viết của Jonas von Freiesleben “Member States Discuss Security Council Reform Again: A Never-Ending Process?” (Center for UN Reform Education, 2008). Về thủ tục hoạt động của HĐBA và cải tổ HĐBA có một số bài viết đáng lưu ý như bài của Colin Keating “Reforming the working methods of the UN Security Council” (UN Security Council in Focus, Friedrich-Ebert-Stiftung, Electronic ed.: Berlin ; New York: FES, 2011); bài của Volker Lehmann “Reforming the working methods of the UN Security Council : the next ACT” (UN Security Council in Focus, Friedrich-Ebert-Stiftung, Electronic ed.: Berlin ; New York : FES, 2013); bài của Susan Hulton “Council Working Method and Procedure”, trong cuốn The UN Security Council: From the Cold War to the 21st Century (Lynne Rienner Publishers, 2004) do David M. Malone biên soạn. Tuy nhiên, đặc điểm chung của các công trình nêu trên là các tác giả đều viết về HĐBA hoặc một khía cạnh cụ thể về HĐBA và không đề cập riêng về UVKTT cũng như không đề cập đến mối liên hệ giữa những vấn đề họ nghiên cứu đối với việc nâng cao vị thế và vai trò của UVKTT. Mặc dù vậy, với mục đích tìm hiểu khả năng nâng cao vai trò UVKTT từ góc độ vị thế của các UVKTT và thực tiễn hoạt động của HĐBA, các công trình nghiên cứu này có thể được sử dụng hữu ích để so sánh, đối chiếu và chọn lọc phát triển những nội dung phù hợp với mục tiêu của luận án. 1.2. Ở trong nƣớc Các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài của luận án tập trung vào các vấn đề sau: (i) sự tham gia của một số quốc gia vào hoạt động của HĐBA, (ii) lực lượng gìn giữ hoà bình, (iii) HĐBA và chức năng duy trì hoà bình và an ninh quốc tế, (iv) vấn đề cải tổ HĐBA. 10 Mặc dù chưa có công trình nào nghiên cứu về UVKTT nhưng các sách, bài báo về sự tham gia của một số quốc gia vào hoạt động của HĐBA có thể tổng hợp làm cơ sở nghiên cứu về UVKTT. Cuốn sách của tác giả Nguyễn Hồng Thao Việt Nam và Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008) là một trong những nghiên cứu mới về HĐBA và Việt Nam, có ý nghĩa thực tiễn quan trọng trong giai đoạn Việt Nam bắt đầu đảm nhiệm vai trò UVKTT. Cuốn sách cung cấp cho người đọc một bức tranh toàn cảnh đầy đủ và cập nhật về HĐBA. Sách không dành phần riêng viết về UVKTT nhưng những nghiên cứu về một số khía cạnh trong việc Việt Nam đảm nhiệm vai trò này cũng như sự chuẩn bị cho nhiệm kỳ của mình, trong chừng mực nhất định, có liên quan đến chủ đề này. Tương tự, bài báo của tác giả Đinh Ngọc Vượng “Sự tham gia của các nước châu Á vào hoạt động của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc” (Tạp chí luật học, 2009, 104 (1), tr. 48-55) cũng cung cấp những thông tin hữu ích về sự tham gia của các nước châu Á, đăc biệt là Nhật Bản tại HĐBA và các vấn đề nổi cộm về mở rộng HĐBA, trong đó có khả năng tăng số lượng UVTT. Lực lượng gìn giữ hoà bình (LLGGHB) là một trong những lĩnh vực hoạt động quan trọng của HĐBA và thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong nước. Nổi bật có cuốn sách của các tác giả Nguyễn Hồng Quân và Nguyễn Quốc Hùng Liên hợp quốc và lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (Hà nội, NXB Chính trị Quốc gia, 2008); các bài báo của tác giả Nguyễn Hồng Quân “Sự ra đời của lực lượng giữ gìn hoà bình Liên hợp quốc” (Tạp chí Lịch sử quân sự, 2006, 171, tr. 39-42) và “Các nhân tố tác động tới hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc sau chiến tranh lạnh” (Nghiên cứu quốc tế, 2006, 65 (2), tr. 79-92). Các công trình này mặc dù chỉ nghiên cứu về LLGGHB chứ không phải về UVKTT hay mối liên hệ giữa LLGGHB và UVKTT nhưng có thể được sử dụng tham khảo cho các nghiên cứu của luận án về sự tham gia và đóng góp của 11 UVKTT vào LLGGHB cũng như hoạt động trong lĩnh vực LLGGHB có thể ảnh hưởng thế nào đến vị trí và vai trò của UVKTT. Về việc thực hiện chức năng thẩm quyền của HĐBA có các bài báo của tác giả Nguyễn Kim Ngân “Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và vấn đề duy trì hoà bình, an ninh quốc tế” (Tạp chí luật học: Đặc san kỷ niệm 60 năm thành lập Liên hợp quốc, 2005, tr. 56-61) và tác giả Nguyễn Thị Thuận “Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc với vai trò giải quyết tranh chấp quốc tế” (Nhà nước và Pháp luật, 2009, (250) 2, tr. 74-76, 82). Nâng cao vai trò UVKTT, mặc dù không được nhắc đến trực tiếp, nhưng về bản chất chính là một trong các nội dung quan trọng của quá trình cải tổ HĐBA. Có một số công trình nghiên cứu trong nước về cải tổ HĐBA, tuy nhiên chưa có công trình nào đề cập trực tiếp đến vấn đề nâng cao vai trò UVKTT. Nổi bật có các bài báo của tác giả Đinh Ngọc Vượng “Cải tổ Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc: Những nỗ lực bảo đảm hoà bình và an ninh quốc tế” (Nhà nước và pháp luật, 2005, 10, tr. 28-32); tác giả Trần Phú Vinh “Cơ chế ra quyết định của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trước yêu cầu cải tổ cấp bách hiện nay” (Tạp chí luật học, 2009, (106) 3, tr. 75-78); tác giả Lê Thị Anh Đào “Mở rộng thành viên và dân chủ hoá nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong giai đoạn hiện nay” (Tạp chí luật học, 2009, (104) 1, tr. 3-9, 25); tác giả Đoàn Thanh Nhân “Nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc - yêu cầu cấp bách trong giai đoạn hiện nay”, (Tạp chí luật học: Đặc san kỷ niệm 60 năm thành lập Liên hợp quốc, 2005, tr... là sự cạnh tranh giữa các ứng cử viên và quan điểm khác nhau giữa các nước. Cùng với đó là các quy định về thủ tục bầu UVKTT khá rườm rà và không hạn chế số lượng vòng bầu. Thực tiễn hiện nay cho thấy việc thắng cử có thể nói sẽ được đảm bảo ở một chừng mực nhất định, khi có được sự tán thành của các nước trong khu vực địa lý4 đề cử quốc gia là ứng cử viên cho vị trí UVKTT của khu vực này tại HĐBA [105] Cần lưu ý rằng, trường hợp các quốc gia trong khu vực có thể nhất 4 Khu vực địa lý ở đây hiểu là các khu vực nêu trong Nghị quyết 1991A (XVIII) năm 1963 của ĐHĐ LHQ và các khu vực nhỏ hơn được hình thành trên thực tế trong các khu vực nêu trên với mục đích phân bổ số phiếu UVKTT. 27 trí trước về việc cử một quốc gia là đại diện của khu vực mình tham gia ứng cử vào vị trí UVKTT của khu vực đó tại HĐBA mặc dù không được quy định trong Hiến chương nhưng đã được hình thành trên thực tiễn qua quá trình tranh cử và bầu cử. Tuy nhiên thực tiễn này, trong một chừng mực nhất định, lại ít nhiều liên quan đến tiêu chí “sự phân bố công bằng theo khu vực địa lý”. Và điều này lại một lần nữa cho thấy tiêu chí về lượng được tuân thủ và thực thi khá nghiêm ngặt so với tiêu chí về chất. Mặc dù có những bất cập như đã phân tích ở trên nhưng chưa có nghiên cứu nào đề xuất việc quy định các tiêu chí rõ ràng, cụ thể và dễ xác định hơn để bầu chọn UVKTT cũng như sửa đổi thủ tục bầu theo hướng gọn nhẹ hơn để tránh các trường hợp cần đến vài chục hoặc hàng trăm vòng bầu. Biểu đồ 1.1 dưới đây được tác giả vẽ dựa trên những số liệu thống kê về thực tiễn bỏ phiếu bầu UVKTT từ năm 1946 đến nay [120, tr. 11-31]. Biểu đồ 1.1 Tỷ lệ cơ cấu các đợt bầu UVKTT xét theo số vòng bầu giai đoạn 1946-2012 (Nguồn: Biểu đồ được vẽ dựa trên số liệu tổng hợp từ Special Research Reports on UN Security Council Elections 2013, trên truy cập 06/9/2013) [120] Tổng hợp và phân tích số liệu cho thấy số đợt cần 1 vòng bầu chỉ chiếm 47% tổng số đợt bầu giai đoạn 1946-2012 trong khi số đợt cần nhiều hơn 1 vòng 28 bầu chiếm đến 53%. Biểu đồ cũng cho thấy có đến 34% số đợt cần bầu từ 2 đến 9 vòng và 19% số đợt cần trên 10 vòng bầu. Nếu coi những trường hợp cần từ 2 đến 9 vòng bầu vẫn nằm trong giới hạn cho phép và chỉ những trường hợp cần trên 10 vòng bầu mới tạo thành vấn đề thì có thể đưa ra nhận định rằng các trường hợp phải bỏ phiếu hàng chục vòng nêu trên, có thể nói, vẫn còn là ngoại lệ và việc bầu UVKTT ở ĐHĐ nhìn chung, có thể tạm coi là vẫn được thực hiện tương đối suôn sẻ. Cũng cần lưu ý rằng trong 19% số đợt cần trên 10 vòng bầu có nhiều trường hợp cần 20-30 vòng bầu, trong đó có những trường hợp cá biệt lên đến 46 vòng, 52 vòng, thậm chí là 155 vòng như đã nêu trên. Các trường hợp phải bầu cử rất nhiều vòng nêu trên là một con số đáng quan tâm, tuy nhiên đây chưa phải đa số. Nếu các trường hợp ngoại lệ như trên xảy ra thường xuyên thì vấn đề cụ thể hóa các tiêu chí bầu và đơn giản thủ tục bầu sẽ giành được mức độ quan tâm hơn. Trước thực tiễn này, có thể giả định hai trường hợp, nếu mục tiêu được đặt ra là ĐHĐ có thể bầu được đủ UVKTT mỗi năm mà không cần quá nhiều lần bỏ phiếu (giả sử là dưới 10 vòng) thì việc điều chỉnh các tiêu chí ở Điều 23 và quy định về thủ tục bầu là vấn đề cần phải tính đến nhưng chưa phải là cấp thiết. Tuy nhiên, nếu mục tiêu được đặt ra là làm sao để bầu chọn được những ủy viên thực sự bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của khu vực địa lý mà mình đại diện, đóng góp hiệu quả vào việc duy trì HBANQT cũng như tiến trình cải tổ HĐBA thì có lẽ việc cụ thể hóa các tiêu chí bầu chọn sẽ có ý nghĩa quan trọng. Với các tiêu chí bầu chọn UVKTT như hiện nay, khó xác định được mức độ ảnh hưởng trực tiếp của các tiêu chí này trong việc lựa chọn các UVKTT cụ thể. Tuy nhiên, nhìn từ góc độ tổng thể, nếu các ủy viên thực sự được lựa chọn một cách khách quan, bằng các thủ tục gọn nhẹ hơn, theo các tiêu chí rõ ràng và cụ thể hơn, nhằm thúc đẩy việc thực hiện mục tiêu duy trì HBANQT, có tính đến mức độ đóng góp của quốc gia trước khi được bầu, đặc biệt những đóng góp và kết quả đạt được trong cả nhiệm kỳ thì, trên nguyên tắc, điều này có thể ảnh hưởng tích cực đến việc lựa chọn được những ủy viên 29 sáng giá, tạo ra động lực để các ủy viên đã được chọn nỗ lực phát huy vai trò của mình để làm cơ sở cho việc được lựa chọn trong nhiệm kỳ sau. Cũng cần lưu ý, tiêu chí bầu chọn không phải là yếu tố duy nhất quyết định vấn đề này. Kể cả khi có thể xây dựng được một hệ tiêu chí cụ thể và rõ ràng hơn thì những yếu tố như ai là người bầu, việc áp dụng hệ tiêu chí được thực hiện như thế nào trong quá trình bầu chọn cũng có ý nghĩa không nhỏ. Bên cạnh đó, không thể phủ nhận ảnh hưởng của các yếu tố chính trị quốc tế, tương quan lực lượng trong quan hệ quốc tế, các yếu tố chủ quan và các yếu tố khác trong mọi quá trình bầu chọn, đặc biệt khi mà việc bầu UVKTT được ĐHĐ thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu kín. Nếu điểm lại quá trình các quốc gia đăng ký, vận động tranh cử và bầu cử vào HĐBA [22, tr. 141-153], [105], dễ nhận thấy những quy trình cụ thể cho việc rà soát và áp dụng các tiêu chí bầu chọn chưa được hình thành cũng như chưa có sự quan tâm thỏa đáng. Một khi tiêu chí và quy trình áp dụng tiêu chí chưa cụ thể thì quá trình bầu chọn luôn có khả năng bị chi phối bởi các yếu tố chủ quan. Và đây cũng là một trong những vấn đề cần thiết nhưng chưa được quy định trong Hiến chương. Theo quy định của Điều 23, ĐHĐ là cơ quan bầu UVKTT: “Mười thành viên khác của Liên hợp quốc được Đại hội đồng bầu ra với tư cách là những ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an” [30]. Quy định này có những ý nghĩa khá quan trọng đối với vị thế của UVKTT. Trên nguyên tắc, các UVTT không thể phủ quyết việc một quốc gia nào đó được bầu là UVKTT của HĐBA. Trong khi việc sử dụng quyền phủ quyết của các UVTT được quy định rất kỹ trong Hiến chương, tạo thành nhiều tầng lớp củng cố việc thực hiện quyền lực của họ ở HĐBA, từ những vấn đề duy trì hòa bình và an ninh quốc tế cho đến việc kết nạp thành viên mới và sửa đổi Hiến chương [122, tr.170] thì việc bầu UVKTT gần như là kẽ hở hiếm hoi, hoàn toàn thuộc thẩm quyền của ĐHĐ, lĩnh vực mà quyền phủ quyết bị vô hiệu. Quy định này góp phần nâng cao vị thế của 30 UVKTT do đặt họ ở vị thế tương đối độc lập và việc bầu chọn, trên nguyên tắc, không bị chi phối bởi UVTT. Bên cạnh đó, ảnh hưởng và tầm quan trọng của ĐHĐ đối với UVKTT sẽ tăng lên. Trên thực tế, mặc dù ĐHĐ là cơ quan có thẩm quyền bầu UVKTT nhưng thường thì các quốc gia mới được bầu sẽ tập trung vào việc đảm nhiệm và phát huy vai trò của mình ở HĐBA nhiều hơn là chú trọng đến mối quan hệ với ĐHĐ trong giai đoạn đảm nhiệm vị trí UVKTT. Khi được bầu chọn vào HĐBA, một cách tự nhiên các nước sẽ có khuynh hướng coi mình như một phần của HĐBA. Với tư cách UVKTT mới được bầu chọn, các quốc gia luôn có những nỗ lực đóng góp những điểm mới, tiến bộ cho hoạt động của HĐBA [12] [77, tr. 91-96]. Tuy nhiên, điều quan trọng mà các ủy viên này cần lưu ý là họ đang và vẫn luôn luôn là một phần của ĐHĐ. Họ từ ĐHĐ đi và sẽ quay trở về ĐHĐ sau nhiệm kỳ hai năm và cũng chính ĐHĐ là cơ quan sẽ bầu chọn nếu họ đăng ký ứng cử vào HĐBA lần sau. Hơn nữa, nếu nhìn rộng hơn, ĐHĐ gắn bó rất mật thiết với quyền lợi của các UVKTT, không chỉ trong việc bầu chọn vào HĐBA. Nếu các quốc gia có nguyện vọng nâng cao vị thế và vai trò của UVKTT thì ĐHĐ, mặc dù có một số hạn chế nhất định, nhưng chính là một trong những cơ quan hiện nay, trong chừng mực nào đó, có thế đối trọng với HĐBA. Việt Nam, như sẽ phân tích ở phần sau, đã có cách tiếp cận cân bằng với 2 cơ quan này, đặc biệt chú trọng mối quan hệ với ĐHĐ khi đảm nhiệm vai trò UVKTT. Khi đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐBA lần thứ hai trong nhiệm kỳ của mình, Việt Nam đã có những nỗ lực nhất định nhằm tăng mức độ tham gia của ĐHĐ vào hoạt động của HĐBA. 1.2.2.2. Số lƣợng và nhiệm kỳ của ủy viên không thƣờng trực Về số lượng UVKTT, ban đầu khi LHQ có 51 quốc gia thành viên, Hiến chương quy định HĐBA có 11 ủy viên, trong đó có 6 UVKTT. Vào những năm 60, khi số lượng các quốc gia thành viên tăng lên đáng kể do kết quả của phong 31 trào giải phóng dân tộc thì Hiến chương đã được sửa đổi để tăng số lượng UVKTT từ 6 lên 10 và như vậy HĐBA có 15 ủy viên. Dễ nhận thấy rằng việc phân bổ các ghế UVKTT vốn ít ỏi cho các khu vực địa lý như hiện nay khiến mỗi châu lục hoặc khu vực chỉ có 1-2 ủy viên đại diện. Với quy định này, việc tập trung lực lượng giữa các UVKTT hoặc giảm sức ép của các UVTT, đặc biệt là Mỹ lên các UVKTT trước các vấn đề gây nhiều tranh cãi là vô cùng khó khăn. Trong khi phải cần đến 7 phiếu chống của các UVKTT mới có hiệu lực bằng 1 phiếu phủ quyết của UVTT thì số lượng 10 UVKTT chia cho 5 châu lục và khu vực địa lý như hiện nay sẽ gây cản trở nhất định cho việc thực hiện quyền phủ quyết tập thể này. Số lượng đã ít lại phải chia cho các khu vực khác nhau cũng khiến cho ĐHĐ, như đã phân tích ở trên, thường phải dành khá nhiều thời gian cho việc bầu chọn UVKTT. Các quốc gia dường như cũng phải tập trung nhiều vào việc vận động bầu cử và điều này, trong một chừng mực nhất định, có thể ảnh hưởng đến việc tập trung cho công việc thực chất mà họ sẽ đóng góp và cống hiến trong hai năm tại HĐBA. Việc có tăng hay không và tăng thêm bao nhiêu ủy viên HĐBA (chủ yếu là UVKTT) đang là một trong những cụm vấn đề quan trọng về cải tổ HĐBA. Lập luận chính được đặt ra là số lượng 15 ủy viên HĐBA trên 193 quốc gia thành viên LHQ không đảm bảo tính đại diện khi mà tỷ lệ này vào năm 1945 là 11 ủy viên trên 51 quốc gia thành viên. Tuy nhiên, từ góc độ ngược lại, việc tăng số lượng thành viên với mục đích tăng tính đại diện có thể ảnh hưởng đến tính hiệu quả trong hoạt động của HĐBA, do số lượng uỷ viên đông hơn có thể khiến cơ quan này cồng kềnh hơn, trong khi mục đích của HĐBA là có thể hành động nhanh chóng và hiệu quả trước những tình thế đe doạ đến hoà bình và an ninh quốc tế. Tuy nhiên, nếu số lượng uỷ viên chỉ tăng từ 15 lên khoảng 20 như trong các phương án đề xuất cải tổ hiện nay thì, về cơ bản, vừa đảm bảo được tính đại diện mà hiệu quả hoạt động của HĐBA không bị ảnh hưởng nhiều. Qua quá trình hoạt động của HĐBA, có thể thấy, hoạt động của cơ quan này có thể bị ảnh 32 hưởng lớn chính từ sự đối đầu của các UVTT, nhất là Mỹ và Liên Xô/ Nga chứ không phải từ các UVKTT. Hiện nay, các quốc gia còn chưa thể thống nhất tăng lên bao nhiêu uỷ viên thì hợp lý và phân bổ giữa các khu vực địa lý như thế nào mới công bằng. Khó khăn nhất vẫn là việc đưa ra một phương án cải tổ có thể đạt được sự chấp thuận của tất cả các UVTT và của 2/3 thành viên ĐHĐ. Các đề xuất khác nhau tập trung chủ yếu nhằm tăng số lượng UVKTT [139] [140] [141] nhưng chưa có được sự ủng hộ cao tại ĐHĐ và chưa đề xuất nào được chính thức đưa ra bỏ phiếu. Điểm lại các khía cạnh được quan tâm, dễ nhận thấy các quốc gia mới tập trung vào việc đề xuất tăng số lượng UVKTT mà chưa quan tâm đến mối quan hệ giữa việc tăng số lượng UVKTT và vị thế và vai trò của UVKTT. Nếu số lượng UVKTT tăng lên mà các quy định về thủ tục thông qua quyết định tại HĐBA không thay đổi thì khả năng tập hợp lực lượng và thực hiện quyền phủ quyết tập thể của các UVKTT có thể tăng và cùng với đó là vị thế của họ. Tuy nhiên, khi số lượng UVKTT tăng lên thì nhiều khả năng quy định về bỏ phiếu cũng sẽ được sửa đổi theo hướng cần nhiều hơn 7 phiếu chống của UVKTT mới có thể phủ quyết một vấn đề nào đó. Như vậy, không hẳn cứ tăng số lượng UVKTT là tăng vị thế của họ. Để có thể tăng vị thế của các UVKTT trong việc thực hiện quyền phủ quyết tập thể, cả 2 yếu tố nêu trên cần được lưu ý điều tiết cho hợp lý khi sửa đổi Hiến chương. Mặt khác, nếu số lượng UVKTT tăng sẽ khó khăn hơn cho các UVTT, đặc biệt là Mỹ khi cần gây tác động đến việc bỏ phiếu của các UVKTT. Cũng cần lưu ý, việc tăng số lượng UVKTT có thể góp phần giảm mức độ gay cấn trong các cuộc bầu cử UVKTT, nhưng không hẳn là số lượng UVKTT tăng thì các cuộc bầu cử sẽ bớt căng thẳng hơn. Một quy định ít được quan tâm nhưng lại có tác động không nhỏ đến hiệu quả hoạt động của các UVKTT là nhiệm kỳ hai năm, quy định tại khoản 2, Điều 23 Hiến chương LHQ. Thêm vào đó, nhiệm kỳ của một nửa số UVKTT lại lệch pha 1 năm với một nửa còn lại. Nhiệm kỳ hai năm là một bất lợi lớn cho các 33 UVKTT, vốn không thường xuyên đảm nhiệm vị trí này. Nhiệm kỳ ngắn cộng với khoảng cách giữa các lần được bầu thường cách xa khiến các ủy viên đương nhiên sẽ gặp khó khăn trong việc thực hiện tốt nghĩa vụ của mình và đóng góp vào việc đạt được mục tiêu chung của HĐBA. Những khó khăn mà các uỷ viên này gặp phải không chỉ từ góc độ mức độ chuẩn bị cho công việc tại HĐBA, tiếp cận và giải quyết các vấn đề về thực chất mà còn cả ở việc làm quen với cường độ làm việc, cách thức và thủ tục hoạt động. Nhiệm kỳ ngắn lại lệch nhau cộng với phân bổ theo các khu vực địa lý khác nhau nên các UVKTT càng khó tập trung lực lượng trong các vấn đề cụ thể. Sẽ khó để lý giải vì sao cần quy định quá cẩn trọng như vậy đối với UVKTT, trong khi quyền lực của họ hạn chế hơn nhiều so với UVTT, nếu không phải là vì mục đích hạn chế khả năng phát huy vai trò của UVKTT. Nhiệm kỳ hai năm có thể lý giải là để tạo điều kiện cho nhiều quốc gia khác nhau có thể tham gia vào HĐBA. Nhưng điều này có thể được đáp ứng nếu tăng số lượng uỷ viên HĐBA. Thực tiễn về nhiệm kỳ lệch nhau thường được áp dụng với nhiệm kỳ kéo dài của các thành viên của cơ quan lập pháp các quốc gia. Tuy nhiên, không có lý do xác đáng để áp dụng thực tiễn này với UVKTT vì bản thân HĐBA không có đặc điểm của cơ quan lập pháp. Các quy định hoặc thực tiễn hạn chế lạm dụng quyền lực cần được áp dụng với các UVTT, là các đối tượng vốn có nhiều quyền lực và khả năng lạm dụng quyền lực, thì đúng hơn là với các UVKTT vốn có thẩm quyền hạn chế và nhiệm kỳ ngắn. Nếu tiếp cận tổng thể hơn nữa, có lẽ nên áp dụng những quy định theo hướng “kiềm chế và đối trọng” này với bản thân HĐBA nói chung là tốt nhất, chứ không phải chỉ với các UVKTT như hiện nay. Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý về những quan điểm cho rằng các UVKTT mới hoặc ít khi đảm nhiệm vị trí này thường sẽ đóng góp cho HĐBA bằng những cách nhìn nhận và tiếp cận vấn đề một cách mới mẻ, trong khi đó các UVTT luôn luôn ở vị trí này nên dễ có xu hướng tiếp cận theo lối mòn quen 34 thuộc hoặc bảo thủ hơn. Tuy nhiên, khó có thể đồng ý là cần tạo ra nhiều khó khăn như vậy với các UVKTT để kích thích tính sáng tạo của họ. Các quy định về số lượng và nhiệm kỳ của UVKTT rõ ràng đang hạn chế vai trò của các uỷ viên này. Qua các phân tích ở trên có thể nhận thấy sự khác biệt giữa UVTT và UVKTT không xuất phát từ quy định về quyền phủ quyết. Tuy nhiên, quyền phủ quyết vẫn là một trong những quy định rất quan trọng, ảnh hưởng đến chức năng và hoạt động của HĐBA và ảnh hưởng trực tiếp đến UVKTT. 1.2.2.3. Quyền bỏ phiếu và quyền phủ quyết Điều 27 quy định chung về thủ tục thông qua quyết định của HĐBA do đó liên quan đến cả UVTT và UVKTT: 1. Mỗi ủy viên Hội đồng Bảo an có một phiếu; 2. Những nghị quyết của Hội đồng Bảo an về các vấn đề thủ tục được thông qua khi 9 ủy viên Hội đồng bỏ phiếu thuận; 3. Những nghị quyết của Hội đồng Bảo an về những vấn đề khác được thông qua sau khi 9 ủy viên của Hội đồng Bảo an bỏ phiếu thuận, trong đó đồng thời có phiếu5 của tất cả các ủy viên thường trực, dĩ nhiên là bên đương sự trong tranh chấp sẽ không bỏ phiếu về các nghị quyết chiếu theo Chương VI và Điều 52, Khoản 3. [30] Quy định về việc chỉ có các UVTT có quyền phủ quyết, đương nhiên, ảnh hưởng rất nhiều đến vị thế của các UVKTT. Không những UVKTT không thể sử dụng quyền phủ quyết đối với những vấn đề họ không chấp thuận mà quan trọng hơn, UVKTT không có quyền phủ quyết để tăng thế mặc cả, đàm phán trong quan hệ quốc tế nói chung. Quy định UVKTT không có quyền phủ quyết và thực 5 Trong bản tiếng Anh, Điều 27 Hiến chương LHQ dùng thuật ngữ “including the concurring votes of the permanent members” nên đã xảy ra việc tranh luận trong HĐBA rằng “concurring votes” có phải là phiếu thuận không? Liệu phiếu trắng có được tính là “concurring votes” không? Trong thực tiễn hoạt động của HĐBA, phiếu trắng của UVTT không bị tính là phiếu phủ quyết. Do đó ở đây tác giả tạm dịch là “trong đó đồng thời có phiếu của tất cả các ủy viên thường trực” và được hiểu là đồng thời có phiếu thuận hoặc phiếu trắng của các uỷ viên thường trực. (Chú thích là do tác giả thêm vào). 35 tiễn sử dụng quyền phủ quyết của các UVTT cũng dẫn đến các ý kiến phủ nhận vai trò của UVKTT tại HĐBA. Mặc dù vấn đề quyền phủ quyết không phải là mới, nhưng nếu khai thác kỹ, có thể thấy còn nhiều điểm có liên quan chưa được nghiên cứu thỏa đáng. Ngoài quy định cốt lõi về quyền phủ quyết, còn có những khía cạnh bất cập khác như các rào cản được ngụy trang kín đáo trong các quy định của Hiến chương nói chung và Điều 27 nói riêng nhằm hạn chế vai trò của các UVKTT. Hiến chương không quy định như thế nào là “vấn đề thủ tục” và “vấn đề khác”, cũng như cách thức để quyết định một vấn đề cụ thể thuộc loại nào khi có bất đồng ý kiến. Theo Điều 27, các UVTT chỉ có quyền phủ quyết với “các vấn đề khác”. Họ không có quyền phủ quyết đối với các “vấn đề thủ tục”. Tuy nhiên, Điều 27 không quy định UVTT có được sử dụng quyền phủ quyết hay không khi HĐBA cần quyết định một vấn đề là “vấn đề thủ tục” hay là “vấn đề khác”. Biết rằng, trong những trường hợp mà UVTT không có quyền phủ quyết thì UVKTT sẽ có vị thế bình đẳng hơn tại HĐBA. Trên thực tế, các UVTT đã không ngần ngại áp dụng luật theo hướng có lợi hơn cho họ và bất lợi hơn cho các UVKTT, họ đã sử dụng quyền phủ quyết trong trường hợp Hiến chương không quy định rõ ràng như nêu trên [22, tr. 240-248]. Bên cạnh đó, mặc dù khoản 3 Điều 27 có quy định các trường hợp mà UVTT không được sử dụng quyền phủ quyết nếu họ “là bên đương sự trong tranh chấp” và “sẽ không bỏ phiếu về các nghị quyết chiếu theo Chương VI và Điều 52, Khoản 3”. Quy định này đôi khi còn được gọi là phiếu trắng bắt buộc. Tuy nhiên, trên thực tế các UVTT đã tìm cách tránh quy định hạn chế này bằng việc biện minh rằng một tình huống cụ thể không phải là tranh chấp [22, tr. 250- 256, 258, 259]. Như vậy, ngoài những hạn chế do quy định của Hiến chương thì các UVTT còn có xu hướng giải thích và áp dụng những quy định không rõ ràng của Hiến chương theo hướng có lợi hơn cho họ và hạn chế vai trò của các UVKTT. 36 Mặt khác, như đã phân tích ở phần 1.1. của Chương này, các cơ chế ở LHQ mặc dù dành cho các nước thắng trận quyền ưu tiên hơn nhưng cũng đảm bảo quyền bình đẳng phổ quát với các quốc gia khác. Điều 27 quy định một trong các điều kiện để thông qua nghị quyết của HĐBA là cần ít nhất 9 phiếu thuận trên 15 phiếu, đồng nghĩa với việc nếu có ít nhất 7 UVKTT cùng bỏ phiếu chống thì có thể cản trở việc thông qua một dự thảo nghị quyết của HĐBA. Như vậy, hiệu lực của 7 phiếu chống của các UVKTT có thể so sánh tương đương với một phiếu phủ quyết của UVTT. Như sẽ phân tích dưới đây, quy định này rất quan trọng đối với việc nâng cao vị thế và vai trò của UVKTT. Điều này cũng cho thấy, dù có những quy định của Hiến chương bất lợi cho UVKTT, nhưng HĐBA không thể thiếu các UVKTT. 1.2.3. Các quy định của Hiến chƣơng về Hội đồng Bảo an có ảnh hƣởng đến uỷ viên không thƣờng trực Bên cạnh các quy định của Hiến chương liên quan trực tiếp đến UVKTT, các quy định về HĐBA và thế đối trọng của ĐHĐ và TAQT đối với HĐBA đều có thể ảnh hưởng đến vị trí và việc nâng cao vai trò của UVKTT. 1.2.3.1. Chức năng quyền hạn của Hội đồng Bảo an Chức năng và quyền hạn của HĐBA được quy định trong các điều khoản từ 24 đến 26 Hiến chương LHQ. HĐBA “có trách nhiệm chính trong việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế” [30]. Quy định này khẳng định HĐBA là cơ quan có quyền hạn cao nhất trong lĩnh vực duy trì hoà bình và an ninh quốc tế. Cũng xuất phát từ quy định này mà quyền hạn của các cơ quan khác như ĐHĐ trong lĩnh vực hoà bình và an ninh quốc tế sẽ bị hạn chế, đảm bảo quyền lực tối cao của HĐBA trong lĩnh vực này. Phù hợp với Hiến chương “các thành viên Liên hợp quốc đồng ý phục tùng và làm tròn những nghị quyết của Hội đồng Bảo an” [30]. Quy định này khiến cho HĐBA trở thành cơ quan có quyền lực mạnh nhất trong tất cả các cơ 37 quan chính của LHQ. Bởi với quy định này, HĐBA là cơ quan duy nhất của hệ thống LHQ có thể chủ động đưa ra các quyết định có tính ràng buộc tất cả các quốc gia thành viên LHQ và, trong chừng mực nhất định, cả quốc gia không phải thành viên LHQ. Thẩm quyền cụ thể của HĐBA được quy định chi tiết trong các chương VI (Hoà bình giải quyết các tranh chấp quốc tế), chương VII (Hành động trong trường hợp hoà bình bị đe doạ, bị phá hoại và có hành vi xâm lược) và các chương VIII và XII. Những thẩm quyền quan trọng nhất của HĐBA được quy định ở chương VII. Theo quy định của chương này, HĐBA có thể quyết định một trường hợp cụ thể là (i) đe doạ hoà bình, hoặc (ii) phá hoại hoà bình, hoặc (iii) hành vi xâm lược. Nếu thuộc một trong các trường hợp trên thì HĐBA có thể quyết định áp dụng các biện pháp cư ng chế không liên quan đến sử dụng vũ lực hoặc các biện pháp sử dụng vũ lực. Như vậy, các quy định về chức năng, quyền hạn của HĐBA, từ một góc độ nhất định, đã đặt HĐBA ở vị thế vô cùng quan trọng trong hệ thống LHQ nói riêng và các tổ chức quốc tế nói chung. Về nguyên tắc, các quy định này cũng phần nào nâng cao vai trò của UVKTT, bởi lẽ về số lượng thì các uỷ viên này chiếm tới 2/3 thành phần HĐBA. Có lẽ cũng bởi vị thế quan trọng này của HĐBA nói chung mà, mặc dù có nhiều khía cạnh hạn chế khả năng phát huy vai trò của các UVKTT, các quốc gia thành viên LHQ vẫn coi việc trở thành UVKTT là một niềm vinh dự, tự hào và là cơ hội để nâng cao vị thế và vai trò cũng như bảo vệ quyền lợi của quốc gia và của các nước trong khu vực. Tuy nhiên, một số khía cạnh về thẩm quyền của HĐBA để mở khả năng có thể ảnh hưởng đến vai trò của các UVKTT như việc Hiến chương không quy định cụ thể ở Điều 39 cũng như ở bất cứ điều khoản nào khác tiêu chí để xác định một trường hợp cụ thể có đe doạ đến hoà bình hay không. Trên thực tế, mối đe doạ đến hoà bình và an ninh quốc tế hiện nay được HĐBA hiểu và áp dụng một cách mở rộng hơn so với các giai đoạn trước, như việc xác định “khủng bố 38 quốc tế” [154] hoặc “làm giàu uranium” [167],[172] là mối đe dọa đến hòa bình và an ninh quốc tế. Dễ gây tranh cãi hơn là vấn đề về mối liên hệ giữa “trách nhiệm bảo vệ” hay việc vi phạm nhân quyền, nhân đạo với mối đe doạ đến hoà bình và an ninh quốc tế [182]. Một mặt, việc mở rộng cách hiểu khái niệm hòa bình và an ninh quốc tế là nhu cầu cấp thiết khi mà thực trạng quan hệ quốc tế ngày càng phát triển và thay đổi. Mặt khác, cũng cần nhận thức rõ rằng cách tiếp cận hiện nay mỗi khi cần xem xét vấn đề này vẫn là “xử lý theo từng trường hợp”.6 Như đã phân tích ở trên, vấn đề này cũng thuộc một trong những trường hợp mà quy định của Hiến chương không rõ ràng. Về mặt nguyên tắc, trường hợp này tạo ra cơ hội chủ động cho cả UVTT và UVKTT khi giải quyết các vấn đề cụ thể. Tuy nhiên, trên thực tế, các UVTT vốn có nhiều ưu thế và quyền hạn hơn sẽ có nhiều cơ hội để tăng quyền lực của mình, ngược lại các UVKTT sẽ khó phát huy khả năng và vai trò của mình. Bên cạnh đó cũng cần lưu ý, với việc thiếu vắng hệ tiêu chí để xác định một vấn đề là đe dọa đến HBANQT hay không, các nước sẽ e ngại khi việc giải quyết những trường hợp cụ thể có thể tạo ra các tiền lệ ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia. Các quy định của Hiến chương liên quan đến việc áp dụng các biện pháp cư ng chế theo Chương VII, đặc biệt là các biện pháp sử dụng vũ lực cũng có những điểm chưa chặt chẽ. Theo tinh thần của Điều 42, 43 và các điều khoản sau đó, các quốc gia có nghĩa vụ, theo yêu cầu của HĐBA và phù hợp với các hiệp định đặc biệt ký với HĐBA, cung cấp cho HĐBA những lực lượng vũ trang, sự trợ giúp và mọi phương tiện khác để góp phần duy trì HBANQT. Tuy nhiên, thực tiễn của HĐBA trong lĩnh vực này khác với quy định cụ thể của Hiến chương, đặc biệt là thực tiễn “ủy quyền cho các quốc gia thành viên” sử dụng vũ lực. Các trường hợp cụ thể sẽ được phân tích trong phần nghiên cứu về thực tiễn hoạt động của HĐBA. Có thể tạm đưa ra nhận xét chung rằng thực tiễn này được phát triển ngoài các quy định cụ thể của Hiến chương và tương tự như trên, các 6 Dịch từ cụm từ “case by case” trong tiếng Anh. 39 nước UVTT thường chủ động chi phối hoạt động này và nâng cao vai trò của mình hơn so với các UVKTT. 1.2.3.2. Thủ tục hoạt động của Hội đồng Bảo an Hiến chương quy định không nhiều về thủ tục hoạt động của HĐBA ngoài một số nội dung cơ bản tại các Điều từ 28 đến 32. Phù hợp với quy định tại Điều 30, HĐBA đã soạn thảo một văn bản quy định chi tiết về thủ tục hoạt động của mình. Tuy nhiên, cho đến nay, mặc dù đã hơn 60 năm nhưng văn bản này vẫn vẫn chưa được chính thức thông qua và vẫn được mang tên “Thủ tục hoạt động tạm thời của Hội đồng Bảo an”. Bên cạnh đó, có nhiều nguyên tắc trong thủ tục hoạt động của HĐBA được hình thành từ thực tiễn hoạt động của cơ quan này mà không hề được quy định trong Hiến chương hay trong Thủ tục hoạt động tạm thời của HĐBA. Việc thủ tục chưa được quy định rõ ràng, chưa được chính thức thông qua, kết hợp với thực tiễn phức tạp trong lĩnh vực này sẽ là khó khăn cho mọi ủy viên của HĐBA, nhưng tính đến lợi thế cạnh tranh thì các UVKTT sẽ ở trong thế bất lợi hơn nhiều so với các UVTT. Mặt khác, cũng cần công nhận rằng, một khi thủ tục hoạt động là tạm thời thì có thể bổ sung hoặc thay đổi. Như vậy, mặc dù còn có những khó khăn nhưng nếu các UVKTT nâng cao vai trò chủ động thì có khả năng điều chỉnh thủ tục hoạt động theo hướng dân chủ, thuận lợi hơn cho họ. Phần về thủ tục hoạt động của HĐBA không có quy định nào đề cập đến Chương trình nghị sự của HĐBA. Tuy nhiên, tại chương IV về ĐHĐ có 1 điều khoản có liên quan ít nhiều đến chương trình nghị sự. Điều 12 quy định: 1. ''Khi Hội đồng Bảo an thực hiện những chức năng được Hiến chương này quy định đối với một vụ tranh chấp hay một tình thế nào đó thì Đại hội đồng không được đưa ra một kiến nghị nào về tranh chấp hay tình thế ấy, trừ phi được Hội đồng Bảo an yêu cầu. 40 2. Tại mỗi khóa họp của Đại hội đồng, Tổng Thư ký, với sự đồng ý của Hội đồng Bảo an, báo cho Đại hội đồng biết những sự việc liên quan đến duy trì hòa bình và an ninh quốc tế mà Hội đồng Bảo an xem xét, khi nào Hội đồng Bảo an thôi không xem xét những việc đó nữa,” [30] Khoản 1, Điều 12 quy định về việc phân chia chức năng, quyền hạn giữa ĐHĐ và HĐBA trong lĩnh vực duy trì HBANQT. Và để đảm bảo ĐHĐ có thể biết được những vấn đề nào HĐBA đang xem xét thì khoản 2 đã quy định việc “Tổng thư ký, với sự đồng ý của Hội đồng Bảo an, báo cho Đại hội đồng biết những sự việc liên quan đến duy trì hòa bình và an ninh quốc tế mà Hội đồng Bảo an xem xét” [30]. Từ những quy định này, Chương trình nghị sự của HĐBA chính là danh sách những vấn đề mà HĐBA "đang xem xét”. Trên thực tế, cách hiểu cụm từ “đang xem xét” được quy định tại Điều 12 này cho thấy khái niệm Chương trình nghị sự của HĐBA khác với nghĩa thông thường của thuật ngữ này. Đó không chỉ là những vấn đề mà HĐBA xem xét trong một buổi họp hay kỳ họp, cũng không phải là những vấn đề nằm trong Chương trình làm việc hàng tháng của HĐBA. Tất cả những vấn đề nào từ trước đến nay đã từng được thảo luận tại cuộc họp của HĐBA (cuộc họp chính thức) với một tên gọi cụ thể mà chưa được đưa ra khỏi danh sách các vấn đề HĐBA đang xem xét đều nằm trong chương trình nghị sự của cơ quan này. Những quy định như vậy có thể dẫn đến tình trạng quá tải đối với Chương trình nghị sự và ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của UVKTT tại HĐBA. 1.2.3.3. Các quy định của Hiến chƣơng về thế đối trọng của Đại hội đồng và Tòa án Công lý Quốc tế Như đã phân tích ở trên, vị trí và chức năng quyền hạn của HĐBA ở LHQ có thể ảnh hưởng không nhỏ đến vị trí và vai trò của UVKTT. Để hiểu hơn về HĐBA, phần này sẽ xem xét tương quan về quyền hạn và mối quan hệ giữa 41 HĐBA và các cơ quan chính khác của LHQ như ĐHĐ và TAQT, trong phạm vi có thể ảnh hưởng đến vị trí và vai trò của UVKTT. Bàn về sự cần thiết một cơ chế kiềm chế và đối trọng giữa các cơ quan của LHQ, đặc biệt là đối với HĐBA, cơ quan mạnh và thực quyền nhất hiện nay, thì ĐHĐ luôn được nhìn nhận như một cơ quan tiềm năng cùng với TAQT có thể hạn chế sự lạm quyền của HĐBA. Mặc dù không có những đặc thù hoàn toàn giống với ba cành quyền lực: lập pháp, hành pháp và tư pháp như trong hình thức chính thể của các quốc gia nhưng ba cơ quan này của LHQ, trong chừng mực nhất định, cũng có những điểm tương đồng. Đây là lý do vì sao vấn đề kiềm chế và đối trọng được thảo luận khi tìm hiểu về các cơ quan của LHQ – một tổ chức quốc tế. Cũng cần lưu ý, việc đối trọng với HĐBA về nguyên tắc là đối trọng với cả 15 uỷ viên. Nhưng do vai trò rất lớn của các UVTT nên sự đối trọng với HĐBA thường được hiểu là sự đối trọng với 5 UVTT. Trong khi đó, cơ quan đối trọng như ĐHĐ lại bao gồm các quốc gia đã, đang và sẽ đảm nhiệm vị trí UVKTT. ĐHĐ có thẩm quyền khá rộng, có thể thảo luận tất cả các vấn đề trong phạm vi Hiến chương cũng như thuộc thẩm quyền của bất kỳ cơ quan nào của LHQ (Điều 10). ĐHĐ cũng có thể khuyến nghị những biện pháp nào cần áp dụng trong những tình huống cụ thể, trừ trường hợp ngoại lệ như phân tích dưới đây (Điều 12). Đặc biệt, ĐHĐ là cơ quan mà HĐBA phải báo cáo về những hoạt động của mình. ĐHĐ cũng là cơ quan có những thẩm quyền trong việc kết nạp thành viên mới, bầu ủy viên các cơ ...l role”, Viet Nam-New Zealand Track 1.5 Bilateral Dialogue, Hanoi. Available on website: Asia New Zealand Foundation 2/track-2-dialogues/vietnam-dialogue 5. (2007), "Vị thế và vai trò của các nước thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ", Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, 70 (3), tr. 99-112. 6. (2006), Legal and Institutional Aspects of the UN Security Council, The Gioi Publisher, Hanoi. 152 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 1. Bộ Ngoại giao (2000), Ngoại giao Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII 3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX 4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X 5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI 6. Đinh Ngọc Vượng (2005), “Cải tổ Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc: Những nỗ lực bảo đảm hoà bình và an ninh quốc tế”, Nhà nước và pháp luật, 10, tr. 28-32. 7. Đinh Ngọc Vượng (2009), “Sự tham gia của các nước châu Á vào hoạt động của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc”, Tạp chí luật học, 104 (1), tr. 48-55. 8. Đoàn Thanh Nhân (2005) “Nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc - yêu cầu cấp bách trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí luật học: Đặc san kỷ niệm 60 năm thành lập Liên hợp quốc, tr. 62-69. 9. Lê Thị Anh Đào (2009), “Mở rộng thành viên và dân chủ hoá nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí luật học, 104 (1), tr. 3-9, 25. 10. Nguyễn Hồng Quân (2006) “Các nhân tố tác động tới hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc sau chiến tranh lạnh”, Nghiên cứu quốc tế, 65 (2), tr. 79-92. 153 11. Nguyễn Hồng Quân (2006), “Sự ra đời của lực lượng giữ gìn hoà bình Liên hợp quốc”, Tạp chí Lịch sử quân sự, 171, tr. 39-42. 12. Nguyễn Hồng Thao (2008), Việt Nam và Hội đồng Bảo an LHQ, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 13. Nguyễn Kim Ngân (2005), “Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và vấn đề duy trì hoà bình, an ninh quốc tế”, Tạp chí luật học: Đặc san kỷ niệm 60 năm thành lập Liên hợp quốc, tr. 56-61. 14. Nguyễn Quốc Hùng (2008), Liên hợp quốc và lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 15. Nguyễn Thị Thuận (2009), “Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc với vai trò giải quyết tranh chấp quốc tế”, Nhà nước và Pháp luật, 250 (2), tr. 74-76, 82. 16. Trần Phú Vinh (2009), “Cơ chế ra quyết định của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trước yêu cầu cải tổ cấp bách hiện nay”, Tạp chí luật học, 106 (3), tr. 75-78. 17. Trần Thanh Hải (2001), Cơ cấu tổ chức của Liên hợp quốc, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội 18. Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Luật học (1985), LHQ. Tổ chức. Những vấn đề pháp lý cơ bản, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội. 19. Võ Anh Tuấn (2004), Hệ thống Liên hợp quốc, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. II. TÀI LIỆU TIẾNG ANH 20. Albright, M. (2003), "Think Again: The United Nations", Foreign Policy. 21. Annan, K. (2005), "'In Larger Freedom': Decision Time at the UN", Foreign Affairs. 154 22. Bailey and Daws (1998), The Procedure of the UN Security Council, Oxford University Press Inc., New York. 23. BBC News (2005), “UN Security Council Reform: Your views” 24. Berdal, M. (2003), "The UN Security Council: Ineffective but Indispensable", Survival, 45 (2), pp. 7-30. 25. Berman, Frank (2004), “The Authorization Model: Resolution 678 and Its Effects”, in David M. Malone (ed.), The UN Security Council: From the Cold War to the 21st Century, Lynne Rienner Publishers, pp. 153-165 26. Bookmiller, Kirsten Nakjavani (2008), The United Nations, Global Organizations Series, Infobase Publishing 27. Browne, M.A. (2003), "The United Nations Security Council - Its Role in the Iraq Crisis: A Brief Overview", CRS Report for Congress. 28. Center for International Governance Innovation (2005), Conference Report, “The UN: Adapting to the 21st Century” 29. Center for UN Reform Education (2007), “Informal Consultations on Security Council Reform at the General Assembly continued from 20- 23 Feb 2007”, 30. Charter of the United Nations, 31. Choi, Ajin (2012), “South Korea as a non-permanent member of the United Nations Security Council 2013/2014”, Friedrich Ebert Stiftung. 32. Colburn, M. (2002), The Republic of Yemen: Development Challenges in the 21st Century, Stacey International, London. 33. Cortright, David and Lopez, Geogre A. (2004), “Reforming Sanctions”, in David M. Malone (ed.), The UN Security Council: From the Cold War to the 21st Century, Lynne Rienner Publishers, pp. 167-179. 155 34. Cousens, Elizabeth M. (2004), “Conflict Prevention”, in David M. Malone (ed.), The UN Security Council: From the Cold War to the 21st Century, Lynne Rienner Publishers, pp. 101-115. 35. Cronin, Bruce, Hurd, Ian (2008), The United Nations Security Council and Global Governance, Routledge. 36. Fassbender, Bardo (2004), “Pressure for Security Council Reform”, The UN Security Council: From the Cold War to the 21st Century, Lynne Rienner Publishers. 37. Forman, Shepard and Grene, Andrew (2004), “Collaborating with Regional Organizations”, in David M. Malone (ed.), The UN Security Council: From the Cold War to the 21st Century, Lynne Rienner Publishers, pp. 295-309. 38. Forsythe, David P. (2012), “The UN Security Council and human rights”, Friedrich Ebert Stiftung. 39. Freiesleben, Jonas von (2008), “Member States Discuss Security Council Reform Again: A Never-Ending Process?”, Center for UN Reform Education 40. Gambari, Ibrahim A.(2004), “An African Perspective”, in David M. Malone (ed.), The UN Security Council: From the Cold War to the 21st Century, Lynne Rienner Publishers, pp. 512-520. 41. Gartzke, U. (2003), "Irrelevant or Indispensable? - The UN after the Iraq War", Duesseldorf Institute for Foreign and Security Policy. 42. Glen, Carol M. (2006), “Multilateralism in a unipolar world: the UN Security Council and Iraq”, International Relations of the Asia-Pacific, 6(2). 43. Glennon, M. (2003), "Why the Security Council Failed", Foreign Affairs, 82(3) 156 44. Global Governance (2004), A Review of Multilateralism and International Organizations, 10(1), Lynne Rienner Publishers. 45. Global Policy Forum, Veto list, council/tables-and-charts-on-the-security-council-0-82.html 46. Goulding, Marrack (2004), “The UN Secretary-General”, in David M. Malone (ed.), The UN Security Council: From the Cold War to the 21st Century, Lynne Rienner Publishers, pp. 267-280. 47. Haibin, Niu (2013), "BRICS in Global Governance: A Progressive and Cooperative Force?", Friedrich Ebert Stiftung 48. Hansen (2012), “The S5 presents draft resolution on the Improvement the Working Methods of the Security Council”, Center for Un Reform Education. 49. Hansen, Mie (2011), “S5 Presents Draft Resolution on Improving Working Methods of the Security Council”, Center for UN Reform Education. 50. Heimbecker, Paul (2004), “Kosovo”, in David M. Malone (ed.), The UN Security Council: From the Cold War to the 21st Century, Lynne Rienner Publishers, pp. 537-550. 51. Hirsh, John, “Sierra Leone” (2004), in David M. Malone (ed.), The UN Security Council: From the Cold War to the 21st Century, Lynne Rienner Publishers, pp. 521-535. 52. Hoge, Warren (2007), “Libya and Vietnam elected to UN Security Council”, Newyork Times. 53. Hulton, Susan C. (2004), “Council Working Method and Procedure”, in David M. Malone (ed.), The UN Security Council: From the Cold War to the 21st Century, Lynne Rienner Publishers, pp. 237-252. 157 54. Hume, Cameron R. (2004), “The Security Council in the Twenty-Frist Century”, in David M. Malone (ed.), The UN Security Council: From the Cold War to the 21st Century, Lynne Rienner Publishers, pp. 607- 615. 55. Inis L. Claude, Jr. (1963), Swords in to Plowshares: The Problems and Progress of International Organization, 2nd ed., Random House, New York. 56. International Court of Justice (1950), Advisory Opinion (3 March 1950): Competence of the GA for the Admission of a State to the United Nations 57. International Court of Justice (1962), Advisory Opinion (20 July 1962): Certain Expenses of the United Nations (Article 17, paragraph 2, the UN Charter) 58. International Court of Justice (2004), Advisory Opinion (9 July 2004): Legal Consequence of Construction of the Wall in the Occupied Palestinian 59. International Court of Justice (2010), Advisory Opinion (22 July 2010): Accordance with international law of the unilateral declaration of independence in respect of Kosovo 60. Joanna, Weschler (2004), “Human Rights”, in David M. Malone (ed.), The UN Security Council: From the Cold War to the 21st Century, Lynne Rienner Publishers, pp. 55-68. 61. Jones, Bruce D. (2004), “The Middle East Peace Process”, in David M. Malone (ed.), The UN Security Council: From the Cold War to the 21st Century, Lynne Rienner Publishers, pp. 391-405. 62. Keating, Colin (2004), “An Insider‟s Account”, in David M. Malone (ed.), The UN Security Council: From the Cold War to the 21st Century, Lynne Rienner Publishers, pp. 500-511. 158 63. Kelsen, Hans (2000), The Law of the United Nations: A Critical Analysis of Its Fundamental Problems, The Lawbook Exchange 64. Kirgis, Frederic L. (1993), International Organizations in Their Legal Setting, 2nd ed., West Publishing. 65. Krasno, Jean (2001), The Founding of the United Nations: International Cooperation as an Evolutionary Progress, ACUNS‟s Publication. 66. Kuziemko & Werker (2006) “How Much Is a Seat on the Security Council Worth? Foreign Aid and Bribery at the United Nations”, Journal of Political Economy, 114(5), pp. 905-930. 67. Lavalle, R. (2003), "A Vicious Storm in a Teacup: The Action by the United Nations Security Council to Narrow the Jurisdiction of the International Criminal Court", Criminal Law Forum, 14(2), Dordrecht, pp. 195-220. 68. Lederer, Edith M. (2014), UN General Assembly approves resolution calling Russian annexation of Ukraine's Crimea illegal 69. Lehmann, Volker (2013), “Reforming the working methods of the UN Security Council”, Friedrich Ebert Stiftung. 70. Liang, Xiaodon (2012), “The six-party talks at glance”, Arm Control Association. 71. Lockard, Craig (2007), Societies, Networks, and Transitions: Volume II: A Global History: Since 1450, Houghton Mifflin Harcourt 72. Luck, E. (2003), "Stayin' Alive: The Rumors of the UN's Death Have Been Exaggerated", Foreign Affairs, 82(4), pp. 201-205. 73. Luck, Edward C. (2004), “Tackling Terrorism”, in David M. Malone (ed.), The UN Security Council: From the Cold War to the 21st Century, Lynne Rienner Publishers, pp. 85-100. 159 74. M. Curtis, John (2014), Russia vetoes U.N. resolution on Crimea 2014, crimea 75. MacPherson (2002), "Authority of the Security Council to Exempt Peacekeepers from International Criminal Court Proceedings", The American Society of International Law. 76. Mahbubani, Kishore (2004), “The Permanent and Elected Council Members”, in David M. Malone (ed.), The UN Security Council: From the Cold War to the 21st Century, Lynne Rienner Publishers, pp. 253- 266. 77. Mahbubani, Kishore (2005), “In the United Nations Security Council”, The Little Red Dot: Reflections by Singapore’s Diplomats, Institute of Policy Studies and World Scientific Publishing Co.Pte.Ltd, pp. 91-97. 78. Malley-Morrison, Kathleen, Mercurio, Andrea, Twose, Gabriel (2013), International Handbook of Peace and Reconciliation, Springer 79. Malone, D. (2000), "Eyes on the Prize: The Quest for Nonpermanent Seats on the UN Security Council", Global Governance, 6(1), pp. 3-23. 80. Malone, D. (2003), "The Security Council: Adapting to Address Contemporary Conflicts", Negotiation Journal, 19(1), pp. 69-83. 81. Martin, Ian (2004), “A Field Perspective”, in David M. Malone (ed.), The UN Security Council: From the Cold War to the 21st Century, Lynne Rienner Publishers, pp. 567-574. 82. Mezyaev, Alexander (2014), UN and Issue of Ukraine: General Assembly vs. UN Security Council, general-assembly-vs-un-security-council.html 83. Mingst and Karns (2000), The United Nations in the Post-Cold War Era, 2nd ed.Westview Press, Oxford. 160 84. Moore Jr., John Allphin & Pubantz, Jerry (2008), Encyclopedia of the United Nations, Second Edition 85. Murthy, Changavalli Siva Rama (2011), “India as a Non-permanent Member of the UN Security Council in 2011-12”, Friedrich Ebert Stiftung. 86. New Zealand Government, The New Zealand Ministry of Foreign Affairs and Trade (2005), United Nations Handbook 2005, 43rd ed. 87. Newman, Edward (2007), A Crisis of Global Institutions?: Multilateralism and International Security, Routledge 88. Novoseltsev, Boris (2014), West and “Russian Spring”: Europe Adjusts its Stance, spring-europe-adjusts-its-stance.html 89. Pace,William (2013), “21 Member States Launch New Initative to Improve the Working Methods of the Security Council”, Center for UN Reform Education. 90. Pan, Esther (2005), “Backgrounder on UN Reform”, Council on Foreign Relations. 91. Paul, James A. (2004), “Working with Nongovernmental Organizations”, in David M. Malone (ed.), The UN Security Council: From the Cold War to the 21st Century, Lynne Rienner Publishers, pp. 373-387. 92. Peck, Connie (2004), “Special Representatives of the Secretary- General”, in David M. Malone (ed.), The UN Security Council: From the Cold War to the 21st Century, Lynne Rienner Publishers, pp. 325- 309. 93. Pickering Thomas R. and Schlesinger, James R. (2004), "Iraq: One Year After" Council on Foreign Relations. 161 94. Provisional Rules of Procedure of the Security Council www.un.org/en/sc/about/rules/ 95. Ratner, Steven R. (2004), “The Security Council and International Law”, in David M. Malone (ed.), The UN Security Council: From the Cold War to the 21st Century, Lynne Rienner Publishers, pp. 591-605. 96. Rawski, Frederick and Miller, Nathan (2004), “The United States in the Security Council: A Faustian Bargain?”, in David M. Malone (ed.), The UN Security Council: From the Cold War to the 21st Century, Lynne Rienner Publishers, pp. 357-371. 97. Reforming the United Nations for Peace and Security: Proceedings of a Workshop to Analyze the Report of the High-Level Panel on Threats, Challenge and Change, Yale Center for the Study of Globalization, March 2005. 98. Reisman, Michael W. (1993), The Constitutional Crisis in the United Nations, Yale Law School Legal Scholarship Repository. 99. Reuters (2013), Saudi rejects U.N. Security Council seat, opening way for Jordan 100. Roberts, Adam (2004), “The Use of Force”, in David M. Malone (ed.), The UN Security Council: From the Cold War to the 21st Century, Lynne Rienner Publishers, pp. 133-152. 101. Rock, David (1994), Latin America in the 1940’s: War and Postwar Transitions, University of California Press 102. RuizFerreira, Carlos Enrique (2012), “Brazil as a non-permanent member of the UN Security Council during the 2010-2011 term”, Friedrich Ebert Stiftung. 103. Schlesinger, S. (2003), Act of Creation - The Founding of the United Nations: A Story of Superpowers, Secret Agents, WarTime 162 Allies and Enemies and their Quest for a Peaceful World, Westview Press. 104. Security Council Report (2006), “Special Research Report No. 5, 2006: Twenty Days in August: The Security Council Sets Massive New Challenges for UN Peacekeeping” 105. Security Council Report (2006-2013), “Special Research Report 2006-2009, 2011-2013: Security Council Elections” 106. Security Council Report (2006-2013), “Special Research Report 2006-2009, 2013: Peacebuilding Commission” 107. Security Council Report (2007), “Special Research Report No. 3, 2007: Security Council Transparency, Legitimacy, and Effectiveness” 108. Security Council Report (2007), “Special Research Report No. 4, 2007: The Middle East 1947-2007: Sixty Years of Security Council Engagement on the Isreal Palestine Question” 109. Security Council Report (2008), “Special Research Report No. 1, 2008: Security Council Action under Chapter VII: Myths and Realities” 110. Security Council Report (2008), Update Report No.1 (February 2008), No.1 (March 2008): Kosovo 111. Security Council Report (2008), Update Report No.1, No.5, 2008: Zimbabwe 112. Security Council Report (2008), Update Report No.4, 2005; No.2, No.3, 2008: Myanmar 113. Security Council Report (2009) Monthly Forecast, August 2009: DPRK (North Korea), Security Council Report 114. Security Council Report (2009), “Monthly Forecast, February 2009: Zimbabwe” 163 115. Security Council Report (2009), Update Report No.1, 2009: DPRK (North Korea) 116. Security Council Report (2010), “Special Research Report No. 1, 2010: Security Council Working Methods-A Work in Progress” 117. Security Council Report (2010-2013), Cross-Cutting Report 2010, 2012-2013, Women, Peace and Security 118. Security Council Report (2011), Update Report No. 1, 2011: Thailand/Campuchia 119. Security Council Report (2011, 2013), Cross-Cutting Report 2011, 2013, The Rule of Law: The Security Council and Accountability 120. Security Council Report (2013), “Special Research Report 2013: Security Council Elections” 121. Silva, Pascal Teixeira (2004), “Weapons of Mass Destruction: The Iraqi Case”, The UN Security Council: From the Cold War to the 21st Century, Lynne Rienner Publishers. 122. Simma, Bruno (2002), The Charter of The United Nations: A Commentary, Oxford University Press. 123. Stedman, Stephen J. (2003), A More Secure World: Our Shared Responsibility, Report of the Secretary-General‟s High-Level Panel on Threats, Challenges and Change, United Nations. 124. Szacz, P. (2002), "The Security Council starts legislating", The American Journal of International Law, 96(4), pp. 901-905. 125. Tamura and Kunieda (2005), “Vote-Buying Behavior in the Security Council: Theory and Evidence from U.S. Foreign Aid”, Brown University. 126. Tharoor, S. (2003), "Why America Still Needs the United Nations", Foreign Affairs, 82(5), pp. 67-80. 164 127. The NGO Working Group on Women, Peace and Security and the Permanent Missions to the UN of Canada, Chile and the United Kingdom, (2004), Report on Security Council Roundtable, “Toward International Peace and Human Security: Advancing Prevention, Participation and Protection in the Work of the Security Council” 128. Theros, Marika (2012), "Understanding "local ownership" in peacebuilding operations in Afghanistan" 129. Tomuschat, C., “Uniting for Peace Genenral Assembly Resolution 377(V)”, 130. Traub, J. (2002), "Who Needs the U.N. Security Council?", The New York Times Magazine. 131. UNA-USA (2005), A Global Agenda: Issues Before the General Assembly of the United Nations, 2005-2006 ed, New York. 132. United Nation General Assembly (1950), A/377 (V) (3 November 1950): Uniting for Peace 133. United Nation General Assembly (1965), A/RES/2046 (XX) (8 December 1965): Amendments to the rules of procedure of the General Assembly consequent upon the entry into force of the amendments to Articles 23, 27 and 61 of the Charter of the United Nations 134. United Nation General Assembly (1993), A/RES/1991 (XVIII) (17 December 1993): Question of the composition of the General Committee of the General Assembly amendments to rules 31 and 38 of the Assembly‟s rules of procedure 135. United Nation General Assembly (1993), A/RES/47/62 (10 February 1993): Question of Equitable Representation on and Increase in the Membership of the Security Council 165 136. United Nation General Assembly (1993), A/RES/48/26 (3 December 1993): Question of Equitable Representation on and Increase in the Membership of the Security Council 137. United Nation General Assembly (2004), A/58/47 (1 January 2004): Report of the Open-ended Working Group on the Question of Equitable Representation on and Increase in the Membership of the Security Council and Other Matters related to the Security Council. 138. United Nation General Assembly (2004), A/59/PV.28 (13 October 2004): Consideration of the Report of the Security Council to the General Assembly, A/59/2 139. United Nation General Assembly (2005), A/59/L.64 (Draft Resolution) (6 July 2005): Question of equitable representation on and and increase in the membership of the Security Council and related matters 140. United Nation General Assembly (2005), A/59/L.67 (Draft Resolution) (14 July 2005): Question of equitable representation on and and increase in the membership of the Security Council and related matters 141. United Nation General Assembly (2005), A/59/L.68 (Draft Resolution) (21 July 2005): Question of equitable representation on and and increase in the membership of the Security Council and related matters 142. United Nation General Assembly (2005), A/60/L.1 (15 September 2005): 2005 World Summit Outcome 143. United Nation General Assembly (2006), A/60/L.49 (Draft Resolution) (17 March 2006): Follow-up to the outcome of the Millennium Summit 166 144. United Nation General Assembly (2007), A/AC.247/2007/L.1/Rev.1, Draft report submitted by Chairperson, “The question of Equitable Representation on and Increase in the Membership of the Security Council and other Matters Related to the Security Council” 145. United Nation General Assembly (2012), A/66/L.42/Rev.2, Enhancing the Accountability, Transperancy, and Effectiveness of the Security Council 146. United Nation Security Council (1990), S/RES/660 (1990) (2 August 1990): The situation between Iraq and Kuwait 147. United Nation Security Council (1990), S/RES/661 (1990) (6 August 1990): The situation between Iraq and Kuwait 148. United Nation Security Council (1990), S/RES/665 (1990) (25 August 1990): The situation between Iraq and Kuwait 149. United Nation Security Council (1990), S/RES/670 (1990) (25 September 1990): The situation between Iraq and Kuwait 150. United Nation Security Council (1990), S/RES/678 (1990) (29 November 1990): The situation between Iraq and Kuwait 151. United Nation Security Council (1990), S/RES/687 (1990) (8 April 1991): The situation between Iraq and Kuwait 152. United Nation Security Council (1991), S/RES/686 (2 March 1991): The situation between Iraq and Kuwait 153. United Nation Security Council (1999), S/RES/1244 (10 June 1999): Kosovo 154. United Nation Security Council (2001), S/RES/1373 (2001) (28 September 2001): Threats to international peace and security caused by terrorist acts 167 155. United Nation Security Council (2002), S/2002/1000 (6 September 2002): Descriptive index to notes and statements by the President on documents and procedure of the Council 156. United Nation Security Council (2002), S/2002/603 (6 June 2002): Report prepared by the Secretariat on procedural developments in the Council in 2001 157. United Nation Security Council (2003), S/RES/1441 (2003) (8 November 2002): The situation between Iraq and Kuwait 158. United Nation Security Council (2004), S/2004/135 (20 February 2004): Report of the workshop for newly elected and current Security Council members, 13-14 November 2003 159. United Nation Security Council (2004), S/RES/1359 (2004) (22 April 2004): Children and Armed Conflict 160. United Nation Security Council (2005), S/2005/228 (6 April 2005): Summary of workshop for Security Council members, 9-10 December 2004 161. United Nation Security Council (2006), S/2006/10: Summary statement by the Secretary-General on matters of which the Security Council is seized and on the stage reached in their consideration 162. United Nation Security Council (2006), S/2006/507 (19 July 2006): Note by the President of the Security Council 163. United Nation Security Council (2006), S/2006/78 (7 February 2006): Note by the President of the Security Council 164. United Nation Security Council (2006), S/2008/475 (22 July 2008): Letter dated 21 July 2008 from the Permanent Representative of Combodia to the United Nations addressed to the President of Security Council 168 165. United Nation Security Council (2006), S/RES/1696 (2006) (31 July 2006): Non-Proliferation 166. United Nation Security Council (2006), S/RES/1718 (14 October 2006): Non-proliferation/Democratic People's Republic of Korea 167. United Nation Security Council (2006), S/RES/1737 (2006) (23 December 2006): Non-Proliferation 168. United Nation Security Council (2007), S/PRST/2007/37 (11 October 2007): UNSC Presidential Statement 169. United Nation Security Council (2007), S/RES/1747 (2007) (24 March 2007): Non-Proliferation 170. United Nation Security Council (2007), SC/9171 (15 November 2007): UNSC Press Statement on Myanmar 171. United Nation Security Council (2008), S/PRST/2008/13 (2 May 2008): UNSC Presidential Statement 172. United Nation Security Council (2008), S/RES/1803 (3 March 2008): Non-proliferation 173. United Nation Security Council (2008), S/RES/1816 (2 June 2008): Somalia 174. United Nation Security Council (2008), S/RES/1835 (27 September 2008): Non-proliferation 175. United Nation Security Council (2008), S/RES/1851 (18 December 2008): Somalia 176. United Nation Security Council (2008), SC/9928 (17 January 2008): UNSC Press Statement on Myanmar 177. United Nation Security Council (2009), S/PV.6196 (5 October 2009), Agenda: Women and Peace and Security 178. United Nation Security Council (2009), S/RES/1874 (12 June 2009): Non-proliferation/Democratic People's Republic of Korea 169 179. United Nation Security Council (2009), SC/9662 (22 May 2009): UNSC Press Statement on Myanmar 180. United Nation Security Council (2009), SC/9731 (13 August 2009): UNSC Press Statement on Myanmar 181. United Nation Security Council (2010), S/2010/507 (26 July 2010): Note by the President of the Security Council 182. United Nation Security Council (2011), S/RES/1973 (2011) (17 March 2011): The situation in Libya 183. United Nation Security Council (2013), S 2013 10 “Summary statement by the Secretary-General on matters of which the Security Council is seized and on the stage reached in their consideration”. 184. United Nations Research Guides & Resources, Veto list 185. Uniting for Consensus (2005), Draft Resolution Reform of the Security Council 186. Varner, Bill (2006), “Japan Seeks 6 New Seats on UN Council”, Global Policy Forum council/security-council-reform/membership-including-expansion-and- representation/41234.html?itemid=913 187. Wallensteen and Johansson (2004), “Security Council Decisions in Perspective”, The UN Security Council: From the Cold War to the 21st Century, Lynne Rienner Publishers, pp. 17-36. 188. Waslsum, Peter van (2004), “The Iraq Sanctions Committee”, in David M. Malone (ed.), The UN Security Council: From the Cold War to the 21st Century, Lynne Rienner Publishers, pp. 181-193. 170 189. Wedgwood, R. (2003), "The Fall of Saddam Hussein: Security Council Mandates and Preemptive Self-Defense, The American Journal of International Law, 97(3), pp. 576-584. 190. Weiss, T. (2003), "The Illusion of Security Council Reform", The Washington Quarterly. 191. Weiss, Thomas G. (2004), “The Humanitarian Impulse”, The UN Security Council: From the Cold War to the 21st Century, Lynne Rienner Publishers. 192. What „s in blue (2013), “Security Council Elections: Options after Saudi Arabia Rejects its Seat”, options-after-saudi-arabia-rejects-its-seat.php 193. White, N.D. (1998), Keeping the peace: The United Nations and the Maintenance of International Peace and Security (Melland Schill Monographs in International Law), Manchester University Press. 194. Whitfield, Teresa (2004), “Group of Friends”, in David M. Malone (ed.), The UN Security Council: From the Cold War to the 21st Century, Lynne Rienner Publishers, pp. 311-324. 195. Woodroofe, Thom (2012), “Australia‟s Two Years on The UN Security Council”, The Australian Institute of International Affairs 196. Ziabari, Kourosh (2014), The Crimean Crisis and US Hypocrisy. “War of Words” to Justify Outright Aggression, culture.org/news/2014/04/01/crimean-crisis-and-us-hypocrisy-war- words-justify-outright-aggression.html III. CÁC TRANG WEB 197. (United Nations Research Guides & Resources) 198. 171 (Audiovisual Library of International Law) 199. (Center for UN Reform Education) 200. 1&y=2010 (International Court of Justice) 201. ission/newyork.html (Permanent Mission of the Republic of Singapore) 202. (Bộ Ngoại Giao Việt Nam) 203. (Security Council Report) 204. (United Nations Security Council) 205. (United Nations Peacekeeping) 206. (Permanent Mission of the Socialist Republic of Vietnam to the United Nations) 207. (What‟s in Blue, Insight on the Work of the UN Security Council) 208. (Center for UN Reform Education) 209. (Global Policy Forum) 210. (Reform the UN.org) 172 211. www.un.org/en/members/ (Member States of the United Nations) 212. statement-rejecting-un-security-council-seat/ (UN Watch) 213. security-council-non-permanent-seat.htm#.U1t5d2eirLa (International Business Times) 214. (Australia: United Nations Security Council 2013-14) 215. tmeipjY (UN News Center)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_uy_vien_khong_thuong_truc_hoi_dong_bao_an_lien_hop_q.pdf
  • pdfTom tat luan an - Pham Lan Dung.pdf
  • docTrang thong tin ve luan an - Pham Lan Dung.doc
Tài liệu liên quan