ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
LÊ THỊ THANH XUÂN
TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM 2000 - 2015
TỪ GÓC NHÌN PHÊ BÌNH VĂN HỌC NỮ QUYỀN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM
Huế, 2020
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
LÊ THỊ THANH XUÂN
TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM 2000 - 2015
TỪ GÓC NHÌN PHÊ BÌNH VĂN HỌC NỮ QUYỀN
Ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 9.22.01.21
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS Hồ Thế Hà
Huế, 2020
LỜI CAM ĐOAN
Luận án được thực hiện tạ
161 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 1359 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Luận án Truyện ngắn nữ Việt Nam 2000 - 2015 từ góc nhìn phê bình văn học nữ quyền, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, dưới
sự hướng dẫn của PGS.TS Hồ Thế Hà.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Tư liệu trong
luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên
cứu khoa học nào.
Tác giả luận án
Lê Thị Thanh Xuân
Lời Cảm Ơn
Để hoàn thành luận án này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và
sâu sắc đến:
- PGS.TS Hồ Thế Hà, người thầy đã tận tình hướng dẫn cho
tôi trong quá trình viết và hoàn thiện luận án.
- Khoa Ngữ văn, Tổ bộ môn Văn học Việt Nam; Phòng Đào tạo
Sau Đại học Trường Đại học Khoa học Huế và các thầy cô đã trực
tiếp giảng dạy, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành
luận án.
- Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp vì đã tạo mọi điều về vật chất và
tinh thần, giúp tôi hoàn thành khóa học và luận án đúng thời gian.
Huế, tháng 03 năm 2020
Nghiên cứu sinh
Lê Thị Thanh Xuân
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 2
3. Hƣớng tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................ 3
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................. 4
5. Đóng góp của luận án .................................................................................. 5
6. Bố cục luận án .............................................................................................. 5
NỘI DUNG ............................................................................................................ 7
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .................................. 7
1.1. Tình hình nghiên cứu lý thuyết nữ quyền .............................................. 7
1.1.1. Tình hình nghiên cứu lý thuyết nữ quyền trên thế giới ................... 7
1.1.2. Tình hình nghiên cứu lý thuyết nữ quyền ở Việt Nam .................. 13
1.2. Tình hình nghiên cứu truyện ngắn nữ Việt Nam từ góc nhìn phê bình
văn học nữ quyền ........................................................................................... 19
1.2.1. Giai đoạn từ trước năm 2000 ......................................................... 20
1.2.2. Giai đoạn từ sau năm 2000 ............................................................ 23
1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu và hƣớng triển khai đề tài ................. 28
1.3.1. Đánh giá tình hình nghiên cứu ....................................................... 28
1.3.2. Hướng triển khai của đề tài ............................................................ 30
Tiểu kết ............................................................................................................ 32
Chƣơng 2. LÝ THUYẾT NỮ QUYỀN, PHÊ BÌNH VĂN HỌC NỮ QUYỀN
VÀ Ý THỨC NỮ QUYỀN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM ........................ 33
2.1. Vấn đề nữ quyền và sự xuất hiện chủ nghĩa nữ quyền ....................... 33
2.1.1. Vấn đề nữ quyền - nguồn gốc và khái niệm .................................. 33
2.1.2. Sự xuất hiện chủ nghĩa nữ quyền và sự phát triển của quyền phụ nữ .. 36
2.2. Lý thuyết nữ quyền và phê bình văn học nữ quyền ............................ 39
2.2.1. Lý thuyết nữ quyền ........................................................................ 39
2.2.2. Phê bình văn học nữ quyền ............................................................ 43
2.3. Ý thức nữ quyền trong văn học Việt Nam ............................................ 48
2.3.1. Ý thức nữ quyền trong văn học truyền thống ................................ 48
2.3.2. Ý thức nữ quyền trong văn học hiện đại ........................................ 55
Tiểu kết ............................................................................................................ 62
Chƣơng 3. CÁC KIỂU NHÂN VẬT NỮ MANG ĐẶC TRƢNG GIỚI
TRONG TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM 2000 - 2015 TỪ GÓC NHÌN
PHÊ BÌNH VĂN HỌC NỮ QUYỀN ................................................................ 63
3.1. Nhân vật nữ với sự tranh đấu cho quyền sống và quyền tự do .......... 63
3.1.1. Nhân vật nữ với sự tranh đấu cho quyền sống ............................... 64
3.1.2. Nhân vật nữ với sự tranh đấu cho quyền tự do .............................. 67
3.2. Nhân vật nữ với thiên tính làm mẹ và khát vọng tình yêu .................. 71
3.2.1. Nhân vật nữ với thiên tính làm mẹ ................................................. 71
3.2.2. Nhân vật nữ với khát vọng tình yêu ............................................... 74
3.3. Nhân vật nữ với bản năng tính dục và nhu cầu giải phóng tính dục . 79
3.3.1. Nhân vật nữ với bản năng tính dục ................................................ 79
3.3.2. Nhân vật nữ với nhu cầu giải phóng tính dục ................................ 84
3.4. Nhân vật nữ với cảm quan sinh thái và ý thức giải phóng bản thân ... 90
3.4.1. Nhân vật nữ với cảm quan sinh thái............................................... 90
3.4.2. Nhân vật nữ với ý thức giải phóng bản thân .................................. 94
Tiểu kết .......................................................................................................... 103
Chƣơng 4. PHƢƠNG THỨC NGHỆ THUẬT CỦA TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT
NAM 2000 - 2015 TỪ GÓC NHÌN PHÊ BÌNH VĂN HỌC NỮ QUYỀN .. 104
4.1. Điểm nhìn trần thuật ............................................................................ 104
4.1.1. Điểm nhìn bên trong..................................................................... 104
4.1.2. Điểm nhìn bên ngoài .................................................................... 109
4.2. Giọng điệu nghệ thuật .......................................................................... 113
4.2.1. Giọng xót xa, thương cảm ............................................................ 113
4.2.2. Giọng triết luận, chiêm nghiệm.................................................... 117
4.2.3. Giọng hài hước, châm biếm ......................................................... 122
4.3. Diễn ngôn mang ý thức giới ................................................................. 126
4.3.1. Diễn ngôn tự thuật ........................................................................ 126
4.3.2. Diễn ngôn thân phận .................................................................... 129
4.3.3. Diễn ngôn thân thể ....................................................................... 133
Tiểu kết .......................................................................................................... 135
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 137
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ........................ 141
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 142
PHỤ LỤC
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phong trào đấu tranh nữ quyền đã xuất hiện từ lâu trong đời sống xã hội và
trong văn học. Cuộc đấu tranh giành lại vị thế đã mất để tạo dựng lại sự bình
đẳng và vị thế mới của nữ giới, dần về sau được các nhà nữ quyền luận đúc kết
lại thành lý thuyết nữ quyền và cuối cùng người ta gọi là nữ quyền luận hay chủ
nghĩa nữ quyền (feminism). Phong trào này xuất phát từ ý thức về bản thân của
giới nữ, được manh nha vào thời kỳ Khai sáng và bắt đầu phát triển mạnh mẽ từ
thế kỷ XIX đến nay. Gắn liền với những đổi thay to lớn ấy, âm hưởng nữ quyền
đã ngấm sâu vào văn học, tạo thành thế giới hình tượng và diễn ngôn giới mới
mẻ trong văn chương hiện đại và hậu hiện đại. Về sau, để đi sâu nghiên cứu văn
học, các nhà lý luận hình thành phương pháp riêng, gọi là phê bình văn học nữ
quyền với hệ thống lý thuyết cụ thể riêng.
Sự thay đổi liên tục của truyện ngắn nói riêng và trong văn học nói chung
góp phần dẫn đến tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam diễn ra một cách mạnh
mẽ, nhất là giai đoạn từ sau đổi mới 1986 đến nay. Đây là thời điểm quan trọng,
có tính chất tiền đề để các thể loại văn học phát triển vững chắc. Cùng với tiểu
thuyết, truyện ngắn cũng bắt đầu được “ươm mầm” để tạo thành những mảnh đất
màu mỡ cho mùa vụ bội thu về sau, trong đó, có thành tựu của các nhà văn nữ với
những phong cách, cá tính sáng tạo riêng như: Lê Minh Khuê, Đoàn Lê, Dạ Ngân,
Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ, Y Ban, Đỗ Hoàng Diệu, Phạm Thị Hoài, Võ
Thị Xuân Hà, Nguyễn Ngọc Tư, Bùi Như Lan, Trần Thùy Mai, Thùy Dương
Họ đã đem đến cho văn đàn sự cách tân mới mẻ, được độc giả ái mộ. Nhiều nhà
văn nam giới cũng lên tiếng ủng hộ và thừa nhận nhà văn nữ là chủ thể tư duy, chủ
thể trải nghiệm và chủ thể thẩm mỹ có địa vị quan trọng thông qua những tác
phẩm xuất sắc của họ. Như vậy, văn học Việt Nam hiện đại ngày càng phát triển
và đạt thành quả mạnh mẽ một phần nhờ vào vai trò của các nhà văn nữ với tiếng
nói dân chủ, đấu tranh cho quyền bình đẳng giới một cách hiệu quả. Có thể nói
rằng, truyện ngắn nữ đã có bước tiến “chậm mà chắc” trong quá trình cùng phát
triển của nhiều thể loại văn học đương đại hiện nay ở nước ta.
2
Nếu như giai đoạn 1986 trở về trước, các nhà văn nam đóng vai trò chủ yếu
về thể loại truyện ngắn thì sau đổi mới, truyện ngắn nữ đã dần chiếm địa vị đáng
kể trên văn đàn, tạo nên tiếng vang với những tác phẩm giàu thiên tính nữ, xuất
phát từ bản thân nữ giới, đặc biệt là có sự cộng hưởng thành tựu từ phê bình văn
học nữ quyền.
Phê bình văn học nữ quyền có xuất phát điểm từ phương Tây. Các nhà văn
Việt Nam, ít nhiều đều có chịu ảnh hưởng từ lý thuyết nữ quyền và phê bình văn
học nữ quyền nên đã để lại dấu ấn “quyền lực giới” trong những tác phẩm của
mình ngày càng sâu sắc.
Nghiên cứu về lý thuyết nữ quyền và phê bình văn học nữ quyền đã được
nhiều người chọn làm đề tài nghiên cứu của mình ở từng tác giả, tác phẩm, nhưng
để vận dụng phê bình văn học nữ quyền trong truyện ngắn nữ hiện đại Việt Nam thì
vẫn còn ít và chưa có những đề tài tính chuyên sâu. Để hoàn thành luận án, chúng
tôi chú trọng phân tích các tác phẩm về nữ quyền dựa trên nền tảng lý thuyết phê
bình văn học nữ quyền của phương Tây khi áp dụng vào truyện ngắn nữ Việt Nam
để tìm hiểu những đặc thù riêng về tâm lý, văn hóa dân tộc thông qua hình tượng và
diễn ngôn tác phẩm. Đặc biệt, chúng tôi nhấn mạnh mốc thời gian 2000 – 2015 như
là một điểm nhấn trong luận án, bởi mốc 15 năm đầu thế kỷ, truyện ngắn có nhiều
thành tựu nổi bật. Truyện ngắn nữ góp phần thúc đẩy nền văn học Việt Nam trong
quá trình “đổi mới”, trong đó, có sự đổi mới về hình tượng nhân vật nữ từ góc nhìn
hiện đại, đương đại và từ góc nhìn phê bình văn học nữ quyền. Chính vì vậy, chúng
tôi chọn Truyện ngắn nữ Việt Nam 2000 - 2015 từ góc nhìn phê bình văn học nữ
quyền làm đề tài nghiên cứu cho luận án của mình.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những tác phẩm truyện ngắn nữ giai
đoạn 2000 - 2015 thể hiện nhu cầu và sự tự nhận thức về giới và nữ quyền sâu sắc,
đa dạng với vẻ đẹp và lối viết nữ mang bản sắc riêng. Cụ thể là những tác phẩm
tiêu biểu của các tác giả như: Lê Minh Khuê, Nguyễn Ngọc Tư, Y Ban, Võ Thị
3
Xuân Hà, Trần Thùy Mai, Nguyễn Thị Thu Huệ, Đỗ Hoàng Diệu, Mai Thy, Lê
Thị Hoài Nam, Ngân Hoa, Quế Hương, Đỗ Bích Thúy, Hà Thị Cẩm Anh, Bùi
Như Lan, Nguyễn Thị Anh Thư...
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Để thực hiện Luận án, chúng tôi tập trung nghiên cứu, phân tích những bình
diện nổi bật thuộc nội dung và hình thức truyện ngắn của các nhà văn nữ Việt
Nam tiêu biểu giai đoạn 2000 - 2015 để chỉ ra những đặc điểm nổi bật mang yếu
tố phái tính và âm hưởng nữ quyền ở từng tác phẩm. Để có cái nhìn liền mạch và
tiếp nối, chúng tôi có mở rộng so sánh trong chừng mực với các truyện ngắn nữ
Việt Nam trước năm 2000 và sau năm 2015 để thấy sự cách tân và vị thế của
truyện ngắn nữ trong tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam. Vì điều kiện giới
hạn về tư liệu, nên những truyện ngắn nữ Việt Nam hải ngoại giai đoạn này không
được chúng tôi chọn để nghiên cứu trong luận án.
3. Hƣớng tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu
3.1. Hướng tiếp cận
Hướng tiếp cận của luận án là vận dụng lý thuyết phê bình văn học nữ
quyền, soi rọi vào truyện ngắn nữ Việt Nam tiêu biểu giai đoạn 2000 - 2015 để
tìm ra giá trị nhân văn và giá trị thẩm mỹ ẩn chứa bên trong ngôn từ, hình tượng
tạo thành tư tưởng nhân văn sâu sắc của tác phẩm.
Từ đó, luận án hướng tới giải quyết các vấn đề sau:
Thứ nhất: Từ việc nắm vững lý thuyết cơ bản của phê bình văn học nữ
quyền, luận án chỉ ra được những hiệu quả về mặt nội dung và nghệ thuật biểu
hiện của truyện ngắn nữ hiện đại Việt Nam 2000 - 2015.
Thứ hai: Luận án đi sâu nghiên cứu đề tài trong sự liên hệ đa dạng với các
hình thái ý thức xã hội, đặc biệt là chính trị, lịch sử, xã hội học, mỹ học... để làm
rõ đặc trưng và bản chất của chủ nghĩa nữ quyền được thể hiện trong văn học. Từ
đó, có thể thấy được nét đẹp thẩm mỹ và nhân văn trong đời sống thông qua hình
tượng nhân vật nữ trong tác phẩm với những đặc điểm giới tính đa dạng: dịu dàng,
4
lãng mạn nhưng cũng đầy cá tính, phóng khoáng. Đó là nét đẹp hồn hậu của người
phụ nữ Việt Nam: chân thành, sâu sắc, thủy chung với thiên chức làm vợ, làm mẹ;
và thể hiện quyền được sống, quyền được yêu và được hạnh phúc.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
Từ hướng tiếp cận Phê bình văn học nữ quyền, để triển khai đề tài,
chúng tôi vận dụng các lý thuyết nghiên cứu hỗ trợ như phân tâm học, tự sự
học, phê bình nữ quyền sinh thái để cộng hưởng giải mã truyện ngắn nữ Việt
Nam giai đoạn 2000 - 2015. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các phương pháp
chuyên ngành sau:
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: đây là phương pháp có tính xuyên suốt
trong toàn bộ luận án để phân tích và so sánh, chỉ ra tinh thần và âm hưởng nữ
quyền trong ý thức nghệ thuật của từng tác giả và tác phẩm tiêu biểu.
- Phương pháp cấu trúc, hệ thống: đây là phương pháp đặc biệt có ý nghĩa
trong việc mô hình hóa và hệ thống hóa các quan điểm về nữ quyền trong truyện
ngắn nữ Việt Nam từ trung đại cho đến hiện đại.
- Phương pháp loại hình: đây là phương pháp cơ bản để xác định được đặc
trưng của lối viết nữ, cá tính sáng tạo của một số cây bút nữ tiêu biểu thông qua
đặc trưng truyện ngắn - thể loại có nhiều yếu tố tích hợp nghệ thuật mới mẻ của
thời hiện đại.
- Ngoài ra, chúng tôi còn vận dụng lý thuyết Thi pháp học làm phương
pháp hỗ trợ để nghiên cứu các yếu tố nổi trội của nội dung và hình thức, hai bình
diện tạo nên chỉnh thể tự trị của truyện ngắn nữ Việt Nam giai đoạn này.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc điểm bản chất về nội dung và hình thức tác phẩm phản ánh
ý thức phái tính và âm hưởng nữ quyền mạnh mẽ nhất mà các nhà văn nữ đã ý
thức thể hiện qua từng quan hệ và bước ngoặt chuyển mình của đời sống xã hội.
- Nghiên cứu đặc điểm của lối viết nữ khi thể hiện các chủ đề giới và nội
dung giới trong nhiều mối quan hệ bản chất và tương tác để làm thành đặc sắc và
thi pháp riêng của truyện ngắn nữ Việt Nam 2000 - 2015.
5
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Kế thừa nền tảng lý thuyết nữ quyền/ phê bình văn học nữ quyền, luận án
đi sâu nghiên cứu về lối viết nữ thông qua đặc trưng thể loại. Từ đó, xác lập vị
thế, đóng góp nổi bật của từng nhà văn nữ trong việc thể hiện ý thức phái tính và
âm hưởng nữ quyền hiện đại của truyện ngắn nữ giai đoạn 2000 – 2015.
- Bên cạnh đó, luận án còn so sánh, đối chiếu, phân tích âm hưởng nữ quyền,
làm rõ sự khác biệt cũng như những đóng góp của truyện ngắn nữ đương đại
2000 – 2015 so với truyện ngắn nữ giai đoạn trước năm 2000 và sau năm 2015.
5. Đóng góp của luận án
Luận án có những đóng góp mới sau đây:
- Hệ thống và lý giải một cách có cơ sở những vấn đề về nữ quyền trong
văn hóa và văn học, đặc biệt là trong truyện ngắn nữ Việt Nam giai đoạn 2000 –
2015. Từ đó, luận án khẳng định ý thức phái tính và âm hưởng nữ quyền trong
văn học đương đại là một bước tiến/ hệ quả tất yếu của xu hướng bình đẳng hóa,
dân chủ hóa trong xã hội và trong văn học mà các nhà văn nữ đã ý thức sâu sắc
và thể hiện rất có hiệu quả trong sáng tạo.
- Đề tài nghiên cứu thực tiễn sáng tác truyện ngắn của các nhà văn nữ, đặc
biệt là trong giai đoạn từ 2000 - 2015 để thấy được sự cách tân trong việc thể
hiện nội dung và hình thức tác phẩm. Qua đó, chỉ ra những đóng góp nổi bật của
các nhà văn nữ Việt Nam trong việc phát huy và phát triển dòng văn học nữ
quyền đã hiện diện từ trước đến nay.
6. Bố cục luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận án được
chia thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Ở chương này, chúng tôi sẽ đi sâu vào tình hình nghiên cứ lý thuyết nữ
quyền ở thế giới và ở Việt Nam. Ngoài ra, chúng tôi còn tổng thuật, làm sáng rõ
về tình hình nghiên cứu truyện ngắn Việt Nam từ góc nhìn phê bình văn học nữ
quyền từ trước đến nay qua các giai đoạn, qua đó, khẳng định những thành tựu
6
và hạn chế của các công trình đi trước. Từ đó, đề xuất những hướng nghiên cứu
mới và hướng nghiên cứu bổ sung cho luận án của chúng tôi, chủ yếu ở hướng
tiếp cận phê bình văn học nữ quyền và phê bình văn học nữ quyền sinh thái.
Chương 2: Lý thuyết nữ quyền, Phê bình văn học nữ quyền và ý thức nữ
quyền trong văn học Việt Nam
Ở chương này, chúng tôi quan tâm và đi sâu tìm hiểu lý thuyết nữ quyền và
phê bình văn học nữ quyền, đặc biệt là sự gắn bó mật thiết của phê bình văn học
nữ quyền với truyện ngắn hiện đại Việt Nam. Trong đó, cần làm rõ vấn đề nữ
quyền, nguồn gốc và khái niệm; sự xuất hiện của chủ nghĩa nữ quyền và sự phát
triển của quyền lực nữ quyền; lịch sử phát triển của chủ nghĩa nữ quyền đồng
thời, làm rõ bản chất của lý thuyết giới, lý thuyết nữ quyền và phê bình văn học
nữ quyền. Sau cùng là tìm hiểu khái quát sự thể hiện ý thức nữ quyền trong văn
học Việt Nam từ truyền thống cho đến hiện đại.
Chương 3: Các kiểu nhân vật nữ mang đặc trưng giới trong truyện ngắn nữ
Việt Nam 2000 - 2015 từ góc nhìn phê bình văn học nữ quyền
Trong chương này, chúng tôi trình bày hệ thống thế giới nhân vật đa dạng,
phong phú đầy “thiên tính nữ” đóng vai trò quan trọng trong việc làm rõ ý thức
phái tính trong văn học hiện đại Việt Nam từ góc nhìn phê bình văn học nữ
quyền. Đó là nhân vật nữ với sự tranh đấu cho quyền sống và quyền tự do; thiên
tính làm mẹ và khát vọng tình yêu; bản năng tính dục và nhu cầu giải phóng tính
dục; khát vọng giải phóng bản thân cùng mối liên hệ với môi trường sinh thái.
Chương 4: Phương thức nghệ thuật của truyện ngắn nữ Việt Nam 2000 -
2015 từ góc nhìn phê bình văn học nữ quyền
Ở chương này, chúng tôi đi sâu phân tích về giọng điệu nghệ thuật; điểm nhìn
trần thuật; diễn ngôn nghệ thuật có liên quan đến nữ quyền trong các truyện ngắn
tiêu biểu của các tác giả nữ Việt Nam 2000 - 2015. Từ đó, khẳng định lối viết nữ
cùng phương thức nghệ thuật trần thuật đã và đang chiếm một vị trí đặc biệt quan
trọng trong việc cách tân thể loại truyện ngắn Việt Nam hiện đại và đương đại.
7
NỘI DUNG
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu lý thuyết nữ quyền
1.1.1. Tình hình nghiên cứu lý thuyết nữ quyền trên thế giới
Nghiên cứu về lý thuyết nữ quyền là nghiên cứu về sự đấu tranh để đạt
được quyền bình đẳng giới trên tất cả mọi phương diện của đời sống xã hội và
tinh thần. Nói một cách khác: “Lý thuyết nữ quyền tập trung phân tích sự bất
bình đẳng giới. Chủ đề khám phá trong phong trào nữ quyền bao gồm phân biệt
đối xử, áp bức, chế độ phụ hệ, rập khuôn, lịch sử nghệ thuật và nghệ thuật đương
đại, và thẩm mỹ” [115].
Ở phương Tây, ngoài những tác phẩm viết về nữ quyền nổi tiếng như Giới
thứ hai (1949) của Simone de Beauvoir, Một căn phòng riêng của Virginia
Woolf (1929), Sự xác minh về các quyền của phụ nữ (A Vindication of the Right
of Women, 1792) của Marie Wollstonerast, Cuốn sổ tay vàng (The Golden
Notebook, 1979) của Doris Lesing, thì còn phải kể đến học thuyết Phân tâm học
của Sigmund Freud và Phân tâm học cấu trúc của Jacques Lacan. Freud với
“mặc cảm Oedipus” đã phân định ra đặc trưng trong tính cách nam và nữ: nam
giới chủ động và chiếm hữu còn nữ giới thì bị động, lệ thuộc.
Có thể nói, Marie Wollstonerast đã mở ra một chương mới với lý thuyết nữ
quyền trong cuốn Sự xác minh về các quyền phụ nữ năm 1972 bao gồm các
nghiên cứu sau: “Phụ nữ đang thay đổi”, “Không phải tôi là một phụ nữ”,
“Speech sau khi bắt giữ bất hợp pháp cho quyền biểu quyết”. Còn Nancy Cott
thì tuyên truyền cho quyền bầu cử của phụ nữ vào năm 1920. Và như vậy, người
phụ nữ trong xã hội đã được tôn trọng và đóng vai trò như một thực thể với các
quyền lợi về chính trị như nam giới. Tác giả Jean Baker Miller thì nổi tiếng với
tâm lý học nữ quyền. Bà xem lý thuyết nữ quyền luôn gắn với tâm lý người phụ
nữ, nó quyết định mọi hành động sau này.
8
Ở Mỹ, cuốn A handbook of Critical Approaches to Literature (1979) (Sổ
tay về các phương pháp phê bình văn học) của tác giả Wilfried L. Guerin, Earle
Larbor, Morgan do nhà xuất bản Oxford ấn hành giúp người đọc hiểu về các
khuynh hướng phê bình nữ quyền cụ thể và sâu sắc.
Tác phẩm The New Feminist Criticism (1985) (Lý thuyết phê bình nữ quyền
mới) của Elaine Showalter với hơn 300 bài tiểu luận và nghiên cứu có giá trị về phê
bình nữ quyền ở Mỹ được đánh giá cao. Theo tác giả, nghiên cứu lý thuyết nữ quyền
bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau như “phê bình nữ quyền”, “lý thuyết giới”...
Nhà nghiên cứu Robert Con Davis với Contemporary Literary Criticism (Phê
bình văn học đương đại) với phần “Biện chứng giới” về nữ quyền được phân tích một
cách sâu sắc. Cuốn Feminism and Autobiography (Nữ quyền và tự truyện) do Tess
Cosslett, Celia Lury và Penny Summerfield biên soạn, được xuất bản năm 2000 tại
Anh, Mỹ và Canada là công trình nghiên cứu về nữ quyền sâu sắc, có giá trị.
Đối với phê bình nữ quyền thì chủ nghĩa nữ quyền (Feminism) ra đời là hệ
quả tất yếu của phong trào cách mạng tư sản cận đại, có bề dày phát triển hơn hai
trăm năm. Một số phong trào về nữ quyền có sức ảnh hưởng lan tỏa rộng lớn đến
khắp thế giới. Tiêu biểu, khi Đại cách mạng tư sản Pháp bùng nổ, vào tháng 10
năm 1789, một nhóm phụ nữ xông thẳng vào trụ sở Quốc dân đại hội, đòi quyền
nam nữ bình đẳng. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, đa số các nước đều xác
nhận nam nữ bình quyền trong Hiến pháp. Chủ nghĩa nữ quyền giai đoạn này có
ảnh hưởng to lớn đến văn học. Tiêu biểu, năm 1964, nữ tác gia người Anh Mary
Astell với tác phẩm Một đề nghị nghiêm túc cho quý bà. Năm 1970, nữ tác gia
Pháp Olympe de Gouges đã phát biểu Tuyên ngôn quyền lợi phụ nữ bao gồm 17
điều yêu cầu của giới phụ nữ. Đến năm 1792, nữ kịch tác gia người Anh Mary
Wollstonecraft viết công trình Biện hộ cho nữ quyền. Năm 1872, nhà văn Pháp
Alexandre Dumas công bố luận văn Bàn về phụ nữ với những nội dung mới mẻ,
cập nhật. Bên cạnh đó là những công trình có giá trị khác: Judith Sargent Murray
với tiểu luận Bàn về sự bình đẳng giới năm 1790; Virginia Woolf với Căn phòng
riêng (1929), Ba đồng ghi nê (1938)...
9
Chủ nghĩa nữ quyền chỉ thực sự trở nên có sức lan tỏa mạnh mẽ thông qua
tác phẩm “kiệt xuất” của nữ văn sĩ người Pháp Simone de Beauvoir: Giới thứ hai
(1949). Trong tác phẩm của mình, Beauvoir chỉ trích gay gắt nền văn hóa phụ hệ
đã đẩy người phụ nữ ra ngoài lề của xã hội cũng như của văn học nghệ thuật. Và
trong tư tưởng của nền văn hóa ấy, nam giới luôn gắn liền với nhân loại, lịch sử,
còn phụ nữ thì bị nhìn nhận như một “kẻ khác” (the Other), luôn ở thế bị động,
phụ thuộc, phải dựa hoàn toàn vào nam giới. Với nội dung phân tích sự áp bức
và yêu cầu cao hơn nữa để giải phóng phụ nữ trong đời sống xã hội, Giới thứ hai
đóng vai trò quan trọng thúc đẩy phong trào phụ nữ chuyển sang một bước tiến
mới. Nhờ vậy, Liên hiệp quốc đã tuyên bố năm 1975 là Năm quốc tế phụ nữ. Với
tiêu đề công trình của mình, bà không dùng Giới nữ mà lại dùng Giới thứ hai.
Theo bà, Giới nữ gắn liền với những quan niệm tất yếu của xã hội: đó là mềm
yếu, dễ thuyết phục... và đó là sản phẩm của xã hội và văn hóa, của thế giới đàn
ông cố tạo nên quy chuẩn ngầm cho phụ nữ. Simone de Beauvoir phải dùng Giới
thứ hai để giảm nhẹ thiên kiến của xã hội gán ghép cho giới nữ. Do đó, bà kêu
gọi các văn sĩ hãy dùng sức mạnh ngôn từ đấu tranh chống lại sự khống chế của
nam giới, của định kiến xã hội, chứ không chịu an phận trong những ngôn từ quy
thuận của mình.
Giới thứ hai được xem là một “bản tuyên ngôn nữ quyền” của giới nữ, vốn
không được xem trọng trong xã hội thời bấy giờ. Nội dung của tác phẩm nói về
những vấn đề mà phụ nữ bị áp bức, kìm hãm lâu dài dẫn đến trở thành giới ít
quan trọng hơn (giới thứ hai) so với nam giới (giới thứ nhất). Đối với Beauvoir,
trong Giới thứ hai, bà xem phụ nữ như là tha nhân và giới đóng vai trò quan
trọng trong xã hội. Bên cạnh đó, bà đã khám phá ra được thân phận phụ nữ,
người phụ nữ có một vai trò bất di bất dịch trong xã hội chính là “tha nhân” của
đàn ông. Từ đó, tạo nên một quan hệ bất bình đẳng (phụ nữ bị áp bức một cách
phổ biến) và cần phải giải quyết sự bất công trong quan hệ đó.
Cái hay của Beauvoir trong Giới thứ hai là bà vận dụng nhiều kiến thức về
triết học, sinh học, thần thoại học, nhân loại học, lịch sử, phân tâm học để chứng
10
minh cho luận điểm của mình. Ví như, khi bàn luận về sinh học và lịch sử, bà chỉ
ra phụ nữ phải trải qua một số hiện tượng đặc thù như kinh nguyệt, thai nghén,
cho con bú. Điều này khiến cho phụ nữ khác biệt so với nam giới.
Nói tóm lại, Simone de Beauvoir được xem là người đi tiên phong, đặt nền
móng đầu tiên cho phong trào nữ quyền mới, mở ra một hướng đi tiến bộ cho
công cuộc giải phóng phụ nữ mà không hề lặp lại các phương pháp đấu tranh
truyền thống đã có trong quá khứ.
Hưởng ứng tinh thần của Beauvoir, hàng loạt bài viết về đấu tranh giành
quyền bình đẳng cho nữ giới ra đời, đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của phong
trào phê bình nữ quyền. Các nhà văn nữ kêu gọi, thúc đẩy chủ trương “lấy thân
phận của phụ nữ để đọc”, khi đó tác phẩm văn học mới hạn chế được những
thiên kiến về nam quyền.
Tác giả Elaine Showalter, nhà phê bình văn học nữ quyền người Mỹ là người
đưa ra khái niệm “phê bình phụ nữ” vào những năm cuối thập niên 70. Theo bà,
khái niệm phê bình nữ quyền bao gồm nhiều yếu tố như lịch sử, thể loại, phong
cách, cấu trúc, tư tưởng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến lối viết nữ. Bà đã phân chia
lịch sử lối viết nữ thành 3 giai đoạn cơ bản ứng với 3 thời kỳ phát triển ý thức hệ
đặc trưng của nữ giới. Đó là:
1. Giai đoạn tính nữ: đây là giai đoạn các tác giả nữ bị ảnh hưởng bởi văn học
truyền thống của nền sáng tác nam quyền từ năm 1840 đến năm 1880.
2. Giai đoạn nữ quyền: là giai đoạn các nhà văn nữ đứng lên đấu tranh
mạnh mẽ cho giới của mình, đồng thời thể hiện tiếng nói phản kháng những giá
trị truyền thống văn chương của nam giới từ năm 1880 đến năm 1920.
3. Giai đoạn văn học nữ: là giai đoạn giới nữ thể hiện những đặc trưng riêng
về lối viết, chống lại sự phụ thuộc nam giới và hình thành nên nền văn học nữ.
Đây là thời kỳ văn học quan tâm đến cuộc đời và số phận của nhân vật nữ để thấy
rõ vai trò của giới nữ từ lâu đã bị xem thường và lãng quên. Giai đoạn này kéo dài
từ năm 1920 trở về sau. Như vậy, phê bình văn học nữ quyền chính là sự công
nhận và bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của người phụ nữ đáng được hưởng.
Ở phương Đông, tiêu biểu là Nhật Bản, những nghiên cứu về nữ quyền vẫn
còn hạn chế dưới thời Minh Trị Duy Tân. Người phụ nữ Nhật rất chiều chuộng,
11
nhường nhịn phái nam. Tiêu biểu người vợ khi đón chồng về thường bắt đầu
bằng câu: “Anh muốn ăn tối ngay hay đi tắm trước?”. Như vậy, ngay cả trong
quan hệ gia đình, người phụ nữ cũng phải dùng kính ngữ, luôn hạ thấp mình
xuống một bậc so với đàn ông, người trụ cột trong gia đình. Người phụ nữ Nhật
Bản được xem là cam chịu, luôn ứng xử theo “tam tòng, tứ đức”, họ phải luôn
phục tùng đàn ông dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Theo Nguyễn Nam Trân, nhà nghiên cứu và dịch giả văn học Nhật Bản, trong
bản thảo biên khảo Tổng quan lịch sử văn học Nhật Bản, chương "Khi văn học Nhật
Bản nhìn ra thế giới" thì: "Từ năm Showa 50 (1975) trở đi, trong bầu không khí của
phong trào tìm cách nới rộng quyền sống phụ nữ, các nhà văn phái nữ đã có những
hoạt động đáng kể. Đó là dòng văn học tranh đấu cho nữ quyền (women rights), hay
mạnh mẽ hơn nữa, thiên trọng phụ nữ (feminism)." [92, tr. 318]. Tiêu biểu là các
nhà văn như Kono Taeko: "từ chối mẫu tính", đào sâu chủ đề "thế giới của những
dục vọng thầm kín và lệch lạc của con người", hay Tsushima Yuko: "hình ảnh
người đàn bà đơn độc nuôi con"...
Tuy vậy, có vẻ những tiếng nói ấy cũng chỉ là những lời ta thán về thân
phận người phụ nữ, kiểu "Đau đớn thay phận đàn bà / Lời rằng bạc mệnh cũng
là lời chung" (Truyện Kiều - Nguyễn Du), hay táo tợn lắm cũng chỉ là những lời
phản kháng đối với xã hội còn dung dưỡng duy trì những bất công về phái tính,
tạo ra những bi kịch, thảm kịch của phụ nữ. Những ta thán, phản kháng như thế
vẫn tiếp tục xuất hiện bàng bạc, không nhiều thì ít, trong tác phẩm của các nhà
văn phái nữ Nhật Bản thời nay.
Văn học Nhật Bản từng có dòng văn học nữ tính từ thời trung đại (thế kỉ
XI, thời Heian/ Bình an) cho đến thế kỉ XIII thì lắng xuống, mãi đến thế kỉ XIX
dưới thời đại Minh Trị mới trỗi dậy. Nhiều nhà văn nữ đóng góp đáng kể thành
tựu của mình cho nền văn học hiện đại và đương đại Nhật. Sono Avako, nữ tác
giả nổi tiếng với tác phẩm Người khách từ phương xa (1954). Trong đó, Sono
miêu tả nhân vật thiếu nữ 19 tuổi tỏ thái độ ... là một thành tố
quan trọng để biểu thị các phương diện khác nhau của văn học nghệ thuật
Yếu tố tính dục cũng như ngôn ngữ thân thể được nhiều nhà nghiên cứu quan
tâm vì đó cũng là phương diện chính để biểu đạt tinh thần nữ quyền, khát khao nhục
cảm “bị bỏ quên” của người phụ nữ. Tác giả Nguyễn Huy Thiệp với “Tính dục
trong văn học hôm nay” (2006, Nguyễn Đình Tú với “Khuynh
hướng tính dục trong sáng tác văn học gần đây” (2009,
Cả hai tác giả đều quan tâm đến yếu tố tính dục trong việc biểu đạt về giới, thường
có sự liên quan mật thiết đến các hình thái văn học. Riêng Nguyễn Thanh Tâm với
bài viết “Công chúng với vấn đề tính dục trong văn chương” (2017,
đã khẳng định mức độ quan tâm rất lớn đối với văn chương có
yếu tố tính dục. Tác giả khẳng định: “Sex trong văn chương chỉ là một phương
cách, một lối ra của những ẩn ức, những dồn nén từ nhu cầu tự thân chủ thể sáng
tạo nhưng lại hướng đến nhu cầu của cộng đồng. Sự kìm nén quá lâu trong những
cương vực của lễ giáo, đạo lý đã khiến cho nhu cầu bày tỏ những rung cảm thân
thể trở nên hấp dẫn, lôi cuốn hơn” [99]. Bên cạnh đó, tác giả Nguyễn Thanh Tâm
còn quan tâm và làm rõ khái niệm nữ tính trong văn chương. Theo tác giả, văn học
của giới nữ luôn gắn liền thiên tính nữ với bài viết tiêu biểu: “Sắc thái nữ tính
26
trong văn chương” (2010). Các tác giả với những nghiên cứu chuyên sâu của
mình đã xem xét các vấn đề liên quan đến nữ quyền như: giới nữ với vấn đề tính
dục trong văn học, hiện tượng tự thuật, tiểu thuyết và truyện ngắn hiện đại Việt
Nam đã làm cho “không khí” nghiên cứu và phê bình văn học nữ quyền ngày
càng đa dạng và sinh động. Những vấn đề tế nhị như tính dục trong văn học được
đi sâu khai thác một cách đầy hiệu quả và nghệ thuật, truyền tải được những giá trị
cốt lõi, mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Tất cả những điều đó đã tạo nên một diện
mạo mới cho phê bình nữ quyền đương đại.
Võ Thị Thoa với bài viết “Vấn đề tình dục trong văn học Việt Nam sau
1975 (2013, Bùi Thị Kim Phượng với bài viết “Chủ
đề tính dục trong văn học đổi mới” (2014, quan niệm tính dục
chính là sự đổi mới - dấu ấn về một quan niệm mới trong văn học. Tác giả đã chỉ
ra được những sự “thay da đổi thịt” về chất liệu ngôn ngữ, phong cách và lối viết
nữ trong việc biểu đạt đầy mạnh bạo về vẻ đẹp thân thể cũng như những nhu cầu
về tính dục của các cây bút nữ thời kỳ đổi mới.
Ngoài ra, một số bài nghiên cứu, phê bình về nữ quyền thể hiện rõ dấu ấn và
tầm ảnh hưởng của tinh thần nữ quyền trong văn học đương đại như: Lý Lan với
“Phê bình văn học nữ quyền” (2009, Bùi Thị Thủy với
“Dấu hiệu nữ quyền trong văn học nữ đương đại” (2009,
Đặng Thị Thái Hà với bài “Con đường chính thống hóa lý thuyết - phê bình nữ
quyền” (2012, Các tác giả đã đi sâu phân tích về
tầm ảnh hưởng của học thuyết nữ quyền đến mọi phương diện trong đời sống xã
hội, đặc biệt là phê bình văn học ở Việt Nam; Nguyễn Thị Thanh Xuân với “Xét
lại thế giới đàn ông bằng cái nhìn đàn bà” (2012,
đã định hình rõ nét dấu ấn nữ quyền từ sau 1986, đặc biệt là ở truyện ngắn nữ
một cách “phi giới tính”. Theo tác giả, các nhà văn nữ đã thể hiện được mình
chính là “khách thể thẩm mỹ” đầy mới lạ, độc đáo bên cạnh sự “bất toàn” của
người đàn ông. Sự “bất toàn” cũng chính là sự lên án, công kích người đàn ông
trên mọi phương diện gia đình, xã hội qua cái nhìn tinh tế của đàn bà.
27
Bên cạnh đó, truyện ngắn đề tài lịch sử gắn với giới được quan tâm như Lê
Thị Hường với bài viết “Thành tựu của truyện ngắn đề tài lịch sử sau 1986 - từ
góc nhìn giới” (2017, đã đóng góp thêm
một cách nhìn nhận mới mẻ về bình đẳng giới thông qua thể tài đặc biệt: truyện
ngắn lịch sử. Theo tác giả, thông qua loại hình mới, truyện ngắn đề tài lịch sử đã
giúp cho người đọc hình dung rõ hơn về các vấn đề về giới. Từ đó, khẳng định
mối quan hệ giữa văn học - văn hóa - lịch sử không thể tách rời, biểu đạt rõ thân
phận người phụ nữ qua từng giai đoạn lịch sử thông qua thể loại truyện ngắn.
Về phê bình nữ quyền sinh thái, đã có rất nhiều bài viết bàn đến vấn đề này
như: Nguyễn Thị Tịnh Thy với “Phê bình từ chủ nghĩa nữ quyền sinh thái: sự
kết hợp giữa “cách mạng giới” và “cách mạng xanh” trong nghiên cứu văn
học” (Tạp chí Sông Hương, số 340, 2017), Trần Thị Ánh Nguyệt với “Phê bình
sinh thái - vài nét phác thảo” (Tạp chí Sông Hương, số 350, 2018)... Các bài viết
về phê bình nữ quyền sinh thái trên đã giúp cho độc giả hiểu rõ hơn về khái niệm
và nhiệm vụ của phê bình sinh thái, vai trò quan trọng nối kết giữa phê bình sinh
thái và chủ nghĩa nữ quyền vừa để khẳng định, đề cao, bảo vệ quyền lợi của giới
nữ trong xã hội; bên cạnh đó là vấn đề bảo vệ môi trường trước các vấn nạn ngày
càng gia tăng của con người và trái đất.
Có thể nói, những công trình nghiên cứu, phê bình về nữ quyền có giá trị, là
tài liệu không thể thiếu khi nghiên cứu về giới nữ được đánh giá cao như: Văn
chương và cảm nhận (năm 2005) của Tôn Phương Lan, Truyện ngắn hiện đại Việt
Nam 1945 - 1975 (các năm 2007, 2010) của Hỏa Diệu Thúy; Lý luận phê bình văn
học đổi mới và sáng tạo (năm 2013) của Cao Thị Hồng, Văn học Việt Nam hiện
đại - sáng tạo và tiếp nhận (năm 2015) của Nguyễn Bích Thu;... Ngoài ra, còn
phải kể đến những cây bút lý luận phê bình nữ chuyên sâu như Mai Hương, Lưu
Khánh Thơ, Lý Hoài Thu, Hoàng Thụy Anh, Trần Thị Trâm Với tình hình phê
bình văn học hiện nay tại Việt Nam, theo tác giả Trần Huyền Sâm thì phê bình nữ
quyền đóng vai trò quan trọng, là “một hướng nghiên cứu đầy tiềm năng” bởi cái
nền tảng, căn nguyên của phê bình nữ quyền “là một thái độ phản ứng của giới nữ
28
đối với triết học nói riêng và các thiết chế xã hội lấy nam quyền làm vị trí trung
tâm nói chung. Sự quyết liệt, mạnh mẽ của các cây bút phê bình nữ quyền đã góp
phần thay đổi căn bản quan niệm về giới nữ” [89, tr.272].
Chính nhờ sự đa dạng trong cách phê bình, thể hiện cách nhìn nhận chuyên
sâu và hiện đại, các nhà nghiên cứu phê bình nữ thật sự đã làm cho “không gian”
văn chương trở nên tươi mới, sống động, đa sắc thái hơn. Trần Huyền Sâm với thế
mạnh nghiên cứu nữ quyền trong tiểu thuyết, Hồ Khánh Vân thể hiện lối tư duy sắc
bén về ý thức tự thuật của nữ giới trong văn chương, Chu Thị Thơm với phê bình
văn học báo chí Các nhà phê bình nữ với nhiệm vụ và sứ mệnh “cao cả”, là việc
“không chỉ khám phá cái đẹp, tìm ra những nét đặc sắc, khẳng định phẩm tính của
đối tượng, của khách thể thẩm mỹ mà còn ở phía chủ thể cảm thụ và tiếp nhận. Bởi
không chỉ với những người sáng tác mà với những người nghiên cứu, phê bình cũng
phải đổi mới tư duy nghiên cứu cùng đổi mới lối viết cho phù hợp với tâm thế thời
đại, với ngữ cảnh sáng tạo và cộng đồng tiếp nhận đương đại” [113].
Nhìn chung, tình hình nghiên cứu, phê bình văn học nữ quyền ở Việt Nam
đã “lột tả” được “diện mạo” mới mẻ, hiện đại thông qua cảm quan tư duy đầy
nhạy bén, tinh tế với xu thế hiện đại hóa của văn học nước nhà. Nói như nhà phê
bình Nguyễn Bích Thu thì “Trong bối cảnh của công cuộc đổi mới và hội nhập,
các chị đã “không chịu đi những lối mòn”, tự tìm cho mình một “khuôn mặt
mới”. Các chị đều cố gắng bắt kịp những vấn đề học thuật mới mẻ, đổi mới cách
tiếp cận và tiếp nhận ngõ hầu có được những công trình, những cuốn sách, bài
viết mang tinh thần đổi mới, trong không khí dân chủ của đời sống văn học, văn
hóa hiện nay” [113].
1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu và hƣớng triển khai đề tài
1.3.1. Đánh giá tình hình nghiên cứu
Có thể nhận thấy rằng, phê bình nữ quyền là hướng nghiên cứu đầy
chuyên sâu và khả dụng đối với văn học Việt Nam và đã đạt được những thành
công và hiệu quả trong việc khắc họa và phản ánh hình tượng trung tâm là
29
người phụ nữ xung quanh với những vấn đề bình đẳng giới. Lý thuyết nữ
quyền/ phê bình văn học nữ quyền đã thể hiện một cách khách quan các hệ
thống, quan điểm đánh giá phụ nữ từ trước đến nay. Phê bình nữ quyền có
hướng nghiên cứu sâu rộng bởi không chỉ được ứng dụng trong văn học mà còn
trong cả các khối ngành khoa học xã hội nhân văn khác Chính nhờ sức lan
tỏa mạnh mẽ trong tất cả các mặt của xã hội, phê bình nữ quyền với hệ thống lý
thuyết đa dạng, phong phú từ phương Tây đã được nhiều tác giả chọn làm
hướng nghiên cứu chủ đạo của mình.
Có một thực tế là ngày càng có sự phát triển về số lượng các cây bút nữ
với những tác phẩm mang đậm âm hưởng, sắc thái nữ quyền trong nền văn học
đương đại Việt Nam. Ở nước ta, lý thuyết nữ quyền và phương pháp phê bình
vẫn còn mới mẻ và dè dặt trong ứng dụng do lý thuyết này mới du nhập và
đang trên quá trình định hình. Dù vậy, vẫn có một số bài viết đi sâu phân tích
âm hưởng về nữ quyền/ lý thuyết nữ quyền/ phê bình văn học nữ quyền bài bản
và đã thu được nhiều thành tựu nổi bật như “Ý thức phái tính trong văn xuôi nữ
đương đại” của tác giả Nguyễn Thị Bình; “Con đường chính thống hóa lý
thuyết nữ quyền - phê bình văn học nữ quyền” của tác giả Đặng Thị Thái Hà;
“Về các làn sóng nữ quyền và ảnh hưởng của nữ quyền đến địa vị của người
phụ nữ Việt Nam” của tác giả Hoàng Bá Thịnh; “Sự vận động của các thể loại
văn học trong thời kỳ đổi mới” của tác giả Lý Hoài Thu Các tác giả đã giới
thiệu, phân tích, lý giải về con đường hình thành, tầm quan trọng và sự vận
động tất yếu của lý thuyết phê bình nữ quyền được ứng dụng vào trong văn học
Việt Nam bằng nhiều thể loại khác nhau như lý luận văn học, thơ, truyện ngắn,
tiểu thuyết Tuy số lượng các công trình nghiên cứu chưa nhiều nhưng nhìn
chung, các bài viết đã có cái nhìn toàn diện về lý thuyết phê bình nữ quyền,
giúp nâng tầm địa vị và quan tâm đến quyền lợi của người phụ nữ Việt Nam,
được thể hiện sinh động và tinh tế trong văn học.
30
Về tình hình nghiên cứu truyện ngắn nữ Việt Nam từ góc nhìn phê bình văn
học nữ quyền, các nhà phê bình văn học đã có nhiều bài viết tiêu biểu như:
“Truyện ngắn nữ Việt: một vài phác thảo” của Phạm Thị Thanh Phượng; “Ba
mươi năm truyện ngắn nữ trong xu thế hội nhập” của Nguyễn Thị Hường; “Sự
vận động của truyện ngắn Việt Nam sau 1975 qua những cách tân về hình thức”
của Hỏa Diệu Thúy Nhìn chung, các nhà phê bình đều nhận định truyện ngắn
nữ là “mảnh đất màu mỡ” trong việc ứng dụng phê bình văn học nữ quyền vào
trong đó. Số lượng và chất lượng các tác phẩm truyện ngắn về giới đã tăng nhiều
lên theo thời gian, bảo chứng cho thành công của các ngòi bút nữ.
Từ những công trình nghiên cứu, bài viết về phê bình nữ quyền càng cho
thấy xu hướng nghiên cứu về âm hưởng nữ quyền đã bắt đầu “nở rộ” và “thu
hoạch” được những thành tựu ấn tượng. Mỗi tác giả đều có một sở trường và
hướng đi riêng, cá biệt trong việc nghiên cứu về nữ quyền. Có người thì thiên về
âm hưởng nữ quyền trong thơ ca, có người lại nghiên cứu về âm hưởng nữ
quyền trong truyện ngắn hoặc tiểu thuyết. Điều đó cho thấy âm hưởng nữ quyền
đã bắt đầu có tầm ảnh hưởng mới không chỉ trong lĩnh vực sáng tác mà còn
trong nghiên cứu, phê bình văn học. Dòng văn học nữ quyền đã dần có một chỗ
đứng và vị thế riêng trong dòng chảy của văn học Việt Nam đương đại.
1.3.2. Hướng triển khai của đề tài
Từ việc nghiên cứu về nữ quyền và các vấn đề có liên quan về giới đã được
một số tác giả chọn làm hướng nghiên cứu trọng tâm của mình, chúng tôi nhận
thấy rằng, nghiên cứu về hệ thống lý thuyết phê bình nữ quyền và áp dụng trong
việc nghiên cứu văn học đã và đang mang lại những giá trị khả quan. Vấn đề về
bình đẳng giới là một vấn đề được xã hội quan tâm, có ảnh hưởng trực tiếp đến
vị thế của giới nữ trên nhiều phương diện. Do đó, cần có những nhận định khách
quan và tầm khái quát cao trong việc nghiên cứu giới và nữ quyền ở nhiều cấp
độ, nhiều bình diện và nhiều lĩnh vực.
31
Nghiên cứu lý thuyết phê bình nữ quyền từ góc độ văn xuôi, đặc biệt với
truyện ngắn nữ là một hướng đi mới và có ý nghĩa thời sự, mang tính nhân văn sâu
sắc. Chúng tôi muốn tiếp cận một hướng đi riêng biệt hơn, nên đã chọn truyện
ngắn nữ Việt Nam 2000 - 2015, làm đối tượng chính để nghiên cứu từ góc nhìn
phê bình văn học nữ quyền. Từ việc nắm vững những lý thuyết cơ bản của phê
bình văn học nữ quyền, luận án chỉ ra được những hiệu quả về mặt nội dung và
hình thức nghệ thuật của tác phẩm. Đồng thời, khẳng định sự đóng góp những
thành tựu của truyện ngắn nữ Việt Nam 2000 - 2015 vào thành tựu chung của văn
học Việt Nam với góc nhìn ý thức phái tính và nữ quyền thông qua Phương pháp
phê bình văn học nữ quyền.
Thứ đến, chúng tôi còn đi sâu, phân tích, hệ thống hóa các kiểu nhân vật nữ
mang đặc trưng giới trong truyện ngắn nữ Việt Nam từ góc nhìn phê bình văn học
nữ quyền (nhân vật nữ với sự tranh đấu cho quyền sống và quyền tự do; nhân vật
nữ với thiên tính làm mẹ và khát vọng tình yêu; nhân vật nữ với bản năng tính dục
và nhu cầu giải phóng tính dục; nhân vật nữ với cảm quan sinh thái và ý thức giải
phóng bản thân). Tinh thần giải phóng về giới đã được “định hình” trong chính
những kiểu dạng nhân vật nữ một cách chân thật và sống động như thế!
Cuối cùng, hệ thống diễn ngôn mang ý thức giới đã được các tác giả nữ
khéo léo lồng vào càng thể hiện được những thanh âm trong trẻo, cá tính và hồn
hậu, đầy yêu thương của giới nữ. Truyện ngắn mang âm hưởng nữ quyền đã tạo
được dấu ấn đậm màu sắc về giới từ chiều sâu hình tượng. Từ đó, chúng tôi đi
sâu phân tích về lối viết nữ trong truyện ngắn, có nhiều điểm khác biệt so với
nam giới, từ đặc trưng thể loại cho đến phong cách, ngôn ngữ, giọng điệu, cách
hành văn Ngoài ra, luận án còn khẳng định bản thể, màu sắc riêng biệt của lối
viết nữ và vị thế, chỗ đứng vững chắc của các cây bút nữ trên văn đàn trong việc
góp phần thúc đẩy sự phát triển thể loại, nhất là về mặt diễn ngôn giới theo đặc
trưng của lối viết nữ.
Với hướng triển khai đề tài như vậy, chúng tôi hy vọng sẽ góp thêm được
tiếng nói riêng biệt và có giá trị trong việc nghiên cứu và phổ biến ưu thế của
dòng văn học nữ quyền đa dạng, phong phú hiện nay.
32
Tiểu kết
Nghiên cứu truyện ngắn Việt Nam từ góc nhìn phê bình văn học nữ quyền
diễn ra với quá trình kéo dài, đặc biệt phát triển “rực rỡ” và thành tựu từ sau năm
1986. Quá trình hiện đại hóa văn học đã kéo theo sự thay đổi, cách tân về thể
loại. Nhờ sự phát triển của các tác giả, tác phẩm về nữ quyền kết hợp cùng sự
“trỗi dậy” của các nhà phê bình văn học nữ quyền đã tạo nên một tiền đồ vô
cùng đặc sắc và ấn tượng trong việc sáng tạo và tiếp nhận truyện ngắn Việt Nam
mang âm hưởng nữ quyền một cách đa diện, đa chiều. Đó chính là thành công, là
sự đóng góp công sức không nhỏ của các nhà văn nữ và các nhà phê bình văn
học nữ quyền, nhằm góp phần tạo nên tiếng nói riêng đầy mạnh mẽ, cá tính của
văn học nữ giới.
Nghiên cứu về phê bình nữ quyền nói chung và lý thuyết nữ quyền nói
riêng là một hướng đi đầy triển vọng, mới mẻ ở Việt Nam, được tiếp nhận
một cách có chọn lọc, hệ thống hóa những tinh hoa, sáng tạo từ phê bình nữ
quyền thế giới, đặc biệt của phương Tây. Có thể nói, việc ứng dụng phê bình
nữ quyền vào trong truyện ngắn nữ đương đại là một hướng tiếp thu có ý thức
và có hiệu quả, giúp chúng tôi triển khai linh hoạt và có cơ sở trong việc phân
tích, nghiên cứu, “giải mã” truyện ngắn nữ Việt Nam 2000 - 2015 một cách
chuyên sâu và cập nhật.
33
Chƣơng 2
LÝ THUYẾT NỮ QUYỀN, PHÊ BÌNH VĂN HỌC NỮ QUYỀN
VÀ Ý THỨC NỮ QUYỀN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM
2.1. Vấn đề nữ quyền và sự xuất hiện chủ nghĩa nữ quyền
2.1.1. Vấn đề nữ quyền - nguồn gốc và khái niệm
Người đề cập đến cụm từ “chủ nghĩa nữ quyền” chính là Charles Fourier,
một triết gia người Pháp chuyên về chủ nghĩa xã hội không tưởng. Lần đầu tiên
thuật ngữ “nữ quyền” (feminism) hay “nhà hoạt động nữ quyền” (feminist) xuất
hiện ở Pháp và Hà Lan năm 1872, ở Vương quốc Anh trong những năm 1890, và
Hoa Kỳ vào năm 1910. Từ điển Oxford English Dictionary đưa từ “feminist” lần
đầu vào năm 1894, feminist được dịch là “người theo nữ quyền”. Các phong trào
nữ quyền xuất hiện chủ yếu để đòi quyền lợi chính đáng, công bằng cho phụ nữ.
Phong trào đấu tranh vì nữ giới thường liên quan đến các quyền lợi cơ bản,
tối thiểu của người phụ nữ như: cơ thể toàn vẹn và tự chủ; quyền được giáo dục
và làm việc; được trả lương như nhau; quyền sở hữu tài sản; tham gia vào các
hợp đồng hợp pháp, tổ chức các cơ quan công quyền; quyền bầu cử; quyền tự do
kết hôn, bình đẳng trong gia đình và tự do tôn giáo. Ngoài ra, chủ nghĩa nữ
quyền còn là sự đấu tranh cho những quyền lợi thiết thực hàng ngày như quyền
sinh đẻ và hạn chế sinh đẻ, quyền hưởng lợi từ chăm sóc y tế, quyền chống bạo
lực, chống hãm hiếp phụ nữ và trẻ em.
Theo tác giả Trần Huyền Sâm trong cuốn sách Nữ quyền luận ở Pháp và
tiểu thuyết nữ Việt Nam đương đại thì “Chủ nghĩa nữ quyền là một phong trào
hoạt động xã hội rộng lớn nhằm gắn vấn đề nữ tính với nhân quyền. Đó là cuộc
hành trình “câm lặng và giông bão” trong lịch sử nhân loại, với mục đích đấu
tranh cho một xã hội bình đẳng giới” [89, tr.19]. Hoạt động đấu tranh vì quyền
lợi của phụ nữ diễn ra mạnh mẽ nhất là ở Pháp, đặc biệt là vào thập niên 1960,
1970 của thế kỷ XX. Phong trào nữ quyền tập hợp được rất nhiều phụ nữ từ các
nước như Anh, Pháp, Mỹ tham dự. Sau đó, phong trào này lan rộng ra cộng đồng
với nhiều người da đen và người Do Thái tham gia.
34
Khái niệm nữ quyền và chủ nghĩa nữ quyền có nhiều cách hiểu khác nhau
nhưng không mâu thuẫn nhau:
Theo Judith Lorber, chủ nghĩa nữ quyền hiểu một cách đơn giản “là một
phong trào xã hội mà mục đích căn bản là sự bình đẳng giữa đàn bà và đàn ông”
[66]. Bình đẳng ở đây, theo bà là có sự bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ về tất cả các
mặt kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa. Người phụ nữ có quyền được học tập, làm
việc, quyền sở hữu tài sản, quyền được tự do bầu cử, quyền được tự do kết hôn,
tự do về tín ngưỡng, tôn giáo được xã hội và luật pháp bảo hộ, cho phép.
Theo Kamla Bhasin: “Nữ quyền là sự nhận thức về sự thống trị gia trưởng, sự
bóc lột và áp bức ở các cấp độ vật chất và tư tưởng đối với lao động, sự sinh sản và
tình dục của phụ nữ trong gia đình, ở nơi làm việc và trong xã hội nói chung, là
hành động có ý thức của phụ nữ và nam giới làm thay đổi tình trạng đó” [131].
Còn theo Hoàng Bá Thịnh: “Nữ quyền là quyền phụ nữ và hiểu đầy đủ thì
đó là đấu tranh cho quyền bình đẳng của phụ nữ. Với niềm tin dựa trên nguyên
tắc cho rằng phụ nữ phải có các quyền và cơ may trong cuộc sống như nam giới
về chính trị, kinh tế, luật pháp” [131].
Như vậy, thuật ngữ “Nữ quyền” có thể được hiểu qua những bình diện sau:
- Về phương diện lý luận: nữ quyền được xem như là một tiền đề lý thuyết đấu
tranh cho sự bình đẳng của giới nữ.
- Về phương diện hoạt động thực tiễn: phong trào nữ quyền đóng vai trò quan
trọng giành quyền cho phụ nữ trên các phương diện chính trị, kinh tế, đặc biệt là
việc bảo vệ và đề cập đến các quyền cơ bản của con người.
- Về góc độ nghề nghiệp: nữ quyền đấu tranh hướng tới các mục tiêu bình
đẳng Nam và Nữ (bình đẳng giới) trong hoạt động nghề nghiệp xã hội, đoàn thể
và cá nhân.
Có thể nói, khái niệm “Nữ quyền” luôn gắn liền với ý thức giới và bình
đẳng giới, nhân vị giới và tính mẫu của người phụ nữ. Từ khi phong trào đấu
tranh vì quyền lợi của phụ nữ xuất hiện, nữ giới đã bắt đầu tự ý thức về giới tính
của mình. Ý thức giới được quan tâm, lan tỏa sâu rộng hơn trong xã hội và ngay
chính bản thể nữ giới đã tự nhận thức được quyền lợi, địa vị của mình bởi tư
35
tưởng này đã “đề cập nhiều ở phương diện xã hội học, xuất phát từ nỗ lực đem
lại bình đẳng giới, bảo vệ giới nữ trước những định kiến xã hội, những quan
niệm truyền thống vốn coi thường phụ nữ, mặc định phụ nữ phải yếu kém hơn
nam giới” [96, tr.279]. Các hình thức đấu tranh bình đẳng giới của nữ giới được
thể hiện đa dạng thông qua nhiều “kênh” khác nhau và đạt được những hiệu ứng
tích cực: biểu tình, mít tinh, sách báo, văn chương... Nữ giới đang dần làm chủ
mình trên nhiều phương diện và điều đó chứng mình rằng, đấu tranh vì nữ quyền
chính là cuộc đấu tranh vì nhân vị giới tiêu biểu nhất. Như vậy, luận án của
chúng tôi quan tâm và làm rõ khái niệm nữ quyền gắn liền với sự bình đẳng giới
trên tất cả mọi mặt và phương diện của đời sống xã hội giới thông qua những tác
phẩm truyện ngắn tiêu biểu của các tác giả nữ mang đậm âm hưởng nữ quyền.
Ở Việt Nam, hầu như không có sự phân biệt giữa hai khái niệm quyền phụ
nữ (women’s right) và chủ nghĩa nữ quyền (feminism). Lần đầu tiên ở Việt Nam
xuất hiện một phong trào khai trí nhân dân, khuyến khích phụ nữ tham gia vào
chính trị, xã hội, văn hóa, đó chính là phong trào Đông kinh nghĩa thục (1907).
Đấu tranh không biết mệt mỏi vì quyền lợi và sự bình đẳng của phụ nữ, đó chính
là những nhà tiên phong về nữ quyền ở Việt Nam, cùng các công trình tiêu biểu
như: Phạm Quỳnh với Sự giáo dục đàn bà con gái đăng trên tạp chí Nam Phong
(1917), Phan Bội Châu với sách giáo khoa Nữ quốc dân tu tri (1926), Đặng Văn
Bảy với tác phẩm Nam nữ bình quyền (1928) Tác giả Đặng Văn Bảy đã công
khai ủng hộ giới nữ trong tác phẩm của mình bởi: “Tôi đề xướng nam nữ bình
quyền là do thấy phần nhiều đàn bà con gái bị chê bỏ, hiếp đáp, còn đàn ông con
trai lại quá tự do. Phép công bằng là đôi bên phải đồng, không khinh không
trọng, không thấp không cao” [12]. Tờ báo đầu tiên ở Việt Nam bàn về vấn đề
phụ nữ đó chính là tờ Nữ giới chung của Sương Nguyệt Anh, phát hành ngày
1/2/1918 đã được người dân, đặc biệt là nữ giới nhiệt liệt ủng hộ bởi tinh thần
đấu tranh vì quyền dân chủ, tiến bộ cho phụ nữ. Người phụ nữ dần được bình
đẳng trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, với những quyền cơ bản như
quyền được giáo dục, chính trị, lao động, hôn nhân. Đây cũng là giai đoạn vấn
36
đề nữ quyền được ý thức và làm sáng rõ kể từ khi có sự lãnh đạo của Đảng. Từ
đó, người phụ nữ đã được đối xử bình đẳng, vai trò, vị thế và tiếng nói của họ
trong xã hội được công nhận.
Trên tạp chí Nam Phong số 4/1917, Phạm Quỳnh có bài viết “Sự giáo dục
đàn bà con gái” đã đề cập sự liên quan mật thiết giữa vấn đề giáo dục và quyền
lợi của phụ nữ. Ông bày tỏ những e ngại về vấn đề giáo dục bởi có quá nhiều tư
tưởng hà khắc của Nho giáo cũng như tư tưởng nam quyền vẫn còn ảnh hưởng
sâu sắc đến sự phát triển của nữ giới. Cũng trên tờ Nam Phong số 23 với bài
“Bàn sự học con gái bây giờ nên thế nào”, Phạm Quỳnh đã đề ra biện pháp rõ
ràng, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học đối với người phụ nữ trong xã hội:
“Nay có con gái nên cho học thế nào? Thưa rằng cũng nên trước học phổ thông,
rồi sau mới rút vào thực dụng mà riêng phần con gái” [108]. Hưởng ứng tinh
thần nữ học của Phạm Quỳnh, trên Nam Phong số 49/1921, bà Đạm Phương cho
rằng người phụ nữ không được học là nguồn gốc của mọi khổ đau mà người phụ
nữ phải hứng chịu: “Bởi vì cớ làm sao mà người đàn bà lại không được trực tiếp
với xã hội? Là vì sự học vấn còn chưa được phổ thông và thời kỳ chưa được hiệu
dụng cho nên nữ ngôn không được kiến trọng với đời” [108].
Có thể thấy rằng, khái niệm nữ quyền ở Việt Nam, đối với vấn đề giải
phóng phụ nữ, theo các tác giả vẫn là sự đấu tranh về vấn đề bình đẳng giáo dục
đối với phụ nữ bởi nó có liên quan mật thiết đến những yếu tố khác trong xã hội.
Đó chính là tư tưởng nữ học quan trọng, mở ra tiền đề mới để người phụ nữ
tham gia vào các công việc khác trong xã hội, không còn quẩn quanh trong gia
đình với công việc bếp núc đơn điệu, tẻ nhạt thường ngày nữa. Cũng chính từ đó,
người phụ nữ có tiếng nói trong xã hội thì các quyền lợi khác về chính trị, hôn
nhân, lao động sẽ được bảo đảm và vững chắc hơn.
2.1.2. Sự xuất hiện chủ nghĩa nữ quyền và sự phát triển của quyền phụ nữ
Như đã đề cập ở trên, người đặt tên gọi cho “chủ nghĩa nữ quyền” là
Charles Fourier, một nhà nghiên cứu người Pháp chuyên sâu về chủ nghĩa không
tưởng. Năm 1872, từ “chủ nghĩa nữ quyền” xuất hiện lần đầu ở Pháp và Hà Lan.
Sau đó, xuất hiện năm 1890 ở Anh, ở Hoa Kỳ vào năm 1910. Từ “feminist”
37
(người theo nữ quyền) đã được Oxford English Dictionary lược dịch năm 1852,
và năm 1895 đối với từ “feminism” (chủ nghĩa nữ quyền). Kể từ thời điểm đó,
các phong trào nữ quyền đấu tranh cho quyền bình đẳng của phụ nữ bao gồm:
quyền được giáo dục, quyền làm việc và được trả lương như nhau, quyền tranh
cử và bầu cử, quyền hôn nhân, quyền tự do tôn giáo, quyền sở hữu tài sản, tham
gia vào các cơ quan công quyền... diễn ra mạnh mẽ ở phương Tây và sau này
dần lan rộng ra trên toàn thế giới.
Một nhà nữ quyền lừng danh người Pháp khác có đóng góp lớn lao cho nhân
loại, đặc biệt là giới nữ: Simone de Beauvoir (1908 - 1986), người đi đầu trong
việc giải phóng người phụ nữ thoát khỏi những tư tưởng áp chế của nam quyền.
Những tác phẩm của bà thể hiện tiếng nói đấu tranh mạnh mẽ đối với tình trạng áp
bức phụ nữ và đề tài bình đẳng giới. Những tác phẩm kinh điển của bà: She Came
to Stay, The Mandarins, Le Deuxième Sexe đều có nội dung, tư tưởng chính là
đề cập đến quyền phụ nữ.
Tư tưởng mới của Beauvoir trong Giới thứ hai được bà vận dụng nhiều kiến
thức về triết học, sinh học, thần thoại học, nhân loại học, lịch sử, phân tâm học để
chứng minh cho luận điểm của mình. Ví như, khi bàn luận về sinh học, bà chỉ ra
phụ nữ phải trải qua một số hiện tượng đặc thù như kinh nguyệt, thai nghén, cho
con bú. Điều này khiến cho phụ nữ khác biệt so với nam giới, cuộc sống của họ
thường mang tính trách nhiệm về gia đình và con cái nhiều hơn đàn ông. Đó cũng
chính là sự thiệt thòi của người phụ nữ ngay chính ở nguồn gốc sinh học.
Beauvoir cũng chỉ ra rằng, phụ nữ có khả năng lựa chọn như nam giới và
có thể nâng tầm vị thế của mình lên. Phụ nữ cần giải phóng mình và phục hồi cái
tôi để có được những bước chuyển mình mạnh mẽ như nam giới. Bà còn đặt ra
những yêu cầu cơ bản để hướng tới xã hội bình đẳng giới, đó là cần phải cải tổ
lại cấu trúc xã hội như luật pháp, giáo dục, phong tục
Sự bất bình đẳng giới còn thể hiện ở chỗ phụ nữ không được có vị thế ngang
bằng đàn ông trong lao động và sáng tạo, mà ngược lại, họ phải ở nhà nội trợ, lo cơm
nước, sinh con, chăm sóc con và đáp ứng nhu cầu tình dục của đàn ông - những công
38
việc theo bà rất đơn điệu và bị mặc định dành cho nữ giới chứ không phải đàn ông.
Theo bà, mọi nguồn cơn cho sự đau khổ, mặc cảm, tự ti về địa vị của giới nữ không
phải xuất phát từ chế độ xã hội mà chính là do sự thống trị của nam giới.
Do những tư tưởng mới mẻ và táo bạo trong tác phẩm nên nó đã bị Vatican
liệt vào danh sách những cuốn sách bị cấm. Những tư tưởng của Beauvoir có sức
mạnh thúc đẩy ý thức vươn lên của phụ nữ và khiến cho những người có tư
tưởng trọng nam khinh nữ không hài lòng. Giới thứ hai có ảnh hưởng mạnh mẽ
đến phong trào đấu tranh nữ quyền khắp nơi trên thế giới. Đây được xem là một
tài liệu cơ bản phục vụ nghiên cứu triết học và phụ nữ. Sang thế kỷ XXI, tác
phẩm vẫn thu hút được nhiều độc giả nữ bởi tinh thần và tư tưởng tiến bộ đi
trước thời đại của Beauvoir.
Nói tóm lại, Simone de Beauvoir được xem là “người đặt nền móng đầu
tiên cho phong trào nữ quyền mới, mở ra một hướng đi tiến bộ cho công cuộc
giải phóng phụ nữ mà không hề lặp lại các phương pháp đấu tranh truyền thống
trong quá khứ” [102, tr.216]. Chủ nghĩa nữ quyền từ đây được hình thành và
sự phát triển của quyền phụ nữ ngày càng được cải thiện và khẳng định.
Luận bàn về thuyết nữ quyền, không thể bỏ qua vấn đề về quyền lực.
Quyền lực được hiểu là “khả năng hành động, gây ảnh hưởng” đến một cá nhân
hay một nhóm người trong xã hội. Hay hiểu một cách đơn giản theo quan niệm
của các nhà nữ quyền thì “quyền lực là sự thống trị (power as domination), bao
gồm cả sự áp bức, nam trị hay sự khuất phục. Họ đặc biệt nhấn mạnh đến sự mất
cân bằng quyền lực giữa nam và nữ” [43].
Vấn đề quyền lực xuất phát điểm từ sự mất cân bằng về vị thế xã hội và vị
trí trong gia đình của người phụ nữ, trong đó, người đàn ông luôn chiếm lợi thế
về quyền lực hơn so với người phụ nữ. Người đàn ông trong gia đình luôn được
mặc định là “kẻ mạnh”, “trụ cột gia đình”, trái lại, người phụ nữ thì đóng vai trò
như “kẻ yếu”, “kẻ bị phụ thuộc”, “nô lệ”.
Các nhà nữ quyền đều có quan niệm phân chia về sự thống trị quyền lực
riêng. Các nhà nữ quyền xã hội chủ nghĩa xem vấn đề quyền lực xuất phát từ chế
39
độ nam trị và gia đình trị. Có thể nói: “Sự áp bức này được thể hiện ở 5 mặt: bóc
lột về kinh tế, cách ly khỏi phát triển kinh tế xã hội, thiếu quyền tự chủ, bá quyền
về văn hóa và bạo lực có hệ thống (Young, 1992)” [43].
Trong khi các nhà nữ quyền xã hội chủ nghĩa xem nguồn gốc của vấn đề
quyền lực là chế độ nam trị thì các nhà nữ quyền hậu cấu trúc nghiên cứu vấn đề
từ góc độ khuất phục theo quan niệm quyền lực của M. Foulcault. Một số nhà nữ
quyền khác lại xem “quyền lực là khả năng thực hiện một việc hay một lựa chọn
hay quyền lực là sự tạo quyền (power as empowerment)” [43]. Quan niệm về
quyền lực rất đa dạng. Theo các nhà nữ quyền thì nó không hẳn là sự thống trị,
mà nó còn là cách để thể hiện uy quyền, cái tôi, hay nói cách khác là sức mạnh
tiềm ẩn cá nhân của người phụ nữ: “Phụ nữ muốn có quyền lực theo cách đồng
thời nâng cao chứ không hạn chế quyền lực của người khác (Miller, 1992)” [43].
Như vậy, người phụ nữ muốn có sự cải thiện về đời sống vật chất và tinh
thần thì cần phải quan tâm đến những vấn đề như thu nhập, công việc và học
vấn, tri thức. Nếu trong một gia đình, người phụ nữ hoàn toàn sống phụ thuộc
vào đàn ông, không việc làm, không tri thức thì họ sẽ không có tiếng nói cả
trong gia đình và ngoài xã hội. Và ngược lại, nếu họ có công việc và nguồn thu
nhập ổn định thì họ sẽ có tiếng nói mạnh mẽ và có quyền lực để quyết định.
Ngày nay, xã hội càng phát triển, người phụ nữ càng thể hiện được quyền lực
của mình trong tất cả các mặt kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội... một cách sâu
rộng và mang nhiều dấu ấn cá nhân đậm nét.
2.2. Lý th...c, phê bình đồng tính,
phê bình Mác - xít, phê bình hậu thực dân và phê bình sinh thái. Tiếp thu có chọn
lọc lý thuyết phê bình nữ quyền từ phương Tây, văn học Việt Nam đã tạo nên một
cuộc “lột xác” trong việc thể hiện hình tượng kiên định, phi thường của người phụ
nữ trong xã hội hiện đại. Phê bình nữ quyền từng bước khẳng định, đấu tranh,
thiết lập các quyền bình đẳng cùng địa vị cho giới nữ, chống lại tư tưởng nam
quyền cố hữu trong xã hội thông qua “vũ khí” tối ưu là văn học.
2. Âm hưởng nữ quyền trong văn học thực sự được lan tỏa mạnh mẽ từ sau
năm 2000, tuy hệ thống lý thuyết về nữ quyền ở Việt Nam vẫn còn “non trẻ” so
với phương Tây. Dẫu vậy, việc vận dụng phê bình nữ quyền vào trong văn học
đã đạt được nhiều thành tựu nổi trội. Đã có nhiều hơn các cây bút nữ và các học
giả ưu tiên vấn đề về giới lên hàng đầu trong việc sáng tác, nghiên cứu. Từ đó,
văn học về giới nữ thật sự có sự “chuyển mình” từ sau giai đoạn Đổi mới, là thời
kỳ văn chương mang màu sắc của nữ giới, đối lập với sự “bất toàn” của đàn ông.
Thể loại truyện ngắn nữ đã có những bước tiến khởi sắc, chính là một xu
thế mới đầy tính hội nhập với nền văn học thế giới để biểu thị những vấn đề
“nóng” về tình yêu, hôn nhân, gia đình của giới nữ mang trong mình trọn vẹn âm
hưởng nữ quyền. Thứ hai, ưu điểm của truyện ngắn đó là ngắn gọn, hàm súc, cô
138
đọng hơn so với tiểu thuyết nhưng vẫn bảo đảm truyền tải những thông điệp về
bình đẳng giới, chống lại chế độ nam quyền và những định kiến gay gắt của xã
hội dành cho giới nữ. Thứ ba, chính nhờ sự đổi mới trong văn học đã giúp cho
những sáng tác của các cây bút nữ cá tính hóa đậm nét mà trước đó là “địa phận”
của nam giới. Họ không còn bị “bó buộc”, đi theo “lối mòn” trong những quy
chuẩn “an toàn” của xã hội. Thay vào đó, mạch cảm xúc trong những truyện
ngắn đầy tính phóng khoáng, tự nhiên ngay cả đối với những vấn đề thuộc về
cảm xúc thầm kín của nữ giới: yếu tố tính dục. Viết về sex, các cây bút nữ không
hề thua kém nam giới, thậm chí còn dào dạt và đầy tính nhân văn qua từng trang
viết đầy tính sáng tạo của ngòi bút nữ. Như vậy, truyện ngắn nữ nhìn từ góc độ
phê bình văn học nữ quyền là hướng nghiên cứu nổi bật và có tính ứng dụng cao
trong văn học cũng như văn hóa, xã hội học.
3. Với cảm quan đa dạng, đồng điệu và tràn đầy cảm xúc về tình người, sự
thủy chung, son sắt của giới nữ; các cây bút nữ đã thể hiện các nhân vật nữ với
nhiều số phận khác nhau cùng thế giới nội tâm đầy phức hợp, đa chiều. Chính họ
đã hóa thân vào từng nhân vật, kể từng câu chuyện như chính cuộc đời của mình
với nhãn quan của sự thấu hiểu, cảm thông sâu sắc. Các nhà văn nữ đã tạo nên
một luồng sinh khí mới đầy sức trẻ và nhiệt huyết cho nền văn học nước nhà.
Đối với truyện ngắn nữ qua 30 năm phát triển, sự cách tân thi pháp thể
hiện ở thế giới nhân vật đã tạo nên bước tiến mới trong việc đề cao âm hưởng nữ
quyền thời hiện đại. Một thế giới nhân vật nữ đa dạng, nhiều màu sắc hiện lên:
nhân vật nữ với sự tranh đấu cho quyền sống và quyền tự do; thiên tính làm mẹ
và khát vọng tình yêu; bản năng tính dục và nhu cầu giải phóng tính dục, cảm
quan sinh thái và ý thức giải phóng bản thân. Tất cả các kiểu dạng nhân vật nữ
đó đã phá vỡ mọi quy chuẩn về cái đẹp đã được định hình, rập khuôn trước đây.
Nhân vật nữ không chỉ là hình mẫu cho vẻ đẹp truyền thống đầy nhu mì, hiền
hậu của giới nữ mà đó còn là vẻ đẹp hiện đại, có “hơi hướm” nổi loạn, đấu tranh
không khoan nhượng cho hạnh phúc, nhu cầu cá nhân của mình. Họ không ngại
bày tỏ nỗi lòng, nói lên tiếng nói đầy khí chất của nữ giới, phê phán nam quyền
139
và những tư tưởng xã hội thủ cựu, hà khắc. Cùng với lối viết trần thuật, sự cách
tân trong ngôn ngữ, giọng điệu, hệ thống nhân vật của truyện ngắn nữ 2000 -
2015 đã hình thành kiểu diễn ngôn ấn tượng về giới và tinh thần nữ quyền mang
hơi thở thời đại, đầy tính nhân văn của các cây bút nữ.
Có thể nói, điểm nhấn trong văn xuôi, đặc biệt là truyện ngắn nữ sau năm
2000 là sự đa dạng trong chủ đề, đề tài được phản ánh. Các nhà văn nữ thường ưu ái
những chủ đề rất gần gũi, dung dị với cuộc sống hàng ngày: chủ đề khát vọng hạnh
phúc gia đình, tình yêu lứa đôi; hình tượng người phụ nữ hiền thục, đảm đang, dám
bứt phá khỏi những quy chuẩn, lề thói đã lỗi thời của gia đình, xã hội để tạo cho
mình lối đi; những ẩn ức tính dục và khát vọng tính dục Tất cả những yếu tố đó
đã làm nên một diện mạo hoàn toàn khác cho truyện ngắn nữ Việt Nam đương đại.
Khảo sát truyện ngắn nữ giai đoạn trước và sau này từ 2000 - 2015, chúng tôi nhận
thấy rằng, giai đoạn trước (1986 - 2000): sự đa dạng về đề tài, chủ đề; sự “góp mặt”
của các vấn đề và ngôn ngữ “nóng” (đề tài tính dục) vẫn chưa thật sự rõ nét và ấn
tượng. Dẫu rằng, các cây bút nữ kỳ cựu đã đặt nền tảng tạo dựng nên phê bình văn
học nữ quyền thông qua tác phẩm của mình. Tuy nhiên giai đoạn về sau, các cây
bút nữ của thế hệ trẻ đã tiếp bước, cùng với cảm quan mới mẻ, họ đã tiếp nhận cái
mới và tiến bộ, hợp với thời đại và phản ánh đa dạng, chân thực, sát với nhu cầu
thực tế hơn. Nhờ vậy, các tác phẩm của họ thật sự tạo ấn tượng và thành tựu khi liên
hệ đến nữ quyền và những gì thiêng liêng thuộc về nữ giới.
Nói một cách khách quan, lối viết của các nhà văn nữ có thể không đề cập
đến những vấn đề ở tầm vĩ mô như các nhà văn nam mà lại nghiêng về những
điều bình dị trong cuộc sống hàng ngày như thân phận con người. Đặc biệt, thế
giới nội tâm của người phụ nữ lại có sức hút “khó cưỡng” đối với người đọc, bao
gồm cả những vấn đề vi mô như thế.
4. Hệ thống diễn ngôn trần thuật nữ giới cũng là điểm nhấn và tạo nên sự
đa dạng trong phong cách sáng tác và văn phong linh hoạt của các tác giả nữ.
Đối với phê bình văn học nữ quyền thì hệ thống diễn ngôn nữ giới, tiêu biểu là
những đặc trưng của lối viết nữ chính là một hình thức nghệ thuật quan trọng cần
140
được phân tích làm rõ nhằm thể hiện đầy đủ tinh thần nữ quyền trong truyện
ngắn. Các yếu tố đặc trưng thi pháp của truyện ngắn như hình thức tự thuật cùng
hệ thống diễn ngôn mang ý thức giới đã tạo sự sinh động, đa dạng trong lối viết
nữ. Chính nhờ ngòi bút đồng cảm sâu sắc của các cây bút nữ, ngôn ngữ đầy tính
mới mẻ, linh hoạt, các yếu tố thi pháp và tự sự được sử dụng trong tác phẩm đã
giúp cho các tác phẩm viết về hình tượng người phụ nữ sống mãi với thời gian.
Truyện ngắn nữ 2000 - 2015 từ góc nhìn phê bình văn học nữ quyền đã đạt
được nhiều thành tựu rực rỡ nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế đó là số lượng
các tác phẩm viết về nữ quyền vẫn còn ít, một số truyện cách viết khá mơ hồ.
Người đọc khi tiếp nhận các tác phẩm này cũng gặp những khó khăn để có thể
nghiên cứu chuyên sâu.
5. Với đề tài luận án Truyện ngắn nữ Việt Nam 2000 - 2015 từ góc nhìn
phê bình văn học nữ quyền, chúng tôi đã hệ thống và lý giải có chủ điểm những
vấn đề về nữ quyền trong văn hóa và văn học, thông qua truyện ngắn nữ tiêu
biểu giai đoạn này. Từ đó, luận án chỉ ra được rằng ý thức phái tính và âm hưởng
nữ quyền trong văn học đương đại là một bước tiến/ hệ quả tất yếu của xu hướng
bình đẳng hóa, dân chủ hóa trong xã hội và trong văn học mà các nhà văn nữ đã
ý thức sâu sắc và thể hiện rất có hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề mà
luận án chưa giải quyết được, đó là phạm vi nghiên cứu về số lượng tác giả/ tác
phẩm chỉ giới hạn trong một số cây bút nữ tiêu biểu. Ngoài những tác giả/ tác
phẩm tiêu biểu mang đậm âm hưởng nữ quyền chúng tôi lựa chọn phân tích
trong luận án thì những tác giả/ tác phẩm khác chưa thật sự phong phú, mặt nội
dung và hình thức nghệ thuật vẫn chưa thể hiện sự nổi trội về mặt tinh thần cũng
như sự đấu tranh quyết liệt của người phụ nữ cho khát vọng nhân sinh. Bên cạnh
đó, những tác phẩm mang âm hưởng nữ quyền mờ nhạt, chúng tôi không ưu tiên
minh chứng trong luận án. Chúng tôi hy vọng đây là công trình khoa học góp
thêm tiếng nói trong việc nghiên cứu nữ quyền đang ngày càng được mở rộng và
phát triển như hiện nay và mở ra triển vọng nghiên cứu mới và nghiên cứu bổ
sung cho những ai quan tâm đến vấn đề giới và nữ quyền trong tương lai.
141
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
I. Bài báo
1. Lê Thị Thanh Xuân (2017), “Xu hướng nữ quyền trong sáng tác của các
nhà văn nữ dân tộc thiểu số”, Tạp chí Khoa học, tập 126, số 6 (2017), Đại học
Huế, tr. 211 - 220.
2. Lê Thị Thanh Xuân (2018), “Tìm hiểu giọng điệu mang đậm ý thức phái
tính nữ quyền trong một số truyện ngắn hiện đại Việt Nam tiêu biểu”, Hội thảo
Quốc tế nghiên cứu liên ngành về ngôn ngữ và giảng dạy ngôn ngữ lần thứ 4,
Đại học Ngoại ngữ, Huế.
3. Lê Thị Thanh Xuân (2018), “Yếu tố tính dục và nhu cầu giải phóng tính
dục trong truyện ngắn của các nhà văn nữ Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và
Công nghệ, tập 11, số 2 (1/2018), Trường ĐHKH Huế, tr. 63 - 73.
4. Lê Thị Thanh Xuân (2018), “Tinh thần nữ quyền trong truyện ngắn của
Trần Thùy Mai”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, tập 13, số 3 (12/2018),
Trường ĐHKH Huế, tr. 113 - 122.
5. Lê Thị Thanh Xuân (2018), “Những vấn đề lý luận cơ bản và đề xuất
những hướng nghiên cứu về nữ quyền ở trong và ngoài nước”, Hội thảo quốc tế
Việt Nam học lần thứ 3, ĐH Ngoại ngữ, Huế, tr.766 - 772.
6. Lê Thị Thanh Xuân (2019), “Đôi nét về nữ quyền sinh thái trong truyện
ngắn nữ Việt Nam đương đại”, Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ 4,
ĐHKHXHNV TP.HCM, tr. 815 - 820.
7. Lê Thị Thanh Xuân (2019), “Tinh thần nữ quyền trong truyện ngắn của Y
Ban”, Tạp chí Khoa học, Số 32 (01/2019), Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà
Nẵng, tr. 66 - 72.
II. Đề tài nghiên cứu khoa học
8. Lê Thị Thanh Xuân (2017), Nữ quyền luận trong truyện ngắn hiện đại Việt
Nam và Nhật Bản, Đề tài khoa học cấp cơ sở, Trường ĐH Ngoại ngữ Huế, tr.1- 46.
142
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Nguyễn Thị Vân Anh (2016), “Hình tượng nhân vật nữ trong văn học Việt
Nam giai đoạn 1954 - 1975”, Nguồn: 24/11/2016.
2. Yến Anh (2007), “Nhà văn Y Ban: Sex cổ xưa như trái đất”, Nguồn:
16/7/2007.
3. Thái Phan Vàng Anh (2016), “Văn xuôi của các nhà văn nữ thế hệ sau 1975
nhìn từ diễn ngôn giới”, Nguồn: 14/6/2016.
4. Hoàng Thụy Anh (2016), “Âm hưởng nữ quyền và cái nhân vị - đàn bà”,
Nguồn: 27/10/2016.
5. Lại Nguyên Ân (2009), “Phan Khôi (1887 - 1959)”, Nguồn:
6. Lại Nguyên Ân (2003), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
7. Lại Nguyên Ân (2017), Phan Khôi, vấn đề phụ nữ ở nước ta, Nxb Phụ nữ,
Hà Nội.
8. Lê Huy Bắc (chủ biên) (2011), Văn học hậu hiện đại - lý thuyết và tiếp
nhận, Nxb Tri thức, Hà Nội.
9. Simone de Beauvoir (1996), Giới nữ (tập 1), (Nguyễn Trọng Định và Đoàn
Trọng Thanh dịch) , Nxb Phụ nữ, Hà Nội.
10. Simone de Beauvoir (1996), Giới nữ (tập 2), (Nguyễn Trọng Định và Đoàn
Trọng Thanh dịch), Nxb Phụ nữ, Hà Nội.
11. Đặng Văn Bảy (2014), Nam nữ bình quyền, Nxb Hồng Đức, Hà Nội.
12. Đặng Văn Bảy (2014), “Nhà tiên phong về nữ quyền của Việt Nam”,
Nguồn: 21/10/2014.
13. Mai Huy Bích (2009), Giáo trình xã hội học giới, Nxb Đại học Quốc gia
Hà Nội, Hà Nội.
14. Y Ban (2007), “Sex là giải trí và văn hóa”, Nguồn:
net/tin_tuc/sach/lang_van/y_ban_sex_la_giai_tri_va_van_hoa_2140338.html,
1/2/2007.
143
15. Y Ban (2006), “Hãy lắng nghe tác phẩm của các nhà văn nữ”, Nguồn:
am_cua_cac_nha_van_nu.2142011.html, 6/3/2006.
16. Y Ban (2012), “Nhà văn Y Ban: Món nợ văn chương”, Nguồn:
7/10/2012.
17. Nguyễn Thanh Bình (2009), “Y Ban: tôi không chủ trương viết về sex”,
Nguồn: 7/2/2009.
18. Nguyễn Thị Bình (2012), Văn xuôi Việt Nam sau 1975, Nxb Đại học Sư
phạm, Hà Nội.
19. Nguyễn Thị Bình (2011), “Ý thức phái tính trong văn xuôi nữ đương đại”,
Tạp chí Nghiên cứu văn học, số tháng 09.
20. Pierre Bourdier (2011), Sự thống trị của nam giới, (Lê Hồng Sâm dịch),
Nxb Tri thức, Hà Nội.
21. Chris Barker (2011), Nghiên cứu văn hóa – Lý thuyết thực hành (Đặng
Tuyết Anh dịch), Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
22. M. Bakhatin (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Trường viết văn
Nguyễn Du, Hà Nội.
23. Hoàng Châu (2016), “Xứ Gò Công có nữ sĩ Manh Manh”, Nguồn:
24. Nguyễn Tiến Dũng (1999), Chủ nghĩa hiện sinh: Lịch sử, sự hiện diện ở
Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
25. Đoàn Ánh Dương (2015), “Những khúc quành của văn học nữ Việt Nam
đương đại”, Tạp chí Sông Hương, số 320.
26. Đoàn Ánh Dương (2018), Đạm Phương nữ sĩ, vấn đề phụ nữ ở nước ta,
Nxb Phụ nữ, Hà Nội.
27. Đoàn Ánh Dương (2017), “Trải nghiệm về giới sau Đổi mới nhìn từ văn
học nữ”, Nguồn: 18/6/2017.
28. Đông Dương (2005), “Hiện tượng sex trong tác phẩm văn học, ưu thế thuộc
về những cây bút nữ”, Nguồn: http//tienve.org, 13/9/2005.
29. Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
30. Trương Đăng Dung (2004), “Những giới hạn của Phê bình văn học”, Tạp
chí Nghiên cứu văn học, số 07.
144
31. Trần Minh Đức (2009), “Bàn về khía cạnh trần thuật trong tiểu thuyết”,
Nguồn: 30/11/2009.
32. Nguyễn Đăng Điệp (2013), “Vấn đề phái tính và âm hưởng nữ quyền trong
văn học Việt Nam đương đại”, Nguồn: com.vn,
20/4/2013.
33. Nguyễn Đăng Điệp, Nguyễn Văn Tùng (tuyển chọn và biên soạn) (2011),
Thi pháp học ở Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
34. Nguyễn Hoàng Đức (2009), “Nữ giới, nữ văn sĩ và văn giới”, Tạp chí Sông
Hương, số tháng 02.
35. Trần Thiện Đạo (2008), Từ chủ nghĩa hiện sinh tới thuyết cấu trúc, Nxb Tri
thức, Hà Nội.
36. Trần Văn Giáp (2003), Tìm hiểu kho sách Hán Nôm (tập 1 + 2), Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội.
37. Đỗ Văn Hiểu (2016), “Tính “khả dụng” của phê bình sinh thái”, Nguồn:
15/9/2016.
38. Trần Ngọc Hiếu (2009), “Giới thiệu Căn phòng riêng”, Nguồn:
19/10/2009.
39. Lê Thị Hường (2017), “Ba mươi năm truyện ngắn nữ trong xu thế hội
nhập”, Nguồn: 27/12/2017.
40. Đặng Thị Thái Hà (2012), “Con đường chính thống hóa lý thuyết - phê bình
văn học nữ quyền”, Nguồn: 18/12/2012.
41. Nguyễn Tấn Hùng (2015), “Tư tưởng của Simone de Beauvoir về vấn đề
nữ quyền trong tác phẩm “Giới thứ hai”, Nguồn: com,
17/9/2015.
42. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1999), Từ điển thuật ngữ văn
học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
43. Phạm Thị Huệ (2017), “Quyền lực vợ chồng trong gia đình nông thôn Việt
Nam”, Tạp chí Xã hội học, số 03.
44. Nguyễn Văn Hòa, Nguyễn Việt Phương (2011), “Lý thuyết đạo đức về sự
quan tâm - một điển hình của cách tiếp cận nữ quyền trong đạo đức học”.
Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, số 66.
45. Phạm Ngọc Hiền (2018), Thi pháp học, Nxb Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh.
145
46. Như Hiên - Nguyễn Ngọc Hiền (2006), Nữ sĩ Việt Nam, Nxb Văn học,
Hà Nội.
47. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
48. Đỗ Hoàng (2005), Lý thuyết giới phân tích từ tâm lý góc độ xã hội, Nxb
Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
49. Nguyễn Thái Hòa (2002), Những vấn đề thi pháp của truyện, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
50. Lê Ngọc Hùng (2012), “Từ “Phụ nữ và văn học” đến “phụ nữ và xã hội”
tìm hiểu quan niệm nữ quyền của Virginia Woolf trong “Căn phòng riêng”,
Tạp chí Nghiên cứu con người, số 4.
51. Ngô Quang Huy (2017), Tác phẩm Phan Khôi đọc và suy ngẫm, Nxb Tri
thức, Hà Nội.
52. Trần Thiện Khanh (2016), “Văn xuôi nữ: Tiếng nói như một thân phận và
như một hành động”, Nguồn: 31/7/2016.
53. Thụy Khuê (2018), Phê bình văn học thế kỷ XX, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
54. Thụy Khuê (2019), “Văn học miền Nam”, Nguồn:
7/12/2019.
55. Phan Khôi (1929), “Về văn học của phụ nữ Việt Nam”, Tạp chí Phụ nữ Tân
Văn, Sài Gòn, số 1.
56. Phan Khôi (1929), “Văn học với nữ tánh”, Tạp chí Phụ nữ Tân Văn, Sài Gòn,
số 2.
57. Phan Khôi (1931), “Tông Nho với phụ nữ”, Nguồn:
Free.tongnho, 22/9/2013.
58. Mi Ly (2012), “Xét lại thế giới đàn ông bằng cái nhìn đàn bà”, Nguồn:
30/12/2012.
59. Phương Lựu (2011), Lý luận văn học hậu hiện đại, Nxb Đại học Sư phạm
Hà Nội, Hà Nội.
60. Nguyễn Văn Long, Lã Nhâm Thìn (chủ biên) (2006), Văn học Việt Nam sau
1975 - Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
61. Nguyễn Tấn Long, Nguyễn Hữu Trọng (chủ biên) (1968), Việt Nam thi
nhân tiền chiến (quyển thượng), Nxb Sống Mới, Sài Gòn.
62. Lý Lan (2009), “Phê bình văn học nữ quyền”, Nguồn:
ngonngu.edu.vn, 5/3/2009.
146
63. Hà Linh (2010), “Tọa đàm văn học nữ quyền - chuyện cũ nói lại”, Nguồn:
9/9/2010.
64. Nguyễn Bích Lan (2014), “Người phụ nữ làm thay đổi thế giới”,
Nguồn:
thay_doi_the_gioi.html, 7/8/2014.
65. Mộng Lâm (2017), “Ý thức nữ quyền trong tác phẩm của Nguyễn Thị Thu
Huệ và Trì Lợi”, Nguồn: 17/3/2017.
66. Judith Lorber (2016), “Sự đa dạng của chủ nghĩa nữ quyền và những đóng
góp vào sự bình đẳng giới”, Nguồn:
20/10/2016.
67. Hoàng Tố Mai (chủ biên) (2017), Phê bình sinh thái là gì?, Nxb Hội nhà
văn, Hà Nội.
68. Romul Munteanu (1978), Phê bình văn học và ý thức về tính hiện đại,
(Nguyễn Trọng Định dịch), Cahiers roumains détudes litteraire.
69. Henry Miller (2008), Thế giới tính dục (Hoài Khanh dịch), Nxb Văn hóa Sài
Gòn, TP. Hồ Chí Minh.
70. Véronique Mottier (2016), Dẫn luận về tính dục (Thái An dịch), Nxb Hồng
Đức, Hà Nội.
71. Hồng Ngọc (2107), “Bí ẩn nữ tính” tạo nên cuộc cách mạng nữ quyền lần
thứ hai ở Mỹ”, Nguồn: http//phunuvietnam.net, 11/1/2017.
72. Hiền Nguyễn (2014), “Văn học nữ quyền ở Việt Nam”, Nguồn:
14/8/2014.
73. Lã Nguyên (2014), “Nhìn lại các bước đi, lắng nghe những tiếng nói”,
Nguồn: 14/11/2014.
74. Đỗ Hải Ninh (2016), “Những thế hệ nhà văn Việt Nam thời kỳ đổi mới:
tiếp nối và chuyển động”, Nguồn: 20/5/2016.
75. Trần Thị Ánh Nguyệt (2018), “Phê bình sinh thái - vài nét phác thảo”,
Nguồn: 9/5/2018.
76. Nhiều tác giả (2012), “Điểm nhìn nghệ thuật trong văn học”, Nguồn:
20/2/2012.
77. Nhiều tác giả (2002), Nhìn lại văn học thế kỷ XX, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
147
78. Nhiều tác giả (2012), “Truyện ngắn là gì? Kỹ thuật viết truyện ngắn”,
Nguồn: 23/7/2012.
79. Nhiều tác giả (2016), Tuyển tập những tác phẩm lý luận phê bình văn học
dân tộc thiểu số của nhà văn Lâm Tiến, Lâm Tú Anh, Nguyễn Đức Hạnh,
Nxb Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên.
80. Nhiều tác giả (2015), Văn hóa văn học từ một góc nhìn, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
81. G.N.Pôxpêlôp (1998), Dẫn luận nghiên cứu văn học (Trần Đình Sử, Lại Nguyên
Ân, Lê Ngọc Trà dịch), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
82. Phạm Thị Thanh Phượng (2017), “Truyện ngắn nữ văn xuôi đương đại”,
Nguồn:
83. Nguyễn Khắc Phê (2017), “Giới thiệu sách Phan Khôi và vấn đề phụ nữ”,
Nguồn: 20/10/2017.
84. Hoàng Hữu Quyết (2015), “Gặp gỡ nhà văn Trần Thùy Mai - “Dị ứng” với
kiểu đàn ông thích chiếm hữu”, Nguồn:
3/8/2015.
85. Phan Quang (2011), “Đạm Phương nữ sĩ - ngôi sao đầu thế kỷ”, Nguồn:
1/6/2011.
86. Nguyễn Hưng Quốc (2010), Lý thuyết văn học: Nữ quyền luận”, Nguồn:
29/7/2010.
87. Trần Huyền Sâm (2010), Những vấn đề lý luận văn học phương Tây hiện
đại, Nxb Văn học, Hà Nội.
88. Trần Huyền Sâm (2015), “Tính chất tự thuật trong tiểu thuyết nữ Việt Nam
đương đại”, Nguồn: 17/5/2015.
89. Trần Huyền Sâm (2016), Nữ quyền luận ở Pháp và tiểu thuyết nữ Việt Nam
đương đại, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.
90. Trần Đình Sử (chủ biên) (2004), Tự sự học (2 tập), Nxb Đại học Sư phạm,
Hà Nội.
91. Trần Đình Sử (2013), “Khái niệm diễn ngôn trong nghiên cứu văn học hôm nay”,
Nguồn: 5/3/2013.
92. Nguyễn Nam Trân (2010), Tổng quan lịch sử văn học Nhật Bản, Nxb Thế
giới, Hà Nội.
148
93. Lê Ngọc Trà, Phương Lựu, Trần Đình Sử (chủ biên) (1986), Lý luận văn
học (tập 1), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
94. Lê Ngọc Trà (1990), Lý luận và văn học, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.
95. Bùi Thanh Truyền (chủ biên) (2018), Phê bình sinh thái với văn xuôi Nam
Bộ, Nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh.
96. Phùng Gia Thế, Trần Thiện Khanh (2016), Văn học và giới nữ (Một số vấn
đề lý luận và lịch sử), Nxb Thế giới, Hà Nội.
97. Lê Văn Tấn (2009), “Nhân chuyện người con gái Nam Xương bàn về vấn
đề bạo lực gia đình”, Nguồn: 27/11/2009.
98. Nguyễn Thanh Tâm (2016), “Sắc thái nữ tính trong văn chương”, Nguồn:
9/3/2016.
99. Nguyễn Thanh Tâm (2017), “Công chúng với vấn đề tính dục trong văn
chương”, Nguồn: 27/10/2017.
100. Nguyễn Đình Tú (2013), “Khuynh hướng tính dục trong sáng tác văn học
gần đây”, Nguồn: 14/7/2013.
101. Tân Nam Tử (2015), “Nhời đàn bà”, Nguồn:
13/2/2015.
102. Bùi Thị Tỉnh (2010), Phụ nữ và giới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
103. Trần Văn Toàn (2015), “Diễn ngôn về tính dục trong văn xuôi hư cấu Việt
Nam đầu thế kỷ XX”, Tham luận tại Hội thảo Diễn ngôn, Khoa Ngữ Văn,
Đại học Sư phạm Hà Nội, tháng 05, 3/2/2015.
104. Nguyễn Thành, Hồ Thế Hà (chủ biên) (2017), Văn học Việt Nam ba mươi năm
đổi mới (1986-2016) sáng tạo và tiếp nhận, Nxb Văn học, Hà Nội.
105. Nguyễn Thành, Hồ Thế Hà, Nguyễn Hồng Dũng (chủ biên) (2012), Văn
học hậu hiện đại diễn giải và tiếp nhận, Nxb Văn học, Hà Nội.
106. Bùi Việt Thắng (2011), Truyện ngắn, những vấn đề lý thuyết và thực tiễn
thể loại, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
107. Phạm Minh Thảo (2005), Bách khoa đàn ông, Nxb Từ điển bách khoa,
Hà Nội.
108. Trần Nho Thìn (2011), “Tư tưởng nữ học của Đạm Phương nữ sĩ”, Nguồn:
3/8/2011.
149
109. Trần Nho Thìn (2009), “Từ thực tiễn văn học Việt Nam góp thêm một tiếng
nói phương pháp luận về cuộc thảo luận quốc tế về vấn đề Nho giáo và nữ
quyền”, Nguồn: 23/6/2009.
110. Đỗ Lai Thúy (2003), Phân tâm học và tình yêu, Nxb Văn hóa Thông tin.
111. Đỗ Lai Thúy (2007), Phân tâm học và tính cách dân tộc, Nxb Tri thức,
Hà Nội.
112. Đỗ Lai Thúy (1999), Từ cái nhìn văn hóa, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
113. Nguyễn Bích Thu (2017), “Các cây bút lý luận phê bình thời kỳ đổi mới”,
Nguồn: 2/2/2017.
114. Hiền Thu (2014), “Sex - mục đích trong Bóng đè” của Đỗ Hoàng Diệu,
Nguồn: 1/4/2014.
115. Phùng Thủy (2007), “Lý thuyết về nữ quyền”, Nguồn:
xahoihoc.org, 11/9/2017.
116. Cao Hạnh Thủy (2017), “Phê bình nữ quyền”, Nguồn:
20/9/2017.
117. Trần Thị Băng Thanh (1999), Những suy nghĩ từ văn học Trung đại, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
118. Nguyễn Thị Tịnh Thy (2017), “Phê bình từ chủ nghĩa nữ quyền sinh thái:
sự kết hợp giữa “cách mạng giới” và “cách mạng xanh” trong nghiên cứu
văn học”, Nguồn: 30/6/2017.
119. Hoàng Bá Thịnh (2003), Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trên thềm thế kỷ
XXI, Nxb Thế giới, TP.HCM.
120. Hoàng Bá Thịnh (2008), Giáo trình xã hội học về giới, Nxb Đại học Quốc
gia, Hà Nội.
121. Hoàng Bá Thịnh (2008), Giáo trình giới trong an sinh xã hội, Nxb Đại học
Quốc gia, Hà Nội.
122. Hoàng Bá Thịnh (2008), “Về các làn sóng nữ quyền và ảnh hưởng của nữ
quyền đến địa vị của phụ nữ Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và
Giới, số 4,
123. Virginia Woolf, Căn phòng riêng, (Trịnh Y Thư dịch), Nxb Tri thức, Hà Nội.
124. Viện Văn học (2002), Nhìn lại văn học thế kỷ XX, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
150
125. Hồ Khánh Vân (2010), “Ý thức nữ quyền và sự phát triển bước đầu của văn
học nữ Nam Bộ trong tiến trình hiện đại hóa dân tộc đầu thế kỷ XX”,
Nguồn: 19/4/2010.
126. Hồ Khánh Vân (2013), “Một vài lý giải về hiện tượng tự thuật trong sáng
tác văn xuôi của các tác giả nữ Việt Nam từ 1990 đến nay”, Nguồn:
11/4/2013.
127. Hồ Khánh Vân (2015), “Ý thức về địa vị “giới thứ hai” trong một số sáng
tác văn xuôi của các tác giả nữ Việt Nam và Trung Quốc từ năm 1980 đến
nay”, Nguồn: 15/4/2015.
128. Hồ Khánh Vân (2017), “Vài nét phác họa về tư tưởng của bốn nhà nữ quyền
tiên phong”, Nguồn: 9/7/2017.
129. Nguyễn Thị Thanh Xuân (2013), Vấn đề phái tính và âm hưởng nữ quyền
trong văn xuôi Việt Nam đương đại, Luận án Tiến sĩ Văn học, Học viện
Khoa học xã hội, Hà Nội.
130. Lê Thu Yến (chủ biên) (2001), Văn học Việt Nam trung đại, những công
trình nghiên cứu, Nxb Giáo dục, TP. Hồ Chí Minh.
131. Wikipedia, “Chủ nghĩa nữ quyền”, Nguồn:
6/12/2018.
132. Wikipedia, “Châm biếm”, Nguồn: 6/7/2018.
Tài liệu tiếng Anh
133. Brunell, Laura; Burkett, Elinor. “Feminism”. Encyclopaedia Britannica.
Retrieved 21 May, 2019.
134. Beasley, Chris (1999). What is Feminism?. New York: Sage. ISBN
9780761963356.
135. Spender, Dale (1983). “There’s Always Been a Women’s Movement this
Century”. London: Pandora Press. pp.1-200.
PHỤ LỤC
(Những tác phẩm truyện ngắn khảo sát và đối sánh, trích dẫn
trong Luận án)
136. Minh Anh (tuyển chọn) (2010), Tập truyện ngắn Phong lan rừng, Nxb
Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
137. Nguyễn Thái Anh (tuyển chọn) (2009), 20 truyện ngắn đặc sắc vùng cao,
Nxb Thanh niên, Hà Nội.
138. Y Ban (2005), Cưới chợ, Nxb Văn học, Hà Nội.
139. Y Ban (2009), Hành trình tờ tiền giả, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
140. Y Ban (2006), I’am đàn bà, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
141. Ngô Thị Kim Cúc (tuyển chọn) (2008), Truyện ngắn hay báo Thanh niên,
Nxb Văn nghệ, TP. Hồ Chí Minh.
142. Ngô Thị Kim Cúc (2015), Truyện ngắn chọn lọc, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
143. Đỗ Hoàng Diệu (2005), Bóng đè, Nxb Đà Nẵng.
144. Thùy Dương (2015), Ngày đông có nắng, Nxb Văn học, Hà Nội.
145. Võ Thị Hảo (2005), Hồn trinh nữ, Nxb Phụ nữ, Công ty văn hóa và truyền
thông Võ Thị.
146. Võ Thị Hảo (2005), Góa phụ đen, Nxb Phụ nữ, Công ty văn hóa và truyền
thông Võ Thị.
147. Võ Thị Xuân Hà (2005), Chuyện của người con gái hát rong, Nxb Hội
nhà văn, Hà Nội.
148. Nguyễn Thị Thu Huệ (2006), 37 truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ, Nxb
Văn học, Hà Nội.
149. Nguyễn Thị Thu Huệ (2015), Thành phố đi vắng, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.
150. Nguyễn Thị Thu Huệ (2001), 21 truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ, Nxb
Hội nhà văn, Hà Nội.
151. Nguyễn Thị Kim Hòa (2012), Nho đắng, Nxb Văn hóa - Văn nghệ, TP.
Hồ Chí Minh.
152. Đoàn Lê (2010), và sex, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
153. Phạm Thị Phong Lan (2013), Ngược gió ngược nắng, Nxb Văn học, Hà Nội.
154. Trần Thùy Mai (2004), Đêm tái sinh, Nxb Thuận Hóa, Huế.
155. Mường Mán, Nguyễn Thị Minh Ngọc, Phan Triều Hải, Nguyễn Thị Châu
Giang (2014), Ảo ảnh xanh xưa, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.
156. Đào Bình Minh, Vũ Thùy An (tuyển chọn) (2011), Truyện ngắn 50 tác giả
trẻ, Nxb Thanh niên, TP. Hồ Chí Minh.
157. Lê Thị Hoài Nam (2011), Người ơi, Nxb Thuận Hóa, Huế.
158. Nguyệt Nga (tuyển chọn) (2014), Người đàn bà hát (truyện ngắn 10 tác
giả nữ đặc sắc), Nxb Văn học, Hà Nội.
159. H’Linh Niê (2009), Pơ Thi mênh mang mùa gió, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
160. Nhiều tác giả (2011), Truyện ngắn hay 2010 - 2011, Nxb Văn học, Hà Nội.
161. Nhiều tác giả (2007), Độc thoại trên tháp nhà thờ, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
162. Nhiều tác giả (2007), Truyện ngắn hay Bắc - Trung - Nam, Nxb CAND, Hà Nội.
163. Nhiều tác giả (2008), Muối của rừng (truyện ngắn tinh tuyển), Nxb Hội
nhà văn, Hà Nội.
164. Nhiều tác giả (2012), Văn nữ Nghệ An 2000 - 2012, Nxb Nghệ An.
165. Nhiều tác giả (2013), Những thoáng trong đời (tập truyện ngắn), Nxb Văn
học, Hà Nội.
166. Nhiều tác giả (2014), Tạm biệt nỗi buồn (tập truyện ngắn), Nxb Văn hóa
Thông tin, Hà Nội.
167. Nhiều tác giả (2012), Truyện ngắn thời kỳ đổi mới, Nxb Dân trí, Hà Nội.
168. Nhiều tác giả (2015), Phái đẹp, cuộc đời và cây bút, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
169. Nhiều tác giả (2015), Truyện ngắn hay 2015, Nxb Văn học, Hà Nội.
170. Nhiều tác giả (2002), Truyện ngắn hay 2003, Nxb Văn học, Hà Nội.
171. Nhiều tác giả (2011), Truyện ngắn 9 cây bút nữ, Nxb Văn học, hà Nội.
172. Nhiều tác giả (2012), Truyện ngắn sông Hương 30 năm (1983 - 2013),
Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.
173. Nhiều tác giả (2002), 101 truyện ngắn hay Việt Nam (tập 1), Nxb Hội nhà
văn, Hà Nội.
174. Nhiều tác giả (2002), 101 truyện ngắn hay Việt Nam (tập 3), Nxb Hội nhà
văn, Hà Nội.
175. Nhiều tác giả (2012), Truyện ngắn đặc sắc về người mẹ, Nxb Thanh niên,
TP. Hồ Chí Minh.
176. Nhiều tác giả (2007), Truyện ngắn ba tác giả nữ Diệp Mai - Huệ Minh -
Thái Lê, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
177. Nhiều tác giả (2007), Truyện ngắn nữ văn nghệ quân đội mới 2005 - 2006,
Nxb Phụ nữ, Hà Nội.
178. Nhiều tác giả (2009), 55 truyện ngắn chọn lọc về tình yêu, Nxb Thanh
niên, Hà Nội.
179. Nhiều tác giả (2013), Đất tụ long, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.
180. Nhiều tác giả (2008), Lạc giữa lòng Mường, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
181. Nhiều tác giả (2005), Truyện ngắn hay 2005 - 2006, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
182. Nhiều tác giả (2013), Một lần cúi, một lần thương, Nxb Văn học, Hà Nội.
183. Nhiều tác giả (2009), Truyện ngắn 50 tác giả trẻ, Nxb Thanh niên, TP. Hồ
Chí Minh.
184. Nhiều tác giả (2007), Truyện ngắn nữ văn nghệ quân đội mới 2005 - 2006,
Nxb Phụ nữ, Hà Nội.
185. Nhiều tác giả (2007), Truyện ngắn ba cây bút nữ Ngân Hoa, Quế Hương,
Đỗ Bích Thúy, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.
186. Nhiều tác giả (2012), Truyện ngắn đặc sắc về tình yêu, Nxb Thanh
niên, Hà Nội.
187. Nhiều tác giả (2007), Truyện ngắn hay cuộc thi truyện ngắn 2006 - 2007
tạp chí Tiếp thị và gia đình, Nxb Văn nghệ, TP. Hồ Chí Minh.
188. Nhiều tác giả (2011), 36 truyện ngắn tình yêu, Nxb Thanh niên, TP. Hồ Chí Minh.
189. Nhiều tác giả (2005), Văn mới 2005 - 2006, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
190. Nhiều tác giả (2005), Văn chương một thời để nhớ, Nxb Văn học, Hà Nội.
191. Nhiều tác giả (2009), 20 truyện ngắn đặc sắc, Nxb Lao động, Hà Nội.
192. Nhiều tác giả (2010), Truyện ngắn đặc sắc của các tác giả nữ, Nxb Văn
học, Hà Nội.
193. Nhiều tác giả (2015), Quê chồng, Nxb Văn học, Hà Nội.
194. Trần Thị Việt Trung, Hà Thị Cẩm Anh (2016), Tuyển tập văn xuôi Hà Thị
Cẩm Anh, Nxb Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên.
195. Hồ Anh Thái (tuyển chọn), Văn mới 2005 - 2006, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
196. Nguyễn Thị Anh Thư (2007), Năm thằng cao kiều và truyện ngắn chọn
lọc, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
197. Nguyễn Ngọc Tư (2010), Khói trời lộng lẫy, Nxb Thời đại, Hà Nội.
198. Mai Thy (2015), Đầy tớ Mẹ xin nghỉ phép, Nxb Văn hóa - Văn nghệ TP.
Hồ Chí Minh.
199. Quang Trinh (tuyển chọn) (2013), Truyện ngắn hay 2013, Nxb Hồng Đức,
Hà Nội.