Luận án Tương tác tâm lý trên lớp học giữa giảng viên và sinh viên ở trường đại học

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI CAO THỊ NGA TƢƠNG TÁC TÂM LÝ TRÊN LỚP HỌC GIỮA GIẢNG VIÊN VÀ SINH VIÊN Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Tâm lý học Mã số: 62.31.04.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS PHAN TRỌNG NGỌ HÀ NỘI - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin, số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực. Tác giả luận án Cao Thị Nga

pdf212 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 426 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Tương tác tâm lý trên lớp học giữa giảng viên và sinh viên ở trường đại học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ, sơ đồ MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TƢƠNG TÁC TÂM LÝ TRÊN LỚP HỌC GIỮA GIẢNG VIÊN VÀ SINH VIÊN Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC ................................................................................................ 7 1.1. Các nghiên cứu trên thế giới về tương tác tâm lý giữa người dạy với người học ................................................................................................................ 7 1.1.1. Nghiên cứu tương tác trong một số lí thuyết tâm lí học ........................... 7 1.1.2. Các hướng nghiên cứu tương tác trong dạy học ..................................... 11 1.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam về tương tác, tương tác tâm lý........................ 15 1.2.1. Các nghiên cứu về tương tác trong tâm lý, xã hội học ........................... 15 1.2.2. Các nghiên cứu tương tác trong giáo dục ............................................... 17 Tiểu kết Chƣơng 1 ................................................................................................... 19 Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TƢƠNG TÁC TÂM LÝ TRÊN LỚP HỌC GIỮA GIẢNG VIÊN VÀ SINH VIÊN Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC .............. 20 2.1. Tương tác tâm lý ............................................................................................ 20 2.1.1. Tương tác ................................................................................................ 20 2.1.2. Tương tác tâm lí...................................................................................... 23 2.2. Tương tác tâm lý trên lớp học giữa giảng viên và sinh viên ở trường đại học ......................................................................................................................... 38 2.2.1. Hoạt động dạy - học trong nhà trường đại học ....................................... 38 2.2.2. Tương tác tâm lý trên lớp học giữa giảng viên và sinh viên .................. 43 2.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tương tác tâm lý trên lớp học giữa giảng viên và sinh viên ở trường đại học ........................................................................ 53 2.3.1. Các yếu tố thuộc về tâm lý cá nhân ........................................................ 53 2.3.2. Yếu tố bên ngoài chủ thể ........................................................................ 56 Tiểu kết Chƣơng 2 ................................................................................................... 60 Chƣơng 3. TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 61 3.1. Tổ chức nghiên cứu ....................................................................................... 61 3.1.1. Địa bàn nghiên cứu ................................................................................. 61 3.1.2. Khách thể nghiên cứu ............................................................................. 62 3.1.3. Các giai đoạn nghiên cứu ....................................................................... 63 3.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 63 3.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận ............................................................ 63 3.2.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn .................................................. 64 3.2.3. Phương pháp thực nghiệm ...................................................................... 74 Tiểu kết Chƣơng 3 ................................................................................................... 77 Chƣơng 4. THỰC TRẠNG TƢƠNG TÁC TÂM LÝ TRÊN LỚP GIỮA GIẢNGVIÊNVÀ SINH VIÊN Ở CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC ............................ 79 4.1. Thực trạng mức độ tương tác tâm lý trên lớp học giữa giảng viên và sinh viên qua các biểu hiện của tương tác. ................................................................... 79 4.1.1. Đánh giá chung về mức độ tương tác tâm lý trên lớp học giữa giảng viên và sinh viên biểu hiện qua các biểu hiện của tương tác ........................... 79 4.1.2. Thực trạng mức độ tương tác tâm lý trên lớp giữa giảng viên và sinh viên, xét theo biến số năm học của sinh viên ................................................... 83 4.2. Thực trạng tương tác tâm lý trên lớp giữa giảng viên và sinh viên được thể hiện qua các biểu hiện tâm lý tham gia tương tác ........................................... 85 4.2.1. Thực trạng tương tác tâm lý trên lớp giữa giảng viên và sinh viên biểu hiện qua mức độ nhu cầu tương tác .......................................................... 85 4.2.2. Thực trạng tương tác tâm lý trên lớp giữa giảng viên và sinh viên biểu hiện qua mức độ tương hợp tâm lý trong tương tác ................................. 92 4.2.3. Thực trạng tương tác tâm lý trên lớp học của giảng viên và sinh viên biểu hiện qua mức độ phối hợp giữa giảng viên và sinh viên trong tương tác .................................................................................................................... 100 4.2.4. Thực trạng mức độ tương tác tâm lý trên lớp giữa giảng viên và sinh viên biểu hiện qua sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa GV và SV trong tương tác .. 107 4.2.5. Thực trạng mức độ tương tác tâm lý trên lớp giữa giảng viên và sinh viên qua tần số tương tác của giảng viên và sinh viên ................................... 113 4.2.6. Mối tương quan giữa các biểu hiện thành phần tâm lý trong tương tác giữa giảng viên và sinh viên ..................................................................... 118 4.3. Một số yếu tố ảnh hưởng mức độ tương tác tâm lý trên lớp học của giảng viên và sinh viên ................................................................................................. 121 4.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng thuộc về tâm lý giảng viên và sinh viên ........... 121 4.3.2. Các yếu tố liên quan thuộc bên ngoài chủ thể ...................................... 124 4.3.3. Đánh giá tầm quan trọng của từng yếu tố ảnh hưởng đến tương tác tâm lý trên lớp giữa giảng viên và sinh viên ở trường Đại học ...................... 126 4.4. Phân tích trường hợp điển hình.................................................................... 129 4.4.1. Chân dung giảng viên có mức tương tác tâm lý tương đối thấp .......... 129 4.4.2. Chân dung sinh viên có mức tương tác tâm lý thấp ............................. 131 4.5. Đề xuất biện pháp và kết quả thực nghiệm các biện pháp tác động ............ 133 4.5.1. Đề xuất biện pháp nâng cao mức độ tương tác tâm lý trên lớp học của giảng viên và sinh viên ............................................................................ 133 4.5.2. Kết quả thực nghiệm các biện pháp tác động ....................................... 134 4.5.2.1. Kết quả thay đổi mức độ tương hợp qua nâng cao hiểu biết về nhau ................................................................................................................ 134 4.5.2.3. Kết quả thay đổi mức độ tương tác tâm lý của giảng viên và sinh viên ................................................................................................................. 140 Tiểu kết Chƣơng 4 ................................................................................................. 141 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 142 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 146 PHỤ LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT CHỮ VIẾT TẮT NỘI DUNG 1. ĐH Đại học 2. ĐHCN Đại học Công nghiệp 3. ĐHNH Đại học Ngân hàng 4. ĐHSG Đại học Sài Gòn 5. ĐLC Độ lệch chuẩn 6. ĐTB Điểm trung bình 7. GV Giảng viên 8. KH&CN Khoa học và Công nghệ 9. KN Kĩ năng 10. NSLĐ Năng suất lao động 11. SL Số lượng 12. SPTT Sư phạm tương tác 13. SV Sinh viên 14. T.Bậc Thứ bậc 15. TB Trung bình 16. TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh 17. VN Việt Nam 18. KNKX Kĩ năng kĩ xảo DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Đặc điểm khách thể nghiên cứu giảng viên ........................................... 62 Bảng 3.2. Đặc điểm khách thể nghiên cứu sinh viên ............................................. 62 Bảng 3.3. Độ tin cậy của phép đo trên mẫu giảng viên ......................................... 67 Bảng 3.4. Độ tin cậy của phép đo trên mẫu sinh viên ............................................ 67 Bảng 4.1. Mức độ tương tác tâm lý trên lớp học giữa giảng viên và sinh viên qua các biểu hiện tương tác ................................................................... 79 Bảng 4.2. Mức độ tương tác tâm lý trên lớp học giữa giảng viên và sinh viên theo năm học của sinh viên .................................................................... 83 Bảng 4.3. Mức độ tương tác tâm lý trên lớp học của giảng viên và sinh viên qua nhu cầu tương tác ............................................................................ 85 Bảng 4.4. Mức độ biểu hiện tương tác tâm lý trên lớp giữa giảng viên và sinh viên qua nhu cầu, theo năm học của sinh viên. ..................................... 91 Bảng 4.5. Mức độ biểu hiện tương tác tâm lý trên lớp học của giảng viên và sinh viên qua tương hợp tâm lý ............................................................. 93 Bảng 4.6. Mức độ biểu hiện tương tác tâm lý trên lớp giữa giảng viên và sinh viên qua sự tương hợp tâm lý trong tương tác, theo năm học của sinh viên ................................................................................................. 98 Bảng 4.7. Mức độ biểu hiện tương tác tâm lý trên lớp học giữa giảng viên và sinh viên qua sự phối hợp lẫn nhau qua các kĩ năng tương tác, xét chung .................................................................................................... 101 Bảng 4.8. Biểu hiện sự phối hợp lẫn nhau qua các kỹ năng tương tác trên lớp của giảng viên và sinh viên, theo năm học của sinh viên .................... 104 Bảng 4.9. Biểu hiện tương tác tâm lý trên lớp học của giảng viên và sinh viên qua ảnh hưởng lẫn nhau ....................................................................... 107 Bảng 4.10. Mức độ tương tác tâm lý trên lớp của giảng viên và sinh viên biểu hiện qua sự ảnh hưởng lẫn nhau, theo năm học của sinh viên ............ 111 Bảng 4.11. Biểu hiện tần số tương tác trên lớp học của giảng viên và sinh viên ...... 113 Bảng 4.12. Biểu hiện tần số tương tác trên lớp học của giảng viên và sinh viên, theo năm học của sinh viên .................................................................. 116 Bảng 4.13. Tầm quan trọng của từng biểu hiện thành phần tham gia tương tác ....... 120 Bảng 4.14. Các yếu tố thuộc về tâm lý giảng viên và sinh viên ............................ 121 Bảng 4.15. Mức độ hiểu biết của giảng viên và sinh viên về tương tác tâm lý ..... 123 Bảng 4.16. Các yếu tố bên ngoài tác động đến tương tác trên lớp của giảng viên với sinh viên ......................................................................................... 125 Bảng 4.17. Tương quan giữa các yếu tố thuộc về tâm lý giảng viên, sinh viên đến tương tác tâm lý trên lớp giữa giảng viên và sinh viên ................. 127 Bảng 4.18. Tương quan giữa các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến tương tác tâm lý trên lớp giữa giảng viên và sinh viên ....................................... 128 Bảng 4.19. Kết quả thay đổi mức độ tương hợp qua hiểu biết về nhau ................. 135 Bảng 4.20. Kết quả thay đổi mức độ phối hợp qua kĩ năng tương tác tâm lý ....... 137 Bảng 4.21. Kết quả thay đổi mức độ tương tác tâm lý của giảng viên và sinh viên .... 140 DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Biểu đồ 4.2. Mối tương quan giữa các thành phần tâm lí trong tương tác giữa giảng viên với sinh viên .................................................................... 118 Biểu đồ 4.3. Tầm quan trọng của từng biểu hiện tần số, nhu cầu, ảnh hưởng, tương hợp, phối hợp trong tương tác tâm lý trên lớp giữa giảng viên và sinh viên ................................................................................ 120 Biểu đồ 4.4. Tương quan giữa các yếu tố thuộc về tâm lý giảng viên, sinh viên đến tương tác tâm lý trên lớp giữa giảng viên và sinh viên .............. 127 Biểu đồ 4.5. Tương quan giữa các yếu tố bên ngoài đến tương tác tâm lý trên lớp giữa giảng viên và sinh viên ....................................................... 129 Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ giữa các thành phần trong tương tác tâm lý ................... 37 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Hoạt động với đối tượng và tương tác là các phương thức phát triển của cá nhân. Nhà triết học người Đức L.A Feuerbach đã chỉ ra rằng: “Bản chất người chỉ tồn tại trong các mối quan hệ, trong sự thống nhất của con người với con người, sự thống nhất chỉ dựa trên hiện thực của sự khác nhau giữa Tôi và Bạn. Con người cho mình là con người trong nghĩa bình thường: con người trong giao tiếp với con người, sự thống nhất của Tôi và Bạn là Thượng đế”[48]. Điều đó khẳng định rằng, con người không thể sống, lao động, học tập mà thiếu sự tương tác. Sự phát triển tâm lý cá nhân là kết quả của quá trình tương tác giữa cá nhân với thế giới xung quanh, đặc biệt là với người khác trong xã hội. Sự phát triển đó nhanh hay chậm, tốt hay xấu là kết quả quá trình tương tác. Tương tác trong dạy học là vấn đề được nhiều nhà khoa học trong lĩnh vực tâm lý học và giáo dục học quan tâm nghiên cứu. Lý luận và thực tiễn dạy học đã cho thấy: Quá trình dạy học hiện đại về bản chất là sự tương tác giữa thầy và trò, giữa trò với môi trường học tập, trong đó, tương tác giữa thầy và trò là chủ đạo. Tài liệu Giáo dục – của cải nội sinh của Ủy ban giáo dục đi vào thế kỉ XXI – UNESCO đã chỉ rõ: “Thế kỉ XXI là thế kỉ mà hoạt động dạy học, trong đó mối quan hệ thầy trò (tương tác thầy - trò) giữ vai trò trung tâm trong nhà trường”[73]. Cuộc sống mỗi ngày một thay đổi với yêu cầu ngày càng cao về chất lượng. Vì thế, hoạt động đào tạo, dạy – học cũng thường xuyên thay đổi. Hoạt động dạy và hoạt động học của thầy và trò cũng phải thích ứng với sự phát triển của xã hội, của tâm lý, nhận thức của đối tượng tác động. Giáo dục và đào tạo trong nhà trường không còn chỉ chú trọng tạo ra những con người giỏi về kiến thức chuyên môn mà còn phải tạo ra những con người hoàn thiện về mặt nhân cách, đạo đức. Muốn hoàn thành mục tiêu này thì mỗi người giảng viên và sinh viên phải nỗ lực thực hiện nhiệm vụ của mình, trong đó tương tác tâm lý đóng vai trò vô cùng quan trọng, bởi đây là điều kiện đảm bảo cho hoạt động sư phạm diễn ra thành công. Tương tác tâm lý trên lớp học không chỉ là công cụ, phương tiện mà còn là nội dung, mục đích của hoạt động dạy học. Qua tương tác tâm lý trên lớp, thầy và trò tác động và hình thành ở nhau tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp. Qua tương tác tâm lý trên lớp mà thầy có thể tác động sâu đến thế giới tinh thần của trò, thiết lập được ở nhau mối quan hệ gắn bó, ảnh hưởng và kích thích nhau hướng đến và đạt được thành công trong hoạt động dạy - 2 học. Không có tương tác tâm lý thì không thể đạt được mục đích của giáo dục. Trong thực tế tổ chức hoạt động dạy học ở trường đại học, hoạt động dạy học là hoạt động có mục đích, diễn ra theo nội dung, qua việc sử dụng các phương pháp, phương tiện, hình thức dạy học. Tuy nhiên, để hoạt động dạy – học tốt, người giảng viên và sinh viên trong quá trình đó cần phải có sự hiểu biết về nhau, sự đồng cảm, chia sẻ, thân thiện, hợp tác, ảnh hưởng, làm nền tảng giúp giảng viên và sinh viên tiến hành hoạt động thành công. Dạy học đại học hiện nay theo phương thức tích lũy tín chỉ, tạo cơ hội để sinh viên tự nghiên cứu rất nhiều. Điều đó, bắt buộc sinh viên phải trao đổi với giảng viên để thầy tư vấn, giúp đỡ. Giờ lên lớp trong học chế tín chỉ không đơn thuần là những buổi thuyết trình một chiều, giảng viên truyền thụ mà là những buổi giảng viên định hướng, trao đổi, giải đáp những vấn đề nội dung học tập. Theo đó, đào tạo theo tín chỉ đòi hỏi cao tính tích cực làm việc, tương tác tâm lý giữa giảng viên và sinh viên, tương tác tâm lý vừa là yêu cầu, vừa là điều kiện của dạy học theo tín chỉ. Thực tiễn đã minh chứng, hiệu quả giáo dục và đào tạo trong nhà trường (nói chung), trường đại học (nói riêng) phụ thuộc rất lớn vào sự tương tác tâm lý giữa giảng viên và sinh viên. Trong quá trình lên lớp, khi giảng viên và sinh viên “tâm ý tương thông” “tâm đầu ý hợp” với nhau thì quan hệ giữa giảng viên và sinh viên trở nên gần gũi, thân mật, hiệu ứng mong chờ, mong muốn được học xảy ra, khoảng cách giữa giảng viên và sinh viên được rút ngắn. Ngược lại, nếu thiếu sự tương tác tâm lý sẽ dẫn đến thầy – trò trên lớp khó có sự liên kết, kết nối, hợp tác với nhau, dẫn đến hậu quả càng tác động đến nhau càng ảnh hưởng tiêu cực như: sinh viên lười học, không thích học, thiếu ý thức học tập và rèn luyện, học tập đối phó, vi phạm những quy chế, quy định, nội quy đào tạo. Do vậy, nếu trên lớp giữa thầy và trò không có sự tương tác tâm lý mà trong đó lấy sự thấu hiểu, đồng cảm, chia sẻ, thân thiện làm nền tảng, giúp thầy - trò hợp tác, phối hợp nhau thì những hoạt động mang tính chất tư vấn, giúp đỡ theo tinh thần học chế tín chỉ sẽ bị hạn chế. Mặc dù tương tác tâm lý rất quan trọng trong quá trình thiết lập, hình thành, phát triển và duy trì mối quan hệ bền vững, hiệu quả, nhưng tương tác tâm lý trên lớp học hầu như chưa được đề cập đếntrong các nghiên cứu. Vì vậy, vấn đề đặt ra là làm thế nào để tăng hiệu quả tương tác tâm lý giữa giảng viên và sinh viên, qua đó góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mà Nhà nước, Xã hội đã đặt ra cho công tác giáo dục, đào tạo nói chung, các trường đại học nói riêng. 3 Xuất phát từ những yêu cầu lý luận, thực tiễn nêu trên,chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tương tác tâm lý trên lớp học giữa giảng viên và sinh viên ở Trường đại học”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án được nghiên cứu nhằm góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về tương tác tâm lý trên lớp học giữa giảng viên và sinh viên một số trường đại học hiện nay trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp tác động nhằm cải thiện mức độ tương tác tâm lý giữa giảng viên và sinh viên trên lớp học ở trường đại học. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xây dựng khung lí luận cho việc nghiên cứu thực tiễn: Làm rõ các khái niệm tương tác, tương tác tâm lý, tương tác tâm lý trên lớp học giữa giảng viên và sinh viên; tiêu chí đánh giá, mức độ biểu hiện tương tác tâm lý trên lớp học giữa giảng viên và sinh viên ở trường đại học. - Nghiên cứu làm rõ thực trạng mức độ biểu hiện tương tác tâm lý trên lớp học giữa giảng viên và sinh viên và các yếu tố (tâm lý cá nhân; yếu tố khách quan) ảnh hưởng đến tương tác tâm lý giữa giảng viên với sinh viên. - Đề xuất và tổ chức thực nghiệm một số biện pháp tác động tâm lý nhằm nâng cao mức độ tương tác tâm lý trên lớp học giữa giảng viên và sinh viên (nâng cao sự tương hợp tâm lý bằng việc tổ chức các hoạt động, tạo điều kiện cho giảng viên, sinh viên thêm hiểu biết về nhau; nâng cao các kĩ năng trong phối hợp tương tác như kĩ năng thiết lập mối quan hệ, kĩ năng diễn đạt, kĩ năng lắng nghe và kĩ năng tự chủ cảm xúc) 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Mức độ biểu hiện tương tác tâm lý trên lớp học giữa giảng viên và sinh viên. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu - Tương tác tâm lý là lĩnh vực rất phong phú, đa dạng và phức tạp. Trong khuôn khổ của đề tài, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu mức độ tương tác tâm lý giữa giảng viên và sinh viên trên lớp biểu hiện qua: nhu cầu tương tác, sự tương hợp tâm lý trong tương tác, sự phối hợp hành động, tần số tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các chủ thể trong tương tác, là các thành phần của tương tác. 4 - Xem xét một số yếu tố thuộc tâm lý cá nhân (hiểu biết về vai trò của tương tác, thái độ đối với tương tác, năng lực); những yếu tố khách quan (phương thức đào tạo theo tín chỉ, tính chất môn học, quy mô lớp học) ảnh hưởng đến mức độ biểu hiện tương tác. - Thực nghiệm tác động, chỉ tiến hành thực nghiệm biện pháp bồi dưỡng nâng cao sự tương hợp và phối hợp lẫn nhau giữa giảng viên với sinh viên thông qua việc nâng cao hiểu biết lẫn nhau và kĩ năng tương tác của giảng viên và sinh viên. 3.2.2. Giới hạn về địa bàn và khách thể nghiên cứu Nghiên cứu mức độ tương tác tâm lý trên lớp học giữa giảng viên và sinh viên tại 3 trường đại học trên địa bàn Tp.HCM với tổng số khách thể tham gia và khảo sát gồm 670 người. Trong đó có 609 sinh viên và 61 giảng viên ở 3 trường đại học (Trường ĐH Sài Gòn - ĐH Công Nghiệp TP. HCM - ĐH Ngân Hàng). Ngoài ra, đề tài còn trao đổi với một số cán bộ lãnh đạo Khoa, Trường ở các trường đại học được nghiên cứu 4. Nguyên tắc và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Những nguyên tắc phương pháp luận Nghiên cứu được tiến hành dựa trên cơ sở một số nguyên tắc phương pháp luận cơ bản của tâm lý học dạy học, tâm lý học sư phạm sau: 4.1.1. Nguyên tắc hoạt động Thông qua hoạt động, những đặc điểm tâm lý của cá nhân hay của nhóm được hình thành và thể hiện ra bên ngoài một cách rõ nét. Vì vậy, những biểu hiện của tương tác giữa giảng viên và sinh viên trên lớp học được chúng tôi tiến hành nghiên cứu thông qua các hoạt động thực tiễn (hoạt động dạy – học trên lớp). 4.1.2. Nguyên tắc tiếp cận liên ngành Vấn đề tương tác giữa giảng viên với sinh viên trên trên lớp là giao thoa của nhiều ngành khoa học: Tâm lí học đại cương, Tâm lí học phát triển, Tâm lí học sư phạm, giáo dục học, lí luận dạy học . Vì vậy, nghiên cứu tương tác tâm lí giữa giảng viên với sinh viên trên lớp phải theo hướng liên ngành, trong đó Tâm lí học phát triển và Tâm lí học sư phạm là cốt lõi. 4.1.3. Nguyên tắc tiếp cận hệ thống Con người là một thể thống nhất và rất phức tạp. Tương tác của họ chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau (nhân tố cá nhân, nhân tố xã hội). Do đó, xem xét mức độ tương tác phải được đặt trong và dựa trên mối quan hệ tác động của nhiều 5 nhân tố một cách hệ thống. 4.1.4. Nguyên tắc thực tiễn Hoạt động dạy và học nói chung, tương tác trên lớp nói riêng của giảng viên và sinh viên diễn ra trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, gắn liền với tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ và gắn với đặc trưng đào tạo của các trường đại học khác nhau. Vì vậy, khi nghiên cứu tương tác giữa giảng viên và sinh viên trên lớp phải gắn với hoàn cảnh cụ thể, theo nguyên tắc thực tiễn. 4.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể 4.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu 4.2.2. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia 4.2.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 4.2.4. Phương pháp quan sát 4.2.5. Phương pháp phỏng vấn sâu 4.2.6. Phương pháp thực nghiệm tác động 4.2.7. Phương pháp nghiên cứu trường hợp 7.2.8. Phương pháp thống kê toán học 5. Đóng góp mới về khoa học của đề tài 5.1. Đóng góp về mặt lý luận Luận án đã bổ sung và làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tương tác tâm lý, tương tác tâm lý trên lớp học giữa giảng viên và sinh viên. Cụ thể: Trên cơ sở tổng quan có chọn lọc một số quan điểm của các nhà tâm lý học - giáo dục học trên thế giới và một số học giả Việt Nam. Luận án đã xây dựng khái niệm về tương tác tâm lý; tương tác tâm lý trên lớp học giữa giảng viên và sinh viên. Xác định các biểu hiện của tương tác tâm lý bao gồm: nhu cầu tương tác; tương hợp tâm lý; phối hợp tâm lý; ảnh hưởng tâm lý, tần số tương tác. Việc bổ sung và làm sáng tỏ các vấn đề trên góp phần làm phong phú thêm lí luận tâm lí học sư phạm đại học, làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy, nghiên cứu tương tác trong tâm lí học. 5.2. Đóng góp về mặt thực tiễn Trên cơ sở xác định về lý luận, luận án đã khảo sát và xác định được các mức độ biểu hiện của tương tác tâm lý trên lớp giữa giảng viên và sinh viên (mức độ nhu cầu tương tác; mức độ tương hợp tâm lý; mức độ phối hợp tâm lý; mức độ ảnh hưởng tâm lý, tần số tương tác), các yếu tố ảnh hưởng, đồng thời đề xuất được các biện pháp nâng cao tương tác. Những kết quả nghiên cứu về lý luận và thực tiễn nêu trên đã góp phần làm 6 phong phú thêm lý luận Tâm lý học sư phạn đại học, làm tài liệu tham khảo trong giáo dục và nghiên cứu tâm lý học trong các trường đại học. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa về mặt lý luận Kết quả nghiên cứu về khái niệm, các mức độ biểu hiện về tương tác tâm lý, tương tác tâm lý trên lớp giữa giảng viên và sinh viên đã góp phần làm phong phú thêm lý luận của Tâm lý học sư phạm đại học, đồng thời là cơ sở lý luận cho việc đổi mới phương pháp đào tạo ở đại học. 6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn Kết quả nghiên cứu về mức độ các biểu hiện, yếu tố ảnh hưởng, biện pháp tác động đã góp phần củng cố về lý luận Tâm lý học sư phạm đại học và là cơ sở thực tiễn cho việc đổi mới. nâng cao chất lượng dạy và học ở đại học hiện nay. Đồng thời cung cấp tư liệu thực tiễn cho các nhà quản lý, nhà nghiên cứu và giảng dạy Tâm lý học sư phạm đại học. 7. Cấu trúc của luận án Luận án gồm 150 trang bao gồm các phần: Mở đầu, nội dung 4 chương (Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về tương tác tâm lý trên lớp học giữa giảng viên và sinh viên ở trường đại học; Chương 2. Cơ sở lý luận về tương tác tâm lý trên lớp học giữa giảng viên và sinh viên ở trường đại học; Chương 3. Tổ chức thực hiện và phương pháp nghiên cứu; Chương 4. Thực trạng tương tác tâm lý trên lớp giữa giảng viên và sinh viên ở trường đại học trên địa bàn TP.HCM), kết luận – kiến nghị, tài liệu tham khảo, danh mục các công trình công bố và phụ lục. 7 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TƢƠNG TÁC TÂM LÝ TRÊN LỚP HỌC GIỮA GIẢNG VIÊN VÀ SINH VIÊN Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC 1.1. Các nghiên cứu trên thế giới về tƣơng tác tâm lý giữa ngƣời dạy với ngƣời học Do vai trò to lớn của tương tác đối với sự phát triển cá nhân và xã hội, nên vấn đề này đã được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm, nghiên cứu từ rất lâu. Có thể khái quát thành các hướng cơ bản sau: 1.1.1. Nghiên cứu tương tác trong một số lí thuyết tâm lí học - Tương tác trong nghiên cứu của các nhà tâm lý học hành vi Thuyết hành vi nghiên cứu về tương tác của cá nhân với môi trường dưới dạng sự tác động qua lại giữa các kích thích của tác nhân bên ngoài với phản ứng của cá thể theo cơ chế S - R. Các nhà tâm lý học theo trường phái này hầu như không quan tâm đến tâm lý, ý thức của chủ thể mà chỉ quan tâm đến hành vi tồn tại của con người. Hành vi được xem là tổ hợp các phản ứng của cơ thể trước các kích thích của môi trường bên ngoài. Hành vi được quy gọn vào cặp đôi duy nhất: Kích thích (S) – Phản ứng (R) để giải thích bản chất, cơ chế của sự phát triển tâm lý của con người và động vật. Sự phát triển của tâm lý học hành vi đưa đến các nhánh hành vi khác nhau trong lý thuyết hành vi. Theo J.Watson, hành vi tương tác là sự xuất hiện phản ứng (R) khi có tác động của một kích thích (S) nhằm đáp lại kích thích đó. Nói cách khác, mọi hành vi của con người đều được giải thích dựa trên cơ chế S - R: trong đó S là kích thích; R là phản ứng và theo quá trình nhận kích thích và phản ứng của cá thể với cá thể, cá thể với nhóm, cá thể với môi trường cũng chính là quá trình tương tác giữa kích thích và phản ứng của cá thể theo sơ đồ chung: S R. Theo mô hình này, bất kì hành vi nào cũng có thể đưa về cấu thành đơn giản như vậy. E.C.Tolman đã nghiên cứu vai trò các yếu tố trung gian của cá thể trong việc tiếp nhận và xử lý các kích thích của môi trường. Trong nghiên cứu của ông, hành vi không phải là tổng số các phản ứng riêng lẻ mà là một phản ứng tổng thể không thể chia cắt. Sự hình thành các hành vi bị ảnh hưởng bởi các yếu tố trung gian của cá thể như nhu cầu, mục đích, trạng thái cơ thể. Trong đó mục đích có tính quyết định. Bất kì hành vi nào cũng hướng vào một mục đích nào đó, vì một lợi ích nào đó của cá nhân trên cơ sở một số phương tiện. Ông phân các yếu tố trung gian thành 5 nhóm: các kích thích của môi trường, các động cơ tâm lý, di truyền, sự dạy học từ trước, tuổi tác. Hành vi là hàm số của tất cả các biến số như vậy, vì vậy sơ đồ tương tác 8 hành vi theo mô hình của ông là S-O-R, trong đó O (Organisme) là các biến trung gian, tức là tất cả những gì gắn với cơ thể, tham gia vào quá trình tương tác. [42], [94], [104], [157],[166]. Trong quan điểm tương tác hành vi dựa trên sự quan sát xã hội của mình, A.Bandura hướng vào việc hình thành hành vi thông qua việc quan sát hành vi của người khác. Theo ông, hành vi của một cá nhân không phải bao giờ cũng được hình thành bằng con đường trực tiếp có kích thích - phản ứng bên ngoài (J.Watson) mà có thể được hình thành từ quan sát, bắt chước hành vi của người khác. Ông cho rằng, cá nhân hình thành hành vi không phải vì bản thân hành vi đó mà là do hậu quả của nó mang lại đối với nhu cầu của cá nhân. Theo đó, ông đưa ra hai hình thức hình thành hành vi thông qua sự tương tác: a) Qua quan sát để tạo ra sự thay thế. b) Qua bắt chước hành vi của người làm mẫu. Có thể nói, những phát hiện của A. Bandura về cơ chế học tập quan sát xã hội chính là cơ sở của tương tác tâm lý giữa các chủ thể, giữa người dạy và người học trong dạy học. [157] - Tương tác trong nghiên cứu của các nhà tâm lý học nhận thức J. Piaget (1896 -1980) và các cộng sự của ông là những người sáng lập ra thuyết tâm ... nghiên cứu về tương tác thầy trò trong dạy học của các tác giả nước ngoài khá phong phú. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu mới chỉ đề cập đến tương tác thầy – trò trên lớp học trên quan điểm như một tác động sư phạm (sư phạm tương tác). Tuy vậy, đây là cơ sở, nền tảng lý luận, thực tiễn giúp các tác giả nghiên cứu sau có những tham khảo nhằm có những nghiên cứu sâu hơn. Những nghiên cứu về tương tác tâm lý thầy – trò trên lớp học với vai trò là sự tác động về mặt tâm lý giữa thầy và trò trên lớp học còn ít công trình nghiên cứu. Đặc biệt, nghiên cứu về tương tác tâm lý trên lớp giữa giảng viên và sinh viên ở trường đại học, chưa có công trình cụ thể nào đề cập tới. 20 Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TƢƠNG TÁC TÂM LÝ TRÊN LỚP HỌC GIỮA GIẢNG VIÊN VÀ SINH VIÊN Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC 2.1. Tƣơng tác tâm lý 2.1.1. Tương tác 2.1.1.1. Định nghĩa tương tác Về thuật ngữ, có nhiều quan niệm khác nhau về tương tác. Trong đại từ điển tiếng Việt, tương tác được hiểu là sự tác động qua lại lẫn nhau... có mối liên hệ trao đổi thông tin với nhau[155]. Trong tiếng Anh, từ tương tác là Interaction, được ghép bởi hai từ đơn Inter và Action. Từ “Inter” mang nghĩa là sự liên kết cùng nhau, nối liền, kết nối với nhau, còn “Action” nghĩa là sự tiến hành làm điều gì, hoạt động, hành động, là việc làm, ứng xử, là ảnh hưởng, tác động. Theo đó, từ “Interaction” được hiểu là sự kết nối các hành động, sự hợp tác, tác động lẫn nhau, ảnh hưởng qua lại. Theo Nguyễn Khắc Viện, tương tác là một khái niệm thuộc về ứng xử: “cái này tác động lên cái kia, cái kia tác động trở lại cái này, hai cái ảnh hưởng lẫn nhau, chứ không thể ảnh hưởng một chiều” [152]. Theo Vũ Dũng: “tương tác là sự tác động qua lại, tác động lên nhau” [19, 973]. Theo Phạm Tất Dong và Lê Ngọc Hùng cho rằng: “Tương tác có thể được coi là quá trình hành động và hành động đáp lại của một chủ thể này với một chủ thể khác” [26,144-145] Trong Từ điển mở Online (Bách khoa toàn thư mở), tương tác (Interaction) có nghĩa là hành động tương hỗ giữa các đối tượng hoặc hành động dựa trên một đối tượng khác, là một cuộc thảo luận hay trao đổi giữa người này với người khác. Theo tài liệu tâm lý học xã hội [55, 48], tương tác là sự tác động lẫn nhau của các cá nhân nhằm thực hiện những hoạt động đồng thời với mục đích nào đó của nhóm. Như vậy, về nguyên nghĩa và ở mức khái quát nhất, tương tác là sự tác động qua lại tương ứng lẫn nhau gây ảnh hưởng nhau giữa các sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan. Trong thế giới khách quan, sự tương tác giữa các sự vật hiện tượng có thể diễn ra sự tương tác vật lý (các lực cơ học: hai viên đá tạo ra lửa; sự tác động của năng lượng: sự tác động giữa các hạt điện từ), tương tác sinh lý, sự tác động của các biểu tượng 21 của các chủ thể. Tuy có chung bản chất là sự tác động qua lại lẫn nhau nhưng khác nhau về hình thái tác động. Trong ý nghĩa đó, tương tác là điều kiện cần để tồn tại và phát triển của mọi sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan. Dấu hiệu cơ bản để xác định sự tương tác giữa các sự vật, hiện tượng là sự tác động qua lại giữa chúng. Tương tác có các đặc điểm, tương tác chỉ có thể xảy ra khi có sự tác động ở cả hai phía. Trong trường hợp chỉ có sự tác động từ một sự vật, hiện tượng này đến sự vật, hiện tượng kia (tác động một chiều) thì không thể là tương tác, mà là sự đụng chạm, va chạm, chỉ có thể là tương tác khi có sự tác động qua lại, ảnh hưởng từ vật này đến vật khác. Sự tác động qua lại giữa hai vật, hiện tượng diễn ra theo xu thế cân bằng, mất cân bằng và lặp lại. Chính sự mất cân bằng làm cho quá trình tương tác luôn biến đổi và tạo ra đặc tính thứ hai của tương tác: Sự ảnh hưởng lẫn nhau, làm biến đổi cả hai phía, tạo ra sự vật mới. Đối với con người, tương tác là hoạt động có mục đích, nhu cầu hoạt động, trên cơ sở hoạt động, hình thành mối quan hệ liên nhân cách. Tương tác chỉ diễn ra khi các cá nhân trực tiếp tham gia hoạt động ở cùng không gian, thời gian – Nhờ vậy mà các cá nhân trực tiếp tác động qua lại lẫn nhau, trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm lẫn nhau. Tương tác có các đặc điểm, tương tác chỉ có thể xảy ra khi có sự tác động ở cả hai phía. Trong trường hợp chỉ có sự tác động từ một sự vật, hiện tượng này đến sự vật, hiện tượng kia (tác động một chiều) thì không thể là tương tác, mà là sự đụng chạm, va chạm, chỉ có thể là tương tác khi có sự tác động qua lại. Đối với con người, tương tác là hoạt động có mục đích, nhu cầu hoạt động, trên cơ sở hoạt động, hình thành mối quan hệ liên nhân cách. Tương tác chỉ diễn ra khi các cá nhân trực tiếp tham gia hoạt động ở cùng không gian, thời gian – Nhờ vậy mà các cá nhân trực tiếp tác động qua lại lẫn nhau, trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm lẫn nhau Tương tác là nguyên lý phổ quát của sự vận động và phát triển của thế giới. Mọi sự vật, hiện tượng vô cùng phong phú trong thế giới vô cơ, hữu cơ và xã hội, từ thế giới vi mô đến vĩ mô đều được hình thành và phát triển do sự tương tác. 2.1.1.2. Phân loại tương tác Tương tác hiện diện cả ở thế giới vô cơ, hữu cơ và thế giới con người. Từ đó tương tác được phân chia làm rất nhiều loại: Tương tác vật lý; tương tác sinh lý; tương tác tâm – vật lý tương tác tâm lý, tương tác xã hội. Tương tác vật lý: Là tác động giữa các lực, năng lượng: Điện năng, nhiệt năng, cơ năng, quang năng... Tương tác vật lý diễn ra giữa các hiện tượng vật lý, từ tương 22 tác giữa các vi hạt (quark) trong thế giới vi mô, giữa các hành tinh trong thế giới vĩ mô, tương tác nhiệt điện, hoá, cơ .... - Tương tác sinh lý: Tương tác sinh lý là sự tác động qua lại giữa các cơ thể hữu cơ. Trong tương tác sinh lý diễn ra những biến đổi chức năng của một cơ quan dưới tác động ảnh hưởng của một hay nhiều cơ quan khác. Sự tác động qua lại của các cơ quan cũng còn biểu hiện ra trong những trường hợp chúng hoạt động cùng nhau, đem đến cho chủ thể một thông tin đầy đủ, nhiều chiều về thế giới khách quan mà trong cùng một điều kiện hoạt động, một cơ quan không thể đạt được. - Tương tác tâm - vật lý: Là sự tác động qua lại giữa các hiện tượng tâm – vật lý. Ngay từ thế kỷ XVII, dưới ảnh hưởng của cơ giới luận đã xuất hiện hai cách lý giải về mối quan hệ tâm - vật lý. R.Đêcactơ cho rằng, vật bên ngoài tác động lên ý thức làm nảy sinh ra các hiện tượng tâm lý như cảm giác, tri giác. Quan điểm thứ hai có tên gọi là: “Song hành tâm - vật lý”. Cái tâm lý và cái vật lý đồng thời diễn ra. Theo nghiên cứu của các nhà tâm lý học Gestalt: M.Werthermer, W.Kohler và K.Koffka, bản chất hiện tượng tâm lý đều có tính cấu trúc, vì vậy nghiên cứu phải theo xu hướng tổng thể với một cấu trúc chỉnh thể. Nghiên cứu của các nhà Gestalt hướng đến việc hình thành các cấu trúc tâm lý (cấu trúc tri giác và tư duy) theo cơ chế tương tác giữa các kích thích vật lý với hoạt động của hệ thần kinh. Quan điểm này cho rằng, trong trạng thái hoạt động, não bộ luôn tạo ra một lực trường. Khi các kích thích vật lý (dữ liệu giác quan) đi vào vừa làm biến đổi lực trường đã có, vừa bị biến đổi bởi chúng. Hình ảnh tinh thần (biểu tượng, khái niệm) là kết quả của sự tương tác. - Tương tác xã hội: Đó là sự tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau giữa người với người với tư cách là các thành viên xã hội. Nói cách khác, tương tác xã hội là tương tác giữa các vai trò xã hội mà cá nhân đang đảm trách.Tương tác xã hội chỉ có ở con người, trong xã hội người. Tâm lý, ý thức của con người được hình thành, phát triển thông qua các tương tác tâm lý và tương tác xã hội. Đó là tương tác giữa các cá nhân với các cá nhân, giữa cá nhân với các nhóm trong xã hội. - Tương tác tâm lý: Là sự tiếp xúc, tác động về phương diện tâm lý giữa các cá nhân với nhau. Tương tác tâm lý không như tương tác cơ học (bằng lực) tương tác vật lý, sinh lý (bằng năng lượng) mà bằng các tác động tâm lý, bằng xúc cảm tình cảm, hình ảnh tâm lý giữa các chủ thể mà tác động đến nhau, gây ảnh hưởng đến nhau [dẫn theo 101]. Trong nghiên cứu này, chúng tôi xem xét tương tác tâm lý giữa cá nhân với cá nhân. Cụ thể là tương tác tâm lí giữa giảng viên với sinh viên diễn ra trên lớp học. 23 2.1.2. Tương tác tâm lí 2.1.2.1. Khái niệm tương tác tâm lí * Tâm lý Tâm lý là toàn bộ đời sống tinh thần bên trong của con người, chi phối, điều khiển, điều chỉnh mọi hoạt động của con người. Theo tài liệu tâm lý học đại cương, đời sống tinh thần của con người bao gồm các hiện tượng tâm lý được chia làm ba loại: các quá trình tâm lý, trạng thái tâm lý và thuộc tính tâm lý. Trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ đề cập tới một số quá trình, trạng thái và thuộc tính tâm lý cơ bản chi phối, tác động tới kết quả và phản ánh bản chất của một hoạt động (tương tác tâm lý giữa giảng viên và sinh viên trên lớp học). * Tương tác tâm lý Từ khái niệm tương tác như đã phân tích ở trên, tương tác là sự tác động qua lại tương ứng lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan, gây ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sự vật và hiện tượng đó. Chuyển vào trong lĩnh vực quan hệ giữa con người với con người, tương tác tâm lí chính là sự tác động lẫn nhau về phương diện tâm lý (các hiện tượng tâm lý – đời sống tinh thần) giữa hai hay nhiều cá nhân hoặc giữa các thành phần tâm lý trong một cá nhân dẫn đến ảnh hưởng về mặt tâm lý giữa các cá nhân đó. Tương tác tâm lý có thể được coi là quá trình tác động về mặt tâm lý và hành động đáp lại trước các tác động tâm lý đó của các chủ thể trong quá trình tương tác. Nói cách khác, tương tác tâm lý cũng có thể coi là sự tương tác giữa các hiện tượng tâm lý để tạo ra một hiện tượng tâm lý mới. Khác với tương tác tâm lý giữa các cá nhân là sự tác động về mặt tâm lý, tương tác xã hội là sự tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các chủ thể xã hội đóng các vai trò xã hội khác nhau. Theo tác giả Vũ Dũng, tương tác xã hội là quá trình tác động qua lại trực tiếp hoặc gián tiếp giữa các chủ thể xã hội, từ đó phát sinh ra các mối liên hệ, quan hệ xã hội gắn kết các con người với nhau [19,975]. Đặc trưng của tương tác xã hội là sự tương tác của các cá nhân đóng các vai trò xã hội khác nhau. Chẳng hạn, thủ trưởng - nhân viên, giảng viên – sinh viên. Trong các mối tương tác này, diễn ra sự tiếp xúc, trao đổi, tác động lẫn nhau về phương diện xã hội, đó là các chuẩn mực, giá trị, quy định xã hội gán cho mỗi cá nhân, thông qua các hành vi mà cá nhân đó đang mang. Trong tương tác giữa con người với con người, ở hầu hết hoạt động nào, tương 24 tác giữa các chủ thể đều có thể vừa diễn ra sự tác động về mặt xã hội, đồng thời vừa diễn ra sự tác động về mặt tâm lý. Cũng có ít trường hợp, tương tác chỉ là sự tác động về mặt xã hội nhưng hiệu quả sự tác động đó sẽ khó cao, đặc biệt tương tác giữa thầy – trò trên lớp học là quá trình tương tác không chỉ phản ánh sự tương tác xã hội mà còn đòi hỏi sự tương tác về mặt tâm lý cao giữa thầy – trò trong quá trình hoạt động. Đặc điểm dễ thấy nhất để phân tách tương tác tâm lý với các loại tương tác khác là, tương tác tâm lý có sự giao cảm, tiếp xúc, tác động về mặt xúc cảm, qua sự tác động và giao cảm về mặt xúc cảm mà các cá nhân trong quá trình tương tác xóa đi được rào cản (khoảng cách) tâm lý trong quá trình tương tác, tạo nên sự liên kết, gắn kết tình cảm ở nhau, từ đó dễ dàng, nhanh chóng thiết lập, tiến hành, duy trì quá trình tương tác đạt hiệu quả. Chẳng hạn, trong các nghiên cứu của H.F.Harlow, M.K.Harlow, J.Bowlby và của Klaus và Kennell về sự gắn bó giữa mẹ và con trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ [35], [42], [158], các nhà khoa học này đã phát hiện sự gắn bó mẹ con giữa trẻ và người mẹ là nhằm thỏa mãn nhu cầu gắn bó của cả trẻ nhỏ và người mẹ, nhu cầu tránh sự hẫng hụt và cảm giác cô đơn. Đồng thời, sự gắn bó mẹ con là kết quả của sự tác động qua lại, hay là sự tương tác tâm lý giữa người mẹ với con. Điều này cũng được đề cập trong các nghiên cứu của Annis và Frost, của Nicky Hayes [99], của E.MilyA.Schultz và Robert H [Dẫn theo101]. Trong tương tác tâm lý, các cá nhân tác động về mặt tâm lý đến nhau cũng có thể diễn ra theo nhiều cách thức, phương tiện như: trao đổi trực tiếp bằng lời, chữ viết, bằng các phương tiện phi ngôn ngữ, vật phẩm.... Có thể nói, sự tương tác tâm lý diễn ra hàng ngày trong đời sống mỗi cá nhân. Nhờ tương tác tâm lý mà con người sống và quan hệ với nhau “người“ hơn, tình cảm và thân thiện hơn trong cuộc sống. Như nhà tâm lý, nhà giáo dục L.X. Vưgotxki [105], [150], trong các công trình nghiên cứu của mình đã chỉ rõ, sự hình thành một cấu trúc tâm lí mới của cá nhân bao giờ cũng diễn ra theo quy luật lần đầu là sự tương tác bên ngoài giữa trẻ với người khác, với xã hội, tức là các chức năng tâm lí bên ngoài và lần thứ hai là sự tương tác bên trong của cá nhân. Thực chất của các qúa trình tương tác đó là quá trình tác động qua lại và chuyển hóa giữa chủ thể (cá nhân), với đối tượng, thông qua công cụ tâm lí. Nội dung của các chức năng tâm lí văn hóa được hình thành, thực chất là nội dung xã hội hàm chứa trong các công cụ tâm lí. Theo một phương diện khác, trong các nghiên cứu của các nhà Tâm lí học xã hội, các nhà Xã hội học như G.Mead, Ch.H.Cooley, G.H.Goffmen, Herber Blumer [14], [65], [94], [159], [164], [170] cho rằng, sự hình thành, phát triển các yếu tố tâm lí, hành vi của các cá nhân theo con đường tương tác trực tiếp “mặt 25 đối mặt” giữa các chủ thể, mà bản chất là các yếu tố tâm lí của chủ thể được bộc lộ qua các hành vi của mình và của người khác. Trong quá trình tác động qua lại giữa các chủ thể, mỗi chủ thể “đọc được” ý nghĩa tâm lí ẩn chứa bên trong hành vi đó và ứng xử theo sự hiểu biết của mình. Nói cách khác, theo các nhà khoa học này, tương tác tâm lí là sự tác động lẫn nhau giữa các chủ thể, qua đó các chủ thể học hỏi lẫn nhau, hiểu nhau và thay đổi bản thân mình theo sự học hỏi đó. Một cách hiểu khác, dưới góc độ quy chiếu giá trị, chuẩn mực xã hội, tương tác tâm lý giữa các cá nhân còn được hiểu là tương tác liên nhân cách, tương tác liên cá nhân. Cụ thể, theo tác giả Vũ Dũng: Tương tác liên nhân cách (liên cá nhân) theo nghĩa rộng, là sự tiếp xúc tâm lý của hai hay nhiều người, kết quả là làm thay đổi hành vi, hoạt động, thái độ, tâm thế của các bên. Theo nghĩa hẹp, tương tác liên nhân cách là hệ thống các hoạt động của các cá nhân do có sự tiếp xúc tâm lý của các bên [21], [23], [24]. Tác giả Lê Minh Nguyệt quan niệm, tương tác tâm lý là sự tiếp xúc tâm lý, tác động về phương diện tâm lý giữa hai hay nhiều cá nhân, kết quả là làm thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của các cá nhân đó [101,11] Như vậy, có thể nhận thấy, trong các công trình nghiên cứu của nhiều nhà tâm lí học, tương tác tâm lý được ghi nhận là quá trình tác động qua lại giữa các hành vi, các yếu tố tâm lí của các chủ thể, được xuất phát từ các nhu cầu tương tác và trong đó diễn ra sự thông hiểu, sự tương hợp tâm lý giữa các chủ thể, dẫn đến ảnh hưởng, làm biến đổi về mặt tâm lý giữa các cá nhân đó. Nói khái quát, tương tác tâm lý là sự tác động về mặt tâm lý để tạo ra các nét tâm lý mới giữa các cá nhân. Sự tác động tâm lý giữa các cá nhân có thể diễn ra theo và bằng nhiều cách thức, phương tiện. Chẳng hạn: Qua giao tiếp bằng lời, bằng các biểu hiện phi ngôn ngữ, qua giao tiếp bằng chữ viết, vật phẩm, sản phẩm hoạt động (học tập), qua hình thức đóng vai.... Nhờ có sự tương tác tâm lý với người khác mà mỗi cá nhân sống, tồn tại, phát triển có ý nghĩa; nhờ có tương tác tâm lý, cá nhân tăng vốn hiểu biết về thế giới xung quanh, hình thành và thay đổi, điều chỉnh hành vi, thái độ tích cực, các nét tính cách phù hợp điều kiện, môi trường, cuộc sống. Tương tác tâm lý là con đường nhanh nhất đưa đến sự cảm thông, chia sẻ và thân thiện, mà sự thông cảm là con đường quan trọng nhất để giải quyết xung đột. Đây cũng chính là mục tiêu giáo dục thế kỉ XXI. Không có tương tác tâm lý sẽ không có khả năng thông cảm. Thông qua tương tác tâm lý, con người có cơ hội hiểu nhau, đó là cơ sở của hòa bình – hợp tác – hữu nghị. Và cũng chính nhờ sự tương tác tâm lý mà 26 giáo dục, dạy học không chỉ đơn thuần là dạy tri thức mà còn là dạy người, dạy nhân cách. Edgar Morin, nhà nhân loại học hàng đầu của Pháp trong cuốn “Bảy tri thức tất yếu cho nền giáo dục tương lai„ cho rằng:“Sự thông cảm cùng một lúc là phương tiện và mục đích của sự trao đổi giữa con người với nhau. Thế mà giáo dục nhằm mục đích làm cho con người cảm thông với nhau lại hoàn toàn vắng bóng trong các giáo trình của chúng ta„[40,17]. Tương tác tâm lý không phải là sự tác động một chiều giữa một cá nhân với tư cách là cá thể người mang tâm lý, mà là sự tác động qua lại giữa hai bên với tư cách đồng chủ thể, khi thực hiện cùng một hoạt động, cùng đạt tới mục đích. Vì vậy, xem xét tương tác tâm lý ta dễ dàng nhận thấy về bản chất, đặc điểm, tương tác tâm lý là sự tác động tâm lý lẫn nhau giữa các chủ thể. Trong tương tác tâm lý, sự tác động thường gắn chặt với các quá trình, trạng thái cảm xúc của cá nhân trong hoạt động là động lực, chất xúc tác thúc đẩy cá nhân hành động. Từ cách nhìn nhận trên, có thể đưa ra khái niệm tương tác tâm lý như sau: Tương tác tâm lý là quá trình tác động qua lại về mặt tâm lý giữa các chủ thể, biểu hiện qua nhu cầu tương tác, sự tương hợp tâm lý, sự phối hợp, qua tần số tương tác và sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các chủ thể. 2.1.2.2. Phân loại tương tác tâm lý Có nhiều cách phân loại tương tác tâm lý. Dưới đây là một số cách phân loại phổ biến. a) Phân loại theo mức độ tiếp xúc tâm lý giữa các chủ thể Theo cách phân loại này có thể chia thành các loại tương tác: - Sự tiếp xúc tâm lý giữa các cá nhân: Là sự tiếp xúc mà ở đó các chủ thể có thể hiện sự quan tâm, để ý đến nhau. Sự tiếp xúc này thường diễn ra trong điều kiện các cá nhân hoạt động cùng nhau, sống cùng nhau trong cùng một không gian, thời gian, cùng chung mục đích. Trong quá trình hoạt động chung, các cá nhân tương tác với nhau dẫn đến ảnh hưởng lẫn nhau, sự tương tác trong hoàn cảnh này như là một chất xúc tác tạo ra sự thi đua, tính tích cực, ý thức, tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân thông qua ý thức thể hiện “cái bản ngã”, “cái tôi”, “siêu tôi” ở mỗi cá nhân để hoàn thành công việc. Cụ thể: Theo nghiên cứu của Triplett về lao động của công nhân trẻ khi làm việc một mình và khi làm việc cùng nhóm bạn cho thấy, trong điều kiện làm việc có sự có mặt của người khác năng xuất lao động cao hơn so với làm một mình [Dẫn theo 101]. Theo C.Mác, sự tiếp xúc xuất hiện trong hoạt động cùng nhau gây ra sự thi đua, 27 và kích thích năng lượng sống, sự hưng phấn này làm tăng thêm năng xuất lao động[91]. Còn B.Ph.Lomov cho rằng, quá trình tiếp xúc trong hoạt động cùng nhau giữa các cá nhân, có sự bắt chước, ám thị, lây lan cảm xúc giữa các cá nhân, tạo sự hợp tác, cạnh tranh, điều chỉnh hành vi của cá nhân. Đó là sự tiếp xúc tâm lý (các chủ thể có sự quan tâm đến nhau, để ý đến nhau) [83]. - Sự tương tác: Chủ thể có hệ thống hành động đáp lại các phản ứng tương tác từ đối tác. - Sự liên hệ xã hội: Trong Đại từ điển Tiếng việt, liên hệ là có sự dính dáng đến nhau, liên quan đến nhau. Tác giả Trần Thị Minh Đức cho rằng, liên hệ xã hội là sự tiếp xúc gắn kết giữa các cá nhân trong xã hội. Đó là sự ràng buộc tâm lý giữa con người theo những chuẩn mực pháp lý, dư luận hay tình cảm [35]. Liên hệ xã hội được hình thành từ sự tham gia của các cá nhân vào hoạt động nhóm, từ sự gắn bó, là mối liên hệ tình cảm giữa các cá nhân trong các mối quan hệ được thiết lập dựa trên tính chất công việc hoặc sự hấp dẫn lẫn nhau trong quan hệ tình cảm.... Trong cuộc sống, mỗi cá nhân đều có những mối dây liên hệ với người khác theo cách nào đó. Chẳng hạn: với bố mẹ, anh em, bạn bè, các thiết chế xã hội... Trong mỗi mối liên hệ đó con người được đưa vào một cấu trúc xã hội phức tạp. Cấu trúc này bao bọc lấy cá nhân, định hướng cho cá nhân hoạt động. Theo Jo Godefroid: “không có hoặc hầu như không có một ứng xử nào của con người có thể phát triển và biểu hiện tách rời khỏi các thành viên của nhóm” [42]. Như vậy, sự liên hệ xã hội trong tương tác thể hiện ở chỗ, để quá trình tương tác diễn ra, các chủ thể phải có sự phối hợp các hành động với nhau. b) Phân loại theo chủ thể tác động trong tương tác - Nội tương tác: Là tương tác giữa các yếu tố tâm lý của chủ thể. Chẳng hạn, sự tương tác giữa kiến thức, hiểu biết của cá nhân với thái độ của cá nhân đó đối với đối tượng; tương tác giữa tình cảm với ý chí, với nhận thức.... Trong nội tương tác, tương tác giữa ý thức với các chức năng tâm lý khác là đặc biệt quan trọng. Trong loại tương tác này, ý thức của chủ thể hướng vào trong, nhận thức và đánh giá các yếu tố tâm lý của chính mình. Là quá trình tự nhận thức, tự đánh giá, tự điều chỉnh bản thân. - Tương tác ngoài: Tương tác ngoài là tương tác giữa các chủ thể với nhau. Chẳng hạn, tương tác cá nhân – cá nhân; cá nhân với nhóm xã hội, giữa nhóm xã hội này với nhóm xã hội khác. Trong tương tác ngoài, ý thức của chủ thể hướng đến chủ 28 thể khác để nhận thức, đánh giá và điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với tác động của chủ thể khác. Trong đề tài này, chúng tôi nghiên cứu tương tác ngoài, cụ thể là tương tác giữa giảng viên với sinh viên diễn ra trong giờ học. c) Phân loại theo chủ thể của quá trình tương tác - Tương tác giữa cá nhân - cá nhân: Tương tác cá nhân – cá nhân là sự tác động lẫn nhau giữa các cá nhân với nhau. Trong đời sống xã hội, tương tác cá nhân – cá nhân là loại hình tương tác phổ biến. Sự tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các cá nhân trong mối quan hệ liên cá nhân, liên nhân cách là phương thức, con đường cơ bản để hình thành và phát triển tâm lý cá nhân. - Tương tác cá nhân – nhóm: Là sự tác động lẫn nhau giữa cá nhân với tư cách là thành viên hoặc không với một nhóm, tổ chức xã hội. Tương tác cá nhân – nhóm thường xuyên diễn ra sự tác động giữa cá nhân với các chuẩn mực, giá trị, mục tiêu, hoạt động của nhóm. Hệ quả, cá nhân thay đổi và thích ứng với nhóm đồng thời làm thay đổi trạng thái phát triển của nhóm. Tương tác giữa giảng viên với sinh viên diễn ra trong giờ học là loại tương tác giữa cá nhân và nhóm. - Tương tác nhóm – nhóm: Là sự tác động lẫn nhau giữa các nhóm. Một trong những đặc trưng của xã hội loài người là tồn tại và phát triển theo phương thức nhóm. Sự tương tác giữa các nhóm được thể hiện qua sự tác động và ảnh hưởng lẫn nhau bởi các mục tiêu, hoạt động, giá trị, chuẩn mực.... Xã hội càng phát triển thì nhóm xã hội càng đa dạng, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các nhóm càng mạnh. Tương tác nhóm là phương thức, con đường cơ bản hình thành, phát triển tâm lý cá nhân, xã hội. d) Phân loại theo vai trò xã hội Là tương tác của các cá nhân đóng vai trò xã hội khác nhau (tương tác xã hội). Trong các tương tác này diễn ra sự tiếp xúc, trao đổi và tác động lẫn nhau về các phương diện chuẩn mực, các giá trị, khuôn mẫu, các quy định xã hội được xã hội gán cho mỗi cá nhân với vai trò mà cá nhân đó mang. Tương tác theo vai trò xã hội trong cuộc sống cũng như trong cấu trúc tâm lý của mỗi cá nhân luôn tồn tại hai mặt: Một mặt, luôn phải đóng các vai trò xã hội khác nhau như: cha - con; anh - em, thầy – trò.... Mặt khác, phải luôn duy trì, thể hiện, phát triển cái tôi, cái bản sắc riêng của bản thân mà không làm mất nó. Vì vậy, trong tương tác các cá nhân phải học cách nhập các vai khác nhau trong từng hoàn cảnh để có cách tương tác tương ứng. e) Phân loại theo mức độ tham gia của ý thức chủ thể vào quá trình tương tác - Tương tác phi biểu trưng: Là sự tương tác được nảy sinh do sự phản ứng trực 29 tiếp của cá nhân này với cá nhân kia mà không có sự lý giải ý nghĩa hành động của nhau. Chẳng hạn, người bị thôi miên, ám thị, tức giận.... Công thức chung của tương tác phi biểu trưng là S – R. Trong đó, S là các kích thích, còn R là các phản ứng của cá thể. Ở đây cá thể phản ứng trực tiếp đối với các kích thích từ môi trường. - Tương tác biểu trưng: Là tương tác trực tiếp giữa các cá nhân, là tương tác chỉ diễn ra giữa người với người, trong đó các chủ thể phải thường xuyên hiểu, lý giải, định nghĩa, xác định ý nghĩa tâm lý – xã hội trong các hành động của nhau. Tương tác biểu trưng không phải là tổng số các phản ứng riêng lẻ của cá nhân, mà mỗi hành động đó được thực hiện trên cơ sở sự lý giải ý nghĩa động cơ hành động của người khác, được thể hiện thông qua các biểu tượng, đưa ra được định nghĩa về hành động đó. Công thức chung của tương tác biểu trưng là S – I – R. Trong đó, S là kích thích, I là biến số trung gian, sự lý giải của chủ thể về các kích thích S, R là các phản ứng của cá thể. Chủ thể phản ứng gián tiếp đối với các kích thích từ môi trường thông qua khâu trung gian là các biểu tượng, được hình thành từ sự phân tích ý nghĩa do các kích thích mang lại [159], [170]. Trong quá trình hình thành, phát triển tâm lý của cá nhân luôn tồn tại cả tương tác biểu trưng và tương tác phi biểu trưng, trong đó tương tác biểu trưng phổ biến và chiếm vai trò quan trọng. 2.1.2.3. Tương tác tâm lý với giao tiếp và với quan hệ xã hội a) Tương tác tâm lý với giao tiếp Trong tâm lý học, giao tiếp là một phạm trù rất phổ biến, được nghiên cứu với tư cách là một phương thức cơ bản để cá nhân tồn tại và phát triển. Theo các nhà tâm lý học, giao tiếp là phương tiện thể hiện nhân cách. Nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về giao tiếp. Theo John B. Hobe “Giao tiếp là sự trao đổi với nhau tư duy hoặc ý tưởng bằng lời” M P.Andelem “Giao tiếp là một quá trình giúp chúng ta hiểu được người khác và làm cho người khác hiểu được chúng ta”[123]. A.A.Leonchiev, giao tiếp là một hệ thống những quá trình có mục đích, có động cơ bảo đảm sự tương tác giữa người này với người khác trong hoạt động tập thể, thực hiện các quan hệ xã hội và nhân cách, các quan hệ tâm lý và sử dụng phương tiện đặc thù, trước hết là ngôn ngữ [51]. Như vậy, theo các nhà tâm lý học trên, giao tiếp được hiểu là sự tiếp xúc tâm lý, là sự trao đổi thông tin, qua đó gây ảnh hưởng lẫn nhau giữa các chủ thể. Các dấu hiệu cơ bản để xác định giữa các cá nhân có sự giao tiếp đó là có sự tiếp xúc 30 tâm lý, sự trao đổi thông tin và gây ảnh hưởng lẫn nhau về nhận thức, cảm xúc, thái độ, hành vi. Mặc dù được nhìn nhận từ hai góc độ khác nhau, nhưng giữa tương tác và giao tiếp có nhiều điểm chung, khác nhau và giao thoa nhau. - Điểm chung: Cả hai đều nói lên sự tác động, trao đổi qua lại giữa hai hay nhiều người với nhau, dẫn đến ảnh hưởng lẫn nhau, làm biến đổi cả hai. - Điểm riêng: Giao tiếp nhấn mạnh đến sự trao đổi thông tin qua đó gây ảnh hưởng lẫn nhau giữa các cá nhân, còn tương tác nhấn mạnh đến sự tác động gây ảnh hưởng qua lại giữa hai hay nhiều sự vật, trong đó có con người. Về phương diện này tương tác rộng hơn giao tiếp. Tương tác có cả ở thế giới vô cơ, hữu cơ, cả ở sự vật, hiện tượng. Còn giao tiếp chỉ diễn ra trong xã hội loài người, giữa con người với nhau. Tuy nhiên, khi xét về mặt không gian, thời gian và tính chất thì giao tiếp có phạm vi rộng hơn tương tác. Chẳng hạn: Trong giao tiếp giữa các chủ thể có thể diễn ra không cần có sự trùng khớp nhau về mặt thời gian, không gian và có thể cũng không nhất thiết phải có sự tác động tương ứng với nhau giữa các chủ thể vẫn có thể diễn ra sự giao tiếp (giao tiếp gián tiếp). Trong khi đó, tương tác là khái niệm có tính xác định hơn, phản ánh quá trình tác động qua lại của hai chủ thể diễn ra đồng thời trong không gian, thời gian nhất định. Khi nói đến tương tác giữa cá nhân này với cá nhân khác, nhất thiết phải là sự tác động trực tiếp, có thực, trao đổi thực và sự tác động qua lại đó phải tương ứng. Như vậy, trong những phạm vi nhất định, trong giao tiếp trực tiếp và tương tác cùng có nhiều điểm tương đồng. b) Tương tác tâm lý với quan hệ xã hội Theo quan niệm thông thường, quan hệ được hiểu là sự gắn kết về mặt nào đó giữa người này với người kia, vật này với vật kia..., mà sự chuyển biến của bên này gây ra sự biến đổi bên kia và ngược lại. Dưới góc độ tâm lý học xã hội, quan hệ xã hội là quan hệ giữa các cá nhân với tư cách đại diện cho nhóm xã hội, do xã hội quy định một cách khách quan về vai trò của mỗi cá nhân trong nhóm. Chẳng hạn: Quan hệ giữa thầy và trò, cha con.... Trong thực tiễn, mỗi người đóng nhiều vai trò khác nhau: là cha, con, thầy giáo.... Trong mối quan hệ xã hội, các vai trò do xã hội quy định và các cá nhân phải thực hiện các vai trò đó theo chức năng của mình. Dưới góc độ tâm lý, quan hệ xã hội mang tính chất lựa chọn của người này đối với người khác hoặc đối với sự vật, hiện tượng có liên quan trong công việc, cộng đồng.... Đối với cá nhân, quan hệ là biểu hiện sự “buộc ràng” mà, nếu bị phá vỡ hay thiếu vắng 31 thì có thể bị tác động về một mặt nào đó như tình cảm, sức khỏe, tinh thần.... A.I.Secbakov, V.V.Bogolovxki cho rằng, trong tâm lý học, “quan hệ” có hai sự giải thích. Trường hợp 1, quan hệ được xem là mối liên hệ khách quan của con người và sự vật, cá thể này với cá thể khác....; Trường hợp 2, quan hệ được hiểu là sự bày tỏ thái độ, phản ứng của người này với người khác, với sự vật, hiện tượng như một lập trường chủ quan trong thái độ đối với chúng [Dẫn theo 101]. Từ những nhìn nhận trên cho thấy, quan hệ xã hội và tương tác xã hội là hai khái niệm vừa có cái chung lại vừa có những điểm khác biệt. - Điểm chung: Cả hai đều phản ánh sự tác động qua lại giữa các sự vật, hiện tượng với nhau. - Điểm riêng: Quan hệ, nhấn mạnh sự ràng buộc lẫn nhau, quan hệ phụ thuộc, quan hệ bình đẳng, quan hệ lựa chọn, quan hệ lợi ích..., tùy theo tính chất mối quan ...iên năm 3 Hỏi: Để tạo một môi trường học tập thật hiệu quả ở trường đại học thông qua việc tìm hiểu sự tương tác giữa giảng viên và sinh viên trên lớp. Cô đang nghiên cứu nhằm làm rõ những suy nghĩ, cảm nhận của các em về vấn đề này, trên cơ sở đó giúp mối quan hệ giảng viên, sinh viên trên lớp gần nhau, thân thiện, cởi mở hơn. Những câu trả lời chân thật, đúng cảm nhận sau đây của em sẽ giúp giảng viên ở trường và các em hiểu nhau hơn, gắn kết mối quan hệ thầy trò, từ đó nâng cao tính tích cực và hiệu quả việc học tập. Cô và em cùng trò chuyện với nhau nhe! Cô tên là N. Em tên gì?E học năm mấy? Trả lời: Em tên là: Ngọc D, Hiện là sinh viên năm 3 Hỏi: Là sinh viên năm 3 rồi. Chắc đã có những cảm nhận sâu sắc về giảng viên mình học.Em đánh giá mối quan hệ giữa giảng viên và sinh viên nhìn tổng thể hiện nay như thế nào?Em có thể cho cô biết cảm nhận của em về mối quan hệ giữa em và giảng viên em đã học được không? Trả lời: Em có thể nói thật tất cả những gì em cảm nhận được không cô và điều đó không sao chứ ạ? Hỏi: Đó là đương nhiên rồi. Cuộc nói chuyện này là của cô trò mình, nó sẽ giúp cô biết được các em đang mong muốn điều gì và giảng viên nên như thế nào để có thể giúp các sinh viên của mình học tốt hơn. Trả lời: Suy nghĩ một chút Vậy em nói nhé! Theo em thấy thì mối quan hệ giữa em và giảng viên hiện nay chưa được thân thiện lắm nếu so với hồi em học ở phổ thông cô ạ. Hỏi: Vậy, theo em thì nguyên nhân nào? Trả lời: Em không biết rõ nhưng với riêng em thì có lẽ do một phần em lười biếng tương tác với giảng viên, phần do lớp học đông quá, thời gian quá ít, tuổi tác trênh lệch nên em ngại. Phần nữa cũng không biết phải bắt đầu từ đâu để nói chuyện và mở lời. Hỏi: Em thấy không biết nói gì với giảng viên hay ngại vì không tin tưởng giảng viên? Trả lời: Không phải không tin tưởng giảng viên mà chỉ là không được thân thiết nên thấy ngại thôi cô ạ. Với lại giảng viên cũng không có thời gian, em thấy thầy cô luôn tất bật, hết giờ lớp này lo đi sang lớp khác, hết giờ lại vội về. Vì vậy, cũng không có nhiều thời gian để chúng em hỏi chuyện cô ạ. Hỏi: Thế em có muốn trò chuyện những nội dung riêng tư với thầy, cô không đã chứ? Trả lời: Có chứ cô, nhiều khi cũng có nhiều vấn đề băn khoăn lắm như bài học nè, quan hệ bạn bè; và cả cách đối xử của một số thầy, cô với tụi em không đúng lắm, cũng muốn chia sẻ nhưng lại không thể vì không biết thầy cô có hiểu cho mình không hay lại nghĩ “khác” thì chết. Cười. PL17 Hỏi: Em thấy thầy, cô trường mình có thân thiện với sinh viên không? Trên lớp thầy cô có thường tạo điều kiện cho các em chia sẻ về mọi vấn đề không? Trả lời: Nhìn chung, em thấy mối quan hệ thầy trò ở trường chưa được thân thiện. Trên lớp có một số thầy cô có tạo điều kiện giúp chúng em dễ dàng chia sẻ không chỉ vấn đề học tập mà còn các vấn đề khác. Tuy nhiên không nhiều cô ạ. Nhiều thầy, cô lên lớp chỉ dạy như cho xong nhiệm vụ, nên nhiều khi em và các bạn chán thường làm việc riêng.Nhiều thầy, cô không cho địa chỉ liên lạc ngoài giờ học.Có thầy, cô cho mail, nhưng khi tụi em hỏi thì lại không trả lời.Nên em thấy không có tình cảm thân thiết lắm với các thầy, cô ở trường đại học. Hỏi: Em có mong muốn cải thiện mối quan hệ này không Trả lời: Tất nhiên là có chứ cô. Hỏi: Vậy, em muốn thầy cô làm gì để cải thiện mối quan hệ này? Trả lời: Với em, em chỉ muốn thầy cô dành thời gian quan tâm tới chúng em hơn, hiểu chúng em hơn, một số thầy cô đừng tạo áp lực lên chúng em. Em muốn được thầy cô chia sẻ những áp lực của thầy cô với chúng em, giúp chúng em hiểu thầy cô. Em muốn được nhà trường, khoa tạo điều kiện cho chúng em được thêm thời gian và không gian gặp gỡ, gần gũi thầy, cô giúp chúng em hiểu về thầy,cô. Có như vậy, thì em nghĩ chắc chắn tình cảm của chúng em với thầy cô sẽ thân thiện và như vậy chúng em mới có thể dám trao đổi, trò chuyện, chia sẻ, tâm sự với thầy, cô cô ạ. Xin cảm ơn em về cuộc trò chuyện thẳng thắn và ý nghĩa giữa cô trò mình hôm nay.Những thông tin của em giúp cô rất nhiều trong nghiên cứu, giúp cô trò mình cũng như các bạn và các thầy/ cô cải thiện mối quan hệ thầy trò ngày càng tốt đẹp hơn trong tương lai.Chúc em thành công trong học tập và cuộc sống. Cô trò mình sẽ còn gặp lại nhau nhé! Trả lời: Dạ, em cũng cảm ơn cô đã cho em được nói lên những khúc mắc trong lòng mình. Phụ lục 2.7: MỘT SỐ BÀI VIẾT (BÚT ĐÀM) CỦA GIẢNG VIÊN VỀ SINH VIÊN PL18 PL19 PL20 MỘT SỐ BÀI VIẾT DẠNG PHỎNG VẤN VIẾT (BÚT ĐÀM) CỦA SINH VIÊN VỀ THẦY CÔ Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC (Cảm nhận của bản thân sinh viên về thầy/cô trong tương tác trên lớp, ngoài lớp. Những khó khăn, mong muốn) PL21 PL22 PHỤ LỤC 3: MỘT SỐ DỮ LIỆU TRÍCH XUẤT TỪ PHƢƠNG PHÁP THỐNG KÊ TÓAN HỌC Phụ lục 3.1: Đặc điểm dân số nghiên cứu  Sinh viên Gioitinh Freq. Percent Cum. Nam 299 49.10 49.10 Nu 310 50.90 100.00 Total 609 100.00 nam Freq. Percent Cum. 1 162 26.60 26.60 2 149 24.47 51.07 3 165 27.09 78.16 4 133 21.84 100.00 Total 609 100.00 . tab truong truong Freq. Percent Cum. DH sai gon 220 36.12 36.12 DHCN TPHCM 189 31.03 67.16 DH Ngan hang 200 32.84 100.00 Total 609 100.00  Giảngviên Gioitinh Freq. Percent Cum. Nam 31 50.82 50.82 Nu 30 49.18 100.00 Total 61 100.00 nam Freq. Percent Cum. nam34 39 63.93 63.93 nam12 22 36.07 100.00 Total 61 100.00 PL23 trinhdo Freq. Percent Cum. dai hoc 20 32.79 32.79 thac si 37 60.66 93.44 tien si 4 6.56 100.00 Total 61 100.00 Variable Obs Mean Std. Dev. Min Max tuoi 61 40.77049 10.01564 23 59 thamnien Freq. Percent Cum. 1 26 42.62 42.62 2 18 29.51 72.13 3 17 27.87 100.00 Total 61 100.00 truong Freq. Percent Cum. DH SG 22 36.07 36.07 DHCNTPHCM 21 34.43 70.49 DHNgan Hang 18 29.51 100.00 Total 61 100.00 Phụ lục 3.2: Độ tin cậy thang đo  Sinh viên Nhucầu alpha c41 c42 c43 c44 c45 c46 c47 c48 c49 c410 c411 Test scale = mean(unstandardized items) Average interitem covariance: .3672869 Number of items in the scale: 11 Scale reliability coefficient: 0.8402 PL24 Tương hợp alpha c412 c413 c414 c415 c416 c417 c418 c419 c420 c421 c422 c423 x424 x425 c426 c427 c428 c429 c430 c431 Test scale = mean(unstandardized items) Average interitem covariance: .5133699 Number of items in the scale: 20 Scale reliability coefficient: 0.9501 Phối hợp alpha c432 c433 c434 c435 c436 c437 c438 c439 c440 c441 c442 Test scale = mean(unstandardized items) Average interitem covariance: .5190697 Number of items in the scale: 11 Scale reliability coefficient: 0.9311 Tần số alpha c465 c466 c467 c468 c469 c470 Test scale = mean(unstandardized items) Reversed items: c467 c470 Average interitem covariance: .3785196 Number of items in the scale: 6 Scale reliability coefficient: 0.8569 Ảnh hưởng alpha c443 c444 c445 c446 c447 c448 c449 c450 c451 c452 c453 c454 c455 c456 c457 c458 Test scale = mean(unstandardized items) Average interitem covariance: .4342092 Number of items in the scale: 16 Scale reliability coefficient: 0.9290  Giảng viên Nhu cầu alpha c41 c42 c43 c44 c45 c46 c47 c48 c49 c410 c411 Test scale = mean(unstandardized items) Reversed item: c410 Average interitem covariance: .2415847 Number of items in the scale: 11 Scale reliability coefficient: 0.7793 PL25 Tương hợp alpha c412 c413 c414 c415 c416 c417 c418 c419 c420 c421 c422 c423 x424 x425 c426 c427 c428 c429 c430 c431 Test scale = mean(unstandardized items) Average interitem covariance: .2251323 Number of items in the scale: 20 Scale reliability coefficient: 0.8078 Phối hợp alpha c432 c433 c434 c435 c436 c437 c438 c439 c440 c441 c442 Test scale = mean(unstandardized items) Reversed items: c433 c435 c439 Average interitem covariance: .1950869 Number of items in the scale: 11 Scale reliability coefficient: 0.7380 Tần số alpha c465 c466 c467 c468 c469 c470 Test scale = mean(unstandardized items) Reversed item: c470 Average interitem covariance: .3276321 Number of items in the scale: 6 Scale reliability coefficient: 0.7792 Ảnh hưởng alpha c443 c444c445 c446 c447 c448 c449 c450 c451 c452 c453 c454 c455 c456 c457 c458 Test scale = mean(unstandardized items) Average interitem covariance: .2779485 Number of items in the scale: 16 Scale reliability coefficient: 0.8208 PL26 Phụ lục 3.3: Bảng trung bình các biểu hiện  Giảng viên . sum nhucaug_v tuonghop phoihop tansog_v anhhuongg_v chung Variable Obs Mean Std. Dev. Min Max nhucaug_v 61 3.098361 .6550544 1 5 tuonghop 61 3.080783 .5636905 1.841667 4.141667 phoihop 61 2.931011 .5792459 1.166667 5 tansog_v 61 3.076503 .9376753 1 5 anhhuongg_v 61 3.106011 .6652 1.3 4.7 chung 61 3.058534 .4058413 2.122778 3.913889  Sinh viên Variable Obs Mean Std. Dev. Min Max nhucaus_v 609 3.051519 .876981 1 5 tuonghop 609 2.812785 .7086442 1 5 phoihop 609 2.847564 .8463231 1 5 anhhuongs_v 609 3.262397 .5005735 1.4 4.2 tansos_v 609 2.887794 .9568537 1 5 chung 609 2.972412 .4795345 1.608889 4.143611 Bảng trung bình các biểu hiện theo năm  Giảng viên năm 1 và 2 Variable Obs Mean Std. Dev. Min Max nhucaug_v 22 3.298295 .6549184 2.5 5 tuonghop 22 3.060859 .4872786 2.091667 4.052778 phoihop 22 2.926136 .478529 1.5 3.625 tansog_v 22 2.848485 1.072638 1 5 anhhuongg_v 22 3.036364 .4740247 2.3 4.4 chung 22 3.034028 .3452133 2.290555 3.779167 PL27  Giảng viên năm 3 và 4 Variable Obs Mean Std. Dev. Min Max nhucaug_v 39 2.985577 .6358372 1 4.9375 tuonghop 39 3.092023 .6083825 1.841667 4.141667 phoihop 39 2.933761 .6349873 1.166667 5 tansog_v 39 3.205128 .839853 1 5 anhhuongg_v 39 3.145299 .7550507 1.3 4.7 chung 39 3.072358 .4400702 2.122778 3.913889  Sinh viên năm 1 và 2 . sum nhucaus_v tuonghop phoihop anhhuongs_v tansos_v chung if nam2==1 Variable Obs Mean Std. Dev. Min Max nhucaus_v 311 3.138264 .7965398 1 5 tuonghop 311 2.773959 .7339319 1 4.444445 phoihop 311 2.80627 .8430376 1 4.75 anhhuongs_v 311 3.300965 .4517697 2.2 4.2 tansos_v 311 2.854234 .9497269 1 5 chung 311 2.974738 .5096234 1.608889 4.143611  Sinh viên năm 3 và 4 . sum nhucaus_v tuonghop phoihop anhhuongs_v tansos_v chung if nam2==2 Variable Obs Mean Std. Dev. Min Max nhucaus_v 298 2.96099 .946623 1 5 tuonghop 298 2.853304 .6801217 1.395833 5 phoihop 298 2.89066 .8490105 1 5 anhhuongs_v 298 3.222148 .5447448 1.4 4.2 tansos_v 298 2.922819 .9645849 1 5 chung 298 2.969984 .4468229 1.843333 4.029722 PL28 Phụ lục 3.4: Khác biệt 2 trung bình giữa các biểu hiện  Nhu cầu Two-sample t test with equal variances Obs Mean Std. Err. Std. Dev. [95% Conf. Interval] x 61 3.1 .0845043 .66 2.930966 3.269034 y 609 3.05 .0356594 .88 2.979969 3.120031 combined 670 3.054552 .0333024 .8620116 2.989162 3.119942 diff .05 .1158354 -.1774453 .2774453 diff = mean(x) - mean(y) t = 0.4316 Ho: diff = 0 degrees of freedom = 668 Ha: diff 0 Pr(T |t|) = 0.6661 Pr(T > t) = 0.3331  Tương hợp Two-sample t test with equal variances Obs Mean Std. Err. Std. Dev. [95% Conf. Interval] x 61 3.08 .0717007 .56 2.936577 3.223423 y 609 2.8 .0287707 .71 2.743498 2.856502 combined 670 2.825493 .0271194 .701968 2.772243 2.878742 diff .28 .0937181 .0959825 .4640175 diff = mean(x) - mean(y) t = 2.9877 Ho: diff = 0 degrees of freedom = 668 Ha: diff 0 Pr(T |t|) = 0.0029 Pr(T > t) = 0.0015  Phối hợp PL29 Two-sample t test with equal variances Obs Mean Std. Err. Std. Dev. [95% Conf. Interval] x 61 2.93 .0742614 .58 2.781455 3.078545 y 609 2.85 .0344437 .85 2.782357 2.917643 combined 670 2.857284 .032029 .8290492 2.794394 2.920173 diff .08 .1113785 -.1386941 .2986941 diff = mean(x) - mean(y) t = 0.7183 Ho: diff = 0 degrees of freedom = 668 Ha: diff 0 Pr(T |t|) = 0.4728 Pr(T > t) = 0.2364  Ảnh hƣởng Two-sample t test with equal variances Obs Mean Std. Err. Std. Dev. [95% Conf. Interval] x 61 3.11 .0857847 .67 2.938405 3.281595 y 609 3.26 .020261 .5 3.22021 3.29979 combined 670 3.246343 .0200496 .5189698 3.206976 3.285711 diff -.15 .069506 -.2864765 -.0135235 diff = mean(x) - mean(y) t = -2.1581 Ho: diff = 0 degrees of freedom = 668 Ha: diff 0 Pr(T |t|) = 0.0313 Pr(T > t) = 0.9844  Tần số Two-sample t test with equal variances Obs Mean Std. Err. Std. Dev. [95% Conf. Interval] x 61 3.08 .0819436 .64 2.916088 3.243912 y 609 2.89 .0389012 .96 2.813603 2.966397 combined 670 2.907299 .0361856 .9366403 2.836248 2.978349 diff .19 .1256665 -.056749 .436749 diff = mean(x) - mean(y) t = 1.5119 Ho: diff = 0 degrees of freedom = 668 Ha: diff 0 Pr(T |t|) = 0.1310 Pr(T > t) = 0.0655  Chung PL30 Two-sample t test with equal variances Obs Mean Std. Err. Std. Dev. [95% Conf. Interval] x 61 3.06 .0524951 .41 2.954994 3.165006 y 609 2.9 .0194506 .48 2.861802 2.938198 combined 670 2.914567 .01839 .4760146 2.878458 2.950676 diff .16 .0636746 .0349736 .2850264 diff = mean(x) - mean(y) t = 2.5128 Ho: diff = 0 degrees of freedom = 668 Ha: diff 0 Pr(T |t|) = 0.0122 Pr(T > t) = 0.0061 Phụ lục 3.4: KIỂM ĐỊNH THỰC NGHIỆM  Tương hợp sinh viên (hiểu biết về nhau) PL31 . anova hbsv id time, repeat (time) Number of obs = 168 R-squared = 0.5236 Root MSE = .932982 Adj R-squared = 0.2768 Source Partial SS df MS F Prob > F Model 105.244048 57 1.8463868 2.12 0.0004 id 43.6607143 55 .793831169 0.91 0.6425 time 61.5833333 2 30.7916667 35.37 0.0000 Residual 95.75 110 .870454545 Total 200.994048 167 1.20355717 Between-subjects error term: id Levels: 56 (55 df) Lowest b.s.e. variable: id Repeated variable: time Huynh-Feldt epsilon = 0.9550 Greenhouse-Geisser epsilon = 0.9243 Box's conservative epsilon = 0.5000 Prob > F Source df F Regular H-F G-G Box time 2 35.37 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000 Residual 110 PL32  Sự phối hợp qua kỹ năng ở sinh viên . anova knsv id time, repeat (time) Number of obs = 168 R-squared = 0.5335 Root MSE = .913167 Adj R-squared = 0.2918 Source Partial SS df MS F Prob > F Model 104.916667 57 1.84064327 2.21 0.0002 id 51.3095238 55 .932900433 1.12 0.3058 time 53.6071429 2 26.8035714 32.14 0.0000 Residual 91.7261905 110 .833874459 Total 196.642857 167 1.17750214 Between-subjects error term: id Levels: 56 (55 df) Lowest b.s.e. variable: id Repeated variable: time Huynh-Feldt epsilon = 0.9270 Greenhouse-Geisser epsilon = 0.8985 Box's conservative epsilon = 0.5000 Prob > F Source df F Regular H-F G-G Box time 2 32.14 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000 Residual 110 PL33 Phụ lục 3.5: MỘT SỐ CÔNG THỨC TÍNH HỒI QUY ĐA BIẾN – TẦM QUAN TRỌNG CÁC YẾU TỐ ĐẾN TƢƠNG TÁC TÂM LÝ # DOC FILE # SO LIEU GIANG VIEN giangvien =file.choose() library(foreign) gv=read.dta(giangvien) attach(giangvien) library(psych) SO LIEU SINH VIEN sinhvien=file.choose() sv=read.dta(sinhvien) ##### HOI QUY THU HANG #### ##### #### library(relaimpo) bt1 <- boot.relimp(tuongtacs_v ~ c61 +c62 +c63 + c64 +c65 +c66 +c67 +c68 +c69 +c610) bt2 <- boot.relimp(tuongtacg_v ~ c61 +c62 +c63 + c64 +c65 +c66 +c67 +c68 +c69 +c610) bt3 <- boot.relimp(tuongtacs_v ~ c611 + c612 + c613 + c614 + c615) bt4 <- boot.relimp(tuongtacg_v ~ c611 + c612 + c613 + c614 + c615) plot(booteval.relimp(bt1) plot(booteval.relimp(bt2) plot(booteval.relimp(bt3) plot(booteval.relimp(bt4) PL34 Phụ lục 3.6: TƢƠNG QUAN GIỮA CÁC BIỂU HIỆN THÀNH PHẦN TÂM LÝ TRONG TƢƠNG TÁC phoihop tuonghop tanso nhucau anhhuong tuongt~1 phoihop 1.0000 tuonghop 0.5859 1.0000 tanso 0.1523 0.1787 1.0000 nhucau 0.4565 0.6364 0.2517 1.0000 anhhuong 0.6376 0.3487 0.1546 0.2796 1.0000 tuongtac1 0.8023 0.7907 0.4911 0.7533 0.6784 1.0000 Bảng. Kết quả thay đổi mức độ tương tác tâm lý của sinh viên (sau thực nghiệm) Lần đo lường [Trungbình (ĐLC)] Giá trị p Trước thực Sau thực nghiệm Sau thực nghiệm nghiệm lần 1 lần 2 Tương hợp qua 1,57 (0,68) 2,36 (1,07) 3,05 (0,96) <0,001 hiểu biết của sinh viên Phối hợp qua kĩ 1,39 (0,49) 2,45 (1,03) 2,7 (1,14) <0,001 năng của sinhviên Mức độ tác động 1,48 (0,55) 2,41 (1,05) 2,88 (1,08) <0,001 Ghi chú: ĐLC = Độ lệch chuẩn PL35 PHỤ LỤC 4 MỘT SỐ DỮ KIỆN THỰC NGHIỆM Phụ lục 4.1: KỊCH BẢN TOẠ ĐÀM TRAO ĐỔI (Dành cho giảng viên) KẾ HOẠCH CHƢƠNG TRÌNH Ngày tổ chức: 22/8/2014 Số lượng: 6 GV Số buổi: 1 1. Mục đích: - Tạo điều kiện cho giảng viên được trao đổi, đóng góp ý kiến, qua đó nâng cao nhận thức cho giảng viên về sự cần thiết của tương tác tâm lý trên lớp học, sự cần thiết trong hiểu biết của thầy về sinh viên. Xác định rõ những kĩ năng cần thiết trong tương tác và có ý thức tự rèn luyện, nâng cao kĩ năng tương tác tâm lý trên lớp học của bản thân. 2. Thời gian – Đối tƣợng tham dự Thời gian: Được thực hiện qua các giai đoạn như sau  Giai đoạn 1: chuẩn bị - Chuẩn bị nội dung trao đổi: Gặp gỡ giảng viên đưa và đặt vấn đề cùng chuẩn bị nội dung tham luận cho buổi toạ đàm, trao đổi. - Xác định, thống nhất ngày toạ đàm.  Giai đoạn 2: Tổ chức toạ đàm  Thời gian tổ chức: 14h30 ngày 22/8/2014 Đối tượng tham dự: giảng viên 3. Nội dung toạ đàm, trao đổi - Làm rõ thực trạng tương tác Thầy – trò, mối quan hệ thầy trò trên lớp học ở trường đại học hiện nay, những nguyên nhân. - Làm rõ vai trò của người thầy/cô trên lớp học trong đào tạo theo tín chỉ. - Ý nghĩa của tương tác tâm lý trong mối quan hệ thầy – trò trên lớp học. Đặc biệt vai trò của thầy/cô trong việc làm nảy sinh nhu cầu, kích thích tính tích cực của sinh viên trong tương tác với thầy trên lớp học. - Làm rõ sự hiểu biết của thầy/cô về trò. Vai trò của sự hiểu biết của thầy/cô về trò.Biện pháp giúp thầy - trò nâng cao sự hiểu biết về nhau. - Xác định rõ các kĩ năng tương tác tâm lý cần thiết, cách thức sử dụng các kĩ năng tương tác tâm lý của thầy/cô đến trò trên lớp đạt hiệu quả. Phụ lục 4.2 : PHIẾU PHỎNG VẤN SAU THỰC NGHIỆM (Dành cho giảng viên) Sau khi toạ đàm trao đổi về vấn đề tương tác, tương tác tâm lý trên lớp học giữa giảng viên và sinh viên: thực trạng - nguyên nhân - biện pháp. Xin thầy.cô cho biết ý kiến của mình về một số vấn đề sau.Những ý kiến chân thành của quý Thầy/Cô sẽ giúp chúng tôi tổ chức các lần toạ đàm sau được tốt hơn. PL36 1. Xin Thầy/Cô cho biết buổi toạ đàm này có cần thiết? Cảm nhận của bản thânThầy/Cô về buổi toạ đàm như thế nào? . 2. Thầy/ Cô có đồng ý với ý kiến là phải thường xuyên tổ chức các buổi trao đổi, toạ đàm về các vấn đề tương tác giữa giảng viên và sinh viên trên lớp học ở nhà trường đại học? 3. Buổi toạ đàm đã giúp mỗi giảng viên nhận rõ những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và biện pháp nhằm giúp giảng viên tương tác với sinh viên tốt hơn trên lớp học. Xin chân thành cảm ơn Quý Thầy/Cô! Phụ lục 4.3 : PHIẾU PHỎNG VẤN SAU THỰC NGHIỆM (Dành cho giảng viên) Sau chuyến đi thực tế nhằm giúp giảng viên và sinh viên có thêm điều kiện hiểu biết về nhau. Xin Thầy/Cô cho biết cảm nhận của bản thân về một số vấn đề sau: 1. Thầy/ Cô cho biết cảm nhận của bản thân về mối quan hệ giữa giảng viên với sinh viên trước và sau chuyến thực tế Miền Tây. . 2. Thầy /Cô có thể cho biết rõ hơn, sau chuyến đi thực tế Thầy/Cô đã có những thay đổi gì trong tương tác với sinh viên? . 3. Theo Thầy/Cô, để giúp nâng cao hiệu quả tương tác giữa giảng viên và sinh viên trên lớp học, nhưng yếu tố nào là cần thiết? Xin chân thành cảm ơn Quý Thầy/Cô! Phụ lục 4.4: NÓI CHUYỆN – TẬP HUẤN CHUYÊN ĐỀ “TƢƠNG HỢP TÂM LÝ VÀ SỰ PHỐI HỢP TRÊN LỚP TRONG TƢƠNG TÁC” Ngày tổ chức: 15/4/2015 Đối tượng: Sinh viên Số lượng: 56 sv Số buổi: 1 PL37 Mục đích - Hiểu được thế nào là tương hợp tâm lý - Hiểu được ý nghĩa, vai trò của tương hợp tâm lývà phối hợp lẫn nhau giữa giảng viên và sinh viên trong dạy – học trên lớp. Từ đó có thái độ tích cực trong tương tác với thầy trên lớp. Nội dung - Vai trò của tương hợp tâm lý và phối hợp lẫn nhau trong dạy học. Kế hoạch tiến hành Thời Hạng mục Diễn giảng nội dung Thiết bị Ghi chú gian công việc hỗ trợ 7h30- 8h - BTC rà soát Sắp xếp lại bàn ghế; vị trí bảng Máy chiếu, công tác micro chuẩn bị 8h -8h30 - Hướng dẫn Sắp xếp chỗ ngồi Kiểm tra Kiểm tra sinh viên vào thiết bị hỗ hoa, quà - MC giới trợ tặng thiệu chương trình bắt đầu 8h30 BCV Lương -BCV Lương Minh Nhật báo cáo nội Chuẩn bị -10 h Minh Nhật dung chuyên đề “Tƣơng hợp tâm lý và micro sự phối hợp nhau trên lớp học” không dây; - BCVHướng dẫn thảo luận: giấy; viết + Trong cuộc sống và trong học tập vì bảng cho sao con người cần phải có sự tương hợp sinh viên tâm lý; phối hợp trong tương tác với nhau. +Tương hợp tâm lý; phối hợp có vai trò như thế nào trong cuộc sống. +Trong học tập trên lớp học, tương hợp tâm lý; phối hợp có vai trò như thế nào đối với người sinh viên + Nếu trên lớp học người sinh viên, giảng viên không có sự tương hợp tâm lý; phối hợp,vấn đề gì sẽ xảy ra? +. 10h30 Sinh viên trao BCV trao đổi cùng sinh viên những tình Micro -11h đổi với BCV huống khó xử trong tương tác tâm lý do không dây; không có sự tương hợp, phối hợp giữa giấy, bút sinh viên với giảng viên. viết 11h Kết thúc và Dọn dẹp cảm ơn hiện trường PL38 “KĨ NĂNG TƢƠNG TÁC HIỆU QUẢ” Ngày tổ chức: 22/4/2015 Đối tượng: Sinh viên Số lượng: 56 sv Số buổi: 2 Mục đích: Tìm hiểu về kĩ năng tương tác trong phối hợp hành động Nội dung Kĩ năng trong tương tác: Kĩ năng thiết lập mối quan hệ, kĩ năng lắng nghe, kĩ năng diễn đạt, kĩ năng tự chủ cảm xúc Kế hoạch tiến hành Thời Hạng mục Diễn giảng nội dung Thiết bị hỗ Ghi chú gian công việc trợ 7h30- 8h - BTC rà soát Sắp xếp lại bàn ghế; vị trí bảng Máy chiếu, công tác micro chuẩn bị 8h -8h30 - Hướng dẫn Sắp xếp chỗ ngồi Bật và kiểm Kiểm tra sinh viên vào tra lại thiết hoa, quà -MC giới bị hỗ trợ tặng thiệu chương trình bắt đầu 8h30-10 BCV Lê Thị - BCV Lê Thị Linh Trangbáo Chuẩn bị h Linh Trang cáo nội dung chuyên đề “Kĩ micro tổ chức thảo năng tƣơng tác hiệu quả” không dây; luận - BCV Hướng dẫn thảo luận: giấy; viết + Kĩ năng thiết lập mối quan lông cho hệ sinh viên + Kĩ năng lắng nghe - BCV hướng dẫn thực hành các kĩ năng 10h30 - Sinh viên Sinh viên trao đổi cùng báo cáo Micro 11h Trao đổi với viên những tình huống gặp phải không dây; BCV trong thực hành các kĩ năng giấy, bút viết PL39 11h Kết thúc buổi Tạm nghỉ buổi báo cáo chuyên MC Dặn sáng đề buổi sáng dò sinh viên cho buổi chiều 13h30- -MC giới MC Tổ chức trò chơi khởi động Chuẩn bị 2h thiệu bắt đầu cho sinh viên micro chương trình không dây; giấy; viết 2h -3h30 BCV tổ chức - BCV Lê Thị Linh Trangbáo Chuẩn bị thảo luận cáo nội dung chuyên đề: micro + Kĩ năng diễn đạt không dây; +Kĩ năng tự chủ cảm xúc giấy; viết - BCV hướng dẫn thảo luận và lông cho thực hành sinh viên + Kĩ năng diễn đạt +Kĩ năng tự chủ cảm xúc 3h30-4h Trao đổi, giải - Sinh viên trao đổi cùng báo Chuẩn bị đáp thắc mắc cáo viên những tình huống gặp micro của sinh viên phải; thắc mắc trong thực hành không dây; với BCV các kĩ năng giấy; viết 4h30 Kết thúc và Kết thúc chuyên đề Dọn dẹp cảm ơn hiện trường PL40 Phụ lục 4.5: MỘT SỐ NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ THỰC NGHIỆM Kĩ năng sống: Học cách lắng nghe PL41 PL42 PL43 PL44 Thuyết phục người khác PL45 Phụ lục 4.6: PHIẾU PHỎNG VẤN SAU THỰC NGHIỆM (Dành cho sinh viên sau nói chuyện chuyên đề) SV Năm:Nam/Nữ: 1. Em cảm thấy như thế nào sau khi được nghe nói chuyện chuyên đề và hướng dẫn các kĩ năng tương tác? . 2. Em học được gì sau khi học xong những buổi này? 3. Theo em, nhà trường nên làm gì để giúp các em tương tác tốt trên lớp với giảng viên.? Xin chân thành cảm ơn em! Phụ lục 4.7: PHIẾU PHỎNG VẤN SAU THỰC NGHIỆM (Dành cho sinh viên sau hoạt động thực tế cùng giảng viên) SV Năm:Nam/Nữ: 1. Em có cảm nhận như thế nào sau chuyến hoạt động thực tế cùng Thầy/cô? . 2. Em có nhận xét gì về mối quan hệ thầy - trò trước và sau chuyến đi thực tế Miền Tây? 3. Theo em, nhà trường nên làm gì để giúp các em thiết lập mối quan hệ tốt với Thầy/cô ở trường đại học.? Xin chân thành cảm ơn em! PL46 PHỤ LỤC 5: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CÙNG NHAU GIỮA GIẢNG VIÊN VÀ SINH VIÊN (Thời gian: 04 ngày) Phụ lục 5.1: KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnhphúc Tp. HCM, ngày25 tháng 09 năm 2014 KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HỌC TẬP THỰC TẾ NĂM HỌC 2013 – 2014 Kính gửi: - Ban Giám Hiệu - Phòng Kế hoạch – Tài chính - Phòng Đào tạo Trƣờng Đại học Sài Gòn 1. Thời gian: Từ ngày 24/11/2014 đến ngày 28/11/2014 2. Địa điểm và lộ trình: Tp. Hồ Chí Minh – Đồng Tháp – Long Xuyên – Cà Mau – Cần Thơ – Mỹ Tho. 3. Thành phần và cơ cấu: 3.1. Tổng số sinh viên: 56 sinh viên 3.2. Số nhóm sinh viên: 06 nhóm 3.3. Số lượng Cán bộ Giảng viên: 6 giảng viên 4. Nội dung hoạt động Giảng viên cùng sinh viên tham gia hoạt động ngoại khóa, mục đích gắn dạy học với thực tiễn, giúp sinh viên nâng cao hiểu biết về thực tiễn. Bên cạnh đó, qua chuyến đi giúp sinh viên thêm khám phá, hiểu biết về những địa danh đi qua về văn hóa, xã hội; lịch sử; địa lý của đất nước, trên cơ sở chuyến đi, tổ chức các hoạt động chung giữa giảng viên và sinh viên như thi văn nghệ, đố vui, đốt lửa trại nhằm giúp giảng viên và sinh viên thêm hiểu nhau, thầy trò gắn bó, thiết lập được mối quan hệ gần gũi, thân thiện, từ đó ngày càng nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường. 4.1. Về văn hóa – xã hội và văn học – nghệ thuật: Sinh viên – giảng viên được cung cấp những nét đặc trưng về phong tục xã hội, về văn hoá, về con người ở mỗi vùng đi qua. Đặc biệt, sinh viên sẽ được tìm hiểu kĩ về nhân sinh quan, nét văn hóa đặc trưng vùng sông nước Tây Nam Bộ., những cảnh quan, con người, lối sống đã đi vào truyện cổ tích, thơ ca và nhạc họa 4.2. Về lịch sử: Sinh viên – giảng viên được nghe, được thấy những di tích lịch sử, Bảo tàng văn hóa dân tộc, khu căn cứ Cách Mạng tại các nơi tham quan như Căn Cứ Xảo Quýt, Rạch Gầm – Xoài Mút tại các điểm dừng chân như Đồng Tháp, Tiền Giang, Cà Mau 4.3. Về địa lý: Sinh viên – giảng viên được quan sát về địa hình, địa lí tự nhiên trong suốt chiều dài của chuyến đi đặc biệt là sự khác nhau về địa hình của vùng Tây Nam Bộ. PL47 4.4. Về sinh học: Sinh viên – giảng viên cùng tìm hiểu về các tầng sinh thái, về thảm động - thực vật qua các Vùng, Miền. Đặc biệt tham quan hệ sinh thái rừng ngập mặn tại Vườn Quốc Gia Mũi Cà Mau – Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới. 5. Yêu cầu 5.1. Sinh viên tích cực tham gia các hoạt động cùng giảng viên, nghe báo cáo, thực hiện các hoạt động cùng nhau do ban tổ chức tổ chức theo cá nhân, nhóm được phân công. 5.2. Chấp hành nghiêm túc những qui định về sinh hoạt, học tập của Ban tổ chức đề ra 6. Phƣơng thức tổ chức 6.1. Sinh viên được chia làm 6 nhóm, mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và chính giảng viên đang trực tiếp giảng dạy phụ trách. 6.2. Qua từng vùng miền mỗi tối đều tổ chức các hoạt động giao lưu tìm hiểu giữa giảng viên, sinh viên, đồng thời tạo điều kiện cho giảng viên và sinh viên thực hiện về các kĩ năng đã được hình thành. 6.3.Cuối đợt thực tế, mỗi sinh viên viết báo cáo thu hoạch theo hướng dẫn. 6.4. Tổ chức báo cáo tổng kết của đoàn tại Tp. Cần Thơ (điểm dừng chân cuối cùng trước khi kết thúc đợt Thực tế bộ môn) 6.5. Tổ chức báo cáo tại Bộ môn cho sinh viên các khoá học tập, tùy điều kiện thực tế, Bộ môn sẽ tổ chức triển lãm về “Các báo cáo và sản phẩm” qua đợt học tập. 7. Dự trù hoạt động - Phối hợp sử dụng dịch vụ của Công ty du lịch Hoàn Mỹ - Báo cáo viên: 4 báo cáo 4 báo cáo x 400.000đ = 1.600.000đ BAN GIÁM HIỆU PHÒNG KH – TC P. ĐÀO TẠO TRƢỞNG KHOA PL48 Phụ lục 5.2: DANH SÁCH SINH VIÊN VÀ GIẢNG VIÊN THAM GIA THỰC NGHIỆM Giảng viên STT Họ tên GV Trình độ Lớp GD Ghi chú 1 Nguyễn T T H Cử nhân GDĐC1141 2 Bùi T T L Thạc sĩ QLHC1143 3 Trương B H Thạc sĩ TCHĐ 1142 4 Trần V S Thạc sĩ GDĐC1141 5 Nguyễn T P Thạc sĩ GDĐC1141 6 Lê M T Cử nhân KTĐG1144 Sinh viên STT Họ Tên Lớp Ghi chú 1 Nguyễn T B CKN1141 1.GDĐC1141 2 Nguyễn M Q DSI1141 3 Trịnh Kh Tr CKN1141 4 Huỳnh Đặng Th T DGM1141 5 Trần Ph M CCN1141 6 Nguyễn Th  DNH1141 7 Võ Th H DTO1141 8 Đào Nguyễn Q Tr DNH1141 9 Nguyễn V T CCN1141 10 Võ D H DDI1143 2.QLHC1143 11 Ngô Đ H DGD1143 12 Nguyễn C M DDI1143 13 Võ Thị Y Nh DDI1143 14 Ngô Thị K Ng CGM1143 15 Nguyễn Thị N Q CGM1143 16 Võ Ngọc Q Th CGM1143 17 Nguyễn Thị Th H CGM1143 18 Nguyễn Tr Nh Q CGM1143 19 Nguyễn T Ph Th CGM1143 20 Nguyễn Huỳnh N Ng DGM1142 3.TCHĐ1142 21 Lê Thị H Th DSA1142 22 Nguyễn Vũ T T DSA1142 23 Thái Ng Tr DSA1142 24 Lê X H DGT1142 25 Nguyễn Thị Th Th DGM1142 26 Huỳnh Thị K Th DGM1142 PL49 27 Lê X H DGT1142 28 Đỗ N H L DGT1142 29 Lê Kh H DSA1144 4.KTĐG1144 30 Nguyễn Hoàng Đ Kh DSA1144 31 Mai Thị Th T DSA1144 32 Tất An Ph D DGT1144 33 Hoàng Thị Th DGT1144 34 Đỗ U DGT1144 35 Văn Thị Y DGT1144 36 Nguyễn Thị Th L DGD1144 37 Đàm Thị H N DDI1144 38 Lê H K T CTO1144 39 Nguyễn Th L DGD1144 5.GDĐC1141 40 Lê Q Th CSU1141 41 Phan V Ch DHO1141 42 Văn Thị C H DSU1141 43 Võ M Ti DSU1141 44 Phan Phước M Tr DHO1141 45 Nguyễn Thị H Y DHO1141 46 Ngô Thị A Th DGM1141 47 Phạm Th Th DGM1141 48 Vũ Th H Th DGT1141 6.GGĐC1141 49 Trần Th Tr DGT1141 50 Đỗ Thị L Q DMI1141 51 Nguyễn Ch Th DMI1141 52 Phan T Đ DMI1141 53 Lê Phan V H DMI1141 54 Ngô Th H DMI1141 55 Tô T M DMI1141 56 Huỳnh Thị Th T DMI1141

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_tuong_tac_tam_ly_tren_lop_hoc_giua_giang_vien_va_sin.pdf
Tài liệu liên quan