BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
LƯU TRẦN TOÀN
TUYÊN TRUYỀN HÌNH ẢNH VIỆT NAM RA THẾ GIỚI QUA BÁO CHÍ ĐỐI NGOẠI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
(Qua khảo sát các chuyên mục của kênh VTV4, báo mạng điện tử
Vietnam Plus và tạp chí in Vietnam Economic Times)
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC
HÀ NỘI – 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
LƯU TRẦN TOÀN
TUYÊN TRUYỀN HÌNH
329 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 452 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua báo chí đối ngoại trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẢNH VIỆT NAM RA THẾ GIỚI QUA BÁO CHÍ ĐỐI NGOẠI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
(Qua khảo sát các chuyên mục của kênh VTV4, báo mạng điện tử
Vietnam Plus và tạp chí in Vietnam Economic Times)
Ngành : Chính trị học
Chuyên ngành : Công tác tư tưởng
Mã số : 93 10 02 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS Phạm Minh Sơn
TS Lương Ngọc Vĩnh
HÀ NỘI - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Tác giả luận án
Lưu Trần Toàn
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH SÁCH PHỤ LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CNXH
Chủ nghĩa xã hội
CTQG
Chính trị quốc gia
EU
European Union (Liên minh châu Âu)
FDI
Foreign Development Investment (Đầu tư phát triển nước ngoài)
FTA
Free Trade Agreement (Hiệp định thương mại tự do)
HĐND
Hội đồng nhân dân
Nxb
Nhà xuất bản
THVN
Truyền hình Việt Nam
TTXVN
Thông tấn xã Việt Nam
UBND
Ủy ban nhân dân
VET
Vietnam Economic Times (Thời báo kinh tế Việt Nam)
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
DANH SÁCH PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Minh họa ưu điểm và hạn chế về phương thức tuyên truyền hình ảnh Việt Nam của VTV4, Vietnam Plus, VET.
Phụ lục 2: Danh sách các tác phẩm báo chí trong diện khảo sát (Vietnam Plus, VTV4, VET).
Phụ lục 3: Bộ mã phân tích định tính nội dung tác phẩm báo chí (VTV4, Vietnamplus và VET).
Phụ lục 4: Bảng câu hỏi phỏng vấn sâu (VTV4, Vietnamplus và VET).
Phụ lục 5: Câu trả lời phỏng vấn sâu (VTV4, Vietnamplus và VET).
Phụ lục 6: Bảng câu hỏi và Câu trả lời phỏng vấn của công chúng truyền thông ở nước ngoài.
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Các quốc gia trên thế giới đang nằm trong xu thế tất yếu khách quan của thời đại là toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Điều này đồng nghĩa với việc các quốc gia sẽ phải cạnh tranh với nhau, tìm ra các phương thức để thu hút sự quan tâm, chú ý của thế giới, khẳng định giá trị, vị thế của đất nước mình trong cộng đồng quốc tế. Do đó, bất kể quốc gia nào dù phát triển hay kém phát triển đều phải biết các quốc gia khác trên thế giới nhìn nước mình như thế nào. Đó chính là hình ảnh của quốc gia. Hình ảnh của một quốc gia tích cực hay tiêu cực có ảnh hưởng đến việc thúc đẩy thương mại, du lịch, đầu tư của nước ngoài của quốc gia đó. Trong bối cảnh đó, hình ảnh quốc gia tích cực có vai trò vô cùng quan trọng. Hình ảnh của một quốc gia được hình thành thông qua nguồn thông tin hữu cơ trong quá trình xã hội hóa của cá nhân, nguồn thông tin từ quá trình truyền thông chủ động của quốc gia đó thông qua ngoại giao công chúng hay tuyên truyền đối ngoại và nguồn thông tin từ chính trải nghiệm trực tiếp của cá nhân đó. Do đó, hình ảnh quốc gia trong lòng công chúng có thể đã lỗi thời và đi sau thực tế của quốc gia đó nếu công chúng không tiếp nhận được thông tin mới chính xác. Chính vì thế, việc thực hiện tuyên truyền hình ảnh quốc gia là một trong những việc làm cần thiết của tất cả các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam.
Tuyên truyền hình ảnh quốc gia được thực hiện thông qua nhiều phương thức và phương tiện khác nhau, trong đó có báo chí đối ngoại. Báo chí đối ngoại là một bộ phận của báo chí, hướng tới các đối tượng là người nước ngoài đang sinh sống, học tập và làm việc ở Việt Nam và công chúng ở các quốc gia trên thế giới, người Việt Nam ở nước ngoài nhằm cung cấp cho họ những thông tin chính thức của Việt Nam để làm cho họ hiểu, đồng tình, ủng hộ sự nghiệp phát triển đất nước. Khoa học công nghệ ngày càng phát triển, sự phủ sóng truyền hình qua vệ tinh, sự truyền đạt và tiếp nhận thông tin trên mạng internet và tính chính thống đã giúp cho báo chí đối ngoại có được những lợi thế giúp thu hẹp ranh giới khoảng cách địa lý, đem lại những thông tin kịp thời và mang lại hiệu quả tốt hơn so với các hình thức tuyên truyền khác. Báo chí đối ngoại làm cho thế giới hiểu Việt Nam, về những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, về những cảnh quan thiên nhiên, những giá trị về văn hóa, phẩm chất quý báu của con người, về truyền thống lịch sử dựng nước và giữ nước của Việt Nam qua đó thu hút hợp tác, đầu tư, du lịch nhiều hơn ở Việt Nam. Tuy nhiên, bối cảnh hiện nay đặt ra cho báo chí đối ngoại những thách thức không nhỏ trong quá trình phát triển. Đó là sự bùng nổ thông tin, sự phát triển và cạnh tranh quyết liệt của mạng xã hội về các phương tiện truyền thông khác.
Chính vì vậy, việc phân tích một cách toàn diện về thực trạng tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua báo chí đối ngoại là cần thiết, qua đó đề xuất những quan điểm, giải pháp để tăng cường công tác này trong thời bối cảnh toàn cầu hóa và Việt Nam đang tích cực hội nhập quốc tế. Một mặt, nghiên cứu này sẽ góp phần vào việc tổng kết các vấn đề lý luận và thực tiễn trong tuyên truyền hình ảnh Việt Nam qua hoạt động báo chí đối ngoại trong giai đoạn hiện nay. Mặt khác, những kết quả nghiên cứu của đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho nghiên cứu và giảng dạy về tuyên truyền, quan hệ quốc tế nói chung, tuyên truyền hình ảnh quốc gia nói riêng. Đó cũng chính là lý do tác giả chọn vấn đề Tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua báo chí đối ngoại trong giai đoạn hiện nay làm đề tài luận án tiến sĩ ngành Chính trị học chuyên ngành Công tác tư tưởng.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận chung và khảo sát thực trạng tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua báo chí đối ngoại, tác giả luận án đề xuất một số quan điểm, giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua báo chí đối ngoại trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận án tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, phân tích làm rõ cơ sở lý luận về tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua báo chí đối ngoại: hệ thống hóa, làm rõ các khái niệm cơ bản, xác định các yếu tố cấu thành tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua báo chí đối ngoại.
Thứ hai, khảo sát thực trạng tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua báo chí đối ngoại, đánh giá ưu điểm, hạn chế của các chủ thể, nội dung, phương thức, kết quả tuyên truyền, nêu rõ nguyên nhân và những kết quả đạt được.
Thứ ba, trên cơ sở kết quả khảo sát thực trạng và dự báo tình hình, tác giả đề xuất một số quan điểm, giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua báo chí đối ngoại trong thời gian tới.
3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua báo chí đối ngoại.
3.2. Khách thể
Khách thể của đề tài là báo chí đối ngoại Việt Nam, bao gồm cơ cấu, số lượng và chất lượng nhân sự, nội dung tuyên truyền, phương thức tuyên truyền, kết quả tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới trên báo chí đối ngoại.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về khách thể:
Hiện nay, ở nước ta có khá nhiều cơ quan báo chí đối ngoại hoặc cơ quan báo chí có các ấn phẩm đối ngoại thuộc quyền quản lý của Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ Ngoại giao, Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Việt Nam, TTXVN, Đài THVN, Đài Tiếng nói Việt Nam Trong khuôn khổ đề tài này, tác giả chỉ lựa chọn những kênh/ấn phẩm thường xuyên có nội dung tuyên truyền/quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới, tiêu biểu cho báo hình là VTV4, báo mạng điện tử là Vietnam Plus, báo in là Vietnam Economic Times.
Đối với kênh VTV4 do Ban truyền hình đối ngoại Đài THVN phụ trách, tác giả luận án khảo sát ba chuyên mục: Vietnam Discovery (Khám phá Việt Nam), Culture Mosaic (Mảnh ghép văn hóa), Fine Cuisine (Ẩm thực ngon). Đây là những chuyên mục tiêu biểu nhất của VTV4 về tuyên truyền/quảng bá hình ảnh Việt Nam, phát bằng tiếng Anh và có phụ đề tiếng Việt, phù hợp với cả hai nhóm công chúng là người nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài. Ngoài phát sóng chính thức trên VTV4, thông qua hệ thống truyền hình cáp, vệ tinh, trên internet, các chuyên mục này còn được phát sóng trên kênh truyền hình Ariang của Hàn Quốc, giúp tăng khả năng tiếp nhận của công chúng.
Đối với báo mạng điện tử www.vietnamplus.vn (Vietnam Plus) phần nội dung tiếng nước ngoài do Ban biên tập Đối ngoại TTXVN phụ trách, tác giả lựa chọn chuyên mục Thăng Long - Hà Nội, chuyên mục tập trung nhiều nhất các bài viết tuyên truyền quảng bá hình ảnh Việt Nam và được thực hiện với 4 ngoại ngữ là Anh, Pháp, Tây Ban Nha và Trung Quốc. Tác giả lựa chọn phiên bản tiếng Anh để thuận tiện cho việc nghiên cứu. Có thể nói, Vietnam Plus là tờ báo đối ngoại chủ lực của TTXVN. Do là báo mạng điện tử, lại phát bằng nhiều ngôn ngữ nước ngoài nên có ưu thế về khả năng tiếp cận khán giả với số lượng truy cập cao, đối tượng tác động rộng.
Đối với tạp chí in Vietnam Economic Times do Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam phụ trách, tác giả lựa chọn khảo sát ba chuyên mục: Cover story (Câu chuyện chủ đề), Special Report (Báo cáo đặc biệt) và Bussiness report (Báo cáo kinh doanh) - những chuyên mục tiêu biểu có nội dung giới thiệu Việt Nam về lĩnh vực kinh tế, những thành tựu phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam. Với việc tập hợp, nghiên cứu 130 bài báo viết bằng tiếng Anh của ba chuyên mục này, tác giả có đủ số lượng thông tin cần thiết để hệ thống hóa, so sánh, phân tích để đánh giá được thực trạng tuyên truyền hình ảnh Việt Nam về kinh tế trên báo in.
Do loại hình phát thanh không đặc trưng về các chuyên mục quảng bá hình ảnh Việt Nam nên phát thanh không được khảo sát trong luận án này.
- Phạm vi về thời gian khảo sát: tác giả chọn tất cả các tác phẩm báo chí của các chuyên mục, các kênh, tờ báo trong diện khảo sát, phát sóng, đăng tải từ 01/01/2016 đến 31/12/2016. Đây là khoảng thời gian đủ lớn để phân tích nội dung các bài viết về tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới. Cụ thể:
* VTV4: Trong năm 2016, có tổng cộng 93 phóng sự trong ba chuyên mục của VTV4, trong đó 27 thuộc chuyên mục Vietnam Discovery, 26 thuộc chuyên mục Fine Cuisine, 40 thuộc chuyên mục Culture Mosaic. Trong đó, có nhiều phóng sự được phát lại (Xem phụ lục 2.2).
* Vietnam Plus: Trong năm 2016, có 48 bài viết trong 03 chuyên mục Attraction (Địa điểm hấp dẫn), Food (Ẩm thực), Culture (Văn hóa) (Attraction: 32 bài, Food: 5 bài, Culture: 11 bài) (Xem phụ lục 2.1).
* Vietnam Economic Times: Trong năm 2016, có 130 bài viết trong các chuyên mục Cover story (Câu chuyện chủ đề), Special Report (Báo cáo đặc biệt) và Bussiness report (Báo cáo kinh doanh) (Xem phụ lục 2.3).
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác tư tưởng, tuyên truyền, tuyên truyền đối ngoại, thông tin đối ngoại, báo chí - truyền thông Đồng thời, trong quá trình thực hiện luận án, tác giả cũng lựa chọn và sử dụng những lý thuyết truyền thông, lý luận nguyên lý tuyên truyền của các nhà khoa học trên thế giới và Việt Nam.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận của đề tài là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Trong nghiên cứu tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua báo chí đối ngoại, phương pháp này được thể hiện ở những đặc trưng cơ bản: thứ nhất, các sự vật, hiện tượng trong thế giới đều có mối liên hệ và tác động qua lại với nhau; thứ hai, các sự vật, hiện tượng luôn vận động và chuyển hoá không ngừng; thứ ba, sự phát triển không phải là sự tăng trưởng giản đơn mà được diễn ra từ sự thay đổi về lượng đến thay đổi về chất; thứ tư, đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc của sự vận động, phát triển của sự vật. Thực chất của chủ nghĩa duy vật mácxít được thể hiện ở ba đặc trưng cơ bản: thứ nhất, thế giới thống nhất ở tính vật chất và luôn vận động biến đổi không ngừng; thứ hai, vật chất là cái có trước, ý thức, tư duy là cái có sau; thứ ba, con người có thể nhận thức được thế giới và các quy luật của nó. Đồng thời, khi nghiên cứu đề tài, vận dụng phương pháp luận Mác - Lênin phải quán triệt nguyên tắc lý luận gắn bó chặt chẽ với thực tiễn, tổng kết thực tiễn để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận.
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành của các khoa học: Chính trị học, Báo chí học, Quan hệ quốc tế, Quan hệ công chúng, Xã hội học, trong đó các phương pháp của Chính trị học là chủ đạo.
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể là: lịch sử và lôgíc, phân tích và tổng hợp, so sánh đối chiếu, hệ thống, quy nạp, diễn dịch, thống kê, nghiên cứu tài liệu, phương pháp phân tích nội dung văn bản, quan sát thực tiễn, phỏng vấn sâu...
- Phương pháp lịch sử và logic: Theo phương pháp lịch sử, mọi sự vật, hiện tượng đều đặt trong bối cảnh lịch sử cụ thể, gắn với hoàn cảnh chung của đất nước, khu vực và quốc tế. Sử dụng những tư liệu, dữ kiện lịch sử, chọn lọc những trường hợp điển hình để hệ thống hóa, mô hình hóa sự kiện. Theo phương pháp logic, các sự vật, hiện tượng phải đặt trong quá trình vận động và phát triển theo quy luật khách quan, trong mối liên hệ, tác động qua lại với các sự vật, hiện tượng liên quan. Phương pháp lôgic và lịch sử còn được dùng để khái quát hóa các vấn đề nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước theo các chủ đề, vấn đề xác định và trình bày theo thời gian công bố các công trình nghiên cứu.
- Phương pháp tổng hợp và phân tích: Đây là những phương pháp được sử dụng để thu thập và đánh giá các nguồn tài liệu, khai thác thông tin từ các nguồn có sẵn, bao gồm các văn kiện của Đảng và Nhà nước ở Trung ương và địa phương, các báo cáo định kỳ và báo cáo chuyên đề của các cơ quan báo chí, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài. Trên cơ sở làm rõ những nội dung cụ thể của các công trình nghiên cứu đã công bố, xem xét, phân tích các bài báo, chuyên mục, chuyên trang, từ đó rút ra những dữ liệu, thông tin cần thiết phục vụ cho mục đích nghiên cứu, và khái quát lại thành những nhóm vấn đề để có cái nhìn tổng quan.
- Phương pháp phân tích nội dung văn bản
Luận án sử dụng phương pháp phân tích nội dung văn bản trên 3 loại hình báo chí trong diện khảo sát nhằm khái quát hóa và lượng hóa nội dung một cách có hệ thống. Đối với báo (tạp chí) in và báo mạng điện tử, nội dung được phân tích thông qua văn bản. Đối với truyền hình, nội dung được phân tích thông qua lời nói và phụ đề.
- Phương pháp so sánh: So sánh, đối chiếu giữa các thể loại báo chí với nhau, từ đó đánh giá những ưu điểm, hạn chế của từng loại hình, thể loại báo chí. Đồng thời tác giả so sánh, nhận xét quan điểm của các tác giả trong nước với các tác giả ngoài nước về các vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp hệ thống: Cho phép xem xét nghiên cứu các vấn đề trong tổng thể chung, trong mối liên hệ, tương tác với các sự vật, hiện tượng khác trong hệ thống. Theo đó, với phương pháp này, vấn đề nghiên cứu là báo chí đối ngoại cần được đặt trong quan hệ đối chứng với báo chí nói chung, báo chí đối nội nói riêng; trong quan hệ biện chứng với sự tác động của nhiều yếu tố: yếu tố truyền thống, yếu tố thời đại, yếu tố trong nước, yếu tố quốc tế, các yếu tố khách quan và chủ quan
- Phương pháp quy nạp và diễn dịch: Được dùng để làm rõ các vấn đề, nội dung, hình thức của các loại hình báo chí đối ngoại khi tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới.
- Phương pháp thống kê: Dùng để thống kê tài liệu, số liệu, sự kiện, dữ liệu... có được trong quá trình nghiên cứu, tiếp cận thông tin.
Các phương pháp thu thập thông tin:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thu thập, sắp xếp các nguồn tài liệu trong nước và quốc tế liên quan đến đề tài, từ những quan điểm, lý thuyết đến các số liệu thống kê, các công trình khoa học, phân tích làm rõ các vấn đề liên quan đến cơ sở lý luận, phương pháp luận và những vấn đề thực tiễn mà đề tài đặt ra. Để khảo sát thực trạng tuyên truyền hình ảnh Việt Nam, luận án thu thập thông tin qua nghiên cứu các báo cáo, văn bản liên quan.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Được thực hiện với cán bộ quản lý của 3 cơ quan báo chí và một số người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài tiếp nhận các sản phẩm báo chí về Việt Nam. Về cán bộ quản lý, Tại VTV4 là Trưởng ban VTV4 và Phó trưởng phòng tiếng Anh; tại TTXVN là Trưởng ban biên tập đối ngoại; tại Thời báo kinh tế là Phó Tổng biên tập để khai thác những thông tin toàn diện về tổ chức và hoạt động của kênh, báo và tạp chí. Về người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài, do đây là đối tượng khó tiếp cận nên tác giả thu về được 8 kết quả phỏng vấn bao gồm 7 người Việt Nam và 1 người nước ngoài để bổ sung minh chứng cho phương thức và kết quả tuyên truyền.
Phương pháp xử lí thông tin:
Luận án sử dụng phần mềm Nvivo dựa trên bộ mã hóa định tính (Phụ lục 3) để phân tích nội dung thông tin trên các tác phẩm báo chí trong diện khảo sát.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Hệ thống hóa, đưa ra định nghĩa mới về tuyên truyền, tuyên truyền đối ngoại trong giai đoạn hiện nay, phân biệt tuyên truyền với các thuật ngữ có liên quan khác. Đưa ra định nghĩa báo chí đối ngoại, phân biệt báo chí đối ngoại với báo chí đối nội.
- Làm rõ cơ sở lý luận của “hình ảnh quốc gia” bao gồm định nghĩa, đặc điểm, phân biệt hình ảnh quốc gia với các khái niệm có liên quan khác;
- Đưa ra quan niệm về tuyên truyền hình ảnh quốc gia ra thế giới qua báo chí đối ngoại, chỉ rõ và hệ thống hóa các yếu tố cấu thành của tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua báo chí đối ngoại;
- Chỉ ra thực trạng tuyên truyền hình ảnh Việt Nam trên báo chí, bao gồm ưu điểm và hạn chế, nguyên nhân;
- Đề xuất những quan điểm mang tính nguyên tắc và những giải pháp căn cứ cần phải khắc phục, nhằm tăng cường tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới thông qua báo chí đối ngoại.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Về lý luận, đây là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu có hệ thống, quy mô về thực trạng, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua báo chí đối ngoại. Vì vậy, đề tài có ý nghĩa lý luận, góp phần bổ sung hệ thống những vấn đề lý luận của công tác tư tưởng, công tác tuyên truyền, tuyên truyền đối ngoại nói chung, báo chí đối ngoại và tuyên truyền hình ảnh quốc gia nói riêng.
- Về thực tiễn, những kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở để các nhà lãnh đạo, quản lý ở các Ban tuyên giáo, báo chí truyền thông, các cơ quan báo chí đối ngoại tham khảo để xây dựng chính sách, kế hoạch phát triển cơ quan mình, nhất là tăng cường chất lượng, hiệu quả của tuyên truyền đối ngoại qua báo chí.
Công trình này có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy về tuyên truyền, công tác tư tưởng, thông tin đối ngoại, truyền thông đối ngoại, truyền thông quốc tế, quảng bá hình ảnh quốc gia và gợi mở hướng nghiên cứu tiếp theo cho những người quan tâm.
7. Kết cấu của đề tài luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, Nội dung của luận án gồm có phần tổng quan, 3 chương, 9 tiết.
TỔNG QUAN
TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN TUYÊN TRUYỀN
HÌNH ẢNH VIỆT NAM RA THẾ GIỚI QUA BÁO CHÍ ĐỐI NGOẠI
1. Những công trình nghiên cứu về tuyên truyền, tuyên truyền đối ngoại, tuyên truyền hình ảnh quốc gia
Tuyên truyền, tuyên truyền đối ngoại, hình ảnh quốc gia và báo chí đối ngoại đã được nhiều học giả trong và ngoài nước nghiên cứu ở các mức độ, cách tiếp cận khác nhau. Trên cơ sở tổng quan những công trình liên quan đến tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua báo chí đối ngoại, có thể khái quát thành các vấn đề cơ bản như sau:
1.1. Những công trình nghiên cứu về tuyên truyền và tuyên truyền đối ngoại
Trên thế giới, vấn đề tuyên truyền và tuyên truyền đối ngoại đã được nghiên cứu khá nhiều, tiêu biểu là công trình của Everette E. Dennis và John C.Merrill (1991), Media Debates Issues in Mass Communication (Vấn đề tranh luận trên truyền thông về truyền thông đại chúng). Trong công trình này, tác giả bàn đến khái niệm về tuyên truyền trong đó nhấn mạnh đến bản chất của tuyên truyền là một quá trình truyền thông có những kĩ thuật, thủ thuật nhất định; mục đích của tuyên truyền là làm cho đối tượng làm, đi hoặc ủng hộ niềm tin và ý tưởng của mình [9, tr.197].
Cuốn sách R.A.Nelson (1996), A Chronology and Glossary of Propaganda in the United States, Greenwood (Niên biểu và Chú giải thuật ngữ về tuyên truyền ở Mỹ) cũng đưa ra định nghĩa về tuyên truyền, trong đó ông cho rằng, đối tượng tuyên truyền là một nhóm công chúng mục tiêu xác định, nội dung của mục đích là tư tưởng, chính trị hay thương mại; phương tiện là các kênh truyền thông đại chúng và truyền thông trực tiếp [87, tr.103].
Chương 11 với tiêu đề Global Communication and Propaganda (Truyền thông và Tuyên truyền toàn cầu), trong cuốn Global Communication, Belmont Thomson Wadsworth (2007), tác giả Richard C Vincent nhấn mạnh đến các yếu tố kỹ thuật của tuyên truyền, nhất là kỹ thuật thuyết phục [96, tr. 253-256]. Ông cũng cho rằng, quảng cáo về bản chất cũng được coi là hoạt động tuyên truyền. Đồng thời lần theo nguồn gốc của thuật ngữ tuyên truyền, tác giả cũng cho thấy rõ các ngành ngoại giao công chúng, quan hệ công chúng có nguồn gốc từ tuyên truyền và về bản chất đều dùng các kỹ thuật của tuyên truyền là thuyết phục gây ảnh hưởng đối với đối tượng [96, tr.253-256] . Về tuyên truyên đối ngoại, tác giả cho rằng, tất cả các quốc gia đều sử dụng chiến dịch tuyên truyền ở cả cấp độ trong nước và nước ngoài. Tuyên truyền trong phạm vi truyền thông quốc tế được sử dụng theo ba cách, trong đó, mục tiêu tạo ảnh hưởng ra quốc tế, thay đổi, nâng cao nhận thức, danh tiếng của quốc gia là phù hợp nhất với tuyên truyền đối ngoại. Hai mục tiêu còn lại phù hợp với việc sử dụng truyền thông quốc tế trong mục tiêu đối nội [96]. Cuốn sách của G.S.Jowett & V.O’Donnell (2012), Propaganda and Persuasion (Tuyên truyền và Thuyết phục) khi giải nghĩa thuật ngữ tuyên truyền đã nhấn mạnh đến tính mục đích của tuyên truyền là nhằm hình thành nhận thức, tác động đến hiểu biết và hướng dẫn hành vi để đạt được phản hồi theo mong muốn của người tuyên truyền [86, tr.1].
Bài nghiên cứu của John Martin (1971), Effectiveness of International Propaganda (Hiệu quả của tuyên truyền quốc tế) đưa ra định nghĩa về tuyên truyền và tuyên truyền quốc tế và nêu rõ các hình thức, chủ thể, đối tượng, mục đích của tuyên truyền quốc tế. Bài viết phân tích sâu về bản chất của tuyên truyền, cho rằng đó là hoạt động truyền thông; tính chất của tuyên truyền là thuyết phục. Trong định nghĩa tuyên truyền quốc tế (khi đề cập đến tuyên truyền trong phạm vi quốc tế của bài nghiên cứu), các tác giả nêu rõ chủ thể của tuyên truyền quốc tế là Chính phủ, cơ quan tuyên truyền quốc tế; đối tượng là công chúng nước ngoài, nêu các hình thức của truyền thông quốc tế là bản tin radio, thông cáo báo chí, sách, sách mỏng, và tạp chí định kỳ về thiên nhiên, nghệ thuật nói chung hoặc chuyên biệt, và các chương trình văn hóa, triển lãm, phim, hội thảo, lớp học ngôn ngữ, dịch vụ tra cứu, và các liên lạc cá nhân; và mục đích của các hình thức này tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của quốc gia [90].
Ở Việt Nam, những vấn đề lý luận về tuyên truyền và tuyên truyền đối ngoại đã được công bố rộng rãi. Từ năm 2006, trong cuốn giáo trình Nguyên lý Tuyên truyền, tập thể tác giả Khoa Tuyên truyền, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã nghiên cứu một cách hệ thống, bài bản, chuyên sâu về công tác tuyên truyền. Các tác giả đã đưa ra một số vấn đề lý luận chung về tuyên truyền, bao gồm định nghĩa, chức năng, nhiệm vụ và các giải pháp đổi mới tuyên truyền; tuyên truyền trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, đối ngoại, trong đó bao gồm: nội dung, phương thức, lực lượng, các giải pháp đổi mới. Đó đều là những tri thức nền tảng giúp hình thành được các vấn đề lý luận của cấu trúc công tác tuyên truyền. Trong cuốn giáo trình này, dựa trên quan điểm Mác- Lênin, các tác giả đã sử dụng định nghĩa về tuyên truyền của Đại từ điển Bách khoa Liên Xô để triển khai các nội dung liên quan. Theo đó, tuyên truyền được hiểu theo hai nghĩa: rộng và hẹp. Theo nghĩa rộng tuyên truyền là truyền bá quan điểm, tư tưởng về chính trị, về triết học, khoa học, nghệ thuật. Theo nghĩa hẹp, đó là truyền bá những nội dung về chính trị, tư tưởng [32].
Về tuyên truyền đối ngoại, cuốn giáo trình Nguyên lý Tuyên truyền của Khoa Tuyên truyền Học viện Báo chí và Tuyên truyền (2006) cũng đã đưa ra định nghĩa, nội dung, lực lượng, hình thức, đối tượng, phương tiện của tuyên truyền đối ngoại. Các tác giả cho rằng, tuyên truyền đối ngoại là một phương thức tổng hợp; có phạm vi là toàn thế giới; có mục đích là nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quốc gia trong quá trình phát triển và thực hiện mục tiêu đối ngoại. Nội dung của tuyên truyền đối ngoại là tuyên truyền về đất nước, con người, truyền thống lịch sử, và nền văn hóa Việt Nam ra nước ngoài; hệ thống thông tin đại chúng là lực lượng, phương tiện chủ lực thực hiện việc chuyển tải thông tin ra nước ngoài [32]. Hình thức, phương tiện của tuyên truyền đối ngoại là hệ thống thông tin đại chúng; báo chí đối ngoại xuất bản bằng các thứ tiếng; các hoạt động đối ngoại của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, nhất là khi thăm và đón tiếp nước ngoài ở Việt Nam; tổ chức các sự kiện quốc tế ở trong nước và nước ngoài; hoạt động thông tin qua tiếp xúc với người nước ngoài của quan chức Chính phủ, và của nhân dân các nước đó. Cuốn giáo trình cũng phân biệt sự giống và khác nhau giữa thuật ngữ “thông tin” và “tuyên truyền”, “tuyên truyền đối ngoại” và “thông tin đối ngoại”. Thông tin chủ yếu có ý nghĩa thông báo; còn tuyên truyền không chỉ nhằm thông báo mà còn có tính mục đích rõ ràng. Nhưng nếu thông tin được thực hiện bởi các chủ thể vốn đã có quan điểm, thái độ nhất định với các nội dung được thông tin, do đó cũng có tính định hướng. Vì vậy, “thông tin đối ngoại” và “tuyên truyền đối ngoại” đều có cùng bản chất và do đó tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc thực hiện chính sách đối ngoại đa dạng hoá, đa phương hoá của Đảng và Nhà nước [32]. Có thể nói, đây là công trình giúp ích thiết thực cho nghiên cứu tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua báo chí đối ngoại, nhất là cơ sở lý luận.
Tác giả Lê Thanh Bình chủ biên cuốn Giáo trình đại cương Truyền thông quốc tế (2012), khi đề cập đến lý luận về truyền thông quốc tế, đã chỉ rõ đối tượng của truyền thông quốc tế trong tuyên truyền là “các quốc gia, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, các tập đoàn kinh tế, chính trị, xã hội hoặc các nhóm lợi ích và cả những cá nhân có vai trò quan trọng đến việc ra quyết định hoặc hoạch định chính sách”; và “những công dân của nước sở tại và công dân của nước ngoài đang sinh sống, học tập ở nước sở tại đó” [9]. Các hình thức của tuyên truyền trong truyền thông đối ngoại bao gồm báo chí (với báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử), truyền miệng, tờ rơi, bích trương, pano, áp phích, các hình thức, tác phẩm văn học, nghệ thuật, điện ảnh, triễn lãm văn hóa thương mại, các chương trình trao đổi, giao lưu giữa các hiệp hội, các viện trợ nhân đạo, cấp học bổng và nhiều hình thức đa dạng khác [9].
Cuốn sách Đổi mới Thông tin đối ngoại trong thời kỳ hội nhập quốc tế ở Việt Nam của Nguyễn Hữu Cát (chủ biên) (2015) trình bày sự giống và khác nhau về đối tượng, nội dung, phương thức, lực lượng giữa thông tin đối ngoại và thông tin đối nội. Đối tượng của thông tin đối nội là quần chúng nhân dân trong nước, trong khi của thông tin đối ngoại đa dạng và phức tạp hơn. Mục tiêu của thông tin đối nội là “quán triệt và triển khai đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước”, trong khi đó mục tiêu của thông tin đối ngoại là “nhằm tranh thủ sự ủng hộ của thế giới để tạo môi trường thuận lợi cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước”. Do đó mục tiêu, đối tượng khác nhau nên nội dung và phương thức cũng khác nhau. Nội dung của thông tin đối ngoại có chọn lọc hơn cho phù hợp với nhiều đối tượng đa dạng và chú trọng đến nội dung giới thiệu quảng bá hình ảnh Việt Nam [11]. Qua đó, các đặc điểm này cũng góp phần giúp phân biệt thêm sự khác nhau giữa báo chí đối ngoại và báo chí đối nội. Đây là những tri thức hữu ích cho nghiên cứu về tuyên truyền và tuyên truyền đối ngoại.
Công trình Lý thuyết truyền thông của tác giả Nguyễn Văn Dững (2011) cũng đã đề cập, so sánh khái niệm tuyên truyền với truyền thông, phân tích những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai thuật ngữ này. Tác giả đã dẫn lời của V.Lênin khi cho rằng, tuyên truyền là đem chân lý đến cho người nghe [15]. Đây là một căn cứ quan trọng để phân tích, giải thích rõ tính hai chiều của tuyên truyền, phản bác lại quan điểm cho rằng, tuyên truyền mang tính áp đặt, một chiều.
Cuốn Cơ sở lý luận công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam (2017) của tác giả Lương Khắc Hiếu là công trình nghiên cứu khá cơ bản về công tác tư tưởng, trong đó nhấn mạnh đến công tác tuyên truyền, bộ phận cấu thành của công tác tư tưởng. Tác giả đã hệ thống hóa và xây dựng được khái niệm và cấu trúc của tuyên truyền bao gồm: mục đích, đối tượng, chủ thể, nội dung, phương pháp, hình thức, phương tiện, hiệu quả [28], trong đó có đề xuất nhiều ý tưởng mới liên quan đến công tác tuyên truyền. Đây là căn cứ quan trọng để tham khảo, làm rõ những vấn đề lý luận của tuyên truyền đối ngoại.
Như vậy, vấn đề tuyên truyền, tuyên truyền đối ngoại đã được nghiên cứu rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới và ở Việt Nam. Việt Nam coi tuyên truyền là một bộ phận quan trọng của công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, nên việc nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn đã được triển khai từ lâu, nhưng gần đây mới xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này. Quan điểm của các học giả phương Tây thường nhấn mạnh tính một chiều, mang tính áp đặt của thuật ngữ tuyên truyền, nhất là khi gắn với bộ máy tuyên truyền của chủ nghĩa phát xít Đức, nhưng vẫn có tác giả đồng tình với quan điểm mác xít, khi nhấn mạnh tính hai chiều, tính tương tác giữa người tuyên truyền và người được tuyên truyền, tính thuyết phục, sự tự nguyện tiếp nhận của đối tượng tuyên truyền. Dựa trên những nguyên lý tuyên truyền, vấn đề tuyên truyền đối ngoại cũng đã được triển khai rộng rãi và đạt được những thành quả q... kỹ về thực trạng công tác thông tin đối ngoại ở Việt Nam, chỉ rõ những hạn chế, từ đó đề xuất các giải pháp đổi mới công tác này trong thời kỳ đẩy mạnh hội nhập quốc tế [11]. Tác giả Doãn Thị Thuận (2015), trong bài viết “Báo chí điện tử với hoạt đông thông tin đối ngoại - cơ hội và thách thức” chỉ ra những ưu thế, thách thức của báo điện tử trong hoạt động thông tin đối ngoại. Trong đó có đề cập đến thách thức của báo điện tử là sự cạnh tranh gay gắt với các trang mạng xã hội, blog cá nhân vốn không mang tính chính thức, độ tin cậy không cao nhưng có thông tin nhanh. Đồng thời, bài viết cũng đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả của báo điện tử trong thông tin đối ngoại [56].
Một số luận văn thạc sĩ nghiên cứu vấn đề này là: Báo mạng điện tử với việc quảng bá hình ảnh Việt Nam của Nguyễn Hoàng Yến (2012); Tổ chức thông tin đối ngoại trên các báo mạng điện tử của Thông tấn xã Việt Nam của Lê Thị Thanh Huyền (2013); Tổ chức sản xuất sản phẩm báo chí đối ngoại ở Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Ninh nhìn từ góc độ báo chí đa phương tiện của Trần Thị Trường Giang (2015); Quảng bá văn hóa Việt Nam cho người Việt Nam ở nước ngoài qua kênh VTV4 của Lê Thanh Thủy (2012) cũng đã đề cập đến vấn đề thực trạng và giải pháp đấy mạnh hoạt động quảng bá hình ảnh VIệt Nam thông qua các sản phẩm báo chí đối ngoại.
Tóm lại, các công trình nêu trên đã làm rõ một số vấn đề lý luận, đánh giá thực trạng và đưa ra nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng báo chí đối ngoại trong thực hiện nhiệm vụ thông tin đối ngoại nói chung và quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới nói riêng. Nhìn chung, các giải pháp của các công trình trên đưa ra đều hướng đến giải quyết các vấn đề về chủ thể, các yếu tố tác động. Phần lớn các công trình đưa ra các giải pháp như: nâng cao số lượng và chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao nguồn tài chính, có cơ chế đổi mới, sáng tạo trong tổ chức sản xuất sản phẩm báo chí đối ngoại, cải tiến hình thức, đa dạng hóa thể loại, mở rộng phạm vi, đối tượng công chúng. Qua đó, là tiền đề để luận án tiếp tục đưa ra các giải pháp cụ thể và tốt hơn giúp nâng cao tuyên truyền hình ảnh Việt Nam qua báo chí đối ngoại.
3. Những kết quả đạt được và vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
3.1. Những kết quả đạt được
Nhìn chung, các công trình có liên quan đến luận án đã giúp đưa ra được những khái niệm, đặc điểm, hệ thống cấu trúc của tuyên truyền, báo chí đối ngoại, hình ảnh Việt Nam, tuyên truyền hình ảnh Việt Nam. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, về tuyên truyền và tuyên truyền đối ngoại, các công trình về công tác tư tưởng, tuyên truyền đã cung cấp cơ sở lý luận vững chắc về công tác tư tưởng, tuyên truyền qua đó là nền tảng lý luận giúp đưa ra được khái niệm và các thành tố trong cấu trúc của tuyên truyền. Nhiều công trình nước ngoài đã giúp làm rõ thêm về bản chất, tính chất, nội dung, đối tượng, mục đích của tuyên truyền giúp trung tính hóa định nghĩa tuyên truyền, vốn thường được các nước phương Tây xem là tiêu cực. Công trình nước ngoài và Việt Nam đã phân biệt được tuyên truyền với các khái niệm khác là truyền thông, giáo dục, thông tin. Các tác giả đã làm rõ định nghĩa, mục đích, hình thức, nội dung của tuyên truyền đối ngoại hay tuyên truyền quốc tế; nêu được sự liên hệ giữa tuyên truyền đối ngoại và thông tin đối ngoại; chỉ rõ được định nghĩa và các đặc điểm của chủ thể, phương pháp, hình thức của công tác tư tưởng qua đó giúp làm rõ được cấu trúc của tuyên truyền.
Thứ hai, về hình ảnh quốc gia, nhiều công trình quốc tế khi đưa ra định nghĩa về hình ảnh địa điểm, hình ảnh điểm đến, hình ảnh quốc gia đã giúp làm rõ được bản chất và nguồn gốc hình thành của hình ảnh địa điểm nói chung và hình ảnh quốc gia nói riêng. Một số công trình quốc tế về hình ảnh quốc gia, thương hiệu quốc gia cũng đã giúp làm rõ được các đặc điểm của hình ảnh, hình ảnh quốc gia, đặc điểm và lợi ích của “hình ảnh quốc gia tốt”, “hình ảnh quốc gia xấu”. Nhiều công trình giúp phân biệt được sự khác nhau giữa hai thuật ngữ hình ảnh quốc gia, bản sắc quốc gia, danh tiếng quốc gia, thương hiệu quốc gia. Đồng thời nhiều báo cáo chuyên môn của các tổ chức nước ngoài cũng đưa ra những chỉ số đo lường thương hiệu quốc gia.
Thứ ba, về báo chí đối ngoại, báo chí đối ngoại ở các nước phương Tây chủ yếu chỉ bao gồm hai loại hình là phát thanh và truyền hình, có mục đích là cung cấp thông tin, quảng bá thiện chí của quốc gia mình và gây ảnh hưởng đến công chúng quốc tế. Về lý thuyết, cơ quan phát thanh, truyền hình đối ngoại là do nhà nước tài trợ nhưng trên thực tiễn có nhiều cơ quan phát thanh truyền hình quốc tế không do nhà nước tài trợ. Trong khi đó báo chí đối ngoại ở Trung Quốc bao hàm tất cả các loại hình báo chí là phát thanh, truyền hình, báo in, báo mạng và website của cả nhà nước và các tổ chức khác ở trung ương và địa phương. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam đều thống nhất cho rằng, báo chí đối ngoại là loại hình báo chí nhằm gây ảnh hưởng có nhiệm vụ thông tin cho đối tượng là người nước ngoài trên thế giới và ở Việt Nam, người Việt Nam ở nước ngoài với mục đích làm cho họ hiểu về Việt Nam, và ủng hộ sự nghiệp phát triển đất nước của Việt Nam. Có công trình nêu ngôn ngữ thể hiện của báo chí đối ngoại là tiếng Việt, và tiếng nước ngoài. Một số công trình Việt Nam nhấn mạnh: lực lượng của báo chí đối ngoại bao gồm báo chí chuyên trách và không chuyên trách thực hiện nhiệm vụ thông tin đối ngoại cả ở trung ương và địa phương. Nội dung của báo chí đối ngoại bao gồm thông tin chính thức về Việt Nam, thông tin quảng bá hình ảnh Việt Nam và thông tin tình hình thế giới vào Việt Nam. Báo chí đối ngoại có phạm vi trải rộng khắp nơi ở tất cả các tỉnh thành phố trong nước và tất cả các nước, khu vực, các vùng lãnh thổ trên thế giới, nhưng cần xác định đối tượng có trọng tâm, trọng điểm.
Thứ tư, về tuyên truyền hình ảnh quốc gia, các công trình nước ngoài khi nghiên cứu về tạo dựng thương hiệu quốc gia (nation branding) đã giúp làm rõ được thêm mục đích, đặc điểm của tuyên truyền hình ảnh quốc gia; làm rõ được mối quan hệ giữa bản sắc quốc gia, hình ảnh quốc gia và tuyên truyền hình ảnh quốc gia. Các tác giả Việt Nam cũng có nhiều đóng góp trong việc làm rõ các vấn đề lý luận, đồng thời đã so sánh làm rõ sự tương đồng và khác biệt giữa tuyên truyền hình ảnh quốc gia với tạo dựng thương hiệu quốc gia.
Thứ năm, về tuyên truyền hình ảnh Việt Nam qua báo chí đối ngoại, một số công trình khi đề cập đến phương pháp và hình thức thể hiện của tác phẩm báo chí đã giúp làm rõ được phương pháp tuyên truyền hình ảnh quốc gia qua báo chí đối ngoại. Các tác giả cũng chỉ rõ được các chủ thể của cơ quan báo chí bao gồm chủ thể lãnh đạo, quản lý của cơ quan, chủ thể trực tiếp thực hiện nhiệm vụ, các chủ thể bán chuyên trách thực hiện nhiệm vụ và vai trò, chức năng, tiêu chí đánh giá của các chủ thể này. Nội dung của tuyên truyền hình ảnh Việt Nam là đất nước, lịch sử, văn hóa, con người, các thành tựu đổi mới của Việt Nam. Một số công trình đã nghiên cứu tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua báo chí đối ngoại theo góc độ riêng của các ngành Báo chí học, Thông tin đối ngoại, Quan hệ công chúng và có phạm vi nghiên cứu giới hạn về chủ thể, nội dung, phương tiện, đối tượng. Các nghiên cứu đã đưa ra cách thức đánh giá phương pháp tuyên truyền dựa trên các đặc điểm về nội dung, hình thức của các sản phẩm báo chí. Chỉ có một công trình có đánh giá kết quả tuyên truyền (mà nhà nghiên cứu coi đó là hiệu quả) dựa trên số lượng, phạm vi tiếp cận thông tin, mức độ đáp ứng thông tin của đối tượng, mức độ phản hồi và sự chuyển biến nhận thức của đối tượng.
Các giải pháp đẩy mạnh tuyên truyền hình ảnh Việt Nam qua báo chí đối ngoại tập trung vào chủ thể, nội dung, phương thức, các yếu tố tác động đến tuyên truyền như kinh phí. Phần lớn các công trình đưa ra các giải pháp như: nâng cao số lượng và chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao nguồn tài chính, có cơ chế đổi mới, sáng tạo trong tổ chức sản xuất sản phẩm báo chí đối ngoại, cải tiến hình thức, đa dạng hóa thể loại, mở rộng phạm vi, đối tượng công chúng. Một số công trình trình bày, phân tích được sự phát triển của truyền thông nói chung và báo chí nói riêng trong thời kỳ khoa học công nghệ phát triển hiện nay.
3.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, các công trình, tài liệu nói trên còn một số vấn đề chưa rõ hoặc chưa thống nhất, như sau:
* Về lý luận:
- Chưa có sự thống nhất cao về định nghĩa tuyên truyền giữa các công trình trong nước và công trình nước ngoài. Một số định nghĩa của các công trình ở trong và ngoài nước thể hiện cái nhìn tiêu cực về tuyên truyền. Định nghĩa tuyên truyền sử dụng ở Việt Nam hiện nay theo định nghĩa của Liên Xô trước đây có nội hàm hẹp, chưa bao quát được tuyên truyền đối ngoại.
- Có một số công trình đưa ra mục đích của tuyên truyền đối ngoại (đối với công trình ở Việt Nam) hay tuyên truyền quốc tế (đối với công trình ở nước ngoài) là khác nhau.
- Chưa có sự thống nhất cao về định nghĩa hình ảnh quốc gia. Do chưa nhận thức được bản chất của hình ảnh, các quá trình hình thành tạo ra hình ảnh, chưa phân biệt được các khái niệm có liên quan đến hình ảnh quốc gia như bản sắc quốc gia, danh tiếng quốc gia, thương hiệu quốc gia, nên nhiều công trình liệt kê các yếu tố của hình ảnh quốc gia khác nhau và do đó chưa đầy đủ và có tính khái quát cao.
- Trong khi đó, định nghĩa của các công trình tại Việt Nam vẫn chưa đầy đủ, chưa phân biệt được rõ được đặc tính của báo chí đối ngoại về nội dung, về ngôn ngữ thể hiện dễ gây nhầm lẫn đối với bộ phận báo chí dành cho công chúng trong nước.
- Chưa có công trình đưa ra cách hiểu về tuyên truyền hình ảnh quốc gia theo góc độ của khoa học công tác tư tưởng.
- Đưa ra định nghĩa, đặc điểm, phân loại về chủ thể, phương pháp, hình thức, phương tiện của công tác tư tưởng nhưng phân loại về phương pháp, hình thức chỉ đề cập đến đối với đối tượng là người dân trong nước; chưa đưa ra được phương pháp trong tuyên truyền đối ngoại.
- Phương pháp, hình thức tuyên truyền qua tác phẩm báo chí đã dần được sáng tỏ nhưng chưa được hệ thống hóa theo góc độ của tuyên truyền nói riêng và công tác tư tưởng nói chung.
- Các giải pháp tăng cường tuyên truyền hình ảnh Việt Nam qua báo chí đối ngoại do đối tượng phạm vi, nghiên cứu hẹp nên các giải pháp đưa ra chưa khái quát được cho báo chí đối ngoại và cho tuyên truyền hình ảnh Việt Nam.
* Về thực tiễn
Các công trình đã đề cập đến tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua báo chí đối ngoại nhưng còn chưa rõ do phạm vi nghiên cứu hạn chế về nội dung, loại hình báo chí, và theo góc độ các khoa học khác.
Do đó, trên cơ sở kế thừa thành tựu của các công trình đi trước, mục đích đã xác định, Luận án vận dụng kết quả nghiên cứu để luận giải các thành tố của tuyên truyền hình ảnh Việt Nam qua báo chí đối ngoại. Cụ thể:
- Đưa ra định nghĩa tuyên truyền, tuyên truyền đối ngoại có nội hàm rộng hơn; phân biệt tuyên truyền với thông tin, truyền thông; làm rõ một số vấn đề lý luận về tuyên truyền đối ngoại bao gồm định nghĩa, hình thức, liên hệ tuyên truyền đối ngoại với các thuật ngữ liên quan của các ngành khoa học khác, phân biệt sự giống và khác nhau giữa tuyên truyền đối ngoại và thông tin đối ngoại;
- Làm rõ cơ sở lý luận về hình ảnh quốc gia trong đó đưa ra định nghĩa về hình ảnh quốc gia, phân biệt hình ảnh quốc gia với bản sắc quốc gia, danh tiếng quốc gia, thương hiệu quốc gia, phân biệt giữa thương hiệu quốc gia và “thương hiệu của quốc gia”, nêu các yếu tố để xây dựng thương hiệu quốc gia và chỉ số đo lường thương hiệu quốc gia đang được sử dụng trên thế giới.
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về báo chí đối ngoại bao gồm định nghĩa đầy đủ của báo chí đối ngoại, phân biệt báo chí đối ngoại dành cho đối tượng ở nước ngoài với báo chí đối nội dành cho đối tượng trong nước, các đặc điểm của báo chí đối ngoại bao gồm lực lượng, mục đích, nội dung, đối tượng, phạm vi.
- Đưa ra quan niệm về tuyên truyền hình ảnh quốc gia và hệ thống hóa các yếu tố cấu thành của tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua báo chí đối ngoại trong đó có các đặc điểm về phương pháp, hình thức tuyên truyền qua báo chí với tư cách là một phương tiện của tuyên truyền nói riêng và công tác tư tưởng nói chung.
- Khảo sát tuyên truyền hình ảnh Việt Nam qua báo chí đối ngoại theo cấu trúc của nó bao gồm mục đích, chủ thể, nội dung, phương pháp, hình thức, phương tiện, kết quả. Từ đó, luận án đưa ra các giải pháp chung cho tuyên truyền hình ảnh Việt Nam trên báo chí đối ngoại nói chung và cho tuyên truyền hình ảnh Việt Nam nói chung.
Đó đều là những vấn đề lý luận và thực tiễn cần được nghiên cứu thấu đáo, sâu sắc. Do vậy, luận án nghiên cứu “Tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua báo chí đối ngoại trong giai đoạn hiện nay” là rất cần thiết và không trùng lặp với các công trình đi trước.
TIỂU KẾT
Tổng quan nghiên cứu về tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua báo chí đối ngoại đã làm rõ các kết quả và hạn chế của các công trình đi trước. Các công trình đã giúp làm rõ các vấn đề lý luận về định nghĩa, nội dung, đặc điểm, lực lượng, phương thức về tuyên truyền, tuyên truyền đối ngoại, hình ảnh quốc gia, báo chí đối ngoại và các yếu tố của báo chí đối ngoại (lực lượng, nội dung, đối tượng công chúng, phạm vi), các đặc điểm khi đánh giá kết quả tuyên truyền, chủ yếu dựa trên nội dung của các sản phẩm báo chí. Về thực tiễn, các công trình đã nghiên cứu gián tiếp tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua báo chí đối ngoại theo góc độ riêng của các ngành báo chí học, thông tin đối ngoại, quan hệ công chúng với đối tượng và phạm vi nghiên cứu ở một số mặt nhất định như về nội dung, phương tiện, chủ thể, đối tượng công chúng. Các giải pháp tăng cường tuyên truyền hình ảnh Việt Nam qua báo chí đối ngoại tuy đối tượng, phạm vi nghiên cứu khác nhau nhưng hầu hết các công trình đều có hệ giải pháp cơ bản giống nhau trên các vấn đề về chủ thể, nội dung, hình thức, các yếu tố tác động đến tuyên truyền như kinh phí.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, các công trình nghiên cứu còn một số vấn đề chưa rõ hoặc chưa thống nhất. Do đó, trên cơ sở kế thừa thành tựu của các công trình đi trước, luận án cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ các vấn đề sau: Đưa ra định nghĩa tuyên truyền, tuyên truyền đối ngoại mới có nội hàm rộng hơn; phân biệt tuyên truyền với thông tin, truyền thông; làm rõ một số vấn đề lý luận về tuyên truyền đối ngoại bao gồm định nghĩa, hình thức, liên hệ tuyên truyền đối ngoại với các thuật ngữ liên quan của các ngành khoa học khác, phân biệt sự giống và khác nhau giữa tuyên truyền đối ngoại và thông tin đối ngoại; Làm rõ cơ sở lý luận về hình ảnh quốc gia về định nghĩa, đặc điểm, phân biệt hình ảnh quốc gia và các thuật ngữ khác; đưa ra cơ sở lý luận của báo chí đối ngoại; định nghĩa về tuyên truyền hình ảnh quốc gia và hệ thống hóa các yếu tố cấu thành của tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua báo chí đối ngoại; Dựa trên cấu trúc, thực hiện khảo sát tuyên truyền hình ảnh Việt Nam báo chí đối ngoại; qua đó đưa ra được những giải pháp chung cho tuyên truyền hình ảnh Việt Nam nói chung và trên báo chí đối ngoại nói riêng.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TUYÊN TRUYỀN HÌNH ẢNH VIỆT NAM
RA THẾ GIỚI QUA BÁO CHÍ ĐỐI NGOẠI
1.1. Lý luận về tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới
1.1.1. Khái niệm tuyên truyền và tuyên truyền đối ngoại
1.1.1.1. Khái niệm tuyên truyền
Thuật ngữ tuyên truyền thời La Mã được dùng để chỉ hoạt động của các nhà truyền giáo nhằm thuyết phục, lôi kéo những người khác phấn đấu theo đức tin của đạo Kitô. Trong thế kỷ ánh sáng ở châu Âu, tuyên truyền là phổ biến, thuyết phục các tư tưởng chính trị, triết học trong cuộc đấu tranh quyền lực giữa giai cấp tư sản và giai cấp phong kiến và nhà Thờ. Đồng thời, hoạt động tuyên truyền cũng được Napoleon sử dụng báo chí, tranh ảnh nhằm nâng cao hình ảnh của bản thân trong các trận chiến của mình vào thế kỷ thứ XVIII [96, tr.233]. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh tuyên truyền được cả CIA của Mỹ và KGB của Liên Xô sử dụng trong cuộc chiến giữa Tư bản chủ nghĩa và Chủ nghĩa xã hội. Sau đó, Mỹ sử dụng tuyên truyền nhằm khiến dư luận xã hội Mỹ ủng hộ Kuwait trong cuộc chiến vùng vịnh [96, tr.233].
Ở Mỹ, Chính phủ đã huy động các trường đại học nghiên cứu tuyên truyền như khoa học. Trong đó, John Martin định nghĩa: “Tuyên truyền là hoạt động truyền thông mang tính thuyết phục” [90, tr.62-63]. Richard C.Vincent lại cho rằng: “Tuyên truyền là việc sử dụng các kênh truyền thông, thông qua kĩ thuật thuyết phục và gây ảnh hưởng nhằm hình thành hay thay đổi dư luận xã hội”[96, tr.233]. Nghĩa là, cả hai tác giả đều có chung nhận định rằng, tuyên truyền là hoạt động truyền thông có sử dụng kĩ thuật thuyết phục. Theo R.A.Nelson, “tuyên truyền được định nghĩa một cách trung tính là một dạng thuyết phục chủ đích có hệ thống nhằm tác động đến cảm xúc, thái độ, ý kiến, và hành động của một nhóm công chúng mục tiêu xác định vì mục đích tư tưởng, chính trị hay thương mại, thông qua việc truyền các thông điệp một chiều (có thể có hoặc không có thật) thông qua các kênh truyền thông đại chúng và truyền thông trực tiếp” [87, tr.103]. Định nghĩa này cho thấy, tuyên truyền có mục đích đa dạng, bao gồm cả tư tưởng chính trị và thương mại, và hướng đến một nhóm công chúng mục tiêu bất kỳ. Đặc trưng của tuyên truyền là hoạt động thuyết phục có hệ thống qua việc truyền các thông điệp một chiều. Do đó, đây là một cách hiểu khá tiêu cực về tuyên truyền.
Theo Everette E.Dennis và John C.Merrill, “tuyên truyền là thực hiện một quá trình truyền thông với những kĩ thuật, thủ thuật nhất định nhằm truyền bá niềm tin và ý tưởng của người tuyên truyền đến đối tượng tuyên truyền, làm cho đối tượng tuyên truyền làm theo mình, đi theo mình hoặc ủng hộ cho niềm tin và ý tưởng của mình” [9, tr.107]. Garth Jowett và Victoria O'Donnell cho rằng, “tuyên truyền là một nỗ lực hệ thống có chủ đích nhằm hình thành nhận thức, tác động đến hiểu biết và hướng dẫn hành vi để đạt được phản hồi theo mong muốn của người tuyên truyền” [86, tr.7]. Cả hai định nghĩa đều cho thấy tuyên truyền là một quá trình truyền thông và nhằm làm cho đối tượng tuyên truyền có phản hồi theo mong muốn của người tuyên truyền. Các quan niệm này đều nhấn mạnh tính mục đích và tính thuyết phục của tuyên truyền.
Theo các nhà khoa học Pháp, tuyên truyền là cách giới thiệu và phổ biến một thông tin chính trị theo cách nào để người tiếp nhận vừa đồng ý vừa thấy mình không còn khả năng chọn thứ khác [37, tr.315].
Còn tại Liên Xô, tuyên truyền được triển khai như một nghệ thuật trong công tác tư tưởng. Các nhà khoa học Liên Xô cho rằng, tuyên truyền là giải thích, phổ biến một tư tưởng, học thuyết, lý luận chính trị nhất định nào đó [50, tr.793]. Theo Đại từ điển Bách khoa Liên Xô, tuyên truyền được hiểu với hai nghĩa: rộng và hẹp. Theo nghĩa rộng, tuyên truyền là sự truyền bá những quan điểm, những tư tưởng về chính trị, về triết học, khoa học, nghệ thuật nhằm biến quan điểm, tư tưởng đó thành ý thức xã hội, thành hành động cụ thể của quần chúng. Theo nghĩa hẹp, tuyên truyền là tuyên truyền chính trị, tuyên truyền tư tưởng, là sự truyền bá những quan điểm lý luận nhằm xây dựng cho công chúng thế giới quan nhất định, phù hợp với lợi ích, thế giới quan ấy [32]. Như vậy, ở cả hai nghĩa rộng và hẹp, tuyên truyền đều là giải thích rộng rãi cho các đối tượng là quần chúng nhân dân; nội dung tuyên truyền là các quan điểm lý luận chính trị, tư tưởng, học thuyết. Đây là cách hiểu được dùng khá phổ biến ở Việt Nam hiện nay.
Gần đây, Từ điển Bách khoa Nga cho rằng, tuyên truyền có nghĩa là phân phối, truyền bá (đức tin), và do đó nhấn mạnh tính một chiều, áp đặt của tuyên truyền.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tuyên truyền là đem chân lý đến cho người nghe [15, tr.7]. Định nghĩa này cho thấy, tuyên truyền là nhằm giúp giải thích vấn đề cho đối tượng.
Theo Từ điển tiếng Việt, tuyên truyền là giải thích rộng rãi để thuyết phục mọi người tán thành, ủng hộ, làm theo [58, tr.1068]. Hồ Chí Minh định nghĩa một cách giản dị: “Tuyên truyền là đem một việc gì đó nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm [32, tr.162]. Cả hai định nghĩa này đều cho thấy tuyên truyền có mục đích thuyết phục, nhằm thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của đối tượng.
Tác giả Nguyễn Văn Dững nhấn mạnh: tuyên truyền là một dạng thức đặc thù của truyền thông, mặc dù cùng hướng tới mục đích theo đuổi của chủ thể, nhưng có đặc điểm khác nhau. Nếu truyền thông đề cao công chúng, tương tác bình đẳng, coi trọng sự chia sẻ, tôn trọng sự khác biệt, gia tăng tương đồng, giảm dần khác biệt; mô hình truyền thông hai chiều, đa chiều; thì tuyên truyền đề cao chủ thể tuyên truyền, coi trọng tính áp đặt, một chiều, đề cao sự chấp hành, có tính bắt buộc; tiến tới tương đồng, đồng nhất, xóa bỏ sự khác biệt; mô hình truyền thông một chiều. Tuyên truyền thường gắn với mục đích chính trị, truyền thông được dùng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội [15, tr.7]. Nghĩa là, quan điểm về tuyên truyền này khá cứng nhắc và tiêu cực, coi tuyên truyền là truyền thông một chiều.
Từ phân tích những quan điểm đa dạng và nhiều chiều nêu trên, dựa trên quan điểm Mác- Lênin, có thể hiểu: Tuyên truyền, theo nghĩa rộng là hoạt động hay quá trình truyền thông thuyết phục có chủ đích tác động tới nhận thức, thái độ và hành vi của một nhóm công chúng nhất định để đạt được phản hồi mong muốn vì mục đích tư tưởng, chính trị, thương mại. Theo nghĩa hẹp, đó là sự truyền bá những quan điểm lý luận chính trị, triết học, khoa học, nghệ thuật nhằm nâng cao nhận thức của công chúng và làm cho họ ủng hộ và hành động theo mục đích mong muốn.
Với cách tiếp cận này, tuyên truyền có phạm vi rộng hơn nghĩa hẹp ban đầu. Ví dụ, Richard C.Vincent cho rằng, quảng cáo về bản chất được coi là hoạt động tuyên truyền trong lĩnh vực thương mại [96, tr.233]. Trên thực tế, quảng cáo là một hình thức hiện hữu rõ nhất của tuyên truyền trong xã hội ngày nay. Đó là hoạt động tuyên truyền có trả tiền, tác động đến khách hàng nhằm thuyết phục khách hàng mua và sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của người bán với thông điệp bán hàng. Đây là một nỗ lực có ảnh hưởng đến thói quen, quyết định mua sắm bằng cách sử dụng các thủ thuật thuyết phục thông minh và tinh tế đến mức nằm ngoài nhận thức của chúng ta [96, tr.233].
Ngoài ra, theo các học giả phương Tây, hoạt động ngoại giao công chúng mà nhiều cơ quan truyền thông của chính phủ đang triển khai trong giai đoạn hiện nay là thuật ngữ hiện đại của tuyên truyền trên lĩnh vực chính trị. Ngoại giao công chúng được xem là gần với tuyên truyền nhất bởi bản thân thuật ngữ này bắt nguồn từ tuyên truyền [96, tr.237-238]. Từ những năm 1990-2000 cho đến nay, thuật ngữ này được sử dụng rộng rãi trong chính sách và thực tiễn hoạt động ngoại giao ở nhiều nước, chẳng hạn như ở Anh với việc thành lập Ban chiến lược Ngoại giao công chúng (Public Diplomacy Strategy Board) vào năm 2002 [111]. Thậm chí, ngành Quan hệ công chúng cũng có nguồn gốc từ tuyên truyền, với việc cha đẻ của ngành này là Edward Bernays khi làm tuyên truyền cho Ủy ban Thông tin Công chúng đã quan sát và đưa ra nhận định được xem là nền tảng triết lý cho sự khai sinh của ngành Quan hệ công chúng: “Nếu hiểu cơ chế và động cơ trong tâm trí của nhóm người thì có thể điều khiển và tổ chức đám đông làm theo nguyện vọng của chúng ta mà họ không hề hay biết” [96, tr.236] .
* Phân biệt tuyên truyền với truyền thông, thông tin
Khác với tuyên truyền, khái niệm truyền thông bao hàm một ý nghĩa rất rộng. Truyền thông là “một quá trình liên tục trao đổi hoặc chia sẻ thông tin, tình cảm, kĩ năng nhằm tạo sự liên kết lẫn nhau để dẫn tới sự thay đổi trong hành vi và nhận thức” [42, tr.13]; là “quá trình giao tiếp, chia sẻ, trao đổi thông tin giữa các cá nhân hay các nhóm người nhằm đạt được sự hiểu biết, nâng cao nhận thức, hình thành thái độ và thay đổi hành vi của con người” [27, tr.16]. Theo đó, truyền thông là hoạt động mang tính quá trình, hoạt động liên tục; phải đạt tới mục đích hiểu biết lẫn nhau, làm thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi con người. Các yếu tố của hoạt động truyền thông bao gồm: nguồn phát, thông điệp, kênh truyền thông, người tiếp nhận, hiệu quả, phản hồi, nhiễu
Truyền thông khác với các phương tiện truyền thông đại chúng. Phương tiện truyền thông đại chúng bao gồm các phương tiện kỹ thuật như sách, báo chí, băng hình, đĩa quang CD-DVD, phim ảnh, và các phương tiện trực quan như pano, áp phích, tờ rơi, tranh cổ động. Các phương tiện truyền thông đại chúng chỉ là một kênh của truyền thông và là một kênh quan trọng, có hiệu quả nhất của quá trình truyền thông. Do đó có thể thấy truyền thông bao hàm rất nhiều dạng thức, loại hình từ truyền thông cá nhân, truyền thông nhóm cho đến truyền thông đại chúng và tất cả đều có tính mục đích, nếu không quá trình này sẽ trở nên vô nghĩa.
Trong khi đó tuyên truyền là một dạng thức truyền thông có tính mục đích nhưng sử dụng kỹ thuật thuyết phục. Tất cả các hoạt động truyền thông, theo lý thuyết đều mang tính thuyết phục dù ít hay nhiều nhưng không phải tất cả đều có ý muốn thuyết phục ngay từ ban đầu. Thực tế, các cá nhân đều có thể gây ảnh hưởng thậm chí thuyết phục qua giao tiếp trong những tình huống nhất định. Tất cả các hoạt động truyền thông bất kể ở mức độ nào (ngay cả câu “xin chào” hàng ngày) cũng để lại dấu ấn đối với người tiếp nhận nhưng không có tính thuyết phục rõ ràng. Trong khi đó, người tuyên truyền ý thức được việc sử dụng phương pháp thuyết phục một cách rõ ràng ngay từ ban đầu. Giáo dục là hoạt động truyền thông có mục đích nhưng phần lớn thời gian nhà giáo dục không nhận ra đó là thuyết phục. Nhà giáo dục nhắm đến mục tiêu dẫn dắt, hỗ trợ người học tự thu thập, tự đánh giá và thông qua đó, người học có thể học hỏi được. Việc định hướng, dẫn dắt này thực tế mang tính thuyết phục nhưng công việc này không được nhà giáo dục xem là thuyết phục [90, tr.62-63]. Do đó, giáo dục không được coi là hoạt động truyền thông có tính thuyết phục.
Thông tin là một hoạt động truyền thông chủ yếu có ý nghĩa thông báo, còn tuyên truyền là quá trình truyền thông không chỉ nhằm thông báo mà còn có tính mục đích rõ ràng, nhằm gây ảnh hưởng đến nhận thức, thái độ, hành động của đối tượng truyền thông.
1.1.1.2. Khái niệm tuyên truyền đối ngoại
Theo John Martin, tuyên truyền đối ngoại là “hoạt động truyền thông thuyết phục của một Chính phủ hướng đến công chúng nước ngoài” [90, tr.62] và “tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của quốc gia” [90, tr.62 - 63]. Do vậy, tuyên truyền đối ngoại hướng đến đối tượng nước ngoài nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quốc gia.
Richard C.Vincent cho rằng, tất cả các quốc gia đều sử dụng các chiến dịch tuyên truyền ở cả cấp độ trong nước và nước ngoài. Tuyên truyền trong phạm vi truyền thông quốc tế được sử dụng theo ba cách: Thứ nhất, những nhà lãnh đạo Chính phủ thường sử dụng kĩ thuật tuyên truyền với mục tiêu định hình dư luận xã hội về các vấn đề quốc tế có ảnh hưởng đến đất nước và người dân nước mình; thứ hai, Chính phủ sử dụng kĩ thuật tuyên truyền nhằm tạo ảnh hưởng ra quốc tế, thường là tăng cường hành động hoặc chính sách công của một quốc gia hoặc để thay đổi, nâng cao nhận thức về quốc gia, công dân và danh tiếng của nước đó của các cá nhân ở khắp mọi nơi trên thế giới; thứ ba, các thực thể phi chính phủ có thể tiếp cận truyền thông toàn cầu nhằm thuyết phục dư luận xã hội hoặc gây ảnh hưởng đến việc hình thành chính sách công [96, tr.233]. Trong ba cách trên, dễ dàng nhận thấy mục tiêu thứ hai là tạo ảnh hưởng ra quốc tế, thay đổi, nâng cao nhận thức, danh tiếng của quốc gia phù hợp nhất với tuyên truyền đối ngoại. Hai mục tiêu còn lại phù hợp với việc sử dụng truyền thông quốc tế trong mục tiêu đối nội.
Tuyên truyền đối ngoại còn được hiểu là “hoạt động tuyên truyền tổng hợp được thực hiện trên phạm vi toàn thế giới nhằm tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp cách mạng nước ta, và góp phần thực hiện nhiệm vụ quốc tế của Đảng và nhân dân ta” [32]. Mục đích của tuyên truyền đối ngoại là tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp phát triển của quốc gia.
Tác giả Lê Thanh Bình (2012) chỉ rõ đối tượng của truyền thông quốc tế là công chúng nước ngoài, bao gồm “các quốc gia, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, các tập đoàn kinh tế, chính trị, xã hội hoặc các nhóm lợi ích và cả những cá nhân có vai trò quan trọng đến việc ra quyết định hoặc hoạch định chính sách”; và “những công dân của nước sở tại và công dân của nước ngoài đang sinh sống, học tập ở nước sở tại đó” [9, tr.201].
Tại Việt Nam, tuyên truyền đối ngoại và thông tin đối ngoại là hai khái niệm nhiều trường hợp có thể được dùng thay thế cho nhau. Thuật ngữ tuyên truyền đối ngoại được sử dụng chính thức từ năm 1962 với Chỉ thị 45-CT/TW ngày 10/5/1962. Từ năm 1992 tại Chỉ thị 11- CT/TW ngày 13/06/1992, thông tin đối ngoại được sử dụng chính thức trong các văn bản pháp quy. Như đã trình bày ở trên, thông tin chủ yếu có ý nghĩa thông báo; còn tuyên truyền không chỉ nhằm thông báo mà còn có tính mục đích rõ ràng. Tuy nhiên, nếu thông tin được thực hiện bởi các chủ thể vốn đã có quan điểm, thái độ nhất định với các nội dung được thông tin, do đó cũng có tính định hướng. Do đó, tuyên truyền trong thông tin đối ngoại được vận dụng một cách khéo léo và tinh tế hơn, nằm ngoài nhận thức của bản thân đối tượng được tuyên truyền. Vì vậy, việc dùng khái niệm thông tin đối ngoại trong các văn bản chính thức không những không làm thay đổi bản chất của tuyên truyền đối ngoại mà còn tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc thực hiện chính sách đối ngoại đa dạng hoá, đa phương hoá của Đảng và Nhà nước ta [32]. Theo Chiến lược phát triển thông tin đối ngoại 2011-2020,
“thông tin đối ngoại là một bộ phận quan trọng của công tác đối ngoại và tư tưởng nhằm làm cho thế giới hiểu rõ đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước; quan điểm và lập trường của Việt Nam trong các vấn đề quốc tế và khu vực; giới thiệu những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới; về đất nước, con người, lịch sử, văn hóa dân tộc; đấu tranh chống lại những luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch đối với Việt Nam, qua đó tranh thủ sự đồng tình,...đi bồi dưỡng các lớp chuyên sâu.
Đào tạo tại chỗ thì kèm cặp. Có những cái bồi dưỡng tập trung, có những cái kèm cặp. Ví dụ, 1 người mới về thì phải 1 anh phóng viên cũ kèm. Ví dụ như thợ gỗ thì phải có người kèm. Như giáo viên cao cấp, giáo viên chính, giáo viên trợ giảng. Giáo viên mới về thì phải có một người có kinh nghiệm giảng dạy để giúp đỡ. Phóng viên mới thì phải có người giúp đỡ.
22/ Về tài chính thì từ nguồn nào?
Về tài chính là tự lo về tài chính chứ nhà nước không cấp. Nguồn thu là từ bán báo, quảng cáo, tổ chức sự kiện, hội thảo. Tự đảm bảo kinh phí. Tổ chức sự kiện như tòa báo đứng ra tổ chức diễn đàn mình sẽ phối hợp với các bộ ngành cơ quan. Vì tổ chức làm công tác chắp nối để làm công tác truyền thông.
23/ Riêng tờ VET có bao nhiều người?
Riêng tờ VET có 13 người bao gồm cả phóng viên, biên tập, thiết kế, lãnh đạo, thư ký tòa soạn. Lãnh đạo quản lý thì có phó tổng biên tập làm trưởng ban biên tập tiếng Anh của tờ VET và the guide. Ngoài ra còn có thư kí tòa soạn. Mỗi 1 ấn phẩm là 1 thư kí tòa soạn.
24/ Hình thức nội dung thi có mốc nào đáng nhớ không?
Thì khoảng 5 năm đầu khó khăn. Sau đó, năm thứ 10 trở đi thì mới phát triển. Cách đấy mấy năm tổ chức kỉ niệm hai mươi mấy năm kỉ niệm tờ VET. Lúc đầu cũng khó khăn. Lúc đầu là 3 tháng 1 số. Sau đó dần dần mới 1 tháng 1 số.
25) Hình thức gửi bài thì như thế nào?
Có 1 account được cấp quyền để gửi. Sau đó ông thư kí tòa soạn sẽ phân thành các lĩnh vực, sắp xếp.
26) Có cơ sở dữ liệu chung để truy cập?
Thời báo là có cơ sở dữ liệu thông qua thư viện sách, báo. Cơ sở dữ liệu là nhập vào các file của các báo. Ví dụ file này thuộc lĩnh vực này, file kia thuộc lĩnh vực kia. Thì để có thể lấy ra để sử dụng để viết.
27) Có bao nhiêu phó tổng biên tập phụ trách ?
Hiện nay có khoảng 1 tổng biên tập và 7 phó tổng biên tập. Mỗi ấn phẩm là 1 phó tổng phụ trách. Riêng báo tiếng Việt là báo ngày phải 2 ông. Báo tháng là 1 ông.
28) Cơ cấu này đã đủ để cho mình đảm bảo công viêc chưa ạ?
Hiện nay báo đang phát triển nhưng sắp tới sẽ cơ cấu lại thì sẽ phải giảm đi. Do nhu cầu sắp xếp của cơ quan để cho hợp lý lên. Để 1 thành tòa soạn hội tụ đi.
PHỤ LỤC 6:
BẢNG CÂU HỎI VÀ CÂU TRẢ LỜI PHỎNG VẤN CỦA CÔNG CHÚNG TRUYỀN THÔNG Ở NƯỚC NGOÀI
MẪU PHIẾU PHỎNG VẤN SÂU
Kính gửi anh (chị)
Tôi đang làm luận án với chủ đề về thông tin, tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua báo chí đối ngoại, vì vậy cần phỏng vấn anh (chị) là người đang sinh sống, học tập, làm việc ở nước ngoài. Rất mong các anh (chị) bớt chút thời gian và trả lời giúp tôi mấy câu hỏi sau đây. Anh (chị) điền trực tiếp vào phiếu rồi gửi lại giúp tôi:
1. Anh (chị) có thường xuyên xem/ đọc báo chí Việt Nam không?
Cụ thể là những phương tiện nào: Tivi, báo in, báo mạng điện tử, đài phát thanh? Tên kênh, báo? (VTV4, Báo mạng...).
2. Trong các báo đó, có nhiều nội dung quảng bá, giới thiệu hình ảnh Việt Nam không? Những nội dung nào dưới đây?
- Về kinh tế (giới thiệu chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế ở các ngành, các địa phương, phát triển kinh tế thị trường, đẩy mạnh hội nhập quốc tế, quảng bá môi trường đầu tư, những thành tựu kinh tế...):
- Về chính trị (hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, về đường lối, chính sách đổi mới, mở rộng hợp tác quốc tế, về cuộc chiến chống tham nhũng, lợi ích nhóm, chính sách xóa đói, giảm nghèo...):
- Về văn hóa (trang phục, món ăn, lễ hội, văn hóa vật thể và phi vật thể được UNESCO công nhận...):
- Về danh lam thắng cảnh, về con người Việt Nam thân thiện, mến khách, cần cù chịu khó những năng động:
- Về lịch sử oai hùng của Việt Nam...
- Anh (chị) ấn tượng nhất là nội dung nào? Tại sao?
3. Các loại hình, thể loại báo chí nào gây hiệu quả tốt nhất (phóng sự, phỏng vấn, tin ngắn, chương trình truyền hình, phát thanh...):
4. Anh (chị) có thường xuyên xem kênh VTV4 không? Có truy cập báo điện tử Vietnam Plus của Thông tấn xã Việt Nam không? Có đọc Báo Thời báo kinh tế không?
5. Theo anh (chị), báo chí đối ngoại Việt Nam cần phải thay đổi như thế nào (về nội dung, về hình thức) để nâng cao chát lượng tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới và thu hút người xem/nghe, nhất là người Việt Nam ở nước ngoài?
6. Anh (chị) cho biết: mức độ người Việt Nam ở nước ngoài quan tâm và sử dụng những tin tức báo chí phục vụ cho công việc hoặc nhu cầu thông tin của mình? Phương tiện xem thông tin báo chí thường là gì: báo in, tivi, điện thoại thông minh, máy tính?
Họ có thường đọc báo trên điện thoại thông minh không?
Thông tin của anh (chị):
- Anh (chị) đang ở quốc gia nào?
- Anh (chị) ở đó bao lâu rồi?
- Anh (chị) đang làm nghề gì? (Học tập, lao động, đinh cư ở nước ngoài)
Cám ơn anh (chị) nhiều.
KẾT QUẢ PHỎNG VẤN SÂU 1
Nguyễn Phương Dung, định cư ở Mỹ 10 năm, nhà phân tích quản lý
Câu 1. Thỉnh thoảng tôi mới đọc báo Việt Nam. Tôi đọc báo Vnexpress hoặc các đường link post trên facebook. Vì công việc của tôi cũng bận rộn và ở Mỹ cũng có nhiều kênh thông tin, trong đó có liên quan đến công việc của tôi. Tôi nghj rằng, thông tin bây giờ rất nhiều, do nhiều nguồn và quá nhiều kênh cung cấp. Từ khi có mạng xã hội, người dân chuyển sang cập nhật thông tin từ máy tính hoặc điện thoại thông minh . Tỷ lệ này ở Mỹ là đa số, nhất là thanh niên. Bạn bè toi là người Mỹ cũng vậy. Do bận rộn công việc, nên họ thường tranh thủ “lướt mạng” bằng điện thoại trong thời gian ngồi oto, lúc giải lao. Cá nhân tôi cũng vậy. Chỉ những lúc rảnh rỗi, tôi vào mạng và đọc một số báo mà tôi cho là tin tức đáng tin cậy. Ở Việt Nam, thông tin của các báo mạng giống nhau khá nhiều nên chỉ cần chọn một báo lớn là đủ.
Câu 2. Khi đọc thông tin trên báo Việt Nam, tôi thấy đề cập đến nhiều lĩnh vực, vấn đề, không nhận biết rõ đâu là nội dung quảng bá, giới thiệu hình ảnh Việt Nam. Tôi chủ yêu đọc để tìm hiểu, cập nhật tình hình trong nước.
Nói rằng ấn tượng nhất là nội dung nào thì cũng khó, bởi vì về cơ bản những thông tin ấy là những thông tin thông thường, và tôi cũng không có cảm giác xa lạ gì với Việt Nam.
Điều này cho thấy, báo chí đối ngoại phải tạo ra được sự nổi bật hay là sự khác biệt để thu hút người xem. Cứ như hiện nay, rất khó phân định đâu là thông tin đối ngoại với thông tin đối nội; đầu là thông tin tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đất nước với thông tin thông thường. Tất nhiên cần để công chúng tự cảm nhận một cách tự nhiên và có cảm tình, sau đó là niềm tin và dẫn tới hành động ủng hộ Việt Nam. Nhưng sự khác biệt, nhất là về phương thức truyền tải thông tin là rất quan trọng
Câu 3. Về các loại hình và thể loại báo chí, tôi không xem tivi, chỉ thỉnh thoảng đọc báo mạng điện tử nên không thể so sánh giữa các loại hình đó được. Theo tôi, trên báo mạng, nêu các bài viết có nhiều hình ảnh minh họa thì sẽ hiệu quả hơn.
Tôi cũng đem câu hỏi này đặt ra cho một số bạn bè, họ nói bầy giờ thời đại công nghệ, tivi ngày càng mất dần khán giả, báo mạng đang chiếm ưu thế. Nhưng do chủ yếu xem thông tin báo chí trên điện thoại, không thể đọc lâu được, nên yêu cầu phải ngắn gọn, có ảnh minh họa đẹp mắt hoặc gây ấn tượng, sẽ tác động đến công chúng mạnh mẽ hơn.
Câu 4. Tôi không xem VTV4 vì không có tivi. Cũng không truy cập báo điện tử Vietnam Plus của Thông tấn xã Việt Nam và Thời báo kinh tế. Cũng vì tôi không có thời gian, nên chủ yếu chỉ xem Vnexpress và những đường link do bạn bè gửi.
Câu 5. Báo chí đối ngoài Việt Nam cần phải thay đổi để nâng cao chất lượng tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới và thu hút người xem/nghe, nhất là người Việt Nam ở nước ngoài thì nên tập trung phát triển mobile app; tăng cường sử dụng mạng xã hội chuyển tải những nội dung, chương trình của báo hình, báo in.
Tuy nhiên, tôi quan sát thấy, ở Mỹ có những người Việt lớn tuổi, đã sống thời gian dài ở Việt Nam rất quan tâm đến tình hình Việt Nam qua tivi, nhất là các chương trình văn hóa. Vì vậy, VTV4 nên đổi mới nội dung và phương thức để cung cấp cho các đối tượng này. Còn giới tẻ hiện nay rất ít xem truyền hình.
Câu 6. Hiện nay, người Việt Nam ở nước ngoài vẫn quan tâm đến tin tức báo chí Việt Nam. Mỗi người tùy theo mối quan tâm của mình mà tìm đọc báo, nội dung thích hợp. Dù ít hay nhiều, ai là người Việt Nam đều quan tâm đến tình hình trong nước. Bản thân tôi là cán bộ, công chức, không có mối quan tâm gì đặc biệt, không chủ động tìm hiểu tin tức, kiến thức về lĩnh vực cụ thể, chỉ xem lướt qua các tiêu đề trên báo mạng để biết tình hình chung ở Việt Nam.
Nói thông tin báo chí Việt Nam có giúp ích gì cho công việc cá nhân không thì cũng khó. Suy cho cùng, mọi thông tin đều có ích, và nói giúp ích cho mỗi người theo nhiều cách khác nhau, có thể là trực tiếp (như tin tức thị trường đối với các nhà đầu tự, kinh doanh), nhưng cũng có thể là gián tiếp. Tình cảm, niềm tin là những thức không thể đo đếm được.
KẾT QUẢ PHỎNG VẤN SÂU 2
Hoàng Thị Phương, định cư ở Trung Quốc 20 năm
Câu 1. Tôi thường xuyên xem/ đọc báo chí Việt Nam. Tôi thường xem tin tức trên zalo hoặc Vnexpress, xã luận.com. Những người Việt Nam xã quê hương, tôi tin là ai cũng quan tâm đến tin tức, tình hình đất nước, trong đó có gia đình, người thân, bạn bè mình. Vì bây giờ báo chí nhiều, mạng xã hội phát triển, tôi hay mở zalo và fb nên tiện đọc luôn những tin tức báo chí. Theo tôi, trong các báo mạng Việt Nam, Vnexpress được đọc nhiều nhất.
Câu 2. Trong các báo đó, tôi thấy có nhiều nội dung quảng bá, giới thiệu hình ảnh Việt Nam. Tôi quan tâm nhiều nhất đến những thông tin về kinh tế, những nội dung giới thiệu chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế ở các ngành, các địa phương, phát triển kinh tế thị trường, đẩy mạnh hội nhập quốc tế, quảng bá môi trường đầu tư, những thành tựu kinh tế. Còn những nội dung về chính trị, văn hóa, danh lam thắng cảnh tôi chỉ lướt qua. Một phần vì không có gì mới đối với tôi (khi nói về văn hóa, danh thắng đất nước, lịch sử..).
Tôi ấn tượng nhất là những chuyên mục về kinh tế, vì thông tin thiết thực và cần thiết cho nhu cầu tìm hiểu của cá nhân.
Câu 3. Theo tôi, trong các loại hình báo chí, báo mạng hiệu quả nhất. Trong các thể loại báo chí, phỏng vấn truyền hình gây ấn tượng nhất. Vì nó gần gũi, người thật việc thật, gây được niềm tin cho công chúng. Biaay giờ các bài báo dài ít người đọc hết. Mọi người chủ yếu đọc để biết tin tức, ít khi đọc kỹ, trừ trường hợp những vấn đề liên quan đến công việc.
Câu 4. Tôi rất ít xem tivi, kể cả VTV4. Và không truy cập báo điện tử Vietnam Plus của Thông tấn xã Việt Nam và báo Thời báo kinh tế. Có thể do nghề nghiệp quy định
Câu 5. Để nâng cao chất lượng tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới và thu hút người xem/nghe, nhất là người Việt Nam ở nước ngoài, báo chí đối ngoại Việt Nam cần phải đổi mới phương thức truyền phát, làm sao để dễ truy cập, nội dung cần sát thực với tình hình diễn biến hang ngày ở Việt Nam.
Câu 6. Hiện nay, người Việt Nam ở nước ngoài nói chung, ở Trung Quốc nói chung, đều quan tâm đến tin tức Việt Nam, tuy nhiên mỗi người có các kênh tiếp nhận thông tin khác nhau. Trong bối cảnh mạng xã hội bùng nổ và tiện dụng như hiện nay, hầu hết mọi người truy cập tin tức kinh tế, chính trị, tình hình đất nước qua điện thoại thông minh. Vì vậy, các cơ quan báo chí Việt Nam nên tăng cường sử dụng mạng xã hội như là phương tiện, công cụ để quảng bá hình ảnh đất nước ra nước ngoài và cho người Việt Nam ở nước ngoài.
Nói về tác dụng, mức độ sử dụng thông tin báo chí đối ngoại Việt Nam, tôi thấy rất khó lượng hóa. Hàng ngày chúng ta tiếp nhận rất nhiều thông tin, mọi thông tin đều phục vụ nhu cầu của bản thân, cho nên thông tin báo chí cũng là một trong những kênh đó. Nhưng cũng khẳng định rằng, thông tin báo chí không thể thiếu đối với những người đang làm việc, dù trong cơ quan nhà nước hay bên ngoài, do tính chính thống, độ tin cậy của nó.
KẾT QUẢ PHỎNG VẤN SÂU 3
Vũ Văn Thạch, định cư ở Liên bang Nga gần 30 năm. Doanh nhân.
Câu 1. Tôi thường xuyên xem/ đọc báo chí Việt Nam. Chủ yếu qua: Vnexpress, Bao Nga.com và kênh VTV4, trong do Vnexpress va Bao Nga.com có hiệu quả hơn. Là người ít có thời gian đọc báo, tôi chỉ xem, đọc khi nghỉ ngơi ở nhà. Thỉnh thoảng, khi nghe nói có sự kiện gì đặc biệt quan trọng đang diễn ra ở Việt Nam thì tôi cũng cập nhập trên đường đi làm. Cho nên điện thoại thông minh là phương tiện chủ yếu để tôi em thông tin báo chí.
Câu 2. Trong các báo đó, có nhiều nội dung quảng bá, giới thiệu hình ảnh Việt Nam. Tôi quan tâm nhiều nhất đến những thông tin về đổi mới và việc thực thi pháp luyaatj đối với các vụ án lớn, nhất là án liên quan đến tham nhũng. Đặc biệt là tôi thường xuyên theo dõi diễn biến cuộc đấu tranh chống tham nhũng do Đảng và Nhà nước tiến hành, nhất là trong những năm gần đây (như vụ Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh); cuộc chiến chống lấn chiếm vỉa hè đô thị, chống lợi ích nhóm, nhất là liên quan đến đất đai, bất động sản. Và cả những thành tựu của sự nghiệp đổi mới, những chuyển biến tích cực trong cuộc sống của người dân.
Nói thật, đọc báo bây giờ thấy nói tiêu cực nhiều quá, đâu đâu cũng thấy bài phê phán, nêu cụ thể những hiện tượng tiêu cực, nhưng rất ít bài đề xuất các biện pháp giải quyết. Điều này ảnh hưởng đến niềm tin của người xem. Nhất là người Việt Nam ở nước ngoài, do thông tin không đầy đủ, rất dễ hoang mang, thiếu tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, điều hành của Nhà nước.
Câu 3. Theo tôi, trong các loại hình báo chí, báo mạng hiệu quả nhất, trong đó Vnexpress có nhiều tin tức thiết thực, cập nhật và chú ý quảng bá về đất nước, con người Việt Nam. Còn VTV4 nội dung còn nghèo nàn, không gây được ấn tượng. Rất tiếc là trong những năm gần đây, tôi thấy chất lượng các chương trình của VTV4 không còn được như trước.
Câu 4. Tôi thỉnh thoảng xem chương trình VTV4. truy cập báo điện tử Vietnam Plus của Thông tấn xã Việt Nam, còn báo Thời báo kinh tế thì chưa đọc. Có lẽ báo này dành cho người nước ngoài hay sao ấy. Chúng tôi ở Nga chưa được nhìn thấy báo này.
Tuy nhiên, cũng phải nói rõ là, đối với VTV4, các chương trình chiếu phim Việt Nam dài tập đã mang đến sự hứng thú cho người Việt Nam ở Nga, đây như món quà nhỏ mà đất nước mang lại. Qua đó bà con thầy gần gũi, yêu mến đất nước hơn. Trong các phim đều có hình ảnh đất nước, con người, quê hương. Đây cũng là kênh tuyên truyền có tác dụng giáo dục cao và đạt hiệu quả tốt. Mỗi khi xem xong, ai cũng bồi hồi nhớ quê, nhớ người thân đang ở Việt Nam
Câu 5. Để nâng cao chất lượng tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới và thu hút người xem/nghe, nhất là người Việt Nam ở nước ngoài, báo chí đối ngoài Việt Nam cần phải đổi mới nội dung quảng bá. Hiện nay nội dung của VTV4 nặng về tin thế giới chứ không phải về đất nước Việt Nam, đây có thể coi là sự lạc đề. Nội dung quảng bá quá rộng, thiếu chọn lọc nên nhiêu khi đem lại cái nhìn lệch lạc, phản tác dụng.
Theo tôi, nên thành một một hoặc một số báo điện tử dành riêng cho người Việt Nam ở nước ngoài. Báo này phải có tính đặc thù, nói nhiều và kỹ hơn về sự đổi mới đất nước, về cải cách bộ máy hành chính nhà nước; nội dung tin cũng phải khác với công chúng trong nước, vì người Việt ở nước ngoài có ít thông tin hơn. Nhấn mạnh công cuộc chống tham nhũng, những hình thức xử lý tội phạm, nhất là tội tham nhũng của một số quan chức.
Câu 6. Nêu đầu tư báo điện tử trong tuyên truyền hình ảnh đất nước Việt Nam. Đây là phương tiện dễ truy cập, tiện lợi khi xem, vì hầu hết mọi người có điên thoại thông minh. Góp ý với VTV4, nên chọn lọc những tin nổi bật trên thế giới, về “các nước khác”, vì các cơ quan báo chí nước ngoài và sở tại đã đưa. Tin tức về Việt Nam thì phải đưa nhiều hơn và nội dung và hình thức cũng cần đa dạng, phong phú và hấp dẫn hơn. Đồng bào ta thường đói thông tin Việt Nam, nên tăng cường cả số lượng và chất lượng. Nên tăng thêm thời lượng phát sóng về văn hóa và chương trình ca nhạc Việt Nam.
Tôi kinh doanh nhưng không liên quan đến thị trường Việt Nam, nên nói tác động của thông tin báo chí đối ngoại Việt Nam đến công việc của mình thì có thể nói là chỉ tác động gián tiếp.
KẾT QUẢ PHỎNG VẤN SÂU 4
Nguyễn Kim Nhận, định cư ở Budapest- Hunggari gần 40 năm, doanh nhân.
Câu 1. Tôi thường xuyên đọc báo chí Việt Nam trên Internet. Báo điện tử là chính, ngoài ra là các tin bạn bè chi sẻ (share) trên Facebook (từ các nguồn báo điện tử khác nhau) tức là mạng xã hội. Tôi hay đọc vnexpress.net, baomoi.com, tienphong.vn, vietinfo.com; Các trang: vnthuquan.net (thư viện online), vanchuongviet , truyen.com. Gần đây tôi ít xem VTV4.
Câu 2. Trong các báo đó, có nhiều nội dung quảng bá, giới thiệu hình ảnh Việt Nam. Tôi thấy các báo đều đưa đầy đủ thông tin về các lĩnh vực, từ kinh tế, chính trị đến văn hóa, xã hội, đối ngoại.
Vì là doanh nhân, tôi quan tâm nhiều hơn đến lĩnh vực kinh tế. Và vì tôi cũng có làm ăn với các công ty trong nước, nên tối rất quan tâm đến thị trường, nhu cầu trong nước, nhất là: thị trường đồ uống, rượu vang, các thay đổi luật lệ kinh doanh (thuế, hải quan, giấy phép kinh doanh )... Tôi thấy những thông tin này khá đủ trên báo mạng.
Câu 3. Theo tôi, trong các loại hình báo chí, người Việt Nam ở nước ngoài đọc báo mạng nhiều nhất. Vì thời gian đọc báo cũng không nhiều, nên tôi thường đọc những thông tin nhanh, tin ngắn, có hình ảnh minh họa thì hiệu quả sẽ cao hơn.
Câu 4. Thỉnh thoảng tôi có xem chương trình VTV4. Còn báo điện tử Vietnam Plus của Thông tấn xã Việt Nam và báo Thời báo kinh tế thì chưa đọc. Thú thực bây giờ thời gian đọc báo không còn nhiều như trước đây, chủ yếu để biết tình hình Việt Nam. Chỉ quan tâm đến những thông tin liên quan trực tiếp đến công việc bản thân.
Câu 5. Để nâng cao chát lượng tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới và thu hút người xem/nghe, nhất là người Việt Nam ở nước ngoài, báo chí đối ngoài Việt Nam cần phải đưa tin nhanh, giống như mảng tiếng Việt của BBC, VOA, RFA, RFI, khi đó sẽ tăng lượng công chúng. Theo tôi, không có quảng cáo nào tốt hơn cho Vietnam bằng một hệ thống truyền thông khách quan và trung thực. Các báo Việt Nam nên tham khảo kinh nghiệm báo chí nước ngoài, có vậy mới đủ sức cạnh tranh, kể cả thông tin về chính Việt Nam. Một số bạn bè tôi là người Việt Nam ở đây, nhưng lại đọc thông tin về Việt Nam qua BBC và các báo nước ngoài khác. Đây cũng là điều cảnh báo đối với báo chí trong nước
Với một sự kiện gì đó quan trọng xảy ra ở Vienam, bao giờ tôi cũng đọc các báo mạng Vietnam, sau đó xem lại các trang tiếng Việt của BBC, VOA, RFI, BBC. Các tin tức thế giới tôi cập nhật chủ yếu qua TV Hung, đài Inforádió tiếng Hung, hoặc báo mạng của Hung ( origo.hu , 444.hu , hvg.hu ).
Câu 6. Trong bối cảnh bùng nổ thông tin và có nhiều phương tiện thông tin truy cập thông tin như hiện nay, báo chí phải thích ứng với công nghệ mới, phải truyền thông tin trên Internet mới đến được đông đảo công chúng. Cách trình bày báo cũng phải đối mới, theo hướng chọn lọc nội dung, ngắn gọn và có hình ảnh minh họa thì sẽ tăng tính thuyết phục đối với người xem.
Đối với cá nhân, tôi thấy báo chí Việt Nam đã giúp ích nhiều cho công việc kinh doanh của tôi.
KẾT QUẢ PHỎNG VẤN SÂU 5
Trần Linh Chi, định cư ở Liên bang Nga, 30 năm
Câu 1. Tôi thỉnh thoảng mới đọc báo chí Việt Nam trên Internet. Chủ yếu là đọc Vnexpress.net.
Câu 2. Trong các báo tôi đọc thấy có nhiều nội dung giới thiệu hình ảnh Việt Nam, trên nhiều lĩnh vực, nhất là chính trị. Những vấn đề tôi quan tâm là các sự kiện nổi bật ở Việt Nam, tình hình thiên tai, bão lũ, cuộc đấu tranh chống tham nhũng, đặc biệt là gần đây, những vụ án lớn đã được công khai xét xử, báo chí đưa tin đầy đủ. Những vấn đề liên quan đến giáo dục cũng được đề cập nhiều. Đây cũng là chủ đề tôi quan tâm.
Về văn hóa, tôi cũng thấy báo chí đuewa tin nhiều về các di tích lịch sử, lễ hội gắn với du lịch ở các địa phương, nhất là văn hóa vật thể và phi vật thể được UNESCO công nhận. Các danh lam thắng cảnh, giới thiệu con người Việt Nam thân thiện, mến khách cũng đã được chú ý. Các danh thắng và các món ăn mang đậm truyền thống dân tộc đã được chú ý.
Câu 3. Trong các loại hình báo chí, người Việt Nam ở nước ngoài đọc báo điện tử. Thể loại hay đọc là tin tức, tin ngắn, vì không có nhiều thời gian và biaay giờ mọi người cũng chủ yếu biết tin tức là đủ, ít đi sâu tìm hiểu kỹ bản chất vấn đề, vì họ còn nhiều mối quan tâm khác.
Câu 4. Tôi rất ít xem chương trình VTV4. Còn báo điện tử Vietnam Plus của Thông tấn xã Việt Nam thì tôi thỉnh thoảng đọc. Còn báo Thời báo kinh tế thì thú thực là tôi chưa đọc bao giờ.
Câu 5. Để nâng cao chát lượng tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới và thu hút người xem/nghe, nhất là người Việt Nam ở nước ngoài, báo chí đối ngoài Việt Nam cần phải đưa tin ngắn gọn, nhanh. Tất nhiên phải chính xác. Chỉ cần thế là đủ.
Câu 6. Hiện nay, người Việt Nam ở nước ngoài ai cũng quan tâm đến tin tức Việt Nam, về đất nước mình cơ mà, trong đó có gia đình, người thân, bạn bè... Phương tiện chủ yếu đọc báo bây giờ là trên điện thoại thông minh.
KẾT QUẢ PHỎNG VẤN SÂU 6
Nguyên Thu Trang, đang học tập tại Nhật Bản (được hơn 2 năm)
Câu 1. Tôi ít khi đọc báo Việt Nam. Do công việc học tập bện rộn, áp lực, không có thời gian. Đây cũng là tình trạng phổ biến của sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản. Báo mà tôi thỉnh thoảng đọc là báo mạng Dân trí.com. Còn thỉnh thoảng là Vietnam Plus.
Câu 2. Tôi thấy Dantri.com cũng hay quảng bá, giới thiệu hình ảnh Việt Nam, có cả kinh tế, chính trị, văn hóa, nhưng về giáo dục và các vấn đề xã hội nhiều hơn. Có lẽ do đây là cơ quan của Hội Khuyến học nên đưa nhiều tin về vấn đề giáo dục.
Câu 3. Trong các thể loại báo điện tử đưa, gây hiệu quả tốt nhất là bình luận. Báo chí giúp người đọc hiểu sâu, kỹ hơn vấn đề đang được xã hội quan tâm.
Câu 4. Tôi rất ít khi xem kênh VTV4. Thỉnh thoảng đọc báo điện tử Vietnam Plus của Thông tấn xã Việt Nam và báo Thời báo kinh tế.
Câu 5. Để báo chí đối ngoại Việt Nam được đọc, xem nhiều hơn, cần cung cấp nhiều bài, tin hấp dẫn hơn. Hãy khái thác và bình luận những vấn đề đang được xã hội quan tâm.
Câu 6. Người Việt Nam ở nước ngoài quan tâm đến tin tức báo chí, nhưng do ít thời gian nên thỉnh thoảng truy cập tin tức Việt Nam trên điện thoại thông minh. Nhất là những lúc rảnh rỗi ngắn. Mạng xã hội được mọi người quan tâm nhiều hơn.
KẾT QUẢ PHỎNG VẤN SÂU 7
Nguyễn Thị Bích Yến, nhà báo, định cư tại Cộng hòa Áo hơn 10 năm.
Câu 1. Tôi thường xuyên theo dõi báo chí-truyền thông Việt Nam, cụ thể là Vietnamplus, báo Tin tức của TTXVN, Vietnamnet, VTV4, VTC10, Soha...
Câu 2. Theo quan sát của tôi thì các tờ báo đó đã dành một số dung lượng nhất định định để đăng tải, quảng bá hình ảnh Việt Nam (thông qua những tin, bài). Tuy nhiên, tôi chưa hiểu ý bạn muốn hỏi đến việc quảng bá hình ảnh Việt Nam đó đến đối tượng công chúng nào? Vậy nên tôi sẽ mạo muội trả lời thế này: đa số các quảng bá đó là nhằm đến đối tượng công chúng người Việt trong và ngoài nước, chứ chưa hẳn là nhằm đến đối tượng công chúng nước ngoài (Ngoại trừ một số tờ báo, hay VTC10, VTV4 có phần tiếng Anh và các ngôn ngữ khác, thì người nước ngoài có thể đọc, xem được). Nhưng cá nhân tôi thấy dung lượng dành cho việc quảng bá, giới thiệu hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài, là chưa thỏa đáng. Nội dung các chương trình đó chưa được đầu tư một cách bài bản và công phu. Tôi có cảm tình với chương trình ''Người Việt Bốn Phương'' của VTV4 và chương trình tin tức về kiều bào của VTC10, Talk Vietnam, VTV. Có thể nói, nội dung của ba chương trình đó (chủ yếu) dành cho công chúng kiều bào và côngchúng nước ngoài là khá cập nhật, thiết thực, bổ ích, nổi trội...
Câu 3. Các loại hình, thể loại báo chí gây hiệu quả tốt nhất là báo điện tử (sản phẩm báo chí - truyền thông multi) và truyền hình (phóng sự, phỏng vấn, tin ngắn). Báo giấy biaay giờ rất khó vận chuyển và chậm nên ít có khán giả.
Câu 4. Tôi thường xuyên xem VietnamPlus. Theo tôi đây là một tờ báo điện tử uy tín, luôn cập nhật tin tức quốc tế nhanh chóng, chính xác... Tuy nhiên, phần tiếng Anh chưa đầy đủ. Còn VTV4 có nhiều nội dung khá hay nhưng chưa thực sự hấp dẫn và hiệu quả.
Câu 5. Để nâng cao chát lượng tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới, báo chí đối ngoại Việt Nam cần phải thay đổi nhiều. Thực ra, đây là một câu hỏi lớn, tôi thiển nghĩ, Chính phủ và các Bộ ban ngành cùng các cơ quan báo chí-truyền thông và các nhà khoa học nên ngồi lại, phối hợp với nhau để xây dựng một chiến lược cụ thể cho vấn đề này.
Câu 6. Theo quan sát của tôi thì phần lớn công chúng người Việt ở nước ngoài (thế hệ thứ nhất) luôn quan tâm đến các tin tức trên báo chí- truyền thông Việt Nam, chủ yếu là các tin tức chính trị, kinh doanh, xã hội (nhất là các tin tức tiêu cực)... Còn thế hệ người Việt thứ hai trở đi, nếu có xem thì họ quan tâm đến tin tức du lịch, giải trí. Đây cũng là đặc điểm tâm lý lứa tuổi phổ biến hiện nay, người nước ngoài cũng vậy.
KẾT QUẢ PHỎNG VẤN SÂU 8
TS Seung-yong Uhm, chuyên gia tổ chức KOICA Hàn Quốc.
1. Which channels do you usually use to access to information?
(For example: TV, printed press, radio, online newspapers, books, magazines,? Please specify the name of the newspapers/magazines/shows that you, or Korean in general, are most interested in)
Đối với tôi, nhìn chung, báo mạng là nguồn thu thập thông tin chính. Nhưng cũng như nhiều người dân Hàn Quốc khác, tôi sử dụng rất nhiều kênh: ví dụ, đài phát thanh là một kênh tốt để tiếp nhận thông tin có chiều sâu. Tôi nghe tin thức và các cuộc phỏng vấn về những vấn đề hiện nay từ đài phát thanh trong lúc đang lái xe.
For me, in general, online news paper is the main source for my news collection. But as many other Korean people, I use many channels: for example, radio is a good channel for in-depth story. While driving a car, I am listening the news or interviews on current issues from the radio.
2. In the information that you get from these channels, do you find any content that promotes the image of Vietnam? How is the frequency and quality of those content?
Tôi muốn chỉ ra rằng vấn đề làm sao để tin tức về Việt Nam được nhắc đến trong những kênh truyền thông Hàn Quốc. Hàn Quốc là một quốc gia với rất nhiều vấn đề lớn, thỏa thuận với lãnh đạo Triều Tiên, chiến tranh hạt nhân, những đấu tranh chính trị, hay cuộc tấn công của các chính khách nhằm vào Samsung.
Sự thật là rất nhiều người Hàn Quốc nhận thức được mối quan hệ hòa hảo giữa Hàn Quốc và Việt Nam. Cần phải tập trung vào nhóm mục tiêu là những người dân Hàn Quốc quan tâm đến Việt Nam. Và có thể tận dụng được ảnh hưởng của họ tại Hàn Quốc như một phương thức để Chính phủ và các cơ quan Việt Nam quảng bá hình ảnh quốc gia.
I would like to point out the problem on how to make Vietnamese news included in such channel in Korea. Korea is a country which has many big issues, negotiation with North Korean leader, nuclear weapon, political struggles, or politicians’ political attack on Samsung.
The fact is that many Koreans are aware of the friendly relationship between Korea and Vietnam. You need to take approach to focused group of Korean people who are interested in Vietnam. And you can take advantage of their influence in Korean as the window through which Vietnam government or other agency promote the image of Vietnam.
3. Which diplomatic newspapers are the most successful and effective to promote the image of Vietnam?
Tôi thích báo Vietnam News phiên bản Tiếng Anh.
I like Vietnam News in English version.
4. Can you specify your evaluation of the effectiveness to promote the image of Vietnam in terms of: Vietnamese economy, politics, culture, society, education, medical, raising living standards?
Những vấn đề về kinh tế Việt Nam có thể thu hút sự chú ý của người dân Hàn Quốc. Kinh tế VN đang phát triển và có nhiều tiềm năng. Nhiều người Hàn Quốc nghĩ đến rất nhiều thứ mà HQ và VN có thể chia sẻ trong tương lai.
Thứ hai là văn hóa Việt Nam. Văn hóa không chỉ là hát và nhảy và còn là cách sống và hệ thống những giá trị. Rất nhiều người Hàn Quốc, kể cả tôi, tin rằng những giá trị truyền thống về gia đình bây giờ vẫn còn tồn tại. Những tâm hồn đẹp của Việt Nam cần được quảng bá tại Hàn Quốc.
Những vấn đề khác, như chính trị, xã hội hay giáo dục có ít tiềm năng để quảng bá hình ảnh Việt Nam.
Issue about Vietnam’s economy may attract many Korean’s attention. Vietnamese economy is rising and has much potential. Many Korean take much of the vision what there will be lots of thing Korean and Vietnam can share in the future.
The second is the culture of Vietnam. Culture is not only singing and dancing but way of living and value system. Many Korean, including me, believe that traditional value of family remains currently. Vietnamese people’s beautiful mind should be more decorated and promoted in Korea.
Other parts, like politics, society or education, do not have strength in promoting Vietnamese image.
5. In your opinion, what do Vietnamese newspapers/journalism have to do to promote the image of Vietnam to the world, in terms of:
- Chủ đề
(1) Sự phát triển kinh tế, tập trung vào sự gia tăng mạnh mẽ, các nguồn lực tự nhiên, nguồn lực con người, vv
(2) Những giá trị Việt Nam về gia đình và các mối quan hệ xã hội
(3) Nguồn lực văn hóa: di sản văn hóa, nguồn lực du lịch, vv....
- Nội dung: video, hình ảnh. Những bài nghiên cứu học thuật cũng rất quan trọng.
- Phương thức
(1) phổ biến nội dung thông qua các nền tảng truyền thông như Youtube hay Facebook
(2) kết nối các cuộc nói chuyện với truyền thông mới (mời diễn giả đến buổi nói chuyện và cung cấp cho các phương tiện truyền thông mới về nội dung của buổi nói chuyện)
(3) sử dụng truyền thông xã hội, như blog hay Facebook.
- Subject
(1) Economic prospective, focusing on sharp rising, natural resource, human resource, etc.
(2) Vietnamese value on family and social relations
(3) Cultural resource: cultural heritage, tourism resource, etc.
- Content: Video, image. Especially academic paper is important
- Method?
(1) disseminating the contents through the media platform, such as YouTube or Facebook
(2) linking International symposium to news media (inviting speakers to the symposium and providing news media with the contents of the speaking)
(3) using social media, such as blog or Facebook page.