HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN ĐẮC DŨNG
TƢ TƢỞNG PHÁP QUYỀN HỒ CHÍ MINH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: HỒ CHÍ MINH HỌC
HÀ NỘI - 2018
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN ĐẮC DŨNG
TƢ TƢỞNG PHÁP QUYỀN HỒ CHÍ MINH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: HỒ CHÍ MINH HỌC
Mã số: 62 31 02 04
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. PHẠM NGỌC ANH
2. PGS.TS. NGUYỄN THỊ QUẾ
HÀ NỘI - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi
155 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 378 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Luận án Tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo
quy định.
TÁC GIẢ
Nguyễn Đắc Dũng
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI 6
1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài 6
1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 28
Chƣơng 2: KHÁI NIỆM VÀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG PHÁP
QUYỂN HỒ CHÍ MINH 32
2.1. Khái niệm 32
2.2. Cơ sở hình thành tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh 43
Chƣơng 3: NỘI DUNG TƢ TƢỞNG PHÁP QUYỀN HỒ CHÍ MINH 66
3.1. Về vai trò của pháp luật 66
3.2. Về phương thức thực hiện pháp quyền 83
3.3. Về điều kiện thực hiện pháp quyền 93
Chƣơng 4: NHỮNG GIÁ TRỊ THAM CHIẾU TRONG TƢ TƢỞNG PHÁP
QUYỀN HỒ CHÍ MINH ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN
NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HIỆN NAY 110
4.1. Kiểm soát quyền lực nhà nước 110
4.2. Pháp luật phải thể hiện ý nguyện của nhân dân 116
4.3. Chủ quyền nhân dân đối với các vấn đề quan trọng của quốc gia 120
4.4. Các quyền hiến định của công dân 125
4.5. Xây dựng một chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt 128
KẾT LUẬN 135
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ
CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 137
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 138
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNXH: Chủ nghĩa xã hội
DCCH: Dân chủ Cộng hòa
NNPQ: Nhà nước pháp quyền
XHCN: Xã hội chủ nghĩa
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam
đã sản sinh ra những anh hùng giải phóng dân tộc, những nhà tư tưởng lớn,
những danh nhân văn hóa của dân tộc; trong đó có Hồ Chí Minh, người vừa
để lại sự nghiệp vĩ đại cho dân tộc Việt Nam, vừa được nhân loại biết đến
rộng rãi, ca ngợi và khâm phục. Với dân tộc Việt Nam Người là lãnh tụ vĩ
đại, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động
[23]. Tổ chức UNESCO tôn vinh Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân
tộc và danh nhân văn hóa [144].
Hồ Chí Minh là người tìm ra con đường cứu nước giải phóng dân tộc;
đồng thời là người tổ chức, lãnh đạo toàn dân tộc Việt Nam thực hiện thắng lợi
con đường đó; con đường Người chỉ ra đã định hướng cho sự nghiệp xây dựng,
phát triển đất nước trong quá khứ, đến hiện tại và tương lai. Tư tưởng Hồ Chí
Minh phản ánh quy luật của cách mạng Việt Nam, tính đúng đắn trong tư tưởng
của Người đã được thực tiễn cách mạng Việt Nam kiểm nghiệm và xác nhận.
Thực tiễn lịch sử Việt Nam trong thế kỷ XX đã cho thấy khi nào chúng ta xa rời
hoặc không quán triệt đầy đủ tư tưởng Hồ Chí Minh thì khi đó chúng ta vấp váp
và sai lầm [93]. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt
Nam khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh: “là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và
quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của
nhân dân ta giành thắng lợi” [27, tr.88].
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về
những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng giải phóng dân tộc
cho đến cách mạng xã hội chủ nghĩa (XHCN), trong đó, có tư tưởng pháp quyền,
Người đã đặt nền móng và định hướng xây dựng pháp quyền Việt Nam. Trên
2
lĩnh vực chính trị, Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng, nhà lý luận, nhà kiến trúc sư lỗi
lạc trong thiết kế; đồng thời, Người còn là nhà tổ chức, lãnh đạo nhân dân, là
người trực tiếp xây dựng và hoàn thiện Nhà nước kiểu mới ở Việt Nam. Người
luôn hướng tới một nền hành chính phục vụ nhân dân, hết sức chăm lo cho đời
sống nhân dân, đem lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân.
Với một tư duy hiện đại và tiến bộ, Hồ Chí Minh xác định quản lý nhà
nước bằng hệ thống pháp luật là quan trọng nhất, trong đó, đề cao vai trò của
Hiến pháp. Hệ thống pháp luật được đề cao trong toàn xã hội, pháp luật được đặt
ở vị trí tối thượng, toàn xã hội phải tuân thủ pháp luật, Nhà nước xây dựng và
thực thi pháp luật nhưng chính Nhà nước phải tuân thủ pháp luật. Hệ thống pháp
luật phải thể hiện ý chí của nhân dân, bản chất của hệ thống pháp luật thể hiện
tôn trọng quyền con người, bảo vệ quyền con người và hướng tới các giá trị nhân
văn. Pháp luật phải có hiệu lực mạnh mẽ, thể hiện sự nghiêm minh và tất cả mọi
chủ thể đều bình đẳng trước pháp luật. Hồ Chí Minh cho rằng pháp luật phải đi
vào cuộc sống, trở thành nề nếp, thói quen, lối ứng xử tự nhiên của con người,
tạo nên ý thức pháp luật cao trong toàn xã hội. Trong tư tưởng pháp quyền Hồ
Chí Minh, còn có sự kết hợp giữa pháp luật và đạo đức, pháp luật phải hướng tới
lẽ phải, hợp đạo lý làm người. Đó là một pháp quyền văn minh và tiến bộ. Một
pháp quyền nhân nghĩa, hướng tới con người và vì con người, đặt con người ở vị
trí trung tâm.
Do những nguyên nhân khác nhau về chủ quan và khách quan, nhận thức
và thực tiễn, bối cảnh trong nước và quốc tế, trong một thời gian dài, chúng ta
không hoặc ít đề cập đến vấn đề pháp quyền, do đó vấn đề pháp quyền về
phương diện lý luận thiếu hệ thống, thiếu đồng bộ và chưa có sự thống nhất; về
phương diện thực tiễn thiếu tính nhất quán và hiệu quả.
Từ năm 1986 đến nay, với những thành tựu đạt được trong quá trình
đổi mới trên các mặt của đời sống xã hội, dân tộc Việt Nam chuyển sang một
thời kỳ phát triển mới. Trên lĩnh vực xây dựng nhà nước pháp quyền (NNPQ),
3
bên cạnh thành tựu, còn có hạn chế về nhận thức và thực tiễn. Về nhận thức:
bản chất, đặc trưng, cơ chế vận hành của NNPQ XHCN chưa được xác định
rõ, đầy đủ; các nguyên tắc dân chủ, pháp quyền; vai trò tối thượng của Hiến
pháp, vai trò, tiêu chuẩn của pháp luật, hệ thống pháp luật của NNPQ XHCN
chưa được nhận thức, quy định đầy đủ. Về thực tiễn thực hiện pháp luật, kỷ
cương, kỷ luật không nghiêm; việc xây dựng NNPQ XHCN chưa đáp ứng đầy
đủ các nguyên tắc cơ bản thượng tôn pháp luật; chăm lo quyền lợi chính đáng
của nhân dân; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; việc kiểm soát
quyền lực, nhất là trong bộ máy nhà nước chưa được chế định rõ ràng, còn
thiếu nhất quán; cơ chế bảo vệ pháp luật, tăng cường pháp chế chưa đầy đủ;
công tác lập pháp còn nhiều bất cập; tổ chức của Quốc hội, Hội đồng nhân
dân các cấp còn có những hạn chế; tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động của
Chính phủ còn bất cập; cải cách tư pháp còn có những vướng mắc, thiếu đồng
bộ [28]. Trước yêu cầu phát triển toàn diện đất nước, trong điều kiện hội nhập
quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam vấn đề pháp quyền lại được đặt ra.
Hiếp pháp năm 2013, tại Điều 2, khoản 1 quy định: Nhà nước cộng hòa
XHCN Việt Nam là NNPQ XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
Vấn đề pháp quyền được đặt ra cần nghiên cứu và triển khai thực hiện.
Sau hơn 30 năm đổi mới và hơn 20 năm xây dựng NNPQ XHCN, cả về
lý luận và thực tiễn, Việt Nam thu được những thành tựu nhất định, đồng thời
cũng đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu, lý giải. Việt Nam đã có đầy đủ hơn
các cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng pháp quyền XHCN. Việc trở lại
nghiên cứu và tìm hiểu một cách hệ thống, toàn diện, sâu sắc tư tưởng pháp
quyền Hồ Chí Minh góp phần đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng phát
triển đất nước; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,
văn minh.
Với những lý do trên, tác giả chọn: “Tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh”
làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sỹ chuyên ngành Hồ Chí Minh học.
4
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Luận án phân tích, lý giải một cách toàn diện tư tưởng pháp quyền Hồ Chí
Minh; đồng thời nêu những giá trị tham chiếu của tư tưởng đó đối với việc xây
dựng, hoàn thiện pháp quyền ở Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích cơ sở hình thành tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh.
- Phân tích nội dung tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh.
- Khẳng định giá trị tham chiếu của tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh
đối với việc xây dựng, hoàn thiện NNPQ XHCN Việt Nam hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Hệ thống các quan điểm của Hồ Chí Minh về pháp quyền.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu di sản Hồ Chí Minh về pháp
quyền được thể hiện trong bộ Hồ Chí Minh toàn tập (15 tập), trong các văn bản
pháp luật do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký, công bố và thực tiễn chỉ đạo của Người
trong thực hiện tư tưởng pháp quyền ở Việt Nam.
- Về thời gian: Luận án khảo cứu toàn bộ tư tưởng và thực tiễn của Hồ
Chí Minh về xây dựng pháp quyền ở Việt Nam, nhất là từ 1945 đến 1969, đó là
thời kỳ Hồ Chí Minh hiện thực hóa, bổ sung, phát triển tư tưởng pháp quyền.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Đề tài được thực hiện dựa trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về
Nhà nước và pháp luật.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tác giả sử dụng
các phương pháp sau: lôgic - lịch sử, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, văn
bản học, khảo cứu thực tế.
5
5. Những đóng góp mới của Luận án
- Phân tích nội dung tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh.
- Đưa ra các giá trị tham chiếu của tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh đối
với việc xây dựng, hoàn thiện NNPQ XHCN Việt Nam hiện nay.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa khoa học
- Phân tích làm rõ nội dung tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh.
- Chỉ rõ sự vận dụng sáng tạo vào điều kiện Việt Nam của Hồ Chí Minh
trong tư tưởng pháp quyền.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Luận án rút ra những giá trị tham chiếu để Đảng, Nhà nước vận dụng đối
với xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay.
- Luận án có thể được dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và
giảng dạy, học tập trong nhóm ngành khoa học chính trị, khoa học xã hội và
nhân văn.
7. Kết cấu của luận án
Luận án ngoài mở đầu, kết luận, danh mục các công trình nghiên cứu của
tác giả đã công bố liên quan đến luận án và danh mục tài liệu tham khảo, luận án
gồm 4 chương, với 12 tiết.
6
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Vấn đề pháp quyền, NNPQ, NNPQ XHCN là vấn đề mới ở Việt Nam
trên cả phương diện lý luận và thực tiễn. Về mặt lý luận, phải đầu thế kỷ XX,
các nhà tư tưởng và các nhà hoạt động chính trị Việt Nam mới đề cập đến vấn
đề Nhà nước dân chủ, vấn đề lập hiến...; về mặt thực tiễn, phải đến Cách
mạng tháng Tám năm 1945, những tư tưởng pháp quyền mới được hiện thực
hóa ở Việt Nam. Những vấn đề trên được đề cập nhiều từ khi Việt Nam tiến
hành đổi mới, nhất là từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng
Cộng sản Việt Nam và Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hòa XHCN Việt
Nam được xây dựng và ban hành. Tại Điều 2, Hiến pháp năm 2013 ghi: “Nhà
nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là NNPQ XHCN của Nhân dân, do Nhân
dân, vì Nhân dân” [106, tr.9]. Từ khi đổi mới đất nước, số lượng công trình
nghiên cứu về pháp quyền, NNPQ, NNPQ XHCN ở Việt Nam ngày càng
nhiều. Qua nội dung các công trình, tác giả của luận án tổng quan một số công
trình tiêu biểu có liên quan đến đề tài luận án của mình thành các vấn đề:
1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1.1. Những công trình nghiên cứu tƣ tƣởng pháp quyền
* Về sách chuyên khảo
Josef Thesing nêu ra các dữ kiện chủ yếu thể hiện tầm quan trọng của
pháp quyền: Phát triển kinh tế, xã hội có mối quan hệ tương hỗ với pháp luật;
mối liên hệ không thể tách rời giữa dân chủ và pháp quyền; ở bất kỳ đâu pháp
quyền hình thành trên cơ sở một trật tự chính trị, thì ở nơi đó nó cũng dạy cho
người dân biết phải giải quyết xung đột về giá trị hay lợi ích theo quy định
của pháp luật chứ không phải bạo lực. Tác giả đánh giá cao vai trò của pháp
quyền trên nhiều phương diện, nhưng đặc biệt chú ý đến giá trị nhân văn của
pháp quyền [125].
7
Roman Herzog khẳng định khái niệm pháp quyền rất rộng, có rất nhiều
nghĩa khác nhau, nhưng theo tác giả đều thống nhất bản thân pháp quyền đã là
thiện và công bằng, sự không thống nhất là ở chỗ cái gì làm ra thiện và công
bằng. Theo quan điểm cá nhân, tác giả cho rằng, khái niệm pháp quyền nghĩa
là một Nhà nước không xâm hại tới cá nhân và thực chất tồn tại để đem lại lợi
ích cho công dân của mình [125]. Tác giả đề cập tới mục đích của pháp quyền
và để đạt được mục đích đó cần thông qua yếu tố Nhà nước.
Gerhard Robbers đưa ra quan điểm pháp luật là tập hợp các quy định,
tạo ra những cấu trúc để con người cùng tồn tại hòa bình và tự do. Trong mối
quan hệ giữa đạo đức và Nhà nước, pháp quyền có vai trò tạo ra cơ cấu pháp
lý để cho cá nhân hành động theo nguyên tắc đạo đức và đích cuối cùng là tạo
sự chịu trách nhiệm về hành vi của mình, để đạt được khoan dung, tự do, bình
đẳng cho mọi người [125]. Tác giả đề cập mối quan hệ giữa pháp quyền và
đạo đức, trong đó nhấn mạnh đến tính tương hỗ của mối quan hệ này.
Waldemanr Beson và Gorthard Jasper cho rằng sự vượt trội của pháp
quyền so với cai trị của cảnh sát và quyền lực chuyên chế trong việc đảm bảo
quyền tự do của con người và sự tham gia vào đời sống chính trị của công
dân; đồng thời cũng chỉ ra những nguy cơ của pháp quyền, đặc biệt nguy cơ
“thủ tục trị” [125]. Các tác giả đã đề cập và nhấn mạnh đến giá trị của pháp
quyền, nhưng không tuyệt đối hóa, thừa nhận hạn chế của pháp quyền. Thể
hiện một cách tiếp cận biện chứng và rất có giá trị.
Lý Ba đưa ra quan điểm luật thành văn cần có năm đặc tính: Phải dựa
trên luật tự nhiên hay luật đạo đức; phải giản dị để con người hiểu là gì và
tuân theo như thế nào; phải không bị thay thế liên tục; phải ngăn ngừa sự áp
bức, ngăn ngừa sự lạm quyền của Nhà nước; phải hợp lý, nghĩa là việc tố tụng
giống nhau phải xử lý giống nhau. Tác giả đưa ra hai nguyên tắc trong pháp
quyền: Luật là tối thượng và quyền lập pháp phải có giới hạn [95]. Tác giả đã
đề cập đến các đặc trưng và nguyên tắc phổ biến của pháp quyền.
8
Lý Ba cho rằng quan điểm pháp quyền ngày nay khác hoàn toàn với
quan niệm pháp trị của Trung Hoa thời kỳ cổ đại. Pháp quyền mang ba ý
nghĩa: Pháp luật là công cụ điều chỉnh quyền lực của Chính phủ; sự bình đẳng
trước pháp luật; thẩm quyền tài phán phải tuân theo thủ tục tố tụng đã được ấn
định trước [95]. Ba ý nghĩa trên đồng thời là ba nguyên tắc, ba yêu cầu của
pháp quyền.
Nhà chính trị nổi tiếng của nước Mỹ, James Madison trong Những
Luận cương về Liên bang cho rằng Chính phủ là sự phản ánh rõ ràng nhất bản
tính của con người, mà theo ông con người không phải là thần thánh, do đó
Nhà nước cũng không phải là thần thánh, nhưng con người cần Nhà nước.
Vấn đề là làm sao để Nhà nước thực sự phục vụ con người. Ông khẳng định
khó khăn lớn nhất là làm thế nào để chính phủ tự mình kiểm soát lấy mình,
theo ông phân quyền để kiểm soát lẫn nhau và giữ gìn sự cân bằng là giải
pháp chắc chắn [95]. J.Madison nhấn mạnh đến phân quyền và cân bằng
quyền lực trong pháp quyền.
Theo Alexander Hamilton để pháp quyền đảm bảo các quyền con
người, mấu chốt không phải ở việc liệt kê một danh sách các dân quyền, một
việc luôn không thể làm đầy đủ và tiềm ẩn nhiều nguy cơ, mà phải là ban
hành Hiến pháp để hạn chế quyền lực của Chính phủ [95]. Đây là một quan
điểm có giá trị và rất đáng lưu ý của A.Hamilton trong hoạt động lập hiến và
thực thi pháp quyền.
John Jay nêu luận điểm khi thành lập Chính phủ, nhân dân phải nhượng
lại một số quyền tự nhiên của mình cho Chính phủ; đổi lại quyền lợi của nhân
dân được đảm bảo nhiều hơn [95]. J.Jay nêu vấn đề mối quan hệ giữa Chính
phủ và nhân dân là mối quan hệ giữa nhượng quyền và nhận nhượng quyền,
bên nhận nhượng quyền phải có nghĩa vụ đối với bên nhượng quyền.
Ngô Thị Mỹ Dung và các cộng sự phân tích những điều kiện kinh tế, xã
hội, những tiền đề lý luận ảnh hưởng đến tư tưởng triết học pháp quyền Đức,
9
phân tích nội dung tư tưởng triết học pháp quyền ở một số nhà tư tưởng điển
hình: Christian Thomasius, Christian Wolff, Immanuel Kant, Johann
Gottlieb Fichte, Georg Wilhelm Friedrich Hegel, Karl Marx, Friedrich
Engels, Gustav Radbruch và Arthur Kaufmann. Từ đó rút ra ý nghĩa đối với
việc xây dựng NNPQ Việt Nam hiện nay: Đề cao con người, nhấn mạnh các
quyền tự nhiên của con người; luật tự nhiên là cơ sở, tiêu chí đánh giá hiệu
lực của luật ban hành; gắn xây dựng NNPQ XHCN với phát triển kinh tế, xã
hội; pháp luật phải phản ánh đầy đủ và đúng đắn quyền, lợi ích của toàn thể
nhân dân; pháp quyền phải có sự bình đẳng, an toàn pháp lý, phổ biến, tiện
dụng, ổn định [14].
Nguyễn Duy Quý và Nguyễn Tất Viễn đã hệ thống các vấn đề liên
quan đến xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam, trong đó các nội dung đáng
chú ý và có giá trị tham khảo: khái niệm và các đặc trưng; những yếu tố chi
phối; phương hướng và giải pháp chủ yếu xây dựng NNPQ XHCN ở Việt
Nam [108]. Các tác giả mới gián tiếp đề cập đến tư tưởng pháp quyền qua
việc nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của Nhà nước pháp quyền.
Lưu Tiến Dũng đề cập tư tưởng pháp quyền từ góc độ tính độc lập của
tư pháp, một nhánh quyền lực nhà nước, trong đó tác giả tập trung chỉ ra
những tồn tại trong vấn đề về độc lập xét xử ở Việt Nam từ năm 1945 cho đến
nay, những vấn đề đó có giá trị đối với việc xây dựng, hoàn thiện NNPQ
XHCN Việt Nam hiện nay [13].
Các tác giả Nguyễn Bá Dương, Trần Hậu Thành và Lê Thị Hoài Thanh
đã đề cập đến các nội dung cơ bản của tư tưởng pháp quyền hiện đại: nhân
dân chủ thể của quyền lực; các quyền con người phải được tôn trọng, đảm
bảo; vai trò của pháp luật; phân quyền và giám sát quyền lực nhà nước; ưu
tiên pháp luật quốc tế trong quan hệ đối ngoại [22].
Các tác giả Phan Đăng Thanh, Trương Thị Hòa đề cập đến tư tưởng
pháp quyền dưới góc độ lập hiến, trong đó tập trung vào nội dung của Hiến
10
pháp; phân tích quá trình vận động của tư tưởng lập hiến Việt Nam trong lịch
sử. Trong đó nội dung có giá trị là các tác giả đã phân tích sự cọ sát, đấu tranh
giữa các khuynh hướng lập hiến ở Việt Nam; sự vượt trội, thắng thế của tư
tưởng lập hiến cách mạng do Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam khởi
xướng, lãnh đạo [119].
Bùi Xuân Đức đặt ra một vấn đề lớn, có ý nghĩa cần thiết, cấp bách ở
Việt Nam hiện nay là phải dứt khoát thay đổi tư duy pháp lý, không phải
nguyên tắc pháp chế XHCN đổi mới mà là nguyên tắc pháp quyền [1].
* Bài đăng trên các tạp chí chuyên ngành
Nguyễn Đăng Dung đã lý giải tính hai mặt của Nhà nước, một mặt thể
hiện sự phát triển của con người, bảo vệ, đem lại quyền lợi và sức mạnh cho
con người. Mặt khác, Nhà nước lại có xu hướng tùy tiện, xâm phạm đến
quyền lợi cá nhân. Biện pháp hiệu quả nhất để ngăn chặn xu hướng tùy tiện
của Nhà nước là dùng pháp luật kiểm soát Nhà nước, kết hợp với đạo đức
công vụ [16]. Như vậy, pháp quyền được tác giả nhìn nhận dưới góc độ các
nguyên tắc để hạn chế mặt trái của Nhà nước.
Võ Khánh Vinh nhấn mạnh phải triệt để thực hiện tư tưởng pháp
quyền: Nhà nước chỉ được làm những gì pháp luật quy định; công dân được
làm những gì pháp luật không cấm [151]. Đây là vấn đề cốt lõi trong tư tưởng
pháp quyền nhân loại, Việt Nam hiện nay cần nghiên cứu và vận dụng.
Nguyễn Sỹ Dũng phân tích các đặc trưng của pháp quyền dưới góc
nhìn giá trị thể hiện sự tiến bộ, văn minh mà các Nhà nước cần hướng tới. Tác
giả tiếp cập pháp quyền từ góc độ văn hóa [21].
Các tác giả Lê Văn Cảm, Nguyễn Cảnh Hợp tiếp cận tư tưởng pháp
quyền dưới góc độ tổ chức nhà nước và chỉ ra hạn chế lớn trong việc tổ chức,
thực hiện và kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam, từ hạn chế đó dẫn
đến nhiều hậu quả. Những hạn chế và hậu quả của việc tổ chức, thực hiện và
11
kiểm soát quyền lực nhà nước sẽ là những gợi mở cho việc tìm giải pháp xây
dựng, hoàn thiện NNPQ XHCN Việt Nam [8].
Các tác giả Nguyễn Minh Đoan [33], Phạm Thị Ngọc Trầm [131],
Lương Đình Hải [37] và Vũ Văn Viên [150] đề cập đến mối quan hệ giữa xây
dựng NNPQ XHCN Việt Nam với các lĩnh vực khác của đời sống xã hội,
như: xây dựng xã hội dân sự, dân chủ. Các tác giả đã nhìn xã hội như một
chỉnh thể gồm nhiều lĩnh vực khác nhau, giữa chúng có mối quan hệ tác động
qua lại, do đó khi nghiên cứu một lĩnh vực cụ thể cần đặt trong sự tác động
qua lại với lĩnh vực khác.
Trong một số công trình của Hoàng Thị Hạnh đặt ra vấn đề xây dựng
NNPQ XHCN Việt Nam phải đặt trong bối cảnh lịch sử dân tộc và thời đại.
Nhưng tác giả giới hạn và tập trung trong phạm vi kinh tế, chưa có điều kiện
mở rộng sang các lĩnh vực khác [38, 39].
Thái Vĩnh Thắng đề cập vấn đề pháp quyền ở Việt Nam từ nhu cầu bảo
hiến. Trong đó, vấn đề cần kíp hiện nay là lựa chọn mô hình cơ quan bảo hiến
phù hợp với Việt Nam. Theo quan điểm của tác giả, mô hình Tòa án Hiến
pháp là phù hợp nhất ở Việt Nam. Khác với nhiều nhà nghiên cứu khác chỉ
nêu ra nhu cầu bảo hiến và đề xuất cần có mô hình bảo hiến, nhưng không xác
định mô hình cụ thể, tác giả xác định mô hình cụ thể [117].
Tống Đức Thảo trong các công trình của mình đưa ra các lập luận
chính trị căn bản của chủ nghĩa lập hiến Việt Nam, đó chính là những cơ sở
để Việt Nam xây dựng hoàn thiện NNPQ XHCN. Tác giả cho rằng, Việt
Nam có thể tiếp thu mô hình bảo hiến của Cộng hòa Pháp là Hội đồng bảo
hiến, một quan niệm về mô hình bảo hiến cụ thể có thể vận dụng ở Việt Nam
[123, 124].
Mai Thị Thanh chỉ ra những đặc thù trong xây dựng NNPQ XHCN
Việt Nam. Những đặc thù này được tác giả xem xét dưới hai góc độ: vừa là
những khó khăn, đồng thời cũng chính là những nguyên nhân của bất cập
12
trong thực trạng NNPQ XHCN Việt Nam hiện nay [118]. Cùng đề cập đến
tính đặc thù, các đặc trưng trong xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam có thể kể
đến Phạm Văn Đức [35], Lê Công Định [30], Nguyễn Như Phát [96], Nguyễn
Đình Tường [140]. Các tác giả một mặt chỉ ra tính đặc thù, đồng thời cũng
cho rằng xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam mang những đặc điểm chung
toàn nhân loại.
Các tác giả Hoàng Văn Tú [134], Nguyễn Đăng Dung [17], Hà Thị Mai
Hiên, Nguyễn Thị Việt Hường [44], Nguyễn Văn Luật [64], Ngọ Văn Nhân
[93], Nguyễn Như Phát, Phạm Hữu Nghị [96-98] nghiên cứu pháp quyền từ
góc độ lập hiến ở Việt Nam. Trong đó các tác giả tập trung chỉ ra những hạn
chế cần khắc phục để quá trình lập hiến Việt Nam đảm bảo pháp quyền. Các
hạn chế gồm: nhận thức; kỹ thuật lập hiến; nội dung lập hiến. Các hạn chế đó
là những gợi ý có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc trong nghiên cứu và vận
dụng tư tưởng pháp quyền ở Việt Nam hiện nay.
Hoàng Thị Kim Quế đề cập pháp quyền trong quan hệ với đạo đức,
nhấn mạnh vai trò của đạo đức công quyền đối với pháp quyền. Theo tác giả
đạo đức nói chung và đạo đức công quyền phải tham gia và hiện diện trong tất
cả các hoạt động lập hiến, lập pháp, hành pháp và xét xử mới đảm bảo công
bằng, công lý, dân chủ [102].
Các tác giả Lê Hồng Sơn [113], Trần Thành [122] tiếp cận pháp quyền
dưới góc độ mô hình tổ chức nhà nước, cơ chế phân công, phối hợp giữa các
cơ quan thực hiện quyền lực nhà nước; mối quan hệ giữa thiết chế nhà nước
và các thiết chế chính trị - xã hội khác, trong đó có quan hệ với Đảng Cộng
sản Việt Nam. Các tác giả đề cập đến một vấn đề lớn và mang tính thời sự lâu
dài trong xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam, cần phải tiếp tục nghiên cứu để
tìm ra giải pháp thỏa đáng.
Bùi Huy Tùng đưa ra hai phương thức đảm bảo tính hợp pháp, hợp hiến
và thống nhất của hệ thống pháp luật, phương thức mang tính phòng ngừa và
13
phương thức mang tính ngăn chặn. Đối với hệ thống pháp luật Việt Nam hiện
nay, cả hai phương thức trên vẫn còn nhiều hạn chế [139]. Tác giả đề cập đến
pháp quyền dưới góc độ tính hợp pháp, hợp hiến và thống nhất của hệ thống
pháp luật, một vấn đề đang đặt ra hiện nay ở Việt Nam.
Hoàng Văn Nghĩa trong bài Sửa đổi Hiến pháp: Tiếp cận từ sự phát
triển lý luận về quyền con người của Đảng ta [90], tác giả đã phân tích quyền
công dân luôn hẹp hơn quyền tự nhiên của con người. Quyền tự nhiên của con
người là hiện tồn, bất kể chế định luật pháp quốc tế hay quốc gia có thừa nhận
hay không. Tuy nhiên, quyền tự nhiên ấy chỉ thực sự được hiện thực hóa, tức
là được tôn trọng, bảo vệ và thực thi trên nền tảng của chế định pháp luật.
Hiện nay, xây dựng pháp quyền ở Việt Nam cần chú ý: xác định cá nhân là
chủ thể tối cao của quyền con người; chế định về quyền con người không chỉ
dừng lại ở ghi nhận và đảm bảo các quyền và tự do cơ bản của công dân (con
người với tính cách là công dân trong Nhà nước, công dân là con người theo
nghĩa hẹp); mà quan trọng hơn đó là khơi dậy và phát triển tiềm năng để hiện
thực hóa các quyền và tự do cơ bản của cá nhân tồn tại với tính cách là con
người nói chung (con người theo nghĩa đầy đủ, vốn có, con người tự nhiên,
con người trước khi có Nhà nước), con người mang tính phổ quát của nhân
loại và mang tính loài. Tác giả cũng chỉ ra các bước thụt lùi của việc ghi nhận
quyền con người và quyền công dân trong các Hiến pháp Việt Nam về mặt
hình thức: Hiến pháp năm 1946 quy định ở Chương 2; Hiến pháp năm 1959
quy định ở Chương 3; Hiến pháp 1980 quy định ở Chương 4; Hiến pháp 1992
quy định ở Chương 5. Chưa tính đến sự thụt lùi về nội dung và bản chất của
quyền; quyền con người bị quy về quyền công dân và bị giới hạn trong Hiến
pháp và pháp luật. Bước thụt lùi này đã được khắc phục từng phần trong Hiến
pháp năm 2013.
Các tác giả Đinh Xuân Lý [66], Hoàng Công [11] chỉ ra trong Hiến
pháp năm 2013 thể hiện sự tiến bộ trong tư duy pháp quyền Việt Nam, hội
14
nhập với tư tưởng pháp quyền nhân loại. Nhấn mạnh đến pháp quyền từ góc
độ quyền con người, ghi nhận sự tiến bộ trong Hiến pháp hiện hành hiến định
quyền con người phù hợp với chuẩn mực pháp lý quốc tế về quyền con người.
* Về luận án
Đào Ngọc Tuấn đưa ra nhận định có giá trị lý luận và thực tiễn xây
dựng NNPQ ở Việt Nam cần kết hợp tính phổ biến toàn nhân loại và tính đặc
thù của Việt Nam [135]. Tác giả đề cập vấn đề khi xây dựng pháp quyền Việt
Nam cần chú ý và chỉ ra những đặc thù riêng kết hợp với những giá trị mang
tính phổ biến toàn nhân loại. Vấn đề Việt hóa các điều ước và thông lệ quốc
tế có một ý nghĩa to lớn với Việt Nam đang trên đường hội nhập quốc tế ngày
càng sâu rộng.
Nguyễn Đình Hảo phân tích những nhược điểm trong hoạt động lập
quy của Chính phủ Cộng hòa XHCN Việt Nam từ 1992 đến nay, qua đó cho
thấy những biểu hiện thiếu, yếu tư tưởng pháp quyền trong hoạt động lập quy
của Chính phủ. Từ thực trạng đó, đặt ra giảm quyền và tăng năng lực lập quy
của Chính phủ [41].
Phạm Thế Lực phân tích những mâu thuẫn trong vấn đề tập trung và
phân chia quyền lực trong tổ chức, thực thi quyền lực ở Việt Nam. Các giải
pháp để giải quyết những mâu thuẫn trên có nhiều, giải pháp mang tính bao
trùm và chi phối là đảm bảo nguyên tắc pháp quyền [65].
Nguyễn Mậu Tuân phân tích một cách có hệ thống và cụ thể các hạn
chế trong hoạt động bảo hiến ở Việt Nam, tạo nên cơ sở thuyết phục khi đưa
ra kết luận về nhu cầu bảo hiến ở Việt Nam [137]. Vấn đề đặt ra tiếp theo là
cần phải xây dựng cơ chế và xác định mô hình cụ thể cho hoạt động bảo hiến
tại Việt Nam.
Cao Anh Đô đề cập đến một nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt
động của NNPQ XHCN Việt Nam, đó là nguyên tắc quyền lực nhà nước là
thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện
15
các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Tác giả phân tích các hạn chế
trong việc thực hiện nguyên tắc trên, trong điều kiện đặc thù của Việt Nam là
có Đảng chính trị là Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền [31]. Vấn đề chưa
đưa ra cơ chế cụ thể, khả thi về phân công và phối hợp giữa các cơ quan thực
hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Hoàng Thị Hạnh khẳng định một trong những điều kiện đảm bảo quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế thành công
là phải xây dựng NNPQ XHCN. Như vậy, tác giả đã đi từ tính tất yếu của
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến tính tất yếu của NNPQ
ở Việt Nam, đó là mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị, biểu hiện mối quan
hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng xã hội. Dưới góc độ triết học,
tác giả đã xem thực hiện pháp quyền như một đòi hỏi của thực tiễn đất nước;
đến lượt mình pháp quyền trở thành điều kiện đảm bảo cho thực hiện được
mục tiêu kinh tế, tạo dựng nền tảng vật chất của thời kỳ quá độ lên CNXH ở
Việt Nam, một mục tiêu của thời kỳ quá độ lên CNXH tại Việt Nam [40].
Tóm lại, những công trình đề cập trực tiếp đến tư tưởng pháp quyền ở
Việt Nam rất ít, chủ yếu đề cập gián tiếp qua NNPQ. Các công trình của học
giả nước ngoài được dịch ở Việt Nam tập trung vào đặc điểm, nội dung và các
yêu cầu của pháp quyền. Các nhà nghiên cứu Việt Nam đề cập: tính tất yếu
xây dựng NNPQ ở Việt Nam; các đặc trưng của NNPQ ở Việt Nam; xây dựng
NNPQ trong quan hệ với kinh tế, đạo đức, dân chủ, với xã hội dân sự; tổng
kết thực tiễn xây dựng NNPQ Việt Nam, chỉ ra những thành tựu, hạn chế, đề
xuất giải pháp. Các nghiên cứu tập trung vào phương diện thực tiễn, phương
diện lý luận chưa được quan tâm đúng mức.
Các kết quả đạt được trong các công trình trên, một mặt được tác giả
luận án kế thừa, mặt khác những vấn đề chưa được đề cập, còn hạn chế là
những gợi ý cho tác giả luận án tiếp tục nghiên cứu.
16
1.1.2. Những công trình nghiên cứu tƣ tƣởng pháp quyền Hồ Chí Minh
* Các đề tài khoa học
Trong các công trình nghiên cứu tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh
phải kể tới Chương trình KX.02: Tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó có đề tài
KX.02.13: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước kiểu mới - Nhà nước của dân,
do dân, vì dân, do Viện nghiên cứu Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp chủ trì.
Kết quả của đề tài mang tính khái quát cao và có giá trị định hướng trong
nghiên cứu tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh. Trong các sản phẩm thuộc đề
tài có sách Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật
[148]. Trong đó cá...ởng pháp luật tự
nhiên được phát triển qua các tác phẩm của J.Locke, J.J.Rousseua, C.L. de
Mongtesquiue, D.Diderot, A.N.Radishev. Từ thế kỷ 19 trở đi khái niệm pháp
luật tự nhiên được thay thế bằng khái niệm pháp luật thực định. Pháp luật
thực định là tổng thể các văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước ở mỗi quốc
gia ban hành, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội. Trong khoa học pháp lý sử
dụng khái niệm pháp luật thực định để phân biệt với pháp luật tự nhiên.
K.Marx và F.Engels trong: Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản đưa ra
quan điểm: “pháp quyền của các ông chỉ là ý chí của các ông được đề lên
thành luật, cái ý chí mà nội dung là do điều kiện sinh hoạt vật chất của giai
cấp các ông quy định” [68, tr.619]. Quan điểm K.Marx và F.Engels đối với
pháp luật tư sản dựa trên sự khái quát hóa, trừu tượng hóa rất cao, chỉ tập
trung vào điểm cốt lõi và xét đến cùng, quan điểm trên có ý nghĩa phương
pháp luận. Thứ nhất, khi nghiên cứu và quan niệm về pháp luật phải thấy bản
chất giai cấp của pháp luật; pháp luật mang bản chất của giai cấp thống trị về
33
chính trị, về kinh tế. Thứ hai, khi nghiên cứu và quan niệm về pháp luật phải
thấy cơ sở vật chất của pháp luật. Khái niệm về pháp luật trên được K.Marx
và F.Engels đưa ra dưới góc độ triết học.
Quan điểm của K.Marx và F.Engels được V.I.Lenin kế thừa, phát triển
và vận dụng vào thực tiễn xây dựng XHCN ở nước Nga. V.I.Lenin khẳng
định lại quan điểm của K.Marx: “Pháp quyền không bao giờ có thể cao hơn
chế độ kinh tế và trình độ phát triển văn hóa của xã hội do chế độ kinh tế
quyết định” [57, tr.115]. Đồng thời, qua thực tiễn xây dựng chế độ xã hội
mới, thời kỳ quá độ lên CNXH, V.I.Lenin thấy vai trò quan trọng của pháp
luật đối với đời sống xã hội, ông nêu quan điểm cần phải có pháp luật để quản
lý xã hội. V.I.Lenin cho rằng: “Pháp quyền ấy vẫn còn tồn tại với tư cách là
yếu tố điều tiết việc phân phối sản phẩm và phân phối lao động giữa những
thành viên trong xã hội” [57, tr.114].
Trong sách Từ điển triết học do M.Rodentan và P.Iudin chủ biên, chịu
sự chi phối của chủ nghĩa Mác - Lênin đã đưa ra quan niệm về pháp luật tập
trung và nhấn mạnh vào bản chất giai cấp của pháp luật, chịu sự quy định và
phản ánh quan hệ kinh tế [109].
Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin chi phối quan niệm về pháp luật
ở Việt Nam từ khi chế độ xã hội mới ra đời sau Cách mạng tháng Tám năm
1945 thành công, vai trò chi phối này ở các mức độ khác nhau tùy điều kiện
lịch sử.
Trong sách Từ điển bách khoa Việt Nam nêu khái niệm: “Pháp luật là
hệ thống các quy phạm xã hội có tính bắt buộc chung thể hiện ý chí của giai
cấp thống trị đề lên thành luật và được bảo vệ bằng quyền lực nhà nước” [48,
tr.420]. Khái niệm này đã đưa khái niệm pháp luật với một khái niệm rộng
hơn là khái niệm quy phạm xã hội, quy phạm xã hội có thể gồm đạo đức, tôn
giáo... chỉ ra các đặc tính riêng của quy phạm pháp luật: được Nhà nước thừa
34
nhận hoặc đề lên thành luật, mang bản chất giai cấp, mang tính cưỡng chế,
tính bắt buộc, được đảm bảo bằng Nhà nước.
Trong giới nghiên cứu và giảng dạy pháp luật tại Việt Nam, có đưa
ra khái niệm về pháp luật, trong đó có thể kể tới Hoàng Thị Kim Quế với
khái niệm:
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính chất bắt buộc chung
do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí nhà nước của giai
cấp thống trị trên cơ sở ghi nhận các nhu cầu về lợi ích của toàn xã
hội, được đảm bảo thực hiện bằng Nhà nước nhằm điều chỉnh các
quan hệ xã hội với mục đích trật tự và ổn định xã hội vì sự phát
triển bền vững của xã hội [103, tr.288].
Trong khái niệm này, bên cạnh sự tương đồng với nội dung của những
quan niệm đã trình bày trên, tác giả bổ sung thêm hai điểm: một là, tính xã hội
của pháp luật; hai là, mục tiêu của pháp luật nhằm mục đích phát triển bền
vững xã hội, mục đích nhân văn, tiến bộ của pháp luật.
Từ các phân tích trên, có thể khái quát những nội dung của khái niệm
pháp luật gồm: pháp luật là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực hành vi ứng xử
mang tính phổ biến; pháp luật phải do Nhà nước ban hành, thừa nhận, Nhà
nước là chủ thể trực tiếp ban hành, thừa nhận; pháp luật mang tính cưỡng chế,
là những quy tắc, chuẩn mực hành vi ứng xử mang tính bắt buộc phải tuân
theo, được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh Nhà nước; đối với pháp luật
tiến bộ mục đích của pháp luật đảm bảo trật, ổn định và phát triển bền vững
của xã hội.
Từ tất cả sự phân tích trên, luận án đưa ra khái niệm về pháp luật như
sau: Pháp luật là hệ thống quy tắc hành vi xử sự xã hội mang tính phổ biến,
do Nhà nước quy định và đảm bảo thực thi, điều chỉnh quan hệ xã hội nhằm
đảm bảo trật tự, ổn định và tiến bộ xã hội.
35
2.1.2. Khái niệm pháp chế
Trong khoa học pháp lý Việt Nam có khái niệm pháp chế và pháp chế
XHCN. Có nhiều khái niệm khác nhau về pháp chế.
Trong sách Từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ nêu khái niệm: Pháp
chế là chế độ trong đó đời sống và hoạt động xã hội được bảo đảm bằng pháp
luật [149, tr.985]; trong sách Từ điển tiếng Việt của Trung tâm từ điển học do
Hoàng Phê và các cộng sự đưa ra khái niệm về pháp chế tương tự như trên
[99]. Khái niệm pháp chế ở đây theo nghĩa rộng, nhấn mạnh đến vai trò của
pháp luật đối với toàn bộ xã hội, để có pháp chế điều kiện cần là có hệ thống
pháp luật đầy đủ để điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Theo Phạm Hữu Nghị quan niệm về pháp chế nhấn mạnh đến một hệ
thống pháp luật cần và đủ để điều chỉnh các quan hệ xã hội; sự tuân thủ pháp
luật của toàn xã hội, gồm: Nhà nước, mọi tổ chức xã hội và cá nhân công dân
[88]. Quan niệm này nhấn mạnh đến thành tố quan trọng, như là điều kiện cần
và đủ của pháp chế là có hệ thống pháp luật và sự tuân thủ pháp luật.
Theo Nguyễn Minh Đoan quan niệm pháp chế chính là pháp luật,
nhưng pháp luật đang thực thi trong đời sống xã hội, tức là pháp luật đang
sống [32]. Tác giả khi quan niệm về pháp chế nhấn mạnh đến tính hiệu lực
của pháp luật trong đời sống xã hội, trong quan niệm này tác giả đòi hỏi một
trình độ cao tính hiệu lực của pháp luật, không chỉ hiểu hiệu lực của pháp luật
ở tính cưỡng chế, mà phải đạt tới ý thức tự giác. Quan niệm này về pháp chế
gần với quan niệm về pháp quyền.
Theo Bùi Xuân Đức quan niệm pháp chế là một trật tự pháp luật trong
đó tất cả các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi công dân đều phải
tôn trọng và thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh, triệt để, thống nhất
[1]. Trong quan niệm về pháp chế, tác giả nhấn mạnh đến sự tuân thủ pháp
36
luật của toàn xã hội, các đặc trưng trong thực hiện pháp luật, quan niệm này
về pháp chế có những điểm tương đồng với quan niệm về pháp chế.
Pháp chế XHCN là chế độ tuân thủ nghiêm chỉnh và chính xác Hiến
pháp, luật của mọi chủ thể trong các quan hệ pháp luật. Đây là, một trong
những nguyên tắc cơ bản của pháp luật XHCN. Nguyên tắc này cũng được
coi là một trong những nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ
máy nhà nước ở Việt Nam. Trong hoạt động lập pháp, hành pháp, tư pháp cần
triệt để tôn trọng, thi hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật. Nguyên
tắc pháp chế XHCN đòi hỏi phải đảm bảo các yêu cầu: tính thống nhất, đồng
bộ của hệ thống pháp luật, trong hệ thống pháp luật thượng tôn Hiến pháp và
luật; thừa nhận và bảo vệ có hiệu quả các quyền công dân; tuân thủ, chấp
hành pháp luật trong toàn xã hội; xử lý kịp thời, công minh hành vi vi phạm
pháp luật; đảm bảo hợp pháp, hợp lý và hợp tình; hệ thống pháp luật đảm bảo
cần và đủ cho việc điều chính các quan hệ xã hội. Như vậy, khái niệm pháp
chế có những nội dung tương đồng với khái niệm pháp chế.
Từ tất cả sự phân tích trên luận án đưa ra khái niệm về pháp chế như
sau: Pháp chế là chế độ pháp luật được thực thi một cách nghiêm minh đối
với mọi chủ thể trong xã hội.
2.1.3. Khái niệm pháp quyền
Trong các nghiên cứu ở Việt Nam về triết học, khoa học pháp lý, khoa
học chính trị, Hồ Chí Minh học... có đề cập đến khái niệm pháp quyền. Khái
niệm pháp quyền được sử dụng là công cụ để các tác giả đề cập đến nội dung
nghiên cứu.
Bùi Ngọc Sơn khẳng định pháp quyền là một lý thuyết của phương
Tây, trong thế kỷ XX, nó lan tỏa và có tầm ảnh hưởng rộng lớn tới khắp các
châu lục. Tác giả đưa ra quan điểm: “Pháp quyền thực chất là một mô thức tổ
chức xã hội mà trong đó Nhà nước cũng như mọi chủ thể khác trong xã hội
phải chịu sự cương tỏa của quyền lực pháp luật” [111, tr.25]. Tác giả cho rằng
37
thực chất pháp quyền là quyền của pháp luật trong toàn bộ đời sống xã hội,
pháp luật trở thành tối cao, không chỉ dừng lại ở khâu Nhà nước áp dụng pháp
luật, mà trở thành “thần linh”. Tức là pháp luật được tôn trọng đến trình độ có
tính linh thiêng. Đến đây, đặt ra một câu hỏi: cái gì, yếu tố nào tạo nên tính
linh thiêng của pháp luật, khi trả lời được câu hỏi đó là chỉ ra được cốt lõi của
pháp quyền.
Hoàng Văn Nghĩa dẫn quan niệm về pháp quyền trong Báo cáo của
Tổng thư ký Liên hợp quốc về NNPQ và tư pháp chuyển đổi trong các xã hội
xung đột và hậu xung đột: Pháp quyền là một nguyên tắc quản trị mà ở đó, tất
cả các cá nhân, cơ quan và tổ chức, công và tư pháp, bao gồm cả Nhà nước, là
phải giải trình trước pháp luật được ban hành một cách công khai, được thực
thi một cách bình đẳng và được xét xử một cách độc lập, phù hợp với các quy
phạm và tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế. Cũng như nó đòi hỏi về các biện
pháp đối với việc đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc tính tối cao của pháp luật,
sự bình đẳng trước pháp luật, trách nhiệm giải trình trước pháp luật, tính công
bằng trong áp dụng pháp luật, phân chia quyền lực, tham gia vào việc ra quyết
định, đảm bảo pháp lý, tránh sự tùy tiện và sự minh bạch về thủ tục, về pháp
lý [91]. Đây là quan niệm pháp quyền theo nghĩa rộng, hàm chứa nhiều giá trị
của khoa học pháp lý hiện đại. Quan niệm như vậy, coi pháp quyền là một
phương thức tổ chức xã hội hiện đại, văn minh và tiến bộ.
Nguyễn Đăng Dung cho rằng thuật ngữ pháp quyền (The Rule of Law)
dùng để chỉ cả một xã hội được tổ chức và vận hành trên cơ sở các quyền
được pháp luật quy định rạch ròi theo luật của tự nhiên, sao cho các chủ thể
sử dụng quyền của mình một cách tự do để có khả năng nâng cao sự hạnh
phúc của mình, nhưng lại không xâm phạm sang quyền của các chủ thể khác
[18]. Tác giả đề cao vai trò của pháp luật, nhưng là pháp luật để phục vụ cho
con người, đem lại quyền cho con người, đem lại hạnh phúc cho con người.
38
Trên cơ sở kế thừa kết quả đạt được trong các công trình đã công bố,
luận án đưa ra khái niệm về pháp quyền: Pháp quyền là nguyên tắc tổ chức và
hoạt động xã hội đề cao pháp luật, đảm bảo công bằng, quyền con người và
tiến bộ xã hội.
Nói đến pháp quyền là phải nói đến Nhà nước và pháp luật, theo quan
điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin Nhà nước và pháp luật mang bản chất giai
cấp, do vậy pháp quyền mang bản chất giai cấp; Nhà nước, pháp luật không
chỉ mang nguyên bản chất giai cấp, còn mang bản chất xã hội. Nhà nước,
pháp luật chỉ phục vụ quyền, lợi ích của một giai cấp thì sớm hay muộn Nhà
nước, pháp luật đó sẽ bị loại bỏ và thay thế bằng một Nhà nước, pháp luật
khác. Diễn trình lịch sử nhân loại đa dạng, phức tạp, có bước quanh co, thậm
chí thụt lùi, nhưng xu hướng chung là tiến bộ, phát triển. Lịch sử Nhà nước và
pháp luật của mỗi quốc gia và toàn nhân loại cũng nằm trong tiến trình chung
không ngừng tiến bộ và phát triển. Trong tiến trình phát triển của lịch sử Nhà
nước và pháp luật, tư tưởng pháp quyền thể hiện xu thế tiến bộ và phát triển.
Pháp quyền là một giá trị văn minh, tiến bộ của Nhà nước, của pháp luật.
Trước hết, pháp quyền được hiểu đó là quyền của pháp luật. Pháp luật
do Nhà nước ban hành để bảo vệ quyền và lợi ích trước hết của giai cấp nắm
Nhà nước, giai cấp thống trị về chính trị, về kinh tế. Do đó, quyền đầu tiên
của pháp luật là bảo vệ giai cấp thống trị, đi liền với đó là quyền giàng buộc
các giai cấp còn lại trong khuôn khổ, trong vòng trật tự, trừng trị nặng những
hành vi xâm hại, đe dọa địa vị của giai cấp thống trị. Quyền này của pháp luật
thấy rõ trong pháp luật chiếm hữu nô lệ và pháp luật phong kiến, nhưng đó
chưa phải là pháp quyền, chưa đạt đến pháp quyền.
Kiểu pháp luật tư bản chủ nghĩa, quyền thống trị giai cấp của pháp luật
vẫn còn, bên cạnh đó xuất hiện tư tưởng quyền của pháp luật với chính Nhà
nước, với các nhân viên nhà nước; đặc biệt khi chủ nghĩa lập hiến ra đời, yêu
cầu Nhà nước đặt dưới pháp luật, khi đó pháp quyền ra đời. Nhà nước và
39
pháp luật không chỉ phục vụ một giai cấp, mà phục vụ toàn xã hội. Tư tưởng
pháp quyền hiện nay đã đạt đến Nhà nước chỉ được làm những điều pháp luật
cho phép, cá nhân công dân có quyền làm những điều pháp luật không cấm;
nghĩa vụ giải trình của Nhà nước, nhân viên nhà nước. Như vậy, đến hiện nay,
quyền của pháp luật đã mở rộng ra toàn xã hội, không còn vùng cấm đối với
pháp luật.
Thứ hai, pháp quyền được hiểu là pháp luật về quyền. Pháp luật ghi
nhận và đảm bảo các quyền tự nhiên của con người, dưới góc độ quốc gia -
dân tộc, quốc gia - dân tộc có quyền; dưới góc độ cá nhân, có quyền con
người. Pháp luật về quyền của quốc gia - dân tộc, đó là pháp quyền quốc tế,
pháp quyền dân tộc; pháp luật về quyền con người, quyền công dân đó là
pháp quyền dân chủ. Pháp luật phải được xây dựng theo những trình tự nhất
định và thể hiện dưới hình thức nhất định do luật quy định. Pháp luật khi áp
dụng phải tuân thủ theo trình tự thủ tục nhất định theo do luật quy định.
Thứ ba, mục tiêu của pháp quyền là đảm bảo trật tự, ổn định và hướng
tới tiến bộ, phát triển xã hội. Pháp quyền dân tộc hay pháp quyền dân chủ
mục tiêu đầu tiên, trước hết là duy trì trật tự hiện tồn; trong thế giới hiện nay
pháp quyền còn phải hướng tới sự tiến bộ, phát triển xã hội. Pháp quyền lấy
con người làm trung tâm, xuất phát từ con người, vì con người, xu thế không
thể đảo ngược. Đích cuối cùng của pháp quyền là mỗi cá nhân người có tự do,
công bằng, công lý và hạnh phúc.
2.1.4. Khái niệm Nhà nƣớc pháp quyền
Tư tưởng pháp quyền có nguồn gốc từ châu Âu và được du nhập vào
Việt Nam từ đầu thế kỷ XX, trong hoàn cảnh Việt Nam là một quốc gia thuộc
địa, chế độ quân chủ chuyên chế vẫn tồn tại, do đó không có điều kiện phát
triển cả về lý luận và thực tiễn. Đến giữa thế kỷ XX, với thắng lợi của Cách
mạng tháng Tám năm 1945, với sự ra đời của nước Việt Nam DCCH tư tưởng
pháp quyền được hiện thực hóa. Đến thập niên cuối của thế kỷ XX, vấn đề
40
pháp quyền được đề cập trở lại và được Đảng Cộng sản Việt Nam sử dụng
trong các Văn kiện của Đảng với tên gọi NNPQ, NNPQ XHCN của nhân dân,
do nhân dân, vì nhân dân. Khái niệm này được sử dụng chính thức và trở nên
phổ biến trong xã hội Việt Nam.
Nghị quyết Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ (khoá VII) xác
định: "Tiếp tục xây dựng và từng bước hoàn thiện NNPQ Việt Nam” [26,
tr.224]. Như vậy, đây là lần đầu tiên trong Văn kiện của Đảng chính thức nêu
trực tiếp và cụ thể vấn đề xây dựng NNPQ Việt Nam, trở thành chủ trương có
tầm chiến lược, bao trùm toàn bộ tổ chức, hoạt động của Nhà nước, trở thành
định hướng cho toàn bộ quá trình và nội dung đổi mới tổ chức, hoạt động của
Nhà nước. Tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 30 năm đổi mới,
Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định tính tất yếu khách quan và cấp thiết của
việc xây dựng NNPQ XHCN; là một đặc trưng của xã hội XHCN; vừa tiếp
thu thành tựu của nhân loại về NNPQ, vừa thể hiện bản sắc, đặc điểm riêng
của Việt Nam [28, 29]. Quá trình tiếp cận, nhận thức của Đảng Cộng sản Việt
Nam về NNPQ và xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam là một quá trình, gắn
liền với sự nghiệp đổi mới đất nước. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt
Nam về NNPQ XHCN ở Việt Nam ngày càng hoàn thiện, cụ thể, đi vào
những vấn đề thực chất của tư tưởng pháp quyền. Quan điểm đó đã tiếp thu
những giá trị tư tưởng pháp quyền trên thế giới và trở về với tư tưởng pháp
quyền Hồ Chí Minh, trên cơ sở bám sát và đáp ứng được yêu cầu của thực
tiễn đất nước.
Theo Hoàng Văn Nghĩa dẫn quan niệm của Hội nghị quốc tế về NNPQ
của các nước sử dụng tiếng Pháp, tổ chức tại Benin vào tháng 9/1991: NNPQ
là một chế độ chính trị mà Nhà nước và cá nhân phải tuân thủ pháp luật.
Quyền và nghĩa vụ của tất cả mọi người đều được pháp luật nghi nhận và bảo
vệ, các quy trình và quy phạm pháp luật được bảo đảm thực hiện bằng một hệ
thống tòa án độc lập. Nhà nước pháp quyền có nghĩa vụ tôn trọng giá trị của
41
con người và đảm bảo cho công dân có khả năng, có điều kiện, chống lại sự
tùy tiện của cơ quan nhà nước bằng việc lập ra cơ chế kiểm tra tính hợp hiến
và hợp pháp của pháp luật cũng như các hoạt động của bộ máy nhà nước. Nhà
nước pháp quyền phải đảm bảo cho công dân không bị đòi hỏi bởi những cái
ngoài Hiến pháp và pháp luật quy định. Trong hệ thống pháp luật thì Hiến
pháp giữ vị trí tối cao và nó phải được xây dựng trên cơ sở đảm bảo quyền tự
do và quyền công dân [91].
Theo Trần Ngọc Liêu, NNPQ là khái niệm dùng để chỉ xã hội tổ
chức theo cách quyền lực của nhân dân được thể chế hóa thành pháp luật
và được đảm bảo thực thi bằng bộ máy nhà nước cũng như các thiết chế
chính trị - xã hội khác nhằm mang lại quyền lợi cho nhân dân. Nhà nước
pháp quyền với tính cách là một khái niệm khác với mô hình nhà nước cụ
thể. Nhà nước pháp quyền phản ánh trình độ phát triển xã hội đạt tới quyền
lực nhân dân được tổ chức thành Nhà nước. Hình thức pháp quyền là pháp
luật thống trị Nhà nước và xã hội. Nội dung pháp quyền là quyền lực của
nhân dân, ý chí của nhân dân đề lên thành luật. Bản chất quan trọng nhất
của NNPQ là quyền lực của nhân dân được thể chế hóa thành pháp luật và
được đảm bảo thực thi bằng bộ máy nhà nước, cũng như các thiết chế chính
trị - xã hội khác nhằm mang lại quyền lợi cho nhân dân [61].
Theo Nguyễn Thị Việt Hương và Lê Thị Hương, NNPQ được hiểu là
cách thức sử dụng và biểu thị quyền lực của Nhà nước dân chủ, chống độc
đoán, chuyên quyền, mà nền tảng và đại lượng quan trọng nhất cho cách thức
thực thi quyền lực đó là luật pháp [53].
Theo Nguyễn Như Pháp, NNPQ một mặt là nguyên tắc, là học thuyết
tư tưởng để tổ chức, vận hành xã hội; mặt khác phản ánh những yêu cầu đối
việc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước, quyền lực xã hội trong bối
cảnh thượng tôn các giá trị dân chủ của pháp luật [96].
42
Đào Trí Úc quan niệm NNPQ từ đòi hỏi về dân chủ và phương thức
thực hiện quyền lực, dân chủ là một đòi hỏi của xã hội văn minh, tiến bộ, dân
chủ trong mọi mặt của đời sống xã hội, cơ bản và trước tiên là trong chính trị.
Nhà nước pháp quyền là sự thống nhất giữa hai yếu tố Nhà nước và pháp luật.
Nhà nước pháp quyền có sự thống nhất giữa tính tối cao của pháp luật và hình
thức pháp lý của tổ chức quyền lực chính trị [142, 143].
Theo Lê Minh Tâm, NNPQ có những đặc điểm của Nhà nước nói
chung, đồng thời có những đặc điểm riêng trong mối quan hệ Nhà nước -
pháp luật - xã hội công dân; NNPQ không phải là một kiểu nhà nước, mà là
một mô hình nhà nước [115].
Theo Nguyễn Đăng Dung, NNPQ là một hình thức tổ chức nhà nước
mà cách thức tổ chức và hoạt động của nó đối nghịch với Nhà nước độc tài,
chuyên chế; đối nghịch với hình thức nhà nước được tổ chức theo phương
pháp nhân trị, pháp trị [15].
Theo Nguyễn Duy Quý, NNPQ là giá trị phổ biến, là một biểu hiện của
trình độ phát triển dân chủ. Nhà nước pháp quyền được xem xét như một cách
thức tổ chức nền dân chủ, cách thức tổ chức nhà nước và xã hội trên nền tảng
dân chủ [107, 108].
Từ tất cả sự phân tích trên luận án đưa ra khái niệm về NNPQ như sau:
Nhà nước pháp quyền là phương thức tổ chức và hoạt động của nhà nước đề
cao vai trò của pháp luật trong quản lý xã hội.
2.1.5. Khái niệm tƣ tƣởng pháp quyền Hồ Chí Minh
Trên cơ sở kế thừa thành tựu trong các công trình nghiên cứu đã công
bố về triết học, về khoa học pháp lý, về khoa học chính trị, về Hồ Chí Minh
học liên quan đến khái niệm pháp quyền và từ sự khái quát những phân tích,
lý giải trên, luận án đưa ra khái niệm: Tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh là
hệ thống quan điểm về nguyên tắc tổ chức, hoạt động của toàn xã hội đề cao
pháp luật nhằm đảm bảo công bằng, quyền con người và tiến bộ xã hội.
43
Tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh bao gồm những nội dung: Các quan
điểm, luận điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của pháp luật; về phương thức
thực hiện pháp quyền; về điều kiện thực hiện pháp quyền; về pháp quyền
nhằm mục tiêu tạo ra trật tự, kỷ cương và tiến bộ xã hội.
2.2. CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG PHÁP QUYỀN HỒ CHÍ MINH
2.2.1. Cơ sở thực tiễn
Các học thuyết lý luận đều ra đời trên cơ sở thực tiễn của một thời đại
lịch sử nhất định, nhằm giải đáp những nhiệm vụ lịch sử của thời đại mình đặt
ra, đồng thời có sự kế thừa tư tưởng của các thời đại trước để lại. Để thấy
được giá trị của một học thuyết lý luận, cần đặt trong bối cảnh lịch sự thời đại
nó ra đời, để thấy thời đại đó đặt ra nhiệm vụ lịch sử gì và học thuyết lý luận
đó đáp ứng như thế nào với nhiệm vụ lịch sử đó; đặt học thuyết lý luận đó
trong lịch sử vận động của vấn đề học thuyết đó đang giải quyết để thấy sự kế
thừa, tiếp tục, bổ sung và phát triển. Tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh ra
đời trong bối cảnh lịch sử cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, trong bối cảnh
Việt Nam đang đấu tranh giành, giữ độc lập dân tộc, tổ chức xây dựng xã hội
mới về chất so với xã hội thực dân phong kiến.
Tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh có sự kế thừa những giá trị trong
truyền thống pháp lý dân tộc; tiếp thu tinh hoa tư tưởng pháp quyền nhân loại,
từ phương Đông cho đến phương Tây, từ cổ đại cho tới hiện đại, nhất là quan
điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về Nhà nước và pháp luật. Bối cảnh lịch sử
và những tiền đề tư tưởng kết hợp với nhân tố chủ quan Hồ Chí Minh, để
Người sáng tạo ra tư tưởng pháp quyền.
Thực dân Pháp đã có âm mưu xâm lược Việt Nam từ thế kỷ XVII, năm
1645, giáo sỹ người Pháp Alexandre de Rhodes từ Việt Nam trở về Pháp
mang theo một bản đồ Việt Nam và đề xuất việc cần phải xâm lược Việt Nam
[94]. Nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau, đến năm 1858, thực dân Pháp
44
bắt đầu quá trình xâm lược Việt Nam và đến năm 1884 triều đình nhà Nguyễn
kí hiệp ước công nhận sự thống trị của thực dân Pháp trên toàn lãnh thổ Việt
Nam. Dân tộc Việt Nam mất độc lập, trở thành thuộc địa của thực dân Pháp,
việc này đưa đến nhiều hệ quả cho dân tộc Việt Nam.
Cùng với việc xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp áp đặt một nền cai
trị hà khắc, hạn chế về pháp quyền, thậm chí không pháp quyền, vi phạm
pháp quyền. Hồ Chí Minh tiến hành cuộc đấu tranh nhằm vạch trần và lên án
chế độ cai trị hà khắc, tàn bạo, phi nhân tính, phi pháp quyền của Chính phủ
Pháp tại Việt Nam. Thực dân Pháp thống trị toàn diện Việt Nam trên tất cả
các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội, ở phương diện pháp quyền,
thực dân Pháp dùng pháp luật để đàn áp, thống trị nhân dân Việt Nam. Hồ
Chí Minh viết:
Ở Đông Dương có hai thứ công lý. Một thứ cho người Pháp, một
thứ cho người bản xứ. Người Pháp thì được xử như ở Pháp. Người
An Nam thì không có hội đồng bồi thẩm, cũng không có luật sư
người An Nam. Thường người ta xử án và tuyên án theo giấy tờ,
vắng mặt người bị cáo. Nếu có vụ kiện cáo giữa người An Nam với
người Pháp thì lúc nào người Pháp cũng có lý cả, mặc dù tên này ăn
cướp hay giết người [73, tr.445].
Dưới sự cai trị của thực dân Pháp, những quyền tự do, dân chủ tối thiểu
của người Việt Nam bị hạn chế, bị tước đoạt, bị xâm phạm. Người đã tố cáo
thực dân Pháp không cho nhân dân Việt Nam một chút tự do, dân chủ, nhân
dân Việt Nam không còn được sống với tư cách con người. Trước thảm trạng
đó, có những người Việt Nam gửi bản thỉnh cầu (Bùi Quang Chiêu); gửi bản
kiến nghị (Phan Châu Trinh); bản yêu sách (Nguyễn Ái Quốc), đòi những
quyền tự do, dân chủ cho người Việt Nam. Trong đó, tiêu biểu là Yêu sách
của nhân dân An Nam do Nguyễn Ái Quốc gửi tới Hội nghị Versailles:
45
1. Tổng ân xá cho tất cả những người bản xứ bị án tù chính trị; 2.
Cải cách nền pháp lý ở Đông Dương bằng cách cho người bản xứ
cũng được quyền hưởng những đảm bảo về mặt pháp luật như
người Âu châu; xoá bỏ hoàn toàn các toà án đặc biệt dùng làm công
cụ để khủng bố và áp bức bộ phận trung thực nhất trong nhân dân
An Nam; 3. Tự do báo chí và tự do ngôn luận; 4. Tự do lập hội và
hội họp; 5. Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương; 6. Tự do
học tập, thành lập các trường kỹ thuật và chuyên nghiệp ở tất cả các
tỉnh cho người bản xứ; 7. Thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ
ra các đạo luật; 8. Đoàn đại biểu thường trực của người bản xứ, do
người bản xứ bầu ra, tại Nghị viện Pháp để giúp cho Nghị viện biết
được những nguyện vọng của người bản xứ [73, tr.469 - 470].
Bản Yêu sách chỉ đề cập đến những quyền cơ bản của con người, tức
những quyền tối thiểu mà thiếu nó, con người không còn sống với tư cách con
người. Những yêu cầu tối thiếu đó của người Việt Nam không được thực dân
Pháp chấp nhận.
Về vấn đề công lý ở Việt Nam dưới sự cai trị của thực dân Pháp được
Hồ Chí Minh châm biếm một cách sâu sắc qua hình ảnh tượng thần công lý ở
Việt Nam, Hồ Chí Minh viết:
Công lý được tượng trưng qua hình ảnh một nữ thần tay cầm cân và tay
cầm kiếm. Nhưng Đông Dương lại ở quá xa nước Pháp, muôn trùng
cách trở, nên khi nữ thần tới xứ này thì cán cân đã mất thăng bằng, đĩa
cân đã chảy lỏng và biến thành những tẩu thuốc phiện và những chai
rượu ty. Trên tay nữ thần tội nghiệp ấy chỉ còn độc cái kiếm để chém
giết. Bà đã chém những người vô tội và cũng chỉ chém có họ mà thôi!
[73, tr.51].
46
Pháp luật và công lý ở xứ thuộc địa Việt Nam nằm trong tay những tên
thực dân “cá mập” dùng để bóc lột, đàn áp, khủng bố nhân dân Việt Nam.
Một trong những mục tiêu của cách mạng Việt Nam là xóa bỏ bộ máy
cai trị và hệ thống luật pháp của thực dân Pháp, xóa bỏ sự cai trị không pháp
quyền, trái pháp quyền. Sau khi đánh đuổi ngoại xâm, giải phóng dân tộc,
giành độc lập dân tộc, Việt Nam xây dựng xã hội mới, đem lại cuộc sống ấm
no, tự do, hạnh phúc cho toàn thể nhân dân, như Hồ Chí Minh viết: “Xây
dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu
mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới” [85, tr.614].
Trong đó có việc xây dựng Nhà nước và hệ thống pháp luật kiểu mới ở
Việt Nam, một pháp quyền ở Việt Nam. Đó là cơ sở thực tiễn cho sự ra đời tư
tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh.
2.2.2. Tiền đề tƣ tƣởng lý luận
2.2.2.1. Các giá trị truyền thống pháp lý Việt Nam
Nhà nước xuất hiện sớm tại Việt Nam do nhu cầu trị thủy và chống
ngoại xâm, nên tất yếu phải có những công cụ, phương tiện để quản lý và điều
hành cộng đồng dân cư, trong đó có yếu tố luật lệ. Trước khi người Hán đặt
ách thống trị đối với người Việt thì người Việt đã có luật và sử dụng luật để
quản lý, điều hành cộng đồng cư dân. Điều đó cho thấy những manh nha của
pháp quyền Việt Nam đã xuất hiện từ đầu công nguyên [126].
Sau khi giành lại độc lập dân tộc các triều đại phong kiến Việt Nam,
một mặt củng cố nền độc lập dân tộc, chống lại sự xâm lược của người
phương Bắc; mặt khác xây dựng, phát triển đất nước. Trong quá trình đó, tư
tưởng coi trọng pháp luật trong quản lý xã hội ngày càng rõ nét, tiêu biểu là
thời kỳ Lê sơ. Sau khi giành độc lập các vua nhà Lê chú trọng xây dựng và
hoàn thiện bộ máy nhà nước từ cấp trung ương (triều đình) đến cấp cơ sở.
Cùng với việc hoàn thiện bộ máy nhà nước, các vua nhà Lê quan tâm xây
dựng pháp luật và hệ thống cơ quan xét xử. Đặc biệt, bộ Lê triều Hình luật
47
(Bộ luật Hồng Đức) là bộ luật hoàn chỉnh nhất trong lịch sử Nhà nước phong
kiến Việt Nam. Bên cạnh bản chất giai cấp, bộ luật có nhiều điểm thể hiện
tiến bộ và nhân văn, tinh thần pháp luật trong bộ Lê triều Hình luật không chỉ
có giá trị thời điểm ra đời, mà có giá trị cho tới tận ngày nay [7, 50, 94, 108,
136]. Thời kỳ Lê sơ, trong Bộ Lê triều Hình luật các nhà tư tưởng, chính trị
chưa dùng khái niệm pháp quyền, nhưng xét ở góc độ nhất định, tinh thần
pháp quyền đã xuất hiện, như: muốn ngăn chặn sự lạm quyền trong đội ngũ
quan lại, người thực thi quyền lực nhà nước; trách nhiệm của triều đình với
người dân; muốn thống nhất, đồng bộ và hiệu lực của pháp luật trên phạm vi
toàn lãnh thổ; ghi nhận mức độ nào đó các quyền con người. Thời kỳ Lê sơ
là một thời kỳ phát triển rực rỡ trong lịch sử phong kiến Việt Nam, có nhiều
thành tựu đánh dấu bước phát triển của lịch sử dân tộc, trên phương diện
Nhà nước và pháp luật, tạo ra những giá trị tích cực được Hồ Chí Minh tiếp
thu, kế thừa.
Sang cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, một số trí thức Việt Nam chịu
ảnh hưởng của văn minh phương Tây, đưa ra quan điểm về pháp quyền, tập
trung vào vấn đề lựa chọn mô hình Nhà nước và ban hành Hiến pháp. Đứng
trên lập trường chính trị khác nhau, các nhà tư tưởng đưa ra quan điểm của
mình về pháp quyền, tiêu biểu là Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh.
Khuynh hướng cải tạo chế độ phong kiến chuyên chế và thiết lập chế
độ quân chủ lập hiến, đại diện là Phan Bội Châu. Ông chủ trương đánh đuổi
thực dân Pháp, xây dựng chế độ quân chủ lập hiến của một quốc gia độc lập.
Ông thấy những hạn chế của chế độ phong kiến chuyên chế, nhưng chủ
trương không xóa bỏ chế độ phong kiến, mà cải tạo bằng cách ban hành
Hiến pháp, để hạn chế quyền lực của Hoàng đế Việt Nam, nghĩa là, xây
dựng chế độ quân chủ lập hiến; bên cạnh vua là Hiến pháp, bên cạnh vua là
Chính phủ [129].
48
Khuynh hướng xóa bỏ chế độ phong kiến chuyên chế và thiết lập chế
độ mới, đại diện là Phan Châu Trinh. Ông chủ trương “ỷ Pháp cầu tiến bộ”,
xóa bỏ chế độ phong kiến ở Việt Nam, khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân
sinh, dần dần đưa nước ta trở thành độc lập. Phan Châu Trinh chủ trương xây
dựng Nhà nước dân chủ ở Việt Nam theo hướng tam quyền phân lập, gồm
Nghị viện, Tổng thống và Nội các...nh công lý, nhân danh lẽ phải, đạo lý làm người. Đây là một yêu cầu mang
tính nhân văn và bức thiết ở Việt Nam hiện nay. Hiện nay, tư tưởng pháp
quyền nhân loại đã đạt tới trình độ cao với quan điểm khi cơ quan tư pháp
thực hiện một hành động, một công dân phải được quyền kháng cáo, nếu
quyền kháng cáo đến cấp cao nhất theo luật định đã hết, phải có một cơ chế
nào đó có hiệu lực cao hơn luật hiện có, cao hơn theo cách giải thích và áp
dụng của Tòa án. Cơ chế cao hơn đó có thể xảy ra: một là một luật mới ra đời,
điều này là một quá trình, luôn cần một thời gian và trải qua các trình tự thủ
133
tục nhất định; thứ hai nhanh và cao hơn đó là công lý, lẽ phải, đạo lý làm
người. Hồ Chí Minh có đề cập đến vấn đề này, Người chủ trương tư pháp
phải “phụng công thủ pháp”, “chí công vô tư”; đó là những gợi ý, những định
hướng cho xây dựng nền tư pháp tiến bộ, văn minh, hiện đại.
Thủ tục xét xử của Tòa án góp phần tìm ra sự thật của sự kiện pháp lý,
cơ sở quyết định cho Tòa án ra bản án chính xác, quyền và lợi ích của các bên
được đảm bảo. Hiến pháp năm 2013 quy định nguyên tắc tranh tụng trong xét
xử, một bước tiến bộ trong pháp quyền Việt Nam. Trong thực tiễn, thủ tục xét
xử của Tòa án ở Việt Nam là thủ tục xét hỏi, chưa phải tranh tụng đúng nghĩa.
Hoạt động tranh tụng có, nhưng mang nặng tính hình thức, Tòa án thường coi
kết quả điều tra là kết quả cuối cùng, ra bản án dựa trên kết quả điều tra, bản
án lệ thuộc vào cáo trạng của Viện Kiểm sát dẫn đến tình trạng phổ biến ở
Việt Nam là án tại hồ sơ, tức là khi đưa vụ án ra xét xử thì phán quyết đã có
sẵn, căn cứ chủ yếu dựa vào kết quả của cơ quan điều tra; bào chữa của luật
sư mang tính hình thức, cho hợp luật tố tụng, đặc biệt với bên gỡ tội. Tố tụng
tranh tụng có nhiều ưu điểm: giúp kiểm tra chéo kết quả điều tra, tìm ra sự
thật của sự kiện pháp lý; chấp nhận, tôn trọng mâu thuẫn; thừa nhận địa vị
ngang bằng giữa Nhà nước và công dân. Vấn đề hiện nay là hiện thực hóa
nguyên tắc này trong hoạt hoạt động xét xử.
Để tư pháp thực sự độc lập, hoạt động xét xử chỉ tuân theo pháp luật,
đảm bảo công lý, lẽ phải, tìm ra sự thật, bên cạnh việc kế thừa, tiếp thu các
giá trị trong tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh đã nêu và phân tích ở trên, hệ
thống tòa án và trong hoạt động xét xử cần bổ sung, phát triển tư tưởng pháp
quyền Hồ Chí Minh, tiếp thu giá trị trong tư tưởng pháp quyền nhân loại hiện
đại, như: cơ chế bổ nhiệm thẩm pháp dài hơn nhiệm kỳ của chính quyền hoặc
suốt đời; nguyên tắc suy đoán vô tội...
134
Tiểu kết chƣơng 4
Tư tưởng pháp quyền Hổ Chí Minh có giá trị lý luận và thực tiễn đối
với quá trình xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam; các vấn đề được Hồ Chí
Minh nêu ra và giải quyết là sự gợi mở cho việc tìm tòi, sáng tạo, phát hiện và
giải quyết các khía cạnh của thực tiễn hiện nay đang đặt ra.
Thứ nhất, vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước, Hồ Chí Minh sử dụng
nhiều cách, nhiều công cụ khác nhau, bằng hoạt động lập; bằng hoạt động tư
pháp; bằng đạo đức công vụ; cần phải kết hợp sử dụng đa dạng, nhiều cách,
nhiều công cụ khác nhau.
Thứ hai, pháp luật thể hiện ý nguyện của nhân dân, trước hết là của
công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động, lực lượng chiếm
tuyệt đại đa số; và có cả của bộ phận thiểu số; phải có những cách thức để
nhân dân tham gia trực tiếp vào xây dựng pháp luật.
Thứ ba, địa vị làm chủ của nhân dân đối với các vấn đề quan hệ đến
vận mệnh quốc gia phải được đảm bảo; nhân dân trực tiếp và gián tiếp lập nên
Nhà nước; nhân dân là chủ thể tối cao đối với hoạt động lập hiến là một giá trị
cần được tiếp thu về mặt lý luận và phát triển về mặt thực tiễn trong điều kiện
hiện nay.
Thứ tư, các quyền con người hiến định thành các quyền công dân, đó là
những quyền tự nhiên, vốn có của con người, quyền thiêng liêng mà Nhà
nước có nghĩa vụ ghi nhận và bảo vệ, hiện thực hóa.
Thứ năm, tổ chức bộ máy nhà nước và cơ chế thống nhất, có sự phân
công, phối hợp giữa các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư
pháp là một đặc trưng cần được làm rõ và cụ thể hóa, tạo thành một cơ chế tốt
trong vận hành bộ máy nhà nước.
135
KẾT LUẬN
Bằng những phẩm chất cá nhân, đặc biệt là tình thương yêu, đề cao con
người kết hợp với trí thông minh, Hồ Chí Minh đã nhận ra thực trạng dân tộc
mất độc lập, dưới sự cai trị không có pháp quyền, trái pháp quyền, nhân dân Việt
Nam cùng khổ, trước hết phải giải phóng dân tộc, thực hiện quyền dân tộc; xây
dựng xã hội mới, thực hiện quyền con người, quyền công dân. Trong quá trình
tìm đường cứu nước, xây dựng xã hội mới, Hồ Chí Minh đã tiếp thu những giá
trị của truyền thống pháp lý dân tộc; tiếp thu tư tưởng pháp quyền nhân loại, nhất
là những giá trị trong tư tưởng pháp quyền phương Tây, trong đó có lý luận pháp
luật của Mác - Lênin. Đó là những cơ sở để hình thành tư tưởng pháp quyền Hồ
Chí Minh và từng bước được Người hiện thực hóa trong đời sống xã hội Việt
Nam, đem lại quyền và lợi ích cho nhân dân Việt Nam. Trong những cơ sở ấy,
nổi bật và tỏa sáng yếu tố cá nhân con người Hồ Chí Minh đóng vai trò quyết
định, trong việc nhận ra yêu cầu của thực tiễn dân tộc; trong việc đánh giá, tiếp
thu giá trị truyền thống dân tộc, văn hóa nhân loại hình thành quan điểm, luận
điểm về pháp quyền của mình; bằng hành động cụ thể đem lại tự do, bình đẳng,
hạnh phúc cho nhân dân.
Tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh có thể được tiếp cận dưới nhiều góc
độ khác nhau, nhưng nội dung cơ bản bao gồm: tư tưởng về vai trò của pháp luật
đối với toàn bộ đời sống xã hội, bao hàm cả Nhà nước, chủ thể trực tiếp ban
hành pháp luật, áp dụng pháp luật; nội dung pháp luật ghi nhận và đảm bảo các
quyền con người, trước tiên trên lĩnh vực chính trị, các quyền tự do, quyền sống,
quyền mưu cầu hạnh phúc; tư tưởng về các phương thức và điều kiện thực hiện
pháp quyền... Tất cả để tìm ra quy tắc ứng xử chính đáng, bền vững, biết đối đãi
với người khác đúng tư cách con người. Đó là cốt lõi của pháp quyền, làm cho
pháp quyền trở thành “thần linh” theo đúng nghĩa là cái cao cả và thiêng liêng; là
giá trị mà con người luôn vươn tới.
Theo tác giả của luận án, tư tưởng pháp quyền và quá trình Hồ Chí Minh
lãnh đạo toàn dân tộc thực hiện tư tưởng pháp quyền trong đời sống xã hội mang
136
tính khai phá, có tác dụng định hướng, cần nghiên cứu, bổ sung, phát triển; cụ
thể hóa để đưa vào cuộc sống; hiện thực hóa cho phù hợp với thực tiễn hiện nay.
Trên cơ sở nghiên cứu nội dung tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh, tác
giả của luận án nêu ra một số giá trị tham chiếu trong tư tưởng pháp quyền Hồ
Chí Minh đối với việc xây dựng, hoàn thiện NNPQ XHCN ở Việt Nam. Các giá
trị đó đồng thời cũng là những định hướng, gợi mở để tác giả luận án tiếp tục
nghiên cứu về tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh và vấn đề pháp quyền, cụ thể:
vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước, cơ chế kiểm soát, các loại hình kiểm soát
và vai trò của mỗi loại hình; cách thức để nhân dân tham gia vào xây dựng pháp
luật, để pháp luật thể hiện ý nguyện của nhân dân; xác định các vấn đề quan hệ
đến vận mệnh quốc gia và cách thức để nhân dân thực hiện quyền làm chủ đó;
vấn đề quyền con người, quyền công dân trong tư tưởng và thực hiện pháp
quyền, nhất là trong việc hiến định các quyền đó; vấn đề tổ chức và hoạt động
của bộ máy nhà nước là yếu tố quan trọng đảm bảo thực thi pháp quyền.
Đảng Cộng sản Việt Nam đã kế thừa, vận dụng và phát triển sáng tạo
những giá trị khoa học trong tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh vào hoạch định
chủ trương, đường lối lãnh đạo xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam. Sự kế thừa,
vận dụng và phát triển sáng tạo qua nhiều giai đoạn với những mức độ khác
nhau, điều này phụ thuộc vào nhận thức của Đảng về giá trị khoa học của tư
tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh, nhận thức được những yêu cầu, đòi hỏi của
thực tiễn đất nước và bối cảnh quốc tế. Xu hướng chung của quá trình nhận thức
và vận dụng là ngày càng đúng, đầy đủ giá trị khoa học tư tưởng pháp quyền Hồ
Chí Minh. Kết hợp phản ánh sát thực tiễn, xác định đúng yêu cầu của thực tiễn;
tiếp thu có phê phán và áp dụng các giá trị của tư tưởng pháp quyền trên thế giới,
Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa ra chủ trương, đường lối lãnh đạo đáp ứng
được yêu cầu xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam.
Trên thực tiễn, giá trị khoa học của tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh đã
trở thành nền tảng lý luận cho xây dựng Nhà nước Việt Nam trước thời kỳ đổi
mới; định hướng cho xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam; xác định các đặc trưng
cơ bản của NNPQ XHCN Việt Nam; tìm kiếm các giải pháp chủ yếu để xây
dựng NNPQ XHCN Việt Nam hiện đại.
137
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ
ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Nguyễn Đắc Dũng (2014), “Quan điểm của Hồ Chí Minh về các yêu cầu đối
với người cán bộ”, Tạp chí Nguồn lực khoa học xã hội, (12), tr.33-40.
2. Nguyễn Đắc Dũng (2014), “Quan điểm của Hồ Chí Minh về đào tạo và sử
dụng cán bộ”, Tạp chí Lịch sử Đảng, (5), tr.70-74.
3. Nguyễn Đắc Dũng (2016), “Quan điểm Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp
quyền kiểu mới - Nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ”, Tạp chí
Lao động và công đoàn, (599), tr.6-7.
4. Nguyễn Đắc Dũng (2016), “Hồ Chí Minh với việc hiện thực hóa Nhà nước
kiểu mới ở Việt Nam”, Tạp chí Sinh hoạt lý luận, (138), tr.19-21, 57.
5. Nguyễn Đắc Dũng (2017), “Tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh trong Tuyên
ngôn độc lập - ý nghĩa lịch sử và giá trị thời đại”, Tạp chí Sinh hoạt lý
luận, 4(145), tr.20-22, 19.
138
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Hoàng Anh, Vũ Công Giao và Nguyễn Minh Tuấn (2016), Tư
duy pháp lý: Lý luận và thực tiễn, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
2. Phạm Ngọc Anh (2011), "Quan niệm Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của
pháp luật trong quản lý xã hội", Tạp chí Lý luận chính trị, (5), tr.14 - 19.
3. Phạm Ngọc Anh và Bùi Đình Phong (Chủ biên) (2003), Tư tưởng Hồ Chí
Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền kiểu mới ở Việt Nam, NXB Lao
động, Hà Nội.
4. Aristotle (2015), Chính trị luận (Nông Duy Trường dịch và chú giải),
NXB Thế giới, Hà Nội.
5. Ban Tuyên giáo Trung ương (2016), Những điểm mới trong Văn kiện Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, NXB Chính trị quốc gia - Sự
thật, Hà Nội.
6. Lê Huy Bình (2010), "Cống hiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh về Nhà nước
kiểu mới ở Việt Nam", Tạp chí Lịch sử Đảng, (10), tr.39 - 41.
7. Nguyễn Thanh Bình (2013), "Vấn đề xây dựng bộ máy nhà nước pháp
quyền ở Việt Nam thời Lê sơ (Qua Quốc triều hình luật)", Tạp chí Triết
học, (6), tr.56-65.
8. Lê Văn Cảm và Nguyễn Cảnh Hợp (2011), "Thực trạng tổ chức, thực hiện
và kiểm soát quyền lực Nhà nước ở Việt Nam", Tạp chí Nhà nước và
pháp luật, (5), tr.28-31.
9. Dương Văn Chăm (2009), "Văn hóa pháp lý và đặc điểm truyền
thống văn hóa pháp lý Việt Nam", Tạp chí Nhà nước và pháp luật,
(12), tr.21-25.
10. Trần Nam Chuân (2010), Tư tưởng Hồ Chí Minh về một nhà nước
kiểu mới, tại trang https://thehehochiminh.wordpress.com, [truy cập
ngày 24/4/2015].
139
11. Hoàng Công (2014), "Hiến pháp 2013 và vấn đề quyền con người,
quyền và nghĩa vụ cơ bản của nhân dân", Tạp chí Lý luận chính
trị, (3), tr.66 – 70.
12. Vũ Hoàng Công (2012), "Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước
vào sửa đổi Hiến pháp", Tạp chí Lý luận chính trị, (12), tr.19 – 25.
13. Lưu Tiến Dũng (2012), Độc lập xét xử trong Nhà nước pháp quyền ở Việt
Nam, NXB Tư pháp, Hà Nội.
14. Ngô Thị Mỹ Dung (2016), Lịch sử tư tưởng triết học pháp quyền Đức từ
thế kỷ XVIII đến thế kỷ XX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
15. Nguyễn Đăng Dung (2001), "Nhà nước pháp quyền một mô hình tổ chức
nhà nước", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (6), tr.31 - 35.
16. Nguyễn Đăng Dung (2008), "Bản tính tùy tiện của Nhà nước", Tạp chí
Nhà nước và pháp luật, (11), tr 3 - 9.
17. Nguyễn Đăng Dung (2012), "Từ chủ nghĩa hiến pháp đến hiến pháp", Tạp
chí Lý luận chính trị, (2), tr.81 – 84.
18. Nguyễn Đăng Dung, Bùi Ngọc Sơn và Nguyễn Mạnh Tường (2007),
Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
19. Nguyễn Sĩ Dũng (2005), "Hiến pháp 1946 với tư tưởng pháp quyền", Tạp
chí Nghiên cứu lập pháp, (12), tr.10-12.
20. Nguyễn Sĩ Dũng (2014), Nguồn cội của pháp quyền, tại trang
[truy cập ngày 12/4/2016].
21. Nguyễn Sỹ Dũng (2006), "Pháp quyền hay Pháp trị?", Tạp chí Tia Sáng,
(8), tr.16 - 17.
22. Nguyễn Bá Dương, Trần Hậu Thành và Lê Thị Hoài Thanh (2010), Xây
dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, NXB Quân đội nhân dân,
Hà Nội.
140
23. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VI, NXB Sự thật, Hà Nội.
24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 7, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
25. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 8, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
26. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 53, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
27. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
28. Đảng Cộng sản Việt Nam (2015), Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận
- thực tiễn qua 30 năm đổi mới (1986 - 2016), NXB Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
29. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
30. Lê Công Định (2010), Học thuyết Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa,
tại trang [truy cập ngày 26/12/2014].
31. Cao Anh Đô (2013), Phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong việc
thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp ở Việt Nam, Luận
án tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí
Minh, Hà Nội.
32. Nguyễn Minh Đoan (2005), "Bàn về khái niệm và những yêu cầu của
pháp chế xã hội chủ nghĩa", Tạp chí Khoa học Pháp lý, (3), tr.1 - 5.
33. Nguyễn Minh Đoan (2009), "Xây dựng Nhà nước pháp quyền gắn với
củng cố, phát triển xã hội dân sự", Tạp chí Nhà nước và pháp luật,
(12), tr.15-20.
34. Nguyễn Hữu Đổng (2013), "Hồ Chí Minh và vấn đề kiểm soát quyền
lực nhà nước", Tạp chí Lý luận chính trị, (7), tr.9 - 13.
141
35. Phạm Văn Đức (2015), Về một số nét đặc thù của Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, tại trang
[truy cập ngày 23/3/2016].
36. Nguyễn Ngọc Hà (2008), "Tính giai cấp và tính nhân dân của Nhà nước",
Tạp chí Triết học, (4), tr.51 – 55.
37. Lương Đình Hải (2015), Xây dựng Nhà nước pháp quyền và vấn đề dân
chủ hóa xã hội ở nước ta hiện nay, tại trang
[truy cập ngày 23/3/2016].
38. Hoàng Thị Hạnh (2010), "Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế", Tạp chí Triết học,
(9), tr.50 - 56.
39. Hoàng Thị Hạnh (2011), "Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa trong điều kiện đặc thù kinh tế Việt Nam", Tạp chí Triết học,
(12), tr.61 - 71.
40. Hoàng Thị Hạnh (2013), Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án
tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
41. Nguyễn Đình Hảo (2011), Quyền lập quy của Chính phủ, Luận án tiến sĩ
Luật học, Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
42. Nguyễn Thị Hảo (2012), "Hàn Phi với quan niệm định pháp", Tạp chí
Triết học, (5), tr.75 – 80.
43. G.W.F. Hegel (2010), Các nguyên lý của triết học pháp quyền hay đại
cương pháp quyền tự nhiên và khoa học về Nhà nước (Bùi Văn Nam Sơn
dịch và chú giải), NXB Tri thức, Hà Nội.
44. Hà Thị Mai Hiên và Nguyễn Thị Việt Hường (2010), "Định hướng xây
dựng Nhà nước pháp quyền và cơ chế quyền lực trong Dự thảo cương lĩnh
(bổ sung và phát triển) trình Đại hội lần thứ XI", Tạp chí Nhà nước và
pháp luật, (11), tr.9-15.
142
45. Vũ Văn Hiển (2012), "Tư tưởng pháp luật Hồ Chí Minh với việc tăng
cường pháp chế xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay", Tạp chí Triết
học, (1), tr.9-16.
46. Vũ Đình Hoè (2005), Pháp quyền nhân nghĩa Hồ Chí Minh, NXB Trẻ,
Tp. Hồ Chí Minh.
47. Vũ Đình Hòe (2007), Pháp quyền nhân nghĩa Hồ Chí Minh, tại trang
[truy cập ngày 26/12/2014].
48. Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam (2003),
Từ điển bách khoa Việt Nam, 3, N - S, NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội.
49. Nguyễn Mạnh Hùng (2011), "Nhân tố pháp quyền trong Hiến pháp
năm 1946 và những giá trị cần kế thừa", Tạp chí Dân chủ và pháp luật,
(7), tr.12-19.
50. Ngô Văn Hưởng (2010), "Tư tưởng kết hợp đức trị và pháp trị trong
đường lối trị nước của triều đại Lê sơ và ý nghĩa lịch sử của nó", Tạp chí
Triết học, (6), tr.61 – 67.
51. Nguyễn Thị Thu Hường (2010), "Tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ
giữa đạo đức và pháp luật trong quan lý xã hội", Tạp chí Triết học,
(12), tr.67 - 73.
52. Nguyễn Thị Việt Hương (2009), "Góp phần nhận diện lịch sử tư tưởng
pháp lý Việt Nam", Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (7), tr.3-7.
53. Nguyễn Thị Việt Hương và Lê Thị Hương (2009), "Nhu cầu tích hợp các
giá trị truyền thống trong mô hình Nhà nước pháp quyền Việt Nam", Tạp
chí Nhà nước và pháp luật, (12), tr.6-14.
54. Văn Thị Thanh Hương (2011), Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc xây dựng Nhà
nước của dân, do dân, vì dân, tại trang
[truy cập ngày 8/4/2015].
143
55. Văn Thị Thanh Hương (2014), Dấu ấn Hồ Chí Minh: từ Hiến pháp 1946 đến
Hiến pháp 1959, tại trang [truy cập
ngày 8/4/2015].
56. Đỗ Đức Huỳnh (2011), Chủ tịch Hồ Chí Minh với bản Hiến pháp đầu tiên
của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Hiến pháp - 1946), tại trang
[truy cập ngày 8/4/2015].
57. V.I.Lênin (1976), Toàn tập, tập 33, NXB Tiến bộ, Mát - xcơ - va.
58. V.I.Lênin (1977), Toàn tập, tập 36, NXB Tiến bộ, Mát - xcơ - va.
59. V.I.Lênin (1978), Toàn tập, tập 38, NXB Tiến bộ, Mát - xcơ - va.
60. V.I.Lênin (1978), Toàn tập, tập 45, NXB Tiến bộ, Mát - xcơ - va.
61. Trần Ngọc Liêu (2009), "Khái niệm Nhà nước pháp quyền từ góc nhìn
triết học", Tạp chí Triết học, (11), tr.71 – 77.
62. Nguyễn Đình Lộc (1998), Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân,
do dân, vì dân, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
63. Jonh Locke (2017), Khảo luận thứ hai về chính quyền - Chính quyền dân
sự (Lê Tuấn Huy dịch, chú thích và giới thiệu), NXB Tri thức, Hà Nội.
64. Nguyễn Văn Luật (2012), "Luật – cốt lõi của pháp quyền", Tạp chí Nhà
nước và pháp luật, (3), tr.12-14.
65. Phạm Thế Lực (2012), Vấn đề tập trung và phân quyền trong tổ chức,
thực thi quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Chính
trị học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
66. Đinh Xuân Lý (2015), "Những điểm mới trong Hiến pháp 2013 về Nhà
nước pháp quyền ở Việt Nam", Tạp chí Lý luận chính trị, (6), tr.30 – 34.
67. Các Mác và Phri-đ-rích Ăng-ghen (1995), Toàn tập, tập 21, NXB Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
68. Các Mác và Phri-đ-rich Ăng-ghen (1995), Toàn tập, tập 4, NXB Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
144
69. Văn Thị Thanh Mai (2011), Chủ tịch Hồ Chí Minh với Quốc hội (1945 -
1969), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
70. Nguyễn Văn Mạnh (2010), "Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước kiểu
mới ở Việt Nam", Tạp chí Lịch sử Đảng, (5), tr.74 - 81.
71. John Stuart Mill (2016), Chính thể đại diện (Nguyễn Văn Trọng và Bùi
Văn Nam Sơn dịch và chú thích), NXB Tri thức, Hà Nội.
72. Hồ Chí Minh (1945), Sắc lệnh số 34, ngày 20 tháng 9 năm 1945 lập Ủy
ban dự thảo Hiến pháp, tại trang [truy cập
ngày 13/09/2016].
73. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 1, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
74. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 2, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
75. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 4, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
76. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 5, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
77. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 6, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
78. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 7, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
79. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 8, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
80. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 9, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
81. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 10, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
82. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 12, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
83. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 13, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
84. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 14, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
85. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 15, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
86. Nguyễn Ngọc Minh (1988), Nghiên cứu tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí
Minh về Nhà nước và pháp luật, NXB Sự thật, Hà Nội.
87. Charles de Montesquieu (2013), Bàn về tinh thần pháp luật (Hoàng
Thanh Đạm dịch), NXB Chính trị - hành chính, Hà Nội.
88. Phạm Hữu Nghị (1995), Những vấn đề cơ bản về Nhà nước và pháp luật,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
145
89. Trần Nghị (2009), "Nghiên cứu, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp
luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở nước ta", Tạp chí Nhà nước và
pháp luật, (12), tr.3-15.
90. Hoàng Văn Nghĩa (2012), "Sửa đổi Hiến pháp: Tiếp cận từ sự phát
triển lý luận về quyền con người của Đảng ta", Tạp chí Lý luận chính
trị, (2), tr.13 – 17.
91. Hoàng Văn Nghĩa (2014), "Một số vấn đề lý luận về Nhà nước pháp
quyền và giá trị tham khảo đối với Việt Nam", Tạp chí Lý luận chính trị,
(2), tr.49 – 54.
92. Thu Trang (Công Thị Nghĩa) (2002), Nguyễn Ái Quốc tại Paris (1917 -
1923), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
93. Ngọ Văn Nhân (2011), "Một số điểm mới về xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam qua Văn kiện Đại hội XI của Đảng",
Tạp chí Triết học, (3), tr.3 – 11.
94. Lương Ninh và các cộng sự (2015), Lịch sử Việt Nam giản yếu, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
95. Đại học quốc gia Hà Nội (2012), Về pháp quyền và chủ nghĩa hợp hiến
(Một số tiểu luận của các học giả nước ngoài), NXB Lao động - xã hội,
Hà Nội.
96. Nguyễn Như Phát (2011), "Nhà nước pháp quyền và vấn đề xây dựng
Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam", Tạp chí Triết học, (8), tr.19 - 26.
97. Nguyễn Như Phát (2011), "Nhận thức về Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa trong các văn kiện của Đại hội XI và những vấn đề cần
được tiếp tục nghiên cứu, phát triển", Tạp chí Nhà nước và Pháp
luật, (8), tr.3-7.
98. Nguyễn Như Phát và Phạm Hữu Nghị (2010), "Nâng cao tính pháp
quyền của Nhà nước vì mục tiêu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước
146
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân",
Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (10), tr.6-9.
99. Hoàng Phê và các cộng sự (2009), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà
Nẵng, Hà Nội.
100. Bùi Đình Phong (2008), Tư tưởng Hồ Chí Minh - sự thống nhất giữa "đức
trị" với "pháp trị", tại trang
[truy cập ngày 08/04/2014].
101. Plato (2014), Cộng hòa (Đỗ Khánh Hoan dịch), NXB Thế giới, Hà Nội.
102. Hoàng Thị Kim Quế (2005), "Nghiên cứu Nhà nước pháp quyền ở
nước ta: Góp phần nhìn lại và suy ngẫm", Tạp chí Nhà nước và pháp
luật, (5), tr.9-14.
103. Hoàng Thị Kim Quế (2007), Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và
pháp luật, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
104. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1946), Hiến pháp
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946, tại trang
[truy cập ngày 14/9/2016].
105. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1959), Hiến pháp
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1959, tại trang
[truy cập ngày 14/9/2016].
106. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Hiến pháp
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
107. Nguyễn Duy Quý (2015), Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tại trang [truy
cập ngày 23/3/2016].
108. Nguyễn Duy Quý và Nguyễn Tất Viễn (2010), Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân - lý luận và thực tiễn,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
147
109. M.Rodentan rô và P.Iudin (Chủ biên) (1976), Từ điển triết học (In lần thứ
ba), NXB Sự thật, Hà Nội.
110. Jean – Jacques Rousseau (2014), Khế ước Xã hội (Dương Văn Hóa dịch),
NXB Thế giới, Hà Nội.
111. Bùi Ngọc Sơn (2004), Tư tưởng lập hiến của Hồ Chí Minh, NXB Lý luận
chính trị, Hà Nội.
112. Bùi Ngọc Sơn (2005), "Chủ tịch Hồ Chí Minh với thiết chế Chủ tịch nước
ở Việt Nam", Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (5), tr.3-8.
113. Lê Hồng Sơn (2012), "Đánh giá thành tựu nhận thức lý luận, thực tiễn và
những vấn đề đang đặt ra đối với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền ở
Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế ", Tạp chí Nhà nước và pháp
luật, (9), tr.12-18.
114. Lưu Văn Sùng (2013), "Tư tưởng Hồ Chí Minh về thể chế chính trị", Tạp
chí Lịch sử Đảng, (10), tr.40 - 45.
115. Lê Minh Tâm (2002), "Về tư tưởng Nhà nước pháp quyền và khái niệm
Nhà nước pháp quyền", Tạp chí Luật học, (2), tr.36 - 39.
116. Ngô Ngọc Thắng (2014), Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp
quyền, tại trang [truy cập ngày 24/04/2015].
117. Thái Vĩnh Thắng (2009), "Nhu cầu bảo hiến và mô hình cơ quan bảo hiến
phù hợp với Việt Nam", Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (5), tr.3-11.
118. Mai Thị Thanh (2012), "Tính đặc thù trong xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam", Tạp chí Triết học, (3), tr.15-21.
119. Phan Đăng Thanh và Trương Thị Hòa (2014), Lịch sử lập hiến cách
mạng Việt Nam, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố
Hồ Chí Minh.
120. Song Thành (2004), "Tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh - Sự thống nhất
giữa đức trị và pháp trị", Tạp chí Dân chủ và pháp luật, (Số chuyên đề
năm 2004), tr.42-46.
148
121. Song Thành (2013), Hồ Chí Minh, nhà tư tưởng lỗi lạc, NXB Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
122. Trần Thành (2008), "Vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam hiện nay", Tạp chí Triết học, (4), tr.3 – 10.
123. Tống Đức Thảo (2013), "Có thể áp dụng mô hình bảo hiến nào cho Việt
Nam", Tạp chí Lý luận chính trị, (9), tr.23 – 27.
124. Tống Đức Thảo (2014), "Những lập luận chính trị căn bản của chủ nghĩa
lập hiến", Tạp chí Lý luận chính trị, (3), tr.85 – 87.
125. Josef Thesing (2002), Nhà nước pháp quyền, NXB Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
126. Bùi Thiết và các cộng sự (2014), Đối thoại sử học, NXB Thanh niên,
Hà Nội.
127. Nguyễn Thị Thu (2012), Về cuốn "Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa" trưng bày tại nhà sàn, tại trang
[truy cập ngày 8/4/2015].
128. Trần Dân Tiên (2015), Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ
tịch, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
129. Lê Đức Tiết (2005), Văn hóa pháp lý Việt Nam, NXB Tư pháp, Hà Nội.
130. Alexis de Tocqueville (2015), Nền dân trị Mỹ (Phạm Toàn dịch và Bùi
Văn Nam Sơn hiệu đính), NXB Tri thức, Hà Nội.
131. Phạm Thị Ngọc Trầm (2015), Nhà nước pháp quyền, xã hội dân sự với vấn
đề quyền và nghĩa vụ công dân, tại trang
[truy cập ngày 23/3/2016].
132. Nguyễn Thị Thu Trang (2010), "Tuyên ngôn độc lập - cơ sở pháp lý
đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa", Tạp chí Lịch sử
Đảng, (9), tr.8 - 11.
149
133. Trần Quốc Trinh và Nguyễn Di Luân (1946), Tam dân chủ nghĩa
(toàn bộ toát yếu) của Tôn Trung Sơn tiên sinh, NXB Nam Thiên thư
cục, Hà Nội.
134. Hoàng Văn Tú (2012), "Quy trình lập hiến ở Việt Nam hiện nay:
Thực trạng và một số kiến nghị", Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (7),
tr.11-15, 24.
135. Đào Ngọc Tuấn (2002), Tính phổ biến và tính đặc thù trong xây dựng
Nhà nước pháp quyền Việt Nam, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
136. Lương Văn Tuấn (2017), Các giá trị nhân văn, tiến bộ của Quốc triều
hình luật, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
137. Nguyễn Mậu Tuân (2012), Bảo hiến trong Nhà nước pháp quyền, Luận
án tiến sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
138. Nguyễn Minh Tuấn (2015), Lập Hiến hướng đến pháp quyền ở Việt Nam,
tại trang [truy cập ngày 24/07/2016].
139. Bùi Huy Tùng (2010), "Các phương thức bảo đảm tính hợp hiến, hợp
pháp và tính thống nhất của hệ thống pháp luật ", Tạp chí Nhà nước và
pháp luật, (7), tr.7-16.
140. Nguyễn Đình Tường (2015), Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về
Nhà nước pháp quyền và những vấn đề đặt ra ở nước ta hiện nay, tại
trang [truy cập ngày 23/3/2016].
141. Phùng Văn Tửu (2010), "Tuyên ngôn độc lập năm 1945 – văn bản pháp lý
– chính trị, nền tảng của nước Việt Nam mới", tại trang
https://thehehochiminh.wordpress.com, [truy cập ngày 24/4/2015].
142. Đào Trí Úc (1995), Những vấn đề lý luận cơ bản về Nhà nước và pháp
luật, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
143. Đào Trí Úc (1997), Nhà nước và pháp luật của chúng ta trong sự nghiệp
đổi mới, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
150
144. Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam (1990), Hồ Chí Minh - Anh hùng giải
phóng dân tộc, danh nhân văn hóa, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
145. Văn phòng Quốc hội (1998), Hiến pháp 1946 và sự kế thừa, phát triển
trong các Hiến pháp Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
146. Văn phòng Quốc hội (2017), Hiến pháp năm 1946 - Những giá trị lịch sử,
NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội.
147. Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng (2016), Hồ Chí Minh - Biên
niên tiểu sử, tập 1, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội.
148. Viện nghiên cứu khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (1993), Nghiên cứu Tư
tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật – Chương trình khoa học
công nghệ cấp nhà nước KX.02, Đề tài KX-02-13, NXB Nhạc viện Hà
Nội, Hà Nội.
149. Viện ngôn ngữ học (2010), Từ điển tiếng Việt, NXB Từ điển bách khoa,
Hà Nội.
150. Vũ Văn Viên (2015), Nhà nước pháp quyền - Công cụ thực hiện dân chủ, tại
trang [truy cập ngày 23/3/2016].
151. Võ Khánh Vinh (2009), "Một số ý kiến về sự thể hiện quan điểm xây
dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam khi
bổ sung, phát triển Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội", Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (3), tr.3 – 6.
152. Cao Hải Yến (2013), Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước của
dân, do dân, vì dân tại Hiến pháp năm 1946, tại trang
[truy cập ngày 8/4/2015].