LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận án là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các tài liệu, số liệu trong luận án là trung thực, chính xác và có nguốn gốc xuất xứ rõ ràng, không trùng lặp với các công trình khoa học đã được công bố.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Nguyễn Khắc Trai
Trang
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
5
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
11
1.1.
Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án
11
1.2.
Khái quát kết quả nghiê
186 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 370 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Trung ưcơng Cục miền Nam lãnh đạo công tác binh vận từ năm 1969 đến năm 1975, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n cứu các công trình đã công bố và những vấn đề luận án tiếp tục giải quyết
25
Chương 2
CHỦ TRƯƠNG VÀ CHỈ ĐẠO CỦA TRUNG ƯƠNG CỤC MIỀN NAM VỀ CÔNG TÁC BINH VẬN TỪ NĂM 1969 ĐẾN NĂM 1972
32
2.1.
Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Trung ương Cục miền Nam đối với công tác binh vận (1969 - 1972)
32
2.2.
Chủ trương của Trung ương Cục miền Nam về công tác binh vận (1969 - 1972)
44
2.3.
Trung ương Cục miền Nam chỉ đạo công tác binh vận (1969 - 1972)
55
Chương 3
TRUNG ƯƠNG CỤC MIỀN NAM LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC BINH VẬN TỪ NĂM 1973 ĐẾN ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN 1975
80
3.1.
Những yếu tố mới tác động tới sự lãnh đạo của Trung ương Cục miền Nam đẩy mạnh công tác binh vận (1973 - 1975)
80
3.2.
Chủ trương của Trung ương Cục miền Nam đẩy mạnh công tác binh vận (1973 - 1975)
87
3.3.
Trung ương Cục miền Nam chỉ đạo đẩy mạnh công tác binh vận (1973 - 1975)
100
Chương 4
NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM
125
4.1.
Nhận xét sự lãnh đạo của Trung ương Cục miền Nam về công tác binh vận (1969 - 1975)
125
4.2.
Kinh nghiệm từ quá trình Trung ương Cục miền Nam lãnh đạo công tác binh vận (1969 - 1975)
144
KẾT LUẬN
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
164
167
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
168
PHỤ LỤC
188
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT
Chữ viết đầy đủ
Chữ viết tắt
1
Chủ nghĩa xã hội
CNXH
2
Gia đình binh sĩ
GĐBS
3
Mặt trận Tổ quốc
MTTQ
4
Miền Nam Việt Nam
MNVN
5
Phòng vệ dân sự
PVDS
6
Việt Nam Cộng hòa
VNCH
7
Xã hội chủ nghĩa
XHCN
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Tiến công binh vận là hình thức đánh giặc lâu đời và trở thành nét độc đáo trong truyền thống đánh giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, công tác binh vận được Đảng xác định là mũi tiến công chiến lược của cách mạng, với vai trò to lớn tuyên truyền vận động làm suy sụp tinh thần, tư tưởng góp phần dẫn đến sụp đổ, tan rã tổ chức quân đội Mỹ và quân đội VNCH trên chiến trường MNVN, nhằm thực hiện “công nông binh liên hiệp”. Công tác binh vận được các cấp ủy Đảng quan tâm lãnh đạo, là một bộ phận quan trọng cấu thành đường lối chiến tranh giải phóng dân tộc của Đảng, là hoạt động đấu tranh thường xuyên của quân và dân ta với binh sĩ VNCH và binh sĩ Mỹ, trực tiếp góp phần “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào” giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Công tác binh vận trên chiến trường B2 trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cách mạng MNVN. Chiến trường B2 là chiến trường rộng lớn bao gồm các tỉnh thuộc cực Nam Trung Bộ: Quảng Đức, Tuyên Đức, Ninh Thuận, Bình Thuận, Lâm Đồng và Bình Tuy; các tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ: Phước Long, Long Khánh, Phước Tuy, Bình Long, Bình Dương, Biên Hòa, Tây Ninh, Hậu Nghĩa; các tỉnh thuộc miền Trung Nam Bộ: Long An, Kiến Tường, Kiến Phong, Định Tường, Kiến Hòa, Gò Công; các tỉnh thuộc miền Tây Nam Bộ: Châu Đốc, An Giang, Vĩnh Long, Vĩnh Bình, Phong Dinh, Ba Xuyên, Kiên Giang, An Xuyên, Chương Thiện và đặc khu Sài Gòn - Gia Định. Chiến trường B2 là nơi tập trung nhiều mục tiêu đầu não của quân đội, chính quyền VNCH, tiến công binh vận vào các mục tiêu chiến lược làm cho binh sĩ VNCH suy sụp từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, tạo ra phản ứng lan truyền sụp đổ về tinh thần của binh sĩ trên toàn miền Nam. Khi đế quốc Mỹ tiến hành chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” với thủ đoạn “dùng người Việt trị người Việt” tăng cường xây dựng quân đội VNCH, rút dần quân Mỹ và đồng minh ra khỏi MNVN, thực hiện kế hoạch bắt lính, đôn quân, mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương đẩy binh sĩ VNCH chết trận thay cho quân Mỹ, vơ vét cướp bóc tài sản của nhân dân làm cho mâu thuẫn xã hội lên cao, mâu thuẫn trong binh sĩ VNHC không thể dung hòa, dẫn đến tình trạng binh sĩ dao động tư tưởng thiếu niềm tin vào chế độ và quân đội VNCH, thực hiện đào, rã ngũ chạy sang với cách mạng ngày càng nhiều. Từ thực tiễn đặt ra, tiến công binh vận trên chiến trường B2 nhằm chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” càng quan trọng và ý nghĩa hơn bao giờ hết. Nhận thức rõ vai trò của công tác binh vận và âm mưu thủ đoạn của đế quốc Mỹ trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, Trung ương Cục đã lãnh đạo toàn diện công tác binh vận, kịp thời đề ra chủ trương và sự chỉ đạo đúng đắn, sát với tình hình thực tiễn của cách mạng. Với nhiều cách làm mới và hay, công tác binh vận trên chiến trường B2 trong những năm chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” đã giành những thắng lợi to lớn, làm suy sụp về tinh thần dẫn đến tan rã lớn binh sĩ VNCH, góp phần khuất phục cơ quan đầu não chính quyền và quân đội VNCH, hạn chế thương vong tổn thất cho cách mạng, thúc đẩy mũi quân sự, chính trị nhanh chóng tiến lên giành thắng lợi trong giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh. Với những thành công to lớn, công tác binh vận trong những năm chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” trên chiến trường B2 để lại những kinh nghiệm có giá trị to lớn, nhằm phục vụ thiết thực cho công tác tuyên truyền, đấu tranh làm thất bại hành động chống phá của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam hiện nay.
Mặc dù đã có những công trình nghiên cứu, tổng kết ở các cấp độ và phạm vi khác nhau về lịch sử công tác binh vận trên toàn miền Nam nói chung và một số địa phương trên chiến trường B2 nói riêng. Tuy nhiên, đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về công tác binh vận có tính chất hệ thống, chuyên sâu, toàn diện làm rõ chủ trương, chỉ đạo, đánh giá ưu, khuyết điểm, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm từ quá trình Trung ương Cục lãnh đạo công tác binh vận trên chiến trường B2. Do đó, nghiên cứu quá trình Trung ương Cục miền Nam lãnh đạo công tác binh vận từ năm 1969 đến năm 1975 trên chiến trường B2 là điều cần thiết nhằm góp phần tổng kết làm phong phú hơn lịch sử Đảng nói chung, lịch sử Trung ương Cục nói riêng trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Đồng thời, đúc kết những kinh nghiệm quý cho công tác binh vận của Đảng, có thể tham khảo vận dụng vào công tác tuyên truyền hiện nay, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Với những lý do trên, tác giả chọn vấn đề: “Trung ương Cục miền Nam lãnh đạo công tác binh vận từ năm 1969 đến năm 1975” làm đề tài luận án tiến sĩ, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích
Làm rõ quá trình Trung ương Cục miền Nam lãnh đạo công tác binh vận từ năm 1969 đến năm 1975. Trên cơ sở đó đúc rút những kinh nghiệm có giá trị vận dụng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Nhiệm vụ
Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án.
Làm rõ những yếu tố tác động đến quá trình Trung ương Cục miền Nam lãnh đạo công tác binh vận trong những năm 1969 - 1975.
Hệ thống và phân tích làm rõ chủ trương, chỉ đạo của Trung ương Cục miền Nam về công tác binh vận từ năm 1969 đến năm 1975.
Nhận xét và đúc rút một số kinh nghiệm từ quá trình Trung ương Cục miền Nam lãnh đạo công tác binh vận trong những năm 1969 - 1975.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu hoạt động lãnh đạo của Trung ương Cục miền Nam về công tác binh vận từ năm 1969 đến năm 1975.
Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Công tác binh vận là công tác tuyên truyền vận động của các lực lượng tác động vào tâm lý, tư tưởng binh lính, sĩ quan quân đội Mỹ, quân đội đồng minh và quân đội VNCH, nhằm làm hoang mang, rệu rã, chán ghét và phản đối chiến tranh, đào rã ngũ hoặc chạy sang với cách mạng. Đối tượng tiến công binh vận là binh sĩ Mỹ, đồng minh và binh sĩ VNCH.
Nghiên cứu chủ trương của Trung ương Cục về công tác binh vận trong hai giai đoạn 1969 -1972 và 1973-1975. Làm rõ quá trình chỉ đạo của Trung ương Cục về công tác binh vận trong từng giai đoạn, trên 4 nội dung: Xây dựng lực lượng binh vận; xây dựng cơ sở và hoạt động nội tuyến trong lòng địch; binh vận kết hợp với tiến công quân sự, đấu tranh chính trị và đấu tranh ngoại giao; thực hiện chính sách binh vận.
Về thời gian: Từ năm 1969 đến tháng 5 năm 1975, đế quốc Mỹ thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”. Giai đoạn 1969 - 1972, Trung ương Cục lãnh đạo công tác binh vận tham gia đánh bại một bước chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mỹ, buộc Mỹ ký kết hiệp định Pari và rút hết quân Mỹ. Giai đoạn 1973 - 1975, Trung ương Cục lãnh đạo công tác binh vận tham gia đánh bại hoàn toàn chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, góp phần vào sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Về không gian: Chiến trường B2 do Trung ương Cục miền Nam trực tiếp lãnh đạo từ năm 1965 đến năm 1975. Bao gồm các tỉnh thuộc cực Nam Trung Bộ; miền Đông Nam Bộ; miền Trung Nam Bộ; miền Tây Nam Bộ và đặc khu Sài Gòn - Gia Định.
4. Cở sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận án
Cơ sở lý luận: Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng về chiến tranh cách mạng và công tác binh vận.
Cơ sở thực tiễn: Từ thực tiễn hoạt động lãnh đạo của Trung ương Cục miền Nam về công tác binh vận trong những năm 1969 - 1975 và hệ thống nghị quyết, chỉ thị, thông tư, điện, báo cáo, tổng kết, đề án của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Trung ương Cục miền Nam, Quân ủy Miền, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa MNVN, Ban Binh vận Trung ương Cục, Cục Chính trị Miền, Đoàn Thanh niên miền Nam, Ban Công vận, Ban Nông vận, các đồng chí lãnh đạo của Đảng và Nhà nước về công tác binh vận. Phong trào tiến công binh vận của các địa phương từ năm 1969 đến năm 1975. Bên cạnh đó luận án sử dụng kết quả nghiên cứu của một số công trình khoa học có liên quan đến địa bàn nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của chuyên ngành Lịch sử Đảng. Trong đó chương 1, sử dụng chủ yếu phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp làm rõ tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án. Chương 2 và chương 3 chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử, logic, phân tích, tổng hợp, so sánh làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của Trung ương Cục về công tác binh vận trong từng giai đoạn. Chương 4 chủ yếu sử dụng phương pháp logic, phân tích, tổng hợp và so sánh làm rõ ưu, khuyết điểm và rút ra kinh nghiệm từ quá trình Trung ương Cục lãnh đạo công tác binh vận.
5. Những đóng góp mới của luận án
Hệ thống, khái quát hóa và luận giải những yếu tố tác động, làm rõ chủ trương, chỉ đạo của Trung ương Cục miền Nam về công tác binh vận từ năm 1969 đến năm 1975. Luận án dựng lại lịch sử về công tác binh vận trên chiến trường B2 trong những năm 1969 - 1975.
Đưa ra những đánh giá, nhận xét về sự lãnh đạo công tác binh vận của Trung ương Cục miền Nam trong những năm 1969 - 1975.
Đúc rút một số kinh nghiệm có giá trị tham khảo vận dụng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
Ý nghĩa lý luận: Luận án góp phần tổng kết, hoạt động lãnh đạo của Đảng về công tác binh vận, thông qua hoạt động lãnh đạo thực tiễn của Trung ương Cục miền Nam trên chiến trường B2.
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ cung cấp thêm những luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay
Ý nghĩa thực tiễn: Góp phần làm sáng tỏ, sâu sắc hơn thực tiễn lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng (thông qua thực tiễn chiến trường B2).
Là tài liệu bổ ích cho việc giáo dục truyền thống, nghiên cứu giảng dạy lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Là cơ sở để đấu tranh chống lại những quan điểm sai trái.
7. Kết cấu của luận án
Luận án gồm: Mở đầu; 4 chương (10 tiết); kết luận; danh mục các công trình khoa học của tác giả đã công bố; danh mục tài liệu tham khảo; phụ lục.
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án
1.1.1. Các công trình nghiên cứu của tác giả nước ngoài
Mai-cơn-Mac-Lia (1990), Việt Nam cuộc chiến tranh mười nghìn ngày [105], tác phẩm chỉ rõ mũi binh vận làm cho quân đội VNCH suy sụp về tinh thần và đào rã ngũ ở một số đơn vị. Bên cạnh đó, việc chính quyền Mỹ tăng thời gian phục vụ trên chiến trường và không ghi nhận sự hy sinh của binh sĩ trên chiến trường MNVN cũng làm cho tinh thần binh sĩ Mỹ suy sụp trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”. Sự suy sụp về tinh thần của lính Mỹ và đồng minh biểu hiện ở hành động chống lệnh, phản đối chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ và tự nêu khẩu hiệu “Đừng là người lính chết sau cùng ở Việt Nam” và mục tiêu chung là “Tự lo cho sinh mạng mình, sống qua giai đoạn này và ra khỏi Việt Nam” [105, tr. 172].
Giac Đo-I-Ong (1993) “Những người lính da trắng của Hồ Chí Minh” [82]. Tác giả làm rõ công tác binh vận đã vận động những người lính quân đội Pháp bỏ hàng ngũ theo Việt Minh trong đội “Com măng đô” năm 1949. Họ tham gia kháng chiến ở Việt Nam và chiến đấu hết mình, can đảm và có ý thức kỷ luật vô cùng nghiêm túc khi quan hệ với nhân dân, nhất là đối với phụ nữ. Họ có lý tưởng cách mạng, khát vọng hòa bình, tham gia nhiều chiến dịch chủ yếu ở Liên khu 3 và lập được nhiều thành tích. Tác phẩm cho thấy chính sách binh vận đúng đắn của Đảng đã vận động và tập hợp được binh sĩ đối phương phục vụ cho cách mạng.
Philip B.Đavitson (1995), Những bí mật của cuộc chiến tranh Việt Nam [76]. Tác giả cho rằng “binh vận là các hoạt động nhằm gây tư tưởng bất mãn trong hàng ngũ binh lính kẻ thù” [76, tr. 38]. Tác giả khẳng định sự thất bại của đế quốc Mỹ do nhiều nguyên nhân khác nhau và cho rằng không có một Tổng thống nào của nước Mỹ nhận thức được rằng địch vận là một bộ phận chiến lược của cách mạng Việt Nam, mục đích đánh tan sự ủng hộ của nhân dân Mỹ với cuộc chiến tranh. Địch vận đã tận dụng triệt để các phương tiện thông tin đại chúng để hủy hoại sự ủng hộ của dân chúng Mỹ đối với chiến tranh.
Ron Moreau (2001), “Một anh hùng cộng sản được nuôi dưỡng trong hàng ngũ lính Mỹ”, Việt Nam cuộc chiến không quên [110]. Tác giả làm rõ về hoạt động của cơ sở nội tuyến chiến lược Nguyễn Thành Trung được cài cắm trong lòng địch và được Ban Binh vận Trung ương Cục hướng dẫn từ khi xây dựng thành cơ sở nội tuyến cho đến khi làm binh biến, khởi nghĩa, sử dụng máy bay của VNCH ném bom vào Dinh Độc lập và sân bay Tân Sơn Nhất rồi trở về với cách mạng. Tác giả chỉ rõ hành động của Nguyễn Thành Trung làm cho tinh thần quân đội và chính quyền VNCH hoang mang, lo sợ. Tác phẩm đã cung cấp cho nghiên cứu sinh thấy rõ hơn thành công của hoạt động nội tuyến trong lòng địch trên chiến trường B2 vào thời điểm cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Frank Snepp (2003), Cuộc tháo chạy toán loạn [128]. Tác phẩm khẳng định, tinh thần binh sĩ VNCH trong những ngày cuối của cuộc chiến tranh suy sụp nặng nề và tan rã. Nguyên nhân là do lực lượng cách mạng tiến công mạnh về quân sự, chính trị và binh vận, bên cạnh đó đế quốc Mỹ cắt giảm viện trợ về kinh tế, quân sự là nguyên nhân quan trọng làm cho tinh thần quân đội và chính quyền VNCH suy sụp. Tác phẩm khẳng định “Không có viện trợ quân sự, ít nhất một tỷ đô la thì Nam Việt Nam chỉ là cái bóng của họ” [128, tr. 82].
Negel Cawthorne (2007), Chiến tranh Việt Nam được và mất [41]. Tác giả chỉ rõ nguyên nhân làm cho lính Mỹ suy sụp tinh thần chính là hoạt động phản đối chiến tranh của nhân dân Mỹ và hoạt động binh vận của lực lượng cách mạng miền Nam khi Mỹ triển khai chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”. Tác giả cho rằng binh vận đã xây dựng cơ sở cách mạng trong lòng đối phương với nhiều hình thức và trong các đối tượng khác nhau, để lấy thông tin từ binh lính Mỹ. Tác giả tuy đề cập chưa sâu đến công tác binh vận, nhưng đã cho thấy phần nào vai trò công tác binh vận trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, dưới sự nhìn nhận của người nước ngoài.
Jeferet Kimball (2007), Hồ sơ chiến tranh Việt Nam [101]. Tác phẩm khẳng định sự thất bại của chính quyền VNCH và sự sụp đổ về tinh thần của binh sĩ VNCH xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Đó là, do việc xét đoán kém cỏi về chiến lược trong suốt tháng 3 năm 1975, tình trạng tham nhũng của bộ máy chính quyền, khủng hoảng tiền tệ thế giới và cú sốc xăng dầu những năm 1973-1974 làm cho kinh tế VNCH khó khăn. Quân đội thì “chịu sự lãnh đạo tồi nói chung và những yếu kém về cơ cấu nội tại và về tinh thần” [101, tr. 80]. Bên cạnh đó, mũi tiến công quân sự của quân Giải phóng diễn ra mạnh mẽ, sự nổi dậy của quần chúng nhân dân ở khắp nơi vừa đấu tranh vừa tuyên truyền kêu gọi binh sĩ VNCH đầu hàng, góp phần làm cho binh sĩ VNCH tan rã.
Những công trình của tác giả người nước ngoài mới đề cập đến một số hoạt động công tác binh vận nói chung và của một số cá nhân. Tuy đề cập chưa nhiều, nhưng các công trình trên khẳng định vai trò của công tác binh vận góp phần làm suy sụp tinh thần binh sĩ Mỹ và binh sĩ VNCH trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu của tác giả trong nước
1.1.2.1. Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến công tác binh vận nói chung trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
Nguyễn Ngọc Giao (1973), “Bước phát triển mới trong công tác binh vận của Quân giải phóng miền Nam” [83]. Bài báo chỉ ra những điểm mới về nội dung, hình thức đấu tranh binh vận của Quân giải phóng sau khi có Hiệp định Pari. Nội dung là nêu cao ngọn cờ hòa bình, hòa hợp dân tộc của Mặt trận Dân tộc giải phóng MNVN và của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa MNVN. Có nhiều hình thức mới, tiếp xúc cá nhân, tập thể tuyên truyền giác ngộ binh sĩ VNCH, “Ở nhiều nơi đã tổ chức thành công hàng ngàn, hàng vạn cuộc tiếp xúc trực tiếp với đông đảo binh sĩ Sài Gòn” [83, tr. 61]. Ở nơi nào, đối phương lấn chiếm càn quét, các đơn vị Quân giải phóng đã tiến công binh vận kết hợp với kiên quyết trừng trị thích đáng. Bài báo làm rõ sự bắt nhịp kịp thời của Quân giải phóng miền Nam trong đấu tranh binh vận sau Hiệp định Pari năm 1973.
Ban Chỉ đạo Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (1995), Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước - thắng lợi và bài học [18]. Trong kinh nghiệm đấu tranh chính trị tác phẩm chỉ rõ, mục tiêu đấu tranh là vì dân sinh, dân chủ, làm tan rã từng bộ phận ngụy quân, ngụy quyền nhất là ở cơ sở. Phương pháp đấu tranh “từ lẻ tẻ đến cao trào, vừa đấu tranh độc lập vừa kết hợp chặt chẽ với đấu tranh quân sự và binh vận trên cả ba vùng chiến lược” [18, tr. 175]. Binh vận kết hợp với đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị vừa tiêu diệt, tiêu hao lớn quân VNCH trong các chiến dịch tổng hợp chống bình định, giành dân.
Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (2000), Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945 - 1975, thắng lợi và bài học [19]. Công trình khái quát những thắng lợi và bài học trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Công trình chỉ rõ vai trò của công tác binh vận đó là “binh vận tiến công vào hàng ngũ địch, làm phân hóa lực lượng, làm suy giảm ý chí của đội quân xâm lược góp phần làm tăng cường thế và lực cho cách mạng” [19, tr. 222]. Công trình làm rõ vị trí của công tác binh vận “Đó là mũi tiến công chiến lược, một vấn đề cơ bản trong cuộc vận động cách mạng ở cả thành thị lẫn nông thôn” [19, tr. 223].
Quân đội nhân dân Việt Nam - Tổng cục Chính trị (2002), Tổng kết công tác binh - địch vận trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước [117]. Công trình làm rõ một số chủ trương, chỉ đạo của Trung ương Đảng về công tác binh - địch vận và chủ yếu làm rõ về hoạt động, kết quả của công tác binh vận trên chiến trường miền Nam. Đồng thời, nhận xét đánh giá và rút ra những kinh nghiệm công tác binh - địch vận trên chiến trường MNVN. Đó là: Xác định đúng vị trí vai trò công tác binh - địch vận; Tổ chức toàn dân làm công tác binh - địch vận; Sử dụng 3 mũi giáp công tiến hành công tác binh - địch vận; Xây dựng cơ quan tham mưu và đội ngũ cán bộ chuyên trách đủ mạnh. Đây là công trình tương đối hoàn chỉnh về công tác binh - địch vận trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Nguyễn Xuân Tú (2002), Đảng chỉ đạo giành thắng lợi từng bước trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thời kỳ 1965 - 1975 [206]. Tác giả làm rõ quá trình chỉ đạo của Đảng đánh bại từng bước cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ tại Việt Nam. Trong đó, đề cập đến một số chủ trương, chỉ đạo và kết quả tiến công binh vận của Đảng, của Trung ương Cục. Tác giả chỉ rõ tháng 7 - 1969 Trung ương Cục chủ trương “tăng cường công tác dân vận làm cơ sở cho đấu tranh chính trị, binh vận, xây dựng và mở rộng căn cứ” [206, tr. 85], để góp phần khôi phục lại phong trào cách mạng. Tác phẩm có vai trò quan trọng, hình thành khung chung về quá trình chỉ đạo của Đảng chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, là tài liệu nghiên cứu sinh kế thừa về nội dung và phương pháp.
Nguyễn Văn Bạo (2007), Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo kết hợp đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ 1965 đến 1/1973 [23]. Tác giả làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng về kết hợp đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1965 đến tháng 01 năm 1973. Trong đó chỉ rõ sau năm 1968, “cục diện chiến tranh mới tạo ra cho đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao có điều kiện kết hợp và hỗ trợ cho nhau tốt hơn, thúc đẩy quá trình làm tan rã tinh thần của binh lính Mỹ trên chiến trường làm cho ngụy quân, ngụy quyền nhanh chóng suy sụp” [23, tr. 101]. Đồng thời, tác giả chỉ ra hoạt động kết hợp binh vận với phong trào đấu tranh chính trị ở Sài Gòn - Gia Định của công nhân, học sinh, sinh viên, nhằm chống bắt lính, bắt sinh viên vào PVDS. Tác phẩm không nghiên cứu trực tiếp về công tác binh vận nhưng đã chỉ ra những yếu tố tác động đến sự suy sụp tinh thần và tan rã về tổ chức của binh sĩ Mỹ, binh sĩ VNCH.
Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam - Cục Dân vận và Tuyên truyền đặc biệt (2008), Công tác dân vận và tuyên truyền đặc biệt trong Quân đội nhân dân Việt Nam (1947 - 2002) [198]. Công trình làm rõ quá trình tham mưu, chỉ đạo hướng dẫn công tác binh vận của Cục Dân vận và Tuyên truyền đặc biệt qua các giai đoạn chống Pháp và chống Mỹ cho chiến trường miền Nam nói chung và chiến trường B2 nói riêng. Công trình mang tính chất liệt kê về nội dung chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.
Lê Văn Mạnh (2012), Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo quân và dân ta chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mỹ (1969 -1975) [106]. Tác giả dựng lại bức tranh chân thực Đảng lãnh đạo chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, trong đó đề cập đến một số hoạt động binh vận và chỉ ra hạn chế của công tác binh vận trong giai đoạn này là “Đấu tranh chính trị và binh vận chưa phát triển kịp thời” [106, tr. 46]. Tác giả chỉ ra điểm hạn chế về tinh thần quân đội VNCH và nguyên nhân dẫn đến suy sụp tinh thần quân đội VNCH. Tác phẩm hình thành phông chung quá trình lãnh đạo của Đảng chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.
Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (2013), Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954 -1975, Tập VI, Thắng Mỹ trên trường ba nước Đông Dương [207]. Tác phẩm làm rõ âm mưu, thủ đoạn của đế quốc Mỹ về bắt lính đôn quân, sử dụng các biện pháp phản vận trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”. Tác phẩm làm rõ một số hoạt động binh vận của quân và dân miền Nam trong các chiến dịch đường 9 Nam Lào, Đông Bắc Campuchia và trong họạt động chống bình định trên toàn MNVN.
Nguyễn Văn Bích (2016) “Công tác binh - địch vận góp phần làm nên thắng lợi” [24]. Tác giả làm rõ vị trí vai trò công tác binh - địch vận trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, chỉ ra khái niệm công tác binh - địch vận trong kháng chiến chống Mỹ “là công tác tuyên truyền, vận động, tranh thủ lôi kéo những người Việt Nam vì lý do khác nhau đang cầm súng, làm việc cho Mỹ, ngụy trở về với dân tộc, đứng lên cùng nhân dân chống xâm lược và bè lũ tay sai phản động, làm cho ngụy quân, ngụy quyền suy giảm, tê liệt dẫn đến tan rã về tư tưởng, tổ chức; đồng thời là mũi tiến công chính trị vào quân xâm lược Mỹ, chư hầu, làm cho chúng sa sút tinh thần, suy sụp ý chí xâm lược” [24, tr. 308].
Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Cục Dân vận (2017), Lịch sử Cục Dân vận (1947 - 2017) [199]. Công trình làm rõ lịch sử của Cục Dân vận qua các thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ, trong đó làm rõ quá trình, tham mưu đề xuất với Tổng cục Chính trị về công tác binh vận trên chiến trường miền Nam. Trong những năm chống Mỹ, cứu nước, công trình đề cập đến một số chủ trương, chỉ đạo, hoạt động và kết quả binh vận. Công trình có cách tiếp cận và giải quyết vấn đề binh vận mang đậm tính lịch sử, là tài liệu qúy khi nghiên cứu về công tác binh vận.
Các công trình nghiên cứu về công tác binh vận nói chung trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đã làm rõ một số chủ trương, chỉ đạo của Đảng và kết quả binh vận ở các giai đoạn kháng chiến. Các công trình trên cung cấp cho nghiên cứu sinh nhìn nhận tổng quát hơn về công tác binh vận của Đảng, là nguồn tài liệu quý cung cấp về nội dung và phương pháp cách tiếp cận giải quyết vấn đề binh vận. Tuy nhiên, các công trình trên mới đề cập đến một số chủ trương và chỉ đạo của Đảng về công tác binh vận, chưa có công trình nào đề cập một cách hệ thống chuyên sâu về chủ trương, chỉ đạo công tác binh vận của Trung ương Cục trong chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 - 1975).
1.1.2.2. Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến công tác binh vận ở các vùng miền, địa phương trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
Tỉnh ủy Gia Lai (1998), Tổng kết công tác binh vận tỉnh Gia Lai trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) [196]. Công trình dựng lại bức tranh lịch sử chân thực về hoạt động binh vận ở tỉnh Gia Lai, đề cập đến một số chủ trương và chỉ đạo của Tỉnh ủy Gia Lai về công tác binh vận, làm rõ các hoạt động binh vận của quân và dân Gia Lai trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Công trình đã nhận xét đánh giá và rút ra một số kinh nghiệm về hoạt động binh vận của Tỉnh ủy Gia Lai.
Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế (1998), Tổng kết công tác binh vận trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) [197]. Công trình làm rõ một số chủ trương của Tỉnh ủy và các hoạt động, hình thức tiến công binh vận của quân và dân Thừa Thiên Huế. Các hình thức tiến công binh vận được sử dụng “quyết liệt chặn xe, xông vào đồn cho đến gọi loa, tuyên truyền văn nghệ vào các đồn bốt, phong trào “nói đồng bào tôi nghe và nghe đồng bào tôi nói” ở các thành phố” [197, tr. 126]. Công trình rút ra một số kinh nghiệm hoạt động binh vận trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của quân và dân Thừa Thiên Huế. Công trình là tài liệu quan trọng để đối chiếu so sánh với hoạt động công tác binh vận trên chiến trường B2.
Thường vụ Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu 5 (1999), Tổng kết công tác binh vận chiến trường Khu V, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) [135]. Công trình làm rõ một số chủ trương và sự chỉ đạo của Khu ủy Khu V về công tác binh vận. Đồng thời, làm rõ hoạt động và kết quả tiến công binh vận của quân, dân Khu V trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Công trình chỉ ra những ưu, khuyết điểm và rút ra một số kinh nghiệm công tác binh vận trên chiến trường Khu V. Công trình thể hiện nội dung và bố cục chặt chẽ, là tài liệu quan trọng để so sánh đánh giá với kết quả công tác binh vận trên chiến trường B2 dưới sự lãnh đạo của Trung ương Cục.
Vũ Quang Hiển (2008), “Mũi tiến công địch vận ở Huế, Xuân Mậu Thân 1968” [86]. Tác giả làm rõ hoạt động binh vận và địch vận của lực lượng vũ trang trong tổng tiến công và nổi dậy ở Huế trong Xuân Mậu Thân. Tác giả chỉ rõ mối quan hệ của ba mũi tiến công “Mũi tiến công chính trị và mũi tiến công quân sự phối hợp nhịp nhàng và đều khắp... có tác dụng tiêu diệt lực lượng đối phương, tạo đà cho mũi tiến công binh vận” [86, tr.16]. Tác giả chỉ rõ hoạt động binh vận của lực lượng vũ trang là sử dụng phương pháp gọi loa kêu hàng, vận động nhân dân tham gia tiến công binh vận rộng khắp và liên tục. Bài báo khoa học mới đề cập đến hoạt động binh vận của lực lượng vũ trang trong phạm vi hẹp về không gian và thời gian, nhưng nội dung và phương pháp tiếp cận rất khoa học.
Trần Thị Lan (2011), “Hoạt động nội tuyến trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 ở Đắk Lắk” [102]. Tác giả cho rằng hoạt động nội tuyến là hình thức đánh địch đơn tuyến, hoàn toàn bí mật, chiến sĩ nội tuyến tạo được sự tin tưởng của địch. Hình thức hoạt động nội tuyến ở Đắk Lắk là “nắm chắc âm mưu, thủ đoạn, kế hoạch hoạt động của địch rồi báo cáo cơ quan cấp trên... đánh phá các mục tiêu chiến lược do cấp trên chỉ định hoặc được cấp trên chấp nhận” [102, tr. 18]. Kết quả là “Cách đánh bất ngờ ngay trong cơ quan đầu não đối phương khiến cho quân địch hoang mang, kinh hoàng, dẫn đến làm suy giảm tinh thần chiến đấu của binh lính địch tại Buôn Ma Thuột và trên chiến trường Đắk Lắk” [102, tr. 21]. Tác phẩm đề cập rất sâu về công tác nội tuyến, đây là một hoạt động của công tác binh vận.
Hà Văn Ngọc (2012) “Đấu tranh binh vận ở Quảng Nam trong những năm đầu kháng chiến chống Mỹ, cứu nước” [112]. Tác phẩm làm rõ chủ trương của Tỉnh ủy Quảng Nam về “phát huy vai trò đi đầu của lực lượng phụ nữ trong đấu tranh chính trị - binh địch vận” [112, tr. 28]. Chị em phụ nữ của Tỉnh là lực lượng nòng cốt làm binh vận, được bồi dưỡng tiếng Anh, tiếng Hàn Quốc để đấu tranh trực diện với lính Mỹ và lính Nam Hàn. Phụ nữ và thiếu nhi nói được những câu thông dụng bằng tiếng Hàn đã hướng dẫn quần chúng địa phương cách đấu tranh trực diện, binh vận đối với lính Nam Hàn. Phụ nữ phát tán truyền đơn, trương khẩu hiệu binh vận với nhiều hình thức, phối hợp với du kích, bộ đội địa phương, bám sát đồn địch, dùng loa đọc lời kêu gọi bằng tiếng Hàn Quốc...
Hoàng Chí Hiếu (2015), “Công tác binh vận trên chiến trường Quảng Trị những năm 1961 - 1966” [87]. Tác giả làm rõ hoạt động binh vận của quân và dân Quảng Trị và chỉ rõ nhiệm vụ công tác binh vận là: Binh vận kết hợp với đấu tranh chính trị và tác chiến làm tan rã tiêu hao, tiêu diệt lực lượng vũ trang của địch chủ yếu là lực lượng vũ trang địa phương; Tiến công binh vận nhằm phân hóa, tranh thủ cải tạo để triệt phá chính quyền của địch ở thôn xã; Tổ chức binh vận chống càn quét, lấn chiếm; Chấp h...ến thời điểm đó có 31.000 lính Mỹ về nước trong quan tài”[92, tr. 693 - 694], dẫn đến binh sĩ Mỹ trên chiến trường miền Nam rất lo sợ bi thương và chết trận, không còn là chỗ dựa tinh thần cho quân VNCH. Nội bộ nước Mỹ tiếp tục mâu thuẫn và chia rẽ sâu sắc vì khủng hoảng kinh tế và bất đồng quan điểm về chiến tranh ở MNVN. Ngân sách của nước Mỹ thâm hụt lớn, lạm phát tăng cao, thất nghiệp ngày càng nhiều, yêu cầu chi phí cho cuộc chiến tranh ở MNVN ngày càng lớn. Chính quyền R.Nixon tuyên bố rút quân khỏi MNVN, nhưng thực hiện rút quân nhỏ giọt và mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương. Từ đó, làm cho phong trào phản chiến của nhân dân, binh sĩ Mỹ, kể cả những binh sĩ Mỹ đã tham chiến ở MNVN diễn ra vô cùng mạnh mẽ bên trong nước Mỹ, họ yêu cầu chính phủ Mỹ chấm dứt chiến tranh, đưa chồng, con, em họ về nước. Những yếu tố trên càng làm cho tư tưởng tinh thần của binh sĩ Mỹ và binh sĩ VNCH trên chiến trường MNVN hoang mang dao động vì cuộc chiến tranh phi nghĩa không lối thoát, lo sợ phải chết trận, quân đội VNCH sợ không còn chỗ dựa khi Mỹ rút quân, đây là yếu tố rất thuận lợi cho công tác binh vận đối với cả quân Mỹ và quân đội VNCH.
Đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương vấp phải sự chống đối quyết liệt của 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia. Ba nước đã phát huy sức mạnh tổng hợp đánh bại các chiến dịch quân sự của Mỹ trên chiến trường Campuchia và Lào. Mỹ mở rộng chiến tranh sang Campuchia và Lào làm cho lực lượng trên chiến trường B2 bị dàn mỏng ở địa bàn rộng lớn, cùng một lúc chúng phải đối phó với nhiều lực lượng của cách mạng, dẫn đến tâm lý binh sĩ Mỹ và binh sĩ VNCH ngày càng hoảng loạn, lo sợ đối đầu với Quân giải phóng.
Những đặc điểm về tình hình thế giới, 3 nước Đông Dương và khó khăn của chính phủ Mỹ khi triển khai chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, đặt ra yêu cầu đối với Trung ương Cục là tận dụng triệt để phong trào phản đối chiến tranh của nhân dân thế giới, nhân dân Mỹ, những mâu thuẫn trong lòng nước Mỹ, những hạn chế của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, những yếu kém về tâm lý, tư tưởng của binh sĩ Mỹ, binh sĩ VNCH để kịp thời xác định chủ trương và chỉ đạo linh hoạt công tác binh vận trên chiến trường B2.
Bên cạnh yếu tố thuận lợi, sự bất đồng sâu sắc giữa Trung Quốc và Liên Xô để đế quốc Mỹ lợi dụng, sử dụng chính sách ngoại giao nham hiểm và xảo trá chia rẽ phong trào cách mạng làm hạn chế sự ủng hộ về vật chất của hai nước đối với cách mạng Việt Nam. Đế quốc Mỹ tuy nội bộ mâu thuẫn, nền kinh tế suy giảm nhưng tiềm lực kinh tế vẫn còn mạnh, vẫn đầu tư lớn cho chính quyền VNCH thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” bước đầu chúng đã chiếm được ưu thế, nhanh chóng đánh chiếm và bình định được vùng nông thôn rộng lớn, dẫn đến phong trào cách mạng mất dân mất đất. Những hạn chế trên, đặt ra Trung ương Cục phải nhận thức đúng, kịp thời đề ra chủ trương binh vận đối phó với âm mưu, diễn biến mới của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, kịp thời có chủ trương chuyển hướng công tác binh vận về nông thôn làm tan rã binh sĩ VNCH, nhằm hạn chế đế quốc Mỹ chuyển hướng bình định đánh chiếm nông thôn để giành dân, chiếm đất.
2.1.3. Tình hình trong nước và chiến trường B2
2.1.3.1. Tình hình trong nước trong chống chiến lược “Việt nam hóa chiến tranh”.
Thắng lợi của các đợt Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968 bước đầu mở ra thế và lực mới cho cách mạng miền Nam. Thắng lợi đó buộc đế quốc Mỹ phải xuống thang chiến tranh, phải ngồi vào bàn đàm phán thương lượng với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, từ đó mở ra mặt trận đấu tranh ngoại giao trực tiếp với đế quốc Mỹ. Phong trào cách mạng XHCN ở miền Bắc tiếp tục giành thắng lợi lớn, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày được nâng lên, các nước XHCN và các nước tiến bộ trên thế giới tiếp tục ủng hộ cách mạng Việt Nam. Miền Bắc đã nhanh chóng khắc phục hậu quả ném bom đánh phá của đế quốc Mỹ, củng cố và đẩy mạnh phát triển kinh tế, tiếp tục khẳng định vai trò là hậu phương lớn cho miền Nam đánh giặc và miền Bắc đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ, mà đỉnh cao là đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng B52 trong 12 ngày đêm cuối năm 1972. Phong trào cách mạng miền Nam giai đoạn này, ban đầu tuy gặp nhiều khó khăn, nhưng đã kịp thời khắc phục để vươn lên. Thắng lợi trên mặt trận ngoại giao, phong trào đấu tranh chính trị ở đô thị và đặc biệt sự ra đời của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa MNVN, thắng lợi quân sự ở Tây Nguyên, Bình Trị Thiên, Đường 9 Nam Lào và chiến trường B2 năm 1972 đã tác động làm suy sụp lớn tinh thần tư tưởng binh sĩ VNCH trên chiến trường B2. Từ tình hình trong nước yêu cầu Trung ương Cục khai thác triệt để thắng lợi của mũi tiến công quân sự, chính trị và ngoại giao, để xác định chủ trương, chỉ đạo công tác binh vận, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp binh vận kết hợp với tiến công quân sự, đấu tranh chính trị và đấu tranh ngoại giao làm cho binh sĩ Mỹ, binh sĩ VNCH nhanh chóng suy sụp và tan rã.
2.1.3.2. Thực trạng công tác binh vận trên chiến trường B2 trước năm 1969 và tình hình mới trong những năm 1969 - 1972.
Thực trạng công tác binh vận trên chiến trường B2 trước năm 1969: Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Cục công tác binh vận trong giai đoạn 1965 - 1968 trên chiến trường B2 đã đạt được những kết quả tích cực. Trung ương Cục kịp thời đề ra chủ trương, chỉ đạo công tác binh vận đối với cả quân Mỹ, đồng minh và quân đội VNCH. Chỉ đạo binh vận kết hợp chặt chẽ với tiến công quân sự và đấu tranh chính trị, khai thác mâu thuẫn giữa quân Mỹ và quân VNCH, làm cho nhiều đồn bốt quân VNCH án binh bất động dẫn đến quân Mỹ không tin quân VNCH và mâu thuẫn giữa chúng ngày càng gay gắt. Công tác binh vận sử dụng nhiều hình thức, nhiều lực lượng, đặc biệt là quần chúng nhân dân trong vành đai diệt Mỹ tiến công bằng truyền đơn, băng rôn, thư tay, loa kêu gọi, trực tiếp thuyết phục, bằng tiếng Anh, tiếng Thái Lan v.v, làm cho một bọ phận quân Mỹ chán ghét chiến tranh, thường xuyên đấu tranh phản chiến đòi về nước, chống hành quân càn quét, đào rã ngũ, quan hệ giữa lính da trắng và da mầu ngày càng phức tạp. Công tác binh vận góp phần quan trọng mở ra thời cơ và thuận lợi cho Tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm 1968. Trong Tổng tiến công và nổi dậy, binh vận làm tan rã nhiều binh sĩ VNCH và binh sĩ Mỹ, làm cho chúng hoang mang, dao động, gây ra phong trào phản chiến mạnh mẽ, quyết liệt hơn, quân Mỹ biểu tình phản đối chiến tranh diễn ra ở nhiều đơn vị, nhiều binh sĩ Mỹ đã quay súng bắn chỉ huy và tình trạng tự vẫn, tự thương không ra trận ngày càng nhiều. Nhiều binh sĩ Mỹ, binh sĩ VNCH tham gia phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam phản đối chiến tranh với mong muốn được về nước, v.v. Những đặc điểm trên là điều kiện thuận lợi, là động lực lớn để công tác binh vận tiếp tục phát huy sức mạnh tổng hợp, khoét sâu vào điểm yếu của binh sĩ VNCH khi Mỹ rút quân, tiếp tục đẩy mạnh xây dựng lực lượng binh vận ở cơ sở, binh vận kết hợp chặt chẽ với quân sự, chính trị và ngoại giao làm tan rã binh sĩ VNCH và binh sĩ Mỹ.
Tuy nhiên, trong giai đoạn 1965 - 1968 công tác binh vận còn bộc lộ một số điểm hạn chế, chủ trương và chỉ đạo công tác binh vận có lúc chưa phù hợp, chỉ tiêu quá cao so với khả năng, vì có lúc, có nơi đánh giá quá thấp trạng thái chính trị, tinh thần quân đội VNCH. Trong tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, công tác binh vận ở trọng điểm Sài Gòn – Gia Định không thực hiện được các kế hoạch như dự định. Chỉ đạo công tác binh vận tập trung nhiều vào các mục tiêu đô thị, dẫn đến ở nông thôn nhiều nơi bị bỏ lỏng. Chưa tận dụng hết thời cơ quân đội VNCH hoang mang cao độ để tiến công làm tan rã lớn. Mũi tiến công binh vận còn chậm so với các mũi quân sự và chính trị, không tương xứng với yêu cầu và khả năng ngày càng lớn từ khi Mỹ tiến hành chiến tranh cục bộ. Hội nghị Trung ương Cục lần thứ 9 (7-1969) đánh giá công tác binh vận qua các đợt tổng tiến công năm 1968 “mũi tiến công binh vận còn quá yếu nên chưa tận dụng được thuận lợi to lớn để thúc đẩy mạnh sự suy sụp của ngụy quân, ngụy quyền” [63, tr. 332].
Do vậy, công tác binh vận trên chiến trương B2 gặp nhiều khó khăn, lực lượng và phong trào binh vận ở thành thị và nông thôn bị tổn thất nặng nề. Lực lượng binh vận nhiều nơi bị trắng, Ban Binh vận ở cơ sở, huyện, tỉnh nhiều nơi bị tan rã. Phong trào binh vận quần chúng mất thế hợp pháp, địa bàn hoạt động bị thu nhỏ, quần chúng nhân dân tham gia công tác binh vận hạn chế, sợ bị phát hiện, bị thanh lọc và bị liên lụy. Nhiều nơi cán bộ binh vận cơ sở bị bắt và bị giết, nhiều người dao động cắt liên lạc, lo sợ khi ta móc nối, chần chừ không dám hành động, thậm chí có một số đầu hàng phản bội. Ở đặc khu Sài Gòn - Gia Định, một số cán bộ chủ chốt của Ban Binh vận bị địch bắt, không chịu nổi tra tấn đã khai báo, làm cho địch mở rộng diện khủng bố, truy quét, bắt nhiều cán bộ chỉ đạo, mật giao và cơ sở nội tuyến. Một số cán bộ binh vận bị địch bắt giữ khống chế, làm lộ ký tín ám hiệu hợp đồng tác chiến, để địch lợi dụng gây ra những tổn thất lớn cho cách mạng. Bộ máy và lực lượng binh vận ở các vùng nông thôn mỏng yếu, nhất là ở xã ấp, các mục tiêu ở cơ sở xã ấp chưa được bố trí đầy đủ lực lượng, hoạt động chưa thông suốt. Việc phối hợp giữa binh vận với quân sự, chính trị chưa nhịp nhàng ăn khớp, công tác vận động binh sĩ VNCH gây binh biến, phản chiến và khởi nghĩa trong quân đội VNCH còn quá yếu. Bên cạnh đó, do địa bàn chiến trường B2 rộng lớn, có nhiều mục tiêu đầu não quan trọng của quân đội VNCH tập trung lớn ở đô thị, lực lượng binh sĩ VNCH đông, đế quốc Mỹ và chính quyền VNCH ưu tiên nhiều hơn sức người, sức của cho khu vực này. Do vậy, yêu cầu đối với Trung ương Cục miền Nam trong lãnh đạo công tác binh vận trên chiến trường B2 cần có chủ trương và chỉ đạo khắc phục kịp thời những yếu kém hạn chế.
Tình hình chiến trường B2 trong những năm 1969 - 1972: Chiến trường B2 có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, xã hội và quân sự đối với toàn miền Nam. Chiến trường B2 chiếm 1/2 đất đai, 2/3 dân số và chiếm 3/4 đường biên giới của toàn miền Nam với Campuchia, có bờ biển và thềm lục địa rộng lớn, nơi đứng chân của các trung tâm đầu não chính trị, kinh tế, quân sự của bộ máy xâm lược Mỹ và chính quyền VNCH. Chiến trường B2 có cả ba vùng chiến lược, chiến trường rừng núi rộng lớn thuộc một phần của “Mái nhà Đông Dương”, có đồng bằng nông thôn rộng lớn, trù phú nơi đông dân cư, vùng đồng bằng sông Cửu Long vựa lúa lớn nhất miền Nam, có các đô thị lớn như Sài Gòn - Gia Định, Cần Thơ, Mỹ Tho, v.v, nơi đứng chân của Bộ Chỉ huy Quân đoàn 3, Quân đoàn 4 và một phần Quân đoàn 2 của quân đội VNCH. Do vậy, tiến công binh vận làm sụp đổ cơ quan, đơn vị đầu não của quân đội VNCH trên chiến trường B2 có ý nghĩa rất quan trọng, không chỉ làm tan rã binh sĩ VNCH khu vực này mà còn gây hoang mang lo sợ cho binh sĩ VNCH ở các chiến trường khác.
Thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, chính quyền VNCH tăng cường bắt lính, đôn quân dẫn đến quân đội VNCH, nhất là quân địa phương trên chiến trường B2 tăng lên đột ngột. Riêng năm 1971 chúng dự kiến bắt 19,3 vạn tân binh, 19,8 vạn lính tình nguyện để phát triển thêm 8,4 vạn quân, còn lại bổ sung tổn thất, tan rã và dự trữ. Bảo an tập trung củng cố 1.636 đại đội, 147 khung Ban Chỉ huy Liên đội, lập thêm các tiểu đoàn bảo an. Dân vệ phát triển lên 6.531 trung đội (mức cao nhất dự kiến là 7.200 trung đội). Nhân dân tự vệ 5 triệu, trong đó 1 triệu nòng cốt và 50 vạn nhân dân tự vệ chiến đấu thường, cấp phát 50 vạn súng (có 10 vạn súng dự trữ), tổ chức 2,5 vạn liên toán nòng cốt. Chiêu hồi dự kiến là 3,5 vạn người và vận động mua chuộc 1,5 vạn thân nhân gia đình những người tham gia kháng chiến [202, tr. 2]. Tuy nhiên, việc bắt lính trên chiến trường B2 diễn ra thiếu chặt chẽ, coi trọng về số lượng dẫn đến chất lượng kém, bắt cả thiếu niên 15, 16 tuổi, số quân đào rã ngũ, bọn đầu hàng, tội phạm xã hội, đầu thú, học sinh, sinh viên, đặc biệt có cả nhiều quần chúng cách mạng, cán bộ, đảng viên, nòng cốt binh vận vào lính, đây là điểm yếu của quân đội VNCH để công tác binh vận khoét sâu làm suy sụp và tan rã binh sĩ VNCH.
Cùng với bắt lính, đôn quân, đế quốc Mỹ nhanh chóng thực hiện kế hoạch bình định nông thôn, với nội dung “bình định cấp tốc” (10/1968 - 1/1969), “bình định xây dựng” (2/1969 - 6/1970) và từ tháng 7/1970 trở đi thực hiện “bình định bổ sung”. Tập trung bình định ở vùng nông thôn đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng trọng điểm ở Đông Nam Bộ, Ninh Thuận và Bình Thuận. Bình định đến đâu là xây dựng đồn bốt ở các xã ấp để thực hiện kìm kẹp quần chúng nhân dân, bàn giao việc quản lý kìm kẹp cho quân địa phương, PVDS, dân vệ, bảo an và cảnh sát cơ động. Thực hiện quân sự hóa cán bộ cấp phường, xã, khóm ấp, đưa sĩ quan quân đội VNCH về phụ trách cơ sở và thực hiện chia nhỏ các phường, xã, khóm để dễ bề cai trị. Bên cạnh đó, chính quyền VNCH đã ra sức sử dụng các biện pháp phản vận, đẩy mạnh công tác tuyên truyền xuyên tạc thắng lợi của cách mạng miền Nam, sử dụng lực lượng “Phượng hoàng” để tiêu diệt lực lượng cán bộ đảng viên, lực lượng binh vận các cấp. Mục tiêu chúng đề ra từ năm 1969 đến năm 1972, mỗi tháng ít nhất phải diệt 350 cán bộ (vùng 2), trung bình 400 - 450 (vùng 3), cao nhất là 600 (vùng 4) [21, tr. 201].Hoạt động phản vận của địch làm cho phong trào binh vận những năm đầu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” gặp nhiều khó khăn. Vì thế dẫn đến đời sống nhân dân vùng nông thôn bị kìm kẹp, o ép, cướp bóc, cưỡng ép, yêu cầu khách quan lúc này là làm tan rã lực lượng quân địa phương để giải phóng nhân dân, tạo chỗ đứng chân vững chắc cho lực lượng cách mạng ở nông thôn.
Ngày 28 tháng 4 năm 1970, đế quốc Mỹ thực hiện mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương, đánh nhiều lần sang Campuchia. Mỹ sử dụng phần lớn quân Mỹ và quân chủ lực VNCH trên chiến trường B2, bao gồm 6 sư đoàn chính quy, 1 sư đoàn dù, 2 lữ thủy đánh bộ, 6 liên đoàn biệt động ở Nam Bộ và 2 sư đoàn Mỹ, Quân đoàn 4 VNCH đã huy động đại bộ phận của 3 sư đoàn 21, 9, 7 kết hợp với hai lữ lính thủy đánh bộ và 2 - 3 liên đoàn biệt động quân tận dụng các tiểu đoàn bảo an, các giang đoàn, liên tiếp mở 25 cuộc hành quân mệnh danh “Cửu Long” đánh sang Campuchia. Đây là cơ sở thuận lợi để công tác binh vận tập trung lực lượng tiến công làm tan rã quân địa phương PVDS, dân vệ, bảo an, khi quân chủ lực VNCH bị phân tán đi chiến trường Campuchia.
Sau năm 1968, mặc dù lực lượng cách mạng miền Nam có thiệt hại nhưng trên chiến trường B2 cách mạng vẫn giữ vững thế tiến công, quân Mỹ và quân đội VNCH ở thế bị động đối phó, phản công. Cách mạng giành được nhiều thắng lợi mới, việc thành lập Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa MNVN và hệ thống chính quyền các cấp được kiện toàn bổ sung thường xuyên là cơ sở quan trọng cho phong trào cách mạng đấu tranh và phát triển. Phong trào đấu tranh chính trị ở đô thị Sài Gòn - Gia Định, Cần Thơ ngày càng phát triển mạnh mẽ, phát động đông đảo công nhân, học sinh, sinh viên tham gia phong trào chống bắt lính đôn quân. Trên mặt trận ngoại giao phía Việt Nam đã đưa ra chính sách 10 điểm, buộc đế quốc Mỹ phải bộc lộ bộ mặt thâm độc và giả dối, bị nhân dân thế giới, nhân dân Mỹ lên án kịch liệt. Lực lượng vũ trang của Miền giành được nhiều thắng lợi lớn trong các chiến dịch quân sự tổng hợp ở Đông Nam Bộ, Trung Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Đây là điều kiện thuận lợi để binh vận kết hợp với quân sự, chính trị và ngoại giao làm tan rã binh sĩ Mỹ và binh sĩ VNCH.
Từ thực trạng công tác binh vận trước năm 1969 và đặc điểm chiến trường B2, đặt ra yêu cầu mới cho công tác binh vận khi đế quốc Mỹ thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”. Lãnh đạo công tác binh vận đòi hỏi Trung ương Cục phải nắm chắc đặc điểm tình hình thực tiễn cách mạng, kịp thời có chủ trương và sự chỉ đạo điều chỉnh bước đi cho phù hợp, nhanh chóng chuyển hướng chỉ đạo về nông thôn để tham gia đánh phá bình định. Binh vận phải kết hợp chặt chẽ với dân vận để từng bước khôi phục lại lực lượng và phong trào cách mạng, binh vận phải bám sát nhân dân. Binh vận phải kịp thời ngăn chặn quá trình bắt lính đôn quân, chủ động xây dựng cơ sở cách mạng trong lòng địch và giải quyết những vướng mắc cho GĐBS và binh sĩ khi bị bắt lính đôn quân để vận động họ về với cách mạng. Binh vận kết hợp chặt chẽ với chính trị, quân sự và ngoại giao làm tan rã quân Mỹ, quân đội VNCH.
2.1.4. Chủ trương của Đảng về công tác binh vận ở miền Nam
Sau hai đợt Tổng tiến công và nổi dậy trên toàn miền Nam, tháng 8 năm 1968 Bộ Chính trị đã họp và ra Nghị quyết tiếp tục Tổng tiến công và nổi dậy trong thời gian tới. Nghị quyết làm rõ thắng lợi và hạn chế qua sáu tháng Tổng tiến công và nổi dậy, công tác binh vận còn một số điểm hạn chế đó là “Công tác vận động binh sĩ địch, gây binh biến và khởi nghĩa trong quân đội địch còn quá yếu” [62, tr. 404],chưa làm tốt công tác chống địch bắt lính, chưa hạn chế và triệt để nguồn bổ sung của quân đội VNCH, địch còn khôi phục được phần quan trọng lực lượng đã bị tan rã của chúng. Từ những điểm hạn chế trên, Nghị quyết yêu cầu trong Tổng tiến công và nổi dậy thời gian tới phải “đẩy mạnh tiến công địch bằng binh vận” [62, tr. 423].Bộ Chính trị chỉ rõ quân Mỹ do thất bại nặng nề nên bế tắc cao độ, quân đội VNCH thì suy sụp, mâu thuẫn trong nội bộ địch ngày càng gay gắt, thế tiến công của cách mạng miền Nam ngày càng mạnh và thắng lợi càng lớn, công tác binh vận đang có nhiều thuận lợi mới và có triển vọng lớn. Bộ Chính trị đề ra một số giải pháp công tác binh vận: Các cấp phải nắm vững tình hình quân đội VNCH, tăng cường nghiên cứu có hệ thống về quân đội VNCH về chính trị tinh thần và tổ chức, tiến hành phân loại binh sĩ VNCH. Tích cực tuyên truyền giáo dục ý thức dân tộc và ý thức giai cấp đối với binh sĩ VNCH, triệt để lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ địch. Phát huy mạnh mẽ phong trào chống bắt lính đôn quân ở cả thành thị và nông thôn. Đẩy mạnh công tác vận động binh sĩ Mỹ và đồng minh thông qua tuyên truyền vận động giáo dục thuyết phục với nhiều hình thức khác nhau. Các lực lượng vũ trang phải kết hợp chặt chẽ tác chiến với địch vận, ra sức bắt thật nhiều tù hàng binh và chấp hành nghiêm chính sách tù hàng binh. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, củng cố bộ máy chuyên trách công tác binh vận các cấp, phát triển lực lượng nòng cốt trong quần chúng, đưa phong trào quần chúng làm binh vận rộng rãi [62, tr. 423 - 425]. Tuy nhiên, chủ trương trên đã không còn phù hợp với tình hình thực tiễn trên chiến trường.
Nhận thức được tình hình, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 18 (1 - 1970) kịp thời chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược từ Tổng tiến công và nổi dậy sang kiên trì tiến công địch, đẩy lùi địch từng bước và giành thắng lợi từng phần. Hội nghị chủ trương “đẩy mạnh chỉ đạo công tác binh vận” [64, tr. 86] và nhận định quân đội VNCH đang lo sợ, mất tin tưởng khi phải rải mỏng lực lượng để thay thế quân Mỹ, mâu thuẫn giữa Mỹ và chính quyền VNCH ngày càng gay gắt, v.v. Do vậy, quân đội VNCH đang đứng trước nguy cơ suy sụp về tinh thần và tan rã về tổ chức. Hội nghị đề ra một số nhiệm vụ giải pháp: Cần tăng cường chỉ đạo công tác binh vận, kết hợp chặt chẽ chỉ đạo công tác binh vận với chỉ đạo công tác đấu tranh chính trị, tạo nên một sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác binh vận. Kết hợp chặt chẽ binh vận với tác chiến để đẩy mạnh đấu tranh chính trị mạnh mẽ dồn dập khoét sâu vào chỗ yếu về chính trị tinh thần quân đội VNCH. Căn cứ vào từng loại đối tượng mà đề ra chính sách binh vận cho phù hợp đối với từng loại, nhằm triệt để phân hóa và làm tan rã địch. Đề ra khẩu hiệu hành động từ thấp đến cao như chống lệnh đi chiến đấu, bỏ ngũ, trung lập, ly khai, làm nội ứng đứng dậy khởi nghĩa, từ hành động lẻ tẻ đến hành động tập thể. Các cấp ủy Đảng cho đến chi ủy cơ sở phải có phân công chuyên trách lãnh đạo chỉ đạo công tác binh vận. Tăng cường cán bộ, kiện toàn bộ máy chuyên môn các cấp. Có kế hoạch cụ thể để tăng cường công tác vận động binh sĩ Mỹ và đồng minh ngày càng tê liệt ý chí chiến đấu, phản chiến, chống hành quân, đòi hòa bình và đòi về nước [64, tr. 86 - 87]. Chủ trương trên đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tiễn của công tác binh vận sau năm 1968, tuy nhiên để đáp ứng yêu cầu tiến công chiến lược trên 3 vùng thì chủ trương binh vận phải có sự điều chỉnh.
Nhận thức kịp thời yêu cầu cách mạng, ngày 04 tháng 4 năm 1972 Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 20, về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã đề ra chủ trương “Đẩy mạnh tiến công quân sự, chính trị và binh vận, phát triển thế tiến công chiến lược mới trên toàn chiến trường miền Nam là chiến trường chính” [66, tr. 144].Hội nghị khẳng định phải kiên quyết đánh địch bằng ba đòn chiến lược, thực hiện phương châm ba mũi giáp công, “ra sức đẩy mạnh mũi tiến công bằng binh vận”[66, tr. 145],binh vận kết hợp chặt chẽ với quân sự và chính trị tiến công địch.
Chủ trương của Đảng về công tác binh vận trong giai đoạn 1969 - 1972 là cơ sở định hướng quan trọng để Trung ương Cục quán triệt tiếp thu và kịp thời đề ra chủ trương, sự chỉ đạo công tác binh vận trên chiến trường B2. Nhanh chóng chuyển hướng binh vận về nông thôn đánh phá bình định, có giải pháp phù hợp để khắc phục khó khăn về lực lượng, binh vận kết hợp chặt chẽ với tiến công quân sự, đấu tranh chính trị làm tan rã binh sĩ đối phương, chống bắt lính đôn quân, khai thác triệt để hạn chế của quân đội VNCH góp phần làm thất bại một bước chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mỹ.
2.2. Chủ trương của Trung ương Cục miền Nam về công tác binh vận (1969 - 1972)
Tháng 10 năm 1968, Hội nghị Trung ương Cục lần thứ 8 ra Nghị quyết số 07/NQNT về nỗ lực vượt bậc, kiên quyết tiến lên giành thắng lợi quyết định. Nhiệm vụ trong thời gian tới là tiếp tục tổng tiến công và nổi dậy ở cả nông thôn và thành thị, với chủ trương kết hợp chặt chẽ và đẩy mạnh hoạt động thường xuyên liên tục bằng cả chính trị, vũ trang, binh vận quần chúng và an ninh nhằm làm tan rã quân đội và chính quyền ở cơ sở [62, tr. 657]. Đến tháng 7 năm 1969 Trung ương Cục tiến hành Hội nghị lần thứ 9, đề ra chủ trương đẩy mạnh công tác binh vận trong thời gian tới, kết hợp binh vận với dân vận, tăng cường công tác dân vận làm cơ sở vững chắc đẩy mạnh phong trào binh vận tiến kịp tình hình mới. Nỗ lực cao độ đẩy mạnh tiến công binh vận dồn dập liên tục vào quân đội VNCH, kết hợp với tiến công quân sự và chính trị khoét sâu vào chỗ yếu của địch với mục tiêu “làm cho quân đội VNCH suy sụp nặng về tinh thần, tan rã liên miên về tổ chức, làm mất nguồn bổ sung quân, làm cho quân VNCH yếu hơn ta góp phần đánh bại âm mưu phi Mỹ hóa chiến tranh của Mỹ” [63, tr. 373]. Đối với quân Mỹ và đồng minh “làm cho chúng ngày càng tê liệt ý chí chiến đấu, phát triển mạnh hành động phản chiến, chống hành quân đòi hòa bình, đòi về nước, phát triển hành động tiêu cực án binh bất động” [63, tr. 375].
Để hoàn thành nhiệm vụ mục tiêu trên, Trung ương Cục đề ra một số nhiệm vụ và giải pháp công tác binh vận: Về xây dựng lực lượng binh vận, phải tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy các cấp với công tác binh vận, thực hiện cấp ủy viên chuyên trách về binh vận. Tích cực kiện toàn cơ quan chuyên môn, kết hợp với công tác vận động quần chúng để làm binh vận rộng rãi với việc đi sâu tổ chức bám đối tượng của mình. Các cấp tự đào tạo cán bộ binh vận để đủ sức làm tròn nhiệm vụ trước mắt và tạo cơ sở làm tan rã lớn trong quân đội VNCH khi có tình huống và chuyển biến lớn [63, tr. 375]. Ra sức chủ động củng cố và phát triển các đoàn thể quần chúng, để từ đó ra sức phát động phong trào nhân dân làm binh vận. Các đoàn thể phải phân công 1 hoặc 2 ủy viên Ban Chấp hành phụ trách binh vận, trong đó có ủy viên phụ trách GĐBS. Phát huy khả năng tiến công binh vận của bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và du kích [63, tr. 374].
Về hoạt động nội tuyến, phải tích cực phát triển cơ sở trong quân đội VNCH để làm nòng cốt hướng dẫn binh sĩ đấu tranh cho quyền lợi hằng ngày, hướng dẫn đào rã ngũ về nhà làm ăn, đòi hòa bình, phản chiến, làm binh biến, nội ứng, tiêu diệt và làm tan rã quân đội VNCH. Xây dựng cơ sở nội tuyến trên cơ sở tận dụng triệt để phong trào quần chúng, GĐBS, phong trào bắt lính đôn quân để xây dựng cơ sở. Kết hợp chặt chẽ giữa tác chiến của bộ đội với cơ sở nội tuyến thực hiện nội ứng, binh biến, khởi nghĩa làm tan rã binh sĩ VNCH [63, tr. 374].
Về kết hợp tiến công binh vận với tiến công quân sự và đấu tranh chính trị, phải triệt để lợi dụng và khai thác sự hoang mang suy yếu về tinh thần của binh sĩ VNCH khi Mỹ rút quân về nước. Phát động phong trào quần chúng thật mạnh mẽ, hình thành thế bao vây, ba mũi liên tục tiến công địch, bức hàng và quét đồn bốt địch. Ra sức phát động phong trào nhân dân làm binh vận, hướng dẫn binh sĩ VNCH bỏ ngũ và đấu tranh với nhiều hình thức, nhiều mức độ, vận động GĐBS đấu tranh đòi chồng con. Phát huy khả năng tiến công binh vận của bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và du kích, kết hợp tốt binh vận với tác chiến. Để ngăn chặn nguồn bổ sung quân, trong quân đội VNCH cấp ủy các cấp phải phát động cho được một phong trào quyết liệt chống bắt lính trong thanh niên và trong toàn dân, kết hợp với tiêu diệt địch làm mất nguồn bổ sung quân, trên cơ sở dựa vào ngành binh vận và các đoàn thể, lấy Đoàn Thanh niên làm nòng cốt [63, tr. 374]. Đối với quân Mỹ và đồng minh phải tăng cường làm công tác binh vận, trên cơ sở phát huy sức mạnh của binh vận kết hợp với tiến công quân sự, đấu tranh chính trị [63, tr. 375]
Yêu cầu binh vận tập trung vào chiến trường đồng bằng sông Cửu Long và chú trọng đúng mức vùng ven, đô thị, thị xã, thị trấn đặc biệt là Sài Gòn và các thành phố lớn khác. Ở đô thị, binh vận phải do chi bộ phố, phường, xí nghiệp trực tiếp lãnh đạo, kết hợp với binh vận chuyên trách đi sâu hướng dẫn phong trào nhân dân làm binh vận.
Chủ trương về công tác binh vận của Hội nghị Trung ương Cục lần thứ 8 và 9 đã góp phần quan trọng thực hiện tiến công và nổi dậy đợt Xuân, Hè và Thu năm 1969, làm tan rã một bộ phận lực lượng binh sĩ VNCH. Song chủ trương trên không phù hợp với tình hình thực tiễn, khi đế quốc Mỹ chuyển sang bình định nông thôn, binh vận cần phải chuyển hướng và tập trung xây dựng lực lượng, phong trào rộng khắp.
Từng bước điều chỉnh chủ trương đáp ứng yêu cầu mới công tác binh vận, ngày 30 tháng 10 năm 1969 Thường vụ Trung ương Cục ra Nghị quyết số 14 - NQNT, “Về đẩy mạnh chiến tranh du kích”. Trong đó yêu cầu các cấp ủy Đảng, các địa phương khẩn trương phát động một phong trào quần chúng rộng lớn tham ra chiến đấu vũ trang, tiến công chính trị và binh vận, kết hợp chặt chẽ với hoạt động của du kích và bộ đội địa phương để xây dựng lực lượng và thực hiện phong trào binh vận ở cơ sở.
Ngày 08 tháng 12 năm 1969, Trung ương Cục kiểm điểm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương Cục lần 9 và đề ra chủ trương khai thác cao nhất mũi tiến công binh vận. Binh vận thực hiện vận động quân đội VNCH tham gia ngày càng rộng rãi phong trào nhân dân đòi giải quyết đời sống và đòi hòa bình, chống bình định lấn chiếm, đưa họ vào con đường từng bước giác ngộ chính trị, tham gia phong trào chính trị và liên hiệp với nhân dân. Đối với quân Mỹ và đồng minh, tuyên truyền vận động họ hưởng ứng phong trào nhân dân Mỹ đấu tranh phản chiến, đòi bồi thường danh dự và tích cực tham gia chống chiến tranh phi nghĩa. Sự điều chỉnh chủ trương binh vận của Trung ương Cục bước đầu đã đem lại tín hiệu tích cực cho phong trào binh vận ở cơ sở, nhưng vẫn chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu công tác binh vận trong tình hình mới.
Quán triệt và thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 18 (01 - 1970) về chuyển hướng cách mạng về nông thôn, ngày 20 tháng 02 năm 1970 Trung ương Cục bổ sung chủ trương công tác binh vận cho Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9: “Nắm vững ba mũi giáp công, ba vùng chiến lược, vừa tiến công, vừa xây dựng; kết hợp chặt chẽ, linh hoạt giữa tiến công quân sự với đấu tranh chính trị, binh vận và đấu tranh ngoại giao” [90, tr. 768]. Thực hiện chủ trương của trên và sự điều chỉnh bổ sung kịp thời công tác binh vận có sự chuyển biến lớn trong năm 1970, tuy nhiên công tác binh vận trên chiến trường B2 vẫn cần một chủ trương sát thực hơn.
Nhận thức được yêu cầu cấp thiết của công tác binh vận trên chiến trường B2, tháng 11 năm 1970 Trung ương Cục tiến hành Hội nghị lần thứ 10 đề ra chủ trương công tác binh vận trong tình hình mới. Hội nghị xác định công tác binh vận trong tình hình mới nhằm thực hiện thắng lợi sự chuyển hướng cách mạng về nông thôn, chuyển từ tổng tiến công và nổi dậy sang kiên trì tiến công địch, với phương châm đẩy lùi địch từng bước, giành thắng lợi từng phần và trải qua nhiều bước. Hội nghị có nhận thức mới về vị trí, vai trò công tác binh vận “vị trí chiến lược của công tác binh vận không còn là một khái niệm chung mà ngày càng gắn chặt với quyết tâm, nhiệm vụ, bước đi của ta để tiến tới giành thắng lợi quyết định và cả để thắng địch trong giai đoạn tiếp sau” [64, tr. 446]. Nhận thức về vai trò công tác binh vận cũng có sự phát triển mới, “có mối quan hệ chặt chẽ của nó với quá trình giành thắng lợi sắp tới của ta, với yêu cầu xây dựng thế tấn công chiến lược mới để đánh thắng kẻ địch” [64, tr. 446]. Hội nghị có nhận thức mới về nhiệm vụ công tác binh vận là xuất phát từ tình hình nhiệm vụ chung của cách mạng, lộ trình bước đi công tác binh vận gắn với bước đi chung của cách mạng “công tác binh vận phải trải qua nhiều bước, các bước đi của công tác binh vận phải khớp với bước đi chung của ta trong thời gian tới” [64, tr. 447].
Mục tiêu công tác binh vận trong thời gian tới, Hội nghị có sự điều chỉnh phù hợp hơn so với mục tiêu của Hội nghị lần thứ 9 đề ra, đó là “làm cho quân ngụy bị suy sụp về tinh thần, bị tê liệt và tan rã một bộ phận quan trọng” [64, tr. 446]. Để hoàn thành mục tiêu công tác binh vận trong thời gian tới, Hội nghị chủ trương “ra sức tăng cường chỉ đạo công tác binh vận” [64, tr. 445], nhiệm vụ công tác binh vận là kết hợp chặt chẽ với tiến công quân sự và tiến công chính trị đẩy mạnh tiến công binh vận liên tục, dồn dập vào quân VNCH, đồng thời tích cực chuẩn bị lực lượng và điều kiện trên cơ sở đó tiến lên phối hợp với toàn quân, toàn dân phát triển thế tiến công chiến lược trong tìn...- 1973, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, mã số 3848.
47. Cục Chính trị Miền (1973), Hướng dẫn về các khoản cấp phát cho tù hàng binh, ngày 23 - 4 - 1974, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, mã số 4507.
48. Cục Chính trị Miền (1973), Hướng dẫn về việc chấp hành chính sách với tù binh, ngày 05-10-1973, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, mã số 3878.
49. Cục Chính trị Miền (1973), Chỉ thị về mở đợt tuyên truyền tiến công binh, địch vận trong dịp tết dương lịch và âm lịch, số 1288/TK ngày 26 - 12 -1973, Lưu tại Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, mã số 3885.
50. Cục Chính trị Miền (1974), Hướng dẫn một số điểm về vận dụng chính sách đối với tù hàng binh địch, số 69/TK, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, mã số 4560.
51. Cục Chính trị Miền (1974), Hướng dẫn thực hiện công tác binh địch vận trong chỉ thị công tác chính trị mùa khô năm 1974 - 1975, ngày 25 - 10 - 1974, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, mã số 3834.
52. Cục Chính trị Miền (1974), Hướng dẫn công tác tù hàng binh ở các trại dã chiến của các tỉnh đội, trung đoàn, sư đoàn và các trại đầu cầu của quân khu và c50, ngày 21- 4 - 1975, Cục Dân vận, Tổng Cục Chính trị, Bộ Quốc phòng, Hà Nội.
53. Lê Văn Cử (2016), Công tác địch vận trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), Luận án tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam, Hà Nội.
54. Sáu Dân (1975), Điện nhắc nhở và phê bình Thường vụ tỉnh Sa Đéc về việc chưa thi hành Nghị quyết công tác binh vận của Trung ương Cục 7/1974, số 112/TV ngày 17 - 01 - 1975, Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, phông 42, Đơn vị bảo quản 335.
55. Nguyễn Duy Dân (2015) “Vận động cách mạng trong hàng ngũ địch ở Nam Bộ”, Chung một bóng cờ (Về Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
56. Lê Duẩn (2015), Thư vào Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
57. Đại hội đại biểu Quốc dân miền Nam Việt Nam (1969), Lời Hiệu triệu kêu gọi ngụy quân mau mau tách khỏi số phận nhục nhã của bọn xâm lược Mỹ về với cách mạng, ngày 07 - 6 - 1969, Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, phông 42, Đơn vị bảo quản 510.
58. Phan Văn Đáng (1972), Điện về đẩy mạnh công tác vận động thanh niên gắn liền với công tác binh vận và phong trào du kích ở địa phương, số 589/TV, ngày 4 - 11 - 1972, Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, phông 42, Đơn vị bảo quản 325.
59. Đảng Cộng sản Việt Nam (1959), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002.
60. Đảng Cộng sản Việt Nam (1961), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 22, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002.
61. Đảng Cộng sản Việt Nam (1963), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 24, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002.
62. Đảng Cộng sản Việt Nam (1968), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 29, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004.
63. Đảng Cộng sản Việt Nam (1969), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 30, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004.
64. Đảng Cộng sản Việt Nam (1970), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 31, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004.
65. Đảng Cộng sản Việt Nam (1971), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 32, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004.
66. Đảng Cộng sản Việt Nam (1972), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 33, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004.
67. Đảng Cộng sản Việt Nam (1973), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 34, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004.
68. Đảng Cộng sản Việt Nam (1974), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 35, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004.
69. Đảng Cộng sản Việt Nam (1975), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 36, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004.
70. Đảng ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Cần Thơ (2002), Lực lượng vũ trang nhân dân Cần Thơ 30 năm kháng chiến, tập II (1954 - 1975), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
71. Đảng ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Ninh Thuận (2000), Ninh Thuận 30 năm chiến tranh giải phóng Tập II, Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), Ninh Thuận.
72. Đảng ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Tây Ninh (2001), Lịch sử lực lượng võ trang tỉnh Tây Ninh (1954 - 1975), Tây Ninh.
73. Đảng ủy Bộ Tư lệnh Quân khu 7 (1993), Miền Đông Nam Bộ kháng chiến (1945 - 1975), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
74. Đảng ủy Bộ Tư lệnh Quân khu 7 (2011), Lịch sử miền Đông Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ kháng chiến (1945 - 1975), Nxb Chính trị quốc gia- Sự thật, Hà Nội.
75. Đảng ủy Bộ Tư lệnh Quân Khu 9 (1998), Quân khu 8, ba mươi năm kháng chiến (1945 - 1975), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
76. Philip B.Đavitson (1995), Những bí mật của cuộc chiến tranh Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
77. Nguyễn Văn Định (2010), “Một đóng góp quan trọng của mũi binh - địch vận trong thời điểm kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước”, Tạp chí Lịch sử quân sự, số 4, tr . 64 - 65.
78. Nguyễn Thị Định (2015), “Đấu tranh chính trị, ba mũi giáp công”, Chung một bóng cờ (Về Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
79. Đoàn Thanh niên Nhân dân cách mạng Hồ Chí Minh (1972), Báo cáo về công tác phong trào Thanh niên từ tháng 1/1972 - 9/1972, Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, phông 42, Đơn vị bảo quản 451.
80. Đoàn Thanh niên cách mạng Việt Nam (1973), Báo cáo tình hình Đoàn ở Đông Nam Bộ, Trung Nam Bộ và Tây Nam Bộ trong 6 tháng đầu năm 1973, Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, phông 42, Đơn vị bảo quản 451.
81. Lê Quang Đức (2015), “Công tác binh vận trong giai đoạn “Việt Nam hóa chiến tranh” ở chiến trường B2”, Đại Thắng mùa xuân 1975, sức mạnh ý chí thống nhất tổ quốc và khát vọng hòa bình, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
82. Giac-Đo-I-Ong (1993) “Những người lính da trắng của Hồ Chí Minh”, Tạp chí Lịch sử quân sự, số 5, tr . 49 - 52.
83. Nguyễn Ngọc Giao (1973), “Bước phát triển mới trong công tác binh vận của Quân giải phóng miền Nam”, Tạp chí Quân đội nhân dân, số 10, tr . 58 - 63.
84. Nguyễn Ngọc Giao (1975), “Tiếp tục quản lý, giáo dục, cải tạo tốt những người trước đây trong tổ chức quân sự địch”, Tạp chí Quân đội nhân dân, số 6, tr . 49 - 53.
85. Trịnh Thị Hồng Hạnh (2008), “Binh vận mũi giáp công trọng yếu trên “vành đai diệt Mỹ”, Tạp chí Lịch sử quân sự, số 8, tr . 31 - 35.
86. Vũ Quang Hiển (2008), “Mũi tiến công địch vận ở Huế Xuân Mậu Thân 1968”, Tạp chí Lịch sử quân sự, số 4, tr . 15 - 19.
87. Hoàng Chí Hiếu (2015), “Công tác binh vận trên chiến trường Quảng Trị những năm 1961 - 1966”, Tạp chí Lịch sử quân sự, số10, tr . 27 - 32.
88. Ngô Trọng Hiệu (2010), “Đấu tranh binh vận ở Gia Lai trong những năm đầu đánh Mỹ và thắng Mỹ”, Tạp chí Lịch sử quân sự, số 12, tr . 39 - 43.
89. Học viện Chính trị (2014), Tổng kết công tác đảng, công tác chính trị trong một số chiến dịch của Quân đội nhân dân Việt Nam (1954 - 1975), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
90. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Viện Lịch sử Đảng (2008), Lịch sử biên niên Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam (1954 - 1975), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
91. Hội đồng chỉ đạo biên soạn Lịch sử Nam Bộ kháng chiến (2011), Biên niên sự kiện Lịch sử Nam Bộ kháng chiến 1954 - 1975, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
92. Hội đồng chỉ đạo biên soạn Lịch sử Nam Bộ kháng chiến (2012), Lịch sử Nam Bộ kháng chiến, tập II, 1954 - 1975, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
93. Hội đồng chỉ đạo biên soạn Lịch sử Nam Bộ kháng chiến (2012), Những vấn đề chính yếu trong Lịch sử Nam Bộ kháng chiến 1945 - 1975, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
94. Hội Liên hiệp Phụ nữ Giải phóng miền Nam Việt Nam (1972), Báo cáo phong trào phụ nữ đô thị 6 tháng đầu năm 1972, Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, phông 42, Đơn vị bảo quản 442.
95. Hội Nông dân Giải phóng miền Nam Việt Nam (1970), Báo cáo tổng kết tình hình công tác Hội miền Nam năm 1969, ngày 15 - 02 - 1970, Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, phông 42, Đơn vị bảo quản 460.
96. Hội Phụ nữ Giải phóng miền Nam (1970), Báo cáo tình hình phong trào phụ nữ miền Đông Nam Bộ 6 tháng đầu năm 1970 và của các phân khu, ngày 12 - 11 - 1970, Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, phông 42, Đơn vị bảo quản 442
97. Hội Phụ nữ Giải phóng miền Nam Việt Nam (1973), Báo cáo của 6 tháng từ sau khi có Hiệp định Pari, Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, phông 42, Đơn vị bảo quản 442.
98. Hội Phụ nữ Giải phóng miền Nam Việt Nam (1975), Báo cáo sơ kết tình hình trong hai tháng 4, 5 năm 1975, Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, phông 42, Đơn vị bảo quản 442.
99. Hà Minh Hồng (2000), Phong trào chống phá bình định ở nông thôn Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn (1969 - 1972), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
100. Vũ Như Khôi, Văn Đức Thanh, Trần Xuân Phú (2005), Chiến dịch Hồ Chí Minh xuân 1975 - sự hội tụ chín muồi chiến lược quân sự cách mạng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
101. Jeferet Kimball (2007), Hồ sơ chiến tranh Việt Nam, Nxb Công an nhân dân
102. Trần Thị Lan (2011), “Hoạt động nội tuyến trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 ở Đắk Lắk”, Tạp chí Lịch sử quân sự, số 1, tr . 18 - 21.
103. Nguyễn Chi Lăng (1974), “Kết hợp đánh địch bằng quân sự với binh vận”, Tạp chí Quân đội nhân dân, số 7, tr . 72 - 76.
104. V.I.Lênin (1920), “Diễn văn tại Hội nghị mở rộng của công nhân và binh
sĩ Hồng quân khu Ro - Go - Giơ - Xcơ - Xi - Mo - Nop - Xki, ngày 13 tháng 5 năm 1920”, Toàn tập, tập 41, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nôi, 2005, tr . 146 - 148.
105. Mai-cơn-Mac-Lia (1990), Việt Nam cuộc chiến tranh mười nghìn ngày, Nxb Sự thật, Hà Nội.
106. Lê Văn Mạnh (2012), Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo quân và dân ta chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mỹ (1969 -1975), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
107. Hồ Chí Minh (1946), “Thư gửi đồng bào Nam Bộ”, Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr . 280 - 281.
108. Hồ Chí Minh (1964), “Thư gửi binh sĩ thuộc chính quyền miền Nam”, Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 14, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr . 235 - 238.
109. Hồ Chí Minh (1967), “Bài nói chuyện tại lớp bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo cấp huyện”, Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 15, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr . 275 - 284.
110. Ron Moreau (2001), “Một anh hùng Cộng sản được nuôi dưỡng trong hàng ngũ lính Mỹ”, Việt Nam cuộc chiến không quên, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
111. Hà Nam (1968), “Kinh nghiệm công tác ngụy vận, địch vận trên chiến trường miền Nam”, Tạp chí Quân đội nhân dân, số 3, tr . 53 - 61.
112. Hà Văn Ngọc (2012), “Đấu tranh binh vận ở Quảng Nam trong những năm đầu kháng chiến chống Mỹ, cứu nước”, Tạp chí Lịch sử quân sự, số 6, tr . 26 - 30.
113. Hà Bình Nhưỡng (2003), Vỏ bọc nhiệm màu, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
114. Ngô Minh Oanh (2015), “Công tác binh vận trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước”, Đại thắng mùa Xuân 1975, sức mạnh ý chí thống nhất Tổ quốc và khát vọng hòa bình, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tr . 404 - 411.
115. Huy Phan (1975), “Kết hợp chặt chẽ tác chiến với binh vận, địch vận”, Tạp chí Quân đội nhân dân, số 4, tr . 32 - 35.
116. Phùng Ngọc Quân (1972), “Lê-nin với công tác vận động binh lính địch”, Tạp chí Quân đội nhân dân, số 4, tr . 17 - 25.
117. Quân đội nhân dân Việt Nam, Tổng cục Chính trị (2002), Tổng kết công tác binh - địch vận trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
118. Quân đội nhân dân Việt Nam, Tổng cục Chính trị, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (1998), Lịch sử công tác đảng, công tác chính trị chiến dịch, trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ (1945-1975), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
119. Quân khu 7 (1970), Báo cáo công tác chính trị, binh vận kết hợp với vũ trang trong ba tháng 4, 5, 6, ngày 25 - 3 - 1970, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, mã số 1415.
120. Quân ủy Miền (1969), Chỉ thị về chiến dịch địch vận Tết Kỷ Dậu của lực lượng vũ trang giải phóng, số 01/H ngày 07 - 01 - 1969, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, mã số 1697.
121. Quân ủy Miền (1969), Chỉ thị về việc chỉ đạo công tác địch vận đợt 2, số 21/H ngày 01-3-1969, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, mã số 1697.
122. Quân ủy Miền (1969), Chỉ thị về đẩy mạnh chiến dịch địch vận Hè năm 1969, số 40/H, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, mã số 1721.
123. Quân ủy Miền (1969), Chỉ thị chỉ đạo công tác địch vận đợt Thu Đông, số 72/H ngày 20 - 7 - 1969, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, mã số 1758.
124. Quân ủy Miền (1972), Chỉ thị về việc mở chiến dịch “Vận động nhân dân tấn công làm tan rã địch”, số 14/H ngày 01 - 10 - 1972, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, mã số 2064.
125. Quân ủy Miền - Bộ Chỉ huy Miền (1974), Báo cáo về số liệu quân sự của ta trong 8 tháng đầu năm 1974, Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, phông 42, Đơn vị bảo quản 520.
126. Trần Ngọc Quế (Chủ biên) (1997), Công tác binh vận tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 1954 - 1975, Ninh Thuận.
127. Nguyễn Quý (Chủ biên) (2015), Lịch sử Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam (1954 - 1975), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
128. Frank Snepp (2003), Cuộc tháo chạy toán loạn, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
129. Lê Trọng Tấn, Tổng tập, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2007.
130. Bùi Đình Thanh (1974), “Ngụy quyền Sài Gòn bộ máy đánh thuê cho Mỹ”, Tạp chí Quân đội nhân dân, số 8, tr.57 - 67.
131. Thành ủy Sài Gòn - Gia Định (1974), Dự thảo nghị quyết Thành ủy Sài Gòn - Gia Định xác đinh nhiệm vụ năm 1974, Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, phông 42, Đơn vị bảo quản 539.
132. Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (2000), Tổng kết công tác binh vận trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) trên chiến trường B2 cũ, Cục Dân vận, Tổng Cục Chính trị, Bộ Quốc phòng, Hà Nội
133. Trương Thị Thu (Chủ biên) (2015), Lịch sử phụ nữ Nam Bộ kháng chiến, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
134. Thường vụ Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 (1995), Lịch sử Khu 6 (Cực Nam Trung Bộ - Nam Tây Nguyên), kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975),Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
135. Thường vụ Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 (1999), Tổng kết công tác binh vận chiến trường Khu V, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), Nxb Quân đôi nhân dân, Hà Nội.
136. Thường vụ Trung ương Cục (1969), Chỉ thị về thực hiện đợt tiến công chiến lược đợt Hè, số 81/CTNT ngày 29 - 3 - 1969, Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, phông 42, Đơn vị bảo quản 305.
137. Thường vụ Trung ương Cục (1969), Thông tri về nội dung và ý nghĩa của giải pháp 10 điểm đối với vấn đề miền Nam Việt Nam của phái đoàn Mặt trận dân tộc giải phóng tại Hội nghị Pari, ngày 04 - 5 - 1969, Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, phông 42, Đơn vị bảo quản 305.
138. Thường vụ Trung ương Cục (1969), Điện hướng dẫn tuyên truyền cho giải pháp toàn bộ 10 điểm của phái đoàn Mặt trận giải phóng, ngày 17 - 5 - 1969, Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, phông 42, Đơn vị bảo quản 315.
139. Thường vụ Trung ương Cục (1969), Chỉ thị về phát huy mạnh mẽ tác dụng của 10 điểm về đấu tranh ngoại giao phối hợp chặt chẽ với đấu tranh quân sự, chính trị và binh vận, đẩy mạnh đợt hè giành thắng lợi lớn, số 96/CTNT ngày 31 - 5 - 1969, Lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, mã số 707.
140. Thường vụ Trung ương Cục (1969), Chỉ thị chỉ đạo phong trào sinh viên chống học quân sự và bắt lính, số 107/CTNT ngày 24 - 7 - 1969, Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, phông 42, Đơn vị bảo quản 281.
141. Thường vụ Trung ương Cục (1969), Chỉ thị về nắm vững khâu tổ chức chỉ đạo thực hiện để tiếp tục đẩy mạnh công tác binh vận tiến kịp tình hình mới, số 124/CTNT ngày 01 - 10 - 1969, Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, phông 42, Đơn vị bảo quản 281.
142. Thường vụ Trung ương Cục (1969), Điện thông báo sơ kết chiến dịch binh địch vận của T3 (Khu 9), ngày 10 - 10 - 1969, Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, phông 42, Đơn vị bảo quản 315.
143. Thường vụ Trung ương Cục (1969), Chỉ thị về nhân phong trào đấu tranh
của nhân dân Mỹ đòi chấm dứt chiến tranh, đẩy mạnh phong trào đấu tranh chính trị ở các đô thị đòi Mỹ rút quân cề nước và đẩy mạnh công tác binh, địch vận, số 124/CTNT ngày 01 - 11 - 1969, Cục lưu trữ Trung ương Đảng, phông 42, Đơn vị bảo quản 281.
144. Thường vụ Trung ương Cục (1969), Điện hướng dẫn tuyên truyền chính sách của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đối với binh sỹ ngụy, số 51/TV ngày 22 - 12 - 1969, Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, phông 42, Đơn vị bảo quản 315.
145. Thường vụ Trung ương Cục (1970), Chỉ thị về đẩy mạnh đợt tiến công chính trị và binh vận trong dịp Tết Canh Tuất, số 01/CT70 ngày 02 - 01 - 1970, Lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, mã số 752.
146. Thường vụ Trung ương Cục (1970), Điện về chỉ đạo thực hiện chính sách thả tù binh Mỹ, ngụy và chư hầu, số 179/TV ngày 31 - 01 - 1970, Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, phông 42, Đơn vị bảo quản 316.
147. Thường vụ Trung ương Cục (1970), Chỉ thị công tác binh vận trong đợt cao điểm năm 1970, số 09/CT70 ngày 12 - 4 - 1970, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, mã số 4651.
148. Thường vụ Trung ương Cục (1970), Chỉ thị tăng cường công tác vận động công nhân, lao động làm chỗ dựa vững chắc đẩy mạnh hơn nữa phong trào đấu tranh ba mũi của nhân dân ở đô thị và đồn điền góp phần giành thắng lợi to lớn, số 14/CT70 ngày 24 - 4 - 1970, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, mã số 781.
149. Thường vụ Trung ương Cục (1970), Chỉ thị nắm vững những vấn đề then chốt (công tác tư tưởng, xây dựng thực lực tại chỗ, đẩy mạnh đấu tranh chính trị và binh vận trong việc đánh phá kế hoạch bình định của địch), số 25/CT70 ngày 16 - 8 - 1970, Cục lưu trữ Trung ương Đảng, phông 42, Đơn vị bảo quản 283.
150. Thường vụ Trung ương Cục (1970), Điện thông báo chủ trương và hướng dẫn thực hiện tấn công binh vận trong thời gian một tháng, nội dung chủ yếu là nội dung đấu tranh ngoại giao khi đàm phán tại Pari, số 693/TV ngày 14 - 9 - 1970, Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, phông 42, Đơn vị bảo quản 317.
151. Thường vụ Trung ương Cục (1970), Chỉ thị về đẩy mạnh một đợt tiến công binh vận từ Noen đến Tết Nguyên đán, số 34/CT70 ngày 16 - 12 - 1970, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, mã số 820.
152. Thường vụ Trung ương Cục (1971), Điện về việc đẩy mạnh công tác binh vận sau thất bại nặng nề của Mỹ Ngụy ở Lào và Campuchia, số 157/TV ngày 03 - 03 - 1971, Cục Lưu trữ Trung ương, phông 42, Đơn vị bảo quản 318.
153. Thường vụ Trung ương Cục (1971), Chỉ thị nắm vững nhiệm vụ và công tác trước mắt, ra sức xây dựng thế tiến công chiến lược mới, số 01/CT71, Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, phông 42, Đơn vị bảo quản 284.
154. Thường vụ Trung ương Cục (1971), Thông tri về những diễn biến quan trọng trên chiến trường Đông Dương trong bước đầu mùa khô và chủ trương của ta trong việc xây dựng cơ sở, đánh phá bình định, đấu tranh vũ trang, chính trị và binh vận, số 01/TT ngày 26 - 3 - 1971, Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, phông 42, Đơn vị bảo quản 306.
155. Thường vụ Trung ương Cục (1971), Điện về tình hình phong trào chống chiến tranh xâm lược Việt Nam hóa của nhân dân Mỹ và chủ trương binh, địch vận của ta, số 290/TV ngày 14 - 4 - 1971, Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, phông 42, Đơn vị bảo quản 318.
156. Thường vụ Trung ương Cục (1971), Điện về việc đẩy mạnh cuộc vận động chống bắt lính, đôn quân và chống đưa đi chiến trường Lào và Campuchia, số 317/TV ngày 23 - 4 - 1971, Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, phông 42, Đơn vị bảo quản 318.
157. Thường vụ Trung ương Cục (1971), Điện về việc vận động đột xuất phong trào quân chúng, tăng cường công tác binh vận, số 330/TV ngày 30 - 4 - 1971, Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, phông 42, Đơn vị bảo quản 318.
158. Thường vụ Trung ương Cục (1971), Dự thảo đề án tăng cường lãnh đạo,
chỉ đạo, đẩy mạnh chiến tranh nhân dân trên các địa phương, đánh bại quốc sách bình định nông thôn của địch, Lưu tại Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, mã số 2416.
159. Thường vụ Trung ương Cục (1972), Chỉ thị về tình hình chống bắt lính đôn quân phòng vệ dân sự ở một số thị xã, thị trấn vùng yếu ở khu 3, ngày 14 - 1 - 1972, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, mã số 4753.
160. Thường vụ Trung ương Cục (1972), Thông tri về cuộc vận động chính trị thực hiện 10 chính sách binh vận mới, số 01/TT72 ngày 15 - 01 - 1972, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, mã số 1105.
161. Thường vụ Trung ương Cục (1972), Điện gửi N12 nhắc nhở về việc theo dõi phản ứng của ngụy về tuyên bố 10 chính sách của ta, số 45/TV ngày 28 - 01 - 1972, Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, phông 42, Đơn vị bảo quản 321.
162. Thường vụ Trung ương Cục (1972), Điện yêu cầu Bến Tre báo cáo kết quả tình hình thực hiện 10 chính sách binh vận và đẩy mạnh phong trào chính trị, số 66/TV ngày 11 - 02 - 1972, Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, phông 42, Đơn vị bảo quản 321.
163. Thường vụ Trung ương Cục (1972), Chỉ thị về nội dung khẩu hiệu binh, địch vận trong tình hình hiện nay với ngụy quân Sài Gòn, số 15/TK ngày 14 - 4 - 1972, Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, phông 42, Đơn vị bảo quản 285.
164. Thường vụ Trung ương Cục (1972), Chỉ thị về tập trung lực lượng quân sự, sức mạnh nổi dậy của quần chúng và binh vận dứt điểm mở toang từng khu vực giải phóng từng vùng nông thôn rộng lớn, số 03/CT72 ngày 11 - 5 - 1972, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, mã số 947.
165. Thường vụ Trung ương Cục (1972), Điện về việc chỉ đạo chống địch đôn quân bắt lính, số 333/TV ngày 20 - 6 - 1972, Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, phông 42, Đơn vị bảo quản 323.
166. Thường vụ Trung ương Cục (1972), Chỉ thị về chỉ đạo Ban chỉ đạo chiến dịch tổng hợp và thường vụ T2, ngày 30 - 6 - 1972, Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, phông 42, Đơn vị bảo quản 285.
167. Thường vụ Trung ương Cục (1972), Điện về việc động viên các lực lượng tham gia chiến đấu, phát động phong trào quần chúng; công tác binh vận, xây dựng tổ chức đảng và lực lượng vũ trang, số 70/BT gửi Thường vụ khu 8 ngày 6 - 7 - 1972, Cục Lưu trữ Trung ương, phông 42, Đơn vị bảo quản 323.
168. Thường vụ Trung ương Cục (1972), Thông tri về vấn đề đấu tranh đòi địch trao trả người bị bắt, số 12/TT72 ngày 12 - 10 - 1972, Lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, mã số 4795.
169. Thường vụ Trung ương Cục (1972), Điện về đẩy mạnh cuộc vận động chính trị, tranh thủ lôi kéo và làm tan rã ngụy quân ngụy quyền của địch, số 641/TV ngày 10 - 12 - 1972, Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, phông 42, Đơn vị bảo quản 326.
170. Thường vụ Trung ương Cục (1972), Thông tri chỉ đạo các khu ủy, tỉnh ủy đồng gửi Quân ủy và các ban, ngành, đoàn thể về việc đẩy mạnh cuộc vận động chính trị làm tan rã lớn ngụy quân, tranh thủ lôi kéo ngụy quyền các cấp, làm tan rã ngụy quyền cơ sở, ngày 10 - 12 - 1972, Lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, mã số 1134.
171. Thường vụ Trung ương Cục (1973), Chỉ thị gửi B77 về chỉ đạo đẩy mạnh phong trào đấu tranh chính trị và binh vận, số 787/TV ngày 02 - 3 - 1973, Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, phông 42, Đơn vị bảo quản 327.
172. Thường vụ Trung ương Cục (1973), Điện về đẩy mạnh phong trào quần chúng tấn công binh vận, đấu tranh đòi địch ngừng bắn và tăng cường cảnh giác âm mưu của chúng, số 792/T, Cục lưu trữ Trung ương Đảng, phông 42, Đơn vị bảo quản 327.
173. Thường vụ Trung ương Cục (1973), Điện hướng dẫn các địa phương một số vấn đề chỉ đạo đấu tranh 3 mũi sau 4 tháng thực hiện hướng chỉ đạo theo tinh thần số 02 và điện 775, số 934/T, Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, phông 42, Đơn vị bảo quản 328.
174. Thường vụ Trung ương Cục (1973), Thông tri hướng dẫn về việc phát huy thắng lợi của cuộc tiến công dư luận và ngoại giao của ta, tăng cường công tác binh vận đẩy mạnh phong trào đấu tranh ở đô thị, nông thôn, phát triển thực lực mọi mặt tập trung vào công tác tuyên truyền, số 10/TT, Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, phông 42, Đơn vị bảo quản 307.
175. Thường vụ Trung ương Cục (1974), Đề án công tác binh vận trong tình hình mới, Lưu tại Cục Dân vận, Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc phòng, Hà nội
176. Thường vụ Trung ương Cục (1974), Điện về báo cáo vấn đề chống bắt lính ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ và nhắc một số vấn đề về đấu tranh của đồng bào Khơme, Cao Đài, Hòa Hảo, số 500/TV, Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, phông 42, Đơn vị bảo quản 331.
177. Thường vụ Trung ương Cục (1974), Nghị quyết về công tác binh vận trên chiến trường B2, Cục Dân vận, Bộ Quốc phòng, Hà Nội.
178. Thường vụ Trung ương Cục (1975), Chỉ đạo về công tác binh vận trong dịp Tết Ất Mão, ngày 14 - 01 - 1975, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, mã số 1275.
179. Thường vụ Trung ương Cục (1975), Điện gửi các khu ủy, P10, Quân ủyvề việc tập trung hơn nữa tấn công binh vận Tết Ất Mão, ngày 06 - 02 - 1975, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, mã số 1277.
180. Thường vụ Trung ương Cục (1975), Điện về tăng cường công tác binh vận trong dịp tết, số 179/TV ngày 07 - 02 - 1975, Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, phông 42, Đơn vị bảo quản 336.
181. Thường vụ Trung ương Cục (1975), Điện về đẩy mạnh công tác binh vận tập hợp lực lượng xây dựng tổ chức của ta, số 271/TV ngày 14 - 3 - 75, Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, phông 42, Đơn vị bảo quản 337.
182. Thường vụ Trung ương Cục (1975), Thông tri về cuộc vận động chính trị binh vận, số 07 ngày 24 - 3 - 1975, Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, phông 42, Đơn vị bảo quản 308.
183. Thường vụ Trung ương Cục (1975), Điện về cuộc đấu tranh 3 mũi tấn công của địa phương trong tháng 1 năm 1975, số 157/TV, Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, phông 42, Đơn vị bảo quản 336.
184. Thường vụ Trung ương Cục (1975), Điện về hướng dẫn vấn đề trao trả tiếp nhận người bị bắt giam giữ giữa ta và địch, số 764/TV, Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, phông 42, Đơn vị bảo quản 327.
185. Thường vụ Trung ương Cục (1975), Điện báo cáo về việc công bố và hướng dẫn thi hành chính sách binh vận, số 311/TV của Ba Đình, Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, phông 42, Đơn vị bảo quản 337.
186. Thường vụ Trung ương Cục (1975), Điện thông báo tình hình địch rút chạy trên chiến trường, nhắc nhở việc tiêu diệt và vận động binh lính địch, số 321/TV, Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, phông 42, Đơn vị bảo quản 337.
187. Thường vụ Trung ương Cục (1975), Điện đề nghị chỉ đạo cho Đài Hà Nội và các cơ quan có liên quan tuyên truyền cho 7 chính sách binh vận, số 323/T, Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, phông 42, Đơn vị bảo quản 337.
188. Thường vụ Trung ương Cục (1975), Điện đề nghị các khu ủy, tỉnh ủy phát động quần chúng nổi dậy khởi nghĩa giành chính quyền, số 302/ TV, Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, phông 42, Đơn vị bảo quản 338.
189. Thường vụ Trung ương Cục (1975), Điện chỉ đạo phong trào đấu tranh của quần chúng ở thành thị và nhiệm vụ trước, sau khi Tổng khởi nghĩa, số 390/TV, Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, phông 42, Đơn vị bảo quản 338.
190. Thường vụ Trung ương Cục (1975), Điện góp ý cho cấp ủy địa phương trong việc chỉ đạo kế hoạch khởi nghĩa của quần chúng, số 458//TV, Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, phông 42, Đơn vị bảo quản 338.
191. Thường vụ Trung ương Cục (1975), Thông tri về hướng dẫn quần chúng nổi dậy tổng tiến công và nổi dậy khởi nghĩa trước việc Nguyễn Văn Thiệu từ chức, số 10/TT75, Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, phông 42, Đơn vị bảo quản 308.
192. Thường vụ Trung ương Cục (1975), Mật điện về một số chính sách cụ thể phục vụ cho việc tiếp quản thành phố, thị xã và vùng mới giải phóng, số 506/T, Lưu tại Cục Dân vận, Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc phòng, Hà nội
193. Thường vụ Trung ương Đoàn Thanh niên miền Nam (1970), Báo cáo về 1 năm chiến đấu chống phá bình định cấp tốc, phong trào thanh niên và tổ chức đoàn, tham gia tiến công binh, địch vận, ngày 30 - 6 - 1970, Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, phông 42, Đơn vị bảo quản 442.
194. Tỉnh ủy Bình Thuận (2006), Bình Thuận 30 năm kháng chiến (1945 - 1975), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
195. Tỉnh ủy Đắk Lắk (2001), Công tác binh vận Đắk Lắk trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Nxb Trẻ.
196. Tỉnh ủy Gia Lai (1998), Tổng kết công tác binh vận tỉnh Gia Lai trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
197. Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế (1998), Tổng kết công tác binh vận trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), Thuận Hóa.
198. Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Cục Dân vận và Tuyên truyền đặc biệt (2008), Công tác dân vận và tuyên truyền đặc biệt trong Quân đội nhân dân Việt Nam (1947 - 2002), Nxb Quân đội nhân dân, Hà nội.
199. Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Cục Dân vận (2017), Lịch sử Cục Dân vận (1947 - 2017), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
200. Trung ương Cục (1969), Thông tri về việc tăng cường chỉ đạo phong trào tiến công chính trị và binh vận, số 63/CTNT ngày 1 - 1 - 1969, Lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, mã số 1057.
201. Trung ương Cục (1969), Chỉ thị về tập trung lực lượng đẩy mạnh tiến công binh vận trên toàn Nam Bộ đến hết tháng 9 - 1969, số 105/CTNT ngày 26 -6 - 1969, Lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, mã số 712.
202. Trung ương Cục (1971), Âm mưu chủ trương và kế hoạch bình định của địch năm
1971, Lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, mã số 2407.
203. Trung ương Cục (1971), Dự thảo Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 (10/1971), Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, phông 42, Đơn vị bảo quản 214.
204. Trung ương Cục, 30I với C50 (1972), Biên bản họp liên tịch giữa các cơ quan ngày 14 - 4 - 1972, để quán triệt chỉ thị của Bộ chỉ huy Miền và bàn giao vấn đề tù, hàng binh, Lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, mã số 2422.
205. Trung ương Đoàn Thanh niên miền Nam (1969), Báo cáo thành tích phong trào thanh niên miền Nam từ tháng 10/68 đến 10/69, ngày 12 - 12 - 1969, Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, phông 42, Đơn vị bảo quản 450.
206. Nguyễn Xuân Tú (2002), Đảng chỉ đạo giành thắng lợi từng bước trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thời kỳ 1965 - 1975, Luận án tiến sĩ Lịch sử, Hà Nội.
207. Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (2013), Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954 -1975, Tập VI, Thắng Mỹ trên trường ba nước Đông Dương, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
208. Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (2013), Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954 -1975, Tập VII, Thắng lợi quyết định năm 1972, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
209. Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (2013), Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954 - 1975, Tập VIII, Toàn thắng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
210. William Colby (2007), Một chiến thắng bị bỏ lỡ, Nxb Công an nhân dân.
Tiếng Anh
211. R.B.Asprey (1975), War in the Shadaws (the guerrilla in history), N.Y. Doubleday.
212. Gordon Baxter (1967), 13/13 Việt Nam: Search and Destroy, N.Y. World Publishing Company.
213. Major Ricky James Drake Phenix City (1992) Alabama The Rules of Defeat: The Impact of Aerial Rules of engagement on USAF Operations in North Vietnam 1965-1968 School of Advanced Airpower Studies Air University Maxwell Air Force Base, Alabama.
214. James S. Olson (1988), Dictionnary of Vietnam War, Green Wood Press Westport