BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
NGUYỄN VIỆT DŨNG
ỨNG DỤNG ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY
TRONG DẠY HỌC TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG
CHO SINH VIÊN CAO ĐẲNG SƯ PHẠM
Chuyên ngành: LL và PPDH bộ môn Kĩ thuật công nghiệp
Mã số: 9.14.01.11
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. LÊ HUY HOÀNG
2. PGS.TS. LÊ THỊ THU HIỀN
HÀ NỘI – 2020
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
và kết quả nghiên cứu tro
249 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 361 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Ứng dụng điện toán đám mây trong dạy học tin học đại cương cho sinh viên cao đẳng sư phạm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong luận án là trung thực, chưa từng được ai công bố
trong bất kì công trình nào. Các kết quả nghiên cứu tham khảo từ các tác giả
khác đều được trích dẫn nguồn theo đúng quy định.
Tác giả luận án
Nguyễn Việt Dũng
ii
LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tác giả xin được bày tỏ lời cảm
ơn chân thành tới PGS.TS. Lê Huy Hoàng - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
và PGS.TS. Lê Thị Thu Hiền - Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà
Nội - những người thầy đã truyền ngọn lửa đam mê nghiên cứu khoa học và
tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và
hoàn thành luận án này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Sau đại học, Trung
tâm Thông tin - Thư viện, Ban Chủ nhiệm Khoa và các thầy giáo, cô giáo của
Khoa Sư phạm Kĩ thuật - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cùng các nhà khoa
học đã quan tâm, tạo điều kiện, giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập, nghiên
cứu và hoàn thành luận án của mình.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các phòng, khoa, trung
tâm, các thầy giáo, cô giáo, các em sinh viên của Trường Cao đẳng Sư phạm
Thái Nguyên và các trường Đại học, Cao đẳng Sư phạm trong phạm vi nghiên
cứu đã quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ và cộng tác cùng tác giả trong quá trình
thực hiện luận án.
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới Bố Mẹ và xin
cảm ơn vợ, con trai cùng người thân hai bên gia đình - những nguồn động viên,
động lực lớn lao nhất để tác giả hoàn thành luận án này.
Xin trân trọng cảm ơn toàn thể bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm, giúp
đỡ, động viên tác giả trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, ngày 05 tháng 5 năm 2020
Tác giả luận án
Nguyễn Việt Dũng
iii
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan ................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ..................................................................................................................... ii
Danh mục chữ viết tắt ................................................................................................... vi
Danh mục bảng .............................................................................................................vii
Danh mục biểu đồ ...................................................................................................... viii
Danh mục hình .............................................................................................................. ix
MỞ ĐẦU............................................................................................................. ........1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................................ 1
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU .................................................................................... 3
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU .................................................................................... 3
4. KHÁCH THỂ, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................ 4
5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC .................................................................................... 4
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................... 4
7. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN ....................................................................... 6
8. CẤU TRÚC LUẬN ÁN ........................................................................................... 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ỨNG DỤNG ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY
TRONG DẠY HỌC .................................................................................................... 7
1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ ỨNG DỤNG ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY
TRONG GIÁO DỤC ..................................................................................................... 7
1.1.1. Một số nghiên cứu trên thế giới .......................................................... 7
1.1.2. Một số nghiên cứu tại Việt Nam ....................................................... 19
1.1.3. Nhận định chung về tổng quan và định hướng nghiên cứu .............. 25
1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CÔNG CỤ .................................................................... 27
1.2.1. Điện toán đám mây ........................................................................... 27
1.2.2. Dạy học kết hợp ................................................................................ 28
1.2.3. Dạy học dựa trên điện toán đám mây ............................................... 30
1.3. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY .......................................... 31
1.3.1. Lịch sử ra đời của điện toán đám mây .............................................. 31
iv
1.3.2. Các đặc tính của điện toán đám mây ................................................ 32
1.3.3. Phân loại dịch vụ điện toán đám mây ............................................... 34
1.4. ỨNG DỤNG ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY TRONG DẠY HỌC ...................... 37
1.4.1. Vai trò của điện toán đám mây trong dạy học .................................. 37
1.4.2. Lựa chọn loại hình dịch vụ điện toán đám mây sử dụng trong giáo dục . 40
1.4.3. Các hình thức ứng dụng điện toán đám mây trong dạy học ............. 45
1.4.4. Mô hình ứng dụng điện toán đám mây trong dạy học ...................... 47
1.4.5. Đặc điểm dạy học dựa trên điện toán đám mây ................................ 53
1.4.6. Điều kiện tổ chức dạy học dựa trên điện toán đám mây ................... 56
1.4.7. Lợi ích và thách thức khi ứng dụng điện toán đám mây trong cơ sở giáo dục . 57
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ......................................................................................... 60
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ỨNG DỤNG ĐIỆN TOÁN
ĐÁM MÂY TRONG DẠY HỌC TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG CHO SINH VIÊN
CAO ĐẲNG SƯ PHẠM.... ....................................................................................... 61
2.1. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY TRONG DẠY
HỌC TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG CHO SINH VIÊN CAO ĐẲNG SƯ PHẠM .... 61
2.1.1. Tổ chức khảo sát thực trạng .............................................................. 61
2.2.2. Kết quả khảo sát thực trạng .......................................................................... 63
2.2. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY TỔ CHỨC DẠY HỌC
TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG CHO SINH VIÊN CAO ĐẲNG SƯ PHẠM ................ 76
2.2.1. Về đặc điểm chương trình giảng dạy Tin học đại cương tại các trường
Cao đẳng Sư phạm ...................................................................................... 76
2.2.2. Về điều kiện nguồn lực hạ tầng CNTT của các nhà trường ............. 78
2.2.3. Về điều kiện của giảng viên .............................................................. 80
2.2.4. Về điều kiện của sinh viên ................................................................ 81
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ......................................................................................... 86
CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY TỔ CHỨC DẠY HỌC
TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG CHO SINH VIÊN CAO ĐẲNG SƯ PHẠM ....... 87
3.1. NGUYÊN TẮC ỨNG DỤNG ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY TRONG DẠY HỌC
TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG CHO SINH VIÊN CAO ĐẲNG SƯ PHẠM ................ 87
v
3.1.1. Đảm bảo tính hệ thống ...................................................................... 87
3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn ...................................................................... 87
3.1.3. Đảm bảo tính phát triển ..................................................................... 87
3.1.4. Đảm bảo tính hợp tác ........................................................................ 88
3.1.5. Đảm bảo tính đồng bộ ..................................................................... 88
3.1.6. Đảm bảo tính tích hợp ....................................................................... 88
3.1.7. Đảm bảo kết hợp hài hòa giữa dạy học trực tuyến và dạy học giáp mặt .. 89
3.1.8. Đảm bảo an toàn thông tin trong không gian mạng................................... 89
3.2. TIẾN TRÌNH ỨNG DỤNG ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY TỔ CHỨC DẠY HỌC
TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG CHO SINH VIÊN CAO ĐẲNG SƯ PHẠM ................ 90
3.2.1. Giai đoạn 1: Chuẩn bị - Định hướng học tập .................................... 91
3.2.2. Giai đoạn 2: Tổ chức dạy học ........................................................... 99
3.2.3. Giai đoạn 3: Đánh giá - Hoàn thiện ................................................ 105
3.3. VÍ DỤ MINH HỌA VỀ ỨNG DỤNG ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY TRONG DẠY
HỌC TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG CHO SINH VIÊN CAO ĐẲNG SƯ PHẠM .......106
3.3.1. Khái quát về ví dụ minh họa ........................................................... 106
3.3.2. Kế hoạch dạy học minh họa ............................................................ 107
3.4. KIỂM NGHIỆM - ĐÁNH GIÁ TIẾN TRÌNH ỨNG DỤNG ĐIỆN TOÁN
ĐÁM MÂY TỔ CHỨC DẠY HỌC TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG CHO SINH VIÊN
CAO ĐẲNG SƯ PHẠM...........................................................................................125
3.4.1. Mục đích, phương pháp và đối tượng kiểm nghiệm ....................... 125
3.4.2. Kiểm nghiệm bằng phương pháp thực nghiệm sư phạm ................ 127
3.4.3. Kiểm nghiệm bằng phương pháp chuyên gia ................................. 138
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .......................................................................................141
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................................................142
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................................................................145
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................147
PHỤ LỤC
vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ
CĐSP Cao đẳng Sư phạm
CG Chuyên gia
CNTT Công nghệ thông tin
CS Cộng sự
CSGD Cơ sở giáo dục
CTĐT Chương trình đào tạo
DVĐTĐM Dịch vụ điện toán đám mây
ĐC Đối chứng
ĐHSP Đại học Sư phạm
ĐTĐM Điện toán đám mây
GV Giảng viên, giáo viên
GD Giáo dục
GD&ĐT Giáo dục và đào tạo
HS Học sinh
KQ Kết quả
KQHT Kết quả học tập
KQKS Kết quả khảo sát
KQNC Kết quả nghiên cứu
ND Người dạy
NH Người học
PP Phương pháp
PPDH Phương pháp dạy học
QTDH Quá trình dạy học
QTHT Quá trình học tập
SV Sinh viên
TCDH Tổ chức dạy học
TCGD Tổ chức giáo dục
THĐC Tin học đại cương
TN Thực nghiệm
TNSP Thực nghiệm Sư phạm
vii
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. KQKS thực trạng ứng dụng CNTT trong dạy học THĐC cho SV
CĐSP ............................................................................................................... 64
Bảng 2.2. KQKS ý kiến của GV về những ưu điểm mang lại khi triển khai ứng
dụng ĐTĐM vào dạy học ............................................................................... 67
Bảng 2.3. KQKS những dịch vụ phần mềm ĐTĐM GV đã sử dụng ....................... 70
Bảng 2.4. KQKS thực trạng ứng dụng ĐTĐM trong dạy học THĐC của GV
CĐSP ............................................................................................................... 72
Bảng 2.5. KQKS về mức độ yêu thích và nhận thức của SV về tầm quan trọng
của việc học THĐC .......................................................................................... 73
Bảng 2.6. KQKS thực trạng hạ tầng và nguồn nhân lực phụ trách CNTT tại một
số trường CĐSP ............................................................................................... 79
Bảng 2.7. KQKS về các thiết bị điện tử, loại máy tính mà SV sở hữu và điều
kiện sử dụng Internet của SV .......................................................................... 81
Bảng 2.8. KQKS thực trạng sử dụng Internet của SV .................................... 82
Bảng 3.1. Danh sách một số sản phẩm DVĐTĐM được đề xuất để tổ chức dạy
học THĐC cho SV CĐSP ................................................................................ 93
Bảng 3.2. GV và các lớp tham gia quá trình TNSP ...................................... 127
Bảng 3.3. Phân bố điểm kiểm tra của các lớp TN và ĐC ............................. 131
Bảng 3.4. Bảng tần suất điểm kiểm tra lớp TN và ĐC ................................. 131
Bảng 3.5. Bảng tần suất hội tụ lùi điểm kiểm tra lớp TN và ĐC .................. 131
Bảng 3.6. KQ xử lí dữ liệu thống kê điểm kiểm tra sau TN .......................... 133
Bảng 3.7. KQ phân tích phương sai điểm kiểm tra lớp TN và ĐC............ 135
Bảng 3.8. KQ quan sát một số hoạt động của SV lớp TN trong đợt TNSP .. 137
Bảng 3.9. Tổng hợp KQ kiểm nghiệm bằng PP CG ..................................... 139
viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 2.1. Các PP, hình thức TCDH được GV vận dụng trong quá trình giảng
dạy THĐC ....................................................................................................... 63
Biểu đồ 2.2. KQKS ý kiến GV về hiệu quả học tập mang lại cho SV khi có sự
hỗ trợ của các phần mềm, công cụ học tập trực tuyến ................................... 66
Biểu đồ 2.3. Ý kiến đánh giá của GV về mức độ cần thiết của việc ứng dụng
ĐTĐM vào dạy học Tin học nói chung và THĐC nói riêng ........................... 68
Biểu đồ 2.4. Ý kiến đánh giá của GV về mức độ cần thiết của việc xây dựng các
nguyên tắc - yêu cầu và tiến trình ứng dụng ĐTĐM tổ chức dạy học THĐC cho
SV CĐSP ......................................................................................................... 69
Biểu đồ 2.5. KQKS tần suất các hoạt động học tập của SV khi học THĐC ... 73
Biểu đồ 2.6. KQKS mức độ ứng dụng CNTT trong quá trình học THĐC của SV
.................................................................................................................................. 74
Biểu đồ 2.7. KQKS mức độ hiểu biết của SV về ĐTĐM và ứng dụng của ĐTĐM
trong GD ......................................................................................................... 75
Biểu đồ 2.8. KQKS một số kỹ năng học tập của SV ........................................ 83
Biểu đồ 2.9. KQKS ý kiến của SV về hiệu quả mang lại cho học tập khi có sự
hỗ trợ của các phần mềm, công cụ trực tuyến. ............................................... 84
Biểu đồ 3.1. Đồ thị tần suất số SV đạt điểm xi .............................................. 132
Biểu đồ 3.2. Đồ thị tần suất số SV đạt điểm xi trở xuống .............................. 132
ix
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Điện toán đám mây (Cloud Computing) ......................................... 27
Hình 1.2. Các hình thức triển khai DVĐTĐM ................................................ 34
Hình 1.3. Các loại hình cung cấp DVĐTĐM .................................................. 36
Hình 1.4. Giao diện của EasyEDA - ứng dụng thiết kế, mô phỏng mạch PCB
trực tuyến hoạt động trên nền tảng ĐTĐM ..................................................... 38
Hình 1.5. Các đối tượng người dùng hệ thống đám mây trong một CSGD ... 43
Hình 1.6. Sơ đồ quan hệ tương tác (use case) giữa đối tượng người dùng và
các DVĐTĐM trong một CSGD ..................................................................... 44
Hình 1.7. Các hình thức ứng dụng ĐTĐM trong dạy học .............................. 45
Hình 1.8. Mô hình TPACK .............................................................................. 48
Hình 1.9. Mô hình ứng dụng ĐTĐM trong dạy học ....................................... 51
Hình 3.1. Tiến trình ứng dụng ĐTĐM trong dạy học THĐC cho SV CĐSP .. 90
Hình 3.2. Giai đoạn 1: Chuẩn bị - Định hướng học tập ................................. 91
Hình 3.3. Giai đoạn 2: Tổ chức dạy học ......................................................... 99
Hình 3.4. Giai đoạn 3: Đánh giá - Hoàn thiện ............................................. 105
Hình 3.5. GV kiểm tra danh sách thành viên của lớp học được tạo trên hệ thống
lớp học trực tuyến Edmodo ........................................................................... 109
Hình 3.6. Thư viện tài liệu của GV trên hệ thống lớp học trực tuyến Edmodo -
được kết nối trực tiếp với ứng dụng Google Drive thuận tiện cho việc lưu trữ
và chia sẻ tài liệu ........................................................................................... 109
Hình 3.7. Nhiệm vụ học tập trực tuyến được giao cho SV hoàn thành theo hình
thức cá nhân trên hệ thống lớp học trực tuyến Edmodo ............................... 111
x
Hình 3.8. Nhiệm vụ thực hành cá nhân giao cho SV - được trình bày trên ứng
dụng Google Docs ......................................................................................... 111
Hình 3.9. Nhiệm vụ hợp tác nhóm được giao cho SV - phần mô tả về bài thực
hành sẽ thực hiện trên lớp của nhóm - được trình bày trên ứng dụng Google
Docs ............................................................................................................... 112
Hình 3.10. Nhiệm vụ hợp tác nhóm được giao cho SV - phần mô tả nhiệm vụ
các nhóm cần chuẩn bị trước giờ học trên lớp - được trình bày trên ứng dụng
Google Docs .................................................................................................. 112
Hình 3.11. Video bài giảng do GV xây dựng và cung cấp cho SV theo dõi trực
tuyến thông qua ứng dụng Google Drive ...................................................... 113
Hình 3.12. Thống kê danh sách SV nộp bài tập thực hành cá nhân trên hệ thống
lớp học trực tuyến Edmodo ........................................................................... 114
Hình 3.13. Thông tin nộp bài tập của một SV trên hệ thống lớp học trực tuyến
Edmodo .......................................................................................................... 114
Hình 3.14. Giao diện màn hình bài kiểm tra trắc nghiệm được giao để đánh giá
KQ tự học của SV trên hệ thống lớp học trực tuyến Edmodo ....................... 115
Hình 3.15. Thống kê KQ làm bài kiểm tra trắc nghiệm của SV trên hệ thống lớp
học trực tuyến Edmodo ................................................................................. 116
Hình 3.16. Thống kê chi tiết về KQ làm bài kiểm tra trắc nghiệm của một SV
trên hệ thống lớp học trực tuyến Edmodo ..................................................... 116
Hình 3.17. GV tổ chức cho SV trong lớp nhận xét bài làm cá nhân của bạn trên
hệ thống lớp học trực tuyến Edmodo ............................................................ 117
Hình 3.18. GV sử dụng chức năng tạo thăm dò ý kiến (Polls) trên hệ thống lớp
học trực tuyến Edmodo để tổ chức cho SV bình chọn sản phẩm sơ đồ tư duy do
các nhóm thực hiện ....................................................................................... 120
xi
Hình 3.19. Sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức bài học do SV xây dựng trên ứng
dụng MindMup .............................................................................................. 120
Hình 3.20. Nội dung chi tiết một nút của sơ đồ tư duy - chỉ hiển thị khi người
dùng bấm vào biểu tượng mở tương ứng ...................................................... 121
Hình 3.21. Nhiệm vụ thực hành nhóm được giao cho SV trên ứng dụng Google
Slides ............................................................................................................. 122
Hình 3.22. Sản phẩm bài trình chiếu do SV của một nhóm hợp tác xây dựng
trên ứng dụng Google Slides trong giờ thực hành được hệ thống tự động lưu
trữ lịch sử thời gian các thành viên thực hiện chỉnh sửa, cập nhật nội dung
....................................................................................................................... 123
1
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong thời đại ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ
thuật, việc ứng dụng các công nghệ hiện đại, các thành tựu công nghệ thông tin
(CNTT) vào quá trình giáo dục (GD) là xu thế tất yếu, là công cụ đắc lực hỗ
trợ đổi mới phương pháp (PP) dạy và học. Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban
Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI ban hành ngày 4
tháng 11 năm 2013 về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
(GD&ĐT), đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế [1] đã chỉ rõ:
“Đẩy mạnh ứng dụng CNTT và truyền thông trong dạy và học là một trong
những nhiệm vụ, giải pháp thực hiện để đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT
đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước”.
Những hiệu quả, thành tựu nhất định mà ngành GD nước ta đạt được
trong thời gian qua là minh chứng rõ nét nhất cho thấy công cuộc đẩy mạnh
ứng dụng CNTT và truyền thông trong GD đang có những bước phát triển nhất
định. Đi liền với đó, việc lựa chọn được những giải pháp công nghệ tiên tiến,
phù hợp để ứng dụng CNTT và truyền thông trong dạy học mang lại hiệu quả
cao cũng luôn là bài toán đặt ra đối với những người làm công tác GD.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư hay còn được biết đến với tên
gọi Cách mạng 4.0 là kỷ nguyên công nghiệp lớn lần thứ tư kể từ cuộc cách
mạng công nghiệp lần đầu tiên từ thế kỷ XVIII. Cuộc cách mạng công nghiệp
lần thứ tư có thể được mô tả như là sự ra đời của một loạt các công nghệ mới,
kết hợp tất cả các kiến thức trong lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số, sinh học, và ảnh
hưởng đến tất cả các lĩnh vực, nền kinh tế, các ngành kinh tế và ngành công
nghiệp [88]. Với lĩnh vực GD, ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ tư mở ra những cơ hội và thách thức lớn cho các cơ sở đào tạo nói chung
2
nhằm đáp ứng nguồn nhân lực trong thời kì công nghệ số, cũng như đối với các
nhà trường sư phạm nói riêng - nơi ươm mầm, đào tạo và bồi dưỡng nên những
thầy cô giáo tương lai cho đất nước. Phát biểu tại Hội nghị Điện toán đám mây
(ĐTĐM) Việt Nam 2017 (Vietnam Cloud Computing Conference), Bà Astrid
Tuminez - Giám đốc cao cấp về Hợp tác, Đối ngoại và Pháp lý của Microsoft
tại Khu vực Châu Á nhận định: "Mỗi cuộc cách mạng công nghiệp đều được
xuất phát từ một sáng chế đột phá như: máy hơi nước, động cơ đốt trong, bộ vi
xử lý. Với cuộc cách mạng 4.0, sáng chế đột phá đó là ĐTĐM với các trung
tâm dữ liệu khổng lồ mang mọi thứ vào trong tầm tay chỉ với một thiết bị kết
nối Internet” [92]. ĐTĐM mang đến cho các nhà trường, cơ sở giáo dục
(CSGD) giải pháp công nghệ với năng lực xử lí mạnh mẽ cùng khả năng cập
nhật linh hoạt theo nhu cầu người dùng và chi phí sử dụng hợp lý để triển khai
hệ thống CNTT phục vụ hoạt động GD, giúp các CSGD tập trung được tối đa
nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là đào tạo và nghiên cứu khoa học;
đồng thời, ĐTĐM là nền tảng để thiết lập môi trường học tập trực tuyến mở
giúp kết nối cộng đồng các nhà trường, người dạy (ND) và người học (NH),
cung cấp cho ND và NH khả năng khai thác không giới hạn các dịch vụ CNTT
để có thể tổ chức hoạt động dạy học ở mọi lúc, mọi nơi theo những hình thức
tổ chức dạy học (TCDH) hiện đại, góp phần xây dựng xã hội học tập. Với xu
thế phát triển của ĐTĐM trong GD, nghiên cứu về ứng dụng ĐTĐM trong dạy
học đã trở thành một lĩnh vực nhận được sự quan tâm từ các nhà khoa học, các
cơ quan, tổ chức giáo dục (TCGD) ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt trong
giai đoạn một thập kỉ trở lại đây với nhiều kết quả (KQ) quan trọng đã được
công bố. Tại Việt Nam, hướng nghiên cứu này cũng đã nhận được sự quan tâm
nghiên cứu của một số các chuyên gia (CG), nhà khoa học. Tuy vậy, ở cấp độ
luận án tiến sĩ, chưa có công trình nghiên cứu nào ở Việt Nam nghiên cứu về đề
tài ứng dụng ĐTĐM trong dạy học.
3
Học phần Tin học đại cương (THĐC) là học phần bắt buộc trong chương
trình đào tạo sinh viên (SV) các ngành học tại phần lớn các trường Cao đẳng Sư
phạm (CĐSP) hiện nay và thường được giảng dạy ngay từ học kì I hoặc II của
CTĐT. Hiện nay, học phần THĐC tại các trường CĐSP chủ yếu được giảng
dạy dưới hai hình thức: lý thuyết và thực hành. Các tiết lý thuyết về cơ bản vẫn
theo PP truyền thống là giảng viên (GV) lên lớp thuyết trình, SV tiếp thu kiến
thức và sẽ vận dụng kiến thức đó trong các tiết thực hành. Mô hình dạy học có
sự hỗ trợ của môi trường học tập trực tuyến mới được sử dụng khá ít. Một số
tiết học tuy đã được GV sử dụng các PP, kĩ thuật dạy học tích cực để TCDH
cho SV, tuy nhiên CNTT chưa thực sự phát huy hết khả năng có thể để hỗ trợ
giảng dạy học phần này. Yêu cầu về đổi mới nội dung, PP, hình thức TCDH để
nâng cao chất lượng học tập học phần THĐC cho SV trở thành một nhiệm vụ
cấp thiết đặt ra.
Xuất phát từ những lí do trên tác giả đã lựa chọn đề tài luận án là “Ứng
dụng điện toán đám mây trong dạy học Tin học đại cương cho sinh viên Cao
đẳng Sư phạm”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Thiết lập mô hình ứng dụng ĐTĐM trong dạy học và vận dụng vào
TCDH học phần THĐC cho SV CĐSP nhằm nâng cao kết quả học tập (KQHT)
học phần của SV.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu, tổng hợp, phát triển cơ sở lý luận về ứng dụng ĐTĐM
trong dạy học. Từ đó đề xuất mô hình ứng dụng ĐTĐM trong dạy học phù hợp
với thực tiễn GD Việt Nam.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng và khả năng ứng dụng ĐTĐM trong dạy
học THĐC cho SV CĐSP.
- Vận dụng mô hình đã đề xuất vào thiết kế tiến trình ứng dụng ĐTĐM
tổ chức dạy học THĐC cho SV CĐSP.
4
- Tiến hành TNSP và xin ý kiến CG để kiểm nghiệm - đánh giá mức độ
phù hợp, tính khả thi của các nội dung luận án đề xuất.
4. KHÁCH THỂ, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học (QTDH) THĐC tại trường
CĐSP.
4.2. Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động dạy học dựa trên ứng dụng ĐTĐM.
4.3. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi khảo sát: Toàn bộ các trường CĐSP của khu vực Trung du và
miền núi phía Bắc.
- Phạm vi đối tượng người học: SV các ngành CĐSP không chuyên Tin học.
- Phạm vi thực nghiệm: Thực nghiệm sư phạm (TNSP) được tiến hành
tại Trường CĐSP Thái Nguyên.
5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu thiết lập được mô hình ứng dụng ĐTĐM trong dạy học và vận dụng
một cách phù hợp vào TCDH THĐC cho SV CĐSP sẽ giúp nâng cao KQHT
học phần của SV.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, so sánh, tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa các nguồn tài liệu
nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam có liên quan đến các vấn đề thuộc phạm
vi, nhiệm vụ nghiên cứu nhằm mục đích xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. Trên
cơ sở đó đề xuất khung lý luận về ứng dụng ĐTĐM trong dạy học.
6.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Phiếu điều tra được sử dụng làm công cụ để thu thập ý kiến của các đối
tượng gồm: GV, SV, cán bộ phụ trách CNTT các nhà trường nhằm thu thập
những thông tin cần thiết phục vụ cho việc phân tích, đánh giá thực trạng và
sau TNSP.
5
6.2.2. Phương pháp phỏng vấn
Tiến hành phỏng vấn, trao đổi với một số GV, SV CĐSP nhằm làm rõ
hơn những KQ thu được qua phiếu hỏi, đồng thời bổ sung thêm những thông
tin cần thiết khác phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài.
6.2.3. Phương pháp quan sát
Quan sát hoạt động học tập trực tuyến của SV trên môi trường ĐTĐM
thông qua chức năng lưu trữ lịch sử hoạt động trên hệ thống quản lý học tập
trực tuyến kết hợp với quan sát trực tiếp hoạt động học tập của SV trong các
giờ học giáp mặt trên lớp nhằm hình thành các luận cứ để đưa ra các nhận định
và chứng minh giả thuyết khoa học của đề tài.
6.2.4. Phương pháp chuyên gia
Xin ý kiến các CG và GV có kinh nghiệm giảng dạy THĐC về các kết
quả nghiên cứu (KQNC), đề xuất của luận án; từ đó tiến hành điều chỉnh, bổ
sung nhằm hoàn thiện khung lý luận và thực tiễn về nội dung của luận án.
6.2.5. Phương pháp thực nghiệm kiểm chứng
TCDH thực nghiệm (TN) trên đối tượng là SV CĐSP một số bài học
THĐC đã được thiết kế giáo án dạy học dựa theo tiến trình ứng dụng ĐTĐM
trong dạy học THĐC cho SV CĐSP của luận án đề xuất để đánh giá tính đúng
đắn, hiệu quả, phù hợp và khả thi của các đề xuất.
6.2.6. Phương pháp thống kê toán học
- Xử lý các thông tin thu được từ KQKS thực trạng, từ đó làm căn cứ để
đưa ra nhận định chính xác về thực trạng vấn đề nghiên cứu; xử lí các thông tin
thu được từ quá trình TNSP để đưa ra các nhận xét, đánh giá về tác động của
việc ứng dụng ĐTĐM trong dạy học THĐC theo tiến trình đã đề xuất đối với
chất lượng học tập của SV.
- Luận án sử dụng phần mềm Microsoft Excel và Google Sheets để hỗ
trợ xử lí số liệu thống kê.
6
7. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Phát triển được hệ thống lý luận về ứng dụng ĐTĐM trong dạy học phù
hợp với thực tiễn GD Việt Nam, bao gồm: Xây dựng được khái niệm dạy học dựa
trên ĐTĐM. Xác định được vai trò của ĐTĐM trong dạy học, cách thức lựa chọn
loại hình dịch vụ điện toán đám mây (DVĐTĐM) sử dụng trong GD, các hình
thức ứng dụng ĐTĐM trong dạy học. Thiết lập được mô hình ứng dụng ĐTĐM
trong dạy học. Xác định được đặc điểm và các điều kiện để TCDH dựa trên
ĐTĐM, những lợi ích và thách thức gặp phải khi ứng dụng ĐTĐM trong CSGD.
- Phân tích, đánh giá được thực trạng và khả năng ứng dụng ĐTĐM trong
dạy học THĐC cho SV CĐSP.
- Vận dụng được mô hình ứng dụng ĐTĐM trong dạy học để thiết kế
tiến trình TCDH THĐC cho SV CĐSP. Kiểm nghiệm, khẳng định tính khả thi
và hiệu quả của tiến trình đề xuất thông qua tổ chức TNSP và xin ý kiến CG.
8. CẤU TRÚC LUẬN ÁN
Luận án gồm có phần mở đầu, 03 chương và phần kết luận, khuyến nghị.
Chương 1: Cơ sở lý luận về ứng dụng điện toán đám mây trong dạy học.
Chương 2: Cơ sở thực tiễn của việc ứng dụng điện toán đám mây trong
dạy học Tin học đại cương cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm.
Chương 3: Ứng dụng điện toán đám mây tổ chức dạy học Tin học đại
cương cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm.
7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
VỀ ỨNG DỤNG ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY TRONG DẠY HỌC
1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ ỨNG DỤNG ĐIỆN TOÁN ĐÁM
MÂY TRONG GIÁO DỤC
1.1.1. Một số nghiên cứu trên thế giới
Sự ra đời và phát ...
Google for Education vào việc quản lý hệ thống CNTT nhằm đẩy mạnh chất
lượng dạy học và đã thu được KQ đáng khích lệ [102].
Trường Đại học CNTT - Đại học Quốc gia TP.HCM từ năm 2013 đã ứng
dụng giải pháp ĐTĐM IBM PureSystems để lưu trữ môi trường thư viện ảo; phát
triển và kiểm thử các khóa đào tạo, ứng dụng online và những hoạt động nghiên
cứu khác [95].
Từ tháng 11/2014 đến tháng 6/2015, bộ sản phẩm DVĐTĐM Office365
đã được Microsoft Việt Nam triển khai miễn phí đến tất cả SV, GV và cán bộ của
các CSGD trên địa bàn TP Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên [93].
Theo tổng hợp của Ngô Đức Duy và các CS [4], một số trường đại học,
cao đẳng tại Việt Nam đã lựa chọn sử dụng bộ công cụ ĐTĐM Google Apps for
Education cho hoạt động của đơn vị, đó là: Ba trường trực thuộc Đại học Quốc
gia TP. Hồ Chí Minh (gồm: Trường Đại học Kinh Tế - Luật, Trường Đại học
CNTT và Trường Đại học Khoa học Tự nhiên); Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí
Minh; Trường ĐHSP Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh; Trường Đại học Cần Thơ;
Trường Đại học Lạc Hồng; Trường Cao đẳng Phát thanh Truyền hình II.
Cùng với đó, nhiều nhà trường tại Việt Nam cũng đã lựa chọn sử dụng giải
pháp thư viện số được xây dựng và hoạt động trên nền tảng ĐTĐM cho đơn vị
mình, tiêu biểu là sản phẩm thư viện số Digital Library - DLIB (
23
Bên cạnh các sản phẩm DVĐTĐM dành cho GD đến từ nước ngoài, thực
tiễn những năm gần đây tại Việt Nam cũng đã ghi nhận sự quan tâm của doanh
nghiệp trong nước dành cho thị trường cung cấp dịch vụ GD dựa trên nền tảng
ĐTĐM, đặc biệt là trong thời điểm từ khi dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do
chủng mới của vi-rút Corona (COVID-19) xuất hiện với nhiều diễn biến phức
tạp. Tiêu biểu trong lĩnh vực này có thể kể đến các sản phẩm dịch vụ như:
Viettel Study của Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel cung cấp tại địa chỉ
https://viettelstudy.vn/, VNPT-Elearning của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông
Việt Nam cung cấp tại địa chỉ https://elearning.vnpt.vn/, Smartschool của Công
ty Cổ phần Trường học thông minh cung cấp tại địa chỉ
VioEdu của Công ty cổ phần FPT cung cấp tại địa chỉ https://vio.edu.vn/,
CLS.Edu của Công ty cổ phần Tập đoàn Hương Việt cung cấp tại địa chỉ
https://cls.vn/ .v.v. Đây thực sự là những tín hiệu tích cực cho thấy ĐTĐM đang
dần khẳng định và chứng minh được vai trò quan trọng của mình đối với sự
phát triển của GD Việt Nam trong bối cảnh cách mạng 4.0 hiện nay.
Với các luận án tiến sĩ cùng chuyên ngành nghiên cứu, gần đây có: Luận
án “Công nghệ dạy học trực tuyến dựa trên phong cách học tập” của tác giả
Nguyễn Thị Hương Giang [5], luận án “Dạy học hợp tác qua mạng ở đại học
trong dạy học kỹ thuật điện tử” của tác giả Nguyễn Ngọc Tuấn [26], luận án
“Dạy học tương tác theo tiếp cận năng lực trong B-learning cho SV Sư phạm
Tin học” của tác giả Nguyễn Thế Dũng [3], luận án “Dạy học trực tuyến ngành
CNTT theo tiếp cận tương tác” của tác giả Nguyễn Quốc Khánh [16], luận án
“Dạy học kết hợp (B-Learning) dựa vào phong cách học tập cho SV ngành Sư
phạm Tin học” của tác giả Trần Văn Hưng [13] là những luận án tiến sĩ có
hướng nghiên cứu liên quan gần với đề tài luận án của tác giả do nội dung
nghiên cứu của các luận án này có sử dụng môi trường dạy học trực tuyến qua
mạng Internet để TCDH cho SV, tuy nhiên, vấn đề ứng dụng ĐTĐM để TCDH
chưa được các tác giả đề cập và nghiên cứu.
24
Liên quan gần nhất với hướng nghiên cứu của luận án về ứng dụng
ĐTĐM trong dạy học có hai nghiên cứu sau:
Đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu, ứng dụng Google Apps phục
vụ cho công tác đào tạo tại Trường Cao đẳng Phát thanh Truyền hình II” của
nhóm tác giả do Ngô Đức Duy làm chủ nhiệm đề tài [4] đã đề xuất mô hình
giảng dạy mới cho SV Trường Cao đẳng Phát thanh Truyền hình II đó là kết
hợp học truyền thống và học trực tuyến - với giải pháp cụ thể là sử dụng công
cụ Google Apps của Google để triển khai dạy học theo mô hình dạy học đảo
ngược cho SV Trường Cao đẳng Phát thanh Truyền hình II. Kết luận của đề tài
cho thấy: Việc triển khai ứng dụng Google Apps vào dạy học theo mô hình đề
xuất giúp SV nâng cao KQHT và tăng tính tương tác cũng như sự tiện dụng
trong việc sử dụng điện thoại thông minh vào học tập. KQKS sau TN cho thấy
SV mong muốn Google Apps được ứng dụng cũng như mô hình lớp học đề
xuất được triển khai tại trường.
Luận văn “Nghiên cứu ĐTĐM và ứng dụng tại trường Đại học Tiền
Giang” của tác giả Nguyễn Tấn Linh [18] đã tập trung giới thiệu về bộ công cụ
ĐTĐM Google Apps for Education, đưa ra các lý do, lợi ích, giới thiệu một số
giải pháp chiến lược thông qua ĐTĐM thích hợp cho trường Đại học Tiền
Giang, đồng thời triển khai một số ứng dụng cụ thể trong bộ công cụ Google
Apps for Education vào hoạt động GD tại lớp học và khảo sát mức độ hài lòng
của SV.
Tuy vậy các đề tài trên mới chỉ tập trung nghiên cứu theo định hướng
ứng dụng với việc sử dụng một loại hình DVĐTĐM cụ thể để triển khai hỗ trợ
dạy học tại phạm vi nhỏ là trường học nơi các tác giả công tác chứ chưa tập
trung nghiên cứu, làm rõ những vấn đề cơ bản, cốt lõi của khung lý luận về ứng
dụng ĐTĐM trong dạy học, đồng thời khả năng triển khai ứng dụng KQNC
của các đề tài này cho các trường đại học, cao đẳng khác ngoài phạm vi TN
cũng chưa được các tác giả quan tâm nghiên cứu.
25
1.1.3. Nhận định chung về tổng quan và định hướng nghiên cứu
Như vậy, từ tổng quan tài liệu nghiên cứu vấn đề có thể nhận định: Trên
thế giới hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về triển khai ứng dụng
ĐTĐM trong GD với những thành tựu, KQNC đạt được nhất định. Các nhà khoa
học đã đi sâu nghiên cứu một số vấn đề lý luận chung về ứng dụng ĐTĐM trong
GD cũng như tập trung làm rõ những ưu điểm, lợi thế mang lại của việc ứng
dụng ĐTĐM đối với hoạt động GD tại các nhà trường, CSGD ở các quốc gia;
khẳng định rõ được: Ứng dụng ĐTĐM là xu hướng phù hợp cho việc triển khai
ứng dụng CNTT trong dạy học để giúp các nhà trường và ND - NH đổi mới nội
dung, hình thức, PP TCDH giúp nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo. Đặc biệt
là với các nhà trường ở các nước đang phát triển của khu vực châu Á, châu Phi.
Tuy vậy, KQNC tổng quan cũng cho thấy, tính đến nay chưa có nhiều các nghiên
cứu TN tập trung vào việc sử dụng ĐTĐM trong các TCGD. Nhu cầu tiếp tục
phát triển lý luận về ứng dụng ĐTĐM trong dạy học vẫn rất mạnh mẽ và cần
thiết, đặc biệt là khi sự phát triển của GD gắn liền với những yêu cầu đổi mới để
phù hợp với bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 như hiện nay.
Trong xu thế chung của thế giới, tại Việt Nam, ứng dụng ĐTĐM trong
GD là lĩnh vực cũng đã nhận được sự quan tâm từ một số các nhà nghiên cứu.
Trong số các nghiên cứu đã công bố, chủ trì thực hiện các đề tài chủ yếu là các
GV hiện đang trực tiếp làm công tác giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng.
Số lượng các nghiên cứu về ứng dụng ĐTĐM trong GD nói chung và các nghiên
cứu do các cơ quan, TCGD chủ trì thực hiện nói riêng nhìn chung còn khá khiêm
tốn, chưa thực sự tương xứng với tiềm năng cũng như sự phát triển mạnh mẽ của
ĐTĐM hiện nay. Nghiên cứu tổng quan cũng cho thấy, tại Việt Nam hiện nay
chưa có luận án tiến sĩ nào nghiên cứu về đề tài: Ứng dụng ĐTĐM trong dạy học
THĐC cho SV CĐSP. Việc nghiên cứu, kế thừa có chọn lọc các KQNC đã công
bố có liên quan đến đề tài để xác lập được cơ sở lý luận và thiết kế được mô hình,
tiến trình ứng dụng ĐTĐM vào dạy học phù hợp với đặc điểm thực tiễn của hệ
26
thống GD Việt Nam nói chung và đặc điểm dạy học Tin học tại các nhà trường
CĐSP nói riêng là một vấn đề nghiên cứu có giá trị thực tiễn, giúp phát huy một
cách triệt để những giá trị mà ĐTĐM đem lại cho lĩnh vực GD, góp phần nâng
cao chất lượng đào tạo tại các nhà trường.
Từ đây, luận án xác định những vấn đề cần tập trung nghiên cứu, giải
quyết trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn, gồm:
- Thứ nhất, trên cơ sở các KQNC đã được công bố từ các công trình liên
quan, luận án cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung, làm rõ các khái niệm công cụ
liên quan đến ứng dụng ĐTĐM trong dạy học, đảm bảo phù hợp với xu thế,
thực tiễn GD trên thế giới cũng như tại Việt Nam; tạo cơ sở để triển khai ứng
dụng ĐTĐM trong dạy học.
- Thứ hai, luận án cần tập trung nghiên cứu, phát triển được hệ thống lý
luận về ứng dụng ĐTĐM trong dạy học phù hợp với thực tiễn GD Việt Nam,
bao gồm: Xây dựng được khái niệm dạy học dựa trên ĐTĐM. Xác định được
vai trò của ĐTĐM trong dạy học, cách thức lựa chọn loại hình DVĐTĐM sử
dụng trong GD, các hình thức ứng dụng ĐTĐM trong dạy học. Thiết lập được
mô hình ứng dụng ĐTĐM trong dạy học. Xác định được đặc điểm và các điều
kiện để TCDH dựa trên ĐTĐM, những lợi ích và thách thức gặp phải khi ứng
dụng ĐTĐM trong CSGD. Từ đó tạo cơ sở để đề xuất tiến trình ứng dụng
ĐTĐM trong dạy học THĐC cho SV CĐSP.
- Thứ ba, luận án cần phân tích, đánh giá được thực trạng và khả năng
ứng dụng ĐTĐM trong dạy học THĐC cho SV CĐSP hiện nay. Đây là cơ sở
quan trọng để đánh giá được đúng đắn, khách quan thực tiễn và tính cấp thiết
của vấn đề ứng dụng ĐTĐM trong dạy học THĐC cho SV tại các trường CĐSP.
- Thứ tư, luận án cần trình bày được các nguyên tắc và đề xuất được tiến
trình cụ thể để ứng dụng ĐTĐM tổ chức dạy học THĐC cho SV CĐSP, kiểm
nghiệm, đánh giá được mức độ khả thi của tiến trình đã đề xuất.
27
1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CÔNG CỤ
1.2.1. Điện toán đám mây
Sự phát triển mạnh mẽ của ĐTĐM đã thu hút sự quan tâm, đầu tư nghiên
cứu về công nghệ này của các cơ quan, tổ chức, các nhà khoa học và các CG
CNTT từ khắp nơi trên thế giới. Dưới đây là một số định nghĩa về ĐTĐM:
Theo Viện Quốc gia Tiêu chuẩn và Công nghệ Mỹ (US NIST) định
nghĩa: “ĐTĐM là mô hình cho phép truy cập trên mạng tới các tài nguyên được
chia sẻ (ví dụ: hệ thống mạng, máy chủ, thiết bị lưu trữ, ứng dụng và các dịch
vụ) một cách thuận tiện và theo nhu cầu sử dụng. Những tài nguyên này có thể
được cung cấp hoặc thu hồi một cách nhanh chóng với chi phí quản lý hoặc
tương tác tối thiểu với nhà cung cấp dịch vụ”[64].
Hình 1.1. Điện toán đám mây (Cloud Computing) [89]
Theo Buyya R. và các CS [70]: “ĐTĐM là một loại hệ thống xử lí song
song và phân tán, bao gồm một tập hợp các máy tính ảo kết nối với nhau và
được cung cấp động cho người dùng dưới dạng một hoặc nhiều tài nguyên điện
toán hợp nhất dựa trên các thỏa thuận cung cấp dịch vụ được thiết lập thông
qua đàm phán giữa nhà cung cấp dịch vụ và người tiêu dùng”.
Theo Miseviciene R. và các CS [72]: “Công nghệ ĐTĐM là một cách để
cung cấp các ứng dụng máy tính cho người dùng mà không cần phải mua, cài đặt
hoặc hỗ trợ phần mềm trên máy tính và/ hoặc máy chủ cục bộ của họ”.
28
Theo Huỳnh Quyết Thắng và các CS [22]: “ĐTĐM là mô hình điện toán
mà mọi giải pháp liên quan đến CNTT đều được cung cấp dưới dạng các dịch
vụ qua mạng Internet, giải phóng người sử dụng khỏi việc phải đầu tư nhân
lực, công nghệ và hạ tầng để triển khai hệ thống. Từ đó ĐTĐM giúp tối giản
chi phí và thời gian triển khai, tạo điều kiện cho người sử dụng nền tảng ĐTĐM
tập trung được tối đa nguồn lực vào công việc chuyên môn”.
Trong luận án này, dưới góc độ tiếp cận nghiên cứu về ĐTĐM theo định
hướng ứng dụng, khái niệm ĐTĐM theo tác giả có thể hiểu như sau:
ĐTĐM là giải pháp điện toán cho phép cung cấp qua hệ thống Internet
những dịch vụ về CNTT (gồm: cơ sở hạ tầng công nghệ, nền tảng phát triển
ứng dụng, phần mềm ứng dụng) có tính cập nhật một cách linh hoạt theo nhu
cầu của người dùng với sự tối giản về chi phí đầu tư và thời gian tiếp cận để
sử dụng công nghệ.
1.2.2. Dạy học kết hợp
Về khái niệm Dạy học kết hợp (Blended learning), theo tổng hợp của
Nguyễn Thu Hà [7]: Trong khoảng 4 thập kỉ qua, thuật ngữ Blended learning
đã nhanh chóng trở thành chủ đề xuất hiện trong nhiều các nghiên cứu và các
tài liệu về khoa học GD ở các nước phát triển. Sự ra đời của Blended learning
gắn với các nghiên cứu, khuyến nghị về việc cải cách việc dạy học truyền thống
trên lớp với việc sử dụng các công cụ dạy học ICT của các trường đại học
Florida (Hoa Kỳ), Fiffith, Canberra (Úc), Bath Spa (xứ Wale, Anh). Kể từ khi
ra đời cho đến nay, chủ đề về Blended learning đã thu hút được sự quan tâm
của rất nhiều tác giả với nhiều định nghĩa và các hướng nghiên cứu khác nhau.
John Watson (2009) khẳng định: “Blended learning là sự kết hợp các yếu tố tốt
nhất của mô hình lớp học truyền thống (face to face class) và các giải pháp học
trực tuyến (online learning), nó có khả năng xuất hiện và chiếm ưu thế như một
mô hình giảng dạy của tương lai, hơn là khi được sử dụng riêng lẻ”. Garrison
và Vaughan (2008) cũng rất quan tâm và tán đồng mô hình dạy học Blended
29
learning, coi đó là “một cách tiếp cận thiết kế, tổ chức lớp học mà theo đó cả
việc học tập truyền thống và học tập trực tuyến đều được thực hiện một cách
tốt hơn do sự có mặt của những mô hình dạy học khác”.
Cùng với đó, theo tổng hợp của Trần Văn Hưng [13], một số tác giả nước
ngoài khác cũng đã trình bày các khái niệm khác nhau về Dạy học kết hợp
(Blended learning), như:
- “Dạy học kết hợp là sự kết hợp giữa giảng dạy mặt - đối - mặt (giáp
mặt) với học trực tuyến dưới sự hỗ trợ của các phương tiện truyền thông”
(Littlejohn và Pegler, 2007).
- “Dạy học kết hợp là sự tích hợp của mặt - đối -mặt (face - to - face) trong
lớp học (dùng lời nói) và Internet. Đây là cách tiếp cận tối ưu để tăng cường và
mở rộng việc học bằng việc xem xét lại và chuyển đổi cấu trúc giữa việc dạy và
học để tạo ra việc học kết hợp có hiệu quả” (Vaughan và Garrison, 2005).
- “Dạy học kết hợp được cung cấp bởi sự kết hợp hiệu quả các chế độ
phân phối khác nhau, các mô hình giảng dạy và phong cách học tập được thực
hiện trong một môi trường học tập có ý nghĩa tương tác. Các khóa học kết hợp
linh hoạt trong các hoạt động học tập trực tuyến và lớp học giáp mặt và sử
dụng tài nguyên một cách tối ưu để cải thiện KQHT của SV để giải quyết các
vấn đề” (Graham, 2013).
Trong xu thế nghiên cứu về dạy học kết hợp, tại Việt Nam, khái niệm
“Dạy học kết hợp” cũng đã được một số các tác giả đề cập như:
Lê Huy Hoàng và Lê Xuân Quang [10] khẳng định: “Dạy học kết hợp là
hình thức học tập, triển khai một khóa học với sự kết hợp của hai hình thức học
trực tuyến và học giáp mặt”.
Nguyễn Văn Hiền [8] trình bày khái niệm có nội hàm tương tự mang tên
“Học tập hỗn hợp” để chỉ hình thức kết hợp giữa cách học trên lớp với học tập
có sự hỗ trợ của công nghệ, học tập qua mạng.
30
Trần Huy Hoàng và Nguyễn Kim Đào [12] cho rằng: B-Learning là sự
kết hợp “hữu cơ”, bổ sung lẫn nhau giữa hình thức TCDH trên lớp F2F (Face-
to-face) dưới sự hướng dẫn của giáo viên và hình thức TCDH qua mạng e-
learning với tính tự giác của học sinh thành một thể thống nhất, trong đó các
PPDH được vận dụng mềm dẻo để tận dụng tối đa ưu điểm của CNTT và truyền
thông nhằm mang lại hiệu quả học tập tốt nhất.
Từ một số khái niệm nêu trên, có thể nhận thấy hình thức dạy học kết
hợp có những đặc trưng cơ bản sau:
Thứ nhất, về mục đích TCDH: Bổ sung lẫn nhau để giúp phát huy triệt
để các ưu điểm cũng như khắc phục nhược điểm của 2 hình thức dạy học giáp
mặt và dạy học trực tuyến.
Thứ hai, về PP thực hiện: Kết hợp một cách mềm dẻo, linh hoạt giữa hai
hình thức TCDH: giáp mặt và trực tuyến. Mỗi ND - gắn với một bối cảnh dạy
học cụ thể sẽ là người trực tiếp quyết định tỉ lệ kết hợp giữa dạy học qua mạng
và dạy học giáp mặt để thực hiện có hiệu quả mục tiêu dạy học.
Thứ ba, về phương tiện TCDH: Hình thức dạy học kết hợp có sự gắn bó
mật thiết với các phương tiện CNTT truyền thông và mạng Internet để tổ chức
hoạt động dạy học.
1.2.3. Dạy học dựa trên điện toán đám mây
Với đặc thù của việc sử dụng các DVĐTĐM được gắn liền với môi trường
Internet nên có thể khẳng định, khi ứng dụng ĐTĐM trong dạy học, cùng với
hình thức dạy học giáp mặt thì hình thức dạy học trực tuyến và hình thức dạy
học kết hợp giữa giáp mặt và trực tuyến sẽ là ba hình thức mà ND có thể sử
dụng để tổ chức hoạt động dạy học cho NH. Do vậy, trong phạm vi nghiên cứu
của luận án, khái niệm “Dạy học dựa trên ĐTĐM” được hiểu như sau:
31
Dạy học dựa trên ĐTĐM là loại hình dạy học trong đó ND sử dụng các
dịch vụ về CNTT (gồm:cơ sở hạ tầng công nghệ, nền tảng phát triển ứng dụng,
phần mềm ứng dụng) được cung cấp qua mạng Internet để hỗ trợ tổ chức hoạt
động dạy học cho NH theo một trong các hình thức: giáp mặt, trực tuyến hoặc
kết hợp hai hình thức trên. Dạy học dựa trên ĐTĐM giúp CSGD tối giản được
chi phí đầu tư về công nghệ, hạ tầng, nguồn nhân lực và thời gian để triển khai
hệ thống CNTT hỗ trợ dạy học, tạo điều kiện cho ND và NH có thể tiếp cận và
sử dụng những thành tựu CNTT tiên tiến nhất phục vụ hoạt động dạy học, qua
đó góp phần đổi mới nội dung, PP, hình thức TCDH và nâng cao hiệu quả GD.
Trong nghiên cứu này, “Dạy học dựa trên ĐTĐM” được hiểu tương
đương về mặt khái niệm với “Ứng dụng ĐTĐM trong dạy học”.
1.3. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY
1.3.1. Lịch sử ra đời của điện toán đám mây
ĐTĐM (Cloud Computing) là một xu hướng công nghệ nổi bật trên thế
giới trong những năm gần đây và đã có những bước phát triển nhảy vọt cả về
chất lượng, quy mô cung cấp và loại hình dịch vụ, với một loạt các nhà cung
cấp nổi tiếng như Google, Amazon, Microsoft. Theo Huỳnh Quyết Thắng và
các CS [22] tổng hợp:
Khái niệm ĐTĐM ra đời từ những năm 1950 khi máy chủ tính toán quy
mô lớn (large-scale main frame computers) được triển khai tại một số CSGD
và tập đoàn lớn. Tài nguyên tính toán của các hệ thống máy chủ được truy cập
từ các máy khách cuối (thin clients, terminal computers), từ đó khai sinh khái
niệm “chia sẻ thời gian” (time-sharing) đặc tả việc cho phép nhiều người sử
dụng cùng chia sẻ đồng thời một tài nguyên tính toán chung.
Trong những năm 1960 - 1990, xuất hiện luồng tư tưởng coi máy tính
hay tài nguyên CNTT có thể được tổ chức như hạ tầng dịch vụ công cộng
(public utility). ĐTĐM hiện tại cung cấp tài nguyên tính toán dưới dạng dịch
32
vụ và tạo cảm giác cho người dùng về một nguồn cung ứng là vô tận. Đặc tính
này có thể so sánh tới các đặc tính của ngành công nghiệp tiêu dùng dịch vụ
công cộng như điện và nước. Khi sử dụng điện hay nước, người dùng không
cần quan tâm tới tài nguyên đến từ đâu, được xử lý, phân phối như thế nào,
họ chỉ việc sử dụng dịch vụ và trả tiền cho nhà cung cấp theo lượng tiêu dùng
của mình.
Những năm 1990, các công ty viễn thông từ chỗ cung ứng kênh truyền
dữ liệu điểm tới điểm (point-to-point data circuits) riêng biệt đã bắt đầu cung
ứng các dịch vụ mạng riêng ảo với giá thấp. Thay đổi này tạo tiền đề để các
công ty viễn thông sử dụng hạ tầng băng thông mạng hiệu quả hơn. ĐTĐM mở
rộng khái niệm chia sẻ băng thông mạng này qua việc cho phép chia sẻ cả tài
nguyên máy chủ vật lý bằng việc cung cấp các máy chủ ảo.
Amazon cung cấp nền tảng Amazon Web Services (AWS) vào năm
2006, đánh dấu việc thương mại hóa ĐTĐM. Từ đầu năm 2008, Eucalyptus
được giới thiệu là nền tảng ĐTĐM mã nguồn mở đầu tiên, tương thích với API
của AWS. Tính tới thời điểm hiện tại, có rất nhiều các sản phẩm ĐTĐM được
đưa ra như Google App Engine, Microsoft Azure, Nimbus, v.v.
1.3.2. Các đặc tính của điện toán đám mây
Theo Huỳnh Quyết Thắng và các CS [22]: Định nghĩa của Viện Quốc
gia Tiêu chuẩn và Công nghệ Mỹ (US NIST) chứa đựng kiến trúc, an ninh và
chiến lược triển khai của đám mây. Năm đặc tính cốt lõi của ĐTĐM được thể
hiện rõ như sau:
- Tự phục vụ theo yêu cầu (on-demand self-service): Khách hàng với
nhu cầu tức thời tại những thời điểm thời gian xác định có thể sử dụng các tài
nguyên tính toán (như thời gian CPU, không gian lưu trữ mạng, sử dụng phần
mềm,...) một cách tự động, không cần tương tác với con người để cấp phát.
33
- Sự truy cập mạng rộng rãi (broad network access): Những tài
nguyên tính toán này được phân phối qua mạng Internet và được các ứng dụng
Client khác nhau sử dụng với những nền tảng không đồng nhất (như máy tính,
điện thoại di động, PDA).
- Tập trung tài nguyên: Những tài nguyên tính toán của nhà cung cấp
dịch vụ đám mây được tập trung với mục đích phục vụ đa khách hàng sử dụng
mô hình ảo hóa với những tài nguyên vật lý và tài nguyên ảo được cấp phát
động theo yêu cầu. Động lực của việc xây dựng một mô hình tập trung tài
nguyên tính toán nằm trong hai yếu tố quan trọng: tính quy mô và tính chuyên
biệt. KQ của mô hình tập trung tài nguyên là những tài nguyên vật lý trở nên
trong suốt với người sử dụng. Ví dụ, người sử dụng không được biết vị trí lưu
trữ cơ sở dữ liệu của họ trong đám mây.
- Tính mềm dẻo: Đối với người sử dụng, các tài nguyên tính toán được
cung cấp tức thời hơn là liên tục, được cung cấp theo nhu cầu để mở rộng hoặc
tiết giảm không hạn định tại bất kỳ thời điểm nào.
- Khả năng đo lường: Mặc dù tài nguyên được tập trung và có thể chia
sẻ cho nhiều người sử dụng, hạ tầng của đám mây có thể dùng những cơ chế
đo lường thích hợp để đo việc sử dụng những tài nguyên đó cho từng cá nhân.
Lợi ích của ĐTĐM mang lại không chỉ gói gọn trong phạm vi người sử
dụng nền tảng ĐTĐM mà còn từ phía các nhà cung cấp dịch vụ điện toán. Theo
những đánh giá của nhóm IBM CloudBurst, năm 2009, trên môi trường điện toán
phân tán có đến 85% tổng năng lực tính toán trong trạng thái nhàn rỗi, thiết bị
lưu trữ tăng 54% mỗi năm, khoảng 70% chi phí được dành cho việc duy trì các
hệ thống thông tin. Công nghiệp phần mềm mất đi 40 tỷ đô la Mỹ hằng năm vì
việc phân phối sản phẩm không hiệu quả, khoảng 33% khách hàng phàn nàn về
các lỗi bảo mật do các công ty cung cấp dịch vụ. Những thống kê này đều chỉ
đến một điểm quan trọng: mô hình hệ thống thông tin hiện tại đã lỗi thời và kém
hiệu quả, cần phải chuyển sang một mô hình điện toán mới - đó là ĐTĐM [22].
34
1.3.3. Phân loại dịch vụ điện toán đám mây
1.3.3.1. Phân loại theo hình thức triển khai dịch vụ
Theo phân loại của US NIST [64], ĐTĐM có các hình thức triển khai
dịch vụ sau:
- Đám mây riêng (Private Cloud): Cơ sở hạ tầng của ĐTĐM được cung
cấp nhằm phục vụ cho việc sử dụng độc quyền của một tổ chức bao gồm nhiều
người dùng (ví dụ các đơn vị kinh doanh). Nó có thể được sở hữu, quản lý và
vận hành bởi chính tổ chức, bên thứ ba hoặc một vài tổ chức kết hợp, và có thể
được lắp đặt bên trong hoặc bên ngoài các tổ chức này.
Hình 1.2. Các hình thức triển khai DVĐTĐM [58]
- Đám mây cộng đồng (Community Cloud): Cơ sở hạ tầng của ĐTĐM
được cung cấp nhằm phục vụ cho việc sử dụng độc quyền của một cộng đồng
người dùng cụ thể từ các tổ chức có chung mối quan tâm (ví dụ như: nhiệm vụ,
các yêu cầu về bảo mật, chính sách và điều khoản tuân thủ). Nó có thể được sở
hữu, quản lý và vận hành bởi một hoặc nhiều tổ chức trong cộng đồng, bởi bên
thứ ba hoặc một vài tổ chức kết hợp và có thể được lắp đặt bên trong hoặc bên
ngoài các tổ chức này.
- Đám mây công cộng (Public Cloud). Cơ sở hạ tầng của ĐTĐM được
cung cấp nhằm phục vụ việc sử dụng rộng rãi của công chúng. Nó có thể được
sở hữu, quản lý, vận hành bởi một tổ chức kinh doanh, trường học hoặc chính
phủ hoặc một vài tổ chức kết hợp và được lắp đặt trong các cơ sở của nhà cung
cấp DVĐTĐM.
35
- Đám mây lai (Hybrid Cloud). Cơ sở hạ tầng của ĐTĐM được kết hợp
từ một hoặc nhiều loại hình cơ sở hạ tầng riêng biệt (đám mây riêng, đám mây
cộng đồng hoặc đám mây công cộng), chúng ràng buộc với nhau bởi công
nghệ được tiêu chuẩn hóa hoặc độc quyền cho phép các dữ liệu và ứng dụng
có thể được truyền tải (Ví dụ: Việc tăng cường tài nguyên qua đám mây nhằm
cân bằng khả năng tải dữ liệu giữa các đám mây).
Theo Nguyễn Hồng Vân và các CS [27]: Dựa trên các ưu nhược điểm
của từng hình thức triển khai đám mây, các vấn đề nổi lên đối với khách hàng
là các cơ quan/ tổ chức là:
- Đám mây công cộng phù hợp với các tổ chức đang muốn cắt giảm thời
gian và chi phí (giảm thiểu đầu tư ban đầu, không mất phí vận hành và bảo
trì); các tổ chức thiếu nhân lực về CNTT hoặc có nhiều chi nhánh nhưng việc
triển khai CNTT tại các chi nhánh gặp nhiều khó khăn; các tổ chức vừa và
nhỏ, mới khởi nghiệp vì tiết kiệm được rất nhiều chi phí bằng việc thuê dịch
vụ thay vì sở hữu.
- Đám mây riêng ngược lại cung cấp khả năng kiểm soát cao hơn về dữ
liệu và các ứng dụng, phù hợp với các tổ chức yêu cầu cao về vấn đề pháp lý
cũng như độ nhạy cảm của dữ liệu; các tổ chức quy mô lớn như các tập đoàn
vì đã có sẵn cơ sở hạ tầng và đội ngũ chuyên về CNTT. Tuy nhiên việc triển
khai đám mây riêng sẽ tốn nhiều thời gian và chi phí, do vậy cần phải xem xét
kỹ lưỡng nhằm tránh lãnh phí.
- Đám mây lai kết hợp được các lợi ích từ đám mây nội bộ và đám mây
bên ngoài, tăng khả năng mở rộng mà không cần nâng cấp cơ sở hạ tầng. Tuy
nhiên, nó cũng kết hợp môt số nhược điểm của hai đám mây trên, nhất là vấn
đề an ninh như khó kiểm soát an toàn dữ liệu, khả năng sao lưu thấp, khả năng
mất dữ liệu cao, v.v.
36
1.3.3.2. Phân loại theo loại hình dịch vụ được cung cấp
Theo phân loại của US NIST [64], ĐTĐM có 3 loại hình cung cấp dịch vụ sau:
- Infrastructure as a Service (IaaS): Cơ sở hạ tầng được cung cấp dưới
dạng dịch vụ. Loại hình dịch vụ này cung cấp cho khách hàng tài nguyên xử lý,
bộ nhớ lưu trữ, mạng và các tài nguyên điện toán cơ bản khác để trên đó khách
hàng có thể triển khai và vận hành các phần mềm tùy ý, bao gồm các hệ điều
hành và các ứng dụng khác nhau. Khách hàng không quản lý hay kiểm soát hạ
tầng đám mây cơ sở, mà có quyền kiểm soát các hệ điều hành, bộ nhớ và các
ứng dụng đã triển khai; đồng thời, có quyền kiểm soát việc lựa chọn các thành
phần mạng trong một phạm vi giới hạn (ví dụ: tường lửa máy chủ).
Hình 1.3. Các loại hình cung cấp DVĐTĐM [104]
- Platform as a Service (PaaS): Nền tảng được cung cấp dưới dạng dịch
vụ. Loại hình dịch vụ này cho phép khách hàng triển khai trên cơ sở hạ tầng
ĐTĐM các ứng dụng (do khách hàng tạo ra hoặc mua lại) bằng cách sử dụng
ngôn ngữ lập trình, thư viện, dịch vụ và công cụ do nhà cung cấp DVĐTĐM
hỗ trợ. Khách hàng không quản lý hay kiểm soát cơ sở hạ tầng ĐTĐM bao gồm
hệ thống mạng, máy chủ, hệ điều hành hoặc bộ nhớ, mà có quyền kiểm soát các
ứng dụng đã triển khai và các cài đặt cấu hình cho môi trường chạy ứng dụng.
37
- Software as a Service (SaaS): Phần mềm được cung cấp dưới dạng dịch
vụ. Loại hình dịch vụ này cho phép khách hàng sử dụng các ứng dụng phần
mềm của nhà cung cấp dịch vụ được vận hành trên hạ tầng ĐTĐM. Các ứng
dụng này có thể được truy cập từ nhiều thiết bị khác nhau của người dùng thông
qua giao diện “mỏng” (thin client interface), chẳng hạn như trình duyệt web (ví
dụ: email trên web), hoặc qua một giao diện chương trình. Khách hàng không
quản lý hay kiểm soát cơ sở hạ tầng đám mây bao gồm hệ thống mạng, máy
chủ, hệ điều hành, bộ nhớ, hoặc thậm chí các tính năng ứng dụng đơn lẻ, ngoại
trừ việc có thể cài đặt cấu hình ứng dụng để hạn chế người dùng cụ thể.
1.4. ỨNG DỤNG ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY TRONG DẠY HỌC
1.4.1. Vai trò của điện toán đám mây trong dạy học
ĐTĐM về bản chất là các dịch vụ CNTT (từ dữ liệu, phần mềm cho đến
nền tảng phát triển, cơ sở hạ tầng, máy chủ, v.v.) được phân phối qua mạng
Internet đến với người dùng nên ĐTĐM sẽ mang đầy đủ vai trò của CNTT
trong dạy học. Trong luận án này, chúng tôi nghiên cứu, phân tích vai trò của
ĐTĐM trong dạy học dựa theo lý thuyết của Lê Huy Hoàng [11] về vai trò của
CNTT trong dạy học. Theo đó, dưới góc độ GD, CNTT và truyền thông có năm
vai trò nổi bật sau: Thứ nhất, là kho dữ liệu; Thứ hai, là công cụ cho đa phương
tiện; Thứ ba, là môi trường mô phỏng; Thứ tư, là công cụ kết nối; Thứ năm, là
môi trường học tập trực tuyến.
1.4.1.1. Vai trò là kho dữ liệu
Đây là một trong những thế mạnh nổi bật nhất của ĐTĐM với khả năng
lưu trữ, chia sẻ dữ liệu “gần như” không giới hạn. Các kho dữ liệu có thể được
tạo ra và quản lí thông qua dịch vụ SaaS hoặc IaaS, giúp ND và NH có được môi
trường lưu trữ thông tin phong phú, hỗ trợ tích cực cho hoạt động dạy học. Những
ưu điểm của dịch vụ lưu trữ ĐTĐM mang lại cho người dùng có thể kể đến như:
sự linh hoạt trong chia sẻ, truy cập dữ liệu ở mọi lúc, mọi nơi; chi phí sử dụng
hợp lí; bảo đảm an toàn cho dữ liệu không bị mã độc xâm nhập, v.v. Tiêu biểu
cho loại hình này có thể kể đến các dịch vụ lưu trữ như Google Drive, Icloud.
38
1.4.1.2. Vai trò là công cụ cho đa phương tiện
ĐTĐM mang đến rất nhiều sản phẩm dịch vụ SaaS cho phép ND và NH
dễ dàng tạo, chỉnh sửa và trình diễn đa phương tiện hỗ trợ các hoạt động dạy
học. Điểm nổi bật của các ứng dụng phần mềm này là tính tiện lợi do chúng có
thể chạy trực tiếp trên giao diện web; không mất chi phí mua bản quyền với
nhiều ứng dụng được cung cấp miễn phí; dữ liệu đa phương tiện luôn được xử
lí và lưu trữ trực tuyến; phục vụ cho việc chia sẻ, cộng tác xây dựng, trình diễn
mọi lúc, mọi nơi, đồng bộ trong thời gian thực. Tiêu biểu cho loại hình này là
các ứng dụng nằm trong bộ công cụ Google App for Education, Microsoft
Office 365.
1.4.1.3. Vai trò là môi trường mô phỏng
Với các ứng dụng ĐTĐM - vốn là các tài nguyên CNTT ảo hóa được
cung cấp đến người dùng thông qua môi trường mạng Internet, có thể nói khả
năng tạo môi trường mô phỏng phục vụ dạy học cũng là một trong những thế
mạnh nổi bật mà ĐTĐM mang lại cho GD.
Hình 1.4. Giao diện của EasyEDA - ứng dụng thiết kế, mô phỏng mạch PCB
trực tuyến hoạt động trên nền tảng ĐTĐM [94]
39
Ở vai trò này, ND và NH có thể truy cập ngay trên thiết bị cá nhân của
mình thông qua Internet để sử dụng các phòng thực hành CNTT ảo với cấu hình
hiện đại, khả năng xử lí mạnh mẽ, được trang bị đầy đủ các ứng dụng phần mềm
tiên tiến; có thể lập trình, cài đặt, vận hành thử nghiệm, phát triển các ứng dụng
phần mềm theo nhu cầu trên các môi trường ảo được cung cấp bởi dịch vụ PaaS
(như: Google App Engine, Microsoft ...t hình cho một số đối tượng đó. Khi trình chiếu, các đối
tượng sẽ xuất hiện với thứ tự như thế nào sau mỗi lần người dùng nháy chuột?
A. Mọi đối tượng sẽ lần lượt xuất hiện theo thứ tự từ trên xuống dưới từ
trái sang phải.
B. Các đối tượng không được áp dụng hiệu ứng hoạt hình sẽ xuất hiện ngay
cùng với trang chiếu sau khi nháy chuột, các đối tượng được áp dụng hiệu
ứng hoạt hình sẽ xuất hiện lần lượt theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ trái
sang phải.
C. Các đối tượng không được áp dụng hiệu ứng hoạt hình sẽ xuất hiện ngay
cùng với trang chiếu sau khi nháy chuột, các đối tượng được áp dụng hiệu
ứng hoạt hình sẽ xuất hiện lần lượt theo đúng thứ tự khi người dùng chọn
hiệu ứng để áp dụng.
D. Các đối tượng được áp dụng hiệu ứng hoạt hình sẽ xuất hiện lần lượt
theo đúng thứ tự khi người dùng chọn hiệu ứng để áp dụng, các đối tượng
không được áp dụng hiệu ứng hoạt hình sẽ xuất hiện sau cùng.
Câu 20: Hãy chọn phát biểu đúng trong các phát biểu dưới đây.
A. Sử dụng hiệu ứng hoạt hình trong bài trình chiếu giúp cho việc trình
bày trở nên hấp dẫn và sinh động hơn. Tuy nhiên, sử dụng quá nhiều hiệu
ứng hoạt hình trong bài trình chiếu làm mất sự tập trung của người nghe
dành cho nội dung trình bày.
B. Sử dụng nhiều kiểu hiệu ứng hoạt hình trong bài trình chiếu chứng tỏ
người trình bày có kỹ năng thành thạo trong việc sử dụng phần mềm trình
chiếu. Do đó, người nghe sẽ tin tưởng nội dung trình bày hơn.
C. Nếu cần người xem tập trung suy nghĩ vào một nội dung văn bản khi
trình chiếu thì nên áp dụng cho nội dung văn bản này nhiều hiệu ứng hoạt
hình khác nhau để thu hút sự chú ý cao vào nội dung văn bản.
D. Việc tạo hiệu ứng hoạt hình là yêu cầu bắt buộc khi tạo bài trình chiếu.
29 PL
Câu 21: Trong Google Slides, để thực hiện trình chiếu từ trang chiếu
hiện tại, người dùng sử dụng tổ hợp phím tắt nào dưới đây?
A. Ctrl + F3 B. Ctrl + F4 C. Ctrl + F5 D. Ctrl + F6
Câu 22: An muốn sử dụng công cụ vẽ hình trong Google Slides để vẽ một
hình tròn trên trang chiếu. Phím nào dưới đây cho phép An sử dụng kết hợp
với chuột để có thể vẽ ngay được hình tròn mà không cần phải chỉnh sửa?
A. Caps Lock B. Shift C. Alt D. Tab
Câu 23: Trong quá trình tạo bài trình chiếu với Google Slides, bài trình
chiếu luôn được tự động lưu trữ, cập nhật trực tuyến các thay đổi và có
vị trí nằm trên bộ nhớ đám mây Drive trong tài khoản Google của người
dùng, vì vậy người dùng không phải thực hiện thao tác lưu bài trình bày.
Phát biểu này đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
Câu 24: Trong các ý dưới đây, đâu không phải là đặc điểm của ứng dụng
Google Slides?
A. Cho phép tạo và truy cập, chỉnh sửa bản trình bày ở mọi lúc, mọi nơi.
B. Cho phép người dùng cộng tác làm việc trực tuyến thời gian thực.
C. Cho phép làm việc với các tệp được tạo bởi MS Powerpoint.
D. Cho phép người sử dụng dùng thử miễn phí chỉ một tháng đầu, sau đó
phải trả phí.
Câu 25: Trong Google Slides, nội dung văn bản được nhập vào các
khung văn bản trên trang chiếu và chỉ có thể nhập văn bản vào các
khung này. Phát biểu trên đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
Câu 26: Khi chèn một biểu đồ vào trang chiếu trong Google Slides, dữ
liệu gốc của biểu đồ được liên kết với ứng dụng nào?
A. Trên ứng dụng Google Docs B. Trên ứng dụng Google Sheets
C. Trên ứng dụng Google Forms D. Trên ứng dụng Google Drawing
30 PL
Câu 27: Trong Google Slides, khi một đoạn phim (video clip) đã được
chèn vào trang trình chiếu, ta hoàn toàn có thể phát video ngay cả khi
không có kết nối Internet. Phát biểu này đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
Câu 28: Trong quá trình thao tác với bảng biểu trên Google Slides, để
thực hiện chèn thêm một hàng/cột mới, trước tiên ta cần phải thực hiện
thao tác gì?
A. Chỉ cần nhấn chuột chọn vào một ô bất kì trong bảng, sau đó khi thực hiện
chèn hàng/cột mới, mặc định hàng mới sẽ được thêm vào vị trí dưới cùng của
bảng, cột mới sẽ được thêm vào vị trí ngoài cùng bên phải của bảng.
B. Chỉ cần nhấn chuột chọn vào một ô bất kì trong bảng, sau đó khi thực hiện
chèn hàng/cột mới, mặc định hàng mới sẽ được thêm vào vị trí trên cùng của
bảng, cột mới sẽ được thêm vào vị trí ngoài cùng bên trái của bảng.
C. Nhấn chuột chọn vào một ô nằm trong hàng/cột mà tại vị trí hàng/cột
đó, người dùng muốn thêm mới một hàng/cột vào phía trên, dưới hoặc
hai bên.
Câu 29: Chọn phát biểu đúng.
Trong Google Slides, khi tạo hiệu ứng hoạt hình cho các đối tượng. Nếu ta
không tiến hành thao tác chỉnh sửa thì
A. Trừ hộp văn bản luôn được ưu tiên thực hiện hiệu ứng trước, còn lại thứ
tự thực hiện hiệu ứng của các đối tượng sẽ theo thứ tự tạo hiệu ứng ban đầu.
B. Trừ bảng biểu luôn được ưu tiên thực hiện hiệu ứng trước, còn lại thứ
tự thực hiện hiệu ứng của các đối tượng sẽ theo thứ tự tạo hiệu ứng ban
đầu.
C. Trừ hình ảnh luôn được ưu tiên thực hiện hiệu ứng trước, còn lại thứ
tự thực hiện hiệu ứng của các đối tượng sẽ theo thứ tự tạo hiệu ứng ban
đầu.
D. Thứ tự thực hiện hiệu ứng của các đối tượng sẽ theo thứ tự tạo hiệu
ứng ban đầu.
31 PL
Câu 30: Chọn phương án đúng.
Trong Google Slides, trên trang trình chiếu, An tạo một hộp văn bản có nội
dung: Trường Cao đẳng X. Sau đó An tạo liên kết cho hộp văn bản trên đến
website của Trường Cao đẳng X. Tiếp đó, An tạo cho hộp văn bản trên hiệu
ứng xuất hiện có tên: Rõ dần. Trong trường hợp này
A. Liên kết đã tạo trước đó bị vô hiệu hóa.
B. Liên kết đã tạo trước đó chỉ có thể kích hoạt sau khi hiệu ứng xuất
hiện của hộp văn bản được kích hoạt.
C. Liên kết đã tạo trước đó có thể kích hoạt ngay, không cần chờ hiệu
ứng xuất hiện của hộp văn bản được kích hoạt.
D. Hiệu ứng hoạt hình của đối tượng tuy được đã được tạo nhưng không
thể kích hoạt.
Câu 31: Trong Google Slides, cho một hộp văn bản nằm trên trang
chiếu. Với hộp văn bản này ...
A. Cùng lúc ta chỉ có thể tạo một liên kết duy nhất và không thể chỉnh
sửa liên kết này.
B. Cùng lúc ta có thể tạo cho đối tượng nhiều liên kết khác nhau. Liên
kết nào tạo trước sẽ thực hiện trước.
C. Cùng lúc ta chỉ có thể tạo một liên kết duy nhất và có thể chỉnh sửa
liên kết này.
D. Cùng lúc ta có thể tạo 2 loại liên kết: Liên kết đến một trang bất kì
trong bài trình chiếu và liên kết đến một địa chỉ website.
Câu 32: Trong Google Slides, để chèn và chỉnh sửa một liên kết, ta sử
dụng tổ hợp phím tắt nào dưới đây?
A. Ctrl + K B. Ctrl+ S C. Ctrl+ L D. Ctrl+ H
Câu 33: Trong Google Slides, để mở danh sách Trợ giúp, ta nhấn tổ hợp
phím tắt nào dưới đây?
A. Alt + K B. Alt+ S C. Alt+ L D. Alt+ H
Câu 34: Trong Google Slides, để thêm một trang trình chiếu mới vào bài
trình chiếu, ta sử dụng tổ hợp phím tắt nào dưới đây?
A. Ctrl + M B. Ctrl + G C. Ctrl + Y D. Ctrl+ T
32 PL
Câu 35: Để khởi động ứng dụng Google Slides, thực hiện như thế nào?
A. Đăng nhập tài khoản Google → chọn Google Drive → chọn Google
Slides
B. Đăng nhập tài khoản Google → chọn Gmail → chọn Google Slides
C. Đăng nhập tài khoản Google → chọn Google+ → chọn Google Slides
Câu 36: Trong Google Slides, để tạo một danh sách dưới dạng liệt kê
cho trang chiếu, ta sử dụng lệnh Dấu đầu dòng và đánh số nằm trong
Thẻ nào dưới đây?
A. Chèn B. Định dạng C. Trang trình bày D. Công cụ
Câu 37: Trong Google Slides, sau khi tạo hiệu ứng chuyển trang chiếu
ưng ý cho trang chiếu tiêu đề của bài trình chiếu, nếu muốn áp dụng hiệu
ứng đó cho tất cả các trang còn lại, ta thực hiện thao tác nào dưới đây?
A. Lặp lại thao tác tạo hiệu ứng cho từng trang chiếu như đã thực hiện với
trang tiêu đề.
B. Bấm vào lựa chọn Áp dụng cho tất cả các trang trình bày nằm phía dưới
hiệu ứng vừa chọn cho trang chiếu.
C. Không phải thực hiện thao tác nào nữa, ngầm định hiệu ứng chuyển
trang chiếu sẽ được áp dụng cho mọi trang chiếu của bài trình chiếu.
Câu 38: Google Slides cung cấp bao nhiêu dạng sơ đồ có thể chèn vào
trang chiếu?
A. 5 B. 6 C. 7 D. 8
Câu 39: Trong Google Slides, sắp xếp đúng thứ tự các bước để cắt một
hình ảnh đã được chèn vào trang chiếu.
X - Nhấp chọn hình ảnh muốn cắt.
Y - Xung quanh đường viền, nhấp và kéo ô vuông màu xanh lam để được
hình dạng mong muốn.
Z - Nhấp vào Cắt .
T - Khi hoàn tất, nhấn Enter trên bàn phím hoặc nhấp vào bất kỳ nơi nào
khác trong tệp của người dùng.
A. X - Y - Z -T B. X - Z - Y- T C. Z - X - Y - T D. Z - Y - X - T
33 PL
Câu 40: Trong Google Slides, để sao chép định dạng của văn bản hoặc
hình dạng đã chọn, ta sử dụng tổ hợp phím tắt nào dưới đây?
A. Ctrl+ Alt + C B. Ctrl + Tab + C C. Ctrl+ Delete + C D. Ctrl+ Home + C
----------- HẾT ------------
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
(Đáp án đề gốc chưa hoán vị)
Câu Đáp án Câu Đáp án
1 C 21 C
2 B 22 B
3 B 23 A
4 D 24 D
5 D 25 A
6 A 26 B
7 C 27 B
8 C 28 C
9 B 29 D
10 B 30 B
11 B 31 C
12 A 32 A
13 B 33 D
14 D 34 A
15 A 35 A
16 B 36 B
17 D 37 B
18 C 38 B
19 C 39 B
20 A 40 A
34 PL
PHỤ LỤC 8
ĐỀ KIỂM TRA THỰC HÀNH SAU THỰC NGHIỆM
Thời gian làm bài: 90’
Hình thức: Cá nhân thực hành trên máy
*********
Sử dụng Google Slides tạo bài trình chiếu với yêu cầu như sau:
1. Bài trình chiếu được lưu tên là BAIKIEMTRA_HOTENSV_LOP
Ví dụ: BAIKIEMTRA_NGUYENTHIAN_CĐMNK15A
2. Bài trình chiếu gồm 10 trang chiếu, trong đó:
TRANG CHIẾU 1: Trang tiêu đề. Cần ghi rõ các thông tin sau:
BÀI KIỂM TRA
SỬ DỤNG GOOGLE SLIDES THIẾT KẾ BÀI TRÌNH CHIẾU
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị A - Lớp CĐ ...
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2018
TRANG CHIẾU 2: Tạo bảng giới thiệu cấu trúc nội dung của bài trình chiếu
GIỚI THIỆU CẤU TRÚC NỘI DUNG CỦA BÀI TRÌNH CHIẾU
Trang Nội dung
1 Trang tiêu đề bài trình chiếu
2 Giới thiệu cấu trúc nội dung của bài trình chiếu
3 Thông tin cá nhân
...
10 Trang kết bài trình chiếu
Tất cả các mục trong bảng được tạo liên kết đến các trang chiếu tương ứng.
TRANG CHIẾU 3:
Thông tin cá nhân được liệt kê theo kiểu danh sách tự động, gồm các dòng:
Họ và tên; Ngày/tháng/năm sinh; Địa chỉ (lớp, khoa, trường); Quê quán
(huyện,tỉnh); Sở thích; Điện thoại. Bên phải phần thông tin chèn một hình
ảnh đại diện của cá nhân.
35 PL
Ví dụ:
• Họ và tên: Nguyễn Thị A
• Địa chỉ: Lớp CĐMNK15A, Khoa Tiểu học - Mầm non
Trường Cao đẳng Sư phạm Thái Nguyên
• Quê quán: H. Đại Từ, T.Thái Nguyên
• Sở thích: Đọc sách, du lịch
• Điện thoại: 0979xxxxxx
TRANG CHIẾU 4: Chèn video giới thiệu về quê hương của tác giả, tiêu đề
ghi rõ: VIDEO GIỚI THIỆU VỀ QUÊ HƯƠNG TÔI.
TRANG CHIẾU 5: Vẽ biểu đồ như hình dưới đây. Ghi rõ đơn vị tính, nguồn
số liệu như hình mẫu.
TRANG CHIẾU 6+7+8+9: Trình bày hiểu biết cơ bản của em về Cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng 4.0) và tác động của Cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ tư tới giáo dục đại học. Các trang chiếu trình bày
nội dung văn bản ngắn gọn, có kèm theo hình ảnh minh họa phù hợp.
36 PL
CỤ THỂ:
+ TRANG CHIẾU 6: Trình bày hiểu biết cơ bản về Cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ tư (hay còn gọi là Cách mạng 4.0). Có kèm theo hình ảnh
minh họa phù hợp.
Tiêu đề của trang này được chèn liên kết đến địa chỉ trang web mà SV copy
tài liệu để đưa vào trang chiếu này.
+ TRANG CHIẾU 7,8,9: Trình bày tác động của Cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ tư tới giáo dục đại học. Các trang chiếu chứa văn bản và có
kèm theo hình ảnh minh họa phù hợp.
+ TRANG CHIẾU 10: Trang chào tạm biệt, có chèn ảnh mặt cười bằng công
cụ vẽ hình.
Chú ý: Tất cả các trang chiếu được tạo hiệu ứng chuyển tiếp và hiệu ứng cho
các đối tượng phù hợp với nội dung bài.
Các trang chiếu trong bài yêu cầu bố trí màu sắc, vị trí của các đối tượng
phù hợp với nội dung, các đối tượng hiển thị rõ ràng, đảm bảo thẩm mĩ.
37 PL
ĐÁP ÁN VÀ TIÊU CHÍ CHẤM ĐIỂM PHẦN THỰC HÀNH
BÀI KIỂM TRA SAU THỰC NGHIỆM
TT Tiêu chí Điểm
1 Tạo được bài trình chiếu đúng chủ đề, đủ số lượng trang chiếu.
Đặt tên đúng theo yêu cầu.
1,0
2 Trang
tiêu đề
Trình bày được đầy đủ thông tin, định dạng phù hợp. 0,5
3 Trang
chiếu
số 2
3.1. Tạo, nhập được đầy đủ nội dung và định dạng bảng
phù hợp, qua đó thể hiện được cấu trúc chung của bài
trình chiếu.
0,5
3.2. Tạo được liên kết từ các mục đến từng trang chiếu
tương ứng.
0,5
4 Trang
chiếu
số 3
4.1. Nhập được thông tin cá nhân với đầy đủ các mục
và định dạng được theo kiểu danh sách.
0,5
4.2. Chèn và định dạng ảnh cá nhân hợp lý. 0,5
5 Trang
chiếu
số 4
Chèn được video phù hợp, đúng chủ đề về quê hương. 0,5
6 Trang
chiếu
số 5
Vẽ được biểu đồ với các thông số như đề bài cho. 1,0
7 Trang
chiếu
số
6,7,8,9
7.1. Trình bày đầy đủ, chính xác thông tin về nội dung
được yêu cầu: Hiểu biết cơ bản về Cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ tư và tác động của Cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ tư tới giáo dục đại học.
1,0
7.2. Các trang chiếu trình bày nội dung văn bản ngắn
gọn, có chèn và định dạng hình ảnh minh họa hợp lý.
1,0
7.3. Tạo được liên kết đến nguồn tài liệu sử dụng. 0,5
8 Trang
chiếu kết
Thiết kế được đúng nội dung yêu cầu, vẽ được hình mặt
cười bằng công cụ vẽ hình.
0.5
9 Văn bản đúng chính tả. Các đối tượng trong bài trình chiếu được
chèn và định dạng phù hợp, có tính thẩm mĩ thống nhất giữa các
trang chiếu, giữa màu sắc của phần nội dung với màu nền. Đặc biệt
khuyến khích những bài làm có thiết kế sáng tạo.
1,0
10 Hiệu ứng chuyển trang và hiệu ứng cho các đối tượng được tạo phù
hợp, giúp tăng sức lôi cuốn cho bài trình chiếu.
1,0
Tổng điểm tối đa 10
38 PL
PHỤ LỤC 9
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MINH HỌA
Chủ đề: XÂY DỰNG NỘI DUNG BÀI TRÌNH CHIẾU (Tiếp)
Bài học: CHÈN VÀ THAO TÁC VỚI BIỂU ĐỒ, ÂM THANH, PHIM,
HIỆU ỨNG VÀ LIÊN KẾT
A - Mục tiêu bài học
- Kiến thức: SV nêu được các đối tượng có thể đưa vào trang chiếu
để xây dựng nội dung bài trình chiếu; trình bày được các bước chèn và thao
tác với: biểu đồ, âm thanh, phim, hiệu ứng và liên kết để xây dựng nội dung
bài trình chiếu trên Google Slides.
- Kỹ năng: SV thực hiện các bước chèn và thao tác với: biểu đồ, âm
thanh, phim, hiệu ứng và liên kết trên Google Slides. Vận dụng được kết hợp
các kiến thức, kỹ năng của hai bài học thuộc chủ đề: Xây dựng nội dung bài
trình chiếu vào thiết kế bài trình chiếu phục vụ học tập, nghiên cứu và các
lĩnh vực thiết yếu của cuộc sống.
- Thái độ: SV nâng cao được ý thức tự giác, tinh thần chủ động, tích
cực trong học tập. Có ý thức học hỏi và làm việc hợp tác.
B - Điều kiện tổ chức dạy học
- Về cơ sở vật chất thiết bị:
+ Máy tính, thiết bị di động được kết nối mạng Internet để TCDH trên
môi trường đám mây.
+ Phòng học thực hành Tin học có máy chiếu Projector, được trang bị
kết nối Internet cho các máy tính và thiết bị di động cá nhân để TCDH giáp
mặt trên lớp.
- Về phía giảng viên: Tiếp tục sử dụng hệ thống lớp học trực tuyến
đã được thiết lập hoàn thiện trên ứng dụng Edmodo từ tiết học trước. Các tư
liệu dạy học cần chuẩn bị bao gồm: Video bài giảng trực tuyến về nội dung
bài học Chèn và thao tác với biểu đồ, âm thanh, phim, hiệu ứng và liên kết; các
nhiệm vụ học tập, đề kiểm tra trắc nghiệm, đề bài tập thực hành giao cho SV;
39 PL
giáo trình, tài liệu tham khảo THĐC (bản điện tử và bản in) liên quan đến
nội dung bài học; phiếu khảo sát thông tin về quá trình TCDH.
- Về phía SV: Tiếp tục sử dụng tài khoản Edmodo, Google cá nhân
đã được trang bị từ bài học trước để phục vụ học tập.
C - Tiến trình tổ chức dạy học
1 - DẠY HỌC TRỰC TUYẾN TRÊN MÔI TRƯỜNG ĐIỆN TOÁN
ĐÁM MÂY
Thời gian thực hiện: Trước khi tiến hành dạy học giáp mặt tối thiểu là 02 ngày.
Hoạt động 1: Đăng nhập vào hệ thống lớp học trực tuyến
Nhiệm vụ của GV Nhiệm vụ của SV
GV đăng nhập vào hệ thống lớp học
Edmodo, kiểm tra hoạt động tham gia lớp
học trực tuyến của SV trước khi bắt đầu
triển khai nhiệm vụ học tập.
SV đăng nhập vào hệ thống lớp
học Edmodo để chuẩn bị tiếp
nhận các nhiệm vụ học tập mới.
Hoạt động 2: Triển khai nhiệm vụ học tập trực tuyến
Nhiệm vụ của GV Nhiệm vụ của SV
GV triển khai nhiệm vụ học tập trực tuyến
đến SV, gồm:
1) Cung cấp bài giảng đã thiết kế dưới
dạng video về nội dung bài học: “Chèn và
thao tác với biểu đồ, âm thanh, phim, hiệu
ứng và liên kết” và các tài liệu tham khảo
liên quan lên lớp học trực tuyến.
2) Yêu cầu SV thực hiện nhiệm vụ cá
nhân:
- Tự học nội dung bài mới thông qua
video bài giảng và các tài liệu tham khảo
được cung cấp; đồng thời tự tìm kiếm
thêm các tài liệu tham khảo liên quan để
tìm hiểu mở rộng kiến thức, kỹ năng của
bài học.
SV đọc toàn bộ các tài liệu, yêu
cầu được GV giao để xác định
nhiệm vụ học tập của mình, từ đó
lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ
học tập.
40 PL
- Yêu cầu SV hoàn thành bài tập thực
hành cá nhân và nộp trực tuyến thông qua
chức năng nộp bài tập của hệ thống lớp
học Edmodo.
3) Yêu cầu SV hợp tác làm việc nhóm thông
qua chức năng thảo luận của hệ thống lớp
học Edmodo và chức năng cộng tác làm
việc của các ứng dụng văn phòng dựa trên
đám mây để thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị
cho giờ học giáp mặt trên lớp, gồm:
- Lập sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức của nội
dung bài học: “Chèn và thao tác với biểu đồ,
âm thanh, phim, hiệu ứng và liên kết”.
- Phân công nhiệm vụ cho các thành viên
để thực hiện các công việc liên quan (xây
dựng ý tưởng, tìm kiếm thông tin, tư liệu,
v.v.) chuẩn bị cho bài thực hành nhóm tại
giờ học giáp mặt trên lớp.
Nhiệm vụ học tập trực tuyến được giao cho SV hoàn thành theo hình thức cá
nhân trên hệ thống lớp học trực tuyến Edmodo
41 PL
Nhiệm vụ thực hành cá nhân giao cho SV - được trình bày trên ứng dụng Google Docs
Nhiệm vụ hợp tác nhóm được giao cho SV - phần mô tả về bài thực hành sẽ
thực hiện trên lớp của nhóm - được trình bày trên ứng dụng Google Docs
42 PL
Nhiệm vụ hợp tác nhóm được giao cho SV - phần mô tả nhiệm vụ các nhóm cần
chuẩn bị trước giờ học trên lớp - được trình bày trên ứng dụng Google Docs
Hoạt động 3: Thực hiện các nhiệm vụ học tập
Nhiệm vụ của GV Nhiệm vụ của SV
GV thường xuyên truy cập hệ thống
lớp học Edmodo để theo dõi, giám sát,
trợ giúp và đôn đốc SV trong suốt
QTHT, đảm bảo các SV trong lớp đều
hoàn thành nhiệm vụ học tập trực
tuyến trên môi trường đám mây trước
thời điểm tiến hành dạy học giáp mặt
trên lớp.
GV kết hợp sử dụng các ứng dụng
Google Meet và TeamViewer để: tổ
chức các buổi thảo luận truyền hình
trực tuyến với SV, đăng nhập từ xa vào
màn hình máy tính của SV để hướng
dẫn trực quan các thao tác khi SV cần
hỗ trợ.
SV chủ động tự học và thực hiện các
nhiệm vụ học tập được giao, gồm:
- Tự học qua video và tài liệu
- Hoàn thành và nộp bài tập thực
hành cá nhân.
- Hoàn thành nhiệm vụ hợp tác
nhóm.
SV kết hợp sử dụng các ứng dụng
Google Meet và TeamViewer để:
Tham gia các buổi thảo luận truyền
hình trực tuyến với GV, hoặc giữa
các thành viên trong nhóm. Chia sẻ
ID TeamViewer để GV có thể đăng
nhập vào máy tính SV từ xa giúp
hướng dẫn các thao tác một cách
trực quan.
43 PL
Bảng phân công nhiệm vụ của một nhóm SV được trình bày trên ứng dụng
Google Docs
Sản phẩm bài tập thực hành cá nhân của một SV trên ứng dụng Google Slides
44 PL
2 - DẠY HỌC GIÁP MẶT VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY
Thời lượng: 04 tiết (01 tiết lý thuyết + 03 tiết thực hành)
Tiết 1: GIỜ LÝ THUYẾT (50 phút)
Hoạt động 1: GV tổ chức đánh giá KQ tự học của SV
(Thời gian thực hiện: 15 phút)
Nhiệm vụ của GV Nhiệm vụ của SV
- GV tổ chức cho SV làm bài kiểm tra
trắc nghiệm trực tuyến (thời gian 10’
gồm 10 câu hỏi) bằng công cụ Quiz
của Edmodo.
- Kết thúc làm bài. GV dựa vào thống
kê của hệ thống về KQ làm bài của SV
trong lớp để có được đánh giá sơ bộ về
chất lượng tự học của SV.
- GV tiến hành chữa bài của 1-2 SV để
các SV trong lớp cùng theo dõi. Đặc
biệt chú trọng vào những câu hỏi mà
SV có tỉ lệ làm sai nhiều để giải đáp
cho SV.
- SV đăng nhập tài khoản lớp học
Edmodo để làm bài kiểm tra trắc
nghiệm.
- SV xem điểm và xem lại KQ bài
làm (với từng câu hỏi) của mình.
- SV theo dõi GV chữa bài, so khớp
với bài làm của mình để rút kinh
nghiệm.
Thống kê KQ làm bài kiểm tra trắc nghiệm của SV trên hệ thống
lớp học trực tuyến Edmodo
45 PL
Thống kê chi tiết về KQ làm bài kiểm tra trắc nghiệm của một SV
trên hệ thống lớp học trực tuyến Edmodo
Hoạt động 2: GV tổ chức cho SV báo cáo, nhận xét bài tập cá nhân
(Thời gian thực hiện: 10 phút)
Nhiệm vụ của GV Nhiệm vụ của SV
- GV đăng bài trên trang Edmodo của
lớp yêu cầu mỗi SV chia sẻ sản phẩm
bài tập cá nhân của mình vào chức
năng bình luận dưới bài đăng sau đó
yêu cầu SV trong lớp nhận xét chéo
đôi một sản phẩm bài thực hành bằng
chức năng bình luận phía dưới sản
phẩm được chia sẻ.
- GV tổ chức cho 1-2 SV bất kì báo
cáo sản phẩm cá nhân đã thực hiện ở
nhà.
- GV yêu cầu các SV khác nhận xét, sau
đó GV là người đưa ra nhận xét cuối
cùng để góp ý kiến cho SV trong lớp về
bài tập thực hành cá nhân.
- Mỗi SV chia sẻ sản phẩm thực hành
cá nhân của mình vào mục bình luận
phía dưới bài đăng của GV.
SV xem bài làm của bạn mà SV được
phân công nhận xét, sau đó đưa ra
nhận xét của mình.
- SV theo dõi phần trình bày báo cáo
sản phẩm của bạn để đưa ra nhận xét.
- Đặc biệt lưu ý phần nhận xét của GV.
46 PL
GV tổ chức cho SV trong lớp nhận xét bài làm cá nhân của bạn
trên hệ thống lớp học trực tuyến Edmodo
Hoạt động 3: GV giải đáp cho SV các thắc mắc liên quan đến kiến thức,
kỹ năng của bài mới (Thời gian thực hiện: 05 phút)
Nhiệm vụ của GV Nhiệm vụ của SV
- GV yêu cầu SV nêu các thắc mắc
trong quá trình tự học.
- Tùy từng nội dung câu hỏi, GV có
thể trực tiếp giải đáp hoặc cho SV
trong lớp thảo luận để giải đáp.
- SV nêu thắc mắc của mình.
- SV theo dõi giải đáp của GV hoặc
thảo luận để giải đáp thắc mắc của
bạn.
Hoạt động 4: GV tổ chức cho SV thảo luận để mở rộng kiến thức
(Thời gian thực hiện: 10 phút)
Nhiệm vụ của GV Nhiệm vụ của SV
- GV đưa ra câu hỏi thảo luận. Yêu cầu
SV thảo luận theo nhóm để tìm câu trả
lời.
Trong xây dựng nội dung bài trình
chiếu, các đối tượng: biểu đồ, âm
thanh, phim, hiệu ứng và liên kết khi
SV suy nghĩ, thảo luận theo nhóm để
đưa ra câu trả lời.
47 PL
chèn vào trang chiếu cần được trình
bày như thế nào để tăng hiệu quả
truyền đạt thông tin cho bài trình
chiếu?
- GV tổ chức cho SV báo cáo KQ thảo
luận theo nhóm.
- GV tổng kết vấn đề:
+ Thứ nhất, cần chọn được loại biểu
đồ phù hợp nhất với dữ liệu cần minh
họa cũng như bố trí kích thước, màu
sắc của biểu đồ phù hợp với trang
chiếu để hiệu quả truyền đạt thông tin
là tốt nhất.
+ Thứ hai, chỉ sử dụng hiệu ứng khi
thực sự cần thiết. Hiệu ứng có tác
dụng làm tăng thêm tính hấp dẫn, lôi
cuốn người theo dõi nhưng nếu người
thiết kế lạm dụng - sử dụng quá nhiều
hiệu ứng sẽ gây xao lãng sự tập trung
của người xem vào nội dung chính.
+ Thứ ba, các video, audio nên có độ
dài vừa phải, phù hợp để phát huy
được giá trị minh họa. Tránh sử dụng
các video, audio có chất lượng kĩ thuật
thấp, khi đưa vào bài trình chiếu có thể
làm giảm hiệu quả truyền đạt thông tin
của bài trình chiếu.
+ Thứ tư, khi tạo liên kết đến các địa
chỉ website, cần đảm bảo về độ an
toàn, ổn định của địa chỉ website đó vì
với địa chỉ website không tin cậy,
người dùng có thể sẽ gặp phải trường
hợp bị gián đoạn trình chiếu hoặc gặp
phải nguy cơ mất an toàn thông tin, dữ
liệu khi bấm vào liên kết.
- SV báo cáo KQ thảo luận theo
nhóm.
- SV theo dõi, ghi nhớ nội dung tổng kết
của GV.
48 PL
Hoạt động 5: GV tổ chức cho SV hệ thống hóa kiến thức bài mới bằng
sơ đồ tư duy. (Thời gian thực hiện: 10 phút)
Nhiệm vụ của GV Nhiệm vụ của SV
GV sử dụng chức năng Poll của
Edmodo để tổ chức cho SV bình chọn
qua hệ thống sản phẩm sơ đồ tư duy
của các nhóm đã thực hiện trên ứng
dụng MindMup.
- GV yêu cầu nhóm được bình chọn
nhiều nhất sẽ đại diện báo cáo sản
phẩm trước lớp. Các nhóm khác cùng
theo dõi để đóng góp ý kiến.
- GV tổ chức cho các nhóm nhận xét,
đóng góp ý kiến. GV đưa ra nhận xét
cuối cùng, yêu cầu SV chỉnh sửa, cập
nhật (nếu cần) để có được một sơ đồ
tư duy hoàn chỉnh về kiến thức bài
học.
SV thực hiện bình chọn.
- Nhóm được bình chọn báo cáo ngắn
gọn sản phẩm trước lớp. Các nhóm
khác cùng theo dõi để đóng góp ý
kiến.
- Các nhóm nhận xét, đóng góp ý
kiến. Nhóm thực hiện chú ý theo dõi
các ý kiến nhận xét, góp ý và thực
hiện chỉnh sửa, cập nhật nội dung
(nếu cần) để có được sản phẩm hoàn
chỉnh và chia sẻ lại cho lớp.
Sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức bài học do SV xây dựng trên ứng dụng MindMup
49 PL
Tiết 2,3,4: GIỜ THỰC HÀNH (150 phút)
Hoạt động 1: GV phổ biến nhiệm vụ thực hành cho SV
(Thời gian thực hiện: 05 phút)
Nhiệm vụ của GV Nhiệm vụ của SV
Trên cơ sở SV đã được giới thiệu
nhiệm vụ của bài thực hành nhóm từ
QTHT trực tuyến và thực hiện các
nhiệm vụ chuẩn bị, GV phổ biến lại
một lần nữa yêu cầu nhiệm vụ và tiêu
chí đánh giá sản phẩm, chú ý nhấn
mạnh những điểm mấu chốt, quan
trọng để SV hiểu chính xác nhất về
cách thức thực hiện và yêu cầu của bài
thực hành.
SV theo dõi GV phổ biến lại nhiệm
vụ để hiểu thật chính xác về cách
thức thực hiện và yêu cầu của bài
thực hành.
Nhiệm vụ thực hành nhóm được giao cho SV
50 PL
Hoạt động 2: SV hợp tác thực hành theo nhóm để hoàn thiện sản phẩm
(Thời gian thực hiện: 80 phút)
Nhiệm vụ của GV Nhiệm vụ của SV
GV đôn đốc tiến độ, bao quát toàn bộ
quá trình SV thực hành theo nhóm. Trợ
giúp, giải đáp thắc mắc cho SV khi cần
thiết.
Dựa trên bản phân công nhiệm vụ đã
được xây dựng thông qua thảo luận
và các tư liệu, thông tin đã chuẩn bị
từ QTHT trực tuyến, SV thực hành
theo nhóm để hoàn thiện sản phẩm
chung của nhóm.
Với nhiệm vụ thực hành theo nhóm
trên lớp, về bản chất dù mỗi SV
trong nhóm được thực hành riêng
trên một máy tính cá nhân nhưng
đều truy cập trực tuyến vào địa chỉ
chứa file bài thực hành để cùng
cộng tác xây dựng nội dung tại cùng
thời điểm.
Sản phẩm bài trình chiếu do SV của một nhóm hợp tác xây dựng trên ứng
dụng Google Slides trong giờ thực hành được hệ thống tự động lưu trữ lịch sử
thời gian các thành viên thực hiện chỉnh sửa, cập nhật nội dung
51 PL
Hoạt động 3: SV thảo luận, thống nhất cách thức báo cáo sản phẩm
(Thời gian thực hiện: 15 phút)
Nhiệm vụ của GV Nhiệm vụ của SV
GV yêu cầu các nhóm thảo luận,
thống nhất cách thức báo cáo sản
phẩm thực hành của nhóm.
SV trong các nhóm sẽ cùng thảo luận,
thống nhất cách thức báo cáo sản
phẩm của nhóm mình.
Yêu cầu:
- Thống nhất về cách thức trình bày
báo cáo sao cho tạo được ấn tượng, sự
thu hút.
- Có sự phân công chi tiết cho mỗi cá
nhân về vai trò sẽ đảm nhận trong quá
trình báo cáo: báo cáo viên, trợ lí kĩ thuật.
Hoạt động 4: GV tổ chức cho SV báo cáo/nhận xét sản phẩm thực hành.
(Thời gian thực hiện: 45 phút)
Nhiệm vụ của GV Nhiệm vụ của SV
- GV tổ chức cho SV các nhóm báo
cáo sản phẩm theo thứ tự.
- Các nhóm kết thúc báo cáo, GV tổ
chức cho SV thảo luận, nhận xét, đề
xuất xung quanh KQ sản phẩm thực
hiện của các nhóm. Đồng thời, GV
trực tiếp đưa ra các ý kiến góp ý bổ
sung, chỉnh sửa (nếu cần) cho sản
phẩm của các nhóm.
- GV yêu cầu SV sau khi kết thúc giờ
học sẽ tiếp tục truy cập hệ thống
Edmodo để hoàn thiện sản phẩm thực
hành dựa trên các ý kiến trao đổi, yêu
cầu chỉnh sửa. GV đưa ra thời hạn
hoàn thành cho các nhóm và giám sát,
theo dõi SV thực hiện trên môi trường
ĐTĐM.
- SV các nhóm báo cáo sản phẩm thực
hành của nhóm mình theo thứ tự.
- SV thảo luận, nhận xét, đề xuất xung
quanh sản phẩm đã thực hiện của các
nhóm dưới sự chủ trì của GV. Nhóm
được nhận xét chú ý theo dõi các ý
kiến nhận xét, góp ý để rút kinh
nghiệm, giải thích thêm về bài làm
của nhóm mình nếu được yêu cầu.
- SV tiếp nhận nhiệm vụ để sau khi
kết thúc giờ học sẽ tiếp tục truy cập
hệ thống Edmodo hoàn thiện sản
phẩm thực hành theo thời hạn GV
giao dựa trên các ý kiến trao đổi, yêu
cầu chỉnh sửa.
52 PL
Hoạt động 5: GV tổng kết giờ học, giao nhiệm vụ tự học của bài mới
(Thời gian thực hiện: 05 phút)
Nhiệm vụ của GV Nhiệm vụ của SV
GV tổng kết, nhấn mạnh lại một số
kiến thức, kỹ năng trọng tâm của bài
học Chèn và thao tác với biểu đồ, âm
thanh, phim, hiệu ứng và liên kết.
GV nhận xét về giờ học diễn ra trên
lớp, kết hợp với nhận xét về QTHT
trực tuyến, biểu dương những SV
hoàn thành sớm/đạt KQ tốt và đề nghị
những SV hoàn thành muộn, chất
lượng bài làm thấp cần chú ý khắc
phục ở bài học mới.
GV giới thiệu về nhiệm vụ tự học trực
tuyến của bài tiếp theo.
SV chú ý theo dõi nội dung tổng kết,
nhận xét của GV. Theo dõi nhiệm vụ
học tập mới để chuẩn bị cho QTHT
tiếp theo.
D - Đánh giá - Hoàn thiện
Hoạt động 1: Đánh giá quá trình TCDH.
GV sẽ đánh giá KQHT của SV thông qua bài kiểm tra (xem phụ lục 7,8)
và bài thi kết thúc học phần có nội dung về Chèn và thao tác với biểu đồ, âm
thanh, phim, hiệu ứng và liên kết.
GV đánh giá lại toàn bộ quá trình TCDH bài Chèn và thao tác với biểu
đồ, âm thanh, phim, hiệu ứng và liên kết thông qua ghi chép, quan sát kết hợp
trao đổi với đồng nghiệp; thực hiện lấy ý kiến phản hồi từ SV về QTDH thông
qua sự hỗ trợ của ứng dụng Google Forms.
Hoạt động 2: Điều chỉnh, cải tiến kế hoạch dạy học.
Từ KQ đánh giá thu được ở bước 1, GV tiến hành rút kinh nghiệm, điều
chỉnh và cải tiến kế hoạch bài học trên tinh thần phát huy những mặt tích cực
đã mang lại hiệu quả cho QTDH và khắc phục những nhược điểm còn tồn tại
gây ảnh hưởng đến chất lượng dạy học.
53 PL
PHỤ LỤC 10
MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
54 PL
55 PL
56 PL
57PL
PHỤ LỤC 11
ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG
58PL
59PL
60PL
61PL
62PL
63PL
64PL
65PL
66PL
67PL
68PL
69PL
70PL
71PL
72PL
73PL
74PL
75PL
76PL
77PL