BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO
HÀ MINH DỊU
ỨNG DỤNG CÁC CHỈ SỐ TÂM LÝ VÀ CHUYÊN MÔN (SƯ PHẠM) TRONG ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ TẬP LUYỆN VẬN ĐỘNG VIÊN
CỜ VUA LỨA TUỔI 8-10 TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH
PHÍA BẮC VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2015
A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN
1. MỞ ĐẦU
Cờ Vua là một môn thể thao có lịch sử phát triển non trẻ hơn so với nhiều môn thể thao khác, nhưng trong những năm qua Cờ Vua Việt Nam đã thu được nh
35 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 358 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Ứng dụng các chỉ số tâm lý và chuyên môn (sư phạm) trong đánh giá trình độ tập luyện vận động viên cờ vua lứa tuổi 8 - 10 trên địa bàn các tỉnh phía bắc Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiều thành tích cao trên đấu trường khu vực và quốc tế. Nhiều kỳ thủ Việt Nam được Liên đoàn Cờ Vua Thế giới (FIDE) phong danh hiệu đại kiện tướng quốc tế ( GM- Grand master ) và kiện tướng Quốc tế (FM). Đã có nhiều nhà vô địch thế giới ở lứa tuổi trẻ như: Đào thiên Hải vô địch thế giới lứa tuổi 16, Lê Quang Liêm vô địch thế giới lứa tuổi 14, Nguyễn Thị Dung vô địch thế giới lứa tuổi 12, Nguyễn Ngọc Trường Sơn và Nguyễn Anh Khôi vô địch thế giới lứa tuổi 10 và đặc biệt VĐV Hoàng Thanh Trang vô địch thế giới lứa tuổi 20, năm 2006 được Liên đoàn Cờ Vua thế giới xếp vào danh sách top 10 VĐV nữ mạnh nhất thế giới, hiện là đương kim vô địch Châu Âu. Bên cạnh những thành tích cá nhân xuất sắc, vừa qua tại giải vô địch Cờ vua trẻ Đông Nam Á mở rộng tổ chức tại Ma cao Trung Quốc tháng 6/2014 Việt Nam lần thứ 15 liên tiếp bảo vệ thành công chức vô địch với 20 HCV, 22 HCB, 25 HCĐ; Những thành tích đó là tiền đề động viên cho sự phát triển của Cờ Vua Việt Nam trong thế kỷ XXI.
Cờ Vua cũng như các môn thể thao khác, đánh giá trình độ tập luyện của các VĐV ở các lứa tuổi khác nhau là không giống nhau. Nếu với các VĐV lớn tuổi đang ở giai đoạn chuyên môn hóa sâu và giai đoạn tuổi thọ thể thao họ có trình độ thành tích thể thao cao thì cần quan tâm đánh giá sự ổn định của thành tích. Nhưng với các VĐV trẻ đang ở giai đoạn huấn luyện sơ bộ và giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu (lứa tuổi 8-10), thành tích thể thao còn ở mức độ thấp thì cần quan tâm đánh giá kết quả kiểm tra các giai đoạn, các thời điểm trong quá trình phát triển. Điều đó cho thấy cần phải có hệ thống các test đánh giá trình độ tập luyện khác nhau ở từng giai đoạn. Qua điều tra thực trạng công tác huấn luyện, đào tạo vận động viên cờ vua hiện nay ở Việt Nam, chúng tôi nhận thấy cần có nhiều hơn nữa các công trình nghiên cứu về các lứa tuổi, đối tượng cũng như trình độ của vận động viên và mang tầm qui mô lớn hơn. Thực tế cho thấy, ở nước ta từ trước đến nay chưa có hệ thống chỉ tiêu nào cho phép đánh giá một cách toàn diện, chính xác và khách quan trình độ tập luyện cho các VĐV cờ vua ở tất cả các giai đoạn huấn luyện cũng như ở các đẳng cấp khác nhau, mà việc đánh giá trình độ tập luyện chủ yếu vẫn được các huấn luyện viên tiến hành thông qua kinh nghiệm huấn luyện và thành tích thi đấu của vận động viên.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng các chỉ số tâm lý và chuyên môn (sư phạm) trong đánh giá trình độ tập luyện vận động viên cờ vua lứa tuổi 8 10 trên địa bàn các tỉnh phía Bắc Việt Nam”
Mục đích nghiên cứu.
Luận án tiến hành lựa chọn hệ thống các test (bao gồm các test tâm lý và chuyên môn sư phạm) phù hợp với đặc thù chuyên môn Cờ vua, trên cơ sở đó xây dựng được tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện và kiểm nghiệm hệ thống các tiêu chuẩn đã xây
dựng trong thực tiễn công tác đánh huấn luyện nam VĐV cờ vua lứa tuổi 8 - 10 trên địa bàn các tỉnh phía Bắc Việt nam.
Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu 1: Nghiên cứu lựa chọn test và xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện cho nam VĐV cờ vua lứa tuổi 8-10 các tỉnh phía Bắc Việt Nam.
Mục tiêu 2: Ứng dụng và kiểm nghiệm tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện nam VĐV cờ vua lứa tuổi 8 - 10 trên địa bàn các tỉnh phía Bắc Việt Nam.
Giả thuyết khoa học của luận án:
Nếu xây dựng được một hệ thống các test tâm lý và chuyên môn (sư phạm) phù hợp với đối tượng nghiên cứu sẽ cho phép đánh giá được trình độ tập luyện, qua đó góp phần điều chỉnh được chương trình, kế hoạch tập luyện, tiết kiệm được thời gian và mục đích cuối cùng là nâng cao được hiệu quả của quá trình huấn luyện đào tạo vận động viên cờ vua Việt Nam.
2. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
1. Xác định được các chỉ sô tâm lý và chuyên môn (sư phạm) ứng dụng trong đánh giá trình độ tập luyện cho nam VĐV cờ vua lứa tuổi 8 – 10 các tỉnh phía Bắc, qua quá trình nghiên cứu đã khẳng định mức độ phù hợp, tính thông báo, tính khả thi của hệ thống test, bao gồm:
- Lứa tuổi 8: 12 test, trong đó có 3 test tâm lý (trắc nghiệm chỉ số tập trung; trắc nghiệm IQ; cảm giác thời gian), 9 test chuyên môn (trí nhớ tĩnh; trí nhớ thực hành; chiếu hết sau 2 nước; chiếu hết sau 3 nước; phân tích thế trận; lập kế hoạch; chuẩn bị khai cuộc; đòn phối hợp; phân tích thế cờ theo sơ đồ)
- Lứa tuổi 9: 12 test, trong đó có 4 test tâm lý (trắc nghiệm chỉ số tập trung; trắc nghiệm IQ; cảm giác thời gian; tương quan số học), 8 test chuyên môn (trí nhớ tĩnh; trí nhớ thực hành; chiếu hết sau 3 nước; phân tích thế trận; lập kế hoach; chuẩn bị khai cuộc; đòn phối hợp; khả năng tính toán các biến thế)
- Lứa tuổi 10: 13 test, trong đó có 4 test tâm lý (trắc nghiệm chỉ số tập trung; trắc nghiệm IQ; cảm giác thời gian; tương quan số học), 9 test chuyên môn (trí nhớ tĩnh; trí nhớ thực hành; chiếu hết sau 2 nước; chiếu hết sau 3 nước; phân tích thế trận; chuẩn bị khai cuộc; đòn phối hợp; phân tích thế cờ theo sơ đồ; khả năng tính toán các biến thế)
2. Xây dựng được 3 bảng phân loại, 3 thang điểm đánh giá cho từng test và một bảng điểm tổng hợp đánh giá TĐTL cho nam VĐV cờ vua lứa tuổi 8 – 10 các tỉnh phía Bắc Việt Nam cùng với những chỉ dẫn cụ thể trong quá trình áp dụng.
3. CẤU TRÚC LUẬN ÁN
Luận án được trình bày trong 118 trang A4, baao gồm phần: Mở đầu (5 trang), Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu (44 trang), Chương 2: Đối tượng, phương pháp và tổ chức nghiên cứu (13 trang), Chương 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận (43 trang); Phần kết luận và kiến nghị (2 trang); Tài liệu tham khảo (7 trang). Trong luận án có 23 bảng, 12 biểu đồ, 1 sơ đồ, 1 hình. Ngoài ra luận án sử dụng 100 tài liệu tham khảo, trong đó 70 tài liệu tiếng Việt, 10 tài liệu tiếng Nga, 17 tài liệu tiếng Anh, 3 tài liệu tiếng Trung và phần phụ lục.
B. NỘI DUNG LUẬN ÁN
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Những vấn đề về đánh giá trình độ tập luyện của vận động viên
1.1.1. Khái niệm trình độ tập luyện và các quan điểm nghiên cứu về trình độ tập luyện trong thể dục thể thao
Nhìn chung, các quan điểm nghiên cứu về vấn đề đánh giá trình độ tập luyện trong thể dục thể thao rất phong phú, đa dạng và được nhìn nhận dưới góc độ khác nhau. Qua việc phân tích quan điểm của một số tác giả và qua kinh nghiệm đúc rút từ thực tiễn nghiên cứu, theo quan điểm của chúng tôi: “Trình độ tập luyện là mức độ thích nghi của cơ thể với một hoạt động cụ thể nào đó đạt được bằng hoạt động tập luyện đặc biệt, trình độ tập luyện liên quan đến những biến đổi về cấu tạo và chức năng trong cơ thể dưới tác động tích cực của lượng vận động tập luyện”.
1.1.2. Khái niệm trình độ tập luyện của vận động viên cờ vua và các quan điểm nghiên cứu về trình độ tập luyện của vận động viên cờ vua
1.1.2.1. Khái niệm trình độ tập luyện của vận động viên cờ vua
Khái niệm TĐTL của vận động viên cờ vua: Trình độ tập luyện của vận động viên cờ vua là khả năng thích ứng ngày càng cao của vận động viên đạt được trong quá trình tập luyện và thi đấu. Khả năng thích ứng này được biểu hiện bằng sự phát triển tổng hợp những năng lực tư duy chuyên biệt và thành tích thi đấu trong mỗi ván đấu, giải thi đấu cờ vua.
1.1.2.2. Đánh giá trình độ tập luyện của vận động viên cờ vua
Việc đánh giá trình độ tập luyện của vận động viên cờ vua là một trong những công việc cần phải tiến hành trong quá trình đào tạo vận động viên cờ vua, nghĩa là phải tìm ra những khả năng cá nhân liên quan đến trình độ thể thao của vận động viên cờ vua. Trong công việc huấn luyện thường xuyên của những HLV cờ vua, việc tìm kiếm các đặc điểm cá nhân về cơ bản là dựa vào việc phân tích kết quả thi đấu ở các giải cũng như kinh nghiệm dự báo ở các lĩnh vực hoạt động của con người, trong đó có cả ở các môn thể thao khác. Việc dự báo trình độ VĐV cờ vua đòi hỏi sự phân tích toàn bộ hoạt động thuộc lĩnh vực chuyên môn - nghề nghiệp, đánh giá đúng những thử nghiệm - kiểm tra mà người học phải thực hiện, người ta thường gọi đó là đánh giá các phương pháp dự báo. Để đánh giá TĐTL vận động viên cờ vua, cần sử dụng các phương pháp kiểm tra sư phạm và y sinh..
1.1.3. Vấn đề đánh giá trình độ tập luyện VĐV cờ vua lứa tuổi 8-10
1.1.3.1. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi 8-10
Cờ Vua là một môn thể thao trí tuệ. Lượng vận động trong cờ vua chủ yếu là lượng vận động tâm lý, tác động trực tiếp vào quá trình tư duy của người tập. Lứa tuổi 8-10, các quá trình, trạng thái tâm lý rất có ảnh hưởng đến kết quả tập luyện và thi đấu. Do đó trong quá trình giảng dạy và huấn luyện cần nắm được đặc điểm tâm lý thích hợp, phục vụ cho quá trình giảng dạy và huấn luyện đạt kết quả cao nhất. Điều kiện sống và hoạt động của các em lứa tuổi 8-10 trong những năm học ở trường học có những biến đổi cực kỳ quan trọng.
1.1.3.3. Vấn đề đánh giá trình độ tập luyện VĐV cờ vua lứa tuổi 8-10
Lứa tuổi 8-10 là lứa tuổi bước vào giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu. Mục tiêu chủ yếu trong giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu ở môn Cờ Vua là trang bị những tri thức, kiến thức cơ bản, những nguyên lý chung trong các giai đoạn của ván đấu, đồng thời hình thành những khả năng tâm lý - chuyên môn cần thiết làm cơ sở cho việc lĩnh hội kiến thức và nâng cao khả năng chuyên môn. Từ giai đoạn này bắt đầu cho phép sử dụng các phương tiện chuyên biệt (mang tính chuyên môn cao) trong dự báo và đánh giá trình độ của vận động viên, cũng như trong quá trình huấn luyện.
1.2. Các hình thức kiểm tra và phương pháp đánh giá trình độ tập luyện của vận động viên cờ vua
1.2.1. Các hình thức kiểm tra đánh giá trình độ tập luyện của vận động viên cờ vua
Các hình thức kiểm tra đánh giá trình độ tập luyện vận động viên bao gồm: Kiểm tra giai đoạn, kiểm tra thường xuyên và kiểm tra tức thời.
1.2.2. Các phương pháp đánh giá trình độ tập luyện vận động viên cờ vua
1.2.2.1. Phương pháp đánh giá trình độ tập luyện của vận động viên cờ vua qua thành tích thi đấu.
1.2.2.2. Phương pháp đánh giá trình độ tập luyện của vận động viên cờ vua bằng các test tâm lý
1.2.2.3. Phương pháp đánh giá trình độ tập luyện của vận động viên cờ vua bằng các test y - sinh
1.2.2.4. Phương pháp đánh giá trình độ vận động viên cờ vua bằng chỉ số rating
1.2.2.5. Phương pháp đánh giá trình độ tập luyện của vận động viên cờ vua thông qua các test sư phạm
1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến trình độ tập luyện vận động viên cờ vua
1.3.1. Trình độ kỹ thuật, chiến thuật và chiến lược của vận động viên cờ vua
1.3.2. Vấn đề tâm lý của vận động viên cờ vua
1.3.3. Vấn đề thể lực của vận động viên cờ vua
1.4. Thực trạng nghiên cứu về đánh giá trình độ tập luyện vận động viên cờ vua
1.4.1. Thực trạng nghiên cứu về đánh giá trình độ tập luyện vận động viên cờ vua trên thế giới
Vấn đề đánh giá TĐTL VĐV cờ vua được quan tâm nghiên cứu từ nhiều chuyên gia đến từ nhiều nước trên thế giới như Anh, Itailia, Trung Quốc và đặc biệt là các tác giả thuộc Liên bang Nga – một cường quốc cờ vua trên thế giới. N.V. Krogius với quan điểm bản chất của quá trình đánh giá trình độ tập luyện là quá trình kiểm tra liên tục trong suốt tiến trình huấn luyện, từ một số lượng lớn VĐV ở giai đoạn trước, HLV thông qua kiểm tra sẽ chọn ra một số lượng VĐV trội hơn cả, tuy số lượng sẽ ít đi rất nhiều, cho giai đoạn sau.
1.4.2. Thực trạng nghiên cứu về đánh giá trình độ tập luyện vận động viên cờ vua ở Việt Nam
Nhìn chung, kết quả nghiên cứu của các tác giả trong nước đều tập trung vào việc nghiên cứu lựa chọn các test thuộc nhóm 4 nhóm: y sinh, tâm lý và chuyên môn (sư phạm), thể lực để đánh giá TĐTL VĐV cờ vua. Tuy nhiên mỗi một lứa tuổi khác nhau, trình độ tập luyện khác nhau, đẳng cấp khác nhau, giai đoạn huấn luyện khác nhau sẽ lựa chọn những nhóm test phù hợp để đánh giá TĐTL chính xác và khách quan. Khi nghiên cứu tham khảo các nguồn tư liệu nghiên cứu khác nhau nêu trên, chúng tôi đã bước đầu xác định được cách thức cần thiết phải tiến hành khi thực hiện công việc đánh giá trình độ tập luyện của VĐV cờ vua lứa tuổi 8 - 10. Và cũng dựa trên các kết quả nghiên cứu của các nguồn tư liệu đó, luận án đã xác định và lựa chọn được các phương tiện, biện pháp cụ thể để có thể ứng dụng vào việc đánh giá trình độ tập luyện của đối tượng nghiên cứu.
1.5. Nhận xét.
Qua phân tích, tổng hợp các công trình nghiên cứu có liên quan, luận án có nhận xét:
- Đánh giá trình độ tập luyện VĐV các môn thể thao nói chung và môn Cờ vua nói riêng phải xem xét đến nhiều yếu tố khác nhau như yếu tố tâm - sinh lý, nhân trắc, kỹ - chiến thuật, thể lực... Tuy nhiên, Cờ vua là một môn thể thao có đặc thù khác so với các môn thể thao khác, lượng vận động chủ yếu là lượng vận động có xu hướng tâm lý, tác động trực tiếp vào quá trình tư duy của người tập, do đó những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên thành tích của VĐV cờ vua có thể kể đến những yếu tố sau: loại hình thần kinh, loại hình trạng thái tâm lý VĐV, thời gian phản xạ, khả năng trí tuệ, khả năng xử lý thông tin, khả năng chú ýNhư vậy, việc đánh giá trình độ tập luyện của mỗi môn thể thao lại có những nét đặc thù riêng, do vậy, từng yếu tố ảnh hưởng đến thành tích của VĐV là không giống nhau, có yếu tố thứ cấp cũng có yếu tố then chốt mang tính quyết định, vì vậy đòi hỏi ở người HLV cần phải phân tích, lựa chọn và xếp theo thứ tự ưu tiên để xây dựng hệ thống test chuẩn.
- Về nguyên tắc việc lựa chọn phương thức tiếp cận đánh giá trình độ tập luyện VĐV cờ vua phải đảm bảo: toàn diện; khả thi; trọng tâm – trọng điểm đối với yếu tố cơ bản – đặc trương. Xem xét 3 nguyên tắc trên và các yếu tố cơ bản đặc trưng có ảnh hưởng lớn đến tích thi đấu của VĐV cờ vua cho thấy, yếu tố tâm lý và chuyên môn (sư phạm) cờ vua nếu được nghiên cứu sẽ khả thi hơn cả, phù hợp năng lực nghiên cứu, điều kiện nghiên cứu và thực tiễn hiện nay của phong trào cờ vua, vì vậy chúng tôi chỉ nghiên cứu 2 yếu tố là tâm lý và chuyên môn (sư phạm) trong đánh giá trình độ tập luyện nam VĐV cờ vua lứa tuổi 8 – 10 trên địa bàn các tỉnh phía Bắc Việt Nam
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
2.2.2. Phương pháp phỏng vấn, tọa đàm.
2.2.3. Phương pháp kiểm tra tâm lý
2.2.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm
2.2.5. Phương pháp quan trắc sư phạm
2.2.6. Phương pháp toán học thống kê
2.3. Tổ chức nghiên cứu.
2.3.1. Thời gian nghiên cứu.
Luận án được tiến hành nghiên cứu từ tháng 10/2010 đến tháng 10/2014 và được chia làm 4 giai đoạn nghiên cứu.
2.3.2. Địa điểm nghiên cứu
Luận án được tiến hành nghiên cứu tại: Viện Khoa học Thể dục thể thao, Trường Đại học Sư phạm Hà nội 2.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Nghiên cứu lựa chọn test và xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện cho nam VĐV cờ vua lứa tuổi 8-10 các tỉnh phía Bắc Việt Nam
3.1.1. Nghiên cứu lựa chọn test đánh giá trình độ tập luyện cho nam vận động viên cờ vua lứa tuổi 8-10 các tỉnh phía Bắc Vệt Nam
3.1.1.1. Cơ sở lý luận của việc lựa chọn test đánh giá trình độ tập luyện vận động viên cờ vua lứa tuổi 8-10 các tỉnh phía Bắc Việt Nam.
Cờ vua là một môn thể thao có đặc thù khác so với các môn thể thao khác, với các môn thể thao động như môn Bóng Đá, Điền Kinh, Bóng Bàn,lượng vận động chủ yếu là lượng vận động cơ bắp tác động trực tiếp vào hệ vận động của người tập, còn đối với môn Cờ Vua, đây là môn thể thao tĩnh lượng vận động chủ yếu là lượng vận động có xu hướng tâm lý, tác động trực tiếp vào quá trình tư duy của người tập, do đó những yếu tố rất quan trọng góp phần tạo nên thành tích của VĐV cờ vua có thể kể đến những yếu tố sau: loại hình thần kinh, loại hình trạng thái tâm lý VĐV, thời gian phản xạ, khả năng trí tuệ, khả năng chú ý
Loại hình thần kinh là các khả năng dẫn truyền kích thích và điều khiển các phản ứng đối với những kích thích đó, giúp con người hoạt động bình thường trong môi trường xung quanh. Theo Pavlov có 4 loại hình thần kinh: Loại mạnh, không cân bằng; loại mạnh, cân bằng, linh hoạt; loại mạnh, thăng bằng lì và loại yếu. Nếu căn cứ vào biểu hiện bên ngoài như đặc tính, thái độ của mỗi người trước sự vật, hiện tượng người ta phân chia loại hình thần kinh thành 4 loại: sôi nổi (nóng nảy), linh hoạt (hăng hái), điềm tĩnh (bình thản) và ưu tư (âu sầu).
Căn cứ vào những luận điểm cơ bản của quá trình đào tạo của vận động viên cờ vua trẻ, việc lựa chọn các test ứng dụng trong đánh giá trình độ tập luyện VĐV cờ vua phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
Nguyên tắc 1: Các bài test lựa chọn phải đánh giá được toàn diện về mặt tâm lý, hứng thú, kỹ thuật, chiến thuật, chiến lược.
Nguyên tắc 2: Việc lựa chọn các test phải đảm bảo độ tin cậy và mang tính thông báo cần thiết của đối tượng nghiên cứu.
Nguyên tắc 3: Các test lựa chọn phải có các chỉ tiêu đánh giá cụ thể để phù hợp với đặc điểm tâm- sinh lý trên từng lứa tuổi, có hình thức tổ chức đơn giản phù hợp với điều kiện thực tiễn của công tác huấn luyện và đào tạo vận động viên cờ vua trẻ tại Việt Nam nói chung và các tỉnh phía Bắc nói riêng.
3.1.1.2. Cơ sở thực tiễn của việc lựa chọn test trong đánh giá trình độ tập luyện nam VĐV cờ vua lứa tuổi 8-10
Từ kết quả nghiên cứu thu được như trình bày ở mục 1.3 chương 1, kết hợp với tham khảo các tài liệu chuyên môn có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước như: Novicop A.D, Matveep L.P (1976), Ozolin M.G (1986) , Koto A.A (1985), Đặng Văn Dũng, Đàm Công Sử (1999), Nguyễn Huy Thủy (1996)đồng thời qua tìm hiểu thực trạng công tác đánh giá trình độ tập luyện vận động viên cờ vua trẻ ở Việt Nam, các trung tâm cờ vua có đào tạo vận động viên cờ vua trẻ như: Hà Nội, Bắc Ninh, Ninh Bình, Bắc Giang... chúng tôi đã lựa chọn được 54 chỉ tiêu dưới góc độ tâm lý và chuyên môn (sư phạm) sử dụng để đánh giá trình độ tập luyện của VĐV cờ vua. Các chỉ tiêu được lựa chọn đều đáp ứng được các tiêu chuẩn trên về góc độ sư phạm. Các chỉ tiêu này cho phép xác định được những năng lực chung và chuyên môn cần thiết cấu thành trình độ tập luyện của vận động viên cờ vua, bao gồm: Test tâm lý: trắc nghiệm chỉ số tập trung; cộng trừ số học; trắc nghiệm IQ; trắc nghiêm EQ; trí nhớ thị giác; test Denver; test định hướng không gian; cảm giác thời gian; test gỡ đường rối; khả năng phân phối chú ý; tương quan số học; test Raven; test chuyên môn (sư phạm): trí nhớ tĩnh; trí nhớ thực hành; chiếu hết sau 2 nước; chiếu hết sau 3 nước; cờ thế chiếu hết 4 nước; tính toán phương án tối ưu; đánh giá các phương án nảy sinh; cờ thế dưới dạng sử lí ưu thế; cờ thế cờ tàn; chiến lược chơi; đổi quân; phân tích tư duy thành lời; trí nhớ khai cuộc; phân tích thế trận; đánh giá thế trận; lập kế hoạch; cờ thế nghệ thuật; tấn công vua; tấn công trung tâm; nhãn quan phối hợp; chuẩn bị khai cuộc; tư duy dự phòng; cờ tàn kỹ thuật; cờ tàn chiến thuật- chiến lược; đòn chiến thuật; test phòng thủ; cảm giác nguy hiểm; xác định chiến lược chơi cho khai cuộc; xác định sai lầm trong khai cuộc; đòn phối hợp; phân tích vns đấu (yêu cầu diễn giải bằng lời); phân tích thế cờ theo sơ đồ; khả năng tính toán các biến thế; thi đấu thế cờ cho trước; thi đấu cờ chớp; thi đấu cờ nhanh; thi đấu cờ truyền thống; thi đấu theo khai cuộc; thi đấu cờ tưởng; thi đấu cùng kiện tướng.
Với mục đích lựa chọn các test ứng dụng nhằm đánh giá trình độ tập luyện vận động viên cờ vua lứa tuổi 8-10 phù hợp với các điều kiện thực tiễn của các địa phương trong quá trình nghiên cứu cũng như các phương pháp xác định thành tích thi đấu của các vận động viên cờ vua, chúng tôi đã tiến hành điều tra thực trạng về các hình thức, về các nội dung kiểm tra và các bài thử nghiệm thường được áp dụng trong việc đánh giá trình độ tập luyện vận động viên cờ vua thông qua hình thức phỏng vấn.
Kết quả phỏng vấn thực tiễn việc đánh giá trình độ tập luyện của vận động viên trong quá trình giảng dạy - huấn luyện cờ vua tại các đơn vị trên được chúng tôi trình bày ở bảng 3.1.
Kết quả thu được cho thấy rõ một số vấn đề sau:
1) Về các hình thức kiểm tra - đánh giá trình độ tập luyện của vận động viên trong quá trình giảng dạy - huấn luyện cờ vua: đại đa số các chuyên gia và huấn luyện viên đều áp dụng 2 hình thức cơ bản sau: kiểm tra giai đoạn: 93.55% và kiểm tra tức thời: 87.1%.
2) Khi tiến hành tìm hiểu phương pháp sử dụng trong quá trình đánh giá trình độ tập luyện của vận động viên, chúng tôi nhận thấy rằng đại đa số các huấn luyện viên lựa chọn phương pháp đánh giá trình độ tập luyện căn cứ vào thành tích thi đấu 27/31 chiếm 87.1% và thông qua kinh nghiệm huấn luyện 25/31 chiếm 80.65%. Thông qua nhóm test sư phạm là 48.39%, nhóm test tâm lý 45.16% chiếm tỷ lệ không cao. Phương pháp đánh giá trình độ tập luyện thông qua nhóm test y-sinh có số người lựa chọn rất ít (6/31 chiếm 16.13%) và không có đơn vị nào sử dụng chỉ số Rating để đánh giá trình độ tập luyện cho lứa tuổi 8 – 10.
3) Để tìm hiểu sự khác biệt về trình độ tập luyện giữa các lứa tuổi, chúng tôi tiến hành phỏng vấn các chuyên gia, các huấn luyện viên về việc đánh giá trình độ tập luyện cần đánh giá theo từng lứa tuổi hay có thể đánh giá chung cho nhóm tuổi vận động viên cờ vua. Kết quả cho thấy đa số các chuyên gia và HLV đều lựa chọn đánh giá trình độ tập luyện theo từng lứa tuổi. Qua phỏng vấn trực tiếp, chúng tôi được biết các chuyên gia cho rằng ở mỗi một lứa tuổi (nhất là lứa tuổi trẻ) có sự khác biệt rất rõ về tri thức, hiểu biết, cũng như khả năng tư duy, tính toán trong cờ vua. Điều này là hoàn toàn phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi cũng như tình hình thực tiễn của cờ vua Việt Nam và trên thế giới.
Bảng 3.1. Kết quả điều tra thực trạng việc sử dụng các hình thức, phương pháp và các test trong
đánh giá TĐTL VĐV cờ vua lứa tuổi 8 - 10 các tỉnh phía Bắc Việt Nam (n = 31)
TT
Nội dung phỏng vấn
Số người
Kết quả phỏng vấn theo mức độ quan trọng (%)
lựa chọn
Rất quan trọng
Quan trọng
Cần
Không quan trọng
n
%
n
%
n
%
n
%
n
%
I.
Các hình thức kiểm tra - đánh giá
1
Kiểm tra giai đoạn
29
93.55
26
89.66
2
6.90
1
3.45
0
-
2
Kiểm tra thường xuyên
15
48.39
5
33.33
5
33.33
2
13.33
3
20.00
3
Kiểm tra tức thời
27
87.10
23
85.19
2
7.41
1
3.70
1
3.70
II.
Các phương pháp đánh giá
1
Căn cứ vào thành tích thi đấu
27
87.10
22
81.48
4
14.81
1
3.70
0
-
2
Dựa vào kinh nghiệm huấn luyện
25
80.65
20
80.00
3
12.00
2
8.00
0
-
3
Thông qua nhóm Test sư phạm
15
48.39
14
93.33
1
6.67
0
-
0
-
4
Thông qua nhóm Test tâm lý
14
45.16
13
92.86
1
7.14
0
-
0
-
5
Thông qua nhóm Test y- sinh
6
19.35
2
33.33
2
33.33
1
16.67
1
16.67
6
Thông qua chỉ số Rating
5
16.13
2
40.00
1
20.00
1
20.00
1
20.00
III.
TĐTL là đồng nhất hay có sự khác biệt
1
Đánh giá TĐTL theo từng lứa tuổi
27
87.10
25
92.59
1
3.70
1
3.70
0
-
2
Đánh giá TĐTL chung theo nhóm tuổi
10
32.26
7
70.00
2
20.00
1
10.00
0
-
IV.
Các test được sử dụng
A
Nhóm test tâm lý
1
Test tập trung tư tưởng (đ)
25
80.65
18
72.00
4
16.00
3
12.00
0
-
2
Cộng trừ số học (l/2 min).
14
45.16
5
35.71
5
35.71
2
14.29
2
14.29
3
Trắc nghiệm IQ (đ).
26
83.87
19
73.08
5
19.23
2
7.69
0
-
4
Trắc nghiệm EQ (đ)
25
80.65
17
68.00
7
28.00
1
4.00
0
-
5
Trí nhớ thị giác (%)
13
41.94
6
46.15
4
30.77
2
15.38
1
7.69
6
Test cảm quan thế trận (đ)
15
48.39
7
46.67
4
26.67
2
13.33
2
13.33
7
Test định hướng không gian
16
51.61
8
50.00
5
31.25
2
12.50
1
6.25
8
Cảm giác thời gian (s)
24
77.42
20
83.33
3
12.50
1
4.17
0
-
9
Test gỡ đường rối (đ)
17
54.84
8
47.06
9
52.94
0
-
0
-
10
Khả năng (hiệu suất) phân phối chú ý (%)
18
58.06
11
61.11
5
27.78
1
5.56
1
5.56
11
Tương quan số học (đ)
24
77.42
21
87.50
3
12.50
0
-
0
-
12
Cảm giác nguy hiểm (đ)
18
58.06
12
66.67
2
11.11
1
5.56
2
11.11
B
Nhóm test chuyên môn
1
Trí nhỡ tĩnh (điểm)
26
83.87
20
76.92
4
15.38
2
7.69
0
-
2
Trí nhớ thực hành (điểm)
24
77.42
18
75.00
5
20.83
1
4.17
0
-
3
Tính toán phương án (đ)
15
48.39
12
80.00
1
6.67
1
6.67
1
6.67
4
Lựa chọn phương án tối ưu (đ)
14
45.16
10
71.43
2
14.29
1
7.14
1
7.14
5
Chiếu hết sau 2 nước (đ)
27
87.10
22
81.48
5
18.52
0
-
0
-
6
Cờ thế chiếu hết sau 3 nước (đ)
28
90.32
24
85.71
3
10.71
1
3.57
0
-
7
Cờ thế chiếu hết sau 4 nước (đ)
15
48.39
11
73.33
3
20.00
1
6.67
0
-
8
Đánh giá các phương án có thể nảy sinh (đ)
13
41.94
10
76.92
2
15.38
1
7.69
0
-
9
Cờ thế (cờ tàn) dưới dạng xử lý ưu thế (đ)
16
51.61
10
62.50
3
18.75
3
18.75
0
-
10
Cờ thế cờ tàn (đ)
13
41.94
10
76.92
3
23.08
1
7.69
0
-
11
Chiến lược chơi (đ)
14
45.16
10
71.43
2
14.29
1
7.14
1
7.14
12
Đổi quân (đ)
10
32.26
6
60.00
2
20.00
1
10.00
1
10.00
13
Phân tích tư duy thành lời (điểm)
11
35.48
7
63.64
3
27.27
1
9.09
0
-
14
Trí nhớ khai cuộc (điểm)
17
54.84
12
70.59
4
23.53
1
5.88
0
-
15
Phân tích thế trận (đ)
26
83.87
19
73.08
5
19.23
2
7.69
0
-
16
Đánh giá thế trận (đ)
18
58.06
10
55.56
6
33.33
2
11.11
0
-
17
Lập kế hoạch (đ)
24
77.42
21
87.50
2
8.33
1
4.17
0
-
18
Cờ thế nghệ thuật (đ)
14
45.16
10
71.43
1
7.14
1
7.14
2
14.29
19
Test tấn công Vua (đ)
15
48.39
11
73.33
2
13.33
1
6.67
1
6.67
20
Test tấn công trung tâm (đ)
12
38.71
10
83.33
1
8.33
1
8.33
0
-
21
Test nhãn quan cờ tàn (đ)
12
38.71
10
83.33
2
16.67
0
-
0
-
22
Test chuẩn bị khai cuộc (đ)
25
80.65
22
88.00
3
12.00
0
-
0
-
23
Tư duy dự phòng (đ)
15
48.39
10
66.67
3
20.00
2
13.33
0
-
24
Cờ tàn kỹ thuật (đ)
16
51.61
12
75.00
3
18.75
1
6.25
0
-
25
Cờ tàn chiến thuật - chiến lược (đ)
13
41.94
10
76.92
1
7.69
1
7.69
1
7.69
26
Đòn chiến thuật (đ)
12
38.71
8
66.67
4
33.33
0
-
0
-
27
Test tấn công cánh (đ)
14
45.16
10
71.43
2
14.29
1
7.14
1
7.14
28
Test phòng thủ (đ)
17
54.84
12
70.59
4
23.53
0
-
1
5.88
29
Test xác định tư duy thao tác (đ).
19
61.29
12
63.16
6
31.58
1
5.26
0
-
30
Xác định chiến lược chơi cho khai cuộc (đ)
16
51.61
13
81.25
2
12.50
1
6.25
0
-
31
Xác định sai lầm trong khai cuộc (đ).
17
54.84
14
82.35
3
17.65
0
-
0
-
32
Đòn phối hợp (đ)
26
83.87
22
84.62
3
11.54
1
3.85
0
-
33
Phân tích ván đấu
18
58.06
13
72.22
4
22.22
0
-
1
5.56
34
Phân tích thế cờ theo sơ đồ (đ)
24
77.42
20
83.33
2
8.33
2
8.33
0
-
35
Thi đấu theo thế cờ cho trước (đ)
15
48.39
10
66.67
4
26.67
1
6.67
0
-
36
Thi đấu cờ chớp (đ)
16
51.61
9
56.25
5
31.25
1
6.25
1
6.25
37
Thi đấu cờ nhanh (đ)
17
54.84
14
82.35
3
17.65
0
-
0
-
38
Khả năng tính toán các biến thế (đ)
25
80.65
22
88.00
2
8.00
1
4.00
0
-
39
Thi đấu cờ truyền thống (đ)
18
58.06
12
66.67
4
22.22
1
5.56
1
5.56
40
Thi đấu theo khai cuộc (đ)
19
61.29
17
89.47
1
5.26
1
5.26
0
-
41
Thi đấu cờ "tưởng" (đ)
10
32.26
5
50.00
4
40.00
1
10.00
0
-
42
Thi đấu cùng Kiện tướng (đ)
16
51.61
14
87.50
1
6.25
1
6.25
0
-
4) Để đánh giá trình độ tập luyện của vận động viên trong quá trình giảng dạy - huấn luyện cờ vua đại đa số các đối tượng được phỏng vấn đều lựa chọn các test sau:
1
Trắc nghiệm chỉ số tập trung (điểm)
2
Trắc nghiệm IQ (điểm)
3
Trắc nghiệm EQ (điểm)
4
Cảm giác thời gian (s)
5
Tương quan số học (điểm)
6
Trí nhớ tĩnh (điểm)
7
Trí nhớ thực hành (điểm)
8
Chiếu hết sau 2 nước (điểm)
9
Cờ thế chiếu hết sau 3 nước (điểm)
10
Phân tích thế trận (điểm)
11
Lập kế hoạch (điểm)
12
Test chuẩn bị khai cuộc (điểm)
13
Đòn phối hợp (điểm)
14
Phân tích thế cờ theo sơ đồ (điểm)
15
Khả năng tính toán các biến thế (điểm)
Đại đa số các ý kiến lựa chọn các bài thử trên đều xếp chúng ở mức độ từ quan trọng trở lên trong quá trình kiểm tra - đánh giá trình độ tập luyện của vận động viên cờ vua (đều có trên 75% ý kiến lựa chọn).
3.1.1.3. Xác định độ tin cậy và tính thông báo của các test trên đối tượng nghiên cứu:
Nhằm mục đích xác định độ tin cậy và tính thông báo của hệ thống các test đã lựa chọn, ứng dụng trong việc đánh giá trình độ tập luyện của các nam VĐV cờ vua trẻ lứa tuổi 8 - 10 trên địa bàn các tỉnh phía Bắc, chúng tôi tiến hành kiểm tra các test 2 lần trong điều kiện quy trình, quy phạm như nhau ở cả 2 lần lập test. Thời gian thực hiện test lặp lại được tiến hành sau 1 tuần, đảm bảo ở lần lập test thứ hai người thực hiện được hồi phục hoàn toàn.
Đối tượng: gồm 51 nam VĐV cờ vua lứa tuổi 8-10 (lứa tuổi 8 là 20 VĐV, lứa tuổi 9 là 17 VĐV và lứa tuổi 10 là 14 VĐV) thuộc các trung tâm cờ vua mạnh: Hà Nội, Bắc Giang, Ninh Bình.
Địa điểm: Trung tâm Thể dục thể thao tại Hà Nội, Bắc Giang, Ninh Bình.
Thời gian kiểm tra: tuần đầu tiên và tuần thứ 2 tháng 5/2011
Kết quả được chúng tôi trình bày ở bảng 3.2.
Kết quả ở bảng 3.2 cho thấy: Lứa tuổi 8 có 12/15 test, lứa tuổi 9 có 12/15 test, lứa tuổi 10 có 13/15 test. Các test trên đều có hệ số tương quan từ 0.8 trở lên thể hiện độ tin cậy trên đối tượng nghiên cứu. Nghĩa là giữa 2 lần kiểm tra trên cùng một đối tượng các test trên đều thể hiện có mối tương quan mạnh cũng như có độ tin cậy cao trên đối tượng nghiên cứu. Như vậy, các test đó tiếp tục được chúng tôi nghiên cứu tiếp để ứng dụng trong thực tiễn đánh giá trình độ tập luyện cho đối tượng nghiên cứu. Còn lại ba test ở lứa tuổi 8 là các test trắc nghiệm EQ, test tương quan số học, test khả năng tính toán các biến thế. Ba te
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_ung_dung_cac_chi_so_tam_ly_va_chuyen_mon_su_pham_tro.docx