BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
NGUYỄN THỊ THU HUYỀN
TUYÊN TRUYỀN CHỐNG CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN
TRONG CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN THEO
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC
CHUYÊN NGÀNH: CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG
Mã số: 9 31 02 01
Người hướng dẫn khoa học:
TS Lương Ngọc Vĩnh
PGS, TS Đoàn Thị Minh Oanh
HÀ NỘI - 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả được nêu
207 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 331 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Luận án Tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình của ai khác.
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Thu HuyềnMỤC LỤC
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Đánh giá thái độ đối với CNCN của cán bộ, đảng viên. 97
Biểu đồ 2.2. Đánh giá của cán bộ, đảng viên về sự gương mẫu trong tư tưởng, đạo đức, lối sống của cán bộ tuyên truyền. 105
Biểu đồ 2.3. Đánh giá tính bổ ích của nội dung tuyên truyền tư tưởng Hồ Chí Minh về chống chủ nghĩa cá nhân. 107
Biểu đồ 2.4. Mức độ sử dụng các phương pháp tuyên truyền chống CNCN trong cán bộ, đảng viên. 110
Biểu đồ 2.5. Đánh giá của đội ngũ làm tuyên truyền về thực trạng trang thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động tuyên truyền hiện nay. 114
Biểu đồ 2.6. Đánh giá mức độ quan tâm của cán bộ, đảng viên đối với nội dung tuyên truyền. 115
Biểu đồ 2.7. Khảo sát thái độ của cán bộ, đảng viên khi tham gia các hoạt động tuyên truyền chống CNCN. 116
Biểu đồ 2.8. Khảo sát xu hướng hành động của cán bộ, đảng viên khi chứng kiến những biểu hiện CNCN của đồng nghiệp, bạn bè mình. 118
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Là người sáng lập và rèn luyện Đảng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến vấn đề xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành tổ chức cách mạng chân chính, đại biểu cho lợi ích giai cấp, nhân dân và dân tộc. Và cũng chính Hồ Chí Minh, từ rất sớm, đã chỉ ra chủ nghĩa cá nhân (CNCN) - kẻ địch “nội xâm” của những người cộng sản, một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng.
Người chỉ rõ: “Một dân tộc, một Đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân” [57, tr.672]. Hiện nay, CNCN đang biểu hiện trong một bộ phận không nhỏ đội ngũ cán bộ, đảng viên và trở thành vấn nạn đối với Đảng. Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã chỉ rõ: “Nhiều cán bộ, đảng viên, trong đó có người đứng đầu chưa thể hiện tính tiên phong, gương mẫu; còn biểu hiện quan liêu, cửa quyền, chưa thực sự sâu sát thực tế, cơ sở... Nhiều tổ chức đảng, đảng viên còn hạn chế trong nhận thức, lơ là, mất cảnh giác, lúng túng trong nhận diện và đấu tranh, ngăn chặn “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; việc đấu tranh, phản bác những luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, tổ chức phản động, phần tử cơ hội, bất mãn chính trị còn bị động, thiếu sắc bén và hiệu quả chưa cao. Trong khi đó, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn, nguy hiểm khôn lường, có thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu kết với các thế lực xấu, thù địch, phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Những hạn chế, khuyết điểm nêu trên làm giảm sút vai trò lãnh đạo của Đảng; làm tổn thương tình cảm và suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, là một nguy cơ trực tiếp đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ” [28, tr.12]. Đây cũng chính là những biểu hiện tập trung nhất của “căn bệnh” CNCN trong đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng, một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng, của chế độ. Do đó, CNCN chính là kẻ địch “nội xâm” của những người cộng sản, “Chủ nghĩa cá nhân là kẻ thù nguy hiểm mà mỗi người chúng ta phải luôn luôn tỉnh táo đề phòng và kiên quyết tiêu diệt” [56, tr.469].
Để cuộc đấu tranh chống CNCN giành thắng lợi thì trước hết mỗi cán bộ, đảng viên phải nắm vững và hiểu rõ nguồn gốc, bản chất, tác hại của CNCN điều này chỉ có thể thực hiện được thông qua hoạt động tuyên truyền, giáo dục của Đảng. Do đó, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, luôn coi công tác tuyên truyền là một trong những bộ phận trọng yếu của công tác tư tưởng, là nhân tố cấu thành quan trọng hàng đầu trong sự lãnh đạo của Đảng đối với xã hội.
Tuy nhiên, hiện nay, hoạt động tuyên truyền của Đảng nói chung và tuyên truyền chống CNCN trong cán bộ, đảng viên nói riêng vẫn được tiến hành thường xuyên nhưng chất lượng, hiệu quả tuyên truyền chưa đáp ứng mục đích yêu cầu bởi hoạt động tuyên truyền còn tồn tại hạn chế chưa được khắc phục. Ở nhiều địa phương, bộ ngành, công tác tuyên truyền chưa được chỉ đạo thường xuyên, liên tục, thiếu trọng tâm, trọng điểm. Nhận thức về công tác tuyên truyền chống CNCN của lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị còn bị coi nhẹ, chỉ là nhiệm vụ của ngành tuyên giáo; các biện pháp tuyên truyền chưa thật sự đa dạng, phong phú; kinh phí phục vụ cho công tác tuyên truyền chống CNCN còn hạn hẹp; chế độ, chính sách cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên còn hạn chế nên chưa khuyến khích để các tuyên truyền viên phát huy khả năng, tâm huyết trong công tác tuyên truyền chống CNCN do đó, làm cho kết quả và chất lượng tuyên truyền chưa đạt được như mục đích đã đề ra.
Vì vậy, làm thế nào để nâng cao chất lượng tuyên truyền chống CNCN trong cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh ở Việt Nam hiện nay là một đòi hỏi mang tính cấp thiết, có ý nghĩa thiết thực, quan trọng cả về lý luận và thực tiễn. Do đó, tác giả đã chọn vấn đề: Tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh ở Việt Nam hiện nay làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận, khảo sát thực trạng tuyên truyền chống CNCN trong cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đề xuất phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng tuyên truyền chống CNCN trong cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh ở Việt Nam trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án xác định những nhiệm vụ sau:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu về các nội dung có liên quan đến đề tài; nhận xét khái quát về kết quả đã nghiên cứu và chỉ ra hướng nghiên cứu tiếp theo;
- Xây dựng khung lý thuyết về tuyên truyền chống CNCN trong cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh;
- Phân tích thực trạng truyên truyền chống CNCN và chỉ rõ những vấn đề đặt ra đối với việc truyên truyền chống CNCN trong cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh ở Việt Nam hiện nay;
- Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tuyên truyền chống CNCN trong cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh ở Việt Nam trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Tuyên truyền chống CNCN trong cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh ở Việt Nam hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Luận án không đi sâu vào nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về CNCN, mà tiếp cận chống CNCN theo tư tưởng Hồ Chí Minh như là một nội dung của hoạt động tuyên truyền.
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu tuyên truyền chống CNCN trong cán bộ, đảng viên của Đảng ở Việt Nam. Trong đó, tác giả chọn khảo sát bằng bảng hỏi tại 10 tỉnh, bao gồm: 04 tỉnh miền Bắc, 03 tỉnh miền Trung và 03 tỉnh miền Nam.
- Phạm vi về thời gian khảo sát thực trạng: Từ năm 2011 đến năm 2019 (gắn với việc ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI).
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, đường lối của Đảng về công tác tuyên truyền và tuyên truyền chống CNCN trong cán bộ, đảng viên ở Việt Nam hiện nay.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học, bao gồm:
Phương pháp điều tra xã hội học: làm đơn giản hóa các khái niệm để xây dựng thành các tiêu chí đánh giá, từ đó hình thành bảng hỏi và chọn mẫu mang tính đại diện để điều tra; sử dụng phần mềm SPSS 2.0 để xử lý phiếu điều tra xã hội học nhằm thu thập thông tin, dữ liệu sơ cấp, phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tiến hành nghiên cứu các công trình khoa học, tài liệu, sách, báo, tạp chí, sách chuyên khảo có nội dung liên quan đến vấn đề tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh để tìm hiểu, kế thừa các tri thức phục vụ cho mực đích nghiên cứu.
Phương pháp lịch sử và lôgic: phương pháp này dùng để tìm ra được mối liên hệ bản chất, tính tất yếu, tính quy luật và trình tự thời gian của các vấn đề có liên quan đến nội dung đề tài.
Phương pháp phân tích, tổng hợp: được luận án sử dụng để nghiên cứu các tác phẩm, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, văn kiện của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; các báo cáo của ban tuyên giáo các cấp; các công trình khoa học trong nước và nước ngoài có liên quan đến đề tài luận án.
5. Những đóng góp của luận án
Luận án góp phần làm rõ hơn nội dung về tư tưởng Hồ Chí Minh về CNCN và chống CNCN; xây dựng được cơ sở lý luận về tuyên truyền chống CNCN và chống CNCN trong cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Luận án đã chỉ ra được những biểu hiện mới của CNCN trong bối cảnh hiện nay. Phát hiện những khó khăn, những vấn đề đặt ra trong quá trình tuyên truyền chống CNCN trong cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh gắn với bối cảnh hiện nay.
Từ góc độ khoa học công tác tư tưởng, luận án đề xuất được các phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng, kết quả tuyên truyền chống CNCN phù hợp với đối tượng cán bộ, đảng viên hiện nay.
6. Ý nghĩa của luận án
Các phương hướng, những giải pháp được đề ra trong luận án có thể áp dụng vào thực tiễn tuyên truyền, giáo dục đấu tranh chống những nguy cơ và biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức cách mạng trong đội ngũ cán bộ, đảng viên ở Việt Nam hiện nay.
Kết quả của luận án sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng vào thực tiễn để tuyên truyền, giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh.
Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu, giảng dạy cho lĩnh vực Hồ Chí Minh học, lĩnh vực công tác tư tưởng cũng như các ngành, lĩnh vực khoa học xã hội có liên quan về phương pháp tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng; bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, ý thức chính trị cán bộ, đảng viên và nhân dân.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu thành 3 chương, 8 tiết.
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
A. Các công trình nghiên cứu liên quan đến công tác tư tưởng và công tác tuyên truyền
Công tác tuyên truyền là một khâu, một bộ phận cấu thành quan trọng của công tác tư tưởng. Do đó, ở Việt Nam cũng như trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về công tác tư tưởng có đề cập đến công tác tuyên truyền. Trong đó, một số công trình nghiên cứu liên quan đến công tác tư tưởng và công tác tuyên truyền ở nước ngoài có:
Bài nghiên cứu của John Martin (1971), “Effectiveness of International Propaganda (Hiệu quả của tuyên truyền quốc tế) [152]. Trong bài nghiên cứu này, tác giả đã đưa ra được định nghĩa tuyên truyền và phân tích về bản chất của tuyên truyền. Tác giả cho rằng, tuyên truyền về bản chất chính là một hoạt động truyền thông có tính chất là thuyết phục.
Công trình của các tác giả Everette E. Dennis và John C. Merrill (1991), “Media Debates Issues in Mass Communication” (Vấn đề tranh luận trên truyền thông về truyền thông đại chúng) [139]. Ở công trình này, các tác giả đã đưa ra khái niệm về tuyên truyền trong đó đã nhấn mạnh đến bản chất của tuyên truyền với tư cách là một quá trình truyền thông với những kỹ thuật, thủ thuật nhất định; mục đích của tuyên truyền là làm cho đối tượng làm, đi hoặc ủng hộ niềm tin và ý tưởng của chủ thể.
Cục Cán bộ, Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (2005), “Công tác tuyên truyền tư tưởng trong thời kỳ mới”, do Trần Khang và Lê Cự Lộc dịch [136]. Cuốn sách bao gồm 9 chương với những nội dung cơ bản về: công tác tuyên truyền tư tưởng; công tác truyền thông báo chí; công tác chính trị tư tưởng Trong đó, cũng chỉ rõ vai trò đặc biệt quan trọng của công tác tuyên truyền: “Trên các mặt trận lãnh đạo của Đảng thì tuyên truyền tư tưởng là mặt trận hết sức quan trọng. Trong các cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng thì cơ quan làm công tác tuyên truyền tư tưởng là cơ quan hết sức quan trọng” [136, tr.8]. Đặc biệt, ở chương 9, cuốn sách đã trình bày về vấn đề xây dựng đội ngũ những người làm công tác tuyên truyền tư tưởng, tầm quan trọng của việc xây dựng lực lượng làm công tác tuyên truyền và đưa ra những yêu cầu, tố chất, phẩm chất của cán bộ làm công tác tuyên truyền tư tưởng: “trong hàng ngũ cán bộ của Đảng thì những người làm công tác tuyên truyền tư tưởng là lực lượng hết sức quan trọng” [136, tr.8].
Các tác giả Chu Hiểu Tín, Phùng Linh Chi (2008), “Xây dựng cơ chế phản hồi nhanh dư luận, tạo ra kênh thông tin thông suốt cho quyết sách của Đảng và Chính phủ” [138]. Cuốn sách đã đi sâu làm rõ những vấn đề về quan niệm và hiệu quả công tác tuyên truyền; tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả, trình độ hiểu biết chủ nghĩa Mác – Lênin, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; ý thức, niềm tin cộng sản chủ nghĩa và tính tích cực xã hội (tiêu chuẩn quyết định công tác tuyên truyền). Các tác giả cũng phân tích những điều kiện khách quan và chủ quan để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền. Trong đó, những điều kiệu khách quan là lối sống xã hội chế độ dân chủ và mội trường xã hội; nhân tố chủ quan bao gồm trình độ lãnh đạo của Đảng đối với công tác tuyên truyền, năng lực của cán bộ tuyên truyền, thường xuyên cải tiến và đổi mới các hình thức, phương pháp; phát huy vai trò của các cơ quan tuyên truyền và các tổ chức xã hội trong công tác tuyên truyền.
Tác giả B. Mozias (2009), “Cơ sở tư tưởng hệ của công cuộc cải cách kinh tế ở Trung Quốc”, đăng trên Tạp chí Kinh tế thế giới và các quan hệ quốc tế [153]. Bài viết đã đặt ra những yêu cầu đối với công tác tuyên truyền, nhấn mạnh những yêu cầu công tác tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc, trong đó, bộ máy tuyên truyền Đảng Cộng sản phải t ừng bước “cấy” những giá trị thị trường mới vào khuôn khổ hệ tư tưởng hiện thời, làm cho chúng trở nên dễ hiểu và dễ chấp nhận đối với quần chúng nhân dân.
Các tác giả G.S. Jowett và V.O’ Donnell (2012), “Propaganda and Persuasion (Tuyên truyền và Thuyết phục) [143]. Nội dung cuốn sách đã nêu lên và giải nghĩa thuật ngữ tuyên truyền, trong đó nhấn mạnh đến tính mục đích của tuyên truyền là nhằm hình thành nhận thức, tác động đến hiểu biết và hướng dẫn hành vi của đối tượng để đạt được phản hồi theo mong muốn của người tuyên truyền.
Những công trình nghiên cứu liên quan đến công tác tư tưởng và công tác tuyên truyền ở Việt Nam có:
Lương Khắc Hiếu (1996), “Tư tưởng, phong cách tuyên truyền Hồ Chí Minh và một số suy nghĩ về công tác tuyên truyền hiện nay”, kỷ yếu đề tài khoa học cấp bộ, mã số 95-98-03/ĐT [36]. Nghiên cứu một cách hệ thống tư tưởng, phong cách tuyên truyền Chủ tịch Hồ Chí Minh Nghiên cứu hệ thống quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác tuyên truyền. Nội dung, đặc điểm phong cách tuyên truyền của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện qua các hình thức tuyên truyền và tập trung làm rõ phong cách sử dụng ngôn ngữ văn bản trong khi nói, viết của Hồ Chí Minh và nêu lên một số giải pháp nhằm đổi mới công tác tuyên truyền.
Cuốn sách “Hồ Chí Minh với công tác tư tưởng - văn hóa” (2000), [63]. Cuốn sách đã tập hợp, tuyển chọn các bài nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên lĩnh vực tư tưởng – văn hóa, trong đó bao gồm cả công tác tuyên truyền từ năm 1920 đến năm 1969. Các bài viết đã thể hiện rõ việc giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Hoàng Quốc Bảo (2004), “Phương pháp tuyên truyền Hồ Chí Minh – những đặc trưng và sự vận dụng để đổi mới phương pháp tuyên truyền của cán bộ tư tưởng cấp tỉnh và huyện của Đảng hiện nay”, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội [3], Luận án trình bày nguồn gốc và những đặc trưng cơ bản của phương pháp tuyên truyền Hồ Chí Minh; thực trạng áp dụng các phương pháp tuyên truyền của đội ngũ cán bộ tuyên truyền cấp tỉnh, cấp huyện và việc vận dụng phương pháp tuyên truyền Hồ Chí Minh; đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm đổi mới phương pháp tuyên truyền của cán bộ tư tưởng cấp tỉnh, cấp huyện của Đảng ở nước ta trong giai đoạn hiện nay như: (1) Đẩy mạnh việc nghiên cứu, học tập phương pháp tuyên truyền Hồ Chí Minh của cán bộ tư tưởng của Đảng ở cấp tỉnh, huyện; (2) Quán triệt sâu sắc sự thống nhất giữa lời nói với việc làm trong phương pháp tuyên truyền Hồ Chí Minh để đổi mới phương pháp tuyên truyền cho cán bộ tư tưởng cấp tỉnh, huyện; (3) Nâng cao năng lực trình độ, tạo điều kiện cho cán bộ tư tưởng cấp tỉnh, huyện vận dụng sáng tạo phương pháp tuyên truyền Hồ Chí Minh để đổi mới phương pháp tuyên truyền hiện nay; (4) Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đối với việc vận dụng phương pháp tuyên truyền Hồ Chí Minh để đổi mới phương pháp tuyên truyền của cán bộ tư tưởng cấp tỉnh, huyện hiện nay.
Hồng Vinh và Đào Duy Quát (đồng chủ biên) (2006), “Hồ Chí Minh với công tác tư tưởng” [116]. Cuốn sách đã đi sâu vào các vấn đề sự phát triển về lý luận công tác tư tưởng của Hồ Chí Minh; Hồ Chí Minh với quá trình tư tưởng cách mạng Việt Nam; Hồ Chí Minh với các lĩnh vực của công tác tư tưởng: nghiên cứu, giáo dục lý luận, tuyên truyền, cổ động; Hồ Chí Minh với báo chí; Hồ Chí Minh với công tác tư tưởng trong các tầng lớp xã hội khác nhau, phương pháp và nghệ thuật làm công tác tư tưởng của Hồ Chí Minh và cuối cùng nhóm tác giả đã đề cập đến một số vấn đề thiết thực phát huy di sản tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác tư tưởng trong giai đoạn hiện nay.
Hoàng Quốc Bảo (chủ biên) (2006), “Học tập phương pháp tuyên truyền cách mạng Hồ Chí Minh” [4]. Thông qua nội dung cuốn sách, tác giả muốn đóng góp thêm ý kiến của mình vào việc tìm hiểu nguồn gốc và nêu lên những đặc trưng cơ bản của phương pháp tuyên truyền Hồ Chí Minh; nghiên cứu thực trạng phương pháp tuyên truyền của đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực tư tưởng, đặc biệt là trong công tác tuyên truyền của Đảng. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao, đổi mới phương pháp tuyên truyền của đội ngũ cán bộ tư tưởng theo phương pháp tuyên truyền Hồ Chí Minh.
Phạm Tất Thắng (chủ biên) (2010), Đổi mới công tác tư tưởng, lý luận trong tình hình mới [85]. Cuốn sách đề cập khá sâu về công tác tư tưởng, lý luận của Đảng, trong đó đưa ra những biện pháp đổi mới mạnh mẽ cả về nội dung, phương pháp, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng, lý luận của Đảng nhằm phát huy sức mạnh của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, của đại đoàn kết toàn dân tộc, phấn đấu thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới, hội nhập quốc tế. Về tuyên truyền, cuốn sách viết: “Đổi mới cách viết, tuyên truyền gương người tốt, việc tốt, các phong trào thi đua yêu nước theo hướng thiết thực, không hình thức, không phô trương, lãng phí, phù hợp với điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” [85, tr.296].
Lê Hồng Anh (2014), “Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác tuyên giáo”, Tạp chí Tuyên giáo, số 2-2014 [2], chỉ ra những nhược điểm, hạn chế của công tác tuyên giáo nói chung và tuyên truyền nói riêng: “Công tác tuyên giáo năm 2013 vẫn còn một số nhược điểm hạn chế: chậm đổi mới phương thực hoạt động để phù hợp với tình hình mới và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đổi mới đất nước” [2, tr.4].
Hoàng Quốc Bảo (2014), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về phương pháp nâng cao hiệu quả tuyên truyền”, Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thông, số 5-2014 [5]. Qua nghiên cứu toàn bộ di sản tư tưởng của Hồ Chí Minh với tư cách là một nhà tuyên truyền, tác giả đã khái quát thành những luận điểm cơ bản về phương pháp nâng cao hiệu quả tuyên truyền của Người như sau: (1) Nghiên cứu, phân loại và nắm chắc đặc điểm của đối tượng tuyên truyền; (2) Tuyên truyền phải phù hợp với trình độ nhận thức của đối tượng; (3) Chuẩn bị nội dung tuyên truyền thật công phu, chu đáo; (4) Phải học cách tuyên truyền của quần chúng nhân dân.
Vũ Hoài Phương (2014), “Quan điểm của Hồ Chí Minh về tuyên truyền miệng”, Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thông, số 7-2014 [75]. Trong bài viết, tác giả đã bước đầu góp phần khái quát một số quan điểm, quan niệm của Hồ Chí Minh về các yếu tố cấu thành công tác tuyên truyền. Bài viết tác giả chia thành 7 quan điểm: (1) Quan điểm của Hồ Chí Minh về chủ thể tuyên truyền; (2) Quan điểm của Hồ Chí Minh về đối tượng tuyên truyền; (3) Quan điểm của Hồ Chí Minh về mục đích, nhiệm vụ tuyên truyền; (4) Quan điểm của Hồ Chí Minh về nội dung tuyên truyền; (5) Quan điểm của Hồ Chí Minh về phương pháp tuyên truyền; (6) Quan điểm của Hồ Chí Minh về phương tiện tuyên truyền; (7) Quan điểm của Hồ Chí Minh về hiệu quả tuyên truyền. Đây là một trong những bài viết được tác giả đề cập khá đầy đủ về các yếu tố cấu thành của hoạt động tuyên truyền.
Phan Xuân Thủy (2015), “Đổi mới phương thức, nội dung tuyên truyền ở khu vực Tây Nguyên”, Tạp chí Tuyên giáo, số 3-2015 [87]. Nội dung bài viết đã đề cập đến một số giải pháp để đổi mới phương thức và nội dung tuyên truyền ở khu vực Tây Nguyên như: (1) Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền và các cấp, các ngành về tầm quan trọng của công tác tuyên truyền ở Tây Nguyên; (2) Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng phải bám sát thực tiễn; (3) Công tác tuyên truyền phải tăng cường đấu tranh, vạch rõ âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch; (4) Đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tuyên truyền, vận động đồng bào bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, “dắt tay chỉ việc”; (5) Quan tâm về mặt cơ chế, chính sách, tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ công tác tuyên truyền; (6) Kiện toàn bộ máy làm công tác tuyên giáo phù hợp với đặc điểm địa bàn Tây Nguyên; (7) Phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị, các “binh chủng” tham gia công tác tuyên truyền.
Hà Thị Mỹ Hạnh và Yên Ngọc Trung (đồng tác giả) (2016), “Thực hiện quan điểm “Lời nói đi đôi với việc làm” của Hồ Chí Minh trong rèn luyện cán bộ, đảng viên hiện nay”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 2-2016 [34]. Bài viết đã làm sáng tỏ một trong những phương pháp tuyên truyền hiệu quả nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đó là lời nói đi đôi với việc làm. Trong đó, các tác giả đã nêu lên sự cần thiết phải thống nhất tư tưởng với hành động của mỗi cán bộ, đảng viên của Đảng; tầm quan trọng của việc nói đi đôi với làm. Từ quan điểm của Hồ Chí Minh về thực hiện nói đi đôi với làm, tác giả cũng lưu ý mội số nội dung quan trọng để góp phần giúp cán bộ, đảng viên rèn luyện, hình thành tác phong làm việc lời nói đi đôi với hành động: (1) Nói đi đôi với làm, lý luận gắn liền với thực tiễn là trách nhiệm, vai trò của người đứng đầu cấp ủy và chính quyền các cấp; (2) Làm gương và nêu gương là một tiêu chí để đánh giá cán bộ, đảng viên; (3) Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện lời nói, lời hứa, hành động, việc làm của cán bộ, đảng viên.
Doãn Thị Chín (2016), “Quan điểm của Hồ Chí Minh về nguyên tắc tiến hành công tác tư tưởng của Đảng”, Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thông, số 4-2016 [16]. Tác giả nhận định, công tác tư tưởng là một trong ba bộ phận cấu thành quan trọng của công tác xây dựng Đảng và được xác định ở vị trí hàng đầu nhằm tạo sự thống nhất về tư tưởng, ý chí và hành động trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Chính vì thế, trong quá trình giáo dục và rèn luyện, Đảng ta đã quán triệt các quan điểm của Hồ Chí Minh về nguyên tắc tiến hành công tác tư tưởng của mình, bao gồm: nguyên tắc giữ vững tính đảng, nguyên tắc đảm bảo tính khoa học, nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn và nguyên tắc kết hợp công tác tư tưởng với công tác tổ chức. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, trước những biến đổi nhanh chóng và phức tạp của tình hình trong nước và thế giới, việc kế thừa và phát huy quan điểm của Hồ Chí Minh về những nguyên tắc trong công tác tư tưởng của Đảng lại cần phải quán triệt hơn bao giờ hết.
Nguyễn Thị Hồng Mai (2016), “Tìm hiểu phương pháp nêu gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 12-2016 [46]. Nội dung bài viết, tác giả đã đi sâu phân tích phương pháp nêu gương – một trong những phương pháp tuyên truyền, giáo dục hiệu quả được Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên sử dụng. Trong đó, tác giả đã làm sáng tỏ sự thể hiện phương pháp nêu gương của Hồ Chí Minh chủ yếu thông qua khen ngợi; nêu gương kết hợp với phát động thi đua, khuyến khích và khen thưởng; nêu gương kết hợp với giáo dục và tự rèn luyện, tự phê bình; nêu gương bằng lời nói và việc làm. Cuối cùng, tác giả khẳng định, chính Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là một tấm gương sống có sức lan tỏa, sức lôi kéo mạnh mẽ và mãi mãi là di sản tinh thần to lớn của dân tộc mà toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo.
Lương Khắc Hiếu và Lê Ngọc Tuấn (đồng tác giả) (2017), “Phát triển lực lượng công tác tư tưởng ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thông, số 6-2017 [37]. Trong bài viết, các tác giả đã làm rõ, lực lượng công tác tư tưởng ở nước ta xét theo cơ cấu, rất đa dạng, là bộ phận hợp thành bởi: lực lượng lãnh đạo và quản lý; lực lượng tham mưu, lực lượng tác chiến Để làm tốt việc xây dựng, phát triển lược lượng công tác tư tưởng ở nước ta hiện nay, tác giả đã xác định các định hướng, các giải pháp phát triển như: kiện toàn bộ máy các cơ quan làm công tác tư tưởng; Tăng cường đào tạo, đảm bảo đủ số lượng, cân đối về cơ cấu và chất lượng cao của đội ngũ cán bộ tư tưởng; Xây dựng lực lượng công tác tư tưởng không chuyên; Tạo lập động lực để cán bộ tư tưởng nâng cao trình độ và thu hút cán bộ chuyển sang; Hiện đại hóa đồng bộ hóa cơ sở vật chất - kỹ thuật.
Năm 2019, liên quan đến công tác tư tưởng và công tác tuyên truyền, tác giả Lương Ngọc Vĩnh có các công trình: “Cần nhận thức đúng về công tác tuyên giáo của Đảng”, Tạp chí Tuyên giáo, số 5-2019 [117] và “Ngăn chặn sự tha hóa của công tác tư tưởng trong điều kiện hiện nay”, Tạp chí Tuyên giáo, số 8-2019 [118]. Các bài viết đều được tác giả khẳng định vai trò quan trọng của công tác tuyên truyền, đồng thời tác giả cũng đề cập đến nhiệm vụ của công tác tuyên truyền, đó là: “giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, cương lĩnh, đường lối của Đảng cho cán bộ, đảng viên và quần chúng để tạo sự thống nhất về tư tưởng trong nội bộ Đảng; đồng thời, giác ngộ, tập hợp nhân dân dưới ngọn cờ của Đảng” [117, tr.68]. Theo tác giả, bước sang một thời kỳ mới, công tác tư tưởng nói chung và công tác tuyên truyền nói riêng dễ đối mặt với nguy cơ tha hóa về: mục tiêu và hiệu quả, mối quan hệ giữa chủ thể và đối tượng, về nội dung, phương thức tiến hành công tác tư tưởng. Do đó, tác giả đã đề xuất năm giải pháp cơ bản để ngăn chặn sự tha hóa này.
Nhìn chung, các công trình nêu trên đã đề cập đến công tác tuyên truyền dưới các góc độ khác nhau. Có công trình bàn về mục đích, yêu cầu của công tác tuyên truyền đối với từng nhiệm vụ cụ thể. Có công trình bàn về một số nội dung, phương thức đổi mới công tác tuyên truyền trước yêu cầu, nhiệm vụ mới. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đề cập một cách đầy đủ, sâu sắc, khoa học và có hệ thống về các yếu tố cấu thành của hoạt động tuyên truyền dưới góc độ khoa học công tác tư tưởng.
B. Các công trình nghiên cứu liên quan đến chủ nghĩa cá nhân và chống chủ nghĩa cá nhân
- Các công trình nghiên cứu liên quan đến chủ nghĩa cá nhân và tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa cá nhân
Có nhiều công trình đã nghiên cứu về CNCN nói chung và tư tưởng Hồ Chí Minh về CNCN nói riêng. Trong đó có một số công trình nghiên cứu ở nước ngoài như:
Tác giả Hạ Vỹ Đông, Lý Dĩnh, Dương Tông Nguyên (2006), “Trào lưu chủ nghĩa cá nhân” (论个人主义思潮) [140]. Cuốn sách được chia thành ba phần: Phần đầu tiên phác thảo ngắn gọn về lịch sử phát triển của CNCN ở Trung Quốc và phương Tây, cho thấy nội hàm bản chất của CNCN; Phần thứ hai chọn ra bốn giai đoạn lịch sử đại diện, quy nạp khái quát các biểu hiện cụ thể, đặc điểm cơ bản và nội hàm bản chất của CNCN ở các giai đoạn lịch sử khác nhau trong bối cảnh văn hóa Trung Quốc; Phần thứ ba bắt đầu khảo sát với trường phái triết học của Hy Lạp cổ đại và mở rộng tranh luận về một số vấn đề quan trọng của chủ nghĩa cộng đồng và CNCN ở xã hội phương Tây đầu thế kỷ này.
Tác giả Peter L. Callero (2013), “Huyền thoại của chủ nghĩa cá nhân: Các lực lượng xã hội định hình cuộc sống của chúng ta như thế nào”, (The Myth of Individualism: How Social Forces Shape Our Lives [135]. Huyền thoại của CNCN được xem như là một lời giới thiệu hay, ngắn gọn về xã hội học và tư duy xã hội học, cho độc giả thấy các lực lượng xã hội định hình cuộc sống của chúng ta và thế giới như thế nào. Tác phẩm này thách thức niềm tin phổ biến rằng hành vi của con người là kết quả của sự lựa chọn tự do của các tác nhân tự trị, nó cho thấy những phương thức mà con người là thực thể tự nhiên - xã hội, phụ thuộc lẫn nhau và được định hình bởi các lực lượng xã hội. Với những nghiên cứu sâu sắc, Huyền thoại của CNCN đã gợi mở về trí tưởng tượng xã hội học. Bằng cách thừa nhận giới hạn của nỗ lực và kiểm soát cá nhân, chúng ta có được cái nhìn sâu sắc về cuộc sống của chính mình và cuộc sống của những người khác.
Tác giả Robert Villegas (2015), “Chủ nghĩa cá nhân” (Individualism), nhà xuất bản CreateSpace Independent Publishing Platform [156]. Trong cuốn sách, tác giả nêu quan điểm, ngày nay, văn hóa của con người luôn tràn ngập màu sắc của chủ nghĩa tập thể, cho rằng con người thuộc về nhóm và phải tuân theo các tuyên ngôn đạo đức của nhóm, luôn cho rằng, mỗi người đều thuộc về gia đình, cộng đồng, nhà thờ, chủng tộc, dân tộc,... Họ cho rằng chỉ có tập thể là quan trọng và sự hy sinh cho tập thể là hành động đạo đức duy nhất. Tuy nhiên, cuốn sách này lại tìm kiếm và đưa ra một sự khác biệt về quan điểm, góc nhìn, rằng cá nhân là vô cùng quan trọng và là mục đích cuối cùng của mỗi người, điều vốn không được các nhà lãnh đạo tập thể sử dụng vì mục đích “chung”. CNCN cho rằng, bản chất của cuộc sống con người là cá thể đơn lẻ và cá nhân đó là một thực thể tự lập với mục tiêu là trải nghiệm, tì... đều đưa ra đượng một số nội dung như sau:
+ Đa số các công trình đều cho rằng, CNCN trong cán bộ, đảng viên hiện nay khó được đẩy lùi mà ngày càng có dấu hiệu lây lan, một trong những nguyên nhân là do công tác tuyên truyền, giáo dục đạo đức cách mạng, tuyên truyền chống CNCN cho đảng viên chưa thường xuyên, liên tục, hiệu quả chưa cao, chưa đúng tầm với sự đòi hỏi phát triển của thực tiễn cuộc sống.
+ Khẳng định, tuyên truyền, giáo dục đạo đức cách mạng; tuyên truyền về những biểu hiện và tác hại của CNCN là một trong những biện pháp quan trọng đầu tiên cần thực hiện để chống CNCN có hiệu quả.
+ Nêu lên yêu cầu của công tác tuyên truyền chống CNCN phải kiên trì, thường xuyên, liên tục, đồng bộ, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cá nhân, đơn vị với nhau.
+ Hình thức tuyên truyền chống CNCN là thông qua phương tiện thông tin đại chúng; thông qua tuyên dương những tấm gương người tốt việc tốt và nhân rộng những điển hình tốt, hình thành trong xã hội.
Mặc dù chưa bàn trực tiếp đến tuyên truyền chống CNCN nhưng kết quả nghiên cứu của các công trình nêu trên là cơ sở lý luận vững chắc để tác giả tiếp tục đi sâu nghiên cứu cách thức, biện pháp tăng cường tuyên truyền chống CNCN trong cán bộ, đảng viên hiện nay.
- Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
Phân tích các kết quả nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến tuyên truyền chống CNCN trong cán bộ, đảng viên, tác giả luận án nhận thấy, trong phạm vi luận án, cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ mộ số vấn đề như sau:
- Làm sáng tỏ những giá trị lý luận trong tư tưởng Hồ Chí Minh về CNCN và chống CNCN.
- Từ góc độ khoa học công tác tư tưởng, làm rõ khái niệm tuyên truyền và tuyên truyền chống CNCN trong cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh; làm rõ các yếu tố cấu thành: chủ thể, nội dung, phương thức, phương tiện và kết quả tuyên truyền chống CNCN trong cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Thực trạng ưu điểm và hạn chế về chủ thể, nội dung, phương thức, phương tiện và kết quả tuyên truyền chống CNCN trong cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh ở Việt Nam hiện nay.
- Những vấn đề đặt ra trong tuyên truyền chống CNCN theo tư tưởng Hồ Chí Minh gắn với bối cảnh hiện nay.
- Những phương hướng và giải pháp mới, đặc thù dưới góc độ khoa học công tác tư tưởng để nâng cao chất lượng tuyên truyền chống CNCN trong cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Với việc chỉ ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, có thể khẳng định, việc lựa chọn đề tài luận án tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh ở Việt Nam hiện nay là một vấn đề mới, không trùng lặp với các công trình đã công bố từ trước đến nay.
Chương 1
TUYÊN TRUYỀN CHỐNG CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN
TRONG CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
1.1. Quan điểm Hồ Chí Minh về chủ nghĩa cá nhân và chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên
1.1.1. Quan điểm Hồ Chí Minh về chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên
1.1.1.1. Quan điểm Hồ Chí Minh về chủ nghĩa cá nhân
Hồ Chí Minh không đưa ra một định nghĩa hoàn chỉnh về CNCN. Trong nhiều trường hợp, Hồ Chí Minh còn dùng cả thuật ngữ cá nhân chủ nghĩa, nhưng trong các tác phẩm của Người, hầu như không có khác biệt về nội dung giữa hai thuật ngữ này. Tùy điều kiện, hoàn cảnh, đối tượng, Người nêu những ý kiến cụ thể, những so sánh phù hợp để mọi người dễ hiểu, dễ hình dung thế nào là CNCN.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dùng rất nhiều từ để gọi tên và lột tả hết bản chất của CNCN. Người gọi chủ CNCN là giặc nội xâm, thứ giặc ở trong lòng. Giặc nội xâm là thứ giặc ở bên trong mỗi con người, mỗi cơ quan đoàn thể. Giặc bên ngoài dễ nhìn ra, dễ phát hiện; còn giặc ở bên trong, khó phát hiện, không dễ nhìn thấy. Tháng 10 năm 1947, Hồ Chí Minh viết tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, trong phần III về Tư cách và đạo đức cách mạng, lần đầu tiên Người đã chính thức sử dụng thuật ngữ chủ nghĩa cá nhân, Người ví: “Chủ nghĩa cá nhân là như một thứ vi trùng rất độc, do nó mà sinh ra các thứ bệnh rất nguy hiểm” [48, tr.295].
Hồ Chí Minh cho rằng: “Chủ nghĩa cá nhân, đặt lợi ích riêng của mình, của gia đình mình lên trên, lên trước lợi ích chung của dân tộc. Đó là bệnh chính, bệnh mẹ, do đó mà sinh ra nhiều chứng bệnh khác” [51, tr.156]. Có khi Người viết: “Cán bộ nào chỉ nghĩ bộ đội có huân chương mà mình không có là chủ nghĩa cá nhân. Thấy người ta được huân chương không hỏi vì sao mà được mà chỉ hỏi sao người ta được mà mình không được” [53, tr.524]; “Chủ nghĩa cá nhân, lợi mình hại người, tự do vô tổ chức, vô kỷ luật và những tính xấu khác là kẻ địch nguy hiểm của chủ nghĩa xã hội” [55, tr.66]. Trong mối quan hệ giữa các lợi ích, theo Người, CNCN chính là đặt lợi ích của bản thân lên trên lợi ích của cộng đồng. Bản chất của CNCN là tuyệt đối hoá lợi ích cá nhân, tách rời, coi thường và đối lập với lợi ích chung của tập thể, cộng đồng, xã hội. Bản chất đó thể hiện tập trung khuynh hướng cực đoan của CNCN, làm cho lợi ích cá nhân mâu thuẫn với lợi ích tập thể, cộng đồng, xã hội, nó trái ngược với những yêu cầu chăm lo đến lợi ích cá nhân chính đáng. Suy đến cùng, đạo đức cách mạng mà chúng ta xây dựng là đạo đức tập thể, mình vì mọi người, mọi người vì mình; còn cái phi đạo đức nguy hiểm nhất, chỉ biết lợi mình hại người, tự do vô tổ chức, vô kỷ luật là CNCN – kẻ địch nguy hiểm của chủ nghĩa xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh việc chỉ ra và phê phán CNCN, Hồ Chí Minh cũng rất tôn trọng, quan tâm, chăm lo đến lợi ích cá nhân chính đáng. Người cho rằng “Mỗi người đều có tính cách riêng, sở trường riêng, đời sống riêng của bản thân và của gia đình mình. Nếu những lợi ích cá nhân đó không trái với lợi ích của tập thể thì không phải là xấu” [53, tr.610], đó là lợi ích chính đáng của mỗi cá nhân. Cần nhận thức rõ bản chất của CNCN, phân biệt CNCN với lợi ích cá nhân chính đáng và quyền cơ bản của con người. Bởi, đấu tranh chống CNCN không phải là “giày xéo lên lợi ích cá nhân”.
Hồ Chí Minh cũng giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa lợi ích của tập thể, lợi ích cách mạng với lợi ích cá nhân. Quan điểm nhất quán, xuyên suốt của Hồ Chí Minh là phải đặt lợi ích của cách mạng, lợi ích của Tổ quốc lên trên lợi ích cá nhân. Điều này, được Người giải thích rất rõ trong “Bài nói tại buổi bế mạc lớp chỉnh huấn cán bộ Đảng, dân, chính các cơ quan trung ương” như sau: “Mọi người nhận rõ lợi ích chung của dân tộc phát triển và củng cố thì lợi ích riêng của cá nhân mới có thể phát triển và củng cố. Cho nên lợi ích cá nhân ắt phải phục tùng lợi ích của dân tộc, chứ quyết không thể đặt lợi ích cá nhân trên lợi ích dân tộc” [51, tr.143] . Vì “tiền đồ của mỗi người nằm trong tiền đồ chung của dân tộc” [52, tr.594]. Sau này, trong tác phẩm “Đạo đức cách mạng”, Người khẳng định: “lợi ích cá nhân là nằm trong lợi ích của tập thể, là một bộ phận của lợi ích tập thể. Lợi ích chung của tập thể được bảo đảm thì lợi ích riêng của cá nhân mới có điều kiện để được thoả mãn. Lợi ích của cá nhân gắn liền với lợi ích của tập thể. Nếu lợi ích cá nhân mâu thuẫn với lợi ích tập thể, thì đạo đức cách mạng đòi hỏi lợi ích riêng của cá nhân phải phục tùng lợi ích chung của tập thể” [53, tr.610].
Qua những phân tích nêu trên, có thể hiểu CNCN trong tư tưởng Hồ Chí Minh như sau: Chủ nghĩa cá nhân là hệ thống các quan điểm, thái độ, hành vi của chủ thể nhằm thỏa mãn nhu cầu lợi ích của chủ thể ấy trên cơ sở tuyệt đối hóa vai trò và lợi ích cá nhân, tách rời và đối lập, làm tổn hại đến lợi ích của cộng đồng, xã hội.
1.1.1.2. Quan điểm Hồ Chí Minh về nguồn gốc của chủ nghĩa cá nhân
Theo Hồ Chí Minh, nguồn gốc cơ bản sinh ra CNCN bao gồm: nguồn gốc kinh tế - xã hội; những tàn dư tư tưởng văn hóa, vết tích xấu xa của xã hội cũ; sự thiếu tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, vi phạm các chuẩn mực đạo đức cách mạng của chính đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng.
- Nguồn gốc kinh tế - xã hội.
Chủ nghĩa cá nhân không tự nhiên sinh ra và tồn tại ở mọi xã hội mà nó chỉ nảy sinh và phát triển trong xã hội dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. Do đó, chủ nghĩa cá nhân là sản phẩm của chế độ xã hội người bóc lột người. Hồ Chí Minh khẳng đinh: “Vết tích xấu nhất và nguy hiểm nhất của xã hội cũ là chủ nghĩa cá nhân” [53, tr.602]. Đó là chế độ phong kiến và chế độ thực dân. Các chế độ đó dựa trên nền tảng kinh tế là sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, là kinh tế cá thể, tư nhân và một phần kinh tế tư bản. Chế độ kinh tế đó hướng tới lợi ích vật chất của cá nhân, gia đình hoặc một nhóm, tập đoàn nào đó vì vậy nó nuôi dưỡng và phát triển lợi ích kinh tế của mỗi cá nhân và phát triển CNCN. Về tư tưởng chính trị, các chế độ xã hội đó đề cao cái tôi, vai trò cá nhân dẫn đến chuyên chế, không có dân chủ thật sự. Với hệ tư tưởng và chế độ chính trị như thế tất yếu dẫn đến những người cầm quyền chỉ lo cho lợi ích cá nhân, gia đình, dòng họ và thực thi chính sách bóc lột tàn bạo về kinh tế, không có dân chủ, thậm chí độc đoán, chuyên quyền về chính trị. Từ việc lợi ích cá nhân, gia đình, dòng họ được coi trọng, được khuyến khích thì nguy cơ sa vào CNCN càng thể hiện.
Ngày nay, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta với sự tồn tại đan xen của nhiều quan hệ kinh tế - xã hội phức tạp. Duy trì nhiều thành phần kinh tế, nhiều quan hệ sản xuất, nhiều mâu thuẫn, nhiều quy luật, nhiều lợi ích khác nhau. Trong khi đó, cơ chế vận hành của nền kinh tế nhiều thành phần là cơ chế thị trường, mọi thành phần kinh tế, mọi cá nhân, tập thể tham gia vào hoạt động kinh tế đều có cơ hội cạnh tranh ngang nhau vì lợi ích. Trong nền kinh tế thị trường, lợi ích cá nhân được coi trọng, được khuyến khích thì nguy cơ sa vào chủ nghĩa cá nhân càng thể hiện. Đồng thời, môi trường kinh tế - xã hội mới đồng nghĩa với việc xuất hiện nhiều tác động mới như mặt trái của kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, “con dao hai lưỡi” của các phương tiện truyền thông mới, cùng những sai lầm chủ quan trong giáo dục, thực hành đạo đức đã gây ra nhiều thách thức mới, tác động tiêu cực mà trong đó là sự khuyến khích lối sống thực dụng, hưởng thụ, đề cao đồng tiền.
Từ sự thay đổi về các quan hệ kinh tế dẫn đến sự thay đổi cấu trúc xã hội và tác động đến văn hóa, đạo đức, lối sống mà trong thời kỳ quá độ của sự chuyển đổi nên có nhiều vấn đề mới nảy sinh, nhiều bất cập, nhiều khó khăn đặt ra. Những tiêu cực, thoái hóa đạo đức, sự xuất hiện chủ nghĩa cá nhân trong đội ngũ cán bộ, đảng viên cũng từ đó nảy sinh.
- Nguồn gốc từ những tàn dư tư tưởng văn hóa, vết tích xấu xa của xã hội cũ.
Việt Nam chúng ta đã từ một nước nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ là phổ biến, lại vừa thoát khỏi chế độ thuộc địa nửa phong kiến tiến lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, do đó, những tàn dư phong kiến còn nặng nề. Những biểu hiện tiêu cực như: tư tưởng cá nhân, đầu óc địa vị gia trưởng, tư tưởng cục bộ địa phương, dù lộ liễu hay trá hình, vẫn còn đang tồn tại, nó đã và đang cản trở sự nghiệp xây dựng chế độ mới, con người mới. Nó là một trong những nguyên nhân làm suy thoái phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ đảng viên, làm cho bộ máy của Đảng và Nhà nước suy yếu, niềm tin của Nhân dân với Đảng, với chế độ bị xói mòn.
Chủ tịch Hồ Chính Minh đã nhận Thực tế cho thấy, trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, các tàn dư tư tưởng phong kiến còn tồn tại phổ biến. Bằng nhiều con đường, cách thức khác nhau, thông qua văn học nghệ thuật, phong tục truyền thống, nếp sống chúng tác động tới cả thế giới quan, phương pháp tư duy lẫn đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, nhân dân. Đồng thời, khi xâm lược nước ta, chủ nghĩa đế quốc đã âm mưu xóa bỏ tất cả những gì tốt đẹp trong tâm hồn, văn hóa dân tộc Việt Nam, thay vào đó là giáo dục những quan điểm tư sản, tuyên truyền lối sống thực dụng, cá nhân, vị kỷ phương Tây vào nhận thức của thanh niên ở những vùng tạm bị địch chiếm. Các loại sách, báo, phim, ảnh giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đầu độc công chúng, nhất là đầu độc thanh thiếu niên. Hàng trăm tờ báo và tạp chí, hệ thống phát thanh và truyền hình ngày đêm truyền bá tư tưởng tư sản, văn hóa thực dân mới tác động vào tư tưởng, tình cảm của công chúng.
định: “Số đông trí thức đã được đế quốc và phong kiến giáo dục, nuôi nấng. Cho nên cách sinh hoạt, thế giới quan, học thuật và tư tưởng chính trị của họ đều có một hệ thống toàn diện. Vì vậy, họ có ý thức và lý luận toàn diện của giai cấp tư sản. Và nền tảng tư tưởng và hành động của họ là chủ nghĩa cá nhân” [53, tr.463]. Bên cạnh đó, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động đã thông qua rất nhiều thủ đoạn nhằm tạo nên trong nhân dân ta, nhất là thanh niên một lối sống gấp, sống không có ngày mai, sống để hưởng thụ, sống chỉ vì cá nhân mình nhằm làm nhân dân ta giảm sút tinh thần yêu nước, xa rời đấu tranh cách mạng, không gắn bó với sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
- Nguồn gốc từ sự thiếu tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lòng tham muốn danh lợi, địa vị.
Ở những thời điểm và những nơi tạm thời có hoà bình, tư tưởng “cầu an, hưởng lạc”, “tự tư, tự lợi” bắt đầu xuất hiện, bị phê phán, dần dần quy về chủ nghĩa cá nhân. Tuy nhiên, tư tưởng này vẫn chưa phổ biến và xuất hiện như một loại “bệnh nan y” mà nó mới chỉ xuất hiện ở một bộ phận nhỏ trong thành phần cán bộ, đảng viên và các giai tầng khác trong xã hội. Hồ Chí Minh nhận thấy: một số cán bộ, đảng viên “lầm tưởng rằng miền Bắc không còn thực dân và phong kiến nữa, thì tức là cách mạng thành công rồi. Do đó mà họ để chủ nghĩa cá nhân chớm nở, họ yêu cầu hưởng thụ, yêu cầu nghỉ ngơi, họ muốn lựa chọn công tác theo ý thích của cá nhân mình, không muốn làm công tác mà đoàn thể giao phó cho họ” [53, tr.605].
Một số cán bộ, đảng viên đã lợi dụng, lạm quyền, lạm chức để cố vun vén cho lợi ích cá nhân, xa rời con đường cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Có những người trong lúc tranh đấu thì hăng hái, trung thành, không sợ nguy hiểm, không sợ cực khổ, không sợ quân địch, nghĩa là có công với cách mạng. Song đến khi có ít nhiều quyền hạn trong tay thì đâm ra kiêu ngạo, xa xỉ, phạm vào tham ô, lãng phí, quan liêu, không tự giác, mà biến thành người có tội với cách mạng” [50, tr.361]. Đây là nguy cơ luôn hiện hữu đối với một đảng cầm quyền và cũng là nguồn gốc trực tiếp của CNCN.
Mỗi một cá nhân tồn tại trong xã hội sẽ xác lập cho bản thân những tiêu chí, mục đích sống và cách thức để đạt mục đích khác nhau. Bên cạnh những người luôn ngời sáng lý tưởng cao đẹp của sự cống hiến, hy sinh, chia sẻ, hết mình vì lợi ích của cộng đồng, vẫn có những người không thể cưỡng lại sự cám dỗ của danh lợi với quan điểm sống lệch lạc, cách hành xử mang nặng tính vun vén cho lợi ích cá nhân. Mặc dù lợi ích là cái đích hướng tới, là nguyên nhân sâu xa, là động lực kích thích con người hành động, phát huy sức mạnh cá nhân, góp phần vào sự nghiệp chung. Nhưng trong nhiều trường hợp, nếu quá đề cao vấn đề lợi ích cá nhân sẽ sa vào chủ nghĩa cá nhân. Mà chủ nghĩa cá nhân sãn sàng xâm hại tới lợi ích của tập thể, của cộng đồng. Hồ Chí Minh đã chỉ ra: “Chủ nghĩa cá nhân đẻ ra trăm thứ bệnh nguy hiểm: quan liêu, mệnh lệnh, bè phái, chủ quan, tham ô, lãng phí... Nó trói buộc, nó bịt mắt những nạn nhân của nó, những người này bất kỳ việc gì cũng xuất phát từ lòng tham muốn danh lợi, địa vị cho cá nhân mình, chứ không nghĩ đến lợi ích của giai cấp, của nhân dân” [53, tr.611]. Chủ nghĩa cá nhân xét đến cùng cũng là do xuất phát từ lòng ham muốn danh lợi, địa vị cho cá nhân mình, nhóm mình mà bỏ qua hoặc chà đạp lên lợi ích của nhân dân, của dân tộc. Nhất là trong điều kiện Đảng cầm quyền, khi số đông cán bộ, đảng viên là những người có chức, có quyền; gắn liền với chức, quyền là danh và lợi.
1.1.1.3. Quan điểm Hồ Chí Minh về biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân
Quan điểm Hồ Chí Minh về những biểu hiện của CNCN được Người phát triển qua từng thời kì, từng giai đoan. Trong mỗi tác phẩm, mỗi bài nói, Người lại chỉ ra những biểu hiện khác nhau của CNCN, bởi những biểu hiện của CNCN rất đa dạng, luôn biến hóa “muôn hình vạn trạng”. Tổng hợp các quan điểm của Hồ Chí minh, có thể khái quát biểu hiện của CNCN bằng 10 “căn bệnh” sau đây:
(1) Bệnh quan liêu: trong công việc thì trọng hình thức mà không xem xét toàn diện, không vào sâu vấn đề, không sát với công việc thực tế, không theo dõi và giáo dục cán bộ, không gần gũi quần chúng. Vì thế, mọi quyết định được đưa ra từ bàn giấy, không có tính thực tiễn, dẫn đến sai lầm về đường lối, chủ trương, chính sách. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng chỉ ra trước đó là “Việc gì cũng kềnh càng, chậm rãi, làm cho qua chuyện. Nói một đường làm một nẻo. Chỉ biết lo cho mình, không quan tâm đến nhân dân, đến đồng chí” [49, tr.433].
(2) Bệnh tham lam: Những người mắc chủ nghĩa cá nhân thường nuôi dưỡng tâm lý khao khát tham vọng địa vị, quyền lực, sùng bái tiền của, chỉ thích làm “thầy” không muốn làm “thợ”, thích học vị, chức quyền cao. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “những người này bất kỳ việc gì cũng xuất phát từ lòng tham muốn danh lợi, địa vị cho cá nhân mình, chứ không nghĩ đến lợi ích của giai cấp, của nhân dân” [53, tr.611]. Họ tham lam tiền tài, của cải, quyền lực đã tham là “bất liêm”, đã “bất liêm” thì không là đạo đức. Chính vì lòng tham đó, trong những trường hợp nhất định, cá nhân thường sinh ra mù quáng về vật chất, tham ô, lãng phí, đây là một thứ “giặc ở trong lòng”, “giặc nội xâm”, là con đẻ của CNCN.
(3) Bệnh lười biếng: Hồ Chí Minh cho lười biếng là “Không chịu khó học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ của mình về chính trị, văn hóa và nghiệp vụ. Do ít hiểu biết về tình hình trong nước và ngoài nước, ít nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm thực tiễn cho nên gặp thuận lợi thì dễ lạc quan tếu, gặp khó khăn thì dễ dao động, bi quan, lập trường cách mạng không vững vàng, thiếu tinh thần độc lập suy nghĩ và chủ động sáng tạo” [56, tr.29-30]. Bệnh lười biếng còn là sự lười suy nghĩ, làm việc theo thói quen, kinh nghiệm, không tìm tòi, không đổi mới, thậm chí nhờ người khác suy nghĩ. Hậu quả là không có sự đổi mới trong lãnh đạo, trong quản lý, không thể đưa cách mạng tiến lên.
(4) Bệnh kiêu ngạo: Sau khi giành được chính quyền, tức là sau khi đã lãnh đạo nhân dân giành được một số thắng lợi nhất định, một số cán bộ, đảng viên tỏ ra kiêu ngạo, cho rằng cái gì họ cũng biết, cũng làm được, dẫn đến coi thường tổ chức, coi khinh quần chúng, coi thường những cán bộ ngoài Đảng, “Họ tự cho mình cái gì cũng giỏi, họ xa rời quần chúng, không muốn học hỏi quần chúng mà chỉ muốn làm thầy quần chúng” [53, tr.609].
(5) Bệnh hiếu danh: Hồ Chí Minh thường dùng thuật ngữ “bệnh hiếu danh” hoặc “bệnh ham danh vị” để chỉ những người ham địa vị, chức vụ, quyền hành. Theo Người, những người hiếu danh thường “tự cho mình là anh hùng, là vĩ đại”, “Những người đó chỉ biết lên mà không biết xuống. Chỉ chịu được sướng mà không chịu được khổ. Chỉ ham làm chủ tịch này, uỷ viên nọ, chớ không ham công tác thiết thực” [48, tr.295].
(6) Bệnh “hữu danh vô thực”: Loại bệnh này có biểu hiện là làm được ít nhưng báo cáo, khoe khoang thì nhiều. Người nói: “Bệnh "hữu danh, vô thực" - Làm việc không thiết thực, không từ chỗ gốc, chỗ chính, không từ dưới làm lên. Làm cho có chuyện, làm lấy rồi. Làm được ít suýt ra nhiều, để làm một bản báo cáo cho oai, nhưng xét kỹ lại thì rỗng tuếch” [48, tr.297].
(7) Bệnh cận thị: Loại bệnh này có biểu hiện là chỉ để ý đến cái nhỏ, vụn vặt, không thấy cái lớn, cái quan trọng, không trông xa, thấy rộng. Hồ Chí Minh chỉ rõ, bệnh cận thị là “Không trông xa thấy rộng. Những vấn đề to tát thì không nghĩ đến mà chỉ chăm chú những việc tỉ mỉ Những người như vậy, chỉ trông thấy sự lợi hại nhỏ nhen mà không thấy sự lợi hại to lớn” [48, tr.297-298].
(8) Bệnh tỵ nạnh: Những người mắc căn bệnh này sẽ luôn so sánh hơn thiệt giữa mình với người khác, không muốn mình bị thiệt, luôn đòi hỏi sự bình đẳng. Nhưng Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, những người tỵ nạnh không hiểu được bình đẳng, họ “Không hiểu rằng: Người khoẻ gánh nặng, người yếu gánh nhẹ. Người làm việc nặng phải ăn nhiều, người làm việc dễ thì ăn ít. Thế là bình đẳng” [48, tr.300].
(9) Bệnh xu nịnh: Hồ Chí Minh chỉ ra biểu hiện của căn bệnh này là: “trước mặt thì ai cũng tốt, sau lưng thì ai cũng xấu. Thấy xôi nói xôi ngọt, thấy thịt nói thịt bùi. Theo gió bẻ buồm, không có khí khái” [48, tr.301]. Những người này trong việc kiểm điểm, phê bình, tự phê bình chủ yếu là nịnh cấp trên, nịnh đồng chí mình, giấu giếm bên trong hoặc thể hiện sự bao che, khen ngợi nhau dù thực tế còn nhiều vấn đề phải góp ý.
(10) Bệnh a dua và kéo bè kéo cánh: Đó là việc không dùng những người có tài mà chỉ dùng những người bảo vệ lợi ích của mình (dù không có tài); đó là lòng ham dùng người bà con, anh em quen biết, bè bạn; đó cũng là lòng ham dùng những kẻ khéo nịnh hót mình mà chán ghét những người chính trực, ham dùng những người tính tình hợp với mình mà tránh những người tính tình không hợp với mình “bà con bạn hữu mình, không tài năng gì cũng kéo vào chức này chức nọ. Người có tài có đức, nhưng không vừa lòng mình thì đẩy ra ngoài. Quên rằng việc là việc công, chứ không phải việc riêng gì dòng họ của ai” [47, tr.65]. Từ bệnh a dua và kéo bè kéo cánh mà đi đến chia rẽ, mất đoàn kết.
Theo Hồ Chí Minh, các thứ bệnh nói trên đều do một thứ “vi trùng độc” sinh ra đó là CNCN. Vì thế, mỗi loại bệnh nêu trên đều được Hồ Chí Minh phân tích, mổ xẻ và đưa ra các phương thuốc điều trị. Người khẳng định, nếu cán bộ, đảng viên mắc các loại bệnh này là sa vào CNCN và tất cả đều có tội với Đảng, với nhân dân.
Hiện nay, CNCN có những biểu hiện mới và đã được Đảng ta chỉ ra trong các biểu hiện suy thoái đạo đức, lối sống như: vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, gây mất đoàn kết nội bộ; đoàn kết xuôi chiều, dân chủ hình thức; cục bộ, bè phái, kèn cựa địa vị, tranh chức, tranh quyền; độc đoán, gia trưởng, thiếu dân chủ trong chỉ đạo, điều hành; Kê khai tài sản, thu nhập không trung thực; Mắc bệnh “thành tích”, háo danh, phô trương, che dấu khuyết điểm, thổi phồng thành tích, “đánh bóng” tên tuổi; thích được đề cao, ca ngợi; “chạy thành tích”, “chạy khen thưởng”, “chạy danh hiệu”; Quyết định hoặc tổ chức thực hiện gây lãng phí, thất thoát tài chính, tài sản, ngân sách nhà nước, đất đai, tài nguyên Trong nền kinh tế thị trường, giao lưu và hội nhập quốc tế đang diễn ra sâu rộng như hiện nay, trong khi toàn Đảng, toàn dân ta không ngừng nỗ lực phấn đấu để xây dựng một đất nước dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, thì một bộ phận cán bộ, đảng viên lại có những biểu hiện suy thoái đạo đức, lối sống, sa vào chủ nghĩa cá nhân làm giảm lòng tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng, với chế độ.
1.1.1.4. Quan điểm Hồ Chí Minh về tác hại của chủ nghĩa cá nhân
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ những tác hại của CNCN với hai phương diện:
- Tác hại của chủ nghĩa cá nhân đối với mỗi cán bộ, đảng viên.
Tác hại của CNCN đối với bản thân cán bộ, đảng viên, Hồ Chí Minh phân tích: “Do cá nhân chủ nghĩa mà ngại gian khổ, khó khăn, sa vào tham ô, hủ hoá, lãng phí, xa hoa. Họ tham danh trục lợi, thích địa vị quyền hành. Họ tự cao tự đại, coi thường tập thể, xem khinh quần chúng, độc đoán, chuyên quyền. Họ xa rời quần chúng, xa rời thực tế, mắc bệnh quan liêu, mệnh lệnh. Họ không có tinh thần cố gắng vươn lên, không chịu học tập để tiến bộ” [57, tr.547]. CNCN khiến cho cán bộ, đảng viên giảm sút ý chí chiến đấu, suy giảm đạo đức cách mạng, chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân, thậm chí làm hại đến lợi ích của tập thể, của cách mạng. Họ không muốn hy sinh lợi ích của cá nhân mình.
Hồ Chí Minh phân tích, CNCN còn dẫn đến thái độ kiêu ngạo, công thần, quan liêu ở cán bộ, đảng viên. Người chỉ ra: một số ít đảng viên bị CNCN trói buộc, họ phê bình người khác mà không muốn người khác phê bình họ; họ nói xấu sau lưng người khác nhằm mục đích công kích cá nhân, không phải vì Đảng, vì sự tiến bộ của đồng chí, đồng đội. Những cán bộ, đảng viên này sẽ trở nên không có chính kiến, không lắng nghe ý kiến của quần chúng nhân dân, thấy việc có hại đến dân mà không có ý kiến, không ngăn cản, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh cốt chỉ giữ gìn cho lợi ích của bản thân.
Hồ Chí Minh cho rằng, tác hại của CNCN là chừng nào còn CNCN nó sẽ ngăn trở người cán bộ, đảng viên phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng, của dân tộc, làm mất lòng tin cậy của nhân dân đối với Đảng. Những người sa vào CNCN làm bất kỳ việc gì cũng xuất phát từ lòng tham muốn danh lợi, địa vị cho cá nhân mình, không nghĩ đến lợi ích chung của giai cấp, của nhân nhân, phạm phải nhiều sai lầm, làm mất nhân cách con người, uy tín của cán bộ, đảng viên. CNCN từ đó sẽ trở thành một trong những nguy cơ đối với Đảng cầm quyền.
Hiện nay, tác hại của chủ nghĩa cá nhân đối với mỗi cán bộ, đảng viên lại càng rõ ràng và nghiêm trọng hơn khi Đảng ta là đảng duy nhất cầm quyền, đất nước ta hội nhập quốc tế và chịu ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học 4.0. Bởi cán bộ, đảng viên là những người đại diện cho Đảng, nhân dân đánh giá Đảng, tin yêu Đảng chính là thông qua lời nói và hành động gương mẫu, qua phẩm chất đạo đức của mỗi cán bộ, đảng viên. Do đó, cán bộ, đảng viên, nhất là trong điều kiện Đảng cầm quyền, khi nhiễm “thứ vi trùng” CNCN thì khó tránh khỏi sa vào hủ hóa, tự cao, tự đại, kiêu ngạo, thu vén lợi ích riêng; độc đoán, chuyên quyền, quan liêu, coi khinh, coi thường quần chúng. Điều đó là mối nguy hại, làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với Đảng và sự nghiệp cách mạng.
- Tác hại của chủ nghĩa cá nhân đối với tổ chức, với tập thể.
Theo Hồ Chí Minh, CNCN là kẻ thù rất nguy hiểm vì nó không mang gươm mang súng, mà nó nằm trong các tổ chức của ta, để làm hỏng việc của ta. Người nhấn mạnh: “do cá nhân chủ nghĩa mà mất đoàn kết, thiếu tính tổ chức, tính kỷ luật, kém tinh thần trách nhiệm, không chấp hành đúng đường lối, chính sách của Đảng và của Nhà nước, làm hại đến lợi ích của cách mạng, của nhân dân” [57, tr.547]. Những tội lỗi này cũng nặng như tội lỗi Việt gian, mật thám.
Do CNCN mà sinh ra lo lắng địa vị, tiền đồ bản thân. Muốn cho tiền đồ mình sung sướng là đúng, nhưng phải hiểu rằng, tiền đồ cá nhân nằm trong tiền đồ tập thể. Không cố gắng làm cho tập thể sung sướng thì cá nhân không thể sung sướng. Do CNCN mà sinh ra đòi hỏi hưởng thụ, đòi hỏi tổ chức phải đãi ngộ mình. Người ta ai cũng muốn ăn ngon mặc đẹp, nhưng muốn phải cho đúng thời, đúng hoàn cảnh. Trong lúc nhân dân ta còn thiếu thốn mà một người nào đó muốn riêng hưởng ăn ngon mặc đẹp, như vậy là không có đạo đức.
Theo Hồ Chí Minh, khi cán bộ, đảng viên sa vào CNCN, đồng nghĩa với việc họ làm biến chất, suy thoái Đảng. Bởi Đảng có lớn mạnh hay không bắt nguồn từ sự vững vàng của mỗi cán bộ, đảng viên của Đảng. Nếu cán bộ, đảng viên của Đảng sa vào CNCN sẽ ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân đối với Đảng, ảnh hưởng đến tiền đồ của cách mạng. Đồng thời, Người cũng chỉ rõ, CNCN và những biểu hiện của nó chính là bạn đồng minh của thực dân và phong kiến. Vì nó làm chậm trễ công cuộc kháng chiến và kiến quốc. Nó làm hỏng tinh thần trong sạch và ý chí vượt khó của cán bộ, đảng viên. Nó phá hoại đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên dẫn đến sự suy thoái của Đảng.
Tóm lại, những căn bệnh của CNCN sẽ khiến cho “Đảng xệch xoạc, ý kiến lung tung, kỷ luật lỏng lẻo, công việc bê trễ. Chính sách không thi hành được triệt để, Đảng xa rời dân chúng” [48, tr.298]. Đó là con đường ngắn nhất dẫn đến suy thoái.
1.1.2. Quan điểm Hồ Chí Minh về chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên
1.1.2.1. Quan điểm Hồ Chí Minh về mục tiêu chống chủ nghĩa cá nhân
- Chống chủ nghĩa cá nhân nhằm mục tiêu xây dựng và rèn luyện đạo đức cách mạng đồng thời phát hiện và loại bỏ “căn bệnh” này khỏi cán bộ, đảng viên.
Trước yêu cầu phát triển của cách mạng, đội ngũ cán bộ, đảng viên sẽ ngày càng tăng lên, nhưng nếu không được giáo dục tốt, tổ chức tốt, cán bộ không tự rèn luyện tốt thì chính trong đội ngũ này sẽ nảy sinh những tiêu cực, làm thoái hóa, biến chất đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng. Do vậy, phải kịp thời phát hiện và kiên quyết chống CNCN, không để chúng lây ngấm vào cơ thể sống của Đảng, “Để làm cho tất cả cán bộ, đảng viên xứng đáng là những chiến sĩ cách mạng” [57, tr.547]. Hồ Chí Minh nêu lên quan điểm: “Chủ nghĩa cá nhân trái ngược với đạo đức cách mạng, nếu nó còn lại trong mình, dù là ít thôi, thì nó sẽ chờ dịp để phát triển, để che lấp đạo đức cách mạng, để ngăn trở ta một lòng một dạ đấu tranh cho sự nghiệp cách mạng” [53, tr.602]. Vì vậy, để xây dựng và hoàn thiện giá trị đạo đức cách mạng thì nhất thiết phải khắc phục và đấu tranh chống CNCN, nuôi dưỡng, bồi đắp tinh thần tập thể, giá trị cộng đồng.
Khi cán bộ, đảng viên sa vào CNCN sẽ làm tha hóa, biến chất về đạo đức lối sống, suy thoái Đảng, giảm sút lòng tin của quần chúng đối với Đảng. Do đó, chống CNCN, chính là việc làm cần thiết, thường xuyên của những người cộng sản chân chính để giữ vững bản chất, sinh mệnh chính trị của một Đảng cách mạng, đồng thời nhằm phát hiện và loại bỏ thói hư tật xấu, tàn dư của xã hội cũ. Trước lúc đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn toàn Đảng phải quét sạch chủ nghĩa cá nhân trên cơ sở nghiên cứu sâu sắc tác hại và chỉ rõ những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân để mọi cán bộ, đảng viên nhận diện, phát hiện và đấu tranh loại bỏ CNCN. Người không chỉ yêu cầu chống mà còn phải trừ bỏ, quét sạch, tiêu diệt nó. Đi liền với xây và muốn xây thì phải chống, chống để phát hiện và loại bỏ là nhằm xây.
Xây và chống có mối quan hệ hữu cơ với nhau ở chỗ xây dựng đạo đức cách mạng đi đôi với đấu tranh loại bỏ và chống ảnh hưởng xấu của CNCN; xây dựng đạo đức mới, đạo đức xã hội chủ nghĩa gắn liền với việc đấu tranh, phát hiện, loại bỏ CNCN và các tàn dư tư tưởng đạo đức cũ, đạo đức phi vô sản. Hồ Chí Minh giải thích, ví như chúng ta mua sắm được bộ bàn ghế, gường tủ mới, thì trước khi kê vào phòng, cần phải quét dọn nhà cửa sạch sẽ rồi mới khiêng bàn ghế, giường tủ vào. Do đó, phải quét sạch hết chủ nghĩa cá nhân ra khỏi tư tưởng, hành động của từng cán bộ, đảng viên thì lúc đó mới có thể xây dựng được đạo đức cách mạng, mới có thể toàn tâm, toàn ý phục vụ Đảng, phục vụ nhân dân.
- Chống chủ nghĩa cá nhân nhằm mục tiêu xây dựng một xã hội mới tốt đẹp, xã hội xã hội chủ nghĩa.
Với quan điểm, CNCN là vết tích xấu nhất và nguy hiểm nhất còn sót ... nay”, xin đồng chí vui lòng cho biết ý kiến của mình về các vấn đề dưới đây bằng cách đánh dấu (X) vào ô vuông bên cạnh.
Đồng chí không cần ghi tên, địa chỉ của mình vào phiếu này.
Thông tin cá nhân:
Năm sinh:.............
Dân tộc:
Dân tộc Kinh
Dân tộc ít người
Trình độ học vấn
Dưới đại học
Đại học
Trên đại học
Giới tính:
Nam
Nữ
Đồng chí đã tham gia công tác được bao lâu
Dưới 5 năm
Từ 5 đến 10 năm
Từ 11 đến 20 năm
Trên 20 năm
Trả lời câu hỏi:
1. Theo đồng chí, chủ nghĩa cá nhân là gì?
- Luôn đặt lợi ích riêng của mình, của gia đình mình lên trên, lên trước lợi ích chung của dân tộc
- Luôn khao khát tham vọng địa vị, quyền lực, sùng bái tiền của, thích phô trương quyền lực, thích học vị, chức quyền cao
- Không chịu khó học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ của mình về chính trị, văn hóa và nghiệp vụ
- Chỉ để ý đến cái nhỏ, vụn vặt, không thấy cái lớn, cái quan trọng, không trông xa, thấy rộng
- Tất cả các phương án trên
2. Theo đồng chí, chủ nghĩa cá nhân tác động, ảnh hưởng đến sự nghiệp cách mạng Việt Nam như thế nào?
- Rất nguy hại
- Nguy hại
- Bình thường
- Không vấn đề gì
3. Đồng chí quan niệm thế nào về vai trò của hoạt động tuyên truyền trong đấu tranh phòng, chống chủ nghĩa cá nhân
- Rất quan trọng
- Quan trọng
- Bình thường
- Không quan trọng
- Khó trả lời
4. Đồng chí đánh giá thế nào về mức độ quan tâm của Đảng, Nhà nước và lãnh đạo cơ quan, đơn vị đồng chí đối với tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh hiện nay?
- Rất quan tâm
- Quan tâm
- Ít quan tâm
- Không quan tâm
5. Theo đồng chí, những người làm công tác tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân đến cơ quan, đơn vị đồng chí đã thực sự gương mẫu về tư tưởng, đạo đức, lối sống chưa?
- Rất mẫu mực
- Mẫu mực
- Chưa mẫu mực
- Khó trả lời
6. Đồng chí đánh giá như thế nào về nội dung tuyên truyền tư tưởng Hồ Chí Minh về chống chủ nghĩa cá nhân?
- Bổ ích
- Ít bổ ích
- Không bổ ích
7. Đồng chí đánh giá như thế nào về tính đầy đủ, có hệ thống của các nội dung tuyên truyền sau đây?
Nội dung tuyên truyền
Đầy đủ, có hệ thống
Chưa thật sự đầy đủ
Còn đơn giản, sơ sài
Tuyên truyền tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa cá nhân và chống chủ nghĩa cá nhân
Tuyên truyền chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về chống chủ nghĩa cá nhân
Tuyên truyền gương điển hình tiên tiến trong chống chủ nghĩa cá nhân
8. Theo đồng chí các nội dung tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân hiện nay như thế nào?
- Phong phú, đa dạng, phù hợp
- Chưa thật sự phong phú, đa dạng, phù hợp
- Còn đơn giản, sơ sài và chưa phù hợp
9. Để tiến hành tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh, theo đồng chí phương pháp nào là phù hợp nhất?
Phương pháp cụ thể
Rất phù hợp
Phù hợp
Bình thường
Không phù hợp
Khó trả lời
A. Nhóm phương pháp dùng lời nói
(Thuyết trình; Giảng giải; Nêu vấn đề; Kể chuyện gương người tốt, việc tốt; Nói chuyện thời sự, chính sách; Trao đổi, thảo luận, tranh luận, tọa đàm, hội thảo)
B. Nhóm phương pháp trực quan
(Tranh ảnh, pano; Tài liệu, tư liệu, sách, báo, tờ rơi, tờ gấp; Sân khấu, phim ảnh, video)
C. Nhóm phương pháp thực tiễn
(Tham quan những chứng cứ thể hiện tinh thần đoàn kết, tập thể; Tổng kết, nêu gương các điển hình tiến tiến, các nhân tố mới)
10. Theo đồng chí, mức độ phù hợp của các hình thức tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân dưới đây như thế nào?
Hình thức
Mức độ phù hợp
Rất phù hợp
Phù hợp
Bình thường
Không phù hợp
Khó trả lời
1. Lớp học, lớp tập huấn
2. Hội thảo, hội nghị, tọa đàm
3. Buổi sinh hoạt Đảng, Đoàn, hội
4. Thi tìm hiểu
5. Qua các phương tiện truyền thông đại chúng (phát thanh, truyền hình, mạng xã hội)
5. Qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ
11. Thông qua các hoạt động tuyên truyền đã được tham gia, đồng chí tự đánh giá như thế nào về mức độ hiểu biết của mình về các nội dung tuyền truyền chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên?
- Rất rõ
- Khá rõ
- Chưa rõ một vài vấn đề
- Chưa rõ
12. Quan điểm của đồng chí về những biểu hiện chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên hiện nay như thế nào?
- Không thể chấp nhận
- Bình thường, có thể chấp nhận
- Khó trả lời
13. Thái độ của đồng chí thế nào khi tham gia các buổi học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, các buổi tự phê bình và phê bình trong cơ quan, đơn vị?
- Rất hào hứng
- Bắt buộc thì tham gia
- Tham gia nhưng không thích thú
- Nếu được thì tìm cách để không tham gia
14. Đồng chí có thái độ như thế nào đối với những chủ trương, biện pháp chống chủ nghĩa cá nhân?
- Đồng tình
- Phản đối
- Còn do dự
15. Đồng chí có tin tưởng vào sự thắng lợi của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân?
- Tin tưởng
- Không tin tưởng
- Khó trả lời
16. Khi chứng kiến những biểu hiện chủ nghĩa cá nhân của đồng nghiệp, bạn bè, thái độ của đồng chí sẽ như thế nào?
- Dửng dưng, bỏ qua
- Họ làm mình cũng làm
- Góp ý kiến trực tiếp
- Báo cáo với cấp trên
17. Sau khi tiếp nhận các nội dung tuyên truyền, đồng chí sẽ có thái độ và hành động như thế nào?
Vấn đề
Đồng ý
Không đồng ý
Do dự
Tôi thấy tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân cho cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh là rất cần thiết
Tôi rất quan tâm đến việc tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân cho cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Tôi luôn tích cực, chủ động tìm hiểu và làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh về chống chủ nghĩa cá nhân
Tôi sẵn sàng tham gia các phong trào chính trị – xã hội thực tiễn nhằm chống chủ nghĩa cá nhân
Tôi thấy bất bình và luôn luôn đấu tranh để loại bỏ những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân ngay trong bản thân mình và những người xung quanh
18. Theo đồng chí, những nguyên nhân nào dưới đây dẫn đến hiệu quả tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân chưa cao?
- Thiếu sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy
- Thiếu sự chỉ đạo và hướng dẫn của Ban Tuyên giáo các cấp
- Đội ngũ cán bộ tuyên truyền vừa thiếu vừa yếu
- Nội dung tuyên truyền chưa phù hợp, chưa thiết thực
- Phương pháp tuyên truyền thiếu sức hấp dẫn, thuyết phục
- Cơ sở vật chất và phương tiện tuyên truyền thiếu thốn, lạc hậu
- Chính sách, pháp luật xử lý trường hợp biểu hiện chủ nghĩa cá nhân chưa nghiêm, không đủ sức răn đe
- Sự chống phá của các thế lực thù địch
- Nguyên nhân khác..
19. Theo đồng chí, cần có những giải pháp gì để tăng cường tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân?
- Nâng cao nhận thức của các chủ thể về tầm quan trọng của công tác tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên
- Phát huy tính tiền phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền
- Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ và có cơ chế chính sách hợp lý đối với đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền
- Thực hành phương pháp nêu gương trước quần chúng, thực hiện nghiêm chỉnh và thường xuyên nguyên tắc tự phê bình và phê bình
- Tăng cường đầu tư và hiện đại hóa phương tiện tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân
- Tăng cường công tác tổng kết, kiểm tra, đánh giá của các cấp ủy về chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục cán bộ, đảng viên.
- Có cơ chế, pháp luật đủ sức răng đe và xử phạt kịp thời trường hợp cán bộ, đảng viên suy thoái làm ảnh hưởng đến lợi ích của tập thể, tổ chức và nhân dân
- Giải pháp khác: .
Xin chân thành cảm ơn!
Phụ lục 2
Mã số phiếu
PHIẾU XIN Ý KIẾN
(Dành cho cán bộ làm công tác tuyên truyền)
Để có những thông tin trung thực, khách quan phục vụ cho việc nghiên cứu về: “Tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh ở Việt Nam hiện nay”, xin đồng chí vui lòng cho biết ý kiến của mình về các vấn đề dưới đây bằng cách đánh dấu (X) vào ô vuông bên cạnh.
Đồng chí không cần ghi tên, địa chỉ của mình vào phiếu này.
Thông tin cá nhân:
Năm sinh:.............
Dân tộc:
Dân tộc Kinh
Dân tộc ít người
Giới tính:
Nam
Nữ
Trình độ lý luận chính trị
Cử nhân
Trung cấp
Cao cấp
Đồng chí đã tham gia công tác tuyên truyền được bao lâu
Dưới 5 năm
Từ 5 đến 10 năm
Từ 11 đến 20 năm
Trên 20 năm
Trình độ chuyên môn
Trung cấp, cao đẳng
Cử nhân
Thạc sĩ
Tiến sĩ
Trả lời câu hỏi:
1. Theo đồng chí, chủ nghĩa cá nhân là gì?
- Luôn đặt lợi ích riêng của mình, của gia đình mình lên trên, lên trước lợi ích chung của dân tộc
- Luôn khao khát tham vọng địa vị, quyền lực, sùng bái tiền của, chỉ thích làm “thầy” không muốn làm “thợ”, thích học vị, chức quyền cao
- Không chịu khó học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ của mình về chính trị, văn hóa và nghiệp vụ
- Chỉ để ý đến cái nhỏ, vụn vặt, không thấy cái lớn, cái quan trọng, không trông xa, thấy rộng
- Tất cả các phương án trên
2. Đồng chí quan niệm thế nào về vai trò của công tác tuyên truyền trong đấu tranh phòng, chống chủ nghĩa cá nhân
- Rất quan trọng
- Quan trọng
- Bình thường
- Không quan trọng
- Khó trả lời
3. Đồng chí đánh giá thế nào về mức độ quan tâm của Đảng, Nhà nước và các cấp ủy Đảng đối với tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên hiện nay?
- Rất quan tâm
- Quan tâm
- Ít quan tâm
- Không quan tâm
4. Theo đồng chí, thông qua các hoạt động tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân, thái độ của đối tượng tiếp nhận như thế nào?
- Rất quan tâm, hào hứng với nội dung tuyên truyền
- Quan tâm đến những nội dung được tuyền truyền
- Lắng nghe nhưng không thích thú
- Không quan tâm đến nội dung tuyên truyền
5. Theo đồng chí, sau khi nghe tuyên truyền về chủ nghĩa cá nhân, đối tượng:
Có
Không
- Hiểu biết về chủ nghĩa cá nhân
- Căm ghét chủ nghĩa cá nhân
- Sẵn sàng chống chủ nghĩa cá nhân
6. Đồng chí có tin tưởng vào sự thắng lợi của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân?
- Tin tưởng
- Không tin tưởng
- Khó trả lời
7. Thông qua hoạt động tuyên truyền của mình, đồng chí hãy đánh giá sự phù hợp của những phương pháp dưới đây:
Phương pháp cụ thể
Rất phù hợp
Phù hợp
Bình thường
Không phù hợp
Khó trả lời
A. Nhóm phương pháp dùng lời nói
(Thuyết trình; Giảng giải; Nêu vấn đề; Kể chuyện gương người tốt, việc tốt; Nói chuyện thời sự, chính sách; Trao đổi, thảo luận, tranh luận, tọa đàm, hội thảo)
B. Nhóm phương pháp trực quan
(Tranh ảnh, pano; Tài liệu, tư liệu, sách, báo, tờ rơi, tờ gấp; Sân khấu, phim ảnh, video)
C. Nhóm phương pháp thực tiễn
(Tham quan những chứng cứ thể hiện tinh thần đoàn kết, tập thể; Tổng kết, nêu gương các điển hình tiến tiến, các nhân tố mới)
8. Theo đồng chí, mức độ sử dụng thường xuyên của ba nhóm phương pháp tuyên truyền hiện nay như thế nào? (chỉ lựa chọn 1 phương án)
- Nhóm phương pháp dùng lời nói
- Nhóm phương pháp trực quan
- Nhóm phương pháp thực tiễn
9. Thông qua hoạt động tuyên truyền của mình, theo đồng chí, mức độ phù hợp của các hình thức tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân dưới đây như thế nào?
Hình thức
Mức độ phù hợp
Rất phù hợp
Phù hợp
Bình thường
Không phù hợp
Khó trả lời
1. Lớp học, lớp tập huấn
2. Hội thảo, hội nghị, tọa đàm
3. Buổi sinh hoạt Đảng, Đoàn, hội
4. Thi tìm hiểu
5. Qua các phương tiện truyền thông đại chúng (phát thanh, truyền hình, mạng xã hội)
5. Qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ
10. Theo đồng chí, các trang thiết bị và cơ sở vật chất hiện nay đang phục vụ cho công tác tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân đã đáp ứng yêu cầu hay chưa?
- Đáp ứng đủ
- Chưa thật đầy đủ
- Còn thiếu
- Không được trang bị
11. Theo đồng chí, những nguyên nhân nào dưới đây dẫn đến hiệu quả tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân chưa cao?
- Thiếu sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy
- Thiếu sự chỉ đạo và hướng dẫn của Ban Tuyên giáo các cấp
- Đội ngũ cán bộ tuyên truyền vừa thiếu vừa yếu
- Nội dung tuyên truyền chưa phù hợp, chưa thiết thực
- Phương pháp tuyên truyền thiếu sức hấp dẫn, thuyết phục
- Cơ sở vật chất và phương tiện tuyên truyền thiếu thốn, lạc hậu
- Chính sách, pháp luật xử lý trường hợp biểu hiện chủ nghĩa cá nhân chưa nghiêm, không đủ sức răn đe
- Sự chống phá của các thế lực thù địch
- Đồng chí có thể nêu thêm các nguyên nhân khác
12. Theo đồng chí, cần có những giải pháp gì để tăng cường tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân?
- Nâng cao nhận thức của các chủ thể về tầm quan trọng của công tác tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên
- Phát huy tính tiền phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền
- Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ và có cơ chế chính sách hợp lý đối với đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền
- Không ngừng rèn luyện, bồi dưỡng nhân cách và nâng cao uy tín của cán bộ lãnh đạo, quản lý
- Nêu cao tinh thần tự rèn luyện, chống chủ nghĩa cá nhân ngay trong chính bản thân mỗi cán bộ, đảng viên
- Thực hành phương pháp nêu gương trước quần chúng, thực hiện nghiêm chỉnh và thường xuyên nguyên tắc tự phê bình và phê bình
- Tăng cường đầu tư và hiện đại hóa phương tiện tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân
- Tăng cường công tác tổng kết, kiểm tra, đánh giá của các cấp ủy về chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục cán bộ, đảng viên.
- Có cơ chế, pháp luật đủ sức răn đe và xử phạt kịp thời trường hợp cán bộ, đảng viên suy thoái
- Giải pháp khác: .
Xin chân thành cảm ơn!
Phụ lục 3
KẾT QUẢ PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
(Dành cho cán bộ, đảng viên)
- Tổng phiếu phát ra: 1000 phiếu
- Địa điểm khảo sát: Cán bộ, đảng viên các tỉnh: Hà Nội, Cao Bằng, Sơn La, Bắc Giang, Đà Nẵng, Hà Tĩnh, Kon Tum, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Tây Ninh.
- Mỗi tỉnh 100 phiếu
- Tổng phiếu thu về: 980 phiếu
Thông tin cá nhân:
Năm sinh:.............
Dân tộc:
Dân tộc Kinh: 605
Dân tộc ít người: 375
Trình độ học vấn
Dưới đại học: 0
Đại học: 582
Trên đại học: 398
Giới tính:
Nam: 523
Nữ: 457
Đồng chí đã tham gia công tác được bao lâu
Dưới 5 năm: 145
Từ 5 đến 10 năm: 238
Từ 11 đến 20 năm: 405
Trên 20 năm: 192
Trả lời câu hỏi:
1. Theo đồng chí, chủ nghĩa cá nhân là gì?
Tiêu chí
Số lượng (phiếu)
Tỷ lệ (Đv: %)
Luôn đặt lợi ích riêng của mình, của gia đình mình lên trên, lên trước lợi ích chung của dân tộc
133
13.55
Luôn khao khát tham vọng địa vị, quyền lực, sùng bái tiền của, thích phô trương quyền lực, thích học vị, chức quyền cao
110
11.19
Không chịu khó học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ của mình về chính trị, văn hóa và nghiệp vụ
52
5.3
Chỉ để ý đến cái nhỏ, vụn vặt, không thấy cái lớn, cái quan trọng, không trông xa, thấy rộng
30
3.02
Tất cả các phương án trên
365
37.27
2. Theo đồng chí, chủ nghĩa cá nhân tác động, ảnh hưởng đến sự nghiệp cách mạng Việt Nam như thế nào?
Tiêu chí
Số lượng (phiếu)
Tỷ lệ (Đv: %)
Rất nguy hại
797
81.32
Nguy hại
85
8.67
Bình thường
13
10.01
Không vấn đề gì
0
0
3. Đồng chí quan niệm thế nào về vai trò của công tác tuyên truyền trong đấu tranh phòng, chống chủ nghĩa cá nhân
Tiêu chí
Số lượng (phiếu)
Tỷ lệ (Đv: %)
Rất quan trọng
652
66.53
Quan trọng
296
30.2
Bình thường
26
2.65
Không quan trọng
0
0
Khó trả lời
6
0.62
4. Đồng chí đánh giá thế nào về mức độ quan tâm của Đảng, Nhà nước và lãnh đạo cơ quan, đơn vị đồng chí đối với tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh hiện nay?
Tiêu chí
Số lượng (phiếu)
Tỷ lệ (Đv: %)
Rất quan tâm
429
43.78
Quan tâm
526
53.67
Ít quan tâm
25
2.55
Không quan tâm
0
0
5. Theo đồng chí, những người làm công tác tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân đến cơ quan, đơn vị đồng chí đã thực sự gương mẫu về tư tưởng, đạo đức, lối sống chưa?
Tiêu chí
Số lượng (phiếu)
Tỷ lệ (Đv: %)
Rất mẫu mực
182
18.6
Mẫu mực
523
53.2
Chưa mẫu mực
127
13.04
Khó trả lời
148
15.16
6. Đồng chí đánh giá như thế nào về nội dung tuyên truyền tư tưởng Hồ Chí Minh về chống chủ nghĩa cá nhân?
Tiêu chí
Số lượng (phiếu)
Tỷ lệ (Đv: %)
Bổ ích
541
55.2
Ít bổ ích
278
28.4
Không bổ ích
161
16.4
7. Đồng chí đánh giá như thế nào về tính đầy đủ, có hệ thống của các nội dung tuyên truyền sau đây?
Nội dung tuyên truyền
Đầy đủ, có hệ thống
Chưa thật sự đầy đủ
Còn đơn giản, sơ sài
SL
TL
SL
TL
SL
TL
Tuyên truyền tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa cá nhân và chống chủ nghĩa cá nhân
784
81.05
183
18.72
13
0.23
Tuyên truyền chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về chống chủ nghĩa cá nhân
493
50.3
231
23.6
256
26.1
Tuyên truyền gương điển hình tiên tiến trong chống chủ nghĩa cá nhân
787
80.3
154
15.7
39
4
8. Theo đồng chí các nội dung tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân hiện nay như thế nào?
Tiêu chí
Số lượng (phiếu)
Tỷ lệ (Đv: %)
Phong phú, đa dạng, phù hợp
241
24.58
Chưa thật sự phong phú, đa dạng, phù hợp
444
45.3
Còn đơn giản, sơ sài và chưa phù hợp
295
30.12
9. Để tiến hành tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh, theo đồng chí phương pháp nào là phù hợp nhất?
Phương pháp cụ thể
Rất phù hợp
Phù hợp
Bình thường
Không phù hợp
Khó trả lời
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
A. Nhóm phương pháp dùng lời nói
314
32.06
472
48.18
115
11.73
0
0
79
8.03
B. Nhóm phương pháp trực quan
186
19.05
590
60.19
96
9.8
23
2.36
85
8.6
C. Nhóm phương pháp thực tiễn
199
20.31
512
52.27
172
17.55
0
0
97
9.87
10. Theo đồng chí, mức độ phù hợp của các hình thức tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân dưới đây như thế nào?
Tiêu chí
Rất phù hợp
Phù hợp
Bình thường
Không phù hợp
Khó trả lời
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
1. Lớp học, lớp tập huấn
121
12.35
227
23.25
392
40
95
9.7
145
14.7
2. Hội thảo, hội nghị, tọa đàm
83
8.52
289
29.5
412
42.04
56
5.71
140
14.23
3. Buổi sinh hoạt Đảng, Đoàn, hội
269
27.45
392
40
132
13.47
24
2.45
163
16.63
4. Thi tìm hiểu
110
11.3
154
15.74
524
53.47
46
4.69
146
14.8
5. Qua các phương tiện truyền thông đại chúng (phát thanh, truyền hình, mạng xã hội)
245
25.06
118
12.11
541
55.2
31
3.16
45
4.47
5. Qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ
321
32.76
423
43.16
145
14.8
28
2.86
63
6.42
11. Thông qua các hoạt động tuyên truyền đã được tham gia, đồng chí tự đánh giá như thế nào về mức độ hiểu biết của mình về các nội dung tuyền truyền chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên?
Tiêu chí
Số lượng (phiếu)
Tỷ lệ (Đv: %)
Rất rõ
286
29.15
Khá rõ
511
52.1
Chưa rõ một vài vấn đề
167
17.1
Chưa rõ
16
1.65
12. Quan điểm của đồng chí về những biểu hiện chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên hiện nay như thế nào?
Tiêu chí
Số lượng (phiếu)
Tỷ lệ (Đv: %)
Không thể chấp nhận
764
77.92
Bình thường, có thể chấp nhận
51
5.23
Khó trả lời
165
16.85
13. Thái độ của đồng chí thế nào khi tham gia các buổi học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, các buổi tự phê bình và phê bình trong cơ quan, đơn vị?
Tiêu chí
Số lượng (phiếu)
Tỷ lệ (Đv: %)
Rất hào hứng
593
60.51
Bắt buộc thì tham gia
165
16.9
Tham gia nhưng không thích thú
196
20.03
Nếu được thì tìm cách để không tham gia
26
2.56
14. Đồng chí có thái độ như thế nào đối với những chủ trương, biện pháp chống chủ nghĩa cá nhân?
Tiêu chí
Số lượng (phiếu)
Tỷ lệ (Đv: %)
Đồng tình
941
96.01
Phản đối
0
0
Còn do dự
39
3.99
15. Đồng chí có tin tưởng vào sự thắng lợi của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân?
Tiêu chí
Số lượng (phiếu)
Tỷ lệ (Đv: %)
Tin tưởng
760
77.62
Không tin tưởng
0
0
Khó trả lời
220
22.38
16. Khi chứng kiến những biểu hiện chủ nghĩa cá nhân của đồng nghiệp, bạn bè, thái độ của đồng chí sẽ như thế nào?
Tiêu chí
Số lượng (phiếu)
Tỷ lệ (Đv: %)
Dửng dưng, bỏ qua
127
13.03
Họ làm mình cũng làm
20
2.12
Góp ý kiến trực tiếp
789
80.3
Báo cáo với cấp trên
44
4.55
17. Sau khi tiếp nhận các nội dung tuyên truyền, đồng chí sẽ có thái độ và hành động như thế nào?
Vấn đề
Đồng ý
Không đồng ý
Do dự
SL
TL
SL
TL
SL
TL
Tôi thấy tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân cho cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh là rất cần thiết
957
97.65
0
0
23
2.35
Tôi rất quan tâm đến việc tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân cho cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh
980
100
0
0
0
0
Tôi luôn tích cực, chủ động tìm hiểu và làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh về chống chủ nghĩa cá nhân
918
93.67
0
0
62
6.33
Tôi sẵn sàng tham gia các phong trào chính trị – xã hội thực tiễn nhằm chống chủ nghĩa cá nhân
922
94.15
0
0
58
5.85
Tôi thấy bất bình và luôn luôn đấu tranh để loại bỏ những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân ngay trong bản thân mình và những người xung quanh
890
90.81
0
0
90
9.19
18. Theo đồng chí, những nguyên nhân nào dưới đây dẫn đến hiệu quả tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân chưa cao?
Tiêu chí
Số lượng (phiếu)
Tỷ lệ (Đv: %)
Thiếu sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy
732
74.69
Thiếu sự chỉ đạo và hướng dẫn của Ban Tuyên giáo các cấp
521
53.16
Đội ngũ cán bộ tuyên truyền vừa thiếu vừa yếu
756
77.14
Nội dung tuyên truyền chưa phù hợp, chưa thiết thực
715
72.96
Phương pháp tuyên truyền thiếu sức hấp dẫn, thuyết phục
812
82.86
Cơ sở vật chất và phương tiện tuyên truyền thiếu thốn, lạc hậu
632
64.49
Chính sách, pháp luật xử lý trường hợp biểu hiện chủ nghĩa cá nhân chưa nghiêm, không đủ sức răn đe
785
80.10
Sự chống phá của các thế lực thù địch
614
62.65
19. Theo đồng chí, cần có những giải pháp gì để tăng cường tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân?
Tiêu chí
Số lượng (phiếu)
Tỷ lệ (Đv: %)
Nâng cao nhận thức của các chủ thể về tầm quan trọng của công tác tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên
865
88.26
Phát huy tính tiền phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền
968
98.77
Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ và có cơ chế chính sách hợp lý đối với đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền
793
80.92
Thực hành phương pháp nêu gương trước quần chúng, thực hiện nghiêm chỉnh và thường xuyên nguyên tắc tự phê bình và phê bình
972
99.18
Tăng cường đầu tư và hiện đại hóa phương tiện tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân
815
83.16
Tăng cường công tác tổng kết, kiểm tra, đánh giá của các cấp ủy về chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục cán bộ, đảng viên.
796
81.22
Có cơ chế, pháp luật đủ sức răng đe và xử phạt kịp thời trường hợp cán bộ, đảng viên suy thoái làm ảnh hưởng đến lợi ích của tập thể, tổ chức và nhân dân
975
99.49
Phụ lục 4
KẾT QUẢ PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
(Dành cho cán bộ làm công tác tuyên truyền)
- Tổng phiếu phát ra: 300 phiếu
- Địa điểm khảo sát: Cán bộ, đảng viên các tỉnh: Hà Nội, Cao Bằng, Sơn La, Bắc Giang, Đà Nẵng, Hà Tĩnh, Kon Tum, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Tây Ninh.
- Mỗi tỉnh 30 phiếu
- Tổng phiếu thu về: 300 phiếu
Thông tin cá nhân:
Năm sinh:.............
Dân tộc:
Dân tộc Kinh: 255
Dân tộc ít người: 45
Giới tính:
Nam: 176
Nữ: 124
Trình độ lý luận chính trị
Cử nhân: 56
Trung cấp: 143
Cao cấp: 101
Đồng chí đã tham gia công tác tuyên truyền được bao lâu
Dưới 5 năm: 48
Từ 5 đến 10 năm: 110
Từ 11 đến 20 năm: 90
Trên 20 năm:52
Trình độ chuyên môn
Trung cấp, cao đẳng: 0
Cử nhân: 157
Thạc sĩ:128
Tiến sĩ: 15
Trả lời câu hỏi:
1. Theo đồng chí, chủ nghĩa cá nhân là gì?
Tiêu chí
Số lượng (phiếu)
Tỷ lệ (Đv: %)
Luôn đặt lợi ích riêng của mình, của gia đình mình lên trên, lên trước lợi ích chung của dân tộc
36
12
Luôn khao khát tham vọng địa vị, quyền lực, sùng bái tiền của, thích phô trương quyền lực, thích học vị, chức quyền cao
80
26.66
Không chịu khó học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ của mình về chính trị, văn hóa và nghiệp vụ
47
15.66
Chỉ để ý đến cái nhỏ, vụn vặt, không thấy cái lớn, cái quan trọng, không trông xa, thấy rộng
23
7.66
Tất cả các phương án trên
251
83.6
2. Đồng chí quan niệm thế nào về vai trò của công tác tuyên truyền trong đấu tranh phòng, chống chủ nghĩa cá nhân
Tiêu chí
Số lượng (phiếu)
Tỷ lệ (Đv: %)
Rất quan trọng
208
69.18
Quan trọng
92
30.82
Bình thường
0
0
Không quan trọng
0
0
Khó trả lời
6
0.62
3. Đồng chí đánh giá thế nào về mức độ quan tâm của Đảng, Nhà nước và các cấp ủy Đảng đối với tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên hiện nay?
Tiêu chí
Số lượng (phiếu)
Tỷ lệ (Đv: %)
Rất quan tâm
131
43.78
Quan tâm
161
53.67
Ít quan tâm
8
2.55
Không quan tâm
0
0
4. Theo đồng chí, thông qua các hoạt động tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân, thái độ của đối tượng tiếp nhận như thế nào?
Tiêu chí
Số lượng (phiếu)
Tỷ lệ (%)
Rất quan tâm, hào hứng với nội dung tuyên truyền
102
34.09
Quan tâm đến những nội dung được tuyền truyền
116
38.69
Lắng nghe nhưng không thích thú
79
26.3
Không quan tâm đến nội dung tuyên truyền
3
0.92
5. Theo đồng chí, sau khi nghe tuyên truyền về chủ nghĩa cá nhân, đối tượng:
Tiêu chí
Có
Không
SL
TL
SL
TL
Hiểu biết về chủ nghĩa cá nhân
275
91.7
25
8.3
Căm ghét chủ nghĩa cá nhân
253
84.4
47
15.6
Sẵn sàng chống chủ nghĩa cá nhân
206
68.7
94
31.3
6. Đồng chí có tin tưởng vào sự thắng lợi của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân?
Tiêu chí
Số lượng (phiếu)
Tỷ lệ (Đv: %)
Tin tưởng
273
91.2
Không tin tưởng
0
0
Khó trả lời
27
8.8
7. Thông qua hoạt động tuyên truyền của mình, đồng chí hãy đánh giá sự phù hợp của những phương pháp dưới đây:
Phương pháp
Rất phù hợp
Phù hợp
Bình thường
Không phù hợp
Khó trả lời
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
A. Nhóm phương pháp dùng lời nói
216
72.01
34
11.49
42
13.94
0
0
8
2.56
B. Nhóm phương pháp trực quan
50
16.9
163
54.3
49
16.34
0
0
38
12.46
C. Nhóm phương pháp thực tiễn
73
24.26
137
45.84
47
15.63
34
11.3
9
2.97
8. Theo đồng chí, mức độ sử dụng thường xuyên của ba nhóm phương pháp tuyên truyền hiện nay như thế nào? (chỉ lựa chọn 1 phương án)
Tiêu chí
Số lượng (phiếu)
Tỷ lệ (Đv: %)
A. Nhóm phương pháp dùng lời nói
204
68.05
B. Nhóm phương pháp trực quan
61
20.26
C. Nhóm phương pháp thực tiễn
35
11.69
9. Thông qua hoạt động tuyên truyền của mình, theo đồng chí, mức độ phù hợp của các hình thức tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân dưới đây như thế nào?
Tiêu chí
Rất phù hợp
Phù hợp
Bình thường
Không phù hợp
Khó trả lời
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
1. Lớp học, lớp tập huấn
46
15.34
25
8.29
139
46.58
36
12.06
54
17.73
2. Hội thảo, hội nghị, tọa đàm
41
13.69
19
6.51
168
56.3
30
10.09
42
13.41
3. Buổi sinh hoạt Đảng, Đoàn, hội
168
56.3
75
25.1
41
13.92
5
1.65
11
3.03
4. Thi tìm hiểu
31
10.45
64
21.55
155
51.9
6
2.16
44
13.65
5. Qua các phương tiện truyền thông đại chúng
41
13.62
171
57.28
66
22.1
11
3.6
11
3.4
6. Qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ
109
36.6
71
23.7
76
25.4
17
5.8
27
8.5
10. Theo đồng chí, các trang thiết bị và cơ sở vật chất hiện nay đang phục vụ cho công tác tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân đã đáp ứng yêu cầu hay chưa?
Tiêu chí
Số lượng (phiếu)
Tỷ lệ (Đv: %)
Đáp ứng đủ
151
50.15
Chưa thật đầy đủ
113
37.7
Còn thiếu
33
11.23
Không được trang bị
3
0.92
11. Theo đồng chí, những nguyên nhân nào dưới đây dẫn đến hiệu quả tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân chưa cao?
Tiêu chí
Số lượng (phiếu)
Tỷ lệ (Đv: %)
Thiếu sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy
201
67
Thiếu sự chỉ đạo và hướng dẫn của Ban Tuyên giáo các cấp
196
65.3
Đội ngũ cán bộ tuyên truyền vừa thiếu vừa yếu
213
71
Nội dung tuyên truyền chưa phù hợp, chưa thiết thực
224
74.6
Phương pháp tuyên truyền thiếu sức hấp dẫn, thuyết phục
253
84.3
Cơ sở vật chất và phương tiện tuyên truyền thiếu thốn, lạc hậu
245
81.6
Chính sách, pháp luật xử lý trường hợp biểu hiện chủ nghĩa cá nhân chưa nghiêm, không đủ sức răn đe
279
93
Sự chống phá của các thế lực thù địch
231
77
12. Theo đồng chí, cần có những giải pháp gì để tăng cường tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân?
Tiêu chí
Số lượng (phiếu)
Tỷ lệ (Đv: %)
Nâng cao nhận thức của các chủ thể về tầm quan trọng của công tác tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên
251
83.6
Phát huy tính tiền phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền
232
77.3
Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ và có cơ chế chính sách hợp lý đối với đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền
268
89.3
Thực hành phương pháp nêu gương trước quần chúng, thực hiện nghiêm chỉnh và thường xuyên nguyên tắc tự phê bình và phê bình
234
78
Tăng cường đầu tư và hiện đại hóa phương tiện tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân
273
91
Tăng cường công tác tổng kết, kiểm tra, đánh giá của các cấp ủy về chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục cán bộ, đảng viên.
221
73.6
Có cơ chế, pháp luật đủ sức răn đe và xử phạt kịp thời trường hợp cán bộ, đảng viên suy thoái
289
96.3