VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Đỗ Thị Kim Hoa
TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN CHỦ
VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI CỦA NÓ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
Hà Nội, 2016
HÀ NỘI - năm
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Đỗ Thị Kim Hoa
TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN
CHỦ VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI CỦA NÓ
Chuyên ngành: CNDVBC và CNDVLS
Mã số: 62.22.03.02
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM VĂN Đ
150 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 388 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Luận án Tư tưởng hồ chí minh về dân chủ và ý nghĩa hiện thời của nó, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỨC
HÀ NỘI – 2016
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc
lập của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS.
Phạm Văn Đức. Nội dung nêu trong luận án là trung thực và
chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào
khác.
Tác giả
Đỗ Thị Kim Hoa
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 2
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ..................................... 6
1.1. Công trình nghiên cứu về khái niệm dân chủ và cơ sở hình thành tư
tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ. ........................................................................ 6
1.2. Công trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ ...................... 14
1.3. Những nghiên cứu đánh giá ý nghĩa hiện thời tư tưởng Hồ Chí Minh
về dân chủ........................................................................................................ 21
1.4. Nhận xét tổng quát và hướng nghiên cứu ................................................ 23
Chƣơng 2. CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ
DÂN CHỦ ................................................................................................................... 27
2.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................ 27
2.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 41
Kết luận Chương 2 ...................................................................................................... 52
Chƣơng 3. TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ BẢN CHẤT, VAI TRÒ,
PHƢƠNG THỨC BIỂU HIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP THỰC HÀNH
DÂN CHỦ ................................................................................................................... 53
3.1. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về bản chất, vai trò và phương thức biểu
hiện của dân chủ .............................................................................................. 53
3.2. Phương pháp thực hành dân chủ trong tư tưởng Hồ Chí Minh .................... 74
Kết luận chương 3 ....................................................................................................... 89
Chƣơng 4. Ý NGHĨA HIỆN THỜI CỦA TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .......................................................... 90
4.1. Bổ sung và phát triển lý luận Mác – Lênin về dân chủ ........................... 90
4.2. Góp phần làm cơ sở cho quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về
dân chủ ............................................................................................................ 99
4.3. Góp phần định hướng cho hoạt động thực tiễn ...................................... 113
4.4. Góp phần xây dựng và đổi mới văn hóa dân chủ................................... 125
Kết luận chương 4 ..................................................................................................... 132
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 134
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .............................................................................. 136
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................... 137
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, cùng với xu thế phát triển của thời đại, sự hội nhập và giao
lưu văn hóa diễn ra mạnh mẽ, nhu cầu dân chủ của nhân dân ta ngày càng
được nâng cao. Trong quá trình đổi mới đất nước, các lĩnh vực kinh tế,
chính trị, văn hoá, xã hội đều cần được hoàn thiện, phát triển và mở rộng
cũng như đi vào chiều sâu. Dân chủ là động lực lớn cho sự phát triển của xã
hội. Như vậy, việc đẩy mạnh quá trình thực hiện dân chủ của đất nước cần
dựa trên những lý luận nền tảng về dân chủ. Cho nên, việc khảo cứu và làm
rõ các lý luận về dân chủ để từ đó vận dụng vào giải quyết những vấn đề
bức xúc đang đặt ra cần thiết hơn bao giờ hết.
Từ năm 1991 đến nay, Đảng ta đã khẳng định, “lấy Chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho hành động”. Những di
sản Hồ Chí Minh để lại cho chúng ta trong đó có tư tưởng về dân chủ đến
nay vẫn còn nguyên giá trị. Đó là một trong những kho tàng lý luận quý giá
của dân tộc. Ở đó hàm chứa nhiều vấn đề về dân chủ liên quan đến xây
dựng, phát triển xã hội mà chúng ta chưa khai thác được một cách triệt để.
Tư tưởng của Người là sự kế thừa và phát triển học thuyết Mác –
Lênin. Người đã bổ sung và làm phong phú thêm học thuyết Mác về dân
chủ. Hiện nay, chúng ta đang trong quá trình vận dụng sáng tạo chủ nghĩa
Mác - Lênin vào trong điều kiện cụ thể của Việt Nam nên cũng cần phải
xem xét và luận giải về sự kế thừa và phát triển tư tưởng dân chủ Hồ Chí
Minh trong học thuyết Mác.
Đối với Việt Nam, từ khi thực hiện chính sách “mở cửa”, Đảng và
Nhà nước ta cũng đã quan tâm đến thực thi dân chủ cho người dân. Thực tế
cho thấy, qua mỗi kỳ Đại hội, trong đường lối của Đảng càng ngày càng
quan tâm hơn đến vấn đề dân chủ. Để có được những định hướng đúng và
trúng thì đường lối, chính sách để thực thi dân chủ không thể không dựa vào
những lý luận dân chủ trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Do vậy, tư tưởng dân
chủ của Người càng cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng để Đảng và Nhà
2
nước ta có cơ sở vận dụng một cách sáng tạo và hiệu quả trong việc thực thi
dân chủ nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu dân chủ của người dân.
Tuy nhiên, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ có thực sự đã được khai
thác một cách triệt để chưa? Những lý luận mà Người để lại mà chúng ta
khai thác hiện nay đã được hiểu đúng và trúng chưa? Những vấn đề về dân
chủ và thực hành dân chủ của Người được hiểu đúng thì đã được vận dụng
tốt cho hoàn cảnh hiện nay của chúng ta chưa?... Từ những điều này, cho
thấy việc nghiên cứu là làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và ý
nghĩa hiện thời của nó là cần thiết và cấp bách hơn bao giờ hết.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích
- Trên cơ sở phân tích và làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ,
luận án nêu bật ý nghĩa hiện thời của tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ
trong quá trình dân chủ hóa ở Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện mục đích đó, luận án có những nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Thứ nhất: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
- Thứ hai: Trình bày khái niệm dân chủ và nêu lên cơ sở hình thành tư
tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ.
- Thứ ba: Trình bày và phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ
- Thứ tư: Làm rõ ý nghĩa hiện thời của tư tưởng Hồ Chí Minh về dân
chủ trong quá trình dân chủ hóa ở Việt Nam hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ. Trước
hết, khái niệm dân chủ, cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ, tư
tưởng Hồ Chí Minh về bản chất, vai trò và phương pháp dân chủ là những đối
tượng nghiên cứu chủ yếu. Bên cạnh đó, những giá trị tư tưởng dân chủ của Hồ
Chí Minh có ý nghĩa trong quá trình dân chủ hóa ở Việt Nam hiện nay cũng sẽ
được luận giải.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
3
Không gian nghiên cứu: Luận án tập trung khảo cứu các quan niệm
phương Đông, phương Tây về dân chủ. Những tác phẩm của Hồ Chí Minh
về dân chủ ở Việt Nam và ý nghĩa của tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh đối
với Việt Nam.
Thời gian nghiên cứu: Luận án chỉ khảo sát tư tưởng Hồ Chí Minh về
dân chủ và thực hành dân chủ từ 1912 đến 1969 và ý nghĩa của tư tưởng này
từ khi tiến hành công cuộc đổi mới (1986) đến nay ở Việt Nam.
4. Cơ sở và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở nghiên cứu
a/- Cơ sở lý luận: Luận án nghiên cứu lấy chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử làm cơ sở xuyên suốt cho toàn bộ những
luận giải của luận án. Trong quá trình nghiên cứu, luận án chủ yếu dựa trên
quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm
của Đảng Cộng sản Việt Nam về dân chủ.
b/- Cơ sở thực tiễn: Luận án nghiên cứu xem xét việc thực hành dân
chủ ở Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Những giá trị tư tưởng Hồ Chí
Minh về dân chủ và ý nghĩa hiện thời của tư tưởng ấy trong công cuộc đổi
mới hiện nay với yêu cầu lấy thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng một số phương pháp phổ biến trong nghiên cứu khoa
học xã hội như: phương pháp nghiên cứu phân tích - tổng hợp, quy nạp, diễn
dịch, đi từ cụ thể đến trừu tượng, phương pháp so sánh, đối chiếu, lôgic –
lịch sử, hệ thống hóa, khái quát hóa, phương pháp văn bản học, phân loại,
thông kê và hồi cố để phân tích những giá trị trong tư tưởng dân chủ của Hồ
Chí Minh.
Luận án sử dụng cách tiếp cận tổng thể, liên ngành, đa dạng trên cơ sở
sử dụng phương pháp duy vật biện chứng xem xét vấn đề từ góc độ triết học
chính trị về dân chủ trong tư tưởng Hồ Chí Minh và nêu rõ ý nghĩa hiện thời
của tư tưởng ấy.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
4
Luận án đã trình bày và phân tích làm nổi bật các giá trị cốt lõi về dân
chủ trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Bước đầu khai thác một cách tổng hợp nhất
về bản chất, vai trò trong quan niệm của Hồ Chí Minh về dân chủ và đã làm
sáng tỏ được tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ dưới góc độ các phương thức
biểu hiện. Bên cạnh đó luận án nêu lên được tư tưởng Hồ Chí Minh về phương
pháp thực hành dân chủ trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội.
Luận án đã có những đánh giá về ý nghĩa hiện thời của tư tưởng Hồ
Chí Minh về dân chủ trong quá trình dân chủ hóa của Việt Nam hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Khẳng định được về giá trị phương pháp luận to lớn tư tưởng dân
chủ của Hồ Chí Minh. Luận án góp phần bổ sung lý luận chung về dân chủ
và tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ.
- Luận án sẽ là tài liệu tham khảo, phục vụ cho công tác giảng dạy và
nghiên cứu chuyên ngành Triết học, Chính trị học, Tư tưởng Hồ Chí Minh ở
Việt Nam.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục
các công trình đã công bố, luận án được chia làm 4 chương, 12 tiết.
5
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Trước hết, cần khẳng định rằng, Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và
ý nghĩa hiện thời của nó là mảng đề tài rất có ý nghĩa. Từng nội dung riêng
rẽ của vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng liên quan đến chủ đề trên cũng
đã ít nhiều được các nhà khoa học, các công trình nghiên cứu đi trước bàn
luận ở những mức độ khác nhau cả về quy mô, hướng tiếp cận lẫn cách giải
quyết. Qua sự tìm tòi, nghiên cứu và tiếp cận với những tư liệu liên quan
đền đề tài, tác giả tổng quan tư liệu chủ yếu trên ba nhóm chủ đề lớn như
sau:
1.1. Công trình nghiên cứu về khái niệm dân chủ và cơ sở hình thành tƣ tƣởng Hồ Chí
Minh về dân chủ.
1.1.1. Những nghiên cứu về khái niệm dân chủ.
Từ lâu, vấn đề dân chủ đã thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu
ở nhiều lĩnh vực khác nhau, như chính trị học, triết học, luật học, xã hội
học Trên thực tế, đã có nhiều công trình nghiên cứu phân tích các khía
cạnh của vấn đề này.
Cuốn “Một số suy nghĩ về xây dựng nền dân chủ ở Việt Nam hiện
nay” của Đỗ Trung Hiếu, Nxb. Chính trị quốc gia, 2000 đã trình bày các
quan điểm trong lịch sử tư tưởng nhân loại về khái niệm dân chủ và nhà
nước, những đóng góp của chủ nghĩa Mác đối với học thuyết về dân chủ và
nhà nước. Tác giả đã tìm hiểu khái niệm “dân chủ” dưới cả 2 góc độ triết
học và chính trị. Thứ nhất, chiều cạnh triết học của dân chủ được thể hiện ở
3 nội dung: tự do cá nhân, bình đẳng về điều kiện và thống nhất trong tính
đa dạng; Thứ hai, chiều cạnh chính trị của dân chủ được cụ thể hóa thành 10
nguyên tắc: Tất cả quyền lực đều thuộc về nhân dân; mọi người đều bình
đẳng trước pháp luật; quyền tự do tư tưởng, ý chí; nguyên tắc thiểu số phục
tùng đa số; nguyên tắc quyền của thiểu số; nguyên tắc bảo đảm các quyền cơ
bản của con người; nguyên tắc bầu cử tự do và công bằng; nguyên tắc hạn
6
chế quyền năng nhà nước bằng Hiến pháp; nguyên tắc thống nhất trong tính
đa dạng các khuynh hướng xã hội; nguyên tắc hòa giải, hợp tác, khoan dung
và đối thoại trong giải quyết các xung đột.
Tác giả cho rằng, không nên đồng nhất vấn đề dân chủ với vấn đề giai
cấp, “nếu chỉ nhấn mạnh vào một yếu tố là tính giai cấp (dĩ nhiên việc nhấn
mạnh như vậy là hoàn toàn đúng đắn trong bối cảnh lịch sử xác định) mà
chưa quan tâm thỏa đáng đến những yếu tố khác, thì nền dân chủ mới vẫn
chưa thể hình thành và do đó, chưa thể phát huy được những tiềm năng vốn
có của nó”; “không nên đánh đồng mục tiêu dân chủ xã hội chủ nghĩa với
hiện thực dân chủ”.
Tác giả cũng đã chỉ ra ba nguyên nhân chính của việc đồng nhất dân
chủ vô sản với chuyên chính vô sản, đó là: Thứ nhất, những nhà mácxít về
sau đã không quán triệt đầy đủ tinh thần của phép biện chứng, cụ thể là chưa
nhận thức đúng ý nghĩa của việc bổ sung và phát triển lý luận về nhà nước
và dân chủ do V.I.Lênin đề ra; Thứ hai, đã có sự lẫn lộn giữa lý tưởng với lý
thuyết khoa học của chủ nghĩa Mác; Thứ ba, trong hiện thực xã hội chủ
nghĩa của Liên Xô và các nước Đông Âu (cũ) vẫn chưa có một cơ chế dân
chủ hữu hiệu cho phép khai mở các tiềm năng sáng tạo cá nhân, cho phép sự
đa dạng ý kiến và các tranh luận thuộc lĩnh vực khoa học xã hội – nhân văn.
Cuốn “Dân chủ và thiết chế dân chủ ở Việt Nam”, Nxb. Quân đội nhân
dân, 2006, là một công trình biên soạn khá công phu về vấn đề dân chủ và thiết
chế dân chủ ở Việt Nam. Trong cuốn sách, các tác giả đã dành một phần lớn để
bàn về nguồn gốc của thuật ngữ “dân chủ”, những nội dung cơ bản của khái
niệm dân chủ và thực hiện dân chủ... Nhóm tác giả cho rằng, có nhiều cách
hiểu khác nhau về dân chủ và họ cũng đã chỉ ra những bình diện khác nhau của
dân chủ, chẳng hạn coi dân chủ như một dòng triết học – chính trị, dân chủ như
một chỉnh thể hiện thực, hoặc dân chủ như một thực thể chính trị,
Bên cạnh đó, các tác giả đã trình bày quá trình hình thành và phát
triển của dân chủ bắt đầu từ xã hội cộng sản nguyên thủy đến xã hội chủ
nghĩa. Tuy nhiên, trong phần đề cập đến dân chủ trong xã hội tư bản chủ
7
nghĩa, các tác giả vẫn còn chịu ảnh hưởng của các nhà sáng lập chủ nghĩa
Mác trong việc đánh giá nền dân chủ trong giai đoạn lịch sử này. Đồng thời,
các tác giả cũng làm rõ sự thống nhất giữa bản chất giai cấp với tính dân tộc
và tính nhân loại trong các giá trị dân chủ trong xã hội có giai cấp.
Từ những nội dung trên, các tác giả đưa ra một số nguyên tắc và tiêu
chí của một xã hội dân chủ cũng như cơ chế để thực hiện dân chủ. Đặc biệt,
các tác giả cũng đã dành một phần không nhỏ trong cuốn sách để phân tích
và so sánh dân chủ tư sản với dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Cuốn “Dân chủ và tập trung dân chủ: Lý luận và thực tiễn” của
Nguyễn Tiến Phồn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2001, là công trình tập
hợp những chuyên luận nghiên cứu của tác giả về dân chủ và tập trung dân
chủ, tư tưởng Hồ Chí Minh về thực hiện dân chủ và nguyên tắc tập trung
dân chủ trong hoạt động quản lý Nhà nước, vai trò lãnh đạo chính trị của
Đảng và chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước...
Đề tài cấp Bộ “Thực hiện quy chế dân chủ ở các doanh nghiệp nhà
nước trên địa bàn Hà Nội – thực trạng và giải pháp” do Lưu Văn An làm
chủ nhiệm, nghiệm thu năm 2006, đã trình bày một số vấn đề lý luận về dân
chủ, dân chủ cơ sở và các đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước; đánh giá
thực trạng triển khai xây dựng, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và qua đó,
đề xuất những phương hướng và giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả quy
chế dân chủ cơ sở trên địa bàn Hà Nội. Theo nhóm tác giả đề tài, khái niệm
dân chủ được hiểu theo 4 góc độ: Thứ nhất, dân chủ là hình thái nhà nước,
trong đó mọi quyền lực thuộc về giai cấp thống trị - quyền sở hữu về tư liệu
sản xuất và quyền lực nhà nước. Thứ hai, dân chủ là nguyên tắc tổ chức và
hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội, cùng với nhà nước thiết lập một
xã hội công dân có sự phân công, phối hợp hài hoà quyền lực, dung hoà các
quyền lợi giai cấp, tầng lớp xã hội để duy trì ổn định và phát triển xã hội.
Thứ ba, dân chủ là sản phẩm của lịch sử, là một giá trị xã hội – chính trị có
sự phát triển biện chứng cả về nội dung và hình thức biểu hiện dưới sự tác
động của sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá và trình độ dân trí cao. Thứ
8
tư, chế độ dân chủ là sản phẩm của đấu tranh giai cấp, giữa giai cấp thống trị
và giai cấp bị trị. Bên cạnh đó, đề tài đưa ra một số quan điểm cơ bản của
Đảng coi dân chủ là khát vọng của con người được quyền sống, quyền làm
người, quyền mưu cầu hạnh phúc; dân chủ phải được thực hiện trên mọi mặt
của đời sống xã hội; cần đổi mới và kiện toàn hệ thống chính trị nhằm thực
hiện dân chủ ngày càng đầy đủ hơn; dân chủ trước hết phải được thực hiện
từ cơ sở, vì vậy phải xây dựng và hoàn thiện quy chế dân chủ, phát huy
quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở.
Ngoài những tài liệu nghiên cứu trong nước về dân chủ, các tài liệu
nghiên cứu nước ngoài cũng đã cho thấy sự phong phú, đa dạng trong quan
niệm của các học giả về dân chủ.
Tác giả Amartya Sen, nhà Kinh tế học nổi tiếng đoạt giải Nobel năm
1998 đã đưa ra được khá nhiều nhận định về dân chủ. Trong cuốn của
Amartya Sen Development as Freedom (Phát triển là quyền tự do), Nxb
Alfred A.Knopf, New York, 1999, ở chương 6, “Tầm quan trọng của dân
chủ”, tác giả đã có những lập luận rất sắc bén về tầm quan trọng của dân
chủ. Theo ông, dân chủ là một nhu cầu thiết yếu của con người, là tầm quan
trọng tự thân của dân chủ, gắn liền với năng lực cơ bản của con người. Hơn
nữa, theo tác giả, tầm quan trọng của dân chủ đóng vai trò “có tính công cụ”
giúp cho nhân dân có cơ hội đòi hỏi nhà nước có những hành động thích hợp
để ngăn chặn những thảm họa lớn. Và hơn bao giờ hết, dân chủ có vai trò
mang tính xây dựng, dân chủ sẽ góp phần tạo ra các giá trị và chuẩn mực
của xã hội. Đây là một sự tiếp cận khá độc đáo, với những lý giải chân thực,
tinh tế và bao quát về vai trò của dân chủ, tiếc rằng thời lượng dành cho việc
phân tích này trong cuốn sách là quá ít.
Bên cạnh Development as Freedom, Amartya Sen cùng với James
D.Wolfensohn, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới, đồng thuận cho rằng cuộc
tranh luận công cộng và các cuộc thảo luận mang tính dân chủ có thể đóng
một phần quan trọng trong việc hình thành các giá trị. Ông A.Sen nhận xét
rằng, "trong ý nghĩa này, sự cởi mở liên quan đến dân chủ là một phần giải
9
pháp của vấn đề thất bại giá trị cản trở hiệu quả của thị trường"; rằng, nó là
quan trọng đối với mối quan hệ giữa các quốc gia cũng như giữa các công
dân. Những vấn đề này đã được đề cập đến trong “Dân chủ kinh tế thị
trường và phát triển từ góc nhìn châu Á”, do Farrukh Iqbal và Jong-II You
chủ biên, Nxb. Thế giới, 2002.
Cuốn Chế độ dân chủ: Nhà nước và xã hội của tác giả N.M
Voskresenskaia và N.B. Davletshina do Phạm Nguyên Trường dịch cho Nhà
xuất bản Tri thức năm 2009 đã có những phân tích thế nào là dân chủ, các
giá trị khác nhau của dân chủ Đặc biệt tác giả đã đưa ra các quyền con
người trong một xã hội dân chủ cần phải được tôn trọng, và tác giả khẳng
định không thể và không cho phép bất cứ thế lực chính trị nào tước đoạt đi
những quyền đó của con người cũng như từng người và không được cho
phép mình chà đạp lên những quyền đó của người khác.
Cuốn Democracy (Dân chủ) của Harrison Ross, Nxb. Routldge, London
New York, 1993 đã phân tích các quan niệm về dân chủ và các hình thức dân
chủ của các nhà tư tưởng phương Tây từ thời cổ đại đến hiện nay, như các nhà
tư tưởng Hy Lạp cổ đại, những người đi tiên phong trong quan niệm về tự do
(Hobbes, Lock, Rousseau, Hegel, C.Mác cũng như một số triết gia phương Tây
khác, như Bentham, Mill...). Mối quan hệ giữa dân chủ với luật pháp, giữa dân
chủ và bình đẳng... cũng được khảo cứu trong cuốn sách.
Trong cuốn Capitalism, Socialism And democracy (Chủ nghĩa Tư bản,
Chủ nghĩa Xã hội và Dân chủ) của Joseph A.Schumpeter, Nxb. Routledge,
London and New York, 2003 (xuất bản lần đầu năm 1943), tác giả cũng đã
dành một phần để bàn về dân chủ trong chủ nghĩa xã hội cũng như dân chủ
trong chế độ một đảng. Trong chương 4 của cuốn sách, tác giả đã làm rõ khái
niệm dân chủ thông qua việc phân tích nguồn gốc của khái niệm, cũng như
những quan điểm truyền thống và hiện đại về dân chủ. Qua đó, đề xuất một số
yêu cầu cho việc bảo đảm dân chủ trong chủ nghĩa xã hội.
David Held, Models Of Democracy (Các mô hình dân chủ), Stanford
University Press, 2006. Cuốn sách đã nghiên cứu mô hình dân chủ cổ điển ở
10
Hy Lạp để từ đó đưa ra những ý kiến cho việc xây dựng một mô hình dân
chủ hiện nay, khi mà nền chính trị thế giới đang biến đổi một cách nhanh
chóng. Đồng thời, một chương trình mới về dân chủ cũng đã được thảo luận,
trong đó người dân không chỉ tham gia vào chính trị mà còn phải làm cho sự
tham gia đó có hiệu quả và ý nghĩa hơn.
Ngoài ra còn có rất nhiều cuốn sách và bài viết trên các tạp chí nghiên
cứu nổi tiếng khác nhau của các tác giả nước ngoài nghiên cứu về dân chủ ở
các khía cạnh chính trị, chính đảng, nhà nước pháp quyền, luật pháp, toàn
cầu hóa như: Larry Diamond, All citizens are equal under the law (Tất cả
công dân đều bình đẳng trước pháp luật), Hilla University for Humanistic
Studies, 2004; Michel Rosenfeld, The rule of law and the legitimacy of
constitutional democracy (Các quy tắc của luật pháp và tính hợp pháp của
nền dân chủ lập hiến), Southern California Law Review, vol 74, 2001. Cuốn
Tương lai của nền dân chủ xã hội của Thomas Meyer và Nicole Breyer đã
được dịch ra tiếng Việt và xuất bản tại Nxb Lý luận chính trị, 2007.
1.1.2. Những nghiên cứu về cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí
Minh về dân chủ.
Cuốn “Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh”, Nxb Chính trị quốc gia,
2003 phân tích nguồn gốc tư tưởng và điều kiện lịch sử tác động đến sự hình
thành tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong đó, các tác giả đã nêu lên những điều
kiện cụ thể của thế giới và Việt Nam lúc đó đã có ảnh hưởng nhiều đến sự
hình thành tư tưởng của Hồ Chí Minh, đặc biệt là yếu tố quê hương và gia
đình. Về nguồn gốc tư tưởng, có thể thấy, giáo trình đã chỉ ra truyền thống
văn hóa Việt Nam, tinh hoa văn hóa phương Đông và phương Tây là những
nguồn tư tưởng để Hồ Chí Minh kế thừa và phát triển cho lý luận của mình.
Ở đây, cuốn sách chỉ nêu những điểm chung nhất ảnh hưởng đến sự hình
thành tư tưởng Hồ Chí Minh mà không chỉ ra một cách cụ thể yếu tố nào
làm nên tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh. Đây không phải là sự thiếu sót của
cuốn sách mà do đặc thù của một cuốn giáo trình về tư tưởng Hồ Chí Minh
nói chung nên việc nêu lên như vậy là hoàn toàn hợp lý.
11
Trong cuốn “Phương pháp dân chủ Hồ Chí Minh”, Nxb Chính trị
quốc gia, 2007 của tác giả Phạm Văn Bình đã nên và phân tích 4 cơ sở hình
thành phương pháp dân chủ Hồ Chí Minh.
Một là sự tiếp thu yếu tố và hình thức dân chủ trong văn hóa truyền
thống Việt Nam. Ở đây tác giả đã nêu lên các yếu tố “dân chủ nông thôn”,
dân chủ của những thiết chế làng xã, phong tục, tập quán, lễ hội trong các
hình thức dân chủ truyền thống cùng các yếu tố dân chủ trong các vương
triều tiến bộ của Việt Nam đã tác động đến Hồ Chí Minh. Tác giả cũng
khẳng định những yếu tố dân chủ của các nhà Nho yêu nước trước và cùng
thời với Hồ Chí Minh đã làm nên chất men gợi ý cho việc xây dựng nền dân
chủ cộng hòa ở Việt Nam của Hồ Chí Minh.
Hai là những ảnh hưởng của văn hóa dân chủ phương Đông đến Hồ
Chí Minh. Trong phần này, tác giả đã khẳng định văn hóa Phật giáo, Nho
giáo làm nên nhân cách con người Hồ Chí Minh.
Ba là Hồ Chí Minh tiếp nhận giá trị tư tưởng dân chủ tư sản phương
Tây. Ngoài việc nêu lên sự tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản từ các nhà khai
sáng Pháp như Montesquieu, JJ. Rousseau tác giả còn nhấn mạnh thêm
rằng, những năm tháng hoạt động trên đất Pháp, Mỹ, Anh – những nước văn
minh nhất thế giới - với những tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái cũng như sự
“khai hóa văn minh” của những nước này giúp cho Hồ Chí Minh nhận thấy
những giá trị của dân chủ tư sản và cả mặt trái của nó.
Bốn là sự tiếp thu tư tưởng dân chủ của chủ nghĩa Mác – Lênin và
hình thức dân chủ Xôviết. Những tư tưởng về giải phóng con người, giải
phóng xã hội, cùng với Cách mạng Tháng Mười Nga được tác giả cho rằng
Hồ Chí Minh rất tâm đắc và tiếp thu một cách tích cực. Như vậy, có thể
thấy khi tác giả giải quyết một khía cạnh về phương pháp thực hành dân chủ
của Hồ Chí Minh, tác giả đã nêu lên được bốn nguồn gốc hình thành tư
tưởng ấy. Tuy nhiên, tác giả chưa chỉ ra đâu là nguồn gốc lý luận, đâu là
nguồn gốc thực tiễn.
12
Cuốn “Tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh” của Phạm Thành –
Nguyễn Khắc Mai, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1991 đã phân tích một số nguồn
gốc hình thành nên tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh. Trong khi phân tích, tác
giả không nêu rõ thứ tự các nguồn gốc. Qua sự phân tích đan xen của tác giả
chúng ta có thể tóm lược lại một số nguồn gốc. Đó là, triết lý nhân văn
phương Đông; những điều mới mẻ tích cực của dân chủ tư sản phương Tây
và cả mặt hạn chế của nó; các phong trào dân chủ của các cuộc cách mạng
Pháp và Mỹ; lý luận dân chủ của chủ nghĩa Mác – Lênin; sự đàn áp của thực
dân Pháp đối với nhân dân An Nam.
Trong bài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về cơ chế thực hiện dân chủ” trên
tạp chí Triết học số 1 năm 2003 của tác giả Dương Văn Duyên đã khẳng
định, tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh là sự “kế thừa có chọn lọc và phát
triển sáng tạo những tư tưởng dân chủ tiến bộ của các nhà triết học, nhà tư
tưởng lớn trên thế giới, mà trực tiếp nhất là tư tưởng dân chủ của V.I.Lênin”
[21, tr.10]. Tác giả cũng khẳng định những trải nghiệm của Hồ Chí Minh ở
các nước Anh Pháp, Mỹ và chứng kiến hoàn cảnh của nước nhà cũng như
những thay đổi của nước Nga Xôviết mà Người đã nhận thức được về dân
chủ. Ở đây, tác giả mới đưa ra những khẳng định mà chưa có một sự phân
tích cụ thể nào.
Tác giả Đỗ Huy, trong bài “Cách thức tiếp thu di sản tư tưởng nhân
loại ở Hồ Chí Minh” đã khẳng định: “Tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ tiếp
thu Nho giáo, Cơ đốc giáo, Mác – Lênin, Tôn Dật Tiên, mà còn tiếp thu cả
Phật giáo, hệ tư tưởng tư sản; ca ngợi cách mạng Pháp, cách mạng Mỹ; tiếp
cận với tư tưởng về nhà nước của A. Lincôn; cổ vũ tinh thần yêu nước của
đạo Cao Đài, Hòa Hảo” [51, tr.10-11]. Khi khẳng định sự tiếp thu các di sản
tư tưởng nhân loại của Hồ Chí Minh, tác giả đã nêu lên bốn tiểu hệ thống
trong hệ tư tưởng mà Hồ Chí Minh đã tiếp thu được. Trong đó, tác giả cũng
nêu rõ trong tiểu hệ thống thứ hai, đó là tư tưởng xây dựng nhà nước kiểu
mới, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trên cơ sở một nền dân chủ của
dân, do dân, vì dân và sức mạnh thuộc về nhân dân.
13
1.2. Công trình nghiên cứu Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về dân chủ
Trong cuốn “Tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh” của Phạm Thành –
Nguyễn Khắc Mai, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1991, các tác giả đã khẳng định, tư
tưởng dân chủ là một bộ phận quan trọng trong kho tàng tư tưởng Hồ Chí
Minh. Các tác giả đã bước đầu phân tích những tư tưởng của Hồ Chí Minh
về dân chủ và thực hành dân chủ nhằm khẳng định việc dân chủ hoá mọi
mặt đời sống xã hội là một trong những vấn đề then chốt nhằm khơi dậy và
huy động những lực lượng cách mạng to lớn tiềm ẩn trong nhân dân tham
gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, trong cuốn sách
của mình, tác giả Phạm Thành đã đưa ra được 04 nội dung về dân chủ của
Hồ Chí Minh như sau: Thứ nhất, về địa vị và quyền làm chủ của nhân dân;
Thứ hai, về nhà nước dân chủ; Thứ ba, về sự lãnh đạo của Đảng; Thứ tư, về
dân chủ với tính cách là phạm trù đạo đức. Cùng với việc đưa ra bốn nội
dung dân chủ của Hồ Chí Minh, tác giả cũng phân tích quan điểm của Đảng
Cộng sản Việt Nam về dân chủ dưới sự dẫn dắt của Hồ Chí Minh. Việc tác
giả chia nội dung dân chủ của Hồ Chí Minh thành 4 nội dung để dễ phân
tích và đánh giá làm cho người đọc dễ tiếp thu và hiểu rõ hơn về tư tưởng
dân chủ của Hồ Chí Minh. Nhưng bên cạnh tính khoa học của sự phân chia
ấy lại có một nhược điểm, đó là có những quan điểm, quan niệm của Người
về dân chủ không nằm trong cả 04 nội dung ấy. Dù tác giả cố gắng đào sâu
phân tích những câu nói của Hồ Chí Minh về dân chủ nhưng chỉ với 27
trang để phân tích cả 4 nội dung dân chủ này thì chưa thể làm nổi bật được
những nội dung cốt lõi về thực hành dân chủ của Người. Bởi, tư tưởng về
thực hành dân chủ của Người mang tính thực tiễn rất cao. Những phương
pháp, cách thức cũng như việc khẳng định vai trò phải thực hành dân chủ
như “chìa khóa vạn năng” của sự phát triển đã không được tác giả khai thác
ở đây.
Cuốn “Dân chủ - di sản văn hóa Hồ Chí Minh” của tác giả Nguyễn
Khắc Mai, Nxb Lao động, Hà Nội, 1997, đã đưa ra 100 câu nói về dân chủ
của Hồ Chí Minh. Đây là một sự thông kê khá công phu và được đánh giá
14
cao. Từ sự thông kê 100 câu nói về dân chủ này, tác giả đã chia ra thành 6
phạm trù của tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ, đó là: 1. “Dân chủ là của
quý báu nhất của nhân dân”. Ở đây, tác giả khẳng định tư duy của Hồ Chí
Minh coi dân chủ là điều kiện để tiến lên Chủ nghĩa xã hội; 2. “Địa vị cao
nhất là dân, vì dân là chủ”, trong đó, tác giả khẳng định sự kế thừa của Hồ
Chí Minh từ tư tưởng dân chủ của C.Mác và có sự đi sâu so với C.Mác trong
việc cụ thể hóa quyền làm chủ của nhân dân; 3. “Nhiệm vụ của chính quyền
dân chủ là phục vụ nhân dân”, dưới ngòi bút của Nguyễn Khắc Mai, những
luận điểm về chính quyền dân chủ của Hồ Chí Mình được lý giải khá mạch
lạc; 4. “Đảng cũng ở trong xã hội”. “Đảng từ Trung ương đến xã do dân tổ
chức nên”, mục này có thể được kết hợp với mục 3. Tuy nhiên, tác giả đã
tách ra đặt nó thành mộ...ác nhà sáng lập chủ nghĩa Mác -
Lênin. Những tư tưởng nền tảng đó có ảnh hưởng ít nhiều đến sự hình thành
tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh.
2.1.2. Tư tưởng Phương Đông
Thứ nhất, tư tưởng dân chủ trong truyền thống Việt Nam
Khi nói đến sự tồn tại tư tưởng dân chủ trong truyền thống Việt Nam,
có khá nhiều ý kiến khác nhau. Nhiều ý kiến khẳng định Việt Nam không có
truyền thống dân chủ, do vậy không nên nói đến sự tồn tại của dân chủ trong
truyền thống Việt Nam. Tuy nhiên, điều khẳng định đó là không căn cứ.
Trong lịch sử phát triển tư tưởng, Việt Nam chưa có một truyền thống dân
chủ nhưng những hình thức dân chủ, tư tưởng dân chủ đã tồn tại trong
truyền thống văn hóa của chúng ta. Như nhận xét của Phan Huy Lê, “không
thể phủ nhận được sự tồn tại một số tư tưởng và hình thức dân chủ nào đó
trong đời sống xã hội và trong truyền thống Việt Nam” [57, tr.29].
Khi chế độ trung ương tập quyền ở Việt Nam được thiết lập vào đầu
thế kỷ XI, thời kỳ nguyên sơ ban đầu, chế độ phong kiến hà khắc chưa thực
sự được hình thành. Do vậy, trong tư tưởng của các vị vua, quan triều Lý đã
rất đề cao dân, coi trọng dân. Những tư tưởng coi trọng dân đã rất được quan
tâm. Đặc biệt, trong sự kiện dời đô của Lý Công Uẩn được xác định bởi “trên
kính mệnh trời, dưới thể theo lòng dân”. Mọi hoạt động chính trị của quốc
gia, dù nhỏ, dù lớn cũng cần phải theo ý kiến của nhân dân, lòng dân có sức
mạnh quyết định chỉ sau có mệnh trời. Điều này cho thấy các bậc minh quân
thời Lý đã ít nhiều sử dụng “dân chủ” như là phương tiện cho hoạt động cai
trị của mình. Hình thức có thể gọi là dân chủ trong thời nhà Lý còn được thể
hiện ở chỗ, nhà Lý đã đặt một Lầu chuông trong thành Thăng Long để dân
chúng có nỗi oan uổng gì muốn kiện tụng thì đánh chuông.
Đến thời nhà Trần, việc coi trọng ý kiến của nhân dân được đẩy lên cao
hơn với tư tưởng “phàm là bậc nhân quân, tất phải lấy ý muốn thiên hạ làm ý
muốn của mình; lấy tấm lòng của thiên hạ làm tấm lòng của mình” [130,
30
tr.12]. Trần Thái Tông đề cao quan điểm thân dân, ông nói: “Trẫm muốn ra
ngoài chơi để lắng nghe tiếng nói của dân, xem xét lòng dân, ngõ hầu biết
được mọi khó khăn của công việc” [130, tr.10]. Trần Quốc Tuấn coi “chúng
chí thành thành” (ý chí của dân chúng là bức thành giữ nước). Một tư tưởng
rất tiến bộ, ông chủ trương “Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền”. Vào
thời nhà Trần việc mở Hội nghị Diên Hồng để cùng với các bô lão bàn kế
đánh giặc là hình thức thể hiện đậm nét tính dân chủ.
Nguyễn Trãi ví dân như nước: “phúc chu thuỷ tín dân do thuỷ”
(Thuyền bị lật mới biết sức dân như nước). Với ông, “việc nhân nghĩa cốt ở
yên dân. Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”; làm sao để “nơi thôn cùng xóm
vắng không có tiếng oán hận sầu than”.
Tiếp thu tư tưởng của bậc tiền bối, trong tư tưởng của Mạc Đăng
Dung cũng thể hiện tư tưởng vì dân: “Trời lập vua là vì dân, vua vâng mệnh
trời là để thương dân” [52,tr.584].
Hồ Chí Minh thấm nhuần những tư tưởng dân chủ trong truyền thống
của dân tộc nên cũng đã nêu lên rằng: “Vua muốn xứng với lòng trời và làm
tròn nhiệm vụ chí tôn của mình thì phải chịu khổ trước dân và chia sướng
sau dân. Vua phải tuân lệnh trời, mà tiếng dân chính là truyền lại ý trời.
Bằng không thì ấy là trời đoạn tuyệt, tổ tiên từ bỏ, nhân dân ruồng rẫy” [79,
tr.97]. Có thể nói, tư tưởng dân chủ trong truyền thống Việt Nam nổi bật lên
ở tư tưởng “thân dân”, “trọng dân”, “sinh dân”, “lòng dân” là tư tưởng vì
dân. Tuy nhiên, “dân” ở đây vẫn chỉ được coi là hạng thứ dân. Cái mà dân
được hưởng đó là một sự ban phát từ trên xuống chứ chưa phải là quyền mà
tất yếu họ được hưởng.
Nhưng, tất cả những mầm mống tư tưởng dân chủ tồn tại trong các
triều đại phong kiến Việt Nam ít nhiều đã ảnh hưởng đến Hồ Chí Minh, một
con người được rèn rũa trong nền giáo dục Nho gia khá nghiêm ngặt. Là
người chịu khó đọc sách và học hỏi, Hồ Chí Minh không thể không tìm hiểu
và học hỏi những tư tưởng vì dân này.
31
Thứ hai, tiếp thu những giá trị trong văn hóa phương Đông
Hồ Chí Minh đã được tiếp xúc với văn hóa phương Đông ngay từ
nhỏ, mà chủ yếu là hai dòng văn hóa Nho giáo và Phật giáo. Chính vì tiếp
biến văn hóa có chọn lọc đã sớm hình thành ở Hồ Chí Minh một nhân cách
văn hóa dân chủ phương Đông thiết tha với độc lập, tự do, dân chủ. Tự nhận
mình là “một người học trò nhỏ” của Khổng Tử, nhưng Hồ Chí Minh đã biết
tách những yếu tố trong học thuyết Khổng Tử ra khỏi ý thức hệ của giai cấp
phong kiến thống trị, giai cấp từng tạo sự bất bình đẳng về giới tính, thế hệ,
giai cấp để xây dựng một thế giới đại đồng bình đẳng về tài sản. Những
khái niệm nhân, nghĩa, trí, dung, cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư trong
Nho giáo được Hồ Chí Minh sử dụng với nội hàm mới để xây dựng một
phong cách dân chủ trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Thứ ba, tư tưởng tam dân của Tôn Trung Sơn
Ảnh hưởng tư tưởng dân chủ tư sản Phương Tây, cũng như tư tưởng
dân chủ của các nhà mácxít, Tôn Trung Sơn cũng đưa ra những lý thuyết
dân chủ rất riêng. Trong tác phẩm Nguyên lý của dân chủ, 1924, Tôn Trung
Sơn cho rằng, quyền lực chính trị phải được chia thành 2 phần. Một phần
quyền lực thuộc về Chính phủ, còn một phấn rất lớn được đặt vào tay quảng
đại quần chúng nhân dân, quần chúng nhân dân là những người sẽ có một sự
nhất trí đẩy đủ về quyền tự quyết tối cao và sẽ điều hành một cách trực tiếp
những công việc của quốc gia. Còn quyền lực nằm trong tay các cơ quan
chính phủ sẽ quản lý tất cả những nhiệm vụ của đất nước – quyền quản lý là
quyền của chính phủ. Nhưng quyền lực của nhân dân hạn chế sự lớn mạnh
quyền lực của chính phủ và phải làm cho chính phủ thực sự là “của nhân
dân, do nhân dân và vì nhân dân”. Ông đã ví chính phủ như là một “cỗ máy”
còn người dân chính là “người kỹ sư” điều hành “cỗ máy” đó với những
quyền như: bầu cử, trưng cầu dân ý, tự quyết và lập pháp. Với những nghiên
cứu sâu sắc, ông đã rất thành công với lý thuyết tam dân “Dân tộc, dân chủ,
dân sinh” của mình [xem 152].
32
Sự gặp gỡ giữa tư tưởng của Tôn Trung Sơn và Hồ Chí Minh chính là
quyền lợi của dân. Trong tất cả các văn bản để lại, Hồ Chí Minh đã nhiều lần
nhắc đến Tôn Trung Sơn với học thuyết Tam dân của ông. Ví dụ, trong khi
trả lời phỏng vấn các nhà báo ngày 23-2-1946, Hồ Chí Minh có nói: “Nước
Trung Hoa bây giờ cũng như Tôn Trung Sơn ngày trước, chủ trương Tam dân
chủ nghĩa là dân tộc, dân quyền và dân sinh. Trung Quốc phấn đấu, kháng
chiến trong 8, 9 năm cũng vì ba chủ nghĩa ấy” [82, tr.212]. Hay trong “Lời
kêu gọi thi đua ái quốc” tháng 6 năm 1948, Hồ Chí Minh nhấn mạnh để diệt
giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm, thì cách làm phải dựa vào dân, lực
lượng chính là dân để làm cho nhân dân hạnh phúc, toàn quốc được độc lập,
làm được điều đó, theo Hồ Chí Minh chính là “chúng ta đã thực hiện:
Dân tộc độc lập,
Dân quyền tự do,
Dân sinh hạnh phúc,
Ba chủ nghĩa mà nhà đại cách mạng Tôn Văn đã nêu ra” [83, tr.557].
Ba chủ nghĩa này đã được Hồ Chí Minh rút gọn trong quốc hiệu của Việt
Nam “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”. Về cơ bản, Hồ Chí Minh đã khai thác
những yếu tố tích cực trong tư tưởng dân chủ của Tôn Trung Sơn để phục vụ
cho sự nghiệp cách mạng nước ta. Điều này, một lần nữa cho ta những khẳng
định Hồ Chí Minh có nghiên cứu chủ nghĩa tam dân của Tôn Trung Sơn và
vận dụng sáng tạo trong quá trình hoàn thiện nền dân chủ ở Việt Nam. Rõ
ràng, quan điểm về tính nhân dân trong Hồ Chí Minh đã khác xa với tư tưởng
tam dân của Tôn Trung Sơn, đó là một sự học hỏi có chọn lọc của Người.
Thứ tư, tiếp thu tư tưởng dân chủ của các nhà trí sỹ yêu nước Phan
Bội Châu và Phan Chu Trinh.
Cả hai Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh đều tiếp thu tư tưởng dân
chủ tư sản Phương Tây nhưng đó là tư tưởng đã bị xói mòn qua các “Tân
thư” của Trung Quốc. Cho nên, cả hai nhà tư tưởng hộ Phan đã có một số
hạn chế trong tư tưởng dân chủ của mình và họ không thực sự quyết liệt
trong hoạt động thực tiễn để có thể đưa đến một cuộc cách mạng dân chủ
33
thực sự. Phan Bội Châu với chủ trương thành lập một nước Việt Nam dân
chủ, nhưng ông lại chỉ mải mê với phong trào phản đế. Còn Phan Chu Trinh
lại dùng thuyết dân chủ tập trung vào nhiệm vụ phản phong. Dẫn đến thực
tiễn đấu tranh của cả hai cụ đều thất bại. Tuy nhiên, cả Phan Chu Trinh và
Phan Bội Châu là những bậc trí sĩ đã có công rất lớn trong việc truyền bá
những tư tưởng tiến bộ về dân chủ cho bộ phận tri thức Việt Nam và họ đã
khẳng định được tính đúng đắn và cần thiết của một nhà nước cai trị bằng
pháp luật. Một trong những tư tưởng tiến bộ mà có thể nói đến thời điểm
hiện nay chúng ta vẫn cần phải phải thực hiện theo tư tưởng ấy, đó chính là
“Khai dân trí, chấn dân khí và hậu dân sinh”. Đây là một cống hiến rất quý
giá của Phan Chu Trinh trong quá trình chuyển biến tư tưởng chính trị của
quốc gia dân tộc.
Hồ Chí Minh không một lần ca ngợi hay nói về những tư tưởng dân
chủ của Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh. Tuy nhiên, qua những bức thư
liên hệ với các nhà tư tưởng này trong quá trình hoạt động cách mạng của
Người, qua việc tìm hiểu tư tưởng dân chủ của hộ và qua những việc Hồ Chí
Minh thực hiện dân chủ hóa ở Việt Nam cho thấy Hồ Chí Minh có tiếp thu
tư tưởng của hai nhà tư tưởng này trong điều kiện cụ thể ở nước ta. Thật
vậy, chủ trương “nâng cao dân trí, chấn hưng dân khí, cải thiện dân sinh”
của Phan Chu Trinh đã được Hồ Chí Minh tiếp nối và thực hiện với một
phương thức hiệu quả. Người phát hiện được những bất hợp lý trong quan
điểm của cả Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh, nhưng họ vẫn là “hình ảnh
sáng ngời về lòng yêu nước thương dân trong tâm khảm Hồ Chí Minh.
Những tư tưởng tiến bộ của các cụ là những gợi ý cho việc xây dựng nền
dân chủ cộng hòa ở Việt Nam sau này của Hồ Chí Minh” [9, tr.34]
2.1.3. Học thuyết của triết học phương Tây về dân chủ tư sản
Quan điểm dân chủ tư sản khởi đầu bằng luận thuyết của John Locke
về nguồn gốc của sở hữu là từ lao động, về tự do cá nhân là quyền tự nhiên
của mỗi con người. Với ông, vai trò lãnh đạo của vua chúa và giới thượng
34
lưu phải được gạt bỏ đi, thay thế vào đó là quyền tự quyết của chính người
dân. Mỗi một thành viên trong xã hội nhường một phần quyền tự nhiên của
mình cho xã hội. Mỗi quyền tự nhiên được chuyển giao ấy hợp thành quyền
lực tối cao quản lý xã hội. Việc từ bỏ một phần tự nhiên này ở mỗi người
chính là “ý định sẽ có được sự đảm bảo tốt hơn cho chính mình” [63,
tr.178]. Quyền lực tối cao ấy phải có trách nhiệm bảo vệ những quyền tự
nhiên của mỗi người. Đó là quyền được sống trong tự do, quyền được giữ tài
sản. Một khi chính quyền không làm tròn trách nhiệm của mình thì người
dân có quyền lật đổ chính quyền ấy và thay thế bằng một chính quyền khác.
Tóm lại, theo John Locke, “sau khi có sự hợp nhất đầu tiên của đa số người
tạo thành xã hội, một quyền lực toàn thể của cộng đồng trở thành cái đương
nhiên có ở họ, và đa số đó có thể thường xuyên sử dụng tất cả quyền lực này
trong việc làm ra luật cho cộng đồng và thực thi các luật đó bằng các quan
chức do chính họ bổ nhiệm, và như vậy, hình thức của chính quyền này là
một nền dân chủ hoàn hảo” [63, tr.179]. Những tư tưởng dân chủ ban đầu
này của John Locke đã có những ảnh hưởng rất lớn đến dân chủ ngày nay,
đặc biệt là nó đã được ghi dấu ấn trong bản tuyên ngôn nhân quyền của Mỹ
và Bản tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Về quan niệm dân chủ của Montesquieu, “chính thể dân chủ là chính
thể mà dân chúng hay một bộ phận dân chúng có quyền lực tối cao”
[94,tr.47]. Một chính thể dân chủ thì quyền lực hoàn toàn thuộc về nhân dân
và ý chí ấy được thể hiện qua việc bầu cử. Chính vì thông qua đầu phiếu nên
cần phải có luật quy định về quyền đầu phiếu. Ông đã nêu lên một cách cụ
thể về các luật đầu phiếu liên quan đến một chính thể dân chủ, đó là: “Ai đi
bầu, bầu ai, bầu trên cơ sở nào” [94, tr.48]. Đấy chính là vấn đề then chốt
nhất của một thể chế dân chủ. Một nền dân chủ không có nghĩa là ai cũng có
thể tự nhiên là người điều hành trong chính quyền, cũng không có nghĩa là
bất kể ai cũng có thể đi bầu và không theo một quy định nào. Về cơ bản, số
đông dân chúng đủ tư cách làm cử tri nhưng không đủ trình độ để ra ứng cử.
Người ra ứng cử hay tuyển cử phải có trình độ và thường là tầng lớp trên.
35
Theo ông, dân chúng có quyền tối thượng nhưng không phải “dân chúng
biết cách chọn địa điểm, định thời điểm, tìm cơ hội thuận lợi đều điều hành
công việc quốc gia” [94, tr.49]. Dân chúng thật sự giỏi trong việc chọn
người để giao một phần quyền lực của mình nhưng không thực sự giỏi để tự
mình quản lý công việc. Một nguyên tắc cơ bản nữa trong việc bầu người
đại diện ý chí của dân đó là quá trình bầu phải công khai, minh bạch.
Thêm vào những nguyên tắc cơ bản trong một thể chế dân chủ,
Montesquieu cho rằng, một nền dân chủ sẽ có một Hiến pháp hẳn hoi, các
pháp quan sẽ thực hiện theo đúng những gì ghi trong Hiến pháp và sẽ không
có điều luật làm hại đến tài sản, danh dự và sinh mạng của người công dân.
Trong một thể chế dân chủ nhất thiết phải đề cao đạo đức. Bởi vì rằng, con
người trong thể chế dân chủ là người ý thức mình làm cho mình, tự gánh lấy
gánh nặng của mình. Và “một khi đạo đức của nền dân chủ đã mất, tính
tham lam lọt vào các trái tim, cái hư hỏng lồng vào tất cả mọi ngõ ngách của
xã hội” [94, tr.54]. Đến khi đó, nạn tham nhũng, bất công bằng, bất bình
đẳng xã hội, những điều tự do trái pháp luật diễn ra, người ta say sưa với sự
bòn rút từ nhà nước. Rồi, sức mạnh quốc gia chỉ còn là quyền lực của một
vài công dân Nhìn chung, những tư tưởng dân chủ của Montesquieu đến
nay vẫn còn nguyên giá trị mà chúng ta cần phải học hỏi.
Bổ sung thêm vào những tư tưởng độc đáo của Montesquieu, JJ.
Rousseau trong tác phẩm Khế ước xã hội cũng đã quan niệm dân chủ ở
phương diện thể chế chính trị: “Trước hết, Hội đồng tối cao có thể giao nhiệm
vụ điều hành chính quyền cho toàn thể dân chúng, hoặc cho đa số dân chúng
để cho số dân chúng làm quan chức nhiều hơn số dân chúng làm thường dân.
Loại chính quyền này gọi là dân chủ” [104, tr.118]. Trong tác phẩm của
mình, Rousseau đã phân tích khá tỉ mỉ về chính quyền dân chủ, “dân chủ” nếu
hiểu theo đúng nghĩa của nó thì, “chưa vào giờ có một nền dân chủ thực sự’
và cũng sẽ không bao giờ có” [104, tr.121]. Bởi vì, theo ông, khi một số đông
cai trị và một số ít bị trị thì không hợp với luật tự nhiên và dân chúng lúc đó
không chú tâm vào làm ăn mà chỉ tụ tập suốt ngày, “dành thì giờ của họ cho
36
việc công, và thật rõ ràng họ không thể tạo ra những ủy ban để thực hiện mục
đích ấy mà cơ cấu hành chánh không bị thay đổi” [104, tr.121]. Sau khi phân
tích những khó khăn để có được một nền dân chủ, Rousseau bi quan kết luận
rằng: “Nếu có một quốc gia của các vị thần, thì quốc gia đó sẽ được cai bị
trong thể chế dân chủ. Một thể chế tuyệt hảo như vậy không thích hợp với
con người” [104, tr.123]. Nhìn chung, nền dân chủ mà J.J. Rousseau đưa ra là
loại hình dân chủ trực tiếp của nền dân chủ Athena.
Tuy tỏ ra không tin tưởng vào tính khả thi của mô hình chính thể dân
chủ, nhưng trong những phân tích về cơ quan quyền lực tối cao đại diện cho ý
chí của quảng đại quần chúng nhân dân, ông nêu rõ, “bản chất của Quyền tối
thượng không gì khác hơn sự thi hành ý chí của tập thể, nên Chủ quyền Tối
thượng không thể được chuyển nhượng; và rằng, Hội đồng Tối cao, vì là một
cơ cầu tập thể nên chỉ có thể được đại diện bởi chính nó mà thôi. Cho nên,
quyền hành có thể được ủy nhiệm, nhưng ý chí thì không. Thực ra ý chí một
người có thể đồng thuận trên một điểm nào đó với ý chí tập thể, nhưng sự
đồng thuận này không trường tồn và bất biến; bởi ý chí cá nhân, theo bản tính
tự nhiên, hay thiên vị trong lúc ý chí tập thể hướng tới sự công bằng” [104,
tr.58-59]. Như vậy, ông rất đề cao quyền tối thượng phải thuộc về ý chí của
tập thể đại diện cho quảng đại quần chúng nhân dân. Chính quyền là cơ quan
trung gian cầu nối giữa quyền lực tối cao và toàn thể dân chúng. Nếu chính
quyền không làm tròn chức trách trong khi thi hành thì Hội đồng tối cao sẽ
thu hồi hoặc giới hạn quyền lực của chính quyền. Thêm nữa, trong khi kiện
toàn một chính thể, theo ông, kẻ làm luật lại là kẻ thi hành luật thì đó là một
điều không tốt Những tư tưởng, quan điểm của J.J. Rousseau được coi là
cơ sở, nền tảng cho việc xây dựng nền dân chủ - cộng hòa hiện nay.
Những học thuyết trong triết học phương Tây về dân chủ tư sản của
của Rousses, của Montesquier đã là sức mạnh tinh thần thôi thúc Hồ Chí
Minh đòi quyền dân chủ cho người dân An Nam từ thực dân Pháp. Những
giá trị về tự do, bình đẳng, pháp quyền trong các tác phẩm Tinh thần pháp
luật hay Khế ước xã hội đã ít nhiều đi vào tâm trí của Nguyễn Ái Quốc. Cho
37
đến nay, chưa có một khẳng định chính thức nào nói rằng Hồ Chí Minh đã
trực tiếp đọc các tác phẩm của các nhà khai sáng Pháp. Nhưng trong một số
tư liệu ghi lại cũng như những ghi chép của bản thân Nguyễn Ái Quốc cho
thấy, Người đã tiếp thu tư tưởng của các nhà khai sáng Pháp. Bởi, trong khi
lý giải tại sao lại có cách mạng Pháp, Hồ Chí Minh cho rằng: “Phần thì
những người học thức như ông Môngtexkiơ (1755), Vônte và Rútxô (1778)
tuyên truyền chủ nghĩa tự do bình đẳng” [80, tr.293] nhờ vậy mà cách mạng
nổ ra. Điều này cũng chứng tỏ Hồ Chí Minh đã nghiên cứu tư tưởng của các
ông. Thêm nữa, trong báo cáo của mật thám Pháp theo dõi Nguyễn Ái Quốc
vào đầu năm 1920 đã ghi lại rằng: “hiện thời Quốc đang dịch một đoạn L
Esprit des Lois (Tinh thần pháp luật) của Môngtexkiơ sang quốc ngữ” [123,
tr.146]. Như vậy, có thể khẳng định những tư tưởng của các bậc tiền bối này
chính là nền tảng căn bản khai phóng tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ.
2.1.4. Lý luận của các nhà triết học mácxít về dân chủ
Trước hết, về cơ bản, chủ nghĩa Mác khẳng định dân chủ chính là
quyền lực thuộc về nhân dân. Trong tác phẩm “Góp phần phê phán triết học
pháp quyền của Hegel”, C.Mác đã tập trung phân tích chủ quyền quân chủ
và chủ quyền nhân dân, trong đó ông có nói; “Trong chế độ quân chủ chúng
ta có nhân dân của chế độ nhà nước; trong chế độ dân chủ, chúng ta có chế
độ nhà nước của nhân dân” và rằng, “đặc điểm riêng biệt của chế độ dân chủ
là: ở đây chế độ nhà nước nói chung chỉ là một yếu tố của sự tồn tại của
nhân dân”, “không phải chế độ nhà nước tạo ra nhân dân mà nhân dân tạo ra
chế độ nhà nước” [65, tr.349-350]. Từ đó, ông đặt vấn đề: “Nhân dân có hay
không có quyền để tự mình tạo ra chế độ nhà nước mới?”. Ông kết luận:
“Về câu hỏi này, cần phải trả lời một cách tuyệt đối khẳng định, vì chế độ
nhà nước, một khi không còn là biểu hiện thật sự của ý chí của nhân dân nữa
thì trở thành một cái hữu danh vô thực” [65, tr.394].
Như vậy, sự khẳng định tuyệt đối của C.Mác về “nhà nước mới” phải
là nhà nước dân chủ, nhà nước do nhân dân làm chủ, nhà nước phải thể hiện
38
được ý chí của nhân dân, bằng không nhà nước đó chỉ mang tính hình thức.
Nhà nước phải thể hiện được quyền làm chủ của nhân dân, thể hiện ý chí
của dân, chính nhân dân là người xây dựng nên nhà nước, sự cai quản nhân
dân do chính nhân dân đảm nhiệm và đó là dân chủ - nhân dân làm chủ.
Điều này một lần nữa được C.Mác khẳng định trong “Phê phán cương lĩnh
Gôta” như sau: “từ “dân chủ” nếu chuyển sang tiếng Đức thì có nghĩa là
“nhân dân làm chủ”” [72, tr.44]. Tóm lại, với sự giải thích về dân chủ này,
ta có thể khẳng định chủ nghĩa Mác đang nhìn nhận dân chủ trên phương
diện chế độ chính trị, thể chế nhà nước. Đúng vậy, V.I.Lênin cũng đã nói
rằng: “Chế độ dân chủ là một hình thức nhà nước, một trong những hình thái
của nhà nước” [60, tr.123].
Ngoài ra, những nhà sáng lập chủ nghĩa Mác cũng khẳng định dân
chủ còn là phương tiện, phương pháp, là cách thức tổ chức để đạt đến chủ
nghĩa xã hội. Thật vậy, V.I.Lênin đã khẳng định: “Cần phải kết hợp cuộc
đấu tranh cho dân chủ với cuộc đấu tranh cho cách mạng xã hội chủ nghĩa,
bắt cái thứ nhất phục tùng cái thứ hai” [62, tr.470], và rằng, “không thể thực
hiện được chủ nghĩa xã hội bằng cách nào khác ngoài cách thông qua
chuyên chính vô sản, nền chuyên chính này kết hợp với việc dùng bạo lực
để chống lại giai cấp tư sản, tức thiểu số trong dân cư, với việc phát triển
chế độ dân chủ một cách đầy đủ, nghĩa là với việc làm cho toàn thể quần
chúng nhân dân tham gia thực sự bình đẳng và thực sự rộng rãi vào mọi
công việc của nhà nước” [59, tr.93]. Có thể nói, những nhà sáng lập chủ
nghĩa Mác - Lênin đã rất coi trọng dân chủ. Họ đã cho thấy vị trí và vai trò
của dân chủ trong quá trình phát triển của xã hội, đặc biệt là tiến trình xây
dựng chủ nghĩa xã hội. Với những phân tích khác nhau về dân chủ, như về
quyền lợi của dân chủ, nguyên tắc quản lý dân chủ, tác phong dân chủ,
phương pháp dân chủ, có thể khẳng định, dân chủ không hề bị coi nhẹ trong
dòng tư tưởng của các nhà mácxít.
Lý luận của các nhà triết học mácxít về dân chủ có ảnh hưởng lớn đến
sự hình thành tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh. Những lý tưởng dân chủ;
39
chủ quyền dân chủ; lực lượng thụ hưởng dân chủ; sự kiểm tra giám sát quá
trình thực hiện dân chủ; toàn thể nhân dân đều học tập được công tác quản
lý để được nhân dân trao quyền quản lý; đông đảo quần chúng nhân dân có
thể được tham gia vào đời sống chính trị - điều mà trước đó chỉ là “hữu danh
vô thực” đều được Hồ Chí Minh lĩnh hội.
Sự tham gia đông đảo của quần chúng nhân dân vào công việc quản lý
của nhà nước cũng như tích cực tham gia kiểm soát quyền lực nhà nước
chính là điều mà các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác tin rằng đó là nền tảng của
dân chủ xã hội chủ nghĩa. Hồ Chí Minh đã tiếp thu đầy đủ những nhìn nhận
của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác về dân chủ. Quyền lực phải thuộc về số
đông quần chúng nhân dân, thuộc về tuyệt đại đa số mọi người với tư cách
là các thành viên của xã hội được hưởng. “Dân chủ cho tuyệt đại đa số nhân
dân và trấn áp bằng vũ lực bọn bóc lột, bọn áp bức nhân dân, nghĩa là tước
bỏ dân chủ đối với bọn chúng” [60, tr.109]. Chủ thể dân chủ phải là nhân
dân chứ không phải chỉ thuộc về một nhóm người. Dân chủ phục vụ người
dân lao động và quần chúng nhân dân, chứ không phải dân chủ cho một
nhóm người giàu.
Tự do của mỗi người là điều kiện phát triển tự do của tất cả mọi người
và “xã hội không thể nào giải phóng cho mình được, nếu không giải phóng
cho mỗi một cá nhân riêng biệt” [73, tr.406]. “Ra sức phát huy dân chủ”,
phát triển dân chủ một cách đầy đủ, nghĩa là với việc làm cho “toàn thể quần
chúng nhân dân tham gia thực sự bình đẳng và thực sự rộng rãi vào mọi
công việc của nhà nước” [59, tr.93]. Nền dân chủ mà Lênin xây dựng là nền
dân chủ thực chất và đầy đủ, một nền dân chủ “gấp triệu lần” nền dân chủ tư
sản (Lênin). Nền tảng về tư tưởng tự do và xây dựng nền dân chủ trong học
thuyết Mác đã được Hồ Chí Minh tiếp thu toàn diện cho công cuộc giải
phóng con người, giải phóng dân tộc khỏi áp bức, xây dựng nền dân chủ tự
do cho dân tộc.
40
Chính những tư tưởng dân chủ trong học thuyết Mác – Lênin đã thấm
sâu vào Hồ Chí Minh. Người đã nhận thấy được những giá trị to lớn trong
học thuyết Mác nên ngay từ những năm 20 của thể kỷ XIX khi được tiếp
xúc với lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh đã khẳng định rằng:
“chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa
Lênin” [80, tr.289]. Lý luận ấy đã được Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo làm
nên cuộc cách mạng cho dân tộc Việt Nam. Để khẳng định chủ nghĩa Mác –
Lênin đã cung cấp cách nhìn mới về thế giới cho mình, Hồ Chí Minh đã
viết: “Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ,
tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong
buồng mà tôi nói to lên như đang nói với quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng
bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường
giải phóng chúng ta”” [90, tr.562]. Sự kế thừa chủ nghĩa Mác – Lênin chính
được Hồ Chí Minh khẳng định trong khi trả lời phỏng vấn phóng viên báo
L’Humantiné, rằng: “do cố gắng vận dụng những lời dạy của Lênin, nhưng
vận dụng một cách sáng tạo, phù hợp với thực tế Việt Nam ngày nay, mà
chúng tôi đã chiến đấu và giành được những thắng lợi chúng tôi giành
được những thắng lợi đó trước hết là nhờ cái vũ khí không gì thay thế được
là chủ nghĩa Mác – Lênin” [93, tr.589-590].
Tất cả những tư tưởng và lý luận về dân chủ nêu trên đều đã ảnh hưởng
không nhỏ đối với sự hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Bối cảnh hiện thực Việt Nam
Thứ nhất, hoàn cảnh kinh tế, chính trị, xã hội ở Việt Nam
Hoàn cảnh kinh tế, chính trị, xã hội của Việt Nam và thế giới vào đầu
thế kỷ XX là những điều kiện thôi thúc Hồ Chí Minh phải tìm đến dân chủ,
Người xây dựng tư tưởng dân chủ của riêng mình để rồi dùng nó như một
công cụ, phương tiện, động lực để hoàn thành sứ mệnh giải phóng dân tộc,
41
xây dựng đất nước và cũng đặt nó là mục tiêu hướng tới xây dựng một nhà
nước dân chủ, mang hạnh phúc cho nhân dân.
Từ khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, người dân Việt Nam phải
gánh chịu hai tầng áp bức phong kiến và thực dân. Người dân bị nhấn chìm
trong cảnh lầm than, nhân dân không có tiếng nói của mình, bị áp bức bóc
lột, bị đè nén ở mọi phương diện. Người nông dân làm lụng vất vả, bị lý
trưởng, cường hào bắt đóng sưu cao thuế nặng. Phận tôi đòi bị mạt sát, bị
đối xử như cầm thú. Thanh niên bị bắt đi phu, đi lính. Công nhân trong các
công xưởng bị hành hạ thậm tệ. Các tiểu tư sản người Việt bị o ép không
ngóc đầu lên được, trẻ em thì ít có cơ hội được đến trường., Làng làng, nhà
nhà, người người “được” đầu độc bởi thuốc phiện và rượu. Báo chí, lập hội,
hội họp, đi lại đều bị cấm. Cảnh lầm than, chết chóc, đau thương xảy ra
hàng ngày
Những hình ảnh thống khổ mất quyền con người của người dân An
Nam diễn ra hằng ngày đã hằn in lên tâm trí của Hồ Chí Minh. Trong nhiều
văn bản mà Hồ Chí Minh để lại, nhất là những bài viết cho báo L'Humanité,
Người đã cho thấy toàn cảnh bị đọa đầy của người dân An Nam. Trong bài
“Vấn đề dân bản xứ”, Người viết: “cả một vực thẳm cách biệt người Âu với
người bản xứ. Người Âu hưởng mọi tự do và ngự trị như người chủ tuyệt
đối; còn người bản xứ thì bị bịt mõm và bị buộc dây dắt đi, chỉ có quyền
phải phục tùng, không được kêu ca; vì nếu anh ta dám phản đối thì anh ta
liền bị tuyên bố là kẻ phản nghịch” và rằng “người bản xứ bị trói tay trói
chân, phải gánh chịu thói tuỳ hứng, chuyên quyền của các quan cai trị người
Pháp và thói tham tàn của bọn làm tôi tớ ngoan ngoãn cho chúng” [79, tr.11-
12] Nhìn chung, về mọi mặt người dân An Nam không có tiếng nói của
mình. Về mặt tâm lý thì bị khinh rẻ, coi thường. Về mặt hành chính thì bị o
ép, hành hạ. Về mặt kinh tế thì bị bóc lột đến tàn tạ, một sự “bóc lột trâng
tráo trong cảnh dốt nát và nghèo khốn của nhân dân” [79, tr.12]. Những hình
ảnh đó đã thôi thúc tấm lòng nhiệt huyết vì quốc gia, dân tộc của Hồ Chí
Minh, để rồi Người đi tìm kiếm những phương pháp, cách thức, cũng như
42
sáng tạo đường hướng riêng để giúp đỡ dân tộc mình. Trong đó, Hồ Chí
Minh đã cố gắng tìm đến dân chủ với mong muốn giải phóng cho dân tộc
mình, “nhằm vào những quyền tự do mà nếu không có chúng thì con người
ngày nay chỉ là một kẻ nô lệ khốn nạn” [79, tr.14].
Thứ hai, sự thất bại của các luồng tư tưởng phong kiến và dân chủ tư
sản trong thực tiễn đấu tranh tại Việt Nam
Trong công cuộc tìm lối thoát cho dân tộc, lịch sử đã chứng minh chỉ
có sự lựa chọn của Hồ Chí Minh là thành công. Điều kiện chính trị khi đó
cũng cho thấy thời kỳ khủng hoảng cho việc lựa chọn giữa con đường chính
trị của nước nhà: phong kiến, tư sản hay chủ nghĩa xã hội. Cuộc khởi nghĩa
Yên Thế của Hoàng Hoa Thám muốn đưa đất nước quay lại thời kỳ phong
kiến bị thất bại. Bởi, quy luật vận động của xã hội, khi thế giới đang vận
động ở thời kỳ tư bản chủ nghĩa, có thể nói, chế độ phong kiến khó tìm được
chỗ đứng cho mình. Con đường trở lại với chế độ phong kiến không thành
công, nhưng tại sao những phong trào dân chủ tư sản cũng bị thất bại? Vào
thời kỳ đó, những luồng tư tưởng dân chủ tư sản đã được truyền bá vào Việt
Nam. Những phong trào dân chủ tư sản đã diễn ra ở nhiều nơi trên cả nước.
Nhưng rốt cuộc, các cuộc nổi dậy đều bị dập tắt. Cuộc khởi nghĩa được cho
là có quy mô nhất do Quốc dân Đảng dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Thái
Học ở Yên Bái đã không thể đi đến thành công. Vì sao vậy? vì rằng, trong
nội bộ Đảng đã không có được sự thống nhất. Sự chuẩn bị chưa có đủ về
“lượng” để có những biến đổi về “chất”. Mọi sự chuẩn bị chưa đến lúc chín
muồi. Những quyết định đưa ra còn nôn nóng. Bản thân Quốc dân Đảng
cũng chưa có đủ uy tín. Vả lại, trên bình diện thế giới, chủ nghĩa tư bản khi
đó đã chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, tư tưởng dân chủ tư sản lại
đến từ nước đế quốc đang đô hộ dân tộc mình thì sự chấp nhận của nhân dân
cũng khó khăn hơn những luồng tư tưởng khác. Hơn nữa, dân chủ tư sản tồn
tại một số mặt trái của nó và đang dần bộc lộ những hạn chế lịch sử khi phải
trả lời câu hỏi dân chủ của ai? Vì ai? Ai được tự do? Chính vì lẽ đó, nên việc
thu hút lực lượng của phong trào dân chủ tư sản cũng sẽ vô cùng hạn chế.
43
Với những điều kiện xã hội chính trị diễn ra như vậy. Cùng với những giá trị
mà các trí sỹ yêu nước Việt Nam làm được trong phong trào đấu tranh. Hồ
Chí Minh đã biết khắc phục được những hạn chế của hai luồng tư tưởng nói
trên. Người tìm riêng được cho mình tư tưởng dân chủ phù hợp với đặc
điểm và điều kiện của Việt Nam. Người hiểu đâu là lực lượng có thể giành
lấy quyền làm chủ cho nhân dân. Người trả lời được một cách chính xác câu
hỏi dân chủ của ai? vì ai? và ai được tự do?
Thứ ba, làn sóng giao lưu văn hóa Đông Tây và quá trình tiế...hi dân chủ. Đảng ta
cũng đã thường xuyên khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực
thi dân chủ, nhất là luôn cố gắng “đổi mới phương thức lãnh đạo gắn với đổi
mới phong cách và lề lối làm việc sao cho thật sự dân chủ” [28, tr13]. Dân
chủ thật sự mới là dân chủ có văn hóa. Thực hiện dân chủ trong Đảng theo
tư tưởng Hồ Chí Minh tạo thành một nét văn hóa dân chủ trong Đảng từ đó
có những ảnh hưởng không nhỏ đối với văn hóa dân chủ trong quần chúng
nhân dân.
4.4.2. Đổi mới căn bản văn hóa dân chủ trong quần chúng nhân dân
Hiện thực hóa tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh đã làm cho văn hóa
dân chủ trong truyền thống đã được nâng lên một tầm cao mới. Các phong
tục, tập quán lạc hậu đè nén tư duy và lối sống dân chủ đã dần được cải tạo,
đẩy lùi. Các tàn dư của phong kiến chuyên chế, độc quyền để lại như bất
bình đẳng giới tính, coi thường phụ nữ, ăn bám, bóc lột, bất bình đẳng giữa
129
các tầng lớp được xóa bỏ. Đúng như Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đánh
giá, tư tưởng Hồ Chí Minh tạo dựng, đặc biệt ở chỗ “cởi cái ách thực dân,
cái ách phong kiến, cái ách luật lệ lễ giáo cũ kỹ đời trước, cái giặc đói, cái
giặc dốt, cái ách tam tòng tứ đức trói buộc người đàn bà” [31, tr.37], tạo nên
một nét văn hóa dân chủ mới trong lòng dân tộc Việt Nam.
Đặc biệt là thực hiện quyền được học hành, quyền được nâng cao
trình độ, với chủ trương cải thiện dân trí, diệt giặc dốt đã nâng cao được
trình độ nhận thức của người dân, nhờ đó giúp cho việc phát triển nét văn
hóa dân chủ mới trong nhân dân.
Thêm nữa, tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh được Đảng và Nhà nước ta
vận dụng, cụ thể hóa bằng các chính sách giúp quần chúng nhân dân nhận
thức được quyền dân chủ của mình. Nhân dân đã có sự chủ động trong các
hoạt động mà pháp luật không cấm, trong đó có tự do đi lại, tự do định cư ở
nước ngoài, tự do tôn giáo, tín ngưỡng Nhưng chúng ta cần phải cụ thể hóa
các tư tưởng về quyền dân chủ của Hồ Chí Minh hơn nữa, bởi vì có làm được
cụ thể hơn nữa, người dân mới thấu hiểu được rõ ràng quyền dân chủ của
mình là như thế nào. Từ đó, nhân dân lấy đó làm cơ sở để tăng cường ngoại
giao nhân dân, trao đổi giao lưu văn hóa, hấp thu thêm tinh hoa văn hóa nhân
loại nói chung và tăng cường đổi mới văn hóa dân chủ nói riêng theo hướng
tích cực.
Nhiều năm gần đây, nhờ có sự chỉ đạo tăng cường nghiên cứu học tập
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của Đảng và Nhà nước ta, tư
tưởng Hồ Chí Minh đã được phổ cập nhiều hơn trong quần chúng nhân dân.
Mặt khác phát huy dân chủ Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta cố gắng xây
dựng quy chế dân chủ, và nay có quy chế dân chủ cơ sở đã phát huy tác
dụng nâng cao trình độ văn hóa dân chủ trong nhân dân, tạo lập được phong
cách dân chủ trong nhân dân, nhân dân ngày càng nói thẳng, nói thật, dám
nghĩ, dám làm trong khuôn khổ pháp luật. Nhân dân mạnh dạn phê bình và
kiểm thảo, mạnh dạn nêu ý kiến trái chiều. Đảng và Nhà nước cũng đã ra
sức lắng nghe không có thái độ e dè như trước. Quay trở lại ví dụ về việc
130
thay thế cây xanh năm 2015 ở Hà Nội, cho thấy nét văn hóa dân chủ đã có
những đổi mới căn bản. Người dân phản đối việc đốn hạ thay thế cây xanh
rất văn hóa. Họ kêu gọi bằng việc diễu hành hòa bình bằng những biểu ngữ
như “Tôi yêu cây”, “Xin đừng chặt cây” Đó là một sự phản biện có văn
hóa.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ là cơ sở đánh giá văn hóa dân chủ
trong nhân dân, làm thước đo trình độ dân chủ trong quần chúng nhân dân.
Hiện nay, do sự phát triển nền kinh tế quá nóng, cùng với sự du nhập văn
hóa ngoại lai và những mưu đồ chống phá của thế lực thù địch mà văn hóa
dân chủ đã bị lạm dụng. Ỷ thế vào ngọn cờ dân chủ mà tự do đôi lúc bị lạm
dụng quá đà trở nên mất tự chủ. Một bộ phận quần chúng không hiểu được
cái tự do là khi nhận thức được cái tất yếu. Tự do trong khuôn khổ pháp luật
không cấm mới là có văn hóa dân chủ, nên đã đánh mất cái tự do có văn hóa
biến mình thành tự do vô tổ chức, tự do vô văn hóa.
Vài năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta rất chăm lo nhiều đến quyền làm
chủ của nhân dân, nhưng nhiều khi họ không những không biết dùng quyền
dân chủ mà lại còn lạm quyền vi phạm đến những quy định của Hiến pháp và
pháp luật. Hiến pháp Việt Nam mà Hồ Chí Minh gây dựng luôn hướng tới một
nền dân chủ toàn diện của dân, do dân và vì dân, đó là nền tảng dân chủ quan
trọng để đất nước nâng niu yêu thương, dìu dắt thế hệ trẻ xứng đáng trở thành
người chủ ưu tú của nước nhà. Nhưng một bộ phận quần chúng chưa hiểu hết
và thấm nhuần văn hóa dân chủ đã làm cho văn hóa dân chủ của Việt Nam bị
bóp méo, bị lợi dụng. Thực tế ấy cho thấy, trình độ văn hóa dân chủ của ta
chưa thực sự đáp ứng với những gì mà Hồ Chí Minh đã nêu.
131
Kết luận chƣơng 4
Qua những phân tích, bốn ý nghĩa hiện thời của tư tưởng dân chủ Hồ
Chí Minh đã được làm nổi bật.
Việc bổ sung và phát triển lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin là nhiệm vụ
của những người mácxít. Lý luận ấy phải luôn được bổ sung và phát triển để
không bị lỗi thời, không bị quên lãng, phù hợp với điều kiện mới. Đặc biệt,
khi Đảng Cộng sản Việt Nam luôn lấy chủ nghĩa Mác – Lênin là nền tảng tư
tưởng, là kim chỉ nam cho hành động thì sự bổ sung và phát triển lý luận
nghĩa Mác – Lênin về dân chủ trong tư tưởng Hồ Chí Minh là vô cùng có ý
nghĩa. Người đã bổ sung và phát triển được bản chất, vai trò và phương
pháp dân chủ trong học thuyết Mác.
Trong quá trình hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng luôn
cần có một nền tảng lý luận cơ bản để định hướng và lấy đó làm cơ sở để có
thể đề ra được chủ trương, đường lối. Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ đã
là cơ sở đúng đắn được Đảng lựa chọn cho mình trong việc hoạch định chủ
trương, đường lối, chính sách dân chủ. Qua các văn kiện Đại Hội và Hội
nghị trung ương các khóa đã cho thấy sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh
của Đảng ta. Sự vận dụng đó càng ngày càng tiến bộ, càng ngày càng tiệm
tiến gần hơn tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong các lĩnh vực chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội.
Việc dân chủ hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh là cần thiết hơn bao giờ
hết. Việc làm đó vô cùng có ý nghĩa, nó trở thành động lực thúc đẩy sự phát
triển đất nước trong tất cả các lĩnh vực. Nhờ quá trình đó đã giúp cho hoàn
thiện hơn nữa hệ thống chính trị, giúp tăng trưởng kinh tế vững mạnh và
phát triển văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Lịch sử cũng đã chứng
minh cho chúng ta thấy, khi nào việc hiện thực hóa những chủ trương chính
sách dân chủ theo tư tưởng Hồ Chí Minh có hiệu quả thì khi đó đất nước có
bước tiến thực sự.
132
Một đóng góp có ý nghĩa hết sức to lớn nữa trong tư tưởng Hồ Chí
Minh về dân chủ là việc hiện thực hóa nó góp phần xây dựng văn hóa dân
chủ ở Việt Nam. Đặc biệt là xây dựng được văn hóa dân chủ trong Đảng và
trong quần chúng nhân dân.
Có thể thấy, tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh đến nay vẫn còn nguyên
giá trị cả về mặt lý luận và thực tiễn trong quá trình xây dựng nhà nước dân
chủ xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân ở Việt Nam.
133
KẾT LUẬN
Nhìn chung, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và thực hành dân chủ
là một trong những kho tàng lý luận vô giá của nhân dân ta. Hồ Chí Minh đã
nghiên cứu các tư tưởng dân chủ trong lịch sử, cùng với những trải nghiệm
của mình trong quá trình tìm đường cứu nước ở các nước Phương Tây, đặc
biệt là những năm tháng ở Pháp và Nga để xây dựng nên tư tưởng dân chủ
phù hợp với điều kiện Việt Nam.
Dân chủ Hồ Chí Minh là một sự kế thừa đầy đủ di sản dân chủ của
nhân loại. Về mặt lý luận, những tư tưởng dân chủ Phương Tây như tư
tưởng dân chủ tư sản của các nhà triết học khai sáng Pháp, và tư duy triết
học phương Đông như những tư tưởng dân chủ trong truyền thống Việt
Nam, những giá trị trong Nho, Phật, Lão, tư tưởng dân chủ của Tôn Trung
Sơn và đặc biệt là chủ nghĩa Mác Lênin về dân chủ là những cơ sở lý luận
căn bản để Hồ Chí Minh kế thừa và phát triển. Về mặt thực tiễn, bối cảnh
thực tiễn Việt Nam thế kỷ XX như hoàn cảnh kinh tế, chính trị, xã hội Việt
Nam. Sự đấu tranh và thất bại của các luồng tư tưởng dân chủ tư sản và
phong kiến và quá trình giao lưu văn hóa diễn ra đã tác động vào tâm thức
Hồ Chí Minh. Những giá trị trong phong trào đấu tranh trên thế giới cùng
với bản lĩnh và tố chất của Hồ Chí Minh, đã tạo nên một bản sắc dân chủ
riêng cho dân tộc Việt Nam.
Từ lăng kính của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng dân chủ Hồ Chí
Minh đã được nhìn nhận rõ ràng về bản chất, vai trò và các phương thức
biểu hiện dân chủ. Cần phải nhấn mạnh thêm rằng, tư tưởng Hồ Chí Minh
về thực hành dân chủ mới thực sự là một điểm nhấn, điểm tích cực trong tư
tưởng của Hồ Chí Minh. Bởi Hồ Chí Minh là con người của thực tiễn, nói ít
làm nhiều. Tìm hiểu dân chủ của Người, thực sự thấy rõ qua những việc cụ
thể, chính vì vậy mà trong tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và
xã hội, đều hiển hiện tư tưởng của Người về thực hành dân chủ.
Sau khi nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất, vai trò,
phương thức biểu hiện và phương pháp thực hành dân chủ, chúng ta có thể
134
khẳng định những tư tưởng ấy cho đến nay vẫn có ý nghĩa hết sức to lớn.
Những năm trở lại đây, Đảng và Nhà nước ta vẫn luôn khẳng định về vai trò
lý luận to lớn của Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là
những lý luận soi đường cho dân tộc Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh về
dân chủ đã có một sự đóng góp to lớn làm giàu có thêm học thuyết Mác -
Lênin về dân chủ, đặc biệt là quan niệm về dân trong dân chủ. Sự tiếp cận
với dân chủ của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc
khác hẳn với các bậc tiền bối cho nên sự nhìn nhận và đánh giá về vai trò
của dân chủ đã có một bước tiến so với họ. Với Hồ Chí Minh, dân chủ
không chỉ là phương tiện, công cụ cho sự phát triển mà còn là mục tiêu của
sự phát triển. Chính nhờ xác định được một cách rõ ràng, dân chủ vừa là
mục tiêu vừa là phương tiện cho sự phát triển mà Hồ Chí Minh đã có những
phương pháp thực hành dân chủ một cách cụ thể trong thực tiễn.
Đánh giá về ý nghĩa hiện thời của tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ
có thể thấy, Đảng ta cũng đã dựa vào tư tưởng của Người để đề ra chủ
trương, đường lối, chính sách cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Thực tiễn cũng cho thấy, việc hiện thực hóa tư tưởng dân chủ của Người là
động lực to lớn cho sự phát triển xã hội. Giá trị dân chủ Hồ Chi Minh còn có ý
nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình xây dựng văn hóa dân chủ ở Việt
Nam. Những chỉ dẫn thực hành dân chủ của Hồ Chí Minh đã tạo cơ sở cho sự
hình thành văn hóa dân chủ trong Đảng và góp phần đổi mới căn bản văn hóa
dân chủ trong quần chúng nhân dân.
Dân chủ Hồ Chí Minh mang giá trị nhân văn sâu sắc do dó, về cơ bản,
Đảng, Nhà nước và nhân dân ta cần phải ra sức học tập, nghiên cứu, thấm
nhuần và cụ thể hóa thành hành động hơn nữa tư tưởng dân chủ của Người để
đất nước ta đủ sức vươn ra và hội nhập quốc tế một cách chủ động, tránh được
những hiềm khích và cả sự cô lập của bạn bè quốc tế.
135
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ
CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Đỗ Thị Kim Hoa. “Thực hiện dân chủ ở Việt Nam theo tinh thần Đại
hội XI của Đảng”, Tạp chí Triết học, số 8 (255), 2012, tr. 12.
2. Đỗ Thị Kim Hoa. “Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và sự vận
dụng của Đảng ta trong công cuộc đổi mới hiện nay”, Tạp chí Khoa học xã
hội, số 3, 2013 (64), tr.36.
3. Đỗ Thị Kim Hoa. “Giá trị dân chủ truyền thống và phát triển bền
vững ở Việt Nam”, Tạp chí Ấn Độ và Châu Á, số 11 (12), 2013, tr. 67.
4. Đỗ Thị Kim Hoa. “Về đặc trưng và bản chất của dân chủ”, Tạp chí
Triết học, số 10 (281), 2014, Tr.70.
5. Đỗ Thị Kim Hoa. “Hồ Chí Minh bổ sung và phát triển lý luận Mác –
Lênin về dân chủ”, Tạp chí Triết học, số 5 (288), 2015, tr.53.
136
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lưu Văn An (chủ nhiệm)(2006). Đề tài cấp bộ “Thực hiện quy chế dân chủ ở
các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn Hà Nội – thực trạng và giải pháp”.
2. Minh Anh (2010). Thực hiện dân chủ ở cơ sở, Nxb. Văn hoá dân tộc, Hà Nội.
3. Ngô Vương Anh (2004). “Phát huy dân chủ trong xây dựng và phát triển văn hóa
theo tư tưởng Hồ Chí Minh” Tạp chí lý luận Chính trị, số 10.
4. Aristotle (2013). Chính trị luận. Nông Duy Trường dịch, Nxb Thế giới, Hà Nội.
5. Hoàng Chí Bảo - Nguyễn Thanh Tuấn - Nguyễn Lam Sơn(1991). Chủ nghĩa xã
hội - dân chủ, huyền thoại và bi kịch, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
6. Hoàng Chí Bảo (1992). “Tổng quan về dân chủ và cơ chế thực hiện dân chủ
XHCN ở nước ta: quan điểm, lý luận và phương pháp nghiên cứu”, Tạp chí Thông
tin lý luận, số 9.
7. Hoàng Chí Bảo (2007). Dân chủ và dân chủ ở cơ sở nông thôn trong tíến trình
đổi mới, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8. Hoàng Chí Bảo (2015), Điều làm nên sự vĩ đại ở Hồ Chí Minh, Webside Hồ
Chí Minh
9. Phạm Văn Bính (chủ biên)(2007). Phương pháp dân chủ Hồ Chí Minh, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. TS. Vũ Văn Châu (2006). “Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và phép nước”,
Tạp chí Lý luận Chính trị, số 7.
11. Trường Chinh (1991). Chủ tịch Hồ Chí Minh và cách mạng Việt Nam. Nxb
Thông tin lý luận, Hà Nội.
12. GS.TS. Nguyễn Trọng Chuẩn (1996). Vai trò động lực của dân chủ, T/c Triết
học, số 5, tr3-6.
13. GS.TS. Nguyễn Trọng Chuẩn (2002). Một số vấn đề về Triết học – con người
– xã hội. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
14. Nguyễn Trọng Chuẩn (2006). “Toàn cầu hóa hiện nay và quá trình dân chủ
hóa đời sống xã hội”, Tạp chí Triết học, số 1.
137
15. Nguyễn Trọng Chuẩn (2014). “Một số vấn đề về dân chủ”, Tạp chí Triết học, số 1.
16. Phạm Hồng Chương (2001). Đề tài cấp Bộ “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh
đạo nền dân chủ chính trị ở nước ta (1986-2001) – lịch sử và kinh nghiệm”.
17. Vũ Hoàng Công (chủ nhiệm)(2007), Đề tài cấp Bộ “Xây dựng và phát triển
nền dân chủ xã hội chủ nghĩa trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam”.
18. Ngô Huy Cương (2006). Dân chủ và pháp luật dân chủ, Nxb. Tư pháp, Hà Nội.
19. Dân chủ và thiết chế dân chủ ở Việt Nam (2006). Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.
20. Trần Hữu Dũng (2007). “Dân chủ và phát triển: Lý thuyết và chứng cớ”, Tạp
chí Thời đại, số 10.
21. Dương Văn Duyên (2003). “Tư tưởng Hồ Chí Minh về cơ chế thực hiện dân
chủ”, Tạp chí Triết học, số 1, tr.10.
22. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.
23. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.
24. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
25. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998). Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp
hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
26. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
27. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005). Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới.
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
28. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
29. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
138
30. Lê Xuân Đình (2004). “Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và vấn đề thực
hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở”, Tạp chí Cộng sản, số 2.
31. Phạm Văn Đồng (2009). Hồ Chí Minh tinh hoa và khí phách của dân tộc,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
32. Phạm Văn Đức – Nguyễn Đình Hòa (2013). “Dân chủ và phát huy dân chủ
trong công tác tham mưu nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng ở nước ta
hiện nay”, Tạp chí Triết học, số 11, tr.3.
33. Phạm Văn Đức (2005). “Về một số nét đặc thù của Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam”, Tạp chí Triết học, số 9. tr.5-12.
34. Phạm Văn Đức (2015). “Thực hành dân chủ - một phương thức nâng cao
năng lực lãnh đạo của Đảng trong điều kiện một Đảng lãnh đạo cầm quyền”, Tạp
chí Triết học, số 2, tr.3-11.
35. Nguyễn Ngọc Hà - Luyện Thị Hồng Hạnh (2014). “Dân chủ và tính đặc thù
của việc thực hành dân chủ ở Việt Nam”, Tạp chí Triết học, số 7, tr.70.
36. Mai Trung Hậu (2002), “Chủ tịch Hồ Chí Minh và vấn đề dân chủ”, Tạp chí
Lý luận Chính trị, số 5.
37. Trần Hậu (2013). “Minh triết Hồ Chí Minh về Dân, dân vận và đại đoàn kết
dân tộc”, Tạp chí Triết học, số 2.
38. Trần Hậu (2014). “Vai trò của phản biện xã hội trong việc thực hiện dân chủ ở
nước ta hiện nay”, Tạp chí Triết học, số 2, tr 33.
39. Dương Phú Hiệp, Con đường phát triển của một số nước châu Á – Thái Bình
Dương, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996.
40. Dương Phú Hiệp - Trần Văn Đông (2014). “Thực hành dân chủ trong công
tác lý luận và tư tưởng của Đảng”, Tạp chí Triết học, số 2, tr.3.
41. Đỗ Trung Hiếu (2004). Một số suy nghĩ về xây dựng nền dân chủ ở Việt Nam
hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
42. Đỗ Thị Kim Hoa (2012). “Thực hiện dân chủ ở Việt Nam theo tinh thần Đại
hội XI của Đảng”, Tạp chí Triết học, số 8, tr. 12
139
43. Đỗ Thị Kim Hoa (2013). “Tư tưởng Hồ Chí Minh (2011) về dân chủ và sự
vận dụng của Đảng ta trong công cuộc đổi mới hiện nay”, Tạp chí Khoa học xã hội,
số 3, tr.36.
44. Đỗ Thị Kim Hoa (2013). “ Giá trị dân chủ truyền thống và phát triển bền vững
ở Việt Nam”, Tạp chí Ấn Độ và Châu Á, số 11, tr. 67.
45. Đỗ Thị Kim Hoa (2014). “Về đặc trưng và bản chất của dân chủ”, Tạp chí
triết học, số 10.
46. Đỗ Thị Kim Hoa (2015). “Hồ Chí Minh bổ sung và phát triển lý luận Mác –
Lênin về dân chủ”. Tạp chí Triết học, số 5 (288), tr.53.
47. Nguyễn Thị Kim Hoa (2005). “Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và vận
động nhân dân trong tác phẩm dân vận”, Tạp chí Lý luận Chính trị số 5.
48. TS. Nguyễn Đình Hòa (2006). “Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước xã hội
chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân”, Tạp chí Triết học, số 7.
49. Hội đồng lý luận trung ương (2003). Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
50. Hội đồng lý luận Trung ương (2011). Dân chủ nhân quyền - giá trị toàn cầu
và đặc thù quốc gia, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
51. Đỗ Huy (2009), “Cách thức tiếp thu di sản tư tưởng nhân loại ở Hồ Chí
Minh”, Tạp chí Triết học, số 5, tr.10-11
52. Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên, v.v “Đại việt sử ký toàn thư”,
Bản in Nội Các Quan Bản – Mộc bản khắc năm Chính hòa thứ 18 (1697), Quyển
II, Viện KHXH Việt Nam dịch (1993), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
53. Farrukh Iqbal - Jong-II You (2002). Dân chủ kinh tế thị trường và phát triển
từ góc nhìn châu Á, Nxb. Thế giới, Hà Nội.
54. Lại Quốc Khánh (2005). “Tư tưởng Hồ Chí Minh về chế độ dân chủ nhân
dân”, Tạp chí Triết học, số 7.
55. Nguyễn Hữu Khiển (1998). “Những vấn đề lý luận và thực tiễn của hình thức
dân chủ trực tiếp”, Tạp chí Thông tin Lý luận, số 1.
140
56. Nhị Lê - Lê Khả Thọ (2005). “Một Đảng lãnh đạo và thực thi dân chủ”, Tạp
chí Cộng sản, số 1.
57. GS. Phan Huy Lê (1992). “Vấn đề dân chủ trong truyền thống Việt Nam”,
Tạp chí Thông tin Lý luận, số 9.
58. V.I.Lênin (2003). Bàn về dân chủ trong quản lý xã hội, Nxb. Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
59. V.I. Lênin (1981). Toàn tập, t.30, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va.
60. V.I. Lênin(1976). Toàn tập, t.33, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va.
61. V.I. Lênin (1978). Toàn tập, t.41, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va.
62. V.I. Lênin (1976). Toàn tập, t.49, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va.
63. John Locke. Khảo luận thứ hai về chính quyền – chính quyền dân chủ, Lê
Tuấn Huy dịch(2006), NxbTri thức, Hà Nội.
64. Nguyễn Đình Lộc (1998). “Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do
dân, vì dân”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
65. C. Mác và Ph. Ăngghen (1995). Toàn tập, t.1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
66. C. Mác và Ph. Ăngghen (1995). Toàn tập, t.2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
67. C. Mác và Ph. Ăngghen (1995). Toàn tập, t.3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
68. C. Mác và Ph. Ăngghen (1995). Toàn tập, t.4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
69. C. Mác và Ph. Ăngghen (1995). Toàn tập, t.5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
70. C. Mác và Ph. Ăngghen (1995). Toàn tập, t.7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
71. C. Mác và Ph. Ăngghen (1995). Toàn tập, t.17, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
72. C. Mác và Ph. Ăngghen (1995). Toàn tập, t.19, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
73. C. Mác và Ph. Ăngghen (1995). Toàn tập, t.21, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
74. C. Mác và Ph. Ăngghen (1995). Toàn tập, t.36, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
75. Nguyễn Khắc Mai (2001), Một trăm câu nói về dân chủ của Hồ Chí Minh,
Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.
76. Thomas Meyer - Nicole Breyer (2007), Tương lai của nền dân chủ xã hội,
Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
141
77. Vũ Ngọc Miến (2004), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về hiệu lực pháp lý của một
nhà nước pháp quyền”, Tạp chí Triết học, số 7.
78. John Stuart Mill (do Bùi Văn Nam Sơn dịch) (2008). “Chính thể đại diện”,
Nxb Tri thức, Hà Nội.
79. Hồ Chí Minh (2011). Toàn tập, t.1, xb lần 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
80. Hồ Chí Minh (2011). Toàn tập, t.2, xb lần 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
81. Hồ Chí Minh (2011). Toàn tập, t.3, xb lần 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
82. Hồ Chí Minh (2011). Toàn tập, t.4, xb lần 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
83. Hồ Chí Minh (2011). Toàn tập, t.5, xb lần 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
84. Hồ Chí Minh (2011). Toàn tập, t.6, xb lần 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
85. Hồ Chí Minh (2011). Toàn tập, t.7, xb lần 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
86. Hồ Chí Minh (2011). Toàn tập, t.8, xb lần 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
87. Hồ Chí Minh (2011). Toàn tập, t.9, xb lần 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
88. Hồ Chí Minh (2011). Toàn tập, t.10, xb lần 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
89. Hồ Chí Minh (2011). Toàn tập, t.11, xb lần 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
90. Hồ Chí Minh (2011). Toàn tập, t.12, xb lần 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
91. Hồ Chí Minh (2011). Toàn tập, t.13, xb lần 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
92. Hồ Chí Minh (2011). Toàn tập, t.14, xb lần 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
93. Hồ Chí Minh (2011). Toàn tập, t.15, xb lần 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
94. Montesquieu (1996). Tinh thần pháp luật, Hoàng Thanh Đạm dịch, Nxb Giáo
dục, Trường đại học khoa học xã hội nhân văn, Hà Nội.
95. Đỗ Mười (1998). Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa xây dựng Nhà nước của
dân, do dân, vì dân trong sạch vững mạnh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
96. Phạm Thành Nam - Đỗ Ngọc Thanh (2005). Phát huy dân chủ trong đấu tranh
chống tham nhũng ở nước ta hiện nay”, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
97. Trần Quang Nhiếp (2006). Dân chủ với phát triển cộng đồng, Nxb Công an
nhân dân, Hà Nội.
142
98. Thái Ninh - Hoàng Chí Bảo (1991). Dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ
nghĩa”, Nxb Sự thật, Hà Nội.
99. Nguyễn Tiến Phồn (2001), Dân chủ và tập trung dân chủ: Lý luận và thực
tiễn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
100. Plato. Cộng hòa, Đỗ Khánh Hoan dịch (2013), Nxb Thế giới, Hà Nội.
101. Nguyễn Văn Quang (2012), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong chính
trị”, Tạp chí Xây dựng Đảng.
102. Lê Minh Quân (2011). “Dân chủ xã hội chủ nghĩa – bản chất của chế độ, mục
tiêu và động lực phát triển đất nước”, Website của Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt
Nam: cập nhật ngày 05/05/2011.
103. Lê Minh Quân (2011). Về quá trình dân chủ hóa xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
104. Jean – Jacques Rousseau. Khế ước xã hội. GS. Dương Văn Hóa dịch (2013),
Nxb Thế giới, Hà Nội, 2013.
105. Tô Huy Rứa (2005). “Ở nước ta, dân chủ là mục tiêu, động lực phát triển”,
Website của Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt nam: cập
nhật ngày 22/11/2005.
106. Đỗ Tiến Sâm (chủ biên) (2005). Vấn đề thực hiện dân chủ cơ sở ở nông thôn
Trung Quốc, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
107. Phan Xuân Sơn (chủ nhiệm) (2005). Đề tài cấp bộ “Mở rộng và phát huy dân
chủ trong nội bộ Đảng Cộng sản - vấn đề và giải pháp”.
108. Phan Xuân Sơn - Lưu Văn Sùng - Vũ Hoàng Công (2002). Các đoàn thể nhân
dân với việc bảo đảm dân chủ ở cơ sở hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
109. Nguyễn Văn Tài (2011). “Quan điểm của Đại hội Đảng XI về phát huy dân
chủ”, Website Cục thông tin đối ngoại: cập nhật 17/6/2011.
110. Phạm Hồng Thái (2006). “Nhà nước pháp quyền từ nhận thức đến hiện thực”,
Tạp chí Quản lý nhà nước, số 6.
111. Phạm Thành (1991). Tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh, Nxb Sự thật, Hà Nội.
143
112. Trần Hậu Thành (2000). “Dân chủ và mối quan hệ giữa nhà nước pháp quyền
với dân chủ”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 10.
113. Mạch Quang Thắng (chủ nhiệm) (1999). Đề tài cấp bộ “Bảo đảm và phát huy
dân chủ trong chế độ một Đảng cầm quyền ở nước ta hiện nay”.
114. GS.TS. Mạch Quang Thắng (2006). “Dân vận – vấn đề luôn mới (Qua nghiên
cứu tác phẩm “Dân vận” của Hồ Chí Minh)”, Tạp chí Lý luận Chính trị, số 8.
115. Nguyễn Thế Thắng (2012). “Tư tưởng Hồ Chí Minh về thực hành dân chủ
trong Đảng”, Website: cập nhật 14/01/2012.
116. TS. Trần Đình Thắng (2005). “Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền lực nhà nước và
sự vận dụng trong thực tiễn Việt Nam”, Tạp chí Lý luận Chính trị, số 5.
117. Hồ Bá Thâm - Nguyễn Tôn Thị Tường Vân (chủ biên) (2009). Phản biện xã
hội và phát huy dân chủ pháp quyền, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
118. Nguyễn Trọng Thóc (2005). Xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do
dân, vì dân, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
119. Alexis De Tocqueville (Phạm Toàn dịch, Bùi Văn Nam Sơn hiệu đính)
(2008), Nền dân trị Mỹ, tập 1, Nxb. Tri thức, Hà Nội.
120. Alexis De Tocqueville (Phạm Toàn dịch, Bùi Văn Nam Sơn hiệu đính)
(2008), Nền dân trị Mỹ, tập 2, Nxb. Tri thức, Hà Nội.
121. Đặng Hữu Toàn (2002). Chủ nghĩa Mác – Lê nin và công cuộc đổi mới ở Việt
Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
122. Đặng Hữu Toàn (2015). “Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và thực hành dân
chủ trong điều kiện một Đảng cầm quyền ở Việt Nam”. Tạp chí Triết học, Số 2, tr.
12-24.
123. Thu Trang (2000). Nguyễn Ái Quốc ở Paris, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
124. Nguyễn Phú Trọng (2011), Phát huy dân chủ, tiếp tục xây dựng Nhà nước
pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
125. Maridon Tuareno (1996), Sự đảo lộn của thế giới địa chính trị thế kỷ XXI,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
144
126. Lê Văn Tuấn (1992). “Tư tưởng Hồ Chí Minh về thực hành dân chủ”, Tạp chí
Thông tin Lý luận, số 9.
127. Nguyễn Xuân Tùng (2011). “Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa trong tiến trình dân chủ hóa tại Việt Nam”, Website của Bộ Tư pháp:
cập nhật 13/04/2011.
128. Vũ Văn Viên (2005). “Nhà nước pháp quyền - công cụ để thực hiện dân chủ”,
Tạp chí Triết học, số 11.
129. Viện Thông tin Khoa học xã hội – Viện KHXHVN (1993). Giá trị tư tưởng
Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay (Qua sách báo nước ngoài), Hà Nội.
130. Viện Triết học (2004). Lịch sử tư tưởng Việt Nam-Văn tuyển, tập II (tư tưởng
Việt Nam thời kỳ Trần – Hồ), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
131. N.M.Voskresenskaia và N.B. Davletshina (2009). Chế độ dân chủ - Nhà nước
và xã hội, Phan Nguyên Trường dịch, Nxb Tri thức, Hà Nội.
132. Nguyễn Viết Vượng (chủ biên) (2008). Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh
(2011) về dân chủ trong sự nghiệp xây dựng tổ chức Công đoàn Việt Nam hiện
nay, Nxb. Lao động, Hà Nội.
133. Max Weber. Nền đạo đức tin lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản. Bùi
Văn Nam Sơn, Nguyễn Nghị, Nguyễn Tùng, Tràn Hữu Quang dịch (2008), Nxb
Tri thức, Hà Nội.
134. Ý nghĩa và giá trị thời đại của tư tưởng Hồ Chí Minh.
_id=402916
Tiếng Anh
135. Pierre Brocheux. Ho Chí Minh: A Biography, translated in to English by
Claire Duiker. Cambridge University Press in USA. 2003.
136. Larry Diamond, The state of democratization at the beginning of the 21st century,
the Whitehead Journal of Diplomacy and International Relations, 2004.
137. William J. Duker. Ho Chi Minh: A Life, Hyperion Press, 2000
145
138. David Held, Democracy and the global order: from the moder state to
cosmopolitan governance, Stanford University Press, 1995.
139. David Held, Models Of Democracy, Stanford University Press, 2006.
140. William Anthony Hay, What is Democracy? Liberal Instutitions and Sability
in Changing Societies. Orbis, Winter 2005, Vol.50, No.1.
141. Ronald Inglehart and Christian Welzel. “How Development Leads to
Democracy – What We Know About Modernization”, T/c Foreign Affairs,
March/April 2009.
142. Kristin F. Johnson. Ho Chi Minh: North Vietnamese President, ABDO
Press, 2012.
143. Sophie Quinn-Judge. The Missing Years, 1919 – 1941, NC. Hurst & Co
Press,2003.
144. George F. McLean, “Democracy and values in Global times” (2 volumes),
The Council for Research in values and philosophy, Washington DC., 2003.
145. K.Popper. The Open Society and Its Enemies, Volume One: The Spell of
Plato. Published by Routledge in Routledge Classics, 2003
146. Robert D. Putnam, Making Democracy Work: Civic Traditions in Modern
Italy, Princeton University Press, Princeton 1994.
147. Michel Rosenfeld, “The rule of law and the legitimacy of constitutional
democracy”, Southern California law review, vol.74, 2001.
148. Harrison Ross, Democracy, Routldge, London - New York, 1993.
149. Philippe C. Schmitter - Terry Lynn Karl, “What democracy is and is not”,
Journal of Democracy, 1991, p.67-73.
150. Joseph A. Schumpeter, Capitalism, Socialism and democracy, Routledge,
London and New York, 2003.
151. Amartya Sen Development as Freedom, Alfred A.Knopf Press, New York,
1999.
146
152. Sun Yat – Sen, The Principle of Democracy, Greenwood Press, Michigan
University, 1970.
153. Christian Welzel, Democratization, Oxford University Press, 2009.
154. Following Ho Chi Minh: The Memoirs of North Vietnamse Colonel, Nxb C.
Hurst & Co, 1995.
147
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_tu_tuong_ho_chi_minh_ve_dan_chu_va_y_nghia_hien_thoi.pdf