BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
--------@&?--------
NGUYỄN THỊ MAI QUYÊN
TRUYỆN KỂ ĐỊA DANH CỦA NGƯỜI THÁI Ở VIỆT NAM
DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA TỘC NGƯỜI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
HÀ NỘI - 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
--------@&?--------
NGUYỄN THỊ MAI QUYÊN
TRUYỆN KỂ ĐỊA DANH CỦA NGƯỜI THÁI Ở VIỆT NAM
DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA TỘC NGƯỜI
Chuyên ngành: Văn học dân gian
Mã số: 62.22.01.25
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1:
239 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 436 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Luận án Truyện kể địa danh của người thái ở Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa tộc người, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GS.TS Vũ Anh Tuấn
2: PGS. TS Nguyễn Thị Huế
HÀ NỘI - 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng:
- Luận án Tiến sĩ này là kết quả nghiên cứu riêng của tôi dưới sự hướng
dẫn của người hướng dẫn khoa học, chưa từng được công bố trong công trình
nghiên cứu của ai khác.
- Luận án đã được tiến hành nghiên cứu một cách nghiêm túc, cẩn trọng
và cầu thị.
- Kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu khác đã được tiếp thu chân
thực, cẩn trọng, chừng mực trong luận án.
Tác giả luận án:
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
GS : Giáo sư
VHDG : Văn học dân gian
tr : trang
Sđd : Sách đã dẫn
PL : Phụ lục
MỤC LỤC
PHẦN 1. PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 3
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 4
6. Đóng góp mới của luận án ............................................................................ 5
7. Cấu trúc của luâṇ án ...................................................................................... 6
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU............................................................ 7
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu truyện kể địa danh của người Thái ở
Việt Nam ....................................................................................................... 7
1.1.1. Lic̣h sử nghiên cứu địa danh trong văn học dân gian ở Viêṭ Nam..... 12
1.1.2. Lic̣h sử nghiên cứu điạ danh Thái và địa danh trong truyện kể dân
gian của người Thái ở Việt Nam ............................................................. 16
1.1.3. Những vấn đề còn tồn tại .............................................................. 19
1.2. Tổng quan về hướng tiếp cận và các vấn đề lý thuyết được sử dụng
trong luận án................................................................................................ 19
1.2.1. Về hướng tiếp cận truyện kể dân gian từ góc nhìn văn hóa tộc người . 19
1.2.2. Lý thuyết biểu tượng trong nghiên cứu truyện kể dân gian .......... 23
1.2.3. Lý thuyết không gian xã hội trong nghiên cứu truyêṇ kể dân gian .... 27
1.3. Sơ lược về bối cảnh văn hóa Thái........................................................ 31
1.3.1. Về nguồn gốc của người Thái ở Việt Nam .................................... 31
1.3.2. Về sự phân biệt các ngành Thái.................................................... 33
Tiểu kết........................................................................................................... 43
CHƯƠNG 2. TRUYỆN KỂ ĐỊA DANH CỦA NGƯỜI THÁI Ở VIỆT
NAM: KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ NỘI DUNG ................................. 45
2.1. Về khái niệm truyện kể địa danh ......................................................... 45
2.2. Thống kê, phân loại truyện kể địa danh của người Thái ở Việt Nam........ 48
2.3. Các phương diện nội dung trong truyện kể địa danh của người Thái ở
Việt Nam ..................................................................................................... 52
2.3.1. Truyện kể địa danh Thái và vũ trụ quan, thế giới quan của tộc người. 52
2.3.2 Truyện kể địa danh Thái và lịch sử tộc người. ............................ 57
2.3.3. Truyện kể địa danh Thái và những khát vọng nhân sinh.............. 65
Tiểu kết........................................................................................................... 73
CHƯƠNG 3. CỐT TRUYỆN VÀ BIỂU TƯỢNG TRONG TRUYỆN KỂ
ĐỊA DANH CỦA NGƯỜI THÁI Ở VIỆT NAM ....................................... 75
3.1 Cốt truyện trong truyện kể địa danh của người Thái ở Việt Nam ........ 75
3.1.1. Cốt truyện của thần thoại địa danh Thái ...................................... 76
3.1.2. Cốt truyện của truyền thuyết địa danh Thái ................................. 80
3.1.3. Cốt truyện của truyện cổ tích địa danh Thái ................................ 84
3.2. Biểu tượng trong truyện kể địa danh của ngưới Thái ở Việt Nam ...... 89
3.2.1 Biểu tượng nước ............................................................................. 90
3.2.2 Biểu tượng núi................................................................................ 96
3.2.3. Biểu tượng nỏ .............................................................................. 102
Tiểu kết......................................................................................................... 107
CHƯƠNG 4. KHÔNG GIAN XÃ HỘI TRONG TRUYỆN KỂ ĐỊA
DANH CỦA NGƯỜI THÁI Ở VIỆT NAM.............................................. 109
4.1. Mối liên hệ với các hình thức không gian, thời gian và môi trường ....... 109
4.1.1. Các mối liên hệ với không gian, thời gian .................................. 109
4.1.2. Các mối quan hệ với môi trường ................................................ 114
4.2. Các mối quan hệ hôn nhân................................................................. 119
4.3. Các mối quan hệ tạo lập bởi ngôn ngữ .............................................. 133
Tiểu kết......................................................................................................... 140
PHẦN KẾT LUẬN...................................................................................... 142
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ................................. 147
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 148
PHỤ LỤC 1 ...................................................................................................... 1
DANH MỤC BẢNG
STT TÊN BẢNG BIỂU TRANG
1. Truyền thuyết về nhân vật có công với bản mường 80
2. Thống kê các biểu tượng trong truyện kể địa danh của
người Thái ở Việt Nam
90
3. Các căn cứ hình thành địa danh 135
1PHẦN 1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Người Thái là tộc người xuyên quốc gia với một lịch sử hình thành, thiên
di, cộng cư và định cư vô cùng phong phú mà cũng không kém phần phức tạp.
Văn hóa Thái bởi thế không chỉ góp phần quan trọng trong bức khảm đa màu
sắc của văn hóa Việt Nam mà còn có ảnh hưởng lớn tới nhiều nền văn hóa
khác. Đó là lý do tại sao ngành Thái học hình thành ở tất cả các quốc gia có
các tộc người thuộc ngữ hệ Thái như Lào, Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam;
thậm chí nhiều quốc gia phương Tây như Australia, Đức, Hà Lan cũng có
trung tâm nghiên cứu Thái học.
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu lịch sử và văn hóa người Thái được bắt
đầu từ những năm 60 của thế kỷ XX đánh dấu bằng công trình của các học giả
như Cầm Trọng, Đặng Nghiêm Vạn Đến nay, hướng nghiên cứu này đã
được quan tâm trên cả bề rộng lẫn bề sâu. Tất cả mọi phương diện từ lịch sử,
văn học, chữ viết đến phong tục tập quán, tri thức dân gian của người Thái
đều được khảo sát, nghiên cứu trong các công trình, bài viết với độ chuyên
sâu khác nhau. Xét riêng góc độ văn học dân gian, một đội ngũ đông đảo các
nhà nghiên cứu đã khai thác các phương diện sử thi, dân ca, truyện thơ, truyện
dân gian, tục ngữ của người Thái từ nhiều góc độ và đạt được những thành
tựu đáng ghi nhận.
Tuy nhiên trong hàng loạt các nghiên cứu ấy có thể thấy một bộ phận
trong kho tàng văn học dân gian của người Thái còn chưa được quan tâm thỏa
đáng, đó là truyện kể địa danh. Người Thái sống ở đâu, nơi đó có truyện kể về
các địa danh. Với tư cách là một đơn vị từ vựng, một danh từ riêng, địa danh
không xuất hiện một cách ngẫu nhiên mà hàm chứa trong nó những vỉa tầng
văn hóa, lịch sử, ngôn ngữ, những quan niệm của con người. Hơn thế, đặc
điểm vùng đất, địa danh còn đi vào truyện kể dân gian với tư cách là những
sáng tạo của người dân được truyền từ đời này sang đời khác. Ý nghĩa của địa
danh trong truyện kể vì thế không chỉ là dấu chỉ cho một vùng đất, một bản
làng hay con sông ngọn suối, địa danh tồn tại cùng năm tháng còn quan trọng
2bởi cái duyên cớ mà nó được sinh ra, bởi những trải nghiệm với cộng đồng
văn hóa, với ngôn ngữ đã cùng nó tồn tại. Truyện kể địa danh vì thế cần được
được nghiên cứu dưới góc độ liên ngành để giải mã được các vỉa tầng ẩn chứa
đằng sau mỗi lời kể, từ đó có những kiến giải mới về lịch sử, văn hóa, truyền
thống và đặc điểm của vùng đất cũng như con người đã sản sinh ra chúng.
Xuất phát từ nhâṇ thức về vai trò của văn hóa – văn hoc̣ dân gian Thái
trong viêc̣ bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa tôc̣ người, năm 2010 chúng tôi đã
hoàn thành môṭ công trı̀nh nghiên cứu mang tên Truyêṇ kể điạ danh của người
Thái ở Viêṭ Nam. Công trı̀nh đã hoàn thành đươc̣ muc̣ tiêu đề ra là xây dưṇg
khái niêṃ truyêṇ kể điạ danh Thái, bước đầu thống kê đươc̣ môṭ số lươṇg truyêṇ
kể điạ danh (56 truyêṇ) và chı̉ ra những giá tri ̣nôị dung, thi pháp cùng dấu ấn
văn hóa tôc̣ người (gồm dấu ấn văn hóa vâṭ chất và dấu ấn văn hóa tinh thần)
trong tâp̣ hơp̣ truyêṇ kể. Viêc̣ làm trên dù đã đaṭ đươc̣ môṭ số kết quả nhất điṇh
song cũng cho thấy xung quanh truyện kể địa danh Thái còn rất nhiều chiều kích
cần được quan tâm, lý giải một cách đầy đủ, xứng đáng, đơn cử như viêc̣ sưu
tầm, sưu tập làm phong phú hơn nữa tâp̣ hơp̣ truyêṇ kể đồng thời xuất phát từ
bối cảnh văn hóa tôc̣ người để phân tích mối quan hê ̣hữu cơ giữa điạ danh với
môi trường văn hóa đã sản sinh ra chúng. Cao hơn nữa, cần có quá trình phân
tích để tı̀m ra những mắt xı́ch văn hóa, đăc̣ biêṭ là cách thức trao truyền truyện
kể, hướng tới muc̣ tiêu nuôi dưỡng và bảo tồn văn hóa tôc̣ người.
Từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài Truyêṇ kể điạ
danh của người Thái ở Viêṭ Nam dưới góc nhìn văn hóa tôc̣ người làm đề
tài luận án tiến sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Việc nghiên cứu đề tài Truyêṇ kể điạ danh của người Thái ở Viêṭ
Nam dưới góc nhìn văn hóa tôc̣ người trước hết nhằm đóng góp công sức
cho công tác sưu tầm, công bố kho tàng văn học dân gian Thái. Bên cạnh đó,
nghiên cứu đặt ra mục tiêu tìm hiểu những giá trị lịch sử, văn hóa ẩn chứa
trong kho tàng truyện kể địa danh của người Thái ở Việt Nam, chỉ ra những
hằng số, những cách thức tư duy mang tính biểu trưng của tộc người thông
qua cách thức hình thành cốt truyện và nội hàm của thế giới biểu tượng.
3- Ngoài hai mục tiêu kể trên, nghiên cứu của chúng tôi cũng đặt ra một
mục tiêu quan trọng khác là phác họa khái lược mô hình không gian xã hội
Thái thông qua những mối quan hệ xã hội cơ bản, từ đó hình dung cách thức
mà người Thái gây dựng, củng cố nền văn hóa của mình, giúp chúng không bị
“hòa tan” trước những thách thức, biến đổi của không gian và thời gian.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Trên cơ sở tiếp xúc với kho tàng truyện cổ Thái đã được sưu tầm, xuất
bản kết hợp với thu thập, phỏng vấn trên thực địa, nhiệm vụ trước hết chúng
tôi đặt ra cho luận án này là tập hợp một số lượng nhất định các văn bản
truyện kể (trong điều kiện thời gian được cho phép) trên tiêu chí đảm bảo tất
cả các vùng Thái lớn đều có truyện kể; tiến hành thống kê, phân loại và sắp
xếp chúng theo khu vực địa lý tồn tại địa danh.
- Nhiệm vụ tiếp theo của luận án là làm sáng tỏ những vấn đề về khái
niệm, phân loại, và các đặc trưng về phương diện nội dung của truyện kể địa
danh Thái.
- Nhiệm vụ thứ ba tương ứng với chương tiếp theo của luận án là phân
tích các dạng thức của cốt truyện xuyên suốt kho tàng truyện kể; chỉ ra nguồn
gốc, các biểu hiện và ý nghĩa của một số biểu tượng tiêu biểu trong kho tàng
truyện kể địa danh Thái.
- Cuối cùng, luận án cần phân tích đưa ra được hình dung khái lược về
một số mối quan hệ xã hội tộc người từ phương diện truyện kể và lý giải
chúng trong mối quan hệ với những yếu tố văn hóa hữu quan.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tươṇg nghiên cứu của luâṇ án là truyêṇ kể điạ danh của người Thái
ở Viêṭ Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: góc nhìn văn hóa tộc người. Cụ thể, trong nghiên
cứu này chúng tôi coi tập hợp truyện kể địa danh của người Thái ở Việt Nam
như một sự kiện xã hội tổng thể trong đó bao hàm toàn bộ các yếu tố văn hóa
xã hội của tộc người. Bởi thế, quá trình thực hiện luận án đồng thời là quá
trình sử dụng các công cụ lý thuyết bao gồm lý thuyết ngữ văn dân gian, lý
4thuyết biểu tượng và lý thuyết không gian xã hội để bóc tách những lớp văn
hóa đó hòng thấy được giá trị của tập hợp truyện kể.
- Phạm vi tư liệu khảo sát: tư liêụ phuc̣ vu ̣nghiên cứu đươc̣ tập hợp từ
hai nguồn: 1/Những tư liệu được thu nhận trên thực địa; 2/ Nguồn truyêṇ kể
điạ danh nằm rải rác trong các văn bản thành văn có sưu tầm truyện kể dân
gian Thái như: truyêṇ kể dân gian Thái, truyêṇ kể dân gian các dân tôc̣ ı́t
người; kỷ yếu hôị thảo Thái hoc̣; điạ chı́ các vùng đất có cư dân Thái sinh
sống và môṭ số công trı̀nh nghiên cứu về điạ danh. Các tư liệu này được thống
kê trong Phụ lục 1.
Trên cơ sở hai nguồn tư liêụ nói trên, đến thời điểm hiêṇ taị đa ̃sưu tầm/
sưu tâp̣ đươc̣ 116 truyêṇ /mẩu truyêṇ kể điạ danh Thái (tên truyện được thống
kê trong Phụ lục 2). Đây là cơ sở tư liệu để chúng tôi để tiến hành nghiên cứu
đề tài Truyêṇ kể điạ danh của người Thái ở Viêṭ Nam dưới góc nhìn văn hóa
tôc̣ người.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích ngữ văn dân gian: Đây là phương pháp
được tiến hành thường xuyên và cũng là phương pháp chủ đạo được sử
dụng trong luận án nhằm phân tích các đặc điểm của văn chương dân gian
Thái trong truyện kể địa danh.
- Phương pháp điền dã: Đây là một yêu cầu rất quan trọng đối với
nghiên cứu ngữ văn dân gian đặc biệt khi đặt trong mối quan hệ với bối
cảnh văn hóa tộc người. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đăṭ ra vấn đề
nghiên cứu không gian xã hôị tôc̣ người nhı̀n từ truyêṇ kể, bởi vâỵ viêc̣
gắn bó dài lâu với tộc người được nghiên cứu và xem văn chương tộc
người là một thành tố sống động của thực tại luôn là yêu cầu cần thiết, đòi
hỏi sư ̣ nỗ lực lâu dài và thường xuyên để có thể nắm bắt được sự hình
thành, truyền dẫn, tiếp nhận các quy luật nghệ thuật văn học dân gian gần
nhất với cơ chế sinh thành ra nó trong tâm lý và xã hội tộc người.
- Phương pháp so sánh đối chiếu: Văn chương dân gian luôn luôn bắt
buộc phải tiến hành các so sánh tư liệu ngữ văn trong bối cảnh rộng lớn của
nó nhằm tiến gần hơn những nhận thức hoàn chỉnh. Do vâỵ trong quá trı̀nh
5làm viêc̣, để dâñ đến môṭ kết luâṇ cu ̣thể từ phương diêṇ ngữ văn hoc̣, chúng
tôi se ̃cố gắng tiến hành so sánh đối chiếu từ nhiều cấp độ để có đươc̣ môṭ kết
luâṇ ngữ văn tôc̣ người đáng tin câỵ.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Là phương pháp được sử
dụng xuyên suốt luận án nhằm đảm bảo cho việc xử lý các dữ kiện truyện
kể trong tính tổng thể vấn đề. Các lập luận chủ đạo của luận án đều được
xây dưṇg trên cơ sở khoa học văn học trong sự liên kết chặt chẽ với các
thành quả rút ra từ các khoa học khác như ngôn ngữ hoc̣, sử học, địa lý học
và dân tộc học.
6. Đóng góp mới của luận án
Thứ nhất, thông qua quá trình sưu tầm, điền dã tại các khu vực có dân cư
Thái sinh sống kết hợp với việc sưu tập tài liệu từ các công trình, sách báo đã
xuất bản, chúng tôi đã tiến hành hệ thống hóa tư liệu về truyện kể địa danh
của người Thái ở Việt Nam đồng thời đem đến những đánh giá tổng quan về
tình hình nghiên cứu.
Thứ hai, luận án xác điṇh đươc̣ giá tri ̣về phương diêṇ ngữ văn dân gian
của tâp̣ hơp̣ truyêṇ kể điạ danh Thái. Chỉ ra cấu trúc thể loại, giá trị nội dung
xét theo phương diện thể loại của tập hợp truyện kể. Phân tích nốt truyện của
toàn thể kho tàng truyện kể theo nhóm thể loại. Nếu công trình luận văn thạc
sĩ trước đây mới tiến hành việc đưa ra khái niệm truyện kể địa danh, phân tích
một số dấu ấn văn hóa Thái trong những truyện kể địa danh đã sưu tầm/sưu
tập thì luận án đóng góp ở sự mở rộng phạm vi tư liệu khảo sát và khảo cứu,
cung cấp một diện mạo truyện kể phong phú hơn cũng như sự khảo cứu sâu
sắc hơn. Các các giá trị nội dung, cốt truyện, nghiên cứu các biểu tượng tiêu
biểu cũng như việc phân tích một số phương diện không gian xã hội trong
truyện kể địa danh của người Thái ở Việt Nam đều là những nội dung nghiên
cứu hoàn toàn mới, không lặp lại công trình nghiên cứu trước đây.
Thứ ba, thông qua việc phân tích các biểu tượng, chúng tôi đồng thời chỉ
ra mối liên hệ giữa văn học và văn hóa dân gian, mối liên hệ giữa địa danh và
các cơ tầng văn hóa tộc người đã sản sinh ra nó. Đây cũng chính là hướng
nghiên cứu mang lại nhiều kiến giải mới cho nghiên cứu văn học dân gian.
6Đây cũng là lần đầu tiên một số biểu tượng tiêu biểu của văn hóa Thái được
phân tích, nhìn nhận từ góc độ truyện kể địa danh.
Thứ tư, luận án đóng góp những phân tích về các đơn vị cấu thành không
gian xã hội Thái tộc tập trung vào một số mối quan hệ xã hội cơ bản từ góc độ
truyện kể địa danh. Việc nghiên cứu không gian xã hội tộc người từ phương
diện ngữ văn dân gian tuy đã được thực hiện bởi một số nghiên cứu đi trước,
song đối với ngành Thái học, đây vẫn là thử nghiệm đầu tiên, cung cấp cách
nhı̀n mới cho văn hoc̣ dân gian tôc̣ người, nằm trong nỗ lưc̣ chung nhằm đưa
văn hoc̣ dân gian về với bối cảnh sinh hoạt và tồn tại của nó.
7. Cấu trúc của luâṇ án
Luâṇ án triển khai thành 4 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý thuyết và thực tiễn liên quan đến đề tài
nghiên cứu.
Chương 2 : Truyện kể địa danh của người Thái ở Việt Nam: khải niệm,
phân loại và nội dung
Chương 3: Cốt truyện và biểu tượng trong truyêṇ kể điạ danh của người
Thái ở Viêṭ Nam
Chương 4: Không gian xã hôị trong truyện kể địa danh của người Thái
ở Việt Nam
7CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu truyện kể địa danh của người
Thái ở Việt Nam
Trong công trình này, chúng tôi nghiên cứu truyêṇ kể điạ danh của người
Thái ở Viêṭ Nam từ góc độ văn hóa tôc̣ người nhằm thấy đươc̣ mối liên hê ̣
mâṭ thiết giữa ba yếu tố: điạ danh – truyêṇ kể – văn hóa (đăc̣ biêṭ là ý thức tôc̣
người). Theo đó truyêṇ kể điạ danh (môṭ bô ̣phâṇ của sáng tác ngôn từ dân
gian) là môṭ sư ̣kiêṇ xa ̃hôị ma ̃hóa những đăc̣ trưng văn hóa tôc̣ người mà điạ
danh là mắt xı́ch chı́nh đươc̣ quan tâm. Bởi vâỵ, nếu như trong công trı̀nh
trước đây [111], lic̣h sử vấn đề chı̉ chủ yếu quan tâm đến những nghiên cứu
xung quanh truyêṇ kể điạ danh thı̀ nghiên cứu này quan tâm đến cả những
nghiên cứu điạ danh từ góc nhı̀n của ngôn ngữ, lic̣h sử, văn hóa... coi đó như
tiền đề cho viêc̣ khảo cứu mối quan hê ̣giữa điạ danh với những yếu tố nằm
trong/ bao chứa nó.
Trước hết, bởi người Thái là một trong những tộc ít người có dân số
đông nhất Việt Nam. Nền văn hóa, chính trị của họ cũng có vai trò quan trọng
trong vành đai quyền lực miền núi ở Việt Nam nói chung và Đông Dương nói
riêng, vì thế khi Đông Dương trở thành thuộc địa của Pháp, người Thái sớm
trở thành đối tượng thu hút sự chú ý của các học giả nước ngoài, trước tiên là
người Pháp, kế tiếp là nghiên cứu của các học giả thuộc cộng đồng Anh ngữ.
Dưới đây chúng tôi điểm một số công trình nghiên cứu về người Thái ở Việt
Nam trong đó có đề cập đến văn chương dân gian mà nghiên cứu mang tính
chuyên sâu đầu tiên là của Albert Louppe (Muongs de Cua-Rao [1]). Trong
nghiên cứu này đời sống thường nhật, văn hóa vật chất, sinh đẻ, phong tục, tín
ngưỡng, sinh hoạt văn nghệ... của người Thái ở Cửa Rào được tác giả mô tả
khá kỹ lưỡng. Về phương diện nghệ thuật ngôn từ dân gian, điều mà tác giả
có nhắc đến là những câu nói răn dạy con cháu và những kinh nghiệm về thời
tiết. (Ở đây mặc dù nghiên cứu về người Thái nhưng do sự thiếu thống nhất
về tên gọi tộc người nên vào thời điểm đó tác giả gọi người Thái ở Cửa Rào –
8Nghệ An với danh xưng “Mường”). Có thể thấy, với vai trò là bản ghi chép
của các công chức thuộc địa, những tác phẩm của Albert Louppe hay Ch.
Robequain ( công trình Le Thanh Hoa), R.Robert ( công trình Notes sur les
Tay Deng de Lang Chanh – Thanh Hoa - An Nam) đều là những bản báo cáo
chi tiết phục vụ cho công cuộc “khai hóa” của thực dân. Cả ba tác phẩm nói
trên đều chỉ đề cập thoáng qua đến sự tồn tại của văn chương dân gian tộc
người, vấn đề truyện kể địa danh của người Thái - đối tượng mà chúng tôi
quan tâm không được đề cập đến.
Tiếp sau các tác giả nói trên, năm 1950, một tác phẩm khác có đề cập
đến người Thái ở Việt Nam của Henri Maspero (bản dịch tiếng Việt của Lê
Diên: Đạo giáo và các tôn giáo Trung Quốc của [2]) được xuất bản. Nội dung
cuốn sách ngoài khảo cứu một cách kỹ lưỡng về sự phát triển lịch sử của Đạo
giáo Trung Hoa, huyền thoại học Trung Quốc hiện đại, còn để cập đến xã hội
và tôn giáo của người Trung Quốc cổ và người Thái hiện nay. Trong phần này,
những khảo cứu về lễ hội mùa xuân, huyền thoại cũng như những phong tục
tang lễ của người Thái đen ở thượng du Bắc Bộ là những nghiên cứu tỷ mỉ về
người Thái đen Việt Nam. Trong nhiều trang viết, tác giả nhắc tới những
huyền thoại Thái như truyện về Tạo Suông Tạo Ngần, sự tích hạt lúa, truyện
trời đất phân đôi... [2,531-533] tuy nhiên không có nội dung nào liên quan
đến truyện kể địa danh Thái. Ở đây mối quan tâm của tác giả là hướng đến
phân tích những dấu vết của xã hội và tôn giáo Trung Quốc cổ đại trong các
thiết chế văn hóa tôn giáo của người Thái vào thời điểm nghiên cứu. Bộ phận
văn học dân gian được tác giả quan tâm nhiều nhất chính là lớp thần thoại
sáng thế nói về sự khai sinh trời đất và các hiện tượng thiên nhiên. Điều này
ta cũng gặp trong một nghiên cứu khác có đề cập đến người Thái ở Việt Nam
là Systems of Northern Vietnam của Gerald C. Hickey [3]. Trong công trình
này, tác giả dành trọn vẹn chương chương thứ tư nghiên cứu về xã hội của
người Thái đen ở Việt Nam, trong đó có những nội dung đề cập đến văn
chương dân gian của họ, cụ thể là những huyền thoại về các cuộc thiên di của
người Thái từ Bắc xuống Nam, lý do họ phải rời bỏ quê hương ở phương Bắc
để đi tìm đất sinh cơ lập nghiệp. [3, 131-133].
9Trong luận án này, chúng tôi sử dụng lý thuyết về không gian xã hội của
G. Condominas. Ông cũng đồng thời là người có nghiên cứu nổi tiếng về
người Thái mang tên “Bài tiểu luận về hệ thống chính trị Thái” hoàn thành
năm 1976 và được xuất bản chung trong công trình Không gian xã hội vùng
Đông Nam Á [33, 267-324]. Nội dung của “bài tiểu luận” này tuy không trực
tiếp đề cập đến văn học dân gian Thái song sự phân tích về hệ thống chính trị
của người Thái cùng những hình dung về không gian “mường” khi đặt cạnh
những dẫn dụ khác về văn chương dân gian của người Mnông Gar, người Ê
đê chính là những gợi ý quan trọng cho tác giả luận án trong quá trình nghiên
cứu không gian xã hội Thái tộc sau này.
Trong khi những nghiên cứu của các học giả phương Tây không cung
cấp nhiều những gợi ý trực tiếp cho nghiên cứu truyện kể địa danh của người
Thái ở Việt Nam thì ở một hướng tìm kiếm khác, chúng tôi lại tìm được
những trợ giúp từ các nghiên cứu của học giới Trung Quốc. Dưới đây sẽ là
việc điểm lại các nghiên cứu liên quan này một mặt cung cấp những tham
chiếu về phương pháp nghiên cứu địa danh và truyện kể địa danh Thái, mặt
khác cung cấp những tư liệu trực tiếp về văn hóa tộc người ở nơi mà nó khởi
nguồn để chúng tôi tham khảo trong quá trình triển khai nghiên cứu của mình.
Trên thực tế, việc nghiên cứu địa danh ở Trung Quốc được quan tâm từ
rất sớm. Thời Đông Hán, Ban Cố đã ghi chép hơn 4000 địa danh trong bộ
Hán thư, trong đó có một số địa danh đã được ông giải thích rất rõ về nguồn
gốc và ý nghĩa. Đời Bắc Ngụy (380-535 TCN) trong Thủy Kinh chú sớ, Lịch
Đạo Nguyên đã ghi chép hơn 2 vạn địa danh, trong đó chủ yếu là các sông
ngòi, hồ đầm Trung Hoa [100]. Tuy nhiên, phải sang thế kỷ XXI, do ảnh
hưởng của chính sách dân tộc, việc nghiên cứu địa danh ở Trung Quốc, đặc
biệt là địa danh bằng ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở các vùng biên cương mới
đặc biệt được chú trọng. Năm 2011, Dương Lập Quyền và Trương Thanh Hoa
có công trình Khái quát về địa danh tiếng dân tộc thiểu số Trung Quốc[167].
Nội dung cuốn sách chủ yếu quan tâm đến diễn biến lịch sử và tình hình phân
bố của các địa danh dân tộc thiểu số, đồng thời từ đó rút ra quy luật, tiến tới
chỉ ra nội hàm, chức năng và ý nghĩa của địa danh dân tộc thiểu số. Tiếp đến,
10
năm 2013, Tống Cửu Thành xuất bản công trình Nghiên cứu địa danh văn
hóa: khái quát về địa danh dân tộc thiểu số và các vấn đề khác [168]. Trong
công trình này, Tống Cửu Thành trên cơ sở của các tùng thư khái quát về địa
danh văn hóa và di sản địa danh văn hóa đồng thời chỉ ra ba phương diện của
yêu cầu bảo vệ cũng như chỉnh lý di sản địa danh văn hóa trong các văn kiện
Trung Quốc cổ đại.
Người Thái cũng là một trong 56 tộc người ở Trung Quốc, và mặc dù
đến nay các địa danh bằng tiếng Thái đã và đnag bị Hán hóa sâu sắc song đó
cũng chính là một thách thức đối với các học giả và các nghiên cứu về địa
danh Thái ở Trung Quốc cũng ngày càng được nhiều học giả quan tâm. Năm
2005, tác giả Đới Hồng Quang có hai bài viết liên quan, một là Thử phân tích
ảnh hưởng của chế độ xã hội và chế độ ruộng đất đến việc gọi tên địa danh
Thái tộc [163]. Bài viết thông qua việc phân tích mối quan hệ mật thiết giữa
năm phương diện của chế độ xã hội và chế độ ruộng đất chỉ ra ảnh hưởng to
lớn của những chế độ này trong việc định danh các địa danh bằng tiếng Thái.
Bài viết thứ hai của tác giả này trong năm 2005 có tên Đặc trưng địa danh
tiếng Thái Tây Song Bản Nạp [164] lấy đối tượng là địa danh tiếng Thái Tây
Song Bản Nạp và tập trung phân tích 5 phương diện của địa danh tiếng Thái
vùng này là tính khoa giới, tính phức tạp, tính đa tầng không gian, tính hỗn
hợp và tính đặc thù. Vẫn theo mạch nghiên cứu địa danh, năm 2008, Đới
Hồng Quang tiếp tục có bài Thử bàn về ảnh hưởng của tôn giáo với việc đặt
tên địa danh tiếng Thái [165] . Trong bài, tác giả chỉ ra người Thái đã theo
tôn giáo nguyên thủy, cũng theo Phật giáo Tiểu thừa. Điều này khiến hình
thành nên đặc điểm nhị nguyên trong tôn giáo tín ngưỡng của người Thái.
Đặc điểm nhị nguyên này đến lượt nó lại sinh ra những ảnh hưởng to lớn đến
các phương diện văn hóa Thái tộc, trong đó có các địa danh tiếng Thái. Tiếp
theo, năm 2010, Ngô Trạch có bài Các địa danh có nguồn gốc từ thần thoại
và truyền thuyết của dân tộc Thái [166] in trong sách Hồ sơ Vân Nam. Bài
viết tiến hành thống kê, phân tích và chỉ ra địa danh chính là do con người
trong quá trình sản xuất và sinh sống ước định và tổng hợp để tạo nên nhằm
phân biệt các vị trí, phạm vi, hình thái và đặc trưng khác nhau của các loại
11
thực thể địa lý trong vũ trụ. Vì địa vực và dân tộc (ngôn ngữ) khác nhau nên
địa danh mang tính dân tộc và tính địa vực rõ nét. Cảnh Mã là khu tự trị đa
dân tộc có người Thái và người Ngõa là chủ thể nhưng người Thái lại là dân
tộc thiên di sớm hơn đến mảnh đất phì nhiêu này. Đồng thời văn hóa Thái với
chế độ thổ ti thống trị đã kéo dài hơn 600 năm khiến địa danh Thái ngữ làm
nên những cột mốc lịch sử văn hóa, chiếm 47.1% trong 696 đơn vị địa danh
vùng Cảnh Mã. Do địa danh Thái ngữ được viết bằng tiếng Hán nên mang
tính phức tạp và không cố định, điều này cũng khiến chúng mất đi rất nhiều
tấm màn thần bí. Năm 2012 hai tác giả Lý Dật Hoa và Lưu Á có bài Đặc điểm
cách gọi tên địa danh tiếng Thái trong địa danh Phổ Nhĩ [172]. Hai tác giả
này khẳng định địa danh không chỉ thể hiện việc gọi tên đối tượng không gian
địa lý mà còn phản ánh đặc trưng địa lý tự nhiên và địa lý nhân văn nơi đó.
Đồng thời, bản thân địa danh cũng bao hàm cả quá trình lịch sử, địa lý, nhân
văn lâu dài, là một loại hình thức thông tin cơ bản. Nghiên cứu lấy địa danh
Thái ngữ trong địa danh các dân tộc thiểu số ở Phổ Nhĩ làm đối tượng và tiến
hành phân tích các khía cạnh lịch sử, văn hóa, địa lý... của nhóm địa danh này.
Cùng quan tâm đến địa danh tiếng Thái ở Phổ Nhĩ, tác giả Lý Ánh Hoa lại
quan tâm đến chủ đề Nguyên nhân địa danh Thái tộc chiếm địa vị chủ đạo
trong các địa danh dân tộc thiểu số ở Phổ Nhĩ [173]. Bài viết lấy địa danh
thuộc 9 huyện của tỉnh Phổ Nhĩ (chủ yếu là khu vực hành chính và điểm cư
dân) làm đối tượng nghiên cứu phân tích các nguyên nhân địa danh Thái ngữ
chiếm địa vị chủ đạo trong đó nguyên nhân chủ yếu là do sức mạnh của văn
hóa Thái tộc so với văn hóa của các tộc người khác ở khu vực này. Cũng quan
tâm đến sức sống lau bền của văn hóa Thái nhưng minh chứng bằng việc
nghiên cứu một địa danh cụ thể, năm 2012, tác giả Tế Đổ Tường công bố bài
viết Lịch sử tước hiệu địa danh Thái ngữ Na Mãnh [171]. Bài viết chỉ ra, dù
trong lịch sử, Na Mãnh từng trải qua rất nhiều biến động, từng là thuộc địa
của vương quốc Quả Chiêm Bích, rồi thuộc phủ tổng quản quân dân Bình
Diến Lộ, Nam Điện Phủ Tư. Thời kỳ dân quốc, khu Nam Điện áp dụng chính
sách “thổ lưu bính trị”, Na Mãnh lại phụ thuộc sự cai quản của Nam Điện
Tuyên Phủ Tư và Thiết trị cục Lương Hà. Sau giải phóng, Na Mãnh từng do
12
huyện Lộ Tây và Đằng Xung cai quản. Tuy vậy, địa danh này chưa từng bị
thay đổi, nguyên nhân chủ yếu là do chúng mang nhiều nội hàm văn hóa và
chứa đựng giá trị lịch sử lâu dài. Như vậy vấn đề nghiên cứu địa danh ở
Trung Quốc đã có một lịch sử lâu dài. Đến thời kỳ đương đại, địa danh các
dân tộc thiểu số nói chung và địa danh Thái nói riêng cũng được quan tâm
nghiên cứu ở nhiều góc độ, tuy nhiên hầu hết tập trung v... giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt nhưng phức tạp hơn
ký hiệu thông thường ở chỗ nó là một hệ thống kép – hệ thống siêu ký hiệu
mà bình diện biểu đạt (hình thức) của nó cũng là một hệ thống ngôn ngữ
thông thường (ký hiệu biểu thị) nhưng "cái được biểu đạt" (hình ảnh, sự vật,
sự việc) gợi người đọc đến một nội dung khác ngoài nghĩa hiển lộ trực tiếp.
Nội dung khác này đa nghĩa, mơ hồ, xa lạ, tàng ẩn, chỉ với lí trí không thể
nắm bắt và diễn tả hết được” [31,25]. Các nhà nghiên cứu biểu tượng cũng chỉ
ra rằng tuy mang tính phức tạp và đa nghĩa nhưng biểu tượng có ý nghĩa quan
trọng trong việc tham gia vào sự cố kết cộng đồng. Và như vậy, quá trình khai
thác biểu tượng trong nghiên cứu của chính tôi chính là sự nỗ lực nhìn “cái
biểu đạt” trong mối quan hệ với bối cảnh văn hóa của nó, trước hết là những
câu chuyện kể, sau đến là những thể loại folklore khác như tục ngữ, dân ca,
những sự kiện dân tộc học thuộc về nghi lễ, tập tục của tộc người, ở đây cụ
thể là người Thái, để thông qua đó phần nào nhận ra cái được biểu đạt, sau
nữa - quan trọng hơn - là ý nghĩa của cái được biểu đạt ấy.
26
Mặc dù các nhà ký hiệu học đã đưa ra được sơ đồ giải mã biểu tượng nhưng
cũng phải thấy rằng “nếu chỉ tiếp cận nghiên cứu các biểu tượng dưới góc
nhìn ký hiệu học thì chúng ta vẫn có thể gặp khó khăn khi buộc phải giải thích
một thành tố văn hóa trong môi trường sống của nó (nghĩa là trong thời gian
và không gian của riêng nó” [47, 75]. Bởi vậy, trong những năm gần đây, có
một xu hướng khác được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng trong quá trình
nghiên cứu biểu tượng, đó là nhân học biểu tượng. Nhân học biểu tượng theo
định nghĩa của Edith Turner “là khoa học nghiên cứu về các biểu hiện tự
nhiên của các biểu tượng được sử dụng ở các nền văn hóa khác nhau, các nghi
lễ, diễn đàn và trong đời sống hàng ngày nơi mà ý nghĩa đầy đủ có nhiều hơn
các biểu hiện thành văn. Mỗi biểu tượng có hai thành phần - là những thực thể
nhìn thấy và phần còn lại là ý nghĩa biểu hiện của nó. Nhân học biểu tượng
diễn giải các biểu tượng trong ngữ cảnh của tiến trình xã hội và đời sống văn
hóa. " [48,3]. Hướng nghiên cứu này cho thấy triển vọng trong việc khắc phục
những hạn chế mà ký hiệu học mắc phải đồng thời cũng chính là điểm khả thủ
của nó như Raymond Firth đã chỉ ra: “Nó liên kết và giải thích về các sự kiện
thông qua biểu tượng luận với các cấu trúc xã hội và các sự kiện xã hội trong
những điều kiện cụ thể Theo đó, các nhà nhân học được trang bị để giải
thích ý nghĩa của các biểu tượng trong các nền văn hóa mà họđang nghiên
cứu, và để sử dụng những lý giải như những phương tiện trung gian để hiểu
xa hơn về các tiến trình trong đời sống xã hội” [47, 82]. Với những phương
pháp chuyên biệt như thực địa (fieldwork) hay quan sát tham dự (participant
observation), nhân học cho phép giải mã biểu tượng ngay khi nó đang “sống”
trong môi trường văn hóa của mình.
Trong luận án này, chúng tôi một mặt vẫn sử dụng các phương pháp phân tích
ký hiệu học để bóc tách các lớp nghĩa của biểu tượng, mặt khác luôn nỗ lực
lấp đầy những thiếu sót của nó bằng công cụ của nhân học biểu tượng, đặc
biệt bằng quá trình điền dã thực địa liên tục trong nhiều năm, nhiều giai đoạn,
quá trình quan sát tham dự lâu dài trong cộng đồng cư dân Thái đặc biệt là
27
người Thái bản Mường An, xã Vân Hồ huyện Mộc Châu nơi quê hương của
tác giả luận án. Quá trình nghiên cứu có sự tiếp thu các thao tác làm việc của
nhiều nghiên cứu đi trước như phần nghiên cứu biểu tượng trong công trình
Thi pháp ca dao [79] của tác giả Nguyễn Xuân Kính; việc khai thác Những
biểu tượng không gian thiêng trong truyền thuyết dân gian người Việt [3] của
tác giả Trần Thị An; những quan niệm về mã và mã văn hóa của tác giả
Nguyễn Thị Bích Hà [44] [45]. Đặc biệt, liên quan đến những biểu tượng
trong văn hóa Thái, chúng tôi quan tâm đến hai nghiên cứu. Một là bài viết
Từ truyền thuyết rồng Thăng Long khám phá biểu tượng rồng trong truyền
thuyết dân gian Việt Nam [89] của tác giả Nguyễn Thị Thanh Lưu. Ở đây tác
giả đi sâu giải mã biểu tượng rồng trong truyền thuyết, nhưng vấn đề chúng
tôi quan tâm hơn là việc nêu quan điểm về cơ chế dịch chuyển từ hình tượng
rắn đến biểu tượng rồng trong truyền thuyết dân gian Việt Nam, đặc biệt đề
cập đến biểu tượng rồng trong văn hóa dân gian dân tộc Thái. Nghiên cứu thứ
hai cũng mang tính gợi ý vô cùng quý báu là công trình của Đặng Thị Oanh
Biểu tượng nước từ văn hóa đến văn học dân gian của người Thái ở Tây Bắc
Việt Nam [102]. Với những dẫn liệu cụ thể và công phu, công trình giúp gợi
mở cách thức tiếp cận tới một biểu tượng nằm trong hệ thống mà chúng tôi
đang quan tâm và cũng như một thách thức cho việc tìm thêm những cách tiếp
cận mới để tiệm cận hơn nữa tới cái “không thể định nghĩa” như J.Chevalier
từng nói.
1.2.3. Lý thuyết không gian xã hội trong nghiên cứu truyêṇ kể dân gian
Khái niêṃ không gian xa ̃hôị mà chúng tôi sử duṇg đươc̣ đề xuất bởi G.
Condominas trong công trı̀nh Không gian xã hôị vùng Đông Nam Á. Theo
ông thì: “không gian xa ̃hôị là cái không gian đươc̣ xác điṇh bởi tâp̣ hơp̣ hê ̣
thống quan hê ̣đăc̣ trưng cho môṭ nhóm người nào đó” [33,16]. Từ khái niêṃ
cơ bản này, G.Condominas hı̀nh dung các khı́a caṇh khác nhau của không
gian xa ̃hôị như những mối liên hê ̣với không gian và thời gian, những quan
hê ̣với môi trường, những quan hê ̣về trao đổi của cải, những mối quan hê ̣về
28
giao tiếp: ngôn ngữ và chữ viết, những quan hê ̣ho ̣hàng và xóm giềng. Trong
quá trı̀nh nghiên cứu những mô hı̀nh không gian xa ̃hôị khác nhau như không
gian xa ̃hôị dân tôc̣ Lào, dân tôc̣ Thái, người Mnông Gar ở Tây Nguyên Viêṭ
Nam tác giả triển khai những quan sát xa ̃hôị ở những khı́a caṇh tiêu biểu,
cu ̣thể khác nhau. Sư ̣hı̀nh dung cuối cùng thuôc̣ về người đoc̣ qua viêc̣ xâu
chuỗi những kết quả nghiên cứu của tác giả trong môṭ thời gian dài.
Sở dı ̃trong luâṇ án này chúng tôi sử duṇg môṭ lý thuyết của ngành dân
tôc̣ hoc̣ để phân tı́ch những văn bản ngôn từ dân gian bởi đối tươṇg nghiên
cứu chứa đưṇg tı́nh lý do của nó. Trước hết cơ sở của viêc̣ áp duṇg lý thuyết
chı́nh là bản thân tı́nh nguyên hơp̣ của folklore - trong đó có truyêṇ kể dân
gian. Với đăc̣ trưng nguyên hơp̣, mỗi truyêṇ kể dân gian luôn thuôc̣ về môṭ
tôc̣ người cu ̣thể, mang dấu vết của những đăc̣ điểm lic̣h sử - xa ̃hôị mà nó ra
đời không bao giờ thưc̣ sư ̣ “sống” ngoài bối cảnh của nó. Nói cách khác,
truyện kể dân gian luôn gắn liền với các khı́a caṇh thuôc̣ về bối cảnh dân tôc̣
hoc̣ của tôc̣ người và để hiểu đươc̣ những mã văn hóa ẩn tàng thı̀ viêc̣ dưṇg
laị bối cảnh ấy bằng phương thức tiếp câṇ đối tượng truyện kể như một sự
kiện xã hội tổng thể là viêc̣ làm cần thiết.
Măṭ khác, trong truyêṇ kể điạ danh của người Thái ở Viêṭ Nam, yếu tố
điạ danh luôn nổi bâṭ. Nó là kết quả quá trı̀nh thưc̣ hiêṇ môṭ loaṭ hành vi của
tôc̣ người từ xung đôṭ - thiên di - tı̀m kiếm - tranh dành - điṇh danh. Quá trı̀nh
thưc̣ hiêṇ loaṭ hành vi đó chı́nh là sư ̣hiêṇ thưc̣ hóa vô vàn các mối quan hê ̣
trong những không gian – thời gian khác nhau, taọ lâp̣ các quan hệ kinh tế,
quan hê ̣xóm giềng với người đồng tôc̣, khác tôc̣, thâṃ chı́ với thần linh. Như
thế, đằng sau vỏ ngôn ngữ đơn thuần của điạ danh là những quá trı̀nh quan hê ̣
tôc̣ người, những hành vi trên thưc̣ tế. Đến đây, folklore - sản phẩm tinh thần
cao nhất nằm trong sư ̣ gắn kết với tı́n ngưỡng và nghi lê ̃ - như là bước cuối
cùng tôc̣ người thưc̣ hiêṇ hành vi tuyên ngôn cho chủ quyền đối với các vùng
lañh thổ. Ngày nay, người Thái tồn taị là môṭ thưc̣ thể, đôc̣ lâp̣ và giàu bản
sắc, điều đó chứng tỏ chuỗi hành vi kể trên đa ̃đươc̣ thực hiêṇ trên cơ sở luôn
đảm bảo môṭ mẫu số chung nhất điṇh. Và để tı̀m đươc̣ mẫu số chung đó,
những gı̀ thuôc̣ về bản sắc và căn tı́nh tôc̣ người, môṭ cách thức khả dı ̃là phân
29
tı́ch những mối quan hê ̣đa ̃nảy sinh đươc̣ mã hóa trong truyêṇ kể, từ đó đưa
ra sư ̣hı̀nh dung, kiến giải cho vấn đề.
Qua những nghiên cứu của G.Condominas có thể thấy điều ông dạy cho
người đọc là sự cần thiết và cấp bách phải cấu trúc các dữ kiện xã hội theo
cách mà nó đang xảy ra tại chính thời điểm nói. Khi nghiên cứu về người
Mnông Gar, người đọc thấy ông không nói về những người Mnông Gar nói
chung hay một xã hội Mnông Gar trên “lý thuyết”, không bao giờ thấy ông
dùng những từ như “ theo khái niệm Mnông Gar” hay “người Mnông Gar tin
rằng”... Làm như vậy, ông tránh được cái bẫy do sự khái quát đem lại cho
nhưng việc làm mang tính hàn lâm bởi giữa những quy chuẩn và thực hành
luôn có khoảng cách, thậm chí ý nghĩa của mỗi lời nói, mỗi cách ứng xử hay
mỗi biểu tượng đều thay đổi theo hoàn cảnh. Tuy không một lần nhắc đến
khái niệm “sự kiện xã hội tổng thể” của M. Mauss nhưng có thể thấy trong tư
duy của ông, sự tiếp cận khái niệm này được tiếp nhận một cách trọn vẹn nhất.
Tính chất “tổng thể” của các sự kiện xã hội không nằm trong sự khái quát của
người nghiên cứu mà nằm trong mối quan hệ hữu cơ mà các sự kiện đã xảy ra
tạo dựng nên.
Và như thế, nếu hình dung quá trình Condominas xây dựng những hình
dung về không gian xã hội – sự kiện xã hội tổng thể - là “chiều thuận” thì việc
làm của chúng tôi trong luận án này lại là “chiều nghịch”. Có nghĩa rằng,
giống như M. Mauss, chúng tôi coi mỗi tác phẩm ngôn từ dân gian, mỗi
truyện kể là một “sự kiện xã hội tổng thể”. Như thế, việc làm của người
nghiên cứu là từ những góc nhìn khác nhau đi vào bóc tách từng lớp sự kiện,
từng chi tiết được gợi mở qua các hình ảnh, câu chữ trong truyện kể giống
như tước những sợi lanh ra khỏi thân thể hữu cơ vốn có của nó mà mục đích
là để quan sát một cách tỉ mỉ nhất trong điều kiện có thể từng cạnh khía đã
làm nên tổng thể ấy.
Tóm lại sử duṇg khái niêṃ không gian xa ̃ hôị trong viêc̣ nghiên cứu
truyêṇ kể điạ danh của người Thái ở Viêṭ Nam, chúng tôi ý thức đươc̣ rằng:
(1) Truyêṇ kể điạ danh Thái chı̉ là môṭ bô ̣phâṇ trong folklore tôc̣ người, bởi
vâỵ bản thân nó chı̉ chứa đưṇg phần nào những khúc xa ̣của không gian xã
30
hôị Thái, đăc̣ biêṭ trong điều kiêṇ quá trı̀nh sưu tầm, sưu tâp̣ tư liêụ truyêṇ kể
còn nhiều haṇ chế; Bởi vâỵ trong quá trı̀nh phân tı́ch, ngoài sư ̣ tinh tế của
người quan sát còn cần đến sư ̣tı̉nh táo để tránh lối tư duy ép buôc̣, gán cho
văn bản những nghıã mà nó không có để minh hoạ cho lý thuyết. (2) Viêc̣ tı̀m
hiểu những biểu hiêṇ của không gian xa ̃hôị thể hiêṇ trong truyêṇ kể điạ danh
của người Thái ở Viêṭ Nam là quy trı̀nh khai thác gián tiếp, trong đó truyêṇ kể
điạ danh là đối tươṇg trung gian bởi vâỵ có thể không đảm bảo đươc̣ tı́nh hê ̣
thống của những quan hê ̣đó. Kết quả của viêc̣ nghiên cứu do đó không hướng
đến việc khái quát môṭ mô hı̀nh không gian xã hội, mà thưc̣ chất chı̉ có thể là
những hình dung về các yếu tố hợp thành tổng thể ấy nhằm cung cấp cho
người đọc những dữ kiện, những gợi ý để bản thân người đọc bằng chính
những quan sát, tri thức và thể nghiệm riêng xây dựng cho mình một nhãn
quan. (3) Trong khuôn khổ của luận án, việc khảo sát tỉ mỉ mọi khía cạnh của
không gian xã hội tộc người thể hiện trong truyện kể là bất khả, vì thế chúng
tôi chỉ tập trung vào những khía cạnh cơ bản nhất là các mối quan hệ không –
thời gian, các mối quan hệ hôn nhân và các mối quan hệ ngôn ngữ và coi đây
là xuất phát điểm cho một quá trình làm việc lâu dài về sau.
Trong quá trình làm việc, bên cạnh việc kế thừa quan niệm về không
gian xã hội của G.Condominas, chúng tôi có được nhiều gợi ý quý báu từ một
nghiên cứu cụ thể của ông là Những quan sát xã hội học từ hai bản hùng ca
Radê. Trong nghiên cứu về hai bản Trường ca Đam Di và Trường ca Đam
Săn này, trên cơ sở khảo sát chủ đề của các tác phẩm, tác giả tiến hành quá
trình phân tích liên hệ với các yếu tố cấu thành nên xã hội Ê Đê truyền thống,
từ đó đi đến những nhận định về sự chi phối của luật lệ tới đời sống xã hội,
đặc biệt là các luật tục về hôn nhân thể hiện trong từng tác phẩm. Sau những
phân tích tổng hợp, cuối cùng tác giả đi đến kết luận về các mô hình, các giai
đoạn xã hội khác nhau mà tộc người đã trải qua để lại dấu ấn trong hai tác
phẩm. Ngoài nghiên cứu trên, có một công trình cũng cung cấp nhiều gợi ý
cho quá trình làm việc của chúng tôi là luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị
Hương Thủy, Sử thi Khan nhìn từ góc độ không gian qua “khan Xinh Nhã”
[126], đặc biệt là phần tác giả viết về không gian xã hội. Những nghiên cứu
31
này cung cấp cho chúng tôi những thao tác làm việc vô cùng hữu ích, nó cho
thấy cách thức tiến hành một khảo sát xã hội từ góc độ sáng tác ngôn từ dân
gian, một cách thức đưa tác phẩm trở lại với bối cảnh văn hóa, xã hội rộng lớn
đã sản sinh ra nó.
1.3.Sơ lược về bối cảnh văn hóa Thái
1.3.1. Về nguồn gốc của người Thái ở Việt Nam
Cho đến nay, xung quanh câu hỏi về nguồn gốc của người Thái ở Việt
Nam vẫn còn nhiều tranh luận. Một số học giả mà chúng tôi tạm gọi là những
người theo “thuyết bản địa” như Hà Văn Tấn [118,32], Phạm Đức Dương
[28,16], [29,132], Trần Quốc Vượng [156], Hoàng Lương [85], [88] .. quan
niệm tổ tiên của người Thái đã cư trú ở Việt Nam từ rất sớm. Qua nghiên cứu
từ các góc độ khảo cổ học, ngôn ngữ học, folklore học, các tác giả trên chỉ ra
phần nào dấu ấn của văn hóa Tày - Thái trong văn hóa Phùng Nguyên (cách
đây từ 4.000 năm đến 3.500 năm) và tiến tới khẳng định không loại trừ khả
năng chính nhóm Tày - Thái cổ chính là chủ nhân của nền văn hóa này. Trong
một nghiên cứu, tác giả Hoàng Lương khẳng định “ở Việt Nam đã từng có
các nhóm Thái cổ sinh sống lâu đời, ít ra cũng có từ trên dưới 2000 năm”
[85,277] Luận điểm này được củng cố trong một nghiên cứu khác [88] khi tác
giả khẳng định, ngay cả nhóm Thái đen (từng được cho là di cư vào Việt Nam
vào khoảng thế kỉ XIII), thực chất cũng là những cư dân bản địa và những
phát hiện từ sự tương đồng trong một số truyền thuyết, tổ chức nghi lễ, địa
danh hay hoa văn trang phục được coi là bằng chứng cho nhận định này. Theo
nhóm quan điểm này, người Thái có mặt ở Việt Nam ngay từ “buổi bình minh
của đất nước” và được chia thành 2 khối. Một khối “hòa nhập thành người
Việt”, khối còn lại “vừa định cư vừa di cư lan tỏa” cư trú rải khắp miền Nam
Trung Hoa và bán đảo Đông Dương.
Tồn tại song song với “thuyết bản địa”, nghiên cứu của một số học giả
trong và ngoài nước như D.E. Hall [21], R. Robert [113], A.Louppe [1],
H.Maspero [40] và nhiều học giả uy tín trong nước như Đặng Nghiêm Vạn
[145], Cầm Trọng [136], Nguyễn Chí Huyên [67] cho rằng sự có mặt của
người Thái ở Việt Nam là kết quả của quá trình di cư từ vùng Nam Trung
32
Quốc xuống phía nam của tổ tiên người Tày - Thái cổ nhằm tránh sự đồng
hóa của người Hán. Theo đó, những nhóm Tày - Thái cổ đầu tiên di cư vào
miền Bắc Việt Nam diễn ra trong các thế kỉ đầu Công nguyên và tiếp tục
di cư với quy mô lớn bắt đầu từ thế kỷ thứ VIII cho đến thế kỷ thứ XIII
khi triều đại Nam Chiếu ở Vân Nam sụp đổ. Địa điểm đặt chân và đồng
thời là trung tâm đầu tiên của các nhóm Thái ở trên đất Việt Nam là vùng
đất nay bao gồm Mường Lay của tỉnh Lai Châu và Mường Thanh của tỉnh
Điện Biên. Từ đây, một bộ phận của các nhóm Thái này tiếp tục di cư
xuống các khu vực khác ở vùng Tây Bắc Việt Nam và Đông Nam Á như
Lào, Myanma, Thái Lan.
Có một thực tế là mặc dầu những cứ liệu mà các học giả Việt Nam đưa
ra để khẳng định nguồn gốc bản địa của người Thái tương đối phong phú,
song chừng đó chưa thực sự đủ để thuyết phục học giới quốc tế về chuyện có
tồn tại hay không một lớp người Thái cổ sinh tụ từ trước Công nguyên (thậm
chí từ thời Phùng Nguyên) ở ven lưu vực các sông lớn như sông Thao, sông
Đà, sông Chảy, sông Lô, sông Mã, sông Lam với quá trình cộng sinh, giao
thoa văn hóa cùng các nhóm tộc người khác mà tiêu biểu là các nhóm tiền
Việt - Mường để hình thành nên một khối quốc gia - dân tộc. Trong cảnh
huống một mặt vấn đề nguồn gốc tộc người còn nhiều tranh cãi, mặt khác
những câu chuyện dân gian gắn với các địa danh hầu hết cũng gợi lên đường
dẫn đến các sự kiện lịch sử không quá xa, nghiên cứu của chúng tôi nghiêng
về nhìn nhận lịch sử người Thái là một lịch sử thiên di kéo dài nhiều thế kỷ.
Quá trình ấy diễn ra theo nhiều hướng, hết lớp này đến lớp khác để ngày nay
hình thành nên diện mạo tương đối ổn định của một tộc người trong số 54 dân
tộc anh em. Diện mạo ấy, đại thể căn cứ từ thực tế có thể hình dung theo ba
vùng tương đối rõ rệt, “một là vùng văn hóa Tây Bắc được hình thành trong
sự bảo lưu truyền thống của mô hình tổ chức kinh tế xã hội bản mường còn
gần như nguyên dạng cho đến ngày 7.5.1954.(). Hai là vùng văn hóa Thái
Thanh – Nghệ với nét nổi bật, từ rất lâu đã chuyển nhập hệ thống tổ chức kinh
tế xã hội chung của đất nước, cái bản - mường chỉ còn là vỏ ngôn ngữ nên
thường hiểu theo nghĩa “quê hương, xứ sở”. () Ba là vùng văn hóa đệm
33
mang tính trung gian giữa hai vùng văn hóa 1 - 2 gồm một dải kéo từ Mường
Tấc - Phù Yên qua Mường Sang - Mộc Châu, Mường Ký - Đà Bắc đến
Mường Mùn - Mai Châu (Hòa Bình)” [139, 43-44].
1.3.2. Về sự phân biệt các ngành Thái
Người Thái ở Việt Nam là một cộng đồng tộc người với nhiều nhóm địa
phương mà nguồn gốc cũng như thời điểm có mặt ở Việt Nam không hoàn
toàn giống nhau. Về sự phân biệt các ngành Thái, hiện nay cũng tồn tại 2
nhóm quan điểm. Nhóm thứ nhất quan niệm, người Thái ở Tây Bắc Việt Nam
gồm hai ngành Thái trắng và Thái đen với sự phân biệt rất rõ rệt về nhiều
phương diện; còn người Thái ở miền Tây Thanh Nghệ do lịch sử di cư, tụ cư
phức tạp nên sự phân chia này mờ nhạt hơn, thậm chí có những địa phương,
văn hóa Thái đã trở thành hỗn dung. Nhóm quan điểm thứ hai về cơ bản
giống nhóm quan điểm thứ nhất, chỉ khác là trong sự phân chia các ngành
Thái còn khẳng định có thêm ngành Thái Đỏ sống ở miền núi tỉnh Thanh Hóa,
vùng Mộc Châu (Sơn La) và một số địa phương của nước Cộng hòa dân chủ
nhân dân Lào.
1.3.2.1. Quan niệm Thái trắng – Thái đen
Có một thực tế lý thú là người Thái ở Tây Bắc Việt Nam có sự phân biệt
rất rõ hai ngành Thái trắng và Thái đen trong khi ý thức về 2 ngành Trắng, Đen
khá mờ nhạt ở các vùng Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An... Trước đây khi
nghiên cứu về tên gọi của các ngành Thái, Lê Sĩ Giáo từng tổng kết các quan
điểm, trong đó khi nhắc đến quan điểm mà ông cho là của Nguyễn Đắc Dĩ
trong công trình Đồng bào các sắc tộc thiểu số Việt Nam (nguồn gốc và phong
tục) “gọi Thái trắng Thái đen là do mầu da của hai ngành này trắng đen khác
nhau” [39,78]. Tuy vậy khi kiểm tra lại công trình của Nguyễn Đắc Dĩ, chúng
tôi nhận thấy tác giả này không lý giải như vậy mà cho rằng người Thái gọi
đúng phải là “người Thảy” và giải thích: “người Thảy chia làm 3 chi phái:
Thảy Đăm hay Thái đen ở Mường La; Thảy Khao hay Thái trắng ở Mường Lai;
Thảy Đeng hay Thái đỏ ở Hồi Xuân, Thanh Hóa. Sự phân chia căn cứ vào màu
sắc, y phục của phụ nữ thường dùng” [23,109]. Như vậy sự phê phán dành cho
Nguyễn Đắc Dĩ nếu có sẽ nằm trong sự phê phán với nhóm quan điểm thứ 2
34
cho rằng có sự phân biệt như vậy là do người Thái trắng thích mặc màu trắng,
người Thái đen thích mặc màu đen. Điều này trên thực tế có vẻ gần gũi với
cách ăn mặc của phụ nữ ở hai ngành. Mặc dầu vậy cũng có nơi người Thái
trắng ăn vận đồ đen trong tang lễ hoặc khi thờ cúng tổ tiên [139,24].
Quan điểm thứ 3 cho rằng sự phân chia hai ngành Đen – Trắng được xác
định trên cơ sở sự phân chia các khu vực địa lý tộc người. Theo Cầm Trọng,
vùng cư trú của người Thái trước kia là địa của nhiều cư dân, trong đó có người
Thái, Hà Nhì, La Hủ... Người Hà Nhì (thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng – Miến) giải
thích sự phân chia thành các bên trắng, bên đen là gắn liền với sự phân chia của
vùng địa lý tiếp giáp giữa hai cộng đồng tộc người. Họ gọi vùng đất của nhóm
người khác tộc có số lượng cư dân lớn hơn, cụ thể là người Thái, người Hán là
na già (bên trắng) còn đất Hà Nhì, La Hủ là bên đen. Lâu dần bên đất của người
Hà Nhì, La Hủ có sự xáo trộn. Cư dân Thái cũng bắt đầu mở rộng địa bàn cư trú
sang vùng này. Những người Thái trắng ở bên trắng lúc đầu chỉ gọi người Hà
Nhì, La Hủ là bên đen, lâu dần cũng gọi luôn cả những người Thái cư trú bên đất
ấy là bên đen. Cứ như thế, hai ngành Thái trắng, Thái đen được xác lập [136, 30-
40]. Chưa đồng tình với quan điểm của Cầm Trọng và đi sâu lý giải việc hình
thành hai ngành Trắng – Đen theo cơ chế phân đôi bào tộc, Lê Sĩ Giáo sau khi
phân tích cơ chế và chỉ ra dẫn chứng về việc phân thành các bào tộc được gọi
bằng tên Đen – Trắng hoặc tên động vật ở nhiều nơi trên thế giới, cuối cùng đi
đến khẳng định: “ việc thừa nhận có hai ngành Thái với điển hình ở địa bàn Tây
Bắc cùng với truyền thuyết của người Thái trong khu vực coi vùng Mường
Thanh (Điện Biên) là một trung tâm của người Thái cổ khiến chúng ta nghĩ rằng
ở xứ sở này, từ xa xưa đã có mặt bộ lạc Thái mà sự phân chia thành hai nửa
Trắng, Đen vốn là hai bào tộc cổ của nó. Và như vậy sự phân chia Thái trắng,
Thái đen ở đây thuộc phạm trù xã hội, liên quan đến cơ chế của công xã thị tộc
(). Về sau khi chế độ công xã thị tộc tan rã, các bộ lạc Thái bước vào xã hội có
giai cấp thì tên gọi các bào tộc Trắng – Đen vẫn tiếp tục tồn tại trong ý thức,
trong tiềm thức rồi vô thức của những thế hệ sau (). Xã hội càng phát triển,
mối quan hệ xã hội càng phức tạp, tính chất nguyên thủy của các phạm trù Trắng
35
– Đen ngày càng trở nên khó khăn và bắt đầu xuất hiện các cách lý giải khác
nhau về nó” [39,80]
Cùng quan tâm đến việc lý giải này, Vi Văn An có phần đồng tình với quan
điểm thứ 2 khi ông khẳng định “Thực ra cách lý giải, phân biệt Trắng – Đen theo
trang phục phần nào có sức thuyết phục và được công nhận rộng rãi nhất bởi
thực tế nữ Thái trắng mặc áo trắng, nữ Thái đen mặc áo đen, đội khăn đen. Nếu
mở rộng ra, ta cũng thấy cách phân biệt này cũng giống cách phân biệt ngành
theo trang phục phổ biến ở các tộc Mông, Dao, Lô Lô”[7,34]
Khi thực hiện nghiên cứu này, chúng tôi cho rằng hướng suy nghĩ về cơ
chế phân đôi bào tộc mà Lê Sĩ Giáo đề xuất là một quan điểm khá thuyết phục.
Bởi lẽ nếu theo quan niệm này, sự phân đôi bào tộc chính là cơ sở để hình
thành nên các nhóm phân biệt, từ đó dẫn đến sự khác biệt trong trang phục,
địa bàn cư trú, các tập tục tang ma, hôn nhân
1.3.2.2.Quan niệm về Thái đỏ
Có một thực tế là khi nghiên cứu về người Thái, nhiều học giả trong
nước và quốc tế vẫn chưa thống nhất được quan điểm về việc có tồn tại hay
không một ngành Thái mang tên Thái đỏ (Tay Đeng).
Nhóm quan điểm thứ nhất cho rằng có một ngành Thái mang tên Thái đỏ
(the red Tai - Tày Đeng - với hàm nghĩa tương đương với các thuật ngữ chỉ
các ngành Thái trắng, Thái đen). Những người Thái thuộc nhóm này cư trú ở
Thanh Hóa, Mộc Châu (Sơn La) và tỉnh Hủa Phăn thuộc CHDCND Lào.
William J. Gedney trong công trình Phác thảo so sánh về người Thái Trắng,
Thái Đen và Thái Đỏ [162] cho rằng “Thái đỏ được thể hiện trên các bản đồ
ngôn ngữ của Đông Nam Á và được nhắc tới ở nhiều nơi khác nhau ở Bắc
Việt Nam” [162,32] . Trong một công trình khác [161], Suriya Ratanakul cho
rằng “Bên cạnh Thái đen, các ngôn ngữ thuộc họ ngôn ngữ Tai ở Việt Nam
bao gồm Thái trắng, Thái đỏ, Thổ, Nùng và Giáy hay Nhắng. Những người
nói những ngôn ngữ này ban đầu cư trú ở các thung lũng miền núi phía Bắc
Việt Nam () Nơi cư trú chính của người Thái đỏ là ở huyện Mộc Châu (một
địa phương thuộc Sơn La), ở một số huyện thuộc tỉnh Hoà Bình và ở vùng
cao của tỉnh Thanh Hoá” [161, 200]. Với các nghiên cứu trong nước, năm
36
1964 Mạc Đường trong cuốn Các dân tộc miền núi ở Bắc Trung Bộ [32] có
nhắc đến tên gọi Tay Đeng “để chỉ các nhóm Thái cư trú tại các huyện miền
núi hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An” [32, 98]. Năm 1968, trong công trình Sơ
lược giới thiệu về các dân tộc Tày, Nùng, Thái, Đặng Nghiêm Vạn viết
“ngành Thái ở Mộc Châu từ Lào sang Việt Nam vào khoảng thế kỷ XIV. Và,
rõ ràng họ Xa là tổ tiên của dòng họ quý tộc ngành Thái đỏ Mộc Châu, Việt
Nam hiện nay” [145,154]. Chính quan điểm này của Đặng Nghiêm Vạn đã trở
thành một trong những căn cứ quan trọng để nhiều học giả trong đó có Suriya
Ratanakul dùng làm căn cứ để khẳng định có sự tồn tại của một ngành Thái
mang tên Thái đỏ ở Mộc Châu (Sơn La). Như đã dẫn trên đây, năm 1972,
trong công trình Các sắc tộc thiểu số ở Việt Nam (nguồn gốc và phong tục),
Nguyễn Đắc Dĩ cũng nhắc đến người Thái đỏ cư trú ở Hồi Xuân, Thanh Hóa
[23, 109]. Năm 1998, tác giả Đào Văn Tiến có bài viết Thay Đeng ở Lào vào
mối quan hệ văn hóa, lịch sử với người Thái ở Việt Nam in trong sách Văn
hóa và lịch sử người Thái ở Việt Nam. Theo đó, tác giả khẳng định tên gọi
Tày Đèng là cơ sở để chứng minh họ là người Thái đỏ, một ngành tương
đương với Thái trắng và Thái đen dựa trên 3 căn cứ: 1. Tày Đeng là người
Mường Đeng; 2. Tày Đeng là tên gọi theo tên của sông Hồng (Nặm Đeng), vì
theo nguồn gốc lịch sử, tổ tiên của người Tày Đeng ở Lào vốn ở Tây Nam
Trung Quốc di cư vào Việt Nam theo sông Hồng, sau đó chuyển cư xuống
Thanh Hóa, cuối cùng dừng lại ở Lào; 3. Gọi là Tày Đeng vì họ có tục lệ khi
bố mẹ qua đời thì con dâu và con gái phải mặc áo đỏ túc trực bên linh cữu
người quá cố [140, 353- 354);
Có thể thấy trong những nghiên cứu thuộc nhóm quan điểm trên đây, có
tác giả chỉ khẳng định sự tồn tại của ngành Thái đỏ mà không có lý giải, cũng
có quan điểm tiến tới lý giải nguồn gốc, ý nghĩa của tộc danh.
Bên cạnh quan điểm nêu trên có một nhóm các học giả khác lại cho rằng
không có sự tồn tại của một ngành Thái mang tên Thái đỏ (Tày Đeng) trong
nghĩa tương đương với hai ngành Thái đen và Thái trắng. Nghiên cứu đầu tiên lý
giải về tên gọi này phải kể đến công trình của R. Robert, Notes sur les Tay Deng
de Lang Chanh, Thanh-hoa, Annam [113], Theo tác giả “Nói một cách chính xác
37
thì người Tày Đeng là cư dân ở Mường Đeng () Nếu như người ta hỏi người
bản xứ thuộc nhóm đó rằng họ có phải là người Tày Đeng không thì họ thường
trả lời là không phải mà họ sẽ xác định rằng họ là Tày Khào (người ở Mường
Khào) hay Tày Mót (người ở Mường Mót)” [113,10]. Sau lý giải của R. Robert,
mãi đến năm 1992, trong bài viết Từ những tên gọi của từng dân tộc trong cộng
đồng ngôn ngữ Tày, Thái ta có thể nghiên cứu gì về nguồn gốc của họ [138],
Cầm Trọng mới lại đưa ra lý giải “ở miền Tây Thanh Hóa, có người Tày Đeng
tức người Thái ở Mường Đeng (nay mường không còn nữa). Nghĩa của “đèng”
là “đỏ”, bởi thế đã từ lâu chúng ta nhầm và gọi là Thái Đỏ như thể gọi Thái
Trắng, Thái Đen” [138,17]. Tiếp theo nghiên cứu của Cầm Trọng, năm 1997 tại
Hội nghị quốc tế Thái học lần thứ 7, Amsterdam, Hà Lan, tháng 7/1999, Vi Văn
An có bài viết Some thoughts about the name “Red Thai” in Vietnam, công trình
này sau đó được đăng trên tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á với nhan đề Về tên
gọi Thái Đỏ ở Việt Nam [6]. Trong nghiên cứu này, Vi Văn An dựa trên việc so
sánh, phân tích dẫn liệu về trang phục, ngôn ngữ, đặc trưng văn hóa của nhóm
người Thái vẫn được gọi là Tày Đeng để nêu quan điểm “Tày Đeng là tên gọi
theo địa danh của một bộ phận người Thái cư trú ở Mường Đeng thuộc châu
Lang Chánh tỉnh Thanh Hóa. Họ là một nhóm địa phương chứ không phải là
một ngành riêng biệt” [6,94]. Năm 2007, tác giả Phan Lương Hùng trong bài viết
Thanh điệu tiếng Thái Vạn Mai nhìn từ góc độ đồng đại và lịch đại [66] sử dụng
các phương pháp phân tích ngôn ngữ hiện đại để nghiên cứu tiếng Thái ở khu
vực Vạn Mai (Mai Châu, Hòa Bình) để đi đến một số kết luận trong đó: “1. Hệ
thống thanh điệu tiếng Thái Vạn Mai khá đơn giản với 5 thanh điệu chia làm hai
âm vực. Hệ thống này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm thanh điệu của vùng
phương ngữ Thái thứ 4 (bao gồm Mộc Châu, Phù Yên, Mai Châu, Đà Bắc). 2.
Quá trình biến đổi của hệ thống thanh điệu tiếng Thái Vạn Mai nằm trong xu thế
chung của các ngôn ngữ Tai. Bên cạnh đó, sự gần gũi về quá trình biến đổi giữa
tiếng Thái Vạn Mai (một phương ngữ của tiếng Tày Đeng) với tiếng Thái đen
cộng với kết quả nghiên cứu của TS. Vi Văn An có thể đưa chúng ta đến một kết
luận rằng Tày Đeng chỉ là một nhóm địa phương của ngành Thái đen” [66, 17].
Gần đây nhất, trong công trình Người Thái ở miền Tây Nghệ An, Vi Văn An một
38
lần nữa quay lại lý giải về tên gọi Tày Đeng với những bổ sung tư liệu về người
Thái ở Mộc Châu và người Thái vùng Hủa Phăn (Lào) để thêm một lần nữa
khẳng định quan điểm đã nêu trước kia.
Trong quá trình điền dã trên hầu khắp các địa bàn có dân cư Thái sinh
sống ở Mộc Châu (Sơn La), một trong những vấn đề mà chúng tôi hết sức chú
trọng trong các cuộc phỏng vấn là người Thái Mộc Châu tự nhận mình thuộc
ngành Thái nào. Câu trả lời mà chúng tôi thu thập được là, trừ một số bản như
bản Co Phương 3, xã Chiềng Sơn, bản Dọi xã Tân Lập đồng bào nhận mình
là người Thái đen do thực tế họ đều được di cư từ khu vực lòng hồ thủy điện
Sơn La xuống, còn lại tất cả những người chúng tôi đã hỏi đều tự nhận mình
là người Thái trắng. Có hai gia đình ở bản Chiềng Ve (xã Chiềng Ve, huyện
Mộc Châu), thực tế là gia đình của hai anh em con chú con bác khi được hỏi
về tên gọi Tày Đeng thì họ kể về những người họ hàng ở Thanh Hóa và nói
đó mới là người Tày Đeng. Nhưng khi được hỏi bản thân mình thuộc nhóm
nào, họ không ngần ngại nhận là Tay Khao (Thái trắng).
Căn cứ trên tình hình tư liệu kết hợp với những phỏng vấn, khảo sát từ
thực địa, chúng tôi đi đến đồng tình với nhóm tác giả quan niệm rằng Tày
Đeng thực chất chỉ là một tên... mưa gió
dữ dội. Trong
mưa hai con
rồng xanh- đỏ
đánh nhau.
Ngày thứ 7
rồng xanh yếu
sức.
dặn lấy nỏ
bắn vào mắt
rồng đỏ
qoại rồi chết,
rồng xanh
thắng.
Rồng xanh trả
ơn bằng cách
tạo ra ruộng
rẫy và hình
thành địa danh
9. Sự tích
núi Phạ
Phau
Mường
Thượng
khô
hạn, dân
đói khổ
Người đàn bà
mới sinh phải
bỏ con ở nhà đi
kiếm cái ăn.
Tìm khắp nơi
không được cá
ăn, bà đói khát
lả đi.
Khát quá bà
uống sữa của
chính mình
Then trông
thấy nổi giận
cho thần lửa
làm ra cháy
Hình thành địa
danh Phạ Phau
(Trời Đốt)
10. Mường
Ca Da
Mường
không
có Tạo,
phải
dùng
Có xác chết
trôi dạt vào bãi
giữa sông.
Người đất sét
bảo dân bản
Khi dân bản
đến nơi thì
xác chết
sống lại.
Thấy mặt mũi
khôi ngô dân
tôn làm Tạo.
Dân tôn làm
Tạo
36
hình
người
đất sét
làm Tạo
phải chôn cất
cẩn thận. Quạ
vốn ăn cây
thuốc trường
sinh trên núi sà
xuống mổ vào
cái xác
Đặt tên mường
là Ca Da (quạ
cứu)
11. Truyện
Pú
Quán
Muôp
Ông Pú
Quan
Muôp
giỏi săn
bắn
Dùng tên độc
bắn được cáo
mèo (thịt nấu 9
ngày 9 đêm
bằng củi 9 đồi
mới chín)
Co người
mường Nước
đến tìm, nói
việc săn cáo là
thử tài, nhờ
ông giúp đánh
kẻ thù
Ông nhận lời
giúp mường
nước, lấy tên
độc bắn vào
mắt đối
phương
Việc kết thúc,
ông được trả
công bằng gà
thần, tôm thần,
hình thành nên
nhiều địa danh
Tạo Mường
đối xửa với
ông không tốt
nên sau khi
ông chết đi mó
nước bị bịt,
Mường thành
hoang hóa
12. Nóong
Bua
Nàng
Bua
xinh
đẹp ở
mường
Chăm
Pa yêu
chàng
Rắn
Chàng Rắn đến
cầu hôn
Cha mẹ nàng
Bua ra điều
kiện thử thách.
Chàng ra sức
hoàn thành
Chàng lại
đến cầu hôn
nhưng cha
mẹ nàng bội
ước. Chàng
hẹn nàng
Bua đi trốn
Dân bản đào
đất đuổi theo
chắn được đuôi
khiến chàng
rắn chết, nàng
Bua cũng chết
theo
Trời thương
khóc, nước
37
dưới
mường
Nước
đọng thành ao
chỗ hai người
chết. Xác hai
người hóa
thành hai bông
sen- gọi là
Nóong Bua
(Ao sen)
13. Hòn đá
voi
Vùng
nọ có
mỏ
vàng
của thần
núi. Tin
lan
xuống
miền
xuôi
khiến
thần
biển
thèm
khát
Thần biển dẫn
quân lên đánh
chiếm
Thần núi cùng
dân bản dàn
trận. Dùng rất
nhiều voi để
tham chiến.
Quân của
thần biển
thua to theo
sông Lam
chạy ra biển.
Những nơi
giao chiến
hình thành
địa danh.
Voi được thần
núi thưởng
nhiều vàng bạc
nên từ đó có
ngà
14. Sự tích
hồ
Moong
Có con
nai
trắng
lạc đến
Gia Hội
Dân bản đuổi
bắt làm thịt,
chia cho mỗi
nhà một phần.
Hai bà cháu ăn
xin đi vắng
chưa kịp ăn
Mường nước
cử người đi
tìm, gặp hai
bà cháu ăn
mày, hỏi ra
chuyện, dặn
hai bà cháu
Đêm ấy mưa to
gió lớn, cả bản
sụt xuống, chỉ
còn trơ lại ngôi
nhà của bà
cháu người ăn
xin
38
nếu đêm gặp
chuyện thì ở
yên trong
nhà, không
được chạy
theo dân bản
Nơi sụt xuống
thành hồ
Moong
(moong là nai)
15. Truyện
Khủn
Tinh
Khủn
Tưởng
giỏi
giang
quyết
định lấy
nàng Ẹt
Khay
(con gái
thần
rồng)
sinh ra
Khủn
Tinh rồi
chia tay
vì nàng
phải về
mường
nước
Mẹ Khủn
Tưởng xui con
trai vứt Khủn
Tinh vào rừng,
Khủn Tưởng
nghe lời.
5 năm sau nghe
theo lời chim
mách, Khủn
Tưởng cho
người vào rừng
đón con về,
chàng khôn lớn
và xuống
mường Nước
gặp mẹ
Khủn Tinh
quay trở về
xây dựng
bản mường
(hình thành
nhiều địa
danh) và lấy
2 người vợ,
sau đó lấy
vượn Nang
Ni, sinh ra
Tạo Nguông.
Hai người vợ
cả ghen ghét
tìm cách hãm
hại khiến
nàng phải
chạy lên
rừng mãi mãi
không quay
trở lại
Khủn Tinh đau
khổ từ bỏ cuốc
sống trần gian,
về mường
Nước với mẹ.
Taọ Nguông
chết biến thành
ngọn núi đá
tên là Pha
Nguông
16. Bụi nứa
mọc
ngược
Cô gái
Mường
Cuồng
Tạo Ngược
đem lòng yêu
nàng cũng tìm
Họ chạy đến
đâu đất lún
đến đó
Cô gái bị Tạo
Ngược bắt đi.
Chàng trai đau
39
xinh
đẹp sắp
kết
duyên
với tọ
mường
bên
đến.
Đôi trai gái biết
chuyện không
lành đem nhau
đi trốn. Chàng
trai cõng cô gái
mà chạy (hình
thành địa danh
Na Pề - Ruộng
Cõng)
khổ khóc than,
nước mắt
khiến những
ống nứa dùng
làm khèn bè
cũng nảy mầm
17. Sự tích
mỏ tôm
Đồng
Cạn
Người
đàn ông
biết
cúng
ma
Có người
mường Nước
đến cầu xin
giúp đỡ, ông
nhận lời.
Xuống mường
nước, thấy con
thuồng luồng
mắc lưới
Ông giả cách
cúng ma, cắt
lưới cứu
rồng
Rồng ngỏ ý trả
ơn, ông chỉ xin
hai con tôm về
nuôi. Sau hai
con tôm ấy
sinh ra cả mỏ
Tôm, đời đời
không cạn. Vì
thế có địa danh
mỏ tôm Đồng
Cạn
18. Tạo
Mường
Phe và
bản Na
Tòong
Nàng
Tòong
xinh
đẹp ở
Mường
Pe yêu
tạo
Ngược
Tạo Ngược
mường Hy biết
được nổi lòng
tham muốn
cướp nàng
Tòong
Tạo Mường
Phe nhờ Nai
Phan giúp.
Khi tạp
Mường Hy
đến đánh,
Nai Phan bắn
tên độc vào
quân của tạo
Mường Hy
để giúp tạo
Mường Phe
Tạp mường
Phe chiến
thắng nhờ sự
giúp đỡ của
Nai Phan và
cưới được
nàng Tòong
Để trả ơn, tạo
Mường Phe
40
làm ra con
mương Văng
Tòong đem
nước về cho
bản. Cũng hình
thành tên bản
Văng Tòong
19. Na
Ngoi
Có hai
cha con
sống
bằng
nghề
đánh cá
Một hôm hai
người đi đánh
cá, con bị mất
tích
Người cha đi
theo lối hang
nước gần bản
để tìm con và
phát hiện ra
một mường
khác, thấy con
trai đang bị trói
ở đó
Ông tìm cách
cứu được
con về
nhưng lên
đến mặt đất
phát hiện
khói bay ra
từ lòng hang
liền gọi dân
bản đến dội
nước vào
trong dập
đám cháy
Đêm ấy có
người hiện lên
trong mộng
cảm tạ ông đã
không thù
chuyện bắt
người con mà
còn giúp chữa
cháy nên tặng
món quà là con
ba ba lớn
Hình thành tên
Na Ngoi
(ruộng ba aba)
20. Sự tích
mỏ tôm
Mường
lằm
Nàng
rồng ở
Văng
Chộng
Cùa hóa
thành
người
lấy
chồng
Nàng ở bên
sông xin
thuyền bè qua
lại cho về Văng
Chộng Cùa
nhưng không ai
đồng ý
Sau cùng có
hai cha con cho
Nàng đến
vực nước thì
chia tay và
hẹn ngày họ
quay lại để
trả ơn
Món quà nàng
tặng đem về
đến Mường
Lằm mở ra thì
toàn là tôm
giống, từ đó có
mỏ tôm và địa
danh Mỏ tôm
Mường lằm
41
trên Bỏ
cùng.
Sau một
thời
gian
phải
quay về
vực
nước
nàng ngồi nhờ
thuyền của
mình.
21. Sự tích
Pu Phí
Dưới
vực
Văng
tán có
con
rồng
hay
biến
thành
cô gái
vào bản
mượn
guồng
tơ, đến
nhà nào
nhà đó
ốm đau
mất mát
Có chàng trai
đi tắm bị rồng
bắt
Người cha lặn
xuống tìm thấy
một cái hang,
có nhà cửa
ruộng vườn và
đứa con bị trói
Ông cởi trói
giải thoát
cho con .
Ra khỏi hang
ông đốt nhà
cửa rồi theo
đường cũ ngoi
lên. Nhìn lại
thấy khỏi bay
lên nghi ngút
thoát lên đỉnh
núi
Từ đó cứ tháng
3 là cây cỏ
chết khô, đất
đai không
trồng trọt
được, núi đó
gọi là Pu Phí
22. Sự tích
Hỏm
Bua
An Nha
đất
Xiềng
Rồng đem lòng
thương yêu cô
chị nhưng An
An Nha làm
lễ to cúng
Then.
Then cho sát
đánh làm hòn
đá nổ tung, các
42
Men có
hai con
gái xinh
đẹp
Nha không gả.
Một hôm cô đi
gội đầu bị rồng
bắt chết
An Nha cho
người đi mò
xác nhưng
không được vì
bị tảng đá to
chặn lên
cô gái nổi lên.
Ngọn đồi chôn
nàng thành địa
danh, người
dân cũng xây
đền thờ, thành
địa danh
23. Pù mẹ
Mến
Năm
mất
mùa đối
kém,
hai mẹ
con lên
núi đào
củ mài
Họ đào củ mài
lạ, mỗi lần
thuổng chạm
vào củ thì
những nhà
dưới núi nghe
tiếng kêu đau
Mọi người
nghe tin đào
được củ mài
to đến xin về
ăn, chỉ
những nhà
nghe kêu đau
không ăn
Mấy ngày sau
cả bản mắc
bệnh dịch mà
chết, chỉ trừ
những nhà
không ăn củ
mài lạ
Hình thành địa
danh
24. Sự tích
Noong
Nàng
Tạo
mường
có con
gái đẹp,
nàng đã
có
người
yêu
Chàng rồng xin
cưới, hứa sẽ
đào mương
phai cho dân
bản nhưng
nàng không
đồng ý
Dân bản ưng
lòng gả nàng
cho rồng
Nàng và
người yêu
lên ngựa
chạy trốn
Rồng đuổi theo
làm sụt đất
khiến nàng và
người yêu đều
thụt xuống.
Nơi ấy thành
cái ao gọi là
Noong Nàng
25. Rồng Hai vợ Người vợ nhặt Ông bảo Về đến nhà thì
43
Con chồng
luống
tuổi
không
có con.
được quả trứng
bên suối, về
nhà nở ra rồng
con
Người chồng
mấy lần định
giết rồng con
đều thấy trời
đất chuyển vần
đâm sợ hãi
rồng con đi
tìm nước về
cho bản
mường.
Rồng con đi,
tìm được
nguồn nước
liền dũi đất
đào mương
dẫn về bản.
Dọc đường
về, hành
động của
rồng dẫn đến
hình thành
nhiều địa
danh
cha đã vừa qua
đời, lại tiếp tục
chăm sóc mẹ
cho đến khi mẹ
cũng qua đời
26. Đồng
ruộng
Ca
Nhăn
Ông Ta
Tun
sống ở
bản Ca
Nhăn
(khi đó
chưa có
tên).
Khúc
sông
trước
bản có
hai con
rồng
Một hôm trong
mơ có thần áo
đỏ đến nhờ
giúp đỡ, bảo Ta
Tun làm sẵn
tên độc
Tỉnh dậy
không thấy
thần đâu nữa,
mấy hôm sau
lại có mưa gió,
biết là rồng
xanh và rồng
đỏ lại đánh
Ta Tun dùng
tên độc bắn
vào mắt rồng
xanh giúp
rồng đả dành
chiến thắng
Từ đó không
còn cảnh mưa
gió, rồng đỏ
muốn trả ơn
cho quân lính
đến giúp làm
ra đồng ruộng
Hình thành địa
danh
44
xanh-
đỏ
thường
đánh
nhau
làm
nước
dâng,
dân tình
đói khổ
nhau
27. Sự tích
núi Bù
Hôm
Có con
hổ
thành
tinh
thường
rình bắt
người.
Anh thợ
săn nọ
đi lên
chòi
canh
trên núi
kẻo thú
phá rẫy,
ở nhà
vợ lại
sắp sinh
Đêm ấy hổ giả
tiếng người gọi
anh về bảo vợ
đang chuyển dạ
Anh nhìn
xuống thấy 3
chấm xanh,
trong lòng sinh
nghi
Đuống chòi
thấy con hổ
lớn đang rình
sẵn, anh dúi
bó đuốc vào
mắt hổ
Hổ bị thường
vào mắt sợ
quá chạy mất.
Núi ấy cũng
thành tên là Bù
Hôm (Lừa dối)
28. Sự tích
cầu Ta
Hai anh
em mồ
Hai anh em bàn
nhau rồi quyết
Hai anh em
mời họ ăn
Hai người dưới
sông hiện
45
Moong côi giỏi
cung nỏ
lại
thông
minh.
Một
hôm
quyết
định đi
tìm nơi
ở mới,
đến
chiếc
cầu bắc
qua
sông
Nặm
Hạt
thấy
mọi
người
phải
cống
nạp một
phần tất
ả mọi
thứ
kiếm
được.
định giúp dân
bản
Họ dặn dân bản
chuẩn bị cơm
nắm, ớt bột và
đá mài. Ngày
hôm sau khi có
2 người dưới
sông lên hỏi
han, hai anh
em dở cơm
nắm ra ăn
cơm rồi lừa
cho ăn ớt bột
để nhìn răng,
mới biết đó
là rồng. Khi
được hỏi dao
của họ chém
gì thì đứt, hai
anh bảo
chém gì cũng
đứt, chỉ
chém cây
chuối không
đứt
nguyên hình là
hai con rồng,
đánh nhau rất
lâu, hai con
rồng yếu thế
liền biến thành
hai cây chuối
liền bị hai anh
em chém đứt
Hình thành
thành địa danh
29. Sự tích
Pom Pể
Tạo
Cáy
Tạo quyết định
tổ chức thi tài
Cô ái ngầm
giúp người
Cuối cùng chỉ
có chàng trai
46
nàng Chôk có
con gái
xinh
đẹp
muốn
gả cho
một
trong
hai
chàng
Tạo nhà
giàu
trong
khi
nàng đã
yêu trai
bản
để chọn rể
Ngày thi,yêu
cầu mỗi người
lựa chọn một
việc, chàng trai
phải cõng
nàng lên đỉnh
núi cao vì việc
này khó nhất
không ai nhận
yêu thấm
nước ướt
đẫm tóc để
đi đường
chàng có thể
uống
bản với sự
giúp đỡ của
người yêu
dành chiến
thắng và lấy
nàng làm vợ
Hình thành địa
danh Pom Pể
Nàng (Núi
cõng nàng)
30. Tạo
Xãng
Người
đàn bà
không
chồng
uống
nước ở
dấu
chân
voi sinh
ra Tạo
Xãng.
Lớn lên
giỏi
giang,
Đến bản nọ
thấy bản làng
bọn quỷ giết
phá tan hoang.
Chàng nghe
tiếng khóc
vọng ra từ
chiếc trống liền
hạ trống xuống
cứu người con
gái xinh đẹp
bên trong
Cô gái kể
chuyện dân
Chàng đánh
trống khua
chiêng gọi
thuồng luồng
mò đến
Khi thuồng
luồng đến,
chàng dùng
gậy thần đánh
chết rồi cưới
cô gái xinh đẹp
chính là con
Chảu mường.
Chàng cũng
được làm chảu
bản, đặt tên
nhiều bản mới
Bị Quỷ Then
giết hại những
47
sau khi
mẹ chết
thì tìm
thầy
học đạo
đổi tên
là Xin
Xây,
được
cho gậy
thần,
kết bạn
với
nhiều
chàng
trai tài
giỏi
mường bj quỷ
thuồng luồng
ăn thịt, chỉ cho
chàng những
đống xương
cốt, chàng liền
dùng gậy thần
chỉ vào giúp
người chết
sông lại
lại được hai
người 2 bạn
cứu, cuối cùng
sống hạnh
phúc
31. Chàng
Núi
nàng Én
Chàng
Núi
nàng Én
yêu
nhau
thắm
thiết
nhưng
bị thần
núi
ngăn
cản
Nàng Én bị
thần núi bắt đi
Chàng Én đi
tìm
Chàng vượt
qua nhiều
thử thách
Cứu được nàng
Én, lại còn
được thêm cả 2
người vợ khác
và sống hạnh
phúc
Khi chết, linh
hồn họ bay lên
trời từ con
thác, người
dân gọi là thác
Lồ Lò
32. Sự tích Cô gái Con trai Tạo Cô gái tìm Khi về già,
48
đàn cá
và con
gọng vó
ở suối
Tung
xinh
đẹp yêu
chàng
đánh cá
không chiếm
được nàng cho
người rình
đánh chết
chàng trai rồi
ném xác xuống
suối
Xác chàng trai
trôi đi nhưng
ba ngày sau trở
về nổi lên nơi
hai người
thường tình tự
mà không thối
rữa
thấy xác
người yêu
nhưng không
chôn mà
mong có
phép màu
cho chàng
sống lại.
Hằng ngày
khóc, nước
mắt rơi
xuống suối
thành cá
nàng nhảy
xuống suối
chết, thân thể
chàng mới tan
rữa chỉ còn bộ
xướng và biến
thành con gọng
vó
Suối có tên là
suối Tung
(tung- độc ác-
ám chỉ việc
làm ác độc của
con trai Tạo)
33. Sự tích
Nặm
Xia
Đối trai
gái yêu
nhau
tha thiết
Chúa đất ngắn
trở, bắt nàng về
làm người hầu,
đuổi chàng trai
đi nơi khác.
Dân bản giúp
họ chạy trốn
Chạy hết
rừng sâu núi
thẳm vẫn bị
truy đuổi
Cùng quẫn họ
nhảy xuống
suối chết.
Dòng suối sau
có tên là nặm
Xia (xia là
nước mắt)
34. Sự tích
suối Bu
Nghe
nói con
gái Tạo
Mường
Lò xinh
đẹp, đi
đâu
cũng
Ngày cưới
nàng vẫn che
mặt. Đên tân
hôn chú rể mới
biết nàng chột
mắt
Tạo mường
Mảnh cho
rằng bị lừa
đòi lại sính
lễ
Tạo Mường Lò
cắt phần đất
phía núi có
chiếc trước bản
để đền bù
Hang ấy có tên
hang Bu, con
suối dưới núi
49
dùng
khăn
che mặt,
tạo
Mường
Bảnh
xin kết
thông
gia
cũng là suối
Bu (bu là bù
lại)
35. Pu
Nang
Kính
Nàng
xao con
gái Tạo
bản rất
xinh
đẹp
thầm
yêu
chàng
mồ côi.
Trai bản
trong
bản
ngoài
cũng
đều
muốn
được
nàng
làm vợ
Tạo tổ chức thi
tài, ai chiến
thắng được làm
chồng nàng
Nhiều thử
thách khó khăn
được đặt ra,
mỗi người
chọn làm một
việc, riêng việc
cõng nàng xao
lên vách núi
dốc đứng là
không ai chọn
Chàng mồ
côi chọn việc
khó khăn
nhất. Nàng
xao ngầm
giúp người
yêu, dùng
nước vo gạo
thấm đẫm
tóc để chàng
vừa leo núi
vừa uống, lại
hát cho
chàng nghe
để quên mệt
nhọc
Hai người lên
đến đỉnh
nhưng những
kẻ ghen ghét
chạy lên hất cả
hai người
xuống vực sâu.
Người dân
thương xót
nàng đặt tên
núi ấy là Pu
Nang Kính
( Núi Nàng
Lăn)
36. Sự tích Chàng Một lần săn Đợi mãi Tủi phận nàng
50
Bó Hỏi
Toi
Tạo trẻ
hát hay,
sáo giỏi,
thích
uống
rượu,
yêu cô
gái nhà
nghèo
được nai về
mải uống rượu
quên hẹn với
người yêu
Cô gái đã đi
bắt ốc suối và
chặt đít sẵn
không thấy
người yêu
đến, cho là
chàng say
rượu thịt chê
nàng nghèo
đổ hết ốc
xuống suối và
bỏ đi không về
bản nữa
Từ đó suối
toàn 1 loại ốc
như bị chặt đít
và cũng có tên
là Bó Hỏi Toi
37. Sự tích
Pu
Hạng
Meo
Có con
thác dữ
gần bản
Thái,
theo lệ
những
kẻ
phạm lệ
Mường
sẽ bị
đẩy
xuống
thác
Có đôi trai gái
con nhà Tạo đã
có vợ có chồng
vẫn phải lòng
nhau phải chịu
phạt
Dân bản bắt
được đem hai
người đẩy
xuống thác
Hai người bị
đẩy xuống
nhưng không
chết mà rơi
xuống cái
hang ở giữa
thác
Hang ấy sau có
tên là Xuốm
Tạo, Xuốm
nang, trong
hang có hai
buồng, trên
vách có hình
tính tẩu, xa
quay...
38. Sự tích
Pha
Vọng
Người
thợ săn
có con
gái đẹp
Chúa đất muốn
cướp nàng làm
vợ,ông không
đồng ý, hắn
nghĩ mưu vu
cho người thợ
săn vi phạm lệ
mường và báo
Người thợ
săn đem con
đi trốn, bị
quân lính
đuổi theo
Ông tết võng
bằng vỏ cây
treo trên vách
núi cheo leo
cho con nằm
trốn trên đó
Thành tên vách
núi là Pha
51
quan
Quan nghe lời
đến ép người
thợ săn phải
nộp mạng hoặc
nộp con gái
Vọng (vọng là
cái võng)
39. Sự tích
đất
Chăm
Pa
Hai anh
em con
nhà Tạo
sớm mồ
côi sống
với
nhau,
người
anh lớn
lên làm
Tạo
mường,
lấy vợ
rồi đâm
ghét bỏ
em
Một hôm rủ em
đi đánh cá, tìm
cách giết em
Người chị dâu
biết trước đã
dặn em mang
sẵn dao
Em mặc phải
lưới chài, tự
cắt lưới trốn
đi mường
khác, dựng
mường riêng
(Địa danh
được hình
thành)
Nhiều năm sau
quay về tìm
anh, anh vẫn
đề phòng. Em
liền nhường cả
mường mới
cho anh rồi đi
sang mường
Lào gây dựng
cuộc sống
40. Sự tích
động
Nang
Man
Tạo
mường
có con
gái đẹp
muốn
gả con
gái cho
Tạo bản
Cô trót mang
thai
Người cha tức
giận tra hỏi.
Biết nàng có
con với chàng
trai nghèo lão
đem nàng nhốt
Nàng sinh
con trong
hang núi.
Chàng trai
ngày ngày
đem cơm
nuôi nàng
Nàng sinh
Pò Phạ thương
tình cho người
xuống mở
mang hang đá
cho lộng lẫy,
chẳng ngờ đá
lăn mạnh làm
nàng tỉnh giấc
52
bên
nhưng
nàng
không
đồng ý
vì đã
yêu
chàng
trai
nghèo
trong
bản
vào hang núi. con khỏe
mạnh.
hóa đá
Động có tên
động Nang
Man (nang
man là người
đàn bà chửa
hoang)
41. Bản Ná
Ca
Hai anh
em tính
tình trái
ngược,
người
anh keo
hiệt,
người
em hào
phóng
Đến ngày cấy
lúa, hai anh em
cùng đi mượn
người. Người
anh hứa sẽ mổ
bò mời ăn,
người em
khiêm tốn nói
chỉ rang vừng
mời
Thực tế người
anh chỉ rang
vừng, người
em lại mổ bò
Người đến
giúp thất
vọng về
người anh
nên chỉ cấy
nông. Người
đến giúp
người em chỉ
có ít bạn bè
thân nên thịt
bò ra thừa
nhiều. Em
buồn băm
thịt bò cài
vào bó mạ
vứt ra ruộng
Quạ ngửi
thấy mùi thịt
tươi sà
Năm đó em
được mùa to,
người anh
được chẳng
đáng bao nhiêu
Ruộng của
người em sau
có tên Ná Ca
(ruộng Quạ).
Bản cũng đổi
thành bản Ná
Ca
53
xuống mổ ấn
sâu cây lúa
xuống bùn.
42. Sự tích
Cồn
Tắc
Phột
Chàng
trai có
tài nhổ
mạ
muốn
lấy cô
gái có
tài cấy
lúa. Cô
gái
không
đồng ý
Hai người thi
tài. Nếu cô gái
thua phải lấy
chàng trai
Ban đầu chàng
trai nhổ không
kịp cho cô gái
cấy, sau được
con chim mách
nước chàng
nhổ mạ sắp
ngược đầu đuôi
Cô gái bị
làm khó
không cấy
được nên
đành thua
cuộc bỏ
chạy.
Chàng trai
đuổi theo, cô
gái vấp ngã
biến thành tảng
đá.
Người đời sau
thương xót đi
qua thường bẻ
cành đặt lên
phiến đá,đặt
tên phiến đá là
CỒn tắc Phột
(hòn bẻ cành)
43. Sự tích
hòn đá
thề
Đôi trai
gái yêu
nhau
thắm
thiết
Con trai cai
bản muốn lấy
cô gái, dọa nếu
cô không đồng
ý hắn sẽ đuổi
cả nhà cô ra
khỏi bản
Cô gái không
nỡ làm khổ cha
mẹ nên nhận
lời
Đêm trước
ngày cưới,
cô gái hẹn
người yêu ra
chỗ hẹn cũ
nơi tảng đá
bên suối. Hai
người khóc
than rồi đập
đầu vào đá
mà chết
Sáng ra dân
bản mới biết
chuyện, họ
chôn hai người
bên tảng đá
Hình thành địa
danh
44. Đồi
Pơm
Mồng
Ông
Xổng
Xăng
Một hôm đi
chơi xa gặp hai
người con gái
Một lần ông
quay trở về
thăm mường
Người vợ nhớ
thương ra ngọn
đồi đâu bản
54
Nha đã
có vợ
con, gia
đình
mường khác,
đem lòng say
mê và sống với
họ
bản rồi lại đi ngóng cho đến
chết. Ngọn đồi
thành tên Pơm
Mồng (Đồi
Ngóng)
45. Sự tích
pu
Tạt,Pu
Mẻ
Mến và
suối
Nặm
Ngân
Chàng
Khạ
nghèo
đi
cuông
Yêu nàng ỏn
con Tạo. Nàng
Ỏn cũng yêu
chàng tha thiết.
Tạo biết được
ra thử thách bắt
chàng thực
hiện nếu muốn
lấy con gái
Chàng ra sức
nhưng bất
thành, chết
trong núi.
Nàng đi tìm
cũng chết theo,
xác hai người
biến thành các
địa danh.
46. Sự tích
hòn
Mung
Tự
Chàng
rồng và
cô gái
bả Cơ
lếch yêu
nhau
thắm
thiết
Dù khác loài và
không được
phép họ vẫn
lấy nhau
Chàng rồng
bị vau cha
nơi mường
nước bắt về
trị tội
Cô gái và con
hóa thành tảng
đá tên là Mung
Tự (Ngóng
chồng)
47. Bản
Kăm
Bà góa
nghèo
sống
với đứa
con nhỏ
Có người ăn
mày rách rưới
nghèo khổ đến
xin ngủ nhờ
Hai mẹ con
nhường
giường cho
người đó,
nhường cả
cơm nguội
cho ăn
Sáng ra tỉnh
dậy người đó
đã đi để lại
nhiều vàng,
bản đổi tên
thành bản Kăm
(bản vàng)
55
PHỤ LỤC 7
ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC ĐỊNH DANH TRONG TRUYỆN KỂ
STT
Đối
tượng
được
định
danh
Nghĩa
trong
tiếng
Việt
Số
lần
xuất
hiện
ST
T
Đối tượng
được định
danh
Nghĩa trong
tiếng Việt
Số lần
xuất
hiện
1. Bản Bản 36 1. Nặm bó Mó nước 5
2. Bó Mó mó
nước
5 2. Nậm Nước/dòng
suối
1
3. Cảnh Ghềnh 1 3. Nghe Thác 1
4. Chiềng Chiềng 2 4. Nhàn Ghềnh 2
5. Chom Đỉnh,
chóp
1 5. Noong Ao 14
6. Còn/Cồn Hòn 3 6. Păng Vực sâu 1
7. Đống Rừng 1 7. Pha/phá Vách núi 3
8. Hát Thác 6 8. Phai Phai 1
9. Hin Đá/đá
cuội
1 9. Phiêng/Piêng Khoảng đất
rất rộng
3
10. Haừ Thửa
ruộng
1 10. Pom Đồi 9
11. Hòn Hòn 4 11. Pu/Pú Núi 26
12. Hoong Rãnh 2 12. Pung/Púng Khoảng
rừng rú nơi
trâu bò,
hươu nai trú
ngụ
1
56
13. Huổi Suối 8 13. Rú Rú 1
14. Kẹm Đèo 2 14. Ta/tạ Bến nước 8
15. Kéo Eo (eo
núi)
1 15. Tèn Miếng đất
cao và bằng
2
16. Khe Khe 2 16. Thẳm/Thẩm Hang 11
17. Mỏ Mỏ 2 17. Tông Cánh đồng 1
18. Mường Mường 18 18. Túng Vựa 3
19. Nà Ruộng 13 19. Văng Vực 1
20. Nả táng Cửa sổ 1 20. Xuốm Buồng 4
57
PHỤ LỤC 8.
Ghi âm lời kể của cụ Hoàng Chương (81 tuổi) kể Sự tích Bản Nà Ngà
SỰ TÍCH BẢN NÀ NGÀ
Khi người Thái mới đến Mộc Châu, người Xá còn đông lắm. Bản Nà
Ngà bây giờ hồi đấy là một bản của người Xá. Xung quanh bản trồng tre gai
(tre nà ngà) dày kín, khi người Thái đến, người Xá đóng cổng bản lại, dùng
tên nỏ bắn từ trong ra, người Thái không làm sao chiếm được bản. Cuối cùng
người Thái nghĩ ra một cách, họ đem bịt bạc vào đầu các mũi tên rồi bắn vào
hàng rào tre quanh bản. Dân Xá sống bên trong thấy tên mắc lại ở bờ rào toàn
là bạc liền chặt hết tre gai đi để nhặt. Vậy là chỉ ít ngày sau, người Thái đã
chiếm được cả bản và đuổi hết người Xá đi. Tên Nà Ngà cũng được người
Thái dùng làm tên bản từ ngày đó. Và cho đến nay, ở bản này vẫn còn rất
nhiều gia đình trồng tre nà ngà làm bờ rào bao quanh nhà mình.
(Tư liệu điền dã ngày 25/9/2009, theo lời kể của cụ Hoàng Chương, tiểu
khu 3 thị trấn Mộc Châu, Sơn La)
58
PHỤ LỤC 9
Ghi âm lời kể của cụ Hà Văn Tiến, bản An xã Xuân Nha huyện Mộc
Châu, Sơn La- nay là huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La
SỰ TÍCH BẢN TÀ
Ngày xưa vùng bản Tà bây giờ còn hoang vu lắm. Xung quanh chỉ toàn
núi đá và lau sậy bao quanh một vũng nước lớn, chưa có nhiều người ở. Có
một người đàn ông sống một mình trong căn nhà sàn nhỏ, hàng ngày ông
sống bằng nghề săn bắn và bắt cá ở vũng nước trước nhà. Đặc biệt ông có tài
bắn nỏ, cây nỏ của ông đã giương lên thì không có con thú nào chạy thoát.
Đêm nọ ông mơ thấy một con rồng màu xanh tự xưng là rồng sông Mã
hiện lên nói với ông rằng: « mấy hôm tới sẽ có một trận mưa kéo bài bảy ngày
bảy đêm, mưa to gió lớn, sấm sét rung chuyển đất trời, vũng nước trước nhà
ông sẽ dâng lên rất cao. Nhưng ông đừng sợ, mấy ngày đó là mấy ngày tôi
đánh nhau với con rồng sông Đà. Ông hãy chuẩn bị đầy đủ lương thực ăn
trong bảy ngày rồi ngồi xem chúng tôi đánh nhau. Nếu thấy tôi sắp thua, xin
ông hãy lấy cây nỏ bắn vào mắt con con rồng đỏ để giúp tôi, tôi sẽ trả ơn. »
Sáng hôm sau người đàn ông tỉnh dậy, nửa tin nửa ngờ nhưng vẫn đi tìm
lương thực đủ ăn trong 7 ngày. Quả nhiên mấy hôm sau trời đổ mưa dữ dội,
sấm chớp liên hồi, trong mưa ông nhìn thấy hai con rồng quần nhau dữ dội.
Con rồng màu xanh là rồng sông Mã ông đã gặp trong mơ, con còn lại mình
đỏ như màu đất, ông đoán là rồng sông Đà. Trận đánh diễn ra liên tục, đến
chiều ngày thứ 7 xem chừng rồng xanh có vẻ xuống sức. Người đàn ông nhớ
lời rồng dặn liền lấy nỏ, ngắm thật kỹ rồi bắn vào mắt con rồng đỏ. Bị trúng
tên, con rồng đỏ quằn quại một hối rồi thua cuộc. Lúc sau mưa cũng tạnh.
Kỳ lạ thay sáng hôm sau trở dậy, người đàn ông thấy trước mặt mình là
những thửa ruộng vuông vắn được kè bằng đá trắng rất cẩn thận. Dưới chân
núi còn có một mó nước. Cho đến tận ngày nay, dù mưa to đến đâu, nước ao
hồ xung quanh đục thế nào thì mó nước này cũng vẫn trong vắt. Ít lâu sau,
59
dân ở khắp nơi kéo về đây dựng bản lập mường ngày một đông vui. Người ta
tôn người đàn ông đã có công giúp rồng lên làm Tạo bản và đặt tên bản là Tá
Ợn (tạ ơn) để ghi nhớ việc con rồng đã tạ ơn ông mà làm nên ruộng vườn cho
bản. Ngày nay dấu tích của những thửa ruộng và mó nước nói trên vẫn còn
nhưng nhân dân đã gọi tên bản chệch đi thành Bản Tà (thuộc xã Xuân Nha,
huyện Vân Hồ, Sơn La).
(Tư liệu điền dã ngày 26/9/2009, theo lời kể của cụ Hà Văn Tiến, bản An
xã Xuân Nha huyện Mộc Châu, Sơn La- nay là huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La)
60
PHỤ LỤC 10
Ghi âm cụ Quàng Thị Xuổi (92 tuổi) kể Sự tích Mường Vạt
SỰ TÍCH MƯỜNG VẠT
Mường Vaṭ nằm giáp hai mường lớn là Mường Xang và Mường Muạ.
Truyêṇ kể rằng xưa kia vùng này hoang vu lắm. Khi người Thái đến, đất mới
có người Xá ở, ruôṇg nương chưa nhiều, đất cũng chưa có tên. Ở gần đó có
môṭ cánh rừng rất râṃ rap̣, trong rừng có cái hang nhỏ, nước đùn từ dưới lòng
đất lên lúc nào cũng trong văn vắt và rất nhiều cá. Ngày no,̣ có môṭ nàng
người Xá rất xinh đep̣ môṭ bên đeo giỏ, môṭ bên đeo gươm vào rừng đào
măng, bắt cá. Đến hang nước, nàng dừng laị ngồi trên bờ nhı̀n xuống đàn cá
đang bơi lôị phı́a dưới, chẳng may mũi gươm choc̣ xuống đất như chiếc đòn
bẩy hất nàng nga ̃nhào xuống nước. Nàng Xá chết đi, từ đó hang nước cũng
trở nên rất linh thiêng, ai đến gần có thể bi ̣kéo xuống. Người Thái goị cả khu
vưc̣ rừng rú râṃ rap̣ quanh hang đó là Đông Xung Xả. (Trong tiếng Thái,
đông là khu rừng lớn, xung là cái hang nhỏ luôn có nước, Xả là cách phát âm
của người Thái Yên châu goị tên người Xá, ám chı̉ cái chết đau thương của cô
gái Xá ngày nào). Ngày nay, dân Mường Vaṭ vâñ coi troṇg sư ̣linh thiêng của
rừng, không xâm phaṃ, không chăṭ phá và truyền tai nhau câu chuyêṇ về tấn
bi kic̣h của những kẻ dám vi phaṃ sư ̣thiêng liêng đó .
Người Thái đến đất này xây bản dưṇg mường, sống yên ấm. Hồi đó bản
mường có môṭ cô gái vô cùng xinh đep̣ tên là nàng Lả. Nàng Lả là con gái
nhà Taọ, mái tóc nàng dài như suối trải khắp chı́n núi mười mường và luôn
thơm ngào ngaṭ nên đươc̣ goị là Phồm Hom (Tóc Thơm). Phồm Hom đep̣ đến
mức trai bản ai cũng muốn đươc̣ nàng, không những thế cả trai Mường Trời là
Tháo Khăm Đôi cũng muốn đươc̣. Tuy vâỵ, trái tim Phồm Hom chı̉ hướng về
môṭ người, đó là môṭ chàng trai nghèo trong bản. Khăm Đôi không lấy đươc̣
Phồm Hom nên rất tức giâṇ nhờ Then giúp. Then liền tổ chức môṭ cuôc̣ thi
giữa chàng trai nghèo với Tháo Khăm Đôi. Hai chàng se ̃phải thi đào ruôṇg,
ai đào nhiều hơn se ̃đươc̣ Phồm Hom. Ruôṇg đào xong se ̃lấy sải tay để đo,
61
tiếng Thái goị là va, bởi thế những khu ruôṇg ấy ngày nay goị là Nà Va
(Ruôṇg Sải Tay - nằm trong khu vưc̣ bản Nà Va xa ̃Viêng Lán huyêṇ Yên
Châu). Kết thúc cuôc̣ thi, chàng trai nghèo lam lũ quen viêc̣ ruôṇg nương nên
đa ̃dành chiến thắng. Tưởng se ̃có đươc̣ nàng Phồm Hom xinh đep̣, nào ngờ
Khăm Đôi không chiụ, nhờ Then bắt Phồm Hom về trời. Bi ̣ bắt đi, Phồm
Hom đau đớn dứt môṭ bên vaṭ áo ném xuống cho người yêu để làm tin, heṇ
ngày trở laị, từ đó đất này có tên là Mường Vaṭ (trong tiếng Thái vaṭ là vaṭ
áo). Con suối chảy qua mường cũng đươc̣ đăṭ tên là suối Vaṭ để ghi nhớ mối
tı̀nh thủy chung của nàng Phồm Hom và chàng trai nghèo.
(Theo lời kể của cu ̣Quàng Thi ̣Xuổi, 93 tuổi; Ông Vı̀ Văn Lày, 65 tuổi
bản Nà Va xa ̃Viêng Lán huyêṇ Yên Châu, / Ngày 6.7.2015).
62
PHỤ LỤC ẢNH
Tác giả luận án trong chuyến điền dã tại bản Tảu Pung xã Nà Nhạn huyện
Điện Biên, tỉnh Điện Biên tháng 11 năm 2010
63
Tác giả luận án tại bản Muống xã Tam Lư huyện Quan Sơn, Thanh Hóa
tháng 6 năm 2014
Đường vào bản Nà Phí xã Quế Phong, Nghệ An, mùa mưa năm 2014
64
Tác giả luận án gặp gỡ cụ Hà Văn Tiến, bản Mường An xã Xuân Nha, Mộc
Châu – Sơn La, tháng 5/ 2015
Tác giả luận án chụp ảnh với bác Lò Văn Cành, Văn Chấn, Yên Bái bên suối
Nàng Han , tháng 10 năm 2015
65
Tác giả luận án chụp ảnh với cụ Quàng Thị Xuổi, yên Châu – Sơn La,
người kể Sự tích Mường Vạt, tháng 9/ 2015
Tác giả luận án chụp ảnh vói bác Lường Đính, bản Chiềng Đi, Mộc Châu,
Sơn La, người kể Sự tích Pu Nang Kính, tháng 6 năm 2016
66
Tác giả luận án chụp ảnh với bác Tòng Văn Nam và Tòng Văn Luyện,
bản Bó Bun, Mộc Châu, Sơn La tháng 6 năm 2016
Tác giả luận án làm việc tại Con Cuông Nghệ An, tháng 5 năm 2017
67
Tác giả luận án trò chuyện với bà con bản Tà xã Xuân Nha, huyện Mộc Châu,
Sơn La tháng 9 năm 2017
Tác giả luận án chụp ảnh với cụ Đinh Văn Hà, bản Tà, Xã Vân Hồ,
huyện Mộc Châu, tháng 9 năm 2017
68
Tác giả luận án chụp ảnh với cụ Hoàng Chương, bản Mường Sang, xã Mường
Sang, huyện Mộc Châu, Sơn La tháng 9 năm 2017
Tác giả luận án gặp cụ Lương Văn Ngài, xã Thanh Quân, huyện Như Xuân,
tỉnh Thanh Hóa, tháng 1 năm 2018.
69
Tác giả luận án chụp cùng cụ Lương Xuân Tích xã Thanh Quân, Như Xuân,
Thanh Hóa, tháng 1 năm 2018
Tác giả luận án tại xã Mường Than, Than Uyên, Lai Châu, tháng 2 năm 2018
70
Tác giả luận án làm việc tại Mường Ca Da, Quan Hóa, Thanh Hóa
tháng 12 năm 2018.