Luận án Tư vấn học tập cho sinh viên các trường cao đẳng kỹ thuật miền núi

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI LÊ THỊ THU TƯ VẤN HỌC TẬP CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT MIỀN NÚI Chuyên ngành: Lý luận và PPDH bộ môn KTCN Mã số: 9.14.01.11 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Kim Thành GS.TSKH. Nguyễn Văn Hộ HÀ NỘI - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực, chưa từng được ai công bố trong bất kỳ

doc195 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 399 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Tư vấn học tập cho sinh viên các trường cao đẳng kỹ thuật miền núi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công trình nào. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với lời cam đoan trên. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Tác giả Lê Thị Thu LỜI CẢM ƠN Tác giả xin tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới: Ban Giám hiệu, Phòng Sau đại học, Trung tâm Thông tin - Thư viện, các Thầy, Cô ở khoa Sư phạm kỹ thuật - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và các nhà khoa học đã quan tâm, tạo điều kiện, giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án của mình. Đặc biệt, tác giả xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc GS.TSKH. Nguyễn Văn Hộ Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên – Đại học Thái Nguyên, TS. Nguyễn Kim Thành – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành bản luận án này. Tác giả xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô ở một số trường đại học, cao đẳng đã đóng góp những ý kiến quý báu giúp tác giả hoàn thiện luận án của mình. Xin cảm ơn toàn thể gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm, giúp đỡ, động viên tác giả. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Tác giả Lê Thị Thu MỤC LỤC Trang PHỤ LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ CĐ Cao đẳng CĐKT Cao đẳng kỹ thuật CVHT Cố vấn học tập ĐC Đối chứng ĐH Đại học ĐTB Điểm trung bình GDH Giáo dục học GV Giảng viên KT Kỹ thuật NXB Nhà xuất bản SV Sinh viên TĐH Tự động hóa TN Thực nghiệm TVHT Tư vấn học tập DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1. Phiếu kiểm tư vấn học tập cho sinh viên 35 Bảng 1.2. Một số trường CĐKT phục vụ cho việc khảo sát. 39 Bảng 1.3. Kết quả khảo sát sinh viên về hoạt động tư vấn học tập 40 Bảng 1.4. Kết quả khảo sát GV và cán bộ quản lý về hoạt động tư vấn học tập 42 Bảng 2.1. Ký hiệu, chức năng các phần tử, thiết bị trong sơ đồ hệ thống băng tải động cơ 59 Bảng 2.2. Quy trình, trình tự thực hiện bài học lắp ráp đấu nối mạch điện máy mài 68 Bảng 2.3. Quy trình, trình tự thực hiện bài học mạch khởi động động cơ không đồng bộ pha rô to lồng sóc bằng cách đổi nối sao - tam giác có đảo chiều quay 87 Bảng 2.4: Ký hiệu, chức năng các phần tử, thiết bị trong sơ đồ mạch khởi động động cơ không đồng bộ 3 pha rotor lồng sóc bằng đổi nối sao - tam giác có đảo chiều quay 89 Bảng 3.1. Tổng hợp ý kiến chuyên gia về TVHT trong dạy học cho SV các trường CĐKT 110 Bảng 3.2. Số SV thực nghiệm bằng phương pháp thực nghiệm sư phạm 114 Bảng 3. 3. Tiêu chí của Cohen 119 Bảng 3.4. Bảng phân phối kết quả học tập lớp TN và ĐC sau TN đợt 1 120 Bảng 3.5. Bảng tần số điểm kiểm tra lớp TN và ĐC sau TN đợt 1 121 Bảng 3.6. Bảng tần suất điểm Pi (%)lớp TN và ĐC sau TN đợt 1 122 Bảng 3.7. Tần suất hội tụ tiến lớp TN và ĐC sau TN đợt 1 123 Bảng 3.8. Các tham số thống kê kết quả học tập lớp TN và ĐC sau TN đợt 1 124 Bảng 3.9. Bảng phân phối kết quả học tập lớp TN và ĐC sau TN đợt 2 125 Bảng 3.10. Bảng tần số điểm kiểm tra lớp TN và ĐC sau TN đợt 2 125 Bảng 3.11. Bảng tần suất điểm Pi (%)lớp TN và ĐC sau TN đợt 2 126 Bảng 3.12. Tần suất hội tụ tiến lớp TN và ĐC sau TN đợt 2 127 Bảng 3.13. Các tham số thống kê kết quả học tập lớp TN và ĐC sau TN đợt 2 128 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH Trang Biểu đồ 3.1. Điểm trung bình kết quả học tập được TN đợt 1......................120 Biểu đồ 3.2. Tần số điểm lớp TN và ĐC sau TN đợt 1. 121 Biểu đồ 3. 3 Tần suất điểm Pi (%)lớp TN và ĐC sau TN đợt 1....................122 Biểu đồ 3. 4 Tần suất hội tụ tiến lớp TN và ĐC sau TN đợt 1......................123 Biểu đồ 3. 5 Điểm trung bình kết quả học tập được TN đợt 2......................125 Biểu đồ 3. 6 Tần số điểm lớp TN và ĐC sau TN đợt 2 126 Biểu đồ 3. 7 Tần suất điểm Pi (%)lớp TN và ĐC sau TN đợt 2 127 Biểu đồ 3. 8 Tần suất hội tụ tiến lớp TN và ĐC sau TN đợt 2 128 Hình 1.1. Quy trình tư vấn học tập trong dạy học kỹ thuật ............................33 MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Với xu hướng hội nhập quốc tế hiện nay, đứng trước công cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đang có những bước chuyển biến mạnh mẽ, giáo dục và đào tạo được coi là một khâu quan trọng, là quốc sách hàng đầu. Giáo dục và đào tạo có ảnh hưởng lớn đến khoa học và công nghệ, làm thay đổi đời sống, kinh tế trong xã hội. Xu hướng hội nhập quốc tế trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực đòi hỏi những yêu cầu khắt khe về trình độ, năng lực. Để đáp ứng được những yêu cầu đó đòi hỏi giáo dục và đào tạo Việt Nam phải đổi mới, phải “chuẩn hoá”, “hiện đại hoá”, “chuyên môn hoá” và “quốc tế hoá”. Trong “Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011 – 2020”, ban hành kèm theo Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 29/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ đã xác định: “Thực hiện đổi mới cơ bản, mạnh mẽ quản lý nhà nước về dạy nghề, nhằm tạo động lực phát triển dạy nghề theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế” [4]. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8, khóa XI (Nghị quyết 29 – NQ/TW) với nội dung: Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đảm bảo đáp ứng yêu cầu kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đã xác định: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học, khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung cách học; cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng phát triển năng lực” [27]. Tại Hội nghị Giáo dục Đại học (từ 1/10 đến 3/10/2001), Cố Thủ tướng Phan Văn Khải đã nói: “Trường đại học cần giúp sinh viên thu nhận những kiến thức và kỹ năng cơ bản nhất và chủ yếu dạy cho sinh viên biết cách học, cách tư duy sáng tạo thì mới có thể thích ứng với mọi tình huống trong thị trường lao động và trong đời sống xã hội khi ra trường” [18]. Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 đã khẳng định rõ mục tiêu giáo dục nghề nghiệp là: “Đào tạo trình độ cao đẳng để người học có năng lực giải quyết được các công việc có tính phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào công việc, hướng dẫn và giám sát được người khác trong nhóm thực hiện công việc” [24]. Hiện nay, nhiều trường đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) ở nước ta đang áp dụng phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ do phương thức này có nhiều ưu điểm nổi bật. Để áp dụng phương thức đào tạo này có hiệu quả thì một trong những việc quan trọng, cấp thiết là phải đổi mới phương pháp dạy học sao cho phù hợp với phương thức đào tạo. Trong phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ, điểm khác biệt cơ bản nhất là có cố vấn học tập (CVHT), một trong những nhiệm vụ của CVHT là tư vấn học tập (TVHT) cho sinh viên (SV). Tuy nhiên, so với phương thức đào tạo theo học chế niên chế, phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ giảm đáng kể thời lượng học trên lớp, tăng thời lượng tự học ở nhà SV phải tự học tự nghiên cứu nhiều, hoạt động này đóng vai trò rất quan trọng là yếu tố trực tiếp tác động đến chất lượng đào tạo và được đặt ra như một nhu cầu bức thiết đối với người học. Điều đó đặt ra yêu cầu đối với người học là phải biết cách tự học, tự nghiên cứu, nghĩa là phải có năng lực nhận thức đạt ở mức nhất định. Khi đó, người thầy không chỉ là người cung cấp thông tin mà còn là người hướng dẫn, tư vấn cách học cho người học; tổ chức, giám sát, đánh giá quá trình tự học của người học nhằm hình thành ở người học kỹ năng học tập và năng lực chuyên môn. Thực tế cho thấy khi các trường ĐH, CĐ thực hiện phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ, SV vẫn giữ thói quen học tập cũ, chưa tích cực tự học, tự nghiên cứu mà một trong những nguyên nhân chủ yếu là do họ chưa có được phương pháp tự học, tự nghiên cứu khoa học và phù hợp. Qua khảo sát quá trình đào tạo tại một số trường cao đẳng kỹ thuật (CĐKT) ở một số tỉnh thuộc vùng trung du và miền núi phía bắc nước ta (sau đây gọi tắt là “trường CĐKT miền núi”) cho thấy phần lớn SV đều chưa tích cực tự học, tự nghiên cứu; còn thiếu điều kiện để tự học và đặc biệt là thiếu phương pháp tự học, tự nghiên cứu. Đó chính là lý do tác giả chọn vấn đề “Tư vấn học tập cho sinh viên các trường cao đẳng kỹ thuật miền núi” làm đề tài luận án của mình. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu lý luận về tư vấn học tập kỹ thuật, bao gồm hướng dẫn tự học, tự nghiên cứu trong dạy học kỹ thuật cho SV CĐKT, đề xuất biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng học tập của SV, qua đó nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường CĐKT khi thực hiện phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ. III. KHÁCH THỂ, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình tư vấn học tập trong giáo dục nghề nghiệp tại các trường CĐKT. 2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp TVHT trong đó chủ yếu là tư vấn phương pháp tự học, tự nghiên cứu trong dạy học kỹ thuật tại các trường CĐKT. 3. Phạm vi nghiên cứu: Nội dung nghiên cứu được giới hạn trong dạy học môn Trang bị điện thuộc khối kiến thức các môn học chuyên môn ngành Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử trình độ cao đẳng. Thực nghiệm được tiến hành tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thái Nguyên. IV. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Nếu xây dựng được các biện pháp tư vấn học tập trong dạy học dựa trên thiết kế quy trình tư vấn học tập trong dạy học kỹ thuật và vận dụng chúng trong quá trình đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử ở các trường CĐKT miền núi một cách khoa học và phù hợp với phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ thì sẽ nâng cao kỹ năng học tập cho SV, qua đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường CĐKT. V. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động TVHT trong dạy học và vận dụng trong dạy học cho SV CĐKT nhằm nâng cao kỹ năng học tập cho SV, qua đó nâng cao chất lượng đào tạo. - Nghiên cứu quá trình đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử ở các trường CĐKT miền núi. Đặc biệt là nghiên cứu phương pháp tự học, tự nghiên cứu của SV. - Đề xuất quy trình TVHT trong dạy học kỹ thuật. - Nghiên cứu xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động TVHT. - Nghiên cứu xây dựng các biện pháp TVHT trong dạy học kỹ thuật và vận dụng trong quá trình dạy học cho SV trường CĐKT. - Kiểm nghiệm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp thực hiện TVHT đã xây dựng và những giáo án có sử dụng biện pháp này. VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết như: phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa, sơ đồ, nhằm nghiên cứu các công trình có liên quan về TVHT để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. Tổng quan tình hình nghiên cứu về hoạt động TVHT. - Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn như: điều tra, thực nghiệm, phương pháp chuyên gia nhằm khảo sát thực tế, kiểm nghiệm và đánh giá các biện pháp đã đề xuất và giáo án đã biên soạn. - Phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu trong khảo sát thực trạng và kiểm nghiệm, đánh giá các biện pháp đã đề xuất. VII. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Về lí luận - Xây dựng được hệ thống lý luận về TVHT trong dạy học kỹ thuật. - Xác định được các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động TVHT trong dạy học kỹ thuật của SV CĐKT. 2. Về thực tiễn - Điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng TVHT trong dạy học kỹ thuật cho SV CĐKT các tỉnh vùng trung du và miền núi phía bắc làm căn cứ đề xuất các biện pháp. - Xây dựng được quy trình TVHT trong dạy học kỹ thuật. - Đề xuất được ba biện pháp TVHT trong dạy học kỹ thuật cho SV CĐKT. - Kiểm chứng, khẳng định tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đề xuất thông qua lấy ý kiến chuyên gia và tổ chức thực nghiệm sư phạm. VIII. CẤU TRÚC LUẬN ÁN Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận án gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về tư vấn học tập cho sinh viên trong đào tạo ở trường cao đẳng kỹ thuật. Chương 2: Biện pháp tư vấn học tập cho sinh viên trong đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử ở trường cao đẳng kỹ thuật. Chương 3: Kiểm nghiệm và đánh giá. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TƯ VẤN HỌC TẬP CHO SINH VIÊN TRONG ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN HỌC TẬP 1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Trên thế giới có khá nhiều loại hình tư vấn như: tư vấn pháp luật, tư vấn sức khỏe, tư vấn tài chính,... Riêng trong lĩnh vực giáo dục cũng có nhiều loại hình tư vấn như: tư vấn học tập, tư vấn học đường, tư vấn nghề nghiệp, tư vấn hướng nghiệp,... Nhìn chung, các loại hình tư vấn khác nhau đều có chung mục đích là giải đáp băn khoăn, thắc mắc, cung cấp thông tin để giúp người cần tư vấn tìm ra giải pháp, biện pháp giải quyết vấn đề, nâng cao hiệu quả công việc, giúp người được tư vấn tự tin hơn trong hành động theo quyết định của mình đã lựa chọn. Ở đây tập trung đề cập tới các công trình nghiên cứu về TVHT hoặc tương tự như vậy. Năm 1964, công trình nghiên cứu của tác giả Iallberg. E. C về TVHT cho thấy, quá trình TVHT được thông qua CVHT, họ gặp gỡ trao đổi thông tin với sinh viên (SV) và sẽ cung cấp những thông tin trọng tâm, quan trọng trong học tập mà SV cần biết [62]. Với cùng quan điểm nêu trên, tác giả R. Robbins cho rằng, có rất nhiều yếu tố góp phần vào quá trình TVHT để đạt được kết quả tốt. Tuy nhiên, tác giả nhấn mạnh về sự cần thiết của cố vấn tâm lý trong quá trình tương tác, bởi nó có tác động đến SV và CVHT cùng nhau chia sẻ những quan điểm của riêng mình [67]. TVHT được các nhà nghiên cứu đi sâu tìm hiểu và đánh giá nhiều ở bậc giáo dục ĐH. Nghiên cứu về “Sự năng động của TVHT bậc ĐH”, năm 1975 người ta đã tiến hành khảo sát 452 GV và nhân viên làm công tác TVHT tại trường ĐH Minnesota. Trong đó khảo sát cả một số vấn đề liên quan đến trợ giúp SV. Hướng khảo sát chủ yếu là: 1) Các vấn đề về học tập, xã hội. 2) Các vấn đề về cảm xúc hoặc tâm lý. 3) Các vấn đề về học tập liên quan đến sự nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy các CVHT đã dành phần lớn thời gian cho việc cung cấp các thông tin về học tập khi SV có nhu cầu. Các CVHT đều cho rằng họ là người trợ giúp thích hợp nhất đối với SV trong các lĩnh vực học tập và hướng nghiệp [60]. Trong một nghiên cứu và khảo sát tại trường CĐ kỹ thuật và một số trường ĐH, tác giả M. Balilah cùng các cộng sự đã đưa ra kết luận và khẳng định: “TVHT có vai trò rất quan trọng trong giáo dục ĐH”, và “CVHT gần như một xương sống của hệ thống giáo dục ĐH” nghiên cứu đã đề xuất cách tiếp cận toàn diện cho hệ thống TVHT nhằm đạt được hiệu quả cao nhất [65]. Với cuộc khảo sát 1.033 SV năm thứ nhất tại một trường ĐH, kết quả khảo sát cho thấy sự ảnh hưởng của TVHT đến chất lượng đào tạo. Cụ thể là nếu SV được TVHT có chất lượng cao thì số lượng SV bỏ học ít, và ngược lại nếu SV được TVHT có chất lượng thấp sẽ đồng nghĩa với số lượng SV bỏ học nhiều. Đây cũng được coi như một chiến lược trong sự nỗ lực giảm số lượng SV bỏ học do không được TVHT tốt ở các trường ĐH [57]. Đối với SV, trao đổi thông tin với CVHT là công việc khó, bởi CVHT không phải là người luôn túc trực các cuộc hẹn đối với mỗi SV. Để giải quyết vấn đề đó A. Y. Noaman and F. F. Ahmed có bài viết nhằm cung cấp một giải pháp tư vấn toàn diện cho SV, làm cho SV tiếp cận với CVHT thật đơn giản và thuận tiện thông qua công nghệ trực tuyến với cố vấn, đây là công cụ để giúp SV thành công hơn trong học tập bởi họ có thể truy cập, kết nối với cố vấn bất kỳ lúc nào và quan trọng hơn là được liên lạc trực tiếp mà không cần sự giáp mặt giữa cố vấn với SV [55].Cùng hướng nghiên cứu sử dụng hệ thống thông tin để tìm sự trợ giúp của C, P. Amador and J. Amador có bài viết “Tư vấn học tập qua Facebook: Xem xét trợ giúp SV [71]. Nghiên cứu TVHT cho SV qua hệ thống công nghệ thông tin, N. Mattei và các cộng sự đã có bài viết chia sẻ bài học kinh nghiệm về một công cụ hỗ trợ TVHT cho SV. Trong giai đoạn 2009 đến 2011 nhóm nghiên cứu đã khảo sát trên 500 SV bằng các câu hỏi chi tiết về những lợi thế mà SV có được trong suốt quá trình học tập. Kết quả cho thấy TVHT bằng công cụ phần mềm sẽ hỗ trợ, cải thiện mối quan hệ và sự tương tác giữa CVHT với SV rất nhiều, đặc biệt trong quá trình học tập và lập kế hoạch học tập cho cả khóa học của SV. Song, bên cạnh đó, hình thức tư vấn trực tiếp giữa CVHT với SV cũng không thể thiếu vì hiệu quả tích cực của nó [66]. Edward “Chip” Anderson (1997) cho rằng, CVHT tư vấn cho SV nhằm giúp họ tiếp cận học một cách có hệ thống, đây là động lực quan trọng thúc đẩy quá trình học”[61] Năm 2007, theo Sindabi, A.M. thì CVHT là người đưa ra lời khuyên và giải đáp những câu hỏi liên quan đến học tập, tạo điều kiện để SV tiếp cận nguồn tài liệu nhằm phát triển tri thức cho người học....[68] Năm 2010, tác giả M. J. Martínez-argüelles và các cộng sự có công trình nghiên cứu TVHT trong môi trường ĐH ảo (học tập trên mạng hoặc ĐH từ xa, ĐH trực tuyến), với hình thức TVHT trực tuyến. Yếu tố chính của hình thức này chủ yếu tập trung vào chức năng của CVHT, cách thức tổ chức các hoạt động TVHT [64]. Năm 2013, A. D. Young-Jones và các cộng sự có công trình nghiên cứu “TVHT: nó có thực sự ảnh hưởng đến thành công của SV”, nghiên cứu đánh giá kết quả TVHT của SV dựa trên nhu cầu tư vấn của họ. Công trình sử dụng một số phương pháp để nghiên cứu: phương pháp luận, cách tiếp cận, thiết kế chương trình để khảo sát 611 SV, về nhu cầu TVHT và những kinh nghiệm của SV khi được tư vấn. Qua phân tích các phản hồi của SV, kết quả thu được có 6 yếu tố cơ bản ảnh hưởng rõ rệt đến sự thành công trong học tập của SV thông qua TVHT: cố vấn trách nhiệm, cố vấn trao quyền, trách nhiệm của SV, học sinh tự định hiệu quả, kỹ năng học tập của SV và hỗ trợ nhận thức [56]. Tại hội thảo quốc tế lần thứ 4 tại Việt Nam, tác giả Nguyễn Thụy Vân đã đánh giá cao hiệu quả TVHT bằng việc chứng minh các công trình đã được các tác giả nước ngoài nghiên cứu như: “Nhiều nghiên cứu cho thấy một TVHT hiệu quả đóng một vai trò trong phát triển SV (Light, 2001; Pizzolato, 2008; Reinarz & Ehrlich, 2002), gắn liền với thành công học tập của học sinh (Bahr, 2008; Campbell & Nutt, 2008; Museus & Ravello, 2 (10), ảnh hưởng đến các quyết định và thái độ đối với việc học suốt đời (Hunter & White, 2004; Smith & Allen, 2006; Stickle, 1982), và liên quan đến sự hài lòng, tuyển dụng và duy trì của học sinh (E l lio tt) & Healy, 2001; Freeman, 2108; Peterson, Wagner, & Lamb, 2001)” [72]. 1.1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Cùng bàn về vấn đề TVHT, một số tác giả đã có những nghiên cứu tại các cơ sở giáo dục ĐH, các bài viết đều được tập trung nghiên cứu dưới vai trò CVHT. Điểm lại các công trình đó có thể thấy có một số công trình nghiên cứu nổi bật sau: Tìm hiểu về nhu cầu TVHT, năm 2016, luận án tiến sĩ của tác giả Trần Văn Chương đã khảo sát và cho thấy hoạt động TVHT cho SV ở các trường này còn nhiều hạn chế mặc dù nhu cầu của SV rất cao. Qua đó tác giả đã đề xuất một số giải pháp quản lý đào tạo cho các trường ĐH địa phương nhằm nâng cao hiệu quả quản lý quá trình dạy học, trong đó có giải pháp: Xây dựng đội ngũ CVHT với chức năng chủ yếu là tư vấn và hỗ trợ SV trong quá trình học tập và nghiên cứu khóa học [5]. Tác giả Nguyễn Thị Út Sáu đã chỉ ra một số nhu cầu cần thiết về TVHT theo học chế tín chỉ của SV ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên. Thứ nhất, nhu cầu nội dung TVHT bao gồm: (1) Hoạt động đăng ký học tập, (2) Hoạt động học tập lý thuyết, (3) Hoạt động tự học, tự nghiên cứu, (4) Hoạt động thảo luận, seminar. Thứ hai, nhu cầu về tổ chức, cá nhân. Thứ 3, nhu cầu về hình thức TVHT. Tác giả mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu TVHT của SV ở một số góc độ như: ngoài giờ học lý thuyết trên lớp, SV còn phải học qua hình thức trải nghiệm thực tế, qua tham quan dã ngoại, qua cách khai thác tài liệu,... Tuy nhiên, tác giả cũng chưa đề cập đến các biện pháp và hình thức tư vấn các nội dung đó như thế nào, mà quá trình TVHT này hoàn toàn phụ thuộc vào yếu tố của người thầy thông qua nhu cầu tư vấn của SV [34]. Trong cuốn Kỹ thuật dạy học trong đào tạo theo học chế tín chỉ của tác giả Đặng Xuân Hải (2011) đã nêu rõ vai trò của CVHT là giúp đỡ SV trong học tập [13]. Cùng bàn về vai trò của CVHT trong TVHT tác giả Lâm Quang Thiệp (2007) có bài viết “Học chế tín chỉ và việc áp dụng ở Việt Nam” tác giả cho rằng SV phải được gắn chặt với CVHT để tư vấn hướng dẫn cho SV lựa chọn môn học và thiết kế quy trình học tập cho mình một cách cụ thể [39] Với cách nhìn xuyên suốt, tổng thể những hạn chế, khó khăn trong TVHT, đề xuất giải pháp khắc phục, tác giả Trần Thị Minh Đức có bài viết đi sâu tìm hiểu nhu cầu TVHT của SV và thực trạng việc CVHT tại Việt Nam. Từ khía cạnh trách nhiệm của CVHT và nhu cầu TVHT của SV, tác giả đã thống kê, phân tích cho thấy bốn nhóm nội dung công việc chính mà CVHT thường làm, trong đó nhóm đầu tiên được xác định là: phương pháp học tập, nghiên cứu khoa học,... Với kết quả thu được về công tác TVHT cho SV hiện nay, tác giả nhận định công tác TVHT còn gặp những khó khăn, hạn chế nhất định do những yếu tố khách quan, chủ quan từ cách nhìn nhận, đánh giá nhiệm vụ CVHT của SV. Với những suy nghĩ, băn khoăn, mong muốn CVHT sẽ là người TVHT cho SV một cách tốt nhất, tác giả Nguyễn Duy Mộng Hà có bài viết tập trung phân tích những thuận lợi của SV khi được CVHT tư vấn, sự cần thiết trong việc phát triển đội ngũ CVHT là tư vấn trong các trường ĐH nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Để giải quyết được những khó khăn ở các trường ĐH hiện nay đang gặp phải trong công tác TVHT, một số tác giả đã đưa ra một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cố vấn học tập trong việc xây dựng và cải tiến công tác tư vấn cho SV [10], [11], [12] [22][43]. Tại Trường ĐH Tiền Giang, hoạt động TVHT được tác giả Lê Thị Thanh Thảo đề cập đến kết quả khảo sát thông qua đội ngũ những người làm công tác tư vấn SV cho thấy, chất lượng hoạt động TVHT tại nhà trường chưa được đánh giá cao do một số nguyên nhân sau: đội ngũ TVHT còn trẻ chưa có kinh nghiệm, cơ sở vật chất và điều kiện làm việc chưa đáp ứng yêu cầu, cách thức tổ chức hoạt động TVHT còn bất cập. Với những bất cập trên tác giả đã đề xuất một số kiến nghị với nhà trường nhằm nâng cao chất lượng hoạt động TVHT: Trang bị kỹ năng TVHT cho đội ngũ là công tác tư vấn, đánh giá định kỳ chất lượng hoạt động TVHT [36]. Công tác TVHT thông qua CVHT cũng được nhà trường đặc biệt quan tâm, tác giả Phạm Thị Lụa có bài viết chỉ rõ nhiệm vụ của CVHT. Trong đó công tác tư vấn và hướng dẫn về học tập đã được đặt ra với nhiều nội dung: Tư vấn cho SV về chương trình học tập, tư vấn và hướng dẫn phương pháp học tập và nghiên cứu khoa học,... Qua nghiên cứu, tác giả chỉ ra thực trạng công tác TVHT với kỹ năng sử dụng phần mềm quản lý đào tạo còn yếu chiếm tới 73,9%. Công tác CVHT trong nhà trường được nhiều tác giả nhận định vẫn còn nhiều hạn chế [37] [17] [23];[52],[20][9]. Một số tác giả nghiên cứu kết quả TVHT của CVHT về cách rèn luyện kỹ năng tự học sau khi được TVHT. Năm 2015, tác giả Ngô Thị Thanh Loan và các công sự có bài viết: “Kết quả TVHT của CVHT tại trường ĐH Y Dược – ĐH Thái Nguyên”, từ góc nhìn thực tế hoạt động TVHT của SV Trường ĐH Y Dược, tác giả đã có những nhận định nhất định: SV chưa được tư vấn tốt về phương pháp học tập, kỹ năng cơ bản học tập ngoài giờ lên lớp còn ở mức thấp. Công tác TVHT của CVHT đòi hỏi mất nhiều công sức nhiều thời gian, do đó TVHT của nhà trường còn hạn chế chưa đạt kết quả cao [21]. Trong bài viết “Một số ý kiến đóng góp xung quanh hoạt động của CVHT” tác giả Hồ Phương Thùy cho rằng: “CVHT là người đại diện cho nhà trường hướng dẫn, tư vấn cho SV đến công tác quản lý, chương trình trình đào tạo, nghiên cứu khoa học”[42]. Công tác tư vấn học đường cho học sinh, SV cũng được tác giả Ngô Thị Thu Dung và Nguyễn Thị Hồng Nga quan tâm, với mong muốn cung cấp cho học sinh những sản phẩm dịch vụ tốt nhất trong học đường để nâng cao chất lượng giáo dục, tác giả đã đề xuất xây dựng thử nghiệm mô hình tư vấn học đường, nội dung tư vấn, phương thức hoạt động nhằm trợ giúp cho hoạt động tư vấn trong nhà trường đạt được hiệu quả hơn. Tuy nhiên đây mới chỉ là hoạt động mang tính thử nghiệm, kết quả thu được còn hạn chế, chưa đưa ra được nguyên tắc, cũng như hình thức tư vấn cụ thể các nội dung trên như thế nào [6]. Cùng quan điểm trên, tác giả Trịnh Thị Phan Lan cũng cho rằng: “CVHT người tư vấn định hướng, giám sát quá trình học tập, lựa chọn nghề nghiệp của SV, và tham mưu các vấn đề quản lý đào tạo, nghiên cứu khoa học, nhu cầu của xã hội về đào tạo cho nhà trường” [21] Tại hội thảo “Vai trò của CVHT trong đào tạo theo học chế tín chỉ tại các trường cao đẳng - đại học Việt Nam” được tổ chức tại trường ĐH sư phạm thành phồ Hồ Chí Minh năm 2014 đã có nhiều bài viết quan tâm các giải pháp nâng cao vai trò của CVHT. Tác giả Ngô Minh Oanh chỉ rõ bản chất của đào tạo theo hệ thống tín chỉ là tùy theo khả năng và năng lực của SV mà họ hoàn toàn chủ động trong kế hoạch học tập của mình, bên cạnh đó phương pháp đào tạo này cần tăng cường khả năng tự học, tự nghiên cứu của SV nhiều hơn nữa. Tuy nhiên thực trạng hiện nay ở nhiều cơ sở giáo dục khả năng chủ động trong kế hoạch và phương pháp học tập của SV còn nhiều hạn chế, nhất là khả năng tự học gặp rất nhiều khó khăn [29]. Trong bài viết “Phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ và những yêu cầu đối với CVHT” tác giả Nguyễn Thị Hà Lan đã nêu rõ CVHT cần phải nắm vững và hướng dẫn cho SV phương pháp tự học, tự nghiên cứu, tìm kiếm tra khảo tài liệu, phương pháp học trên lớp sao cho hiệu quả nhất [19] Tác giả Võ Xuân Đàn cũng nhận định, một trong những nhiệm vụ quan trọng của CVHT là tư vấn phương pháp tự học, kỹ năng thu thập và xử lý thông tin và kỹ năng nghiên cứu khoa học,.....[8]. 1.1.3. Đánh giá chung Điểm qua các công trình nghiên cứu về lĩnh vực TVHT trên đây có thể nhận thấy: - Hầu hết các công trình nghiên cứu đều tập trung chủ yếu vào hoạt động TVHT dưới vai trò CVHT trong đào tạo tín chỉ. Các công trình nghiên cứu đã đưa ra được những cơ sở lý luận về tâm lý, giáo dục học và xã hội trong TVHT cho người học, đã có những nhìn nhận đánh giá ở các góc độ khác nhau và tất cả đều chỉ ra được vai trò quan trọng của TVHT cho SV. - Các công trình cũng xác định được bản chất, các yếu tố ảnh hưởng của TVHT, nhu cầu tư vấn của người học,... một cách chung nhất trong đào tạo tín chỉ, để từ đó đưa ra một số biện pháp có tác động trực tiếp đến quá trình học tập của người học. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đề cập sâu tới TVHT với trọng tâm là hướng dẫn tự học, tự nghiên cứu trong quá trình đào tạo theo học chế tín chỉ với các ngành học kỹ thuật. Ngoài ra, cũng cần xét đến yếu tố điều kiện tự học, tự nghiên cứu của người học. Đây là một yếu tố không thể bỏ qua khi bàn đến biện pháp nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu cho người học. Đề tài này sẽ tiến hành nghiên cứu hoạt động TVHT trong dạy học cho SV ở các trường CĐKT miền núi với trọng tâm là tư vấn phương pháp tự học, tự nghiên cứu cho SV. 1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1.2.1. Tư vấn Theo từ điển Hán Việt thì tư vấn có nghĩa “Góp ý kiến về những vấn đề hỏi đến nhưng không có quyền quyết định” [30]. Tư vấn cũng được nhiều tác giả trên thế giới và Việt Nam quan tâm nhưng mỗi người phân tích, đánh giá vấn đề dưới cách nhìn nhận khác nhau. Một số tác giả cho rằng, người tư vấn đóng vai trò là người chịu trách nhiệm phải tìm ra giải pháp để giải quyết vấn đề (R.chein, 1996), hoặc là người thu thập thông tin, chẩn đoán và đề xuất giải pháp (D.J Kuroius & J.C Brukbaker, 1976).Theo Larry Greiner và Robert Metzger thì tư vấn là một dịch vụ cho lời khuyên theo hợp đồng, nhà tư vấn chịu trách nhiệm về chất lượng và sự đúng đắn trong lời khuyên [38]. Để đạt được hiệu quả của sự trợ giúp, mối quan hệ trong tư vấn phải là tự nguyện và bình đẳng, người cần được tư vấn là hoàn toàn tự nguyện không chịu sự ép buộc của người tư vấn. Người tư vấn, cũng không đứng ra giải quyết vấn đề thay cho người được tư vấn mà chỉ có vai trò hỗ trợ khách hàng giải quyết vấn đề. Người được tư vấn có thể căn cứ vào điều kiện và hoàn cảnh mà chấp nhận hay từ chối ý kiến của người tư vấn, có những lựa chọn cho mình phù hợp với hoàn cảnh [2]. Tác giả Trần Thị Minh Đức, Trương Phúc Hưng, Trần Tuấn Lộ, Đặng Danh Ánh cho rằng tư vấn là quá trình cung cấp kiến thức của một chuyên gia có kinh nghiệm, hiểu biết về vấn đề mà khách hàng đang gặp phải [38; tr17]. Theo tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền: “Tư vấn là một hoạt động thông tin nhằm đáp ứng nhu cầu của một cá nhân hay của một nhóm người muốn hiểu biết về một đối tượng hoạt động nghề mà họ chưa có điều kiện tiếp cận một cách cặn kẽ và hoàn chỉnh” [19; tr36]. Theo tác giả Chu Liên Anh “Tư vấn là sự trợ giúp, trong đó người tư vấn thông qua mối quan hệ tin cậy, tự nguyện, trao đổi thông tin để cung cấp giải pháp nhằm giúp khách hàng tìm ra phương án tốt nhất giải quyết vấn đề của họ” [2]. “Tư vấn là tiến trình tương tác giữa nhà tư vấn và thân chủ, trong đó người tư vấn sử dụng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp của mình giúp thân chủ thấu hiểu hoàn cảnh của mình và tự giải quyết vấn đề của mình” [7] Từ một số quan niệm trên có thể hiểu tư vấn như là một hoạt động trợ giúp thông tin tri thức về một vấn đề nào đó của những chủ thể có sự hiểu biết cặn kẽ về vấn đề được đặt ra theo nhu cầu của một người hoặc nhóm người chưa có sự hiểu biết đầy đủ chuẩn xác về vấn đề đó. Chủ thể tư vấn là những người có kinh nghiệm chuyên sâu, có sự hiểu biết cần thiết có thể cung cấp, chia sẻ những thông tin hữu ích cho người cần được tư vấn. Bằng cách này người cần tư vấn sẽ có cơ hội được tiếp cận với những chuyên gia giỏi chuyên môn ở lĩnh vực mà người cần tư vấn đang cần đề cập tới. Quá trình cung cấp thông tin và các giải pháp không chỉ là việc của chủ thể tư vấn mà là cả quá trình người được tư vấn chấp nhận, lĩnh hội để sử dụng vào giải quyết vấn đề đang gặp khó khăn. Chính vì vậy muốn tư vấn trở thành quá trình trợ giúp thật hoàn chỉnh thì chủ thể tư vấn cần tìm hiểu vấn đề sâu sắc, có sự đánh giá và cung cấp, phân tích thông tin thật kỹ trước khi đưa ra quyết định tư vấn của mình. Tư vấn không chỉ giúp một cá nhân, một nhóm người giải quyết được vấn đề nào đó mà họ cần có nhu cầu giải quyết, tư vấn còn có tác dụng làm giảm bớt những lo ngại, hoang mang mà họ đang phải đối mặt. Tư vấn giúp cho người được tư vấn...nghiên cứu của SV: Sau khi đã xác định rõ những nội dung để giao cho SV tự học, tự nghiên cứu, GV biên soạn nội dung nhiệm vụ để giao cho SV. Nội dung nhiệm vụ cần được diễn đạt ngắn gọn, súc tích, đơn nghĩa và dễ hiểu. - Xác định những yêu cầu về sản phẩm, nội dung và cách thức báo cáo: Để SV hiểu rõ hơn nhiệm vụ, GV cần nêu rõ yêu cầu cần đạt về sản phẩm (vật phẩm, nếu có) và cách trình bày nội dung báo cáo, cách thức báo cáo (nộp cho GV, báo cáo trước nhóm, trước lớp) và thời lượng báo cáo. - Xây dựng nội dung hướng dẫn hoàn chỉnh: Sau khi hoàn thành các công việc trên, GV biên soạn toàn bộ nội dung hướng dẫn SV tự học, tự nghiên cứu, cần lưu ý đối với những nhiệm vụ giao cho SV chuẩn bị ở nhà vì trong quá trình SV thực hiện không có sự hỗ trợ của GV. * Bước 2: Tổ chức thực hiện - Giao nhiệm vụ và hướng dẫn cách thực hiện: Tùy theo hướng dẫn SV tự học ngoài giờ lên lớp hoặc trên lớp mà GV thực hiện giao nhiệm vụ và hướng dẫn khác nhau. Cũng tùy theo tự học lý thuyết hay thực hành mà GV lưu ý SV những điểm khác nhau. Khi hướng dẫn SV tự học thực hành, ngoài những điểm lưu ý về học tập, cần đặc biệt chú trọng lưu ý tới khâu an toàn lao động. Bước 1: Chuẩn bị 1. Phân tích mục tiêu và nội dung bài học 2. Xác định phương tiện, thiết bị phục vụ dạy học 3. Xác định nhiệm vụ tự học, tự nghiên cứu của SV 4. Xác định yêu cầu về sản phẩm, nội dung báo cáo 5. Xây dựng nội dung hướng dẫn Bước 2: Tổ chức thực hiện 1. Giao nhiệm vụ và hướng dẫn cách thực hiện 2. Tổ chức SV báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ 3. Tổ chức lớp thảo luận về kết quả của các báo cáo 4. Nhận xét, đánh giá và chốt nội dung học tập Bước 3: Hoàn thiện 1. Rút kinh nghiệm 2. Bổ sung, điều chỉnh những nội dung cần thiết 3. Hoàn thiện toàn bộ nội dung công việc Hình 1.1. Quy trình tư vấn học tập trong dạy học kỹ thuật - Tổ chức cho SV báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: Tùy theo từng nhiệm vụ mà GV có thể yêu cầu một số SV báo cáo kết quả tự học, tự nghiên cứu của mình nhưng cũng có thể cho mỗi SV báo cáo một phần kết quả công việc trong nhiệm vụ đó. - Tổ chức lớp thảo luận về kết quả của các báo cáo: Sau khi SV báo cáo xong, GV tổ chức, hướng dẫn SV thảo luận, nhận xét, đánh giá kết quả của bạn học. GV cho phép SV phát biểu ý kiến có thể nêu kết quả của mình khi kết quả đó đúng hơn, hay hơn, sáng tạo hơn. - Nhận xét, đánh giá, giảng giải và chốt nội dung học tập: Sau phần thảo luận, GV nêu nhận xét về tinh thần, thái độ học tập, về phương pháp thực hiện và báo cáo của SV; nhận xét, đánh giá kết quả nghiên cứu của SV; phân tích kỹ những nội dung mà SV làm sai, hiểu sai; bổ sung những nội dung còn thiếu và cuối cùng là chốt lại những nội dung mà SV cần lĩnh hội. * Bước 3: Hoàn thiện Sau khi đã tiến hành xong bài dạy trên lớp, GV xem xét toàn bộ nội dung và kết quả 2 bước trên để rút kinh nghiệm, bổ sung, điều chỉnh những nội dung cần thiết và hoàn thiện toàn bộ nội dung công việc. Nội dung này sẽ tiếp tục được sử dụng ở các lớp khác hoặc khóa sau. Đồng thời, các kinh nghiệm này cũng được sử dụng khi triển khai ở bài mới. Có thể tóm tắt quy trình tư vấn học tập qua sơ đồ trên hình 1.1. 1.3.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động tư vấn học tập Để đánh giá hiệu quả của hoạt động TVHT, cần căn cứ theo một số tiêu chí sau: a. Nội dung tư vấn. Thể hiện: - Nội dung hướng dẫn cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu. - SV hiểu được nhiệm vụ, biết được kết quả cần đạt. - Nhiệm vụ có tính vừa sức để SV có thể hoàn thành và đạt được mục tiêu của bài học. b. Phương pháp tư vấn. Thể hiện: - Phù hợp với từng đối tượng SV. - Phát huy được tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo của SV. - SV biết được phương pháp thực hiện nhiệm vụ. - SV tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau trong quá trình học tập. c. Hiệu quả của hoạt động tư vấn. Thể hiện: - SV có được phương pháp học tập và rèn luyện. - SV biết được phương pháp tìm tư liệu và nghiên cứu. - SV hình thành tác phong làm việc tự giác, nghiêm túc và hợp tác. - Kết quả học tập của SV đạt được mục tiêu dạy học. Bảng 1.1. Phiếu kiểm tư vấn học tập cho sinh viên Tư vấn học tập Tiêu chí đánh giá Mức độ đánh giá 1 2 3 4 1. Nội dung tư vấn tư vấn 1.1. Nội dung hướng dẫn cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu 1.2. SV hiểu được nhiệm vụ, biết được kết quả cần đạt 1.3. Nhiệm vụ có tính vừa sức để SV có thể hoàn thành và đạt được mục tiêu của bài học. 2.Phương pháp tư vấn 2.1. Phù hợp với từng đối tượng SV 2.2. Phát huy được tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo của SV 2.3. SV biết được phương pháp thực hiện nhiệm vụ 2.4. SV tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau trong quá trình học tập 3. Hiệu quả của hoạt động tư vấn 3.1. SV có được phương pháp học tập và rèn luyện 3.2. SV biết được phương pháp tìm tư liệu và nghiên cứu 3.3. SV hình thành tác phong làm việc tự giác, nghiêm túc và hợp tác 3.4. Kết quả học tập của SV đạt được mục tiêu dạy học. Tổng điểm ĐTB - Kết quả học tập thông qua kiểm tra, đánh giá theo mục tiêu bài học hoặc môn học, mô đun, học phần. Sự đánh giá bao gồm cả kết quả và phương pháp tìm ra kết quả đó. Kết quả học tập của SV CĐKT được đánh giá theo Quyết định số 09/2017/QĐ-BLĐTBXH ngày 13 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Việc đánh giá hiệu quả hoạt động TVHT có thể do chính GV đứng lớp thực hiện hoặc do đồng nghiệp trong bộ môn, cơ sở đào tạo thực hiện. Bộ công cụ đánh giá kết quả TVHT cho SV được thiết kế đánh giá biểu hiện của SV qua bảng kiểm với các tiêu chí. Mỗi tiêu chí có 4 mức độ, mỗi mức độ tương ứng có thang điểm cho từng biểu hiện cụ thể: Về xử lý số liệu: Phần đáp án phiếu kiểm kết quả được đưa ra 4 mức độ đánh giá được sắp xếp theo thứ tự tăng dần 1,2,3,4. + Tiêu chí: 1.3 đánh giá hệ số 3 + Tiêu chí: 1.1; 1.2; 2.3 đánh giá hệ số 2 + Các tiêu chí còn lại đánh giá hệ số 1 Đánh giá TVHT cho SV theo ĐTB (ĐTB = tổng điểm /16 tiêu chí )) Các câu hỏi này được xử lý theo ĐTB cộng (điểm này nhằm giúp đánh giá mức độ thể hiện của từng nội dung). Công thức được tính như sau ĐTB: = n: là tổng các quan sát (tổng các mức độ) Xi : là tổng giá trị các mức độ Các mức thang đo được tính chênh lệch trung bình cộng giữa các mức độ đo: Lấy điểm thang đo cao nhất (4) trừ đi điểm thấp nhất của thang đo (1). Như vậy điểm chênh lệch giữa mỗi mức độ là (4-1) : 4 = 0,75. Thang đo các mức độ được tính các giá trị như sau: Từ 0 đến 0,75 điểm là mức độ 1: TVHT ở mức thấp Từ 0,8 đến cận 1,5 điểm là mức độ 2: TVHT ở mức độ trung bình Từ 1,6 đến cận 2,3 điểm là mức độ 3: TVHT ở mức độ cao Từ 2,4 đến cận 3,2 điểm là mức độ 4: TVHT ở mức độ rất cao 1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tư vấn học tập trong dạy học kỹ thuật Hoạt động TVHT với phạm vi tư vấn, hướng dẫn tự học cho SV trong dạy học nói chung và dạy học kỹ thuật nói riêng chịu ảnh hưởng của một số yếu tố chủ yếu sau: * Giáo viên: Trong giáo dục, yếu tố quan trọng nhất để nâng cao chất lượng học tập của SV chính là hiệu quả công tác giảng dạy của người thầy. Khi dạy học theo phương thức học chế niên chế, GV hầu như chưa có áp lực phải hướng dẫn SV tự học, tự nghiên cứu. Do vậy, khi chuyển sang dạy học theo học chế tín chỉ, ban đầu GV cũng còn không ít lúng túng, thậm chí ngại nghiên cứu phương pháp hướng dẫn tự học. Bên cạnh đó yếu tố giáo viên ảnh hưởng đến hoạt động TVHT trong dạy học là kiến thức chuyên môn và kỹ năng tư vấn của người thầy luôn song hành với nhau. Có thể nói đây là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến chất lượng và hiệu quả hoạt động tự học, tự nghiên cứu của SV. Trước hết người thầy phải có trình độ chuyên môn thật vững vàng, có bản lĩnh và kinh nghiệm nghề nghiệp, có tư duy phán đoán, độ suy luận cao, linh hoạt giải quyết vấn đề trong các tình huống. TVHT trong dạy học người thầy là chủ thể tư vấn, song song kiến thức chuyên môn là cách tư vấn. Thực tế cho thấy TVHT là nhịp cầu nối của quá trình truyền tải kiến thức từ người thầy đến SV tạo dựng được niềm say mê học tập thông qua hướng dẫn tự học, tự nghiên cứu. Muốn hoạt động tư vấn đạt được kết quả như mong muốn bên cạnh công tác chuẩn bị về nội dung tư vấn, phương tiện thiết bị tư vấn thì yếu tố kỹ năng tư vấn của người thầy cũng là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công đó. Khi tư vấn người thầy sẽ sử dụng các kỹ năng tư vấn một cách linh hoạt, khéo léo kết hợp đan xen lẫn nhau, các kỹ năng thường được sử dụng trong quá trình tư vấn là: Kỹ năng quan sát, kỹ năng khai thác, cung cấp thông tin, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng đặt câu hỏi. * Sinh viên: Như đã trình bày ở trên, SV trải qua giai đoạn giáo dục phổ thông với phương pháp dạy và học vẫn còn nặng về truyền thụ một chiều, mặc dù trong những năm gần đây giáo dục phổ thông đã tích cực triển khai phương pháp dạy học tích cực. Mặt khác, khối lượng và đặc điểm kiến thức, kỹ năng của chương trình đào tạo CĐKT có nhiều khác biệt với giáo dục phổ thông theo hướng nhiều hơn, khó hơn. Do vậy, bước đầu SV cũng không tránh khỏi tâm lý ngại ngùng và gặp phải khó khăn nhất định trong phương pháp tự học, tự nghiên cứu. Để khắc phục hạn chế này, GV cần có phương pháp hướng dẫn phù hợp, từng bước tác động tâm lý và hướng dẫn phương pháp tự học, tự nghiên cứu cho SV. * Đặc điểm chương trình đào tạo chuyên ngành kỹ thuật: Một đặc điểm nổi bật của chương trình đào tạo CĐKT là với mục tiêu đào tạo rất chú trọng tới năng lực thực hiện, kỹ năng thao tác nên số môn học, học phần, mô đun có nội dung thực hành chiếm tỉ lệ đáng kể. Để phục vụ quá trình dạy học thực hành, nhà trường cần phải có đủ cơ sở vật chất, phương tiện và thiết bị dạy học. Trong quá trình đào tạo, việc dạy và học các nội dung thực hành phải được tiến hành tại xưởng, phòng thực hành của nhà trường hoặc doanh nghiệp. Khi nhà trường chuyển sang thực hiện phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ, thời lượng chương trình đào tạo giảm, đặc điểm này sẽ tác động không nhỏ tới chất lượng đào tạo vì SV rất khó hoặc không thể tự học thực hành ở nhà được. Biện pháp tổ chức SV “tự học thực hành có hướng dẫn” sẽ góp phần khắc phục được mâu thuẫn đảm bảo mục tiêu đào tạo khi thời lượng dạy học trên lớp giảm. 1.4. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN HỌC TẬP CHO SINH VIÊN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT 1.4.1. Mục đích, nội dung và phương pháp khảo sát a) Mục đích khảo sát Đánh giá thực trạng hoạt động TVHT mà cụ thể là tư vấn, hướng dẫn SV tự học, tự nghiên cứu trong dạy học kỹ thuật theo học chế tín chỉ ở một số trường CĐKT làm cơ sở thực tiễn cho nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. b) Nội dung khảo sát Nội dung khảo sát tập trung vào một số vấn đề sau đây: - Nhận thức của GV và SV về hoạt động TVHT trong dạy học kỹ thuật theo học chế tín chỉ. - Phương pháp tư vấn, hướng dẫn của GV, phương pháp tự học, tự nghiên cứu của SV. - Những hoạt động TVHT trong dạy học kỹ thuật đã được triển khai và hiệu quả của chúng. - Ý kiến của GV và SV nhằm mục đích nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động TVHT trong dạy học kỹ thuật. c) Địa bàn khảo sát Đề tài tiến hành khảo sát tại một số trường CĐKT khu vực trung du và miền núi phía bắc (Bảng 1.2) Bảng 1.2. Một số trường CĐKT phục vụ cho việc khảo sát. TT Tên trường Số lượng Số SV Số GV 1 Trường CĐ Cơ điện – Luyện kim Thái Nguyên 50 21 2 Trường CĐ nghề Cơ điện Phú Thọ 148 28 3 Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Thái Nguyên 119 24 4 Trường CĐ Công nghiệp Phúc Yên 129 26 5 Trường CĐ nghề Cơ khí Nông nghiệp 50 22 Tổng 496 121 - GV được khảo sát là những người có thâm niên công tác khá cao, có nhiều kinh nghiệm trong dạy học và đều là những GV giảng dạy kiến thức thuộc chuyên ngành kỹ thuật. SV được khảo sát đều là SV năm thứ 2 hoặc năm thứ 3 và cũng đều là nhưng SV học tại các khoa chuyên ngành kỹ thuật. d) Phương pháp khảo sát Trong đề tài này, tác giả đã sử dụng các phương pháp khảo sát sau đây: - Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp một số GV giảng dạy môn học, mô đun, học phần về kỹ thuật, bao gồm cả GV dạy lý thuyết, dạy thực hành và dạy tích hợp. - Phương pháp điều tra, khảo sát: Sử dụng các phiếu hỏi ý kiến được biên soạn theo nội dung đánh giá làm công cụ khảo sát + Đối với SV: Phát phiếu khảo sát trực tiếp (Phụ lục 1) + Đối với GV: Gặp gỡ, trao đổi trực tiếp xin đánh giá về TVHT trong dạy học KT cho SV hiện nay tại nhà trường (Phụ lục 2) - Phương pháp thống kê và tổng kết kinh nghiệm: Tổng hợp thống kê kết quả khảo sát bằng phần mềm Microsoft Excel. Đánh giá thực trạng sẽ được phân tích, xử lý số liệu từ kết quả thu được. 1.4.2. Kết quả khảo sát 1.4.2.1. Kết quả khảo sát về mặt định lượng Với số phiếu khảo sát phát ra 520 phiếu (thu hồi lại được 496 phiếu), kết quả tổng hợp 496 phiếu điều tra thu lại được của SV ở 5 trường CĐKT (Bảng 1.2) như sau (Bảng 1.3): Bảng 1.3. Kết quả khảo sát sinh viên về hoạt động tư vấn học tập Câu hỏi và phương án Số lượng Tỉ lệ (%) 1. Bạn hãy tự đánh giá hoạt động tự học ở nhà của bạn:  A. Chưa chăm chỉ, ít khi hoàn thành nhiệm vụ được giao 306 61.69 B. Chủ yếu chỉ hoàn thành nhiệm vụ, bài tập được giao 133 26.81 C. Ngoài nhiệm vụ, bài tập được giao còn nghiên cứu thêm 52 10.48 D. Rất thích nghiên cứu mở rộng kiến thức đã học 5 1.01 2. Khi kết thúc giờ học trên lớp, GV giao nhiệm vụ về nhà cho SV là   A. Đọc lại bài học hôm nay 218 43.95 B. Làm bài tập ở trong sách 37 7.46 C. Học thuộc bài 0 0.00 D. Ít khi giao nhiệm vụ về nhà 241 48.59 3. Khi kết thúc giờ học trên lớp, GV có thường giao nhiệm vụ ở nhà cho SV chuẩn bị cho bài mới là:   A. Đọc toàn bộ nội dung bài mới một lần 118 23.79 B. Đọc nội dung bài mới, đánh dấu những nội dung khó để giờ học sau GV sẽ giải đáp 4 0.81 C. Đọc bài mới và làm bài tập của bài đó (nếu có) 3 0.60 D. Không giao nhiệm vụ đọc bài mới 371 74.80 4. Thông thường, bạn có thói quen đọc bài mới ở nhà hay không?  A. Không đọc bài mới 232 46.77 B. Có xem lướt qua để biết bài sau là gì 261 52.62 C. Đọc kỹ bài mới 3 0.60 D. Đọc kỹ bài mới. Chỗ nào chưa hiểu sẽ đánh dấu để hỏi GV 0 0.00 5. Khi giảng bài trên lớp, GV có yêu cầu SV học trước bài mới ở nhà?  A. Không yêu cầu 91 18.35 B. Có, nhưng thường chỉ nói: Các em về đọc trước bài mới 352 70.97 C. Có yêu cầu SV về đọc thật kỹ bài mới 48 9.68 D. Có yêu cầu và có hướng dẫn cách đọc 5 1.01 6. Thông thường, khi giao nhiệm vụ cho SV chuẩn bị ở nhà, GV có:  A. Thường chỉ giao nhiệm vụ và hẹn nộp bài 439 88.51 B. Có hướng dẫn sơ lược cách thực hiện 46 9.27 C. Hướng dẫn cách thực hiện và tài liệu tham khảo 3 0.60 D. Chỉ hướng dẫn khi có SV hỏi 8 1.61 7. Khi học ở nhà, SV thường gặp phải những khó khăn gì  A. Có nội dung khó hiểu nhưng không biết hỏi ai 119 23.99 B. Thiếu tài liệu tham khảo, mở rộng 92 18.55 C. Thiếu phương tiện hỗ trợ 234 47.18 D. Bài tập nhiều và khó nên thường không đủ thời gian 51 10.28 8. Theo bạn, với khối lượng kiến thức và thời gian biểu như hiện nay thì:  A. GV cần giao nhiệm vụ đọc trước ở nhà 198 39.92 B. Nhà trường cần giảm tải vì học không kịp 101 20.36 C. Nhà trường nên tổ chức cho SV học theo nhóm ở nhà 13 2.62 D. Nên áp dụng dạy học trực tuyến để SV thuận tiện hỏi bài, trao đổi 184 37.10 9. Đối với các bài học thực hành, theo bạn hiện nay là:  A. Thời gian học quá ngắn nên SV còn bị hạn chế về kiến thức, kỹ năng 275 55.44 B. Nhà trường nên cho SV học thêm ở xưởng trường, không cần GV hướng dẫn 44 8.87 C. Nhà trường nên cho SV học thêm ở xưởng trường, GV chỉ cần trực để hướng dẫn và quản lý nếu cần 171 34.48 D. Nhà trường nên giảm khối lượng thực hành 6 1.21 10. Theo bạn, để đảm bảo chất lượng tay nghề cho SV khi thời lượng học thực hành bị giảm, nhà trường nên:  A. Yêu cầu SV học tập tích cực hơn 23 4.64 B. Đổi mới phương pháp dạy học thực hành 84 16.94 C. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho dạy học thực hành 73 14.72 D. Tổ chức cho SV tự học thực hành tại trường 316 63.71 Đối với số GV và cán bộ quản lý, phát ra 255 phiếu (thu hồi lại được 242 phiếu), kết quả tổng hợp 242 phiếu điều tra thu lại được của GV và cán bộ quản lý ở 5 trường CĐKT (Bảng 1.2) như sau (Bảng 1.4): Bảng 1.4. Kết quả khảo sát GV và cán bộ quản lý về hoạt động tư vấn học tập Câu hỏi và phương án Số lượng Tỉ lệ (%) 1. Theo Thầy/Cô, việc tự học ở nhà của SV hiện nay là: A. Chưa chăm chỉ, chưa hoàn thành nhiệm vụ được giao 88 36.36 B. Hoàn thành nhiệm vụ, bài tập được giao 132 54.55 C. Ngoài nhiệm vụ, bài tập được giao còn nghiên cứu thêm 22 9.09 D. Rất tích cực và chủ động trong tự học, tự nghiên cứu 0 0.00 2. Theo Thầy/Cô, việc tự học ở nhà của SV hiện nay chưa tốt là do: A. GV ít giao nhiệm vụ, bài tập cho SV 96 39.67 B. Phương pháp tự học, tự nghiên cứu của SV còn kém 122 50.41 C. GV chưa hướng dẫn và giám sát chi tiết, cụ thể 24 9.92 D. Thiếu tài liệu, giáo trình 0 0.00 3. Theo Thầy/Cô, nếu yêu cầu SV đọc kỹ bài mới ở nhà trước khi lên lớp thì: A. Giờ học sau, SV dễ xin nghỉ học 0 0.00 B. Hay làm việc riêng vì cứ nghĩ đã biết rồi 108 44.63 C. Rất hăng hái phát biểu xây dựng bài 102 42.15 D. Hay nói chuyện riêng 32 13.22 4. Khi kết thúc giờ học trên lớp, Thầy/Cô thường giao nhiệm vụ ở nhà cho SV chuẩn bị cho bài mới là: A. Đọc toàn bộ nội dung bài mới một lần 126 52.07 B. Đọc nội dung bài mới, đánh dấu những nội dung khó để giờ học sau GV sẽ giải đáp 98 40.50 C. Đọc bài mới và làm bài tập của bài đó (nếu có) 18 7.44 D. Không giao nhiệm vụ đọc bài mới 0 0.00 5. Khi giao nhiệm vụ cho SV học ở nhà, Thầy/Cô thường thực hiện theo cách nào sau đây: A. Thường chỉ giao nhiệm vụ và hẹn nộp bài 104 42.98 B. Có hướng dẫn sơ lược cách thực hiện 86 35.54 C. Hướng dẫn cách thực hiện và tài liệu tham khảo 8 3.31 D. Chỉ hướng dẫn khi có SV hỏi 44 18.18 6. Thông thường, Thầy/Cô thường giao nhiệm vụ cho SV chuẩn bị ở nhà là: A. Xem những thông tin liên quan đến nội dung bài mới trên internet 82 33.88 B. Quan sát, tìm hiểu thiết bị được nêu trong bài mà có trong thực tiễn 114 47.11 C. Hỏi người thân hoặc người thợ về thiết bị được nêu trong bài 18 7.44 D. Cả ba phương án trên 28 11.57 7. Theo Thầy/Cô, việc kiểm soát SV tự học ở nhà: A. Khó. Trên lớp không đủ thời gian để kiểm tra 114 47.11 B. Có. Nhưng không thường xuyên 88 36.36 C. Chủ yếu trông ở sự tự giác của SV 34 14.05 D. Không cần kiểm soát việc tự học của SV 6 2.48 8. Theo Thầy/Cô, với khối lượng kiến thức và thời gian biểu như hiện nay thì: A. GV cần giao nhiệm vụ đọc trước ở nhà 138 57.02 B. Nhà trường cần giảm tải vì học không kịp 0 0.00 C. Nhà trường nên tổ chức cho SV học theo nhóm ở nhà 6 2.48 D. Nên áp dụng dạy học trực tuyến để SV thuận tiện hỏi bài, trao đổi 98 40.50 9. Theo Thầy/Cô, đối với các bài học thực hành hiện nay là: A. Thời gian học quá ngắn nên SV còn bị hạn chế về kiến thức, kỹ năng 154 63.64 B. Nhà trường nên cho SV tự học thêm ở xưởng trường ngoài giờ lên lớp 18 7.44 C. Nhà trường nên cho SV học thêm ở xưởng trường, bố trí GV trực để quản lý, hướng dẫn và xử lý tình huống nếu cần 70 28.93 D. Nhà trường nên giảm khối lượng thực hành 0 0.00 10. Theo Thầy/Cô, để nâng cao chất lượng đào tạo, GV nên: A. GV yêu cầu SV bắt buộc phải đọc kỹ bài mới trước khi lên lớp 46 19.01 B. GV giao nhiệm vụ, nêu yêu cầu và hướng dẫn SV chuẩn bị trước ở nhà. 52 21.49 C. GV giao nhiệm vụ cho SV giờ sau phải báo cáo một nội dung của bài mới 22 9.09 D. Cả ba phương án trên. 122 50.41 Kết quả hỏi ý kiến của cả GV, cán bộ quản lý và SV trên đây cho thấy việc GV giao nhiệm vụ, hướng dẫn SV tự học, tự nghiên cứu còn rất ít và SV cũng còn lúng túng trong việc tự học, tự nghiên cứu ở nhà. Cả GV và SV chưa quen với việc phải tăng cường tự học, tự nghiên cứu để đảm bảo chất lượng đào tạo khi thực hiện phương thức học chế tín chỉ. 1.4.2.2. Kết quả khảo sát về mặt định tính Ngoài các câu hỏi đóng, trong phiếu khảo sát GV và cán bộ quản lý còn có câu hỏi mở. Tổng hợp các câu trả lời câu hỏi mở trong phiếu và các ý kiến qua trao đổi, phỏng vấn trực tiếp với một số GV, có thể rút ra một số ý kiến chính như sau: - So với đào tạo theo niên chế, thời lượng dạy học trên lớp trong đào tạo theo tín chỉ bị giảm đáng kể, trong khi đó yêu cầu của thị trường lao động lại ngày một cao nên cần phải có biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo. - Mặc dù trong chương trình đào tạo theo phương thức học chế tín chỉ đã quy định số giờ tự học của SV khá lớn nhưng hầu như cả GV và SV đều chưa thực sự chú ý để làm tốt khâu này. Chính vì vậy, mọi ý kiến đều có chung cảm nhận chất lượng đào tạo theo học chế tín chỉ dường như chững lại, thậm chỉ giảm đôi chút. - Để đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo, cần có những giải pháp khoa học và quyết liệt trong việc thúc đẩy sự tự học, tự nghiên cứu của SV. Khởi đầu của hoạt động này chính là ở sự đổi mới từ tư tưởng đến hành động của các GV. Các GV cần tích cực nghiên cứu cách thức tổ chức cho SV tự học như giao nhiệm vụ, nêu yêu cầu, hướng dẫn cụ thể và tạo điều kiện tối đa để SV nắm được phương pháp tự học, tự nghiên cứu. Đồng thời, các bộ phận quản lý đào tạo cũng cần có biện pháp giám sát, đánh giá phù hợp. - Nhìn chung, GV hiện nay còn có hai trở ngại cần phải khắc phục là tư tưởng quyết tâm thực hiện và cách thức thực hiện. GV cũng chưa quen với công việc tổ chức tự học cho SV. Đặc biệt là khâu hướng dẫn và khâu tổ chức kiểm tra, giám sát kết quả hoạt động tự học của SV. - Một trở ngại nữa đối với khâu tự học, tự nghiên cứu của SV là các môn học, mô đun, học phần thực hành hầu như không thể yêu cầu SV thực hiện được ở nhà vì thiếu cơ sở vật chất, thiết bị thực hành, thí nghiệm. Có thể khắc phục hạn chế này bằng cách tổ chức SV tự học thực hành tại xưởng trường nhưng có GV trực để có thể hướng dẫn ban đầu, giám sát và xử lý tình huống bất thường. - Một số ý kiến cho rằng nhà trường cần bắt đầu từ khâu kiểm tra đánh giá. Nếu làm tốt khâu này thì sẽ tạo động lực, áp lực cho cả thầy và trò phải đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tăng cường tự học, tự nghiên cứu. Như vậy, có thể thấy hoạt động tự học, tự nghiên cứu của SV là rất cần thiết. Qua đó cũng cho thấy việc tổ chức, hướng dẫn, giám sát, đánh giá của GV và bộ phận quản lý đào tạo cũng rất quan trọng, thậm chí mang tính quyết định. GV phải nghiên cứu để có phương pháp tổ chức cho SV tự học, tự nghiên cứu thường xuyên và hiệu quả. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn về hoạt động TVHT mà cụ thể là tư vấn tự học, tự nghiên cứu cho SV trong dạy học kỹ thuật, có thể rút ra một số nhận định sau: 1. Hoạt động TVHT đóng vai trò quan trọng trong quá trình đào tạo nói chung và dạy học nói riêng. Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo đã có những công trình nghiên cứu đề cập tới hoạt động này. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu về hoạt động tư vấn người học tự học, tự nghiên cứu trong quá trình dạy học các môn kỹ thuật theo phương thức đào tạo tín chỉ. 2. Đặc điểm đặc trưng của dạy học các nội dung chuyên ngành kỹ thuật tạo điều kiện để tổ chức cho SV tự học, tự nghiên cứu. Tuy nhiên, cũng có những khó khăn khi SV tư học, tự nghiên cứu các nội dung về thực hành, thí nghiệm. 3. Trên cơ sở phân tích lý luận về TVHT, đặc điểm của phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ và một số cơ sở khoa học khác, đề tài đã xây dựng được quy trình TVHT trong dạy học kỹ thuật. Tính khoa học, khả thi và hiệu quả của quy trình này được thể hiện qua vận dụng vào nội dung dạy học cụ thể (trình bày ở chương 2) và chứng minh bằng kiểm nghiệm và đánh giá (trình bày ở chương 3). 4. Qua khảo sát, đánh giá thực trạng dạy học ở một số trường CĐKT ở khu vực trung du và miền núi phía bắc cho thấy dù đã thực hiện đào tạo theo phương thức học chế tín chỉ nhưng hầu như khâu tự học, tự nghiên cứu của SV chưa được chú trọng và chưa làm tốt. Cả GV và SV còn lúng túng trong khâu tổ chức, hướng dẫn, đánh giá kết quả tự học, tự nghiên cứu. Từ những nhận định trên cho thấy cần phải nghiên cứu để có những biện pháp đẩy mạnh hoạt động tự học, tự nghiên cứu cho SV, trong đó việc tư vấn, hướng dẫn của GV mang tính quyết định. Chương 2 BIỆN PHÁP TƯ VẤN HỌC TẬP CHO SINH VIÊN TRONG ĐÀO TẠO NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN, ĐIỆN TỬ 2.1. KHÁI QUÁT VỀ MÔN TRANG BỊ ĐIỆN TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN, ĐIỆN TỬ 2.1.1. Mục tiêu đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử Năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định ban hành Khung trình độ quốc gia Việt Nam, trong đó quy định chuẩn đầu ra đối với người tốt nghiệp trình độ cao đẳng là: “....Người học có kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp và kỹ năng giao tiếp ứng xử cần thiết để giải quyết những công việc hoặc vấn đề phức tạp, làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm hướng dẫn tối thiểu, giám sát, đánh giá đối với nhóm thực hiện những nhiệm vụ xác định” [31]. Chuẩn đầu ra ngành Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử trình độ cao đẳng, yêu cầu về kiến thức: Chuyên sâu về lĩnh vực trang bị và tự động hóa các quá trình công nghệ, SV phải có cả trình độ lý thuyết và thực hành. SV học các môn học cơ sở ngành, chuyên ngành, các phần thực hành cơ bản, thực hành tay nghề. Chuyên môn đảm bảo đủ rộng về phạm vi ngành học và kỹ năng nghề nghiệp. Nắm vững kiến thức cơ bản về nghề nghiệp, kỹ năng thực hành để đảm bảo mọi nhiệm vụ trong công tác chuyên môn đặt ra [49]. Chương trình ngành Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử trình độ cao đẳng đạt được mục tiêu: a) Mục tiêu chung - Nhằm trang bị cho người học hiểu biết sâu sắc các kiến thức cơ bản về kỹ thuật điện, điện tử; có kỹ năng thực hành thuần thục. - Có khả năng vận dụng các kiến thức lý thuyết để giải quyết một cách sáng tạo, hiệu quả trong thực tế sản xuất ở các hệ thống công nghiệp thuộc lĩnh vực điện và điện tử. - Có khả năng phân tích, đánh giá và thiết kế, lắp ráp, vận hành, bảo trì các hệ thống, đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành và của xã hội. b) Mục tiêu về kiến thức - Hiểu được cấu tạo, nguyên lý làm việc của các thiết bị điện, biết tính toán, vận dụng thiết kế, lắp đặt thiết bị điện trong hệ thống. - Có kiến thức để lắp đặt các hệ thống cung cấp điện và trang bị điện, các hệ thống đo lường, điều khiển và tự động hóa. - Có kiến thức chuyên sâu áp dụng vận hành tối ưu, tiết kiệm điện năng trong kỹ thuật điện, điện tử. - Thiết kế được hệ thống trang bị điện, truyền động điện, cung cấp điện trong hệ thống điện công nghiệp. - Sử dụng thành thạo các phần mềm chuyên ngành, lập trình điều khiển tự động hóa trong hệ thống công nghiệp. c) Mục tiêu về kỹ năng - Tham gia thiết kế, lắp đặt, quản lý, sửa chữa và vận hành hệ thống cung cấp điện, trang bị điện, điện tử, điều khiển, tự động hóa và hệ thống đo lường. - Bảo trì, bảo dưỡng, lắp đặt sửa chữa thay thế hệ thống điện, hệ thống tự động hóa, mạch điện tử được ứng dụng trong lĩnh vực kỹ thuật điện. - Ứng dụng phần mềm Matlab &Simulink, Proterus... chuyên ngành công nghệ kỹ thuật điện, điện tử để khảo sát các chỉ tiêu chất lượng, mô phỏng thiết kế mạch điện các hệ thống điều khiển tự động. - Phân tích được yêu cầu công nghệ và mối quan hệ điện giữa các thiết bị trong dây chuyền sản xuất. - Áp dụng các quy trình sản xuất vào điều kiện sản xuất thực tiễn. - Có khả năng nghiên cứu khoa học, làm việc độc lập và theo nhóm. - Có tư duy độc lập, sáng tạo, có khả năng suy luận, thảo luận, làm chủ tình huống, sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại. d) Mục tiêu về thái độ - Có phương pháp làm việc khoa học, biết phân tích và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn ngành điện, điện tử trong công nghiệp, tự học tập, tự đúc kết kinh nghiệm và hình thành kỹ năng tư duy, lập luận, nâng cao trình độ chuyên môn, ham tìm hiểu và say mê học tập. - Nhận thức đúng nhiệm vụ, vai trò người làm kỹ thuật, người tạo ra sản phẩm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất. - Có tinh thần học hỏi, tự học tự nghiên cứu, tiếp tục nâng cao kỹ năng nghề nghiệp. - Có tính kiên trì, linh hoạt, khả năng tư duy sáng tạo, vận dụng sáng tạo lý thuyết trong quá trình thực hành. 2.1.2. Khái quát về môn học Trang bị điện 2.1.2.1. Mục tiêu của môn học a) Mục tiêu về kiến thức Sau khi học xong SV sẽ: - Đọc, hiểu nguyên lý hoạt động của các mạch điện. - Hiểu được nội dung các nguyên tắc khống chế cơ bản để điều khiển và khống chế quá trình mở máy, hãm, đảo chiều quay các loại động cơ điện. - Vận dụng thiết kế, lắp đặt được cho các máy cắt gọt kim loại theo nguyên tắc khống chế như: máy tiện, máy mài, máy doa, máy bào giường theo đúng yêu cầu công nghệ. - Thực hiện hoàn chỉnh các mạch điện điều khiển và bảo vệ đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, an toàn, mỹ thuật. - Có kiến thức để phân tích, đánh giá chất lượng hệ thống tự động hóa, hệ điều khiển quá trình sản xuất, phát hiện chuẩn đoán hư hỏng và cách khắc phục sửa chữa sự cố trong dây chuyền b) Mục tiêu về kỹ năng Sau khi học xong SV sẽ: - Thiết kế, lắp ráp thành thạo các mạch điều khiển thường gặp trong các máy sản xuất như mạch điện điều khiển mở máy động cơ không đồng bộ 1 pha và 3 pha, động cơ điện 1 chiều, mạch điện điều khiển hãm và đảo chiều quay động cơ không đồng bộ 3 pha. - Phân tích được nguyên lý làm việc của một số sơ đồ tự động khống chế quá trình mở máy, hãm, đảo chiều quay các loại động cơ điện 1 chiều, xoay chiều. - Phán đoán đúng nguyên nhân hư hỏng thường gặp và sửa chữa trong các mạch điện điều khiển động cơ 1 chiều và xoay chiều trong các hệ thống điều khiển tự động cơ bản. - Vận dụng các nguyên tắc khống chế để thiết kế mạch điều khiển tự động. - Có kỹ năng tư duy, phân tích và ra quyết định, kỹ năng phát hiện giải quyết vấn đề liên quan đến môn học. c) Mục tiêu về thái độ Sau khi học xong SV sẽ: - Tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập. - Nhận thức đúng về vai trò người làm kỹ thuật. - Tuân thủ các nguyên tắc an toàn lao động và vệ sinh nơi làm việc. 2.1.2.2. Khái lược nội dung môn học Chương trình môn Trang bị điện được trình bày trong [48], ở đây chỉ trình bày khái quát cấu trúc nội dung chính của môn học, môn học bao gồm bốn chương: Chương 1. Các nguyên tắc cơ bản điều khiển tự động truyền động điện. Trong đó: Lý thuyết 08 tiết, thực hành 21 tiết, kiểm tra 1 tiết. Chương 2. Trang bị điện nhóm máy cắ...A. Đọc toàn bộ nội dung bài mới một lần B. Đọc nội dung bài mới, đánh dấu những nội dung khó để giờ học sau GV sẽ giải đáp C. Đọc bài mới và làm bài tập của bài đó (nếu có) D. Không giao nhiệm vụ đọc bài mới 5. Khi giao nhiệm vụ cho SV học ở nhà, Thầy/Cô thường thực hiện theo cách nào sau đây: A. Thường chỉ giao nhiệm vụ và hẹn nộp bài B. Có hướng dẫn sơ lược cách thực hiện C. Hướng dẫn cách thực hiện và tài liệu tham khảo D. Chỉ hướng dẫn khi có SV hỏi 6. Thông thường, Thầy/Cô thường giao nhiệm vụ cho SV chuẩn bị ở nhà là: A. Xem những thông tin liên quan đến nội dung bài mới trên internet B. Quan sát, tìm hiểu thiết bị được nêu trong bài mà có trong thực tiễn C. Hỏi người thân hoặc người thợ về thiết bị được nêu trong bài D. Cả ba phương án trên 7. Theo Thầy/Cô, việc kiểm soát SV tự học ở nhà: A. Khó. Trên lớp không đủ thời gian để kiểm tra B. Có. Nhưng không thường xuyên C. Chủ yếu trông ở sự tự giác của SV D. Không cần kiểm soát việc tự học của SV 8. Theo Thầy/Cô, với khối lượng kiến thức và thời gian biểu như hiện nay thì: A. GV cần giao nhiệm vụ đọc trước ở nhà B. Nhà trường cần giảm tải vì học không kịp C. Nhà trường nên tổ chức cho SV học theo nhóm ở nhà D. Nên áp dụng dạy học trực tuyến để SV thuận tiện hỏi bài, trao đổi 9. Theo Thầy/Cô, đối với các bài học thực hành hiện nay là: A. Thời gian học quá ngắn nên SV còn bị hạn chế về kiến thức, kỹ năng B. Nhà trường nên cho SV tự học thêm ở xưởng trường ngoài giờ lên lớp C. Nhà trường nên cho SV học thêm ở xưởng trường, bố trí GV trực để quản lý, hướng dẫn và xử lý tình huống nếu cần D. Nhà trường nên giảm khối lượng thực hành 10. Theo Thầy/Cô, để nâng cao chất lượng đào tạo, GV nên: A. GV yêu cầu SV bắt buộc phải đọc kỹ bài mới trước khi lên lớp B. GV giao nhiệm vụ, nêu yêu cầu và hướng dẫn SV chuẩn bị trước ở nhà. C. GV giao nhiệm vụ cho SV giờ sau phải báo cáo một nội dung của bài mới D. Cả ba phương án trên. Nếu được, Thầy/Cô có thể vui lòng cung cấp một số thông tin cá nhân: - Họ và tên Thầy/Cô:.............. - Giới tính: Nam □ Nữ □ - Môn Thầy/Cô đang dạy:...... - Ngành dạy: ....... - Trường Thầy/Cô đang giảng dạy : ............... - Địa chỉ liên hệ của Thầy/Cô:......... - Email:......... Điện thoại: PHỤ LỤC 3 PHIẾU XIN Ý KIẾN CHUYÊN GIA Về tư vấn học tập trong dạy học kỹ thuật Kính thưa các Thầy/Cô. Đào tạo theo hình thức tín chỉ tổng thời lượng sinh viên (SV) học trên lớp giảm khoảng một phần ba so với phương thức học niên chế, SV phải tự học rất nhiều. Để nâng cao chất lượng đào tạo, chúng tôi nghiên cứu biện pháp tư vấn học tập (Tư vấn tự học) cho SV, giúp SV có phương pháp tự học, tự nghiên cứu một cách khoa học, phù hợp và hiệu quả. Có thể hiểu Tư vấn tự học (tư vấn học tập theo nghĩa hẹp) là một phương pháp dạy học, trong đó GV đóng vai trò là người tư vấn, hướng dẫn, thực hiện các việc: giao nhiệm vụ, nêu yêu cầu, hướng dẫn cách thực hiện; người học tự học, tự nghiên cứu theo hướng dẫn của GV để thực hiện nhiệm vụ theo đúng yêu cầu và báo cáo kết quả. Trong quá trình nghiên cứu của mình, chúng tôi mong muốn nhận được ý kiến của Thầy/Cô về tình hình tự học hiện nay của SV. Những ý kiến đóng góp của Thầy/Cô có ý nghĩa quan trọng trong công trình nghiên cứu của chúng tôi. Các thông tin từ phiếu điều tra sẽ hoàn toàn được bảo mật về nội dung và danh tính của Thầy/Cô. Xin Thầy/Cô vui lòng đọc kĩ tài liệu chúng tôi gửi kèm phiếu xin ý kiến và đọc nội dung các câu hỏi, mỗi câu hỏi sẽ có một số tiêu chí, mỗi tiêu chí có 4 mức đánh giá; Thầy/Cô hãy đánh dấu (X) vào ô mức đánh giá nào phù hợp nhất đối với mỗi tiêu chí theo nhận định của riêng mình. Trân trọng cảm ơn các Thầy/Cô ! Nội dung đánh giá Số ý kiến đánh giá Tốt Khá TB Kém I. Về việc xây dựng quy trình tư vấn học tập trong dạy học kỹ thuật 1. Đánh giá chung về xây dựng quy trình tư vấn học tập trong dạy học kỹ thuật 2. Đánh giá tính logic các bước trong quy trình 3. Đánh giá tính dễ ứng dụng trong dạy học 4. Đánh giá khả năng ứng dụng quy trình trong dạy học các môn học kỹ thuật khác II. Về việc sử dụng quy trình tư vấn học tập Đánh giá chung về sử dụng quy trình tư vấn học tập trong dạy học kỹ thuật 2. Đánh giá tính logic các bước trong quy trình Đánh giá tính dễ ứng dụng trong dạy học Đánh giá khả năng ứng dụng quy trình trong dạy học các môn học kỹ thuật khác III. Về chất lượng nội dung ví dụ đã xây dựng 1. Tính hấp dẫn, dễ hiểu khi thực hiện 2. Sự phù hợp thời gian và địa điểm học tập của SV 3. Sự phù hợp đối tượng, năng lực nhận thức 4. Tính khả thi trong dạy học 5. Sự phù hợp trong giảng dạy kỹ thuật IV. Về vai trò tư vấn học tập 1. Sử dụng tư vấn học tập sẽ không ảnh hưởng tới tiến trình giảng dạy Sử dụng TVHT sẽ tạo hứng thú, rèn luyện tính tự lực, tích cực học tập cho SV 3. Sử dụng tư vấn học tập sẽ nâng cao kỹ năng học tập 4. Sử dụng tư vấn học tập sẽ nâng cao chất lượng dạy và học 5. Sử dụng tư vấn học tập nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu cho SV V. Về tính cần thiết giải pháp đề xuất 1. Tư vấn học tập cho SV trong giờ dạy lý thuyết 2. Tư vấn học tập cho SV trong giờ dạy thực hành 3. Tư vấn học tập cho sinh viên tự học thực hành có hướng dẫn VI. Về tính khả thi giải pháp 1. Tư vấn học tập cho SV trong giờ dạy lý thuyết 2. Tư vấn học tập cho SV trong giờ dạy thực hành 3. Tư vấn học tập cho sinh viên tự học thực hành có hướng dẫn Ý kiến khác của Thầy/Cô: ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. Nếu được, Thầy/Cô có thể vui lòng cung cấp một số thông tin cá nhân: - Họ và tên Thầy/Cô:..... - Giới tính: Nam □ Nữ □ - Môn Thầy/Cô đang dạy: - Ngành dạy: ..... - Trường Thầy/Cô đang giảng dạy : .......... - Địa chỉ liên hệ của Thầy/Cô:...... - Email:......... Điện thoại: PHỤ LỤC 4 TÀI LIỆU XIN Ý KIẾN CHUYÊN GIA 1. Tài liệu về cơ sở lý luận Quy trình và các tiêu chí đánh giá tư vấn học tập cho sinh viên trong dạy học kỹ thuật 2. Tài liệu về biện pháp đề xuất Các giáo án thiết kế theo biện pháp đã đề xuất PHỤ LỤC 5 CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC TRÍCH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN, ĐIỆN TỬ [48] 1. Môn học: Trang bị điện Thời gian thực hiện môn học:  120 giờ; (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 84 giờ; Kiểm tra: 06 giờ) I. Vị trí, tính chất của môn học - Vị trí: Môn học được học sau khi học xong các môn cơ sở ngành và môn học bắt buộc máy điện thuộc học kỳ 4. - Tính chất: Là môn học chuyên ngành. Cung cấp cho SV kiến thức cơ bản về các nguyên tắc khống chế truyền động điện, và kỹ năng cơ bản trong thiết kế, lắp ráp đấu nối và sửa chữa các mạch điện điều khiển động cơ không đồng bộ 3 pha, động cơ điện 1 chiều và mạch điện một số máy cắt gọt kim loại. Là môn học chuyên môn bắt buộc II. Mục tiêu môn học a. Về kiến thức Sau khi học xong SV sẽ: - Hiểu được nội dung các nguyên tắc khống chế cơ bản để điều khiển và khống chế quá trình mở máy, hãm, đảo chiều quay các loại động cơ điện. - Hiểu và tính chọn được công suất, điều chỉnh tốc độ động cơ cho nhóm máy cắt gọt kim loại, nâng vận chuyển, máy nén khí, máy bơm và quạt gió - Vận dụng thiết kế, lắp ráp đấu nối được cho máy nén khí, máy bơm và quạt gió, một số máy nâng - vận chuyển và cắt gọt kim loại theo đúng yêu cầu công nghệ b. Về kỹ năng Sau khi học xong SV sẽ: - Vận dụng các nguyên tắc khống chế để thiết kế mạch điều khiển tự động. - Thiết kế, lắp ráp đấu nối thành thạo các mạch điều khiển thường gặp trong các máy sản xuất như mạch điện điều khiển mở máy động cơ không đồng bộ 1 pha và 3 pha, động cơ điện 1 chiều, mạch điện điều khiển hãm và đảo chiều quay động cơ không đồng bộ 3 pha, máy nén khí, máy bơm và quạt gió, một số máy nâng - vận chuyển và cắt gọt kim loại. - Phân tích được nguyên lý làm việc của một số sơ đồ tự động khống chế quá trình mở máy, hãm, đảo chiều quay các loại động cơ điện 1 chiều, xoay chiều. - Phán đoán đúng nguyên nhân hư hỏng thường gặp và sửa chữa trong các mạch điện điều khiển động cơ 1 chiều và xoay chiều trong các hệ thống điều khiển tự động cơ bản. - Có kỹ năng tư duy, phân tích và ra quyết định, kỹ năng phát hiện giải quyết vấn đề liên quan đến môn học. c. Về thái độ Sau khi học xong SV sẽ: Chủ động, sáng tạo trong học tập Tuân thủ các nguyên tắc an toàn lao động và vệ sinh nơi làm việc 2. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian Chương 1. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN (Lý thuyết: 08 tiết, thực hành: 21 tiết, kiểm tra: 1 tiết) 1.1. Khái niệm chung 1.2. Các nguyên tắc điều khiển hệ thống truyền động điện kiểu hở 1.2.1. Nguyên tắc điều khiển theo thời gian 1.2.2. Nguyên tắc điều khiển theo tốc độ 1.2.3. Nguyên tắc điều khiển theo dòng điện 1.2.4. Nguyên tắc điều khiển theo hành trình 1.3. Các nguyên tắc điều khiển hệ thống truyền động điện kiểu kín 1.3.1. Khâu phản hồi âm điện áp 1.3.2. Khâu phản hồi âm tốc độ 1.3.3. Khâu phản hồi âm dòng có ngắt 1.4. Một số sơ đồ điều khiển động cơ điện 1.4.1. Mạch điều khiển đảo chiều động cơ không đồng bộ 2 tốc độ 1.4.2. Mạch khởi động động cơ không đồng bộ 3 pha rô to lồng sóc bằng cách đổi nối Y - ∆ có đảo chiều quay 1.4.3. Mạch khởi động và hãm ngược động cơ không đảo chiều 1.4.4. Tự động khống chế khởi động đảo chiều và hãm động năng động cơ không đồng bộ rô to dây quấn Chương 2: TRANG BỊ ĐIỆN NHÓM MÁY CẮT GỌT KIM LOẠI (Lý thuyết: 08 tiết, thực hành: 24 tiết, kiểm tra: 02 tiết) Các yêu cầu chính và những đặc điểm đặc trưng của trang bị điện và tự động hóa các máy cắt gọt kim loại Phân loại máy cắt kim loại Các chuyển động và các dạng gia công điển hình Chọn hệ truyền động và tính chọn công suất động cơ truyền động của các máy cắt gọt kim loại Các hệ truyền động thường dùng Phụ tải của động cơ truyền động các cơ cấu điển hình Tính chọn công suất động cơ truyền động các cơ cấu Điều chỉnh tốc độ trong các máy cắt gọt kim loại Những vấn đề chung Các chỉ tiêu điều chỉnh Điều khiển chương trình số các máy cắt gọt kim loại Khái niệm cơ bản về điều khiển chương trình số Các dạng điều khiển Lập trình gia công trên các máy NC và CNC 2.5. Trang bị điện và sơ đồ khống chế một số máy cắt gọt điển hình 2.5.1. Trang bị điện máy tiện 2.5.2. Trang bị điện máy khoan cần 2.5.2. Trang bị điện máy doa ngang 2.5.3. Trang bị điện máy mài 2.5.3.1. Đặc điểm công nghệ, đặc điểm về truyền động 2.5.3.2. Lắp ráp đấu nối mạch máy mài 2.5.4. Trang bị điện máy bào giường Chương 3: TRANG BỊ ĐIỆN CÁC MÁY NÂNG - VẬN CHUYỂN (Lý thuyết: 08 tiết, thực hành: 24 tiết, kiểm tra: 2 tiết) 3.1. Trang bị điện - điện tử cầu trục 3.1.1. Chế độ làm việc của các động cơ truyền động các cơ cấu của cầu trục 3.1.2. Tính chọn công suất động cơ truyền động các cơ cấu chính của cầu trục 3.1.3. Các thiết bị điện chuyên dụng dùng trong cầu trục 3.1.4. Một số sơ đồ khống chế cầu trục điển hình 3.1.4.1. Điều khiển các cơ cấu của cầu trục bằng bộ khống chế động lực kiểu H-51 3.1.4.2. Hệ truyền động cơ cấu nâng - hạ của cầu trục dùng hẹ máy phát - động cơ điện một chiều (F-D) 3.2. Trang bị điện thang máy và máy nâng 3.2.1. Trang thiết bị của thang máy 3.2.2. Các thiết bị chuyên dùng trong thang máy 3.2.3. Tính chọn công suất động cơ truyền động thang máy và máy nâng 3.2.4. Một số sơ đồ khống chế thang máy điển hình 3.2.4.1. Sơ đồ khống chế thang máy dùng động cơ hai cấp tốc độ 3.2.4.2. Sơ đồ nguyên lý hệ truyền động thang máy dùng hệ F- D 3.3. Trang bị điện các thiết bị vận tải liên tục 3.3.1. Cấu tạo về thông số kỹ thuật 3.3.2. Các yêu cầu chính đối với hệ chuyển động 3.3.3. Một số sơ đồ khống chế điển hình 3.3.3.1. Hệ thống băng tải động cơ 3.3.3.2. Hệ thống truyền động đường cáp treo Chương 4: TRANG BỊ ĐIỆN MÁY NÉN KHÍ, MÁY BƠM VÀ QUẠT GIÓ (Lý thuyết: 06 tiết, thực hành: 15 tiết, kiểm tra: 01 tiết) 4.1. Trang bị điện máy nén khí 4.1.1.Phân loại máy nén khí 4.1.2. Điều chỉnh năng suất và áp suất máy nén khí 4.1.3. Sơ đồ máy nén khí 4.2. Trang bị điện quạt gió 4.2.1. Phân loại 4.2.2. Sơ đồ khống chế động cơ quạt gió 4.3. Trang bị điện máy bơm 4.3.1. Phân loại 4.3.2. Điều chỉnh năng suất của máy bơm 4.3.3. Tính chọn công suất động cơ truyền động 4.3.4. Sơ đồ khống chế máy bơm PHỤ LỤC 6 PHIẾU KIỂM TƯ VẤN HỌC TẬP CHO SINH VIÊN Tư vấn học tập Tiêu chí đánh giá Mức độ đánh giá 1 2 3 4 1. Nội dung tư vấn 1.1.Nội dung hướng dẫn cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu 1.2. SV hiểu được nhiệm vụ, biết được kết quả cần đạt 1.3. Nhiệm vụ có tính vừa sức để SV có thể hoàn thành và đạt được mục tiêu của bài học 2. Phương pháp tư vấn 2.1. Phù hợp với từng đối tượng SV 2.2. Phát huy được tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo của SV 2.3. SV biết được phương pháp thực hiện nhiệm vụ 2.4. SV tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau trong quá trình học tập 3. Hiệu quả của hoạt động tư vấn 3.1.SV có được phương pháp học tập và rèn luyện. 3.2. SV biết được phương pháp tìm tư liệu và nghiên cứu 3.3. SV hình thành tác phong làm việc tự giác, nghiêm túc và hợp tác 3.4. Kết quả học tập của SV đạt được mục tiêu dạy học. PHỤ LỤC 7 SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ MẠCH ĐIỆN MÁY MÀI Hình 2.3. Sơ đồ nguyên lý mạch điện máy mài A O CC2 ATM K4 K3 ÑD K1 ĐC1 K2 CD2 K5 RN Đá mài Thuỷ lực Bôi trơn trục Bơm nước ĐC2 ĐC4 ĐC3 ĐC5 HTT D1 N1 K1 K1 K2 K2 PKC K4 K5 RTr3 RTr3 RTr1 RTr2 K1 RN D3 K2 RTh1T1 RTr1 K4 N2 D2 N3 RTr2 RTr2 RTr3 N4 RTr1 K4 RTh2 RTh2 K5 K3 RTh1 K4 CC1 C B A PHỤ LỤC 8 SƠ ĐỒ ĐẤU NỐI MẠCH ĐIỆN MÁY MÀI CC1 D1 RTh1 K1 M1 A 21 K1 33 5 6 15 16 A3 A4 M2 D2 K2 47 K2 59 A11 A12 RTh1 7 8 11 12 178 RTr3 182 A17 A18 D3 M3 RTr1 162 RTr1 166 169 RTr2 173 93 K4 105 177 RTr3 181 A19 A20 RTr2 170 RTr2 174 13 14 116 K5 128 A7 A8 K4 M4 164 RTr1 168 154 158 HT A21 A22 RTr3 K3 K1 23 35 A5 A6 76 PKC 88 95 K4 107 92 K4 104 A9 A10 K5 147 RTh2 151 A13 A14 RTh2 Hình 2.4: Sơ đồ điểm đấu nối mạch điện mái mài K2 PHỤ LỤC 09 SƠ ĐỒ VỊ TRÍ THIẾT BỊ MẠCH MÁY MÀI PHỤ LỤC 10 PHIẾU LUYỆN TẬP THỰC HÀNH I. Thông tin chung 1. Tên bài: Lắp ráp, đấu nối mạch điện máy mài 2. Kỹ năng luyện tập: Lắp ráp, đấu nối, kiểm tra, vận hành mạch điện máy mài 3. Sinh viên thực hiện: ..........................Lớp: ............ 4. Ngày thực hiện: .....././ 201 ; Địa điểm: .............................. II. Thực hành Luyện tập: TT Công việc Quá trình thực hiện Có/ không An toàn Sự cố Thời gian thực hiện hiện / quy định (phút Những điểm cần chú ý Lỗi Nguyên nhân 1 Bước 1: Nghiên cứu sơ đồ 2 Bước 2: Xác định điểm đấu nối 3 Bước 3: Đấu nối mạch điện 4 Bước 4: Kiểm tra mạch điện 5 Bước 5: Vận hành PHỤ LỤC 11 TIÊU CHUẨN BÓP ĐẦU CỐT VÀ CÁCH ĐI DÂY TT Tiêu chuẩn kỹ thuật Đặc điểm Đúng Sai 1 Bóp đầu cốt 2 Theo nguyên tắc chung, khi nối dây vào cầu nối phải ngửa đầu cốt lên phía trên. 3 Số đầu dây nối cùng một điểm trên cầu nối không được vượt quá hai. Hai đầu cốt này phải đặt dựa lưng vào nhau. 4 Ở điểm nối cong của dây dẫn, nên đưa ra độ cong đủ để ngăn chặn ứng suất tại điểm nối. 5 Để ngăn chặn ứng suất trực tiếp vào đầu nối, nên cho độ trùng dây dẫn vừa đủ giữa đầu nối và phần chống dây. PHỤ LỤC 12 ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG BÀI 12: HỆ THỐNG BĂNG TẢI ĐỘNG CƠ A B C O Cấu tạo RN1 RN2 RN3 ATM K1 K2 K3 K3 K2 K1 K1 RTh1 RTh3 RTh4 RTh4 RTh4 RTh4 RTh2 RTh4 RTh3 RTh2 D M RTh1 H1 H2 H3 ĐC1 ĐC2 ĐC3 RN1 RN2 RN3 A A A Sơ đồ nguyên lý mạch điện hệ thống băng tải động cơ Mạch động lực TT Tên gọi Ký hiệu thiết bị 1 Áp tô mát - ATM 2 Nguồn cấp điện 3 pha - ABC 3 Đèn báo các pha - H1, H2, H3 4 Đồng hồ vôn kế đo điện áp các pha - V A 5 Đồng hồ am pe kế đo điện áp các pha - A V 6 Công tắc chuyển mạch - CMV CMV 7 Công tắc tơ - K Tiếp điểm thường mở 8 Rơle nhiệt - RN Tiếp điểm có bộ phận trả lại vị trí ban đầu bằng tay - Thường mở - Thường đóng Phần tử đốt nóng Rơle nhiệt 9 Động cơ 3 pha Roto lồng sóc - ĐC Mạch điều khiển TT Tên gọi Ký hiệu 1 Bộ nút ấn đơn Nút ấn thường mở - M Nút ấn thường đóng - D 2 Công tắc tơ - K Tiếp điểm thường mở Tiếp điểm thường đóng Cuộn dây 3 Rơle thời gian - Rtg Cuộn dây Tiếp điểm thường mở Tiếp điểm thường đóng Tiếp điểm thường mở đóng chậm Tiếp điểm thường đóng mở chậm 4 Rơle nhiệt - RN Tiếp điểm có bộ phận trả lại vị trí ban đầu bằng tay Thường đóng 2. Nguyên lý làm việc a. Chế độ khởi động động cơ: Động cơ khởi động lần lượt từ ĐC1, ĐC2, ĐC3. Đóng áp tô mát (ATM) ấn nút M cuộn dây công tắc tơ K1 có điện, cuộn dây rơ le thời gian RTh1 có điện, tiếp điểm thường mở K1(mạch động lực và điều khiển đóng lại) cấp điện cho động cơ ĐC1 khởi động. Sau 1 thời gian (theo yêu cầu công nghệ), tiếp điểm thường mở đóng chậm RTh1 đóng lại, cuộn dây công tắc tơ K2 có điện, cuộn dây rơ le thời gian RTh2 có điện, tiếp điểm thường mở K2 đóng lại, cấp điện cho động cơ →ĐC2 khởi động. ĐC1 và ĐC2 tiếp tục làm việc, sau 1 thời gian (theo yêu cầu công nghệ), tiếp theo tiếp điểm thường mở đóng chậm RTh2 đóng lại, cuộn dây công tắc tơ K3 có điện, tiếp điểm thường mở K3 đóng lại, động cơ ĐC3 khởi động. Kết thúc quá trình khởi động b.Chế độ dừng động cơ Động cơ lần lượt dừng từ ĐC3, ĐC2, ĐC1. Ấn nút D, cuộn dây rơ le thời gian RTh4 có điện, tiếp điểm thường mở Rtg4 đóng lại, đồng thời tiếp điểm thường đóng RTh4 mở ra, cuộn dây công tắc tơ K3 mất điện, động cơ ĐC3 dừng quay. Sau khoảng thời gian (theo yêu cầu công nghệ), tiếp điểm thường đóng mở chậm RTh4 mở, cuộn dây công tắc tơ K2 mất điện, động cơ ĐC2 dừng quay. Tiếp điểm thường mở đóng chậm RTh4 đóng, cuộn dây rơ le thời gian RTh3 có điện, sau khoảng thời gian (theo yêu cầu công nghệ), tiếp điểm thường đóng mở chậm RTh3 mở, cuộn dây công tắc tơ K1 mất điện, động cơ ĐC1 dừng quay. Kết thúc quá trình dừng động cơ. PHỤ LỤC 13 ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG BÀI 15 : LẮP RÁP ĐẤU NỐI MẠCH ĐIỆN MÁY MÀI I. Mục tiêu bài giảng + Kiến thức: Trình bày được cấu tạo nguyên lý sơ đồ mạch máy mài, nắm được trình tự các bước thực hiện, những hư hỏng thường gặp và biện pháp khắc phục. + Kỹ năng: Biết đọc bản vẽ, đấu nối thành thạo mạch điện đúng trình tự các bước thực hiện đảm bảo kỹ thuật, mỹ thuật và thời gian. + Thái độ: Làm việc nghiêm túc, phát huy tính chủ động, tích cực học tập. Chấp hành đúng quy định vệ sinh và an toàn điện. II. Điều kiện tiến hành 1.Thiết bị: Tủ điện, động cơ điện KĐB 3 pha. 2.Vật tư: Dây dẫn điện 2 x 1,5mm dùng cho mạch động lực (màu xanh, đỏ, vàng), Dây dẫn điện 1 x1,5mm dùng cho mạch điều khiển (màu trắng, màu đen), dây thít, dây bó, băng dính điện..... 3. Dụng cụ: Kìm điện, đồng hồ vạn năng, tuốc nơ vít, bút thử điện, kìm bấm đầu cốt, kìm tuốt dây điện, máy vặn vít dùng pin, thước 4. Thời gian: 4 giờ. III. Các bước tiến hành Các bước thực hiện TT Công việc Thiết bi, vật tư, dụng cụ Thao tác Yêu cầu kỹ thuật 1 Bước 1: Nghiên cứu sơ đồ nguyên lý mạch điện pha - Sơ đồ mạch điện (Phụ lục 7) - Đọc và phân tích sơ đồ nguyên lý mạch điện. - Nhận dạng được các ký hiệu có trong sơ đồ. - Mạch điện đúng nguyên lý làm việc. 2 Bước 2: Xác định điểm đấu nối Tủ điện Đồng hồ vạn năng Đúng sơ đồ, đúng đầu ra - vào, cuộn dây, thiết bị, thông mạch 3 Bước 3: Đấu nối mạch điện - Sơ đồ đấu nối (Phụ lục 8), tủ điện, thiết bị, dây điện 1x 1,5mm2 mạch điều khiển, 2x 2,5mm2 mạch động lực - Kìm điện, tô vít các loại. - Đấu nối mạch điều khiển theo thứ tự từ trái qua phải, từ trên xuống dưới. - Đấu nối mạch động lực theo từng pha. - Đầu dây, mối nối đảm bảo chắc chắn tiếp xúc tốt, an toàn đúng kỹ thuật, đúng tiêu chuẩn bóp đầu cốt và đi dây - Đấu đúng thứ tự, vị trí và ký hiêu trên sơ đồ. - Dây nối phải gọn đẹp, đúng cỡ dây và màu dây 4 Bước 4: Kiểm tra mạch điện + Mạch động lực - Đồng hồ vạn năng - Bút thử điện Lần lượt đặt 2 que đo vào trước các tiếp điểm mạch động lực, nhấn cưỡng bức vào contactor của để kiểm tra thông mạch của các pha - Các vị trí đấu nối chắc chắn, đúng kỹ thuật, đúng tiêu chuẩn bóp đầu cốt và đi dây - Đo điện áp cung cấp tại CD đủ điện áp cần thiết - Kiểm tra ngắn mạch pha. + Mạch điều khiển Chuyển thang đo đồng hồ về thang đo điện trở R x10 hoặc R x100 Đặt hai đầu que đo của đồng hồ vào 2 đầu nguồn mạch và quan sát Nếu: đồng hồ lên tức mạch bị sự cố Nếu: đồng hồ không lên thì tiếp tục lần lượt kiểm tra mạch. Nếu có sự cố thì tiến hành sửa chữa 5 Bước 5: Vận hành, vệ sinh công nghiệp và bàn giao sản phẩm. + Mạch điện đã hoàn thành. + Khăn lau bàn. + Chổi vệ sinh. - Tác động nút bấm M2, động cơ thủy lực làm việc. - Sau khoảng thời gian ngắn - Hoạt động đúng nguyên lý làm việc Vị trí thực hành an toàn, sạch sẽ - Tác động nút bấm M1, động cơ đá mài làm việc - Tác động nút bấm M3, động cơ quay chi tiết làm việc - Sau khi điều khiển HT đóng - Động cơ bơm chất lỏng làm việc Cấu tạo mạch điện Áp tô mát - ATM; Cầu chì - CC; Công tắc tơ - K; Rơ le nhiệt - RN; Động cơ không đồng bộ 3 pha - ĐC; Nút ấn dừng động cơ - D; Nút ấn mở máy động cơ - M; Công tắc hành trình - HT; Công tắc ly tâm - PKC; Rơ le thời gian - RTh; Rơ le trung gian - RTr. Nguyên lý làm việc của mạch điện Đóng áp tô mát ATM cấp điện cho mạch động lực và mạch điều khiển, ấn nút M2, cuộn dây công tắc tơ K2 có điện đồng thời rơle thời gian RTh1 có điện, động cơ bơm dầu thủy lực ĐC2 hoạt động. Sau thời gian chỉnh định của RTh1, tiếp điểm thường mở đóng chậm của nó đóng lại, lúc này nhấn nút ấn M1cuộn dây công tắc tơ K1 có điện động cơ ĐC1 đá mài làm việc. Ấn nút M3, rơle trung gian RTr1 có điện, tiếp điểm thường mở RTr1 đóng lại cấp điện cho công tắc tơ K4, động cơ ĐC5 quay chi tiết hoạt động với tốc độ đã chọn. Sau khi điều khiển hệ thống tay gạt thủy lực để ụ đá tiến vào chi tiết làm hãm cắt công tắc hành trình HT đóng cấp điện cho cuộn dây rơ le trung gian RTr3, công tắc tơ K3 có điện, động cơ ĐC4 bơm nước làm mát hoạt động. Kết thúc quá trình mài, điều khiển tay gạt thủy lực đưa ụ đá mài lùi về sau, công tắc hành trình HT hở, rơ le trung gian RTr3 mất điện, cuộn dây rơ le RTr1 mất điện, công tắc tơ K4 mất điện đồng thời công tắc tơ K5 có điện, động cơ ĐC5 quay chi tiết tiến hành hãm ngược, quá trình hãm ngược kết thúc khi tiếp điểm của rơ le tốc độ PKC mở ra. IV. Những sai hỏng thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục. TT NHỮNG SAI HỎNG NGUYÊN NHÂN BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC 1 Toàn mạch không tác động khi ấn nút N2 Do nguồn, cầu chì CC1, nút ấn D2, cuộn dây K2, tiếp điểm RN tiếp xúc không tốt. - Dùng đồng hồ vạn năng kiểm tra điện áp cấp cho mạch. + Chuyển về thang đo điện áp 220 V hay 500V, đo hai đầu A và O xem đủ điện áp nguồn hay chưa. + Sau đó chuyển về thang đo R (điện trở), lần lượt kiểm tra các phần tử mạch và chỗ tiếp xúc: hai đầu cầu chì, hai đầu D1, D2, cuộn dây K2 và tiếp điểm thường đóng RN, điểm nào bị sự cố không tiếp xúc hoặc tiếp xúc chập chờn ta tiến hành sửa chữa + Nếu tiếp điểm tiếp xúc kém, vệ sinh tiếp điểm bằng xăng và rẻ lau. 2 Động cơ quay chi tiết ĐC5 không hoạt động Do nút ấn D3 hoặc tiếp điểm thường mở RTr1 tiếp xúc không tốt Dùng đồng hồ vạn năng kiểm tra lại mạch : Chuyển về thang đo điện trở, lần lượt kiểm tra các phần tử mạch và chỗ tiếp xúc: hai đầu D3, và cặp tiếp điểm thường mở RTr1. Điểm nào có sự cố không tiếp xúc hoặc tiếp xúc chập chờn ta tiến hành sửa chữa 3 Động cơ chi tiết ĐC5 không hãm ngược được Do tiếp điểm thường kín K4 tiếp xúc kém Do tiếp điểm thường mở K4 tiếp xúc kém Tiếp điểm thường mở mở chậm RTr2 tiếp xúc kém Tiếp điểm thường mở rơ le tốc độ PKC tiếp xúc kém Dùng đồng hồ vạn năng kiểm tra lại mạch: Chuyển về thang đo điện trở, lần lượt kiểm tra các phần tử mạch và chỗ tiếp xúc: hai đầu cuộn dây RTh2, hai đầu cuộn dây K5, các tiếp điểm thường mở PKC, tiếp điểm thường mở K4, tiếp điểm thường đóng K4. Điểm nào có sự cố không tiếp xúc hoặc tiếp xúc chập chờn ta tiến hành sửa chữa - Kiểm tra, vệ sinh các mối nối và tiến hành đấu nối lại. PHỤ LỤC 14 ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG Bài 05 : MẠCH KHỞI ĐỘNG ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ 3 PHA ROTO LỒNG SÓC BẰNG CÁCH ĐỔI NỐI SAO - TAM GIÁC CÓ ĐẢO CHIỀU QUAY I. Mục tiêu bài giảng Kiến thức: Lựa chọn và đưa ra được phương án vẽ sơ đồ mạch khởi động động cơ không đồng bộ 3 pha rô to lồng sóc bằng cách đổi nối Y - ∆ có đảo chiều quay Hiểu được cấu tạo nguyên lý làm việc của mạch điện. Lắp ráp được mạch điện. Kỹ năng: Phân tích các phương án, phát hiện vấn đề; thu thập, xử lý các thông tin liên quan đến mạch điện.....v.v.v.. Vận dụng (Giải thích, đưa ra phương án thiết kế, đánh giá phương án) kiến thức trang bị điện đã học vào các tình huống thực tiễn trong sản xuất Vẽ được sơ đồ mạch điện. Sử dụng thành thạo dụng cụ, thiết bị điều khiển trang bị điện đúng yêu kỹ thuật Lắp ráp, đấu nối mạch điện đảm bảo kỹ thuật, mỹ thuật Kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả. Thái độ: - Làm việc nghiêm túc, phát huy tính chủ động, tích cực học tập. Chấp hành đúng quy định an toàn. II. Nội dung bài dạy Yêu cầu công nghệ - Quá trình khởi động động cơ: Stato đổi nối từ hình Y sang hình ∆ - Quá trình đảo chiều quay động cơ: Đảo 2 trong 3 pha Sơ đồ mạch điện KT D KN RN KN KT MN KT KN CC2 MT KN KT RTh K∆∆ RTh K∆ KY K∆ RTh K∆ KY KY K∆ RN KN CC1 CD Sơ đồ nguyên lý mạch khởi động động cơ không đồng bộ 3 pha rotor lồng sóc bằng đổi nối sao - tam giác có đảo chiều quay Cấu tạo mạch điện Áp tô mát - ATM; Cầu chì - CC; Công tắc tơ - K ; Rơ le nhiệt - RN; Động cơ không đồng bộ 3 pha - ĐC; Nút ấn dừng động cơ - D; Nút ấn mở máy động cơ - M; Công tắc hành trình - HT; Công tắc ly tâm - PKC; Rơ le thời gian - RTh; Rơ le trung gian - RTr Nguyên lý làm việc của mạch điện Đóng CD cấp điện cho mạch. Muốn động cơ quay theo chiều thuận ấn MT, công tắc tơ KT có điện, các tiếp điểm thường mở KT ở mạch điều khiển đóng lại để tự duy trì và cấp điện cho rơ le thời gian RTh và công tắc tơ KY. Các tiếp điểm thường mở công tắc tơ KT và công tắc tơ KY ở mạch động lực đóng lại, động cơ ĐC khởi động theo chiều thuận với cuộn dây stato được nối hình sao. Sau thời gian chỉnh định của rơ le thời gian RTh, tiếp điểm thường kín mở chậm RTh mở ra, công tắc tơ KY mất điện mở các tiếp điểm thường mở KY ở mạch động lực mở ra. Đồng thời tiếp điểm thường mở đóng chậm RTh đóng lại cấp điện cho công tắc tơ K∆. K∆ có điện đóng tiếp điểm thường mở K∆ ở mạch điều khiển để tự duy trì, tiếp điểm thường đóng K∆ ở mạch điều khiển mở cắt điện rơ le thời gian RTh và tránh KY có điện trở lại khi rơ le thời gian RTh mất điện. Các tiếp điểm thường mở K∆ ở mạch động lực đóng lại, động cơ tiếp tục khởi động và làm việc với cuộn dây stato được đấu hình tam giác. Muốn động cơ quay theo chiều ngược, ấn MN, công tắc tơ KN có điện động cơ được nối vào lưới với thứ tự đảo 2 pha. Quá trình khởi động tương tự như khi ta cho quay theo chiều thuận. Muốn dừng động cơ, ấn nút D, KT (hoặc KN), K∆ mất điện động cơ được cắt ra khỏi lưới và dừng tự do. PHỤ LỤC 15 SƠ ĐỒ ĐẤU NỐI MẠCH ĐIỆN KHỞI ĐỘNG ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ 3 PHA ROTOR LỒNG SÓC BẰNG ĐỔI NỐI SAO- TAM GIÁC CÓ ĐẢO CHIỀU QUAY PHỤ LỤC 16 DANH SÁCH CHUYÊN GIA Tham gia đánh giá việc xây dựng quy trình, biện pháp tư vấn học tập trong dạy học kỹ thuật TT Họ và tên Học hàm, học vị Chuyên ngành Nơi công tác 1 Nguyễn Văn Bính PGS.TS GDH Khoa SPKT, ĐHSP Hà Nội 2 Trần Khánh Đức PGS.TS GDH Viện Sư phạm KT, Đại học Bách khoa Hà Nội 3 Lê Huy Hoàng PGS.TS GDH Khoa SPKT, ĐHSP Hà Nội 4 Nguyễn Trọng Khanh PGS.TS GDH Khoa SPKT, ĐHSP Hà Nội 5 Nguyễn Văn Khôi PGS.TS GDH Khoa SPKT, ĐHSP Hà Nội 6 Nguyễn Hoài Nam PGS.TS GDH Khoa SPKT, ĐHSP Hà Nội 8 Đặng Văn Nghĩa PGS.TS GDH Khoa SPKT, ĐHSP Hà Nội 9 Nguyễn Thị Thanh Huyền Tiến sĩ GDH Khoa SPKT, ĐHSP Hà Nội 7 Nguyễn Thị Mai Hương Tiến sĩ GDH Khoa SPKT, ĐHKT Công nghiệp Thái Nguyên, 10 Nguyễn Thành Long Tiến sĩ GDH Trường ĐH Xây dựng Hà Nội 11 Đỗ Thị Tám Tiến sĩ TĐH Khoa SPKT, ĐHKT Công nghiệp Thái Nguyên, 12 Nguyễn Cẩm Thanh Tiến sĩ GDH Khoa SPKT, ĐHSP Hà Nội 13 Lê Thị Quỳnh Trang Tiến sĩ GDH Khoa SPKT, ĐH Công nghiệp Thái Nguyên 14 Vũ Kim Hạnh Thạc sỹ TĐH ĐH KT Công nghiệp Thái Nguyên 15 Trần Thị Vân Anh Thạc sỹ TĐH Khoa SPKT, ĐHKT Công nghiệp Thái Nguyên, 16 Nguyễn Thái Bình Thạc sỹ TĐH Khoa điện tử, CĐ nghề Thành phố Hồ Chí Minh 17 Dương Trọng Đại Thạc sỹ TĐH Khoa SPKT, ĐHKT Công nghiệp Thái Nguyên, 18 Nguyễn Văn Đào Thạc sỹ TĐH Khoa Điện, CĐ Cơ điện Phú Thọ 19 Phạm Công Đoàn Thạc sỹ TĐH Khoa Điện, CĐ Công nghệ và Kinh tế Hà Nội 20 Nguyễn Thị Thu Dung Thạc sỹ TĐH Khoa SPKT, ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên, 21 Đoàn Mạnh Hà Thạc sỹ TĐH Khoa Điện, CĐ Cơ khí Nông nghiệp 22 Lại Thị Thanh Hoa Thạc sỹ TĐH Khoa SPKT, ĐHKT Công nghiệp Thái Nguyên 23 Đặng Việt Hùng Thạc sỹ TĐH Khoa Điện, CĐ Cơ khí Nông nghiệp 24 Tạ Văn Hương Thạc sỹ GDH CĐ Công nghệ và Kinh tế Hà Nội 25 Đỗ Thị Hương Thạc sỹ TĐH Khoa Điện, CĐ Kinh tế KT Thái Nguyên 26 Trần Thị Thanh Huyền Thạc sỹ GDH Khoa SPKT, ĐHKT Công nghiệp Thái Nguyên, 27 Trương Thị Lan Thạc sỹ GDH CĐ Công nghệ và Kinh tế Hà Nội 28 Đào Thị Mai Thạc sỹ Điện tử CĐ Công nghệ và Kinh tế Hà Nội 29 Nguyễn Thị Nụ Thạc sỹ Điện tử CĐ Công nghệ và Kinh tế Hà Nội 30 Lê Thanh Minh Thạc sỹ TĐH CĐ Công nghệ và Kinh tế Công nghiệp 31 Lê Đức Minh Thạc sỹ TĐH Khoa Điện, CĐ Cơ điện Phú Thọ 32 Văn Thanh Nga Thạc sỹ TĐH Khoa Điện, CĐ Công nghệ và Kinh tế Hà Nội 33 Võ Thị Ngọc Thạc sỹ TĐH Khoa Điện, CĐ Kinh tế - KT Thái Nguyên 34 Đỗ Tiền Phong Thạc sỹ TĐH Khoa Điện, CĐ Cơ khí Nông nghiệp 35 Trần Sơn Thạc sỹ TĐH Khoa Điện, CĐ Cơ điện Phú Thọ 36 Tăng Văn Thái Thạc sỹ TĐH Khoa Điện, CĐ Công nghệ và Kinh tế Hà Nội 37 Trần Thị Thơm Thạc sỹ TĐH Khoa Điện, CĐ Cơ khí Nông nghiệp 38 Nguyễn Văn Tuấn Thạc sỹ GDH Khoa Điện, CĐ Công nghệ và Kinh tế Hà Nội 39 Lê Đức Vũ Thạc sỹ TĐH Khoa Điện, CĐ Cơ điện Phú Thọ 40 Nguyễn Thị Yến Thạc sỹ TĐH Khoa SPKT, ĐHKT Công nghiệp Thái Nguyên,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_tu_van_hoc_tap_cho_sinh_vien_cac_truong_cao_dang_ky.doc
  • docxTóm tắt luận án - tieng anh.docx
  • docTóm tắt luận án tiếng việt.doc
  • docTÓM TẮT NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN.doc
Tài liệu liên quan